104
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN KHOA MÔI TRƢỜNG ------------***------------ NGÔ THHNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ Luận văn thạc sĩ Khoa học Hà Ni 2015

§Ò c¬ng luËn v¨n

  • Upload
    phamnga

  • View
    218

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: §Ò c¬ng luËn v¨n

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƢỜNG

------------***------------

NGÔ THỊ HẰNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH

VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Hà Nội – 2015

Page 2: §Ò c¬ng luËn v¨n

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƢỜNG

------------***------------

NGÔ THỊ HẰNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG DU LỊCH

VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Mã số:

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Hòe

Hà Nội – 2015

Page 3: §Ò c¬ng luËn v¨n

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm,

động viên và hướng dẫn tận tình của PGS. TS Nguyễn Đình Hòe. Tôi xin bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc tới thầy vì sự giúp đỡ quý báu đó.

Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa môi trường đã truyền đạt cho tôi

những kiến thức khoa học bổ ích trong chương trình đào tạo thạc sỹ suốt 2 năm qua.

Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công tác tại Vườn quốc gia Cát Bà, sở

Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng đã tận tình giúp đỡ tôi trong chuyến đi thực

tế cũng như tìm kiếm các tài liệu phục vụ cho bài luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, hỗ trợ, động

viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp vừa qua.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015

Sinh viên

Ngô Thị Hằng

Page 4: §Ò c¬ng luËn v¨n

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4

1.1. Tổng quan về Môi trường du lịch và quan hệ giữa môi trường và phát triển du

lịch ....................................................................................................................... 4

1.1.1. Khái niệm về môi trường du lịch ................................................................... 4

1.1.2. Khái niệm Bảo vệ Môi trường Du lịch .......................................................... 4

1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch ....................................... 4

1.2. Tổng quan vấn đề phát triển du lịch tại các VQG Việt Nam ............................ 15

1.3. Lịch sử nghiên cứu về MTDL tại VQG Cát Bà ................................................. 18

1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .................................................................... 19

1.4.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 19

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa ............................................................. 23

CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 33

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 33

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 33

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................... 33

2.2. Phương pháp luận ............................................................................................... 33

2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 33

Page 5: §Ò c¬ng luËn v¨n

2.3.1. Tham khảo tài liệu, liên hệ địa phương nơi nghiên cứu, thu thập tài liệu thứ

cấp, thừa kế tài liệu ..................................................................................... 33

2.3.2. Điều tra, khảo sát thực tế ngoài thực địa. Dự kiến 2 đợt bằng phương pháp

đánh giá nhanh ............................................................................................ 33

2.3.3. Phương pháp SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) .............. 33

2.3.4. Quy trình DPSIR (Driver – Pressure – State – impact – Response) (Động

lực chi phối – áp lực – hiện trạng – tác động - ứng phó) trong đánh giá hiện

trạng MTDL ................................................................................................ 35

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 38

3.1. Tài nguyên du lịch VQG Cát Bà ....................................................................... 38

3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................................ 38

3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ....................................................................... 38

3.2. Phân tích, đánh giá và định hướng vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà theo

hướng phát triển bền vững ................................................................................. 40

3.2.1. Phân tích lực điều khiển vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà (D – Driving

Forces) trong chiến lược, quy hoạch phát triển KT – XH nói chung và quy

hoạch ngành du lịch nói riêng của thành phố Hải Phòng ........................... 40

3.2.2. Phân tích sức ép (P – Pressure) lên hoạt động QL MTDL tại VQG Cát Bà

..................................................................................................................... 45

3.2.3. Phân tích hiện trạng (S – State) hoạt động QL MTDL tại VQG Cát Bà .... 49

3.2.4. Tác động (I – Impact) của các hoạt động QL MTDL đối với ĐDSH và bảo

tồn tài nguyên tại VQG Cát Bà ................................................................... 68

3.2.5. Đề xuất giải pháp (R – Response) QL MTDL tại VQG Cát Bà ................. 70

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 82

Page 6: §Ò c¬ng luËn v¨n

Khuyến nghị ................................................................................................................... 83

Đối với UBND thành phố Hải Phòng: ......................................................................... 83

Đối với Sở Tài nguyên và môi trường Hải Phòng: ...................................................... 84

Đối với Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng: .................................................... 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 85

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 88

Page 7: §Ò c¬ng luËn v¨n

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH: Biến đổi khí hậu

BPI (Biodiversity Priortiy Index): Chỉ số ưu tiên Đa dạng sinh học

BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường

BVMT: Bảo vệ môi trường

DLST: Du lịch sinh thái

ĐDSH: Đa dạng sinh học

HST: Hệ sinh thái

INDP (United Nations Development Programme): Chương trình phát triển Liên hợp

quốc

IUCN (International Union for Conservation of Nature): Tổ chức bảo tồn thiên

nhiên thế giới

KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên

MCD (Centre for Marinelife Conservation and Community Development): Trung tâm

bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng

MTDL: Môi trường du lịch

NGO (Non-governmental organization): Tổ chức phi chính phủ

PTNT: Phát triển nông thôn

QCCP: Quy chuẩn cho phép

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

QL MTDL: Quản lý môi trường du lịch

TB: Trung bình

TN & MT: Tài nguyên và môi trường

UBND: Ủy ban nhân dân

VQG: Vườn quốc gia

WWF (World Wide Fund For Nature): Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

Page 8: §Ò c¬ng luËn v¨n

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng tổng hợp chỉ số BVI của 51 khu BTTN trên đất liền Việt Nam

Bảng 2: Số lượt khách du lịch đến Cát Bà (2009 – 2015)

Bảng 3: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu du lịch Cát Bà năm 2014.

Bảng 4: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu du lịch Cát Bà năm 2015

Bảng 5: Kết quả phân tích mẫu đất tại một số điểm tại Cát Bà năm 2014 - 2015

Bảng 6: Bảng kết quả phân tích mẫu nước mặt tại thị trấn Cát Bà

Bảng 7: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm

Bảng 8: Kết quả phân tích mẫu nước biển

Bảng 9: Thành phần rác thải sinh hoạt

Page 9: §Ò c¬ng luËn v¨n

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Dự án trồng rau sạch tại xã Xuân Đán, Cát Bà

Hình 2: Đường rìa xung quanh đảo Cát Bà

Hình 3: Trung tâm dịch vụ, DLST và giáo dục môi trường được xây tại gần cổng vào

VQG Cát Bà

Hình 4: Mô hình DPSIR

Hình 5: Hội đua thuyền rồng tại xã Phùng Long, Cát Bà tháng 8, 2014

Hình 6: Lễ hội đình Phù Long, Cát Bà tháng 7, 2014

Hình 7: Ngoài các mặt hàng hải sản chợ tại thị trấn Cát Bà còn bán nhiều loại côn

trùng, mật/sáp ong rừng cho du khách

Hình 8: Trên tuyến đường du lịch tại VQG rất dễ dàng bắt gặp các loại rác thải do

khách du lịch để lại

Hình 9: Màn bắn pháo hoa vào một số dịp cuối tuần trong mùa du lịch tại Cát Bà rất

thu hút khách du lịch tuy nhiên gây tiếng nổ lớn ảnh hưởng đến đời sống của các loài

động vật tại VQG

Hình 10: Hình ảnh chen lấn của khách du lịch tại bến phà Tuần Châu vào mỗi dịp cuối

tuần vào mùa du lịch tại Cát Bà

Hình 11: Poster giới thiệu các hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà

Hình 12: Hình ảnh giới thiệu một số tuyến/điểm du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà

Hình 13: Một vài hình ảnh bên trong VQG Cát Bà

Hình 14: Con đường lên đình Ngự Lâm

Hình 15: Sơ đồ cấp độ quản lý dựa vào cộng đồng

Page 10: §Ò c¬ng luËn v¨n

Hình 16: Một trong những buổi tập huấn cho các bác các bộ địa phương về tầm quan

trọng của MTDL và các giải pháp khuyến khích người dân phát triển các sinh kế thích

ứng với BĐKH và BVMT tháng 11, 2013

Hình 17: Các bạn thực tập sinh, cán bộ truyền thông của MCD đến từng hộ dân để phổ

biến kiến thức về môi trường, các giải phát phát triển đời sống xã hội và bảo vệ môi

trường VQG Cát Bà, 2014

Hình 18: Cuộc thi vẽ tranh về MTDL tại trường tiểu học thị trấn Cát Bà và hội thi tìm

hiểu các quy định bảo vệ môi trường cho các em học sinh tại Cát Bà, Tháng 11, 2014

Hình 19: Một trong những chiến dịch truyền thông về môi trường đối với các xã vùng

đệm VQG Cát Bà của tổ chức MCD năm 2014 mà tác giả được tham gia

Hình 20: UBND huyện Cát Hải kết hợp với một số tổ chức NGO (MCD, CR) thực

hiện chương trình truyền thông về môi trường hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6,

ngày đại dương thế giới 8/6, tuần lễ biển và hải đảo năm 2013

Page 11: §Ò c¬ng luËn v¨n

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia có ĐDSH cao nhất

thế giới với nhiều rừng, cây cối, rạn san hô,... tạo nên môi trường sống cho khoảng

10% loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Việt Nam được quỹ bảo tồn động vật

hoang dã (WWF) có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu. Tổ chức bảo tồn chim thế

giới (Birdlife International) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu. Tổ chức bảo

tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật [32].

Tuy nhiên trong những năm gần đây vấn đề suy thoái ĐDSH ngày càng nghiêm

trọng. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sự suy thoái ĐDSH là sự tuyệt

chủng loài do môi trường sống bị tổn hại. Tốc độ tuyệt chủng các loài đang ở mức báo

động.

VQG Cát Bà là một trong những khu vực có tính ĐDSH cao nhất nước ta, là nơi

tập trung nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có tầm quan trọng trong khu vực với 620 loài

thực vật bậc cao phân bố thuộc 438 chi và 123 họ. Với kiểu rừng nhiệt đới thưòng

xanh mưa mùa ở đai thấp.Với nhiều kiểu phụ rừng như: Rừng trên sườn núi đá vôi,

rừng trên đỉnh, rừng kim giao, rừng ngập nước trên núi và rừng ngập mặn. Rừng ngập

mặn nằm ở phía tây Bắc đảo với chủ yêu các loài họ đước, O zô, ráng, cỏ roi ngựa,

thầu dầu, trang, sú... [33].

Trên đảo Cát Bà có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư. Nhiều

loài quý hiếm Voọc đầu trắng, sơn dương, rái cá, báo, mèo rừng, cầy hương, sóc đen.

Đặc biệt voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi polyocephalus) là loài đặc hữu ở

Cát Bà. Bên cạnh thú nhiều loài chim quý cũng được ghi nhân như chim Sâm cầm,

Khướu, chim Cu xanh, Cu gáy. [33].

Một vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và

nguồn tài nguyên ếch, bò sát nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chính là

do các hoạt động nhân tác mà cụ thể là do sự phát triển chóng mặt của hoạt động du

Page 12: §Ò c¬ng luËn v¨n

2

lịch trên đảo Cát Bà trong những năm gần đây. [34].

Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Đánh giá hiệu quả

Quản lý môi trƣờng du lịch vƣờn quốc gia Cát Bà” nhằm dung hòa giữa phát triển

kinh tế và bảo tồn ĐDSH.

2. Mục tiêu đề tài

Góp phần nâng cao hiệu quả QL MTDL tại VQG Cát Bà.

3. Nội dung nghiên cứu

Mức độ và tầm quan trọng của du lịch tại các VQG nói chung và VQG Cát

Bà nói riêng.

Tài nguyên Du lịch VQG Cát Bà.

Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch đối với VQG Cát Bà.

Hiện trạng quản lý MTDL tại VQG Cát Bà.

Nguyên nhân gây suy thoái MTDL VQG Cát Bà

Đề xuất giải pháp quản lý MTDL tại VQG Cát Bà.

4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu:

VQG Cát Bà phần đất liền (Trong phạm vi đề tài không nghiên cứu đến phần biển

của VQG).

Đối tƣợng nghiên cứu:

MTDL tại VQG Cát Bà ;

Các hoạt động phát triển du lịch tại đảo Cát Bà ;

Các chính sách QL MTDL hiện có tại đảo Cát Bà.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp luận: Tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào

Page 13: §Ò c¬ng luËn v¨n

3

cộng đồng và tiếp cận hệ thống trong quản lý TN & MT để thực hiện quản lý môi trường

du lịch tại VQG Cát Bà.

Phƣơng pháp nghiên cứu:

Tham khảo tài liệu, liên hệ địa phương nơi nghiên cứu, thu thập tài liệu thứ

cấp, thừa kế tài liệu;

Điều tra, khảo sát thực tế ngoài thực địa: 2 đợt bằng phương pháp.đánh giá

nhanh (Tham vấn cộng đồng và nhà quản lý du lịch, khảo sát thực địa để

kiểm chứng và bổ sung tài liệu);

Phương pháp SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức);

Quy trình DPSIR (Driver – Pressure – State – impact – Response) (Động lực

chi phối – áp lực – hiện trạng – tác động - ứng phó) trong đánh giá hiện trạng

MTDL.

5. Bố cục luận văn

Bố cục luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Page 14: §Ò c¬ng luËn v¨n

4

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về Môi trƣờng du lịch và quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển

du lịch

1.1.1. Khái niệm về môi trƣờng du lịch

Có nhiều khái niệm liên quan đến MTDL. Ví dụ như, Theo Phạm Trung Lương,

Môi trường Du lịch là: “Theo nghĩa rộng, Môi trường Du lịch là các nhân tố về tự

nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó, hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”.[8]

Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài tác giả sẽ phân tích MTDL theo khái niệm

MTDL tại Điều 2, Quy chế Bảo vệ Môi trường trong lĩnh vực Du lịch năm 2003 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên bao gồm

toàn bộ không gian lãnh thổ, đất, nước, các hệ sinh thái, các hệ động vật, thực vật, công

trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt động động du lịch”. [1]

1.1.2. Khái niệm Bảo vệ Môi trƣờng Du lịch

“Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Du lịch là các hoạt động cải thiện và tôn tạo

môi trường du lịch, phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường

và sự cố môi trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch”. [5]

1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển du lịch

1.1.3.1. Tác động của du lịch đến môi trường

Bao gồm các tác động tích cực và tiêu cực do hoạt động phát triển Du lịch gây ra

cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội - nhân văn.

a. Tác động của du lịch đến môi trƣờng tự nhiên

Tác động tích cực

Bảo tồn thiên nhiên

Du lịch góp phần rất lớn vào việc khẳng định giá trị, góp phần bảo tồn các loài

động – thực vật hoang dại và diện tích tự nhiên qua việc bảo vệ và qui hoạch các VQG,

Page 15: §Ò c¬ng luËn v¨n

5

Khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ sự chiêm ngưỡng của du khách. [ 9, tr.21]

Nguồn thu nhập từ vé vào cổng tham quan, hoặc thuế doanh thu các cơ sở nghỉ

ngơi du lịch, thuế thu nhập du lịch… được sử dụng cho các chương trình và hoạt động

bảo tồn hoặc chi trả cho bảo vệ môi trường. [16, tr.42]

Tăng cường chất lượng môi trường

Thông qua các chương trình và luật bảo vệ môi trường du lịch nhằm kiểm soát

chất lượng không khí, đất, nước, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải; các chương trình quy

hoạch cảnh quan, quy hoạch sử dụng đất và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.[

9, tr.21]

Đề cao môi trường

Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao các giá trị cảnh

quan. [9, tr.21].

Cải thiện cơ sở hạ tầng

Du lịch phát triển sẽ kéo theo cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương: Hệ thống giao

thông vận tải, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc.[9 tr.21]

Tăng cường hiểu biết về môi trường

Đối với cộng đồng địa phương: Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng

đồng về môi trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường. Sự tiếp xúc

này khiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những

hành vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường. Ví dụ như học sinh Honduran từ

Thủ đô Tegucigalpa thường được đưa đến tham quan rừng La Tigra để hiểu rõ về sự đa

dạng của rừng mưa. [16, tr.43]

Đối với khách du lịch: Du lịch cung cấp thông tin và làm tăng nhận thức về những

hậu quả mà họ có thể gây ra cho môi trường. Định hướng cho du khách sử dụng những

sản phẩm và dịch vụ được sản xuất theo nguyên tắc và hoạt động tiêu dùng bền vững:

sản xuất bằng công nghệ sạch, giảm thiểu tác động vào môi trường. [16, tr.43]

Page 16: §Ò c¬ng luËn v¨n

6

Tác động tiêu cực

Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước

Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nguồn nước rất nhiều, thậm chí tiêu hao

hơn cả sinh hoạt của người dân địa phương. Một du khách trung bình ở Barbados tiêu

thụ lượng nước gấp 8 lần một người địa phương. [9, tr.22]

Nước thải

Nước thải thường được tính bằng 75% lượng nước cấp. Lượng nước thải nếu

chưa được xử lý tốt thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước: ô nhiễm sông, hồ xung quanh các

khu du lịch; đe dọa sức khỏe con người và động – thực vật: lan truyền các dịch bệnh

như bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt; gây ô nhiễm hữu cơ và chất dinh

dưỡng gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản…

Xử lý nước thải cần phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường: tiêu chuẩn sinh thái và

tiêu chuẩn sức khỏe. Khi xử lý nước thải cần chú ý những vấn đề sau đây:

- Lượng nước sinh hoạt ít sẽ làm cho lượng nước thải bẩn hơn.

- Thói quen ẩm thực khác nhau tạo ra nước thải có nồng độ chất bẩn khác

nhau. [9, tr.22]

Du lịch làm tăng lượng nước thải gây ô nhiễm đất và nguồn nước sạch thông qua

các hoạt động:

- Trong quá trình xây dựng: xả thải bừa bãi các vật liệu xây dựng vào

nguồn nước: đất đá và các chất nạo vét; lượng xăng dầu trong quá trình

vận chuyển các vật tư xây dựng… ảnh hưởng đến nước ngầm và nước

mặt.

- Trong quá trình hoạt động: sự hoạt động của các cơ sở lưu trú, các khu

nghỉ mát, hoạt động của du khách: xả rác bừa bãi xuống sông khi qua

phà, trên tàu thuyền.[16,tr.46].

Rác thải

Page 17: §Ò c¬ng luËn v¨n

7

Xử lý rác thải là một vấn đề rất quan trọng tại các khu du lịch. Nếu việc xử lý

chất thải rắn không phù hợp sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng về cảnh quan: thay đổi

hướng dòng chảy, biến đổi đường bờ… vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng và

xung đột xã hội [9, tr.23].

Ô nhiễm khí

Ô nhiễm khí trong hoạt động Du lịch do các phương tiện vận chuyển hành khách:

xe ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy bay… thải ra chất carbon dioxide góp phần gây hại

cho môi trường toàn cầu, ô nhiễm không khí môi trường địa phương. [9, tr.23].

Năng lượng

Tiêu thụ năng lượng đáp ứng các nhu cầu cho du khách và các cơ sở kinh doanh

du lịch: đốt củi, than, dầu, điện, gas… thường không hiệu quả và lãng phí. Ví dụ như ở

các nước rất nóng hay rất lạnh, các xe buýt chở du khách trong các tour vẫn để động cơ

nổ nhiều giờ trong khi du khách đã ra khỏi xe đi tham quan vì họ muốn sau khi tham

quan xong sẽ được vào trong một chiếc xe có điều hoà không khí. [16, tr. 45]

Ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển giao thông, phương tiện giải trí, phương

tiện thông tin đại chúng và các hoạt động của du khách có thể gây khó chịu, phiền toái,

stress, thậm chí là mất thính giác đối với con người và còn làm suy thoái môi trường tự

nhiên, đặc biệt là những khu vực nhạy cảm. [16,tr.46].

Làm xấu cảnh quan

Làm xấu cảnh quan được gây ra do các nguyên nhân sau:

- Khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu xí, thô kệch hoặc xa lạ với cảnh quan

địa phương.

- Sử dụng các vật liệu ốp lát không phù hợp.

- Bố trí các công trình dịch vụ kém khoa học.

- Xây dựng, san ủi mặt bằng, cải tạo cảnh quan kém.

Page 18: §Ò c¬ng luËn v¨n

8

- Sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là phương tiện xấu xí.

- Dây điện, cột điện tràn lan.

- Bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan.

Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động tệ nhất

gây suy thoái môi trường và cảnh quan. [9, tr.23]

Làm nhiễu loạn sinh thái

Phát triển du lịch thiếu kiểm soát gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sinh thái: tác

động lên đất gây xói mòn, trượt lở…, làm biến động habitat, đe dọa các loài động vật

hoang dại. Xây dựng các đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở các loài động

vật hoang dại tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản. [9, tr.24]

b. Tác động của du lịch lên xã hội – nhân văn

Tác động tích cực

Lợi ích về kinh tế

Du lịch góp phần làm tăng thu nhập, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cân

bằng cán cân thanh toán quốc tế… đóng góp GDP góp phần phát triển kinh tế địa

phương, vùng và cả nước. Du lịch tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển:

xây dựng, dịch vụ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… [9, tr.25]

Góp phần bảo tồn di tích, di sản, lịch sử - văn hóa

Du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang

có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là di tích ở những đất nước nghèo không đủ tiềm lực

kinh tế để trùng tu hay bảo vệ. Du lịch góp phần bảo tồn hay khôi phục:

- Các di sản kiến trúc.

- Nghệ thuật, văn hóa, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống.

- Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp (thông qua ngân sách) cho việc

phát triển các bảo tàng, nhà hát, các hoạt động văn hóa truyền thống, kể cả

Page 19: §Ò c¬ng luËn v¨n

9

văn hóa ẩm thực.

- Góp phần khôi phục niềm tin và tự hào dân tộc, bảo vệ tính đa dạng văn

hóa, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số, do việc người địa phương thấy

du khách, nhất là khách ngoại quốc thích chiêm ngưỡng và tôn trọng các

đặc trưng văn hóa của dân tộc mình. [9, tr.25]

Giao lưu trao đổi văn hóa giữa du khách và người địa phương góp phần phong phú

thêm bản sắc văn hóa của cả hai phía cũng như sự hiểu biết, hợp tác trong các lĩnh

vực: kinh tế, chính trị, xã hội.

Du lịch củng cố cộng đồng, tăng cường mức sống cho cộng đồng bằng nhiều cách:

góp phần giảm sự di cư từ vùng nông thôn lên thành thị, tăng cường mức sống cho

người dân địa phương qua việc cải tạo cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện y tế, giao

thông, xây dựng, cơ sở vui chơi giải trí…[16,tr.54].

Du lịch cổ vũ cho lòng tự hào và quan hệ cộng đồng: Du lịch làm tăng nhận thức

của địa phương về giá trị kinh tế của các khu vực tự nhiên và văn hóa và qua đó có

thể khơi dậy niềm tự hào đối với những di sản của quốc gia và địa phương cũng

như quan tâm đến việc giữ gìn chúng.

Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao

truyền thống dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh ... người

dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm

yêu đất nước mình. [9,tr.55]

Trên đây là các ảnh hưởng tích cực của du lịch đối với môi trường xã hội - nhân

văn mà trong đó, thái độ người dân địa phương có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy,

khi muốn phát triển du lịch theo hướng bền vững thì một trong những yếu tố quan

trọng đó là phát triển cộng đồng.

Tác động tiêu cực

Dịch bệnh

Nhiều loại dịch bệnh sinh ra do lượng nước - rác thải quá nhiều mà chưa được xử

Page 20: §Ò c¬ng luËn v¨n

10

lý tốt từ các khu du lịch lan truyền trong nước: các bệnh đường ruột, viêm gan, bệnh

thương hàn, bệnh ngoài da; bệnh xã hội, bệnh hô hấp, lao, cúm…

Để phòng tránh và ngăn ngừa dịch bệnh biện pháp tốt nhất là đảm bảo đủ nước

sạch và điều kiện cư trú hợp vệ sinh bằng cách:

- Kiểm soát vi trùng gây bệnh (tẩy uế).

- Phun thuốc muỗi.

- Biện pháp chống ruồi.

- Kiểm soát chất lượng thực phẩm.

- Tăng cường dịch vụ y tế, cấp cứu. [9, tr.26].

Suy giảm nguồn lợi kinh tế tiềm năng địa phương

Do sự cạnh tranh du lịch từ các chủ doanh nghiệp vùng khác. Theo Ngân hàng

Thế giới (1992) tính rằng các nước phát triển thu khoảng 55% doanh thu từ tổng doanh

thu du lịch tại các nước đang phát triển.[9,tr.26]

Gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm

Sự rối loạn kinh tế có thể xảy ra khi hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc

vài khu riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối tương xứng với các

vùng khác. Điều này sẽ dẫn đến sự bùng phát giá đất, hàng hóa, dịch vụ trong vùng,

gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng. [9,tr.27].

Quá tải dân số và các tiện nghi môi trường

Xảy ra khi khách du lịch quá đông, người dân địa phương sẽ bị tranh giành các

dịch vụ công: tiện nghi giao thông, nhà hàng, chợ búa và xuất hiện cảm giác bực bội vì

mất chủ quyền. [9,tr.27].

Tác động văn hóa

Trong một số trường hợp có thể có sự xói mòn bản sắc văn hóa, lòng tự tin do sự

vượt trội hơn của bản sắc văn hóa ngoại lai du khách mang đến so với nền văn hóa bản

Page 21: §Ò c¬ng luËn v¨n

11

địa, giữa khách và chủ có thể xảy ra sự hiểu lầm, thậm chí dẫn đến hiềm khích do sự

khác biệt về ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán… [9, tr.27].

Ngoài ra có thể xảy ra sự bất hòa giữa cư dân địa phương và nhà cung ứng du lịch

khi họ đưa khách đến. Thực chất của vấn đề là người làm du lịch chưa nắm được quan

điểm tiếp cận cộng đồng, vì tài nguyên du lịch là của quốc gia, không ai có quyền

hưởng lợi khi khai thác chúng. [15, tr.144]

Các vấn đề xã hội

Các vấn đề có thể bùng phát liên quan đến phát triển du lịch: trộm cướp, ma túy,

mại dâm, lao động trẻ em…

1.1.3.2. Ảnh hưởng môi trường đến các hoạt động du lịch

a. Môi trƣờng tự nhiên và hoạt động du lịch

Môi trƣờng địa chất

Môi trường địa chất được hiểu là một tập hợp các thành tố địa chất của môi

trường tự nhiên, bao gồm các yếu tố như cấu trúc địa chất, các hoạt động kiến tạo, tân

kiến tạo, địa động lực hiện tại, hoạt động động đất, quá trình thành tạo khe nứt hiện đại,

các quá trình karst hóa, quá trình phong hóa, các tai biến địa chất ảnh hưởng đến môi

trường hoặc chi phối môi trường.

Trong thành phần cấu trúc của môi trường du lịch tự nhiên, môi trường địa chất

được biểu thị qua các chỉ số cụ thể như các chỉ số về độ bền vững của đất đá, các chỉ số

địa chất công trình cho việc xây dựng các quần thể du lịch, mức độ, khả năng xảy ra

các chấn động địa chất, hiện tượng trượt lở ở những khu vực có các hoạt động du lịch;

độ phóng xạ và khả năng khai thác lãnh thổ cho mục đích du lịch; các chỉ số về đặc

điểm địa hình… [8].

Chất lượng môi trường địa chất trong du lịch được đánh giá qua:

- Thiết kế cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch: đường sá, bãi đậu xe, bến tàu, công

trình cấp thoát nước…

Page 22: §Ò c¬ng luËn v¨n

12

- Thiết kế công trình cơ sở vật chất kỹ thuật: khách sạn, khu mua sắm, khu vui

chơi giải trí…

- Xây dựng các tuyến và điểm du lịch. [16,tr.79].

Môi trƣờng nƣớc

Trong du lịch, môi trường nước được đánh giá ở khả năng cấp và chất lượng nước

phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí nghĩ dưỡng và chữa bệnh cho khách du

lịch.

Các biến động về môi trường nước đặc biệt là nhiệt độ và chất lượng nước sẽ dẫn

đến nhiều sự thay đổi về sức hấp dẫn trong du lịch. [16,tr.81].

Môi trƣờng không khí

Môi trường không khí ảnh hưởng đến việc qui hoạch các khu du lịch nghỉ dưỡng,

mùa vụ khai thác du lịch… các yếu tố của môi trường không khí (nhiệt độ, độ ẩm,

mưa, gió, ánh nắng mặt trời…) có vai trò khá lớn trong việc xem xét định hướng quy

hoạch khu du lịch, bố trí không gian và phác đồ kiến trúc quần thể du lịch. [8].

Trong hoạt động du lịch, chất lượng môi trường không khí được đánh giá qua

mức độ ô nhiễm của không khí, mức độ thuận lợi và thích hợp của thời tiết và khí hậu

đối với tổ chức các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng phục hồi sức

khỏe của du khách.

Chất lƣợng môi trƣờng sinh học

Đa dạng sinh học có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động du lịch

như hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu… góp phần hình thành

nên các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên các khu rừng văn hóa cảnh quan môi

trường. Nhưng đây cũng là những nơi gây ra các nguy cơ cho du khách: các loại côn

trùng độc hại, động vật hoang dã nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm (sốt rét, sốt xuất huyết,

sars, cúm gia cầm…) [16, tr.83].

Tai biến và sự cố môi trƣờng

Page 23: §Ò c¬ng luËn v¨n

13

Theo luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam: “Tai biến môi trường là các sự cố hoặc

do rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, hoặc những biến đổi bất

thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng”. [5].

Sự cố môi trường là những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người,

gây suy thoái môi trường nghiêm trọng như cháy rừng, rò rỉ hoá chất, tràn dầu trên

sông hay biển, nhiễm độc môi sinh do sự cố cơ sở sản xuất hoá chất, sự cố trong lò

phản ứng hạt nhân…

Các tai biến và sự cố môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt

động du lịch nói riêng và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung.[8].

b. Môi trƣờng văn hóa xã hội – nhân văn và các hoạt động du lịch

Môi trƣờng xã hội

Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú và cơ sở dịch vụ du

lịch… chủ yếu là để phục vụ khách du lịch.

Trong Du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng có vai trò như sau:

- Tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng cho khách du lịch đến khu du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao tiếp, trao đổi thông tin cho du khách

khi họ rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty du lịch khai thác tiềm năng du lịch.

- Cung cấp điện, nước và các nhu cầu không thể thiếu khác cho các hoạt động

du lịch. [16,tr.84].

Trình độ phát triển khoa học công nghệ

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã góp phần tạo điều kiện

thuận lợi cho ngành du lịch phát triển:

Page 24: §Ò c¬ng luËn v¨n

14

- Trao đổi thông tin, quảng bá hình ảnh du lịch, ứng dụng trong giao dịch kinh

doanh du lịch, thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng…

- Tạo khả năng phát triển các sản phẩm hiện đại và hấp dẫn: các công viên giải

trí nhân tạo, công viên nước, thủy cung ngầm dưới mặt đất, tàu lặn ngắm

cảnh dưới biển.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra và nghiên cứu du lịch. [16,tr.8]

Thể chế chính sách

Hệ thống chính trị, các văn bản pháp luật đặc biệt là các chủ trương, chính sách

về phát triển du lịch dài hạn có ảnh hưởng khá lớn đối với khả năng cạnh tranh của một

điểm du lịch trên thị trường quốc tế. Thể chế chính sách linh hoạt phù hợp với từng

điều kiện cụ thể và xu thế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng đóng góp

đáng kể vào sự thành bại của các khu du lịch. [16,tr.85].

Môi trƣờng nhân văn

Lịch sử và văn hóa

Các yếu tố lịch sử văn hóa là phương tiện hữu hiệu nâng cao các giá trị tài nguyên

du lịch nhân văn thu hút khách du lịch. Trong du lịch, các yếu tố lịch sử và văn hóa

gồm có: các di tích lịch sử - văn hóa (di sản văn hóa thế giới, di tích văn hóa – lịch sử

cấp quốc gia và địa phương), lễ hội, văn hóa dân tộc, các làng nghề truyền thống…

[16,tr.86].

Xã hội

Hai yếu tố quan trọng nhất của xã hội để phát triển du lịch là trật tự và an toàn.

Trật tự an toàn xã hội góp phần tạo hiệu quả cao cho hoạt động du lịch, tạo điều kiện

đảm bảo cho các hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi, tạo sự thoải mái và sự hài lòng

cho du khách. [16,tr.90].

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Văn hóa ẩm thực là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Do đó, vệ sinh

Page 25: §Ò c¬ng luËn v¨n

15

an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng trong hoạt động du lịch nhằm đảm bảo sức

khỏe cho du khách, người dân địa phương, uy tín ngành Du lịch tại điểm đến.

1.2. Tổng quan vấn đề phát triển du lịch tại các VQG Việt Nam

Việt Nam vốn được mệnh danh là đất nước “rừng vàng, biển bạc” với 164 khu

BTTN (tổng diện tích khoảng 2,5 triệu hécta), phải nói rằng đây là một con số không

nhỏ. Do đó, việc chú trọng quy hoạch các khu bảo tồn này sẽ gặp phải rất nhiều khó

khăn. Chúng ta hiện tại chưa có đủ kinh phí và nguồn lực để quy hoạch và phát triển

tất cả các KBTTN nói trên.[32].

Một trong những nguồn kinh phí phục vụ việc phát triển, quy hoạch các khu bản

tồn là nhờ hoạt động du lịch. Nhìn chung hiện nay các hoạt động du lịch diễn ra tại

các VQG nói riêng hay các KBTTN nói chung diễn ra ồ ạt, tự phát, không được kiểm

soát và có chương trình phát triển bài bản và rõ ràng. Đa phần các VQG hay KBTTN

đang bị suy cấp dưới tác động vô cùng mạnh mẽ từ các hoạt động du lịch.

Hiện tại các đa số các KBTTN của Việt Nam đều đang phải oằn mình chống

chọi với sức ép từ bên ngoài đặc biệt là nhân tác. Chúng ta có thể thấy rõ điều này

thông qua bảng đánh giá độ nóng (độ rủi ro, mức độ tổn thương) – BVIh của các

KBTTN do đề tài của Cục bảo tồn ĐDSH thực hiện năm 2012.

Bảng 1: Bảng tổng hợp chỉ số BVIh của 51 khu BTTN trên đất liền Việt Nam

STT Tên

Khu BTTN/VQG

Vị trí (nơi đặt

TT hành chính)

BVIh Độ chính

xác r

Xếp

hạng độ

nóng 1. KBTTN Bà Nà – Núi

Chúa

Đà nẵng 0,78 0,89 Rất cao

2. VQG Bạch Mã Thừa Thiên Huế 0,78 0,78 Rất cao

3. VQG Phú Quốc Phú Quốc 0,78 0,78 Rất cao

4. VQG U Minh

Thượng

Kiên Giang 0,67 0,89 Rất cao

5. VQG Yokdon Đăk Nông 0,67 0,89 Rất cao

Page 26: §Ò c¬ng luËn v¨n

16

6. VQG Mũi Cà Mau Cà Mau 0,67 0,89 Rất cao

7. Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng 0,67 0,89 Rất cao

8. VQG Hoàng Liên

Sơn

Lào Cai 0,67 0,78 Rất cao

9. VQG Núi Chúa Bình Thuận 0,67 0,67 Rất cao

10. VQG Cát Bà Hải Phòng 0,67 0,67 Rất cao

11. VQG Pù Mát Nghệ An 0,67 0,67 Rất cao

12. VQG Vũ Quang Hà Tĩnh 0,67 0,67 Rất cao

13. VQG Bến En Thanh Hóa 0,67 0,67 Rất cao

14. KBTTN Kẻ Gỗ Hà Tĩnh 0,67 0,78 Rất cao

15. VQG U Minh Hạ Cà Mau 0,67 0,78 Rất cao

16. KBTTN Ngọc Linh Kon tum 0,56 0,89 Rất cao

17. VQG Tràm Chim Đồng Tháp 0,56 0,89 Rất cao

18. VQG Bù Gia Mập Bình Phước 0,56 0,78 Rất cao

19. VQG Phong Nha-Kẻ

Bàng

Quảng Bình 0,56 0,78 Rất cao

20. VQG Cúc Phương Ninh Bình 0,56 0,78 Rất cao

21. KBTTN Cù Lao

Chàm

Quảng Nam 0,56 0,78 Rất cao

22. KBTTN Lung Ngọc

Hoàng

Hậu Giang 0,56 0,78 Rất cao

23. KBTTN Tiền Hải Thái Bình 0,56 0,78 Rất cao

24. KBRTN Kim Hỷ Bắc Cạn 0,56 0,78 Rất cao

25. VQG Bái Tử Long Quảng Ninh 0,56 0,67 Rất cao

26. VQG Tam Đảo Vĩnh Phúc 0,56 0,67 Rất cao

27. KBTTN Pia Oắc Cao Bằng 0,56 0,67 Rất cao

28. KBTTN Vĩnh Cửu Đồng Nai 0,56 0,67 Rất cao

Page 27: §Ò c¬ng luËn v¨n

17

29. KBTTN Bình Châu –

Phước Bửu

Bà Rịa – Vũng

Tàu

0,56 0,67 Rất cao

30. VQG Ba Vì Hà Nội 0,56 0,56 Rất cao

31. KBTTN Đa Krong Quảng Trị 0,44 0,78 Cao

32. KBTTN Krong Trai Phú Yên 0,44 0,78 Cao

33. VQG Xuân Sơn Phú Thọ 0,44 0,78 Cao

34. VQG Lò Gò Xa Mát Tây Ninh 0,44 0,78 Cao

35. VQG Côn Đảo Bà Rịa- Vũng

Tàu

0,44 0,78 Cao

36. VQG Chư Mom Ray Kon Tum 0,44 0,78 Cao

37. VQG Chư Yang Sin Đắk Lắc 0,44 0,78 Cao

38. VQG Bidoup Núi Bà Lâm Đồng 0,44 0,67 Cao

39. VQG Kon Ka Kinh Gia Lai 0,44 0,67 Cao

40. KBTTN Bắc Hướng

Hóa

Quảng Trị 0,44 0,67 Cao

41. KBTTN Tà Cú Bình Thuận 0,44 0,67 Cao

42. KBTTN Na Hang Tuyên Quang 0,44 0,56 Cao

43. KBTTN Núi Cấm An Giang 0,44 0,56 Cao

44. KBTTN Thạnh Phú Bến Tre 0,44 0,56 Cao

45. Rừng quốc gia Yên

Tử

Quảng Ninh 0,44 0,44 Cao

46. VQG Xuân Thủy Nam Định 0,33 0,78 Cao

47. KBTTN Xuân Nha Sơn La 0,33 0,56 Cao

48. KBTTN Khe Rỗ Bắc Giang 0,22 0,67 Cao

49. KBTTN Phong Điền Thừa Thiên –

Huế

0,22 0,67 Cao

50. VQG Phước Bình Ninh Thuận 0,22 0,56 Cao

51. KBTTN đất ngập

nước Vân Long

Ninh Bình 0,22 0,33 Cao

Page 28: §Ò c¬ng luËn v¨n

18

Độ nóng, độ rủi ro BVIh của các khu BTTN đều rất cao và nguyên nhân chính là

do hoạt động du lịch. Vì vậy, cần có nghiên cứu chi tiết về MTDL từng địa điểm để có

định hướng, chiến lược khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả mà vẫn bảo

vệ được môi trường sống của các loài sinh vật.

1.3. Lịch sử nghiên cứu về MTDL tại VQG Cát Bà

Trong những năm gần đây hoạt động nghiên cứu khoa học của VQG Cát Bà mới

được quan tâm đầu tư nhiều. Trong đó phải kể đến một số đề tài, dự án được Sở Khoa

học và Công nghệ đánh giá cao và đã được nghiệm thu:[33]

- 1. Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi

đá vôi tại vùng đệm VQG Cát Bà”.

- 2. Đề tài: “Thực nghiệm nhân giống và trồng Cọ Hạ Long

(Livistona halongensis) tại VQG Cát Bà”

- 3. Đề tài: “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo

vệ hiệu quả loài Sơn Dương (Capricornis sumatraensis) tại VQG Cát Bà”

- 4. Dự án: “Nâng cao năng lực về sưu tập, lưu giữ và bảo quản cho phòng

trưng bày mẫu vật tại VQG Cát Bà”.

- 5. Dự án bảo tồn Đa dạng sinh học VQG Cát bà giai đoạn 2007 -2011.

Ngoài các đề tài dự án đã được đánh gía, nghiệm thu thì hiện nay VQG Cát Bà

đang triển khai một số đề tài, dự án sau:[33]

- 1. Đề tài: “Thực nghiệm kỹ thuật gây nuôi một số loài Bướm quý hiếm, một số

loài đặc hữu phục vụ công tác bảo tồn tại VQG Cát Bà”.

- 2. Đề tài: “Đánh giá thực trạng các loài cây gỗ quý hiếm trên đảo Cát Bà.

Đề xuất các giải pháp bảo tồn hiệu quả.

Nhận xét: Nhìn chung đã có một số đề tài, dự án nghiên cứu về tài nguyên,

ĐDSH, phát triển du lịch tại VQG Cát Bà nhưng chưa có đề tài hoặc dự án nào đi sâu

nghiên cứu về môi trường du lịch tại đây.

Page 29: §Ò c¬ng luËn v¨n

19

1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

VQG Cát Bà thành lập năm 1986 nằm trong quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát

Hải, thành phố Hải Phòng cách Hải Phòng 50km, cách Hà Nội 150km và tiếp giáp

Vịnh Hạ Long ở phía Bắc VQG Cát Bà có toạ độ địa lý: 200

43' 50" đến 200

51' 29" vĩ

độ bắc và 1060

58' 20" đến 1070

10' 05" kinh độ đông. VQG Cát Bà nằm trên địa giới

hành chính thuộc 6 xã và một thị Trấn: xã Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám,

Trân Châu, Việt Hải và thị trấn Cát Bà, cách thành phố Hạ Long 25 km về phía

Nam.[33].

Diện tích 16.196,8 ha trong đó 10.931,7ha là đồi núi và đảo; phần đảo là

5.265,1ha. VQG Cát Bà là VQG đầu tiên có khu hệ sinh thái rừng và biển.[33].

VQG Cát Bà được chia thành 3 phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm

ngặt 4.914,6ha; phân khu phục hồi sinh thái 11.094ha ; phân khu hành chính dịch vụ

91.3ha.[33].

Chức năng, nhiệm vụ chính là: bảo tồn, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và

giáo dục môi trường.[33,34].

b. Khí hậu thuỷ văn

VQG Cát Bà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng nhiều

của khí hậu ven biển.[6].

- Nhiệt độ bình quân năm: 200

C.

- Tổng lượng mưa bình quân năm: 1700 - 1800mm. Mùa mưa từ tháng 4

đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

- Độ ẩm bình quân năm: 85%, tháng 4 ẩm nhất và tháng 1 khô nhất. Lượng

bốc hơi bình quân là 700mm/năm.

- Gió mùa đông bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau gió đông nam từ tháng

Page 30: §Ò c¬ng luËn v¨n

20

4 đến tháng 8, mỗi năm có trung bình 2 - 3 cơn bão.

c. Địa hình, địa thế

VQG Cát Bà có độ cao phổ biến là 100m, những đỉnh cao trên 200m rất hiếm,

cao nhất là đỉnh 331m nằm trên dãy núi Hang Đê và núi Cao Vọng (322m). Các đảo

nhỏ có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước biển. Nhìn chung

Cát Bà có các kiểu địa hình chính như sau:[33,34]

Địa hình núi đá vôi;

Địa hình đồi đá phiến;

Địa hình thung lũng giữa núi;

Cánh đồng Karst;

Thung lũng đá vôi;

Kiểu địa hình bồi tích ven biển.

d. Địa chất đất đai

Đặc điểm chung của vùng núi đá vôi Cát Bà là vùng karst có mức độ phong hoá

mạnh, ở đây có những thung lũng rộng, nơi tập trung khu dân cư.Dòng chảy trên mặt

rất ít, chảy ngầm là chính, xen kẽ các dãy núi đá vôi, có các núi đá mẹ chủ yếu là mác

ma axít, trên nền các loại đá mẹ đã hình thành các loại đất ở vùng Cát Bà.[33].

e. Đa dạng sinh học VQG Cát Bà

VQG Cát Bà chứa đựng giá trị cao về cảnh quan thiên nhiên, ĐDSH; là nơi có số

lượng kiểu thảm thực vật đa dạng vào bậc cao so với các khu rừng đặc dụng của Việt

Nam; là nơi có quần thể Voọc Cát Bà là một loài linh trưởng đặc hữu duy nhất trên thế

giới chỉ có ở Cát Bà - Việt Nam.

Đến năm 2014, Khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà đã ghi nhận 3.956 loài động vật và

thực vật, (tăng gần gấp 2 lần so với số lượng ghi nhận thời điểm năm 2004 - 2.320

loài); bao gồm thực vật có mạch: 1.588, Nấm: 44, Thú: 58, Chim: 205, Bò sát: 55,

Lưỡng cư: 25, Cá nước ngọt: 11, Giáp xác cạn: 1, Côn trùng: 274, Thực vật ngập mặn:

Page 31: §Ò c¬ng luËn v¨n

21

31, Rong biển: 102, Thực vật phù du: 400, Động vật phù du: 131, Động vật đáy: 658,

San hô: 177, Cá biển: 196. Loài đặc hữu Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus)

là một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới trong danh

mục đỏ của IUCN suốt từ năm 2000. Khu DTSQ Cát Bà cũng chứa đựng hầu hết

những hệ sinh thái tiêu biểu như: [33].

- HST rừng mưa nhiệt đới,

- HST rừng ngập mặn,

- HST vùng triều,

- HST hồ nước mặn (tùng, áng),

- HST san hô,

- HST đáy mềm (động thực vật phù du, thảm rong, cỏ biển..),

- HST hang động đá vôi.

Công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm hỗ trợ đã đưa lại kết quả là trong

vòng 10 năm sau khi được công nhận đã phát hiện 12 loài mới tại Quần đảo Cát Bà và

vùng lân cận.

Trong phạm vi đề tài tác giả chỉ nghiên cứu MTDL tại VQG Cát Bà phần trên đất

liền.

Khu hệ thực vật rừng

Page 32: §Ò c¬ng luËn v¨n

22

Theo nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển trong Hồ sơ đề cử

Di sản Thiên nhiên Quần đảo Cát Bà, VQG Cát Bà hiện có 1.561 loài thực vật bậc cao

có mạch thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác nhau. Quần đảo Cát Bà hiện

có 1.117 loài cây tài nguyên thuộc 4 nhóm công dụng khác nhau: Nhóm cây cho gỗ,

nhóm cây làm thuốc; nhóm cây ăn được, nhóm cây làm cảnh và cây bóng mát. Tính

chung cho cả Việt Nam và thế giới, Quần đảo Cát Bà có tới 72 loài bị đe doạ cần đợc

bảo vệ.[33,34].

Khu hệ động vật trên cạn

Cát Bà hiện có 275 loài động vật có xương sống ở cạn, trong đó có 21 loài ghi

trong sách đỏ Việt Nam và 20 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới của IUCN. Đặc biệt,

sự có mặt của một số loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cao tại Cát

Bà như: Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus)-hiện nay còn lại 63 cá thể sinh

sống duy nhất trên đảo Cát Bà, Sơn dương, Khỉ vàng - Macaca mulatta, rái cá thường -

Lutra lutra, Rái cá vuốt bé - Aonyx cinerea và một số loài Cầy, Sóc bụng đỏ

(Callosciurus erythraeus), Sóc Chuột hải nam (Tamiops maritimus) có ý nghĩa bảo tồn

quan trọng.[33, 34].

Là một phần của khu hệ chim Vùng Đông Bắc và ven biển Việt Nam, Khu hệ

chim Cát Bà hiện có 155 loài chim thuộc 16 bộ, 46 họ. Một số loài thường xuyên gặp

và đặc trưng cho Cát Bà gồm Diều hâu (Milvus migrus), quạ đen

(Corvusmacrorhynchos, Chào mào, Chiền chiện bụng hung và Chim manh, Diệc đen

(Egretta sacra)... Ngoài ra, theo danh sách chim Cát Bà – Long Châu, hiện có 1 loài

Cốc đế (Phalacrorax carbo) nằm trong sách đỏ Việt Nam (2007) ở mức độ hiếm

(R).[33, 34].

Bò sát, ếch nhái

Trong số 66 loài bò sát và ếch nhái được thống kế tại Cát Bà có 11 loài trong sách

đỏ Việt Nam chiếm 18% tổng số loài; trong số các loài quí hiếm có 2 loài cấp độ CR

(Loài bị đe dọa cực kì nghiêm trọng), 5 loài cấp độ EN (Loài bị đe doạ nghiêm trọng),

3 loài cấp độ VU (Loài sắp bị đe doạ nghiêm trọng), 1 loài cấp độ R (Loài hiếm). Đặc

Page 33: §Ò c¬ng luËn v¨n

23

biệt có một loài Trăn đất (Python molurus) nằm trong danh lục đỏ thế giới ở mức độ

gần bị đe doạ (NT). [33, 36].

Quần đảo Cát Bà, Hải Phòng là quần thể của Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên

thế giới. Đây là tập hợp của hệ thống núi đá vôi có tuổi rất cao, đỉnh cao nhất 322m,

tầng đá vôi hình thành lên kiểu karst bị xói mòn mạnh (các núi đá hình nón) rất ấn

tượng.[4].

Tài nguyên thiên nhiên rừng biển rất đa dạng và phong phú, rừng nguyên sinh và

khu rừng kim giao rậm rạp tạo thành một nhân tố mạnh về sự phong phú của di sản.

Trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam thì đây là một trong các khu rừng có sự đa

dạng về động vật, thực vật.

Cùng với đa dạng sinh học tài nguyên rừng, VQG Cát Bà còn có nhiều hang

động, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo với nhiều di chỉ khảo cổ. Chính sự ưu đãi

về cảnh quan thiên nhiên nên hàng năm có hàng triệu du khách trong nước và quốc tế

đến tham quan du lịch. Điều này tác động không nhỏ đến nhiệm vụ quản lý bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng của lực lượng kiểm lâm.

Nhận xét: tài nguyên du lịch tại VQG Cát Bà rất đa dạng, phong phú và có tiềm

năng lớn để phát triển tham quan, du lịch và nghiên cứu.

Ngoài đảo chính, quần đảo Cát Bà còn có 137 đảo nhỏ như đảo Đầu Bê, đảo Cát

Dứa, đảo Bù Lâu, hòn Ghềnh Hang, hòn Đá Lẻ, hòn Xả Lan …Nhiều đảo có hình dạng

kỳ dị, bờ dảo có nhiều mũi nhô, cung lõm và nhiều bờ vách dốc đứng, chân có ngấn ăn

mòn. Đa số các đảo có thềm san hô viền quanh và trên đảo có hồ nước mặn.[33].

Với đa dạng sinh học cao, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công

nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong kỳ họp của Hội đồng quốc tế về phối hợp

chương trình con người và sinh quyển tổ chức tại Paris, ngày 29/10/2004. Việc quần

đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển là một động lực thúc

đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch, thúc đẩy ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và

nghiên cứu khoa học.[33].

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa

a. Dân số và nguồn dân cƣ

Page 34: §Ò c¬ng luËn v¨n

24

Theo thống kê đến tháng 6, 2015 , dân số toàn huyện Cát Bà là 30451 người

chiếm 1.6% dân số toàn thành phố Hải Phòng. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là

89 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động hiện nay là 15000 người. Đây là một

yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Cát Bà. Tuy nhiên

vấn đề giải quyết việc làm cho người thất nghiệp cần được quan tâm và tìm ra hướng

giải quyết nhanh chóng. [17].

Dân số vùng đệm VQG Cát Bà khoảng 10.500 người. Có khoảng 80 hộ dân với

hơn 300 nhân khẩu sống tại vùng lõi VQG thuộc xã Việt Hải. [6].

b. Các hoạt động kinh tế - xã hội

b.1. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Các hoạt động cơ khí nhỏ, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất đá, nước khoáng, sản

xuất vật liệu xây dựng, điện, nước phát triển nhanh phục vụ kịp thời sản xuất và tạo

công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

Cụ thể, xí nghiệp điện nước Cát Bà đang tiến hành đóng chai nước khoáng. Năm

2000 sản xuất 5 – 8 triệu chai trên năm, đến năm 2015 sản xuất 17 – 20

triệu chai. Những năm 1998 đường điện lưới quốc gia đã nối ra đảo Cát Bà tạo điều

kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh các ngành kinh tế của đảo. Về lượng khai thác

nước sinh hoạt năm 2014 đạt 35 500m3. Sửa chữa tàu thuyền đạt 1700 tấn bằng 80%

kế hoạch năm. Sản lượng đá (nước) bằng 4320 tấn, đạt 67% kế hoạch năm Nhìn

chung các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa mạnh, còn

manh múm, tản mạn, còn nhiều khó khăn và tập trung ở thị trấn. Ngoài ra ở Cát Bà còn

phát triển được một số nghề truyền thống như đan lưới, sản xuất đồ hộp. [17].

b.2. Sản xuất nông nghiệp

Đảo Cát Bà có địa hình là núi đá vôi nên phần lớn là thiếu nước bề mặt. [6].

Bên cạnh 2 ngành kinh tế mũi nhọn thì nông nghiệp cũng được coi là ngành kinh

tế quan trọng.

Huyện Cát Hải được phân bố dân cư tại 2 đảo Cát Hải và Cát Bà. Diện tích đất

canh tác nông nghiệp của huyện có 212 ha, nhưng chủ yếu là thung áng và vườn đồi.

Page 35: §Ò c¬ng luËn v¨n

25

Trong đó, diện tích trồng lúa là 37ha tập trung ở Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào và

Việt Hải; diện tích trồng rau màu 21,1ha; còn lại là diện tích trồng cây lấy củ và cây ăn

quả.[17].

Hình 1: Dự án trồng rau sạch tại xã Xuân Đán, Cát Bà

(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình thực địa Tháng 9, 2015)

Huyện đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ sản xuất, tạo điều kiện về vốn

vay từ các nguồn giải quyết việc làm, vay vốn hộ nghèo, vay tín chấp từ ngân hàng

chính sách; đồng thời hợp tác triển khai nhiều mô hình kinh tế giúp dân có điều kiện

mở rộng mô hình sản xuất, trong đó chú trọng triển khai các dự án bảo tồn, nhân rộng

giống cây, con bản địa như: Mô hình phục tráng vườn cam Gia Luận; Dự án bảo tồn và

phát triển Gà Liên Minh; mô hình nhân rộng giống khoai sọ Mùn ốc xã Việt Hải; Dự

án phát triển đàn Dê núi Cát Bà và mô hình bảo tồn giống ong nội Cát Bà – sản phẩm

mật ong đã được cấp chứng nhận thương hiệu “Mật ong Cát Bà”. Ngoài ra, còn xây

dựng các mô hình nuôi lợn nái, nuôi bò sinh sản… [17, 22, 23].

Bên cạnh việc bảo tồn và phát triển những giống cây bản địa, huyện còn chú

trọng đưa vào trồng thử nghiệm nhiều giống mới có giá trị kinh tế cao như khoai tây

Hà Lan, trồng hoa, dưa hấu, cây dược liệu hồng hoa, mô hình nuôi chim bồ câu pháp,

Page 36: §Ò c¬ng luËn v¨n

26

nuôi nhím; nuôi vịt trời...

Huyện tạo điều kiện cho các đơn vị doanh nghiệp liên kết phối hợp xây dựng các

mô hình trồng rau an toàn tại địa phương, trong đó, tiêu biểu là mô hình rau an toàn của

nông dân xã Việt Hải. Tại xã Xuân Đám Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển & Phát triển

Cộng đồng (MCD) cũng đã phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân triển

khai mô hình trồng rau an toàn và chăn nuôi bằng đệm lót sinh học.[14].

Hệ thống kênh mương tưới tiêu cũng được đầu tư nâng cấp, đồng thời xây dựng

hồ chứa nước ngọt tại các xã nông nghiệp để phục vụ tưới tiêu.

Với các xã trên đảo Cát Bà, có nhiều thuận hơn đảo Cát Hải bởi có diện tích tùng

áng nên huyện khuyến khích xây dựng mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi kết

hợp với trồng trọt. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hàng trăm gia trại kết hợp với trồng

cam, vải, nhãn, na, hồng với chăn nuôi lợn, gà, ong, dê và nuôi trâu bò và xen canh các

loại cây lấy củ như: Gừng, sắn, khoai, lạc, ngô... Mỗi năm mang lại nguồn thu nhập từ

300 đến 500 triệu đồng/1 hộ như: trang trại của anh Nguyễn Tiến Chinh xã Xuân Đám;

anh Vũ Hữu Dũng xã Gia Luận; anh Vũ Thanh Bình ở thị trấn Cát Bà…[14].

Không chỉ tập trung trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nông dân

huyện đảo phát triển diện tích trồng rau xanh với đa dạng các loại rau theo mùa vụ,

nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên đảo. [22].

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì nông nghiêp huyện đảo còn gặp không ít

khó khăn thách thức do diện tích đất nông nghiệp ít và không tập trung nên khó xây

dựng được những vùng sản xuất mang tính chuyên canh, thiếu nước ngọt thường

xuyên, nhất là vào mùa khô hanh nên việc trồng trọt khó phát triển.

b.3. Kinh tế rừng

Đảo Cát Bà có diện tích rừng là 15200ha, trong đó đất rừng do VQG quản lý

>9800 ha còn lại > 6500 ha do các xã quản lý. Rừng gỗ tự nhiên có khoảng 293 ha

(rừng cây bụi). Rừng trồng: Thông nhựa 126 ha phân bố nhiều ở xã Hiền Hào, Bạch

đàn, Keo 66 ha chủ yếu ở Trung Trang, Phi lao, Xoan 8 ha, Sa mộc 30 ha, Tre nứa 40

ha. Hiện nay công tác điều tra quy hoạch, giao đất, giao rừng cho dân theo nghị

Page 37: §Ò c¬ng luËn v¨n

27

định 02 của chính phủ đợc thực hiện tốt; tiếp tục triển khai thực hiện dự án 327. Trong

những năm qua toàn đảo Cát Bà đã trồng được121ha, nạn phá rừng dần dần đợc hạn

chế. [6].

b.4. Khai thác và nuôi truồng thủy hải sản

Năng suất khai thác ở khu vực đảo Cát Bà và lân cận biến động khá mạnh giữa

các năm và các mùa vụ khai thác (Đỗ Văn Khương và nnk, 2005). Đối với lưới kéo cá,

năng suất khai thác trung bình đạt 76,8 kg/giờ ở chuyến điều tra tháng 11, 12/2001 đại

diện cho mùa gió Đông Bắc; tuy nhiên ở chuyến điều tra tháng 5, 6/2001 đại diện cho

mùa gió Tây Nam, năng suất đánh bắt chỉ đạt 26,7 kg/giờ. [17].

Đối với lưới kéo tôm, năng suất khai thác thấp hơn. Năng suất khai thác trung

bình chung dao động trong khoảng 4,6 – 12,4 kg/giờ ở các năm 2002 đến 2004. Năng

suất khai thác ở mùa gió Tây Nam thường cao hơn so với ở mùa gió Đông Bắc. [17].

Bên cạnh hoạt động khai thác thì hoạt động nuôi trồng thủy hải sản rất phát triển

trên vùng biển đảo Cát Bà.

Thêm vào đó, với mật độ các hộ nuôi bè cao, rác thải sinh hoạt hàng ngày từ nuôi

trồng thủy sản tập trung gây ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nước. [12]

b.5. Giao thông vận tải

Địa hình đá vôi hiểm trở cũng là một nguyên nhân cản trở cho việc phát

triển giao thông đường bộ.

Có thể đến Cát Bà bằng hai loại phương tiện giao thông:

- Đi tàu thủy từ Bến Bính Hải Phòng hoặc từ Vịnh Hạ Long;

- Đi tàu Cao Tốc từ Bến Bính Hải Phòng đến cầu cảng Cát Bà;

- Đi tàu Cánh Ngầm từ Bến Bính Hải Phòng đến cầu cảng Cát Bà;

- Đi đường bộ từ Hải Phòng, qua phà biển Đình Vũ nối Hải Phòng với đảo Cát

Hải, và phà Bến Gót nối đảo Cát Hải với đảo Cát Bà.

Về giao thông trên đảo: Cho đến nay cả đảo mới có một số trục đường được xây

Page 38: §Ò c¬ng luËn v¨n

28

dựng như đường trục chính chạy từ cảng Bến Bèo ở phía Đông Nam thị trấn Cát Bà

đến phía Đông Bắc cảng Gia Luận dài 23 km và một con đường khác nối với trục

đường chính ở Trung Trang chạy qua phía Tây (dốc Eo Bùa đổ xuống Mốc trắng đến

Phù Long đối diện với Bến Gót của đảo Cát Hải. Tương lai đây sẽ là con đường bộ nối

Hải Phòng qua nẻo Đình Vũ, Cát Hải bằng hai con phà biển Đình Vũ - Ninh Tiếp và

Bến Gót - Phù Long đó là con đường du lịch tuyệt đẹp của Hải Phòng. Phía Tây Nam

con đường giao thông lên xã ở ven đảo nối với con đường trục chính ở khu vực bãi

biển Hiền Hào và là con đường du lịch rất đẹp ven bờ biển phía Tây Nam đảo Cát

Bà.[6, 17].

Đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà là một tuyến giao thông đường bộ và

đường thủy kết hợp nối đảo Cát Bà và đảo Cát Hải với đất liền ở Hải Phòng. Toàn

tuyến dài 35km, điểm đầu là đảo Đình Vũ, điểm cuối là trụ sở UBND huyện Cát Hải tại

đường 1/4 thị trấn Cát Bà. Nền đường rộng 7,5 m, mặt đường rộng 5,5 m gồm hai làn

xe. Trên tuyến có hai phà biển, một là phà Đình Vũ, hai là phà Gót - Cái Viềng.

Công trình xây dựng tuyến đường xuyên đảo trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1

bắt đầu từ ngày 11 tháng 11 năm 1999 và kết thúc vào 1 tháng 1 năm 2003 đã tiến hành

cải tạo, nâng cấp, làm mới 30,73 km. Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 7 năm

2004 đến ngày 24 tháng 5 năm 2005, nâng cấp tuyến đường 4 km xuyên đảo tới VQG

Cát Bà.[34].

Page 39: §Ò c¬ng luËn v¨n

29

Hình 2: Đƣờng xung quanh rìa đảo Cát Bà

(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình thực địa)

Quan phân tích có thể nhận thấy rằng, hiện nay giao thông tại các xã vùng đệm

VQG Cát Bà rất phát triển và thuận lợi. Giao thông thủy từ đất liền đến VQG cũng rất

dễ dàng. Tuy nhiên vào mùa du lịch cao điểm (Tháng 5 đến tháng 8) hiện tượng tắc

phà, quá tải phà thường xuyên xảy ra.

b.6. Dịch vụ

Hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phong phú về cả hình thức và loại

hình trong những năm trở lại đây. Hoạt động du lịch đóng vai trò chủ chốt đối với đời

sống của người dân các xã/thị trấn vùng đệm VQG Cát Bà.

Rất nhiều tuyến du lịch được hình thành nhằm khai thác triệt để nguồn lợi, vốn tài

nguyên vốn có tại VQG Cát Bà.

Các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch rất đa dạng như: Buôn bán hải sản,

đồ lưu niệm, xe điện, xe ôm, khách sạn, quán ăn...vv

b.7. Lịch sử - văn hóa

- Truyền thuyết về Cát Bà

Page 40: §Ò c¬ng luËn v¨n

30

Tương truyền, quần đảo Cát Bà là nơi các bà, các mẹ và chị em phụ nữ lo trồng

tỉa, hái lượm, chuẩn bị lương thảo giúp các chiến binh đánh đuổi giặc Ân. Bởi thế, hòn

đảo các chiến binh đóng quân nơi tiền phương gọi là đảo Các Ông (đọc chệch thành

Cát Ông), và đảo hậu phương được mang danh là đảo Các Bà (Cát Bà).

Một sự tích khác về Cát Bà được lưu truyền theo năm tháng cho đến ngày nay, đó

là: Ngày xửa ngày xưa, không rõ là vào thời kỳ nào, có hai xác nữ thần chết trẻ không

biết từ đâu trôi dạt vào đảo và được bà con ngư dân đắp thanh hai ngôi mộ. Trong đêm

ấy, các nữ thần hiển linh, báo mộng cho các vị chức sắc và dân chúng trên đảo biết về

sự linh ứng của mình. Dân chúng bèn đóng góp tiền của, lập miếu thờ hai nữ thần ngay

bên hai nấm mộ thiêng này, gọi là miếu Các Bà. Sau khi lập miếu thờ, những năm

tháng sau đó, ngư dân trên đảo không gặp các tai nạn trên biển như trước, đời sống

không có dịch bệnh hoành hành, không có giặc ngoại xâm và cướp biển, dân trên đảo

hưởng cuộc sống ấm no, thái bình. Tâm nguyện người dân trên đảo đều cho rằng đó là

do các nữ thần hiển linh phù hộ.[6].

Hiện nay, đền thờ Các Bà ở Áng Ván – thị trấn Cát Bà, đền Bà – xã Hiền Hào

cũng còn tồn tại với thời gian. Đảo Các Bà được đọc chệch đi thành Cát Bà như ngày

nay.

- Lịch sử Cát Bà

Vùng đất cổ Cát Bà được hình thành từ cuối nguyên đại cổ sinh sớm (Cách ngày

nay khoảng 410 triệu năm) nhờ chuyển động tạo núi Celadoni và chế độ lục địa kéo dài

suốt nguyên đại Trung sinh (Cách ngày nay khoảng 240 - 267 triệu năm). Các nhà địa

chất đã phát hiện được nhiều di tích hóa thạch động vật và thực vật cổ xa lưu giữ trong

các trầm tích ở Cát Bà phản ánh những biến cố địa chất lớn và tiến hóa của sự sống

hàng trăm triệu năm tại miền đất này.

Các tài liệu khảo cổ học đã xác nhận Cát Bà là một trong những nơi có người

nguyên thủy sinh sống. Khoảng thời gian biển tiến (Cách ngày nay khoảng 9.000 -

17.000 triệu năm), hệ thống các đảo trong vịnh Bắc Bộ bị phân tách ra khỏi lục địa, đã

có một nhóm cư dân chuyên sống trong các hang động đá vôi, mà khảo cổ học gọi là

cư dân văn hóa Hòa Bình. Nơi ở của họ, những mái đá, những hang động như: Trung

Page 41: §Ò c¬ng luËn v¨n

31

Trang, Giếng Ngóe, Tiền Đức, Hoa Cương, Thiên Long,… là những ngôi nhà tuyệt vời

do tạo hóa ban tặng cho Cát Bà. Người cổ Cát Bà chính là một bộ tộc thành viên của

người Lạc Việt, cư dân của quốc gia Văn Lang, Âu Lạc sau này. Cát Bà có 77 địa điểm

khảo cổ đã được phát hiện và khảo sát có các di chỉ nổi tiếng như: Cái Bèo, Bãi Bến,

Cát Đồn cùng nhiều di chỉ có giá trị khác như: Tùng Gôi, Thành nhà Mạc, Ao Cối,

Hang Dơi, Eo Bùa.

Sau năm 1945, huyện Cát Hải và thị xã Cát Bà thuộc tỉnh Quảng Yên, đến ngày

05 tháng 06 năm 1956 được sáp nhập vào thành phố Hải Phòng.

Ngày 22 tháng 07 năm 1957 huyện Cát Bà được thành lập gồm thị xã Cát Bà cũ

đổi tên thành thị trấn Cát Bà và 5 xã của huyện Cát Hải được tách ra gồm: Trân Châu,

Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận, Việt Hải. Huyện Cát Hải ngày nay được thành lập

vào ngày 11 tháng 03 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất hai huyện đảo Cát Hải và Cát Bà

cũ.[36].

b.8. Giáo dục – đào tạo

VQG Cát Bà là nơi diễn ra nhiều hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế và giáo

dục về sinh vật – môi trường.

Bên cạnh các đề tài dự án đã và đang được triển khai thì Vườn đang đề xuất với

Sở khoa học và công nghệ Hải Phòng, kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm về lĩnh vực lâm

nghiệp đầu tư cho một số đề tài, dự án khác có khả năng ứng dụng cao như nhân giống

và trồng đại trà cây Cọ Hạ Long, xây dựng rừng giống thuần loài hoặc hỗn loài để vừa

bảo tồn vừa cung cấp nguồn giống, nghiên cứu và bảo tồn loài Thạch sùng mí

Goniurosaurus catbaensis) (Loài đặc hữu của VQG Cát Bà)…[33].

Page 42: §Ò c¬ng luËn v¨n

32

Hình 3: Trung tâm dịch vụ, DLST và giáo dục môi trƣờng đƣợc xây tại gần cổng vào

VQG Cát Bà

(Nguồn: Ảnh tác giải chụp trong quá trình thực địa)

Page 43: §Ò c¬ng luËn v¨n

33

CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu:

- MTDL tại VQG Cát Bà ;

- Các hoạt động phát triển du lịch tại đảo Cát Bà ;

- Các chính sách QL MTDL hiện có tại đảo Cát Bà.\

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:

VQG Cát Bà phần đất liền (Trong phạm vi đề tài không nghiên cứu đến phần biển

của VQG).

2.2. Phƣơng pháp luận

Tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và tiếp cận

hệ thống trong quản lý TN & MT để thực hiện quản lý môi trường du lịch tại VQG Cát

Bà.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Tham khảo tài liệu, liên hệ địa phƣơng nơi nghiên cứu, thu thập tài

liệu thứ cấp, thừa kế tài liệu

2.3.2. Điều tra, khảo sát thực tế ngoài thực địa: 2 đợt bằng phƣơng pháp

đánh giá nhanh (Tham vấn cộng đồng và nhà quản lý du lịch, khảo sát thực địa

để kiểm chứng và bổ sung tài liệu);

2.3.3. Phƣơng pháp SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)

Page 44: §Ò c¬ng luËn v¨n

34

S (Strengths)

Điểm mạnh

O (Oppotunities)

Cơ hội

W (Weaknesses)

Điểm yếu)

T (Threats)

Thách thức

Mô hình SWOT

SWOT là công cụ phân tích hữu hiệu, giúp chúng ta hiểu vấn đề của sự việc, là từ

viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội),

Threats (Nguy cơ, Thách thức). Phân tích SWOT cho ta cách nhìn tổng thể của vấn đề,

sự việc.[26].

- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong nội tại của hệ thống;

- Phân tích những tác động từ bên ngoài hệ thống có thể tạo ra cơ hội và nguy cơ.

Trong phạm vi đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân

tích các điểm mạnh, điểm yếu của MTDL VQG Cát Bà, những cơ hội có thể đến với

hệ sản xuất này và thách thức hệ sản xuất có thể gặp phải trong quá trình phát triển.

S: MTDL VQG Cát Bà có điểm mạnh gì?

Ví dụ sự đang dạng các loại sinh vật, kiểu

hệ sinh thái...

W: Điểm yếu của MTDL VQG Cát Bà

T: Các thách thức, hiểm họa đe dọa sự

phát triển của MTDL VQG Cát Bà.

O: Các yếu tố bên ngoài đặc biệt là hoạt

động du lịch, chính sách quản lý có là

động lực cho sự phát triển hay không?

Page 45: §Ò c¬ng luËn v¨n

35

2.3.4. Quy trình DPSIR (Driver – Pressure – State – impact – Response)

(Động lực chi phối – áp lực – hiện trạng – tác động - ứng phó) trong

đánh giá hiện trạng MTDL

Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu

(EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân

tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các

vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc

của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của

vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5

hợp phần như hình sau:[27, 28].

Hình 4: Mô hình DPSIR

Quy trình này được đề xuất từ năm 2004 được áp dụng rộng rãi ở các nước EU,

từ 2005 được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.

- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi trường

Page 46: §Ò c¬ng luËn v¨n

36

vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc trưng

cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng như các hoạt động sản xuất

phát triển kinh tế – xã hội chính diễn ra trong vùng như cở sở hạ tầng, nông

nghiệp, công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,…

- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các thông số áp

lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về nước thải của các

nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử

dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lich hàng năm,… Rõ ràng là

cường độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý

và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo

chiều hướng tiêu cực.

- Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE indicators). Các

thông số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính

và định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và sinh

thái các thành phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động thực

vật hoang dã, hệ sinh thái thuỷ sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm dần

và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.

- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khoẻ

và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).

- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trường và xã

hội (RESPONSE indicators). [8].

Như thể hiện ở Hình 4 hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo hai chiều:

chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình nhận thức theo chuỗi như

vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh giá các mối quan

hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường tự nhiên và hệ thống kinh tế – xã hội. Vì vậy,

phương pháp này thường được áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý

môi trường vùng và quốc gia nhằm đảm báo phát triển bền vững. Với các ưu điểm

như vậy, tác giả sử dụng DPSIR để lập kế hoạch quản lý môi trường du lịch VQG Cát

Bà.

Page 47: §Ò c¬ng luËn v¨n

37

Trong phạm vi đề tài, quy trình DPSIR được sử dụng để xem xét các khía

cạnh sau:

- Động lực chi phối các chính sách, kế hoạch QL MTDL tại VQG Cát Bà trong

chính sách phát triển kinh tế - xã hội của UBND thành phố Hải Phòng (D).

- Áp lực của các chính sách lên MTDL VQG Cát Bà (P).

- Hiện trạng MTDL tại VQG Cát Bà thời điểm áp dụng các chính sách quản lý

hiện hành (S).

- Tác động lên các thành phần của MTDL (Các hệ sinh thái, động – thực vật,

đất nước, cảnh quan thiên nhiên...) (I).

- Đưa ra các giải phát ứng phó quản lý MTDL theo hướng phát triển bền vững

(R).

Page 48: §Ò c¬ng luËn v¨n

38

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tài nguyên du lịch VQG Cát Bà

3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Nhờ sự giàu có về cảnh quan thiên nhiên và ĐDSH như đã phân tích ở trên, VQG

Cát Bà có rất nhiều tuyến, điểm tham quan, du lịch đặc sắc có thể kể đến như:

Tuyến rừng kim giao – đỉnh Ngự Lâm;

Tuyến ao ếch;

Tuyến giáo dục môi trường;

Tuyến Mây bầu – Khe Sâu;

Tuyến Ao Ếch – Việt Hải;

Tuyến du lịch mạo hiểm Tiền Đức – Mây Bầu;

Tuyến VQG – Khu du lịch sinh thái cộng đồng Phù Long.

Tuyến Hang Ủy Ban – Liên Minh – Suối Gôi;

...

Đây chính là một trong những nguồn khai thác tiềm năng giúp VQG Cát Bà có thể

khai thác và phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch.

3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

a. Lễ hội

Người dân định cư trên đảo có nguồn gốc từ nhiều nơi họp thành là cộng đồng

những người sống bằng nghề biển vùng duyên hải. Các làng xã trên đảo nằm sát biển

tiện cho nghề nghiệp đánh bắt. Làng xã khu Cát Bà nằm ở thung lũng có thế mở nhìn ra

biển, nơi có dòng nước ngọt quanh năm, trên bến dưới thuyền. Do đặc điểm sống gắn bó

với biển nên chèo thuyền, đua thuyền là sinh hoạt văn hoá, hội đua thuyền chính là ngày

hội xuống nước của các làng chài. Chính ở nơi đầu sóng ngọn gió, với sức sống, tinh

thần lao động sáng tạo, người dân ở đây đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo.

Lễ hội đua thuyền rồng trên biển là một nét văn hoá riêng có tại đảo Cát Bà. Dân

đi biển Cát Bà thường tổ chức đua thuyền rồng khi kết thúc vụ cá Bắc, mở đầu vụ các

Page 49: §Ò c¬ng luËn v¨n

39

Nam vào ngày ¼ dương lịch (ngày Bác Hồ về thăm Cát Bà năm 1959). Sau rất nhiều

nghi lễ trang trọng được tổ chức vào chiều và đêm hôm trước, cả ngày ¼ chỉ dành riêng

cho hội đua thuyền. Những chiếc thuyền hình thoi dài, đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son

thiếp vàng rực rỡ, trên khoang chở từ 22 đến 26 thanh niên rẽ sóng trên Vịnh cũng đã

thu hút rất nhiều du khách thập phương.[6].

Hình 5: Hội đua thuyền rồng tại xã Phùng Long, Cát Bà tháng 8, 2014

(Nguồn: Tác giải tự chụp trong quá trình đi thực địa)

Page 50: §Ò c¬ng luËn v¨n

40

Hình 6: Lễ hội đình Phù Long, Cát Bà tháng 7, 2014

(Nguồn: Tác giải tự chụp trong quá trình đi thực địa)

b. Các di tích lịch sử - văn hóa

Trên thị trấn Cát Bà ngày nay còn nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời như: đền

thờ các bà trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương Bắc. Hòn cẩm thạch của

làng Gia Luận đã từng là nơi tập kết dấu cọc gỗ lấy từ Vân Đồn để góp phần làm lên

chiến thắng quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng Giang của Ngô quyền năm 938. Tại

xã Xuân Đám còn lại một phần kiến trúc bức tường thành xếp đá được xây dựng từ

thời nhà Mạc thế kỷ XVI. Người dân trên đảo cũng rất tự hào về con đường học hành đỗ

đạt của cha ông một thời. [8].

3.2. Phân tích, đánh giá và định hƣớng vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà theo

hƣớng phát triển bền vững

3.2.1. Phân tích lực điều khiển vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà (D – Driving

Forces) trong chiến lƣợc, quy hoạch phát triển KT – XH nói chung và quy

hoạch ngành du lịch nói riêng của thành phố Hải Phòng

3.2.1.1. Quy hoạch và QL MTDL tại VQG Cát Bà của UBND thành phố Hải

Page 51: §Ò c¬ng luËn v¨n

41

Phòng

Trong phê duyệt “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà

đến năm 2030, tầm nhìn 2050” của UBND thành phố Hải Phòng và “Kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội 2015 – 2020” của UBND huyện Cát Hải không có một mục tiêu

nào liên quan đến việc QL MTDL đảo Cát Bà nói chung, VQG Cát Bà nói riêng. [18,

21].

VQG Cát Bà được thành lập vào ngày 31 tháng 3 năm 1986 theo Quyết định số 79-

CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) với tổng diện tích là

15.200 ha. Ngày 19/5/2005 UBND thành phố Hải Phòng giao Sở NN&PTNT thực hiện

nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với VQG Cát Bà tại Quyết định số 605/QĐ - UB.

Chức năng: Bảo vệ giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo gồm các hệ sinh

thái thực vật, động vật rừng, biển và các nguồn gen động thực vật quý hiếm. Nghiên cứu

đặc điểm sinh vật học của một số loài động, thực vật đặc trưng của Vườn, các hệ sinh

thái điển hình rừng nhiệt đới vùng núi đá vôi. Tổ chức tham quan học tập, du lịch giới

thiệu cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên.

Năm 2004, Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục Liên Hợp quốc (UNESCO)

công nhận KDTSQ thế giới quần đảo Cát Bà với tổng diện tích là 26.140ha.

Ngày 30/10/2006 dự án điều tra quy hoạch VQG Cát Bà thành phố Hải Phòng giai

đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020 được phê duyệt tại Quyết định 2355/QĐ-UBND với

tổng diện tích là 16.196,8ha.[33].

VQG Cát Bà được phân chia thành 3 khu vực chức năng sau:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4914,6ha: Được chia thành 6 phân khu, các

phân khu này đều có hợp phần biển, mỗi phân khu đều có chức năng, nhiệm vụ khác

nhau. Phương thức quản lý bảo vệ bảo tồn các phân khu nghiêm ngặt của VQG Cát Bà

được đề xuất dụa theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng

Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là

rừng tự nhiên.

Page 52: §Ò c¬ng luËn v¨n

42

Phân khu phục hồi sinh thái 1.1189,1ha: Được chia thành 4 phân khu, mỗi phân

khu đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Việc phân chia khu phục hồi sinh thái căn

cứ chủ yếu vào đực điểm, đặc thù về kiểu thảm thực vật, căn cứ vào đặc điểm địa lý tự

nhiên, ngoài ra còn căn cứ vào tình trạng chung về các loại rừng, loại đất trong khu vực.

Phân khu phục vụ hành chính 93,1ha: Là khu vực bố trí trụ sở Ban quản lý

VQG là trung tâm chỉ đạo các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, tổ chức dịch vụ

du lịch, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài

nguyên rừng và môi trường trong khu vực.

3.2.1.2. Định hƣớng QL MTDL đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 của

UBND thành phố Hải Phòng

Với vai trò quan trọng trong việc bảo tồn ĐDSH và cảnh quan thiên nhiên, định

hướng QL MTDL tại Cát Bà trong những năm tới đã được thể hiện trong một vài giải

pháp về quy hoạch tại phê duyệt “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch bền vững quần

đảo Cát Bà đến năm 2030, tầm nhìn 2050” của UBND thành phố Hải Phòng tháng 12,

2014. Định hướng QL MTDL tại VQG Cát Bà được lồng ghép trong kế hoạch phát triển

của ngành du lịch. [21].

Các giải pháp về quản lý:

- Xem xét việc xây dựng Đề án thành lập Ban quản lý quần đảo Cát Bà trực thuộc

UBND thành phố với chức năng quản lý các hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt

là du lịch trong mối quan hệ với bảo tồn giá trị sinh thái - đa dạng sinh học, cảnh

quan và môi trường quần đảo Cát Bà.

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch cần được thực hiện với việc thành

lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại VQG, Khu dự trữ sinh quyển

thế giới,...

- Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận

lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn quần đảo Cát Bà.

- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện quy

Page 53: §Ò c¬ng luËn v¨n

43

hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.

Giải pháp về cơ chế, chính sách:

UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nghiên cứu

xây dựng một số cơ chế chính sách cơ bản sau:

- Chính sách về thuế: Thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế theo quy định của

các luật thuế hiện hành, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

gắn với bảo tồn, phát triển cộng đồng, có ứng dụng các công nghệ thân thiện với

môi trường và công nghệ hiện đại mà Việt Nam chưa có.

- Chính sách thu hút vốn đầu tư: Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục đầu tư,

mặt bằng xây dựng, hạ tầng và đảm bảo hài hòa lợi ích.

- Chính sách thị trường khách: Tạo môi trường dịch vụ công tốt nhất (bảo hiểm, y

tế, ngân hàng, viễn thông...) và điều kiện đi lại thuận lợi nhất để khách du lịch

tiếp cận Cát Bà.

- Chính sách về phát triển cộng đồng: Hỗ trợ nâng cao năng lực tham gia của cộng

đồng vào hoạt động du lịch; khuyến khích sử dụng nhân lực địa phương.

- Chính sách về bảo vệ tài nguyên và môi trường: Miễn giảm hoặc không thu thuế

trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần túy cho việc bảo vệ môi

trường du lịch hoặc đầu tư kinh doanh du lịch với các công nghệ đồng bộ về bảo

vệ môi trường; khuyến khích ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước

sạch và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch, sử dụng phương tiện

vận chuyển khách du lịch thân thiện với môi trường.

Giải pháp ứng phó với BĐKH:

- Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và những tác động đến du lịch.

- Khuyến khích phát triển loại hình/sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường,

đặc biệt là du lịch sinh thái.

- Giảm và tiến tới thay thế các thiết bị làm lạnh có sử dụng khí CFC trong các cơ

Page 54: §Ò c¬ng luËn v¨n

44

sở dịch vụ du lịch; hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển du lịch

trên đảo và trên vịnh với việc thực hiện lộ trình cắt giảm phương tiện giao thông

sử dụng xăng dầu.

- Khuyến khích áp dụng mô hình Giảm thiểu chất thải - Tái sử dụng - Tái chế chất

thải (3R: Reduce - Reuse - Recycle) trong hoạt động phát triển du lịch Cát Bà.

Nhóm các dự án phát triển du lịch gắn với bảo tồn:

1 Trung tâm

cứu hộ, cứu

nạn du lịch

Cát Bà.

- Cứu hộ, cứu nạn

trên biển; cấp cứu y

tế.

- Hướng dẫn, sơ cứu du

khách khi bị sinh vật độc

hại cắn, đốt...

VQG Cát

2015 -

2016

Hỗ trợ

quốc tế

2 Phục hồi và

phát triển rừng

ngập mặn từ

Phù Long dọc

theo bờ Tây đảo

Cát Bà.

- Phục hồi hệ sinh thái

rừng ngập mặn.

- Hỗ trợ phát triển sản

phẩm du lịch sinh thái.

- Tạo “lá chắn” hạn chế tác

động của Cảng Lạch

Huyện đến môi trường

đảo.

Dải ven bờ

Phù Long -

vịnh Cái

Giá

2015 -

2017

Xã hội

hóa Hỗ

trợ quốc

tế

3 Phục hồi hệ sinh

thái rạn san hô

tại các đảo Cát

Ông, Cát Dứa,

Vạn Bội, Tai

Kéo, Áng Thảm.

Phục hồi hệ sinh thái rạn

san hô vùng biển Cát Bà

Hỗ trợ phát triển sản phẩm

du lịch sinh thái - lặn biển.

Tại vùng

nước

quanh các

đảo lựa

chọn

2015 -

2017

Hỗ trợ

quốc tế

Page 55: §Ò c¬ng luËn v¨n

45

4 Phát triển khu

nuôi động vật

bán hoang dã

trên tuyến Vườn

Quốc gia - Ao

Ếch - Việt Hải.

Bảo tồn các loài động vật ở

VQG Cát Bà.

Góp phần tăng tính hấp

dẫn tuyến du lịch sinh thái.

VQG Cát

2015 -

2017

Hỗ trợ

quốc tế

Nhận xét: Thông qua những giải pháp về quy hoạch, QL MTDL tại VQG Cát Bà

có thể nhận thấy rằng vấn đề quản lý môi trường tại điểm du lịch Cát Bà chưa thực sự

được UBND thành phố Hải Phòng chú trọng. Định hướng chính của UBND thành phố

Hải phòng là nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh ngành dịch vụ du lịch tại đây.

3.2.2. Phân tích sức ép (P – Pressure) lên hoạt động QL MTDL tại VQG Cát Bà

Sức ép tự nhiên

Việc BĐKH đang tác động mạnh mẽ đến khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là điều có

thể thấy rõ. Tại “Lớp tập huấn về biến đổi khí hậu cho các nhà báo” trong thời gian gần

đây, các nhà khoa học cho biết trong vòng 50 năm, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi diện

mạo, địa chất vùng ven biển Cát Bà, nước biển ở Hải Phòng đã dâng lên mức 20cm.

Khoảng 10 năm qua nhiệt độ tại đây tăng 0,12ºC, nhiệt độ trung bình những tháng mùa

Đông luôn ở mức cao hơn so với mức trung bình của khí hậu và vẫn có xu hướng tăng.

Năm 2009 xảy ra hiện tượng mưa đá, đầu năm 2011 xảy ra hiện tượng lốc xoáy. Gió bão

gây triều cường lớn tại thị trấn Cát Hải, sương muối khiến cây héo lá và hàng loạt cây

trồng chết. Thiên tai lũ lụt gia tăng dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ

biển… [27].

Tuy cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá toàn diện, cụ thể về những tác động

của biến đổi khí hậu tới khu dự trữ sinh quyển Cát Bà nhưng những biểu hiện của nó tới

đời sống người dân đã ngày càng hiện rõ, như ông Mark Hawkes - chuyên gia tại khu dự

trữ sinh quyển Cát Bà nhận định: “Đó là nguy cơ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt và

Page 56: §Ò c¬ng luËn v¨n

46

sản xuất trong mùa khô, tăng nguy cơ nhiễm mặn của một số giếng, diện tích nuôi trồng

thủy sản nói riêng có nguy cơ giảm do nước biển dâng…”.

Vấn đề về tác động của BĐKH là một trong những thách thức lớn đối với công tác

QL MTDL và bảo tồn tại một VQG nhạy cảm như Cát Bà.

Sức ép nhân tác

a. Thói quen, tập tính sinh hoạt của người dân tại vùng đệm VQG

Đời sống của cộng đồng dân cư tại các khu vùng đệm của Vườn và trên đảo còn

gặp nhiều khó khăn, thiếu đất canh tác, không có công ăn việc làm ổn định, thói quen

sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như săn bắt động vật, khai thác cây cảnh,

cây thuốc, lấy mật ong dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, gây ra cháy rừng.

Trong quá trình thực địa tại VQG Cát Bà, tại chợ thị trấn Cát Bà ngoài các mặt

hàng hải sản còn có rất nhiều mặt hàng người dân địa phương khai thác từ rừng để bán

cho khách du lịch như: sáp ong, mật ong rừng, các loại côn trùng như tắc kè, thằn

lằn...vv.

Hình 7: Ngoài các mặt hàng hải sản chợ tại thị trấn Cát Bà còn bán nhiều loại côn

trùng, mật/sáp ong rừng cho du khách

(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong thời gian thực địa 6, 2015)

b. Hoạt động du lịch

Page 57: §Ò c¬ng luËn v¨n

47

Du lịch

Khách du lịch Xây dựng cơ sở

hạ tầng

Nhu cầu

thức ăn

Nước

thải

Tiếng

ồn

Mất đất

nông

nghiệp

Chiếm

dụng

HST tự

Khai thác

vật liệu

xây dựng

VQG Cát Bà có tiềm năng đặc biệt về phát triển du lịch. Trong những năm gần

đây, lượng du khách đến đây tăng đột biến. Hoạt động du lịch đã góp phần đáng kể cải

thiện thu nhập cho người dân và ngân sách địa phương. Tuy nhiên các hoạt động du

lịch đã gây ra rất nhiều sức ép tới môi trường sinh thái nhạy cảm đặc trưng của vùng, vì

vậy, đây được coi là một động lực chi phối quan trọng tới MTDL VQG Cát Bà. Chuỗi

ảnh hưởng của phát triển du lịch được phân tích và thể hiện tóm tắt như sau:

Săn bắt,

bẫy các

loài thú,

Ô nhiễm

nguồn

nước

Ảnh

hưởng

tới các

Giảm đa

dạng

sinh học

Xói mòn

đất, sạt

lở Chim Loài

rừng, chim,

côn

trùng

thú rừng

Phân tích các khía cạnh từ hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà gây suy thoái

MTDL:

Áp lực số lượt khách du lịch ngày càng tăng qua các năm.

Page 58: §Ò c¬ng luËn v¨n

48

Xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng (Nhà nghỉ, khách sạn, quán hàng, đường..)

Hình 8: Trên tuyến đƣờng du lịch tại VQG rất dễ dàng bắt gặp các loại rác thải do

khách du lịch để lại

(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình thực địa)

Hình 9: Màn bắn pháo hoa vào một số dịp cuối tuần trong mùa du lịch tại Cát Bà rất

thu hút khách du lịch tuy nhiên gây tiếng nổ lớn ảnh hƣởng đến đời sống của

các loài động vật tại VQG

(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình thực địa)

Page 59: §Ò c¬ng luËn v¨n

49

Hình 10: Hình ảnh chen lấn của khách du lịch tại bến phà Tuần Châu vào mỗi dịp cuối

tuần vào mùa du lịch tại Cát Bà

(Nguồn: Ảnh tác giải chụp trong quá trình thực địa tháng 6, 2015)

c. Áp lực từ năng lực quản lý của cán bộ VQG Cát Bà

- Gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc

kiểm tra, quan lý tại vườn.

- Đội ngũ quản lý mỏng, trình độ cán bộ, kiểm lâm còn hạn chế. Các lớp đào tạo

cho cán bộ quản lý vườn còn rất ít.

- Hiện tại vườn có 11 trạm kiểm lâm tuy nhiên thực tế cho thấy rằng con số này là

chưa đủ đối với 1 VQG rộng lớn như Cát Bà. Tình trạng săn bắt, bẫy chim, thú

rằng vẫn diễn ra mà không có sự can thiệp của chính quyền địa phương.

- Các chính sách QL MTDL còn nhiều lỏng lẻo, chưa rõ ràng. Các vấn đề về môi

trường diễn ra tại VQG chưa được kiểm tra, giám sát chặt chẽ như việc xả thải

của các khách sạn ra môi trường.

3.2.3. Phân tích hiện trạng (S – State) hoạt động QL MTDL tại VQG Cát Bà

3.2.3.1. Cơ cấu, nhân lực quản lý

Page 60: §Ò c¬ng luËn v¨n

50

Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Quần đảo Cát Bà được thể hiện trong sơ

đồ trên. Trong đó, Ban Quản lý Quần đảo Cát Bà với Ban Lãnh đạo như nói trên sẽ

chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản,

đảm bảo sự bền vững của Di sản. Các phòng, ban trực thuộc Ban Quản lý Quần đảo

Cát Bà, bao gồm:

Văn phòng.

Phòng quản lý di sản.

Phòng tài chính kế hoạch.

Ban quản lý dự án.

Thanh tra di sản.

Trung tâm cứu hộ, cứu nạn.

Trung tâm quản lý phương tiện.

Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà.

VQG Cát Bà.

Ban quản lý các Vịnh Cát Bà.

Trong số các phòng, ban nói trên, có 03 đơn vị tập trung nhiều nhân lực là: VQG

Cát Bà (81 cán bộ), Ban quản lý các Vịnh Cát Bà (41 cán bộ); Ban quản lý khu Dự trữ

Page 61: §Ò c¬ng luËn v¨n

51

Sinh quyển Quần đảo Cát Bà (20 cán bộ). (Nguồn: Sổ tay quản lý VQG Cát Bà).[6, 33].

Hạt kiểm lâm của VQG Cát Bà hiện có hơn 60 người, được bố trí thành 12 đơn vị,

trong đó có một tổ kiểm lâm cơ động và 10 trạm kiểm lâm. Ngoài việc bảo vệ VQG, lực

lượng kiểm lâm ở đây còn thực hiện chức năng bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới

quần đảo Cát Bà với diện tích hơn 26 nghìn ha. Ðể làm tốt công tác phòng, chống thiên

tai, Hạt kiểm lâm còn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai cụ thể, chủ động phối

hợp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sẵn sàng ứng cứu kịp thời trong

mọi tình huống.

Với nhiệm vụ bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và

phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, trong những năm qua, công tác bảo vệ ở đây được

duy trì thường xuyên.

Ngoài ra, việc QL MTDL tại VQG Cát Bà còn sự tham gia của người dân địa

phương. Bằng chứng là theo báo cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

huyện Cát Hải, cuối năm 2014 VQG Cát Bà đã hoàn tất hồ sơ khoán và giao diện tích

rừng cho các hộ nhận khoán.[17].

3.2.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch tại VQG Cát Bà

Trong những năm trở lại đây VQG Cát Bà là một điểm đến du lịch hấp dẫn và thu

hút trên 1 triệu lượt khách đến tham quan, nghiên cứu hàng năm. Các hoạt động du lịch

tại VQG Cát Bà cũng rất phong phú, đa dạng với nhiều loại hình và tuyến điểm khác

nhau.

Page 62: §Ò c¬ng luËn v¨n

52

Hình 11: Poster giới thiệu các hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà

(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình thực địa)

a. Sức hút khách du lịch của VQG Cát Bà

Theo thống kê năm 2014, tổng số lượt khách du lịch đến Cát Bà đạt 1.513.000

lượt khách, đạt 101% kế hoạch đề ra trong năm 2014, tăng 14% so với năm 2013.

Doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống là 671,2 tỷ đồng.[19].

Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, tổng số lượt khách du lịch

đến Cát Bà ước tính đạt 1.600.000 lượt khách. [19].

Như vậy, số khách bình quân một ngày gần 4400 lượt. Đây là một con số đáng

mơ ước của bất kỳ một địa điểm tham quan, du lịch nào.

Bảng 2: Số lƣợt khách du lịch đến Cát Bà (2009 – 2015)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Ƣớc

tính 2015

Số lượt khách du lịch

(Triệu lượt) 1.03 1.14 1.21 1.33 1.36 1.51 1.6

Page 63: §Ò c¬ng luËn v¨n

53

Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng

Hình 12: Hình ảnh giới thiệu một số tuyến/điểm du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà

Page 64: §Ò c¬ng luËn v¨n

54

(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình thực địa)

Qua phân tích có thể nhận thấy lượng khách du lịch đến VQG Cát Bà rất lớn trong

những năm trở lại đây và có chiều hướng tăng lên theo kế hoạch quy hoạch phát triển du

lịch của UBND thành phố Hải Phòng tầm nhìn đến 2050.

b. Các vấn đề bất cập đang gặp phải của hoạt động du lịch tại MTDL VQG

Cát Bà

Du lịch mang tính mùa vụ

Lượng khách du lịch đến Cát Bà không cân đối, ít về mùa đông nhưng lại quá tải

về mùa hè dẫn đến tìn trạng khi thì dồn nén khách, khi thì chèo kéo khách, chính quyền

địa phương không kiểm soát được giá cả, nộp ngân sách địa phương còn thấp, săn bắt

động, thực vật, chặt cây, hái củi... của người dân địa phương vẫn còn tồn tại.

Số lượng khách du lịch đến Cát Bà vào các dịp cuối tuần trong mùa du lịch cao

điểm (từ thàng 5 đến tháng 9) tính trong 6 tháng năm 2015 dao động từ 2500 đến 5000

lượt khách/ngày. (Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng). Hiện tượng

“cháy” phòng khách sạn, tắc phà diễn ra thường xuyên trong các tháng cao điểm gây

ảnh hưởng xấu đến tâm lý khách du lịch. [19].

Vào các tháng mùa đông, hoạt động du lịch gần như đóng băng. Chỉ có một số ít

các nhóm nghiên cứu, sinh viên đến học tập, nghiên cứu tại vườn.

Cơ sở hạ tầng

Ở Cát Bà hiện nay có khoảng 150 khách sạn nhà nghỉ nằm rải rác trong thị trấn,

nhiều nhất là ngay khu đường 1/4 ven biển. Trong số đó có 1 khách sạn 4 sao (Cát Bà

Island Resort & Spa), 3 khách sạn 3 sao (Hùng Long Habour, Holiday View, Sea Pearl),

17 khách sạn 2 sao (Các Hoàng Tử, Hướng Dương, Hải Long, Thảo Minh, Sun Flower,

...) . Tổng số phòng nghỉ của các khách sạn, nhà nghỉ tại cát Bà khoảng 2500 phòng, đáp

ứng cho khoảng 5000 du khách. [17].

Nhận xét: Vùng đệm VQG Cát Bà có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ lớn, nhỏ. Tuy

nhiên trong đó chỉ có 1 khách sạn nhà nước (Nhà khách Cát Bà) còn lại là các khách sạn

tư nhân được xây dựng manh mún, chấp vá, tự phát của tư nhân hoặc cổ phần. Chất

Page 65: §Ò c¬ng luËn v¨n

55

lượng khách sạn, nhà nghỉ tại đây tương đối tốt, đầy đủ tiện nghi. Tuy nhiên vào mùa du

lịch cao điểm số lượng khách sạn, nhà nghỉ chất lượng tốt không đủ để phục vụ du

khách.

Bên cạnh đó vấn đề nước thải, rác thải từ các khách sạn, nhà nghỉ rất đáng báo

động: Các chất thải lỏng, thậm chí có cả chất thải rắn đều được đưa xuống bãi biển ngay

trước mặt khách sạn thông qua các đường ống cống. Chính quyền địa phương không

quản lý chặt chẽ về vấn đề này.

Về phương tiện vận chuyển khách đường thủy ra đảo hoặc thăm vịnh, ngoài hơn

chục chiếc tàu gỗ nhỏ hiện có của địa phương, Cát Bà có khoảng 30 chiếc tàu du lịch

các loại của các tỉnh thường xuyên hoạt động trên đào, đó chưa kể đến hàng ngàn chiếc

tàu đánh cá loại nhỏ (gia đình) thường xuyên neo đậu, sinh sống trên đảo.[13].

Có thể nói Cát Bà vẫn còn nhiều khó khăn trong việc đi lại, giá điện và nước sạch.

Vấn đề này không những chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Cát

bà mà còn gây ra những trở ngại cho việc đầu tư, phát triển các hoạt động du lịch.

Nhận thức của ngƣời dân

Người làm dịch vụ du lịch: Việc kinh doanh du lịch ở đây còn tùy tiện, công tác

đào tạo nghiệp vụ cho những người làm du lịch trên đảo gặp nhiều khó khăn, phần lớn

lao động ở đây làm việc theo mùa vụ, họ được tuyển dụng từ những vùng quê hoặc là

những người dân chài của các tỉnh sống di cư trên đảo. Rất nhiều người chỉ làm việc

một mùa đầu tiên rồi rút lui vì không chịu được cường độ lao động và áo lực tâm lý, một

số coi đây là một nghề làm thêm và chỉ làm trong 3 tháng mùa hè.

Người dân địa phương sống tại vùng đệm VQG: Đời sống của người dân tại vùng

đệm xunh quanh VQG còn nghèo. Người dân vẫn có những tập tính sống dựa vào rừng,

khai thác, kiếm của, bẫy thú, chim trong vùng lõi VQG. Đặc biệt trong những năm trở

lại đây tình trạng bẫy thú, chim rừng phục vụ cho việc thưởng thức đặc sản của khách

du lịch diễn ra khá nhiều.

Nhận thức của khách du lịch còn chưa cao. Qua khảo sát thực tế tình trạng vứt rác

(Chai, lọ nước uống, vỏ bánh kẹo, thuốc lá, túi nilon,...) của khách du lịch khi đến tham

Page 66: §Ò c¬ng luËn v¨n

56

quan VQG diễn ra khá nhiều.

3.2.3.3. Hiện trạng MTDL tại VQG Cát Bà

a. Hiện trạng môi trƣờng không khí

Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí khu du lịch Cát Bà, đã có những dự

án tiến hành khảo sát, lấy mẫu, phân tích thông qua một số chỉ tiêu đặc trưng như CO,

SO2, NOx…Trên cơ sở đó thu thập số liệu qua 2 năm gần đây 2014 – 2015.[3].

Bảng 3: Kết quả phân tích chất lƣợng không khí khu du lịch Cát Bà năm 2014

STT Thông số Đơn vị kết quả QCVN 05:

2008/BTNMT

Ngày 10/3/2014; Vị trí: Cổng công ty xổ số và đầu tư tài chính

Hải Phòng, giáp đường

1 CO mg/m

3

1168 30000

2 SO2 mg/m

3

54 350

3 Nox mg/m

3

32 200

4 Độ rung cm/s

2

0.5 5.5

5 Độ ồn dB 63.5 75*

6 Nhiệt độ oC 18.6 -

7 Độ ẩm % 40.5 -

8 Tốc độ gió m/s 0.7 -

Ngày 10/3/2014; Vị trí: Cạnh khách sạn Rồng Biền

1 CO mg/m

3

1129 30000

2 SO2 mg/m

3

43 350

3 NOx mg/m

3

30 200

4 Độ rung cm/s

2

0 5.5

5 Độ ồn dB 58.4 75*

6 Nhiệt độ oC 19.7 -

7 Độ ẩm % 40.5 -

Page 67: §Ò c¬ng luËn v¨n

57

8 Tốc độ gió m/s 0.7 -

Nguồn: Công ty cổ phần môi trường Hải Phòng, 2014.

Bảng 4: Kết quả phân tích chất lƣợng không khí khu du lịch Cát Bà năm 2015

STT Thông số Đơn vị kết quả QCVN 05:

2008/BTNMT

Ngày 20/5/2015; Vị trí: Cạnh chân núi tháp Kì Đài

1 CO mg/m3 1117 30000

2 SO2 mg/m3 42 350

3 Nox mg/m3 27 200

4 Độ rung cm/s2 0 5.5

5 Độ ồn dB 63 75*

6 Nhiệt độ oC 33.5 -

Ngày 20/5/2014; Vị trí: Đường vào bãi tắm Cát Cò 1

1 CO mg/m3 1087 30000

2 SO2 mg/m3 50 350

3 Nox mg/m3 31 200

4 Độ rung cm/s2 0.5 5.5

5 Độ ồn dB 74 75*

6 Nhiệt độ oC 33.5 -

Nguồn: Viện tài nguyên biển, 2015.

(*): QCVN 26/2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Tiếng ồn

QCVN 05/2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung

quanh.

Nhận xét: Qua kết quả quan trắc chất lượng không khí khu vực thị trấn Cát Bà, có

Page 68: §Ò c¬ng luËn v¨n

58

thể nhận thấy các chỉ tiêu đều thấp hơn QCVN cho phép. Vì vậy, khu vực này chưa bị

nhiễm không khí. Tuy nhiên vào mùa du lịch cao điểm (Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng

năm) thông số tiếng ồn tại các điểm du lịch tại VQG luôn ~ những cho phép theo

QCVN.

b. Hiện trạng môi trƣờng đất

Hiện trạng môi trường đất được thể hiện sơ bộ qua một số chỉ tiêu kim loại nặng

trong đất. [20].

Bảng 5: Kết quả phân tích mẫu đất tại một số điểm tại Cát Bà năm 2014 - 2015

STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN

03:2008/BTNMT

Ngày lấy mẫu 8/4/2014; Vị trí: Khu 1 - Thị trấn Cát Bà

1 Dầu mỡ mg/kg 42.19 -

2 Cd mg/kg 0.21 2

3 Pb mg/kg 17.01 70

4 Hg mg/kg 0.019 -

5 As mg/kg 0.52 12

Ngày lấy mẫu 28/3/2015; Vị trí: Khu 2 - Thị trấn Cát Bà

1 Dầu mỡ mg/kg 28.06 -

2 Cd mg/kg 0.14 2

3 Pb mg/kg 13.9 70

4 Hg mg/kg 0.009 -

5 As mg/kg 0.3 12

Ngày lấy mẫu 15/6/2015; Vị trí: Cảng Cá (Khu 3)

1 Dầu mỡ mg/kg 18.11 -

2 Cd mg/kg 0.09 2

3 Pb mg/kg 9.23 70

4 Hg mg/kg 0.006 -

Page 69: §Ò c¬ng luËn v¨n

59

5 As mg/kg 0.17 12

Nguồn: Viện TNMT Biển, Công ty cổ phần công nghệ xanh.

Nhận xét: Nhìn chung, mức kim loại độc trong mẫu đất thấp hơn mức được quy

định. Trên thực tế khu du lịch Cát Bà không có hoạt động công nghiệp phát sinh kim

loại thải vào môi trường.

c. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc

Hiện trạng môi trường nước khu du lịch Cát Bà sẽ được thể hiện qua 3 nguồn:

nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ.

i. Môi trường nước mặt

Bảng 6: Bảng kết quả phân tích mẫu nƣớc mặt tại thị trấn Cát Bà

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN

08:2008/BTNMT

(*) Ngày 10/3/2014

1 COD mg/l 24 30

2 BOD5 mg/l 13.1 15

3 NH4+ mg/l 0.45 0.5

4 Zn mg/l 0.31 1.5

5 As mg/l 0.001 0.05

6 Cd mg/l 0.0015 0.01

7 Hg mg/l 0.0002 0.001

8 Pb mg/l 0.005 0.05

9 Coliform MNP/100ml 1200 7500

(**) Ngày 15/4/2014

1 COD mg/l 23 30

2 BOD5 mg/l 12.7 15

3 NH4+ mg/l 0.32 0.5

Page 70: §Ò c¬ng luËn v¨n

60

4 Zn mg/l 0.22 1.5

5 As mg/l 0.001 0.05

6 Cd mg/l 0.002 0.01

7 Hg mg/l 0.0001 0.001

8 Pb mg/l 0.004 0.05

9 Coliform MNP/100ml 1300 7500

Ghi chú:

(*): Công ty cổ phần Môi trường Hải Phòng

(**): Trung tâm Encen.

QCVN 08:2008/BTNMT (B1): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước mặt. Cột B1 là nước dùng cho mục đích tưới tiêu.

Nhận xét: So sánh kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu thị trấn Cát Bà với

QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong giới hạn

cho phép, chứng tỏ nguồn nước mặt ở đây chưa bị ô nhiễm.

ii. Môi trường nước ngầm

Bảng 7: Kết quả phân tích mẫu nƣớc ngầm

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN

09:2008/BTNMT

Ngày lấy mẫu 10/3/2014; Vị trí: Giếng khoan nhà dân

cạnh khách sạn Rồng Biển

1 pH - 7.4 5.5 ~ 8.5

2 COD mg/l 3.5 4

3 Độ cứng mg/l 137 500

4 Độ mặn ‰ 0.24 -

Page 71: §Ò c¬ng luËn v¨n

61

5 NH4+ mg/l 0.033 0.1

6 SO42- mg/l 8.7 400

7 Cd mg/l 0.0024 0.005

8 Fe mg/l 2.31 5

9 Pb mg/l 0.008 0.01

10 Hg mg/l 0.0002 0.001

11 As mg/l 0.005 0.05

(Nguồn: Công ty cổ phần môi trường Hải Phòng)

Nhận xét: So các kết quả phân tích với QCVN 09:2008/BTNMT, có thể nhận thấy

các thông số quan trắc chất lượng nước ngầm đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép.

iii. Môi trường nước biển

Bảng 8: Kết quả phân tích mẫu nƣớc biển

STT

Thông số

Đơn vị

Kết

quả

QCVN

10:2008/BTNMT

(Các nơi khác)

Ngày lấy mẫu: 8/4/2014; Vị trí: Bãi tắm Cát Cò 1

1 COD mg/l 1.97 -

2 TSS mg/l 15.9 -

3 NH4+ mg/l 0.2 0.5

4 Flo mg/l 0.9 1.5

5 Coliform MNP/100ml 256 1000

6 Dầu khoáng mỡ mg/l 0.11 0.2

7 Cu mg/l 0.009 1

8 Pb mg/l 0.005 0.1

9 Zn mg/l 0.016 2

Page 72: §Ò c¬ng luËn v¨n

62

10 Fe mg/l 0.035 0.3

Ngày lấy mẫu: 28/3/2014; Vị trí: Bãi tắm Cát Cò 2

1 COD mg/l 2.05 -

2 TSS mg/l 18.3 -

3 NH4+ mg/l 0.18 0.5

4 Flo mg/l 0.85 1.5

5 Coliform MNP/100ml 279 1000

6 Dầu khoáng mỡ mg/l 0.1 0.2

7 Cu mg/l 0.018 1

8 Pb mg/l 0.009 0.1

9 Zn mg/l 0.02 2

10 Fe mg/l 0.045 0.3

Ngày lấy mẫu: 15/6/2015; Vị trí: Cách phao số 06km về phía Đông Nam

1 COD mg/l 2.78 -

2 TSS mg/l 22.6 -

3 NH4+ mg/l 0.05 0.5

4 Flo mg/l 0.04 1.5

5 Coliform MNP/100ml 310 1000

6 Dầu khoáng mỡ mg/l 0.001 0.2

7 Cu mg/l 0.018 1

8 Pb mg/l 0.013 0.1

9 Zn mg/l 0.029 2

10 Fe mg/l 0.074 0.3

(Nguồn: Viện tài nguyên và môi trường biển, Công ty cổ phần công nghệ xanh)

Ghi chú:

QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.

Page 73: §Ò c¬ng luËn v¨n

63

Nhận xét: So các kết quả phân tích với QCVN 10:2008/BTNMT, có thể nhận thấy

các thông số quan trắc chất lượng nước biển đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép.

Như vậy hiện trạng môi trường nước khu vực thị trấn Cát Bà chưa có dấu hiệu bị ô

nhiễm. Các thông số đặc trưng đều nằm dưới QCCP.

Bên cạnh các thông số trên, chất lượng nước biển được đánh giá thường xuyên qua

các chỉ tiêu pH, độ đục, độ mặn.

d. Hiện trạng quản lý chất thái rắn

Những năm gần đây, lượng khách trong nước đổ ra Cát Bà nhiều bởi có đường

giao thông thuận lợi. Ngoài đường tầu từ phà Đình Vũ hoặc bến Bính – Hải Phòng, có

thêm con đường mới đến Cát Bà qua bến phà Gia Luận – Tuần Châu. Cát Bà hiện có

khoảng 120 khách sạn, nhà nghỉ, có thể đón tiếp được tối đa cùng lúc là 5.500 khách.

Dân số huyện Cát Hải ~ 30451 người, nhưng thường xuyên có khoảng 40000 người

người tập trung ở đây. Điều này đã làm cho môi trường Cát Bà hiện đang phải đối mặt

với hai nguồn rác, đó là rác thải sinh hoạt và rác từ hoạt động nuôi trồng – đánh bắt thủy

sản. Với số người tập trung lên tới 40.000 người thì số lượng rác thải phát sinh khoảng

80.000kg/ngày đêm. (Nguồn: Công ty môi trường đô thị Cát Hải).

Với số lượng rác thải phát sinh lớn như vậy thì có tác động rất lớn tới môi trường

du lịch Cát Bà. Các hệ sinh thái thuộc MTDL VQG Cát Bà đang phải oằn mình chống

trọi với lượng rác thải do du khách và người dân thải ra hàng ngày đặc biệt là vào mùa

du lịch cao điểm (Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm).

Bảng 9: Thành phần rác thải sinh hoạt

S

TT

Thành phần

1 Hữu cơ

2 Giấy vụn, bìa các tông

3 Plastic

4 Thủy tinh

5 Cao su

6 Vải vụn, giẻ vụn

Page 74: §Ò c¬ng luËn v¨n

64

7 Các phi kim loại

8 Kim loại

9 Đá cát, sành sỏi

10 Rác thải nguy hại

Hiện nay thị trấn Cát Bà có khu vực xử lý rác thải do Công ty công trình công

cộng và dịch vụ đô thị Cát Hải, quản lý vận chuyển xử lý rác thải của thị trấn Cát Bà với

khả năng xử lý 50 tấn/ngày nên hoàn toàn có thể xử lý được lượng rác thải phát sinh

hàng ngày.

- Đối với rác thải sinh hoạt tại Cát Bà: hiện nay vẫn được tập trung đem chôn và

phun thuốc 3 ngày/lần ở bãi rác Đồng Trong, cách thị trấn 8 km.

- Đối với rác thải từ các tầu đánh cá và các nhà bè nuôi thủy sản: đây là nguồn thải

đang có nguy cơ gây ô nhiễm đến mức báo động. Các tầu đánh cá dùng túi ni lon

to để ướp cá, khi chuyển cá lên bờ, họ cào rách túi ni lon rồi vứt luôn xuống

biển… Hiện tại có các đội dọn rác trên biển nhưng vẫn phải tuyên truyền vận

động người dân không vứt rác xuống biển.[12].

Như vậy, với chất thải rắn vấn đề còn tồn tại ở đây không phải là năng lực xử lý

mà là ý thức thu gom rác của du khách, người dân. Trên khắp khu du lịch đều bố trí các

thùng đựng rác công cộng nhưng tại khu vực bãi tắm, bến tàu vẫn còn rác thải vứt bừa

bãi, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến vệ sinh khu vực cũng như sức khỏe cộng đồng.

e. Hiện trạng các HST

VQG Cát Bà rộng 15.200 ha, bao gồm 9.800 ha rừng núi và 5.400 ha mặt nước

biển, chiếm trên 50% diện tích toàn đảo Cát Bà (28.500 ha). Trong đó vùng bảo vệ

nghiêm ngặt với 800 ha là những khu rừng nguyên sinh, 14.000 ha còn lại là vùng phục

hồi sinh thái.[33].

Nét độc đáo của thiên nhiên:

Cát Bà là một VQG đặc biệt, với sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái (HST) khác

nhau.

Page 75: §Ò c¬ng luËn v¨n

65

Sự đa dạng của các kiểu rừng đã hình thành nên sự phong phú của khu hệ động,

thực vật Cát Bà. Trong số 745 loài thực vật ở đây có tới 350 loài có khả năng sử dụng

làm thuốc chữa bệnh. Và nhiều loài nằm trong danh mục quý hiếm, cần bảo vệ như: kim

giao, chò đãi, lát hoa, lim xẹt,…

Hệ động vật đa dạng với 282 loài, bao gồm 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát

lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Động vật phù du có khoảng 98 loài, cá biển 196 loài, san hô

177 loài… Đặc biệt, đây là nơi cư trú duy nhất trên thế giới của loài voọc đầu trắng một

trong 5 loài linh trưởng của Việt Nam có tên trong 25 loài trên thế giới đứng trước nguy

cơ tuyệt chủng.

Cùng với rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn là một tài nguyên quý giá tại đảo

Cát Bà.

Ngoài đảo chính, quần đảo Cát Bà còn có 137 đảo nhỏ như đảo Đầu Bê, đảo Cát

Dứa, đảo Bù Lâu, hòn Ghềnh Hang, hòn Đá Lẻ, hòn Xả Lan… Nhiều đảo có hình dạng

kỳ dị, bờ đảo có nhiều mũi nhô, cung lõm và nhiều bờ vách dốc đứng, chân có ngấn ăn

mòn. Đa số các đảo có thềm san hô viền quanh và trên đảo có hồ nước mặn.

Đa dạng sinh học phong phú:

Với đa dạng sinh học cao, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công

nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới trong kỳ họp của Hội đồng quốc tế về phối hợp

chương trình con người và sinh quyển tổ chức tại Paris, ngày 29/10/2004. Về quần đảo

Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển là một động lực thúc đẩy sự

phát triển kinh tế, du lịch, thúc đẩy ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và nghiên

cứu khoa học.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Việt Nam có bốn khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận: Cần

Giờ, Cát Tiên, vùng châu thổ sông Hồng và Cát Bà. Cần Giờ mang đặc điểm vùng ngập

mặn cửa sông, Cát Tiên hệ sinh thái trên cạn, châu thổ sông Hồng hệ sinh thái nước

ngọt, lợ. Còn Cát Bà mang các đặc điểm của cả ba khu dự trữ sinh quyển trên, hội tụ đầy

đủ hệ sinh thái rừng và biển, rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, rạn san

Page 76: §Ò c¬ng luËn v¨n

66

hô, thảm rong – cỏ biển và đặc biệt là hệ sinh thái hang động. Khu dự trữ sinh quyển Cát

Bà được chia thành ba vùng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp, nằm liền kề với

nhau rất thuận lợi cho việc quản lý thống nhất, nằm trọn vẹn trong một không gian của

hòn đảo lớn nhất trong hệ thống đảo vùng biển Bắc Bộ.

- Vùng lõi của Cát Bà có diện tích 7.500 ha, không có tác động của con người, trừ

một số hoạt động nghiên cứu, giám sát, tuy nhiên vẫn có thể duy trì một số hoạt

động truyền thống của người dân.

- Vùng đệm có chức năng phát triển điều hòa, tôn trọng hiện trạng và bảo đảm sự

phát triển có hạn định.

- Vùng chuyển tiếp vẫn duy trì các hoạt động kinh tế bình thường, nhân dân cùng

các nhà khoa học, tổ chức xã hội và doanh nghiệp quản lý và phát triển bền vững

nguồn lợi tài nguyên.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, sinh vật biển đảo Cát Bà phong phú và đa

dạng vào bậc nhất ở các vùng đảo phía Bắc nước ta. Đây không chỉ là nơi lưu giữ và

phát triển nguồn gen quý của vịnh Bắc Bộ, mà còn có nhiều loài động, thực vật có giá trị

kinh tế cao.

Trong số 2320 loài động vật, thực vật tại Cát Bà, có gần 60 loài được coi là đặc

hữu, quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, đặc biệt là voọc đầu trắng. Hiện

nay, loài voọc này chỉ còn tồn tại ở Cát Bà.[34].

Một số hình ảnh tại MTDL VQG Cát Bà:

Page 77: §Ò c¬ng luËn v¨n

67

Hình 13: Một vài hình ảnh bên trong VQG Cát Bà

(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình đi thực địa)

Hình 14: Con đƣờng lên đình Ngự Lâm

(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình đi thực địa)

Nhận xét: Nhìn chung các HST trong MTDL VQG Cát Bà đang được khai thác để

phục vụ các hoạt động du lịch, nghiên cứu. Vùng đệm đang được khai thác một cách

mạnh mẽ để phục vụ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, vùng lõi VQG chưa chịu ảnh hưởng

Page 78: §Ò c¬ng luËn v¨n

68

quá nhiều, mới có một vài lán trại bán nước, đồ lưu niệm tại chân VQG, hàng ngày tiếp

đón hàng nghìn lượt khách tới tham quan, nghiên cứu tại đây.

3.2.4. Tác động (I – Impact) của các hoạt động QL MTDL đối với ĐDSH và bảo tồn

tài nguyên tại VQG Cát Bà

3.2.4.1. Tác động tích cực

Ban quản lý VQG Cát Bà:

Với lực lượng quản lý nhân viên quản lý VQG đã góp một phần lớn vào việc bảo

tồn ĐDSH và môi trường tự nhiên của vườn.

Theo báo cáo của hạt kiểm lâm VQG Cát Bà: Từ năm 2013 đến nay, Hạt Kiểm lâm

đã tổ chức tuần tra, kiểm soát, phục bắt, nắm bắt thông tin được hơn ba nghìn lượt,

thường xuyên tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao rừng, bảo vệ và phát triển

rừng. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm cũng triển khai thực hiện tốt kế hoạch phòng

cháy, chữa cháy rừng. Ở các khu vực trọng điểm trong mùa hanh khô có nguy cơ cháy

rừng cao đều được bố trí lực lượng ứng trực. Nhờ vậy, từ năm 2013 đến nay không để

xảy ra vụ cháy rừng nào.

Công tác kiểm tra, tuần tra các tuyến, điểm du lịch tại VQG được cán bộ VQG

kiểm tra thường xuyên.

Ngoài ra, UBND huyện Cát Hải cũng hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ

như Oxfam, CR, MCD (Trung tâm sinh vật biển và phát triển cộng đồng) tổ chức các

buổi tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ địa phương vùng đệm VQG

về các chủ đề như: Quản lý tài nguyên thiên nhiên, xây dựng các giải pháp thích ứng và

ứng phó với BĐKH, tai biến, rủi ro thiên nhiên, sinh kế thích ứng với BĐKH.

Tác động từ các mô hình thực áp dụng kiến thức bản địa:

Ban quản lý VQG Cát Bà đã áp dụng rất khéo léo các mô hình quản lý áp dụng

kiến thức bản địa cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn VQG cảnh quan thiên

nhiên và ĐDSH tại VQG Cát Bà. Hiệu quả từ các mô hình đã được thấy rõ như: mô hình

làng Việt Hải trong vùng lõi VQG vừa giúp phát triển du lịch để nâng đời sống của nhân

Page 79: §Ò c¬ng luËn v¨n

69

dân, tăng kinh phí quản lý vườn, góp phần giúp người dân ý thức được tầm quan trọng

của VQG, biết bảo vệ và giữ gìn VQG. Một số chính sách đã được Ban quản lý vườn,

UBND huyện Cát Hải tính toán và áp dụng rất đúng đắn như: Làm đường nhựa tại rìa

thuộc các xã xunh quanh đảo, không chạy qua vùng lõi VQG, để một lối đi hẹp phục vụ

khách tham quan, du lịch nhưng vẫn đủ để các loài thú gặp gỡ, giao phối.

3.2.4.2. Các mặt hạn chế

Thực tế, công tác quản lý MTDL tại VQG Cát Bà trong những năm qua còn gặp

rất nhiều khó khăn, thách thức:

Đời sống của cộng đồng dân cư tại các khu vùng đệm của VQG và trên đảo còn

gặp nhiều khó khăn, thiếu đất canh tác, không có công ăn việc làm, thói quen

sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như săn bắt động vật, khai thác cây

cảnh, cây thuốc, lấy mật ong dẫn đến suy giảm ĐDSH, gây ra cháy rừng. Tình

trạng bẫy thú, chim của người dân để phục vụ khách du lịch trong những năm trở

lại đây vẫn xảy ra và chưa có giải pháp quản lý triệt để.

Việc quản lý các khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ tham quan, du lịch tại vùng

đệm VQG chưa được UBND huyện Cát Hải chú trọng: tình trạng sả chất thải từ

các khách sạn ra môi trường chưa được kiểm soát, giám sát chặt chẽ. [20].

Bên cạnh đó còn có việc tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch như phát triển cơ

sở hạ tầng như làm đường, xây dựng bến tàu làm phá vỡ cảnh quan, chiếm dụng

các HST tự nhiên. Việc quản lý vấn đề này chưa được UBND huyện Cát Hải

quan tâm đúng mức. [17].

Các hoạt động vận chuyển, tham quan của khách du lịch gây tiếng ồn, bụi ảnh

hưởng đến đời sống của động, thực vật nơi đây.

Tất cả những hoạt động trên chưa được giám sát, kiểm tra chặt chẽ và gây tác động

tiêu cực đến đời sống động vật hoang dã, rác thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường, một

số du khách muốn thưởng thức hoặc sở hữu các đặc sản địa phương cũng là nguyên

nhân làm tăng nguy cơ suy giảm số lượng một số loài động thực vật.

Bên cạnh những thách thức kể trên, công tác QL MTDL của Vườn còn có nhiều

Page 80: §Ò c¬ng luËn v¨n

70

khó khăn như phương tiện, nhiên liệu, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác quản lý

còn thiếu thốn rất nhiều.

3.2.5. Đề xuất giải pháp (R – Response) QL MTDL tại VQG Cát Bà

3.2.5.1. Phân tích điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức của MTDL tại

VQG Cát Bà

MTDL VQG Cát Bà có rất nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất

và tiềm năng có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch nâng cao đời sống của

người dân và chi phí bảo tồn ĐDSH vườn. Tuy nhiên, xem xét trong nội tại hệ MTDL

của vườn có rất nhiều điểm yếu. Trong quá trình khai thác, phát triển cũng gặp rất nhiều

thách thức. Nếu nắm rõ những điều này sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng các

chính sách quản lý MTDL và định hướng phát triển vườn.

Bảng phân tích Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức của MTDL VQG Cát

Page 81: §Ò c¬ng luËn v¨n

71

S (Điểm mạnh):

- Các kiểu HST đa dạng, độc đáo và

đặc sắc

- Tài nguyên thiên nhiên giàu có:

ĐDSH cao. Có nhiều loài quý

hiếm, đặc hữu chỉ có tại một số ít

nơi trên thế giới.

- Quần đảo Cát Bà được UNESCO

công nhận là khu dự trữ sinh quyển

thế giới.

- Cơ sở vật chất (Khách sạn, nhà

nghỉ, đường sá) ngày càng được cải

thiện, nâng cấp.

W (Điểm yếu):

- MTDL trên đảo, tách rời với phần

đất liền khó khăn trong việc thông

tin liên lạc, vận chuyển.

- Sức tải sinh thái, sức tải xã hội hạn

chế.

- Ban quản lý MTDL tại VQG trình

độ còn thấp, thiếu thốn cơ sở vật

chất, trang thiết bị.

- Nhận thức của người dân trong

MTDL VQG Cát Bà chưa cao.

- Chính sách quản lý lỏng lẻo, chưa

chặt chẽ.

- Các HST, động thực vật rất đang

dạng tuy nhiên rất nhạy cảm dưới

sự biến đổi của môi trường.

T (Thách thức):

- Áp lực từ các hoạt động du lịch

(Khách du lịch: Rác thải, nguồn

thức ăn, ..., xây dựng cơ sở, hạ tầng

phục vụ du lịch) lên các HST hiện

O (Cơ hội):

- MTDL độc đáo, phong phú có thể

khai thác nhiều tuyến/ điểm du lịch,

chương trình du lịch thu hút khách

trong và ngoài nước đến tham

quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu và

Page 82: §Ò c¬ng luËn v¨n

72

có trong MTDL VQG Cát Bà.

- Xây dựng chính sách quản lý. Nếu

quản lý không tốt sẽ dẫn tới suy

thoái MTDL. Đây là một bài toán

khó trong việc cân bằng giữa phát

triển kinh tế và bảo tồn ĐDSH.

- Nâng cao nhận thức của người dân

địa phương và khách du lịch.

học tâp.

- MTDL vùng đệm có nhiều hoạt

động và loại hình có thể khai thác

để phát triển đời sống người dân và

tăng kinh phí phục vụ bảo tồn

ĐDSH. (Ví dụ: Du lịch sinh thái

cộng đồng, Homestay)

- Có thể đầu tư phát triển mạnh về

mảnh nghiên cứu, học tập cho sinh

viên các trường đại học, viện

nghiên cứu phục vụ phát triển, bảo

tồn ĐDSH vườn.

3.2.5.2. Các mô hình quản lý áp dụng tri thức bản địa cộng đồng đang đƣợc

áp dụng hiệu quả để quản lý và bảo vệ môi trƣờng du lịch tại VQG

Cát Bà

Làng Việt Hải sống tại vùng lõi VQG Cát Bà:

Sơ lược về mô hình quản lý:

Làng Việt Hải nằm trong vùng lõi của VQG Cát Bà, cách trung tâm VQG 2 tiếng

đi bộ, có khoảng 80 hộ gia đình và 300 nhân khẩu sống trong thung lũng của VQG Cát

Bà. Việt Hải dù ít dân nhưng đã được lập là một xã trực thuộc đơn vị hành chính huyện

Cát Hải. Nằm sâu trong một “áng” thung lũng rộng được bao bọc xunh quanh toàn

rừng. Là vị trí rất thuận lợi cho loại hình du lịch khám phá, du lịch cộng đồng, du lịch

mạo hiểm.

Bộ máy hành chính của chính quyền xã, thuộc sự quản lý của UBND huyện Cát

Hải và là một xã độc lập, có người đứng đầu là chủ tịch xã, có bộ máy tự quản, đó là

lực lượng chính quyền, các đoàn thể và thanh niên địa phương, có trách nhiệm quản lý

Page 83: §Ò c¬ng luËn v¨n

73

đời sống và đảm bảo an ninh địa phương xã Việt Hải. Xã có hội đồng nhân dân, có chủ

tịch xã do dân bầu lên thực hiện trách nhiệm quản lý hành chính.

Người dân Việt Hải sống thành một quần thể tập trung đông đúc và có tổ chức,

sống trong rừng quốc gia Cát Bà, nhưng vẫn có ruộng để canh tác, nhưng đó không

phải là nghề chính, mà là đi rừng và biển (Nhưng người dân Việt Hải đi biển ít hơn và

kinh nghiệm ít hơn so với người dân xã khác, họ không dựa vào biển để sống mà dụa

vào rừng nhiều hơn).

Cơ cấu kinh tế (2014): Nông nghiệp chiếm 3.5% tổng thu nhập, các nguồn thu

khác đạt 30%, riêng du lịch đạt 51% thu nhập vươn lên đứng đầu (Nguồn: UBND xã

Việt Hải).

Việt Hải là một bộ phận của VQG Cát Bà, nhân dân thuộc quản lý của UBND

huyện Cát Hải còn thiên nhiên thì chịu sự quản lý của VQG Cát Bà, nên khi muốn vào

thăm phải đóng phí cho VQG Cát Bà.

Hiện nay, tại làng Việt Hải hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng đang rất phát

triển và thu hút khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Ý nghĩa của mô hình:

- Dần bỏ tập tính sống dựa vào rừng (săn bắt thú rừng, khai thác củi, gỗ, hái

lượm) của người dân xã Việt Hải. Góp phần tích cực vào việc bảo tổn thiên

nhiên, ĐDSH của VQG.

- Phát triển đời sống, tăng thu nhập cho người dân nơi đây. Đây là một mô hình

phát triển kinh tế bền vững (Loại hình kinh tế chủ đạo: Du lịch sinh thái cộng

đồng) giúp người dân địa phương ứng phó với BĐKH.

- Ban quản lý VQG Cát Bà thu được nguồn kinh phí từ việc tham quan, du lịch tại

đây để có thêm chi phí phục vụ công tác tôn tạo, bảo tồn tại VQG.

- Một mô hình quản lý hiệu quả giúp cho người dân bản địa ý thức được tiềm

năng và bảo vệ thiên nhiên, giúp du khách tham quan, học tập, nghiên cứu thiên

nhiên, ĐDSH.

Nhận xét: Đây là một trong những mô hình quản lý hiệu quả áp dụng tri thức bản

địa cộng đồng xây dựng loại hình kinh tế phù hợp giúp người dân ứng phó với BĐKH,

Page 84: §Ò c¬ng luËn v¨n

74

phục vụ việc quản lý và bảo tồn tài nguyên, một điểm rất đặc sắc và đúng đắn của

chính quyền quản lý VQG Cát Bà.

Mô hình quản lý hệ sinh thái ao ếch, xã Việt Hải

Sơ lược về HST ao ếch và chính sách quản lý:

Nằm giữa VQG Cát Bà, trên tuyến đường bộ xuyên rừng từ trung tâm VQG đến

xã Việt Hải (huyện Cát Hải), Ao Ếch là điểm đến thú vị đối với nhiều du khách. Ao

Ếch giữa rừng, trên tuyến đường bộ đi xã Việt Hải có ếch cùng ễnh ương, chão chuộc

sinh sống.

Ao Ếch nằm lưng chừng núi, ở độ cao 80 mét so với mực nước biển, nước ao

trong nhìn thấy đáy. Ao có diện tích 3,2 héc-ta và thay đổi theo mùa. Mùa khô, lòng ao

thu hẹp lại, nhưng chẳng bao giờ cạn nước. Còn mùa mưa, nước từ những khe đá chảy

xuống làm ao rộng hơn. Từ đáy ao, vươn lên hàng nghìn cây Và Nước - loài cây chỉ có

ở Ao Ếch mà không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Ngoài ếch, ở Ao Ếch còn có loài

cá dầm đất sinh sống. Đặc biệt, Ao Ếch có rất nhiều cua đồng.

Ao ếch thu hút rất nhiều khách du lịch đếm tham quan, khám phá. Đây là một

trong những điểm du lịch độc đáo tại VQG Cát Bà.

Lực lượng quản lý: Ao ếch nằm giữa rừng, đường đi hiểm trở, được bảo vệ bởi

các cán bộ VQG Cát Bà, lực lượng kiểm lâm. Hiện nay, cùng với ý thức của người dân

ngày càng được nâng cao, Ao Ếch giữ được vẻ đẹp hoang sơ vốn có.

Ý nghĩa chính sách quản lý HST ao ếch:

- Đây là một kiểu HST độc đáo, nơi sinh sống của nhiều loài ếch, lưỡng cư, góp

phần tạo nên tính ĐDSH phong phú tại VQG Cát Bà.

- HST ao ếch cũng là điểm khai thác du lịch tiềm năng, thu hút nhiều lượt khách

du lịch.

Chính sách giữ rừng kim giao trên núi đá vôi

Sơ lược về rừng kim giao trên núi đá vôi và chính sách giữ rừng của ban quản lý

VQG Cát Bà:

Rừng trên núi đá vôi chiếm diện tích lớn nhất, xen kẽ là những khu rừng mọc tự

nhiên trên núi đất, đặc biệt ở khu vực Trung Trang có khu rừng Kim Giao mọc tự

Page 85: §Ò c¬ng luËn v¨n

75

nhiên. Hệ thực vật ở đây có 620 loài, thuộc 123 họ có giá trị như Chó Ðãi, Trai Lý, Lát

Hoa, Ðinh, Kim Giao... Ðây là những loại cây cần được bảo vệ và phát triển. Hệ động

vật ở đây cũng rất phong phú với 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư,

đặc biệt có loài Voọc đầu trắng thường sống ở các vách đá cheo leo ven biển - đây là

một loài thú rất quí hiếm mà bây giờ chỉ còn thấy ở Cát Bà.

Theo chính sách của ban quản lý VQG Cát Bà, rừng kim giao trên núi đá vôi

thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG và được ưu tiên bảo vệ hàng đầu trong

chính sách quản lý của vườn. Tại đây vẫn cho phép hoạt động tham quan, nghiên cứu

của du khách tuy nhiên vấn đề này được quản lý rất chặt chẽ để không làm ảnh hưởng

tới đời sống của các loài động vật nơi đây.

Ý nghĩa của chính sách:

- Giúp bảo tồn các loài sinh vật sống trên núi đá vôi của VQG đặc biệt là loài

Voọc đầu trắng chỉ có tại VQG Cát Bà. Voọc đầu trắng là loài sinh vật đặc hữu

là một trong các điểm thu hút và hấp dẫn đặc biệt chỉ có tại VQG Cát Bà. Bảo vệ

nơi cư trú của chúng là một trong những vấn đề sống còn của VQG.

Xây dựng đường đi ven rìa xunh quanh đảo, chỉ giữ một lối đi hẹp trong vùng lõi

VQG để dân bản địa di chuyển, khách du lịch, tham quan, nghiên cứu có thể đi

bộ lên tham quan

Sơ lược về chính sách:

UBND huyện Cát Hải xây dựng tuyến đường nhựa để phục vụ việc lưu thông trên

đảo Cát Bà tại phần rìa các xã vùng đệm của đảo, không xây dựng lấn qua vùng lõi

VQG.

Vùng lõi VQG Cát Bà chỉ để một lối đi hẹp rộng tầm 1 mét để người dân, khách

tham quan, du lịch có thể đi lại, đảm bảo các cành cây giao nhau.

Ý nghĩa của chính sách:

- Các phương tiện di chuyển trên đảo sẽ không làm ảnh hưởng đến đời sống của

các loài sinh vật tại VQG. Các hệ sinh thái tại VQG Cát Bà ở trên đảo tác biệt

với phần đất liền nên rất nhạy cảm nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt và hạn chế

tối đa các tác động nhân tác đến môi trường tự nhiên.

Page 86: §Ò c¬ng luËn v¨n

76

- Tạo điều kiện các loài thú vẫn có thể gặp gỡ, giao phối. Hiện nay, dưới tác động

của BĐKH, số lượng các loài động thực vật tại VQG giảm dần. Tiêu biểu là loài

Voọc đầu trắng tại VQG. Vì vậy, đi liền với phát triển du lịch cần chú trọng đặc

biệt tới việc bảo tồn.

Nhận xét: Đây chính sách đúng đắn của UBND thành phố Hải Phòng, huyện Cát

Hải về vấn đề phát triển kinh tế và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

3.2.5.3. Đề xuất giải pháp

a. Xây dựng bộ chính sách QL MTDL chặt chẽ theo hƣớng phát triển bền

vững: phát triển kinh tế - xã hội đi liền với việc bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn

ĐDSH VQG Cát Bà.

b. Lồng ghép vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà và kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội của địa phƣơng và kế hoạch phát triển của ngành du lịch.

c. QL MTDL dựa vào cộng đồng

- Phương thức quản lý dựa vào cộng đồng: [3, 28]

Phương thức quản lý dựa vào cộng đồng là một tập hợp mô hình quản lý có sự

tham gia của cộng đồng, trong đó cộng đồng là người đưa ra quyết định cuối cùng về

tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện.

Phương thức quản lý dựa vào cộng đồng là một trong ba phương thức quản lý:

Nhà nước quản lý tập trung; quản lý dựa vào cộng đồng; cộng đồng tự quản lý. Trong

phương thức quản lý dựa vào cộng đồng có 5 cấp độ:

Cấp độ thông báo: Nhà nước ra quyết định, thông báo và hướng dẫn cộng đồng

tham gia quản lý.

Cấp độ tham vấn: Cộng đồng cung cấp thông tin, Nhà nước tham khảo ý kiến của

cộng đồng để đưa ra quyết định, thông báo và hướng dẫn cộng đồng tham gia quản lý.

Cấp độ cùng thực hiện: Cộng đồng có cơ hội và được phép tham gia thảo luận,

góp ý kiến để đưa ra quyết định và được tham gia quản lý.

Page 87: §Ò c¬ng luËn v¨n

77

Cấp độ đối tác: Nhà nước và cộng đồng cùng quản lý.

Cấp độ ch trì: Cộng đồng được Nhà nước trao quyền quản lý, Nhà nước chỉ thực

hiện việc kiểm soát.

Hình 15: Sơ đồ cấp độ quản lý dựa vào cộng đồng [30]

- Áp dụng QL MTDL VQG Cát Bà:

VQG Cát Bà có 5 xã vùng đệm, 1 thị trấn với dân số khoảng 10500 người. Cộng

đồng địa phương là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của

MTDL tại VQG Cát Bà.[17].

Các cấp quản lý MTDL VQG Cát Bà có thể dựa vào dân, cùng dân bàn bạc và

đưa ra những giải pháp tốt nhất để vừa đảm bảo nâng cao đời sống của người dân đồng

thời vừa gắn với bảo vệ môi trường. Ở các mô hình này luôn có sự tham gia của nhân

dân trong quá trình tự lập kế hoạch, tổ chức, giám sát và cưỡng chế thực hiện các hoạt

động bảo vệ môi trường có sự gắn kết với quyền lợi của người dân.

Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đã được áp dụng thực tiễn tại

Thông báo

Tham vấn

Cùng thực hiện

Đối tác

Kiểm soát

Nhà nước quản

lý tập trung

Quản lý dựa

vào cộng đồng

Cộng đồng tự

quản lý

Page 88: §Ò c¬ng luËn v¨n

78

nhiều địa phương như xây dựng các làng sinh thái trên hệ sinh thái kém bền vững như

vùng đồi Ba Vì - Hà Nội, vùng cát ven biển, hương ước bảo vệ môi trường ở Chiết Bi -

Thừa Thiên Huế, hợp tác xã về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở Bắc

Giang; Công ty TNHH Huy Hoàng - Lạng Sơn và mang lại hiệu quả rõ rệt. Ban quản

lý MTDL VQG Cát Bà hoàn toàn có thể học tập và ứng dụng mô hình này tại địa

phương mình.

d. Giáo dục:

- Đào tạo, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, lực lượng kiểm lâm MTDL

VQG: tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, cử cán bộ

đi đào tạo, học tập kinh nghiệm từ các địa phương khác.

Hình 16: Một trong những buổi tập huấn cho các bác các bộ địa phƣơng về tầm quan

trọng của MTDL và các giải pháp khuyến khích ngƣời dân phát triển các sinh kế

thích ứng với BĐKH và BVMT tháng 11, 2013

(Nguồn: tác giả tự chụp trong quá trình thực địa)

- Nâng cao nhận thức người dân: chính quyền địa phương tổ chức các buổi tập

huấn cho người dân địa phương; tuyên truyền tầm quan trọng của MTDL và các

chính sách QL MTDL trên các phương tiện truyền thông đại chúng; các bạn tình

nguyện viên của các trường đại học hoặc các tổ chức phi chính phủ kết hợp với

chính quyền địa phương đến nhà dân phổ biến các kiến thức, tầm quan trọng về

Page 89: §Ò c¬ng luËn v¨n

79

môi trường, MTDL, các phương pháp bảo vệ MTDL cho người dân.

Hình 17: Các bạn thực tập sinh, cán bộ truyền thông của MCD đến từng hộ dân để

phổ biến kiến thức về môi trƣờng, các giải phát phát triển đời sống xã hội và bảo vệ

môi trƣờng VQG Cát Bà, 2014

(Nguồn: tác giả tự chụp trong quá trình thực địa)

Hình 18: Cuộc thi vẽ tranh về MTDL tại trƣờng tiểu học thị trấn Cát Bà và hội thi tìm

hiểu các quy định bảo vệ môi trƣờng cho các em học sinh tại Cát Bà,

Tháng 11, 2014

(Nguồn: tác giả tự chụp trong quá trình thực địa)

Page 90: §Ò c¬ng luËn v¨n

80

- Nâng cao nhận thức các chủ dịch vụ như chủ khách sạn, nhà nghỉ, hàng quán

dịch vụ du lịch về tầm quan trọng của MTDL và các chính sách cần thực hiện để

bảo vệ MTDL theo hướng phát triển bền vững.

- Nâng cao nhận thức khách du lịch bằng các biện pháp truyền thông (poster, loa

đài, báo, ...) về các nội quy cần thực hiện khi đến tham quan, học tập, nghiên

cứu tại vườn.

e. Truyền thông:

- Thiết kế Poster tuyên truyền mang tính chất giáo dục môi trường, thực hiện các

nội quy, định hướng, chính sách QL MTDL VQG Cát Bà. Poster có thể treo tại

các vị trí dễ nhìn đối với khách du lịch và người dân như tại cổng VQG hay sử

dụng xe truyền thông.

Hình 19: Một trong những chiến dịch truyền thông về môi trƣờng đối với các xã vùng

đệm VQG Cát Bà của tổ chức MCD năm 2014 mà tác giả đƣợc tham gia

(Nguồn: trung tâm nghiên cứu sinh vật biển và phát triển cộng đồng)

- Tổ chức các chương trình truyền thông, hành động về môi trường nhằm nâng

cao nhận thức của người dân trong việc quản lý môi trường nói chung và môi

trường du lịch nói riêng.

Page 91: §Ò c¬ng luËn v¨n

81

Hình 20: UBND huyện Cát Hải kết hợp với một số tổ chức NGO (MCD, CR) thực

hiện chƣơng trình truyền thông về môi trƣờng hƣởng ứng ngày môi trƣờng thế giới

5/6, ngày đại dƣơng thế giới 8/6, tuần lễ biển và hải đảo năm 2013

(Nguồn: tác giả chụp trong quá trình thực địa)

- Truyền thông cho người dân các xã tại VQG bằng loa phát thanh tại thôn,

phường để các định hướng, chính sách QL MTDL của chính quyền đến gần hơn

với người dân.

- Truyền thông qua mạng Internet: Cập nhật rõ các chính sách quản lý và tầm

quan trọng của MTDL VQG Cát Bà tại trang Web chính thức của VQG Cát Bà

(http://www.vuonquocgiacatba.com.vn/vi/) nhằm tăng cường nhận thức cho

người dân. Hiện tại trang Web của VQG Cát Bà chưa có hạng mục đề cập đến

các chính sách quản lý, định hướng phát triển của vườn.

- Truyền thông qua các phương tiện mạng xã hội như Facebook, Zing, ... Tuyên

truyền tầm quan trọng, mức độ nhạy cảm cần được bảo vệ của MTDL VQG Cát

Bà, các chính sách quản lý vườn.

f. Vận động nguồn tài trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kinh phí mở các khóa đào tạo, tập huấn để phục vụ

tăng cường QL MTDL tại VQG Cát Bà.

Page 92: §Ò c¬ng luËn v¨n

82

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch

Vườn quốc gia Cát Bà” tác giả rút ra được một số kết luận sau:

VQG Cát Bà chứa đựng giá trị cao về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học;

là nơi có số lượng kiểu thảm thực vật đa dạng vào bậc cao so với các khu rừng

đặc dụng Việt Nam; là nơi có quần thể Voọc Cát Bà là một loài linh trưởng đặc

hữu duy nhất trên thế giới chỉ có ở Cát Bà - Việt Nam. Tất cả các điều này cho

thấy rằng VQG Cát Bà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bảo trong việc bảo

tồn cảnh quan thiên nhiên và ĐDSH.

Hiện tại trong những năm trở lại đây VQG là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động du

lịch, thu hút khách trong và ngoài nước do được thiên nhiên ưu ái về cảnh quan.

Hiện trạng môi trường du lịch của VQG chưa bị xuống cấp nghiêm trọng. VQG

vẫn giữ được nét hoang sơ. Tuy nhiên vấn đề QL MTDL của chính quyền địa

phương chưa được chặt chẽ, gặp phải nhiều bất cập như: chưa có kế hoạch,

chính sách việc xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch (khách

sạn, nhà nghỉ, hàng quán,...); giám sát, kiểm tra lỏng lẻo việc sả thải của các chủ

kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, hàng quán; các hoạt động nâng cao nhận thức

cộng đồng, các cấp quản lý rất ít; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động QL MTDL

còn thiếu thốn; trình độ cán bộ quản lý chưa cao; UBND thành phố Hải Phòng

chưa thực sự chú trọng QL MTDL tại VQG Cát Bà.

Ban quản lý VQG Cát Bà đã biết vận dụng, phát huy tốt các mô hình quản lý

dựa trên tri thức bản địa cộng đồng để đưa ra các giải pháp phù hợp vừa giúp

phát triển kinh tế, xã hội địa phương, ứng phó với BĐKH, vừa bảo tồn ĐDSH

và quản lý môi trường du lịch VQG Cát Bà. Ban quản lý VQG, UBND huyện

Cát Hải còn áp dụng rất nhiều chính sách hợp lý giúp bảo tồn ĐDSH và nét độc

đáo của thiên nhiên tại VQG. Các mô hình, chính sách đó có thể làm cơ sở cho

Page 93: §Ò c¬ng luËn v¨n

83

các VQG khác học hỏi và áp dụng.

UBND thành phố Hải Phòng rất chú trọng đẩy mạnh phát triển hoạt động du

lịch tại VQG Cát Bà. Điều này đã được thể hiện rõ qua Quyết định số:

2732/QĐ-UBND (5/12/2014) về “Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch bền

vững quần đảo Cát Bà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, phấn đấu đạt

trên 2 triệu lượt khách/năm đến năm 2025. Các chính sách lồng ghép để QL

MTDL vườn quốc gia Cát Bà chưa được lồng ghép vào chính sách phát triển

ngành du lịch tại đảo Cát Bà của UBND thành phố.

Hoạt động tham quan, du lịch, nghiên cứu tại VQG Cát Bà góp phần đáng kể

trong việc thay đổi diện mạo đảo Cát Bà, nâng cao đời sống người dân và giúp

tăng ngân sách nhà nước đặc biệt trong 5 năm trở lại đây. Số lượt khách du lịch

đến VQG Cát Bà từ năm 2009 đến nay đạt từ 1 ~ 1.5 triệu lượt/năm. Tuy nhiên

đi liên với sự phát triển về kinh tế - xã hội hoạt động du lịch mang đến rất nhiều

vấn đề tiêu cực tại VQG Cát Bà: Chiếm dụng HST tự nhiên do xây dựng các

công trình phục vụ du lịch; suy giảm ĐDSH, suy giảm chất lượng môi trường.

Vì vậy, nếu không có những phương thức, định hướng quản lý đúng đắn MTDL

VQG Cát Bà sẽ ảnh hưởng đến ĐDSH, chất lượng môi trường nơi đây.

Để giải quyết phần nào vấn đề đặt ra ở trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, đánh

giá hiệu quả QL MTDL tại VQG Cát Bà với các chính sách, mô hình hiện đang được

áp dụng, đồng thời đề xuất những giải pháp quản lý cụ thể và mang tính khả thi nhằm

nâng cao hiệu quả QL MTDL VQG Cát Bà, thích ứng với BĐKH. Các giải pháp dựa

trên quá trình nghiên cứu và khảo sát thực địa của tác giả tại MTDL VQG Cát Bà. Các

giải pháp mặc dù có sự đầu tư nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Rất

mong được sự đóng góp, hướng dẫn từ quý thầy cô, các chuyên gia và bạn đọc. Hy

vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp vào sự phát triển của

VQG Cát Bà.

Khuyến nghị

Đối với UBND thành phố Hải Phòng:

Page 94: §Ò c¬ng luËn v¨n

84

UBND thành phố Hải Phòng cần xây dựng đề án, bộ chính sách phục vụ giám

sát, quản lý chặt chẽ MTDL song song với việc phát triển các hoạt động du lịch,

tham quan, nghiên cứu tại VQG Cát Bà.

Định hướng QL MTDL theo hướng phát triển bền vững: phát triển kinh tế - xã

hội không được lơ là việc bảo vệ môi trường.

Kêu gọi đầu tư, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc QL MTDL tại

VQG.

Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, lực lượng kiểm lâm rừng có trình độ cao, nhận

thức tốt.

Xử lý nghiêm khắc các trường hợp cán bộ có hành không tốt gây ảnh hưởng đến

MTDL VQG.

Quản lý MTDL dựa vào cộng đồng địa phương.

Đối với Sở Tài nguyên và môi trƣờng Hải Phòng:

Xây dựng chương trình quan trắc hiện trạng môi trường thường niên tại các

điểm chịu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch trên đảo Cát Bà nói chung VQG

Cát Bà nói riêng. Từ đó, theo dõi được hiện trạng môi trường để đưa ra các hoạt

động ứng phó kịp thời.

Xây dựng các đề án về phát triển, bảo vệ tài nguyên MTDL VQG Cát Bà.

Đối với Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng:

Tính toán sức chứa sinh thái, sức chứa xã hội hiện tại của VQG Cát Bà từ đó

đưa ra các phương án phát triển du lịch đúng đắn, phù hợp với điều kiện cho

phép của vườn.

Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường,

bảo tồn ĐDSH. Bảo vệ VQG Cát Bà chính là bảo vệ cuộc sống của người dân

nơi đây.

Nâng cao nhận thức của khách du lịch.

Nâng cao ý thức của các chủ dịch vụ du lịch. Hỗ trợ, phối hợp với các công ty lữ

hành trong việc giới thiệu về VQG, giáo dục nâng cao nhận thức của du khách.

Page 95: §Ò c¬ng luËn v¨n

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực

du lịch, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Xây dựng Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa

dạng sinh học của cả nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Dựa vào cộng đồng để bảo tồn đa dạng

sinh học: http://www.vacne.org.vn/dua-vao-cong-dong-de-bao-ton-da-dang-

sinh-hoc/213616.html

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Quy chế quản lý các hoạt động

du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2005), Luật Bảo vệ Môi trường, Hà Nội.

6. Dư địa chí Cát Hải 2014.

7. Vũ Việt Hà (10,2008) ,Nguồn lợi hải sản vùng biển Hải Phòng, hiện trạng khai

thác, bảo vệ định hướng phát triển ngành đến năm 2020, Bản tin điện tử Viện

nghiên cứu hải sản.

8. Nguyễn Văn Hách (2013), Báo điện tử đảng cộng sản, Các giải pháp bản tồn đa

dạng sinh học Vườn quốc gia Cát Bà:

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=2834072

5&cn_id=594101

9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2007) Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi

trường và phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Phạm Trung Lương (2010), Chuyên đề: Bảo vệ môi trường Du lịch,

http://www.vacne.org.vn/default.aspx?newsid=4254

Page 96: §Ò c¬ng luËn v¨n

86

12. Phạm Thị Hồng Nga (2010), Phương pháp đánh giá tổng hợp DIPSIR ở vùng bờ

biển Thừa Thiên – Huế. (T47)

13. Niêm giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2014, nửa đầu 2015 (T61)

14. Trần Tâm, Tạp chí môi trường số 6, 2014, Giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững

nguồn lợi ven biển quần đảo Cát Bà. (trang 37)

15. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Quốc gia Hà Nội.

16. Lê Văn Thắng (2008), Du lịch và môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

17. UBND Huyện Cát Hải (2014), Báo cáo kinh tế - xã hội 2014.

18. UBND Huyện Cát Hải (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015

– 2020.

19. UBND thành phố Hải Phòng, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch: Báo cáo hoạt động

du lịch Hải phòng từ 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, nửa đầu năm 2015.

20. UBND thành phố Hải Phòng, Sở Tài nguyên và môi trường: Báo cáo quan trắc

hiện trạng môi trường thành phố Hải Phòng năm 2014 và nửa đầu 2015.

21. UBND thành phố Hải Phòng, Quyết định số: 2732/QĐ-UBND (5/12/2014) Quy

hoạch Tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2030,

tầm nhìn đến năm 2050.

22. UBND xã Hiền Hào (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –

2020 xã Hiền Hào, Huyện Cát Hải.

23. UBND xã Việt Hải (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –

2020 xã Việt Hải, huyện Cát Hải.

24. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2001), Môi trường du lịch Việt Nam và

những vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch bền vững, Hà Nội.

25. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2010), Quy hoạch chi tiết các khu du lịch ở

Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.

II. Tiếng anh:

Page 97: §Ò c¬ng luËn v¨n

87

26. Clayton (1997), A.M.H and N.J. Radiffe. Sustainability-A system Approach.

Earthscan, London, UK.

27. Robert P.Blauvelt, Journal of Environment and Econogy ISSN 2157 – 6092

(2014), Systematizing Environmental Indicators and Indices.

28. Un-habitat (2002), Guide for Community Based Environmental Management

Information Systems (CEMIS) (THE).

29. Peter Kristensen (2004), The DPSIR Framework, National Environmental

Research Institute, Denmark.

30. Rick Suttle, Demand Media (2004) External Environment SWOT Analysis.

III. Tài liệu online:

31. Cổng thông tin Sở văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng:

http://haiphong.gov.vn/Portal/Default.aspx?Organization=VHTT

32. Giới thiệu VQG Cát Bà, Sinh vật rừng Việt Nam:

http://www.vncreatures.net/mapcb.php

33. Sinh vật rừng Việt Nam: http://www.vncreatures.net/event06.php

34. Tầm nhìn du lịch Việt Nam: Lịch sử , lễ hội đảo Cát Bà

http://www.dulichvtv.com/guide_Lich_su_le_hoi_Dao_Cat_Ba_1482.html

35. Vườn quốc gia Cát Bà: http://www.vuonquocgiacatba.com.vn

36. Wikipedia (2015), Đường xuyên đảo Hải Phòng – Cát Bà (T39)

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_xuy%C3

%AAn_%C4%91%E1%BA%A3o_H%E1%BA%A3i_Ph%C3%B2ng_-

_C%C3%A1t_B%C3%A0

Page 98: §Ò c¬ng luËn v¨n

88

PHỤ LỤC

Phiếu phỏng vấn công ty du lịch:

Phiếu phỏng vấn một số nhân viên điều hàn tour tại các công ty du lịch lớn có

phục vụ Tour du lịch tại VQG Cát Bà.

Mã số phiếu: ………..

Câu 1:

Công ty của anh/chị (Ông/bà) có phục vụ các tour du lịch tại VQG Cát Bà không?

A: Có

B: Không

Câu 2:

a/ Du lịch tại Cát Bà có mang tính mùa vụ không?

A: Không

B: Mang tính mùa vụ rõ rệt

C: Có ảnh hưởng của mùa vụ nhưng không đáng kể

D: Ý kiến khác

b/ Nếu có anh/chị (Ông/bà) cho biết các tháng khách hàng của công ty anh/chị đăng ký

tour đến VQG Cát Bà vào các tháng nào là nhiều nhất?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 3: Đánh giá của anh/chị (Ông/bà) về mức độ hấp dẫn khách du lịch của các

tuyến/điểm tham quan, du lịch tại VQG Cát Bà?

A: Rất hấp dẫn, thu hút lượng lớn khách du lịch so với các KBTTN, VQG khác.

B: Không hấp dẫn được du khách

C: Ý kiến khác.

Page 99: §Ò c¬ng luËn v¨n

89

Tổng hợp:

- Số lượng phiếu phát ra: 50

- Số lượng phiếu thu lại: 48

- 2 phiếu rách không điền đầy đủ thông tin. Do đó, loại.

Kết quả:

- Đa số các công ty du lịch lớn phía bắc như Thái Bình Dương, Viettravel, Lead

Travel, Yolo Travel, Bee Travel đều phục vụ tour du lịch Cát Bà.

- Du lịch Cát Bà mang tính mùa vụ rõ rệt: Chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.

- Các điểm tham quan, du lịch tại VQG khá hấp dẫn du khách đặc biệt du khách nước

ngoài.

- Chính quyền địa phương đã chủ động hỗ trợ các công ty du lịch về vấn đề dịch vụ

khách sạn, nhà nghỉ, phà. Tuy nhiên vào mùa du lịch cao điểm thường xuyên bị tắc

phà ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý du khách.

Câu 4:

a/ Anh/chị (Ông/bà) đánh giá như thế nào về mức độ hợp tác của chính quyền địa

phương đối với công ty anh/chị (Ông/bà) trong vấn đề tổ chức Tour du lịch tại VQG

Cát Bà?

A: Chính quyền địa phương rất quan tâm, nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ

B: Chính quyền địa phương ít quan tâm, giúp đỡ

C: Chính quyền không quan tâm đến công ty du lịch.

D: Ý kiến khác.

Câu 5: Những ý kiến đóng góp của anh/chị (Ông/bà) đối với việc quản lý, phát triển

MTDL tại VQG Cát Bà?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của anh/chị (Ông/bà)!

Page 100: §Ò c¬ng luËn v¨n

90

Phiếu phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng:

Phiếu phỏng vấn ngƣời dân vùng đệm VQG Cát Bà về một số vấn đề liên quan

đến VQG

Mã số phiếu: ………..

Câu 1:

a/ Theo anh/chị số lượng các loài động/thực vật của VQG Cát Bà hiện tại (5/2015) so

với thời điểm 5 năm trước đây như thế nảo?

A: Phong phú, đa dạng hơn

B: Không suy giảm hoặc có suy giảm nhưng không đáng kể

C: Suy giảm nghiêm trọng

D: Không quan tâm hoặc không biết

b/ Nếu các loài động – thực vật suy giảm Anh/chị có thể lấy dẫn chứng về một số loài?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 2: Đánh giá của anh/chị về mức độ quản lý của các cán bộ VQG Cát Bà đối với

VQG này?

A: Chặt chẽ, tốt

B: Chưa tốt, còn một số thiếu sót

C: Lỏng lẻo, kém

Câu 3: Theo anh/chị (ông/bà) thì mức độ tác động của con người tới Đa dạng sinh học

(ĐDSH) VQG Cát Bà?

A: Chủ yếu là các tác động tốt, mang lại lợi ích đối vời bảo tồn và phát triển

ĐDSH

B: Có tác động nhưng không đáng kể

C: Chủ yếu là các tác động xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ĐDSH của

VQG.

Page 101: §Ò c¬ng luËn v¨n

91

Tổng hợp:

- Số lượng phiếu phát ra: 120 phiếu

- Số lượng phiếu thu lại: 109 phiếu

- 11 phiếu rách, không điền đầy đủ thông tin. Do đó loại.

Kết quả:

- ĐDSH tại VQG Cát Bà có suy giảm so với 5 năm trở về trước. Tiêu biểu như

giảm số lượng Vooc đầu trắng Cát Bà, Thạch sùng Cát Bà.

- Các cán bộ VQG Cát Bà quản lý khá tốt tuy nhiên còn một số hạn chế.

- Khách du lịch và người dân địa phương có tác động đáng kể đến sự suy giảm các

loài động thực vật tại VQG.

- Tác động chủ yếu do hoạt động du lịch và các dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch

như đi lại, xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, hàng quán phục vụ du lịch.

Câu 4: Theo anh/chị (ông/bà) thì hoạt động nào của con người tác động nhiều nhất đến

ĐDSH, Môi trường VQG Cát Bà hiện nay?

A: Săn bắt, bẫy chim, thú rừng của người dân địa phương.

B: Các hoạt động du lịch (Xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, hàng quán phục vụ du lịch,

khách du lịch).

C: Hoạt động nghiên cứu, học tập

D: Ý kiến khác.

Câu 5:

a/ Theo anh/chị (ông/bà) hoạt động du lịch tác động như thế nào đến VQG Cát Bà?

A: Tác động tích cực

B: Tác động tiêu cực

C: Không tác động gì.

Câu 6: Những ý kiến đóng góp của anh/chị (ông/bà) đối với việc nâng cao hiệu quả

quản lý môi trường du lịch VQG Cát Bà:

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của anh/chị (ông/bà)!

Page 102: §Ò c¬ng luËn v¨n

92

Một số hình ảnh tại MTDL VQG Cát Bà do tác giả ghi lại đƣợc trong quá trình

đi thực địa:

Hình 21, 22: Một số bảng giới thiệu các hoạt động du lịch và tuyến/điểm du lịch

cho du khách tại VQG Cát Bà

Page 103: §Ò c¬ng luËn v¨n

93

Hình 23: Hình ảnh tên các loài thực vật tại VQG Cát Bà

Hình 24: Xe điện, xe đạp đôi là hai phƣơng tiện thân thiện với môi trƣờng đƣợc

khách du lịch sử dụng nhiều trên đảo Cát Bà

Page 104: §Ò c¬ng luËn v¨n

94

Hình 25: Hoa ngũ sắc xuất hiện rất nhiều tại phần chân VQG, đây là một trong

những dấu hiệu dễ nhận thấy do ảnh hƣởng nóng lên của BĐKH

Hình 26: Một số hình ảnh tại khu di tích lịch sử pháo đài thần công