7
'O > G EDWARD O. WILSON nhanam thegiöi

NN632: Về Bản Tính Người - Edward O. Wilson

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Không một người nào thực sự quan tâm đến tương lai nhân lọai mà có thể bỏ qua cuốn sách Về bản tính người của E. O. Wilson. Hành vi của con người có bị kiểm soát bởi di sản sinh học của giống loài không? Di sản này có khiến cho số phận loài người bị giới hạn không? Bằng trí tuệ sắc sảo và văn phong giản dị, nhà bác học nổi tiếng thế giới, hai lần đoạt giải Pulitzer đặt nghi vấn về nhiều ngộ nhận phổ biến hiện nay về hành vi của loài người, và tìm cách lý giải hành vi của loài người ừ góc độ sinh học, qua đó ông đề nghị chúng ta không xem loài người như một loài hoàn toàn ngoại lệ, cho dẫu con người đã đạt được những thành tựu lớn lao đến đâu và mặc dù có sự thiên vị tự nhiên do bởi bản thân chúng ta thuộc loài người.

Citation preview

' O

>

G

E D W A R D O. W I L S O N

nhanam t h e g iö i

Chương 1. Nan đê

Những câu hỏi then chốt mà theo triết gia vĩ đại David Hume(1) là có tầm quan trọng không kể xiết, đó là: tinh thần [của con người] hoạt động như thế nào, và hon nữa tại sao nó lại hoạt động theo cách này mà không theo cách khác, câu hỏi xuất phát từ hai mối quan tâm nói trên là: bản tính tối hậu của con người là gì?

Chúng ta thường xuyên quay trở lại chủ đề này với một cảm giác ngần ngại, thậm chí sợ hãi. Bỏi nếu bộ não là một cỗ máy gồm mưòi tỉ tế bào thần kinh và tinh thần có thể được giải thích ở phương diện nào đó giống như hoạt động tổng gộp của một số lượng có hạn nhũng phản ứng điện và hóa học, thi những giói hạn sẽ hạn chế khả năng của con ngưòi - con ngưòi chúng ta có bản chất sinh học và linh hồn của chúng ta không thể bay tự do. Nếu loài người đã tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên theo thuyết Darwin, thì chính sự ngẫu nhiên trong di truyền và tính

1. David Hume (1711-1776): triế t gia người Anh theo thuyết duy nghiệm (empiriãsm) được coi là có ảnh hường rất lớn trong thời Khai Sáng.

[29]

tất yếu của môi trường, chứ không phải Chúa, đã tạo nên các loài. Ngưòi ta có thể tìm kiếm vai trò của Thượng đế ở nguồn gốc của những đơn vị cơ bản của vật chất, ở những hạt quarkm và các lóp electron (Hans Kiing'2' đã đúng khi hỏi các nhà vô thần rằng tại sao lại có cái gì đó thay vì chẳng có cái gì cả) chứ không phải ở nguồn gốc các loài. Dù chứng ta có tô điểm cho kết luận trần trụi nói trên bằng bất kỳ hình ảnh ẩn dụ nào đi nữa, nó vẫn cứ là di sản triết học của lĩnh vực nghiên cứu khoa học thế kỷ trước [thế kỷ 19].

Dường như không có con đường vòng nào để tránh được phát biểu phải thừa nhận là chẳng hấp dẫn nói trên. Nhưng nó là giả thuyết quan trọng đầu tiên cho mọi nghiên cứu nghiêm túc về thân phận con người. Không có nó thì các môn khoa học nhân văn và khoa học xã hội chỉ là tập họp những mô tả hạn chế về các hiện tưọng bề ngoài, giống như thiên văn học mà không có vật lý, sinh học mà không có hóa học, và toán học mà không có đại số. Nhờ phát biểu này mà bản tính người có thể được trình bày công khai như là đối tưọng của nghiên cứu hoàn toàn duy nghiệm, sinh học có thể giúp ích cho giáo dục mang tính khai phóng [liberal education] và sự tự nhận thức của con người mói có thể được làm cho thực sự phong phú lên rất nhiều.

Nhung trong chừng mực mà thuyết tự nhiên luận mói [new naturalism] là đúng, thì sự theo đuổi thuyết này dường như chắc chắn làm nảy sinh hai nan đề lớn liên

1- Một trong hai thành phần cơ bản cầu thành nên vật chất.2. Hans Kũng (sinh năm 1928): nhà thần học nồi tiếng người Thụy Sĩ.

[30]

quan đến phạm vi tinh thần [của con người]. Nan đề thứ nhất là không có một chủng loài nào, kể cả loài người, sở hữu một mục đích vượt ra ngoài phạm vi những bắt buộc mà lịch sử di truyền của loài tạo ra. Có thể các loài có tiềm năng tiến bộ về vật chất và tinh thần rất lớn nhưng chúng lại thiếu một mục đích nội tại hoặc thiếu sự dẫn dắt của những tác nhân nằm ngoài môi trường trực tiếp của chúng hoặc thậm chí thiếu một đích tiến hóa mà cấu trúc phân tử của chúng tự động điều khiển chúng hướng tói. Tôi tin rằng trí tuệ của con người được tạo ra theo cách, đó là khóa nó chặt bên trong sự ràng buộc mang tính nền tảng nói trên và buộc nó phải lựa chọn công cụ thuần túy sinh học. Nếu bộ não tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên, thì ngay cả khả năng lựa chọn khiếu thẩm mỹ và những đức tin tôn giáo cụ thể ắt đã ra đòi từ cùng một quá trình có tính cơ giới như vậy [mechanistic]. Chúng hoặc là những sự thích nghi trực tiếp trước môi trường có được từ quá trình tiến hóa của tổ tiên loài người trong quá khứ hoặc nhiều nhất là những cấu trúc thứ Gấp đưọc tạo dựng thông qua những hoạt động sâu sắc hơn, khó nhận ra hon từng mang tính thích nghi, hiểu theo nghĩa sinh học nghiêm ngặt của từ này.

Vậy thì, bản chất của luận cứ nói trên là bộ não tồn tại bởi vì nó thúc đẩy sự sống sót và sự nhân bội các gien điều khiển việc lắp ráp của bộ não. Trí tuệ của con người là một công cụ duy trì sự sống sót và sinh sản, còn nhận thức lý tính chỉ là một trong nhiều biểu hiện khác nhau của trí tuệ. Steven Weinberg đã chỉ ra rằng hiện thực vật lý vẫn tiếp tục bí ẩn đối với ngay cả các nhà vật lý, bởi tính không chắc chắn của nó vẫn nằm ngoài khả năng hiểu

[31]

biết của trí tuệ con ngưòi. Chúng ta có thể đảo ngược lại nhận thức này bằng một lưu ý đầy sức thuyết phục rằng trí năng không được tạo ra để hiểu được nhũng nguyên tử hoặc thậm chí để hiểu được chính bản thân nó, mà là để thúc đẩy sự sống sót của các gien người. Người biết suy nghĩ thì đều biết rằng cuộc đời của mình, theo một cách thức không thể hiểu nổi nào đó, được định hướng bởi sự phát sinh cá thể sinh học [biological ontogeny], một trật tự những giai đoạn của cuộc đòi ít nhiều cố định. Người đó cảm thấy và có thể chắc chắn một điều rằng rốt cuộc mình sẽ không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn vói tất cả sự nghị lực, sự sắc sảo, tình yêu, niềm kiêu hãnh, nỗi giận dữ, niềm hy vọng và lo âu vốn làm nên đặc điểm của loài. Các nhà thơ đã định nghĩa chân lý này giống như một bi kịch. Yeats(1) gọi đó là sự xuất hiện của sự minh triết:

Dù lá cây nhiều nhwîg rễ cội chi một;Đi qua trọn những tháng ngày vô tâm thời trẻGiỡn lá đùa hoa dưới ánh mặt trời;Giờ chân lý là tôi héo hắt này đây.{1)

Tóm lại, nan đề thứ nhất là chúng ta không có được một đích đến cụ thể nào cả. Loài người thiếu một cái đích nằm ngoài bản chất sinh vật của nó. Có thể loài ngưòi

1. William Butler Yeats (1865-1939): nhà thơ người Ireland được coi là một trong những nhân vật lỗi lạc nhất trong văn chương của thế kỷ 20 (giải Nobel Văn chương năm 1923).2. Bài thơ “The Corning of Wisdom with Time" (Khôn ngoan đến cùng năm tháng) được Yeats viết năm 1910.

[32]

trong một trăm năm nữa sẽ tìm ra cách dung hòa công nghệ và chính trị, giải quyết được các cuộc khủng hoảng năng lượng và vật liệu, ngăn chặn được chiến tranh hạt nhân, và kiểm soát được sự sinh sản. Thế giói ít nhất có thể hy vọng vào một hệ sinh thái bền vững và một dân số được nuôi dưỡng tốt. Nhưng sau đó là gì? Những ngưòi có học ở khắp nơi đều muốn tin rằng vượt ra ngoài những nhu cầu vật chất là sự phát huy và hiện thực hóa tiềm năng cá nhân. Nhung phát huy nghĩa là gì, và tiềm năng có thể được thực hiện cho những mục đích gì? Những niềm tin tôn giáo cổ truyền đã bị xói mòn, không hoàn toàn bởi vì những phản chứng đã làm bẽ mặt những huyền thuyết nền tảng của các niềm tin ấy, mà còn bởi ngưòi ta ngày càng nhận thức rõ rằng niềm tín thực sự là những cơ chế giúp con ngưòi sống sót. Tôn giáo, cũng như những thiết chế khác của con người, tiến hóa nhằm kéo dài sự tồn tại và tầm ảnh hưởng của những người thực hành tôn giáo. Chủ nghĩa Marx và những tôn giáo thế tục khác hầu như chỉ hứa hẹn sự thịnh vượng về vật chất và một sự chạy trốn họp pháp khỏi những hệ quả của bản tính người. Những tôn giáo này còn được tiếp thêm sức mạnh bởi mục đích vĩ cuồng tập thể- Nhà quan sát chính trị ngưòi Pháp Alain Peyreíitte có lần đã nói những lời ngưỡng mộ về Mao Trạch Đông rằng "ngưòi Trung Quốc đã tìm thấy niềm vui khi yêu bản thân từ ông ấy. Âu cũng là điều tự nhiên nếu thông qua họ, ông ấy đã yêu chính bản thân mình". Bằng cách đó ý thức hệ chịu khuất phục những kẻ điều khiển giấu mặt - các gien - và cả những xung năng cao cả nhất, mà nếu như ta xem xét chúng kỹ hơn thi chúng dường như lại biến cải thành hoạt động mang tính sinh học.

[33 ]

X P i r ^ *1ÓI1S m ^ r n8 ư^ ' nào thự c sự quan tâm den tương

/ Y v _ y lai nhân loại mà c ó the b ò qua cu ốn sách V Ế BẢN

\ \ ỵ f TÍN H NGƯỜI của E . o. W i l s o n . H ành vi của co n

7 người có bị kiểm soát b ở i di sản sinh h ọ c của giống

loài không? D i sản này có khiến ch o số phận loài người bị giới hạn

không? Bằng trí tuệ sắc sảo và văn phong giản dị, nhà bác h ọc nổi

tiếng chế giới, hai lần đoạt giải Pulitzer đặt nghi ván về nhicu ngộ

nhận phổ biến hiện nay vé hành vi của loài người, và tim cách lý giải

hành vi của loài người từ g ó c đ ộ sinh h ọc, qua dó ô n g đế nghị chúng

ca không xcm loài người như m ộ t loài hoàn toàn ntỊoại lệ, ch o dâu

co n người dã đạt dược nhĩínti thành cựu lớn lao đến đâu và m ặc dù

có sự th iên vị tự nhiên do bở i bản chân chú ng ra th u ộ c loài người.

“ W il s o n là m ộ t tá c g i a tin h t é v à h ế t sức n h â n văn. K iế n g i ả i cứ a

ón g có sức m ạ n h g i ả i ph ón g , v à n gư ời d ọ c cu ốn sá c h tuyệt d iệu n ày

s ẽ c ả m n h ậ n dư ợc m ộ t m ỗ i liên h ệ ru ộ t r à tổn t ạ i g iữ a n h ữ n g con

người, c ấ c lo à i th ú v à cỏn trừ n g són g ch u n g trén t r á i d á t .”

— T H E N E W Y O R K E R

wnh a nam