190
1 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ Sau khi hoàn thành ni dung này, người sdng nắm được: Phn mm mã ngun mlà gì. Ti sao nên dùng phn mm mã ngun m. Chính sách của nhà nước vphn mm mã ngun m. Định hướng của nhà nước vphn mm mã ngun m. Gii thiu bđĩa cài phn mm mã ngun m. 1. Phần mềm mã nguồn mở là gì. Phn mm mã ngun m(PMNM) là phn mm máy tính vi mã ngun được công bvà sdng mt giy phép ngun m. Tchc Sáng kiến Ngun m(OSI - Open Source Initiative) là tchc phi li nhun quc tế đã đưa ra định nghĩa PMNM và là nơi phê chun các giy phép ngun m. OSI định nghĩa rng PMNM là phn mm tha mãn các tiêu chí bản như sau: - Quyn chy chương trình; - Quyn xem mã ngun, thay đổi nó để phù hp vi mc đích ca mình; - Quyn tái phân phi li chương trình, mã ngun; - Quyn tái phân phi li chương trình vi nhng thay đổi ca mình (sau khi đã sa đổi); - Không phân bit quyn đó vi tchc hay cá nhân; - Trung lp vi các sn phm ngun m; - Trung lp đối vi phm vi, ngành nghng dng ngun m; - Trung lp vi sn phm ngun m; - Trung lp vi công ngh. PMNM có thcó phí hoc min phí (phn mm min phí là phn mm vi chi phí bng không). Ví d: Bn phân phi Debian (da trên nhân Linux) cũng như bphn mm văn phòng OpenOffice.org (hay LibreOffice.org) là các PMNM và min

NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

  • Upload
    haque

  • View
    240

  • Download
    9

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

1

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

Sau khi hoàn thành nội dung này, người sử dụng nắm được:

Phần mềm mã nguồn mở là gì.

Tại sao nên dùng phần mềm mã nguồn mở.

Chính sách của nhà nước về phần mềm mã nguồn mở.

Định hướng của nhà nước về phần mềm mã nguồn mở.

Giới thiệu bộ đĩa cài phần mềm mã nguồn mở.

1. Phần mềm mã nguồn mở là gì.

Phần mềm mã nguồn mở (PMNM) là phần mềm máy tính với mã nguồn được

công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở.

Tổ chức Sáng kiến Nguồn mở (OSI - Open Source Initiative) là tổ chức phi lợi

nhuận quốc tế đã đưa ra định nghĩa PMNM và là nơi phê chuẩn các giấy phép nguồn

mở. OSI định nghĩa rằng PMNM là phần mềm thỏa mãn các tiêu chí cơ bản như sau:

- Quyền chạy chương trình;

- Quyền xem mã nguồn, thay đổi nó để phù hợp với mục đích của mình;

- Quyền tái phân phối lại chương trình, mã nguồn;

- Quyền tái phân phối lại chương trình với những thay đổi của mình (sau khi đã

sửa đổi);

- Không phân biệt quyền đó với tổ chức hay cá nhân;

- Trung lập với các sản phẩm nguồn mở;

- Trung lập đối với phạm vi, ngành nghề ứng dụng nguồn mở;

- Trung lập với sản phẩm nguồn mở;

- Trung lập với công nghệ.

PMNM có thể có phí hoặc miễn phí (phần mềm miễn phí là phần mềm với chi

phí bằng không). Ví dụ: Bản phân phối Debian (dựa trên nhân Linux) cũng như bộ

phần mềm văn phòng OpenOffice.org (hay LibreOffice.org) là các PMNM và miễn

Page 2: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

2

phí. Bản phân phối Linux Redhat là một PMNM có phí.

PMNM có thể được phát triển bởi cá nhân, tổ chức, công ty hay chính phủ. Đến

nay, PMNM đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng, doanh nghiệp cũng như khối

chính phủ trong và ngoài nước. Trang web sourceforge.net là nơi kết nối hơn 2 triệu

thành viên với hơn 300 ngàn dự án khác nhau. Số lượng sản phẩm PMNM ngày càng

phong phú, chất lượng ngày càng được nâng cao và có khả năng cạnh tranh được với

các phần mềm bản quyền (hay phần mềm thương mại).

Tương tự PMNM, gần đây cũng xuất hiện các phong trào phần cứng mở, nội

dung mở (tranh ảnh, nhạc, phim...), dữ liệu mở (bản đồ (open street map), bách khoa

toàn thư (wikipedia))... thu hút cộng đồng toàn thế giới tham gia.

2. Tại sao nên dùng phần mềm mã nguồn mở.

Phần mềm mã nguồn mở đem lại các lợi ích như sau:

Thứ nhất: PMNM có tính tương tác cao (dễ dàng tích hợp các hệ thống, phần

mềm với nhau thông qua “cổng giao tiếp” là các chuẩn mở); dễ dàng bản địa hóa (dễ

dàng dịch giao diện sang tiếng bản địa); có độ tùy biến và tính linh hoạt cao (có thể

dùng hệ thống, sản phẩm PMNM đó cho các mô hình, tổ chức mà chỉ cần tùy biến

theo các đặc thù riêng biệt của người sử dụng).

Thứ hai: Giảm tổng chi phí sở hữu (Total Cost of Ownership), cụ thể là:

- Giảm thiểu chi phí bản quyền phần mềm;

- Giảm thiểu chi phí trong suốt vòng đời sản phẩm (chi phí khi cập nhật các

phiên bản);

- Giảm chi phí phát triển phần mềm đáp ứng theo yêu cầu nghiệp vụ: Sử dụng

phần mềm, các mô đun có sẵn để phát triển tiếp, sửa đổi điều chỉnh cho phù hợp với

nghiệp vụ cụ thể;

- Loại bỏ hoặc cắt giảm chi phí hỗ trợ hậu mãi. Trong mô hình phát triển PMNM

theo hướng sử dụng cộng đồng, người sử dụng PMNM hỗ trợ lẫn nhau, không nhất

thiết phải trả phí.

Chi phí ban đầu của PMNM tương đối thấp vì đa số PMNM là miễn phí. Nếu lựa

chọn đúng PMNM có chất lượng tốt, việc thay thế một phần mềm bản quyền khác

cũng như khi triển khai mới là khả thi và tiết kiệm. Ngoài chi phí mua phần mềm, khi

chuyển đổi từ một phần mềm bản quyền mà người dùng đã quen sử dụng sang một

PMNM sẽ phát sinh chi phí đào tạo lại người dùng. Điều này càng có ý nghĩa khi

chúng ta triển khai phần mềm trên nhiều máy tính khác nhau ở diện rộng.

Page 3: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

3

Thứ ba: Tính an toàn và bảo mật cao.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, do tính minh bạch (sẽ được trình bày dưới

đây), PMNM thu hút được sự tham gia đông đảo của người dùng, người kiểm thử,

người phát triển. Do đó, lỗi (và đặc biệt lỗi liên quan tới bảo mật) của phần mềm được

gửi tới người phát triển sớm hơn. Ở đây, người phát triển không chỉ bao gồm những

thành viên chính của dự án PMNM mà còn bao gồm những người phát triển có sử

dụng PMNM đó. Vì những người dùng và người phát triển đó chia sẻ lợi ích với nhau,

nên lỗi phần mềm thường được sửa sớm hơn so với các phần mềm nguồn đóng.

Tính minh bạch của PMNM có liên quan mật thiết tới tính an ninh, bảo mật của

phần mềm. Khác với phần mềm nguồn đóng, PMNM đảm bảo bất kỳ ai cũng có thể

"nhìn" được mã nguồn cho dù chúng ta có thể không hiểu hoàn toàn nó, điều này có ý

nghĩa lớn đối với người phát triển khi họ sửa lỗi và thêm tính năng mới cho phần mềm

họ sử dụng; đồng thời đặc biệt có ý nghĩa với các phần mềm dùng trong an ninh, quốc

phòng cũng như khối công nói chung, vì nếu không có mã nguồn, không có sự phụ

thuộc thì người sử dụng bị lệ thuộc vào một công ty hay một nhóm nhỏ.

Thứ tư: Giảm tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm.

- Vấn đề về bản quyền là một vấn đề đang được Chính phủ và xã hội quan tâm

trong thời kỳ hội nhập hóa, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại

Thế giới (WTO). Do vậy việc sử dụng PMNM là một giải pháp để tiết kiệm về chi phí

cũng như tuân thủ các quy định về bản quyền phần mềm tại Việt Nam.

3. Chính sách của Nhà nước về phần mềm mã nguồn mở.

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển PMNM là một chủ trương đúng đắn đã được

khẳng định trong nhiều văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các

Bộ, ban, ngành, cụ thể như sau:

- Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 02/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển PMNM ở Việt Nam giai đoạn 2004-

2008”.

- Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/07/2006 và Quyết định số

223/2006/QĐ-TTg ngày 04/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư mua sắm

các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân

sách nhà nước, trong đó quy định phải ưu tiên đầu tư, mua sắm sử dụng các sản phẩm

phần mềm tự do nguồn mở.

- Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 03/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương

Page 4: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

4

trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”, trong đó quy định: Ngân sách

Trung ương hỗ trợ 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, mỗi địa phương 0,3 tỷ đồng mỗi

năm trong giai đoạn 4 năm từ 2009 đến 2012; hỗ trợ Bộ Thông tin và Truyền thông 13

tỷ đồng cho nhiệm vụ thúc đẩy phát triển PMNM, cụ thể cho các nhiệm vụ sau: hoàn

chỉnh, bản địa hoá, Việt hoá một số sản phẩm phần mềm mã nguồn mở; hỗ trợ chuyển

đổi sử dụng từ phần mềm nguồn đóng sang phần mềm mã nguồn mở; hỗ trợ đào tạo;

biên soạn, phát hành các tài liệu; tổ chức hội thảo, hội nghị nâng cao nhận thức về

phần mềm mã nguồn mở; hỗ trợ đánh giá phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu

cầu để khuyến cáo sử dụng.

- Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền

thông về đẩy mạnh ứng dụng PMNM trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT (thay thế Quyết định 08/2007/QĐ-BTTTT

ngày 24/12/2007) ngày 30/12/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh

mục PMNM đáp ứng yêu cầu sử dụng trong cơ quan nhà nước, trong đó có 13 sản

phẩm PMNM (cả trên máy trạm và máy chủ) được khuyến nghị sử dụng.

- Thông tư liên tịch số 142/2010/TTLT-BTC-BTTTT ngày 22/9/2010 của Bộ Tài

chính, Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn việc quản lý sử dụng kinh phí chi

phát triển công nghiệp CNTT, trong đó quy định một số nội dung chi và định mức chi

cho công việc chuyển đổi sử dụng PMNM và đào tạo.

- Thông tư số 19/2011/TT-BTTTT ngày 01/7/2011 của Bộ Thông tin và Truyền

thông về quy định áp dụng tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở trong cơ quan nhà nước.

Trong thời gian qua một số Bộ, ngành đã tích cực triển khai các công việc liên

quan đến PMNM:

Bộ Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức

tuyên truyền PMNM, tổ chức các hội thảo về PMNM; hỗ trợ triển khai, phát triển,

cung cấp giải pháp và hình thành kho thông tin về PMNM; xây dựng phòng thí nghiệm

PMNM (OpenLab) tại TP Hồ Chí Minh - đây là nơi nghiên cứu thử nghiệm, đánh giá

các sản phẩm PMNM, tư vấn kỹ thuật và tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo nâng

cao về PMNM cho các chuyên gia CNTT của các đơn vị quản lý và doanh nghiệp. Bộ

Khoa học và Công nghệ cũng đã phối hợp với CICC Nhật Bản, UNDP tổ chức các

khoá đào tạo giáo viên, chuyên gia trình độ cao hỗ trợ cho Bộ, ngành và địa phương,

các doanh nghiệp và cộng đồng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho triển khai các

hoạt động về PMNM. Ngoài ra, Bộ cũng đã đưa nội dung thi PMNM vào cuộc thi

Olympic tin học toàn quốc năm 2005, năm 2006 và năm 2007.

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ứng dụng và đào tạo PMNM trong các trường đại học,

cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: Bộ đã yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các

Page 5: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

5

trường đại học sử dụng các giải pháp và ứng dụng PMNM trong công tác dạy và học.

Năm 2008 - 2009 là năm toàn ngành giáo dục và đào tạo ứng dụng CNTT, trong đó

việc đưa PMNM vào phục vụ giảng dạy, học tập và quản lý được ưu tiên và đẩy mạnh,

nhất là các ứng dụng hiện đang rất phổ cập hiện nay như OpenOffice, Firefox, hệ điều

hành Ubuntu hay Fedora...

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh công tác đào tạo

PMNM thông qua việc ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/3/2010 về

quy định sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. Văn bản này

thể hiện rõ quyết tâm của ngành giáo dục trong việc đưa PMNM vào đào tạo và ứng

dụng, cụ thể là hệ điều hành nguồn mở trên nền Linux, bộ phần mềm văn phòng

nguồn mở OpenOffice và một số phần mềm mã nguồn mở thông dụng khác.

Bộ Quốc phòng: Tiến hành nghiên cứu phát triển một số ứng dụng trên nền

nguồn mở dùng trong quân đội như: hệ điều hành PMNM chuyên dùng cho máy tính;

bộ phần mềm công cụ nền để triển khai các hệ thông tin chỉ huy, tham mưu trong quân

đội; xây dựng giao thức riêng và giải quyết bài toán kiểm soát, bảo mật, an toàn hệ

thống và mạng máy tính trên nền Linux bằng kỹ thuật mật mã Việt Nam.

4. Định hướng của nhà nước về phần mềm mã nguồn mở trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2010 – 2020, Chính phủ đã đưa ra các định hướng về phần mềm

mã nguồn mở như sau:

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 về

việc phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin

và truyền thông" trong đó “Các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ công

nghệ thông tin Việt Nam làm chủ thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Nhiều

sản phẩm, giải pháp phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin của Nhà nước và doanh

nghiệp do Việt Nam nghiên cứu, phát triển hoặc bản địa hóa từ các phần mềm tự do

mã nguồn mở”.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1073/QĐ-TTg ngày 12/07/2010 về

việc “Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 -

2015”, trong đó ban hành các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển và

chuyển giao công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử bao gồm “Chính sách khuyến khích

doanh nghiệp sử dụng phần mềm mã nguồn mở khi triển khai các ứng dụng thương

mại điện tử”.

Page 6: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

6

5. Giới thiệu bộ đĩa cài phần mềm mã nguồn mở.

Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông số 07/2008/CT-BTTTT, Bộ

đĩa cài phần mềm mã nguồn mở cơ bản mới nhất dùng cho cán bộ, công chức xã bao

gồm các đĩa sau:

- Đĩa CD cài đặt Ubuntu phiên bản 10.04 LTS. Đĩa CD cài đặt Ubuntu được tải

trực tiếp từ trang chủ của Ubuntu.

- Đĩa cài đặt OpenOffice.Org 3.3, Unikey 4.0, Mozilla Firefox 9.0, và Mozilla

Thunderbird 9.0.

Page 7: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

7

BÀI 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ CƠ BẢN

ĐỀ MỤC 1: Giới thiệu về Linux và Hệ điều hành Ubuntu.

Sau khi hoàn thành nội dung này, người sử dụng nắm được:

Linux là gì?

Hệ điều hành Ubuntu là gì?

Cấu trúc hệ thống Ubuntu.

Quản lý Ubuntu.

Thiết lập và tùy biến Ubuntu.

Các ứng dụng tích hợp sẵn trong Ubuntu.

1. Giới thiệu về Linux.

Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên nhân của hệ điều

hành. Đó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển

mã nguồn mở.

Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là

một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc trong vòng 3 năm liên

tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được phát

triển và đưa ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó

bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux.

Linux có rất nhiều lợi thế đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vì những lý do sau:

Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay thì vấn đề bản quyền là một vấn đề nổi

cộm. Phần mềm mã nguồn mở được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất cho bài toán

bản quyền ở nước ta hiện nay. Phần mềm mã nguồn mở một mặt có chi phí rẻ hơn so

với các phần mềm truyền thống, mặt khác rất dễ nâng cấp, cải tiến (do cung cấp mã

nguồn kèm theo). Chính vì thế, phát triển phần mềm mã nguồn mở chúng ta có thể tận

dụng được những công nghệ tiên tiến có sẵn trên thế giới, cải tiến cho phù hợp với

người Việt Nam, tiết kiệm được rất nhiều công sức so với việc phát triển từ đầu. Đặc

biệt, Linux là một hệ điều hành có sẵn ngôn ngữ tiếng Việt, rất phù hợp cho việc phổ

cập tin học là một mục tiêu quan trọng hiện nay.

Page 8: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

8

Hệ điều hành Linux có độ an toàn cao thông qua cơ chế phân quyền hết sức rõ

ràng và chặt chẽ. Ngoài ra, tính “mở” cũng tạo nên sự an toàn cao khi sử dụng Linux

vì nếu một lỗ hổng bảo mật bất kì được phát hiện trên Linux thì nó sẽ được cả cộng

đồng mã nguồn mở cùng sửa và thường sẽ đưa ra bản vá lỗi sau 24 giờ.

Các bản phân phối chủ yếu của Linux có thể kể đến như sau: Ubuntu, Debian,

RedHat, Fedora, OpenSUSE, Mint, CentOS, Gentoo, Open Solaris …

2. Hệ điều hành Ubuntu.

2.1. Tổng quan.

Ubuntu là tên của bản phân phối, đại thể bắt nguồn từ quan niệm "Ubuntu" của

Nam Phi - "con người hướng đến con người". Bản phân phối Ubuntu mang tinh thần

của quan niệm đó vào thế giới phần mềm.

Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển bởi cộng đồng chung

dựa trên nền tảng Debian GNU/Linux, nó được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở

hữu là Mark Shuttleworth), rất phù hợp cho máy tính để bàn, máy tính xách tay và

máy chủ. Ubuntu có đầy đủ các chương trình cần thiết, từ phần mềm soạn thảo văn

bản và gửi nhận thư, đến các phần mềm máy chủ web và các công cụ lập trình.

Ubuntu hoàn toàn miễn phí và được cập nhật phiên bản mới 6 tháng một lần,

bên cạnh việc cập nhật các bản vá thường ngày. Điều đó có nghĩa là các ứng dụng mới

nhất của cộng đồng mã nguồn mở sẽ được cập nhật tới người dùng.

Ubuntu hướng đến người dùng phổ thông nên được bản địa hóa với sự giúp đỡ

của cộng đồng người dùng mã mở các loại ngôn ngữ trên thế giới (trong đó có tiếng

Việt). Người dùng có thể tùy chỉnh ngôn ngữ sử dụng trong giao diện hiển thị bất kì

lúc nào.

Giao diện cài đặt cho phép người dùng thực hiện các thao tác cài đặt một cách

nhanh chóng và dễ dàng. Quá trình cài đặt tiêu chuẩn thường mất không quá 25 phút.

2.2. Cài đặt Ubuntu.

Để đảm bảo Ubuntu hoạt động ổn định, cấu hình máy tính tối thiểu để cài đặt hệ

điều hành Ubuntu như sau:

- Tốc độ vi xử lý: 1 GHz CPU.

- Dung lượng bộ nhớ RAM: 1 GB RAM.

- Dung lượng ổ cứng còn trống: 15 GB.

- Máy tính có ổ CD/DVD hoặc có cổng USB.

Có 2 cách cài đặt Ubuntu như sau:

Page 9: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

9

- Cách cài đặt sử dụng Wubi: Wubi là một trình cài đặt Ubuntu được hỗ trợ

chính thức cho người dùng Windows, cho phép cài hoặc gỡ bỏ Ubuntu như bất kì ứng

dụng Windows nào khác, với một cách đơn giản và an toàn.

Cách cài đặt này có ưu điểm là với cách cài đặt này, có thể dùng thử Ubuntu và

có thể gỡ đi dễ dàng nếu không thích mà không ảnh hưởng tới Windows đang sử

dụng. Hơn nữa cách này Ubuntu được cài đặt từ ổ cứng nên có thể nhanh hơn so với

cài đặt từ đĩa CD.

Tuy nhiên cách cài đặt này có nhược điểm là Ubuntu cài đặt bằng Wubi có thể

chậm hơn so với cài đặt trên phân vùng riêng biệt. Cách này chỉ thích hợp với việc

dùng thử Ubuntu. Nếu có nhu cầu sử dụng thật sự thì khuyến khích người dùng cài

đặt Ubuntu trên phân vùng riêng biệt. Hơn nữa, đối với người dùng Việt Nam thì cách

cài này mặc định không có giao diện tiếng Việt. Để có được giao diện tiếng Việt sau

khi cài phải tiến hành cài thêm gói ngôn ngữ Việt Nam.

- Cách cài đặt trực tiếp lên phân vùng riêng: Với cách này Ubuntu sẽ chạy

nhanh hơn so với sử dụng Wubi, tuy nhiên cách cài đặt này đòi hỏi nhiều kĩ năng về

cấu hình hệ điều hành hơn. Đặc biệt trong trường hợp muốn chạy song song Ubuntu

và Windows người dùng sẽ phải cấu hình về phân vùng tương đối tỉ mỉ đề phòng xóa

mất phân vùng của Windows. Tuy nhiên trong trường hợp sử dụng Ubuntu thường

xuyên thì việc cài đặt này sẽ ổn định hơn và tiện lợi hơn cho người dùng.

Cài đặt sử dụng Wubi:

Để cài đặt sử dụng Wubi thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Trong hệ điều hành Windows, đưa đĩa cài đặt vào ổ CD/DVD. Hộp

thoại cài đặt sẽ tự động chạy. Trong trường hợp không xuất hiện hộp thoại có thể vào ổ

CD bằng Windows Explorer và nháy đúp vào tệp Wubi.exe.

Hình 1: Lựa chọn cài đặt.

Chọn Install inside Windows.

Page 10: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

10

- Bước 2:

Hình 2: Điền các cấu hình.

Tại bước này điền các thông tin sau:

+ Installation drive: Lựa chọn ổ cài đặt. Thông thường chọn các ổ như

D:\ hay E:\

+ Installation size: Lựa chọn dung lượng lấy từ ổ cài đặt (tối thiểu là

6GB).

+ Username: Tên tài khoản người dùng (trong ví dụ này lấy tên là

“cbccxa” hoặc cũng có thể lấy tên là “Nguyen Van A”.

+ Password: Mật khẩu cho tài khoản này (nhập 2 lần mật khẩu để xác

nhận không quên mật khẩu).

Chọn Install để tiến hành cài đặt.

- Bước 3:

Hình 3: Khởi động lại máy.

Page 11: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

11

Chọn Reboot now để khởi động lại máy và tiếp tục tiến hành cài đặt.

- Bước 4:

Hình 4: Lựa chọn hệ điều hành.

Trong quá trình khởi động lựa chọn hệ điều hành Ubuntu bằng cách ấn phím

mũi tên xuống.

Tại bước này chờ cho máy cài đặt xong sẽ tự động khởi động lại.

- Bước 5:

Hình 5: Lựa chọn.

Sau khi lựa chọn hệ điều hành là Ubuntu như Bước 4, lựa chọn Ubuntu ở dòng

đầu tiên để máy bắt đầu vào hệ điều hành Ubuntu.

Sau khi cài đặt xong, tiến hành đăng nhập vào Ubuntu như ở phần bên dưới.

√ Lưu ý: Để cài gói ngôn ngữ tiếng Việt sau khi cài đặt sử dụng Wubi thực hiện

như sau:

Page 12: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

12

- Bước 1: Vào Administration \ Language Support, xuất hiện hộp thoại

Language & Text.

Hình 6: Hộp thoại Language & Text.

- Bước 2: Chọn Vietnamese và nháy chuột vào Apply Changes.

Hình 7: Hộp thoại Installed Languages.

- Bước 3: Chọn Close và đóng cửa sổ Language & Text. Dùng chuột di chuyển

ngôn ngữ tiếng Việt lên đầu tiên của danh sách ngôn ngữ (hộp thoại Language & Text).

Hình 8: Hộp thoại Changes applied

Page 13: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

13

- Bước 4: Khởi động lại máy. Sau khi khởi động lại Ubuntu sẽ hiện thông báo để

thay đổi ngôn ngữ giao diện. Tích chuột vào Không hỏi nữa và chọn Cập nhật tên.

Hình 9: Thay đổi ngôn ngữ giao diện

Trong trường hợp muốn xóa bỏ Ubuntu khi dùng Wubi thực hiện như sau:

- Bước 1: Vào Start \ Control Panel và chọn Ubuntu sau đó chọn

Change/Remove.

Hình 10: Xóa bỏ Ubuntu bước 1.

- Bước 2: Chọn Uninstall để tiến hành xóa bỏ.

Hình 11: Xóa bỏ Ubuntu bước 2.

Page 14: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

14

- Bước 3: Chọn Finish để kết thúc.

Hình 12: Xóa bỏ Ubuntu bước 3.

- Cài đặt trực tiếp lên phân vùng riêng:

Để cài đặt Ubuntu thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Khởi động đĩa cài đặt Ubuntu

Đưa đĩa CD Ubuntu vào ổ CD trước khi máy tính khởi động vào hệ điều hành,

lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Việt ở cột bên trái và nháy chuột vào nút “Cài đặt Ubuntu

10.04.3 LTS”.

Hình 13: Lựa chọn cài đặt.

√ Lưu ý: Có thể tải bản cài đặt Ubuntu để ghi ra đĩa CD tại trang web

http://ubuntu.com

- Bước 2: Chờ Ubuntu cấu hình các tham số hệ thống bao gồm ngày, giờ …

Page 15: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

15

Hình 14: Cấu hình tham số hệ thống.

- Bước 3: Chọn múi giờ theo thứ tự sau:

+ Quốc gia hay Vùng: Asia

+ Múi giờ: Việt Nam

+ Sau đó chọn Tiếp để sang bước tiếp theo.

Hình 15: Lựa chọn múi giờ.

- Bước 4: Lựa chọn kiểu bàn phím

Ở bước này, chọn Tiếp để định nghĩa kiểu bàn phím mặc định.

Hình 16: Lựa chọn kiểu bàn phím.

Page 16: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

16

- Bước 5: Chuẩn bị vùng đĩa trống để cài đặt

Tại bước này nếu máy tính chưa có hệ điều hành nào có thể chọn “Xóa và sử

dụng toàn bộ đĩa cứng” (Erase and use the entire disk).

Trong trường hợp máy đã có sẵn hệ điều hành, Ubuntu sẽ đưa ra một lựa chọn là

cài đặt song song, có lựa chọn giữa các hệ điều hành khi khởi động (Install them side

by side, choosing between them each startup). Thông thường nên dùng lựa chọn này

để tránh ảnh hưởng đến Windows trong trường hợp muốn dùng song song cả hai hệ

điều hành.

Lựa chọn “Cấu hình phân vùng thủ công” (Specify partitions manually) là lựa

chọn nâng cao dành cho lập trình viên máy tính nên hạn chế sử dụng.

Hình 17: Chuẩn bị vùng trống để cài đặt.

- Bước 6: Cấu hình thông số người dùng

+ Điền tên người dùng vào trường “Tên là gì?” (ở đây được đặt là “cntt”

hoặc lấy tên là “Nguyen Van A”).

+ Điền tên đăng nhập vào trường “muốn sử dụng tên gì để đăng nhập?” (ở

đây được đặt là “cntt”).

+ Điền mật khẩu 2 lần vào trường “Mật khẩu” (lưu ý không đặt mật khẩu

dưới 6 ký tự và quá đơn giản. Trong các trường hợp mật khẩu quá đơn

giản Ubuntu sẽ hiện thông báo nhắc ở bên cạnh)

+ Đặt tên máy tính vào trường “Tên máy tính là gì?” (ở đây có thể không

cần điền và để mặc định theo Ubuntu đặt).

+ Chọn Tiếp để chuyển sang bước tiếp theo.

Page 17: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

17

Hình 18: Cấu hình thông số người dùng.

- Bước 7: Xác nhận cài đặt

Tại bước này, Ubuntu tái hiện lại các thông số đã lựa chọn ở các bước trước đó.

+ Chọn Thoát nếu không cài đặt tiếp.

+ Chọn Cài đặt để bắt đầu quá trình cài đặt.

Hình 19: Xác nhận cài đặt.

- Bước 8: Tùy chỉnh các thông số xuất hiện trong quá trình cài đặt

Hình dưới là màn hình chào mừng của Ubuntu xác nhận bắt đầu cài đặt.

Page 18: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

18

Hình 20: Màn hình chào mừng cài đặt.

Trong quá trình cài đặt xuất hiện lựa chọn “Bỏ qua” cho giai đoạn “Tải các gói

ngôn ngữ về máy”. Tại giai đoạn này không nên chọn “Bỏ qua” vì ngôn ngữ tiếng

Việt cần được tải hết về máy để có thể sử dụng hoàn toàn tiếng Việt sau này. Trong

trường hợp các gói ngôn ngữ không được tải về hết, hệ điều hành Ubuntu sẽ để mặc

định tiếng Anh cho các ứng dụng không được trang bị gói ngôn ngữ tiếng Việt.

Hình 21: Tùy chỉnh thông số trong quá trình cài đặt.

- Bước 9: Hoàn tất cài đặt

Tại bước này, chọn “Khởi động lại ngay bây giờ” để khởi động lại máy, kết thúc

quá trình cài đặt.

Page 19: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

19

Hình 22: Hoàn tất cài đặt và khởi động lại.

- Đăng nhập vào hệ điều hành Ubuntu:

Tại bước này, điền thông tin người dùng và mật khẩu đã được cấu hình trong quá

trình cài đặt và chọn Đăng nhập để vào hệ điều hành.

Hình 23: Màn hình đăng nhập.

Hệ điều hành Ubuntu có giao diện màn hình chính như hình 24.

Hình 24: Giao diện sau khi cài đặt.

3. Cấu trúc hệ thống Ubuntu.

3.1. Cấu trúc thư mục Ubuntu.

Về tổng quan thì cấu trúc và cách tổ chức file của Ubuntu không khác Microsoft

Windows, tuy nhiên điều khác biệt lớn nhất giữa hệ điều hành Ubuntu và Microsoft

Windows là Ubuntu không phân chia thành các ổ đĩa (ở đây được hiểu là cả ổ đĩa vật

lý và ổ đĩa logic) mà các ổ đĩa này được gán thành các thư mục.

Page 20: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

20

Các thư mục được khởi nguồn từ thư mục gốc ký hiệu là “/’. Từ thư mục gốc sẽ

phân nhánh ra các thư mục con. Các thư mục thường xuất hiện ở Ubuntu bao gồm:

Hình 25: Các thư mục trong Ubuntu.

- /bin: Thư mục này chứa các phần mềm thực thi và các phần mềm khởi động

của hệ thống.

- /boot: Các gói file nhân của Linux (kernel) phục vụ cho quá trình khởi động

hệ điều hành được đặt trong thư mục này.

- /dev: Thư mục này chứa các file thiết bị. Lý do là vì các thiết bị phần cứng đều

được định nghĩa là file trong Linux. Ví dụ: các thiết bị ổ đĩa thường được đặt là hda1,

hda2, hdb1, hdb2 … trong đó hda và hdb dùng để chỉ các ổ đĩa vật lý, còn các số 1, 2

dùng để chỉ các ổ đĩa logic (tương đương ổ D và E của Microsoft Windows. Nếu

Microsoft Windows chia ổ đĩa logic theo C, D, E thì tương đương Linux sẽ có 3 file

hda1, hda2, hda3 để quản lý).

- /etc: Thư mục này chứa các file cấu hình của hệ thống và các đoạn mã cấu hình

cho phần mềm (giống như Registry hay các cấu hình được lưu trong Documents and

Setting của Microsoft Windows).

- /mnt: Thư mục này chứa các liên kết gán giữa thư mục và ổ đĩa hay các thiết bị

khác. Ví dụ có thể gán /cdrom là thư mục liên kết đến ổ đĩa CD giống như ổ đĩa CD

được thể hiện ở Microsoft Windows.

- /sbin: Thư mục này chứa các file thực thi của hệ thống dành cho người quản trị

(tương đương người quản trị Administrator trong Microsoft Windows).

- /tmp: Thư mục này chứa các file tạm mà phần mềm tạo ra khi thực thi và sẽ

được dọn dẹp khi phần mềm kết thúc (giống hệ thống file Temp thường xuất hiện ở

Microsoft Windows).

- /usr: Thư mục này tương tự thư mục C:\Program Files của Microsoft

Windows, là nơi chứa các phần mềm cài đặt.

- /home: Thư mục này chứa các thư mục con đại diện cho mỗi người dùng khi

đăng nhập. Ví dụ nếu người dùng có tên là “cntt” thì thư mục làm việc của người

Page 21: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

21

dùng sẽ được cấp là /home/cntt. Bên trong thư mục cntt là các thư mục lưu trữ thư

viện như Ảnh, Nhạc, Màn hình nền … giống như My Documents của Microsoft

Windows có các thư mục My Pictures, My Music, Desktop … (xem ảnh dưới).

Hình 26: Các thư mục trong /home.

Một số điểm khác biệt khác về cấu trúc thư mục và file giữa Ubuntu và

Microsoft Windows như sau:

- Đường dẫn trong Ubuntu được ký hiệu là “/” trong khi Microsoft Windows là

“\”. Ví dụ “/home/cntt” khác với “C:\Documents and Setting”.

- Các file trong Ubuntu được phân biệt chữ hoa và chữ thường khác với

Microsoft Windows. Ví dụ ở Microsoft Windows việc đặt tên “cntt.doc” và

“CNtt.doc” đều được, tuy nhiên ở Ubuntu đây là 2 file hoàn toàn khác nhau. Điều

này cũng tương tự với đường dẫn trong Ubuntu, đường dẫn là /home/cntt sẽ khác với

/home/CnTT.

3.2. Tài khoản người dùng.

Ubuntu là hệ điều hành đa người dùng, điều đó có nghĩa là một máy tính cài đặt

Ubuntu có thể cho phép nhiều người cùng sử dụng. Mỗi người dùng được phân biệt

thông qua tên người dùng (username) và mật khẩu (password). Để sử dụng các thư

mục của mình, người dùng bắt buộc phải đăng nhập bằng cách điền tên người dùng và

mật khẩu. Điều lưu ý là mật khẩu phân biệt chữ hoa, thường (hiện nay các phiên bản

hệ điều hành mới của Microsoft Windows cũng có phân biệt chữ hoa và chữ thường).

Cũng giống như các phiên bản hệ điều hành của Microsoft Windows có tài

khoản quản trị cao nhất là Administator, Ubuntu cũng có tài khoản quản trị quyền

hạn cao nhất là root. Tài khoản này có quyền thiết lập và thay đổi các thông số của

toàn bộ hệ thống Ubuntu.

Page 22: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

22

3.3. Màn hình làm việc Desktop.

Đây là không gian làm việc chính sau khi đăng nhập. Bố cục của màn hình

Desktop khác với Microsoft Windows là có 2 thanh điều khiển (taskbar) nằm ở phía

trên và phía dưới màn hình.

Thanh điều khiển được phân chia như sau:

- Thanh điều khiển phía trên màn hình:

+ Góc trái thanh điều khiển có các mục chức năng chứa các liên kết đến các

ứng dụng, các địa chỉ truy cập, các chức năng tùy chỉnh, thiết lập hệ thống và

một số ứng dụng liên kết nhanh.

+ Góc phải thanh điều khiển là biểu tượng của một số phần mềm chạy ở chế độ

nền (là các phần mềm vẫn hoạt động nhưng không hiện ra cửa sổ màn hình),

đồng hồ, lịch và các thông báo hệ thống và chức năng tắt máy (shutdown).

Hình 27: Màn hình làm việc Desktop.

- Thanh điều khiển phía dưới màn hình:

+ Góc trái ngoài cùng là một nút để thu nhỏ các ứng dụng (minimize) và

hiện màn hình Desktop. Chức năng này tương đương với nút Hiện màn

hình (Show desktop) của Microsoft Windows.

+ Góc phải của thanh điều khiển là thùng rác (trash) và các vùng làm việc

(workspace) của Ubuntu. Các vùng làm việc này thường được chia theo 4

màn hình độc lập.

+ Ở giữa thanh điều khiển sẽ là các thẻ tiêu đề của ứng dụng. Có thể dùng

chuột để di chuyển giữa các ứng dụng thông qua các thẻ này. Giao diện thẻ

ứng dụng này giống như của Microsoft Windows.

Page 23: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

23

4. Quản lý Ubuntu.

4.1. Cài đặt và gỡ bỏ ứng dụng trên Ubuntu.

Mặc định có rất nhiều phần mềm tiện ích được cài khi cài đặt Ubuntu. Tuy nhiên

vì nhiều lý do mà người sử dụng có nhu cầu cài đặt thêm phần mềm hoặc tùy chỉnh và

gỡ bỏ phần mềm hiện có.

Để cài đặt mới một phần mềm các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Vào mục Ứng dụng \ Trung tâm phần mềm Ubuntu.

Hình 28: Vào Trung tâm phần mềm Ubuntu.

- Bước 2: Sau khi vào Trung tâm phần mềm Ubuntu, chọn các ứng dụng theo

các nhóm Danh mục hoặc dùng chức năng tìm kiếm trong Trung tâm ứng dụng.

Hình 29: Chọn phần mềm cần cài.

- Bước 3: Sau khi chọn/tìm kiếm được phần mềm, chọn Cài đặt và đăng nhập

mật khẩu để tiến hành cài đặt phần mềm.

Page 24: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

24

Hình 30: Chọn Cài đặt.

Hình 31: Nhập mật khẩu để xác nhận.

Để gỡ bỏ một phần mềm thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: vào Ứng dụng \ Trung tâm phần mềm Ubuntu

- Bước 2: chọn Phần mềm đã cài đặt. Chọn phần mềm muốn gỡ bỏ, sau đó chọn

Gỡ bỏ.

Hình 32: Chọn phần mềm cần gỡ bỏ.

- Bước 3: Đăng nhập mật khẩu để xác nhận bắt đầu gỡ bỏ.

Hình 33: Nhập mật khẩu để xác nhận.

Page 25: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

25

Hình 34: Quá trình gỡ bỏ bắt đầu.

Ngoài ra, sau khi cài phần mềm, Ubuntu có chức năng tự động cập nhật phần

mềm. Để thực hiện cập nhật, Bước 1 chọn Cài đặt các cập nhật.

Hình 35: Giao diện cập nhật.

- Bước 2: Đăng nhập mật khẩu để xác nhận bắt đầu quá trình cập nhật.

Hình 36: Nhập mật khẩu để xác nhận cập nhật.

Hình 37: Giao diện quá trình cập nhật.

Page 26: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

26

4.2. Quản lý tệp và thư mục.

Việc quản lý tệp trong Ubuntu cũng tương tự như trên Microsoft Windows với

Window Explorer thì Ubuntu sử dụng phần mềm duyệt tên là Nautilus.

Giao diện của phần mềm Nautilus như sau:

Hình 38: Giao diện Nautilus.

- Phía trên cùng là các trình đơn với các nhóm chức năng được sắp xếp trong các

trình đơn nhỏ.

- Phía dưới là các nút công cụ để tiện cho việc quản lý.

- Phía bên trái là mục định hướng (Navigation pane).

- Khoảng không gian bên phải là phần liệt kê các thư mục và tệp tin.

Cách quản lý thư mục và tệp tin sử dụng Nautilus như sau:

- Để mở một thư mục có thể nháy đúp chuột vào thư mục hoặc nháy chuột phải

vào thư mục và chọn Open. Các thư mục con và tệp tin sẽ được hiện ra ở không gian

bên phải.

- Để mở một tệp tin nháy đúp vào tệp tin. Nếu tệp tin có định dạng mà các ứng

dụng ở trong máy có thể xử lý, phần mềm ứng dụng tương ứng sẽ được khởi động và

mở tập tin đó để xử lý. Trong trường hợp định dạng của tệp tin không được tự động

nhận bởi các ứng dụng, có thể nháy chuột phải vào tệp tin vào chọn Mở bằng ứng

dụng khác để chọn ứng dụng phù hợp.

Page 27: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

27

Hình 39: Thực đơn chuột phải.

√ Lưu ý: Để chọn nhiều thư mục hoặc nhiều tệp tin có thể giữ phím Ctrl để chọn

các thư mục, tệp tin không liền mạch hoặc giữ phím Shift để chọn các thư mục, tệp tin

liền mạch.

Trên thanh trình đơn là các chức năng được phân loại theo các nhóm chức năng.

Một số trình đơn chính thường dùng là:

- Tệp tin: Là một số chức năng thường dùng liên quan đến thư mục/tệp tin, kèm

theo các phím tắt có thể bấm trực tiếp trên bàn phím thay vì chọn trên trình đơn.

Hình 40: Chức năng trong mục Tệp tin.

- Sửa: Là các chức năng để sửa đổi thư mục/tệp tin.

Page 28: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

28

Hình 41: Chức năng trong mục Sửa.

- Xem: Có một số lựa chọn để thay đổi cách thể hiện thư mục và tệp tin trong

cửa sổ như phóng to, thu nhỏ, hiện các thư mục/tệp tin ẩn, cách sắp xếp ...

Hình 42: Chức năng trong mục Xem.

- Đi đến: Thực hiện việc thay đổi cấp độ thư mục hoặc dùng để di chuyển nhanh

đến các vị trí thường truy cập như thư mục chính, ổ CD, thùng rác ...

Page 29: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

29

Hình 43: Chức năng trong mục Đi đến.

- Liên kết lưu: Nơi lưu trữ các liên kết đến vị trí của địa chỉ đã thêm vào trong

trình đơn.

Hình 44: Chức năng trong mục Liên kết lưu.

- Trợ giúp: Hướng dẫn sử dụng và giới thiệu về phần mềm Nautilus.

Hình 45: Chức năng trong mục Trợ giúp.

Phía dưới cùng của cửa sổ trong phần mềm Nautilus là thanh trạng thái. Thanh

trạng thái thể hiện các thông tin như công dụng của chức năng trong trình đơn, thông

tin của thư mục hoặc tệp tin, ví dụ độ lớn của tệp, tên đầy đủ của tệp …

Page 30: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

30

Hình 46: Thanh trạng thái.

4.3. Bổ sung phông chữ Unicode.

Một điều dễ nhận thấy là khi vào một trang web hoặc một phần mềm có tiếng

Việt, phông chữ của Ubuntu thể hiện chưa được rõ ràng về phông chữ. Để khắc phục

vấn đề này cần bổ sung thêm phông chữ Unicode để hiển thị tiếng Việt. Để cài đặt

phông chữ Unicode thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Vào Ứng dụng \ Trung tâm phần mềm Ubuntu.

- Bước 2: Tìm kiếm gói ứng dụng có tên là “Microsoft TrueType” và tiến hành

cài đặt.

Hình 47: Bổ sung phông chữ Unicode.

- Bước 3: Đăng xuất khỏi Ubuntu và đăng nhập lại để bộ phông được cập nhật.

Hình 48: Đăng xuất.

Page 31: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

31

4.4. Cài đặt bộ gõ tiếng Việt.

Để có thể gõ được tiếng Việt trong Ubuntu cần cài đặt và cấu hình hai phần: Một

là phần mềm gõ tiếng Việt và hai là bảng mã tiếng Việt. Ubuntu đã được tích hợp sẵn

một bộ gõ có tên là Ibus, tuy nhiên để sử dụng bộ gõ này để gõ tiếng Việt cần cấu hình

để Ibus nhận kiểu gõ Tiếng Việt – Unikey.

Để cài đặt bộ gõ tiếng Việt trong Ubuntu thực hiện theo các bước sau đây:

- Bước 1: Chọn phần mềm bộ gõ mặc định. Vào Hệ thống \ Quản lý \ Hỗ trợ

gói ngôn ngữ.

Hình 49: Hỗ trợ gói ngôn ngữ.

- Bước 2: Chọn Hệ thống phương thức nhập vào của bàn phím rồi chọn Ibus.

Hình 50: Hệ thống phương thức nhập.

- Bước 3: Chọn Hệ thống \ Tùy thích \ Tùy chọn Ibus.

Page 32: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

32

Hình 51: Tùy chọn IBus.

- Bước 4: Kiểm tra đã có kiểu gõ Tiếng Việt – Unikey.

Hình 52: Kiểu gõ Unikey.

- Bước 5: Kiểm tra màn hình đã có biểu tượng Ibus.

Hình 53: Biểu tượng IBus.

- Bước 6: Để chuyển sang kiểu gõ tiếng Việt, chọn chuột trái vào biểu tượng

Ibus, chọn Tiếng Việt – Unikey hoặc chọn tổ hợp phím Ctrl + Space.

Hình 54: Kiểu gõ Unikey trên IBus.

Page 33: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

33

5. Thiết lập và tùy biến Ubuntu.

5.1. Quản lý Ubuntu.

Hình 55: Quản lý Ubuntu.

Quản lý Ubuntu nhằm mục đích thay đổi các thiết lập sau khi cài đặt Ubuntu.

Hầu hết các sự thay đổi này đòi hỏi quyền quản trị vì nó ảnh hưởng đến hệ thống

Ubuntu, do vậy để vào các thiết lập này phải đăng nhập mật khẩu.

Trình tự vào thiết lập hệ thống như sau: Hệ thống \ Quản lý.

Một số các mục Quản lý cần thiết:

a. Bộ theo dõi hệ thống

Dùng để theo dõi các tài nguyên hệ thống như RAM, CPU, dung lượng sử dụng

của ổ đĩa.

Hình 56: Bộ theo dõi hệ thống.

Page 34: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

34

b. Hỗ trợ ngôn ngữ

Hình 57: Ngôn ngữ và văn bản.

Thiết lập này để lựa chọn ngôn ngữ thể hiện trong hệ thống của Ubuntu. Để tiến

hành thiết lập ngôn ngữ ấn vào nút Cài đặt/Gỡ bỏ Ngôn ngữ. Cách cài ngôn ngữ có

thể xem thêm ở phần cài đặt gói ngôn ngữ tiếng Việt ở phần cài đặt Ubuntu theo cách

sử dụng Wubi.

c. Ngày và giờ

Hình 58: Ngày và giờ.

Các thiết lập để thay đổi ngày giờ (phải chọn “Bấm vào để thay đổi”).

Page 35: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

35

d. Người dùng và nhóm

Hình 59: Thiết lập người dùng.

Mục này để thiết lập lại các thông tin về người dùng (đã được cấu hình trong quá

trình cài đặt).

- Để thêm một người dùng mới, chọn nút Thêm và điền các thông tin tại hộp

thoại.

- Để xóa một người dùng, tiến hành chọn người dùng và chọn nút Xóa.

e. Trình quản lý cập nhật

Hình 60: Trình quản lý cập nhật.

Trình quản lý cập nhật dùng để kiểm tra xem có bản cập nhật mới cho Ubuntu

chưa, nếu có sẽ tiến hành cập nhật sau khi đăng nhập bằng mật khẩu.

Trong trường hợp chưa tự động cập nhật có thể ấn nút Kiểm tra để kiểm tra xem

có bản cập nhật mới hay chưa.

Page 36: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

36

5.2. Tùy biến Ubuntu.

Để tùy biến Ubuntu, vào Hệ thống \ Tùy thích trên thanh công cụ.

Hình 61: Tùy biến Ubuntu.

- Âm thanh: Thay đổi chế độ phát âm thanh, có thể thiết lập cách Ubuntu phát

nhạc, tùy chỉnh các âm thanh cho các sự kiện, cũng có thể thiết lập đầu ra cho âm

thanh trong trường hợp máy tính có nhiều card âm thanh. Để thiết lập vào phần Vào và

Kết xuất.

Hình 62: Âm thanh.

- Bàn phím: Trong mục này, có thể thiết lập các thông số của bàn phím phù hợp

theo ý thích (tốc độ phím, tốc độ nháy, …).

Page 37: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

37

Hình 63: Bàn phím.

- Bluetooth: Nếu máy tính có thiết bị Bluetooth, có thể vào phần này để tùy

chỉnh dịch vụ Bluetooth.

Hình 64: Bluetooth.

- Bảo vệ màn hình: Bộ bảo vệ màn hình của Ubuntu khá đa dạng và được phân

thành nhiều loại khác nhau. Có thể chọn Bộ bảo vệ màn hình mong muốn hoặc chọn

Ngẫu nhiên, thay đổi thời gian, Bộ bảo vệ màn hình sẽ được kích hoạt.

Hình 65: Bảo vệ màn hình.

Page 38: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

38

- Chia sẻ tệp tin cá nhân: Đây là phần cấu hình chia sẻ tệp tin cá nhân thông

qua mạng và chia sẻ qua Bluetooth. Các cấu hình này tương đối phức tạp do phải cài

thêm gói phần mềm Samba.

Hình 66: Chia sẻ tệp tin cá nhân.

- Chuột: Trong mục này là các mục để tinh chỉnh cách sử dụng chuột cho phù

hợp với thói quen của người dùng.

Hình 67: Con chuột.

- Diện mạo: Trong mục này, có thể tùy chỉnh các thông số về màn hình làm việc.

Trong thẻ Hình nền có các file ảnh để thay đổi hình nền Desktop, có thể chọn một

hình nền tùy thích, nếu muốn có thể thêm các tệp ảnh nền khác bằng cách nhấn nút

Thêm, chọn đến tệp ảnh rồi bấm Mở. Sau khi hoàn thành nhấn vào nút Đóng.

Page 39: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

39

Hình 68: Diện mạo.

Trong thẻ Sắc thái (Theme), có thể chọn thay đổi các sắc thái theo ý thích của

người dùng. Nếu muốn, có thể bổ sung thêm các sắc thái khác tải về từ Internet.

Trong thẻ Phông là các thiết lập về phông chữ. Có thể thay đổi các kiểu chữ tùy

cho từng phần trong giao diện của Ubuntu. Ở Microsoft Windows, trong quá trình sử

dụng có các hiệu ứng rất đẹp mắt thì ở Ubuntu cũng có rất nhiều hiệu ứng tương tự

như vậy và có thể còn nhiều hiệu ứng vượt trội hơn thế. Trong Ubuntu đã cài sẵn

nhưng ngầm định chưa được kích hoạt, có thể thay đổi cách hiển thị và hiệu ứng đó

trong thẻ Hiệu ứng thị giác (Effect). Ngoài ra có thể bổ sung thêm các hiệu ứng khác

bằng các gói hiệu ứng trong kho phần mềm.

- Kết nối mạng: Các thiết lập kết nối mạng cho Mạng dây và Mạng không dây.

Hình 69: Kết nối mạng.

- Thẻ Dây: Các kết nối mạng sử dụng dây mạng.

- Thẻ Không dây: Các kết nối mạng sử dụng không dây (wireless).

- Thẻ Băng thông rộng di động: Các kết nối sử dụng mạng di động có băng

thông lớn (ví dụ 3G).

- Thẻ VPN: Dùng cho các kết nối mạng riêng ảo.

Page 40: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

40

- Thẻ DSL: Dùng cho kết nối theo dạng Kênh thuê bao số.

Trong trường hợp máy tính có nhiều hơn một card mạng, để nhận thiết bị này ấn

vào nút Thêm. Nút này cũng có thể dùng cho việc thêm một cấu hình kết nối mạng

(dùng nhiều kiểu cấu hình thủ công khác nhau như sử dụng 2 địa chỉ IP tĩnh). Sau khi

thêm có thể tiến hành xóa và sửa thông qua 2 nút Xóa và Sửa.

√ Lưu ý: Để có thể sử dụng USB 3G trong Ubuntu, có thể thực hiện như sau

(trường hợp đối với USB D-com 3G của Viettel):

- Cắm USB 3G vào cổng USB, xuất hiện thư mục có chứa bộ cài đặt:

Hình 70: Thư mục chứa bộ cài đặt D-com 3G.

- Nháy chuột vào thư mục D-com 3G để mở thư mục cài đặt dành cho Linux:

Hình 71: Thư mục chứa bộ cài Linux.

Page 41: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

41

- Sao chép bộ cài này vào thư mục /tmp:

Hình 72: Thư mục cài đặt được chép vào /tmp.

- Vào Ứng dụng bổ trợ \ Cửa sổ dòng lệnh để mở phần mềm Terminal. Đánh

dòng lệnh:

cd /tmp/Linux

vào cửa sổ dòng lệnh. Nhấn Enter.

Hình 73: Dòng lệnh “cd /tmp/Linux”.

- Đánh dòng lệnh:

chmod +x install

vào cửa sổ dòng lệnh sau đó ấn Enter.

Page 42: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

42

Hình 74: Dòng lệnh “chmod +x install”.

- Đánh dòng lệnh:

bash install

vào cửa sổ dòng lệnh. Xuất hiện dấu nhắc hỏi nhập mật khẩu của người dùng. Tiến

hành nhập mật khẩu của người dùng vào (lưu ý khi nhập mật khẩu sẽ không có ký tự

nào được hiện ra mà vẫn chỉ là dòng trắng nên cần nhập chính xác). Ấn Enter:

Hình 75: Dòng lệnh “bash install”.

- Sau khi mật khẩu được xác nhận, xuất hiện dấu nhắc hỏi thư mục sẽ cài vào.

Nhấn Enter để xác nhận thư mục cài đặt:

Page 43: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

43

Hình 76: Xác nhận thư mục cài đặt vào.

- Toàn bộ driver của USB 3G sẽ được tự động cài đặt. Chờ cho đến khi phần

mềm kết nối tự động hiện ra và cửa sổ dòng lệnh Terminal có dòng “Finished, press

any key to exit”. Nhấn phím bất kỳ để kết thúc cài đặt.

Hình 77: Kết thúc cài đặt.

- Để bắt đầu sử dụng USB 3G nháy chuột vào nút Kết nối.

- Đối với các loại USB của các nhà mạng khác, cách cài đặt có thể tra cứu trên

trang chủ của các nhà cung cấp hoặc có thể liên hệ với nhà cung cấp để được trợ giúp.

- Màn hình (Monitor): Các tùy chỉnh màn hình như độ phân giải, tỉ lệ cập nhật

(refresh) cũng như góc xoay màn hình.

Page 44: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

44

Hình 78: Màn hình.

Để có thể kết nối máy tính với máy chiếu (Projector), nháy vào nút Phát hiện

màn hình sau khi đã cắm cáp kết nối giữa máy tính và máy chiếu. Sau khi Ubuntu

phát hiện ra có máy chiếu có thể lựa chọn kết nối thông qua lựa chọn Hiển thị hình

ảnh giống nhau trên mọi màn hình.

Để kết nối với máy chiếu cũng có thể sử dụng các phím tắt trên bàn phím (đặc

biệt là máy tính xách tay) bằng cách nhấn tổ hợp phím Fn và phím chức năng có hình

máy chiếu (thông thường phím chức năng này khác nhau giữa các hãng máy tính).

- Phím tắt: Các tùy chỉnh phím tắt để tiết kiệm thời gian thao tác.

Hình 79: Phím tắt.

- Quản lý điện năng: Các tùy chỉnh về điện năng, rất quan trọng trong trường

hợp máy tính là máy tính xách tay.

Hình 80: Quản lý điện năng.

Page 45: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

45

- Tài khoản nhắn tin: Thiết lập tài khoản để nhắn tin (chat) và gọi điện.

Hình 81: Tài khoản nhắn tin.

Để sử dụng chức năng này chọn Có, tôi sẽ điền thông tin tài khoản ngay bây

giờ sau đó chọn Tiếp và thực hiện theo hướng dẫn của hộp thoại.

- Giới thiệu thông tin cá nhân: Các tùy chỉnh thông tin cá nhân của người sử

dụng như địa chỉ, liên hệ … và cả chức năng Thay đổi mật khẩu.

Hình 82: Giới thiệu thông tin cá nhân.

- Các chương trình khởi động: Tùy chỉnh chương trình nào được khởi động

cùng với máy. Để thêm chương trình tự động khởi động cùng máy chọn nút Thêm và

chọn đến chương trình mong muốn.

Hình 83: Các chương trình khởi động.

Page 46: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

46

- Ứng dụng ưa thích: Tùy chỉnh các ứng dụng ưa thích và mặc định (khi mở

một tệp tin, phần mềm nào sẽ được mặc định để mở tệp tin đó)

Hình 84: Ứng dụng ưa thích.

5.3. Cài đặt máy in.

Hình 85: Máy in.

Cài đặt và thiết lập máy in như lựa chọn máy in mặc định, thêm máy in mới. Để

thêm máy in mới, nháy chuột trái vào nút “Thêm” sẽ hiện ra cửa sổ sau:

Hình 86: Tìm máy in.

Chọn “Find Network Printer” để tìm máy in trong hệ thống mạng.

Page 47: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

47

6. Các ứng dụng tích hợp sẵn trong Ubuntu.

6.1. Ứng dụng nghe nhạc, xem phim.

Để vào các ứng dụng nghe nhạc, xem phim thực hiện chọn Ứng dụng \ Âm

thanh và Phim.

Hình 87: Ứng dụng nghe nhạc, xem phim.

a. Bộ phát nhạc Rhythmbox

Bộ phát nhạc Rhythmbox là ứng dụng mặc định của Ubuntu, có giao diện khá

đơn giản, dễ điều khiển, ngoài ra còn có tính năng tự động tìm kiếm và xây dựng thư

viện nhạc số dựa trên các tệp tin đa phương tiện có sẵn trong máy.

Hình 88: Cài plugin MP3.

Để sử dụng Rhythmbox, trước tiên phải cài các ứng dụng phụ (plugin) để có thể

chạy được các tệp tin MP3. Để cài chọn nút “Cài plugin MP3” để tiến hành cài

plugin.

Sau khi plugin đã được cài xong, giao diện sử dụng được thể hiện như sau:

Page 48: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

48

Hình 89: Giao diện Rhythmbox.

Để mở một tệp tin nhạc, chọn Nhạc \ Nhập tập tin \ ấn nút Mở.

Để mở nhiều tập tin âm thanh, chọn Nhạc \ Nhập thư mục \ ấn nút Mở.

Hình 90: Nhập thư mục.

Các nút điều khiển chơi nhạc của Rhythmbox như sau:

- Nút Chơi/Tạm dừng : Bắt đầu nghe nhạc. Nút này đồng thời kiêm

chức năng dừng nhạc khi đang nghe.

- Nút Phát bài nhạc trước đó : Phát bài nhạc trước đó trong danh sách.

- Nút Phát bài nhạc kế tiếp : Phát bài nhạc kế tiếp trong danh sách nhạc.

- Nút Quay vòng : Chơi lại bài đầu tiên sau khi chơi tất cả các bài.

- Nút Ngẫu nhiên : Chơi nhạc theo thứ tự ngẫu nhiên

- Nút Hiệu ứng thị giác : Chạy các hiệu ứng hình ảnh khi chơi nhạc.

Page 49: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

49

- Nút Âm lượng : Điều chỉnh âm lượng khi chơi nhạc.

b. Bộ phát phim

Hình 91: Giao diện Totem.

Bộ phát phim mặc định của Ubuntu là Totem. Bộ phát phim này hỗ trợ hầu hết

các định dạng phim hiện có.

Để mở một tập tin phim, chọn Phim \ Mở \ chọn nút Thêm.

Hình 92: Mở một tập tin phim.

Một số nút chức năng của Totem như sau:

- Nút Phim trước : Xem tập tin phim trước đó trong danh sách.

- Nút Phim kế : Xem tập tin phim tiếp theo trong danh sách.

- Nút Phát/Tạm dừng : Bắt đầu xem phim hoặc tạm dừng.

- Nút Toàn màn hình : Xem phim với chế độ toàn màn hình.

- Nút Thêm : Thêm tập tin phim vào danh sách.

Page 50: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

50

6.2. Xử lý đồ họa.

Để vào các ứng dụng xử lý đồ họa thực hiện vào Ứng dụng \ Đồ họa.

Hình 93: Ứng dụng xử lý đồ họa.

a. Bộ quản lý ảnh F-Spot

Để nhập ảnh vào ứng dụng, chọn Nhập \ Chọn thư mục sau đó trỏ vào thư mục

chứa ảnh. Để bắt đầu quá trình nhập ảnh, chọn nút Nhập.

Hình 94: Nhập ảnh vào F-Spot.

Sau khi nhập ảnh có thể tiến hành một số chức năng quản lý ảnh như sau:

Page 51: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

51

Hình 95: Các chức năng F-Spot.

- Nút Nhập: Thêm ảnh vào quản lý.

- Nút Duyệt: Duyệt đồng thời nhiều ảnh chụp.

- Nút Sửa hình: Tiến hành sửa hình ảnh thông qua một số công cụ có sẵn ở phía

bên trái như Xén, Giảm mắt đỏ, Giảm bão hòa ...

- Nút Toàn màn hình: Xem ảnh chụp trên toàn màn hình.

- Nút Trình diễn: Xem ảnh chụp dạng trình diễn (Slideshow).

b. Quét đơn giản

Đây là ứng dụng quét ảnh dạng đơn giản được tích hợp sẵn vào Ubuntu. Để sử

dụng ứng dụng này, máy tính cần kết nối với máy quét.

Hình 96: Các chức năng quét.

Các chức năng của ứng dụng Quét đơn giản như sau:

- Nút Quét: Tiến hành quét tập văn bản hay hình ảnh.

- Nút Lưu: Tiến hành lưu tập tin vào máy.

- Nút Xén: Cắt xén hình ảnh theo kích thước cần chọn.

Page 52: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

52

6.3. Ứng dụng bổ trợ khác.

Để vào các ứng dụng bổ trợ, thực hiện vào Ứng dụng \ Tiện ích bổ trợ.

Hình 97: Các ứng dụng bổ trợ.

- Bàn tính: Công cụ tính toán có các chế độ tính từ đơn giản đến các chế độ cao

cấp như tài chính, khoa học, lập trình …

- Bộ phân tích cách sử dụng đĩa: Ứng dụng phân tích các thông số lưu trữ ổ đĩa

như dung lượng còn trống, dung lượng đã sử dụng, dung lượng từng thư mục.

- Bộ soạn thảo văn bản Gedit: Bộ soạn thảo đáp ứng nhu cầu soạn thảo đơn

giản (giống như Notepad của Microsoft Windows).

- Bộ tạo đĩa CD/DVD: Ứng dụng có chức năng ghi dữ liệu được chọn ra đĩa CD

và DVD.

- Chụp màn hình: Ứng dụng cho phép chụp màn hình đang thao tác.

- Cửa sổ dòng lệnh: Ứng dụng cho phép thực hiện các lệnh thi hành trên giao

diện dòng lệnh (command line).

- Ghi chú Tomboy: Ứng dụng để ghi chú dưới dạng các mảnh giấy nhỏ (note).

- Quản lý công việc in: Quản lý các tiến trình in đang thực hiện.

- Tìm kiếm tập tin: Công cụ tìm kiếm các tập tin và thư mục (giống công cụ

Tìm kiếm (Search) của Microsoft Windows).

Page 53: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

53

ĐỀ MỤC 2: Bộ gõ tiếng Việt Unikey

Sau khi hoàn thành nội dung này, người sử dụng nắm được:

Cách tải và cài đặt Unikey.

Cách khởi động và kết thúc Unikey.

Cách cấu hình tự khởi động Unikey.

Cách chuyển chế độ gõ tiếng Việt.

Cách gõ tiếng Việt có dấu.

Cách định nghĩa gõ tắt.

Cách chuyển đổi bảng mã tiếng Việt.

1. Tải và cài đặt Unikey.

Để tải bộ cài của Unikey có thể truy cập vào một trong các địa chỉ sau:

- http://unikey.vn/vietnam/#nav4

- http://unikey.org/bdownload.php

Để cài đặt Unikey tiến hành các bước sau:

- Bước 1: Nháy đúp chuột vào file cài đặt Unikey sau khi tải về, sau đó chọn Next.

- Bước 2: Chọn I accept the agreement (Tôi đồng ý các điều khoản cam kết)

sau đó chọn Next.

- Bước 3: Kiểm tra thư mục cài đặt sau đó chọn Next.

Hình 98: Cài đặt Unikey Bước 3.

Page 54: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

54

- Bước 4: Chọn Next.

- Bước 5: Chọn Next.

- Bước 6: Chọn Install và chờ quá trình cài đặt chuyển sang thông báo tiếp theo.

- Bước 7: Tích vào lựa chọn Launch Unikey (Chạy Unikey) và chọn Finish để

kết thúc quá trình cài đặt.

2. Khởi động và kết thúc Unikey.

Để khởi động Unikey có thể thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Unikey nằm trên màn hình.

- Cách 2: Từ thanh công cụ Taskbar, vào Start \ Programs \ Unikey.

Sau khi khởi động Unikey sẽ xuất hiện Bảng điều khiển sau:

Hình 99: Bảng điều khiển Unikey.

Để kết thúc Unikey thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Nháy phải chuột vào biểu tượng Unikey nằm trên thanh công cụ

Taskbar sau đó chọn Kết thúc.

Hình 100: Chuột phải vào Kết thúc.

- Cách 2: Chọn nút Kết thúc nằm trên Bảng điều khiển.

Page 55: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

55

Hình 101: Kết thúc Unikey.

3. Tự khởi động Unikey.

Để tự khởi động Unikey thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Vào Bảng điều khiển của Unikey, thực hiện chuột phải vào biểu

tượng Unikey và chọn Bảng điều khiển hoặc có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift +

F5 để bật Bảng điều khiển.

Hình 102: Chuột phải vào bảng điều khiển.

- Bước 2: Chọn Mở rộng để vào chức năng Tự khởi động.

Hình 103: Mở rộng chức năng Unikey.

- Bước 3: Chọn tích vào Khởi động cùng Windows để Unikey tự khởi động.

Trong trường hợp tự khởi động có thể bỏ chọn Bật hộp thoại này khi khởi động để

tiết kiệm thao tác tắt Bảng điều khiển mỗi khi Unikey khởi động.

Page 56: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

56

Hình 104: Khởi động cùng Windows.

4. Chuyển chế độ gõ tiếng Việt và tiếng Anh.

Để chuyển giữa chế độ gõ Tiếng Anh và chế độ gõ Tiếng Việt thực hiện một

trong các cách sau:

- Cách 1: Chuột trái vào biểu tượng Unikey trên thanh công cụ Taskbar để

chuyển giữa chế độ Tiếng Việt và Tiếng Anh .

- Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift hoặc Alt + Z để chuyển giữa hai chế

độ. Để lựa chọn tổ hợp phím thích hợp có thể chỉnh ở Bảng điều khiển.

Hình 105: Chuyển tiếng Việt - tiếng Anh.

5. Gõ tiếng Việt có dấu.

5.1. Kiểu gõ tiếng Việt.

Để gõ tiếng Việt có dấu cần lựa chọn kiểu gõ phù hợp với người dùng. Để thay

đổi các kiểu gõ thực hiện chuột phải vào biểu tượng Unikey trên thanh công cụ

Taskbar, sau đó chọn Kiểu gõ. Trong mục Kiểu gõ có các kiểu gõ như TELEX, VNI,

… Hai kiểu gõ thông thường được sử dụng là TELEX và VNI.

Page 57: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

57

Hình 106: Kiểu gõ.

5.2. Bảng mã gõ tiếng Việt.

Unikey có các chế độ gõ tiếng Việt bao gồm Unicode dựng sẵn, tiêu chuẩn Việt

Nam 3 (TCVN3 hay ABC), VNI Windows và các bảng mã khác như Unicode tổ hợp,

Vietnamese locale CP 1258 …

Hình 107: Bảng mã gõ tiếng Việt.

Để lựa chọn các bảng mã, nhấn chuột phải vào biểu tượng Unikey trên thanh

công cụ Taskbar sau đó chọn bảng mã thích hợp.

Page 58: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

58

6. Định nghĩa gõ tắt (Auto Text).

Tính năng này hỗ trợ gõ các từ hoặc cụm từ một cách nhanh chóng, ví dụ “cán

bộ công chức” có thể gõ tắt là “cbcc”.

Để thực hiện chế độ gõ tắt cần bật lựa chọn “Cho phép gõ tắt” trong Bảng điều

khiển của Unikey.

Hình 108: Lựa chọn Cho phép gõ tắt.

Trình tự thiết lập Gõ tắt như sau:

- Bước 1: Mở Bảng điều khiển \ Mở rộng và chọn Bảng gõ tắt.

- Bước 2: Thực hiện các thiết lập Gõ tắt như sau:

Hình 109: Bảng gõ tắt.

+ Ô Thay thế: Cụm từ được viết tắt.

+ Ô Bởi: Cụm từ đầy đủ

Page 59: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

59

+ Nút Thêm: Thêm cụm từ gõ tắt vào từ điển.

+ Nút Xóa: Xóa cụm từ khỏi từ điển.

+ Nút Sửa: Sửa cụm từ gõ tắt.

+ Nút Lưu: Lưu nhóm các cụm từ vào từ điển.

+ Nút Ngừng: Ngừng thêm từ gõ tắt vào từ điển.

+ Nút Chọn File: Chọn tệp tin lưu từ điển gõ tắt.

+ Nút File mặc định: Đưa từ điển trở lại trạng thái đầu tiên lúc mới cài.

√ Lưu ý: Dãy gõ tắt dài tối đa 15 ký tự, không dấu và phân biệt chữ hoa chữ

thường (ví dụ: CNtt khác với cntt).

7. Chuyển đổi bảng mã tiếng Việt.

7.1. Chuyển mã tệp tin sử dụng Unikey Toolkit.

Để sử dụng chức năng này thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Chuột phải vào biểu tượng Unikey trên thanh công cụ taskbar, sau đó

chọn Công cụ. Cách thứ 2 là nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6.

- Bước 2: Loại bỏ lựa chọn Chuyển mã clipboard để mở tính năng chuyển file.

Hình 110: Bỏ lựa chọn Chuyển mã clipboard.

- Bước 3: Lựa chọn bảng mã Nguồn. Bảng mã này phụ thuộc vào phông chữ đã

được soạn thảo, ví dụ như .VnTime bảng mã sẽ là TCVN3, Times New Roman bảng

mã sẽ là Unicode.

- Bước 4: Lựa chọn bảng mã Đích. Lưu ý có thể đảo trình tự giữa bảng mã

Nguồn và Đích thông qua nút .

Page 60: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

60

- Bước 5: Lựa chọn File nguồn bằng cách nhấn vào nút để lấy tệp tin cần

chuyển.

- Bước 6: Lựa chọn File đích bằng cách nhấn vào nút để đặt tên và vị trí

tệp tin mới sau khi chuyển mã.

- Bước 7: Nhấn nút để bắt đầu quá trình chuyển mã.

- Bước 8: Chọn Đóng để tắt Unikey Toolkit.

√ Lưu ý: Công cụ Unikey Toolkit chỉ hỗ trợ tệp tin có định dạng .txt hoặc .rtf.

7.2. Chuyển mã Clipboard.

Để thực hiện chức năng này chọn bật Chuyển mã Clipboard ở trong giao diện

Unikey Toolkit (xem mục 7.1)

Trình tự thực hiện chuyển mã Clipboard như sau:

- Bước 1: Đánh dấu và sao chép đoạn văn bản cần chuyển mã vào Clipboard bằng

cách bôi đen đoạn văn bản sau đó chuột phải chọn Cut hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + X.

- Bước 2: Chọn bảng mã Nguồn.

- Bước 3: Chọn bảng mã Đích.

- Bước 4: Nhấn vào nút để bắt đầu quá trình chuyển mã.

- Bước 5: Dán văn bản trở lại vị trí cũ bằng cách chọn chuột phải và chọn Paste

hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.

√ Lưu ý: Nếu bảng mã Nguồn và Đích không cần thay đổi, có thể sử dụng chức

năng Chuyển mã nhanh bằng các thao tác sau:

- Bước 1: Đánh dấu và sao chép đoạn văn bản cần chuyển mã vào Clipboard bằng

cách bôi đen đoạn văn bản sau đó chuột phải chọn Cut hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + X.

- Bước 2: Nháy chuột phải vào biểu tượng Unikey trên thanh công cụ taskbar và

chọn Chuyển mã nhanh hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F9. Xuất hiện thông

báo Successfully Convert, chọn OK.

- Bước 3: Dán văn bản trở lại vị trí cũ bằng cách chọn chuột phải và chọn Paste

hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.

Page 61: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

61

ĐỀ MỤC 3: Bộ phần mềm văn phòng OpenOffice

Sau khi hoàn thành nội dung này, người sử dụng nắm được:

Cách sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Writer.

Cách sử dụng phần mềm bảng tính điện tử Calc.

Cách sử dụng phần mềm trình diễn Impress.

1. Tải và cài đặt OpenOffice

OpenOffice.org (OOo) hay gọi tắt là OpenOffice là bộ trình ứng dụng văn

phòng mã nguồn mở miễn phí, được xây dựng trên phiên bản StarOffice mã nguồn

mở của Sun Microsystems. OpenOffice có thể chạy trên các hệ điều hành Windows

(đòi hỏi phải có Java Runtime Environment), Solaris và Linux. Phiên bản mới nhất

của OpenOffice cho phép đọc/ghi các định dạng file của MS Office khá hoàn hảo.

Các thành phần cơ bản của OpenOffice:

- Writer (trình soạn thảo văn bản có tính năng tương tự như Microsoft Word).

- Calc (trình bảng tính tương tự như Microsoft Excel).

- Draw (trình đồ họa cơ bản, tương tự Microsoft Visio).

- Impress (trình soạn thảo trình diễn, tương tự PowerPoint).

- Base (trình quản trị cơ sở dữ liệu, tương tự Microsoft Access).

- Math (trình viết công thức toán, tương tự Microsoft Equation Editor).

Trong giới hạn của tài liệu này, bộ phần mềm OpenOffice được giới thiệu có

phiên bản 3.3, được cài đặt và sử dụng trên môi trường Windows XP.

Để cài đặt OpenOffice thực hiện các bước sau:

- Tải phần mềm OpenOffice từ trang: http://www.openoffice.org/

- Chạy tệp tin cài đặt sẽ xuất hiện hộp thoại:

Page 62: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

62

Hình 111: Cài đặt OpenOffice bước 1.

- Chọn Next.

Hình 112: Cài đặt OpenOffice bước 2.

- Chọn Unpack.

Hình 113: Cài đặt OpenOffice bước 3.

- Chọn Next.

Page 63: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

63

Hình 114: Cài đặt OpenOffice bước 4.

- Điền tên người dùng trong mục Username và tên cơ quan, tổ chức trong mục

Organization sau đó chọn Next.

Hình 115: Cài đặt OpenOffice bước 5.

- Chọn Next.

Hình 116: Cài đặt OpenOffice bước 6.

- Chọn Install.

Page 64: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

64

Hình 117: Cài đặt OpenOffice bước 7.

Chọn Finish để kết thúc.

2. Trình soạn thảo văn bản Writer.

2.1. Môi trường làm việc của Writer.

2.1.1. Thiết lập Writer.

Các nội dung cài đặt này cũng là những cài đặt chung cho OpenOffice và đặc

biệt quan trọng trong việc sử dụng Writer.

Các cài đặt này xuất hiện khi lần đầu tiên khởi động OpenOffice, bao gồm

thông tin về người sử dụng và các thông số thiết lập.

Để hoàn tất các cài đặt này thực hiện theo những bước sau:

- Bước 1: Chọn Next để tiếp tục.

- Bước 2: Điền các thông tin cá nhân để thể hiện trong văn bản:

+ First Name: Tên.

+ Last Name: Họ

+ Initials: Viết tắt

Hình 118: Cài đặt bước 2.

Page 65: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

65

- Bước 3: Chọn tích vào Check for updates automatically (Tự động kiểm tra

các phiên bản cập nhật) rồi chọn Next.

- Bước 4: Đây là bước để đăng ký tham gia vào cộng đồng OpenOffice. Trong

trường hợp chưa muốn đăng ký ngay, có thể chọn mục I want to register later (Tôi

muốn đăng ký sau) sau đó chọn Finish.

2.1.2. Khởi động, thoát Writer.

a. Khởi động Writer

Có nhiều cách để khởi động phần mềm soạn thảo Writer như sau:

- Cách 1: Vào Start \ Programs \ OpenOffice.Org 3.3 \ OpenOffice.Org

Writer.

- Cách 2: Vào Start \ Programs \ OpenOffice.Org 3.3 \ OpenOffice.Org sau đó

chọn Text Document.

- Cách 3: Bấm đúp chuột lên biểu tượng của OpenOffice.Org 3.3 trên Desktop.

Hình 119: Khởi động Writer.

- Cách 4: Nếu OpenOffice Writer là phần mềm mặc định để xử lý văn bản,

muốn mở nhanh một tệp văn bản gần đây nhất trên máy tính đang làm việc, có thể

chọn Start \ Documents, chọn tên tệp văn bản (Writer) cần mở. Khi đó Writer sẽ

khởi động và mở ngay tệp văn bản vừa chỉ định.

b. Thoát khỏi Writer

Để thoát khỏi Writer có thể thực hiện theo những cách sau:

- Cách 1: Nhấn vào biểu tượng Thoát ở mép trên bên phải của cửa sổ Writer.

- Cách 2: Chọn File sau đó chọn Exit ở dưới cùng của thực đơn.

- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Q.

Page 66: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

66

2.1.3. Các thanh công cụ.

Các thanh công cụ của Writer gồm những thành phần sau:

- Thanh tiêu đề (Title): Hiển thị tên chương trình OpenOffice (ví dụ Writer,

Impress …) và tên tài liệu đang soạn thảo.

- Thanh trình đơn (Menu): Chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Writer

trong khi làm việc.

- Thanh công cụ chuẩn (Standard): Chứa các biểu tượng của các lệnh thường

dùng như cắt, dán, sao chép ...

- Thanh công cụ định dạng (Formatting): Chứa các biểu tượng của các lệnh

định dạng cho văn bản.

- Thanh thước kẻ (Ruler): Gồm 2 thước dọc và ngang bao viền trang văn bản

dùng để chỉnh lề và thiết lập các tab cho văn bản.

- Thanh trạng thái (Status): Hiện thị các trạng thái làm việc như đang soạn thảo

ở trang nào, kiểu ngôn ngữ soạn thảo, chức năng của phím Insert trên bàn phím.

- Thanh cuộn (Scroll): Các thanh này nằm ở bên phải và phía dưới cửa sổ

Writer, bên trong có các mũi tên cuộn dùng để di chuyển tài liệu lên hoặc xuống hoặc

sang phải hoặc sang trái.

Hình 120: Các thanh công cụ.

Page 67: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

67

2.1.4. Tạo mới, mở và lưu tài liệu.

a. Tạo mới một tài liệu

Để tạo một tài liệu mới trong bộ soạn thảo Writer thực hiện những cách sau:

- Cách 1: Vào File \ New \ Text Document.

- Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng New trên thanh công cụ.

- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+N.

b. Mở một tài liệu

Writer không chỉ mở được những tài liệu được tạo ra bằng chương trình (có đuôi

.odt), mà còn cả những tài liệu được tạo ra bằng chương trình Microsoft Word (tệp

.doc và .docx).

Để mở một tài liệu Writer đã có trên đĩa, thực hiện một trong các cách sau đây:

- Cách 1: Vào File \ Open.

- Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Open trên thanh công cụ.

- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+O.

Sau khi dùng một trong những cách trên, hộp hội thoại Open xuất hiện:

Hình 121: Hộp thoại Open.

- Trong hộp Look in chọn tên ổ đĩa.

- Bấm đúp chuột vào biểu tượng thư mục chứa tài liệu cần mở.

- Nhấn chọn tài liệu cần mở.

Page 68: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

68

c. Lưu tài liệu

Mỗi tài liệu phải được lưu lên đĩa với một tệp tin có phần mở rộng .odt. Thường

thì các tệp tài liệu sẽ được lưu vào thư mục C:\My Documents trên ổ đĩa cứng.

Để ghi tài liệu đang làm việc lên đĩa, có thể thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Vào File \ Save.

- Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ.

- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S.

Trường hợp văn bản là văn bản mới, hộp hội thoại Save As xuất hiện:

Hình 122: Hộp thoại Save.

- Trong hộp Save in chọn tên ổ đĩa để lưu tài liệu mới.

- Bấm đúp chuột vào biểu tượng thư mục để mở thư mục muốn lưu tài liệu mới.

- Nhập tên tài liệu mới vào hộp File name.

- Bộ soạn thảo Writer luôn mặc định sẵn phần mở rộng của văn bản là Open

Document Text (.odt). Khi muốn lưu văn bản ở dạng mở rộng khác như .doc; .txt;

.html… thì nhấn chuột vào mũi tên bên phải của hộp hội thoại Save as type và chọn

dạng mở rộng mong muốn.

Nếu văn bản đã được ghi vào một tệp, khi thực hiện lệnh Save, tất cả những sự

thay đổi trên văn bản sẽ được ghi lại lên đĩa.

2.1.5. Tùy chọn định dạng tài liệu.

OpenOffice Writer có rất nhiều định dạng tùy chọn cho tài liệu. Các định dạng

bao gồm định dạng của Writer có đuôi .odt, .ott, .sxw, .stw; các định dạng của

Microsoft Word như .doc, .rtf; định dạng text cơ bản như .txt và định dạng .html …

Page 69: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

69

Hình 123: Định dạng tài liệu.

Các định dạng này sẽ được lựa chọn khi lưu một tài liệu mới (xem mục c phần

1.1.4) hoặc khi muốn lưu một văn bản đã có sang một định dạng khác hoặc tên khác.

Để thực hiện lưu một văn bản đã có sang một định dạng khác thực hiện theo các

cách dưới đây:

- Cách 1: Trên thực đơn chính chọn File \ Save As.

- Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + S.

Sau khi thực hiện 1 trong 2 cách trên hộp hội thoại sẽ mở ra:

Hình 124: Hộp thoại Save As.

- Trong hộp Save in chọn tên ổ đĩa để lưu tài liệu mới.

- Bấm đúp chuột vào biểu tượng thư mục để mở thư mục muốn lưu tài liệu mới.

Page 70: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

70

- Nhập tên tài liệu mới vào hộp File name.

- Nhấn chuột vào mũi tên bên phải của hộp hội thoại Save as type và chọn định

dạng tài liệu mở rộng mong muốn.

2.1.6. Kết xuất tài liệu sang dạng .PDF

OpenOffice Writer cho phép kết xuất một tài liệu sang định dạng .PDF ngay

trên phần mềm mà không phải sử dụng một công cụ bên ngoài nào khác.

Để kết xuất một tài liệu sang định dạng .PDF thực hiện theo các bước sau:

- Mở tài liệu muốn xuất ra dạng tệp .PDF.

- Nhấn chuột vào biểu tượng Export directly as PDF trên thanh công cụ.

- Nhập tên cho văn bản trong hộp File name của màn hình hộp hội thoại Export.

2.2. Soạn thảo văn bản.

2.2.1. Các thao tác soạn thảo cơ bản.

a. Di chuyển trong tài liệu

Các thao tác dùng chuột di chuyển trong tài liệu như sau:

- Dùng thanh cuộn để cuộn đến vị trí mong muốn.

- Nhấn chuột vào vị trí mong muốn di chuyển đến.

Các thao tác sử dụng phím di chuyển trong tài liệu như sau:

- Để sang phải hoặc trái một ký tự hoặc lên hay xuống một dòng: Sử dụng 4

phím mũi tên.

- Để về đầu hay cuối dòng: Sử dụng phím Home và End.

- Để lên đầu màn hình hay xuống cuối màn hình: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Page

Up hoặc Ctrl+Page Down.

- Để về đầu tài liệu hoặc xuống cuối tài liệu: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Home hoặc

Ctrl+End.

Các thao tác phóng to, thu nhỏ tài liệu như sau:

- Nhấn chuột vào biểu tượng Zoom trên thanh công cụ rồi giữ chuột sau đó

chọn phần trăm thích hợp.

- Kéo thanh trượt trên thanh Zoom tại góc dưới bên phải màn hình.

Hình 125: Thanh công cụ phóng to/thu nhỏ.

Page 71: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

71

b. Hiệu chỉnh văn bản

Các thao tác chọn trong văn bản như sau:

- Chọn một khối văn bản tùy ý: Nhấn giữ và kéo chuột qua khối văn bản đó.

- Chọn một hình: Nhấn chuột vào hình đó.

- Chọn nhiều dòng: Nhấn giữ và kéo chuột tại vùng của các dòng.

- Chọn một đoạn: Giữ phím Shift trong khi nhấn chuột tại điểm đầu và điểm cuối

của đoạn văn bản muốn chọn.

- Chọn toàn bộ văn bản: Giữ phím Shift trong khi nhấn chuột tại điểm đầu và

điểm cuối của văn bản, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+A.

Các thao tác xóa văn bản, hình ảnh như sau:

- Chọn văn bản hoặc hình ảnh muốn xóa rồi nhấn Delete.

Các thao tác chuyển đổi chữ hoa thành chữ thường và ngược lại như sau:

- Để chuyển chữ in thường thành chữ in hoa, vào thực đơn Format \ Change

Case \ Uppercase.

- Để chuyển chữ in hoa thành chữ in thường, vào thực đơn Format \ Change

Case \ Lowercase.

Các chức năng Hủy bỏ (Undo) và Trở lại tình trạng văn bản vừa hủy bỏ

(Redo) như sau:

- Để hủy bỏ thao tác vừa làm và trở lại tình trạng trước đó: Nhấn chọn biểu tượng

Undo trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Z.

- Để trở lại tình trạng văn bản vừa mới hủy bỏ: Nhấn chọn biểu tượng Redo

trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Y.

Các thao tác di chuyển và sao chép bằng cách kéo thả chuột như sau:

- Chọn đối tượng cần di chuyển hoặc sao chép.

- Di chuyển con trỏ chuột đến đối tượng vừa chọn, nhấn giữ chuột trái cho đến

khi xuất hiện mũi tên rỗng hướng trái thì kéo chuột đến vị trí mới rồi thả ra (trong

trường hợp sao chép thì nhấn giữ phím Ctrl trước khi thả chuột tại vị trí muốn sao

chép tới).

Các thao tác di chuyển và sao chép vùng đệm (Clipboard) như sau:

- Chọn đối tượng cần di chuyển hoặc sao chép.

Page 72: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

72

- Nhấn chuột vào biểu tượng Cut trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím

Ctrl+X. (Trong trường hợp sao chép thì nhấn chuột vào biểu tượng Copy trên

thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C).

- Đưa con trỏ chuột đến vị trí muốn dán rồi nhấn chuột vào biểu tượng Paste

trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.

2.2.2. Định dạng ký tự.

a. Phông và cỡ chữ

Để định dạng ký tự trong văn bản có thể làm một trong các cách sau:

- Cách 1: Sử dụng thanh công cụ định dạng.

+ Chọn khối văn bản muốn định dạng.

+ Nhấn chọn các biểu tượng định dạng ký tự mong muốn trên thanh công cụ

định dạng.

+ Font : Nhấn vào mũi tên bên phải của hộp này để chọn

phông chữ.

+ Size : Nhấn vào mũi tên bên phải hộp này để chọn cỡ chữ.

+ Bold : Nhấn chuột vào biểu tượng này để in đậm ký tự.

+ Italic : Nhấn chuột vào biểu tượng này để in nghiêng ký tự.

+ Underline : Nhấn chuột vào biểu tượng này để gạch chân ký tự.

- Cách 2: Sử dụng hộp thoại Character.

+ Chọn khối văn bản muốn định dạng.

+ Vào Format \ Character, xuất hiện hộp hội thoại sau:

Hình 126: Hộp thoại Character.

Page 73: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

73

+ Nhấn chọn thẻ Font.

+ Chọn phông chữ ở trong hộp Font.

+ Chọn cỡ chữ trong hộp Size.

+ Chọn kiểu hiển thị ký tự trong hộp Typeface.

+ Chọn OK để kết thúc.

b. Màu chữ, màu nền văn bản

Để chọn màu sắc chữ cho đoạn văn bản thực hiện các thao tác sau:

- Chọn đoạn văn bản cần chọn màu chữ cho các ký tự.

- Nhấn chuột vào biểu tượng Font color trên thanh công cụ để xuất hiện

bảng màu.

Hình 127: Bảng màu.

Để chọn màu nền văn bản, thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Sử dụng thanh thực đơn.

+ Chọn đoạn văn bản cần tô nền.

+ Vào Format \ Paragraph, chọn thẻ Màu nền (Background), khi đó xuất

hiện hộp hội thoại sau:

Hình 128: Hộp hội thoại Màu nền (Background).

Page 74: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

74

Tại khung As, chọn Color hoặc Graphic:

+ Color: Chọn màu trong bảng màu tại khung Background color để làm

nền cho đoạn văn bản.

+ Graphic: Chọn hình bất kỳ để làm nền cho đoạn văn bản. Sau khi chọn

Graphic sẽ xuất hiện hộp hội thoại sau:

Hình 129: Hộp thoại Graphic.

+ File: Nhấn chuột vào nút Browse để chọn đường dẫn tới thư mục chứa

hình muốn chèn vào làm nền cho đoạn văn bản.

+ Type: Xác định kiểu chèn hình nền vào đoạn văn bản, trong đó chọn

Position rồi nhấn chọn nút điểm vị trí cần chèn hình nền trong đoạn văn

bản; chọn Area nếu muốn chèn hình nền phủ toàn bộ không gian của đoạn

văn bản; chọn Tile nếu muốn chèn hình nền theo kiểu lợp ngói, không gian

văn bản đủ rộng để chứa được bao nhiêu hình nền cần chèn thì sẽ có bấy

nhiêu hình nền xuất hiện trên đoạn văn bản đó sau khi chọn mục này.

+ Chọn OK để kết thúc.

- Cách 2: Sử dụng thanh công cụ.

+ Chọn đoạn văn bản cần tạo màu nền.

+ Nhấn chuột vào biểu tượng Background color trên thanh công cụ.

Một bảng màu xuất hiện cho phép chọn lựa:

Hình 130: Hộp thoại màu nền (Background).

Page 75: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

75

+ Có thể chọn loại màu nền phù hợp bằng cách nhấn chuột lên ô màu cần

chọn, nếu chọn No Fill màu nền sẽ là không có màu.

2.2.3. Định dạng đoạn văn bản.

a. Canh chỉnh lề đoạn văn bản

Để canh chỉnh lề có thể thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Sử dụng hộp thoại định dạng theo các bước sau:

+ Chọn đoạn văn bản cần định dạng.

+ Vào Format \ Paragraph, xuất hiện hộp hội thoại sau:

Hình 131: Hộp thoại định dạng lề.

+ Nhấn chọn thẻ Indents & Spacing để thiết lập các thông tin bao gồm:

Before text: Chọn khoảng cách thụt lề cả đoạn văn bản so với lề trái; After

text: Chọn khoảng cách thụt lề cả đoạn văn bản so với lề phải; First line:

Chọn khoảng cách thụt lề của dòng đầu tiên trong đoạn.

+ Nhấn chọn thẻ Alignment, tại khung Options chọn Left: Canh văn bản

về bên trái; Right: Canh văn bản về bên phải; Center: Canh văn bản vào

giữa; Justified: Canh đều hai bên.

+ Trong hộp Alignment, tại khung Text-to-text chọn một trong các lựa

chọn: Automatic: Tự động; Baseline: Đường thẳng cơ bản; Top: Phía trên;

Middle: Khoảng giữa; Bottom: Phía dưới.

+ Chọn OK để kết thúc.

Page 76: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

76

- Cách 2: Sử dụng thanh công cụ và thước theo các bước sau:

+ Canh văn bản như sau: Chọn văn bản; trên thanh công cụ, nhấn chuột vào

biểu tượng Align Left để canh trái, Align Right để canh phải,

Centered để canh giữa, Justified để canh đều hai bên.

+ Khoảng cách cho lề trái, lề phải như sau: Nhấn giữ chuột và kéo lề trên

thanh thước kẻ.

√ Lưu ý: Một số phím tắt để canh lề đoạn văn bản như sau:

+ Canh trái: Ctrl+L.

+ Canh giữa: Ctrl+E.

+ Canh phải: Ctrl+R.

+ Canh đều hai bên: Ctrl+J.

b. Thiết lập Bullets and Numbering

Để đánh dấu đầu dòng một đoạn văn bản (Bullets) thực hiện theo các bước sau:

- Chọn đoạn văn bản muốn tạo ký hiệu đầu đoạn.

- Vào Format \ Bullets and Numbering, xuất hiện hộp hội thoại Bullets and

Numbering:

Hình 132: Hộp thoại Bullets and Numbering.

- Chọn thẻ Bullets, nhấn chuột lên kiểu Bullet muốn thiết lập.

√ Lưu ý: có thể chọn một kiểu Bullet là các hình ảnh khác trong thẻ Graphics.

Lề đầu dòng đầu đoạn

Lề trái Lề phải

Page 77: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

77

Hình 133: Thẻ Graphic trong Bullets and Numbering.

Hình 134: Thẻ Option trong Bullets and Numbering.

- Để thiết lập các tùy chọn cho việc đánh dấu đầu dòng có thể thao tác như sau:

+ Chọn thẻ Options;

+ Thiết lập các tùy chọn về việc đánh dấu đầu dòng như mong muốn;

+ Chọn OK nếu muốn thực hiện các tùy chọn vừa thiết lập;

+ Chọn Remove nếu không muốn thực hiện các tùy chọn vừa thiết lập;

+ Chọn Reset nếu muốn trở lại định dạng ban đầu.

Để đánh số chỉ mục cho các tiêu đề tài liệu (Numbering) thực hiện như sau:

- Chọn đoạn văn bản muốn đánh số.

- Vào Format \ Bullets and Numbering.

- Chọn thẻ Numbering type như hình 135.

Page 78: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

78

Hình 135: Thẻ Numbering type.

- Thiết lập các thông tin về đánh số chỉ mục ở thẻ Numbering type.

- Chọn OK để thực hiện việc đánh số chỉ mục với những thông tin vừa thiết lập.

c. Thiết lập Tab

- Đặt các điểm canh cột – Tab: Theo ngầm định các điểm canh cột được đặt cách

nhau 0.5 inches (1,27 cm) bắt đầu từ lề.

- Các loại Tab:

+ Left tab : Nội dung gõ bắt đầu từ biên trái của Tab và di chuyển dần về

bên phải.

+ Right tab : Nội dung gõ bắt đầu từ biên phải của Tab và di chuyển dần

về bên trái.

+ Center tab : Nội dung gõ vào sẽ giãn đều ra hai bên của Tab.

+ Decimal tab (Tab thập phân): Nếu nội dung gõ là văn bản thì nội dung gõ

vào sẽ dịch chuyển sang bên trái. Nếu nội dung gõ vào có dấu chấm thập

phân thì dấu thập phân đó sẽ được đặt vào vị trí trung tâm của điểm dừng

Tab.

- Cách đặt Tab:

+ Nhấn chuột vào biểu tượng Tab Alignment nằm bên trái thước ngang

cho đến khi nào chọn được loại Tab cần sử dụng.

Hình 136: Vị trí Tab.

Vị trí Tab

Page 79: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

79

+ Trên thanh thước kẻ nhấn chuột tại vị trí muốn đặt Tab.

+ Muốn thiết lập các thông tin cho các điểm dừng Tab, vào Format \

Paragraph, chọn thẻ Tabs.

Hình 137: Thẻ Tab trong Paragraph.

+ Trong khung Position chọn vị trí của Tab muốn đặt dấu dẫn đầu.

+ Trong khung Type chọn loại Tab cần đặt.

+ Trong khung Fill character chọn kiểu dấu dẫn đầu.

+ Để chọn thêm vị trí Tab chọn New.

+ Chọn OK để kết thúc.

d. Soạn thảo công thức toán học

Để soạn thảo một công thức toán học thực hiện các bước sau:

- Chọn vị trí cần chèn công thức toán học vào trong tài liệu.

- Vào Insert \ Object \ Formula.

Hình 138: Công thức toán học.

- Tiến hành nhập các công thức cần thiết.

Page 80: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

80

2.2.4. Tìm kiếm và thay thế văn bản.

Tính năng Tìm kiếm và thay thế (Find & Replace) trong Writer giúp tìm kiếm

văn bản, đồng thời giúp thay thế một cụm từ bởi một cụm từ mới trong trường hợp văn

bản quá dài hoặc có quá nhiều từ cần thay thế.

a. Tìm kiếm văn bản

Để tìm kiếm một cụm từ trong văn bản, thực hiện các bước sau:

- Chọn vùng văn bản muốn tìm kiếm, nếu không lựa chọn một vùng văn bản,

Writer sẽ thực hiện tìm kiếm trên toàn bộ tài liệu.

- Vào Edit \ Find & Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+F để hộp hội thoại

Find & Replace xuất hiện:

Hình 139: Hộp thoại Find and Replace.

- Gõ từ cần tìm kiếm vào mục Search for.

- Thiết lập các tuỳ chọn tìm kiếm như sau:

+ Match case: Tìm kiếm ký tự, từ hay cụm từ trong đó có phân biệt chữ hoa

và chữ thường.

+ Whole words only: Tìm kiếm từ hay cụm từ trong đó không phân biệt

chữ thường hay chữ hoa.

- Chọn Find để con trỏ tự động chạy đến vị trí văn bản chứa cụm từ cần tìm.

b. Thay thế văn bản

Để thực hiện thay thế cụm từ trong văn bản thực hiện các bước sau:

- Vào Edit \ Find & Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+F để hộp hội thoại

Find & Replace xuất hiện.

- Thiết lập thông tin về cụm từ cần tìm và cụm từ sẽ thay thế.

Page 81: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

81

Hình 140: Hộp thoại Find & Replace.

+ Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào mục Search for, ví dụ: “CNTT”.

+ Gõ cụm từ thay thế ở mục Replace with, ví dụ: “Công nghệ thông tin”.

+ Chọn Find để tìm đến vị trí văn bản chứa cụm từ cần tìm. Khi tìm thấy, có

thể chọn Replace để thay thế cụm từ tìm được bởi cụm từ mới đã chỉ định ở

mục Replace with, hoặc chọn Replace All để tự động thay thế toàn bộ các

cụm từ có thể tìm được.

2.2.5. Chèn ký tự đặc biệt, đánh số trang.

a. Chèn ký tự đặc biệt

Special Character là một tính năng của Writer cho phép chèn các ký tự đặc biệt

vào văn bản. Để thực hiện chèn ký tự đặc biệt vào văn bản thực hiện các bước sau:

- Chọn vị trí cần đặt ký tự đặc biệt.

- Vào Insert \ Special Characters, hộp hội thoại Special Characters xuất hiện:

Hình 141: Hộp thoại Special Character.

- Chọn ký tự cần chèn bằng cách bấm đúp chuột vào biểu tượng của ký tự đó

hoặc nhấn vào ký tự cần chèn rồi chọn OK.

Page 82: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

82

b. Đánh số trang

Để có thể đánh số trang, trước tiên phải bật thiết lập Tiêu đề cuối trang

(Footer). Để bật thiết lập này có thể thực hiện một trong hai cách sau:

- Cách 1: Sử dụng thực đơn Insert.

+ Vào Insert \ Footer \ Default, xuất hiện khung ở cuối trang như sau:

Hình 142: Khung Tiêu đề cuối trang (Footer).

+ Nhập nội dung tiêu đề cuối trang vào khung này.

- Cách 2: Sử dụng thực đơn Format.

- Vào Format \ Page, chọn thẻ Footer, xuất hiện hộp hội thoại Footer:

Hình 143: Thẻ Footer trong hộp thoại Page.

+ Tích chọn ô Footer on.

+ Thiết lập các thông số về khoảng cách, lề, độ cao.

+ Chọn OK.

Sau khi bật thiết lập Footer, để đánh số trang thực hiện như sau:

- Nháy chuột vào khung Tiêu đề cuối trang (Footer).

- Vào Insert \ Fields \ Page Number.

- Xuất hiện số trang ở khung Tiêu đề cuối trang (Footer).

√ Lưu ý: Trong Writer có thể chèn số trang vào bất kỳ vị trí nào trong trang.

Page 83: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

83

2.3. Bảng biểu.

2.3.1. Tạo bảng mới.

Để tạo bảng mới, thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Dùng thanh công cụ.

+ Đặt trỏ chuột tại vị trí muốn tạo bảng trong văn bản.

+ Nhấn chuột vào mũi tên bên phải biểu tượng Table trên thanh công

cụ, xuất hiện một bảng lưới như sau:

Hình 144: Tạo bảng cách 1.

+ Nhấn giữ và kéo chuột qua lưới đó để chọn số hàng và số cột muốn tạo rồi

thả chuột.

- Cách 2: Dùng thực đơn Table.

+ Đặt trỏ chuột tại vị trí muốn tạo bảng trong văn bản.

+ Vào Table \ Insert \ Table, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Table

trên thanh công cụ, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 145: Tạo bảng cách 2.

+ Điền thông tin về cấu trúc bảng mới lên hộp hội thoại này bao gồm: Đánh

tên bảng trong hộp Name; Gõ số cột của bảng vào mục Columns; Gõ số

dòng của bảng vào mục Rows.

Page 84: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

84

√ Lưu ý: Muốn chọn mẫu bảng đã có sẵn, chọn AutoFormat. Khi đó xuất hiện

hộp hội thoại AutoFormat như sau:

Hình 146: Bảng theo dạng AutoFormat.

+ Chọn mẫu bảng mong muốn.

+ Chọn OK để thực hiện việc tạo bảng mới.

- Cách 3 (Sử dụng phím tắt): Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F12, rồi thực hiện các bước

như cách 2.

2.3.2. Các thao tác trong bảng.

a. Di chuyển đến điểm chèn

- Nhấn chuột tại ô muốn đến hoặc sử dụng bàn phím như sau:

- Đến ô tiếp theo: Nhấn phím Tab.

- Về ô trước: Nhấn tổ hợp phím Shift+Tab.

- Lên xuống một hàng: Sử dụng phím mũi tên.

b. Chọn ô, hàng, cột

- Chọn một ô: Nhấn chuột tại vùng chọn của ô (bên trái ô).

- Chọn một hàng: Đưa chuột ra đầu trái của hàng muốn chọn, khi con trỏ chuột

xuất hiện hình mũi tên thì nhấn chuột để chọn.

- Chọn một cột: Đưa chuột lên trên đầu cột muốn chọn, khi con trỏ chuột xuất

hiện hình mũi tên thì nhấn chuột để chọn cột.

c. Chọn toàn bộ bảng

- Vào Table \ Select \ Table.

- Hoặc đưa chuột ra mép trên bên trái của bảng cho đến khi hiện hình mũi tên

thì nhấn chuột để chọn toàn bộ bảng.

Page 85: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

85

d. Chèn hàng, cột

Để chèn thêm hàng thực hiện theo các bước sau:

- Đặt con trỏ chuột vào vị trí muốn chèn hàng, nhấn chuột phải chọn Row \

Insert hoặc vào Table \ Insert \ Row. Khi đó xuất hiện hộp hội thoại Insert Rows.

Hình 147: Hộp thoại Insert Rows.

- Nhập số hàng cần chèn thêm vào hộp Amount.

- Tích chọn Before nếu muốn chèn thêm hàng mới vào trước hàng đã chọn.

- Tích chọn After nếu muốn chèn thêm hàng mới vào sau hàng đã chọn.

- Chọn OK để thực hiện việc thêm hàng.

Để chèn thêm cột thực hiện theo các bước sau:

- Đặt con trỏ vào vị trí muốn chèn, nhấn chuột phải chọn Column \ Insert hoặc

vào Table \ Insert \ Columns. Khi đó xuất hiện hộp hội thoại Insert Columns:

Hình 148: Hộp thoại Insert Columns.

- Thao tác tiếp theo tương tự như phần chèn hàng.

e. Xóa hàng, cột

Để xóa hàng, cột trong bảng thực hiện theo các bước sau:

- Chọn hàng hoặc cột cần xóa.

- Vào Table \ Delete, chọn Rows nếu muốn xóa hàng và chọn Columns nếu

muốn xóa cột.

Page 86: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

86

f. Điều chỉnh hàng, cột

Để điều chỉnh hàng, cột thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Sử dụng chuột.

+ Để thay đổi chiều cao của hàng: Dời con trỏ chuột đến hàng lưới ngang

của hàng đó, khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai đầu, nhấn giữ và

kéo lên hoặc xuống để thay đổi chiều cao của dòng.

+ Để thay đổi độ rộng của cột: Dời con trỏ chuột đến lưới dọc của cột, khi

con trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai đầu thì nhấn và kéo chuột sang

phải hoặc trái để thay đổi độ rộng của cột.

- Cách 2: Sử dụng thực đơn Table.

+ Chọn hàng hoặc cột cần thay đổi kích thước.

+ Vào Table \ Table Properties, khi đó xuất hiện hộp hội thoại Table

Format.

+ Chọn thẻ Columns.

Hình 149: Thẻ Columns trong Table Format.

+ Chọn độ rộng cho từng cột theo ý muốn.

+ Chọn OK để thực hiện việc thay đổi độ rộng của cột.

g. Trộn và chia ô

Để trộn nhiều ô thành một ô thực hiện như sau:

- Chọn các ô cần trộn với nhau.

- Vào Table \ Merge Cells, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng trộn ô Merge Cells

trên thanh công cụ tạo bảng, hoặc nhấn chuột phải chọn Cell \ Merge.

Để chia một ô thành nhiều ô thực hiện như sau:

Page 87: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

87

- Chọn ô cần chia nhỏ.

- Vào Table \ Split cells, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Split Cells trên

thanh công cụ tạo bảng, hoặc nhấn chuột phải chọn Cell \ Split, khi đó hộp hội thoại

chia ô Split Cells sẽ xuất hiện:

Hình 150: Hộp thoại Split Cells.

- Chọn số cột hoặc số dòng cần chia trong Split cell into.

- Nếu muốn chia ô đã chọn thành nhiều dòng thì sau khi chọn số dòng cần chia,

chọn tiếp mục Horizontally.

- Nếu muốn chia ô đã chọn thành nhiều cột thì sau khi chọn số cột cần chia, chọn

tiếp mục Vertically.

- Chọn OK để thực hiện việc chia ô.

h. Gộp bảng và chia bảng

Để chia bảng thực hiện theo các bước sau:

- Đặt con trỏ vào một ô bất kỳ trong bảng muốn tách bảng thành hai từ dòng

chứa ô đó (lưu ý: bảng được chia trực tiếp ngay phía trên của con trỏ).

- Nhấn chuột phải và chọn Split Table, khi đó xuất hiện hộp hội thoại chia bảng

Split Table.

Hình 151: Hộp thoại Split Table.

Page 88: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

88

- Chọn các định dạng về dòng tiêu đề cho bảng mới.

Để gộp hai bảng thực hiện theo các bước sau:

- Xóa khoảng trắng giữa hai bảng bằng cách dùng phím Delete.

- Chọn một ô trong bảng thứ 2.

- Nhấn chuột phải và chọn Merge Tables, khi đó xuất hiện hộp hội thoại gộp

bảng Merge Tables.

Hình 152: Hộp thoại Merge Tables.

- Chọn Join with previous table khi muốn gộp bảng chứa ô đang chọn với bảng

ở phía trước nó.

- Chọn Joint with next table khi muốn gộp bảng chứa ô đang chọn với bảng tiếp

sau nó.

i. Lặp lại tiêu đề khi sang trang:

Để lặp lại tiêu đề của một bảng nào đó khi sang trang mới mà bảng đó kéo qua

thực hiện như sau:

- Vào Table \ Insert \ Table, xuất hiện hộp hội thoại chèn bảng:

Hình 153: Hộp thoại chèn bảng.

- Tích chọn ô Heading và Repeat Heading.

- Chọn số dòng và cột cho bảng.

- Chọn OK để thiết lập bảng với tiêu đề được lặp mỗi khi bảng đó kéo dài sang

trang mới.

Page 89: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

89

2.3.3. Trình bày nội dung trong bảng.

Để trình bày nội dung trong bảng có thể thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Sau khi tạo bảng có thể định dạng phông chữ, kích thước, canh lề …

bằng cách nhấn chọn các biểu tượng chức năng tương ứng trên thanh công cụ định

dạng bảng Table.

Hình 154: Thanh công cụ định dạng Table.

Cách 2: Có thể định dạng nội dung trong bảng biểu bằng cách chọn vùng cần

định dạng và nhấn chuột phải, chọn Font, Size, Alignment …

2.3.4. Vẽ khung và tô nền.

a. Vẽ khung

Để vẽ khung cho bảng thực hiện theo các bước sau:

- Chọn toàn bộ bảng (vào Table \ Select \ Table) hoặc chọn những ô vẽ khung.

- Trên thanh công cụ định dạng bảng Table thực hiện các thao tác sau:

+ Chọn biểu tượng Line Style để chọn nét vẽ.

+ Chọn biểu tượng Line Color (of the border) để chọn màu đường vẽ.

+ Chọn biểu tượng Borders để chọn đường viền thích hợp.

Cách vẽ khung thứ 2 là đưa con trỏ vào một vị trí nào đó trên bảng cần vẽ khung,

nhấn chuột phải chọn Table, hoặc vào Table \ Table Properties. Trên hộp hội thoại

Table Format, chọn thẻ Border để chọn các đường viền thích hợp.

Hình 155: Thẻ Borders trong Table Format.

Page 90: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

90

b. Lựa chọn màu nền và hình ảnh

Để tô nền cho một hay nhiều ô, hàng hoặc toàn bộ bảng thực hiện như sau:

- Chọn các ô, hàng hay bảng muốn tô nền.

- Nhấn chuột phải và chọn Table hoặc vào Table \ Table Properties, chọn thẻ

Background. Khi đó hộp hội thoại màu nền Background xuất hiện.

Hình 156: Thẻ Background trong Table Format.

- Trong mục As, nhấn chọn là Color.

- Trong mục Background color chọn màu thích hợp.

- Chọn OK để thực hiện việc tô nền.

c. Tạo nền bằng hình ảnh cho một ô, dòng hay toàn bộ bảng

Để tạo nền bằng hình ảnh, thực hiện các thao tác tương tự phần tô nền.

- Khi xuất hiện hộp hội thoại màu nền Background, chọn Graphic trong mục As.

- Chọn đường dẫn chứa hình ảnh muốn chèn làm nền bằng cách nhấn nút Browse

trong mục File.

- Chọn kiểu đặt hình ảnh như sau:

Hình 157: Mục Graphic trong Background.

Page 91: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

91

+ Position: Xác định vị trí đặt hình ảnh trên bảng lưới vị trí.

+ Area: Giãn hình ảnh để phủ kín vùng đã chọn.

+ Tile: Lát hình ảnh để phủ đầy vùng đã chọn.

- Chọn OK để thực hiện việc tạo nền bằng hình ảnh.

2.4. Đồ họa.

2.4.1. Vẽ khối hình đơn giản.

Để có thể sử dụng công cụ đồ họa của Writer, cần phải sử dụng thanh công cụ

Drawing. Để bật thanh công cụ này, vào View \ Toolbars \ Drawing.

Hình 158: Thanh công cụ Drawing.

a. Vẽ các hình hình học cơ bản

Để vẽ đường thẳng, mũi tên, hình chữ nhật, elip, hình vuông, hình tròn thực hiện

các bước sau:

- Nhấn chọn biểu tượng công cụ vẽ cần thiết trên thanh công cụ vẽ Drawing.

- Kéo và thả chuột tại vị trí muốn vẽ.

b. Tạo hộp văn bản

Để tạo hộp văn bản (Text Box) thực hiện các bước sau:

- Nhấn chọn biểu tượng Text trên thanh công cụ vẽ.

- Kéo và thả chuột ở vị trí muốn tạo dòng text.

- Nhập nội dung văn bản vào khung vừa tạo.

c. Vẽ hình theo mẫu

Để vẽ hình theo mẫu thực hiện các bước sau:

- Trên thanh công cụ vẽ Drawing, nhấn chuột vào mũi tên bên phải của nhóm

mẫu vẽ cần chọn.

Hình 159: Thanh hình vẽ theo mẫu.

+ Các mẫu hình cơ bản - Basic shapes : Chọn các mẫu hình cơ bản như

hình chữ nhật, hình vuông...

+ Các mẫu hình biểu tượng - Symbol shapes : Chọn các mẫu có dạng

biểu tượng.

+ Các mẫu hình mũi tên - Block Arrows : Chọn các mẫu hình mũi tên.

Page 92: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

92

+ Các mẫu hình biểu đồ tiến trình - Flowcharts .

+ Các mẫu hình dòng thoại, dòng mô tả - Callouts : Chọn các mẫu dòng

thoại hay dòng mô tả.

+ Các mẫu hình sao - Stars : Chọn các mẫu hình sao.

- Nhấn chọn mẫu vẽ rồi di chuyển đến nơi muốn vẽ hình mẫu.

- Thay đổi kích thước và di chuyển mẫu vẽ giống như hình ảnh.

2.4.2. Tạo chữ nghệ thuật.

Để tạo chữ nghệ thuật thực hiện các bước sau:

- Đặt con trỏ chuột tại vị trí muốn chèn chữ nghệ thuật trên văn bản.

- Nhấn chuột vào biểu tượng Fontwork Gallery trên thanh công cụ vẽ

Drawing, xuất hiện hộp hội thoại Fontwork Gallery.

Hình 160: Hộp thoại Fontwork Gallery.

- Chọn một kiểu chữ nghệ thuật cần tạo bằng cách bấm đúp chuột vào ô chứa

kiểu chữ đó hoặc nhấn chuột vào ô chứa kiểu chữ đó rồi chọn OK.

Page 93: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

93

Hình 161: Vùng tạo chữ nghệ thuật.

- Gõ dòng chữ muốn tạo dạng chữ nghệ thuật ở vùng Fontwork.

- Chọn các định dạng về phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ cho dòng chữ nghệ thuật

muốn tạo bằng cách nhấn chuột vào dòng chữ cần tạo và sử dụng các biểu tượng công

cụ trên thanh Fontwork.

- Nhấn phím Enter để kết thúc việc tạo chữ nghệ thuật.

2.4.3. Chèn ảnh.

Có thể chèn hình ảnh trong Writer từ nhiều nguồn khác nhau trên máy tính vào

tài liệu Writer như: ảnh từ một tệp tin, ảnh từ máy quét (Scanner).

a. Chèn ảnh từ một tệp tin

Để chèn ảnh từ một tệp tin vào tài liệu, thực hiện các bước sau:

- Đưa con trỏ chuột vào vị trí muốn chèn ảnh.

- Vào Insert \ Picture \ From File, hộp hội thoại Insert picture xuất hiện cho

phép tìm tệp ảnh cần chèn vào tài liệu.

Hình 162: Hộp thoại chèn ảnh (Insert Picture).

Page 94: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

94

- Chọn tệp chứa ảnh cần chèn.

- Bấm đúp chuột vào ảnh muốn chèn hoặc nhấn chuột vào ảnh muốn chèn rồi

chọn Open để hoàn tất. Ảnh từ tệp đã chọn được chèn vào tài liệu cùng thanh công cụ

Picture giúp thực hiện các phép định dạng và hiệu chỉnh ảnh.

Hình 163: Thanh công cụ Picture.

√ Lưu ý: Trong trường hợp không xuất hiện thanh công cụ Picture, có thể vào

View \ Toolbars \ Picture để hiển thị.

b. Chèn ảnh từ máy quét (Scanner)

Để chèn ảnh từ máy quét vào tài liệu thực hiện các bước sau:

- Vào Insert \ Picture \ Scan \ Request, chọn kiểu ảnh muốn quét vào.

- Chọn Scan để thực hiện việc chèn ảnh từ máy quét vào.

√ Lưu ý: Trong trường hợp muốn chọn máy quét để quét ảnh muốn chèn vào văn

bản, có thể vào Insert \ Picture \ Scan \ Select Source, rồi chọn máy quét dùng để

quét.

c. Chèn ảnh từ OpenOffice.org Gallery

Để chèn ảnh từ OpenOffice.org Gallery thực hiện các bước sau:

- Nhấn chuột vào biểu tượng Gallery trên thanh công cụ;

- Chọn loại ảnh cần chèn.

- Nhấn chuột trái vào hình muốn chèn, kéo xuống vùng văn bản sau đó thả chuột.

2.5. In ấn.

2.5.1. Xác lập khổ giấy và hướng in

Để xác lập khổ giấy và hướng in thực hiện các bước sau:

- Vào Format \ Page, chọn thẻ Page như hình 164.

Page 95: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

95

Hình 164: Thẻ Page trong Format.

- Thiết lập các thông tin cho phần định dạng trang – Paper Format:

+ Format: Khổ giấy.

+ Width: Độ rộng của khổ giấy.

+ Height: Chiều cao của khổ giấy.

+ Orientation: Hướng của trang giấy.

+ Portrait: Hướng giấy dọc.

+ Landscape: Hướng giấy ngang.

- Thiết lập các thông tin cho phần lề trang – Margins:

+ Left: Lề trái của trang giấy.

+ Right: Lề phải của trang giấy.

+ Top: Lề bên trên của trang giấy.

+ Bottom: Lề bên dưới của trang giấy.

2.5.2. Thiết lập tiêu đề đầu và cuối trang.

a. Thiết lập tiêu đề đầu trang

Để thiết lập tiêu đề đầu trang thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1:

+ Vào Insert \ Header \ Default, xuất hiện khung ở đầu trang.

+ Nhập nội dung tiêu đề đầu trang vào khung này.

- Cách 2:

+ Vào Format \ Page, chọn thẻ Header, xuất hiện hộp hội thoại:

Page 96: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

96

Hình 165: Thẻ Header trong Format.

+ Tích chọn ô Header on.

+ Thiết lập các thông số về khoảng cách, lề, độ cao.

+ Chọn OK, xuất hiện khung ở đầu trang như cách 1.

+ Nhập nội dung tiêu đề đầu trang vào khung này.

b. Thiết lập tiêu đề cuối trang

Để thiết lập tiêu đề cuối trang thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1:

+ Vào Insert \ Footer \ Default, xuất hiện khung ở cuối trang.

+ Nhập nội dung tiêu đề cuối trang vào khung này.

- Cách 2:

+ Vào Format \ Page, chọn thẻ Footer, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 166: Thẻ Footer trong Format.

+ Tích chọn ô Footer on.

+ Thiết lập các thông số về khoảng cách, lề, độ cao.

+ Chọn OK, xuất hiện khung ở cuối trang như cách 1.

Page 97: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

97

+ Nhập nội dung tiêu đề cuối trang vào khung này.

c. Chèn thông tin vào đầu trang, cuối trang

- Để chèn số trang vào Insert \ Fields \ Page Number.

- Để chèn tổng số trang hiện tại vào Insert \ Fields \ Page Count.

- Để chèn ngày hiện tại vào Insert \ Fields \ Date.

- Để chèn giờ hiện tại vào Insert \ Fields \ Time.

2.5.3. In ấn.

a. Xem văn bản trước khi in (Page Preview)

Để xem văn bản trước khi in thực hiện các bước sau:

- Vào File \ Page Preview, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Page Preview

trên thanh công cụ, khi đó văn bản chuyển sang chế độ xem trước khi in.

- Để trở về màn hình ban đầu thực hiện nhấn vào biểu tượng Close Preview trên

thanh công cụ.

b. In

Để in nhanh (không chỉnh sửa các thiết lập) nhấn chuột vào biểu tượng Print

File Directly trên thanh công cụ để in tất cả các trang hiện hành.

Để điều chỉnh các thiết lập trước khi in thực hiện các bước sau:

- Vào File \ Print hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P, xuất hiện hộp hội thoại sau:

Hình 167: Hộp thoại in.

Page 98: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

98

- Thiết lập các thông tin chi tiết về máy in, vùng in và số bản in:

+ Name: Tên máy in.

+ Print range: Chọn vùng in.

+ All: In tất cả các trang văn bản hiện hành.

+ Pages: Nhập số trang muốn in, dùng dấu phẩy để in các trang rời rạc,

dùng dấu gạch nối để in các trang liên tiếp.

+ Number of copies: Số bản in cần sao, lựa chọn số lần nhân bản trang in

bằng cách gõ số lần lặp vào.

- Nhấn thẻ Options để thiết lập các thông số cho việc in ấn.

- Chọn OK để thực hiện quá trình in.

3. Bảng tính điện tử Calc.

3.1. Môi trường làm việc của Calc.

3.1.1. Khởi động và thoát Calc.

a. Cách khởi động Calc

Để khởi động Calc thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Vào Start \ Programs \ OpenOffice.org 3.3 \ OpenOffice.org Calc.

- Cách 2: Vào Start \ Programs \ OpenOffice.org 3.3 \ OpenOffice.org, xuất

hiện màn hình Welcome to OpenOffice.org. Tại màn hình này, nhấn chuột vào biểu

tượng Spreadsheet.

Hình 168: Màn hình OpenOffice.Org.

- Cách 3: Bấm đúp chuột lên biểu tượng OpenOffice.Org trên màn hình

Desktop.

- Cách 4: Nếu muốn mở nhanh một bảng tính gần đây nhất trên máy tính đang

làm việc, có thể chọn Start \ Documents, chọn tên bảng tính (Calc) cần mở. Khi đó

Calc sẽ khởi động và mở ngay bảng tính vừa chỉ định.

Page 99: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

99

b. Thoát khỏi Calc

Để thoát khỏi Calc thực hiện vào File \ Exit hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Q.

3.1.2. Các thanh công cụ.

Hình 169: Các thanh công cụ.

Các thanh công cụ của Calc bao gồm:

- Thanh tiêu đề (Title Bar): Nằm trên cùng của màn hình hiển thị tên của bảng

tính hiện thời. Nếu bảng tính mới được tạo thì tên của nó sẽ là Untitled và số tài liệu.

- Thanh trình đơn (Menu Bar): Chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của

Calc trong khi làm việc; phải dùng chuột để mở các mục chọn này, đôi khi cũng có thể

sử dụng tổ hợp phím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn.

- Thanh công cụ chuẩn và thanh công cụ định dạng (Standard Toolbar,

Formatting Toolbar): Cung cấp các biểu tượng chức năng, giúp việc thực hiện các

lệnh cơ bản, quản lý và xử lý trang tính nhanh hơn.

- Thanh công thức (Formular Bar): Bên trái của thanh công thức là một ô nhập

liệu nhỏ gọi là ô Tên, bao gồm một chữ cái và một số, ví dụ: A5. Đây là chữ cái tên cột

và số dòng của ô hiện thời. Bên phải của ô Tên là các biểu tượng chức năng của hàm.

Nội dung của ô hiện thời (dữ liệu, công thức hoặc hàm) được hiển thị trong ô còn lại

của thanh công thức. Có thể sửa nội dung của ô hiện thời tại đây, hoặc sửa tại chính ô

hiện thời đó.

- Thanh thẻ tên trang tính (Sheet Bar): Hiển thị tên của các trang tính.

- Thanh trạng thái (Status Bar): Nằm cuối cửa sổ, hiển thị vị trí trang tính hiện

thời trên tổng số trang tính, độ thu phóng của trang tính, trạng thái phím Insert …

Page 100: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

100

3.1.3. Tạo mới, mở và lưu tài liệu.

a. Tạo mới tài liệu

Để tạo mới một tài liệu thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1 (Dùng thanh thực đơn): Vào File \ New \ Spreadsheet;

- Cách 2 (Dùng thanh công cụ): Nhấn chuột vào biểu tượng New trên thanh

công cụ. Nhấn giữ biểu tượng New hoặc nhấn chuột vào mũi tên bên phải biểu tượng

New để mở menu con, từ đó chọn Spreadsheet;

- Cách 3 (Dùng phím tắt): Nếu đã mở một bảng tính, có thể nhấn tổ hợp phím

Ctrl+N để mở một bảng tính mới.

b. Mở một tài liệu

Để mở một tài liệu thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1 (Dùng thanh thực đơn): Vào File \ Open;

- Cách 2 (Thanh công cụ) : Nhấn chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ;

- Cách 3: Dùng phím tắt.

+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+O, hộp thoại Open xuất hiện.

Hình 170:Hộp thoại Open.

+ Tìm đến thư mục chứa bảng tính cần mở trên đĩa sau đó chọn tệp tài liệu.

Chọn Open trên hộp hội thoại, tệp tài liệu được chọn sẽ được mở ra trên

màn hình Calc.

Page 101: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

101

c. Lưu tài liệu

Để lưu bảng tính đang làm việc lên đĩa, thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Vào File \ Save;

- Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ. Biểu tượng

này sẽ có màu xanh đen và không chọn được nếu như tệp đã được lưu và không có bất

cứ sự thay đổi nào mới;

- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S.

Nếu trước đó bảng tính chưa được lưu, sử dụng một trong các cách trên sẽ mở ra

hộp hội thoại Save As.

Hình 171: Hộp thoại Save As.

- Chọn vị trí lưu bảng tính mới.

- Đặt tên bảng tính tại ô File name.

- Chọn phần mở rộng của tệp tại ô Save as type. Mặc định phần mở rộng là ODF

Spreadsheet (.ods), tuy nhiên có thể chọn lưu tệp dưới dạng .xls, .xml …

- Chọn Save để kết thúc việc lưu bảng tính lên đĩa.

3.1.4. Tùy chọn định dạng tài liệu.

Khi mở ra hộp thoại Save As ở phần Save as type sẽ là các phần mở rộng của

Calc. Để lựa chọn phần mở rộng, nháy chuột vào mũi tên bên phải của Save as type

và chọn định dạng mong muốn.

Page 102: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

102

Hình 172: Lựa chọn định dạng.

3.1.5. Kết xuất tài liệu sang dạng .PDF

Để kết xuất tài liệu sang định dạng .PDF, nháy chuột vào biểu tượng PDF trên

thanh công cụ:

Hình 173: Biểu tượng PDF.

Hộp thoại Export được mở ra:

Hình 174: Hộp thoại Export.

- Chọn vị trí lưu bảng tính mới.

- Đặt tên bảng tính tại ô File name.

- Chọn Save để kết thúc việc lưu bảng tính lên đĩa.

Page 103: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

103

3.2. Các thao tác với trang tính (sheet).

3.2.1. Thêm, xóa, đổi tên trang tính.

a. Thêm trang tính

Theo mặc định, mỗi một bảng tính mới chứa ba trang tính trống. Để thêm một

trang tính mới thực hiện các bước sau:

- Vào Insert \ Sheet, hoặc nhấn chuột phải lên thanh thẻ tên trang tính và chọn

Insert Sheet, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 175: Hộp thoại Insert Sheet.

- Chọn vị trí xuất hiện của trang tính mới tại phần Position:

+ Before current sheet: Xuất hiện trước trang tính hiện thời.

+ After current sheet: Xuất hiện sau trang tính hiện thời.

- Chọn số lượng trang tính cần thêm mới tại ô No. of sheets.

- Đặt tên cho trang tính mới tại ô Name.

- Chọn OK để thêm trang tính mới.

b. Xóa trang tính

Để xóa một trang tính thực hiện như sau:

- Chọn trang tính cần xoá.

- Vào Edit \ Sheet \ Delete, hoặc nhấn chuột phải lên thanh thẻ tên trang tính và

chọn Delete Sheet.

- Xuất hiện cảnh báo xoá, chọn Yes để thực hiện xóa.

c. Đổi tên trang tính

Ngầm định 03 trang tính được đặt tên lần lượt là Sheet1, Sheet2 và Sheet3. Tuy

nhiên có thể đổi tên các trang để dễ nhớ nội dung của từng trang tính. Để đổi tên trang

tính thực hiện như sau:

- Vào Format \ Sheet \ Rename, hoặc nhấn chuột phải lên thanh thẻ tên trang

tính, chọn Rename Sheet, xuất hiện hộp hội thoại:

Page 104: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

104

Hình 176: Hộp thoại Rename Sheet.

- Nhập tên mới cho trang tính tại ô Name.

- Chọn OK để chấp nhận tên mới của trang tính.

3.2.2. Sao chép, di chuyển trang tính.

Để sao chép hay di chuyển một trang tính thực hiện các bước sau:

- Trên thanh thẻ tên trang tính, nhấn chuột phải vào tên trang tính cần sao chép

hoặc di chuyển, chọn Move/Copy Sheet, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 177: Hộp thoại Move/Copy Sheet.

- Tích chọn ô Copy nếu muốn sao chép trang tính.

- Chọn vị trí mới cho trang tính tại phần Insert before (Trang tính sẽ được di

chuyển ra trước trang tính được chọn trong danh sách này, hoặc sẽ được di chuyển

xuống cuối cùng của bảng tính nếu chọn move to end position)

- Chọn OK để sao chép hoặc di chuyển trang tính.

3.2.3. Bảo vệ trang tính.

Mục đích cần bảo vệ trang tính là để tránh khỏi sự thay đổi dữ liệu do người khác

gây nên. Để bảo vệ trang tính có thể thực hiện như sau:

- Chọn trang tính cần bảo vệ.

- Vào Tools \ Protect Document \ Sheet, xuất hiện hộp hội thoại:

Page 105: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

105

Hình 178: Hộp thoại Protect Sheet.

- Nhập mật khẩu bảo vệ vào ô Password.

- Nhập lại mật khẩu bảo vệ vào ô Confirm để xác nhận.

- Chọn OK để chấp nhận mật khẩu.

- Sau khi thực hiện chức năng trên, toàn bộ trang tính sẽ được bảo vệ và không

sự thay đổi nào có thể thực hiện được đối với trang tính đó.

Để bỏ bảo vệ, thực hiện các bước sau:

- Chọn trang tính cần bỏ bảo vệ.

- Vào Tools \ Protect Document \ Sheet, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 179: Hộp thoại Unprotect sheet.

- Nhập mật khẩu bảo vệ vào ô trống sau đó chọn OK để kết thúc.

3.3. Thao tác trong bảng tính.

3.3.1. Thao tác đối với dữ liệu.

a. Các kiểu dữ liệu

- Dạng chuỗi (Text):

+ Bắt đầu bởi các chữ cái a đến z hoặc A đến Z.

+ Những dữ liệu dạng chuỗi như số nhà, số điện thoại, mã số... khi nhập vào

phải bắt đầu bằng dấu nháy đơn (') và không có giá trị tính toán.

+ Theo mặc định, dữ liệu dạng chuỗi được canh sang trái ô.

- Dạng số (Number):

Page 106: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

106

+ Bắt đầu bởi các số từ 0 đến 9; các dấu +, - , *, (, $ hoặc một dấu đơn vị

tiền tệ khác tùy thuộc vào việc đặt các thông số quốc tế của Windows.

+ Theo mặc định, dữ liệu dạng số được canh sang phải ô.

- Dạng công thức (Formulas):

+ Bắt đầu bởi dấu bằng (=). Sau khi nhấn phím Enter công thức nhập vào

chỉ thể hiện trên thanh công thức còn kết quả được thể hiện trong ô.

+ Một số trường hợp dữ liệu bị chuyển sang các dạng sau:

Thông báo Lý do

#### Cột quá hẹp

#DIV/0! Lỗi không thể chia cho 0

#NAME? Thực hiện phép tính với một biến không xác định (tên không

gắn với một ô hay vùng nào cả)

#N/A Tham chiếu đến ô rỗng hoặc không có trong danh sách

- Dạng ngày (Date), giờ (Time)

+ Quy ước: DD là 2 con số chỉ ngày; MM là 2 con số chỉ tháng; YY là 2 con

số chỉ năm.

+ Nhập theo dạng MM/DD/YY hoặc DD/MM/YY tùy thuộc vào việc đặt

các thông số quốc tế của Windows, ví dụ nếu đặt thông số quốc tế kiểu

Pháp, định dạng sẽ là 27/03/07, trường hợp dùng kiểu Mỹ (mặc định) định

dạng là 03/27/07. Khi nhập sai dạng thức, Calc tự động chuyển sang dạng

chuỗi (canh sang trái ô) và không thể dùng kiểu dữ liệu này để tính toán.

b. Nhập, sửa, xóa dữ liệu

- Để nhập dữ liệu bất kỳ thực hiện các bước sau:

+ Đưa con trỏ về ô cần thiết.

+ Nhập dữ liệu theo loại dạng thức.

+ Để kết thúc việc nhập dữ liệu, làm theo một trong các cách sau: Nhấn

phím Enter, con trỏ ô sẽ xuống ô dưới hoặc nhấn một phím mũi tên để đưa

con trỏ sang ô cần thiết, ví dụ nhấn phím → sẽ đưa con trỏ sang ô bên phải

hoặc trỏ chuột vào ô cần tới, nhấn chuột trái.

Page 107: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

107

- Để nhập dữ liệu kiểu công thức thực hiện các bước sau:

+ Bắt đầu bởi dấu =

+ Khi cần lấy số liệu ở ô nào, nháy chuột vào ô đó hoặc gõ địa chỉ ô đó vào

công thức.

- Để sửa dữ liệu thực hiện một trong các cách sau:

+ Cách 1: Nháy đúp chuột tại ô (hoặc nhấn phím F2), nội dung của ô xuất

hiện tại ô đó và tại thanh công thức, đưa con trỏ về chỗ cần thiết và sửa. Nên

nhấn chuột tại thanh công thức và sửa tại đó, sửa xong nhấn phím Enter để

ghi lại, ngược lại nhấn phím Esc để hủy bỏ mọi sửa đổi.

+ Cách 2: Nhập dữ liệu mới cho ô đó, sau đó nhấn phím Enter.

- Để xóa dữ liệu chỉ cần chọn ô hoặc miền cần xoá, nhấn phím Delete, sau đó

nhấn phím Enter.

c. Định dạng dữ liệu

Định dạng ký tự: Để định dạng ký tự thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Dùng thanh công cụ định dạng

Hình 180: Thanh định dạng.

+ Chọn miền dữ liệu cần định dạng.

+ Chọn một kiểu chữ từ ô Font Name.

+ Chọn một cỡ chữ từ ô Font Size.

+ Chọn Bold để (hoặc bỏ) in đậm, chọn Italic để (hoặc bỏ) in nghiêng, chọn

Underline để (hoặc bỏ) gạch chân.

+ Chọn màu nền tại ô Background Color.

+ Chọn màu chữ tại ô Font Color.

- Cách 2: Dùng menu

+ Chọn miền dữ liệu cần định dạng.

+ Vào Format \ Cells, chọn thẻ Font.

Page 108: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

108

Hình 181: Hộp thoại Format Cells.

+ Chọn kiểu chữ trong khung Font.

+ Trong khung Typeface, chọn Italic để in nghiêng, chọn Bold để in đậm,

chọn Bold Italic để in vừa nghiêng vừa đậm, chọn Regular để ký tự trở lại

bình thường.

+ Chọn cỡ chữ trong khung Size.

+ Chọn OK để kết thúc.

- Cách 3: Dùng bàn phím

+ Chọn miền dữ liệu cần định dạng.

+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+B để (hoặc bỏ) in đậm.

+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+I để (hoặc bỏ) in nghiêng.

+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+U để (hoặc bỏ) gạch chân.

Định dạng số: Để định dạng số thực hiện các bước sau:

- Chọn miền dữ liệu cần định dạng, sau đó chọn các biểu tượng tương ứng trên

thanh định dạng.

- Chọn các biểu tượng sau: Dấu tiền tệ, điền dấu %, lấy thêm một số thập phân và

giảm đi một số thập phân.

Hình 182: Thanh định dạng số.

Canh biên: Để canh biên dữ liệu chọn các biểu tượng ở thanh định dạng

Hình 183: Thanh canh biên.

Page 109: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

109

3.3.2. Thao tác với ô, hàng, cột.

a. Cắt, sao chép, di chuyển ô

Để di chuyển dữ liệu trong ô thực hiện như sau:

- Chọn miền nguồn chứa dữ liệu cần di chuyển.

- Vào Edit \ Cut, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Cut trên thanh công cụ,

hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+X.

- Đưa con trỏ tới ô trên cùng bên trái của miền đích.

- Vào Edit \ Paste, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Paste trên thanh công

cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.

Để sao chép dữ liệu trong ô thực hiện như sau:

- Chọn miền nguồn chứa dữ liệu cần sao chép.

- Vào Edit \ Copy, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Copy trên thanh công

cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C.

- Đưa con trỏ tới ô trên cùng bên trái của miền đích.

- Vào Edit \ Paste, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Paste trên thanh công

cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.

b. Điều chỉnh kích cỡ hàng, cột

Để điều chỉnh một cột hoặc một hàng thực hiện như sau:

- Đối với cột: Trỏ chuột vào vạch đứng ở bên phải tên của cột cần điều chỉnh

kích thước sao cho xuất hiện , kéo và thả vạch đó tại vị trí mới.

- Đối với hàng: Trỏ chuột vào vạch ngang dưới số của hàng cần điều chỉnh kích

thước sao cho xuất hiện , kéo và thả vạch đó tại vị trí mới.

Để điều chỉnh nhiều cột hoặc nhiều hàng thực hiện như sau:

- Đối với cột:

+ Chọn các cột cần điều chỉnh kích thước.

+ Vào Format \ Column \ Width, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 184: Hộp thoại Column Width.

+ Nhập độ rộng mới cho các cột tại ô Width.

Page 110: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

110

+ Chọn OK để kết thúc.

- Đối với hàng:

+ Chọn các hàng cần điều chỉnh kích thước.

+ Vào Format \ Row \ Height, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 185: Hộp thoại Row height.

+ Nhập chiều cao mới cho các hàng tại ô Height.

+ Chọn OK.

c. Chèn ô, hàng, cột

Để chèn ô thực hiện các bước sau:

- Chọn khối là các ô tại vị trí cần chèn, cần thêm bao nhiêu ô thì chọn bấy nhiêu.

- Vào Insert \ Cells, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 186: Hộp thoại Insert Cells.

- Chọn Shift cells down để đẩy các ô được chọn xuống dưới, hoặc chọn Shift

cells right để đẩy các ô được chọn sang phải.

- Chọn OK để kết thúc.

Để chèn hàng thực hiện các bước sau:

- Chọn khối là số thứ tự của hàng (các số 1, 2 …) tại vị trí cần chèn.

- Vào Insert \ Rows, Calc sẽ chèn thêm các hàng trống và đẩy các hàng được

chọn xuống dưới.

Để chèn cột thực hiện các bước sau:

- Chọn khối là tên các cột (các chữ A, B ...) tại vị trí cần chèn.

- Vào Insert \ Columns, Calc sẽ chèn thêm các cột trống và đẩy các cột được

chọn sang phải.

Page 111: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

111

d. Kẻ khung, màu nền, màu chữ

Kẻ khung: Để tạo đường viền thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Dùng thanh công cụ.

+ Chọn miền dữ liệu cần kẻ khung.

+ Nhấn chuột vào biểu tượng Border trên thanh công cụ và chọn

đường kẻ khung cần thiết.

- Cách 2: Dùng thực đơn.

+ Vào Format \ Cells.

+ Trên hộp hội thoại Format Cells, chọn thẻ Borders.

Hình 187: Thẻ Borders trong Format Cells.

+ Chọn kiểu đường kẻ trong ô Style, màu của đường kẻ trong ô Color.

+ Nhấn chọn kiểu khung tại phần Line arrangement, kiểu khung được

chọn sẽ hiển thị mẫu tại ô User-defined.

+ Chọn OK để kết thúc.

Tô màu nền: Để tô màu nền thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Dùng thanh công cụ.

+ Chọn miền dữ liệu cần tô màu nền.

+ Nhấn chuột vào biểu tượng Background Color trên thanh công cụ

và chọn màu nền cần thiết.

- Cách 2: Dùng thanh thực đơn.

+ Vào Format \ Cells.

+ Trên hộp hội thoại Format Cells, chọn thẻ Background.

Page 112: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

112

Hình 188: Thẻ Background trong Format Cells.

+ Chọn màu nền cần thiết.

+ Chọn OK để chấp nhận màu nền vừa chọn.

Màu chữ: Để tô màu chữ thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1:

+ Chọn miền dữ liệu cần tô màu chữ.

+ Nhấn chuột vào biểu tượng Font Color trên thanh công cụ và chọn

màu cần thiết.

- Cách 2:

+ Vào Format \ Cells.

+ Trên hộp hội thoại Format Cells, chọn thẻ Font Effects.

Hình 189: Thẻ Font Effect trong Format Cells.

+ Chọn màu cần thiết.

+ Chọn OK để chấp nhận màu nền vừa chọn.

Page 113: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

113

Định dạng tự động: Để chọn một mẫu bảng (template) thực hiện các bước sau:

- Chọn miền dữ liệu cần định dạng bảng.

- Vào Format \ AutoFormat, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 190: Hộp thoại Auto Format.

- Chọn kiểu bảng trong danh sách tại cột trái, hình minh hoạ sẽ hiển thị tại ô giữa

của hộp hội thoại.

- Chọn OK để kết thúc.

3.3.3. Sắp xếp dữ liệu.

Calc cho phép sắp xếp các hàng hoặc các cột trong vùng được chọn theo thứ tự

tăng dần hoặc giảm dần của dữ liệu.

Một số lưu ý khi sắp xếp dữ liệu:

- Khi xếp thứ tự một danh sách (cơ sở dữ liệu), phải chọn tất cả các cột (trừ cột

STT nếu có) để tránh sự mất chính xác của dữ liệu.

- Danh sách không có tên trường thì tên cột sẽ thay thế.

Trường quy định cách xếp thứ tự gọi là khoá. Có thể dùng tối đa 3 khoá. Các

bản ghi cùng giá trị ở khoá thứ nhất được xếp thứ tự theo khoá thứ hai, cùng giá trị ở

khoá thứ hai được xếp thứ tự theo khoá thứ ba.

Để sắp xếp dữ liệu thực hiện các bước sau:

- Chọn miền dữ liệu cần sắp xếp.

- Vào Data \ Sort, chọn thẻ Sort Criteria.

Page 114: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

114

Hình 191: Thẻ Sort Criteria trong Sort.

- Chọn khoá sắp xếp như sau: Bắt đầu từ Sort by là khóa đầu tiên sau đó đến 2

khóa Then by)

- Chọn sắp xếp tăng dần (Ascending) hoặc giảm dần (Desending) cho khoá.

- Chọn OK để thực hiện sắp xếp danh sách.

3.3.4. Lọc dữ liệu.

a. Lọc tự động

Để lọc tự động thực hiện các bước sau:

- Chọn miền dữ liệu định lọc (kể cả hàng tiêu đề).

- Vào Data \ Filter \ AutoFilter, Calc sẽ tự động chèn những mũi tên vào bên

phải của các tên trường.

- Để lọc theo trường nào, nhấn chuột vào mũi tên bên phải của tên trường đó,

xuất hiện danh sách các tiêu chuẩn lọc tương ứng của trường.

- Nhấn chọn tiêu chuẩn lọc mong muốn, trên màn hình chỉ còn lại những bản ghi

thoả mãn tiêu chuẩn lọc vừa chọn.

- Để hiển thị lại tất cả các bản ghi, nhấn chuột vào mũi tên bên phải của trường

đã lọc, chọn All.

- Để bỏ chế độ lọc dữ liệu tự động, vào Data \ Filter \ AutoFilter để thực hiện

bỏ dấu chọn.

b. Lọc nâng cao

Chức năng lọc nâng cao dùng để tìm các bản ghi thỏa mãn các điều kiện phức tạp

hơn lọc tự động. Chức năng này ứng với các tiêu chuẩn so sánh gián tiếp, bắt buộc

phải dùng miền tiêu chuẩn.

Để tiến hành lọc nâng cao thực hiện như sau:

Page 115: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

115

- Xây dựng miền tiêu chuẩn.

- Chọn miền dữ liệu định lọc.

- Vào Data \ Filter \ Advanced Filter, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 192: Hộp thoại Advanced Filter.

- Tại khung Read filter criteria from, chọn miền tiêu chuẩn vừa xây dựng.

- Nếu muốn các bản ghi đạt tiêu chuẩn hiển thị tại miền riêng, tích chọn ô Copy

result to và chọn miền mới tại khung bên dưới.

- Chọn OK để bắt đầu lọc dữ liệu nâng cao.

3.4. Hàm trong bảng tính.

3.4.1. Quy tắc chung.

Các hàm có dạng tổng quát: Tên_Hàm(Các tham biến). Ví dụ: Hàm TODAY()

cho kết quả ngày hiện thời trong hệ thống của máy tính; hàm AVERAGE (A1; B1;

C1) cho kết quả trung bình cộng các số trong các ô A1, B1, C1.

Tên hàm có thể viết thường hay viết hoa, hoặc vừa viết thường vừa hoa đều được.

Các tham biến có thể có hoặc không nhưng phải đặt trong hai dấu ngoặc ( ) và

cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;”. Trong một hàm có thể chứa nhiều nhất 30 tham biến

nhưng không được vượt quá 255 ký tự.

Trong hàm không được có dấu cách.

Công thức phải luôn bắt đầu bằng dấu bằng (=).

Trường hợp dùng một hàm để làm tham biến cho một hàm khác (hàm lồng nhau,

tối đa 7 mức) không cần viết dấu bằng (=) trước tên hàm đó.

3.4.2. Các hàm cơ bản.

a. Hàm ngày tháng

Mặc định hệ thống ngày tháng trong Calc là hệ thống của Mỹ

"Tháng/Ngày/Năm" (MM/DD/YY). Có thể sửa theo ngày tháng của Việt Nam

"Ngày/Tháng/Năm" (DD/MM/YY) theo các bước sau:

- Chọn ô chứa ngày tháng cần sửa định dạng.

Page 116: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

116

- Vào Format \ Cells, chọn thẻ Numbers.

- Tại khung Category, nhấn chọn Date.

- Tại ô Format code, sửa định dạng “MM/DD/YY” thành “DD/MM/YY”, sau

đó nhấn chuột vào biểu tượng bên phải ô để thêm kiểu định dạng ngày tháng mới

này vào hệ thống.

- Chọn OK để kết thúc.

Khi nhập một giá trị ngày tháng không hợp lệ nó sẽ trở thành một chuỗi văn bản.

Công thức tham chiếu tới giá trị đó sẽ trả về lỗi.

Các hàm ngày tháng trong Calc như sau:

Hàm Chức năng

DATE(năm; tháng; ngày)

Chuyển đổi một ngày dưới dạng năm, tháng, ngày

thành một dãy số và hiển thị nó trong định dạng ô.

Năm là một số nguyên từ 1583 đến 9957 hoặc từ

0 đến 99. Tháng là một số nguyên từ 1 đến 12.

Ngày là một số nguyên từ 1 đến 31.

DATEVALUE(ngày)

Trả về giá trị số của một ngày. Ngày là một biểu

thức ngày hợp lệ và phải được nhập trong dấu

ngoặc kép.

DAYSINMONTH(ngày) Tính số ngày trong tháng có ngày đã cho.

DAYSINYEAR(ngày) Tính số ngày trong năm có ngày đã cho.

ISLEAPYEAR(ngày) Xác định xem ngày đã cho có thuộc năm nhuận

không. Hàm trả về kết quả 1 (Đúng) hoặc 0 (Sai).

MINUTE(số) Trả về phút của một giá trị kiểu thời gian.

MONTH(số) Trả về tháng của một giá trị kiểu ngày tháng.

MONTHS(ngày_bắt_đầu;

ngày_kết_thúc; loại)

Tính số tháng giữa hai giá trị ngày. Loại là một

trong hai giá trị 0 (khoảng cách) hoặc 1 (trong

tháng lịch).

NETWORKDAYS(ngày_bắt_đầu;

ngày_kết_thúc; ngày_nghỉ)

Trả về số ngày làm việc trong mốc thời gian đưa ra

sau khi trừ đi ngày nghỉ và ngày lễ.

Page 117: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

117

Hàm Chức năng

NOW() Trả về ngày giờ hiện tại trong hệ thống.

SECOND(số) Trả về giây của một giá trị kiểu thời gian.

TIME(giờ;phút;giây) Trả về thời gian hiện tại từ giá trị giờ, phút, giây.

TIMEVALUE(thời_gian) Trả về giá trị thời gian là một số từ một văn bản.

TODAY() Trả về ngày hiện tại trong hệ thống.

YEAR(số) Trả về năm của một giá trị ngày tháng.

b. Hàm toán học

Cú pháp hàm Ý nghĩa

EVEN(số) Làm tròn một số lên thành số nguyên chẵn gần nhất

ODD(số) Làm tròn một số lên thành số nguyên lẻ gần nhất

ROUND(số; đếm) Làm tròn một số với độ chính xác cho trước. Đếm (tuỳ

chọn) là số chữ số thập phân mà giá trị cần làm tròn tới.

VD: Hàm =ROUND(25.1234;2) cho kết quả là 25.12.

ROUNDDOWN(số;

đếm)

Làm tròn xuống một số. Đếm (tuỳ chọn) là số chữ số sẽ

được làm tròn xuống.

ROUNDUP(số; đếm) Làm tròn lên một số. Đếm (tuỳ chọn) là số chữ số sẽ được

làm tròn lên.

SQRT(số) Tính căn bậc 2 của một số. Giá trị của số phải là dương.

SUM(số) Tính tổng của các số.

VD: Hàm =SUM(8;6;12) cho kết quả là 26.

Page 118: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

118

c. Hàm logic

Cú pháp hàm Ý nghĩa

AND(giá_trị_logic_1;

giá_trị_logic_2; … ;

giá_trị_logic_30)

Trả về kết quả đúng (TRUE) nếu tất cả các tham biến là

đúng (TRUE). Nếu một thành phần là sai (FALSE) thì hàm

sẽ cho kết quả sai (FALSE).

FALSE() Nhận giá trị logic là sai (FALSE). Hàm này không đòi hỏi

bất kỳ tham biến nào.

IF(biểu_thức; giá_trị_1;

giá_trị_2)

Kiểm tra là giá trị hoặc biểu thức bất kỳ, có thể đúng

(TRUE) hoặc sai (FALSE). Giá trị 1 (tuỳ chọn) là giá trị

trả về nếu phép phân tích logic là đúng. Giá trị 2 (tuỳ

chọn) là giá trị trả về nếu phép phân tích logic là sai.

NOT(giá_trị_logic) Phủ định giá trị logic.

OR(giá_trị_logic_1;

giá_trị_logic_2; … ;

giá_trị_logic_30)

Trả về kết quả đúng (TRUE) nếu ít nhất một tham biến là

đúng (TRUE). Trả về kết quả sai (FALSE) nếu tất cả tham

biến có giá trị logic sai (FALSE).

TRUE() Nhận giá trị logic là đúng (TRUE). Hàm này không đòi

hỏi bất kỳ tham biến nào.

d. Hàm thống kê

Cú pháp hàm Ý nghĩa

AVERAGE(số_1;

số_2;…; số_30)

Tính trung bình cộng của các tham biến. Không tính đến

các ký tự.

COUNT(giá_trị_1;

giá_trị_2;…; giá_trị_30)

Đếm xem có bao nhiêu số trong liệt kê các tham biến. Bỏ

qua các dữ liệu kiểu ký tự.

MAX(số_1; số_2;…;

số_30)

Trả về giá trị lớn nhất trong liệt kê các tham biến, không

tính đến các ký tự.

MIN(số_1; số_2;…;

số_30)

Trả về giá trị nhỏ nhất trong liệt kê các tham biến, không

tính đến các ký tự.

Page 119: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

119

e. Hàm tìm kiếm và tham chiếu

Cú pháp hàm Ý nghĩa

ADDRESS(hàng; cột;

loại_tham_chiếu; tên_trang_tính)

Trả về địa chỉ (hoặc tham chiếu) một ô theo số

hàng và số cột. Địa chỉ này có thể được phân tích

dưới dạng địa chỉ tuyệt đối (ví dụ như $A$1) hoặc

địa chỉ tương đối (như A1) hoặc dưới dạng hỗn hợp

(A$1 hoặc $A1).

Hàng là số dòng tham chiếu đến ô.

Cột là số cột tham chiếu đến ô (số, chứ không phải

chữ).

Loại tham chiếu:

1: Tuyệt đối ($A$1)

2: Địa chỉ dòng là tuyệt đối, địa chỉ cột là tương đối

(A$1)

3: Địa chỉ dòng là tương đối, địa chỉ cột là tuyệt đối

($A1)

4: Tương đối (A1)

Tên trang tính là tên của trang tính tham chiếu đến

ô.

HLOOKUP(điều_kiện_tìm_kiếm;

mảng; dấu_hiệu;

trật_tự_phân_loại)

Tìm kiếm một giá trị và tham chiếu tới các ô dưới

vùng lựa chọn. Hàm này dùng để xác minh xem

hàng đầu tiên của một mảng có chứa một giá trị

nhất định hay không. Hàm này trả về giá trị trong

một ô của mảng được đặt tên trong tham biến dấu

hiệu, trong cùng một cột.

LOOKUP(điều_kiện_tìm_kiếm;

véc_tơ_tìm_kiếm;

véc_tơ_kết_quả)

Trả về nội dung của một ô từ vùng một-cột hoặc

một-hàng. Giá trị ấn định được trả về ở một cột

hoặc một hàng khác. Ngược với hàm VLOOKUP

và HLOOKUP, véctơ tìm kiếm và kết quả có thể ở

tại các vị trí khác nhau và không phải nhất thiết ở

cạnh nhau. Bên cạnh đó, vectơ tìm kiếm của hàm

LOOKUP phải được phân loại, nếu không tìm kiếm

sẽ không cho kết quả hữu dụng. Tìm kiếm này hỗ

Page 120: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

120

Cú pháp hàm Ý nghĩa

trợ các biểu thức thông thường. Điều kiện tìm kiếm

là giá trị cần tìm kiếm và được đăng nhập trực tiếp

hoặc dưới dạng một tham chiếu. Véc tơ tìm kiếm là

vùng một-hàng hoặc một-cột cần tìm kiếm. Véc tơ

kết quả là khu vực một-hàng hoặc một-cột khác trả

về kết quả của hàm.

VLOOKUP(điều_kiện_tìm_kiếm;

mảng; dấu_hiệu;

trật_tự_phân_loại)

Tìm kiếm theo chiều trục đứng với tham chiếu đến

các ô bên cạnh về bên phải. Nếu ô đầu tiên của một

mảng chứa một giá trị cụ thể thì hàm trả về giá trị

đó trên cùng dòng của cột có tên là dấu hiệu. Tìm

kiếm này hỗ trợ các biểu thức thông thường. Điều

kiện tìm kiếm là giá trị cần tìm kiếm ở cột đầu tiên

của mảng. Mảng là tham chiếu và phải bao gồm ít

nhất 2 cột. Dấu hiệu là số cột trong mảng chứa giá

trị cần trả về. Cột đầu tiên là cột 1. Trật tự phân

loại (tùy chọn) chỉ ra liệu cột đầu tiên của mảng có

được phân loại theo trật tự tăng dần hay không.

3.5. Trình bày và in ấn.

3.5.1. Chọn khổ giấy, hướng in, đặt lề.

Để chọn khổ giấy, hướng in, đặt lề thực hiện các bước sau:

- Vào Format \ Page, xuất hiện hộp hội thoại Page Style, chọn thẻ Page.

Hình 193: Thẻ Page trong hộp thoại Page Style.

Page 121: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

121

- Thay đổi định dạng trang giấy trong khung Paper format.

- Chọn khổ giấy tại ô Format hoặc tự chọn chiều rộng giấy tại ô Width, chiều

cao giấy tại ô Height.

- Tại ô Orientation, tích chọn Portrait để in giấy ngang hoặc Landscape để in

giấy dọc.

- Đặt lề cho giấy tại khung Margins:

+ Left: Lề trái

+ Right: Lề phải

+ Top: Lề trên

+ Bottom: Lề dưới

+ Chọn OK để kết thúc.

3.5.2. Tạo tiêu đề đầu và cuối trang.

Để tạo tiêu đề đầu và cuối trang (Header & Footer) thực hiện các bước sau:

- Vào Edit \ Headers & Footers, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 194: Hộp thoại Header/Footer.

- Calc ngầm định tiêu đề đầu trang là tên của trang tính, tiêu đề cuối trang là chữ

Page kèm theo số thứ tự của trang tính. Có thể thay đổi các tiêu đề này lần lượt tại thẻ

Header và Footer của hộp hội thoại.

- Ý nghĩa thông tin tại trang Header (hoặc Footer):

+ Left area: Đặt tiêu đề bên trái

+ Center area: Đặt tiêu đề ở giữa

+ Right area: Đặt tiêu đề bên phải

+ Header/Footer: Chọn kiểu tiêu đề sẵn có

+ Custom header/footer: Định dạng cho tiêu đề

- Nhập hoặc chọn tiêu đề đầu trang (hoặc cuối trang) như mong muốn.

- Chọn OK.

Page 122: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

122

3.5.3. In ấn.

Để tiến hành in thực hiện các bước sau:

- Vào File \ Print hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 195: Hộp thoại Print.

- Lựa chọn nội dung in ra trong khung Print:

+ All sheets: In tất cả các trang tính

+ Selected sheets: In các trang tính được chọn

+ Selected cells: In các ô được chọn

- Lựa chọn vùng sẽ in trong khung Print range:

+ All pages: In tất cả các trang

+ Pages: Chỉ in các trang do người dùng nhập vào (nếu các trang liền nhau,

nhập số thứ tự của trang đầu và trang cuối cách nhau bởi dấu gạch ngang, ví

dụ: 1-7. Nếu các trang không liền nhau, nhập vào các trang cần in cách nhau

bởi dấu chấm phẩy, ví dụ: 1;4;6.

- Nhập vào số lượng bản cần in ra trong ô Number of copies.

- Chọn OK để kết thúc.

√ Lưu ý: Trước khi in, nên xem trước khi in (vào File \ Page Preview hoặc nhấn

chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ để xem bố cục các trang tính cần in) để

đảm bảo các trang tính in ra như mong muốn.

4. Trình diễn Impress.

4.1. Môi trường làm việc của Impress.

4.1.1. Khởi động, thoát Impress.

a. Khởi động Impress

Để khởi động Impress thực hiện một trong các cách sau:

Page 123: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

123

- Cách 1: Thực hiện vào Start \ Programs \ OpenOffice.org 3.3 \

OpenOffice.org Impress.

- Cách 2: Nhấn nút Start \ Programs \ OpenOffice.org 3.3 \ OpenOffice.org,

xuất hiện màn hình Welcome to OpenOffice.org. Tại màn hình này, nhấn chuột vào

biểu tượng Presentation.

- Cách 3: Bấm đúp chuột lên biểu tượng OpenOffice.Org 3.3 trên màn hình

Desktop.

- Cách 4: Nếu muốn mở nhanh một tệp trình diễn gần đây nhất trên máy tính

đang làm việc, có thể chọn Start \ Documents, chọn tên tệp trình diễn (Impress) cần

mở. Khi đó Impress sẽ khởi động và mở ngay tệp trình diễn vừa chỉ định.

Sau khi thực hiện một trong các cách trên, màn hình làm việc chính của Impress

xuất hiện, cho phép chọn hướng làm việc:

Hình 196: Màn hình khởi động Impress.

- Empty presentation: Để bắt đầu tạo mới một tệp trình diễn.

- From Template: Để bắt đầu tạo mới một tệp trình diễn, sử dụng một mẫu định

dạng sẵn đã có trong thư viện Impress.

- Open exiting presentation: Để mở một tệp trình diễn đã có sẵn (chỉ dùng cách

này khi mà đã có những tệp trình diễn trên máy).

b. Thoát khỏi Impress

Để thoát khỏi Impress thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Vào File \ Exit.

- Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Close trên tiêu đề cửa sổ Impress hoặc

nhấn tổ hợp phím Ctrl+Q.

Page 124: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

124

4.1.2. Các thanh công cụ.

Hình 197: Các thanh công cụ.

Các thanh công cụ chính của Impress bao gồm:

- Ngăn danh sách các Slide (Slide Pane): Ngăn danh sách các Slide bao gồm các

hình ảnh thu nhỏ của các Slide trong màn trình diễn. Để hiển thị Slide nhấn chuột vào

Slide để Slide đó xuất hiện trong vùng thao tác.

- Ngăn danh sách các tác vụ (Task Pane): Ngăn danh sách các tác vụ bao gồm

năm phần:

+ Các trang chính (Master Pages): Tại đây có thể xác định style cho Slide.

Impress gồm nhiều trang chủ được đóng gói trước. Một trong số đó mặc

định là Slide trắng, số còn lại có phông nền.

+ Biểu mẫu (Layouts): 20 mẫu đã được đóng gói trước. Có thể chọn biểu

mẫu mong muốn, đồng thời hoàn toàn có thể chỉnh sửa nó theo yêu cầu của

chính mình.

+ Thiết kế bảng (Table Design): Tại đây có thể thêm các bảng biểu vào

Slide của mình và chỉnh sửa chúng một cách dễ dàng.

+ Hoạt hình tùy chỉnh (Custom Animation): Phần này gồm rất nhiều hiệu

ứng hoạt hình mà có thể được áp dụng ở bất cứ thời điểm nào đối với những

đối tượng đã chọn của từng Slide.

+ Dịch chuyển Slide (Slide Transition): Hệ thống đã tích hợp sẵn 56 cách

chuyển động của Slide; có thể chọn tốc độ chuyển động (chậm, bình thường,

nhanh); đồng thời cũng có thể lựa chọn chuyển động tự động hay thủ công.

Page 125: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

125

- Thanh công cụ: Các thanh công cụ khác nhau của Impress có thể được hiển thị

hoặc ẩn đi bằng cách vào View \ Toolbars.

- Thanh thực đơn (Menu): Giống như thanh thực đơn ở Writer và Calc.

4.1.3. Tạo mới, mở và lưu tài liệu.

a. Tạo mới tài liệu

Để tạo một trình diễn mới thực hiện một trong các cách sau:

- Từ menu hệ thống hoặc từ biểu tượng của chương trình Impress trên thanh

Taskbar.

- Từ bất cứ một tài liệu OpenOffice.Org Impress đang mở sẵn, nhấn chuột vào

mũi tên bên phải biểu tượng New trên thanh công cụ, sau đó chọn Presentation

từ thực đơn sổ xuống.

- Khi bắt đầu với Impress, hộp hội thoại Presentation Wizard - trình biểu diễn

thông minh xuất hiện:

Hình 198: Bước 1 Presentation Wizard.

- Chọn Next, nếu chọn mục Empty presentation thì hộp hội thoại Presentation

Wizard bước 2 xuất hiện. Nếu chọn mục From template ở bước 1 thì mẫu Slide sẽ

được hiển thị ở mục Preview trong hộp hội thoại Presentation Wizard.

Page 126: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

126

Hình 199: Bước 2 Presentation Wizard.

- Chọn Next để chuyển sang bước 3.

Hình 200: Bước 3 Presentation Wizard.

- Chọn kiểu hiệu ứng dịch chuyển của Slide trong mục Effect.

- Chọn tốc độ cho hiệu ứng đã chọn trong mục Speed. Thường tốc độ bình

thường – Medium là lựa chọn tối ưu.

- Chọn Create để tạo một trình diễn mới.

b. Mở tài liệu

Impress không chỉ cho phép mở những tệp trình diễn được tạo ra bằng chương

trình này, mà còn cho phép mở được cả những tệp trình diễn được tạo ra bằng chương

trình Microsoft PowerPoint (tệp .ppt, .pptx).

Để mở một tệp trình diễn đã có sẵn trên đĩa, thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Vào File \ Open.

- Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+O, hộp hội thoại Open xuất hiện:

Page 127: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

127

Hình 201: Hộp thoại Open.

- Tìm đến thư mục nơi chứa tệp trình diễn cần mở.

- Chọn Open để mở tệp.

c. Lưu tài liệu

Để lưu tệp trình diễn đang làm việc lên đĩa, có thể chọn một trong các cách sau:

- Cách 1: Vào File \ Save.

- Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ.

- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S.

Sẽ có hai khả năng xảy ra:

- Nếu đây là tài liệu mới, hộp thoại Save As xuất hiện, cho phép lưu tài liệu này

bởi một tệp tin mới.

Hình 202: Hộp thoại Save As.

Page 128: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

128

+ Đặt tên tệp tại ô File name.

+ Chọn phần mở rộng của tệp tại ô Save as type. Mặc định phần mở rộng là

ODF Presentation (.odp), tuy nhiên có thể chọn lưu tệp dưới dạng .ppt.

+ Chọn Save để kết thúc việc lưu tệp trình diễn.

- Nếu tài liệu đã được lưu vào một tệp rồi, khi ra lệnh lưu dữ liệu, tất cả những sự

thay đổi trên tài liệu sẽ được lưu lại lên đĩa.

4.1.4. Kết xuất tài liệu sang dạng .PDF

Để kết xuất tài liệu sang PDF thực hiện các bước sau:

- Tại một vị trí bất kỳ trên văn bản muốn xuất ra tệp dạng .PDF, nhấn chuột vào

biểu tượng Export Directly as PDF trên thanh công cụ.

- Nhập tên cho văn bản trong mục File name của màn hình hộp thoại Export.

Hình 203: Hộp thoại Export.

4.2. Xây dựng các Slide.

4.2.1. Các thao tác cơ bản với Slide.

a. Thêm một Slide mới

Để thêm một Slide trình diễn có thể thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Vào Insert \ Slide.

- Cách 2: Nhấn chuột phải vào ngăn các Slide và chọn New Slide.

- Cách 3: Nhấn chuột phải vào vùng thao tác chính ở chế độ xem Slide Sorter và

chọn New Slide.

Page 129: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

129

- Cách 4: Trong vùng thao tác ở chế độ xem Normal, nhấn chuột phải vào Slide

đang thao tác và chọn Slide \ New Slide.

b. Tạo một Slide tổng hợp

Để tạo một Slide tổng hợp thực hiện các bước sau:

- Chọn Slide đầu tiên trong phần tổng kết màn trình diễn bằng cách nhấn chuột

vào Slide đó trong ngăn các Slide hoặc nhấn chuột chọn chế độ xem Slide Sorter.

- Vào Insert \ Summary Slide.

- Di chuyển Slide này đến nơi muốn nó xuất hiện trong màn trình diễn đó.

c. Chèn một Slide từ một trình diễn khác

Để chèn một Slide thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Dùng thực đơn Insert.

+ Vào Insert \ File.

+ Chọn Browse, chọn tệp có chứa Slide muốn chèn rồi chọn Insert. Hộp

hội thoại Insert Slide/Objects xuất hiện.

Hình 204: Hộp thoại Insert Slides/Objects.

+ Trong hộp hội thoại Insert Slide/Objects, nhấn chuột vào nút mở rộng

các file trình diễn, sau đó chọn Slide muốn chèn.

+ Có thể tích chọn mục Link.

+ Chọn OK để kết thúc.

- Cách 2: Dùng thực đơn Edit.

+ Nhấn chuột phải vào Slide muốn sao chép nội dung để chèn vào một trình

diễn khác, rồi vào Edit \ Copy hoặc nhấn vào biểu tượng Copy trên

thanh công cụ hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C.

Page 130: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

130

+ Mở trình diễn muốn chèn Slide vào, đặt con trỏ chuột vào vị trí muốn

chèn Slide, rồi nhấn vào biểu tượng Paste trên thanh công cụ, hoặc nhấn

chuột phải chọn Paste hay nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.

- Cách 3: Dùng chuột.

+ Nhấn chuột vào Slide có nội dung muốn chèn vào trình diễn.

+ Giữ chuột và kéo tới vị trí muốn chèn, rồi thả chuột.

Để sao chép và dán các Slide giữa các trình diễn:

- Mở trình diễn muốn sao chép và dán.

- Vào View \ Slide Sorter.

- Chọn các Slide cần thiết, sau đó vào Edit \ Copy hoặc nhấn chọn biểu tượng

Copy trên thanh công cụ hay nhấn tổ hợp phím Ctrl+C hoặc nhấn chuột phải sau đó

chọn Copy.

- Chuyển sang trình diễn muốn dán các Slide mới sao chép vào, sau đó vào View

\ Normal.

- Chọn vị trí muốn dán Slide, vào Edit \ Paste hoặc nhấn chọn biểu tượng Paste

trên thanh công cụ hay nhấn chọn tổ hợp phím Ctrl+V hoặc nhấn chuột phải sau đó

chọn Paste.

d. Sao chép hoặc di chuyển Slide giữa các trình diễn:

Để sao chép hoặc di chuyển Slide giữa các trình diễn thực hiện như sau:

- Mở trình diễn muốn sao chép hoặc di chuyển Slide.

- Sắp xếp các cửa sổ để cả hai đều có thể nhìn thấy, vào View \ Slide Sorter trên

mỗi cửa sổ.

- Trong trình diễn có chứa Slide muốn sao chép hoặc di chuyển sau đó chọn Slide

mong muốn.

- Để di chuyển Slide, kéo và thả chúng vào một trình diễn khác.

- Để sao chép Slide, giữ phím Ctrl trong khi kéo và thả các Slide.

e. Nhân bản một Slide

Để nhân bản một Slide thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1:

+ Nhấn chọn thẻ Normal hoặc vào View \ Normal.

+ Đảm bảo rằng Slide để nhân bản đang nằm trong vùng thao tác.

+ Vào Insert \ Duplicate, Slide được nhân bản sẽ được chèn vào đằng sau

Slide gốc và được hiển thị trong vùng thao tác.

- Cách 2:

+ Ở chế độ Normal, đưa trỏ chuột vào Slide muốn chèn Slide mới vào đằng

sau nó.

Page 131: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

131

+ Mở bộ điều hướng và chọn Slide muốn nhân bản.

+ Kéo Slide đó vào trong vùng thao tác và thả nút chuột, xuất hiện hộp hội

thoại Name Object.

+ Nhập tên cho Slide mới được nhân bản.

+ Chọn OK để kết thúc.

f. Đổi tên của một Slide

Để đổi tên một Slide thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1:

+ Nhấn chuột phải vào hình nhỏ biểu tượng của Slide trong ngăn các Slide

hoặc trong vùng văn bản chính của chế độ xem Sorter, rồi chọn Rename

Slide.

- Cách 2:

+ Ở chế độ xem Normal, nhấn chuột phải vào Slide cần thiết trong vùng

thao tác, sau đó chọn Slide \ Rename.

+ Hộp hội thoại Rename xuất hiện, nhập tên mới cho Slide.

+ Chọn OK để kết thúc.

g. Xóa một Slide

Để xóa một Slide thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Ở chế độ xem Normal, Outline hoặc Slide Sorter, chọn Slide muốn

xóa, sau đó vào Edit \ Delete Slide hoặc nhấn phím Delete.

- Cách 2:

+ Ở ngăn các Slide, nhấn chuột phải vào Slide muốn xóa và chọn Delete

Slide hoặc nhấn phím Delete.

+ Ở chế độ Normal, nhấn chuột phải vào vùng thao tác, chọn Slide \ Delete Slide.

h. Định dạng Slide hay vùng trang

Để định dạng Slide thực hiện như sau:

- Nhấn chọn thẻ Normal hoặc vào View \ Normal.

- Vào Format \ Page hoặc nhấn chuột phải chọn Slide \ Page Setup.

- Xuất hiện hộp hội thoại Page Setup.

- Chọn thẻ Page.

Page 132: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

132

Hình 205: Thẻ Page trong Page Setup.

Thẻ Page gồm các phần:

- Paper format: Thiết lập các thông số có liên quan đến việc định dạng trang bao

gồm: Format: Chọn kiểu định dạng trang bằng cách nhấn mũi tên bên phải của mục

Format; Width: Chiều rộng của trang giấy; Height: Chiều cao của trang giấy;

Orientation: Hướng in bao gồm Portrait: Chiều dọc và Landscape: Chiều ngang.

- Margins: Thiết lập khoảng cách lề trái, phải, trên, dưới của trang.

- Layout settings: Thiết lập về mẫu trang.

- Chọn OK để kết thúc.

i. Thay đổi nền của một Slide

Để thay đổi nền của Slide thực hiện các bước sau:

- Chọn thẻ Normal, rồi chọn Slide muốn thay đổi.

- Vào Format \ Page hoặc nhấn chuột phải, chọn Slide \ Page Setup.

- Chọn thẻ Background.

Page 133: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

133

Hình 206: Thẻ Background trong Page Setup.

- Chọn các chế độ tô nền bằng cách nhấn phím mũi tên trong mục Fill, rồi chọn

kiểu tô trong danh sách đổ xuống.

- Chọn OK để kết thúc.

- Xuất hiện cảnh báo chọn Yes nếu muốn thiết lập cho tất cả các Slide, chọn No

nếu chỉ thiết lập cho Slide đang chọn.

Hình 207: Cảnh báo thiết lập nền.

j. Thêm và định dạng phần ghi chú (Note)

Để thêm phần chú ý thực hiện như sau:

- Trong ngăn các Slide, chọn Slide muốn thêm ghi chú

- Chọn thẻ Notes hoặc vào View \ Notes.

- Nhấn chuột vào hộp text hiển thị dòng chữ “Click to add notes”, sau đó nhập

hoặc dán dòng text hay đồ thị cần thiết vào.

- Để thêm chú ý vào một Slide khác, chọn Slide đó trong ngăn các Slide. Chế độ

xem có phần ghi chú chuyển sang hiển thị Slide đã được lựa chọn.

- Khi hoàn tất việc thêm các chú ý, quay trở về chế độ xem thông thường Normal.

Để định dạng phần chú ý thực hiện như sau:

- Nhấn chuột vào thẻ Notes hoặc vào View \ Notes.

- Vào Format \ Page hoặc nhấn chuột phải và chọn Slide \ Page Setup.

- Thiết lập các thông số mong muốn trong hộp hội thoại Page Setup.

Page 134: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

134

- Chọn OK để kết thúc.

Để thiết lập các tùy chọn mẫu tự động thực hiện như sau:

- Ở chế độ xem có chú ý, Impress tạo ra 4 vùng có thể đặt các thông tin của màn

trình diễn bao gồm:

+ Vùng đầu trang.

+ Vùng ngày tháng và thời gian.

+ Vùng cuối trang.

+ Vùng số của Slide.

- Để tùy chỉnh các vùng này thực hiện như sau:

+ Nhấn chuột chọn thẻ Notes hoặc vào View \ Notes Page.

+ Vào Insert \ Date and Time, hộp hội thoại Header and Footer xuất hiện:

+ Chọn thẻ Notes and Handout.

Hình 208: Hộp thoại Header and Footer.

+ Thiết lập các thông số mong muốn trong các mục Header text, Footer

text và mục Date and time.

+ Chọn Apply to All.

Để in các chú ý thực hiện như sau:

- Vào File \ Print.

Page 135: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

135

Hình 209: Hộp thoại Print với tùy chọn Notes.

- Trong phần Document, chọn Notes.

- Thiết lập những thông số khác trên hộp hội thoại Print (nếu cần).

- Chọn OK để kết thúc.

Để xuất chú ý ra tệp dạng .PDF thực hiện như sau:

- Vào File \ Export as PDF, xuất hiện hộp hội thoại PDF Options:

Hình 210: Hộp thoại PDF Options.

- Chọn thẻ General.

- Tích chọn mục Export notes pages.

- Chọn Export.

Page 136: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

136

4.2.2. Làm việc với style.

Style là một tập hợp các định dạng có thể áp dụng cho các hạng mục trong trình

diễn để thay đổi nhanh chóng sự xuất hiện của chúng. Khi áp dụng một style tức là áp

dụng một nhóm các định dạng cùng lúc.

Để mở cửa sổ Styles and Formatting vào Format \ Styles and Formatting,

hoặc nhấn chọn biểu tượng Styles and Formatting trên thanh công cụ hay nhấn

phím F11. Xuất hiện cửa sổ Styles and Formatting.

Hình 211: Hộp thoại Style and Formatting.

Style trình diễn: Style trình diễn ảnh hưởng 3 yếu tố của một Slide chính

(master): Nền, đối tượng làm nền (chẳng hạn biểu tượng, đường trang trí và khung

text) và dòng text được đặt trong Slide. Không thể tạo những style trình diễn mới mà

chỉ có thể chỉnh sửa dựa trên các style cũ.

Style đồ họa: Các style đồ họa ảnh hưởng đến nhiều yếu tố trong một Slide. Chú

ý rằng style của text xuất hiện ở cả style trình diễn lẫn style đồ họa.

Để tạo style đồ họa thực hiện các cách sau:

- Cách 1: Tạo một style mới bằng cách dùng hộp hội thoại Style:

+ Chọn biểu tượng Graphics Styles trong cửa sổ Styles and Formating.

+ Để kết nối một style mới với một style đã tồn tại, đầu tiên chọn style đó,

sau đó nhấn chuột phải và chọn New, xuất hiện hộp hội thoại như sau:

Hình 212: Hộp thoại Graphics Styles.

Page 137: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

137

+ Thay đổi một số thiết lập cho style mới được tạo dựa trên style đã có sẵn.

+ Chọn OK để kết thúc.

- Cách 2: Tạo style đồ họa từ vùng lựa chọn:

+ Chọn đối tượng muốn lưu dưới dạng một style.

+ Trong cửa sổ Styles and Formatting, chọn biểu tượng New Style from

Selection .

+ Trong hộp hội thoại Create Style, nhập tên cho loại style mới.

Hình 213: Hộp thoại Create Style.

+ Chọn OK để lưu cất style mới.

Để chỉnh sửa style thực hiện như sau:

- Nháy chuột phải vào style đó trong cửa sổ Styles and Formatting và chọn Modify.

- Chỉnh sửa các thông tin cần thiết trong hộp hội thoại.

- Chọn OK để kết thúc.

Để cập nhật một style từ mục lựa chọn thực hiện như sau:

- Chọn mục có định dạng muốn tạo style.

- Trong cửa sổ Styles and Formatting, chọn style muốn cập nhật.

- Nhấn biểu tượng Update Style .

Để áp dụng các style thực hiện như sau:

- Nhấn chuột vào một trong số các biểu tượng nằm góc trên cùng bên trái (style

đồ họa hoặc style trình diễn) để hiển thị các style trong danh sách muốn.

- Thực hiện một trong các cách sau:

+ Cách 1: Đặt điểm chèn vào trong đoạn văn hoặc đồ họa, rồi bấm đúp

chuột vào tên của style muốn áp dụng.

+ Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Fill Format Mode . Khi con trỏ

chuột chuyển sang biểu tượng này thì di chuyển biểu tượng đó vào đoạn văn

để tạo style và nhấn chuột. Để bỏ Fill Format Mode, nhấn chuột vào biểu

tượng Fill Format Mode lần nữa hoặc nhấn phím Esc.

Để xóa style thực hiện như sau:

- Chọn style cần xóa trong cửa sổ Styles and Formatting.

Page 138: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

138

- Nhấn chuột phải vào style cần xóa rồi nhấn Delete.

- Chọn Yes để xác nhận xóa style.

4.2.3. Đưa thông tin lên Slide.

a. Thêm văn bản

Để thêm một đoạn văn bản thông thường nháy chuột vào ô textbox Tiêu đề và

Nội dung để thêm nội dung.

Hình 214: Vùng textbox Tiêu đề và Nội dung.

Dòng văn bản (text) có thể được chèn vào trong hộp textbox bằng cách sao chép

nó từ một tài liệu khác và dán vào trong Impress. Tuy nhiên, dòng text có thể sẽ

không tương thích với định dạng của các dòng text xung quanh hay của các Slide khác

trong màn trình diễn. Do vậy, nên dán dòng text chưa định dạng vào Impress sau đó

tiến hành định dạng.

Dán dòng text chưa được định dạng như sau:

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+V hoặc nhấn chuột vào mũi tên bên phải biểu

tượng Paste trên thanh công cụ, sau đó chọn Unformatted text.

Để định dạng dòng text được dán vào thực hiện như sau:

- Dán dòng text vào vị trí mong muốn.

- Chọn dòng text vừa dán.

- Vào Format \ Default formatting.

- Sử dụng bốn nút mũi tên trong thanh công cụ định dạng text – Text Formatting

để di chuyển dòng text đó đến vị trí thích hợp và đặt nó vào chế độ phân cấp thích hợp.

- Áp dụng các định dạng thủ công cho vùng văn bản đã chọn để thay đổi các

thuộc tính của phông chữ, tab …

Để chèn các ký tự đặc biệt như bản quyền, ký hiệu toán học, hình học hoặc ký

hiệu đơn vị tiền tệ hay ký hiệu ngôn ngữ khác, thao tác như sau:

- Nhấn chuột vào vị trí muốn chèn ký tự.

- Vào Insert \ Special Character, hộp hội thoại Special Characters xuất hiện.

Page 139: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

139

Hình 215: Hộp thoại Special Character.

- Chọn phông chữ và tập hợp phông con từ mục Font và Subset.

- Chọn ký tự muốn chèn.

- Chọn OK để kết thúc.

b. Thêm liên kết

Khi chèn một dòng text (như địa chỉ của một website hay đường dẫn URL) được

dùng như một siêu liên kết, Impress sẽ tự động định dạng, tạo ra siêu liên kết, tô màu

và gạch chân cho dòng text đó.

Trường hợp không muốn tạo liên kết thì vào Edit \ Undo Insert hoặc nhấn tổ

hợp phím Ctrl+Z.

Để chèn một siêu liên kết hoặc tùy chỉnh sự xuất hiện của một siêu liên kết thực

hiện như sau:

- Vào Insert \ Hyperlink. Khi đó xuất hiện hộp Hyperlink:

Hình 216: Hộp thoại Hyperlink.

Page 140: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

140

- Bên tay trái chọn một trong số 4 loại siêu liên kết sau:

+ Internet: Liên kết tới một địa chỉ trên internet.

+ Mail & News: Liên kết đến một địa chỉ email.

+ Document: Siêu liên kết chỉ đến một tài liệu khác hoặc một vị trí khác

trong màn trình diễn.

c. Chèn bảng, bảng tính, hình ảnh

Để chèn một bảng biểu thực hiện như sau:

- Chọn mục Table Design trên ngăn tác vụ.

Hình 217: Thẻ Table Design.

- Tại ô Style, nhấn chọn kiểu bảng biểu muốn chèn, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 218: Hộp thoại Insert Table.

- Nhập số cột muốn chèn tại ô Number of columns, số dòng muốn chèn tại ô

Number of rows.

- Chọn OK để kết thúc.

Để chèn một bảng tính thực hiện như sau:

- Vào Insert \ Spreadsheet. Một bảng tính nhỏ sẽ được chèn vào chính giữa

Slide. Khi một bảng tính được chèn bằng phương pháp này, thì nó cũng ở trong chế độ

chỉnh sửa. Cũng hoàn toàn có thể chèn một bảng tính ở dạng một đối tượng nhúng như

phần chèn đối tượng khác.

Để chèn hình ảnh vào Slide thực hiện như sau:

- Vào Insert \ Picture \ From file (nếu đang dùng AutoLayout thì bấm đúp

chuột vào khung đồ họa). Hộp hội thoại Insert Picture sẽ xuất hiện:

Page 141: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

141

Hình 219: Hộp thoại Insert picture.

- Tìm đến thư mục có chứa hình ảnh muốn chèn để chọn hình ảnh đó.

- Nhấn Open.

4.3. Trình diễn.

4.3.1. Hiệu ứng cho một trang Slide.

Chuyển dịch Slide là những hiệu ứng diễn ra khi một Slide đưa ra cách thức cho

một Slide khác trong trình diễn như cuộn từ dưới lên trên hoặc bay từ trái vào. Có thể

thêm các chuyển dịch trong chế độ xem Slide Sorter hoặc chế độ xem thông thường

Normal. Để xem hiệu ứng của một phần, phải vào chế độ xem Normal và tích chọn

Automatic preview trong thẻ Slide Transition của ngăn tác vụ.

a. Thiết lập thời gian cho sự thay đổi của Slide tự động

Có thể thiết lập một trình diễn Slide để chạy tự động. Để thiết lập thời gian mặc

định cho các Slide được hiển thị trước khi chuyển sang Slide kế tiếp người sử dụng

thực hiện như sau:

- Chuyển vào ngăn Slide Transition, chọn Automatically After trong phần

Advance Slide, thiết lập thời gian và chọn Apply to All Slide.

Hình 220: Ngăn tác vụ Slide Transition.

Page 142: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

142

Để thay đổi thời gian cho một số Slide đầu tiên vào Slide Show \ Rehearse

Timings hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Rehearse Timings trên thanh công cụ

Slide Show.

Trình diễn Slide bắt đầu với chế độ toàn màn hình, một bộ đếm thời gian xuất

hiện góc trái bên dưới của màn hình.

Khi muốn ưu tiên chuyển sang Slide kế tiếp nhấn chuột vào bộ đếm thời gian. Để

duy trì thiết lập mặc định cho Slide này, nhấn chọn Slide đó chứ không phải bộ đếm

giờ. Tiếp tục thực hiện cho tất cả các Slide trong màn trình diễn. Impress ghi lại thời

gian hiển thị cho mỗi Slide.

Áp dụng hiệu ứng dịch chuyển cho một Slide thực hiện như sau:

- Trong ngăn tác vụ, chọn Slide Transition.

- Trong ngăn các Slide hoặc ở chế độ Slide Sorter, chọn những Slide muốn áp

dụng chế độ chuyển dịch. Nếu muốn chế độ chuyển dịch đó áp dụng cho tất cả các

Slide, không cần thiết phải chọn chúng trước.

- Chọn một kiểu hiệu ứng dịch chuyển trong danh sách Apply to selected Slide.

- Chỉnh sửa chế độ chuyển dịch đã chọn bằng cách thay đổi tốc độ chuyển dịch

hoặc thêm âm thanh vào trong mục Modify transition.

- Chọn cách ưu tiên chuyển sang Slide kế tiếp.

- On mouse click: Nhấn chọn mục này để chuyển sang Slide kế tiếp bằng cách

nhấn chuột.

- Automatically after: Xác định khoảng thời gian để hệ thống tự động chuyển

sang Slide kế tiếp.

- Nếu muốn hiệu ứng vừa mới thiết lập áp dụng cho tất cả các Slide trong trình

diễn, chọn Apply to All Slide.

- Để xem trước hiệu ứng chuyển dịch, tích chọn Automatic Preview và nhấn vào

nút Play.

- Để bắt đầu trình chiếu Slide từ Slide hiện hành nhấn nút Slide Show .

Để bỏ một hiệu ứng dịch chuyển cho một Slide thực hiện như sau:

- Chọn các Slide mong muốn.

- Chọn No Transition trong danh sách ở thẻ Slide Transition của ngăn tác vụ.

Page 143: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

143

4.3.2. Hiệu ứng cho các đối tượng trên một Slide.

Hiệu ứng cho các đối tượng trên một Slide gọi là hoạt hình (Animation).

Các hoạt hình Slide tương tự như các chuyển dịch nhưng chúng được áp dụng

cho từng đối tượng trong một Slide đơn như tiêu đề, biểu đồ, hình ảnh hay điểm đánh

dấu đầu dòng.

Để áp dụng một hiệu ứng hoạt hình thực hiện như sau:

- Ở chế độ xem thông thường Normal, hiện thị Slide mong muốn. Chọn đối

tượng muốn hoạt hình.

- Trong ngăn tác vụ, chọn Custom Animation.

- Chọn Add, xuất hiện lại hộp hội thoại Custom Animation.

Hình 221: Hộp thoại Custom Animation.

- Chọn một hiệu ứng từ một trong số các thẻ trong hộp hội thoại đó.

- Chọn tốc độ hay khoảng thời gian cho hiệu ứng đó ở mục Speed.

- Để chọn hoạt hình bắt đầu cho đối tượng, vào thẻ Entrance để chọn hiệu ứng.

Ví dụ: Fly In hoặc Dissolve In.

- Để chọn một hiệu ứng như màu phông khác hay dòng text nháy nháy, vào thẻ

Emphasis.

- Để chọn hiệu ứng khi di chuyển đối tượng này, vào thẻ Exit.

- Để chọn hướng di chuyển của một hoạt hình, vào thẻ Motion Paths.

- Chọn OK để kết thúc.

Để bắt đầu một hiệu ứng hoạt hình thực hiện như sau:

- Có 3 lựa chọn để bắt đầu một hiệu ứng hoạt hình:

Page 144: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

144

+ On click: Hoạt hình sẽ dừng ở hiệu ứng này cho đến khi nhấn chuột.

+ With previous: Hoạt hình này chạy cùng thời điểm với hoạt hình trước.

+ After previous: Hoạt hình này chạy ngay khi hoạt hình trước kết thúc.

- Chọn các thuộc tính bổ sung cho một hiệu ứng hoạt hình.

- Nhiều hoạt hình có thuộc tính có thể thiết lập hoặc thay đổi.

- Nếu chọn hiệu ứng Change Font Color trong thẻ Emphasis, có thể xác định

được màu phông.

- Nếu chọn Fly In trong thẻ Entrance, có thể xác định được đối tượng bay vào

Slide từ hướng nào.

Để xóa hiệu ứng hoạt hình thực hiện như sau:

- Trong thẻ Custom Animation của ngăn tác vụ, chọn đối tượng mong muốn.

- Chọn Remove.

4.3.3. Chọn các thiết lập cơ bản cho trình diễn.

Để thiết lập cho trình diễn thực hiện như sau:

- Vào Slide Show \ Slide Show Settings, xuất hiện hộp hội thoại Slide Show:

Hình 222: Hộp thoại Slide Show.

- Thiết lập các thông số cần thiết trong hộp hội thoại Slide Show.

+ All Slide: Bao gồm tất cả các Slide ngoại trừ những Slide được đánh dấu

ẩn đi.

+ From: Bắt đầu màn trình diễn với một Slide khác với Slide đầu tiên.

Custom Slide Show: Chiếu các Slide theo một trình tự khác với thiết lập

trước.

+ Default: Chiếu Slide toàn màn hình không cần hiển thị các điều khiển

chương trình của Impress và kết thúc việc trình chiếu ở Slide cuối cùng.

+ Window: Chiếu Slide trong cửa sổ chương trình Impress và thoát khỏi

chương trình trình chiếu sau khi chiếu Slide cuối cùng.

Page 145: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

145

+ Auto: Bắt đầu lại việc chiếu Slide sau Slide cuối cùng. Một Slide tạm

ngưng được hiển thị giữa Slide cuối cùng và Slide bắt đầu. Nhấn nút Esc để

dừng việc trình chiếu.

- Nhấn chọn các tùy chọn khác trong mục Options.

- Chọn OK để kết thúc.

4.3.4. Định dạng trang in và in ấn.

a. Định dạng trang in

Để định dạng trang in thực hiện như sau:

- Vào Format \ Page, hộp thoại Page Setup xuất hiện:

Hình 223: Hộp thoại Page Setup.

+ Format: Chọn khổ giấy in ra máy in.

+ Width: Chọn chiều rộng của khổ giấy in.

+ Height: Chọn chiều cao của khổ giấy in.

+ Orientation: Chọn hướng in.

+ Portrait: Chọn mục này để in theo khổ dọc.

+ Landscape: Chọn mục này để in theo khổ ngang.

- Chọn OK để kết thúc.

Page 146: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

146

b. In ấn

Để in nội dung các Slide ra máy in thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Chọn File \ Print.

- Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+P.

- Hộp thoại Print xuất hiện:

Hình 224: Hộp thoại Print.

+ Printer: Chọn máy in trong mục Name.

+ Print range: Chọn phạm vi in.

+ All: In toàn bộ các Slide.

+ Pages: Để in một phạm vi các Slide nào đó. Ví dụ: 1, 4, 7-12.

+ Mục Copies để chọn số bản in.

+ Chọn một số tùy chọn khác bằng cách chọn Options, rồi chọn các thông

số mong muốn khác trong hộp hội thoại Printer Options, chọn OK để quay

trở lại hộp hội thoại Print.

- Chọn OK để kết thúc.

√ Lưu ý: Để in ra các hình thức khác của trình diễn (ví dụ như tờ phát (handout),

các chú thích (note), hay các ý (outline) vào vùng Print \ Document và kích vào mũi

tên phía bên phải để hiện ra các lựa chọn in.

Page 147: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

147

ĐỀ MỤC 4: Trình duyệt web Mozilla Firefox

Sau khi hoàn thành nội dung này, người sử dụng nắm được:

Cách tải và cài đặt Firefox.

Cách khởi động và thoát Firefox.

Cách điều hướng các trang web.

Cách sao chép, lưu và in ấn các trang web.

Cách đánh dấu các trang ưa thích.

Cách xem các trang đã truy cập.

Cách thiết lập tùy chọn cho Firefox.

1. Giới thiệu về Firefox.

Mozilla Firefox là trình duyệt web nguồn mở, có các tính năng tương tự phần

mềm Internet Explorer. Firefox có ưu điểm nhỏ gọn, nhanh, dễ sử dụng và cung cấp

nhiều lợi ích hơn các trình duyệt web khác như duyệt web theo từng tab và khả năng

chặn pop-up windows. Firefox tương thích với nhiều phiên bản hệ điều hành, tuy

nhiên tại tài liệu này phiên bản hệ điều hành được sử dụng là Windows XP.

1.1. Cách tải và cài đặt Firefox.

Để tải Firefox thực hiện như sau:

- Mở trình duyệt Internet Explorer và nhập địa chỉ trang sau vào thanh địa chỉ:

http://www.Mozilla.org/vi/Firefox/new/ để tải bản tiếng Việt hoặc http://firefox.com để

tải bản tiếng Anh.

- Trang web được hiển thị sau khi nhập địa chỉ:

Hình 225: Trang web tải Firefox.

Page 148: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

148

- Nhấn chuột vào biểu tượng Tải Firefox để tải phần mềm xuống máy tính.

- Chạy tệp tin cài đặt sau khi đã tải về và chọn Run:

Hình 226: Chạy tệp tin cài đặt

- Chọn Tiếp tục, xuất hiện màn hình cho phép chọn kiểu cài đặt:

Hình 227: Hộp thoại cài đặt Firefox Bước 2.

- Chọn Chuẩn để mặc định chuẩn của Firefox. Nếu chọn Tùy biến thì có thể lựa

chọn thay đổi các thông số như lựa chọn cài đặt phần mềm tại thư mục nào trong máy

tính, có tạo biểu tượng phần mềm trên Desktop, trên thanh Start, Quick Launch hay

không,…

- Nên chọn chế độ ngầm định Chuẩn.

- Chọn Tiếp tục, xuất hiện màn hình tóm tắt lại các lựa chọn cho việc cài đặt.

- Chọn Cài đặt để bắt đầu quá trình cài đặt.

- Sau khi hoàn tất cài đặt xuất hiện màn hình sau:

Page 149: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

149

Hình 228: Hộp thoại hoàn tất cài đặt.

- Tích chọn Chạy Firefox ngay bây giờ nếu muốn khởi động Firefox ngay sau

khi cài đặt.

- Chọn Hoàn thành để kết thúc.

1.2. Khởi động Firefox.

Để khởi động Firefox thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Vào Start \ Program \ Mozilla Firefox.

- Cách 2: Chọn biểu tượng Firefox trên màn hình Desktop.

- Cách 3: Chọn biểu tượng Firefox ở trên thanh Taskbar.

1.3. Giới thiệu giao diện Firefox.

Thanh công cụ của Firefox bao gồm như sau:

- Thanh Tiêu đề: Nằm trên cùng của màn hình, có nhiệm vụ hiển thị tiêu đề của

trang web hiện thời.

- Thanh Thực đơn: Hiển thị các menu của trình duyệt Mozilla Firefox.

- Thanh Điều hướng: Gồm các biểu tượng cho phép di chuyển qua lại giữa các

trang web, nạp lại nội dung trang, về trang chủ …

- Thanh Địa chỉ: Chứa địa chỉ của trang web đang được hiển thị.

- Thanh Tìm kiếm: Cho phép tìm kiếm thông tin trên Internet theo một chủ đề

nào đó.

- Thanh Tab: Chứa các tab đang được mở. Nếu chỉ mở một tab, mặc định Thanh

Tab sẽ ẩn đi.

Page 150: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

150

Hình 229: Giao diện Firefox.

1.4. Kết thúc Firefox.

Để kết thúc Firefox, vào Tập tin \ Thoát hoặc nhấn vào biểu tượng Close ở góc

trên bên phải cửa sổ.

Trong trường hợp Firefox đang mở 2 tab trở lên, sẽ có thông báo như sau:

Hình 230: Hộp thoại thoát Firefox.

Chọn Đóng thẻ để kết thúc Firefox.

2. Các thao tác cơ bản.

2.1. Điều hướng các trang web.

2.1.1. Xem trang chủ.

Khi khởi động Firefox, trang chủ sẽ được hiện trước tiên. Trong trường hợp

muốn xem trang chủ có thể chọn vào biểu tượng ở trên thanh công cụ.

Page 151: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

151

2.1.2. Chuyển tới một trang bất kì.

Để chuyển tới một trang web mới thực hiện như sau:

- Gõ địa chỉ của nó vào Thanh địa chỉ. Địa chỉ thường bắt đầu bằng http:// hoặc

https://, theo sau là một hoặc nhiều tên xác định địa chỉ, ví dụ như

http://vietnamnet.vn/.

- Nhấn phím Enter hoặc biểu tượng trên Thanh địa chỉ:

Hình 231: Biểu tượng mở trang web.

2.1.3. Mở một tệp có trên ổ đĩa.

Để mở một tệp dạng web (có đuôi html, htm …) ở trên ổ đĩa thực hiện như sau:

- Vào Tập tin \ Mở tập tin hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + O, xuất hiện hộp thoại:

Hình 232: Hộp thoại Mở Tập tin.

- Chọn tập tin cần mở.

- Chọn Open để mở tập tin.

2.1.4. Cuộn trang và mở các siêu liên kết.

Để di chuyển trong một trang, thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Dùng chuột kéo thanh cuộn bên phải và phía dưới màn hình (nếu có).

- Cách 2: Dùng các phím mũi tên và phím Page Up, Page Down trên bàn phím.

Cũng có thể về nhanh đầu trang hoặc cuối trang bằng cách nhấn tổ hợp phím

Ctrl+Home hoặc Ctrl+End.

Page 152: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

152

Hầu hết các trang web đều chứa các liên kết có thể nhấn vào để chuyển tới các

trang khác như sau:

- Di con trỏ chuột cho tới khi mũi tên biến thành hình bàn tay. Điều này xảy ra

mỗi khi con trỏ chuột đi qua một liên kết. Hầu hết các liên kết đều là ký tự được gạch

chân, tuy nhiên các nút và các hình ảnh cũng có thể là các liên kết.

- Nhấn chuột vào liên kết để mở trang liên kết đó.

2.1.5. Di chuyển trong các trang đã truy cập.

Để trở lại hoặc chuyển tới một trang, nhấn chuột vào biểu tượng hoặc

trên thanh công cụ.

Để xem danh sách các trang đã truy cập, giữ chuột lâu vào biểu tượng để ra

lịch sử các trang:

Hình 233: Danh sách các trang đã truy cập.

Chọn trang cần xem trong danh sách.

2.1.6. Mở nhiều cửa sổ, nhiều tab để truy cập nhiều trang web cùng một lúc.

Để mở nhiều trang web cùng lúc, có thể thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Mở nhiều cửa sổ Firefox khác nhau, mỗi cửa sổ duyệt một trang web.

Để mở một cửa sổ mới thực hiện một trong các cách sau:

+ Cách 1: Nháy chuột vào biểu tượng Firefox để mở một cửa sổ mới.

+ Cách 2: Nhấn chuột phải vào siêu liên kết muốn xem và chọn Mở liên kết

trong cửa sổ mới.

+ Cách 3: Vào Tập tin \ Cửa sổ mới hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + N.

Hình 234: Mở liên kết trong cửa sổ mới.

- Cách 2: Mở một cửa sổ Firefox và sử dụng tính năng Duyệt trên nhiều tab để

Page 153: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

153

điều hướng trang web nhanh hơn và dễ dàng hơn. Duyệt trên nhiều tab cho phép mở

nhiều tab trong cùng một cửa sổ Firefox, mỗi tab hiển thị một trang web. Nhờ đó

không cần phải mở nhiều cửa sổ mới có thể duyệt nhiều trang khác nhau. Điều này

giải phóng không gian cho màn hình Desktop. Có thể mở, đóng và nạp lại các trang

web rất thuận tiện trong cùng một nơi mà không cần chuyển sang cửa sổ khác.

Để mở một Tab thực hiện một trong các cách sau:

+ Cách 1: Nháy chuột vào biểu tượng bên trên thanh công cụ để mở ra

một tab mới. Nhập địa chỉ trang web cần truy cập vào tab trống mới này.

+ Cách 2: Chuột phải vào các siêu liên kết sau đó chọn Mở Liên Kết trong

Thẻ Mới.

Hình 235: Mở liên kết trong Thẻ mới.

+ Cách 3: Di chuột vào siêu liên kết, giữ phím Ctrl và nhấn chuột trái vào

siêu liên kết.

+ Cách 4: Vào Tập tin \ Thẻ mới hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + T.

+ Cách 5: Kéo liên kết và thả vào khoảng trống trên Thanh Tab. (Nếu chỉ có

duy nhất một trang web đang được mở, Thanh Tab có thể bị ẩn đi)

Để di chuyển các Tab trong một cửa sổ thực hiện như sau:

- Để di chuyển một tab tới vị trí khác trong cửa sổ Firefox, dùng chuột kéo

chúng tới đó.

- Trong khi kéo, Firefox sẽ hiển thị một chỉ báo nhỏ cho biết vị trí tab sẽ được

chuyển tới.

Để đóng các Tab thực hiện như sau:

- Để đóng tab hiện thời, nhấn tổ hợp phím Ctrl+W, hoặc nhấn chuột vào biểu

tượng Đóng thẻ bên phải của tab.

- Để đóng tất cả các tab trừ tab hiện thời, nhấn chuột phải vào tab và chọn Đóng

các thẻ khác.

Page 154: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

154

Hình 236: Chuột phải vào thẻ Tab.

Để phục hồi các tab đã đóng thực hiện như sau:

- Nếu muốn phục hồi tab vừa đóng xong, ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + T.

- Nếu muốn phục hồi các tab bất kì chọn từ thực đơn Lược sử \ Các thẻ đã đóng

gần đây.

- Cũng có thể phục hồi tất cả các tab bằng cách chọn Lược sử \ Các thẻ đã đóng

gần đây \ Khôi phục tất cả các thẻ.

2.2. Sao chép, lưu và in ấn các trang web.

2.2.1. Sao chép nội dung trong trang web.

Để sao chép nội dung từ trang web thực hiện như sau:

- Chọn nội dung cần sao chép.

- Vào Chỉnh sửa \ Chép hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C.

- Có thể dán nội dung đã sao chép này vào các chương trình khác bằng cách chọn

đích cần dán rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+V (sao chép vào vùng đệm Clipboard).

Để sao chép một liên kết (URL) hoặc một liên kết ảnh từ trang web thực hiện

như sau:

- Đặt con chuột lên trên liên kết hoặc ảnh.

- Nhấn chuột phải vào liên kết hoặc ảnh, chọn Chép địa chỉ liên kết hoặc Chép

địa chỉ ảnh.

- Nếu ảnh cũng đồng thời là liên kết, có thể chọn một trong hai lệnh trên.

- Có thể dán liên kết đã sao chép này vào các chương trình khác hoặc vào Thanh

địa chỉ của Firefox bằng cách chọn đích cần dán rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.

2.2.2. Lưu một phần trang web hoặc toàn bộ trang web.

a. Lưu toàn bộ trang web

Để lưu toàn bộ trang web thực hiện như sau:

- Vào Tập tin \Lưu trang dưới dạng hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+S, xuất hiện

hộp hội thoại Lưu thành:

Page 155: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

155

Hình 237: Hộp thoại Lưu thành.

- Chọn nơi lưu trang.

- Chọn một kiểu định dạng cho trang được lưu tại ô Save as type:

+ Trang Web, đầy đủ: Lưu trang web kèm theo ảnh.

+ Trang Web, chỉ Html: Lưu trang web không có ảnh.

+ Tập tin văn bản: Lưu trang web thành một tệp ký tự.

+ Tất cả tập tin: Lưu dưới định dạng tùy chọn.

- Đặt tên trang tại ô File name.

- Chọn Save để kết thúc.

b. Lưu ảnh trong trang web

Để lưu ảnh trong trang web thực hiện như sau:

- Đặt con trỏ chuột lên trên ảnh.

- Nhấn chuột phải vào ảnh, chọn Lưu ảnh dưới dạng, xuất hiện hộp hội thoại

Lưu ảnh.

Hình 238: Hộp thoại Lưu Ảnh.

Page 156: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

156

- Chọn nơi lưu ảnh.

- Đặt tên ảnh tại ô File name.

- Chọn Save để lưu ảnh.

2.2.3. In trang web.

a. Xem trước khi in

Để biết trang web sẽ hiển thị trên giấy như thế nào khi in ra, nên sử dụng tính

năng Xem trước khi in. Để xem trước khi in thực hiện như sau:

- Vào Tập tin \ Xem trước khi in.

- Tại cửa sổ Xem trước khi in, thực hiện các thao tác sau:

+ Chuyển qua lại giữa các trang bằng cách ấn các nút trên thanh công cụ

+ Thay đổi tỷ lệ của các trang: Chọn tỷ lệ thích hợp tại ô Tỉ lệ

+ Thay đổi hướng giấy in: Nhấn chuột vào biểu tượng để in

giấy dọc, hoặc để in giấy ngang.

+ Thiết lập trang: Nhấn nút Thiết lập trang để thiết lập trang in

với những tuỳ chọn khác như tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối trang …

+ Nhấn nút In để in trang web ngay

+ Nhấn nút Đóng để đóng cửa sổ Xem trước khi in.

b. In trang web

Để in trang web hiện thời thực hiện như sau:

- Vào Tập tin \ In hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 239: Hộp thoại Print.

Page 157: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

157

- Chọn máy in tại ô Name.

- Chọn OK để in.

Để in một đoạn văn bản trên trang hiện thời thực hiện như sau:

- Chọn đoạn văn bản cần in.

- Vào Tập tin \ In hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P, hộp hội thoại Print xuất hiện.

- Trong khung Print range, tích chọn Selection.

- Chọn OK để in.

2.3. Đánh dấu các trang ưa thích.

Để đánh dấu một trang ưa thích, thực hiện các bước sau:

- Chọn trang muốn đánh dấu.

- Vào Đánh dấu \ Đánh dấu trang này, hoặc nhấn đúp chuột vào biểu tượng

ngôi sao màu trắng bên phải của thanh Địa chỉ (nếu ngôi sao màu vàng tức là trang

web đó đã được đánh dấu), hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+D để xuất hiện hộp thoại

Đánh dấu.

Hình 240: Hộp thoại Đánh dấu.

- Đặt tên cho đánh dấu tại ô Tên.

- Chọn thư mục lưu đánh dấu tại ô Thư mục:

+ Nếu chọn thư mục mặc định (thư mục Trình đơn Đánh dấu) thì đánh dấu

sẽ được thêm vào dưới cùng của danh sách trong trình đơn.

+ Nếu chọn thư mục Thanh đánh dấu, đánh dấu sẽ hiển thị trên Thanh

công cụ Đánh dấu.

+ Nếu muốn đánh dấu trong một thư mục hoàn toàn mới: Trong danh sách

Thư mục, nhấn Chọn, màn hình Page Bookmarked sẽ được mở rộng;

Page 158: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

158

chọn thư mục cha cho thư mục sẽ tạo mới; nhấn nút Thư mục mới, sau đó

đặt tên cho thư mục mới tương tự như trong Windows.

- Nhấn nút Xong để hoàn tất việc đánh dấu trang ưa thích.

2.4. Xem các trang đã truy cập.

2.4.1. Xem trên thanh địa chỉ.

Để xem lại danh sách các trang đã truy cập thực hiện như sau:

- Nhấn chuột vào mũi tên nhỏ phía cuối của Thanh địa chỉ, danh sách các địa chỉ

đã truy cập được hiện ra:

Hình 241: Danh sách web trên thanh địa chỉ.

- Trang web nào có biểu tượng ngôi sao màu vàng ở cuối là trang web đã được

đánh dấu.

- Để xem lại trang web nào, kích chọn trang web đó trong danh sách.

2.4.2. Xem trong Lược sử.

Để xem danh sách những trang đã ghé thăm trong phiên làm việc gần đây, mở

Lược sử và xem danh sách nằm trong thực đơn này.

Để xem danh sách những trang đã ghé thăm trong các phiên làm việc tại từng

thời điểm cụ thể thực hiện như sau:

- Vào Lược sử \ Hiển thị toàn bộ lược sử, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 242: Hộp thoại Thư viện.

Page 159: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

159

- Tại phần bên phải của hộp hội thoại là danh sách các trang web đã truy cập. Để

xem lại trang web nào, nháy đúp vào trang web đó.

3. Thiết lập tùy chọn cho Firefox.

3.1. Thiết lập tùy chọn chung.

3.1.1. Thiết lập trang chủ.

Để thiết lập trang chủ cho Firefox thực hiện như sau:

- Trên thanh công cụ, vào Công cụ \ Tùy chọn.

- Trên hộp hội thoại Tùy chọn hiện ra, chọn trang Tổng quát và thực hiện thay

đổi trong khung Khởi động.

- Tại ô Khi Firefox khởi động, chọn tuỳ chọn Vào trang chủ của tôi.

- Tại ô Trang chủ, nhập trang muốn thiết lập làm trang chủ.

- Chọn OK để chấp nhận thiết lập.

Hình 243: Trang Tổng quát trong hộp thoại Tùy chọn.

3.1.2. Thiết lập Firefox thành trình duyệt mặc định.

Nếu máy tính có từ 2 trình duyệt trở lên (ví dụ: Internet Explorer, Firefox,

Opera, Chrome, Safari …) mỗi khi nhấn chuột vào một liên kết Internet, máy tính

sẽ mở liên kết đó bằng trình duyệt mà đã được thiết lập làm mặc định. Đôi khi trình

duyệt mặc định sẽ không phải là Firefox.

Để thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định, thực hiện như sau:

- Vào Tools \ Options, hộp hội thoại Options hiện ra:

Page 160: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

160

Hình 244: Trang Nâng cao trong hộp thoại Tùy chọn.

- Chọn trang Nâng cao, thực hiện thay đổi trong khung Mặc định cho Hệ thống.

- Nhấn nút Kiểm tra ngay để kiểm tra xem Firefox đã là trình duyệt mặc định

hay chưa. Nếu chưa, thông báo sau sẽ hiện ra, nhấn nút Yes để thiết lập Firefox là

trình duyệt mặc định.

- Nếu Firefox đã là trình duyệt mặc định, thông báo sau sẽ hiện ra, nhấn nút OK

để đóng cửa sổ thông báo.

3.2. Thiết lập tùy chọn riêng.

3.2.1. Xác định cách thức bảo mật thông tin cá nhân trực tuyến.

Có thể xác định cách thức bảo mật thông tin cá nhân trực tuyến theo các bước

như sau:

- Vào Công cụ \ Tùy chọn, hộp hội thoại Tùy chọn hiện ra:

Hình 245: Trang Riêng tư trong hộp thoại Tùy chọn.

Page 161: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

161

- Chọn trang Riêng tư và chọn Sử dụng thiết lập tùy biến cho lược sử ở mục

Lược sử.

- Các tuỳ chọn bảo mật thông tin cá nhân bao gồm:

+ Always use private browsing mode: Tích chọn ô này nếu muốn Firefox

xoá các thông tin cá nhân mỗi khi đóng chương trình.

+ Các tùy chọn về lược sử: Để có các lựa chọn này bỏ tích chọn Always

use private browsing mode. Tích chọn các ô này nếu muốn Firefox xoá

một phần thông tin cá nhân.

- Nếu nuốn xoá các thông tin cá nhân ngay lập tức, chọn Ghi nhớ lược sử.

Hình 246 Lựa chọn xóa lược sử

+ Sau đó chọn Xóa các lược sử gần đây.

- Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút OK để chấp nhận thiết

lập đó.

3.2.2. Thiết lập lược sử web.

Khi duyệt web, theo mặc định Firefox sẽ tự động ghi lại các trang web đã ghé

thăm, các tệp đã tải xuống, hoặc các thông tin đã nhập vào các biểu mẫu và trên thanh

Tìm kiếm.

Để thay đổi các thiết lập Lịch sử duyệt web này thực hiện như sau:

- Vào Công cụ \ Tùy chọn.

- Trên hộp hội thoại Tùy chọn hiện ra, chọn trang Riêng tư và thực hiện thay đổi

trong khung Lược sử.

+ Ghi nhớ lược sử: Ghi nhớ toàn bộ lược sử.

+ Không bao giờ ghi nhớ lược sử: Không ghi nhớ lược sử truy cập.

Page 162: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

162

+ Sử dụng thiết lập tùy biến cho lược sử: Như mục 3.2.1

3.2.3. Xóa lược sử trình duyệt web.

Để xóa lược sử trình duyệt web thực hiện như sau:

- Vào Công cụ \ Xóa các lược sử gần đây hoặc nhấn tổ hợp phím

Ctrl+Shift+Del, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 247: Hộp thoại Xóa lược sử.

- Lựa chọn khoảng thời gian để xóa.

- Chọn hoặc bỏ chọn các chi tiết về lược sử.

- Chọn Xóa ngay để tiến hành xóa.

3.2.4. Quản lý mật khẩu.

Khi làm việc với một số trang web cần có tên truy cập và mật khẩu để đăng nhập

vào trang web đó, ví dụ: đăng nhập vào thư điện tử, các diễn đàn, cổng thông tin …

Để không phải nhập đi nhập lại nhiều lần mật khẩu, Firefox cung cấp tiện ích

cho phép lưu lại mật khẩu này để mỗi khi nhập tên truy cập thì mật khẩu sẽ được tự

động điền vào.

Để thiết lập quản lý mật khẩu thực hiện như sau:

- Vào Công cụ \ Tùy chọn.

- Trên hộp hội thoại Tùy chọn hiện ra, chọn trang Bảo mật và thực hiện thay đổi

trong khung Mật khẩu.

Page 163: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

163

Hình 248: Trang Bảo mật trong hộp thoại Tùy chọn.

- Các thiết lập về mật khẩu bao gồm:

+ Ghi nhớ mật khẩu cho các trang: Firefox lưu mật khẩu một cách an

toàn, giúp dễ dàng đăng nhập vào các trang web. Nếu không muốn điều đó,

bỏ chọn tại ô này. Tuy nhiên cho dù đã tích chọn ô này, nếu lần đầu tiên

đăng nhập chương trình sẽ vẫn hỏi có muốn lưu mật khẩu cho trang này hay

không. Nếu chọn “Không lưu với trang này”, trang web này sẽ được đưa

vào danh sách ngoại lệ.

+ Để xem danh sách ngoại lệ hoặc xoá một trang khỏi danh sách ngoại lệ,

nhấn nút Ngoại lệ bên phải của ô.

+ Dùng một mật khẩu chính: Firefox có thể bảo vệ các thông tin nhạy

cảm như là mật khẩu hoặc chứng chỉ được lưu bằng cách mã hoá chúng sử

dụng mật khẩu chính. Nếu muốn sử dụng mật khẩu chính, tích chọn ô này

và nhập mật khẩu chủ trên hộp hội thoại Thay đổi mật khẩu chính hiện ra.

Hình 249: Hộp thoại thay đổi mật khẩu chính.

+ Nhập mật khẩu chính 2 lần nếu chưa thiết lập mật khẩu lần nào.

+ Để thay đổi mật khẩu, nhấn nút Thay đổi mật khẩu chính ở vị trí bên

phải của ô.

+ Mật khẩu đã lưu: Cho phép hiển thị, ẩn đi, hoặc xoá các mật khẩu đã

được lưu.

- Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút OK để chấp nhận thiết

lập đó.

Page 164: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

164

3.3. Ngôn ngữ hiển thị.

Một số trang web hỗ trợ nhiều hơn một ngôn ngữ. Firefox cho phép xác định

ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang web đó.

Để thiết lập ngôn ngữ hiển thị thực hiện như sau:

- Vào Công cụ \ Tùy chọn.

Trên hộp hội thoại Tùy chọn hiện ra, chọn trang Nội dung và thực hiện thay đổi

trong khung Ngôn ngữ.

- Nhấn nút Chọn, xuất hiện hộp hội thoại Ngôn ngữ.

Hình 250: Hộp thoại Ngôn ngữ.

- Trong khung Các ngôn ngữ theo thứ tự ưu tiên là danh sách các ngôn ngữ ưa

thích theo thứ tự từ cao tới thấp. Có thể thêm, thay đổi thứ tự ưa thích hoặc xoá ngôn

ngữ khỏi danh sách này.

- Để thêm ngôn ngữ thực hiện như sau:

+ Nhấn chuột vào ô Chọn một ngôn ngữ để thêm để hiển thị danh sách các

ngôn ngữ.

+ Chọn một ngôn ngữ ưa thích.

+ Nhấn nút Thêm bên phải của ô.

- Để thay đổi thứ tự ưa thích thực hiện như sau:

+ Nhấn chọn ngôn ngữ cần thay đổi thứ tự.

+ Nhấn nút Chuyển lên (hoặc Chuyển xuống) để chuyển ngôn ngữ đó lên

trên (hoặc xuống dưới).

- Để xoá ngôn ngữ khỏi danh sách thực hiện như sau:

+ Nhấn chọn ngôn ngữ cần xoá khỏi danh sách.

+ Nhấn nút Xóa.

- Nhấn nút OK để chấp nhận thiết lập.

Page 165: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

165

3.4. Thiết lập bảo vệ.

3.4.1. Thiết lập Proxy.

Một proxy hoạt động như là một trung gian giữa máy tính và Internet. Nó chặn

tất cả yêu cầu tới Internet để kiểm tra xem nó có đáp ứng được yêu cầu hay không.

Các proxy được sử dụng để cải tiến việc thi hành lệnh, lọc các yêu cầu, và giấu máy

tính trên Internet để tăng tính bảo mật.

Để thiết lập proxy trong Firefox thực hiện các bước sau:

- Vào Công cụ \ Tùy chọn.

- Trên hộp hội thoại Tùy chọn hiện ra, chọn trang Nâng cao, sau đó chọn thẻ

Mạng và thực hiện thay đổi trong khung Kết nối.

- Nhấn nút Thiết lập xuất hiện hộp hội thoại Thiết lập kết nối.

Hình 251: Hộp thoại Thiết lập Kết nối.

Các thiết lập proxy để truy cập Internet:

- Không dùng proxy: Chọn tuỳ chọn này nếu không muốn sử dụng proxy.

- Tự động dò thiết lập của proxy cho mạng này: Chọn tuỳ chọn này nếu muốn

Firefox tự động dò tìm những thiết lập proxy cho mạng.

- Dùng các thiết lập proxy của hệ thống: Lấy các thiết lập proxy đã được thiết

lập trong hệ điều hành hoặc Internet Explorer.

- Cấu hình proxy thủ công: Chọn tuỳ chọn này nếu không có địa chỉ proxy

(URL). Hãy hỏi người quản trị hệ thống về các tên và các số cổng của máy chủ chạy

phần mềm proxy cho mỗi dịch vụ mạng và nhập thông tin vào các ô tương ứng.

- Chọn OK để chấp nhận thiết lập.

Page 166: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

166

3.4.2. Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn.

Cửa sổ ngoài ý muốn là cửa sổ tự động xuất hiện trên màn hình mà không được

phép. Chúng rất đa dạng về kích thước nhưng thường không chiếm toàn bộ màn hình.

Một số cửa sổ ngoài ý muốn xuất hiện phía trước cửa sổ Firefox hiện thời trong khi

một số khác lại xuất hiện sau cửa sổ hiện thời.

Firefox cho phép điều khiển các cửa sổ ngoài ý muốn này. Theo mặc định

Firefox sẽ chặn không cho mở các cửa sổ ngoài ý muốn, chính vì thế không cần phải

lo lắng về việc kích hoạt chức năng này để chặn các cửa sổ ngoài ý muốn xuất hiện

trong Firefox. Tuy nhiên, có thể thêm ngoại lệ cho các trang muốn hiển thị các cửa sổ

này theo nhu cầu người dùng.

Để thiết lập chặn các cửa sổ thực hiện như sau:

- Vào Công cụ \ Tùy chọn.

- Trên hộp hội thoại Tùy chọn hiện ra, chọn trang Nội dung.

- Theo mặc định, ô Chặn các cửa sổ popup được tích chọn có nghĩa là Firefox

sẽ chặn cửa sổ ngoài ý muốn của các trang.

- Để thêm ngoại lệ cho một trang, nhấn nút Ngoại trừ xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 252: Hộp thoại những trang được phép Popup.

- Tại ô Địa chỉ của trang web, nhập địa chỉ của trang web cho phép mở cửa sổ

ngoài ý muốn.

- Nhấn nút Cho phép, khi đó địa chỉ của trang sẽ được chuyển vào danh sách

ngoại lệ bên dưới.

- Nhấn nút Đóng để đóng hộp hội thoại.

Page 167: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

167

3.5. Các thành phần mở rộng.

3.5.1. Giới thiệu các thành phần mở rộng.

Các thành phần mở rộng là các phần mềm nhỏ sẽ thêm vào tính năng mới hoặc

làm thay đổi giao diện (chủ đề) cho Firefox.

Có các loại thành phần mở rộng sau:

- Mở rộng tính năng (Extensions): Loại thành phần mở rộng này cho phép

thêm tính năng mới cho Firefox. Chúng có thể thêm vào bất cứ cái gì từ một nút trên

thanh công cụ cho tới một tính năng hoàn toàn mới. Chúng cho phép ứng dụng có thể

được tuỳ chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của mỗi người dùng.

- Mở rộng chủ đề (Themes): Các chủ đề làm thay đổi hình thức của Firefox.

Chúng cho phép thay đổi cái nhìn và cảm giác về Firefox và cá nhân hoá nó cho phù

hợp với sở thích. Một chủ đề có thể chỉ thay đổi hình ảnh của các nút, hoặc cũng có

thể thay đổi mọi thứ về hình thức của Firefox.

3.5.2. Tải về và cài đặt.

Để tải các thành phần mở rộng về thực hiện như sau:

- Vào Công cụ \ Tiện ích, xuất hiện cửa sổ Tiện ích:

Hình 253: Trang quản lý tiện ích.

- Tại trang Get Add-ons đã có sẵn những thành phần mở rộng mà Firefox

khuyến nghị sử dụng. Nếu muốn cài đặt thành phần mở rộng nào, nhấn chọn thành

phần mở rộng đó rồi nhấn nút Add to Firefox, xuất hiện hộp hội thoại Cài đặt phần

mềm.

Page 168: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

168

Hình 254: Hộp thoại Cài đặt phần mềm.

- Nhấn nút Cài đặt ngay để bắt đầu tiến trình cài đặt.

- Nhấn nút Khởi động lại Firefox để khởi động lại Firefox, cài đặt và kích hoạt

thành phần mở rộng đó.

3.5.3. Cập nhật các thành phần mở rộng.

Theo mặc định, Firefox sẽ định kỳ kiểm tra phiên bản mới của các thành phần

mở rộng đã cài đặt. Nếu có phiên bản mới, ở lần khởi động tiếp theo chương trình sẽ

nhắc nhở cập nhật phiên bản mới này.

Để tự kiểm tra phiên bản mới thực hiện như sau:

- Vào Công cụ \ Tiện ích, xuất hiện cửa sổ Tiện ích, chọn trang Mở rộng hoặc

Chủ đề.

Hình 255: Trang Quản lý tiện ích.

- Nhấn vào biểu tượng và chọn Kiểm tra cập nhật để kiểm tra phiên bản

mới của những thành phần mở rộng trong danh sách.

- Nếu có phiên bản mới, cửa sổ Updates sẽ hiển thị cho phép cập nhật. Nhấn nút

Cài đặt cập nhật để cập nhật các thành phần mở rộng đó. Khởi động lại Firefox để

các thay đổi trên có hiệu lực.

Page 169: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

169

3.5.4. Xóa các thành phần mở rộng.

Để vô hiệu hoặc kích hoạt một thành phần mở rộng thực hiện như sau:

- Vào Công cụ \ Tiện ích, xuất hiện cửa sổ Quản lý tiện ích.

- Tại trang Phần mở rộng, nhấn chọn thành phần mở rộng cần vô hiệu hóa hoặc

kích hoạt.

Hình 256: Trang Quản lý Tiện ích.

- Nhấn nút Vô hiệu hóa để vô hiệu hoặc Bật để kích hoạt thành phần mở rộng đã

chọn trước đó.

Để gỡ bỏ một thành phần mở rộng khỏi Firefox thực hiện như sau:

- Vào Công cụ \ Tiện ích, xuất hiện cửa sổ Quản lý tiện ích.

- Chọn trang Phần mở rộng nếu muốn gỡ bỏ thành phần mở rộng tính năng,

chọn trang Diện mạo nếu muốn gỡ bỏ thành phần mở rộng chủ đề.

- Nhấn chọn thành phần mở rộng cần gỡ bỏ.

- Nhấn nút Xóa.

Page 170: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

170

ĐỀ MỤC 5: Trình duyệt thư điện tử Mozilla Thunderbird

Sau khi hoàn thành nội dung này, người sử dụng nắm được:

Cách cài đặt Thunderbird.

Cách thiết lập Thunderbird.

Cách soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp thư.

Cách gửi thư cho nhiều người cùng lúc.

Cách đính kèm tài liệu vào thư.

Cách mở, lưu và xóa các tệp đính kèm.

Cách sắp xếp và tìm kiếm thư.

Cách chèn các đối tượng vào thư.

Cách thiết lập các tùy chọn nâng cao.

Cách sử dụng sổ địa chỉ.

1. Giới thiệu về Mozilla Thunderbird.

Mozilla Thunderbird là chương trình gửi và nhận thư nguồn mở, có các tính

năng của một trình duyệt thư điện tử (email client) tương tự như Microsoft Outlook.

Người dùng sẽ dễ dàng truy xuất tin RSS, newsgroup hay duyệt email nhanh chóng

và an toàn hơn. Vào thời điểm hiện tại, Thunderbird vẫn là công cụ duyệt email

(email client) nguồn mở hàng đầu, hỗ trợ nhiều môi trường hệ điều hành khác nhau.

Trong giới hạn tài liệu này, môi trường hệ điều hành được sử dụng để cài

Thunderbird là Windows XP.

1.1. Cài đặt Thunderbird.

Để cài đặt Mozilla Thunderbird thực hiện các bước sau:

Page 171: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

171

- Mở trình duyệt web vào trang http://www.mozilla.org/vi/thunderbird/ (phiên

bản tiếng Việt).

- Click vào nút Tải xuống miễn phí để tải bộ cài đặt về.

Hình 257: Giao diện tải Thunderbird.

- Chạy file cài đặt và chọn Tiếp tục.

- Chọn kiểu cài đặt là Chuẩn nếu muốn giữ nguyên các thiết lập mặc định. Chọn

Tùy biến nếu muốn thay đổi một số các thông số như đường dẫn cài đặt, các thành

phần … Chọn Tiếp tục để chuyển sang bước sau.

Hình 258: Cài đặt Thunderbird bước 2.

- Nhấn vào nút Cài đặt để bắt đầu quá trình cài đặt.

- Tích chọn Chạy Thunderbird ngay bây giờ để tự động mở Thunderbird sau

khi cài đặt. Nhấn nút Hoàn thành để kết thúc cài đặt.

1.2. Khởi động, thoát Thunderbird.

1.2.1. Khởi động Thunderbird.

Để khởi động Thunderbird thực hiện một trong các cách sau:

- Vào Start \ Programs \ Mozilla Thunderbird.

- Bấm đúp chuột vào biểu tượng Thunderbird trên màn hình Desktop.

Page 172: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

172

1.2.2. Thoát khỏi Thunderbird.

Để thoát khỏi Thunderbird thực hiện một trong các cách sau:

- Vào Tập tin \ Thoát.

- Nhấn nút tại góc trên bên phải màn hình.

1.3. Thiết lập cấu hình gửi nhận thư.

Khi mở Mozilla Thunderbird lần đầu tiên, cần phải tạo một tài khoản mới mới

có thể sử dụng Thunderbird.

Để thiết lập tài khoản thực hiện các bước sau:

- Trong trường hợp Thunderbird không tự động hỏi thiết lập tài khoản, và trong

phần Thư mục Nội bộ, nhấn chuột vào biểu tượng Tạo một tài khoản mới.

Hình 259: Tạo tài khoản mới.

- Xuất hiện hộp hội thoại Thiết lập tài khoản thư.

Hình 260: Thiết lập tài khoản thư bước 1.

Page 173: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

173

- Điền thông tin Tên của bạn, Địa chỉ email và Mật khẩu rồi chọn Tiếp tục.

Hình 261: Tìm tên máy chủ.

√ Lưu ý: Trong tài liệu này địa chỉ thư điện tử được hướng dẫn theo tài khoản do

Bộ Nội vụ cung cấp (có tên miền là moha.gov.vn). Đối với các tài khoản do các nhà

cung cấp khác, thực hiện khai báo địa chỉ thư theo dạng <tên thư điện tử>@<tên

miền nhà cung cấp>.

- Thông thường Thunderbird sẽ tự động tìm các tên máy chủ. Trong trường hợp

không tìm được các cấu hình, cửa sổ thiết lập sẽ hiện ra như sau:

Hình 262: Cấu hình máy chủ.

Page 174: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

174

+ Chọn loại máy chủ nhận thư (POP hoặc IMAP). Thông thường lựa chọn

IMAP là công nghệ tiên tiến hơn và có nhiều hỗ trợ hơn.

+ Nhập tên máy chủ nhận thư tại ô Đến, ví dụ: mailmoha.dyndns.org

+ Nhập tên máy chủ chuyển thư tại ô Đi, ví dụ: mailmoha.dyndns.org

+ Nhấn nút Tạo tài khoản, giao diện Thunderbird sẽ hiện ra như sau:

Hình 263: Giao diện Thunderbird.

√ Lưu ý: Mỗi nhà cung cấp sẽ có các thông số đăng ký máy chủ nhận thư và gửi

thư, để có thể có các thông số này người sử dụng có thể liên hệ với nhà cung cấp hoặc

vào trang web của nhà cung cấp.

1.4. Thiết lập phông chữ tiếng Việt.

Thiết lập này dành cho các thư điện tử có sử dụng phông chữ tiếng Việt để đọc

được nội dung mà không bị xuất hiện các ký tự lạ.

Để thiết lập phông chữ tiếng Việt thực hiện như sau:

- Vào Công cụ \ Tùy chọn.

- Trên hộp hội thoại Tùy chọn, chọn trang Hiển thị, sau đó chọn thẻ Định dạng.

Page 175: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

175

Hình 264: Thẻ định dạng; trang Hiển thị; hộp thoại Tùy chọn.

- Nhấn nút Nâng cao, xuất hiện hộp hội thoại Phông và bảng mã.

Hình 265: Hộp thoại Phông và bảng mã.

- Thiết lập thông tin về phông chữ (ví dụ chọn phông Arial hoặc Times New

Roman là phông được hiển thị chuẩn tiếng Việt; bảng mã lựa chọn Unicode (UTF-8)).

- Nhấn nút OK.

2. Các thao tác cơ bản.

2.1. Soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp, đọc và trả lời thư.

2.1.1. Soạn thư.

Để soạn thư thực hiện các bước sau:

Page 176: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

176

- Vào Thư tin \ Thư mới, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng trên thanh

công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+N, xuất hiện cửa sổ soạn thảo thư.

Hình 266: Cửa sổ soạn thư.

- Nhập địa chỉ người nhận vào dòng “Tới”, ví dụ: [email protected]

- Đặt tiêu đề thư tại ô Tiêu đề.

- Soạn nội dung thư tại vùng trắng bên dưới. Có thể căn chỉnh nội dung thư bằng

các công cụ nằm phía trên của vùng này. Ví dụ: Chọn chữ đậm, nghiêng, chèn ảnh hay

canh lề…

2.1.2. Gửi thư.

Sau khi hoàn thành nội dung thư, để gửi thư thực hiện một trong những cách sau:

- Cách 1: Vào Tập tin \ Gửi ngay.

- Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Gửi trên thanh công cụ để gửi thư

đến người nhận đã chọn

- Cách 3:

+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Enter, xuất hiện thông báo sau:

Hình 267: Hộp thoại xác nhận gửi thư.

+ Nhấn nút Gửi để gửi thư.

Page 177: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

177

2.1.3. Nhận thư và đọc thư.

Để kiểm tra và nhận những thư mới, thực hiện một trong các cách sau:

- Cách 1: Vào Tệp tin \ Lấy thư mới cho \ Tất cả tài khoản.

- Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ.

- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+T.

Để đọc thư gửi đến thực hiện các bước sau:

- Sau khi nhấn chuột vào biểu tượng Lấy thư, danh sách những thư được lấy về

sẽ hiển thị trong danh sách tại màn hình chính.

- Có thể đọc nội dung thư bằng 2 cách:

+ Cách 1: Nhấn chọn thư cần đọc và đọc nội dung thư tại ngăn xem trước.

Hình 268: Giao diện ngăn xem trước thư.

+ Cách 2: Bấm đúp vào thư cần đọc, nội dung thư sẽ hiển thị tại tab riêng.

Page 178: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

178

Hình 269: Giao diện Tab mở thư riêng.

2.1.4. Chuyển tiếp thư.

Nếu muốn chuyển thư đã nhận từ người này cho người khác thực hiện theo các

bước sau:

- Nhấn chọn thư cần chuyển tiếp.

- Nhấn chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ, xuất hiện màn hình

soạn thảo hiện ra, trong đó tiêu đề thư điền sẵn sẽ bắt đầu bằng tiền tố "Fwd:" cùng

với tiêu đề của thư trước và trích dẫn nguyên toàn bộ nội dung thư trước, kể cả tệp tin

đính kèm.

- Nhập địa chỉ người nhận vào ô "Tới:" rồi nhấn chuột vào biểu tượng

trên thanh công cụ.

- Nhấn Gửi để bắt đầu gửi thư.

Page 179: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

179

Hình 270: Giao diện chuyển tiếp thư.

2.1.5. Trả lời thư.

Để trả lời một thư gửi đến thực hiện các bước sau:

- Nhấn chọn thư cần trả lời.

- Nhấn chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ, xuất hiện màn hình soạn

thảo trong đó đã điền sẵn địa chỉ người nhận vào ô "Tới:" (lấy từ địa chỉ đã gửi thư

cho), tiêu đề thư sẽ bắt đầu bằng tiền tố "Re:" cùng với tiêu đề của thư trước, đồng

thời trích dẫn nguyên toàn bộ nội dung thư trước.

- Soạn nội dung thư trả lời và nhấn chuột vào biểu tượng Gửi trên thanh

công cụ.

2.2. Gửi thư cho nhiều người cùng lúc.

Nếu muốn gửi một thư cho nhiều người, khi soạn thư nhập địa chỉ email của

những người nhận vào ô "Tới:", các địa chỉ email cách nhau bởi dấu phẩy “,”.

Hình 271: Gửi cho nhiều người cùng lúc.

Page 180: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

180

2.3. Đính kèm tài liệu vào thư.

Khi muốn gửi một tệp tài liệu cho ai đó, có thể đính kèm tệp tài liệu đó theo các

bước sau:

- Tại màn hình soạn thư, nhấn chuột vào biểu tượng trên thanh công

cụ. Khi đó, cửa sổ Đính kèm tập tin sẽ hiện ra cho phép chọn tới tệp tài liệu cần gửi.

Hình 272: Hộp thoại đính kèm tập tin.

- Sau khi chọn tệp tài liệu, nhấn nút Open để đính kèm tệp tài liệu đó vào thư.

2.4. Mở, lưu, xóa tài liệu đính kèm.

Khi nhận thư có tệp tin đính kèm, tệp đính kèm sẽ hiển thị ở bên dưới của màn

hình nội dung thư.

2.4.1. Mở tệp đính kèm.

Để mở tập tin đính kèm thực hiện các bước sau:

- Nhấn chọn tệp đính kèm cần mở.

- Nhấn chuột phải, chọn chức năng Mở. Cửa sổ Đang mở … sẽ hiện ra cho phép

chọn ứng dụng để mở tệp tin.

Page 181: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

181

Hình 273: Hộp thoại mở tệp đính kèm.

- Nhấn nút OK để mở tệp tin.

2.4.2. Lưu tệp tin đính kèm.

Để lưu tệp đính kèm thực hiện các bước sau:

- Nhấn chọn tệp đính kèm cần lưu.

- Nhấn chuột phải, chọn chức năng Lưu. Hộp hội thoại Lưu tập tin đính kèm sẽ

hiện ra cho phép chọn nơi lưu tệp tin.

Hình 274: Hộp thoại Lưu tệp tin đính kèm.

- Nhấn nút Save để lưu tệp tin tại vị trí đã chọn.

2.4.3. Xóa tệp tin đính kèm.

Để xoá tệp đính kèm thực hiện các bước sau:

- Nhấn chọn tệp đính kèm cần xoá.

- Nhấn chuột phải, chọn chức năng Xóa.

Page 182: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

182

2.5. Sắp xếp, tìm kiếm thư.

2.5.1. Sắp xếp thư.

Có thể sắp xếp các thư nhận được theo một số tiêu chí như thời gian nhận thư,

người gửi thư, tiêu đề thư, dung lượng thư…

Để sắp xếp thư thực hiện các bước sau:

- Vào Hiển thị \ Sắp xếp theo.

Hình 275: Lựa chọn sắp xếp.

- Chọn tiêu chí để lọc thư trong danh sách sổ xuống:

+ Ngày: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thời gian thư được gửi đi.

+ Sao: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc những thư nào đã được đánh dấu sao.

+ Thứ tự nhận được: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự thư đã

được nhận.

+ Mức ưu tiên: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự ưu tiên.

+ Người nhận: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tăng hoặc

giảm tên của người nhận.

+ Từ: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tên hòm thư nhận thư.

+ Dung lượng: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tăng hoặc

giảm kích thước của thư gửi đến.

+ Trạng thái: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tình trạng của thư gửi

đến là mới (New), thư đã được đọc (Read), hoặc thư chuyển tiếp

(Forwarded).

Page 183: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

183

+ Tiêu đề: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu đề của thư gửi đến.

+ Đã đọc: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu chí thư đã đọc.

+ Nhãn: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu chí thẻ đánh dấu.

2.5.2. Tìm kiếm thư.

Để tìm kiếm thư thực hiện các bước sau:

- Nhấn chọn thư mục hòm thư có chứa địa chỉ email muốn tìm kiếm thư, có hai

cách tìm kiếm thư trong thư mục hòm thư:

- Cách 1:

+ Nhấn chọn công cụ tìm kiếm trên thanh công cụ

+ Nhập nội dung muốn tìm kiếm vào trong khung tìm kiếm, ví dụ: để tìm

các thư có tên là “[email protected]” có thể nhập đầy đủ cả email hoặc

chỉ cần nhập “cbccxa2”; để tìm kiếm báo cáo có thể chỉ cần nhập “báo”.

Hình 276: Tìm kiếm thư nhanh.

- Cách 2:

+ Nhấn chuột phải vào thư mục có chứa đối tượng cần tìm kiếm.

+ Chọn Tìm kiếm, xuất hiện hộp hội thoại Search Messages.

Page 184: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

184

Hình 277: Hộp thoại tìm kiếm thư.

+ Thiết lập các tiêu chí lọc và tìm kiếm.

+ Để xem chi tiết một lá thư nào đó nhấn chuột vào thư đó rồi nhấn nút Mở

hoặc bấm đúp vào thư đó.

2.6. Chèn các đối tượng vào thư.

Để chèn các đối tượng như bảng biểu, liên kết, hình ảnh … vào nội dung thư

thực hiện các bước sau:

- Chọn biểu tượng trên thanh thực đơn soạn thảo.

- Chọn chuột vào dấu mũi tên bên phải biểu tượng để mở ra các loại đối tượng có

thể chèn vào nội dung soạn thảo.

Hình 278: Các loại đối tượng chèn vào thư.

3. Tùy chọn nâng cao.

3.1. Chèn chữ ký vào thư.

Chữ ký trong thư điện tử được hiểu là các thông tin liên quan đến người viết thư,

chẳng hạn họ và tên, địa chỉ, cơ quan công tác, số điện thoại …

Để đính kèm chữ ký vào thư thực hiện các bước sau:

- Vào Công cụ \ Thiết lập tài khoản.

Page 185: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

185

- Điền thông tin chữ ký vào mục Chữ kí.

Hình 279: Hộp thoại Thiết lập Tài khoản.

3.2. Tạo và xóa các thư mục hòm thư.

Trong quá trình làm việc, đơn vị có nhiều phòng ban khác nhau, chưa kể những

giao dịch bằng thư với các đối tượng khác như đối tác của đơn vị, bạn bè, đồng

nghiệp…. Để quản lý một cách khoa học cần tạo các thư mục riêng cho từng đối tượng

nhận thư.

Để tạo các thư mục hòm thư thực hiện các bước sau:

- Nhấn chuột phải vào mục Thư mục nội bộ.

- Chọn Thư mục mới, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 280: Tạo thư mục hòm thư mới.

- Nhập tên thư mục muốn tạo mới vào ô Tên.

- Chọn thư mục cha cho thư mục cần tạo.

- Nhấn nút OK.

Page 186: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

186

Để xóa một thư mục trong hòm thư thực hiện các bước sau:

- Nhấn chọn thư mục hòm thư cần xóa.

- Nhấn chuột phải chọn Xóa, xuất hiện hộp thoại cảnh báo có chắc chắn muốn

xóa thư mục hòm thư hay không.

Hình 281: Hộp thoại xác nhận xóa thư mục.

- Nhấn nút Xóa thư mục để xóa thư mục.

3.3. Thiết lập thư mục lưu trữ thư.

Khi cần cài đặt lại hệ điều hành cho máy tính hoặc chuyển sang sử dụng một máy

tính khác, cần phải lưu trữ và khôi phục lại các email, địa chỉ email cũng như các

thông tin khác.

Trong Mozilla Thunderbird, email lưu trữ trên máy tại đường dẫn mặc định

như sau:

C:\Documents and Settings\[Tên tài khoản]\Application

Data\Thunderbird\Profiles\blq1775x.default\Mail\Local Folders

Có thể thay đổi lại địa chỉ mặc định này bằng cách:

- Vào Công cụ \ Thiết lập tài khoản, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 282: Hộp thoại Thiết lập tài khoản.

Page 187: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

187

- Nhấn nút Duyệt lựa chọn lại đường dẫn thư mục lưu email trên máy tính.

- Nhấn nút OK.

3.4. Sổ địa chỉ.

3.4.1. Bổ sung địa chỉ thư vào Sổ địa chỉ.

a. Bổ sung hoặc sửa đổi địa chỉ thư có sẵn

Bổ sung một địa chỉ thư mới vào danh sách thư đã có sẵn thực hiện như sau:

- Vào Công cụ\ Sổ địa chỉ, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Sổ địa chỉ

trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+2, xuất hiện cửa sổ Sổ địa chỉ.

- Nhấn chuột chọn Sổ địa chỉ đã thu thập trong phần Sổ địa chỉ nằm bên trái

của cửa sổ.

- Bấm đúp vào địa chỉ mail đã được thu thập để thay đổi hoặc bổ sung thông tin.

Hình 283: Hộp thoại chỉnh sửa Danh bạ.

- Nhấn nút OK.

b. Bổ sung địa chỉ thư mới vào Sổ địa chỉ

Để bổ sung thư mới vào sổ địa chỉ thực hiện như sau:

- Vào Công cụ\ Sổ địa chỉ, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Sổ địa chỉ

trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+2, xuất hiện cửa sổ Sổ địa chỉ.

- Nhấn chọn sổ địa chỉ cần thêm địa chỉ thư mới vào.

- Nhấn chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ, hoặc nhấn chuột

phải vào sổ địa chỉ và chọn Danh bạ mới.

Page 188: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

188

Hình 284: Hộp thoại Danh bạ mới.

- Nhập các thông tin cần thiết cho địa chỉ thư cần bổ sung.

- Nhấn nút OK.

3.4.2. Xóa địa chỉ thư trong Sổ địa chỉ.

Để xóa một địa chỉ thư trong Sổ địa chỉ thực hiện như sau:

- Mở Sổ địa chỉ có chứa địa chỉ thư cần xóa.

- Nhấn chuột phải vào địa chỉ thư muốn xóa, chọn Xóa.

√ Lưu ý: Có thể gửi nhận thư trực tiếp ngay tại Sổ địa chỉ bằng cách chuột phải

vào địa chỉ thư và chọn Viết thư.

Page 189: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

189

MỤC LỤC

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ ............................................... 1

1. Phần mềm mã nguồn mở là gì. ..................................................................................... 1

2. Tại sao nên dùng phần mềm mã nguồn mở. ................................................................. 2

3. Chính sách của Nhà nước về phần mềm mã nguồn mở. .............................................. 3

4. Định hướng của nhà nước về phần mềm mã nguồn mở trong thời gian tới. ................ 5

5. Giới thiệu bộ đĩa cài phần mềm mã nguồn mở. ........................................................... 6

BÀI 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ CƠ BẢN ........................ 7

ĐỀ MỤC 1: Giới thiệu về Linux và Hệ điều hành Ubuntu. ................................................. 7

1. Giới thiệu về Linux. ..................................................................................................... 7

2. Hệ điều hành Ubuntu. ................................................................................................... 8

2.1. Tổng quan. ............................................................................................................. 8

2.2. Cài đặt Ubuntu. ..................................................................................................... 8

3. Cấu trúc hệ thống Ubuntu. ......................................................................................... 19

3.1. Cấu trúc thư mục Ubuntu. ................................................................................... 19

3.2. Tài khoản người dùng. ........................................................................................ 21

3.3. Màn hình làm việc Desktop. ............................................................................... 22

4. Quản lý Ubuntu. ......................................................................................................... 23

4.1. Cài đặt và gỡ bỏ ứng dụng trên Ubuntu. ............................................................. 23

4.2. Quản lý tệp và thư mục. ...................................................................................... 26

4.3. Bổ sung phông chữ Unicode. .............................................................................. 30

4.4. Cài đặt bộ gõ tiếng Việt. ...................................................................................... 31

5. Thiết lập và tùy biến Ubuntu. ..................................................................................... 33

5.1. Quản lý Ubuntu. .................................................................................................. 33

5.2. Tùy biến Ubuntu. ................................................................................................. 36

5.3. Cài đặt máy in. .................................................................................................... 46

6. Các ứng dụng tích hợp sẵn trong Ubuntu. .................................................................. 47

6.1. Ứng dụng nghe nhạc, xem phim. ........................................................................ 47

6.2. Xử lý đồ họa. ....................................................................................................... 50

6.3. Ứng dụng bổ trợ khác. ......................................................................................... 52

ĐỀ MỤC 2: Bộ gõ tiếng Việt Unikey ................................................................................. 53

1. Tải và cài đặt Unikey. ................................................................................................. 53

2. Khởi động và kết thúc Unikey. ................................................................................... 54

3. Tự khởi động Unikey. ................................................................................................. 55

4. Chuyển chế độ gõ tiếng Việt và tiếng Anh. ................................................................ 56

5. Gõ tiếng Việt có dấu. .................................................................................................. 56

5.1. Kiểu gõ tiếng Việt. .............................................................................................. 56

5.2. Bảng mã gõ tiếng Việt. ........................................................................................ 57

6. Định nghĩa gõ tắt (Auto Text). ................................................................................... 58

7. Chuyển đổi bảng mã tiếng Việt. ................................................................................. 59

7.1. Chuyển mã tệp tin sử dụng Unikey Toolkit. ....................................................... 59

7.2. Chuyển mã Clipboard. ........................................................................................ 60

ĐỀ MỤC 3: Bộ phần mềm văn phòng OpenOffice............................................................ 61

1. Tải và cài đặt OpenOffice ........................................................................................... 61

2. Trình soạn thảo văn bản Writer. .................................................................................. 64

2.1. Môi trường làm việc của Writer. ......................................................................... 64

2.2. Soạn thảo văn bản. .............................................................................................. 70

Page 190: NỘI DUNG 5: PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

190

2.3. Bảng biểu. ............................................................................................................ 83

2.4. Đồ họa. ................................................................................................................ 91

2.5. In ấn. .................................................................................................................... 94

3. Bảng tính điện tử Calc. ............................................................................................... 98

3.1. Môi trường làm việc của Calc. ............................................................................ 98

3.2. Các thao tác với trang tính (sheet). .................................................................... 103

3.3. Thao tác trong bảng tính. ................................................................................... 105

3.4. Hàm trong bảng tính. ......................................................................................... 115

3.5. Trình bày và in ấn. ............................................................................................. 120

4. Trình diễn Impress. ................................................................................................... 122

4.1. Môi trường làm việc của Impress. ..................................................................... 122

4.2. Xây dựng các Slide. ........................................................................................... 128

4.3. Trình diễn. ......................................................................................................... 141

ĐỀ MỤC 4: Trình duyệt web Mozilla Firefox ................................................................. 147

1. Giới thiệu về Firefox. ............................................................................................... 147

1.1. Cách tải và cài đặt Firefox. ................................................................................ 147

1.2. Khởi động Firefox. ............................................................................................ 149

1.3. Giới thiệu giao diện Firefox. ............................................................................. 149

1.4. Kết thúc Firefox................................................................................................. 150

2. Các thao tác cơ bản. .................................................................................................. 150

2.1. Điều hướng các trang web. ................................................................................ 150

2.2. Sao chép, lưu và in ấn các trang web. ............................................................... 154

2.3. Đánh dấu các trang ưa thích. ............................................................................. 157

2.4. Xem các trang đã truy cập. ................................................................................ 158

3. Thiết lập tùy chọn cho Firefox. ................................................................................ 159

3.1. Thiết lập tùy chọn chung. .................................................................................. 159

3.2. Thiết lập tùy chọn riêng. .................................................................................... 160

3.3. Ngôn ngữ hiển thị. ............................................................................................. 164

3.4. Thiết lập bảo vệ. ................................................................................................ 165

3.5. Các thành phần mở rộng. .................................................................................. 167

ĐỀ MỤC 5: Trình duyệt thư điện tử Mozilla Thunderbird .............................................. 170

1. Giới thiệu về Mozilla Thunderbird. .......................................................................... 170

1.1. Cài đặt Thunderbird. .......................................................................................... 170

1.2. Khởi động, thoát Thunderbird. .......................................................................... 171

1.3. Thiết lập cấu hình gửi nhận thư. ........................................................................ 172

1.4. Thiết lập phông chữ tiếng Việt. ......................................................................... 174

2. Các thao tác cơ bản. .................................................................................................. 175

2.1. Soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp, đọc và trả lời thư. ............................................... 175

2.2. Gửi thư cho nhiều người cùng lúc. .................................................................... 179

2.3. Đính kèm tài liệu vào thư. ................................................................................. 180

2.4. Mở, lưu, xóa tài liệu đính kèm. ......................................................................... 180

2.5. Sắp xếp, tìm kiếm thư. ....................................................................................... 182

2.6. Chèn các đối tượng vào thư. .............................................................................. 184

3. Tùy chọn nâng cao. ................................................................................................... 184

3.1. Chèn chữ ký vào thư. ........................................................................................ 184

3.2. Tạo và xóa các thư mục hòm thư. ..................................................................... 185

3.3. Thiết lập thư mục lưu trữ thư. ........................................................................... 186

3.4. Sổ địa chỉ. .......................................................................................................... 187