20
Nitragin 1 SVTH: Nguyn Trng Qunh-Cao Xuân Bách NI DUNG NI DUNG ........................................................................................................... 1 1. Tng quan phân đạm vi sinh ......................................................................... 2 Tình hình sdng phân đạm vi sinh trên thế gii ............................................... 3 Tình hình sdng phân đạm vi sinh Vit Nam ................................................ 4 2. Tng quan vnitragin ...................................................................................... 5 3. Công nghsn xut nitragin............................................................................. 7 Chng ging ....................................................................................................... 7 Môi trường nuôi cy nghiên cu và nhân ging sơ cp ....................................... 9 Thiết bvà quá trình lên men ............................................................................ 10 Chun bcht mang .......................................................................................... 12 Bao gói, bo qun và sdng ........................................................................... 13 4. Thương phm nitragin và hiu qunăng sut ................................................. 14 a. Chế phm Nitragin sdng cho ngô: .......................................................... 14 b. Nitragin trên đậu tương:.............................................................................. 17 5. Kết lun đánh giá ........................................................................................... 18 6. Tài liu tham kho ......................................................................................... 20

phân đạm vsv Nitragin

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

1 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

NỘI DUNG

NỘI DUNG ........................................................................................................... 1

1. Tổng quan phân đạm vi sinh ......................................................................... 2

Tình hình sử dụng phân đạm vi sinh trên thế giới ............................................... 3

Tình hình sử dụng phân đạm vi sinh ở Việt Nam ................................................ 4

2. Tổng quan về nitragin ...................................................................................... 5

3. Công nghệ sản xuất nitragin ............................................................................. 7

Chủng giống ....................................................................................................... 7

Môi trường nuôi cấy nghiên cứu và nhân giống sơ cấp ....................................... 9

Thiết bị và quá trình lên men ............................................................................ 10

Chuẩn bị chất mang .......................................................................................... 12

Bao gói, bảo quản và sử dụng ........................................................................... 13

4. Thương phẩm nitragin và hiệu quả năng suất ................................................. 14

a. Chế phẩm Nitragin sử dụng cho ngô: .......................................................... 14

b. Nitragin trên đậu tương: .............................................................................. 17

5. Kết luận đánh giá ........................................................................................... 18

6. Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 20

Page 2: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

2 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

1. Tổng quan phân đạm vi sinh

Trong tự nhiên, nitơ là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng không chỉ với cây

trồng mà ngay cả đối với vi sinh vật. Nguồn dự trữ nitơ trong tự nhiên

rất lớn, chỉ tính riêng trong không khí nitơ chiếm khoảng 78,16% thể

tích. Người ta ước tính trong bầu không khí bao trùm lên một ha đất đai

chứa khoảng 8 triệu tấn nitơ, lượng nitơ này có thể cung cấp dinh dưỡng

cho cây trồng hàng chục triệu năm nếu như cây trồng đồng hóa được

chúng. Trong cơ thể các loại sinh vật chứa khoảng 4.1015 tỷ tấn nitơ.

Nhưng tất cả nguồn nitơ trên cây trồng đều không tự đồng hóa được mà

phải nhờ vi sinh vật. Thông qua hoạt động của các loài sinh vật, nitơ nằm

trong các dạng khác nhau được chuyển hóa thành dễ tiêu cho cây trồng sử

dụng. Hằng năm cây trồng lấy đi từ đất hàng trăm triệu tấn nitơ. Bằng

cách bón phân con người trả lại cho đất được khoảng > 40%, lượng thiếu

hụt còn lại cơ bản được bổ sung bằng nitơ do hoạt động sống của vi sinh

vật. Vì vậy vi sinh vật đóng vai trò quan trong trong tự nhiên góp

phần duy trì mối quan hệ cân bằng các chất trong hệ sinh thái. Hiện

nay có hai hướng chính sản xuất phân đạm vi sinh: cố định nitơ cộng sinh

giữa vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) và cây bộ đậu; và vi khuẩn cố định nitơ

tự do: azotobacter và Clostridium. Rễ cây bộ đậu nhiễm vi khuẩn nốt sần

hình thành mối quan hệ cộng sinh nghĩa là quan hệ mà cả hai bên đều cần có

nhau và dựa vào nhau để phát triển, trong đó vi khuẩn nốt sần tổng hợp đạm

từ nitơ có trong khí quyển cung cấp cho cây và ngược lại cây trồng cung cấp

các dưỡng chất cần thiết để vi khuẩn nốt sần sinh trưởng phát triển.

Azotobacter, một loại vi khuẩn háo khí, sống tự do và có mặt ở hầu hết các

loại đất và hệ sinh thái nông nghiệp với số lượng khác nhau có khả năng cố

định nitơ và có khả năng sinh tổng hợp hoạt chất kích thích sinh trưởng thực

vật, một số vitamin và hoạt chất ức chế sự sinh trưởng, phát triển của một số

Page 3: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

3 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

vi nấm gây bệnh vùng rễ một số cây trồng.

Do những tính chất và lợi ích của vi sinh vật trong vai trò cố định đạm

trong đất mà những nghiên cứu về phân đạm vi sinh, loại phân bón sử dụng

tác nhân vi sinh vật làm yếu tố tác động làm tăng quá trình cố định đạm

trong đất, đã được nghiên cứu phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới từ

những năm 1890s và cho đến hiện nay việc nghiên cứu, sử dụng nguồn đạm

sinh học này được xem là một giải pháp quan trọng trong nông nghiệp, đặc

biệt trong sự phát triển nền nông nghiệp bền vững của thế kỷ 21 này.

Tình hình sử dụng phân đạm vi sinh trên thế giới

Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và

được đặt tên là Nitragin. Sau đó phát triển sản xuất tại một số nước khác như

ở Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh (1910) và Thụy Điển (1914).

Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn Rhizolium do Beijerink

phân lập năm 1888 và được Fred đặt tên vào năm 1889 dùng để bón

cho các loại cây thích hợp họ đậu. Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều

công trình nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở rộng việc sản xuất các loại

phân bón vi sinh cố định nitơ mà thành phần còn được phối hợp thêm một

số vi sinh vật có ích khác như một số xạ khuẩn cố định nitơ sống tự do

Frankia spp, Azotobacter spp, các vi khuẩn cố định nitơ sống tự do

clostridium, pasterium, Beijerinkiaindica, các xạ khuẩn có khả năng giải

cellulose, hoặc một số chủng vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các nguồn

dự trữ phospho và kali ở dạng khó hoà tan với số lượng lớn có trong đất

mùn, than bùn, trong các quặng apatit, phosphoric v.v... chuyển chúng

thành dạng dễ hoà tan, cây trồng có thể hấp thụ được.Trong những năm gần

đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản xuất công nghiệp

một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong nước. Một số loại

phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới. Phân vi sinh vật

Page 4: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

4 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

cố định đạm. Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí.

Đáng chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter,

Bradyrhizobium, Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella.

Tình hình sử dụng phân đạm vi sinh ở Việt Nam

Trong những năm 1990 - 2000, nông lâm nghiệp Việt Nam đã có những

bước phát triển vượt bậc. Từ một nước nông nghiệp thường xuyên phải nhập

khẩu lương thực, đến năm 2000 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo

thứ 2 thế giới, trong đó phân bón nói riêng và các sản phẩm hóa học nói

chung có nhiều đóng góp tích cực. Không có phân bón hóa học thì không thể

có nền nông nghiệp thâm canh với năng suất cao. Số liệu thống kê trong hai

chục năm qua cho thấy mức tăng của sản lượng lương thực hầu như tỷ lệ

thuận với mức tăng của phân khoáng. Do sự thiếu cân đối trong việc bón các

yếu tố dinh dưỡng cũng như các yếu tố ngoại cảnh khác nên hiệu quả sử

dựng phân bón hóa học không cao, gây lãng phí và ảnh hưởng xấu đến môi

trường. Số liệu thống kê cho thấy, lượng sử dựng phân khoáng ở Việt Nam

chưa cao so với một số nước trên thế giới, song do bón phân khoáng không

cân đối, thiếu hợp lý và không đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng phân bón

thấp. Điều đó làm gia tăng sự mất cân đối về dinh dưỡng đối với cây trồng,

trong khi lượng hút các chất dinh dưỡng cùng với sản phẩm thu hoạch vượt

quá lượng dinh dưỡng bón vào. Bón phân không cân đối dẫn đến tình trạng

vừa thừa vừa thiếu dinh dưỡng đồng thời gây nên hiện tượng chai cứng,

giảm độ phì, thay đổi tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất trồng.

Thực tế sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam đã khẳng định, phân

bón trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều đóng góp tích cực, song mặt khác,

việc sử dụng gia tăng phân bón hóa học trong sự mất cân đối nghiêm trọng

giữa các yếu tố dinh dưỡng đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản

xuất và môi trường sinh thái. Để phát triển nông nghiệp bền vững, cần phải

Page 5: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

5 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

có chiến lược an toàn dinh dưỡng cho đất và cây trồng: đó là bảo đảm cung

cấp đủ liều lượng cần thiết các chất dinh dưỡng thiết yếu đúng lúc cây cần,

theo tỷ lệ cân đối giữa các chất trong phân bón phù hợp với yêu cầu từng

loại cây trên các vùng đất trồng dưới các điều kiện thời tiết, khí hậu khác

nhau: An toàn dinh dưỡng cho cây và đất trồng cũng có nghĩa bảo đảm và

phát triển hệ sinh thái đất. Đất trồng không chỉ chứa dinh dưỡng cung cấp

cho cây trồng mà còn thông qua các hoạt động của sinh vật sống, đất trồng

mới có điều kiện để hồi phục và cân bằng. Trong nhiều năm qua quá trình

nghiên cứu và thử nghiệm phân vi khuẩn nốt sần tại Vi ệt Nam cho thấy:

Phân vi khuẩn có tác dụng, nâng cao năng suất lạc vỏ từ 13.8-17.5% ở

các tỉnh phía Bắc và miền Trung và 22% ở các tỉnh miền Nam. Các kết

lquả nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng phân vi khuẩn nốt sần kết hợp với

lượng đạm khoáng tương 30-40 kgN/ha mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng

suất lạc trong trường hợp này có thể đạt tương đương như khi bón 60 và

90kgN/ha. Hiệu lực của phân vi khuẩn nốt sần có thể hiện đặc biệt rõ

nét trên vùng đất nghèo chất dinh dưỡng và vùng đất mới trồng cây bộ

đậu. Lợi nhuận của phân, vi khuẩn nốt sần được xác định đạt 442.000

VNĐ/ha với tỷ lệ lãi xuất/1 đồng chi phí đạt 9,8 lần(Ngô Thế Dân và

Ctv.,2001).

2. Tổng quan về nitragin

Nitragin là sản phẩm thương mại hóa nghiên cứu phát triển bởi các nhà khoa

học Mỹ và ứng dụng thử nghiệm trên nhiều quốc gia khác: Canada,

Achentina,… Những nghiên cứu khảo nghiệm cho thấy rằng ngay cả trong

điều kiện khô cây trồng bị hạn chế nước và nhiệt độ làm cho sức sống của rễ

và lá kém thì Nitragin với chủng vi sinh vật Rhizospheric được tuyển chọn

vẫn có tác động kích thích tăng trưởng và làm phát triển hệ rễ cũng như lá,

Page 6: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

6 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

làm tăng khả năng tiếp cận của rễ đến dinh dưỡng và cải thiện năng suất cây

trồng cao hơn về sinh khối và khả năng tổng hợp các bon cũng như quang

hợp. Đặc biệt với chế phẩm xây dựng cho riêng lúa mỳ và ngũ cốc hạt giống

được xử lý và kích thích nảy mầm của hạt. Đặc biệt Nitragin xây dựng

những sản phẩm đặc biệt dành riêng cho các loại cây như lúa mì, ngũ cốc,

đậu tương. Các phân bón dạng lỏng có chứa chất kích thích sinh trưởng và

chứa nồng độ thích hợp của vi khuẩn ngay cả ở điều kiện ngày hết hạn sử

dụng vẫn chứa 107 Tế bào/ml.

Khi sử dụng với li ều lường 10ml/kg hạt giống có thể chịu được với các

thuốc bảo vệ thực vật khác như thuốc diệt nấm (triticonazole, carbendazim +

thiram), thuốc trừ sâu (tiametoxan, Imidacloprid) mà không cần bổ sung chất

phụ trợ. Việc xử lý hạt với phân bón Nitragin Bonus tạo nên nhữn tín hiệu

ảnh hưởng tích cực đến trao đổi chất của tế bào thực vật, kích hoạt các yếu

tố làm tăng sự trao đổi chất của tế bào thực vật, kích hoạt sự tăng trưởng gốc

và các phần trên mặt đất của cây. Sự tác động của nitragin có thể được tóm

tắt:

1. Tăng cường hấp thụ nitơ và các chất dinh dưỡng khác.

2. Mật độ cao hơn và độ dài của lông rễ

3. Cao hơn tỷ lệ xuất hiện của rễ.

5. Khả năng chịu hạn tốt nhất vừa

4. Tăng sinh khối.

7. Tăng số lượng hạt/ m2

6. Tăng hiệu suất.

Đánh giá Nitragin có tác động tốt trong giai đoạn đầu (giai đoạn sinh trưởng)

Được biết, những hạn chế về tốc độ tăng trưởng của cây trồng lúa mì trong

thời gian tác động này như sau:

- sự tăng trưởng nghèo của chồi và rễ

Page 7: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

7 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

- các hạt giống kém phẩm chất làm cho hình thành cơ thể kém phẩm chất

ngay từ khi hình thành cũng như môi trường nghèo dinh dưỡng.

Vì vậy rất quan trong trong việc thúc đẩy hỗ trợ quá trình giai đoạn đầu phát

triển hệ rễ và cây trồng cho sự sinh trưởng phát triển tiền đề về sau. Để thực

hiện điều này, cần thiết phải làm cho cây trồng:

1. Được thành lập mà không có giảm số lượng cây trồng (phù hợp cấy),

2. Phát triển tốc độ tăng trưởng không suy giảm của các bộ phận trên không

(lá và chồi) và mặt đất (rễ).

3. Hoàn thành sự hình thành của các thành phần năng suất

3. Công nghệ sản xuất nitragin

Chủng giống

Theo những nghiên cứu trên Rhizobium japonicum của Arya K. Bal và cộng

sử năm 1977 về cấu tạo của vi khuẩn vùng rễ và mối liên quan đến việc

phát triển của chúng trên vùng rễ , việc nuôi cấy chủng R. japonicum

Nitragin 61A76 đã được phát triển nghiên cứu nuôi trên môi trường dinh

dưỡng nước chiết nấm men- manitol (Ultrastructure of Rhizobium japonicum

in Relation to its attachment to root hairs – Arya K.Bal, S.Shantharam, and

S. Ratnam- Canada A1B3X9-1977).Sự phát triển của chủng trên môi trường

nước chiết nấm men- mannitol trong điều kiện nhiệt độ 23oC và pH=7,2

trong thời gian khác nhau cho kết quả tăng dần từ 1-13h sau đó tăng ít từ

13h-15h, sau đó hầu như không tăng.

Page 8: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

8 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

Những nghiên cứu tiếp theo của các

nhà khoa học Mỹ vào năm 1983 cũng

được tiến hành trên môi trường nước

chiết nấm men- manitol khảo sát các

yếu tố cạnh tranh của 31 chủng

Rhizobium leguminosarum dành cho

cây họ đậu. Nghiên cứu cho thấy có

nhiều sư tác động ảnh hưởng lên các

chủng, trong đó có sự tương thích giữa các chủng vi sinh vật và cây chủ.

Tuy nhiên từ hai nghiên cứu này có thể thấy việc nuôi cấy chủng vi khuẩn

vùng rễ sinh nốt sần có thể được tiên hành trong môi trường nước chiết nấm

men- mannitol.

Trong chế phẩm Nitragin có chứa vi khuẩn Bradyrhizobium japonicum được

phát triển bởi hãng sản xuất Nitragin của Mỹ kết hợp cùng phát triển với

Novozyme cụ thể cho đậu tương, được phát triển bởi hai trung tâm:

Milwaukee, Wisconsin (Mỹ) và Pilar, Buenos Aires (Argentina) được chứng

nhận bởi theo tiêu chuẩn về chất lượng trên thị trường. Nó có kết quả tích

Page 9: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

9 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

cực hỗ trợ bởi đánh giá lĩnh vực kể từ năm 1991 tại Hoa Kỳ, Canada,

Argentina, Brazil, Paraguay, Bolivia và Uruguay. Nitragin là công cụ tốt để

cố định đạm tối đa và cho năng suất tối đa. Công thức ban đầu tại một nồng

độ lớn hơn 5 x 109 cfu / ml, còn lại 1000 triệu vi khuẩn mỗi ml vào cuối hạn

và đảm bảo 500 000 vi khuẩn mỗi hạt giống.

Môi tr ường nuôi cấy nghiên cứu và nhân giống sơ cấp

Mặc dù có nhiều loại vi sinh vật có khả năng cố định đạm cũng như có thể

sử dụng làm phân bón vi sinh nhưng hầu hết các loài vi sinh vật vùng rễ

Rhizobium sử dụng môi trường nước chiết nấm men – Mannitol

Rhizobium : Yeast extract mannitol broth

Mannitol 10.0g

K2HPO4 0.5g

MgSO4.7H2O 0.2g

NaCl 0.1g

Yeast 0.5g

Agar 20.0g

Thể tích cuối sau khi hòa tan và định mức với nước : 1000.0ml

Thêm 10ml Congo đỏ(250mg congo đỏ trong 100ml nước) vào môi trường

để được 1lít sau khi pH đạt được 6.8 và trước

khi thêm agar.

Nhân giống và chuẩn bị thứ cấp:

Chuẩn bị các môi trường cho lên men lỏng thể

tích tăng từ 250ml, 500l, 3 lít và 5 lít.

Nuôi thu sinh khối vi khuẩn trong các bình

250ml trong điều kiện nuôi lắc(250rpm) và thời gian 5-7 ngày.

Page 10: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

10 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

Theo dõi sự phát triển của vi khuẩn đến khi mật độ té bào đạt như môi

trường cấy gióng ban đầu thì tiếp tục nhân giống trên các môi trường lớn

hơn 500ml, 3l và 5l.

Cấp giống tỷ lệ từ 1-2% tùy thuộc vào chất lượng giống.

Thiết bị và quá trình lên men

Quá trình lên men được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ tối ưu như trong quá

trình lên men nhân giống, thiết bị được điều khiển tự động các thông số điều

chỉnh như nhiệt độ, pH, tốc độ khuấy và sục khí. Trong quá trình lên men

kiểm tra sự phát triển của vi khuẩn và kiểm tra sự nhiễm tạp. Kết thúc quá

trình lên men mật độ tế bào trong môi trường đạt 109tế bào /ml. Để hạn chế

nhiễm tạp cần tiến hành xử lý dịch lên men trước 24h sau khi lên men và

được lưu trữ lạnh 4oC nếu chưa xử lý ngay.

Trong sản xuất phân bón sinh học các trang thiết bị cơ sở hạ tầng chi phí lớn

có thể chiếm tới 70% vốn. Trong quy mô sản xuất thử nghiệm các thiết bị

quy mô nhỏ có thể được sử dụng như: nồi hấp, thiết bị lên men, tủ sấy, thiết

bị cấp khí,…

Minh họa các thiết bị cần thiết:

Thiết bị hấp thiệt trùng thiết bị lên men và dụng cụ cấy giống cũng như môi

trường trong quá trình sản xuất, trong thực tiễn sản xuất có thể sử dụng hệ

thống lò cấp hơi riêng biệt hoặc hóa chất tiệt trùng.

Page 11: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

11 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

Tủ cấy giống

Buồng cấy có thể dùng để thực hiện cấy giống cho lên men hoặc chuyển môi

trường.

Thiết bị ổn nhiệt

Thiết bị ổn nhiệt đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm cho quá trình lên men hoặc cấy

giống ban đầu trên môi trường đặc hoặc môi trường ống nghiệm.

Thiết bị lắc sử dụng đảm bảo dự đảo trộn của môi trường theo chuyển động

tròn, cung cấp khí cho sự tăng trưởng của canh trường vi sinh vật. Trong

thực tế máy lắc có thể được thay bằng những thiết bị đảo trộn sục khí hoặc

thiết bị lắc nhiều tầng,

Thiết bị cấp khí nóng sử dụng để tiệt trùng thiết bị.

Thiết bị đo pH sử dụng trong quá trình điều chỉnh môi trường lên men và

kiểm tra môi trường trong suốt quá trình lên men.

Page 12: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

12 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

Thiết bị bảo quản lanh: bảo quản cach canh trường giống

Thiết bị lên men

Một thiết bị lên men quy mô thử nghiệm phòng thí nghiệm với các thiết bị

cánh khuấy, điều chỉnh nhiệt độ, pH, nồng độ oxy hòa tan được thiết kế chế

tạo đưa vào thử nghiệm.

Thiết bị lên men có thể bao gồm thiết bị chống bọt hoặc sử dụng chất phá

bọt trong quá trình lên men.

Chuẩn bị chất mang

Nếu chế phẩm ở dạng lỏng cần thêm các chất kết dính để vi sinh vật có thể

bám dính được trên các hạt và rễ cây.

Nếu chế phẩm ở dạng rắn cần chuẩn bị chất mang, các chất mang thường

dùng nhất vẫn là than bùn, than non, phân chuồng trại chăn nuôi đã xử lý,

hay hỗn hợp bột đất đã xử lý dùng làm vật liệu chất mang. Việc lựa chọn

chất mang tốt nhất vẫn là than bùn non, nhưng cần xem xét các yếu tố về

kinh tế và hiệu quả để lựa chọn, về cơ bản việc lựa chọn dựa trên các tiêu

chí:

- Vật liệu chất mang rẻ

- Có sẵn tại địa phương

- Hàm lượng hữu cơ cao

Page 13: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

13 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

- Không có hóa chất độc hại

- Khả năng giữ ẩm cao hơn 50%

- Dễ dàng thao tác công nghệ: nghiền, sấy, đóng gói,…

Kích thước lọt sàng kích thước 212micro

pH 4-5

Tỷ lệ dinh dưỡng đảm bảo duy trì sự sống cho vi sinh vật và có lợi cho cây

trồng.

Mô tả quy trình sản xuất phân bón vi sinh vật sản xuất chế phẩm dạng rắn:

Bao gói, bảo quản và sử dụng

Page 14: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

14 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

Chế phẩm thô sau quá trình xử lý dịch lên men và phối trộn sẽ được kiểm tra

các thông số kỹ thuât về mật độ tế bào, nồng độ các chất phụ trợ và được

đưa vào trong các can (chế phẩm lỏng) hoặc các túi (chế phẩm rắn) đảm bảo

có lớp vỏ ngăn ánh sáng.

Sản xuất phân bón vi sinh về cơ bản có hai dạng chính là chế phẩm lỏng và

chế phẩm dạng rắn, chế phẩm dạng lỏng có thể áp dụng sử dụng theo 3 cách:

- Xử lý hạt giống

- Ngâm rễ

- Bón vào đất

Trong đó thì việc sử dụng xử lý hạt là thường được sử dụng nhất cho hầu hết

các dạng hạt vì dễ sử dụng và mang lại hiệu quả kinh tế hơn.

4. Thương phẩm nitragin và hiệu quả năng suất

a. Chế phẩm Nitragin sử dụng cho ngô:

Page 15: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

15 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

Sản phẩm được dùng để thúc đẩy tăng trưởng sinh học, được ứng dụng đặc biệt là

đối với ngô. Liều dùng khuyến cáo là 1,2 lít cho mỗi 100 kg hạt giống (

12ml/kg), sử dụng trong vòng 24 giờ trước khi trồng.

Tác dụng chính của sản phẩm là tăng trưởng trong rễ và các bộ phận phía trên

trong giai đoạn đầu của mùa vụ, nó tác động lên vùng rễ làm cho quá trình hấp thu

nước và chất dinh dưỡng có hiệu quả, cùng với việc sản xuất các chất tăng cường

hoạt động của vi sinh cải thiện giai đoạn sinh trưởng của cây trồng sản lượng do đó

cao hơn.

Đánh giá trong năm mùa giải (2002-2006) tại 110 lô sản xuất chứng minh lợi ích

của việc sử dụng chế phẩm này, sản lượng ngô đã tăngkhoảng 470 kg / ha sản

Page 16: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

16 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

lượng ngũ cốc tương đương tăng 5,7% về sản lượng so với ngũ cốc không sử dụng

và 85% các trường hợp là có biểu hiện tốt. Bên cạnh việc cải tiến đã có hiệu quả

đối với tốc độ tăng trưởng ban đầu của cây trồng ở cả trên không và gốc rễ của nó.

Hiệu suất của ngô là xử lý hạt giống với 110 lô Nitragin ngô và sự tăng trưởng kích

thước bộ rễ

Bảng số liệu so sánh sản lượng của cây sử dụng Nitragin và không sử dụng

Nitragin

Page 17: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

17 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

b. Nitragin trên đậu tương:

Cải thiện tăng trưởng của cây đậu tươngtừ 5 - 9% tăng chiều dài rễ 4 - 6 %.

Phương pháp điều trị này kích thích rễ nhánh và kích thước của nốt sần. Kết quả

cho thấy nốt sần tăng cả về số lượng lẫn kích thước.

Trong năm 2007/2008, những thử nghiệm được tiến hành ở những nơi khác nhau

của Argentina, Bolivia, Brazin, Paraguay, Uruguay và Mỹ để đánh giá hiệu suất

của Nitragin tối ưu hóa ứng dụng kết hợp với thuốc trừ sâu Imidacloprid

neonicotinoid. Cần lưu ý rằng các ứng dụng kết hợp thuốc trừ sâu cho phép gia

tăng hơn nữa trong việc cải thiện năng suất đạt được bằng cách áp dụng tối ưu hóa

Nitragin.

Page 18: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

18 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

5. Kết luận đánh giá

Việc sử dụng các chế phẩm Nitragin đã có những hiệu quả tích cực trong nông

nghiệp.Ứng dụng công nghệ tối ưu hóa Nitragin mang lại những lợi ích rõ rệt.

Những lợi ích này cho phép:

− Nâng cao hiệu quả cố định đạm khí quyển

− Được sử dụng hiệu quả hơn cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây trồng

− Tăng tốc độ tăng trưởng của cây

− Tăng sản lượng ngũ cốc

− Độ bao phủ của tán cây sớm

Nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ngày càng tăng vì:

- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hoá học

trên đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất thu

hoạch.

- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu

cho đất như làm tăng lượng phospho và kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo,

giữ độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các

chuyển hoá chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau

tạo ra.

- Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh còn có ý nghĩa rất lớn là tăng cường

Page 19: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

19 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản

thực phẩm do lạm dụng phân bón hóa học.

- Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương

và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm

được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hoá học.

Phân bón mang lại lợi nhuận cho người nông dân.Nhưng để hạn chế

những ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sức khỏe con người thì

nhà nông cần hạn chế sử dụng phân bón vô cơ.

Sử dụng phân bón cần hạn chế hơn.Không lạm dụng sử dụng vô ý thức

các loại

phân có thể gây một số bệnh hiểm nghèo như ung thư.

Nên sử dụng một số loài phân vi sinh để tăng năng suất nông sản và tránh

làm

thoái hóa đất.

Page 20: phân đạm vsv Nitragin

Nitragin

20 SVTH: Nguyễn Trọng Quỳnh-Cao Xuân Bách

6. Tài li ệu tham khảo

[1] Hani Antoun1;2;_, Chantal J. Beauchamp3, Nadia Goussard1;2, Rock Chabot and Roger Lalande41;2- Potential of Rhizobium and Bradyrhizobium species as plant growth promoting rhizobacteria on non-legumes: Effect on radishes (Raphanus sativus L.) [2] Ultrastructure of Rhizobium japonicum in Relation to its attachment to root hairs – Arya K.Bal, S.Shantharam, and S. Ratnam- Canada A1B3X9-1977 [3] Competition among Rhizobium leguminosarum strains for nodulation of

lentils (lens esculenta) Sheila N. May and B. Ben Bohlool – Honolulu

Hawaii 1982

[4] http://www.nitragin.com.ar/

http://www.fyo.com/general/ampliar.asp?IdNoticia=92851&idtipoinfo

rmacion=2