57
QUAN HỆ NGANG BẰNG TRONG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (tt)

Parity tiếp theo

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Parity tiếp theo

QUAN HỆ NGANG BẰNG TRONG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (tt)

Page 2: Parity tiếp theo

1 Mối quan hệ Lãi suất & Tỷ giá

1.1 Học thuyết ngang bằng lãi suất

A. Học thuyết ngang bằng lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (CIP)

B. Học thuyết ngang bằng lãi suất không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (UIP)

1.2 Kiểm định CIP

1.3 Ứng dụng CIP

Page 3: Parity tiếp theo

1.1 Học thuyết ngang bằng lãi suất IRP

Học thuyết ngang giá lãi suất (IRP) phát biểu rằng sự khác biệt lãi suất giữa 2 quốc gia thì cân bằng với sự khác biệt giữa tỷ giá giao ngay với tỷ giá kỳ hạn.

Lý thuyết ngang giá lãi suất đóng vai trò quan trọng trong các thị trường ngoại hối, cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.

Nó giải thích vì sao tỷ giá kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay và mức chênh lệch sẽ có. Lý thuyết này liên quan đến một thời điểm nhất định ( tỷ giá kỳ hạn), khẳng định tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng sự sai biệt trong lãi suất.

Học thuyết ngang bằng lãi suất (IRP)

Ngang bằng lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (CIP)

Ngang bằng lãi suất không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (UIP)

Page 4: Parity tiếp theo

A. Ngang bằng lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (CIP)

Các giả định của CIP

• Thị trường tài chính hoạt động hiệu quả và cạnh tranh hoàn hảo• Chứng khoán nội địa và nước ngoài có thể thay thế cho nhau• Vốn được lưu chuyển tự do giữa các quốc gia• Không tồn tại chi phí giao dịch• Các nhà đầu tư trung lập đối với rủi ro

Nội dung CIP ( Covered Interest Parity )

Trong môi trường giả định, khi rủi ro hối đoái được bảo hiểm thông qua thị trường hối đoái kỳ hạn thì lợi tức của một tài sản tài chính ở trong nước phải bằng lợi tức của một tài sản tài chính có những đặc tính tương tự ở nước ngoài. Điều này có nghĩa là khi rủi ro hối đoái được bảo hiểm thông qua thị trường hối đoái kỳ hạn thì lợi tức đầu tư và thị trường tiền tệ trong nước bằng lợi tức đầu tư vào thị trường tiền tệ nước ngoài. Nếu điều kiện cân bằng này bị vi phạm, các hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm sẽ xảy ra cho đến khi điều kiện cân bằng được tái hiện.

Page 5: Parity tiếp theo

Nội dung CIP ( Covered Interest Parity)

• Giả sử ban đầu có một khoản tiền chúng ta có thể mang đi đầu tư ra nước ngoài hoặc đầu tư trong nước

• Khi đầu tư ra nước ngoài chúng ta phải mua ngoại tệ với tỷ giá giao ngay S đồng thời dùng số tiền này đầu tư ở nước ngoài trong thời gian t với lãi suất là => sau thời gian t chúng ta có . Cùng lúc đó chúng ta sẽ bán một hợp đồng kỳ hạn t với

tỷ giá kỳ hạn Ft ở tương lai =>> sau thời gian t số tiền chúng ta có

• Cũng với số tiền đó chúng ta đầu tư trong nước sau thời gian t số tiền chúng ta có 1+i

• Vậy để CIP tồn tại =>> lợi nhuận từ đầu tư trong nước phải bằng với lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài =>> 1+i =

• Biến đổi một chút chúng ta lại có

Thiết lập công thức

Page 6: Parity tiếp theo

Nội dung CIP ( Covered Interest Parity)

Thiết lập công thức

• Hay • Hay • Mà ta lại có và trong một thời gian tương đối

dài lạm phát luôn dưới 2 con số ( lạm phát <10%) =>>

• Dạng gần đúng

Page 7: Parity tiếp theo

Hệ quả • Cở sở xác định tỷ giá kỳ hạn

• Trong đó là tỷ giá kỳ hạn, S tỷ giá giao ngay hiện tại và i, i* là lãi suất

• Nếu lãi suất hiện hành trong nước tăng lên so với lãi suất hiện hành nước ngoài => tỷ giá kỳ hạn phải tăng để bù đắp mức chênh lệch lãi suất hiện hành, nghĩa là ngoại tê phải lên giá so với nội tệ. Nguyên nhân do đồng vốn có thể tự do di chuyển giữa các quốc gia hay tính năng động của đồng tiền ( tính thanh khoản cực cao)

Thiết lập công thức

Nội dung CIP ( Covered Interest Parity)

Page 8: Parity tiếp theo

Ý nghĩa của CIP

CIP nói rằng trong điều kiện thị trường hoàn hảo mức độ sinh lời của đồng tiền tại các quốc gia là như nhau. Hay các nhà đầu tư có đầu tư vào các thị trường khác nhau những lợi nhuận thì như nhau. Nếu CIP không duy trì, sẽ xuất hiện cơ hội đầu tư Arbitrage lãi suất có bảo hiểm CIA. Hoạt động của CIA tạo áp lực để tái lập lại trạng thái cân bằng.

CIP dùng để xác định tỷ giá kỳ hạn CIP dùng để đo lường mức lưu chuyển vốn quốc tế Nếu Các thế lực thị trường được phép vận hành một cách tự do

thì các nguồn tài chính sẽ được phân bổ trên thế giới một cách tối ưu nhất

CIP giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư và tài trợ ngắn hạn

Page 9: Parity tiếp theo

Kinh doanh CIA – Arbitrage lãi suất có bảo hiểm

Chiến lược đầu tư hướng

ngoại

Chiến lược đầu tư hướng

nội

• Khi mà CIP bị sai lệch hay nói đúng hơn mức độ sinh lời của đồng tiền tại hai quốc gia có sự khác nhau ( vay tiền nơi lãi suất thấp đầu tư nơi có lãi suất cao hơn)

• Một nhà đầu tư sẽ tìm kiến cơ hội và quyết định chiến lược kinh doanh của mình : đầu tư trong nước hoặc là đầu tư ra bên ngoài

Page 10: Parity tiếp theo

Chiến lược đầu tư hướng ngoại• Chiến lược đầu tư hướng ngoại : Nhà đầu tư sẽ thực hiện bằng cách

lấy số vốn của mình ( số tiền vay trong nước) đem ra bên ngoài đầu tư với mức sinh lời của đồng tiền cao hơn.

• Giả sử lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài cao hơn đầu tư trong nước

Phương án 1:

• Với số tiền ban đầu nếu để đâu tư trong nước sau thời gian t số tiền thu được cả lãi và gốc ( với lãi suất trong nước là i) 1+i

Phương án 2:

• Bước 1 : Mua đồng tiền nước ngoài với tỷ giá giao ngay là S để nhận được

Page 11: Parity tiếp theo

• Bước 2 : Dùng số ngoại tệ đó để đầu tư vào thị trường nước ngoài ( mua chứng khoán có bảo hiểm, gửi ngân hàng, mua trái phiếu vv…) với mức lãi suất là i*. Khi đến hạn cả gốc và lãi thu được là :

• Kết quả đầu tư gốc và lãi thu được là đảm bảo những nếu chuyển đổi về đồng nội tệ thì không còn chắc chắn nữa. Để số tiền thu được ở tương lai là chắc chắn thì chúng ta thực hiện hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro.

• Bước 3 : Tại thời điểm đầu tư ngày hôm nay chúng ta thực hiện bán kỳ hạn gốc và lãi sẽ nhận được ở tương lai theo tỷ giá kỳ hạn =>> sau thời gian t chúng ta sẽ thu được cả gốc và lãi là chắc chắn.

• Lợi nhuận thu được :

Chiến lược đầu tư hướng ngoại

Phương án 2:

Page 12: Parity tiếp theo

Tác động của CIA hướng ngoạiĐiều kiện CIA hướng ngoại

• Khi nhà đầu tư vay vốn trong nước mang đi đầu tư bên ngoài => cầu nội tệ tăng lên làm cho lãi suất nội địa tăng lên

• Tiếp theo để có thể mang vốn ra ngoài đầu tư thì nhà đầu tư cần phải mua ngoại tệ hay cầu ngoại tệ tăng là cho tỷ giá tăng lên

• Khi số tiền đã được chuyển đổi thành ngoại tệ => nhà đầu tư sẽ đưa số vốn này vào thì trường nước ngoài =>cung ngoại tệ tăng ( thị trường tiền tệ nước ngoài) làm cho lãi suất tại nước ngoài giảm.

• Lợi nhuận của khoảng đầu tư sau thời gian t : Nhà đầu tư sẽ bán ngoại tệ để lấy nội tệ ( thị trường hối đoái) làm cho cung ngoại tệ tăng => tỷ giá kỳ hạn giảm

• Điều chỉnh của thị trường khi xuất hiện cơ hội kinh doanh Arbitrage •

Page 13: Parity tiếp theo

Chiến lược đầu tư hướng nội Điều kiện : Giả sử đầu tư trong nước có mức độ sinh lời hơn đầu tư ra nước ngoài.

Phương án 1:Đi vay số tiền ở nước ngoài => đến thời gian t số tiền gốc và lãi phải trả là

Phương án 2: Bước 1 : Đi vay số tiền ở nước ngoài mang về trong nước đầu tư với tỷ giá giao ngay =>>

bán ngoại tệ đó để lấy nội tệ S Bước 2 : đồng thời lấy đầu tư số tiền này sau thời t số tiền thu được là ( với lãi suất i)

S.(1+i)• Bước 3 : cũng ở hiện tại để sau thời gian t số tiền chúng ta thu được ( ngoại tệ) không bị

ảnh hưởng bởi tỷ giá. Chúng ta thực hiện bán một hợp đồng kỳ hạn t =>> sau thời gian t số tiền chúng ta thu được đã ( ngoại tệ )

• Chúng ta thực hiện vay từ nước ngoài rồi mang về đầu tư trong nước kiếm lời• Lợi nhuận chúng ta thu được sau thời gian t

Page 14: Parity tiếp theo

Tác động của CIA hướng nộiĐiều kiện CIA hướng nội :

• khi chúng ta đi vay tiền ở nước ngoài ( thị trường tiền tệ nước ngoài ) làm cho cầu ngoại tệ tăng => lãi suất ngoại tệ tăng

• Ta dùng số tiền đó bán trên thị trường ngoại hối để có nội tệ đầu tư trong nước làm cho cung ngoại tệ tăng => tỷ giá giao ngay giảm

• Với số nội tệ có được chúng ta thực hiện đầu tư làm cho cung nội tệ tăng => lãi xuất nội tệ giảm

• Để chuyển lợi nhuận và vốn ra ngoại để chi trả cho khoản vậy => chúng ta mua ngoại tệ => cần ngoại tệ tăng => tỷ giá kỳ hạn tăng

• Điều chỉnh của thị trường khi xuất hiện cơ hội kinh doanh Arbitrage

Page 15: Parity tiếp theo

B. QUY LUẬT NGANG GIÁ LÃI SUẤT KHÔNG CÓ BẢO HIỂM – UIP

1/ Giả thiết của học thuyết

- Thị trường tài chính hoạt động hiệu quả và cạnh tranh hoàn hảo.

- Chứng khoán nội địa và nước ngoài có thể thay thế cho nhau.

- Vốn được lưu chuyển tự do giữa các quốc gia.

- Không tồn tại chi phí giao dịch.

- Các nhà đầu tư trung lập đối với rủi ro.

Page 16: Parity tiếp theo

2/ Nội dung UIP Mặc dù rủi ro hối đoái không được bảo hiểm thông qua thị trường hối đoái kỳ hạn, lợi tức đầu tư vào một tài sản tài chính trong nước bằng với lợi tức đầu tư vào tài sản tài chính có đặc tính tương tự nước ngoài.

Thiết lập công thức

+ Giả sử ban đầu có một khoản tiền chúng ta có thể mang đi đầu tư ra nước ngoài hoặc đầu tư trong nước.+ Khi đầu tư ra nước ngoài chúng ta phải mua ngoại tệ với tỷ giá giao ngay S, đồng thời dùng số tiền này đầu tư trong thời gian t với lãi suất là i.

Page 17: Parity tiếp theo

Xét trên 1 đồng đầu tư:

- Nếu đầu tư ra nước ngoài:

+ Sau thời gian t thu được:

+ Ở hiện tại, chúng ta kỳ vọng tỷ giá giao ngay sau thời gian

t là . Vậy sau thời gian t chúng ta sẽ thu được:

Page 18: Parity tiếp theo

- Nếu đầu tư trong nước:

+ Sau thời gian t số tiền chúng ta có : 1+ i

Vậy để UIP tồn tại thì lợi nhuận từ đầu tư trong nước phải bằng với lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài.

=> 1+i = (1)

Biến đổi (1) ta có:

Page 19: Parity tiếp theo

Mà ta lại có và trong một thời gian tương đối dài lạm phát luôn

dưới 2 con số (lạm phát <10%).

=>>

Dạng gần đúng:

=>> Mức thay đổi tỷ giá kỳ vọng bằng mức chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Đồng tiền nào có lãi suất cao hơn, đồng tiền đó sẽ giảm giá; mức giảm giá bằng với mức chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền.

Page 20: Parity tiếp theo

3/ Ý nghĩa của UIP

- Tính hiệu lực thực nghiệm của UIP hàm ý các thị trường tài chính liên kết chặt chẽ với nhau mặc dù có sự hiện hữu của rủi ro hối đoái.

- UIP có thể sử dụng để khảo sát mối liên kết giữa lãi suất giữa các quốc gia.

- UIP cũng có ý nghĩa đối với các quyết định đầu tư và đi vay của các doanh nghiệp.

Page 21: Parity tiếp theo

Vốn đầu tư ban đầu (K)

• Đầu tư ra nước ngoài • Đầu tư trong nước

IRPThị trường tài

chính hoàn hảo

𝐹 𝑡

𝑆𝑡

CIP

=

UIP

=

Page 22: Parity tiếp theo

1.2 Kiểm định CIP – Kiểm định thực tiễn

+ Thực tế cho thấy, giữa các mức lãi suất có bảo hiểm luôn tồn tại một độ lệch nhất định mà các hành vi kinh doanh chênh lệch lãi suất vẫn không thể vào cuộc để đưa các mức lãi suất này về trạng thái cân bằng CIP.

+ Nguyên nhân sai lệch CIP:

Page 23: Parity tiếp theo

1/ Chi phí giao dịch : Chi phí phát sinh từ các hoạt động mua/bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, mua/bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

- Hành vi kinh doanh chênh lệch lãi suất chỉ xảy ra khi thu nhập từ việc kinh doanh chênh lệch lãi suất lớn hơn chi phí giao dịch.

VD : NHTM áp dụng chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán để bù đắp các chi phí và tạo lợi nhuận cho NHTM (Tỷ giá mua vào USD: 20.800VND, tỷ giá bán ra USD : 20.860VND). Do nhà đầu tư phải gánh chịu khoản chênh lệch này, do đó làm giảm thu nhập từ đầu tư ngoại tệ.

2/ Chi phí thu thập và xử lý thông tin : Trong thực tế, các nhà đầu tư phải mua thông tin và phải chịu chi phí thông tin.

Page 24: Parity tiếp theo

3/ Can thiệp của chính phủ : Hình thức can thiệp cơ bản của chính phủ là việc ấn định mức lãi suất nội tệ và tỷ giá.

Ví dụ :

+ 4/2010, NHNN yêu cầu các tổng công ty, tập đoàn có thu ngoại tệ phải bán cho Ngân hàng và kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua bán ngoại tệ tại các địa điểm mua bán ngoại tệ. Ngày 18/10/2010, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng lên hơn 2% (từ 18.544VND/USD lên 18.932VND/USD) và giữ nguyên biên độ.

+ Để hạn chế tình trạng đô la hoá, chính phủ áp dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối như hạn chế việc mua ngoại tệ, buộc các khoản thu ngoại tệ phải kết hối trong một thời gian nhất định, kết quả là đầu tư ra nước ngoài bị hạn chế => do các rào cản hành chính nên kinh doanh chênh lệch giá vẫn không thể vào cuộc.

Page 25: Parity tiếp theo

4/ Trở ngại tài chính và thị trường không hoàn hảo :

+ Đầu tư vào ngoại tệ có bảo hiểm làm phát sinh chi phí bổ sung từ việc kí quỹ.

+ Nguồn vốn không có sẵn để dùng vào mục đích đầu tư, các NHTM áp dụng hạn mức tín dụng đối với khách hàng làm cho họ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Ngoài ra còn do tính chất không hoàn hảo của thị trường vốn như sự độc quyền, thiếu thông tin, thị trường nhỏ bé…

Page 26: Parity tiếp theo

5/ Tính không đồng nhất của các tài sản :

+ Rủi ro vỡ nợ : Đối với một tài sản có mức độ rủi ro vỡ nợ cao thì mức lãi suất áp dụng cũng phải cao, điều này khiến cho mức lãi suất có bảo hiểm đầu tư vào tài sản có độ rủi ro cao phải cao hơn mức lãi suất nội tệ mà các hoạt động đầu cơ chênh lệch lãi suất vẫn không thể phát sinh.

VD : Tháng 12/2010, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đã quyết định hạ xếp hạng tín nhiệm trái phiếu phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam từ BA3 xuống B1. Ngày 28/9/2012, Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm trái phiếu của Việt Nam từ mức B1 xuống B2.

+ Rủi ro chính trị : Bao gồm khả năng các nguồn vốn đầu tư ở nước ngoài bị phong toả, không được chuyển đổi sang các chứng khoán khác, hạn chế chuyển sang đồng tiền khác,…

Page 27: Parity tiếp theo

1.3 Ứng dụng CIA trong môi trường có chênh lệch giá

S : Tỷ giá giao ngay (Sb: Mua vào, Sa: Bán ra)

F : Tỷ giá kì hạn (Fb : Mua vào, Fa : Bán ra)

i : Lãi suất trong nước (nội địa)

i*: Lãi suất nước ngoài

Page 28: Parity tiếp theo

1/ CIA hướng ngoại (khi i < i*)

Lợi nhuận π = (1+) - (1+)

+ Nhà đầu tư vay nội tệ trong nước với lãi suất ia (đây là hoạt động

cho vay của ngân hàng).

+ Nhà đầu tư mua ngoại tệ với tỷ giá giao ngay Sa (đối với ngân

hàng thì đây là hoạt động bán ngoại tệ cho nhà đầu tư).

+ Nhà đầu tư đem ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài với lãi suất (hoạt động huy động vốn của ngân hàng).

+ Sau thời gian t, nhà đầu tư bán số ngoại tệ thu được với tỷ giá kì hạn (đối với ngân hàng là hoạt động mua ngoại tệ từ nhà đầu tư).

Page 29: Parity tiếp theo

2/ CIA hướng nội (khi i > i*)Lợi nhuận π = (1+) - (1+)

+ Nhà đầu tư vay ngoại tệ từ nước ngoại với lãi suất (đây là hoạt động cho vay của ngân hàng).

+ Nhà đầu tư bán ngoại tệ với tỷ giá giao ngay (đối với ngân hàng thì đây là hoạt động mua ngoại tệ từ nhà đầu tư).

+ Nhà đầu tư đem nội tệ đầu tư trong nước với lãi suất (hoạt động huy động

vốn của ngân hàng).

+ Sau thời gian t, nhà đầu tư dùng số nội tệ thu được mua ngoại tệ với tỷ giá kì hạn (đối với ngân hàng là hoạt động bán ngoại tệ cho nhà đầu tư).

Page 30: Parity tiếp theo

- Cho dù CIA hướng nội hay hướng ngoại thì cuối cùng nhờ có hoạt động của CIA đã làm cho các quốc gia khác nhau có mức độ sinh lời của đồng tiền như nhau => nó giúp thị trường cân bằng hơn trong dài hạn và trừng phạt những ai làm trái quy luật “thị trường luôn đúng”.

Kết luận

Page 31: Parity tiếp theo

Các quan hệ ngang bằng trên thị trường hữu hiệu2

2.1 Hiệu ứng Fisher (FE)

2.2 Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE)

2.3 Ý nghĩa IFE

2.4 Tổng hợp các quan hệ Parity

Page 32: Parity tiếp theo

2.1 Hiệu ứng Fisher (FE)• Hiệu ứng Fisher thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và

lạm phát của một quốc gia.• Ví dụ: Lãi suất cao tương đối ở một quốc gia có thể thu hút vốn đầu tư

nước ngoài nhưng lãi suất cao tương đối có thể phản ánh lạm phát cao tương đối. Do lạm phát gây áp lực giảm giá đồng nội tệ, việc đầu tư các chứng khoán bằng đồng tiền này có thể không còn đủ hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài nữa.

• Hiệu ứng Fisher giả định rằng lãi suất danh nghĩa gồm 2 bộ phận cấu thành: mức kỳ vọng lạm phát và lãi suất thực.

Theo Irving Fisher, lãi suất danh nghĩa nội địa phản ánh lợi suất thực (r) và lạm phát kỳ vọng trong kỳ tương ứng (ΔPe):

(1 + i) = (1+ r)*(1+ ΔPe)i là lãi suất danh nghĩa

Page 33: Parity tiếp theo

Công thức FE dạng gần đúng:

Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát.

hoặc Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát.• Mỗi thành tố trong vế phải của phương trình trên chịu tác động của các

lực lượng kinh tế khác nhau. Lãi suất thực tế được quyết định bởi cung và cầu vốn vay. Theo lý thuyết số lượng tiền tệ thì tốc độ cung ứng tiền tăng quyết định tỷ lệ lạm phát.

2.1 Hiệu ứng Fisher (FE)

• Trong dài hạn, sự thay đổi của cung ứng tiền không có ảnh hưởng gì đến lãi suất thực tế cũng như các biến thực tế khác. Vì lãi suất thực tế không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh theo sự thay đổi của lạm phát. Do vậy, khi Ngân hàng Trung ương tăng cung ứng tiền tệ, thì cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa đều tăng. Sự điều chỉnh này của lãi suất danh nghĩa theo lạm phát được gọi là hiệu ứng FISHER

Page 34: Parity tiếp theo

2.2 HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE)

-Sai lệch lãi suất thực sẽ làm dịch chuyển dòng vốn quốc tế.-Các giả định:

Thị trường hàng hóa và tài chính cạnh tranh hoàn hảo

Tất cả các quốc gia đều tiêu dùng 1 rổ hàng hóa

Rủi ro chứng khoán trong nước và nước ngoài như nhau

Lưu chuyển vốn quốc tế là hoàn hảo

Thông tin minh bạch, dễ tiếp cận

Lãi suất thực ở các quốc gia bằng nhau: r = r*

Page 35: Parity tiếp theo

2.2 HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE)

VÍ DỤ: r Canada= r Mỹ = 2%. Giả sử lãi suất danh nghĩa một năm là 13% tại Canada

và 8% tại Mỹ => mức độ lạm phát kỳ vọng tại Canada là 11%, tại Mỹ là 6%. Mức chênh lệch lạm phát kỳ vọng giữa 2 quốc gia là 5%. Dựa theo IFE và PPP, lạm phát tại Canada cao hơn tại Mỹ 5% nên đồng đô la Canada sẽ phải sụt giảm 5% so với đô la Mỹ 5%. Nhà đầu tư Mỹ có thể kiếm được 8% từ việc đầu tư vào Canada, mức sinh lời này bằng mức sinh lời mà họ có thể kiếm được tại Mỹ.

-Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE – International Fisher Effect) sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian, nhưng nó có liên quan mật thiết với lý thuyết PPP vì lãi suất thường có mối tương quan cao với tỷ lệ lạm phát.

-Nếu lãi suất thực được giả định là như nhau ở 2 quốc gia, sự khác biệt về lãi suất danh nghĩa hoàn toàn là do chênh lệch mức lạm phát kỳ vọng.

-Chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia phản ánh tương quan lạm phát kỳ vọng trong cùng thời kỳ :

i – i* ≈ (ΔPe – ΔP*e)

Page 36: Parity tiếp theo

Hàm ý của hiệu ứng Fisher quốc tế

• Lý thuyết IFE cho rằng, các đồng tiền với lãi suất cao sẽ có mức lạm phát cao và được kỳ vọng sẽ giảm giá.

• Do đó, giả sử khi lãi suất tại Mỹ cao tương đối so với một số quốc gia khác, thì các công ty đó không cần cố gắng để đầu tư vào Mỹ bởi vì tác động của tỷ giá có thể bù đắp cho lãi suất trong mỗi giai đoạn.

• Ví dụ: Lãi suất danh nghĩa ở Mỹ là 8%, ở Nhật là 5%. Mức kỳ vọng sinh lời thực tế là 2% tại mỗi quốc gia. Lạm phát kỳ vọng ở Mỹ là 6%, ở Nhật là 3%. Nếu tỷ giá thay đổi như mong đợi, các nhà đầu tư Nhật đang cố gắng lợi dụng lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ nhận được suất sinh lời giống như những gì họ kiếm được ở quốc gia mình. Dù các nhà đầu tư Nhật kiếm được thêm 3% tiền lời đầu tư vào Mỹ nhưng đồng đô la Mỹ bị mất giá 3% vào cuối chu kỳ đầu tư. Do đó, mức sinh lời đầu tư từ Mỹ không tốt hơn những gì họ có thể kiếm được trong nước.

Page 37: Parity tiếp theo

• Suất sinh lời thực tế (r) đối với các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán nước ngoài phụ thuộc không chỉ vào lãi suất nước ngoài (if) mà còn vào

phần trăm thay đổi trong giá trị của ngoại tệ (ef) của chứng khoán. r =

(1 + if)(1 + ef) – 1

• Theo IFE, tỷ suất sinh lợi từ đầu tư trong nước (ih)tính trung bình sẽ

bằng tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ đầu tư nước ngoài. r = ih

• Xác định mức độ mà đồng ngoại tệ phải thay đổi để làm cho đầu tư ở cả 2 nước cùng có tỷ suất sinh lợi bằng nhau.

Nguồn gốc của hiệu ứng Fisher quốc tế

r = ih

=> (1 + if)(1 + ef) – 1 = ih

=> ef = (1 + ih)/(1 + if) - 1

ih > if : đồng ngoại tệ tăng giá, cải

thiện suất sinh lời của chứng khoán nước ngoài đối với nhà đầu tư trong nước

ih < if : đồng ngoại tệ giảm giá, làm

giảm suất sinh lời của chứng khoán nước ngoài đối với nhà đầu tư trong nước

Page 38: Parity tiếp theo

Phân tích bằng đồ thị hiệu ứng Fisher quốc tế

ih - if (%)

Đường IEF

% thay đổi tỷ giá giao ngay đồng ngoại tệ

Các điểm nằm trên đường IFE phản ánh cho tỷ giá thay đổi để bù đắp mức chênh lệch lãi suất

Các điểm nằm dưới đường IFE nhìn chung phản ánh suất sinh lời cao hơn từ việc đầu tư khoản tiền gửi từ nước ngoài

Các điểm bên trên đường IFE nhìn chung phản ánh suất sinh lời từ các khoản tiền gửi nước ngoài thấp hơn suất sinh lời trong nước

45o

Page 39: Parity tiếp theo

Tóm lược hiệu ứng Fisher quốc tế

Lãi suất trong nước tương

đối cao

Lạm phát kỳ vọng trong nước tương

đối cao

Nhập khẩu sẽ tăng, xuất

khẩu sẽ giảm

Đồng nội tệ sẽ giảm bằng mức chênh

lệch lạm phát

Lãi suất trong nước tương

đối thấp

Nhập khẩu sẽ giảm, xuất

khẩu sẽ tăng

Lạm phát kỳ vọng trong nước tương

đối thấp

Giá trị đồng nội tệ không ảnh hưởng

đến lạm phát

Đồng nội tệ sẽ tăng bằng mức chênh

lệch lạm phát

Lãi suất trong nước và nước

ngoài như nhau

Lạm phát kỳ vọng trong

nước và nước ngoài như

nhau

Không có tác động của lạm phát đến giá trị hàng xuất,

nhập khẩu

Trường hợp 1

Trường hợp 3

Trường hợp 2

Page 40: Parity tiếp theo

Kiểm chứng IFEIFE tồn tại phụ thuộc chủ yếu vào môi trường PCM và quan điểm của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài về rủi ro là như nhau.

IFE căn cứ trên ngang giá sức mua, nó cũng không luôn luôn đúng. Do ngoài lạm phát nó còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, cho nên tỷ giá hối đoái không điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát.

Thomas kiểm định lý thuyết

IFE

các hợp đồng kỳ hạn mua các đồng

tiền với lãi suất cao có chiết khấu (so với giá giao

ngay)

các hợp đồng kỳ hạn bán các đồng tiền với

lãi suất thấp có phần bù.

123 (57%) trong số 216 giao dịch do chiến lược

này tạo nên có lợi nhuận. Ngoài ra, mức tỷ suất sinh lợi trung bình cao hơn mức lỗ

trung bình. Tỷ suất sinh lợi trung bình

77%/năm.

Cuộc nghiên cứu này cho thấy rằng hiệu ứng Fisher quốc tế không đúng – điều này không có nghĩa là tất cả các công ty đa quốc gia sẽ ngay lập tức đầu tư tất cả tiền mặt thặng dư vào các đồng tiền lãi suất cao. Có 1 rủi ro đáng kể trong 1 chiến lược như thế, như được chứng minh bằng các khoản lỗ phát sinh trong một số thời kỳ nghiên cứu.

Page 41: Parity tiếp theo

• Sử dụng lãi suất để giải thích sự thay đổi tỷ giá theo thời gian: Quốc gia nào có lãi suất cao thì sẽ có mức lạm phát kỳ vọng cao và đồng tiền nước đó sẽ giảm giá trong tương lai.

• Tính trung bình, những người cố gắng đầu tư vào các chứng khoán sinh lời với mức lãi suất cao sẽ không có lợi ích vì tác động tỷ giá bù đắp cho lợi thế lãi suất.

• Giúp nhà đầu tư ước lượng lợi suất đầu tư quốc tế theo quan hệ UIP

• Gợi ý sử dụng tỷ giá kỳ hạn (Ft) như một dự báo khách quan về mức tỷ giá kỳ vọng trong tương lai theo UEH:

2.3 Ý nghĩa hiệu ứng Fisher quốc tế

Page 42: Parity tiếp theo

Ví dụ

• Giả sử lãi suất thực ở Anh và Mỹ là 2%. Lãi suất phi rủi ro một năm là 13% tại Anh và 10% tại Mỹ.

Mức lạm phát kỳ vọng ở Anh là: 13% - 2% = 11%

Mức lạm phát kì vọng ở Mỹ là : 10%-2% = 8%

Chênh lệch lạm phát kỳ vọng là : 11% - 8% = 3%

Dựa vào hiệu ứng Fisher quốc tế, ta suy ra mức biến động tỷ giá kỳ vọng dựa trên mức lạm phát kỳ vọng:

Do đó, đồng bảng Anh giảm 3% so với đô la Mỹ. Như vậy, lợi suất mà nhà đầu tư Mỹ kiếm được là

Vậy mức sinh lời khi đầu tư vào Anh bằng với mức sinh lời kiếm được tại Mỹ

Page 43: Parity tiếp theo

Chênh lệch lãi suất Chênh lệch lạm phát

Tỷ giá kỳ vọng

Phần bù tỷ giá kỳ hạnNgang bằng lãi suất (IRP)

Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE)

Hiệu ứng Fisher

PPP

Các quan hệ ngang bằng

Tổng hợp các quan hệ Parity

Page 44: Parity tiếp theo

So sánh IRP, PPP, IFE

GIỐNG NHAU

Đều là kết quả của hoạt động

Arbitrage

Lý giải các biến động của tỷ giá thông qua các nhân tố ảnh

hưởng

Khi lý thuyết xảy ra, suất sinh

lợi mà họ đạt được luôn luôn

bằng nhau bất kể đầu tư, tiêu dùng

ở đâu.

Page 45: Parity tiếp theo

KHÁC NHAU IRP PPP IFE

Biến số chính Phần bù p Tỷ lệ thay đổi giá trị đồng ngoại tệ ef

Tỷ lệ thay đổi giá trị đồng ngoại tệ ef

Mối quan hệ Tỷ giá kỳ hạn – Lãi suất

Lạm phát – Tỷ giá giao ngay

Lãi suất- Tỷ giá giao ngay

Công thức p = [(1+ih)/(1+if) ]-1≈ ih-if

ef = [(1+Ih)/(1+If)] -1≈ Ih-If

ef=[(1+ih)/(1+if) ]-1≈ ih-if

Áp dụng Xác định tỷ giá kỳ hạn tại một thời điểm nhất

định

Giải thích sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong một

thời kỳ

Giải thích sự thay đổi tỷ giá hối đoái trong

một thời kỳ

Khả năng duy trì

Thường duy trì, tốt hơn PPP

Có hiệu quả trong dài hạn, duy trì cả khi IFE

không đúng

Có hiệu quả trong dài hạn, duy trì khi PPP đúng do xuất

phát từ PPP

Lý do không duy trì liên tục

Chi phí phát sinh khi đầu tư ra nước ngoài

Không có hàng thay thế hàng nhập khẩu

Chênh lệch lãi suất không do chênh lệch

lạm phát tạo raỨng dụng Dùng để phát hiện cơ

hội CIADự báo tỷ giá hối đoái

tương laiSo sánh mức sống ở các

nước khác nhau

Dự báo tỷ giá hối đoái

Page 46: Parity tiếp theo

i-i*

Pe-P*e

(F-S)/S

Se

≈ IFE

≈ UEH≈ UIP

≈ PPP≈ CIP

PPP: Sự thay đổi tỷ giá (kỳ vọng) phản ánh chênh lệch lạm phát (kỳ vọng) CIP: Trong PCM, cơ hội đầu tư cùng mức rủi ro giữa các nước mang lại thu nhập

đầu tư ngang nhau UIP: Trong PCM và bàng quan rủi ro, mức thay đổi tỷ giá kỳ vọng phản ánh tương

quan lãi suất giữa 2 quốc gia IFE: Chênh lệch lãi suất phản ánh tương quan lạm phát giữa 2 quốc gia UEH: Tỷ giá kỳ hạn là một cơ sở dự báo khách quan của tỷ giá giao ngay kỳ vọng

Mối liên kết giữa các quan hệ Parity

Page 47: Parity tiếp theo

Giá cả p Lãi suất i

Tỷ giá S

IRPLOP &

ArbitrageAP

PPIFE

Thị trường hàng hóa và dịch vụ Thị trường tài chính

Thị trường hối đoái

Global Market

Quan hệ Parity liên kết các thị trường thành một hệ thống đồng bộ. Khi LOP sai lệch sẽ làm hoạt động Arbitrage khả thi gây nên một sự thay đổi đồng loạt ,thu hẹp dần khả năng Arbitrage và thiết lập một trạng thái cân bằng cho toàn bộ thị trường

Cân bằng thị trường tổng thể

Page 48: Parity tiếp theo

• Tỷ giá giao ngay là tỷ giá thỏa thuận ngày hôm nay (ngày t) nhưng tiến hành thanh toán thường là vào 2 ngày làm việc tiếp ( t + 1, t+ 2)

• Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà ngân hàng thông báo cho khách hàng, là lãi suất thông báo hoặc thỏa thuận trong các quan hệ tín dụng.

• Lãi suất thực tế là lãi suất được xác định trên cơ sở đã điều chỉnh lại theo những thay đổi về mức giá do lạm phát.

• Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng được ký kết ngày hôm nay nhưng sẽ được thực hiện trong tương lai.

• PCM( Perfect Capital Mobility): vốn tự do lưu chuyển trong thị trường hội nhập quốc tế hoàn hảo.

Thuật ngữ

Page 49: Parity tiếp theo

Tỷ giá kỳ hạn: đề cập đến một tỷ giá được báo giá và trao đổi hôm nay nhưng cho giao hàng và thanh toán vào một ngày trong tương lai cụ thể.LOP ( Law of one price): Nếu bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thương mại, các rủi ro và thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thì các hàng hóa giống hệt nhau sẽ có giá như nhau ở mọi nơi khi quy về một đồng tiền chung.Arbitrage: Là việc tại cùng một thời điểm thực hiện việc mua hàng hóa ở nơi có giá thấp và bán ở nơi có giá cao để kiếm lợi do có sự chênh lệch giá.Thị trường Ngoại hối (Foreign Exchange Market): là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn.Thị trường tài chính: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các khoản vốn (ngắn hoặc dài hạn) thông qua các công cụ tài chính nhất định.Thị trường hàng hóa dịch vụ: là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Giá cả thị trường chi phối xã hội trong việc chọn mua cái gì, mua như thế nào và mua cho ai.

Thuật ngữ

Page 50: Parity tiếp theo

MỞ RỘNGTác động của tự do hóa nhân dân tệ lên giá hàng hóa toàn cầu• Hiện đang có chênh lệch khá lớn về lãi suất giữa của nhân dân tệ so với đô la Mỹ• Điều này tạo ra nhu cầu kinh doanh chênh lệch lãi suất ngắn hạn (carry trade) giữa 2 đồng

tiền này. Cơ chế carry trade là vay ngoại tệ từ những nơi có lãi suất thấp, đổi ra nhân dân tệ rồi cho vay nội địa để hưởng lãi cao hơn. Đến kỳ thanh toán thì lại chuyển ngược vốn từ nhân dân tệ ra ngoại tệ, chuyển về nơi đi vay để hoàn trả vốn và lãi, và nhà đầu tư được hưởng phần chênh lệch có được từ sự khác biệt lãi suất (với điều kiện là tỷ giá nhân dân tệ với ngoại tệ đó không thay đổi đáng kể giữa hai thời điểm đi vay và hoàn trả). Tuy nhiên, để thực hiện carry trade ở Trung Quốc thì nhà đầu tư phải có khả năng vay mượn và mua bán dễ dàng đô la Mỹ.

Thực trạng về kinh doanh chênh lệch lãi suất ở TQ• Thế nhưng Trung Quốc hiện đang có các quy định về quản lý ngoại hối nhằm kiểm soát

việc vay mượn và kinh doanh ngoại tệ, làm cản trở việc thực hiện carry trade ở Trung Quốc. Để lách những quy định này nhằm vay mượn hoặc chuyển ngoại tệ vào ra Trung Quốc một cách dễ dàng, các nhà kinh doanh đã tạo ra các CFD có sự tham gia của các hàng hóa cơ bản như đồng, nhôm, các kim loại quý khác như vàng, và thậm chí là đậu tương hay quặng sắt. Các giao dịch này về bản chất là giao dịch mua bán hàng hóa trên giấy tờ vì hàng hóa chỉ được dịch chuyển từ người bán đến người mua trên giấy tờ; còn hàng hóa thật thì vẫn nằm tại các kho ngoại quan; cái thực chất lưu chuyển vào và ra khỏi Trung Quốc là luồng vốn ngoại tệ.

Page 51: Parity tiếp theo

Tổng giá trị các CFD đã tăng chóng mặt kể từ giữa năm trước bởi sự kết hợp của 3 yếu tố sau, đảm bảo mang lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho các nhà kinh doanh carry trade1. sự thắt chặt hơn nữa các quy định về cho vay và số tiền được vay ở Trung

Quốc, làm cho các nhà đầu tư chuyển mạnh từ việc đi vay nội địa sang vay từ các nguồn ở nước ngoài với điều kiện dễ dãi hơn (và quan trọng là rẻ hơn

2. chênh lệch lãi suất khá cao giữa đô la Mỹ và nhân dân tệ3. nguồn cung các loại hàng hóa cơ bản đang dồi dào trên thế giới• Theo ước tính của Goldman Sachs, 31% các khoản cho vay ngoại tệ ngắn hạn và 14%

tổng các khoản cho vay ngoại tệ ở Trung Quốc được thế chấp bởi các hàng hóa này trong các CFD. Tổng số dư cho vay ngoại tệ thông qua các CFD ở Trung Quốc được ước tính lên tới khoảng 81 đến 160 tỷ đô la Mỹ.

• CFD có ảnh hưởng sâu sắc đến giá cả hàng hóa thế giới. Khi CFD được ký kết, lập tức nhu cầu về các loại hàng hóa nói trên tăng lên trong khi cung chưa (kịp) thay đổi, đẩy giá tăng. Ngược lại, khi CFD hoàn tất, lượng hàng hóa được cầm cố được giải tỏa, làm tăng đột ngột cung trong khi cầu không biến động, đẩy giá cả hàng hóa đi xuống, làm các nhà đầu cơ khác hoảng sợ, buộc họ phải bán tháo hàng hóa của mình, càng đẩy giá hàng hóa đi xuống thêm

MỞ RỘNG

Page 52: Parity tiếp theo

MỞ RỘNG• Tuy rất quan ngại với những hành động lách luật như thông qua CFD nhưng

Trung Quốc không muốn mạnh tay xử lý, ngăn ngừa những hành động này trong một sớm một chiều, vì điều đó sẽ dẫn đến việc giải phóng một lượng hàng hóa lớn đang nằm kẹt trong các CFD ra thị trường, làm cho giá cả của chúng sụp đổ, từ đó ảnh hưởng đến giá cả của hàng loạt tài sản như chứng khoán và trái phiếu.

• Thay vào đó, Trung Quốc có một lộ trình tự do hóa dần dần đồng nhân dân tệ, cũng như mở cửa hơn nữa nền kinh tế cho các luồng vốn nước ngoài, với mục đích làm cho tỷ giá nhân dân tệ sẽ biến động mạnh hơn chứ không còn được ổn định tương đối như trước đây nữa. Và khi tỷ giá nhân dân tệ biến động mạnh hơn thì chi phí bảo hiểm cho tỷ giá (heding) sẽ phải tăng lên mạnh hơn. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận tiềm năng trong, và do đó là độ hấp dẫn của các CFD. Kết cục, sẽ có thêm một lượng hàng hóa được giải phóng ra thị trường hàng hóa, đẩy giá hàng hóa đi xuống. Quá trình tự do hóa nhân dân tệ càng diễn ra mạnh thì tính hấp dẫn của các CFD càng giảm và áp lực lên giá cả hàng hóa càng lớn thêm.

Link : http://phan-minh-ngoc.blogspot.com/2014/03/tac-ong-cua-tu-do-hoa-nhan-dan-te-len.html

Page 53: Parity tiếp theo

Quy luật ngang giá lãi suất không có bảo hiểm (Uncovered Interest Parity- UIP)Trong thực tế,dưới áp lực của những nhà đầu cơ làm cho tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay kỳ vọng tại thời điểm hợp đồng kỳ hạn đến hạn có xu hướng bằng nhau.Giả định trong môi trường Dòng vốn năng động hoàn hảo (PCM) và các nhà đầu tư bàng quan với rủi ro (Risk Neutrality).

Khả năng 1: Set > Ft Các nhà đầu cơ sẽ mua kỳ hạn C tại mức tỷ giá Ft để sau t

năm, bán lại hợp đồng kỳ hạn với tỷ giá giao ngay kỳ vọng Set . Lãi phát sinh kỳ

vọng trên 1 C giao dịch là: Set - Ft > 0

Khả năng 2: Set < Ft Các nhà đầu cơ sẽ bán kỳ hạn C tại mức tỷ giá Ft để sau t năm,

mua lại hợp đồng kỳ hạn với tỷ giá giao ngay kỳ vọng Set . Lãi phát sinh kỳ vọng

trên 1 C giao dịch là: Ft - Set > 0

Thị trường ở khả năng 1 hay khả năng 2 chỉ là tạm thời, xu hướng của thị trường là làm cho tỷ giá kỳ hạn phản ánh tỷ giá giao ngay kỳ vọng tại thời điểm hợp đồng kỳ hạn đến hạn. Do đó theo quy luật thị trường, có thể viết: Se

t = Ft

Như vậy, tỷ suất sinh lợi từ việc kinh doanh theo UIP tính bình quân sẽ không cao hơn tỷ suất sinh lợi trên thị trường tiền tệ nội địa từ góc nhìn của các nhà đầu tư trong nước.

Page 54: Parity tiếp theo

Công cụ lãi suất chưa được sử dụng một cách xuyên suốt, nhất quán trong chính sách tiền tệ, nhưng nếu xét sự biến động giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất tiền gửi danh nghĩa từ năm 2007 đến tháng 9/2012 cho thấy hiệu ứng Fisher đã phát huy tác dụng trong trường hợp này.

Hiệu ứng Fisher cho rằng có mối quan hệ một – một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa. Những năm có tỷ lệ lạm phát cao tương ứng với lãi suất danh nghĩa cao. Những nước có lạm phát cao thường cũng có xu hướng lãi suất danh nghĩa cao. Hiệu ứng Fisher chỉ ra rằng lãi suất danh nghĩa biến đổi theo những biến đổi trong tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.

Vì vậy, để giảm được lãi suất, cần giải quyết tốt lạm phát kỳ vọng và tâm lý mất giá đối với đồng nội tệ. Xét trường hợp nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ lạm phát năm 2012, tuy được kiểm soát nhưng với mức tăng 2,2% của tháng 9/2012 cho thấy chỉ số CPI chưa thực sự ổn định và nếu so với bình quân cùng kỳ năm 2011, thì chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2012 đã tăng 9,96%. Như vậy, với sự phân tích ở trên cho thấy, khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước buộc phải sử dụng nhiều công cụ chính sách tiền tệ, kể cả công cụ mang tính hành chính nhưng trong đó, công cụ lãi suất là không thể thiếu. Và xu hướng lãi suất danh nghĩa biến động không chỉ phụ thuộc vào ý muốn của nhà điều hành, mà tuân theo những quy luật nhất định, trong đó có hiệu ứng Fisher.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Biến động lạm phát và lãi suất danh nghĩa ở VN

Page 55: Parity tiếp theo

Ứng dụng hiệu ứng Fisher quốc tế vào cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á.

-Theo hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE), khi các nước Đông Nam Á có lãi suất cao trong thời kỳ trước cuộc khủng hoảng, thì các nước này không thể thu hút được đầu tư nước ngoài bởi kỳ vọng về tỷ giá. Cụ thể là lãi suất danh nghĩa cao phản ánh lạm phát dự kiến cao và kết quả là đồng tiền sẽ giảm giá (theo ngang giá sức mua). Nếu các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng lý thuyết này, họ sẽ không dự kiến thu lợi từ lãi suất cao ở các nước Đông Nam Á vì đồng tiền mà họ đầu tư vào dự kiến sẽ giảm giá, vì thế sẽ bù trừ vào lợi thế lãi suất cao.

-Tuy nhiên, trong thực tế các nhà đầu tư nước ngoài đã nỗ lực tìm kiếm từ lãi suất cao ở các nước Đông Nam Á (ít nhất là trước khi xảy ra khủng hoảng). Điều này cho thấy rằng họ không dự kiến IFE tồn tại vì ngân hàng trung ương của 1 vài nước Đông Nam Á cố định đồng tiền của các nước này trong 1 dải băng hẹp, nên họ đã ngăn tỷ giá hối đoái khỏi giảm sút để bù đắp cho chênh lệch lãi suất. Vì thế, IFE không thể tồn tại được, và đó là động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài kiếm lời từ lãi suất cao ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, chiến lược này đã có tác động bất lợi đối với bất kỳ nhà đầu tư nào muốn kiếm lời trên lãi suất cao trong cuộc khủng hoảng bởi lẽ nỗ lực duy trì 1 đồng tiền ổn định đã bị các lực của thị trường áp đảo. Kết quả là, lãi suất có hiệu lực (là lãi suất sau khi đã điều chỉnh theo biến động của tỷ giá) mà các nhà đầu tư nước ngoài nhận được đã bị âm. Về bản chất, sự giảm giá các đồng tiền này đã phá hủy lãi suất cao từ đầu tư đến nỗi mà cuối cùng các nhà đầu tư nhận được ít hơn những gì họ đầu tư lúc ban đầu.

Page 56: Parity tiếp theo

Thông tin biến động thị trường• Các cuộc đàm phán với Nga thất bại trong việc kết thúc bế tắc về vấn đề bán đảo

Crimea . Thông tin này đẩy nhu cầu tài sản an toàn tăng cao, kéo giá vàng lên trong khi chứng khoán Mỹ mất điểm.Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đứng tại 1.382 USD/ounce, cao hơn đóng cửa phiên trước gần 11 USD/ounce. Giá vàng giao dịch kỳ hạn tại New York tăng tiếp lên cao nhất 6 tháng. Kết thúc phiên hôm qua (14/3), chỉ số S&P 500 giảm 0,3%, xuống còn 1.841,13 điểm. Tổng cộng chỉ số này giảm 2% trong cả tuần, mạnh nhất kể từ tháng 1 đến nay. Chỉ số công nghiệp Dow Jones cũng giảm 0,3%, xuống còn 16.065,67 điểm. Tổng cộng có 6,7 tỷ cổ phiếu được giao dịch trong phiên, tương đương với mức trung bình 3 tháng. Chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 3 xuống thấp nhất 4 tháng, chi tiêu các hộ gia đình có thể chậm lại. Một báo cáo khác cho thấy giá sản xuất giảm trong tháng 2, chủ yếu do sự giảm mạnh chi phí dịch vụ. Chủ tịch Janet Yellen tháng trước nhận định kinh tế Mỹ đủ mạnh mẽ để chịu đựng sự cắt giảm kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương.

• Như vậy, giá vàng tuần này tăng tổng cộng 3%, mạnh nhất 1 tháng. Từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng tới 14% trong bối cảnh bất ổn tại Crimea và dấu hiệu tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại. Chỉ số chứng khoán thế giới giảm 6 phiên liên tiếp, giảm lâu nhất kể từ tháng 11/2012. (Nguồn: http://dantri.com.vn/)

Mở rộng

Page 57: Parity tiếp theo