101
NI DUNG CHI TIT MÔN HC NHNG NGUYÊN LÝ CƠ BN CA CHNGHĨA MÁC-LÊNIN BIÊN SON : ThS. Nguyn ThMinh Hương

NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC - vp2009-1.ucoz.comvp2009-1.ucoz.com/_ld/0/53_Mac_Le.pdf · üLàthếgiới quan và phương pháp luận phổbiến của nhận thức khoa học

Embed Size (px)

Citation preview

NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌCNHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA

CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

BIÊN SOẠN :

ThS. Nguyễn Thị Minh Hương

Chương mở đầuNHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNINI. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận cấu thành§ Chủ nghĩa Mác-Lênin:ü Là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác,

Ph.Ăngghen, đượcV.I.Lênin bảo vệ, phát triển. Được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại;

ü Là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người;

ü Là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

§ Nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin bao quát các tri thứcphong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng nếu nghiên cứu chủnghĩa Mác-Lênin với tư cách là khoa học về sự nghiệp giảiphóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chếđộ áp bức bóc lột và tiến tới giải phóng con người thì có thểthấy Nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin được cấu thành từba bộ phận lý luận cơ bản có mối quan hệ thống nhất biệnchứng với nhau:

Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trịMác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.

2. Khái luợc quá trình hình thành và phát triển chủnghia Mác-Lênin

a. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác§ Điều kiện kinh tế-xã hội. § Tiền đề lý luận. § Tiền đề khoa học tự nhiên

b. C.Mác, Ph.Aêngghen với quá trình hình thành và phát triểnchủ nghĩa Mác

§ Giai đoạn 1842 – 1843: Chuyển biến tư tưởng từ CNDT vàdân chủ cách mạng sang CNDV và CSCN.

§ Giai đoạn 1844 – 1848: Đề xuất những nguyên lý của CNDVbiện chứng và CNDV lịch sử.

§ Giai đoạn 1849 – 1895: Bổ sung, phát triển CNDV biệnchứng và CNDV lịch sử.

c. V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trongđiều kiện lịch sử mới (1894 -1924)

§ Chủ nghĩa Mác-Lênin với cách mạng vô sản Nga (1917)§ Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng

dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

3. Chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn phong trào cáchmạng thế giới

II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƯƠNGPHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠBẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

1. Đối tượng và mục đích học tập, nghiên cứu

Đối tượng của việc học tập, nghiên cứu môn học Nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là những quanđiểm cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong phạmvi ba bộ phận lý luận cấu thành nó.

Mục đích của việc học tập, nghiên cứu môn học là để:§ Nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân

văn của chủ nghĩa Mác-Lênin;§ Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí

Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng.

§ Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhânsinh quan cách mạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cáchmạng.

§ Vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt độngnhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện và tu dưỡng đạođức.

§ Hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinhviện, giáo điều.§ Đặt chúng trong mối quan hệ với các nguyên lý khác, để

thấy sự thống nhất phong phú và nhất quán của chủ nghĩaMác- Lênin.§ Thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ bản của chủ

nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn của đất nước và thời đại. § Đặt chúng trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng

nhân loại.

2. Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩaMác-Lênin

Chương ICHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

Phần thứ nhấtTHẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

TRIẾT HỌCCỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

Theo Ph.Angghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặcbiệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duyvới tồn tại”Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt§ Mặt thứ nhất: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái

nào quyết định cái nào? § Mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức được thế

giới hay không?

I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆNCHỨNG

1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩaduy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản củatriết học

Việc giải quyết mặt thứ nhất đã chia các nhà triết học thànhhai trường phái lớn: _ Chủ nghĩa duy vật khẳng định, vật chất có trước, ý thức cósau, vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và quyếtđịnh ý thức. _ Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất._ Chủ nghĩa duy tâm chia thành 2 phái:

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có một thực thể tinhthần không những tồn tại trước, tồn tại ở bên ngoài, độc lập vớicon người và với thế giới vật chất mà còn sản sinh ra và quyếtđịnh tất cả các quá trình của thế giới vật chất.

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, cảm giác, ý thức là cáicó trước và tồn tại sẵn trong con người, trong chủ thể nhậnthức, còn các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp của các cảm giácấy mà thôi.

Trả lời mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học: _Tuyệt đại đa số các nhà triết học trong lịch sử đều khẳng

định con người có thể nhận thức được thế giới. _ Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của

con người được gọi là thuyết không thể biết .

2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - hình thức pháttriển cao nhất của chủ nghĩa duy vật

a) Chủ nghĩa duy vật chất phácb) Chủ nghĩa duy vật siêu hìnhc) Chủ nghĩa duy vật biện chứng

a) Phạm trù vật chấtKhái quát quan niệm của CNDV trước Mác về vật chất:

- Các nhà duy vật cổ đại và cận đại quy vật chất về những vậtthể cụ thể, cảm tính.

+ Thuyết Ngũ hành+ Talét+ Anaximen+ Hêrắclít+ Đêmôcrít

- Các phát minh khoa học cuối thế kỷ XIX, đầu XX dã bác bỏquan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cổ đại và cận đại.

+ Rơnghen+ Béccơren+ Tômxơn

II. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆGIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC1. Vật chất

Định nghĩa của Lênin về vật chất :

Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thựctại khách quan được đem lại cho con người trongcảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụplại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

§ Thứ nhất, vật chất với tính cách là phạm trù triết học là “sảnphẩm của tư duy”, là kết quả của sự khái quát hoá, trừutượng hoá những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có củacác sự vật hiện tượng; nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi. Vì vậy không thể quy vật chấtnói chung về những dạng cụ thể của nó.

§ Thứ hai, đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là thuộctính khách quan, tức là thuộc tính tồn tại bên ngoài, độc lậpvới ý thức con người cho dù con người có nhận thức đượchay không nhận thức được nó. Như vậy, vật chất chính làthực tại khách quan, tức là tất cả những gì tồn tại ở bênngoài và độc lập với ý thức của loài người.

§ Thứ ba, “vật chất … được đem lại cho con người trong cảmgiác,” có nghĩa là vật chất là cái gây nên cảm giác của conngười khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan củacon người. Vật chất có trước, ý thức có sau.

§ Thứ tư, “vật chất … được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”— cảm giác của chúng ta là bản sao, bứcảnh của thực tại khách quan và do cảm giác là nguồn duynhất của mọi sự hiểu biết do đó con người có khả năng nhậnthức được thực tại khách quan.

b. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chấtv Vận động

“Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu làmột phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cốhữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quátrình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản chođến tư duy”.(Ph.Aêngghen)

Ý nghia khoa học của dịnh nghia§ Phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể; § Khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của

chủ nghĩa duy vật cũ; § Bác bỏ thuyết không thể biết, quan điểm duy tâm về phạm

trù vật chất; § Khắc phục đuợc thiếu sót duy tâm trong quan niệm về lịch

sử của chủ nghĩa duy vật truớc Mác.

§ Vận động của vật chất là sự tự thân vận động, nguyên nhânvà nguồn gốc của vận động nằm trong bản thân sự vật.§ Vận động không thể bịmất đi hay sáng tạo ra. § Ph. Ăngghen chia vận động thành 5 hình thức cơ bản:

1. vận động cơ học; 2. vận động vật lý; 3. vận động hoá học;4. vận động sinh học; 5. vận động xã hội.

Quá trình vận động không ngừng của thế giới vật chất khôngloại trừ mà còn bao hàm hiện tượng đứng im tương đối, tạmthời. Biểu hiện: – Vật thể chỉ đứng im trong một số quan hệ nhất định; – Đứng im chỉ xảy ra với một hình thái vận động trong một

lúc nào đó, chứ không phải với mọi hình thức vận độngtrong cùng một lúc.

_ Vật thể chỉ đứng im trong một thời gian nhất định.

v Không gian và thời gian:

§ Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảngtính – sự cùng tồn tại, kết cấu, quy mô và tác động lẫn nhaugiữa các sự vật hiện tượng.

§ Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt trườngtính – độ dài diễn biến của các quá trình, trình tự xuất hiệnvà mất đi của các sự vật, hiện tượng, sự kế tiếp nhau vậnđộng, phát triển.

§ Trên cơ sở các thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩaduy vật biện chứng cho rằng, vật chất, không gian và thờigian không tách rời nhau.

§ Không gian và thời gian có những tính chất sau: Tính kháchquan; Tính vĩnh cửu; Tính vô hạn và vô tận; Tính 3 chiều củakhông gian và 1 chiều của thời gian.

2. Ý thứca. Nguồn gốc của ý thức♣ Nguồn gốc tự nhiên.

§ Những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lýhọc thần kinh đã khẳng định rằng, ý thức là thuộc tính củamột dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người, là chứcnăng của bộ não .

§ Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ não mà không có sự tác động củathế giới bên ngoài để bộ não phản ánh lại tác động đó thìcũng không thể có ý thức .

§ Vậy bộ não người cùng với thế giới bên ngoài tác động lênbộ não là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

♣ Nguồn gốc xã hội

§ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác độngvào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợpvới nhu cầu của con người.

§ Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giớikhách quan, bắt thế giới khách quan bộc lộ những thuộctính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó hìnhthành những hiện tượng nhất định, và các hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ nãocon người, hình thành dần những tri thức nói riêng và ý thứcnói chung.

§ Lao động còn là cơ sở của sự hình thành và phát triển củangôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựngthông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ýthức không thể tồn tại và thể hiện được.

§ Vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự rađời và phát triển ý thức là lao động.

b. Bản chất và kết cấu của ý thức

Ýù thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới kháchquan vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giớikhách quan. Có nghĩa là:

§ Thứ nhất, ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh; còn vật chấtlà cái được phản ánh. Cái phản ánh là hình ảnh tinh thần củasự vật khách quan, lấy cái khách quan làm tiền đề và bị cáikhách quan quy định.

§ Thứ hai, tính năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thứcđược thể hiện ở khả năng :

ü Định hướng tiếp nhận, chọn lọc, xử lý, lưu trữ thông tin.ü Tạo ra tri thức mới về sự vật; tưởng tượng ra cái không có

trong thực tế. ü Tiên đoán dự báo tương lai, tạo ra những ảo tưởng, giả thuyết,

huyền thoại, những lý thuyết khoa học trừu tượng, …

v Bản chất của ý thức

§ Thứ ba, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới kháchquan, có nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới khách quanvà hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nộidung, cả về hình thức biểu hiện, tuy nhiên nó không ynguyên như thế giới khách quan mà đã bị cải biến do hoạtđộng của các giác quan, phụ thuộc vào tâm trạng, tình cảm, ý chí, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu, … của con người.

§ Thứ tư, ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xãhội.v Kết cấu của ý thức

Ý thức có kết cấu phức tạp, theo các cách tiếp cận khácnhau ý thức bao gồm:

+ Ý thức cá nhân và ý thức xã hội.+ Tri thức, niềm tin, tình cảm, ý chí,…+ Tự ý thức, tiềm thức và vô thức.

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thứca. Vai trò của vật chất đối với ý thức

§ Vật chất là nguồn gốc của ý thức, § Vật chất quyết định nội dung, kết cấu của ý thức.

b. Vai trò của ý thức đối với vật chất§ Vì ý thức là của con người nên vai trò của ý thức là vai trò

của con người. Bản thân ý thức tự nó không thể gây ra sựbiến đổi nào trong đời sống hiện thực. Ý thức muốn tác độngtrở lại hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, tức là phảithông qua hoạt động thực tiễn của con người. § Ở đây, ý thức trang bị cho con người tri thức về bản chất,

những quy luật khách quan của đối tượng.+ Nếu con người có tri thức khoa học đúng đắn thì sự tácđộng của ý thức đến vật chất là tích cực.+ Ngược lại sẽ có tác động tiêu cực đối với hoạt động thựctiễn, đối với hiện thực khách quan.

c) Ý nghĩa phương pháp luận

§ Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất pháttừ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan; nhận thức vàhành động theo quy luật khách quan.

§ Phát huy tính năng động chủ quan; phát huy vai trò của trithức khoa học và cách mạng trong hoạt động thực tiễn.

§ Phòng chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí.

4. Tính thống nhất vật chất của thế giới

§ Chỉ có 1 thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và tồn tại độclập với ý thức con người.

§ Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, khôngđược sinh ra và không bị mất đi.

§ Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thốngnhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụthể của vật chất, là những kết cấu vật chất, hoặc có nguồngốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phốicủa những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vậtchất.

§ Tư tưởng, ý thức của con người vốn là những cái phi vậtchất, cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổchức cao là bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ làkết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan.

§ Xã hội loài người là một bộ phận của thế giới vật chất, cónền tảng tự nhiên, có kết cấu và quy luật vận động kháchquan không phụ thuộc vào ý thức con người.

§ Trong chủ nghĩa Mác - Lênin, khái niệm biện chứng dùngđể chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hoá và vậnđộng, phát triển theo quy luật của các sự vật hiện tượng, quátrình trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.

§ Biện chứng bao gồm:+ Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất; + Biện chứng chủ quan là biện chứng của tư duy.

Chương IIPHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phépbiện chứng

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biệnchứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luậtkhoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắcphương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với ýnghĩa như vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủquan.Phép siêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiệntượng của thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến. Các hình thức cơ bản phép biện chứng:

+ Phép biện chứng chất phác thời cổ đại.+ Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức.+ Phép biện chứng duy vật.

2. Phép biện chứng duy vật

§ Phép biện chứng duy vật là phép biện chứng được xác lậptrên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.

§ Trong phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa nộidung thế giới quan và phương pháp luận, do đó nó khôngdừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhậnthức và cải tạo thế giới.

I. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNGDUY VẬT1. Nguyên lý vềmối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tácđộng và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượnghay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượngtrong thế giới.

Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệtồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới; trong đónhững mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồntại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đốitượng nghiên cứu của phép biện chứng.

a. Khái niệm

b. Tính chất của các mối liên hệ§ Mối liên hệ là khách quan: sự quy định, tác động, chuyển hoá

lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hoặc trong bản thânchúng là cái vốn có, không phụ thuộc vào ý chí con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệđó trong hoạt động thực tiễn của mình. § Mối liên hệ là phổ biến, biểu hiện: không có bất cứ sự vật,

hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với cácsự vật, hiện tượng hay quá trình khác; đồng thời cũng khôngcó bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúchệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mốiliên hệ bên trong của nó, mà chúng luôn nằm trong mối liênhệ với nhau, góp phần quy định sự tồn tại và phát triển củanhau. § Mối liên hệ là đa dạng. Chính tính đa dạng, phong phú trong

quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng quyết định tính đa dạng, phong phú của mối liênhệ.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ cho thấytrong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải có quan điểmtoàn diện. Tức là, phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biệnchứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt của chínhsự vật đó và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sựvật khác. Từ tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ cho thấytrong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quanđiểm toàn diện phải kết hợp với quan điểm lịch sử – cụ thể. Tức là phải xác địng rõ vị trí, vai trò khác nhau của từng mốiliên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể.Cần tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình, chiết trung, nguỵ biện.

2. Nguyên lý về sự phát triển

a. Khái niệm phát triển

b. Tính chất của sự phát triển

c. Biểu hiện sự phát triển

d. Nội dung sự phát triển

e. Ý nghĩa phương pháp luận

III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

§ Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.1. Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

a. Khái niệmPhạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộctính, những yếu tố, những quan hệ, … tồn tại phổ biến ởnhiều sự vật, hiện tượng.Phạm trù cái đơn nhất dùng để chỉ những đặc tính nhữngtính chất, ... chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng nào đó màkhông lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.

b. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung.

§ Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, vì nó biểuhiện tính hiện thực.§ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng

mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

§ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung.

§ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn còn cáichung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn.

§ Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhautrong những điều kiện xác định.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

Trong các hoạt động của con người, cần nhận thức cáichung để vận dụng vào cái riêng cụ thể.

Chỉ có thể tìm được cái chung từ những cái riêng, chứkhông phải từ ý muốn chủ quan của con người.

Phải cá biệt hoá cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiệncụ thể; khắc phục bệnh giáo điều, cục bộ, địa phương. Tận dụng các điều kiện cho cho sự chuyển hoá giữa cái đơnnhất và cái chung theo những mục đích nhất định.

Phạm trù nguyên nhân chỉ sự tác động lẫn nhau giữa cácmặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau mà gây nên một biến đổi nhất định. Phạm trù kết quả chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tácđộng giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng hoặc giữacác sự vật, hiện tượng tạo nên.

2. Nguyên nhân và kết quảa. Khái niệm

b. Tính chất của mối liên hệ nhân quả§ Tính khách quan.§ Tính phổ biến: không có sự vật, hiện tượng hay quá trình

nào không có nguyên nhân , chỉ có điều là nguyên nhân đó đãđược nhận thức hay chưa mà thôi. § Tính tất yếu: nguyên nhân tác động trong những điều kiện và

hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúnggây ra càng giống nhau bấy nhiêu.

c. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân vàkết quả

§ Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, luôn có trước kết quả. § Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả, và

một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên. § Nếu nhiều nguyên nhân tác động cùng chiều sẽ làm kết quả

xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu nhiều nguyên nhân tácđộng đồng thời theo các hướng khác nhau sẽ cản trở tác dụngcủa nhau. § Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau.

Trong mối quan hệ này thì nó đóng vai trò là nguyên nhân, trong mối quan hệ khác lại là kết quả. § Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên

nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng

d. Ý nghĩa phương pháp luận

Phải tìm nguyên nhân trong thế giới hiện thực khách quan, trong những sự kiện xảy ra trước khi hiện tượng đó xuấthiện, chứ không phải trong đầu óc con người.Vì một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạora, nên cần có cái nhìn toàn diên và lịch sử cụ thể trong phântích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân quả. Cần pháthiện nguyên nhân cơ bản, chủ yếu, bên trong của sự vật, hiện tượng.Sử dụng nhiều nguyên nhân và các điều kiện khác nhau đểhình thành kết quả theo những mục đích nhất định.

§ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều cóvai trò nhất định đối với sự phát triển của sự vật, hiệntượng, trong đó tất nhiên đóng vai trò quyết định. § Cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện thông qua vô số cái ngẫu

nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tấtnhiên. § Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau.

b. Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

3. Tất nhiên và ngẫu nhiêna. Khái niệm

Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơbản, bên trong của sự vật, hiện tượng quyết định và trongnhững điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế, chứ khôngthể khác. Phạm trù ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do những nguyên nhânbên ngoài quyết định, cho nên, nó có thể xuất hiện hoặc khôngxuất hiện, có thể xuất hiện thế này hoặc thế khác.

4. Nội dung và hình thức

a. Khái niệmb. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hìnhthứcc. Một số kết luận về mặt phương pháp luận

Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên, nhưngkhông được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên. Muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việcnghiên cứu,so sánh nhiều cái ngẫu nhiên.

c. Một số kết luận về mặt phương pháp luận

6. Khả năng và hiện thựca. Khái niệm

Phạm trù khả năng dùng để chỉ những gì hiện chưa cónhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng. Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiệntượng có thể tồn tại nhiều khả năng. Phạm trù hiện thực dùng để chỉ những gì hiện có, hiện đangtồn tại thực sự.

5. Bản chất và hiện tượng

a. Khái niệmb. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiệntượngc. Một số kết luận về mặt phương pháp luận

Cần dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và hành động.Cần nhận thức toàn diện các khả năng.Tích cực phát huy nhân tố chủ quan để biến khả năng thànhhiện thực.

c. Một số kết luận về mặt phương pháp luận

§ Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau.§ Trong đời sống xã hội, để khả năng chuyển hoá thành hiện

thực cần có những điều kiện khách quan và những nhân tốchủ quan. Điều kiện khách quan là sự tổng hợp các mối quanhệ về hoàn cảnh, không gian, thời gian tạo nên sự chuyểnhoá. Nhân tố chủ quan là tính tích cực xã hội của chủ thể conngười.

b. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

VI. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNGDUY VẬT

Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tấtnhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộctính bên trong mỗi một sự vật, hiện tượng hay giữa các sựvật, hiện tượng với nhau.Phân loại quy luật:

ü Căn cứ vào mức độ tính phổ biến, chia thành: Những quyluật riêng; Những quy luật chung; Những quy luật phổ biến.

ü Căn cứ vào lĩnh vực tác động, chia thành : Những quy luật tựnhiên; Những quy luật xã hội; Những quy luật của tư duy.Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chungnhất tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội vàtư duy.

Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn cócủa sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộctính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.

§ Mỗi sự vật, hiện tượng đều có thuộc tính cơ bản và không cơbản; chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sựvật, hiện tượng.

§ Mỗi một sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất mà có nhiềuchất tuỳ thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó.Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn cócủa sự vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tốcấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quátrình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

1.Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượngthành những sự thay đổi về chất và ngược lại. a. Khái niệm chất và lượng

b. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

§ Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặtchất và mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. § Trong mối quan hệ chất lượng thì chất là mặt tương đối ổnđịnh còn lượng biến đổi hơn, nên sự vận động của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng.§ Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng

ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Lượng củasự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà khônglàm thay đổi chất của sự vật. Giới hạn đó gọi là độ.§ Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến

sự biến đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thayđổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy.

§ Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sựvật, là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Nólà sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, nhưng nó không chấm dứt sự vận động nói chung mà chỉchấm dứt một dạng tồn tại của sự vật. § Khi chất mới ra đời sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nóđể có sự thống nhất mới giữa chất và lượng.§ Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống

nhất giữa hai mặt chất và lượng, sự thay đổi dần dần vềlượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông quabước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổicủa lượng mới. Quá trình đó diễn ra liên tục, tạo thànhphương thức phổ biến của các quá trình vận động, pháttriển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy

c. Ý nghĩa phương pháp luận

Phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi vềchất. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí khi lượng biếnđổi chưa đến độ nhất định đã thực hiện bước nhảy.Khi đã tích luỹ đủ về lượng và có điều kiện chín muồi phảiquyết tâm thực hiện và thực hiện kịp thời bước nhảy. Cónhư vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trìtrệ thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sựthay đổi đơn thuần về lượng. Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy để vận dụnglinh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từngđiều kiện, từng lĩnh vực cụ thể.

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặtđối lập

a. Các khái niệm

Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặttrái ngược nhau và được gọi là mặt đối lập. Khi các mặt đốilập liên hệ nhau thì tạo thành mâu thuẫn. Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhấtvà đấu tranh, chuyển hoá giữa các mặt đối lập của mỗi sựvật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

§ Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, ràng buộcvà quy định lẫn nhau, nương tựa nhau, không tách rờinhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấysự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.

§ Sự thống nhất của các mặt đối lập bao hàm sự đồng nhấtcủa các mặt đó.

§ Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xuhướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó

§ Các tính chất chung của mâu thuẫn:

– Mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn tồntại phổ biến trong mọi sự vật, hiện tượng và trong suốt quátrình phát triển của chúng, mâu thuẫn này mất đi thì mâuthuẫn khác hình thành.

– Mâu thuẫn cũng rất đa dạng và phức tạp. Chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triểncủa sự vật, hiện tượng.

b. Quá trình vận động của mâu thuẫn

§ Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sựđấu tranh là tuyệt đối, còn thống nhất là tương đối.

§ Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tấtyếu dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng. Biểu hiện:

+ Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt vàphát triển thành hai mặt đối lập.

+ Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gaygắt và nếu có điều kiện chín muồi, chúng sẽ chuyển hoá lẫnnhau, mâu thuẫn được giải quyết.

+ Kết quả, mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hìnhthành, và quá trình tác động, chuyển hoá giữa hai mặt đốilập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn vận động vàphát triển.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

Không sợ, không che giấu mâu thuẫn mà phát hiện, phântích và giải quyết mâu thuẫn.

Phải biết phân tích các mặt đối lập của mâu thuẫn theonguyên tắc “phân đôi cái thống nhất và nhận thức các mặtđối lập của nó”.

Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấutranh giữa các mặt đối lập chứ không phải bằng con đườngđiều hoà giữa chúng.

Cần phân biệt đúng vị trí, vai trò của từng loại mâu thuẫntrong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định.

3. Quy luật phủ định của phủ địnha. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải quaquá trình sinh ra, tồn tại, phát triển, diệt vong và được thaybằng sự vật mới. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định.

Có những sự phủ định chấm dứt sự phát triển, nhưng cũngcó những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề, cho quátrình phát triển của sự vật, hiện tượng và được gọi là phủđịnh biện chứng.

• Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là:

FTính khách quan: Phủ định biện chứng mang tính kháchquan do nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bảnthân sự vật, là kết quả của những mâu thuẫn được giải quyếttrong sự vật. Như vậy, phủ định biện chứng là sự tự thân phủđịnh

FTính kế thừa: Phủ định biện chứng là kết quả của sự pháttriển tự thân của các sự vật, hiện tượng, cho nên cái mới rađời không thể là một sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạchtrơn, đoạn tuyệt với cái cũ, mà là một sự phủ định có kếthừa. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chứkhông phải từ hư vô.

§ Khái niệm phủ định của phủ định. § Qua sự phủ định lần thứ hai, sự vật mới dường như trở lại cái

ban đầu nhưng không giống nguyên như cũ mà trên cơ sở caohơn.§ Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của

một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu của chu kỳphát triển tiếp theo. Cứ như vậy sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủđịnh từ thấp đến cao một cách vô tận theo đường “xoáy ốc”đi lên. § Trong hiện thực, số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ

phát triển của sự vật cụ thể có thể nhiều hơn hai. Song vềnguyên tắc vẫn có thể quy về hai lần phủ định thì hoàn thànhmột chu kỳ phát triển

b. Phủ định của phủ định

c. Ý nghĩa phương pháp luận

Là cơ sở để chúng ta hiểu biết một cách đúng đắn về xuhướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trìnhđó không diễn ra theo một đường thẳng mà quanh co, phứctạp, nhưng tiến lên là khuynh hướng chung, do đó không đượcphép bi quan trước những thất bại tạm thời. Niềm tin vào sựphát triển là thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cáchmạng trong mọi hoạt động của chúng ta.

Khắc phục tư tưởng bảo thủ, ủng hộ cái mới, đấu tranh chocái mới thắng lợi.

Phải biết kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của cái cũ, sửdụng chúng như là tiền đề của sự nảy sinh cái mới, tiến bộhơn.

V. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đốivới nhận thức

a. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của nó

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mangtính lịch sử xã hội của con người, nhằm cải biến tự nhiên vàxã hội.Hoạt động thực tiễn không bao gồm toàn bộ hoạt động củacon người, mà chỉ là những hoạt động vật chất. Khác vớihoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sửdụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượngvật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Nhữnghoạt động ấy mang tính năng động, sáng tạo

Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn: _ Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động mà trong đó con

người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tựnhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiếtnhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.

_ Hoạt động chính trị, cải tạo xã hội là hoạt động của cáccộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hộinhằm cải biến những quan hệ chính trị–xã hội để thúcđẩy xã hội phát triển.

_ Hoạt động khoa học thực nghiệm là hoạt động được tiếnhành trong những điều kiện do con người tạo ra, gầngiống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên vàxã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triểncủa đối tượng nghiên cứuTrong đó hoạt động sản xuất vật chất có ý nghĩa quyếtđịnh nhất.

Quan niệm duy vật biện chứng về bản chất nhậnthức dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độclập đối với ý thức của con người.Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của conngười.Ba là, nhận thức là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từbiết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất và từbản chất kém sâu sắc đến sâu sắc hơn.Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất củanhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêuchuẩn để kiểm tra chân lý.

b. Nhận thức và các trình độ nhận thứcNhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và

sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sởthực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới kháchquan đó.

Các trình độ nhận thức

Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.

Nhận thức kinh nghiệm là trình độ nhận thức hình thành từsự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong giới tựnhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Kết quả lànhững tri thức kinh nghiệm. Tri thức này có hai loại:+ Tri thức kinh nghiệm đời thường;

+ Tri thức kinh nghiệm khoa học.

Nhận thức lý luận là trình độ nhận thức gián tiếp, trừutượng, có tính hệ thống trong việc khái quát bản chất, quyluật của các sự vật, hiện tượng.

Nhận thức thông thường là loại nhận thức được hình thànhmột cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày củacon người.Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành mộtcách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu. Nhận thứckhoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát, vừacó tính hệ thống, có căn cứ và chân thực.

Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.

§ Nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận nhưngnó chỉ dừng lại ở sự mô tả, phân loại các sự kiện riêng lẻ, rờirạc mà chưa phản ánh được cái bản chất, những mối liên hệmang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng.§ Ngược lại, mặc dù được hình thành từ sự tổng kết những kinh

nghiệm, nhưng lý luận có thể hướng dẫn hình thành những trithức kinh nghiệm có giá trị làm biến đổi đời sống con người.

Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức. § Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức. Chính

yêu cầu của thực tiễn đã buộc con người phải nhận thức thếgiới. Không có thực tiễn thì không có nhận thức. § Nhu cầu tất yếu khách quan của con người là giải thích và

cải tạo thế giới đã buộc con người phải tác động vào các sựvật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tácđộng đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộctính, những mối liên hệ, cung cấp những tài liệu để conngười có cơ sở nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt đượcbản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới.§ Nhờ hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người

ngày càng hoàn thiện, năng lực tư duy lôgíc không ngừngđược củng cố và phát triển, các phương tiện nhận thức ngàycàng tinh vi, hiện đại càng làm tăng thêm khả năng nhậnthức của con người.

c. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn là mục đích của nhận thức.§ Con người nhận thức thế giới không chỉ để thỏa mãn trí tuệ,

mà để cải tạo thế giới và phục vụ nhu cầu cuộc sống củamình. Vì vậy, thực tiễn là mục đích của nhận thức, của lýluận. § Tri thức thu nhận được trong quá trình nhận thức phải quay

về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn. Sự pháttriển không ngừng của nhận thức, của khoa học là để phụcvụ sản xuất và đấu tranh cải tạo xã hội.§ Thực tiễn thường xuyên vận động và phát triển nên nó đặt

ra cho nhận thức những nhu cầu, nhiệm vụ và phươnghướng mới đòi hỏi con người không ngừng nhận thức thếgiới.

Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tri thức: Thông quathực tiễn, con người sẽ xác nhận được tri thức là đúng haysai, đồng thời bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển vàhoàn thiện nhận thức từ đó nhận thức của con người ngàycàng đầy đủ, càng tiến gần đến bản chất của sự vật hơn.

d. Ý nghĩa phương pháp luận

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phảiluôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, tức là nhận thứcphải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, phải coitrọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luậnphải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến bệnh giáo điều, quan liêu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hoá vai trò của thực tiễn sẽ rơi vàokinh nghiệm chủ nghĩa.

2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lýa. Quan điểm của Lê-nin về con đuờng biện chứng

của sự nhận thức chân lý

“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duytrừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sựnhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.

v Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thứclý tính

Nhận thức cảm tính (Trực quan sinh động) là giai đoạn đầucủa quá trình nhận thức, là giai đoạn mà con người sử dụngcác giác quan để tác động trực tiếp vào các sự vật nhằmnắm bắt các sự vật ấy. Nhận thức cảm tính bao gồm 3 hìnhthức cơ bản: Cảm giác là sự phản ánh những mặt, những thuộc tính riênglẻ của svht khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giácquan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểubiết.Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sựvật đó đang trực tiếp tác động vào các giác quan, là sự tổnghợp của nhiều cảm giác.Biểu tượng là sự phản ánh những nét chung nhất của sự vậtvà được giữ lại trong trí nhớ một cách khái quát.

Nhận thức lý tính (Tư duy trừu tượng) là giai đoạn phảnánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của đối tượng. Nhận thức lýtính được biểu hiện dưới các hình thức như:

Khái niệm là sự phản ánh cái chung, cái bản chất, cái tấtyếu của sự vật, hiện tượng.

Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệmlại với nhau nhằm khẳng định hay phủ định một đặcđiểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng.

Suy luận là hình thức của tư duy liên kết các phán đoánlại với nhau để rút ra tri thức mới.

§ Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính tuy là hai giai đoạncủa một quá trình nhận thức, nhưng xét đến cùng đều bắtnguồn từ thực tiễn, đều lấy sự vật, hiện tượng trong thếgiới khách quan làm đối tượng, nội dung phản ánh.

§ Nhận thức cảm tính là tiền đề, là điều kiện của nhận thức lýtính.

§ Nhận thức lý tính xác định mục đích, định hướng và làmcho nhận thức cảm tính nhậy bén hơn, chính xác hơn trongquá trình phản ánh hiện thực.

vMối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhậnthức lý tính.

b. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn

Khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức củacon người có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan, mà sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởithực tiễn.Các tính chất của chân lý:ü Chân lý là khách quanü Chân lý có tính tuyệt đối và tính tương đối. ü Chân lý có tính cụ thể.

v Vai trò của chân lý đối với thực tiễn§ Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự

thành công và tính hiểu quả trong hoạt đọng thực tiễn.§ Từ đó, cần coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng

sáng tạo những tri thức đó vào trong các hoạt động kinh tế-xãhội.

Chương III: CHỦ NGHIA DUY VẬT LỊCH SỬ

I. SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ1. Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất

Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động thực tiễn vớimục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhucầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Nó có tínhkhách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.Khái niệm phương thức sản xuất dùng để chỉ những cáchthức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuấtcủa xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.

Sản xuất vật chất giữ vai trò là:ü Nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và

xã hội.ü Hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối

quan hệ xã hội của con người.ü Cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội

loài người.Phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định đối với trình độphát triển của nền sản xuất xã hội và do đó là đối với trìnhđộ phát triển của đời sống xã hội nói chung.

ü Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin đã phân tích sự pháttriển của lịch sử nhân loại theo lịch sử thay thế và phát triểncủa các phương thức sản xuất từ trình độ thấp đến trình độngày càng cao hơn.

2. Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sảnxuất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội

II. BIỆN CHỨNG CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂNCỦA XÃ HỘI1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độphát triển của lực lượng sản xuất

a. Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuậtcủa quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biệnchứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đốitượng trong quá trình sản xuất vật chất, tức là tạo ra nănglực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tựnhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.

§ Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động cùng các tư liệusản xuất nhất định như: đối tượng lao động, công cụ laođộng, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất, … Trongđó người lao động là yếu tố có tính quyết định.

§ Ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học được ứng dụng nhanhchóng, rộng rãi vào sản xuất, có tác động thúc đẩy mạnh mẽsản xuất phát triển.Quan hệ sản xuất: là mối quan hệ kinh tế giữa người vớingười trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồmba mặt: üQuan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.üQuan hệ trong tổ chức và quản lý quá trình sản xuất.üQuan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản

xuất đó. § Các mặt hợp thành quan hệ sản xuất gắn bó hữu cơ với

nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vaitrò quyết định.

b. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất(LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX)

§ LLSX và QHSX là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sảnxuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫnnhau. Trong đó LLSX là nội dung vật chất của quá trình sảnxuất, còn QHSX là hình thức kinh tế của quá trình đó. § Trong một giai đoạn lịch sử xác định, khi LLSX và QHSX

thống nhất với nhau, tức là khi QHSX phù hợp với thực trạngphát triển của LLSX, các mặt của QHSX tác động tích cực đếnLLSX, tạo điều kiện cho LLSX duy trì, khai thác – sử dụng vàkhông ngừng phát triển. Tính ổn định, phù hợp của QHSX đốivới LLSX càng cao thì LLSX càng có khả năng phát triển. § QHSX có thể tác động đến LLSX bởi vì nó quy định mục đích

của nền sản xuất, ảnh hưởng đến thái độ của con người tronglao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đếnphát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, ...

§ Sự phát triển của LLSX được đánh dấu bằng trình độ của nó. Trình độ của LLSX trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trìnhđộ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sửđó. Công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ củaLLSX. § Sự phát triển của LLSX đến một trình độ nhất định làm cho

QHSX từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với nhu cầuphát triển của LLSX. Khi đó, QHSX kìm hãm LLSX pháttriển và yêu cầu khách quan của sự phát triển LLSX đòi hỏixóa bỏ QHSX cũ để hình thành QHSX mới phù hợp với trìnhđộ phát triển mới của LLSX. Chính nhờ các cuộc cách mạngxã hội mà QHSX mới ra đời thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển, làm cho phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sảnxuất mới ra đời. § Như vậy, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ

thống nhất biện chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX vàQHSX tác động trở lại LLSX.

§ Quy luật này là quy luật phổ biến, tác động trong mọi xãhội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao.

§ Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ mâuthuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hìnhthức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội. Sự vận động củamâu thuẫn này là một quá trình đi từ thống nhất đến khácbiệt và đối lập làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải đượcgiải quyết theo nguyên tắc QHSX phải phù hợp với thựctrạng phát triển của LLSX. Sự vận động của mâu thuẫn nàycũng tuân theo quy luật “từ những thay đổi về lượng thànhnhững thay đổi về chất và ngược lại”, quy luật “phủ địnhcủa phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của nền sảnxuất xã hội diễn ra vưà có tính tiệm tiến, tuần tự lại vừa cótính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa đến nhữngtrình độ ngày càng cao hơn.

Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ các quan hệ sảnxuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

• Cơ sở hạ tầng bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệsản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mới của xãhội tương lai. Trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờcũng giữ vai trò chủ đạo, quy định xu hướng chung của đờisống kinh tế xã hội. Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ nhữngquan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, ... cùng với những thiết chế chính trị- xã hội tươngứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, ... được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

2.Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầnga. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

üNhà nước là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất, có quyềnlực mạnh mẽ nhất của kiến trúc thượng tầng.üTrong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính

giai cấp. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tínhchất cơ bản của kiến trúc thượng tầng.

b. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng

§ Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diệncơ bản của đời sống xã hội – đó là phương diện kinh tế vàphương diện chính trị-xã hội, chúng tồn tại trong mối quanhệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiếntrúc thượng tầng, đồng thời kiến trúc thượng tầng thườngxuyên tác động trở lại cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúcthượng tầng

§ Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiếntrúc thượng tầng phù hợp. § Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách

quan phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượngtầng. Nói cách khác, cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm haymuộn kiến trúc thượng tầng của nó cũng phải thay đổi theo. § Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh

chóng cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng như nhà nước, chính trị, pháp luật,...; cũng có những yếu tố thay đổi chậmnhư tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, ...

Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đốivới cơ sở hạ tầng

§ Chức năng chính trị- xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảovệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ.§ Trong xã hội có đối kháng giai cấp, kiến trúc thượng tầng bảođảm sự thống trị tư tưởng và chính trị của giai cấp giữ địa vịthống trị về kinh tế. § Các bộ phận của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ

sở hạ tầng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó nhànước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác động lớn và trựctiếp nhất đối với cơ sở hạ tầng. Sự tác động của các yếu tốkhác đến cơ sở kinh tế của xã hội thường phải thông qua nhântố nhà nước và pháp luật mới thực sự phát huy mạnh mẽ vaitrò thực tế của nó.

§ Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng cóthể diễn ra theo nhiều xu hướng khác nhau, thậm chí đối lậpnhau, điều đó phản ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của cácgiai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. § Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

phụ thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp của các yếu tốthuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan củasự phát triển kinh tế, với các quy luật kinh tế.

F Nếu phù hợp thì nó trở thành động lực mạnh mẽ thúcđẩy kinh tế-xã hội phát triển.

F Ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế-xã hội.

3. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độclập tương đối của ý thức xã hội

a. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hộiTồn tại xã hộiÝ thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội

b. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ýthức xã hộic. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hộid. Ý nghĩa phương pháp luận

Hình thái kinh tế-xã hội là một phạm trù cơ bản của chủnghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạnlịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưngcho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lựclượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tươngứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.

4. Hình thái kinh tế-xã hội và quá trình lịch sử-tựnhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hộia. Khái niệm, cấu trúc của hình thái kinh tế-xã hội

• Hình thái kinh tế-xã hội bao gồm:– Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi

hình thái kinh tế-xã hội.– Các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội

làm nên tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các hình tháikinh tế-xã hội.

– Kiến trúc thượng tầng bảo vệ sự tồn tại và phát triển củahình thái kinh tế-xã hội đó.

– Quan hệ gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác gắnbó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biếnđổi của quan hệ sản xuất góp phần tạo nên bộ mặt củahình thái kinh tế-xã hội.

§ Một là, phân tích theo lý luận cấu trúc hình thái kinh tế – xã hộithì lịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua nhiều giao đoạnnối tiếp nhau từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn làmột hình thái kinh tế-xã hội. Hình thái kinh tế-xã hội là một hệthống, trong đó các mặt không ngừng tác động qua lại lẫn nhautạo thành các quy luật khách quan thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, … mà trước hết và cơ bản nhất làquy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết địnhkiến trúc thượng tầng. Chính sự tác động của các quy luậtkhách quan đó mà các hình thái kinh tế-xã hội vận động, pháttriển từ thấp đến cao như một quá trình lịch sử –tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Đó là các hình tháikinh tế –xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủnghĩa, và tương lai nhất định thuộc về CSCN.

b. Quá trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế-xã hội

§ Hai là, nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hộilà ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Những lực lượng sảnxuất được tạo ra bằng năng lực thực tiễn của con người, songkhông phải con người làm ra theo ý muốn chủ quan. Bản thânnăng lực thực tiễn của con người cũng bị quy định bởi nhiềuđiều kiện khách quan nhất định. Người ta làm ra lực lượng sảnxuất của mình dựa trên những lực lượng sản xuất đã đạt đượctrong một hình thái kinh tế-xã hội đã có sẵn do thế hệ trước đểlại. Xét đến cùng, chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đãquyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái kinhtế-xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên.

§ Ba là, trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động vàphát triển của các hình thái kinh tế-xã hội thì quy luật về sựphù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Nó vừa bảo đảmtính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xã hội, vừa biểuhiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử.

§ Bốn là, khi khẳng định tính lịch sử – tự nhiên, tức tính quyluật khách quan của sự vận động, phát triển của xã hội, chủnghĩa Mác-Lênin cũng đồng thời khẳng định vai trò của cácnhân tố khác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loạinhư: điều kiện địa lý; tương quan lực lượng chính trị của cácgiai cấp, tầng lớp xã hội; truyền thống văn hóa của mỗi cộngđồng người; điều kiện tác động của tình hình quốc tế; … Chínhdo sự tác động của các nhân tố đó mà tiến trình phát triển củamỗi cộng đồng người không diễn ra như một đường thẳng, nóvô cùng phong phú đa dạng và có thể bỏ qua một hay một vàihình thái kinh tế-xã hội nhất định.

c. Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế-xãhội

Không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý chí chủ quancủa con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xãhội mà phải xuất phát từ thực trạng phát triển của nền sảnxuất xã hội, đặc biệt từ trình độ phát triển của phương thứcsản xuất của xã hội mà cốt lõi là trình độ phát triển của lựclượng sản xuất hiện thực.Muốn nhận thức đúng đời sống xã hội, phải phân tích mộtcác sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và các mối quan hệlẫn nhau giữa chúng, đặc biệt phải xuất phát từ quan hệ sảnxuất hiện thực và nghiên cứu các quy luật vận động pháttriển của xã hội.

III. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCHMẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂNCỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI CẤP1. Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối vớisự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

a. Giai cấp và nguồn gốc giai cấpKhái niệm giai cấp dùng để chỉ “những tập đoàn to lớngồm những người khác nhau về địa vị của họ trong mộthệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khácnhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ nàyđược pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tưliệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xãhội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ vàvề phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng”.

§ Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, xã hội phânchia thành giai cấp không phải do bạo lực hay do mộtnguyên nhân tự nhiên nào đó như giới tính, nghề nghiệp, chủng tộc, dân tộc, ... mà do nguyên nhân kinh tế.

§ Nguồn gốc trực tiếp của sự phân hoá giai cấp trong xã hộichính là do sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tưnhân về tư liệu sản xuất.

§ Con đường hình thành, phát triển giai cấp có thể diễn ra vớinhững hình thức và mức độ khác nhau ở các cộng đồng xãhội khác nhau trong lịch sử; tuy nhiên có thể khái quát haihình thức cơ bản diễn ra chủ yếu với sự tác động của:

+ Nhân tố bạo lực;+ Quy luật kinh tế phân hoá những người sản xuất hàng

hoá trong nội bộ cộng đồng xã hội.

b. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp§ Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn

về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuêchống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền đặclợi, những kẻ đi áp bức bóc lột. § Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát

triển mang tính xã hội hoá ngày càng sâu rộng của lực lượngsản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội là mâuthuẫn của giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho phươngthức sản xuất mới với giai cấp thống trị, bóc lột, đại biểucho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời.§ Đấu tranh giai cấp có thể được biểu hiện dưới nhiều hình

thức khác nhau: đấu tranh kinh tế; đấu tranh tư tưởng; đấutranh chính trị; đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hoá; …

§ Để khống chế và đàn áp những cuộc đấu tranh giai cấp củanhững người lao động làm thuê, của nô lệ, nhằm duy trì vàthực hiện sự bóc lột của nó, các giai cấp thống trị trong lịch sửtất yếu phải sử dụng đến sức mạnh bạo lực có tổ chức – đó làNhà nước. Vì vậy, vấn đề chính quyền, quyền lực nhà nước làvấn đề trung tâm và cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trongxã hội.§ Sự ra đời và tồn tại của nhà nước không phải để giải quyết

mâu thuẫn mà là để duy trì trật tự xã hội trong điều kiện mâuthuẫn không thể giải quyết được.§ Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là phương thức, động lực cơ

bản của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hộicó sự phân hoá thành đối kháng giai cấp.§ Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội.

2. Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sựphát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

§ Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tínhchất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vựcđời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình tháikinh tế – xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế xã hộimới ở trình độ phát triển cao hơn.

§ Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chếđộ chính trị đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trịtiến bộ hơn của giai cấp cách mạng.

§ Cuộc cách mạng xã hội nào cũng trải qua 2 giai đoạn:ü Giành chính quyền;ü Xây dựng chính quyền mới, xây dựng xã hội mới.

§ Khái niệm cách mạng xã hội khác với khái niệm cải cách, đảo chính.

§ Nguyên nhân sâu xa của CMXH là mâu thuẫn gay gắt trongbản thân nền sản xuất xã hội, tức là mâu thuẫn giữa nhu cầukhách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất với sự kìmhãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời mà không mộtcuộc cải cách kinh tế hay chính trị nào có thể giải quyết được. Mâu thuẫn đó biểu hiện thành cuộc đấu tranh giai cấp vàchính sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp này tất yếudẫn tới CMXH.§ CMXH giữ vai trò là phương thức, động lực của sự phát triển

xã hội. Chỉ có CMXH mới thay thế được quan hệ sản xuất cũbằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, thúc đẩy lực lượngsản xuất phát triển, thông qua đó làm cho hình thái kinh tế xãhội mới cao hơn thay thế hình thái kinh tế xã hội cũ.§ Cuộc cách mạng vô sản là một kiểu CMXH mới về chất, bởi

vì, nếu tất cả các cuộc CMXH trước chỉ là sự thay thế hìnhthức của chế độ chiếm hữu tư nhân, hình thức bóc lột thì cáchmạng vô sản là nhằm xoá bỏ những cái đó.

IV. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬVỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬCỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN1. Con người và bản chất con người

a. Khái niệm con người

§ Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội;§ Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai gócđộ:– Con người là kết quả tiến hoá và phát triển lâu dài của

giới tự nhiên;– Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”.

§ Bản tính xã hội của con người được phân tích từ hai góc độ:– Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua

loài động vật để tiến hoá và phát triển thành người.– Sự tồn tại của loài người luôn bị chi phối bởi các nhân tố

xã hội và các quy luật xã hội.

b. Bản chất con người§ Con người là thực thể thống nhất của mặt sinh học với mặt xã

hội. Sự tác động qua lại giữa chúng tạo thành bản chất người.§ Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định

sự tồn tại của con người. § Mặt sinh học đó được thể hiện ra bên ngoài là các nhu cầu tất

yếu khách quan ngoài ý chí con người như: ăn, ở, mặc, nhu cầutái sản xuất xã hội, nhu cầu tình cảm, hiểu biết, … Con ngườichỉ có thể tồn tại khi thỏa mãn các nhu cầu sinh học, nhưng vậtphẩm để thỏa mãn các nhu cầu sinh học không có sẵn trong tựnhiên nên con người cần lao động. Thông qua hoạt động laođộng, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, hìnhthành và phát triển ngôn ngữ, tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Đó là mặt xã hội ở con người và chính lao động là yếu tố quyếtđịnh hình thành bản chất xã hội, mặt xã hội của con người.

§ Như vậy, mặt sinh học là tiền đề, điều kiện của mặt xãhội.Thiếu mặt sinh học mặt xã hội không thể tồn tại và biểuhiện ra được.§ Tuy nhiên, mặt sinh học bị biến đổi bởi mặt xã hội và mang

tính xã hội, mặt xã hội quyết định, chế ước mặt sinh học vàquy định bản chất xã hội của con người. Xã hội là phươngthức cho con người thỏa mãn những nhu cầu sinh học tốt hơn, tức là làm cho con người tồn tại ngày càng hợp lý hơn, nhucầu sinh học trở nên văn minh hơn.§ Từ những quan niệm đã trình bày thấy rằng, con người vượt

lên trên loài vật trên cả ba phương diện: quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệđó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội. Vì vậy, trong Luậncương về Phoiơbắc, C. Mác đã nói: trong tính hiện thực củanó, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.

§ Tức là, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điềukiện, hoàn cảnh lịch sử, xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạtđộng thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vậtchất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duytrí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (nhưquan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ gia đình, xã hội, …) con người mới bộc lộ toàn bộbản chất xã hội của mình.§ Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không

tồn tại con người. Con người là sản phẩm của lịch sử, của sựtiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Đồng thời, bằng chính hoạtđộng thực tiễn của mình, con người biến đổi tự nhiên và xãhội, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao. Không có hoạtđộng của con người thì không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sửxã hội loài người. Do đó, con người luôn là sản phẩm của lịchsử-xã hội và là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Lịch sử sáng tạo racon người trong chùng mực nào thì con người sáng tạo ra lịchsử trong chừng mực đó.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

Để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thìkhông thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiêncủa nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định hơn là phảitừ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệkinh tế-xã hội của nó.Động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hộichính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy cầnphát huy năng lực sáng tạo của con người.Sự nghiệp giải phóng con người là hướng vào sự giải phóngnhững quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của nó.

2. Quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sửcủa quần chúng nhân dân

§ Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phảitheo phương thức hành vi đơn lẻ, cô độc mà theo phươngthức liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xãhội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay tổ chứcchính trị-xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịchsử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – cộng đồng đólà quần chúng nhân dân.§ Những lực lượng cơ bản tạo thành cộng đồng quần chúng

nhân dân:– Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các

giá trị tinh thần, đóng vai trò là hạt nhân cơ bản của quầnchúng nhân dân.

– Bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóclột, đối kháng với nhân dân.

– Những giai cấp, tầng lớp trực tiếp hay gián tiếp thúc đẩytiến bộ xã hội.

§ Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịchsử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử, do đó, lịchsử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúngnhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xãhội. Biểu hiện:– Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã

hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhucầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội.

– Là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra những giátrị văn hóa tinh thần của xã hội.

– Là động lực cơ bản cho mọi cuộc cách mạng xã hội.§ Vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân không

bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân.

§ Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xãhội nhất định và được phân biệt với các cá thể khác thông quatính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Cá nhân là sản phẩmcủa sự phát triển của xã hội, là một chỉnh thể đơn nhất vừamang tính cá biệt, vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của laođộng, của mọi quan hệ xã hội, của nhận thức nhằm thực hiệnchức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạnnhất định của lịch sử. § Mỗi cá nhân, tuỳ theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực

sáng tạo mà có thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra lịch sửcủa quần chúng nhân dân khác nhau. Trong đó, lãnh tụ làngười để lại dấu ấn sâu sắc nhất.§ Những phẩm chất cơ bản của lãnh tụ:

– Có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu thế vậnđộng của dân tộc, quốc tế và thời đại.

– Có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân , thống nhất ýchí và hành động của họ vào nhiệm vụ của dân tộc, quốc tếvà thời đại.

– Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân , hy sinh quyênmình vì lợi ích của dân tộc, quốc tế và thời đại.

§ Lý luận về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dânđã cung cấp một phương pháp luận khoa học trong việc:– Nghiên cứu và nhận định lịch sử cũng như nghiên cứu vàđánh giá vai trò của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội.

– Phân tích lực lượng xã hội, tổ chức xây dựng lực lượngquần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng XHCN.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

§ Quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ:– Không có phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân

, không có các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội của quầnchúng nhân dân thì không thể xuất hiện lãnh tụ.

– Lãnh tụ là người định hướng, thúc đẩy sự phát triển củaphong trào quần chúng, của lịch sử.

HẾT