8
Đông 2018 NSM IV2018 # 1 Nếp Sống Mới Tờ báo dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng linh cho người cao niên 10006 Logan Falls Ct Jacksonville, FL 32222-1898 Số Đông 2018 Chƣơng Cuối Cuộc Đời Trong kỳ họp trƣớc, các vị cao niên trên dƣới 70, đã “nợ mòn con lớn”, đồng ý là mình đang ở vào chƣơng cuối cuộc đời. Mỗi ngƣời tùy nhân sinh quan mà có những cách ứng xử khác nhau, nhƣng tựu trung đồng ý 7 điểm sau đây để dời trang chót đời mình xa hơn: 1. Thanh thn, Thƣ thái, Thung dung: đã bao nhiêu năm làm việc vt v, bây gingƣời cao niên có quyền đƣợc nghngơi, đƣợc hƣởng hƣu nhàn. 2. Thdc: sc khe cn phải đƣợc chăm sóc bằng dinh dƣỡng và vận động 3. Tránh tc bc: cơn thịnh ncó thlàm huyết áp tăng vọt, đƣa đến đột quddàng. 4. Tiết độ, trung dung trong nhiu khía cnh. Nhn nhn với ngƣời thân, nht là với ngƣời phi ngu. Vhay chng là ngƣời sng vi mình lâu dài nht, nên tránh gây gổ, tranh hơn thua trong lời ăn tiếng nói. 5. Tóm gn: khi viết mt cun sách, vào chƣơng chót, tác giả thƣờng tóm gn câu chuyện, để giải đáp một bí ẩn hay để lƣu li mt bài học cho ngƣời đọc. Không tác ginào li to ra mt tình hung éo le, gay cn lúc này. Nên vào tui này, chc ít ai mun to thêm n, kiếm thêm tin, chy theo danh vng, quyn li. 6. Tt: tt cmọi hành động, li nói nên chm rãi, ttvì ngƣời già ăn nhanh dễ nghn, ung nhanh dsc, nói nhanh dvấp, đi nhanh dễ té… 7. Ttừ: ai cũng biết cui cùng của đời mình là cái chết. Dù ngang dc, tung hoành cách mấy, cũng nhƣ tới lui trong bát quái trận đồ, để rồi sau cùng cũng ra bng ca T. Nhiều ngƣời đã tttrong đêm, nhiều ngƣời đã chết không kp tri. Tùy nim tin tôn giáo ca mình, mỗi ngƣời cn suy gm, tìm hiu và dn mình. Chúng ta đọc chuyn những ngƣời vô thn chết trong shãi, chkhông đƣợc an nghhay yên gic ngàn thu nhƣ ngƣời sng chúc tng. Ngƣợc lại, ngƣời có nim tin, biết chc nơi mình đến sai đó, rất thân, rt mến đón chờ (Luca 15:20). Bài sau đây có tựa là “Nửa Đời Về Saudo Tuệ Tâm dịch từ Sound of Hope. Nếu chúng ta thay Nửa Đời về Sau bằng “Vào Chƣơng Chót Cuộc Đời” thì cũng thích hợp: Vào chƣơng chót cuộc đời, hãy học đƣợc cách trầm tĩnh: Có đôi khi bị ngƣời khác hiểu lầm, đừng tranh luận. Trong cuộc sống, có rất nhiều chuyện đúng sai khó có thể nói rõ ràng, thậm chí căn bản là không có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai.. …, hãy trở nên bình thản: Con ngƣời đến độ tuổi nào đó, tự nhiên không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái bình thản giúp cho cơ thể khỏe mạnh, kéo dài

Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Dong.pdf · Hãy nhớ nhé ngày cuối cùng sắp đến Tôi cười với Chúa tôi nụcười trẽnhõ ó ivớ C húarằ ngN àl

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Đông 2018 NSM IV– 2018 # 1

Nếp Sống Mới Tờ báo dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng linh cho người cao niên

10006 Logan Falls Ct

Jacksonville, FL 32222-1898

Số Đông 2018

Chƣơng Cuối Cuộc Đời

Trong kỳ họp trƣớc, các vị cao niên trên dƣới

70, đã “nợ mòn con lớn”, đồng ý là mình đang ở

vào chƣơng cuối cuộc đời. Mỗi ngƣời tùy nhân

sinh quan mà có những cách ứng xử khác nhau,

nhƣng tựu trung đồng ý 7 điểm sau đây để dời

trang chót đời mình xa hơn:

1. Thanh thản, Thƣ thái, Thung dung: đã

bao nhiêu năm làm việc vất vả, bây giờ

ngƣời cao niên có quyền đƣợc nghỉ ngơi,

đƣợc hƣởng hƣu nhàn.

2. Thể dục: sức khỏe cần phải đƣợc chăm

sóc bằng dinh dƣỡng và vận động

3. Tránh tức bực: cơn thịnh nộ có thể làm

huyết áp tăng vọt, đƣa đến đột quỵ dễ

dàng.

4. Tiết độ, trung dung trong nhiều khía

cạnh. Nhẫn nhịn với ngƣời thân, nhất là

với ngƣời phối ngẫu. Vợ hay chồng là

ngƣời sống với mình lâu dài nhất, nên

tránh gây gổ, tranh hơn thua trong lời ăn

tiếng nói.

5. Tóm gọn: khi viết một cuốn sách, vào

chƣơng chót, tác giả thƣờng tóm gọn câu

chuyện, để giải đáp một bí ẩn hay để lƣu

lại một bài học cho ngƣời đọc. Không

tác giả nào lại tạo ra một tình huống éo

le, gay cấn lúc này. Nên vào tuổi này,

chắc ít ai muốn tạo thêm nợ, kiếm thêm

tiền, chạy theo danh vọng, quyền lợi.

6. Từ từ : tất cả mọi hành động, lời nói nên

chậm rãi, từ từ vì ngƣời già ăn nhanh dễ

nghẹn, uống nhanh dễ sặc, nói nhanh dễ

vấp, đi nhanh dễ té…

7. Tạ từ: ai cũng biết cuối cùng của đời

mình là cái chết. Dù ngang dọc, tung

hoành cách mấy, cũng nhƣ tới lui trong

bát quái trận đồ, để rồi sau cùng cũng ra

bằng cửa Tử. Nhiều ngƣời đã “tạ từ

trong đêm”, nhiều ngƣời đã chết không

kịp trối. Tùy niềm tin tôn giáo của

mình, mỗi ngƣời cần suy gẫm, tìm hiểu

và dọn mình. Chúng ta đọc chuyện

những ngƣời vô thần chết trong sợ hãi,

chớ không đƣợc an nghỉ hay yên giấc

ngàn thu nhƣ ngƣời sống chúc tụng.

Ngƣợc lại, ngƣời có niềm tin, biết chắc

nơi mình đến sẽ có ai đó, rất thân, rất

mến đón chờ (Luca 15:20).

Bài sau đây có tựa là “Nửa Đời Về Sau” do

Tuệ Tâm dịch từ Sound of Hope. Nếu chúng ta

thay Nửa Đời về Sau bằng “Vào Chƣơng Chót

Cuộc Đời” thì cũng thích hợp:

Vào chƣơng chót cuộc đời, hãy học đƣợc

cách trầm tĩnh:

Có đôi khi bị ngƣời khác hiểu lầm, đừng tranh

luận. Trong cuộc sống, có rất nhiều chuyện

đúng sai khó có thể nói rõ ràng, thậm chí căn

bản là không có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn

sai..

…, hãy trở nên bình thản:

Con ngƣời đến độ tuổi nào đó, tự nhiên không

còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái

bình thản giúp cho cơ thể khỏe mạnh, kéo dài

Đông 2018 NSM IV– 2018 # 2

tuổi thọ. Mặc kệ là đời sống vật chất dƣ dả hay

bần cùng, chỉ cần nội tâm bình thản, chính là

sống một cuộc đời hạnh phúc.

…, hãy học cách cúi mình:

Bạn bất đồng ý kiến với với con cái, nói chuyện

mâu thuẫn với bạn bè, những điều này cũng

không sao cả. Lúc này bạn cũng có thể về lau

nhà... Trong lúc lao động, bạn sẽ nhận ra tâm

trạng và suy nghĩ của mình dần lắng xuống.

…, hãy đừng cảm thấy hối hận:

Cuộc đời là một con đƣờng dài với vô số ngã rẽ,

và ta luôn phải lựa chọn không ngừng.. Không

có cơ hội nào lặp lại, lựa chọn rồi thì đừng hối

hận, cũng đừng nói câu muốn làm lại từ đầu .

…, hãy tiếp tục học tập:

Đọc sách xem báo, hội họa, ca hát, nghe

nhạc...đều có thể đem đến cho cuộc sống niềm

vui, khiến cho tâm tình khoan khoái dễ chịu.

…, hãy giữ gìn sự đơn thuần:

Suy nghĩ quá nhiều làm cuộc sống thêm phức

tạp, “đơn thuần” thật ra chính là một ân huệ mà

trời cao ban cho chúng ta. Cảm nhận mùi

thơm của đồ ăn, nhận ra niềm vui của vận động,

cùng bạn bè nói chuyện không đâu...

…, hãy thỉnh thoảng buông thả bản than:

Mỗi ngày ăn trái cây rau quả, thực phẩm lành

mạnh, có phải là có lúc cũng thèm thịt cá? Vậy

thì cứ ăn đi! Cuộc đời không nên gò ép bản

thân mình quá, ngẫu nhiên phóng túng thì càng

bình dị, gần gũi.

…, hãy ăn mặc đẹp:

Yêu cái đẹp nên là điều mà chúng ta theo đuổi

cả đời, tuyệt đối đừng vì suy nghĩ mình lớn tuổi

mà không muốn trƣng diện nữa.. Hãy nhân lúc

lƣng còn thẳng, chân còn khỏe, hãy mặc thật

xinh đẹp...

…, đôi lúc hãy ngờ nghệch một chút:

Có những chuyện, cần hờ hững thì hờ hững,

điều gì không làm rõ đƣợc thì không cần làm rõ,

ngƣời nào cần lƣớt qua thì cứ lƣớt qua. Nếu

nhƣ chỉ biết nhớ không biết quên, chỉ biết tính

toán mà không biết cho qua, chỉ biết khôn khéo

mà lại không biết vụng về… sẽ chỉ làm cuộc

sống của chúng ta luôn nặng nề, phiền não.

…, hãy thƣờng xuyên chúc phúc cho ngƣời

khác:

Chúng ta đối đãi với ngƣời khác thế nào, họ

cũng sẽ đối đãi với ta nhƣ vậy. Cho nên, hãy

thƣờng xuyên khen ngợi bạn bè, con

cháu của mình, thậm chí cả ngƣời xa lạ cũng

đừng tiếc một lời chúc phúc! Khi bạn làm cho

ngƣời khác vui vẻ, bạn sẽ nhận ra rằng mình còn

đƣợc nhân lên niềm vui...

Tuổi trẻ & Tuổi già

1. Esai 46:4

2. 2 Tim 4:6-8

3. Công Vụ 20:24

Tuổi xuân rồi cũng trôi qua

Hè đi, thu đến, đời ta chóng tàn

Bao nhiêu công của trần gian,

Dã tràng xe cát, lỡ làng hư không

Hỡi người lớp tuổi thu đông

Bình tâm, dưỡng trí cho lòng thảnh thơi

Tâm hồn có Chúa ngự rồi

Lo buồn tan biến, nguồn vui trở về

Lo chi sự chết gần kề

Bàn tay Thượng Đế vỗ về hồn linh

Ban tay ấn chứng dấu đinh

Mão triều gai ấy chứng minh ngôi Trời

Thuyền hồn neo cạnh Chúa rồi

Tuổi sầu đông cũng như thời thanh xuân

Vì lòng thư thái vui mừng

Vì Jesus bước đi cùng bên ta

Ngài đang chờ đợi xót xa

Hãy mau người trẻ, kẻ già tiến lên

Cho thuyền hồn khỏi lênh đênh

Bão bùng sóng gió mông mênh biển đời

Khi lòng có Chúa ngự rồi

Thì thu đông cũng một thời thỏa vui

Nhìn Jesus mỉm miệng cười

Tiếng kèn thiên sứ, bao người đồng ca.

Thái Trịnh

Đông 2018 NSM IV– 2018 # 3

Đơn Côi

“Ta không để cho các ngƣơi mồ côi đâu, ta sẽ đến

cùng các ngƣơi.” -Giăng 14:18

“Vì hễ ai tìm đƣợc ta, thì gặp sự sống và sẽ đƣợc ơn

của Đức Giê-hô-va.” - Châm ngôn 8:35

Kìa lời Chúa hứa cho ta,

Ngài luôn chăm sóc gần xa mọi người,

Cho ai tin Đức Chúa Trời,

Hết lòng tin cậy những Lời Chúa ban!

Có Ngài ta có bình an,

Tràn đầy sự sống, hân hoan vui mừng,

Phước ơn đổ xuống không ngừng,

Cuộc đời vui thỏa chưa từng biết qua!

Hễ ai tìm gặp được Cha,

Thì lòng được sống nơi Nhà thượng thiên!

Linh hồn sẽ mãi bình yên,

Thánh linh dẫn dắt, chẳng quên bao giờ!

Chúa là Đấng đáng tôn thờ,

Ta không còn phải bơ-vơ lạc loài,

Vì Ngài ở cạnh mãi hoài,

Đời ta có Chúa tháng ngày ủi-an!

Nếu ai còn những lo toan,

Hãy tìm đến Chúa nghỉ an trong Ngài,

Để cho Chúa nắm lấy tay,

Dìu ta qua những chuỗii ngày đơn côi!

Tiểu Minh Ngọc

NHƢNG NU CƢƠI

Tôi cươi vơi tôi môt nu cươi chân thât

Nói với tôi răng hãy cố bình yên

Môi phút qua là môt lần vinh biệt

Môt phân đơi tôi đa đi qua

Tôi cươi vơi trăng sao nu cươi rang rơ

Nói với chúng răng hãy cứ bình yên

Môt ngay kia nêu vât đôi sao dơi

Hãy nhớ nhe Đấng tạo ngươi tể tri

Tôi cươi vơi thê gian nu cươi thương cam

Nói với họ răng không có bình yên

Môi ngay qua tin dư đên cang nhiêu

Hãy nhớ nhe ngày cuối cùng sắp đến

Tôi cươi vơi Chua tôi nu cươi tre nho

Nói với Chúa răng Ngài là Chúa Bình yên

Xin phu con sư binh yên cua Chua

Giưa nhưng song gao con vân đươc binh yên.

TT-Thái An (8/6/2018)

Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi, hãy

lắng nghe những lời chân thực nhất

Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi. Chỉ là hiện tại

sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc vẫn còn minh mẫn

nên ta cảm thấy mình hãy còn trẻ trung mà thôi.

Nhƣng tới khi thực sự già đi rồi, bạn biết trông

mong vào ai đây?

Nếu bạn có một tổ ấm, thì khi còn chƣa nhắm

mắt xuôi tay nhất định không đƣợc vứt bỏ nó.

Nếu bạn có một ngƣời bạn đời, hãy bầu bạn và

biết trân quý nhau. Nếu bạn có một sức khỏe tốt,

hãy bảo trọng lấy mình.

Hãy thử ngẫm xem khi mình già đi, bạn nên làm

gì trong chặng đƣờng đời sau cùng ấy.

Giai đoạn 60 – 70 tuổi: Hãy tự biết thu xếp

Sau khi nghỉ hƣu, từ 60 – 70 tuổi, sức khỏe của

bạn vẫn còn khá tốt. Nếu có điều kiện, bạn thích

ăn thứ gì thì hãy cứ nếm thử một chút, thích

mặc thứ gì thì cứ mua về vài bộ, thích chơi thứ

gì thì cứ thử xem sao (tất nhiên ngoại trừ những

thứ xấu).

Đừng quá hà khắc với bản thân bởi lẽ những

ngày tháng nhƣ vậy không còn nhiều. Bạn hãy

tranh thủ thời gian tận hƣởng chúng. Bạn cũng

cần học cách quán xuyến tiền bạc. Hãy giữ lại

cho mình một căn phòng để ở, sắp xếp cho mình

một con đƣờng lui lại về sau.

Con cái hiếu thuận là con cái ngoan. Nhƣng dẫu

sự nghiệp của con cái có khởi sắc thì tiền bạc

vẫn là của con cái. Bạn không từ chối việc

Đông 2018 NSM IV– 2018 # 4

chúng hỗ trợ kinh tế, cũng không từ chối chúng

hiếu kính với mình, nhƣng vẫn phải dựa vào

chính mình để tự thu xếp ổn thỏa cho phần đời

còn lại.

Giai đoạn 70 – 80 tuổi: Hãy giữ gìn sức khỏe

Sau tuổi 70, bạn vẫn có thể sống một cuộc đời

bình yên, không tai ƣơng hay bệnh tật. Đó là

khoảng thời gian bạn vẫn có thể tự chăm sóc

bản thân nên cũng chẳng có gì đáng lo ngại.

Nhƣng bạn nhất thiết phải biết rằng lúc này

mình thực sự đã già, sức khỏe và tinh thần dần

suy kiệt, phản ứng cũng ngày càng chậm hơn.

Khi ấy bạn: Ăn cơm phải nhai chậm để tránh bị

nghẹn. Đi đƣờng phải bƣớc chậm để tránh bị

ngã. Không đƣợc thể hiện bản thân mình nữa,

phải biết tự lƣợng sức mình và chăm sóc bản

thân.

Hãy thôi lo bao đồng việc nọ việc kia. Quả thực

đây là tâm bệnh chung của những ngƣời già, có

ngƣời còn lo lắng cho cả con cháu 3 đời. Bạn đã

lo lắng cho ngƣời khác suốt cả cuộc đời rồi, giờ

là lúc bạn cần nghỉ ngơi, học cách buông tay và

thuận theo tự nhiên. Bạn chỉ cần chăm sóc cho

bản thân mình thôi!

Hãy làm mọi việc một cách thƣ thái. Không cần

quá câu nệ rằng mọi ngóc ngách trong nhà đều

phải tinh tƣơm, mọi chuyện đều phải hoàn hảo

mà hãy để tâm hơn tới sức khỏe. Hãy kéo dài

thêm thời gian tự chăm sóc mình, đừng nên làm

lụng quá sức để phải đổ bệnh rồi lại chờ ngƣời

khác đến chăm sóc mình.

Giai đoạn 80 – 90 tuổi: Chuẩn bị tinh thần

thật tốt

Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng

nếm trải nên chắc hẳn chặng đƣờng cuối cùng

trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức

khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu

cứu tới ngƣời khác.

Nhất định bạn phải chuẩn bị tâm lý trƣớc. Đa số

mọi ngƣời đều không tránh khỏi quan ải này.

Bạn cần học cách điều chỉnh tốt tâm trạng của

mình để có thể thích ứng nhanh nhất.

Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thƣờng tình trong

đời ngƣời, vậy hãy cứ thản nhiên mà đối mặt

với nó. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của

cuộc đời, không gì có thể khiến bạn sợ hãi cả.

Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mọi

chuyện rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi mà thôi.

Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích, bạn có thể

vào viện dƣỡng lão, hoặc thuê ngƣời giúp việc

chăm sóc ở nhà. Nhƣng có một nguyên tắc là

bạn không đƣợc dày vò con cái.

Bạn cũng đừng nên gây áp lực tâm lý, tạo thêm

nhiều gánh nặng khác cho những đứa con.

Những gì có thể tự mình làm đƣợc thì bạn hãy

cố gắng tự làm, đừng để con cái phải bận lòng.

Giai đoạn sau 90: Hãy dựa vào chính mình

Lúc này có thể đầu óc bạn vẫn còn minh mẫn

nhƣng bệnh tật lại bám riết lấy mình. Bạn đã

không thể tự chăm sóc bản thân đƣợc nữa. Khi

ấy bạn sẽ có đôi chút hụt hẫng, cảm thấy cuộc

sống thật bế tắc.

Nhƣng dù thế nào cũng vẫn phải dũng cảm đối

mặt với cái chết. Hãy cứ coi nhƣ đó là sự khởi

đầu một trang mới của kiếp ngƣời. Đây chỉ là

kết thúc của một hành trình cũ, cũng là bƣớc

khởi đầu của một hành trình mới mà thôi.

Chẳng phải một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu,

Đông vẫn luôn xoay vần nhƣ vậy hay sao? Cứ

thuận theo mệnh trời, không phải quá cƣỡng

cầu, mong đợi ngƣời nhà chạy đôn chạy đáo

khắp nơi tìm cách chạy chữa cho bạn, đừng để

ngƣời thân và bè bạn phải thêm nhọc lòng,

phiền muộn vì bạn.

“Già rồi biết trông mong vào ai đây?”. Câu trả

lời là: “Chính mình và vẫn là chính mình”.

****

Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ! Trƣớc khi bạn

già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt,

một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi,

những ngƣời bạn tốt, một không gian dành

riêng cho mình và một tín ngƣỡng chân chính

mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

Minh Nguyệt (Đại Kỷ Nguyên)

LTS: Có thể một vài ý kiến trong bài trên

không thích hợp với một vị nào đó. Xin quý

vị tùy nghi sử dụng.

Đông 2018 NSM IV– 2018 # 5

Học Cách “Tu Cái Miệng”

Nói chuyện là một nghệ thuật, dù là lời hay ý

đẹp cũng phải đắn đo. Nói điều không tốt khiến

đôi bên nghe xong đều mất hứng thì đƣơng

nhiên là không nên nói. Vậy những lời thế nào

là không tốt và không nên nói ra?

Không nói những lời chán nản, thối chí

Có ngƣời thích nói những lời chán nản làm

ngƣời khác nhụt chí. Thật ra cuộc sống rất cần

những lời cổ vũ khuyến khích, cho dù không có

ai khích lệ thì cũng phải tự khích lệ chính mình.

Bản thân không cổ vũ chí hƣớng của mình, trái

lại còn nói ra những lời thoái chí thì đƣơng

nhiên sẽ rơi vào vực sâu suy sụp.

Không nói những lời tức giận

Con ngƣời đang lúc tức giận thƣờng nói ra

những lời giận dữ, có lúc làm tổn thƣơng ngƣời

khác, có khi lại làm tổn thƣơng chính mình.

Ngƣời ta khi bị xúc phạm thì cần nhất là giữ

đƣợc tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn, vì

lời nói lúc nóng giận thƣờng rất khó nghe, vì

vậy nhất định đừng nên nói.

Không nói những lời oán trách

Khi không hài lòng, ngƣời ta thƣờng nói ra

những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận

bạn bè, thậm chí oán giận cả ngƣời nhà. Nếu

bạn thƣờng xuyên nói những lời oán trách,

ngƣời khác nghe đƣợc sau này sẽ mƣợn đó làm

đề tài để nói về bạn, gây ra bất hòa thị phi, khiến

bạn phải đối phó với ngƣời này, đối phó với

ngƣời kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình.

Không nói những lời tổn thƣơng

Có ngƣời lỗ mãng nói năng tùy tiện, không biết

tôn trọng ngƣời khác, thƣờng hay nói những lời

tổn thƣơng ngƣời khác, có lúc “hại ngƣời ích

ta”, nhƣng cũng có khi “hại ngƣời hại mình”.

Lời nói tổn thƣơng ngƣời khác có thể chỉ là nhất

thời, nhƣng nhân cách của mình đã bị ngƣời ta

xem thƣờng rồi đó, tổn thƣơng ấy là vĩnh viễn!

Không nói những lời khoe khoang

Có ngƣời khi nói chuyện thƣờng thích tuyên

truyền về bản thân, tự mình quảng cáo rùm

beng, tự mình thổi phồng chính mình, ngƣời

khác nghe xong nhất định không đồng tình. Cho

nên khoe khoang thực tế cũng chẳng đƣợc lợi

ích gì, trái lại còn làm mình bị tổn thƣơng. Con

ngƣời muốn vĩ đại thì phải làm những việc vĩ

đại, vĩ đại ấy là phải để ngƣời khác nói, không

thể tự nhận đƣợc đâu, bản thân mình khiêm tốn

là tốt hơn cả.

Không nói những lời dối trá

Nói dối tức là “thấy mà nói không thấy, không

thấy mà nói thấy, đúng mà nói là sai, sai mà nói

là đúng”, nói một cách đơn giản, đó là những lời

không thật.

Truyện ngụ ngôn “Sói đến rồi” từng nói về hậu

quả nghiêm trọng của việc nói dối.

Không nói những lời bí mật

Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến

công ty không đâu là không có, nghiệp vụ có bí

mật nghiệp vụ, quốc gia có bí mật quốc gia.

Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo

mật, nếu chẳng may tiết lộ bí mật quốc gia thì

bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen

giữ bí mật, không đƣợc tùy tiện phát ngôn.

Trƣớc khi nói ra những chuyện bí mật, bạn phải

nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra,

hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không

dám tùy tiện ăn nói lung tung.

Không nói những lời riêng tƣ

Mỗi ngƣời đều có những chuyện riêng tƣ, việc

riêng của mình đƣơng nhiên không muốn ngƣời

khác biết, việc riêng của ngƣời cũng không thể

mang ra nói lung tung. Cho dù bạn có nói ra hết

chuyện riêng của ngƣời khác mà họ không phản

kháng lại thì tính xấu của bạn cũng đã lộ ra rồi,

sau này bạn sẽ khó mà có đƣợc hậu phúc nữa.

Con ngƣời sống trong nhà không chỉ để che

mƣa che nắng mà còn vì an toàn, nhƣng chủ yếu

nhất là để đảm bảo sự riêng tƣ. Ngƣời ta mặc

quần áo một phần là để giữ ấm nhƣng quan

trọng là để che đậy thân thể của mình. Vì thế,

nếu muốn tôn trọng lẫn nhau thì không đƣợc tiết

lộ những việc riêng tƣ của ngƣời khác.

Ngoài những điều kể trên, đƣơng nhiên còn có

rất nhiều điều không nên nói và không nên làm,

thận trọng với những lời nói của mình cũng

Đông 2018 NSM IV– 2018 # 6

chính là đang “tu khẩu” (tu cái miệng của

mình), bằng không chính bạn đang hủy đi phúc

đức của mình đấy!

Khuyết Danh

(Bà Phƣơng Diệp chuyển)

ĐỌC SÁCH

Trên chuyến bay đến Thƣợng Hải, vào

giờ ngủ, khoang máy bay đã tắt đèn, tôi nhin

thấy những ngƣời còn thức chơi IPad hầu hết là

ngƣời châu Á, hơn nữa họ đều đang chơi game

hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay

quốc tế Frankfurt, tôi thấy phần lớn hành khách

ngƣời Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc,

còn đa số khách châu Á đi lại mua sắm hoặc

cƣời nói so sánh giá cả.

Nhiều ngƣời châu Á hiện nay dƣờng nhƣ không

thể kiên nhẫn ngồi yên đọc sách. Có lần tôi và

một ngƣời bạn Pháp cùng đợi xe ở trạm tàu hỏa,

ngƣời bạn này hỏi tôi: “Tại sao ngƣời châu Á

đều gọi điện thoại hoặc lƣớt internet chứ không

ai đọc sách thế nhỉ?”. Tôi nhìn quanh, quả thật

là nhƣ vậy. Mọi ngƣời đang nói chuyện điện

thoại, cúi đầu đọc tin nhắn, lƣớt mạng xã hội

hoặc chơi game. Họ bận nói chuyện ồn ào hoặc

tự tỏ ra bận rộn, điều duy nhất không có là cảm

giác thƣ thái tĩnh lặng. Họ luôn nôn nóng và dễ

cáu, dễ phàn nàn, khó chịu....

Theo truyền thông, trung bình mỗi ngƣời Trung

Quốc chỉ đọc 0,7 quyển sách/năm, Việt Nam 0.8

quyển, Ấn Độ 1.2 quyển, Hàn Quốc là 7 quyển.

Chỉ có Nhật Bản là có thể sánh với các nƣớc

phƣơng Tây với 40 quyển/năm, riêng ngƣời Nga

là 55 quyển. Năm 2015, 44,6% ngƣời Đức đọc ít

nhất một cuốn sách mỗi tuần. Con số tƣơng tự

ở các nƣớc Bắc Âu.

Ở các thành phố và thị trấn lớn nhỏ tại Trung

Quốc, loại hình giải trí phổ biến nhất phải kể

đến là quán mạt chƣợc, quán ăn uống và tiệm

internet. Bất kể trong tiệm net hay phòng vi tính

của nhà trƣờng, phần lớn sinh viên lƣớt mạng xã

hội, “chat” hoặc chơi game. Số học sinh tra cứu

tài liệu trên mạng rất ít ỏi. Còn các vị quản lý,

ví dụ doanh nghiệp, cả ngày bận rộn ứng phó

với các bản kiểm điểm, tiếp khách, ăn

uống…nên tôi hỏi thì họ nói chƣa đọc sách kể

từ lúc rời ghế nhà trƣờng.

Nguyên nhân không thích đọc sách, thống kê

cho thấy có 3 phƣơng diện chính:

- Một là trình độ văn hoá (không phải học vấn)

của ngƣời dân thấp. Tò mò chuyện ngƣời khác

nhiều nên luôn cập nhật mạng xã hội và nhu cầu

giao tiếp lớn, họ luôn nói nhiều khi gặp nhau, và

chat cả ngày không chán.

- Hai là từ nhỏ không đƣợc dƣỡng thành thói

quen tốt trong việc đọc sách. Do gia đình cha

mẹ không đọc sách. Nên nhớ, tính cách một đứa

trẻ hình thành chủ yếu từ gia đình.

- Ba là “giáo dục kiểu thi cử”, khiến cho trẻ nhỏ

không có thời gian và tinh lực để đọc các loại

sách bên ngoài. Hình thành thói quen học xong

có bằng cấp thì ngƣng đọc. Đọc nếu có, chỉ để

đi thi.

Trên thế giới có hai quốc gia thích đọc sách nhất

là Israel và Hungary. Ở Israel, trung bình mỗi

năm ngƣời dân đọc 64 quyển. Ngay từ khi trẻ

nhỏ bắt đầu biết nhận thức, hầu nhƣ mỗi bà mẹ

đều nghiêm túc dạy bảo con: “Sách là nơi cất

giữ trí tuệ, còn quý hơn tiền bạc, châu báu, và trí

tuệ là thứ mà không ai có thể cƣớp đi đƣợc.

Làm gì thì làm, con phải đọc sách mới đi ngủ".

Ngƣời Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới

không có ngƣời mù chữ, ngay cả ngƣời ăn xin

cũng luôn có quyển sách bên cạnh. Trong mắt

họ, đọc sách báo là một phẩm chất tốt để đánh

giá con ngƣời.

Trong ngày Sabbath (ngày lễ nghỉ ngơi), tất cả

ngƣời Do Thái đều dừng các hoạt động. Các cửa

hàng, quán ăn, những khu vui chơi đều phải

đóng cửa, các phƣơng tiện giao thông cũng

ngừng hoạt động, ngay cả các công ty hàng

không đều ngừng bay, ngƣời dân chỉ có thể ở

nhà nghỉ ngơi hoặc cầu nguyện. Nhƣng có một

ngoại lệ, tất cả nhà sách trên toàn quốc vẫn đƣợc

mở cửa. Trong ngày này, mọi ngƣời đến đây

đều yên lặng đọc sách.

Hungary có gần 20.000 thƣ viện, bình quân 500

ngƣời lại có một thƣ viện, đi thƣ viện cũng bằng

đi cà phê hay siêu thị. Hungary cũng là quốc gia

có số ngƣời đọc sách nhiều nhất thế giới, hàng

Đông 2018 NSM IV– 2018 # 7

năm có đến hơn 5 triệu ngƣời thƣờng xuyên đọc

sách, vƣợt quá 1/4 dân số nƣớc này.

Tri thức là sức mạnh, tri thức chính là tài sản.

Một đất nƣớc hay một cá nhân coi trọng việc

đọc sách và tích lũy tri thức từ sách đƣơng nhiên

sẽ đƣợc hậu đãi. Bất luận họ làm ngành nghề gì,

ngƣời đọc sách nhiều đều có một cách tƣ duy rất

khác và dù không có thành tựu rực rỡ thì họ vẫn

một đẳng cấp rất riêng. Có nhiều dân tộc rất

giàu nhƣng không văn minh. Tƣơng tự nhiều cá

nhân rất nhiều tiền nhƣng không thể sang đƣợc.

Chỉ vì họ thiếu chiều sâu của tri thức.

Dân số Isael thƣa thớt, nhƣng nhân tài vô số.

Lịch sử xây dựng đất nƣớc tuy ngắn, nhƣng đã

có 8 ngƣời đoạt giải Nobel. Thiên nhiên Isael

khắc nghiệt, phần lớn đất đai là sa mạc, nhƣng

họ lại có thể biến đất nƣớc mình thành một ốc

đảo xanh tƣơi, lƣơng thực sản xuất không chỉ đủ

cung cấp trong nƣớc, mà còn xuất khẩu một

lƣợng lớn. Xã hội Israel trật tự quy củ và

ngƣời Israel đƣợc tôn trọng trên khắp thế giới.

Các giải thƣởng Nobel mà Hungary nhận đƣợc

thuộc về nhiều lĩnh vực nhƣ: vật lý, hóa học, y

học, kinh tế, văn học, hòa bình, v.v….Nếu so

với dân số, Hungary là “quốc gia của giải

thƣởng Nobel”. Phát minh của họ rất nhiều, có

thể nói là không sao đếm xuể, từ những vật

phẩm nhỏ bé, cho đến những sản phẩm công

nghệ cao. Một quốc gia nhỏ bé vì yêu sách mà

có đƣợc trí tuệ và sức mạnh, hơn hết là sự văn

minh vƣợt bậc. Hungagry là quốc gia Đông Âu

vô cùng sạch sẽ, xinh đẹp và đời sống tinh thần

mƣời mấy triệu dân Hung không khác gì các

nƣớc Bắc Âu.

Một vị học giả lớn từng nói: “Lịch sử phát triển

tƣ tƣởng của một ngƣời chính là lịch sử đọc

sách của ngƣời đó. Một xã hội sẽ phát triển hay

tụt hậu, là dựa vào quốc gia có ai đang đọc sách,

đọc những sách gì. Sách không chỉ ảnh hƣởng

đến một cá nhân, nó còn ảnh hƣởng đến toàn xã

hội.

Hãy nhớ: Một dân tộc không đọc sách là một

dân tộc không có hy vọng. Và một ngƣời trẻ

cũng vậy".

ST

10 ĐIỀU ĐÁNG SUY NGẪM

1. Cầu nguyện không phải là "bánh xe dự

phòng" để lấy ra khi gặp khó khăn, nhƣng

là "tay lái" để lái đi đúng đƣờng suốt cuộc tạm

hành trên đất nầy.

2. Tại sao xe hơi có KIẾNG TRƢỚC lớn hơn

nhiều so với KIẾNG CHIẾU HẬU? Vì QUÁ

KHỨ của chúng ta không quan trọng so

với TƢƠNG LAI. Vậy, hãy nhìn thẳng phía

trƣớc và đi tới.

3. Tình bạn nhƣ một QUYỂN SÁCH. Chỉ cần

vài phút để đốt đi, nhƣng cần vài năm để viết.

4. Tất cả những điều mình có trong đời sống

nầy đều tạm bợ. Nếu đƣợc hạnh thông, hãy vui

hƣởng, vì nó sẽ chóng qua. Nếu không thuận

lợi, cũng đừng lo lắng, vì nó cũng sẽ không kéo

dài.

5. Bạn cũ là Vàng! Bạn mới là Kim Cƣơng!

Nếu ta có Kim Cƣơng, đừng quên Vàng! Vì

muốn giữ đƣợc Kim Cƣơng, ta luôn cần Vàng

để bọc Kim Cƣơng!

6. Thƣờng khi ta mất hy-vọng và nghĩ đây là

đoạn cuối đƣờng, THƢỢNG ĐẾ ở trên cao cƣời

và nói: "Hãy thƣ giản, con yêu của ta, đó chỉ là

khúc quanh, chứ không phải là đƣờng cùng.

7. Khi Thƣợng Đế giải quyết những vấn đề của

ta, ta đặt niềm tin nơi Ngài. Khi Thƣợng Đế

không giải quyết những vấn đề của ta, là khi

Ngài đặt niềm tin vào khả năng của ta.

8. Một ngƣời mù hỏi thánh Anthony: "Có thể

còn điều nào khổ hơn là bị mù không? Ông

thánh trả lời: "Có, lúc ngƣơi mất định hƣớng!"

9. Khi chúng ta cầu nguyện cho ngƣời khác,

Thƣợng Đế lắng nghe và ban phƣớc cho ngƣời

đó, và đôi khi chúng ta bình an, hạnh phúc, hãy

nhớ rằng một ngƣời nào đó đã cầu nguyện cho

ta.

10. Sự LO-LẮNG không dẹp bỏ đƣợc sự KHÓ-

KHĂN ngày mai. Nhƣng nó lấy đi sự BÌNH-

AN hiện tại.

Đông 2018 NSM IV– 2018 # 8

Lặp đi lặp lại

Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần là cách

tốt nhất và dễ nhất để bạn ghi nhớ. Một việc khi

đƣợc nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian

dài sẽ giúp não của bạn ghi nhớ một cách chính

xác nhất. Nhƣng hãy nhớ, cùng với sự lặp đi lặp

lại đó là bạn phải hiểu đƣợc nội dung của vấn đề

là gì. Đừng chỉ lặp đi, lặp lại nhƣ một cái máy,

nhớ từng câu, từng chữ nhƣng lại không biết

vấn đề nói về việc gì. Làm nhƣ vậy chỉ càng

khiến cho não bộ của bạn trở nên lƣời biếng mà

thôi. (1 trong 20 bí quyết để nhớ. ST)

Tri ân

Xin cảm tạ quý vị có hảo tâm, giúp NSM thêm

phƣơng tiện gửi tặng món quà tinh thần này tới các

đồng hƣơng trong và ngoài nƣớc:

Bà Cao Thu Thủy, Salies de Bearn, Pháp $100

ÔB MS Đào Văn Chinh, Acworth, GA $100

ÔB Goffart Alaine & Tâm, S. de Bearn, Pháp $100eu

Bà Huỳnh Cúc Hoa, Lancaster, PA $30

ÔB BS Lâm Chánh Lý, Gainesville, FL $40

ÔB MS Lê Văn Thanh, Mattapan, MA $150

ÔB Lƣơng Anh Tuấn, Prairieville, LA $40

BS Nguyễn Henny, Garden Grove, CA $300

ÔB Nguyễn, James & Kim Cúc, Wichita, KS $30

Bà Nguyễn Thị Huệ, Anaheim, CA $20

Bà Nguyễn Thị Lệ, Kissimmee, FL $50

Ông Nguyễn Văn Ngọ, Honolulu, HI $40

Ông Nguyễn T. Nhẫn, Harvey, LA $100

ÔB Nguyễn Minh Phƣơng, Tucker, GA $200

ÔB Nguyễn Văn Tâm & Vân, Jacksonville, FL $30

ÔB Nguyễn Ngọc Thạch, Coon Rapids, MN $20

Bà Nguyễn Suzana, Torrance, CA $20

Bà Phạm Đắc, Anaheim, CA $20

ÔB MS Phạm Q. Phiệt, Mebane, NC $20

ÔB Nguyễn Năng Tựu, Fairfax, VA $20

ÔB NS Phí Hồng Oai, Parkland, FL $100

ÔB Trần Cao Tuyển, Liege, Bỉ $50eu

Bà Trịnh T. Trang, F. Valley, CA $20

ÔB MS Vƣơng Quốc Sỹ, Union City, CA $50

Nếp Sống Mới do một số ngƣời cùng chí hƣớng

thực hiện và phát hành mỗi năm 4 lần, nhằm mục

đích: Gây dựng một nếp sống lành mạnh, cân bằng,

tích cực, tƣơi trẻ, lạc quan và hƣớng thƣợng cho

ngƣời cao niên.

Số tới Xuân 2019 sẽ in ra vào giữa tháng 1, năm

2019.

Các bạn có thể đọc NSM trên vietchristian.com,

vanhoaniemtin.com, songdaoonline.com,

facebook hiep chau…

Quý vị nào muốn nhận báo biếu này, hay góp

ý kiến xây dựng, hoặc góp phần ủng hộ, xin liên

lạc về tòa soạn.

Email: [email protected]

Chi phiếu xin đề tên người nhận : Hiep Chau

Trong số này:

Chƣơng Cuối Cuộc Đời tr. 1-2

Tuổi trẻ & Tuổi già (thơ Thái Trịnh) tr. 2

Đơn Côi (thơ TMN) tr. 3

Những Nụ Cƣời (thơ TT-Thái An) tr. 3

Ai.. cũng .. phải già đi tr. 3-4

Học Cách “Tu Cái Miệng” tr. 5

Đọc Sách tr. 6-7

10 Điều Đáng Suy Ngẫm tr. 7

Lặp đi, lặp lại tr. 8

Nếp Sống Mới

10006 Logan Falls Ct

Jacksonville, FL 32222-1898