30
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐOÀN KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH SÓC TRĂNG *** TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 7/2013 Chủ điểm của tháng 7: Kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh liệt sỹ Việt Nam (27/7/1947 – 27/7/2013) Chủ đề “Đền ơn đáp nghĩa - Uống nước nhớ nguồn”

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHĐOÀN KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH SÓC TRĂNG

***

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN

THÁNG 7/2013Chủ điểm của tháng 7:

Kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh liệt sỹ Việt Nam (27/7/1947 – 27/7/2013)

Chủ đề “Đền ơn đáp nghĩa - Uống nước nhớ nguồn”

Lưu hành nội bộ - Sóc Trăng, tháng 7/2013

“TUỔI TRẺ VIỆT NAM HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC”

Page 2: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới các đồng chí thương binh và gia đình liệt sĩ. Ngày 27-7-1947, Người gửi thư cho Ban Tổ chức “Ngày thương binh toàn quốc” và từ đó ngày 27-7 hằng năm trở thành Ngày thương binh, liệt sĩ.

Ăn quả nhớ kẻ trồng câyTrong tư tưởng Hồ Chí Minh, để kháng chiến thắng lợi phải nêu cao tinh thần yêu nước,

phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông. Người nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước kẻ thù là những đế quốc lớn khi khơi dậy và thổi bùng lên lòng yêu nước nồng nàn của toàn dân, tổ chức và vũ trang toàn dân. Một trong những nội dung giáo dục lòng yêu nước mà Người thường căn dặn cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ là “ăn quả phải nhớ người trồng cây”, phải chăm lo đền ơn thương binh, liệt sĩ đã dũng cảm hy sinh để giữ gìn non sông đất nước.

Suốt 24 năm, trên cương vị đứng đầu Đảng, Nhà nước trực tiếp  lãnh đạo các cuộc kháng chiến  trường kỳ gian khổ chống quân xâm lược Pháp và Mỹ, dù bận nhiều công việc, Bác Hồ vẫn dành cho thương binh, bệnh binh những tình cảm yêu thương, quý trọng sâu nặng. Trong kháng chiến, sau các chiến dịch, chỉ đạo việc quân, việc nước Bác Hồ thường quan tâm chăm sóc thương bệnh binh.

Đến các nơi chữa bệnh, nuôi dưỡng thương binh, Người ân cần thăm hỏi, tặng quà từ tiền tiết kiệm và đồ dùng của mình để thêm phần chăm sóc cho thương binh. Bác nêu gương, biểu dương, khuyến khích, tặng huy hiệu cho những thương binh khắc phục đau yếu, thương tật “tàn nhưng không phế”, động viên anh, chị em thương binh cố gắng học tập, làm việc, cống hiến cho xã hội. Người còn căn dặn thương, bệnh binh phải khiêm nhường, biết ơn sự săn sóc của đồng bào, không được ra vẻ công thần, cần cố gắng tự lực, cánh sinh… Di chúc thiêng liêng đối với thương binh, liệt sĩ

Trước khi từ biệt thế giới này, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tình cảm đặc biệt cho thương binh, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ là những người có công với nước trong các cuộc kháng chiến anh dũng, lâu dài của dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Di chúc từ năm 1965. Cứ vào dịp ngày sinh hằng năm Người lại sửa chữa và viết bổ sung vào tài liệu “tuyệt đối bí mật” này. Phần về thương binh, liệt sĩ và gia đình thương binh liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong ...) Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn  dặn toàn Đảng, toàn dân: Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi,

2

 

Page 3: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

công việc đầu tiên đối với con người là chăm lo cho thương binh và những người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Noi gương Bác ra sức chăm lo người có công 64 năm qua, toàn dân ta ra sức thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, gắng sức đền ơn, đáp

nghĩa người có công với nước. Các chính sách, chỉ thị, pháp lệnh của Đảng và Nhà nước về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công được đổi mới và ngày một hoàn thiện. Các chính sách đi vào cuộc sống đã phát huy cao độ truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng yêu nước của đồng bào cả nước và làm nảy nở ở các địa phương, các ngành, các đơn vị nhiều phong trào đền ơn đáp nghĩa người có công, làm xúc động tâm can đồng chí, đồng bào. Kể từ năm 1994 khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, đến nay Quỹ đền ơn đáp nghĩa có được  số tiền do nhân dân đóng góp là hàng nghìn tỷ đồng. Các bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được nhận phụng dưỡng suốt đời. Hàng trăm nghìn ngôi nhà tình nghĩa được xây mới. Nhiều phong trào có ý nghĩa thiêng liêng, thể hiện tình cảm biết ơn vô hạn của toàn dân, toàn quân ta với các thương binh như tặng sổ tiết kiệm, vườn cây “đền ơn đáp nghĩa”. Nhiều việc hiếu nghĩa được tiếp tục đẩy mạnh như tìm mộ liệt sĩ, nhiều cựu chiến binh trở lại chiến trường xưa để đi tìm đồng đội; quy tập hài cốt liệt sĩ, xây đài tưởng niệm, chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ, xây mộ, dựng bia, tu bổ các công trình tưởng niệm liệt sĩ, tổ chức các lễ  cầu siêu ở Côn Đảo, Phú Quốc, ngã ba Đồng Lộc. Các sinh hoạt có tính giáo dục thế hệ trẻ tại các nghĩa trang Quảng Trị, Trường Sơn, Bến Được, Củ Chi..., các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ… thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Sau hơn 25 năm đổi mới, mặc dù nỗ lực rất lớn nhưng chúng ta chưa thể bằng lòng với những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách đền ơn người có công. Vẫn còn hàng chục nghìn những đối tượng chính sách  còn ở trong các ngôi nhà tạm và còn nhiều người chưa được hưởng đầy đủ chế độ, nhất là trong điều kiện suy thoái kinh tế, kinh tế đất nước gặp khó khăn, đời sống của thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công nói chung bị suy giảm. Do đó, các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa đến những người có công một cách thiết thực, một mặt khuyến khích các tầng lớp xã hội ra sức đền ơn đáp nghĩa; mặt khác đổi mới hơn nữa chính sách đối với thương binh, người có công, gia đình liệt sĩ. Đại hội XI của Đảng đề ra nhiều định hướng quan trọng tiếp tục hoàn thiện chính sách với người có công. Chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, gia đình người có công là chính sách lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Tiếp tục đổi mới và làm tốt chính sách với người có công không chỉ thể hiện truyền thống, đạo lý nhân văn cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc là “đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta” như Di chúc của  Bác Hồ ./.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ BIỂN, BIỂN ĐẢO VIỆT NAMII. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CHỦ QUYỀN

BIỂN ĐẢO VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG 1. Một số chỉ thị, nghị quyết của Đảng:- Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 5/1993 đã chỉ rõ “tiến ra biển trở thành một

hướng phát triển của loài người” và “trở thành một nước mạnh về biển là một mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu về điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam”.

3

Page 4: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

- Chỉ thị số 20 của Bộ Chính trị tháng 9/1997 nhấn mạnh: “Vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát triển của đất nước, là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp CNH-HĐH”.

- Nghị quyết đại hội IX của Đảng khẳng định : “phải phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao thúc đẩy các vùng kinh tế khác và phải phát triển kinh tế biển kết hợp với bảo vệ vùng biển”.

- Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX), Nghị quyết đại hội X và mới đây là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020” đã xác định mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, phấn đấu nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”

2. Một số văn bản của Nhà nước: Để tiếp tục duy trì bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam trên biển Đông và hai quần đảo Trường

Sa và Hoàng Sa, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp lý để tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình. Các văn kiện đều phù hợp với hệ thống luật quốc tế và công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982 mà Việt Nam là thành viên, cụ thể:

* Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 lãnh hải, vùng biển tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (đây là văn bản pháp quy đầu tiên và là cơ sở nền tảng cho các văn bản pháp quy sau này).

- Theo Điều 5. Tuyên bố ngày 12/5/1977 các đảo và quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải Việt Nam đều có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Như vậy, nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những khu vực này như các vùng tương ứng nằm trong lãnh hải vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

- Tuyên bố ngày 12/2/1977 được công bố ngay sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất và đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền lợi của Việt Nam trên các vùng biển và thềm lục địa. Tuyên bố nêu trên cũng thể hiện đường lối đối ngoại hòa bình của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Tuyên bố khẳng định nguyên tắc giải quyết tranh chấp, bất đồng liên quan tới biển với các nước liên quan thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.

- Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam nêu rõ: “Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam sẽ cùng các nước có liên quan thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề vế các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”.

* Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam:

Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982, về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam và mới đây là “Luật biển quốc gia” được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003 có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.

* Luật biên giới quốc gia được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (khóa XI), kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003:

- Bộ Luật đã khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự

4

Page 5: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”. Điều 1, chương 1 của Bộ luật ghi rõ: “Biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là đường mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, vùng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam”.

- Theo Bộ luật, biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo công ước giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

- Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xác định chủ quyền, quyền tài phán của nước CHXHCN Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

- Cùng với việc ban hành các văn bản, trong các kỳ bầu cử mặc dù công tác trên các đảo xa bờ và điều kiện đi lại còn rất hạn chế nhưng quân và dân huyện đảo Trường Sa đã luôn thực hiện đầy đủ quyền công dân của mình và tham gia các công việc chính quyền khác như bất cứ một đơn vị hành chính nào trên đất liền. Hằng năm, quần đảo Trường Sa là nơi đón tiếp các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và đại diện các cơ quan ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, các tổ chức xã hội cũng như hàng nghìn lượt cán bộ ra thăm và công tác trên đảo.

- Đồng thời với đàm phán giải quyết các vấn đề trên biển có liên quan với Trung Quốc, ngày 04/11/2002 tại Phnômpênh (Cămpuchia), Việt Nam đã cùng với các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc ký kết Bản tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì ổn định ở khu vực.

- Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX, tại Kỳ họp thứ 5, ngày 23/6/1994 về việc phê chuẩn “Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982” (gọi tắt là Luật biển năm 1982) và có hiệu lực từ ngày 16/22/1994 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nghị quyết nhấn mạnh: “Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”. Quốc hội nêu rõ: “Cần phân biệt vấn đề tranh chấp quần đảo ở Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với các vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982”. Nghị quyết cũng nêu rõ: “Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam”.

* Ngoài ra, Việt Nam đã ký với một số nước trong khu vực về những Hiệp định quan trọng có ý nghĩa lịch sử như:

- Năm 2000 Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ, Hiệp định về hợp tác nghề cá trong vịnh giữa hai nước.

5

Page 6: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

- Ngày 09/8/1997 Bộ trưởng Ngoại giao nước ta và Thái Lan ký Hiệp định về biên giới biển Việt Nam – Thái Lan, chấm dứt 1/4 thế kỷ tranh cãi giữa hai nước về giải thích và áp dụng luật biển trong phân định vùng chồng lấn Việt Nam – Thái Lan.

- Năm 1982 Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định về vùng nước, trong đó xác định rõ chủ quyền đảo của mỗi bên theo một đường mà toàn quyền Đông Dương Jules Brevie đề xuất năm 1939, thiết lập một vùng nước lịch sử chung hai bên cùng nhau kiểm soát và quản lý, các hoạt động đánh bắt hải sản được thực hiện theo tập quán cũ, mọi hoạt động đánh bắt hải sản được thực hiện theo tập quán cũ, mọi hoạt động liên quan đến thăm dò dầu khí trong vùng nước lịch sử phải có ý kiến nhất trí của bên kia mới được tiến hành và năm 1983 tiếp tục ký hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới.

- Ngày 26/6/2003 Việt Nam và Inđônêxia đã ký hiệp định về phân định thềm lục địa giữa hai nước nhân dịp Tổng thống Inđônêxia sang thăm Việt Nam.

- Ngày 05/6/1992 tại Kuala Lampur, Việt Nam và Malaixia đã ký bản thỏa thuận (MOU) về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn.

* Việt Nam hoan nghênh và tán thành các khuyến nghị của Hội nghị khu vực được tổ chức tại Băng Đung (In-đô-nê-xi-a) năm 1991 về Biển Đông với các nội dung chính là “Mọi tranh chấp về lãnh thổ, quyền tài phán ở Biển Đông cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình thông qua thương lượng, đối thoại; các bên tranh chấp cần tự kiềm chế không làm cho tình hình phức tạp thêm; xem xét các lĩnh vực có thể hợp tác không làm tổn hại đến các đòi hỏi về lãnh thổ và quyền tài phán”.

Với thiện chí nhằm gìn giữ hoàn bình trên Biển Đông, Việt Nam luôn luôn chủ trương giải quyết mọi tranh chấp về biên giới lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực; thông qua con đường đàm phán với các nước hữu quan để tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nguồn Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn(còn tiếp kỳ sau….)

THEO DÒNG LỊCH SỬ: NGÀY NÀY NĂM ẤYNHỮNG NGÀY ĐÁNG NHỚ TRONG THÁNG 7Những ngày đáng nhớ trong tháng 7:

- 2/7/1976: Kỷ niệm Ngày nước ta đổi quốc hiệu từ Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- 11/7: Kỷ niệm ngày Dân số thế giới.- 15/7/1950: Kỷ niệm Ngày truyền thống thanh niên xung phong.- 17/7/1966: Ngày Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.- 20/7/1954: Ngày ký hiệp định Giơnevơ.- 27/7/1947: Kỷ niệm Ngày thương binh, liệt sỹ Việt Nam.- 28/7/1929: Kỷ niệm Ngày thành lập công đoàn Việt Nam.

15/7/1950 : NGÀY TRUYỀN THỐNG THANH NIÊN XUNG PHONG“Thanh niên xung phong là một biểu tượng sáng ngời của thanh niên Việt Nam trong sự

nghiệp cách mạng mở đầu cuộc cách mạng tháng tám vĩ đại năm 1945.

6

Page 7: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

Trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lực lượng thanh niên xung phong nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, đã góp phần cống hiến quý báo vào thắng lợi huy hoàng, hoàn thành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, thực hiện ước mơ của bao thế hệ người Việt Nam”.

(Phạm Văn Đồng – trích trong tập sách “Thanh niên xung phong- những trang oanh liệt”-NXB, Thanh niên, 1996)

Ngày 15/7/1950, thực hiện chỉ đạo của Trung Ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Đoàn thanh vận Trung Ương quyết định thành lập đội thanh niên xung phong công tác Trung Ương đầu tiên phục vụ chiến dịch Biên Giới. Ban chỉ huy lâm thời của đội gồm 5 đồng chí, do đồng chí Vương Bích Vượng, uỷ viên ban chấp hành Đoàn thanh niên cứu quốc là đội trưởng và bí thư chi bộ. Đội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội.

Qua từng thời kỳ, để đáp ứng nhu cầu thực tế của tình hình đất nước, lực lượng thanh niên xung phong đã nhiều lần đổi tên:

- Đội thanh niên xung phong công tác Trung Ương (15/7/1950).- Đội thanh niên xung phong (26/3/1953).- Đoàn thanh niên xung phong Trung Ương (12/1963).- Đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước (21/6/1965).- Lực lượng thanh niên xung phong giải phóng miền Nam (20/4/1964).- Ban thanh niên xung phong – Lao động trẻ (3/1986).

“ Trong sự nghiệp chống nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lực lượng thanh niên xung phong đã phát huy sức mạnh vô song, với những hoài bão và bản lĩnh của tuổi trẻ, đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội như tham gia vào các chương trình, dự án: phủ xanh đất trồng trọt, nước sạch cho nông thôn, sử dụng mắt nước, bãi bồi ven biển, ánh sáng văn hoá, dạy nghề, giới thiệu việc làm…. với ý chí và nghị lực, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắc làm nên.”(Phạm Văn Đồng).

Thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên thanh niên xung phong các thế hệ, theo đề nghị của Uỷ Ban Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, ngày 30/6/1995, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 382/TTG quy định lấy ngày 15/5 hàng năm làm ngày truyền thống của lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam.

Nhân dịp này, ban chấp hành Trung Ương Đảng đã tặng lực lượng thanh niên xung phong bức trướng mang dòng chữ: “Thanh niên xung phong - Chiến đấu dũng cảm – Lao động sáng tạo - Lập công xuất sắc”.

27/7/1947: NGÀY THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ Cách mạng tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Núp sau quân Anh - Ấn, chúng trắng trợn gây nên những vụ xung đột vũ trang ở nhiều nơi thuộc Nam Bộ, Trung Bộ. Tiếp đó, khi vào thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ, thực dân Pháp gây ra những vụ bắn phá giết hại dân ta ở Hải Phòng, Hà Nội….. mở đường cho việc xâm lược cả nước ta.

Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập, tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này, một số chiến sĩ, đồng bào ta bị thương và hi sinh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân

7

Page 8: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

dân ta đã dành tình yêu thương của mình, góp phần chăm sóc các gia đình liệt sĩ, anh em thương binh, bênh binh một cách tận tình chu đáo.

Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” sau đổi tên “Hội giúp binh sĩ bị thương” được thành lập ở Thuận Hoá (Bình Trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác. Hồ Chủ tịch là hội trưởng danh dự của hội.

Ngày 28/5/1946, “hội giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ chủ tịch đã đến dự. Ngày 7/11/1946, cũng tại nhà hát thành phố Hà Nội, buổi quyên góp ủng hộ quần áo giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận đã được tổ chức, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông chiến sĩ”, tại đây Hồ chủ tịch đã cởi chiếc áo rét của Người đang mặc để tặng binh sĩ.

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị thương, hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống tinh thần và vật chất của thương binh, gia đình liệt sĩ trong thời kỳ đầu của cuốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 6/1947, đại biểu của tổng bộ Việt Minh, Trung Ương hội phụ nữ cứu quốc, Trung Ương đoàn thanh niên cứu quốc, cục Chính Trị Quân Đội quốc gia Việt Nam, nhà thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ chủ tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh liệt sĩ. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung Ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ – ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn.

Nguồn: lichsuvietnam.vn

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DÀNH CHO THANH NIÊN

Nhằm giúp cho các bạn Đoàn viên Thanh niên hiểu rõ về Luật Thanh niên được Chủ tịch Quốc hội ký ban hành 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành ngày từ ngày 01/7/2006. BTV Đoàn Khối sẽ trình bày tiếp với các bạn ĐVTN với dạng câu hỏi và trả lời những nội dung cơ bản của Luật Thanh niên để các bạn tham khảo:

Hỏi. Nói mọi thanh niên đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, vậy nguyên tắc này được hiểu như thế nào trong Luật Thanh niên?

Đáp: Khoản 2 Điều 3 Luật Thanh niên quy định: “Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”. Điều này có nghĩa là: mọi thanh niên đều có các quyền và nghĩa vụ theo quy định Hiến pháp, pháp luật và các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thanh niên, không kể thanh niên đó là người dân tộc nào, là nam hay nữ, thành phần xuất thân, không theo hoặc theo tôn giáo, theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, là người có trình độ văn hoá cao hay thấp, có nghề nghiệp này hay nghề nghiệp khác đều được đối xử như nhau trước pháp luật.

Hỏi. Luật Thanh niên quy định cụ thể nào nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên?

8

Page 9: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

Đáp: Thanh niên là lực lượng xã hội có nhiều tiềm năng to lớn, đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì vậy bên cạnh việc quy định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với việc chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên thì Luật Thanh niên đã quy định quyền, nghĩa vụ của thanh niên trên một số lĩnh vực, trong đó có một số quy định nhằm phát huy vai trò xung kích, tích cực của thanh niên. Cụ thể:

Khoản 2 Điều 9 quy định thanh niên: “Tích cực học tập hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục và vươn lên học tập ở trình độ cao hơn”;

Khoản 3 Điều 9 quy định thanh niên: “Xung kích tham gia các chương trình phát triển giáo dục và đào tạo”;

Khoản 4 Điều 10 quy định thanh niên: “Xung kích thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hôi đặc biệt khó khăn”;

Khoản 3 Điều 11 quy định thanh niên: “... xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội”;

Khoản 3 Điều 13 quy định thanh niên: “... tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng”;

Khoản 2 Điều 14 quy định thanh niên: “... tích cực tham gia các hoạt đông thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể”;

Khoản 3 Điều 15 quy định thanh niên: “Gương mẫu thực hiện pháp luật về hôn nhân, gia đình, về dân số và kế hoạch hoá gia đình”.

Hỏi. Khoản 2 điều 9 Luật Thanh niên quy định: “Tích cực học tập hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục”. Vậy điều này sẽ được hiểu như thế nào trong khi Luật Giáo dục quy định phổ cập giáo dục ở nước ta là đến trung học cơ sở?

Đáp: Theo quy định tại khoản 1 điều 11 của Luật Giáo dục thì cấp học phổ cập cao nhất hiện nay là giáo dục trung học cơ sở và mục tiêu của chiến lược giáo dục tạo nước ta là đến năm 2010 sẽ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Theo quy định tại khoản 2 điều 11 của Luật Giáo dục thì mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Thanh niên là công dân nên cũng phải có nghĩa vụ như trên. Đối chiếu quy định này, thì đến 2010, nếu ở độ tuổi thanh niên thì hầu hết đã hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở. Mặt khác đến 2010, sau khi đã phổ cập trung học cơ sở, mục tiêu hướng đến của giáo dục đào tạo ở nước ta sẽ là tiếp tục phổ cập trung học phổ thông và cao hơn. Thời điểm Luật Thanh niên có hiệu lực là ngày 1/7/2006, vì vậy nếu quy định cứng trong Luật Thanh niên với trình độ phổ cập giáo dục là trung học cơ sở thì thống nhất với Luật Giáo dục hiện hành nhưng sẽ nhanh chóng phải điều chỉnh khi Luật Giáo dục có sự thay đổi về phổ cập giáo dục ở trình độ cao hơn. Do đó quy định như Luật Thanh niên hiện nay là theo hướng mở và linh hoạt “thanh niên có nghĩa vụ tích cực hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục” có nghĩa là, khi có sự điều chỉnh quy định về việc phổ cập giáo dục đến trình độ nào thì thanh niên có nghĩa vụ phải hoàn thành chương trình phổ cập ở trình độ đó. Quy định này vừa không trái với quy định hiện hành và vừa có hướng đón đầu về trình độ phổ cập giáo dục trong thời gian tới.

(Còn tiếp kỳ sau)

9

Page 10: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

SỔ TAY NGHIỆP VỤ

GIỚI THIỆU NỘI DUNG TỔ CHỨC LỄ KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN1. Địa điểm, thời gian, trang trí:Khi có quyết định chuẩn y kết nạp của Đoàn cấp trên, chậm nhất là 15 ngày sau, Ban

Chấp hành chi đoàn phải tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới.- Địa điểm: Lễ kết nạp đoàn viên được tổ chức trang nghiêm, tạo ấn tượng sâu sắc cho

đoàn viên mới. Có thể tổ chức ở phòng họp, phòng truyền thống hoặc ở những nơi di tích lịch sử văn hóa, trong một cuộc sinh hoạt, hoạt động tập thể của chi đoàn.

- Thời gian: Cần chọn thời điểm thích hợp, thuận lợi và có ý nghĩa gắn với các ngày lễ lớn hay các hoạt động của chi đoàn.

Buổi lễ kết nạp phải đảm bảo đúng thủ tục, ngắn gọn nhưng không qua loa đại khái, đặc biệt không kéo dài gây nhàm chán. Trong buổi lễ, ngoài các thủ tục nội dung qui định có thể thêm một số nội dung khác nhưng phải kết thúc hợp lý.

- Trang trí: Phải có cờ Tổ quốc, cờ Đoàn hay huy hiệu Đoàn, ảnh hay tượng Bác Hồ và có dòng chữ: "Lễ kết nạp đoàn viên mới". Nên có hoa để tạo không khí vui tươi, đẹp mắt.

Cách trang trí tùy vào không gian và điều kiện cụ thể về địa điểm, nhưng phải đảm bảo cờ Đoàn hoặc huy hiệu Đoàn không cao hơn cờ Tổ quốc; tượng hoặc ảnh Bác không đặt cao hơn cờ Tổ quốc và cờ Đoàn.

Nếu kết nạp ngoài trời thì dùng hình thức cờ có cán, có người đứng cầm cờ giống như Nghi thức Đội.

2. Chương trình, nội dung:- Chào cờ: hát Quốc ca, sau đó hát bài ca chính thức của Đoàn: “Thanh niên làm theo

lời Bác” (Nhạc và lời của Hoàng Hoà).- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.- Bí thư chi đoàn hoặc đại diện ban chấp hành chi đoàn báo cáo quá trình phấn đấu,

đọc nghị quyết chuẩn y kết nạp của Đoàn cấp trên, trao quyết định, gắn huy hiệu và trao thẻ đoàn viên mới (trường hợp kết nạp nhiều người phải tiến hành giới thiệu và công bố quyết định kết nạp từng người một).

- Đoàn viên mới đọc lời hứa: "Được vinh dự trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, trước cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, trước chân dung của Bác Hồ vĩ đại, trước toàn thể các đồng chí, tôi xin hứa:

+ Luôn luôn phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đoàn và tích cực rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.

+ Giúp đỡ mọi người, luôn luôn xứng đáng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam”.

“Xin hứa”!10

Page 11: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

Trường hợp kết nạp nhiều người, có thể cử đại diện thay mặt đọc lời hứa.Chú ý: Lời hứa nên được chuẩn bị từ trước và do chính thanh niên được kết nạp chuẩn

bị có sự đóng góp ý kiến của đoàn viên trực tiếp giúp đỡ. - Đại diện người giới thiệu, hoặc chi hội, chi đội phát biểu, hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên.

- Đại biểu Đoàn cấp trên hoặc cấp uỷ phát biểu giao nhiệm vụ.- Chào cờ, bế mạc.

Ngoài những nội dung quy định trên, tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể bổ sung một số nội dung khác như: nói chuyện chuyên đề, nói chuyện thời sự, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên hoan văn nghệ, vũ hội hay các hoạt động vui chơi giải trí... Ban Xây dựng Đoàn - Đoàn Khối các Cơ quan

NHÓM THI ĐUA – MÔ HÌNH HIỆU QUẢ

Trong những năm qua, Đoàn Khối các Cơ quan tỉnh Sóc Trăng thì mô hình hoạt động theo Nhóm thi đua đã đem lại hiệu quả rõ nét, phù hợp, gần gũi với đặc điểm các cơ sở Đoàn và thu hút được đông đảo đoàn viên tham gia hưởng ứng.

Công tác Đoàn và phong trào thanh niên Khối các Cơ quan tỉnh đang ngày càng được đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung, hình thức và phương thức chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Với nhiều cách làm hay, mô hình hoạt động sáng tạo, hiệu quả, đặc biệt là hoạt động Đoàn với mô hình “Nhóm thi đua” đã đem lại hiệu quả rõ nét, phù hợp, gần gũi với đặc điểm các cơ sở Đoàn và thu hút được đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia hưởng ứng.

Bên cạnh những thuận lợi, công tác đoàn thanh niên các cơ sở Đoàn còn gặp những yếu tố khó khăn mang tính “nội tại” như: 100% đội ngũ cán bộ Đoàn hoạt động kiêm nghiệm, công việc chuyên môn nhiều, độ tuổi trung bình cao,... do đó việc tổ chức các hoạt động Đoàn mang tính quy mô lớn, có sức lan tỏa còn hạn chế.

Trải qua thực tế hoạt động, mô hình “Nhóm thi đua” được Ban Chấp hành Đoàn Khối các Cơ quan tỉnh xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động đã phù hợp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng công tác đoàn tại các sở, ban, ngành của tỉnh; mô hình ra đời đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đoàn và phong trào thanh niên.

11

MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM

Page 12: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

Hiện nay với 43 tổ chức cơ sở Đoàn và 6.263 đoàn viên được chia thành 5 Nhóm thi đua (mang tên các anh hùng liệt sĩ trẻ) thì công tác Đoàn và phong trào đoàn thanh niên trong các Nhóm thi đua trực thuộc Đoàn Khối các Cơ quan tỉnh đã dần đi vào hoạt động nề nếp, chủ động. Các Nhóm thi đua đã chủ động, sáng tạo bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, Đoàn Khối và nhiệm vụ chính trị của Nhóm thi đua, thế mạnh của từng Nhóm để cụ thể thành các kế hoạch, chương trình hoạt động phù hợp.

Các đồng chí Trưởng, Phó Nhóm đã chủ động tham mưu, đề xuất chương trình kế hoạch trong năm, phát huy tốt vai trò trong tập hợp lực lượng toàn Nhóm và triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm. Tiêu biểu như các hoạt động: Hội thi “Thanh niên với văn hóa giao thông”, “Đánh máy tốc ký”, “Nấu ăn nhân dịp 8/3”; Tọa đàm “Đoàn viên Thanh niên phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam”, “Nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn” ; Đối thoại “Đảng với Thanh niên, thanh niên với Đảng”; Phong trào “Phát huy vai trò xung kích của đoàn viên thanh niên trong thực hiện cải cách hành chính”; mô hình “Trồng rừng phòng hộ ven biển”… Đặc biệt, trong 06 tháng đầu năm 2013 Nhóm đã tổ chức được nhiều hoạt động nổi bật, có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, xã hội và thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên, đó là: tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em và người già neo đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh; thăm tặng quà, học bổng cho học sinh tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh; Tọa đàm “Đoàn viên Thanh niên phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam” nhân dịp kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2013); Chương trình “Sức trẻ tình nguyện”, Chương trình “biển đảo quê hương” tham gia xây dựng nông thôn mới tại xã Lịch Hội Thượng (Trần Đề), xã Lạc Hòa (thị xã Vĩnh Châu) xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên)... với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực như sửa chữa, bắt cầu, làm đường; công tác an sinh xã hội,…; thành lập và duy trì hoạt động các Đội, Nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng (TCM),...

Có thể thấy, thông qua các hoạt động của Nhóm thi đua, không chỉ cán bộ đoàn và đoàn viên thanh niên có cơ hội được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác Đoàn, trong công việc chuyên môn, nâng cao tinh thần đoàn kết mà quy mô các hoạt động của Nhóm cũng được mở rộng, để lại dấu ấn sâu sắc đối với Đoàn các cấp và cộng đồng xã hội.

Với cách làm hay, sáng tạo, mô hình “Nhóm thi đua” đã nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng tình của các cơ sơ đoàn, sự hưởng ứng của đông đảo đoàn viên thanh niên; công tác đoàn và phong trào thanh niên Đoàn Khối các Cơ quan tỉnh hứa hẹn sẽ tiếp tục gặt hái những thành công mới, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mỗi cơ quan, đơn vị và góp phần xây dựng Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh ngày càng vững mạnh.

Ban Xây dựng Đoàn - Đoàn Khối

HÃY LÀ NGƯỜI ĐÓN NHẬN CỪ KHÔICho dù cha mẹ hay người đỡ đầu luôn hết lòng giúp đỡ, nhưng nhiều người trong số

chúng ta thường có cảm giác không đủ khả năng để có thể liên tục đáp ứng được những gửi gắm và kỳ vọng của họ. Chúng ta luôn thấy mình chưa đủ giỏi.

Người giàu rất biết đón nhận. Người nghèo không biết đón nhận.

12

GÓC KỸ NĂNG

Page 13: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

Những người không thể làm chủ được khả năng tài chính của mình đều là những người không biết đón nhận!

Thực tế là số người cảm giác mình không giỏi lắm, mình không xứng đáng hay không có giá trị chiếm tới hơn 90% . Vậy làm sao để có thế trở thành người đón nhận cừ khôi? Các bạn hãy theo dõi thật kỹ bài học này nhé!

Gạt bỏ những suy nghĩ tự tiSuy nghĩ tự ti thường xuất phát từ trong tâm thức. Đối với đa số chúng ta, thì suy nghĩ đó xuất

phát từ việc phải thường xuyên nghe những câu như: “Không!”, “Bạn làm sai rồi!”, “Sao bạn kém thế!”.

Cho dù cha mẹ hay người đỡ đầu luôn hết lòng giúp đỡ, nhưng nhiều người trong số chúng ta thường có cảm giác không đủ khả năng để có thể liên tục đáp ứng được những gửi gắm và kỳ vọng của họ. Chúng ta luôn thấy mình chưa đủ giỏi.

Bên cạnh đó, rất nhiều người lớn lên cùng với một quy luật bất thành văn mang tên “trừng phạt” – nếu làm sai điều gì, bạn bị phạt. Ví dụ dễ thấy nhất: bạn không không vâng lời cha mẹ – phạt; bị điểm kém hay thi trượt – phạt; làm sai điều gì đó – phạt,… Với phần lớn chúng ta, ấn tượng về sự trừng phạt ăn sâu đến nỗi khi mắc sai lầm hoặc không thực hiện được một điều gì đó đạt đến độ hoàn hảo, chúng ta sẽ tự trừng phạt mình một cách vô thức. Một số người đã tự giới hạn mức thu nhập hoặc tự phá hoại thành công tài chính của mình chỉ vì suy nghĩ: “Mình học hành kém cỏi nên không thể có nhiều tiền” hay “Tôi không xứng đáng để trở nên giàu có vì …”.

Suy nghĩ “không xứng đáng” ăn sâu vào tâm trí, cản trở sự thành công của rất nhiều người. Thế nhưng, không có ai quyết định bạn “xứng đáng” hay “không xứng đáng”, ngoại trừ chính bạn. Mọi việc chỉ đơn giản là quan điểm của bạn: nếu nói xứng đáng, bạn xứng đáng. Nếu nói không xứng đáng, bạn không xứng đáng.

Người giàu làm việc chăm chỉ và tin tưởng rằng họ hoàn toàn xứng đáng được tưởng thưởng vì sự nỗ lực cũng như những giá trị mà họ đem lại cho người khác. Người nghèo làm việc vất vả nhưng những cảm giác không xứng đáng luôn đeo bám họ, làm họ tin rằng họ không phải là người thích hợp để nhận sự tưởng thưởng.

Người giàu ngày càng giàu hơn không phải vì họ xứng đáng hơn mà bởi vì họ luôn sẵn sàng để đón nhận, trong khi phần lớn người nghèo thì không. Thử nghĩ mà xem nếu bạn không tin rằng mình xứng đáng giàu có và không sẵn sàng để đón nhận sự giàu có, thì liệu bạn có thể trở nên giàu có? Vũ trụ chỉ đem lại sự giàu có cho những ai luôn sẵn sàng đón nhận.

Tâm hồn rộng mở và thái độ sẵn sàng đón nhận là những yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn muốn tạo ra của cải cho bản thân và duy trì nó. Nếu bạn là người không biết đón nhận, bạn sẽ không hiểu vì sao một số tiền khá lớn lại thuộc về bạn và số tiền đó sẽ biến mất một cách nhanh chóng.

Vũ trụ luôn làm đầy khoảng trống. Hãy mở rộng cái hộp đón nhận của bạn. Một khi bạn thật sự mở lòng ra để đón nhận, bạn sẽ được đón nhận, không chỉ là tiền bạc mà cả tình yêu, sự an bình, niềm vui và sự mãn nguyện.

Hãy nhớ nói “Cảm ơn” mỗi khi bạn đón nhận những điều may mắn đến với mình.Thực hành những bài tập dưới đây để trở thành một người đón nhận cừ khôi:1. Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói: “Tôi là người luôn biết đón nhận. Tôi cởi

mở và sẵn sàng để đón nhận thật nhiều, thật nhiều tiền trong đời mình!”.Hãy đặt tay lên trán bạn và nói: “Tôi có Tư duy thịnh vượng”.

13

Page 14: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

2. Hãy luyện tập để trở thành người biết đón nhận. Mỗi lần ai đó cho bạn lời khen hay vật gì đó, đơn giản nói “cảm ơn”. Không đáp trả bằng lời khen lại cho người đó vào đúng lúc đó. Điều đó cho phép bạn hoàn toàn đón nhận và sở hữu lời khen thay vì “đẩy” nó ra như phần lớn mọi người thường làm.

3. Hân hoan chào đón bất kỳ số tiền nào bạn có, tiền bạn nhặt được ngoài đường, tiền bạn được tặng, tiền bạn nhận từ chính quyền, tiền lương hoặc số tiền bạn nhận từ công việc kinh doanh của bạn. Hãy hét lên: “Tôi là nam châm hút tiền bạc. Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn”.

Hãy nhớ, vũ trụ được cài đặt để hỗ trợ bạn. Nếu bạn luôn tuyên bố rằng mình là nam châm hút tiền, và đặc biệt là khi bạn có bằng chứng, vũ trụ sẽ gửi nhiều tiền hơn cho bạn.

4. Hãy chiều chuộng bản thân. Tạo ra một tài khoản vui chơi, là số tiền (có giới hạn) mà bạn tự cho phép mình sử dụng để chăm sóc bản thân, cho phép bản thân có “cảm giác của một triệu phú”. Ít nhất một lần trong tháng hãy làm gì đó thật đặc biệt để chăm sóc bản thân và tinh thần bạn. Hãy đi mát-xa, spa, sinh hoạt câu lạc bộ, hãy gọi một bữa tối cực sang, thuê du thuyền hay nhà nghỉ cuối tuần, yêu cầu ai đó mang bữa sáng cho bạn,…

Hãy làm những việc cho phép bạn cảm thấy giàu có và xứng đáng. Năng lượng bạn tỏa ra từ những trải nghiệm đó sẽ gửi thông điệp tới vũ trụ rằng bạn rất sung túc và vũ trụ sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn.

Nguồn: ketnoithegioi.org

5 LUẬT BẤT THÀNH VĂN KHIẾN BẠN CÓ THỂ BỊ SA THẢIKhi làm việc tại bất kỳ công ty nào, việc nắm rõ được những quy tắc ứng xử là điều vô cùng

quan trọng. Nhưng vấn đề là không phải lúc nào những quy tắc ấy cũng rõ ràng mà thường ở dạng ngầm hiểu như một thứ luật “bất thành văn”.

Để trụ vững ở bất kỳ công ty nào, ngoài việc chứng tỏ được năng lực bản thân thì khả năng hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp là rất quan trọng. Nói cách khác bạn cần phải nắm được các quy tắc ứng xử phù hợp. Đó không chỉ là những quy tắc được nêu trong nội quy nơi làm việc mà còn cả những thứ được coi như “luật bất thành văn”. Sau đây là 5 điều bạn cần khắc cốt ghi tâm nếu không muốn con đường sự nghiệp dang dở. Nguy cơ bị sa thải luôn rình rập những ai thiếu thận trọng

1. Nói xấu sếpĐừng bao giờ dại dột nói xấu sếp hoặc các đồng nghiệp vì bất kỳ lí do gì. Bạn nghĩ rằng sẽ chẳng ai

biết chuyện đâu? Bạn đã nhầm to. Những chuyện kiểu này luôn rất dễ lan truyền rộng rãi. Đó chính là những gì từng xảy ra với phó TGĐ Joe Lacher của hãng bảo hiểm cá nhân lớn thứ 2 nước Mỹ Allstate. Ông này đã nói đùa một vài thứ không hay về ông chủ của mình là CEO Tom Wilson tại một sự kiện của công ty hồi năm ngoái. 2 tuần sau, Lacher nhận quyết định sa thải với “hiệu lực ngay lập tức”.

2. Gửi những thứ không mong muốn qua mạng: Bạn nên nhớ rằng cho dù là email, hay đoạn chat qua Yahoo, tất cả những gì được truyền qua máy chủ của công ty đều sẽ được lưu lại. Cho dù bạn có xóa chúng thì cũng chẳng ích gì bởi luôn có một bản sao ở đâu đó. Bởi vậy đừng bao giờ viết ra những gì mình không muốn người khác biết nếu không việc bạn phải dọn đồ ra đi chỉ là vấn đề thời gian.

3. Coi thường sản phẩm của công ty hoặc khách hàng14

THANH NIÊN VÀ NGHỀ NGHIỆP

Page 15: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

Nhất là khi bạn đang giữ một chức vụ quản lý nào đó, hãy nhớ rằng bất kỳ khi nào xuất hiện trước đám đông, dù đó là một buổi hội thảo hay đơn giản là ở sân bay hoặc kể cả lúc ở một mình, bạn chính là người đại diện cho hình ảnh của công ty.

Bất kỳ ai xung quanh đều có thể ghi lại những hành động của bạn với chiếc điện thoại của họ. Tương tự vậy, khi trả lời báo giới hoặc bất kỳ ai, những người có thể nhắc lại lời của bạn, hãy cẩn trọng với những phát ngôn của mình.

4. Cho rằng các cuộc trò chuyện riêng sẽ luôn bí mậtTrên thực tế sự riêng tư luôn mong manh hơn nhiều những gì mọi người thường nghĩ. Nếu bạn đang

trò chuyện với gia đình thì điều đó có thể không vấn đề gì. Nhưng dù sao cũng chỉ là “có thể” bởi không ai có thể biết biết liệu vợ/chồng hay lũ nhóc nhà mình sẽ đăng thứ gì lên web sau cuộc trò chuyện đó.

Còn với những nơi khác thì khỏi phải bàn. Sự bí mật giờ đây mong manh đến độ bạn có thể giả định như bất kỳ những gì bạn nói đều có thể xuất hiện trên trang nhất các tờ báo ngay ngày hôm sau. Đây là thực tế buồn nhưng sẽ buồn hơn nếu bạn không biết chấp nhận nó.

5. Quá cởi mở trên các mạng xã hộiHồi năm ngoái, trang Bloomberg từng đưa tin ông Scott McClellan, một Phó TGĐ với 26 năm kinh

nghiệm tại hãng máy tính HP, đã vô tình để lộ cho các đối thủ một số chi tiết về chiến lược điện toán đám mây của công ty trên trang cá nhân LinkedIn. Không lâu sau ông phải ra đi. Một sự trùng hợp chăng? Có thể, nhưng theo khảo sát của công ty Forrester Research, 82% các công ty theo dõi các mạng xã hội chủ yếu để tìm kiếm các thông tin mật của đối thủ.

Nguồn: dantri.com.vn

15

BÀI HÁT THANH NIÊN

Page 16: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội
Page 17: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

NGHỆ THUẬT SỐNG

MẸNhạc và lời: Phan Long

Cả cuộc đời cha đi bộ đội Quà về cho mẹ là mái tóc pha sươngVà những vết thương trên ngực cha Cứ trở gió lại đau nhức nhốiChiếc ba lô gió sương đã gộiGia tài cha tặng mẹ chỉ thế thôiNgày trở về mắt đẫm lệ rơi20 năm ngày mẹ cưới đến hôm nay sống đời vợ chồng20 năm 20 nămMẹ nuôi con một mìnhMẹ ơi mẹ ơi dù năm tháng trôiMẹ như vầng trăng rạng rỡ sáng soiTỏa ngát đời con những khi va vấp ưu phiềnNhững khi hạnh phúc êm đềmCon chỉ tìm về với mẹ thôiTrong lòng mẹ bát ngát biển khơi.........

THÓI QUEN MỚI

Một người thích chơi các loài cá cảnh. Lần nọ anh đi nghỉ ở biển và tìm mua được một con cá ngũ sắc tuyệt đẹp.

Anh mang cá về nhà và chăm sóc nó rất công phu. Vốn là một người chuyên nuôi dạy các loài vật nên anh lên một chương trình tập luyên cho con cá của mình.

Tuần lễ đầu tiên anh nuôi cá trong hồ chứa toàn nước biển. Tuần tiếp theo anh thêm một ít nước ngọt. Cứ như thế, vài tháng sau con cá đã sống thoải mái trong hồ nước ngọt và vui mừng với những thức ăn nước ngọt. Con cá lớn dần.

Giai đoạn 2 của công việc “huấn luyện” còn kỳ công hơn nữa. Anh trộn một phần bùn vào nước và tăng dần lượng bùn theo thời gian. Lâu dần, con cá chỉ còn di chuyển trong một hồ nước chứa bùn sền sệt. Một năm sau, bùn được thay bằng đất và con cá nằm trên hồ đất đớp mồi như một con chuột nhỏ.

Anh chủ cá chưa hài lòng với điều đó, anh xỏ dây vào mang cá và tập cho nó đi trên mặt đất. Mấy tháng sau nữa, đi đâu anh cũng dắt con cá theo mình. Khi con cá đã quen dần, anh cắt dây. Con cá lách tách nhảy theo chủ như một con chó nhỏ trung thành.

Page 18: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

Một hôm, con cá theo chủ đi thăm viếng bạn bè của anh ta. Khi trở về nhà trời đổ mưa to. Con cá ráng sức chạy lạch đạch phía sau chủ mình… Lúc tìm được một chổ trú mưa, người chủ sực nhớ đến con cá của mình nhưng không thấy nó đâu nữa. Anh ta quay lại quãng đường ban nãy để tìm con cá. Anh thấy nó nằm chết trong một ổ gà trên đường động nước mưa tràn trề. Nó chết đuối vì không biết bơi!

Cũng chỉ vì những thói quen mới… Nguồn: goctamhon.com

Trong tháng 7/2013, các cơ sở Đoàn cần tập trung tổ chức các hoạt động như sau:

BTV Đoàn Khối xin gợi ý đến các bạn một số nội dung cần thực hiện trong tháng 7/2013. cụ thể như sau:1. Nội dung sinh hoạt:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong đoàn viên thanh niên về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ trong tháng như: kỷ niệm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2013), 63 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên Xung phong (15/7/1950 - 15/7/2013); Ngày Dân số thế giới, Ngày Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; Ngày ký hiệp định Giơnevơ; Ngày thương binh - liệt sỹ; Ngày thành lập công đoàn Việt Nam.

- Tiếp tục tổ chức cho đoàn viên thanh niên thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2013 với chủ đề “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”.

- Tiếp tục tuyên truyền và tổ chức các hoạt động học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chuyển trọng tâm sang việc “làm theo”. Cụ thể hóa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong phong trào hành động cách mạng của chi đoàn, nhất là phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”. Củng cố, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả về việc “Làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tổ chức các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa nhân kỷ niệm ngày Truyền thống Thanh niên xung phong 15/7 và ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 bằng nhiều hình thức như: tổ chức dọn sạch đẹp các bia, đài tưởng niệm, các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn; tổ chức thăm hỏi, chăm sóc và tặng

18

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THÁNG 7/2013

Page 19: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

quà các gia đình chính sách, các Mẹ Việt Nam anh hùng; tổ chức các buổi nói chuyện truyền thống, du khảo về nguồn cho đoàn viên, hội viên thanh niên, học sinh sinh viên tham gia. Tuyên truyền về truyền thống và các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, của dân tộc Việt Nam; tấm gương của những anh hùng cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng và trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với các thế hệ đi trước.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, các hoạt động củng cố giữa các chi đoàn nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn.

2. Hình thức tổ chức- Tổ chức sinh hoạt truyền thống, thi tìm hiểu, hái hoa dân chủ,

tọa đàm, dã ngoại, gặp gỡ nhân chứng lịch sử.- Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa cho đoàn viên, thanh

niên thăm, tặng quà các gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ, mẹ VNAH hoặc thăm viếng, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, địa chỉ đỏ, khu di tích… tại địa phương (nếu có).

- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa như đến thăm các bảo tàng, đài tưởng niệm, khu di tích, chứng tích chiến tranh kết hợp với chiếu phim truyện, phim tài liệu về tuyên truyền giáo dục truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa - Uống nước nhớ nguồn”.

- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, hướng dẫn sinh hoạt, ôn tập hè cho các em học sinh; thành lập các đội phụ trách tình nguyện để tổ chức sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi, học sinh.

- Triển khai thực hiện tốt hoạt động hè 2013; tổ chức các hoạt động làm sạch đẹp các trụ sở làm việc, trường học, các nghĩa trang liệt sĩ… Ra quân ngày Chủ nhật xanh, dọn dẹp vệ sinh, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.

- Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chiến dịch hè tình nguyện tại địa phương, đơn vị qua các hoạt động thiết thực như: tổ chức thực hiện các hoạt động công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động VHVN-TDTT, tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hoá mới ở khu dân cư.

- Tổ chức cho đoàn viên thanh niên chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; động viên, thăm hỏi, tặng quà thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng; vệ sinh môi trường, tu sửa, chỉnh trang, các nghĩa trang, tượng đài liệt sĩ, các di tích lịch sử văn hoá.

- Khuyến khích các cơ sở Đoàn tổ chức bằng nhiều hình thức sáng tạo, tiết kiệm, hiệu quả khác.

3. Công tác chuẩn bị:- Bí thư chi đoàn xây dựng dự thảo nội dung kế hoạch tổ chức

hoạt động, chuẩn bị các nội dung cần thiết để tập thể BCH hội ý thảo luận, thống nhất về nội dung kế hoạch, hình thức, địa điểm, thời gian, kinh phí…và phân công từng thành viên BCH phụ trách các công việc cụ thể để đảm bảo cho hoạt động .

19

Page 20: ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHdoankhoiccq.soctrang.gov.vn/files/tai_lieu_sinh_hoat... · Web viewĐội có 225 đội viên đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội

- Họp chi đoàn phân công đoàn viên đảm nhận và chuẩn bị một số nội dung công việc liên quan.

- BCH Chi đoàn báo cáo với cấp ủy xin ý kiến chỉ đạo.- Tổ chức mời cấp ủy, đoàn viên, thanh niên đến sinh hoạt theo thời

gian, địa điểm đã chọn.4. Các hoạt động trọng tâm trong tháng 7/2013.- Tham gia lễ thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh do Tỉnh

Đoàn tổ chức.- Phối hợp với Hội CCB Khối tổ chức gặp gỡ giao lưu nhân

chứng lịch sử.- Tổ chức ra quân thực hiện chiến dịch tình nguyện hè năm

2013 tại các xã nông thôn mới và biển đảo quê hương kết hợp với việc ký kết nghĩa theo kế hoạch đã đề ra.

- Các Nhóm, các cơ sở Đoàn tổ chức thăm và tặng quà tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh và Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật nhân dịp 27/7....

---------------------

20