64
PHẦN IX MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ HỌC TỐT Ở BẬC ĐẠI HỌC

Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Embed Size (px)

DESCRIPTION

một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Citation preview

Page 1: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

PHẦN IX

MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ HỌC TỐT Ở BẬC ĐẠI HỌC

Page 2: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 11

Từ "POWER" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của

một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH

Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập

có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt

ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink

1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn)

Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe

thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này

chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết

để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan.

Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự

chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng

tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số

câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho

mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách

có hệ thống.

Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri

thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra

bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri

thức.

Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như

vậy.

1 http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-tu-hoc-hieu-qua/47-phuong-phap-power-cho-sinh-vien-nam-1.html

Page 3: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

2. Organize (tổ chức)

Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ

hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một

cách có mục đích và hệ thống.

3. Work (làm việc)

Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm

việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất.

Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có

phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành.

Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú:

Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trìnhhoặcthảo luận, truy cập thông

tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm... tất cả đều đòi hỏi phải làm

việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.

4. Evaluate (đánh giá)

Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính

bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập.

Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí,

thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh

giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.

5. Rethink (suy nghĩ lại - luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác)

Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương

pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một

thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức

Page 4: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo

cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề

từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.

Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo

quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.

Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải

lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt

động học tập chính khóa.

Page 5: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Lời khuyên để ghi bài hiệu quả hơn2

Biết cách ghi chép bài sẽ giúp bạn vừa ghi nhận lại thật tốt những kiên thức

giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" bạn 1 cách

nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, bạn có thể tham

khảo những lời khuyên sau đây: 

1.Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng

về những vấn đề gì trong lớp học.

2. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình

nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu

không đến lớp.

3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng

gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.

4. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học

khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.

5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng

hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị

bỏ quên.

6. Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi

chép nếu bạn không có bút.

7. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những

điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.

2 http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/loi-khuyen-de-ghi-bai-hieu-qua-hon-2008-08-27

Page 6: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn

không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.

9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm sau đó

10. Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo

viên trước.

11. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn

12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.

13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo

viên ghi trên bảng.

14. Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều

thông tin vào 5 - 10 phút cuối.

15. Dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này

bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.

16.Ghi nhanh từ mới (khi học ngoại ngữ), những ý tưởng hay khái niệm mới lạ

vào sổ tay.

17.Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi

tiết quan trọng.

18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1

hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.

19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh

chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến.

Page 7: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

20. Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó,

hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được

các thông tin đó

Theo GlobalEdu

Page 8: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

6 kỹ năng học tốt ở bậc đại học3?

Đó là kỹ năng học trên lớp, ở nhà, đọc sách, để ghi nhớ tốt, giải tỏa stress và kỹ năng chuẩn

bị và làm bài kiểm tra. Những kinh nghiệm này tưởng là quá cũ nhưng lại không cũ và giúp ích

rất nhiều cho các tân cử nhân.

Kỹ năng học tập trên lớp

Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là

một việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi còn

phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách

bạn phải luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm.

Tốt nhất bạn nên chọn vị trí gần thầy cô, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả

năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một

cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy ghi những câu nhận xét

hay phát biểu vào một tờ giấy trước khi phát biểu. 

Ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự viết tắt hơn. Không cần

phải ghi tất cả những gì thầy cô nói. Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải

thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì

mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của

người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết

quan trọng trong bài giảng.

Kỹ năng học ở nhà

Cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Bạn nên chọn một thời gian học cố

định và tạo cho mình thói quen học thời gian đó. Ngoài ra, cần có lịch học thật hợp

lý, kết hợp giữa học tập và giải trí như có thể một bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một

bài tập thể dục.

3 http://dantri.com.vn/c25/s25-198435/6-ky-nang-hoc-tot-o-bac-dai-hoc.htm

Page 9: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Nếu bạn học phải phần khó hiểu thì để lại, học những phần khác dễ hiểu hơn,

sau khi thư giãn, thoải mái thì học tiếp.

Để ghi nhớ tốt

Để có một trí nhớ tốt hãy chọn cho mình một thói quen như khi đến trường

kiểm tra sách vở; nên ghi danh sách các việc cần làm vào một tờ giấy nhỏ và thỉnh

thoảng kiểm tra xem tiếp theo mình cần phải làm gì.

Để ghi nhớ tốt trong việc tiếp thu kiến thức thì cùng bạn bè thảo luận về một

vấn đề cùng quan tâm. Ngoài ra, ghi nhớ qua các chi tiết quan trọng, các key

words, các hình ảnh minh họa.

Kỹ năng đọc sách

Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều.

Theo đó, đầu tiên các bạn phải chọn một khối lượng vừa đủ để bắt đầu, cố gắng

nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu, nếu có phần tóm lượt của tư liệu thì cần

phải đọc ngay nó. Sau đó, đọc những gì bạn hiểu rõ nhất để xác định độ khó, chừa

lại những gì không hiểu. Đừng nản chí nếu không hiểu.

Bạn nên dùng bút đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem

lại. Trong khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích và tự tìm

câu trả lời.

Kỹ năng giải tỏa stress

Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn mỗi

ngày hoặc vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện cùng bạn bè. Sau khi đã

cảm thấy thoải mái hơn hãy bắt đầu giải quyết vấn đề, xem xung quanh bạn có việc

Page 10: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình. Đừng để tâm vào những việc

lặt vặt.

Ngoài ra, phải ngủ đủ giờ, hãy luôn cố gắng suy nghĩ tích cực như: Tại sao phải

“ghét” khi mà “một chút xíu không thích”; Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà

“hơi lo một tẹo”; Tại sao phải “giận sôi người” khi mà “hơi giận một chút” là đủ?

Tại sao “đau khổ tột cùng” khi mà bạn chỉ cần “buồn một tẹo”…

Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra

Phương pháp ghi bài và tiếp thu được 70 - 80% bài giảng của thầy cô là bạn đã

thành công một nửa rồi đấy. Bước vào kỳ thi, đầu tiên bạn phải xác định các tài

liệu liên quan để ôn tập; sắp xếp những gì ghi chép được, hệ thống hóa kiến thức,

ước lượng xem cần bao lâu để ôn tập. Chia nhỏ những gì bạn học thành từng phần.

Học 3 tiếng buổi sáng, 3 tiếng buổi chiều sẽ hiệu quả hơn ngồi học cả ngày.

Hoặc bạn có thể ôn theo nhóm, điều này giúp bạn có điều kiện để hoàn thiện cả

những phần quan trọng mà nếu học một mình bạn rất dễ bỏ qua. Bạn nên thu xếp

một buổi tổng ôn tập trước khi thi. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến những thông tin

được các thầy, cô chỉnh sửa đến mọi hướng dẫn về học tập.

Đôi khi các bạn quá bận vào một công việc nào đó mà sao nhãng việc học. Khi

còn ít thời gian để ôn tập thì học nhồi nhét. Đầu tiên hãy xem trước tất cả những tài

liệu mà bạn cần phải học, lướt qua các chương để nắm được ý chính, bỏ qua những

phần mà bạn không có thời gian xem lại.

Có một cách rất hay để bạn tiếp cận là: Chọn 5 tờ giấy, chọn 5 ý chính hoặc

chủ đề chính, viết tên ý chính vào phía trên của mỗi tờ giấy, sau đó so sánh đáp án

của bạn với đáp án. Tiếp theo, biên soạn hoặc viết lại những hiểu biết của bạn về

Page 11: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

từng chủ đề dựa theo những tài liệu mà bạn đã đọc. Đánh số từng trang những tài

liệu mà bạn có từ 1- 5 theo thứ tự giảm dần của mức độ quan trọng. 

Page 12: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

13 nguyên tắc về các kỹ năng học tập4

Nguyên tắc 1: Tin vào bản thân 

Bộ não là yếu tố sinh kỹ thuật nhất trong vũ trụ mà chúng ta biết. Tất cả các bộ

não, trong đó có não của bạn, đều có khả năng thiên tài. Cần có thời gian, nỗ lực và

nghiên cứu theo hướng dẫn để tiếp cận tiềm năng này và ai cũng có thể làm được

nếu người đó mong muốn. 

Hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân và phát triển các kế hoạch để đạt được những

mục tiêu đó. Bạn nên xem chương 8 để biết thêm chi tiết về cách sử dụng bộ kĩ năng

chưa được tận dụng tối đa này. 

Để đạt được thành công trên con đường tiến tới các mục tiêu của bạn, bạn cần

phải tin vào chính mình. Trong các bài viết trước, bạn đã học cách tạo ra những

thông điệp tích cực và lời nhắc nhở về thành công trong quá khứ. Nên nhớ rằng,

bạn là một người học tập tự tin và có tài. Bạn có thể học bất kì điều gì. Bạn có tiềm

năng thiên tài và mọi kỹ thuật trong cuốn sách này sẽ giúp bạn hoàn thiện khả năng

đó. 

Nguyên tắc 2: Chuẩn bị 

Điều khác biệt giữa học tập ở mừc trung bình với những điểm số tuyệt vời

thường nằm ở chất lượng của sự chuẩn bị. Việc chuẩn bị môi trường học tập, thái

độ và sự tập trung sẽ ảnh hưởng tích cực đáng ngạc nhiên đến hiệu quả học tập của

bạn. 

Những nét cơ bản trong các bài viết trước là dành cho việc học ở nhà, trước khi

đến lớp, chuẩn bị cho bài kiểm tra, trước một bài nói - ở mọi thời điểm! Đây không

phải là công việc bận biệu một cách ngớ ngẩn. Đây là những bước học tập hiệu

quả, quan trọng nhất mà mọi người thường bỏ qua. Nhưng những sinh viên thông

minh không bỏ qua chúng.  

Nguyên tắc 3: Tổ chức bản thân và công việc 

4 http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/13-nguyen-tac-ve-cac-ky-nang-hoc-tap-2009-07-05

Page 13: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Hãy tổ chức bản thân và công việc của bạn. Luôn có một kế hoạch cho việc học

và viết nó ra. Hãy luôn xem lại và thường xuyên ôn lại kế hoạch của bạn. 

Điều đó thật đơn giản. Cái kho là làm cho kế hoạch đó đạt hiệu quả vì hiếm khi

một kế hoạch đạt hiệu quả ngay từ lần đầu tiên. 

Hầu hết mọi người đều thất bại ở công đoạn này vì họ bỏ cuộc khi thấy nỗ lực

lên kế hoạch đầu tiên không đem lại hiệu quả. Việc làm thích hợp nhất là trông chờ

những thay đổi và sẵn sàng tiến hành. Nhu cầu tạo ra những thay đổi trong kế

hoạch không có nghĩa là thất bại - nó có nghĩa là chưa có kinh nghiệm trong trong

việc lên kế hoạch và dự định trong cuộc sống của chúng ta chắc hẳn sẽ bị khinh

xuất. Hủy bỏ tất cả các kế hoạch khi mọi thứ đều đi trật đường – ĐÓ mới thật là

thất bại. 

Lên kế hoạch là một loại cơ bắp tinh thần: bạn càng thường xuyên sử dụng nó,

nó sẽ ngày càng hoàn thiện. 

Nguyên tắc 4: Dành thời gian cho những việc quan trọng 

Đặt ra những ưu tiên và khẳng định bạn sẽ dành thời gian cho công việc nào sẽ

giúp bạn hoàn thành các mục tiêu. Đó chính là sự ưu tiên. Để đạt được điều đó, bạn

nhất thiết phải lập kế hoạch. Nếu mục tiêu là vượt qua bài kiểm tra quan trọng hoặc

kỳ thi tốt nghiệp trung hôc, hay đạt được một bằng cấp nào đó thì bạn phải làm rất

nhiều việc. 

Trong khi viết ra những kế hoạch của mình, bạn hãy thiết lập kỷ luật của bản

thân, lập ra thời gian biểu. Nhiều sinh viên đang cảm thấy trường học đang làm

lãng phí cuộc đời họ. Điều đó là sai. 

Dù sao thì công việc vẫn còn ở đó. Bạn không thể trốn tránh nó. Học và làm bài

về nhà là phần chính đối với một sinh viên và một người học tập. Bạn có thể học

tậo hiệu quả hơn nhờ thông tin trong cuốn sách này, song vẫn có những công việc

liên quan khác. Nhưng bạn có thể chọn nơi để kiểm soát trong tình huống này.

Liệu bạn sẽ kiểm soát công việc hay để công việc chi phối cuộc sống của bạn?

Page 14: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Công việc có thể chi phối nếu bạn bỏ bê việc lập kế hoạch và những kỹ thuật

học tập đúng đắn cho đến khi cơn khủng hoảng của một chuỗi khủng hoảng chôn

vùi bạn. Nếu bạn để các công việc được giao và sự chuẩn bị cho bài kiểm tra chồng

chất cho đến giữa năm, bạn sẽ mất khả năng kiểm soát cuộc sống của mình trong

nữa năm còn lại. Còn quá ít thời gian trước hạn định hoặc trước kỳ kiểm tra trong

thời gian biểu của bạn, nên bạn không thể dễ dàng nghĩ ngơi, dành thời gian cho

bạn bè, hoặc chỉ để thư giãn. Bạn bận rộn với vì sự tổn hại khả năng kiểm soát –

một tình huống rất căng thẳng và không bao giờ dẫn đến việc học tập thuận lợi

nhất hoặc những điểm số cao.

Nguyên tắc 5: kỷ luật với bản thân 

Không gì có thể thay thế sự tự chủ và tính kỷ luật. Những kỷ luật, thủ thuật và

hướng dẫn học tập sẽ vô dụng nếu bạn không có ý chí để thực hành chúng. Nó giúp

ích cho kỷ luật của bạn nếu bạn có mục đích, kế hoạch hành động và niềm tin

mãnh liệt vào bản thân, nhưng bạn cũng phải có ước muốn duy trì nó khi mọi việc

trở nên khó khăn. Đây chính là chức năng thức hai của các kỹ thuật học tập - giúp

phát triển các khả năng của bạn. 

Có kỷ luật với bản thân khi theo đuổi những mục tiêu và ước mơ của bạn

không có nghĩa là giới hạn tự do của bạn. Những thứ làm bạn phân tán tư tưởng

mới là giới hạn thật sự. Nếu một trong những mục tiêu của bạn đạt được khả năng

tiếp cận với tiềm năng thiên tài bên trong bạn, giúp bạn trở thành một người siêu

đẳng và tự tin như mong ước, thì bất kỳ tính kỷ luật cần thiết nào để bạn trụ vững

trên con đường đó đều là sự giải phóng, chứ không phải là sự bóp nghẹt.   

Nguyên tắc 6: Bền bỉ 

Hãy không ngừng tiến bước. Tính bền bĩ quan trọng hơn tài năng, thiên tài hay

sự may mắn. Tất cả sẽ vô ích nếu thiếu tính bền bĩ, nhưng tính bền bĩ sẽ mang tới

những thành công mà không cần tới những yếu tố trên. 

Page 15: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Lâu dài, kiên trì và bền bỉ dù cho có gặp phải mọi khó khăn, chán nản và

những việc bất khả thi. Chính là tất cả những điều này giúp chúng ta phân biệt một

tinh thần mạnh mẽ với một tinh thần yếu đuối.-  Thomas Carlyle 

Page 16: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Chuẩn bị cho việc học trên lớp5

Nhiều bạn trẻ hiện nay thường bỏ qua khâu chuẩn bị bài trước khi đến lớp, cho

là nó không quan trọng, chỉ việc nghe thầy cô giảng là đủ. Nhưng thật sự lại không

phải như vậy, việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp giúp bạn định hình được kiến

thức, nhờ đó bạn dễ dàng tiếp thu hơn, hiểu rõ bài hơn, sâu hơn và lâu hơn

 Trước khi đến lớp:

Bạn nên hoàn thành hết tất cả các bài tập ở nhà mà thầy cô giao cho, chú ý xác

định các dạng bài tập, cách giải của từng loại và tự ghi nhớ công thức theo cách

riêng của mình. Bạn cũng nên dành thời gian xem lại bài hôm trước, hệ thống lại

kiến thức, dùng bút hightlight hay giấy ghi chú để đánh đánh dấu các điểm cần lưu

ý. Sau đó bạn đọc lướt qua bài ngày hôm sau, định hình kiến thức mới cho mình để

dễ tiếp thu lời giảng của thầy cô. Bạn cũng nên ghi chú lại các chỗ bạn không hiểu

và những chỗ bạn cho là quan trọng để hôm sau bạn chú ý đến đoạn đó hơn hoặc

hỏi thầy cô.Bạn hãy chủ động hỏi thầy cô chỗ bạn còn thắc mắc và chưa hiều,

không thầy cô nào từ chối lời thỉnh cầu của bạn cả

Trong lớp:

Phải chắc chắn rằng bạn đến lớp đúng giờ, để nghe được trọn bài giảng (phần

đầu rất quan trọng, nó giúp bạn định hình kiến thức mà bạn sẽ tiếp thu trong suốt

buổi học). Và hơn nữa là không làm phiền đến bạn cũng lớp vì khi bạn vào sẽ gây

mất tập trung cho các bạn khác, đôi khi khiến thầy cô phải dừng bài giảng nữa

chừng. Điều này không gây ấn tượng tốt cho thầy cô đâu. Bạn nên chọn chỗ ngồi

gần bảng để thuận lợi cho việc nghe giảng, dễ dàng nhìn thấy bảng và các giáo cụ

nếu có. Việc đó có ích cho bạn khi trao đổi với thầy cô, và dễ dàng tập trung

hơn..Bạn nên tránh các việc làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn như lơ đãng,

5 http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/chuan-bi-cho-viec-hoc-tren-lop-2012-04-18

Page 17: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

nhìn lung tung trong lớp, nói chuyện riêng, chuyền giấy viết thư, vẽ lăng nhăng……

Bạn có thể sử dụng bút hightlight hoặc ghi chú vào đầu trang những gì mà bạn cho

là cần ghi nhớ. Tô đậm một khái niệm nào đó trong bài, tóm tắt chủ đề nào Điều

quan trọng nhất là bạn nên chủ động hỏi thầy cô nếu không hiểu (nhưng nên đợi vào

lúc thầy cô "ngừng" chứ đừng ngắt mạch suy nghĩ của thầy cô, điều này gây sự khó

chịu và ảnh hưởng đến các bạn cùng lớp).

 Bạn hãy cố gắng và bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt, chúc bạn luôn học tốt.

Nguồn: Hiếu Học tổng hợp

Page 18: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Các phương pháp ghi nhớ6

Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Qua các chương

trước chúng tôi đã trình bày một số phương pháp để giúp bạn trong việc học bài

sao cho mau thuộc. Trong chương này xin hướng dẫn bạn đi sâu vào chi tiết hơn

khi thực hiện các phương pháp ấy.

1. Ghi thành dàn bài

Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi

cụ thể ra sao.

 - Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có

thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn

mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A -

B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi

là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3...

 - Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.

- Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi

nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới

hoặc viết đậm để dễ nhớ.

- Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.

2. Nhẩm trong óc

Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài,

chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần

6 http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/cac-phuong-phap-ghi-nho-2012-03-19

Page 19: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào.

Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

- Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.

- Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc

đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần

nhuyễn.

- Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong

óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào

vướng mắc lật dàn bài ra xem.

* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn

- Có kỹ năng trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.

- Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.

- Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán,

Thống kê, Kế toán, Kinh tế học… thì các quy tắc các công thức, các định lý, định

đề... bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.

3. Ghi ra giấy

Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những

công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại,

nếu quên bạn có thể mở ra xem.

Nhưng phải ghi bằng cách nào?

Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.

Page 20: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra

nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần

mở sách.

Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung

làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập

dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan

trọng nhất.

Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và

kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không

nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù

hợp. 

 Nguồn: Sưu tầm

Page 21: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

4 Bí quyết thay đổi cuộc đời7

Để thay đổi được cuộc đời mình, bạn chỉ cần thay đổi một số thói quen và bắt

đầu nhận thức suy nghĩ của chính mình, và mọi việc trở nên đơn giản hơn rất

nhiều…

Nhận diện bản thân để nhìn lại và điều chỉnh từ chính bản thân bạn. Càng

sớm nhận ra, cuộc sống của chúng ta sẽ càng sớm thay đổi.

1. Bí quyết đầu tiên: “Đến sớm hơn mọi người, ra về sau cùng và cố gắng

thêm một chút”

Bất cứ ai thành công trên một lãnh vực nào đó đều xuất phát từ sự ham hiểu

biết vô bờ bến về những gì họ đang theo đuổi; những lời hứa, cam kết phải luôn

được duy trì; khả năng chịu đựng bền bỉ cộng với sự tự phê bình, và đây là yếu tố

quan trọng nhất!

 2. Bí quyết thứ 2: “Đừng bao giờ biện minh cho việc chưa làm được”

Đây là bí quyết khó thực hiện, vì không phải ai cũng tập luyện được thói quen

này. – Thói quen không bao giờ chấp nhận bất cứ lý do nào lý giải cho việc ta chưa

làm được. Cho nên bạn hãy tập cho mình thói quen nói câu: “Không có lý do biện

minh nào cả” vì trong tương lai nó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy dễ dàng, thoải

mái hơn và rồi những kết quả bạn đạt được sẽ có những tiến triển rỏ ràng. Ngược

lại, những lời biện hộ chẳng khác gì ta tạo điều kiện cho sự thất bại của ta.

 3. Bí quyết thứ 3: “Phán đoán và tìm giải pháp cho những vấn đề có khả

năng xảy ra”

Đây là thói quen khó thực hiện hơn hai thói quen trước. Thói quen này không

thể có được nếu trước tiên ta không học cách phán đoán và tìm giải pháp cho các

vấn đề có thể phát sinh trong quyết định của mình.

7 http://www.hieuhoc.com/huongnghiep/chitiet/4-bi-quyet-thay-doi-cuoc-doi-2011-09-09

Page 22: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Đó là phải luôn giải quyết trước những vấn đề có thể phát sinh, để sau này

chúng ta không phải lo lắng về nó nữa. Thực tế, hơn 50% những thất bại xảy ra là

vì người thực hiện đã không thấy trước được các vấn đề. Cho nên chúng ta phải tập

cho mình khả năng phán đoán vấn đề và linh động thay đổi kế hoạch, nhằm tránh

thêm nhiều vấn đề khác có thể xảy ra.

Tóm lại là phải biết suy nghĩ trước, như những người thành công thường áp

dụng phương pháp “hình dung” trước những trở ngại sẽ gặp phải và cách giải

quyết nó.  

 4. Bí quyết thứ tư: “Làm cho những người xung quanh ta tốt hơn và có

giá trị hơn”

 Cho dù cơ hội luôn công bằng và mọi người đều có cơ hội nhưng chỉ có một số

ít người thành công nhờ biết sử dụng các bí quyết này. Tuy nhiên, phương pháp

này cũng chẳng khác gì các thói quen khác phải không?

Bí quyết chính là ở chổ phải biết áp dụng chúng, sống với chúng, đưa chúng vào

trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người đã từng nghe những bí quyết này trước

đây, thậm chí họ còn có thể kể ra những ví dụ mà ở đó họ thấy những thói quen này

được áp dụng rất thành công. Nhưng sau đó bản thân họ lại gạt bỏ chúng đi vì họ

không muốn cuộc sống của mình phức tạp hơn. Tuy nhiên, hầu hết những bí quyết

thành công của cuộc sống đều rất đơn giản. Vấn đề không phải ở chổ nghĩ ra và nắm

được những nguyên tắc đó mà là cách ta áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống

của mình như thế nào!

Theo: “4 Secrets that will change the rest of your life” - DICK LYLES

Nghi Quân (Hieuhoc.com) 

Page 23: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Giảng đường đại học: Học như thế nào8?

Cũng giống như khi còn học tiểu học hay trung học, muốn thời gian trên giảng

đường đại học thực sự hiệu quả và chất lượng bạn phải có động lực học tập, sự cố

gắng nỗ lực không ngừng, phương pháp học tập khoa học, khả năng sắp xếp thời

gian hợp lý và những chiến lược làm bài thi hiệu quả. Thực tế, để thành công trên

giảng đại học bạn cần thực hiện những điều gì?

Khi rời trường trung học bước chân vào giảng đường đại học, bạn sẽ nhanh

chóng nhận ra rằng sinh viên có động lực học tập cao hơn, khả năng học tập tiếp

thu những cái mới nhanh nhạy hơn; giáo viên yêu cầu bạn cao hơn; công việc học

tập khó khăn hơn và sinh viên phải độc lập hơn rất nhiều. Không những thế nếu

bạn học đại học xa nhà, bạn sẽ phải làm quen với cuộc sống ở một nơi hoàn toàn

mới mẻ. Vì vậy, Globaledu xin đưa ra một vài lời khuyên giúp bạn có thể gặt hái

thành công trên giảng đường đại học. 

1. Có mục tiêu rõ ràng

Muốn thành công trên giảng đường đại học, bạn cần phải toàn tâm toàn ý cho

việc học. Bạn phải chắc chắn về tầm quan trọng của việc có một tấm bằng đại học. 

Hiểu rõ lý do tại sao bạn thi vào trường đại học 

Đề ra những mục tiêu học tập cụ thể mà bạn muốn đạt được trong thời gian học

đại học 

Biết mình sẽ phải làm gì để thực hiện được những mục tiêu đó 

Biết chắc rằng những mục tiêu mình đề ra phù hợp với khả năng và những mối

quan tâm của bản thân 

8 http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/giang-duong-dai-hoc-hoc-nhu-the-nao-2009-06-01

Page 24: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Linh hoạt - trong quá trình học tập nếu cần thiết hãy thay đổi mục tiêu dựa trên

kinh nghiệm của bản thân 

2. Sử dụng tiền một cách hợp lý 

Ngoài việc học hành, có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn học đại học.

Hãy thực hiện những bước dưới đây nếu bạn không muốn lãng phí khoản tiền dành

riêng cho việc học đại học: 

Lập một quỹ riêng và chi tiêu trong phạm vi quỹ đó 

Mở tài khoản ngân hàng và kiểm tra thường xuyên số dư tài khoản 

Hãy chỉ sử dụng di động khi thực sự cần thiết. Số tiền chi cho việc gọi điện có

thể sẽ “ngốn” một khoản không nhỏ trong ngân quỹ của bạn. 

3. Giữ sức khoẻ và tâm lý ổn định 

Bạn cần phải có thể lực và tâm lý tốt nhất thì mới có thể học tập tốt ở bậc đại

học. Điều này có nghĩa bạn cần dành thời gian chăm sóc bản thân và giữ đầu óc

luôn minh mẫn và tỉnh táo. 

Ngủ đủ giấc 

Đừng trông chờ vào cà-phê hay những đồ uống có hàm lượng cafein cao để duy

trì dự tỉnh táo.

Những đồ ăn bổ dưỡng như sữa, bơ lạc, ngũ cốc không đường và hoa quả tươi

sẽ giúp bạn không chỉ khoẻ mạnh mà còn minh mẫn và tỉnh táo nữa. 

Tránh đồ ăn không có lợi cho sức khoẻ. Đồ ăn nhanh như bánh mỳ và khoai tây

chiên thì rất tiện lợi nhưng không tốt cho sức khoẻ. 

Page 25: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Hãy tận dụng những dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên trong trường.

Những dịch vụ này bao gồm sơ cứu, kiểm tra sức khoẻ chi phí thấp và cấp thuốc

miễn phí. 

Hãy xin lời khuyên của các thầy cô hay những sinh viên khoá trước khi gặp

khó khăn. Họ sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác cô đơn, thất vọng hay lo lắng. 

4. Tận dụng thư viện

Bạn sẽ dành không ít thời gian cho thư viện của trường đại học. Tận dụng

nguồn thông tin chủ yếu này một cách khoa học sẽ giúp bạn gặt hái thành công

trong học tập. 

Tìm hiểu những nguồn thông tin mà thư viện có thể cung cấp cho bạn ngay khi

bước chân vào giảng đường đại học 

Học cách sử dụng các nguồn thông tin của thư viện 

Khai thác triệt để những thiết bị hỗ trợ của thư viện như máy phô-tô, máy đọc

phim .v.v… 

Kiểm tra xem liệu thư viện trường bạn có khu tự học hay không. Nếu có hãy

đăng ký sử dụng nếu thư viện yêu cầu bạn đăng ký khi muốn tự học tại đó. 

5. Tham gia vào các hoạt động trong trường.

Ở trường đại học, còn có rất nhiều hoạt động thú vị khác ngoài việc học tập để

các sinh viên có thể học các kỹ năng sống cần thiết. 

Tham gia vao các câu lạc bộ sinh viên phù hợp với sở thích của bản thân. Bạn

sẽ tìm thấy có rất nhiều các câu lạc bộ như vậy để lựa chọn. 

Page 26: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Tham gia một câu lạc bộ nào đó liên quan đến chuyên ngành bạn đang theo

học. Điều này không chỉ giúp bạn học tốt hơn mà còn giúp bạn thiết lập những mối

quan hệ rất hữu ích cho sự nghiệp trong tương lai. 

Tham gia đội thể thao nào đó của trường. Đây là một cách tuyệt vời để giữ gìn

sức khoẻ và làm quen với những người bạn mới. 

Tham gia vào những sự kiện, hoạt động ngoại khoá dành cho sinh viên. Bạn sẽ

học được những kinh nghiệm quý giá để hoà nhập với tập thể và môi trường mới. 

Đương nhiên muốn thành công trên giảng đường đại học đòi hỏi rất nhiều cố

gắng và nỗ lực. Nhưng sự cố gắng và nỗ lực của bạn khi học tập tại đây sẽ vô cùng

hữu ích cho cuộc sống của bạn sau này. 

(Sưu tầm)

Page 27: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Cách học cho từng loại tính cách9

Tính cách tự ý thức

- Phương pháp giao tiếp gợi mở: Bạn nên tận dụng phương pháp “Hỏi - Đáp”,

tránh sử dụng phương pháp “Đúng - Sai”, Ví dụ: “Bạn cho rằng đây là đáp án hay

nhất phải không?”, không nên nói: “Đáp án của bạn sai rồi”...Làm theo phương

pháp này sẽ thấy việc dẫn dụ người khác làm theo ý mình không quá khó.

- Phương pháp làm việc có mục tiêu - động cơ: Cần xác định rõ lí do xây dựng

mục tiêu phấn đấu của mình để trên cơ sở đó có động cơ, có sức mạnh kiên trì thực

hiện đến cùng những mục tiêu đã đề ra bằng các phương pháp linh hoạt theo hoàn

cảnh. Bên cạnh việc xây dựng mục tiêu gần, bạn cũng cần rèn luyện khả năng xây

dựng mục tiêu xa để tránh tham bát bỏ mâm.

- Phương pháp làm việc có tình có lý: Tình =>Lý =>Pháp, nên thực hiện theo

từng bước, nếu không theo tuần tự thì có thể càng làm càng gặp nhiều khó khăn.

Nên luôn đặt mình vào địa vị của người khác để suy nghĩ, tính toán và cảm nhận.

Mọi người xung quanh mình được may mắn thì mình cũng có thể may mắn. Chăm

lo cho mọi người tức là chăm lo cho chính mình. Ví dụ: Trong gia đình có một

người nằm viện thì mọi người đều vất vả.

- Phương pháp khích lệ: Cần có tinh thần đứng lên sau khi ngã, thất bại là mẹ

thành công, càng khó khăn tinh thần càng phải mạnh mẽ. Nên luôn tự động viên:

‘’Mình không thể thua, mình nhất định sẽ làm được’’

Tính cách mô phỏng

- Học mô phỏng: Bạn nên sử dụng băng hình, phương pháp đóng vai... Bạn nên

quan sát hành vi, động tác của người khác để nắm được cung cách làm rồi tiến

9 http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/cach-hoc-cho-tung-loai-tinh-cach-2009-05-12

Page 28: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

hành bắt chước cho tới khi đạt được thành quả. Về sau hành vi đó sẽ trở thành

hành vi tiêu chuẩn của bản thân bạn.

- Học bằng phương pháp noi gương: Bạn nên lựa chọn đọc các câu chuyện về

những người thành danh, có công đức hoặc các vĩ nhân, người tài giỏi để làm

gương giúp mình học cách nghĩ, cách làm của họ. Bạn nên lấy việc làm mẫu và lặp

đi lặp lại để tạo thành kỹ năng. Sự giáo dục trong quá trình trưởng thành là mấu

chốt của thành công, nếu không có những tấm gương để bạn noi theo thì học tập và

làm việc khó có chiều sâu.

- Học theo hoàn cảnh: Bạn nên tận dụng phương pháp học tập bằng các giác

quan: thị giác- thính giác và xúc giác. Bạn hãy luôn đặt mình vào thực tế hoặc

tưởng tượng, tự mình đang có mặt trong hoàn cảnh đó để học tập, tăng cường cơ sở

của nhận thức. Ngoài ra, bạn cũng nên năng tham gia các chương trình thực

nghiệm, hoạt động đoàn thể...

- Phương pháp học tập theo trình tự: Trước khi làm một việc gì bạn nên xây dựng

kế hoạch. Bạn cần không ngừng tự kiểm tra và đánh giá, rút kinh nghiệm từng giai

đoạn theo kế hoạch đã đề ra. Bạn nên tự khích lệ đồng thời tạo áp lực thích hợp cho

bản thân khi thực hiện một công việc nào đó.

- Phương pháp tự học: Dựa vào hoàn cảnh thực tế của mình, bạn nên có kế

hoạch học tập chủ động từ những đồng nghiệp có kinh nghiệm và năng lực hơn

mình, đồng thời cố gắng đọc thêm các tài liệu từ các nguồn khác nhau như: Sách

vở, mạng…hoặc theo học các lớp bổ túc chuyên môn ngắn hạn do đơn vị hay các

hiệp hội tổ chức.

Tính cách tư duy ngược

Page 29: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

- Phương pháp hành động ngược: Khích lệ mình năng dùng tư duy ngược để

từ kết quả lật ngược lại vấn đề xem xét, vì như vậy thì sẽ biết được một cách rõ

ràng cả quá trình và trình tự học tập, giúp bạn có thể tìm hiểu được toàn diện và

tìm ra đáp án mình muốn.

- Khen thưởng kịp thời: Bạn sẽ vui mừng và càng cố gắng hơn vì được khẳng

định. Ngược lại cũng có thể dùng phương pháp thưởng phạt để qui định các hành vi,

phương pháp học tập của chính mình.

- Tự mình quản lý: Bạn nên làm đi làm lại nhiều lần những việc quan trọng,

dần dần thành tiêu chuẩn hành động và có thể đạt tới sự tự ràng buộc và quản lý

bản thân. Bạn nên lập ra bảng quản lý. Ví dụ: những việc gì có thể quản lý, khi

hoàn thành tốt có thể được điểm. Qui định đổi điểm thành phần thưởng. Nên tăng

cường bồi dưỡng EQ, hiệu quả học tập của bạn sẽ càng tốt.

Tính cách cở mở

- Kiềm chế phản ứng: Bạn nên dùng nhiều yếu tố khác nhau tác động đến mình

để xem cách phản ứng của mình như thế nào, trên cơ sở đó lựa chọn phản ứng tích

cực phân tích và xây dựng mẫu phản ứng hoặc mẫu hành vi phù hợp nhất để sử

dụng nếu có tình huống tương tự xẩy ra.

- Khống chế hình tượng: Bạn nên tập tưởng tượng, thông qua các cảnh đó để

học tập, thể nghiệm, sáng tạo nhằm tăng cường sự vận động toàn não của thị giác

và khống chế kiểu ghi nhớ của người học. Ví dụ: Khi học văn thì dùng hình vẽ để

diễn đạt thay chữ viết, trong não sẽ hiện ra một bức tranh toàn cảnh. Khi học lịch

sử, tưởng tượng ra các nhân vật, sự vật và sự kiện lịch sử thời đó để trong não hình

thành ra bức tranh lịch sử trong bài.

Page 30: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

- Khống chế ngữ âm: Trong quá trình học, bạn cần chú ý các ngữ điệu vui,

buồn, giận...trong bài. Tận dụng nét âm nhạc, ngôn ngữ cố định đó để hình thành

hiệu quả khống chế trí nhớ. Sau này chỉ cần nghe thấy nét âm nhạc đó, ngôn ngữ

đó thì sẽ đánh thức trí nhớ.

- Khống chế động tác: Bạn nên xây dựng phương pháp học tập ở trạng thái

động. Bằng các động tác tay chân mô tả bài học sẽ làm tăng thêm hứng thú, tăng

cường trí nhớ cho mình. Đây là một biện pháp tốt để nâng cao kết quả học tập cũng

như làm việc.

- Khống chế tình cảm: Bạn cần tạo ra niềm vui, hứng thú để tăng cường ý

nguyện và hiệu quả học tập, làm việc. Tránh để mình có tâm lý căng thẳng hay

không vui khi bắt tay vào làm việc mà làm cho kết quả kém đi. Nên tự mình qui

định hoặc đề ra các nguyên tắc làm việc hàng ngày và cố gắng thực hiện bằng được

thì sẽ đảm bảo sự thuận lợi trong công việc. - Học tập và làm việc theo truyền thống:

Cần làm việc theo nhóm hoặc có quân sư bên cạnh thì làm việc sẽ đạt hiệu quả cao

hơn.

Sưu tầm

Page 31: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Bí kíp ôn thi

1. Xác định thứ tự ưu tiên các môn học

Bạn đừng quan tâm môn nào thi trước, môn nào thi sau. Điều đó chỉ làm bạn lo

lắng hơn và lúng túng không biết nên phải bắt đầu học môn nào. Kết quả là chẳng

môn nào học đến nơi đến chốn cả. Hơn nữa, học trước đôi khi sẽ giúp bạn nắm

vững kiến thức và bớt lo âu hơn. Tốt nhất bạn nên phân loại các môn học theo thứ

tự ưu tiên như sau: các môn không cần học thuộc bài, chỉ cần hiểu bài (Toán, Lý,

Hoá, Anh Văn, Tin...); các môn phải học thuộc lòng để thi (Sinh, Sử, Địa, Văn...).

Sau đó, tiếp tục xếp theo thứ tự ưu tiên từng môn. Nào, bạn muốn bắt đầu với

"cụm" nào trước? Hãy quyết định dứt khoát và làm những công việc tiếp theo sau.

2. Bạn chọn cụm "học bài" trước

Quyết định của bạn khá đúng đắn, bởi học trước sẽ giúp bạn nhớ dai hơn và

không sợ "gãy gánh" giữa đường trong phòng thi do học quá vội vàng. Đối với các

môn học bài này, bạn không cần phải tự hành xác mình bằng cách học tất tần tật

các kiến thức trong sách giáo khoa, để rồi chỗ nhớ chỗ quên. Còn nếu bạn có đề

cương? Hãy học một cách thông minh và tài tình hơn nữa bằng cách tóm gọn, giản

lược kiến thức trong đề cương, bỏ những liên từ dài dòng, chỉnh sửa các câu khó

hiểu không có chủ ngữ, vị ngữ. Sau đó gạch ý cơ bản và mường tượng ra nội dung

liên quan. Bạn có thể diễn đạt bằng cách của chính mình một khi đã hiểu rõ. Riêng

về phần học trắc nghiệm, bạn cố "để cái đầu mình vào những nội dung trong sách

giáo khoa", vì nội dung trắc nghiệm đều nằm tất cả trong ấy. Khi học bài, đừng

nhớ rằng bạn còn vài chục trang chưa học mà hãy nghĩ đến việc bạn đã học xong

gần chục trang rồi. Nếu bạn tập trung cao độ thì bạn học bài khá nhanh, lại không

cảm thấy chán nữa.

3. Bạn quyết định "chiến" với cụm "không cần học bài"

Đây là một quyết định khá thông minh, vì các môn học này mang tính quyết

định đối với bạn. Trước tiên, hãy đọc kĩ các nội dung trong sách giáo khoa và nắm

vững đã. Nếu không hiểu phần nào, bạn phải cố gắng mày mò tìm hiểu ngay lập

tức, nếu không nó sẽ trở thành một lỗ hổng khổng lồ. Khi nắm vững các kiến thức

Page 32: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

rồi thì bạn sẽ thấy hứng thú khi bắt tay vào làm bài tập. Hãy bắt đầu với những bài

tập dễ trước, sau đó dần dần "nâng" lên. Bạn cần ôn tập trọng tâm thi, chứ không

nhất thiết phải làm hết tất cả các dạng bài tập. Khi đã làm bài tập một cách thuần

thục và nhuần nhuyễn, đầu óc bạn sẽ minh mẫn hơn vì nó được hoạt động hết công

suất. Đừng vò đầu bứt tóc trước một bài tập hóc búa, vì nó chẳng mang lại kết quả

tốt đẹp gì. Bạn có thể gọi điện hỏi bạn bè, hoặc nhờ sự trợ giúp của các thành viên

trong một diễn đàn học tập nào đó...Đừng đi theo lối mòn. Ví dụ, bạn không nhất

thiết phải làm lại cả chục lần một dạng bài toán cơ bản. Chỉ cần biết cách làm là

được. Bạn cũng đừng học nâng cao quá mà làm những bài toán dễ không xong.

hãy học một-cách-bình-thường, giống như bạn tự học ở nhà hằng ngày vậy.

4. Xoáy sâu vào các môn thi trước

Sau khi đã ôn một cách tổng quát và toàn diện, bạn mới bắt đầu học các môn

thi trước. Lúc này bạn sẽ thấy sự ôn tập của mình nhẹ nhõm vô cùng. Vì vậy đừng

tự ép mình học liên tục mà hãy tự thưởng cho mình khoảng 30-45 phút thư giãn

khi hoàn thành xong một bài học nào đó. Đừng tự tạo áp lực cho mình bằng cách

tưởng tượng ra khung cảnh trong phòng thi, hay ngồi đếm ngược thời gian để đối

diện với "tử thần". Thi chẳng qua là để "check" lại kiến thức của bạn, không phải

là một "cực hình". Vì vậy, hãy thoải mái bạn nhé!

5. Trước khi thi

Vào giai đoạn này, bạn sẽ có cảm giác đầu óc mình "rỗng tuếch" do nhồi nhét

quá nhiều kiến thức. Chỉ là do vấn đề tinh thần của bạn lấn át lý trí mà thôi. Thật

sự bạn đang có đầy đủ kiến thức để bước vào kì thi một cách tự tin đấy. Đầu óc

bạn sẽ thật sự "trống rỗng" khi bạn tiếp tục ép não của mình thu thêm kiến thức

vào những phút cuối cùng trước khi thi. Hãy để cho đầu óc bạn được nghỉ ngơi,

bạn học khá kĩ mà! Nếu thấy những người bạn xung quanh cứ "luống cuống" giở

hết trang này đến trang khác mà không học được trang nào ra hồn mà bạn cũng

đâm hoảng mà bắt chước theo thì coi chừng dẫn đến tiêu cực đấy nhé! Họ làm vậy

để muốn tự chứng tỏ rằng họ sẽ làm bài tốt hơn khi họ "chắt mót" thêm một ít

thông tin, còn kiến thức của bạn đã được "thu thập" khá nhiều. Vì vậy, chẳng lý gì

bạn phải "chắt mót" một cách tội nghiệp như họ cả.

Page 33: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Chúc bạn thi học kì đạt được kết quả cao nhất nhé!

(Sưu tầm)

Page 34: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Bí quyết để có một trí nhớ tốt10

Trong số muôn vàn câu hỏi mà chúng ta vẫn thường đặt ra cho bản thân, dường

như " Sao tôi lại không nhớ được nhỉ? " là câu xuất hiện nhiều nhất. Tại sao vậy?

Chắc hẳn vì trí nhớ là một trong những vấn đề bí ẩn đối với con người.

Bảy bí quyết để có một trí nhớ tốt

1- Hãy nhìn cho kỹ: 

Đó là tiền đề cho một trí nhớ tốt: Bạn hãy học cách quan sát thật kỹ. Hãy chú ý

tới hình ảnh nhiều hơn trong tạp chí, sách vở và trong cuộc sống. Hãy cố nhớ tới

từng chi tiết lặt vặt. Chính cách chi tiết lặt vặt đó mới là quan trọng. 

2- Liên tưởng một cách có hình ảnh: 

Hồi còn đi học, bạn sẽ không tìm được thấy nhanh vị trí nước Italia trên bản đồ

địa lý nếu không liên tưởng hình dáng nước Italia giống như một chiếc giày ủng.

Đối với những tên người như Huê, Lan, Sửu... thì dễ dàng tạo ra trong đầu bạn một

hình ảnh mà bạn liên tưởng. 

3- Tập trung vào tiếng động: 

Hãy nhắm mặt lại và để ý tới tiếng động. Bạn nghe thấy gì? Khi nghe bạn cảm

nhận được gì? Hãy xác định nguồn gốc tiếng động đó và hình dung một cuốn phim

hấp dẫn trong đầu bạn. Hãy liên tưởng tới một giọng phát thanh viên quen thuộc

trên truyền hình hay trong radio. 

4- Gắn liền con người với hoàn cảnh 

Tìm cách gắn liền con người với hoàn cảnh cụ thể. Thí dụ: Ta đã nhìn thấy con

người này lần đầu tiên ở đâu? Lúc ấy anh ta ǎn mặc như thế nào?

10 http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/bi-quyet-de-co-mot-tri-nho-tot-2009-05-28

Page 35: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

5- Tách tên người ra thành những từ độc lập

Nếu bạn cảm thấy cái tên khó nhớ, hãy viết nó ra và phân tích cái tên ấy làm

nhiều từ rồi so sánh một cách hài hước. Thí dụ: đối với những tên Tây như Lorayne:

Lỡ ra ị nè, Holzweis: Hôn xờ vai. 

6- Tăng tốc độ. 

Lấy một bài báo rồi đánh dấu tất cả các chữ "b", cành nhanh càng tốt. Sau đó từ

từ kiểm tra lại xem bạn đã bỏ sót mất bao nhiêu chữ. Hãy luyện bài tập này vài ngày

liền rồi bạn sẽ thấy, chỉ sau một thời gian ngắn bạn đã có thể đạt được kết quả tốt.

Bài tập này bạn cũng thể làm vào lúc chờ đợi.

7- Thiết kế bộ "Số-Hình ảnh" 

Thông thường người ta nhớ con số dễ dàng hơn nếu chia nó ra thành từng

nhóm hai số. Hoặc là trong một con số cần nhớ vô tình giống số bạn đã thuộc như

ngày sinh hay một số nhà quen thuộc nào đó. Đối với những con số dài bạn áp

dụng biện pháp "Số=Hình ảnh". Có rất nhiều nhà quản lý người Mỹ đã làm việc rất

tốt với hệ thống này.

6 bài tập đơn giản giúp bạn luyện trí nhớ

1. Chơi ô chữ và giới hạn thời gian để hoàn thành.

2. Khởi động một ngày mới như sau: tắm mà nhắm mắt, chải răng bằng tay

không thuận.

3. Trong lúc đọc sách, thỉnh thoảng hãy đọc lớn lên.

4. Thỉnh thoảng thay đổi lộ trình đến văn phòng làm việc, đừng đi hoài những

con đường đã quá quen.

Page 36: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

5. Tại văn phòng, sử dụng tay không thuận để làm một số việc linh tinh như

bấm kim, bật máy, hoặc dùng điện thoại.

6. Vào bữa cơm tối, trước khi ăn, hãy nhắm mắt và xác định món ăn bằng cách

ngửi, nếm, và... sờ.

(Sưu tầm)

Page 37: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

7 kỹ năng cơ bản để làm việc nhóm hiệu quả11

Những năm gần đây trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, các giáo

viên đã không ngừng giảm thiểu các giờ thuyết giảng để tăng giờ cho học sinh,

sinh viên làm việc nhóm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải giờ làm việc

nhóm nào của lớp cũng thành công. Một trong những lý do dẫn đến sự thất bại này

là người học chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

7 kỹ năng được trình bày sau đây sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm làm

việc hiệu quả hơn:

1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành

viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn

trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm.

Giáo viên cần giải thích với học sinh, sinh viên của mình rằng lắng nghe đòi

hỏi mức độ tư duy cao hơn nghe. Lắng nghe là một kỹ năng mà người nghe phải

tiếp nhận thông tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi

bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái

ngược với quan điểm của bản thân.

2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết

mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên

khác của họ.

Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực (critical thinking). Thực

tế đây là một kỹ năng khó mà ngay cả giáo viên của chúng ta cũng đang cần phải

rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng

hay phản biện chặt chẽ đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết

mình cho nhóm.11 http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/7-ky-nang-co-ban-de-lam-viec-nhom-hieu-qua-2009-05-28

Page 38: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, một điều không kém quan

trọng là giáo viên cần xây dựng một môi trường học tập cởi mở trong đó khuyến

khích người học sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trái chiều.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần dạy cho người học hiểu

rằng: "Trong tranh luận, người có ý kiến phản biện với ý kiến của mình là họ đang

không đồng quan điểm với ý kiến mà mình vừa nêu chứ không phải họ đang chê

bai con người của mình".

Trong tranh luận, nếu tự ái nghĩa là mình đã đánh mất đi sự sáng suốt của bản

thân.

3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa

ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến

của mình.

Khi nêu ý kiến đóng góp cho nhóm, các thành viên cần kèm theo lý lẽ thuyết

phục để nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên trong nhóm.

4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những

người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện

thực.

Giáo viên cần giảng giải cho người học hiểu rằng khi các thành viên trong

nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành

công của nhóm.

5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có

người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều

khi, vấn đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ

và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau.

Page 39: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Đây là kỹ năng

mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.

6. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi

gặp các tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng

chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt

cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại.

Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của

việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn.

Hãy hỏi học sinh, sinh viên của bạn sẽ nhận được gì khi họ không chịu chia sẻ

những gì mình có.

7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế

hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt

được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. "Hãy tưởng tượng, chúng ta

đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về

đến đích!".

Theo Trung Nguyên (Giaovien.net)

Page 40: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Mẹo học để hiểu và nhớ bài12

Chúng ta thường thấy rất nhiều bạn bị mệt mõi trong việc học: Do cố nhồi nhét

nội dung những bài học đã trở nên “quá tải” vì chưa hiểu bài, vì muốn gom toàn bộ

các bài học, dồn lại để ôn một lượt khi gần đến ngày thi. Để rồi cảm thấy chán nản

vì có quá nhiều bài để học, không biết được bài nào, phần nào là mình chưa nắm

kỹ cần phải học nhiều hơn.

Sau đây là chia sẽ kinh nghiệm học tập của một bạn đọc, hiện là sinh viên

trường FPT.Aptech. Tp.HCM .

Làm sao để tự kiểm tra xem mình có hiểu bài chưa, làm sao để hiểu bài hơn,

làm sao có thể ghi nhớ tốt hơn, và nhất là để có thể tìm lại, khôi phục được những

thông tin mà ta đã học, một cách nhanh chóng và dễ dàng khi cần thiết.

Giải pháp cho nó chỉ là một mẹo nhỏ, mẹo nhỏ nhưng cũng rất hiệu quả, các

bạn hãy áp dụng thử nhé! 

Nguyên tắc chung: Hiểu bài để ghi nhớ.

 Cách ghi nhớ tùy thuộc vào thói quen hoặc cá tính của mỗi người, có bạn nhớ

tốt nhờ dựa vào: hình ảnh, sơ đồ hoặc nghe đọc, ghi chép v.v… Nhưng dù ghi nhớ

theo phương pháp nào, vai trò quan trọng nhất vẫn là sự “hiểu”. Không hiểu và

hiểu không rõ là hai điều cản trở trí nhớ hoạt động hiệu quả. Bạn cố gắng “nhồi”

thật nhiều, nhưng nếu chỉ ở mức độ “gần như hiểu”, “có vẻ hiểu” thì bạn có thể

tạm nhớ nhưng chỉ được một thời gian rồi bạn sẽ quên mất. Ngược lại, nếu bạn

hiểu sâu một điều gì, thì bạn không còn bận tâm về việc ghi nhớ điều đó, trí nhớ tự

nó vận hành. Bạn chỉ cần nhận biết những ý chính của bài và thật sự hiểu, hiểu

càng nhiều, hiểu càng kỹ thì độ ghi nhớ sẽ càng sâu.12 http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/meo-hoc-de-hieu-va-nho-bai-2009-08-16

Page 41: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Vấn đề là làm sao biết được mức độ hiểu của mình, liệu mình có thấu triệt được

vấn đề mới học chưa? Cần bổ sung và chỉnh sửa thêm điều gì để sự tiếp thu đó

tương ứng với sự mong muốn của bạn? Giải pháp cho nó chỉ là một mẹo nhỏ, mẹo

nhỏ nhưng cũng rất hiệu quả, các bạn hãy thử áp dụng nha!

Bí quyết để học tốt hơn: Dạy người khác.

Các bạn đừng giật mình, bạn không bắt buộc phải trở thành nhà sư phạm thật

sự đâu. Chỉ là vì, khi bạn học một cái gì đó mà bạn muốn: bạn có thể dạy nó lại

cho một ai khác thì bạn sẽ học nó một cách hoàn hảo hơn và tập trung hơn mà

thôi.

Thông thường theo thói quen, chúng ta có khuynh hướng lược bỏ đi những gì

chúng ta cho rằng mình đã hiểu khi chúng ta tự vấn chính mình. Cảm thấy mình đã

hiểu rồi hoặc dường như đã hiểu, bạn cho rằng thế là đủ!

Nhưng nếu bạn định dạy điều này cho người khác, bạn phải chú ý hơn, đào sâu

hơn, có nghĩa là bạn phải diễn giải vấn đề này một cách đầy đủ và rõ ràng. Lúc

này, lổ hổng kiến thức hoặc thiếu sót (nếu có) sẽ được phát hiện.

Một khi bài học được hiểu sâu, hiểu kỹ càng thì việc ghi nhớ và ứng dụng nó

không còn là chuyện quá khó.

Để có thể dạy người khác, có thể giảng lại bài mà bạn vừa học cho một ai đó,

không nhất thiết là phải có người học thật sự. Bạn có thể sử dụng mẹo này bằng 3

cách như sau:

- Giảng lại bài bằng cách nhẩm trong đầu: Trí nhớ của bạn hoạt động theo

cách trở đi trở lại, tự đặt ra những câu hỏi cho chính mình hoặc lập lại những lập

luận để loại bỏ dần những mối nghi ngờ cho đến khi thông suốt. Bạn có thể tận dụng

Page 42: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

mọi lúc, mọi nơi, mọi cơ hội rảnh rổi để “ghi nhớ” theo cách này. Ngoài ra, nó còn

giúp bạn  học thêm và nâng cao “kỹ năng vận dụng vào thực tế” nữa.

- Dạy người khác, giảng bài như một thầy/cô giáo: Nếu như bạn có thể làm

cho vấn đề trở nên rõ ràng với người khác có nghĩa là vấn đề đó đã rõ ràng đối với

bạn. Bạn đã hiểu, bạn có thể ghi nhớ và bạn sẽ dễ dàng sử dụng kiến thức này khi

cần thiết.

Trường hợp bạn không có người cần bạn giúp đỡ để giải thích hoặc bạn không

có nhóm học tập, bạn vẫn có thể học theo cách đứng để ôn bài, “giảng bài” như

một giáo viên vậy. Bạn phải lập luận và giải thích cho người khác hiểu (dù người

khác chỉ là tưởng tượng). Học theo lối chủ động này, bài học chắc chắn sẽ được

bạn ghi nhớ tốt hơn. Ngoài ra, việc nói to và cố gắng truyền đi một thông điệp như

vậy sẽ giúp bạn phát triển thêm “kỹ năng thuyết trình”, khả năng giao tiếp của bạn

sẽ tốt hơn.

 - Giảng dạy để học với cây bút: Bạn hãy ghi lại chính xác những ý mà bạn

vừa mới học đươc, tiếp tục điền vào cho đầy đủ như là một dạng tóm tắt, một dàn

bài chi tiết càng tốt. Sau đó, tiếp tục với một tờ giấy khác cho đến khi điều đó đúng

với diễn tiến của buổi hoc, như là một giáo án. Đây là cách ghi nhớ bằng tay, rút ra

tất cả những ý chính của bài học. Ngoài ra, học theo cách này, bạn có cơ hội rèn

luyện “kỹ năng viết báo cáo và tham luận” của mình.

Các bạn có thể vận dụng mẹo này để áp dụng chung với các phương pháp giúp

trí nhớ và những phương pháp khác đã giúp bạn học từ trước đến nay. Bạn có thể

dùng mẹo "Học để dạy người khác" này đối với tất cả các môn bạn đang học.

Chúc bạn thành công.

Trương Chí Thông. (Sinh viên FPT.Aptech. Tp.HCM.).

Page 43: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

Phương pháp học tốt trên giảng đường Đại học ....!

Kinh nghiệm học hành dành cho các bạn sinh viên mới chân ướt, chân ráo bước

vào giảng đường Đại học nè...

Muốn học tốt hơn và đạt kết quả cao hơn nhất thiết bạn cần phải có một

phương pháp ôn tập hợp lý ở giảng đường Đại học. Quá trình quan trọng hơn

mục đích, chính vì vậy, để áp dụng phương pháp học ít - có hiệu quả bạn cần có

một quá trình học chứ không chỉ học một cách chụp dựt vì mục đích nhất thời. Để

giúp cho quá trình ôn tập của bạn có hiệu quả, dưới đây là những điều bạn cần ghi

nhớ:

1. Những điều cần lưu ý khi nghe giảng 

- Ghi chú những phần quan trọng và chép nhanh nội dung kiến thức mà giáo

viên đề cập lúc giảng bài để sử dụng trong việc ôn tập và nhận định đề. Nếu có thể,

bạn hãy mang một cái máy ghi âm để thu lại những lời thầy giảng một cách rõ ràng

nhất, điều đó sẽ giúp bạn có thể nghe lại những điều mình chưa hiểu lắm hoặc những

kiến thức mà mình vô tình bỏ qua do lỡ...ngủ gật chẳng hạn.

- Cố gắng có mặt, dỏng tai, giương mắt nghe giáo viên "bật mí" hoặc nhấn

mạnh những vấn đề gì trong giờ ôn tập của buổi học cuối cùng (trước khi thi). 

2. Về tài liệu học tập

- Bạn phải có tài liệu về môn học đó do chính giáo viên giảng dạy biên soạn

hoặc giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy. Phải chắc chắn rằng bạn có

đầy đủ tài liệu của môn học đó. Để làm điều này, tốt nhất là bạn nên mua, photo

hay mượn tài liệu của những sinh viên khoá trước vào thời điểm kết thúc của học

kỳ hoặc đầu mỗi học kỳ. Tiện thể thăm dò đề thi năm trước và cách giảng dạy,

chấm điểm của giáo viên môn học. 

Page 44: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

- Bạn phải có một tập vở được chép bài đầy đủ (ai chép cũng được, có thể

mượn để photocopy nhưng tốt nhất là hãy mượn vở của những bạn có vở sạch, chữ

đẹp và được ghi chép để bạn có thể dễ dàng nắm ý chính và dễ soạn bài hơn). 

- Sử dụng “sức lực của người khác” bằng cách: 

+ Mượn vở và photo của những sinh viên ghi chép đầy đủ và rõ ràng. 

+ Mượn bài soạn và photo của những sinh viên đã soạn các câu hỏi đề cương

ôn tập. 

+ Tham khảo đề thi từ bạn bè bằng cách hỏi han khi bạn trực tiếp đến phòng trọ

của các bạn í để "giao lưu"

+ Tham khảo đề thi của các lớp thi trước để tham khảo cách làm và nhận định

đề.

3. Về kế hoạch ôn tập

Kế hoạch về điểm số: Như đã nói ở các phần trước, một kế hoạch điểm số phải

được bạn lập ra dựa trên những nhận định của bạn về môn học trước khi bạn thực

sự bắt tay vào quá trình ôn tập của mình. Hãy lập kế hoạch về điểm số này vào đầu

mỗi học kỳ, khi đó bạn sẽ có quyết tâm và ý chí để đạt được nó thông qua quá trình

học của mình.

Kế hoạch về thời điểm ôn thi: Kế hoạch ôn thi cần được bạn xây dựng vào đầu

học kỳ. Để học và soạn bài một môn học bạn thường mất khoảng 2 - 3 ngày, đây là

lần học ôn đầu tiên giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về môn học của mình. Ở

lần học lần đầu tiên này hầu như là bạn sẽ chưa học xong chương trình và bạn cũng

sẽ không có đề cương ôn tập. Chính vì vậy, trong lần học này bạn có thể thực hiện

dựa trên đề cương tham khảo của các lớp học trước hoặc những phần mà bạn cho

Page 45: Phan Ix_một Số Gợi ý Để Học Tốt ở Bậc Đại Học

là quan trọng và được bạn ghi chú quan trọng trong vở học của mình. Hãy chắc

chắn rằng trước khi bước vào thời điểm ôn thi thật sự bạn đã lướt mắt qua hầu như

chương trình được học.

Vậy nếu bạn học hết môn nào thì thi ngay môn đó thì mình sẽ ôn như thế nào

đây? Hãy nhớ rằng bạn sẽ luôn được bố trí một khoảng thời gian để ôn tập trước

khi bước vào phòng thi. Đó là khoảng thời gian ôn thi thật sự của bạn. Tốt nhất hãy

bố trí thời gian ôn tập cho môn học đó trước thời điểm bạn ôn thi thật sự khoảng

một tuần.

4. Yếu tố cần có trong khi học bài

- Đừng để bất kỳ một yếu tố nào ảnh hưởng trong quá trình bạn ôn thi. Hãy cố

bám chặt kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch mà bạn đã định. Hãy tạo cho bạn

một thái độ tập trung toàn ý cho việc học. Bất cứ giá nào, bất cứ một trở lực gì

cũng không thể ngăn cản được việc học của bạn. Hãy nhanh chóng giải quyết

những rắc rối mà bạn gặp phải và nhanh chóng trở lại kế hoạch của bạn. 

- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể

hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không

biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng. 

- Những lúc căng thẳng, giải pháp hay nhất là bạn nên đứng lên, rời bàn học 10

phút, 20 phút. Bạn tản bộ hoặc dạo chơi và cố gắng tìm hiểu những “tài liệu ôn

tập” của bạn bè mình, nhưng phải đặt thời gian chỉ từ 10 - 30 phút thôi. Điều này

sẽ giúp cho đầu óc bạn bớt căng thẳng và bạn có thể sử dụng thêm “sức lực của

người khác” cho môn học của mình. Sau đó, bạn trở về bàn học ngay với tư thế

quân bình trở lại và bắt tay ngay vào việc học.