21
Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu 1 Phc Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lƣu Version 1.0 Email: [email protected] Website: bachyhuynhde.org (Tài Liu Tu Hành Ni Bcủa BYHĐ) Mục đích của bài viết này là để btúc thêm cho bài viết “Kinh A Di Đà Pháp Số”. Mt smật nghĩa chứa đựng trong nhng con svà tên ca các vLa-Hán, B-Tát, và Phật trong Kinh A Di Đà đã được trình bày. Nhưng quan trng và khó khăn nht là sgii mã tên ca nhng vy ra thành nhng luồng điển liên hđến ngũ tạng trong cơ thể. Đỗ tsư là người tiên phong làm công vic này trong tác phẩm “Kinh A Di Đà”. Ở đây, chúng tôi strình bày vi quí vnhng chi tiết chưa được chia strong bài viết trước vì e rng squá dài và làm loãng ý chính ca kinh. Mđầu: Trong bài viết “Kinh A Di Đà Pháp Số, chúng tôi chmi trình bày mt smật nghĩa chứa đựng trong nhng con svà tên ca các vLa-Hán, B-Tát và Pht trong Kinh A Di Đà nhưng chưa có dịp trình bày cách gii mã và nhng dbit gia bn kinh Phn và Hán ng. Mt thc mc ln cần được gii thích là khi ngài Cưu Ma La Thập dch tên nhng nhân vt này tSankrit qua Hán văn, ngài dịch theo âm ca tên hay theo nghĩa ca tên hay chai? Nếu ngài Cưu Ma La Thập dch theo âm ca chSankrit thì slý gii vmt nghĩa của tên, ca kinh bi nhng vtu hành bên Trung Quc hay Vit Nam sau này chlà stưởng tượng cá nhân không có cơ sở vng chc, mà li còn mang tính cách phá hoi Pht Pháp bng cách pha trộn Tiên Đạo vào Phật Đạo. Ngược li, nếu ngài Cưu Ma La Thập dch theo nghĩa của tên tng nhân vt thì mi tên có thnghĩa riêng mà người đọc phi hiu mt nghĩa ca nó thì mi mong hiểu được ý kinh. Nếu như thế thì sdin gii mật nghĩa bằng “Điển Quang” của Đỗ TSư trong cun Kinh A Di Đàlà việc làm có cơ sở vng chc. Slý giải thì tùy theo trình độ tu hành, đắc pháp, đắc đạo, văn hóa và nghề nghip ca tác ginên scó dbit. Trong bài viết này, chúng tôi strình bày chi tiết hơn vcách lý gii tên nhng nhân vt trong Kinh. Những điểm cần chú ý trước khi vào đề: 1) Những kinh đại thừa được dch tSankrit, Phn, qua Hán Văn bởi nhiu vtăng Thiên Trúc khác nhau, khác thời điểm, nhưng có lẽ cùng một nơi Trung Quc. Ni dung tuy có chdbiệt nhưng dường như

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn LưuPhụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu 1 Ph ... bởi những vị tu hành bên Trung Quốc hay Việt Nam sau này chỉ

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

1

Phục Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lƣu Version 1.0

Email: [email protected]

Website: bachyhuynhde.org

(Tài Liệu Tu Hành Nội Bộ của BYHĐ)

Mục đích của bài viết này là để bổ túc thêm cho bài

viết “Kinh A Di Đà Pháp Số”. Một số mật nghĩa chứa

đựng trong những con số và tên của các vị La-Hán,

Bồ-Tát, và Phật trong Kinh A Di Đà đã được trình

bày. Nhưng quan trọng và khó khăn nhất là sự giải mã

tên của những vị ấy ra thành những luồng điển liên hệ

đến ngũ tạng trong cơ thể. Đỗ tổ sư là người tiên

phong làm công việc này trong tác phẩm “Kinh A Di

Đà”. Ở đây, chúng tôi sẽ trình bày với quí vị những

chi tiết chưa được chia sẻ trong bài viết trước vì e

rằng sẽ quá dài và làm loãng ý chính của kinh.

Mở đầu:

Trong bài viết “Kinh A Di Đà Pháp Số”, chúng tôi

chỉ mới trình bày một số mật nghĩa chứa đựng trong

những con số và tên của các vị La-Hán, Bồ-Tát và

Phật trong Kinh A Di Đà nhưng chưa có dịp trình bày

cách giải mã và những dị biệt giữa bản kinh Phạn và

Hán ngữ. Một thắc mắc lớn cần được giải thích là khi

ngài Cưu Ma La Thập dịch tên những nhân vật này từ

Sankrit qua Hán văn, ngài dịch theo âm của tên hay

theo nghĩa của tên hay cả hai?

Nếu ngài Cưu Ma La Thập dịch theo âm của chữ

Sankrit thì sự lý giải về mật nghĩa của tên, của kinh

bởi những vị tu hành bên Trung Quốc hay Việt Nam

sau này chỉ là sự tưởng tượng cá nhân không có cơ sở

vững chắc, mà lại còn mang tính cách phá hoại Phật

Pháp bằng cách pha trộn Tiên Đạo vào Phật Đạo.

Ngược lại, nếu ngài Cưu Ma La Thập dịch theo

nghĩa của tên từng nhân vật thì mỗi tên có thể có

nghĩa riêng mà người đọc phải hiểu mật nghĩa của nó

thì mới mong hiểu được ý kinh. Nếu như thế thì sự

diễn giải mật nghĩa bằng “Điển Quang” của Đỗ Tổ

Sư trong cuốn “Kinh A Di Đà” là việc làm có cơ sở

vững chắc. Sự lý giải thì tùy theo trình độ tu hành, đắc

pháp, đắc đạo, văn hóa và nghề nghiệp của tác giả nên

sẽ có dị biệt.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn

về cách lý giải tên những nhân vật trong Kinh.

Những điểm cần chú ý trước khi vào đề:

1) Những kinh đại thừa được dịch từ Sankrit, Phạn,

qua Hán Văn bởi nhiều vị tăng Thiên Trúc khác nhau,

khác thời điểm, nhưng có lẽ cùng một nơi Trung

Quốc. Nội dung tuy có chỗ dị biệt nhưng dường như

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

2

tên của các nhân vật dùng trong kinh thì ĐỒNG

NHẤT. Đây là một điểm lạ đáng chú ý! Ví dụ, Xá Lợi

Phất hay Xá Lị Phất, Mục Kiền Liên hoặc Mục Kiều

Liên, hay Văn Thù Sư Lợi đều được các dịch giả

dịch/dùng giống nhau trong mọi kinh Đại Thừa. Duy

chữ “maha”, có chỗ để nguyên “Ma Ha” và chỗ khác

dịch là “Đại”.

2) Số 4 của Ấn Độ và số 5 của Trung Quốc:

Đạo Phật xuất xứ từ Ấn Độ có pháp số là 4, tức tứ đại

(đất, nước, gió, lửa) trong lúc Đạo Tiên của Trung

Quốc có pháp số là 5, tức ngũ hành (kim, mộc, thủy,

hỏa, thổ). Mẫu số chung của 2 pháp số này là 4x5 =

20. Do đó cần để ý khi sử dụng pháp số. Phải biết lúc

nào dùng hệ thống 4 hay 5 cho đúng chỗ. Việt Nam

thì quen thuộc với cả 2 hệ thống nên nhiều lúc dùng

lẫn lộn với nhau. Đông Y căn bản là ngũ hành nên khi

đem mật nghĩa của kinh A Di Đà vào cơ thể thì không

thể tránh được tình trạng pha trộn danh từ, nghĩa lý

của hai hệ thống Tiên và Phật gia … tuy nhiên lý của

mật nghĩa thì đồng nhất vì cơ thể thì chỉ có một.

Giải mã tên của các vị La-Hán, Bồ-Tát và Phật:

Bản kinh A Di Đà dùng ở đây được Ngài Pháp Sư

Cưu Ma La Thập đời Dao Tần dịch từ tiếng Phạn qua

tiếng Hán. Tiếng Việt là âm Hán Việt. Rồi được các

sư dịch ra tiếng Việt.

Mật nghĩa của kinh theo thiển ý được tàng ẩn trong

tên và số của những vị Đại La-Hán, Đại Bồ Tát và

chư Phật mười phương trong bài kinh bằng chữ Hán.

Như đã trình bày trong bài viết “Kinh A Di Đà Pháp

Số”, tên của những vị Phật này đã được ngài Cưu Ma

La Thập dịch qua Hán Ngữ một cách tài tình, hàm

chứa lý lẽ cao siêu và được sắp xếp theo một cách rất

thứ tự và logic theo lý đạo tu hành. Vì thế chúng ta

cần trả lời cho câu hỏi: nguyên thủy kinh A Di Đà

bằng Phạn Ngữ đã có tàng ẩn những mật ý đó hay

không?

Với một người thông thạo chữ Phạn, chữ Hán và văn

hóa 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc thì câu trả lời trên

chắc không khó cho lắm. Rất tiếc là chúng tôi không

rành Phạn Ngữ và văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên không

vì thế mà chúng ta không thể tìm ra câu trả lời. Bằng

cách quan sát tỉ mỉ giữa 2 bản kinh A Di Đà Phạn và

Hán, chúng ta có thể kết luận là ngài Cưu Ma La Thập

đã dịch tên những vị Phật này bằng nghĩa hay bằng

âm. Nếu bằng nghĩa thì rõ ràng ngài Cưu Ma La Thập

muốn duy trì nguyên bộ ý nghĩa từ Phạn qua Hán ngữ.

Dịch tên theo nghĩa thì khó khăn gấp bội phần so với

việc dịch tên theo âm mà không cần giữ ý.

Sau khi tra cứu và so sánh tên các vị La-Hán, Bồ-Tát

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

3

và Phật giữa Phạn và Hán ngữ, chúng tôi kết luận rằng

Ngài Cưu Ma La Thập đã dịch từ Phạn qua Hán ngữ

theo Nghĩa chứ không theo Âm. Vì Phạn và Hán ngữ

là 2 ngôn ngữ cổ của hai nước lớn Ấn Độ và Trung

Quốc, ráp ranh giới, cùng gốc Á, nên ngôn ngữ tuy

khác nhau nhưng có thể có chung đặc tính là tượng

hình và độc âm. Vì thế có những tên dịch sát tưởng

như là dịch theo âm và cũng có nhiều chữ dễ dàng

nhận thấy là dịch theo nghĩa.

Dưới đây xin cử vài ví dụ về Dịch Theo Nghĩa:

Vấn đề dịch chữ “maha” trong Phạn ngữ.

Thử xét 2 tên dưới đây: mahakasyapena (Ma Ha Ca

Diếp) và mahamerunama tathagato (Đại Tu Di Phật).

Chữ “maha” trong tên “mahakasyapena” được dịch

là “MA HA,摩訶”. Trong lúc cũng chữ “maha” đó ở

tên “mahamerumana tathagato” được dịch là “ĐẠI,

大”. Hai tên này vì thế có ý nghĩa khác nhau. Có

nhiều nơi Việt dịch là Đại Ca Diếp và Đại Tu Di Phật

nên sai lạc ý nghĩa!

摩訶迦葉 mahākāśyapena

Ma Ha Ca Diếp: thuộc tạng Phổi (kim).

Ma: gần với Như Lai, con ma.

Ha: quát mắng

Ca: ca, tiếng đệm

Diếp: lá phổi, lá cây

大須 彌佛 mahāmerurnāma tathāgato

Đại Tu Di Phật:

Đại: to lớn

Tu: râu

Di: đầy.

Vài ví dụ khác:

文殊師利 法王子 mañjuśriyā ca kumārabhūtena

Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử

大明佛 mahāratnaketur nāma tathāgataḥ

Đại Minh Phật. (nama tathagatah = phật)

Đại Minh (2 âm) được dịch từ maharatnaketur (6 âm)

寶相佛 śuddharaśmiprabho nāma tathāgataḥ

Bảo Tướng Phật:

Bảo Tướng (2 âm) được dịch từ suddharasmiprabho

(6 âm)

Ở cuối bài chúng tôi có để toàn bộ tên của 38 vị La-

Hán, Bồ-Tát và Phật cho các bạn dễ dàng tham khảo.

Cách tìm mật nghĩa trong tên của các vị La-Hán,

Bồ-Tát và Phật:

Phần này thì khó hơn phần giải mã tên của các vị Bồ

Tát bởi vì nó đòi hỏi nhiều điều kiện nơi người phân

tích: trực giác bén nhạy, trình độ tâm linh tu hành,

kiến thức về Phật, Tiên đạo, đông y, v.v..

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

4

Ở đây chúng tôi xin phân tách 2 tên: Xá Lợi Phất và

Văn Thù Sư Lợi để làm ví dụ.

長老舍利 弗 śāriputreṇa

Trưởng Lão Xá Lợi Phất:

長老: Trưởng Lão = người lớn, người dẫn đầu.

舍利 : Xá Lợi: tro cốt của Phật. Ngọc Xá Lợi.

弗:Phất: người giác ngộ.

Vì thế Trưởng Lão Xá Lợi Phất có mật nghĩa là cục

ngọc xá lợi trong đầu của người tu đắc đạo, còn gọi là

Tự Tánh Di Đà, hay là Hồn. Chữ này thì dễ đoán vì

ai cũng quen thuộc với chữ ngọc Xá Lợi.

文殊師利 法王子 mañjuśriyā ca kumārabhūtena

Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử

Văn: hòa nhã, văn tự

Thù: cắt đứt, đoạn tuyệt, khác biệt,

Sư: nhiều, đông đúc, thầy giáo, sư sãi

Lợi: lợi ích, sắc nhọn

Pháp: giáo lý đạo phật, giỏi

Vương: vua

Tử: con

Gom những chữ Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử lại

chúng ta nhận thấy đây là một vị có chức năng lớn,

quan trọng, một luồng điển chánh đại diện cho nhiều

luồng điển khác. Nhưng vì trước đó đã đọc sách

“Kinh A Di Đà” của Đỗ Tổ Sư nên đã biết Tổ dịch là

Vía. Nhưng chúng tôi có thắc mắc tại sao Tổ lại chọn

như vậy?

Nhờ chữ “Thù” là chia cắt, đoạn tuyệt nên trong lúc

suy gẫm, trực giác gợi ngay một hình ảnh: khi mới

sanh ra đời, nhâm đốc mạch bị gián đoạn, hồn vía xa

lìa, phàm tâm che khuất chân tâm! Nếu Xá Lợi Phất là

Hồn, là Chân Tâm đại diện cho nhóm các vị La-Hán ở

trên thì đây phải là Vía, luồng điển đứng đầu những

luồng điển Bồ-Tát khác đại diện sự sinh hoạt của con

người tức là phàm tâm.

Tiếp tục dùng phương pháp lý luận như trên, chúng

tôi đã tuần tự giải mã mật nghĩa tên các vị Phật trong

bài này theo trình độ hiểu biết giới hạn mình.

Bổ Túc Kinh A Di Đà Pháp Số:

Phần đầu kinh: Như Thị Ngã Văn …

Một thuở nọ, tại vườn Cấp Cô Độc, Đức Phật cùng

1250 vị tỳ kheo gồm các vị: 16 đại A-La-Hán:

Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp,

Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hi La, Ly Bà Đa,

Châu Lợi Bàn Đà, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La,

Kiêu Phạm Ba Đề, Ca Lưu Đà Ni, Ma Ha Kiếp Tân

Na, Bạc Câu La, A Nậu Lâu Đà, và 4 Bồ Tát là:

Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, A Dật Đa,

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

5

Kiền Đà Ha Đề, Thường Tinh Tấn.

Đây là hình ảnh mô tả những luồng điển chánh trong

cơ thể con người. Tổng cộng có 1250 vị tỳ kheo chia

đều cho ngũ tạng. Mỗi tạng có 50 vị tỳ kheo. Chia làm

3 phần hạ, trung, thượng. Hạ thừa có lục phủ tượng

trưng bộ phận tiêu hóa và bài tiết, trung thừa có ngũ

tạng tượng trưng cho sinh hoạt tâm lý sinh lý và

thượng thừa có ngũ hành tượng trưng cho sinh hoạt

của não bộ và thần kinh.

Bốn vị Bồ Tát và mười sáu La Hán đại diện 2 nhóm

tượng trưng cho thân và tâm. Với Văn Thù Sư Lợi

Pháp Vương Tử là luồng điển vía (âm) dẫn đầu nhóm

thân để đối với vị dẫn đầu nhóm tâm là Xá Lợi Phất,

luồng điển hồn (dương). Nên chi việc Tu hành là làm

sao cho thân tâm hợp nhất, tức là hồn vía tương hội.

Thân tứ đại (đất nước gió lửa) được cai quản bởi 4 vị

Bồ Tát hay 4 luồng điển chánh ở phần hạ thừa (bụng)

để duy trì và nuôi sống cơ thể. Phần Tâm thì được cai

quản bởi 16 vị La-Hán dẫn đầu là Xá Lợi Phất tới A

Nậu Lâu Đà.

Tên Mật Nghĩa Tứ Đại N. Hành

1 Văn Thù Sư Lợi Vía Gió Kim

2 A Dật Đa Điển lạnh Nước Thủy

3 Kiền Đà Ha Đề Điển nóng Lửa Hỏa

4 Thường Tinh Tấn Điển bao tử Đất Thổ

1 Xá Lợi Phất Hồn, tự tánh Lửa Hỏa

2 Mục Kiền Liên Điển mắt Lửa Hỏa

3 Maha Ca Diếp Điển phổi Gió Kim

4 Ca Chiên Diên Điển gan Lửa Mộc

5 Maha Câu Hi La Điển gan Lửa Mộc

6 Li Bà Đa Điển tâm Lửa Hỏa

7 Châu Lợi Bàn Đà Điển thận Nước Thủy

8 Nan Đà Điển thận Nước Thủy

9 A Nan Đà Điển thận nóng Lửa Hỏa

10 La Hầu La Nước miếng Nước Thủy

11 Kiêu Phạm Ba Đề Điển thận nóng Lửa Hỏa

12 Tân Đ. L. P. L. Đọa Điển nước óc Nước Thủy

13 Ca Lưu Đà Ni Điển bao tử Đất Thổ

14 Maha Kiếp Tân Na Điển bao tử Đất Thổ

15 Bạc Câu La Điển bộ bài tiết Nước Thủy

16 A Nậu Lâu Đà Điển xương Gió Kim

Trên đây là bảng giải mật nghĩa tên của 20 vị La Hán

và Bồ Tát dựa theo trị số tứ đại và ngũ hành.

Nhiệm vụ và sự hoạt động của các vị La Hán, Bồ Tát

kể trên đã được tả tỉ mỉ trong “Kinh A Di Đà” của Tổ

Đỗ Thuần Hậu nên không cần lập lại ở đây.

Phần Giữa Kinh: Mô tả Cấu Trúc và Công Đức của

cõi Cực Lạc.

Cách đây 10 vạn cõi ức Phật về phương Tây, có một

cõi Phật tên là Cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.

Cõi thứ 10, D10, tức là Nê Hoàn Cung hay Não Bộ là

vị trí của cõi Cực Lạc.

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

6

Bắc

Na

m

Tây

Biểu Đồ Phương Hướng

Đông

Bắc

Nam

TâyĐông

13

Vĩ Lư

Long Hổ

Mệnh Môn

Giáp Tích

Huyền Xu

Thần Đạo

Đào Đạo

Thiên Trụ

Ngọc Chẩm

Bách Hội

10

1

9

Chín Phương Trời

Mười Phương Phật

Bảy LX, Cửu Khiếu

Nê Hoàn

Cõi cực lạc được mô tả là phần tủy của não bộ, nằm

ở nê hoàn cung. Bên ngoài được bao bọc bởi 7 lớp lan

thuẫn (râu tóc), 7 lớp la võng (da, thịt, mỡ), và 7 lớp

hàng thọ (gân, xương). Khi vào được phần tủy não thì

nơi đây có đủ 4 báu là thường lạc ngã tịnh tức là tánh

chất của niết bàn. Ở nơi đây có đủ thứ tiếng nhạc của

7 loại chim với 7 màu sắc khác nhau. Nhân dân cõi

Cực Lạc có tuổi thọ vô lượng v.v.. Muốn vào tới

được cõi này thì phải dụng nước của tám công đức.

Nghĩa là muốn tới được cõi Di Đà, ngày xưa lúc lập

kinh A Di Đà, tỳ kheo phải tu thiền tứ niệm xứ, phải

dụng công đức của bát chánh đạo mới phá vỡ được 3

lớp vỏ bao bọc cõi Cực Lạc, tức là tánh mệnh song

tu. Ngày nay gần hai ngàn năm sau, chúng ta lại được

Đức Diêu Trì Kim Mẫu nhắc tánh mệnh song tu với

thiền pháp lý vô vi và bát chánh đạo.

Cõi Cực Lạc được bao bọc bởi thất trùng lan thuẫn,

thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ = 7 (lan thuẫn,

la võng, hàng thọ) = 7 lớp 3 hàng là 10, cũng là số của

cõi Cực Lạc.

Hằng ngày từ sáng sớm, nhân dân xứ Cực Lạc nhặt

hoa trời đi cúng chư Phật mười phương …, nơi Cực

Lạc có hoa sen nở đủ màu đỏ vàng trắng xanh, và

tiếng nhạc thánh thót cả ngày nhắc nhở nhân dân

hướng về tu hành … đây là trạng thái của thiền giả khi

thông được bộ đầu tức cột tủy sống. Nên lúc ngồi

thiền nhắm mắt sẽ thấy ánh quang chớp nháng đủ màu

như sen nở, tai nghe tiếng điển vang rền như tiếng

nhạc và khí chạy đều khắp cả người … khiến hành giả

vào định và quên đi chuyện đời.

Vì công đức ích lợi trên nên đức Phật khuyên thiện

nam tín nữ nên nguyện sanh về cõi ấy … tức là hãy

lập nguyện tu về cõi Cực Lạc.

Điều kiện để được vãng sanh cõi Cực Lạc là nhất

tâm bất loạn từ 1, 2, 3, 4, 5, 6 cho tới 7 ngày tức là

cách dùng 7 luân xa để điều chỉnh 13 tầng tâm thức từ

nhị nguyên qua nhất nguyên theo biểu đồ sau:

LX Tâm Thức NPNTBL

7 D13 7 ngày

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

7

6 D11, D12 6 ngày

5 D9, D10 (cõi Cực Lạc) 5 ngày

4 D7, D8 4 ngày

3 D5, D6 3 ngày

2 D3, D4 2 ngày

1 D1, D2 1 ngày

Note: NPNTBL: niệm phật nhất tâm bất loạn.

Một ngày nhất tâm bất loạn nghĩa là gì? trong một

ngày có đủ chuyện phải làm: ngủ nghỉ, ăn uống, tắm

rửa, làm việc, ngồi thiền, tụng kinh? Do đó chữ một

ngày nhất tâm bất loạn theo thiển ý hàm nghĩa hành

giả duy trì được trạng thái định cả trong lúc ngồi thiền

và lúc không thiền. Vì thế mới có hai danh từ Đại

Định và Tiểu Định. Đại Định là định 24/24, còn Tiểu

Định là định trong lúc ngồi thiền!

Cho nên ở đây nói đến trạng thái cơ thể trong người,

với kinh mạch thông suốt, tâm thức hành giả trụ sâu

được vào trong tủy não một cách tự nhiên 24/24,

không cần phải cố gắng như vận công, trì chú, tụng

kinh, v.v…

Phần Cuối Kinh:

Đoạn cuối kết thúc Kinh A Di Đà là đoạn ca tụng

công đức của kinh. Trong đoạn này Kinh nói có vô

lượng chư phật ở mười phương xuất hiện ca tụng tán

thán Kinh A Di Đà. Sau đó Kinh nêu tên những vị

Phật tiêu biểu sáu phương (Đông, Tây, Nam, Bắc,

Thƣợng, Hạ) như sau:

Đông có 5 vị: A-Súc-Bệ (Bất Động), Tu-Di Tướng,

Đại Tu-Di, Tu-Di Quang.

Nam có 5 vị: Nhật Nguyệt Đăng, Danh Văn Quang,

Đại Diệm Kiên, Tu Di Đăng, Vô Lượng Tinh Tấn.

Tây có 7 vị: Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Tướng, Vô

Lượng Tràng, Đại Quang, Đại Minh, Bảo Tướng,

Tịnh Quang.

Bắc có 5 vị: Diệm Kiên, Tối Thắng Âm, Nan Trở,

Nhật Sanh, Võng Minh.

Hạ có 6 vị: Sư Tử, Danh Văn, Danh Quang, Đạt Ma,

Pháp Tràng, Trì Pháp.

Thƣợng có 10 vị: Phạm-Âm, Đại Diệm, Tú Vương,

Kiến Nhất Thiết Nghĩa, Hương Quang, Hương

Thượng, Tu Di Sơn, Ta La Thọ Vương, Tạp Sắc Bửu

Hoa Nghiêm, Bửu Hoa Đức.

Qua cách dịch những tên gọi của những phương

Đông, Tây, Nam, Bắc, Thượng, Hạ, chúng ta nhận ra

ngay những tên này chứa ẩn ý. Ví dụ phương Đông,

theo thuyết ngũ hành thuộc Mộc, tượng là rừng cây,

núi rừng. Quả nhiên các vị Phật ở Phương Đông phần

lớn đều mang tên có chữ Tu-Di, là núi Tu-Di. Tương

tự, phương Nam thuộc hỏa nên những vị Phật phương

này có chữ Đăng là đèn, là lửa!

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

8

Từ đây chúng ta dễ dàng nhận ra Đông, Tây, Nam,

Bắc, Hạ Phương tượng cho Mộc, Kim, Hỏa, Thủy,

Thổ tức ngũ hành. Mỗi nơi mỗi hành riêng biệt làm

chủ.

Tứ Đại Ngũ Hành

Đất Kim

Nước Thủy

Gió Mộc

Lửa Hỏa

Hạ Phương Thổ

Thượng Phương là Đầu, là nơi mà ngũ khí triều

nguyên, tức là nơi qui tụ tinh túy của ngũ hành. Nên

chi nơi đây có tới 10 vị Phật. Nếu phân tích kỹ sẽ thấy

mỗi hành có 2 vị chia đều cho âm dương.

Phạm Âm, Kiến Nhất Thiết Nghĩa Thủy

Đại Diệm, Tú Vương Hỏa

Hương Quang Hương Thượng Kim

Tu Di Sơn, Ta La Thọ Vương Mộc

Tạp Sắc Bửu Hoa N., Bửu Hoa Đ. Thổ

Hạ Thượng phương cộng lại là 6+10 = 16 = 4 x 4,

vừa vặn 4 tổ Tứ Đại.

Đông, Nam, và Bắc mỗi phương có 5 vị. Nhưng

riêng Tây phương thì lại có 7 vị Phật! Tại sao vậy?

Theo thiển ý, hướng Bắc Nam là từ dưới lên trên, từ

vĩ lư tới nê hoàn cung. Cộng lại có 10 vị hay 10 cõi ức

Phật là vị trí của cõi Cực Lạc Di Đà.

Hành giả tu hành thì đi từ Đông qua Tây, y như thầy

trò Đường Tăng đi thỉnh kinh từ Đông Độ qua Tây

Thiên … có 5 + 7 = 12 chặng tâm thức phải vượt thì

mới đạt tầng tâm thức 13, tức là phật giới.

Hoặc nói một cách khác là đây là ẩn dụ của hành giả

phải phá xong được Thập Nhị Nhân Duyên mới về

được cõi Phật (mười phương Phật).

Khi giải ra những ẩn số này thì mới thấy sự sâu sắc

của người đặt Kinh A Di Đà!

Giờ hãy thử xét biểu đồ Lạc Thơ (Hậu Thiên Bát

Quái) của bên Tiên Gia:

Note: Sở dĩ xét Lạc Thơ mà không xét Hà Đồ (Tiên Thiên Bát

Quái) là vì cõi ta bà hiện giờ là thuộc Hậu Thiên. Tâm thức

loài người hiện giờ là D3/D4 thuộc hậu thiên.

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

9

5 7 3

1

9

Nê Hoàn

Hỏa

Ngọ

c Chẩ

m

Tốn

Vĩ L

ư

Ch

ấn

Cốc

Đạo C

ấn

Bàng Quang

Khảm

Quan N

gươn

Càn

Tru

ng

Ch

iên

Đo

ài

Huyền Tẩn

Khôn

2

8 6

4

Đây là một ma phương khá đặc biệt. Nếu cộng các

số từ mọi hướng qua trung tâm Mồ Kỷ Thổ (5) thì sẽ

được số 15 giống nhau. 15 = 5+5+5 là 3 lần 5. Tương

tự như số 125 = 5 * 5 * 5 là 3 lần 5 trong kinh A Di

Đà.

Trong truyện Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không đưa

Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh từ Đông Độ (Chấn số

3) qua Tây Trúc (Đoài số 7), gặp đủ 81 nạn (81= 9x9

= 9 khiếu, tức vượt tam quan cửu khiếu). Sau cùng

mới tới được cõi Phật để thỉnh kinh Vô Tự đem về!

tức là cõi phật Di Đà, số 10.

Trong Lạc Thơ, hướng Tây hay Đoài có trị số 7. Vô

Tình hay Cố Ý? Hướng Tây của kinh A Di Đà cũng

có tên của 7 vị Phật!

Nhìn vào Lạc Thơ, Đông thuộc tạng gan có hành

Mộc mang số 3, Tây thuộc tạng Phổi có hành Kim

mang số 7. Qua đây ta nhận ra câu nói “ba hồn bảy

vía” trong dân gian. Nên Hồn nằm trong gan/tim (mộc

sinh hỏa), Vía nằm ở phổi/thận (kim sinh thủy). Nên

việc tu hành là tu sao cho hồn vía tƣơng hội, mộc +

kim = 3+7 = 10, hoặc là chiết khảm điền ly tức thủy +

hỏa = 1+9 = 10. Tuy nhiên muốn tu hành thì phải

dùng thể xác này, là phải qua mồ kỷ thổ (5). Nên chi

mộc + kim + thổ = 15 hoặc thủy + hỏa + thổ = 15. Số

15 cũng là 5+5+5 hay 3 lần 5 - là số kỳ diệu của Lạc

Thơ.

Đường đi phải qua ba chặng 5x5x5 tức là hạ điền,

trung điền, và thượng điền phải hợp nhất. Hạ điền là

chỗ của lục phủ, trung điền là chỗ của ngũ tạng và

thượng điền là chỗ của ngũ hành hay ngũ khí. Thượng

Trung Hạ hợp nhất gọi là đắc nhất, tức là tinh khí

thần hợp nhất, hay bi trí dũng đầy đủ

Sự dị biệt về Phƣơng Hƣớng và Số giữa những bản

kinh A Di Đà chữ phạn và chữ Hán:

Dị biệt về phƣơng hƣớng: 6 và 10 phương.

Theo tác giả Phước Nguyên trong bài “ Vài Vấn Đề

Về Văn Bản Kinh A Di Đà”, thì có nhiều bản dịch

khác nhau nhưng đa số dịch giả đều dùng 6 phương

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

10

(đông, tây, nam, bắc, thượng, hạ). Duy chỉ bản dịch

vào đời Đường của Thầy Huyền Trang thì có 10

phương.[Thiển nghĩ 10 phương có thể là 4 phương

chính (đông, tây, nam, bắc) + 4 phương phụ (đông

nam, tây nam, đông bắc, tây bắc) + thượng hạ]. Bản

này ít có người dùng. Bản thông dụng nhất là của

Ngài Cưu Ma La Thập dịch vào đời Dao Tần, 420s.

Dị biệt về số Phật ở phần sáu phƣơng của bài kinh

giữa phạn ngữ và hán ngữ:

Dưới đây là sự khác biệt giữa 2 bản phạn ngữ và hán

ngữ (Cưu Ma La Thập).

Số Phật Phạn Hán Tên vị Phật thiếu sót

Đông 5 5

Nam 5 5

Tây 7 7

Bắc 7 5 Jaleniprabho, Prabhākaro

Hạ 6 6

Thượng 11 10 Indraketudhvajarājo

Tổng số 41 38

Dưới góc cạnh pháp số, hai con số 38 và 41 đều

không có ý nghĩa vì nó không chia chẵn cho số 4, tứ

đại. Do bản Hán Văn của Ngài Cưu Ma La Thập đã

được đa số dùng gần 2000 năm qua, và nay được Đỗ

Tổ Sư (vị chân tu đắc đạo hiện đời) dùng nên chúng ta

có thể dùng làm gốc để từ đó suy ra giải đáp cho sự

sai biệt về những ẩn số trên.

Ta có thể vẽ lại biểu đồ tượng trưng số vị phật trong

sáu phương của phạn kinh như sau:

10

Phạn

6 7 5

5

7

NAM

BẮC

TÂYĐÔNG

Từ hình đồ của Phạn kinh, ta thấy:

Từ Đông qua Tây = 5+ 7 = 12, tức12 nhân duyên cần

phá.

Từ Bắc lên Nam = 5+7 = 12, tức12 tâm thức nhị

nguyên phải đoạn

Thêm vào Thượng Hạ = 10 + 6 = 16 = 4 x 4, tức tứ

thiền và thân xác tứ đại.

Cộng lại tất cả = 12 +12+16 = 40 = 4 x 10. Số 10 là

cõi Cực Lạc và số 4 là phẩm chất niết bàn (thường,

lạc, ngã, tịnh). Ngoài ra, hai số 5 còn tượng trưng cho

Ngũ Căn, Ngũ Lực và số 7 là thất giác chi.

Tổng kết lại có nghĩa như sau:

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

11

Vị tỳ kheo tu thiền (tứ niệm xứ + bát chánh đạo, 12),

sau khi phá được vòng thập nhị nhân duyên, chuyển

được 12 tầng tâm thức nhị nguyên thì sẽ thành Phật

đắc chánh đẳng chánh giác tam miệu tam bồ đề, và

được sanh vào cõi cực lạc,10, của đức A Di Đà, nơi

ấy có đầy đủ 4 báu: thường, lạc, ngã, tịnh.

Note: Thượng phương của phạn kinh có 11vị Phật, khiến cho

Thượng Hạ Phương có tổng số là 11+6 = 17, là số không có ý

nghĩa theo pháp số. Ở đây, ta có thể dễ dàng nhận thấy có sự

sai sót khi chép kinh nên Ngài Cưu Ma La Thập đã nhận ra và

loại bỏ ngay phật Indraketudhvajarājo để cho Thượng Hạ

phương có tổng số 16, mới có ý nghĩa theo pháp số. Xét về việc

loại bỏ vị Phật trên cũng có lý vì như đã trình bày, thượng

phương là nơi ngũ khí triều nguyên. Nên tên của vị Phật ở đây

phải là tên, hoặc có tên gần giống với tên của những vị phật ở

ngũ phương bên dưới. Về số thì phải là 5 hoặc 10.

Hai số 7 ở phương Tây và Nam trong hình đồ có ẩn

ý gì?

Đây là chỗ trong kinh nói xứ Cực Lạc được bao bọc

bởi thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng và thất

trùng hàng thọ! Bởi vì:

Phương Tây là Đoài là Kim. Tượng trong người là

lông, da, xương, và phổi.

Phương Nam là Ly là Hỏa. Tượng trong người là đầu,

tim, chỗ Tây Phương Cực Lạc.

Cho nên những số 4, 7, 12, 40 ở trong Phạn kinh đều

là những số có đầy đủ ý nghĩa.

Có thể gọi hình trên là biểu đồ pháp số của kinh A Di

Đà – Phạn.

Dưới đây là biểu đồ pháp số của Kinh A Di Đà – Hán.

10

Hán

6 7 5

5

5

NAM

BẮC

TÂYĐÔNG

Từ hình đồ của Hán kinh, ta có:

Từ Đông qua Tây = 5+ 7 = 12, tức phải phá được 12

nhân duyên.

Từ Bắc lên Nam = 5+5 = 10, tức là phải thăng hoa tới

tầng tâm thức 10 là đủ.

Thêm Thượng và Hạ = 10 + 6 = 16 = 4 x 4 = 4 tầng

thiền x thân tứ đại.

Cộng lại tất cả = 12 +10+16 = 38, là số thiếu ý nghĩa

trong pháp số. Hai số 5 là Ngũ căn, Ngũ lực và số 7 là

Thất Giác Chi.

Tổng kết lại có nghĩa như sau:

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

12

Vị tỳ kheo tu thiền (tứ niệm xứ + bát chánh đạo, 12),

sau khi phá được vòng thập nhị nhân duyên, chuyển

được 10 tầng tâm thức nhị nguyên thì đắc A La Hán,

tới được cõi Cực Lạc, 10, của Đức A Di Đà.

Qua đây ta thấy giữa hai số 38 và 40 của A Di Đà Hán

và Phạn kinh tuy đều có đầy đủ ý nghĩa, nhưng nếu

xét về phương diện pháp số thì số 40 đúng nhất.

Kết Luận:

Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể chứng minh

cho các bạn thấy Kinh A Di Đà ẩn chứa mật nghĩa

trong tên các vị La-Hán, Bồ-Tát và Phật ngay trong

bản văn Phạn Ngữ. Ngài Cưu Ma La Thập đã tài tình

dịch qua Hán Ngữ mà vẫn duy trì được mật nghĩa này

bằng cách khéo léo chọn lựa những chữ có tượng hình

rất là chính xác. Bài viết cũng trình bày cách thức giải

mã mật ý của kinh qua cách ứng dụng pháp số và mật

nghĩa của tên các vị Phật.

Bài viết cũng trình bày sự tương đồng của hai hệ

thống pháp số 4 (Ấn Độ) và 5 (Trung Quốc) qua biểu

đồ pháp số của Kinh A Di Đà và Lạc Thơ.

10

Phạn

6 7 5

5

7

NAM

BẮC

TÂYĐÔNG

5 7 3

1

9

Nê Hoàn

Hỏa

Ngọ

c Chẩ

m

Tốn

Vĩ L

ư

Ch

ấn

Cốc

Đạo C

ấn

Bàng Quang

Khảm

Quan N

gươn

Càn

Tru

ng

Ch

iên

Đo

ài

Huyền Tẩn

Khôn

2

8 6

4

Bắc

Na

m

Tây

Biểu Đồ Phương Hướng

Đông

Bắc

Nam

TâyĐông

13

Vĩ Lư

Long Hổ

Mệnh Môn

Giáp Tích

Huyền Xu

Thần Đạo

Đào Đạo

Thiên Trụ

Ngọc Chẩm

Bách Hội

10

1

9

Chín Phương Trời

Mười Phương Phật

Bảy LX, Cửu Khiếu

Nê Hoàn

Mƣời Phƣơng Phật Chín Phƣơng Trời Não Bộ - Nê Hoàn Cung

Biểu đồ pháp số đơn giản trên đã tóm trọn ý nghĩa

của kinh A Di Đà. Ba biểu đồ pháp số trên cho thấy

Tiên gia (5), Phật gia (4) tuy bề mặt thì thấy khác

nhưng bề trong thì không hề đối chọi. Thế mới biết

mọi đạo đều từ một gốc Đại Đạo mà ra.

Bài viết cũng trình bày sự khác biệt giữa hai bản

kinh Phạn và Hán ngữ. Sự việc Ngài Cưu Ma La Thập

loại bỏ tên ba vị Phật trong bản Hán dịch là chính xác

về mặt lý giải pháp số. Điều này chứng minh rằng

Ngài rất am tường về pháp số trong đạo học Ấn Độ và

có thể luôn cả Trung Quốc.

Cõi Cực Lạc của Đức Di Đà nằm sâu trong não bộ.

Đường độc đạo tới đó là phải từ trong tủy sống từ

dưới bụng đi lên. Vì cõi Cực Lạc hay Nê Hoàn Cung

nằm ở phần đầu, là phần cao nhất trong cơ thể. Theo

qui luật áp suất, trước khi tâm thức theo nước tủy bò

lên được tới đó thì toàn bộ tủy bên dưới trong từng

lóng xương toàn thân từ chân đến đầu phải được thanh

lọc và đầy ắp nước tủy trước. Trong sách đạo có dạy

người 16 tuổi xuất gia đi tu mau thành đạo, chứ người

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

13

40, 50, càng già, càng nhiễm trần thì tu hành đắc đạo

càng khó hay rất khó. Cớ sao vậy? bạn thấy không,

xương của gà non thì mềm, trong trẻo vì tủy xương

còn trong sạch … ngược lại, tủy xương của gà già thì

đen, cứng và dễ gẫy!

Phật Giáo hơn 2500 năm qua đã có nhiều pháp tu rất

hay. Nhưng cần để ý những pháp tu ấy dành cho

những vị xuất gia, hàng ly gia cắt ái, ẩn tu sâu trong

rừng núi. Còn đối với hàng cư sĩ tại gia, độ nhiễm ô

trần trược thì chắc chắn phải nhiều hơn các vị trên bội

phần, cộng thêm sự động loạn đời xưa với nay khác

nhau như đêm với ngày, nên cần phải có một pháp tu

cho thích hợp với hoàn cảnh.

Để giúp hàng cư sĩ tuy lấm trần nhưng lòng muốn tu

hành giải thoát, Đức Di Đà và Thích Ca đã phải phân

thân/điển xuống trần trao pháp thiền đời đạo song tu

quí báu, và mở khoa Pháp Lý Vô Vi Khoa Học

Huyền Bí Phật Pháp cho chúng sanh vào buổi Hạ

Ngươn mạt kiếp này. Phải có thử nhiều pháp khác

nhau rồi mới có thể kết luận pháp nào hay, mau và

thực tiễn!

Chúng tôi nhờ pháp thiền Vô Vi khai mở bản thể, rồi

một hôm tự nhiên ngộ ra cách giải mã kinh kệ bằng

pháp số, rất lấy làm lý thú nên hôm nay có dịp viết bài

chia sẻ với các bạn.

Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều

hữu ích cho các bạn.

Trước thềm năm mới, xuân Đinh Dậu 2017, xin

chúc mọi người thân tâm an lạc và tu hành như ý!

Thơ Chúc Xuân Đinh Dậu:

Tây Phương Giáo Chủ đợi chờ

Đàn con lạc bước hạ ngươn chợ tàn

Vô Vi Pháp Lý ban ra

Độ thời sanh chúng tầm đàng về quê

Thượng ngươn Đinh Dậu mở màn

Thế cơ tận diệt pháp mầu triển khai

Cực Lạc Pháp Số giải ra

Rõ thời mật ý Kinh A Di Đà

Từ nay sự lý viên thông

Ngày ngày tinh tấn tam công vun bồi

Sen vàng rộ khắp cõi Đà

Xuân về lớp lớp lên thoàn qua sông!

Kính Bái : Viễn Lưu

Note: tam công = công phu, công quả, công trình

Kính bút,

Viễn Lưu,

Jan/28/2017, Tết Đinh Dậu

--oOo--

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

14

TÊN 16 LA-HÁN và 4 BỒ-TÁT

--oOo--

長老舍利 弗 śāriputreṇa

1) Trưởng Lão Xá Lợi Phất: Tự Tánh Di Đà, Hồn.

Xá Lợi: tro cốt của Phật. Ngọc Xá Lợi.

Phất: người giác ngộ.

Đây là cục ngọc trong đầu, hay tự tánh Di Đà.

Ma: Gần với Như Lai.

Ha: Quát mắng.

Ma Ha: Đại.

摩訶目 乾連 mahāmaudgalyāyanena

2) Ma Ha Mục Kiền Liên: thuộc tạng Tâm (Hỏa).

Mục = mắt

Kiền = Càn = quẻ càn = đầu.

Liên: chì nấu chưa lọc.

摩訶迦葉 mahākāśyapena

3) Ma Ha Ca Diếp: thuộc tạng Phổi (kim).

Ca: Tiếng dùng để dịch âm kinh tạng.

Diếp: lá phổi.

Ca Diếp = Kassapa = Ẩm Quang (uống ánh sáng).

摩訶迦栴延 mahākapphiṇena

4) Ma Ha Ca Chiên Diên: thuộc tạng Can (mộc)

Chiên: Chiên Đàn. Gỗ Thơm. Tiếng phạn candana.

Diên: kéo dài, lan rộng.

摩訶拘絺 羅 mahākauṣṭhilena

5) Ma Ha Câu Hi La: điển lửa trong thể xác trần dùng

để thở và soi sáng mắt. (lửa gan)

Câu: cong, gốc cây khô

Hi: vải nhỏ

La: cái lưới.

離婆多 revatena

6) Li Bà Đa: gốc là lò lửa lư hương trước trán. Lửa

tâm, hà sa.

Li: Quẻ li, phương nam

Bà: đàn bà, mẹ chồng. Theo dịch, tốn là trưởng nữ.

Đa: nhiều

周梨槃陀迦 śuddhipanthakena

7) Chu Lê Bàn Đà Ca: Lửa trong trái cật dương, tinh

để luyện đạo hay tà dâm.

Chu: vòng quanh, chu đáo

Lê: cây lê, hí viện (lê viên).

Bàn: mâm gỗ, nhạc khí giống mâm gỗ.

Đà: chỗ đất gập ghềnh (Thận)

Ca: tiếng dùng để dịch âm kinh tạng.

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

15

難陀 nandena

8) Nan Đà: Điển quang sắc vàng thuộc thận

Nan: Khó khăn

Đà: Chỗ đất gập ghềnh.

阿難陀 ānandena

9) A Nan Đà: Điển quang sắc xanh thuộc thận

A: dài mà dẹp.

Nan Đà: chỗ đất gập ghềnh.

Nan Đà và A Nan Đà là điển của 2 trái thận.

羅睺 羅 rāhulena

10) La Hầu La: nước Ba La Mật, nước miếng.

La: Lưới đánh chim.

Hầu: Lõm xuống, cổ họng.

憍梵波提 gavāṃpatinā

11) Kiêu Phạm Ba Đề: nước trong thận.

Kiêu: kiêu căng, nhàn hạ.

Phạm: thanh tịnh

Ba: làn sóng nhỏ.

Đề: Gáo múc nước.

賓頭盧頗羅墮 bharadvājena

12) Tân Đầu Lô Phả La Đọa: Nước óc tinh túy.

Tân: khách, thông (tĩnh từ)

Đầu: đầu, đầu đà (phạn)

Lô: màu đen, chén đựng cơm

Phả: nghiêng, lệch, hơi hơi.

La: vải lụa, cái lưới

Đọa: rơi xuống, đổ nát.

迦留陀夷 kālodayinā

13) Ca Lưu Đà Di: (bao tử)

Ca: Thích Ca, Già Lam.

Lưu: lưu giữ, đình trệ

Đà: chỗ gập ghềnh (tĩnh từ), vật hình tròn (danh)

Di: cái cuốc cái cào.

摩訶 劫 賓那 vakkulena

14) Ma Ha Kiếp Tân Na: điển của bao tử.

Kiếp: cướp đoạt, ép buộc, tai họa

Tân: tùy thuận nghe theo

Na: từ dùng để phiên âm tiếng ngoại quốc (tiếng

phạn)

薄俱 羅 aniruddhena

15) Bạc Câu La: bộ bài tiết

Bạc: cây cỏ mọc rậm rạp, đất cằn cỗi

Câu: đi cùng, đi theo, đều, tất cả

La: lưới đánh chim, bắt cá.

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

16

阿[少/兔 ]樓馱 etaiścānyaiś

16) A Lậu Lâu Đà: bộ xương, thân thể.

A: dài mà dẹp.

Lậu: rò rỉ, dột

Lâu: nhà lầu

Đà: ngựa cõng, thồ

文殊師利 法王子 mañjuśriyā ca kumārabhūtena

17) Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử: Vía

Văn: hòa nhã, văn tự

Thù: cắt đứt, đoạn tuyệt, khác biệt,

Sư: nhiều, đông đúc, thầy giáo, sư sãi

Lợi: lợi ích, sắc nhọn

Pháp: giáo lý đạo phật, giỏi

Vương: vua

Tử: con

阿逸多菩薩 ajitena ca bodhisattvena

18) A Dật Đa Bồ Tát: điển lạnh, thủy điển

A: a dua, nương tựa, đống gò cao

Dật: phóng túng, lầm lỗi, ẩn dật

Đa: nhiều

Bồ Tát: tự giác ngộ lại giác ngộ cho chúng sanh.

乾陀訶提菩薩 gandhahastinā ca bodhisattvena

19) Kiền Đà Ha Đề Bồ Tát: điển nóng, hỏa điển

Kiền: càn, trời, con trai, khô ráo.

Đà: chỗ gập ghềnh, vật hình tròn

Ha: Quát mắng, giận dữ

Đề: Nâng lên, cái gáo

常精進菩薩 nityodyuktena ca bodhisattvena

20) Thường Tinh Tấn Bồ Tát: gió, điển của phần lục

phủ bộ máy tiêu hóa.

Thường: ngũ thường, thông thường, lâu dài

Tinh: tinh túy, tinh lực

Tấn: tiến lên

TÊN CHƢ PHẬT SÁU PHƢƠNG

--oOo--

Đông Phương 東方 pūrvasyāṃ có 5 vị

阿閦鞞佛 akṣobhyo nāma tathāgato

A Súc Bệ Phật: Bất Động Phật

A: Đống gò, chân núi

Súc: Đông người

Bệ: bệ vệ.

Phật: bậc giác ngộ

須彌相佛 merudhvajo nāma tathāgato

Tu Di Tướng Phật:

Tu: râu, chậm trễ

Di: trọn đầy

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

17

Tướng: tướng mạo, vị tướng

Phật: bậc giác ngộ

大須 彌佛 mahāmerurnāma tathāgato

Đại Tu Di Phật:

Đại: to lớn

須彌光 佛 meruprabhāso nāma tathāgato

Tu Di Quang Phật:

Quang: ánh sáng.

妙音佛 mañjudhvajo nāma tathāgataḥ

Diệu Âm Phật:

Diệu: kỳ diệu

Âm: âm thanh, tiếng.

Nam Phương 南方 dakṣiṇasyāṃ có 5 vị Phật:

日月燈佛 candrasūryapradīpo nāma tathāgato

Nhật Nguyệt Đăng Phật:

Nhật: mặt trời

Nguyệt: mặt trăng

Đăng: cái đèn

名聞光 佛 yaśaḥprabho nāma tathāgato

Danh Văn Quang Phật: lửa của thận trí

Danh: nổi tiếng

Văn: nghe, trí thức, ngửi

Quang: ánh sáng.

大焰肩佛 mahārciḥskandho nāma tathāgato

Đại Diệm Kiên Phật:

Đại: to, lớn

Diệm, Diễm: ngọn lửa, ánh lửa

Kiên: gánh vác, nhiệm vụ lớn.

須彌燈佛 merupradīpo nāma tathāgato

Tu Di Đăng Phật:

Tu: đợi, râu

Di: lấp đầy

Đăng: ngọn đèn

無量精進佛 nantavīryo nāma tathāgataḥ

Vô Lượng Tinh Tấn Phật:

Vô: không có

Lượng: dung lượng

Tinh: tinh túy

Tấn: tiến lên

Tây Phương 西方 paścimāyāṃ có 7 vị Phật

無量壽佛 amitāyurnāma tathāgato

Vô Lượng Thọ Phật:

Vô Lượng: Không hạn lượng

Thọ: sống lâu

無量相佛 amitaskandho nāma tathāgato

Vô Lượng Tướng Phật:

Tướng: tướng mạo

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

18

無量幢佛 amitadhvajo nāma tathāgato

Vô Lượng Tràng Phật:

Tràng: tòa, ngôi

大光 佛 mahāprabho nāma tathāgato

Đại Quang Phật:

Đại: to lớn

Quang: ánh sáng

大明佛 mahāratnaketurnāma tathāgataḥ

Đại Minh Phật:

Minh: sáng.

寶相佛 śuddharaśmiprabho nāma tathāgataḥ

Bảo Tướng Phật:

Bảo: quí giá

Tướng: tướng mạo

淨光 佛 śuddharaśmiprabho nāma tathāgataḥ

Tịnh Quang Phật:

Tịnh: thanh tịnh

Quang: ánh sáng.

Bắc Phương 北方 evamuttarāyāṃ có 5 vị Phật:

焰肩佛 mahārciḥskandho nāma tathāgato

Diệm Kiên Phật: đã dùng ở phương nam

Diệm: ngọn lửa, ánh lửa

Kiên: gánh vác, cái vai

最勝音佛 vaiśvānaranirghoṣo nāma tathāgato

Tối Thắng Âm Phật:

Tối: cực kỳ, hơn nhất

Thắng: hơn

Âm: tiếng, hay âm/dương.

難 沮佛 dundubhisvaranirghoṣo nāma tathāgato

Nan Trở Phật:

Nan: khó khăn

Trở: ẩm thấp, ẩm ướt

日生佛 duṣpradharṣo nāma tathāgataḥ

Nhật Sinh Phật:

Nhật: ban ngày, mặt trời

Sinh: sinh đẻ

網明佛 ādityasaṃbhavo nāma tathāgato

Võng Minh Phật:

Võng: mạng lưới

Minh: sáng

Hạ Phương 下方 evamadhastāyāṃ có 6 vị Phật:

師子佛 siṃho nāma tathāgato

Sư Tử Phật:

Sư: nhiều, sư sãi

Tử: Thầy

名聞佛 yaśo nāma tathāgato

Danh Văn Phật:

Danh: tiếng tăm

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

19

Văn: nghe thấy, ngửi thấy

名光 佛 yaśaḥprabhāso nāma tathāgato

Danh Quang Phật:

Quang: ánh sáng, rực rỡ

達摩佛 dharmo nāma tathāgato

Đạt Ma Phật:

Đạt: thông suốt

Ma: tan mất, tiêu diệt, mài giũa

法幢佛 dharmadharo nāma tathāgato

Pháp Tràng Phật:

Pháp: khuôn phép, đạo lý phật pháp

Tràng: tòa ngôi

持法佛 dharmadhvajo nāma tathāgataḥ

Trì Pháp Phật:

Trì: cầm, giữ, nắm.

Pháp: phật pháp.

Thượng Phương 上方 evamupariṣṭhāyāṃ có 10 vị

Phật:

梵音佛 brahmaghoṣo nāma tathāgato

1)Phạm Âm Phật:

Phạm: Phạm Thiên

Âm: âm

宿王佛 nakṣatrarājo nāma tathāgata

2)Tú Vương Phật:

Tú: chỗ nghỉ ngơi, ngôi sao

Vương: vua

香上 佛 gandhottamo nāma tathāgato

3)Hương Thượng Phật:

Hương: mùi thơm, con gái

Thượng: ở phía trên

香光 佛 gandhaprabhāso nāma tathāgato

4)Hương Quang Phật:

Quang: sáng sủa, rực rỡ

大焰肩佛 mahārciskandho nāma tathāgato

5)Đại Diệm Kiên Phật:

Đại: Lớn

Diệm: ngọn lửa

Kiên: đảm nhiệm, gánh vác

雜色寶華嚴身佛

ratnakusumasaṃpuṣpitagātro nāma tathāgataḥ

6)Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật:

Tạp: hỗn tạp, lẫn lộn

Sắc: màu sắc

Bảo: quí giá

Hoa: đẹp, quầng trăng, mặt trời

Nghiêm: nghiêm khắc

Thân: thân thể

娑羅 樹王佛 sālendrarājo nāma tathāgato

7)Sa La Thụ Vương Phật:

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

20

Sa: sa bà, cõi trần tục, dáng uốn éo

La: cái lưới

Thụ: cái cây

Vương: vua

寶華德佛 ratnotpalaśrīr nāma tathāgataḥ

8)Bảo Hoa Đức Phật:

Bảo: quí giá.

Hoa: đẹp

Đức: đạo đức

見一 切義佛 sarvārthadarśī nāma tathāgataḥ

9)Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật:

Kiến: thấy

Nhất: một

Thiết: điểm quan trọng

Nghĩa: nghĩa lý.

如須彌山佛 sumerukalpo nāma tathāgataḥ

10)Như Tu Di Sơn Phật

Tu: râu, chậm trễ

Di: trọn đầy

Sơn: núi

SAI BIỆT VỀ SỐ PHẬT TRONG SÁU PHƢƠNG

--oOo--

Bắc Phương trong Phạn kinh có 7 vị Phật. Vì không

rành phạn ngữ, nên theo thứ tự chúng tôi chọn 2 vị

cuối có tên bôi đỏ là 2 tên bị ngài Cưu Ma La Thập

loại bỏ khi dịch qua Hán ngữ.

evamuttarāyāṃ diśi mahārciḥskandho nāma tathāgato

vaiśvānaranirghoṣo nāma tathāgato

dundubhisvaranirghoṣo nāma tathāgato duṣpradharṣo

nāma tathāgataḥ ādityasaṃbhavo nāma tathāgato

jaleniprabho nāma tathāgataḥ prabhākaro nāma

tathāgataḥ

Thượng Phương trong phạn kinh có 11 tên Phật. Vị có

tên bôi đỏ được ngài Cưu Ma La Thập loại bỏ trong

bản Hán Dịch.

evamupariṣṭhāyāṃ diśi brahmaghoṣo nāma tathāgato

nakṣatrarājo nāma tathāgata indraketudhvajarājo

nāma tathāgato gandhottamo nāma tathāgato

gandhaprabhāso nāma tathāgato mahārciskandho

nāma tathāgato ratnakusumasaṃpuṣpitagātro nāma

tathāgataḥ sālendrarājo nāma tathāgato

ratnotpalaśrīrnāma tathāgataḥ sarvārthadarśī nāma

tathāgataḥ sumerukalpo nāma tathāgataḥ |

evaṃpramukhāḥ śāriputra upariṣṭhāyāṃ diśi

Phụ Lục Kinh A Di Đà Pháp Số Viễn Lưu

21

gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ

svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa

saṃchādayitvā nirveṭhanaṃ kurvanti | pratīyatha

yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṃ

sarvabuddhaparigrahaṃ nāma dharmaparyāyam || 16 ||