112
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC VÀ TNHIÊN LÊ ĐẠI THNG TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN PHÂN BKHÔNG GIAN VÀ XU THBIẾN ĐỔICA CÁC ĐẶC TRƯNG MƯA TRÊN LÃNH THVIT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ KHÍ TƯỢNG Hà Ni – Năm 2014

phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ TỰ NHIÊN

LÊ ĐẠI THẮNG

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

“PHÂN BỐ KHÔNG GIAN VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦACÁC ĐẶC TRƯNG MƯA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÍ TƯỢNG

Hà Nội – Năm 2014

Page 2: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ TỰ NHIÊN

LÊ ĐẠI THẮNG

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

“PHÂN BỐ KHÔNG GIAN VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦACÁC ĐẶC TRƯNG MƯA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM”

Chuyên ngành: Khí tượng và Khí hậu họcMã số: 60440222

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÍ TƯỢNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THANH HẰNG

Hà Nội – Năm 2014

Page 3: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

Lời cảm ơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học Trường Đại học Khoa

học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học

đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô: Tiến sĩ Vũ Thanh Hằng, Giảng viên

trực tiếp hướng dẫn và Giáo sư, Tiến sĩ Phan Văn Tân đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tại nhà trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo Bộ môn khí tượng và các bộ môn

liên quan đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí

tượng thủy văn, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia đã hết sức hợp tác, hỗ trợ tôi

trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn đồng nghiệp cùng

tập thể anh chị em học viên lớp cao học CH11 đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong

quá trình hoàn thành luận văn này.

Tácgiả

Lê Đại Thắng

Page 4: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục các bảng biểu và đồ thị

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 – TỔNG QUAN 4

1.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới 5

1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam 10

Chương 2 – SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Số liệu và sử lý số liệu 13

2.2 Phương pháp nghiên cứu 15

2.2.1 Tính toán đặc trưng thống kê 15

2.2.2 Tính xu thế biến đổi 17

Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH

3.1 Các bản đồ phân bố và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa 20

3.2 Phân bố các đặc trưng mưa 20

3.2.1 Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa tháng 22

3.2.2 Phân bố các đặc trưng mưa trung bình nhiều năm 29

3.2.3 Mùa mưa trên các vùng khí hậu 42

3.3 Xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa 44

3.3.1 Xu thế biến đổi đăc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa

các tháng

45

3.3.2 Xu thế biến đổi các đặc trưng mưa nhiều năm 46

3.3.3 Xu thế biến đổi độ dài mùa mưa 59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 67

Page 5: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

Danh mục các bảng số liệu và bản đồ

STT Nội dung bảng biểu Số bảng, bản đồ

1 Danh sách các trạm khai thác số liệu Bảng 1

2 Đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa tháng trên

các vùng khí hậu

Bảng 2

3 Đặc trưng trung bình nhiều năm của các đặc trưng mưa trên các

vùng khí hậu

Bảng 3

4 Xác suất tổng lượng mưa tháng ≥ 100 mm Bảng 4

5 Hệ số góc Sen tổng lượng mưa tháng tính trung bình trên các

vùng khí hậu

Bảng 5

6 Hệ số góc Sen của các đặc trưng mưa trên các vùng khí hậu Bảng 6

7 Hệ số góc độ dài mùa mưa tính trung bình trên các vùng khí hậu Bảng 7

8 Bản đồ phân bố không gian tổng lượng mưa tháng Hình 3.1 – Hình 3.12

9 Bản đồ phân bố không gian đặc trưng trung bình nhiều năm Hình 3.13 – Hình 3.28

10 Bản đồ phân bố không gian số năm có tổng lượng mưa các tháng

≥ 100 mm

Hình 3.29 – Hình 3.40

11 Xu thế biến đổi của đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng

lượng mưa tháng

Hình 3.41 – Hình 3.52

12 Xu thế biến đổi trung bình nhiều năm của đặc trưng mưa Hình 3.53 – Hình 3.68

13 Xu thế biến đổi độ dài mùa mưa Hình 3.69

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Chữ viết tắt Ý nghĩa của chữ viết tắt

AĐD Ấn Độ Dương

BBC Bắc Bán Cầu

C-C Phương trình Clausius - Clapeyron

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GPCP Dự án khí hậu mưa toàn cầu

ENSO El nĩno - Dao động nam bán cầu

ITCZ Dải hội tụ nhiệt đới

IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KKL Không khí lạnh

KKK Khối không khí

Page 6: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

KTTV Khí tượng thuỷ văn

MST Rãnh gió mùa

SI Chỉ số mùa (seasonality index)

SSTs Nhiệt độ bề mặt nước biển

PDSI Chỉ số đo mức độ hạn hán nghiêm trọng bởi Palmer

TCWV Tổng cột hơi nước

TBD Thái Bình Dương

R Lượng mưa

RegCM3 Mô hình khí hậu khu vực

XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới

Page 7: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

1

MỞ ĐẦU

Biến đổi khí hậu đang tác động đến toàn cầu, nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu đã

ấm lên, nhiệt độ tăng dẫn đến khả năng trữ ẩm của khí quyển tăng, với sự ấm lên toàn

cầu, có dấu hiệu cho thấy rằng mưa đã thay đổi và diễn ra trên cả quy mô toàn cầu và khu

vực. Những tác động của biến đổi khí hậu như nhiệt độ tăng và thay đổi về mưa là rất rõ

ràng và không thể phủ nhận dẫn đến những tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đa dạng

sinh học và con người. Mưa có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình

sinh học, từ lúc phôi thai, sinh trưởng và phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật.

Trong số các nước bị tác động của biến đổi khí hậu thì Việt Nam là một trong số các

nước trên thế giới chịu các tác động của biến đổi khí hậu lớn nhất, do điều kiện kinh tế

Việt Nam chưa phát triển, năng lực tổ chức, quản lý và ứng phó còn hạn chế, nên Việt

Nam là một trong những nước có khả năng dễ bị tổn thương nhất trong số các nước chịu

tác động của biến đổi khí hậu (IPCC, 2007). Tác động của biến đổi khí hậu có khả năng

làm suy yếu và thậm chí, làm giảm các tiến bộ đạt được trong việc cải thiện kinh tế - an

sinh xã hội của Việt Nam. Thay đổi về mưa trên mỗi khu vực sẽ chi phối đến nguồn nước

sẵn có cung cấp cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản

ngày càng tăng đặt ra yêu cầu tích trữ, khai thác và sử dụng nước một cách hiệu quả,

trong khi nguồn nước cung cấp bởi các con sông suối ngày càng khan hiếm và phụ thuộc

vào phân bố lượng mưa trên từng khu vực. Mưa quá nhiều trên một khu vực nhỏ sẽ sinh

lũ quét gây ra thiệt hại lớn ở hầu hết các hoạt động kinh tế, trong đó ngành nông nghiệp

chịu thiệt hại nặng nhất, ngược lại sự thiếu hụt bất thường của lượng mưa trên khu vực

thì cũng sẽ gây hạn hán nông nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp, thời gian thu hoạch

và gieo trồng các loại cây sẽ khác nhau thuộc vào điều kiện khí hậu của từng khu vực,

hiệu quả canh tác phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào mưa của từng mùa, vì vậy những

thay đổi trong điều kiện mưa có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức về hoạt động của

ngành nông nghiệp cũng như về tổng sản phẩm GDP của cả nước.

Thực tế trong những năm gần đây cho thấy nhiều hoạt động kinh tế cũng như xã hội

đã phải đối mặt nhiều hơn với các điều kiện KTTV bất lợi, mưa, bão, lũ ảnh hưởng ngày

càng nhiều đến các các lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống. Trong khi đó, các hoạt động

kinh tế xã hội ngày càng đa dạng với nhiều hoạt động khác nhau như: dầu khí, giải trí, du

lịch, bảo hiểm…địa bàn của các hoạt động kinh tế xã hội cũng ngày càng mở rộng từ

Page 8: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

2

vùng núi đến vùng biển, trong đó nhiều vùng có nguy cơ thiên tai mưa lũ tăng cao. Yếu

tố khí hậu mưa ở nhiều quốc gia là nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng đến kinh tế,

chính trị và xã hội, trong đó lũ lụt và hạn hán làm giảm sản lượng nông nghiệp dẫn đến

tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm được coi là nguyên nhân chính của tình trạng

thiếu lương thực dẫn đến dẫn đến có khả năng tăng cao thảm họa nhân đạo nạn đói, cướp

bóc, bạo loạn, bất ổn định xã hội….

Theo các nhà nghiên cứu ước tính việc giảm 10 % về lượng mưa theo mùa từ mức

trung bình đến dài hạn sẽ dẫn đến giảm 4.4 % sản lượng lương thực. Do đó, kiến thức về

sự phân bố và xu thế biến đổi theo không gian và thời gian của mưa là rất quan trọng

trong việc lập kế hoạch thích ứng cho Việt Nam, bởi nông nghiệp không chỉ chiếm

khoảng 18.4 % tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chiếm 47.1 % tổng số việc làm của

Việt Nam. Hiểu biết sâu sắc hơn về đặc điểm và phân bố của mưa sẽ hỗ trợ quản lý

nguồn nước, phát triển nông nghiệp và quản lý thiên tai và quy hoạch phát triển ở Việt

Nam là rất quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.

Mưa là một trong những yếu tố khí hậu quan trọng, quá trình hình thành và phát

triển của mưa diễn tiến rất phức tạp, do vậy phân bố không gian và thời gian của mưa có

biến đổi lớn cả vềlượng và cường độ mưa. Biến đổi của mưa thu hút nhiều sự quan tâm vì

tầm quan trọng của nó đối với hoạt động kinh tế như nông nghiệp, sản xuất năng lượng

và cung cấp nước uống, quản lý và sử dụng tài nguyên. Nghiên cứu phân bố mưa và xu

thế mưa trên cơ sở dữ liệu lịch sử là một bài toán hay không chỉ đối với các nhà khí

tượng học mà còn có sự quan tâm của các nhà khoa học khác.

Như vậy, bằng lý thuyết và thực nghiệm có thể thấy biến đổi của mưa là quan trọng

nhất và có ảnh hưởng chủ yếu tới chế độ khí hậu của một vùng, một khu vực hoặc một

miền lãnh thổ; Nghiên cứu, đánh giá phân bố không gian của các đặc trưng mưa có ý

nghĩa rất quan trọng. Trước những đòi hỏi của thực tế, qua tham khảo những công trình

nghiên cứu về phân bố mưa theo không gian ở trong và ngoài nước, Chúng tôi chọn đề

tài “Phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên lãnh thổ Việt

Nam'' với hy vọng xác định chế độ mưa và phân tích, đánh giá xu thế biến đổi của đặc

trưng mưa trên lãnh thổ Việt Nam góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Vì

vậy, nội dung chính của luận văn này là:

Page 9: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

3

1. Tính toán các đặc trưng mưa của 610 trạm KTTV trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

2. Mô tả phân bố các đặc trưng mưa theo không gian trên các vùng khí hậu;

3. Đánh giá xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trong những thập kỷ qua.

Bố cục của luận văn bao gồm các phần sau:

Mở đầu: Thực trạng và yêu cầu thực tế mang tính cấp thiết của xã hội đối với nội

dung mà đề tài sẽ nghiên cứu

Chương I: Tổng quan

Trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đếnphân bố không gian và thời gian mưa

Chương II: Số liệu và phương pháp nghiên cứu

Phân tích và tuyển chọn số liệu của 610 trạm khí tượng thủy văn, kiểm tra, thốngkê và biên tập chuỗi số liệu

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Tính toán các đặc trưng thống kê: Tổng lượng mưa tháng, năm, mùa; Số ngày cómưa trong tháng, năm, mùa; Độ dài mùa mưa…

Tính toán và phân tích xu thế biến đổi của các đặc trưng mưaChương III: Kết quả và phân tích

Kết luận và kiến nghị

Page 10: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

4

Chương 1

TỔNG QUAN

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam châu Á, có vị trí địa lý từ 8o30’

đến 23o22’ vĩ độ Bắc và từ 102o10’ đến 109o21’ kinh độ Đông, tổng diện tích 331.212

km2 với bờ biển dài khoảng 3.260 km. Theo đánh giá của Cơ quan Quản lý thiên tai châu

Á thuộc Tổ chức Khí tượng thế giới, Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiên

tai nhất ở châu Á. Nước ta thường chịu nhiều loại thiên tai liên quan tới yếu tố mưa như

bão, lũ, lũ quét, mưa lớn, hạn hán, sạt lở đất, dông, tố, lốc...trong đó bão lũ, hạn hán là

những loại thiên tai gây nhiều thiệt hại hơn cả.

Điều kiện khí hậu của một khu vực đặc trưng bởi chế độ nhiệt, ẩm, mưa, gió…trong

đó yếu tố mưa đóng vai trò hết sức quan trọng và có khả năng chi phối đối với các biến

còn lại, căn cứ vào hiệu số của tổng lượng mưa và tổng lượng bốc hơi có thể tính toán

được trữ lượng ẩm của từng khu vực. Lượng mưa nhiều, ít có tác dụng phản ánh khả

năng cung cấp ẩm cho khí quyển là cao hay thấp, mức độ ẩm trong khí quyển được trữ

dưới dạng tiềm nhiệt và ẩn nhiệt biểu hiện dưới dạng không khí “ẩm” hay “khô” hoặc khí

quyển “nóng” hay “lạnh”, sự biến đổi của độ ẩm trong khí quyển là tiền đề cho sự biến

đổi của thời tiết và khí hậu.

Biến đổi của lượng mưa theo không gian và thời gian dẫn đến hệ quả của nó gây tác

động tích cực hay tiêu cực đối với mỗi khu vực, mặc dù với cùng lượng mưa giống nhau

khí hậu có thể rất khác nhau nếu tần số và cường độ mưa khác nhau, hạn hán xảy ra ở nơi

có lượng mưa ít và nhiệt độ cao làm trầm trọng hơn mức độ khô hạn.

Mưa, lũ không những gây thiệt hại về kinh tế xã hội mà còn đe dọa tới tính mạng

con người và hủy hoại môi trường sống. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến

của các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan hết sức phức tạp; trong đó có sự thay đổi

của yếu tố mưa không những về lượng, cường suất mà còn thay đổi cả về phạm vi ảnh

hưởng theo không gian. Chính vì vậy, nghiên cứu sự biến đổi của lượng mưa là một trong

những bài toán thu hút được sự quan tâm của không chỉ những nhà khí tượng học mà còn

của các nhà khoa học khác.

Page 11: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

5

1.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới

Trên đất liền, số liệu mưa quan trắc được trong suốt thế kỷ 20 ghi nhận có sự biến

đổi lớn xảy ra với quy mô thời gian năm và thập kỷ, một số mô hình hệ thống quy mô lớn

cho thấycó sự thay đổi [23]. Nhìn chung, có sự giảm lượng mưa trong vùng cận nhiệt đới

và ngoài vùng nhiệt đới rãnh gió mùa, và sự gia tăng lượng mưa trên đất liền ở các vùng

vĩ độ cao, Bắc Mỹ, Âu- Á, và Argentina, đặc biệt có sự suy giảm rõ rệt ở Địa Trung Hải,

phía nam Châu Á qua Châu Phi, phía bắc khu vực này mưa nhiều hơn tuyết. Mùa mưa

dài hơn lên đến 3 tuần ở một số vùng vĩ độ cao phương bắc được ghi nhận trong 50 năm

qua [23], thay đổi tương tự có thể được suy ra trên các đại dương từ các mô hình quy mô

lớn về sự thay đổi độ mặn từ những năm 1950 -1960, so với những năm 1990 - 2000

(IPCC 2007). Trên đại dương, khu vực có vĩ độ thấp độ mặn cao hơn ở các vĩ độ cao ở cả

hai bán cầu do được ngọt hóa (Hình 1.1).

Hình 1.1 Biểu đồ theo thời gian của lượng mưa trung bình toàn cầu - Dự án mưa

toàn cầu (1979-2008), (Gu và các cộng sự 2007).

Page 12: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

6

Đánh giá sự biến đổi lượng mưa theo sự biến đổi lưu lượng dòng chảy trên sông ra

đại dương [13] giai đoạn 1948-2005 (xem Hình 1.2). Tại khoảng giữa thời gian quy mô

thập kỷ, kết quả của sự biến động lớn lưu lượng dòng chảy trên lục địa liên quan tới

ENSO đối với lưu lượng dòng chảy vào Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ, và

các đại dương toàn cầu (ngoại trừ Bắc Băng Dương, Địa Trung Hải và Biển Đen). Đối

với hầu hết các đại dương và đại dương toàn cầu, số liệu lưu lượng dòng chảy có xu

hướng đi xuống nguyên nhân chính là do sự thay đổi của mưa. Đối với khu vực lạnh,

dòng chảy có xu hướng tăng lên (1948-2005) không chỉ do mưa tăng (dữ liệu không đầy

đủ), đặc biệt là trên khu vực Siberia, và xu hướng giảm khu vực phía bắc ở vĩ độ cao có

băng tuyết bao phủ có thể làm gia tăng dòng chảy trong các khu vực này.

Hình 1.2 Xu thế biến đổi lưu lượng nước sông liên quan với lưu vực

(Dai và các cộng sự 2009)

Số liệu mưa trên đất liền toàn cầu sau năm 1950 [23] (Hình 1.3) cho thấy có sự suy

giảm nhẹ trong khoảng thời gian này cùng với sự sụt giảm ít trong năm 1992, cả ở dòng

chảy và lượng mưa, ngoài các yếu tố khác còn có sự liên quan của núi lửa Pinatubo phun

trào vào năm 1991 [23]. Sự sụt giảm đột ngột bức xạ từ mặt trời dẫn đến sự lạnh đi của

Page 13: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

7

mặt đất và đại dương, là nguyên nhân đầu tiên gây ra một sự thay đổi của mưa trên đất

liền, giảm sự bay hơi toàn cầu và lượng mưa toàn cầu.

Hình 1.3 Lưu lượng nước sông toàn cầu ra đại dương theo thời gian quan hệ với

mưa trên đất liền (Trenberth & Dai 2007)

Hạn hán nhìn chung trong thế kỷ 20 tăng lên [23], chỉ số đo mức độ hạn hán

nghiêm trọng bởi Palmer (PDSI ), cho thấy khu vực đất rất khô trên toàn cầu (được định

nghĩa là khu vực có chỉ số PDSI dưới -3.0) đã tăng hơn gấp đôi trong khoảng từ những

năm 1970. Hạn hán nói chung thường mở rộng hơn trong khoảng thời gian có các sự kiện

El Niño, hoặc năm sau khi núi lửa Pinatubo phun trào. Sự gia tăng hạn hán có liên quan

đến việc phân bố mưa. Trong thời kỳ dao động thập kỷ Thái Bình Dương, lượng mưa

trên đại dương nhiều hơn đất liền, cùng với sự gia tăng nhiệt độ bề mặt và làm gia tăng sự

bốc hơi nước.

Tổng lượng mưa và các đặc trưng khác trên các khu vực thay đổi, mưa lớn đặc biệt

gia tăng thường xuyên hơn và xảy ra ở nhiều nơi ngay cả khi lượng mưa trung bình

không tăng [23], phần lớn sự gia tăng này xảy ra trong khoảng thời gian 3 thập kỷ cuối

cùng của thế kỷ 20. Lũ lụt đã tăng lên ở một số vùng có liên quan với xoáy thuận và bão

nhiệt đới. Thảm họa lũ lụt đã tăng lên trong thế kỷ 20 [23] chỉ ra có sự liên kết đặc biệt

giữa mưa lớn và nhiệt độ.

Các nghiên cứu khác về sự biến đổi của mưa cũng cho thấy có sự thay đổi trên các

khu vực khác nhau, nghiên cứu của A.Piticar, D.Ristoiu tại phía đông bắc Romania được

tính toán với chuỗi số liệu 50 năm (1961-2010) bằng cách sử dụng dữ liệu mưa ngày từ

Page 14: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

8

10 trạm khí tượng, với kỹ thuật Kriging Detrended mô tả phân bố không gian của mưa,

sử dụng phương pháp tính độ dốc Sen để phân tích biến đổi theo thời gian của chuỗi số

liệu (Hình 1.4) sau đó dùng kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall. Kết quả cho thấy

có sự tương phản giữa các khu vực miền núi phía tây mưa nhiều hơn và miền đông khô

hơn, khu vực đông nam của khu vực phân tích có điều kiện đặc biệt khô là vào mùa Xuân

và mùa Hè, phân tích chuỗi thời gian nhiều năm cho thấy xu hướng tăng của lượng mưa

trong khu vực phân tích. Phân tích thời gian từng mùa cho thấy sự tăng lượng mưa trong

mùa Hè và mùa Thu và giảm vào mùa Đông và mùa Xuân, tuy nhiên, hầu hết các xu

hướng này là không rõ rệt.

Hình 1.4 Phân bố không gian mùa mưa ở phía bắc Romania (1961-2010),

(A.Piticar, D.Ristoiu 2013)

Nghiên cứu về mưa ở Maharashtra thuộc Ấn Độ tác giả Pulak Guhathakurta và

Elizabeth Saji thu thập số liệu lượng mưa tháng của 335 trạm, có chuỗi thời gian từ 1901-

2006, sau đó dùng phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định xu thế của chuỗi số liệu

Page 15: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

9

và kiểm nghiệm phân bố thống kê Student (t-test). Mùa mưa được định nghĩa theo chỉ số

SI (seasonality index) của Walsh và Lawer 1981; Kanellopoulou 2002 (Hình 1.5 a và b).

a) b)

Hình 1.5 Phân bố lượng mưa ở Maharashtra thuộc Ấn Độ

(a. Phân bố lượng mưa nhiều năm; b. Xu thế biến đổi lượng mưa năm)

Hình 1.6 Xu thế mùa mưa ở Maharashtra thuộc Ấn Độ

Kết quả phân tích cho thấy lượng mưa tháng quan sát thấy trên nhiều khu vực

(quận) có xu thế giảm theo không gian và thời gian, tháng 1 (8 quận) đến tháng 5 (3

quận), xu thế giảm mạnh nhất là tháng 2 (15 quận), không có quận nào có xu thế tăng

lượng mưa trong tháng 1 đến tháng 5 (ngoại trừ Latur). Xu thế tăng lượng mưa xảy ra

Page 16: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

10

trong các tháng gió mùa, thể hiện rõ nhất tháng 8 và tháng 10, khu vực phía đông và phía

tây rất khác so với vùng ven biển có chỉ số SI khoảng 1 và 1.2, cho thấy chế độ mưa ở

đây khoảng 3 tháng hoặc ít hơn khu vực trung tâm có mùa mưa 4 tháng.

1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Khí hậu Việt Nam có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đôngvà được phân chia thành 7

vùng khí hậu, nhìn chungcó một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa

[5]. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân trở ra

Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình

thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước này,

Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn. Do ảnh hưởng gió mùa,

hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm,

từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ

thấp lên cao).

Những năm gần đây cùng với sự biến đổi biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết và kèm

theo là các hiện tượng thủy văn ở nước ta ngày càng biến động phức tạp hơn, không theo

qui luật truyền thống (mùa mưa bão có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn hơn, tần

suất mưa bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Nam Bộ có xu hướng tăng lên). Hiện tượng

ENSO tuy xảy ra ở vùng nhiệt đới xích đạo Thái Bình Dương bởi sự tương tác giữa khí

quyển và đại dương đã gây ra sự biến động của các đặc trưng mưa trên khu vực Nam Bộ

[9].

Thiên tai nghiêm trọng với những biểu hiện bất thường xảy ra ngày càng nhiều hơn

ở nhiều vùng trên cả nước, nguyên nhân mưa lớn, lũ lụt đặc biệt lớn xảy ra ở Miền Trung

bởi nhiều hình thế thời tiết [11], một trong những hình thế thời tiết gây mưa lớn diện rộng

ở Việt Nam đó là front Mei-yu [10].

Các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu biến đổi khí hậu thông qua việc phân

tích đánh giá xu thế và mức độ biến đổi của một số yếu tố, hiện tượng khí hậu dựa vào hệ

số góc của phương trình hồi quy tuyến tính [2], đây là phương pháp bình phương tối

thiểu rất phổ biến. Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác là xác định hệ số góc Sen

Page 17: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

11

[19], và kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendal [16] cũng được ứng dụng và đem lại

hiệu quả cao và rất đáng tin cậy [6] .

Các kết quả của các công trình nghiên cứu cũng cho thấy tổng lượng mưa tháng,

năm trên nhiều vùng có sự thay đổi lớn, cường độ mưa có xu thế tăng, trong khi độ dài

ngày mưa, mùa mưa có xu hướng giảm. Mưa lớn có xu hướng tăng ở Nam Bộ trong khi

giảm ở Bắc Bộ [2]. Dự báo xu thế biến đổi của sự kiện mưa lớn bằng mô hình RegCM3

cho thấy: Biến đổi của lượng mưa ngày lớn trong thời kỳ 2011-2030 có sự giảm đi trên

hầu khắp lãnh thổ Việt Nam và tăng lên trong giai đoạn 2031-2050. Mặc dù có sự tăng

giảm xem kẽ giữa các vùng nhưng xu thế tăng vẫn chiếm ưu thế [6].

Nghiên cứu có liên quan đến yếu tố mưa, từ trước đến nay khi sử dụng nguồn số

liệu lịch sử do nhiều nguyên nhân khác nhau như cơ sở dữ liệu mưa chưa được số hoá,

chất lượng dữ liệu chưa được kiểm chứng…đa phần các nghiên cứu sử dụng nguồn số

liệu mưa được khai thác từ các nguồn số liệu toàn cầu và nguồn số liệu đo mưa của 58

trạm khí tượng phân bố trên 7 vùng khí hậu của Việt Nam [3], với mục tiêu xây dựng bộ

cơ sở dữ liệu mưa ngày phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Các nhà khí tượng học

của Việt Nam đã sử dụng bộ số liệu mưa toàn cầu GPCP và số liệu đo tại các trạm quan

trắc của Việt Nam sử dụng phương pháp nội suy Cresssman đã tạo được bộ số liệu mưa

ngày trên lưới 1oX 1o kinh vĩ, giai đoạn 10/1996-12/2007, gọi là VnGP_1 deg [1].

Các công trình nghiên cứu ở nước ta trước đây sử dụng nguồn dữ liệu mưa có kết

quả bị hạn chế, do chưa tiếp cận được nguồn số liệu mưa đầy đủ nên sử dụng nguồn số

liệu mưa của một số trạm khí tượng nhất định (<100 trạm) làm đầu vào để phân tích

nghiên cứu, nên kết quả có những hạn chế nhất định. Do đó, trong tương lai việc xây

dựng bộ cơ sở mưa đầy đủ và chính xác với số liệu của nhiều trạm đo hơn là rất cần thiết.

Ngày nay trước các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả nước, đặc biệt ưu tiên

phát triển ở các khu vực vùng sâu, vùng xa trong một số lĩnh vực chủ yếu như trồng trọt,

chăn nuôi và phát triển cây công nghiệp, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Đây là trách nhiệm và cũng là thử

thách lớn lao của Chính phủ cũng như đối với ngành KTTV nói chung và các nhà khí

tượng, khí hậu học nói riêng, đòi hỏi phải mở rộng phạm vi nghiên cứu đồng nghĩa với

Page 18: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

12

việc tăng thêm số lượng, mật độ các trạm và khai thác chuỗi số liệu dài hơn đảm bảo cho

kết quả nghiên cứu được khách quan và tin cậy.

Để đáp ứng các yêu cầu kinh tế xã hội nói trên, cần giải một bài toán đặt từ trước tới

nay chưa ai làm là: nghiên cứu phân bố một cách chi tiết các đặc trưng lượng mưa và xu

thế biến đổi nhằm nâng cao hiểu biết và làm tiền đề cho các nghiên cứu khác là hết sức

cần thiết và mang tính cấp bách, việc nghiên cứu có sử dụng số liệu của nhiều trạm (610

trạm) có thời gian dài (gần 50 năm) sẽ cho thấy bức tranh toàn cảnh về phân bố và xu thế

biến đổi của các đặc trưng mưa một cách chi tiết hơn.

Page 19: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

13

Chương 2

SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Số liệu và xử lý số liệu

Để đảm bảo kết quả nghiên cứu của luận văn được tốt nhất, yêu cầu được đặt ra là

không những phải khai thác nguồn số liệu đủ lớn cả về quy mô về không gian và thời

gian; mà còn phải đảm bảo tính chính xác và tin cậy đối với nguồn số liệu sử dụng để

tính toán và phân tích.

Số liệu khai thác là lượng mưa ngày (tổng lượng mưa tính từ 19 giờ hôm trước đến

19 giờ hôm sau) có nguồn gốc từ Trung tâm Tư liệu KTTV, với quy mô khai thác: 610

trạm quan trắc trên toàn mạng lưới của Việt Nam; Bao gồm 3 loại trạm có đo mưa sau:

Trạm khí tượng bề mặt (174 trạm), Trạm thủy văn (132 trạm) và Trạm đo mưa nhân dân

(304 trạm), danh sách các trạm khí tượng thủy văn khai thác số liệu mưa trong bảng 1.

Sau khi thống kê, chuỗi thời gian khai thác số liệu của các trạm được mô tả như trong

Hình 2.1 dưới đây.

Hình 2.1 Biều đồ thống kê thời gian khai thác số liệu mưa ngày (màu xanh) của các

trạm trên các vùng khí hậu

Số liệu lượng mưa ngày khai thác được lựa chọn đảm bảo dựa trên nguyên tắc là

những trạm điển hình cho khu vực, có khoảng cách phân bố đồng đều trên bảy vùng khí

hậu và độ dài chuỗi tương đối đồng nhất (Hình 2.1). Với quy mô và khối lượng số liệu rất

lớn đã nêu ở trên, hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ mô tả chi tiết hơn phân bố không gian

và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa. Độ dài chuỗi số liệu: đối với các trạm khí

Page 20: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

14

tượng thuỷ văn khu vực Bắc Bộ có thời gian khai thác số liệu khoảng 50 năm (1960-

2010); đối với các trạm khí tượng thuỷ văn khu vực Miền Trung và Nam Bộ có thời gian

khai thác số liệu hơn 30 năm (1976-2010).

Cơ sở dữ liệu là tập hợp hệ thống thông tin có cấu trúc và luôn ẩn chứa các sai số

hoặc khuyết thiếu số liệu, do vậy trước khi sử dụng số liệu để nghiên cứu cần phải được

kiểm tra, xử lý số liệu ban đầu để đảm bảo chắc chắn rằng các tập số liệu được sử dụng là

hoàn toàn đáng tin cậy.

Số liệu mưa của 170 trạm khí tượng được đo bằng Vũ kế (2-4 lần/ngày) và được

hiệu chỉnh số liệu bằng giản đồ mưa tự ghi trên máy Vũ ký theo Quy phạm. Bên cạnh đó

còn có sự kiểm tra quan hệ vật lý với các hiện tượng thời khác như hiện tượng hiện tại,

hiện tượng đã qua, loại mây gây mưa, cường độ mưa…

Số liệu của 305 trạm đo mưa và 129 trạm thuỷ văn thường được đo 2 lần/ngày.

Trường hợp đặc biệt trên lưu vực sông có mưa lớn, tần suất đo mưa có thể tăng lên 1h đo

1 lần. Các số liệu này được kiểm tra trên cơ sở hiện tượng thời tiết, tương quan mưa rào

dòng chảy (tương quan giữa lượng mưa với mực nước sông và lưu lượng) và tương quan

theo không gian giữa các trạm đo mưa.

Thiết bị đo mưa là Vũ lượng kế được bảo dưỡng thường xuyên và kiểm định đúng

thời hạn như Quy phạm quy định.

Số liệu được dùng trong Luận văn này đã được tính toán, kiểm tra, kiểm soát và

phúc thẩm qua 3 cấp: cấp trạm, cấp Đài KTTV khu vực và cấp Trung ương (Trung tâm

mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường). Số liệu được nhập vào cơ sở dữ liệu máy

tính bằng phần mềm chuyên ngành và đều qua các bước kiểm tra, nghiệm thu và so sánh

nên đảm bảo loại bỏ được các sai sót chủ quan của con người.

Nguyên tắc sử dụng số liệu:

1. Sử dụng số liệu thực đo tổng lượng mưa ngày (lượng mưa tích luỹ 24 giờ), nếu

trong chuỗi số liệu có khoảng thời gian nào có số liệu bị khuyết (máy hỏng, không quan

trắc) thì không được bổ khuyết mà đánh dấu và thay thế bằng giá trị -99.0 và không sử lý

khi tính toán.

Page 21: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

15

2. Phát hiện các sai số và hiệu chỉnh trên cở sở số liệu thực đo, số liệu nghi ngờ có

thể được kiểm tra lại với số liệu gốc hoặc dùng các trạm khí tượng thủy văn lân cận để so

sánh và đối chiếu.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp dùng để tính toán các đặc trưng mưa là phương pháp thống kê, công

cụ sử dụng để đọc các file dữ liệu, tính toán và xuất kết quả là các đoạn code được lập

trình bằng ngôn ngữ Fortran, bên cạnh đó để tính toán các đặc trưng thống kê của yếu tố

mưa có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau như Phần mềm thống kê, MS Excel. Trong

đó việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ lập trình Fortran là một giải pháp tối ưu cho việc truy

cập và tính toán các giá trị đặc trưng lượng mưa trong cơ sở dữ liệu lớn là các file số liệu.

2.2.1 Tính các đặc trưng thống kê

Khi tính toán các đặc trưng mưa sẽ có thể tính được rất nhiều đặc trưng thống kê

khác nhau với nguồn số liệu ban đầu là lượng mưa ngày, nhưng trong phạm vi nghiên

cứu của luận văn này chúng tôi sẽ lựa chọn tính toán đặc trưng cơ bản như sau:

a) Về đặc trưng lượng mưa:

Tổng lượng mưa tháng, Tổng lượng mưa năm (I-XII), Tổng lượng mưa mùa khô

(XI-IV); Tổng lượng mưa mùa mưa (V-X); Tổng lượng mưa mùa Đông (XII-II); Tổng

lượng mưa mùa Xuân (III-V); Tổng lượng mưa mùa Hè (VI-VIII); Tổng lượng mưa mùa

Thu (IX-XI);

Nguyên tắc tính toán các đặc trưng này là số liệu phải thỏa mãn điều kiện:

Đối với giá trị lượng mưa tháng: Số ngày có số liệu phải ≥ 2/3 tổng số ngày trong

tháng (không thỏa mãn điều kiện này, coi như tháng không có dữ liệu).

Đối với giá trị lượng mưa năm: Số tháng có số liệu phải ≥ 2/3 tổng số tháng trong

năm (không thỏa mãn điều kiện này, coi như năm không có dữ liệu).

Kết quả tính toán cuối cùng là tính giá trị đặc trưng lượng mưa trung bình nhiều

năm .

b) Về đặc trưng số ngày mưa (ngày mưa là ngày được tính có lượng R ≥ 0.1 mm):

Page 22: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

16

Tổng số ngày mưa trong tháng, năm; Số ngày mưa trong mùa khô (XI-IV); Số ngày

mưa trong mùa mưa (V-X); Số ngày mưa trong mùa Đông (XII-II); Số ngày mưa trong

mùa Xuân (III-V); Số ngày mưa trong mùa Hè (VI-VIII); Số ngày mưa trong mùa Thu

(IX-XI); Số ngày mưa lớn (R ≥ 50 mm); Số ngày mưa rất lớn (R ≥ 100 mm);

Kết quả tính toán cuối cùng là giá trị đặc trưng số ngày mưa trung bình nhiều năm.

c) Độ dài mùa mưa:

Trên cơ sở chuỗi số liệu tổng lượng mưa tháng của từng trạm, tính số năm của từng

tháng có tổng lượng mưa ≥ 100 mm, sau đó tính xác suất phần trăm của tháng có tổng

lượng mưa ≥ 100 mm trong chuỗi số liệu nhiều năm.

Mùa mưa trong năm được tính bằng độ dài tháng có mưa (thỏa mãn điều kiện tháng

có tổng lượng mưa R ≥ 100 mm, XS > 0. 5, thời gian 3 tháng liên tục)

d) Các tính các đặc trưng mưa:

+ Tổng lượng mưa tháng: là tổng lượng mưa các ngày của tháng (trong trường hợp

tháng thiếu số liệu nhưng có số ngày có số liệu ≥ 25 ngày thì tổng lượng mưa tháng được

tính bằng cách lấy tổng lượng mưa đo được chia cho số ngày có số liệu sau đó nhân với

số ngày của tháng).

+ Tổng số ngày mưa tháng: là tổng số ngày có mưa của tháng (ngày mưa: được tính

là ngày có lượng mưa ≥ 0.1 mm).

+ Tổng lượng mưa năm: là tổng lượng mưa của 12 tháng (trong trường hợp năm có

ngày thiếu số liệu nhưng có số ngày có số liệu ≥ 330 ngày thì tổng lượng mưa năm được

tính bằng cách lấy tổng lượng mưa đo được chia cho số ngày có số liệu sau đó nhân với

số ngày của năm).

+ Tổng số ngày mưa trong năm: là tổng số ngày mưa của 12 tháng

+ Tổng lượng mưa từng mùa: là tổng lượng mưa các tháng của mùa đó (mùa Xuân

từ tháng 3 – tháng 5; mùa Hè từ tháng 6 – tháng 8; mùa Thu từ tháng 9 – tháng 11; mùa

Đông từ tháng 12 – tháng 2).

Page 23: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

17

+ Tổng số ngày mưa trong từng mùa: là tổng số ngày mưa các tháng của mùa đó

Tổng lượng mưa có ký hiệu là X có số liệu quan trắc {xi; i=1, n}

+ Công thức tính tổng lượng mưa:

n

iixX

1

+ Trung bình tháng (năm) của lượng (số ngày) mưa: có giá trị bằng tổng lượng (số

ngày) mưa của nhiều tháng (năm) chia cho số tháng (năm).

Công thức tính lượng mưa trung bình:

n

iix

nX

1

___ 1

Công thức tính phương sai:

2

1

__

)(1

n

iix xx

nD

Công thức tính độ lệch chuẩn:

xx DS

Với chuỗi số liệu mưa ban đầu {x1, x2, ..xn} ta sắp xếp thành chuỗi trình tự {x(1),

x(2), …x(n)} với x(1)≤x(2), …≤x(n). Khi đó ta có:

Trung vị (Me):

212/2/

2/)1(

5.0 nn

n

xx

x

qMe

2.2.2 Tính xu thế biến đổi

Trong phân tích thống kê, mục đích của phân tích xu thế biến đổi của chuỗi số liệu

theo thời gian là xác định các biến đổi của một biến ngẫu nhiên là tăng hay giảm theo

thời gian hay xác suất phân bố thay đổi theo thời gian. Có nhiều cách kiểm tra định tính

nếu n là chẵn

nếu n là lẻ

(2. 4)

(2. 3)

(2. 2)

(2. 1)

(2. 5)

Page 24: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

18

hoặc định lượng của xu thế như: Đồ thị, hồi quy tuyến tính, Mann-Kendal và Sen’s.

Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng phương pháp Sen để tính hệ số góc và kiểm

nghiệm phi tham số Mann-Kendal để kiểm tra xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa.

Để phát hiện xu thế biến đổi của lượng mưa trong chuỗi thời gian hàng tháng, theo

mùa, và hàng năm bằng phương pháp số Sen và kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall

[16]. Mann-Kendal là một phương pháp sử dụng rộng rãi trong bài toán kiểm nghiệm phi

tham số để phát hiện xu thế biến đổi của các yếu tố khí tượng thủy văn theo thời gian.

Phương pháp Sen sử dụng mô hình tuyến tính để ước lượng độ dốc của xu hướng này, và

phương sai của các số dư là hằng số theo thời gian. Phương pháp này có nhiều ưu điểm:

không ảnh hưởng bởi giá trị số liệu thiếu và dữ liệu phân bố là ngẫu nhiên; dữ liệu sai

hoặc giá trị ngoại lai không ảnh hưởng đáng kể trong phương pháp Sen. Trong luận văn

này những xu hướng được coi là có ý nghĩa thống kê ở mức α bằng 0.1.

Để tính số liệu lượng mưa tháng, năm của hệ số góc Sen của từng trạm trong chuỗi

số liệu khai thác, chúng tôi lựa chọn số liệu tính toán với điều kiện: Đối với mỗi trạm, độ

dài chuỗi số liệu tính toán phải ≥ 20 năm, nếu số liệu trạm nào không thỏa mãn các điều

kiện trên kết quả tính toán được thay bằng giá trị -99.0 (không có giá trị).

a) Xu thế Sen (Sen’s slope)

Để xác định độ lớn Q của xu thế chuỗi, ta sử dụng cách ước lượng của Sen [21], Q

được xác định là trung vị của dãy gồm n(n- 1)/2 phần tử {kj

xx kj

, với k=1, 2, …, n-1;

j>k}.

b) Kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendal

Giả sử có chuỗi trình tự thời gian (x1, x2…xn), có n giá trị

Trong đó: x biểu diễn số liệu tại thời điểm i và j (j>i) và hàm sign là:

ij

ij

ij

ij

xx

xx

xx

xxsign

1

0

1

)(

Giá trị thống kê Mann-Kendall (S) được định nghĩa:

(2. 6)

Page 25: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

19

S = )(1

1 1ij

n

i

n

ij

xxsign

Gán:

0)(

1

0=S0

0)(

1

SSVar

S

SSVar

S

Biến phương sai Var (S) được tính bởi:

Var (S) =18

1

m

t

tttnnn1

)52)(1()52)(1(

Trong đó: m là số nhóm, mỗi nhóm là một tập các phần tử của chuỗi có cùng giá trị,

và t là số các phần tử thuộc nhóm.

Với định nghĩa độ lớn Q của xu thế chuỗi (mục a) ta thấy Q có cùng dấu với và có

phân bố chuẩn hóa N(0, 1), giá trị dương thể hiện chuỗi có xu thế tăng, âm thể hiện

chuỗi có xu thế giảm. Do thuộc N(0, 1) nên việc kiểm nghiệm chuỗi có xu thế hay

không trở nên đơn giản, trong nghiên cứu này giá trị xu thế được tính với mức ý nghĩa 10

%, nghĩa là xác suất phạm sai lầm loại 1 là 10 %.

Đánh giá mức ý nghĩa

Trong tính toán thực hành, khi đã tính được ta hoàn toàn xác định được xác suất

P(T>||) từ phân bố chuẩn chuẩn hóa:

dtedteTPz t

z

t

0

22

22

2

15.0

2

1)(

Từ đó với độ tin cậy p=1- chọn trước nào đó:

Nếu 2P(T>||) < p ta kết luận chuỗi có xu thế, ngược lại nếu 2P(T>||) > p thì chuỗi

không có xu thế (với độ tin cậy p hay với mức ý nghĩa ).

(2. 7)

(2. 8)

(2. 10)

(2. 9)

Page 26: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

20

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH

Từ cơ sở dữ liệu lượng mưa ngày của các trạm khí tượng thủy văn, tác giả sử dụng

các đoạn code của chương trình Fortran và kết hợp dùng MS Excel để tính các đặc trưng

thống kê và tính xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa, sau đó dùng phần mềm ArcGIS

xây dựng bản đồ để mô tả phân bố không gian các đặc trưng mưa, từ đó vẽ biểu đồ, phân

tích và nhận địnhvề mức độ biến đổi của đặc trưng mưa cũng như sự khác biệt giữa các

trạm và các vùng khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam.

3.1 Các bản đồ phân bố và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa

Trên cở sở các kết quả số liệu của các đặc trưng mưa, tác giả dùng phần mềm

ArcGIS xây dựng bản đồ mô tả phân bố không gian của các đặc trưng mưa; tổng số có 69

bản đồ bao gồm:

Bản đồ phân bố tổng lượng mưa 12 tháng bao gồm 12 bản đồ (Hình 3.1 đến Hình

3.12 trong Phụ lục bản đồ)

Bản đồ phân bố 16 đặc trưng mưa nhiều năm bao gồm 16 bản đồ (Hình 3.13 đến

Hình 3.28 trong Phụ lục bản đồ)

Bản đồ phân bố đặc trưng số năm của các tháng có tổng lượng mưa tháng (R ≥ 100

mm) bao gồm 12 bản đồ (Hình 3.29 đến Hình 3.40 trong Phụ lục bản đồ)

Bản đồ xu thế biến đổi tổng lượng mưa các tháng trong năm, bao gồm 12 bản đồ

(Hình 3.41 đến Hình 3.52 trong Phụ lục bản đồ)

Bản đồ xu thế biến đổi của 16 đặc trưng mưa bao gồm 16 bản đồ (Hình 3.53 đến

Hình 3.68 trong Phụ lục bản đồ)

Bản đồ xu thế biến đổi độ dài mùa mưa bao gồm 1 bản đồ (Hình 3.69 trong Phụ lục

bản đồ)

3.2 Phân bố của các đặc trưng mưa

Các hình thế Synop chính gây mưa trên lãnh thổ Việt Nam

Page 27: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

21

Từ tháng 1 đến tháng 4: không khí lạnh (KKL) xâm nhập Bắc Bộ Việt Nam chủ

yếu từ áp cao Hoa Đông, khi KKL kèm front ảnh hưởng sẽ gây mưa mưa nhỏ nhưng

không kéo dài. Đôi khi mưa vừa vào đêm và sáng, khi KKL bị chặn lại phía đông Hoàng

Liên Sơn thì số ngày mưa kéo dài một vài ngày. Khi front lạnh mạnh lên và di chuyển

xuống phía nam và dừng lại phía bắc đèo Hải Vân thì tổng lượng mưa tháng cao nhất tại

Bầu Nước tỉnh Hà Tĩnh và Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu B4 và N1. Giai

đoạn này khi mà Áp cao lạnh lục địa di chuyển về phía đông trong khi áp cao TBD chưa

mạnh lên nhưng cũng tồn tại lớp nghịch nhiệt nén ở tầng thấp khoảng 900 mb gây mưa

nhỏ mưa phùn, ẩm thấp kéo dài đây là loại hình thời tiết đặc trưng vùng đồng bằng và

phía đông Bắc Bộ tổng lượng mưa tháng tương đối thấp.

Trong khi đó thời kỳ này hoạt động của tín phong NBC suy yếu nên ở Nam Bộ, Miền

Trung và Tây Nguyên rất ít mưa, phân bố tổng lượng mưa tháng thấp nhất tại trạm Bù

Đốp thuộc tỉnh Bình Phước, Múi Né, Bầu Trắng thuộc tỉnh Bình Thuận thuộc vùng khí

hậu N1, Ea Súp, Chư Prông, Krông thuộc khu vực Tây Nguyên thuộc vùng khí hậu N2;

và Cần Giờ thuộc TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng khí hậu N3.

Từ tháng 5 đến tháng 8: bắt đầu của thời kỳ chuyển tiếp Xuân - Hè, mở đầu thời kỳ

hoạt động của tín phong NBC hợp lưu với KKL xâm nhập “hội tụ kinh hướng” gặp

chướng ngại vật địa hình gây mưa, khi đó thường là mưa lớn. Thời kỳ tháng 5, khi hoạt

động của gió mùa tây nam mạnh lên hội tụ gió đông của áp cao TBD hình thành ICTZ,

hoặc kết hợp với rìa phía tây áp cao TBD thổi lên rãnh gió mùa (MST); “rãnh tây bắc-

đông nam” khi bị nén bởi áp cao lục địa gây thời tiết xấu: có mưa rào và dông rải rác chủ

yếu ở phía bắc của trục rãnh. Phân bố tổng lượng mưa tháng lớn nhất tập trung tại Bắc

Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu B2, phân bố tổng lượng mưa tháng thấp tại các

tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên và Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu N1.

Gió mùa tây nam thổi vào Nam Bộ và Tây Nguyên, từ tháng 5 đến tháng 8, địa hình Nam

Bộ bằng phẳng nên cần có tác động của hiệu ứng mặt đệm tạo chuyển động đối lưu gây

mưa rào và dông, thường xảy ra sau buổi trưa, hoặc muộn hơn, mưa thường không kéo

dài, lượng mưa chỉ khoảng 5-10 mm, phân bố tổng lượng mưa tháng trên các vùng khí

hậu này không cao.

Page 28: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

22

Từ tháng 9 đến tháng 12: Miền núi phía bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ đang là thời kỳ

chuyển tiếp từ Thu sang Đông và do ảnh hưởng của KKL yếu ít mưa do đó tổng lượng

mưa tháng thấp nhất cả nước, điển hình tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La thuộc vùng khí hậu

B1. Trong khi đó, đây là thời kỳ mùa mưa cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ (tháng 8

đến tháng 12), khi tín phong mạnh lên và thổi vuông góc với địa hỉnh dãy núi cao, mưa

sẽ rất lớn nếu đồng thời xuất hiện nhiễu động xoáy thuận trên đới tín phong và do ảnh

hưởng của ICTZ kết hợp với các nhiễu động nhiệt đới (như sóng đông, sóng xích đạo hay

xoáy thuận nhiệt đới), khi gió tín phong hoạt động mạnh (ảnh hưởng của La Nina), ICTZ

có thể ảnh hưởng tới Nam Bộ gây mưa rào và dông, phân bố tổng lượng mưa tháng cao

nhất phân bố trên các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu B4

và N1.

Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên chế độ mưa thay đổi bởi sự mạnh lên hay yếu đi của

gió mùa tây nam, phân bố tổng lượng mưa tháng khu vực này chỉ nhỉnh hơn so với khu

vực miền núi phía bắc chút ít.

3.2.1 Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa tháng

3.2.1.1 Phân bố tổng lượng mưa tháng 1

Phân bố tổng lượng mưa tháng 1 (Hình 3.1 - Phụ lục bản đồ), tổng lượng mưa tháng

trung bình của các trạm trên cả nước là: 27.1 mm. Tổng lượng mưa tháng lớn nhất là:

154.9 mm tại trạm Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nhỏ nhất là: 0.1 mm tại trạm Bù Đốp

thuộc tỉnh Bình Phước, Ea Súp, Chư Prông thuộc khu vực Tây Nguyên.

Tổng lượng mưa tháng lớn phân bố dải rác ở khu vực miền núi phía bắc và tập

trung ở khu vực duyên hải Miền Trung kéo dài từ Quảng Bình đến Phú Yên, trong khi đó

khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ tổng lượng mưa tháng trung bình là: 22.0 mm. Nơi có lượng

mưa tháng trung bình đặc biệt thấp là Nam Bộ và Tây Nguyên chỉ khoảng xấp xỉ 10.0

mm.

Phân bố tổng lượng mưa tháng 1 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

3.2.1.2 Phân bố tổng lượng mưa tháng 2

Page 29: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

23

Phân bố tổng lượng mưa tháng 2 (Hình 3.2 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 2 tổng

lượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 22.1 mm. Tổng lượng mưa

tháng lớn nhất là: 84.7 mm tại Bầu Nước thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nhỏ nhất là không có mưa,

xảy ra ở Múi Né, Bầu Trắng thuộc tỉnh Bình Thuận; Krông Pa thuộc tỉnh Gia Lai và Cần

Giờ thuộc TP. Hồ Chí Minh.

Tổng lượng mưa tháng giảm dần trên toàn bộ khu vực Bắc Bộ và Miền Trung đặc

biệt giảm nhiều ở khu vực miền núi phía bắc, khu vựcNam Bộ giảm xuống 5.0 mm, trong

khi đó Tây Nguyên tăng lên 10.0 mm.

Phân bố tổng lượng mưa tháng 2 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

3.2.1.3 Phân bố tổng lượng mưa tháng 3

Phân bố tổng lượng mưa tháng 3 (Hình 3.3 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 3 tổng

lượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 39.0 mm. Tổng lượng mưa

tháng lớn nhất là: 116.2 mm tại Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, nhỏ nhất là 2.0 mm tại

Cần Giờ thuộc TP. Hồ Chí Minh.

Tổng lượng mưa tháng tăng đều trên toàn Việt Nam, đặc biệt tăng mạnh ở khu vực

Bắc Bộ và Miền Trung, khu vực Nam Bộ có tăng nhưng không nhiều ở phần phía đông

Nam Bộ.

Phân bố tổng lượng mưa tháng 3 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

3.2.1.4 Phân bố tổng lượng mưa tháng 4

Phân bố tổng lượng mưa tháng 4 (Hình 3.4 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 4 tổng

lượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 80.5 mm. Tổng lượng mưa

tháng lớn nhất là: 238.1 mm tại Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang, tổng lượng mưa tháng

nhỏ nhất là 7.9 mm tại Sông Mao thuộc tỉnh Bình Thuận.

Tổng lượng mưa tháng tăng đều trên các khu vực B1- B3, và tăng ít trên các khu

vực B4 - N1. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên tăng nhưng không nhiều như khu vực

phía bắc.

Page 30: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

24

Phân bố tổng lượng mưa tháng 4 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

3.2.1.5 Phân bố tổng lượng mưa tháng 5

Phân bố tổng lượng mưa tháng 5 (Hình 3.5 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 5 tổng

lượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 180.7 mm. Tổng lượng mưa

tháng lớn nhất là: 754.8 mm tại Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang, tổng lượng mưa tháng

nhỏ nhất là 46.0 mm tại Ba Tháp thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Tổng lượng mưa tháng tăng đều trên toàn Việt Nam, đặc biệt tăng mạnh khu vực

Bắc Bộ và Miền Trung, khu vực Nam Bộ có tăng nhưng không nhiều ở phần phía đông

Nam Bộ.

Phân bố tổng lượng mưa tháng 5 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

3.2.1.6 Phân bố tổng lượng mưa tháng 6

Phân bố tổng lượng mưa tháng 6 (Hình 3.6 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 6 tổng

lượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 222.3 mm. Tổng lượng mưa

tháng lớn nhất là: 965.8 mm tại Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang, tổng lượng mưa tháng

nhỏ nhất là: 45.7 mm tại Phú Lạc thuộc tỉnh Phú Yên.

Tổng lượng mưa tháng tăng trên khu vực Bắc Bộ và giảm trên khu vực Miền Trung

Tây Nguyên. Khu vực Nam Bộ có tăng nhưng không nhiều ở phần phía đông Nam Bộ.

Phân bố tổng lượng mưa tháng 6 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

3.2.1.7 Phân bố tổng lượng mưa tháng 7

Phân bố tổng lượng mưa tháng 7 (Hình 3.7 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 7 tổng

lượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 238.7 mm. Tổng lượng mưa

tháng lớn nhất là: 924.7 mm tại Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang, tổng lượng mưa tháng

nhỏ nhất là 23.3 mm tại Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Page 31: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

25

Tổng lượng mưa tháng tăng trên khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ, tăng không nhiều trên

khu vực Miền Trung, Tây Nguyên, riêng Nam Trung Bộ tổng lượng mưa tháng giảm.

Khu vực Nam Bộ lượng mưa tăng đều trên toàn vùng khí hậu.

Phân bố tổng lượng mưa tháng 7 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

3.2.1.8 Phân bố tổng lượng mưa tháng 8

Phân bố tổng lượng mưa tháng 8 (Hình 3.8 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 8 tổng

lượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 266.9 mm. Tổng lượng mưa

tháng lớn nhất là: 624.7 mm tại Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang, tổng lượng mưa tháng

nhỏ nhất là 48.9 mm tại Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Tổng lượng mưa tháng giảm trên khu vực vùng núi phía bắc (B1, B2) và tăng trên

khu vực Miền Trung, Tây Nguyên (B3-N3), khu vực Nam Bộ tổng lượng mưa tháng toàn

vùng khí hậu gần như không thay đổi nhiều.

Phân bố tổng lượng mưa tháng 8 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

3.2.1.9 Phân bố tổng lượng mưa tháng 9

Phân bố tổng lượng mưa tháng 9 (Hình 3.9 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 9 tổng

lượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 263.6 mm. Tổng lượng mưa

tháng lớn nhất là: 544.4 mm tại Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nhỏ nhất là: 104.9 mm tại

Bình Lư thuộc tỉnh Lai Châu.

Tổng lượng mưa tháng 9 có sự thay đổi rõ rệt; giảm mạnh trên khu vực vùng núi

phía bắc và tăng trên khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ

Phân bố tổng lượng mưa tháng 9 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

3.2.1.10 Phân bố tổng lượng mưa tháng 10

Phân bố tổng lượng mưa tháng 10 (Hình 3.10 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 10 tổng

lượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 266.0 mm tổng lượng mưa

Page 32: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

26

tháng lớn nhất là: 967.5 mm tại Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam, tổng lượng mưa tháng

nhỏ nhất là: 38.3 mm tại Sông Mã thuộc tỉnh Sơn La.

Tổng lượng mưa tháng 10 tiếp tục giảm mạnh trên khu vực vùng núi phía bắc và

tăng trên khu vực Miền Trung Tây Nguyên mở rộng xuống miền duyên hải Nam Trung

Bộ.

Phân bố tổng lượng mưa tháng 10 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

3.2.1.11 Phân bố tổng lượng mưa tháng 11

Phân bố tổng lượng mưa tháng 11 (Hình 3.11 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 11 tổng

lượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 139.2 mm. Tổng lượng mưa

tháng lớn nhất là: 992.2 mm tại Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam, tổng lượng mưa tháng

nhỏ nhất là: 15.5 tại Làng Cang thuộc tỉnh Yên Bái.

Tổng lượng mưa tháng 11 tiếp tục giảm mạnh trên khu vực vùng núi phía bắc và

tăng trên khu vực Miền Trung mở rộng xuống miền duyên hải Nam Trung Bộ.

Phân bố tổng lượng mưa tháng 11 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

3.2.1.12 Phân bố tổng lượng mưa tháng 12

Phân bố tổng lượng mưa tháng 12 (Hình 3.12 - Phụ lục bản đồ), trong tháng 12 tổng

lượng mưa tháng trung bình của các trạm trên cả nước là: 54.4 mm. Tổng lượng mưa

tháng lớn nhất là: 523.7 mm tại Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tổng lượng mưa tháng nhỏ

nhất là: 5.1 mm tại Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai.

Tổng lượng mưa tháng 12 tiếp tục giảm mạnh trên khu vực vùng núi phía bắc và

khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ; khu vực Miền Trung và duyên hải Nam Trung Bộ

Phân bố tổng lượng mưa tháng 12 trên các vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 2 phần

Phụ lục bảng số liệu)

Phân tích tổng quát:

a) Phân bố tổng lượng mưa tháng của cả nước

Page 33: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

27

Hình 3.70 Biểu đồ trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa tháng của 610 trạm

Biến trình mưa của năm ở Việt Nam (Hình 3.70) có cực tiểu: 22.1 mm vào tháng 2

và cực đại: 266.9 mm vào tháng 8. Tổng lượng mưa trung bình tháng trong nhiều năm

của cả nước là: 150.0 mm. Cực trị của tổng lượng mưa tháng trung bình trong nhiều

năm lớn nhất: 992.2 mm tại trạm Trà My tỉnh Quảng Nam trong tháng 12. Lượng mưa

tháng trung bình trong nhiều năm nhỏ nhất là vào tháng 2: 0 mm (tháng không có

mưa), xảy ra tại các trạm Múi Né, Bầu Trắng tỉnh Bình Thuận thuộc vùng khí hậu N1,

Krông Pa tỉnh Gia Lai thuộc vùng khí hậu N2 và trạm Cần Giờ thuộc vùng khí hậu N3.

b) Phân bố tổng lượng mưa tháng trên các vùng khí hậu

Đối với từng vùng khí hậu phân bố tổng lượng mưa tháng có sự phân hóa rõ rệt, bản

đồ phân bố tổng lượng mưa tháng của các trạm (Hình 3.1- Hình 3.12, Phụ lục bản đồ) và

biểu đồ (Hình 3.71) cho thấy biến trình năm của lượng mưa tháng ở các vùng khí hậu,

nhìn chung có cực tiểu trong tháng 2 và cực đại trong tháng 7. Riêng vùng khí hậu B4

và N1, biến trình năm có hai cực tiểu (tháng 2 và tháng 7) và một cực đại (tháng 10),

khi hầu hết các vùng khí hậu phía bắc có sự suy giảm về lượng mưa. Từ tháng 1 đến

tháng 8 các vùng khí hậu phía bắc từ B1-N1, tổng lượng mưa tháng phân bố theo

không gian giảm dần từ bắc vào nam, từ tháng 9 đến tháng 12 thì ngược lại có sự đảo

chiều về phân bố; cao nhất phía nam và thấp dần ra phía bắc.

Page 34: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

28

Hình 3.71 Biểu đồ trung bình nhiều năm tổng lượng mưa tháng tính trung bình trên các

vùng khí hậu

Biểu đồ Hình 3.72 cho thấy các vùng khí hậu phía bắc (B1-B3) cực đại có xu thế

xuất hiện trong khoảng tháng 6 và tháng 7, trong khi đó từ vùng khí hậu B4, N2 và N3

cực đại vào tháng 8, 9 và riêng vùng khí hậu N1 cực đại xảy ra vào khoảng tháng 10. Từ

tháng 1 đến tháng 8, cực đại luôn hiện diện trên vùng khí hậu B2 nhưng từ tháng 9 đến

tháng 12 cực đại là hai vùng khí hậu B4 và N1.

Hình 3.72 Biểu đồ tổng lượng mưa tháng trung bình nhiều năm lớn nhất của các vùng khí

hậu

Biểu đồ Hình 3.73 cho thấy tổng lượng mưa tháng trung bình trong nhiều năm cực

tiểu phân bố giảm dần từ bắc vào nam và đạt cực tiểu tại vùng khí hậu N1 trong thời gian

từ tháng 12 đến tháng 8, nhưng từ tháng 9 đến tháng 11 tổng lượng mưa tháng cực tiểu

phân bố ngược lại (tăng từ bắc vào nam). Từ tháng 12 đến tháng 4, tổng lượng mưa tháng

nhỏ nhất trên các vùng khí hậu N1 và N3; từ tháng 4 đến tháng 8, tổng lượng mưa tháng

nhỏ nhất là trên vùng khí hậu N1 nhưng từ tháng 9 đến tháng 11 tổng lượng mưa tháng

nhỏ nhất là trên vùng khí hậu B1.

Page 35: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

29

Hình 3.73 Biểu đồ tổng lượng mưa tháng trung bình nhiều năm nhỏ nhất của các vùng

khí hậu

3.2.2 Phân bố các đặc trưng mưa trung bình nhiều năm

Các đặc trưng mưa được tính trung bình trong nhiều năm bao gồm: tổng lượng

mưa và số ngày mưa, trong đó đặc trưng về lượng mưa bao gồm: tổng lượng mưa năm

và tổng lượng mưa các mùa; đặc trưng về số ngày mưa bao gồm: số ngày mưa trong

năm, số ngày mưa trong các mùa và số ngày mưa lớn, rất lớn, sau đây chúng ta sẽ

nghiên cứu phân bố các đặc trưng mưa trung bình nhiều năm trên các vùng khí hậu.

3.2.2.1 Phân bố tổng lượng mưa năm - Rnn (I-XII)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm (Hình

3.13 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa năm có sự phân bố không đều, nơi có

tổng lượng năm lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc (B1), Miền Trung, và một vài

điểm trên Tây nguyên phía nam Nam Bộ. Nơi có tổng lượng mưa năm nhỏ tập trung trên

khu vực miền núi phía bắc (B2), phía tây nam dãy Hoàng Liên Sơn, duyên hải Nam

Trung Bộ và Nam Bộ.

Tổng lượng mưa năm trung bình trên cả nước là: 1804.3 mm. Nơi có tổng lượng

năm lớn nhất 4730.2 mm tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu N2, nơi có

tổng lượng mưa năm ít nhất 708.4 mm tại Ba Tháp tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng khí hậu

N1.

Phân bố trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm trên các vùng khí hậu (chi

tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

Page 36: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

30

Bản đồ phân bố trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm

Page 37: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

31

3.2.2.2 Phân bố tổng lượng mưa mùa khô - R_Dry (XI-IV)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa khô

(Hình 3.14 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa khô có sự phân bố không

đều, nơi có tổng lượng mưa mùa khô lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộc

vùng khí hậu B1, B2 và B4, khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên là nơi

tập trung lượng mưa mùa khô ít nhất.

Tổng lượng mưa mùa khô trên cả nước là: 345.1 mm, trạm có tổng lượng mưa mùa

khô lớn nhất 186.2 mm tại Trà My tỉnh Quảng Nam thuộc vùng khí hậu N1, trạm có tổng

lượng mưa mùa khô ít nhất 48.3 mm tại Cần Giờ tỉnh TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng khí

hậu N3.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa khô trên các

vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.3 Phân bố tổng lượng mưa mùa mưa - R_Wet (V-X)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa mưa

(Hình 3.15 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa mưa có sự phân bố không

đều, trạm có tổng lượng mưa mùa mưa lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộc

vùng khí hậu B1, B2 và B4, khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên là nơi

tập trung lượng mưa mùa mưa ít nhất.

Tổng lượng mưa mùa mưa trên cả nước là: 1441.9 mm. Trạm có tổng lượng mưa

mùa mưa lớn nhất 4029.3 mm tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu B2, trạm

có tổng lượng mưa mùa mưa ít nhất 495.1 mm tại Ba Tháp tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng

khí hậu N1.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa mưa trên các

vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.4 Phân bố tổng lượng mưa mùa Đông - R_Win (XII-II)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Đông

(Hình 3.16 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa Đông có sự phân bố không

đều, nơi có tổng lượng mưa mùa Đông lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộc

Page 38: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

32

vùng khí hậu B1, B2 và B4, khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên là nơi

tập trung lượng mưa mùa Đông ít nhất.

Tổng lượng mưa mùa Đông trên cả nước là: 131.8 mm. Trạm có tổng lượng mưa

mùa Đông lớn nhất là: 527.5 mm tại Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu N1, trạm

có tổng lượng mưa mùa Đông ít nhất là: 10.9 mm tại Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh thuộc

vùng khí hậu N3.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Đông trên các

vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.5 Phân bố tổng lượng mưa mùa Xuân - R_Spr (III-V)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Xuân

(Hình 3.17 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa Xuân có sự phân bố không

đều, nơi có tổng lượng mưa mùa Xuân lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộc

vùng khí hậu B1, B2 và phía nam Nam Bộ. Lượng mưa mùa Xuân ít nhất tập trung trên

khu vực Trung Bộ, duyên hải Nam Bộ và Đồng Bằng Nam Bộ.

Tổng lượng mưa mùa Xuân trên cả nước là: 300.5 mm. Trạm có tổng lượng mưa

mùa Xuân lớn nhất 1079.1 mm tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu B2,

trạm có tổng lượng mưa mùa Xuân ít nhất 71.7 mm tại Ba Tháp tỉnh Ninh Thuận thuộc

vùng khí hậu N1.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Xuân trên các

vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.6 Phân bố tổng lượng mưa mùa Hè - R_Sum (VI-VIII)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Hè (Hình

3.18 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa Hè có sự phân bố không đều, nơi

có tổng lượng mưa mùa Hè lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc, Tây Nguyên và

phía nam Nam Bộ. Lượng mưa mùa Hè ít nhất tập trung trên khu vực Trung Bộ, duyên

hải Nam Bộ và Đồng Bằng Nam Bộ.

Tổng lượng mưa mùa Hè trên cả nước là: 727.8 mm. Trạm có tổng lượng mưa mùa

Hè lớn nhất 2515.3 mm tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu B2, trạm có

Page 39: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

33

tổng lượng mưa mùa Hè ít nhất 133.3 mm tại Phú Lạc tỉnh Phú Yên thuộc vùng khí hậu

N1.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Hè trên các vùng

khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.7 Phân bố tổng lượng mưa mùa Thu - R_Aut (IX-XI)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Thu

(Hình 3.19 - Phụ lục bản đồ), cho thấy tổng lượng mưa mùa Thu có sự phân bố không

đều, nơi có tổng lượng mưa mùa Thu lớn tập trung ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ.

Lượng mưa mùa Thu ít nhất tập trung trên khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên.

Tổng lượng mưa mùa Thu trên cả nước là: 669.8 mm, trạm có tổng lượng mưa mùa

Thu lớn nhất 2377.1 mm tại Trà My tỉnh Quảng Nam thuộc vùng khí hậu N1, trạm có

tổng lượng mưa mùa Thu ít nhất 180.7 mm tại Sông Mã tỉnh Sơn La thuộc vùng khí hậu

B1.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Thu trên các

vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.8 Phân bố số ngày mưa trong năm - R01_Ann (R ≥ 0.1 mm)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong năm (Hình

3.20 - Phụ lục bản đồ), cho thấy có sự phân bố không đều của số ngày mưa, nơi có số

ngày mưa lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộc vùng khí hậu B1 và B2, sau

đó giảm dần xuống khu vực phía nam.

Page 40: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

34

Bản đồ phân bố trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa trong năm

Page 41: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

35

Số ngày mưa trong năm trên cả nước là: 121.3 ngày, trạm có số ngày mưa lớn nhất

232 ngày tại Sa Pa tỉnh Lào Cai thuộc vùng khí hậu B2, trạm có số ngày mưa ít nhất 46.4

ngày tại Ninh Thuận tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng khí hậu N1.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trên các vùng khí hậu

(chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.9 Phân bố số ngày mưa trong mùa khô - R01_Dry (XI-IV)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa khô

(Hình 3.21 - Phụ lục bản đồ), cho thấy số ngày mưa trong mùa khô có sự phân bố không

đều, nơi có số ngày mưa trong mùa khô lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộc

vùng khí hậu B1, 2, B3 và B4 sau đó giảm dần xuống khu vực phía nam, nơi có số ngày

mưa trong mùa khô nhỏ là khu vực phía tây nam dãy Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên và

Nam Bộ.

Số ngày mưa trong mùa khô trên cả nước là: 38.9 ngày, trạm có số ngày mưa trong

mùa khô lớn nhất 111 ngày tại A Lưới tỉnh TP. Huế thuộc vùng khí hậu B4, trạm có số

ngày mưa trongmùa khô ít nhất 5.1 ngày tại Bầu Trắng tỉnh Bình Thuận thuộc vùng khí

hậu N1.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa khô trên các

vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.10 Phân bố số ngày mưa trong mùa mưa - R01_Wet (V-X)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa mưa

(Hình 3.22 - Phụ lục bản đồ), cho thấy số ngày mưa trong mùa mưa có sự phân bố không

đều, nơi có số ngày mưa trong mùa mưa lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộc

vùng khí hậu B1, B2 và Nam Bộ, Tây Nguyên, nơi có số ngày mưa trong mùa mưa nhỏ

là khu vực Miền Trung và duyên hải Nam Trung Bộ.

Số ngày mưa trong mùa mưa trên cả nước là: 81.8 ngày, trạm có số ngày mưa trong

mùa mưa lớn nhất 154.9 ngày tại Đắc Nông tỉnh Đắc Lắc thuộc vùng khí hậu N2, trạm có

số ngày mưa trong mùa mưa ít nhất 33.9 ngày tại Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng

khí hậu N1.

Page 42: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

36

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa mưa trên các

vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.11 Phân bố số ngày mưa trong mùa Đông - R01_Win (XII-II)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Đông

(Hình 3.23 - Phụ lục bản đồ), cho thấy số ngày mưa trong mùa Đông có sự phân bố

không đều, nơi có số ngày mưa trong mùa Đông lớn tập trung ở khu vực miền núi phía

bắc thuộc vùng khí hậu B1, B2, B3 và khu vực Trung Bộ. Nơi có số ngày mưa trong mùa

Đông nhỏ là khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.

Số ngày mưa trong mùa Đông trên cả nước là: 18.4 ngày, trạm có số ngày mưa

trong mùa Đông lớn nhất 54.0 ngày tại Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng khí hậu N2,

trạm có số ngày mưa trong mùa Đông ít nhất 1.4 ngày tại Bầu Trắng tỉnh Bình Thuận

thuộc vùng khí hậu N1.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa đông trên các

vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.12 Phân bố số ngày mưa trong mùa Xuân - R01_Spr (III-V)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Xuân

(Hình 3.24 - Phụ lục bản đồ), cho thấy số ngày mưa trong mùa Xuân có sự phân bố

không đều, nơi có số ngày mưa trong mùa Xuân lớn tập trung ở khu vực miền núi phía

bắc thuộc vùng khí hậu B1, B2, B3 và giảm dần xuống khu vực Trung Bộ. Nơi có số

ngày mưa trong mùa Xuân nhỏ là khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.

Số ngày mưa trong mùa Xuân trên cả nước là: 26.5 ngày, trạm có số ngày mưa

trong mùa Xuân lớn nhất 59.9 ngày tại Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng khí hậu N2,

trạm có số ngày mưa trong mùa Xuân ít nhất 4.8 ngày tại Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi

thuộc vùng khí hậu N1.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa xuân trên các

vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

Page 43: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

37

3.2.2.13 Phân bố số ngày mưa trong mùa Hè - R01_Sum (VI-VIII)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Hè

(Hình 3.25 - Phụ lục bản đồ), cho thấy số ngày mưa trong mùa Hè có sự phân bố không

đều, nơi có số ngày mưa trong mùa Hè lớn tập trung ở khu vực Bắc Bộ thuộc vùng khí

hậu B1, B2, B3 và giảm dần xuống khu vực B4, nơi có số ngày mưa trong mùa Hè nhỏ là

khu vực N1, N2 và N3.

Số ngày mưa trong mùa Hè trên cả nước là: 42.8 ngày, trạm có số ngày mưa trong

mùa Hè lớn nhất 81.9 ngày tại Đắc Nông tỉnh Đắc Lắc thuộc vùng khí hậu N2, trạm có số

ngày mưa trong mùa Hè ít nhất 9.4 ngày tại Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng khí

hậu N1.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa hè trên các

vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.14 Phân bố số ngày mưa trong mùa Thu - R01_Aut (IX-XI)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Thu

(Hình 3.26 - Phụ lục bản đồ), cho thấy số ngày mưa trong mùa Thu có sự phân bố không

đều, nơi có số ngày mưa trong mùa Thu lớn tập trung ở khu vực Miền Trung, kéo dài đến

Nam Bộ. Nơi có số ngày mưa trong mùa Thu nhỏ tập trung trên khu vực Bắc Bộ (B1, B2

và B3).

Số ngày mưa trong mùa Thu trên cả nước là: 35.3 ngày, trạm có số ngày mưa trong

mùa Thu lớn nhất 70.3 ngày tại A Lưới tỉnh TP. Huế thuộc vùng khí hậu N2, trạm có số

ngày mưa trong mùa Thu ít nhất 13.7 ngày tại Đông Khê tỉnh Yên Bái thuộc vùng khí

hậu B2.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa thu trên các

vùng khí hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.15 Phân bố số ngày mưa lớn - R50 (R ≥ 50 mm)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa lớn (Hình 3.27 -

Phụ lục bản đồ), cho thấy số ngày mưa lớn có sự phân bố không đều, nơi có số ngày mưa

Page 44: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

38

lớn tập trung ở khu vực miền núi phía bắc thuộc vùng khí hậu B1, B2, B3 và khu vực

Trung Bộ. Nơi có số ngày mưa lớn nhỏ là khu vực Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên.

Số ngày mưa lớn trung bình trên cả nước là: 7.7 ngày, trạm có số ngày mưa lớn

nhiều nhất 28.6 ngày tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu N2, trạm có số

ngày mưa lớn ít nhất 1.7 ngày tại Cần Giờ tỉnh TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng khí hậu N3.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu

(chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

3.2.2.16 Phân bố số ngày mưa rất lớn - R100 (R ≥ 100 mm)

Bản đồ phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa rất lớn (Hình

3.28 - Phụ lục bản đồ), cho thấy số ngày mưa rất lớn có sự phân bố không đều, nơi có số

ngày mưa rất lớn tập trung ở một vài điểm khu vực miền núi phía bắc thuộc vùng khí hậu

B2 và khu vực Trung Bộ. Nơi có số ngày mưa rất lớn nhỏ là khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ.

Số ngày mưa rất lớn trung bình trên cả nước là: 1.8 ngày, trạm có số ngày mưa rất

lớn nhiều nhất 11.1 ngày tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu N2, trạm có số

ngày mưa rất lớn ít nhất 0.1 ngày tại Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng khí hậu N2.

Phân bố đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa rất lớn trên các vùng khí

hậu (chi tiết xem Bảng 3 phần Phụ lục bảng số liệu)

Phân tích tổng quát:

a) Phân bố đặc trưng tổng lượng mưa năm và các mùa trên các vùng khí hậu

Biểu đồ Hình 3.74 cho thấy tổng lượng mưa năm phân bố khu vực phía nam lớn

hơn phía bắc, tổng lượng mưa năm thấp nhất là vùng B3 (1631.7 mm); cao nhất tại vùng

khí hậu N3 (1984.7 mm), lượng mưa năm tập trung chủ yếu trong mùa mưa chiếm 80 %

tổng lượng mưa năm, còn lại 20 % tổng lượng mưa là của mùa khô. Lượng mưa năm tập

trung chủ yếu vào mùa Hè và Thu nhưng phân bố từng mùa đối với từng vùng khí hậu có

sự khác biệt, trong mùa mưa hay mùa hè lượng mưa tập trung ở vùng khí hậu phía bắc và

giảm dần đến vùng khí hậu B4, N1 nhưng sang mùa khô hay mùa Thu thì ngược lại.

Page 45: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

39

Hình 3.74 Biểu đồ trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm, các mùa tính trung

bình trên các vùng khí hậu

Hình 3.75 Biểu đồ trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm, các mùa lớn nhất trên

các vùng khí hậu

Hình 3.76 Biểu đồ trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm, các mùa nhỏ nhất trên

các vùng khí hậu

Page 46: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

40

Biểu đồ Hình 3.75 cho thấy tổng lượng mưa lớn nhất năm và các mùa đều tập

trung ở trên vùng khí hậu B2, trừ mùa Thu, mùa Đông và mùa khô, tổng lượng mưa

nhỏ nhất trong các mùa ở trên vùng khí hậu N1, riêng mùa Thu nơi có lượng mưa nhỏ

nhất là vùng khí hậu B1(Hình 3.76) .

b) Phân bố đặc trưng số ngày mưa trên các vùng khí hậu

Biểu đồ Hình 3.77 cho thấy phân bố số ngày mưa năm và các mùa trên các vùng khí

hậu là rất khác nhau, số ngày mưa trong năm nhiều nhất ở trên vùng khí hậu N2 (140.8

ngày), nhỏ nhất là vùng khí hậu N1 (111.6 ngày), số ngày mưa trong mùa mưa chiếm 68

% số ngày mưa trong năm, số ngày mưa lớn và mưa rất lớn tập trung ở trên vùng khí hậu

B4 và N1. Số ngày mưa trong các mùa có cực đại và cực tiểu thay đổi tùy theo từng

vùng.

Hình 3.77 Biểu đồ trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa năm, các mùa tính trung

bình trên các vùng khí hậu

Page 47: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

41

Hình 3.78 Biểu đồ trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa năm, các mùa lớn nhất

trên các vùng khí hậu

Hình 3.79 Biểu đồ trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa năm, các mùa nhỏ nhất

trên các vùng khí hậu

Biểu đồ Hình 3.78 và Hình 3.79 cho thấy số ngày mưa lớn nhất năm trên các

vùng khí hậu B2, nhưng giá trị cực đại từng vùng thay đổi theo các mùa, riêng số ngày

mưa ít nhất trong năm và các mùa đều ở trên vùng khí hậu N1, trừ mùa Thu.

Kết luận: Trên các vùng khí hậu, tổng lượng mưa năm phân bố không đều (Hình

3.13 – Phụ lục bản đồ), tổng lượng mưa năm lớn nhất tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang,

đây cũng là nơi có tổng lượng mưa mùa mưa, mùa Xuân và mùa Hè lớn nhất cũng có

nghĩa đây là một trong những khu vực có lượng mưa lớn và rất lớn của nước ta, số

ngày mưa nhiều nhất là tại Sa Pa thuộc vùng khí hậu N2. Số ngày mưa nhiều nhất

trong mùa Đông và mùa Xuân thuộc về Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng khí hậu

N3, số ngày mưa trong mùa khô, mùa Đông ít nhất tại Bầu Trắng tỉnh Bình Thuận, số

ngày mưa trong mùa mưa, mùa Xuân, mùa Hè ít nhất tại Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi

thuộc vùng khí hậu N1, lượng mưa mùa khô, mùa Đông ít nhất tại Cần Giờ T. P Hồ

Chí Minh thuộc vùng khí hậu N3. Trong khi đó lượng mưa mùa khô, mùa Thu lớn nhất

thuộc về Trà My tỉnh Quảng Nam, lượng mưa mùa Đông lớn nhất tại Ba Tơ tỉnh

Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu N1, số ngày mưa trong mùa khô, mùa Thu lớn nhất tại

A Lưới T. P Huế thuộc vùng khí hậu N2 và số ngày mưa trong mùa mưa, mùa hè lớn

nhất tại Đăk Nông tỉnh Đăk Lắc thuộc vùng khí hậu N2.

Page 48: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

42

3.2.3 Mùa mưa trên các vùng khí hậu

Để xác định thời điểm mùa mưa bắt đầu tại một điểm, tỉnh hay vùng khí hậu ta cần

xem xét trên cơ sở số liệu tính toán được mô tả trên bản đồ và biểu đồ xác suất. Thời

điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa của điểm đo, thuộc tỉnh, thuộc vùng khí hậu đó thỏa

mãn điều kiện: tổng lượng mưa các tháng (R ≥ 100 mm), thỏa mãn XS ≥ 0.5; số tháng

liên tục có tổng lượng mưa đạt điều kiện trên lớn hơn 3 tháng.

a) Phân bố số năm có tổng lượng mưa tháng (R ≥ 100 mm)

Bản đồ phân bố số năm có tổng lượng mưa tháng R ≥ 100 mm (Hình 3.29 - Hình

3.40, Phụ lục bản đồ) của tất cả các trạm đo mưa thuộc 7 vùng khí hậu cho thấy có sự

phân bố về tổng lượng mưa và thời gian bắt đầu và kết thúc của tháng có tổng lượng mưa

đạt ngưỡng 100 mm là rất khác nhau.

b) Biểu đồ xác suất (%) tổng lượng mưa tháng R ≥ 100 mm

Biểu đồ xác suất (%) các tháng trong năm có tổng lượng mưa R≥100 mm (Hình

3.80) được lập trên cơ sở số liệu số năm có tổng lượng mưa tháng R ≥ 100 mm, với điều

kiện các tháng có tổng lượng mưa thỏa mãn xác suất ≥ 50 %.

Căn cứ vào bản đồ phân bố tổng lượng mưa tháng (R ≥ 100 mm) và biều đồ xác

suất (%) kết hợp các điều kiện nêu trên ta có thể phân tích và nhận định thời điểm bắt đầu

và kết thúc của mùa mưa ở các vùng khí hậu.

Hình 3.80 Biểu đồ xác suất tổng lượng mưa tháng (R ≥ 100 mm)

Page 49: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

43

3.2.3.1 Mùa mưa trên vùng khí hậu B1

Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80), cho thấy trên vùng khí

hậu B1 thời gian mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, đối với khu vực nhỏ là tỉnh thì

thời điểm kết thúc có sự khác nhau; tỉnh Lai châu có thời điểm mùa mưa vào tháng 10,

còn tỉnh Sơn La có thời điểm mùa mưa kết thúc là tháng 9.

3.2.3.2 Mùa mưa trên vùng khí hậu B2

Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80), cho thấy trên vùng khí

hậu B2 hầu hết các tỉnh thuộc vùng khí hậu có thời gian bắt đầu mùa mưa là tháng 4 và

thời điểm kết thúc vào tháng 10 như Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Yên Bái.

Bên cạch đó có một số tỉnh như Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang có mùa

mưa bắt đầu tháng 5 và kết thúc tháng 9.

3.2.3.3 Mùa mưa trên vùng khí hậu B3

Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80), cho thấy trên vùng khí

hậu B3 hầu hết các tỉnh có thời gian bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và thời điểm kết thúc

vào tháng 10 như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hoà Bình, Phú Thọ, Nam

Định, Ninh Bình. Các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh có mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết

thúc sớm vào tháng 9, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có mùa mưa kéo dài nhất (7 tháng ) bắt đầu

sớm từ tháng 4 và kết thúc muộn vào tháng 10.

3.2.3.4 Mùa mưa trên vùng khí hậu B4

Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80) cho thấy trên vùng khí

hậu B4, các tỉnh thuộc vùng khí hậu có thời gian bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và thời

điểm kết thúc vào tháng 10 như Thanh Hoá, Nghệ An; Các tỉnh còn lại như Hà Tĩnh,

Quảng Bình và Quảng Trị, Huế bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và thời điểm kết thúc vào

tháng 11.

3.2.3.5 Mùa mưa trên vùng khí hậu N1

Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80) cho thấy trên vùng khí

hậu N1, mùa mưa ở các tỉnh thuộc vùng khí hậu có sự phân hoá mạnh theo chiều kinh

tuyến và vĩ tuyến như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định thời gian bắt đầu

Page 50: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

44

mùa mưa từ tháng 8 và thời điểm kết thúc vào tháng 12. Đặc biệt hai tỉnh Quảng Nam và

Quảng Ngãi thời gian có tổng lượng mưa tháng lớn hơn 100 mm bắt đầu sớm từ tháng 5

kéo dài hết tháng 6 nhưng sang tháng 7 thì tổng lượng mưa tháng lại giảm đột ngột. Do

vậy, không đủ điều kiện về mùa mưa nên các tỉnh này có mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 kéo

dài đến tháng 12.

Các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hoà có mùa mưa bắt đầu muộn từ tháng 9

và kết thúc sớm vào tháng 11, các tỉnh còn lại Bình Phước và Bình Thuận có thời gian

bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và thời điểm kết thúc vào tháng 10.

3.2.3.6 Mùa mưa trên vùng khí hậu N2

Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80) cho thấy trên vùng khí

hậu N2 hầu hết các tỉnh thuộc vùng khí hậu có thời gian bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và

thời điểm kết thúc vào tháng 10 như Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai và Kom Tum, riêng

tỉnh Lâm Đồng có mùa mưa dài nhất (8 tháng ) từ tháng 4 đến tháng 11.

3.2.3.7 Mùa mưa trên vùng khí hậu N3

Biểu đồ phân bố xác suất tổng lượng mưa tháng (Hình 3.80) cho thấy trên vùng khí

hậu N2, hầu hết các tỉnh thuộc vùng khí hậu có thời gian bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 kết

thúc mùa mưa vào tháng 11 như An Giang, Bạc Liêu, Bình Dương, Cà Mau, Cần Thơ,

Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, TP. Hồ

Chí Minh và Vĩnh Long. Các tỉnh còn lại như Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Vũng Tàu

có thời gian bắt đầu mùa mưa từ tháng 5 và thời điểm kết thúc sớm hơn vào tháng 10.

Kết luận: Mùa mưa ở Việt Nam nhìn chung có thời gian từ tháng 5 đến tháng 10.

Riêng khu vực miền núi phía bắc có thời gian bắt đầu và kết thúc sớm hơn một tháng,

khu vực Nam Bộ và Tây nguyên thời gian kết thúc mùa mưa muộn hơn một tháng. Đặc

biệt, Nam Trung Bộ và một số tỉnh Trung Trung Bộ có mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và

kéo dài tới tháng 11 và tháng 12.

3.3 Xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa

Xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa được xác định bằng phương pháp Sen thông

qua phân tích giá trị góc Sen, sau khisử dụng phương pháp kiểm nghiệm phi tham số

Mann-Kendal để kiểm tra xu thế của các đặc trưngvới mức xác suất ý nghĩa ≤ 0.1.

Page 51: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

45

Căn cứ vào giá trị hệ số góc Sen có thể biết được xu thế biến đổi của các đặc trưng:

Nếu hệ số góc Sen dương kết luận xu thế biến đổi của đặc trưng tăng; Nếu hệ số góc Sen

âm kết luận xu thế biến đổi của đặc trưng giảm.

3.3.1 Xu thế biến đổi đăc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa các

tháng

Hình 3.81 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa

tháng tính trung bình trên các vùng khí hậu (%/Decade)

Biểu đồ biểu diễn xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng

mưa tháng trên các vùng khí hậu (Hình 3.81) cho thấy nhìn chung xu thế biến đổi của

tổng lượng mưa tháng có xu thế giảm trên các vùng khí hậu trong các tháng của năm, xu

thế giảm trong các tháng ở các vùng khí hậu là khác nhau và không đồng đều (Hình 3.41

- 3.52, Phụ lục bản đồ); Vùng khí hậu B1 có xu hướng giảm hầu hết các tháng, riêng

tháng 3 và tháng 5 là có xu thế tăng, vùng khí hậu B2 có xu hướng giảm hầu hết các

tháng, riêng tháng 1, 3, 7 và tháng 12 là có xu thế tăng, vùng khí hậu B3 có xu hướng

giảm tương đối lớn hầu hết các tháng, riêng tháng 3, 5, 7 và tháng 12 là có xu thế tăng,

vùng khí hậu B4 có xu hướng giảm hầu hết các tháng, riêng tháng 3, 5, 7, 8 và tháng 12

là có xu thế tăng. Vùng khí hậu N1 có xu hướng tăng mạnh nhất ở hầu hết các tháng,

Page 52: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

46

riêng tháng 6, 11 và tháng 12 là có xu thế giảm, vùng khí hậu N2 có xu hướng giảm hầu

hết các tháng, riêng tháng 3 và tháng 9 là có xu thế tăng, vùng khí hậu N3 có xu hướng

giảm hầu hết các tháng, riêng tháng 3, 4, 9, 10 và tháng 12 là có xu thế tăng.

3.3.2 Xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa nhiều năm

Hình 3.82 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của các đặc trưng mưa

trên toàn lãnh thổ Việt Nam (% hoặc ngày/Decade)

Biểu đồ Hình 3.82 cho thấy xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên cả nước, hầu hết

có xu thế tăng, riêng tổng lượng mưa mùa mưa, mùa Hè và mùa Thu là có xu thế giảm.

Xu thế giảm cũng xảy ra ở đặc trưng tổng số ngày mưa mùa Thu.

3.3.2.1 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa năm - Rnn (I-XII)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm tính trung

bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi tổng lượng mưa

năm có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Võ Xu huyện Đức Ninh tỉnh Bình

Thuận thuộc vùng khí hậu N1, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

thuộc vùng khí hậu B3 (Bảng 6).

Page 53: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

47

Hình 3.83 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa

năm tính trung bình trên các vùng khí hậu

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm có xu thế

giảm trên các vùng khí hậu B1, B2, B3 và B4 giảm mạnh nhất trên vùng B3 tại trạm

Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Xu thế tăng ở trên các vùng khí hậu khác, tăng mạnh nhất là

vùng khí hậu N1 tại trạm Võ Xu huyện Đức Ninh, tỉnh Bình Thuận.

3.3.2.2 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa khô - R_Dry (XI-IV)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa khô tính

trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi tổng lượng

mưa mùa khô có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Mỏ Cày tỉnh Bến Tre thuộc

vùng khí hậu N3, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Bình Tường huyện Tây Sơn tỉnh Bình

Định thuộc vùng khí hậu N1 (Bảng 6).

Hình 3.84 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa

mùa khô tính trung bình trên các vùng khí hậu

Page 54: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

48

Xu thế biến đổi đặc trưng tổng lượng mưa mùa khô tính trung bình trên các vùng

khí hậu B1 đến B4 có giá trị âm (Hình 3.84) thể hiện xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa

khô có hướng giảm, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Phú Xuyên tỉnh Hà Nội thuộc vùng

khí hậu B3. Xu thế tăng trên các vùng khí hậu N1 đến N3 và tăng mạnh nhất là trạm Trà

My tỉnh Quảng Nam thuộc vùng khí hậu N1,

3.3.2.3 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa mưa (V-X)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa mưa tính

trung bình trên cả nước có giá trị âm (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi tổng lượng

mưa mùa mưa có hướng giảm, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

thuộc vùng khí hậu B3, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Bình Long tỉnh Bình Phước thuộc

vùng khí hậu N1 (Bảng 6). Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa

mùa mưa có xu thế tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.85).

Hình 3.85 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa

mùa mưa tính trung bình trên các vùng khí hậu

Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa mưa có xu thế giảm trên các vùng khí hậu B1,

B2, B3 và B4 giảm mạnh nhất trên vùng B3 tại trạm Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Xu thế

tăng ở trên các vùng khí hậu khác, tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm Bình Long

tỉnh Bình Phước.

3.3.2.4 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Đông (XII-II)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Đông

tính trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82) thể hiện xu thế biến đổi tổng

Page 55: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

49

lượng mưa mùa Đông có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Chòm Hậu huyện

Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu B4, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Thanh

bình huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng khí hậu N2 (Bảng 6).

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Đông có xu thế

tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.86).

Hình 3.86 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa

mùa đông tính trung bình trên các vùng khí hậu

Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Đông có xu thế giảm trên các vùng khí hậu B2

và B3, giảm mạnh nhất trên vùng B3 tại trạm Hà Đông, T. P Hà Nội, xu thế tăng ở trên

các vùng khí hậu khác, tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm Bình Long huyện

Bình Long tỉnh Bình Phước.

3.3.2.5 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Xuân (III-V)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Xuân

tính trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82) thể hiện xu thế biến đổi tổng

lượng mưa mùa Xuân có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm An Chỉ huyện Nghĩa

Hành tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu N1, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Hội An

huyện Chợ Mới tỉnh An Giang thuộc vùng khí hậu N3 (Bảng 6).

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Xuân có xu thế

tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.87).

Page 56: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

50

Hình 3.87 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa

mùa Xuân tính trung bình trên các vùng khí hậu

Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Xuân chỉ có xu thế giảm trên vùng khí hậu B3

tại trạm Phú Xuyên, TP. Hà Nội, xu thế tăng ở trên các vùng khí hậu khác, tăng mạnh

nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm An Chỉ huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi.

3.3.2.6 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Hè (VI-VIII)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Hè tính

trung bình trên cả nước có giá trị âm (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi tổng lượng

mưa mùa Hè có hướng giảm, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Túc Trưng huyện Định

Quán tỉnh Đồng Nai thuộc vùng khí hậu N3, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Tiên Phước

tỉnh Quảng Nam thuộc vùng khí hậu N1 (Bảng 6).

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Hè có xu thế

tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.88).

Hình 3.88 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa

mùa Hè tính trung bình trên các vùng khí hậu

Page 57: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

51

Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Hè có xu thế giảm trên các vùng khí hậu B1,

B3, B4 và N2 giảm mạnh nhất trên vùng N2 tại trạm KRông Pa, Tỉnh Gia Lai, xu thế

tăng ở trên các vùng khí hậu B2, N1 và N3 tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm

Tiên Phước tỉnh Quảng Nam.

3.3.2.7 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Thu (IX-XI)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Thu tính

trung bình các vùng khí hậu trên cả nước có giá trị âm (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến

đổi tổng lượng mưa mùa Thu có hướng giảm, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Bình Xuyên

tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng khí hậu B3, xu thế tăng mạnh nhất tại trạm Bà Rịa tỉnh Bà Rịa

thuộc vùng khí hậu N3 (Bảng 6).

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa mùa Thu có xu thế

tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.89).

Hình 3.89 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa

mùa Thu tính trung bình trên các vùng khí hậu

Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Hè có xu thế giảm hầu hết trên các vùng khí

hậu B1, B2, B3 và B4 giảm mạnh nhất trên vùng B3 tại trạm Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh

Phúc. Xu thế tăng ở trên các vùng khí hậu N1, N2 và N3 tăng mạnh nhất là vùng khí hậu

N1 tại trạm Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi.

3.3.2.8 Xu thế biến đổi số ngày mưa của năm

Hình 3.82 biểu diễn xu thế biến đổi các đặc trưng mưa trên lãnh thổ Việt Nam,

trong đó xu thế biến đổi số ngày mưa tính trung bình trên cả nước có giá trị dương, thể

Page 58: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

52

hiện xu thế tăng lên của số ngày mưa, tăng mạnh nhất tại trạm Châu Thành tỉnh Tiền

Giang thuộc vùng khí hậu N3. Xu thế giảm mạnh nhất là trạm Long Sơn huyện Thuận An

tỉnh Bình Dương thuộc vùng khí hậu N3 (Bảng 6).

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trên các vùng khí

hậu có xu thế tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.90).

Hình 3.90 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa

trong năm tính trung bình trên các vùng khí hậu

Vùng khí hậu B1, B2, B3 biến đổi số ngày mưa có xu thế giảm; giảm mạnh nhất là

vùng khí hậu B1 tại trạm Mường Chà huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, xu thế số ngày

mưa tăng diễn ra tại vùng khí hậu B4, N1, N2 và N3, xu thế tăng mạnh nhất là vùng khí

hậu N1 tại trạm Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

3.3.2.9 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa khô (XI-IV)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa mùa khô tính

trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày

mưa mùa khô có hướng tăng lên, tăng mạnh nhất tại trạm Vĩnh Hảo huyện Vĩnh Thạnh,

tỉnh Bình Định, thuộc vùng khí hậu N1, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Chiêm Hóa tỉnh

Tuyên Quang thuộc vùng khí hậu B2 (Bảng 6) .

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa khô trên các

vùng khí hậu có xu thế tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.91).

Page 59: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

53

Hình 3.91 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa

trong mùa khô tính trung bình trên các vùng khí hậu

Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa khô có biến trình giống như xu thế biến đổi

của số ngày mưa trong năm ở các vùng khí hậu, số ngày mưa trong mùa khô giảm mạnh

nhất là vùng khí hậu B1 tại trạm Bản Sọc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Xu thế tăng mạnh

nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm Vĩnh Hảo huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

3.3.2.10 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa mưa (V-X)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa mùa mưa tính

trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày

mưa mùa mưa có hướng tăng lên, tăng mạnh nhất tại trạm Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang,

thuộc vùng khí hậu N3. Xu thế giảm mạnh nhất là trạm Long Sơn huyện Thuận An tỉnh

Bình Dương thuộc vùng khí hậu N3 (Bảng 6).

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa mưa có xu

thế tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.92).

Hình 3.92 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa

trong mùa mưa tính trung bình trên các vùng khí hậu

Page 60: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

54

Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa mưa có biến trình giống như xu thế biến đổi

của số ngày mưa trong năm và số ngày mưa trong mùa khô ở các vùng khí hậu, số ngày

mưa trong mùa mưa giảm mạnh nhất là vùng khí hậu B1 tại trạm Mường Chà huyện

Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Xu thế tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm Thanh

Mỹ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

3.3.2.11 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Đông (XII-II)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa mùa Đông tính

trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày

mưa mùa Đông có hướng tăng lên, tăng mạnh nhất tại trạm Nậm Ty huyện Hoàng Su Phì

tỉnh Hà giang thuộc vùng khí hậu B2, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Chợ Đồn tỉnh Lâm

Bắc Cạn cũng thuộc vùng khí hậu B2 (Bảng 6).

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Đông có xu

thế tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.93).

Hình 3.93 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa

trong mùa Đông tính trung bình trên các vùng khí hậu

Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Đông có biến trình giống như xu thế biến

đổi của số ngày mưa trong năm ở các vùng khí hậu, số ngày mưa trong mùa Đông giảm

mạnh nhất là vùng khí hậu B1 tại trạm Bản Sọc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Xu thế tăng

mạnh nhất là vùng khí hậu N1 tại trạm Giá Vực huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

3.3.2.12 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Xuân (III-V)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa mùa Xuân tính

trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày

Page 61: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

55

mưa mùa Xuân có hướng tăng lên, tăng mạnh nhất tại trạm Sở Sao thị xã Thủ Dầu 1, tỉnh

Bình Dương, thuộc vùng khí hậu N3, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Chợ Đồn huyện Chợ

Đồn tỉnh Bắc Cạn thuộc vùng khí hậu B2 (Bảng 6).

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Xuân có xu

thế tăng trên các vùng khí hậu (Hình 3.94).

Hình 3.94 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa

trong mùa Xuân tính trung bình trên các vùng khí hậu

Số ngày mưa trong mùa Xuân có xu thế tăng ở các vùng khí hậu, xu thế tăng ít nhất

trên vùng khí hậu B3, xu thế tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N3 tại trạm Sở Sao huyện

Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương.

3.3.2.13 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Hè (VI-VIII)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Hè

tính trung bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày

mưa trong mùa Hè có hướng tăng lên, tăng mạnh nhất tại trạm Hồng Ngự, tỉnh Đồng

tháp, thuộc vùng khí hậu N3, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Đa Nhim huyện Lạc Dương

tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng khí hậu N2 (Bảng 6).

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Hè có xu thế

tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.95).

Page 62: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

56

Hình 3.95 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa

trong mùa Hè tính trung bình trên các vùng khí hậu

Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Hè có xu thế giảm trên vùng khí hậu B1,

N2, giảm mạnh nhất trên vùng B1 tại trạm Mường Chà huyện Mường Nhé, tỉnh Điện

Biên. Xu thế tăng ở trên các vùng khí hậu khác, tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N3 tại

trạm Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp.

3.3.2.14 Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Thu (VI-VIII)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Thu

tính trung bình trên cả nước có giá trị âm (Hình 3.82), thể hiện xu thế biến đổi số ngày

mưa trong mùa Thu có hướng giảm, xu thế giảm mạnh nhất là trạm Kà Tum huyện Tân

Châu tỉnh Tây Ninh thuộc vùng khí hậu N3, xu thế tăng mạnh nhất tại trạm Long Thành

tỉnh Đồng Nai thuộc vùng khí hậu N3 (Bảng 6).

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa trong mùa Thu có xu thế

tăng giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.96).

Hình 3.96 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của tổng số ngày mưa

trong mùa Thu tính trung bình trên các vùng khí hậu

Page 63: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

57

Xu thế biến đổi số ngày mưa trong mùa Thu có xu thế giảm trên các vùng khí hậu

B1, B2, B3 và B4 giảm mạnh nhất trên vùng B2 tại trạm Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang,

xu thế tăng ở trên các vùng khí hậu khác, tăng mạnh nhất là vùng khí hậu N2 tại trạm Đà

Lạt tỉnh Lâm Đồng.

3.3.2.15 Xu thế biến đổi số ngày mưa lớn (R ≥ 50 mm)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa lớn tính trung

bình trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.3.2), thể hiện xu thế biến đổi số ngày mưa lớn

có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc vùng

khí hậu B4, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Suối Kiết huyện Tánh Ninh tỉnh Bình Thuận

thuộc vùng khí hậu N1 (Bảng 6).

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa lớn có xu thế tăng giảm

khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.97).

Hình 3.97 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa lớn

trong năm tính trung bình trên các vùng khí hậu

Xu thế biến đổi số ngày mưa lớn có xu thế tăng hầu hết trên các vùng khí hậu N1,

N2 và N3 tăng mạnh nhất trên vùng N1 tại trạm Sơn Giang huyện Sơn Hà tỉnh Quảng

Ngãi. Xu thế giảm ở trên các vùng khí hậu B1, B2 và B3 tăng mạnh nhất là vùng khí hậu

B3 tại trạm Thanh Ba tỉnh Phú Thọ.

3.3.2.16 Xu thế biến đổi số ngày mưa rất lớn (R ≥ 100 mm)

Xu thế biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa rất lớn tính trung

bình các vùng khí hậu trên cả nước có giá trị dương (Hình 3.3.2), thể hiện xu thế biến đổi

Page 64: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

58

số ngày mưa lớn có hướng tăng, xu thế tăng mạnh nhất là trạm Nam Đông tỉnh Thừa

Thiên Huế thuộc vùng khí hậu B4, xu thế giảm mạnh nhất tại trạm Hoài Ân tỉnh Bình

Định thuộc vùng khí hậu N1 (Bảng 6).

Biến đổi đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa rất lớn có xu thế tăng

giảm khác nhau giữa các vùng khí hậu (Hình 3.98).

Hình 3.98 Biểu đồ hệ số góc Sen đặc trưng trung bình nhiều năm của số ngày mưa rất lớn

trong năm tính trung bình trên các vùng khí hậu

Kết luận: Xu thế biến đổi số ngày mưa lớn có xu thế tăng hầu hết trên các vùng khí

hậu B1, B2, B4, N1 và N2 tăng mạnh nhất trên vùng N1 tại trạm An Chỉ huyện Nghĩa

Hành tỉnh Quảng Ngãi, xu thế giảm ở trên các vùng khí hậu B3 và N3 giảm mạnh nhất là

vùng khí hậu B3 tại trạm Triều Dương huyện Tiên Nữ tỉnh Hưng Yên.

Xu thế biến đổi của hầu hết các đặc trưng tính trung bình trên lãnh thổ Việt Nam

(Hình 3.82) cho thấy hầu hết các đặc trưng có xu thế tăng, bên cạnh đó đặc trưng tổng

lượng mưa mùa mưa, tổng lượng mưa mùa Hè, mùa Thu và số ngày mưa trong mùa Thu

có xu hướng giảm.

Xu thế biến đổi của hầu hết các đặc trưng trên các vùng khí hậu (Hình 3.99) nhìn

chung có xu thế giảm trên các vùng khí hậu từ B1 đến B3, riêng vùng khí hậu B4 xu thế

tăng và giảm tùy thuộc vào từng đặc trưng khác nhau, từ vùng khí hậu N1 đến N3 xu thế

biến đổi của đa phần các đặc trưng có xu hướng tăng và tăng mạnh nhất trên vùng khí

hậu N1, tiêu biểu tăng mạnh nhất là đặc trưng tổng lượng mưa mùa Đông.

Page 65: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

59

3.3.3 Xu thế biến đổi độ dài mùa mưa

Xu thế biến đổi độ dài mùa mưa của các trạm trên các vùng khí hậu đều có xu

hướng tăng giảm khác nhau (Hình 3.69 - Phụ lục bản đồ), những trạm có xu thế không

thay đổi chiếm ưu thế về số lượng, bên cạnh đó tùy từng vùng khí hậu xu thế tăng hay

giảm của các trạm cũng khác nhau, riêng hai vùng khí hậu N1 và N3 các trạm đều có xu

thế tăng hay giữ nguyên; điều đó có nghĩa mùa mưa trên hai vùng khí hậu này chỉ có xu

thế giữ nguyên hay kéo dài hơn; các vùng khí hậu còn lại thời kỳ mùa mưa có xu thế

ngắn lại chiếm ưu thế. (Hình 3.100)

Hình 3.100 Biểu đồ xu thế biến đổi độ dài mùa mưa tính trung bình trên các vùng khí hậu

Page 66: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

60

Bản đồ phân bố xu thế biến đổi độ dài mùa mưa

Page 67: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phân bố và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa ở nước ta là khác nhau theo

không gian và thời gian, do đặc điểm Việt Nam thuộc khu vực Châu Á gió mùa, ở tận

cùng phía đông nam một đại lục rộng lớn thế giới, lãnh thổ hẹp ngang chạy theo phương

kinh tuyến qua nhiều vĩ độ, tiếp giáp 2 mặt với TBD và AĐD lại nằm trong khu vực nội

chí tuyến của BBC với các trung tâm khí áp tác động trực tiếp, hay gián tiếp đến các khu

vực khác nhau, gây ra những hệ quả thời tiết rất khác nhau cho nước ta mà không có một

nơi nào trên thế giới có thể so sánh được. Không những hệ quả thời tiết gây mưa ở Việt

Nam là chỉ do 1 hệ thống thời tiết độc lập ảnh hưởng đến mang lại hệ quả thời tiết của

trung tâm khối không khí phát sinh, tác động mà khi nó di chuyển từ nơi khác đến tuỳ

thuộc vào đường đi, độ suy yếu và biến tính hay giữ nguyên tính chất, mà còn hoạt động

xen kẽ giữa hệ thống thời tiết này với hệ thống thời tiết khác hoặc kết hợp với nhau. Do

vậy sự biến đổi của các đặc trưng mưa theo không gian và thời gian ở Việt Nam càng

thêm nhiều những biến động vô cùng phức tạp.

Ngoài những điều kiện hoàn lưu nêu trên, điều kiện địa hình như đồi, núi, những

dãy núi cao chạy dài khắp từ bắc đến Trung Trung Bộ nước ta cũng góp phần nguyên

nhân gây ra sự phân hóa của các đặc trưng mưa theo không gian ở nước ta.

Sau khi tính toán, phân tích ta có thể đưa ra một số kết luận sau:

a) Về phân bố không gian các đặc trưng mưa:

Biến trình lượng mưa tháng nhiều năm của cả nước có cực tiểu trong tháng 2,

tăng dần trong tháng 3 và 4, tăng đột biến trong tháng 5 và đạt cực đại trong tháng 8

sau đó giảm dần từ tháng 9 đến tháng 12, riêng vùng khí hậu B4 và N1 cực đại trễ hơn

hai tháng là vào tháng 10. Từ tháng 1 lượng mưa tập trung trên khu vực Trung Trung

Bộ kéo dài từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, đến tháng 2 và tháng 3, lượng mưa có xu thế tăng

dần lên ở vùng tây bắc và mở rộng sang đông bắc xuống đến vùng Đồng Bằng Bắc Bộ,

trong khi đó ở vùng duyên hải Trung Trung Bộ lượng mưa đang có xu thế giảm dần và

mở rộng về phía bắc. Nam Bộ và Tây Nguyên lượng mưa không đáng kể và có xu thế

tăng, thời kỳ này đặc trưng của mùa khô. Từ tháng 4 đến tháng 6 lượng mưa tăng dần

trên hầu hết các tỉnh từ Bắc Bộ đến Nam Bộ và cả Tây Nguyên, riêng khu vực duyên

hải ven biển từ Thanh Hóa đến Phan Rang, lượng mưa có xu thế giảm. Từ tháng 7 đến

Page 68: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

62

tháng 9 lượng mưa tăng dần và mở rộng ra bao phủ toàn bộ các tỉnh duyên hải, đồng

thời ở các tỉnh phía bắc nhận thấy có sự suy giảm lượng mưa và mở rộng theo không

gian về phía đông bắc bộ. Từ tháng 10 đến tháng 12, phân bố mưa trải rộng khắp cả

nước, lượng mưa lớn tập trung ở khu vực Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Phan Rang,

lượng mưa nhỏ và có xu hướng giảm ở phía đông bắc Đồng Bằng Bắc Bộ.

Tổng lượng mưa trung bình các tháng trong nhiều năm của cả nước là: 150.0 mm.

Trong đó vùng có lượng mưa trung bình lớn nhất tập trung ở hai vùng khí hậu B4 và

N1. Lượng mưa tháng lớn nhất là vào tháng 12: 992.2 mm tại trạm Trà My tỉnh Quảng

Nam. Lượng mưa tháng nhỏ nhất là vào tháng 2: 0 mm (không có mưa), xảy ra tại các

trạm Múi Né, Bầu Trắng tỉnh Bình Thuậnthuộc vùng khí hậu N1, Krông Pa tỉnh Gia

Lai thuộc vùng khí hậu N2 và trạm Cần Giờ thuộc vùng khí hậu N3.

Tổng lượng mưa năm phân bố không đều, tổng lượng mưa năm lớn nhất là

4730.2 mm tại Bắc Quang tỉnh Hà Giang thuộc vùng khí hậu N2, đây cũng là nơi có

lượng mưa mùa mưa, mùa Xuân và mùa hè lớn đồng nghĩa đây là nơi xảy ra hiện

tượng mưa lớn và rất lớn phổ biến nhất cả nước, nơi có tổng lượng mưa lớn không có

nghĩa là nơi có số ngày mưa lớn nhất. Số ngày mưa nhiều nhất thuộc về Sa Pa, số ngày

mưa nhiều nhất mùa Đông và mùa Xuân là Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng khí

hậu N3, nơi có tổng lượng mưa năm, số ngày mưa trong năm, lượng mưa mùa Đông,

lượng mưa mùa Xuân nhỏ nhất tại Ba Tháp tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng khí hậu N1.

Mùa mưa trên các vùng khí hậu phía bắc nước ta, khu vực Tây Bắc và Đông Bắc

nhìn chung mùa mưa gần giống nhau, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10,

riêng một số tỉnh như Sơn La mùa mưa kết thúc sớm hơn là tháng 9 và các tỉnh phía

đông bắcmùa mưa bắt đầu muộn hơn là từ tháng 5. Đồng Bằng Bắc Bộ mùa mưa bắt

đầu muộn hơn so với vùng khí hậu phía bắc một tháng là từ tháng 5 đến tháng 10,

riêng Vĩnh Phúc bắt đầu mùa mưa từ tháng 4, bên cạnh đó các tỉnh như Bắc Giang và

Bắc Ninh có mùa mưa kết thúc sớm hơn là tháng 9. Đối với các tỉnh thuộc khu vực

Bắc Trung Bộ mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng các tỉnh phía nam khu

vực thời gian kết thúc muộn hơn là tháng 11. Với vùng khí hậu Trung Trung Bộ, mùa

mưa có sự phân hóa mạnh theo chiều kinh tuyến và vĩ tuyến và phụ thuộc nhiều vào vị

trí địa lý của các tỉnh, thời gian bắt đầu mùa mưa phổ biến khoảng từ tháng 8 và kết

Page 69: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

63

thúc vào tháng 12, riêng một số tỉnh có mùa mưa bắt đầu sớm hơn hoặc kết thúc sớm

hơn. Đặc biệt có tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi có lượng tổng mưa tháng lớn hơn

100 mm vào tháng 5 và 6 nhưng giảm mạnh dưới ngưỡng 100 mm trong tháng 7 và lại

vượt ngưỡng từ tháng 8, đối với khu vực Tây Nguyên, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến

tháng 10, riêng tỉnh Lâm đồng có mùa mưa bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn 1 tháng,

vùng khí hậu Nam Bộ, mùa mưa cũng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng một số

tỉnh lại có mùa mưa bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn 1 tháng.

b) Về xu thế biến đổi

Xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa tháng, hầu hết có xu thế giảm ở tất cả các

vùng khí hậu, đặc biệt xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng ở vùng khí hậu cùng tăng

lên trong tháng 3, vùng khí hậu B1, B2, B3, B4 đều có xu thế tăng lên trong tháng 5 và

tháng 7, riêng vùng khí hậu N1 tăng lên trong tháng 8, 11 và tháng 12. Vùng B2, B3, B4

và N1 có xu thế tăng trong tháng 12 nhưng sang tháng 1 chỉ còn vùng B2 và N1 là còn

giữ nguyên xu thế tăng.

Xu thế biến đổi của các đặc trưng lượng mưa và số ngày mưa của các thời kỳ trong

năm của các trạm trên các vùng khí hậu khác nhau đều có xu thế tăng giảm khác nhau,

hầu hết các đặc trưng mưa đều có xu thế giảm trên các vùng khí hậu B1, B2 và B3 và có

xu thế tăng trên các vùng khí hậu B4, N1, N2 và N3; Đặc biệt xu thế biến đổi của tất cả

các đặc trưng tăng mạnh nhất trên vùng khí hậu N1và N3.

Xu thế biến đổi độ dài mùa mưa trên các trạm khí tượng thủy văn đa phần vẫn giữ

nguyên không thay đổi, riêng hai vùng khía hậu N1 và N3 có xu hướng tăng lên, còn lại

các vùng khí hậu khác độ dài mùa mưa có xu hướng giảm.

Phân bố và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên lãnh thổ Việt Nam có sự

phân hóa lớn theo không gian và thời gian mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lý, điều

kiện địa hình và chịu ảnh hưởng của cơ chế hoàn lưu gió mùa phức tạp, chịu tác động của

sự thay đổi của hoàn lưu quy mô lớn…Do đó, để lý giải nguyên nhân dẫn đến sự phân

hóa và xu thế biến đổi đặc trưng lượng mưa của các địa điểm hay khu vực là rất phức tạp,

cần có những nghiên cứu chuyên sâu, đây cũng là điểm hạn chế lớn nhất trong luận văn

này. Hy vọng đây sẽ là bài toán hay cho các nhà khí tượng học tiếp tục nghiên cứu.

Page 70: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trần Anh Đức, Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành(2010), “Xây dựng bộ số liệu mưa

ngày VNGP_1DEG trên lưới 10 x 10 kinh vĩ cho Việt Nam”, Tạp chí Khí tượng Thủy

văn, Hà Nội, 2 (590), tr. 4248.

2. Vũ Thanh Hằng, Chu Thị Thu Hường, Phan Văn Tân(2009), “Xu thế biến đổi

của lượng mưa ngày cực đại ở Việt Nam giai đoạn 1961-2007”, Tạp chí Khoa học, Đại

học Quốc gia Hà Nội, tập 25, số 3S, tr. 423-430.

3. Bùi Khánh Hòa, Ngô Đức Thành, Phan Văn Tân(2009), “Nghiên cứu đánh giá

các nguồn số liệu khác nhau phục vụ cho bài toán định lượng mưa sử dụng số liệu ra đa

tại Việt Nam”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Hà Nội, 8 (584), tr. 3141.

4. Phạm Văn Huấn (2005), Ngôn ngữ lập trình FORTRAN và ứng dụng trong khí

tượng thủy văn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1985), “Phân vùng Khí hậu Việt Nam”,

Sách Chuyên khảo, Tổng cục KTTV, Hà Nội.

6. Lê Như Quân, Phan Văn Tân(2011), “Dự tính sự biến đổi của một số chỉ số mưa

lớn trên lãnh thổ Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực RegCM3”, Tạp chí Khoa học,

Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 27, số 1S.

7. GS. TS Phan Văn Tân (2005), Phương pháp thống kê trong khí hậu, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

8. Ngô Đức Thành, Phan Văn Tân (2012), “Kiểm nghiệm phi tham số xu thế biến

đổi của một số yếu tố khí tượng cho giai đoạn 1961-2007”, Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012) 129-135.

9. Nguyễn Thị Hiền Thuận, Chiêu Kim Quỳnh, Nhận xét về sự biến động của các

đặc trưng mưa mùa hè ở khu vực Nam Bộ trong các năm ENSO”, Tuyển tập báo cáo Hội

thảo khoa học lần thứ 10, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường, tr 314-322.

Page 71: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

65

10. Nguyễn Minh Trường, Vũ Thanh Hằng, Bùi Hoàng Hải, Công Thanh, Lê Thị

Thu Hà (2011), “Hoàn lưu và mưa trên khu vực Việt Nam thời kỳ front Mei-yu: Vai trò

của dòng xiết trên cao”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

Tập 27, số1S, tr. 244-253.

11. Nguyễn Khanh Vân, Bùi Minh Tăng (2004), “Đặc điểm hình thế thời tiết gây

mưa, lũ, lụt lớn và đặc biệt lớn ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, HàTĩnh, thời kỳ 1997 –

2001”, Tạp chí Các Khoa họcvề Trái Đất, T. 26, 1, tr. 50-59.

Tiếng Anh

12. A. Piticar, D Ristoiu (2013), Spatial distribution and temporal variability of

precipitation in northeastern Romania. Riscuri Si catastrophe, Nr. XII, vol. 13, Nr. 2/2013

13. Dai A, Qian T, Trenberth KE, Miliman JD (2009), Changes in continental

freshwater discharge from 1949-2004. J Clim 22:2773-2791

14. Huffman GJ, Adler RF, Bolvin DT, Gu G (2009), Improving the global

precipitation record: GPCP Version 2.1. Geophys Res Lett 36:L17808.

Doi:10.1029/2009GL040000

15. Karl TR, Trenberth KE (2003) Modern global climate change. Science

302:1719-1723

16. Kendall, M.G., Rank Correlation Methods, Charles Griffin, London, 272 pp,1975.

17. Pulak Guhathakurta and Elizabeth Saji (2013), J.Earth Syst. Sci. 122, No.3,

June 2013, pp.639-649

18. Schlosser CA, Houser PR (2007), Assessing a satellite-era perspective of the

global water cycle. J Clim 20: 1316-1338

19. Sen, P.K., Estimates of the Regression Coefficient Based on Kendall’s Tau,

Journal of the American Statistical Association, 63(324) (1968) 1379-1389.

20. Smith TM, Reynolds RW, Perterson TC, Lawrimore J (2008), Improvements to

NOAA’s historical merged land-ocean surface temperature analysis (1880-2006). J Clim

21:2283-2296

Page 72: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

66

21. Trenberth KE, Caron JM, (2000), The southern Oscillation revisited: sea level

pressures, surface temperature and precipitation. J Clim 13:4358-4365

22. Trenberth KE, Fasullo J, Smith L (2005) Trends and variability in colmn-

intergrated water vapor. Clim Dyn 24:741-758

23. Trenberth KE, Smith L, Qian T, Dai A, Fasullo J (2007b), Estimates of the

global water budget and its annual cycle using observational and model data. J

Hydrometeorol 8:758-769

Page 73: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

67

PHỤ LỤC BẢNG SỐ LIỆU

BẢNG SỐ LIỆU CÁC ĐẶC TRƯNG MƯA

Page 74: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

68

Bảng 1

DANH SÁCH CÁC TRẠM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHAI THÁC SỐ LIỆU

STT VÙNG TÊN TRẠM STT VÙNG TÊN TRẠM STT VÙNG TÊN TRẠMKH KH KH

1 B1 P-NAMMUCTV 46 B1 P-CHIENGYEN 91 B2 P-XUANGIANG

2 B1 P-COCLY 47 B1 P-VANYENTV 92 B2 P-PHUTHONG

3 B1 P-PATHANG 48 B1 VANYEN 93 B2 P-VINHTUYTV

4 B1 P-PANAMCUM 49 B2 P-DONGVAN 94 B2 P-YENLAC

5 B1 TUANGIAO 50 B2 P-MEOVAC 95 B2 THATKHE

6 B1 P-MAKY 51 B2 P-YENMINH 96 B2 PHORANG

7 B1 P-MUONGTETV 52 B2 P-QUANBA 97 B2 P-HAMRONG

8 B1 P-PATAN 53 B2 BAOLAC 98 B2 P-VITHUONG

9 B1 TAMDUONG 54 B2 P-NAGIANG 99 B2 P-MINHQUANG

10 B1 P-TATONG 55 B2 TRUNGKHANH 100 B2 P-LANGBONG

11 B1 MUONGTE 56 B2 HAGIANG 101 B2 P-CHODON

12 B1 P-NAHUTV 57 B2 P-MUONGKHUONG 102 B2 P-BAOHATV

13 B1 SINHO 58 B2 P-HAGIANGTV 103 B2 P-BAOYENTV

14 B1 P-BINHLU 59 B2 HOANGSUPHI 104 B2 CHIEMHOA

15 B1 P-NAMGIANGTV 60 B2 BACME 105 B2 BACKAN

16 B1 P-MUONGMO 61 B2 P-LINHHO 106 B2 P-NGOINHUITV

17 B1 P-MUONGNHE 62 B2 P-ANLAI 107 B2 P-CHIEMHOATV

18 B1 LAICHAU 63 B2 P-QUANGYEN 108 B2 P-VINHLAC

19 B1 P-LAICHAUTV 64 B2 P-HALANG 109 B2 P-KHANHHOA

20 B1 P-MUONGCHA 65 B2 P-TINHTUC 110 B2 LUCYEN

21 B1 QUYNHNHAI 66 B2 P-MINHTHANH 111 B2 HAMYEN

22 B1 P-TAGIATV 67 B2 CAOBANG 112 B2 P-VANBAN

23 B1 P-MUONGSAI 68 B2 NGUYENBINH 113 B2 THANUYEN

24 B1 P-MUONGTRAI 69 B2 P-BANGGIANGTV 114 B2 P-CAMNHAN

25 B1 PHADIN 70 B2 P-YTY 115 B2 P-BINHGIA

26 B1 P-MUONGANG 71 B2 P-NAMTY 116 B2 DINHHOA

27 B1 MUONGLA 72 B2 P-VIETLAM 117 B2 P-DAOVIEN

28 B1 P-TABUTV 73 B2 P-BANLAU 118 B2 BACSON

29 B1 DIENBIEN 74 B2 BACHA 119 B2 P-CHOMOITV

30 B1 SONLA 75 B2 P-BATXAT 120 B2 MUCANGCHAI

31 B1 P-BANYENTV 76 B2 P-MUONGHUM 121 B2 P-LANGCANG

32 B1 BACYEN 77 B2 LAOCAI 122 B2 P-LANGGIUA

33 B1 P-TAYTRANG 78 B2 P-LAOCAITV 123 B2 P-LANGNHA

34 B1 P-MAISON 79 B2 BACQUANG 124 B2 P-DIEMMAC

35 B1 P-TABKHOATV 80 B2 P-LANGCAN 125 B2 P-VUCHAN

36 B1 P-BANSOC 81 B2 P-OQUIHO 126 B2 LANGSON

37 B1 CONOI 82 B2 P-NGOKHE 127 B2 TUYENQUANG

38 B1 SONGMA 83 B2 CHORA 128 B2 P-LOCBINH

39 B1 YENCHAU 84 B2 P-YENBINH 129 B2 P-KHAUPHA

40 B1 P-BANSOPCOP 85 B2 NGANSON 130 B2 P-DINHCA

41 B1 P-CHIENGON 86 B2 P-DONGKHE 131 B2 P-THACBATV

42 B1 P-XALATV 87 B2 P-VINHYENTV 132 B2 P-PHULUONG

43 B1 P-TANANG 88 B2 SAPA 133 B2 YENBAI

44 B1 MOCCHAU 89 B2 P-NAHANGTV 134 B2 P-TANTHINH

45 B1 P-CHIENGKHOA 90 B2 P-PHOLU 135 B2 P-LAHIEN

Page 75: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

69

136 B2 P-KIENLAO 185 B3 P-LAMTHAO 234 B3 P-TANLAC

137 B2 P-GIANGTIEN 186 B3 VINHYEN 235 B3 P-BAHANGDOI

138 B2 P-VANLINH 187 B3 VIETTRI 236 B3 P-TULY

139 B2 P-DAITU 188 B3 P-VIETTRITV 237 B3 PHULY

140 B2 THAINGUYEN 189 B3 P-XUANHOA 238 B3 P-YENLAP

141 B2 VANCHAN 190 B3 P-CUONGTHINH 239 B3 P-HUNGTHITV

142 B2 P-KYPHU 191 B3 P-BINHXUYEN 240 B3 P-QUYETCHIENTV

143 B2 P-SONNAM 192 B3 P-MAISUU 241 B3 CHINE

144 B2 P-CAMSON 193 B3 P-VINHTUONG 242 B3 LACSON

145 B2 DINHLAP 194 B3 P-PHUCYEN 243 B3 CHOBO

146 B2 MONGCAI 195 B3 P-KIMANH 244 B3 THAIBINH

147 B2 HUULUNG 196 B3 P-BATBAT 245 B3 NAMDINH

148 B2 TAMDAO 197 B3 P-YENPHONG 246 B3 P-YENTHUY

149 B2 P-PHUBINH 198 B3 BACNINH 247 B3 NHOQUAN

150 B2 P-TRAMTAU 199 B3 P-THANHTHUY 248 B3 P-BALATTV

151 B2 PHUHO 200 B3 P-SUOIHAI 249 B3 CUCPHUONG

152 B2 P-PHOYEN 201 B3 BAVI 250 B3 NINHBINH

153 B2 QUANGHA 202 B3 SONTAY 251 B3 BACHLONGVI

154 B2 P-BAKHE 203 B3 P-DONGANH 252 B3 VANLY

155 B2 LUCNGAN 204 B3 CHILINH 253 B4 P-MUONGLATTV

156 B2 P-TRALINH 205 B3 P-HOAIDUC 254 B4 P-HOIXUANTV

157 B2 HIEPHOA 206 B3 P-DONGCUU 255 B4 HOIXUAN

158 B2 SONDONG 207 B3 HANOI 256 B4 P-BATHUOC

159 B2 TIENYEN 208 B3 P-LUONGTAI 257 B4 P-THACHQUANGTV

160 B2 BACGIANG 209 B3 P-VANGIANG 258 B4 P-CHOMHAU

161 B2 PHUYEN 210 B3 P-YENLUONG 259 B4 P-CAMTHUYTV

162 B2 P-BACHE 211 B3 HADONG 260 B4 P-PHUCDO

163 B2 MINHDAI 212 B3 HAIDUONG 261 B4 P-LANGCHANHTV

164 B2 P-DONGTRIEU 213 B3 P-CHUCSON 262 B4 P-NGOCLAC

165 B2 UONGBI 214 B3 P-THANHTRI 263 B4 P-THONGNHATNT

166 B2 P-HOANHBO 215 B3 P-THUONGTIN 264 B4 P-BATMOT

167 B2 CUAONG 216 B3 P-LAMSONTV 265 B4 P-LYNHANTV

168 B2 COTO 217 B3 P-KHOAICHAU 266 B4 YENDINH

169 B2 BAICHAY 218 B3 HOABINH 267 B4 P-LENTV

170 B2 P-YENHUNG 219 B3 P-HOABINHTV 268 B4 P-CUTHONTV

171 B2 P-THUYNGUYEN 220 B3 P-ANTHI 269 B4 P-XUANKHANHTV

172 B2 P-PHONGCOC 221 B3 P-TUKY 270 B4 P-BAITHUONGTV

173 B3 P-DOANHUNG 222 B3 PHULIEN 271 B4 BAITHUONG

174 B3 P-HAHOA 223 B3 P-PHUXUYEN 272 B4 P-LACHTRUONG

175 B3 P-THANHBA 224 B3 P-VANDINH 273 B4 P-CUADATTV

176 B3 P-QUANGCUTV 225 B3 P-CAOPHONG 274 B4 P-SAOVANG

177 B3 P-VUQUANGTV 226 B3 P-CHOCHAY 275 B4 P-GIANGTV

178 B3 P-MYLUONG 227 B3 KIMBOI 276 B4 P-TRIEUSON

179 B3 P-BOHANT 228 B3 HONDAU 277 B4 P-QUANGCHAUTV

180 B3 P-BOHABD 229 B3 P-PIENGVE 278 B4 THANHHOA

181 B3 P-CAMKHE 230 B3 MAICHAU 279 B4 SAMSON

182 B3 P-TAMDUONG 231 B3 HUNGYEN 280 B4 P-CHUOITV

183 B3 P-LANGGIANG 232 B3 P-TRIEUDUONG 281 B4 P-YENCAT

184 B3 P-BAOSON 233 B3 P-KIMTIEN 282 B4 NHUXUAN

283 B4 P-YENMY 332 B4 BADON 381 N1 P-MINHLONG

Page 76: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

70

284 B4 P-NGOCTRATV 333 B4 P-MAIHOATV 382 N1 P-DUCPHO

285 B4 QUYCHAU 334 B4 P-TROC 383 N1 BATO

286 B4 P-QUYCHAUTV 335 B4 P-DONGHOITV 384 N1 P-GIAVUC

287 B4 TINHGIA 336 B4 P-VIETTRUNG 385 N1 P-SAHUYNHBD

288 B4 P-MUONGXENTV 337 B4 DONGHOI 386 N1 P-ANHOATV

289 B4 P-NT32 338 B4 P-TRUONGSON 387 N1 HOAINHON

290 B4 P-NT15 339 B4 P-LETHUYTV 388 N1 P-BONGSON

291 B4 QUYHOP 340 B4 P-CAMLY 389 N1 P-VINHHAO

292 B4 TAYHIEU 341 B4 CONCO 390 N1 P-HOAIAN

293 B4 P-NGHIAKHANHTV 342 B4 P-KIENGIANGTV 391 N1 P-PHUMY

294 B4 P-DONGHIEU 343 B4 P-GIAVONGTV 392 N1 P-VINHSONTV

295 B4 TUONGDUONG 344 B4 P-CUAVIETTV 393 N1 P-DINHBINH

296 B4 P-HOANGMAI 345 B4 DONGHA 394 N1 P-DEDI

297 B4 P-THACHGIAMTV 346 B4 P-DONGHATV 395 N1 P-PHUCAT

298 B4 P-KHEBO 347 B4 KHESANH 396 N1 ANNHON

299 B4 QUYNHLUU 348 B4 P-KIMLONGTV 397 N1 QUYNHON

300 B4 P-KHELA 349 B4 HUE 398 N1 P-DEOCUMONG

301 B4 P-CONCUONGTV 350 B4 P-BINHDIEN 399 N1 P-VANCANH

302 B4 CONCUONG 351 B4 P-TALUONG 400 N1 P-SONGCAU

303 B4 P-DUATV 352 B4 ALUOI 401 N1 P-HABANGTV

304 B4 P-TANGTHANH 353 B4 NAMDONG 402 N1 P-BINHTUONGTV

305 B4 DOLUONG 354 N1 P-TANMYTV 403 N1 TUYHOA

306 B4 P-DODAO 355 N1 P-SONTRA 404 N1 P-CUNGSONTV

307 B4 P-THACMUOI 356 N1 DANANG 405 N1 SONHOA

308 B4 HONNGU 357 N1 P-CAMLETV 406 N1 P-PHULAC

309 B4 P-QUANHANH 358 N1 P-HIEN 407 N1 P-DABAN

310 B4 P-CUAHOITV 359 N1 P-AINGHIATV 408 N1 P-HONKHOI

311 B4 P-YENTHUONGTV 360 N1 P-HOIANTV 409 N1 P-NINHHOATV

312 B4 P-NAMDANTV 361 N1 P-CAULAUTV 410 N1 P-KHANHVINH

313 B4 VINH 362 N1 P-GIAOTHUYTV 411 N1 P-DONGTRANGTV

314 B4 P-THANHMAI 363 N1 P-HOIKHANHTV 412 N1 NHATRANG

315 B4 P-CHOTRANGTV 364 N1 P-THANHMYTV 413 N1 P-KHANHSON

316 B4 P-LINHCAMTV 365 N1 P-NONGSONTV 414 N1 CAMRANH

317 B4 HUONGSON 366 N1 P-QUESON 415 N1 P-BUDOP

318 B4 P-SONDIEMTV 367 N1 P-HIEPDUCTV 416 N1 P-SONGPHA

319 B4 P-DAILOC 368 N1 TAMKY 417 N1 P-LOCNINH

320 B4 P-DODIEM 369 N1 P-TAMKYTV 418 N1 P-BUDANG

321 B4 P-HOADUYETTV 370 N1 P-TIENPHUOC 419 N1 P-BUNHO

322 B4 HATINH 371 N1 P-KHAMDUC 420 N1 P-NHAHO

323 B4 P-CAMNHUONGTV 372 N1 LYSON 421 N1 P-BATHAP

324 B4 P-CHULETV 373 N1 TRAMY 422 N1 P-BINHLONG

325 B4 P-CAMXUYEN 374 N1 P-SONHA 423 N1 PHANRANG

326 B4 HUONGKHE 375 N1 P-TRABONG 424 N1 P-NHIHA

327 B4 P-BAUNUOC 376 N1 P-TRAKHUCTV 425 N1 P-QUANTHE

328 B4 KYANH 377 N1 QUANGNGAI 426 N1 P-CHONTHANH

329 B4 TUYENHOA 378 N1 P-SONGIANGTV 427 N1 P-CANA

330 B4 P-DONGTAMTV 379 N1 P-MODUC 428 N1 P-SONGMAO

331 B4 P-MINHHOA 380 N1 P-ANCHITV 429 N1 P-MEPU1

Page 77: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

71

430 N1 P-LIENHUONG 479 N2 PHUOCLONG 528 N3 P-XUANTOTV

431 N1 P-VOXU 480 N2 P-THANHBINHTV 529 N3 P-CANDUOC

432 N1 P-LANGAU 481 N2 P-THANHMYTN 530 N3 P-VAMNAOTV

433 N1 P-TAPAOTV 482 N2 LIENKHUONG 531 N3 P-TAMTHONHIEP

434 N1 P-MALAM 483 N2 P-DATEH 532 N3 P-TANAN

435 N1 P-BAUTRANG 484 N2 DONGPHU 533 N3 P-XUYENMOC

436 N1 P-SUOIKIET 485 N2 BAOLOC 534 N3 P-BARIA

437 N1 PHANTHIET 486 N3 P-THUANAN 535 N3 CAOLANH

438 N1 P-MUINE 487 N3 P-KATUM 536 N3 P-MYPHUOC

439 N1 P-KEGA 488 N3 P-DOI95 537 N3 P-HAUMYBAC

440 N1 PHUQUY 489 N3 P-DONGPAN 538 N3 P-CHAUTHANH

441 N2 P-DAKGLEI 490 N3 P-CANDANGTV 539 N3 P-HOIANAG

442 N2 DAKTO 491 N3 SONGTUTAY 540 N3 P-CAILAYTV

443 N2 P-KONPLONGTV 492 N3 P-NUIBADEN 541 N3 P-LONGDINHTV

444 N2 P-SATHAY 493 N3 P-HODAUTIENG 542 N3 P-CANGIO

445 N2 KONTUM 494 N3 P-TALAITV 543 N3 P-HATIEN

446 N2 YALY 495 N3 TAYNINH 544 N3 P-LONGXUYENTV

447 N2 P-KBANG 496 N3 P-DAUTIENGTV 545 N3 VUNGTAU

448 N2 P-BIENHO 497 N3 P-BENSOI 546 N3 MYTHO

449 N2 P-POMORETV 498 N3 P-TUCTRUNG 547 N3 P-CHOGAO

450 N2 P-THON4 499 N3 P-PHUOCHOATV 548 N3 P-ANHUU

451 N2 PLEIKU 500 N3 P-BENCAT 549 N3 P-CAIBE

452 N2 ANKHE 501 N3 P-GODAUHATV 550 N3 P-GOCONG

453 N2 P-CHUSE 502 N3 P-TRIANTV 551 N3 P-LAIVUNG

454 N2 P-CHUPRONGBD 503 N3 TRIAN 552 N3 P-SADEC

455 N2 AYUNPA 504 N3 P-TANUYEN 553 N3 P-KIENLUONG

456 N2 P-KRONGPA 505 N3 P-SOSAO 554 N3 P-HONDAT

457 N2 EAHLEO 506 N3 P-CUCHI 555 N3 P-NUISAP

458 N2 P-EASUP 507 N3 XUANLOC 556 N3 P-THOTNOT

459 N2 BUONHO 508 N3 BIENHOA 557 N3 P-BENGIA

460 N2 P-BANDONTV 509 N3 P-VINHHUNG 558 N3 P-MYTHUANTV

461 N2 P-EAHDINH 510 N3 P-HOCMON 559 N3 P-CHOLACHTV

462 N2 P-EAKNOP 511 N3 P-LONGSON 560 N3 P-VAMKINHTV

463 N2 P-KRONGBUKTV 512 N3 P-HONGNGU 561 N3 PHUQUOC

464 N2 MDRAK 513 N3 P-TANCHAUTV 562 N3 P-BENTRETV

465 N2 EAKMAT 514 N3 TANSONNHAT 563 N3 P-BINHDAITV

466 N2 BMTHUOT 515 N3 MOCHOA 564 N3 P-OMON

467 N2 P-CAU14TV 516 N3 P-CAMMY 565 N3 P-MOCAY

468 N2 P-GIANGSONTV 517 N3 P-CATLAI 566 N3 P-GIONGTROM

469 N2 DAKMIL 518 N3 P-LONGTHANH 567 N3 P-TRITONTV

470 N2 LAK 519 N3 CHAUDOC 568 N3 P-TANHIEPTV

471 N2 P-DUCXUYENTV 520 N3 HAMTAN 569 N3 P-BACANG

472 N2 P-DAMRONG 521 N3 P-BINHCHANH 570 N3 BATRI

473 N2 P-DANHIM 522 N3 P-NHABEBD 571 N3 CANTHO

474 N2 P-XALAT 523 N3 P-TRUONGXUANTV 572 N3 RACHGIA

475 N2 DAKNONG 524 N3 P-TUYENNHONTV 573 N3 P-ANBIEN

476 N2 P-SUOIVANG 525 N3 P-BENLUCTV 574 N3 CANGLONG

477 N2 DALAT 526 N3 P-THOISON 575 N3 P-TRAON

478 N2 P-NAMBAN 527 N3 P-KIENBINHTV 576 N3 P-HUONGMY

577 N3 P-TRAVINHTV

Page 78: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

72

578 N3 P-GIONGGIENG

579 N3 P-RACHGOI

580 N3 P-BENTRAITV

581 N3 P-XEOROTV

582 N3 P-TIEUCAN

583 N3 P-PHUNGHIEPTV

584 N3 P-VITHANHTV

585 N3 P-KESACH

586 N3 P-VINHHOAHUNG

587 N3 P-GOQUAO

588 N3 P-DAINGAITV

589 N3 P-MYTU

590 N3 SOCTRANG

591 N3 P-LONGPHU

592 N3 P-NGANDUA

593 N3 P-VINHTHUAN

594 N3 P-PHUOCLONGTV

595 N3 P-UMINH

596 N3 P-GANHHAOTV

597 N3 P-THOIBINH

598 N3 P-SONGDOCTV

599 N3 THOCHU

600 N3 BACLIEU

601 N3 P-GIARAIBD

602 N3 P-DONGHAI

603 N3 CAMAU

604 N3 P-LONGDIENTAY

605 N3 P-TRANVANTHOI

606 N3 P-DAMROI

607 N3 P-PHUTAN

608 N3 CONDAO

609 N3 TRUONGSA

610 N3 DK1-7

Page 79: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

73

Bảng 2

ĐẶC TRƯNG TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM CỦA TỔNG LƯỢNG MƯA THÁNG TRÊN CÁC VÙNG KHÍ HẬU(lượng mưa đơn vị: mm)

Đặctrưng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Vùng khí h

ậu B1

Tổng 951.3 1062.6 2043.5 4703.9 8694.2 12158.8 14045.2 12635.7 6943.4 3778.1 1790.9 875.1Trungbình 23.8 26.6 51.1 117.6 217.4 304.0 351.1 315.9 178.0 96.9 45.9 22.4Lớnnhất 48.3 46.8 81.4 182.1 346.5 563.1 676.7 546.8 340.5 214.2 110 37.9

Trạm SINHO P-PATANTAMDU

ONGTAMDUO

NG SINHO P-PATHANGP-

PATHANGP-

PATHANG

P-CHIENGKH

OA TUANGIAOP-

PATHANG

P-PANAMCU

M

Nhỏnhất 6 5.8 27.3 63.1 110 163.9 169.1 211.7 104.9 38.3 17.2 6.4

Trạm P-TANANG P-TANANGP-

TANANGP-

TANANGP-

TANANG P-TANANG P-TANANG P-TANANG P-BINHLU SONGMAP-

TAYTRANG

P-VANYENT

V

Vùng khí h

ậu B2

Tổng 2908.3 3364.7 5581.6 10764.9 21658.1 28888.9 34398.8 32997.4 20651.4 12038.8 5058.4 2419.2Trungbình 29.7 33.6 56.4 108.7 218.8 291.8 340.6 326.7 200.5 120.4 51.1 25.2Lớnnhất 68.5 75.9 109.8 238.1 754.8 965.8 924.7 624.7 448.7 356.8 162.7 78.2

TrạmBACQUAN

G SAPAP-

OQUIHOBACQUA

NGBACQUA

NG BACQUANGBACQUAN

GBACQUAN

G P-NAMTYBACQUAN

GBACQUAN

GBACQUAN

G

Nhỏnhất 11.7 3.5 14.7 60.2 135.5 170.4 168.5 198.1 117.1 56.7 15.5 11.4

TrạmP-

PHONGCOCP-

CHOMOITV

P-CHOMOI

TV

P-DONGVA

NP-

LOCBINHP-

CHOMOITVP-

CHOMOITV P-LOCBINHP-

YENMINHTHANUYE

NP-

LANGCANP-

PHULUONG

Vùng khí h

ậu B3

Tổng 1734.6 1821.7 3275.7 6821.4 14244.7 17706 19493.1 21884.5 17452.4 11667.4 4216.4 1437Trungbình 23.1 24.3 43.7 91.0 189.9 236.1 259.9 295.7 235.8 155.6 56.2 19.2Lớnnhất 36.8 46.5 84.4 138.2 278.9 355.1 432.3 444.7 394 232.9 86 35

Trạm TAMDAO TAMDAOTAMDA

O TAMDAO KIMBOI TAMDAO TAMDAO TAMDAO VANLY VANLY TAMDAO TAMDAO

Nhỏnhất 12.4 12.7 22.2 45.4 96.5 134.8 142 172.2 108.2 61.3 22.8 10.1

Trạm P-BAOSON P-PIENGVEP-

BAOSONBACHLO

NGVIBACHLO

NGVIBACHLONG

VIBACHLON

GVIP-

DONGCUU P-BAOSON P-BAOSON P-BAOSON P-BAOSON

Vùng khí h

ậu B4

Tổng 3756.2 2867.5 3661.2 6145.8 13828.8 13112.2 12702.6 21635.5 32282.3 37498.5 14095.6 6104.1Trungbình 43.2 33.0 42.1 72.3 159.0 154.3 149.4 254.5 384.3 441.2 165.8 72.7Lớnnhất 148.4 84.7 75.7 159.3 271.3 284.5 321.5 367.1 544.4 953.9 785.2 324.9

Trạm CONCOP-

BAUNUOC

P-BAUNUO

C ALUOIBAITHUO

NG

P-LANGCHAN

HTV HOIXUAN P-BATMOT KYANH NAMDONG NAMDONG HUE

Nhỏnhất 6.8 5.9 20.6 44.4 82.6 62.9 54.3 142.1 166.7 91.9 19 5.3

Trạm

P-MUONGXE

NTV

P-MUONGXE

NTV P-KHEBO P-KHEBO CONCOP-

CUAVIETTV

P-CUAVIETT

V HUE

P-MUONGLA

TTV

P-MUONGLA

TTV

P-MUONGLA

TTV

P-MUONGLA

TTV

Vùng khí h

ậu N1

Tổng 3381.5 1266.4 2299.6 3127.5 9663.7 10607.2 9236.1 11984.2 20967.7 35476.1 27718.8 11914Trungbình 45.1 17.8 31.5 42.3 128.8 139.6 121.5 155.6 272.3 460.7 385.0 165.5Lớnnhất 154.9 76.9 94 122.7 278.5 373.6 470.6 575.3 422.5 967.5 992.2 523.7

Trạm BATO TRUONGSA LYSON P-BUNHO TRAMY P-BUDANG P-MEPU1 P-MEPU1 LYSON TRAMY TRAMY BATO

Nhỏnhất 0.1 0 3.2 7.9 46 45.7 23.3 48.9 131.4 127.8 49.8 9

Trạm P-BUDOP P-MUINE

P-TAPAOT

V

P-SONGMA

OP-

BATHAP P-PHULAC P-DUCPHO P-CANA

P-BAUTRAN

G P-MUINE HAMTANP-

TAPAOTV

Vùng khí h

ậu N2

Tổng 241.8 286.8 1096.9 2914.1 6267 7088.9 7594.6 9232.4 9514.7 6746.3 3275.5 901.1Trungbình 8.3 10.2 37.8 100.5 208.9 236.3 245.0 307.7 297.3 232.6 121.3 34.7Lớnnhất 59.5 53.4 116.2 204.8 297.7 423.9 405.5 537.9 489.9 408.2 491.6 235

Trạm BAOLOC BAOLOC BAOLOC BAOLOCPHUOCL

ONG

P-CHUPRONG

BD

P-CHUPRON

GBD

P-CHUPRON

GBDPHUOCLON

G MDRAK MDRAK MDRAK

Nhỏnhất 0.1 0 12 38.9 138.5 88.3 118.5 125 205.9 161.8 56.6 5.1

Trạm P-EASUPP-

KRONGPA P-CHUSE

P-KRONGP

A

P-KRONGP

A P-KRONGPAP-

KRONGPA MDRAK ANKHE DAKTO P-CHUSE P-CHUSE

Vùng khí h

ậu N3

Tổng 850.5 511.1 1924.2 6517 18160.3 24477 25712.9 27059.8 28451.1 28995.7 13873.5 3364.7Trungbình 7.9 4.9 18.0 60.9 171.3 226.6 238.1 250.6 263.4 271.0 130.9 32.0Lớnnhất 25.8 27.8 69.1 147.2 266.9 381.3 393.4 456.2 434.6 358.6 194.2 63.3

Trạm

P-KIENBINHT

V PHUQUOCPHUQUO

CPHUQUO

C

P-NGANDU

A PHUQUOC PHUQUOC PHUQUOC PHUQUOC CAMAU RACHGIA PHUQUOC

Nhỏnhất 1 0 2 8.3 88.4 112 109.4 136.1 149.1 193.6 43.6 8.5

Trạm P-CANGIO P-CANGIOP-

CANGIOP-

CANGIOP-

CANGIO P-HONGNGUP-

HONGNGU P-CANGIO P-CANGIO P-CANGIO P-CANGIO P-BARIA

Page 80: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

74

Bảng 3

ĐẶC TRƯNG MƯA NHIỀU NĂM TÍNH TRUNG BÌNH TRÊN CÁC VÙNG KHÍ HẬU(lượng mưa đơn vị: mm)

R01_Ann: Số ngày mưa trong năm (R>=0.1 mm) R01_Dry: Số ngày mưa trong mùa khô (XI-IV)

R01_Wet: Số ngày mưa trong mùa mưa (V-X) R01_Win: Số ngày mưa trong mùa Đông (XII-II)R01_Spr: Số ngày mưa trong mùa Xuân (III-V); R01_Sum: Số ngày mưa trong mùa Hè (VI-VIII)

R01_Aut: Số ngày mưa trong mùa Thu (IX-XI) Rnn: Tổng lượng mưa năm (I-XII)

R_Dry: Tổng lượng mưa mùa khô (XI-IV) R_Wet: Tổng lượng mưa mùa mưa (V-X)

R_Win: Tổng lượng mưa mùa Đông (XII-II) R_Spr: Tổng lượng mưa mùa Xuân (III-V)

R_Sum: Tổng lượng mưa mùa Hè (VI-VIII) R_Aut: Tổng lượng mưa mùa Thu (IX-XI)

R50: Số ngày mưa lớn (R>=50 mm) R100: Số ngày mưa rất lớn (R>=50 mm)

Đặctrưng R01_Ann R01_Dry R01_Wet R01_Win R01_Spr R01_Sum R01_Aut Rnn R_Dry R_Wet R_Win R_Spr R_Sum R_Aut R50 R100

Vùng khí h

ậu B1

Tổng 4659.5 1362.1 3649.6 712.7 1307.6 2213.7 993.8 64772.8 11001.2 58716.9 5720.8 15435 38878.7 12540.3 238.4 37.9Trungbình 125.9 35.8 91.2 18.3 32.7 55.3 25.5 1750.6 289.5 1467.9 146.7 385.9 972.0 321.5 6.4 1.0Lớnnhất 187.3 76.5 130.2 39.7 48.8 77.3 40.2 3017.4 462 2572.5 232.3 602.7 1798.5 600.9 14.7 2.9

Trạm SINHO MOCCHAU SINHO MOCCHAU MOCCHAU SINHO MOCCHAU P-PATHANG SINHO P-PATHANG SINHO SINHO P-PATHANG TUANGIAO P-PATHANG P-PATHANG

Nhỏnhất 91.6 20.2 69.7 10.1 23.9 41.4 15.8 1102.6 123.4 826.3 61.8 202.3 545.5 180.7 2.7 0.2

Trạm P-MUONGSAI P-TANANG P-MUONGSAI P-TANANGP-

MUONGSAI P-TABUTVP-

MUONGSAI P-TANANG P-TANANG P-TANANG P-TANANG P-TANANG P-TANANG SONGMA SONGMA SONGMA

Vùng khí h

ậu B2

Tổng 11984.3 4811.1 8318.2 2516.8 3448.5 4868.2 2741.1 164773 30323.3 150658 15229.8 38048.3 95921.1 37729.9 732 149.8Trungbình 131.7 48.6 83.2 25.2 34.8 48.7 27.1 1810.7 306.3 1506.6 152.3 384.3 959.2 373.6 8.0 1.6Lớnnhất 232 98.7 133 50.3 58 73.5 53.4 4730.2 702.1 4029.3 326.2 1079.1 2515.3 924.7 28.6 11.1

Trạm SAPA SAPA SAPA SAPA SAPA MUCANGCHAI SAPA BACQUANG BACQUANG BACQUANG BACQUANG BACQUANG BACQUANG BACQUANG BACQUANG BACQUANG

Nhỏnhất 69 20.8 47.8 10.7 18.5 27.1 13.7 1128.1 165.3 894.2 80.9 253.7 545.8 218 3 0.2

Trạm P-LANGNHA P-LANGNHA P-DIEMMAC P-LANGNHA P-LANGNHA P-DIEMMAC P-DONGKHE P-LOCBINH P-YENMINH P-LOCBINH P-YENMINH P-CHOMOITV P-CHOMOITV MUCANGCHAI BAOLAC BAOLAC

Vùng khí h

ậu B3

Tổng 8448.1 3252.2 5343.5 1711.1 2373.1 3007.2 1838.6 120743 19405.3 102976 9122.1 24343.2 59377.3 33540.7 563.2 117.8Trungbình 114.2 43.4 71.2 22.8 31.6 40.1 24.5 1631.7 258.7 1373.0 121.6 324.6 791.7 447.2 7.6 1.6Lớnnhất 206.6 100.4 106.2 54 59.9 58.7 39.7 2413.8 429.3 1988.6 205.4 460.3 1232.1 694.3 11.6 3.2

Trạm TAMDAO TAMDAO TAMDAO TAMDAO TAMDAO TAMDAO TAMDAO TAMDAO TAMDAO TAMDAO TAMDAO TAMDAO TAMDAO VANLY P-KIMTIEN TAMDAO

Nhỏnhất 66.6 15.6 47.9 8 16.1 26.2 14.9 927.7 137.9 804.1 68.8 168.5 476.2 190.5 3.2 0.4

Trạm P-PHUXUYEN P-LANGGIANG P-PHUXUYENP-

LANGGIANG P-MAISUU P-PHUXUYENP-

LANGGIANG P-BAOSON P-BAOSON P-BAOSON P-BAOSON BACHLONGVI P-DONGCUU P-BAOSON P-DONGCUU P-DONGCUU

Page 81: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

75

Vùng khí h

ậu B4

Tổng 10240.9 4688.8 5951 2276.1 2515.1 2695.1 3180.1 164063 37362 131165 13772.2 23728 47444.2 84413.4 781.4 262.6Trungbình 123.4 53.9 70.0 26.2 28.9 31.7 37.4 1976.7 429.4 1543.1 158.3 272.7 558.2 993.1 9.4 3.2Lớnnhất 225.4 111 116.4 52.7 53.7 57.1 70.3 3671 1401 2204.5 380.5 467.9 951.1 2209.3 16.1 6.9

Trạm ALUOI ALUOI KHESANH ALUOI ALUOI KHESANH ALUOI NAMDONG NAMDONG NAMDONG NAMDONG ALUOIP-

LANGCHANHTV ALUOI ALUOI ALUOI

Nhỏnhất 71.7 19.9 44.8 9.8 14.4 15.5 19.1 1108.5 148.6 962.7 69.3 162.7 294.8 286.6 3.7 0.4

Trạm P-TRIEUSONP-

MUONGXENTV P-DAILOC P-CHOMHAU P-KHEBO P-CAMXUYEN P-CHOMHAUP-

MUONGXENTVP-

MUONGXENTVP-

MUONGXENTV P-KHEBO P-KHEBO DONGHAP-

MUONGLATTVP-

MUONGXENTVP-

MUONGXENTV

Vùng khí h

ậu N1

Tổng 7590.2 2863.4 5266.3 1165 1198.2 2255 3347.4 134963 44387.6 97484.3 12587.2 15176.2 31631.5 83706.2 648.3 199.9Trungbình 111.6 38.7 69.3 15.5 16.0 29.7 44.6 1984.7 599.8 1282.7 167.8 202.3 416.2 1116.1 9.5 2.9Lớnnhất 194.8 92.4 115.9 41.5 36.7 62.4 65.4 4123.6 1862.3 2359.8 527.5 451.9 1414.8 2377.1 20.6 7.9

Trạm TRUONGSA BATO HAMTAN BATO TRAMY HAMTAN BATO TRAMY TRAMY P-MEPU1 BATO TRAMY P-MEPU1 TRAMY TRAMY TRAMY

Nhỏnhất 46.4 5.1 33.9 1.4 4.8 9.4 19 780.4 69.7 495.1 17.8 71.7 133.3 329.2 2.1 0.2

Trạm P-BATHAP P-BAUTRANG P-DUCPHO P-BAUTRANG P-DUCPHO P-DUCPHOP-

BAUTRANG P-BATHAP P-SONGMAO P-BATHAP P-MUINE P-BATHAP P-PHULAC P-MUINE P-MUINE P-MUINE

Vùng khí h

ậu N2

Tổng 3660.8 819 3430.2 345.3 809.6 1765.7 1353.3 48303 8619.7 49646.5 3289.3 10470 24192.7 19787.7 168.4 21.2Trungbình 140.8 28.2 107.2 11.9 27.0 57.0 45.1 1857.8 297.2 1551.5 113.4 349.0 780.4 659.6 6.5 0.8Lớnnhất 206.9 75.8 154.9 32.8 50.5 81.9 64.6 2842.6 919.3 2809.2 309.4 572.3 1367.3 1112 11.4 2.4

Trạm DAKNONG MDRAK DAKNONG MDRAK DAKNONG DAKNONG MDRAK BAOLOC MDRAK P-DATEH BAOLOC BAOLOCP-

CHUPRONGBD MDRAK PHUOCLONG MDRAK

Nhỏnhất 70 7.5 59 3.2 13.2 25.8 24.3 1166.8 116.3 954.9 44.6 190.2 335.9 450 3.7 0.1

Trạm P-KRONGPA P-CHUSE P-KRONGPA P-CHUSE P-KRONGPA P-KRONGPA P-CHUSE P-KRONGPA P-CHUSE P-KRONGPA P-CHUSE P-KRONGPA P-KRONGPA P-BANDONTV P-NAMBAN DALAT

Vùng khí h

ậu N3

Tổng 11383.9 2001.9 10143.2 693 1967.6 5252.2 4579.7 164836 24576.1 151907 7774.6 27231.8 77377.4 70529.4 549.2 51.8Trungbình 115.0 18.7 94.8 6.5 18.2 48.6 43.2 1665.0 229.7 1419.7 72.7 252.1 716.5 665.4 5.5 0.5Lớnnhất 173.8 44.5 133 19.1 36.4 67.9 59.3 2785.4 505.7 2275.2 200.9 469.8 1230.9 967.9 13.1 2

Trạm PHUQUOC PHUQUOC SOCTRANG PHUQUOC PHUQUOC SOCTRANG CAMAU PHUQUOC PHUQUOC PHUQUOC PHUQUOC PHUQUOC PHUQUOC PHUQUOC PHUQUOC PHUQUOC

Nhỏnhất 70 7.8 58.8 2.4 10.7 30.2 26.5 966.9 48.3 870.5 10.9 97.1 359.9 385.4 1.7 0.1

Trạm P-LONGSON P-MOCAY P-LONGSON P-BARIA P-MOCAY P-LONGSON P-LONGSON P-CANGIO P-CANGIO P-CANGIO P-CANGIO P-CANGIO P-HONGNGU P-CANGIO P-CANGIOP-

MYTHUANTV

Page 82: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

76

Bảng 4XÁC SUẤT TỔNG LƯỢNG MƯA THÁNG ≥ 100 mm

(đơn vị: %)

Tên trạmTháng

1Tháng

2Tháng

3Tháng

4Tháng

5Tháng

6Tháng

7Tháng

8Tháng

9Tháng

10Tháng

11Tháng

12P-NAMMUCTV 2 0 22 71 91 100 100 98 61 29 10 0P-COCLY 0 0 19 50 65 93 93 97 85 46 15 0P-PATHANG 6 3 10 48 94 100 100 97 88 61 32 3P-PANAMCUM 0 3 17 69 89 100 100 94 66 31 11 9TUANGIAO 4 0 11 36 85 92 92 100 92 63 33 8P-MAKY 0 3 14 54 88 100 100 98 88 46 28 10P-MUONGTETV 3 6 10 55 97 100 100 100 71 47 22 10P-PATAN 9 9 16 71 89 100 100 100 61 32 22 5TAMDUONG 10 2 32 90 100 100 100 100 79 49 23 3P-TATONG 0 5 9 62 95 100 98 95 82 56 20 5MUONGTE 2 2 8 68 98 100 100 100 89 46 21 5P-NAHUTV 3 3 18 71 98 100 100 100 92 50 22 3SINHO 18 8 28 92 92 100 100 100 95 51 28 8P-BINHLU 9 6 20 85 91 100 100 100 55 37 9 6P-NAMGIANGTV 3 3 18 78 88 100 100 100 66 41 19 3P-MUONGMO 5 5 26 63 98 100 100 100 67 43 16 3P-MUONGNHE 0 0 6 23 78 95 95 95 74 41 12 3LAICHAU 2 4 19 81 96 100 100 98 78 36 17 4P-MUONGCHA 0 0 17 60 90 100 100 98 52 26 11 2QUYNHNHAI 2 0 22 65 88 98 98 95 69 33 8 3P-TAGIATV 2 4 16 76 94 100 100 100 65 27 15 0P-MUONGSAI 2 0 19 59 80 96 98 98 65 26 9 0P-MUONGTRAI 0 0 17 67 77 94 96 91 53 15 12 5PHADIN 4 0 19 77 89 100 100 100 85 23 15 4P-TABUTV 0 2 12 34 82 88 86 84 72 48 12 4DIENBIEN 6 4 19 52 93 98 100 96 76 17 6 4SONLA 2 0 11 57 87 98 96 89 57 26 9 2BACYEN 2 0 15 52 88 100 100 95 72 33 5 0P-TAYTRANG 3 0 18 53 83 89 94 89 68 22 0 0P-MAISON 0 0 4 59 89 91 96 91 64 19 7 2P-TABKHOATV 0 0 6 53 78 87 91 94 47 19 3 3P-BANSOC 0 2 12 52 93 81 93 94 81 51 9 0CONOI 0 0 8 62 88 92 98 98 62 13 5 0SONGMA 0 0 5 40 78 85 95 95 41 8 8 3YENCHAU 0 0 6 44 72 91 96 96 72 25 2 0P-BANSOPCOP 0 0 11 55 80 89 91 96 58 11 4 2P-CHIENGON 2 4 16 67 87 98 100 100 82 41 14 5P-XALATV 0 0 10 51 71 93 95 95 46 15 3 0P-TANANG 0 0 5 23 60 64 74 80 59 18 0 0MOCCHAU 0 2 11 43 94 94 96 100 96 49 4 0P-CHIENGKHOA 0 0 18 39 85 80 95 92 85 57 15 3P-CHIENGYEN 0 2 11 39 93 88 95 97 94 61 9 9P-VANYENTV 0 0 2 42 90 78 92 95 74 46 0 0P-DONGVAN 0 0 6 15 82 94 100 86 54 33 17 9P-MEOVAC 3 6 14 48 84 88 93 93 70 57 19 9P-YENMINH 0 0 7 13 80 93 94 94 59 31 7 0P-QUANBA 10 6 27 44 86 97 97 86 69 50 18 6BAOLAC 0 0 17 17 90 97 97 80 59 28 21 7P-NAGIANG 2 0 11 20 86 100 100 91 64 27 7 2TRUNGKHANH 5 3 24 32 97 100 100 92 68 42 11 5HAGIANG 0 4 24 43 98 100 100 100 94 74 25 11P-MUONGKHUONG 8 5 20 50 85 95 95 95 88 51 21 0HOANGSUPHI 0 0 20 32 85 100 100 100 74 42 15 3BACME 0 0 18 40 98 100 100 95 72 37 15 8P-LINHHO 9 6 16 72 94 100 100 100 84 62 23 7P-ANLAI 4 0 15 40 88 96 98 96 71 21 11 0P-QUANGYEN 4 2 15 38 90 96 100 96 62 29 9 2P-HALANG 2 2 9 34 85 91 96 92 58 17 11 2P-TINHTUC 11 9 11 39 79 92 94 89 85 51 22 7P-MINHTHANH 4 2 12 23 92 100 98 91 73 42 16 2CAOBANG 3 0 18 31 97 97 95 95 58 32 13 5NGUYENBINH 5 5 21 38 90 98 100 90 82 49 21 5P-BANGGIANGTV 2 0 15 29 86 95 100 95 70 26 10 2P-YTY 7 11 43 86 85 97 96 96 77 46 15 0

Page 83: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

77

P-NAMTY 12 15 37 75 100 100 100 100 89 85 36 8P-VIETLAM 14 27 35 84 98 100 100 98 96 83 49 18P-BANLAU 0 3 21 53 74 90 85 95 70 39 18 3BACHA 0 0 15 66 95 100 100 97 91 47 13 3P-BATXAT 0 0 7 42 67 76 82 81 65 37 8 0P-MUONGHUM 0 10 8 76 71 89 97 96 71 41 10 10LAOCAI 0 4 17 67 88 100 100 100 83 52 13 9BACQUANG 25 21 31 88 100 98 98 100 98 83 58 31P-LANGCAN 2 5 15 50 100 95 100 92 68 41 11 3P-OQUIHO 14 23 50 91 95 98 96 96 95 67 30 18P-NGOKHE 4 6 27 71 96 96 94 94 86 53 24 4CHORA 2 2 15 42 90 100 95 95 59 26 13 5P-YENBINH 0 6 22 57 86 96 98 96 85 62 27 2NGANSON 2 5 18 45 95 95 100 92 72 26 18 3P-VINHYENTV 2 2 23 75 91 93 100 98 90 55 11 5SAPA 26 26 37 98 100 98 98 96 96 79 40 19P-NAHANGTV 0 0 14 50 95 95 100 95 60 39 19 0P-PHOLU 0 5 14 68 80 91 89 93 89 54 12 2P-XUANGIANG 3 3 28 58 79 93 94 79 60 48 10 3P-PHUTHONG 0 6 15 56 83 94 97 97 65 27 19 10P-VINHTUYTV 0 7 18 51 91 100 100 100 89 49 19 0P-YENLAC 2 0 14 27 78 87 93 87 60 27 7 2THATKHE 4 0 12 67 79 88 92 92 59 52 17 4PHORANG 2 0 21 60 82 98 100 95 95 49 10 3P-HAMRONG 2 2 17 60 80 90 98 95 83 39 9 0P-VITHUONG 6 6 21 67 78 91 100 97 91 42 16 0P-MINHQUANG 3 3 11 71 97 95 100 97 84 43 20 4P-LANGBONG 2 2 20 69 81 85 92 96 87 50 12 0P-CHODON 0 0 16 51 89 98 98 100 81 45 11 0P-BAOHATV 0 3 25 72 85 81 94 94 83 53 18 0P-BAOYENTV 0 0 21 61 85 86 100 93 88 44 16 0CHIEMHOA 2 2 18 58 92 100 92 98 74 44 13 5BACKAN 0 2 12 48 85 98 100 95 72 33 13 0P-CHIEMHOATV 0 4 14 46 93 100 93 93 76 41 7 0P-VINHLAC 0 6 26 60 97 91 97 97 92 59 17 0P-KHANHHOA 0 0 22 44 84 77 100 91 81 48 16 0LUCYEN 2 8 28 60 82 92 98 97 89 56 15 3HAMYEN 2 8 15 60 95 90 100 90 72 49 10 5P-VANBAN 0 2 17 68 63 76 89 87 76 59 9 2THANUYEN 0 0 28 72 100 100 100 92 69 13 10 3P-CAMNHAN 0 2 15 48 65 78 83 79 60 39 13 0P-BINHGIA 0 10 12 42 63 88 90 84 57 26 4 0DINHHOA 0 2 20 42 92 95 100 90 77 41 10 0P-DAOVIEN 2 6 13 47 88 91 100 91 77 51 13 2BACSON 5 8 22 48 92 85 95 90 63 36 16 3P-CHOMOITV 0 0 0 32 70 84 81 89 92 84 58 6MUCANGCHAI 0 2 20 65 95 100 100 98 64 18 10 3P-LANGCANG 4 0 12 54 83 94 86 96 92 52 15 2P-LANGGIUA 3 6 9 62 94 97 100 97 79 55 18 0P-LANGNHA 0 4 4 39 89 88 85 91 66 36 9 0P-DIEMMAC 5 7 21 48 78 86 90 91 74 45 19 3LANGSON 4 4 13 39 78 89 91 89 67 34 9 0TUYENQUANG 2 0 17 55 98 100 100 96 89 56 13 2P-LOCBINH 8 2 8 30 58 83 85 76 63 28 10 0P-KHAUPHA 0 0 27 65 84 88 94 88 66 29 7 7P-DINHCA 0 4 21 39 71 82 85 90 71 34 8 0P-PHULUONG 0 0 5 31 65 85 89 85 71 48 5 2YENBAI 4 6 26 69 89 87 100 100 96 66 17 4P-TANTHINH 0 2 16 45 90 82 97 98 75 51 15 0P-KIENLAO 2 2 32 76 92 96 100 98 92 68 20 2P-VANLINH 9 2 15 54 85 90 96 92 59 26 7 5P-DAITU 0 0 18 61 84 97 100 100 90 52 21 0THAINGUYEN 0 4 9 54 91 98 98 94 91 57 17 2VANCHAN 0 0 12 22 78 90 95 97 95 56 8 3P-KYPHU 2 0 6 48 73 80 88 88 79 58 18 2P-SONNAM 2 6 15 47 89 92 96 94 81 45 15 2P-CAMSON 3 5 11 51 87 92 92 74 67 28 3 0DINHLAP 5 5 12 45 82 92 95 90 77 36 10 0MONGCAI 4 0 19 50 92 100 100 100 92 54 29 0HUULUNG 2 2 20 52 85 98 92 98 72 38 8 0TAMDAO 2 2 32 74 92 100 100 98 96 73 31 8

Page 84: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

78

P-PHUBINH 5 2 16 47 76 88 92 86 66 36 16 0P-TRAMTAU 2 2 13 35 84 93 91 87 80 43 4 0PHUHO 2 4 16 43 88 98 96 92 86 57 15 0P-PHOYEN 2 0 10 38 80 87 98 88 73 48 14 4QUANGHA 11 9 26 46 94 100 100 97 89 54 31 6P-BAKHE 0 0 12 41 97 94 97 91 85 62 12 0LUCNGAN 5 2 18 42 88 90 95 90 67 44 5 0P-TRALINH 4 0 17 8 83 100 100 86 59 21 4 0HIEPHOA 2 5 12 38 82 100 95 92 74 51 15 0SONDONG 5 2 15 45 88 85 92 92 74 34 8 0TIENYEN 8 5 20 40 92 98 98 95 90 51 13 3BACGIANG 5 0 18 42 90 95 90 95 79 44 10 0PHUYEN 0 0 8 45 92 87 97 92 89 50 8 0P-BACHE 2 4 11 50 74 94 95 96 81 49 19 2MINHDAI 2 0 18 40 92 92 92 90 90 56 13 3P-DONGTRIEU 5 0 10 32 88 88 91 93 77 38 12 0P-HOANHBO 4 0 11 36 73 89 96 98 84 43 11 0CUAONG 8 0 12 40 82 95 98 100 90 56 10 0COTO 9 0 7 33 69 85 91 96 89 55 13 6BAICHAY 6 0 9 33 72 96 96 98 89 51 8 2P-YENHUNG 2 2 4 38 82 94 94 100 90 48 6 0P-THUYNGUYEN 2 4 7 35 79 83 92 96 91 42 12 0P-PHONGCOC 3 0 5 28 77 92 95 90 84 38 10 0P-DOANHUNG 0 2 18 67 91 94 94 88 77 56 20 0P-HAHOA 6 2 16 53 94 96 96 94 88 60 22 0P-THANHBA 2 0 9 48 80 91 93 89 73 56 20 2P-QUANGCUTV 0 0 14 50 89 94 100 94 83 47 14 3P-VUQUANGTV 2 8 14 44 90 94 94 94 78 64 16 2P-MYLUONG 3 6 14 51 89 94 95 92 83 47 21 0P-BOHANT 4 0 10 43 90 94 92 86 73 37 4 0P-BOHABD 2 0 6 40 80 94 96 90 71 44 9 0P-CAMKHE 2 6 17 54 92 94 92 90 88 54 13 2P-TAMDUONG 4 4 15 24 65 88 85 89 57 38 12 0P-LANGGIANG 2 0 12 44 84 90 86 92 74 42 6 0P-BAOSON 2 0 9 21 63 62 67 73 43 29 6 0P-LAMTHAO 2 2 9 44 85 96 92 89 74 55 11 0VINHYEN 2 2 17 60 87 92 100 96 88 58 13 0VIETTRI 0 0 11 41 81 93 98 89 78 60 15 2P-XUANHOA 0 0 13 26 74 100 100 93 70 43 13 0P-CUONGTHINH 2 2 7 50 93 85 91 87 89 61 19 0P-BINHXUYEN 0 2 7 37 71 96 92 90 66 44 15 0P-MAISUU 2 6 17 44 73 81 92 91 81 34 10 4P-VINHTUONG 0 0 6 40 75 90 96 92 67 53 12 0P-PHUCYEN 0 2 6 38 80 94 90 92 71 48 11 0P-KIMANH 0 2 11 32 65 92 94 90 75 46 8 0P-BATBAT 2 0 10 43 84 90 92 92 86 58 15 0P-YENPHONG 0 0 6 32 76 92 98 90 80 49 15 0BACNINH 0 0 14 36 86 95 95 100 76 33 14 0P-THANHTHUY 4 8 10 40 86 86 94 90 88 60 16 2P-SUOIHAI 0 0 8 44 76 96 96 94 76 64 12 0BAVI 0 2 14 46 90 91 98 89 90 71 13 4SONTAY 0 0 9 43 85 91 100 92 92 65 15 2P-DONGANH 0 0 10 31 80 89 98 91 77 50 17 0CHILINH 2 0 12 29 83 86 93 98 83 51 10 0P-HOAIDUC 0 0 8 35 77 91 96 90 73 55 19 2P-DONGCUU 0 3 9 32 61 72 72 68 80 39 11 3HANOI 0 0 9 37 85 94 100 93 85 58 21 2P-LUONGTAI 0 4 10 33 84 88 94 96 78 57 18 0P-VANGIANG 2 0 6 31 70 86 88 88 71 55 23 2P-YENLUONG 0 0 9 44 88 89 92 89 94 71 18 0HADONG 3 3 13 29 89 92 92 95 86 54 16 0HAIDUONG 6 0 9 39 80 87 87 98 85 55 13 0P-CHUCSON 0 0 10 37 92 96 100 93 87 60 18 2P-THANHTRI 0 0 12 19 79 88 91 85 69 50 16 0P-THUONGTIN 2 2 6 37 80 88 92 94 85 62 20 0P-LAMSONTV 3 3 9 26 74 82 86 78 92 65 17 0P-KHOAICHAU 0 0 9 27 75 83 90 91 76 60 17 2HOABINH 0 2 7 39 98 94 98 96 93 68 17 4P-ANTHI 0 0 10 27 68 90 80 98 76 56 17 0P-TUKY 2 0 6 30 64 74 82 96 84 61 12 0PHULIEN 2 0 6 31 81 93 91 100 89 55 11 2

Page 85: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

79

P-PHUXUYEN 2 0 4 27 72 77 88 83 74 47 23 0P-VANDINH 0 0 10 43 92 88 94 98 90 71 23 0P-CAOPHONG 8 2 10 42 95 95 98 92 90 65 22 0P-CHOCHAY 5 2 7 24 90 88 85 90 93 66 16 0KIMBOI 0 0 18 45 98 98 100 100 97 77 18 3HONDAU 5 0 8 18 72 82 82 98 92 51 15 0P-PIENGVE 0 0 7 39 91 91 95 86 86 43 7 0MAICHAU 0 0 8 25 92 92 98 95 87 59 8 0HUNGYEN 0 2 7 30 74 85 87 98 85 70 21 2P-TRIEUDUONG 3 0 12 22 81 81 88 94 81 62 22 0P-KIMTIEN 3 3 13 46 92 98 100 100 95 78 25 0P-TANLAC 0 2 5 35 94 96 98 96 93 70 14 0P-BAHANGDOI 8 0 11 34 86 84 92 95 89 73 16 0P-TULY 3 0 10 28 82 83 92 92 88 59 16 3PHULY 5 0 10 28 82 92 95 100 92 72 28 3P-YENLAP 4 0 6 25 67 76 76 98 90 61 19 2P-HUNGTHITV 3 0 11 25 89 92 95 100 92 68 14 0CHINE 2 0 10 20 88 90 98 100 95 74 18 0LACSON 0 2 12 40 95 98 100 100 95 69 23 0THAIBINH 6 0 7 30 74 85 81 98 93 60 17 2NAMDINH 2 0 9 37 80 83 83 98 89 70 19 2P-YENTHUY 2 0 10 24 81 84 90 95 91 67 17 2NHOQUAN 2 0 11 35 91 91 93 100 94 75 21 0NINHBINH 2 2 9 19 83 85 89 100 96 75 15 2BACHLONGVI 4 2 2 11 39 56 63 91 76 40 8 2VANLY 6 2 4 20 56 63 76 98 98 77 23 4P-MUONGLATTV 0 0 6 35 73 82 94 90 76 29 0 0HOIXUAN 0 0 6 33 91 96 98 96 93 62 11 0P-BATHUOC 0 0 2 17 73 90 92 88 81 55 12 0P-THACHQUANGTV 0 0 13 20 87 83 90 93 87 63 20 0P-CHOMHAU 0 0 6 31 85 91 100 91 91 58 9 3P-CAMTHUYTV 0 0 8 22 86 94 92 98 90 70 22 0P-PHUCDO 2 0 6 12 84 79 87 94 91 62 22 0P-LANGCHANHTV 0 0 5 47 95 100 100 98 98 71 21 0P-NGOCLAC 2 0 4 23 81 85 90 98 96 66 13 0P-THONGNHATNT 2 0 2 12 71 67 75 89 85 64 15 0P-BATMOT 2 0 6 43 83 90 96 98 91 60 25 0P-LYNHANTV 0 0 7 11 78 85 77 89 78 76 20 0YENDINH 2 0 6 12 76 80 78 98 96 63 18 0P-CUTHONTV 0 2 6 6 54 76 77 96 91 79 16 0P-XUANKHANHTV 3 0 12 15 76 82 82 94 94 75 16 3BAITHUONG 2 0 7 38 91 93 96 100 91 77 26 0P-LACHTRUONG 0 2 7 14 58 76 76 93 98 74 17 2P-CUADATTV 9 0 15 33 100 91 94 100 94 85 28 6P-SAOVANG 4 0 6 28 91 84 89 98 87 70 24 0P-GIANGTV 4 0 6 17 77 75 83 98 92 74 25 0P-TRIEUSON 2 0 2 15 63 76 76 98 95 71 21 0THANHHOA 0 2 2 15 70 81 72 94 94 81 28 2P-CHUOITV 2 0 2 7 65 70 63 98 89 80 20 2P-YENCAT 5 0 9 18 91 68 86 95 100 68 32 5NHUXUAN 4 0 2 14 67 70 76 96 92 80 29 0P-YENMY 4 2 0 12 54 58 60 92 90 79 33 5P-NGOCTRATV 7 0 7 13 62 66 64 92 96 85 29 2QUYCHAU 0 0 2 31 94 85 88 96 92 77 13 0P-QUYCHAUTV 0 0 2 25 94 83 84 100 94 75 11 0TINHGIA 6 4 6 14 64 63 57 94 98 86 30 6P-MUONGXENTV 0 0 4 28 74 68 76 89 78 47 2 0P-NT32 0 0 4 23 91 73 67 91 96 72 15 5P-NT15 3 3 3 19 69 67 49 89 86 83 21 3QUYHOP 0 0 7 20 87 84 76 96 93 82 11 2TAYHIEU 2 2 0 24 69 70 70 91 85 77 13 3P-NGHIAKHANHTV 0 3 0 24 73 68 66 84 89 78 19 0P-DONGHIEU 2 0 0 10 68 68 66 94 94 83 18 0TUONGDUONG 2 0 4 28 83 67 69 94 85 60 8 0P-HOANGMAI 0 0 0 9 38 44 53 82 89 81 24 2P-THACHGIAMTV 0 0 0 33 84 63 67 93 91 58 7 0P-KHEBO 0 0 2 13 43 53 53 84 87 71 19 2QUYNHLUU 0 2 2 13 39 50 52 85 91 83 25 4P-KHELA 0 0 3 30 81 58 54 91 86 86 26 3CONCUONG 4 4 8 25 79 66 64 89 92 83 31 2P-DUATV 0 2 0 33 83 60 55 88 96 87 36 2

Page 86: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

80

P-TANGTHANH 0 2 5 12 50 46 39 85 86 79 27 3DOLUONG 2 2 2 35 74 59 50 91 96 89 45 0P-DODAO 3 0 3 19 52 35 48 84 97 84 28 10P-THACMUOI 11 14 14 57 91 64 63 89 97 92 54 27HONNGU 7 2 4 12 44 51 41 89 93 100 57 22P-QUANHANH 0 2 5 16 43 42 41 85 84 95 27 5P-CUAHOITV 12 6 4 14 47 35 42 81 94 96 58 21P-YENTHUONGTV 0 0 3 33 73 56 56 84 97 91 39 10P-NAMDANTV 0 0 0 20 62 60 40 85 96 89 38 5VINH 2 2 4 11 65 46 41 81 94 92 70 21P-THANHMAI 9 4 7 48 83 59 50 89 93 93 45 23P-CHOTRANGTV 2 2 6 18 61 49 36 79 98 96 62 13P-LINHCAMTV 2 0 6 18 68 50 43 82 94 96 46 12HUONGSON 4 2 9 45 87 54 46 87 96 92 64 21P-SONDIEMTV 2 0 6 18 68 50 43 82 94 96 46 12P-DAILOC 4 0 2 17 59 43 33 72 98 88 57 25P-DODIEM 19 6 6 16 66 50 42 78 100 94 78 34P-HOADUYETTV 11 6 7 27 85 53 53 87 98 95 74 32HATINH 35 7 6 30 65 56 39 74 96 98 85 62P-CAMNHUONGTV 67 31 9 18 57 43 33 68 98 96 89 77P-CHULETV 2 0 15 44 85 72 49 89 100 96 78 13P-CAMXUYEN 45 27 12 17 61 39 32 77 100 98 87 70HUONGKHE 0 2 13 33 85 65 56 87 98 100 70 23P-BAUNUOC 62 30 28 28 70 40 34 70 94 92 78 58KYANH 61 19 17 19 56 52 35 74 98 94 91 79P-DONGTAMTV 2 7 6 28 78 62 53 89 100 98 76 24P-MINHHOA 3 18 10 28 68 60 51 90 95 95 67 29BADON 0 0 3 14 50 20 32 60 100 97 78 41P-MAIHOATV 0 5 13 26 73 37 37 78 97 94 67 28P-TROC 3 8 8 32 63 57 41 93 98 95 71 26P-VIETTRUNG 8 12 10 28 66 55 37 88 98 95 74 38DONGHOI 9 4 6 19 50 26 28 57 98 98 91 49P-TRUONGSON 6 7 12 20 61 59 48 90 97 97 88 50P-LETHUYTV 13 8 5 18 47 43 29 63 90 97 92 76P-CAMLY 8 4 8 31 67 43 45 79 92 98 83 52CONCO 65 25 18 18 22 28 18 58 95 97 95 77P-KIENGIANGTV 35 10 7 32 78 46 38 71 93 100 97 78P-GIAVONGTV 12 9 6 38 66 34 19 58 100 97 97 74P-CUAVIETTV 21 9 3 18 44 12 21 64 94 97 100 74DONGHA 17 2 5 29 54 34 22 54 90 92 98 72P-DONGHATV 9 4 9 17 65 13 26 78 95 100 95 87KHESANH 0 3 5 31 74 72 85 95 95 97 74 18HUE 46 17 12 13 44 33 23 55 87 100 100 90P-BINHDIEN 32 16 19 20 63 63 34 90 90 100 100 93P-TALUONG 19 16 13 33 68 73 45 90 90 100 97 90ALUOI 15 7 19 69 93 66 66 83 98 100 100 78NAMDONG 51 10 15 32 75 76 78 80 98 100 100 92P-TANMYTV 6 0 6 0 44 36 20 26 73 78 55 34P-SONTRA 40 3 7 13 26 22 12 41 94 100 100 91DANANG 18 0 3 8 38 36 28 51 92 100 100 71P-CAMLETV 15 0 6 12 44 32 21 62 91 100 100 71P-HIEN 0 0 6 39 81 63 57 71 88 94 84 41P-AINGHIATV 18 3 9 15 71 53 47 68 91 97 100 71P-HOIANTV 26 6 6 12 35 35 24 41 88 100 100 76P-CAULAUTV 21 3 9 12 35 29 32 68 82 100 100 79P-GIAOTHUYTV 21 6 12 21 73 65 47 76 94 100 97 76P-THANHMYTV 0 3 7 31 97 83 66 83 97 97 93 48P-NONGSONTV 23 9 6 31 89 83 83 85 94 97 100 86P-QUESON 36 6 9 16 72 67 39 76 88 100 97 76P-HIEPDUCTV 32 9 6 24 88 62 62 76 97 97 100 82TAMKY 47 8 14 11 31 44 28 42 94 100 97 94P-TIENPHUOC 38 15 18 21 65 66 39 69 97 100 100 97P-KHAMDUC 25 16 13 42 65 45 32 61 100 100 100 84LYSON 47 17 30 20 37 20 17 43 97 100 97 76TRAMY 68 19 24 41 92 81 68 78 97 100 100 100P-SONHA 32 3 18 35 74 88 77 83 97 100 100 80P-TRABONG 41 15 21 24 82 91 89 91 91 100 100 83P-TRAKHUCTV 38 3 12 9 35 35 15 59 88 100 100 84QUANGNGAI 49 10 10 5 36 41 18 64 92 100 100 87P-SONGIANGTV 52 16 23 26 87 97 84 78 97 97 100 93P-MODUC 30 6 6 9 32 11 6 26 83 97 100 79

Page 87: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

81

P-ANCHITV 35 3 16 9 42 31 22 56 84 100 100 88P-MINHLONG 36 6 9 12 50 29 24 43 86 97 100 85P-DUCPHO 29 3 6 6 29 15 3 26 76 97 88 76BATO 59 29 26 24 76 76 56 65 94 100 100 91P-GIAVUC 21 0 19 42 67 64 52 61 97 97 97 82P-SAHUYNHBD 30 0 6 6 36 24 6 27 91 94 94 61P-ANHOATV 52 17 14 21 76 72 55 59 100 100 100 93HOAINHON 24 8 5 14 38 35 22 51 94 100 94 69P-BONGSON 32 0 9 6 47 51 17 40 91 100 100 79P-VINHHAO 11 0 3 10 67 63 53 52 97 97 93 63P-HOAIAN 15 3 15 18 56 51 31 57 91 97 91 69P-PHUMY 21 0 3 6 50 43 23 49 91 100 97 69P-DINHBINH 0 0 0 9 71 52 52 58 91 91 84 45P-DEDI 15 0 12 8 44 27 15 33 93 100 100 56P-PHUCAT 16 0 3 6 55 36 18 35 91 100 94 57QUYNHON 17 4 6 9 23 17 8 29 94 98 96 63P-DEOCUMONG 17 4 13 4 26 30 8 42 88 96 96 74P-VANCANH 19 0 3 16 69 44 42 30 88 100 97 68P-SONGCAU 12 0 6 6 26 21 9 26 86 97 100 54P-HABANGTV 6 0 6 9 53 24 18 26 94 100 94 46P-BINHTUONGTV 4 0 9 17 62 40 44 52 92 100 92 33TUYHOA 15 2 12 10 29 8 11 13 83 100 100 54P-CUNGSONTV 3 0 12 9 69 62 31 44 88 100 91 41SONHOA 0 0 17 7 67 53 40 43 90 100 93 37P-PHULAC 15 0 12 12 29 9 6 9 94 97 94 53P-DABAN 26 15 19 7 59 93 81 78 81 85 88 50P-HONKHOI 54 24 22 22 57 87 92 89 89 94 97 92P-NINHHOATV 6 0 15 12 55 32 32 38 97 91 76 39P-KHANHVINH 6 0 15 6 32 21 6 15 71 97 80 43P-DONGTRANGTV 6 0 15 9 53 24 12 26 83 94 77 47NHATRANG 12 0 12 12 47 52 39 47 86 94 80 47SONGTUTAY 9 0 12 6 55 41 38 44 100 97 94 50TRUONGSA 6 0 7 15 28 11 6 9 72 96 96 43P-KHANHSON 3 0 15 6 47 38 30 29 76 94 80 44CAMRANH 0 0 11 11 38 24 8 14 78 92 92 44P-BUDOP 0 0 9 47 88 94 97 100 97 91 35 3P-SONGPHA 4 0 16 32 84 77 81 62 100 96 73 36P-LOCNINH 0 0 7 37 71 94 83 97 97 90 14 0P-BUDANG 0 3 15 52 100 97 100 100 97 97 44 6P-BUNHO 0 0 13 47 90 97 100 97 100 90 50 3P-NHAHO 4 0 12 32 80 69 73 54 96 96 73 36P-BATHAP 0 0 3 3 16 10 12 16 62 69 66 32P-BINHLONG 0 0 4 19 44 81 89 96 93 100 32 4PHANRANG 0 0 0 6 22 19 11 6 64 66 57 29P-NHIHA 0 0 0 8 31 23 35 19 81 88 48 28P-QUANTHE 4 0 4 4 37 26 11 19 59 72 58 27P-CHONTHANH 0 0 9 32 74 100 91 97 97 91 58 9P-CANA 3 0 0 3 48 39 9 19 59 76 52 18P-SONGMAO 0 0 3 6 38 42 55 50 75 80 34 0P-MEPU1 0 0 8 41 92 97 100 100 100 96 52 17P-LIENHUONG 0 0 0 4 46 22 19 11 56 65 31 8P-VOXU 0 0 0 13 81 97 97 100 100 83 30 7P-LANGAU 0 0 11 15 79 97 97 100 100 90 27 7P-TAPAOTV 0 0 0 19 70 85 88 85 94 75 25 6P-MALAM 0 0 4 4 62 62 78 86 82 71 26 7P-BAUTRANG 0 0 4 3 39 27 37 32 41 65 23 3P-SUOIKIET 0 0 0 24 92 100 100 100 92 96 29 4PHANTHIET 0 0 2 9 62 74 77 83 89 75 17 4P-MUINE 0 0 0 3 57 35 65 63 60 62 21 11P-KEGA 0 0 0 10 81 97 97 100 97 83 20 3PHUQUY 3 0 6 14 53 72 61 47 83 89 69 37P-DAKGLEI 0 0 19 38 90 81 97 94 94 76 31 0DAKTO 0 0 9 44 88 91 97 97 94 67 18 0P-SATHAY 0 0 0 48 83 90 97 100 90 71 15 0KONTUM 0 0 7 41 91 88 98 95 98 71 24 0P-KBANG 0 0 0 27 78 73 79 100 94 78 39 10P-BIENHO 0 0 4 37 93 96 96 100 96 80 24 4P-POMORETV 0 0 4 29 86 81 96 100 100 89 43 7P-THON4 0 0 3 33 78 79 91 100 94 75 29 3PLEIKU 0 0 4 41 93 96 98 100 98 75 25 2ANKHE 0 0 0 11 61 39 55 66 87 95 86 27

Page 88: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

82

P-CHUSE 0 0 0 17 81 85 91 100 94 69 29 3P-CHUPRONGBD 0 0 3 27 88 94 97 100 91 72 25 0AYUNPA 0 0 0 25 78 47 64 86 89 83 57 6P-KRONGPA 0 0 0 3 56 42 38 39 77 84 68 13P-EASUP 0 0 0 34 87 93 94 100 100 65 33 0BUONHO 0 0 3 41 84 84 89 95 97 86 44 6P-BANDONTV 0 0 6 26 88 78 81 90 84 72 19 0P-EAKNOP 4 0 0 20 73 58 54 58 88 88 85 35P-KRONGBUKTV 0 0 6 26 77 75 78 88 97 84 69 19MDRAK 16 3 14 30 81 57 57 49 92 100 97 67EAKMAT 0 0 6 34 91 97 97 94 97 79 44 3BMTHUOT 0 0 7 35 93 96 93 98 96 75 42 6P-CAU14TV 0 0 6 35 97 94 94 100 100 94 29 0P-GIANGSONTV 0 0 0 35 94 97 100 100 100 81 55 19P-DUCXUYENTV 0 0 0 47 100 100 100 100 97 82 27 3P-DANHIM 0 5 29 62 87 76 68 65 91 81 57 15P-XALAT 0 9 38 92 88 96 88 91 96 96 62 13DAKNONG 3 8 43 78 95 100 100 97 100 94 31 3P-SUOIVANG 0 4 25 76 84 83 92 100 96 92 38 8DALAT 0 0 21 69 90 94 96 90 96 94 49 9P-NAMBAN 0 0 22 54 81 93 92 83 94 89 24 4PHUOCLONG 5 0 11 51 92 97 95 97 97 97 61 14P-THANHBINHTV 0 4 11 68 89 79 83 82 100 100 40 4P-THANHMYTN 0 0 12 30 81 79 83 66 87 83 45 12LIENKHUONG 0 0 15 47 85 94 91 76 91 94 48 6P-DATEH 0 0 8 45 90 100 100 100 100 97 75 15DONGPHU 0 0 14 69 94 97 97 97 100 97 66 11BAOLOC 20 12 49 78 92 98 94 98 96 100 78 34P-THUANAN 0 0 0 21 74 85 88 97 100 94 63 3P-KATUM 0 0 0 24 76 97 94 94 100 94 31 6P-DONGPAN 0 0 10 27 75 100 100 100 97 100 47 3P-CANDANGTV 0 3 3 35 76 88 94 85 97 94 54 3P-NUIBADEN 0 0 6 24 59 82 91 88 97 97 50 6P-TALAITV 0 0 9 25 78 97 100 97 100 100 48 9TAYNINH 0 0 8 37 80 94 100 94 100 100 60 14P-DAUTIENGTV 0 0 14 43 80 100 93 100 100 93 63 11P-BENSOI 0 0 9 33 73 91 94 97 97 97 55 17P-TUCTRUNG 0 0 6 44 94 100 100 100 100 100 52 16P-PHUOCHOATV 0 0 3 32 84 100 97 100 100 100 52 6P-BENCAT 0 0 0 24 71 88 88 97 100 94 60 3P-GODAUHATV 0 0 3 38 82 91 91 82 100 100 64 6P-TRIANTV 0 0 0 35 87 100 100 100 100 100 56 17TRIAN 0 0 0 33 86 93 97 97 97 97 53 13P-TANUYEN 0 0 6 16 72 84 94 91 97 94 52 6P-SOSAO 0 5 10 38 86 100 100 100 100 100 67 14P-CUCHI 0 0 0 23 78 88 100 91 97 100 62 6XUANLOC 0 0 4 28 80 88 100 92 96 96 54 21P-VINHHUNG 0 0 3 35 61 73 72 86 96 97 47 3P-HOCMON 3 0 7 26 77 84 87 84 94 87 53 3P-LONGSON 0 0 0 13 83 87 93 97 97 100 60 10P-HONGNGU 0 0 0 29 61 62 59 74 84 97 66 10P-TANCHAUTV 4 0 0 40 74 57 62 79 79 100 73 9MOCHOA 0 3 3 31 75 83 81 89 97 97 66 11P-CAMMY 0 0 0 12 75 94 94 100 97 91 30 10P-CATLAI 0 0 3 16 81 90 100 100 100 97 52 20P-LONGTHANH 0 0 0 19 90 97 100 100 100 97 58 16CHAUDOC 0 0 3 28 72 50 72 78 74 97 69 14HAMTAN 0 0 0 17 76 94 86 88 93 76 12 6P-BINHCHANH 0 0 0 18 83 94 94 90 100 100 52 3P-NHABEBD 0 0 4 21 75 100 100 89 93 92 44 7P-TRUONGXUANTV 0 0 3 16 71 81 87 77 93 100 77 17P-TUYENNHONTV 0 0 3 22 84 94 84 75 94 100 72 17P-BENLUCTV 0 0 3 28 78 94 100 94 100 97 50 6P-THOISON 0 0 3 30 67 64 71 56 74 79 48 12P-KIENBINHTV 3 0 0 16 69 84 88 88 97 97 65 13P-CANDUOC 0 0 0 19 72 97 91 87 90 100 47 0P-TAMTHONHIEP 0 0 0 3 71 97 100 91 94 97 47 3P-TANAN 0 0 0 19 75 94 91 87 90 100 44 0P-XUYENMOC 0 0 3 16 84 97 97 94 91 88 18 0P-BARIA 0 0 0 8 68 92 92 80 92 72 24 0CAOLANH 0 0 0 22 72 89 83 81 91 97 74 9

Page 89: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

83

P-MYPHUOC 4 0 0 11 63 69 81 85 100 100 56 8P-HAUMYBAC 0 0 0 12 65 58 79 73 95 100 83 9P-CHAUTHANH 0 0 0 7 55 74 87 77 87 87 45 11P-HOIANAG 0 0 0 19 58 52 85 89 100 93 54 8P-CAILAYTV 0 0 0 10 66 81 81 81 97 100 55 7P-LONGDINHTV 0 0 4 14 71 89 90 83 97 97 59 11P-CANGIO 0 0 0 3 45 66 75 75 74 73 10 0P-HATIEN 0 0 17 59 93 97 90 100 94 100 58 13P-LONGXUYENTV 0 0 3 24 67 76 91 91 94 97 64 6VUNGTAU 0 0 0 11 86 86 94 86 94 91 26 3MYTHO 0 0 0 20 74 83 86 83 91 97 44 6P-CHOGAO 0 0 0 16 75 78 97 91 97 100 44 9P-CAIBE 0 0 3 19 68 65 94 77 100 97 53 11P-GOCONG 0 0 0 12 78 90 84 91 94 94 28 0P-LAIVUNG 0 0 3 12 53 61 91 97 97 100 56 3P-SADEC 0 0 6 10 58 77 94 97 100 100 68 6P-KIENLUONG 0 3 3 46 86 93 93 100 94 94 70 10P-HONDAT 0 0 12 28 88 92 96 100 100 100 76 16P-NUISAP 0 0 3 25 56 82 97 88 88 84 42 9P-THOTNOT 0 0 3 17 50 73 87 94 100 97 42 3P-BENGIA 0 0 0 8 77 100 100 100 96 100 42 12P-MYTHUANTV 3 0 0 9 61 94 94 100 100 97 61 3P-CHOLACHTV 0 0 0 17 55 74 77 90 87 90 50 4P-VAMKINHTV 0 0 0 12 64 96 92 84 96 96 36 0PHUQUOC 2 8 32 62 95 100 95 98 100 100 62 21P-BENTRETV 0 0 0 17 67 67 96 100 83 100 42 8P-BINHDAITV 0 0 0 12 69 87 97 88 97 94 26 3P-OMON 0 0 4 17 58 78 78 97 94 94 66 14P-MOCAY 0 0 0 7 55 73 80 81 86 97 23 4P-GIONGTROM 0 0 0 13 69 78 84 91 88 97 35 0P-TRITONTV 0 0 3 33 67 69 85 85 88 91 52 9P-TANHIEPTV 0 0 3 18 79 91 94 100 97 100 73 15P-BACANG 3 0 7 7 67 90 87 97 90 94 48 10BATRI 0 0 0 17 67 92 89 92 89 97 40 6CANTHO 0 0 5 23 77 97 95 92 92 95 63 11RACHGIA 3 0 8 28 94 100 97 97 94 97 83 9P-ANBIEN 0 3 6 33 94 100 94 97 97 97 59 6P-TRAON 0 0 4 15 67 97 90 100 100 97 65 10P-HUONGMY 0 0 0 14 66 93 97 83 100 93 37 13P-TRAVINHTV 0 0 0 13 81 94 97 97 100 100 41 6P-GIONGGIENG 0 0 7 17 90 97 97 100 100 100 67 21P-RACHGOI 0 0 7 11 75 85 96 100 85 93 65 12P-BENTRAITV 0 0 3 9 81 84 97 97 100 100 44 10P-XEOROTV 0 0 17 37 97 100 97 100 100 100 72 10P-TIEUCAN 0 0 4 19 79 97 84 97 93 100 33 7P-PHUNGHIEPTV 0 0 3 16 77 94 100 94 97 91 44 10P-VITHANHTV 0 0 3 27 91 100 97 100 97 97 59 17P-KESACH 0 0 4 25 77 94 100 100 100 96 39 11P-VINHHOAHUNG 0 0 10 33 93 97 93 100 97 97 55 14P-GOQUAO 0 0 7 32 97 100 86 100 100 100 57 10P-DAINGAITV 0 0 0 16 91 100 94 100 100 97 47 10P-MYTU 0 0 3 26 87 100 93 100 100 100 52 7SOCTRANG 0 0 6 22 84 97 97 92 94 97 58 11P-LONGPHU 0 0 0 21 81 89 81 85 93 93 44 8P-NGANDUA 0 0 0 47 93 97 97 93 100 97 77 3P-VINHTHUAN 0 0 6 52 90 90 97 97 97 100 74 24P-PHUOCLONGTV 0 0 9 42 94 100 97 100 100 97 76 15P-GANHHAOTV 0 0 0 21 88 100 100 97 100 97 76 12P-THOIBINH 3 6 9 52 97 100 97 100 100 97 82 12P-SONGDOCTV 0 10 7 32 88 91 97 97 94 100 81 17BACLIEU 0 0 9 9 80 97 97 91 100 91 68 9P-GIARAIBD 3 0 3 20 84 93 90 93 96 93 43 13P-DONGHAI 0 0 0 21 72 97 97 97 96 100 70 7CAMAU 8 2 10 39 90 100 98 100 96 100 78 20P-LONGDIENTAY 0 0 0 23 96 100 91 100 100 96 52 12P-TRANVANTHOI 7 0 4 41 89 93 96 100 93 93 73 22P-DAMROI 0 0 0 24 87 96 96 100 96 96 61 10P-PHUTAN 0 0 6 26 67 93 83 81 81 75 52 10CONDAO 2 4 2 11 74 96 96 94 93 92 60 13

Page 90: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

84

Bảng 5HỆ SỐ GÓC SEN TỔNG LƯỢNG MƯA THÁNG TÍNH TRUNG BÌNH TRÊN CÁC VÙNG KHÍ HẬU

(đơn vị: %/Decade)VùngK.H

Tháng1

Tháng2

Tháng3

Tháng4

Tháng5

Tháng6

Tháng7

Tháng8

Tháng9

Tháng10

Tháng11

Tháng12

B1 -2.469 -4.958 5.627 -2.012 1.503 -0.863 -0.388 -7.443 -6.358 -8.725 -8.231 -4.260

B2 0.569 -2.060 3.319 -4.470 -0.206 -2.254 3.038 -1.709 -3.600 -9.763 -4.025 2.852

B3 -1.141 -2.401 1.867 -11.365 1.277 -6.206 2.972 -2.793 -6.922 -11.673 -5.122 0.544

B4 -2.870 -1.670 4.192 -2.419 2.083 -10.101 3.068 0.766 -5.151 -6.752 -8.349 0.708

N1 8.706 2.566 8.520 2.370 2.203 -6.837 6.000 6.389 1.056 -2.577 -2.128 6.045

N2 -0.951 -2.173 0.905 -3.054 -5.547 -1.343 -3.472 -5.161 0.286 -5.635 -1.179 -1.654

N3 -0.203 -0.934 0.595 2.291 -2.462 -3.505 -3.516 -1.155 0.055 0.290 -1.993 4.718

Page 91: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

85

Bảng 6HỆ SỐ GÓC SEN CỦA CÁC ĐẶC TRƯNG MƯA TRÊN CÁC VÙNG KHÍ HẬU

R01_Ann: Số ngày mưa trong năm (R>=0.1 mm) R01_Dry: Số ngày mưa trong mùa khô (XI-IV)

R01_Wet: Số ngày mưa trong mùa mưa (V-X) R01_Win: Số ngày mưa trong mùa Đông (XII-II)R01_Spr: Số ngày mưa trong mùa Xuân (III-V); R01_Sum: Số ngày mưa trong mùa Hè (VI-VIII)

R01_Aut: Số ngày mưa trong mùa Thu (IX-XI) Rnn: Tổng lượng mưa năm (I-XII)

R_Dry: Tổng lượng mưa mùa khô (XI-IV) R_Wet: Tổng lượng mưa mùa mưa (V-X)

R_Win: Tổng lượng mưa mùa Đông (XII-II) R_Spr: Tổng lượng mưa mùa Xuân (III-V)

R_Sum: Tổng lượng mưa mùa Hè (VI-VIII) R_Aut: Tổng lượng mưa mùa Thu (IX-XI)

R50: Số ngày mưa lớn (R>=50 mm) R100: Số ngày mưa lớn (R>=50 mm)

ĐẶC TRƯNG HỆ SỐ GÓC SEN CỦA CÁC ĐẶC TRƯNG MƯA THEO VÙNG KHÍ HẬUĐặc trưng Rnn R_Dry R_Wet R_Win R_Spr R_Sum R_Aut R01_Ann R01_Dry R01_Wet R01_Win R01_Spr R01_Sum R01_Aut R50 R100

Vùng khí h

ậu B1

Trung bình -1.48 -1.29 -1.19 0.27 2.79 -0.75 -5.10 -1.86 -1.24 -1.18 -0.40 0.18 -0.22 -1.65 -0.04 0.02

Lớn nhất 6.2 6.3 5.9 7.3 7.7 6.8 4.5 6.7 5.6 5.2 2.6 2.2 4.2 0.8 1.1 0.5

Trạm Nâm Giàng Tạ Khoa Nậm Giàng Tạ Khoa Bình Lư Nậm Giàng Điện Biên Quỳnh Nhai Chiềng Yên Quỳnh Nhai Chiềng Yên Mai Sơn Tạ Bú Sông MãNâmGiàng Mường Tè

Nhỏ nhất -6.8 -8.0 -8.8 -6.4 -4.7 -7.7 -10.9 -10.8 -6.0 -6.9 -2.7 -1.9 -0.4 -5.0 -0.8 0.0

Trạm Mường Trai Bản Sọc Mường Trai Mường Trai Tây Trang Mường Trai Tà Gia Mường Chà Bản Sọc Mường Chà Bản Sọc Mường Chà Mường Chà Tam Đường Bản Sóc Nậm Mức

Vùng khí h

ậu B2

Trung bình -1.39 -1.70 -1.03 -1.17 0.01 0.50 -5.48 -0.47 -0.66 -0.57 -0.04 0.35 0.51 -1.81 -0.03 0.00

Lớn nhất 8.6 9.2 6.5 8.6 9.5 9.5 9.8 10.2 8.3 9.7 6.5 6.1 6.7 2.2 1.4 0.5

Trạm Đỉnh Cả Linh Hồ Sơn Đông Linh Hồ Đỉnh Cả Bắc Sơn Bản Lầu Quản Bạ Vĩnh Lạc Nậm Ty Nậm Ty Nậm Ty Nậm Ty Nậm Ty Quản Bạ Vĩ Thượng

Nhỏ nhất -8.4 -11.3 -8.9 -11.0 -11.0 -7.8 -11.2 -9.6 -10.8 -9.5 -7.3 -5.7 -3.8 -6.5 -1.6 -0.8

Trạm Tân Thịnh Ba Khe Ba Chẽ Thủy Nguyên Bắc Cạn Tân Thịnh Bắc Mê Mường Hun Chiêm Hóa Chợ Mới Chợ Đồn Chợ Đồn Hà Giang Chiêm Hóa Móng Cái Nậm Ty

Vùng khí h

ậu B3

Trung bình -3.11 -3.52 -2.54 -3.68 -0.92 -0.99 -6.33 -1.18 -0.65 -0.51 -0.14 0.18 0.07 -1.28 -0.25 -0.04

Lớn nhất 5.8 8.6 6.5 8.8 8.0 6.9 5.1 10.2 9.8 5.3 4.7 5.3 3.3 1.6 0.8 0.0

Trạm Mai Sưu Yên Thủy Mai Sưu Yên Thủy Lâm Sơn Bạch Long Vĩ Yên Lập Lâm Sơn Vân Lĩnh Vân Lĩnh Vân Lĩnh Yên Thủy Tam Dương Lâm Sơn Mai Sưu Đoan Hùng

Nhỏ nhất -11.8 -16.0 -10.9 -10.6 -11.0 -8.8 -12.0 -10.0 -7.8 -11.7 -3.9 -5.4 -6.2 -3.8 -1.4 -0.5

Trạm Thanh Ba Phú Xuyên Thanh Ba Hà Đông Phú Xuyên Thanh Ba Bình Xuyên Quảng Cư Yên Lương Yên Lương Yên Lương Yên Lương Yên Lương Yên Lương Thanh Ba Triều Duong

Page 92: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

86

Vùng khí h

ậu B4

Trung bình -1.30 -0.99 -0.98 0.74 2.75 -0.70 -3.67 2.10 1.47 0.68 1.20 1.25 0.24 -0.67 -0.07 -0.01

Lớn nhất 8.9 10.5 8.3 9.8 9.9 8.5 9.7 11.9 9.9 6.7 5.9 5.7 4.3 2.9 2.6 1.0

Trạm A Lưới Quán Hành Đò Đao Chòm Hậu Triệu Sơn Mai Hóa Nam Đông Xuân Khanh Linh Cảm Xuân Khanh Mai Hóa Yên Cát Xuân Khanh Linh Cảm A Lưới Nam Đông

Nhỏ nhất -8.9 -11.5 -8.9 -12.4 -7.7 -11.5 -11.7 -9.0 -7.3 -6.5 -3.5 -2.8 -2.9 -3.3 -1.7 -0.9

Trạm Phúc DoHương

Sơn Đò Điểm Lang Chánh Bá Thước Còn Cỏ Yên Mỹ Cụ Thôn Khe Lá Phúc Do Khe Lá Phúc Do Bầu Nước Khe Lá Đò Điểm Xuân Khanh

Vùng khí h

ậu N1

Trung bình 5.68 4.18 2.52 4.49 3.29 0.99 2.63 3.95 2.91 2.42 1.76 1.86 0.46 1.46 0.68 0.09

Lớn nhất 11.5 10.9 9.2 9.8 10.0 9.8 9.7 11.9 10.3 10.2 6.1 5.0 5.8 6.3 2.1 0.9

Trạm Võ Xu Trà My Bình Long Hoài Ân An Chỉ Tiên Phước Quảng Ngãi Tiên Phước Vĩnh Hảo Thanh Mỹ Giá Vực La Ngâu Sông Pha Sông Pha Sơn Giang An Chỉ

Nhỏ nhất -8.4 -18.8 -8.9 -11.5 -10.8 -11.5 -11.2 -10.0 -5.5 -6.2 -2.4 -2.2 -3.8 -2.5 -2.0 -1.0

Trạm Tân MỹBình

Tường Nha Hố Tân Mỹ Kê Gà Phú Lạc Hàm Tân Sơn Hà Bình Tường Mã Lâm Quảng Ngãi Quảng Ngãi Hàm Tân Hàm Tân Suối Kiết Hoài Ân

Vùng khí h

ậu N2

Trung bình 0.53 1.96 -0.71 1.21 2.18 -1.03 1.29 3.75 1.95 1.31 0.83 1.17 -0.17 1.54 0.16 0.00

Lớn nhất 6.5 10.6 6.9 9.4 9.7 6.8 8.1 10.8 8.6 9.6 3.7 4.8 5.8 5.7 1.5 0.0

Trạm Kom Tum An Khê Chư Sê Xã Lát Đồng Phú Chư Sê Buôn Ma Thuột Chư Sê Đà Lạt Thành Mỹ Đà Lạt Đà Lạt Thành Mỹ Đà Lạt MĐrắc 0

Nhỏ nhất -5.6 -11.3 -10.3 -12.8 -7.5 -11.5 -5.7 -4.4 -5.0 -8.1 -2.6 -3.8 -10.0 -4.6 -2.0 0.0

Trạm Pơ Mơ RêĐức

Xuyên Krong Pa Thanh Bình Đa Tẻ Krông Pa Krông Pa MĐrắc Đa Nhim Đa Nhim Đa Nhim Đa Nhim Đa Nhim Đa NhimChư

Prông 0

Vùng khí h

ậu N3

Trung bình 2.73 3.51 0.52 4.49 2.37 -0.64 2.01 3.98 2.16 2.06 1.31 1.92 0.94 1.28 0.14 0.00

Lớn nhất 11.2 13.7 8.9 9.8 9.9 9.8 9.9 13.5 7.4 10.5 4.5 6.5 10.0 10.0 2.0 0.3

Trạm Trà Ôn Mỏ Cày Vàm Kinh Đồi 95 Củ Chi Cai Lậy Bà Rịa Châu Thành Dầu Tiếng Hòn Đất Dầu Tiếng Sở Sao Hồng Ngự Long Thành Sông Đốc Kà Tum

Nhỏ nhất -9.8 -17.2 -10.5 -9.6 -12.0 -12.5 -10.8 -12.0 -3.1 -10.5 -0.1 -2.0 -9.2 -10.0 -2.0 -0.4

Trạm Túc Trung Túc Trung Đại Ngải Thới Bình Hội An Túc Trung Rạch Gỏi Long Sơn Túc Trung Long Sơn Túc Trung Tân Hiệp Kà Tum Kà Tum Kê Sách Túc Trung

ĐẶC TRƯNG HỆ SỐ GÓC SEN CỦA CÁC ĐẶC TRƯNG MƯA CỦA VIỆT NAMĐặc trưng Rnn R_Dry R_Wet R_Win R_Spr R_Sum R_Aut R01_Ann R01_Dry R01_Wet R01_Win R01_Spr R01_Sum R01_Aut R50 R100

VI

ỆT

NA

M

Trung bình 0.11 0.14 -0.53 0.85 1.57 -0.30 -2.39 1.41 0.81 0.61 0.67 1.01 0.38 -0.30 0.06 0.01

Lớn nhất 11.5 13.7 9.2 9.8 10.0 9.8 9.9 13.5 10.3 10.5 6.5 6.5 10.0 10.0 2.6 1.0

Trạm Võ Xu Mỏ Cày Bình Long Chòm Hậu An Chỉ Tiên phước Bà Rịa Châu Thành Vĩnh Hào Hòn Đất Nậm Ty Sở Sao Hồng Ngự Long Thành A Lưới Nam Đông

Nhỏ nhất -11.8 -18.8 -10.9 -12.8 -12.0 -12.5 -12.0 -12.0 -10.8 -10.5 -7.3 -5.7 -10.0 -10.0 -2.0 -1.0

Trạm Thanh BaBình

Tường Thanh Ba Thanh Bình Hội An Túc Trung Bình Xuyên Long Sơn Chiêm Hóa Long Sơn Chợ Đồn Chợ Đồn Đa Nhim Kà Tum Suối Kiệt Hoài An

Page 93: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

87

Bảng 7HỆ SỐ GÓC SEN ĐỘ DÀI MÙA MƯA TÍNH TRUNG BÌNH TRÊN CÁC VÙNG KHÍ HẬU

Vùng K.H B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3

HS góc Sen -0.412 0.046 -0.288 0.042 0.495 1.120 0.575

Page 94: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

88

PHỤ LỤC BẢN ĐỒ

BẢN ĐỒ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN

GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM CỦA CÁC ĐẶC TRƯNG MƯA

Page 95: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

89

Hình 3.1 Phân bố tổng lượng mưa tháng 1 Hình 3.2 Phân bố tổng lượng mưa tháng 2

Hình 3.3 Phân bố tổng lượng mưa tháng 3 Hình 3.4 Phân bố tổng lượng mưa tháng 4

Page 96: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

90

Hình 3.5 Phân bố tổng lượng mưa tháng 5 Hình 3.6 Phân bố tổng lượng mưa tháng 6

Hình 3.7 Phân bố tổng lượng mưa tháng 7 Hình 3.8 Phân bố tổng lượng mưa tháng 8

Page 97: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

91

Hình 3.9 Phân bố tổng lượng mưa tháng 9 Hình 3.10 Phân bố tổng lượng mưa tháng 10

Hình 3.11 Phân bố tổng lượng mưa tháng 11 Hình 3.12 Phân bố tổng lượng mưa tháng 12

Page 98: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

92

Hình 3.13 Phân bố tổng lượng mưa năm Hình 3.14 Phân bố tổng lượng mưa mùa khô

Hình 3.15 Phân bố tổng lượng mưa mùa mưa Hình 3.16 Phân bố tổng lượng mưa mùa Đông

Page 99: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

93

Hình 3.17 Phân bố tổng lượng mưa mùa Xuân Hình 3.18 Phân bố tổng lượng mưa mùa Hè

Hình 3.19 Phân bố tổng lượng mưa mùa Thu Hình 3.20 Phân bố tổng số ngày mưa trong năm

Page 100: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

94

Hình 3.21 Phân bố tổng số ngày mưa trong mùa khô Hình 3.22 Phân bố tổng số ngày mưa trong mùa mưa

Hình 3.23 Phân bố tổng số ngày mưa trong mùa Đông Hình 3.24 Phân bố tổng số ngày mưa trong mùa Xuân

Page 101: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

95

Hình 3.25 Phân bố tổng số ngày mưa trong mùa Hè Hình 3.26 Phân bố tổng số ngày mưa trong mùa Thu

Hình 3.27 Phân bố tổng số ngày mưa lớn (R≥ 50 mm) Hình 3.28 Phân bố tổng số ngày mưa rất lớn (R≥ 100 mm)

Page 102: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

96

Hình 3.29 Số năm có tổng lượng mưa tháng 1 ≥ 100 mm Hình 3.30 Số năm có tổng lượng mưa tháng 2 ≥ 100 mm

Hình 3.31 Số năm có tổng lượng mưa tháng 3 ≥ 100 mm Hình 3.32 Số năm có tổng lượng mưa tháng 4 ≥ 100 mm

Page 103: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

97

Hình 3.33 Số năm có tổng lượng mưa tháng 5 ≥ 100 mm Hình 3.34 Số năm có tổng lượng mưa tháng 6 ≥ 100 mm

Hình 3.35 Số năm có tổng lượng mưa tháng 7 ≥ 100 mm Hình 3.36 Số năm có tổng lượng mưa tháng 8 ≥ 100 mm

Page 104: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

98

Hình 3.37 Số năm có tổng lượng mưa tháng 9 ≥ 100 mm Hình 3.38 Số năm có tổng lượng mưa tháng 10 ≥ 100 mm

Hình 3.39 Số năm có tổng lượng mưa tháng 11 ≥ 100 mm Hình 3.40 Số năm có tổng lượng mưa tháng 12 ≥ 100 mm

Page 105: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

99

Hình 3.41 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 1 Hình 3.42 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 2

Hình 3.43 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 3 Hình 3.44 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 4

Page 106: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

100

Hình 3.45 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 5 Hình 3.46 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 6

Hình 3.47 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 7 Hình 3.48 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 8

Page 107: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

101

Hình 3.49 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 9 Hình 3.50 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 10

Hình 3.51 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 11 Hình 3.52 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa tháng 12

Page 108: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

102

Hình 3.53 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa năm Hình 3.54 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa khô

Hình 3.55 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa mưa Hình 3.56 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Đông

Page 109: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

103

Hình 3.57 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Xuân Hình 3.58 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Hạ

Hình 3.59 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa Thu Hình 3.60 Xu thế biến đổi tổng số ngày mưa trong năm

Page 110: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

104

Hình 3.61 Xu thế biến đổi tổng số ngày mưa mùa khô Hình 3.62 Xu thế biến đổi tổng số ngày mưa mùa mưa

Hình 3.63 Xu thế biến đổi tổng số ngày mưa mùa Đông Hình 3.64 Xu thế biến đổi tổng số ngày mưa mùa Xuân

Page 111: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

105

Hình 3.65 Xu thế biến đổi tổng số ngày mưa mùa Hè Hình 3.66 Xu thế biến đổi tổng số ngày mưa mùa Thu

Hình 3.67 Xu thế biến đổi tổng số ngày mưa lớn Hình 3.68 Xu thế biến đổi tổng số ngày mưa rất lớn

Page 112: phân bố không gian và xu thế biến đổi của các đặc trưng mưa trên

106

Hình 3.60 Xu thế biến đổi độ dài mùa mưa