112
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU BÙI THỊ HƯƠNG ĐÀO TẠO NGUN NHÂN LC NGÀNH DU LCH TNH BÀ RỊA VŨNG TÀU TRONG GIAI ĐOẠN HI NHP KINH TQUC TLUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS.VÕ THỊ THU HỒNG Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 01 năm 2018

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA …thuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19794/1/Bui-Thi-Huong.pdf · Trong quá trình học tập tại Trường

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

BÙI THỊ HƯƠNG

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU TRONG GIAI ĐOẠN

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

TS.VÕ THỊ THU HỒNG

Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 01 năm 2018

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

BÙI THỊ HƯƠNG

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU TRONG GIAI ĐOẠN

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

TS.VÕ THỊ THU HỒNG

Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 01 năm 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn

gốc.

Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 20 tháng 01 năm 2018

Tác giả

BÙI THỊ HƯƠNG

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại Trường Đại Học Bà Rịa-Vũng Tàu và nghiên cứu

đề tài, bên cạnh sự nổ lực và cố gắng học hỏi của bản thân còn có sự đóng góp rất lớn

từ phía Nhà trường trong vấn đề truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi trong

môi trường học tập cũng như trong nghiên cứu. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân

thành và sâu sắc nhất đến:

Tất cả Thầy, Cô là những giáo sư; Tiến sĩ có thành tích đóng góp rất lớn

trong công tác giáo dục và đào tạo đã tham gia giảng dạy truyền đạt kiến thức một

cách tốt nhất trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại Trường Đại Học Bà

Rịa-Vũng Tàu.

Xin cám ơn Trường Đại Học Bà Rịa-Vũng Tàu, đặc biệt là Phòng đào tạo sau

đại học cùng tất cả các cán bộ của Phòng đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi

về thời gian, trang thiết bị học tập cùng môi trường học tập rất văn minh (sạch sẽ,

thoáng mát).

Đặc biệt chân thành cảm ơn TS. Võ Thị Thu Hồng đã tận tình hướng dẫn tôi

hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, người thân,

những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên

cứu

Xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện luận văn

iii

NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và ngày càng khẳng định vai trò quan

trọng với sự phát triển kinh tế thế giới. Hiện nay, du lịch chiếm vị trí hàng đầu trong

thương mại toàn cầu, được coi là ngành xuất khẩu và tạo việc làm lớn nhất thế giới.

Theo tổ chức Du lịch thế giới, trong thế kỷ XXI, du lịch trở thành hoạt động

kinh tế quan trọng nhất trên pham vi toàn cầu. Với vai trò ngày càng tăng của ngành

du lịch trong nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều quốc gia coi trọng phát triển du

lịch, coi du lịch là động lực chính phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện mục tiêu đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn, phát triển bền vững và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội

đòi hỏi cần phải có chính sách đột phá, các giải pháp tổng thể nhằm giải quyết ngay

những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho phát triển du lịch, trong đó công tác

đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng

yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

Với lợi thế về vị trí địa lý, cảnh quan tự nhiên cùng bề dày lịch sử phát triển

du lịch, Bà Ria – Vũng Tàu được biết đến như một địa điểm tham quan nghỉ dưỡng

lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của

Tỉnh đến năm 2020 là xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, ngành

kinh tế mũi nhọn. Nhân lực ngành du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng

sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế -

xã hội.

Đổi mới giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn hội nhập

kinh tế quốc tế. Để hội nhập thành công, nhân lực ngành du lịch phải được đào tạo

với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng rãi, có thể chuyển dịch và

tìm được việc làm trong khu vực, vươn tới tham gia chủ động vào quá trình phân

công lao động quốc tế.

iv

MỤC LỤC

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA VŨNG

TÀU TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ........................... 1

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3

3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3

3.1. Mục tiêu chung:............................................................................................ 6

3.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................ 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7

5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7

6. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 8

7. Bố cục của nghiên cứu ........................................................................................ 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

DU LỊCH TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .......... 9

1.1. Du lịch và nguồn nhân lực để phát triển du lịch giai đoạn hội nhập… 9

1.1.1. Nguồn nhân lực du lịch và đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch ............ 9

1.1.2. Ý nghĩa của công tác đào tạo nguồn nhân lực ........................................ 17

1.1.3. Nguyên tắc của đào tạo nguồn nhân lực ................................................. 18

1.1.4. Đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch ảnh hưởng đến công tác đào tạo

nguồn nhân lực ngành du lịch ........................................................................... 18

1.2. Nội dung hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch ..................................... 20

1.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo ....................................................................... 20

1.2.2. Xác định nhu cầu đào tạo ........................................................................ 22

1.2.3. Xác định chương trình đào tạo phù hợp .................................................. 28

1.2.4. Xác định phương pháp đào tạo ............................................................... 29

v

1.2.5. Đánh giá kết quả đào tạo ......................................................................... 36

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch .. 38

1.3.1. Sự phát triển của ngành du lịch ............................................................... 38

1.3.2. Nguồn nhân lực của địa phương ............................................................. 40

1.3.3. Quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực

ngành du lịch ..................................................................................................... 41

1.3.4. Nhận thức và quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp du lịch ................ 42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ................................................. 44

2.1. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ....................................... 44

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ...................... 44

2.1.2. Thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................................. 46

2.1.3. Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ................................ 48

2.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu .............................................................................................................. 51

2.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo ....................................................................... 51

2.2.2. Xác định nhu cầu đào tạo ........................................................................ 53

2.2.3. Các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ... 55

2.2.4. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ..................... 58

2.2.5. Đánh giá kết quả đào tạo ......................................................................... 61

2.3. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu ........................................................................................................ 62

2.3.1. Những thành công ................................................................................... 62

2.3.2. Những hạn chế ........................................................................................ 66

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế .............................................................................. 67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH

BÀ RỊA VŨNG TÀU ............................................................................................... 69

3.1. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ...................... 69

3.2. Những giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 70

vi

3.2.1.Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch..............................................70

3.2.2 Đào tạo về giáo viên, giảng viên du lịch................................................73

3.2.3 Phát triển chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn

nhân lực ngành du lịch.............................................................................................75

3.2.4 Đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội..............................83

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89

PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 92

PHỤ LỤC 2………………………………………………………………………..95

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NCS: Nghiên cứu sinh

PGS.TS: Phó giáo sư, tiến sỹ

ThS: Thạc sỹ

CBNV: Cán bộ nhân viên

KTTĐPN: Kinh tế trọng điểm phía Nam

QLNN: Quản lý Nhà Nước

DN: Doanh nghiệp

DL: Du lịch

BR – VT: Bà Rịa Vũng Tàu

UBND: Ủy ban nhân dân

ĐH: Đại học

VH,TT & DL: Văn hóa, thể thao, du lịch

NNL: Nguồn nhân lực

viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Bảng kế hoạch nhu cầu đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ qui trình đào tạo

Bảng 1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và nguồn thông tin

Sơ đồ 1.2.Phân tích thực hiện công việc

Bảng 1.3. Các nguyên tắc học và phương pháp đào tạo

Bảng 2.1: Doanh thu ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 2.2: Số lượt khách du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 2.3.Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch

Bảng 2.4. Tình hình chung về nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn CBCNV quản lý du lịch

Bảng 2.6. Nguồn nhân lực được đào tạo nghiệp vụ

Bảng 2.7. Mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của nguồn nhân lực

Sơ đồ 2.1.Mục tiêu về kiến thức

Sơ đồ 2.2.Mục tiêu về kỹ năng

Sơ đồ 2.3.Mục tiêu thái độ

Sơ đồ 2.4. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo – phát triển

Bảng 2.8. Các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo ở Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 2.9. Đội ngủ cán bộ giảng dạy ngành du lịch đến năm 2016

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá kỹ năng của nhân lực trong ngành du lịch

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá tiêu chuẩn tuyển nhân lực của nhân lực trong

ngành du lịch

Hình 2.1. Đánh giá kỹ năng của nhân lực trong ngành du lịch

Hình 2.2.Đánh giá tiêu chuẩn tuyển nhân lực của nhân lực trong ngành du lịch

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát đánh giá nguyên nhân xáo trộn nhân sự tại các đơn vị

dịch vụ du lịch

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Du lịch có thể được xem là hoạt động xã hội đặc biệt vừa là tác nhân, vừa là

kết quả đồng thời chính nó là một biểu hiện cụ thể của quá trình “hội nhập” của con

người trong đời sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa

và toàn cầu hóa ngày nay. Bởi, “hội nhập” (integration)được xem là “hành động

hoặc quá trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp chung các bộ phận vào

một chỉnh thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác nhau lại” mà ở đây,

thông qua du lịch, đó là quá trình “tích hợp” nhiều hoạt động xã hội khác nhau với

mục tiêu cao nhất là nhằm giúp con người “giao tiếp” (cultural interchange and

acculturation) ngày càng sâu rộng hơn với thế giới bên ngoài. Trên thực tế, hoạt

động du lịch là hoạt động năng động đặc biệt về khía cạnh hội nhập xã hội và không

dừng lại chỉ là “tăng cường sự gắn kết trên cơ sở chia sẻ lợi ích, nguồn lực” như

trong hội nhập về kinh tế và về chính trị. Không phải ngẫu nhiên mà “Nguyên tắc

phát triển du lịch” của Việt Nam đã được xác định:“Góp phần mở rộng quan hệ đối

ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam” và

“Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày

càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam” (Điều 5 Luật Du lịch Việt

Nam).Tương tự,“Chính sách phát triển du lịch” đã xác định: “Nhà nước tạo điều

kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư

tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du

lịch khu vực và quốc tế”(Điều 6 Luật Du lịch Việt Nam). Đi sâu hơn,“Hoạt động

xúc tiến du lịch”đượcphác họa “Các doanh nghiệp du lịch được quyền chủ động

hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành các hoạt động xúc tiến du

lịch trong và ngoài nước, tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia”(Điều

82. Luật Du lịch Việt Nam). Cũng theo hướng như vậy, “Chính sách hợp tác quốc tế

về du lịch”đã nói rõ:“Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước,

các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi

2

bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch

Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ

hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” (Điều 83 Luật Du lịch

Việt Nam)…

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính dịch vụ, chính vì vậy hội nhập

kinh tế được xem là tiến trình quan trọng để tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ

gia tăng mang tính khu vực và toàn cầu cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

- xã hội của bất kỳ điểm đến nào. Để hội nhập quốc tế thành công, nhân lực ngành

du lịch phải được đào tạo với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng

rãi; có thể di chuyển và tìm được việc làm trong khu vực; vươn tới tham gia chủ

động vào quá trình phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho du lịch Việt Nam có vị

trí xứng đáng trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và

thế giới. Nhân lực du lịch Việt Nam cần sẵn sàng tham gia vào quá trình phân công

lao động quốc tế trong hoạt động du lịch, trước hết là trong khu vực. Đào tạo du lịch

phải hướng tới tiêu chuẩn trình độ kỹ năng của khu vực và quốc tế và được thừa

nhận

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một trong

những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh,

có sức lôi kéo một số ngành kinh tế phát triển, góp phần chuyển dịch theo hướng cơ

cấu kinh tế “dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp–Nông lâm, ngư nghiệp”.

Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu theo hướng phát huy tiềm

năng và lợi thế so sánh của từng địa phương đặc biệt là phát triển mạnh về công

nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch vì mục tiêu phát triển bền vững

của vùng và lợi ích quốc gia. Một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với việc phát

triển của ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là việc định hướng giải pháp về

nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ, có hệ thống. Thực tế cho thấy,

nguồn nhân lực chính phục vụ cho ngành du lịch hiện nay của tỉnh còn rất yếu và

thiếu, không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi, giới tính, cơ cấu về trình

độ được đào tạo, cơ cấu về quản lý và phục vụ... phần lớn nguồn nhân lực được

3

tuyển dụng lấy từ các ngành khác nhau, nên không đáp ứng được yêu cầu phát triển

của ngành du lịch. Vì vậy, nguồn nhân lực của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cần phải

được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo hướng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, xây

dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển

trong giai đoạn mới là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trong chiến lược quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020. Hiện

nay có rất nhiều trường đại học tại Việt Nam đào tạo về ngành du lịch, nhà hàng,

khách sạn, nhưng hầu hết mới chỉ tập trung đào tạo về kỹ năng công việc, chứ chưa

có những môn học chuyên sâu về quản lý, lãnh đạo. Do vậy tạo ra một nghịch lý là

các bạn trẻ tốt nghiệp ra trường nhưng vẫn thất nghiệp, trong khi đó, các doanh

nghiệp vẫn đang rất thiếu nhân lực chất lượng cao.

Xuất phát từ tầm quan trọng trên, để góp phần nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực du lịch, thực hiện tốt mục tiêu coi phát triển du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ

cấu kinh tế của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, góp phần chuyển dịch theo hướng cơ cấu

kinh tế “dịch vụ-công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp -Nông lâm ngư nghiệp” đến năm

2020, tôi đã chọn đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của

mình.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới

nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực, trong thời gian qua có các nghiên cứu

tiêu biểu như:

Hồ Thị Ánh Vân (2011) với luận văn thạc sỹ “Đào tạo nguồn nhân lực

ngành du lịch Thành Phố Đà Nẵng đến năm 2015 và tầm nhìn 2020”, Trường Đại

học Đà Nẵng. Đề tài đã hệ thống được lý luận cơ bản về du lịch, nguồn nhân lực và

đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Bên cạnh đó nghiên cứu tiến hành phân

tích thực trạng về nguồn nhân lực du lịch và công tác đào tạo nguồn nhân lực du

lịch của thành phố Đà Nẵng. Đánh giá những mặt làm được và những hạn chế trong

4

công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề xuất một

số giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch thành phố Đà Nẵng.

Phan Thị Mỹ Dung (2012) trong nghiên cứu “Đào tạo nguồn nhân lực tại

ngân hàng Thương Mại cổ phần Á Châu” cho rằng nguồn nhân lực là nguồn lực

quý giá nhất của mọi tổ chức, là yếu tố quyết định sự thành bại của tổ chức và

đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu duy trì,

phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Tác giả cũng khẳng định để khai thác nguồn

nhân lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả các doanh nghiệp phải đào tạo nguồn

nhân lực của mình phù hợp với tình hình, định hướng của doanh nghiệp.

Nguyên Đăng Thắng (2013) trong nghiên cứu “Đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực tại tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội” cho rằng đào tạo nguồn nhân

lực giữ vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao

năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho

doanh nghiệp.

Trong luận án tiến sỹ kinh tế đề tài “Hoàn thiện mô hình ĐT&PT cán bộ

quản lý cho các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam” NCS Lê Trung Thành đã đánh

giá công tác đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong

giai đoạn đổi mới. Luận án đi sâu vào phân tích đánh giá các mô hình đào tạo cán

bộ quản lý doanh nghiệp hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các mô hình

đào tạo này.

Vũ Hùng Phương (2014) trong nghiên cứu “Đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực quản lý trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế - tập đoàn công nghiệp than

- khoáng sản Việt Nam” có quan điểm nguồn nhân lực được coi là nguồn lực nội

sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế xã hội, có ưu thế nổi bật là không có giới

hạn hay vô tận nếu biết bồi dưỡng, khai thác, sử dụng hợp lý. Trong xu thế hội nhập

kinh tế quốc tế và bối cảnh thế giới có nhiều biến động thì phần thắng sẽ thuộc về

những quốc gia, những doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao. Tác giả đã

nghiên cứu mô hình đào tạo của tập đoàn Sam Sung, tập đoàn Toyota và rút ra bài

học kinh nghiệm cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý tại tập đoàn

5

công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam. Theo tác giả đào tạo nguồn nhân lực để

đáp ứng nhu cầu công việc là cần thiết, tuy nhiên việc đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao thì cần quan tâm, chú trọng và phát triển. Để đạt được kết quả cao trong

đào tạo cần kết hợp linh hoạt, hiệu quả các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và tác giả

cho rằng yếu tố văn hóa được xem là sức mạnh mềm của một quốc gia, một tổ chức.

Vì vậy cần coi trọng yếu tố văn hóa bao gồm văn hóa của quốc gia và văn hóa của

doanh nghiệp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đây là cũng là điểm nổi

bật trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các công ty Nhật Bản và Hàn

Quốc mà các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi.

Nguyên Thị Cẩm Hà (2015) với đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng lao

động trực tiếp làm công tác du lịch tại các doanh nghiệp ở thành phố Hội An”,

Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội. Trong nghiên cứu này tác giả đã hệ thống hóa

cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác du lịch và hoàn

thiện một số nội dung lý luận cơ bản về vấn đề này. Bên cạnh đó làm rõ thực trạng

hoạt động nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác du lịch tại các doanh

nghiệp ở Hội An hiện nay, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân gây ra chúng.

Thông qua đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng lao

động trực tiếp làm công tác du lịch tại các doanh nghiệp ở thành phố Hội An.

Nguyên Thu Hiền (2016) với luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh “Đào tạo

nguồn nhân lực tại tổng công ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel”. Luận văn chủ yếu

nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng Công ty

Cổ phần Bưu chính Viettel, cũng như đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh

chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty bao gồm: Hoàn thiện xác định

nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực; (2) Hoàn thiện xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn

nhân lực; (3) Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện đào tạo; (4) Hoàn thiện đối với

đánh giá sau đào tạo.

Nguyên Diệu Hồng (2016) với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực ngành du

lịch ở Thành Phố Huế, Tinh Thưa Thiên Huế”, Trường Đại học Kinh Tế. Tác giả

tiến hành nghiên cứu, khảo sát một số kinh nghiệm phát triển nhân lực ngành du

6

lịch tại một số địa phương trong nước, rút ra bài học cho thành phố Huế. Đánh giá

thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở thành phố Huế. Từ đó nghiên

cứu đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch thành

phố Huế, góp phần vào việc khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch Thừa Thiên

Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng trong thời gian tới.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố con người trong công cuộc đổi mới

và phát triển kinh tế đất nước đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề đào tạo

và phát triển nguồn nhân lực trong đó nhấn mạnh đào tạo là yếu tố then chốt quyết

định sự phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Trong các nghiên cứu các tác giả

đã nhấn mạnh vai trò của đào tạo nguồn nhân lực đối với tổ chức, chỉ ra sự cần thiết

phải thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cũng như đưa ra những giải pháp nhằm hoàn

thiện và nâng cao công tác đào tạo của từng tổ chức cụ thể. Tuy nhiên chưa có

nghiên cứu nào được thực hiện đối với nguồn nhân lựcngành du lịch Tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua. Chính vì thế

tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch

Tinh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” nhằm lấp đầy

những khoảng trống nêu trên.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung:

Nghiên cứu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn

nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Từ đó đề xuất hệ thống giải pháp

đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội

nhập kinh tế quốc tế.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích đánh giá thực

trạng và xây dựng giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

- Chỉ ra thực trạng nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành

du lịch của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ đó đánh giá những ưu điểm và tồn tại kìm

hãm việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

7

- Đề xuất hệ thống giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng: Đề tài nghiên cứu về công tác đào tạo nguồn nhân lực du

lịch.

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các doanh nghiệp du lịch,

chi nhánh có giấy phép đăng ký kinh doanh sử dụng nguồn nhân lực và các cơ sở

đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Về thời gian: Đề tài tập trung vào khai thác các số liệu thống kê và khảo sát

thực tế trong khoảng thời gian 5 năm gần nhất. Tầm xa cho các giải pháp được xác

định là đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả nghiên cứu tài liệu qua sách,báo,

tạp chí, internet, … để tìm hiểu và chọn lọc những tài liệu, thông tin có giá trị tham

khảo khoa học phù hợp với đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra xã hội học: để nghiên cứu về thực trạng nguồn nhân

lực và đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tác giả thực

hiện:

+ Khảo sát 25 cán bộ quản lý tại các cở sở kinh doanh du lịch của Tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu.

+ Khảo sát nguồn nhân lực trực tiếp làm công tác du lịch tại các cở sở kinh

doanh du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: để đánh giá rõ hơn về thực trạng đào

tạo nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và làm căn cứ để đưa ra các giải

pháp hợp lý, tác giả phỏng vấn: Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu, Trưởng phòng nhân sự Công ty cổ phần khách sạn Du lịch Tháng Mười

và một số người lao động tại các cở kinh doanh du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

8

- Phương pháp thống kê phân tích: tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại Sở văn

hóa, thể thao và du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và báo cáo hoạt động tại các cở sở

kinh doanh du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ năm 2014 đến năm 2016. Dựa trên số

liệu này, tác giả lập các bảng biểu, sơ đồ, đưa ra nhận xét một cách tổng hợp bản

chất và tính quy luật của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

6. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về việc đào tạo

nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra, đề tài cũng tìm hiểu

và xác định một số chính sách để Tỉnh có kế hoạch hỗ trợ nhằm đảm bảo cung cấp

nguồn nhân lực ngành du lịch có chất lượng phục vụ phát triển ngành du lịch của

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

7. Bố cục của nghiên cứu

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Kiến nghị, luận văn bao gồm 3

chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Chương 2 : Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Tỉnh

Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 3: Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu

9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN

NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1. Du lịch và nguồn nhân lực để phát triển du lịch trong giai đoạn hội nhập

kinh tế quốc tế:

1.1.1. Nguồn nhân lực du lịch và đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch

1.1.1.1. Nguồn nhân lực du lịch

Hiện nay,có nhiều quan điểm khác nhau về nhân lực. Theo PGS.TS Hoàng

Văn Hải và ThS. Vũ Thùy Dương, Giáo trình Quản trị nhân lực (2010), Nxb Thống

kê Hà Nội của Trường Đại học Thương mại, “Nhân lực là một nguồn lực quan trọng

của mọi tổ chức. Trong doanh nghiệp, mỗi một người lao động đều được giao đảm

nhận những công việc nhất định và có chức danh nhất định”[12, tr.5].

Xét trên tầm vĩ mô của nền kinh tế, theo PGS.TS Nguyên Ngọc Quân và

ThS. Nguyên Vân Điềm, Giáo trình Quản trị nhân lực (2015), Nxb Đại học Kinh tế

quốc dân: “Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm thể

lựcvà trí lực”[23, tr.7].

Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh, Giáo trình

Kinhtế nguồn nhân lực (2012), Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội: “Nhân lực là sức

lực của con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức

lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một

mức độ nào đó, con người có đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động - con

người có sức lao động” [3, tr.12].

Tùy theo cách tiếp cận khái niệm nhân lực khác nhau nên quy mô nhân lực

khác nhau, ngoài ra có thể giúp các nhà hoạch định chính sách có biện pháp khai

thác và sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực. Với cách tiếp cận dựa vào độ tuổi lao

động và trạng thái hoạt động kinh tế, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam đã đưa ra

nhận định “Nguồn nhân lực gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và

những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp,

10

đang đi học đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc, những

người thuộc các tình trạng khác như nghỉ hưu trước tuổi” [5, tr.14]. Với cách tiếp

cận dựa vào khả năng lao động của con người và giới hạn tuổi lao động: Nguồn lao

động gồm toàn bộ những người trong độ tuổi tao động, có khả năng lao động không

kể đến trạng thái có việc làm hay không. Với khái niệm này quy mô nguồn nhân lực

chính là nguồn lao động [3, tr.56]. Như vậy, có thể khẳng định nguồn nhân lực

chính là nguồn lực quan trọng bậc nhất của đất nước. Sự phát triển đồng đều của

chất lượng và số lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định thúc đẩy quá trình

phát triển của một quốc gia trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay.

• Nguồn nhân lực du lịch

Trên nền tảng của khái niệm về nguồn nhân lực đã nêu, có thể hiểu nguồn

nhân lực du lịch là lực lượng lao động bao gồm những người đang làm việc hoặc

tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực du lịch. Nguồn nhân lực du lịch gồm nhân lực du

lịch trực tiếp và nhân lực du lịch gián tiếp, những nhân lực hiện tại và nhân lực tiềm

năng trong ngành Du lịch. Tuy nhiên ranh giới giữa nhân lực du lịch trực tiếp và

nhân lực du lịch gián tiếp, nhân lực hiện tại và nhân lực tiềm năng trong du lịch

rấtmong manh và rất khó phân định rạch ròi. Nguồn nhân lực du lịch trực tiếp là lực

lượng nhân lực hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, hoạt động sự nghiệp ngành

Du lịch (đào tạo và nghiên cứu khoa học) và kinh doanh du lịch. Còn nhân lực du

lịch gián tiếp là những người hoạt động trong các lĩnh vực khác có liên quan đến

hoạt động du lịch như Hàng không, Hải quan, Giao thông vận tải, Y tế, Bưu chính

viên thông, Công nghệ thông tin, Văn hóa, Môi trường….

Lực lượng nhân lực du lịch hiện tại là nguồn nhân lực trực tiếp và gián tiếp

đang tham gia hoạt động trong ngành Du lịch và nhân lực du lịch tiềm năng là

những người có mong muốn hoặc đang tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực du lịch

như học sinh, sinh viên, hay những người thuộc ngành khác…

1.1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực du lịch

Bên cạnh những đặc điểm chung của nguồn nhân lực của một ngành nghề thì

nhân lực ngành du lịch có những đặc điểm riêng biệt như:

11

Thứ nhất, cơ cấu nhân lực ngành du lịch thường có độ tuổi trẻ và lao động nữ

chiếm tỷ lệ nhiều hơn lao động nam. Xuất phát từ tính đặc thù của ngành Du lịch

đòi hỏi phải có lực lượng lao động có sức khoẻ, trẻ trung và nhanh nhẹn, nên hình

thành lực lượng lao động có cơ cấu độ tuổi trẻ. Nhiều lĩnh vực phục vụ khách du

lịch như lê tân, bàn, bar, buồng đòi hỏi có sự duyên dáng, cẩn thận và khéo léo của

người phụ nữ, vì vậy tỷ lệ lao động nữ thường cao hơn lao động nam.

Thứ hai, chất lượng nhân lực ngành du lịch phân bố không đồng đều: Xuất

phát từ tính định hướng tài nguyên rõ nét của ngành Du lịch, các hoạt động du lịch

thường diên ra tại các khu, điểm du lịch, những nơi có nhiều tài nguyên du lịch và

được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành, vì vậy phần lớn lao

động đã qua đào tạo đều làm việc tại những khu du lịch, trung tâm du lịch lớn, ở

những khu vực còn lại thường thiếu lao động. Trong ngành Du lịch có nhiều công

việc với yêu cầu lao động giản đơn, không đòi hỏi phải đào tạo ở trình độ cao mới

thực hiện được, dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp phổ thông trung

học khá cao. Ngược lại, ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, đội

ngũ lao động thường được trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ,

giaotiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ tương đối cao.

Thứ ba, có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm: Do ảnh

hưởng của tính thời vụ du lịch các hoạt động du lịch thường diên ra sôi động trong

một thời gian nhất định của năm (còn gọi là mùa cao điểm), các doanh nghiệp du

lịch thường phải tuyển dụng thêm lao động thời vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh,

phục vụ khách của mình. Đến mùa thấp điểm, doanh nghiệp du lịch chấm dứt hợp

đồng lao động với những lao động thời vụ. Người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh

doanh du lịch có những điểm riêng biệt, bởi tính chất công việc, công cụ và sản

phẩm lao động của họ có tính đặc thù vì:

- Đây là loại lao động trí óc đặc biệt: Trong quá trình ra quyết định và tổ

chức thực hiện, quyết định thể hiện rõ nét nhất đặc điểm lao động trí óc của người

lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

12

- Đây là loại lao động tổng hợp: Với tư cách là một nhà chuyên môn, lao

động của lãnh đạo là lao động của người tìm kiếm nhân tài, sử dụng người giỏi, tổ

chức và điều hành công việc một cách trôi chảy cho mục đích kinh doanh có hiệu

quả cao. Với tư cách là nhà hoạt động xã hội, người lãnh đạo trong kinh doanh du

lịch còn tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội khác trong đơn vị và theo yêu cầu

của địa phương, ngành và đất nước (các tổ chức đoàn thể quần chúng, các hiệp hội

khoa học, kinh tế, kinh doanh, chính trị, thể thao, văn hoá...).

Những đặc điểm trên đòi hỏi người lãnh đạo phải được đào tạo chuyên

nghiệp, bài bản, có bằng cấp quản lý kinh tế và quản lý du lịch.

Ngoài ra, kinh doanh du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của du khách

về nhiều loại hàng hoá, dịch vụ mang tính chất đơn lẻ hoặc tổng hợp (như các tour

du lịch trọn gói), ở bất cứ địa điểm nào và vào bất kỳ thời gian nào. Các đặc điểm

sản phẩm và tiêu dùng du lịch này tạo ra nhiều loại công việc có thể thu hút sự tham

gia trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều bộ phận lao động trong xã hội. Do đó, càng

làm tăng khả năng cung (về số lượng) lao động du lịch trên thị trường và sự tham

gia lao động trong ngành Du lịch là rất cao. Vấn đề này có ý nghĩa rất lớn đối với

các nước phát triển, vì các nước này có nguồn lao động dồi dào và dân số trẻ nhưng

chưa được đào tạo, trình độ chuyên môn thấp.

Nhân lực du lịch chất lượng cao và mối quan hệ giữa đào tạo với xây dựng

nguồn nhân lực du lịch (trong bối cảnh hội nhập quốc tế):

Du lịch Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đón 17 – 20 triệu lượt khách du

lịch quốc tế, đóng góp hơn 10 % GDP vào năm 2020. Năm 2016, ngành Du lịch đã

đóng góp 1.300 tỷ USD cho GDP của khu vực APEC, tạo ra 67 triệu việc làm trực

tiếp và đóng góp 6,1 % vào xuất khẩu của khu vực. Nền kinh tế APEC cần hợp tác

nhằm bảo đảm các lợi ích kinh tế, xã hội cho tất cả mọi người dân về việc làm ổn

định, cơ hội thu nhập, góp phần giảm nghèo, gìn giữ các giá trị văn hoá và tăng

cường giao lưu, hiểu biết văn hoá lẫn nhau cũng như bảo vệ và quản lý các nguồn

tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học.

13

Nhân lực du lịch đó là lực lượng lao động trong ngành và trong cộng đồng xã

hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch với một năng lực tay

nghề, trình độ nhận thức nhất định cùng với những phẩm chất tốt về thể lực, trí tuệ,

đạo đức v.v…Trí tuệ của cán bộ chỉ đạo điều hành và lực lượng lao động có kỹ

năng của ngành du lịch sẽ là lực lượng nòng cốt tực hiện mục tiêu đưa Du lịch thành

ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước. Điều đó

cũng đồng nghĩa với nguyên lý chất lượng nhân lực là tiền đề quyết định chất lượng

sản phẩm du lịch, hay cụ thể hơn đó là: Bản thân năng lực, trình độ, phẩm chất,

phong cách phục vụ của cán bộ, nhân viên du lịch vừa là yếu tố sáng tạo ra sản

phẩm vừa là một bộ phận quan trọng của chất lượng sản phẩm du lịch. Nói cách

khác chất lượng nhân lực ở đây chính là yếu tố cấu thành năng lực, phẩm chất thực

tế của đội ngũ tham gia vào hoạt động du lịch đảm bảo khả năng tạo hiệu quả phát

triển bền vững cho các lĩnh vực hoạt động du lịch. Từ đó người ta có thể đề cập về

“nguồn nhân lực chất lượng cao trong du lịch”, đó là những “ người lao động có trí

tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát

huy tốt nhất, đặc biệt là đội ngũ quản lý và tác nghiệp chủ chốt trong các lĩnh vực

hoạt động du lịch. Do đó vấn đề nghiên cứu khoa học, đào tạo về du lịch là mục tiêu

và động lực cho sự phát triển ngành du lịch, trên nguyên lý việc xây dựng một nành

nghề phải theo nguyên tác: tạo ngành rồi mới có thể tạo nghề, có nghĩa rằng phải

tạo ra lý thuyết, lý luận bên cạnh phải có hoạt động truyền đạt tri thức kết hợp hoạt

động thực hành, thực tế nhằm xây dựng những kiền thức- kỹ năng để có thể tạo ra

đội ngũ thông thạo nghề nghiệp đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Với định

hướng chung đã được xác định: “ phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật

tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương

hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi

trường; đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực.

Đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành Du lịch sẽ ngày càng tăng cả về số lượng và

chất lượng với cơ cấu phải hợp lý theo yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển du lịch và

14

xu thế phát triển khoa học- công nghệ khi nước ta hội nhập quốc tế sâu và toàn diện

trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức. Cơ cấu

nhân lực và phát triển nhân lực ngành Du lịch xu hướng dịch chuyển cơ cấu nhân

lực tăng nhanh của hệ thống đào tạo du lịch, tác động nhiều mặt đến số lượng, chất

lượng du lịch. Trên cơ sở như vậy, phương hướng và mục tiêu phát triển nhân lực

ngành Du lịch được xác định là: “Xây dựng lực lượng lao động ngành Du lịch đủ về

số lượng và đáp ứng yêu cầu về chấ lượng, cân đối vế cơ cấu ngành nghề và trình

độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực,

góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch”

Kế hoạch nhu cầu đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch trong thời gian tới:

Bảng 1.1. Bảng kế hoạch nhu cầu đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch

STT Chi tiêu Năm

2010

Năm

2015

Ti lệ

%

tăng

TB

Năm

2020

Ti lệ

%

tăng

TB

Tổng số 418.250 620.100 9,6 870.300 8,1

3 Theo loại lao động

3.1 Lao động quản lý 32.500 56.100 14,5 83.300 9,7

3.2 Lao động nghiệp vụ 387.100 564.000 9,2 787.000 7,9

1) Lê tân 37.200 51.000 7,4 69.500 7,2

2) Phục vụ buồng 48.800 71.500 9,3 98.000 7,4

3) Phục vụ bàn, bar 68.400 102.400 9,9 153.000 9,8

4) Chế biến món ăn 35.700 49.300 7,6 73.400 9,7

15

5) Hướng dẫn 20.600 30.800 9,9 45.000 9,2

6) VPDL, ĐL lữ hành 31.100 52.600 13,8 81.400 10,9

7) Nhân viên khác 145.300 206.400 8,4 266.700 6,0

(Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020)

Về yêu cầu trình độ nhân lực ngành du lịch đến năm 2020 :

TT Chi tiêu Năm

2010

Năm

2015

Ti lệ

%

tăng

TB

Năm

2020

Ti lệ

%

tăng

TB

Tổng số 418.250 620.100 9,6 870.300 8,1

2 Theo trinh độ đào tạo

2.1 Trên đại học 1.450 2.400 13,1 3.500 9,2

2.2 Đại học, cao đẳng 53.800 82.400 10,6 113.500 7,5

2.3 Trung cấp và tương đương 78.200 115.300 9,5 174.000 10,2

2.4 Sơ cấp 98.700 151.800 10,7 231.000 10,4

2.5

Dưới sơ cấp

(học nghề tại chỗ) 187.450 268.200 8,6 348.300 5,9

(Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020)

1.1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực du lịch trong phát triển ngành du lịch giai đoạn

hội nhập kinh tế quốc tế:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói

riêng đang chuyển dần sang phát triển về chất, chủ yếu dựa vào đầu tư chiều sâu

khai thác yếu tố con người để tăng hàm lượng tri thức và công nghệ cao cho sự

16

pháttriển bền vững. Thực tế đã chứng minh rằng một quốc gia có nhiều tài nguyên

vẫn chưa đủ để phát triển bền vững, nếu thiếu nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng

sẽ không đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển ngành Du lịch đó là

nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố chính cho việc thực hiện các hoạt động

du lịch. Sản phẩm của ngành chủ yếu là sản phẩm dịch vụ, phần lớn các sản phẩm

được tạo ra đều có sự tham gia của con người. Với các ngành kinh tế khác luôn xem

trọng khả năng cơ giới hóa, tự động hóa trong quá trình sản xuất. Nhưng đối với

ngành Du lịch thì yếu tố con người luôn được đề cập trong các hoạt động của ngành

từ lĩnh vực nhà hàng - khách sạn cho đến kinh doanh lữ hành hay vận chuyển hành

khách. Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một chuyến du lịch ngắn hay dài, luôn tồn tại

các mối quan hệ giữa khách du lịch với nhân viên lê tân, nhân viên phục vụ buồng,

nhân viên điều hành, hướng dẫn viên du lịch đến những người tài xế, người bán

hàng lưu niệm… Các thiết bị, dụng cụ, phương tiện hiện đại chỉ là yếu tố bổ trợ

phục vụ khách tốt hơn. Để khách hài lòng, để phát triển ngành Du lịch cần sự phục

vụ chuyên nghiệp và tận tình của mỗi nhân viên du lịch từ những người quản lý nhà

nước về du lịch, các chuyên gia, lãnh đạo của các doanh nghiệp và đặc biệt những

nhân viên trực tiếp phục vụ khách du lịch. Chất lượng của sản phẩm du lịch do

chấtlượng của nhân lực du lịch quyết định. Mỗi người hoạt động trong ngành Du

lịchđều phải trung thành, trân trọng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý

thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Vì thế nguồn nhân lực chiếm vai

trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển Ngành.

Theo xu hướng phát triển nhân lực du lịch đặt ra yêu cầu sự phát triển đồng

bộ cả số lượng lẫn chất lượng và cơ cấu nhân lực nhằm tạo ra những động lực tốt

nhất thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Xu hướng đó ngày càng đòi hỏi mỗi

nhà quản lý cấp chiến lược, mỗi chuyên gia, nhà nghiên cứu, những người lãnh đạo

doanh nghiệp du lịch có trình độ cao, kỹ năng quản lý giỏi và đội ngũ nhân viên du

lịch lành nghề có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cùng với lòng yêu

nghề. Vì thế, trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế như ngày nay, để sản

17

phẩm du lịch đạt chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch trên thị

trường du lịch thế giới thì việc phát triển nguồn nhân lực du lịch là nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu cần phải thực hiện của ngành Du lịch nước ta hiện nay.

1.1.2. Ý nghĩa của công tác đào tạo nguồn nhân lực

1.1.2.1. Đối với các tổ chức sử dụng lao động

- Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại và sự tiến bộ của

khoa học kỹ thuật và công nghệ;

- Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó là một hoạt

động sinh lợi đáng kể;

- Đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao.

Nếu làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ đem lại nhiều tác dụng cho

các tổ chức sử dụng lao động:

- Trình độ tay nghề nâng lên, năng suất lao động tăng;

- Nâng cao chất lượng thực hiện công việc, giảm tai nạn lao động, giảm bớt

sự giám sát vì người lao động có khả năng tự giám sát mình, nâng cao tính ổn định

và năng động của tổ chức.

1.1.2.2. Đối với bản thân người lao động

- Giúp người lao động nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ chuyên môn để

theo kịp với điều kiện khoa học và kỹ thuật mới;

- Đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, là một trong những yếu tố tạo

nên động cơ lao động tốt;

- Tăng động lực làm việc cũng như nâng cao niềm tự hào về nghề nghiệp của

bản thân và gắn bó hơn với tổ chức.

1.1.2.3. Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

- Là vấn đề sống còn của đất nước. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là những

khoản đầu tư chiến lược và chủ chốt cho sự phồn vinh của đất nước;

- Nâng cao trình độ tay nghề, khả năng chuyên môn của nguồn nhân lực ngày

càng cao thì càng làm cho nề kinh tế phát triển;

18

- Tăng sự hiểu biết về luật pháp, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích,

các dân tộc.

1.1.3. Nguyên tắc của đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực dựa trên 4 nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Con người hoàn toàn có năng lực phát triển. Mọi người trong tổ

chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng thường xuyên phát triển để giữ vững

sự tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như của cá nhân họ.

Thứ hai: Mỗi người đều có giá trị riêng, vì vậy mỗi người là một con người

cụ thể khác với những người những người khác và đều có khả năng đóng góp những

sáng kiến.

Thứ ba: Lợi ích của người lao động và những mục tiêu của tổ chức cóthể kết

hợp với nhau. Hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và lợi ích của

người lao động. Sự phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nguồn lực của tổ chức

đó. Khi nhu cầu của người lao động được thừa nhận và đảm bảo thì họ sẽ phấn khởi

trong công việc.

Thứ tư: Nguồn nhân lực được đào tạo là một nguồn đầu tư sinh lời đáng kể,

vì đào tạo nguồn nhân lực là những phương tiện để đạt được sự phát triển của tổ

chức có hiệu quả nhất.

1.1.4. Đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch ảnh hưởng đến công tác đào tạo

nguồn nhân lực ngành du lịch

Đặc điểm của nguồn nhân lực du lịch do tính chất của dịch vụ du lịch quy

định. Dịch vụ du lịch là loại hình dịch vụ có tính đặc thù cao và có tính đặc biệt.

Các sản phẩm du lịch vừa chịu tác động của tính khách quan, vừa chịu tác động của

tính chủ quan của nhà cung cấp. Do đó, chất lượng của nguồn nhân lực có ý nghĩa

vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định chất lượng của dịch vụ này và qua đó

quyết định đến thương hiệu sản phẩm của một quốc gia, một công ty, một doanh

nghiệp. Do vậy đặc điểm quan trọng nhất là nguồn nhân lực phải có chất lượng cao

và do vậy mà phải được đào tạo tốt. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là

tính chuyên nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch của một quốc

19

gia, góp phần tạo dựng thương hiệu, hình thành chất lượng, sự phong phú của sản

phẩm du lịch.

Nguồn nhân lực du lịch đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong ngành

du lịch như: Nguồn nhân lực đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về du lịch;

Nguồn nhân lực đảm nhiệm chức năng quản lý kinh doanh du lịch; Nguồn nhân lực

đảm nhiệm cung cấp các các dịch vụ du lịch.

Do hoạt động du lịch có những nhiệm vụ phức tạp vì vậy nội dung đào tạo

đội ngũ lao động trong ngành du lịch bao gồm sự chuẩn bị về kiến thức văn hóa

chung để đạt được kỹ năng mềm, kiến thức kinh tế, chính trị, kiến thức nghiệp vụ

chuyên môn, kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng truyền thông, tiếp cận công nghệ thông

tin và có tư duy sáng tạo.

Kiến thức văn hóa chung - Kỹ năng mềm:

Kiến thức văn hóa chung rất quan trọng đối với nhân lực làm công tác du

lịch, người làm công tác du lịch phải am hiểu sâu rộng về kiến thức văn hóa, kiến

thức văn hóa các dân tộc, các quốc gia, kiến thức xã hội, cần gắn với sự hiểu biết về

tài nguyên du lịch, có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Kiến thức kinh tế

Kiến thức kinh tế quan trọng đối với đội ngũ lao động trong ngành du lịch và

hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu tăng tính chất kinh tế.

Với kiến thức này họ có thể giải quyết thành công những vấn đề phứctạp

nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ: Những

vấn đề như: sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, phân tích các hoạt động kinh tế, nghiên

cứu thị trường, hình thức giá cả…

Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ

Kiến thức này giúp cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch làm quen với

những công nghệ phục vụ khác nhau (kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn du

lịch…). Nhằm khai thác cơ sở phục vụ cũng như nắm vữngviệc thực hiện và lãnh

đạo quá trình này.

Kiến thức chính trị tư tưởng

20

Kiến thức này có ý nghĩa quan trọng, những hiểu biết chính trị giúp cho đội

ngũ trong ngành du lịch có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng, làm cho họ có

khả năng nhận thức được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nước, xây

dựng chủ nghĩa xã hội.

Kiến thức ngoại ngữ

Sự chuẩn bị kiến thức ngoại ngữ là một nội dung không thể thiếu được đối

với công tác đào tạo đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Thiếu trình độ ngoại ngữ

họ không thể giao tiếp trực tiếp với khách nước ngoài. Từ đó không thể hoàn thành

tốt được nhiệm vụ của mình. Càng nắm vững nhiều ngoại ngữ người cán bộ du lịch

càng thể hiện tốt phong cách, bản lĩnh của mình trước khách ngoại quốc, nâng cao

uy tín và tạo được thiện cảm của du khách cũng như danh tiếng của đất nước, cơ sở

phục vụ du lịch.

Mỗi kiến thức nói trên đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Nhưng chỉ có sự

tổng hợp toàn bộ những kiến thức đó thì mới hoàn thành được nội dung của công

tác đào tạo đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Sự thiếu khuyết của một trong

những kiến thức đó sẽ làm cho việc đào tạo trở nên không hoàn thiện, bị phiến diện.

Kiến thức về truyền thông: Ngành du lịch được hình dung có rất nhiều khâu.

Đối với du khách, đầu tiên phải tìm địa chỉ, search trên mạng, tìm kiếm thông tin,

tìm chỗ đi lại và giá cả hợp lý nhất … Trong mỗi khâu này, cách mạng công nghệ

4.0 đều có tác dụng. Đối với các đơn vị du lịch, đây cũng là một cơ hội để chúng ta

có thể tuyên truyền, quảng bá những thông tin lên mạnh, lên website. Đưa những

hình ảnh tốt đẹp lên nhằm quảng bá điểm đến.

1.2. Nội dung hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch

1.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo

Đào tạo, bồi dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng, nó không chỉ nâng cao năng

lực công tác cho CBNV hiện tại mà chính là đáp ứng các yêu cầu về nhân lực trong

tương lai của doanh nghiệp đó. Để thực hiện được nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thì

cần phải xây dựng qui trình đào tạo phù hợp, qua đó xác định từng bước theo đặc

điểm cụ thể.

21

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ qui trinh đào tạo

Mục tiêu đào tạo là cơ sở để định hướng các nổ lực đào tạo, xác định các

chương trình nội dung đào tạo, các hình thức tiến hành, thời gian và đối tượng tham

gia. Mục tiêu đào tạo cũng phải xác định học viên phải tiếp thu học hỏi được gì về

kiến thức và kỹ năng, thông qua đó họ sẽ có những hành vi và thái độ tích cực hơn

với công việc hiện tại và đạt các kết quả tốt sau quá trình đào tạo.

Xác định mục tiêu đào tạo tức là phải xác định mục đích, yêu cầu của sản

phẩm khi quá trình đào tạo kết thúc.

Xác định mục tiêu đào tạo giúp tìm ra sự sai khác giữa yêu cầu công việc và

khả năng của người lao động nhằm hạn chế sự sai khác đó đến mức tối đa.

Việc xác định mục tiêu đào tạo trước hết phải xuất phát từ yêu cầu công việc,

từ mục tiêu của tổ chức, từ chiến lược phát triển của đơn vị.

Các mục tiêu này là cơ sở để định hướng các nỗ lực đào tạo, là cơ sở để xác

định các chương trình, nội dung đào tạo, các hình thức tiến hành, thời gian và đối

tượng tham gia.

22

Đồng thời, mục tiêu cũng phải xác định học viên phải tiếp thu học hỏi được

gì về kiến thức và kỹ năng, thông qua đó họ sẽ có những hành vi và thái độ tích cực

hơn đối với công việc hiện tại và đạt các kết quả tốt sau quá trình đào tạo.

Khi thiết lập mục tiêu đào tạo cần phải tuân thủ các nguyên tắc về tính cụ

thể, đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và hạn định thời gian hợp lý.

Đào tạo có thể được đánh giá ở bốn cấp độ: phản ứng, kiến thức sau đào tạo,

hành vi trên công việc và kết quả. Tương tự, mục tiêu có thể được diên giải, trình

bày cho mỗi cấp độ này. Kết quả cuối cùng của đào tạo là kết quả đo lường được ở

mức độ nhóm hoặc tổ chức.

Ngoài ra, các nhà tổ chức đào tạo chú ý các ưu điểm sau:

- Tạo dê dàng cho việc kiểm tra và chấm điểm công bằng;

- Mục đích đào tạo, nội dung đào tạo và quy trình đánh giá vừa nhất quán

vừa quan hệ chặt chẽ với nhau;

- Mục tiêu đào tạo cho phép người phụ trách đào tạo xác định hoạt động và

tài liệu đào tạo nào hiệu quả;

- Mô hình đào tạo hợp lý phải xác định được trình tự giữa mục tiêu và nội

dung;

Cải tiến mối quan hệ giữa người phụ trách đào tạo và người cần đào tạo;

Khuyến khích người cần đào tạo tự đánh giá vì họ biết họ cần phải đạt được

cái gì;

Hỗ trợ hiệu quả việc đào tạo của người lao động và giảm bớt lo lắng vì có

hướng dẫn và xác định các mục tiêu cụ thể.

1.2.2. Xác định nhu cầu đào tạo

Nếu không có sự phân tích kỹ lưỡng về sự cần thiết phải tiến hành đào tạo

hay không thì có khả năng không hiệu quả và lãng phí tiền bạc. Hơn nữa, đào tạo

không thích hợp cũng có thể gây nên thái độ tiêu cực của người được đào tạo và

được tài trợ bởi tổ chức và làm giảm thiểu mong muốn được tham gia vào các

chương trình đào tạo trong tương lai.

23

Cần phải đánh giá nhu cầu để loại trừ những chương trình đào tạo không

thích hợp, để nhận biết những những nhu cầu đào tạo thích hợp còn chưa được đáp

ứngvà để xác định mục tiêu đào tạo cho các chương trình được vạch ra.

Xác định nhu cầu đào tạo là xác định khi nào, bộ phận nào cần phải đào tạo,

đào tạo kỹ năng nào, cho loại lao động nào, bao nhiêu người.

Đỉnh điểm của giai đoạn đánh giá là thiết lập các mục tiêu cụ thể hóa mục

đích của đào tạo và năng lực mong muốn người nhân viên phải có sau khi hoàn tất

chương trình đào tạo.

Đánh giá nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực là quá trình thu thập và phân tích

thông tin để làm rỏ nhu cầu cải thiện kết quả thực hiện công việc và xác định liệu

đào tạo có phải là giải pháp. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo luôn đòi hỏi: Thời gian;

Chi phí; công sức tập trung để nghiên cứu đánh giá.

1.2.2.1. Phương pháp xác định nhu cầu

Để xác định nhu cầu đào tạo phải tiến hành thu thập thông tin và đánh giá

thông tin theo 3 bước: (1) Cơ quan quản lý của tỉnh sẽ gửi phiếu thăm dò tới các

công ty, doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh hay hoạt động quản lý du lịch về nhu

cầu đào tạo; (2) Các công ty tiến hành xác định nhu cầu đào tạo; (3) Tổng hợp nhu

cầu đào tạo.

Với các doanh nghiệp và tổ chức thì việc xác định nhu cầu sẽ phải dựa vào

các phương pháp thu thập thông tin như sau:

Bảng 1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và nguồn thông tin

Phương pháp thu thập dữ liệu để

đánh giá nhu cầu Nguồn thông tin

Tìm kiếm những dữ liệu sẵn có Dữ liệu hiện tại: chất lượng, phỏng vấn

hiện tại,phàn nàn, các báo cáo, đánh giá

thành tích, sổ tay quy trình, bản mô tả

công việc,hồ sơ nhân viên.

Phỏng vấn cá nhân

Bảng câu hỏi

Trắc nghiệm thành tích

24

Việc lựa chọn phương pháp và nguồn thông tin tùy thuộc vào mục đích đào

tạo. Nếu mục đích là cải thiện thành tích của nhân viên ở công việc hiện tại thì rõ

ràng người đào tạo phải bắt đầu bằng cách xem xét thành tích hiện tại và xác định

sự thiếu hụt khả năng hoặc các lĩnh vực cần phải cải thiện. Nguồn thông tin về sự

thiếu hụt thành tích bao gồm cả các phàn nàn của người giám sát và khách hàng, dữ

liệu đánh giá thành tích, đánh giá khách quan về đầu ra hoặc chất lượng và thậm chí

các trắc nghiệm thành tích đặc biệt để xác định cấp độ kiến thức và kỹ năng hiện

thời của nhân viên. Thêm vào đó, các chuyên gia đào tạo nguồn nhân lực có thể thu

thập các sự kiện điển hình của các thành tích công việc và xem xét báo cáo các sự

kiện để định vị các vấn đề về kiến thức và kỹ năng có thể có.

Phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm với nhà giám sát, người thực hiện công việc,

hoặc ngay cả khách hàng là một cách thức khác để thu thập thông tin nhằm chỉra sự

khác nhau về thành tích và nhu cầu đào tạo nhận thức được. Kỹ thuật nhóm là đặc

biệt hữu ích để dự báo nhu cầu đào tạo tương lai, cho việc xếp đặt thứ tự ưu tiên về

nhu cầu đào tạo, hoặc cho những tình huống nhập nhằng.

Khi có sự liên quan của một số lượng lớn những người được đào tạo hoặc

khi có sự trải dài theo vùng địa lý khác nhau, một mẫu con (của tổng thể mẫu) có

thể được lựa chọn để phỏng vấn đánh giá nhu cầu, hoặc một bảng câu hỏi để dánh

giá nhu cầu, phương pháp này thích hợp với việc khảo sát một đối tượng đào tạo

rộng. Thông thường trước khi thiết kế bảng câu hỏi người ta sẽ nghiên cứu cẩn thận

các dữ liệu sẵn có và có thể tiến hành một vài cuộc phỏng vấn.

Để xác định nhu cầu đào tạo đối với nhân viên hiện tại, chúng ta cần xuất

phát từ việc đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên như sau:

- Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên: Dựa vào những tiêu

chuẩn mẫu được xây dựng trước nhà quản lý tiến hành kiểm tra đánh giá tình hình

thực hiện công việc của nhân viên, từ đó phát hiện ra những vấn đề trục trặc, thiếu

sót và yếu kém của nhân viên trong khi thực hiện công việc. Qua đó nhà quản lý

biết được những nhân viên nào đáp ứng được yêu cầu của công việc, những ai còn

thiếu sót cần phải đào tạo, huấn luyện.

25

- Phân tích và đánh giá nguyên nhân sai sót của nhân viên: Không phải bất

cứ sai sót nào trong công việc cũng đề xuất phát từ nguyên nhân trình độ tay nghề,

nghĩa là từ nguyên nhân “ chưa biết làm”, mà nhiều khi người nhân viên có đầy đủ

kỹ năng để làm tốt điều đó nhưng đơn giản là họ “không muốn làm”.

Để xác định nguồn gốc của sai sót thì người phân tích cần trả lời được những

câu hỏi sau:

+ Nhân viên có biết họ cần phải làm gì và nhà quản trị mong đợi gì ở họ

không?

+ Họ có làm được công việc đó nếu họ muốn hay không?

+ Nhân viên có muốn làm và thực hiện tốt công việc đó hay không?

- Áp dụng các giải pháp nhằm khắc phục các nhân tố chủ quan: Đối với

những nhân viên “không muốn làm”, nhu cầu đào tạo huấn luyện không đặt ra mà

vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm ở đây là rà xét lại chính sách khen thưởng, kỹ

luật và những chính sách thúc đẩy động cơ nhằm làm cho họ xuất hiện mong muốn

làm việc.

Đối với những người “không làm được” không nhất thiết là do họ không biết

làm mà đôi khi họ không hiểu biết được họ cần phải làm gì, hoặc là do sự trục trặc

trong tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp gây ra. Trong trường hợp này doanh

nghiệp cần phải nghiên cứu lại vấn đề tổ chức lao động, phân công nhiệm vụ

rõràng.

- Nhu cầu đào tạo thực tế: Đối với nhân viên “không biết làm” được xác định

do thiếu kỹ năng và trình độ lúc đó mới đưa ra yêu cầu phải đào tạo. Tuy nhiên để

đi đến quyết định đào tạo hay không doanh nghiệp cần phải dựa trên cơ sở cân

nhắc, so sánh giữa lợi ích thu được nhờ khắc phục các trục trặc thông qua đào tạo so

với công việc, thời gian và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đào tạo cho họ.

Trong trường hợp xét thấy việc triển khai đào tạo không hiệu quả doanh nghiệp có

thể áp dụng các biện pháp khác như bố trí lại công việc cho phù hợp với khả năng,

trình độ hiện có của của nhân viên hoặc cho thuyên chuyển và nghỉ việc.

Phân tích thực hiện công việc gồm các bước sau

26

Sơ đồ 1.2.Phân tích thực hiện công việc

Khi đào tạo được thiết kế cho nhân viên mới tuyển dụng, phương pháp sử

dụng có thể khác biệt một ít. Đào tạo được thiết kế dựa trên phân tích kỹ lưỡng về

nội dung công việc và các đặc điểm không có thật của người được đào tạo. Nếu

người được đào tạo chưa được tuyển dụng, thực sự là khó để đánh giá mức độ kiến

thức hiện tại của họ. Vì vậy các chuyên gia đào tạo phải hợp tác chặt chẽ với giới

quản trị ngay sau khi thiết lập tiêu chuẩn lựa chọn và đánh giá nhân viên.

1.2.2.2. Xây dựng các tiêu chuẩn đào tạo

Sau khi xác định mục tiêu đào tạo, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn đào tạo.

Việc xây dựng tiêu chuẩn đào tạo để nhằm đảm bảo các mục tiêu đào tạo hoàn

thành đúng và đạt chất lượng. Cụ thể là cần quan tâm đến các vấn đề sau:

27

- Lựa chọn và tổ chức nội dung đào tạo: Nội dung là nền tảng của chương

trình đào tạo. Nó liên quan đến các dữ kiện, khái niệm, nguyên tắc, lý thuyết, sự

tổng hợp hóa và trình độ nhận thức của người học. Nội dung đào tạo phải quan tâm

đến việc phát triển các khả năng, kỹ năng và sự hình thành thái độ. Không nên chỉ

lựa chọn nội dung dựa theo khía cạnh nhận thức của nội dung mà còn phải dựa trên

thái độ của người lao động. Nội dung được lựa chọn nên quan tâm tới tầm quan

trọng văn hóa, phải phù hợp với khả năng của người học, với thời gian cho phép,

các nguồn lực có sẵn, tính chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Việc tổ chức nội

dung nên bắt đầu với các khái niệm đơn giản và tiếp tục đến cái phức tạp hơn, đi từ

các môi trường trung bình đến môi trường cao hơn.

- Phát triển các hoạt động đào tạo: Là việc tổ chức các hoạt động đào tạo sao

cho đạt được các kết quả đã được xác định ở phần mục tiêu. Khi phát triển các hoạt

động đào tạo, lựa chọn chiến lược đào tạo có thể giúp cho việc đáp ứng mục tiêu.

- Phương pháp đào tạo: Là một quá trình kỹ thuật hay cách tiếp cận mà người

phụ trách đào tạo sử dụng trong việc dạy học.

- Thời gian đào tạo: Cần quyết định lượng thời gian cần để thực hiện mỗi

hành động và để đạt tới mục tiêu đào tạo.

- Chọn và sử dụng kỹ thuật: Ứng dụng vi tính vào trong quá trình đào tạo vì

các ưu điểm sau đây:

+ Vừa là phương tiện làm việc, vừa là công cụ học tập.

+ Được nhiều người sử dụng, dể sử dụng và di chuyển.

- Tài liệu đào tạo: Cần phát triển các nguồn tài liệu để hổ trợcho các hoạt

động đào tạo. Chúng bao gồm bản tin, nghiên cứu riêng, các thư mục hay các bảng

câu hỏi.

- Lập kế hoạch đào tạo: Nhằm cung cấp một kế hoạch chi tiết về các thời

gian đào tạo bao gồm các mục đích và mục tiêu, trình tự của các hoạt động học tập

cụ thể và thời gian phân phối cho mỗi hoạt động, các chỉ dẫn và các điểm then chốt

được đề cập trong mỗi hoạt động và người phụ trách đào tạo- người chịu trách

nhiệm cho hoạt động. Kế hoạch đào tạo luôn bao gồm:

28

+ Nội dung đào tạo;

+ Đối tượng đào tạo;

+ Xác định người hướng dẫn, huấn luyện;

+ Thời gian thực hiện kế hoạch đào tạo;

+ Địa điểm đào tạo và các phương tiện cần thiết.

1.2.3. Xác định chương trình đào tạo phù hợp

Việc lựa chọn chương trình đào tạo phải dựa vào nhu cầu mục tiêu đào tạo

cũng như chi phí để đào tạo. Ngoài ra nó còn tùy thuộc vào phương tiện đào tạo và

đội ngũ giáo viên trong hệ thống đào tạo.

Từ nhu cầu và mục tiêu đào tạo cũng như các điều kiện hiện có của địa

phương như đã nêu ra ở phần trên, các cơ quan quản lý sẽ định hướng và điều chỉnh

các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo đang hoạt động ở địa phương mình.

Chương trình đào tạo nhân lực chia thành 2 loại:

(1) Chương trình chung sẽ giúp cho người học hình thành những năng lực cơ

bản chẳng hạn những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ (quan sát, trí nhớ, tư duy,

tưởng tượng, ngôn ngữ,…) là những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực

hoạt động có kết quả. Với những năng lực này người học có thể làm được công việc

ở nhiều bộ phận khác nhau.

(2) Các chương trình chuyên sâu giúp cho người học có được những năng

lực chuyên sâu (năng lực chuyên biệt, chuyên môn) là sự thể hiện độc đáo các phẩm

chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt

động chuyên biệt với kết quả cao, chẳng hạn như: hoạch định chính sách phát triển ,

khai thác phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến, quản lý

nguồn lực, quản trị kinh doanh ….

Hiện nay có rất nhiều trường và cơ sở đào tạo nghề cũng như đại học trong

tỉnh và ngoài tỉnh đã có nhiều chương trình đào tạo cho từng đối tượng khác nhau

và chất lượng cũng khác nhau và họ mời gọi để cung cấp dịch vụ đào tạo cho các cơ

sở ở tỉnh. Điều đó cũng có nghĩa mức độ phù hợp của các chương trình cũng khác

nhau khi các chương trình này được xem xét trong điều kiện của các địa phương.

29

Để có thể lựa chọn được những chương trình đào tạo cho mỗi địa phương

trên thực tế những địa phương đã làm tốt công tác đào tạo cho thấy việc lựa chọn

chương trình đào tạo rất quan trọng. Cách làm ở đây được sử dụng chính là cơ quan

quản lý nhà nước chỉ làm vai trò trung gian, định hướng lựa chọn các chương trình

đào tạo và kiểm soát việc cung cấp các chương trình đó.

(1) Điều tra và xây dựng cơ sở thông tin về các chương trình đào tạo của các

cơ sở đào tạo như các ngành nghề đào tạo, các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu. Ngoài

ra thông tin về khả năng đào tạo của họ như cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng

của lực lượng giảng viên cơ hữu cũng cần thiết.

(2) Họ làm tốt việc điều tra cơ bản ngành nghề kinh doanh của các cơ sở

kinh doanh cũng như nhu cầu kỹ năng công việc cần đào tạo và khả năng tài chính

cho phép.

Trên cơ sở thông tin hai chiều đó các cơ quan quản lý thông báo cho các cơ

sở có nhu cầu đào tạo những thông tin về các chương trình đào tạo của cơ sở cung

cấp đào tạo để họ lựa chọn, tránh ký kết phải chương trình đào tạo chất lượng kém.

Các thông tin về nhu cầu chương trình đào tạo cũng được cung cấp cho các

cơ sở đào tạo có liên quan để điều chỉnh bổ sung những khiếm khuyết của chương

trình đào tạo.

Khi chương trình đào tạo được lựa chọn thì để được hoàn tất nó bằng cách

lựa chọn các phương pháp đào tạo và phát triển các tài liệu đào tạo mà truyền tải

kiến thức vàkỹ năngđược xác định trong các mục tiêu thuộc về hành vi. Điều không

kém phần quan trọng là làm thế nào để những người học hiểu được nguyên tắc học.

Các nguyên tắc này là cơ sở để thiết kế một chương trình đào tạo hiệu quả. Những

ghi nhận trong giai đoạn này sẽ rất có giá trị trong giai đoạn đánh giá.

1.2.4. Xác định phương pháp đào tạo

1.2.4.1. Các nguyên tắc học và phương pháp đào tạo

Để đào tạo nguồn nhân lực đạt chất lượng tốt, chương trình cho đối tượng

này phải được thiết kế hài hòa kết hợp giữa các nguyên tắc học và các phương pháp

đào tạo nhằm tạo thuận lợi cho quá trình học tập của nhân viên.

30

Bảng 1.3 sẽ thể hiện rõ các chi tiết như sau:

Bảng 1.3. Các nguyên tắc học và phương pháp đào tạo

Nguyên tắc học Phương pháp đào tạo

- Nguyên tắc phản hồi

- Nguyên tắc củng cố

- Nguyên tắc thực hành

- Nguyên tắc về sự thích hợp

- Nguyên tắc học của người lớn

- Nguyên tắc về sự tham gia

- Kỳ vọng hiệu quả bản thân

- Ứng dụng những điều đã học

- Đào tạo tại nơi làm việc

- Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ

- Đào tạo theo kiểu học nghề

- Luân chuyển công việc

- Đào tạo ngoài nơi làm việc

- Phương pháp tình huống

- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp

- Cử đi học ở các trường chính quy

- Các bài giảng, hội nghị, hội thảo

- Giảng dạy qua máy tính

- Đào tạo theo phương thức từ xa

- Phương pháp huấn luyện theo mô hình mẫu

1.2.4.2.Phương pháp đào tạo nhân lực

• Phương pháp đào tạo nhân viên

✓ Đào tạo tại nơi làm việc

Đào tạo tại nơi làm việc là phương pháp đào tạo được sử dụng rộng rãi nhất.

Ước đoán rằng hơn 60% hoạt động đào tạo xảy ra tại nơi làm việc. Nhân viên giàu

kinh nghiệm hoặc giám sát viên sẽ bố trí nhân viên ngay tại nơi làm việc thực tế, chỉ

dẫn họ về công việc và những thủ thuật nghề nghiệp.

Chương trình này có vẻ đơn giản và ít tốn kém, nhưng nếu nó không được

quản lý một cách đúng đắn thì chi phí có thể cao vì hỏng hóc máy móc, không làm

thỏa mãn khách hàng, hình mẫu không chuẩn và nhân viên hướng dẫn thiếu khả

năng sư phạm. Để tránh trường hợp này, người đào tạo phải được lựa chọn và huấn

luyện kỹ càng. Người học việc nên đi kèm với người phụ trách tương đồng về nền

31

tảng, kiến thức và tính cách. Người đào tạo nên sử dụng những kỹ thuật hiệu quả

trong việc hướng dẫn người học.

✓ Phương pháp tình huống

Một kỹ thuật phổ biến là phương pháp tình huống, mà sử dụng bản mô tả

một tình huống ra quyết định thực tế tại doanh nghiệp hoặc tổ chức khác. Nhà quản

trị được yêu cầu nghiên cứu tình huống để xác định vấn đề, phân tích vấn đề, đề

xuất giải pháp, chọn lựa giải pháp tốt nhất và thực hiện nó. Nếu có sự tương tác

giữa nhà quản trị và người hướng dẫn thì việc học sẽ được nhiều hơn. Vai trò của

người hướng dẫn là chất xúc tác giúp học viên nắm bắt được những yêu cầu công

việc cũng như các thao tác thực hiện công việc. Người hướng dẫn giỏi là người có

khả năng dẫn dắt, cuốn hút mọi người liên quan trong việc giải quyết vấn đề.

Phương pháp này thường được áp dụng cho việc đào tạo hướng dẫn viên hay lê tân.

Phương pháp tình huống có nhiều ưu điểm. Lấy ví dụ, với việc phân tích

chính sách kinh doanh, nghiên cứu tình huống là tốt hơn nhiều so với cách giải

quyết theo một cấu trúc cứng nhắc. Phương pháp tình huống khiến người ta dể dàng

lắng nghe và đưa ra cách thức giải quyết hơn so với việc đưa ra các cách thức giải

quyết mà không có tình huống. Với người hướng dẫn giỏi thì phương pháp tình

huống là công cụ hữu hiệu để cải thiện và gia tăng tính hữu ích trong việc ra quyết

định.

✓ Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai là phương pháp mỗi người được ấn định một vai trò

cụ thể trong một tình huống và được yêu cầu thể hiện vai trò, ảnh hưởng và tương

tác với người khác. Người thực hiện được yêu cầu đóng vai thể hiện vai trò của

người trung tâm trong tình huống và phản ứngtheo cách thức khuyến khích như một

người sẽ làm. Người đóng vai được cung cấp các thông tin nền tảng. Một bản mô tả

chính, ngắn gọn sẽ luôn được cung cấp cho người tham gia. Thỉnh thoảng, người

đóng vai sẽ được thâu băng video và tái phân tích như là một phần của tình huống

phát sinh. Thông thường đóng vai được thực hiện ở nhóm nhỏ khoảng 1-2 người.

Mức độ thành công của phương pháp này tùy thuộc vào khả năng của người đóng

32

vai. Nếu được thực hiện tốt, đóng vai có thể giúp đỡ nhà quản trị nhận thức sâu sắc

hơn cảm giác của người khác.

✓ Trò chơi quản trị

Một cách nền tảng, trò chơi quản trị mô tả các đặc tính hoạt động của công

ty, ngành công nghiệp. Trò chơi quản trị nhấn mạnh việc phát triển kỹ năng giải

quyết vấn đề. Trong thủ tục trò chơi quản trị được vi tính hóa, nhóm người tham gia

được yêu cầu ra một loạt các quyết định quản trị. Trong một trò chơi, lấy ví dụ,

người tham gia được yêu cầu ra quyết định về các vấn đề liên quan chẳng hạn như

giá sản phẩm, mua nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất, vay tài chính, marketing và

chi phí R&D (Research & Development- Chi phí nghiên cứu và phát triển). Khi mỗi

người trong đội ra quyết định, sự tương tác của các quyết định này được tính toán

( bằng tay hoặc bằng máy ) tương ứng với mô hình.

* Ưu điểm của trò chơi này:

- Trò chơi rất sinh động vì tính cạnh tranh, hấp dẫn của nó.

- Học viên học được cách phán đoán những gì của môi trường kinh doanh sẽ

ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua các thông tin phản hồi về các

quyết định.

- Học viên có cơ hội phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, đề ra chiến lược và

chính sách kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp, kỹ năng ra quyết định trong điều

kiện thiếu dữ liệu mà nó thường phản ánh thực tế.

- Học viên được phát triển khả năng thủ lĩnh và khuyến khích khả năng hợp

tác, làm việc tập thể.

* Nhược điểm chủ yếu

- Trò chơi này đòi hỏi chi phí rất cao về phát triển, xây dựng và quản lý.

- Bị giới hạn về tính mới lạ và sự tác động ngược lại của các quyết định.

- Học viên chỉ được quyền lựa chọn một trong số các phương án lập sẵn,

trong khi đó, thực tiển thường đòi hỏi nhiều phương án thực hiện sáng tạo khác

nhau.

33

- Khuynh hướng xáo trộn của nhiều người tham gia để tìm kiếm cách thức

thắng trong trong trò chơi thay vì chú tâm vào việc ra các quyết định đúng.

- Nhiều học viên dường như thấy rằng trò chơi gian lận, một vài nhân tố hoặc

thậm chí một nhân tố có thể dẫn đến thắng cuộc.

✓ Chương trình định hướng ngoài trời

Tình huống, trò chơi, mô hình và đóng kịch là phổ biến, một phương pháp

mới được biết đến nhiều là ngoài trời hoặc cuộc sống thực, chương trình định hướng

vào hành động. Khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm và đối diện nguy hiểm là ưu tiên

hàng đầu trong chương trình định hướng ngoài trời. Thả bè trôi sông, leo núi, truy

tìm ban đêm, ganh đua nhóm, thi bơi thuyền và các bài tập giải quyết vấn đề là

những loại phổ biến của đào tạo ngoài trời.

✓ Chọn lựa phương pháp

Quyết định về phương pháp hoặc sự kết hợp là dựa trên đánh giá các tiêu

chuẩn khác nhau. Sự lựa chọn được tiến hành trên cơ sở một số nhà quản trị, chi phí

liên quan đến mổi nhà quản trị cho mỗi phương pháp, tính sẵn sàng của các vật liệu

trong các hình thức khác nhau (bao hàm cả khả năng của hướng dẫn viên ), và tính

hiệu quả liên quan đến nhân viên trong đào tạo. Phương pháp được sử dụng nên

phản ánh mức độ tích cực tham gia với mỗi chương trình.

• Phương pháp đào tạo nhà quản trị

Tiêu thức Các hình thức /phương pháp

Theo định hướng nội dung đào tạo - Đào tạo theo định hướng công việc

- Đào tạo theo định hướng doanh nghiệp

Theo mục đích của nội dung đào tạo

- Đào tạo hướng dẫn công việc cho nhân

viên

- Đào tạo huấn luyện kỹ năng

- Đào tạo kỹ thuật an toàn lao động

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn

kỹ thuật

- Đào tạo và phát triển các năng lực quản

34

Theo tổ chức hình thức đào tạo

- Đào tạo chính quy

- Đào tạo tại chức

- Lớp cạnh xí nghiệp

- Kèm cặp tại chỗ

Theo địa điểm hoặc nơi đào tạo - Đào tạo tại nơi làm việc

- Đào tạo xa nơi làm việc

Theo đối tượng học viên - Đào tạo mới

- Đào tạo lại

✓ Đào tạo tại nơi làm việc

- Kèm cặp và hướng dẫn: Một phương pháp tốt nhất và được sử dụng rộng

rãi để đào tạo nhà quản lý trẻ là được nhà quản lý giỏi, có nhiều kinh nghiệm hướng

dẫn. Quản trị cấp trên làm những những ví dụ sinh động mà các nhà quản trị thực

hiện. Người hướng dẫn cũng trả lời câu hỏi và lý giải tại sao phải làm như thế. Một

kỹ thuật mà cấp trên có thể sử dụng làtạo hội nghị ra quyết định với người được đào

tạo. Cấp trên phải giao quyền đủ để ra quyết định và có lẽ thậm chí các sai lầm.

Cách này không chỉ tạo cơ hội để học mà còn đòi hỏi sự ủy quyền hợp lý, tạo cảm

giác tự tin hơn. Tuy nhiên phương pháp này sẽ thất bại nếu không cung cấp đủ thời

gian cho học viên, học viên không được phép mắc sai lầm, nếu có sự tranh đua và

nếu nhu cầu độc lập của học viên không được nhận thấy và chấp nhận bởi cấp trên.

- Kinh nghiệm trước thời hạn nhất thời: Một khi người được xác định là sẽ

được đề bạt cho một công việc cụ thể, sự chuẩn bị được tiến hành trong giai đoạn

ngắn trước khi đề bạt cương vị mới mà người đó học công việc mới, thực hiện một

số nhiệm vụ mới trong khi vẫn thực hiện hầu hết các nhiệm vụ cũ.

- Luân chuyển công việc: Đây là phương pháp luân chuyển hoặc cấp quản trị

từ công tác này sang công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho họ những kiến

thức và kinh nghiệm rộng hơn. Kiến thức thu được trong quá trình luân chuyển

công việc này rất cần thiết cho họ sau này để đảm nhiệm các công việc khác ở vị trí

cao hơn.

• Đào tạo ngoài nơi làm việc

35

- Thảo luận bài giảng: Đây là phương pháp đào tạo bằng cách sử dụng các tài

liệu đã được biên soạn sẵn một cách kỹ lưỡng dưới hình thức một cuốn sách giáo

khoa hoặc một cuốn băng. Nội dung soạn thảo của tài liệu phải thỏa mãn các yêu

cầu sau đây:

+ Phải đưa ra các dữ kiện, các câu hỏi, các nội dung vấn đề mà học viên cần

nắm bắt.

+ Phải cho phép học viên tự kiểm tra nhận thức của mình qua học tập bằng

cách tự trả lời các câu hỏi có sẵn.

+ Phải đảm bảo thông tin phản hồi lại được cho học viên về kết quả của các

câu trả lời mà họ đã trả lời.

- Giảng dạy nhờ máy tính: Theo phương pháp này, các học viên sẽ được học

ngay trên máy vi tính và được trả lời ngay những thắc mắc của mình nhờ những

chương trình máy tính đã được chuẩn bị từ trước. Phương pháp này đồng thời còn

cho phép kiểm tra kiến thức của các học viên, cho các học viên biết họ còn thiếu các

kiến thức và kỹ năng nào, họ cần phải tham khảo tài liệu gì.

Xu hướng chung hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ

thường sử dụng các phương pháp học tập đó là:

+ Đào tạo qua trường hợp điển hình: Thông qua các phương pháp học tập các

trường hợp điển hình, học viên của chương trình đào tạo đặc thù được tiếp cận các

tình huống kinh doanh thực tiên. Điều này tạo nên một môi trường học tập đầy cạnh

tranh khuyến khích mọi thành viên chia sẽ ý tưởng và giải pháp của mình và học

hỏi lẫn nhau.

+ Các phương pháp hỗ trợ: Một số phương pháp đào tạo đa dạng khác như

diên thuyết, trình chiếu bài giảng, thảo luận nhóm tương tác, thực hành dự án cá

nhân và theo nhóm, các bài tập thực hành đặc thù, đa phương tiện hỗ trợ.

+ Học tập qua các thành viên liên quan: Các chương trình đào tạo đặc thù

được cấu trúc với mục đích khuyến khích giao tiếp tương tác giữa các thành viên

trong công ty. Thông qua cơ hội làm việc và học tập trong cùng tổ chức, các thành

viên cùng hiểu sứ mệnh, giá trị, các cơ hội và thử thách của công ty hơn.

36

+ Các bài tập đặc thù: Các học viên tham gia cùng nhau tương tác và giải

quyết các vấn đề kinh doanh thông qua các bài tập và tình huống được thiết kế đặc

thù. Các bài tập nhóm đa dạng nhiều tình huống như phân tích đối thủ cạnh tranh,

phát triển tư tưởng cho tình huống điển hình và áp dụng kỹ năng thực tiên.

1.2.5. Đánh giá kết quả đào tạo

Giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ đào tạo là giai đoạn đánh giá. Đánh giá là

việc xác định mức độ các hoạt động đào tạo đáp ứng mục tiêu. Đánh giá kết quả đào

tạo là để xác định chương trình đào tạo có đáp ứng được mục tiêu đào tạo đưa ra

hay không và những thay đổi về hiệu quả đó của học viên có thể kết luận là do

chương trình đào tạo mang lại hay không. Tuy nhiên, đánh giá thường được hoàn tất

một cách nghèo nàn hoặc hoàn toàn bỏ qua. Một lý do cho việc này là nhà quản trị

đơn giản quá mức tiến trình đào tạo. Lý do khác là những nhà quản trị đã chiến

thắng trong chương trình đào tạo để có thể cảm thấy bị đe dọa bởi viên cảnh đánh

giá bất lợi.

Việc đánh giá được thực hiện để tìm hiểu xem chương trình đào tạo đảm bảo:

lượng kiến thức, kỹ năng học viên tiếp thu và đặc biệt khả năng và mức độ ứng

dụng của các kỹ năng và kiến thức đó vào trong công việc thực tiên. Theo Worthen

và Senders, đánh giá là sự xác định chính thức về chất lượng, hiệu quả của một

chương trình đào tạo. Còn Bruce Tuckman cho rằng, đánh giá là phương tiện xác

định xem chương trình đào tạo có đáp ứng các mục đích của nó.

Muốn đánh giá chính xác hiệu quả đào tạo của một mô hình đào tạo phải

được xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá.

Hệ thống Kirkpatrick gồm 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Phản ứng học viên hài lòng với khóa học họ tham dự không?

+ Tìm hiểu phản ứng của học viên đối với khóa học họ tham dự;

+ Sau khi kết thúc khóa học, thông qua các phiếu thăm dò được phát cuối

khóa để thu thập các ý kiến của học viên về những khía cạnh của khóa học.

Cấp độ 2: Kết quả học tập: Học viên học được gì từ khóa học?

37

+ Kết quả học tập được xác định dựa trên lượng kiến thức, kỹ năng,thái độ

mà học viên tiếp thu được từ khóa học;

+ Xác định mức độ mà học viên có thể cải thiện, nâng cao mở rộng kiến thức

và kỹ năng của họ sau khi tham dự khóa học thông qua bảng câu hỏi thăm dò ý

kiến, khảo sát, kiểm tra lý thuyết trên giấy, kiểm tra thực hành, đánh giá theo nhóm,

tự đánh giá;

+ Học viên tham gia trước khi khóa học bắt đầu và kỳ thi sau khóa học kết

thúc để xác định một cách tương đối ảnh hưởng của việc đào tạo đối với họ.

Cấp độ 3: Ứng dụng: Học viên có ứng dụng được những gì họ tiếp thu từ

khóa học vào công việc của họ không hoặc sau sưu khóa học họ có nâng cao được

hiệu quả công việc của mình không?

+ Khả năng và mức độ ứng dụng của kiến thức và kỹ năng học viên đạy được

từ khóa học vào công việc của họ;

+ Việc đánh giá này tốt nhất nên thực hiện ba hay sáu tháng sau khóa học.

+ Kết hợp so sánh hai kết quả đánh giá: kết quả của test trước và sau đào tạo

với kết quả sau ba hoặc sáu tháng;

+ Công tác đánh giá cấp độ này cần được thực hiện nhiều lần trong năm.

Cấp độ 4: Chương trình đào tạo được ảnh hưởng thế nào đối với tổ chức?

+ Đánh giá hiệu quả thông qua ảnh hưởng của nó với kết quả kinh doanh;

+ Điểm khác biệt cấp độ này với cấp độ 3 là việc đánh giá được thực hiện ở

cấp độ tổ chức nói chung, nghĩa là nó phản ánh mục tiêu cao nhất của chương trình

đào tạo, đó là lợi nhuận của tổ chức thu được từ kinh phí đầu tư đào tạo;

+ Có hồ sơ theo dỏi biểu hiện công tác của nhân viên, các dữ liệu về chi phí,

năng suất, thu nhập, thời gian cần thực hiện một công việc cần được thu thập trước

và sau khi học viên tham dự chương trình đào tạo, sau đó so sánh với kết quả để

định lượng kết quả của đào tạo.

Phương pháp định lượng: Được tính gián tiếp thông qua các chỉ tiêu hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức du lịch trước khi đào tạo.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả được sử dụng:

38

- Tổng doanh thu

- Tổng lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận

- Thu nhập bình quân,…

Tất cả những phương pháp đánh giá trên thích ứng với người sử dụng nhân

lực sau khi đào tạo nhưng với các cơ quan quản lý nhà nướcvề đào tạo thì việc đánh

giá kết quả đào tạo sẽ khác hơn.

Thường chất lượng đào tạo tốt thì thì tỷ lệ học viên không kiếm được việc

làm đúng nghề nghiệp sẽ thấp do vậy tiến hành điều tra mẫu với đối tượng này sẽ có

kết quả để phân tích hữu ích.

Nhưng biện pháp cơ bản nhất và có tính lâu dài là phải xây dựng bộ tiêu

chuẩn và thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo với các tổ chức tham gia đào tạo

nhân lực.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngành du

lịch

1.3.1. Sự phát triển của ngành du lịch

Sự phát triển của ngành du lịch được phản ánh bằng:

(1) Sự gia tăng qui mô của ngành theo chiều hướng đi lên;

(2) Chất lượng các dịch vụ được nâng cao;

(3) Các nguồn lực sử dụng trong du lịch được khai thác phân bố hiệu quả

(Nguyên Đình Hòe- Vũ Quang Hiếu và Bùi Quang Bình(2010)).

Quá trình phát triển đòi hỏi nhiều hơn các yếu tố nguồn lực được huy động

vào quá trình phát triển trong đó có nguồn nhân lực. Không chỉ về số lượng để đáp

ứng quy mô mở rộng các cơ sở du lịch, phát triển sản phẩm du lịch mà còn do nhu

cầu nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Do tính chất đặc thù của sản phẩm du lịch là dịch vụ. Sản phẩm này cả số

lượng và chất lượng của nó phụ thuộc vào cả số lượng và đặc biệt là chất lượng

nguồn nhân lực du lịch. Cảm giác hài lòng của khách du lịch với bất kỳ sản phẩm

dịch vụ nào của du lịch như phòng nghỉ, tham quan, nghỉ dưỡng,… phụ thuộc rất

39

nhiều vào thái độ hành vi ứng xử của nhân viên trong công việc cũng như những kỹ

năng hay tính chuyên nghiệp của nhân viên du lịch. Nhiều khi chỉ là một nụ cười,

thái độ niềm nở của lê tân khi đón tiếp khách cũng đem tới ấn tượng ban đầu như

trở về với nơi thân quen của mình. Hay cách giải quyết những tình huống phát sinh

trên những chuyến tham quan của nhân viên hướng dẫn, giúp khách du lịch giải

quyết những khó khăn cũng tạo được ấn tượng tốt. Sự hiểu biết về nền văn hóa hay

phong tục tập quán và cách truyền thông những thông tin này tới khách du lịch cũng

gây ấn tượng mạnh cho khách.

Những kỹ năng kiến thức của nhân viên du lịch phải đáp ứng cho công việc

do vậy mà những kỹ năng kiến thức này của nhân viên du lịch cũng sẽ tăng lên theo

yêu cầu của việc mở rộng danh mục cũng như tăng sản phẩm du lịch mới.

Sự phát triển du lịch đòi hỏi mở rộng quy mô hoạt động du lịch sẽ tăng nhu

cầu lao động du lịch để khai thác và sử dụng các nguồn lực khi mở rộng nó. Ngoài

ra mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ đòi hỏi nhiều lao động hơn vì đặc thù

của du lịch khó có thể sử dụng máy móc thay thế mà vẫn phải sử dụng lao động con

người nên phải tăng thêm nhu cầu lao động. Để chất lượng dịch vụ tốt hơn thì nhân

viên cũng phải được đào tạo tốt hơn.

Nhu cầu về dịch vụ cũng rất phong phú và luôn luôn thay đổi do vậy kỹ

năng, kiến thức của nhân viên du lịch cũng luôn phải được bổ sung và cập nhật

cũng như được trang bị mới. Nghĩa là nhu cầu được đào tạo và đào tạo lại luôn song

hành cùng với quá trình phát triển của ngành du lịch.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy những địa phương có ngành du lịch phát triển

luôn là những nơi có hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch phát triển và ngành

này đã trở thành ngành dịch vụ phát triển tốt. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống

này cũng đi liền với môi trường vĩ mô thuận lợi khác nữa.

Như vậy, sự phát triển du lịch yêu cầu phải có nguồn nhân lực đủ về sốlượng

và đảm bảo chất lượng và qua đó cũng đặt ra yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực du

lịch cho địa phương có ngành du lịch.

40

1.3.2. Nguồn nhân lực của địa phương

Nguồn nhân lực du lịch là một bộ phận của nguồn nhân lực tại địa phương

hay nói cách khác nguồn nhân lực của địa phương là nguồn cung của nguồn nhân

lực du lịch. Nói tới nguồn nhân lực phải xem xét cả hai khía cạnh số lượng và chất

lượng của nó. Số lượng nguồn nhân lực phản ánh quy mô dân số, hoạt động kinh tế

của địa phương đó và chất lượng được thể hiện ở trình độ thể chất, trình độ học vấn,

chuyên môn nghiệp vụ và cuối cùng là năng lực phẩm chất của nguồn nhân lực

(Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chính (2008)).

Xét dưới góc độ số lượng nguồn nhân lực du lịch chỉ có thể được đảm bảo từ

nguồn nhân lực của địa phương này. Khi nguồn nhân lực của địa phương có quy mô

lớn và cơ cấu trẻ sẽ có thể mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp và tổ chức trong

ngành du lịch lựa chọn nhân lực, qua đó đảm bảo cung ứng đủ số lượng cho nguồn

nhân lực du lịch.

Nếu nguồn nhân lực ở địa phương nào đó trẻ khỏe tức là trình độ thể chất tốt

sẽ thích ứng về hình thức của nhân viên du lịch một trong những tiêu chuẩn rất quan

trọng. Ngoài ra nếu ở đó lại có hệ thống giáo dục tốt đã giúp cho dân chúng có điều

kiện nhận được giáo dục và do đó mọi người có trình độ học vấn cao mà được phản

ánh bằng tỷ lệ những người 15 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở hay cao hơn là tốt

nghiệp phổ thông trung học. Những tiêu chuẩn này là điều kiện cơ bản giúp người

được đào tạo chuyên môn về du lịch có thể tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng

du lịch tốt nhất từ đớ trở thành những nhân viên du lịch hay nhà quản trị du lịch

giỏi. Thực tế ở nhiều địa phương đã cho thấy nhiều nơi có nguồn nhân lực đông

nhưng trình độ học vấn thấp cũng rất khó khăn để lựa chọn và đào tạo nguồn nhân

lực cho ngành du lịch. Nhiều nhân viên du lịch trình độ thấp, kém hiểu biết về yêu

cầu với công việc mà họ làm việc trong tổ chức du lịch đã mắc sai lầm khiến khách

du lịch khó chịu và có ấn tượng không tố với hoạt động du lịch của địa phương.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực nói chung là một tiêu

chí phản ánh chất lượng nhân lực. Trình độ chuyên môn bao gồm chuyên môn khác

với chuyên môn du lịch hay có liên quan và chuyên môn du lịch. Cho dù chuyên

41

môn không phải là chuyên môn du lịch thì những người có nó khi chuyển sang đào

tạo chuyên môn du lịch cũng sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, những chuyên môn đã có

cộng với kinh nghiệm của họ cũng bổ ích và cần thiết khi đào tạo nhân viên du lịch.

Năng lực phẩm chất của nguồn nhân lực sẽ giúp cho người ta thích ứng với

công việc, nâng cao năng lực và hiệu quả công việc của họ trong công tác. Những

năng lực này được hình thành từ cuộc sống và trong đào tạo nhưng lại tùy thuộc vào

khả năng của từng người cũng như các yếu tố môi trường cuộc sống của họ. Nguồn

nhân lực địa phương có trình độ phát triển kinh tế cao gắn với hoạt động kinh tế sôi

động và hoạt động du lịch phát triển thì ở đố sẽ có sẵn những người có nhiều khả

năng thích ứng với công việc trong ngành du lịch. Tức là khu vực lựa chọn của

ngành du lịch cũng sẽ nhiều hơn so với những nơi có trình độ phát triển kinh tế

kém. Thực tế, nhiều người ở thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc với công việc và

khách du lịch nhiều, khi được đào tạo trong các cơ sở du lịch thường thích ứng

nhanh và làm việc rất hiệu quả.

1.3.3. Quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực

ngành du lịch

Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch bao gồm các trường dạy nghề, các

trường trung cấp, cao đẳng, đại học và các cơ sở đào tạo chuyên môn có liên quan

tới hoạt động du lịch mà chúng cung cấp cho người học những hiểu biết, kiến thức

kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp để họ có thể đảm nhiệm chức năng nhà quản

trị cho tới nhân viên cung cấp các dịch vụ du lịch khác nhau.

Cấu thành của một cơ sở đào tạo bao gồm phần cứng, phần mềm và đội

ngũgiáo viên. Phần cứng bao gồm cơ sở vật chất, nhà cửa, vật kiến trúc và trang

thiết bị phục vụ cho đào tạo. Do đặc thù của ngành du lịch mà phần cứng này còn

bao gồm cả những cơ sở kinh doanh du lịch có tham gia hỗ trợ quá trình đào tạo.

Phần mềm là các chương trình giảng dạy và các phương pháp đào tạo (công nghệ

đào tạo). Đội ngũ những người làm công tác giảng dạy trong hệ thống này ngoài

đảm nhiệm đào tạo nhân lực cho du lịch thì chính họ cũng là một bộ phận của

nguồn nhân lực du lịch. Đây cũng là bộ phận quan trọng nhất trong đào tạo nhân lực

42

du lịch đồng thời cũng rất “động”, bởi vì có những thời điểm họ là giáo viên trong

các cơ sở đào tạo nhưng họ cũng có thể dịch chuyển sang lĩnh vực quản trị hay kinh

doanh du lịch.

Quy mô đào tạo được phản ánh bằng số cơ sở đào tạo, quy mô sinh viên đào

tạo và số lượng các ngành nghề đào tạo. Tất cả các tiêu chí này lại phụ thuộc vào

cấu thành của từng cơ sở đào tạo. Ngoài ra, việc phân bố các cơ sở đào tạo cũng

như cơ cấu ngành nghề của họ cũng rất quan trọng. Sự đa dạng ngành nghề và mức

độ chuyên sâu của chuyên ngành cũng ảnh hưởng tới quy mô đào tạo. Nếu các cơ

sở đào tạo có cơ cấu ngành nghề đào tạo giống nhau thì quy mô sẽ khó thay đổi mà

điều này lại khá phổ biến trong các cơ sở đào tạo của Việt Nam hiện nay.

Chất lượng hoạt động của hệ thống đào tạo thể hiện ở chất lượng dịch vụ đào

tạo mà họ cung cấp cho người học. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào mức độ đầu

tư của cơ sở đào tạo vào cả phần cứng, phần mềm và phát triển nguồn nhân lực,

giáo viên của họ. Chỉ có như vậy cơ sở đào tạo mới có được những ngành nghề

chuyên sâu và tạo ra được sự khác biệt với các cơ sở đào tạo khác hay nâng cao sức

cạnh tranh của họ.

Chất lượng đào tạo không phải đơn giản mà có được mà phải có thời gian và

chi phí khá cao không phải chỉ do các cơ sở đào tạo một mình có thể tạo ra mà còn

phụ thuộc vào chính sách của chính quyền địa phương có khuyến khích và tạo điều

kiện cho họ phát triển. Ngoài ra, sự liên kết và hỗtrợ của cộng đồng tổ chức và

doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh du lịch cũng rất cần thiết không thể thiếu

được.

Quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực của

địa phương đó. Vì vậy muốn đào tạo nguồn nhân lực này thì phải nổ lực phát triển

hệ thống đào tạo nói chung và du lịch nói riêng.

1.3.4. Nhận thức và quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp du lịch

Doanh nghiệp và tổ chức hoạt động và kinh doanh du lịch là những người sử

dụng nhân lực du lịch, sản phẩm của hệ thống đào tạo nhân lực du lịch. Chính điều

này đã tạo ra những ảnh hưởng của họ tới hệ thống đào tạo hay công tác đào tạo.

43

Tác động thứ nhất có thể kể tới chính các doanh nghiệp và tổ chức này trong

quá trình phát triển các hoạt động kinh doanh đã hình thành nên nhu cầu về số

lượng cũng như chất lượng nhân lực với cơ sở đào tạo. Trong môi trường kinh

doanh luôn biến động và chu kỳ sống của sản phẩm luôn thay đổi theo hướng rút

ngắn dần khiến nhu cầu nhiều kỹ năng và kiến thức mới được yêu cầu trang bị mới

hay bổ sung thêm.

Tác động thứ hai, chính các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động du lịch cũng

chính là những người tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo. Nếu họ thực sự quan

tâm tới đào tạo và tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao thì họ sẽ tích cực tham

gia vào quá trình này. Điều này thể hiện ở việc các nhà quản trị của họ thường tích

cực tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực thông qua giảng dạy trong các

cơ sở hay cho phép sinh viên của cơ sở đào tạo thực tập tại cơ sở của mình. Ngoài

ra, các nhà quản lý của các cơ sở này tham gia vào các hội thảo đào tạo để đưa ra ý

kiến của mình cũng sẽ đóng góp lớn vào thành công của quá trình đào tạo. Trong

thực tế có nhiều mô hình cơ sở kinh doanh du lịch tham gia đào tạo rất thành công,

chẳng hạn như khách sạn Furama ở thành phố Đà Nẵng. Cơ sở này trong quá trình

kinh doanh không những đã đào tạo rất nhiều nhà quản trị và nhân viên cho mình

mà còn cung cấp cho các cơ sở khác thông qua sự dịch chuyển của lao động ngành

du lịch.

Tác động thứ ba, khi các doanh nghiệp và tổ chức du lịch quan tâm, chú ý sử

dụng nhân lực hợp lý, quan tâm tới nguồn lực này bằng chế độ đãi ngộ về vật chất

và tinh thần hợp lý sẽ tác động lớn tới hệ thống đào tạo nhân lực. Vì điều đó ghi

nhận những đóng góp của hệ thống đào tạo cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa của

đào tạo sẽ lớn hơn. Ngoài ra, khi đó việc thu hút học viên của cơ sở đào tạo cũng sẽ

dể dàng hơn. Với những điều này sẽ tạo ra áp lực mạnh hơn tới hệ thống đào tạo,

buộc họ phải nâng cao chất lượng đào tạo hơn.

44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA

VŨNG TÀU TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHÂP KINH TẾ

QUỐC TẾ

2.1. Tình hình phát triển du lịch tinh Bà Rịa Vũng Tàu

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập ngày 12/8/1991. Sau nhiều lần chia

tách và điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay tỉnh có 7 đơn vị hành chính đất liền

và 1 huyện đảo gồm: thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, huyện Châu Đức,

huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ, huyện Long Điền, huyện Tân Thành và huyện

đảo Côn Đảo. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh là phía

bắc giáp với tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp

Bình Thuận và phía nam giáp biển Đông. Có thể thấy rằng, Bà Rịa Vũng Tàu giáp

với địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế nhanh và mạnh như thành phố Hồ

Chí Minh, là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, có khả năng thu hút nguồn nhân

lực, khoa học kỹ thuật, tài chính, ngân hàng, các sản phẩm công nghệ cao, đồng thời

cũng là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn cho các địa phương lân cận.

Về tài nguyên: Bà Rịa Vũng Tàu có trữ lượng dầu thô khoảng 400 triệu m3

(chiếm 90% cả nước), có trên 250 tỷ m3 khí (chiếm khoảng 50% trữ lượng cả nước),

phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Tuy nhiên đến nay xu hướng

giảm rõ rệt sản lượng khai thác do khai thác theo kiểu tận khai, bên cạnh đó tình

trạng tranh chấp chủ quyền trên biển dẫn tới một số mỏ tại các vị trí nhạy cảm chưa

thể khai thác được.

Tiềm năng phát triển hải sản: Bà Rịa Vũng Tàu với chiều dài 305 km đường

bờ biển, ngư trường khoảng 100.000 km2, bao gồm các loài cá có trữ lượng lớn, đa

dạng loài, khoảng hơn 650 loài cá, 30 loài tôm, 20 loài mực trong đó có nhiều loài

45

có giá trị kinh tế cao, ổn định. Dựa trên ước tính, trữ lượng hải sản của Bà Rịa Vũng

Tàu khoảng 1,3 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác hiệu quả hàng năm khoảng

500÷600 ngàn tấn hải sản các loại, bên cạnh đó tỉnh có diện tích đầm nước mặn ven

biển rộng lớn, phù hợp nuôi các loài hải sản có giá trị cao như cá mú, nghêu, sò...

phục vụ đáp ứng đủ nhu cầu cho địa bàn tỉnh và cho cả vùng KTTĐPN.

Tiềm năng phát triển du lịch: với những bãi biển dài, thoải, làn nước trong

xanh, sạch, khí hậu trong lành, ôn hòa như: Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu, Bãi Dứa,

Long Hải, Hồ Cốc, Hồ Tràm. Đáng chú ý, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có đảo Ngọc Côn

Đảo, có bãi biển rất sạch, đẹp tự nhiên, bên cạnh đó có vườn quốc gia Côn Đảo bao

gồm nhiều muông thú hoang dã và thảm thực vật phong phú, kết hợp di tích nhà tù

Côn Đảo gắn với du lịch tâm linh đang phát triển hiện nay tại đây. Ngoài ra, sở hữu

nhiều cơ sở vật chất du lịch nằm trải dọc bãi biển, Bà Rịa Vũng Tàu cho thấy tiềm

năng rất lớn vì địa phương này có cả rừng, biển và hải đảo, dê dàng thiết kế tour du

lịch bao gồm nhiều trải nghiệm khác nhau.

Tiềm năng phát triển cảng biển: Với lợi thế vị trí địa lý, Bà Rịa Vũng Tàu có

chức năng phát triển đặc thù, không thể thay thế. Bên cạnh đó Bà Rịa Vũng Tàu có

hệ thống cảng nước sâu, với các điều kiện tự nhiên thuận lợi hiếm có (ăn sâu vào

đất liền, kín gió, ít bị bồi lắng), nằm trên tuyến hàng hải quốc tế, Bà Rịa Vũng Tàu

đóng vai trò cửa ngõ quốc tế của vùng KTTĐPN. Ngoài ra, Bà Rịa Vũng Tàu còn là

cửa ngõ hàng hải chính của “hành lang kinh tế Đông - Tây” phía nam, kết nối Việt

Nam - Campuchia – Thái Lan - Myanmar. Đến nay, cùng với sự trỗi dậy của

Myanmar, sự hình thành cộng đồng kinh tế Asean và việc thực hiện đầy đủ Hiệp

định thương mại tự do Asean - Trung Quốc, đây chính hành lang được kỳ vọng sẽ

bùng nổ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam

(KTTĐPN), ở vị trí tiếp giáp với cực Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 1.988

km2. Nằm ở vị trí cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền

Đông Nam Bộ, Bà Rịa Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh

tế biển, giữ vai trò không thể thay thế của cửa ngõ quốc gia, là cửa mở kết nối vùng

46

KTTĐPN ra với thế giới và khu vực. Đây là điểm đặc biệt quan trọng, là một lợi thế

tuyệt đối trên phạm vi quốc gia của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

2.1.2. Thực trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.1.2.1. Thành tựu

Thứ nhất, đóng góp lớn hơn vào nền kinh tế, doanh thu ngành du lịch và thu

nhập của xã hội từ du lịch không ngừng tăng lên qua các năm.

Bảng 2.1: Doanh thu ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Đơn vị: tỷ đồng

Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh thu 1.024 1.224 1.415 1.213 1.363 1.528

Tỉ lệ tăng hàng năm

theo giá trị so sánh

2010 (%)

100 119,53 138,18 118,46 133,11 149,22

Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa Vũng Tàu 2015

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng về khách du lịch giai đoạn này cũng tăng hàng

năm (tuy còn chậm), bình quân là 1,64 %.

Bảng 2.2: Số lượt khách du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Đơn vị: ngàn lượt

Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Khách trong nước 2.211 2.403 2.635 2.215 2.212 2.386

Khách quốc tế 205 232 263 291 309 328

Tổng 2.416 2.634 2.898 2.506 2.521 2.714

Nguồn: Niên giám thống kê Bà Rịa Vũng Tàu 2015

Thứ ba, du lịch phát triển đã tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người

lao động, tăng các giá trị văn hóa của tỉnh thông qua xúc tiến quảng bá tài nguyên

47

du lịch và thông qua nghiên cứu tìm hiểu của khách du lịch khi đến tham quan. Một

số làng nghề của tỉnh cũng dần hồi phục để phục vụ khách du lịch.

2.1.2.2. Tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, phát triển du lịch nhiều khi diên ra một cách tự phát, thiếu quy

hoạch và chưa tính đến các quy luật của thị trường, quan hệ cung cầu, đầu tư công

trình du lịch chạy theo mốt, sau một thời gian xây dựng trở nên không phù hợp dẫn

đến phải cải tạo, phá đi rất tốn kém, điển hình là khu du lịch Paradise Vũng Tàu,

xây dựng với quy mô rất lớn giống mô hình của Disneyland nhưng sau một thời

gian không sử dụng, các thiết bị xuống cấp rất nhanh, mặt bằng bỏ hoang gây lãng

phí nghiêm trọng nguồn lực tài chính và đất đai.

Thứ hai, phát triển du lịch còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu các

khu du lịch tầm cỡ quốc tế. Ngoại trừ dự án The Grand - Hồ Tràm Strip, Six Senses

Con Dao, hầu hết các resort ở Bà Rịa Vũng Tàu ở cấp 4 sao trở xuống, loại hình du

lịch hầu hết giống nhau, đều có bãi biển, nhà hàng và khu nhà nghỉ, gần như không

có điểm nhấn, không có khu mua sắm hay giải trí nào lớn, không có dịch vụ lướt

ván, không có thuyền buồn, không có khám phá đáy biển, không có tour ra đảo gần

bờ, không có khám phá rừng ven biển (ngoại trừ Côn Đảo), không có khu thể thao

bãi biển... Vì vậy dê gây nhàm chán cho du khách.

Thứ ba, ý thức người dân Bà Rịa Vũng Tàu về phát triển du lịch chưa cao.

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng và theo kịp được sự phát triển du lịch của tỉnh. Mặc

dù trên địa bàn tỉnh có một trường cao đẳng nghề du lịch và một bộ môn du lịch đào

tạo trình độ đại học ở Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, tuy nhiên với sự phát triển của các

dự án mới mang tầm cỡ quốc tế thì hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt

như những dự án như “The Grand _ Hồ Tràm Strip” hay Six Senses ở Côn Đảo, đây

là những resort 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Số lượng khách sạn, resort chất lượng cao ở Bà Rịa Vũng Tàu có ít, các phòng chủ

yếu đạt tiêu chuẩn 2÷3 sao và tương đối cũ, trong khi đó số phòng mới, hiện đại

được đầu tư xây dựng không nhiều.

48

Thứ năm, mức chi tiêu du lịch của du khách khá thấp.Năm 2016, tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu đón khoảng 17 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 600 ngàn lượt

khách quốc tế, tổng doanh thu đạt gần 2.200 tỷ đồng. Những con số thống kê trên

cho thấy, lượng khách đến Bà Rịa Vũng Tàuđông nhưng mức chi tiêu của khách

quá thấp (chỉ khoảng 130.000 đồng/lượt khách). Nguyên nhân là do sản phẩm du

lịch của tỉnh còn nghèo và khá đơn điệu nên hầu hết khách đi và về trong ngày nên

không chi tiêu nhiều.

2.1.3. Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 2.3.Thực trạng về nguồn nhân lực du lịch

Đơn vị tính: người

Chi tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng số lao động 1.837 1.891 1.892 2.179 2.473

Phân theo trinh độ đào tạo

+Trên đại học 4 7 7 7 7

+ Đại học, cao đẳng 403 438 439 495 551

+ Trung cấp 622 600 600 759 912

+ Sơ cấp 232 300 300 341 368

+ Chưa được đào tạo 576 546 546 577 635

Phân loại theo lao động

+ Đội ngũ QLNN về DL 49 75 76 102 145

+ LĐ QL tại các DN 201 209 209 229 242

Phân theo ngành nghề kinh doanh

+ Khách sạn, nhà hàng 1.454 1.470 1.470 1.689 1.821

+ Lữ hành 11 13 13 17 16

+ Khác 122 124 124 142 249

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tinh Bà Rịa Vũng Tàu

49

Theo số liệu của Bảng 2.3 ta thấy lao động trong ngành du lịch tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu không ngừng tăng lên qua các năm nhưng so với tiềm năng du lịch của

tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì số lao động trên là quá ít. Về trình độ đào tạo tính đến

năm 2016, lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất (36.8%) với 912; tiếp

đến là chưa được đào tạo (25,6%) với 635 người; đại học, cao đẳng (22,3%)với 551

người; sơ cấp (14,9%) với 368 người; thấp nhất là trên đại học (0,4%) với 7 người.

2.1.3.1. Tình hình chung

Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, trong giai đoạn 2016 – 2020 tỉnh sẽ tập trung

kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh phát triển vào 4 loại hình du lịch trọng điểm gồm: du lịch

nghỉ dưỡng biển, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch lịch sử tâm linh và du lịch sinh

thái chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, tổng doanh thu du lịch đạt 28.242 tỷ

đồng, tố độ tăng doanh thu bình quân hàng năm là 14 %, đón khoảng 106 triệu lượt

khách, trong đó có khoảng 3,7 triệu lượt khách quốc tế. Để đạt được mục tiêu đề ra,

trong thời gian tới tỉnh sẽ đặc biệt chú trọng tăng cường kết nối giữa các đơn vị kinh

doanh du lịch, quan tâm đến chất lượng, tạo sản phẩm mới hấp dẫn cho du khách,

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Trong những năm qua, chất lượng

ngành du lịch không ngừng phát triển, để đẩy mạnh ngành “ công nghiệp không

khói” một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, vì vậy trong những

năm gần đây, Bà Rịa – Vũng Tàu đã xác định phải nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực phục vụ ngành, nguồn nhân lực du lịch từ đó cũng ngày càng tăng lên. Nguồn

lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

- Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các doanh nghiệp du lịch

như: công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác.

-Lao động gián tiếp trong du lịch là những người làm việc trong các ngành

kinh tế khác như: nông nghiệp, ngư nghiệp, chế tạo máy nhưng tham gia vào các

hoạt động liên quan đến hoạt động du lịch.

Đến năm 2016 toàn tỉnh có 2.473 lao động làm việc trong các cơ quan quản

lý du lịch, công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác...Số

50

hướng dẫn viên được cấp thẻ là 93 trong đó 23 hướng dẫn viên quốc tế và 70 hướng

dẫn viên nội địa.

Bảng 2.4. Tình hình chung về nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Đơn vị tính: Người

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng số 1837 1891 1892 2179 2.473

4.1. Lao động trực tiếp 1.453 1.551 1.625 1.691 1.911

4.2.Cán bộ quản lý 384 340 267 488 562

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tinh Bà Rịa Vũng Tàu

2.1.3.2. Đối với nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và

đơn vị sự nghiệp du lịch

Toàn tỉnh hiện có 190 cán bộ công nhân viên làm việc tại các cơ quanuản lý

du lịch và tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trung tâm thông tin xúc tiến du lịch.

• Về trinh độ chuyên môn nghiệp vụ

Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn CBCNV quản lý du lịch

Đơn vị tính: Người

Chuyên môn Trên đại

học Đại học Cao đẳng

Trung

cấp Sơ cấp

Du lịch 2 4 9 11 0

Ngoại ngữ 0 10 20 18 0

Khác 5 54 35 19 3

Tổng 7 68 64 48 3

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tinh Bà Rịa Vũng Tàu

Qua bảng trên cho thấy, trong tổng số cán bộ quản lý, trình độ đại học chiếm

tỉ trọng cao nhất với 68 người (chiếm tỷ lệ 35,6%), trên đại học 7 người (chiếm tỷ lệ

4,2%), cao đẳng 64 người (chiếm tỷ lệ 33,5%), trung cấp 48 người (chiếm tỷ lệ

51

25,1%), còn lại sơ cấp 3 người (chiếm tỷ lệ 1,2%). Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh có

nhiều tiềm năng du lịch, tuy nhiên trong cơ cấu hành chính của nước ta vẫn chưa có

cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại các cấp huyện và xã, cán bộ quản lý nhà

nước về du lịch chủ yếu tập trung ở các đơn vị cấp tỉnh. Điều này gây khó khăn

trong công tác tham mưu, quản lý, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du

lịch ở các cấp địa phương.

Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, đòi hỏi cao về hiểu biết cũng

như trình độ ngoại ngữ. Nhưng qua bảng số liệu ta có thể thấy, số lượng người đào

tạo chính thức về du lịch còn rất hạn chế mà chủ yếu là ngoại ngữ và các ngành

khác....Điều này cho thấy nguồn nhân lực trong các cấp quản lý du lịch không chỉ

thiếu về số lượng mà còn thiếu trầm trọng về đội ngũ có trình độ chuyên ngành du

lịch.

- Về trình độ lý luận chính trị,

+ Cử nhân chính trị: 01 người

+ Cao cấp chính trị: 01 người

+ Con lại là trung cấp và sơ cấp

2.1.3.3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Hiện nay, trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có 2.282 người được

phân loại theo các nội dung như sau:

- Theo trình độ đào tạo;

+ Đại học, cao đẳng: 419 người

+ Trung cấp: 864 người

+ Sơ cấp: 365 người

+ Dưới sơ cấp: 635 người

- Theo hình thức đào tạo;

Tổng số người được đào tạo trong nước là 2.282 người, chiếm 100% trong

tổng số lao động trong các doanh nghiệp du lịch. Đây là một hạn chế rất lớn khi

ngành du lịch của tỉnh hội nhập sâu hơn vào hoạt động của khu vực và thế giới.

- Nguồn nhân lực được đào tạo nghiệp vụ

47

Bảng 2.6. Nguồn nhân lực được đào tạo nghiệp vụ

Đơn vị tính: Người

TT Nghiệp vụ Tổng

1837

Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Bồi dưởng Tự đào tạo

SL % SL % SL % SL % SL %

I. Khách sạn: 1821

1 Nghiệp vụ lê tân 240 8 3,33 80 33,33 50 20,83 22 9,16 80 33,33

2 Nghiệp vụ buồng 516 4 0,77 74 14,34 123 23,83 50 9,68 265 51,35

3 Nghiệp vụnhà hàng 434 4 0,92 60 13,82 98 22,58 74 17,05 198 45,62

4 Nghiệp vụ an ninh khách sạn 240 1 0,41 8 3,33 50 20,83 21 8,75 160 66,66

5 Kỹ thuật chế biến món ăn 342 10 2,92 114 33,33 171 50 20 5,84 27 7,91

6 Nghiệp vụ đặt giửchổ khách sạn 31 2 6,45 5 16,12 5 16,12 9 29,03 10 32,25

7 Quảnlý khách sạn 18 2 11,11 4 22,22 5 27,77 1 5,55 6 33,33

II. Lữ hành : 16

8 Nghiệpvụđại lý lữ hành 2 1 50 1 50

9 Nghiệpvụhướng dẫn du lịch 10 3 30 2 20 1 10 1 10 3 30

10 Nghiệpvụđiềuhànhtour 3 1 33,3 1 33,3 1 33,4

11 Nghiệpvụđặtchổlữhành 1 1 100

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tinh Bà Rịa Vũng Tàu

48

Tổng số người được đào tạo nghiệp vụ là 2.079 người, chiếm 84% trong tổng số lao động trong các doanh nghiệp du lịch.

Lao động các ngành: Khách sạn 1.821 người chiếm 87,3%; lữ hành 16 người chiếm 0,7%; khác 249 người chiếm 12%.

2.1.3.4. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của nguồn nhân lực du lịch tinh Bà Rịa Vũng Tàu.

Bảng 2.7. Mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của nguồn nhân lực

Đơn vị tính: Người

TT Số lượng cần đào tạo,bồi dưởng(người)

Mức độ đáp ứng yêu cầu hiệntại Mức độ quan trọng (ưu tiên)

Kém Yếu TB Khá Tốt Không

cần

Không

quan

trọng

Bình

thường

Quan

trọng

Rất

Quan

trọng

1.Năng lực cơ bản 370

1.1 Kỹ năng giao tiếp, chủ tọa, đàm phán 20 x x

1.2 Kiếnthức quản lý, lãnh đạo 150 x x

1.3 Ngoại ngữ 200 x x

1.Tiếng Anh 100 x x

2.Tiếng Pháp 20 x x

3.Tiếng Trung 30 x x

4.Tiếng Nhật 30 x x

5. Khác 20 x x

1.4 Tin học 100 x x

2. Năng lực chuyên sâu 430

49

2.1 Hoạch định chính sách 10 x x

2.2 Quy hoạch, kế hoạch phát triển Du lịch 10 x x

2.3 Thống kê Du lịch 120 x x

2.4 Quản trị thông tin Du lịch 20 x x

2.5 Nghiên cứu thị trường, Makerting, xúc tiến,

quảng bá Du lịch

30 x x

2.6 Quản lý phát triểncác loại hình du lịch sinh thái,

văn hóa,sự kiện

30 x x

2.7 Quản lý phát triểnnguồn nhân lực du lịch 50 x x

2.8 Quản lý khu, điểm du lịch, đô thị du lịch 30 x x

2.9 Khai thác, phát triển sản phẩm du lịch 50 x x

2.10 Quản lý bảo vệ môitrường du lịch và phát triển

bền vững

30 x x

2.11 Quản lý du lịch 50 x x

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tinh Bà Rịa Vũng Tàu

Chú thích:

Mức độ đáp ứng nhu cầu hiện tại: Kém =1, yếu=2, trung bình =3, khá =4, tốt=5

Mức độ quan trọng (ưu tiên): Không cần =1, không quan trọng = 2, bình thường =3, quan trọng =4, rất quan trọng =5

50

Nhận thức được tầm quan trọng cần ưu tiên, phần lớn ý kiến đánh giá tập

trung cao vào các lĩnh vực chuyên sâu trong kinh doanh là chính, mức điểm chủ yếu

là 5. Điểm yếu nhất của lực lượng lao động ngành du lịch hiện nay là các kỹ năng

và ngoại ngữ, trong các kỹ năng đặc biệt quan trọng là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng

thuyết trình, kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm. Riêng với một số

lĩnh vực chỉ được đánh giá quan trọngnhư thống kê du lịch, quản trị thông tin du

lịch. Điều này cũng cần phải xem xét cách lập bảng hỏi khi tỷ trọng phiếu hỏi tập

trung vào nhân viên chứ không phải nhà quản trị nên kết quả như vậy.

Đối với nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch ở trong các cơ quan

hành chính đang thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn. Một tỉnh có tài

nguyên du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo cũng như có hoạt động du lịch sôi động

vào loại bậc nhất ở nước ta nhưng số cán bộ quản lý du lịch trong các cơ quan còn

quá ít. Nhiều địa phương không có cán bộ quản lý hoạt động du lịch. Chuyên ngành

đào tạo du lịch của đội ngũ này còn rất ít chỉ có 26 người chiếm tỷ lệ 13, 68% trong

tổng số lao động làm công tác quản lý du lịch. Trình độ lý luận chính trị, kiến thức

và nghiệp vụ quản lý còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Như vậy với

thực trạng về số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân lực quản lý ngành du lịch là

chưa đáp ứng được thực trạng phát triển của hoạt động du lịch trong hiện tại và

tương lai. Trong thời gian tới cần có chiến lược quy hoạch đào tạo, bổ sung kịp thời

cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, tình trạng đào tạo

theo kiểu thừa thầy thiếu thợ trở nên phổ biến làm giảm chất nguồn nhân lực, nhất

là ngành du lịch nên tác giả đưa ra yếu tố quản lý ở hạng quan trọng.

Tương tự như trong các cơ quan quản lý nhà nước, trong các doanh nghiệp

du lịch số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế. Phần lớn

lao động trong các doanh nghiệp du lịch kể cả chuyên môn và nghiệp vụ đều có

trình độ thấp. Trong tổng số lực lượng lao động, trình độ chủ yếu là trung cấp, sơ

cấp, tự bồi dưỡng, tự đào tạo (luôn chiếm trên 50%) tổng số lao động đã qua đào

tạo).

51

Bên cạnh đó, đào tạo chuyên ngành du lịch rất thấp, còn lại là được đào tạo ở

các chuyên ngành khác qua làm việc trong các doanh nghiệp du lịch. Trong từngloại

hình dịch vụ, dịch vụ khách sạn chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 99,12 % dịch vụ lữ hành

chỉ chiếm 0,88%. Sự chênh lệch về tỷ lệ cho thấy đang mất cân đối giữa các loại

hình dịch vụ du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu.

Qua phân tích trên cho thấy, nguồn nhân lực du lịch Bà Rịa Vũng Tàu đang

thiếu hụt một số lượng rất lớn (chưa tính nhu cầu số lượng tăng thêm hàng năm),

trình độ nguồn nhân lực chủ yếu ở trình độ trung cấp và sơ cấp, thiếu đội ngũ

chuyên gia, có trình độ cao, quản lý có kinh nghiệm, cơ cấu ngành nghề nguồn nhân

lực chưa thật sự hợp lý, khả năng đáp ứng sự phát triển của ngành du lịch của lực

lượng lao động ở Bà Rịa Vũng Tàu trong lĩnh vực quản lý cũng như kinh doanh là

tương đối thấp. Do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ, chất lượng sản

phẩm du lịch cũng như tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch ở tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu.

2.2.Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tinh Bà Rịa

Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế:

2.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo

Xác định mục tiêu đào tạo là bước quan trọng trong tiến trình đào tạo nguồn

nhân lực ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Vì vậy trong thời gian qua ở tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu đã xây dựng các chương trình nội dung đào tạo, xác định các hình

thức tiến hành đào tạo thông qua các trường lớp chính quy và tại nơi làm việc. Do

đó thông qua các chương trình đào tạo và các lớp đào tạo đã đạt kết quả tốt sau quá

trình đào tạo.

Đào tạo thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp:

Các phương pháp phù hợp với chương trình đào tạo thay đổi kỹ năng và thái

độ giao tiếp bao gồm các hội nghị, thảo luận, đóng vai, xây dựng hành vi và huấn

luyện nhạy cảm. Huấn luyện khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề:

Các phương pháp phù hợp bao gồm: phương pháp phân tích, giải quyết tình

huống, trò chơi kinh doanh.

52

Sơ đồ 2.1.Mục tiêu về kiến thức

Sơ đồ 2.2.Mục tiêu về kỹ năng

53

Sơ đồ 2.3.Mục tiêu thái độ

2.2.2. Xác định nhu cầu đào tạo

Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo – phát triển như sau

Sơ đồ 2.4. Trinh tự xây dựng một chương trinh đào tạo – phát triển

54

Việc xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch không giống nhau

giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du

lịch.Trong khi doanh nghiệp xác định nhu cầu đào tạo trực tiếp từ yêu cầu kinh

doanh thì các cơ quan quản lý chỉ có thể gián tiếp xác định. Việc xác định nhu cầu

đào tạo ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang được thực hiện theo cách tự nhiên với mức độ

kiểm soát rất thấp. Cụ thể việc xác định nhu cầu như sau:

• Phía cơ quan quản lý nhà nước

Hiện tại các cơ quan quản lý du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu chỉ xác định nhu cầu

đào tạo bằng các biện pháp gián tiếp và mang nặng tính hành chính. Hàng năm, nhu

cầu đào taọ của các doanh nghiệp và tổ chức du lịch sẽ được tổng hợp thông tin từ

báo cáo nhu cầu của các cơ quản quản lý nhà nước các cấp.

Cách thức xác định nhu cầu này khá đơn giản nên kết quả tổng hợp chỉ biết

được một cách tổng quát các ngành nghề du lịch cần đào tạo. Không thể cung cấp

đầy đủ những thông tin về năng lực chuyên môn cần đào tạo, khả năng tài chính của

người học.

Mặt khác các cơ quan quản lý nhà nước du lịch cũng không thế biết được

mức độ đáp ứng của các cơ sở đào tạo như thế nào.Vì thực chất việc quản lý các cơ

sở đào tạo thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý chuyên ngành về giáo dục và đào

tạo các cấp.

Từ đó, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong đào tạo nhân lực du

lịch rất hạn chế, không chặt chẽ, thiếu thông tin, quyết định chậm trể và hiệu quả

thấp.

• Phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thường làm rất chi tiết và cụ thể trong việc các định nhu

cầu đào tạo. Tuy nhiên ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu các doanh nghiệp và tổ chức du lịch

xác định nhu cầu đào tạo cũng chưa đúng theo các cách thức thường được các sách

về quản trị nhân sự chỉ ra đó là quá trình thu thu thập và xác định liệu đào tạo có

phải là giải pháp, việc xác định nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở

cách thức đó là xem xét nhân viên của mình thiếu những kỹ năng gì, có phải do

55

thiếu kỹ năng mà hiệu quả công việc thấp hay không, nhân viên có năng lực những

khống muốn làm, hay có hiểu biết nhưng thiếu các kỹ năng...từ đó họ mới quyết

định đào tạo hay không.

Trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp cũng chưa ý thức được tầm quan

trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động. Các doanh

nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ lẽ thường ít khi cân nhắc việc cho các

nhân viên của mình đi đào tạo. Các cơ sở kinh doanh du lịch thường rất ít khi cân

nhắc cho nhân viên của họ tham gia các chương trình đào tạo. Nhiều đợt tổ chức tập

huấn miên phí do các tổ chức quốc tế hay do các cơ quan quản lý nhà nước về mặt

du lịch mở miên phí cũng chưa được sự tham gia đông đủ của các doanh nghiệp.

Điều đó cũng có nghĩa dựa vào đó đưa ra nhu cầu.

Từ đây cho thấy những yếu kém trong việc xác định nhu cầu xuất phát từ

nhận thức của các chủ thể tầm quan trọng của công tác này. Cách thức và phương

pháp xác định nhu cầu từ doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa

khoa học, thiếu căn cứ. Ngoài ra sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước cũng như

với doanh nghiệp tổ chức cần có sự điều chỉnh hoàn thiện.

Du lịch Bà Rịa -Vũng Tàu có nhiều đặc điểm khác biệt so với nhiều địa

phương khác đó là có nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch khám phá, du

lịch sinh thái, du lịch văn hóa… mỗi loại hình du lịch cần có loại lao động phù hợp

như du lịch biển cần đào tạo các kiến thức về biển, về sức khỏe, chế biến các sản vật

biển làm quà lưu niệm. Du lịch sinh thái cần các kiến thức về cây, con. Du lịch văn

hóa cần có hiểu biết sâu rộng về văn hóa của mình, văn hóa của khách du lịch đặc

biệt là văn hóa ứng xử. Mỗi loại hình du lịch yêu cầu về số lượng và kiến thức cần

đào tạo khác nhau nên trong việc xác định nhu cầu đào tạo cần quan tâm vấn đề

này.

2.2.3. Các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Chương trình đào tạo sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ đào tạo với những

năng lực và chức năng cho người học. Hiện tại hệ thống cơ sở đào tạo ở tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu có trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại

56

chỗ cho ngành Du lịch tỉnh nhà. Theo Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch tỉnh BR-

VT, từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng khách du lịch của tỉnh là 12, 6 % năm,

doanh thu ngành du lịch tăng ổn định khoảng 15, 3 %. Toàn tỉnh có trên 150 dự án

du lịch còn hiệu lực, trong đó có 18 dự án đầu tư nước ngoài và 138 dự án trong

nước. Khi những dự án nói trên đi vào hoạt động từ nay đến năm 2020, trong vòng

5 năm tới, ngành du lịch tỉnh BR – VT sẽ cần khoảng 14.000 lao động đã qua đào

tạo để phục vụ. Trước nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch và các

lĩnh vực mũi nhọn , nhu cầu đào tạo là nhu cấp cấp thiết. Năm 2017 trường đại học

Bà Rịa Vũng Tàu chính thức đào tạo ngành Quản trị dịch vụ và lữ hành. Đồng thời

đã đào tạo chuyên ngành Quản trị Du lịch – Nhà hàng – khách sạn được 10 khoá.

Đặc biệt có sự đầu tư của tập đoàn Nguyên Hoàng sẽ thúc đẩy BVU cất cánh trong

lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, giải quyết tình trạng khan

hiếm trong lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và đóng góp vào quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế.

Các trường trung cấp nghề và các trung tâm đào tạo nghề đào tạo ở trình độ

trung cấp và sơ cấp nghề với các ngành nghề như: Kỹ thuật chế biến món ăn, dịch

vụ nhà hàng, nghiệp vụ lưu trú, quản trị khách sạn. Nhìn chung cơ cầu ngành nghề

đào tạo còn ít, các chương trình đào tạo không nhiều, chương trình đào tạo chưa đa

dạng, đáp ứng nhu cầu thực tiên, quy mô đào tạo (tuyển sinh chuyên ngành du lịch)

còn rất nhỏ. Các ngành nghề đào tạo về du lịch chỉ tập trung ở hệ cao đẳng hay đào

tạo từ xa, quy mô đào tạo còn rất nhỏ, mỗi năm chỉ tuyển sinh khoảng vì vậy chưa

đáp ứng được nhu cầu của nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh nhà.

57

Bảng 2.8. Các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo ở Bà Rịa Vũng Tàu

Cơ sở đào tạo Chương trinh Trinh độ Quy mô

( học viên)

Đại học Bà Rịa Vũng

Tàu

Việt Nam học, nghiệp

vụ du lịch, ngoại ngữ,

tin học…

Cử nhân 100- 150

Trường Cao đẳng nghề

Du lịch Vũng Tàu

Kỹ thuật chế biến món

ăn, nghiệp vụ lưu trú,

quảntrị khách sạn,

dịch vụ nhà hàng.

Cao đẳng và

trung cấp 450-500

Trường trung cấp nghề

Vũng Tàu

Kỹ thuật chế biến món

ăn

Trungcấpvà

Sơ cấp 100- 150

Trường trung cấp kinh

tế Vũng Tàu

Hướng dẫn du lịch Trung cấp 50

Các trung tâm dạy

nghề có đào tạo bồi

dưỡng nghiệp vụ du

lịch

Kỹ thuật chế biến món

ăn Sơ cấp 100-150

Nguồn: Sở Lao động thương binh và xã hội tinh Bà Rịa Vũng Tàu

Từ bảng 2.18 cho thấy trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có một số cơ sở

đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến ngành du lịch ở các trình độ khác nhau. Tuy

nhiên các mã ngành đào tạo còn ít hay chính là các chương trình đào tạo không

nhiều. Đã vậy cơ cấu các ngành nghề đào tạo giữa các cơ sở gần như giống nhau

trong khi nhu cầu ngành nghề du lịch rất nhiều và đa dạng. Đó là chưa kể tới chất

lượng của các chương trình đào tạo như thế nào liệu có đáp ứng được các yêu cầu

của thực tế hay không. Nói tóm lại, chương trình đào tạo cưa đa dạng, đáp ứng nhu

cầu thực tiên.

Quy mô đào tạo (tuyển sinh chuyên ngành du lịch) còn rất nhỏ, trung bình

hàng năm các cơ sở đào tạo tuyển sinh khoảng 200- 300 sinh viên liên quan đến

ngành du lịch Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Số lượng ra trường cũng ở

mức tương tự. Với quy mô tuyển sinh và ra trường cũng ở mức tương tự. Với quy

58

mô tuyển sinh và ra trường như vậy là chưa đáp ứng được về mặt số lượng chứ chưa

đề cập đến cơ cấu và chất lượng.

Ngoài ra công tác bồi dưỡng kiến thức và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ,

nhân viên cũng như người dân tham gia trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch

cũng rất quan trọng, nhưng hầu như các chương trình này rất ít. Số lượng các lớp

tập huấn quá ít, chỉ lại tập trung vào một số đối tượng, bộ phận, khu vực. Bên cạnh

đó, chất lượng của các lớp bồi dưỡng cũng còn rất nhiều hạn chế do chịu tác động

của nhiều nhân tố khác nhau.

2.2.4. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Ngoài các chương trình đào tạo ở trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, và các

trường Cao Đẳng, Trung cấp, các cơ sở đào tạo nghề, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng

Tàu còn tổ chức một số khóa đào tạo khác. Các khóa đào tạo này chủ yếu là các đợt

tập huấn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp cùng với các đơn vị tại

Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức. Những năm qua, Sở đã tổ chức các đợt đào tạo:

- Lớp thuyết minh viên cho đội ngũ nhân viên tại làm việc tại các khu du lịch

Rịa Vũng Tàu.

- Tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đội ngủ Poster.

- Tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đội ngủ lái xe và nhân viên phục vụ trên xe.

- Tập huấn nghiệp vụ bàn, buồng, lê tân cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn

toàn tỉnh. Những đợt tập huấn này đã phần nào đào tạo, nâng cao trình độ chuyên

môn cho đội ngũ nhân lực du lịch cho địa bàn toàn tỉnh. Góp phần giải quyết nhu

cầu về nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh nhà.

2.2.4.1. Công tác quản lý nguồn nhân lực và công tác quản lý đào tạo

Trước hết về công tác quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch trong tỉnh vẫn

chưa có một cơ quan thống nhất quản lý. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ quản

lý các lao động trong các cơ quan hành chính như tại Trung tâm thông tin xúc tiến

du lịch, phòng văn hóa thông tin các huyện và các doanh nghiệp nhà nước (nếu có).

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ nắm đượcsố lượng nguồn nhân lực tại các

59

doanh nghiệp thông qua một số cuộc điều tra được tiến hành hàng năm,còn việc

quản lý vẫn thuộc về các doanh nghiệp.

Công tác quản lý đào tạo đang được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau

như sở Giáo dục và đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội… nên chưa có sự

thống nhất trong chương trình, quy mô tuyển sinh, đào tạo. Điều này đã ảnh hưởng

đến định hướng đào tạo nguồn nhân lực du lịch phục vụ cho mục đích phát triển

ngành du lịch Bà Rịa Vũng Tàu.

2.2.4.2. Tình hình cơ sở vật chất đào tạo

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch

phục vụ cho các trình độ khác nhau. Đó là trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, các

trường Cao Đẳng, Trung cấp và các Trung tâm đào tạo nghề. Nhưng cơ sở vật chất

đào tạo còn yếu và thiếu, hạn chế về nhiều mặt, người học không có điều kiện thực

hành nên nên không tích lũy và rèn được kỹ năng khiến chất lượng các chương trình

đào tạo không cao.

Việc đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo thực hành đối với các cơ sở đào tạo

này là một khó khăn rất lớn, không thể giải quyết trong thời điểm hiện tại. Đã vậy

đầu tư lớn, nhưng quy mô đào tạo lại nhỏ, vì vậy các cơ sở chưa muốn đầu tư.

Chính vì vậy, nguồn nhân lực du lịch chỉ được đầu tư vào phần lý thuyết, còn phân

thực hành còn yếu.

Đặc biệt, hiện tại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu một cơ sở đào tạo về

các ngành nghề bàn, buồng, lê tân...là trường Cao Đẳng nghề du lịch Vũng Tàu,

nguồn nhân lực làm việc trong các ngành nghề này chủ yếu được đào tạo từ các

trường ở các tỉnh khác hoặc một số khác làm việc theo kiểu “trăm hay không bằng

tay quen” chưa qua trường lớp nào. Điều này chứng tỏ nguồn nhân lực của tỉnh còn

thiếu trầm trọng về trình độ chuyên môn.

Mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng,

công ty lữ hành,…nơi sử dụng học viên được đào tạo lỏng lẻo và không hỗ trợ

nhiều cho đào tạo. Trong thực tế cũng có nhiều cơ sở kinh doanh du lịch không thiết

60

tha với công tác đào tạo. Họ cho rằng việc đào tạo là của các trường họ chỉ là người

sử dụng nên nếu cần họ sẽ trả lương cao để thu hút lao động cần thiết.

Khoảng cách từ cơ sở đào tạo đến những điểm du lịch có khoảng cách xa nên

việc đưa sinh viên tới đó sẽ rất tốn kém khiến các cơ sở đào tạo cũng không muốn

đưa sinh viên đi thực tập, về nhận thức của các cơ sở đào tạo cũng là vấn đề vì hiện

nay họ cũng chưa mặn mà với đào tạo nhân lực cho du lịch. Thực tế việc khắc phục

thình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất có thể được giãi quyết khi việc bắt tay đào tạo

giữa trường và doanh nghiệp được thực hiện tốt.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số cơ sở lưu trú đạt 3 sao và 4 sao, đây

là những địa điểm thực hành rất tốt cho đội ngũ nguồn nhân lực sau này bởi họ

không phải là những nhà giáo nhưng họ có kinh nghiệp làm việc, trình độ chuyên

môn cao. Nhưng cần phải có một chế độ phối hợp và được điều hành bởi cơ quan

quản lý nhà nước thì điều này mới có thể thực hiện được. Cho đến nay trong các

văn bản hay điều kiện đầu tư của các cơ sở du lịch chưa có điều kiện ưu đãi khi họ

tham gia đào tạo nhân lực du lịch.

2.2.4.3. Tình hình đội ngủ cán bộ giảng dạy

Bảng 2.9. Đội ngủ cán bộ giảng dạy ngành du lịch đến năm 2016

Đơn vị tính: Người

Trinh độ Số lượng

Thạc sỹ 10

Cử nhân 21

Cao đẵng 3

Tổng cộng 34

Nguồn: Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu và các trường Cao Đẳng, Trung cấp nghề

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch dù được quan tâm rất nhiều, phục vụ cho quá

trình phát triển du lịch của tỉnh. Nhưng nhìn chung quá trình này còn nhiều hạn chế

như đã nêu ở trên. Một trong những nguyên nhân chính đó là đội ngũ cán bộ giảng

viên còn rất ít. Tổng số cán bộ giáo viên làm công tác đào tạo nguồn nhân lực du

61

lịch cho tới năm 2016 chưa đến 40 người bao gồm cả cán bộ và chuyên viên của Sở

Văn hóa, Thể thao và du lịch, như vậy số lượng là quá ít.

Phần lớn, số lượng cán bộ giảng viên chủ yếu tại các trường và cán bộ,

chuyên viên tại Sở Giáo dục, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch. Do vậy, việc giảng

dạy lý thuyết thuận lợi hơn việc đào tạo kỹ năng thực hành, nhất là trong điều kiện

ngành du lịch luôn có sự thay đổi theo sự phát triển của thế giới khi mà nhu cầu số

lượng và chất lượng dịch vụ ngày càng tăng.

Trong thời gian qua, việc tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu và cập nhật

kiến thức cũng như tổ chức các đợt đào tạo ngắn hạn cho giáo viên rất hạn chế vì

thiếu kinh phí. Việc mời các chuyên gia báo cáo và tham gia đào tạo hay tập huấn

cũng rất ít.

2.2.5. Đánh giá kết quả đào tạo

Việc đánh giá kết quả đào tạo được thực hiện để tìm hiểu xem chương trình

đào tạo đảm bảo: Lượng kiến thức, kỹ năng học viên tiếp thu và đặc biệt khả năng

và mức độ ứng dụng của các kỹ năng và kiến thức đó vào công việc thực tiển.

Hiện nay, việc đánh giá kết quả đào tạo có nhiều vấn đề:

• Cơ chế đánh giá kết quả đào tạo không hợp lý

Việc đánh giá chất lượng đào tạo hiện tải chủ yếu do ngành Giáo dục và Đào

tạo thực hiện dựa vào các chương trình đào tạo. Do đó, khi muốn đánh giá về nội

dung kiến thức kỹ năng của các chương trình đào tạo thì cơ quan này rất khó khăn

và lúc đó họ phải nhờ tới cơ quan quản lý du lịch.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có chức năng kiểm tra chất lượng dịch

vụ du lịch chỉ tham gia quá trình đánh giá kết quả đào tạo với tư cách thành viên khi

được mời.Nghĩa là sự phối hợp chưa chặt chẽ và hạn chế hiệu quả của đánh giá kết

quả.

• Phương pháp đánh giá kết quả chưa phù hợp

Hiện tại việc đánh giá chất lượng đào tạo do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì

và thực hiện dựa vào các chương trình đào tạo và các báo cáo từ cơ quan quản lý

Giáo dục đào tạo từ cấp huyện và thành phố.

62

Cách đánh giá này chỉ mang tính chất định tính và thiếu cụ thể vì các cơ

quan cấp dưới này quản lý quá nhiều đối tượng và chương trình giáo dục và đào

tạo.Khi cần họ lại yêu cầu các cơ sở đào tạo và các trường có liên quan báo cáo. Do

vậy kết quả thiếu khách quan.

Vì vậy muốn đánh giá kết quả đào tạo phải có sự tham gia của người sử dụng

học viên sau đào tạo – kết quả của đào tạo và của học viên – là những người thụ

hưởng các chương trình đào tạo.

• Thiếu kinh phí cho việc đánh giá

Hiện tại chưa có một khoản kinh phí nào để tiến hành các đánh giá kết quả

đào tạo. Vì hiện tại việc đánh giá như nêu trên chỉ phục vụ tổng kết của ngành Giáo

dục và Đào tạo phục vụ cho định hướng chung. Ngành du lịch muốn thực hiện thì

không phải phạm vi quản lý nên không có kinh phí cho thực hiện chương trình này.

• Thiếu tính chuyên nghiệp của cơ sở đào tạo du lịch

Như đã đề cập tới những lý do liên quan tới việc xác định nhu cầu tới

chương trình và đội ngũ cán bộ giảng dạy cho đào tạo du lịch, đã thể hiện việc đào

tạo nhân lực du lịch chưa chú trọng và mang tính chất thực hiện nhiệm vụ chính trị

là chính, chưa thực sự có cơ sở chuyên sâu về đào tạo nhân lực du lịch nên họ cũng

không có bộ phận kiểm định cho chính mình.

2.3. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tinh

Bà Rịa Vũng Tàu

2.3.1. Những thành công

Trong những năm qua, đội ngũ lao động trong ngành du lịch tăng lên khá

nhanh về số lượng, bước đầu đáp ứng được hoạt động kinh doanh du lịch trên địa

bàn.

Người lao động trong ngành du lịch, trình độ lao động là nhân tố quyết định

đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Chính vì thế trong những năm qua công

tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về công tác quản lý, chuyên

môn nghiệp vụ đã được coi trọng. Bằng các nguồn kinh phí từ ngân sách, hàng năm

Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch đã phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Du Lịch

63

Sài Gòn, Trường Trung cấp Du lịch & Khách sạn Saigontourist, khoa du lịch Đại

học Tài chính – Marketing tổ chức nhiều khóa đào tạo bồi dưỡng về quản lý du lịch,

Luật du lịch, môi trường du lịch, tiếng Anh chuyên ngành du lịch, quy trình đón

khách, kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ hướng dẫn cho hướng dẫn viên du lịch, kiến

thức nghiệp vụ lê tân, bàn buồng, bếp cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục

vụ của các khách sạn nhà hàng trên địa bàn tỉnh.

Nhiều đơn vị trong ngành đã tích cực, chủ động tổ chức các lớp học, bồi

dưỡng nghiệp vụ, tổ chức đi tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm hoạt động

kinh doanh du lịch trong nước và nước ngoài cho đội ngũ cán bộ quản lý và lao

động như Công ty Saigontourist, Công ty Cổ phần khách sạn Tháng Mười, Khu du

lịch Hồ Mây, Khu Nghỉ Dưỡng Suối Nước Nóng Bình Châu, Khu nghỉ dưỡng The

Grand Hồ Tràm Strip ….

Các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong sắp xếp, bố trí lại độ ngũ cán

bộ, nhân viên phục vụ phù hợp với khả năng của mỗi người. Việc giao dục phong

cách phục vụ tận tình chu đáo, văn minh, lịch sự, hiếu khách đã được chú trọng.

Thu nhập của người lao động đã được cải thiện đáng kể.

Ngành Du lịch tỉnh chủ trương đa dạng hóa các chương trình đào tạo, đào tạo

lại với nhiều nguồn kinh phí khác nhau; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho

đào tạo. Có chính sách thu hút các chuyên gia, thợ lành nghề, cán bộ quản lý giỏi

trong lĩnh vực du lịch đến công tác và làm việc tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giảng dạy

cho đào tạo du lịch đã thể hiện việc đào tạo nhân lực du lịch chưa chú trọng và

mang tính chất thực hiện nhiệm vụ chính trị là chính, chưa thực sự có cơ sở chuyên

sâu về đào tạo nhân lực du lịch, nên họ cũng không có bộ phận kiểm định cho chính

mình.

Kết quả khảo sát 100 cán bộ quản lý tại các đơn vị du lịch tại tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu về đánh giá kỹ năng của nhân lực trong ngành du lịch, kết quả cho thấy

kỹ năng giao tiếp của nhân lực trong ngành du lịch tại Bà Rịa Vũng Tàu được đánh

giá cao nhất với điểm trung bình là 3.59. Kĩ năng tiếng anh cũng được đánh giá khá

cao với điểm trung bình chung là 3.35. Tuy nhiên kỹ năng lập kế hoạch của nhân

64

lực ngành du lịch tại địa phương được đánh giá thấp nhất trong các tiêu chí với

điểm trung bình là 2.5.

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá kỹ năng của nhân lực trong ngành du lịch

Rất

yếu

Yếu Trung

bình

Tốt Rất

tốt

Trung

bình

Tiếng Anh 0 13 39 48 0 3.3500

Kĩ năng dịch vụ khách hàng 0 11 46 43 0 3.3200

Kĩ năng giao tiếp 0 9 41 32 18 3.5900

Kĩ năng ngôn ngữ 11 21 31 26 11 3.0500

Kĩ năng làm việc nhóm 8 33 27 24 8 2.9100

Kĩ năng quản lý 20 46 8 16 10 3.0000

Kĩ năng lãnh đạo 17 27 14 29 13 3.3200

Kĩ năng lập kế hoạch 8 27 25 14 26 2.5000

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2017

Hình 2.1. Đánh giá kỹ năng của nhân lực trong ngành du lịch

65

Về đánh giá tiêu chuẩn tuyển dụng nhân lực trong ngành du lịch tại Bà Rịa

Vũng Tàu thì nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất về ngoại hình/Ấn tượng ban đầu khi

ra quyết định tuyển dụng nhân lực với điểm trung bình là 3.55 . Chứng chỉ và bằng

cấp là yếu tố được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình chung của yếu tố này là

2.4. Lý do nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo với số lượng hạn chế, thậm chí

nguồn nhân lực du lịch còn nhảy sang ngành nghề khác do nhiều yếu tố, lương,

công việc phải làm ca, nên phải tuyển dụng trái ngành nghề sau đó đào tạo ngắn hạn

hoặc đào tạo tại chỗ. Trình độ ngoại ngữ cũng không được đánh giá cao với thang

điểm 3.1, như vậy rất khó trong quá trình hội nhập nếu có nhu cầu phải đào tạo lại.

Trong khi đó tuổi nghề trong ngành thấp, ở những vị trí giao tiếp cần sự trẻ trung và

năng động.

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá tiêu chuẩn tuyển nhân lực của nhân lực

trong ngành du lịch

Hoàn

toàn

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Hoàn

toàn

đồng

ý

Trung

bình

Cá tính và sự nhiệt huyết 8 20 29 23 20 3.2700

Sự thể hiện trong buổi phỏng

vấn 17 27 14 29 13 2.9400

Kĩ năng giao tiếp 8 27 25 14 26 3.2300

Chứng chỉ/Bằng cấp 23 36 27 6 8 2.4000

Kinh nghiệm làm việc 11 37 9 20 23 3.0700

Kĩ năng ngoại ngữ 20 29 4 20 27 3.0500

Ngoại hình/Ấn tượng ban đầu 11 12 20 23 34 3.5700

Sự chuyên nghiệp của CV 3 0 68 27 2 3.2500

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2017

66

Hình 2.2.Đánh giá tiêu chuẩn tuyển nhân lực của nhân lực trong ngành du lịch

2.3.2. Những hạn chế

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch

còn nghèo nàn, hạn chế, chắp vá; chỉ có phòng học lý thuyết là chủ yếu, có ít các cơ

sở thực hành – một trong những cơ sở quan trọng để thực hành các kỹ năng cần

thiết.

+ Năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.

Các cơ sở đào tạo du lịch trong tỉnh chỉ đáp ứng không đủ nhu cầu lao động, số còn

lại các doanh nghiệp du lịch, cơ sở sử dụng lao động du lịch phải thu hút từ các cơ

sở đào tạo du lịch của các tỉnh, thành phố khác như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng

Ninh,...

+ Lực lượng giáo viên của các trường, các cơ sở đào tạo còn quá ít; chất lượng

của đội ngũ giảng viên, giáo viên không đồng đều, phương pháp giảng dạy còn

dùng nhiều đến biện pháp dạy chay, nặng về lý thuyết và thiếu tính thực hành.

+ Còn khoảng cách khá xa giữa những kiến thức do các cơ sở đào tạo trang bị

cho người học với đòi hỏi của công việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

67

Phần lớn các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại người lao động trước khi đưa vào sử

dụng.

+ Tình trạng khủng hoảng thiếu lao động quản lý giỏi, lao động có chuyên

môn nghiệp vụ và tay nghề cao (hướng dẫn viên, nhân viên Marketing, nhân viên

phục vụ hội nghị va giải trí, đầu bếp, nhân viên pha chế đồ uống,...) đang là mối lo

lắng chung của nhiều doanh nghiệp du lịch. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập gặp

khó khăn trong công tác tuyển chọn giám đốc và trưởng các bộ phận khác. Thiếu

hụt lao động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn cao nhất là: Giám đốc, tổng giám

đốc, giám sát viên, lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại

ngữ. Đối với nhóm lao động không cần đào tạo hoặc công nhân bán lành nghề thì

mức độ thiếu hụt không lớn và dê giải quyết. Điều đó dẫn đến tình trạng thuyên

chuyển lao động vòng quanh giữa các doanh nghiệp, không có nhân tố mới xuất

hiện. Do đó, chất lượng dịch vụ khó được cải thiện.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Có nhiều khó khăn trong việc quy hoạch đào tạo đội ngũ lao động trong

ngành Du lịch.

Tình trạng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch Bà Rịa Vũng Tàu vừa

thừa lại vừa thiếu. Thừa lao động chưa được đào tạo, tay nghề thấp, nhưng rất thiếu

về số lượng lao động, lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cao. Số

lao động có trình độ, tay nghề cao chỉ tập trung vào các khách sạn đạt tiêu chuẩn

xếp hạng, các khu du lịch cao cấp, đơn vị kinh doanh lữ hành…. Các doanh nghiệp

tư nhân chưa coi trọng công tác đào tạo nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ, chất lượng

phục vụ thấp.Với yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay và những năm

sắp đến, thực trạng nguồn nhân lực nêu trên chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng

và chất lượng.

Các đơn vị du lịch thường xuyên xảy ra tình trạng xáo trộn về nhân lực du

lich. Nguyên nhân chủ yếu theo khảo sát là do lương thấp, không đủ cho người lao

động chi tiêu cá nhân, chính vì thế người lao động có xu hướng chuyển sang đơn vị

68

có mức lương phù hợp hơn (42%). Bên cạnh đó việc thiếu kĩ năng và hiểu biết về

công việc cũng gây xáo trộn nhân sự ngành du lịch tại địa phương (33%)

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát đánh giá nguyên nhân xáo trộn nhân sự tại các đơn

vị dịch vụ du lịch

Số lượng Tỷ lệ

Thiếu kĩ năng và hiểu biết về công việc 33 33.0

Chuyển sang công ty cạnh tranh 19 19.0

Lương thấp 42 42.0

Chứng chỉ/Bằng cấp 6 6.0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2017

Cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch quá ít; năng lực của một số cán bộ, công

chức chưa theo kịp sự phát triển của du lịch tỉnh nhà nên còn hạn chế trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ, trên một số lĩnh vực công tác.

Số cơ sở đào tạo và các chuyên ngành đào tạo nhân lực du lịch quá ít.

Doanh nghiệp chưa có giải pháp hữu hiệu để giữ chân người lao động, khiến

cho tình trạnh nhảy việc, nhân lực trong ngành thường chuyển sang công ty kinh

doanh cùng ngành khi đã có kinh nghiệm làm việc và mong muốn mức thu nhập

cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn.

69

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU TRONG GIAI ĐOẠN

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực ở tinh Bà Rịa Vũng Tàu

Dựa trên đề án xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn

2011- 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm2025,

Chương trình phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020. Chương

trình phát triển nguồn nhận lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020, trong những năm tới định hướng chính

đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ chia theo thành từng giai đoạn

khác nhau cho phù hợp với điều kiện môi trường thay đổi cũng như yêu cầu phát

triển du lịch. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 2018 - 2020: Xác định nguồn nhân lực du lịch là một trong những

yếu tố quan trọng nhất của hoạt động du lịch, trong thời gian qua, nguồn nhân lực

du lịch Bà Rịa Vũng Tàu còn nhiều hạn chế, để phát triển du lịch cần tập trung vào

một số nội dung chính:

- Đánh giá hiện trạng tổng hợp nguồn nhân lực du lịch của tỉnh để có những

cái nhìn chuẩn xác về thực trạng nhân lực từ đó có những chính sách, kế hoạch phát

triển nguồn nhân lực.

- Dành vốn ngân sách ưu tiên phát triển các các chương trình đào tạo, đặc

biệt liên kết với các trung tâm đào tạo lớn và có uy tín trong cả nước như Đà Nẵng,

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… cũng như nước ngoài.

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch theo hướng cơ bản đáp

ứng hoàn toàn về số lượng lao động trực tiếp, bổ sung kịp thời nhu cầu lao động

tăng thêm hàng năm ở các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực du lịch, từng bước đáp ứng về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự

vận hành tốt hệ thống quản lý du lịch và hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa

70

Vũng Tàu, bước đầu định hướng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực có

chất lượng cao, phấn đấu 100% nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch được

đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ở các trình độ khác nhau.

Giai đoạn 2020 - 2025: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch đáp

ứng về mặt số lượng và chất lượng, chú ý đến đội ngũ nhân lực chất lượng cao ở

các lĩnh vực quản lý, hoạch định chính sách, marketing,…. Kêu gọi các doanh

nghiệp du lịch kết hợp với tỉnh triển khai các hoạt động đào tạo thường kỳ nhằm

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Thực hiện chính sách ưu đãi để thu hút

được các nhân sự có chất lượng về phục vụ quê hương. Phấn đấu đến năm 2025 có

100% lao động gián tiếp được tập huấn kiến thức và nghiệp vụ du lịch.

3.2. Những giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tinh Bà Rịa Vũng

Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tê quốc tế:

3.2.1.Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch

❖ Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng mạng lưới đào tạo du lịch hiện đại, đào tạo chất lượng cao, phân bố

phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong tỉnh, thông qua việc thiết lập một số cơ

sở đào tạo du lịch mới và tăng cường cơ sở vật chất và năng lực cho các cơ sở đào

tạo du lịch đang có trong tỉnh.

❖ Nội dung của giải pháp

- Củng cố và phát triển các cơ sở đào tạo hiện có: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh

Bà Rịa Vũng Tàu đã có một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực liên quan hoặc có thể

phục vụ cho ngành du lịch ở các trình độ khác nhau như Đại học Bà Rịa Vũng Tàu,

trường cao đẳng nghề Du lịch, trường Trung cấp nghề Bà Rịa Vũng Tàu, trường

Trung cấp kinh tế Bà Rịa Vũng Tàu, các Trung tâm dạy nghề. Các ngành đào tạo ở

các trường này như Việt Nam học, tiếng Anh du lịch, nghiệp vụ du lịch, Quản trị

khách sạn, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, hướng dẫn du lịch…Các

cơ sở này còn hạn chế nhiều mặt như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,...Trên cơ sở

các khoa, ngành học đã được hình thành tại các cơ sở đào tạo này, tỉnh cần có chiến

lược đầu tư mọi mặt cho các cơ sở này. Tỉnh cần xác định các cơ sở này là hạt nhân

71

cơ bản để đầu tư phát triển thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng

cao ở các trình độ khác nhau (trong đó có ngành du lịch). Cụ thể như sau:

- Củng cố và phát triển về cơ sở vật chất: Một mặt, bằng nguồn ngân sách

phát triển sự nghiệp giáo dục và các dự án đầu tư, tỉnh cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật

chất của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực nói chung và ngành du lịch nói riêng

(đặc biệt là các cơ sở công lập). Mặt khác, có một cơ chế chính sách để tạo điều

kiện cho các cơ sở đào tạo phối hợp với nhau và phối hợp với các cơ quan quản lý

du lịch các cấp, các doanh nghiệp, các cơ sở du lịch trên địa bàn để tận dụng cơ sở

vật chất của các đơn vị này tạo điều kiện thực tập, thực hành và làm việc của sinh

viên các trường trong tỉnh.

- Củng cố và phát triển về đội ngũ hiện có: Một mặt, các cơ sở đào tạo, các

cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cần phối hợp hổ trợ lẫn nhau về đội ngũ cán bộ

giảng dạy về cả lý thuyết và kiến thức thực tiên; liên kết, trao đổi độ ngũ giảng viên

giữa các cơ sở đào tạo. Mặt khác, các cơ sở đào tạo cần tăng cường cử cán bộ, giảng

viên đi học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch để theo kịp sự phát

triển của thực tiên hoạt động du lịch.

- Củng cố và phát triển về chương trình đào tạo: Trên cơ sở các chương trình

đã có, bổ sung những ngành còn thiếu, những ngành mới phát triển và có nhu cầu

trong những năm gần đây. Mặt khác, cần cập nhật những nội dung, những học phần

mới phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu xã hội, tăng tính thực hành, thực tiên, hạn

chế tính hàn lâm, lý thuyết.

- Mở rộng quy mô đào tạo: Dựa vào cơ sở vật chất hiện có và sẽ phát triển

trong tương lai, trên cơ sở nhu cấu và những dự báo về nguồn nhân lực, ngành du

lịch tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về chỉ tiêu

tuyển sinh hàng năm riêng cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Quy mô tuyển sinh hàng năm

phải tiệm cận với những dự báo về số lượng và chất lượng lao động ngành du lịch

từng giai đoạn như đã đề cập ở trên.

- Tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

72

Vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực ngành du lịch là khả năng làm việc

ngay sau khi ra trường, kỹ năng và năng lực làm việc trong các môi trường, hoàn

cảnh khác nhau, chịu được áp lực công việc và cạnh tranh cao. Do đó, các cơ sở đào

tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghiệp vụ cần được đầu tư hệ thống cơ sở vật chất,

trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại, phù hợp với tình hình thực tiên phát triển

du lịch hiện nay. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy học bao gồm hệ thống phòng

học, phương tiện dạy học và và hệ thống cơ sở thực hành. Trong đó, tỉnh cần có

những đầu tư nhất định về hệ thống phòng học, các phương tiện dạy học, tài liệu, tư

liệu dạy hoch hiện đại, còn các cơ sở thực hành, thực tập nghiệp vụ cần giải quyết

theo hướng liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở du lịch để sinh viên được thực

hành, thực tập nghiệp vụ cần giải quyết theo hướng liên kết với các doanh nghiệp,

các cơ sở du lịch để sinh viên thực hành, thực tập trực tiếp trong môi trường hoạt

động du lịch thực sự (các điểm du lịch di sản, các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ

dưởng,…). Việc thực hiện liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du

lịch đã được một số nơi làm tốt như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các

hợp đồng, các cam kết giữa đơn vị sử dụng và đơn vị đào tạo. Bên cạnh đó, các cơ

sở đào tào cần có thiết lập mối quan hệ và tận dụng nguồn tài chính, cơ sở vật chất

kỹ thuật từ các nguồn phi chính phủ, các dự án hổ trợ cộng đồng, trong các dự án

nâng cao năng lực của cộng đồng, xóa đói giảm nghèo. Điều này sẽ góp phần nâng

cao năng lực, kỹ năng làm việc, năng lực chuyên môn, mặt khác góp phần tiết kiệm

được chi phí và cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tạo.

+ Đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo mới trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu

phải tổ chức xây dựng mới cơ sở đào tạo phù hợp với chương trình phát triển hệ

thống cơ sở đào tạo du lịch của ngành du lịch Việt Nam.

+ Đào tạo cán bộ quản lý đào tạo cho các cơ sở đào tạo góp phần nâng cao

chất lượng đào tạo: Tổ chức các khóa đào tạo về quản lý đào tạo cho cán bộ lãnh

đạo các trường chuyên nghiệp du lịch ; tổ chức các chuyến tham quan thực tế tại các

cơ sở đào tạo du lịch nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo các trường chuyên nghiệp du

lịch .

73

+ Tăng cường liên kết, hợp tác và tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động

đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.

Xây dựng chương trình liên kết với các trường ĐH cao đẳng du lịch mở các

chương trình đạo tạo trung cấp, cao đẳng nghề du lịch , tại chức, từ xa và sau ĐH

về quản trị kinh doanh du lịch , khách sạn, du lịch học…

+ Thông tin, tuyên truyền quảng bá về chất lượng và kết quả đào tạo của các

cơ sở đào tạo du lịch.Trao đổi thông tin, hợp tác liên kết đào tạo trong tỉnh và cả

nước.

3.2.2 Đào tạo về giáo viên, giảng viên du lịch

❖ Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên du lịch đủ tiêu chuẩn, có trình độ chuyên

môn và phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên về du lịch đáp ứng các

yêu cầu đối với giáo viên, giảng viên du lịch , có đủ năng lực giảng dạy ở các cơ sở

đào tạo trong tỉnh.

❖ Nội dung của giải pháp

Đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đầu ra

của nguồn nhân lực du lịch. Trên cơ sở hiện trạng về đội ngũ làm công tác đào tạo

hiện nay, giải pháp về đội ngũ giảng viên cần tập trung giải quyết theo các hướng

sau:

- Mời đội ngũ giảng viên có trình độ cao ở các trường thuộc các chuyên

ngành du lịch đến thỉnh giảng một số chuyên đề chuyên sâu, chuyên đề nghiệp vụ ở

các cơ sở đào tạo trong tỉnh nhằm tạo điều kiện để người học được tiếp cận với

những tri thức mới, phương pháp làm việc hiệu quả, đặc biệt là tiếp cận được với

trình độ đào tạo đạt chất lượng quốc gia, khu vực và thế giới. Việc mời đội ngũ

giảng viên có trình độ đến thỉnh giảng là mô hình đang được nhiều trường đại học

trong nước và nước ngoài áp dụng có hiệu quả, vì đây là mô hình ít tốn kém trong

việc xây dựng, duy trì đội ngũ nhưng chất lượng giảng viên lại rất cao, có thể chủ

động được thời gian, số lượng giảng viên mời. Trước mắt, cần tiến hành mời giảng

74

viên các trường trong nước có uy tín, có kinh nghiệm, có bề dày về đào tạo du lịch

(giai đoạn 2018-2020) và mời các giảng viên nước ngoài vào giai đoạn sau.

- Mời các chuyên gia, các nhà quản lý lĩnh vực du lịch có trình độ, có kinh

nghiệm trong và ngoài tỉnh đến giảng dạy, nói chuyện, đối thoại, trao đổi kinh

nghiệm nhiều mặt về hoạt động du lịch như kinh nghiệm quản lý, tổ chức các hoạt

động, sự kiện du lịch, các lê hội; cũng như các yêu cầu năng lực, phẩm chất, kỹ

năng cần có của những người làm quản lý, hoạt động trong lĩnh vực du lịch,… để

sinh viên có thể học tập, định hướng nghề nghiệp, rèn luyện khi đang còn ở trên ghế

nhà trường. Đây cũng là một mô hình hiệu quả. Mô hình này góp phần có sự liên

thông giữa các trường và các cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp. Người học và

nhà trường cập nhật những thay đổi của thực tiên hoạt động du lịch vào trường học,

góp phần đào tạo đáp ứng, theo kịp nhu cầu của xã hội.

- Mời các Giám đốc, chuyên gia đang trược tiếp điều hành các doanh nghiệp

đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch có liên quan đến các cơ sở đào tạo dưới dạng

các chuyên gia, báo cáo viên nhằm mang đến cho người học những kiến thức,

những kinh nghiệm thực tiên đã được thu lượm, được lựa chọn, xác định có giá trị.

Đặc biệt, từ yêu cầu cụ thể về kỹ năng, năng lực, phẩm chất đối với cán bộ, nhân

viên của chính công ty họ làm những tiêu chuẩn để sinh viên học tập, rèn luyện và

phấn đấu khi còn đang ở trong trường học. Điều này sẽ góp phần làm cho chất

lượng các cơ sở đào tạo đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, phù hợp với

thực tiên, người học có thể tham gia vào hoạt động thực tiên ngành du lịch ngay sau

khi ra trường. Chính điều này sẽ góp phần khắc phục được chất lượng giáo dục

nước ta hiện nay là nặng về lý thuyết nhưng thiếu năng lực thực tiên, thực hành.

Mô hành này được các trường Đại học ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

thực hiện hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu về du lịch thường xuyên được

mời thỉnh giảng ở các cơ sở đào tạo, họ vừa đi thỉnh giảng đồng thời tìm kiếm

nguồn nhân lực có chất lượng cao (các sinh viên khá giỏi, năng động,…) tại các cơ

sở đào tạo.

75

- Trên cơ sở thực hiện đồng tời các giải pháp trên, tỉnh cần phải có giải pháp

cụ thể như thu hút đội ngũ giảng viên có chất lượng về giảng dạy ở tỉnh, cử cán bộ

trẻ đi đào tạo ở nước ngoài …., để đến những năm 2020 trở đi, các trường trong tỉnh

có thể chủ động được đội ngủ giảng viên chất lượng.

+ Đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn du lịch về từng lĩnh vực cho đội

ngũ giảng viên ĐH, cao đẳng và giáo viên trung cấp chuyên nghiệp du lịch với các

lĩnh vực chuyên môn: Quản lý du lịch , Quản trị khách sạn, Quản trị Lữ hành, Quản

trị Nhà hàng, Quản trị Dịch vụ, Hướng dẫn du lịch , Nghiệp vụ lê tân, Nghiệp vụ

lưu trú, Nghiệp vụ phục vụ nhà hàng, Kỹ thuật chế biến món ăn và Kỹ thuật pha chế

đồ uống.

+ Đào tạo ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy cho giảng viên và giáo viên:

Bồi dưỡng, bổ túc kiến thức sư phạm và phương pháp giảng dạy hiện đại tạo ra đội

ngũ nòng cốt. Những giảng viên, giáo viên nòng cốt này sẽ tiếp tục truyền đạt cho

đồng nghiệp tại cơ sở đào tạo của mình. Tất cả các giáo viên, giảng viên được đào

tạo ngoại ngữ phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt là tiếng Anh.

3.2.3 Phát triển chương trinh, nội dung đào tạo bồi dưỡng, đào tạo lại

nguồn nhân lực ngành du lịch

❖ Mục tiêu của giải pháp

Trang bị khung cơ bản về chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng các

chuyên ngành đào tạo du lịch tương ứng với tiêu chuẩn chức danh quản lý và tiêu

chuẩn chức danh nghiệp vụ ngành du lịch , phù hợp với yêu cầu thực tiên để áp dụng

trong các cơ sở đào tạo du lịch .

❖ Nội dung của giải pháp

Lựa chọn và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo

Các chương trình phải phản ánh được chất lượng đào tạo và đáp ứng được

yêu cầu nguồn nhân lực sau đào tạo của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Chương

trình phải được xây dựng khoa học và thực tiên, các hướng xây dựng chương trình

đào tạo có thể thực hiện như sau:

76

- Lựa chọn, tham khảo chương trình đào tạo của các trường có uy tín, có chất

lượng ở trong nước đã được thực tế kiểm chứng qua nhiều năm đào tạo, từ đó chọn

lọc, tổng hợp thành một chương trình tốt nhất, có sự kế thừa và phát triển của nhiều

trường khác nhau. Làm được như vậy sẽ giải quyết được vấn đề kinh nghiệm đào

tạo và bổ sung được những yếu tố mới, những thay đổi trong khoảng thời gian gần

đây. Phương thức này không khó, khi mà sắp tới tất cả các trường đều phải công

khai chương trình, cam kết chất lượng đào tạo và đưa tất cả toàn bộ lên trang thông

tin điện tử của các cơ sở đào tạo. Đây là cơ hội thuận lợi để chúng ta tham khảo,

học hỏi khi xây dựng các khung chương trình cho các chuyên ngành liên quan đến

du lịch.

- Tiến hành "nhập khẩu" các chương trình đào tạo của các trường hàng đầu

thế giới, có uy tín, có bề dày đào tạo chuyên ngành du lịch. Hình thức này đã được

một số trường thực hiện như Đại học FPT, Đại học quốc tế Sài Gòn,… Đây thực

chất là sự liên kết, phối hợp đào tạo giữa các trường về cả chương trình, giảng viên,

cơ sở thực hành,…Tuy nhiên, khi áp dụng các chương trình đào tạo này cần có sự

đồng bộ về đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí,…

- Các chương trình đào tạo dù theo hình thức nào thì cũng cần được liên tục

cập nhật, đổi mới để đáp ứng với sự thay đổi về nhu cầu nguồn nhân lực ở từng giai

đoạn khác nhau. Đây là một yếu tố quan trọng. Sau một quá trình đào tạo, các

trường cần tổng kết đánh giá tính phù hợp của chương tình với sự thay đổi của nhu

cầu xã hội, từ đó tiến hành điều chỉnh, cập nhật bổ sung những học phần, nội dung

mới, loại bỏ những học phần, nội dung không còn phù hợp.

Giải pháp hoàn thiện tổ chức và quản lý quá trình đào tạo

- Nên xây dựng quy trình chuẩn về tổ chức và quản lý đào tạo, đưa vào điều

kiện bắt buộc làm báo cáo kết quả sau đào tạo của giảng viên và người tổ chức,

công tác lưu trử thông tin, dữ liệu về các lớp đào tạo cần được chú trọng thông qua

việc phân công cán bộ theo dỏi, quản lý, cần có chế tài thích hợp đối với cán bộ

quản lý ngành du lịch tham gia không nghiêm túc các lớp đào tạo.

77

- Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch nói riêng và các ngành khác

nói chung cần có sự quản lý chặt chẽ về nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ

giảng viên và sự phối hợp giữa các ban ngành, các doanh nghiệp đào tạo. Đây là

một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các trường.

Đối với công tác quản lý nhà nước về mặt giáo dục, tỉnh cần phối hợp với Bộ

Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên kiểm tra,

thanh tra các cơ sở đào tạo về việc chấp hành Luật Giáo dục, các quy chế (đào tạo,

tuyển sinh...), các cam kết đào tạo của các trường, chương trình đạo tạo, đội ngũ

giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện dạy học khác. Thực hiện được

công tác này sẽ góp phần hạn chế những sai sót, yếu kém, bổ sung, điều chỉnh kịp

thời những hạn chế để chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.

Đối với việc phối hợp giữa các ban ngành với các cơ sở đào tạo cần được

thực hiện thường xuyên, trong đó quan trọng nhất là giữa Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch với các cơ sở đào tạo. Việc phối hợp chặt chẽ sẽ góp phần cung cấp những

thông tin liên quan đến nhu cầu nguồn nhân lực ngành du lịch trong hiện tại và

tương lai, khả năng đào tạo của các trường, những yêu cầu về chất lượng... Từ đó,

các bên sẽ có những chiến lược phát triển phù hợp, tạo điều kiện để cho việc thực

hiện nhiệm vụ của mỗi bên ngày càng tốt hơn. Việc phối hợp giữa các cơ sở cần xây

dựng thành các quy chế, các cam kết để mỗi bên có căn cứ chỉ đạo thực hiện.

- Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực và công tác quản lý đào tạo.

Tăng cường tuyển dụng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, tạo điều kiện

thuận lợi để cán bộ quản lý tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên tu, nâng cao nghiệp

vụ, kỹ năng quản lý. Sắp xếp lại bộ máy quản lý du lịch hợp lý, hiệu quả, bố trí lao

động làm công tác đúng chuyên ngành đào tạo để phát huy hết năng lực của cán bộ

quản lý. Thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo;

thực hiện đổi mới cơ chế quản lý đào tạo theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu

trách nhiệm trong hệ thống giáo dục. Đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống phòng

học công nghệ thông tin cho các cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin trong các cơ sở đào tạo theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là

78

một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học; phủ kín việc kết

nối Internet cho tất cả các cơ sơ đào tạo. Hoàn chỉnh chính sách thu hút nhân tài,

trong đó đặc biệt lưu ý tạo môi trường, điều kiện làm việc và chính sách đãi ngộ,

gắn kết lực lượng tại chỗ và bên ngoài chống chảy máu chất xám.

+ Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh quản lý du lịch xây dựng và đưa vào áp

dụng khung chương trình và nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý du lịch đối với

từng đối tượng: chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du

lịch cho cán bộ lãnh đạo các Sở VH,TT & DL; chương trình, nội dung bồi dưỡng

kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho công chức ngạch chuyên viên; chương

trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho công chức

ngạch chuyên viên chính; chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý du

lịch cho giám đốc khách sạn, giám đốc lữ hành, giám đốc nhà hàng; chương trình,

nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý, giám sát bộ phận kinh doanh khách sạn, lữ

hành, hướng dẫn, nhà hàng du lịch , cơ sở vui chơi, giải tí, thể thao, hội nghị.

+ Xây dựng và áp dụng khung chương trình, nội dung đào tạo đối với các

chuyên ngành đào tạo phù hợp với mặt bằng chung của tỉnh và của cả nước: xây

dựng chương trình, nội dung đào tạo quản lý du lịch; quản trị khách sạn; quản trị

nhà hàng; quản trị lữ hành; quản trị giải trí, thể thao, hội nghị, lê hội; hướng dẫn du

lịch ; nghiệp vụ lê tân; nghiệp vụ Nhà hàng; nghiệp vụ lưu trú; chế biến món ăn;

pha chế đồ uống.

+ Ban hành các tài liệu hướng dẫn áp dụng chương trình, nội dung đào tạo và

bồi dưỡng du lịch, xuất bản hoặc dịch và xuất bản một số sách chuyên môn du lịch .

+ ĐT và bồi dưỡng NNL để kinh doanh sản phẩm du lịch chuyên biệt như du

lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa…. Các loại hình du lịch chuyên

biệt đòi hỏi người phục vụ có tri thức rộng và sâu về điểm đến, có tính chuyên

nghiệp cao. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong

các loại hình du lịch chuyên biệt có sự khác biệt căn bản so với các ngành nghề

khác và khác biệt cả với các loại hình du lịch truyền thống.

79

Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả đào tạo

Để công tác đào tạo nhân lực cho du lịch đạt được các mục tiêu đề ra thì việc

đánh giá kết quả đào tạo phải giải quyết những vấn đề đang có của nó, theo đó phải

thực hiện những biện pháp sau:

- Hoàn thiện cơ chế đánh giá kết quả hiện nay: Không thể thực hiện việc

đánh giá kết quả đào tạo hiện tại chỉ do ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện dựa

vào các chương trình đào tạo, vì khi đánh giá kết quả về nội dung kiến thức kỹ năng

của các chương trình đào tạo như vậy cơ quan này rất khó khăn, thiếu khách quan

và thiếu chuyên môn về du lịch.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có chức năng khiểm tra chất lượng dịch

vụ du lịch phải thực sự tham gia quá trình đánh giá kết quả với tư cách thành viên

như một cơ quan đồng chủ trì. Nghĩa là cần thiết một cơ chế phối hợp chặt chẽ và

hiệu quả trong đánh giá kết quả đào tạo nhân lực du lịch

- Áp dụng phương pháp đánh giá kết quả phù hợp: Không nên tiến hành việc

đánh giá kết quả chất lượng đào tạo chỉ do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì và thực

hiện dựa vào các chương trình đào tạo và báo cáo từ các cơ quan quản lý Giáo dục

đào tạo các cấp từ huyện và thành phố. Vì cách đánh giá này chỉ mang tính chất

định tính và thiếu cụ thể vì các cơ quan cấp dưới này quản lý quá nhiều đối tượng

và chương trình giáo dục đào tạo. Khi cần họ lại yêu cầu các cơ sở đào tạo và các

trường có liên quan báo cáo. Do vậy kết quả thiếu khách quan, vì vậy thời gian tới

việc đánh giá kết quả phải:

(1) Có sự tham gia của người sử dụng học viên sau đào tạo- kết quả của đào

tạo, tức là việc đánh giá chất lượng đào tạo sẽ có thêm ý kiến đánh giá của các cơ

quan quản lý nhà nước về du lịch.

(2) Phải có các học viên- là người thụ hưởng các chương trình đào tạo tham

gia đánh giá.

Nghĩa là nên xây dựng bảng hỏi tùy theo từng thời kỳ để gửi tới tất cả các

đối tượng để lấy ý kiến đánh giá và tổng kết các thông tin thu được.

80

- Tìm nguồn kinh phí cho thực hiện đánh giá: Nếu thiếu một khoản kinh phí

nào để tiến hành các đánh giá kết quả đào tạo như hiện tại do việc đánh giá như

trên chỉ phục vụ tổng kết của ngành Giáo dục và Đào tạo phục vụ cho định hướng

chung thì kết quả sẽ rất hạn chế. Trong khi ngành du lịch muốn thực hiện thì không

phải phạm vi quản lý nên không có kinh phí cho thực hiện trong khi ngành này còn

quá nhiều công việc để tiến hành. Do vậy, tỉnh cần phải tài trợ từ ngân sách cho

công tác này và giao cho đầu mối thực hiện quản lý qua phối hợp giữa hai cơ quan

này.

- Hình thành và nâng tính chuyên nghiệp của cơ sở đào tạo du lịch: Nếu việc

xác định nhu cầu tới xây dựng chương trình và đội ngũ cán bộ giảng dạy cho đào

tạo nhân lực du lịch của các cơ sở đào tạo hiện nay thì khó có thể nâng cao chất

lượng đào tạo. Các cơ sở chuyên sâu về đào tạo nhân lực du lịch chưa chuyên

nghiệp và không có bộ phận kiểm định cho chính mình. Do vậy, để đảm bảo việc

đánh giá kết quả đào tạo cần phải:

(1) Cần có cơ quan kiểm định của các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện

thường xuyên;

(2) Chỉ cấp phép đào tạo du lịch cho các cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn đào

tạo;

(3) Chính quyền cần có ưu đãi khi cơ sở đào tạo đăng ký và tổ chức đào tạo

nhân lực du lịch như chính sách thuế, vay vốn, hỗ trợ chuyên môn,…

Đẩy mạnh liên kết đào tạo

Liên kết đào tạo là một trong những giải pháp được nhiều địa phương và

nhiều ngành đã và đang áp dụng có hiệu quả. Hình thức này được áp dụng khi đội

ngũ nhân lực có sự thiếu hụt lớn, năng lực đào tạo của các cơ sở trong tỉnh chưa đáp

ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Hình thức liên kết đào

tạo có thể thực hiện theo một trong những hình thức sau:

Thứ nhất, liên kết đào tạo trong nước. Hiện nay, trong nước đã có nhiều

trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà

81

Nội, Huế,… Trong thời gian tới, công tác liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch

tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cần theo các hướng sau:

- Liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước về đội ngũ. Trên cơ sở nhu cầu

đội ngũ giảng viên chuyên ngành du lịch và các ngành liên quan, các cơ sở đào tạo

trong tỉnh cần tiến hành liên kết, ký kết các thõa thuận với các cơ sở có đội ngũ

giảng viên có trình độ, có uy tín về việc hỗ trợ, cử giảng viên đến Bà Rịa Vũng Tàu

thỉnh giảng, giúp Bà Rịa Vũng Tàu đào tạo nguồn nhân lực. Đây là hình thức giúp

các cơ sở đào tạo trong tỉnh có được một đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có chất

lượng, ổn định. Một số trường có thể liên kết về đội ngũ như trường Cao đẳng Du

lịch Hà Nội, trường Cao đẳng du lịch Huế, các trường cao đẳng nghề về du lịch có

truyền thống đào tạo nhiều năm ở Hà Nội và ở Thành phố Hồ Chí Minh,…

- Liên kết đào tạo theo hình thức chương trình và đội ngũ giảng viên. Hình

thức này được thực hiện theo mô hình: các cơ sở đào tạo có chất lượng chịu trách

nhiệm về chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên, các cơ sở đào tạo trong tỉnh

chịu trách nhiệm về mặt tuyển sinh, quản lý và cơ sở vật chất. Hình thức này đã

được một số trường đại học lớn áp dụng, đặt các lớp ở những tỉnh có nhu cầu như

Đại học kinh tế Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế,…Hình thức này được thực

hiện theo mô hình chính quy và học liên tục, nhất thiết không thực hiện theo hình

thức tại chức. Trong chương trình đào tạo, giành một tỷ lệ nhất định để các giảng

viên tại cơ sở liên kết được tham gia giảng dạy giúp tiếp cận với chương tình và

phương pháp đào tạo. Liên kết đào tạo theo hình thức này đang gặp thuận lợi khi mà

các trường có chất lượng, có uy tín đang có xu hướng mở rộng quy mô đào tạo,

phạm vi tuyển sinh, tiến hành đặt lớp tại các địa phương.

- Liên kết với các doanh nghiệp: Đây là một hình thức liên kết giữa cơ sở đào

tạo và nhà sử dụng. Các trường tiến hành điều tra, nghiên cứu nhu cầu nguồn nhân

lực trong một khoảng thời gian nhất định của các doanh nghiệp, từ đó tiến hành đàm

phán, ký kết hợp đồng đào tạo với số lượng và chất lượng được cam kết cụ thể.

Điều đặc biệt trong hình thức này là doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình đào

tạo ngay từ đầu thông qua các công đoạn như cử chuyên gia của doanh nghiệp đến

82

đối thoại, trao đổi kinh nghiệm,… với sinh viên và cho và cho sinh viên được đến

doanh nghiệp để thực tập, thực hành,…Đây là một mô hình mới trên thế giới, nhưng

có triển vọng rất lớn. Hình thức này giúp doanh nghiệp chủ động được số lượng lao

động có nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, nhưng quan trọng hơn doanh nghiệp

có thể kiểm soát được chất lượng đầu vào của các nhân viên; cơ sở đào tạo tiết kiệm

được kinh phí trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở thực hành, giải

quyết được đầu ra cho người học.

Thứ hai, liên kết đào tạo với nước ngoài. Hình thức liên kết đào tạo với nước

ngoài là một xu thế tất yếu, nằm trong quá trình toàn cầu hóa của nền kinh tế- xã hội

thế giới. Liên kết đào tạo với nước ngoài góp phần tiếp cận với trình độ giáo dục thế

giới, tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu phát triển của nguồn nhân lực du lịch trong

nước có trình độ tương đương khu vực và thế giới. Đồng thời giúp người học có cơ

hội được học tập, làm việc trong một môi trường có tính chuyên nghiệp, áp lực công

việc cao. Một số quốc gia có ngành đào tạo về du lịch mà chúng ta có thể liên kết

đào tạo như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Anh, Mỹ,…Cần tiến hành

tiếp xúc, liên kết, ký các cam kết, hỗ trợ giữa các cơ sở trong tỉnh với các cơ sở

nước ngoài. Hình thức liên kết này có thể thực hiện theo các hướng sau:

- Sử dụng chương trình và đội ngũ giảng viên của các trường quốc tế có uy

tín trong khu vực và thế giới để đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Trên cơ sở nhu cầu,

hàng năm các cơ sở đào tạo trong tỉnh tiến hành liên kết đào tạo với các nước theo

hình thức du học tại chỗ (cơ sở đào tạo đặt tại Bà Rịa Vũng Tàu). Các trường nước

ngoài chịu trách nhiệm về chương trình và đội ngũ giảng viên các học phần chuyên

ngành, các trường trong tỉnh chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất, tuyển sinh, giảng

dạy một số học phần theo chương trình quy định như các học phần chính trị, lý luận,

học phần chung,… Hình thức này có thể thực hiện thông qua các kênh ngoại giao,

qua các giáo sư là người Việt đang giảng dạy ở nước ngoài.

- Hình thức đào tạo 2 năm ở Việt Nam và 2 năm ở nước ngoài. Các cơ sở đào

tạo trong tỉnh chịu trách nhiệm tuyển sinh đầu vào, đào tạo các nội dung học phần

chung, cơ bản, ngoại ngữ; các cơ sở đào tạo nước ngoài chịu trách nhiệm đào tạo

83

chuyên ngành sâu, chuyên ngành hẹp. Đây lan một hình thức đảm bảo tính thực tiên

Việt Nam và theo kịp phát triển của trình độ đào tạo của thế giới và khu vực, tiếp

cận với xu hướng phát triển du lịch thế giới, tiêu chuẩn nhân lực của các công ty,

doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở nước ta, hướng tới xuất khẩu nhân lực ngành

du lịch,…

- Đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài. Đây là hình thức cử cán bộ, nhân viên đi

học tập, nghiên cứu, thực tập tại các trường, viện và các cơ sở đào tạo nước ngoài

bằng ngân sách nhà nước, học bổng hợp tác giữa các quốc gia,…Cán bộ được

cử đi đào tạo thuộc diện cán bộ quy hoạch, phát triển lâu dài, có năng lực, có trách

nhiệm sẽ về phục vụ lâu dài tại tỉnh nhà. Số lượng cử đi đào tạo phụ thuộc vào nhu

cầu thực tế và ngân sách. Những người đi đào tạo về sẽ là các chuyên gia cao cấp

trong lĩnh vực du lịch như quy hoạch, hoạch định chính sách, quản lý,

marketing,…Hình thức này có tính khả thi cao vì chúng ta có thể lựa chọn được các

trường có uy tín, chất lượng để gửi cán bộ đi học, mặt khác, liên kết đào tạo với các

nước là xu thế của các trường đại học trên thế giới.

3.2.4 Đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội

❖ Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu cơ bản của giải pháp này là nâng cao chất lượng công tác đào tạo

nhân lực ngành Du lịch, đáp ứng nhu cầu của xã hội, trang bị các kiến thức, kỹ năng

hỗ trợ cho hoạt động của đội ngũ lao động trong ngành du lịch với nguyên tắc: “ai

làm việc gì thì học để làm việc đó cho tốt”.

Hình thức đào tạo này thường gây tốn kém về nguồn lực, tuy nhiên đây là hình

thức rất hiệu quả, do đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội, xoá dần khoảng

cách giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng; các doanh nghiệp và xã hội không phải bỏ

thêm chí phí và thời gian cho việc đào tạo lại, có thể sử dụn ngay lao động vừa

được đào tạo, đáp ứng nhu cầu bức xúc về nguồn nhân lực có tay nghề phù hợp, vì

vậy cần được nghiên cứu áp dụng rộng rãi.

❖ Nội dung của giải pháp

84

+ Xác định nhu cầu đào tạo: Các bước cần thiết trong xác định nhu cầu đào tạo

gồm: phân tích nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động; phân tích công

việc và phân tích cá nhân. Tránh bỏ sót hoặc cắt ngắn các khâu để tránh trường hợp

không đưa ra được một danh sách nhu cầu cần đào tạo một cách cụ thể và chi tiết.

Sản phẩm của công đoạn này là những nhu cầu chính cho các nhóm công việc tiêu

biểu trong doanh nghiệp du lịch, danh sách nhu cầu cụ thể cho những nhóm người

hoặc từng người cụ thể.

Trong điều kiện hiện nay của ngành du lịch tỉnh thì phương pháp xác định nhu

cầu đào tạo theo vị trí công việc là phù hợp nhất. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm các

phương pháp khác như phỏng vấn, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tại các dự án,

cơ sở đào tạo. Điều này làm cho công tác đào tạo NNL ngành du lịch phù hợp với nhu

cầu thực tế của các doanh nghiệp du lịch .

+ Thiết kế chương trình đào tạo: Khâu đầu tiên trong thiết kế chương trình đào

tạo là cần xác định mục tiêu đào tạo. Một mục tiêu đào tạo tốt cần phải cụ thể, lượng

hoá được, hiện thực và quan sát được. Các mục tiêu cần cụ thể và lượng hóa được vì

với những mục tiêu không định lượng được sẽ gây nhiều khó khăn cho việc đánh giá

hiệu quả đào tạo sau này.

Một chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của công việc cần giải

quyết được 3 nội dung đào tạo là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ngoài ra, cũng cần

cân đối hàm lượng kiến thức của các loại kiến thức, do đó chương trình đào tạo, bồi

dưỡng cần chia kiến thức thành 3 loại: loại mà người học phải biết, loại cần biết và

loại nên biết.

Loại phải biết là kiến thức nhất thiết phải được trang bị trong các khoá đào tạo,

bồi dưỡng theo nhu cầu. Đó là các loại kiến thức, kỹ năng cần để thực hiện đúng, đủ

các nhiệm vụ được giao. Loại kiến thức cần biết là loại kiến thức mà giảng viên có

thể gợi ý, giới thiệu cho học viên nghiên cứu, mở rộng tầm hiểu biết để hỗ trợ cho

việc thực hiện công việc. Loại kiến thức nên biết là kiến thức bổ trợ, người học có

thể tự nghiên cứu, trang bị cho mình khi có điều kiện tiếp cận.

85

+ Thiết kế nội dung giảng dạy: cần có sự trao đổi kỹ lưỡng giữa doanh nghiệp

du lịch sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo du lịch, tránh những chương trình có

sẵn, và không theo sát được nhu cầu của doanh nghiệp.

Hiện nay, nội dung đào tạo của đa số các cơ sở đào tạo du lịch thường mang

nặng tính lý thuyết, hàn lâm. Nhiều bài giảng dành quá nhiều thời gian giảng giải về

định nghĩa, tầm quan trọng và các yêu cầu, nguyên tắc, mà ít thời gian dành cho việc

giải thích làm gì, làm như thế nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào, v.v...Rất nhiều

chương trình đào tạo chỉ chuẩn bị nội dung giảng giải là chính, ít chuẩn bị phần thực

hành, phần kích thích suy nghĩ, sáng tạo và độc lập của học viên. Để khắc phục bất cập

này cần có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành du lịch và các doanh nghiệp du

lịch trong khâu thiết kế nội dung giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

+ Thực hiện chương trình đào tạo: đào tạo theo nhu cầu đòi hỏi phương pháp

giảng dạy phải phát huy được tính chủ động của học viên, giảng viên chỉ giữ vai trò

dẫn dắt.

Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần tạo nên một sự giao lưu thông tin 2

chiều giữa giáo viên và học viên. Giáo viên giữ vai trò là người dẫn dắt để học viên

được thảo luận nhóm, trình bày những hiểu biết, chính kiến và cách xử lý của mình,

trao đổi học tập lẫn nhau, kích thích suy nghĩ của học viên. Cách làm này làm cho

các chương trình đào tạo sôi động và hấp dẫn hơn, cuốn hút người học, đồng thời

đem lại những lợi ích thiết thực cho cả người dạy và người học.

Số lượng học viên trong một lớp học cũng là vấn đề lớn trong thực hiện

chương trình đào tạo. Thường các lớp học có trên 40-50 học viên, thậm chí còn

nhiều hơn. Với số lượng học viên như thế, không cho phép giáo viên sử dụng các

phương pháp giảng dạy tích cực như thảo luận nhóm, bài tập tình huống, đóng vai...

vì với số lượng học viên quá lớn, giáo viên không kiểm soát nổi lớp học khi sử dụng

những phương pháp đó. Như vậy, kể cả khi giáo viên có biết về các phương pháp

giảng dạy tích cực, thì hoàn cảnh cũng không cho phép họ áp dụng phương pháp đó.

+ Đánh giá hiệu quả đào tạo: Công tác đánh giá hiệu quả của đào tạo cần phản

ánh được: phản ứng của học viên trong khóa học về nội dung, phương pháp và công

tác tổ chức lớp học; đánh giá mức độ học tập của học viên, được tổ chức ngay trước

86

và ngay sau khóa học, rồi lấy kết quả so sánh với nhau; đánh giá sự thay đổi hành vi

của học viên trong công việc làm hàng ngày, thường thực hiện sau khóa học vài ba

tháng, và đánh giá ảnh hưởng của khóa đào tạo tới kết quả kinh doanh của công ty,

tổ chức.

Việc đánh giá mức độ học tập của học viên tránh làm theo kiểu hình thức. Khi

việc đánh giá đào tạo được tổ chức bài bản, chính thức, thì việc rút ra bài học kinh

nghiệm được đầy đủ và toàn diện cho những lần kế tiếp. Ngoài ra, cần phải xem

công tác đào tạo như một hoạt động đầu tư, và cần phải đánh giá xem hiệu quả của

quá trình đầu tư như thế nào, để có phương án đầu tư tiếp cho có lợi hơn.

87

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh kinh tế thị trường và cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế. Nhân lực tạo nên hàng hoá sản phẩm du lịch cũng sẽ trở thành hàng hoá sức lao

động với yêu cầu giá trị phải ngày càng cao ngang tầm giá trị thị trường đương thời

theo qui mô từng bước vượt khỏi tầm quốc gia để tiến tới trình độ khu vực và quốc

tế. Điều đó có nghĩa rằng việc đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch chất

lượng cao cho tới phương thức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu

ngày càng lớn và chịu sự chi phối bởi các qui luật kinh tế thị trường mang tính khu

vực, tính quốc tế ngày càng khắc khe. Chủ động tiếp thu một cách có sáng tạo các

thành tựu và kinh nghiệm tốt của thế giới nhằm từng bước thực hiện “chuẩn hoá”

việc đào tạo du lịch nước ta theo tiêu chí quốc tế. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân

lực du lịch theo mô hình liên kết chặt chẽ “3 nhà” ( nhà trường – nhà doanh nghiệp-

nhà nước) nhằm nâng cao tính đồng bộ và hiệu quả trong công tác đào tạo- sử dụng-

phát huy nguồn nhân lực du lịch là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ưng kịp yêu

cầu hội nhập.

Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh có tiềm năng và hoạt động du lịch sôi động trong

hiện tại và tương lai. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố có tính chất quyết

định đến hiệu quả khai thác các loại tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh và đưa hoạt

động du lịch Bà Rịa Vũng Tàu trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả, có khả năng cạnh

tranh và trở thành trung tâm du lịch của khu vực và thế giới.

Mặc dù trong thời gian qua, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có những cố gắng hiện

thực hóa nghị quyết của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy

mạnh việc xây dựng đội ngũ nhân viên du lịch có số lượng và chất lượng thông qua

việc đề ra và triển khai các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn

tỉnh. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch hiện nay chưa đáp

ứng nhu cầu của thực triên phát triển du lịch. Điều này đã ảnh hưởng nhiều mặt đến

hoạt động du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu như chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp

của sản phẩm, khả năng thu hút khách và lưu giữ khách …

88

Để nâng cao tính hiệu quả trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất

lượng đáp ứng ngang với tiềm năng và lợi thế du lịch của tỉnh, trong thời gian tới,

việc thực hiện một chiến lược quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

là cấp thiết và quan trọng. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ tăng

cường các lớp tập huấn bồi dưỡng trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý đào tạo,

giảng viên trình độ cao, giảng dạy bằng ngoại ngữ để có thể đảm nhận đào tạo cho

sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập, đảm bảo cho người học sau khi học

xong có thể làm việc, phát huy khả năng trong môi trường làm việc quốc tế.

Hy vọng những phân tích, nhận định, dự báo và các giải pháp đề xuất tại đề

tài này là cơ sở để các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý chỉ đạo, phối hợp thực

hiện, người dân định hướng nghề nghiệp trong tương lai cũng như có ý thức trong

việc tạo môi trường du lịch thân thiện, văn minh, lịch sự. Góp phần đẩy mạnh công

tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ phát triển du lịch địa

phương, đồng thời đảm bảo mục tiêu hội nhập quốc tế. Hội nhập thành công đóng

góp nhiều lợi ích cho quốc gia, điạ phương cũng như mang lại nhiều lợi ích thiết

thực cho người dân.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT

1. Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch (2009), Chiến lược phát triển du lịch Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội

2. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2012), Giáo trình kinh tế nguồn nhân

lực,NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội

3. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (2016), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ

XI.

5. Nguyên Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch,NXB

Lao động – xã hội, Hà Nội

6. Phạm Công Đoàn (2009), Nâng cao năng lực đội ngũ giám đốc điều hành trong

doanh nghiệp TM Nhà nước hiện nay, Trường Đại học Thương mại

7. Nguyên Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội

nhập quốc tế, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội

8. Trần Thị Hà (2005), Thực trạng và giải pháp phát triển nhân lực Du lịch Việt

Nam

9. Trần Sơn Hải (2004), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnhKhánh

Hòa, Luận văn thạc sĩ ngành Du lịch

10. Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam

Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viên

Hành chính Quốc gia Việt Nam

11. Hoàng Văn Hải và Vũ Thùy Dương (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb

Thống kê Hà Nội (t5)

12. Trần Thị Hạnh (2010), Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ninh năm2011 -

2015, Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội

90

13. Vũ Thị Hạnh (2011), Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ninh giai

đoạn 2011 – 2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế du lịch.

14. Trần Thu Hoài (2009), Phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp FDI trong

quá trình hội nhập kinh tế, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản trị kinh

doanh, Đại học Kinh tế Huế.

15. Dương Đức Khanh (2010), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Ninh

Bình, Luận án tiến sĩ Học viện hành chính

16. Nguyên Trường Lâm (2014), Phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng

Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, Trường Đại học Đà Nẵng.

17. Phạm Trung Lương (2016), Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối

cảnh hội nhập, Hội thảo: Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn

hội nhập, TP. HCM.

18. Nguyên Văn Lưu (2008), Thị trường Du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

19. Bùi Văn Nhơn (2004), Quản lý nguồn nhân lực xã hội, Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp bộ, Hà Nội.

20. Nguyên Thế Phong (2010), Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp

Nhà nước kinh doanh nông sản khu vực phía nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học

Kinh tế TP HCM.

21. Nguyên Ngọc Quân và Nguyên Vân Điềm (2015), Giáo trình Quản trị nhân lực,

Nxb Đại học Kinh tế quốc dân (t7)

91

B. TIẾNG ANH

22. Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, JohnWiley

& Son Pitman, Melbourne

23. Ha Van Sieu (1998), Emerging Labor Makets: Manpower Requirement ofthe

Tourism Industry in Vietnam, Dissertation, Leopold-Franzen University,

Innsbruck

24. Fallon, P. and Verry, D. (1988), The Economics of Labour Markets,

PhilipAllan, Hemel Hempstead, Hertfordshire.

25. Jones, P. (1996), Managing Hospitality Innovation, The Cornell

H.R.A.Quarterly, 37(5), pg. 86-95.

26. Robert.W - Mc Intosh, Charler R Goelder, JB. Brent Ritchie (1995), Tourism,

Principles, Practices, Philosophies 7th Edition, John Wiley – NewYork.

92

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI

Ngày phỏng vấn :…./…./2017

Xin chào Anh/ Chị! Tôi là học viên Cao học Khoá 1 – CH 15 Q2 - Trường

Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Hiện tôi đang thực hiện đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực

ngành du lịch Tinh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế”. Bản

câu hỏi này là một phần quan trọng trong nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực

ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Vì

vậy, tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ và cộng tác của Anh/Chị với tư cách là khách

hàng sử dụng dịch vụ này - qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây. Tôi cam kết rằng

các thông tin mà Anh/Chị cung cấp chỉ phục vụ cho nghiên cứu dưới dạng tổng hợp

của số đông, mọi thông tin cá nhân được giữ kín.

THÔNG TIN ĐÁP VIÊN

Họ và tên đáp viên:

Tuổi:

Giới tính: Nam Nữ

Nghề nghiệp

Trình độ học vấn

Đơn vị công tác

Thu nhập bình quân

93

PHẦN CÂU HỎI

Câu 1: Anh/chị đánh giá chung về các kỹ năng của nhân lực trong ngành du

lịch tại tinh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay như thế nào?

Rất

yếu Yếu

Trung

bình Tốt

Rất

tốt

Tiếng Anh

Kĩ năng dịch vụ khách hàng

Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng ngôn ngữ

Kĩ năng làm việc nhóm

Kĩ năng quản lý

Kĩ năng lãnh đạo

Kĩ năng lập kế hoạch

Câu 2: Các tiêu chuẩn tuyển nhân lực trong ngành du lịch tại tinh Bà Rịa –

Vũng Tàu hiện nay ra sao?

Hoàn

toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Hoàn

toàn

đồng

ý

Cá tính và sự nhiệt huyết

Sự thể hiện trong buổi phỏng vấn

Kĩ năng giao tiếp

Chứng chỉ/Bằng cấp

Kinh nghiệm làm việc

Kĩ năng ngoại ngữ

Ngoại hình/Ấn tượng ban đầu

Sự chuyên nghiệp của CV

94

Câu 3: Nguyên nhân xáo trộn nhân sự tại các đơn vị dịch vụ du lịch tại tinh Bà

Rịa – Vũng Tàu?

Thiếu kĩ năng và hiểu biết về công việc

Chuyển sang công ty cạnh tranh

Lương thấp

Môi trường làm việc

Lý do cá nhân

Khác

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ ĐÓNG GÓP CỦA QUÝ ANH/CHỊ

95

PHỤ LỤC 2.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH

96

97