78
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA KIN QUẢN LÝ -----o0o----- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Công ty phần kết cấu thép số 5 Họ tên sinh viên: Nguyễn Thùy Linh Lớp : QTDN_K14 Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Tấn Thịnh SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 1

Phần 1 công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ QUẢN LÝ

-----o0o-----

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần kết cấu thép số 5

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thùy Linh

Lớp : QTDN_K14

Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Tấn Thịnh

Hà nội, 2011

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 1

Page 2: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------o0o--------

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

Công ty cổ phần kết cấu thép số 5 có trụ sở tại:

Tổ 12 – đường cách mạng tháng 8

Phường : Trung Thành Thành phố Thái Nguyên- Tỉnh Thái Nguyên

Số điện thoại: 02803-832-104. Số Fax: 02803-832-967

Trang web: ketcauthepso5.com

Email: [email protected]

Xác nhận:

Sinh viên: Nguyễn Thùy Linh

Sinh ngày: 22/07/1990 Số CMT: 091533526

Là sinh viên lớp :08BK14KT. Số hiệu sinh viên: 0800017

Có thực tập tại công ty trong khoảng thời gian từ ngày 03/01/2011 đến ngày 13/03/2011. Trong thời gian thực tập tại công ty, sinh viên Huyền đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi.

Ngày ….Tháng….Năm 2011 Ngày …. Tháng …. Năm 2011

Người hướng dẫn trực tiếp Xác nhận của công ty

đ

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 2

Page 3: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Mục lục TrangLời nói đầu……………………………………………………………… .………05 .

Phần 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần kết cấu thép số 5 ……………….06

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty………………………………...06 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty…………………………………………...08 1.3 Công nghệ sản xuất một số hàng hóa…………………………………………..09 1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty…………………..10 1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty……………………………………11

Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty………………………….15

2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing………………...15 2.2 Phân tích công tác lao động và tiền lương ………………………………… ...23 2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định……………………………...36 2.4 Phân tích chi phí và giá thành………………………………………………... 41 2.5 Phân tích tình hình tài chính của công ty…………………………………….. 44

Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp……………………...49

3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của công ty ……………………………...49 3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp…………………………………………………..49

Phụ lục ……………………………………………………………………………..51

Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………....55

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 3

Page 4: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

LỜI NÓI ĐẦUTrong công cuộc đổi mới hiện nay , đất nước ta đang diễn ra sôi động trong quá trình

phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần , vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Trước vấn đề từ một nền kinh tế theo cơ chế bao cấp chuyển sang một nền kinh tế theo cơ chế thị trường , sự hòa hợp của các ngành kinh tế trong xã hội không những chỉ nằm riêng trong lĩnh vực quốc gia mà còn hòa nhập vào nền kinh tế thế giới . Với yêu cầu này các hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực phải có nhiều chuyển biến , nhiều thay đổi cho phù hợp với cơ chế mới. Trong nền kinh tế chung , hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vị trí hết sức quan trọng , được xem là xương sống của nền kinh tế , đóng vai trò rất to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Thực tế đã chứng minh rằng đối với bất kỳ nhà kinh doanh nào thì việc tìm hiểu mọi mặt của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong môi trường kinh doanh là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với sinh viên chuẩn bị ra trường ,đang cần trang bị cho mình những kiến thức thực tiễn.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên ,em đã chọn công ty cổ phần kết cấu sản xuất thép số 5.

Trong quá trình thực tập, được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Tấn Thịnh, cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô chú phòng tổ chức hành chính của công ty cổ phần kết cấu thép số 5 đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.

Báo cáo thực tập này gồm 3 phần chính:

Chương 1:Giới thiệu khái quát chung về công ty kết cấu sản xuất thép số 5.

Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty.

Chương 3: Đánh giá chung và hướng đề tài tốt nghiệp.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 4

Page 5: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của công ty

Tên Công ty   :  Công ty cổ phần kết cấu thép số 5

Tên tiếng Anh:  STEEL STRUCTURE JOINT STOCK COMPANY N05Trụ sở chính:  Đường Cách mạng Tháng tám - Tổ 12 - Phường Trung Thành Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại:        0280.3832.104 - Fax: 0280.3832.967 - Email: [email protected]ông ty cổ phần kết cấu thép số 5, tiền thân là đơn vị thành viên của Công ty cổ phần

kết cấu thép xây dựng (COMESS) thuộc Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam.Thành lập theo công văn số 1452/CV-VINAINCON ngày 12/11/2007 của tổng Công ty

xây dựng công nghiệp Việt nam.

Theo quyết định số 542/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2007 của Công ty cổ phần kết cấu thép xây dựng.

Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần kết cấu thép xây dựng ngày 30/12/2007

Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 1703000356 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 09 tháng 01 năm 2008.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1703000356 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 09 tháng 01 năm 2008

Mã số thuế : 4600425361 Tài khoản giao dịch: Ngân hàng Công thương Lưu Xá - Thái NguyênTK: 102010000443197

Ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Nguyên

TK: 39010000000085

Quy mô công ty : vừa

Vốn điều lệ của công ty : 5.500.000.000 đồng

Vốn tự có: 250.000.000

Vốn huy động của CBCNV công ty: 3 tỷ đến 4 tỷ

Vốn vay: 24.500.000.000

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 5

Page 6: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Công ty sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu của mọi cơ quan, tổ chức, các nhân các cơ sở liên doanh trong và ngoài nước về việc cung cấp các loại sản phẩm kết cấu thép theo hình thức chìa khóa trao tay từ khảo sát, thiết kế đến vận chuyển lắp đặt và bảo hành sản phẩm

Công ty cổ phần kết cấu thép số 5 đã tư vấn thiết kế công trình và cung cấp cho mọi miền đất nước các sản phẩm khung thép tiền chế,kết cấu thép siêu trường, siêu trọng phục vụ các dự án lớn: về ngành thép và khoáng sản ( Thái Nguyên, Vạn Lợi, Cửu Long, Vinapai, HPS, Ninh Bình, đồng sin Quyền , than Núi Hồng, than Quảng Ninh ); về sản xuất xi măng (Lam Thạch, Quang Sơn,Hoành Bồ…), ngành cơ khí, chế biến gỗ, may mặc, giấy , thủy sản , thủy công, phục vụ cho du lịch, cho các nhu cầu khác, các công trình liên doanh với nước ngoài: Foxconn, Tassco, Marport…

Với chiến lược phát triển toàn diện, vững mạnh về sản phẩm kết cấu thép(KCT) công nghiệp và dân dụng với chính sách chất lượng đạt tiêu chuẩn hóa, chuyên nghiệp, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, đáp ứng các sản phẩm có chất lượng cao.

Nguồn cung cấp nguyên liệu thép và các loại vật tư kỹ thuật dồi dào có xuất sứ từ các nước: Nga, Kazactan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.

Lợi nhuận hàng năm đều đạt mức kế hoạch đề ra. Thu nhập của các nhân viên đều đảm bảo ở mức cao trong ngành. Công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

Công ty cổ phần kết cấu thép số 5 cùng hệ thống Comess với với các nhà máy : nhà máy KCT số 5, nhà máy KCT Sông Công, sản lượng 25 ngàn đến 30 ngàn tấn KCT và kết cấu phi tiêu chuẩn một năm sẽ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Công ty là đơn vị sản xuất , kinh doanh, xuất nhập khẩu thép theo giấy phép kinh doanh do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Thái Nguyên cấp. Với tôn chỉ hàng đầu là”   Đem lại hình ảnh thương hiệu COMESS5 gắn liền với uy tín - Chất lượng - hiệu quả - Thân thiện”.

1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển

Công ty cổ phần kết cấu thép số 5 (COMESS 5) được thành lập ngày 09 tháng 01 năm 2008 trên cơ sở chuyển đổi mô hình quản lý từ Chi nhánh kết cấu thép xây dựng số 5 thuộc Công ty cổ phần kết cấu thép xây dựng - Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt nam theo trình tự của pháp luật.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần- Mã số doanh nghiệp: 4600425361. Do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp. Đăng ký lần đầu ngày 09 tháng 01 năm 2008 và Đăng ký thay đổi lần thứ 02 ngày 26/07/2010.

Công ty cổ phần kết cấu thép số 5 thuộc Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam là đơn vị đã tham gia xây dựng khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên từ năm 1960, nền tảng liên hợp công nghiệp luyện kim đầu tiên của tổ quốc và xây dựng mỏ luyện kim, mỏ Thiếc Sơn Dương, mỏ Bắc lũng, mỏ Than Núi Hồng những năm thập niên 70 của thế kỷ trước.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 6

Page 7: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Trong những năm đổi mới theo chủ trương của Đảng chuyển đổi nền kinh tế của đất nước sang nền kinh tế thị trường. Đơn vị đã đầu tư thiết bị, công nghệ, hệ thống quản lý, kết hợp với phát huy truyền thống, xây dựng đơn vị trong tốp các Doanh nghiệp sản xuất và cung cấp khung thép hàng đầu của Việt nam

Công ty cổ phần kết cấu thép số 5 đã đấu thầu và thi công nhiều dự án của các khu công nghiệp, dự án nguồn vốn đầu tư liên doanh ...vv. Đã sản xuất và lắp dựng các khung nhà thép cỡ lớn, các kết cấu trụ cầu, dầm cầu. Các công trình Công ty thi công  đều đảm bảo uy tín tiến độ và chất lượng.

Công ty thi công ở mọi địa hình trên các địa bàn khác nhau trong toàn quốc.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ

a. Chức năng

Công ty hoạt động với chức năng chủ yếu là sản xuất , chế tạo sản phẩm kết cấu thép để cung ứng cho thị trường toàn quốc.

b. Nhiệm vụ

1-Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, thực hiện nghiêm túc pháp luật, bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất , môi trường, giũ gìn trật tự, an ninh , an toàn xã hội, làm nghĩa vụ quốc phòng

2-Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế , thiết lập các mối liên doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3-Tìm hiểu thị trường , xác định các mặt hàng thị trường có nhu cầu , tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng. Khai thác và mở rộng thị trường hiện có , xác định thị trường mới cả ở trong nước và ngoài nước.

4-Phấn đấu nâng cao chất lượng , hạ giá thành sản phẩm,giảm chi phí sản xuất bằng mọi biện pháp có thể

5-Chú trọng và phát triển mặt hàng xuất khẩu, qua đó mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên.trong công ty, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động cũng như không ngừng đào tạo , bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật ,chuyên môn cho các cán bộ công nhân trong công ty.

1.2.2 Các hàng hóa và dịch vụ công ty đang kinh doanh

1- Sản xuất, gia công, lắp dựng, mua bán các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí: nhà thép tiền chế, dầm thép tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cột điện cao - hạ thế, cột viba truyền hình, các thiết bị xây dựng, các loại cầu trục phục vụ các công trình công nghiệp và dân dụng;

2- Sản xuất, mua bán cầu trục đến 100 Tấn.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 7

Page 8: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

3- Xây dựng, lắp đặt các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng;

4- Xây lắp đường dây và trạm biến áp;

5- Lắp đặt và sửa chữa thiết bị công nghệ, điện.

6- San lấp mặt bằng;

7- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ôtô theo hợp đồng;

8- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;

9- Mua bán, Xuất nhập khẩu kim khí: Sắt thép, tôn lợp, thiết bị nâng hạ cầu trục, cổng trục, vật liệu xây dựng, thiết bị điện nước, ánh sáng, thiết bị báo cháy, phòng chống cháy nổ, thiết bị cấp thoát nước, thiết bị lọc bụi.

10- Tư vấn xây dựng: Lập dự án đầu tư, thiết kế, lập tổng dự toán các công trình công nghiệp và dân dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất kết cấu thép cơ khí.

1.3 Công nghệ sản xuất 1 số hàng hóa và dịch vụ

Công ty cổ phần kết cấu thép số 5 có hệ thống nhà xưởng cơ khí chế tạo các khung nhà với mọi khẩu độ. Chế tạo và lắp dựng kết cấu thép – dầm thép trong bất kỳ địa bàn nào. Công suất sản xuất kết cấu thép chế tạo trung bình đạt 2.500 tấn / năm- 3.000 tấn / năm.

Sơ đồ 1.1 :Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm kết cấu thép ( trang sau)

Công ty trang bị các loại máy móc thiết bị,thiết bị trong dây chuyền sản xuất , chế tạo kết cấu thép theo các phương pháp và các thiết bị tiên tiến qua các công đoạn:

- Tạo phôi bằng các thiết bị cắt tự động, bán tự động- Sản phẩm được tạo hình ,dàn dựng trên hệ thống gá đính tự động và sàn dưỡng- Sản phẩm được hàn bằng các máy hàn tự động dưới lớp thuốc, hàn hồ quang bao

bọc bằng khí CO2 và các máy hàn khác trong phân xưởng.- Kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp siêu âm.- Sản phẩm được làm sạch bằng phương pháp phun cát có áp lực tại phân xưởng làm

sạch- Sản phẩm được sơn bằng các máy phun sơn, có độ dày lớp sơn được kiểm tra bằng

thiết bị đo độ dầy bao phủ.

Ngoài các chi tiết cơ khí được gia công ở trên có độ chính xác cao. Công ty còn có thể gia công những chi tiết có đường kính hoặc độ dài bất kỳ.

Các công việc từ gia công phôi , đến hoàn thiện đều được thực hiện với đầy đủ thiết bị kiểm tra và công cụ hỗ trợ cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề. Đảm bảo độ chính xác cũng như chất lượng sản phẩm , thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 8

Page 9: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất của công ty

Công ty cổ phần kết cấu thép số 5 có một phân xưởng sản xuất chính được hình thành theo tính chất công nghệ , với cơ cấu tổ chức sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau:

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 9

Phôi

Khu vực cắt phôi

Khu vực hàn hoàn thiện

Khu vực gá hoàn thiện

Nhập khoNhà phun cát Khu vực làm sạch + phun sản phẩm

Khu vực gá tổ hợp

Khu vực hàn tổ hợp

Page 10: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Sơ đồ 1.2: Quản lý phân xưởng

1.4.2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

Như đã nêu ở phần trên công ty có một phân xưởng sản xuất chính, ngoài ra công ty còn có bộ phận sản xuất phụ và phụ trợ. Đây là bộ phận không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng hết sức cần thiết đảm bảo cho bộ phận sản xuất chính diễn ra liên tục nhịp nhàng, không bị gián đoạn ách tắc. Bộ phận này gồm tổ phục vụ, vận chuyển sửa chữa cơ điện.

1.5 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

1.5.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý và số cấp quản lý của doanh nghiệp

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh , phù hợp với công nghệ sản xuất của nhà máy tổ chức thành :4 phòng nghiệp vụ, 1 phân xưởng 6 tổ và 1 đội xây lắp.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 10

Quản đốc

Phó quản đốc

Trưởng ca

Tổ sản xuất

Người sản xuất

Page 11: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Sơ đồ 1.3 :Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

: Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

Bộ máy quản lý của nhà máy được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến chức năng.

Qua sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất của công ty ta thấy được bố trí một cách gọn nhẹ. Sự điều hành, được xuyên suốt từ giám đốc xuống phó giám đốc,đến các phòng ban, đến phân xưởng và tổ trưởng, đến người sản xuất . Giám đốc chịu trách nhiệm chính trước nhà nước và pháp luật, các phó giám đốc, phòng ban chịu trách nhiệm các chức năng giám đốc phân công.

Với cách sắp xếp đó nhà máy đã tiết kiệm được cán bộ gián tiếp mà vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 11

Phòng sản xuấtPhòng hành chính TCLĐ

Phòng tài chính kế toán

Phòng KD thiết kế

Phân xưởng quản đốc

Ban giám đốc

Tổ gá tổ hợp

Tổ phôi

Tổ hàn tổ

hợp

Tổ gá hoàn thiện

Tổ hàn

hoàn thiện

Tổ làm sạch

Hội đồng quản trị

Đại hội cổ đông

Ban kiểm soát

Đội xây dựng lắp ghép

Page 12: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

1.4.2 Chức năng , nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý cơ bản trong công ty.

*Hội đồng quản trị công ty.

Hội đồng quản trị công ty có nhiệm vụ thay mặt cho cổ đông định ra các chiến lược hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty, định hướng công tác quản lý điều hành của Ban giám đốc công ty.

*Ban kiểm soat viên

Là cơ quan kiểm tra hoạt dộng tài chính của công ty, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, họat động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ công ty. Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề liên quan khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm soát báo cáo đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính …Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do Đại hội cổ đông bấu ra.

- Giám đốc: chịu trách nhiệm chung, toàn diện các mặt của công ty . Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác ( công tác kế hoạch, công tác tài chính , công tác tổ chức lao động- tiền lương, công tác đầu tư phát triển…

- Phó giám đốc: thực hiện chức năng nhiệm vụ phó giám đốc về chính trị do Đảng ủy tổng cục công nghiệp quốc phòng quy định. Giúp giám đốc nhà máy chỉ đạo, triển khai thực hiện lĩnh vực công tác, công tác chính trị, công tác hành chính hậu cần , công tác thanh tra , pháp chế, một số nội dung của công tác đầu tư phát triển, công tác kinh doanh. Phó giám đốc của nhà máy phải chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy trong việc chỉ đạo các lĩnh vực công tác được phân công và phải chủ động phối hợp với nhau để thực hiện các công việc không được phân công.

- Phòng hành chính tổ chức: là cơ quan trực thuộc giám đốc , chuyên nghiên cứu , vận dụng và hoàn thiện công tác tổ chức , quản lý xí nghiệp, nghiên cứu vận dụng và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đã ban hành với cán bộ, công nhân viên trong công ty. Đảm bảo thực hiện quản lý lao động , quản lý tổ chức biên chế theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất từng thời kỳ một cách hợp lý nhất , tiết kiệm nhất, tăng năng suất lao động. Là cơ quan nghiên cứu , xây dựng phương thức trả lương hợp lý, bồi dưỡng đào tạo dạy nghề cho công nhân và thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong toàn nhà máy.

- Phòng kế toán tài chính: công tác nghiệp vụ kế toán, thống kê, kiểm soát hoạch toán;Tổ chức và thực hiện vào sổ , ghi chép thanh toán và phản ánh chính xác tất cả các hoạt động sản xuất , kinh doanh của xí nghiệp; Kiểm soát việc thực hiện các chế độ kỷ luật tài chính, các khoản thu nhập và việc sử dụng đúng đắn các khoản vốn; Giám sát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính về lao động tiền lương , phụ cấp , quỹ lương và chế độ bảo đảm điều kiện làm việc , sức khỏe đời sống của cán bộ; Nắm vững sự biến động chung về tài sản cố định chung của nhà máy và từng bộ phận; Lập kế hoạch thu chi tiền mặt và quản lý việc thực hiện các khoản thu, chi tiền mặt, quỹ tiền mặt và các chứng khoán khác có giá trị như tiền nhận ,lĩnh tiền mặt và nộp tiền mặt vào ngân hàng theo lệnh chi , thu của giám đốc; Theo dõi và

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 12

Page 13: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

giải quyết việc thanh toán sòng phẳng, đúng hạn, đúng thủ tục mọi khoản nợ; Xây dựng kế hoạch kinh phí và thông báo tình hình chi cho các phòng ban; Xây dựng các chế độ , nội quy thuộc pham vi chức năng quản lý của phòng xây dựng nhiệm vụ, chức trách , lề lối làm việc của từng chức danh công tác của phòng , tổ chức thực hiện và định kỳ rút kinh nghiệm, chỉnh lý.

- Phòng sản xuất : lập kế hoạch sản xuất – tài chính –kỹ thuật ngắn hạn và dài hạn; Tổng hợp , phản ánh kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp; Điều độ sản xuất hàng ngày của nhà máy được liên tục, đồng bộ , nhịp nhàng cân đối; Giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm do nhà máy sản xuất ra . Đảm bảo kinh doanh theo đúng quy định của nhà nước, quân đội và nhà máy.

- Phòng kinh doanh thiết kế: thiết kế các sản phẩm mới hoặc thiết kế cải tiến sản phẩm theo yêu cầu của nhà máy. Vận dụng thực hiện đầy đủ “ tiêu chuẩn của nhà nước”. Bảo đảm thiết kế có chất lượng, có tính năng sử dụng tốt, có tính kinh tế và có tính công nghệ cao. Nghiên cứu tài liệu thiết kế của các sản phẩm không do nhà máy thiết kế , phát hiện những sai sót, những bất hợp lý và các yêu cầu không phù hợp với khả năng công nghệ của nhà máy, đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi. Thực hiện việc cấp phát thu hồi , quản lý tài liệu thiết kế ,công nghệ theo đúng quy định trong điều lệ công tác kỹ thuật. Chủ trì công tác chế thử định hình sản phẩm , chỉ đạo và tổng kết chế thử, chỉnh lý tài liệu thiết kế. Đưa duyệt chính thức để đưa vào sản xuất loạt. Tổ chức và quản lý kho sản phẩm mẫu của nhà máy, định kỳ tổ chức kiểm tra mẫu mực sản phẩm trong quá trình sản xuất. Nếu phát hiện sai sót phải có hiện pháp giải quyết và báo cáo giám đốc ngay. Tham gia công tác nghiên cứu khoa hoc, phổ biến khoa học kỹ thuật và công tác huấn luyện của nhà máy theo các nội dung được phân công. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất nghiên cứu, cải tiến công nghệ sãn có, giải quyết kịp thời các vướng mắc kỹ thuật đảm bảo sản xuất liên tục , có năng xuất và chất lượng cao. Xây dựng phòng thành một tập thể vững vàng về nhận thức tư tưởng , có đạo đức , tác phong tốt, giỏi chuyên môn kỹ thuật có khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Quản đốc phân xưởng: là người chịu trách nhiệm toàn bộ về sản xuất , kỹ thuật của phân xưởng trước giám đốc nhà máy. Chỉ đạo mọi hoạt động trong phân xưởng, tiến hành công tác lập tiến độ sản xuất, chuẩn bị sản xuất , tổ chức lao động, điều độ sản xuất cho nhịp nhàng cân đối theo đúng tiến độ của nhà máy.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 13

Page 14: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing

2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm những năm gần đây

Công ty cổ phần kết cấu thép số 5 chỉ có một chủng loại sản phẩm duy nhất là thép chiếm toàn bộ sản lượng tiêu thụ của toàn công ty . Sau đây là bảng phân tích cụ thể tình hình tiêu thụ thép của công ty qua 3 năm gần đây 2007,2008, 2009.

Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm của công ty COMESS

Đơn vị: đồng

Năm 2007 2008 2009Chỉ tiêu KH TH TH/KH

(%) KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH

(%)Số công trình thi công (công trình)

10 14 140 14 13 92,85 14 13 92,85

Giá trị băng tiền (tỉ đồng)

35 39.56 113,02 40 37,65 99,12 40 76.45 191,12

Nguồn : phòng KHTT

Qua bảng trên ta thấy năm 2007 công ty đã thi công đươc 140 % số công trình vượt so với kế hoạch là 40% về giá trị vượt so với kế hoạch là 113,02%. Sang năm 2008 công ty thực hiện được 13 công trình đạt 92,85% kế hoạch về giá trị đạt 99,12 % kế hoạch. Năm 2009 công ty thực hiện 13 công trình đạt 92,85% kế hoạch xong Về mặt giá trị lại đạt 191,12% kế hoạch

Tóm lại nhìn chung qua các năm công ty đều tăng trưởng về giá trị tiêu thụ Nhìn chung công ty đã thưc hiện tương đối tốt kế hoạch Vì vậy công ty cần phát huy năng lực thi công hơn nữa và tích cực tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của công ty

Để nhận thức và đánh giá đúng kết quả kinh doanh của từng khu vực , thấy được sự tác động ảnh hưởng đến thành tích, kết quả chung của công ty và thấy được ưu nhược điểm, những mặt tồn tại trong việc tổ chức và quản lý kinh doanh trong từng đơn vị trực thuộc cần phải phân tích cụ thể kết quả tiêu thụ hàng hóa của công ty trong 2 năm 2008,2009 theo khu vực địa lý.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 14

Page 15: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Bảng 2.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực của công ty.

Đơn vị: triệu đồng

Khu vựcDoanh

thu năm 2008

Tỷ trọng năm

2008(%)

Doanh thu năm 2009

Tỷ trọng năm

2009(%)

Doanh thu

2009/2008

Tỷ trọng 2009/2008

(%)

Tỷ lệ 2009/2008

(%)

Hà nội 6.200 22,46 13.850 18,83 7.650 -3,63 123,39Hải Dương 3.600 13,04 3.500 4,76 -100 -8,28 -2,78KV khác 17.800 64,50 41.700 76,41 23.900 11,91 134,27Tổng 27.600 100,00 73.550 100,00 31.450 0,00 113,95

Nguồn : Phòng KHTT

Nhận xét : nhìn chung tình hình tiêu thụ hàng hóa theo khu vực của công ty các năm là tương đối tốt , năm sau cao hơn năm trước ( riêng khu vực Hải dương là giảm ). Trong 3 khu vực thì khu vực khác luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả . Khu vực Hải Dương là có tỷ trọng nhỏ nhất. Khu vực Hà Nội cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể và có kết quả tiêu thụ tăng rất cao .

Từ phân tích trên , ta thấy khu vực khác là khu vực có ảnh hưởng nhiều nhất trong kết quả tiêu thụ của toàn công ty.Điều này chứng tỏ công ty đã có một thị trường tiêu thụ rộng hơn qua các năm (phù hợp với đặc tính của một công ty kết cấu thép)và ngày càng được mở rộng hơn.

2.1.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty

* Sản phẩm

Công ty cổ phần kết cấu thép số 5 có hệ thống nhà xưởng cơ khí chế tạo các khung nhà với mọi khẩu độ. Chế tạo và lắp dựng kết cầu thép - dầm thép trong bất kỳ địa bàn nào. Công suất sản xuất kết cấu thép chế tạo trung bình đạt 2.500 tấn /năm – 3.000 tấn /năm.

Sản phẩm gồm các loại:

+ Khung nhà thép tiền chế, kết cấu thép các loại cho nhà công nghiệp và dân dụng với mọi khẩu độ theo yêu cầu của khách hàng.

+ Các loại bồn chứa có dung tích lớn.

+ Các loại thiết bị và kết cấu phi tiêu chuẩn: vỏ lò, khung lò nung, lò luyện thép, các thiết bị lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi Slyclon, lọc bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện âm, cốp pha cho thi công cầu theo phương án đúc hẫng, thiết bị thủy công.+ Các loại sản phẩm cơ khí đồng bộ cho bao che và trang trí công trình xây dựng như: tấm lợp kim loại, xà gồ thép cán nguội chữ C, chữ Z, các loại cửa đi. cửa sổ thép phi tiêu chuẩn, máng nước, úp nóc, diềm mái, cửa trời, cửa chớp thông gió .v.,v..

*.Thị trường tiêu thụ

Do tính chất đặc thù của công ty trong sản xuất kinh doanh sản phẩm chính là nhà thép tiền chế là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 15

Page 16: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng). Nên đối tượng khách hàng của công ty cũng rất đặc thù là các doanh nghiệp công nghiệp và giá trị các công trình do công ty thực hiện đều rất cao sau đây là danh sách các khách hàng công ty đã cung cấp sản phẩm và giá trị sản phẩm mà công ty đã cung cấp trong năm 2009.

Bảng 2.3: Danh sách khách hàng mà công ty đã cung cấp sản phẩm

TT Năm 2009 Địa điểm đầu tư Hoàn thành

Giá trị

hợp đồng

1 Công ty CP VIGLACERA- Xuân Hoà Hà Nội 2009 4.750.000.000

2 Công ty CP Châu Nguyên - Hà Nội Hưng Yên 2009 3.700.000.000

3 Công ty CP KD-VT & XD. XNXD Số 4 Hà Nội 2009 6.000.000.000

4 Công ty Cp In Cầu Giấy Hà Nội 2009 3.100.000.000

5 CTy TNHH thương mại Đại Hưng Phú Thọ 2009 4.050.000.000

6 Công ty đầu tư &Phát triển kỹ nghệ &XD Việt Nam Hải Dương 2009 3.500.000.000

7 Công ty CP Khoáng sản & Luyện kim Việt Nam - Hà Nội Cao Bằng 2009 5.800.000.000

8 Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP Bắc Ninh 2009 14.500.000.000

9 Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn Bắc Ninh Bắc Ninh 2009 17.700.000.000

10 Công ty CP KCN Sài Gòn - Bắc Giang Bắc Giang 2009 8.050.000.000

11 Công ty CP Sản xuất thương mại Hữu Nghị Phú Thọ 2009 1.800.000.000

12 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vĩnh Thành Hà Nội 2009 1.200.000.000

13 CTCP Thép Thái Nguyên Thái Nguyên 2009 2.400.000.000

Tổng giá trị 76.450.000.000

Nguồn : phòng KHTT

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 16

Page 17: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

*Nhận xét: các khách hàng của công ty đều là các doanh nghiệp công nghiệp và giá trị các công trình công ty thực hiện là khác nhau tùy theo theo qui mô của công trình mà khách hàng đặt hàng.

Qua bảng ở trên ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tập chung chủ yếu ở Thái Nguyên và các tỉnh, thành lân cận như Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc… Do chi phí vận chuyển cao nên việc mở rộng thị trường của công ty vể phía sẽ gặp khó khăn, hơn nữa các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh với công ty cổ phần kết cấu thép số 5 ở miền Nam cũng khá nhiều nên việc mở rộng thị trường về phía Nam là khó có khả năng. Do đó công ty cần phải khai thác tối đa khả năng tiêu thụ ở thị trường miền Bắc. Hơn nữa trong ba khu vực thì khu vực phía Bắc hiện nay vẫn là khu vực tiêu thụ có nhiều triển vọng. ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều khu vực nằm trong dự án phát triển, do đó nhu cầu xây dựng nhà xưởng vẫn còn nhiều đây là một thuận lợi rất lớn cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty2.1.3 Chính sách giá

Chính sách giá đóng một vai trò quan trọng như một vũ khí để cạnh tranh. Định giá thấp, định giá ngang hay định giá cao hơn giá thị trường phải đảm bảo sao cho công việc là tốt nhất. Mức giá thấp hơn giá thị trường cho phép doanh nghiệp thu hút ngày càng nhiều khách hàng và tăng sản lượng tiêu thụ, tăng cơ hội xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Ngược lại , chính sách giá cao chỉ sử dụng trong các ngành có tính độc quyền cao, vươn tới lợi nhuận siêu ngạch . Vì vậy chính sách định giá có tầm quan trọng đặc biệt với việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của công ty.

Để nâng cao vị thế của mình trên thị trường thì công ty cần phải có những chính sách biện pháp thích hợp nhất nhằm giảm chi phí sản xuất , giá thành sản phẩm để tạo lợi thế về giá cả, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường . Việc xác định giá của công ty thông qua công tác nghiên cứu thị trường với các yếu tố như khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất , tìm hiểu giá cả sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh . Nói tới việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng không chỉ về giá cả mà phải tính đến chất lượng của sản phẩm. Vì đây là sản phẩm kết cấu thép , một thứ không thể thiếu trong ngành xây dựng nên nó phải đảm bảo về cả giá cả cũng như chất lượng.

Do đặc điểm khác biệt về phương thức bán hàng của công ty đó là bán trực tiếp đối với các nhu cầu nhỏ lẻ và bán thông qua hợp đồng dự thầu đối với khách hàng lớn nên Công ty chỉ đưa ra 2 chính sách giá đó là giá bán trong hợp đồng và giá bán lẻ. Tuỳ thuộc vào những điều kiện đưa ra trong hợp đồng mà 2 bên thoả thuận như phương thức thanh toán, vận chuyển mà công ty đưa ra luôn có phần trăm khuyến mại, đặc biệt nếu họ phương thức thanh toán thuận tiện. Giá này luôn thay đổi linh hoạt tuỳ theo điều kiện hợp đồng. Mức giá thứ 2 giành cho những khách hàng mua với lượng ít. Giá này thường ổn định không có khuyên mại.

Việc định giá TTSP của công ty thường dựa vào các căn cứ chính sau đây: Giá thành sản xuất sản phẩm Các loại chi phí( chi phí quản lý, thuế, chi phí sản xuất chung ..) Căn cứ vào phương thức vận chuyển và phương thức thanh toán

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 17

Page 18: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Căn cứ vào quy luật cung cầu, quy luật giá trên thị trường Căn cứ vào chiếm lược tiêu thụ Căn cứ vào mẫu mã, chất lượng sản phẩm

Giá bán theo hợp đồng của công ty khá linh hoạt xoay quanh các yếu tố nói trên, giá thành để xây dựng giá bán đều là giá thành kế hoạch. Giá này được lập khi lập dự án đầu tư sản xuất một loạt sản phẩm nào đó được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường và những mục tiêu của công ty

Phương thức thanh toán là yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường sản phẩm, xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, sử dụng hợp lý nguồn vốn, tăng vong quay của vốn, phương thanh toán được quy định trong điều khoản thanh toán của hợp đồng tiêu thụ. Đây là vấn đề được công ty rất quan tâm trong những năm gần đây. Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức thanh toán chính trong công tác TTSP đó là thanh toán ngay và thanh toán trả chậm. Khách hàng có thể dùng tiền mặt, séc, ngân phiếu, ngoại tệ mạnh,.. để thanh toán với công ty. Nếu khách hàng mua với số lượng ít thì thanh toán ngay bằng tiền mặt hay ngoại tệ mạnh. Còn nếu khách hàng mua với số lượng lớn theo hợp đồng thì có thể thanh toán bằng chuyển khoản, séc, ngân phiếu, .. thông thường không quá một tháng khách hàng phải thanh toán đầy đủ theo hợp đồng đã được ký kết trên cơ sở các quy định được đặt ra. Trong trường hợp thanh toán trả chậm công ty có tính đến % lãi vay ngân hàng trong thời gian bán sản phẩm.2.1.4 Chính sách phân phối

Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, có hai hình thức tiêu thụ như sau:

+Kênh tiêu thụ trực tiếp: nhà sản xuất trực tiếp phân phối hay bán các sản phẩm làm ra cho tận tay người tiêu dùng.

Kênh phân phối trực tiếp cho phép tiết kiệm chi phí lưu thông, doanh nghiệp trực tiếp tiếp xúc với khách hàng do đó có thể nắm rõ những thông tin về người tiêu dùng một cách chính xác. Thông tin phản hồi được thu thập một cách trung thực và rõ ràng. Tuy nhiên kênh phân phối trực tiếp có hạn chế ở chỗ tổ chức và quản lý khá phức tạp, vốn và nhân lực phân tán, chu chuyển vốn chậm nên chỉ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và hoạt động trên thị trường hẹp. Kênh này được biểu thị qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4: Kênh phân phối trực tiếp

+Kênh phân phối gián tiếp: nhà sản xuất thông qua các hãng bán buôn, bán lẻ, các đại lý, người mô giới để bán hàng cho người tiêu dùng.

Kênh này khắc phục được một số nhược điểm của kênh trực tiếp đó là thông qua vai trò của các trung gian phân phối giúp cho doanh nghiệp có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 18

Doanh nghiệp Người tiêu dùng

Page 19: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Doanh nghiệp sản xuất

Bán buôn

Bán lẻ

Người tiêu dùng

Môi giớiĐại lý

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

phẩm, rút ngắn được chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp có điều kiện tập trung vào sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sơ đồ 2.5: Kênh phân phối gián tiếp

Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu qua bán trực tiếp, tiêu thụ qua hợp đồng và đấu thầu cạnh tranh.

Về hình thức tiêu thụ trực tiếp, với những khách hàng có nhu cầu nhỏ lẻ, đột xuất, công ty bán trực tiếp ngay tại cửa hàng của công ty. Hình thức tiêu thụ này có chiều hướng gia tăng doanh thu tiêu thụ trong những năm gần đây, tuy nhiên nó mới chỉ chiếm rất ít trong tổng doanh thu tiêu thụ hàng năm của công ty Với khách hàng lớn là các doanh nghiệp, việc mua bán thông qua các hợp đồng. Công ty ký hợp đồng nguyên tắc với các doanh nghiệp này sau đó triển khai giao nhận và thanh toán với công ty theo các đợt trong năm. Đây là hình thức tiêu thụ phổ biến đối với khách hàng là những khách hàng công nghiệp được công ty áp dụng. Theo cách tiêu thụ này sẽ giảm bớt được mối quan hệ với khách hàng nhỏ gây tốn kém chi phí2.1.5 Chính sách xúc tiến bán

Việc tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Nó là việc làm mang tính sống còn của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 19

Page 20: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Dịch vụ tiêu thụ có ý nghĩa hết sức quan trọng thúc đẩy tiêu thụ. Các doanh nghiệp trên thị trường đều ra sức cạnh tranh nhau không chỉ về chất lượng giá cả mà còn cạnh tranh nhau về sự hoàn hảo của dịch vụ. Sản phẩm của Công ty Cổ phần kết cấu thép số 5 được khách hàng tín nhiệm cũng chính là nhờ có dịch vụ bảo hành sửa chữa miễn phí, thuận tiện cho khách hàng, làm cho khách hàng yên tâm hơn khi mua sản phẩm của công ty. Phòng thiết kế kinh doanh có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thu lượm thông tin về nhu cầu khách hàng đồng thời đáp ứng dịch vụ bảo hành cho khách hàng khi cần. Công ty đã quyết định bảo hành miễn phí cho khách hàng nếu xét thấy việc sai hỏng thuộc phần trách nhiệm của công ty. Còn nếu không thuộc trách nhiệm của công ty, công ty có thể sửa chữa cho khách hàng nhưng có chi phí.

Song song với dịch vụ bán hàng và dịch vụ vận chuyển. Đối với những khách hàng ở xa có nhu cầu vận chuyển, công ty có đội ngũ bốc dỡ và vận chuyển đáp ứng nhu cầu bất cứ lúc nào. Vì khách hàng chính thường là khách hàng công nghiệp nên bên mua thường có phương tiện vận chuyển và họ tự vận chuyển lấy. Nhưng trong trường hợp những sản phẩm trong quá trình vận chuyển thường dẫn đến sai hỏng thì khách hàng yêu cầu công ty thực hiện vận chuyển. Điều đó thuận lợi cho khách hàng vì công ty đã có sẵn đội ngũ bốc dỡ2.1.6 Công tác thu thập thông tin Marketing

Để thỏa mãn khách hàng của mình,công ty cần đưa ra những chính sách về thị trường, sản phẩm, giá bán, phân phối và xúc tiến bán một cách đúng đắn và kịp thời. Khi môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng và thị trường rộng hơn, công ty không thể ra quyết định chỉ dựa trên trực giác của mình mà cần có những thông tin cần thiết một cách chính xác và nhanh chóng .

Vì vậy công ty cổ phần kết cấu thép cũng cần phải thu thập thông tin về nội bộ công ty, nhu cầu khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô.

- Thông tin nội bộ : Các đơn đặt hàng( số lượng đơn, số lượng hàng trên từng đơn vị); doanh số bán hàng theo thị trường, theo thời gian; lượng tồn kho; dòng tiền mặt; khoản phải thu; đặc điểm sản phẩm…

Những thông tin này công ty thu thập từ hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo bán hàng qua sự nối mạng giữa nhà máy, phòng ban với ban giám đốc của công ty.

- Thông tin thường ngày về bên ngoài: khách hàng ( nhu cầu, phản ứng…); các bước phát triển của đối thủ cạnh tranh ( sản phẩm mới, giá bán mới, mở điểm bán mới…); các biến động của môi trường vĩ mô ( các qui định pháp lý mới, các tiến bộ công nghệ…) ; những thay đổi liên quan đến các kênh phân phối ( sự xuất hiện những loại hình bán sỉ và bán lẻ mới….); những thay đổi khác.

Để thu thập được những thông tin này , công ty đã theo dõi qua các phương tiện thông tin đại chúng( internet, truyền hình, báo chí…), những cuộc gặp gỡ , khảo sát và qua các nhân viên bán hàng. Ngoài ra công ty cong thu thập thông tin qua các nhà trung gian ( những nhà phân phối, đại lý, người bán lẻ , môi giới) ; những người là cổ đông của đối thủ cạnh tranh; các nhân viên cũ và mới của đối thủ cạnh tranh và mua thông tin từ những công ty dịch vụ thông tin marketing chuyên nghiệp.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 20

Page 21: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

2.1.7 Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần kết cấu thép

Trên thị trường 1 số công ty được coi là đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần kết cấu thép số 5 như công ty Gang thép Thái Nguyên, thép Việt – Nhật , thép Việt – Ý , thép Việt – Úc , thép Việt – Đức . Mặc dù đây là những đối thủ cạnh tranh của công ty nhưng không phải lúc nào họ cũng có thể đe dọa đến sự phát triển của công ty. Sau đây là những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.

+ Điểm mạnh :

- Đây đều là những công ty đã có uy tín, thương hiệu trên thị trường.- Một số công ty có nguồn nguyên liệu là : phôi thép ổn định và có chất lượng cao do

đó thành phần thép của một số công ty này có chất lượng tốt như : Việt – Úc , Việt – Đức .

- Mạng lưới phân phối của các công ty này rộng hơn

+ Điểm yếu:

- Do nguồn nguyên liệu phôi thép ngày càng khan hiếm + mục tiêu lợi nhuận nên gần đây các công ty này đã nhập khẩu những loại phôi thép có chất lượng kém dần từ Trung Quốc và tự sản xuất một phần phôi thép từ sắt vụn do đó chất lượng đầu ra của sản phẩm giảm đi đáng kể dần đến mất dần niềm tin của khách hàng.

- Các công ty này còn đạt được ít các tiêu chuẩn đo lường như: tiêu chuẩn về môi trường… nên chưa thực sự chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của công ty

Nhìn chung tình hình tiêu thụ của công ty qua các năm tăng đều trong những năm gần đây. Công ty vẫn luôn chú trọng tới tình hình tiêu thụ hàng hóa trong nước, luôn cố gắng để đẩy mạnh lượng hàng hóa tiêu thụ mà thị trường này vẫn chưa khai thác hết.

Điểm mạnh: Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên quản lý vững vàng, giàu kinh nghiệm. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao trẻ, khoẻ được đào tạo chính quy đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của nhà máy. Qua số liệu thực tế thu được ở Công ty, ta thấy việc tổ chức lao động của Công ty đạt trình độ chuyên môn hoá cao, theo tính năng của dây truyền công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp có tính cơ giới hoá. Việc bố trí sắp xếp nhân lực các khâu sản xuất trong dây truyền hợp lý.

Công tác cung ứng NVL của Công ty dần dần được đáp ứng với tính linh hoạt của cơ chế thị trường, giảm được chi phí liên quan đến dự trữ. Tuy nhiên việc cung ứng trong năm 2009 của Công ty về nguyên liệu mà cụ thể là tôn tấm chưa đảm bảo được nhu cầu sản xuất. Vì vậy đòi hỏi công tác cung ứng của công ty phải được cải thiện cho ngày một tốt hơn.

Tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định và có dấu hiệu khả quan hơn trong những năm tiếp theo, quy mô tài sản được tăng cường. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, năng lực sản suất được mở rộng xu hướng phát triển kinh doanh đang có chiều hướng tốt

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 21

Page 22: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Điểm yếu: Tuy đã có nhiều đổi mới xong do điều kiện tài chính và các điều kiện khác còn có khó khăn. Vì vậy công tác tổ chức sản xuất vẫn chưa thực sự phát huy hết tác dụng của nó như trong công tác cung ứng vật tư chính (cụ thể là Tôn tấm) để sản xuất chưa hợp lý, còn dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Hệ số sử dụng thời gian của dây truyền chưa cao do phải dừng máy vì thiếu nguyên liệu. Điều kiện làm việc của người lao động ở một vài khâu chưa được tốt như khâu hoà liệu độc hại, bụi còn rất lớn chưa khắc phục được.

Trong những năm qua mặc dù đã rất cố gắng trong công tác hỗ trợ tiêu thụ đặc biệt là các biện pháp marketing nhằm thúc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty song kết quả mang lại chưa nhiều, hoạt động nhìn chung còn yếu.Vể quảng cáo sản phẩm : Từ khi thành lập đến nay, công ty ít có các hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy các thông tin về đặc tính sản phẩm trên các phương tiện thông tin về đặc điểm kỹ thuật và công dụng của sản phẩm không được người tiêu dùng biết đến làm cho công ty mất một lượng lớn khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của công ty mà lựa chọn sản phẩm của công ty khác. Trong những năm gần đây, công ty đã dành một khoản chi phí nhất định trích từ lợi nhuận để quảng cáo như: đặt lịch, tờ quảng cáo, thiết kế biển trưng bày, kẻ biển, .. Như các nhà thiết kế đã nói :"Quảng cáo là phần việc không thể thiếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường " thì có thể khẳng định rằng sự quan tâm này của công ty vẫn còn nhỏ.

Việc thực hiện các kỹ thuật yểm trợ bán hàng của công ty làm được chưa nhiều, cụ thể:

+Công ty chưa giới thiệu rộng rãi cho người tiêu dùng biết về các mẫu mã sản phẩm mà công ty sản xuất được, chủ yếu vẫn là khách hàng tự tìm đến công ty.

+Về tổ chức hội nghị khách hàng thực chất mới chỉ là hội nghị gặp gỡ các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tham gia ký kết đấu thầu cạnh tranh và ký kết hợp đồng. Các khách hàng được mời tham gia vào hội nghị tổng kết, kỷ niệm thành lập ... là những đơn vị có quan hệ công tác về nhiều mặt nên không thể thảo luận với công ty về sản phẩm, cach thức tiêu thụ. Vì vậy mà công ty chưa mở rộng được mối quan hệ với khách hàng mới và hiệu quả của hội nghị khách hàng là không cao.

+Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm còn ít và mang tính chất bán hàng, thu tiền đơn thuần, không phát huy được chức năng nhiệm vụ là cầu nối công ty với ngưới tiêu dùng, cung cấp những thông tin của của công ty cho khách hàng và thu thập những thông tin từ khách hàng về cho công ty.

2.2 Phân tích công tác lao động , tiền lương

2.1.1 Cơ cấu lao động của công ty

Lao động là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất . Đảm bảo đầy đủ số lượng cũng như chất lượng là điều kiện quan trọng để quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Do nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 22

Page 23: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Nhận thức được vấn đề này trong những năm qua công ty luôn tổ chức , quản lý tốt lao động về số lượng và chất lượn , đáp ứng kịp thời cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Công ty cổ phần kết cấu thép có một đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, đủ sức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của công ty.

Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc : Ông Lưu Đình Tấu

Phó giám đốc: Ông Hoàng Thanh Sơn

Tổng số cán bộ công nhân viên : 196 người

a. Cán bộ có trình độ đại học: 25 người. Chiếm 12,75% tổng số lao động.- Kỹ sư điện : 2 người- Kỹ sư cơ khí: 9 người- Kỹ sư xây dựng : 4 người- Kiến trúc sư : 1 người- Các ngành nghề khác , cử nhân KT : 9 ngườib. Trung cấp kỹ thuật : 5 người . Chiếm 2,55 % tổng số lao động

c. Công nhân kỹ thuật : 100 người . Chiếm 51,02 tổng số lao động

- Hàn hơi, hàn điện : 35 người

- Hàn áp lực : 20 người

- Tiện, Nguội, gò hàn, sửa chữa : 14 người

- Điện, nước: 6 người

- Cơ khí : 10 người

- Sơn : 15 người

d. Công nhân KT lắp dựng kết cấu: 20 người . Chiếm 10.02 % tổng số lao động

e. Công nhân KT lắp ráp thiết bị : 10 người. Chiếm 5,1 % tổng số lao động

f. Công nhân xây dựng : 20 người. Chiếm 10,02 % tổng số lao động

g. Lao động phổ thông : 16 người . Chiếm 8,54 % tổng số lao động

* Phân công lao động

- Phân công theo chức năng:

Là sự tách riêng các hoạt động lao động thành các chức năng lao động nhất định căn cứ vào vai trò của từng chức năng lao động so với quá trinh sản xuất sản phẩm.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 23

Page 24: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Bảng 2.6: Tình hình phân công lao động theo chức năng tại công ty

Chức năng Số lượng Tỷ lệ (%)

Lao động quản lý 30 15,31

Công nhân sản xuất 150 76,53

Công nhân phục vụ 16 8,16

Tổng 196 100,00

Nguồn : Phòng TCHC

Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động quản lý của công ty là 30 người. Tỷ lệ lao động gián tiếp của công ty là 15,31% cao hơn so với tỷ lệ quy định chung (9-12%). Như vậy số lao động quản lý trong công ty đã vượt quá yêu cầu cần thiết, dẫn tới việc chồng chéo trong công việc, tăng chi phí về tiền lương cho công ty.

- Phân công theo công nghệ:

Đây là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau , tùy theo tính chất đặc điểm công nghệ để thực hiện chúng. Việc đánh giá tính hợp lý của phân công lao động thèo nghề dựa trên một số cơ sở nhất định . Ở đây trước hết xem xét đến việc bố trí lao động có đúng với ngành nghề đào tạo hay không. Sự phân chia lao động theo nghề trước tiên phải đảm bảo phù hợp giữa nghề nghiệp được đào tạo của người lao động và nghề trong sản xuất.

Bảng 2.7:Phân công lao động theo công nghệ

Đơn vị Số lao động

Chuyên môn

Hàn Điện Tiện Nguội Cơ khí Xây dựng

khác

Tổ phôi 14 7 2 0 0 3 0 2

Tổ tổ hợp( gá+ hàn) 15 13 0 0 0 1 0 1

Tổ gá hoàn thiện 19 11 3 1 2 2 0 0

Tổ hàn hoàn thiện 23 23 0 0 0 0 0 0

Tổ sơn 16 4 2 0 0 1 9 0

Tổ xây lắp 5 2 1 0 0 2 0 0

Tổng 92 60 8 1 2 9 9 3

Nguồn :Phòng TCHC

Nhìn chung công tác phân công lao động theo công nghệ của công ty là tốt, công việc được giao phù hợp với năng lực và chuyên môn của người lao động.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 24

Page 25: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

- Phân công theo mức độ phức tạp của công việc

Đây là việc căn cứ vào những yêu cầu đòi hỏi về kỹ thuật của công việc mà bố trí công nhân có tay nghề , trình độ phù hợp. Hình thức này đảm bảo sự chính xác nhất, sự thích nghi của người lao động đối với công việc và cho phép đánh giá thực chất lao động của người thợ.

Bảng 2.8: Danh sách tổ phôi năm 2009

TT Chức vụ Năm sinh Nghề nghiệp

1 Tổ trưởng 1968Sửa chữa

5/7

2 Tổ phó 1972 Hàn 3/7

3 PT-ATV 1966 KSCK

4 Công nhân 1972 Hàn 4/7

5 ATV 1981 Điện 3/7

6 Công nhân 1982 Hàn 3/7

7 Công nhân 1981 Điện 3/7

8 Công nhân 1981 Hàn 3/7

9 Công nhân 1986 CK 3/7

10 Công nhân 1983 CK 3/7

11 Công nhân 1983 Lái xe

12 Công nhân 1989 Hàn 3/7

13 Công nhân 1986 Hàn 3/7

14 Công nhân 1987 Hàn 3/7

Tổng cộng 14

Nguồn : phòng TCHC

Bảng 2.9: Danh sách tổ hợp năm 2009

TT Chức vụ Năm sinh Nghề nghiệp

1 Tổ trưởng 1974 Hàn 3/7

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 25

Page 26: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

2 T P-ATV 1973 Hàn 4/7

3 Công nhân 1971 Hàn 3/7

4 Công nhân 1974 Hàn 4/7

5 Công nhân 1981 Hàn 3/7

6 Công nhân 1974 Hàn 4/7

7 Công nhân 1973 Hàn 3/7

8 Công nhân 1976 Hàn 4/7

9 Công nhân 1983 CK 3/7

10 Công nhân 1971 Hàn 3/7

11 Công nhân 1981 Hàn 3/7

12 Công nhân 1977 Hàn 3/7

13 Công nhân 1989 Hàn 3/7

14 Công nhân 1987 Hàn 3/7

15 Công nhân 1990 SC ô tô 3/7

Tổng cộng 15

Nguồn : Phòng TCHC

Bảng 2.10: Danh sách tổ gá hoàn thiện năm 2009

TT Chức vụ Năm sinh Nghề nghiệp

1 TT 1979 Điện 3/7

2 TP 1978 TCCK

3 Công nhân 1977 Hàn 3/7

4 Công nhân 1981 Hàn 3/7

5 Công nhân 1981 Hàn 3/7

6 Công nhân 1963 Hàn 3/7

7 Công nhân 1977 Nguội 3/7

8 Công nhân 1986 Hàn 3/7

9 Công nhân 1975 Nguội 4/7

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 26

Page 27: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

10 Công nhân 1981 Điện 3/7

11 Công nhân 1989 Cắt KL 3/7

12 Công nhân 1982 Hàn3/7

13 Công nhân 1986 Tiện 3/7

14 Công nhân 1980 Hàn 3/7

15 Công nhân 1984 Hàn 3/7

16 Công nhân 1988 Hàn 3/7

17 Công nhân 1989 Điện 3/7

18 Công nhân 1988 Hàn 3/7

19 Công nhân 1988 Hàn 3/7

Tổng cộng 19

Nguồn : Phòng TCHC

Bảng 2.11: Danh sách tổ hàn hoàn thiện năm 2009

TT Chức vụ Năm sinh Nghề nghiệp

1 Tổ trưởng 1972 Hàn 3/7

2 TP – ATV 1979 Hàn 4/7

3 Công nhân 1974 Hàn 4/7

4 Công nhân 1983 Hàn 3/7

5 Công nhân 1984 Hàn 3/7

6 Công nhân 1970 Hàn 4/7

7 Công nhân 1982 Hàn 3/7

8 Công nhân 1973 Hàn 3/7

9 Công nhân 1983 Hàn 3/7

10 Công nhân 1987 Hàn 3/7

11 Công nhân 1969 Hàn 4/7

12 Công nhân 1982 Hàn 3/7

13 Công nhân 1985 Hàn 3/7

14 Công nhân 1986 Hàn 3/7

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 27

Page 28: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

15 Công nhân 1982 Hàn 3/7

16 Công nhân 1978 Hàn 3/7

17 Công nhân 1970 Hàn 3/7

18 Công nhân 1988 Hàn3/7

19 Công nhân 1989 Hàn3/7

20 Công nhân 1989 Hàn 3/7

21 Công nhân 1984 Hàn 3/7

22 Công nhân 1985 Hàn3/7

23 Công nhân 1978 Hàn3/7

Tổng cộng 23

Nguồn: Phòng TCHC

Bảng 2.12: Danh sách tổ sơn năm 2009

TT Chức vụ Năm sinh Nghề nghiệp

1 Tổ trưởng 1966 CNXD 6/7

2 Tổ phó 1966 CNXD 5/7

3 Công nhân 1964 CNXD 5/7

4 Công nhân 1964 CNXD 5/7

5 Công nhân 1967 CNXD 5/7

6 ATV 1967 CNXD 5/7

7 Công nhân 1976 Điện 3/7

8 Công nhân 1962 CNXD 5/7

9 Công nhân 1976 Hàn 3/7

10 Công nhân 1962 CNXD 5/7

11 Công nhân 1974 Điện 3/7

12 Công nhân 1970 Hàn 3/7

13 Công nhân 1976 CK 3/7

14 Công nhân 1986 Hàn 3/7

15 công nhân 1983 LĐPT

16 Công nhân 1986 Hàn 3/7

Tổng cộng 16

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 28

Page 29: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Nguồn: Phòng TCHC

Bảng 2.13 : Danh sách tổ xây dựng lắp đặt năm 2009

TT Chức vụ Năm sinh Nghề nghiệp

1 Tổ trưởng 1967 KSCK

2 Công nhân 1971 Hàn 4/7

3 Tổ phó 1978 CK3/7

4 Công nhân 1979 Điện 3/7

5 Công nhân 1971 Hàn3/7

Tổng 5

Nguồn : Phòng TCHC

Qua danh sách của các tổ trên đây ta có thể nhận thấy trình độ công nhân của công ty là khá đồng đều và phù hợp với công việc được giao. Tuy nhiên việc phân công các tổ trưởng , tổ phó vẫn chưa thực sự hợp lý . Ví dụ , tổ trưởng tổ phôi có chuyên môn sửa chữa 5/7, tổ phó tổ phôi có chuyên môn hàn 3/7 và tổ trưởng của tổ tổ hợp có chuyên môn hàn 3/7 . Trong danh sách 2 tổ trên ta hoàn toàn có thể tìm được người có trình độ chuyên môn cao hơn và phù hợp hơn để nắm giữ vai trò đó. Đây cũng là vấn đề cần lưu ý trong việc phân công lao động của công ty.

2.2.2 Định mức lao động

Quá trình sản xuất là quá trình tác động và phối hợp của các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội. Ở các doanh nghiệp, việc quản lý tốt quá trình sản xuất sẽ tạo ra điều kiện tốt cho sự sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất các yếu tố sản xuất , mà trong đó quản lý và sử dụng hợp lý sức lao động là một vấn đề phức tạp. Sức lao động phải được định mức và được sử dụng một cách tốt nhất để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Định mức lao động là quá trình đi xác định mức lao động . Mức lao động là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để chế tạo ra một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức – kỹ thuật –tâm sinh lý –kinh tế và xã hội xác định.

Hiện nay công ty đang áp dụng các loại mức đó là mức sản lượng, mức biên chế, mức thời gian.

- Mức thời gian được áp dụng cho lao động quản lý ( thời gian để người lao động hoàn thành công việc của mình). Đơn vị tính là công của từng tháng mà tính lương.

- Mức sản lượng đang được áp dụng cho công nhân sản xuất ,lương của công nhân sẽ phụ thuộc vào sản phẩm của mình làm ra là bao nhiêu.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 29

Page 30: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

- Mức biên chế được áp dụng cho công việc vận hành máy móc thiết bị của công ty trong dây truyền sản xuất.

2.2.3 Tình hình thời gian làm việc

Trong quá trình làm việc , người lao động phải hao phí thời gian . Việc nghiên cứu tình hình sử dụng lao động trong quá trình lao động nhằm xác định những hao phí thời gian có ích cũng như thời gian lãng phí . Thời gian làm việc là độ thời gian làm việc được giao. Người ta thường xác định thời gian làm việc trong ngày , trong tuần, tháng, năm…

Thời gian lao động được định mức như sau:

Chế độ công tác áp dụng: làm việc theo chế độ 3 ca mỗi ca làm việc 8h với lịch đảo ca 3 ngày một lần, 3 lần đảo ca có 1 lần nghỉ ( ca2 – ca 1 – ca 3 – nghỉ - ca 2 …)

Bảng 2.14: Định mức thời gian lao động

Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2

Ca1 Ca 2 Ca 3 Ca 1 Ca 2 Ca 3 Ca 1 Ca 2 Ca 3

A A C

B B A

C C B

ngày

Ca 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 . .

Ca 1 B B B n B B B

Ca 2 A A A g A A A

Ca 3 C C C hi C . .

Bảng 2.15 : Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động năm 2008 và 2009

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009

Chênh lệch

+, - %

1 Doanh thu 1000đ 70. 000. 000 80. 000. 000 10. 000. 000 114, 3

2 Tổng số lao động ngày 182 196 14 107, 7

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 30

Page 31: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

3 Số ngày công thực tế bình quân 1 CN/ năm

ngày 276 288 12 104, 3

4 Số ngày công chế độ 1 CN/ năm

ngày 305 305 0 100

5 Tổng số ngày công chế độ / năm

ngày 50232 56448 6216 112, 4%

Nguồn: Phòng TCHC

2.2.4 Năng suất lao động

Bảng 2.16: Lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2007- 2009

Năm Sản lượng tiêu thụ ( tấn) Doanh thu ( đồng)2007 2500 42.600.000.0002008 2650 70.000.000.0002009 2846 80.000.000.000

Nguồn: Phòng kinh doanh

Trên thực tế , năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau , nhưng tại công ty cổ phần kết cấu thép số 5 , năng suất lao động chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau :

- Thời gian ngừng nghỉ ngoài dự kiến của máy móc, dây truyền sản xuất…

- Kỹ năng, thao tác làm việc của người lao động.

Để có thể xác định được năng suất lao động tại công ty, ta có thể áp dụng công thức:

Doanh thu 70.000.000.000

Năng suất lao động = = = 1.346.154đồng/ng

Doanh thu 80.000.000.000

Năng suất lao động = = = 1.538.462đồng/ng (2009) Tổng sản lượng 52

Như vậy năng suất lao động chung tại công ty tại năm 2009 đã tăng 192.307đồng/ng tương ứng so với năm 2008 .

2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo lao động

Hiện nay , ở các nước phát triển , mặc dù đã có các công nghệ hiện đại, các hệ thống thiết bị tiên tiến và máy tính ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhưng con người vẫn là một yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện đất nước Việt Nam nói chung hay công ty cổ phần kết cấu thép nói riêng , sản xuất công nghệ đang trên đà phát triển mặc dù còn nhiều hạn chế. Do đó con người là yếu tố không thể thiếu , nó là yếu tố sống còn trong sự phát triển của công ty cũng như của đất nước ta hiện nay.

Tuyển dụng

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 31

Page 32: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Nguồn nhân lực công ty cổ phần kết cấu thép chủ yếu là lao động phổ thông. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tuyển nội bộ gồm các bước như sau:

- Phòng tổ chức hành chính cân đối nguồn lực và lên kế hoạch xác định nhu cầu tuyển dụng

- Phân tích vị trí cần tuyển: tên vị trí, lý do, nhiệm vụ cụ thể, trình độ, kinh nghiệm- Thông báo xuống nhà máy- Nhà máy lập danh sách những người đủ điều kiện tham gia tuyển chọn- Phong TCHC cùng trung tâm y tế kiểm tra sức khỏe( kiểm tra vòng 1)- Phòng tổ chức hành chính sẽ bố trí theo từng trường hợp sau:

+ Những công nhân cần phải đào tạo thì gửi trường dạy nghề tổ chức thi tuyển trình độ cho những công nhân đòi hỏi trình độ cao, nếu ai đạt sẽ được chọn vào học( kiểm tra vòng 2). Khi học xong học viên phải thi qua một lần thi nữa, nếu qua thì được nhận vào làm.+ Nếu người đã có tay nghề, khi vào cũng phải qua một vòng thi tuyển tay nghề tại công ty hoặc kết hợp với trường dạy nghề , nếu đạt sẽ được tuyển dụng.+ Trong trường hợp cần thiết thì đào tạo tại công ty khoảng 6 tháng sẽ được thi ra nghề, nếu đạt sẽ được tuyển dụng.

Đào tạo

Công ty luôn có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ lao động cũ và mới để phù hợp với công việc hiện tại và công nghệ tiên tiến .

Chương trình đào tạo bao gồm:

- Đào tạo công nhân mới- Đào tạo lại- Đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ.- Ngoài ra còn có chương trình bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng cán bộ quản lý , kỹ

thuật nghiệp vụ như: bồi dưỡng tại các trung tâm, trường; bồi dưỡng kỹ thuật; bồi dưỡng tin học; bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật nghiệp vụ; đào tạo tại chức.

2.2.6 Tổng quỹ lương

Tổng quỹ lương hay còn gọi là quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho nhân viên làm việc , phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của công ty.Hay nói cách khác , tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 32

Page 33: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Công thức tính tổng quỹ lương kế hoạch như sau:

Tổng quỹ lương theo kế hoạch

=

Quỹ lương theo cấp bậc công việc

+

Tổng quỹ phụ cấp KH

+

Tổng quỹ lương thêm giờ KH

+

Tổng quỹ lương bổ sung

Tổng quỹ lương thực tế của công ty cổ phần kết cấu thép số 5 bao gồm các thành phần sau:

- Tiền lương năng suất lao động hàng tháng- Các khoản phụ cấp- Các khoản thưởng thêm : thưởng năm, hoàn thành nhiệm vụ…

*Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty xác định nguồn tổng quỹ tiền lương thực hiện để chi trả cho người lao động như sau:

Tổng quỹ lương thực hiện

=

Đơn giá tiền lương *

Doanh thu từ hoạt động SXKD

+

Khoản phụ cấp lương & chế độ khác (nếu có)

+

Quỹ tiền lương bổ sung (nếu có)

+

Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang

Trong đó: Đơn giá tiền lương được Giám đốc Công ty duyệt theo từng giai đoạn cụ thể căn cứ vào tình hình hoạt động của công ty.

Bảng 2.17 :Tình hình tổng quỹ tiền lương trong công ty

Đơn vị : triệu đồng

Tổng quỹ lương Năm Chênh lệch (%)2008 2009 2009/2008

Kế hoạch  4.350  5.200  119,54

Thực hiện  4.500  6.290  139,78 Nguồn: Phòng KHTT

Qua bảng ta thấy tổng quỹ lương kế hoạch các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Điều này là do số lượng lao động bình quân hàng năm đều tăng và lợi nhuận hàng năm

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 33

Page 34: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

của công ty tăng nên thu nhập bình quân của công nhân viên được ngày càng ổn định và cao hơn năm trước.

2.2.7 Hình thức trả lương của công ty

a. Hình thức trả lương cố định:

Hình thức trả lương cố định áp dụng đối với các chức danh cán bộ quản lý cấp cao: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty hoặc trong các trường hợp đặc biệt nhằm thu hút, trưng dụng người tài cho Công ty do HĐQT quyết định.

Ngoài ra hình thức trả lương cố định còn đuợc áp dụng trong một số trường hợp thực hiện các công việc như Bảo vệ, tạp vụ, nhà bếp, nhân viên hành chính trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động và phải được cụ thể trong Hợp đồng lao động do Giám đốc công ty quyết định.

- HĐQT quyết định mức lương cho các trường hợp sau:

+ Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị;

+ Trưởng ban kiểm soát và các thành viên ;

+ Giám đốc công ty ;

+ Phó Giám đốc công ty ;

+ Các vị trí tương đương phó Giám đốc ;

+ Chuyên Gia cao cấp ;

+ Kế toán trưởng ;

+ Trưởng các phòng ban nghiệp vụ.

- Giám đốc công ty quyết định ( báo Cáo HĐQT) thang bảng và bậc lương cho các trường hợp CBCNV còn lại của công ty.

b.Hình thức trả lương theo thời gian

Tiền lương căn cứ theo thời gian làm việc , cấp bậc kỹ thuật và thanh toán lương của người lao động. Hình thức này được áp dụng cho bộ phận giám đốc , các phòng ban chức năng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Công thức:

Lương thực lĩnh

=Lương cơbản

+Lương sản phẩm

+Phụ cấp (nếu có)

+Tiền ăn ca

-Các khoản phải nộp khác

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 34

Page 35: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Trong đó :

• Lương cơ bản = Hệ số cơ bản ( gồm cả phụ cấp chức vụ) x Mức Lương cơ bản

• Lương sản phẩm có thể giữ nguyên hoặc chia thành 2 phần 60/40 do giám đốc công ty quyết định.

• Lương SP cá nhân = 60% Tổng quỹ lương SP

• Lương HTCV cá nhân = 40% x Tổng quỹ lương SP

• Quỹ lương SP = Tổng Hệ số lương sản phẩm x lương sản phẩm bình quân

• Tiền ăn ca = Mức phụ cấp tiền ăn ca mỗi ngày x ngày công đi làm thực tế

• Các chi phí bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân áp dụng theo qui định của nhà nước

Bảng 2.18: Hệ thống thang bảng lương của nhân viên văn phòng

STTChức danh Hệ số mức Lương

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1Nhân viên văn phòng 1.35 1.53 1.71 1.89 2.07 2.25 2.43 2.61 2.79 2.97 3.15 3.33

2Nhân viên phục vụ 1 1.18 1.36 1.55 1.72 1.9 2.08 2.26 2.44 2.62 2.8 2.98

Nguồn : phòng KHTT

c. Hình thức trả lương khoán

Là hình thức trả lương cho người lao động tính bằng khối lượng sản phẩm đã hoàn thành đảm báo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho công việc đó. Hình thức này áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất tại các xưởng sản xuất của công ty , các tổ đội xây lắp công trình .

Mức khoán do giám đốc công ty ban hành sau khi thông qua Hội đồng lương , căn cứ tình hình cụ thể hàng năm hoặc khi có thay đổi về lương của cả hệ thống lương công ty. Tình hình cụ thể như sau :

+ Số ngày công và số giờ làm thêm thực tế ;

+ Hệ số bình bầu cho từng tháng của cá nhân người lao động ( phân theo loại, hệ số bình bầu trong tổ đội )

+ Trị giá sản lượng trong tháng

Tổng quỹ lương sản phẩm

Lương sản phẩm = *(số ngày công+làm thêm giờ)

Tổng hệ số lương bình bầu trong đội

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 35

Page 36: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Bảng 2.19: Hệ thống thang bảng lương của công nhân viên sản xuất trực tiếp

STT Chức danh Hệ số mức lương1 2 3 4 5 6 7

1

Công nhân trực tiếp sản xuất không có bằng nghề (lđ phổ thông chỉ áp dụng đến bậc 5) 1.55 1.83 2.16 2.55 3.01

Không áp dụng

Không áp dụng

2

Công nhân trực tiếp sản xuất có bằng nghề 1.67 1.96 2.31 2.71 3.19 3.74 4

Nguồn : Phòng KHTT

2.2.8 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương

Công ty luôn coi con người là yếu tố đưa đến mọi thành công trong hiện tại và tương lai. Do đó , để đáp ứng yêu cầu kinh doanh mới và từng bước hiện đại hóa nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh , công ty đã thường xuyên đầu tư vào công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó , những chính sách tiền lương, trả lương khen thưởng khá phù hợp, động viên kích thích kịp thời cũng là những động lực khiến cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc và đạt thành tích cao.

2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định

2.3.1 Các loại nguyên vật liệu

Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang một giai đoạn mới phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước.Vì vậy các công ty phải tự tìm cho mình một thị trường tiêu thụ cũng như thị trường cung cấp nguyên vật liệu riêng.

Bảng 2.20: Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu

TT Nguyên vật liệu Nhà cung cấp Xuất xứ1 Thép tấm Comess 5 Việt Nam2 Thép hình (chữ U,I,H,C,Z) Comess 5 Việt Nam3 Các loại tôn lợp , tôn thưng Comess 5 Việt Nam4 Que hàn ,dây hàn ,thuốc hàn Công ty TM_công nghiệp Thịnh Phát Việt Nam5 Khí ga, CO2, OXI W.I.N Việt Nam6 Sơn và dung môi - Việt Nam7 Bu lông tăng đơ Công ty CP Bulong và cáp thép SH Việt Nam

Bảng 2.21: Sơ đồ quy trình mua nhập vật tư tại công ty cổ phần kết cấu thép số 5:

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 36

Page 37: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu lớn nhất , cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định .

Việc xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu phụ thuộc vào thực tế tiêu hao nguyên vật liệu của từng công đoạn mà công ty áp dụng từng cách tính như sau :

- Phương pháp kinh nghiệm : Định mức sử dụng nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu vào kinh nghiệm của cán bộ định mức hay những công nhân lành nghề trong quá trình sản xuất sản phẩm.

- Phương pháp thống kê: Mức sử dụng nguyên vật liệu được xây dựng trên các số liệu thống kê của kỳ trước đó. Các số liệu này thường được lấy từ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tình hình hoàn thành mức lao động.

2.3.3 Tình hình thu mua , sử dụng , bảo quản , dự trữ và cấp phát nguyên vật liệu.

Thu mua nguyên vật liệu : Sau khi đã lựa chọn được nhà cung cấp, thỏa thuận giá mua, công ty tiến hành nhập nguyên vật liệu trên cơ sở kế hoạch mua NVL đã được Ban giám đốc phê duyệt dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể của từng giai đoạn của công ty.

Bảo quản : Sau khi nhập NVL , phòng kỹ thuật tiến hành kiểm tra , rà soát chất lượng NVL trước khi nhập kho , tiến hành phân lô và cho bảo quản theo quy định đối với từng loại NVL cụ thể, nhưng nhìn chung là để nơi khô ráo, thoáng, độ ẩm thấp…

Sử dụng NVL: theo đúng định mức

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 37

Lập kế hoạch

Lựa chọn NCC

Kiểm tra

Quyết định giá

Mua NVL Nhập

Dự trữ

Bảo quản

Xuất dùng

Page 38: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Cấp phát NVL : Dựa trên kế hoạch sản xuất cụ thể .Tuy nhiên việc cấp phát NVL phải có Giấy lĩnh vật tư, trên dó ghi rõ loại vật tư, dùng để làm gì, số lượng bao nhiêu…

2.3.4 Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định

Tài sản cố định( TSCĐ) tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu , giá trị của nó được hao mòn và được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm dịch vụ. Phần giá trị này được kết chuyển bằng cách tính khấu hao TSCĐ theo cách tính khác nhau , tạo nên nguồn vốn khấu hao cho doanh nghiệp.

TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu , là điều kiện quan trọng tăng năng suất lao động và giúp cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình , Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay TSCĐ ngày càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Ngoài ta , TSCĐ phải là sản phẩm của lao động tức là vừa có giá trị vừa có giá trị sử dụng. Nói cách khác nó phải là hàng hóa như vậy nó phải được mua bán chuyển nhượng trao đổi với nhau trên thị trường trao đổi sản xuất.

Bảng 2.22: Tình trạng sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần kết cấu thép số 5 (năm 2007).

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu TSCĐ hữu hìnhTSCĐ vô

hình Tổng cộng

Nhà cửa vật kiến trúc

Máy móc thiết bị

Phương tiện vận chuyển

Thiết bị văn phòng

Nguyên giá

 4.120.379.132

32.585.669.150

 2.537.823.217

 3.628.935.280

 1.223.482.000

 44.096.288.780

Giá trị hao mòn

 2.986.342.809

20.616.076.430

 1.035.673.023

 2.283.093.526  665.322.154

 27.586.507.940

Giá trị còn lại

 1.134.036.323

 11.969.592.720

1.502.150.194  1.345.841.754   558.159.846

 16.509.780.840

Nguồn: Phòng kế toán

Ta có thể thấy được tổng tài sản cố định của công ty cổ phần kết cấu thép số 5 thì giá trị máy móc thiết bị là cao nhất rồi mới đến nhà xưởng. Điều này càng cho ta hiểu công ty đầu tư cho máy móc nhiều như thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Khấu hao lũy kế 27.586.507.940

Hệ số hao mòn TSCĐ = = = 62,56%

Nguyên giá 44.096.288.780

Hệ số này tương đối lớn chứng tỏ tài sản của công ty đã trích vào khấu hao tương đối lớn, cần phải bảo dưỡng máy móc thường xuyên hơn để duy trì tình trạng tốt của tài sản cố định.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 38

Page 39: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

2.3.5 Tình hình sử dụng tài sản cố định

Bảng 2.23: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình dự thầu và nhận thầu

TT Mô tả loại thiết bị Đơn vị Số lượng

A Máy móc thiết bị phục vụ cho công việc gia công chế tạo

1 Máy cắt bán tự động KOKE Cái 8

2 Máy cắt Plasma IK12Max3 Cái 2

3 Máy cắt tự động CNC Cái 1

4 Máy cắt bán tự động SB-200 Cái 3

5Máy gá tổ hợp bán tự động

HG-1500Cái 1

6 Máy hàn cổng gán tự động 2 mỏ MZG - 2 x 1000 Cái 2

7 Máy hàn bán tự động CO2/MAG Cái 5

8 Máy hàn hồ quang xoay chiều ARC 500AC Cái 20

9 Máy hàn tự động dưới lớp thuốc MZ 1000A Cái 4

10 Máy hàn điện một chiều 6 mỏ Cái 2

11 Máy đột dập Cái 2

12 Cổng trục 25 tấn + 5 tấn Cái 1

13DÇm C Cầu trục 5T -3. 2T Cái 4

14 Máy nắn dầm( nắn biến dạng cánh) Cái 1

15 Xe nâng hạ Nhật Bản 5T Cái 2

16 Hệ thống máy phun cát TASK Cái 1

17 Máy phun sơn áp lực điện Cái 5

18 Máy phun sơn áp lực khí nén Cái 2

19 Máy tiện 1M63 Cái 2

20 Máy khoan cần các loại Cái 5

21 Máy khoan 2M55 USSR Cái 2

22 Máy khoan OOYA -RE1000A Cái 1

23 Máy khoan đế từ EQ 35 Cái 2

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 39

Page 40: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

TT Mô tả loại thiết bị Đơn vị Số lượng

24 Máy lốc 3 trục thủy lực Cái 1

25 Máy cắt các loại Cái 8

26 Máy mài Cái 18

B Máy móc thiết bị phục vụ cho công tác xây lắp

1 Xe ô tô vận tải Cái 5

2 Xe ô tô vận tải sơ mi rơ mooc Cái 4

3 Xe cẩuTADANO Cái 1

4 Xe cẩu KaTo 25 tấn TL-250E Cái 2

5 Xe cẩu tự hành Cái 3

6 Máy trộn bê tông Cái 16

8 Máy đầm bê tông Cái 18

9 Máy ủi Cái 2

10 Máy xúc đào

11 Máy lu Cái 2

12 Thang tải Cái 2

13 Máy khoan + máy cắt bê tông Cái 4

14 Máy đầm đùi , đầm bàn Cái 6

15 Máy đánh bóng mặt bê tông Cái 2

16 Cà lê lực Bộ 15

17 Máy bắn vít Cái 20

18 Đà giáo thép M2 1. 000

19 Ván khuôn thép m2 3. 500

20 Máy kinh vĩ Cái 3

21 Máy toàn đạc Cái 2

C Thiết bị kiểm tra

1 Máy kiểm tra siêu âm đường hàn Cái 3

2 Máy đo chiều dày lớp sơn Cái 2

3 Tủ sấy Cái 2

4 Bộ calip kiểm tra mối hàn Cái 2

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 40

Page 41: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

TT Mô tả loại thiết bị Đơn vị Số lượng

5 Súng bắn kiểm tra bê tông Bộ 5

6 Máy dò khuyêt tật bê tông Cái 2

7 Máy ép Cái 1

8 Máy thử va đập Cái 1

9 Máy kéo nén Cái 2

10 Máy thí nghiệm đất Cái 5

11 Thí nghiệm vật liệu Cái 8

12 Bộ dụng cụ đo độ sụt vữa Bộ 2

13 Teromet đo điện trở tiếp đất Cái 2

Nguồn : Phòng TCHC

2.3.6 Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định

a. Ưu điểm:

- Có thể nói công ty có hệ thống quản lí, cấp phát nguyên vật liệu hợp lí và tương đối tốt. Công tác bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu luôn đảm bảo cho nguyên vật liệu trong trạng thái sử dụng tốt, bảo đảm chất lượng.

- Công ty luôn sử dụng nguyên vật liệu sẵn có trong nước , chất lượng được bảo hành bởi những nhà cung cấp lớn, uy tín. Điều này tạo cho các sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường và cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao.

- Công ty chủ động mua sắm thiết bị máy móc mới để phù hợp với tình hình sản xuất và thi công công trình thực tế cho nên số máy móc thiết bị của công ty vẫn còn giá trị sử dụng dài.

b. Nhược điểm:

- Công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy móc còn chậm, chưa thường xuyên và gây lãng phí, làm giảm năng suất lao động

- Quá trình mua máy móc thay thế còn nhiều phức tạp và còn mất thời gian

c. Biện pháp:

- Nếu có thể công ty nên tiến hành công tác bảo dưỡng máy móc thường xuyên, tránh không để tình trạng máy hỏng rồi mới sửa chữa gây tốn kém hơn. Khi thường xuyên được sửa chữa thì hệ thống máy móc sẽ không bị hỏng hóc như vậy thì năng suất lao động của công nhân sẽ được nâng cao.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 41

Page 42: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

- Với một số máy móc mà nếu có khả năng tìm kiếm loại tương đương và tương thích với khoảng thời gian chờ đợi có thể rút ngắn thì công ty nên tìm kiếm để quá trình thay thế diễn ra nhanh hơn.

Trong cơ cấu tài sản có định thì máy móc, thiết bị có giá trị lớn nhất chứng tỏ là công ty rất chú trọng đến đầu tư máy móc , thiết bị để tiến hành sản xuất.

2.4 Phân tích chi phí và giá thành

2.4.1 Phân loại chi phí

Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí theo các nhà máy, theo địa chỉ phát sinh trong đó chi tiết cho từng sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm. Công ty áp dụng 2 cách phân loại chi phí theo khoản mục và theo yếu tố.

Phân loại chi phí theo khoản mục của công ty bao gồm 5 yếu tố:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : giá cả thực tế của nguyên vật liệu chính , nguyên vật liệu phụ, phụ tùng, bán thành phẩm…

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, tiền thưởng thường xuyên, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xa hội.

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí quản lý chung phát sinh ở phân xưởng gồm : chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định máy móc thiết bị sản xuất,dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí quản lý chung phát sinh ở công ty, gồm chi phí nhân viên quản lý, vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định máy móc thiết bị quản lý, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…

- Chi phí bán hàng: chi lương bán hàng, hoa hồng, khấu hao thiết bị, tiền thuê cửa hàng , điện, điện thoại, nước…

Theo báo cáo tài chính năm của công ty , thì phân loại chi phí theo yếu tố được minh họa bằng bảng sau:

Bảng 2.24: Chi phí sản xuất – kinh doanh theo yếu tố

Đơn vị : đồng

TT Yếu tố Năm

2008 Năm 2009 Chênh lệch

Giá trị, đ

Tỷ trọng (%) Giá trị, đ

Tỷ trọng (%) Tuyệt đối %

1 Chi phí NVL  46.532.793.524  89,74  59.693.427.534 84,6

2 13.160.634.01

0  28,3

2Chi phí nhân công  2.863.036.731  5,52  5.906.758.754  8,37  3.043.722.023

 106,31

3Chi phí khấu hao TSCĐ  1.035.850.056  1,99  987.969.057  1,4  -47.880.999  -4,6

4 Chi phí bằng  694.087.958  1,33  1.970.647.089  2,8  1.276.559.131  183,9

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 42

Page 43: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

tiền khác

5Chi phí dịch vụ mua ngoài  725.732.078  1,42  1.978.080.546  2,81  1.252.348.468

 172,56

  Tổng cộng  51.851.500.340  100  70.536.882.980  100 18.685.382.64

0  36,03 Nguồn : Phòng kế toán

Nhận xét:

Do tính đặc thù của lĩnh vực kinh doanh mà công ty hoạt động, nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn thường khoảng trên 80 % trong tổng chi phí, kế tiếp là chi phí nhân công tuy thấp hơn nhiều nhưng cũng hợp lý theo mức tỷ lệ chi phí của các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh. Chi phí khấu hao tài sản cố định , chi phí bằng tiền khác và chi phí dịch vụ mua ngoài với tỷ trọng hợp lý. Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty chủ yếu là điện, nước, và các loại dịch vụ khác phục vụ cho các bộ phận lao động của công ty.

2.4.2 Giá thành kế hoạch

Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các chi phí kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch là do phòng kỹ thuật đầu tư và tổ chức hành chính kết hợp thực hiên và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất . Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của công ty, là căn cứ để so sánh, phân tích , đánh giá tinh hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của công ty.

Phương pháp tính giá thành kế hoạch của một đơn vị sản phẩm, được tính theo 3 khoản mục sau:

- Phương pháp tính chi phí NVL trực tiếp:

CF NVL KH = ( Đ.mức tiêu hao/ đơn vị sản phẩm) * Giá KH của NVL

- Phương pháp tính chi phi nhân công trực tiếp , gồm:

+ Tiền lương CNSX = số SPKH * đơn giá lương 1 SP

+ Bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế tính theo quy định của nhà nước

- Phương pháp tính chi phi sản xuất chung:

Vì công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên chi phí này được công ty đưa vào theo phương thức phân bổ , gồm 3 bước sau :

Bước 1 : Lập dự toán chi phí kế hoạch theo yếu tố cho cả năm : Chi phí nhân công ; chi phí vật liệu: khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, chi phí băng tiền khác.

Bước 2 : Phân bổ tổng chi phí cho từng loại sản phẩm

Công thức phân bổ theo tiền lương:

CFsxc = ¿/ ∑ (SLspi∗TLspi))* TLspi

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 43

Page 44: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Bước 3: Chia tổng chi phí đã phân bổ cho tổng sản lượng kế hoạch trong năm. Các chi phí này đều được tính toán trên cơ sỏ các định mức tiêu hao và kế hoạch.

Công thức tính

ZKHĐVSP =CF NVLKH + BH + CF SXCKH

ZKH toàn bộ sl = ZKHĐVSP * SLKH

2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế

Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí thực tế đã phát sinh và được tập hợp trong kỳ cùng với sản lượng thực tế đã sản xuất trong kỳ . Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm . Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật, công nghệ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm , là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty tính giá thành định kỳ hàng tháng để phù hợp với kỳ kế toán ,tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo tính chính xác , kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo sản xuất, tiết kiệm chi phí.

2.4.2 Hệ thống sổ sách kế toán của công ty

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức : Nhật ký chứng từ và sử dụng sổ sách kế toán sau:

- Nhật ký chứng từ- Bảng kê- Sổ cái- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ, thẻ chi tiết để lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.

Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 44

Page 45: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Sơ đồ 2.25: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ

- Công ty cổ TNHH đầu tư phát triển công nghệ điện tử tự động hóa dks đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết Định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.- Niên độ kế toán ở công ty theo năm dương lịch, bắt đầu từ 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm. Kỳ hạch toán theo tháng. - Đơn vị tiền tệ là : đồng Việt Nam.- Phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

2.5 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính năm 2009 của công ty bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Kết quả sản xuất kinh doanh

2.5.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.26: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị tính VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch %

Tổng doanh thu 65.015.354.056 70.757.070.251 8,83

Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu - - -

1. Doanh thu thuần 65.015.354.056 70.757.070.251 8,83

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 45

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra

Page 46: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

2. Giá vốn hàng bán 58.213.012.849 63.375.679.368 8,87

3. Lợi nhuận gộp 6.802.341.207 7.381.390.883 8,51

4. Chi phí bán hang 981.437.840 629.164.600 -35,89

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.827.319.369 3.702.734.442 30,96

6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 746.321.990 1.613.688.251 162,2

9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 95.155.680 70.819.756 -25,57

10. Tổng lợi nhuận trước thuế 841.477.670 1.542.868.495 83,35

11. Thuế thu nhập phải nộp 215.089.677 270.001.987 25,53

12. Lợi nhuận sau thuế 626.387.992 1.272.866.508 103,2

Nguồn: phòng kế toán

*Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần kết cấu thép số 5.

Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh ở trên của doanh nghiệp ta thấy doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 5.741.716.200 đồng tương ứng tăng hơn 8,83 % so với năm cũ. Lợi nhuận năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 701.390.825 đồng tương ứng với tăng hơn 83,35 % so với năm cũ điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đã tăng lên một cách rõ rệt là nhờ chính sách quản lý hiệu quả và việc tiệt kiệm được nguyên vật liệu đầu vào.

2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng 2.27: Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty

Đơn vị :%

Bố trí cơ cấu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009Tài sản cố định/ Tổng tài sản 7,2 13,05 13,31Tài sản lưu động/ Tổng tài sản 92,8 86,95 86,69Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 89,3 81,93 79,60Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn 10,7 18,07 20,40

Nguồn : Phòng kế toán

Qua bảng ta thấy được cơ cấu tài sản và nguồn vốn , tỷ trọng của TSCĐ, TSLĐ trong tổng tài sản và tỷ trọng nợ, nguồn vốn CSH trong tổng nguồn vốn thay đổi không đáng kể giữa 3 năm liên tiếp. Để hiểu rõ hơn về xu thế biến đổi của chúng, cần phải nghiên cứu rõ hơn về từng loại tài sản của công ty.

a. Tài sản

Bảng 2.28: Tình hình biến đổi tài sản của công ty

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 46

Page 47: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

08/07(%)

Chênh lệch

09/08(%)A.Tài sản ngắn hạn 216.657.733.083 22.974.128.721 23.645.974.411 -89,4 2,921.Tiền 20.572.039.446 8.163.467 2.018.186.439 -99,96 24.622,172.Các khoản phải thu 68.308.388.118 19.115.539.080 18.386.641.643 -72,01 -3,813.Đầu tư ngắn hạn 138.000.000 - - - -4.Hàng tồn kho 123.237.893.558 3.496.664.257 3.101.877.912 -97,20 -11,295.Tài sản NH khác 4.401.411.961 353.761.917 139.268.417 -91,96 -60,59B.Tài sản dài hạn 21.744.442.317 3.544.695.438 3.630.296.495 -83,70 2,411.Tài sản cố định 17.164.247.302 3.460.405.290 3.630.296.495 -79,84 4,912.Các khoản đầu tư DH

300.000.000 - - - -

3.Tài sản DH khác 4.280.195.015 84.290.148 -98,03Tổng cộng tài sản 238.402.175.400 26.518.824.159 27.276.270.906 -88,88 102,86

Nguồn: Phòng kế toán

Nhìn bảng số liệu trên ta thấy năm 2008 tổng tài sản của công ty giảm 211.883.351.300 tương đương với 88,88% so với năm 2007 do khủng hoảng kinh tế năm 2008 , đến năm 2009 tình hình tổng tài sản của công ty tăng 757.446.750 tương đương với 2,86% so với năm 2008.

Năm 2008 là một năm đầy biến động đối với tất cả các doanh nghiệp thương mại cũng như doanh nghiệp sản xuất và công ty cổ phần kết cấu thép số 5 cũng không tránh khỏi sự khủng hoảng này. Các khoản phải thu giảm là do khoản trả trước cho người bán và thuế GTGT được khấu trừ giảm. Do nguyên liệu, vật liệu tồn kho giảm nên hàng tồn kho giảm. Tiền là bị giảm nhiều nhất. Còn về tài sản cố định của công ty bị giảm là do công ty phải bỏ ra chi phí khá lớn để xây dựng các công trình mà vẫn chưa hoàn thiện.

b. Nguồn vốn

Bảng 2.29: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty

Đơn vị : đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

08/07(%)

Chênh lệch

09/08(%)A.Nợ phải trả 212.959.320.055 27.726.936.166 21.711.436.40

513,01 78,3

1.Nợ ngắn hạn 210.600.923.406 21.174.936.166 19.439.436.405

10,05 91,8

2.Nợ dài hạn 2.358.396.649 552.000.000 2.272.000.000 23,4 411,59b.Nguồn vốn CSH 25.442.855.345 4.791.887.993 5.564.834.501 18,83 116,131.Nguồn vốn, quỹ 25.173.421.819 4.791.387.993 5.548.065.880 19,03 115,792.Nguồn kinh phí, quỹ khác 269.433.526 500.000 16.768.621 0,185 3352,72Tổng nguồn vốn 238.402.175.400 26.518.824.159 27.276.270.90

611,1 102,86

Nguồn : Phòng kế toán

So với năm 2007 thì nguồn vốn năm 2008 giảm rất nhiều. Các khoản nợ cũng giảm nhiều . Trong đó nợ ngắn hạn giảm là do các khoản vay ngắn hạn giảm, tiền phải trả cho người bán giảm , người mua trả tiền trước giảm nhưng lương cho công nhân viên tăng lên

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 47

Page 48: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

và thuế tăng. Nợ dài hạn giảm rất nhiều do việc vay dài hạn giảm. Nguồn vốn CSH cũng giảm do vốn kinh nghiệm giảm.

Tương tự như trên, nguồn vốn năm 2009 so với năm 2008 tăng cũng không đáng kể.

Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần kết cấu thép số 5 đều giảm cho ta thấy được công ty đang có những chính sách đầu tư để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng chất lượng sản phẩm. Vì thế mà công ty đã có lợi nhuận tăng lên khá nhiều so với những năm trước.

2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính

Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty được xác định qua một số chỉ tiêu kinh doanh tồng hợp, ở đây ta chỉ phân tích qua 2 chỉ tiêu là mức sinh lời của tổng tài sản (ROA), và sinh lời của vốn CSH (ROE).

Bảng 2.30: Bảng tính các chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch tuyệt đối

Chênh lệch tương đối(%)

1 Tổng thu nhập 65.015.354.056 70.757.070.251 5.741.716.200 8,832 Doanh thu thuần 65.015.354.056 70.757.070.251 5.741.716.200 8,833 Tổng chi phí 6.332.593.631 5.857.734.886 -474.858.745 7,54 Lợi nhuận TT 841.477.670 1.542.868.495 701.208.825 -83,335 Thuế TNDN 215.089.677 270.001.987 54.912.310 25,536 Lợi nhuận sau thuế 626.387.992 1.272.866.508 12.102.274.510 1932,077 Tổng tài sản bình quân 26.518.824.159 27.276.270.906 757.446.750 2,868 Nguồn vốn CSH bình quân 4.791.887.993 5.564.834.501 772.946.508 16,139 Tổng CF/ Tổng TN (3/1) 9,74% 8,28 -1,4610 ROS st = 6/2 0,96% 1,799% 0,83911 ROA = 6/7 2,36% 4,67% 2,3112 ROE = 6/8 13,07% 22,87% 9,8

Nguồn: phòng kế toán

Bảng 2.31: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính tổng hợp

TT

Chỉ tiêu Năm 2008

Năm 2009

Chênh lệch tuyệt

đối

Chênh lệch tương đối(%)

I.Chỉ tiêu cơ cấu tỷ trọng

1 Tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản ( TSLĐ/TTS)

0,866 0,867 0,001 6,67

2 Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản (TSCĐ/TTS)

0,13 0,133 0,003 2,3

3 Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn ( NPT/TNV)

0,82 0,796 -0,024 -2,93

4 Tỷ trọng vốn chủ SH trong tổng nguồn vốn (VCSH/TNV)

0,18 0,2 0,02 11,1

II.Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

1 Khả năng thanh toán hiện hành ( TSLĐ/NNH) 1,08 1,2 0,12 11,12 Khả năng thanh toán nhanh

[(TSLĐ-HTK)/NNH]0,92 1,056 0,136 14,78

3 Khả năng thanh toán tức thời ( Tiền/NNH) 0,00038 0,1 0,09962 25.840,08III.Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, sức sản xuất

1 Vòng quay hàng tồn kho (DT/HTKbq) 18,59 22,81 4,22 22,7

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 48

Page 49: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

2 Vòng quay tài sản cố định (DT/TSCĐbq) 18,34 19,49 1,15 6,273 Vòng quay tài sản lưu động (DT/TSLĐbq) 2,83 2,99 0,16 5,64 Vòng quay tổng tài sản ( DT/TTSbq) 2,45 2,59 0,14 5,7IV.Chỉ tiêu suất sinh lợi

1 Sức sinh lợi của tổng tài sản ROA ( LNTrT/TTSbq)

0,03 0,056 0,026 86,67

2 Sức sinh lợi của vốn chủ Sh ROE (LNST/VCSHbq)

0,13 0,23 0,1 76,92

3 Sức sinh lợi của doanh thu ROS ( LNST/DT) 0,0096 0,018 0,0084 87,5Nguồn: Phòng kế toán

Qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán và đặc biệt thông qua các tỷ số tài chính năm 2008 và năm 2009, ta thấy được phần nào tình hình tài chính của công ty tại thời điểm đó.

Về cơ cấu tài chính , tỷ số cơ cấu tài chính cố định đạt 0,133 (2009) và tỷ số tài trợ dài hạn là 0,867 (2009). Tức là tài sản cố định và đàu tư dài hạn nhỏ hơn nguồn vốn dài hạn thì tình hình tài chính của công ty là vững chắc. Vì tỷ số tự tài trợ của công ty đạt 0,204 nhỏ hơn 0,5 nên tình hình tài chính không vững chắc, vì phần nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu.

Về khả năng thanh toán hiện hành của công ty là 1,2 (năm 2009 ) tăng so với năm 2008 (1,08 ), chứng tỏ tình hình thanh toán hiện hành của công ty đã tốt hơn so với năm cũ. Và chỉ số lớn hơn 1 nên công ty sẽ ít gặp khó khăn hơn trong việc thanh toán. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2008 là 0,92, nhưng sang năm 2009 là 1,056 lớn hơn 1 nên công ty không gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Về khả năng hoạt động, tỷ số vòng quay tài sản lưu động năm 2009là 2,99; tỷ số vòng quay tổng tài sản là 2,59; tỷ số vòng quay hàng tồn kho là 22,81; tỷ số vòng quay tài sản cố định là 19,49 . Điều này chứng tỏ sức hoạt động của công ty là tương đối tốt, có thể quay vòng được nhanh tài sản lưu động, tổng tài sản và hàng tồn kho.

Về khả năng sinh lời, các tỷ số tương đối nhỏ. Tỷ số khả năng sinh lời của tổng tài sản là quan trọng đối với công ty , còn tỷ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là quan trọng với các cổ đông. Qua đây công ty cần phải tìm cách nâng cao các tỷ số còn thấp để tình hình tài chính của công ty ngày càng vững vàng hơn.

2.5.4 Nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp

a) Ưu điểm:- Chủ động đầu tư trong sản xuất để định hướng phát triển lâu dài- Tận dụng các ưu đãi thanh toán để chiếm dụng vốn, vừa có thể tranh thủ được sự tin tưởng của các nhà cung cấp vừa có thể có vốn đầu tư tiếp tục mở rộng kinh doanh.- Khả năng thanh toán của công ty khá, luôn đảm bảo thanh toán được các khoản nợ và không bị các công ty nào kiện cáo. - Không bị các công ty chiếm dụng vốn, công ty có thể kiểm soát lượng hàng và tiền của mình.- Khả năng độc lập tài chính của công ty tăngb) Nhược điểm:- Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng làm cho lợi nhuận giảm.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 49

Page 50: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

-Tuy Doanh thu của công ty có cao nhưng mức sinh lợi lại đang có chiều hướng suy giảm.c) Biện pháp:- Kiếm soát chặt chẽ hơn lượng hàng và tiền, thu hồi các khoản nợ mà người mua chịu quá lâu.- Cần có những biện pháp để giảm chi phí quản lí Doanh nghiệp để tăng lợi nhuận của công ty

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

3.1 Đánh giá chung về các mặt quản lý của công ty

3.1.1 Những thành tích đạt được

Trong suốt thời gian qua từ khi thành lập đến nay, là một đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân, có công dấu riêng và được phép mở tài khoản để giao dịch, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của mình công ty đã trưởng thành về mọi mặt, tuy còn gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ , nhưng công ty vẫn đứng vững trên thị trường và ngày một lớn mạnh . Vừa liên tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Từ đó phát huy được hết khả năng, năng lực, trách nhiệm của người lao động đối với công ty. Bằng chính nỗ lực vươn lên của ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên trong công ty, sản phẩm kết cấu thép của công ty đã có mặt và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước, sản xuất kinh doanh có lãi, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất , điều kiện làm việc cho người lao động, tăng nguồn vốn kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

Ngoài ra , hàng năm công ty luôn dành được bằng khen , cờ và nhiều hình thức khen thưởng khác do Sở xây dựng , Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trao tặng vì những thành tích và đóng góp của mình. Với đà phát triển này nhất định công ty sẽ tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 50

Page 51: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

3.1.2 Những mặt còn tồn tại

_ Cơ cấu tổ chức quản lý thiếu đồng bộ, sự phân chia chức năng nhiệm vụ chưa thật hợp lý đã làm giảm hiệu quả của bộ máy quản lý .

_ Phân công chưa đều , có cá nhân phụ trách quá nhiều việc, cho nên xử lý thông tin chưa kịp thời, kém hiệu quả

_ Phân công và hợp tác sản xuất trong từng bộ phận vẫn còn thiếu chặt chẽ, một số bộ phận phân công chưa khoa hoc, hợp lý. Một số lao động có chuyên môn không phù hợp với công việc được giao.

_ Công tác quản lý tiền lương còn thiếu sót.

_ Công tác tiếp thị, quảng cáo đã chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết, giảm khả năng mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

_ Thông tin là công cụ quản lý quan trọng, tuy vậy công ty vẫn chưa quản lý chặt chẽ các thông tin phản hồi ,chưa có quy định cụ thể về phân loại thông tin. Việc kiểm tra xử lý thông tin không kip thời… đã dẫn tới tình trạng các cấp quản lý không nắm bắt đúng , đủ các hoạt động và phát sinh của bộ phận do mình đảm nhận

3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp

Là một sinh viên thực tập tại phòng hành chính tổ chức lao động. Từ việc phân tích thực trạng của công ty ,em nhận thấy những tồn tại của công tác tiền lương của công ty cổ phần kết cấu thép số 5 , cho nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp là ” Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm kết cấu thép tại Công ty Cổ phần kết cấu thép số 5 Thái Nguyên”. Em rất mong muốn được sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Quản lý và đặc biệt là sự giúp đỡ của các cô chú phòng hành chính tổ chức lao động công ty cổ phần kết cấu thép số 5.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 51

Page 52: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

CÁC PHỤ LỤCPhụ lục 1 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008

Phụ lục 2 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009

Phụ lục 3: Bảng cân đối kế toán năm 2009

Phụ lục 1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( 31/12/2008)

Đơn vị : đồng

Mã số

Chỉ tiêu Kỳ hoạt động từ ngày 09/01/2008 đến 31/12/2008

01 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 65.015.354.05602 Các khoản giảm trừ doanh thu -10 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 65.015.354.05611 Giá vốn hàng bán 58.213.012.84920 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.802.341.20721 Doanh thu hoạt động tài chính 7.284.82822 Chi phí tài chính 2.254.544.83624 Chi phí bán hàng 981.439.84025 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.827.319.369

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 52

Page 53: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

30 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 746.312.99031 Thu nhập khác 364.445.26632 Chi phí khác 269.289.58640 Lợi nhuận khác 95.155.68050 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 841.477.67051 Chi phí thuế TNDN hiện hành 215.089.67760 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 626.387.99370 Lãi cơ bản trên cổ phiếu -

Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 (31/12/2009)

Đơn vị : đồng

Mã số

Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước

01 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

70.757.070.251 65.015.354.056

02 Các khoản giảm trừ doanh thu10 Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ70.757.070.251 65.015.354.056

11 Giá vốn hàng bán 63.375.697.368 58.213.012.84920 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ7.381.390.883 6.802.341.207

21 Doanh thu hoạt động tài chính 19.212.498 7.284.82822 Chi phí tài chính 1.455.016.088 2.254.544.83624 Chi phí bán hàng 629.164.600 981.439.84025 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.702.734.442 2.827.319.36930 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.613.688.251 746.312.99031 Thu nhập khác - 364.445.26632 Chi phí khác 70.819.756 269.289.58640 Lợi nhuận khác (70.819.756) 95.155.68050 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.542.868.495 841.477.670

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 53

Page 54: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

51 Chi phí thuế TNDN hiện hành 270.001.987 215.089.67760 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.272.866.508 626.387.993

Phụ lục 3: Bảng cân đối kế toán ( 31/12/2009)

Đơn vị : đồng

Mã số Tài sản Cuối năm Đầu năm100 A.Tài sản ngắn hạn 23.645.974.411 22.974.128.721110 I.Tiền và các khoản tương

đương tiền2.018.186.439 8.163.467

111 1.Tiền 2.018.186.439 8.163.467112 2.Các khoản tương đương tiền - -120 II.Các khoản đầu tư tài chính

NH- -

130 III.Các khoản phải thu NH 18.386.641.643 19.115.539.080131 1.Phải thu khách hàng 19.179.235.448 20.337.799.657132 2.Trả trước cho người bán 1.152.948.496 -133 3.Phải thu nội bộ - -134 4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch

hợp đồng xây dựng- -

138 5.Các khoản phải thu khác 36.627.760 78.879.103139 6.Dự phòng các khoản phải thu

khó đòi(1.982.170.061) (1.301.139.680)

140 IV.Hàng tồn kho 3.101.877.912 3.496.664.257141 1.Hàng tồn kho 3.484.983.923 3.943.181.175

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 54

Page 55: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

149 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(383.106.011) (446.516.918)

150 V.Tài sản ngắn hạn khác 139.268.417 353.761.917151 1.Chi phí trả trước NH - -152 2.Các khoản thuế phải thu 38.785.247 -154 3.Thuế và các khoản khác phải

thu NN-

158 4.Tài sản NH khác 100.483.143 353.761.917200 B.Tài sản dài hạn 3.630.296.495 3.544.695.438210 I.Các khoản phải thu dài hạn - -220 II.Tài sản cố định 3.630.296.495 3.460.405.290221 1.Tài sản cố định hữu hình 2.849.782.604 3.011.525.098222 - Nguyên giá 5.639.748.842 5.214.091.100223 - Giá tri hao mòn lũy kế (2.789.966.238) (2.202.566.002)227 3.Tài sản cố định vô hình - -230 4.Chi phí XD cơ bản dở dang 780.513.891 448.880.192240 III.Bất động sản đầu tư - -250 IV.Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn- -

260 V.Tài sản dài hạn khác - 84.290.148261 1.Chi trả trước dài hạn - 84.290.148268 2.Tài sản dài hạn khác - -270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 27.276.270.906 26.518.824.159300 A.Nợ phải trả 21.711.436.405 21.174.936.166310 I.Nợ ngắn hạn 19.439.436.405 21.174.936.166311 1.Vay và nợ ngắn hạn 12.374.438.650 12.802.081.100312 2.Phải trả người bán 2.156.966.734 4.563.585.210313 3.Người mua trả tiền trước 501.449.784 494.919.190314 4.Thuế và các khoản phải nộp

cho Nhà nước374.481.201 1.025.944.491

315 5.Phải trả người lao động 1.847.035.576 1.168.442.437316 6.Chi phí phải trả 807.833.152 266.628.691317 7.Phải trả nội bộ - -318 8.Phải trả theo tiến độ kế hoạch

HĐ xây dựng- -

319 9.Các khoản phải trả, phải nộp khác

594.277.417 518.929.047

320 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 782.953.891 334.406.000320 II.Nợ dài hạn 2.272.000.000 552.000.000321 1.Phải trả dài hạn cho người

bán- -

323 2.Phải trả dài hạn khác - -324 3.Vay và nợ dài hạn 2.272.000.000 552.000.000337 4.Dự phòng phải trả dài hạn - -

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 55

Page 56: Phần 1   công ty kết cấu sx thép thái nguyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế & Quản lý

400 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 5.564.834.501 4.791.887.993410 I.Vốn chủ sở hữu 5.548.065.880 4.792.387.993411 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.166.000.000 4.166.00.000413 3.Vốn khác của chủ sở hữu - -416 7.Quỹ đầu tư phát triển 74.752.131 -417 8.Quỹ dự phòng tài chính 34.447.241 -418 9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở

hữu- -

419 10.Lợi nhuận chưa phân phối 1.272.866.508 626.387.993420 II.Nguồn kinh phí và quỹ

khác16.768.621 (500.000)

421 1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 16.768.621 (500.000)422 2.Nguồn kinh phí - -423 3.Nguồn kinh phí đã hình thành

TSCĐ- -

430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 27.276.270.906 26.518.824.159

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Trần Ánh ( chủ biên), Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, NXB Thống Kê, 2000

[2] Nguyễn Tiến Dũng, Bài giảng Quản trị marketing , 2003

[3] Nguyễn Tấn Thịnh, Quản trị nhân lực, 2002

[4] Khoa Kinh tế và Quản lý, Đề cương thực tập và các quy định về thực tập, khoa Kinh tế và Quản lý, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, 2006.

[5] Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008,2009 của công ty cổ phần kết cấu thép số 5.

SV Nguyễn Thùy Linh _ QTDN_K14 Page 56