8
CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK Tòa soạn: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 0262.3852383 - Fax: 0262.3810451 Email: [email protected] www.baodaklak.vn NĂM THỨ BỐN MƯƠI LĂM SỐ: 6704 THỨ TƯ, NGÀY 4 - 8 - 2021 BÁO ĐẮK LẮK PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ NĂM, THỨ SÁU, CUỐI TUẦN, NGUYỆT SAN & BÁO ĐẮK LẮK ĐIỆN TỬ Nỗi đau trẻ em bị xâm hại tình dục THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG Trong số này THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LẦN THỨ XVII Trẻ em vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị xâm hại (ảnh minh họa). Ảnh: Minh Khang Vững tâm với chiến lược chống dịch COVID-19 TRANG 8 Bảo đảm vận hành tốt khu cách ly tập trung cấp xã TRANG 3 Ban ường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 940 - CV/TU ngày 27-7-2021 về việc triển khai thực hiện Kết luận số 06- KL/TW ngày 10-6-2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. eo đó, Ban ường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh xác định công tác tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động tín dụng CSXH, công tác nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH; nắm chắc tình hình sử dụng vốn của người vay; tiến hành rà soát các nguồn quỹ ngoài ngân sách hiện đang quản lý ưu tiên chuyển sang gửi tại Ngân hàng CSXH. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH trong quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng CSXH. Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng CSXH. Phấn đến năm 2025 đạt mức bình quân chung toàn quốc, nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Ban ường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu Ngân hàng CSXH - Chi nhánh Đắk Lắk tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng CSXH đặc thù. Chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng. Nâng cao năng lực quản trị và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; có giải pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. eo đánh giá của Ban ường vụ Tỉnh ủy, qua hơn 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 - CT/TW, ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, công tác tín dụng CSXH của tỉnh (Xem tiếp trang 2) Hồng Chuyên Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội TRANG 2 TRANG 7 TRANG 4 TRANG 6 ThưcảmơncủaThànhủy TP .HồChíMinh Nghĩa tình“ Bếp ăn tình nguyện”phục vụ khu cách ly Nhập cuộc khởi nghiệp Kỳ 2: Đảng viên trẻ tiên phong start-up Thắt chặt quản lý trong nuôi nhốt động vật hoang dã

Nỗi đau trẻ em bị xâm hại tình dục

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Tòa soạn: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma ThuộtĐiện thoại: 0262.3852383 - Fax: 0262.3810451

Email: [email protected]

NĂM THỨ BỐN MƯƠI LĂMSỐ: 6704

THỨ TƯ, NGÀY 4 - 8 - 2021

BÁO ĐẮK LẮK PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ NĂM, THỨ SÁU, CUỐI TUẦN, NGUYỆT SAN & BÁO ĐẮK LẮK ĐIỆN TỬ

Nỗi đau trẻ em bị xâm hại tình dục

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNGTrong số này

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LẦN THỨ XVII

Trẻ em vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị xâm hại (ảnh minh họa). Ảnh: Minh Khang

Vững tâm với chiến lược chống dịch COVID-19

TRANG 8

Bảo đảm vận hành tốt khu cách ly tập trung cấp xã

TRANG 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 940 - CV/TU ngày 27-7-2021 về việc triển khai thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 10-6-2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh xác định công tác tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt

động tín dụng CSXH, công tác nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH; nắm chắc tình hình sử dụng vốn của người vay; tiến hành rà soát các nguồn quỹ ngoài ngân sách hiện đang quản lý ưu tiên chuyển sang gửi tại Ngân hàng CSXH.

Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH trong quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng CSXH. Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng CSXH. Phấn đến năm 2025 đạt mức bình quân chung toàn quốc, nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu Ngân hàng CSXH - Chi nhánh Đắk Lắk

tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng CSXH đặc thù. Chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng. Nâng cao năng lực quản trị và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; có giải pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, qua hơn 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 - CT/TW, ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, công tác tín dụng CSXH của tỉnh

(Xem tiếp trang 2)Hồng Chuyên

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

TRANG 2

TRANG 7

TRANG 4

TRANG 6

Thư cảm ơn của Thành ủy TP. Hồ Chí Minh

Nghĩa tình “ Bếp ăn tình nguyện” phục vụ khu cách ly

Nhập cuộc khởi nghiệpKỳ 2: Đảng viên trẻ tiên phong start-up

Thắt chặt quản lý trong nuôi nhốtđộng vật hoang dã

2THỨ TƯ, NGÀY 4 THÁNG 8 NĂM 2021 TIN TỨC - SỰ KIỆN

THƯ CẢM ƠN CỦA THÀNH ỦY TP. HỒ CHÍ MINH

Kính gửi: Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQVN tỉnh Đắk Lắk

Tình hình dịch bệnh COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp tác động mạnh đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đang bị ảnh hưởng hết sức nặng nề. Người lao động gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã buộc phải ngừng hoạt động thời gian dài…

Với truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thành phố Hồ Chí Minh đã đón nhận rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các đơn vị, các địa phương, trong đó có sự hỗ trợ 145 tấn rau củ quả của Tỉnh ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQVN tỉnh Đắk Lắk; các tổ chức chính trị - xã hội; các nhà hảo tâm và nhân dân tỉnh Đắk Lắk gửi đến nhân dân thành phố tại các khu vực đang phải tạm cách ly, phong tỏa, góp phần thực hiện công tác phòng, chống dịch.

Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và kính chúc các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQVN tỉnh Đắk Lắk; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội; các nhà hảo tâm và nhân dân tỉnh Đắk Lắk mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục quan tâm, ủng hộ các chương trình an sinh xã hội, vì sự phát triển chung của thành phố Hồ Chí Minh.

Trân trọng,

Tập huấn trực tuyến phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số cho 85 doanh nghiệp

Sáng 3-8, Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) phối hợp với Công ty Cổ phần F9 tổ chức tập huấn trực tuyến về phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số cho doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk.

85 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của Đắk Lắk đã được nghe giới thiệu về việc xây dựng chỉ tiêu đánh giá lựa chọn phù hợp cho Đề án chuyển đổi số 100 doanh nghiệp của tỉnh; chuyển đổi số đưa nông sản lên thị trường thời 4.0 - câu chuyện nông sản, đặc sản địa phương; chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp chuyển đổi số; xúc tiến xuất khẩu 4.0; thực tiễn và ứng dụng chuyển đổi số 4.0 cho doanh nghiệp…

Đây là lần đầu tiên lớp tập huấn trực tuyến được tổ chức, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong tỉnh nắm rõ tầm quan trọng của thương mại điện tử và chuyển đổi số nhằm tiếp cận thị trường, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Đỗ Lan

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 20/2021/QĐ-UBND quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức làm việc tại các xã miền núi, vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Quyết định nêu rõ, những người được tuyển dụng, giao giữ một trong các chức danh công chức xã làm việc tại UBND các xã miền núi, vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, gồm các chức danh: chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự; văn phòng - thống kê; địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Các nội dung liên quan đến tiêu

chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ không quy định tại Quyết định nêu trên, được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này

trên địa bàn quản lý; theo dõi, đánh giá việc thực hiện và kiến nghị đề xuất điều chỉnh tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương; đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh qua Sở Nội vụ…

Lan Anh

Cán bộ công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Cư M'gar (huyện Cư M'gar) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: L.Anh

Năm 2021, UBND huyện Ea Kar tổ chức tuyển dụng 178 chỉ tiêu viên chức trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

Cụ thể, huyện sẽ tuyển dụng 106 giáo viên mầm non, 25 giáo viên tiểu học (giáo viên môn Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật), 17 giáo viên THCS (môn Toán, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Sinh học, Vật lý, Công nghệ) và 30 nhân viên (thư viện,

thiết bị, kế toán, y tế). Các vị trí được tuyển dụng theo hình thức thi tuyển qua 2 vòng gồm: kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển theo yêu cầu vị trí việc làm; thi môn nghiệp vụ chuyên ngành theo hình thức thi viết và phỏng vấn.

Năm 2021, huyện Ea Kar được giao 2.024 biên chế viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp

công lập. Đến thời điểm ngày 31-5-2021, huyện đã sử dụng 1.813 biên chế, chưa sử dụng 211 biên chế (21 trường hợp đề nghị tiếp nhận). Dự kiến trong năm có 48 trường hợp nghỉ hưu, nghỉ thôi việc, tinh giản biên chế. Vì vậy, số viên chức tổ chức tuyển dụng trên bảo đảm trong số biên chế sự nghiệp được giao.

Nguyễn Xuân

Quy định tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức cấp xã các vùng đặc thù

Huyện Ea Kar tuyển dụng 178 chỉ tiêu giáo viên, nhân viên

Tăng cường... (Tiếp theo trang1)

đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 5.568 tỷ đồng, với hơn 160.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang dư nợ. Tuy nhiên, hiện tại, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng CSXH chưa kịp thời và còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước (nguồn vốn từ ngân sách địa phương trên tổng nguồn vốn đạt 5,5%/9,3% bình quân cả nước) nên chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ngày 3-8, UBND tỉnh ban hành Công văn số 7232/UBND-KT gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND TP. Buôn Ma Thuột và UBND huyện Cư Kuin hướng dẫn hàng hóa, dịch vụ thiết yếu áp dụng đối với các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, về hàng hóa thiết yếu, nhóm lương thực, thực phẩm bao gồm các mặt hàng theo danh mục tại các phụ lục đính kèm Công văn số 1481/BCT-TTTN, ngày 27-7-2021 của Bộ Công thương. Nhóm nguyên

vật liệu phục vụ sản xuất gồm sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp. Nhóm nhiên liệu, năng lượng gồm xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than…

Các nhu yếu phẩm cần thiết gồm: vật tư y tế, thuốc chữa bệnh, khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa, diệt côn trùng, vệ sinh cá nhân, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, bỉm, tã, các sản phẩm kế hoạch hóa gia đình, sản phẩm dùng để tắm, giặt, gội.

Nhóm hàng mặt hàng khác theo

nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương gồm: gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, nước uống, đồ uống các loại đóng chai/lon/thùng, các vật dụng bảo đảm sức khỏe của người dân (chiếu, gối, chăn, màn, thiết bị gia dùng, vật tư văn phòng phẩm, thiết bị điện nước, các vật dụng dùng để che chắn giọt bắn và hạn chế tiếp xúc như tấm nilon, meca, kính, bạt)...

Sở Công thương là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, hướng dẫn việc triển khai thực hiện công văn này.

Kim Hoàng

Nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu áp dụng đối với các địa bàn thực hiện Chỉ thị 16

Ngày 3-8, Thường trực Huyện ủy Krông Bông đã thành lập 3 đoàn công tác để kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Các đoàn tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác triển khai văn bản của cấp trên và hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của

các ban, ngành, đoàn thể và thôn, buôn, tổ dân phố; việc triển khai các hoạt động tuyên truyền và thực hiện "thông điệp 5K", công tác khai báo y tế đối với người đi làm ăn xa, sinh viên về địa phương trước khi về nhà; hoạt động của tổ xung kích phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, các đoàn còn kiểm

tra việc xây dựng phương án triển khai công tác đáp ứng, xử lý khi có ổ dịch xảy ra và kế hoạch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình dân cư của từng địa phương nhằm nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân trên địa bàn các xã, thị trấn...

Khả Lê

Huyện Krông Bông Kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các xã, thị trấn

3THỨ TƯ, NGÀY 4 THÁNG 8 NĂM 2021ĐỜI SỐNG - XÃ HỘI

Lê Hương

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với

quyết tâm mạnh mẽ cùng nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cũng như bảo đảm cuộc sống cho người dân.

“Sớm hơn một bước, cao hơn một mức”Đợt dịch lần thứ tư với chủng mới

lây lan nhanh ở các khu công nghiệp, bệnh viện lớn tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh giáp ranh thành phố như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An... Trước tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, cho đến khi có được miễn dịch cộng đồng bằng vắc xin hoặc có thuốc đặc trị, công tác chống dịch của cả nước phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc đã được Chính phủ thống nhất. Trên quan điểm này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu chính quyền địa phương các cấp kiên quyết thực hiện nguyên tắc “sớm hơn một bước, cao hơn một mức” và kiên trì thực hiện ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị tích cực theo đúng tinh thần Quyết định số 2686, ngày 31-5-2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19”. Trên cơ sở đánh giá mức độ nguy cơ để triển khai các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch, với 4 mức nguy cơ: rất cao, cao, nguy cơ, bình thường mới. Theo đó, mức rất cao (vùng đỏ) áp dụng Chỉ thị 16 và cao hơn Chỉ thị 16; mức cao (vùng da cam) áp dụng Chỉ thị 15.

Ngay như ở TP. Hồ Chí Minh vẫn phải thực hiện một địa bàn, hai chiến lược: Khu vực ít ca nhiễm phải truy vết đến cùng, thậm chí F2, F3; nơi nhiều ca nhiễm thực hiện có thận trọng việc cách ly F0, F1 tại nhà an toàn. Nhiều tỉnh phía Nam đúng ra chưa đến mức thực hiện

theo Chỉ thị 16 nhưng Chính phủ vẫn quyết định áp dụng để bảo đảm công tác chống dịch hiệu quả, triệt để hơn.

Chăm lo bảo đảm đời sống nhân dânCũng theo đánh giá của Phó Thủ

tướng Vũ Đức Đam, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16 ở một số địa phương có lúc có nơi chưa nghiêm túc và kịp thời. Bởi nếu thực hiện nghiêm theo đúng tinh thần Chỉ thị 16, người cách ly người, nhà cách ly nhà thì dịch đã không bùng phát khiến tình hình

trở nên phức tạp và căng thẳng như hiện nay. Cho nên, để bảo đảm hiệu quả công tác chống dịch trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm ngặt việc giãn cách gắn với chăm lo đời sống cho người dân. Ngoài phát huy vai trò của các cấp chính quyền, đoàn thể, cần huy động lực lượng thiện nguyện có tổ chức và xem họ như là một lực lượng xung kích chống dịch. Đồng thời xây dựng hệ thống giám sát y tế tại cộng đồng, bảo đảm bất kỳ ai trong bất kỳ khu dân cư nào có triệu chứng cũng như các bệnh khác được sự hỗ trợ y tế khi cần thiết. Có như vậy, người dân mới yên tâm “ai ở đâu, ở yên chỗ đó”.

Với phương châm này, liên tục những ngày qua, các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là tâm dịch TP. Hồ Chí Minh đã nhận được sự trợ lực to lớn không chỉ về phương tiện, trang thiết bị, nhân lực y tế mà còn là triệu triệu tấm lòng của người dân ở mọi miền Tổ quốc gửi gắm qua những chuyến hàng vận chuyển các nhu yếu phẩm… Đó cũng là cách mà đồng bào chung sức cùng Chính phủ chăm lo, bảo đảm đời sống nhân dân, khẳng định quyết tâm đoàn kết đẩy lùi dịch bệnh…

Tạo miễn dịch cộng đồng Ngày 8-7-2021, Bộ trưởng Bộ Y tế

Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định số 3355/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 – 2022. Đây là căn cứ để các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Việt Nam phấn đấu đặt mục tiêu đến cuối năm 2021, hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, ước khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 17,6 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó Bộ Y tế đã phân bổ hơn 16 triệu liều theo 16 đợt cho các địa phương, bộ, ngành, đơn vị. Tính tới sáng 2-8, trên cả nước đã có gần 6,5 triệu liều vắc xin được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân, trong đó có gần 660.000 người đã tiêm đủ hai mũi.

Cũng theo Bộ Y tế, trong quý III-2021, số lượng vắc xin về có thể chưa nhiều nhưng tới quý IV thì "dồn dập". Do đó, tại cuộc họp khẩn trực tuyến về phòng, chống dịch COVID-19 sáng 2-8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương phải đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin. Bộ trưởng cũng yêu cầu các địa phương sàng lọc sớm, sàng lọc trước các đối tượng đăng ký tiêm để phân loại, chỉ định điểm tiêm phù hợp tình trạng sức khỏe người dân. Có vắc xin nào tiêm ngay vắc xin đó, không lựa chọn vắc xin, bởi tất cả các loại vắc xin Bộ Y tế cấp phép đều được Tổ chức Y tế thế giới cấp phép và các nước sử dụng.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, mặc dù Chính phủ giao Bộ Y tế phân bổ vắc xin phòng COVID-19 cho các địa phương, nhưng trong tình huống cấp bách hiện nay, chiến lược vắc xin có sự điều chỉnh, ưu tiên tập trung tiêm cho người dân ở TP. Hồ Chí Minh trong thời gian sớm nhất có thể, để tạo miễn dịch cộng đồng. Sau đó, sẽ khoanh gọn khu vực này, không để dịch lây lan ra khu vực khác.

Người dân Đắk Lắk hỗ trợ thực phẩm cho TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Hoàng Gia

Vững tâm với chiến lược chống dịch COVID-19

Để bảo thực hiện nhanh và hiệu quả chiến lược miễn dịch cộng đồng cũng như giảm tải hệ thống y tế, các địa phương cần huy động các cơ sở y tế tư nhân cùng tham gia tiêm vắc xin và cùng tích cực hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19” - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Thanh Trúc

Lần đầu tiên, một công dân trên địa bàn tỉnh được chính quyền địa phương gửi thư cảm ơn và biểu

dương vì có ý thức tự cách ly, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng. Hành động kịp thời của địa phương như một cách lan tỏa “vắc xin ý thức” đến mọi công dân trong cuộc chiến đẩy lùi COVID-19.

Công dân gương mẫu trên chính là anh H.X.L. (19 tuổi, trú xã Krông Búk, huyện Krông Pắc). Ngày 23-7, anh L. từ vùng dịch TP. Hồ Chí Minh về và được gia đình thuê một căn nhà riêng để tự cách ly. Từ lúc về, anh L. không tiếp xúc với ai, đồ ăn, nước uống cũng được gia đình tiếp tế từ xa. Ngày hôm sau, anh L. được lấy mẫu xét nghiệm, cho kết quả dương tính. Nhờ tuân thủ cách ly tại nhà theo quy định, anh L. không lây

nhiễm dịch bệnh cho gia đình và mọi người xung quanh. Do đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Krông Pắc đã gửi thư cảm ơn, biểu dương tinh thần tự giác của anh L. và gia đình; đồng thời lan tỏa tinh thần phòng, chống dịch đến toàn thể công dân trên địa bàn.

Câu chuyện của anh L. cũng khiến nhiều người nhớ đến anh T.V.X. (thôn 5, xã Cư Mốt, huyện Ea H’leo), dương tính với SARS-CoV-2 vào đầu tháng 7-2021. Trước đó, anh X. vào TP. Hồ Chí Minh làm lao động tự do tại chợ Bình Điền. Ngày 4-7, anh xuống tỉnh Đồng Nai đón xe về quê. Dù có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, anh X. vẫn không chủ quan. Trên đường về nhà, anh luôn đeo khẩu trang, không nói chuyện với ai, thậm chí khi xe dừng nghỉ cũng không xuống. Về đến huyện Ea H'leo,

anh X. gọi điện thoại cho vợ mang xe máy ra, tự đi đến trạm y tế xã khai báo rồi chạy thẳng về rẫy tự cách ly. Hai ngày sau, anh X. sốt, được đưa đi xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Nhờ tính cẩn thận, gia đình anh và nhiều người xung quanh không bị nhiễm bệnh.

Hay mới đây nhất, trường hợp anh N.V.T. (xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, là nhân viên giao hàng cho một cửa hàng điện thoại tại TP. Buôn Ma Thuột) thông báo mình mắc COVID-19 lên mạng xã hội. Anh T. lý giải không biết mình mang mầm bệnh và do đặc thù công việc phải di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người nhưng bản thân không nhớ hết. Do vậy, trước khi nhập viện điều trị, T. thông báo mình mắc COVID-19 lên Facebook cá nhân và mong những ai tiếp xúc với anh sớm khai báo y tế.

Cuộc chiến chống COVID-19 không của riêng ai. Đặc biệt, sự xuất hiện của các chủng vi rút SARS-CoV-2 biến thể “siêu lây nhiễm” thì mỗi công dân càng phải tuân thủ nghiêm quy định mà Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành. Câu chuyện chấp hành quy định phòng, chống dịch của anh L., anh X., hay cách hành xử của anh T. khiến nhiều người nể phục, bày tỏ sự biết ơn và cầu chúc sức khỏe. Bên cạnh đó, cộng đồng cũng lên án những trường hợp về từ vùng dịch, nhưng không thành khẩn khai báo y tế, phớt lờ quy định, làm lây lan dịch bệnh cho nhiều người. Để chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh, những trường hợp đi từ vùng dịch về cần nêu gương chấp hành tốt quy định cách ly y tế, vừa bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng, và không bị vướng vào vòng pháp lý.

“Vắc xin ý thức” để đẩy lùi COVID-19

4THỨ TƯ, NGÀY 4 THÁNG 8 NĂM 2021 KINH TẾ

Hồng Thủy - Khả Lê - Thanh Hường

Trên địa bàn tỉnh có không ít start-up là các đảng viên trẻ. Điểm chung ở họ là tinh thần đổi mới,

dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân và sống hết mình với lý tưởng, đam mê; để rồi từ đó họ đã mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trên cơ sở phát huy những tiềm năng, thế mạnh của vùng đất nơi mình đang sống...

Nâng tầm nông sản địa phương

Xuất phát từ khát vọng nâng cao giá trị nông sản cho nông dân vùng khó ở xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn), chị Trần Thị Thúy Kiều, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp thương mại dịch vụ Ea Bar đã mạnh dạn thực hiện Dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn từ nông sản. Dự án này đã đoạt giải Ba Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo” năm 2021 do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức.

Chị Thúy Kiều nhớ lại, năm 2019 khi đang làm việc tại văn phòng UBND xã Ea Bar chị được tiếp xúc với nhiều nông dân và hiểu được sự bế tắc của bà con khi giá nông sản giảm mạnh, đầu ra bị ách tắc như thế nào. Trăn trở với việc nâng cao chất lượng nông sản và giá trị nông sản địa phương đã thôi thúc chị tìm hướng đi khác so với cách làm cũ (sản xuất để bán nông sản dưới dạng nguyên liệu) là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chế biến sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Do đó, năm 2020 chị quyết định nghỉ công việc văn phòng tại UBND xã để tập trung vào kinh doanh. Được các thành viên HTX tín nhiệm giữ chức Bí thư Chi bộ, Giám đốc HTX, chị Kiều cùng với hai thành viên khác trực tiếp đi khảo sát, nghiên cứu thị trường, từ đó định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX. Các sản phẩm nông sản thành phẩm được đa dạng hóa theo phân cấp, trong đó chú trọng chế biến tinh để nâng cấp nông sản từ hàng nguyên liệu lên sản phẩm chất lượng cao, đưa đến tận tay người tiêu dùng. Cụ thể là sản xuất dòng sản phẩm bột rau, củ sấy lạnh như bột chùm ngây, măng tây, bí đỏ hay tiêu dẻo… với 12 sản phẩm cụ thể có bao bì, nhãn mác kèm theo và được thương mại hóa qua nhiều kênh từ truyền thống đến kinh doanh online. Hiện nay HTX có 9 thành viên (trong đó có 5 đảng viên) tham gia trực tiếp vào hoạt động của HTX và 20 hộ liên

kết sản xuất với các vườn tiêu xanh, rau củ canh tác theo hướng hữu cơ. Chị Kiều chia sẻ: “Với hướng sản xuất mới, bước đầu HTX cũng còn nhiều khó khăn song các đảng viên, thành viên của HTX luôn tâm huyết, thống nhất, đồng thuận trong mọi hoạt động. Định hướng quan trọng nhất của HTX là nâng cao trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, cùng góp sức thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm nông sản địa phương”.

"Tôi làm được, mọi người cũng làm được"Chị H’Bích Niê Kđăm ở buôn Wiao

A, thị trấn Krông Năng (huyện Krông Năng) là một trong những người tiên

phong tại địa phương trong việc phá bỏ cà phê để trồng mắc ca do giá cà phê quá bấp bênh.

Tuy nhiên, khi cây mắc ca cho thu hoạch cũng là lúc người trồng mắc ca tại địa phương gặp khó về đầu ra. Vì vậy, năm 2015 chị H’Bích đã tự tìm hiểu và nghiên cứu để thu mua mắc ca cho người dân, sau đó thành lập cơ sở sản xuất và chế biến ngay tại địa phương. Đến năm 2018, nhận thấy trên thị trường đã bắt đầu có nhiều cơ sở khác sản xuất chế biến mắc ca nên chị đã nghiên cứu thêm sản phẩm mắc ca rang củi và rượu cần mắc ca để dễ nhận diện thương hiệu và tạo sự khác biệt với những cơ sở khác. Sản phẩm rượu cần mắc ca còn giúp chị gìn giữ nghề nấu rượu cần truyền thống của người Êđê do bà ngoại chị

truyền lại. Hiện nay, Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Kim Bình Mắc ca do chị H’Bích đứng đầu không chỉ mang lại nguồn doanh thu ổn định mà còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động tại địa phương. Với chị H’Bích, việc nỗ lực trên con đường khởi nghiệp không chỉ khẳng định năng lực của bản thân mà chị còn mong muốn lan tỏa thông điệp “tôi làm được, mọi người cũng làm được” đến tất cả các bạn trẻ, đặc biệt là thanh niên người dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Ước mơ đưa tinh dầu Đắk Lắk vươn ra thế giớiNhận thấy nhu cầu sử dụng tinh

dầu trong sản xuất dược liệu rất lớn, dù đang có công việc với thu nhập ổn định, song năm 2015 vợ chồng đảng viên Ngô Thị Dịu Hương và Nguyễn Văn Tuấn (thôn 8, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) quyết định dấn thân vào con đường sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tinh dầu.

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TNBaybio do anh chị thành lập hiện liên kết với nông dân phát triển các vùng nguyên liệu, chiết xuất tinh dầu để bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty hiện có các sản phẩm chủ lực như: Tinh dầu sả Java, sả chanh, sả Ấn Độ, hương nhu, tràm và hợp tác sản xuất tinh dầu quế. Hiện vùng nguyên liệu do công ty xây dựng và liên kết sản xuất có diện

tích gần 400 ha tại một số địa phương trong tỉnh (Buôn Đôn, Ea H’leo, Ea Kar...) và ngoài tỉnh (Tây Ninh, Đắk Nông). Bình quân mỗi năm công ty sản xuất và thu mua 20 tấn tinh dầu các loại, chủ yếu bán cho các công ty dược, mỹ phẩm nội địa và xuất khẩu gián tiếp sang thị trường Ấn Độ, Đức, Trung Quốc và sắp tới là sang Nga. Từ tháng 10-2020, để mở rộng hơn thị trường và đa dạng sản phẩm, từ xuất thô cho các đối tác lớn, công ty sản xuất thêm các sản phẩm bán lẻ với thương hiệu Tinh dầu Emay phục vụ người tiêu dùng trong nước; đồng thời tiếp cận dần với thương mại điện tử để chủ động tiếp thị sản phẩm, tìm kiếm thị trường trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Điều tự hào nhất trong quá trình khởi nghiệp của hai vợ chồng này đó là đã góp phần làm tăng thêm giá trị cho những loại cây nông nghiệp dược liệu đặc trưng của Việt Nam, cũng là cải thiện thu nhập cho nông dân ở những vùng đất cằn cỗi. Hướng phát triển sắp tới của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TNBaybio là tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu; trồng thử nghiệm thêm một số giống cây có thể khai thác tinh dầu; đồng thời tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm chế biến sâu, tăng các kênh phân phối đưa ra thị trường các sản phẩm đạt quy chuẩn về chất lượng. Ước mơ lớn nhất của anh Tuấn, chị Hương là đưa được các sản phẩm tinh dầu chế biến sâu ra thế giới, không phải xuất khẩu thô như hiện nay để khẳng định thương hiệu tinh dầu Đắk Lắk. Chị Hương trăn trở: “Chúng tôi muốn làm sao khi nhắc đến Tây Nguyên, đến Đắk Lắk, bên cạnh cà phê, tiêu, cao su còn có tinh dầu bởi thực sự đây cũng là tiềm năng rất lớn mà chúng ta chưa biết cách khai thác hết... Tinh dầu chủ yếu vẫn xuất khẩu thô bởi chưa có công nghệ chiết tách các đơn chất, tạo thành các biệt dược dùng trong công nghệ sản xuất dược phẩm nên giá trị mang lại chưa cao”...

(Còn nữa)Kỳ cuối: Để khởi nghiệp không dừng lại ở phong trào(*) Xem từ số báo ngày 3-8-2021

Nhập cuộc khởi nghiệp (*)

Kỳ 2: Đảng viên trẻ tiên phong start-up

Khách hàng tìm hiểu sản phẩm tinh dầu của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TNBaybio tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị Trần Thị Thúy Kiều trưng bày các sản phẩm tại gian hàngcủa Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Ea Bar.

Ảnh: Hồng Thủy

Chị H’Bích Niê Kđăm nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ cây mắc ca.

Ảnh: Khả Lê

5THỨ TƯ, NGÀY 4 THÁNG 8 NĂM 2021XÃ HỘI

Hồng Chuyên

Dù các cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ, chăm sóc

trẻ em, song tình trạng trẻ em bị XHTD trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông báo động...

Tuổi thơ bị "đánh cắp"Đang ở tuổi vị thành niên nhưng chỉ

vì “nhẹ dạ” mà H.M. (SN 2004, trú buôn Sút M’grư, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar) phải dang dở việc học hành để làm mẹ bất đắc dĩ. Khoảng đầu tháng 9-2017, H.M. quen Y Gôl Kbuôr (SN 1992, trú buôn Ky, phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột) qua mạng xã hội và nảy sinh tình cảm. Không hề biết người đàn ông này đã có vợ và 3 con, H.M. hẹn Y Gôl đến nhà bà ngoại mình chơi và cùng nhau quan hệ tình dục. Sự việc kéo dài từ ngày 23-9-2017 đến tháng 1-2018, cho đến khi biết "người tình nhí" có thai thì Y Gôl "cao chạy xa bay". Ngày 6-7-2018, H.M. sinh một bé trai, kết quả giám định cho thấy đây chính là con ruột của Y Gôl. Đến nay, dù Y Gôl đã bị truy tố về tội "Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”, nhưng những tổn hại về thể chất, tinh thần mà H.M .cùng đứa trẻ phải gánh chịu thì không thể bù đắp được.

Còn trường hợp H.T. (SN 2009, buôn Ea Khít A, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin), do hoàn cảnh khó khăn nên ngoài giờ học em phải đi chăn bò phụ giúp gia đình. Một buổi chiều cuối năm

2020, trong lúc đang thả bò tại một ruộng lúa ở buôn Ea Khít, H.T. bị Y Côt Bdap (SN 1996, trú buôn Ea Khít, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin) đến dắt bò đi vì cho rằng bò ăn mất lúa của hắn. H.T chạy theo xin lại bò thì bị Y Côt kéo vào trong căn chòi gần đó thực hiện hành vi đồi bại. Mặc cho H.T. kêu khóc, van xin, Y Côt vẫn tiếp tục hãm hiếp nạn nhân đến lần thứ hai rồi mới dừng lại vì bị người dân phát hiện. Từ sau khi xảy ra sự việc đến nay, H.T. vẫn chưa hết hoảng loạn, sợ hãi. Cô bé ngại giao tiếp với mọi người và sống khép kín hơn. Mặc dù kẻ hãm hiếp em đã phải trả giá cho hành vi phạm tội của mình, song chắc chắn những tổn thương về tinh thần sẽ mãi ám ảnh trong ký ức của H.T....

“Yêu râu xanh” đội lốt người thânViệc trẻ em bị XHTD vốn đã là nỗi

đau quá lớn, thì những vụ việc trẻ bị xâm hại bởi ngay chính người thân ruột thịt của mình càng khiến nhiều người đau lòng và phẫn uất.

Đơn cử như vào tháng 6-2021, vụ việc bé gái 15 tuổi ở huyện Cư Kuin bị ông ngoại hiếp dâm đã dấy lên làn sóng phẫn nộ từ dư luận. Nạn nhân là bé N. (SN 2005, trú buôn Ea Tiêu, xã Ea Tiêu) sống với ông bà ngoại từ nhỏ. Hôm đó, sau khi uống rượu cùng bạn, ông ngoại N. là Y Căn Knul (68 tuổi, trú cùng buôn) nảy sinh ham muốn tình dục nên đã rủ N. vào phòng ngủ của mình... Khi đang thực hiện hành vi giao cấu với cháu ngoại mình thì em gái

của N. nhìn thấy nên Y Căn buộc phải dừng lại. Em gái N. đã kể cho mẹ nghe... Điều đáng nói là sau khi phát hiện sự việc, gia đình mới biết hành vi đồi bại này đã được ông Y Căn thực hiện với N. hơn 1 năm qua. Theo lời N., sau mỗi lần quan hệ tình dục ông ngoại đều cho em tiền mua bánh, kẹo, card điện thoại. Ông dặn không nói với ai nên em giấu kín.

Mới đây, Viện KSND TP. Buôn Ma Thuột cũng đã ban hành cáo trạng truy tố Võ Văn Định (SN 1990, trú tại phường Đoàn Kết, thị xã Buôn Hồ) về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Theo cáo trạng, trong thời gian ở chung phòng trọ tại phường Tân Lợi (TP. Buôn Ma Thuột), Định đã hai lần thực hiện hành vi giao cấu với cháu V. (SN 2005, là cháu ruột gọi Định bằng cậu). Ngày 17-12-2020, V. bị người thân phát hiện sử dụng que thử thai nên kể lại sự việc. Khi ấy, bé gái mới vừa bước qua tuổi 15 này đã có thai 7 tuần tuổi.

Có thể còn nhiều vụ XHTD xảy ra nơi kín đáo, biệt lập và thậm chí ở ngay chính trong gia đình các em nhưng chưa bị phát hiện; thậm chí có những vụ diễn ra trong thời gian dài, người nhà biết nhưng cố tình che giấu…

Hậu quả sau cùng là nỗi ám ảnh, những tổn thương, di chứng về tâm, sinh lý mà nạn nhân sẽ phải gánh chịu cùng với nỗi đau của người thân, gia đình và sẽ khó lành theo thời gian.

(Còn nữa)

Kỳ 2: Những con số báo động

Nỗi đau trẻ em bị xâm hại tình dụcNhiều vụ việc xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em xảy ra trên địa bàn tỉnh được phát hiện thời gian gần đây không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, gây bức xúc dư luận mà còn làm mất an ninh trật tự địa phương. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần phối hợp triển khai các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa loại tội phạm nguy hiểm này.

Kỳ 1: Dai dẳng những nỗi đau

Lực lượng chức năng lấy lời khai đối tượng hiếp dâm trẻ em. Ảnh: VKSND

Trung Hải

Gần hai tháng qua, các y bác sĩ Khoa ngoại Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar liên tục phải quyên góp tiền ủng hộ chị H’Li Lơ Ayun (26 tuổi, trú buôn Ayun, xã Ea Kuếh,

huyện Cư M'gar) đang điều trị vì bị bỏng xăng. Hoàn cảnh gia đình chị H’Li Lơ vô cùng khó khăn.

Chị H’Li Lơ Ayun vốn bị hỏng một mắt từ nhỏ. Vừa qua, chồng chị mua vài lít xăng về để đổ vào máy cắt cỏ nhưng chưa sử dụng hết nên cất can xăng gần nhà bếp; khi chị H’Li Lơ nấu ăn bằng bếp củi nóng thì can xăng gần đó bốc lửa bùng cháy khiến chị bị nặng, tổn thương 40% cơ thể. Gia đình chị thuộc diện cận nghèo, đất sản xuất ít ỏi, vợ chồng phải đi làm thuê kiếm sống để nuôi hai con nhỏ và trang trải chi phí sinh hoạt. Nay chị bị bỏng nặng, chồng chăm sóc chị dài ngày ở bệnh viện; không có tiền nên phải vay mượn khắp nơi để trang trải mọi chi phí khiến cuộc sống càng trở nên bi đát. Nhiều hôm hai đứa con ở nhà với ông bà không có sữa uống cứ khóc ngằn ngặt khiến ai chứng kiến cũng xót xa, thương cảm. Đến nay, những vết thương của chị vẫn còn lở loét chưa khô, mọi sinh hoạt rất khó khăn. Chị H’Li Lơ rơm rớm nước mắt tâm sự: “Khi tôi mới bị bỏng, chồng tôi đã phải vay mượn hơn chục triệu đồng để trả tiền thuê xe đi lại, ăn uống ở bệnh viện và các khoản thuốc ngoài danh mục bảo hiểm. Bây giờ không ai cho vay mượn nữa, không có tiền ăn uống tôi xin về nhà nhưng bác sĩ không cho vì vết thương chưa lành, có nguy cơ nhiễm trùng. Nhờ các bác sĩ góp tiền hỗ trợ, tôi mới có tiền ăn thời gian qua để an tâm điều

trị, nhưng không biết được bao lâu; còn các con nhỏ dại ở nhà vì không có tiền nên không được ăn uống đầy đủ”.

Hoàn cảnh khó khăn của chị H’Li Lơ rất cần sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm, để chị có kinh phí tiếp tục chữa trị vết thương. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Chị H’Li Lơ Ayun, ở buôn Ayun, xã Ea Kuếh (huyện Cư M'gar); số điện thoại: 0941414056. Hoặc Quỹ tấm lòng vàng Báo Đắk Lắk, số 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, số tài khoản: 115000061544 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk.

Địa chỉ của những tấm lòng vàng

Đáng thương người phụ nữ bị bỏng xăng

Chị H’Li Lơ trong thời gian điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar. Ảnh: T.Hải

Hỗ trợ 26 mô hình sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo

Ngày 2-8, Hội LHPN huyện Ea Kar đã tổ chức trao vốn thực hiện mô hình hỗ trợ sinh kế cho hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo. Hai hội viên được hỗ trợ vốn là H’Li Niê (xã Cư Elang) và H’Kư Niê (thị trấn Ea Kar), mỗi chị 5 triệu đồng thực hiện mô hình trồng lúa nước và chăn nuôi dê sinh sản.

Trước đó, ngày 30-7, Hội LHPN huyện cũng đã trao vốn thực hiện mô hình hỗ trợ sinh kế cho 6 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo tại các xã: Cư Ni, Cư Huê, Ea Đar, Ea Sar, Cư Bông, Ea Sô. Mỗi chị được hỗ trợ 5 triệu đồng để chăn nuôi dê, heo rừng lai. Ngoài ra, Hội LHPN huyện còn phát động Hội Phụ nữ Công an huyện và các xã, thị trấn trao 19 mô hình hỗ trợ sinh kế cho hội viên nghèo, mỗi mô hình trị giá từ 5 - 10 triệu đồng.

Nguyễn Xuân

6THỨ TƯ, NGÀY 4 THÁNG 8 NĂM 2021 AN NINH - XÃ HỘI

An ninh - trật tự

Lĩnh án tù vì vận chuyển động vật quý hiếm

TAND huyện Ea H’leo vừa tuyên phạt 2 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Sĩ Tuấn (SN 1971, trú tổ 4, phường Quyết Thắng, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và 1 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Phú (SN 1995, trú thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm”.

Theo cáo trạng, chiều 19-11-2020, Nguyễn Sĩ Tuấn đi từ Kon Tum đến TP. Hồ Chí Minh mang theo một số động vật hoang dã; đi cùng Tuấn có lái xe Văn Minh Hùng và phụ xe Nguyễn Phú. Khi xe đi đến Km 1703 đường Hồ Chí Minh thuộc thôn 4, xã Ea Khal (huyện Ea H’leo), Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh và Công an huyện Ea H’leo kiểm tra xe, phát hiện 2 cá thể động vật còn sống nghi là tê tê; trong khoang hành khách và khoang hành lý có 1 cá thể động vật còn sống nghi là cầy vòi hương, 3 bao đông lạnh bên trong có 9 cá thể động vật đã chết nghi là cầy vòi hương, 2 cá thể động vật đã chết nghi là lợn, 4 cá thể động vật đã chết nghi là nhím. Tại thời điểm kiểm tra Tuấn không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số động vật nêu trên.

Kết luận giám định và kết luận định giá của cơ quan có thẩm quyền xác định các cá thể động vật nêu trên đều thuộc nhóm động vật nguy cấp, quý hiếm và có tổng trị

giá là 32 triệu đồng. Quá trình điều tra xác định, ngoài lần phạm tội nêu trên thì vào ngày 1-9-2010 Nguyễn Sĩ Tuấn từng bị UBND huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) xử phạt hành chính 2 triệu đồng về hành vi vận chuyển 25 kg động vật hoang dã thông thường.

Hữu Giáp

Truy tố 9 cán bộ công ty lâm nghiệp

Viện KSND tỉnh vừa ban hành cáo trạng truy tố 9 bị can là lãnh đạo, nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar (gọi tắt Công ty Lâm nghiệp Ea Kar) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự.

9 bị can bị truy tố gồm: Nguyễn Hồng Mạnh (SN 1968), nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Ea Kar; Phan Văn Đức (SN 1974), nguyên Phó Giám đốc; Nguyễn Văn Vũ (SN 1975), Trưởng phòng Kỹ thuật - Quản lý bảo vệ rừng; Phạm Văn Kỳ (SN 1962), Trưởng phân trường 3; Nguyễn Phước Hưng (SN 1963), nhân viên phân trường 3; Đào Thanh Hưởng (SN 1968), Trưởng phân trường 1; Nguyễn Hữu Thọ (SN 1971), Lưu Minh Thanh (SN 1984) và Nguyễn Văn Tuân (SN 1986) đều là nhân viên phân trường 1.

Theo nội dung cáo trạng, năm 2008 Công ty Lâm nghiệp Ea Kar được UBND tỉnh cho thuê đất và rừng để sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp Công ty Lâm nghiệp Ea Kar được giao quản lý là 14.473,1 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 6.932,5 ha. Căn cứ số liệu do

Công ty Lâm nghiệp Ea Kar cung cấp, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh tiến hành khám nghiệm hiện trường tại 82 vị trí, với tổng diện tích 309,322 ha. Kết quả, trên các diện tích này chủ yếu là đất trống bị các hộ dân lấn chiếm làm nương rẫy trồng ngô, sắn; một số diện tích thì công ty có trồng cây keo. Kết luận giám định cho thấy, so với kết quả kiểm kê rừng năm 2014, diện tích rừng tự nhiên thực tế bị suy giảm là 303,97 ha, trữ lượng thực tế bị suy giảm là 28.954,48 m3 gỗ, trị giá hơn 29 tỷ đồng.

Vo Trương

Gây tai nạn chết ngươi, lĩnh án 2 năm tù

TAND huyện Krông Pắc vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 2 năm tù đối với bị cáo Ai Đang (SN 1988, trú buôn Vân Kiều, xã Cư Elang, huyện Ea Kar) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Theo cáo trạng, trưa 7-3-2021, dù không có giấy phép lái xe nhưng Ai Đang vẫn điều khiển xe mô tô từ nhà đến xã Ea Hiu (huyện Krông Pắc) chơi. Khi lưu thông trên đường liên thôn theo hướng thôn Nghĩa Tân, xã Ea Hiu đi Tỉnh lộ 9, xe Ai Đang đã lấn sang phần đường bên trái theo chiều đi rồi tông vào xe mô tô do ông Nguyễn Đặng (trú huyện Krông Pắc) điều khiển, cũng không có giấy phép lái xe. Hậu quả, ông Nguyễn Đặng chết trên đường đi cấp cứu, Ai Đang bị thương, hai xe mô tô bị hư hỏng.

Nguyễn Giáp

Trên địa bàn tỉnh hiện có 481 cơ sở nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 12.784 cá thể; trong đó có 423 cơ sở nuôi 8.996 cá thể ĐVHD thuộc 8 loài hươu, nai, nhím, heo rừng, dúi mốc, don, trĩ đỏ, tắc kè; 58 cơ sở nuôi 3.788 cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm thuộc 14 loài như: voi châu Á, rắn hổ mang chúa, kỳ đà vân, rùa núi vàng, cầy vòi hương…

Để đưa hoạt động nuôi nhốt ĐVHD trên địa bàn tỉnh đi vào nền nếp, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, nắm chắc tình hình nuôi, nhốt ĐVHD, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Theo đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiến hành cấp mã số trại nuôi, cấp phát sổ theo dõi liên quan đến hoạt động nuôi nhốt ĐVHD cho các hạt kiểm lâm huyện, liên huyện và các cơ sở gây nuôi ĐVHD để ghi chép, lưu trữ những thông tin liên quan đến việc nuôi nhốt ĐVHD nhằm giúp việc quản lý được thuận lợi, hiệu quả. Riêng 28 cơ sở nuôi voi châu Á với 39 cá thể đã được Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk gắn chip quản lý, theo dõi.

Cùng với đó, từng bước cập nhật dữ liệu cơ sở

nuôi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh lên hệ thống phần mềm quản lý cơ sở nuôi ĐVHD của Tổng cục Lâm nghiệp. Đây là phần mềm thiết lập cơ sở dữ liệu để quản lý, theo dõi các cơ sở gây nuôi ĐVHD từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời xây dựng bản đồ số hóa phân bố cơ sở nuôi ĐVHD tại các địa phương cho phép cán bộ quản lý biết được chính xác tọa độ, vị trí, số lượng ĐVHD đang nuôi tại một thời điểm nhất định, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, ngăn chặn tình trạng mua bán, tiêu thụ động vật rừng trái pháp luật; phòng chống dịch bệnh; tạo điều kiện, góp phần phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương…

Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh còn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức của người dân về các quy định của Nhà nước liên quan đến quản lý, khai thác, gây nuôi, mua bán, vận chuyển ĐVHD nói chung, đặc biệt không săn bắt, buôn bán, tiêu thụ, sử dụng các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm.

Vạn Tiếp

Lực lượng kiểm lâm kiểm tra một hộ chăn nuôi nai ở xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh: V. Tiếp

Thắt chặt quản lý trong nuôi nhốtđộng vật hoang dã

Ngọc Quyên

Sáng 3-8, tại đường Y Thuyên (phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột), một đám khói bốc lên mù mịt cả khu vực buôn Păn Lăm – nơi đang thực hiện phong tỏa phòng dịch COVID-19. Mọi người chạy ra cửa kêu: “Cháy! Cháy…!”. Thế nhưng chỉ biết kêu vậy thôi chứ không ai dám đến nơi xảy ra cháy vì ở khu vực phong tỏa thì “ai ở nhà nấy”.

Một lúc sau thì có người mặc đồ bảo hộ phòng, chống dịch từ trạm chốt cách đó khoảng 50 m xách bình chữa cháy nhỏ chạy tới. Tuy nhiên, người nhà nơi có đám khói bốc lên chạy ra giải thích đó chỉ là đốt rác trong vườn thôi! Thật hú vía, bởi nếu đó là một vụ hỏa hoạn thực sự thì không biết hậu quả sẽ ra sao.

Nhân vụ việc này, cần cảnh báo cao độ nguy cơ cháy nổ trong các khu cách ly phong tỏa phòng, chống dịch COVID-19, vì thời điểm cách ly là lúc người ở nhà nhiều, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, chưa kể việc đốt rác dễ gây sự cố cháy nổ. Và khi có sự cố cháy xảy ra thì việc dập lửa ban đầu cũng không thể kịp thời vì người dân xung quanh đang bị cách ly không dám ra khỏi nhà. Bên cạnh đó, các chốt kiểm soát cũng cần được trang bị các phương tiện chữa cháy cần thiết để kịp thời ứng phó trước khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp có mặt.

Ý kiến bạn đọc

Đề phòng nguy cơ cháy nổ trong khu vực cách ly phòng, chống dịch

Tin vắn

Trung tâm Y tê huyên M'Drăk vừa tổ chức 6 lớp tập huấn lấy mẫu, xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và truy vết trong phòng, chống dịch COVID-19 cho cán bộ, nhân viên y tế các khoa, phòng của Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế các xã, thị trấn, nhân viên y tế trường học. Theo đó, các học viên được hướng dẫn lấy dịch tỵ hầu và sử dụng bộ chẩn đoán xét nghiệm test nhanh để sàng lọc cho đối tượng có nguy cơ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng; lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm theo quy định; truy vết, cách ly y tế tại nhà và giám sát dịch COVID-19 tại cộng đồng; kỹ thuật sử dụng trang phục bảo hộ trong phòng, chống dịch…

My Sự

7THỨ TƯ, NGÀY 4 THÁNG 8 NĂM 2021XÃ HỘI

Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cần tuyển một Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Đăk Lăk phụ trách lĩnh vực kinh doanh, những thông tin tuyển dụng cụ thể như sau:

1. Điều kiện đăng ký dự tuyển:a) Trình độ: - Chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên các ngành kinh tế,

kỹ thuật, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, xã hội, luật học;- Tiếng Anh trình độ B1 trở lên; - Sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ công việc.b) Tuổi đời: tính đến thời điểm nộp hồ sơ không quá 45 đối

với cả nam và nữ. c) Yêu cầu kinh nghiệm làm việc: - Đối với ứng viên đang làm việc trong các đơn vị của Tổng

Công ty: có tối thiểu 3 năm làm việc liên tục, đã hoặc đang giữ các chức vụ từ Phó Trưởng phòng hoặc Phó Giám đốc đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh, thành phố và tương đương trở lên; có tư duy, kinh nghiệm trong tổ chức mạng lưới, quản lý và điều hành kinh doanh các dịch vụ của Tổng Công ty.

- Đối với ứng viên ngoài Tổng Công ty: có tối thiểu 3 năm làm việc, đã hoặc đang giữ các chức vụ từ trưởng, phó phòng và tương đương trở lên của đơn vị có quy mô tương đương Bưu điện tỉnh, thành phố, hoặc của đơn vị hành chính sự nghiệp tại địa phương; có tư duy, kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý và điều hành kinh doanh; am hiểu các dịch vụ của Tổng công ty.

d) Tiêu chuẩn lịch sử chính trị: Ứng viên được dự thi phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

- Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;- Nếu chưa là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì phải

có lịch sử chính trị và chính trị hiện nay không vi phạm những điều cấm không được vào Đảng theo quy định số 126-QĐ/TW,

ngày 28-2-2018 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ trong Đảng.

2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển:- Đơn đăng ký dự thi.- Lý lịch cán bộ theo mẫu quy định (mẫu 2C-BNV/2008), có

dán ảnh 4x6 và có xác nhận và đóng dấu của đơn vị đang công tác hoặc UBND cấp xã, phường (thời hạn không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

- Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, các quyết định, giấy tờ, tài liệu liên quan đến quá trình và kinh nghiệm công tác (có thể chụp ảnh hoặc scan và chuyển qua địa chỉ email dưới đây).

- Phiếu khám sức khỏe (không quá 6 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Bản sao giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân

3. Hình thức và địa điểm nộp hồ sơ: - Hình thức: nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. - Hình thức nộp qua mạng: ứng viên scan toàn bộ hồ sơ và

gửi vào địa chỉ Email: [email protected]. - Địa điểm nộp hồ sơ một trong hai địa chỉ sau:+ Ban Tổ chức Lao động Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam Địa chỉ: Số 5 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ

Liêm, TP. Hà Nội. (Liên hệ: bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Trưởng phòng TCCB, ĐT: 024 37689357; Email: [email protected])

+ Phòng Tổ chức - Hành chính Bưu điện tỉnh Đăk Lăk:Địa chỉ: Số 286 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất,

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk (Liên hệ: Bà Đặng Thị Thu Hà – Phó Trưởng phòng TCHC, ĐT: (0262) 3.811.789 – Nhánh 213).

- Hạn nộp hồ sơ: đến hết ngày 20-8-2021.

4. Quy trình thi tuyển: Ứng viên phải trải qua 3 vòng thi sau a) Vòng 1: Tuyển hồ sơ ứng viên.b) Vòng 2: Những ứng viên qua được vòng tuyển hồ sơ sẽ được

thông báo tham dự vòng tuyển thứ 2 gồm các nội dung sau: - Hội đồng sẽ giao cho ứng viên viết phương án/kế hoạch kinh

doanh hay một chương trình hành động... (gọi chung là chuyên đề).

- Ứng viên báo cáo chuyên đề trước Hội đồng và trả lời phỏng vấn của Hội đồng.

c) Vòng 3: Những ứng viên qua được vòng 2 sẽ được thông báo tham dự vòng tuyển thứ 3 gồm các nội dung sau:

- Ứng viên sẽ được Tổng Công ty triệu tập tham gia một lớp học về kỹ năng quản lý điều hành nghiệp vụ, kỹ năng kinh doanh trong thời gian khoảng từ 3 đến 5 ngày.

- Hội đồng sẽ sát hạch kiểm tra đối với ứng viên sau khóa học.+ Những ứng viên đạt yêu cầu sau đào tạo và sát hạch sẽ được

bổ nhiệm ngay vào chức danh dự thi.+ Những ứng viên không đạt yêu cầu sau đào tạo và sát hạch

tùy theo kết quả đánh giá của Hội đồng ứng viên sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể ở một vị trí công tác thấp hơn chức danh dự thi để thử thách sau 6 tháng sẽ đánh giá kết quả và xem xét bổ nhiệm hay không bổ nhiệm.

5. Quyền lợi chế độ chính sách khi trúng tuyển:- Được bổ nhiệm vào vị trí trúng tuyển,- Được Tổng Công ty ký hợp đồng lao động và hưởng đầy

đủ chế độ đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty (nếu là nguồn ngoài Tổng Công ty).

- Tiền lương hưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

* THÔNG TIN QUẢNG CÁO * THÔNG TIN QUẢNG CÁO * THÔNG TIN QUẢNG CÁO * THÔNG TIN QUẢNG CÁO *

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG PHÓ GIÁM ĐỐC BƯU ĐIỆN TỈNH ĐĂK LĂK

Thế Hùng

Từ ngày 30-7 đến nay, trên địa bàn thị trấn Ea Pốk (huyện Cư M’gar) có hơn 200 công

dân trở về từ vùng dịch, được cách ly y tế tập trung tại hai khu cách ly: Trường THCS Y Ngông Niê Kdăm và Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thị trấn, Hội LHPN thị trấn triển khai mô hình “Bếp ăn tình nguyện” cung cấp suất ăn cho công dân và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại hai khu cách ly này.

Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Ea Pốk Lương Thị Hoa chia sẻ, “Bếp ăn tình nguyện” chính thức "nổi lửa" vào rạng sáng 30-7, mỗi ngày cung ứng tổng cộng hơn 700 suất ăn (gồm 3 bữa sáng, trưa, chiều, chi phí khoảng 12 triệu đồng) cho hai khu cách ly, các suất ăn đều bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; dự kiến sẽ duy trì cho đến khi gỡ bỏ các khu cách ly và tùy theo tình hình thực tế của địa phương. Bếp đặt tại Trường Mầm non thị trấn Ea Pốk, hằng ngày có gần 10 chị em cùng chung tay từ việc đi chợ, nấu nướng đến giao đồ ăn tới các khu cách ly. Thông qua lời kêu gọi của Hội phát trên loa phát thanh của thị trấn và đăng trên các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo), hoạt động này nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài địa phương. Trong ngày đầu, thầy Thích Đạo Quang - Trụ trì chùa Linh Phong (tổ dân phố Quyết Thăng, thị trấn Ea Pốk) ủng hộ 5 tạ gạo cùng một lượng dầu ăn, măm muối và rau, củ, quả. Những ngày sau đó, đông đảo người dân, đơn vị

đã tự nguyện mang đến tận nơi ủng hộ bếp rất nhiều lương thực, thực phẩm.

Mặc dù là bếp ăn tạm thời nhưng khu vực bếp được chuẩn bị chu đáo, sạch sẽ và những suất ăn được chăm chút cẩn thận từng công đoạn, từ sơ chế, nấu nướng đến đóng hộp chuyển đến khu vực cách ly. Chị Lê Thị Lý và chị Hà Thị Nữ là những người tham gia nhiệt tình tại đây từ những ngày đầu chia sẻ, khi Hội LHPN thị trấn khởi xướng mô hình “Bếp ăn tình nguyện”, chúng tôi cũng như nhiều chị em khác đã chủ động săp xếp việc gia đình để tham gia. Mặc dù phải thức dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị và nấu nướng dọn dẹp liên tục đến gần 7 giờ tối mới trở về nhà song ai nấy đều cảm thấy vui vì đã góp chút công sức bé nhỏ

để chung tay cùng địa phương đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Trong những ngày cả nước đang nỗ lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19, toàn huyện Cư M'gar nói chung, thị trấn Ea Pốk nói riêng đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ thì mô hình “Bếp ăn tình nguyện” là một trong những nghĩa cử ấm áp, sẻ chia và thể hiện ý thức trách nhiệm với cộng đồng của Hội LHPN thị trấn, góp phần tiếp thêm sức mạnh cùng địa phương vượt qua đại dịch. Hội LHPN thị trấn Ea Pốk mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài địa phương để bếp ăn luôn “đỏ lửa” cho đến khu cách ly hoàn thành nhiệm vụ.

Nghĩa tình “ Bếp ăn tình nguyện” phục vụ khu cách ly

Thành viên của bếp ăn đưa các suất cơm phục vụ lực lượng làm nhiệm vụ tại khu cách ly. Ảnh: T.Hùng

Tin vắnTrong 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội

theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (từ ngày 24-7 đến 2-8), các lực lượng chức năng của TP. Buôn Ma Thuột đã xử lý 308 trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19; xử phạt hành chính 589 triệu đồng; nhăc nhở hơn 3.100 trường hợp vi phạm khác. Các vi phạm chủ yếu vẫn là không đeo khẩu trang nơi công cộng, ra đường trong trường hợp không cần thiết hoặc các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng không chấp hành quyết định tạm dừng hoạt động.

Quốc Dũng

Huyện Krông NăngXử phạt thêm 2 trường hợpvi phạm quy định cách ly y tế tại nơi ở

UBND huyện Krông Năng vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực y tế 2 trường hợp không thực hiện quyết định cách ly y tế tại nơi ở để phòng, chống dịch COVID-19. Đó là ông B.N.H. (SN 1988) và ông H.M.T. (SN 1986), cùng trú thôn Tân Thành, xã Ea Toh, mức xử phạt 7,5 triệu đồng/người.

Hai người này làm công nhân tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 21-7 cùng nhau đi xe máy về nhà tại xã Ea Toh, sau đó đến Trạm Y tế xã thực hiện khai báo y tế theo quy định và được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của xã ra quyết định cách ly y tế tại nhà trong thời gian 14 ngày (kể từ ngày 21-7) để phòng, chống dịch. Đến ngày 28-7, cả hai dùng xe máy chở nhau xuống các tỉnh, thành phố phía Nam nhưng khi đi qua địa phận tỉnh Bình Phước thì bị lực lượng chức năng địa phương yêu cầu quay đầu xe, không thể đi tiếp nên quay về xã khai báo y tế lần 2.

Cùng thời gian trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã Ea Toh kiểm tra, phát hiện cả hai không có mặt tại nơi ở, không thực hiện việc cách ly y tế tại nhà theo quy định nên đã tham mưu với UBND xã lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND huyện xử lý theo quy định.

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện đã có 4 trường hợp không thực hiện việc cách ly y tế tại nhà theo quy định bị xử lý với tổng mức phạt 30 triệu đồng.

Nguyễn Thế

8THỨ TƯ, NGÀY 4 THÁNG 8 NĂM 2021

Trước tình hình người dân từ các tỉnh thành vùng dịch phía Nam trở về địa phương ngày càng nhiều, xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông) đã trưng dụng Trường Tiểu học Sơn Đông làm Khu cách ly tập trung số 1 của xã với 14 phòng, sức chứa 56 người.

Mộng Linh

CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

● Tổng Biên tập: ĐINH XUÂN TOẢN ●Phó Tổng Biên tập: LÊ QUANG ÁNH - LÊ MINH THƯỢC - ĐÀM THỊ THUẦN ●Giấy phép xuất bản số 124/GP-BTTTT ngày 17-01-2012 của Bộ TT-TT ● ISSN 8868 ● In tại Công ty TNHH Một thành viên In Đắk Lắk ● Số lượng in 5000 tờ ● Khuôn khổ 29x42cm ● 8 trang ●Giá 3.000 đồng

Tin vắn

Đồ họa: Đức Văn

Kim Hoàng

Trước tình trạng nhiều người dân trở về tỉnh từ các vùng dịch, nhiều địa phương trên

địa bàn tỉnh đã kích hoạt các khu cách ly tập trung ở các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), bảo đảm tốt nhất về công tác phòng, chống dịch và an toàn cho công dân khi đến thực hiện cách ly.

Ngoài khu cách ly tập trung các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh (F1) và F2 tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện, từ cuối tháng 7-2021, huyện Lắk đồng loạt kích hoạt 20 khu cách ly ở 11 xã, thị trấn để đón công dân về từ các vùng dịch.

Khu cách ly xã Đắk Nuê đặt tại Trường THCS Nguyễn Du (buôn Dhăm 1), quy mô 12 phòng, có sức chứa khoảng hơn 100 người, đến ngày 3-8 đã đón 14 công dân của xã trở về từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã Đắk Nuê Trần Xuân Thành cho biết, để khu cách ly đi vào hoạt động, bảo đảm an toàn nhất về công tác phòng, chống dịch cũng như tình hình an ninh trật tự, địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, lực lượng công an, dân quân tự vệ… chuẩn bị cơ sở vật chất, dọn dẹp vệ sinh, cắt cử lực lượng làm nhiệm vụ trực 3 ca/ngày. Thời gian tới, nếu có thêm nhiều công dân trở về, xã tiếp tục kích hoạt thêm khu cách ly dự phòng tại điểm Trường Mẫu giáo Hoa Cúc (thôn Yên Thành 1).

Tại xã Yang Tao, dự báo số lượng công dân làm việc ở các tỉnh phía Nam trở về địa phương khá cao nên xã đã khẩn trương huy động lực lượng tiến hành cải tạo, sửa chữa phòng học ở các trường học đóng chân trên địa bàn, dọn dẹp vệ sinh toàn bộ khuôn viên, bổ sung các vật dụng sinh hoạt cần thiết để phục vụ tốt nhất cho người được cách ly. Trong hai ngày (27 và 28-7), 3 khu cách ly tập trung của xã đã chính thức được kích hoạt tại các địa điểm gồm: Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (buôn Cuôr), Trường Mẫu giáo Hoa Sen (buôn Cuôr) và Trường Tiểu học Y Jút (buôn Dơng

Bắk). Đến sáng 3-8 ở 3 khu cách ly này đã đón trên 230 công dân từ các vùng dịch trở về, nhiều nhất ở TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.

Cùng với công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, công tác hậu cần, hỗ trợ công dân đang thực hiện cách ly cũng được địa phương đặc biệt quan tâm. Theo đó, UBND xã, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã Yang Tao đã kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân với tinh thần tương thân tương ái đóng góp nhu yếu phẩm, hỗ trợ suất ăn miễn phí cho công dân đang cách ly. Hưởng ứng lời kêu gọi, trong những ngày qua nhiều gia đình, cá nhân trên địa bàn xã đã đến góp gạo, rau, củ và tham gia nấu ăn, phục vụ hàng trăm suất ăn miễn phí cho người dân đang cách ly.

Tại huyện Krông Ana, hai khu cách ly tập trung cấp huyện tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Krông Ana quy mô 100 giường và Khu bán trú dân nuôi Trường THPT Krông Ana quy mô 50 giường đã có 39 trường hợp F1 và F2 đang được cách ly. Ngoài ra, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cũng đã xây dựng phương án chuẩn bị ít nhất mỗi xã 1 điểm cách ly. Hiện nay, tình hình dịch tại địa phương vẫn trong tầm kiểm soát, do đó hơn 2.300 công dân của huyện từ vùng dịch trở về vẫn thực hiện cách ly tại nhà, có sự giám sát chặt chẽ của các tổ COVID cộng đồng thôn, buôn, tổ dân phố.

Cùng với nhiều địa phương khác, trong những ngày gần đây,

huyện Ea H’leo phối hợp với các ngành chức năng tiếp nhận công dân trở về từ vùng dịch tại điểm tiếp nhận của tỉnh ở Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng (TP. Buôn Ma Thuột), rồi căn cứ vào thực tế số lượng công dân trở về để bố trí xe khách chở người và xe tải chở xe máy về huyện, đưa đến nơi cách ly tập trung của huyện đối với trường hợp có nguy cơ cao, còn lại giao về các xã, thị trấn yêu cầu cách ly tại nhà có sự giám sát. Theo Chủ tịch UBND huyện Ea H’leo Nguyễn Văn Hà, huyện có 3 khu cách ly tập trung, sức chứa gần 400 người sẵn sàng đón công dân về thực hiện cách ly. Hiện xã Ea Khăl mượn trường mầm non và một số nhà nghỉ trên địa bàn để tổ chức cách ly tập trung công dân trở về từ vùng dịch. Các xã, thị trấn còn lại khi có công dân về từ vùng dịch được thực hiện cách ly tại nhà phải có sự giám sát chặt chẽ, nếu địa phương nào để dịch lây lan trong cộng đồng thì chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.

Ngoài các địa phương nêu trên, các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đã chủ động phương án, khảo sát các điểm phù hợp, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nhân lực sẵn sàng vận hành khu cách ly, triển khai đón công dân từ vùng dịch trở về khi tình hình dịch diễn biến phức tạp, với mục tiêu hạn chế thấp nhất tình trạng dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Bảo đảm vận hành tốt khu cách ly tập trung cấp xã

Lực lượng làm nhiệm vụ ở khu cách ly tạm thời tại Trường THCS Nguyễn Du (xã Đắk Nuê, huyện Lắk). Ảnh: K. Hoàng

Ngày 3-8, thêm 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, ngày 3-8, toàn tỉnh ghi nhận thêm 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Trong đó, có 13 ca bệnh có yếu tố dịch tễ trở về từ tỉnh Bình Dương và đã được sàng lọc, cách ly ngay tại chốt kiểm dịch Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng (phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) gồm: 1 ca ở thôn 9, xã Cư Amung (huyện Ea H’leo); 1 ca ở thôn 12, xã Cư ÊWi (huyện Cư Kuin); 2 ca ở buôn Cư Piang, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông); 1 ca ở thôn Tân Đông, xã Ea Toh (huyện Krông Năng); 8 ca ở các xã Tân Tiến, Ea Knuếc, Ea Kênh, Ea Kly thuộc huyện Krông Pắc.

Huyện Buôn Đôn ghi nhận thêm 4 trường hợp mắc mới ở xã Tân Hòa, trong đó 3 ca tại thôn 14 và 1 ca tại thôn 3, đều có yếu tố dịch tễ trở về từ Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Huyện Ea Súp ghi nhận 1 trường hợp là bệnh nhân V.A.L. (SN 2002, ở thôn 13, xã Cư Kbang) có yếu tố dịch tễ trở về từ tỉnh Bình Dương.

Như vậy, tính đến 17 giờ ngày 3-8, toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 283 trường hợp mắc COVID-19, trong đó đang điều trị 276 trường hợp, 7 trường hợp đã khỏi bệnh và không có bệnh nhân tử vong.

Hoàng Oanh

Hội Chữ thập đỏ TP. Buôn Ma Thuột vừa phối hợp với nhà phân phối thực phẩm Lợi Tâm và một số mạnh thường quân trên địa bàn thành phố hỗ trợ các vật tư y tế tặng Trung tâm Y tế TP. Buôn Ma Thuột, gồm: 150 đồ bảo hộ, 1.000 đôi găng tay y tế, 40 lít cồn, 1.000 khẩu trang y tế, 500 kính chắn giọt bắn

với tổng trị giá 20 triệu đồng.Hội Chữ thập đỏ huyện Ea Kar vừa

vận động Công ty TMDV Việt Thắng tài trợ 500 đôi dép cho người dân các khu vực bị cách ly trên địa bàn huyện. Đồng thời, Hội Chữ thập đỏ huyện còn phối hợp với các mạnh thường quân hỗ trợ tiền, gạo, nhu yếu phẩm và phục vụ 260

suất cơm tại địa điểm cách ly xã Ea Pal và xã Ea Kmút với tổng số tiền hơn 27 triệu đồng. Hội Chữ thập đỏ huyện Krông Pắc

cũng đã kết nối các nhóm từ thiện trên địa bàn huyện hỗ trợ nhu yếu phẩm gồm: gạo, mì, nước khử khuẩn... tặng huyện Cư Kuin và huyện Krông Ana. Mỗi huyện

được hỗ trợ 100 suất. Đồng thời, Hội Chữ thập đỏ huyện cũng đã tặng quà cho đội ngũ y, bác sĩ Trạm y tế xã Ea Kuăng và hỗ trợ 50 suất nhu yếu phẩm cho người dân khu vực phong tỏa tại buôn Ea Kmát, xã Hòa Đông (huyện Krông Pắc). Tổng giá trị quà tặng trên 50 triệu đồng.

H’Bát Êban

Hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh