36
1 2.2.2. Ngành chăn nuôi * Mục tiêu phát triển Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, đạt tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh (giá cố định năm 1994) đạt 2,5-3%/năm giai đoạn 2011-2015 và 5-5,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Nâng t trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá hiện hành) đạt 15-16% năm 2015 và đạt 19-20% năm 2020. Ưu tiên phát triển đàn heo và đàn gà theo hướng chăn nuôi công nghiệp, khuyến kích chuyển đàn vịt nuôi theo phương thức chạy đồng sang phương thức nuôi an toàn sinh học, phát triển đàn trâu, bò, dê ở quy mô hộ gia trại và trang trại tập trung. Phấn đấu đưa tỷ lệ đàn heo nuôi tập trung trang trại so với tổng đàn tăng từ 3,2% năm 2010, lên 15% năm 2015 và 60% năm 2020; đàn gia cầm tăng từ 7% năm 2010, lên 20% năm 2015 và lên 70% năm 2020; đàn trâu, bò nuôi ở quy mô gia trại đạt 10% năm 2015 và 30% năm 2020; đàn vịt nuôi chạy đồng có kiểm soát đạt 70% năm 2015 và 100% năm 2020. Đến năm 2015 có 45% cơ sở chăn nuôi heo, 35% cơ sở chăn nuôi gà tập trung và đến năm 2020 có 75% cơ sở chăn nuôi heo, 70% cơ sở chăn nuôi gà tập trung trang trại di dời ra khỏi KDC và vùng cấm nuôi đến các vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung hoặc chuyển sang ngành nghề khác, số hộ chăn nuôi tập trung còn lại ổn định tại chỗ và cải thiện điều kiện nuôi đạt tiêu chuẩn chăn nuôi an toàn sinh học. Đến năm 2015 có 50% số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm phân tán trong khu dân cư được di dời đến cụm giết mổ tập trung quy hoạch hoặc chuyển đổi sang ngành nghề khác, số hộ còn lại tự nâng cấp, cải tạo để đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm hiện hành và đến năm 2020, toàn tỉnh chỉ còn 9 cụm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Nâng tỷ trọng thịt được giết mổ tập trung so với tổng sản lượng thịt đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 100%. b) Quy hoạch phát triển chăn nuôi Dự kiến đến năm 2015: Quy mô đàn trâu đạt 2.000 con (tăng 138 con), đàn bò đạt 2.500 con (giảm 60 con), đàn heo 140 ngàn con (tăng 10,5 ngàn con), đàn gà 1.200 ngàn con (tăng 335 ngàn con), đàn thủy cầm 2.900 ngàn con (tăng 321 ngàn con); Sản lượng thịt các loại đạt 36.874 tấn và sản lượng trứng gia cầm đạt 148 triệu quả. Dự kiến đến năm 2020: Quy mô đàn trâu ổn định 2.000 con, đàn bò 2.500 con, đàn heo 200 ngàn con (tăng 60 ngàn con), đàn gà 1.500 ngàn con (tăng 300 ngàn con), đàn thủy cầm 3.800 ngàn con (tăng 900 ngàn con); Sản lượng thịt các loại đạt 47.518 tấn (tăng 10.644 tấn) và sản lượng trứng gia cầm đạt 190 triệu quả (tăng 42 triệu quả). Bảng 01: Quy mô đàn và sản phẩm các vật nuôi chính đến năm 2020 TT Cây trồng Đơn vị Hiện trạng QH đã đƣợc duyệt Điều chỉnh quy hoạch Điều chỉnh/QH đƣợc duyệt 2010 2012 2015 2020 2015 2020 2015 2020 I Số lƣợng đàn 1 Đàn trâu Con 1.862 1.890 2.000 3.000 2.000 2.000 -1.000 2 Đàn bò Con 2.560 1.492 3.300 3.800 2.500 2.500 -800 -1.300 3 Đàn lợn Con 129.551 115.459 230.000 400.000 140.000 200.000 -90.000 -200.000

Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

1

2.2.2. Ngành chăn nuôi

* Mục tiêu phát triển

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, đạt tốc

độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh (giá cố định năm 1994) đạt

2,5-3%/năm giai đoạn 2011-2015 và 5-5,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Nâng tỷ trọng

giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo

giá hiện hành) đạt 15-16% năm 2015 và đạt 19-20% năm 2020.

Ưu tiên phát triển đàn heo và đàn gà theo hướng chăn nuôi công nghiệp, khuyến

kích chuyển đàn vịt nuôi theo phương thức chạy đồng sang phương thức nuôi an toàn

sinh học, phát triển đàn trâu, bò, dê ở quy mô hộ gia trại và trang trại tập trung.

Phấn đấu đưa tỷ lệ đàn heo nuôi tập trung trang trại so với tổng đàn tăng từ

3,2% năm 2010, lên 15% năm 2015 và 60% năm 2020; đàn gia cầm tăng từ 7% năm

2010, lên 20% năm 2015 và lên 70% năm 2020; đàn trâu, bò nuôi ở quy mô gia trại đạt

10% năm 2015 và 30% năm 2020; đàn vịt nuôi chạy đồng có kiểm soát đạt 70% năm

2015 và 100% năm 2020.

Đến năm 2015 có 45% cơ sở chăn nuôi heo, 35% cơ sở chăn nuôi gà tập trung

và đến năm 2020 có 75% cơ sở chăn nuôi heo, 70% cơ sở chăn nuôi gà tập trung trang

trại di dời ra khỏi KDC và vùng cấm nuôi đến các vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi

tập trung hoặc chuyển sang ngành nghề khác, số hộ chăn nuôi tập trung còn lại ổn định

tại chỗ và cải thiện điều kiện nuôi đạt tiêu chuẩn chăn nuôi an toàn sinh học.

Đến năm 2015 có 50% số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm phân tán trong

khu dân cư được di dời đến cụm giết mổ tập trung quy hoạch hoặc chuyển đổi sang

ngành nghề khác, số hộ còn lại tự nâng cấp, cải tạo để đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ

sinh an toàn thực phẩm hiện hành và đến năm 2020, toàn tỉnh chỉ còn 9 cụm giết mổ

gia súc, gia cầm tập trung. Nâng tỷ trọng thịt được giết mổ tập trung so với tổng sản

lượng thịt đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 100%.

b) Quy hoạch phát triển chăn nuôi

Dự kiến đến năm 2015: Quy mô đàn trâu đạt 2.000 con (tăng 138 con), đàn bò

đạt 2.500 con (giảm 60 con), đàn heo 140 ngàn con (tăng 10,5 ngàn con), đàn gà 1.200

ngàn con (tăng 335 ngàn con), đàn thủy cầm 2.900 ngàn con (tăng 321 ngàn con); Sản

lượng thịt các loại đạt 36.874 tấn và sản lượng trứng gia cầm đạt 148 triệu quả.

Dự kiến đến năm 2020: Quy mô đàn trâu ổn định 2.000 con, đàn bò 2.500 con,

đàn heo 200 ngàn con (tăng 60 ngàn con), đàn gà 1.500 ngàn con (tăng 300 ngàn con),

đàn thủy cầm 3.800 ngàn con (tăng 900 ngàn con); Sản lượng thịt các loại đạt 47.518

tấn (tăng 10.644 tấn) và sản lượng trứng gia cầm đạt 190 triệu quả (tăng 42 triệu quả).

Bảng 01: Quy mô đàn và sản phẩm các vật nuôi chính đến năm 2020

TT Cây trồng Đơn vị Hiện trạng

QH đã đƣợc

duyệt

Điều chỉnh quy

hoạch

Điều chỉnh/QH

đƣợc duyệt

2010 2012 2015 2020 2015 2020 2015 2020

I Số lƣợng đàn

1 Đàn trâu Con 1.862 1.890 2.000 3.000 2.000 2.000 -1.000

2 Đàn bò Con 2.560 1.492 3.300 3.800 2.500 2.500 -800 -1.300

3 Đàn lợn Con 129.551 115.459 230.000 400.000 140.000 200.000 -90.000 -200.000

Page 2: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

2

4 Đàn gia cầm 1000 con 3.573 3.917 5.000 7.000 4.300 5.500 -700 -1.500

Đàn gà 1000 con 865 1.075 1.500 2.400 1.200 1.500 -300 -900

Đàn vịt 1000 con 2.579 2.721 3.350 4.400 2.900 3.800 -450 -600

Gia cầm khác 1000 con 129 121 150 200 200 200 50

5 Dê Con 1.466 287 2.500 2.500 1.000 1.000 -1.500 -1.500

II Sản phẩm

1 Sản lƣợng thịt các loại

1.1 Thịt trâu Tấn 87 88 94 154 94 103 -51

1.2 Thịt bò Tấn 153 241 191 263 150 175 -41 -88

1.3 Thịt lợn Tấn 21.929 24.136 36.897 66.168 25.200 33.100 -11.697 -33.068

1.4 Thịt gia cầm Tấn 8.159 10.946 10.800 15.120 11.400 14.100 600 -1.020

1.5 Thịt dê Tấn 40 47 79 109 30 40 -49 -69

2 Trứng gia cầm 1000 quả 99.155 109.941 172.267 241.173 148.000 190.000 -24.267 -51.173

*Các giải pháp thực hiện chủ yếu

(i) Nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm: Trước mắt, tập trung đầu tư

heo đực giống tốt, chọn lọc con nái chất lượng cao đối với các hộ nuôi tự túc giống;

nâng cao tỷ lệ thụ tinh, giảm số lần thụ tinh và chi phí thụ tinh đối với hộ ứng dụng thụ

tinh nhân tạo. Nghiên cứu chọn lọc, nhân giống đàn gà tàu vàng có năng suất, chất

lượng cao. Về lâu dài, cần khuyến khích hình thành các trang trại chuyên sản xuất

giống trên địa bàn tỉnh để có thể chủ động cung cấp các giống tốt, chất lượng cao cho

các cơ sở chăn nuôi. Thực hiện việc khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống để

cấp chứng chỉ và công bố công khai chất lượng của các cơ sở sản xuất giống, phấn đấu

đến năm 2020 đạt trên 95% đàn heo được lai quy ước 2-3 máu (đạt tỷ lệ nạc 56-60%).

Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh

nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với bò đực giống nhập nội, phân đấu đến năm 2020

đạt trên 80% đàn bò được sind hoặc zebu hóa. Phát triển các dòng, giống gà hướng

trứng, hướng thịt như: gà ri, gà tàu vàng, lương phượng, sácco, ai cập, BT2 và các

dòng gà lai có năng suất thịt trứng cao thích hợp với thả vườn. Đưa các dòng vịt siêu

thịt mới có năng suất cao là T5 (dòng trống) và T6 (dòng mái) vào sản xuất. Từng

bước phát triển mô hình nuôi vịt Super M và vịt CV 2000 theo phương thức nuôi khô.

(ii) Phát triển mô hình chăn nuôi tập trung ứng dụng quy trình nuôi tiên tiến:

Khuyến khích, hỗ trợ các hộ, cơ sở chăn nuôi tập trung di dời ra ngoài khu dân cư;

từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu

vực dân cư nông thôn nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả cao và bền

vững, chủ động kiểm soát và khống chế được dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực

phẩm và bảo vệ môi trường. Ngoài các chính sách chung đang thực hiện như hiện nay,

cần nghiên cứu ban hành chính sách về hỗ trợ ổn định cuộc sống khi hộ chăn nuôi

ngưng sản xuất để chuyển đổi ngành nghề; hỗ trợ lãi vay ngân hàng đối với các hộ đầu

tư mở rộng hoặc đầu tư mới; hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi ngành nghề cho người lao

động làm việc tại các cơ sở chăn nuôi; hỗ trợ chi phí di dời chuồng trại và xây dựng cơ

sở mới theo quy hoạch.

(iii) Phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, kiểm dịch và kiểm soát giết mổ:

Tăng cường công tác giám sát tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm,

kịp thời phát hiện và xử lý ổ dịch nếu dịch bệnh xảy ra; làm tốt công tác kiểm dịch

động vật và sản phẩm động vật tại các đầu mối giao thông giáp ranh với các tỉnh xung

quanh; kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ gia súc gia cầm tại các lò giết mổ; tiếp tục triển

Page 3: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

3

khai các dự án về phòng chống dịch cúm gia cầm do tổ FAO, ABT thực hiện trên địa

bàn tỉnh.

(iv) Quản lý an toàn thực phẩm: Cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc , gia

cầm tập trung phải có cam kết thực hiện tốt các quy định về vê sinh thú y, vệ sinh an

toàn thực phẩm va phòng chông dịch bênh , không sử dụng các chất kích thích và các

chế phẩm bị cấm sử dụng trong chăn nuôi ; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi

phạm và chi câp giây phep cho cac cơ sở chăn nuôi tập trung có đ ủ các điều kiện vệ

sinh thú y va cơ sở giết mổ đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và

môi trường.

(v) Xử lý chất thải và quản lý môi trường trong chăn nuôi: Vị trí xây dựng các

trại chăn nuôi phải đảm bảo theo các quy định hiện hành và có tường rào ngăn cách

trang trại với bên ngoài với chiều cao từ 02 m trở lên. Các cơ sở chăn nuôi phải có cam

kết tự xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định

của cơ quan chức năng về môi trường, không được xả chất thải, nước thải chưa qua xử

lý vào môi trường. Vận động các hộ chăn nuôi tập trung áp dụng công nghệ chăn nuôi

hiện đại (chuồng kín, điều khiển nhiệt độ tự động....). Thử nghiệm và nhân rộng các

mô hình xử lý chất thải tiên tiến như xử lý toàn bộ chất thải bằng phương pháp biogas

kết hợp phát điện, xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh

học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.

c) Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung

Không bố trí vùng phát triển cơ sở chăn nuôi tập trung tại các khu vực đô thị và

phát triển đô thị, bố trí ở các xã thuộc khu vực nông thôn; đồng thời hình thành các

vùng khuyến khích phát triển cơ sở chăn nuôi tập trung trong các vùng phát triển cơ sở

chăn nuôi tập trung nhằm tạo điều kiện thu hút các chủ trang trại, chủ doanh nghiệp

trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển cơ sở chăn nuôi tập trung ở quy mô lớn.

Toàn tỉnh co 1.210 ha tự nhiên thỏa mãn các tiêu chí quy định về vùng khuyến

khích phát triển chăn nuôi tập trung, phù hợp với các quy hoạch được cấp thẩm quyền

phê duyệt, phân bố ở 3 huyện:

- Huyện Phụng Hiệp, có 2 khu vực khuyến khích phát triển cơ sở chăn nuôi tập

trung: Khu vực 1 thuộc ấp Bào Môn và ấp Hòa Phụng C xã Hòa An, diện tích khoảng

270 ha; Khu vực 2 thuộc ấp 6 và ấp 7 xã Hòa An, diện tích khoảng 250 ha.

- Huyện Vị Thủy, có 1 khu vực khuyến khích phát triển cơ sở chăn nuôi tập

trung: thuộc xã Vĩnh Trung với diện tích khoảng 150 ha.

- Huyện Long Mỹ, có 3 khu vực khuyến khích phát triển cơ sở chăn nuôi tập

trung, trong đó có 2 khu vực thuộc vùng nông nghiệp công nghệ cao: Khu vực 1 thuộc

xã Xà Phiên với diện tích khoảng 200 ha; Khu vực 2: khu phát triển chăn nuôi thủy

cầm kết hợp nuôi trồng thủy sản trong vùng nông nghiệp công nghệ cao thuộc xã

Lương Nghĩa; Khu vực 3: khu đầu tư phát triển chăn nuôi hướng ngoại trong vùng

nông nghiệp công nghệ cao thuộc xã Lương Nghĩa.

Các giải pháp chủ yếu

Page 4: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

4

- Không cấp phép thành lập cơ sở chăn nuôi tập trung trong các vùng cấm nuôi

và hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi tập trung trong các vùng cấm nuôi di dời đến vùng được

phép phát triển cơ sở chăn nuôi tập trung.

- Nghiêm cấm xây dựng nhà ở, công trình công cộng trong phạm vi khoảng

cách an toàn xung quanh các cơ sở chăn nuôi tập trung đã được cấp phép.

- Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cho chủ trang trại được chuyển đổi mục

đích sử dụng đất, thuê đất lâu dài (20 năm trở lên) để đầu tư xây dựng cơ sở phát triển

chăn nuôi trong các vùng được phép phát triển chăn nuôi.

- Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện trung thế)

đến ranh các vùng khuyến khích phát triển cơ sở chăn nuôi tập trung.

- Tỉ lệ sử dụng đất cho xây dựng chuồng trại, kho tàng, cơ sở chế biến thức ăn

và sản phẩm chăn nuôi cũng như các công trình xây dựng cơ bản khác không quá 25%

diện tích đất của cơ sở chăn nuôi tập trung; diện tích còn lại (75%) khuyến khích

chuyển qua trồng cây lâu năm.

d) Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh

nằm ngoài các khu đô thị và các khu dân cư nông thôn tập trung, đảm bảo phát triển ổn

định.

Đến năm 2020, di dời hoặc chuyển đổi nghề toàn bộ 49 cơ sở hiện có, bố trí

mới 10 cụm, trong mỗi cụm bố trí 1 cơ sở giết mổ gia súc và 1 cơ sở giết mổ gia cầm

tập trung. Địa bàn phụ trách của các cụm như sau:

1) Cụm cơ sở giết mổ tập trung thành phố Vị Thanh, phụ trách các xã : Vị Tân,

Hỏa Lựu, Tân Tiến va cac phường 1, 3, 4, 5, 7 của thành Phố Vị Thanh , xã Vị Đông

của huyện Vị Thủy , với công suất giết mổ 100-120 con gia súc /ngày va 1.000-1.500

con gia cầm/ngày.

2) Cụm cơ sở giết mổ tập trung phía tây huyện Long Mỹ, phụ trách các xã Vĩnh

Viễn, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A, Xà Phiên của huyện Long Mỹ ; xã Hỏa

Tiến của thành phố Vị Thanh ; xã Vĩnh Thuận Tây của huyện Vị Thủy , vơi công suất

giêt mô 100-120 con gia súc/ngày va 1.000-1.500 con gia cầm/ngày.

3) Cụm cơ sở giết mổ tập trung phía đông huyện Long Mỹ , phụ trách các xã :

Thuận Hòa, Long Phú, Tân Phú, Thuận Hưng , Vĩnh Thuận Đông , Long Trị, Long Trị

A, Long Bình và thị trấn Long Mỹ , thị trấn Trà Lồng cua huyện Long Mỹ , vơi công

suất giêt mổ 100-120 con gia súc/ngày va 1.000-1.500 con gia cầm/ngày.

4) Cụm cơ sở giết mổ tập trung huyện Vị Thủy , phụ trách các xã : Vị Thanh, Vị

Bình, Vĩnh Trung, Vĩnh Tường, Vị Trung, Vị Thắng, Vị Thủy và thị trấn Nàng Mau ,

công suất giêt mô 100-120 con gia súc/ngày va 1.000-1.500 con gia cầm/ngày.

5) Cụm cơ sở giết mổ tập trung phía tây huyện Châu Thành A , phụ trách các xã:

Trường Long Tây, Trường Long A, Tân Hòa, Nhơn Nghĩa A, thị trấn Bảy Ngàn , Một

Ngàn, vơi công suất giêt mô 100-120 con gia súc/ngày va 1.000-1.500 con gia

cầm/ngày.

Page 5: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

5

6) Cụm cơ sở giết mổ tập trung phía đông huyện Châu Thành A , phụ trách các

xã: Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh và thị trấn Rạch Gòi, Cái Tắc của huyện Châu Thành

A; xã Thạnh Hòa, Long Thạnh, Tân Long của huyện Phụng Hiệp; xã Đông Thạnh

huyện Châu Thành , vơi công suất giêt mô 120-150 con gia súc /ngày va 1.500-2.000

con gia cầm/ngày.

7) Cụm cơ sở giết mổ tập trung phiá bắc huyện Phụng Hiệp , phụ trách các xã :

Tân Bình, Bình Thành, Phụng Hiệp, Hòa Mỹ, Hòa An và thị trấn Kinh Cùng, vơi công

suât 100-120 con gia súc/ngày va 1.000-1.500 con gia cầm/ngày.

8) Cụm cơ sở giết mổ tập trung phía nam huyện Phụng Hiệp , phụ trách các xã :

Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng, Phương Phú, Phương Bình và thị trấn Cây Dương, thị

trấn Búng Tàu, công suât 100-120 con gia súc/ngày va 1.000-1.500 con gia cầm/ngày.

9) Cụm giết mổ thị xã Ngã Bảy , phụ trách các phường Lái Hiếu , Hiệp Thành,

Ngã Bảy và các xã Hiệp Lợi , Đại Thành, Tân Thành, vơi công suât cơ sơ giêt mô heo

120-180 con gia súc/ngày và 1000-1.500 con gia cầm/ngày.

10) Cụm Giết mổ huyện Châu Thành , phụ trách các xã : Phú Hữu A, Phú Hữu,

Đông Phước, Đông Phước A, Phú An, Đông Phú và TT. Ngã Sáu huyện Châu Thành,

công suất cơ sơ giêt mô heo 100-120 con/ngày va 1.000-1.500 con gia cầm/ngày.

Giải pháp chủ yếu

- Trước mắt, soát xét lại các điểm giết mổ hiện có, nếu thấy cơ sở nào không có

khả năng hoặc không đủ điều kiện nâng cấp, cải tạo để đảm bảo các tiêu chuẩn tối

thiểu theo quy định, thì không cấp phép và không cho tồn tại. Lâu dài, quy hoạch các

cơ sở giết mổ tập trung không nằm trong khu dân cư, phải có chuồng nuôi nhốt gia súc

giết mổ, sàn giết mổ, móc treo sau giết mổ, công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn và

cam kết không giết mổ, buôn bán vật nuôi bị bệnh dịch, không thu mua vật nuôi trong

vùng dịch và nơi đang bị cấm mua bán.

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để chủ cơ sở sang nhượng mặt bằng tổ chức

sản xuất kinh doanh giêt mô.

- Chủ cơ sở tự đầu tư cơ sở vật chất và hoạt động sản xuất kinh doanh giết mổ

theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không gây ô

nhiễm môi trường.

- Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung hoạt động kinh doanh theo 2 hình

thức là doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Với hình thức doanh nghiệp, diện tích bố trí cơ

sở giết mổ tập trung phải đủ lớn cho nhu cầu mở rộng lâu dài, đầu tư dây truyền thiết

bị và công nghệ giết mổ tiên tiến, trang bị xe chuyên dùng vận chuyển sản phẩm giết

mổ đến nơi tiêu thụ.

2.3. Quy hoạch lâm nghiệp

2.3.1. Quan điểm phát triển lâm nghiệp

- Phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện coi trọng ba khâu: trồng, bảo vệ

rừng-đa dạng sinh học và sử dụng tổng hợp . Bảo vệ , chăm sóc tốt diện tích rừng và

cây lâm nghiêp hiện có; nhanh chóng phủ xanh diện tích đất QHLN còn trống;

- Đẩy mạnh trồng cây lâm nghiệp phân tán, bao gồm trong vườn nhà, trên bờ

kênh mương, bờ bao, đê bao và đường giao thông, công trình công cộng, chú trọng

Page 6: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

6

trồng và bảo vệ cây lâm nghiệp ven sông, rạch nhăm đam bao chức năng phong hô ,

phòng chống xói lở, tạo lập cân bằng sinh thái, nâng cao khả năng tích tụ carbon, giảm

phát thải khí nhà kính, thích ứng với điều kiện BĐKH-NBD;

- Phát triển lâm nghiệp phải gắn với chủ trương xã hội hóa việc bảo vệ phát

triển rừng; giải quyết hài hòa các mối liên hệ giữa phát triển và bảo vệ sinh thái, môi

trường; giữa lợi ích kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của người dân sống trong

và liền kề với các khu rừng; Thực hiện việc di dời, tái định cư những hộ gia đình sống

tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ra bên ngoài để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng và

phòng chống cháy rừng;

- Phát triển lâm nghiệp phải lấy rừng, giữ rừng; lấy rừng phát triển rừng, lấy

rừng cải thiện đời sống người dân và gắn với các chương trình ổn định dân cư theo

mục tiêu phát triển của tỉnh;

- Đa dạng mô hình canh tác nông - lâm - ngư kết hợp trong đât trồng rừng sản

xuất, kêt hơp tốt giữa trồng , bảo vệ rừng vơi đầu tư thâm canh , nâng cao năng suất cây

trồng - vật nuôi, nhăm tạo việc làm , gia tăng thu nhâp va từng bước cải thiện đời sống

ngươi trông, quản lý, chăm soc va bao vê rưng;

- Bảo tồn về đa dạng sinh học hiện có của khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc

Hoàng (về sinh cảnh rừng, đa dạng về thực vật, động vật và thủy sinh vật), nhằm bảo

tồn những đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước của tỉnh;

- Nâng cao chất lượng rừng thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để cải

thiện cấu trúc, năng suất, sản lượng và tăng tỷ lệ che phủ của cây rừng.

2.3.2. Quy hoạch đất lâm nghiệp

Diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 được phê

duyệt tại Quyết định số 2575/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 là 5.672 ha, trong đó:

- Diện tích quy hoạch ổn định cho sản xuất lâm nghiệp là 4.468 ha, đây là diện

tích đất lâm nghiệp do các BQL rừng, tổ chức, cơ quan nhà nước quản lý.

- Diện tích quy hoạch không ổn định cho sản xuất lâm nghiệp là 1.204 ha, đây

là diện tích rừng trồng phân tán của các hộ gia đình.

Chi tiết quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020 như sau:

Bảng 02: Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020

TT Loại đất, loại rừng

Hiện

trạng

2010

Quy

hoạch

2020

Phân theo đơn vị (ha) So sánh

2020/10 Vị

Thanh

Vị

Thủy

Long

Mỹ

Phụng

Hiệp

TỔNG DT ĐẤT LÂM NGHIỆP 5.835 5.672 222 145 674 4.631 -163

a Đất có rừng 3.264 3.314 185 82 572 2.475 50

- Rừng trồng 3.264 3.314 185 82 572 2.475 50

b Đất chưa có rừng 211 5 5 -206

c Đất sản xuất NN (trong LN) 1.101 1.482 34 24 93 1.332 381

d Đất khác 1.258 870 3 40 9 818 -388

I ĐẤT LN TRONG QUY HOẠCH 4.631 4.468 143 145 134 4.046 -163

a Đất có rừng 2.060 2.110 106 82 32 1.890 50

- Rừng trồng 2.060 2.110 106 82 32 1.890 50

b Đất chưa có rừng 211 5 5 -206

c Đất sản xuất NN (trong LN) 1.101 1.482 34 24 93 1.332 381

d Đất khác 1.258 870 3 40 9 818 -388

Page 7: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

7

TT Loại đất, loại rừng

Hiện

trạng

2010

Quy

hoạch

2020

Phân theo đơn vị (ha) So sánh

2020/10 Vị

Thanh

Vị

Thủy

Long

Mỹ

Phụng

Hiệp

1 Đất rừng đặc dụng 2.774 2.611 2.611 -163

a Đất có rừng 1.409 1.472 1.472 63

- Rừng trồng 1.409 1.472 1.472 63

b Đất chưa có rừng 78 5 5 -73

c Đất sản xuất NN (trong LN) 603 481 481 -122

d Đất khác 684 653 653 -31

2 Đất rừng phòng hộ

3 Đất rừng sản xuất 1.857 1.857 143 145 134 1.435 0

a Đất có rừng 651 638 106 82 32 418 -13

- Rừng trồng 651 638 106 82 32 418 -13

b Đất chưa có rừng 133 -133

c Đất sản xuất NN (trong LN) 499 1.001 34 24 93 851 503

d Đất khác 574 217 3 40 9 165 -357

II ĐẤT LN NGOÀI QUY HOẠCH 1.204 1.204 79 540 585

1 Đất rừng sản xuất 1.204 1.204 79 540 585

a Đất có rừng 1.204 1.204 79 540 585

- Rừng trồng 1.204 1.204 79 540 585

Nguồn: Quyết định số 2575/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Hậu Giang về Quy

hoạch phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2020.

2.3.3. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp

- Phát triển rừng:

+Trồng rừng: diện tích trồng rừng là 1.428 ha, trong đó trồng rừng mới là 155

ha, trồng lại rừng sau khai thác 1.273 ha.

+ Trồng cây phân tán: 3,822 triệu cây.

- Sử dụng rừng:

+ Khai thác rừng trồng: Đối tượng: rừng trồng sản xuất của các đơn vị chủ

rừng, của các hộ gia đình trong tỉnh. Diện tích khai thác rừng trồng là 1.316 ha. Sản

lượng dự kiến là 65.775 m3, giai đoạn 2011 - 2015 là 30.775 m3, giai đoạn 2016 -

2020 là 35.000 m3.

+ Chặt bài thải (tỉa thưa) rừng trồng:

Đối tượng: rừng trồng tại các Phân khu Phục hồi sinh thái, Phân khu hành chính

dịch vụ của khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, rừng sản xuất của Trung tâm

Nông nghiệp Mùa Xuân.

Diện tích 1.097 ha (khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng 720 ha, Trung

tâm Nông nghiệp Mùa Xuân 377 ha).

+ Chặt, trồng thay thế các loài cây có nguồn gốc ngoại lai bằng các loài cây bản

địa, địa phương tại các bờ bao của khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.

+ Quy hoạch, phát triển du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng trên địa bàn đất

lâm nghiệp toàn tỉnh.

Bảng 03: Chỉ tiêu sản xuất ngành lâm nghiệp đến năm 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Thời kỳ 2011-2020 Bình quân/năm

Tổng số Giai đoạn Cả thời

kỳ

Giai đoạn

2011- 2016- 2011- 2016-

Page 8: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

8

2015 2020 2015 2020

I Trồng, chăm sóc rừng

1 Trồng rừng tập trung Ha 1.428 722 706 143 144 141

2 Chăm sóc rừng Ha 1.379 476 903 138 95 181

3 Khoanh nuôi, tu bổ rừng Ha 6.473 3.159 3.314 647 632 663

4 Trồng cây phân tán (*) Ha 1.911 1.036 875 191 207 175

II Sản lƣợng khai thác

1 Gỗ tròn khai thác m3 65.775 30.775 35.000 6.578 6.155 7.000

2 Củi khai thác Ster 990.000 475.000 515.000 99.000 95.000 103.000

3 Tre các loại 1000 cây 6.750 3.250 3.500 675 650 700

4 Trúc các loại 1000 cây 13.750 6.250 7.500 1.375 1.250 1.500

5 Lá dừa nước 1000 tàu 147.500 72.500 75.000 14.750 14.500 15.000

(*) 1 ha = 1.500 cây

2.3.4. Giải pháp chủ yếu

* Giải pháp trồng, chăm soc, quản ly, bảo vệ và khai thác rừng

- Trông rưng: Trồng các cây trồng lâm nghiêp phù hợp với điều kiện lập địa và

mục đích cua tưng loai rưng theo đúng qui trình kỹ thuật ; hoàn thiện quy trình và nhân

rộng mô hình trồng rừng theo phương thức nông - lâm - ngư kết hợp.

- Quản lý, bảo vệ rừng: Tăng cường phòng chống cháy rừng trong mùa khô, đặc

biệt là rừng tràm; lập hồ sơ theo dõi từng tiểu khu rừng và giao cho kiểm lâm viên

quản lý; tuyên truyền giáo dục trong quần chúng nhân dân, phối hợp với chính quyền

địa phương để làm tốt công tác bảo vệ rừng; có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối

với những người vi phạm quy chế quản lý va bảo vệ rừng.

- Khai thác rừng trồng: Khai thác đúng tuổi để bảo đảm sản lượng và chất lượng

gỗ, trồng lại rừng sau khi khai thác ; cây trồng phân tán không nên khai thác hết môt

lần, khai thác tới đâu cung trồng lai ngay tới đó .

* Giải pháp khoa học và công nghệ

- Tập trung nghiên cứu tuyển chọn cac giống cây lâm nghiệp phu hơp vơi đăc

điêm sinh thai cua tưng vung va tiêu vung , đăc biêt la cac giông có năng suất cao ,

phẩm chất tốt và đa tác dụng , thích ứng với điều kiện BĐKH -NBD; đầu tư các dự án

vườn giống lâm nghiệp để tạo điều kiện cung cấp giống tốt cho trồng rừng.

- Tăng cương can bô ky thuât lâm nghiêp cho hê thông khuyến nông ở câp

huyện va câp xã để hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trồng cây xanh và trồng rừng.

- Thiết kế các đai rừng phòng hộ chắn gió , chăn song, cản lũ phu hơp vơi tưng

loại kênh mương, bờ bao, đường giao thông và hương dân ngươi dân thực hiện.

* Giải pháp về chính sách

- Thực hiện quy hoạch rừng sản xuất đến đơn vị hành chính cấp xã va tiến hành

giao đất đến hộ gia đình và cá nhân.

- Tiêp tuc đây manh công tác giao đất , giao rừng cho cac tô chưc , cá nhân và hộ

gia đinh, nhât la công đông ấp xa.

- Tăng cường đầu từ ngân sách cho công tác bảo vệ và phát triển rừng , nghiên

cứu tuyển chọn giống va kỹ thuật trồng rừng , đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng

qui hoạch trồng rừng và hỗ trợ tiền vốn cây giống, khuyến lâm và huấn luyện đào tạo.

Page 9: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

9

2.4. Quy hoạch thủy sản

2.4.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển

a) Quan điểm phát triển

Khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích đất, mặt nước và các nguồn

lực của tỉnh để phát triển ngành thuỷ sản ổn định và bền vững, phù hợp với quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quy hoạch ngành thuỷ sản Việt Nam.

Lấy hiệu quả làm mục tiêu, tăng trưởng làm động lực, khuyến khích mọi thành

phần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh, giải quyết nhiều việc làm, góp phần

nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động địa phương.

Phát triển thuỷ sản của tỉnh phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng,

gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến tiêu thụ, khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn

lợi, tiếp tục mở mang thị trường tiêu thụ cả xuất khẩu và nội địa.

Phát triển thuỷ sản của tỉnh phải dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại,

nhằm tăng năng suất, chất lượng và thân thiện với môi trường. Ưu tiên nuôi những đối

tượng có giá trị xuất khẩu và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

b) Định hƣớng phát triển

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo 3 loại hình nuôi: nuôi chuyên, nuôi kết hợp

lúa – thủy sản và nuôi lồng, vèo.

- Xác định cá tra là đối tượng nuôi chủ lực; nuôi với hình thức thâm canh, tập

trung ven các sông lớn và sông nhánh của các huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy và

huyện Phụng Hiệp.

- Nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh với các đối tượng cá thát lát, cá

trê, cá lóc, cá bống tượng, một số loài cá đồng khác; nuôi hình thức quảng canh, quảng

canh cải tiến (ao, mương, vườn); nuôi thủy đặc sản,...

- Nuôi kết hợp các loại cá trắng trong ruộng lúa, tôm càng xanh – lúa, nuôi

lồng, vèo phát triển trên các sông, kênh lớn (Cái Tư, sông Hậu…).

- Phát triển sản xuất giống thủy sản nước ngọt để chủ động cung cấp cho nhu

cầu nuôi trong tỉnh.

- Chuyển dần nuôi sử dụng thức ăn tự tạo sang sử dụng thức ăn công nghiệp.

Đối với nuôi hình thức thâm canh, bán thâm canh khuyến cáo sử dụng thức ăn công

nghiệp đảm bảo chất lượng.

- Chuyển đổi dần những đối tượng có hiệu quả sản xuất thấp, thị trường tiêu thụ

khó khăn sang nuôi những giống loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao hơn.

- Đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở theo cụm, dứt điểm sau đó mở rộng khu vực

khác, ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi trước.

- Tổ chức sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các hội nghề

nghiệp để chia sẻ thông tin và huy động được sự tham gia của cộng đồng.

c) Về chế biến và tiêu thụ thuỷ sản

Page 10: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

10

- Nâng cấp các cơ sở hiện có, từng bước gia tăng công suất chế biến cân đối với

khả năng đáp ứng của nguồn nguyên liệu.

- Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng từ thô sang tinh, nâng cao chất lượng và vệ sinh

thực phẩm thuỷ sản chế biến, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của các thị trường.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại một cách chủ động, chú trọng vào

xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực như cá tra,

thát lát. Xây dựng thương hiệu cho cá "thát lát Hậu Giang".

- Tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên

liệu với chế biến, tiêu thụ nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.4.2. Mục tiêu phát triển

Phát huy cao lợi thế về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tạo động lực tăng trưởng

và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản và kinh tế nông

thôn. Phấn đấu đưa tổng sản lượng thuỷ sản đến năm 2015 ước đạt 98.436 tấn, trong

đó NTTS là 95.437 tấn (chiếm 96%) và đến năm 2020 tổng sản lượng ước đạt 206.457

tấn, trong đó NTTS là 203.458 tấn (chiếm 98%). Tốc độ tăng trưởng bình quân sản

lượng giai đoạn 2011-2010 là 15,83%/năm.

2.4.3. Bố trí sản xuất ngành thủy sản

a) Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2015 ước đạt 7.610 ha và đến

năm 2020 ước đạt 11.000 ha, tăng 4.553 ha so với năm 2010. Trong đó: Nuôi cá: đến

năm 2015 là 7.590 ha chiếm 99,7% tổng diện tích, nuôi tôm là 20 ha, chiếm 0,3%; đến

năm 2020, lần lượt là 10.950 ha chiếm 99,5%, 50 ha chiếm 0,5%.

Diện tích nuôi chuyên đến năm 2015 là 3.500 ha và đến năm 2020 là 5.000 ha.

Trong đó, diện tích mặt nước nuôi cá tra đến năm năm 2015 là 260 ha (diện tích đất

khoảng 500 ha) và đến năm 2020 tăng lên là 520 ha tăng 270 ha so với năm 2010.

Bảng 04: Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2020

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Hiện trạng Phƣơng án đã đƣợc

phê duyệt (*)

Phƣơng án điều

chỉnh

PA điều

chỉnh/QH đã

đƣợc phê duyệt

2010 2012 2015 2020 2015 2020 2015 2020

I Diện tích nuôi ha 6.447 6.597 16.000 20.000 7.610 11.000 -8.391 -9.000

1 Nuôi cá ha 6.419 6.588 15.760 19.640 7.590 10.950 -8.171 -8.690

1.1 Nuôi chuyên ha 3.117 2.553 9.360 11.990 3.500 5.000 -5.860 -6.990

a Diện tích đất nuôi cá tra ha 502 343 1.010 1.320 500 1.000 -750 -800

T.đó: DT mặt nước nuôi ha 251 172 500 650 260 520 -750 -800

b Cá khác Ha 2.615 2.210 8.350 10.670 3.000 4.000 -5.350 -6.670

1.2 Nuôi kết hợp ha 3.302 4.035 6.400 7.650 4.090 5.950 -2.311 -1.700

2 Nuôi tôm kết hợp ha 29 10 240 360 20 50 -220 -310

II Nuôi bè, lồng chiếc 6.590 6.419 2.600 2.900 7.000 7.500 4.400 4.600

III Sản lƣợng thủy sản Tấn 47.478 66.029 165.397 228.700 98.437 206.457 -66.960 -22.243

1 Sản lƣợng nuôi Tấn 44.430 63.067 162.517 225.290 95.437 203.458 -67.080 -21.833

1.1 Cá nuôi Tấn 43.482 61.952 162.325 225.002 94.226 201.930 -68.099 -23.072

1.1.1 Cá tra Tấn 29.321 37.715 117.330 161.200 61.100 145.600 -56.230 -15.600

1.1.2 Cá khác Tấn 4.242 14.270 38.295 56.022 22.680 40.320 -15.615 -15.702

1.1.3 Nuôi kết hợp Tấn 1.981 3.938 3.840 4.590 2.045 4.760 -1.795 170

1.1.4 Nuôi bè, lồng Tấn 7.938 6.029 2.860 3.190 8.401 11.250 5.541 8.060

1.2 Nuôi tôm kết hợp Tấn 15 3 192 288 11 28 -181 -261

Page 11: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

11

1.3 Thủy sản khác Tấn 933 1.112 1.200 1.500 1.200 1.500

2 Sản lƣợng khai thác Tấn 3.048 2.962 2.880 3.410 3.000 3.000 120 -410

2.1 Cá Tấn 2.440 2.363 2.298 2.722 2.405 2.405 107 -317

2.2 Tôm Tấn 10 4 5 6 8 8 3 2

2.3 Thủy sản khác Tấn 598 595 576 682 587 587 11 -95

Diện tích nuôi kết hợp (lúa - cá, lúa - tôm) đến năm 2010 là 3.330 ha, tăng lên

4.110 ha năm 2015 và đến năm 2020 diện tích là 6.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi kết

hợp lúa - cá lần lượt là 3.302 ha, 4.090 ha, 5.950 ha. Nuôi cá lồng, vèo đến năm 2010

là 6.590 chiếc tăng lên 7.000 chiếc năm 2015 và đến năm 2020 là 7.500 chiếc.

Sản lượng NTTS năm 2010 là 44.430 tấn, tăng lên 95.437 tấn năm 2015 và đến

năm 2020 là 203.458 tấn. Trong đó, sản lượng nuôi chuyên chiếm 85% sản lượng

NTTS của tỉnh. Sản lượng cá tra tăng từ 29.321 tấn năm 2010 lên 61.100 tấn năm 2015

và đến năm 2020 là 145.600 tấn.

Giải pháp thực hiện:

- Quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung, gồm: vùng nuôi cá tra phục vụ

xuất khẩu, vùng nuôi kết hợp: lúa-cá, lúa-tôm,...Kiểm soát diện tích và địa bàn mở

rộng diện tích nuôi chuyên cho phù hợp với lộ trình mở rộng thị trường tiêu thụ và địa

bàn bố trí.

- Ưu tiên cho đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng các vùng nuôi trồng

thủy sản tập trung, đặc biệt là các vùng nuôi cá thâm canh và bán thâm canh, vùng

nuôi cá tra tập trung; hướng tới có hệ thống cấp nước và tiêu nước riêng biệt để hạn

chế tình trạng lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nước.

- Điều chỉnh mùa vụ nuôi phù hợp với điều kiện của từng địa phương và từng

đối tượng nuôi để chủ động nguồn nước, có thời gian xử lý ao nuôi, hạn chế dịch bệnh

và ô nhiễm nguồn nước.

- Tổ chức tốt hệ thống sản xuất và cung cấp giống thủy sản sạch bệnh cho nông

dân, đặc biệt là các thủy sản nuôi thâm canh và bán thâm canh.

- Hoàn thiện quy trình nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh, quảng

canh cải tiến và nuôi kết hợp.

- Đầu tư thêm nhà máy chế biến gắn với các vùng nguyên liệu và tổ chức tốt

khâu thu mua thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

b) Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Kết hợp hài hòa giữa khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt trên địa

bàn tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác có tính

chất hủy diệt như sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc. Duy trì sản lượng khai thác

thủy sản đến năm 2020 khoảng 3.000 tấn.

IV. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu trong phát triển nông

nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển thành công nông nghiệp

công nghệ cao đã thổi luồng sinh khí mới vào phát triển nông nghiệp của thế giới. Do

đó, tỉnh Hậu Giang đã tiến hành quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Page 12: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

12

Hậu Giang tại huyện Long Mỹ, quy mô 5.200 ha. Đây sẽ là động lực cho nông nghiệp

Hậu Giang phát triển trong tương lai.

Khu vực Trung tâm là 415 ha (được phân thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1: 273 ha

và giai đoạn 2 mở rộng thêm 142 ha).

Khu vực sản xuất NNUDCNC, có diện tích tự nhiên giai đoạn I (đến năm 2020)

là 4.927 ha và giai đoạn II (đến 2025) là 4.785 ha, giảm do mở rộng phân khu trung

tâm giai đoạn II. Trong đó đất SXNN tương ứng hai giai đoạn là 3.070 ha và 2.924 ha.

Nhiệm vụ của khu NNUDCNC:

Tiến hành các thực nghiệm, trình diễn, chuyển giao, sản xuất chế biến nông

thủy sản (lúa cao sản chất lượng cao, lúa đặc sản, cá, thịt và trứng vịt, trái cây, măng,

một số loại thủy đặc sản và động vật hoang dã, sản xuất cây giống, con giống vật nuôi,

con giống thủy đặc sản nuôi, nấm trên cơ sở UDCNC và kết hợp công nghệ truyền

thống với CNC. Phù hợp với trình độ KH-CN tại từng thời điểm thích hợp.

Dịch vụ: Cung cấp “đầu vào” (giống, công nghệ, chế phẩm sinh học,…), môi

giới “đầu ra” cho nông thủy sản hàng hóa thông qua hội chợ, triển lãm, tổ chức giới

thiệu sản phẩm, tư vấn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Liên kết, hợp tác với các tổ chức khoa học công nghệ (viện, trường, trung tâm

nghiên cứu khoa học - công nghệ), các nhà khoa học trong và ngoài nước trong việc

nghiên cứu thực nghiệm, đào tạo nhân lực và hợp đồng chuyển giao công nghệ mới

cho các cơ sở sản xuất chế biến nông lâm sản UDCNC.

Thu hút đầu tư: Xây dựng các quy chế, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trên cơ

sở vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách của nhà nước ban hành vào thực tế khu NN

UDCNC nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có công nghệ mới, độc đáo

đến trình diễn, chuyển giao hoặc đầu tư sản xuất - chế biến tại các Phân khu hướng

ngoại thuộc khu NNUDCNC.

Tổ chức tham quan, du lịch tri thức du lịch nghỉ dưỡng - tham quan, hội thảo,

hội chợ - triển lãm, quảng bá mô hình ứng dụng CNC, giới thiệu các giống cây trồng

vật nuôi, giống thủy sản, thủy đặc sản, chế phẩm sinh học và thiết bị công nghệ. Tổ

chức các khóa tham quan học tập về NN ứng dụng CNC

Hỗ trợ khu vực sản xuất NNUDCNC trong khu và các địa phương có nhu cầu.

- Cây trồng chính:

+ Lúa cao sản chất lượng cao, lúa đặc sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP;

+ Cây ăn quả: cây có múi không hạt, chuối đạt tiêu chuẩn VietGAP;

+ Cây CN lâu năm: dừa giống mới năng suất cao;

+ Cây lâu năm khác: tre lấy măng.

+ Có thể ứng dụng trồng các loại cây biến đổi gene.

- Vật nuôi chính: Thủy cầm, chủ yếu là vịt (siêu thịt, chuyên trứng) nuôi khép

kín đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh thú y.

- Thủy sản và thủy đặc sản - động vật hoang dã:

Page 13: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

13

+ Một số loại cá, nhất là cá da trơn nuôi bằng phương thức công nghiệp và chế

biến thành sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP,…

+ Một số loại thủy đặc sản và động vật hoang dã.

- Nấm: Chủ yếu là nấm rơm, nấm mỡ.

Song song việc Khu NNUDCNC đi vào vận hành, đặt hàng với các nhà khoa

học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp công nghệ cao trong và ngoài nước khai thác

tổng hợp hệ thống Viên Lang bãi bồi thuộc khu vực sông Cái Lớn, sông Nước Đục,

sông Nước Trong,...Trước mắt, tạo công ăn, việc làm cho nông dân còn gặp rất nhiều

khó khăn đang sinh sống khu vực này, về lâu dài phát huy tổng hợp lợi thế tự nhiên và

là mô hình thích ứng với BĐKH - Nước biển dâng trong tương lai.

V. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI

1. Mục tiêu

a, Giai đoạn 2013-2015

- Quy hoạch hệ thống cung cấp giống theo hướng đáp ứng nhu cầu cho phát

triển sản xuất 10 sản phẩm chủ lực của tỉnh; củng cố các cơ sở hiện có đạt chuẩn và có

chính sách khuyến khích mở mới thêm đảm bảo 60-70% cơ sở theo quy hoạch.

- Có từ 2-3 giống mới sản xuất theo qui trình ứng dụng công nghệ cao.

- Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận, giống mới, sạch bệnh: lúa ≥ 60%; mía (tỷ lệ sử

dụng giống mới) ≥ 70%; cây ăn quả (sử dụng giống chất lượng, sạch bệnh) ≥ 50%; gia

súc ≥ 40%; gia cầm ≥ 40%; giống thủy sản ≥ 70%

b, Giai đoạn 2016-2020

- Hoàn chỉnh hệ thống cung cấp giống cho 10 sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Mỗi sản phẩm chủ lực đều có giống mới sản xuất theo qui trình ứng dụng

công nghệ cao.

- Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận, giống mới, giống sạch bệnh: lúa ≥ 70%; mía ≥

80%; cây ăn quả ≥ 70%; gia súc ≥ 60%; gia cầm ≥ 60%; thủy sản ≥ 80%.

2. Nhiệm vụ

2.1. Lĩnh vực trồng trọt

1) Cây lúa

Để đảm bảo cho diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng 200.000 ha, với tỉ lệ

sử dụng lúa giống từ cấp xác nhận hoặc tương đương vào năm 2015 từ 60% trở lên, và

năm 2020 từ 70% trở lên, nhu cầu giống là 20.000 tấn/năm, tương đương diện tích

gieo trồng lúa giống cấp xác nhận 4.000 ha/năm (năng suất 5 tấn/ha), khoảng 1.400

ha/vụ. Do đó, giai đoạn 2013-2015 và đến năm 2020, cần:

- Đầu tư, mở mới thêm diện tích canh tác lúa giống xác nhận 400 ha/vụ, đồng

thời củng cố, nâng chất diện tích sản xuất lúa giống xác nhận hiện có 1.000 ha, để ổn

định tổng diện tích gieo trồng lúa giống xác nhận toàn tỉnh là 4.000 ha/năm.

- Phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL và Trường Đại học Cần Thơ phát triển mới

diện tích sản xuất lúa giống nguyên chủng là 100 ha để cung cấp khoảng 400 tấn lúa

Page 14: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

14

giống nguyên chủng cho diện tích sản xuất lúa giống xác nhận.

- Tăng cường công tác chọn, tạo, khảo nghiệm giống lúa mới phù hợp với điều

kiện sản xuất từng vùng trong tỉnh và nhu cầu thị trường.

2) Cây mía

Nhu cầu hom mía hàng năm khoảng 100.000 tấn (đảm bảo cho diện tích gieo

trồng khoảng 10 – 12 ngàn ha), do đó cần có 100 ha để sản xuất mía giống cung ứng

cho hệ thống nhân giống mía trong dân.

Trước mắt trong giai đoạn 2013-2015, thành lập trung tâm nghiên cứu, sản xuất

giống mía với diện tích 20 ha ở Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân do Viện Mía

Đường đầu tư. Đến năm 2020 sẽ tiếp tục nâng chất và mở mới thêm diện tích sản xuất

mía giống hiện có và cùng với các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu đầu tư đạt 100

ha chuyên sản xuất mía giống.

3) Cây ăn quả

Để đảm bảo cung ứng giống từ 70% trở lên theo tiêu chuẩn qui định cho diện

tích: 10.000 – 12.000 ha cây có múi, 2.000 - 3.000 ha khóm và khoảng 10.000 ha cây

ăn trái khác, cần có lượng giống cây ăn trái khoảng 6 triệu giống cây có múi, 90 triệu

hom giống khóm, 4 triệu giống cây ăn trái khác.

Với qui mô hiện nay bình quân sản xuất giống cây có múi, cây ăn trái khác là

50.000 cây/cơ sở/năm, cần có đến 200 cơ sở, và theo chu kỳ sản xuất cây ăn trái 4-5

năm trồng mới lại, cần có khoảng 40-50 cơ sở sản xuất giống cây có múi và cây ăn trái

khác; đối với cây khóm cần xây dựng hệ thống nhân giống khóm khoảng 30 ha để sản

xuất hom giống khóm cung ứng cho hệ thống nhân giống khóm trong dân.

2.2. Lĩnh vực chăn nuôi

a) Đàn heo

Với qui mô đàn 200.000 con/năm, để đáp ứng được 90% sử dụng giống tiến bộ

kỹ thuật, cần cung ứng khoảng 400.000 con giống/năm. Với năng lực hiện tại của 2 cơ

sở (Trung tâm giống nông nghiệp và Trại thực nghiệm của trường Đại học Cần Thơ)

bình quân sản xuất, cung ứng heo giống khoảng 1.500 con/năm, khả năng cung ứng

heo con giống từ các cơ sở sản xuất giống tập trung chỉ đáp ứng được khoảng 1%.

Do đó cần thiết phải thực hiện công tác xã hội hóa bằng việc khuyến khích, hỗ

trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thành lập 5-10 trang trại chăn nuôi tập

trung, sản xuất heo con giống và phát triển hệ thống nhân giống trong dân để tự sản

xuất con giống; tăng cường mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo ở các địa phương;

đào tạo, nâng cao trình độ và chuyển giao các qui trình sản xuất con giống cho đội ngũ

cán bộ kỹ thuật, hộ chăn nuôi nhằm chủ động được lượng con giống cho sản xuất.

b) Đàn trâu, bò: do qui mô nhỏ, chủ yếu lựa chọn giống tốt và tăng cường thụ

tinh nhân tạo.

c) Đàn gia cầm

Với qui mô đàn 4 – 5 triệu con/năm, để đáp ứng được từ 60% trở lên sử dụng

giống tiến bộ kỹ thuật, cần cung ứng khoảng 10 triệu con giống/năm. Với năng lực

hiện tại của 12 cơ sở ấp trứng, bình quân cung ứng khoảng 15% lượng con giống/năm,

Page 15: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

15

còn lại phải được cung cấp từ các tỉnh lân cận.

Do đó cần thiết phải thực hiện công tác xã hội hóa bằng việc khuyến khích, hỗ

trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thành lập các trang trại chăn nuôi tập trung

và phát triển hệ thống nhân giống trong dân để tự sản xuất con giống; tăng cường đào

tạo, nâng cao trình độ và chuyển giao các qui trình sản xuất con giống cho đội ngũ cán

bộ kỹ thuật, hộ chăn nuôi nhằm chủ động được lượng con giống cho sản xuât.

Trong sản xuất giống gia súc, gia cầm cần xúc tiến việc mở rộng, nâng cấp trại

giống gia súc, gia cầm tại trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, liên kết với Trại chăn

nuôi thực nghiệm (Trường Đại học Cần Thơ) và xúc tiến liên kết thành lập trại sản

xuất giống gia súc, gia cầm do Viện Chăn Nuôi đầu tư khoảng 100 ha.

2.3. Lĩnh vực thủy sản

Với diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 8.000 – 11.000 ha/năm, để đạt từ 80%

trở lên giống trong nuôi trồng thủy sản là giống sạch bệnh, có chất lượng cao, nhu cầu

con giống thủy sản các loại cần đáp ứng khoảng 800 triệu con giống. Hiện trạng với 54

cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản cung cấp khoảng 500 triệu con giống các

loại (60% nhu cầu).

Nhiệm vụ cần thực hiện là tiếp tục củng cố, hỗ trợ nâng chất hoạt động của các

cơ sở giống hiện có để phát huy hết năng lực sản xuất giống, đáp ứng qui trình, tiêu

chuẩn sản xuất giống theo qui định; tiếp tục đầu tư mở rộng và bổ sung trang thiết bị

chuyên ngành để phát huy hết năng lực sản xuất giống của Trung tâm Giống nông

nghiệp tỉnh; thực hiện công tác xã hội hóa bằng việc khuyến khích, hỗ trợ các thành

phần kinh tế tham gia đầu tư thành lập các trang trại nuôi và sản xuất con giống tập

trung, đồng thời phát triển hệ thống nhân giống trong dân để tự sản xuất con giống;

tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ và chuyển giao các qui trình sản xuất con giống

cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, hộ nuôi trồng thủy sản nhằm chủ động được lượng con

giống cho sản xuất.

VI. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HOÁ, CHẾ BIẾN, TIÊU

THỤ SẢN PHẨM

1. Phát triển cơ giới hoá

Thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ

tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông

sản, thủy sản. Hậu Giang đã và đang đầu tư đồng bộ từ các khâu từ làm đất, thu hoạch,

sau thu hoạch nhằm giảm thất thoát, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh

sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Thúc đẩy sản xuất qui mô lớn, tập trung

và sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu về tiêu chuẩn

xuất khẩu.

- Đến năm 2015 khâu làm đất được cơ giới hoá 100%, có 70% diện tích canh

tác lúa được thu hoạch bằng máy, đến năm 2020 đạt trên 80% diện tích.

- Đến năm 2015 có 70% sản lượng lúa hè thu, thu đông qua sấy và 2020 đạt

trên 85%.

- Đầu tư thêm các máy móc, thiết bị hỗ trợ phục vụ cho sản xuất như: máy gặt

đập liên hợp, lò sấy, máy tách hạt, máy làm đất, máy phun thuốc, máy bơm nước.

Page 16: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

16

Với mục tiêu như trên, kế hoạch cần đầu tư thêm:

+ Máy gặt đập liên hợp: 100 chiếc (thành phố Vị Thanh 5 chiếc, thị xã Ngã Bảy

5 chiếc, huyện Phụng Hiệp 20 chiếc, Châu Thành A 15 chiếc, Châu Thành 5 chiếc, Vị

Thủy 20 chiếc và Long Mỹ 30 chiếc);

+ Lò sấy (8 - 10 tấn/mẻ): 200 lò sấy (thành phố Vị Thanh 10 lò sấy, thị xã Ngã

Bảy 10 lò sấy, huyện Phụng Hiệp 50 lò sấy, Châu Thành A 25 lò sấy, Châu Thành 5 lò

sấy, Vị Thủy 40 lò sấy và Long Mỹ 60 lò sấy);

+ Máy tách hạt: 100 chiếc (thành phố Vị Thanh 5 chiếc, thị xã Ngã Bảy 5 chiếc,

huyện Phụng Hiệp 20 chiếc, Châu Thành A 15 chiếc, Châu Thành 5 chiếc, Vị Thủy 20

chiếc và Long Mỹ 30 chiếc);

+ Máy làm đất: 100 chiếc (thành phố Vị Thanh 5 chiếc, thị xã Ngã Bảy 5 chiếc,

huyện Phụng Hiệp 20 chiếc, Châu Thành A 15 chiếc, Châu thành 5 chiếc, Vị Thủy 20

chiếc và Long Mỹ 30 chiếc);

+ Máy phun thuốc bảo vệc thực vật: 2.000 chiếc (thành phố Vị Thanh 100

chiếc, thị xã Ngã Bảy 100 chiếc, huyện Phụng Hiệp 500 chiếc, Châu Thành A 250

chiếc, Châu Thành 50 chiếc, Vị Thủy 400 chiếc và Long Mỹ 600 chiếc);

+ Máy bơm nước: 1.000 chiếc (thành phố Vị Thanh 50 chiếc, thị xã Ngã Bảy 50

chiếc, huyện Phụng Hiệp 250 chiếc, Châu Thành A 125 chiếc, Châu Thành 25 chiếc,

Vị Thủy 200 chiếc và Long Mỹ 300 chiếc).

2. Định hƣớng phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm

- Chế biến gạo: Hiện tại công suất chế biến gạo của Hậu Giang đạt khoảng 945

ngàn tấn/năm (4 nhà máy lớn, trên 300 cơ sở nhỏ), chiếm 86,7% sản lượng lúa năm

2010 và các kho tạm trữ lúa gạo khoảng 60 ngàn tấn. Dự kiến đến năm 2020 tỉnh sẽ

khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thêm các dây truyền công nghệ để đạt công suất

chế biến từ 1 - 1,2 triệu tấn/năm, đầu tư thêm 8 kho tạm trữ lúa gạo với công suất thiết

kế khoảng 380 ngàn tấn (Lương thực Hậu Giang, Đại Phát, Nông thủy sản Tây Nam,

Phương Trang, BVTV An Giang, XNK Đồng Xanh, Công kỹ nghệ thực phẩm Nữ

Hoàng, Nông nghiệp Gia Khiêm) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo.

- Chế biến thuỷ sản: Kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến thuỷ sản tại khu công

nghiệp Sông Hậu, đổi mới dây truyền công nghệ sản xuất, nâng công suất chế biến

thuỷ sản đông lạnh đến năm 2020 đạt khoảng 150 ngàn tấn.

- Chế biến đường: nâng công suất của 3 nhà máy chế biến đường hiện nay đạt

9.500 tấn/ngày (Vị Thanh 3.500 tấn/ngày, Phụng Hiệp 3.500 tấn/ngày, Long Mỹ Phát

2.500 tấn/ngày). Đồng thời, tỉnh phải ổn định vùng nguyên liệu cho các nhà máy hoạt

động, khuyến khích nông dân trồng mía giống mới có năng suất, trữ đường cao và ký

kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà máy, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán

gây thiệt hại cho cả 2 bên.

- Chế biến trái cây: Hậu Giang bên cạnh sản xuất lúa, tỉnh có diện tích cây ăn

trái khá lớn, với sản lượng hàng năm khoảng 160.000 tấn, trong đó cây khóm trên

20.000 tấn, cam, quít, bưởi khoảng 85.000 tấn (riêng cam sành 60.000 tấn). Tuy nhiên,

khâu tiêu thụ còn gặp khó khăn do chưa có doanh nghiệp đầu tư trong chế biến và tiêu

thụ lâu dài. Xuất phát từ thực tế khó khăn trên, UBND tỉnh Hậu Giang đang đề xuất

Tổng công ty rau - quả, nông sản đầu tư nhà máy chế biến tại Hậu Giang để giảm áp

Page 17: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

17

lực về tiêu thụ cho dân và khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng sản xuất. Địa điểm

dự kiến bố trí tại Ngã Bảy hoặc Châu Thành.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện quyết định số

01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ

việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản và thực hiện Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010

của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng

suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Hậu Giang phấn đấu đến năm 2020:

- 80% các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh có chất lượng phù hợp theo tiêu

chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia/quy định của các quốc gia nhập khẩu,

trong đó: 100% các sản phẩm, hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy

thực hiện việc chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Phấn đấu mỗi năm đều có doanh

nghiệp tham gia và đạt giải thưởng chất lượng quốc gia;

- Tối thiểu 80% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực

triển khai các dự án năng suất chất lượng, trong đó: tối thiểu 50% doanh nghiệp có dự

án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ; áp dụng các hệ thống quản

lý; công cụ cải tiến năng suất và chất lượng tiên tiến;

- 90% sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh đều được đăng ký bảo hộ quyền sở

hữu công nghiệp;

- 90% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực có nhân lực

được đào tạo về công cụ cải tiến năng suất chất lượng hiện đại;

- Góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)

vào tăng trưởng GDP của tỉnh lên ít nhất 35%.

VII. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Mục tiêu phát triển

1.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nông thôn Hậu Giang có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước

hiện đại, gắn kết với quy hoạch phát triển đô thị; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ

chức sản xuất hợp lý, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất

lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; ngành nghề và dịch vụ nông thôn phát

triển, tạo sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động; xã hội nông thôn dân chủ, văn

minh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ xanh, sạch, đẹp;

an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng

được nâng cao.

1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

- Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2011-2015) khu vực I đạt bình quân 3,5-

4,0%/năm, phấn đấu đạt 4,0-4,5%/năm.

- Giá trị sản xuất khu vực I tăng bình quân 5-5,5%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất

khu vực I: nông nghiệp 86,2%, lâm nghiệp 0,6% và thủy sản 13,1%. Trong lĩnh vực

nông nghiệp: ngành trồng trọt chiếm 80,67%, ngành chăn nuôi chiếm 15,75% và dịch

vụ nông nghiệp chiếm 3,59%; doanh thu bình quân đạt 120 - 130 triệu đồng/ha, lợi

Page 18: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

18

nhuận đạt trên 30%; thu nhập bình quân/người nông thôn 18 – 20 triệu

đồng/người/năm, gấp 1,5 lần so với năm 2010.

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt từ 350 –

400 triệu/USD/năm trở lên và thực hiện tạm trữ 150-200 ngàn tấn gạo nhằm đảm bảo

an ninh lương thực.

2. Định hƣớng phát triển ngành nghề nông thôn

2.1. Mục tiêu phát triển

2.1.1 Mục tiêu tổng quát

- Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên

liệu sẵn có tại địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện xóa đói giảm nghèo

và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn.

- Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm tạo bước đột phá trong

phát triển ngành nghề nông thôn. Ưu tiên giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền

thống, làng nghề gắn với phát triển du lịch và các sản phẩm ngành nghề có thị trường

tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời phát triển thêm các ngành nghề và làng

nghề mới phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

2.1.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn trên địa bàn

tỉnh đạt từ 5-5,5%/năm.

- Đến năm 2015, bảo tồn và khôi phục từ 2-3 làng nghề, xây dựng và phát triển

mới từ 3-4 làng nghề truyền thống ở nông thôn trên cơ sở đầu tư phát triển từ các các

ngành nghề hiện có. Phấn đấu thu nhập bình quân đạt 30 triệu đồng/lao động/năm.

- 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc

được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo xử lý chất thải; 50% các cơ sở

sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% các cơ sở chế biến nông, lâm,

thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hàng năm hỗ trợ phát triển từ 10 mô hình phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ

trợ thiết bị, máy móc, nhà xưởng,...; Đào tạo và giải quyết việc làm cho 800 lao động,

tăng thu nhập, nâng cao đời sống tinh thần người dân nông thôn, góp phần khôi phục,

duy trì và phát triển ngành nghề nông thôn.

2.2. Định hƣớng phát triển

2.2.1 Ngành nghề nông thôn

Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 1.404 cơ sở ngành nghề nông thôn với

11.918 lao động, chiếm khoảng 4,3% lao động nông thôn; và đến năm 2020, toàn tỉnh

có khoảng 1.438 cơ sở ngành nghề nông thôn với 12.162 lao động, chiếm khoảng

4,5% lao động nông thôn.

Page 19: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

19

Bảng 05: Dự kiến phát triển các nhóm ngành nghề nông thôn đến 2020

STT Tên ngành nghề

năm 2010 năm 2015 năm 2020

Số cơ

sở

Lao động

(người)

Số cơ

sở

Lao động

(người)

Số cơ

sở

Lao động

(người)

TỔNG CỘNG 1.333 11.346 1.404 11.918 1.438 12.162

1 Chế biến và bảo quản rau quả 8 386 9 406 10 415

2 Chế biến thủy sản 10 6.299 11 6.614 12 6.747

3 Xay xát lúa, gạo 101 524 107 551 110 563

4 Chế biến lâm sản 34 518 36 544 37 555

5 Chế biến mía đường 12 941 13 989 14 1.009

6 Dệt chiếu 31 40 33 42 34 43

7 Đóng ghe xuồng 14 150 15 158 16 162

8 Làm than củi 412 1.030 433 1.082 442 1.104

9 Sân phơi 33 193 35 203 36 208

10 Chằm nón, vót đủa, bó chổi 140 189 147 199 150 203

11 Đan đát 538 1.076 565 1.130 577 1.153

*Nguồn: Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang

Dự kiến đến năm 2015, đầu tư hỗ trợ phát triển 72 cơ sở ngành nghề nông thôn,

trong đó nhóm ngành nghề đan lát 28 cơ sở; nhóm ngành nghề chế biến 12 cơ sở;

nhóm ngành nghề cơ khí 12 cơ sở; nhóm ngành nghề mộc 8 cơ sở và 12 cơ sở ngành

nghề khác. Với tổng kinh phí ước khoảng 51.520 triệu đồng.

2.2.2 Làng nghề nông thôn

Phấn đấu đến năm 2015, khôi phục 3 làng nghề hiện có với tổng kinh phí ước

khoảng 2.700 triệu đồng và phát triển thêm 2 làng nghề mới: làng nghề đan lát tại ấp

10, xã Vị Thắng với khoảng 130 hộ tham gia, 265 lao động; Làng nghề đan lát tại Ngã

Bảy với khoảng 60 hộ tham gia, 120 lao động; kinh phí ước khoảng 1.800 triệu đồng;

Đến năm 2020 phát triển thêm 2 làng nghề mới: Làng nghề bó chổi tại xã Thạnh Hòa

với khoảng 50 hộ tham gia, 145 lao động; Làng nghề đóng ghe xuồng tại Ngã Bảy với

khoảng 20 hộ tham gia, 165 lao động; kinh phí ước khoảng 1.800 triệu đồng.

2.2.3 Giải pháp thực hiện

- Hoàn thành quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ về đất đai đối với các cơ sở ngành nghề nằm

ngoài các cụm tiểu thủ công nghiệp của các huyện, thị; chính sách hỗ trợ di dời các

ngành nghề ra khỏi khu dân cư theo Quyết định số 74/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ và Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài Chính.

- Nghiên cứu và chuyển giao kịp thời tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện

thực tế của từng ngành nghề, từng địa phương và trình độ của người sản xuất; chú

trọng đưa các dây chuyền công nghệ và thiết bị tiên tiến với quy mô nhỏ và vừa nhằm

tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề cải tiến, đổi

mới dây chuyền công nghệ và trang thiết bị sản xuất, nhất là các cơ sở ngành nghề gây

ô nhiễm môi trường; khuyến khích phát triển các sản phẩm sạch và thân thiện với môi

trường, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có.

- Hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, kinh phí

thuê gian hàng, chi phí vận chuyển và một số chi phí khác có liên quan khi tham gia

hội chợ, triển lãm.

Page 20: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

20

- Hỗ trợ tập huấn nâng cao tay nghề cho lao động đang làm việc trong các cơ sở

ngành nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Tạo điều kiện để các cơ sở ngành nghề tiếp cận được các nguồn vốn vay với

mức vay, thời gian vay và lãi xuất vay phù hợp với yêu cầu sản xuất.

- Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế đối với cơ sở ngành nghề nông thôn

mới thành lập còn khó khăn cũng như các cơ sở ngành nghề nông thôn mới di dời hoặc

đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất, nhất là các cơ sở sử dụng nhiều lao động và

nguyên liệu tại địa phương.

- Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động hệ thống quản lý nhà nước về phát

triển ngành nghề nông thôn, tăng kinh phí và tăng cường cán bộ khuyến công cơ sở.

3. Định hƣớng phát triển kinh tế tập thể

3.1. Mục tiêu phát triển

3.1.1 Mục tiêu tổng quát

Đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể phải theo quy định của Luật

hợp tác xã và pháp luật về hợp tác xã. Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể đạt tốc độ

tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của tỉnh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn

trong cơ cấu GDP, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện

đời sống vật chất tinh thần của xã viên và cộng đồng dân cư ở địa phương. Củng cố

phát triển các loại hình hợp tác từ thấp đến cao, nhằm hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. Đến

năm 2015 kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong các xã nông thôn mới đều làm ăn có hiệu

quả, đạt từ khá trở lên, là những điểm để nhân rộng ra toàn tỉnh.

3.1.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

- Phát triển mạnh và đa dạng các loại hình tổ hợp tác trong mọi lĩnh vực, ngành

nghề. Số lượng tổ hợp tác tăng bình quân khoảng 4%/năm, số lượng thành viên tổ hợp

tác tăng khoảng 5%/năm; tất cả tổ hợp tác có tổ chức chặt chẽ, hoạt động ổn định, có

hợp đồng hợp tác đăng ký với cấp xã và đảm bảo đúng Nghị định số 151/2007/NĐ-CP

ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Hỗ

trợ, khuyến khích tổ hợp tác có đủ điều kiện đăng ký thành lập hợp tác xã;

- Số lượng hợp tác xã tăng bình quân khoảng 10%/năm, số lượng xã viên hợp

tác xã tăng khoảng 7%/năm. Tùy nhu cầu khách quan của từng địa phương mà phát

triển mới hợp tác xã theo nguyên tắc: tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi và đúng Luật

hợp tác xã. Chú trọng chất lượng, đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, không gò

ép, nhưng phải đúng pháp luật và tôn trọng sự quản lý của Nhà nước; khuyến khích

hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và thành lập liên hiệp hợp tác xã.

Đến năm 2015 số hợp tác xã hoạt động hiệu quả thuộc loại khá, giỏi chiếm 70% trở

lên; Không còn hợp tác xã tồn tại hình thức, không hoạt động; cơ bản không còn hợp

tác xã yếu kém; thu hút trên 90% hợp tác xã tham gia thành viên của Liên minh Hợp

tác xã tỉnh;

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất kinh doanh khu vực kinh tế tập thể tăng

bình quân hàng năm khoảng 10%;

Page 21: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

21

- Thu nhập bình quân của người lao động và xã viên trong các hợp tác xã đến

năm 2015 đảm bảo cao hơn so với thu nhập bình quân chung của tỉnh;

- Tỷ lệ cán bộ chủ chốt hợp tác xã đã qua đào tạo khoảng 50%, trong đó có 30%

đạt trình độ cao đẳng, đại học và trung cấp; 100% cán bộ chủ chốt hợp tác xã được bồi

dưỡng bổ sung các kiến thức về hợp tác xã và các chính sách pháp luật có liên quan

kinh tế tập thể.

3.2. Định hƣớng phát triển

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ phục vụ sản

xuất nông nghiệp theo hướng hạ giá thành và nâng cao chất lượng, năng suất của các

dịch vụ hợp tác xã cung cấp cho xã viên; chú ý mở rộng loại hình tín dụng nội bộ, dịch

vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống mà xã viên và cộng đồng có nhu cầu;

tăng cường ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất; từng bước đưa các

sản phẩm trong nông nghiệp đạt chuẩn xuất khẩu, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị

trường;

- Tiếp tục nâng chất lượng hoạt động và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã

theo mô hình kinh doanh đa ngành, vừa làm dịch vụ phục vụ hoạt động kinh tế của xã

viên, vừa phát triển chế biến, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động tín dụng,

thương mại và dịch vụ đời sống xã viên mà nhu cầu chung của xã viên đặt ra;

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất

kinh doanh, liên kết, hợp nhất, sáp nhập thành các hợp tác xã có quy mô lớn hơn theo

hướng mở rộng các dịch vụ phục vụ đa dạng trong nông nghiệp: chuyển giao khoa học

công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thú y; cung ứng vật tư, phân

bón, thức ăn, sản xuất và cung ứng giống vật nuôi, cây trồng; tiêu thụ sản phẩm; chế

biến nông sản; cung ứng dịch vụ thủy lợi, thủy nông.

3.3 Giải pháp thực hiện

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cán

bộ, đảng viên về kinh tế tập thể

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể: Thường xuyên kiểm tra,

giám sát tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ hợp tác xã hoạt

động đúng luật và có hiệu quả; Mạnh dạn sử dụng các hình thức giải thể, phá sản để

xử lý các hợp tác xã yếu kém kéo dài, hoạt động không hiệu quả, gây ảnh hưởng xấu

đến tâm lý xã hội đối với hợp tác xã.

- Thành lập các tổ chức kinh tế tập thể: Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ khuyến

khích thành lập các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Vận động các tổ hợp tác có đủ

điều kiện thành lập hợp tác xã.

- Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể: Thực hiện

nghiêm túc Quyết định 272/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối với tổ chức

bộ máy quản lý kinh tế tập thể ở các địa phương cần phân công cán bộ phụ trách mảng

kinh tế tập thể để theo dõi, hướng dẫn thực hiện chính sách nghiệp vụ đối với kinh tế

tập thể.; Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền theo Nghị định

số 177/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Hàng tháng, quý, năm phải kiểm tra, đánh giá báo

cáo về tình hình kinh tế tập thể, đề ra nhiệm vụ và hướng chỉ đạo củng cố, phát triển

Page 22: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

22

kinh tế tập thể.

- Triển khai và tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập

thể: Tổ chức triển khai đến xã, phường, thị trấn các Nghị định 177/2004/NĐ-CP; Nghị

định 87/2005/NĐ-CP, Nghị định 88/2005/NĐ-CP; các Thông tư hướng dẫn thực hiện

nghị định; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chính sách đối với

kinh tế tập thể. Các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước từ tỉnh đến xã, phường, thị

trấn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ hợp tác, hợp tác xã hưởng được những chính

sách ưu đãi của nhà nước.

4. Định hƣớng phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

4.1 Định hƣớng quy hoạch xây dựng thủy lợi

Căn cứ Quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn

đến 2030: theo đó mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển thủy lợi phục vụ phát

triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh được xác định như sau:

4.1.1 Mục tiêu

Kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng, khai thác và quản lý tổng hợp nguồn tài

nguyên nước. Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu, gồm cải

tạo nâng cấp các công trình hiện có, xây dựng các công trình mới theo phân cấp quản

lý và đầu tư để:

- Chủ động tưới, tiêu, kiểm soát lũ cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong

tỉnh. Kết hợp chặt chẽ đầu tư công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp với việc phát

triển nuôi trồng thuỷ sản.

- Chủ động kiểm soát mặn xâm nhập, bảo đảm an toàn về cấp nước cho các

ngành sử dụng nước.

- Bố trí hệ thống thủy lợi phù hợp với chủ trương phát triển cánh đồng mẫu lớn,

kết hợp phát triển thuỷ lợi với phát triển giao thông thuỷ bộ, phân bố dân cư và cải tạo

môi trường sinh thái.

- Xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cho mục tiêu chương trình Xây dựng

nông thôn mới của tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.

4.1.2 Nhiệm vụ

Từ mục tiêu phát triển thủy lợi đã đặt ra các nhiệm vụ cần giải quyết trong giai

đoạn đến năm 2020 như sau:

- Nạo vét, nâng cấp các công trình kênh tưới, tiêu, thoát lũ theo chu kỳ, kết hợp

nâng cấp hệ thống đê bao, bờ bao làm nền đường giao thông, dân cư.

- Hoàn chỉnh hệ thống công trình kiểm soát lũ, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và

phát triển vườn cây ăn trái, màu và cây CN.

- Kiểm soát mặn xâm nhập.

- Sửa chữa, xây dựng mới các cống tưới, tiêu.

- Phát triển mạng lưới trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu theo mô hình và cơ chế

quản lý thích hợp với địa phương.

Page 23: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

23

- Hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng.

4.1.3 Phƣơng hƣớng quy hoạch xây dựng thủy lợi

Thủy lợi Hậu Giang hiện nay có 2 vấn đề chính cần được giải quyết là kiểm

soát lũ và ngăn mặn.

- Ngăn mặn: Mặn xâp nhập vào Hậu Giang theo 2 hướng: từ biển Tây theo hệ

thống sông Cái Lớn và từ biển Đông theo Sông Hậu. Hiện nay, cống Cái Lớn - Cái Bé

đã thiết kế và đang triển khai các công đoạn tiếp theo để xây dựng. Vì vậy, vấn đề mặn

xâm nhập từ phía biển Tây sẽ được kiểm soát bằng công trình trên sông Cái Lớn - Cái

Bé, còn phương án đầu tư chủ yếu là việc xây dựng các cống kiểm soát mặn xâm nhập

từ phía biển Đông và sông Hậu.

- Kiểm soát lũ: Kiểm soát lũ cho Hậu Giang được phân theo 2 vùng chính là

vùng Bắc kênh Xà No và Nam Kênh Xà No. Phương án đầu tư xây dựng sẽ xác định

khác nhau theo từng vùng. (i)Vùng phía Bắc kênh Xà No do đã có hệ thống cống dọc

tuyến Ô Môn - Xà No nên đối với vùng này chỉ cần hoàn thiện hệ thống cống đầu mối

và các công trình nội đồng: kênh, bờ bao, trạm bơm,…(i)Vùng phía Nam kênh Xà No:

Kiểm soát lũ bằng các ô bao theo các kênh cấp I, cấp II, quy mô ô bao khoảng 200-

300ha; Xây dựng các cống đầu các kênh cấp II để chủ động điều tiết nước tưới tiêu;

Nạo vét hệ thống kênh trục, cấp I, cấp II đủ đảm bảo nhu cầu tưới tiêu. Sử dụng đập,

đắp bờ bao kết hợp giao thông nông thôn; Xây dựng hệ thống trạm bơm điện phục vụ

tưới tiêu.

Nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Nạo vét mở rộng các kênh trục, kênh cấp I, cấp II, cấp III với tổng chiều dài

khoảng 3.615 km, trong đó kênh trục, cấp I khoảng 630 km, kênh cấp II khoảng 1.310

km, kênh cấp III khoảng 1.675 km. Đầu tư nạo vét hệ thống kênh ngang để tiêu thoát

nước cho vùng Hòa An – Phụng Hiệp.

- Củng cố tu bổ và đắp mới đê bao, bờ bao dọc kênh trục, cấp I, cấp II với tổng

chiều dài khoảng 4.135 km, trong đó kênh trục, cấp I khoảng 630 km, kênh cấp II

khoảng 3.505 km.

- Đầu tư xây dựng 1.998 cống, cao trình đáy từ -1,5 đến -3m.

- Đầu tư xây dựng khoảng 31,6km kè bảo vệ để giảm thiểu khả năng xói lở bờ,

trong đó: Châu Thành khoảng 10,55km, Ngã Bảy khoảng 15,35km, Phụng Hiệp

khoảng 2,7km, Long Mỹ khoảng 3km.

- Đầu tư xây dựng 28 trạm bơm điện và 3.955 máy bơm kết hợp tưới, tiêu được

bố trí tại các đầu kênh cấp II.

- Đầu tư xây dựng 17.735 cống nội đồng.

- Đầu tư hệ thống kinh ngang từ Xà No đến Quản lộ Phụng Hiệp gắn kết giao

thông phá thế nước, thay đổi điều kiện môi trường sinh thái thuộc vùng trũng giáp ranh

3 huyện: Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, giúp dân khu vực này có điều kiện sản xuất

tốt hơn.

4.1.4. Các giải pháp thực hiện

Page 24: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

24

- Giải pháp tưới, tiêu và kiểm soát lũ: Nạo vét hệ thống kênh, củng cố hệ thống

đê, bờ bao, xây dựng hệ thống cống bọng các cấp và thực hiện quy trình vận hành hợp

lý; đầu tư hệ thống trạm bơm điện để chủ động tưới, tiêu cho lúa; hoàn thiện hệ thống

đê bao, bờ bao ô sản xuất cây ăn trái theo hệ thống rạch tự nhiên, tại mỗi cửa lấy nước

của từng gia đình có lắp bộng đóng mở hai chiều, lượng nước ngập không có khả năng

tiêu tự chảy sẽ được giải quyết bằng bơm; đối với nuôi ao tập trung, khu vực nuôi phải

có hệ thống kênh cấp và kênh tiêu nước riêng biệt; hệ thống ao nuôi được bố trí theo

kiểu liên hoàn, gồm: ao lấy nước vào xử lý trước khi cấp vào ao nuôi chính, ao nuôi

chính và ao chứa nước thay ra để xử lý trước khi thải ra nguồn, giải pháp tiêu nước là

sử dụng máy bơm; đối với nuôi cá trên ruộng, giải pháp tiêu tự chảy kết hợp với bơm.

- Phòng chống ô nhiễm nguồn nước: Tăng cường công tác truyền thông giáo

dục tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt cần đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào chương

trình giáo dục các cấp; đảm bảo người sử dụng nguồn nước phải chịu chi phí xả thải;

tất cả các nguồn thải phải được kiểm soát, thông qua chế độ cấp phép, kiểm tra, giám

sát thường xuyên; đối với các khu đô thị mới, cần quy hoạch hệ thống cấp, xả nước

riêng biệt, nước xả trước khi đổ ra sông rạch phải được xử lý; đối với các khu dân cư

hiện hữu, cải tạo và xây mới hệ thống tiêu thoát nước thải và nước mưa; thực hiện tốt

chương trình quản lý tổng hợp chất thải rắn, nhất là các loại đặc biệt độc hại như chất

thải, rác thải từ các cơ sở y tế, chất thải có kim loại nặng của các cơ sở sản xuất công

nghiệp; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư để giảm bớt ô nhiễm nguồn

nước và đất do sử dụng không hợp lý các loại hoá chất và thức ăn; tăng cường kiểm

soát tàu thuyền, giảm thiểu khả năng ô nhiễm dầu.

- Phòng chống bồi lắng kênh rạch: Tăng tỷ lệ thảm phủ ở phía thượng lưu thông

qua các chương trình của Ủy hội Mekong Quốc tế; tăng cường tần suất nạo vét (ít nhất

5 năm một lần); ngoài ra các giải pháp như trồng cây, cỏ ven bờ kênh để giảm thiểu

khả năng xói lở bờ.

4.2 Giao thông nông thôn

4.2.1 Mục tiêu

Xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông nông thôn, chất lượng đảm bảo thuận

tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản là tiền đề hình thành các

vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn; góp phần giảm khoảng cách chênh

lệch về kinh tế cũng như trình độ dân trí giữa nông thôn và thành thị.

4.2.2 Phƣơng hƣớng và giải pháp

- Nâng cấp hệ thống đường tỉnh, đường huyện và các tuyến đê bao kết hợp với

giao thông nông thôn và bố trí dân cư có khả năng vượt lũ và nước biển dâng.

- Ứng dụng các vật liệu cứng hóa mặt đường nông thôn, đối với các tuyến

không ngập nên sử dụng mặt đường láng nhựa, đối với các tuyến nằm trong vùng ngập

lũ nên sử dụng mặt đường đá dăm kẹp vữa xi măng và bê tông xi măng hoặc có thể sản

xuất từng tấm lắp ghép hàng loạt.

- Sử dụng các giải pháp gia cố mái taluy nền đường, nhất là giải pháp trồng cây

giữ mái taluy và chống xói lở.

Page 25: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

25

- Ứng dụng các loại cầu nông thôn thi công nhanh, giá thành hạ để xóa dần “cầu

khỉ” như: cầu dây văng, cầu bằng vật liệu dẻo đặc biệt; dùng phụ gia thi công nền mặt

đường để tận dụng vật liệu địa phương nhằm giảm giá thành xây dựng.

- Sử dụng vải địa kỹ thuật - bấc thấm xử lý nền đất yếu làm tăng nhanh quá

trình cố kết, rút ngắn thời gian thi công sớm đưa công trình vào khai thác.

4.3. Điện

4.3.1. Mục tiêu

Với khả năng nguồn điện rất thuận lợi cuả tỉnh Hậu Giang, mục tiêu là đáp ứng

đầy đủ điện năng cho phát triển với tốc độ; điện sử dụng rộng rãi trong công tác thuỷ

lợi, khâu thu hoạch và sau thu hoạch, phát huy sức dân để xây dựng mở rộng mạng

lưới điện, tăng và đảm bảo phụ tải, giảm tổn thất công suất, điện năng và tổn thất điện

áp trên lưới. Phấn đấu đến năm 2015 có trên 98% số hộ dân nông thôn sử dụng điện

thường xuyên, an toàn từ các nguồn; nâng cao khả năng cung cấp điện cho sản xuất

nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn.

4.3.2. Phƣơng hƣớng và giải pháp

- Hoàn thiện mạng lưới điện trung thế và hạ thế ở khu vực nông thôn , trong đó

ưu tiên cho các cụm và tuyến dân cư tập trung , các vùng nuôi thủy sản thâm canh ,

vùng sản xuất rau và cây ăn quả an toàn , vùng phát triển chăn nuôi tập trung, các tuyến

phục vụ các trạm bơm điện vừa và nhỏ theo quy hoạch.

- Mở rộng đối tượng sản xuất được hỗ trợ giá điện cho khu vực nông nghiệp và

nông thôn. Hỗ trợ các hộ khó khăn đầu tư hệ thống điện từ trạm hạ thế đến đồng hồ

điện thông qua chính sách tín dụng hoặc đầu tư ứng trước của ngành điện.

- Nhân rộng mô hình giao cho HTX và tổ, nhóm dân cư quản lý sử dụng điện.

4.4. Định hƣớng quy hoạch bố trí ổn định dân cƣ nông thôn

4.4.1. Quan điểm

- Khu vực thường xuyên bị thiên tai phải được ưu tiên di dời trước, việc sắp xếp

bố trí ổn định dân cư phải phù hợp với quy hoạh tổng thể phát triển kinh tế xã hội và

quy hoạch phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, hình thành các điểm dân cư

mới khang trang, văn minh tiến bộ và phù hợp với truyền thống văn hóa của các dân

tộc hiện cư trú trên địa bàn

- Việc sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở khu vực thường xuyên bị thiên tai phải

theo hướng ổn định, bền vững, củng cố an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

4.4.2. Mục tiêu

- Quy hoạch bố trí dân cư theo hướng phù hợp với quy hoạch xây dựng nông

thôn mới và các quy hoạch có liên quan của tỉnh; khuyến khích bố trí dân cư theo hình

thức xen ghép là chủ yếu.

- Trong giai đoạn 2011-2020 sẽ tổ chức thực hiện chương trình bố trí dân cư

theo Quy hoạch bố trí dân cư nông thôn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 đã được UBND

tỉnh phê duyệt tại quyết định số 411/QĐ-UBND ngày 24/2/2009 và quyết định

1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 về việc phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng

Page 26: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

26

thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng, giai

đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Cụ thể như sau:

+ Thực hiện bố trí, sắp xếp ổn định cuộc sống cho 7.975 hộ với 32.600 khẩu,

bao gồm các đối tượng sau: Hộ nằm trong khu vực sạt lở và có nguyên cơ sạt lở bờ

sông; Hộ nằm trong khu vực rừng đặc dụng; Hộ sống trên ghe xuồng không có nhà ở

và đất sản xuất và hộ nằm trong các khu vực có điều kiện sinh hoạt và sản xuất khó

khăn chưa khắc phục được, chủ yếu là những hộ nghèo, hộ ở sâu trong nội đồng, bị

ảnh hưởng ngập úng.

+ Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư 478.088 triệu đồng, trong đó: Giai đoạn 2011-

2015 là 414.816 triệu đồng; Giai đoạn 2016-2020 là 63.272 triệu đồng.

4.4.3. Giải pháp thực hiện

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân trong các vùng dự án tự

nguyện tham gia thực hiện chủ trương và phương án quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư

đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Thống nhất trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện giữa các ngành, các cấp

tránh sự đầu tư dàn trải, chồng chéo; đồng thời bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách

còn đang bất cập để nâng cao hiệu quả của chương trình; tăng cường giám sát, kiểm

tra về tiến độ thực hiện và chất lượng xây dựng các công trình.

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư để sớm hoàn thành các cụm tuyến dân cư đang triển

khai; đồng thời lập và triển khai các dự án đầu tư cụm tuyến dân cư mới; hỗ trợ hộ tái

định cư về việc làm để nâng cao thu nhập và ổn định lâu dài cuộc sống.

4.5. Định hƣớng quy hoạch cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn

4.5.1. Mục tiêu: Theo quyết định 1532/QĐ-UBND ngày 23/9/2011 về việc phê

duyệt Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang

đến năm 2020:

- Đến năm 2015: 70% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch (đạt các quy

chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành), với định mức bình quân 60 lít/người-ngày, trong đó có

trên 45% dân số được sử dụng nước máy;

- Đến năm 2020: hầu hết dân số nông thôn được sử dụng nước sạch (đạt các

quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành), với định mức bình quân 80 lít/người-ngày, trong

đó có trên 70% được sử dụng nước máy;

4.5.2. Phƣơng hƣớng và giải pháp thực hiện

- Tăng cường, đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông và huy

động sự tham gia của cộng đồng.

- Thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ

sinh nông thôn, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cấp nước và vệ

sinh nông thôn; trong đó chú trọng đào tạo cho nhân viên quản lý và công nhân vận

hành, sửa chữa, bảo dưỡng công trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

Page 27: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

27

- Ứng dụng các công nghệ mới về cấp nước và vệ sinh nông thôn vào xây

dựng thí điểm và triển khai nhân rộng mô hình.

- Về hình thức đầu tư: Xây mới các hệ thống cấp nước tập trung quy mô lớn có

công nghệ xử lý nước hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia; Mở rộng, nâng cấp và nối

mạng cấp nước cho các xã thuộc khu vực đã có công trình cấp nước được xây dựng

trong giai đoạn trước; Loại bỏ loại hình giếng khoan đường kính nhỏ trong việc cấp

nước để bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm. Dự kiến giai đoạn 2011 – 2020 sẽ đầu tư

60 trạm cấp nước tập trung (quy mô trung bình 10 – 50 m3/giờ), nâng cấp mở rộng, cải

tạo đường ống 104 trạm, đầu tư bộ lọc nước, lu chứa nước 2.296 cái.

- Về công nghệ xử lý nước sạch: Tất cả các công trình cấp nước tập trung phải

có hệ thống lọc nước đảm bảo tiêu chuẩn; Đảm bảo các công trình cấp nước phải được

kiểm tra chất lượng nước theo đúng quy định của nhà nước.

4.6. Định hƣớng quy hoạch vệ sinh môi trƣờng nông thôn

4.6.1. Mục tiêu

- Đến năm 2015: có 50% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; 75% số hộ có chuồng

trại chăn nuôi hợp quy cách, xử lý được chất thải. Tất cả các trường học, bệnh viện

trạm xá, chợ và công trình công cộng khác ở nông thôn có nước tương đối sạch và

giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, phần lớn cư dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

- Đến năm 2020: có 75% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; hầu hết số hộ có

chuồng trại chăn nuôi hợp quy cách, xử lý được chất thải. Mỗi người dân tự giác giữ

gìn vệ sinh môi trường tích cực tham gia chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn

nước.

4.6.2. Phƣơng hƣớng và giải pháp thực hiện

- Nhà tiêu hợp vệ sinh: Đối với khu vực thị trấn, thị tứ, khu vực đông dân cư có

điều kiện phát triển kinh tế bố trí sử dụng các loại nhà tiêu tự hoại là chủ yếu; Đối với

khu vực nông thôn nên sử dụng các loại nhà tiêu thấm dội nước là chủ yếu.

- Công trình vệ sinh cho trường học, trạm y tế, UBND xã: Tùy theo điều kiện

cụ thể của từng địa phương có thể kết hợp với công trình cấp nước tập trung trên địa

bàn hoặc đầu tư xây dựng mới, nhưng đảm bảo phải theo đúng thiết kế mẫu đã được

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành.

- Công trình chuồng trại hợp vệ sinh: Cần hướng tới đầu tư xây dựng mô hình

chăn nuôi tập trung, tách ra khỏi vùng dân cư để khi giết mổ không gây ô nhiễm và

đặc biệt hạn chế được dịch cúm gia cầm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân; Cần

kết hợp xây dựng nhà tiêu với chuồng trại chăn nuôi; Đối với các hộ gia đình có điều

kiện về kinh phí nên sử dụng chuồng trại có hầm Biogas.

5. Định hƣớng xây dựng nông thôn mới

5.1. Mục tiêu tổng quát

Xã nông thôn mới phải thể hiện các đặc trưng: có kinh tế phát triển, đời sống

vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã

hội hiện đại, có hình thức sản xuất phù hợp gắn phát triển nông nghiệp với phát triển

nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn; điểm dân cư nông thôn

Page 28: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

28

được xây dựng theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, văn minh, giàu bản sắc dân

tộc; trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; nâng cao sức

mạnh của hệ thống chính trị ở xã, ấp dưới sự lãnh đạo của Đảng.

5.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015: có 20% số xã (11/54 xã) đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới (gọi

tắt xã nhóm I); có 30% số xã (16/54 xã) đạt 13/19 tiêu chí (xã nhóm II); có 35% số xã

(19/54 xã) đạt 10/19 tiêu chí (xã nhóm III); có 15% số xã (8/54 xã) đạt 8/19 tiêu chí

(xã nhóm IV).

- Đến năm 2020: có 50% số xã (27/54 xã) đạt 19/19 tiêu chí và có 50% số xã

(27/54 xã) đạt 10-13/19 tiêu chí.

Bảng 06: Chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đến 2020 của tỉnh Hậu Giang

Số

TT

Tên tiêu

chí Nội dung tiêu chí

Đơn vị

tính

Hiện trạng Kế hoạch

2011 2012 2015 2020

1 Quy hoạch Quy hoạch và thực hiện quy hoạch % số xã 100,00 100,00 100,00 100,00

2 Giao

thông

2.1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa

hoặc bê tông hóa đạt tiêu chuẩn theo cấp kỹ thuật

của Bộ GTVT.

% số xã 9,26 14,81 38,89 77,78

2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng

hóa đạt tiêu chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ

GTVT

% số xã 9,26 22,22 38,89 83,33

2.3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch, không lầy

lội vào mùa mưa lũ % số xã 38,89 44,44 64,81 100,00

2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được

cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện % số xã 1,85 5,56 31,48 77,78

3 Thủy lợi

3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu

sản xuất và dân sinh % số xã 75,93 77,78 85,19 94,44

3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được

kiên cố hóa 24,07 38,89 51,85 85,19

4 Điện

4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

của ngành điện % số xã 55,56 75,93 85,19 90,74

4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an

toàn từ các nguồn % số hộ 31,48 55,56 66,67 92,59

5 Trường

học

Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, tiểu học,

THCS, có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia % số xã 7,41 22,22 40,74 81,48

6 CSVCVH

6.1 Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn

của Bộ VH-TT-DL % số xã 0,00 1,85 31,48 75,93

6.2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao

thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL % số xã 0,00 0,00 31,48 75,93

6.3 Xây dựng điểm học tập cộng đồng và thông

tin khoa học công nghệ % số xã 22,22 22,22 48,15 92,59

7 Chợ NT Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định % số xã 9,26 27,78 40,74 75,93

8 Bưu điện 8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông % số xã 48,15 61,11 74,07 100,00

8.2 Có internet đến thôn % số xã 9,26 38,89 48,15 85,19

9 Nhà ở dân

9.1 Tỉ lệ xã có nhà tạm, dột nát % số xã 18,52 27,78 57,41 92,59

9.2 Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ XD % số xã 14,81 27,78 48,15 88,89

10 Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông

thôn (đến 2015 là 29 triệu đồng, năm 2020 là 49

triệu đồng).

% số xã 11,11 9,26 35,19 81,48

Page 29: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

29

Số

TT

Tên tiêu

chí Nội dung tiêu chí

Đơn vị

tính

Hiện trạng Kế hoạch

2011 2012 2015 2020

11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo % số xã 5,56 18,52 50,00 83,33

12

TL LĐ có

việc làm

thường

xuyên

Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi

lao động (≥ 90%) % số xã > 95 > 95 > 95 > 95

13 TCSX 13.1 Tỷ lệ hợp tác xã hoạt động có hiệu quả % số xã 48,15 77,78 85,19 88,89

13.2 Tỷ lệ tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả % số xã 44,44 77,78 88,89 88,89

14 Giáo dục

14.1 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở % số xã 85,19 88,89 92,59 98,15

14.2 Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 % số xã 100,00 100,00 100,00 100,00

14.3 Tỷ lệ trẻ vào mẫu giáo % số xã 85,19 85,19 85,19 85,19

14.4 Tỷ lệ trẻ vào nhà trẻ % số xã 61,11 64,81 66,67 74,07

14.5 Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS được tiếp tục

học THPT (PT, bổ túc, học nghề) % số xã 38,89 50,00 61,11 85,19

15 Y tế

15.1 Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế (≥

70%) % số xã 88,89 90,74 94,44 98,15

15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia % số xã 58,95 61,11 75,93 100,00

15.3 Trạm y tế có bác sĩ khãm chữa bệnh % số xã 77,78 72,22 77,78 88,89

15.4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khu vực nông

thôn % số xã 61,11 66,67 68,52 68,52

15.5 Tỷ lệ suy dinh dưỡng đối với trẻ em dưới

5 tuổi % số xã 68,52 68,52 68,52 68,52

16 Văn hóa

16.1 Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu

chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-

TT-DL

% số xã 94,44 94,44 100,00 100,00

16.2 Tổng số gia đình văn hóa trong ấp (%) % số xã 94,44 94,44 100,00 100,00

17 Môi

trường

17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ

sinh theo quy chuẩn Quốc gia % số xã 7,41 18,52 44,44 81,48

17.2 Xã có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước

thải phù hợp với quy hoạch % số xã 44,44 50,00 64,81 72,22

17.3 Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt

chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn đối với khu vực

sinh hoạt của con người

% số xã 25,93 25,93 38,89 42,59

17.4 Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc, gia

cầm, chất thải phát sinh được xử lý đạt tiêu

chuẩn theo quy định

% số xã 16,67 18,52 33,33 42,59

17.5 Các cơ sở SX - KD đạt tiêu chuẩn về môi

trường % số xã 24,07 25,93 51,85 88,89

17.6 Không có các hoạt động gây suy giảm môi

trường và có các hoạt động phát riển môi

trường xanh, sạch, đẹp

% số xã 83,33 77,78 90,74 100,00

17.7 Nghĩa trang được xây dựng theo quy

hoạch % số xã 11,11 11,11 25,93 40,74

17.8 Chất thải, nước thải được thu gom và xử

lý theo qui định % số xã 44,44 51,85 74,07 88,89

18 CTXT

18.1 Cán bộ xã đạt chuẩn % số xã 0,00 0,00 38,89 81,48

18.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị

cơ sở theo quy định % số xã 100,00 100,00 100,00 100,00

18.3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "

trong sạch, vững manh" % số xã 100,00 98,15 100,00 100,00

Page 30: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

30

Số

TT

Tên tiêu

chí Nội dung tiêu chí

Đơn vị

tính

Hiện trạng Kế hoạch

2011 2012 2015 2020

18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều

đạt danh hiệu tiên tiến trở lên % số xã 100,00 100,00 100,00 100,00

18.5 Xây dựng đội ngũ nồng cốt (các đoàn thể)

trong các phong trào thực hiện các nhiệm vụ

chính trị đảng

% số xã 100,00 100,00 100,00 100,00

18.6 Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở % số xã 100,00 100,00 100,00 100,00

19 ANTTXH An ninh, trật tự xã hội được giữ vững % số xã 66,67 88,89 92,59 100,00

5.3. Kế hoạch thực hiện các tiêu chí nông thôn mới

- Tiêu chí 01 (Quy hoạch và thực hiện quy hoạch): 100% số xã đã hoàn tất tiêu

chí này trong năm 2011.

- Tiêu chí 02 (Giao thông): 100% đường trục xã, liên xã đạt của Bộ GTVT;

50% đường trục ấp được cứng hóa đạt chuẩn; 100% đường ngõ, xóm sạch và không

lầy lội trong mùa mưa (30% cứng hóa); 50% đường trục chính nội đồng được cứng

hóa xe cơ giới đi lại thuận tiện.

+ Đến năm 2015: xã nhóm I, nhóm II đạt 100% tiêu chí này; xã nhóm III, nhóm

IV đạt 100% tiêu chí 03 loại đường (2.1, 2.2, 2.3) và 50% loại đường tiêu chí 2.4.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, nhóm II, nhóm III đạt tiêu chí này; xã nhóm IV

đạt tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3 và 50% tiêu chí 2.4.

- Tiêu chí 03 (Thủy lợi): Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và

dân sinh, có đầy đủ các cấp kênh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ dân

sinh; 45% kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa, có đê bao khép kín, có công

trình cống bọng, có trạm bơm điện hoạch dầu.

+ Đến năm 2015: xã nhóm I, nhóm II đạt tiêu chí 3.1, 3.2; xã nhóm III đạt tiêu

chí 3.1 và 50% tiêu chí 3.2; xã nhóm IV đạt tiêu chí 3.1.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, nhóm II, nhóm III đạt tiêu chí này; xã nhóm IV

đạt đạt tiêu chí 3.1 và 50% tiêu chí 3.2.

- Tiêu chí 04 (Điện): Hệ thống điện đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngành điện, 98%

hộ sử dụng điện an toàn. Đến năm 2015: 100% các xã đạt tiêu chí này.

- Tiêu chí 05 (Trường học): Tỷ lệ trường học các cấp: Mần nom, Mẫu giáo,

Tiểu học, Trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc gia.

+ Đến năm 2015: xã nhóm I, nhóm II đạt tiêu chí này; xã nhóm III đạt 50% tiêu

chí này; xã nhóm IV đạt 30% tiêu chí này.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, nhóm II, nhóm III đạt tiêu chí này; xã nhóm IV

đạt 50% tiêu chí này.

- Tiêu chí 06 (Cơ sở vật chất văn hóa): Nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn

của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch. Riêng tiêu chí 6.2 xuất phát từ thực tiễn từng địa

phương hướng dẫn xây dựng một cách linh hoạt, sáng tạo.

+ Đến năm 2015: xã nhóm I và 50% xã nhóm II đạt chuẩn; xã nhóm II còn lại

đạt 50% tiêu chí; xã nhóm III đạt 30-40% tiêu chí; xã nhóm IV đạt 20-30% tiêu chí.

Page 31: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

31

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, nhóm II đạt tiêu chí, xã nhóm III đạt 70% tiêu chí;

xã nhóm IV đạt 50% tiêu chí.

- Tiêu chí 07 (Chợ nông thôn): chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định.

Đến năm 2015: 100% các xã đạt tiêu chí này.

- Tiêu chí 08 (Bưu điện): có điểm phục vụ Bưu chính Viễn thông, có internet

đến ấp. Đến năm 2015: 100% các xã đạt tiêu chí này.

- Tiêu chí 09 (Nhà ở dân cư): 100% xã đạt tiêu chí 9.1 không còn nhà tạm, dột

nát.

+ Đến năm 2015: xã nhóm I đạt tiêu chí 9.2; xã nhóm II đạt 50-60 tiêu chí 9.2;

xã nhóm III đạt 40-50% tiêu chí 9.2; xã nhóm IV đạt 30-40% tiêu chí 9.2.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, nhóm II và 50% xã nhóm III đạt tiêu chí 9.2; 50%

xã nhóm III còn lại đạt 60-70% tiêu chí 9.2; xã nhóm IV đạt 50% tiêu chí 9.2.

- Tiêu chí 10 (Thu nhập): đến năm 2019 đạt 29 triệu đồng/người, 2020 đạt 49

triệu đồng/người.

+ Đến năm 2015: xã nhóm I đạt tiêu chí; xã nhóm II đạt 50-60% tiêu chí; xã

nhóm III đạt 40-50 tiêu chí; xã nhóm IV đạt 30-40% tiêu chí.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, II đạt tiêu chí; xã nhóm III đạt 70-80% tiêu chí; xã

nhóm IV đạt 50-60% tiêu chí.

- Tiêu chí 11 (Hộ nghèo): còn dưới 7%.

+ Đến năm 2015: xã nhóm I, nhóm II đạt tiêu chí; xã nhóm III đạt 50-60% tiêu

chí; xã nhóm IV đạt 30-40% tiêu chí.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, nhóm II, nhóm III đạt tiêu chí, 50% xã nhóm IV

đạt tiêu chí.

- Tiêu chí 12 (tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên): Tỷ lệ người làm việc

trên dân số trong độ tuổi lao động (≥ 90%).

+ Đến năm 2015: xã nhóm I đạt tiêu chí; xã nhóm II đạt 50-60% tiêu chí; xã

nhóm III đạt 40-50% tiêu chí; xã nhóm IV đạt 30-40% tiêu chí.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, nhóm II đạt tiệu chí; xã nhóm III đạt 80-90% tiêu

chí; xã nhóm IV đạt 40-50% tiêu chí.

- Tiêu chí 13 (Hình thức tổ chức sản xuất): có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt

động có hiệu quả.

+ Đến năm 2015 : xã nhóm I, nhóm II và 50% số xã nhóm III đạt tiêu chí ; xã

nhóm IV đạt 40-50% tiêu chí.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, nhóm II, nhóm III đạt tiêu chí; xã nhóm IV đạt 70-

80% tiêu chí.

- Tiêu chí 14 (Giáo dục): phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 80% học sinh tốt

nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học (phổ thông, bổ túc, học nghề); tỷ lệ lao động qua

đào tạo >20%.

Page 32: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

32

+ Đến năm 2015: xã nhóm I, nhóm II đạt chuẩn; xã nhóm III đạt 70-80% tiêu

chí; xã nhóm IV đạt 50-60% tiêu chí.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, nhóm II, nhóm III đạt chuẩn; xã nhóm IV đạt 80-

90% tiêu chí.

- Tiêu chí 15 (Y tế): tỷ lệ người dân có tham gia bảo hiểm y tế (≥ 70%); y tế đạt

chuẩn quốc gia.

+ Đến năm 2015: xã nhóm I, nhóm II, nhóm III đạt tiêu chí; xã nhóm IV đạt 60-

70% tiêu chí.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, nhóm II, nhóm III, nhóm IV đạt tiêu chí.

- Tiêu chí 16 (Văn hóa): xã có 70% số ấp trở lên đạt tiêu chuẩn văn hóa theo

quy định của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch. Đến năm 2015: 100% số xã đạt tiệu

chí.

- Tiêu chí 17 (Môi trường): 75% tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh

theo quy chuẩn quốc gia; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt cuẩn về môi trường;

không có các hoạt động suy giảm môi trường và có hoạt động phát triển môi trường

xanh sạch đẹp; nghĩa trang nghĩa địa được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước

thải được thu gom và xử lý theo quy định.

+ Đến năm 2015: xã nhóm I và 50% xã nhóm II đạt tiêu chí; xã nhóm III đạt

50-60% tiêu chí; xã nhóm IV đạt 40-50% tiêu chí.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, nhóm II, nhóm III đạt tiêu chí; xã nhóm IV đạt 70-

80% tiêu chí.

- Tiêu chí 18 (Hệ thống tổ chức chính trị): cán bộ xã đạt chuẩn; có đủ các tổ

chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu

chuẩn „trong sạch, vững mạnh‟; các đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên

tiến trở lên.

+ Đến năm 2015: xã nhóm I, II, II đạt tiêu chí; xã nhóm IV đạt 70-80% tiêu chí.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, II, III, IV đạt tiêu chí.

- Tiêu chí 19 (An ninh trật tự xã hội) được giữ vững.

+ Đến năm 2015: xã nhóm I, II, II đạt tiêu chí ; nhóm IV đạt 70-80% tiêu chí.

+ Đến năm 2020: xã nhóm I, II, III, IV đạt tiêu chí.

5.4 Giải pháp thực hiện

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, nâng cao vai trò

của Mặt trận tổ quốc và đoàn thể.

- Tăng cường công tác truyền thông và phát huy quyền làm chủ của người dân:

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước, nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới đế vận động người dân

tham gia Chương trình; thông tin về các mục tiêu cần đạt được về xây dựng nông thôn

mới; mức độ, hình thức đóng góp của người dân và cộng đồng trong xây dựng nông

thôn mới. Tổng kinh phí, nội dung hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế và các

Page 33: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

33

nguồn vốn khác.

- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chương trình: Tập huấn

cho cán bộ và người dân về yêu cầu xây dựng nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá

- hiện đại hoá. Đảm bảo cho việc lập kế hoạch phát triển (trên cơ sở Đồ án quy hoạch

và Đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt) và tổ chức thực hiện các nội

dung chương trình đạt hiệu quả

- Các giải pháp huy động vốn: Huy động các nguồn lực sẵn có trong nhân dân

tùy theo khả năng để tự nguyện đóng góp sức người, sức của; phát huy tính sáng tạo và

sự tham gia đóng góp của nhân dân nhưng phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc

công khai, dân chủ trong suốt quá trình thực hiện; Thỏa thuận với các ngân hàng

thương mại về việc cho vai vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải tạo và xây mới nhà ở.

VIII. SƠ BỘ ƢỚC TÍNH HIỆU QUẢ PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1. Hiệu quả kinh tế

- Giá trị tăng thêm (VA) khu vực I đến năm 2015 đạt 2.309 tỷ đồng (giá 1994),

tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 3,75%/năm, đến năm 2020 đạt 2.905 tỷ

đồng, tăng bình quân 4,7%/năm.

- GTSX nông - lâm nghiệp - thủy sản (giá 1994) tăng từ 3.588 tỷ đồng năm

2010 lên 4.585 tỷ đồng năm 2015 (tốc độ tăng bình quân 5,03%/năm) và lên 6.042 tỷ

đồng năm 2020 (5,67%/năm).

Bảng 07: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của phƣơng án quy hoạch

Số

TT Hạng mục

Đơn vị

tính

Hiện trạng Quy hoạch Tăng bình quân

(%/năm)

2010 2012 2015 2020 2011-

2015

2016-

2020

I GIÁ TRỊ TĂNG THÊM (VA)

1 Giá so sánh 1994 Tỷ đồng 1.921 2.104 2.308 2.905 3,75 4,70

- Nông nghiệp Tỷ đồng 1.692 1.692 1.894 2.147 2,29 2,54

- Lâm nghiệp Tỷ đồng 11 11 13 16 3,08 4,65

- Thủy sản Tỷ đồng 217 401 401 741 13,02 13,07

2 Giá so sánh 2010 Tỷ đồng 4.001 4.362 4.776 5.988 3,60 4,63

- Nông nghiệp Tỷ đồng 3.575 3.781 4.097 4.639 2,76 2,52

- Lâm nghiệp Tỷ đồng 24 25 30 37 4,65 4,52

- Thủy sản Tỷ đồng 403 556 650 1.312 10,04 15,08

3 Giá hiện hành Tỷ đồng 4.001 5.505 6.172 9.581

- Nông nghiệp Tỷ đồng 3.575 4.961 5.149 7.077

- Lâm nghiệp Tỷ đồng 24 31 33 50

- Thủy sản Tỷ đồng 403 513 990 2.454

II GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

1 Giá so sánh 1994 Tỷ đồng 3.588 3.922 4.585 6.042 5,03 5,67

- Nông nghiệp Tỷ đồng 3.166 3.352 3.774 4.469 3,57 3,44

- Lâm nghiệp Tỷ đồng 21 21 25 32 3,64 5,06

- Thủy sản Tỷ đồng 401 549 786 1.541 14,42 14,40

2 Giá so sánh 2010 Tỷ đồng 9.471 11.425 12.016 15.370 4,88 5,05

- Nông nghiệp Tỷ đồng 8.564 9.899 10.294 11.896 3,75 2,94

- Lâm nghiệp Tỷ đồng 89 64 98 111 2,07 2,56

- Thủy sản Tỷ đồng 818 1.462 1.624 3.363 14,72 15,67

Page 34: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

34

3 Giá hiện hành Tỷ đồng 9.471 12.876 17.058 25.777

- Nông nghiệp Tỷ đồng 8.564 11.463 14.711 20.221

- Lâm nghiệp Tỷ đồng 89 90 108 139

- Thủy sản Tỷ đồng 818 1.322 2.239 5.417

III CƠ CẤU

1 VA KVI % 100,00 100,00 100,00 100,00

- Nông nghiệp % 89,35 90,12 83,42 73,87 -1,36 -2,40

- Lâm nghiệp % 0,59 0,56 0,54 0,52 -1,66 -0,76

- Thủy sản % 10,06 9,31 16,04 25,61 9,77 9,82

2 GTSX KVI % 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông nghiệp % 90,43 89,03 86,24 78,45 -0,94 -1,88

- Lâm nghiệp % 0,93 0,70 0,63 0,54 -7,50 -3,16

- Thủy sản % 8,63 10,27 13,13 21,02 8,74 9,87

IV Giá trị sản lƣợng/ha

1 Ngành NN (giá 1994) Tr.đồng 26,8 29,2 35,5 47,9 5,83 6,19

2 Ngành NN (giá HH) Tr.đồng 70,6 96,0 132,1 204,5 13,35 9,14

3 Trồng trọt (giá HH) Tr.đồng 52,2 71,6 91,9 121,1 11,98 5,67

4 Thủy sản (giá HH) Tr.đồng 115,2 188,5 284,5 484,5 19,81 11,23

V MỘT SỐ CHỈ TIÊU BQ

1 Nhu cầu sử dụng lao động 103 người 286,1 285,7 242,0 232,0 -3,29 -0,84

2 GTSX/lao động (giá HH) Tr.đồng 33,11 45,07 70,49 111,10 16,32 9,53

3 VA KVI/lao động (giá HH) Tr.đồng 14,0 19,3 25,5 41,3 12,77 10,12

- Cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản chuyển dịch đáng kể theo hướng:

+ Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 90,43% năm 2010 còn 86,24% năm 2015 và

78,45% năm 2020.

+ Tỷ trọng lâm nghiệp giảm từ 0,93% năm 2010 còn 0,63% năm 2015 và

khoảng 0,54% năm 2020.

+ Tỷ trọng thủy sản tăng từ 8,63% năm 2010 lên 13,13% năm 2015 và 21,02%

năm 2020.

- Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng:

+ Tỷ trọng trồng trọt giảm từ 81,74% năm 2010 còn 80,67% năm 2015 và

75,45% năm 2020.

+ Tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 15,19% năm 2010 lên 15,75% năm 2015 và

19,74% năm 2020.

+ Tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng từ 3,06% năm 2010 lên 3,59% năm 2015

và 4,81% năm 2020.

- Giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất nông nghiệp theo giá cố định 1994 tăng từ

26,8 triệu đồng năm 2010 lên 35,5 triệu đồng năm 2015 và 47,9 triệu đồng năm 2020;

theo giá thực tế tăng từ 70,6 triệu đồng năm 2010 lên 132,1 triệu đồng năm 2015 và

204,5 triệu đồng năm 2020.

- Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng từ 52,2 triệu đồng/ha năm 2010 (giá thực

tế) lên 91,9 triệu đồng năm 2015 và 121,1 triệu năm 2020.

- Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản (gồm cả nuôi chuyên và nuôi kết hợp) tăng từ

115,2 triệu đồng/ha năm 2010 (giá thực tế) lên 284,5 triệu năm 2015 và 484,5 triệu

năm 2020.

Page 35: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

35

2. Hiệu quả xã hội

- Giảm số lao động sử dụng trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 286

ngàn người năm 2010 còn 242 ngàn người năm 2015 (giảm khoảng 44 ngàn người) và

còn 232 ngàn người năm 2020 (giảm khoảng 10 ngàn người).

- Tạo thêm việc làm ổn định cả năm cho lực lượng lao động thông qua tăng số

ngày công làm việc trong năm từ 210 ngày năm 2010 lên 240 ngày công năm 2020.

- Giá trị sản xuất bình quân/lao động (giá hiện hành) tăng từ 33,11 triệu đồng

năm 2010 lên 70,49 triệu đồng năm 2015 và 111,1 triệu đồng năm 2020.

- Giá trị tăng thêm (VA) bình quân/lao động (giá hiện hành) tăng từ 14 triệu

đồng năm 2010 lên 25,5 triệu đồng năm 2015 và 41,3 triệu đồng năm 2020.

3. Tác động môi trƣờng

- Tỷ lệ đa dạng hóa trên đất lúa (từ chuyên lúa sang lúa - màu, lúa - NTTS) tăng

từ 10,48% năm 2010 lên 15,84% năm 2015 và 20,73% năm 2020.

- Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 3,49%, tỷ lệ che phủ đất nông nghiệp

bằng đất trồng cây lâu năm tăng từ 24,87% năm 2010 lên 25,09% năm 2015 và

24,79% năm 2020.

- Hệ số vòng quay trên đất cây hàng năm tăng từ 2,4 lần năm 2010 lên 2,54 lần

năm 2015 và 2,56 lần năm 2020.

- Ngoài ra, việc tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật về canh tác, IPM, tưới tiêu

hợp lý, 1 phải 5 giảm… cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lâu bền tài

nguyên thiên nhiên, làm đẹp cảnh quan và cải tạo môi trường nông thôn.

Bảng 08: So sánh phƣơng án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch năm 2020

Hạng mục Đơn vị

tính

Hiện trạng

Quy hoạch đã phê duyệt

(QĐ số 1963/QĐ-

UBND)

PA điều chỉnh QH

2010 2012 2010 2015 2020 2015 2020

I. GTSX (Giá 1994) Tỉ đồng 3.588 3.922 4.363 6.030 8.284 4.465 5.681

1. Nông nghiệp Tỉ đồng 3.166 3.352 3.786 4.830 6.026 3.731 4.376

2. Lâm nghiệp Tỉ đồng 21 21 62 73 84 25 32

3. Thủy sản Tỉ đồng 401 549 515 1.127 2.174 709 1.273

II. CƠ CẤU GTSX (HH)

1. Nông - lâm - thủy sản 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông nghiệp % 90,43 89,03 83,8 77,5 70,2 86,2 78,4

- Lâm nghiệp % 0,93 0,70 2,1 1,7 1,4 0,6 0,5

- Thủy sản % 8,63 10,27 14,1 20,8 28,4 13,1 21,0

2. Nông nghiệp % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Trồng trọt % 81,7 83,8 71,8 66,3 60,2 80,67 75,45

- Chăn nuôi % 15,2 14,0 17,9 22,6 27,1 15,75 19,74

- Dịch vụ % 3,1 2,2 10,3 11,1 12,7 3,59 4,81

III. SẢN PHẨM CHỦ LỰC

1. Lúa 1000 tấn 1.090 1.180 1.097 986 869 1.230 1.277

2. Mía 1000 tấn 1.079 1.199 1.425 1.425 1.425 1.260 1.150

3. Trái cây 1000 tấn 170 203 249 356 378 227 315

4. Rau đậu 1000 tấn 129 155 180 280 308 169 225

5. Thịt các loại 1000 tấn 39 35 45 78 123 37 48

6. Thủy sản các loại 1000 tấn 47 66 55 82 106 98 206

Page 36: Phần III. Phương án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

36

IV. NHU CẦU LAO ĐỘNG

1. Số lượng lao động 1000 ng 286,1 285,7 292,3 275,4 258,3 242,0 232,0

V. CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ

1. GTSXBQ/1 ha canh tác

- Giá SS 1994 Tr. Đồng 26,8 29,2 35,0 50,0 70,0 35,5 47,9

- Giá hiện hành Tr. Đồng 70,6 96,0 51,0 75,0 110,0 132,1 204,5

2. GTSX BQ/1 lao động (giá HH) Tr. Đồng 33,1 45,1 36,0 58,0 92,0 70,5 111,1

3. Hệ số gieo trồng cây hàng năm Lần 2,4 2,47 2,6 2,6 2,6 2,53 2,56