66
HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2016 ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SN HCHÍ MINH BAN CHP HÀNH HC VIN NGÂN HÀNG NỘI SAN KNIỆM 85 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 -26/3/2016) SĐẶC BIT

Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

  • Upload
    vanminh

  • View
    245

  • Download
    14

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

Lorem Ipsum

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2016

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

BAN CHẤP HÀNH HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NỘI SAN KỈ NIỆM 85 NĂM NGÀY THÀNH LẬP

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

(26/3/1931 -26/3/2016) SỐ ĐẶC BIỆT

Page 2: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

NỘI SAN KỈ NIỆM

MỤC LỤC 03- BÀI SỐ 01

Lịch sử ra đời và phát triển của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

15- BÀI SỐ 02 Đoàn Thanh niên Học viện Ngân hàng thi đua phấn đấu, rèn luyện hướng tới kỉ

niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Lê Mạnh Dương- Chi Đoàn K16TCA

18- BÀI SỐ 03 Đoàn Thanh niên với mô hình đào tạo tín chỉ

Nguyễn Ngọc Hồng Nhung – Chi Đoàn K18TCG

29- BÀI SỐ 04 Mô hình phong trào thanh niên tại các trường Đại học trên Thế giới

Lưu Ngọc Hà –Chi Đoà K18KTK

40- BÀI SỐ 05 Ảnh hưởng của tâm lí nhà đầu tư tới thị trường chứng khoán

Nguyễn Thảo Quỳnh Trang –Chi Đoàn K16NHC

Ngô Phương Anh –Chi Đoàn K16NHC

56- BÀI SỐ 06 Tác động của tâm lí nhà đầu tư đến hiệu quả của chính sách điều hành tỉ giá ở

Việt Nam

Mai Hương –Chi Đoàn K17TCI

Đinh Thị Ngọc Anh –Chi Đoàn K16ATC

Số Đặc biệt

2016

BAN BIÊN TẬP NỘI SAN

Phòng 303- Hội sở chính Học viện Ngân hàng

ĐIỆN THOẠI (04) 35773028

eMAIL [email protected]

Ban biên tập

TS. Phạm Tiến Đạt

– Trưởng ban

Phạm Thanh Hải

ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai

ThS. Nguyễn Tiến Hưng

ThS. Phan Anh

ThS. Lê Thị Minh Ngọc

Thiết kế

Phạm Tùng Dương

Page 3: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

3

BÀI SỐ 01:

LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

(26/03/1931)

I. Sự ra đời của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), Đảng đã thấy rõ tầm

quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Hội nghị Ban Chấp hành Trung

ương Đảng lần thứ hai dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú diễn ra tại Sài Gòn

từ ngày 20 đến 26/3/1931 đã dành một thời gian quan trọng để bàn về công tác

thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ: cần kíp tổ

chức ra Thanh niên Cộng sản Đoàn; các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa

phương phải cử ngay các cấp ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.

Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt ấy, được Bộ Chính trị Trung ương Đảng và

Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh

niên Lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 (họp từ ngày 22 –

25/3/1961) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày thành lập Đoàn hàng

năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

II. Chặng đường 85 năm xây dựng và trưởng thành

Ngay sau khi thành lập, Đoàn Thanh niên cộng sản Đông dương đã phát

triển được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao

là Xô – Viết Nghệ Tĩnh. Từ phong trào cách mạng giai đoạn này đã xuất hiện

Page 4: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

4

nhiều gương thanh niên đấu tranh oanh liệt, tiêu biểu là người đoàn viên thanh

niên cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng trước tòa án kẻ thù: “Con

đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào

khác”.

Hình ảnh: Phong trào thanh niên giai đoạn 1931

Tháng 7/1936, Hội nghị Trung ương Đảng đã định ra đường lối chuyển

hướng nhiệm vụ từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai hợp

pháp và nửa hợp pháp. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông dương tiếp nối truyền

thống của Đoàn TNCS Đông Dương tích cực vận động thanh niên đấu tranh

chống thực dân, đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa

bình. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, trong tình hình mới,

tổ chức Đoàn phải chuyển vào hoạt động bí mật và xây dựng tổ chức chặt chẽ

với tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông dương.

Mùa xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước cùng Trung ương Đảng trực

tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1941, Người đã chủ trì Hội

nghị Trung ương VIII tại Pắc Bó, Cao Bằng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội

nghị Trung ương VIII, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam ra đời tiếp nối sự

nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của các tổ chức thanh niên trước đó do

Đảng, Bác Hồ tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Dưới ngọn cờ của Đảng và Bác

Hồ vĩ đại, Đoàn Thanh niên Cứu quốc và tuổi trẻ cả nước đã xung kích cùng

toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vùng lên tiến hành thành công Cách mạng

tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc, thành lập

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông

Nam châu Á.

Page 5: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

5

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cách

mạng, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) là lực lượng hăng hái đi đầu trong phong

trào chống “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Thời gian độc lập không

được bao lâu, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, cả dân tộc lại

bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, hy sinh. Tiêu biểu cho

những ngày đầu kháng chiến là tuổi trẻ Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập các đội

Thanh niên xung phong cảm tử, thanh niên tự vệ kiên quyết đánh trả kẻ thù. Tại

Thủ đô Hà Nội suốt 60 ngày đêm, nhiều chiến sỹ với tuổi đời còn rất trẻ đã ôm

bom ba càng chặn xe tăng giặc ngay trên đường phố.

Sau gần 20 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại hội Đoàn

toàn quốc lần thứ I được tổ chức tại Đại Từ, Thái Nguyên từ ngày 7 đến ngày

14/2/1950 với chủ đề “Chiến đấu và xây dựng tương lai”. Phát huy thành công

của Đại hội, hàng vạn nam nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ

các chiến dịch, phong trào “Tòng quân giết giặc lập công” phát triển khắp mọi

nơi. Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, tháng 5/1954, quân và dân ta đã làm

nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến

ấy đã xuất hiện nhiều tấm gương tuổi trẻ kiên cường, dũng cảm như: Trần Văn

Ơn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Bế Văn Đàn,

Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện… Họ thật xứng đáng đại diện cho một lớp

trẻ“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Page 6: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

6

Ngày 19/10/1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên

Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt

Nam. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II từ ngày 25/10 đến ngày

4/11/1956, Bác Hồ đã ân cần căn dặn: “Đảng và Chính phủ ta có thể tự hào đã

tạo nên một thế hệ thanh niên dũng cảm như các cháu, và mong các cháu tiếp

tục phấn đấu hăng hái cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước nhà”. Từ

sau Đại hội, tuổi trẻ miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất để

khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng xã hội mới. Hàng vạn thanh niên tham gia

xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang phục hóa đất đai; hàng triệu thanh

niên hăng hái theo học các lớp bổ túc văn hóa… Ở miền Nam, phong trào đấu

tranh chính trị của thanh niên, học sinh – sinh viên tuy bị đế quốc Mỹ và tay sai

đàn áp dã man song không hề nao núng. Trong những ngày đồng khởi, các

đội “Trung kiên”, “Xung phong” do thanh niên đảm nhận đã được thành lập ở

khắp mọi nơi, tiến hành vây đồn, lấy bốt, trừ gian, phá ấp chiến lược… Tiêu

biểu cho tinh thần ấy là chị Trần Thị Lý, người con gái anh hùng đất Quảng

nhiều lần bị địch bắt, mang trong mình nhiều vết thương nhưng không hề nhụt

chí trước quân thù.

Từ ngày 23 đến ngày 25/3/1961, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ

III được triệu tập tại Hà Nội, Đại hội đã phát động phong trào “Xung phong tình

nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”.

Page 7: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

7

Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại bằng không

quân đối với miền Bắc, tuổi trẻ Thủ đô đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng”.

Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đoàn, phong trào đã phát triển sâu

rộng trong cả nước. Ở miền Bắc, hàng triệu ĐVTN đăng ký tham gia phong

trào “Ba sẵn sàng” nêu cao quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam với

tinh thần“Chưa thắng giặc Mỹ, chưa về quê hương”.

Thanh niên miền Nam hưởng ứng phong trào “Năm xung phong”

Tháng 2/1965, Đại hội Đoàn Thanh niên toàn miền Nam đã phát động

phong trào “Năm xung phong”, sau một thời gian ngắn, có hàng vạn ĐVTN

tham gia phong trào này. Từ phong trào “Ba sẵn sàng” và“Năm xung

phong” đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân với những chiến công xuất sắc

như: Bảy dũng sỹ Điện Ngọc, Quảng Nam anh dũng đánh trả một tiểu đoàn

địch; Tạ Thị Kiều tay không đoạt bốt giặc; Lê Thị Hồng Gấm chiến đấu đến hơi

Page 8: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

8

thở cuối cùng không chịu đầu hàng giặc; Dũng sỹ diệt Mỹ – Anh hùng Lê Mã

Lương với lẽ sống “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”; câu

nói bất hủ của người thợ điện trẻ tuổi Nguyễn Văn Trỗi “Còn giặc Mỹ thì không

có hạnh phúc” đã gây xúc động cho tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ khắp 5 châu; lời

hô của Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân“Nhằm thẳng quân thù mà bắn!” đã

trở thành hiệu lệnh thúc giục quân và dân ta xông lên tiêu diệt quân thù.

Hình ảnh:Phong trào đấu tranh phản đối chính quyền tay sai Thiệu – Kỳ của nhân dân,

sinh viên học sinh Đà Nẵng 1966

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng, thể theo nguyện vọng của

cán bộ, ĐVTN cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định:

Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được mang tên Đoàn Thanh niên Lao

động Hồ Chí Minh. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã làm nên

một đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước thống nhất và đi lên xây dựng

CNXH. Trong chiến thắng vĩ đại ấy, có sự đóng góp to lớn của ĐVTN trên khắp

các mặt trận. Đảng ta, nhân dân ta, Đoàn ta đã giáo dục, rèn luyện một thế hệ

thanh niên Việt Nam vô cùng dũng cảm, thông minh, không sợ gian khổ, hy

sinh, quyết chiến – quyết thắng. Sau ngày thống nhất nước nhà, Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ IV (1976) đã ra quyết định Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí

Minh mang tên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Page 9: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

9

Từ ngày 20 đến ngày 22/11/1980, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV đã

được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã quyết định đẩy mạnh hơn nữa

phong trào “Ba xung kích” thành cao trào thi đua hành động cách mạng của tuổi

trẻ thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Vào thời điểm này, hàng triệu lượt ĐVTN tham gia phong trào “Ba xung kích

làm chủ tập thể”; gần 9 triệu ĐVTN tham gia phong trào “Thanh niên xung kích

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Hành quân theo bước chân những người anh

hùng”; “Hành quân theo chân Bác”

Hình ảnh: Thanh niên tỉnh Bến Tre trao lá cờ Đoàn trước khi lên đường nhập ngũ

Từ ngày 27 đến ngày 30/11/1987, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đã

phát động phong trào“Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc”. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI diễn ra từ ngày 15 đến 18/10/1992.

Tháng 2 năm 1993, Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa

VI đã quyết định triển khai 2 phong trào lớn là “Thanh niên lập

Page 10: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

10

nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”, được đông đảo đoàn viên thanh niên cả nước

hưởng ứng sôi nổi và nhiệt tình.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII từ ngày 26 đến ngày 29/11/1997 đã

quyết định tiếp tục phát triển và nâng hai phong trào trên lên một tầm cao mới.

Năm 2000, Bộ Chính trị và Chính phủ quyết định là “Năm thanh niên Việt

Nam”. Từ thời điểm này phong trào “Thanh niên tình nguyện” có bước phát

triển mới, đi vào thực tiễn, được đông đảo các cấp bộ Đoàn và ĐVTN tham gia,

tạo nên ấn tượng tốt đẹp về lớp thanh niên Việt Nam của thời kỳ mới. Tổ chức

Đoàn các cấp đã chủ động đề xuất và đảm nhận hàng ngàn chương trình, dự án

kinh tế – xã hội quan trọng. Phong trào thi đua học tập, lao động sáng tạo để

chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức, khoa học công nghệ mới; sinh hoạt chính trị “Tuổi

trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”

Với tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện”, Đại hội

Đoàn toàn quốc lần thứ VIII từ ngày 08 đến ngày 11/12/2002 đã mở ra một

trang mới trong lịch sử phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đại hội đã phát

động phong trào lớn “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và kêu

gọi tuổi trẻ Việt Nam cùng siết chặt tay dưới lá cờ vinh quang của Đoàn, nguyện

đi theo con đường cách mạng của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn,

nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới

đất nước. Các cuộc vận động, phong trào mới được triển khai như: “Sáng tạo

trẻ”, “Bốn mới”(kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới, mô hình

Page 11: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

11

mới), “Cán bộ công chức trẻ với cải cách hành chính”, “Học tập tốt, rèn luyện

tốt”, “Trí thức trẻ tình nguyện”… đã góp phần khơi sức thanh niên trên mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo từ

thực tiễn.

Đặc biệt sinh hoạt chính trị “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Tiếp

lửa truyền thống – Mãi mãi tuổi hai mươi”, diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp, sống

có ích”, cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” đã

được các cấp bộ Đoàn, ĐVTN triển khai thực hiện nghiêm túc, có sức lôi cuốn

và lan toả mạnh mẽ, tạo hiệu ứng xã hội sâu rộng góp phần quan trọng nâng cao

nhận thức, bồi đắp lý tưởng cách mạng và niềm tin cho thế hệ trẻ. Năm 2007,

hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh” do Đảng ta phát động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ cả nước đã

hưởng ứng tích cực, cụ thể hóa bằng cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập

và làm theo lời Bác”, thu được những thành quả tích cực.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 17

đến 21/12/2007. Đại hội đã khẳng định: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục đổi

mới toàn diện, phấn đấu thực sự trở thành người bạn thân thiết của thanh niên,

định hướng cho thanh niên đến với lý tưởng cách mạng và những giá trị cao đẹp,

đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích trong phát triển kinh tế

– xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào, các cuộc vận động và các hoạt động

của Đoàn đều phải hướng tới mục tiêu tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên,

tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho thanh niên rèn luyện và tự khẳng định, vì

sự tiến bộ của thanh niên và sự phát triển của đất nước.

Page 12: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

12

Trong nhiệm kỳ 2007 – 2012, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tập trung triển khai hai

phong trào lớn là “5 xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ

quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Hai phong trào

trên vừa phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên, vừa tạo môi trường giáo

dục, rèn luyện cho thanh niên, vì sự phát triển của thanh niên, của cộng đồng và

đất nước; đồng thời góp phần định hướng, bảo vệ, chăm lo lợi ích chính đáng

của thanh niên, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên, huy động các

nguồn lực xã hội hỗ trợ thanh niên.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2012 – 2017 được tổ chức

từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 12 năm 2012 tại Thủ đô Hà Nội đã nêu cao khẩu

hiệu “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo,

xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội đã quyết định tiếp tục triển

khai 2 phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ

Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” (có điều chỉnh, bổ

sung các nội dung của 02 phong trào để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong

tình hình mới) nhằm tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tinh thần tình

nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn của thanh niên tham gia thực hiện thành công

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Đại hội X là Đại hội của khát vọng tuổi trẻ. Những quyết định của Đại hội

thể hiện ý chí và khát vọng cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam được đem tài năng,

sức trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn

minh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong

Page 13: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

13

ước. Đại hội đặc biệt đề cao tính hành động, thiết thực, hiệu quả trong triển khai

chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định vai

trò to lớn của tuổi trẻ Việt Nam đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc trong các thời kỳ cách mạng và trong nhiệm kỳ qua. Tổng Bí thư nhấn

mạnh: “Thanh niên mạnh thì dân tộc mới mạnh” và “Công tác thanh niên là

vấn đề sống còn của dân tộc”.Trong nhiệm kỳ Đại hội, nhiều phong trào lớn của

Đoàn được triển khai mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của đông đảo ĐVTN và tạo

được hiệu ứng tốt đẹp trong cộng đồng xã hội như phong trào “Tuổi trẻ chung

tay xây dựng nông thôn mới”, “TN tham gia xây dựng văn minh đô thị”, các

phong trào HS,SV như HS 3 rèn luyện, Khi tôi 18, SV 5 tốt; hay phong trào thi

đua “4 nhất”, “3 trách nhiệm”, “Sáng tạo trẻ”… Phong trào “Thanh niên tình

nguyện” có bước phát triển cả về chất lượng và số lượng với các hoạt động nổi

bật, ý nghĩa như Chiến dịch TNTN hè, Tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, các

hoạt động tình nguyện mùa đông, xuân tình nguyện, các hoạt động tình nguyện

của y, bác sỹ trẻ, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn… Nhiều chương

trình, cuộc vận động hướng về biển đảo thu hút sự quan tâm, tham gia của tuổi

trẻ cả nước như Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, “Đồng hành với ngư

dân trẻ ra khơi”, “Góp đá xây Trường Sa”… với nội dung có nhiều đổi mới,

sáng tạo đã thu hút được đông đảo thanh niên tham gia, được xã hội ghi nhận,

ủng hộ và đánh giá cao.

Với sự đóng góp cho hoạt động chung của Đảng và Đất nước, trong đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vừa qua, nhiều các bộ Đoàn đã được tín nhiệm

bầu vào BCH Trung ương Đảng như đồng chí Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư thứ

nhất Trung ương Đoàn, đồng chí Lê Quốc Phong – Bí thư Trung ương Đoàn TN

( ủy viên dự khuyết).

Page 14: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

14

85 năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của

Đảng và Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các thế hệ thanh niên Việt Nam

đã nối tiếp nhau viết nên những truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước. Đó

là truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với Đảng, gắn bó chặt

chẽ với lợi ích dân tộc, với nhân dân và chế độ XHCN; truyền thống xung kích

cách mạng, xung phong tình nguyện, sẵn sàng đón nhận và hoàn thành xuất sắc

mọi nhiệm vụ được giao; truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo; truyền thống

đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

Tiếp nối truyền thống vẻ vang, tự hào, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay nguyện

vững bước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, với “Tâm trong – Trí sáng –

Hoài bão lớn”, với ngọn lửa cách mạng rực cháy trong tim đang ngày đêm phấn

đấu, đem sức trẻ, nhiệt tình ra sức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Page 15: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

15

BÀI SỐ 02:

ĐOÀN THANH NIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

THI ĐUA PHẤN ĐẤU, RÈN LUYỆN HƯỚNG TỚI KỈ NIỆM

85 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Sinh viên Lê Mạnh Dương – K16TCA

Hướng tới kỉ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,

trong năm học 2015 – 2016 Đoàn thanh niên Học viện Ngân hàng đã phấn đấu,

rèn luyện không ngừng và đạt được những thành tích xuất sắc trong công tác

Đoàn và phong trào thanh niên của Học viện.

Đi đầu trong công tác Đoàn là các hoạt động do các câu lạc bộ, đội, các

liên chi Đoàn tổ chức. Ngày 04/10/2015, ngày hội tuyển CTV “UNION DAY”

đã diễn ra, đây là hoạt động thường niên thu hút sự quan tâm của các bạn sinh

viên trong toàn trường, tạo cơ hội cho tân sinh viên có thể tìm kiếm cho mình

một tổ chức phù hợp để sinh hoạt và rèn luyện, cũng như dịp để các đơn vị nâng

cao chất lượng nhân sự phục vụ công tác Đoàn ngày càng phát triển.

Cũng nằm trong chuỗi chương trình Chào mừng tân sinh viên, ngày

16/10/2015, đại nhạc hội Chào tân sinh viên “Live it up” đã diễn ra trong không

khí sôi động và náo nhiệt tại Hội trường lớn Học viện Ngân hàng. Chương trình

với sự dàn dựng công phu và các tiết mục văn nghệ đặc sắc đã thu hút sự quan

tâm của các bạn tân sinh viên,….

Học kì I năm học 2015 – 2016 trọng tâm các hoạt động đoàn thanh niên là

hướng về kỉ niệm 33 năm ngày nhà giáo Việt Nam. Tiêu biểu nhất là hội diễn

văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Với nhiều tiết mục được

tập luyện, dàn dựng công phu, đa dạng hình thức và trang phục đẹp, tạo bầu

không khí hào hứng và phấn khởi cho thầy cô giáo cùng các em sinh viên trong

toàn trường.

Bên cạnh đó các cuộc thi về học thuật của các LCĐ, các CLB như: nhà

ngân hàng tương lai, bản lĩnh nhà đầu tư… được đầu tư với quy mô lớn, chất

lượng cao, đem đến những sân chơi lành mạnh, đầy ý nghĩa và bổ ích, giúp sinh

viên tìm hiểu các kiến thức về ngành Tài chính, Ngân hàng, các kỹ năng của

nhân viên ngân hàng hiện đại, giúp cho các sinh viên có thêm nhiều trải nghiệm

Page 16: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

16

và cũng là hành trang có thể mang theo cùng các bạn trên con đường tương lai

phía trước.

Các hoạt động tình nguyện quy mô trong và ngoài học viện cũng là điểm

nhấn đưa phong trào Đoàn TN Học viện Ngân hàng năm học 2015 – 2016 lên

một tầm cao mới. Từ hoạt động hỗ trợ thành đoàn như: Hỗ trợ duyệt binh kỉ

niệm 70 năm quốc khánh, hỗ trợ Đại hội Tài năng trẻ toàn quốc lần thứ 2, chào

mừng thành công của Đại hội Đảng lần thứ XII… cho đến các hoạt động tình

nguyện, Đoàn TN cùng các Đoàn viên sinh viên học viện Ngân hàng luôn tham

gia hết sức mình với mong muốn cống hiến vào các hoạt động chung của đất

nước. Ngày 30/10/2015, ngày hội hiến máu toàn trường Pink Storm với sự tham

gia của 2500 cán bộ giảng viên và sinh viên đã thu được 734 đơn vị máu, đem

lại ngàn giọt hy vọng cho sự sống của người bệnh. Không chỉ với hành động

hiến máu cứu người, hàng năm Đoàn TN Học viện Ngân hàng luôn tổ chức các

chương trình tình nguyện cho trẻ em và bà con vùng cao. Với chương trình “

Tình nguyện mùa đông “ chung tay góp sức tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn cho

những trẻ em và gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Sapa. Hay chương

trình “ Điều ước vùng cao” nhằm đem lại cái tết ấm áp và yêu thương cho các

em nhỏ tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu,tỉnh Yên Bái. “ Ngày hội Bánh chưng”

đem lại những điều ý nghĩa cho trẻ em khuyết tật tại làng trẻ Hòa Bình.

Bên cạnh các hoạt động phong trào, các hoạt động tình nguyện thì các hội

thảo khoa học, các chương trình phát động sinh viên tham gia nghiên cứu khoa

học, các hội thảo tuyển dụng, hướng nghiệp cũng là mục tiêu quan trọng hàng

đầu của Đoàn TN Học viện Ngân hàng. Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu

khoa học trong sinh viên, cũng như định hướng, trang bị cho các bạn sinh viên

những điều cần thiết trước trên con đường tương lai. Với các chương trình: Hội

thảo chinh phục nhà tuyển dụng, hội thảo tiếng anh, tọa đàm khoa học, trao đổi

thực tế,…

Trong tháng thanh niên chào mừng Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh 26/3, tại HVNH đã diễn ra hàng loạt các hoạt động nhằm hướng đến chào

mừng kỉ niệm 85 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí và đã thu hút được hàng

nghìn lượt đoàn viên tham gia. Có thể kể đến:

Giải thể thao sinh viên của thành đoàn, trung ương đoàn phát động. Hội

thao của Đoàn TN Học viện Ngân hàng, giải bóng đá của LCĐ khoa Tài chính,

The banking day của LCĐ khoa Ngân hàng đã thể hiện sức trẻ và nhiệt huyết

của Đoàn viên thanh niên Học viện Ngân hàng. Bên cạnh đó là các chương

Page 17: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

17

trình, cuộc thi giành cho các bạn sinh viên đam mê về học tập, nghiên cứu khoa

học, như các cuộc thi: A&A Arena - Đấu trường Kế Kiểm 2016, Vòng nguyệt

quế, Tọa đàm con đường hiện thực hóa những ước mơ, chìa khóa thành công,…

Cuối cùng để chào mừng kỉ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ

Chí Minh (26/03/1931 – 26/03/2016) Đoàn TN Học viện Ngân hàng sẽ tổ chức

buổi lễ mít tinh vào lúc 19h00 thứ 5 ngày 24/03/2016 tại Hội trường lớn Học

viện Ngân hàng cùng với sự tham gia của lãnh đạo học viện, BCH Đoàn TN, các

LCĐ và các Đoàn viên sinh viên.

Page 18: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

18

BÀI SỐ 03:

ĐOÀN THANH NIÊN VỚI MÔ HINH ĐÀO TAO TIN CHỈ

Sinh viên Nguyên Ngọc Hồng Nhung - K18 TCG

Hiện nay và trong thời gian tới, hình thức đào tạo học chế tín chỉ sẽ được

áp dụng rộng rãi tại nhiều trường học và dẫn tới sự thay đổi, biến động trong

tình hình đoàn viên, sinh viên. Đây là phương thức đào tạo tiên tiến, đã được áp

dụng thành công ở rất nhiều trường đại học lớn trên thế giới. Với quy trình đào

tạo có tính chất "mềm dẻo", lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ

động, sáng tạo của sinh viên, giúp sinh viên tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi

nhét kiến thức của người dạy, tạo cho sinh viên tính chủ động trong việc lựa

chọn kiến thức để trang bị cho bản thân và lựa chọn tiến trình học phù hợp với

khả năng và năng lực của mình. Tuy nhiên, nó lại đặt ra những thách thức

không nhỏ đối với mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.

1. Vai trò của Đoàn thanh niên cộng san (TNCS) Hồ Chí Minh đối với phát

triển phong trào thanh niên tại các trường đại học

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (12/12/2012) đã thông qua Điều lệ

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong đó đã khẳng định: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt

Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm

những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập

dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh”. Khái niệm trên đã phản ánh đầy đủ Đoàn là một tổ chức

TNCS mang tính tiên tiến của giai cấp công nhân và tính quần chúng của thanh

niên Việt Nam, thông qua việc mở rộng các hoạt động có tính chất xã hội mỗi

đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn thể hiện tính tiên tiến, vai trò nòng cốt của

mình trong các phong trào hoạt động thanh niên.

Bên cạnh đó, “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính

trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể

nhân dân, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ

Page 19: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

19

thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên thanh niên tích cực tham gia vào việc

quản lý nhà nước và xã hội”.

Mối quan hệ của Đoan thanh niên trong hệ thống chính trị được thể

hiện rõ ở các nội dung

Thứ nhất, đối với Đảng, Đoàn là đội dự bị tin cậy, là người kế tục trung

thành sự nghiệp, lý tưởng cách mạng của Đảng, phấn đấu vì mục tiêu: dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xây dựng thành công chủ nghĩa xã

hội tại Việt Nam. Mục tiêu, lý tưởng của Đoàn chính là phấn đấu, thực hiện

thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn.

Thứ hai, trong quan hệ với Nhà nước, Đoàn thanh niên (ĐTN) là chỗ dựa

vững chắc, tham gia đóng góp, xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân các cấp;

tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng chính sách pháp luật của nhà

nước; vận động đoàn viên, thanh niên xung phong, tình nguyện đi đầu trong

công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trực tiếp tham gia có hiệu quả vào sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, đối với đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đảng trực tiếp

giao cho ĐTN phụ trách, dìu dắt, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Tại Chương X

Điều lệ Đoàn ghi rõ: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiến niên tiền

phong Hồ Chí Minh, hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy và phấn

đấu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, người công dân tốt của đất

nước. BCH Đoàn các cấp có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, phối hợp với các cơ quan nhà

nước, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế- xã hội, chăm lo, tạo điều kiện về cơ

sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội”.

Tại các trường Đại học vai trò của ĐTN thể hiện cụ thể như sau

Thứ nhất, tham mưu cho Đảng ủy - Ban Giám đốc trong phát triển toàn

diện sinh viên, Đoàn thanh niên tham mưu chi Đảng ủy –Ban giám đốc phát huy

kĩ năng mềm cho sinh viên. ĐTN là kênh truyền tải toàn bộ quan điểm, định

hướng của lãnh đạo nhà trường đối với sinh viên, yêu cầu của nhà trường đối

với sinh viên được phổ biến, truyền đạt cụ thể và chi tiết .

Thứ hai, tạo lớp kế cận cho tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam tại các

trường đại học. Điều lệ Đảng đã khẳng định: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội

dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự

nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh” Thông qua các

hoạt động tổ chức, phát hiện các Đoàn viên ưu tú, mở các lớp cảm tình Đảng

Page 20: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

20

cho sinh viên, từ đó lựa chọn ra những Đoàn viên xuất sắc để đứng vào hàng

ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam.

Thứ ba, định hướng chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động hội sinh viên.

Đối với sinh viên, ĐTN là nơi giúp sinh viên phát triển toàn diện từ lúc

vào trường tới khi ra trường. Việc đẩy mạnh phong trào đoàn viên là rất quan

trọng vì những lí do sau:

(i) Đoàn trường có vai trò kết nối các đoàn viên nâng cao tính cộng đồng

(ii) Tham gia các hoạt động Đoàn giúp sinh viên phát triển toàn diện. Môi

trường đại học không đơn thuần chỉ để cho sinh viên học tập mà đó còn là nơi

rất tốt để sinh viên hình thành những kĩ năng căn bản trước khi ra trường đi làm

đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

(iii) Đoàn trường giúp sinh viên định hướng lập trường tư tưởng, đạo đức

lối sống.

(iv) Giúp sinh viên ưu tú trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

2. Mô hình phát triển phong trào thanh niên và công tác đoàn tại các

trường đại học

(i) Về tổ chức Đoan cơ sở

Xét về truyền thống tổ chức ĐTN tại các trường đại học thường theo cơ

cấu: Đoàn trường - Liên chi đoàn – Chi đoàn tổ chức theo lớp sinh hoạt. Theo

mô hình tổ chức này, các đoàn viên học cùng một lớp niên chế sẽ sinh hoạt trong

cùng một Chi đoàn. Các đơn vị có từ ba chi đoàn trở lên thành lập Liên Chi

đoàn, các trường hợp còn lại không thể thành lập Liên Chi đoàn thì phân chia

các đoàn viên cùng một chuyên ngành đào tạo thành một số Chi đoàn sao cho đủ

ít nhất 03 Chi đoàn để thành lập Liên Chi đoàn theo Điều lệ Đoàn.

(ii) Về tổ chức hoạt động

Hình 1.1: Mô hình tổ chức hoạt động chung tại các trường Đại học

Page 21: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

21

Đoàn trường trực tiếp tổ chức những hoạt động giáo dục chính trị tư

tưởng, các hoạt động hỗ trợ học tập, các hoạt động phong trào cho toàn thể đoàn

viên thanh niên; tổ chức phong trào thi đua giữa các Liên Chi đoàn, các ngành

học trong trường, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng uỷ phát triển Đảng viên

mới. Có một số trường đại học tiêu biểu làm rất tốt công tác này như: Đại học

Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân... Công tác đánh

giá ,thi đua phải diễn ra nghiêm túc.

Định hướng phát triển và đẩy mạnh hoạt động các CLB, Đội nhóm, đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tham gia hoạt động của đoàn viên thanh niên.

Nhiều Chi đoàn, Liên Chi đoàn tại các trường Đại học đã chủ động trong việc tổ

chức các hoạt động cho đoàn viên thanh niên, đó được xem như tiêu chí quan

trong để đánh giá các Liên Chi đoàn, Chi đoàn.

2.1 Những vấn đề cơ ban về học chế tín chỉ tại các trường Đại học

Cuối tháng 7/2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định về việc thí

điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ

chính quy theo học chế tín chỉ và áp dụng đầu tiên tại các Trường Đại học Bách

Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Lạt, Đại học Thăng Long… Quy

trình đào tạo lấy người học làm trung tâm, chương trình đào tạo tín chỉ tạo cho

sinh viên tính chủ động cao trong việc lựa chọn kiến thức để trang bị cho bản

thân và lựa chọn tiến trình học phù hợp khả năng của mỗi người.

2.2 Cơ hội và thách thức đối với phát triển hoạt động đoàn tại các trường

Đại học đào tạo theo học chế tín chỉ

(i) Cơ hội phát triển

Thứ nhất, với đặc điểm tạo sự chủ động, thuận lợi cho người học; phát

huy tính sáng tạo của sinh viên, góp phần tạo lớp sinh viên năng động trong

công tác đoàn đội.

Thứ hai, phương thức đào tạo tín chỉ đòi hỏi tổ chức Đoàn trong trường

đại học, cao đẳng cần đổi mới phương thức triển khai hoạt động, tập hợp thanh

niên, quản lý đoàn viên. Tạo động lực để sáng tạo hoạt động, nâng cao tính kế

hoạch trong xây dựng, triển khai phong trào; tăng cường khả năng tiếp cận với

nhu cầu đa dạng của sinh viên theo điều kiện học tập để tổ chức phong trào.

Thứ ba, sinh viên vẫn được đào tạo theo các khoa, tồn tại Liên chi Đoàn

cơ sở, ít có sự xáo trộn sinh viên giữa các năm học.

Thứ tư, đối với các sinh viên đang theo học tại các trường Đại học đào

tạo theo học chế tín chỉ thì đây là một cơ hội cho sự chủ động về thời gian, cơ

Page 22: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

22

cấu thời gian cho bản thân. Vì vậy có rất nhiều thời gian và cơ hội để sắp xếp

học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa, việc tham gia các CLB trong và

ngoài trường, các hoạt động Đoàn, tham gia vào các khóa học kĩ năng cũng rất

thuận lợi.

(ii) Khó khăn va thách thức

Thứ nhất, việc chuyển đổi hoàn toàn sang học chế tín chỉ đã, đang và sẽ

tác động đến các chi đoàn, khi các thành viên không thể gắn bó với nhau do

việc đăng kí tín chỉ.

Thứ hai, việc tập hợp các đoàn viên gặp khó khăn, dẫn đến công tác tổ

chức sinh hoạt Đoàn định kỳ hàng tháng theo Điều lệ Đoàn khó thực hiện.

Thứ ba, cơ cấu chi đoàn theo lớp truyền thống bị phá vỡ, cơ cấu về cấp

bộ Đoàn trong mỗi trường cũng có thể thay đổi, việc thực hiện một số quy định

mang tính nguyên tắc của tổ chức Đoàn gặp khó khăn: sinh hoạt chi đoàn định

kỳ, thông tin triển khai hoạt động, công tác nắm bắt, quản lý, đánh giá chất

lượng của đoàn viên.

Thứ tư, việc theo dõi, đánh giá đoàn viên ở cấp Chi đoàn được thực hiện

sơ sài, nặng tính hình thức. Bởi lẽ các đoàn viên sinh viên không thường xuyên

học cùng nhau nên không hiểu biết nhau, việc đánh giá đoàn viên cuối năm chỉ

đánh giá chung chung, không thực hiện đánh giá, phân loại đoàn viên một cách

nghiêm túc. Hậu quả, triệt tiêu động lực phấn đấu của đoàn viên thanh niên.

Thứ năm, khó khăn cho cán bộ Chi đoàn trong việc tập hợp, huy động

đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức. Việc truyền

thông từ Đoàn trường xuống các Chi Đoàn và từng đoàn viên trong Chi đoàn

theo phương pháp truyền thống nên đôi khi không kịp thời.

Thứ sáu, việc sinh viên tốt nghiệp nhiều đợt trong suốt khoá học cũng gây

xáo trộn đến hoạt động Chi đoàn, nhất là khi toàn bộ BCH Chi đoàn tốt nghiệp

sớm, số lượng đoàn viên Chi đoàn theo lớp sinh hoạt năm cuối quá ít, hoạt động

Chi đoàn gặp nhiều khó khăn.

Thứ bảy, cùng với việc chủ động về thời gian học tập, nhiều sinh viên sẽ

lựa chọn thêm những môn học bổ trợ hoặc rút ngắn thời gian khóa học. Tổ chức

Đoàn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thu hút tham gia các hoạt động do đoàn

viên tập trung hoạt động.

2.3 Tổ chức phong trào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại các trường Đại học

đào tạo theo học chế tín chỉ

2.3.1. Công tác lập kế hoạch trong phát triển phong trao Đoan TNCS Hồ Chí

Page 23: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

23

Minh đao tạo theo học chế tín chỉ

Để phát triển phong trào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong điều kiện đào

tạo theo học chế tín chỉ thì việc lập kế hoạch để phát triển phong trào là vô cùng

quan trọng. Muốn lập được kế hoạch tốt phải có cơ sở để lập kế hoạch và kinh

phí cho việc thực hiện kế hoạch đó

Thứ nhất, cơ sở lập kế hoạch

Dựa trên những thông tin từ chi Đoàn, Liên Chi đoàn, Đoàn trường tổng

hợp lại kế hoạch từ Liên chi Đoàn kết hợp với sự chỉ đạo từ phía Đảng ủy Ban

giám hiệu nhà trường lập ra kế hoạch hoạt động phù hợp với mong muốn của

sinh viên, của Ban Giám hiệu nhà trường và Trung ương Đoàn. Kế hoạch triển

khai trong năm học.

Thứ hai, dự trù kinh phí lập kế hoạch

Lập kế hoạch là công tác đầu tiên và quan trọng nhất trong việc phát triển

mạnh các hoạt đông Đoàn và phong trào thanh niên trong các trường Đại học.

Khi chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ công tác lập kế hoạch còn gặp nhiều

khó khăn do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phía các cơ quan, phòng ban liên

quan và đặc biệt là sự hỗ trợ nhiệt tình hiệu quả từ phía các chi Đoàn cơ sở.

2.3.2. Công tác tổ chức và các mô hình trong phát triển phong trao Đoan

TNCS Hồ Chí Minh đao tạo theo học chế tín chỉ

(i) Về tổ chức Đoan cơ sở

Xét về lý thuyết mô hình tổ chức Đoàn hiện nay được triển khia theo 3

kênh là Đoàn trường – Liên Chi đoàn tổ chức theo Khoa – Chi đoàn tổ chức

theo lớp sinh hoạt. Trong điều kiện học chế tín chỉ hiện nay việc áp dụng cần

linh hoạt cho phù hợp với thực tế và mong muốn của Đoàn viên sinh viên.

(ii) Về tổ chức sinh hoạt

Thứ nhất, lựa chọn lịch sinh hoạt Chi đoàn hợp lý sao cho số đoàn viên

tham gia là đông nhất.

Thứ hai, ngoài các buổi sinh hoạt định kỳ tổ chức cho đoàn viên trong

Chi đoàn, các đoàn viên có thể tự lập thành các nhóm nhỏ linh hoạt, tổ chức

sinh hoạt thường xuyên hơn.

Thứ ba, để tăng thêm tình đoàn kết gắn bó của các đoàn viên.

(iii) Về tổ chức hoạt động

Thứ nhất, phải thay đổi phương thức, cơ chế hoạt động phù hợp.

Thứ hai, tiếp tục định hướng phát triển và đẩy mạnh hoạt động các CLB,

Đội nhóm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tham gia hoạt động của đoàn viên

Page 24: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

24

thanh niên trong trường.

Thứ ba, tăng cường tính chủ động của các Chi đoàn, Liên Chi đoàn trong

việc tổ chức các hoạt động cho đoàn viên thanh niên,đó được xem như tiêu chí

quan trong để đánh giá các Liên Chi đoàn, các Chi đoàn.

Thứ tư, tiếp tục xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng năm học.

Thứ năm, triển khai họp giao ban định kỳ giữa Đoàn trường với các Liên

Chi đoàn và các Chi đoàn để triển khai các hoạt động, nắm bắt thông tin phản

hồi từ các Chi đoàn để các hoạt động của Đoàn trường ngày càng thiết thực,

hiệu quả hơn.

Thứ sáu, xây dựng các tiêu chí rõ ràng, dễ định lượng để đánh giá Đoàn

viên và các đơn vị đoàn trực thuộc.

Thứ bảy, tăng cường công tác vận động tài trợ để tạo nguồn tài chính hỗ

trợ các hoạt động của Đoàn trường, tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động bên

ngoài phạm vi Nhà trường.

2.3.3. Công tác lãnh đạo và vai trò thủ lĩnh trong phát triển phong trao Đoan

TNCS Hồ Chí Minh đao tạo theo học chế tín chỉ

Ở bất cứ cơ quan, tổ chức nào công tác lãnh đạo và vai trò của thủ lĩnh

luôn đóng vai trò cực kì quan trọng quyết định sự thành bại của cơ quan tổ chức

đó. Trong đào tạo tín chỉ tính độc lập tự chủ của các cá nhân được nâng cao do

đó vai trò thủ lĩnh của Đoàn cần được thể hiện rõ. Đối với một thủ lĩnh thì cần

phải có các nhiệm vụ và vai trò sau:

(i) Kỹ năng tập hợp Đoan viên

Để có được kĩ năng tập hợp tốt, người lãnh đạo cần có các phẩm chất:

Thứ nhất, có khả năng lập kế hoạch, sử dụng người phù hợp, thuyết phục

tốt, tổ chức triển khai giám sát hiệu quả;

Thứ hai, có khả năng học tập, NCKH tốt. Vì trong môi trường Đại học uy

tín trong học tập là vô cùng quan trọng. Muốn lãnh đạo tốt phải học tốt, tư duy

tốt, suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề dưới con mắt của nhà nghiên cứu;

Thứ ba, có kỹ năng về Đoàn, hiểu biết về cách thức tổ chức hoạt động

Đoàn, phương pháp tiếp cận vấn đề của Đoàn viên sinh viên;

Thứ tư, có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng và khả năng truyền đạt

lập trường đó tới các Đoàn viên.

(ii) Lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các phong trào phát

triển Đoan TNCS Hồ Chí Minh đao tạo theo học chế tín chỉ;

(iii) Giáo dục, bồi dưỡng nâng cao kiến thức văn hoá, chính trị, chuyên

Page 25: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

25

môn nghiệp vụ cho các Đoan viên, phát huy truyền thống yêu nước và ý thức

trách nhiệm của công dân, tinh thần làm chủ, ý thức cần kiệm và tinh thần đoàn

kết, hợp tác, tương trợ, giúp đỡ giữa các Đoàn viên. Đấu tranh chống các quan

điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vi nói, viết

và làm trái với đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà

nước, những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, thiếu ý thức tổ chức

kỷ luật; phòng chống sự suy thoái về đạo đức, lối sống của đoàn viên;

(iv) Lãnh đạo về công tác tổ chức, cán bộ, đảm bảo việc tuyển chọn,

quy hoạch, đao tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển,

khen thưởng, kỷ luật và chế độ, chính sách cho các Đoan viên; Xây dựng Chi

Đoan, Liên Chi Đoan trong sạch, vững mạnh; giữ vững nguyên tắc tổ chức và

sinh hoạt Đoàn, nguyên tắc tập trung dân chủ; không ngừng nâng cao năng lực

lãnh đạo, sức chiến đấu và vai trò tiên phong, gương mẫu của tổ chức cơ sở

đoàn và đội ngũ đoàn viên, nhất là việc đấu tranh ngăn ngừa và phòng chống có

hiệu quả các biểu hiện thoái hoá về đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm

trong công việc.

2.3.4. Công tác kiểm soát trong phát triển phong trao Đoan TNCS Hồ Chí

Minh đao tạo theo học chế tín chỉ

Điều 27 Điều lệ Đoàn khẳng định: "Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh

đạo của Đoàn. Tổ chức Đoàn phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ

chức Đoàn, đoàn viên và cán bộ Đoàn chịu sự kiểm tra, giám sát của Đoàn. Các

cấp bộ Đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm

vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức Đoàn và đoàn viên chấp hành Điều lệ Đoàn,

nghị quyết của Đoàn."

(i) Về mục tiêu

+ Xác lập/hỗ trợ thiết lập công cụ quản lý nghiệp vụ đối với tất cả các

hoạt động của từng cá nhân, phòng ban bộ phận trong các tổ chức chi đoàn, liên

chi đoàn

+ Là hướng dẫn, là căn cứ làm cơ sở cho việc xây dựng các tài

liệu phục vụ công tác quản lý điều hành các hoạt động Đoàn.

+ Xây dựng các công cụ để làm căn cứ để tiến hành các thủ tục

kiểm soát, căn cứ đánh giá tính tuân thủ, trung thực, đúng đắn trong quản lý

điều hành hoạt động Đoàn.

(ii) Về nội dung công việc

+ Kiểm tra, đánh giá đa chiều việc tham gia hoạt động của Đoàn

Page 26: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

26

viên tại chi Đoàn nơi Đoàn viên sinh hoạt, Liên chi Đoàn và các CLB

phân theo chức năng mà Đoàn viên tham gia.

+ Xây dựng mẫu bảng khảo sát về mức độ tham gia các hoạt động đoàn

thể của sinh viên.

+ Kiểm tra đánh giá hoạt động của chi Đoàn, Liên Chi đoàn.

+ Xác nhận và báo cáo về chất lượng và độ tin cậy của thông tin

hoạt động do các cá nhân, phòng ban, bộ phận và Ban điều hành các chi

Đoàn, liên chi Đoàn báo cáo cho các liên Đội trưởng các chi Đoàn, cho Bí

thư Đoàn các khoa, trường.

+ Xác nhận việc tuân thủ các điều lệ của Đoàn đưa ra.

(iii) Về phương pháp

+ Tổ chức xây dựng, kiểm tra, đánh giá độ tin cậy, hiệu lực và hiệu quả

của các hoạt động đoàn, hệ thống quy trình thực hiện công tác điều hành, tiến

hành hoạt động của các hoạt động.

+ Tiếp nhận, thẩm định tính xác thực, độ tin cậy của các thông tin

trong công tác quản lý điều hành hoạt động.

+ Giám sát tính tuân thủ điều lệ và các quy định nội bộ.

+ Xem xét, quản lýcác sai phạm, rủi ro, đề xuấtcác biện pháp đảm

bảo hoạt động diễn ra tốt đẹp.

+ Kiến nghị giải pháp khắc phục các sai phạm, rủi ro.

(iv) Về giám sát, quản lý chất lượng công tác kiểm soát

Trưởng ban Kiểm soát phải thực hiện:

+ Phân công, chỉ đạo, điều hành công việc của các thành viên Nhóm kiểm

soát;

+ Giám sát tiến độ thực hiện công tác kiểm soát;

+ Xử lý các vấn đề phát sinh và rà soát các công việc trong quá trình kiểm

soát;

+ Tuân thủ kế hoạch công việc và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu

của kế hoạch kiểm soát.

2.3.5. Vai trò của công nghệ thông tin trong phát triển phong trào thanh niên

tại các trường đại học đao tạo theo học chế tín chỉ

Việc học tập và rèn luyện theo học chế tín chỉ đã phá vỡ kết cấu lớp và chi

đoàn truyền thống, kéo theo việc tổ chức và tham gia các hoạt động Đoàn và

phong trào thanh niên, các hoạt động trong nhà trường sẽ khó khăn. Cùng

với sự phổ biến của mạng Internet nói riêng và công nghệ thông tin nói chung,

Page 27: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

27

nếu áp dụng công nghệ thông tin vào trường học, đặc biệt trong việc quản lý

công tác Đoàn thể và tổ chức phong trào thanh niên:

Công tác truyền thông được cải thiện: Trong bối cảnh học chế tín chỉ,

các cán bộ Đoàn do không có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với đoàn

viên trong chi đoàn, từ đó dẫn đến việc những phong trào do Đoàn

trường phát động không được truyền tải cụ thể và chi tiết đến từng

Đoàn viên trong chi Đoàn. Việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp

đoàn viên và các tổ chức đoàn trong nhà trường sẽ có được môi trường

thuận lợi để chia sẻ, trao đổi vào bất cứ lúc nào từ đó giải quyết được yếu tố

thông tin kịp thời, rõ ràng.

Triển khai và giám sát các thủ tục đoan vụ: Công tác đoàn vụ nhằm

soạn thảo, tập hợp, xử lý công văn, giấy tờ về Đoàn luôn là một trong

những nghiệp vụ quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động Đoàn nhằm đảm

bảo đúng quy trình, điều lệ của ĐTN. Đối với các hoạt động mang tính chất

quan trọng như bầu cử, đề cử xét khen thưởng, giới thiệu kết nạp Đảng… việc

kiểm soát các đơn vị trong quá trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thủ tục, giấy

tờ theo Điều lệ Đoàn càng trở nên quan trọng. Các ứng dụng công nghệ

thông tin giúp đội ngũ cán sự Đoàn có thể theo dõi chính xác tình hình

thực hiện theo trình tự của các quy trình trong công tác Đoàn đảm bảo

đúng các nguyên tắc và điều lệ của ĐTN.

Thuận tiện trong triển khai sinh hoạt chi đoan: Đặc thù của học chế tín

chỉ là việc sinh viên không học tập theo chi đoàn mà học trải rộng tại nhiều lớp

học phần khác nhau. Từ đó các chi đoàn sẽ không có nhiều thời gian để tổ chức

các cuộc họp hoặc gặp mặt nhằm triển khai công tác Đoàn, đặc biệt

trong các hoạt động cần đến việc trưng cầu ý kiến của các đoàn viên như

bầu cử,biểu quyết… Tính chất kết nối từ mọi địa điểm tại mọi thời điểm của

các ứng dụng qua mạng Internet sẽ giúp từng đoàn viên có thể tham gia

đóng góp ý kiến vào các phong trào chung của đoàn trường, qua đó sẽ

giúp sức lan tỏa của phong trào thanh niên đến đƣợc rộng khắp với từng đoàn

viên trong nhà trường.

Tạo ra các tiện ích bổ trợ cho hoạt động đoan: Bên cạnh việc triển khai

các công tác đoàn truyền thống, công nghệ thông tin sẽ giúp tạo ra các

ứng dụng bổ trợ khác như các trò chơi trực tuyến bổ trợ, các kho tư liệu chia

sẻ bải viết, kinh nghiệm, tài liệu học tập... nhằm giúp đoàn viên sinh viên

có được công cụ tốt hơn trong quá trình học tập và rèn luyện tại nhà

Page 28: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

28

trường.

Như vậy, bước đầu khi tiến hành đào tạo sinh viên theo học chế tín chỉ,

công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học sẽ gặp nhiều thuận lợi và

khó khăn nhất định. Nhưng Đoàn thanh niên đã thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ

của mình . Hơn thế nữa với sự uyển chuyển, linh động từ mặt tổ chức cơ sở vật

chất cho đến con người theo hướng vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm,

những lĩnh vực công tác này vẫn và sẽ phát huy tốt vai trò làm cầu nối giữa nội

dung chương trình đào tạo của nhà trường, giảng viên với sinh viên; luôn nỗ lực

tìm các phương thức hiệu quả, hợp lý nhất để khẳng định vai trò của mình trong

sinh viên, từ đó giúp đỡ và định hướng sinh viên chủ động trong học tập, rèn

luyện và nghiên cứu khoa học có kết quả tốt nhất và giúp sinh viên cảm thấy tự

tin, gắn bó hơn với nhà trường.

Page 29: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

29

BÀI SỐ 04:

MÔ HÌNH PHONG TRÀO THANH NIÊN

TAI CÁC TRƯỜNG ĐAI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

Sinh viên Lưu Ngọc Hà – K18KTK

Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát

triển, thanh niên là lực lượng quan trọng và chủ yếu quyết định đến vận mệnh

của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Vì vậy, phong trào thanh niên đóng vai trò vô

cùng lớn tại các trường đại học trên toàn thế giới. Phong trào thanh niên là một

trong những yếu tố tất yếu để hình thành nên tầng lớp thanh niên trẻ vừa có đức

vừa có tài giúp ích cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Chúng ta cùng tìm hiểu

một số mô hình phong trào thanh niên điển hình của các trường đại học danh

tiếng trên thế giới để xem cách họ tạo nên thế hệ công dân trẻ có ích cho toàn

nhân loại.

1. Mô hình phát triển của Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ)

Nước Mỹ luôn được coi là điểm đến số một của sinh viên quốc tế muốn

tìm kiếm cơ hội học tập bậc cao tại nước ngoài. Nơi đây có hệ thống giáo dục đa

dạng và năng động hàng đầu thế giới. Theo báo cáo của Viện Giáo dục quốc tế,

hàng năm có khoảng 623.000 sinh viên quốc tế (chiếm 30% số sinh viên quốc tế

trên thế giới) đã đăng ký nhập học tại các trường Đại học Mỹ.

Mỹ đã xây dựng thành công một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất

thế giới với nhiều chương trình xuất sắc trên các lĩnh vực. Bằng tốt nghiệp do

các trường đại học Mỹ cấp được công nhận trên toàn thế giới nhờ vào chất

lượng giảng dạy xuất sắc. Hệ thống giáo dục đại học và sau đại học của Mỹ

mang đến nhiều lựa chọn về khóa học trong một chuyên ngành, cho phép sinh

viên chuyển ngành hoặc theo học chương trình đa ngành. Sinh viên được tự sắp

xếp thời gian biểu học tập và hoàn tất các tín chỉ yêu cầu một cách linh hoạt

trong thời gian quy định.

Bên cạnh giáo dục, các trường đại học Mỹ mang đến nhiều lựa chọn đa

dạng trong các hoạt động văn hóa và thể thao dành cho sinh viên. Bên cạnh các

hội, nhóm và CLB, các trường đại học Mỹ còn thành lập một đội bóng riêng cho

các sinh viên tham gia. Quá trình học tập tại Mỹ sẽ giúp sinh viên phát triển sự

Page 30: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

30

tự tin, xây dựng kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng thích nghi và giao tiếp trong

môi trường đa văn hóa. Tất cả những kỹ năng này đều được đánh giá rất cao bởi

các nhà tuyển dụng trên khắp thế giới.

Học viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of

Technology, MIT) vốn được biết đến là một trong số những ngôi trường tuyển

chọn đầu vào khó nhất thế giới (tỷ lệ chấp nhận tuyển sinh rất thấp, 9%). Hệ

thống đào tạo MIT bao gồm năm trường đại học thành viên (Khoa học; Công

nghệ; Kiến trúc và Kế hoạch; Quản lý và Xã hội Nhân văn) và một trường cao

đẳng (Cao đẳng Y khoa - Công nghệ Whitaker). Theo đánh giá của US News &

World Report và QS World University Rankings, trong suốt 5 năm qua, MIT

luôn nằm trong nhóm 5 trường đại học hàng đầu nước Mỹ (bên cạnh Havard,

Stanford, Yale và Princeton) và là một trong số 10 trường đại học được ưa

chuộng nhất thế giới (sánh ngang Cambridge và Oxford của Anh). Trường đặc

biệt có thế mạnh trong đào tạo khoa học công nghệ, bên cạnh các lĩnh vực khác

như quản lý, kinh tế, ngôn ngữ, khoa học chính trị và triết học. Nhiều cựu sinh

viên và giáo sư của MIT là chính trị gia, doanh nhân, nhà văn, nhà NCKH nổi

tiếng. Tính đến cuối năm 2012, MIT có tổng cộng 77 cựu sinh viên và giáo sư

đạt giải Nobel trên nhiều lĩnh vực.

Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên đại học MIT (MIT Undergraduate

Association),với tư cách là tổ chức chính quyền của sinh viên, hoạt động hướng

tới nâng cao chất lượng giáo dục, đấu tranh và bảo vệ quyền lợi chính đáng của

sinh viên, tăng cường tính gắn kết trong cộng đồng sinh viên, bày tỏ quan điểm

và đại diện cho toàn thể sinh viên MIT trong đàm phán, thỏa thuận và giao kết

với các tổ chức mà những quyết định của họ tác động tới sinh viên, phân bổ hợp

lý và có trách nhiệm mọi nguồn lực của tổ chức thanh niên để tài trợ cho các

chương trình, dự án và sự kiện dành cho sinh viên. Bên cạnh đó, tổ chức thanh

niên cũng hợp tác với chính quyền địa phương trên một số sáng kiến, đưa ra các

giải pháp nhằm hỗ trợ tối đa sinh viên đối với các vấn đề trong cuộc sống. Dưới

đây là một số điểm chính trong hoạt động của Tổ chức thanh niên quản lý sinh

viên MIT:

(i) Cơ chế hoạt động

Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên MIT tham gia giải quyết những vấn

đề khó khăn trong phạm vi nhà trường bằng cách thu thập ý kiến cũng như khai

thác kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm tạo ra các giải pháp sáng tạo từ sinh viên.

Từ đó, các điều phối viên trong Hội sẽ trao đổi và chia sẻ các quan điểm do sinh

Page 31: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

31

viên đề xuất tới lãnh đạo Học viện, hỗ trợ cho việc ra quyết định. Tổ chức thanh

niên quản lý sinh viên MIT tập trung giải quyết những thách thức hiện hữu ảnh

hưởng đến đại thể sinh viên trong trường, trên mọi khía cạnh từ hoạt động ngoại

khóa đến học tập, cũng như vấn đề phát triển bền vững Học viện (Đề án MIT

2030).

(ii) Thực hiện các dự án, chương trình phục vụ lợi ích sinh viên

Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều nhu cầu chính đáng của sinh viên chưa thể

được Ban lãnh đạo Học viện đáp ứng. Khi đã có trong tay một vài ý tưởng giải

pháp đối với vấn đề này, Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên có thể tận dụng

nguồn nhân lực, tài chính cũng như các mối quan hệ của mình để triển khai các

chương trình thường xuyên hay dự án chuyên biệt nhằm đáp ứng một số nhu cầu

của sinh viên.

(iii) Tổ chức các sự kiện xã hội

Học viện MIT sẽ không thể phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành

tựu lớn lao như ngày hôm nay nếu không có sự ủng hộ, giúp sức từ cộng đồng

sinh viên MIT cũng như những cơ hội tiếp xúc, trao đổi ý tưởng với từng sinh

viên trong một lớp nhỏ hay một cộng đồng sinh viên. Hội sinh viên MIT thường

xuyên tổ chức các sự kiện có quy mô với những chủ đề khác nhau, mỗi sự kiện

được kỳ vọng sẽ mang lại cho sinh viên cơ hội giao lưu, mở rộng các mối quan

hệ, được vui chơi giải trí sau những giờ học tập căng thẳng, và đặc biệt, đó còn

là những khoảnh khắc, những kỷ niệm đáng nhớ đối với sinh viên trong quãng

thời gian gắn bó với MIT.

Bộ phận ban hành văn bản quản lý bầu ra các vị trí chủ chốt trong Bộ

phận thực hiện và các Chuyên ban, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động

của Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên trước các sinh viên. Là cơ quan đại

diện cao nhất của tổ chức, Bộ phận ban hành văn bản quản lý có trách nhiệm thu

thập mọi ý kiến từ sinh viên, từ đó đưa ra các quyết định về các vấn đề trong

phạm vi Học viện. Bộ phận ban hành văn bản quản lý thực hiện những nỗ lực

nhằm bảo vệ quyền lợi sinh viên, thúc đẩy hợp tác và giao thiệp giữa các nhóm

cộng đồng sinh viên. Bộ phận ban hành văn bản quản lý họp định kỳ nửa tháng

một lần, thay mặt và đại diện cho Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên tại các

diễn đàn thảo luận.

Bộ phận thực hiện quản lý việc thực thi các văn bản pháp lý (Governing

Documents) trong phạm vi toàn Học viện. Đứng đầu Bộ phận thực hiện là Chủ

tịch Chính ủy, hỗ trợ Chủ tịch là Phó Chủ tịch, Trưởng ban Điều hành, Trưởng

Page 32: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

32

ban Tài chính, Tổng thư ký và các Hội khóa. Chủ tịch Chính ủy giữ vai trò lãnh

đạo tối cao, đồng thời là phát ngôn viên của Tổ chức thanh niên quản lý sinh

viên MIT, có trách nhiệm thực thi mọi quyết định được tổ chức ban hành. Các

lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ phận thực hiện được chia thành các

Chuyên ban (Committees), bao gồm: Hoạt động sinh viên (ASA); Ban Thể thao;

Ban Lãnh đạo chính sách (CPL); Ban Giáo dục; Ban Bầu cử; Ban Sự kiện; Ban

Tài chính; Ban An sinh; Ban Đề án MIT 2030; Ban Chuyển giao thế hệ (MITx);

Ban Đề cử; Ban Quan hệ công chúng; Ban Dự án đặc biệt; Ban Phúc lợi sinh

viên; Ban hệ thống thông tin và Ban Phát triển bền vững. Đứng đầu mỗi Chuyên

ban là Chủ nhiệm Chuyên ban, tham mưu và hỗ trợ cho Chủ nhiệm là các Phó

Chủ nhiệm. Trong quá trình tổ chức các sự kiện tầm cỡ, các Chuyên ban được

khuyến khích hợp tác cùng nhau, đồng thời họ vẫn có thể nhận được những lời

tư vấn, tham mưu từ các cán bộ chuyên trách giàu kinh nghiệm của Học viện.

Tóm lại, mọi hoạt động, phong trào của sinh viên MIT đều sẽ được tổ chức quản

lý theo mô hình phân nhiệm giữa các Chuyên ban - mỗi Chuyên ban có thể triển

khai hoạt động độc lập hoặc kết hợp cùng một số Chuyên ban khác. Dựa trên

các bản kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện của các Chuyên ban, trong vòng 15

ngày, Chủ tịch Bộ phận thực hiện và nhóm cộng sự sẽ xem xét thận trọng, đánh

giá sự phù hợp và tính logic của các chuỗi sự kiện, từ đó quyết định Chương

trình hành động tổng thể dành cho cộng đồng sinh viên MIT cho năm học mới.

Mục đích hoạt động của Bộ phận giám sát nhằm giải thích nội dung Điều

lệ hoạt động và các văn bản pháp lý của Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên

trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các cơ quan trực thuộc hoặc các thành

viên của tổ chức. Bên cạnh đó, Bộ phận giám sát cũng sẽ xem xét khiếu nại từ

các thành viên tổ chức liên quan đến hoạt động Bộ phận thực hiện và giải quyết

tình hình. Tính đến cuối năm 2012, MIT có tổng cộng hơn 380 nhóm hoạt động

sinh viên, trong đó bao gồm một kênh phát thanh radio, một tờ báo công nghệ

sinh viên và Ủy ban quản lý chuỗi sự kiện (Lecture Series Committee, LSC -

đơn vị chuyên tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp và chương trình chiếu phim hàng

tuần miễn phí dành cho sinh viên). So với các trường đại học khác ở Mỹ, MIT tổ

chức tương đối ít các sự kiện chính thống; tuy nhiên, xét về các sự kiện không

chính thống, Học viện đã tạo ra được một bản sắc văn hóa rất riêng. Các sự kiện

tầm cỡ tại MIT không có nhiều (hàng năm, trường chỉ tổ chức long trọng hai

hoạt động lớn là Lễ Khai giảng và Lễ Tốt nghiệp); song, các sự kiện với quy mô

nhỏ hơn, được phân cấp đảm nhiệm bởi các Chuyên ban, các nhóm hoạt động

Page 33: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

33

hay Ban tổ chức lâm thời của Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên, diễn ra khá

thường xuyên trong các năm học, hướng tới tình đoàn kết và những lợi ích

chung trong cộng đồng sinh viên MIT.

Nét đặc sắc nhất trong mô hình hoạt động của Bộ phận quản lý phong trào

sinh viên của MIT chính là Tam quyền phân lập. Sự rõ ràng trong quyền hành và

nhiệm vụ của các ban hạn chế được sự lạm quyền, theo đó sẽ không có cá nhân

hay bộ phận nào nắm được quyền quyết định tuyệt đối các hoạt động của tổ

chức. Bên cạnh đó mọi hoạt động, phong trào của sinh viên MIT đều sẽ được tổ

chức quản lý theo mô hình phân nhiệm giữa các Chuyên ban - mỗi Chuyên ban

có thể triển khai hoạt động độc lập hoặc kết hợp cùng một số Chuyên ban khác.

Căn cứ vào những hoạt động trên ta có thể thấy công tác lập kế hoạch rất

được chú trọng, theo đó Chương trình hành động tổng thể dành cho cộng đồng

sinh viên MIT cho năm học mới phải có bản kế hoạch chi tiết trước 6 tháng khi

năm học bắt đầu. Sự trau chuốt từ công tác lập kế hoạch tới việc tổ chức triển

khai thực hiện giám sát chính là điều tạo nên sự thành công trong công tác quản

lý và phát triển phong trào sinh viên tại trường MIT.

2. Mô hình phát triển của Đại học Ritsumeikan (Nhật Ban)

Nhật Bản không chỉ được biết đến là một cường quốc kinh tế hàng đầu,

đây còn là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Một trong

những điểm nhấn trong mô hình giáo dục của Nhật Bản là việc đẩy mạnh sự

tương tác giữa nhà trường và người học thông qua các tổ chức trung gian, đặc

biệt là Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên. Tổ chức này được coi là cầu nối

giữa nhà trường và người học; vừa hỗ trợ công tác quản lý, truyền đạt những

chính sách, chỉ đạo tới sinh viên; vừa là đại diện đưa ra tiếng nói, nguyện vọng

của người học tới nhà trường. Với quan điểm trên, Nhât Bản đã mạnh dạn áp

dụng mô hình Tổ chức thanh niên quản lý từ ngay các trường học từ cấp tiểu

học, trung học khiến cho sinh viên Nhật ngay từ rất sớm đã có ý thức trong việc

tự quản lý lẫn nhau và trách nhiệm chung với cộng đồng.

Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu vào tìm hiểu

mô hình tổ chức, hoạt động Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên của Đại học

Ritsumeikan Châu Á Thái Bình Dương (APU). APU được đánh giá là một trong

những trường đại học hiện đại nhất tại Nhật Bản. Điểm đặc biệt của ngôi trường

này là sự đa dạng về sắc tộc của không chỉ sinh viên mà cả đội ngũ giáo viên

giảng dạy tại trường. Tại APU, bạn có thể giao tiếp với sinh viên đến từ 84 quốc

Page 34: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

34

gia và vùng lãnh thổ, chiếm tới phân nửa tổng số 5.734 sinh viên (nửa còn lại là

sinh viên Nhật Bản).

Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên APU

Một điểm khác biệt đối với Việt Nam, tại APU, họ không chỉ tạo điều

kiện để gắn kết các sinh viên đang theo học ở trường mà họ còn hướng tới một

mối liên kết lâu dài giữa các sinh viên với nhau, kể cả sau khi ra trường. Vì vậy,

một tổ chức đã được ra đời dung hòa được cả hai mục tiêu trên, đó chính là Tổ

chức thanh niên quản lý sinh viên và cựu sinh viên APU (được thành lập tháng

3/2003).

Về tôn chỉ hoạt động

Tổ chức hoạt động với tôn chỉ nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của

tổ chức, đồng thời “kết nối sinh viên đã tốt nghiệp và sinh viên đang theo học

trên toàn thế giới thành một khối thống nhất”.

Về chức năng của tổ chức

Với mục tiêu hoạt động được đề ra, hội đã cụ thể hóa thành các chức năng

cụ thể được nêu trong điều lệ hoạt động của tổ chức, gồm:

- Tạo điều kiện cho các dự án, sáng kiến nhằm phát triển phong trào sinh

viên;

- Thúc đẩy, tăng cường gắn kết các thành viên, hướng tới phát triển tổ

chức;

- Thu thập và quản lý thông tin các thành viên, phục vụ cho hoạt động tổ

chức;

- Là cầu nối cho các dự án tài trợ cho sự phát triển của APU;

- Phối hợp với Đại học Ritsumeikan và các học sinh, hội học sinh ở đó;

- Thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu mà hội đề ra.

Về thành viên

Do tính đặc thù của tổ chức nên thành viên của Tổ chức thanh niên quản

lý sinh viên được mở rộng ra nhiều đối tượng ngoài sinh viên để phục vụ tốt

nhất cho mục tiêu hoạt động của mình. Theo điều 5 điều lệ hoạt đông của tổ

chức, thì các thành viên được chia làm 4 đối tượng chính sau:

- Thành viên: Các cựu học sinh đã tốt nghiệp của APU;

- Cộng tác viên: Thường là các sinh viên đang theo học tại APU hoặc là

các sinh viên đã có hồ sơ nhập học vào APU;

- Giảng viên và nhân viên

Page 35: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

35

- Thành viên đề cử: là những thành viên có thành tích, có những đóng góp

lớn cho hoạt động của hội. Thành viên sẽ phải nộp phí hàng năm, thành viên nào

không nộp sẽ không được hưởng các tiện ích của tổ chức.

Về Ban chấp hành (BCH)

Do tính đặc thù phải hoạt động trên phạm vi rộng nên cơ cấu BCH của

Hội cũng gần tương tự như đối với một công ty cổ phần:

- Chủ tịch (1 người): chịu trách nhiệm điều hành chung hoạt động cho các

bộ phận, chi nhánh của Hội;

- Phó Chủ tịch (1 người): hỗ trợ công việc cho chủ tịch;

- Ban Quản trị (gồm 5 Giám đốc đảm nhiệm các mảng chức năng khác

nhau): phân công nhiệm vụ cho từng mảng, từng cá nhân thực hiện;

- Các lãnh đạo khu vực: phụ trách khu vực mà mình hoạt động;

- Kiểm toán viên: tiến hành kiểm toán các hoạt động tài chính của Hội;

- Ban thư ký: chịu trách nhiệm về các công việc văn phòng, giấy tờ, thủ

tục cho Hội;

- Chủ tịch danh dự (thường là Hiệu trưởng của APU): cố vấn cao cấp của

Hội. Mỗi BCH chỉ được hoạt động tối đa hai nhiệm kỳ. Kết thúc nhiệm kỳ, một

cuộc bỏ phiếu độc lập sẽ được tiến hành nhằm bầu ra tân Chủ nhiệm và Ban

điều hành mới.

Hoạt động của Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên và cựu sinh viên

APU

(i) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

Nhật Bản với lợi thế là một nước có ngành khoa học công nghệ rất phát

triển, chính vì vâỵ, bên cạnh các phương thức hoạt động truyền thống, Tổ chức

thanh niên quản lý sinh viên của APU đã ứng dụng tối đa những tiến bộ về công

nghệ thông tin trong hoạt động của mình.

(ii) Phát triển phong trào CLB

Tạo sự hỗ trợ tối đa thông qua Văn phòng Tổ chức thanh niên quản lý

sinh viên. Theo đó, Văn phòng này hỗ trợ các CLB sinh viên theo nhiều cách

khác nhau, bao gồm cả chỉ đạo các CLB. Sinh viên muốn có một CLB mới điều

lệ phải nộp các tài liệu phù hợp với CLB và điều phối viên tổ chức trong Văn

phòng Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên.

Văn phòng cũng hỗ trợ các CLB trong nhiều vấn đề như:

- Đưa ra phương hướng, gợi ý các ý tưởng cho các sự kiện

Page 36: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

36

- Cho phép CLB tiến hành truyền thông, quảng cáo trong khuôn viên

trường

- Hỗ trợ hoàn thiện sơ bộ các vấn đề trong kế hoạch tổ chức

- Tạo thuận lợi để các CLB hoàn thành các thủ tục theo quy định của

trường

- Thúc đẩy vai trò lãnh đạo và phát triển tổ chức

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ

Mỗi học kỳ, Văn phòng Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên tiến hành tổ

chức các tuần lễ CLB trong khuôn viên trường, đồng thời hỗ trợ kinh phí, tạo

điều kiện cho các CLB có thể tiến hành tuyển thành viên. Không những thế, dựa

vào các kế hoạch, quy mô tổ chức các chương trình cụ thể (đặc biệt là các

chương trình phục vụ số lượng lớn sinh viên), Văn phòng Tổ chức thanh niên

quản lý sinh viên sẽ tiến hành xem xét để tài trợ một phần kinh phí cho các

CLB.

(iii) Đa dạng hóa loại hình CLB

Các CLB được hình thành phần lớn xuất phát từ nhu cầu của những sinh

viên có đam mê, sở thích giống nhau, muốn có môi trường để trao đổi, gặp gỡ.

Chính vì vậy, hình thức của các CLB tại trường là rất đa dạng. Nắm bắt được xu

hướng này, nhà trường cũng đã tạo điều kiện tối đa để các CLB đi vào hoạt

động, chủ yếu với mảng chính: CLB xã hội, CLB dịch vụ, CLB chuyên môn,

CLB thể thao.

Hỗ trợ sinh viên quốc tế

Như đã trình bày ở trên, APU là một trường đại học quốc tế đa sắc tộc với

số lượng lớn sinh viên không phải là người Nhật. Do đó, Nhà trường cũng đã có

những biện pháp để xử lý tính đặc thù này, giúp sinh viên quốc tế nhanh chóng

làm quen với cuộc sống tại Nhật, tập trung vào học tập và nghiên cứu.

(iv) Chương trình giáo dục song ngữ

Hệ thống giáo dục song ngữ tại APU cho phép sinh viên nhập học mà

không đòi hỏi khả năng tiếng Nhật. Đối với sinh viên quốc tế theo học bằng

tiếng Anh, tiếng Nhật được dạy như một môn ngoại ngữ bắt buộc để đảm bảo

cho sinh viên có đủ khả năng tiếng Nhật phục vụ cho cuộc sống và công việc

sau này.

(v) Hỗ trợ thành lập Hội cha mẹ học sinh cho từng quốc gia

Kể từ khi ra đời, APU tiến hành thành lập hiệp hội của cha mẹ trên khắp

Nhật Bản và trên thế giới. Các hiệp hội này thực hiện một loạt các sáng kiến để

Page 37: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

37

đáp ứng nhu cầu của từng hiệp hội, bao gồm hỗ trợ sinh viên, hỗ trợ tìm việc, và

giao lưu xã hội để thúc đẩy sự tương tác giữa các thành viên và có cái nhìn cụ

thể hơn về APU. Hội cha mẹ hiện nay đã được thành lập tại các nước Hàn Quốc,

Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và

Việt Nam. Thành viên Hội đồng quản trị APU và phụ huynh gặp gỡ, trao đổi

những suy nghĩ và ý kiến của họ, sự kết nối của các bậc cha mẹ và người giám

hộ trên toàn thế giới góp phần hỗ trợ cho APU trong việc quản lý sinh viên,

đồng thời cũng làm tăng sự quảng bá của trường tới nhiều nước trên thế giới, thu

hút thêm nhiều học sinh quốc tế theo học.

(vi) Thành lập các Tổ chức đa sắc tộc

Một điểm đáng lưu ý nữa, có khá nhiều tổ chức thuộc các sắc tộc khác

nhau được thành lập tại trường. Đây là một hướng đi khá hay giúp các sinh viên

quốc tế làm quen với cuộc sống mới khi cùng sinh hoạt với những người bạn

khác cũng có hoàn cảnh tương tự.

Trên đây là phần nghiên cứu mô hình phát triển phong trào thanh niên

trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường Đại học danh tiếng

hàng đầu trên thế giới. Dù là trường đại hộc ở phương Tây hay phương Đông thì

sinh viên đều được thể hiện tiếng nói của mình thông qua một tổ chức được gọi

là Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên. Tổ chức này không chỉ là nơi hỗ trợ

việc học mà còn là nơi đấu tranh và bảo vệ quyền lợi chính đáng của sinh viên,

tăng cường tính gắn kết trong cộng đồng sinh viên. Thành viên không chỉ là sinh

viên trong trường mà còn có rất nhiều cựu sinh viên đã tốt nghiệp đang làm việc

tại các cơ quan tổ chức khác nhau. Việc gắn kết giữa các thế hệ sinh viên tạo cơ

hội cho sinh viên đang theo học được giao lưu học hỏi kinh nghiệm học tập, làm

việc từ các anh chị khóa trên. Bên cạnh đó với việc phân quyền và trách nhiệm

rõ ràng giữa các ban, các bộ phận trong tổ chức tạo ra sự “chuyên môn hóa”

trong việc xử lý từ khâu lên kế hoạch, triển khai đến giám sát hoạt động, nâng

cao hiệu quả công việc. Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên tại các trường Đại

học này thường tổ chức buổi họp tranh luận giữa các sinh viên hàng tuần làm

giúp triển khai hiệu quả các hoạt động đã và đang diễn ra trong trường. Thường

xuyên tổ chức các hoạt động thiết thực, liên quan đến quyền lợi của sinh viên là

lí do mà Tổ chức thanh niên quản lý sinh viên tại các trường trên phát triển

mạnh mẽ, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các sinh viên.

3. Bài học kinh nghiệm cho các trường Đại học tại Việt Nam

Page 38: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

38

Từ việc nghiên cứu mô hình phát triển tiên tiến tại hai trường đại học

hàng đầu thế giới là Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và Đại học

Ritsumeikan (Nhật Bản), đề tài rút ra một số bài học kinh nghiệm dành cho các

trường đại học - cao đẳng Việt Nam về phát triển phong trào thanh niên trong

bối cảnh đào tạo theo học chế tín chỉ:

Thứ nhất, Đoàn thanh niên cần thực hiện cân đối và có hiệu quả hai vai

trò của mình: (i) giám sát hoạt động học tập, phát triển của sinh viên theo đường

lối của Đảng và chủ trương của Nhà nước; (ii) đại diện cho tiếng nói của sinh

viên. Nhìn từ kinh nghiệm hoạt động của các trường trên thế giới, có thể thấy

rằng các tổ chức thanh niên quản lý sinh viên trường nào càng thể hiện tốt ý chí,

nguyện vọng của sinh viên, tổ chức thanh niên trường đó càng thu hút đông đảo

sự tham gia và ủng hộ từ sinh viên. Do đó, việc thực hiện tốt vai trò thứ hai sẽ

giúp sinh viên tình nguyện tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của hội và nhờ

đó mà chức năng giám sát cũng được thực hiện tốt hơn.

Thứ hai, tổ chức thanh niên tại các trường đại học cần được công nhận

nhiều quyền lợi hơn, trong đó: những hoạt động liên quan trực tiếp đến sinh viên

như giám sát chấp hành nội quy, giải đáp các thắc mắc của sinh viên, điều tiết

các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hoạt động của CLB, hội nhóm... đều

do tổ chức thanh niên quản lý; Nhà trường chỉ đóng vai trò tư vấn và hỗ trợ

trong các hoạt động sinh viên. Khi được công nhận nhiều quyền lợi hơn, tổ chức

thanh niên cần thiết được chia ra làm các Chuyên ban phụ trách các mảng cụ

thể.

Thứ ba, tổ chức thanh niên cần phải thường xuyên giữ liên lạc và phát

triển mối quan hệ bền chặt với cựu sinh viên trường và các công ty đối tác.

Thực trạng hiện nay là những sinh viên năm cuối thường xao nhãng hơn đối với

hoạt động của trường, trong khi nhiều sinh viên khác lại cảm thấy việc tham gia

vào tổ chức thanh niên không có nhiều ý nghĩa. Vấn đề này có thể giải quyết

bằng việc thường xuyên tổ chức các buổi hướng nghiệp, tư vấn, giao lưu giữa

sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường với các cựu sinh viên và nhà tuyển dụng

hay tìm nguồn việc làm từ các công ty có uy tín, môi trường làm việc năng

động, chuyên nghiệp, phù hợp với điều kiện và thời gian học tập của sinh viên.

Thứ tư, cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động của các CLB, hội

nhóm sinh viên trên tất cả các lĩnh vực: thể thao, tình nguyện, văn hóa, văn

nghệ, truyền thông, phát triển sinh viên... Kinh nghiệm phát triển từ các trường

đại học quốc tế đã chỉ ra rằng:đối với mỗi mảng nội dung lớn, trường đại học đó

Page 39: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

39

thường phân nhiệm cho nhiều CLB khác nhau, mỗi CLB sẽ phụ trách một lĩnh

vực cụ thể. Quá trình "phân công lao động" như trên sẽ mang lại hiệu quả phong

trào cao hơn. Nâng cao sự cạnh tranh giữa các CLB cũng đồng nghĩa nâng cao

chất lượng hoạt động CLB: Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các CLB

luôn phải cố gắng, nỗ lực nhằm tổ chức được thêm nhiều chương trình thiết thực

và có ích đối với cộng đồng sinh viên, bên cạnh việc phối hợp tổ chức sự kiện

với các CLB khác. Qua mỗi chương trình, kỹ năng tổ chức và hòa nhập của sinh

viên được cải thiện đáng kể, đặc biệt là những sinh viên năng động, trực tiếp

tham gia vào quá trình tổ chức. Đoàn thanh niên cũng cần định hướng, hỗ trợ

các CLB về mặt chuyên môn, kinh phí... đồng thời đảm bảo phân bổ thời gian

sao cho các chương trình diễn ra một cách phù hợp nhất. Làm được như vậy, có

thể kỳ vọng sinh viên sẽ tham gia các hoạt động, phong trào thường xuyên và

tích cực hơn.

Cuối cùng, để phong trào Đoàn phát triển mạnh mẽ, Đoàn trường phải

thực sự là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của sinh viên, là nơi gắn kết giữa sinh

viên với các cựu sinh viên trường cũng như với các công ty đối tác. Sự phân

chia thành các chuyên ban phụ trách các mảng cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả hoạt

động của Đoàn. Những bài học trên là tiền đề quan trọng trong việc hoàn thiện

mô hình phát triển hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên tại các trường Đại

học và Cao đẳng tại Việt Nam.

Page 40: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

40

BÀI SỐ 05:

ẢNH HƯỞNG CỦA TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ

TỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Nguyên Thảo Quỳnh Trang – K16NHC

Ngô Phương Anh - K16NHC

Thị trường chứng khoán đang dần phát triển và đóng một vai trò quan

trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn, góp phần thúc đẩy quá trình tái

cấu trúc nền kinh Việt Nam. Trên thị trường chứng khoán, nhân tố tâm lý ảnh

hưởng trực tiếp tới các quyết định và hành vi giao dịch của nhà đầu tư. Tâm lý

bầy đàn xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi thậm chí ngay cả ở các thị

trường phát triển thì vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lý bầy đàn. Các nhà

đầu tư có thể tham gia mua và bán cổ phiếu với khối lượng và tần suất lớn, tạo

ra những bong bóng kinh tế và làm sụp đổ thị trường chứng khoán.

Bài viết của nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích ảnh hưởng của tâm

lý nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán và đưa ra một số giải pháp nhằm ổn

định tâm lý nhà đầu tư và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

1. Thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Theo Sở GDCK Tp.HCM, thị trường chứng khoán đã và đang trở thành

kênh dẫn vốn trung và dài hạn ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, góp phần

tích cực vào tái cơ cấu và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, qua

đó thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Quy mô và phạm vi của thị trường

đang từng ngày lớn mạnh, đến nay đã có gần 700 doanh nghiệp niêm yết trên thị

trường chứng khoán và 147 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCom, tăng

140 lần so với năm 2000.

1.1. Những thay đổi của các chỉ số trên thị trường chứng khoán

Trong năm 2013, VN-Index được liệt kê là một trong 10 chỉ số có tốc độ

tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Mức tăng lần lượt của VN-Index và HNX-Index

trong năm 2013 là 21,97% và 18,83%. VN-Index kết thúc phiên giao dịch cuối

cùng của năm 2013 ở mức 504,63 điểm, HNX-Index chốt năm 2013 ở mức

67,84 điểm. Sự gia tăng của các chỉ số này đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10

nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới.

Page 41: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

41

Hình 1.1.1. Tác động của tâm lý nha đầu tư trước những thông tin lên TTCK

Nguồn: cafef.vn

Mức vốn hoá thị trường năm 2013 là 949.000 tỷ đồng (tăng 184.000 tỷ

đồng so với cuối năm 2012), tương đương mức 31% GDP. Trong khi đó, khối

lượng giao dịch bình quân 1 phiên của năm 2013 là 107.630.000 cổ phiếu, giá trị

giao dịch bình quân trên hai sàn đạt 1.380 tỷ đồng/phiên, tăng 6% so với năm

2012. Đồng thời, giá trị giao dịch bình quân trái phiếu Chính phủ là 1.257 tỷ

đồng/phiên (tăng 90% năm 2012). Mức huy động vốn qua kênh đấu thầu trái

phiếu Chính phủ năm 2013 là 194.800 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước và

đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực. Huy động vốn qua cổ phiếu và cổ phần

hóa là 17,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012. Quy mô huy động vốn qua

phát hành riêng lẻ cũng tăng mạnh, đạt khoảng trên 24 nghìn tỷ đồng (gấp 5 lần

so với cả năm 2012).

Khối ngoại mua ròng gần 7.667 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt

Nam (365 triệu USD), trong đó mua ròng gần 6.330 tỷ trên sàn HoSE và 1.337

tỷ đồng trên sàn Hà Nội, tổng khối lượng cổ phiếu mua vào hơn 220 triệu cổ

phiếu, tương đương hơn 300 triệu USD.

Page 42: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

42

Hình 1.1.2. Dòng vốn nước ngoai đổ vao các nước Đông Nam Á kể từ năm

2007

Nguồn: cafef.vn

Điều này nhờ hai quỹ ETF đặc biệt là quỹ Market Vector liên tục huy

động được vốn mới trong năm 2013. Một điểm khác biệt so với các năm trước là

năm nay TTCK Việt Nam đón dòng vốn từ các quỹ đầu tư vào cổ phiếu midcap

như Mutual Elite Fund hay Asia Small Cap Fund. Asia Frontier Capital thành

lập quỹ mở 50 triệu USD đầu tư vào TTCK Việt Nam. Tổng dòng vốn nước

ngoài luân chuyển trong năm 2013 vẫn tăng 54% và giá trị danh mục tăng

khoảng3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. Số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt

khoảng 1,27 triệu tài khoản, trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài

tăng 55%.

1.2. Các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán

Dựa trên cơ sở báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng của các công ty chứng khoán,

UBCK đã phân loại các công ty chứng khoán thành 4 nhóm, trong đó 79 CTCK

hoạt động lành mạnh, 8 CTCK hoạt động bình thường, 5 CTCK bị kiểm soát và

9 CTCK bị kiểm soát đặc biệt. Hiện có 15 CTCK không còn hoạt động.

Page 43: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

43

Hình 1.2. Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán

Nguồn:cafef.vn

Năm 2013, 4 CTCK thông qua việc giải thể là Sao Việt, Chợ Lớn, Âu

Việt và Sen Vàng trong đó duy nhất SVS đã được UBCK chính thức cấp giấy

chấp thuận giải thể theo Luật Doanh nghiệp. Cổ phiếu của 4 CTCK Sao Việt,

SBS, GBS, Tràng An đều bị hủy niêm yết trên hai Sở giao dịch. Hai công ty

GBS, SME bị UBCK yêu cầu tạm ngừng hoạt động, 3 công ty Delta, Hà Nội,

Trường Sơn bị chấm dứt hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên việc MBS hợp nhất

VITS là trường hợp đầu tiên trong lịch sử mà hai công ti chứng khoán hợp nhất

thành công, SBS đã nâng tỷ lệ an toàn vốn lên trên 180%. Số công ty chứng

khoán lỗ trong năm 2013 là 63% (58/94 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế với số

lỗ là (-5.267) tỷ đồng, giảm so với con số hơn 70% công ty lỗ năm 2012. Một số

CTCK đã vượt kế hoạch năm như Bảo Việt, VNDS, VCBS, các công ty lãi lớn

có HSC, SSI, VPBS, TechcomSC, KLS.

Năm 2013, UBCK đã cấp phép cho 10 quỹ mở ra đời bao gồm quỹ của

Vina Wealth, quỹ trái phiếu MBBF, quỹ của Bảo Việt BVFED, quỹ VCBF của

Vietcombank, quỹ VFMVFA, VFMVF1 và VFMVF4 chuyển thành quỹ mở.

Quỹ mở ra đời thay thế mô hình quỹ đóng, thay vì nhà đầu tư phải mua bán theo

thị giá trên sàn (chênh lệch giữa thị giá và NAV - giá trị tài sản ròng của chứng

chỉ quỹ có lúc lên tới 25-30%) thì nay nhà đầu tư có thể góp thêm vốn và quỹ

hoặc rút tiền ra với giá trị đúng bằng NAV. Năm 2013 có 3 quỹ giải thể là quỹ

đầu tư Bảo Việt, PruBF1, quản lý quỹ Sabeco. Tính đến hết quý 3/2013, có

41/47 công ty quản lý quỹ còn hoạt động, trong đó chỉ có 22 công ty hoạt động

có lãi. 6 công ty đã được xử lý bằng nhiều giải pháp, rút khỏi thị trường, trong

đó: giải thể 1 công ty, tạm ngừng hoạt động 2 công ty để tự tái cơ cấu; đình chỉ

Page 44: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

44

hoạt động 1 công ty do không duy trì điều kiện cấp phép và đặt 2 công ty vào

tình trạng kiểm soát đặc biệt do không duy trì được tỷ lệ an toàn tài chính theo

quy định.

Hiện tại có khoảng 300 DNNY trên Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh (HOSE),

chiếm khoảng 89% lượng vốn hóa toàn thị trường. Trong năm 2013, có 11 công

ty bị hủy niêm yết trên HOSE và 26 DN hủy niêm yết trên sàn Hà Nội (16 DN

hủy niêm yết bắt buộc) trong đó có các "tên tuổi" như cổ phiếu PVF của Tài

chính dầu khí hủy niêm yết do hợp nhất với Westernbank, cổ phiếu SBS của

chứng khoán Sacombank... Trong khi đó năm 2013 chỉ có 4 DN niêm yết mới

trên HoSE (HAR, NLG, FCM và FLC) và 11 DN niêm yết mới trên sàn Hà Nội

(KSQ, KLF, PVB, FIT, DHP, HLD, NDX, PSD, SHA, THS, TTZ).

Thông tư liên tịch số 10 giữa Bộ Tư pháp- Công an- Tòa án Nhân dân tối

cao- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao- Bộ Tài chính đã hướng dẫn việc xử lý

hình sự đối với 3 tội gồm: Cố ý thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong

hoạt động chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

và tội thao túng giá chứng khoán. Nghị định 108 áp dụng từ 15/11/2013 tăng

mức phạt trên TTCK lên cao nhất 2 tỷ đồng, phạt 100-150 triệu đồng nếu không

đưa cổ phiếu chào bán lên niêm yết trong vòng 1 năm.

Năm 2013 Cơ quan điều tra đã khởi tố là ông Phan Huy Chí, Nguyên Chủ

tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SME, và Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch

HĐQT SME cùng với 2 nhân viên khác, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

lên tới 380 tỷ đồng. Ngoài ra, Chủ tịch Công ty chứng khoán Tràng An cũng bị

bắt do chỉ đạo nhân viên dưới quyền xác nhận khống các mã chứng khoán, hợp

thức hồ sơ nhận uỷ thác đầu tư của khách hàng để vay rồi chiếm đoạt tiền của

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

Cũng trong năm 2013, UBCKNN đã ban hành 102 quyết định xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với

các tổ chức và cá nhân, với tổng số tiền phạt là hơn 7,7 tỷ đồng. Như vậy, so với

năm trước (2012) số tiền phạt của năm nay có giảm nhẹ (năm 2012 UBCK Nhà

nước đã ban hành 146 quyết định xử phạt, với tổng số tiền phạt là trên 8,5 tỷ

đồng). Trong đó 5 cá nhân bị phạt 250 triệu đồng vì làm giá cổ phiếu.

Tiếp đó hàng loạt chính sách phát triển TTCK được ra đời. Trong đó, việc

nới tỷ lệ margin lên 50-50 được áp dụng từ 1/2/2013; tăng biên độ sàn HoSE lên

7% và sàn Hà Nội lên 10% cũng được thông qua và chính thức áp dụng từ ngày

15/1/2013, việc miễn giảm phí lưu ký, kéo dài thời gian giao dịch đến 15h để

Page 45: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

45

tăng thanh khoản cho thị trường... Tác động mạnh mẽ nhất là việc giảm thời

gian thanh toán từ T+4 sang T+3, tức là nhà đầu tư mua cổ phiếu sau 2 ngày có

thể bán vào sáng ngày thứ ba. Điều này đã khiến dòng vốn được luân chuẩn

nhanh hơn, nhà đầu tư cũng chủ động hơn trong việc mua bán cổ phiếu. Những

kỳ vọng về T+1, T+2 được đề xuất nhưng chưa được đáp ứng giai đoạn này.

SCIC sẽ phải thoái vốn tại 66 DN niêm yết trong đó có nhiều tên tuổi lớn

như Bảo Việt, FPT, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong. Theo đề án tái cơ cấu

được Chính phủ thông qua, SCIC được giữ lại và đầu tư lâu dài 4 công ty là

CTCP Sữa Việt Nam (VNM), CTCP Viễn thông FPT, CTCP Dược Hậu Giang

(DHG) và CTCP Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam và thoái vốn tại

376 doanh nghiệp. Hoạt động cổ phần hóa năm 2013 rất chậm, không có doanh

nghiệp lớn nào IPO, chờ đợi IPO Viglacera cuối năm, Vinatex lùi sang 2014.

BIVD chưa niêm yết.

Bảng 1.2.Danh mục cổ phiếu niêm yết SCIC nắm giữ nhiều nhất

Nguồn: cafef.vn

2. Tâm lý bầy đàn ở thị trường chứng khoán

2.1. Sự xuất hiện của tâm lý bầy đàn trong thị trường chứng khoán

Ý tưởng về một “suy nghĩ theo nhóm” hoặc “hành vi đám đông” lần đầu

tiên được hai nhà tâm lý học xã hội Pháp Gabriel tarde và Gustave Le Bon đưa

ra vào thế kỷ 19: “Tâm lý bầy đàn hay tâm lý đám đông là sự mô tả cách một số

người bị ảnh hưởng bởi các người thân cận của họ thông qua những hành vi nhất

định, theo xu hướng, và/hoặc theo những điểm tựa”.

Do luôn bị chi phối bởi các phản ứng cảm xúc như lòng tham và sợ hãi,

các nhà đầu tư có thể tham gia mua và bán cổ phiếu với số lượng lớn, tạo ra

Page 46: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

46

những bong bóng kinh tế và làm sụp đổ thị trường chứng khoán. Tâm lý bầy đàn

xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi thậm chí ngay cả ở các thị trường

phát triển thì vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lý bầy đàn. Lịch sử kinh tế thế

giới đã chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khủng hoảng như khủng hoảng bất

động sản Florida- Mỹ (1920-1922), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng

1987, Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, khủng hoảng dotcom,… tất cả đều

do tâm lý bầy đàn gây nên. Do đó việc nghiên cứu tâm lý bầy đàn có tác dụng

tích cực nhằm nhận biết và hạn chế những rủi ro trong các hoạt động kinh tế nói

chung và chứng khoán nói riêng.

Tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán được nhắc đến qua

câu nói của Sir.John Templeton: “Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm,

lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết bởi sự thỏa mãn”.

Hơn nữa, qua những khảo nghiệm thực thế, tác giả Trịnh Xuân Sơn -

Giám đốc Chiến lược thị trường của Công ty chứng khoán MB - cho rằng

tâm lý bầy đàn của thị trường được thể hiện qua 16 cung bậc cảm xúc, chi phối

hành động của giới đầu tư.

Hình 2.1. 16 cung bậc cảm xúc của tâm lý bầy đan trên thị trường chứng

khoán

Nguồn: http://www.stockchart.com.vn/

Page 47: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

47

Các nhà đầu tư không nhất thiết phải là một nhà kinh tế hoặc nhà phân

tích thị trường chứng khoán thực thụ mới có thể cảm nhận ra những gì đang và

sẽ xảy ra do tâm lý bầy đàn gây nên. Nhưng, họ cần hiểu rằng, trong ngắn hạn,

nền kinh tế và thị trường chứng khoán là hai phạm trù lực lượng khác biệt. Thị

trường chứng khoán vẫn có thể sẽ tăng điểm mạnh mẽ bất chấp tin tức nền kinh

tế đang ngày càng bất ổn, bởi vì các nhà đầu tư lớn thường đánh cược ở tương

lai. Họ tin rằng đó chỉ là tâm lý bầy đàn nên họ sẽ thực hiện mua vào làm tăng

giá cổ phiếu, khiến nhiều người đã lỡ bán ra lại cảm thấy tiếc rẻ.

Thị trường chứng khoán có thể di chuyển nhanh chóng theo hai hướng

tăng hoặc giảm là phụ thuộc đến nhiều yếu tố, yếu tố điển hình là cung và cầu

giữa người mua và người bán. Không như các nhà đầu tư dài hạn, ngắn hạn

thường đánh cược vào sự thay đổi giá bằng cách nhìn vào các biểu đồ phân tích

kỹ thuật biến động giá hàng ngày (daily price swings).

Tuy nhiên, các biện pháp phân tích kỹ thuât gần như là không có tác dụng

gì khi thị trường chứng khoán gặp phải các trường hợp có tâm lý bầy đàn. Phân

tích cơ bản sẽ giúp các nhà đầu tư dài hạn đạt lợi nhuận cao khi từ tâm lý bầy

đàn mà bán tháo cổ phiếu chuyển sang tâm lý hưng phấn tột cùng khi họ đã

thành công trong việc tóm được "đáy” của thị trường (market bottom), khi giá

cổ phiếu đi xuống thấp nhất rồi quay lại phục hồi để xác lập một mức đỉnh cao

hơn. Những nhà đầu tư lớn nhất thường không sử dụng các phân tích kỹ thuật để

đánh cược vào tâm lý bầy đàn.

Thế nhưng, tâm lý bầy đàn đã đẩy mạnh đà bán tháo và tính thanh khoản

sụt giảm, nhưng lại thu về một mối lợi về trung hạn hay dài hạn chính là sự tích

lũy vốn để bắt đáy của các nhà đầu tư dài hạn, giới đầu cơ và các quỹ đầu tư đối

xung (Hedge Fund). Giới đầu tư tài chính này sẽ phải chịu rủi ro lớn nếu đoán

sai nhưng bù lại sẽ lãi cao nếu đoán đúng, họ sẽ là tác nhân để đẩy giá cổ phiếu

tăng vọt lên. Họ đầu tư theo cách đóng chốt theo hai cửa ngược nhau (đối xung)

để nếu có nhóm cổ phiếu nào sụt giá thì sẽ giúp họ bớt rủi ro, hoặc nếu hai cửa

đều tăng giá thì họ sẽ kiếm lời lại lớn. Bởi họ rót vốn lớn nên sẽ đẩy sự phấn

khích khiến giá cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh mới. Nếu tin tức vĩ mô cho thấy nền

kinh tế phục hồi khả quan, các đối xung này ở Mỹ có thể sẽ vào thị trường

chứng khoán Việt Nam ở tương lai không xa. Đó là “ưu điểm” của tâm lý bầy

đàn trên thị trường chứng khoán khi nó kích động lòng tham không đáy của giới

đầu tư.

Page 48: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

48

2.2. Tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng trải qua một chu kỳ tâm lý

hoàn chỉnh trong giai đoạn từ 2005-2009. Sai lầm của nhà đầu tư luôn lặp lại và

năm 2013 là năm manh nha bắt đầu một vòng tuần hoàn, thị trường đang trong

quá trình biểu hiện giai đoạn đầu của một chu kỳ tâm lý mới.

Nền kinh tế Việt Nam qua hai năm 2012 – 2013 đã bắt đầu có dấu hiệu

phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Tổng sản phẩm quốc dân năm

2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, chủ yếu nhờ tăng trưởng trong khu

vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ. Mặc dù mức tăng GDP năm

2013 chưa đạt mục tiêu đặt ra đầu năm (5,5%) nhưng vẫn cao hơn mức tăng

5,25% năm 2012. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy nền kinh tế đang phục

hồi dần, thoát khỏi tình trạng suy thoái.

Tỷ lệ lạm phát hai năm qua được kiểm soát tốt, xu hướng lạm phát dài

hạn giảm dần và ổn định quanh 7%. Tới tháng 9 năm 2013, lạm phát tăng 4,63%

so với đầu năm. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12 năm 2013, do sự tăng giá của

nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, tăng 0,51% so với tháng 11 và tăng 6,04% so

với tháng 12/2012, thấp nhất trong 10 năm gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình

quân năm 2013 tăng 6,6% so với năm 2012.

Thị trường bất động sản năm 2012 chưa có nhiều dấu hiệu chuyển biến

nhưng sang năm 2013 đã có phần khởi sắc hơn, đặc biệt ở phân khúc nhà ở cho

người có thu nhập thấp và trung bình. Năm 2013, NHNN đã ban hành gói

30.000 tỉ đồng hỗ trợ cho vay mua nhà ở với thời hạn cho vay có thể kéo dài đến

10 năm và mức lãi suất là 4,5%/năm. Kết quả là tới cuối tháng 11/2013, các

NHTM đã giải ngân cho 1236 khách hàng với tổng dư nợ là 470,8 tỉ đồng.

Cán cân thương mại thặng dư sau một thời gian dài liên tục thâm hụt. Dự

trữ ngoại hối năm 2013 tăng gấp đôi so với năm 2011. Điều đó là nhờ tỷ giá

USD/VND ổn định và mức chênh lệch lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoaị tệ hấp

dẫn đã giúp giữ được giá trị của đồng nội tệ, khiến người dân và doanh nghiệp

hạn chế giữ ngoại tệ mà chuyển sang giữ nội tệ và bán ngoại tệ cho Nhà nước.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế còn gặp phải một số

khó khăn do tổng cầu và sức mua còn yếu khiến sản xuất khó tăng trưởng mạnh,

thể hiện qua số lượng doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm

2013 tăng 11,9% so với năm 2012 (60737 doanh nghiệp); GDP còn phụ thuộc

nhiều vào xuất khẩu (cầu bên ngoài) là yếu tố nhiều rủi ro, ảnh hưởng tới sự

Page 49: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

49

phát triển bền vững của nền kinh tế; dòng vốn tín dụng chưa được sử dụng tốt;

lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại.

Dựa trên bối cảnh của nền kinh tế, tâm lý của các nhà đầu tư trên Thị

trường chứng khoán Việt Nam năm 2013 dao động ở mức Nghi ngờ đến Hy

vọng, biểu hiện của hai giai đoạn đó như sau:

Hình 2.2 Diễn biến tâm lý nha đầu tư chứng khoán trong giai đoạn 2005-2013

Nguồn: http://www.stockchart.com.vn/

- Giai đoạn nghi ngờ: Đây là giai đoạn manh nha của thị trường và hầu hết nhà

đầu tư vẫn hoài nghi về khả năng hồi phục của thị trường trong ngắn hạn. Nhà

đầu tư có tín hiệu quan tâm trở lại thị trường nhưng tâm lý thận trọng bao trùm.

Dòng tiền mang tính chất thăm dò do thị trường chưa được củng cố bởi những

yếu tố tích cực từ kinh tế.

Biểu hiện:

+ Kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện

+ Nợ xấu hệ thống ngân hàng gia tăng và chưa có giải pháp rõ ràng

+ Thị trường bất động sản trầm lắng và giảm giá

+ Lãi suất còn duy trì ở mức tương đối cao và tiếp cận vẫn còn khó khăn

+ Các chính sách định hướng vĩ mô chưa rõ ràng và cụ thể.

+ Thông tin về giải thể, thất nghiệp, vỡ nợ,…

Page 50: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

50

Do đó mà thị trường thanh khoản dần được cải thiện và bắt đầu tín hiệu tăng

trong nghi ngờ.

- Giai đoạn Hy vọng: Đây là giai đoạn tâm lý kỳ vọng sự phục hồi của thị

trường vừa qua sẽ còn tiếp diễn. Sự quan tâm bắt đầu dần trở lại ở một số bộ

phận nhà đầu tư. Tâm lý thị trường trở nên tích cực hơn khi đón nhận nhiều

thông tin hỗ trợ.

Biểu hiện:

+ Kinh tế vĩ mô có những chuyển biến về chính sách tích cực hơn

+ Lợi nhuận của doanh nghiệp bắt đầu cải thiện/hồi phục

+ Thị trường chứng khoán bắt đầu có nhịp hồi phục tốt về cả điểm số và thanh

khoản.

+ Tâm lý thị trường được cải thiện và bắt đầu có kỳ vọng cho sự hồi phục tiếp

theo.

Một ví dụ về tâm lý bầy đàn do "tai nạn ngoài ý muốn" thường thấy trên

thị trường chứng khoán: Vụ “scandal” sữa nhiễm khuẩn trước kia của Tập đoàn

sữa Fonterra (New Zealand), đến lúc này các nhà đầu tư sẽ phải tự đặt câu hỏi là

tại Việt Nam liệu sẽ có công ty sản xuất sữa nào có thể dính dáng tới sản phẩm

sữa của New Zealand hay không. Dù các công ty tại Việt Nam không hề dính

dáng gì với Tập đoàn sữa Fonterra, nhưng chắc chắn rằng các cổ phiếu của

những công ty sản xuất sữa tại Việt Nam, như Vinamilk (HOSE: VNM) sẽ sụt

giá, mà sụt giá khá nặng, vì tâm lý hay hốt hoảng của giới đầu tư. Đó thực ra là

cơ hội cho các nhà đầu tư chứng khoán kiếm mối lợi lớn. Họ sẽ lập tức bán

nhanh cổ phiếu của các công ty sữa có nhà sản xuất tại Việt Nam, dù lúc ấy nó

vẫn đang tăng điểm nhẹ, vì chắc chắn là vài phiên sau nó sẽ sụt giá thảm hại.

Khi cổ phiếu đó sụt giảm đến mức mà họ thấy hợp lý thì lập tức họ sẽ

mua lại trước khi nó kịp tăng vọt trở lại sau khi người ta đã chứng minh được

các công ty sữa của Việt Nam hoàn toàn an toàn, thậm chí các sản phẩm sữa

Vinamilk của Việt Nam sẽ trở lên khan hiếm bởi người tiêu dùng sẽ quay sang

săn lùng và đẩy mức doanh thu gia tăng. Và nếu biết khôn khéo quảng cáo sản

phẩm trên phương tiện truyền thông ở thời điểm đó thì cổ phiếu của công ty sản

xuất sữa này sẽ tăng vọt rất mạnh mẽ và kiếm lãi bạc tỷ bởi trò chơi cá cược ly

kỳ do tâm lý bầy đàn gây ra.

Tâm lý bầy đàn sẽ lên đến mức cao trào khi các nhà đầu tư bị nhiễu thông

tin, kể cả "tin vịt" không chính thống bởi các ảnh hưởng đến kinh tế như mức tỷ

giá biến động, thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu ngân hàng vẫn ở mức

Page 51: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

51

cao, lạm phát tăng trở lại, hay căng thẳng ngoài biển Đông cũng gia tăng,... như

đã thấy trong quá khứ có thể dẫn đến tính thanh khoản đang tăng đột biến rồi lại

co trở lại, vì các nhà đầu tư sẽ rút tiền về.

Do vậy, các nhà đầu tư trong nước cần nhìn vào xu hướng dài hạn

(thường hơn 52 tuần) và xem các chỉ số có dấu hiệu thay đổi xu hướng hoặc

thay đổi tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu. Một thị trường chứng khoán non trẻ,

chưa đủ sâu rộng về vốn hóa như tại Việt Nam, có thể sẽ khiến cho việc bán

tháo hay việc thoái vốn của các quỹ đầu tư lớn do tâm lý bầy đàn sẽ trở nên khó

khăn hơn nếu không đến mức bất khả thi. Nguyên nhân là do, nếu họ bán tháo

hay thoái vốn quá nhanh thì họ sẽ không thể tìm đâu ra được người mua. Còn

nếu họ liều lĩnh bán tháo trực tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán với quy mô

cực lớn thì tất nhiên sẽ làm giá cổ phiếu của họ đang nắm giữ sụt giảm thảm hại

mà vẫn không thể tạo ra lực hấp dẫn và đương nhiên kết quả là bị lỗ nặng. Do

đó, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không thể có biến động về tâm lý bầy

đàn thái quá được.

Tiếp theo, mấu chốt vấn đề ở đây vẫn là các nhà đầu tư Việt Nam phải có

trình độ và bản lĩnh. Nếu các nhà đầu tư Việt Nam thiếu bản lĩnh mà cũng hùa

theo tâm lý bầy đàn, cùng đầu tư vào cửa bán thì chỉ góp phần làm giá cổ phiếu

sụt giảm nặng hơn nữa mà thôi.

3. Giai pháp ổn định tâm lý và phát triển thị trường

Để có được giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam, trước hết,

cần chấp nhận một thực tế là "tâm lý bầy đàn" vẫn có chỗ đứng trên thị trường.

Đây là hình thức đầu tư lành mạnh, tồn tại khắp nơi trên thế giới. Một ví dụ điển

hình là Chicago (thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới với lượng giao dịch 1.500 tỷ

USD/ngày), Solomon Brothers là “điểm neo” cho 40% số nhà đầu tư - quyết

định của nhà tư vấn này sẽ được copy trong nháy mắt. Vì vậy, điều cần thiết cho

thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là thu hút những nhà đầu tư giỏi, có

kinh nghiệm với các quyết định kịp thời để có thể vực dậy thị trường.

Việc tuyên truyền kiến thức về chứng khoán cho người dân cần được đẩy

nhanh. Chỉ khi họ ý thức được sự phát triển lâu dài của thị trường, vốn mới được

đổ vào thay vì chuyển đổi sang tích trữ vàng hoặc gửi tiết kiệm như hiện nay.

Nhiều người tham gia cũng đồng nghĩa với việc rủi ro được chia nhỏ, thị trường

sẽ ít chịu biến động. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng

khoán cần nâng cao trình độ, tránh quyết định sai lầm do ảnh hưởng tiêu cực của

tâm lý. Các nhà đầu tư cần am hiểu về luật chứng khoán, nắm rõ các khái niệm

Page 52: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

52

chứng khoán, có kiến thức nền tảng cơ sở về tài chính ngân hàng để có thể phân

tích, đọc hiểu các báo cáo tài chính và thường xuyên cập nhập thông tin.

Trên thị trường chứng khoán, tính minh bạch tác động trực tiếp đến tâm lý

và hành vi nhà đầu tư. Việc các thông tin vĩ mô của nền kinh tế, ngành và thông

tin vi mô liên quan đến các công ty niêm yết được công bố chính xác, kịp thời,

công bằng sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư phân tích số liệu, đưa ra được các

quyết định đầu tư hợp lý, hiệu quả, tạo môi trường bình đẳng. Chính thực tế này

đã và đang đòi hỏi một hệ thống công bố thông tin có hiệu quả hơn, đảm bảo

cung cấp đủ dữ liệu, củng cố niềm của nhà đầu tư vào thị trường.

Trước tình trạng thông tin không chính xác tác động tiêu cực đến tâm lý

của các nhà đầu tư trên thị trường, qua đó ảnh hưởng đến diễn biến thị trường

chứng khoán, Chính phủ và cơ quan ban ngành chức năng đã ban hành một số

chính sách nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư và các giải pháp để phát triển thị

trường trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Cụ thể:

+ Ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định số 58/2012/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Chứng khoán. Nghị định số 60/2015/NĐ-CP cho phép các nhà đầu tư nước

ngoài tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam theo tinh thần của

Luật Đầu tư (mới) và các cam kết, điều ước quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho

nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 100% vốn trong các doanh nghiệp đại

chúng không thuộc diện hạn chế sở hữu.

Theo đó, ngoại trừ một số lĩnh vực, ngành nghề hạn chế đầu tư theo cam

kết tại các điều ước quốc tế, các ngành nghề hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài

theo quy định của pháp luật chuyên ngành và ngành nghề kinh doanh có điều

kiện (267 ngành nghề theo Phụ lục của Luật Đầu tư), thì các lĩnh vực ngành

nghề, kinh doanh khác không bị hạn chế sở hữu nước ngoài, ngoại trừ điều lệ

công ty có quy định khác. Quy định này đã bước đầu cho phép nhà đầu tư nước

ngoài được nắm giữ không hạn chế các doanh nghiệp trong nước, qua đó thu hút

dòng vốn nước ngoài, góp phần cải thiện quản trị công ty và tính minh bạch

trong công bố thông tin.

+ Trên cơ sở Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái

sinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định

số 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái

Page 53: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

53

sinh, tạo nền tảng pháp lý đầu tiên triển khai thị trường chứng khoán phái sinh

vào cuối năm 2016.

Đây là cơ sở và là nền tảng cho việc thiết lập các sản phẩm phòng vệ rủi

ro và gia tăng lợi tức đầu tư cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Dự

kiến các sản phẩm ban đầu sẽ được xác lập là Hợp đồng tương lai dựa trên trái

phiếu chính phủ và chỉ số chứng khoán sẽ được thiết lập và đưa vào hoạt động

đầu tiên vào cuối năm 2016.

+ Từng bước hoàn tất các điều kiện để nâng hạng cho thị trường chứng

khoán Việt Nam theo chuẩn mực của Morgan Stanley Capital International

(MSCI) từ thị trường cận biên lên mức thị trường mới nổi thông qua những thay

đổi về quản trị công ty và công bố thông tin minh bạch theo các thông lệ và

chuẩn mực quốc tế, qua đó, thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra,

việc đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nước ngoài thông qua các diễn đàn đầu tư của cơ

quan quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính nước ngoài

cũng góp phần giúp cho nhà đầu tư hiểu biết sâu hơn về thị trường chứng khoán

Việt Nam.

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách và sản phẩm mới cho thị trường thông

qua việc ứng dụng và đưa vào vận hành các nghiệp vụ mới như: (i) Cho phép

nhà đầu tư được mua và bán chứng khoán trong cùng ngày giao dịch; (ii) Bán

chứng khoán trên đường về tài khoản; (iii) Giao dịch mua bán trong ngày (day

trading); (iv) Cấp mã số giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trưc tuyến; (v) Công

bố thông tin bằng ngôn ngữ tiếng Anh của Sở Giao dịch chứng khoán và Trung

tâm lưu ký chứng khoán; (vi) Rút ngắn chu kỳ thanh toán giao dịch chứng khoán

từ T+3 về T+2.

+ Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán

thông qua hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể và cho phá sản các tổ chức kinh

doanh yếu kém dựa trên các chỉ tiêu an toàn tài chính. Hiện có 20% trong số

công ty chứng khoán đã hoàn tất tái cấu trúc, qua đó góp phần giảm thiểu đáng

kể số lượng các công ty chứng khoán so với trước đây. Việc cho phép các tổ

chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được mua, nắm giữ lên đến 100% vốn

công ty chứng khoán trong nước cũng góp phần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc

các công ty chứng khoán.

+ Quyết tâm của Chính phủ trong tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà

nước; đẩy nhanh quá trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần

hóa thông qua các cơ chế đấu giá; chào bán cạnh tranh và đấu giá theo lô lớn

Page 54: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

54

gắn với niêm yết; đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung trong

thời gian ngắn... cũng góp phần đẩy nhanh quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà

nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư của các nhà đầu tư lớn trong

nước gắn với tham gia, quản trị điều hành doanh nghiệp.

Bên cạnh ban hành, các văn bản quy phạm pháp luật này cần được

nghiêm chỉnh thực thi để đảm bảo tính hiệu quả trong việc điều chỉnh thị trường

chứng khoán.

Giống như các hoạt động tài chính khác, thị trường chứng khoán tiềm ẩn

nhiều rủi ro. Một số trường hợp dẫn đến sự suy giảm hay sự sụp đổ của thị

trường này gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống tài chính và nền

kinh tế. Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản lý giám sát thị trường chứng khoán là

một trong những công tác quan trọng đối với sự ổn định của nền kinh tế. Các cơ

quan giám sát như Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các tổ chức tự quản như

Sở giao dịch Chứng khoán, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán cần tập trung sự

quan tâm vào những rủi ro có thể dẫn đến việc làm mất lòng tin của công chúng

đầu tư, gây suy yếu hệ thống tài chính quốc gia.

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia hàng đầu trong khu vực về thu hút

dòng vốn nước ngoài, và việc cho phép tăng sở hữu nước ngoài theo Nghị định

60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/ NĐ-CP

hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán vừa mới ban hành…là những giải pháp

kịp thời, để tranh thủ nguồn vốn dịch chuyển vào Việt Nam.

Page 55: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

55

Tài liệu tham khao

1. Nguyễn Đức Thành, Ngô Quốc Thái, Vũ Minh Long, Hoàng Thị Chinh

Thon, Bài nghiên cứu NC – 30 VEPR, Tổng quan nền kinh tế Việt nam 2012

2. Thu Trang, baomoi.com, 16/12/2013, Kinh tế Việt Nam năm 2013 qua số

liệu của Ngân hàng Nhà nước.

3. Tổng cục Thống kê, 23/12/2013, Thông cáo báo chí Tình hình kinh tế - xã

hội năm 2013.

4. Tổng cục Thống kê, Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 9 tháng

năm 2013.

5. TS. Nguyễn Thanh Phương, Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB

Thống kê.

6. TS. Nguyễn Sơn, tapchitaichinh.vn, Giải pháp ổn định tâm lý và phát triển

thị trường chứng khoán Việt Nam.

7. http://www.stockchart.com.vn/

8. http://cafef.vn/

Page 56: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

56

BÀI SỐ 06:

TÁC ĐỘNG CỦA TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ ĐẾN HIỆU QUẢ

CỦA CHINH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM

Sinh viên Mai Hương - K17TCI

Sinh viên Đinh Thị Ngọc Anh - K16ACT

Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái là một bộ phận quan trọng của chính sách

kinh tế, tài chính – tiền tệ và có nhiệm vụ đảm bảo ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát,

góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, bền vững. Bên cạnh sự tác động của các yếu

tố thực có thể đo lường được, chính sách điều hành tỷ giá còn phụ thuộc phần lớn vào

các yếu tố tâm lý, kỳ vọng. Để làm rõ hơn ảnh hưởng của tâm lý nhà đầu tư đến chính

sách điều hành tỷ giá như thế nào, bài viết sẽ phân tích thực trạng điều hành tỷ giá ở

Việt Nam giai đoạn 2011-2015, nêu những tác động của yếu tố tâm lý, từ đó đưa ra giải

pháp, khuyến nghị nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá góp phần thực hiện

các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

1. Lý luận chung về tâm lý nhà đầu từ và chính sách điều hành tỷ giá

1.1. Tổng quan về tâm lý nhà đầu tư

1.1.1. Khái niệm nhà đầu tư

"Hoạt động đầu tư là một quá trình, thông qua phân tích kỹ lưỡng và cẩn trọng,

có thể đảm bảo an toàn vốn và thu lời thoả đáng. Tất cả những hoạt động không đáp

ứng những nhu cầu trên thì là đầu cơ" theo Benjamin Graham.

Nhà đầu tư là người tham gia vào một hay nhiều vụ đầu tư dưới các hình thức

khác nhau. Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức. Phần lớn

các nhà đầu tư khi bỏ tiền ra đầu tư đều nhằm thu về lợi ích kinh tế, đó là hoạt động đầu

tư kinh doanh, sản xuất. Một số ít hơn, thường là đơn vị thuộc nhà nước, đầu tư công

cộng nhằm mang lại lợi ích cho xã hội, như việc xây dựng các công trình dân sinh, phúc

lợi. Cụm từ nhà đầu tư còn được dùng trong ngành tài chính nhằm miêu tả một nhóm

người hay công ty thường xuyên mua chứng khoán, cổ phiếu hay trái phiếu để có được

lãi tài chính đánh đổi cho việc cung cấp vốn để phát triển một công ty nào đấy. Cụm từ

này cũng thường áp dụng cho những cá nhân, tổ chức mua và nắm giữ các tài sản trong

một thời gian dài với phân tích và nhận định sẽ có được lãi vốn, không vì thu nhập ngắn

hạn.

1.1.2. Các khuynh hướng tâm lý nhà đầu tư

Thông thường, đối với một nhà đầu tư thì đối thủ nặng ký nhất chính là bản

thân họ. Nhiều nhà đầu tư tin rằng sẽ là lý tưởng nếu có thể tách bản thân ra khỏi

Page 57: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

57

cảm xúc. Nhưng không may là điều này không thể. Sau đây, nhóm viết bài xin đưa ra

ba khuynh hướng tâm lý chủ đạo thường thấy trên thị trường và nguyên nhân của

những khuynh hướng đó:

Thứ nhất, khuynh hướng quá tự tin: “Trong hình thái cơ bản nhất này, quá tự

tin có thể được hiểu như là một lời cam kết không cần bảo đảm trong luận điểm về

trực giác, lời phán xét và khả năng nhận thức của mỗi người” (Pompian, 2006).

Những nhà tâm lý xác định rằng quá tự tin khiến mọi người đánh giá quá cao kiến

thức của họ, đánh giá thấp rủi ro và phóng đại khả năng của họ trong việc kiểm soát

các sự kiện. Khái niệm quá tự tin bắt nguồn từ một chuỗi các thí nghiệm tâm lý và

khảo sát trong đó các chủ thể đánh giá quá cao cả khả năng dự đoán cũng như độ

chính xác của thông tin mà họ có được. Một nét nổi bật của các nhà đầu tư là sự quá

tự tin về khả năng của họ khi lựa chọn cổ phiếu, và quyết định thời điểm gia nhập

hay thoát khỏi một vị thế. Những khuynh hướng này được nghiên cứu bởi Odean

(1998) và chỉ ra rằng các nhà giao dịch thực hiện phần lớn các giao dịch theo xu

hướng, theo mức trung bình, nhận được lợi nhuận thấp hơn đáng kể so với thị trường.

Thứ hai, khuynh hướng bầy đàn: Bầy đàn trong thị trường tài chính có thể

được định nghĩa như là một sự mô phỏng lẫn nhau dẫn tới sự hội tụ trong hành động

(Hirshleifer và Teoh, 2003). Đây là một sai lầm phổ biến trong đó các nhà đầu tư có

xu hướng đi theo quyết định đầu tư được thực hiện bởi số đông. Các nhà đầu tư cá

nhân có xu hướng bị tác động bởi sự giới thiệu của các nhà phân tích nổi tiếng. Hành

vi bầy đàn là một xu hướng của các cá nhân bắt chước hành động của một nhóm lớn

mà không xem liệu họ có thể ra quyết định cá nhân hay không. Một lý do nữa là con

người thì hòa đồng và có xu hướng tìm kiếm sự đồng thuận từ một nhóm hơn là trở

thành một nhân vật cá biệt. Một lý do khác là các nhà đầu tư có xu hướng suy nghĩ

rằng một nhóm lớn thì ít có khả năng sai lầm. Điều này có thể khiến một nhà đầu tư

tuân theo bầy đàn với ảo tưởng rằng mọi người có thể biết điều gì đó mà anh ta thì

không.

Thứ ba, khuynh hướng lạc quan quá mức: Sự quá tự tin liên quan đến việc

định giá một tỷ trọng quá cao đối với các thông tin riêng và tin tưởng quá mức vào

kỹ năng cá nhân. Sự lạc quan quá mức xuất phát từ sự quá tự tin và liên quan đến

niềm tin rằng các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai sẽ tốt đẹp, tích cực hơn thực tế

diễn ra. Một nghiên cứu lý thuyết điển hình được thực hiện bởi Gervais, Heaton, và

Odean (2002) thấy rằng sự lạc quan quá mức thường gây ra tác động tích cực bởi vì

nó khuyến khích các nhà quản trị tiến hành đầu tư. Tác động này là tích cực bởi vì

tâm lý e ngại rủi ro thường gây tác động tiêu cực đến giá trị công ty. Tuy nhiên, lạc

quan quá mức lại gây ra tác động tiêu cực bởi vì nó có thể dẫn các công ty hay nhà

Page 58: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

58

đầu tư đến việc chấp nhận đầu tư vào các cơ hội có NPV (giá trị hiện tại thuần) âm

hay các tài sản có rủi ro quá cao.

1.2. Chính sách điều hành tỷ giá và tác động của tâm lý nhà đầu tư đến hiệu quả của chính sách tỷ

giá

1.2.1. Chính sách điều hành tỷ giá

Tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao

đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia

được biểu hiện bởi một tiền tệ khác. Mỗi quốc gia thông qua một cơ chế khác nhau để

quản lý giá trị đồng tiền của mình. Như là một phần của chức năng này, nó quyết định

chặt chẽ độ tỷ giá hối đoái sẽ áp dụng cho đồng tiền của mình. Tiền có thể được thả nổi

tự do, bị cố định hoặc kết hợp cả hai. Nếu một đồng tiền được thả nổi tự do, tỷ giá hối

đoái được phép thay đổi so với các đồng tiền khác và được xác định bởi lực cung và cầu

thị trường. Tỷ giá hối đoái cho các đồng tiền như vậy có khả năng thay đổi gần như liên

tục như được báo giá trên các thị trường tài chính, chủ yếu là bởi các ngân hàng trên

toàn thế giới. Một số quốc gia khác áp dụng chính sách tỷ giá cố định tức là gắn đồng

bản tệ với đồng tiền khác có giá trị mạnh được công nhận trên toàn cầu, thường là đồng

đô-la Mỹ (như Việt Nam là neo tỷ giá theo USD). Biến động của tỷ giá hối đoái thường

bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: Mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước; mức độ tăng,

giảm thu hhập quốc dân giữa hai nước; mức chênh lệch lãi suất giữa hai nước; những kỳ

vọng về tỷ giá hối đoái trong tương lai; sự can thiệp của chính phủ bằng các chính sách

tỷ giá cuả mỗi quốc gia.

1.2.2. Tác động của tâm lý nhà đầu tư đến hiệu quả của chính sách tỷ giá

Từ trên có thể thấy, kỳ vọng về tỷ giá của nhà đầu tư cũng chính là một trong

những nhân tố, tác động trực tiếp đến sự biến động tỷ giá. Tỷ giá hối đoái là giá quốc tế,

do đó, những sự kiện kinh tế, chính trị trên thế giới cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nhạy bén

đến tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn như sự kiện ở Mỹ xảy ra vào tháng 9/2001 hay chiến

tranh Iraq tháng 3 năm 2003 đã làm khuynh đảo thị trường hối đoái thế giới, giá USD đã

giảm đáng kể trong những giai đoạn kể trên. Thông tin và sự kiện có ý nghĩa quan trọng

đối với sự vận động của tỷ giá, đặc biệt trong ngắn hạn. Giao dịch hối đoái chủ yếu dựa

trên kỳ vọng về tỷ giá. Kỳ vọng thì dựa trên tập hợp thông tin liên quan.

Thông tin -> Kỳ vọng -> Giao dịch hối đoái -> Tỷ giá biến động

Trong thực tế, cùng một thông tin có thể có những kỳ vọng khác nhau, thậm chí

trái ngược. Vì mỗi người có cách lý giải khác nhau về ý nghĩa thông tin mà họ nhận

được nên kỳ vọng thị trường là sự tổng hợp số lượng các thành viên tham gia đầu tư trên

thị trường ngoại hối và cách họ tiếp nhận thông tin nên kỳ vọng thị trường này khiến tỷ

giá biến động hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên. Yếu tố tâm lý nhà đầu tư có ảnh hưởng

lớn đến hiệu quả của chính sách tỷ giá; là một yếu tố chủ yếu dựa vào sự phán đoán từ

Page 59: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

59

các thông tin thu thập dược từ các sự kiện, tình hình chính trị-kinh tế của các nước và

thế giới có liên quan.

2. Thực trạng về tác động của tâm lý nhà đầu tư đến hiệu quả của chính sách tỷ giá V

2.1. Thực trạng chính sách điều hành tỷ giá Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Tỷ giá kể từ năm 2011 tới nay là một trong những đối tượng trọng tâm trong định

hướng - chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) (gồm kiểm soát lạm phát,

ổn định tỷ giá...) nhằm xây dựng sự ổn định vĩ mô toàn diện.

Hình 1: Diễn biến tỷ giá và dollar-index từ 1/2011 đến 5/2015

Nguồn: BSC Research

Năm 2011 đánh dấu sự chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Thống đốc NHNN, đồng

thời ghi ấn thành công trong chính sách điều hành tỷ giá của NHNN, mở đầu cho thời

kỳ đi vào ổn định của thị trường ngoại hối. Quan sát biểu đồ, có thể thấy, sau khi NHNN

tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên tới 9,3% vào ngày 9/2/2011, mức tăng mạnh

nhất trong lịch sử của thị trường ngoại hối Việt Nam mở ra giai đoạn 2012-2014 ổn định

với 3 nền giá. Mỗi nền/chu kỳ tỷ giá được bắt đầu tại mức trần khi tỷ giá tự do có dấu

hiệu gia tăng mạnh và được điều chỉnh trong kỳ trước, sau đó đi vào ổn định và dao

động xung quanh mức giá bình quân liên ngân hàng mới. Chúng ta thấy được các quãng

thời gian tồn tại của các nền giá khá ổn định trong từng thời kỳ và thu ngắn dần. Cụ thể,

nền giá 20.803+/-1% được duy trì từ cuối năm 2011 đến cuối tháng 6/2013 (hơn 18

tháng). Nền giá 21.036+/-1% kéo dài 12 tháng từ tháng 7/2013 đến cuối tháng 6/2014.

Nền giá 21.246+/-1% kéo dài hơn 6 tháng từ cuối tháng 6/2014 đến đầu năm 2015.

Trong 5 năm trở lại đây, NHNN điều hành tỷ giá nhất quán theo các thông điệp

từ đầu năm và bổ sung, phối hợp các công cụ điều tiết mang tính kỹ thuật như: siết biên

độ từ +/-3% xuống còn +/-1%; áp trần lãi suất huy động USD của NHTM từ 6% về 2%;

kết hối và xử lý một loạt các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp trên thị trường; điều chỉnh

đối tượng cho vay ngoại tệ; chống “vàng hóa” tổ chức chặt chẽ thị trường vàng, tính

minh bạch trên thị trường vàng được gia tăng và thất thu thuế cho ngân sách được giảm

thiểu

Page 60: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

60

Cần phải thừa nhận những nỗ lực trong điều hành tỷ giá từ 2011 đến 2015 đã góp phần

giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn khi tăng trưởng kinh tế tạo đáy, chỉ số giá

tiêu dùng CPI từ phi mã giảm về dưới 2%; tạo nền tảng vĩ mô cho quá trình tái cơ cấu

nền kinh tế và hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp trong nước được tiến hành.

2.2. Diễn biến tỷ giá và những tác động của yếu tố tâm lý nhà đầu tư giai đoạn 2011-

2015:

Ở Việt Nam, tỷ giá VND được lựa chọn neo vào đồng USD, bởi vậy tỷ giá bị tác

động nhiều bởi sức mạnh, tầm ảnh hưởng của đồng đô la Mĩ. Đặc biệt, USD có một vai

trò quan trọng trong phương tiện thanh toán, tích trữ của người dân đã từ lâu kể cả khi

đồng USB đã định hướng yếu đi từ năm 1999 để đẩy mạnh xuất khẩu hay khi có sự xuất

hiện của đồng EUR và giờ đây tầm ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ đã lớn hơn thì ở

Việt Nam, vị trí, vai trò của USD trong thanh toán, tích trữ ở dân cư vẫn không hề thay

đổi. Bởi vậy, trong điều hành tỷ giá của mình, cho dù đồng USD có giảm giá so với các

đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới thì NHNN luôn có động thái tăng tỷ giá

VND/USD, chỉ tăng không giảm (với lý do kì vọng, tâm lý vào đồng USD cũng như hỗ

trợ xuất khẩu). Vậy biểu hiện cụ thể cho tác động của yếu tố tâm lý đến những lần điều

chỉnh tỷ giá của NHNN là như thế nào? Phân tích diễn biến các chính sách điều hành tỷ

giá giai đoạn 5 năm trở lại đây để làm rõ vấn đề này.

Trước hết, ở năm 2011, tiêu điểm là cú sốc điều hành tỷ giá: NHNN tăng tỷ giá

bình quân liên ngân hàng lên tới 9,3% vào ngày 9/2/2011.

Hình 2: Biến động tỷ giá USD/VND đầu năm 2011

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Để lí giải cho đợt điều chỉnh tỷ giá này nên nhìn nhận từ bối cảnh kinh tế vĩ mô

Việt Nam cuối năm 2010 đầu năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm 2010 lên đến

11,75%, xu hướng tăng vẫn tiếp tục trong tháng 1/2011 khi mà CPI ở mức 1,74%. Nhập

siêu năm 2010 là 12,4 tỉ USD và quý I/2011 là 3 tỉ USD, cán cân vãng lai thâm hụt

khoảng 10% so với GDP. Tình trạng nhập siêu này khiến cho nguồn dự trữ ngoại hối

Page 61: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

61

quốc gia bị sụt giảm, tăng nợ quốc gia và kéo theo đó là sức ép giảm giá đồng nội tệ.

Thêm nữa, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại thời điểm này tăng cao

(16-20%), các ngân hàng thương mại đua nhau vượt trần lãi suất bằng nhiều hình thức

làm cho VND tăng giá so với USD. Bên cạnh đó, sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu

khiến cho tâm lý găm giữ USD và vàng tăng lên ở khu vực dân cư. Đó là những cơ sở

hình thành nên kỳ vọng về việc giảm giá đồng tiền nội tệ và việc điều chỉnh tăng tỷ giá

đã giải thoát cho tâm lý đó.

Tháng 8/ 2011, ông Nguyên Văn Bình lên vị trí Thống đốc NHNN thay thế người

tiền nhiệm Nguyễn Văn Giàu, việc lựa chọn chính sách tỷ giá phù hợp để vừa kiềm chế

những áp lực biến động tỷ giá vừa gây dựng niềm tin của người dân vào giá trị đồng nội

tệ trở thành thách thức đối với nhà điều hành mới. Trước tình thế đó, thống đốc Nguyễn

Văn Bình đưa ra mục tiêu tỷ giá hàng năm (công bố biên độ dự kiến tăng tỷ giá) ngay từ

đầu năm để nhanh chóng ổn định được tỷ giá và cung - cầu ngoại tệ, định hướng thị

trường và giúp các doanh nghiệp có phương hướng, kế hoạch sản xuất phù hợp.

Bang 1: Biên độ điều chỉnh tỷ giá theo cam kết của NHNN và

thực tế điều chỉnh giai đoạn 2011-2015

Đơn vị:%

Năm Cuối 2011 2012 2013 2014 Đến T9/2015

Biên độ điều

chỉnh tỷ giá

cam kết

1% 2-3% 2-3% 2%

1% (đầu năm)

2% (12/8)

3% (19/8)

Biên độ điều

chỉnh tỷ giá

thực tế

1% 0% 1% 1% 2%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và báo điện tử cafef

Đây là lần đầu tiên nhà điều hành đưa ra những cam kết cụ thể trước về tỷ giá, lãi

suất, các chính sách quan trọng mà NHNN sẽ thực hiện trong năm. Cách điều hành này

cơ bản đã tạo được thông tin định hướng rõ ràng, hạn chế bớt những nhiễu động đồn

đoán, gây dựng niềm tin và thiết lập được trật tự cho thị trường. Tuy nhiên, để thực hiện

những cam kết đã đặt ra trước về vấn đề tỷ giá trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có

nhiều thay đổi, biến động khó lường, NHNN phải nhận rất nhiều áp lực, khó khăn, cả sự

đánh đổi nhất định giữa các mục tiêu và giá trị khác.

Lần lượt qua các năm 2012-2015, Thống đốc Nguyên Văn Bình đều đặn đưa ra

các tuyên bố trước về tỷ giá, lãi suất, hoặc các chính sách quan trọng mà NHNN sẽ thực

Page 62: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

62

hiện. Việc giữ ổn định tỷ giá trong thời gian dài là thành công của NHNN trong điều

hành chính sách. Tính từ quý IV/2011, tỷ giá dần đi vào ổn định. Hằng năm, tỷ giá đều

được kiểm soát trong biên độ đề ra. Cụ thể, như trong bảng 1, cuối năm 2011, tỉ giá chỉ

điều chỉnh 1% đúng theo cam kết của thống đốc NHNN. Sang đến năm 2012 và 2013,

NHNN định hướng mức điều chỉnh tỷ giá không quá 2-3% nhưng trên thực tế, năm

2012 không cần phải điều chỉnh, năm 2013 chỉ điều chỉnh tăng 1%, năm 2014 điều

chỉnh 1% trong khi biên độ định hướng không quá 2%. Như vậy, NHNN đã điều hành

ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, đảm bảo giá trị đồng Việt Nam trong một khoảng

thời gian dài.

Năm 2015, nhiệm vụ điều hành quản lí để ổn định tỷ giá vẫn được ngành ngân

hàng đặc biệt coi trọng. Nhưng trước những diên biến phức tạp của thị trường quốc tế,

NHNN đã có đến 3 lần điều chỉnh tăng tỷ giá đồng USD/VND, biên độ nới thêm 2 lần,

phá vỡ cam kết được đưa ra về điều chỉnh tỷ giá đầu năm 2015.

Sau hơn 6 tháng duy trì ổn định (từ 19/6/2014), từ ngày 7/1/2015, tỷ giá trên tăng

1%, từ mức 21.246 VND/USD lên 21.458 VND/USD. Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ

giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần tại các NHTM là 21.673 VND/USD, tỷ giá sàn

là 21.243 VND/USD. Động thái này được cho là phù hợp, bởi: Tỷ giá USD/VND đã

được giao dịch gần mức trần cho phép xuyên suốt tháng 12/2014, do đồng USD mạnh

hơn rất nhiều trong những tháng trước đó. Việc giảm thêm 1% giá trị tiền đồng so với

USD phù hợp với xu thế, không những vậy, mức giảm này còn cho thấy đồng VND vẫn

tốt hơn so với đa số các tiền tệ khác của châu Á kể từ bắt đầu quý IV/2014. Đây là biện

pháp điều chỉnh mà nhiều nước muốn làm nhưng không còn dư địa, trong khi Việt Nam

tuy dư địa còn ít nhưng vẫn rất quan trọng. Trong nước, dự báo cán cân vãng lai 2015

của Việt Nam thâm hụt nhiều so với 2014. Trong khoảng thời gian này, mặc dù không

có sự suy giảm các yếu tố cơ bản nào khiến NHNN phải giảm giá VND: cán cân thương

mại thặng dư đạt 2 tỷ USD trong năm 2014; dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

vẫn còn mạnh, vốn FDI đăng ký đạt mức 2,3 tỷ USD trong tháng 12 (cả năm 2014 đạt

15,6 tỷ USD); thêm vào đó, lạm phát tiếp tục thấp, đẩy lãi suất thực về ngưỡng dương

góp phần hỗ trợ giảm bớt một số áp lực đối với nhu cầu về USD; thanh khoản tiền đồng

không quá khó khăn; và NHNN đã có thể sử dụng một lượng dự trữ ngoại hối trong thời

gian vừa qua để cung cấp tiền USD ra thị trường,… nhưng NHNN vẫn điều chỉnh tăng

tỷ giá. Điều này thể hiện tính dẫn dắt thị trường của NHNN. NHNN sẽ có thể thực hiện

đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ

trên mặt bằng giá mới, từ đó giúp chính sách ngoại hối cũng trở nên linh hoạt hơn trong

khả năng của NHNN để quản lý thị trường trong các thời điểm có nhu cầu USD cao,

nhằm đảm bảo không có một cú tăng đột biến về tỷ giá USD/VND trong những tháng

sắp tới. Việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN đã trực tiếp tác động tốt lên hoạt động xuất

Page 63: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

63

khẩu, giải ngân các nguồn vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp cũng loại bỏ tâm lý kỳ

vọng điều chỉnh tỷ giá để có các kế hoạch kinh doanh phù hợp. Mặc dù thời điểm điều

chỉnh tỷ giá có khác với những năm trước nhưng nguyên nhân điều chỉnh khá tương

đồng với các năm trước, nhất quán với mục tiêu chính sách điều hành tỷ giá của NHNN

trong năm vừa qua. Với mức tỷ giá mới, rõ ràng là một tín hiệu tốt hỗ trợ xuất khẩu,

gián tiếp làm tăng nguồn cung ngoại tệ. Mức tỷ giá mới tại mùa cao điểm kiều hối cũng

sẽ kích thích luồng kiều hối chuyển về nước. Việc điều chỉnh này cũng góp phần tăng

giải ngân cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.

Từ tháng 3/2015, trước diễn biến của đồng USD tăng trên thị trường thế giới, thị

trường phản ứng khá mạnh theo xu hướng đi lên theo hướng của đồng USD trên thị

trường thế giới. Có nhiều ý kiến phân tích, nhận định nhưng cũng có những luồng ý kiến

khác nhau. Có luồng ý kiến cho rằng cần nới biên độ điều chỉnh tỷ giá cho năm 2015 để

khuyến khích xuất khẩu; nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nhất thiết phải nới rộng

biên độ điều chỉnh. Tuy nhiên, với thực tế thị trường tiền tệ quốc tế biến động hàng

ngày, thì việc theo dõi sát diễn biến của thị trường là việc cần thiết trước khi quyết định

chính sách. Và đáp ứng cho những kì vọng đó, ngày 7/5/2015, NHNN điều chỉnh tăng

thêm 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Quyết định điều chỉnh tăng vào thời gian

đồng USD quay đầu giảm giá sau khi FED công bố thông tin về phiên họp ngày 18/3 và

ngày 27/4/2015 về vấn đề tăng lãi suất đồng USD giúp dẫn dắt thị trường, giúp các

doanh nghiệp yên tâm khi điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình đến cuối năm 2015.

Ngày 11-12-13/08/2015, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) liên tục hạ

giá đồng nội tệ với các mức tương ứng 1,9%; 1,62%; 1,1%. Như vậy chỉ trong vòng 3

ngày, Bắc Kinh đã đưa đồng nội tệ của nước này giảm giá tới 4,62%. Kéo theo đó là

những tác động đến nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam. Sau động thái điều chỉnh tỷ giá

của Trung Quốc, các đồng tiền của Australia, Hàn Quốc và Singapore giảm ít nhất 1%.

Đồng nhân dân tệ cũng giảm 1,6% trên thị trường Hồng Kông. Ở Việt Nam, sau khi

đồng nhân dân tệ phá giá đến 4,62%, nỗi lo về nhập siêu gia tăng khi mà giá cả hàng hóa

Trung Quốc sẽ trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng nội địa, việc xuất khẩu sang thị

trường Trung Quốc cũng trở nên bất lợi vì vấn đề tỷ giá. Bởi vậy nên điều tất yếu là kì

vọng của thị trường về việc VND tiếp tục bị phá giá gia tăng, gây sức ép khiến NHNN

phải điều chỉnh tỷ giá cũng như nới biên độ điều chỉnh. Ngày 12/8/2015, NHNN đã điều

chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-2%. Diễn biến thị trường trong nước,

quốc tế và ngay tại Trung Quốc những ngày sau đó cho thấy đây là một giải pháp kịp

thời, phù hợp với tình hình thực tế và được dư luận đánh giá tích cực. “Trung Quốc là

đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, do đó, việc Trung Quốc phá giá đồng nội tệ,

nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ gây sức ép lên tiền đồng và tỷ giá. NHNN nới biên độ là

động thái tương đối hợp lý trước áp lực đang gia tăng nhằm đảm bảo phần nào năng lực

Page 64: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

64

cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam, tác động tích cực hơn tới kinh tế”, TS Võ Trí Thành

nói. Theo vị chuyên gia này, nới biên độ tỷ giá sẽ tạo điều kiện linh hoạt hơn cho thị

trường nhưng quan trọng hơn, đây còn là bước đệm cần thiết để thời gian tới tỷ giá phải

được điều hành linh hoạt hơn. Tuy nhiên, ông Thành cũng cho rằng, áp lực tăng tỷ giá

vẫn còn trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi khó khăn, nhiều nước theo đuổi

chính sách nới lỏng tiền tệ và làm yếu đồng tiền nội địa. Bên cạnh đó, khả năng Mỹ điều

chỉnh tăng lãi suất đồng USD cũng làm gia tăng áp lực tăng tỷ giá của cơ quan điều

hành.

Nhằm tiếp tục chủ động dẫn dắt thị trường, đón đầu các tác động bất lợi của khả

năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất trong thời gian tới, NHNN điều

chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ từ mức 21.673

VND/USD lên 21.890 VND/USD áp dụng cho ngày 19/8/2015, đồng thời ban hành

Quyết định số 1636/QĐ-NHNN ngày 18/8/2015 quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng

Việt Nam với các ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép, theo đó, biên độ tỷ giá

giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ được điều chỉnh tăng từ +/-2% lên +/-3%.

Như vậy, với việc điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng và với

biên độ +/-3% sau hai lần điều chỉnh vừa qua, tỷ giá đồng Việt Nam có dư địa đủ lớn để

linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế và trong nước không chỉ từ

nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu năm 2016, tạo sự ổn định vững chắc cho thị

trường ngoại tệ và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. NHNN sẽ thực

hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ khi cần

thiết để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên độ cho phép.

3. Giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả chính sách tỷ giá của Việt Nam trước

tác động của tâm lý nhà đầu tư

3.1. Giải pháp

Theo kết quả của một nghiên cứu, các quyết định điều hành trong công cụ chính

sách tiền tệ sẽ đươc dẫn truyền và tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô, các thị trường

với tốc độ và cường độ khác nhau. Trong đó có các kênh truyền dẫn lần lượt là: kênh tín

dụng, kênh lãi suất, kênh giá tài sản và kênh tỷ giá.

Bốn kênh truyền dẫn đều tác động đến tổng cầu, sản lượng và cuối cùng giúp tạo

ra thông số của sự ổn định tài chính. Riêng kênh tỷ giá có sự tác động đến hai biến số:

(i) tổng cầu, sản lượng; (ii) giá nhập khẩu. Và hai biến số này đều gây áp lực đến lạm

phát trong nước- một trong những yếu tố quan trọng đo lường sự ổn dịnh kinh tế vĩ mô.

Vậy, tỷ giá VND/USD cần phải làm gi?

Nhóm viết bài xin đưa ra một số biện pháp đã được nghiên cứu và chứng minh

tính hiệu quả: Thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng bằng cơ chế

điều hành tỷ giá trung tâm; duy trì biên độ tỷ giá tương đối ổn định; phối hợp hiệu quả

Page 65: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

65

giữa điều hành chính sách tỷ giá và điều hành chính sách tiền tệ; sử dụng hiệu quả dự trữ

ngoại hối để can thiệp ổn định thị trường ngoại hối; hoàn thiện khung pháp lí quản lý và

phát triển thí trúờng ngoại hối; xây dựng cơ chế quản lý dòng vốn đầu tư núớc ngoài và

nợ nước ngoài; hoàn thiện hệ thống số liệu nắm bắt cung cầu ngoại tệ cuả nền kinh tế.

Bên cạnh những biện pháp trên, nhóm viết bài xin đưaa ra và phân tích biện pháp

liên quan đến yếu tố tâm lí:

Một trong những hạn chế của thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay là việc một

bộ phận lớn người dân và doanh nghiệp do thiếu thông tin và hiểu biết về chính sách

điều hành tỷ giá cuả nhà núớc nên đã hành động tự phát, tham gia vào các giao dịch bẳt

hợp pháp trên thị trường tự do. Thực trạng này gây ảnh gưởng không nhỏ tới việc thực

hiện các chính sách của nhà nước và dẫ tới những hạn chế của thị trường ngoại tệ Việt

Nam.

Do đó, NHNN cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân và doanh

nghiệp cũng như các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hiểu rõ phương hướng,

mục tiêu và các biện pháp điều hành thị trường của NHNN, từ đó khuyến khích và định

hướng thành viên tham gia thị trường có các hành vi lành mạnh, tích cực, gây dựng lòng

tin vào chính sách cho người dân và thị trường, hạn chế tác động xấu do yếu tố tâm lý.

3.2. Khuyến nghị

Trong thời gian tới,cần tiếp tục xu hướng điều hành linh hoạt tỷ giá theo các tín

hiệu và nguyên tắc thị trường. Trong đó, lưu ý rằng, thực tế cho thấy cần tránh kì vọng

đầu cơ gắn với xu hướng chỉ có điều chỉnh tăng một chiều tỷ giá và tăng với giá sốc,

biên độ hẹp sau khi neo cố định tỉ giá kéo dài. Nói cách khác, việc điều chỉnh tỷ giá cần

phải có lúc lên, lúc xuống (chứ không chỉ một chiều lên), thời gian ngắn và nhanh hơn,

với mức điều chỉnh thấp hơn và biên độ giao dịch có thể rộng hơn… Có như vậy mới

giảm bớt các cú sốc tỉ giá và những hệ lụy không mong muốn của việc điều chỉnh tỷ

giá. Dưới đây là một số gợi ý trong việc điều hành chính sách tỷ giá:

Một là, không thể máy móc sao chép các mô hình kinh tế các nước khác trong

khi điều kiện mỗi nước hoàn toàn khác nhau.

Hai là, việc quyết định điều chỉnh tăng hay giảm giá tiền đồng so sánh với một

ngoại tệ nào đó, ở đây là USD – một ngoại tệ truyền thống mạnh nhất trên thế giới, phải

nhìn vào cấu trúc hiện tại của nền kinh tế đất nước.

Ba là, Nhà nước nên có một lộ trình rõ ràng giúp đồng tiền Việt Nam có khả

năng chuyển đổi tự do với các đồng tiền phổ biến khác trên thế giới.

Tài liệu tham khảo:

Page 66: Nội san Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM

66

Tài liệu tham khao:

1. Báo cáo sức ép tỷ giá tháng 8/2015 – BSC

2. Điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam: Những thách thức và yêu cầu, TS. Tô Ánh

Dương, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lân KHXN Việt Nam

3. NHNN nới biên độ tỷ giá: Phù hợp và đúng thời điểm, Phương Dung, Dân trí, Ngày

12/08/2015

4. Các giải pháp điều hành tỷ giá, quản lí ngoại hối và kinh doanh vàng, Vụ trưởng Vụ

Quản lý ngoại hối Nguyễn Quang Huy

5. Tỷ giá và niềm tin, Hà Thành, Báo Đầu tư, Ngày 22/02/2015

6. Đánh giá chính sách điều hành tỷ giá tại Việt Nam, Trung tâm thông tin và dự báo

kinh tế-xã hội quốc gia, Tạp chí Tài chính, Ngày 06/05/2015

7. Các website NHNN (sbv.gov.vn); VnEconomy (vneconomy.vn); CafeF (cafef.vn);

taichitaichinh.vn; wikipedia.org; Tổng cụ thống kê gso.gov.vn

[Street Address] [City], [State][Postal Code]

[Web Address]