281
1 PHN TNH PHN KHÁNG – Thc hay Hư Minh Võ Posted on 10/10/2009 by Lê Thy Mt bn đọc Santa Ana, sau khi đọc bài “Tướng Cng Sn hi hưu Trn Độ chng đảng hay mun cu đảng” đăng trên nguyt san Hip Nht stháng 3 năm 1999 (1) , đã gi tôi bo hãy tìm đọc bán nguyt san Văn NghTin Phong smi nht va ra đề 1-15 tháng 4, 1999 trong đó cũng có người viết vTrn Độ đấy. Tôi đã tng nghe nói VNTP là tbáo có nhiu cây viết cng ca, vi lp trường chng cng rõ rt không khoan nhượng, đã đứng vng gn mt phn tư thế khi ngoi. Trong sbáo đầu tháng 4 này tác giTm Nguyên đã đề ta bài viết ca ông: “Viên Tướng VC VHưu Trn Độ vut đuôi đảng”. Trong bài báo ông đã gi Dương Thu Hương là “nhà văn cái”, Bùi Tín là “con thò lò”. Nguyên my nhóm t“vut đuôi đảng”, “nhà văn cái”, “con thò lò” được dùng đủ cho thy tác gicoi ba người này chng ra gì, li nói ca hđối vi ông chlà trò bp bm do đảng mm cho mà thôi. Nhưng tôi cũng được biết nhng người này đã được các báo Thế K21, Người Vit, Ngày Nay, Din Đàn PhNM, Thông Lun, Tin Nhà Pháp… và các đài BBC, VOA và Á Châu TDo nhc đến mt cách trân trng hơn. Stò mò khiến tôi tìm đọc thêm vh. Đồng thi tôi cũng mun biết thêm vmt sngười khác trong snhng nhà trí thc, văn nghsĩ và cán bcao cp ca Vit Cng trước kia mà tnhng năm bt đầu “ci trói” hay “Đổi Mi” dưới thi Nguyn Văn Linh, đã lên tiếng phn kháng hoc tdu phn tnh. Càng đọc tôi càng thy có gì mi m, đáng quan tâm. Khi đọc mt cun thì tôi nghĩ khác, đọc sang cun thhai ri thba, tôi thy mình nghĩ khác vtác gi. Đọc mt

Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

  • Upload
    msvnam

  • View
    347

  • Download
    9

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Soạn phẩm này sẽ gồm có 20 chương. Mỗi chương trong 18 chương đầu sẽ dành để nói về một tác giả. Chương 19 nói chung chung hết sức vắn tắt về khoảng 40 tác giả hay nhân vật khác mà chúng tôi không có đủ dữ kiện để dành cho mỗi người một chương riêng. Các chương được xếp theo thứ tự mẫu tự ABC tên gọi của các tác giả để tiện tìm đọc

Citation preview

Page 1: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

1

PHẢN TỈNH PHẢN KHÁNG – Thực hay Hư Minh Võ Posted on 10/10/2009 by Lê Thy

Một bạn đọc ở Santa Ana, sau khi đọc bài “Tướng Cộng Sản hồi hưu Trần Độ chống đảng hay muốn cứu đảng” đăng trên nguyệt san Hiệp Nhất số tháng 3 năm 1999 (1), đã gọi tôi bảo hãy tìm đọc bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong số mới nhất vừa ra đề 1-15 tháng 4, 1999 trong đó cũng có người viết về Trần Độ đấy. Tôi đã từng nghe nói VNTP là tờ báo có nhiều cây viết cứng cựa, với lập trường chống cộng rõ rệt không khoan nhượng, đã đứng vững gần một phần tư thế kỷ ở hải ngoại. Trong số báo đầu tháng 4 này tác giả Tầm Nguyên đã đề tựa bài viết của ông: “Viên Tướng VC Về Hưu Trần Độ vuốt đuôi đảng”. Trong bài báo ông đã gọi Dương Thu Hương là “nhà văn cái”, Bùi Tín là “con thò lò”. Nguyên mấy nhóm từ “vuốt đuôi đảng”, “nhà văn cái”, “con thò lò” được dùng đủ cho thấy tác giả coi ba người này chẳng ra gì, lời nói của họ đối với ông chỉ là trò bịp bợm do đảng mớm cho mà thôi.

Nhưng tôi cũng được biết những người này đã được các báo Thế Kỷ 21, Người Việt, Ngày Nay, Diễn Đàn Phụ Nữ… ở Mỹ, Thông Luận, Tin Nhà ở Pháp… và các đài BBC, VOA và Á Châu Tự Do nhắc đến một cách trân trọng hơn. Sự tò mò khiến tôi tìm đọc thêm về họ. Đồng thời tôi cũng muốn biết thêm về một số người khác trong số những nhà trí thức, văn nghệ sĩ và cán bộ cao cấp của Việt Cộng trước kia mà từ những năm bắt đầu “cởi trói” hay “Đổi Mới” dưới thời Nguyễn Văn Linh, đã lên tiếng phản kháng hoặc tỏ dấu phản tỉnh. Càng đọc tôi càng thấy có gì mới mẻ, đáng quan tâm. Khi đọc một cuốn thì tôi nghĩ khác, đọc sang cuốn thứ hai rồi thứ ba, tôi thấy mình nghĩ khác về tác giả. Đọc một

Page 2: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

2

nguồn tin tôi nghĩ khác, đến khi được đọc nhiều nguồn tin, đối chiếu nhiều tác phẩm của nhiều tác giả với nhau, rồi đặt chúng vào thời gian, bối cảnh của chúng, tôi nảy ra những suy đoán, giả thuyết khác nhau. Vì vậy tôi đã tìm đọc một số sách báo gần đây để cố đẩy sự “nghiên cứu” riêng của mình tới một điểm nào đó. Mặc dầu chỉ vì tò mò cá nhân, không có tham vọng làm một cuộc phê bình văn học hay nghiên cứu nghiêm túc về lịch sử, chính trị, tôi cũng thấy dường như mình đã khám phá ra một cái gì hay hay đối với riêng mình. Tôi mạnh dạn viết ra những trang sau đây để chia sẻ với bạn đọc, nhất là những bạn đọc trẻ, bận việc ít có thì giờ đọc sách nhưng lại tò mò muốn biết những gì đang xảy ra trong nước giữa nhà cầm quyền với những người viết văn và những cựu cán bộ phản tỉnh hay bất mãn, hay giả vờ bất mãn…

Xin bạn đọc đừng coi đây là một cuộc nghiên cứu nghiêm túc. Hãy chỉ coi như một sự chia sẻ về tư liệu và suy tư của một người tò mò đã dành thì giờ tìm hiểu xem những người được nêu tên nơi các đầu chương của tập sách này phản tỉnh thực hay giả, và qua những gì họ nói và viết bộ mặt xã hội “xã hội chủ nghĩa” Việt Nam đã hiện lên như thế nào. Và…, nếu sau khi gấp cuốn sách lại, bạn đọc thấy được phần nào sự phức tạp của cuộc chiến quốc cộng trong ba thập niên và lý do tại sao “phe quốc gia” lại thua và phe nào đã thắng, đang thắng, sẽ thắng thì đó là ngoài sự mong mỏi của soạn giả.

Soạn phẩm này sẽ gồm có 20 chương. Mỗi chương trong 18 chương đầu sẽ dành để nói về một tác giả. Chương 19 nói chung chung hết sức vắn tắt về khoảng 40 tác giả hay nhân vật khác mà chúng tôi không có đủ dữ kiện để dành cho mỗi người một chương riêng. Chương 20 là phần tổng kết những nhận xét và bình luận của soạn giả, dựa theo những ý kiến của tất cả các tác giả hay nhân vật đã được nói đến trong các chương, và những ý kiến của một số tác giả thuộc phe quốc gia, và thế giới tự do đã phát biểu từ lâu trước.

Trong số 18 tác giả có chương riêng thì có: 3 người đã dứt khoát từ bỏ và chống lại chính quyền Cộng Sản không do dự: Hoàng

Văn Chí rời bỏ miền Bắc vào Nam từ 1956. Xuân Vũ (Bùi Quang Triết) ra hồi chánh năm 1968 và Hoàng Hữu Quýnh tìm tự do năm 1979 ở Ý.

1 người, tuy sống trong lòng chế độ Cộng Sản, nhưng từ đầu tới cuối luôn luôn chống đảng không úp mở là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.

3 người đã bỏ chạy ra sống ở ngoại quốc cho đến nay, tuy có chống chế độ Cộng Sản, nhưng tương đối còn kính nể Mác và Hồ Chí Minh, đó là các ông Trương Như Tảng (đi từ 1976), Búi Tín (từ 1990) và Vũ Thư Hiên (từ 1995)

1 người đã từng cùng nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống đường lối của đảng trong một thời gian ngắn rồi sau đó bị cô lập, trù dập cho đến thời kỳ “đổi mới”. Cuối cùng đã đánh lừa được đảng để lấy cớ sang Pháp vận động cho chế độ rồi ở lại nói lên phán quyết cuối cùng, muộn màng phê phán: “Chính là Mác sai”. Đó là giáo sư thạc sĩ Trần Đức Thảo.

10 người còn lại là những cán bộ, đảng viên hoặc văn nghệ sĩ, nhà báo ngoài đảng, nhưng hiện nay vẫn sống ở trong nước. Họ đã mỗi người bằng một cách riêng, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua ẩn ngữ, dụ ngôn chống đối đảng một cách ôn hòa, bất bạo động. Đó là các ông Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Hà Sĩ Phu, Đào Hiếu, Nguyễn Hộ, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Văn Trấn (mất năm 1995), Nguyễn Mạnh Tường (mất 1998), Linh Mục Chân Tín và bà Dương Thu Hương.

Các chương không được xếp theo thứ tự vừa nêu, mà theo thứ tự mẫu tự ABC tên gọi của các tác giả để tiện tìm đọc. Vì thực ra sự phân loại nói trên của soạn phẩm cũng không có tính cách chặt chẽ như trong một tác phẩm nghiên cứu đích thực. Xin bạn đọc hãy coi những trang sau đây như những tư liệu đọc để giết thời gian. (2)

Sau hết, nhân đây chúng tôi xin cám ơn, đồng thời xin lỗi các tác giả vì đã lạm dụng trích dẫn hơi nhiều, mặc dù vẫn thấy chưa lột hết được ý của quý vị. Nếu có gì sai sót

Page 3: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

3

mong quý vị thông cảm và chỉ giáo cho. Cũng mong độc giả sẽ không trách chúng tôi rườm rà trong những trang trích dẫn lê thê. Chúng tôi chỉ nêu ra làm tài liệu hầu bạn đọc có thể căn cứ vào đó phán đoán về những kết luận của chúng tôi liên quan đến các vấn đề căn bản đề cập trong phần tổng kết. Bạn đọc có thể chỉ lướt qua phần trích dẫn nơi 19 chương trên nếu thấy không hấp dẫn.

Chú Thích: (1) Xin xem chương 3 soạn phẩm này. (2) Trong soạn phẩm này chúng tôi hay dùng mấy chữ viết tắt xhcn để chỉ xã hội chủ

nghĩa theo thuyết duy vật vô thần của Mác. Khi dùng theo nghĩa xã hội chủ nghĩa của các thế chế tự do thì không bao giờ viết tắt chữ nhỏ như vậy.

+ Một số nhóm từ nhắc lại nhiều lần trong một chương, như tên tác giả đứng đầu chương và những nhân vật quá quen thuộc cũng hay được viết tắt bằng những chữ cái đầu tên, như HVC = Hoàng Văn Chí, HMC = Hoàng Minh Chính, HCM = Hồ Chí Minh. CCRĐ = Cải Cách Ruộng Đất vân vân…

+ Trong chương tổng kết và vài chương khác, như chương 9, chương 15, chúng tôi có dùng những danh xưng Cơ Đốc Giáo, Ki-Tô hữu, tín đồ Công Giáo… Chúng tôi xin giải thích về những sự phân biệt này để độc giả hiểu rõ ý chúng tôi.

Tôn Giáo coi Đức Chúa Giêsu Kitô (Jesus Christus) là Đức Chúa Trời (Ngôi Lời, Ngôi Hai Thiên Chúa, vừa có Thần Tính, vừa có Nhân Tính) được gọi là Ki-Tô Giáo, tiếng Pháp là Christianisme. Trước đây cũng có nhiều người gọi là Cơ Dốc Giáo, đạo Cơ Đốc. Chữ Cơ Đốc là theo phiên âm tiếng Tầu, Ki-Tô là theo phiên âm tiếng Việt, của chữ Christo. Cũng có người gọi là đạo Gia Tô. Chữ Gia Tô là theo phiên âm tiếng Tầu của chữ Jesus. Ngày nay không còn ai nói đạo Gia Tô nữa.

Ki-Tô Giáo theo thời gian đã tách ra làm nhiều hệ phái có danh xưng khác: Chính Thống Giáo ở một số nước Đông Âu và Hy Lạp, Liên Xô; Anh Quốc Giáo ở nước Anh và một số nhỏ ở Mỹ. Hai tôn giáo này không khác Công Giáo La Mã bao nhiêu. Cách phụng vụ và tế lễ cũng giống nhau. Đạo Tin Lành gồm rất nhiều chi phái do hai nhà thần học Ki-Tô Giáo là Calvin và Luther sáng lập; cuối cùng là Công Giáo có khi gọi là Công Giáo La Mã, là đạo tự cho là chính thống hơn tất cả các giáo phái Ki-Tô Giáo khác, vì vẫn giữ đúng mọi tín điều và nghi lễ như ban đầu. Ki-Tô Giáo trên thế giới có số tín đồ tổng cộng 2 tỷ thì công giáo đã chiếm 1 tỷ (theo kiểm tra đầu năm nay là đúng một tỷ).

Như vậy khi chúng tôi dùng Ki-Tô Giáo thì hiểu là Công Giáo cũng được mà Tin Lành, hay Chính Thống, hay Anh Giáo thì cũng được. Còn khi nói Công Giáo thì xin hiểu đó là tôn giáo lớn nhất trong Ki-Tô Giáo, có trụ sở là Vatican, La Mã.

Tại Việt Nam trước đây nhiều người cũng dùng 3 chữ “Thiên Chúa Giáo” để gọi Công Giáo. Nhưng trong soạn phẩm này chúng tôi tránh dùng mấy tiếng đó cho khỏi gây hiểu lầm, vì Thiên Chúa theo chúng tôi hiểu là chung cho mọi tôn giáo. Đạo nào cũng thờ Thiên Chúa, tức Chúa Trời, tức Thượng Đế, tức Đấng Tối Cao, Đấng Toàn Năng, Đấng Toàn Hảo, Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ, hay Ơn Trên, hay “Giời”…

Riêng về hai chữ Công Giáo chỉ có nghĩa là đạo mà người Tây Phương từ trước đến giờ vẫn gọi là “Catholicisme, Catholicism”, chứ không hề có nghĩa là “đạo chung cho mọi người” như có người hiểu lầm, rồi dịch ra Anh ngữ là “Public Religion” (!).

Chương 1

Hoàng Văn Chí Hoàng Văn Chí, bút hiệu Mạc-Định, sinh ngày 1-10-1913 tại Thanh Hóa (Làng Ngò). Ông học trung học tại trường Albert Sarraut, Hà-nội, rồi tốt nghiệp cử nhân khoa học năm 1940. Khi cuộc chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp xảy ra vào cuối năm 1946 ông đã ra bưng

Page 4: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

4

theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp (từ 1946) cho đến khi mặt nạ ái quốc của ông Hồ Chí Minh và đồng đảng rớt xuống trong các chiến dịch “Giảm Tô” và “Cải Cách Ruộng Đất” (từ 1953-1956). Chính ông đã chứng kiến, và trong nhiều trường hợp tham dự các cuộc đấu tố dã man . Sau Hiệp Định Genève ông đã tìm tự do. Năm 1958 Mặt trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa của chế độ Ngô Đình Diệm đã cho in tác phẩm “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” của ông dưới bút hiệu Mạc Định. Cuốn “Giai Cấp Mới ở Bắc Việt” thì do nhà xuất bản Công Dân, Saigon. Năm 1959 ông được cử làm phó tổng lãnh sự ở Tân Đề Li trong một năm rồi sang Âu Châu tìm cơ hội cho thế giới biết thực chất của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam. Trong thời đệ nhị Cộng Hòa ông làm biên tập viên cho đài Tiếng Nói Hoa Kỳ từ 1965 đến 1969. Ông qua đời tại Maryland, Hoa Kỳ ngày 6-7-1988. Khi ông mất ông đang viết dở tác phẩm “Duy Văn Sử Quan”, sau này được con ông bổ túc và giao cho tủ sách Cành Nam xuất bản năm 1990. Đây là một tác phẩm lớn có tham vọng thay thế duy vật sử quan của Mác, nhưng không thành công.

Đầu năm 1962 ông viết bài “Collectivisation and rice pro-duction” (Tập thể hoá sản xuất và sự sản xuất gạo) đăng trên tờ “China Quarterly” nói về sự thất bại của chính sách hợp tác hóa nông nghiệp đối với việc sản xuất lúa gạo ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc và Bắc Hàn. Nó mở đường cho tác phẩm đắc ý của ông: “From colonialism to communism” (Từ Thực Dân Đến Cộng Sản) mà chúng tôi trích dẫn trong chương này. Bài báo nói lên sự thất bại của hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản, và nhất là sự tàn bạo đến dã man chưa từng thấy của các chiến dịch mệnh danh là “Giảm Tô” và “Cải Cách Ruộng Đất” trong những năm 1953-1956.

Tác phẩm “Từ Thực Dân đến Cộng Sản”, do Frederick A. Praeger xuất bản tại Anh và Mỹ năm 1964, chia làm 5 phần gồm 18 chương. Ngoài 2 chương ở phần I nói tóm tắt về lịch sử của một dân tộc yếu nhỏ nhưng lại có một dĩ vãng có lúc huy hoàng, tất cả 16 chương còn lại dành để nói về sự xuất hiện và vai trò của đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Ông gọi Hồ Chí Minh là anh hùng, vì cho rằng ông ta đã làm được điều mà các nhà cách mạng tiền bối và các đảng phái quốc gia trước đó đã không làm được, đó là đánh thắng thực dân Pháp. Vì cũng từng có lúc tâm phục ông Hồ để đi theo ông kháng chiến chống Pháp trong một thời gian dài nên Hoàng Văn Chí cũng ca tụng ông Hồ ở nhiều trang sách. Nào ông Hồ nói được hàng chục thứ tiếng, ăn uống thanh đạm, mặc thì bình dân, chân đi dép râu. Nào có nhiệt tình cách mạng không ai bằng, vào tù ra khám không biết bao nhiêu lần vì lý tưởng cách mạng. Ông cũng so sánh ông Hồ với cựu hoàng Bảo Đại và Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà ông cho rằng không thể nào sánh kịp ông Hồ. Tuy nhiên trong chương 3 dành cho nhân vật “anh hùng” này tác giả đã nói rõ sự lệ thuộc của Hồ Chí Minh vào Liên Xô và cái tài đóng kịch của ông ta.

Theo ông thì ông Hồ thành công vì nhiều lẽ. Nhưng “thắng lợi cuối cùng phần lớn là do biết mềm dẻo, uyển chuyển trong khi áp dụng các chiến thuật khi thì tỏ ra Cộng Sản, khi thì tỏ ra quốc gia tùy theo hoàn cảnh mỗi lúc đòi hỏi, trong khi vẫn cố giấu mục tiêu chiến lược cuối cùng mà không bao giờ thay đổi.”(3)

Mục tiêu cuối cùng này là gì? Đó là nhuộm đỏ cả nước. Đưa cả nước vào quỹ đạo Cộng Sản. Còn chiến thuật được áp dụng uyển chuyển thì như thế nào? Nghĩa là khi thì đứng chung với những người quốc gia, nói vì dân vì tổ quốc. Như thời gian ở Pháp làm báo với ông Nguyễn Thế Truyền. Như thời gian tiếp xúc với các ông Phan Bội Châu, Lâm Đức Thụ ở Trung Quốc. Như thời gian liên lạc với các toán OSS của Mỹ. Như thời gian giải tán đảng Cộng Sản, lập chính phủ Liên Hiệp với các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam khi mới nắm được chính quyền. Khi thì ôm chân đảng Cộng Sản Pháp; làm gián điệp cho Liên Xô; bán đứng cụ Phan Bội Châu cho cảnh sát Pháp; nhận lệnh của Mao Trạch Đông phát động Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu… tái lập đảng Cộng Sản dưới danh hiệu đảng Lao Động. v.v…

Page 5: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

5

Tác giả đã nói đến chuyện ông Hồ một mực chối mình không phải là Nguyễn Ái Quốc. Ông trưng dẫn Jean Lacouture, trong tác phẩm “Cinq hommes et la France” (Năm nhân vật và nước Pháp) đã kể rằng khi tướng Salan, người đàm phán về hưu chiến năm 1946, hỏi thẳng Hồ Chí Minh: Ông có phải Nguyễn Ái Quốc không? Thì ông Hồ nhất định bảo không phải. Ông cũng thuật lại việc ông Võ Quý Huân hỏi ông Hồ khi cùng đi trên con tầu SS Dumont d’Urville từ Fontainebleau về nước: chủ tịch có biết hiện giờ ông Nguyễn Ái Quốc đang ở đâu không? Và ông Hồ đã đáp lửng lơ: Tốt hơn nên hỏi ông ấy, đừng hỏi tôi.

Về nguyên quán của ông Hồ, tác giả cũng bảo ban đầu ông ta khai là Hà Tĩnh. Mãi sau này, vào năm 1958 nhà cầm quyền Hà-nội mới chính thức công bố ông Hồ Chí Minh chính là “người yêu nước” Nguyễn Ái Quốc, nguyên quán tỉnh Nghệ An. (4)

Tác giả cũng nói đến chuyện ông Hồ cũng như ông Nguyễn Khánh Toàn đều đựơc Liên Xô cung cấp cho một bà vợ hờ (một phụ nữ Nga) sống với nhau rất kín đáo. Riêng ông Toàn thì đã có nhiều con với người vợ Nga này và khi sang Trung Quốc hoạt động ông lại được cung cấp một bà vợ khác, người địa phương.(5)

Để chứng tỏ ông Hồ có thể làm bất cứ chuyện gì, miễn đạt được mục tiêu chiến lược của ông là “cách mạng vô sản”(sic), tác giả đã thuật lại việc ông Hồ âm mưu với Lâm Đức Thụ bán đứng nhà cách mạng ái quốc Phan Bội Châu cho cảnh sát Pháp để lấy số tiền khổng lồ là 10 vạn đồng lúc ấy (một con trâu chỉ bán được 5 đồng) (6) và việc có lẽ ông ta đã nhận làm gián điệp cho Anh để được thả khi bị bắt ở Hồng Kông vào năm 1933 là lúc ông ta bỗng biến mất trong khi đang nằm nhà thương vì bệnh lao. (7)

Một bằng chứng hùng hồn cho thấy Hồ Chí Minh không phải là người thực sự yêu nước, ít nhất là ở giai đoạn sau, mà ông chỉ yêu Cộng Sản. Ông không phải nhà cách mạng quốc gia, mà thực sự là một kẻ cuồng tín vì chủ nghĩa vô sản quốc tế. Tác giả đã trích dẫn lời tuyên bố của ông Hồ vào cuối thập niên 50, nhân dịp mừng sinh nhật của ông, đã được tờ “Echo du Viêtnam” (Tiếng vọng từ Việt Nam), cơ quan bán chính thức của Cộng Sản Việt Nam ở Paris số ra tháng 7 năm 1960 như sau:

“Thoạt tiên lòng yêu nước chứ không phải Cộng Sản đã dẫn tôi đến chỗ tin tưởng ở Lê-nin và Đệ Tam Quốc Tế. Nhưng dần dần, từng bước trên đường tranh đấu, và phối hợp những nghiên cứu lý thuyết với các hoạt động thực tế, tôi đã nhận ra rằng chỉ có xã hội chủ nghĩa và Cộng Sản chủ nghĩa mới có thể giải phóng công nhân và nhân dân bị áp bức trên khắp thế giới.

Tại Việt Nam cũng như tại Trung Quốc có một huyền thoại về cẩm nang; bất cứ ai gặp khó khăn trọng đại chỉ cần mở cẩm nang ra là tìm thấy cách giải quyết. Đối với Cách Mạng Việt Nam và nhân dân Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lê không những chỉ là cẩm nang hay la bàn, mà chính là mặt trời soi đường dẫn lối trên đường đi tới thắng lợi cuối cùng, tới xã hội chủ nghĩa và Cộng Sản chủ nghĩa.” Những hàng trên đây cho thấy, có thể là ban đầu, (nếu ta tin được lời ông Hồ), ông Hồ

coi chủ nghĩa Cộng Sản như một phương tiện, đảng Cộng Sản Việt Nam như một công cụ để đi tới cứu cánh là độc lập tổ quốc. Nhưng dần dần phương tiện và cứu cánh hoán vị. Quốc gia, độc lập chỉ còn là phương tiện, là chiêu bài giả dối. Chủ nghĩa Cộng Sản, cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản mới là cứu cánh. Nếu từ đó ông ta và đồng đảng còn nói vì tổ quốc, vì nhân dân Việt Nam thì đó chỉ là láo khoét.

Tác giả Hoàng Văn Chí đã phân tích diễn biến của cuộc xích hóa miền Bắc Việt Nam và chia nó ra làm 6 giai đoạn từ việc thành lập chi bộ Cộng Sản đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1925 qua việc thành lập “Thanh Niên Đồng Chí Hội”, phong trào “Xô Viết Nghệ Tĩnh”, “Mặt Trận Bình Dân”, rồi “Mặt Trận Việt Minh” và tiến hành “công cuộc kháng chiến chống Pháp” cho đến cuối cùng là thực hiện “Cải Cách Ruộng Đất”. Rồi ông tập trung vào giai đoạn cuối cùng này làm chủ đề cho hầu hết tác phẩm.

Page 6: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

6

Muốn tiến hành CCRĐ một cách thành công để tiến tới công hữu hóa tài sản toàn quốc, các người Cộng Sản đã chuẩn bị ba bước quyết liệt. Thứ nhất, áp dụng chế độ tàn bạo về thuế nông nghiệp và thuế thương nghiệp để san bằng khoảng cách về kinh tế giữa các thành phần trong xã hội. Thứ hai, tung ra một đợt khủng bố quy mô với mục đích làm cho người dân khiếp sợ không còn dám phản kháng để dễ bề thực hiện các đợt sau. Và thứ ba, lập danh sách những kẻ phản động cần xử lý, hoặc hành quyết, hoặc tịch biên tài sản, gửi đi lao động tại các vùng rừng thiêng nước độc.

Sau đó là bắt đầu cải tạo tư tưởng. Với mục đích làm sao cho mọi người cùng chung một tư tưởng, dù nó sai chăng nữa nhưng phải là một tư tưởng thật đơn sơ giản dị để mọi tầng lớp nhân dân dù ít học cũng lãnh hội được. Trước tiên là mở các lớp học tập để mọi người thông suốt đường lối đấu tranh của chủ nghĩa Mác Lê. Trường Chinh, tổng bí thư, và cũng là lý thuyết gia hàng đầu, đã đích thân chỉ đạo việc học tập và bắt mọi người phải chấp nhận nguyên lý tư tưởng chính trị trên hết. Nhân dân ngoài đảng được dậy cho biết họ phải luôn hướng lòng trí về việc thống nhất đất nước và tiến tới sự làm chủ đất nước. Còn đảng viên thì phải học để tăng cường ý thức giai cấp vô sản, chống lại ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản. Việc chống tư tưởng tư sản được thực hiện một cách tuần tự, từ khoan nhượng châm chước lúc ban đầu rồi sau đó phê bình cái sai cái trái và sau cùng mớiø đả kích.

Trong báo cáo chính trị của Trường Chinh đọc tại đại hội đảng kỳ 3 năm 1960 mà tạp chí Học Tập, cơ quan lý luận và tư tưởng của đảng Cộng Sản Việt Nam đăng tải vào tháng 9 năm đó người ta đã đọc được những hàng sau đây nói về việc cải tạo tư tưởng trong thời kỳ ông ta vâng lệnh cố vấn Tầu lãnh đạo các cuộc cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956:

“Mục tiêu của cách mạng hiện nay là làm cho toàn dân và đặc biệt là nhân dân lao động thấm nhuần ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, từ bỏ nhãn quan cũ về cuộc sống và thế giới, thay nó bằng quan niệm Mác Xít. Quả thực chủ nghĩa Mác Lê-nin sẽ đảm lãnh vai trò lãnh đạo trong việc hướng dẫn đời sống đạo đức của đất nước ta và sẽ trở thành khuôn mẫu cho sự thành hình các tư tưởng của toàn dân. Nó sẽ là nền tảng đạo lý của nhân dân ta.” Sau khi trích dẫn những hàng trên của nhà lý thuyết số một của cộng đảng Việt Nam,

tác giả “Từ Thực Dân Đến Cộng Sản” đã nhận xét một cách chí lý như sau: “Đoạn văn trên đây chứng tỏ chủ nghĩa Mác đang trở thành một tôn giáo với trọn vẹn ý

nghĩa của từ tôn giáo—một thứ tín ngưỡng mới đang không ngừng cố gắng thay thế các tín ngưỡng hiện có và nó không dung thứ bất cứ một dấu vết của “phiếm thần” hay “vô thần” nào trong những người mà nó kiểm soát.” (8)

Nơi chương 10 tác giả đã thuật lại cách thức các cán bộ Cộng Sản tự kiểm thảo và thú tội giống hệt cung cách mà các tín đồ đạo Công Giáo thời đó “xét mình”, “ăn năn tội” và “xưng tội”. Những cuộc kiểm thảo càng trở nên gay gắt và những cuộc thú tội cũng trở nên sôi nổi hơn sau khi Mao Trạch Đông chiếm trọn Hoa Lục vào năm 1949 và xuất cảng lề lối sinh hoạt của các đảng viên “các chú con trời”. Ta hãy đọc một đoạn vắn về diễn tiến một cuộc kiểm thảo sinh viên dành cho một giáo viên phạm lỗi đã cho điểm một học sinh cao hơn học sinh đó xứng đáng:

“Lời khai cơ bản: Ông (bà) đã cho trò X điểm cao hơn y xứng đáng. Suy diễn: 1) Bằng cách thiên vị ưu đãi một cá nhân trong chúng tôi ông (bà) đã hy vọng tạo nên

sự bất hòa. 2) Khi có sự bất hòa trong lớp, học sinh sẽ để hầu hết thời giờ cãi nhau, thay vì học. 3) Do đó học sinh tiến bộ ít. 4) Điều này làm cho cha mẹ chúng bất mãn

Page 7: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

7

5) Và sẽ làm cớ cho họ nói rằng hệ thống giáo dục của chúng ta thua kém Pháp; 6) Họ sẽ bảo thực dân tốt hơn dân chủ nhân dân; 7) Vì vậy, khi cho một điểm không đáng, ông (bà) cố tình phục vụ thực dân. Kết luận: Ông (bà) là bè lũ tôi tớ của Pháp và Mỹ. Những cách mắng nhiếc giáo viên như vậy rất phổ biến và rất ít trường còn có một giáo

viên không hề bị đối xử một cách nhục nhã như vậy. Đây chính là lý do tại sao có đông nhà giáo từ vùng kháng chiến ồ ạt chạy sang vùng bị Pháp chiếm đóng trong những năm 1950 và 1951.” (9)

Cứ đọc những hàng trên về cách lý luận trong kiểm thảo để bắt buộc nạn nhân phải nhận tội một cách kỳ cục ta đủ thấy nó võ đoán và tàn bạo đồng thời cũng ngây ngô đến mức độ nào. Nhưng chưa hết. Hãy đọc đoạn sau đây nói về sự ép buộc phải ăn năn hối lỗi của những kẻ bị kiểm thảo:

“Ngay từ đầu đã có sự thỏa thuận về kiểm thảo là kẻ bị phê bình phải nhỏ một ít nước mắt để cho cử tọa thấy rằng, nhờ bài học nhận được từ những người bạn độ lượng, mình rất lấy làm xấu hổ và hối hận. Nhưng trong một số trường hợp, nhất là ở những trường học, một số người trước đó đã thú tội rồi nay tiếp tục nhắc nhở nhau cùng nhớ lại tội lỗi và cùng cất tiếng khóc chung với nạn nhân. Phần lớn họ là những đảng viên trẻ…Họ khóc nức nở, nghẹn ngào và than vãn kể lể về việc họ đã thất bại không hoàn thành nhiệm vụ đảng trao phó ủy thác cho. Họ nói họ rất đau buồn thấy rằng những cố gắng kiên trì của đảng nhằm cải tạo nhân dân đã không có kết quả. Những đảng viên trẻ này rất dễ khóc, vì họ luôn luôn ở trong tình trạng thần kinh căng thẳng. Bị nhồi sọ về chính trị nhiều quá, lại bị tiết dục hoàn toàn họ trở nên đa sầu đa cảm thái quá. Và cũng vì thế họ là những kẻ cực kỳ cuồng tín. Thực ra đã có một số trường hợp điên loạn thực sự. Tại một trường quân chính ở Việt Bắc năm 1952 đã có tới 8 học viên bị bệnh tâm thần.

Thoạt tiên những cơn bật khóc chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra nhưng về sau thành thói quen chỗ nào cũng có. Điều này đưa đến nhận xét chung là đảng đã khám phá ra bí quyết của việc cải lão hoàn đồng, bởi vì nhờ hệ thống kiểm thảo này người lớn đã trở thành trẻ con.

Dĩ nhiên khóc than tập thể được dùng trong quá trình kiểm thảo như một phương tiện thuyết phục — một hình thức áp lực tập thể — để thúc đẩy mau chóng thú tội. Có lần cả một lớp học được gọi tới để giúp một học viên đã không chịu viết bản tự phê như đã được đề nghị. Khi tới căn nhà học viên đó ở thì cả lớp đồng thanh cất tiếng khóc, khiến các nông dân chủ hộ hoàn toàn kinh ngạc náo động vì họ kết luận, một cách tự nhiên, rằng chắc hẳn phải có một người trong nhà họ đã chết thình lình. Nhưng (kỹ thuật) khóc lóc xử dụng cách máy móc theo kiểu này chẳng bao lâu đã mất tác dụng và cái cảnh một số người khóc không có nước mắt trở thành khôi hài. Tuy nhiên không ai dám cười những người khóc. Bởi vì sự trịnh trọng đến nực cười của họ cho thấy là họ đang diễn xuất cái việc mà họ nghĩ là nhiệm vụ của họ. Cho nên thói quen đó vẫn tiếp tục trong một thời gian khá dài, từ 1951 đến 1953. (10)

Phương pháp kiểm thảo, tự phê và phê bình này kéo dài như vậy đã thay đổi hẳn tính tình và lối sống của người dân Việt Nam đến nỗi dư luận chung lúc ấy cho rằng người Việt Nam tỉnh bơ hơn người Anh và kín đáo còn hơn cả người Nhật.

Tác giả đã để nguyên chương 11 nói về công tác chỉnh huấn do tướng Nguyễn Sơn (người Việt) của Trung Cộng phái sang cố vấn cho cộng đảng Việt Nam, gồm có chỉnh đảng, chỉnh phong và chỉnh quân thực hiện hết sức nghiêm ngặt với mọi người:

“Vì mọi người đều bắt buộc phải dự các lớp chỉnh huấn này nên các khóa học đã phải kéo dài. Một phần ba nhân viên văn phòng đi học thì hai phần ba còn lại phải làm việc cực

Page 8: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

8

nhọc hơn và phải chia phần công tác với nhau. Khi toán học viên đầu đã hoàn tất khóa học thì đến toán thứ hai, và cuối cùng là toán thứ ba….

“…Học viên không được đi ra ngoài khu vực giới hạn và suốt khóa học không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ được phép viết thư cho gia đình (nhưng bị kiểm duyệt cẩn thận), mà lại không được nhận thư của gia đình. Tất cả thư từ được giữ lại cho đến cuối khóa mới phân phát đến tay người nhận….Một trường hợp được ghi nhận về một học viên, một bác sĩ, như sau. Cuối khóa ra về, ông ta được thông báo là vợ ông ta đã chết 2 tháng trước.” (11)

Trong chương này tác giả cũng dành ra 6 trang để nói kỹ về 10 kỹ thuật giảng huấn chứng tỏ các người Cộng Sản cố gắng bằng mọi cách vừa cương quyết vừa khéo léo thuyết phục học viên phải chấp nhận quan điểm của đảng trong mọi vấn đề. Những thắc mắc đều được các giảng viên giải đáp đến nơi đến chốn. Nếu có ai còn chưa thông thì Trường Chinh sẽ xuống giải đáp. Nếu chẳng may Trường Chinh vẫn không thành công thì đích thân ông Hồ sẽ tới dùng tài thuyết phục của mình làm cho đối tượng phải khuất phục.

Những bài học trong chỉnh huấn được mô tả trong chương 12 gồm có 5 bài. Bài cuối cùng quan trọng hơn cả: Cải Cách Ruộng Đất. Về bài học thứ 3 “Hoàn cảnh mới, nhiệm vụ mới” tác giả có nói đến việc ông Hồ lên án chủ trương trung lập mà ông ta gọi là thứ “đánh đĩ chính trị”. Chúng tôi thấy đây là bài học cho những người muốn trung lập, hay thỏa hiệp với Cộng Sản. Về bài học “tác phong đứng đắn”, khi nói về kỷ luật sắt của bộ đội, nhất là về vấn đề trai gái, tác giả đã kể một câu chuyện như sau:

“Trong chiến dịch Tây Bắc năm 1950 cộng quân đóng ở Sơn La (cư dân tỉnh gồm bộ tộc Thái) thường bị các cô gái Thái trêu ghẹo. Các cô này sống ở triền núi phía Tây của dẫy Trường Sơn. Không giống các cô gái người Kinh, họ không bị ràng buộc bởi truyền thống Nho Giáo và vì vậy thường dạn dĩ hơn, sẵn sàng tán tỉnh bất cứ người nào tới thăm bản làng của họ. Chẳng bao lâu họ lấy làm ngạc nhiên và bực mình khám phá ra rằng bộ đội Cộng Sản cứ trơ trơ như đá trước những lời gợi tình của họ. Và từ đó có tiếng đồn rộng rãi trong số những người con gái đó rằng bộ đội cụ Hồ đã bị cụ cho hoạn hết trước khi xua ra trận.”

“Thật là lý thú để ghi nhận rằng trong khi mãi dâm bị cấm chỉ và mọi “hành vi hủ hóa” bị trừng phạt nặng nề, mà lính có vợ lại bị từ chối không cho về nhà nghỉ phép. Người ta bảo làm vậy để giữ tinh thần chiến đấu mãnh liệt trong đám binh lính. Và có thể là rất đúng vì đó chính là cách nuôi gà chọi và ngựa đua.” (12)

Tác giả quả thật đã phũ phàng trong một lời nhận xét mỉa mai chua chát đến thế là cùng. Và ông nói một cách rất bình thản. Nhưng tác giả lại nêu tên 3 đảng viên cao cấp có nhiều vợ:

“Cũng có nhiều đảng viên nổi tiếng muốn có vợ thuộc giai tầng ngang hàng với mình về xã hội cũng như chính trị. Đây là trường hợp của các ông Hoàng Minh Giám, bộ trưởng văn hóa, Trần Huy Liệu nguyên bộ trưởng tuyên truyền và Đặng Kim Giang bộ trưởng đạn dược. Có tin đồn là những vị này đã có thời gian khổ sở vì chuyện tự thú về vấn đề này. Người ta còn nói ông Hồ Chí Minh đã để nhiều giờ giải thích cho ông Trần Huy Liệu rằng có ba vợ là điều sai trái, và đặc biệt là người vợ mà ông ta yêu thương nhất lại là điền chủ, vợ góa của Phạm Giao là tên phản động bị Việt Minh giết năm 1945.” (13)

Về sự nham hiểm của các nhà lãnh đạo Cộng Sản trong âm mưu tiêu diệt thành phần điạ chủ, kể cả đảng viên, hay những người đã dùng tài sản của mình giúp đỡ kháng chiến trong những ngày đầu, Hoàng Văn Chí viết:

“…Sau 10 ngày thảo luận chi tiết, người ta đã thấy rõ là báo cáo của Trường Chinh chỉ nhằm ngụy trang cái mục đích nham hiểm của đảng là thanh toán giai cấp có ruộng đang không có cách gì tự vệ. Giai cấp này đã phục vụ Kháng Chiến trong nhiều năm và đã giúp đảng Cộng Sản bảo vệ và củng cố quyền hành.” (14)

Page 9: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

9

Tác giả đã dành 3 chương 13,14,15 để nói kỹ về chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất “long trời lở đất”. Trước hết là việc phân chia giai cấp trong làng xã: Địa chủ, phú nông, trung nông, bần nông và bần cố nông (trung nông còn được chia thành 3 loại trung nông cấp trên, trung nông cấp giữa và trung nông cấp dưới). Cải cách ruộng đất được thực hiện làm hai đợt. Đợt đầu gọi là chiến dịch “Giảm Tô” từ 1953 đến 1954, và đợt sau là chiến dịch “Cải Cách Ruộng Đất” đúng nghĩa, từ 1955 đến 1956. Trong đợt đầu các người chủ trương ấn định mỗi xã phải có ít nhất một địa chủ bị hành quyết, thường lấy trong số người đã được đảng bí mật ghi vào loại địa chủ gian ác. Chính nhân dân trong làng đa số là bần nông trở xuống sẽ được chỉ định để tố cáo các “tên địa chủ gian ác” tại các “tòa án nhân dân.“ Chánh án cũng lấy trong số dân làng. Sau đợt đầu đảng cho một tiểu đoàn đăc nhiệm tới các xã tiến hành cuộc xếp hạng lại thành phần giai cấp, viện cớ là đợt trước nông dân xếp hạng chưa đúng còn để sót nhiều địa chủ. Vậy là một số thuộc thành phần phú nông ở đợt đầu được đôn lên thành địa chủ. Và lần này số người đảng ấn định phải chết tăng lên gắp 5 lần, nghĩa là mỗi xã phải có ít nhất 5 người bị hành quyết tại chỗ, liền ngay sau khi toà án nhân dân tuyên án. Các tiểu đoàn đặc nhiệm làm việc dưới sự chỉ đạo tại chỗ của các cố vấn Tầu. Tác giả cho biết lúc ấy tại vùng Cộng Sản kiểm soát có khoảng 10 ngàn làng xã. Như vậy nếu tính cả hai đợt cải cách ít nhất phải có ít nhất 60 ngàn người bị hành quyết. Chưa kể không biết bao nhiêu người tự tử, vì nhục nhã.(Ví dụ bị con dâu hay con gái tố bị cha hay cha chồng hãm hiếp, hoặc những người bị kẻ chịu ơn xỉ vả, mắng nhiếc…), và không biết bao nhiêu người khác chết đói, sau khi bị tịch thu hết tài sản và quẳng ra ngoài đầu đường xó chợ, không ai dám thăm nom tiếp tế, vì chính sách cô lập địa chủ của đảng.

Điều đáng lấy làm nhục nhã hơn hết là có một số người trong chiến dịch “Giảm Tô” đưọc xếp là bần nông hay trung nông, nhưng sang đợt sau lại được xếp lại thành địa chủ và bị đấu tố. Trong đợt trước họ đã không tiếc lời bịa đặt đủ mọi thứ tội để tố cáo người khác. Nay đến lượt họ lại bị tố cáo chẳng khác gì.

Sau đây chúng tôi trích dịch một vài đọan trong 3 chương nói về 2 chiến dịch Giảm Tô và Cải Cách Ruộng Đất nói trên do tác giả đã từng chứng kiến và tham dự thuật lại, hoặc do ông trích dẫn từ những tài liệu chính thức của Cộng Sản hoặc của những chứng nhân đáng tin cậy khác.

“Khắp vùng nông thôn Bắc Việt trắng xóa với những vành khăn tang” (trang 166) “Khẩu hiệu của chúng trong những ngày khủng bố là: “Thà giết lầm 10 người vô tội còn hơn để lọt một tên địch”. (trang 167)

“Cuộc học tập nhồi sọ tiếp diễn hầu suốt 18 giờ mỗi ngày, cho đến khi, cuối cùng những nông dân trước kia ngoan ngoãn trở nên chín mùi cho việc nổi loạn chống lại các điền chủ của họ.” (tr.170)

“(Những cuộc điều tra về những vụ trai gái, ngoại tình này nhằm một mục đích riêng: người đàn bà có tư tình với một địa chủ nào đó khi còn trẻ sẽ bị bó buộc phải tuyên bố trước công chúng rằng bà ta đã bị tên địa chủ đó hãm hiếp)” (tr.170)

“Điều lý thú đáng ghi là hãm hiếp phụ nữ là một trọng tội dành cho các điền chủ và những ai có chút uy tín trong cộng đồng, như linh mục Công Giáo hay các vị sư Phật Giáo và đặc biệt là những nhà Nho uyên bác. Đây là định luật: địa chủ càng có vẻ bề ngoài đáng kính (ví dụ nếu có râu bạc hay đầu hói), thì những tội về luân lý của họ càng nặng. Rất thường thấy là trong những trường hợp như vậy chính con gái hay con dâu của bị cáo đứng trước tòa công khai tuyên bố rằng cô ta bị ông bố hãm hiếp. Cũng tương tự như vậy, địa chủ càng được nhiều người biết là có lòng ái quốc thì càng bị buộc tội có những hành động phản quốc.

“Vì không cần chính xác, nên bất cứ cái chết nào xảy ra trong làng trước đó vài năm đều được đổ hết cho địa chủ liên hệ. Ông Nguyễn Đình Pháp ở Nghệ An, một nhà trồng

Page 10: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

10

tỉa, và là nghị sĩ quốc hội bị cáo buộc là đã giết 35 mạng người, chỉ vì đã có 35 người chết vì sốt rét rừng trong đồn điền của ông ta. Trong cuộc đấu tố dành cho ông Lê Trọng Nhị, một lãnh tụ quốc gia trong phong trào những năm 1907-1908 là người đã từng bị giam 9 năm ở Côn Đảo, một người đàn bà đã lên đối chất với ông với những lời lẽ như sau: “Mày có biết rằng con tao không phải do chồng tao, mà chính là do mày không? Trong khi chồng tao vắng nhà mày đã đến ngủ với tao. Và tao có con là từ lúc đó.” Lúc đấu tố ông Nhi đã 75 tuổi, người đàn bà kia khoảng 60 và con bà ta đã ngoài 40. Vài người dân làng làm một con tính nhanh và khám phá ra rằng trong thời gian bà ta thụ thai thì ông Nhi đang giở sống dở chết ở một nhà tù của Pháp cách xa cả ngàn dặm.” (trang 187)

“Hãy tố càng nhiều càng tốt.…Sau khi tiểu đoàn đặc nhiệm đi rồi, người con dâu (của một bà nào đó) giải thích trường hợp của mình cho nhân dân trong làng. “Tôi không thể nào đê tiện đến độ tố cáo mẹ chồng tôi, vì vậy sau khi tiểu đoàn tuyên bố liệt mẹ tôi vào số địa chủ, tôi bàn tính với mẹ tôi suốt cả đêm. Tôi muốn đi tìm tiểu đoàn để phản đối. Nhưng mẹ tôi cương quyết khuyên tôi đừng làm như vậy. Bà bảo tôi: “Mẹ đã gần 80 tuổi rồi, chẳng còn sống được bao lâu, vì vậy họ có xếp mẹ vào loại địa chủ thì cũng chẳng sao. Nhưng nếu con phản đối, con sẽ không tránh khỏi bị liên hệ với địa chủ và trong trường hợp đó cả hai mẹ con ta đều mất tất cả mọi sự. Hãy tố cáo mẹ càng nhiều càng tốt và như vậy sẽ giữ được ruộng của con.” (tr.178)

“Trong thời gian hai chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất mỗi tỉnh đều có một tờ báo địa phương, tờ Lá Rừng (họ cho rằng tội ác của địa chủ nhiều như lá rừng) mô tả chi tiết các cuộc đấu tố địa chủ. Tất cả cán bộ trong các cơ quan chính phủ bị bắt buộc phải đi tới một làng xã để quan sát thủ tục diễn tiến của chiến dịch C.C.R.Đ. Mục đích nhằm cung cấp cho họ một sự hiểu biết sâu xa về chính sách của đảng mà người ta tự hào là “hoàn toàn hợp tình hợp lý” Những cán bộ này thực hành hình thức “ba cùng” (cùng ở, cùng ăn, cùng làm) với nông dân địa phương nhưng họ chỉ dự các cuộc đấu tố như người quan sát chứ không có quyền can dự vào việc đấu tố. Tuy nhiên sự có mặt của họ có tác dụng thuận lợi; tại những xã có mặt họ chiến dịch được thực hiện tốt đẹp hơn và nói chung những địa chủ bị phạt ít tàn bạo hơn. Sở dĩ có điều này là bởi vì đảng nuốn gây cho cán bộ có ấn tượng rằng chính sách của đảng là đúng đắn. Kết quả là những điền chủ trong các xã được những cán bộ đó tới thăm cho mình là kẻ có phước và coi những cán bộ đó như những “thiên thần hộ mệnh” vậy.” (tr.188)

Chúng tôi xin tạm ngưng trích dẫn ở đây để lưu ý độc giả về đọan trên đây (tr.188). Nếu đọc kỹ và suy nghĩ một chút ai cũng có thể thấy mưu sâu quỷ kế của Cộng Sản. Họ vừa đánh lừa cán bộ của họ vừa đánh lừa dân làng, kể cả địa chủ. Tất cả tội ác đều do họ gây nên. Nhưng họ muốn người ta hiểu rằng ở đâu có cán bộ của họ thì ở đó mọi sự tốt đẹp hơn. Họ tàn bạo với địa chủ, muốn tiêu diệt hoàn toàn giai cấp gọi là địa chủ này. Nhưng lại muốn cán bộ của họ hiểu rằng đảng cư xử rất “hợp tình hợp lý” chứ không làm gì độc ác, hay quá đáng. Những gì quá đáng xảy ra là do lòng dân quê thù ghét bọn địa chủ gian ác mà thôi. Chính cái mưu sâu hiểm độc này đã khiến cho nhiều người trong cán bộ cũng như nhân dân bị lầm. Cho nên đảng mới tiếp tục giữ được uy tín mà điều khiển cuộc chiến. Tuy nhiên đó chỉ là một trong trăm nghìn quỷ kế hiểm độc khác, trong đó phải kể việc khủng bố tinh thần, làm cho toàn dân kinh sợ không dám trái lệnh đảng, và nắm chặt hầu bao. Không theo đảng không có ăn. Sau cuộc cải cách tất cả mọi người trở thành vô sản. Nông dân không vào nông hội không có ăn, vì mọi địa chủ đã bị tiêu diệt hay bị cô lập đang chết dần chết mòn. Mà đã vào nông hội hay hợp tác xã rồi thì phải lao động cực khổ theo kỷ luật đảng. Làm việc vất vả cực nhọc hơn thời thực dân phong kiến nhiều gấp bội, nhưng lợi tức thu vào cho gia đình thì lại thua kém xa, một phần vì thuế nông nghiệp quá nặng, phần vì tổ chức luộm thuộm thất thoát đi nhiều, phần vì tâm lý “cha chung không ai khóc”…vân vân. Xin mời bạn đọc tiếp tục theo dõi tác giả Hoàng văn Chí trong những đoạn trích dẫn.

Page 11: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

11

(Về cuộc xử án địa chủ): “…Mỗi quận có một tòa án lưu động gồm toàn nông dân không biết tí gì về luật lệ hay luật pháp. Có chánh án, có công tố viên nhưng không có ai bênh vực cho bị cáo vì, trong thực tế bị cáo không được phép tự bào chữa. Biên bản đấu tố mà họ đã ký mấy hôm trước được dùng làm lời khai của họ. Bồi thẩm đoàn gồm chính những nông dân đã ngồi trên bàn chủ tọa trong các cuộc đấu tố. Bản án do toà đưa ra thay đổi từ tử hình xuống đến 5 năm khổ sai kèm theo tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Nói tịch thu một phần chẳng có nghĩa gì bao nhiêu. Bởi vì toàn bộ những gì bị cáo sở hữu đều sẽ bị tịch thu sau khi chiến dịch CCRĐ đợt 2 thực sự xảy ra.”

“Những kẻ bất hạnh bị kết án tử hình bị bắn liền ngay sau khi bản án được tuyên. Trước khi phiên toà bắt đầu người ta đã đào một cái hố để chôn nạn nhân. Thời gian đầu chiến dịch, kẻ bị kết án tử hình được phép nói đôi lời trước khi hành hình, nhưng về sau khi có một người hô to: “Hồ chủ tịch muôn năm! Đảng Lao Động muôn năm!” ngay trước khi bị bắn, thì cái hình thức trưởng giả đó bị bãi bỏ. Từ đó về sau một cán bộ đứng ngay đàng sau bị cáo, sẵn sàng để vừa nghe bản án anh ta liền đút một mảnh giẻ vào mồm nạn nhân và lôi đi. Điều khiến cho số phận của những địa chủ này trở nên khủng khiếp là những kẻ thuộc toán hành quyết bắn rất dở, vì hầu hết họ là những lính canh trong làng lần đầu cầm súng. Hậu quả là năng có trường hợp nạn nhân bị chôn sống. Người ta san bằng cái hố, rồi trồng trên đó một cái cây hay một bụi rậm. Một cuộc tuần hành vĩ đại được tổ chức trong dịp hành quyết địa chủ, gồm những trẻ nhỏ đánh trống còn người lớn thì hô to những khẩu hiệu quen thuộc. Đám đông phải vỗ tay khi nạn nhân ngã qụy.”…

“…Để hoàn tất bức tranh về cuộc (cải cách ruộng đất đợt 1 được gọi là chiến dịch)“Giảm Tô” tưởng nên nói vài lời về cái “chính sách cô lập” nổi tiếng từng phải chịu trách nhiệm về số người chết có lẽ 10 lần nhiều hơn số đã bị xử bởi các Tòa Án Nhân Dân Đặc Biệt.” (tr.189)

“Có thể nói dường như Hồ Chí Minh đã dấn thân vào một cuộc tàn sát diệt chủng. Nói chung Hitler và Eichmann đã không đạo đức giả bằng Mao và Hồ, vì khi ra lệnh đem người Do Thái tới lò hơi ngạt các nhà lãnh đạo Đức Quốc Xã ít ra cũng đã nhận hoàn toàn trách nhiệm về tội ác của họ. Đàng này các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng chỉ thích đứng nhìn giai cấp địa chủ chết một cái chết “tự nhiên” mà xem ra chẳng có ai chịu trách nhiệm trực tiếp.” (tr.190)

“Đảng đã ấn định trưóc con số địa chủ cần bị đem đấu tố cực cao—5 lần nhiều hơn đợt đầu (chiến dịch Giảm Tô)—đến độ nếu tha cho những đảng viên cũ thì con số cần đạt tới sẽ không thể nào đạt được.

“Vì vậy đợt hai đã gây nên sự xô xát nội bộ giữa những đảng viên cũ phần đông thuộc thành phần tiểu tư sản (tạch tạch sè, tiếng lóng để gọi thành phần này, chú thich của M.V.) tất cả đều là những người đi theo Cộng Sản vì nhiều lý do khác chứ không phải vì quyền lợi giai cấp, và các đảng viên mới gồm những bần nông và bần cố nông không có ruộng cùng với một số những thành phần xấu và bọn lưu manh du đãng. Những kẻ này chỉ có một lòng tham duy nhất là giảm mức sống của các thành phần xã hội khác xuống cùng mức thấp của chúng. Đó lại cũng chính là mục đích của đảng, bởi vì sự xung đột công khai là cần thiết để thực hiện cuộc tổng thanh trừng. Mà không thanh trừng thì không thể nào tiến từ vị thế chống thực dân tới vị thế chống phong kiến được. Bằng chứng là có không biết bao nhiêu đảng viên kỳ cựu bị kết tội phải đi tù hay bị hành quyết mà đảng không hề can thiệp cho họ. Chỉ mãi đến cuối chiến dịch tướng Võ Nguyên Giáp mới nhân danh đảng tuyên bố rằng toàn bộ chiến dịch là sai lầm và hứa sửa sai. (tr. 195-196)

“Sự thú nhận sai lầm và sự cách chức những người có trách nhiệm đối với phong trào đã khiến nhiều quan sát viên ở ngoài tin rằng những sai lầm mà họ thú nhận là những lỗi lầm thực sự, và các nhà lãnh đạo Miền Bắc thành tâm cố gắng sửa sai. Một số ít còn đi xa hơn để kết luận rằng toàn bộ chiến dịch đã thất bại. Không có gì xa sự thực bằng. Bởi vì

Page 12: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

12

cái mệnh danh là chiến dịch sửa sai chỉ là một mánh lới bịp bợm khác được thêm vào danh sách các cái bịp vốn đã dài.” (tr. 210)

“Mục đích cuối cùng thực sự đàng sau cuộc CCRĐ là: tập thể hóa ruộng đất…Để đạt đựơc mục đích cuối cùng đó, các lãnh tụ Cộng Sản đã áp dụng một câu cách ngôn của Tầu: “Sát nhất nhân vạn nhân cụ”. Trong hoàn cảnh này, có thể đọc như sau: “Hãy giết vài tên địa chủ ở mỗi làng xã để làm cho toàn dân trong xã kinh sợ”. Điều này giải thích tại sao mỗi làng lại phải ấn định số tối thiểu những người phải hành quyết….”

Ngoài ra nó còn có mục đích làm cho nông dân chia sẻ phần tội-máu với đảng: “Thực vậy những kẻ tham dự vào các vụ tàn sát trở nên tổn thương về chính tị và đạo

đức nên bó buộc phải đứng về phe với đảng vì sợ bị trả thù … Mặc cảm tội lỗi này đã ám ảnh tâm trí người nông dân sau vụ thảm sát khoảng 5% dân số Việt Nam. Và nó đã được mô tả trong văn chương chính thức của Cộng Sản một cách nhẹ nhàng trại đi là “ ý thức làm chủ vận mệnh bản thân của nông dân” (trang 212)

“Quả thực đảng đã khuyến khích bạo động cực đoan và ngoảnh mặt làm ngơ trước mọi lạm dụng mà họ biết trước rằng đó là hậu quả không thể nào tránh được của chính sách “phóng tay”. Hàng trăm, hàng ngàn người đã bị giết một cách oan uổng, bị tù đầy và bị bỏ đói cho đến chết mà đảng toàn năng không hề giơ một ngón tay để cứu giúp. Theo luật định thì bất cứ ai bị án tử hình đều có quyền xin chủ tịch nhà nuớc ân xá. Nhưng sự thật trần truồng là Hồ Chí Minh không hề tha một người nào, cả những đảng viên trung kiên vào lúc bị đao phủ hành quyết miệng còn hô to: “HCM muôn năm” . Tuy nhiên tháng 3,1956 ông Hồ có ra lệnh tạm ngưng thi hành án tử hình. Nhưng đó là hậu quả của chiến dịch hạ bệ Stalin khởi phát ở Mạc Tư Khoa trong đại hội kỳ thứ 20 của đảng Cộng Sản Liên Xô. Những kẻ may mắn được hoãn hành hình, và sau này được thả ra khỏi tù đã mang ơn tha mạng một cách gián tiếp của Khrushchev, chứ hoàn toàn không phải của Hồ Chí Minh. “ (tr.213-214)

Tác giả cho biết theo Võ Nguyên Giáp tuyên bố nhân dịp sửa sai và xin lỗi đồng bào thì nguyên số đảng viên bị đấu tố, kết án rồi bị giam giữ và sau cùng được phóng thích cũng đã lên tới 12 ngàn người. Ông cũng trưng dẫn Ngô Đức Mậu, một đảng viên kỳ cựu nói về nỗi đau khổ của mình trong tù như sau:

“(hồi trước) Khi chúng tôi ở trong những nhà tù tối tăm ẩm thấp chúng tôi có thể an ủi lẫn nhau…vì có sự khác biệt rất lớn giữa nhà tù đế quốc và nhà tù của chúng ta. Trong tù đế quốc tôi chỉ bị đau khổ về thể xác, tâm trí vẫn được an ủi và thư thản… Nhưng bây giờ tôi được đối xử ra sao trong cái chỗ này? Tôi bị chà đạp dưới chân cả về thể chất lẫn tinh thần. Những kẻ ở xung quanh tôi coi tôi như kẻ thù… Một đồng chí đồng hương (Hà Tĩnh) với tôi đã tố cáo tôi những tội do tưởng tượng, biến những thành tích của tôi trong quá khứ thành tội lỗi. Tôi không được phép nói để tự bào chữa. Người ta tra tấn tôi ngày đêm để bắt buộc tôi phải nhận đã phạm những tội mà tôi không hề nghĩ tới chứ âđừng nói phạm.” (tr.215)

Những trang 17-20 đã được dùng để nói tới cái chuyện tịch thu cả vợ trong trường hợp địa chủ bị hành quyết hay đi tù:

(cước chú 4) Câu này liên quan đến những bà “vợ bị tịch thu.” Cũng nên ghi nhận là nó có lợi cho những người chồng mới hơn những người chồng cũ hợp pháp. Và cũng nên ghi nhận là cái được nói đến ở đây như “cuộc hôn nhân thứ hai” trong văn bản chẳng có gì là hợp pháp cả, vì những cuộc hôn nhân mới đó đâu có chứng từ gì. Chỉ có cuộc hôn nhân đầu mới hợp pháp.”

Những từ mà tác giả dùng ở đoạn trên, chồng mới chồng cũ, cuộc hôn nhân thứ hai, thứ nhất là có ý nói đến các bà “vợ bị tịch thu” có chồng chính thức, cuộc hôn nhân đầu, có hôn thú hẳn hòi; nhưng khi chồng cũ bị kết án địa chủ rồi bị bắt đi tù, sau xét thấy bị oan

Page 13: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

13

cho trở về thì thấy vợ mình đã bị một đảng viên khác cuỗm mất bèn đi kiện để đòi lại. Nhưng theo cách hành xử của đảng thì người chồng mới lại có lợi thế hơn chồng cũ.

Hai chiến dịch Giảm Tô và CCRĐ đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo Cộng Sản đã trù liệu trước được những sai lầm đó, nhưng họ cố ý cho nó xảy ra để sau đó sẽ tiến hành kế hoạch sửa sai cũng được trù liệu từ trước. Tác giả dùng hình ảnh uốn khúc tre cong làm ví dụ. Muốn cho nó thẳng lại thì phải uốn quá một chút rồi thả ra thì nó sẽ vừa. Nhưng khi thả ra khúc tre vì được uốn quá xa nên sức bật trở lại quá mạnh làm kẻ uốn bị thương. Đây chính là hậu quả của việc sửa sai. Nông dân đã lợi dụng chiến dịch sửa sai này trả thù những kẻ trước kia, trong CCRĐ, đã hành hạ họ. Những kẻ đã từng vu oan giá họa cho kẻ khác nay đến lượt mình “bị cắt lưỡi, nhét phân vào miệng”… Ông cũng nói đến trường hợp đông đảo nhân dân vùng dậy tấn công bộ đội, điển hình là nông dân Ba Làng , Quỳnh Lưu, Nghệ An. Có tới 20 ngàn người võ trang thô sơ gậy gộc tấn công cả một sư đoàn quân chính quy. (tr. 228) Dĩ nhiên là cuộc nổi dậy bị dập tắt cũng giống như các cuộc nổi dậy ở Poznan, Balan và Budapest, Hungary trong những tháng gần đó. Vì gậy gộc làm sao địch nổi súng đạn. Hơn nữa đó chỉ là một cuộc nổi dậy bộc phát không có tổ chức.

Ngoài nông dân ra những nhà trí thức và văn nghệ sĩ ở Hànội cũng lợi dụng chiến dịch sửa sai để công kích đảng. Sinh viên thì có tờ “Đất Mới”. Văn Nghệ sĩ thì có hai tờ “Giai Phẩm” và “Nhân Văn”. Trong số những người viết cho những tờ báo này có rất nhiều đảng viên trẻ. Đặc biệt là chủ bút tờ Nhân Văn lại chính là Nguyễn Hữu Đang, một đảng viên kỳ cựu có nhiều thành tích, thứ trưởng trong chính phủ đầu tiên. Hai người được nói đến một cách trịnh trọng là luật sư Nguyễn Mạnh Tường và học giả Phan Khôi.

“Giới trí thức thường tự miêu tả như “vợ bé của chế độ” có ý nói đảng chỉ tán tỉnh ve vãn họ mà không có ý định cưới hỏi đàng hoàng. “Hôn nhân” là vinh dự rõ ràng chỉ dành cho công nhân và nông dân. Sự khác biệt giữa “kẻ đáp chăn bông” “kẻ lạnh lùng”, theo kiểu nói Việt Nam, đã được Nguyễn Mạnh Tường nhấn mạnh trong diễn văn của ông như sau:

Những người trí thức tham gia Kháng Chiến… đã bị vỡ mộng một cách đắng cay khi nhận ra rằng đảng không tin họ, bất chấp nhiều hy sinh họ đã phải chịu vì đảng. Họ đã đòi hỏi quá đáng không? Họ có đòi phải được làm bộ trưởng, đại sứ không? Không. Họ không đòi hỏi gì cả. Phần đông trí thức không có tham vọng và sẵn sàng dành những chức tước đó cho những nhà chính trị và đảng viên. Họ chỉ mong cống hiến khả năng và kinh nghiệm của mình để phục vụ nhân dân và bảo vệ danh dự và sự tự do tư tưởng của mình mà họ tin là chủ yếu cho phẩm cách người trí thức.”

HVC đã trích dẫn diễn văn của Hoàng Huệ đọc trước đại hội Văn Nghệ toàn quốc năm 1956 để nói lên sự khác biệt đối xử giữa những văn nghệ sĩ thường và giới “cai văn nghệ” của đảng như sau:

“Mọi người đều biết mức sống của chúng tôi thật là tồi tệ đáng thương….có nhà văn không đủ tiền mua cốc cà phê khi đã thức làm việc đến khuya. Hơn nữa có những nhà thơ không có tiền mua một điếu thuốc lá. Có trường hợp nhà viết kịch bó buộc phải “cầm” chiếc đồng hồ để mua thức ăn trong khi viết cho xong vở kịch, nhưng ngay sau khi vở kịch đã xuất bản vẫn không đủ tiền chuộc lại chiếc đồng hồ. Hữu Loan bảo chúng tôi anh chỉ có mỗi một điều ao ước là làm sao có được một cái đèn dầu để có thể làm việc ban đêm trong một caí phòng duy nhất là nơi anh sống với vợ và lũ con.”

Trong khi đó thì… “Các cán bộ văn nghệ thắt cà vạt, mang giầy da và dùng thì giờ đọc diễn văn, dự dạ tiệc

với phong cách thô tục lỗ mãng. Ăn rồi họ thu dọn hành lý đi nơi khác…cuốn theo chiều gió.”

Page 14: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

14

Tác giả cũng nói đến những bài “Người Khổng Lồ” (không tim) của Trần Duy, “Thi sĩ máy” của Như Mai và đặc biệt là Lê Đạt với 4 câu thơ cuối bài “Ông Bình Vôi”:

“Những người sống lâu trăm tuổi, Ỳ ra như ông bình vôi. Càng sống càng tồi, Càng sống càng bé lại.”

Ai cũng thấy rõ ràng nhà thơ có ý nhắm thẳng vào ông Hồ. Vì vậy chẳng bao lâu sau khi bài thơ được in ra, người chủ trương là Trần Dần liền bị bắt.

Về số phận của những văn nghệ sĩ và trí thức bị đi tù tác giả trưng dẫn mấy câu của một nạn nhân là một diễn viên miền Nam tập kết tên Hoàng Chương tự thuật lại như sau:

“Chúng tôi ở cách xa những cánh đồng là nơi làm việc 3 cây số. Chúng tôi phải cố gắng hết sức mình để thức dậy thật sớm mỗi buổi sáng để tránh phải gánh phân ra đồng dưới ánh nắng chói chang. Chúng tôi gánh trên vai và Thu, một cô gái Hànội, trước kia ít biết gánh gồng là gì, mà bây giờ có thể gánh tới 20 kí lô (phân tươi)”

Về số phận những văn nghệ sĩ khác tác giả viết: “Nhiều người trong số trí thức bất hạnh này không bao giờ trở về và không nghe ai nói

đến nữa. Những người cuối cùng được cho phép về với gia đình đã có nghề mới không còn phải là nghề dậy học, viết văn hay vẽ vời nữa. Một số lớn được tin là đã tự vẫn.” (tr.239)

Ở những trang cuối sách tác giả đã nói về kết quả tai hại cuả C.C.R.Đ. và hợp tác hóa nông nghiệp và thương nghiệp tại Bắc Việt, tuy không nhảy vọt đến nạn đói, nhưng cũng lững thững đi tới cùng một đích đó:

“Về mức sản xuất thịt gia súc đã có sự giảm sút tương tự (như Trung Quốc, chú thích của soạn giả). Theo tờ Nhân Dân ngày 7 tháng 5 năm 1962, thì mức tiêu thụ thịt tính theo đầu người là 6,2 kí lô và vải sợi là 4,8 mét. Như vậy nếu con số đó là đúng thì một người Việt Nam trung bình đã ăn mỗi ngày 17 gram thịt, và quanh năm chỉ mặc độc có một bộ bà ba. Nhưng theo những người lính Pháp từ Việt Nam về quê vào tháng 12 năm 1962, sau khi đã đào ngũ sang với Việt Minh trong thời chiến, thì khẩu phần nói trên chỉ người dân thành thị mới có được, chứ không có phần cho nông dân.”

Tình trạng đó là hậu quả có thể biết trước của hai cuộc cải cách ruộng đất và công cuộc tập thể hóa kéo dài suốt một thập niên sau đó.” (trang 242-243)

Qua những lời trích dẫn trên tôi thấy tác giả là người nhìn thấu tâm địa độc ác của các lãnh tụ Cộng Sản miền Bắc, và cũng am hiểu phần nào mưu mô xảo quyệt và kỹ thuật lật lọng, lá mặt lá trái của họ. Nhưng không hiểu sao ông lại đi đến kết luận lên án nặng nề chế độ đệ nhất Cộng Hòa của Nam Việt Nam lúc ấy (lúc ông viết xong cuốn sách vào giữa năm 1963). Ông cũng buộc tội các cường quốc Tây Phương là ủng hộ một chế độ “cực kỳ phản động” như vậy. Và ông tán thành hành động chống đối của nhóm Phật Tử quá khích do thượng tọa Thích Trí Quang cầm đầu khi ông viết:

“Nhưng có một điều hiện ra rõ rệt. Đó là Phật Giáo với triết lý Bao Dung có vẻ là một lực lượng ngủ, không chính khách nào cần để ý tới, nay dường như sẽ có thể đóng một vai trò quyết định cho cuộc thống nhất tương lai của Việt Nam.” (trang 244, áp chót)

Không rõ ông HVC có còn sống đến ngày nay để xem kết quả sự đóng góp của cái gọi là Phật Giáo Ấn Quang của thượng tọa Thích Trí Quang vào việc thống nhất Việt Nam nó bi đát đến thế nào không. Đúng là nó đã giúp Việt Cộng thống nhất Việt Nam đấy. Và cho đến nay vị thượng tọa lãnh đạo”Phật Giáo” kia chẳng hề làm gì hay nói gì để chống đối Cộng Sản đang bóc lột và kìm kẹp nhân dân Việt Nam, trong khi bao Thượng toạ khác bị tù đầy áp bức cùng với các vị lãnh đạo tinh thần và tín hữu các tôn giáo khác.

Page 15: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

15

Lời kết luận trên có lẽ được viết giữa 1963, lúc ông đã ở ngoại quốc và nhìn tình hình qua nhãn quan của một số ký giả thiên Cộng hay có thành kiến, ác cảm với Việt Nam Cộng Hòa. Nếu ông viết cuốn sách vào lúc này thiết nghĩ ông sẽ có một kết luận khác. (15)

Chú Thích: (1) “From Colonialism To Communism” (Từ Thực Dân Tới Cộng Sản), nxb Frederick

A. Praeger, 1964, trang 72. (2) SĐD trang 97 (3) SĐD trang 29 (4) SĐD trang 32 (5) SĐD trang 51 (6) SĐD trang 18 (7) SĐD trang 50 (8) SĐD trang 117 (9) SĐD trang 119-120 (10) Trang 121-122 (11) Trang 131-132 (12) Trang 147 (13) Trang 146 (14) Trang 158 (15) Chỉ còn ba ngày nữa đưa in soạn phẩm này, tình cờ tôi được đọc bản dịch của Mạc

Định: “Từ Thực Dân Đến Cộng Sản”. Dịch giả nói bản dịch của ông đã được tác giả (cũng chính là tác giả) xem lại, sửa chữa và viết hẳn lại chương cuối. Thì ra đúng tác giả đã xét lại lập trường của ông và không còn thấy những lời kết luận như trong nguyên bản tiếng Anh nữa.

Chương 2

Hoàng Minh Chính và Chủ nghĩa Xét Lại Việt Nam

Chủ Nghĩa Xét Lại (”revisionism”) là thái độ hay xu hướng của một số người theo hay chống Mác muốn xem xét lại học thuyết Mác, đường lối của đệ tam quốc tế, cách cai trị của chính quyền Cộng Sản trong một nước xem nó có còn phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trên thế giới và trong các điều kiện hiện có trong nước hay không. Người đầu tiên chủ trương xem xét lại học thuyết Mác ở cuối thế kỷ 19 là Eduard Bernstein (1850-1932), một sử gia, lý thuyết gia về chính trị và là người cổ võ cho chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Đức. Ông bác bỏ thuyết của Mác về giá trị lao động, kinh tế chỉ huy và đấu tranh giai cấp. Ông cũng không chấp nhận những lời tiên đoán của Mác về sự sụp đổ đến nơi của chủ nghĩa tư bản. Nhóm từ “Chủ nghĩa xét-lại” cũng được các người Cộng Sản bảo thủ dùng để gọi chủ trương hay thái độ và việc làm của một vài lãnh tụ Cộng Sản dám hành động trái với những giáo điều Mắc Xít hay những chính sách, đường lối Lê-ninít vốn được tôn thờ từ trước hay áp dụng từ trước trong các nước Cộng Sản. Họ thường thêm tính từ “hiện đại” đi kèm:“Chủ nghĩa xét-lại hiện đại”

Lãnh tụ Cộng Sản chủ trương xét lại trước tiên là thống chế Josip Broz Tito (1892-1980), tổng thống Nam Tư. Ngay khi còn là thủ tướng (1948) ông đã có can đảm đưa nước ông thoát ra ngoài ảnh hưởng của quốc tế Cộng Sản do Liên Xô lãnh đạo, để áp dụng một

Page 16: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

16

chính sách ngoại giao trung lập và một nền nội trị tương đối cởi mở hơn các nước khác trong khối Xô Viết.

Lãnh tụ Cộng Sản thứ hai chủ trương “xét lại” là Nikita Khrutshchev (1894-1971), tổng bí thư (danh xưng chính thức lúc ấy là “bí thư thứ nhất “) đảng Cộng Sản Liên Xô, kiêm thủ tướng Liên Bang Sô Viết, (người nổi tiếng do hành động rút giầy ra đập trên bàn hội nghị Liên Hiệp Quốc và việc gửi hỏa tiễn cho Cuba rồi lại rút về dưới áp lực tối hậu thư của tổng thống Mỹ Kennedy). Ông đã thực hiện chủ trương này một cách thực tế bằng việc hạ bệ Staline tại đại hội đảng Cộng Sản XX của Liên Xô vào năm 1956, khui ra những lỗi lầm nghiêm trọng của đảng Cộng Sản Liên Xô suốt trong thời gian Staline cầm quyền và cố đổ hết lên đầu Staline, biến nhà độc tài khát máu này thành con dê tế thần để cứu nguy cho đảng và chính thể Xô Viết. Chính sách hòa hoãn với Tây Phương và cởi mở đôi chút của ông đã gián tiếp dẫn tới sự nổi loạn của nông dân ở Poznan, Ba Lan và ở Budapest, thủ đô Hungary (++ ) khiến cũng chính ông phải ra tay đàn áp và cũng vì thế phe bảo thủ đã làm áp lực cố buộc ông từ chức. Nhưng ông đã đứng vững được hơn 8 năm nữa. Năm 1964 ông bị hạ và trở về sống cuộc đời ẩn dật, đen tối, cực khổ cho đến chết. Đám tang ông chỉ có lèo tèo vài người thân trong gia đình.

Người Cộng Sản thứ ba chủ trương “xét lại” là Mikael Gorbachev, tổng bí thư Liên Xô từ 1985 đến 1991. Ông là cha đẻ của Glasnost và Perestroika (Cởi Mở và Tái Cấu Trúc), chủ trương và thực hiện cải cách về kinh tế và hành chánh. Sẵn có óc tổ chức và cải cách ông đã mạnh bạo dấn thân vào con đường đổi mới và đi những đường ngoại giao đầy sáng tạo. Ông đã hội kiến và thương thảo với những vị lãnh đạo tinh thần và chính trị có uy tín nhất thế giới đương thời như đương kim giáo hoàng La Mã John Paul II và các vị tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, George Bush. Những vị này đã ảnh hưởng nhiều đến quyết tâm của ông nhằm dân chủ hóa dần dần cơ cấu và guồng máy chính quyền Xô Viết.

Phe bảo thủ trong đảng Cộng Sản Liên Xô đã tìm cách lật ông bằng một cuộc đảo chính trong lúc ông không có mặt ở thủ đô Liên Xô. Nhưng nhờ có những người đồng chí cùng lòng quyết tâm đổi mới không muốn trở lại con đường chuyên chính sắt máu, nhất là nhờ sự dũng cảm của Boris Yeltsin ông đã lật lại thế cờ. Nhưng trớ trêu là trong quá trình bầu cử tự do đầu tiên được thực thi sau hơn 7 thập kỷ độc tài, ông đã mất quyền lãnh đạo không những Liên Xô, mà ngay chức tổng thống Liên Bang Nga cũng rơi vào tay người cùng phe với ông đã trở thành đối thủ về chính trị. Nền dân chủ của Nga ngày nay là nhờ ông mới có, mặc dù những người Cộng Sản còn nuối tiếc chế độ độc tôn cũ gán cho ông cái tội đem nền kinh tế của Liên Bang Nga vào ngõ cụt.. Nhưng công bình mà nói thì phải nhận rằng nền dân chủ của nước Nga và sự cáo chung của chiến tranh lạnh là nhờ Gorbachew. (Nhờ thế ông đã được nhận Giải Thưởng Nobel về hòa bình) Còn tình trạng rối reng về nội trị và sự suy sụp về kinh tế hiện nay ở Nga, một phần do sự kém cỏi của các nhà kinh tế trong chính quyền của tổng thống Boris Yeltsin, và phần nào cũng do thế giới tự do, nhất là những nước giầu có không viện trợ đủ cho Nga, trong lúc nền kinh tế xứ này đã bị phá hủy hoàn toàn bởi chính sách tập thể hoá nông nghiệp và thương nghiệp trong 7 thập niên. Nền kinh tế tập thể chỉ huy đó đã làm cho người dân quen với thói ỷ lại, thiếu sáng kiến, nay bước sang giai đoạn kinh tế thị trường không quen, thiếu kinh nghiệm. Nhưng dầu sao thì người ta vẫn có cớ (nhưng chưa hẳn có lý) để đổ lỗi cho Boris Yeltsin và gián tiếp cho Gorbachev.

Người Cộng Sản Việt Nam đầu tiên có tư tưởng xét lại, có can đảm, vị thế và cơ hội để triển khai tư tưởng đó thành những đề xuất thực tiễn có thể nói là Hoàng Minh Chính. Chỉ tiếc là ông không làm được gì giống như 3 nhân vật vừa nêu. Và thân phận ông cứ lận đận mãi. Cho đến nay ông đã vào tù ra khám 3 lần tổng cộng 12 năm rồi, không kể những năm bị quản chế. Chẳng những khổ cái thân ông mà còn liên lụy đến nhiều đảng viên Cộng Sản khác đã từng tán thành hay bênh vực ý kiến “xét lại” của ông.

Page 17: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

17

Ông Chính không phải là người xướng xuất chủ nghĩa xét-lại. Ông chỉ là người lợi dụng lúc có phong trào xét lại ở Liên Xô do Nikita Khrutshchev lãnh đạo để nêu lên những ý kiến riêng của mình mà ông đã gậm nhấm nhiều năm từ khi du học ở Liên Xô và được nhồi sọ học thuyết Mác Lê để rồi một ngày kia dám nhận ra rằng cái học thuyết đó có gì không ổn. Muốn hiểu rõ nguyên nhân có phong trào xét lại ở Việt Nam và dự đoán xem nó có đi đến đâu không, tưởng cũng nên biết thêm về con người Hoàng Minh Chính và ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Cộng đối với đảng Cộng Sản Việt Nam vào những năm 50 và 60, cũng là thời kỳ có các chiến dịch “Giảm Tô” và “Cải Cách Ruộng Đất” long trời lở đất dưới sự điều khiển trực tiếp của các cán bộ Trung Cộng.

Hoàng Minh Chính (sinh năm 1920) tên thật là Trần Ngọc Nghiêm, nguyên quán làng Thượng Lao, huyện Nam Trực tỉnh Nam định (1). Ông gia nhập đảng Cộng Sản khi mới 19 tuổi và người giới thiệu ông là Lê Đức Thọ. Về sau cũng chính Lê Đức Thọ ký giấy tống giam ông. Nhờ có công trong kháng chiến chống Pháp (đã từng cầm đầu quyết tử quân tấn công sân bay Bạch Mai, phá hủy được một số máy bay, và bị thương), ông được đảng cử đi học ở Liên Xô từ năm 1957 đến 1960. Năm 1961 được cử giữ chức viện trưởng viện Triết Học trong 5 năm. Ông cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng khác như tổng thư ký đảng Dân Chủ, bí thư “Đoàn thanh niên Việt Nam”. Lần đầu tiên ông bị bắt giam từ tháng 7 năm 1967 đến 1972. Lần thứ hai từ 1981 đến 1987. Lần thứ ba từ 1995 đến 1996.

Nắm chức viện trưởng viện Triết Học, giảng viên rồi chỉ huy phó trường đảng Nguyễn Ái Quốc, lại được tổng bí thư đảng Trường Chinh trao nhiệm vụ soạn thảo những diễn văn quan trọng, HMC có thể được coi như một trong những lý thuyết gia của Miền Bắc lúc ấy. Sở dĩ phát sinh cái gọi là “vụ án xét lại chống đảng” khiến ông và một số người khác trong đó mấy tướng lãnh thân Võ Nguyên Giáp bị bắt là do sự xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc sau đại hội 81 đảng Cộng Sản thế giới họp tại Mạc Tư Khoa vào cuối năm 1960. Sau khi hạ bệ Stalin trong đại hội 20 (năm 1956) của đảng Cộng Sản Liên Xô, Khrutshchev chủ trương đường lối “Các nước không cùng lập trường chính trị có thể sống chung”, đồng thời đặt nhẹ đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng các dân tộc. Nghĩa là, một cách vắn tắt, không còn tin ở thuyết dùng bạo lực lập chuyên chính vô sản trên toàn thế giới của Mác và Lê-nin nữa. Tại đại hội 81 đảng Cộng Sản và công nhân thế giới phái đoàn Trung Cộng đã phê bình chủ trương này. Phải khó khăn lắm hai nước đàn anh trong khối Cộng mới đi được tới chỗ dung hoà để ra một thông cáo chung đại ý “cùng sống chung hòa bình với Tây Phương nhưng đồng thời các phong trào giải phóng dân tộc vẫn có quyền tiến hành đấu tranh riêng để giành dộc lập.” Nhưng chỉ được một năm thì sự dung hòa gượng gạo này tỏ ra thất bại vì Trung cộng và cả An Ba Ni (2) bắt đầu đả kích đường lối của Khrutshchev cho rằng nó đi sai trệch chủ nghĩa Mác. Những tranh chấp về lãnh thổ ở biên giới hai nước lớn càng đào sâu thêm hố chia rẽ, đẩy hai nước Cộng Sản đàn anh vào thế đối địch gay go.

Bắc Việt là một chư hầu nhỏ cần viện trợ của cả Liên Xô lẫn Trung Cộng, Liên Xô thì là “đại ca”, còn Trung Cộng thì là nước láng riềng lớn, “như răng với môi”, cảm thấy mình bị kẹt ở giữa. Ông Hồ đã khéo léo đi giây ở giữa hai thế lực trong một thời gian. Cho đến khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ ở miền Nam thì đảng Cộng Sản Việt Nam muốn nhân dịp miền Nam rối loạn tiến hành chính sách tốc chiến tốc thắng để chiếm trọn cả nước. Những kẻ thân Mao lý luận rằng Mỹ hạ ông Diệm là để có thể đem quân tác chiến vào. Nếu không tranh thủ lúc quân Mỹ chưa tới mà tốc chiến tốc thắng thì sẽ phải đương đầu với võ khí tối tân của Mỹ và có thể bị tiêu diệt. Chủ trương này được biểu quyết thông qua trong khóa họp thứ 9 của ủy ban trung ương đảng vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1963 (một tháng sau cuộc đảo chính lật ông Diệm) và được giữ kín hoàn toàn. (Tuy nhiên rồi sau bên ngoài cũng biết được nội dung của nghị quyết số 9 được biểu quyết trong kỳ họp thứ 9 này. Đó là nhờ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tịch thu được trong một cuộc đột kích vào một mật khu Việt Cộng là nơi có mặt cán bộ cao cấp từ Hànội vào.) Lập trường

Page 18: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

18

mới này dứt khoát ngả theo Trung Quốc chống lại chủ nghĩa “xét lại” của Khrutshchev. Dân miền Bắc lúc ấy ai có radio thì được biết phần nào qua đài Bắc Kinh phần Việt Ngữ. Những nhà trí thức cũng qua đài này nhận ra sự rạn nứt trong khối Cộng Sản Quốc Tế. Và họ muốn ngả theo Liên Xô vì cho rằng theo đường lối xét lại của Khrutshchev sẽ tránh được chiến tranh với siêu cường Mỹ.

Khi Hoàng Minh Chính được trao nhiệm vụ soạn thảo báo cáo chính trị trong hội nghị 9 cho Trường Chinh, ông ta đã viết theo luận điệu của Khrutshchev nên bài của ông không được chấp nhận. Tuy nhiên vì ỷ thế, hoặc vì liều lĩnh ông ta đã phân phát bài của mình cho một số đại biểu dự hội nghị. Dĩ nhiên có một số nghe theo và chấp nhận lập trường của ông cho nên mới có cái gọi là “vụ án xét lại chống đảng” trong đó có khoảng 200 người liên lụy, (3) kể cả cựu ngọai trưởng Ưng Văn Khiêm, các tướng Đặng Kim Giang, Lê Liêm, là hai tướng thân cận của anh hùng Điện Biên, tướng Võ Nguyên Giáp. Không kể cấp nhỏ hơn như các đại tá Đỗ Đức Kiên, Lê Minh Nghĩa, Nguyễn Minh Nghĩa.

Sở dĩ Hoàng Minh Chính dám phổ biến tư tưởng của mình, vì ông quá tự tin. Chẳng những chính ông đã chứng kiến trên 70 đảng trong số 86 đảng Cộng Sản trên toàn thế giới (4) đã hoàn toàn ủng hộ lập trường “xét lại” của Khrutshchev, mà ông còn được chính Trường Chinh, lý thuyết gia số một của Việt Nam lúc ấy cũng tán thành ý kiến của ông, và như sau này ông cho nhà báo Balan Jacek Hugo Bader biết là có gần nửa số ủy viên bộ chính trị cũng tán thành, kể cả ông Hồ Chí Minh (!) (5)

Hoàng Minh Chính bị bắt ngày 27-7-1967, sau khi phổ biến tập tài liệu dầy trên 200 trang tựa đề “Về chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam”. Có khoảng 200 người khác cũng bị bắt và giam ở những vùng xa xôi biệt lập hoàn toàn không được tiếp xúc với thân nhân. Trong số những người bị giam có cả cha con ông Vũ Đình Hùynh, đã từng là bí thư của Hồ Chí Minh. Chúng tôi sẽ có một chương nói về con ông Hùynh là Vũ Thư Hiên với tác phẩm “Đêm Giữa Ban Ngày”.

Ngoài Hoàng Minh Chính coi như đầu vụ, sau đây là danh sách một số nhân vật quan trọng khác có dính líu vào cái gọi là vụ án xét lại chống đảng đã từng bị sát hại một cách bí mật, đầy nghi vấn, bị kỷ luật, bị bắt giam hay bị cô lập, canh chừng theo dõi một cách bí mật mà ai cũng biết, chưa kể những người khác bị giam giữ ở những nơi hẻo lánh, bí mật chưa phát hiện ra:

Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị bị đẩy ra khỏi bộ chính trị từ đại hội đảng kỳ 3. Đặng Kim Giang, thiếu tướng, Lê Liêm thứ trưởng bộ văn hóa, đều là thân cận với Võ Nguyên Giáp từ Trận Điện Biên Phủ, Nguyễn Văn Vịnh, thứ trưởng bộ quốc phòng, Trần Minh Việt, phó bí thư thành ủy Hà-nội, Bùi Công Trừng phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học nhà nước, Ung Văn Khiêm, ủy viên trung ương đảng, bộ trưởng Ngoại giao, Phạm Viết, đại tá Lê Trọng Nghĩa, thượng tá Hoàng Thế Dũng, Phạm Kỳ Vân , Lưu Động, Trần Châu, Trần Đĩnh, Trần Thư, Mai Hiến, Mai Luân, Đặng Đình Cần,Nguyễn Gia Lộc, Phùng Văn Mỹ, Vũ Huy Cương vân vân…danh sách này còn dài…Chưa kể 40 người lúc ấy đang ở Liên Xô xin tỵ nạn ở lại và bị khai trừ, trong số đó có Nguyễn Minh Cần, đại tá Lê Vinh Quốc, thượng tá Văn Doãn…v.v.

Năm 1972 HMC được thả, nhưng bị quản thúc tại gia cho đến năm 1976. Năm 1981 ông làm đơn khiếu tố về vụ án của ông và lại bị bắt giam 6 năm rồi bị quản chế thêm 3 năm cho đến 1990. Ông đã kể lại cảnh tù tội khốn khổ của ông trong thời gian này trong bức thư ngỏ ngày 27-8-1993 như sau:

“Đòn đánh lần này tàn bạo gấp bội lần trước. Nhà tù giam mỗi một mình tôi (biệt giam ở Hải Hưng) có trên 20 sĩ quan công an từ cấp úy đến cấp tá canh gác ngày đêm, không rời mắt một giây phút. Họ tuyên bố thẳng với tôi rằng: “chúng tôi được phép hành hạ anh.” Có tên nói: “Tôi sẽ giết anh, tay tôi đã từng vấy máu. Anh là tên phản cách mạng!” Rồi họ dùng biện pháp gây tiếng ồn, phá giấc ngủ ban

Page 19: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

19

đêm, gây bệnh ỉa chảy liên tục bằng cách bỏ ruồi nhặng vào canh, cho thức ăn ôi, khi lâm bệnh thì hăm không cho thuốc uống, cứ liên tục như vậy… Rồi họ đầu độc tôi hai đợt bằng cách cho thức ăn có hóa chất độc, gây ốm mê man, miệng nôn trôn tháo, bụng quặn đau, toàn thân run rẩy suốt tuần (có bác sĩ khám chứng nhận đúng là bị ngộ độc thức ăn). Một lần tôi bị 5 tên công an lực lưỡng xông tới bẻ quặt tay, nắm tóc, buộc giẻ bịt miệng rồi bóp cổ tôi chết ngất. Mục tiêu duy nhất của họ là hủy hoại sức khỏe, tiêu diệt ý chí phản kháng, buộc “phải cúi đầu, quỳ gối nhận tội’ như lời hai sĩ quan tay sai của ông Lê Đức Thọ đã thét vào mặt tôi (Tên chúng là Nguyễn Ngọc Nghị và Hoa Văn Lan). Hai lần tù giam cộng 11 năm và 9 năm quản chế tiếp liền sau đó, tổng cộng 20 năm tù đầy và quản chế, với tất cả những nhục hình và hành vi nhục mạ xúc phạm nhân phẩm. Cuối cùng họ đành chịu thất bại hoàn toàn.”

Sau khi được thả năm 1987, rồi bị quản chế thêm 3 năm nữa, HMC đã viết tập “Bệnh

ấu trĩ” phê bình đảng đã tiếp thu những tư tưởng giáo điều của cả Stalin lẫn Mao Trạch Đông. Và đến khi bức thư ngỏ đề ngày 27-8-1993 thì nhà cầm quyền đã tìm mọi biện pháp để canh chừng, gài bẫy hòng bắt giữ ông. Khi cuộc phỏng vấn của HMC dành cho nhà báo Balan Bader được đăng trên tờ Gazeta Wyborcza ngày 21-4-1995 đến tay các nhà lãnh đạo Hà-nội, họ liền quyết định dùng biện pháp mạnh với HMC.

Ngày 13-6-1995 ông lại bị bắt lần nữa. Công an đã cho vợ ông, bà Lê Hồng Ngọc, tên thật là Nguyễn Thị Thanh Yến biết ông bị bắt căn cứ các điều 205 và 82 của bộ luật hình sự. Cụ thể là vì “thí dụ như việc liên lạc với tên Đỗ Trung Hiếu, một phần tử xấu, một tên phản động.” Công An cũng trấn an bà là ông Chính chỉ bị tạm giam 4 tháng và sẽ được ra tòa để trả lời về hành động của ông. Bà Ngọc đã đi khắp Hà-nội tìm luật sư bào chữa cho chồng nhưng ai cũng nói: “Vụ này do trung ương đảng chủ trương, chúng tôi không dám dây vào”

Bà Ngọc đã tỏ ý mong các luật sư Việt Nam ở hải ngoại bào chữa cho chồng. Vì bài phỏng vấn của Hoàng Minh Chính dành cho nhà báo Bader đã được phổ biến ở nước ngoài, nên lần này ông đã được nhiều tổ chức nhân quyền ở hải ngoại lên tiếng đòi nhà cầm quyền phải trả tự do cho ông. Tại thành phố Bonn, Đức Quốc, đã có gần một trăm người thuộc 13 tổ chức của người Việt tại đây biểu tình trước tòa đại sứ Việt Cộng để phản đối phiên tòa xử Hoàng Minh Chính và Đỗ Trung Hiếu. Ở Pháp có luật sư Antoine Conte tình nguyện sang Việt Nam bào chữa cho Hoàng Minh Chính và Đỗ Trung Hiếu trước phiên tòa (được ấn định vào ngày 8-11-1995). Nhưng đơn xin nhập cảnh của luật sư không được cứu xét. Ông Chính cũng yêu cầu tòa chấp thuận cho 4 luật sư khác ở trong nước cố vấn cho ông để ông tự bào chữa. Đó là các ông Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Thành Vĩnh, Hoàng Nguyên, Lê Hồng Hà. Nhưng không được tòa chấp thuận. Trái lại tòa chỉ định luật sư Vũ Thiện Kim đứng ra bào chữa. Ông Chính không nhận. Trong phiên tòa ông bị kết án một năm tù.

Hoàng Minh Chính nói gì với ký giả Ba Lan Bader, và viết gì trong bức thư ngỏ? Sau đây chúng tôi chỉ nêu vài điểm quan trọng:

1. Trả lời phỏng vấn: “Lúc đó (1946) chẳng có ai nói đến chủ nghĩa Mác cả. Người ta chỉ nói đến cuộc chiến

đấu vì dân tộc. Trong đơn vị tôi không có một cơ sở đảng nào cả” “Tất cả những gì tôi nói (đầu 1964) người ta cho là chủ nghĩa xét-lại kiểu mới. Tôi nói

như Khrutshchev rằng để tiến lên chủ nghĩa xã hội không cần phải đấu tranh bằng bạo lực, mà bằng hợp tác kinh tế giữa các nước anh em, mở cửa ra thế giới, ra tư bản. Tội lớn nhất của tôi, theo họ là định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội không cần chuyên chính. Họ căm thù tôi vì lẽ đó”

Page 20: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

20

Khi Hoàng Minh Chính nói sau thế chiến hai ở Âu Châu, cụ thể là Balan, Tiệp Khắc, Hungary chủ nghĩa xã hội đã được đưa vào bằng con đường nghị viện (hòa bình), thì Bader bảo: “Ông hoàn toàn sai rồi.” Hoàng Minh Chính thú nhận:

“Ấy, nhưng lúc đó là lý luận của tôi hồi 1960 để thuyết phục họ đừng sử dụng bạo lực để giải phóng miền Nam. Thời điểm đó số phận miền Nam được định đoạt. Chiến tranh chưa bung ra. Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo miền Nam, ở đó tương đối yên ổn. Các đồng chí của tôi muốn quan hệ hòa bình. Chúng tôi không chủ trương dựng bức màn sắt. Mỗi cuộc chiến tranh là một sai lầm. Tôi cảm thấy chủ nghĩa Ghandi là hợp với tôi hơn cả.”

Bader: Và ông nói công khai điều đó? HMC: “Vâng. Và phe chủ hòa thậm chí có vẻ như sắp thắng… “Lê Duẫn là nhân vật số hai, nhưng trong thực tế thì nắm toàn bộ quyền lực…”Khi đó

ông Hồ…đứng sang một bên và luôn nhắc câu: “Ném chuột không được làm vỡ bình quý.” …Ông ấy yếu không quyết đoán, và dễ lung lay, không có vai trò thực. Như thế từ năm 1963 cho tới lúc ông ấy qua đời năm 1969.”

Về quyết định tấn công miền Nam của Lê Duẫn, HMC nói: “Một quyết định rất ngu dốt. Đất nước cần được thống nhất bằng con đường hòa bình.” Bader: “Nhưng xem ra toàn dân chấp nhận chiến tranh. HMC: “Nhân dân ư? Ai hỏi ý kiến nhân dân? Đảng là tất cả. Bader: “Vậy thì không phải người Mỹ mà là chính quân Bắc Việt Nam là kẻ xâm lược. HMC: “Điều đó nên để các nhà sử học phán xét.” Trong cuộc phỏng vấn này, HMC cho biết ông đã thôi không còn là người Cộng Sản

nữa kể từ khi ông theo học về chủ nghĩa Mác – Lê-nin ở Mạc Tư Khoa và “suốt ba năm rưỡi khi tôi làm viện trưởng (viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê-nin), viện là nơi có tự do dân chủ nhất. Tôi tuyên truyền tư tưởng (mà người ta cho là) xét lại.”

Ông cũng cho biết điều ông ghê tởm nhất là: đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Ông chủ trương “mọi sự phải công khai”, ông không hoạt động gì bí mật. Ông chống mọi biện pháp bạo lực cũng giống như ông chống Cộng Sản. “Tôi không chấp nhận chủ nghĩa Cộng Sản cũng như những phương pháp bạo lực”. Như vậy ông cũng không tán thành những tổ chức bí mật chống Cộng bằng bạo lực.

2. Bức thư ngỏ: Bức thư đề ngày 27-8-1993. Gửi tòa án tối cao, quốc hội, trung ương đảng, mặt trận Tổ

Quốc, hội luật gia, các cơ quan truyền thông và bạn hữu. Nội dung gồm có 5 mục: A. Hành động áp chế, phi pháp của lãnh đạo: “Nhiều chục, nếu không nói là cả trăm người trong và ngoài đảng bị đàn áp vì có những

tư tưởng mới, cấp tiến.” “…Vì bị hành hạ dã man, có người đã chết trong ngục (thí dụ ông Phạm Viết), hoặc cho rời nhà tù để về chết ở nhà (thí dụ ông Phạm Kì Vân), hoặc chết vì quá suy nhược trong tù đày liên tiếp vì đói khổ, thiếu thuốc men, bị o ép tinh thần, chết ngoài lề xã hội, mang hận trong lòng sang thế giới bên kia (như các ông Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Vịnh, Trần Minh Việt…)”

Ông viện dẫn những điều 7, điều 11 trong pháp lệnh tháng 11 năm 1981, và pháp lệnh khiếu tố năm 1992 để chứng minh rằng Lê Đức Thọ đã không coi luật pháp ra gì vì ông ta nhân danh đảng. Mà đảng thì đứng trên và ngoài vòng luật pháp.

“Tại sao có chuyện cực kỳ phi pháp và phi đạo lý như vậy? Mà chuyện đó lại được coi là lẽ đương nhiên! Điều đó chỉ có thể giải thích được bởi một lẽ duy nhất: Tất cả các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương xuống đến cơ sở đều phải đặt dưới quyền lãnh đạo của cấp ủy đảng là cấp toàn quyền, tiên quyết và quyết định tối hậu tất cả. Điều đó lại được

Page 21: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

21

pháp chế hóa bằng điều 4 của hiến pháp năm 1980. (Hiến pháp năm 1992 vẫn giữ nguyên điều 4 đó).

B. Về nguồn gốc vụ án xét lại, HMC đã nói đến hội nghị 9 của trung ương đảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1963, và nghị quyết 9 theo sau đó. Một nghị quyết được coi là tuyệt mật trong một thời gian dài:

“Điều quan trọng nhất là phải được nghe lời giải thích về điều ẩn giấu của nghị quyết 9 không được ghi trên văn bản mà chỉ được phổ biến bằng miệng từ cấp trung ương rồi truyền miệng xuống tới tận cơ sở. Chính những lời truyền miệng đó mới là thực chất, nội dung, linh hồn sâu kín nhất của nghị quyết 9. Tấm màn bí mật ấy được vén lên bởi ông Trường Chinh, ủy viên bộ chính trị, trưởng ban phổ biến nghị quyết 9 của trung ương. Tại hội nghị các cán bộ cao cấp và trung cấp gồm chừng 400 người họp lần đầu tiên tại hội trường Ba Đình trong tháng giêng năm 1964 để học tập nghị quyết 9. Ông Trường Chinh tuyên bố: “Các đồng chí cần đặc biệt lưu ý một điều là nghị quyết 9, do tình hình phức tạp trong phong trào Cộng Sản quốc tế, không thể viết hết ra những điều cần nói. Cần đặc biệt lưu ý là thực chất của nghị quyết 9 chỉ có thể phổ biến bằng miệng, điều đó là: Đường lối đối nội, đối ngoại của đảng và nhà nước ta là thống nhất về cơ bản với đường lối đối nội đối ngoại của đảng và nhà nước Trung Quốc.”

“Sau đó ít lâu, ông Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức trung ương tuyên bố với cán bộ rằng: “Chống chủ nghĩa xét-lại hiện đại, về mặt lý luận ta để cho đảng Cộng Sản Trung Quốc làm, còn về mặt tổ chức thì ta tự làm lấy.”

C. Trong phần 3 này HMC nêu lên các biến cố ở Đông Âu, Liên Xô và cả đường lối mềm dẻo của Trung Quốc, cũng như những thay đổi hiện nay ở Việt Nam để khẳng định rằng:

“Như vậy thực tế của Việt Nam hiện nay đã vượt xa các quan điểm xét lại thuộc thập kỷ 60 của những người xét lại ở VN.”

D. HMC nói về trường hợp ông đã tán thành chủ trương của Khrutshchev ra sao. Ông cũng nói chính Trường Chinh trao cho ông chuẩn bị văn kiện đi dự đại hội 81 đảng Cộng Sản ở Liên Xô, và lúc ấy phái đoàn đảng Cộng Sản Việt Nam đã chấp thuận đường lối của ông. Chỉ cho đến khi có nghị quyết 9 người ta mới đổi lập trường ngả theo Trung Quốc và kết tội ông là xét lại, bắt giam và quản chế ông tổng cộng 20 năm. Trong thời gian đó ông chịu đủ thứ cực hình. Nhưng họ không làm ông khuất phục để nhận tội.

E. Trong phần kết luận HMC nêu lên 7 điểm. Chúng tôi chỉ trưng dẫn mấy hàng của điểm 3 và điểm 7:

“Nếu Bộ chính trị và ban chấp hành trung ương kết tội những người trong vụ án xét lại chống đảng thì, công bằng mà nói, phải tự kết tội mình trước đã.”

“Việc …đảng từ bỏ giữa chừng quan hệ quốc tế đứng đắn được nêu trong tuyên bố 81 đảng (đã được đồng thuận ký kết), mà nhảy ngang sang dòng nước ngược giáo điều bảo thủ, duy ý chí, Mao-ít cực đoan là một sự thụt lùi ghê gớm. Nó đã đẩy đất nước vào cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng, triền miên suốt nhiều thập kỷ liền mà hiện nay nhân dân ta đang phải trả giá đau đớn khốc liệt bằng chính xương máu của mình.”

“Cuối cùng, tôi xin kiến nghị với quốc hội khóa 9, kì họp thứ 4 sắp tới ….sẽ nghiên cứu toàn diện, sâu sắc mà loại bỏ điều 4 trong hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với nền dân chủ đích thực, phù hợp với một nhà nước pháp quyền sẽ được xây dựng, đáp ứng được sự đòi hỏi lâu nay của quốc dân đồng bào cũng như Việt kiều và các gợi ý chân tình của quốc tế.”

Đầu năm 1999, nhân vụ tướng Trần Độ bị đảng khai trừ, HMC có phát biểu trên đài Á Châu Tư Do là mặc dù có vụ này, ” tôi rất lạc quan vì tiến trình thế giới ngày nay đang mở ra tiếng nói về dân chủ, về dân quyền và trở thành ngôn ngữ chung của loài người hiện

Page 22: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

22

nay. Và trên thế giới, cao trào hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu đang bùng lên như một cao trào. Việt Nam đã vào ASEAN, vào AFTA và đang xin vào WTO thì lãnh đạo không dại gì chặn lại trào lưu bằng việc làm o ép trong nước.”

Về liên hệ giữa những người trí thức ở hai bên chiến tuyến trước đây, HMC phát biểu: “Họ đều nung nấu về tình hình đất nước. Họ đều theo dõi tình hình để biết là đất nước

hiện nay đang tụt hậu, và đều rất xót xa. Vì thế tôi không thấy có gì ngăn cách giữa những người trí thức với nhau.”

Vài nhận xét về trường hợp Hoàng Minh Chính: Nữ ký giả Judy Stow từng là đặc phái viên của đài BBC ở Đông Nam Á, sau đó làm

trưởng ban Việt Ngữ đài này đã gọi Hoàng Minh Chính là cha đẻ của Chủ nghĩa xét-lại Việt Nam. Đúng ra ông chỉ là người đem áp dụng ở Việt Nam tư tưởng xét lại của Khrutshchev đã trở thành đường lối chính sách của Liên Xô từ đại hội XX năm 1956 và sau đó trở thành đường lối chính sách của đại hội 81 đảng Cộng Sản thế giới năm 1960, trong đó tuyệt đại đa số các đảng Cộng Sản đã đứng hẳn về phía Liên Xô chỉ trừ Trung Cộng, Albany và một vài đảng Cộng Sản khác. Nói là áp dụng thực ra cũng không hoàn toàn đúng, vì Hoàng Minh Chính chưa leo lên được điạ vị có thể đem áp dụng nó mà chỉ luồn lách tư tưởng xét lại trong một số văn kiện được Trường Chính ủy thác soạn thảo, và phái đoàn Cộng Sản Việt Nam tại đại hội 81 đảng năm 1960 đã phát biểu theo lập trường của văn kiện đó. Căn cứ vào những gì Hoàng Minh Chính tiết lộ với nhà báo Bader, cũng như trình bày trong bức thư ngỏ năm 1993 thì, nếu không có sự chia rẽ đến đối đầu quyết liệt giữa Trung Quốc và Liên Xô, và nếu không có tham vọng quyền bính tột đỉnh của hai tay chọc trời khuấy nước họ Lê là Lê Duẫn và Lê Đức Thọ, thì đảng Cộng Sản Việt Nam với Hồ Chí Minh (chủ tịch đảng, chủ tịch nhà nước), Phạm Văn Đồng (ủy viên bộ chính trị, thủ tướng), Võ Nguyên Giáp (ủy viên bộ chính trị, chủ tịch Quân ủy, bộ trưởng quốc phòng) Ung Văn Khiêm (ủy viên trung ương đảng, bộ trưởng bộ ngoại giao) tương đối hòa hoãn và có xu hướng thân Liên Xô, có lẽ đã có thể đem áp dụng những tư tưởng mà Hoàng Minh Chính đem từ Liên Xô về. Và nếu đảng Cộng Sản không bị hai tay họ Lê thao túng ngả theo đường lối giáo điều cực đoan của Mao Trạch Đông, thì có lẽ HMC đã có một địa vị cao hơn, hòng áp dụng đường lối hai miền thi đua phát triển trong hòa bình và thống nhất bằng thương thảo phi vũ trang.

Cho đến nay các vụ án lớn như Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Chỉnh Đốn Tổ Chức đều đã được công khai hóa. Riêng vụ án Xét Lại Chống Đảng vẫn còn bị ghìm sâu trong bí mật, mặc dù đã có người khiếu tố. Ngay cả Nguyễn Trung Thành là người thụ lý vụ án thời ông làm trong ban tổ chức dưới quyền của Lê Đức Thọ cũng đã lên tiếng yêu cầu đem ra xét xử công khai để giải oan cho nhiều cán bộ cao cấp. Chẳng những đảng không chấp thuận mà còn áp dụng kỷ luật với ông Thành và cả ông Lê Hồng Hà, và còn bỏ tù HMC, chỉ vì ông này đã có bức thư ngỏ.

Người ta tự hỏi: Nếu đem ra công khai vụ này, thì liệu đảng sẽ có nguy cơ bị kết tội gây chiến tranh giết hàng triệu người không? Và còn bao nhiêu hệ lụy khác nữa? Và như vậy cái công “chống Mỹ cứu nước” sẽ trở thành tội phạm chiến tranh?

Trong bối cảnh đó, vụ án xét lại chống đảng trở thành quan trọng và do đó vai trò của người tiên phong đưa tư tưởng xét lại vào Việt Nam như HMC cũng trở nên quan trọng không kém.

Khi bức thư ngỏ của HMC được đăng trên tờ Diễn Đàn ở Paris, một cán bộ (Lê Xuân Tá) đã lợi dụng lúc công tác ở Liên Xô lên tiếng góp ý thêm về vụ án. Ông Tá cũng nhắc lại thái độ và hành động của HMC trong thời gian làm viện trưởng viện Triết Học ở Hà-nội và tỏ ý ca ngợi, tán đồng. Ngoài ra ông cũng nhắc đến các ông Dương Bạch Mai và Bùi Công Trừng là hai nhà trí thức miền Nam (đều là ủy viên trung ương đảng) chống Mao, cùng một lập trường với HMC. Ông Tá đã nhắc lại câu nói của HMC trả lời cấp trên, khi

Page 23: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

23

ông này khuyên “nên “régler” bớt cái lập trường “prosovietique” đi để giữ đoàn kết”. Ông Chính bốp chát ngay: “Là thằng ngu thì không nói làm gì. Nhưng nếu là thằng trí thức mà không đủ can đảm bảo vệ chân lý, thì cái đầu của nó còn dùng để làm gì nữa.” Nếu đa số trí thức trong nước dám nói và làm theo chân lý thì có lẽ chế độ Cộng Sản đã chết từ lâu ở Việt Nam rồi.

Vũ Thư Hiên thì chê Hoàng Minh Chính vẫn còn “thể hiện một niềm tin lỗi thời ở đảng”, mặc dầu, như Vũ Thư Hiên viết, “Ban lãnh đạo căm ghét anh” (6)

Nguyễn Ngọc Lan trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài Phát thanh RFI (Pháp Quốc Tế) đã nói về việc Hoàng Minh Chính bị đem ra xử tại tòa ngày 8-11-1995 đại ý, theo báo Saigon Giải Phóng, mục đích của Hà-nội là muốn nghiêm trị Hoàng Minh Chính và Đỗ Trung Hiếu về tội lợi dụng tự do dân chủ. NNL châm biếm rằng: “Cứ hễ cái gì được gọi là lợi dụng thì nhắm mắt cũng thấy rõ là thứ ấy không hề có hay thiếu lắm.”

Để hiểu thêm về nguyên do và hậu quả của vụ án XLCĐ, tưởng cũng nên lưu ý đến lời HMC tiết lộ với nhà báo Bader rằng ông Hồ cũng tán thành đường lối “xét lại”, nhưng thuộc thiểu số. Đồng thời thử đặt vụ án vào bối cảnh chung lịch sử cả nước lúc ấy. Tại miền Nam từ đầu năm 1963 có rất nhiều tin đồn về cuộc gặp gỡ giữa ông Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, với Phạm Hùng phái viên của chính quyền Hà-nội tại miền Nam. Đó là chưa kể những cuộc tiếp xúc công khai giữa ông Nhu và trưởng đoàn đại biểu Ba Lan trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến. Nhiều nhà báo và sử gia Mỹ còn viết rằng lúc ấy Tổng Thống Ngô Đình Diệm có mật lệnh cho các tướng Huỳnh Văn Cao, Bùi Đình Đạm tránh những cuộc giao tranh có nguy cơ gây tổn thất nhân mạng. (Họ lên án Tổng Thống Ngô Đình Diệm không muốn chống Cộng, chỉ muốn bảo vệ quyền hành.) Ngoài ra cũng nên nhớ lại là tháng 7 năm 1954 trong bữa tiệc ở Paris do phái đoàn Trung Cộng khoản đãi, thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã làm ông Phạm Văn Đồng và nhân viên phái đoàn Bắc Việt ngạc nhiên và bất bình, khi ông trực tiếp, công khai ngỏ ý với ông Ngô Đình Luyện em ông Diệm (ít ai có thể ngờ là cũng được mời dự tiệc), mong muốn có đại diện của Saigon ở Bắc Kinh.

Đặt tất cả những sự việc kể trên chung lại với nhau, rồi lại đặt chúng bên cạnh bối cảnh của nghị quyết số 9 vào cuối 1963, đầu 1964, nghĩa là chỉ hơn một tháng sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị hạ, người ta thấy hiện lên một giả thuyết khá hấp dẫn: Nếu Mỹ đừng nóng lòng diệt Cộng, nếu một số chính khách và nhà sư miền Nam không quá háo hức với một nền dân chủ kiểu Mỹ, tìm cách lật Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì có lẽ Trung Quốc, mặc dù muốn tranh quyền với Liên Xô, cũng chưa chắc đã bắt ép đàn em Bắc Việt phải dùng võ lực cố đánh chiếm miền Nam. Nhưng dù hấp dẫn, đó cũng chỉ là giả thuyết đặt trên cái chữ “nếu” không có trong lịch sử…

Điều sau đây thì có cơ sở hơn: Một số trí thức và văn nghệ sĩ Cộng Sản phản tỉnh bênh ông Hồ. Bảo ông ta ôn hòa, tình cảm, yêu nước, mặc dù có khuyết điểm và có trách nhiệm trong nhiều tội ác, nhưng chỉ vì ông không cương quyết, chứ thực tâm ông không xấu. Đọc hết soạn phẩm này, độc giả sẽ thấy những điều những tác giả đó nói đáng tin đến mức độ nào. Có một điều chúng tôi thấy nên nói trước về đại cương: Cứ cho rằng những người bênh ông Hồ có lý đi. Nguyên một việc ông đem chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam, lập nên cái đảng chuyên chính vô sản, chuyên gây thù hằn giai cấp, lấy bạo lực làm phương tiện tiêu trừ các giai cấp khác, các đảng quốc gia khác, cũng đủ là một tội lớn rồi. Cứ cho là ông chỉ là một phù thủy non tay không sai khiến được âm binh, để đến nỗi bị âm binh khống chế, thì nguyên cái tội phù thủy đã nặng lắm rồi. Bao lâu những người tự cho mình thương dân, yêu nước, bên này cũng như bên kia, còn bị lúng túng về tình cảm với ông Hồ, bao lâu cái xác ông còn được tôn thờ ở công trường Ba Đình, trong khi nhiều nhà yêu nước khác còn nằm co ro, nhục nhã ở những bãi tha ma hẻo lánh, thì nhân dân ta còn khổ. Ở chương 20, tổng kết, chúng tôi sẽ bàn giải cặn kẽ hơn.

Page 24: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

24

Chú Thích (+) Trích Thư Ngỏ ngày 27-8-1993 của Hoàng Minh Chính gửi tòa án tối cao, quốc

hội… (1) Cũng có người nói ông sinh năm 1922. Nam định cũng là quê của các cán bộ Cộng

Sản cao cấp khác như Trường Chinh, 3 anh em Lê Đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách…. Và một số văn thi sĩ nổi tiếng như Tú Xương, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Khái Hưng, Trần Dần, Trần Mạnh Hảo, Vũ Thư Hiên … và hai nhạc sĩ thiên tài Đặng Thế Phong và Văn Cao.

(++) Ở Việt Nam năm ấy cũng có vụ nổi dậy của 20 ngàn nông dân Quỳnh Lưu, Nghệ An, như đã nói trong chương 1.

(2) Sở dĩ An-ba-ny đứng về phe Mao chống Khrutshchev vì ông này đã định lật Hodja, lãnh tụ An-ba-ny mà không thành.

(3) Cho đến nay vẫn không có ai biết con số chính xác nạn nhân của vụ án này, cũng như con số nạn nhân trong vụ CCRĐ. Nhưng nhiều người ước lượng khoảng 200. Chính HMC thì nói “nhiều chục, nếu không nói là cả trăm.”

(4) 81 trong số 86 đảng đã tham đự đại hội các đảng Cộng Sản và công nhân thế giới tại Moscow năm 1960, do Khrutshchev triệu tập.

(5) Cuộc phỏng vấn dành cho nhà báo Balan Jacek Hugo Bader đã được đăng tải trên tập san Gazeta wyborza ngày 21-4-1995..

(6) “Đêm giữa ban ngày”, Vũ Thư Hiên, nxb Văn Nghệ, California, 1997, trang 295

Chương 3

Trần Độ Chống Đảng hay Muốn Cứu Đảng?

Gần Tết Kỷ Mão (1999), có tin từ trong nước cho biết ngày 8 tháng 1 năm 1999 trung

tướng hồi hưu Trần Độ, nguyên ủy viên trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam, tuyên bố ông đã bị khai trừ khỏi đảng, vì “có lỗi phân phát các tài liệu của mình và để lọt ra cho các hãng thông tấn thế giới”. Tuy nhiên theo hãng thông tấn Reuter của Anh thì thoạt tiên phát ngôn viên bộ ngoại giao Hà-nội không xác nhận, cũng không cải chính mà chỉ nói chi bộ của ông đã yêu cầu ông tự phê bình. Điều này cho thấy việc khai trừ tướng Trần Độ đã trải qua quá trình phức tạp và cho đến phút chót vẫn còn nhiều bí ẩn, chứng tỏ có sự tranh chấp nội bộ trong đảng, ít nhất cũng cho đến khi phe bảo thủ hoàn toàn thắng thế và đi đến quyết định chung cuộc là khai trừ ông. Việc khai trừ này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trước được. Vì vậy các cơ quan truyền thông hải ngoại, kể cả đài Á Châu Tự Do đã lập tức khai thác, trong đó phải kể đến những cuộc phỏng vấn của phái viên Đinh Quang Anh Thái dành cho các ông Hoàng Tiến, nhà văn Cộng Sản và Hoàng Minh Chính, nguyên viện trưởng viện Triết Học Hà-nội (trước khi vào tù về tội “theo đường lối xét lại chống đảng”) để cho biết phản ứng của giới trí thức và văn nghệ sĩ trong nước đối với việc đảng khai trừ Trần Độ.

Nhân dịp này chúng ta thử ôn lại toàn bộ sự việc từ gần hai năm nay, kể từ ngày Trần Độ cho công bố bức thư ngỏ gửi ban lãnh đạo đảng vào “cuối năm 1997, đầu năm 1998″, và xét xem biến cố này có ý nghĩa gì, ảnh hưởng của nó sẽ ra sao.

Vài nét về con người Trần Độ: Trần Độ tên thật là Trần (hay Tạ?) Ngọc Phách, nguyên quán Thái Bình, sinh năm

1920. Ở tuổi 20 ông đã đi theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp và gia nhập đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1941. Khi Cộng Sản cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945 thanh

Page 25: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

25

niên Hà-nội đã nghe nói đến “tướng” Trần Độ, mặc dù Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh lực lượng võ trang Việt Minh sau này, lúc ấy cũng chỉ được nói tới như chỉ huy đội vũ trang tuyên truyền. Trong trận Điện Biên tháng 5 năm 1954 ông là chính ủy sư đoàn 312 tiên phong tiến vào trận địa. Ông thăng thiếu tướng hồi 1958. Từng là chính ủy liên khu Hà-nội, phó chính ủy quân giải phóng miền Nam, và trong thời Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư ông là trưởng ban văn hóa văn nghệ trung ương đảng. Về mặt chính quyền ông cũng từng là thứ trưởng Thông Tin Văn Hóa, phó chủ tịch quốc hội.

Còn nhớ hồi 1968 một vài tờ báo Saigon đã loan tin tướng Trần Độ bị tử thương, nhưng rồi sau lại cải chính. Đến nay ông vẫn còn ức chuyện đó và cho rằng “Mỹ Ngụy” đã bịa ra cái chết của ông để chiến tranh tâm lý. Nhưng ông lại cho rằng ngày nay kẻ nào đó (dĩ nhiên ông không dám nói thẳng là đảng) làm những việc giống như “chiến tranh tâm lý” để giết ông thật.

Nội dung bức thư ngỏ: Bức thư ngỏ có tựa đề: “Tình hình đất nước và vai trò của đảng Cộng Sản” đã được rất

nhiều tờ báo hải ngoại đăng nguyên văn vào những tháng đầu năm 1998. Xin lược qua vài điểm cốt lõi.

Về tình hình đất nước Trần Độ thẳng thắn nhìn nhận:“đất nước ta vốn là một trong số ít nước nghèo khó và lạc hậu nhất thế giới, lại trải qua 30 năm chiếân tranh tàn khốc liên miên. Thêm vào đó do nhiều lý do những năm đầu của thập niên 80 đất nước ta ở trên bờ vực thẳm. Cuộc đổi mới khởi phát từ năm 1986 đã đưa nước ta ra xa bờ vực thẳm đó. Hơn 10 năm ta đã có một số thành tích và tiến bộ. Nhưng về cơ bản đất nước ta vẫn là một đất nước nghèo khổ và lạc hậu.”

Về tình hình đảng tác giả bức thư ngỏ cũng nói không úp mở: “Ta đang đứng trước 2 nguy cơ hiểm ác: a) nếu không ra khỏi các bùng nhùng, bệnh

hoạn thì sẽ bị sụp đổ, mà là một sự sụp đổ không ai cứu nổi. b) nếu cứ để bùng nhùng kéo dài thì tình hình xã hội sẽ mất ổn định ngày càng lớn. Đảng lại buộc phải đối phó, đàn áp và cuối cùng cũng tan rã. Nguy cơ hiện nay là cực kỳ nghiêm trọng, không phải là nhận định 4 nguy cơ nhẹ nhàng như trước. Tụt hậu ư? Không phải nguy cơ mà ta đang tụt thật. –Tham nhũng ư? Không phải nguy cơ mà đang là quốc nạn. –Kẻ thù bên ngoài ư? Không có gì rõ rệt, Chỉ có ta đang làm hại ta. –Chệch hướng ư? Hướng nào? Hướng tư bản chủ nghĩa ư? –Thế là phản động, phản cách mạng? Hướng xã hội chủ nghĩa ư? Đấy là thất bại, là ngõ cụt! Ta đã có hướng đâu mà chệch, ta đang chệch choạng.”

Ngoài ra Trần Độ cho rằng ngày xưa, trong chiến tranh, dân với đảng là một, còn ngày nay thì dân với đảng là hai. Và “tiếc thay, hiện nay đảng là đảng trị, lại độc tôn, không có bất cứ một cơ chế giám sát nào, không có bất cứ một lực lượng giám sát nào, kể cả những người ở trong đảng. Đã độc tôn thì tất yếu đi tới lộng quyền.”

Để cứu đất nước thoát cơn nguy biến “và cũng để cứu đảng khỏi tan rã” theo Trần Độ, “một điều cơ bản, một điều then chốt, một điều quyết định là phải thực sự dân chủ hóa, thực sự thực hành dân chủ, để cho nhân dân có quyền lực thực sự trong khi thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của mình.”

Để chứng minh lợi ích của nền dân chủ thực sự tại các “nước tư bản”, ông đã không ngần ngại nói lên nhận xét trung thực của một số cán bộ:

“Nhiều cán bộ lãnh đạo của nước ta sang thăm các nước tư bản về, đều phải nhận xét rằng, đời sống người dân các nước ấy vừa cởi mở tự do hơn, vừa tuân theo pháp luật một cách nghiêm túc hơn. Mọi người được pháp luật bảo vệ, không để cho các quyền tự do dân chủ của mình bị xâm phạm. Trong khi đó thì ở nước ta luật pháp đã thiếu lại không nghiêm minh, nhiều người có trách nhiệm bảo vệ luật pháp lại vi phạm luật pháp đến mức

Page 26: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

26

nghiêm trọng (trong những năm gần đây ngồi ghế bị cáo trước các tòa án ngày càng có nhiều cán bộ công an, kiểm tra và cả tòa án nữa).”

Nhằm cụ thể hóa đề nghị “dân chủ hóa” của mình, Trần Độ đã đưa ra, trong phần phụ lục, 2 điều cần làm ngay là ban hành một đạo luật về tự do ngôn luận, tự do báo chí, và thực hành “bầu cử hai vòng”, hơi khó hiểu. Ông chưa dám nói đến bầu cử tự do theo “phổ thông đầu phiếu”

Phản ứng của lãnh đạo đảng Bề ngoài họ nói đây là một đóng góp ý kiến bình thường của một đảng viên. Nhưng bên

trong họ rất lo ngại. Bằng chứng là không có cơ quan ngôn luận nào của đảng hay nhà nước dám phổ biến nguyên văn bức thư ngỏ của Trần Độ. Trái lại 3 tháng sau đảng đã ngấm ngầm chỉ thị cho các tờ Tạp Chí Cộng Sản, Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Saigon Giải Phóng và cả tờ Văn nghệ quân đội thay phiên nhau phê bình chỉ trích tác giả bức thư ngỏ với những lời lẽ như: “nói ít đến thắng lợi…phân tích kỹ hơn những khuyết điểm… thành ra phủ nhận thành tích của đảng và như vậy là phủ nhận cách mạng, phủ nhận Xã Hội Chủ Nghĩa..”

Mãi cho đến ngày 25 tháng 5, nghĩa là khoảng 5 tháng sau khi bức thư được gửi đi, và vào giữa thời gian bức thư thứ hai gửi cho 5 tờ báo đã chỉ trích ông bị mất cắp và đang được viết lại, bộ chính trị mới cử Phạm Thế Duyệt, Ủy viên thường vụ bộ chính trị, tiếp ông để trả lời rằng những ý kiến của ông không dược chấp thuận, vì “không đúng với đường lối của đảng thể hiện ở các cương lĩnh và nghị quyết Đại hội.”

Bức thư ngỏ thứ hai gửi báo chí Để trả lời những luận điệu “đấu tranh tư tưởng ” của các tờ báo nói trên, ngày 22 tháng

5 năm 1998 tướng Trần Độ đã viết một bức thư ngỏ khác gửi các tờ báo đã có bài đả kích ông, đòi nó phải được đăng lên cho những ai đã đọc các bài đả kích ông được đọc bức thư này. Nhưng ông cũng khẳng định rằng: “Nhưng tôi biết, các ông không khi nào dám đăng.” Bức thư hoàn tất chưa kịp gửi đi thì bị đánh cắp mất. Nên gần một tháng sau (ngày 20 tháng 6) ông lại phải viết lại. Bức thư, dài không kém bức thư trước bao nhiêu, gồm 5 phần chính:

1. Tranh luận, phê phán và quy chụp. 2. Hoài Việt là ai? 3. Khen và chống. 4. Vấn đề đổi mới chính trị và đổi mới đảng, 5. Các căn bệnh của công tác tư tưởng. Sau đây là một vài điểm nổi bật. Về “Xã Hội Chủ Nghĩa” ông đã viết những hàng chữ rất độc như sau: “Thực tế rõ ràng

là từ 1975 đến 1985 ta đã tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước thống nhất. Và kết quả là những năm đầu của thập kỷ 80, CẢ NƯỚC NGẮC NGOẢI. Bây giờ (Sau đổi mới dưới thời Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư, do ảnh hưởng tư tưởng “đổi mới” và “tái cấu trúc” của tổng bí thư Liên Xô Gorbachov, chú thích của MV) nhân dân ta tươi tỉnh được một chút, lại cứ nhất định phải định hướng xã hội chủ nghĩa, vậy định hướng vào cái “XÁC CHẾT” đó mà làm gì?…Ta cứ hay “nói lấy được”. Ta nói: “Nhân dân ta đã chọn chủ nghĩa xã hội.” Có thật không? Năm 1975 khi ta giải phóng đất nước, nửa nước miền Nam mấy chục triệu người, ta có hỏi một người dân miền Nam nào câu hỏi là: “Anh có thích chủ nghĩa xã hội?” Ta không hề hỏi mà cứ ra nghị quyết, cứ ra lệnh và chỉ thị hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp v.v…và v.v. phá tán biết bao nhiêu là của cải, làm tổn hại bao nhiêu đến đời sống nhân dân, làm bao nhiêu là người giầu bị nghèo đi! Rõ là nói lấy nói được. “

Page 27: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

27

Thế mà lại bảo là “nhân dân đã chọn”. Khổ thật! Ta cứ hay chọn thay cho dân, bắt dân nhận, xong lại bảo là dân đã chọn và ta tôn trọng sự lựa chọn của dân!

Những người ủng hộ Trần Độ Ở trong nước tất cả những ai chủ trương “đổi mới”, chống độc tài tham nhũng, muốn

thay “xã hội chủ nghĩa” bằng một nền dân chủ thực sự, đa nguyên đều hưởng ứng lập trường của Trần Độ. Không kể những nạn nhân Cộng Sản dưới hình thức này hay hình thức khác. Tuy nhiên số người biết và theo sát hành vi của Trần Độ không có nhiều, do chủ trương bưng bít che giấu của đảng. Trong số những người đứng cùng phe Trần Độ dĩ nhiên không thiếu những bộ mặt quen thuộc nhóm trí thức phản tỉnh như Nguyễn Thanh Giang, Phan Đình Diệu, Hoàng Hữu Nhân, Hoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Hoàng Phương, Bùi Minh Quốc, Bảo Cự, Hoàng Tiến v.v… Chính họ là những người đã mở đường cho Trần Độ. Nhưng họ không có được cái thế mà Trần Độ có sẵn ở trong đảng, nên đã không dám mạnh miệng như ông.

Nguyễn Văn Trấn trước khi chết dĩ nhiên là người tán thành ý kiến của Trần Độ hơn ai hết. Và có thể nói chính cuốn “Thư gửi mẹ và quốc hội” của ông đã khuyến khích và thúc đẩy Trần Độ tỏ thái độ với đảng. Có lẽ Trần Độ cũng nghĩ viết mạnh như Nguyễn Văn Trấn mà vẫn không bị đảng thi hành kỷ luật thì đảng sẽ chẳng dám khai trừ mình. Nhưng Lê Khả Phiêu, trước kia là đàn em dưới trướng của Trần Độ, hẳn có lý để nhìn thấy nơi Trần Độ mối nguy to lớn gấp bội so với Nguyễn Văn Trấn. Cho nên Nguyễn Văn Trấn đã thoát mà Trần Độ thì không.

Tuy tán thành, ủng hộ đấy nhưng có mấy người dám lên tiếng công khai? Và nếu có báo nào dám đăng bài của những người ủng hộ Trần Độ thì ở hải ngoại cũng khó biết. Nhưng vẫn có vài bài lọt ra được bên ngoài và ở Paris người ta đã được đọc những lời ca ngợi Trần Độ không tiếc lời như: “Trong bài viết của ông (Trần Độ) thấy cả máu và nước mắt cứ quyện vào từng dòng. Ông đã tự lột xác để tiếp thu chân lý của thời đại… Trần Độ đúng là Chu Văn An của thời nay ” (Phạm Vu Sơn). Có người hoan hô ông “đã tự lột xác mình, tiếp cận được những tư tưởng cập nhật của nhân loại” (Nguyễn Hoài Nam).

Một người ký tên Minh Tâm, sau khi được may mắn gặp Trần Độ tại nhà người con trai út của ông ở Saigon, đã ca ngợi ông là người cầm đuốc trong đêm.

Một nhà trí thức trẻ, không phải Cộng Sản, ở kinh thành Ánh Sáng cũng đã không ngần ngại “tặng vị lão tướng hai chữ đồng chí”.

Có những dấu chỉ cho thấy Trần Độ rất được những cựu cán bộ Cộng Sản lão thành ở trong nước ủng hộ một cách nhiệt tình, đến liều chết để nói lên sự ủng hộ đó. Đó là bức thư của 10 cán bộ lão thành, trong đó có 2 cụ bà, sinh hoạt ở nhiều chi bộ khác nhau, gửi bộ chính trị “nguyện cùng sống chết” với tướng Trần Độ. Bức thư đề ngày 15 tháng 6 năm 1998, do ông Nguyễn Việt Hùng thuộc quận Đống Đa ký thay, sau khi nêu ra 4 sự việc cụ thể chứng tỏ đảng bất công, quy chụp, đàn áp, đã đi đến một tuyên bố quyết liệt như sau:

“Một, nếu kỷ luật đồng chí Trần Độ, chúng tôi sẽ vứt trả lại thẻ đảng, vì cái đảng này không xứng đáng để những con người chân chính đứng trong hàng ngũ nữa.

Hai, nếu bắt đồng chí Trần Độ, chúng tôi sẽ xuống đường phản đối để tỏ thái độ, nguyện cùng sống chết với đống chí Trần Độ, con người đã trở thành biểu tượng cao đẹp của đất nước.

Chúng tôi lúc ấy không phải chỉ là 10 người nữa đâu, mà sẽ có hàng ngàn các cựu chiến binh, các đảng viên chân chính, các cán bộ nghỉ hưu, và vạn vạn những người dân lành ủng hộ chúng tôi, đứng về phía chúng tôi.”

Rất có thể là bức thư này có liên hệ đến bức “Huyết tâm thư xây dựng đảng” của 11 cán bộ lão thành khác có từ 40 tuổi đảng trở lên tố cáo ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị Phạm Thế Duyệt và phe cánh tham nhũng, cũng gửi bộ chính trị trước đó hơn một tháng. Phạm

Page 28: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

28

Thế Duyệt nguyên là bí thư thành ủy Hà-nội và hiện nay được coi như nhân vật thứ nhì sau tổng bí thư Lê Khả Phiêu vì y nắm thường vụ bộ chính trị (kể từ cuối năm 1997). Trong vụ nông dân Thái Bình nổi dậy chính y là người được giao trọng trách xuống tận nơi giải quyết vụ việc, nhưng cho đến nay vẫn chưa xong, mặc dù đã có một vài biện pháp vá víu.

Cái ung nhọt Thái Bình vẫn còn đó. Trần Độ lại là người Thái Bình và thường có liên lạc với các vùng quê đang lâm cảnh túng đói và thất nghiệp. Ông hiểu rằng nếu không thực thi dân chủ, không cho tự do báo chí, thì nạn tham nhũng không thể nào diệt được và như vậy dân sẽ bị dồn vào con đường cùng là đồng loạt nổi lên để tự cứu. Và đến lúc đó thì, tức nước vỡ bờ, không còn cách nào chống đỡ. Kết cuộc đảng sẽ TAN RÃ.

Dầu sao bức “huyết tâm thư” này đúng là một hành động yểm trợ tinh thần vị tướng già Trần Độ, ngầm cho ông hiểu rằng nếu ông dám chống độc tài, tham nhũng đến cùng thì đừng sợ không có người hưởng ứng.

Nhận xét về những lời tuyên bố của Trần Độ. 1. Trước khi bị khai trừ. Trong phần nói về nội dung 2 bức thư ngỏ chúng tôi đã trích dẫn mấy ý chính trong đó

có những điểm sau đây là nổi bật: Trần Độ đã mất tin tưởng hoàn toàn nơi cái gọi là “xã hội chủ nghĩa” coi nó chỉ là “cái XÁC CHẾT ‘. Chính nó đưa đất nước đến bờ vực thẳm trong những năm 1975-1985. Ông nói là “do nhiều lý do”. Ông không tiện nói thẳng ra rằng do đảng lãnh đạo sai, đường lối xã hội chủ nghĩa sai. Sau đó ông cho rằng nhờ có “đổi mới” (thời Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư) nên đã không rơi xuống vực. Nhưng cuộc đổi mới cho đến nay què quặt vì chỉ đổi mới về kinh tế mà không đổi mới về chính trị. Do đó đảng đang ở trong tình trạng “BÙNG NHÙNG, BỆNH HOẠN”. Ông gọi nạn tham nhũng là quốc nạn. Xã hội chủ nghĩa là thất bại, là ngõ cụt. Đảng hiện nay là đảng độc tài, lộng quyền, độc tôn. Gần đây có nhiều cán bộ công an, kiểm tra, và cả cán bộ tòa án (!) bị đem ra tòa. Và để cứu nước thoát cơn nguy biến, cứu đảng khỏi tan rã, ông đề nghị thực thi dân chủ thực sự: tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Đối với người dân bình thường, nhất là với người quốc gia chúng ta thì những nhận xét và đề xuất nêu trên của viên tướng Cộng Sản chẳng có gì mới mẻ, còn thiếu sót, hay chưa đúng mức nữa là khác. Nhưng đối với những người Cộng Sản đã quen với nền độc tài hà khác, và kỷ luật sắt của một đảng sắt máu độc tôn như đảng Cộng Sản, thì dám lên tiếng đưa ra những ý kiến trái ngược với đường lối đảng như vậy kể ra cũng đáng gọi là can đảm và chứng tỏ Trần Độ là người có học, có tâm.

Tôi biết có những người chống Cộng cực đoan luôn luôn nghi ngờ thiện chí của các cán bộ Cộng Sản phản tỉnh. Họ coi tất cả những Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương, Bùi Tín, Nguyễn Chí Thiện v.v… đều là “có mồi”, không đáng tin cậy. Theo tôi, khi chúng ta không có được những tin tức tình báo chính xác, những bằng chứng cụ thể, thì không nên phát ngôn bừa bãi, làm nản chí những người có những hành động hay lời nói chống lại hay thách thức nhà cầm quyền Cộng Sản. Hơn nữa dù cho thực sự có những “cò mồi” đi chăng nữa, nếu chúng ta không hẹp hòi, và nếu chúng ta có đủ tự tin, đủ sáng suốt, tưởng không nên bỏ qua những ý kiến đến từ những người trong hàng ngũ đối phương có lợi cho cuộc tranh đấu chống Cộng. Chúng ta cũng đừng kỳ vọng quá, đừng đòi hỏi quá đáng những gì mà những người đang sống dưới sự kìm kẹp của một chế độ chuyên chế không thể nào làm được như chúng ta đang ở ngoài.

Trong tinh thần đó chúng tôi xin có vài nhận xét về những lời tuyên bố của Trần Độ sau khi bị khai trừ.

2. Sau khi bị khai trừ. Ngày 4 tháng 1 năm 1999 bị khai trừ, thì ngày 8 Tướng Trần Độ đã đưa ra bản tuyên bố

gồm có 5 điều đại ý tóm gọn như sau:

Page 29: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

29

– Ông ta không ân hận gì về 58 năm phục vụ đảng. – Ông cho rằng “đảng hiện nay với tất cả hiện trạng của nó đã xa rất xa đảng của

những năm 40, 50, 60, vì vậy nó hầu như không còn là đảng của tôi nữa.” – Ông thất vọng vì tình trạng xã hội bất công, thối nát và mất tự do hiện nay: “Tôi

sống trên đất nước tôi mà tôi bị bao vây, giám sát và rình rập…Tôi muốn ngỏ lời với các đảng viên trong toàn đảng…mong mọi người làm hết sức mình cho đảng được đổi mới tốt hơn…Tôi vẫn tin tưởng vào tương lai của đất nước.”

– “Trước sau rồi thế nào đảng cũng phải đổi mới. “ĐỔI MỚI HAY LÀ CHẾT’ khẩu hiệu này rất thích hợp với đảng hiện nay, tốt nhất là đảng tự đổi mới….”

– “…Lịch sử rất công bằng, tương lai gần hay xa lịch sử sẽ có sự phán xét của mình.” (Hết)

Đọc kỹ 5 điểm trên ta thấy một điểm nổi bật nhất là Trần Độ vẫn gắn bó với đảng, ít nhất là cái đảng như nó được tổ chức và điều hành trong những năm từ 1940 đến 1969 là năm Hồ Chí Minh qua đời. Ông ta không ân hận là đã ở trong đảng trong 58 năm, mặc dù ngày nay ông thấy đảng đã biến chất. Ông ta muốn đảng đổi mới để khỏi tan rã, khỏi chết, “ĐỔI MỚI HAY LÀ CHẾT”. Đây không phải một lời trù ếm, nguyền rủa hay tiên tri. Mà là ước mong thực lòng. Vì ông “mong mọi người (trong toàn đảng) làm hết sức mình cho đảng được đổi mới tốt hơn.”

Chúng ta đừng trách vị tướng Cộng Sản gần đất xa trời này và đừng hỏi tại sao trong tình hình bi đát hiện nay ông ta còn cố bám lấy cái đảng bất nhân đó. Là bởi vì ông ta không dễ gì tự phủ định chính mình, không dễ gì phủ nhận cái dĩ vãng vàng son của đảng, mà ông ta theo và tin tưởng, với những chiến dịch Điện Biên Phủ đánh bại thực dân Pháp, chiến dịch Hồ Chí Minh đánh “cho Mỹ cút, ngụy nhào”. Và cũng bởi vì ông ta không còn hy vọng gì ở những người quốc gia bại trận, tháo chạy có cờ, hay đã tan rã, đã thối chí, đã bị huỷ diệt, thể xác hay tinh thần, bởi các quỷ kế của cái đảng – mặc dù bất nhân – của ông ta. Và cũng bởi vì có lẽ ông ta cũng nhìn thấy phần nào tình trạng chia rẽ rất đáng tiếc giữa các thành phần trong đội ngũ những người quốc gia ở hải ngoại (!) Cái tình trạng chia rẽ giữa các người quốc gia đó quả tình không khuyến khích Trần Độ – hay những ai khác – chống lại chính đảng của ông ta chút nào. Cho nên chỉ còn cách duy nhất là mong muốn đảng đổi mới để tồn tại và tiếp tục cai trị đất nước.

Vậy thì theo tôi nghĩ, muốn cho những người Cộng Sản mạnh miệng đả kích, mạnh tay chống lại đảng thối nát của họ hơn, người quốc gia phải biết đoàn kết hơn, nhìn lại dĩ vãng một cách xây dựng hơn, bình tĩnh hơn, nếu chưa xóa bỏ được hận thù với kẻ thù, thì trước hết hãy xóa bỏ hận thù (theo tôi chỉ là giả tưởng, không có thật) giữa phe mình với nhau, để làm gương và cho kẻ thù thấy rằng chúng ta cũng đủ độ lượng để tha thứ nếu họ biết nhìn ra sự thực mà hối lỗi…

Tại sao Trần Độ lại nói đảng ngày nay không còn là đảng của những thập kỷ 40, 50, 60? Nếu ta để ý rằng Hồ Chí Minh mất vào đúng cuối thập kỷ 60 (ngày 3 tháng 9 năm 1969), rồi đọc kỹ đoạn sau đây trong bức thư ngỏ thứ 2 của Trần Độ gửi các báo đảng ngày 20 tháng 6 năm ngoái, thì sẽ thấy câu trả lời. Câu đó như sau:

“Ta không nên bắt chước ai, mà chỉ nên học tập Hồ Chí Minh với tài trí và lòng nhân ái của Người.”

Phải chăng đã rõ là Trần Độ kết tội những người lãnh đạo sau Hồ Chí Minh không giữ đúng đường lối chính sách của đảng Cộng Sản ban đầu, hay ông cho rằng chỉ có Hồ Chí Minh xứng đáng là lãnh tụ của ông mà thôi?

Nếu quả thật Trần Độ vẫn còn nghĩ cái đảng Cộng Sản được Liên Xô chỉ thị phải thống nhất vào năm 1930 kia với danh xưng “Đông Dương Cộng Sản Đảng”, cái đảng đã nhắm mắt bắt chước và nghe lệnh Trung Cộng giết hàng vạn người trong cải cách ruộng đất

Page 30: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

30

trong những năm 53, 56, cái đảng đã tàn sát các đảng phái quốc gia để thực hiện chuyên chính vô sản, cái đảng đã ném hàng triệu thanh thiếu niên miền Bắc vào phá rối rồi xâm chiếm miền Nam với chiêu bài giải phóng, khiến hơn 2 triệu người chết ở cả hai phía, cái đảng đã đánh lừa những người yêu nước miền Nam lập lên cái chính phủ bù nhìn bịp bợm gọi là “Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” để rồi sau khi toàn thắng đã thẳng tay – không hề có hỏi ý nhân dân miền Nam cũng như cái chính phủ bình phong kia – “xã-hội-chủ-nghĩa-hóa” cả nước. Cái đảng từ trước vẫn mang cái tên hiền lành giả dối là “Đảng Lao Động” đã vội vã thay đổi danh xưng, hiện nguyên hình là đảng Cộng Sản.

Nếu quả thật Trần Độ vẫn còn nghĩ cái đảng đó là niềm tự hào của ông và ông Hồ chí Minh là người có lòng nhân ái, thì thiết nghĩ ông chưa phản tỉnh chút nào. Nếu ông chưa nói được một câu hối hận và xin lỗi nhân dân vì những sai lầm, hay đúng ra là những sự tàn bạo, ác độc của đảng Cộng Sản ngay trong những thập niên 40, 50 và 60, thì ông chưa thực sự “lột xác” như một số người đã ca tụng ông.

Những người có cảm tình với ông có thể sẽ bảo nên thông cảm cho ông hơn, và không nên đòi hỏi ở ông những điều ông không thể làm nổi. Và họ đưa ra 2 lý do.

Thứ nhất, như đã nói ở trên, ông có một cái quá khứ dính liền với quá trình phát triển của đảng và sự thăng trầm của đất nước, không dễ gì nhất đán tự phủ định mình, phủ nhận tất cả để trở thành trắng tay.

Thứ hai, sống ở trong nước hiện nay ông chẳng khác nào sống trong một cái rọ. Dù có can đảm đến mấy, cũng phải giữ sự khôn ngoan để tồn tại mà chống, nếu có ý chống đến cùng. Đưa Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh ra làm luận cứ, chẳng qua chỉ là để thủ thế, dùng đó như một thứ bùa hộ mệnh bảo vệ mình cho khỏi sự trả thù hiểm độc của những kẻ muốn ám hại ông.

Dù sao chăng nữa sự việc Trần Độ bị khai trừ cũng cho thấy là trong đảng những kẻ bảo thủ trung thành với các lề lối cũ, tư duy cũ, tín điều cũ… vẫn còn thắng thế, mặc dầu đã có dấu hiệu cho thấy một cuộc tranh chấp nội bộ đã diễn ra khá gay gắt.

Chương 4 Hà Sĩ Phu

muốn lật hòn đá tảng Bùi Minh Quốc, một nhà thơ ở trong nước (Đà-Lạt), trong một bài báo nhan đề “Hà Sĩ Phu và tiếng nói của ông” (tháng 8 năm 1993) đã viết: “Hà Sĩ Phu là ai mà to gan lớn mật làm vậy? Dám phê phán chủ nghĩa Mác-Lê-nin, lại phê ngay vào cái hòn đá tảng của chủ nghĩa, một việc làm có thể phải gánh chịu những tai họa ghê gớm? Nếu sự ghi nhận của tôi không nhầm thì ở nước ta trên miền Bắc sau 1954 và trên cả nước năm 1975, Hà Sĩ Phu là người đầu tiên bằng giấy trắng mực đen dám đụng vào vùng cấm chết người này.”

Có lẽ cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan và Tiêu Dao Bảo Cự cũng đồng ý với nhà thơ Bùi Minh Quốc khi gọi Hà Sĩ Phu là “biểu tượng (symbol) Hà Sĩ Phu”, “biểu tượng của trí tuệ”. Nhưng cũng có người như ông Lê Tùng Minh ở New England, Hoa Kỳ không đồng ý, vì hiểu chữ biểu tượng theo một ý nghĩa cao hơn (the most excellent symbol, chữ của ông Tùng Minh, mặc dầu chưa thấy ai dùng thể tuyệt đối “most” với tĩnh từ excellent có nghĩa là tối ưu, vượt hẳn, hơn hẳn).

Khác với nhóm Tin Nhà ở Paris và những người ngưỡng mộ Hà Sĩ Phu ở trong nước như Bùi Minh Quốc, Nguyễn Ngọc Lan, Bảo Cự, Hoàng Tiến … là những người chú ý tới thái độ can trường của Hà Sĩ Phu, hơn là nội dung tác phẩm của ông, ông Lê Tùng Minh đã phân tích cặn kẽ tác phẩm và phê phán nó từ lập trường của một người chống Cộng và đã có dịp đọc nhiều tác phẩm phê phán của những người vốn đứng từ phía chống đối từ lâu nên đã tìm ra trong đó có nhiều sai sót đáng tiếc, (theo ý ông). Tranh luận ai phải ai trái về một tác phẩm lý luận có tính triết học, trong một môi trường chính trị phức tạp, trải dài trên

Page 31: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

31

một dòng lịch sử còn nhiều bí ẩn, là điều dễ đi đến hiểu lầm. Vì vậy chỉ xin nêu lên một số nhận định và kết luận của Hà Sĩ Phu liên quan đến chủ nghĩa Mác-Lê, đến đảng Cộng Sản Việt Nam và tình hình trong nước hiện nay.

Vài nét về con người Hà Sĩ Phu Hà Sĩ Phu là bút hiệu (1) của Nguyễn Xuân Tụ, người làng Đông Hồ, Thuận Thành,

Bắc Ninh, Bắc Việt, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1940. Ông tốt nghiệp phó tiến sĩ sinh học tại Tiệp Khắc. Về nước ông được cử giữ chức phó viện trưởng viện Khoa Học Việt Nam, phân viện Đà Lạt. Nhưng rồi không chịu vào đảng, ông bị cho “ngồi chơi xơi nước”. Ông có chân trong hội Văn Nghệ Lâm Đồng, cộng tác với Tạp Chí Lanbiang, tại Đà Lạt.

Bạn bè ông ở Đà Lạt rất đau lòng khi thấy hai vợ chồng ông, cả hai đều đã hai lần chắp vá mà vẫn không có con, cả ngày mải mê với mấy món hàng lặt vặt trong cái quán cóc để kiếm tiền nuôi thân, chẳng mấy người biết đến trong đầu nhà khoa học trẻ này có những gì.

Không được dùng vào sở trường của mình là ngành khoa học thiên nhiên, Hà Sĩ Phu chuyển sang nghiên cứu về khoa học xã hội. Năm 1988, vài năm sau khi Nguyễn Văn Linh tuyên bố “văn nghệ sĩ hãy tự cởi trói” ông đã cho ra đời (đánh máy phát tay trong đám bạn hữu), bài tiểu luận nhan đề “Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ”. Tuy không được đường đường ra mắt độc giả nhưng bài tiểu luận vẻn vẹn mười trang đánh máy này đã bị các tay cai văn nghệ của chế độ xúm vào phê phán, phản bác như một thứ độc dược cho môi trường văn hóa Mác Xít.

Tính đến 1991, nghĩa là chỉ trong vòng hơn 2 năm, đã có trên ba chục bài đả kích cái bài tiểu luận chỉ xuất hiện giữa bạn bè kia. (1bis) Có điều lạ là người ta chỉ cho lệnh phản bác tư tưởng của ông mà chưa có biện pháp gắt gao nào đối với con người ông. Cho đến tháng 4 năm 1991, nhân dịp ông ra Hà-nội thăm nhà văn nữ Dương Thu Hương, chẳng may vào đúng lúc công an đang khám nhà và bắt giữ bà, thì ông cũng bị bắt luôn. Nhưng người ta cũng chỉ giữ để tra vấn trong 10 ngày rồi thả. Sau đó ông bị canh chừng, gần như giam lỏng tại nhà ở Đà Lạt.

Bài tiểu luận, không được in ở trong nước, đã được chuyền ra ngoại quốc và độc giả ở Pháp đã thấy nó lần đầu tiên trên tờ Thông Luận của nhóm các ông Trần Thanh Hiệp và Nguyễn Gia Kiểng, số tháng 5 năm 1993. Du học sinh, sinh viên Việt Nam tại các nước Cộng Sản cũ ở Đông Âu đã nhiệt liệt hưởng ứng lập luận của Hà Sĩ Phu, gián tiếp khuyến khích ông dấn bước thêm trên đường “cách mạng tư tưởng”. Cuối năm 1993 trong cuốn Mặt Thật, phơi bày mặt trái của chế độ Hà-nội, đại tá Cộng Sản Bùi Tín cũng đã hết lời ca ngợi Hà Sĩ Phu:

“Đây là một bài báo rất thú vị, của một trí thức có chiều sâu suy nghĩ, tự tin, có trình độ nghiên cứu, lại hóm hỉnh. Một con người quý, hiếm, có tư duy độc lập.”

Chỉ ít tháng sau Việt Kiều ở Pháp lại thấy một bài khác, dài hơn, của Hà Sĩ Phu xuất hiện như một phụ bản của tờ Tin Nhà, Paris, nhan đề: “Đôi điều suy nghĩ của một công dân.” Cùng với một số câu đối có tính cách phê phán chế độ, và mấy bài chính luận vắn. Sau đó hai tác phẩm mỏng, nhưng lớn này đã được nhiều tờ báo ở Úc, Âu và Mỹ châu đăng lại.

Tháng 10 năm 1995 độc giả nguyệt san “Thế Kỷ 21” ở Mỹ được đọc thêm một tác phẩm nữa của Hà Sĩ Phu nhan đề “Chia Tay Ý Thức Hệ” trên một trăm trang. Tuy là tập sách nhỏ của một người đơn độc, nó đã có tham vọng chẳng những phê phán, phản bác mà còn lên án những công trình đồ sộ của những bộ óc lớn như Mác, Engels, Lê-nin… coi đó như nguyên nhân của một chế độ độc tài phi nhân, một loại phong kiến cuối cùng của lịch sử. Như một hệ luận tất yếu, nhân danh trí tuệ và tương lai dân tộc, ông đòi loại bỏ chế độ đó.

Page 32: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

32

Với những tư tưởng cực kỳ “phản động” như vậy, dĩ nhiên ông không tránh được sự trừng phạt. Và người ta đã bắt ông, khi ông ra Bắc thăm gia đình vào đầu tháng 12 năm đó. Ngày 22 tháng 8 năm 1996 ông bị đưa ra tòa về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật của quốc gia” và lãnh án 12 tháng tù. (2) Ngày hôm trước ông bị bắt, thì ngày hôm sau công an đến khám nhà ông ở Đà Lạt, mang đi hàng ngàn trang tài liệu. Tưởng cũng nên nêu lên sự kiện là chỉ trước đó mấy ngày ông đã trả lời một cuộc phỏng vấn của đài VNCR ở California liên quan đến những tác phẩm của ông. Và người ta có thể nghĩ đây cũng là một cái cớ khác khiến ông bị bắt.

Tin HSP bị bắt đã được nhiều tờ báo hải ngoại loan tin, bình luận và trích dẫn các bài viết của ông, trong số đó, tại Đức có các tờ Bản Tin Đức Quốc, Cánh Én, Sinh Hoạt Cộng Đồng, Hy vọng, Dân Chủ cho Việt Nam, Forum, Viên Giác, Lá Thư Đông Âu, Thiện Chí; tại Pháp có các tờ Thông Luận, Tin Nhà, Việt Nam Liên Minh, Nhân Bản, Diễn Đàn; ở Hoa Kỳ có các tờ Kháng Chiến, Xây Dựng, Thế Kỷ 21, Ngày Nay, Người Việt v.v… Cộng Đồng Người Việt ở Đức còn tổ chức tuyệt thực, biểu tình trước sứ quán Việt Cộng tại Bonn trong hai ngày 21 và 22 tháng 12 để đòi trả tự do cho Hà Sĩ Phu và các tù nhân chính trị khác. (3)

Ngày 4 tháng 12 năm 1996 ông được phóng thích. Tại sân bay Tân Sơn Nhứt (Saigon) và Liên Khường (Đà Lạt) ông đã được bạn bè và những người ngưỡng mộ ông chờ đón với những bó hoa và cả câu đối, mặc dù vợ ông và rồi chính ông đã gọi điện thoại can ngăn không muốn ai vì ông mà có thể bị liên lụy. Nhưng sự thực chẳng có chuyện gì, vì đó chỉ là những người không biết sợ nhưng cũng không dụng tâm gây rối.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Lan trong những trang nhật ký thường ngày, mà số lớn đã được đăng tải trên tờ Tin Nhà ở Paris, đã kể ra một số tên trong những người đón ông ở Saigon như sau: linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Thanh Vân, Bùi Minh Quốc (4), Lữ Phương , Xuân Sách, họa sĩ Minh, bác sĩ Đỗ Thị Văn (chị Đỗ Trung Hiếu), Hồ Hiếu, ông La văn Lâm và một người bạn của Hà Sĩ Phu. “chỉ có thế thôi, nhưng 12 bạn bè ngồi cùng bàn thì có Nam, có Trung, có Bắc, có Bắc Kỳ chín nút (54), có Bắc Kỳ hai nút (75), có Phật tử, có Công Giáo, có Cộng Sản, có không Cộng Sản, Cộng Sản còn trong đảng, Cộng Sản đã chào biệt đảng hay đã “được” khai trừ, người viết văn, người làm thơ có, người viết báo, người dậy học có, họa sĩ có, bác sĩ có, sĩ quan bộ đội hồi hưu cũng có. Cùng ngẩng cao đầu chung quanh anh chị Hà Sĩ Phu vẫn ngẩng cao đầu.”

Với những ý kiến và lập luận của ông trong ba văn kiện vừa kể, HSP đã làm cho một số bạn bè, văn nghệ sĩ trong cũng như ngoài nước thán phục. Có người gọi ông là biểu tượng của trí tuệ. Người khác khi nói đến ông thường nói hiện tượng Hà Sĩ Phu, tuy cũng có người phê bình ông không đánh giá Mác đúng mức. Chúng tôi xin trích dẫn một ít hàng trong ba văn kiện vừa kể để xem tác giả đã phán xét thế nào về chủ nghĩa Mác, về nền chính trị chuyên chính vô sản, về công và tội của đảng Cộng Sản Việt Nam và của cá nhân ông Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng để xem ông đề xuất những gì và khả năng thực hiện những đề xuất đó ra sao.

Chủ Nghĩa Mác-xít “Ở nước ta, hệ tư tưởng Mác-xít cũng không khác gì một “quốc giáo”, thực chất chỉ là

biến tướng của tư tưởng phong kiến” (trang 116) (3). “Lý thuyết (Mác-xít) ấy như một cô gái cực đẹp nhưng lẩn thẩn, chắc chắn sẽ được người ta vồ lấy và sau đó tất yếu là sự phản bội” (trang 123)

“Lý luận Marx-Lenine rất có lợi trong việc động viên, tổ chức lực lượng đánh giặc, chống ngoại xâm, nhưng rất bất lợi trong việc hòa giải dân tộc, bất lợi trong việc xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị và kinh tế thị trường.” (108)

“Học thuyết Mác-Lê không phải là cái gì cao xa chưa tới mà chỉ là cái hoài vọng đã bị vượt qua, chỉ là biến tướng mới mang cái mốt công nghiệp của chủ nghĩa phong kiến đã bị

Page 33: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

33

lịch sử vượt qua trước đây nhiều thế kỷ. Nó không phải là thứ cẩm nang dẫn đường đầy tính súc tích huyền bí đến mức hàng thế kỷ sau chưa có ai hiểu đúng, mà chỉ là những dự đoán lẩm cẩm không bao giờ có thực trên đời.” (trang 140)

“Bên tai mọi người hình như luôn nghe thấy lời ám thị: “Hãy coi chừng ! Không được trái ý Mác Lê! Hãy coi chừng! Không được trái ý Mác Lê!” Mác Lê thế nào mấy ai biết? Có khi Mác Lê giống mấy ông công an, giống bà trưởng phòng tổ chức, giống khoản lương hưu, giống xấp đô-la, giống những kỷ niệm kinh hoàng một thời đói rách, giống ngôi biệt thự với chiếc xe con, giống két bia lon với cô thư ký, hoặc có khi chỉ là một cái bóng ma rất thiêng trên bàn thờ… Mác Lê muôn màu muôn vẻ, nhưng đã thành một ám thị tập thể. Trong khí quyển thôi miên ấy con người phải quên nhân cách, đặc biệt là cấm không được hổ thẹn.” (trang 165-166)

“Toàn bộ cái gọi là “chủ nghĩa xã hội khoa học” chẳng qua là một Đại ngụy biện, nhằm biện minh cho một ảo ảnh. Học thuyết ấy đi vào xã hội và con người Việt Nam không qua vọng gác của trí tuệ.” (trang 179)

“Ngụy biện này tận dụng triệt để những thành quả trong quá khứ của cuộc chiến tranh vệ quốc, tận dụng tâm lý sau chiến tranh muốn yên thân và khát khao cuộc sống vật chất và tận dụng thói quen phục tùng vô điều kiện của dân. Tóm lại là tận dụng tình trạng dân trí thấp để không đổi mới mà vẫn đổi mới, để nói “đổi mới của dân, do dân, vì dân” mà thực ra là “đổi mới của mình, do mình, vì mình” để miệng nói “định hướng xã hội chủ nghĩa” mà tay làm “định hướng tư bản chủ nghĩa” (180)

“Cuộc đấu tranh giai cấp “một mất một còn” luôn gắn liền với bạo lực và chiến tranh, nó sẵn sàng mua chiến thắng bằng cách hủy diệt môi trường (như “dẫu phải đốt sạch cả dẫy trường sơn”!) hủy diệt những công trình văn hóa (như chính sách tiêu thổ kháng chiến), và hủy diệt con người (“đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”, “Tổ quốc hay là chết”, và cả chục triệu người Việt Nam đã thành vật hy sinh cho một cuộc chiến….) thì dẫu có anh hùng và chính nghĩa đến đâu cũng chỉ là những trào lưu có tính văn hóa thấp. Khi nào vươn được tới tầm văn hóa cao hơn, người ta sẽ thấy những chiến thắng ấy thật là đáng ghê sợ. Lúc ấy hồi tưởng lại những bà mẹ đã tự hào vì cống hiến cả chồng và bảy, tám người con cho cách mạng, người ta sẽ rùng mình hơn là kính phục.” (trang 156-157)

“Ngày bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước … thì chủ nghĩa Mác Lê-nin được bác coi là con đường là phương tiện giúp dân ta đi đến đích đó. Nhưng rồi dần dần lại xuất hiện tín ngưỡng “dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa!” Lạ như vậy đấy. Chủ nghĩa với tư cách là con đường, là phương tiện thì nó là cái để ta dùng chứ sao lại để ta thờ? Nhưng dù gì đi nữa thì hậu quả nguy hiểm vẫn là ở chỗ: Khi cái phương tiện đã thành cái mục đích thì lẽ tự nhiên cái mục đích (ở đây là dân tộc) đổi chỗ để thành cái phương tiện(!) (trang 38)

“Nhưng điều thú vị là ở chỗ việc nhìn nhận lại một số điểm trong học thuyết của Mác không làm giảm đi sự tôn kính của ta đối với Mác. Chúng ta hãnh diện là đã có Mác là một người khổng lồ nhân từ cho ta được phép đứng lên vai.” (trang 40)

“Chủ nghĩa Mác-Lê ngay từ đầu đã được Nguyễn Ái Quốc coi là “con đường” là “phương tiện”, là “cái cần thiết cho chúng ta”, thì nó không thể quý hơn “chúng ta” được.”

“…Ta biết ơn chiếc thuyền nan (M.V. viết thẳng để nhấn mạnh là HSP không coi chủ nghĩa Mác ra gì, chỉ là một thứ thuyền nan mỏng manh, ọp ẹp) đã đưa ta qua sông, nhưng sang bờ rồi mà cứ cắm cúi mang “chiếc thuyền Mác xít chỉ huy” trên lưng như cái mai rùa, thì tránh sao khỏi bị người ngoài đàm tiếu và người thân nghi ngờ rằng có sự che đậy hay cất giấu cái gì trong đó? Cái “hành trang khác người” ấy quả tình không còn ích lợi gì cho Dân tộc, có trút bỏ được mới mong tự giải thoát, để được lâng lâng, nhẹ nhàng, rảo bước cho kịp bạn bè trên đường thiên lý.” (trang 112)

Về chuyên chính vô sản và đảng của giai cấp vô sản:

Page 34: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

34

“Cái chất phong kiến gia trưởng thời vua chúa chưa kịp tẩy rửa bởi một nền dân chủ đã tìm thấy chỗ đứng rất “ngon lành” trong hệ chuyên chính “dân chủ tập trung”.

“Cái chất Đức trị sặc mùi tam cương ngũ thường chưa bị thanh toán đã tìm thấy sự đồng điệu trong một thể chế “ý thức trị”, một thứ Đức trị mới toàn những Nghị quyết, những Cương lĩnh, Thường vụ…” (trang 141-142).

“Sau khi đã đưa được Đức lên vị trí tối thượng, cụ Hồ mới cho Đức mang cái nội dung cốt tử của chuyên chính vô sản: chữ TRUNG! Mà “trung” là phải “trung với Đảng”! Rồi mới “hiếu với Dân!” v.v…

“Tuy Dân có được kể đến ở ngôi vị thứ nhì, nhưng rồi lại có mệnh đề “Đảng với Dân là một”. Tuy được là một, nhưng ngồi chung vào cái ghế này “Dân” sẽ bị “Đảng” thôn tính, vì dân phải nhớ rằng Đảng luôn là người “lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối”! Thế thì Dân còn chỗ nào mà đứng? Thương thay cho dân đã thực sự trở thành con đỏ, được ru, được nựng, được bế ẵm, hết chỗ này sang chỗ kia, nhưng có cái bầu sữa thì ở trong tay “mẹ hiền” mất rồi, không khóc thì Đảng không cho bú, mà liệu có dám khóc không, khi “mẹ hiền” cầm sữa lại cầm cả roi!” (trang 144)

“Vừa ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TIỀN. Trái ý “Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TAI! Chọn đường nào thì chọn!

“Trí thức Việt nam nhậy bén, họ hiểu ý đảng, nên chẳng dại gì mà chọn chữ TAI, cứ chọn con đường có hình bác Hồ chỉ lối, để “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” … thì “đánh đâu thắng đấy”! “Cứ có bác Hồ trong tay là sai khiến được ráo, chuyên chính vô sản chỉ nghe lời bác Hồ”! Người Việt ngày nay nói về đồng tiền cách mạng một cách rất đạo đức như thế!

“Đấy là đạo đức mà xã hội Mác Lê đã dạy họ.” (trang 147) “Thử hỏi cái mà các anh cho là vững mạnh vô địch kia là cái gì? Chủ nghĩa Mác Lê

chăng? Tư tưởng Hồ Chí Minh chăng? Xin thưa những bảo vật thiêng liêng kia chỉ còn cái vỏ bày triển lãm thôi, ruột gan bên trong bị đánh tráo xong từ lâu rồi.” (tr.196)

Về ông Hồ Chí Minh Sau khi nêu lên mặt tích cực là dựa vào chủ nghĩa Mác Lê để tranh đấu thắng lợi cho

cách mạng tháng tám và kháng chiến chống Pháp thành công, tác giả nói về mặt tiêu cực như sau:

“Song đáng tiếc là sự nghiệp Hồ Chí Minh đã không đi tiếp vào con đường dân tộc hòa bình sáng lạn. “Mặt tiêu cực của cuộc gặp gỡ giữa dân tộc Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng với trào lưu Cộng Sản là đã du nhập vào đất nước mình một mô hình xã hội chủ nghĩa không tưởng, đặt căn bản trên ý thức hệ phong kiến tân thời, một “thiên đường” trại lính Mao-ít, nên nước Việt Nam độc lập đã không bắt kịp trào lưu canh tân của thế giới mà trở thành nạn nhân bi đát nhất của cuộc chiến hai phe của các nước lớn.” (trang 148)

“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành công trong một sự nghiệp lớn, nhưng lại không thành công trong một sự nghiệp lớn hơn, bao quát hơn…

“Do bản năng nhạy bén, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy từ trào lưu Cộng Sản sức mạnh ghê gớm cần phải sử dụng, và cũng linh cảm thấy trong đó có điều phải cảnh giác, nhưng điều kiện chủ quan cũng như khách quan đã không cho Nguyễn Ái Quốc đủ nhận thức hệ thống để phân định vấn đề tận gốc, nên đã sa vào thiên la địa võng của một đại bi kịch nhân loại mà những nước khôn ngoan hơn đã tránh được. Dùng âm binh rồi không điều khiển nổi âm binh, để lại bi kịch cho dân tộc cũng như bi kịch cho cuộc đời của riêng mình.” (149)

Về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước:

Page 35: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

35

Đây là một nỗ lực đáng kể của tác giả “Chia tay ý thức hệ”. Tuy ông để trong ngoặc đơn, làm như không quan trọng, nhưng lại là một nhận định hết sức quan trọng trong bối cảnh lịch sử được viết lên theo nhãn quan các người Cộng Sản. Ông viết:

“(Để bao quát hơn nên gọi là cuộc nội chiến Nam Bắc lần thứ hai, lần thứ nhất là Trịnh Nguyễn phân tranh.)”

Với câu vừa nêu, Hà Sĩ Phu phủ nhận cái gọi là cuộc chiến chống Mỹ. Cùng với sự phủ nhận này, như một hệ luận tất yếu, ông ngầm kết án mọi cố gắng của miền Bắc nhằm “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào.” Đối với ông đó chỉ là cuộc chiến “nồi da nấu thịt.” Để khỏi phải kết tội “anh hùng” Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản, là điều có thể đưa ông vào Hỏa Lò, Hà Sĩ Phu đã trưng dẫn Lê Xuân Tá để đổ hết tội lên đầu Lê Duẫn và Lê Đức Thọ như sau:

“Xin hãy bình tĩnh để tham khảo ý kiến của ông Lê Xuân Tá, một cán bộ của ủy ban khoa học nhà nước, những năm 60: “Khát vọng của Lê Duẫn là phải làm một cái gì hơn cả Điện Biên Phủ, để vượt trội cả Hồ Chí Minh lẫn Võ Nguyên Giáp. Khát vọng đó được Lê Đức Thọ đồng tình. Lập trường chủ chiến có nguồn gốc sâu xa như vậy…Nếu không phát động được cuộc chiến tranh ở miền Nam, thì cả Lê Duẫn lẫn Lê Đức Thọ chưa nắm được thế thượng phong trên vũ đài chính trị. Tháng 11 năm 1960 Lê Duẫn phát động phong trào Đồng Khởi, đặt cả nước và ban lãnh đạo ở thế đã rồi.” (trang 182)

Về cộng đồng người Việt Hải Ngoại “Hai triệu người Việt ở nước ngoài là một nhân tố có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp

đổi mới đất nước. Lịch sử hình thành cộng đồng người Việt hải ngoại này là một quá trình sàng lọc khiến nó có những ưu điểm mà không một quốc gia tự nhiên nào có được. Sàng lọc về trình độ người ra đi và sàng lọc về trình độ của quốc gia mà người ấy đến sinh sống. Về nhiều mặt, nếu lấy trình độ trung bình trong nước làm chuẩn, thì những người Việt ra đi nói chung có trình độ cao hơn, trong đó không ít người tài giỏi và giữ bền tấm lòng với đất nước, lại được sống trong những nước tiên tiến nhất. Tuy bị hạn chế bởi nhược điểm phân tán, phân ly, nhưng cái tổng lực khổng lồ ấy nhất định sẽ có những đóng góp đặc biệt cả về xây dựng kinh tế lẫn xây dựng dân chủ.” (trang 192)

Sau khi được tin tướng Trần Độ bị đảng khai trừ vào đầu năm nay, Hà Sĩ Phu đã cùng với Lữ Phương gửi cho viên tướng này mỗi người một lá thư bày tỏ cảm nghĩ của mình, vừa để tỏ tình cảm thông, vừa để góp thêm ý về lập trường của một người đã từng theo đảng lâu năm. Tiêu đề của bức thư là “Chia vui với bác Trần Độ.” (5) Nguyên hai chữ chia vui đã đủ nói hết ý nghĩa của lá thư. Tại sao lại vui? Vì không phải bị khai trừ. Mà là “được khai trừ”, được thoát ra khỏi đảng. Chỉ nguyên cái tiêu đề đó đã nói lên hết sự đánh giá đảng của HSP. Nhưng để yên ủi và trấn an Trần Độ, cũng như gián tiếp trấn an những người đã từng phục vụ đảng trong một thời gian, HSP đã đặt ra một ranh giới rõ rệt, đồng thời cũng cố dung hòa chủ nghĩa Mác-Lê với chủ nghĩa yêu nước trong những hàng chữ rành mặch như sau:

“Trong quan hệ mục đích phương tiện thì yêu nước là mục đích, phong trào Cộng Sản là phương tiện. Trong quan hệ trao đổi năng lượng thì chủ nghĩa Mác-Lê đã ký sinh trên nguồn năng lượng vô tận của chủ nghĩa Yêu nước.”

Ông ngụ ý trong những hàng kế tiếp: nếu có một “tấm lòng Cộng Sản” thì những người Cộng Sản cần phải gạt bỏ cái cây tầm gửi (“ký sinh”) kia đi đừng để nó ăn bám vào lòng yêu nước của mình. Như vậy, cũng như trong các bài viết của ông trước đó, HSP không dám phủ định hoàn toàn công dụng, trong quá khứ, của chủ nghĩa Mác-Lê và của Đảng, có lẽ vì ông còn sợ, còn cần thủ thế.

Ký giả Mõ Bà trong một số báo gần đây trên tờ Phụ Nữ Diễn Đàn đã nêu lên một câu đối của Hà Sĩ Phu phê bình đảng một cách văn vẻ về thái độ sợ “diễn biến hòa bình” như sau:

Page 36: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

36

“Nhà vô địch luôn sợ địch vô nhà” và đồng thời cho đăng câu đối của một độc giả L: “Đảng độc tài chỉ có tài độc đảng” . Trong bối cảnh đòi dân chủ đa nguyên đa đảng, chắc hẳn “đảng ta” nghe thế cũng nhột

nhạt lắm. Nhận xét về tác giả và cố gắng lật hòn đá tảng của ông Căn cứ vào tin từ trong nưóc cũng như ở hải ngoại và những gì chính tác giả đã cho

biết, thì HSP phải là con người đặc biệt. Không phải dòng giống trí thức, cũng không phải con ông cháu cha, lại không phải đảng viên mà ông được đi du học ngoại quốc, đậu tới phó tiến sĩ sinh học, lại có khả năng lý luận của một nhà khoa học về xã hội, dám là người đầu tiên trong chế độ đứng lên phê bình chủ nghĩa Mác, phê bình đảng, phê bình một cách khéo léo cả lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh. Nhất là, mặc dù những tư tưởng cực kỳ “phản động” như vậy, ông ta vẫn không bị thủ tiêu, mà chỉ bị án 12 tháng tù rồi được thả để chỉ còn bị “giam lỏng”.

Điều đó khiến có nhiều người nghi ông là “cò mồi”, “chống cuội”. Nhưng thiết nghĩ đó chỉ là mối nghi ngờ dè dặt thường lệ do kinh nghiệm “Cộng Sản là vua mánh lới”. Dầu sao đọc ông những người chống Cộng cũng thấy có nhiều điều đáng khâm phục, tuy chưa hoàn toàn hài lòng, vì ông vẫn còn kiêng nể ông Hồ, ông Mác phần nào, có lẽ cũng chỉ để thủ thế, dùng đấy như lá bùa hộ mệnh chống lại sự hãm hại của cái đảng còn đầy quyền lực.

Tác phẩm “Chia Tay Ý Thức Hệ” đúng là một tham vọng quá lớn. Bởi vì Mác là một triết gia (mặc dầu có nhiều người không đồng ý), một kinh tế gia, một nhà cách mạng xã hội đã từng làm rung động Âu Châu vào nửa cuối thế kỷ trước. Chủ nghĩa Cộng Sản, tuy nay đã chứng tỏ là ảo tưởng, vô nhân, thất bại, nhưng đã từng lôi cuốn, mê hoặc nhiều nhà trí thức, làm nguồn cảm hứng cho nhiều nhà ái quốc đi vào con đường giành độc lập cho xứ sở. Vậy mà chỉ để hơn trăm trang giấy nhằm triệt hạ những thứ đó bằng một số biện luận cô đúc, vắn gọn, thì dĩ nhiên không thể nào làm vừa ý những nhà nghiên cứu thận trọng.

Tác giả vừa là nhà khoa học thiên nhiên, vừa ham thích xã hội học, lại có óc lãng mạn của một nhà thơ, không thoát khỏi lối lập luận khó hiểu của một bộ óc muốn diễn đạt tư tưởng của mình với một sắc thái riêng. Vì vậy phê bình ông không phải dễ.

Dĩ nhiên chúng tôi không có ý bàn đến lối suy luận của ông, vẫn còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi duy vật biện chứng, và chưa thoát hẳn khỏi những tư tưởng được nhồi nhét hàng chục năm bởi tuyên truyền của Cộng Sản quốc tế cũng như quốc nội. Bàn đến đức trị, phong kiến, Khổng giáo, quốc giáo, duy vật, duy tâm …là những thứ đòi hỏi lật lại cả một kho tàng văn học và triết học từ cổ chí kim từ đông sang tây. Cả trăm trang sách cũng không nói hết ý để có thể thuyết phục được ai. Hơn nữa những vấn đề đó đã được nhiều nhà phê bình triết học và chính trị học bàn đến đầy đủ và đã được kiểm chứng bằng thực tiễn, trong đó phải kể đến sự sụp đổ đồng loạt và nhanh chóng của khối Cộng Sản Đông Âu và Liên Xô vào cuối thập niên trước và đầu thập niên này. Vì vậy chúng tôi chỉ xin hết sức tóm tắt những kết luận cơ bản của tác giả về một số vấn đề cụ thể có tác dụng đối với quảng đại quần chúng, tránh mọi khía cạnh chuyên môn rắc rối trừu tượng. Những lời trích dẫn từ tác giả đã được chúng tôi lựa chọn theo mục đích đó.

Trước hết tác giả ví chủ nghĩa Mác như một cô gái cực kỳ xinh đẹp nhưng ngớ ngẩn, ai thấy cũng phải vồ ngay lấy, nhưng chắc chắn rồi sẽ phản bội. Nó hấp dẫn vì nó hứa hẹn thiên đàng. Nhưng kết cuộc là “thiên đàng mù”. Đó là ảo tưởng. Một chủ nghĩa không tưởng.

Page 37: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

37

Chủ nghĩa đó không tưởng vì nó chối bỏ quyền tư hữu là quyền gắn liền với bản tính con người. (Có người sẽ bĩu môi: “Không tưởng thôi à? Phải nói phi nhân, bất nhân, vô nhân đạo, dã man mới đúng!” Điểm này chúng tôi sẽ xin bàn ở chương cuối.)

Nó không tưởng vì coi nhẹ con người. Với nó con người trong xã hội chỉ là những chiếc đinh ốc, những bánh xe… trong một guồng máy. Nó chủ trương cuộc sống loài người là một cuộc đấu tranh không ngừng giữa các giai cấp. Nhưng giai cấp là thứ gì không có thực. Thiên nhiên không tạo ra giai cấp, mặc dầu vẫn biết Mác đã đựa vào thuyết biến hóa của Darwin để làm cơ sở cho lập luận đấu tranh giai cấp của ông.

Từ chủ trương đấu tranh giai cấp, nó dẫn đến chủ trương tiêu diệt giai cấp đối địch. Bạo lực, chiến tranh là không tránh được để đưa loài người đến “những thiên đường mù”.

HSP cũng phê phán sự đánh giá sai lạc của Mác đối với giá trị lao động đặc biệt là giá trị thặng dư. Ông đã phân tách kỹ yếu tố này, coi như cốt lõi của chủ nghĩa Mác về kinh tế, và xã hội.

Tóm lại tất cả những điều trên đều đã được các nhà phê bình Mác từ một thế kỷ nay nêu lên và chứng minh đầy đủ. Tác giả chỉ nói lại với một thứ “phương pháp luận” riêng và với những thuật ngữ khá lạ tai. Nhưng lời nói của ông có tiếng vang lớn vì là lời nói phát ra từ trong lòng chế độ, nơi từ trước tới nay chưa ai dám nói và ít ai dám nghĩ. Nó có sức hấp dẫn lớn. Vì vậy nó không được phổ biến trong nước. Người trong nước biết được nó qua đường vòng từ trong nước ra hải ngoại, rồi từ hải ngoại vọng về. Nhưng đáng buồn là cũng chỉ một số ít người ở các thành phố lớn biết một cách mơ hồ thôi. Còn ở các nơi khác thì như chính ông đã nói với đài VNCR

“Đối với số đông dân cư ở các vùng nông thôn, miền núi, thì người dân chưa biết cái gì tồn tại ở trên đời ngoài đảng Cộng Sản Việt Nam”!

Để gián tiếp kêu gọi giải thể chế độ và đảng Cộng Sản, Hà Sĩ Phu đã nêu lên một hình ảnh rất sống động vừa thiết thực vừa có tính chất châm biếm là cái thuyền nan cần phải bỏ đi sau khi đã qua sông. Một cách cụ thể ông đề nghị nâng cao dân trí và công khai hóa mọi việc. Đó là một thách đố đối với nhà cầm quyền hiện nay. Vì để nâng cao dân trí ông đòi cho tự do báo chí. Ông thách nhà cầm quyền cho phép chỉ hai tờ báo tư nhân, một ở miền Bắc và một ở miền Nam, để đương đầu với từ 300 tới 500 tờ báo của đảng và chính quyền.

Nếu không đặt nặng vấn đề lý luận và tư tưởng mà chỉ quan tâm đến tính thời sự chính trị thì không thể nghi ngờ lập trường chống Cộng của HSP. Ông đòi từ bỏ chủ nghĩa Mác, bỏ tệ nạn sùng bái cá nhân, từ bỏ sự lãnh đạo của đảng. Ông cũng lên án cuộc chiến tranh gọi là “chống Mỹ cứu nước”. Nhưng, để tỏ vẻ công bằng và không cực đoan, cũng như phần đông các nhà trí thức trong nước, đã từng theo kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, ông cho rằng đảng có công trong việc đánh thắng thực dân Pháp. Ông cũng không dám phủ nhận công của chủ nghĩa Mác đã là con đường, là phương tiện hữu hiệu trong công cuộc kháng chiến thắng lợi đó. Cũng như ông vẫn công nhận dầu sao ông Hồ Chí Minh vẫn là con người đạo đức, có công trong việc giành độc lập cho tổ quốc. Vì đó cũng là ý kiến của nhiều tác giả được chúng tôi trưng dẫn trong soạn phẩm này, nên chúng tôi sẽ xin được bàn đến trong chương tổng kết.

Tác giả đã để nhiều trang sách nói về tính ngụy biện của học thuyết Mác và châm biếm cay độc những lập luận và hành vi của lãnh đạo đảng. Dẫn người đọc đến chỗ phải kết luận: chỉ còn cách phải phế bỏ sự lãnh đạo ngu xuẩn và lưu manh đó, theo từ ngữ của Vũ Thư Hiên.

Có sống ở trong nước với Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Ngọc Lan, hàng ngày thấy văn nghệ sĩ, vì sợ, vì nồi cơm, vì bị bưng bít, chỉ biết nói theo đảng, thì mới thấy sự dũng cảm của Hà Sĩ Phu, dám nói lên một số điều mà người khác không dám nói. Nếu vì thế mà Nguyễn Ngọc Lan hay Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự có ca tụng ông, bốc ông lên như một “biểu tượng” cũng không nên bảo họ tâng bốc nhau. (6)

Page 38: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

38

Một điều mà chúng tôi muốn nêu lên trước khi kết thúc chương này đó là sự việc ông Hà Sĩ Phu bị bắt trong một bối cảnh tranh chấp nội bộ giữa hai nhóm “đảng quyền” và “nhà nước quyền” vào lúc ấy. Nhóm đảng quyền gồm những tay bảo thủ trong đảng như Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan chủ trương cố bám lấy chủ nghĩa Mác Lê, xhcn, chuyên chính vô sản. Trong khi nhóm “nhà nước quyền” gồm những tay chủ trương đổi mới để mở rộng liên hệ với thế giới bên ngoài như Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Trần Đức Lương, Võ Oanh.

Hà Sĩ Phu bị bắt được hai ngày thì Lê Hồng Hà cũng bị bắt. Nếu ông trước bị bắt “quả tang” mang bức thư tối mật của Võ Văn Kiệt, thì ông sau bị bắt vì có dính líu đến việc ông ta đã cùng với Nguyễn Trung Thành, (thuộc ban tổ chức trung ương đảng, trực tiếp dưới quyền Lê Đức Thọ, khi ông này đứng đầu ban tổ chức trung ương đảng, đầy thế lực và thực quyền, và ông Thành cũng chính là người thụ lý vụ án “xét lại chống đảng vào thời 1967”) vận động xét lại vụ án để minh oan cho các nạn nhân. Cả hai ông Nguyễn Trung Thành và Lê Hồng Hà đều vì thế mà đã bị khai trừ khỏi đảng. Vì chuyện này có liên hệ đến tranh chấp nội bộ và vụ án xét lại hơn hai chục năm trước là vụ án làm chia rẽ đảng, mở ra một kẽ hở có triển vọng dẫn đến sự sụp đổ chế độ, nhưng sự sụp đổ vẫn không xảy ra, nên chúng tôi sẽ xin bàn đến trong chương tổng kết, sau khi đã ghi nhận, phân tích ý kiến của nhiều tác giả được trưng dẫn trong soạn phẩm này.

Chú Thích (1) Bút hiệu này không có nghĩa là sĩ phu Bắc Hà, như Đào Duy Tùng giải thích khi phê

bình ông, hay sĩ phu Hà-nội như người ta có thể hiểu. Nó chỉ có nghĩa như là một câu hỏi, một lời than: sĩ phu, kẻ sĩ đâu rồi, hay như ông cho biết: “Thế nào là sĩ phu”? “Ai là sĩ phu”?

(1 bis) Các tác giả phần nhiều không có tên tuổi, trừ Quang Cận, cấp đại tá, tổng biên tập tờ Quân Đội Nhân Dân.

(2) Ngày 22-8-1996. Theo vợ ông là bà Đặng Thị Thanh Biên thì ông Tụ đã khai tại tòa (nguyên văn lời bà trong thư khiếu nại gửi các cơ quan công quyền ngày 30 tháng 9 năm 1996): “Ngay trang đầu của bản cáo trạng đã ghi bắt quả tang tôi đã có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật của nhà nước là sai hoàn toàn với thực tế. Lúc đó tôi đang đi xe đạp về phía Bờ Hồ thì có hai người ngồi xe gắn máy rượt sát tông vào xe làm tôi ngã. Tôi chưa kịp đứng dậy vững thì có người giật túi, tôi kêu lên , lúc đó thấy có đông người trong đó có công an vây quanh. Công an dẫn tôi và người giật túi về đồn công an phường Hàng Bài. Kẻ giật túi được ngồi yên. Một người công an giật túi tôi đòi xem có mất gì không. Tôi nói tôi không mất gì cả. Nhưng người công an vẫn giằng túi tôi lục soát và lập biên bản là tôi đã có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Thật là vô lý! Cứ làm như tôi là gián điệp biệt kích bị bắt quả tang đang mở khóa kho lưu trữ hồ sơ quốc gia”

(3) Tờ “Viên Giác” ở Đức số 84 tháng 12 năm 1994 có đăng bài của Tâm Tràng Ngô Trọng Anh viết về bài tiểu luận của Hà Sĩ Phu trong đó có câu: “Diệu Âm của Hà Sĩ Phu vỏn vẹn chỉ có vài trang chuyền tay mà làm thất kinh bát đảo toàn bộ “cỗ máy nghiền” văn hóa trí thức của Đảng”

(4) Số trang trong ngoặc đơn ở chương này là theo cuốn Hà Sĩ Phu tuyển tập do Thế Kỷ 21 xuất bản tại California tháng 1 năm 1996.

(5) Khi nhà thơ Bùi Minh Quốc, người bạn của Hà Sĩ Phu cùng ở Dà Lạt, bị khai trừ, ông cũng có sáu câu lục bát gửi bạn:

“Cộng Trừ Nhân Chia” (Tặng BMQ ngày bị khai trừ): Nghe tin cậu bị khai Trừ Tấm lòng Cộng Sản có dư vẫn bền. Lòng nhân ví được Nhân lên

Page 39: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

39

Chia cho thiên hạ làm duyên bạn bầy! Chạnh lòng, nhớ thuở thơ ngây. Nhân Chia chưa biết, loay hoay Cộng Trừ!

(6) Ông Nguyễn Minh Cần lưu vong ở thủ đô Liên Bang Nga, sau khi đọc bài của HSP về hoàn cảnh BMQ “bị hành hạ, tra tấn, nhục hình đối với thể xác và tâm hồn” (Mỗi ngày phải viết hai bài tự kiểm, MV) trên tạp chí Thế Kỷ 21 tháng 1-1999. và một câu đối của Hà Sĩ Phu nhân ngày sinh của BMQ, đã viết cho HSP một lá thư dài để chia sẻ quan điểm và cổ võ HSP và các người bạn cùng chí hướng của ông ở trong nước. Đồng thời ông Cần cũng hưởng ứng lời kêu gọi tìm vế thứ hai cho câu đối, mặc dù “thú thật vốn chữ Hán của tôi không bằng cái trứng muỗi”. Hai vế đối của Hà Sĩ Phu và Nguyễn Minh Cần như sau:

Minh Minh Quốc đối Sĩ Sĩ Phu Cầm Minh Quốc bất minh đối Đả Sĩ Phu vô sỉMinh nhật kê minh đối Sĩ khí chí sĩ Minh Quốc phục đối Sĩ Phu Vinh

Chương 5 Đêm Giữa Ban Ngày

của Vũ Thư Hiên “Đêm Giữa Ban Ngày” (1) là cuốn hồi ký viết về những gì xảy ra trong tù Cộng Sản

giữa tác giả và tên cai tù và từ đó về những gì xảy ra trong đầu tác giả nhân những cuộc hỏi cung, liên quan đến “nhóm xét lại chống đảng”, rồi từ đó về cả những nhân vật khác trong chế độ Cộng Sản miền Bắc. Khung cảnh thời gian, không gian rất nhỏ hẹp. Nhưng nội dung tác phẩm thì rất lớn, rất đa dạng: đề cấp đến rất nhiều vấn đề, rất nhiều sự việc và rất nhiều nhân vật.

Tác giả là một nhà văn, nên ông đã trình bày những sự kiện có thực một cách rất văn vẻ, linh động, sắc nét, làm cho người đọc có cảm tưởng như đọc một tác phẩm văn chương, nhờ vậy có đủ hứng thú đọc hết 767 trang sách mà không cảm thấy mệt mỏi.

Vũ Thư Hiên là con Vũ Đình Huỳnh, một trong những cận thần của ông Hồ, đồng chí và là bạn của những nhân vật trụ cột của chế độ Cộng Sản như Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp…, đã từng ngồi tù Sơn La của Pháp cùng với Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn, Đặng Kim Giang, Tô Hiệu, Kỳ Vân, Lưu Động v.v… Ông Huỳnh đã từng có thời làm bí thư cho HCM, luôn luôn ở bên cạnh họ Hồ trong thời gian thương thuyết với Pháp ở hội nghị Fontainebleau, năm 1946. Vì vậy con ông cũng đã có nhiều dịp tiếp xúc trực tiếp với hầu hết các cấp lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, từ Hồ Chí Minh trở xuống.

Với tư cách nhà văn, nhà báo ông đã quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng trong chế độ Cộng Sản và biết rõ tính tình, cũng như xu hướng chính trị của rất nhiều người trong văn giới và báo giới. Là người thông hiểu Nga ngữ, đã nhiều năm du học ở Liên Xô, ông cũng có những liên lạc với một số người Nga, nhà văn Nga. Những kiến thức của ông nhờ tính ham đọc sách đã lôi cuốn người đọc vì chúng cung cấp những thông tin rộng rãi về nhiều lãnh vực.

Tác giả khởi sự viết tác phẩm này vào mùa hè năm 1985 tại Saigon. Nó được tiếp tục ở Hà-Nội, ở Liên Xô, ở Balan, rồi hoàn tất ở Paris. Tại Liên Xô bọn “côn đồ” đã cướp bản thảo, đập máy vi tính của ông, đâm ông trào máu, cố ngăn cản không cho ông thực hiện ý định. Nhưng ông đã ôm ấp dự tính viết một cuốn sách về “vụ án xét lại chống đảng” này ngay những ngày đầu trong nhà đá Hỏa Lò (trang 295.) Trong những ngày quá đau khổ đến tuyệt vọng có nhiều lúc ông đã muốn tự sát. Nhưng “tôi phải sống sót để nói lại cho đồng bào tôi nghe về thực chất cái xã hội trong đó con người VN bị tước đoạt mọi quyền

Page 40: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

40

tự do tối thiểu mà mỗi công dân bình thường của thế giới bình thường phải có.” (trang 513).

Chính cha ông cũng là người thúc đẩy ông, góp ý với ông, trong việc viết cuốn hồi ký này. Mục đích của cuốn sách đã được tác giả nói đến rất cặn kẽ, chính xác, không thể hiểu lầm nơi những trang 303-305, và 513 vừa nêu. Tác giả hoàn thành cuốn sách này còn là để nói lên niềm hối hận của cha con ông. Sau đây là một vài đoạn nói lên niềm hối hận đó:

“Với đảng của ông, cha tôi đoạn tuyệt hoàn toàn”. - Con ạ, những ngày gần đây bố suy nghĩ nhiều về tương lai đất nước mình. Con

có biết bố đi đến kết luận gì không? Kết luận của bố là thế này: muốn cho dân tộc ta không thua kém các dân tộc khác, muốn cho đất nước được thịnh vượng, dân ta không nghèo khổ mãi thì không thể thiếu một điều kiện tiên quyết: ấy là phải gạt bỏ sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản. (M.V. tô đậm) Đảng đến nay đã hết là đội quân tiên phong của cách mạng giải phóng dân tộc rồi. Bây giờ nó trở thành chướng ngại vật trên đường phát triển của dân tộc….

“Tôi sửng sốt. Tôi có thể chờ đợi ở cha tôi bất cứ ý nghĩ nào khác, nhưng không phải ý nghĩ ấy.

“Cần phải có dũng khí vượt qua nỗi đau mới đoạn tuyệt được với quá khứ dứt khoát đến như vậy.

“- Con có hiểu vì sao lâu rồi bố không về quê không? Một hôm khác, cha tôi buồn rầu nói -Bố nhớ làng xóm lắm. Nhưng bố xấu hổ. Sau này con về nhớ nói bố xin lỗi bà con. Bố đi làm cách mạng không phải để mọi người phải sống cuộc sống như thế này. Là con người ai cũng vậy không khổ vì thiếu thốn bằng khổ vì nhục. Một chế độ hạ nhục con người không phải chế độ nhân dân ta lựa chọn.” Xóm làng mà ông Huỳnh nói đến ở đây là làng Kiên Lao (2), phủ Xuân trường, tỉnh

Nam định, sinh quán của ông. Vì “cách mạng” ông đã bỏ, chẳng những làng xóm của ông, mà cả tôn giáo của ông, đạo Công Giáo. Con ông viết rằng từ cái tôn giáo đó ông chỉ còn giữ có lời “Đức Chúa Giêsu Ki-ri-xi-tô dạy là hãy yêu người như mình vậy”. (3)

Nếu đọc không kỹ, người đọc có thể bảo tác giả chỉ nhắm mục đích đả kích bọn Duẩn – Thọ là những kẻ chủ mưu trong việc bắt giam cha con ông. Nhưng ông đã cố giữ lời cha ông dặn khi gần chết: “…Không phải vì mục đích vạch tội ai mà con làm việc này, không phải vì mục đích ấy. Mục đích lớn hơn:…” Đó là cổ võ dân chủ pháp trị, tránh độc tài. (Xin đọc tiếp giữa trang 305.) Và tôi thiết nghĩ, Vũ Thư Hiên đã làm đúng lời trăn trối của cha ông.

Vài nét về Vũ Thư Hiên: Vũ Thư Hiên sinh ngày 18-10-1933, nguyên quán Trung lao, trực Ninh, Nam định. Mẹ

ông là người Hà-nội. Năm 1945, khi mới 12 tuổi ông đã xung vào đội tuyên truyền xung phong. Bốn năm sau ông vào lính và được theo học trường lục quân Trần Quốc Tuấn. Do cương vị của cha ông bên cạnh ông Hồ, và cũng do vai trò của cán bộ thiếu nhi tuyên truyền ông có cơ hội gặp ông Hồ rất sớm và giữ những kỷ niệm về tình cảm tốt đẹp dành cho “người bác” của ông cũng như hàng tá các bác khác từng chiến đấu cam khổ bên cạnh cha ông trong thời chống Pháp. Chỉ cho đến khi ôm ấp ý định viết cuốn hồi ký này, những tình cảm ban đầu mới phai lạt và được thay thế bằng những nhận định thực tiễn chua cay.

Tuy cha ông đã bỏ đạo, mẹ ông lại là người gốc đạo Phật, và cả hai đều duy vật, nhưng mẹ ông không chống đối việc các con được các ông bác bà cô đưa đi rửa tội và xem lễ. Sau khi cha ông bị bắt lúc ông lên sáu, ông đã sống một số ngày thơ ấu ở quê nội, là nơi đã để lại trong ông nhiều kỷ niệm êm đềm tha thiết. Hồi 24 tuổi ông lại có dịp về làng và gặp lại bà cô và được nghe bà khuyên nên tránh xa Cộng Sản vì: “Cộng Sản bất nhân lắm”…(trang 248). Vợ ông khi đi du học ở Ba Lan về, với những gì nhìn thấy ở Balan

Page 41: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

41

cũng đã nhủ chồng mình không nên theo Cộng Sản vì nó “không được lòng dân.” (trang 249). Nhưng ảnh hưởng bên nội và lời khuyên của chính vợ ông không làm ông kém hăng say đi theo lý tưởng của cha mẹ. Nhất là cha ông sau khi bất mãn về những sai lầm trong cải cách ruộng đất vẫn còn bênh đảng, nói rằng đảng đã biết lỗi và sửa sai. Vì vậy, tuy không phải là đảng viên Cộng Sản như họ, nhưng ông vẫn lấy làm hãnh diện là đã ở trong hàng ngũ những người kháng chiến. Cho đến khi ông cảnh tỉnh thì đã quá muộn. Cho nên ông bảo mình “đần”, “ngu lâu”. (trang 250)

Nhờ thế lực của cha, Vũ Thư Hiên đã được cử đi học về Điện Ảnh ở Liên Xô. Chính trong thời gian du học này ông đã được chứng kiến tại chỗ việc tân lãnh tụ Cộng Sản nước này hạ bệ thần tượng Staline, mở đầu một giai đoạn mới, chủ trương “các nước có xu hướng chính trị khác nhau có thể sống chung hòa bình”.

Trong hồi ký, Vũ Thư Hiên đã nói rõ ông làm cách mạng, cũng như ông theo chủ nghĩa duy vật chỉ vì cha mẹ ông làm cách mạng và theo chủ nghĩa duy vật, vì lúc ấy duy vật là cái mốt. Vậy thôi. (trang 177)

Trong số gần chục tác phẩm của mình, Vũ Thư Hiên có nhắc đến, (trang 419), những cuốn: “Đường Số 4”, bị lên án vì chủ nghĩa ấn tượng; “Đêm mất ngủ”, bị Tố Hữu gọi là “bất mãn với chế độ hiện hành”; “Đêm cuối cùng ngày đầu tiên”, bị ông Nguyễn Chí Thanh đánh. Cuốn “Miền Thơ Ấu”, xuất bản năm 1988, được ông viết trong xà lim, bằng những cây viết mà vợ ông lén đưa cho ông trong lúc tên cai ngục ngó đi chỗ khác. Cuốn thứ năm được ông nhắc đến (trang 179) là tiểu thuyết “Pháo Đài Xanh” nói về quê nội của ông do cảm tình gắn bó với cái quê nghèo bùn lầy nước đọng hơn cái quê ngoại ở thủ đô là nơi ông sống nhiều hơn. Ngoài ra người ta cũng được biết tác phẩm đầu tay của ông là vở kịch “Lối Thoát” ra đời khi ông mới 20 tuổi. Năm 1962 ông có thêm cuốn “Bông Hồng Vàng”, dịch từ một tác phẩm tiếng Nga. Tập truyện ngắn “Đêm Mùa Xuân” của ông do nhà xuất bản Lao Động cho ra năm 1963 đã bị thu hồi vì sai lập trường.

Cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày” không biết sẽ chịu số phận gì, nếu nó được công bố ở trong nước. Chỉ biết tác giả nó đã bị đâm và chết hụt ở Liên Xô cũng vì nó.

Sơ lược nội dung tác phẩm Cuốn “hồi ký chính trị của một người không làm chính trị” mang tên “Đêm Giữa Ban

Ngày”, na ná như tên tác phẩm của Arthur Koestler mà dịch giả Daphner Hardy dịch là “Darkness At Noon”. Tác phẩm của Koestler là tiểu thuyết dựa vào người thực, việc thực trăm phần trăm. Còn ĐGBN là hồi ký có những đoạn hơi “văn vẻ” quá khiến có người bảo không phải văn hồi ký.

Sách gồm có 41 chương tổng cộng 767 trang, thuật lại cuộc đời lao tù của tác giả trong gần 9 năm trường, từ 24-12-1967 đến ngày 2-9-1976. Trong quãng thời gian đó tác giả đã lần lượt trải qua những ngày biệt giam ở xà lim Hỏa lò (Hà-nội), xà lim huyện Bất Bạt, rồi chuyển đến các trại cải tạo Tân lập (Phú thọ) và cuối cùng là trại Phong Quang gần biên giới Hoa-Việt.

Tác phẩm mở đầu như chuyện tiểu thuyết, một cảnh xi nê. Người ta đón đường bắt cóc ông đem đi biệt tăm lúc ông đang cỡi xe đạp trên đường phố Hà-nội vào một ngày hưu chiến dịp Lễ Giáng Sinh, 1967. Mãi 27 tháng sau gia đình mới được thông báo chỗ ông bị giam để thăm nuôi, mỗi năm chỉ hai lần. Người mà ông phải đối đầu trong các cuộc hỏi cung là cục phó cục chấp pháp Huỳnh Ngự được nhắc đến nhiều nhất trong cuốn hồi ký. Y tiêu biểu cho lớp cán bộ trung thành với đảng, một mẫu người trong guồng máy áp chế của xã hội “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” thời ấy. Người ta cũng thấy ở y cái mặt nạ đạo đức giả mà những lãnh tụ thời ấy thường đeo. Nhưng vốn nóng tính y đã nhiều lần đánh rớt nó trong những buổi hỏi cung khó khăn mà tác giả kiên quyết giữ vững lập trường bất khuất của mình, coi thường những lời hứa hẹn hay đe dọa của y. Tuy nhiên nhìn chung người ta phải công nhận cái tài dụ dỗ và khéo dẫn dắt tù nhân tới những điều mà y muốn. Trong

Page 42: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

42

toàn bộ, tác phẩm cho thấy cái pháp lý của chế độ là cố tạo ra bằng chứng; không được, thì dựa vào lời cung khai của nạn nhân để buộc tội. Cho nên có rất nhiều người không có tội vẫn bị xử hay bị giam. Vì, tuy cấm tra tấn, nhưng những lời đe dọa, những hình phạt cùm, phạt biệt giam trong một thời gian dài khiến nhiều người mất kiên nhẫn, đành nhận tội để được yên thân.

Điều mà các tên chấp pháp muốn moi từ tác giả là một lời thú tội, một lời khai hớ hênh, một tin tức vô tình về một người nào đó trong số những người đang bị kết vào tội “xét lại chống đảng”.

Huỳnh Ngự đã hỏi ông về cha ông, về những người có liên hệ với cha ông từ Nguyễn Lương Bằng, (trang 309),Võ Nguyên Giáp, Ung Văn Khiêm, Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Hoàng Minh Chính, Minh Tranh, (Giám Đốc nhà Xuất Bản Sự Thật) Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, (chủ nhiệm ủy ban khoa học nhà nước), Lê Quý Quỳnh (bí thư tỉnh ủy Hưng Yên)… cho đến những nhà văn, nhà báo, họa sĩ… và một lô các nhà trí thức khác… mà ông từng quen biết hay có dịp gặp mặt như Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Phan Kế An và Phan Kế Hoành (2 người con cụ Phan Kế Toại), Văn Cao, Bùi Xuân Phái (họa sỹ), Phạm Kỳ Vân, Dương Tường (nhà thơ), Mạc Lân (nhà báo), Huy Vân (điện ảnh), Vũ Huy Cương (điện ảnh), các nhà văn Hứa Văn Định, Châu Diên, Xuân Khánh, Phù Thăng vân vân…

Có lần Huỳnh Ngự hỏi tác giả về sự liên hệ giữa ông và một nhà ngoại giao Nga tên Rashit, và trong cuộc hỏi cung này y đã quyết đoán tác giả làm gián điệp cho ngoại nhân. Nhưng y không làm sao khiến tác giả nhận tội hay cung khai những điều bất lợi cho người khác.

Căn cứ vào những buổi hỏi cung của Huỳnh Ngự và những tin tác giả nhận được trước khi vào tù thì được biết những người có dính líu trong cái gọi là vụ án XLCĐ gồm có những người sau đây:

Hoàng Minh Chính, viện trưởng viện triết học; Phạm Viết, phó tổng biên tập tờ Hà-nội Mới; Kỳ Vân phó tổng biên tập tạp chí Học Tập; Minh Tranh. Giám đốc nhà xuất bản Sự Thật. Những người này, ngoài Minh Tranh chỉ bị cách chức, đã bị bắt tháng 7 năm 1967. Sau vài tháng đến lượt các ông Vũ Đình Huỳnh, vụ trưởng vụ lễ tân phủ chủ tịch, cha tác giả; thiếu tướng Đặng Kim Giang, nguyên tổng cục phó tổng cục Hậu Cần, chủ nhiệm cục hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ, rồi thứ trưởng bộ Nông trường, các ông Trần Minh Việt, phó bí thư thành ủy kiêm phó chủ tịch ủy ban hành chính thành phố Hà-nội; Nguyễn Kiến Giang , biên tập viên tạp chí Học Tập; Đinh Chân, biên tập viên báo Quân Đội Nhân Dân; Nguyễn Văn Thẩm, bí thư của thứ trưởng bộ Văn hóa Lê Liêm. Cha tác giả bị bắt vào đúng ngày sinh con, 18 tháng 10. Về ông Hoàng Minh Chính xin xem chương 2.

Tác giả đã nhân lúc bị hỏi cung về những nhân vật này để nói thêm những gì ông biết về họ, và cũng nhân lúc nêu ra tên tuổi họ, ông còn nói miên man tới những người khác, việc khác mà họ quen, biết hay có liên hệ ở một phương diện nào đo,ù khiến cho cuốn hồi ký bao gồm luôn một số chi tiết lý thú về cuộc đời của một số nhân vật. Về những nhân vật quan trọng trong bộ máy đảng và nhà nước Cộng Sản, chúng tôi sẽ dành cho mỗi người ít hàng trích dẫn của tác giả ở những trang sau.

Trong hai năm đầu khi bị giam tại xà lim Vũ Thư Hiên đã thuật lại những câu chuyện giữa ông và người bạn tù cùng xà lim tên Thành (Mỗi xà lim giam tối đa hai người). Và khi chỉ còn một mình thì ông nói chuyện về con cóc Arquelin mà ông bắt được khi nó vừa mới đứt đuôi nòng nọc.

Sau hơn hai năm tác giả được biết cha ông cũng đương bị giam trong cùng một khu và hai cha con liên lạc được với nhau qua bao thuốc lá mà người mang cơm trao cho.

Sau 27 tháng tù VTH được gặp mẹ và vợ con. Trong dịp này ông đã gửi được mấy hàng cho ông Nguyễn Lương Bằng lúc ấy nắm quyền thanh tra trong đảng và chính phủ, để xin

Page 43: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

43

can thiệp cho cha con ông. Nhưng không có kết quả. Vì ông Bằng chỉ hứa suông mà không dám! Về sau, trước khi chết ông Bằng có cho mời cha tác giả đến bên giường bệnh, “xin tha thứ”.

Những năm sau, sau khi gây gỗ, sừng sổ với chấp pháp, chửi luôn lãnh đạo, và sau mấy tuần lễ bị cùm trong xà lim biệt giam gần chết để trừng trị tội phạm thượng, ông được áp giải tới trại cải tạo lao động Tân Lập, tỉnh Vĩnh Phú. Rồi vài năm sau đó lại được chuyển tới trại Phong Quang, gần biên giới Hoa Việt. Trong hai trại cải tạo này ông được gặp một số người quen. Ông cũng gặp cả những tên tù hình sự lưu manh và cả những thiếu nhi giết người, những tù chính trị thuộc các tôn giáo, và đảng phái quốc gia.

Tại trại Phong Quang ông đã viết khá nhiều về một số phạm nhân đặc biệt người Trung Quốc, trong đó có Cố Thủ Chẩu và anh chàng Marinết, quốc tịch Trung Quốc nhưng mang dòng máu Hà Lan, một người suốt đời trung thành với đảng nhưng đã trở thành nạn nhân của đảng. Chính nhân vật này đã nói với tác giả:

“Anh thử nghĩ mà xem có biết bao nhiêu người thành tâm đi theo chủ nghĩa Cộng Sản và trở thành nạn nhân của nó.”

Những cái tên người mà tác giả nhắc đến ở những chương cuối gồm có một số tên có lẽ không lạ lắm với độc giả trong chế độ Cộng Sản, đặc biệt có Nguyễn Chí Thiện (nhà thơ nổi tiếng chống Cộng, mới được tha gần mười năm và đã được cho ra ngoại quốc, xin xem chương 13).

Một số nhận định của tác giả về chủ nghĩa Mác, về đảng Cộng Sản Việt Nam và một số nhân vật quan trọng trong các chính quyền Cộng Sản Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô.

Trước hết về chủ nghĩa Mác Vũ Thư Hiên viết: “Cả hai cái đó – chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lê-nin – hiểu đúng và hiểu không

đúng, đều không phải là chủ nghĩa Cộng Sản ở Việt Nam. Ở Việt Nam có một chủ nghĩa Cộng Sản không dính dáng gì tới Mác hoặc Lê-nin hết. Nó là chủ nghĩa Cộng Sản bình dân. Nó kêu gọi đấu tranh cho một xã hội không có người bóc lột người, một cuộc sống tự do công bằng và hạnh phúc, một địa cầu không biên giới. Đó chính là chủ nghĩa Cộng Sản mà cha mẹ tôi theo, là cái mà ông bà muốn trao lại cho chúng tôi…Chính chủ nghĩa Mác dung tục, thô thiển, chứ không phải chủ nghĩa Mác hàn lâm hay chủ nghĩa Mác cường đạo, mới là cái hữu ích cho phong trào giải phóng dân tộc. Hấp lực của nó vô cùng mạnh mẽ. Có người nô lệ yêu nước nào lại từ chối một viễn cảnh huy hoàng như thế?

“Vào thời cha mẹ tôi phần lớn những người cách mạng đều tự hào nhận mình là Cộng Sản. Chính sự lầm lẫn này về sau đã sinh ra một nghịch lý: những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam thường tỏ ra là những chiến sĩ tài ba khi họ ít được học chủ nghĩa Mác, còn khi bập bõm chủ nghĩa Mác rồi thì họ lại sa vào hết sai lầm này đến sai lầm khác.” (trang 322-323)

“Tôi hiểu các nhà lãnh đạo qua cha tôi. Phần lớn họ thuộc thế hệ cha tôi, trạc tuổi cha tôi. Họ có tiểu sử na ná như nhau, tất cả đều là những người yêu nước trước khi thành Cộng Sản. Họ nhập vào hàng ngũ Cộng Sản mà không hiểu chủ nghĩa Cộng Sản là gì. Chỉ cần biết chủ nghĩa Cộng Sản hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho công cuộc giải phóng dân tộc là đủ.” (trang 323) Về Đảng Cộng Sản Việt Nam, Vũ Thư Hiên tin rằng nó có công thực – chứ không

phải cướp công – trong việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thắng lợi mùa thu năm 1945. Nó có sức thu hút các người Việt Nam có tinh thần yêu nước, đến nỗi ông cho rằng thời đầu những người cách mạng đều cho mình là Cộng Sản! (trang 322) Nhờ có tinh thần yêu nước, các đảng viên Cộng Sản đã kiên cường chịu cực chịu khổ, hy sinh để cuối cùng giành được thắng lợi vẻ vang.

Page 44: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

44

Nhưng từ sau kháng Pháp thành công, đảng Cộng Sản đã phạm phải những lỗi lầm không thể tha thứ trong các chiến dịch giảm tô, cải cách ruộng đất, và các cuộc trấn phản đối với những người có tư tưởng khác với tư tưởng chính thống, như trong các vụ án Nhân Văn -Giai Phẩm và cái gọi là nhóm xét lại chống đảng. Cuối cùng chắc ông cũng cùng một phán xét như cha ông là phải gạt bỏ sự lảnh đạo của đảng Cộng Sản thì nước nhà mới khá. Sau đây là một vài đoạn trích dẫn:

“Một trong những điều khó hiểu đối với tôi hồi ấy là tại sao, vì lẽ gì những nhà cách mạng Việt Nam thuộc thế hệ cha chú tôi, lúc đó còn đông đúc, lại chịu chấp nhận một mô hình xã hội quỷ quái như vậy? (trang 508)

“Những người cách mạng năm xưa đã xây dựng nên cái gì vậy? “Theo cái que chỉ của thợ cả , những người thợ rèn ngày đêm quai búa, hình

dung mình đang làm nên bông hoa hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng khi ngẩng đầu lên để lau mồ hôi đầm đìa trên mặt họ chợt nhận ra rằng trước mặt mình không phải bông hoa, mà là cái cùm kiên cố.”(trang 316)

“Từ cải cách ruộng đất trở đi tập tục này (tôn vinh Đảng, chú thích của M.V.) lan rộng và ăn sâu trong sinh hoạt của dân chúng. Người dân mở miệng ra là “Nhờ ơn Đảng, Chính phủ”. Người ta nói: “Nhờ ơn đảng, chính phủ, mùa màng năm nay khá, gia đình em tạm đủ ăn”, “Nhờ ơn Đảng, chính phủ, nhà em vừa sinh thằng cu”. Quen miệng người ta còn nói: “Nhờ ơn đảng, chính phủ, cái mụn chốc thằng cu nhà em đỡ rồi, em lấy cao nhà ông lang Sửu đấy ạ.!” Trong nhân dân cũng vào thời kỳ này xuất hiện câu ca dao thú vị nói rất trúng cách tuyên truyền của Đảng về những thành tựu lãnh đạo: Mất mùa là tại thiên tai, Được mùa là tại thiên tài Đảng ta… Đảng là đấng Tối Cao, như Chúa Trời.

“Đảng còn hơn cả Chúa Trời nữa, vì Chúa Trời vô hình vô ảnh, còn đảng là có thực, cũng như những nhà tù của Đảng là có thực, Đảng là người quyết định hết thảy, Đảng cho thì có, Đảng lấy thì mât.”(trang 414) Về Các chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất:

“Tôi chỉ bắt đầu ngờ vực đức hiền minh của các lãnh tụ vào thời gian cuộc giảm tô giảm tức được phát động ở khu 4 kháng chiến, năm 1953…

“Tôi kinh hoàng nhìn cảnh tượng không hiểu nổi: nườn nượp lướt qua mắt tôi từng bày đàn người bị kích thích bởi mùi máu, hăm hở đi dưới lá cờ đỏ sao vàng không phải để chiến đấu với quân xâm lược, mà với chính đồng bào mình.

“Tại xã Ngô xá, làng Ngò Thanh Hóa, nơi có dinh cư cụ cử Nguyễn Thượng Hiền, người ta trói chặt hai tay rồi dong mẹ bạn tôi đi khắp làng chỉ vì bà trót dại nói điều gì đó mất lập trường hoặc không vừa lòng cán bộ giảm tô giảm tức. Trước bà là hội trưởng hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thái Bình. Mất đất, bà mang con cái chạy vào Thanh Hóa, làm nghề hàng xáo buôn thúng bán mẹt. Chúng tôi nghe tiếng kêu khóc chạy tới thì thấy mấy anh du kích quen đang xềnh xệch kéo bà đi. Hai tay bị trói giơ lên trời, bà xiêu vẹo bước sau họ, kêu gào thảm thiết: “Đi cụ Hồ ơi, cụ trông xuống mà xem người ta đối xử với con dân cụ thế này đây.”

“Ở một xã khác, một người đàn bà bị trói vào hai cây nứa bắt chéo, bên dưới là một đống lửa. Con mẹ ni là phú nông phản động, ngoan cố lắm, những người bâu quanh nhao nhao nói thế. Người đàn bà quằn quại mãi đến khi ngất đi rồi mới được người ta hạ xuống.

“Cha bạn tôi, hoạt động cách mạng từ trước 1945, bị tống giam vì bị vu là đảng viên Quốc Dân Đảng, thắt cổ tự tử, để lại bức thư tuyệt mệnh: “Oan cho tôi lắm, cụ

Page 45: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

45

Hồ ơi. Tôi trung thành với cụ, với đảng. Tôi không phản bội. Hồ Chí Minh muôn năm.”

“Người ta lấy gai cắm vào đầu ngón tay một cô gái, có trời biết cô ta bị tội gì, có thể cô ta chỉ có tội là con địa chủ, cứ mỗi câu hỏi lại cắm cái gai sâu thêm một chút, làm cho cô ta rú lên vì đau, quằn quại trong giây trói.

“Một cụ già tóc bạc phơ bị tròng giây vào cổ, bị lôi xềnh xệch trên đường như một con chó. Lũ trẻ làng rùng rùng chạy theo sau. Chúng vỗ tay, chúng reo hò, chúng cười ngặt nghẽo. Tôi nhìn chúng rùng mình—những đứa trẻ này chắc chắn sẽ lớn lên với trái tim không phải của giống người. Rồi đây với tâm hồn chai sạn, làm sao chúng có thể sống chung với những anh em khác màu da và tiếng nói trong một thế giới đại đồng mà chủ nghĩa Cộng Sản hứa hẹn?

“Tôi cảm thấy trong mình cục cựa một cái gì giống như sự thức tỉnh. (trang 32-33) Về cá nhân ông Hồ Chí Minh, Vũ Thư Hiên có một nhận định phức tạp do cảm tình

của ông đối với một người tương đối thân của gia đình, và một “anh hùng dân tộc”, bình dị, đáng yêu trong những năm đầu khi tâm hồn ông còn non trẻ, pha lẫn với những nhận thức của một trí óc đã phát triển khi va chạm với thực tế của cuộc đời về một Hồ Chí Minh, lãnh tụ sắt đá cố tình làm ngơ trong những vụ tàn sát hàng vạn sinh linh, như trong cải cách ruộng đất v.v… Chúng ta hãy nghe một vài đoạn trong tác phẩm của ông:

“Không biết tôi đúng hay không đúng, đúng được bao nhiêu, trong ý nghĩ rằng thế hệ cha chú tôi bị sự sùng bái Hồ Chí Minh làm cho mù quáng, tước bỏ nơi họ tinh thần độc lập suy nghĩ. Rất nhiều hậu quả tồi tệ mà một cuộc cách mạng trong sáng về mục đích đem lại cho dân tộc là do sùng bái cá nhân.

“Sau cách mạng tháng tám uy tín của ông Hồ Chí Minh vút lên như diều gặp gió. Cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến uy tín của ông càng lên cao hơn nữa. Ông không phải chỉ là “cha già dân tộc” của Việt Nam, mà còn là đấng chí thánh của phong trào giải phóng dân tộc.

“Người ta sẵn sàng chết cho Bác Hồ, đồng hóa Bác với Tổ Quốc. Các chiến sĩ sung trận hô lớn “Vì Đảng, vì Bác tiến lên”. Những đảng viên trong lễ kết nạp giơ tay tuyên thệ trước chân dung ông đặt trang trọng trên “bàn thờ tổ quốc”, trên nền đảng kỳ. Hiện tượng sùng bái này, nói cho đúng, một thời có tác dụng tốt, nó kích thích quần chúng tham gia kháng chiến chống Pháp. Không có nó cuộc kháng chiến chống Pháp khó lòng đạt được những thành công như nó đã đạt được.

“Điều đó không lạ. Quần chúng châu Á cần có minh chủ trong mọi cuộc nổi dậy. Không có minh chủ thì không có phong trào là hiện tượng đặc thù và phổ biến của những quốc gia lạc hậu.” (trang 508)

“Trong xà lim tôi có thừa thời gian để suy gẫm. Trong những điều tôi suy ngẫm có sự rà soát lại bệnh sùng bái ông Hồ Chí Minh mà thế hệ chúng tôi, kẻ ít người nhiều, đều mắc phải. (trang 457)

“Bây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh không là gì cả…Con người là vốn quý nhất, tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Staline cũng nói thế. Mao trãch Đông cũng nói thế.

“Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn nó thôi là người.

“Trong hành xử ông là một diễn viên kỳ tài, như sau này tôi được biết. Cha tôi có kể chuyện khi đi thăm bức tường công xã Paris ở nghĩa trang Père La Chaise (1946), có các quan chức Pháp tháp tùng, ông Hồ sụt sùi khóc, lấy khăn tay thấm

Page 46: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

46

nước mắt. Trở về khách sạn, cha tôi hỏi làm sao ông khóc đuợc, ông trả lời: “Mình làm chính trị, khi cần khóc phải khóc được, khi cần cười phải cười được, mới làm chính trị được chứ”. Cha tôi có ghi lại việc này trong hồi ký “Tháng Tám Cờ Bay” (trang 459)

“Đến bây giờ chẳng còn ai không biết tác giả Trần Dân Tiên của cuốn “Những Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” là chính Hồ Chí Minh.

“Trong lịch sử thế giới có lẽ đây là lần đầu tiên và duy nhất nhân vật đứng đầu quốc gia tự viết tiểu sử mình với những lời lẽ ca ngợi chính mình. Những lời ca tụng Bác Hồ trong tập ký sự ký tên T.Lan , những bài báo ký tên T.L., A.G. và nhiều tên khác nữa cũng chẳng có thể đổ cho người khác được. Ông Hồ tự ca tụng, chuyện đó là có thực. Một việc làm thừa, hơn nữa ngớ ngẩn—không cần đến những bài báo ấy uy tín của Hồ Chí Minh chẳng những đã tràn ngập mà còn vượt ra ngoài bờ cõi”.(tr.510-511) Nơi trang 249, sau khi đã thuật lại lời người cô và chính vợ mình khuyên không nên

theo Cộng Sản, Vũ Thư Hiên đã thuật lại lời một người bạn là tiểu đoàn trưởng Đích cũng cảnh giác ông y như vậy. Hãy nghe Đích nói về ông Hồ Chí Minh, qua lời thuật của tác giả:

“Tôi không bực vì vụ án, lầm là chuyện thường, huống hồ trong vụ này tôi cũng có cái sai. Nhưng tôi sai là một chuyện. Cái cách đồng chí đối xử với nhau thế nào là chuyện khác. Nhà tù cho tôi thấy một điều: Không có tình đồng chí! Chúng ta nhầm. Bây giờ tôi mới hiểu. Ông Hồ không phải đồng chí của ta, ông ấy cũng là vua như các ông vua khác, lại không phải vua hiền. Ông ấy biến những con người lương thiện thành những con quỷ. Ông ấy là quỷ vương.” Hẳn trong đầu tác giả đã phải có ý nghĩ tiêu cục về ông Hồ đến độ nào đó ông mới thuật

lại nguyên lời nói trên. Nơi chương 15, khi thuật lại trường hợp ông Dương Bạch Mai đột tử với nhiều nghi

vấn, tác giả đã để cho người đọc kết luận ông bị đầu độc. Tác giả cũng nói đến chuyện Họ Dương chống Mao, họ Dương thân các người Trốt Kít như Pham Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, cả ba người này, tác giả nói là đều bị Việt Minh giết. Sau đó ông trưng dẫn lời Hồ Chí Minh báo cáo cho quốc tế Cộng Sản năm 1939, khẳng định: “Đối với bọn tờ rốt kít không thể có một thỏa hiệp hay nhân nhượng nào cả. Phải lột mặt nạ chúng như là tay sai của Phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị.”

Những điều tác giả viết khiến người đọc thấy ngay: Dương Bạch Mai chống Mao, thân tờ- rốt- kít. Hồ Chí Minh đòi phải tiêu diệt Tờ-rốt-kít. Dương Bạch Mai đột tử ngay trước khi đại hội trung ương sắp sửa họp để ra nghị quyết 9 đầu năm 1964. Nghị quyết này chủ trương theo đường lối của Mao, ngấm ngầm chống Khrutsh-chev.

Trưng dẫn lời ông Hồ nói trên, sau khi thuật lại các sự việc cụ thể về Dương Bạch Mai, hẳn tác giả muốn dẫn độc giả đến kết luận: Ông Hồ, nếu không chỉ thị thủ tiêu họ Dương, thì cũng đồng ý hay làm ngơ cho đàn em thi hành.

Mấy trang đầu chương 33 Vũ Thư Hiên đã dành để nói lên “sự kính mến”, thật lòng -hay giả dối -của tên cai ngục Huỳnh Ngự đối với Hồ Chí Minh, khi y phá bỏ khoảng cách thường có giữa cai tù và phạm nhân, thân hành vào trong xà lim, “hiền lành ngồi xuống bên cạnh tôi” để báo “tin buồn”, mắt rưng rưng: “Bác của chúng ta…Bác đã…đã… Bác mất rồi!” Hãy nghe phản ứng của tác giả trước cái chết đó:

“Ý nghĩ đầu tiên đến với tôi là cùng với cái chết của ông Hồ bọn chuyên quyền càng rảnh tay hoành hành. Nói gì thì nói ông Hồ còn sống vẫn là một vật cản. Bởi vì ông ta đã hô hào đoàn kết, ông có đạo đức giả khi nói thế thì ông cũng không cho phép cấp dưới bóc nốt cái vỏ của câu nói. Không còn quyền, nhưng ông còn cái uy

Page 47: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

47

cái thế, buộc chúng phải nể. Có làm gì chúng cũng phải ngó ông một cái, xem ông phản ứng ra sao.

…Tin ông Hồ qua đời không làm tôi xúc động. Tôi không vui mà cũng chẳng buồn. Bây giờ đối với tôi ông là người dưng. Ông đã bị xóa sổ trong trí nhớ của tôi. Ông đã đi khỏi cuộc đời tôi.

…Tôi cũng chẳng căm thù người đứng đầu cái nhà nước đang hành hạ tôi. Tôi biết ông không phải là thủ phạm. Nói cách khác không phải đầu vụ. Cũng không phải tôi muốn bào chữa cho ông Hồ. Khi ông đã kề đùi kề vế với Duẫn, với Thọ, thì mọi việc làm của họ ông đều có dự phần, vinh cũng như nhục.

“Nhưng tôi tin nhận xét của cha tôi -ông Hồ không phải người ác. Không hiểu sao ông lại làm ngơ để xảy ra vụ án thảm khốc này.” (trang 579) Nơi trang 359, sau khi nói về cái tật hay tránh né một cách lép vế của Võ Nguyên Giáp,

Vũ Thư Hiên đã thuật lại trường hợp của tướng Lê Liêm đã được ông Hồ đồng ý về quan điểm “nên tránh bị cuốn vào cuộc đấu tranh giữa hai cường quốc xã hội chủ nghĩa” và hy vọng trong hội nghị sẽ đưọc ông Hồ lên tiếng bênh vực. “Nhưng ông Hồ tránh ánh mắt của ông, quay đi nơi khác.”

“Điều tôi không ngờ là Bác đã hứa, nhưng lại không giữ lời. – Lê Liêm kết luận – Tôi không hiểu vì lẽ gì.”(trang 360) Mẹ tác giả đã từng là một chiến sĩ cách mạng bên cạnh ông Hồ, đã từng tôn thờ, cung

phụng săn sóc ông những lúc ông đau ốm. Nhưng đến khi thấy chồng bị bắt mà ông Hồ làm ngơ, thì “trong lòng bà ông Hồ Chí Minh chết vào đêm cha tôi bị bắt. (bà bảo con:) – Lòng người khôn lường, con ạ! Mới biết không thiếu gì kẻ quên đạo làm người khi ngồi vào ghế vương giả.” (trang 28)

Về tội ác giết hàng vạn người trong cải cách ruộng đất, tác giả cho biết “cha tôi khẳng định người chịu trách nhiệm chính trong việc gây ra những sai lầm trong CCRĐ là ông Hồ Chí Minh chứ không phải Trường Chinh, như đã có sự ngộ nhận kéo dài nhiều năm. Trường Chinh là con dê tế thần cho sai lầm của ông Hồ.” Nhưng cha ông lại bênh ông Hồ khi nói với con rằng “Ông (Hồ) đã buộc lòng phải làm CCRĐ khi bị Mao nhắc nhở.” (trang 221)

Tác giả đã trích dẫn Hoàng Văn Hoan nói về việc ông Hồ yêu cầu họ Mao đưa hơn 300 ngàn lính Tàu vào miền Bắc vào nửa cuối thập niên 60. Ông cũng nhấn mạnh là lúc ấy Hoàng Văn Hoan là ủy viên bộ chính trị, nên sự kiện này ông không thể không biết, và đáng tin cậy. Ai cũng biết Hoàng Văn Hoan thân Trung Cộng ra mặt từ lâu. (Trang 229)

Trong toàn bộ tác phẩm, tác giả nói đến ông Hồ rất nhiều, thuật lại nhiều việc , nhiều nhận xét của người nọ người kia, kể cả của cha ông, mẹ ông nhận xét về ông Hồ. Tổng kết tất cả những sự việc và nhận xét đó, người đọc phải hiểu tác giả kết tội ông Hồ hơn là bênh, tuy ông không đưa ra một kết luận minh thị, xác quyết nào. Ông muốn độc giả tự kết luận. Hơn nữa ông là người đã từng ngưỡng mộ, nếu không nói là mến yêu ông Hồ khi còn nhỏ. Cho nên thật khó cho ông để có thể kết tội ông Hồ một cách phũ phàng khi ông đã lớn khôn và ông Hồ không còn nữa.

Cái tâm trạng và cách hành xử này không phải chỉ có ở Vũ Thư Hiên mà còn ở rất nhiều cán bộ, cũng như văn nghệ sĩ đã từng theo kháng chiến chống Pháp và đã từng hoan hô ông Hồ, mặc dầu ngày nay họ tỉnh ngộ và nhận ra bộ mặt thật của ông ta.

Tưởng cũng nên xem tác giả nói gì về một số nhân vật ngồi làm vì trong các chức vụ nhà nước như Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng chẳng hạn:

“Đến nhà cách mạng cao niên rất mực hiền lành Tôn Đức Thắng cũng không thoát khỏi con mắt cú vọ của Lê Đức Thọ. Mà cụ đâu phải người thèm muốn chức

Page 48: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

48

quyền. Với đám con cháu, cụ Tôn bảo: “Tụi bay đừng có kêu tao bằng phó chủ tịch nước, nghe ngứa con ráy lắm! Người ta đặït đâu tao ngồi đó, chứ tao không màng cái chức chi hết”. Ngoài việc dự các nghi lễ long trọng bắt buộc phải có mặt cụ, cụ không làm một việc nào khác ngoài một việc là sửa xe đạp. Làm phó chủ tịch nước, ông thợ máy ngày truớc buồn tay buồn chân. Hết xe đạp hỏng cho cụ chữa, anh em bộ đội bảo vệ và nhân viên phục vụ phải lấy xe của người nhà mang vào cho cụ kẻo ngồi không cụ buồn. Thương cụ quá nhiều khi họ còn làm cho xe trục trặc đi để giắt đến nhờ cụ sửa giùm. Một người bạn tôi quen thân với cụ Tôn, cha anh trước kia là đàn em cụ, vào thời gian nghị quyết 9… cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào: “Mày có thấy lính kín theo mầy tới đây không mầy?” Anh ngạc nhiên quá. Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền hậu: “Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao. Trong nhà tao nè, lính kín hổng có thiếu”. Về chế độ lao tù

“…Cứ nhìn cái hỏa lò này đủ thấy. Thằng công dân bị bắt, chưa biết ất giáp ra so , cán bộ đã khăng khăng bắt nó nhận tội cái đã. Nhỡ oan người ta thì sao? Cái sai, cái tồi tệ từ đó mà ra. Làm cho lòng dạ con người thành ra cằn cỗi, hận thù, như thế là lỗi tại ai? Bác đâu có dậy cán bộ như vậy?” (trang 475) Trong cuộc đối thoại giữa tác giả và bạn tù Thành, ông đã để cho người đọc hiểu ông

kết án chế độ lao tù miền Bắc là phát xít như sau: “ (Thành: …): Cứ như thể Hỏa Lò là một lằn ranh , bước qua nó mình hết là

mình. Có lẽ mục đích của nhà tù là thế. Nó làm cho mình có cảm giác rời bỏ cái thế giới mà mình sống, rời bỏ hẳn, không trở lại…

“(Hiên) : -Chỉ có nhà tù ta mới như vậy. Nhà tù khác đâu có thế. -Tôi không biết ở các nhà tù khác thế nào, nhưng tôi nghĩ trên thế giới chắc cũng

có những nhà tù giống nhà tù mình “. “Tôi hiểu anh muốn ám chỉ nhà tù của Phát Xít Đức.” (trang 383-384)

Vũ Thư Hiên có nhiều chỗ gọi xà lim bằng một cái tên cũng giống Đào Hiếu: “Chuồng Người”:

“Nó không phải là một cái xà lim bình thường mà là một sáng tạo độc đáo trong nghề làm chuồng người.” (trang 530)

Ngay ở chương 3 ông đã có ý nghĩ nó là “nấm mồ chôn người sống” (trang 57) Những lời sau đây của tên Huỳnh Ngự cục phó cục chấp pháp dẫn tác giả đến một kết

luận bi-hài cười ra nước mắt: “Sở dĩ đảng giao các anh cho cơ quan an ninh chúng tôi, vì cơ quan chúng tôi có

điều kiện tốt nhất, thích hợp nhất để giúp đỡ các anh cải tạo tư tưởng… “Tôi không nhịn được cười. Thì ra người ta tin rằng xà lim Hỏa Lò là điều kiện

thích hợp nhất, tốt nhất cho sự cải tạo tư tưởng. Cứ đà này đảng sẽ lần lượt cho hết thảy cán bộ vào ở xà lim để cho tư tưởng họ tiến bộ hơn, trung thành hơn với chủ nghĩa xã hội.” (trang 136) Sau đây là lời của anh bạn tù cùng xà lim với tác giả, tên Thành nói với ông khi hai

người đã tin được nhau: “Rồi ra ông còn biết ối chuyện lạ hơn nữa kia. Tôi biết có người hoàn toàn vô

tội, ở tù sơ sơ cũng vài năm, thế mà ra tù cậy miệng anh cũng không dám nói anh ta bị oan. Thậm chí anh ta còn nói đảng bắt anh ta là đúng, rằng sở dĩ anh ta được tha, không bị xử là nhờ lượng khoan hồng của Đảng…Ông có biết vì sao không? Là vì anh ta nhận tội rồi, ký vào bản cung người ta mớm cho rồi, bây giờ há miệng mắc quai, lại còn sợ bị trả thù vì phản cung nữa chứ. Tôi nghiệp, bị oan rồi mà đến một

Page 49: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

49

cái lệnh tha cũng chẳng được cấp, chỉ được thí cho một cái lệnh tạm tha thôi. Tạm tha là thế nào? Là người ta tạm cho về, nhưng coi chừng, bất cứ lúc nào anh cũng có thể bị bắt lại, đừng có đùa. Trong lệnh tạm tha người ta ghi: Xét tội trạng chưa tới mức phải xử lý theo pháp luật…” (trang 202) Về những biện pháp tương tự ở Liên Xô thời Staline, tác giả viết:

“Dưới thời Staline không ít người vô tội bị hãm hại, giờ ai cũng biết. Điều ít ai biết là những người này, sau một thời gian bị xử lý tại các xà lim, đã nhận những tội họ không hề phạm, đã nói những lời ăn năn hối lỗi. Những nhà nghiên cứu đã tìm hiểu hiện tượng này và họ thống nhất trong nhận định: nguyên nhân của sự đầu hàng chóng vánh là bộ máy đàn áp hứa hẹn chắc chắn sẽ thanh toán cả gia đình họ, nếu họ không chịu nhận tội.

“Trong nỗi tuyệt vọng trước viễn cảnh đen tối những người bị trấn áp chỉ còn một con đường duy nhất: làm ra vẻ khuất phục để ít nhất cũng cứu được vợ con.” (trang 218-219) Dưới phần cước chú, tác giả đã cho biết về trường hợp cha con ông: “Chín năm sau, hai

cha con gặp nhau tôi mới biết chính Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn đã vào tận xà lim dụ hàng. Chúng hứa hẹn nếu cha tôi nghe theo chúng chấm dứt cuộc tuyệt thực đã kéo dài hơn 10 ngày, thì chúng sẽ không khủng bố gia đình. Nhưng sau đó Lê Đức Thọ đã cho bắt tôi mà không cho cha tôi biết.”

Về chế độ sắt máu của Staline, Liên Xô: “Những đứa trẻ cũng không được yên khi cuộc trấn phản đã bùng lên thành cơn

cuồng sát. Nhân danh cách mạng người ta chuyên chính cả với con nít. Cách suy nghĩ của những nhà chuyên chính vô sản thật đơn giản: Nếu cha mẹ đã là kẻ thù của nhân dân Xô Viết thì con cái họ lớn lên cũng nhất định sẽ là kẻ thù của nhân dân Xô Viết. Một trong những nghị định của bộ nội vụ thời Staline ghi rõ: “Vợ con những tên phản bội tổ quốc phải bị giam giữ trong các trại tập trung với thời hạn không dưới 5-8 năm tùy theo mức độ nguy hại cho an ninh xã hội. Những đứa trẻ có hại cho an ninh xã hội phải đem xử án, tùy theo tuổi, tùy theo mức độ nguy hại và khả năng cải tạo của chúng, chúng phải bị giam giữ trong các trại tập trung, các trại cải tạo lao động của bộ nội vụ hoặc giam giữ tại các nhà trẻ với chế độ đặc biệt.(Trích chỉ thị của bộ trưởng nội vụ nhân dân số 00486, đề ngày 15-8-1937). Nhân nhắc lại biến cố Khrutshchev hạ bệ Staline tại đại hội đảng Cộng Sản Liên Xô lần

thứ XX vào năm 1956 là năm tác giả đang du học ở đây, ông đã cho ta thấy những con số sau đây nói lên sự tàn bạo của Cộng Sản:

• “30,000 sĩ quan và binh lính Ba Lan bị cộng quân thủ tiêu tại khu rừng Katưn thuộc tỉnh Smolensk vào năm 1940. “Không thể naò tưởng tượng nổi: Bắn chết 30,000 người rồi vùi trong các huyệt tập thể. (chú thích: Sau khi Yeltsin lên làm tổng thống, ông đã xác nhận việc này và xin lỗi nhân dân Ba Lan).

• “98 ủy viên trung ương đảng trong số 139 người được bầu lên trong đại hội đảng XVII (1934) đã bị bắn và tống giam.

• “1,108 đại biểu trong số 1,956 người đi dự đại hội này về sau đã bị bắt và bị giết. (trang 100-101)

Dĩ nhiên Vũ Thư Hiên chưa nói đến hơn 20 triệu đảng viên thường và nhân dân Nga bị thủ tiêu hay tàn sát. Ông cũng không nói đến cuộc thanh trừng đẫm máu nhắm vào phe “Tờ-rốt-kít” hồi Staline mới lên nắm chức tổng bí thư đảng.

Page 50: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

50

Về chế độ ở Liên Xô trong thời Krutshchev, Vũ Thư Hiên có cảm tình và chắc cũng mong Việt Nam đi theo con đường đó hơn là ôm lấy chủ nghĩa Mao.

“Tại Liên Xô đang manh nha một nhà nước pháp quyền…Nhà nước này chủ

trương hoà bình tiến lên chủ nghĩa xã hội, chứ không lấy bạo lực áp đặt chủ nghĩa xã hội lên các dân tộc…

“Chế độ xã hội Trung Quốc, cũng như chế độ xã hội VN không hứa hẹn một cái gì tương tự. Nếu ở Trung Quốc là chế độ toàn trị cởi truồng, thì ở Việt Nam còn giữ lại manh khố.” (trang 108) Riêng về chế độ ở Trung Quốc, Vũ Thư Hiên cũng để ra 3 trang nói qua về cuộc cách

mạng văn hóa với Hồng Vệ Binh mà ông gọi là những “âm binh của tay đại phù thủy Mao Trạch Đông”. Chúng được đặt dưới quyền của Giang Thanh, vợ Mao Trạch Đông, tha hồ bắn giết bừa bãi, tha hồ hủy diệt những thành tích văn hóa mà không ai dám đụng tới. Ông cũng viết rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam chẳng những không dám phê bình hay thắc mắc mà còn ca ngợi, cổ võ trên báo trên đài. Những cán bộ Mao-ít được chứng kiến những biến loạn tại Trung Quốc do hồng vệ binh gây ra trở về nước trình bày nhận xét của mình chẳng những không được để ý mà còn bị trù dập, như trưòng hợp Lê Chân, phó tổng biên tập Việt Nam Thông Tấn Xã, hay nhà văn Vũ Bội Kiếm chẳng hạn…( trang 375-379)

Có lẽ Vũ Thư Hiên cũng đồng ý với Dương Bạch Mai (phó chủ tịch quốc hội Việt Cộng) khi ông thuật lại rằng Dương Bạch Mai “gọi chủ nghĩa Mao là món tạp pí lù của thổ phỉ. Giữa lúc ngành tuyên truyền Việt Nam đưa Mao Trạch Đông lên hàng thánh sống thì ông ngang nhiên gọi Mao là tên đao phủ của đại pháp trường Trung Quốc” (trang 278-279) Chính vì vậy mà DBM đã đột tử như đã nói trên.

Liên hệ giữa đảng và các nhà văn: Những đoạn trích dẫn sau đây sẽ nói rõ tác giả nghĩ gì về mối liên hệ này:

“Cái sự lúng túng không tìm ra chỗ của mình có trong tâm trạng nhiều nhà văn nhà thơ Việt Nam. Mọi người sau khi đặt số phận mình vào bàn tay dìu dắt của Đảng đều phải gò mình vào cái tôi chung, cái tôi tập thể, là một cái tôi vô hình vô ảnh, chui vào trong đó để tự biến mình thành nó….

“…Kim Lân viết Con Chó Xấu Xí và Vũ Tú Nam cho ra Văn Ngan Tướng Công. Cả hai con vật này cũng bị đánh nốt. Người ta giải thích rằng Kim Lân ví đảng như ông chủ, còn trí thức như con chó. Ông chủ hắt hủi con chó, khi nó ghẻ lở gầy còm, ông chỉ quan tâm tới nó khi nó hứa hẹn những đĩa luộc, đĩa dồi và nồi nhựa mận bốc mùi ngào ngạt. Con chó khốn khổ thì cứ một mực trung thành với chủ cho đến chết. Miêu tả thân phận con chó còi cọc đói khổ trên nền xám của nông thôn Việt Nam, Kim Lân có ngòi bút cực hay. Còn Văn Ngan Tướng Công thì bị buộc tội ám chỉ Đảng bay không biết bay, bơi không biết bơi, chỉ nỏ mồm cạc cạc.

“Chớ có viết về những con vật. -Kim Lân nói-Không hiểu sao cứ nói chuyện súc vật là y như rằng có người động lòng. Mà nhiều, mới chết chứ.

“Không rõ các nhà văn tác giả bôi nhọ đảng bao nhiêu, nhưng chính các nhà phê bình mới là người có công vạch ra những cái xấu của đảng.” (trang 421) Những câu đối đáp sau đây giữa tác giả và nhà thơ nổi tiếng Chế Lan Viên cho thấy

“cái hèn một chút” – hay hèn nhiều -ấy: “-Này anh Chế, theo anh thơ và từ của Mao Trạch Đông có hay lắm không mà

thiên hạ tán tụng om xòm đến thế? “-Thơ phú gì cái thằng cha ấy? Vũ Thư Hiên thấy hay à? …-Thơ phú là chuyện tôi mù tịt mới phải hỏi anh.

Page 51: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

51

Chế Lan Viên hạ một câu xanh rờn: -Làm đến hoàng đế nước Tầu rồi thì cục cứt của hắn thiên hạ cũng khen tuốt. Tôi ngẩn người. Chẳng lẽ đó là tác giả câu thơ ca ngợi hai lãnh tụ vĩ đại:”Bác

Hồ ta đó chính là Bác Mao.” (trang 422) Câu nói sau đây của Hữu Loan với tác giả năm 1988 cũng cho thấy lý do tại sao văn

nghệ sĩ trong chế độ Cộng Sản không thể không “hèn một chút”: “-Khổng Tử đúng mới buồn chứ: “Đời đục ta trong làm sao được!” Thân mình,

thôi chẳng nói làm gì, vì muốn lương tâm trong sạch nên mình mới chọn con đuờng làm dân, nghèo mà thanh thản. Nhưng các con mình vì thế mà không được học hành, thì mình sai rồi.”

Vì thế tác giả không lấy làm lạ khi thấy trong vụ đánh Nhân Văn-Giai Phẩm có cả những tên tuổi đáng kính của nền văn nghệ như Tú Mỡ, Thế Lữ… (trang 245) Đã không ngại chịu “hèn một chút”, nhiều văn nghệ sĩ đua nhau “ăn cắp văn” của

đảng: “Không ai trách anh nếu anh viết giống bài nào đó đã in rồi trong báo đảng.

Nhai lại những gì báo đảng viết đã không mang tội đạo văn thì chớ, lại còn được khen: ý thức tổ chức cao. (trang 129) Câu chuyện giữa Vũ Thư Hiên và một người bạn, bác sĩ Phan, cho thấy giới trí thức

miền Bắc rất ghét lãnh đạo cộng đảng, coi họ như một thứ hủi, tốt nhất đừng dây vào. Vì vậy họ không lên tiếng chỉ vì khinh, hay sợ. Chứ không phải “im lặng là tán thành”.

“Anh (Phan) không thích cái xã hội nhố nhăng với một lũ Cẩm Bá Nhạ (tiếng Pháp campagnards có nghĩa những tên nhà quê), một lũ hủi ở trên đầu.

“Mà hủi thì tốt nhất là không dây. Anh biết giữ mồm giữ miệng cho nên bọn công an theo dõi trí thức vẫn đinh ninh Phan là một bác sĩ giỏi nhưng mít đặïc về chính trị.” (trang 531) Về vụ án “Nhân Văn-Giai Phẩm”, tác giả thuật lại lời nhạc sĩ Văn Cao nói rằng chủ

mưu không phải ông Hồ, “ông cụ không nghĩ ra cái đó. Ông cụ không tệ đến thế.” Cũng không phải Tố Hữu hay Nguyễn Chí Thanh mà “tác giả chính là “Longue Marche”. Cậu nghe rõ chưa? Là -Trường Chính”. Văn Cao cũng nói cho Vũ Thư Hiên biết nhận định của mình về thái độ của văn nghệ sĩ và của các nhà lãnh đạo:

“Hồi ấy văn nghệ sĩ còn tin đảng lắm. Gì thì gì đảng vẫn là đảng của mình. Là ruột thịt của mình. …Chẳng ai hô hào lật đổ các ông ấy cả. Chỉ có các ông ấy chu chéo lên: ối giời ơi có địch, có địch ngay trong hàng ngũ chúng ta, rồi dựng thành vụ để trấn áp.”

Nhưng không phải ai cũng nghĩ như Văn Cao. Một nhà báo trong một cuộc kiểm thảo đã chửi toáng lên. “Nhà báo Hùng Thao gầm lên: “Nuôi cán bộ như lợn, mắng như chó, thời trước địa chủ đối với tá điền cón tử tế hơn.” (trang 576) Tác giả có thuật lại rằng sau đám tang Dương Bạch Mai đột tử trước khi đọc diễn văn

chống đường lối thân Mao của lãnh đạo, thấy tác giả vẫn còn đeo băng tang, có một người trong phòng vệ sinh giả vờ đi tiểu để được đứng gần ông và nói: “—Tôi xấu hổ—anh thì thầm—Tôi hèn. Anh khinh tôi cũng được, anh chửi tôi cũng được, nhưng xin anh thông cảm cho tôi—tôi có 4 đứa con nhỏ và một người vợ bệnh tật. Nếu không tôi đã không xử sự như vậy.” Tác giả viết rằng:”Trong buổi học tổ trước đó anh ta hùng hổ lên án “bọn phản bội xét lại hiện đại”, như một người “Mác xít lê ni nít” chính cống.” Rồi ông kết luận:

“Cái chế độ làm cho con người hèn đi không thể là chế độ xứng đáng với con người. Con người cần phải được sống trong tư thế đứng thẳng, ngẩng cao đầu.” (tr.282)

Page 52: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

52

Nhưng trong xã hội mà ông đương sống “hầu như các nhà văn vào thời kỳ đó đều hèn một chút nếu không nhiều. Đó là bản năng tự vệ, có sẵn trong bất cứ sinh vật nào. Không hèn, chính anh sẽ rơi vào sổ đen, nhẹ thì không đuợc lên lương, hoặc mất đứt cơ may được ra nước ngoài một chuyến. Nặng anh có thể bị đẩy đi lao động, chuyển công tác, hoặc bị tống ra ngoài biên chế. (trang 189)

Trần Dần được coi như một trong những trụ cột của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, thế mà sau khi bị bắt cũng không thoát được tiếng chì tiếng bấc. Chính Văn Cao nói với Vũ Thư Hiên: “Thằng Dần tiếng thế mà không có gan. Mới bị đánh đã gục, đã phản tỉnh lung tung. Nó khai với Tố Hữu rằng Văn Cao bảo tụi nó phục xuống mà đánh. Mà mình có nói thế bao giờ đâu…” Tác giả bảo “tôi tin Văn Cao, nhưng tôi không nghĩ Trần Dần hèn. Tôi biết chỉnh huấn là thế nào. Trong không khí chỉnh huấn con người có thể bị biến đổi do tự kỷ ám thị trong một tập thể tự kỷ ám thị như trong cuộc lên đồng. Trần Dần khi tâm thần hoảng loạn, lại bị xúi dục, có thể bị ám thị rằng Văn Cao đã nói như thế. Còn Văn Cao trong tâm trạng hậm hực cũng dễ hiểu nhầm bạn mình lắm.”

Cái cách lý giải của Vũ Thư Hiên, ai không có kinh nghiệm về các hình thức tẩy não, cải tạo tư tưởng và chỉnh huấn thì không thể nào chấp nhận hay hiểu nổi. Mà đó là cái tàn ác đến tinh vi được Cộng Sản áp dụng thường xuyên, đối với đảng viên cũng như đối với nhân dân.

Nơi trang 118, nhắc đến Trần Dần tác giả viết: “Tôi nhớ một hôm anh thủ thỉ: “Này, mình cũng người Nam định đấy, cậu ạ. Cái vùng

đất thịt này nổi tiếng vì những văn tài và những kẻ bất phục. E rằng trong máu chúng ta có cả hai thứ,”…

“Trần Dần thương tôi, muốn tôi học được nết sợ hãi. Như anh đã học. “Thế hệ chúng tôi bất hạnh: Chúng tôi ra đời trong thân phận nô lệ, lớn lên trong khói

lửa chiến tranh và trưởng thành trong nỗi sợ hãi các đồng chí.” Tâm trạng sợ sệt của Trần Dần, một cự tướng trong mặt trận Nhân Văn Giai Phẩm, và

của Vũ Thư Hiên, một người muốn “đứng thẳng, ngẩng cao đầu”, cho thấy sức mạnh tàn bạo của đảng mà họ ghét nhưng sợ. Có hiểu được nỗi sợï hãi này mới hiểu được sự dè dặt trong những lời tuyên bố hay những trang sách của các tác giả mà chúng tôi chọn trưng dẫn trong soạn phẩm này. Về một số nhân vật khác: Trường Chinh:

Tác giả dựa vào nhận xét của cha ông để gán cho Trường Chinh những tội chủ trương tiêu thổ kháng chiến làm tan hoang các tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh hồi cuối thập niên 40 và tội chủ trương “tích cực cầm cự, chuyển mạnh sang tổng phản công” do chính ông thảo trong nghị quyết 9 vào đầu năm 1964. Ông cũng trưng dẫn Văn Cao bảo thủ phạm vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là Trường Chinh. Lê Duẩn:

“Vốn là một tên bẻ ghi đường sắt trước khi trở thành nhà độc tài, Lê Duẩn tất nhiên muốn chỉ bằng một cú gạt là bắt được con tầu quốc gia chạy theo ý mình muốn.” (Trang 273)

“Theo nhận xét của các ông Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm thì Lê Duẩn là người cực đoan về tính cách, phóng túng về hành xử.” (trang 324)

“Bằng vào những câu chuyện kể của họ (tác giả có ý nói những người bạn miền Nam tập kết của ông) khi họ còn ngưỡng mộ “anh Ba” thì Lê Duẩn là người độc lập trong suy nghĩ, có biệt tài tổ chức, trong chỉ đạo có vẻ chặt chẽ, nhưng lại linh hoạt, thoáng đấy mà nghiêm đấy. Hồi kháng chiến chống Pháp, mặc dầu ở xa trung ương,

Page 53: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

53

nhưng chủ trương của ông đề ra vẫn khớp với chủ trương của trung ương trong mọi mặt. Người ta sùng bái ông, gọi ông là Cụ Hồ miền Nam.” (trang 325) Tác giả nói về nghi vấn trong việc tướng Nguyễn Bình, khá nổi danh ở miền Nam, bị

giết. Ông bảo cha ông và một số người khác nói Bình có mâu thuẫn với ban lãnh đạo trung ương cục miền Nam (đứng đầu là Lê Duẩn ). Do đó “bị điều ra Bắc và hy sinh dọc đường trong tình trạng không được bảo vệ đầy đủ và lộ trình bị lộ… Nhiều người nói bàn tay Lê Duẫn trong vụ này là rõ ràng, nhưng lại không chỉ ra được chứng cứ.” (trang 348) Nguyễn Văn Linh:

“Nguyễn Văn Linh, theo cha tôi nhận xét, là người hiền lành , chân thật. Ông cũng đã trải qua nhà tù đế quốc, có tinh thần cách mạng kiên định, là người thực hiện chứ không phải người sáng tạo.

“Dưới thời tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trên văn đàn Việt Nam đã xuất hiện một số tác phẩm dám nói lên sự thật, tuy không nhiều….

“Chính là nhờ có Nguyễn Văn Linh mà các văn nghệ sĩ bị buộc tội oan trong vụ Nhân Văn – Giai Phẩm mới được phép xuất hiện trở lại với người đọc.

“Không có Nguyễn Văn Linh thì Dương Thu Hương không thể xuất bản được Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Thiên Đường Mù, cho dù sau đó chị có bị trấn áp, bị bỏ tù rồi được thả ra, được xin lỗi, sau này còn được cầm hộ chiếu đi Paris.” (trang 296-297)

Võ Nguyên Giáp: “Nói đến Võ Nguyên Giáp, cha tôi nhận xét ông Giáp có nhược điểm hay tránh

né khi xảy ra bất đồng ý kiến. Với vẻ ngoài bình thản, pha chút cao ngạo, nhiều người tưởng ông kiêu ngạo đặt mình trên những cuộc tranh luận. Thực ra ông bao giờ cũng sẵn sàng chịu lép vế trước người đối thoại hùng hổ. Tất nhiên, ở cương vị của ông số người dám áp đảo và áp đảo được ông không nhiều.” (trang 358)

“Rồi xem Văn (Võ Nguyên Giáp) nó có dám chống lại thằng Duẫn với thằng Thọ không? –cha tôi nói—Tính nó vậy đấy, đứa nào to mồm là nó im. Chán lắm!

Sự việc diễn ra đúng như cha tôi tiên đoán. Võ Nguyên Giáp im lặng ngay từ đầu, trong cuộc họp bộ chính trị trước khi họp trung ương.” (trang 359)

“Đúng là trong thời gian này trí thức có hướng về Võ Nguyên Giáp thật. Người ta tin tướng Giáp, bởi vì ông đã từng là giáo sư trường Thăng Long, chẳng gì cũng là trí thức, là người co ùhọc, chứ không phải loại dùi đục chấm mắm cáy.

“Nhưng tướng Giáp lại chẳng phải như người ta nghĩ. Ông đã phụ lòng tin của trí thức. Thậm chí khi những đòn chuyên chính vô sản giáng xuống những người thân cận của ông, ông đã không dám hé răng nói một lời, mà chỉ ngoan ngoãn né sang một bên, mặc cho Lê Duẫn và Lê Đức Thọ muốn làm gì thì làm.” (trang 334) Nơi trang 350 và 351 tác giả đã nói lý do tướng Giáp bị thất sủng là do Lê Đức Thọ,

dưới sự chỉ đạo của Lê Duẫn, đã khui ra bằng chứng ông tướng này khi còn là học sinh đã khúm núm trước Pháp để xin du học, và khoảng năm 1964 có tin đồn Giáp “lén lút liên lạc với Nikita Khrutshchev’’ bị đảng phát hiện. Nếu Hồ Chí Minh không can thiệp có lẽ tướng Giáp đã bị thanh trừng. Có lẽ những tỳ vết đó trong lý lịch ông làm ông đành cam phận? Nghĩa là chịu hèn cũng như nhiều người khác trong chế độ Cộng Sản? Phạm văn Đồng:

“Tôi là thủ tướng lâu nhất thế giới và cũng là thủ tướng khổ nhất thế giới. Làm thủ tướng thật, tôi chẳng có quyền gì hết….”

“Ông Ưng văn Khiêm bình luận: Anh chàng này có một cái tội: đó là biết mình không có quyền làm bất cái chi không có phép Ba Duẫn với Sáu Thọ mà lại không dám từ chức. Ông Trần Văn Giầu hóm hỉnh: “Cái đít con người ta có trí nhớ. Nó nhớ cái ghế.” Tôi

Page 54: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

54

được nghe Phạm Văn Đồng nói chuyện nhiều lần. Ông tỏ ra là người biết nhiều hiểu rộng, nhưng tôi thấy ít ai nói chuyện vô duyên như ông.” (trang 294)

“…Mai Lộc vốn rất sùng kính Phạm Văn Đồng buồn rầu nói với tôi: “Thần tượng của tôi sụp đổ rồi. Không ai mời ông ta cứ đòi đến, leo lên bục mà ba hoa, chẳng ai buồn nghe mà vẫn cứ nói.”

“Phạm văn Đồng, theo bà (mẹ tác giả) nhận xét là người không xấu, nhưng ba phải, vụng về và vô tích sự…Dư luận ca ngợi ông liêm khiết, ông đứng đắn, nhưng những ai quen biết ông đều hiểu ông không làm nổi trò gì trong những việc lẽ ra ông phải làm….

“…Ông không nuốn mất lòng một ai, nhất là mất lòng cấp trên. Quả nhiên đúng. Một đồng chí cũ thương mẹ tôi đến nói với Phạm Văn Đồng chuyện cha tôi bị bắt. Ông nghe rồi thở dài nói: “Việc tập thể quyết định, tôi làm gì được!” (trang 27) Lê Đức Thọ (tên thật Phan Đình Khải):

Vũ Thư Hiên coi Thọ là kẻ chủ mưu “vụ án xét lại chống đảng” mà cha con ông là nạn nhân, nên ông đã nói đến con người này ở rất nhiều chương, và đã để hầu trọn chương 31 để nói riêng về y và hai người em là Đinh Đức Thiện (tên thật: Phan Đình Dinh) và Mai Chí Thọ (Phan Đình Đống), với những cá tính và thói xấu của từng người. Ông cũng kể lại câu chuyện về “mồ mả” với khoa “phong thổ” do một người cháu ruột của Lê Đức Thọ, mà tác giả bảo là một nhà khoa học hẳn hòi, kể cho ông nghe vào năm 1966 là năm thế lực của Thọ bao trùm ở miền Bắc, trong chức vụ trưởng ban tổ chức Trung Ương Đảng, mà y đã cải tổ và biến nó thành bộ máy quyền lực cực lớn cho Đảng và cho riêng mình. Câu chuyện phong thổ này cũng như câu chuyện ông thầy bói mù tiên đoán đúng phoóc về số phận của tác giả đã tác động không ít đến định kiến của người duy vật trong ông. Hãy đọc vài câu của Vũ Thư Hiên nhận xét về Lê Đức Thọ:

“Con người cao to tóc bạc trắng, với giọng nói cố ý kéo dài bắt người nghe chờ đợi câu tiếp theo, để lại trong tôi ấn tượng nhạt nhẽo và khó chịu. Tôi dị ứng với những gì không thật. Trong Lê Đức Thọ tôi nhìn thấy đầy dẫy của giả. Mọi người khúm núm sợ sệt. Tôi dửng dưng, bằng con mắt lạnh lùng.

“Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ở tuổi 30, chính quyền đã vững vàng, đám lãnh tụ đã học thuộc bài lên xe xuống ngựa xênh xang, đệ tử bâu quanh như ruồi thấy mật. Một chút khiêm tốn giả vờ, một chút bình dân đóng kịch, trộn với rất nhiều phô trương quyền thế, là nét nổi bật trong Thọ. Nói tóm lại một tên hãnh tiến điển hình.” (trang 548) Tác giả có thuật lại lời của nhạc sĩ Văn Cao và của nhà khoa học Bùi Quang Trừng nói

với ông về mộng lập liên bang Đông Dương với Lê Đức Thọ làm tổng bí thư. Do đó việc xua quân sang Cam Bốt năm 1978 là chính y chủ động vì mục đích đó:

“Cuộc phiêu lưu quân sự (sang Cam Bốt, M.V.) được tiến hành theo sáng kiến và

sự chỉ đạo của Lê Đức Thọ đã làm cho khoảng 52,000 chiến sĩ chết trận, 200,000 chiến sĩ bị thương….

“…Thọ đã chết trước khi phải ra đứng trước vành móng ngựa một phiên tòa liên tịch hai nước, với tư cách tội phạm chiến tranh.

“Người duy nhất đủ tư cách thay mặt Thọ hôm nay là Lê Đức Anh.” (trang 562-563) Vũ Thư Hiên đã thuật lại lời Hoàng Minh Chính kể cho ông nghe có lần Lê Đức Thọ đã

nói với Hoàng Minh Chính: “ …Nó (một bà nọ) phải hiểu đảng là tao, là tao đây này! Còn đi xin ở chỗ nào nữa?” (trang 329)

Cái người tự cho mình là hiện thân của đảng Cộng Sản Việt Nam, cái đảng tự phụ là đảng yêu nước hơn bất cứ đảng nào ấy được Vũ Thư Hiên nói đến như một tên làm tay sai

Page 55: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

55

cho thực dân Pháp, phản bội các chiến sĩ cách mạng, mặc dầu ông bảo chỉ nghe người ta nói, nhưng không phải không đáng tin cậy:

“…Vào thời gian này, những cựu tù nhân Sơn La kể lại, Lê Đức Thọ một hồi được Cousso lấy ra làm tạp dịch tại nhà y. Cũng vào thời gian này một số việc bí mật của ban lãnh đạo tù nhân bị lộ.” Cha tác giả và tướng Đặng Kim Giang cùng bị giam ở Sơn La cùng thời gian đó chia sẻ

với nhau về mối nghi ngờ đó. (trang 231) “Dưới con mắt của ông (Đặng Kim Giang) Lê Đức Thọ là tên hạ lưu hãnh tiến.” (trang

232) Trần Ngọc Hoàn (ủy viên Bộ Chính Trị, bộ trưởng bộ Công An)

“Thằng lưu manh khó trở thành người tử tế, -ông (Vũ Đình Huỳnh, cha tác giả) than với ông Đặng Kim Giang…

“… Bố anh không nói theo nghĩa bóng đâu. Nghĩa đen đấy, -ông (Nguyễn Tạo, thứ trưởng bộ Lâm Nghiệp) trả lời thắc mắc của tôi -chả là thằng này đích thực lưu manh anh ạ.”

“Năm 1992, tôi rời Việt Nam lần chót thì ông Nguyễn Tạo còn sống. Tôi hy vọng ông còn sống lâu để kể câu chuyện kỳ lạ này cho nhân dân nghe.” Sau đó tác giả đã viết lại những gì Nguyễn Tạo kể về cuộc đời của “Cảnh con”, tên của

Trần Quốc Hoàn khi còn nhỏ, từ nhỏ tới lớn chuyên ăn cắp ra sao. Rồi tới chuyện y, lợi dụng vai trò “săn sóc sức khỏe” cho lãnh tụ, hãm hiếp và thủ tiêu mấy chị em cô Xuân ra sao. Cô Xuân là vợ bí mật của ông Hồ Chí Minh, đã có với ông này một người con và được cha đặt tên là Nguyễn Tất Trung, sau được trao cho ông “Vũ Kỳ chăm sóc coi như con nuôi”. (4) Hoàng Minh Chính:

“Ban lãnh đạo căm ghét anh, quên mất rằng bằng những kiến nghị ấy HMC thể hiện một niềm tin lỗi thời ở Đảng.” (trang 295)

Hoàng, tên cán bộ chấp pháp thỉnh thoảng thay Huỳnh Ngự hỏi cung Vũ Thư Hiên, một buổi đã nói nhỏ với ông về Hoàng Minh Chính như sau:

“Anh không biết đấy thôi chứ Hoàng Minh Chính có mưu đồ lớn lắm, anh ta muốn lật đổ trung ương bằng một Đại Hội bất thường (Hoàng không nói đến đảo chính)…” (trang 430)

o O o Để kết thúc chương này tôi xin đưa ra một nhận xét riêng rất giản lược về tác phẩm như

sau: Một cuốn hồi ký hay. Có nhiều chỗ hay quá khiến có người nghi là không thực. Họ bảo những đoạn đối thoại, tranh luận với chấp pháp trong tù nói lên cái dũng khí của tác giả có vẻ hơi cường điệu, thêm thắt. Tỷ dụ như đoạn ông đập bàn quát mắng cán bộ chấp pháp tên Hoàng. Họ cho là tác giả tự cao mà bịa ra chứ làm gì trong tù có cái cảnh đó. Nhưng nếu đọc kỹ tác phẩm thì thấy sau này tác giả đả được công an Việt Hùng cho ông biết Hoàng đã về hưu và hãy còn sống. (trang 756) Chẳng lẽ ông dám bịa ra chuyện đó mà không sợ Hoàng lên tiếng phủ nhận và bắt bẻ? Nếu bạn bị giam trong xà lim nhiều tháng liên tục như tác giả, lại thường xuyên bị hỏi cung theo kiểu tra tấn tinh thần đến phát điên lên được thì chuyện nổi khùng mà mắng chửi người hỏi cung thậm chí muốn hành hung cũng có thể hiểu đuợc.

Riêng về con người tác giả và lập trường của ông, cũng như về tình hình chính trị theo nhận xét chủ quan của ông, chúng tôi sẽ xin bàn rộng hơn trong mục tổng kết. Tôi chỉ xin nói gọn rằng ông vẫn coi chủ nghĩa Mác có cái đẹp, cái hay của nó ở chỗ nó là một lý tưởng xã hội gần giống với lý tưởng Ky Tô giáo. Ông cho đó là chủ nghĩa xã hội. Ông

Page 56: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

56

không nói gì đến chủ nghĩa Cộng Sản. Ông không cho chủ nghĩa xã hội là một ảo tưởng.Nhưng ông kết án chủ nghĩa Lê-nin, chủ nghĩa Mao. Nhất là sự tàn bạo của Staline. Vì vậy ông ủng hộ Khrutshchev là người có can đảm đánh đổ thần tượng Staline và đưa ra một đường lối cởi mở hơn. Các bài viết và tác phẩm của ông phản ánh tư tưởng đó cho nên mới bị đánh, bị cấm. Và cũng chính vì vậy sau này ông mới bị bắt. Nhưng ông lại nói ông chẳng theo chủ nghĩa xét-lại nào cả. Thì cũng đúng thôi. Chính Khrutshchev có bao giờ nói ông ta chủ trương “xét lại” đâu. “Xét lại” là do những người chống Khrutshchev gán cho ông mà thôi. TH cũng như hầu hết các nhà văn và trí thức Cộng Sản phản tỉnh, đều cho rằng họ theo kháng chiến chống Pháp là đúng và đảng Cộng Sản có công thực chứ không cướp công kháng chiến.

Ông Hồ tuy có khuyết điểm, nhưng vẫn là lãnh tụ tốt, hay ít ra là con người khó hiểu, chứ không độc ác. Nhận định đó, lập trường đó, dĩ nhiên người quốc gia chống Cộng không chấp nhận. Nhưng cũng phải công nhận tác giả thành thực, và có can đảm nói lên điều mình nghĩ là phải, ở giữa những người không đồng ý với mình. Hơn nữa ở trang 250, ông đã thú nhận ông “đần” và “ngu lâu” vì không chịu nghe bà cô ông, vợ ông cũng như tiểu đoàn trưởng Đích coi những người Cộng Sản là “bất nhân,” “chế độ Cộng Sản không có tương lai”, và Hồ Chí Minh là “vua quỷ, quỷ vương”.(249,250)

Đọc hết cuốn hồi ký tôi có cảm tưởng tác giả đã cố biện minh cho việc cha con ông và một số đồng chí của cha ông theo Cộng Sản, không phải vì chủ nghĩa Cộng Sản theo đúng nghĩa của nó, đúng bản chất ảo tưởng, cường đạo, tàn bạo vì chủ trương đấu tranh giai cấp. Cha con ông cũng như họ theo Cộng Sản vì nó có “dáng dấp Thiên Chúa Giáo, nơi mọi người đều là con cái Chúa” (trang 99), nó hứa hẹn một xã hội tốt đẹp và nhất là vì nó giúp giải phóng dân tộc khỏi áp bức của thực dân phong kiến. Nhưng đến khi thấy nó thực hiện đấu tố dã man trong cải cách ruộng đất, bắt bớ giam cầm những người vô tội trong các vụ Nhân Văn -Giai Phẩm, chỉnh đốn tổ chức và nhất là vụ “án xét lại chống đảng” thì mới bừng tỉnh (sau CCRĐ thì chỉ mới “cảm thấy như có cái gì cục cựa trong tôi như là sự bừng tỉnh”), thì đã muộn. Bừng tỉnh nhưng đành bó tay. Vì những người bạo miệng nói ra ý kiến bất đồng đều bị thủ tiêu. Mọi người đều đành sống hèn một chút cho qua ngày như phần đông văn nghệ sĩ, kể cả Trần Dần, Văn Cao vân vân…, nhưng cũng khối người hèn nhiều nhiều, từ Tú Mỡ, Thế Lữ, Nguyễn Tuân cho đến Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên vân vân… vì họ còn muốn có cơm ăn, con cái được đi học… Tóm lại chính sách cào bằng kinh tế, thắt hầu bao, kiểm soát chặt chẽ di trú v.v… đã đẩy họ vào chốn sợ hãi liên miên, không dám có phản ứng quyết liệt. Vì vậy mà chế độ Cộng Sản tồn tại lâu ở Việt Nam. Còn một vài lý do nữa khiến nó còn tồn tại cho đến tận ngày nay, sau khi nó đã tan biến ở Đông Âu một thập kỷ, chúng tôi sẽ bàn kỹ nơi chương cuối.

Chú Thích (1) Đêm Giữa Ban Ngày, tác giả Vũ Thư Hiên, Văn Nghệ xuất bản năm 1997, trang

303. (2) Gần xã Hành Thiện, quê của Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Nhưng cũng có người

nói ông Huỳnh quê Trung Lao, huyện Trực ninh, Nam định (?) (3) Tờ Phụ Nữ Diễn Đàn của Chử Bá Anh, số 104, tháng 9 năm 1992 có đăng một bài

dài về cuộc đời ông Vũ Đình Huỳnh, trong phần kết luận đã cho biết: Theo một người mới từ Việt Nam sang Mỹ định cư, thì ông Huỳnh trước khi chết vào ngày 3-5-1990, đã được một cán bộ trong ban tổ chức trung ương đảng đến bên giường tuyên bố trả lại đảng tịch cho ông. Nhưng lúc đó ông điếc, lại bị cấm khẩu. Ông chỉ giơ cỗ tràng hạt lên, không biết ai đã đặt vào tay ông lúc nào. Người nhà thấy thế đã đi tìm linh mục đến làm “phép giải tội” cho ông (mặc dù không có phần “xưng tội” về phía ông, vì đã bị cấm khẩu.) và cho ông rước lễ, như “của ăn đàng”. Chuyện này có thật hay không, không thấy con ông nói đến trong “Đêm Giữa Ban Ngày”.

Page 57: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

57

(4) Trang 597-609. Xin xem chi tiết trong phần phụ lục.

Chương 6 Nổi Loạn hay Nỗi Oan

của Đào Hiếu Đầu thập niên này độc giả trong nước háo hức đi tìm đọc một cuốn tiểu thuyết của một

nhà văn có tài, mà không tìm được. Người ta kháo nhau: hấp dẫn lắm, quậy lắm. nhiều màn mê ly lắm, tác giả chửi chế độ đấy. Đó là cuốn Nổi Loạn của Đào Hiếu, nhà văn đã có 14 tác phẩm xuất bản từ năm 1978 (“Giữa Cơn Lốc”) đến 1993 (“Nổi Loạn”).

Sở dĩ người ta không tìm được là vì nó đã bị nhà nước thu hồi viện cớ: “Chuyện bẩn thỉu, đồi trụy.” Bộ Trưởng Văn Hóa Trần Hoàn thì trả lời báo chí về lý do cuốn sách bị cấm phát hành như sau: “Về mặt chấp hành quy chế cuốn sách có 3 vi phạm:

1) Đăng ký tên sách là “Nỗi Oan” nhưng tự động sửa lại là “Nổi Loạn”. 2) Không nộp lưu chiếu mà cứ phát hành. 3) Khi phát hành Cục Xuất Bản và cả hội Nhà Văn đều yêu cầu tạm đình chỉ, nhưng

không được thực hiện.” Tuy nhiên cũng có ít người nhanh chân mua kịp trước khi nó bị tịch thu. Đây là chuyện

một ngưòi đàn bà có chồng là cán bộ từng du học Ba Lan, có 4 con nhỏ mà còn đi ngoại tình với một cựu sĩ quan chế độ cũ cũng đã có vợ là một bác sĩ và 3 con.

Ngọc nguyên quán miền Nam được cha mẹ mang đi tập kết ra miền Bắc khi mới lên hai. Trong thời gian ở miền Bắc cô cũng như phần đông các gia đình cán bộ tập kết phải sống cuộc đời cơ cực thiếu thốn. Đến khi “hòa bình lập lại” gia đình cô trở về miền Nam. Cha cô, một cán bộ Cộng Sản nghiêm khắc, ép cô lấy một cán bộ Cộng Sản luống tuổi: Hùng vốn là một nhà sư đã hoàn tục vì giác ngộ chân lý của cách mạng vô sản và khi được cô vợ “hoa hậu Cần Thơ” thì được “giác ngộ lần thứ hai “và khám phá ra chân lý ngược với Nguyễn Du: “Tình là cõi phúc, tu là giây oan.”

Nhưng vốn quen tác phong khắc khổ của một nhà tu và cù lần của một “cán cối”, Hùng đã không chinh phục được trái tim Ngọc. Đêm động phòng bị trì hoãn hai ba lần. Đến khi Ngọc biết đàng nào cũng phải “làm cho xong cái chuyện đó” thì nàng ngỡ ngàng nhận ra rằng nó chỉ có thế, và nhanh thế. Tuy cũng đã 24 tuổi nhưng cô cũng chưa được ai cho biết thực chất chuyện vợ chồng nó ra làm sao. Hùng đối với cô chỉ là “người đàn ông buồn tẻ như cục gạch ở đầu hè”. Mỗi lần ăn nằm với Hùng, Ngọc đều có cảm giác như kẻ bị hiếp dâm. Nhưng hai người cũng có được 3 đứa con.

Thế rồi tình cờ Ngọc gặp Phan tại một trại cải tạo khi cô đến thuyết minh trong một buổi chiếu phim cho tù cải tạo xem. Lợi dụng sự quen biết với trưởng trại, Ngọc mạo nhận Phan là anh đôi con dì với mình để xin cho chàng được thả ra khỏi cái “chuồng” giam phạm nhân bướng bỉnh. Phan đã bị mê hoặc bởi cô gái đẹp buồn này. Khi Phan được về sau 3 năm cải tạo họ lại gặp nhau trong những buổi chiếu phim ở các rạp. Mối tình nảy nở. Phan thuê một căn nhà nhỏ làm tổ uyên ương. Hùng vốn ngây ngô không hay biết gì. Nhưng bác sĩ Bích, vợ Phan thì tinh ý nên đã rình bắt được bức thư tình Phan viết cho Ngọc. Bích nhất định đòi Phan phải chấm dứt mọi liên hệ với Ngọc, bằng không thì hãy ra khỏi nhà. Nàng cũng viết sẵn giấy ly dị bắt Phan phải ký. Không những thế nàng còn đi báo chuyện này cho Hùng là chồng Ngọc biết, nói là để cùng nhau theo dõi và ngăn chặn cuộc ngọai tình.

Hùng dùng mọi cách để giữ Ngọc. Nhưng năn nỉ, canh chừng, cấm đoán, theo dõi, bắt ghen, đánh ghen đều vô hiệu. Cuối cùng anh ta đánh Ngọc một cách tàn nhẫn và đuổi ra khỏi nhà, để rồi một mình ngồi ở xó nhà uống rượu với anh hàng xóm. Thế là hai gia đình

Page 58: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

58

tan nát. Phan tuy yêu Ngọc, thấy mình có trách nhiệm với người yêu, nhưng không muốn bỏ vợ con. Anh bảo Bích thế và cũng thú thực với Ngọc như thế. Thực ra anh quá tham lam, vừa không muốn xa vợ con vừa muốn đắm mình trong thú vui nhục dục với Ngọc, người đàn bà giống như con thú xổ lồng thả lỏng bản năng trong những giờ làm tình bên người đàn ông mà nàng cho là “một nửa kia của chính mình” mà mình đã tìm lại được sau bao năm không biết đến tình yêu. Có lần nàng nói với Phan:

“…Em khám phá ra mình là một kẻ cuồng nhiệt, mê đắm và táo bạo, giống như con khủng long chuyển mình sau một ngàn năm ngủ vùi trong lòng đất. Nó tạo ra bão tố và đổ nát.

“Em ghê sợ cho cái luật bù trừ của Tạo Hóa. “Có những lúc em nhớ anh điên dại. Và thèm khát cũng điên dại. Cho nên anh

đừng cười em về chuyện làm tình nhé. Đã vào cuộc là không chấp nhận sự dừng lại, dù chỉ một giây. Liên tục, mãnh liệt, và vắt cho kiệt hết tinh lực. Em ghét cái gì nửa vời…” Chính những trang sách nóng bỏng tả chân các cuộc mây mưa (trên giường cũng như

dưới biển) này là cái cớ để cuốn tiểu thuyết bị thu hồi và liệt vào loại sách cấm. Người ta bảo nó “bị công luận lên án là truyền bá lối sống dâm ô đồi trụy”. Nhưng nguyên nhân chính của việc thu hồi khó nói ra, đó là cuốn tiểu thuyết đã ám chỉ sự đần độn, ngu dốt và sự khắc nghiệt, đạo đức giả của những cán bộ đảng viên như Hùng và cùng với Hùng qua hình bóng văn chương bóng bảy người đọc sẽ hình dung ra đảng, và cái xã hội do đảng tạo ra.

Sau đây là một vài đoạn vắn trích từ cuốn tiểu thuyết Nổi Loạn: Cảnh thiếu ăn trong gia đình nữ bác sĩ Bích:

“(Phan) Thiếu úy bộ binh quân đội Saigon cũ, hai lần bị thương, một miểng đạn còn nằm sâu trong đùi, ba năm học tập cải tạo, vợ là bác sĩ (Bích) nhưng lương không đủ nuôi ba đứa con. Cuối năm 1978 khi anh mới ở trại cải tạo về, gia đình ăn toàn bột mì, bo bo, sắn. Chiếc xe đạp của anh như một con ngựa già lọm khọm. Hồi ấy mỗi khi ra đường thấy ai đi xe đạp bị trật xính lui cui bên lề đường tôi hay nhìn. Thường là tôi gặp anh trong tư thế ấy…” (trang 243) Và đây một cảnh khác :

…”Đứa chị nói:- Đừng giở giọng tham ăn. Bích cười cười:-Vậy chứ má thấy nó ham ăn má lại thương. Tại vì nó thiếu nên

cái gì nó cũng thèm. Mấy đứa chị:- Má đừng binh. Nó toàn giành ăn với tụi con.”

Đó là cảnh gia đình một bác sĩ ở miền Nam sau khi đã “được giải phóng” 18 năm. Còn đây là cuộc đời của dân trong vùng Ngọc sống khi còn ở ngoài Bắc với gia đình trước 1975:

“Quá khứ của tôi gắn liền với những lối mòn quanh co đỏ chói màu gạch, những mái tranh lụp sụp ẩn hiện sau vòm cây thưa thớt, những con đê nhỏ, mương nước, những cánh đồng và đình làng…

“Có nơi nào trên trái đất này con người phải chui rúc vào đống lá chuối khô để ngủ trong suốt mùa đông giá rét? Trẻ con không có quần mặc, chỉ một chiếc áo vải tả tơi khoác ngoài đứng co ro trong gió? Những bữa cơm quanh năm chỉ có cà muối và rau muống ? Và người chết phải bó chiếu đem chôn?

“Có xứ sở nào trên mặt đất này, mà người dân cam chịu và hài lòng với kiếp sống hẩm hiu tăm tối như vậy? (…)

Page 59: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

59

“Thế mà tôi vẫn sống vẫn lớn lên. Và lạ thay, giờ đây đàn ông lại quỳ dưới chân tôi, van lậy, khóc lóc tỏ tình.

“Chẳng lẽ những quả cà, những cọng rau muống, những con cua, con ốc, những củ khoai củ sắn kia đã tạo ra điều kỳ diệu ấy? Tôi không tin như thế. Và tôi vẫn thầm cám ơn bố mẹ tôi, cám ơn thiên nhiên đã tạo ra nhan sắc ấy, cám ơn những đóa hoa thủy tiên trong chùa, những lũy tre, những luống cải bẹ xanh trong vườn bà thím, những lá trầu không , những cơn mưa dầm gợi nhớ nhung, những hoàng hôn tím ngắt chân trời… Nhan sắc là niềm kiêu hãnh thầm kín, nhưng đó cũng là tai họa của đời tôi. Chúng là cội nguồn của sự ghen tuông , của tình và thù.

“Giờ đây tôi bị mang tiếng là người đàn bà ngoại tình, nhưng tôi không có gì xấu hổ về điều ấy. Tôi yêu Phan, đúng ra là tôi đã tìm được Phan, một người mà suốt 20 ở miền Bắc tôi không tìm được, ở làng Trinh Lương tôi không tìm được, ở khu Kim Liên Hà-nội tôi không tìm được, ở rừng núi Tuyên Quang tôi cũng không tìm được.

“Tôi đã tìm thấy, đã tình cờ nhặt được anh, cái “nửa kia” của mình. Chúa trời đã lấy một chiếc xương sườn của người đàn ông mà tạo ra tôi. Người đàn ông đó là Phan. Tôi đã nhặt được anh một cách rất tình cờ trong một trại cải tạo. Lúc ấy anh như người rừng, tơi tả, hoang dã và cô độc.

“Tôi đã tìm thấy anh như tìm thấy chính bản thân mình. “Tôi không ngọai tình. “Trước kia tôi có yêu ai đâu, kể cả chồng tôi…. “Tôi đã không được yêu, bây giờ tôi có quyền yêu. “Tôi đã không được sống, bây giờ tôi có quyền sống. “Ai có thể tước đoạt cái quyền thiêng liêng ấy của một con người? “Những bạn bè cùng trang lứa với tôi có thể họ không may mắn tìm thấy cái

“nửa kia” của đời mình, họ sống với cái nửa khác của ai đó trôi dạt vào đời họ, ráp không vừa, không khớp, khập khiễng tạm bợ. Và họ rán sống, họ cam chịu như họ đã từng cam chịu những quả cà, những cọng rau muống, cái cầu ao, ổ lá chuối khô, như họ đã cam chịu những chiếc loa phóng thanh ra rả suốt ngày. (…)

“…Bây giờ tôi phải trở lại với quá khứ vì tôi muốn mọi người hiểu thấm thía bi kịch của tôi, của cả thế hệ thanh niên cùng lứa với tôi để chúng ta hiểu nhau hơn và để xin bạn hãy cho phép tôi được sống trọn vẹn mối tình của mình, một mối tình đầy sóng gió và chưa biết sẽ kết thúc như thế nào.”

**** “Cái giếng nước đối với tôi luôn luôn là một mối đe dọa. Bởi vì nó không phải

như những cái giếng nước thông thưòng ở miền Nam. Nó là một cái vực thẳm. Năm ấy tôi chỉ là một con bé 12 tuổi mà cái giếng thì to và sâu hun hút. Ba bên là bờ đất nham nhở đầy cỏ mọc, còn lại một bên thì thoai thoải lần xuống dưới đáy giếng bằng 38 bực cấp bằng đá, hẹp trơn trượt như đường về âm phủ. Giếng sâu đến độ khi tôi xuống sát mặt nước, ngoảnh nhìn lên không còn thấy mặt đất đâu cả, chỉ thấy một cái miệng hố lởm chởm đất đá và những lá cỏ dại.

“Dưới đáy giếng, bóng chiều càng mờ mịt hơn, chập choạng, rình rập. Cái cảm giác cô độc lạnh lẽo làm tôi sợ hãi. Tôi vội vàng múc hai thùng nước rồi ghé vai vào đòn gánh khó nhọc bước lên những cấp bậc trơn nhẵn.

“Đầu làng bên kia có một cái giếng nữa nhưng từ ngày có người tự tử ở đó thì không còn ai dám đến đó để lấy nước về uống. Không hiểu sao dạo ấy làng tôi lại có nhiều người tự tử đến như thế. Thường là họ treo cổ. Những cái mặt sưng to và tím

Page 60: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

60

bầm. Xác chết được gói trong chiếu, vài ba người vác ngang qua nhà. Họ đi nghiêng ngả dưới trưa nắng. Tiếng kèn khàn đục, vất vưởng lạc điệu.

“Ở cầu ao thường tấp nập hơn. Hàng ngày dân làng đến đó tắm gội, rửa bát, vo gạo, giặt quần áo, giặt cả chiếu chăn, cả đồ phụ nữ hành kinh nữa. Điều này ban đầu tôi không biết, nhưng một hôm nhìn quanh bờ ao thấy có một chỗ lúa tự nhiên vươn cao lên, xanh mướt, tôi hỏi nhưng chẳng ai giải thích được tại sao, đến khi lúa trổ bông thì chỉ riêng cái chỗ lúa tốt ấy là không có bông . Đó là một bí mật mà tôi không thể chia xẻ với ai được vì gần như không ai giải thích được, hoặc là không chịu giải thích cho tôi biết. Bữa kia tôi thấy một người đàn bà trong làng ra cầu ao giặt những mảnh vải mùng đầy máu và tạt cái thau nước đỏ lòm ấy vào chỗ lúa tốt tôi mới hiểu được sự tương quan giữa cái thứ nước ấy và chòm lúa xanh tốt kia.

“Tôi đâm sợ nước cầu ao. Nhưng người sợ nhất là bác tôi. Mỗi lần muốn rửa mặt ông buộc cái khăn vào cần câu, ném nó ra giữa ao (nơi mà ông vẫn hy vọng rằng nước sẽ sạch hơn trong bờ) rồi giật chiếc khăn lên như giật con cá. Ông vắt nước trong khăn vô miệng để súc miệng , sau đó mới dùng khăn lau mặt…Buổi sáng ông thường dậy rất trễ vì phải cuộn tròn trong cái ổ lá chuối khô để đợi mặt trời lên. Khi ngoài sân đã ngập nắng, ông mới trở dậy vác cái nong ra đặt giữa sân rồi chui vào đó nằm sưởi. Ba chị em tôi cũng bắt chước vác cái nong ra đặt kế bên. Đứa cháu nội lên hai cũng nằm cạnh….

“Nhưng kẻ gây ấn tượng cho tôi nhất là một người đàn ông ốm đói. Người ta gọi ông là ông Lời, tuy suốt ngày ông chẳng hề nói một lời nào cả. Dân làng đã nghèo nhưng ông còn nghèo hơn tất cả. Gần như ông không có gì để mà ăn, ông cứ luẩn quẩn trong vườn nhà như một bóng ma tìm bắt con ốc sên, con châu chấu. Gần như ông ăn tất cả những sinh vật mà ông bắt được: cóc, nhái, thằn lằn, thậm chí gà con chết người ta đã vứt đi ông cũng nhặt về nướng ăn. Người ông cứ xanh lướt, hai mắt lõm sâu lờ đờ. (…)

“…Ba hôm sau người ta đến báo cho ông hay rằng đứa con trai 12 tuổi của ông đi tắm sông đã bị ma da kéo chân đi. Hàng xóm bủa đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Ông không khóc, vẫn lặng lẽ, vẫn thất thểu đi ra sông. Ông không phải tìm kiếm, cứ bước thẳng xuống mé nước, trầm mình xuống. Một lúc sau mặt nước khép kín lại, phẳng lặng xóa sạch mọi vết tích của người đàn ông khốn khổ ấy.” (trang 103-112) Với lối tả cái khổ và nhất là cái chết (tự tử) của một người như vừa kể, Đào Hiếu quả

thực đã đưa ngọn bút của mình lên tuyệt đỉnh. Sau khi đọc những hàng cuối cùng vừa nêu, rồi nhớ lại câu nói của Ngọc ở đoạn trên: “Không hiểu sao dạo ấy làng tôi lại có nhiều người tự tử đến như thế” người đọc liền thấy cuộc sống miền Bắc lúc ấy tang thương đến độ nào. Vì khổ quá người ta đã đi tìm cái chết một cách thản nhiên. Sở dĩ người đàn ông kia chưa tự tử sớm hơn vì còn có đứa con. Nhưng nay đứa con đã chết đuối thì ông cũng trầm mình đi theo. Những cảnh đói khổ của các cựu tù nhân cải tạo được mô tả trong các cuốn hồi ký của họ có lẽ cũng chỉ đến thế. Nhưng chắc không ai diễn tả hay bằng Đào Hiếu.

Nếu cái nạn đói khổ không phải chỉ có trong tù, thì cái thói bắt làm “kiểm điểm”, “tự kiểm” cũng không phải chỉ tù nhân mới phải làm. Nhân dân cũng không thoát. Tác giả “Nổi Loạn” đã chế diễu cái tật hơi tý bắt làm tự kiểm của đảng một cách tài tình qua hành động và thái độ của Hùng, chồng Ngọc. Trong cuốn chuyện ít nhất là 10 lần Hùng bắt Ngọc, và cả Phan phải viết kiểm điểm, tự kiểm.

Hãy xem người chồng cán bộ Cộng Sản, đã từng du học Ba Lan, dọa đánh vợ, tra khảo vợ và bắt vợ viết tự kiểm:

Page 61: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

61

“Người chồng hầm hầm rút cái roi mây treo trong xó nhà ra. Ông ta gằn từng tiếng:

- Đừng già hàm. Hãy khai thực đi: Hồi tối giờ cô đi đâu? Ngọc nhìn thẳng vào mắt chồng hỏi: - Anh định làm gì mà cầm roi đấy? - Tao đánh mày nát xương. Nói mau! …. Ngọc nói dứt khoát: - Tôi không khai báo gì cả. Đây là nhà tôi chứ không phải đồn công an. Thấy Ngọc nói cứng quá ông ta làm thinh một lúc khá lâu. Rồi ông lại bàn lấy

một xấp giấy trắng và một cây bút. Ông đặt các thứ ấy trước mặt vợ, ra lệnh: - Viết tờ kiểm điểm đi. - Tôi không viết. - Không viết thì ngồi đó tới sáng. ….. Ngọc mở choàng mắt chạm vào một cái khuôn mặt to bè đỏ gay nồng nặc mùi

rượu. - Không được ngủ. Dậy viết kiểm điểm đi dã. Nhưng Ngọc nhắm mắt, mềm rũ, nằm vật xuống giường. Người chồng lại ghế

ngồi, lấy thuốc lá ra hút để trấn áp cơn say. Chưa hết điếu thuốc ông đã bật dậy đến bên giường, nắm hai ngón chân cái vợ kéo mạnh:

- Chưa ngủ được đâu! Tôi bảo cô phải viết kiểm điểm. Cô nghe rõ chưa? (Trang 44-47) Đây là một cảnh khác, tại công ty du lịch. Thêm một người nữa bị ông cán bộ bắt viết

kiểm điểm. “Nguyễn Văn Hùng giơ tay đấm vô lưng Ngọc. Phan đứng dậy: - Anh là đàn ông mà làm gì vậy? Muốn đánh thì đánh tôi đây này. - Mày thách hả? Tao giết mày. Đám đông đã vây quanh như coi đá gà. Một người có trách nhiệm trong công ty

du lịch bước đến. Anh ta bảo Nguyễn Văn Hùng: - Đây là cơ quan. Xin ông đừng làm mất trật tự. Chuyện riêng của các người xin

đi chỗ khác giải quyết. Hùng đành ngồi xuống ghế. - Thôi được, ông ta nói. Lấy giấy ra đi. Mỗi người viết một tờ kiểm điểm, ký tên

vào. Ngọc rất tức nhưng cũng phải cười. - Đừng làm trò hề. Anh đi về đi là hay hơn cả. - Tôi về để cho hai ngưòi đi hú hý với nhau à? - Anh ấy có đi đâu. - Đừng qua mặt tôi. Tôi không ngu đâu. Lấy giấy viết kiểm điểm lẹ lên. Không thấy ai nhúc nhích, ông ta điên tiết lên, sục sạo trong túi quần tìm kiếm.

Vẫn không có, ông ta đứng lên hỏi những người đang bu quanh: - Ai có giấy xin cho một tờ. Mấy anh lơ xe và xích lô nhìn nhau cười, họ bảo nhau:

Page 62: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

62

- Đi kiếm giấy cho thủ trưởng làm kiểm điểm kìa. Cô bé bán thuốc lá moi ở đâu ra đuợc một tờ giấy bằng bàn tay, nhàu nát. Hùng

tiếp lấy vuốt vuốt cho thẳng rồi đặt trước mặt vợ: - Hai người viết chung một tờ cũng được. Ngọc gạt tờ giấy xuống đất. - Không viết hả? Người chồng thét. Được rồi tôi sẽ làm một tờ biên bản. Ông kê tờ giấy lên đầu gối, hí hoáy viết. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,

Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc…Chữ nghĩa ngoằn ngoèo rối rắm, vừa viết vừa nhíu mày, ngừng lại suy nghĩ rồi viết tiếp. Xong ông ta đưa tờ giấy cho Phan.

- Ký đi! Phan không cầm tờ giấy, chỉ đọc lướt qua. Anh nói: - Tôi không đồng ý câu “bắt quả tang hai người đang âm mưu hẹn nhau đi hủ

hóa…” - Đó là sự thực. Người chồng nói. - Tôi không ký đâu. Nguyễn Văn Hùng vụt đứng lên giơ nắm đấm: - Tao bảo mày ký! - Không, vì tôi không muốn anh làm nhục vợ anh và tự làm nhục mình. Anh sẽ

làm gì với tờ giấy này? - Làm gì mặc tao. Ký đi. - Tôi không ký. Một quả đấm vụt ra trúng ngay bả vai Phan, nhưng anh vẫn ngồi im hút thuốc

lá…”(tr 95) Sau đây là một cảnh bắt buộc viết tự kiểm khác:

“…–Không nói nhiều cô đi ngay đi. Ngọc ném mạnh ly nưóc vào tường, đi thẳng ra cửa. Chị bước hấp tấp về phía

cầu thang, nhưng người chồng đã đuổi kịp, níu tay lại: - Cô chưa đi được đâu. - Chính anh đuổi tôi mà. - Đúng. Nhưng trước khi đi cô phải thú nhận hết mọi tội lỗi của cô đã. Phải nộp

cho tôi bản tự kiểm thật chi tiết rồi mới được đi. Ngọc vùng vẫy nhưng không được, chị la lớn: - Trò hề! Tại sao tới giờ này anh vẫn chưa thấy đó là trò hề? “ (tr.198)

Sau đó Ngọc bị hành hung, lột hết quần áo nhốt vào buồng, trần như nhộng. “Bây giờ thì Ngọc không còn một vật gì che thân ngoài tóc và lông. Tất cả đều

mượt mà, đẹp một cách kiêu hãnh. Chị cúi xuống nhặt những mảnh vải tả tơi ném ra cửa sổ.

Thành phố rất im lặng . Ngọc thức, nhìn ngắm những thương tích của mình . Chị đi lại phía tủ áo. Một cái tủ trống. Hoàn toàn trống. Chị giận dữ kéo nắm

cửa nhưng nó đã bị khóa từ bên ngoài. Chị đạp cửa rầm rầm nhưng nó không nhúc nhích. Ngọc lại giường ngồi và nhận ra trên giường có một xấp giấy trắng, một cây bút, một dòng chữ nguệch ngoạc: “Nếu muốn ra khỏi đây hãy viết bản tự kiểm.”

Page 63: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

63

Ngọc hất xấp giấy xuống đất. Giấy bay lả tả trắng cả sàn nhà, cây bút bi bắn vào góc tường.

Ngọc bấu tay vô song cửa sổ. - Mở cửa! Chị la lên. Mở cửa mau! Bóng đen của người chồng lù lù hiện ra, chậm chạp như con gấu già. Ông ta

đang xách ấm nước sôi từ dưới bếp lên để pha trà. - Mở cửa! Ông ta điếc. Rất may trong phòng có cái gạt tàn thuốc. Ngọc ném mạnh ra cửa

sổ, bay ngang mặt người chồng, vỡ tan tành trên tường vôi. - Mở cửa cho tôi. - Cô sẽ không bao giờ được ra khỏi phòng nếu không viết tự kiểm. - Nhưng phải trả quần áo cho tôi. Vali tôi đâu? Người chồng im lặng pha trà. Rồi uống nhâm nhi. Rồi đốt thuốc lá. - Đồ tồi! Anh có quyền gì mà nhốt tôi? Trả quần áo đây. - Loài dâm đãng thì cần gì quần áo. Ngọc gầm thét: - Tao mà ra được tao sẽ giết mày. Đồ hèn. Mày dám mở cửa không? - Viết tự kiểm đi. Người chồng đã uống xong tách trà, chùi miệng rồi bỏ đi. Lát sau ông ta quay lại, đến bên cửa sổ ném vào một mớ giẻ rách đen nhẻm hôi

hám. - Quần áo của mày đấy. Ngọc nhặt miếng giẻ lên. Đó là cái áo ngủ bằng vải tám Ngọc đã vứt đi từ ba bốn

năm nay trong kẹt tủ. Nó đã bị chuột cắn nát, bị gián gặm nham nhở. Ngọc giũ nó trong luồng sáng của nắng mai giọi vào cửa sổ. Bụi bay mù mịt làm chị phải quay mặt đi. Trong chiếc áo ngủ tả tơi ấy Ngọc vừa giống ăn mày, vừa giống tù nhân, mặt mày sưng húp, đường nét lệch lạc, biến dạng. Ngọc đóng cửa sổ, lại giường nằm.

Tự nhiên nàng bật cười. Kẻ nào đạo diễn cái trò hề này? Ban đầu chỉ là một mối tình đơn giản, nhẹ nhàng. Vì suốt ba mươi mấy năm tôi thiếu nên tôi phải đi tìm. Phan cũng thế. Chỉ là bạn bè đi uống cà phê đi nghe âm nhạc. Còn bây giờ thì nổi tiếng cả nước. Quỷ cái. Ngoại tình. Đĩ ngựa. Kẻ vô luân. Dâm đãng. Cướp vợ. Giựt chồng. Kẻ thì hăm bắn, người thì dọa tạt át xít. Bạn bè tẩy chay. Xã hội đàm tiếu. Tất cả những cái đó ngày càng đẩy chúng tôi lại gần nhau hơn.

“Ngọc cười lớn. Chúng mày biết cái khỉ khô gì về tao. Hiểu quái gì về Phan, về người vợ nhạt nhẽo của Phan, về ông chồng dở hơi của tao. Sao chúng mày ngu quá vậy? Cái bọn đạo đức giả, bọn ăn thịt người. Cái bọn ganh tị, cả đời chỉ chực chui vào gầm giường người khác để rình rập bêu xấu.” (trang 199-202) Ngu mấy các cai văn nghệ của đảng cũng hiểu rằng những câu trên nhắm vào bọn lãnh

đạo (hiếu sát, phi nhân, đạo đức giả, cai trị bằng công an cảnh sát, chuyên rình mò người dân…). Vì thế không thể để “Nổi Loạn” được. Và họ đã vội vã cho thu lại.

Nếu không có chuyện “cho ra rồi lại thu lại” này thì cuốn tiểu thuyết đã không gây được chú ý. Vì thực ra nếu so với Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài hay Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Huy Thiệp, thì Đào Hiếu không nổi tiếng bằng. Vì cuốn chuyện đã được phổ biến ở hải ngoại, nên chúng tôi chọn cho vào một chương để độc giả có dịp nhìn vấn đề ở một khía cạnh riêng, tương đối khác lạ, chứ không phải vì tư thế của tác giả, so với nhiều nhà văn khác.

Page 64: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

64

Chương 7 Nguyễn Hộ

quay lại chống Đảng

Nguyễn Hộ, sinh 1-5-1916 tại xã Hanh Thông, Gò Vấp, Gia Định, là một cán bộ Cộng Sản kỳ cựu miền Nam, gia nhập đảng Cộng Sản khi mới 21 tuổi. Sau 1975 đã có thời ông làm chủ tịch mặt trận tổ quốc Saigon. Giữa năm 1987 ông về hưu rồi cùng với một số cán bộ cựu kháng chiến trong đảng như Tạ Bá Tòng, đứng ra xin lập hội các người kháng chiến cũ, nhưng không được chấp thuận mà chỉ được phép lập Câu Lạc Bộ, quyền hạn và phạm vi hoạt động giới hạn hơn. Cùng đứng trong nhóm ông, ban đầu có cả Trần Văn Trà. Nhưng về sau tướng Trà tách ra và quay lại theo chính quyền chống câu lạc bộ này. Tổ chức của ông vất vả lắm mới ra được tờ “Truyền Thống Kháng Chiến”, chỉ phát hành được 3 số thì bị tịch thu, rồi đình bản. Câu Lạc Bộ bị giải tán và thay vào đó là một câu lạc bộ khác do đảng điều khiển. Ông Hộ nói rằng những người lũng đọan tổ chức này là các ông Võ Trần Chí (lúc ấy là bí thư thành uỷ Saigon), Trần Bạch Đằng và Trần Văn Trà.

Thực ra thì ban đầu tướng Trà rất tích cực trong hoạt động của Câu Lạc Bộ. Lúc đó cũng là lúc Nguyễn Văn Linh đang có hy vọng trở thành một thứ Gorbachev của VN. Nhưng rồi ông Linh đã không thắng nổi Lê Đức Thọ, cho nên khi ông ta chuyển hướng thì Trà cũng chuyển hướng theo. Võ Trần Chí, Trần Bạch Đằng cũng thế. Một nguồn tin Tây phuơng lúc ấy còn nói có cả tướng Võ Nguyên Giáp đứng đàng sau cái CLB này (xin xem chương 20). Điều này có thể đúng. Vì cũng vào thời gian ấy tại Âu Châu, người Việt hải ngoại đã lên tiếng tích cực ủng hộ Nguyễn Hộ làm lãnh tụ cho phong trào Dân Chủ trong nước. Trong số những người này có tên các vị Nguyễn Cao Hách, Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Hữu Thống, hoà thượng Thích Giác Lượng v.v…

Tờ Truyền Thống Kháng Chiến viết gì, và Câu Lạc Bộ trước làm gì để đến nỗi báo thì bị đình bản còn tổ chức thì biến thể theo đảng, chẳng cần nói ai cũng đoán được. Sau đây là những điểm chính mà nhóm ông Hộ kiến nghị:

1.“Bộ chính trị và ban bí thư trung ương đảng cần có sự kiểm điểm định kỳ, phê và tự phê trước ban chấp hành trung ương để qua đó điều chỉnh, kiện toàn cơ quan lãnh đạo: ai có đủ đức tài thì tiếp tục phát huy, còn ai không đủ đức tài thì cần cho rút lui để đưa người có đức có tài thay thế, chứ không thể cứ sống lâu lên lão làng.”

2. “Không nên “độc diễn” khi quốc hội bầu chủ tịch hội đồng bộ trưởng, mà nên có một số người ra ứng cử chức vụ nói trên với chương trình hành động cụ thể của mình. Quốc hội sẽ chọn một chủ tịch hội đồng bộ trưởng trong số các ứng cử viên ấy bằng lá phiếu kín của mình.

3. “Quốc hội cần cách chức một số bộ, thứ trưởng không làm tròn trách nhiệm, dẫn đến hậu quả là có trên 10 triệu người (ở miền Bắc) bị đói năm 1987, và nhân dân cả nước sống cơ cực kéo dài.”

Trong buổi hội thảo của câu lạc bộ cũ, lúc còn chủ động, được tổ chức từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều chủ nhật 7-1-1990, để bàn về các biến chuyển dồn dập ở Đông Âu lúc ấy, với tư cách chủ tọa, Nguyễn Hộ đã kết thúc 8 giờ bàn thảo sôi nổi như sau:

“Ngay trong những điều kiện của chế độ xã hội chủ nghĩa, nếu sự bất mãn của quần chúng cứ dồn dập mãi (theo sau sự tàng trữ những yếu tố bất công, nghèo đói ức hiếp), thì cách mạng sẽ nổ ra. Lịch sử là do nhân dân làm nên: Ở Đông Âu nhân dân đã làm lại lịch sử. Ở Việt Nam nhân dân đòi hỏi chứ không xin xỏ đổi mới. Đảng hiện nay đang suy thoái quá, cần lột xác, không thể cứ ba trợn như thế này. Cần chạy, cần nhảy, cần bay chứ không “cà rịch, cà tàng”, may ra mới khá được. Phải trả quyền dân chủ cho nhân dân, không thể

Page 65: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

65

ăn cướp quyền đó của nhân dân (cử tọa, khoảng 500 người, vỗ tay). Đảng nên làm đầy tớ nhân dân, chứ không làm cha người ta.” (1)

Sau khi thất bại và bị loại khỏi CLBKC mới, Nguyễn Hộ quyết định “về vườn”. Ngày 21 tháng 3 năm 1990 ông ly khai khỏi đảng, vì theo lời ông “nó đã trở thành vô nghĩa” và ông lên đường về Phú Giáo một vùng quê cách Saigon độ 60 cây số về phía đông nam. Sau khi ông đi khoảng hơn một tháng thì một số đồng chí của ông trong CLBKC cũ bị bắt, trong đó có Tạ Bá Tòng (Tám Cần), Hồ văn Hiếu (Hồ Hiếu), Đỗ Trung Hiếu (Mười Anh), rồi cả Lê Đình Mạnh, một người tích cực ủng hộ CLBKC cũng bị bắt.

Ông Võ Văn Kiệt lúc ấy là phó thủ tướng có tới Phú Giáo thăm ông vào một ngày tháng 8. Ông Kiệt muốn ông theo về Saigon, nhưng ông không chịu, và khi ông Kiệt hẹn gặp lại lần thứ hai thì ông cũng từ chối. Vì vậy không đầy một tháng sau ông bị bắt bằng một cách cũng na ná như Hà Sĩ Phu và Vũ Thư Hiên, được ông thuật lại nguyên văn như sau:

“Lúc 7 giờ sáng, khi tôi đang bơi xuồng (trên sông Saigon), vừa cặp vào bờ định bước lên đi vào đám ruộng gần đó để hái rau má, rau đắng về ăn. Đúng vào thời điểm ấy một chiếc ghe lớn đang chạy trên sông lại cặp sát xuồng tôi, trong đó có 6, 7 thanh niên khỏe mạnh. Bỗng có tiếng hô to: “Bác ơi! Bác có thấy một chiếc ghe nhỏ chạy ngang qua đây không?” Tôi trả lời: “Không!” Liền có tiếng hét to: “Đúng nó rồi!” “

Đó là ghe công an. Họ bắt ông đem về Saigon, đến đêm thì lại đưa lên Xuân Lộc, đi sau xe ông luôn có mấy chiếc xe khác “hộ tống”. Sau một tuần ông được đưa về Bình Triệu giam trong bốn tháng. Đến ngày 30 Tết, (năm 1991) ông được cho về nhà để quản thúc tại gia. Ông cho biết là trong 4 tháng bị giam giữ cẩn mật ở Bình Triệu, các ông Võ Văn Kiệt , Mai Chí Thọ, Võ Trần Chí, Võ Viết Thanh, Trần Văn Danh đều khuyên ông nên làm kiểm điểm để “giải quyết nội bộ”. Nhưng tin mình không có lỗi, ông không tự kiểm mà chỉ viết một bài dài 20 trang “phát biểu quan điểm của ông về tình hình chung trong nước”

Sau đây là một vài đoạn trích từ tập tài liệu ông soạn trong thời gian hơn hai năm bị quản thúc tại gia liên quan đến đảng, chế độ và quan niệm của ông về chủ nghĩa tư bản nói chung và một thứ chủ nghĩa “tư bản Trung quốc”. Về chủ nghĩa Cộng Sản và đảng Cộng Sản Việt Nam

“Khi còn là đảng viên của đảng Cộng Sản Việt Nam, một thứ tù binh của đảng, tôi chỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ…”

“Nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng: Cộng Sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt 60 năm trên con đường cách mạng Cộng Sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì…Đó là điều sỉ nhục…”

“Chủ nghĩa Cộng Sản là một lý tưởng cao đẹp nhưng khi thực hành thì đầy thảm họa…”

“Chủ nghĩa xã hội trên hai mặt có tính chất quyết định – kinh tế và chính trị – là một chế độ xã hội không hợp lòng dân và trào lưu tiến hóa của lịch sử, nên đã bị bác bỏ ở khắp nơi…”

“Rõ ràng thuyết đấu tranh giai cấp và ý thức hệ Mác xít trong điều kiện kể trên của ngày nay tự nó đã lỗi thời và phá sản…”

“Ở Việt Nam tham nhũng đã trở thành quốc nạn, nhưng Việt Nam là nước không có dân chủ tự do, dân không có quyền, thì làm sao chống tham nhũng có hiệu quả? Cho nên điều trớ trêu thường xuất hiện là người hô hào chống tham nhũng lại chính là kẻ tham nhũng rất tệ hại…”

“Chính đảng Cộng Sản Việt Nam đã tước đoạt của nhân dân các quyền tự do mà nhân dân đã trả giá quá đắt, thứ vũ khí mà nhân dân phải có để bảo vệ lợi ích của mình khi nó bị vi phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dân chủ tự do bị chà đạp, vũ khí tự vệ bị tước đoạt thì nhân dân giống như người bị xiềng xích, bị bịt tai, bịt mắt, khớp miệng và tất nhiên gần 70

Page 66: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

66

triệu người Việt Nam không thể không biến thành tù nhân của đảng Cộng Sản Việt Nam…”

“Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động chống đa nguyên đa đảng là chống lại sự nghiệp dân chủ tự do của dân tộc Việt Nam, chống lại văn minh tiến bộ của đất nước, tức muốn kềm hãm dân tộc Việt Nam trong mê muội tối tăm, mù quáng…“

“Vì sự độc quyền lãnh đạo của đảng nên Quốc Hội chỉ biết làm theo chỉ thị của đảng. Vả lại hầu hết đại biểu quốc hội là cán bộ đảng viên của đảng. Do đó trước khi khai mạc quốc hội, những đảng viên cán bộ ấy được một đại diện của bộ chính trị đến để huấn thị là quốc hội cần phải làm như thế này, như thế này… Số người ngoài đảng ở trong quốc hội không đáng kể, hơn nữa, nếu có thì chính họ cũng đã được đảng hóa (Mác-xít hóa) mất rồi. Cho nên có thể nói: Quốc Hội là Đảng, Đảng là Quốc Hội, Nhà Nước là Đảng, Đảng là nhà nước. Với tính chất ấy đại biểu quốc hội không phải là người nói lên tiếng nói trung thực của nhân dân (cử tri) mà chính là người chỉ nói tiếng nói của đảng mà thôi.”

Vì quốc hội là của đảng, chính phủ là của đảng, tòa án là của đảng, báo chí cũng của đảng, cả bốn quyền lực trong một quốc gia đều nằm trong tay đảng cho nên đảng muốn làm gì tha hồ, ngay cả những tội ác tầy trời. Nguyễn Hộ đã nói đến sự trù dập đối với Trần Xuân Bách, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Mười Thơ và những cái chết đầy ám muội của một số tướng lãnh Cộng Sản như Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện, Trần Bình và con của ông này. Sau đây là nguyên văn về một vài vụ:

“Trường hợp của đại tướng Hoàng Văn Thái trước khi trút hơi thở cuối cùng đã nói với vợ ông rằng: “Người ta đã giết tôi”. Và vợ ông trước mặt những người đến viếng thăm, đã khóc lóc thê thảm và kêu to lên rằng: “Người ta đã giết chồng tôi.” Cái chết đột ngột của đại tướng Lê Trọng Tấn cũng tương tự như trên (theo lời kể tỉ mỉ của hai vợ chồng một vị trung tướng đương chức ở Hà-nội, 1987)

“Dĩ nhiên,trước đó không lâu, một đại hội đảng bộ toàn quân diễn ra trong bầu không khí căng thẳng của cuộc đấu tranh nội bộ chưa từng có, đưa đến kết quả là hai ủy viên bộ chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam là đại tướng Văn Tiến Dũng (bộ trưởng quốc phòng) và đại tướng Chu Huy Mân (phó bí thư quân ủy trung ương) đều thất cử, không được bầu vào cấp ủy đảng và đoàn đại biểu đảng bộ toàn quân đi dự đại hội lần thứ 6 của đảng Cộng Sản Việt Nam. Do đó Hoàng Văn Thái được trung ương chỉ định làm bộ trưởng quốc phòng thay thế Văn Tiến Dũng, thì bị chết bất đắc kỳ tử. Và người được chỉ định thay ông là đại tướng Lê Trọng Tấn cũng chịu chung số phận bi thảm liền sau đó. Thật là khủng khiếp và đáng kinh ngạc….

“Còn trung tướng Trần Bình, cục trưởng cục tình báo quân đội, bị bắn chết ngay trên đường phố thuộc quận 3 thành phố HCM, và sau đó con trai ông cũng bị bắn chết trong khu vực nói trên.

“Trước các sự việc nghiêm trọng đó, dư luận xã hội rất xôn xao, còn các cơ quan thông tin thì im hơi lặng tiếng…Bởi vì sự độc quyền lãnh đạo—độc tài—của đảng Cộng Sản Việt Nam đòi hỏi tất cả phải được bưng bít, phải được giấu kín…”

“Nhìn chung, các cơ quan và tổ chức khác như chính phủ, tòa án, mặt trận, và các đoàn thể quần chúng đều là công cụ tay sai của đảng mà thôi. Bất cứ việc xét xử nào ở tòa án ở từng cấp đều phải làm đúng quyết định trước đó của cấp ủy đảng, tức là tuyên án công khai đúng như cấp ủy đảng đã tuyên án trước đó trong nội bộ.”

Đầu đoạn D của phần I là phần nói về quan điểm và cuộc sống Nguyễn Hộ đã viết bằng chữ cái tô đậm mấy lời như sau: “BÁM CHẶT CÁI ĐÃ LỖI THỜI: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU VÀ ĐẪM MÁU”

Page 67: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

67

Nguyên cái đầu đề đó đã đủ nói lên sự giác ngộ, phản tỉnh của Nguyễn Hộ nó dứt khoát và triệt để đến mức độ nào. Và ông đã để cả đoạn đó (dài hơn một trang lớn) để chứng minh nó lỗi thời, nghèo đói, lạc hậu và ĐẪM MÁU ra sao. Khỏi cần phải trưng dẫn. Về chủ nghĩa tư bản

Trong phần II của tài liệu, ông Nguyễn Hộ đã so sánh hai chủ nghĩa tư bản và Cộng Sản và nói về những cái hay của chủ nghĩa tư bản và cho rằng Việt Nam chỉ có một cách đi theo Tư Bản Chủ Nghĩa mới cứu vãn được tình thế. Ông cũng mỉa mai rằng chính sách đổi mới của Việt Nam bắt buộc phải đổi theo tư bản chủ nghĩa, nhưng lại đổi mới nửa vời với “cái mũ xã hội chủ nghĩa” ở trên đầu. Ông cũng cho rằng chủ nghĩa tư bản cũng sẽ đến lúc bị tiêu diệt nhưng không bởi chủ nghĩa xã hội mà bằng hòa bình và trí tuệ. So sánh hai chủ nghĩa nói trên ông viết:

“Như mọi người đều biết, khi trên thế giới xuất hiện hai hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa song song tồn tại và đối đầu nhau quyết liệt, thì đồng thời cũng bộc lộ khá rõ nét những hiện tượng nghịch lý:

“+ CNTB xuất phát từ của riêng, lợi ích cá nhân, lợi nhuận – từng bị lên án là “thối nát” và”phải bị tiêu diệt” – nhưng trong tác động thực tiễn của nó lại dẫn đến những hậu quả kinh tế xã hội kỳ diệu, không lường trước được: năng suất lao động cao, hàng hóa dồi dào có thể thỏa mãn mọi nhu cầu xã hội, làm cho đất nước phồn vinh giầu có hùng mạnh, nhân dân ấm no hạnh phúc, xã hội phát triển đạt đến đỉnh cao của nền văn minh hiện đại ngày nay.

“+ CNXH, ngược lại , được cho là ưu việt, xuất phát từ của chung (sở hữu công cộng), luôn luôn vì lợi ích xã hội (tức không có của riêng , không có lợi nhuận, không có giai cấp người bóc lột người), nhưng trong tác động thực tiễn lại dẫn đến những hậu quả hoàn toàn khác hẳn: kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng bởi chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, năng suất lao động thấp kém, hàng hóa đơn điệu thiếu thốn, không đáp ứng nổi các yêu cầu cấp bách của xã hội (tem phiếu, xếp hàng rồng rắn, quày hàng trống rỗng…), đất nước lâm cảnh nghèo nàn lạc hậu triền miên, nhân dân sống cơ cực, lầm than, đói rách, và không hề có dân chủ tự do…”

“Từ thực tiễn đó ta thấy không phải là vấn đề tiêu diệt chủ nghĩa tư bản như đảng Cộng Sản từng khẳng định mà chính là vấn đề học tập và làm theo mô hình tư bản chủ nghĩa như thế nào cho tốt, cho nên cần khiêm tốn một chút vì thực tiễn luôn luôn là chân lý sáng ngời.”

“Thật là kỳ lạ CNTB không hề chủ trương “thế giới đại đồng”, nhưng lại thực hiện “thế giới đại đồng”. Còn CNCS thì chủ trương , hô hào tiến tới một “thế giới đại đồng”, nhưng lại thực hành một quốc gia khép kín, tự cung tự cấp (ích kỷ), bế môn tỏa cảng.”

“Vì lúc bấy giờ (sau chiến thắng Điện Biên Phủ, 1954 và sau khi chiếm được miền Nam, chú thích của M.V.), mọi người đều được giáo dục rằng: trong xã hội chủ nghĩa mọi vấn đề đều có sự lãnh đạo của đảng, mọi thứ đều tốt cả, nên không cần có đấu tranh của quần chúng. Đấu tranh của quần chúng chỉ tồn tại trong xã hội cũ (xã hội thuộc địa). Trong xã hội chủ nghĩa Đảng và nhân dân là một, giữa đảng và nhân dân không thể có ý kiến, quan điểm khác nhau, không có đối lập, đối kháng, nên không thể có đấu tranh, đình công, biểu tình. Do đó trong CNXH không có vấn đề đấu tranh cho dân chủ tự do, vì chế độ XHCN (chuyên chính vô sản) là chế độ dân chủ một triệu lần hơn chủ nghĩa tư bản” (?)”

Sau khi đã so sánh tư bản với Cộng Sản và khẳng định tư bản là đúng Cộng Sản là sai, Nguyễn Hộ hỏi đảng Cộng Sản Việt Nam:

“Đảng Cộng Sản VN có dám làm một cuộc cách mạng về tư tưởng, có dám “lột xác” không? Có dám vứt bỏ ý hệ Mác Xít giáo điều lỗi thời không? Có dám vứt bỏ quan điểm tư tưởng thành kiến cũ rích đối với đồng bào Việt Kiều (theo tư bản chủ nghĩa ) không?”

Page 68: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

68

Nghe câu hỏi này, người ta tự hỏi: Phải chăng một Việt Kiều ở Mỹ đã gà cho Nguyễn Hộ? Hay chính ông đã thực sự “lột xác”, đã hối hận vì hơn nửa thế kỷ đi theo Cộng Sản chống lại đồng bào mình, phá rối miền Nam, tàn sát những người quốc gia, chỉ vì những người này đi theo một chủ nghĩa đúng đắn hơn cái chủ nghĩa mà ông và các đồng chí của ông từng theo?

Về chính sách đổi mới của Việt Nam khởi sự vào giữa thập niên 80, Nguyễn Hộ phê bình là nó què quặt vì đổi mới kinh tế mà không đổi mới chính trị, cho nên “giống như “cá mắc câu”, càng vùng vẫy thì mắc câu càng sâu, tức càng khẳng định “kiên trì chủ nghĩa xã hội” thì càng đi sâu vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản mà không có sức mạnh nào cưỡng lại được.” Về chế độ “tư bản kiểu Trung cộng” và kiểu Việt Nam

Nguyễn Hộ so sánh đổi mới ở TQ dưới quyền Đặng Tiểu Bình và đổi mới ở Việt Nam dưới thời Nguyễn Văn Linh có những điểm giống nhau và khác nhau. Ông tán thành đổi mới kiểu Trung Quốc vì nó thực tế hơn, tuy vẫn còn què quặt vì chưa đổi mới chính trị:

“Chủ Nghĩa Xã Hội mang màu sắc Trung Quốc” là “chủ nghĩa xã hội” không theo tư tưởng Mác – Lê-nin, đảo ngược hoàn toàn chủ nghĩa Mác – Lê-nin. “Chủ Nghĩa Xã Hội mang màu sắc Trung Quốc là chủ nghĩa tư bản đích thực ở Trung Quốc.” Như vậy chủ nghĩa tư bản được xây dựng ở Trung Quốc là thông qua sự lãnh đạo vòng vèo đầy mưu lược của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đảng của “chủ nghĩa Mác – Lê-nin” (?) Phải chăng đây là nghịch lý, ngược đời? Tuyên bố học tập theo chủ nghĩa tư bản, làm theo mô hình tư bản chủ nghĩa là lời tuyên bố dũng cảm, táo bạo đầy tinh thần cách mạng sáng tạo, thật sự cầu thị của nhà lãnh đạo cao niên (88 tuổi) Đặng Tiểu Bình. Lời tuyên bố ấy bao hàm ý thức thừa nhận rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phương thức sản xuất hoàn thiện nhất của xã hội loài người ngày nay; nó có sức thu hút quyến dũ lạ thường và đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của nhân dân , của xã hội.”

Đó là nói về Trung Quốc. Về Việt Nam Nguyễn Hộ cũng khẳng định với chính sách đổi mới hiện nay tình thế cũng không thể đảo ngược. Nói gì thì nói, nói xuôi nói ngược, thực chất vẫn là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Vậy thà thành thực khiêm nhượng mà thú nhận thì hơn. Ông kết thúc bài viết của ông như sau:

“Thưa các Ngài Tư Bản, “…Vì vậy giờ đây chúng tôi thấy phải học tập các Ngài, học tập chủ nghĩa Tư Bản, làm

theo mô hình Tư Bản Chủ Nghĩa của các Ngài, và tất nhiên là phải từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê-nin, chủ nghĩa c.s. đã quá lỗi thời, để tiến kịp theo các Ngài trên con đường tiến hóa của lịch sử.”

Đọc bài phát biểu của Nguyễn Hộ, một cán bộ tự thú mình chỉ học đến sơ học yếu lược, trước khi đi theo kháng chiến chống Pháp, những người chống Cộng cực đoan chắc khoái chí, vì thấy ông ta phê phán chủ nghĩa Cộng Sản và ca tụng chủ nghĩa tư bản chẳng khác mình bao nhiêu. Và không khỏi nghi có người khác viết hộ ông. Người đó là ai? Những người đó là ai? Vì không có thông tin chính xác nên chúng tôi không dám khẳng định.

Nhưng chúng ta hãy lưu ý là Nguyễn Hộ có giữ chức chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Saigon, kiêm ủy viên chủ tịch đoàn Mặt Trận trong cả nước trong một thời gian dài sau 30 tháng tư. Trong vai trò trung gian giữa đảng và quần chúng ông đã có nhiều dịp tiếp xúc với những người ngoài đảng, kể cả những người chống đảng – lấy cớ để vận động. Cũng trong cương vị đó ông được chứng kiến tận mắt những gì mà chế độ tư bản đã ảnh hưởng tới đời sống vật chất của người dân Saigon nói riêng và người dân miền Nam nói chung. Chắc chắn ông phải suy nghĩ và so sánh với những gì chủ nghĩa xã hội đã làm cho người dân miền Bắc trước 75 và cho người dân cả nước sau 75.

Page 69: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

69

Ảnh hưởng của những người xung quanh, tác động của thực tiễn xảy ra hàng ngày trước mắt, kèm theo những suy tư của một con người có tâm huyết chắc chắn đã thay đổi con người ông. Cho nên ông đã “lột xác”, (2) sẵn lòng từ bỏ cái đảng mà ông đã theo trên nửa thế kỷ. Ông cương quyết đi theo con đường mới vì tin tưởng rằng cùng với ông còn có nhiều đảng viên khác cũng suy tư như ông cũng đang muốn từ bỏ đảng dứt khoát, chỉ chưa dám, hoặc không biết cách bày tỏ ý muốn của mình đó thôi. Chẳng những chính ông “lột xác”, ông còn kêu gọi “Đảng phải lột xác để đi lên. Đổi mới là phải dân chủ. Dân chủ là của dân, phải trả lại cho dân, không phải là món quà ban phát.” Ông dõng dạc tuyên bố như thế để kết thúc cuộc mít tinh của CLBKC tổ chức vườn Tao Đàn ngày 7-1-1990. Đáp lại lời kêu gọi này đảng đã đẩy ông và Tạ Bá Tòng là hai người trụ cốt ra khỏi CLBKC để đặt những người ngoan ngoãn hơn lên thay, biến nó thành một thứ con rối của đảng. (3)

Chú thích (1) Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lan, nhà báo (nguyên linh mục công giáo hoàn tục), đã dự

cuộc hội thảo này và ghi lại trong nhật ký của ông, ngày 7 tháng 1 năm 1990. Cũng trong buổi hội thảo này Trần Văn Giầu, một cán bộ cách mạng Cộng Sản lão thành kỳ cựu miền Nam, xuất thân từ trường cách mạng đông phương của Liên Xô cùng với các lãnh tụ Cộng Sản đông âu và tây âu như Tito, Honecker, Thorez…và tốt nghiệp thủ khoa, cũng đã phát biểu như sau: “Tôi có nhiều nhược điểm, mà một trong những nhược điểm đó là tin vào Liên Xô, đánh chết cũng không chừa. Giả như tôi gặp được đồng chí Gorbachev, tôi sẽ nói với đồng chí ấy: “Mày cứ phải tiến lên”. Nhưng Trần Văn Giầu khôn hơn (hay hèn hơn?) Nguyễn Hộ ở chỗ biết rào đón thật cẩn thận rồi mới phun ra câu nói trên. (“Nhật Ký Nguyễn Ngọc Lan 1989-1990, Sống Thẳng, Nói Thật”, Nhà Xuất Bản Tin, Paris, 1991, trang 181-182).

(2) “Lột xác” cũng là đầu đề của một bài tiểu luận của Nguyễn Hộ. (3) “Viết cho mẹ và quốc hội” của Nguyễn Văn Trấn, Văn Nghệ, 1995, trang 399

Chương 8 Dương Thu Hương

và Những Thiên Đàng Mù Cách nay sáu, bảy năm tại hải ngoại có tin đồn sôi sục về mối tình giữa một nhà mô

phạm, nguyên phó viện trưởng viện đại học Minh Đức trước 1975, và một nhà văn nữ cựu đảng viên cộng sản. Người ta nói bác sĩ Bùi Duy Tâm đã “giao du thân mật” với nữ văn sĩ Dương Thu Hương trên sông Đà. Người ta còn thêm rằng cục phản gián Hà-nội có cuốn băng quay cảnh hai người “làm tình trên cạn, dưới nước, trong khách sạn, trên bãi cát…”

Cố ký giả Chử Bá Anh đã cho phổ biến trên tờ nguyệt san Diễn Đàn Phụ Nữ của ông một đoạn của lá thư 14 trang của nhà văn nữ này gửi bác sĩ Bùi Duy Tâm để gián tiếp giúp bà thanh minh với độc giả. Nhưng độc giả có tin hay không là chuyện khác. Trong bức thư dài này chính Dương Thu Hương đã nói những câu được chọn đăng ở đầu chương. Qua lời lẽ trong thư bà đã gián tiếp xác nhận chuyện hai người có đi chơi thuyền với nhau trên sông Đà nhưng là vì mục đích khác.(?) Ở Mỹ này người ta biết nhiều đến Dương Thu Hương từ đó. (1)

Rồi hai năm sau tiếng tăm của bà đã nổi như cồn khi bà ra mắt ở Paris trong một buổi họp mặt do “Nhà văn sĩ” (Maison des écrivains) tổ chức ngày 6-10-1994. Lúc ấy bà đã có 3 cuốn sách được dịch ra Pháp văn đó là các cuốn “Những Thiên Đường Mù”, “Truyện Tình Kể Trước Rạng Đông” và “Tiểu Thuyết Vô Đề”. Riêng cuốn “Những Thiên Đường Mù” còn được dịch ra tiếng Anh và Đức. Có thể nói ngoài Duyên Anh và Nguyễn Chí Thiện ra cho đến lúc đó chưa có nhà văn Việt Nam chống cộng nào được cái vinh dự đó. Sự khác biệt giữa Nguyễn Chí Thiện, Duyên Anh, hai người chống cộng từ đầu và Dương Thu Hương, một cựu đảng viên cộng sản, càng làm cho văn giới Pháp chú ý tới bà hơn.

Page 70: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

70

Dương Thu Hương sinh năm 1947, nguyên quán tỉnh Thái Bình (cùng quê với tướng Trần Độ, và rất được ông tướng này ủng hộ), có cha làm thợ may và mẹ làm giáo viên. Theo bà cho biết trong các cuộc gặp gỡ các sinh viên tại đại học Paris VII ngày 7 tháng 11 năm 1994 thì trong gia đình bà chỉ có ông bố theo “kháng chiến” còn tất cả đã di cư vào Nam, rồi đi Mỹ, đi Canada, đi Pháp…

Bà nói với ký giả Brian Eads, tác giả bài báo “She dares to live free” đăng trên reader’s digest tháng 10 năm 1998 rằng cha bà đã tham gia du kích quân của ông Hồ khi bà mới có 2 tuổi, nghĩa là vào năm 1949. Tuy xuất thân là một văn công tốt nghiệp đại học Mỹ Thuật Hà-nội về họa, và múa, nhưng ra trường vào lúc Mỹ vừa giết ông Diệm ở miền Nam để đem quân tác chiến vào, nên bà đã sớm có mặt tại chiến trường như một người lính, tuy là “lính gái” và “lính văn nghệ”. Trong bản “tự bạch” về cuốn “tiểu thuyết vô đề” gửi nhà văn nữ Thụy Khuê ở Pháp, người đã đề tựa cho tác phẩm này, Dương Thu Hương cho biết năm 18 tuổi bà đã cùng thanh thiếu niên cùng trang lứa “lên đường chống Mỹ theo truyền thống dân tộc” . Trong lá thư 14 trang gửi bác sĩ Búi Duy Tâm Dương Thu Hương bảo “Tôi sinh ra không phải để làm văn nghệ sĩ. Bản chất tôi là người lính”

Dương Thu Hương có chồng và hai con nhưng đã ly dị. Bà cũng đã vào đảng cộng sản, nói là để cho dễ tranh đấu chống thối nát bất công. Nhưng sau khi viết xong (một cách rất vội vã, nhanh chóng) “Tiểu Thuyết Vô Đề”. (2) và gửi được ra nước ngoài bà đã bị bắt rồi ít lâu sau đó bị kiểm thảo, chi bộ của bà họp để khai trừ bà, nhưng, theo bà thuật lại, số phiếu chia làm hai đồng đều (5 thuận 5 chống). Bà đã dùng phiếu của chính mình để được ra khỏi đảng. Lệnh khai trừ ban hành ngày 4-7-1990, nhưng nhiều tháng sau mới được công bố.

Dương Thu Hương khởi đầu văn nghiệp của mình với những tập truyện ngắn “Những bông bần ly”, “Quầng Trăng Lơ”, “Ban Mai Yên Ả” và truyện dài “Hành Trình Ngày Thơ Ấu”. Nhưng phải đến khi cho ra các cuốn “Bên Kia Bờ Ảo Vọng” và “Những Thiên Đường Mù” bà mới leo lên được vị thế của một nhà văn có tầm cỡ. Trong thập niên 80 Dương Thu Hương có tất cả 10 tác phẩm. Nhưng cũng có người cho rằng bà nổi tiếng trong nước là do những lời lẽ đanh thép của bà khi phát biểu ý kiến hay đọc tham luận trong các đại hội trí thức và nhà văn cộng sản, ở Hà-nội cũng như ở Saigon. Đặc biệt là trong đại hội nhà văn tổ chức tại hội trường Ba Đình, Hà-nội, tháng 10 năm 1989 Dương Thu Hương đã làm mọi người sửng sốt khi bà dám mắng Nguyễn Đình Thi , chủ tọa buổi họp, là đồ đê tiện, vì đã không để bà đọc tham luận đúng theo thứ tự đã dự liệu, mà lại xếp xuống gần cuối. Nhưng cũng có người cho rằng bài tham luận của Dương Thu Hương đọc tại đại hội nhà văn làm bà nổi tiếng đã được Nguyễn Đình Thi gà cho. Trong cuộc nói truyện thứ nhì ở đại học Paris VII bà cho biết: khi tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố trong một đại hội các nhà văn, nhà báo: “Các nhà văn, nhà báo hãy tự cởi trói, và hãy tự cứu mình trưóc khi trời cứu” thì bà và một số người cùng chí hướng đã lợi dụng lời tuyên bố công khai ấy để đấu tranh, người thì viết truyện, còn bà thì viết những bài chính luận. Nhưng chỉ năm sau ông Linh đã trở mặt tấn công vào nhóm văn nghệ sĩ đòi dân chủ.

Ở nước ngoài bà được biết đến nhiều sau khi cuốn Những Thiên Đường Mù được ông Phan Huy Đường dịch ra Pháp văn, và bà Nina McPherson dịch ra Anh văn. Cho đến khi cuốn “Tiểu Thuyết Vô Đề” hay “Khải Hoàn Môn” được gửi ra ngoại quốc rồi bà bị bắt giam hơn 7 tháng (từ 14-4-1991 đến 20-11-1991) thì bà trở thành tiêu biểu của văn chương phản kháng trong nước. Sau khi ra tù, bà đã xin ra khỏi hội nhà văn vì cho rằng nó gồm những nhà văn hèn, sợ đảng, chống lại lẽ phải không đáng cho bà ở trong đó.

DTH cho biết bà được mời sang Pháp 16 lần. Nhưng đến ngày 22 tháng 8 năm 1994 bà mới được đặït chân lên đất Pháp, sau khi đã để ra 4 tháng học tiếng. Chiều ngày 6 tháng 10 bà đã được vinh dự tiếp xúc với khoảng 150 nhân vật trong giới giáo sư đại học, văn sĩ ở thủ đô Paris (trong số này có 30 người Việt Nam), tại “Nhà Văn Sĩ”, (Maison des écrivains) trong buổi lễ ra mắt 3 tác phẩm của bà đã được dịch ra Pháp văn là các cuốn

Page 71: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

71

“Những Thiên Đường Mù”, “Truyện Tình Kể trước rạng đông” và “Tiểu Thuyết Vô Đề”. Tất cả có 6 tổ chức Pháp bảo trợ cuộc ra mắt này, đứng mời là “Câu Lạc Bộ Havard Pháp Quốc”.

Trong các cuộc tiếp xúc ở Paris thời gian này, DTH cho biết Nguyễn Văn Linh khi còn là tổng bí thư đảng đã tìm cách mua chuộc bà, hứa “cấp cho bà một căn nhà cấp thứ trưởng”, nhưng bà không nhận. Và cũng Nguyễn Văn Linh sau này chửi bà là “con ranh con”, “con đĩ chống đảng”, vì thấy không lung lạc được bà.

Sau đây chúng tôi sẽ nói kỹ về nội dung tác phẩm “Những Thiên Đường Mù” và thuật lại tóm tắt hoàn cảnh rắc rối của cuốn “Tiểu Thuyết Vô Đề”. I. Tiểu thuyết ” Những Thiên Đường Mù”:

Trong số những tác phẩm văn chương Việt Nam có tác dụng chống cộng được người ngoại quốc biết đến trong hai thập kỷ này, ngoài Hoa Địa Ngục (Flowers from hell) của Nguyễn Chí Thiện và “Tướng Về Hưu” (Un Général à la retraite) của Nguyễn Huy Thiệp, người ta thấy nổi bật hai cuốn tiểu thuyết của Duyên Anh và Dương Thu Hương. Duyên Anh thì có may mắn làm thân được với linh mục Mais nói được tiếng Việt và sư huynh Nghiêm thông thạo tiếng Pháp, cho nên cuốn “Một Người Nga ở Sai Gòn” được chuyển sang Pháp ngữ là “Un Russe à Saigon”. (2bis) Còn Dương Thu Hương thì do vị trí của một nhà văn đang sống trong vùng cộng sản lại dám viết xấu về chế độ cộng sản đã được đánh giá là con người can đảm, nhất là lại là một phụ nữ. Vì vậy cuốn “Những Thiên Đường Mù” (Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà-nội, 1988) cũng đã được dịch ra Pháp ngữ: “Les Paradis Aveugles” (dịch giả Phan Huy Đường, nhà xuất bản “Des Femmes”) và Anh Ngữ:“Paradise of the Blind”. (1. dịch giả Phan Huy Đường và Nina McPherson,)

Nói vậy không có nghĩa là cuốn sách được dịch ra ngoại ngữ chỉ vì nó chống cộng chứ không phải vì giá trị văn chương. Người đọc dù khó tính cũng phải công nhận cuốn tiểu thuyết khá hay. Tác giả đã chứng tỏ mình có kiến thức rộng, có óc nhận xét và phán đoán tinh tế. Điều khiến độc giả ngoại quốc sẽ có thể thích thú là bà biết rất nhiều về nông thôn miền Bắc, am hiểu phong tục tập quán và ngôn ngữ người dân quê, lại khéo léo diễn tả những điều đó bằng một bút pháp linh hoạt, sáng tạo.

Cuốn tiểu thuyết được viết theo lối tự truyện. Tác giả dùng ngôi thứ nhất cho nhân vật chính trong truyện là Hằng. Tác phẩm bắt đầu bằng một bức điện văn của người cậu của Hằng tên Chính báo tin ông ta ốm và cần gặp nàng ở thủ đô Liên Xô. Lúc ấy Hằng đang làm lao động xuất khẩu (thợ dệt) ở một tỉnh lẻ bên Nga cách Mặc Tư Khoa cả ngàn dặm. Còn ông cậu thì đã xin được sang đó “tập huấn” trong 4 tháng. Mẹ Hằng chỉ có một người em duy nhất là ông Chính này, nên tuy đang bệnh mà nghe nói cậu ốm và muốn gặp, Hằng cũng bất chấp mùa đông lên tầu tới Mặc Tư Khoa.

Ba phần tư câu chuyện về cuộc đời của Hằng được nàng nhớ lại từng đoạn tương ứng với từng chặng đường trên con tầu. Một bản nhạc, một lời đối đáp của khách đồng hành, hay một cảnh vật chạy qua trên đường đi… đã nhắc Hằng nhớ và thuật lại cuộc đời nàng bên cạnh một bà mẹ ít học nhưng nặng tình anh em và một bà cô đã từng cùng với mẹ bị quy địa chủ và bị đấu tố trong dịp cải cách ruộng đất giữa thập niên 50. Cứ vài chục trang thuật lại chuyện dĩ vãng ở quê nhà thì lại đến vài trang thuật chuyện đang xảy ra trong cuộc hành trình từ tỉnh lẻ tới Mặc Tư Khoa. Toàn bộ câu chuyện như vậy đáng lẽ phải trúc trắc khó hiểu vì đứt quãng không liên tục. Nhưng nhờ tài chuyển bút nhẹ nhàng tự nhiên của tác giả, người đọc cảm thấy rất thoải mái, thích thú: không nhàm chán vì những cảnh giống nhau, trái lại như được dẫn đi giữa những cảnh trí phong phú thay đổi không ngừng, từ trời Tây trở về đất Việt, hết cảnh thành thị đến cảnh thôn quê.

Câu chuyện của Hằng có thể tóm tắt như sau: Hằng là một đứa trẻ mồ côi cha ngay từ khi mới sinh, không bao giờ biết mặt cha. Mẹ

nàng là Quế, một cô gái quê, cha mẹ mất sớm, chỉ còn một người em ruột tên Chính. Chính

Page 72: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

72

sớm theo kháng chiến nên trong chiến dịch cải cách ruộng đất (1955-1956) được cử làm đội trưởng đội cải cách ruộng đất, từ chiến khu về làng lãnh đạo cuộc đấu tố. Bà nội của Hằng và người cô ruột, hai người duy nhất còn lại trong gia đình bên nội, bị quy là địa chủ và bị đem đấu tố. Bà mẹ, tên Tam, đã chết liền sau đó vì nhục và kiệt sức; còn cô con gái tên Tâm, chị ruột của bố Hằng, bị đuổi ra khỏi nhà sống cuộc đời cơ cực nhục nhã. Vài năm sau, nhờ chiến dịch sửa sai, cô Tâm được xếp lại thành phần là trung nông và được trả lại nhà đất, mặc dù nó đã bị phá huỷ, giá trị chẳng còn gì. Cô ta quyết tâm dựng lại cơ đồ với ý nghĩ phục thù. Với tài tháo vát và cật lực lao động ngày đêm trong bao năm trời, cô trở nên giầu có trở lại.

Bố Hằng, tên Tốn, em cô Tâm, là người có tây học, thành hôn với mẹ Hằng được hơn một năm thì Chính về lãnh đạo cải cách ruộng đất ở làng. Ông này cấm chị không được liên lạc với chồng. Không chịu được nỗi nhục, Tốn trốn lên miền thượng lấy một người đàn bà sơn cước. Đến khi tình hình ở quê tạm yên (khoảng 10 năm sau) anh trở về làng nối lại duyên xưa với Quế và vì thế có bé Hằng. Anh trở lại miền núi để giải quyết với người vợ thượng. Nhưng lên đấy anh đã chết một cách bí mật. Vì vậy Hằng không bao giờ thấy mặt cha.

Cô Tâm rất oán hận cán bộ Chính và tìm cách thuyết phục mẹ Hằng đừng nghe theo người cán bộ tàn ác đó. Nhưng vì tình máu mủ, Quế chỉ có hai chị em, tính nàng lại cả nể nên chẳng những không dứt tình mà còn lo lắng săn sóc Chính và vợ con Chính một cách quá đáng. Bắt con đói khổ để dành tiền cấp dưỡng cho 2 đứa cháu, con của những kẻ vô ơn và ngu dốt, chỉ biết đấu tranh giai cấp, lúc nào cũng lập trường giai cấp: chồng thì là cán bộ tuyên huấn của huyện mà chẳng biết gì về văn hóa, vợ thì làm giáo viên trường Đoàn lúc nào cũng sách Lê-nin trước mặt.

Hằng chẳng ưa gì ông cậu, lại được bà cô thương yêu, cấp dưỡng, nên trong thâm tâm muốn đứng về phe bên nội. Nhưng lại không dám làm phật ý mẹ. Vì vậy đời nàng như bị kẹt ở giữa. Thật là trăm cay nghìn đắng. Nàng đã khóc không biết bao nhiêu lần. Cứ đọc những đoạn mẹ nàng bắt đứa con chín tuổi đi từ ngoại ô Hà-nội vào tận khu tập thể cán bộ ở trong thành để đem tiền bạc, quà cáp đến cho những đứa em họ, trong khi đó nhà nàng dột không có tiền sửa chữa, hai mẹ con bữa đói bữa no, bữa cơm chỉ toàn có cà muối và su hào kho tráng mỡ nước, người đọc thấy vừa thương cô bé vừa ghét người cậu, và phẫn uất cả với bà mẹ u mê.

Người đọc tự hỏi không biết tác giả có ngụ ý: Hằng tượng trưng cho thường dân. Chính tượng trưng cho Đảng và nhà nước cộng sản. Quế tượng trưng cho mẹ Việt Nam. Còn Tâm tượng trưng cho những người quốc gia bị cộng sản gán cho cái tội địa chủ, phong kiến, tư bản, phản động… Thường dân Việt Nam (Hằng) bị sống giữa hai lằn đạn: quốc cộng tranh chấp khiến dân lành đói khổ chết chóc. Chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn để độc giả xét xem có đúng là tác giả ngụ ý như vừa nêu không.

Cải cách ruộng đất những năm 1955-1956: Chính bảo chị phải chấm dứt liên hệ với chồng: “- Chị Quế, từ này về sau chị không được gặp mặt, không được nói năng, không được

trao đổi bất cứ việc gì với tên Tốn. - Tên Tốn?… Sao cậu lại gọi anh ấy như thế? - Vì anh ta là phần tử bóc lột. - Bóc lột? - Gia đình anh ta thuộc thành phần địa chủ, kẻ thù của dân tộc….Theo tình hình được

cung cấp hắn thuộc thành phần phải đem đấu tố. - Đấu tố là thế nào hở cậu? - Là kẻ có tội phải cúi đầu nhận tội trước bà con nông dân.

Page 73: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

73

Mẹ tôi run rẩy nói: - Từ xưa tới nay gia đình anh ấy vẫn ăn ở hiền lành, chưa làm điều gì độc ác. Cậu biết

đấy, ở làng ai xấu ai tốt xóm giềng đều biết cả. Cậu Chính nghiêm giọng bảo: Chị không được để kẻ khác lung lạc…Nếu không nghe em chị sẽ bị đào thải khỏi đội

ngũ, chị sẽ chịu các hình thức kỷ luật của cách mạng. Mẹ tôi òa khóc: - Nhưng xưa nay chị và anh ấy vẫn sống êm thấm với mọi người. Anh Tốn tốt nhịn

lắm….Chị không biết anh bóc lột ra sao…Mà chị cũng chưa nghe những điều em nói bao giờ…

- Chưa ai nói thì bây giờ đội cải cách nói, cách mạng nói. Chị Quế, chị phải nghe em… Cuộc đối thoại ấy diễn ra trước mặt một số bà con thân quyến. Ai nấy sợ xanh mặt, lặng

lẽ ra về. Mọi người không hiểu vì sao bà lão Tam, chủ nhân của một mẫu tám ruộng hương hỏa lại trở thành kẻ thù với mình, thành giai cấp bóc lột phản động….

Phải, mẹ tôi đã không hiểu được tai họa giáng xuống đầu mình. Mẹ tôi khiếp sợ như nhiều người khác đã khiếp sợ vào lúc đó. Cậu Chính đã triển khai đội cải cách rất nhanh. Bà nội tôi và cô Tâm chịu quỳ trước sân đình, đầu gục xuống, hai tay vòng trước ngực. Trước mặt hai người là dân làng đốt đuốc ngồi. Họ có nhiệm vụ lắng nghe những lời đấu tố. Và mỗi khi có tiếng hét bật lên: “Đả đảo địa chủ”, họ có nhiệm vụ giơ tay lên hô thật to: “Đả đảo. Đả đảo…”

Hô càng to càng chứng tỏ tinh thần cách mạng vững vàng, chứng tỏ lòng căm thù giai cấp bóc lột. Mà trong đám đông ấy không ít những nông phu có ruộng đất với tình yêu máu thịt, nhờ kinh nghiệm lao động và tính cần mẫn mà có được một nóc nhà, một con trâu với vài ba vựa thóc. Chỉ cần một lời tố giác điêu toa, họ dễ dàng nhảy từ địa vị của người ngồi tham dự xuống đáy hố của kẻ bị kết án. Tai họa, nỗi nhục nhã, cái chết treo lơ lửng tựa một trái cây chín rục trên cành cao, không biết nó rụng xuống lúc nào. Bởi lẽ đó trong tiếng hô rầm rập của đám dân làng, không ít những tiếng gào để che lấp cơn sợ hãi, một cách tự trấn an tinh thần, một cách cầu lợi thấp hèn, cái thấp hèn mà con người khó tránh khỏi trong những cơn giông tố. Mẹ tôi kể rằng trong đám dân làng có hai kẻ được liệt vào loại cốt cán đã đấu tố bà nội tôi và cô Tâm. Người thứ nhất là một gã du thủ du thực, sống lang thang hết làng này sang làng kia….” ……..

Tác giả đã để gần hai trang để tả đủ mọi tật xấu của gã này, y có cái tên rất đàn bà là Ngọc Bích. Xong rồi tác giả để hơn ba trang nói đến người thứ hai, một mụ đàn bà góa tên Nần “da trắng nhây nhẩy” lười biếng chuyên “ăn cắp vặt”:

“Hai nhân vật đó, gã Bích và mụ Nần không ai trong làng không biết. Chẳng hiểu vì cớ gì, cậu tôi lại xếp vào đội ngũ cốt cán của giai cấp nông dân. Chúng ngồi trên hàng ghế danh dự, đập bàn quát:

- Mụ Tam, mày có biết tao là ai không? - Thưa có, ông là ông Bích. - Con Tâm, con địa chủ gian ác, mày có biết tao là ai không? - Thưa có, bà là bà Nần. Bên tay trái bà nội tôi và cô tôi, những người khác quỳ gối chờ tới lượt họ. Cứ mỗi lần

tiếng hô: Đả đảo… cất lên họ lại run bần bật. Chỉ có cô Tâm không hề run rẩy. Mẹ tôi nói rằng cô có cặp mắt tượng trơ trơ cùng thế gian. Lần đấu tố thứ hai bà và cô tôi phải đứng dưới một cái hố sâu chừng nửa thước. Đứng ở dưới đó, dù con người có cảm giác mình là

Page 74: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

74

một sinh vật thấp hèn, tủi nhục, bị đầy ải. Ngay những người đàn ông lì lởm ở vào hoàn cảnh ấy cũng gục. Bà tôi ốm nặng rồi chết. Chỉ cô tôi là thản nhiên.

Tôi hỏi mẹ: - Còn bố con thì sao? - Bố con không như cô Tâm, bố con không chịu được nhục. Mẹ tôi trả lời, với một giọng buồn, chẳng ra chê trách, cũng chẳng ra thán phục. Mẹ tôi

kể rằng bố tôi đã đau khổ ngay từ lần đầu tiên cậu Chính tới nhà bà nội tôi, chỉ vào mặt ông mà nói:

- Trước kia anh với chị Quế là vợ chồng. Bây giờ anh là kẻ thù giai cấp, không có quyền đi lại với chị tôi. Nếu anh còn bén mảng tới nhà chị ấy, tôi sẽ ra lệnh cho du kích bắt trói.

Cậu nói xong tiếng trống cà rùng nổi lên, dinh tai nhức óc. Rồi tiếng hô uy hiếp vọng vào:

- Kiên quyết đánh đổ địa chủ Đỗ Thị Tam. - Kiên quyết đánh đổ… Cậu Chính nhìn bố tôi hất hàm: - Nghe rõ chưa? Bố tôi không trả lời. Cậu quát: - Đội hỏi có trả lời không? Mặt bố tôi tái xanh, mồ hôi vã đầy hai thái dương nhưng vẫn im lặng. Lúc ấy cô Tâm

bước lên: - Bẩm thưa đội, bây giờ chúng con biết thân biết phận, dù Đội không ra lệnh chúng con

cũng không dám chơi trèo. Cậu Chính là đội trưởng đội cải cách. Lúc ấy đội cải cách là Thượng Đế, là Trời. Câu

trả lời của cô Tâm làm thỏa mãn lòng tự ái của cậu. Cậu đi ra. Nhưng đội thiếu nhi còn ở lại, hô khẩu hiệu, đánh trống thị uy, và đồng thanh hát. Bài hát thế này:

“Cắt đứt là cắt đứt Dứt khoát là dứt khoát Không vương vấn giai cấp địa chủ…”

Bài hát ấy mới hợp với tình cảnh bố mẹ tôi làm sao?…Dăm hôm sau, vào một đêm mưa, cô Tâm thu xếp cho bố tôi trốn khỏi làng:

- Đi đi, em không chịu được nhục đâu. Muốn sống qua lúc này, phải chịu nhục. Đừng lo gì cho chị cả. Rồi trời khắc có mắt thôi…

Giá người khác như thế, ắt bị truy lùng khốn khổ, nhưng cậu Chính chỉ tra hỏi cô Tâm qua loa rồi lờ đi. Cậu bảo mẹ tôi:

- Thằng ấy đi khuất mắt càng tốt cho chị… Trưa hôm sau, mẹ tôi vác giỏ ra đồng móc cua, chờ cô Tâm đem quần áo ra đầm giặt.

Hai người nói chuyện với nhau, một ngưòi cúi gầm mặt xuống bờ ruộng, giả bộ móc cua, một người vờ đập quần áo:

- Cô Tâm, nhà tôi đi đâu thế? - Thưa bà nông dân, chúng con không biết. - Tôi xin cô, tôi có làm gì nên tội đâu. - Thưa bà con biết bà là chị ruột Đội Chính. Đội là Trời, bọn địa chủ chúng con là sâu

bọ.

Page 75: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

75

- Trăm lạy cô, ngàn lạy cô, đừng dày vò gan ruột tôi nữa. Chồng tôi đi đâu? - Chị đã có em chị khỏi phải có chồng. Người nhà tôi không chịu được nhục… Tối hôm đó cậu Chính hỏi mẹ tôi: - Trưa nay chị gặp con Tâm? - Ai bảo cậu thế. - Anh em du kích theo dõi. - Tôi đi móc cua. - Không ai đi móc cua lại đứng mãi một góc ruộng. Chị đừng cãi. Hai ngưòi im lặng một lúc lâu rồi cậu bảo: - Vì ba đời nhà ta làm thuê bốc thuốc, không có một tấc đất nên tôi mới được làm đội

trưởng. Nếu chị liên hệ với bọn địa chủ, có đứa báo cáo lên cấp trên, sẽ ảnh hưởng uy tín của tôi.

Mẹ tôi lại bật khóc: – Tôi khổ quá. Cậu Chính quát: - Chị không được nghĩ tới cá nhân mình. Chị phải nghĩ tới quyền lợi giai cấp…. Từ ngày đó mẹ tôi càng ngày càng gầy rộc, hai hố mắt trũng sâu. Đêm đêm mẹ tôi thờ

thẫn ra vườn, đến từng gốc khế, từng bụi mống rồng, từng gốc ổi, từng gốc sung thì thầm…Người làng xầm xì là mẹ tôi mắc bệnh tâm thần. Cậu Chính giận lắm:

- Người làng xì xào bàn tán. Họ bảo chị còn thương tiếc thằng địa chủ Tốn. Rằng vì thế mà chị dở điên dở dại, suốt ngày nói chuyện một mình.

- … Một đêm tháng chạp, mẹ cuốn bọc quần áo rời khỏi làng. Cậu Chính cho ngưòi dò xét

không ai biết. Tra hỏi cô Tâm cô một mực bảo rằng không liên quan….Nửa năm trôi qua cậu Chính và đội cải cách rút khỏi làng…

…Lúc ấy mẹ tôi về, thất thểu như bóng ma. Làn da hồng mịn màng năm xưa đã sạm. Những nếp nhăn mờ in trên hai gò má và sơn căn, giữa hai tràng mày cong vút. Đêm ấy chòm xóm kéo sang thăm hỏi. Mẹ tôi ngồi vòng tay ôm gối, nước mắt thánh thót rơi. Thói thường, người làng hay tọc mạch. Họ nhất thiết dò tìm điều muốn biết. Nhưng dạo ấy, họ không cật vấn mẹ tôi. Phần vì thương, phần bị hút vào cuộc xáo động mới. Đội sửa sai về làng.”

Trong đợt sửa sai mẹ Hằng bị nông dân hỏi tội thay cho người em đã chạy thoát. Nhưng nhờ có cô Tâm bênh vực chở che nên…

“Cơn điên của đám đông dịu xuống. Cán bộ sửa sai tới trấn an. Người ta ra về. Cô Tâm gọi mẹ tôi mở cửa. Hai người đàn bà ôm nhau khóc….” (tr. 17-29)

“Lúc ấy ngay ở phố huyện, bãi cỏ lớn trước vốn là sân quần ngựa cũng đã biến thành trường đấu. Địa chủ lớn, cường hào ác bá điển hình trong các xã được đưa lên đấu tố và đem ra trước tòa án của nông dân xét xử. Suốt đêm lửa đuốc cháy rần rật, khói tỏa ngút trời. Suốt đêm tiếng trống tiếng kèn, tiếng hô, tiếng la hét của đám đông vang động. Đội du kích đi tuần tra, lưỡi lê giương sáng quắc. Các đội viên du kích súng lăm lăm chĩa về phía trước trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Mắt họ cũng sáng quắc như lưỡi lê vì tinh thần cảnh giác, nhìn như lục soát đám bộ hành. “Không để bọn địa chủ lọt lưới”—Khẩu hiệu kẻ ngang dọc trên đường, bằng đủ loại chữ. Bất cứ người nào bị họ gọi tới cũng run như cầy sấy, trước những ánh mắt hừng hực căm hờn—một sự căm hờn rất an nhiên không cần căn đế và lý trí….” (trang 55)

“…Cô tôi khoanh tay trước ngực, bắt chéo chân lại rồi kể:

Page 76: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

76

- Hồi cải cách, cô biết đấy, ngôi nhà này chia làm đôi, một nửa cho thằng Bích, một nửa cho con mụ Nần. Chúng đuổi tôi ra cái lều của thằng mõ, kề với đình làng. Trong tay chỉ có ba sào ruộng xấu, trâu không, bò không, cày bừa không. Bòn được vài chục bạc đưa cả cho chú Tốn. Nhiều đêm không ngủ, tôi ngồi nhìn đám ruộng trắng, nước mắt ứa hai hàng. Giá cứ đâm đầu xuống giếng làng là

rảnh chuyện. Mà duyên nghiệp ma quỷ đưa đón, ngày nào cũng dăm sáu bận đi qua cái giếng trước cửa đình. Nước trong leo lẻo cứ như mời gọi. Soi mãi bóng xuống mặt nước, tôi lại nghĩ: “Chết thì khỏe xác, nhưng mà hèn. Những kẻ bức hại mình, nhăn răng cười trước mộ. Phải sống để nhìn ngày tận mạt của chúng…. Phải sống để xoay ván cờ với Trời già.” (Trang 70)

Chữ hiếu của người cộng sản duy vật: “…Chợt mẹ tôi bật kêu: - Sao cậu chẳng hỏi gì giỗ tết thày u thế? Bao nhiêu năm… Cậu Chính thở dài: - Ối dào, chị khéo đa sự. Thày u chết lâu rồi còn hỏi làm gì? Mẹ tôi khóc dấm dứt: - Nhưng mà là thày u của mình. Chết hay sống cũng vậy. Thày u chỉ có cậu là người nối

dõi. Cậu Chính gắt: - Chị ăn nói lạ, thời buổi này là thời duy vật, không ai còn nghĩ vớ vẩn như chị. Chết là

hết…. Cán bộ ra nước ngoài chỉ lo buôn bán: Trong thời gian Hằng làm lao động xuất khẩu ở Liên Xô, cậu nàng đã sang đó hai lần.

Lần nào cũng gọi cháu lên nhờ việc buôn bán kiếm tý tiền còm. Có lần còn đi làm mướn cho những sinh viên trẻ khiến cho bọn này khinh khi. Hãy đọc vài đoạn đối đáp giữa hai cậu cháu:

“…Tôi nói: “Cậu khe khẽ thôi. Có phải ở nhà mình đâu?“ Cậu há miệng: “Ờ ờ…” …Qua gian sảnh chúng tôi thấy hai phụ nữ đang ngồi đan áo. Cậu bảo: - Cháu giỏi tiếng Nga, bán được mấy cái áo len cánh dơi cho các cô này thì tốt… -…Cậu ở một mình? - Ờ, tiêu chuẩn của cậu… Ngẫm nghĩ tí chút cậu nói thêm: Ở một mình là tiện nhất… Nói xong cậu đưa mắt liếc ra ngoài cửa sổ. Nơi đó những mái nhà thành phố hiện lên

trong làn ánh sáng trắng như sữa của bình minh. Cậu ngó nghiêng lần nữa, vẻ yên tâm. Lúc đó cậu nói:

- Cháu đem giải quyết mớ hàng này… Rồi quỳ xuống, cậu lôi chiếc túi du lịch nhét trong ngăn dưới cùng của chiếc tủ gỗ ra: - Hàng mợ chuẩn bị đầy đủ lắm ơ… Kéo phécmơtuya roạt một tiếng, cậu sắp sửa lôi các thứ hàng xếp bên trong ra. Tôi vội

nói: “Từ từ đã cậu” Cậu bảo: “Nhưng lát nữa cậu còn phải họp đoàn, còn làm việc với bạn…

Tôi bảo: “Chẳng đi đâu mà vội. Ở đây người ta không thức dậy sớm như bên mình. Cậu băn khoăn: “Nhưng nhỡ … tay phiên dịch nó sang…” - Chẳng sang người ta cũng thừa biết. - Hằng … Cậu quát lên, mặt tái mét. Mày nói gì thế? Tôi đáp: “Cháu nói thật.” Cậu gằn giọng: ‘Cháu với chắt, đồ mất dạy.”

Page 77: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

77

Tôi lặng im. Cậu hùng hổ đi tới trước cửa sổ, vén tấm rèm lên, chẳng hiểu cậu tìm thấy gì trong khung cảnh của thành phố sớm mai yên tĩnh. Hai tay chống nạnh, đôi vai nhô lên, chắc cậu đang trút những hơi thở dài, bực bộï. Lát sau cậu quay vào, giọng hiền từ hơn:

- Thôi…Nhưng lẽ ra, cháu cũng không nên nói thế… Tôi lặng im, không đáp. Cậu khẽ nói: - Hằng này, cậu không muốn nhờ người khác, hoặc họ dìm giá, hoặc họ thóc mách đồn

thổi…Cháu giúp cậu… Tôi bỗng thấy mệt mỏi…Tủi cực chăng? Khóc chăng? …Nước mắt đã cạn. Tôi nhìn

cậu nói khe khẽ: - Đáng lẽ cậu nên thông báo cho cháu tình hình gia đình, sức khỏe mẹ cháu ra sao?

Đáng lẽ cậu nên cho cháu một chén chè (nước trà) …Cháu từ hàng nghìn cây số tới đây… Cậu đứng ngẩn ra rồi ờ ờ…những tiếng vô nghĩa…” (trang 172-174) Còn đây là ý nghĩ của Hằng về các đồng chí của cậu nàng, các đoàn viên trong đoàn

công tác nước ngoài do ông ta cầm đầu: “Các người khác vừa nghe (Chính thuyết trình) vừa nặn trứng cá hoặc gãi mụn ruồi.

Người nào cũng có vẻ bồn chồn. Chắc chắn họ đang tính cách nào bán hàng hóa nhanh nhất và nhờ ai mua được nhiều hàng hóa nhất…Cậu Chính đang cao giọng nói:

- Tôi yêu cầu các đồng chí nêu cao tinh thần gương mẫu trên đất nước bạn. Tất cả phải có ý thức tổ chức….” (trang 175) ………………… Đó là nói về chuyến công tác đầu của Chính. Lần thứ hai cậu Chính vừa tới thủ đô Liên Xô được mấy ngày liền đánh điện cho Hằng từ tỉnh lẻ vượt hàng ngàn cây số đến gặp cậu gấp vì cậu ốm. Mặc dù đang ốm Hằng cũng cố đến với cậu. Không dè thấy cậu vẫn khỏe mạnh đang làm bếp mướn cho một toán sinh viên. Nàng tính quay về không thèm gặp. Nhưng lỡ chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày, không thể ra ga xe lửa được. Nên đành vào gặp cậu. Hãy nghe những sinh viên nói xấu người đầu bếp Chính của họ:

“- Lần trước ông ấy cũng làm cháy cái áo thun của tôi. Hàng Ý hẳn hoi… Hôm nhờ cắt khẩu hiệu cũng không cắt nổi. Ông anh tôi cùng học trong trường Aôn bảo ông ấy lên lớp toàn ngủ gật. Nhưng về tới nhà, nhanh như cắt đi lùng mua hàng căng tin. Thứ nào quý ông ấy mua được trước tiên…Có lẽ khả năng vĩ đại nhất trong con người ông ta là khả năng đầu bếp….

Phải, nhờ khả năng ấy ông ta chiếm được lòng cấp trên, nhờ được lòng cấp trên ông ấy nhảy lên cấp lãnh đạo…” (Trang 222)

Cái đạo đức giả của cấp lãnh đạo: “Cậu Chính đáp: – Thời chúng tôi không ai nghe những thứ nhạc nhẽo trụy lạc như vậy. “Tiếng chàng lãng tử đối lại: - Ở cùng số nhà với bố mẹ tôi có một ông phó giám đốc, cỡ tuổi gần như ông… Ông ấy

được tiếng là nghiêm nghị. Mở miệng là nói lời giáo huấn. Đầu óc toàn nghĩ chuyện cao cả. Nào là tinh thần cách mạng, nào là ý thức tổ chức, nào là nghĩa vụ quốc tế và nghĩa vụ công dân… Số nhà tôi ở gồm sáu hộ, 27 nhân khẩu lớn nhỏ, không ai có bộ mặt quyền uy như ông ấy. Ông ấy có hai đứa con gái và một đứa cháu ngoại. Bà vợ kém ông ta vài tuổi, hai ngày một lượt leo lên xe (ôtô) con đi chợ, mắt chẳng bao giờ ngó xuống đám láng giềng… Rồi bỗng một hôm chúng tôi đi đá bóng buổi trưa về, cả lũ tắm truồng lông nhông ngoài sân. Nghe có tiếng kêu trong nhà tắm công cộng. Một đứa giật cửa, nhưng cửa gài chặt. Mà tiếng kêu ú ớ bên trong cứ vẳng ra. Lũ chúng tôi bèn công kênh nhau , ghé mắt qua lỗ thông hơi sát nóc nhà tắm, nhìn vào. Ông phó giám đốc tôn kính đang ở trong đó,

Page 78: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

78

trần như nhộng trên một con bé 14 tuổi. Con bé ấy vẫn ú ớ kêu, còn ông ta vẫn tiếp tục làm việc. Lũ mất dậy chúng tôi thoạt đầu thích chí cười rinh rích. Hết thằng nọ tới thằng kia, đổi nhau xem trò vui. Nhưng con bé giẫy dụa mãi, chắc nó đau. Ông ta bịt chặt miệng nó lại không thể kêu to….

Rồi lát sau chàng lãng tử hắng giọng nói tiếp: - Thế đấy ông Chính ạ…Cái lão hiếp dâm ấy không tới sàn nhảy bao giờ. Chắc chắn

cũng răn dạy công nhân xí nghiệp của hắn rằng nhảy nhót là trụy lạc, rằng thế hệ của hắn không bao giờ tham dự những trò vui hư hỏng như thế, rằng cuộc đời hắn chỉ là để phục vụ cách mạng cao cả cho tới hơi thở cuối cùng. Hắn cũng cùng quan niệm và sở thích như ông. Nói thế tôi không muốn xúc phạm ông. Tôi biết ông không phải là kẻ hám gái. Nhưng những người như ông và hắn có gì rất giống nhau….

- … - Chính những người như hắn hoặc như ông đã ra lệnh săn đuổi chúng tôi trên đường

phố, cắt quần loe khi các ông không mặc quần loe, cắt quần tuýp khi các ông không mặc quần túyp. Phẩm cách con người được các ông định khuôn bằng chiều rộng của ống quần. Nếu các ông mặc quần ống 23 thì 18 triệu thanh niên chúng tôi phải mặc ống quần cỡ 23. Chật hay rộng hơn đều là phản Đảng, phản quốc….

…Tôi lớn lên và dần dần tôi chứng nghiệm rằng những con người từng có lúc khống chế chúng tôi như lão phó giám đốc kia hoàn toàn không giống…….Họ là những diễn viên đại tài. (3) Họ định ra bao nhiêu niêm luật khắt khe. Nhưng trong bóng đêm, họ sống cuộc sống nhầy nhụa không đạo lý và luật tắc… (trang 224-226)

(Anh ta hỏi Hằng) – Cô biết ông cậu của cô gọi cô lên Matxcơva làm gì không? Tôi không đáp, nhìn anh chờ đợi. Anh nói tiếp: - Ông ta chuẩn bị đóng hòm gửi biển. Việc ấy cần phải giỏi tiếng Nga và giỏi chi tiền.

Cả hai thứ ông ta đều kém. Chàng lãng tử ngừng lại, suy ngẫm hồi lâu rồi tiếp: - Đám người như thế, tôi soi kính lúp vào tận ruột họ… Nhưng dù sao tôi cũng không

thể hiểu được, với một cô gái mảnh khảnh yếu ớt như cô … (trang 232) Khi mọi người đi khỏi hai cậu cháu nói với nhau: Tôi hỏi: – Cậu gọi cháu lên đây có việc gì? Cậu gật đầu ờ ờ… Rồi bước tới gần tôi cậu nói: - Cậu sắp về, chỉ hai tuần nữa thôi. Cháu còn ở lại lâu, cháu còn khả năng làm kinh tế…

Cậu muốn nhờ cháu giúp cậu… Tôi im lặng cậu tiếp: - Khi đi mẹ mày dặn: Khó khăn gì đã có con Hằng. Cháu giỏi ngữ. Cậu chẳng biết tiếng

tăm… Tôi vẫn ngồi im, cậu hắng giọng, lại tiếp: - Hàng họ cậu cũng đã chuẩn bị hòm hòm… Nhưng gay go nhất là khoản cước. Tôi lại muốn nằm, tôi muốn kết thúc nhanh chóng. Tôi rút nắm tiền dưới gối: - Đây cậu cầm lấy.” (tr.234) Trao tiền cho ông cậu tham lam mà bủn xỉn xong Hằng “trùm kín chăn để khỏi nhìn

thấy cậu.” Nàng nhớ lại dĩ vãng, lúc mà nàng nghe lời mẹ đến báo tin cho cậu mợ biết mẹ nàng mới bị “xe chẹt” cụt chân. Câu mà cậu nàng nói còn văng vảng đâu đây:

- Thế còn may. Hôm qua ở đường Triệu Việt Vương có thằng bé 15 tuổi bị xe chẹt cưa cụt cả hai chân. Không chịu chấp hành luật lệ giao thông. Sống mà vô tổ chức, vô kỷ luật thì thế nào cũng chết, chẳng sớm thì muộn…” (trang 235)

Page 79: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

79

Thật là giọng lưỡi của những kẻ vô tình vô nghĩa. Nghe cháu nói chị bị xe cán cụt một chân mà lại tỉnh bơ, không có một lời chia buồn an ủi, còn lên mặt đạo đức giả. Tổ chức với chả kỷ luật. Anh ta há chẳng biết chính vì mẹ nàng bị cụt chân không còn làm gì ra tiền nữa nên nàng mới phải bỏ học đi lao động xuất khẩu tìm kế sinh nhai sao. Và chắc anh ta đã quên việc người chị hiền lành đã nhịn ăn, giấu con và chị chồng, đem bán sợi giây chuyền cô Tâm cho Hằng để mua thức ăn bồi dưỡng cho gia đình anh ta. Thử xem lại cảnh gia đình Chính vào cái thời ấy:

“…Nói xong, nó (thằng Tuấn, con của Chính, M.V.) cúi xuống chọc đũa vào đĩa nhộng rang hành. Chợt thằng bé em kêu ré lên. Nhanh như cắt, mẹ nó trở đầu đũa gõ lên đầu con:

- Tuấn, làm cái gì thế hả? Hóa ra thằng bé gắp nhầm thức ăn của đứa em, không biết cố tình hay vô ý. Bị đánh, nó

giơ tay xoa đầu, không dám kêu. Mẹ tôi cúi mặt xuống. Đĩa nhộng, lúc ấy tôi mới để ý, gạt làm ba phần, mỗi phần chừng 15, 16 con. Ngoài đĩa nhộng có một đĩa rau muống luộc, và một chiếc chén nhỏ, loại chén dùng đựng nước mắm hay múc chè, đựng thịt nạc dăm. Chắc chắn đó là phần bồi dưỡng cho cậu Chính…” (tr 104-105)

Nhưng bữa cơm nhà của người chị làm nghề buôn thúng bán bưng nào có khá gì cho cam: Trên “chiếc mâm đồng sứt vành” cũng chỉ có “bát dưa cải xanh, với đĩa nhộng rang hành. Hoặc bát tương dầm cà với con cá khô nướng. Mùa hè qua mùa đông, năm này qua năm khác, thức ăn dường như không đổi.” (trang 37)

Trở lại cậu chuyện giữa Hằng và anh chàng lãng tử: “Tôi lắc đầu: - Dầu sao tôi cũng không thể hiểu…Hôm qua sự việc đã diễn ra đúng như anh dự đoán. Chàng lãng tử đưa tay kéo món tóc xòa xuống mắt tôi lên, rồi nói: - Người ta nên hiểu hết mọi sự trên đời này cô bé ạ, dù cho là sự thực đau buồn. Ông

cậu của cô giống như một loạt người tôi từng gặp. Họ là những kẻ đã hao phí gần hết đời sống của mình vào việc vẽ nên một thiên đường giữa trần ai, nhưng trí khôn ngắn ngủi của họ lại không đủ để hiểu thiên đường ấy ra sao và con đường nào đưa tới nó…Vì thế khi biết công việc ấy hão huyền thì họ hối hả tìm kiếm những miếng ăn thực, nhặt nhạnh những hạt ngũ cốc thực trên mặt đất bùn lầy. Họ làm việc ấy bất kể bằng cách nào…Họ là tấn thảm kịch cho chính họ, là tấn thảm kịch cho chúng ta…” (tr. 240) II. Tranh cãi xung quanh cuốn “Tiểu Thuyết Vô Đề” cũng là Khải Hoàn Môn.

Trong buổi ra mắt sách tại Paris Dương Thu Hương đã nói về cuốn tiểu thuyết này như sau:

“Tôi đã gặp những chàng trai đã chết khi bị mất cả bộ phận sinh dục cũng như tay chân…Và trong phút cuối cùng thì họ rất là thèm khát một cái hôn….Những chàng trai mà tôi chứng kiến trong những binh trạm. Và tất cả những khát vọng của con người, những khát vọng mà không có phương tiện thực hiện ấy nó đã trở nên như một món nợ trong tôi….Vì thế tôi muốn nói rằng là sau bất cứ Khải Hoàn Môn nào thì cũng có rất nhiều máu…Và tôi viết cuốn sách này như để trả nợ những hồn ma nó cứ ám ảnh tôi. Tôi đã viết cuốn đó năm 1991 trong 2 tháng bởi vì trong khoảng thời gian tôi ước tính là họ bắt tôi, cho nên tôi phải hoàn thành thật là nhanh. Và sau khi tôi hoàn thành xong tôi gửi ngay sang Pháp cho bà mẹ đỡ đầu của tôi để bà gửi cho ông Phan Huy Đường, rồi tôi nghỉ mấy ngày là tôi bị bắt.”

Trong khi nhà văn của chúng ta nằm tù trong trại Thanh Liệt gần Hà-nội thì đứa con tinh thần của bà cũng long đong ở bên Pháp. Thoạt tiên người ta thấy quảng cáo trên báo Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái yêu cầu độc giả đón xem Khải Hoàn Môn của nhà văn Dương Thu Hương. Nhưng rồi người đọc lại thấy trên tờ Quê Mẹ số 118 tháng 11 năm 1991 bỏ mất trang bìa sau là nơi xuất hiện lời giới thiệu tác phẩm trên với độc giả. Lúc đó là thời

Page 80: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

80

gian tranh tụng về tác quyền giữa ông Võ Văn Ái và ông Phan Huy Đường qua nhà Xuất Bản “Des Femmes…”. Ông Đường là người đã được tác giả ủy quyền cho in cuốn Những Thiên Đường Mù và đã giao cho nhà Xuất Bản Des Femmes thực hiện sau khi dịch ra tiếng Pháp là “Les Paradis Aveugles”. Riêng vế cuốn Khải Hoàn Môn hay “Tiểu Thuyết Vô Đề” thì ông Phan Huy Đường lẫn ông Võ Văn Ái chẳng ai có được giấy ủy quyền trực tiếp của nhà văn. Nhưng ông Võ Văn Ái có được nguyên văn bản viết tay của tác giả, còn ông Phan Huy Đường thì – theo ông Võ Văn Ái chỉ có bản đánh máy, so với nguyên bản viết tay có chỗ thêm bớt thay đổi, sai sót khá nhiều. Nhưng vì ông Đường đã được tác giả ủy quyền in cuốn trước, nên có lý nghĩ rằng quyền in cuốn này cũng thuộc về mình.

Vì nắm được bản gốc, nên ông Võ Văn Ái nghĩ ăn chắc. Hơn nữa ông còn có giấy ủy quyền của người bác (có chỗ gọi là chú có lúc gọi là bố nuôi) của tác giả tên Ngô Văn Quỳnh ở Sannois, ngoại ô Paris, và ông bác này thì đã được tác giả báo tin là đã gửi giấy ủy quyền cho ông. (Giấy ủy quyền này đã lọt vào tay công an. Vì vậy không ai có giấy ủy quyền của tác giả). Ngoài ra, tuy ông Ái có giấy ủy quyền của hai ông Nguyễn Gia Bảo và Nguyễn Xuân Nam ở Mỹ do hai ông này có giấy ủy quyền của tác giả. Chính tác giả sau này có xác nhận đúng là có ủy quyền cho hai ông vì là bạn của bố nuôi, và do bố nuôi yêu cầu bà ủy quyền cho hai ông để họ có cơ sở đòi những nhà xuất bản ở Mỹ trả tiền trước tác.

Nhưng cuối cùng nhà xuất bản “Des Femmes” đã thắng. Nói tóm tắt thì như vậy chứ thực ra sự việc lôi thôi rắc rối hơn nhiều.

Qua những bài báo đăng trên Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái và tờ Diễn Đàn của Nguyễn Ngọc Giao, và những lời phát biểu của các ông Từ Mẫn Võ Thắng Tiết, Phan Huy Đường, Nguyễn Ngọc Giao, Võ Văn Ái và Bà Thụy Khuê khi trả lời cuộc phỏng vấn của cố ký giả Chử Bá Anh vào cuối tháng 11 năm 1991, thì sự việc có thể diễn tiến như sau:

Một Việt kiều đã được tác giả nhờ mang bản thảo viết tay của cuốn sách từ Việt Nam sang Pháp trao cho ông bác của DTH để lo việc xuất bản, nói là đã gửi giấy ủy quyền theo một đường khác. Nhưng chẳng may giấy ủy quyền này lọt vào tay công an. Khi nhận được bản thảo thì cũng là lúc được tin nhà văn bị bắt. Ông bác vì có quen ông Võ Văn Aùi, lại cũng biết ông Ái là chủ tịch tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam nên ngỏ ý với ông Ái nên in gấp cuốn sách để thế giới biết mà can thiệp cho Hà-nội đừng làm hại cô cháu. Vì vậy mà ông Ái có được bản gốc và xúc tiến việc xuất bản. Nhưng vì ông bác cũng biết trước kia ông Phan Huy Đường đã dịch cuốn Những Thiên Đường Mù ra Pháp văn, nên ông đánh máy sao lại gủi bản sao cho ông Phan Huy Đường để dịch và lo phần Pháp văn. Khi Ông Đường thấy Quê Mẹ quảng cáo thì bảo nhà xuất bản Des Femmes đứng ra kiện, theo thủ tục khẩn cấp. Nhưng luật sư của ông Ái trưng được bản thảo gốc, nên tòa tuyên bố vô thẩm quyền và chuyển lên tòa trên quyết định. Trước khi tòa trên xử thì vừa kịp lúc nhà văn được tha và cử luật sư trình lên tòa giấy của tác giả hủy bỏ tất cả các giấy ủy quyền khác, trừ giấy của ông Phan Huy Đường. Như vậy là ông Đường và nhà xuất bản Des Femmes thắng kiện ở Pháp. Nhưng trước khi ngã ngũ như vậy thì cuốn sách đã được bà Thụy Khuê đề tựa và gủi sang Mỹ cho ông Võ Thắng Tiết, tục gọi thày Từ Mẫn, giám đốc nhà xuất bản Văn Nghệ ở Quận Cam, California ấn hành. Ông Tiết cho biết ông thấy có người nhờ in, lại nghĩ sách chắc bán chạy nên cứ in rồi sẽ trả tác quyền cho người nhờ in để người này, bà Thụy Khuê, gửi cho tác giả. Ông nói ông đã in 1500 cuốn và chỉ nửa năm đã bán gần hết (chỉ còn lại 200 cuốn). Ông cũng nói ông đang thu tiền và sẽ trả bản quyền là 1000 đô la.

Khi còn ở trong tù không biết bằng cách nào tác giả có được cuốn sách in ở Mỹ và bà đã không bằng lòng với lời đề tựa của bà Thụy Khuê mà bà tưởng lầm là một người đàn ông. Vì thế có bản tự bạch dài gần 10 trang đánh máy, đề ngày 12 tháng 8 năm 1991 về cuốn Tiểu Thuyết Vô Đề.

Page 81: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

81

Bài tự bạch này đã châm ngòi cho một loạt phản ứng dữ dội. Trong số những người lên tiếng trả lời những luận điệu có vẻ xúc phạm những người quốc gia nói chung của Dương Thu Hương, người ta thấy trước tiên có bà Thụy Khuê – dĩ nhiên, vì bản tự bạch nhắm vào cá nhân bà trước tiên – ông Nguyễn Ngọc Ngạn, lúc ấy là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, các nhà văn Bùi Bích Hà và Nhật Tiến.

- Thụy Khuê hơi lấy làm buồn vì DTH đã phủ nhận thiện chí của bà muốn làm lợi cho một nhà văn đối kháng. Có chỗ bà đã dùng tới hai chữ “xuyên tạc” để nói về thái độ của DTH. Câu sau đây có thể tóm tắt nhận định của Thụy Khuê về bài tự bạch:

“Ngôn ngữ văn học là một con dao hai lưỡi. Nếu “Tiểu Thuyết Vô Đề” – qua sự kiểm nghiệm lại dĩ vãng – giải tỏa được một số vấn đề trong sự chia rẽ sâu xa của dân tộc và có một giá trị nhân bản cao, thì bài “tự bạch” về “Tiểu Thuyết Vô Đề” với những tố cáo “tội ác” đối phương, giới hạn mọi giải tỏa chia rẽ và triệt tiêu giá trị nhân bản.”

- Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn thì mở đầu bài báo 15 cột của ông bằng nhận định của ông Nguyễn Hưng Quốc mà ông cho là một nhận xét khá rõ nét về các tác phẩm phản kháng trong nước nói chung như sau:

“Văn chương đổi mới ở trong nước và văn chương đấu tranh ở hải ngoại có những điểm giống nhau và những điểm khác nhau. Giống nhau ở chỗ cả hai đều phê phán những khuyết điểm của chế độ. Nhưng khác nhau ở động cơ phê phán và nhất là ở biện pháp giải quyết vấn đề. Người cầm bút hải ngoại, nói chung, muốn thay một cái áo mới. Trong khi người cầm bút ở quê nhà chỉ muốn vá lại cái áo rách nát. Nếu chỉ nhìn thấy những điểm giống nhau mà bỏ qua đi những điểm khác biệt, người ta sẽ xếp hai dòng văn chương đó vào một loại, từ đó dẫn đến chủ trương hợp lưu mà gần đây chúng ta thấy xuất hiện tại hải ngọai.”

Chủ tịch văn bút Việt Nam hải ngoại đã trích lại 16 đoạn văn trong bài tự bạch để chứng minh rằng tác giả đã không tôn trọng “chân lý và công bằng” như bà ta tự hào, cũng chỉ vì: (“Nhưng tiếc thay!) Đó lại là thứ chân lý nhìn từ một góc cạnh chủ quan, cho nên những giọt nước mắt bà nhỏ ra, vì xót thương dân tộc, đọc kỹ lại, thì đôi khi chỉ thấy là những điệp khúc quen thuộc, đồng điệu với những lời than thở của các cấp lãnh đạo hiện nay trong nước.”

- Ngày 8 tháng 3 năm 1992 nhà văn Bùi Bích Hà cho công bố bức thư ngỏ gửi Dương Thu Hương với những lời lẽ tâm tình, ôn hòa, cởi mở. Bà gọi DTH là chị. Bà không giấu tình cảm tốt đẹp của mình dành cho một nhà văn nữ và một tác giả có tác phẩm Những Thiên Đường Mù được nhiều người đọc; chính bà chỉ có 5 giờ mỗi ngày để ngủ mà cũng cố dành ra 1 giờ để đọc. Nhất là vì Dương Thu Hương đã “sống hầu hết thanh xuân đời mình trong chiến hào, địa đạo hay núi sâu rừng cao, cận kề nỗi chết, vẫn có điều gì làm cho nỗi lòng người đàn bà được êm đềm sinh con đẻ cái trong tôi cứ vừa đau đớn xót xa, vừa mến yêu trân trọng.” Vì vậy mà có bức thư này mặc dù bà không biết liệu có tránh khỏi hồi âm chua chát như Thụy Khuê không.

Sau khi nhắc lại mồ chôn tập thể ở Huế hồi Tết Mậu Thân và vụ trẻ con bị V.C.tàn sát ở bến Bặch Dằng, Bùi Bích Hà hỏi DTH: “Sao chị không đủ can đảm, sự lương thiện và công bằng để nhìn nhận rằng câu chuyện “chống Mỹ cứu nước theo truyền thống của người Việt” chỉ là chiêu bài tháu cáy nhằm du nhập cái chủ thuyết độc hại, vô đạo vào đất nước gấm hoa của chúng ta và làm ung thối nó?” Nhắc lại lời của Dương Thu Hương cho mình là kẻ “đi giữa hai làn đạn” Bùi Bích Hà kết thúc bài báo 9 cột như sau: “Đi giữa hai làn đạn là một thách đố dũng cảm, nhưng giữ thăng bằng trên đường giây lại là xảo thuật của người làm xiếc mua vui để đổi lấy cơm áo và những tràng pháo tay phù phiếm.”

Riêng nhà văn Nhật Tiến thuộc nhóm Hợp Lưu của hoạ sĩ Nguyễn Khánh Tường thì cố dung hòa hai lập trường của DTH và Thụy Khuê, nói là cả hai đều đang “đi giữa hai làn

Page 82: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

82

đạn.” Cuối cùng người ta thấy trên báo Diễn Đàn, hậu thân của tờ Đoàn Kết ở Paris, do ông Nguyễn Ngọc Giao làm tổng biên tập có bức thư của DTH xin lỗi Thụy Khuê.

-Trong số những nhà văn khác lên tiếng về bài Tự Bạch của DTH tôi xin dài dòng hơn một chút về bà Nguyễn Việt Nữ, tác giả “Dương Thu Hương Và Con Hùm Ngủ” (hay “Yêu Và Bị Yêu”).

Nguyễn Việt Nữ là bút hiệu của nữ luật sư Nguyễn Thị Kim Anh, chủ biên bán nguyệt san Đại Dân Tộc. Lấy bút hiệu đó có lẽ bà muốn tự nhắc nhở mình (và độc giả người Việt nữa, phải không tác giả) luôn luôn hãy nhớ mình là con dân Việt Nam. Mở đầu cuốn sách, bà đã nói với Mẹ Việt Nam thay vì nói với độc giả. Cuốn sách hơn bốn trăm trang của bà có mục đích đối thoại với hai người phụ nữ là DTH và Phùng Thị Lệ Lý (Le Ly Hayslip) về cuộc chiến tranh Việt Nam mà bà cho rằng người khởi đầu là phía cộng sản; miền Nam chỉ tự vệ; và sau này (1965) quân tác chiến Mỹ rầm rộ vào cũng vì trước đó cộng quân đã “xẻ dọc Trường Sơn đem quân toan chiếm miền Nam.”

Bà đã dựa vào bài tự bạch của DTH gửi Thụy Khuê, và cuốn “When Heaven and Earth changed places“ (Khi Trời Đất Đổi Ngôi) được đạo diễn Oliver Stone đem lên màn ảnh lớn với tựa đề “Heaven and Earth” (Trời và Đất). Lối viết của bà đúng là văn phong của một người đã từng hành nghề luật sư trước 1975. Bà đã ví DTH với Trần Duy tác giả bài “Người Khổng Lồ (không tim)”. Bà gọi cả hai là người “khổng lồ có tim”, nhưng trách cả hai người đi cầu cứu ngọc hoàng Các Mác thành ra loài người dưới dương gian cứ không sao hết được nước mắt…

Trong khuôn khổ chương này tôi không dám đi sâu vào tác phẩm của Nguyễn Việt Nữ, mà chỉ xin trưng dẫn một vài đoạn vắn nhằm giới thiệu với bạn đọc. Tác phẩm này xuất bản năm 1993 và đã tái bản năm 1996. Tác giả đã đích thân đem nó sang thủ đô của Liên Xô cũ để giới thiệu với kiều bào ở đó phần đông là những người đã từng sống trong vùng cộng sản, làm việc cho cộng sản. Sách của bà đã được giới thiệu và trích đọc trên đài Tiếng Nói Tự Do, hậu thân của Đài Irina, phát thanh từ Mặc Tư Khoa.

Để thâu tóm những lời phê bình của bà đối với bài tự bạch của DTH, tôi chỉ xin trưng dẫn 3 đoạn sau đây:

“Vấn đề “không thường tình” cần bàn ở đây là “những trí thức lớn đó (4) đã tìm đến với chủ nghĩa cộng sản, rồi đã giã biệt chủ nghĩa cộng sản…”

Còn DTH thì khẳng định là: “tôi không từ bỏ đội ngũ những người cộng sản để chạy sang hàng ngũ những người chống cộng”.

“Lời tuyên bố khí khái này bộc lộ tinh thần kẻ sĩ của họ Dương, đồng thời nó cũng chứng tỏ cái vòng luẩn quẩn, lúng túng chung của người cộng sản.” (5)

“Chính tôi trước đây cũng rất ghét những lời đao to búa lớn của những người chống cộng “cực đoan”, nhưng nay tôi thấy với những người nhẹ dạ, khờ khạo về chính trị như tôi, (6) cần phải có những tiếng chuông cảnh tỉnh vang dội thì mới làm tôi hết mê muội được.

“Đúng vậy, ngày nay mọi sự đã hiển hiện. Bản tự bạch của Dương Thu Hương đã “bạch” rõ rằng nữ sĩ này, một trong những kiện tướng của “nhóm văn nghệ phản kháng trong nước” chỉ trích đảng để “duy trì sự thống trị của đảng”, trong khi kinh nghiệm xương máu đã cho Nguyễn Chí Thiện quả quyết rằng:

Đảng tắt thở thì đời mới thở. Đảng còn kia, bát phở hóa ra mơ.” (7)

“Tôi viết bài này với lòng tin rằng Bùi Tín, Dương Thu Hương và những người cộng sản lương thiện khác là những Người Khổng Lồ Có Tim, đều có thiện chí tìm một giải pháp cho dân tộc, nhưng vì “trọn đời bị trói buộc bởi sợi giây ý thức hệ trái chiều”, nên những người này cứ loay hoay như kiến bò miệng chén.” (8)

Page 83: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

83

Trước khi kết thúc chương này, chúng tôi xin lưu ý độc giả đến một vài chi tiết về tác giả Dương Thu Hương và hoàn cảnh xuất xứ của bài tự bạch đã nói đến ở những trang trên. Cha bà là thợ may, đi theo kháng chiến khi bà mới lên hai. Bà hăng hái lên đường vượt trường sơn “chống Mỹ, cứu nước theo truyền thống dân tộc” lúc bà 18 tuổi nghĩa là vào cuối năm 1964 hay đầu năm 1965. Cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở miền Bắc xảy ra khi bà mới tám, chín tuổi. Trong cuốn Những Thiên Đường Mù bà đã miêu tả sự tàn bạo của những cuộc đấu tố. Lập trường của bà trong cuốn sách này là lập trường chống CCRĐ do đảng chủ trương không thể nghi ngờ.

Câu chuyện giữa bà với “Việt kiều” bác sĩ Bùi Duy Tâm mang đầy bí ẩn. Bà thì quả quyết đi chơi với ông chỉ để tìm đáp số cho một bài toán nào đó. Ông thì thổ lộ hai người chỉ có ôm nhau chứ không làm gì hơn, và về đến Mỹ thấy Hương Mỹ (9) lại nhớ đến Hương Việt Nam. Nhưng tướng Quang Phòng, nguyên cục phó cục phản gián cộng sản thì nói với giới văn nghệ sĩ là có được cuốn video quay cảnh hai ngưòi “làm tình trên cạn, dưới nước, và trong khách sạn”. Bà DTH hiện sống độc thân vì đã ly dị chồng. Có người bảo bà có dan díu với một vài nhà văn cộng sản nổi tiếng. Chính bà bảo ông Nguyễn Văn Linh gọi bà là “con đĩ chống đảng”. Trong thư viết cho bác sĩ Tâm bà lại nói bà mắc chứng “lãnh cảm”, bị bệnh “táo bón ái tình”. Bà cũng tố bác sĩ Tâm là “agent double” (gián điệp nhị trùng), chứ không phải chỉ là chỉ điểm của Dương Thông (Cục phó cục phản gián, một nhân vật quyền uy và mánh lới,) Bác sĩ Bùi Duy Tâm lại có dính líu với cựu đại tá cộng sản Bùi Tín mà có người nói đã từng có lúc được nói đến như là thủ tướng tương lai của một Việt Nam hậu cộng sản.

Một điểm nữa rất đáng chú ý là bài tự bạch đã được viết ở trong tù. Dù bà có sĩ khí đến đâu, ai dám chắc bà đã không bị áp lực hay mua chuộc. Bà tố cáo tướng Quang Phòng đã vu khống bà làm tình với bác sĩ Bùi Duy Tâm và còn bảo bà là con rơi của ông Võ Văn Ái. Khi ra khỏi tù bà đã mắng ông Võ Văn Ái là kẻ sống ở thủ đô ánh sáng mà xử sự chẳng quang minh chính đại chút nào.

Các nhà văn nhà thơ thường được người đời cho là hay lãng mạn, đa tình, mặc dầu chỉ đúng cho một số ít. Có lẽ Dương Thu Hương đã bị vướng mắc vào trong một vụ gián điệp chính trị nào đó vì người ta tưởng bà thuộc loại nhà văn đa tình và muốn lợi dụng bà cho những mục tiêu gián điệp, chính trị. Nếu đó là sự thực, thì tất cả những lời phê bình, chỉ trích bà căn cứ duy nhất vào bài tự bạch không có giá trị thực tiễn. Các nhà văn được nêu danh tánh ở trên, theo thiển kiến, chắc cũng hiểu như vậy. Nhưng tất cả đều muốn nhân bài tự bạch này nói không phải riêng với Dương Thu Hương cho bằng với những người cộng sản nói chung.

Chú Thích: (1) Ký giả Đoàn Văn trong mục “sổ tay văn học” của tờ Phụ Nữ Diễn Đàn, số 79 đã

thuật lại lời bà Bích Huyền mới từ Việt Nam qua Mỹ năm 1990 cho biết ở Việt Nam nhà văn nữ này bắt bồ với nhà văn Đỗ Chu, cả hai đều đã có gia đình con cái riêng. Cũng có tin đồn ở Saigon rằng bài tham luận nảy lửa mà DTH đọc tại đại hội nhà văn đầu năm 1990 là do Nguyễn Đình Thi gà cho vì hai người cũng có tư tình với nhau. Có người còn nói một nhân vật trong truyện của DTH chính là Nguyễn Đình Thi…

(2) Cuốn sách còn có cái tên khác là “Khải Hoàn Môn”, được ông Phan Huy Đường dịch ra Pháp văn là ” Roman sans titre”. Bản Việt ngữ đã được nhà xb Văn Nghệ xuất bản năm 1991, tại quận Cam. Việc xuất bản cuốn sách đã gặp nhiều trở ngại rắc rối do cái gọi là vụ án văn nghệ, chính trị gây nên, giữa một bên là ông Võ Văn Aùi, chủ nghiệm Quê Mẹ và một bên là ông Phan Huy Đường, cả hai đều nói mình được tác giả chính thức ủy quyền.

(2bis) Duyên Anh có 4 cuốn được dịch ra ngoại ngữ: “Một người Nga ở Saigon” (Un Russe à Saigon), “Đồi Fanta” (La Colline Fanta), “Người tù binh Mỹ” (Un Americain au

Page 84: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

84

Vietnam”, và “Sỏi Đá Ngậm Ngùi” (La complainte des galets), đều do sư huynh Trần Văn Nghiêm dịch. Cuốn Đồi Fanta còn được dịch ra tiếng Ý, Tây Ban Nha, Anh và Đức.

(3) Các chương trên cho thấy Hoàng Văn Chí, Vũ Thư Hiên đều đã dẫn chứng cụ thể về cái tài đóng kịch của ông Hồ. Ông Lý Phục Huy, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông cũng nói về họ Mao tương tự nơi trang 114 tác phẩm ông viết về cuộc đời bí mật của họ Mao.

(4) André Gide và Arthur Koestler. (5) Dương Thu Hương và Con Hùm Ngủ, trang 210. (6) Nguyễn Việt Nữ kể rằng khi còn trẻ bà đã có lúc toan đi theo Việt Minh vì lầm

tưởng ông Ngô Đình Diệm chủ trương chia cắt tổ quốc làm hai. Và khi hết chiến tranh bà cũng hy vọng tình hình sẽ khá hơn, nên đã tính ở lại…

(7) DTH và CHN trang 211. (8) Ibid, trang 212. (9) Khuê danh của bà bác sĩ cũng là Hương (Đỗ Thị Hương).

Chương 9 Nhật Ký

của Nguyễn Ngọc Lan (1) Nhật ký ít khi được xuất bản lúc tác giả còn sống. Nhưng khi thấy mình bị nhà cầm

quyền Cộng Sản “quản chế “ và tịch thu hàng ngàn trang tài liệu (2), nhà báo Nguyễn Ngọc Lan đã đồng ý cho nhóm Tin Nhà ở Paris in nhật ký của ông. Có lẽ ông nghĩ đã đến lúc nên cho người ngoài thấy phần nào lý do mà nhà nước Cộng Sản đã vin vào đó để có biện pháp mạnh đối với ông.

Thực ra từ nhiều năm trước ông đã lén lút gửi sang Pháp, qua tiến sĩ Đỗ Mạnh Tri, một trong những trụ cột của nhóm Tin Nhà, cũng là bạn học của ông tại đây từ những năm đầu thập kỷ 60, hàng ngàn trang nhật ký và tài liệu, sáng tác của ông, vì ông đã tiên đoán được số phận mà Cộng Sản sẽ dành cho ông, khi họ thấy không lợi dụng, mua chuộc hay uốn nắn được một con người “bướng bỉnh”, thường lấy tinh thần Nguyễn Trãi làm phương châm cuộc sống: “Ung dung ta nói điều ta nghĩ, Cúi ngửa theo người quyết chẳng theo”.

Nhật ký được viết một cách đơn sơ giản dị, trung thực, thấy gì ghi nấy, nghĩ gì viết nấy, vì thường là chỉ để cho mình đọc hoặc một số rất ít người thân đọc mà thôi. Nhưng, cũng như hồi ký, nếu tác giả là người có tư tưởng, có sự nghiệp hay vị thế lớn trong xã hội, lại có óc nhận xét tinh tế, thì tác phẩm của họ sẽ có thể phản ảnh tư duy của một thời đại, lối sống của một xã hội. Khác với hồi ký, nhật ký đi vào những chi tiết riêng tư hơn, sâu kín hơn của riêng tác giả hay gia đình tác giả. Vì vậy đọc nhật ký người đọc có thể sẽ thấy có chỗ hơi tẻ nhạt vì không dính dáng gì đến người đọc, hay kéo được chú ý của người đọc. Cuốn nhật ký đáng đọc và hấp dẫn là cuốn nói ít đến cái tư hơn cái chung, và/hoặc biết nói đến cái tư một cách độc đáo. Trong nhật ký của Nguyễn Ngọc Lan có những cái tư không tẻ nhạt mà lại duyên dáng. Chẳng hạn những khi ông nói đến cô gái cưng Lan Chi 3 tuổi của ông.

Sở dĩ chúng tôi chọn nhật ký của Nguyên Ngọc Lan để dựng một chương cho tập sách này là vì đã tìm thấy trong đó khá nhiều tư liệu về xã hội “xã hội chủ nghĩa”, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam. Hơn nữa, tuy ông cũng thuộc nhóm những người trí thức phản tỉnh, nhưng Nguyễn Ngọc Lan, cùng với Chân Tín (sẽ có một chương vắn về ông này), vẫn có một thứ gì đó riêng biệt, mà những tác giả khác trong toàn bộ tập sách này không có. Đó là tinh thần “Tin Mừng” của Ki-Tô Giáo. Cả hai người này đều cho rằng hiện nay mình chống cộng, hay trước kia chống chính quyền quốc gia ở một lãnh vực nào đó, cũng chỉ là để nói lên và thể hiện cái tinh thần đó. Họ có lý không, và có lý đến chừng mực nào, độc giả tùy nghi xét định và chúng tôi cũng sẽ xin có lời bàn sau.

Page 85: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

85

Vài nét về con người Nguyễn Ngọc Lan: Nguyễn Ngọc Lan là cháu họ (bà con xa, 4 đời họ ngoại) của Nguyễn Trọng Trí tức nhà

thơ Hàn Mặc Tử. Ông sinh nhằm ngày quốc khánh của Pháp, 14 tháng 7 năm 1930. Ông là Linh Mục thuộc dòng Chúa cứu thế, (thụ phong năm 1957). Năm 1959 được cử đi du học ở Pháp. Theo ông, thì tòa đại sứ Việt Nam tại Paris, vì không lợi dụng được ông nên đã cúp phép chuyển ngân vào giữa năm 1963. Năm 1966, về nước với bằng tiến sĩ triết học, ông đã cùng với Linh Mục Chân Tín làm báo “Đối Diện” có lập trường “phản chiến”, nên cũng gặp nhiều khó khăn rắc rối với chính quyền, nhiều lần bị cảnh sát quốc gia thẩm vấn. Ông cũng qua mặt được mật vụ để theo Tạ Bá Tòng vào “bưng” (ở Bến Lức) thăm căn cứ Cộng Sản. Lúc ấy, trừ Linh Mục Chân Tín, không ai biết chuyện này.

Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, ông lại cùng với Linh Mục Chân Tín ra báo “Đứng Dậy” cũng với mục đích đấu tranh cho công bình xã hội theo tinh thần Phúc Âm Ki-Tô Giáo. Đầu năm 1976 ông nộp đơn xin tToà Thánh đặc cách cho ông hoàn tục, cởi bỏ áo dòng để chính thức thành hôn với nhà báo Hùynh Thanh Vân, tốt nghiệp cử nhân báo chí trường đại học Vạn Hạnh. Nhưng ông hứa sẽ vẫn tiếp tục phục vụ giáo hội. Ông cho rằng chính vì ông phục vụ giáo hội đắc lực cho nên tờ Đứng Dậy đã bị đóng cửa sau ba năm, và cá nhân ông bị theo dõi.

Năm 1988 nhân có vụ Toà Thánh Vatican quyết định phong 117 vị chân phước tử đạo thuộc giáo hội Việt Nam lên hàng hiển thánh, Nguyễn Ngọc Lan đã tích cực ủng hộ quyết định này, viết nhiều bài đả phá những luận điệu chống phong thánh của đảng Cộng Sản do một số cán bộ, trí thức Cộng Sản như các ông Nguyễn Khắc Viện, Trần Bạch Đằng, và cả một số Linh Mục “quốc doanh” hay thân Cộng như Trương Bá Cần, Thiện Cẩm…tung ra. Cuối cùng Lễ phong thánh đã diễn ra đúng như chương trình ấn định và Nhà Nước bắt buộc phải đón nhận và còn khuyến khích giáo dân mừng lễ “trong tinh thần đoàn kết, kỷ luật.” Công việc của ông trong vụ này khiến giáo sĩ và giáo dân mến phục và ông cho đó là phần thưởng quý báu dành cho thiện chí của ông. Nhà Xuất Bản Tin ở Paris, khi giới thiệu nhật ký của ông trong năm 1988 đã viết:

“Sự đụng độ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và giáo hội Công Giáo trong vụ Phong Thánh là sự đụng độ cơ bản trong chiều sâu của lòng người. Sự thất bại của chính quyền trong vụ này có một ý nghĩa vượt hẳn tính thời cuộc. Năm 1988 thật đáng coi như một cái mốc. Nhật Ký 1988 vừa đánh dấu vừa làm nên cái mốc đó.”

Đối với tín đồ Công Giáo, thật không lời ca tụng nào quý giá hơn. Vì thấy ông và Linh Mục Chân Tín là hai người khó lung lạc lại quyết tâm bênh vực

Giáo Hội, nên nhà cầm quyền đã rình mọi cơ hội để hãm hại hai ông. Nhưng hai ông lại có tín nhiệm phần nào trong giới đảng viên miền Nam vì những hoạt động trước 1975, nhiều cán bộ có thân nhân đã từng được hai ông giúp đỡ, che chở trong khi bị chính quyền Quốc Gia giam giữ; họ thường không ngần ngại bày tỏ cảm tình ủng hộ. Cộng Sản vẫn nghĩ Linh Mục Chân Tín là người có uy tín trong giáo hội Công Giáo Việt Nam, lại có tài hùng biện, những bài giảng “Sám Hối” tại nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế vào mùa chay năm 1990 đã gây hào hứng, chấn động trong cộng đồng giáo dân Saigon, người ta rủ nhau đến nghe càng ngày càng đông. Nhiều cá nhân và tập thể đã ghi băng đem phổ biến. Cộng Sản còn nghĩ những tư tưởng được nói lên trong các bài giảng, bài văn của Chân Tín đều là của NNL. Một người có tài hùng biện được trợ giúp đắc lực bởi một nhà tư tưởng lý luận sắc bén thì rất nguy hiểm đối với đảng cầm quyền. Vì vậy họ đã tìm cách tách rời hai người ra hai nơi.

Ngày 16 tháng 5 năm 1990 Linh Mục Chân Tín bị cấm hành đạo và đưa đi phát vãng tại xã Cần Thạnh thuộc huyện Duyên Hải, cách Saigon 70 cây số. Còn NNL thì bị quản chế cấm ra khỏi phường (phường 6, quận 10, Saigon). Thời hạn quản chế là ba năm. Khi công an đến đọc lệnh quản chế, họ đã lục soát phòng (LM Chân Tín) và nhà riêng (NNL) hai

Page 86: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

86

ông lấy đi hàng ngàn trang tài liệu và băng nhạc, trong số đó đáng kể nhất là những trang nhật ký của NNL. Cũng may là ông đã gửi trước sang Paris được một số.

Từ ngày bị quản chế ông thường im lặng. Có ai hỏi hồi này anh làm gì, NNL đáp: “làm thinh”. Nhưng đầu năm 1996 thính giả đài Pháp Quốc Tế (RFI) cũng nghe ông trả lời một cuộc phỏng vấn qua điện thoại viễn liên. Trong vòng 20 phút ông đã phân tích và điểm lại tình hình chính trị trong nước trong năm Ất Hợi và dự kiến một số sự việc có thể xảy ra sau đại hội đảng sắp diễn ra.

Đầu tháng 5 năm 1998 NNL chở Linh Mục Chân Tín trên xe gắn máy tới viếng Nguyễn Văn Trấn tức Bảy Trấn vừa qua đời, thì bị xe tông bị thương nặng, suýt chết. Theo lời tường thuật của ông sau đó ít lâu thì rõ ràng người ta đã âm mưu ám hại ông. Nhật Ký Nguyễn Ngọc Lan đã nói gì về chế độ “xã hội chủ nghĩa” và những người Cộng Sản?

Đọc toàn bộ 3 cuốn nhật ký mà Tin Nhà xuất bản gồm những năm 1988-1991, người đọc thấy rõ tác giả không ưa “xã hội chủ nghĩa” mà có chỗ ông viết tắt xhcn, rồi lại chuyển ngữ thành: “xạo hoài cha nội” (11-11-1988), hoặc “xả hết cả nước” (16-11-1990). Nhưng ông không dám ngang nhiên gọi như thế, mà đúng ra chỉ dám để đọc giả đọc giữa những hàng chữ của ông. Ví dụ như trường hợp vừa kể, ông chỉ dám nói về Vũ Ngọc Nhạ, nhiều lần tới thăm ông và Linh Mục Chân Tín, bảo anh này xạo. Nhưng vì ông viết tắt xhcn rồi giải thích là xạo hoài cha nội, làm cho người ta liên tưởng đến ngôn ngữ dân gian lúc ấy thường hay dịch xhcn (xã hội chủ nghĩa) là: xạo hết chỗ nói, xếp hàng cả ngày, xả hết cả nước, xuống hàng chó ngựa… Cũng như khi ông nói xả hết cả nước là nói vào lúc có vấn đề nước uống chứ không phải vấn đề đất nước cụ thể nào.

Chính vì không tiện (hay không dám) nói trắng ra điều mình nghĩ về chế độ, mà Nhật Ký NNL đượm màu sắc châm biếm tế nhị, hóm hỉnh. Ông hay dùng lối nói bóng nói gió, chơi chữ, nói lái vân vân để thêm hương sắc cho câu văn thường vắn gọn của ông. Chẳng hạn ông gọi Ủy Ban Đoàn Kết là “Đàn Két”, Đài BBC là “Bà Bán Chè”, chính sách đổi mới ông gọi là “đồi mồi” (12-11-1990). Đông Âu thì ông nói lái thành “Đâu Ông” để đặt ra cho đảng một loạt câu hỏi buốt óc. (27-7-1990) Nhắc đến nạn thiếu nước trong nhà mà ngoài đường ngập lụt ông viết: “Ban ngày cả nước lo việc nhà, đêm đến cả nhà lo việc nước.” Khi nói về liên hệ giữa tay trùm văn nghệ của Đảng Nguyễn Đình Thi với các nhà văn nữ Ý Nhi và Lê Minh ông viết “quan hệ có thể là thi vị mà không văn chương” (10-12-1989) Có lúc ông trích dẫn nhật ký của một cán bộ, chánh văn phòng huyện ủy nọ để nêu lên những thành ngữ quen thuộc nhưng rất chua xót như: “Ấm ức như Kiểm Tra. Ba hoa như Tuyên Giáo. Láo nháo như Văn Phòng. Lòng thòng như Tổ Chức.” (28-8-88) Chỗ khác, để nói lên nhận xét của mình về cuộc sống người dân đang đi xuống, đi giật lùi, ông đã ghi lại lời một người bạn nói về tình hình xã hội miền cao nguyên như sau: “Người Thượng trên đó bây giờ bảo nhau: Người Kinh bây giờ giống như người Thượng mình rồi, sáng sớm cũng kéo nhau đi làm rẫy. Còn người Thượng mình vẫn giống như… khỉ.” (29-8-88)

Ngày 30-6-1991 nhân đọc một bài báo trên SGGP bàn về tình trạng “loạn sách, loạn xuất bản”: Những sách kém cỏi, đồi trụy… dễ dàng xuất hiện trong khi các sách về tôn giáo bị cấm đoán, ngay bản tin phụng vụ hàng tuần cũng gặp khó khăn, NNL đã phê bình người bình luận đặt sai vấn đề: “…Cho nên vấn đề không hẳn là “tăng cường hiệu lực quản lý”. Vấn đề là cứ quản lý như thế mà có hiệu lực được không? Khi mà trong thực tế, chủ nghĩa xã hội, như Lê-nin không còn sống để nói, là chế độ bàn giấy cộng với giấy gì cũng…bán được.” (30-6-91) Ý của ông là nếu như Lê-nin còn sống đến ngày nay, nhìn được thực trạng xã hội này, thì ắt sẽ định nghĩa xã hội chủ nghĩa như vậy. Nhưng cái lối viết: “như Lê- nin không còn sống để nói” quả là độc đáo. Mỉa mai, châm biếm nhẹ nhàng mà dư vị thì cay đắng.

Page 87: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

87

Ông quen nhiều người, biết nhiều chuyện, lại chịu đọc, Việt ngữ cũng như ngoại ngữ. Nên bất cứ một lời nói hay việc làm của một ngưòi nào đó cũng có thể gợi ông nghĩ tới tình hình trong xã hội và liền đưa ra những nhận xét sắc nét, nhưng kín đáo, bằng một bút pháp riêng. Chính vì vậy người đọc thấy thích thú. Nhưng không phải ai đọc cũng hiểu hết ý của tác giả, vì cái biết của ông bao gồm nhiều lãnh vực tư tưởng phức tạp và nhắc đến nhiều tác phẩm xa lạ, nhiều khi trưng dẫn bằng ngoại ngữ, hoặc chính ông cũng bình luận bằng tiếng Pháp, tiếng La Tinh….

Thời gian 1988-1991 là thời Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư đảng, tương đối cởi mở với lời tuyên bố ban đầu:“Văn Nghệ Sĩ hãy tự cởi trói”, tuy rằng chẳng bao lâu sau đó đã lúng túng sợ sệt, lại đích thân ra tay “trói lại”… Do đó có một vài tờ báo như Tuổi Trẻ, Saigon Giải Phóng, hay ngay cả tờ Văn Nghệ lúc còn Nguyên Ngọc làm tổng biên tập, có đôi lúc cao hứng dám đăng những bài khéo léo chỉ trích chế độ. Nguyễn Ngọc Lan, hơn tất cả các nhà trí thức phản tỉnh khác đả nắm lấy cơ hội, xử dụng những tài liệu này trong nhật ký của ông để nói lên sự đồng tình của mình. Những kẻ ghét ông không thể kết tội ông, vì ông chỉ trưng dẫn báo của đảng. Báo chí lúc ấy báo nào lại chẳng phải là báo đảng.

Dưới đây chúng tôi sẽ chọn đăng lại một vài đoạn trong số hàng trăm đoạn trích dẫn của tác giả từ mấy tờ báo nói trên để xuyên qua đó thấy được phần nào tình trạng bi đát trong xã hội xhcn luôn tự xưng là chủ nghĩa xã hội khoa học. Xin nhắc lại là NNL muốn mượn những tờ báo đảng để nói lên nhận xét của chính ông về hiện trạng xã hội đương thời. Người đọc có thể coi những tài liệu đó phản ánh phần nào thái độ của ông đối với chế độ.

1. “Quà biếu trên mức tình cảm” Báo Saigon Giải Phóng, mục những điều trông thấy. Nhân báo tuổi trẻ gần đây có nói về vị nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Trang Bị Kỹ Thuật nhận hối lộ, nhưng đoàn thanh tra của bộ lại gọi đó là “quà biếu trên mức tình cảm”, Cung Văn viết: “Năm 1987 ngôn ngữ của chúng ta đẻ ra một cụm từ hơi rối rắm: “Trên mức tình cảm”. Trên, tất phải có dưới, có giữa, hoặc chính giữa, hoặc bằng mức tình cảm. Thế đó là cái gì?….Tại sao người ta phải né tránh, không dám gọi đích danh sự việc, chẳng hạn: kẻ nhận và đưa hối lộ. Phải chăng có sự bao che trong chính từ ngữ hầu làm giảm nhẹ tội phạm?” (12-1-88)

2. Cán bộ Cộng Sản tổ chức đám tang chó linh đình, trong khi dân đói khổ: Ngày 9-4-91 NNL chép nguyên văn một đoạn của báo Tuổi Trẻ, Saigon cùng ngày, loan lại tin từ báo Nhân Dân ngày 4-4-91 như sau:

“Giữa năm 1990 nhân dân phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà-nội đã chứng kiến một sự kiện hy hữu. Một cán bộ đã tổ chức đám ma cho con chó của mình một cách linh đình. Chiếc ôtô con đi đầu chở quan tài con chó. Chiếc xe tang thứ hai chở vợ chồng ông chủ và cuối cùng là xe ca chật ních bạn bè, nhân viên của ông. Hôm ấy “ông chủ” đã cho toàn bộ cán bộ công nhân viên đơn vị ông nghỉ để đưa đám ma con chó. Tiệc ma chay có trên mười mâm cỗ linh đình…” Ông chủ nói trên là Nguyễn Lại Minh, 39 tuổi, trưởng phòng kế toán vật tư, kiêm cửa hàng trưởng cửa hàng điện tử công nghiệp thuộc công ty Vesco (Bộ Công nghiệp nặng). Brigitte Bardot phải chào thua rồi.”

“Cũng trên tờ Tuổi Trẻ 4 ngày sau, Bút Bi, sau khi nhắc lại vụ đám tang chó còn nói tới một vụ “nhức nhối” khác: Bà Ơn ở Hải Hưng đã đánh chết mẹ ruột của mình. Khi hỏi lý do bà trả lời tỉnh bơ: “Già và bẩn thỉu, không giúp ích gì được cho con cái thì cần phải đánh chết”. Khi phóng viên đưa máy ảnh lên chụp, còn biết sửa cổ áo, cười tươi. Và Bút Bi nhận xét: “Đất nước nghèo đói rồi sẽ có ngày khá hơn; pháp luật lỏng lẻo rồi ra sẽ chỉnh đốn quy củ, nhưng luân lý đạo đức là cái giềng mối của dân tộc mà hư hỏng thì phải nhiều thế hệ mới khôi phục ….và trong lịch sử loài ngưòi đã từng có những dân tộc bị xóa sổ vì đạo lý suy đồi.”

Liền sau nhận xét của Bút Bi, NNL đã nêu lên một sự kiện khác mà ông cho là nguồn gốc của mọi sự tồi tệ ở VN: …một giáo sư trường đại học tổng hợp đi công tác mang về 10

Page 88: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

88

xe honda, gần 100 chiếc xe đạp …làm quà biếu. Hồ Ánh Tuyết, công nhân lao động hợp tác ở Đức gửi về 50 TV màu và 24 chiếc tủ lạnh. Nếu đạo đức có suy đồi, thì chuyện đám tang con chó hay chuyện giết mẹ chỉ là hậu quả, triệu chứng, còn những chuyện “buôn lậu …đàng hoàng” như thế này mới thuộc loại căn nguyên nhức nhối hơn.”

3. Công Giáo, Phật Giáo trong cùng một gia đình cán bộ Cộng Sản: Ăn sáng và uống cà phê với Hoàng Ngọc Biên, Cao Xuân Hạo, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cao Xuân Hạo:” Cha tôi trong những ngày gần chết chỉ đọc Imitation de Jésus-Christ và cầu nguyện tuy suốt đời cụ theo Lão Trang, chê Mác, còn tôi thì mác –xít (không như người ngoài nghĩ là ngược lại, ông cụ tôi mới mác- xít hơn tôi). Có lúc tôi đã đâm hoảng: Ông cụ mà xin mời Cha Cố đến rửa tội cho thì mình cũng phải chiều ý chứ biết làm sao, nhưng thiên hạ sẽ hiểu thế nào. Chưa hết, ông cụ tôi qua đời, bà cô tôi, sư bà Diệu Không, vào đây hạ lệnh không ai dám cãi là phải chôn cất ông cụ theo nghi thức Phật Giáo.” (1-2-1988)

4. Nhà văn Cộng Sản có tầm vóc, vai vế trong hội nhà văn viết về tôn giáo: Tuần báo Văn Nghệ, số 11 (12-3-1988) tr. 3 đăng “Mấy lời nói lại và nói thêm” của Nguyễn Khải xung quanh vấn đề tôn giáo… quả là can đảm:

“…Tôi nghĩ, con người sở dĩ khác với con vật vì nó không chỉ sống cho cái bây giờ, cái tức thì, cái trước mắt, mà còn dám sống cho một niềm tin cao đẹp, thiêng liêng hơn là chính bản thân nó. Hoặc là niềm tin vào một lý tưởng xã hội. Hoặc là niềm tin vào một lý tưởng tôn giáo. Viết về những con người sống cho một lý tưởng xã hội là công việc quen thuộc của chúng ta, khỏi bàn cãi. Nhưng quan tâm một cách thông cảm và trân trọng những người sống cho một niềm tin tôn giáo trong sáng có phải bị chê trách là sai lệch không? Là có khuynh hướng duy tâm không? Cái thế giới tinh thần của con người là vô cùng phức tạp, vì sự vận động của nó luôn luôn nhắm tới cái thật cao và cái thật xa. Càng có tuổi thì cái nhu cầu hướng tới cái tận thiện tận mỹ thậm chí tới cái vô cùng nữa càng mãnh liệt. Gần như là day dứt, một khắc khoải. Những day dứt và khắc khoải ấy có nhiễm chút nào cái hương vị của tôn giáo? Hoặc chỉ là một nhu cầu rất tự nhiên của con người vốn không cam chịu dừng lại trước bất kỳ một giới hạn nào? Tôi ao ước được tiếp tục phiêu lưu vào cái cõi mênh mang và đầy bí mật này, dầu biết là hết sức nguy hiểm, rất dễ trượt ngã, nhưng không sao dửng dưng nổi, vì lời mời gọi của nó lại quá quyến dũ.” (12-3-88)

5. So sánh gián tiếp sự đào tạo nhân tài của chế độ cũ: Báo SGGP hôm qua đăng danh sách các bác sĩ, chuyên viên trong kíp thực hiện ca mổ Việt-Đức (song sinh dính liền, chú thích của MV). Trừ một ông đóng vai phụ xuất thân từ Hà-Nội, còn toàn là những người đã học y khoa Saigon, hay thành phố Hồ Chí Minh. Những vai chính lại có lý lịch phải kể là rất xấu, bác sĩ Trần Đông A, trửơng kíp mổ vốn là quân y Saigon cũ, bác sĩ trung tá, thiếu tá gì đó của…Nhảy Dù…đã từng tu nghiệp bên Mỹ và còn là người …Công Giáo. Bác sĩ Trần Thành Trai, cũng học Saigon, cũng quân y, biệt động quân cũ v.v… Âu cũng là một chuyện “Tạo Hóa nghiệt ngã” chăng?

6. So sánh Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa: Báo Tuổi Trẻ chủ nhật số 42 ra hôm nay (22-10-88) đăng nhiều chuyện lạ. Sau “3 tuần ở Mỹ tháng 9 – 1988” (tựa đề), kỹ sư Phạm Văn Bảy, phó chủ tịch liên hiệp các hội khoa học, kỹ thuật thành phố, không tiếc lời ca ngợi nền đại học Hoa Kỳ, cách quản lý xã hội Mỹ. “Góc Người bình luận” đề nghị “Nhận thức lại chủ nghĩa Tư Bản để tự giác xây dựng chủ nghĩa xã hội”, nghĩa là thấy như thiên hạ đã thấy từ lâu: chủ nghĩa Tư bản không còn y như trong cuốn Tư Bản của Karl Marx…” Nhưng đáng chú ý nhất là những dòng ngắn gọn sau đây của một độc giả: “Thế vận Seoul 1988 (từ 17/9 đến 2/10) đã diễn ra sôi nổi hào hứng, làm say sưa hàng tỷ con người trên hành tinh. Tìm hiểu về đất nước và con ngưòi Nam Triều Tiên, tôi đọc được những tư liệu như thế này:

Page 89: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

89

“(…) Ngày nay do chính sách bần cùng hóa nông thôn và lệ thuộc vào Hoa Kỳ của chính quyền Nam Triều Tiên, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn nghiêm trọng, luôn luôn mất mùa, nhân dân thiếu ăn….”,“Công nghiệp chế biến phát triển yếu….”“Ngoại thương phản ánh tình trạng kinh tế lạc hậu và phiến diện của xứ này…”

- Tài liệu nào vậy? Và được viết vào những thập niên 50, 60 chăng? – Xin thưa đó là sách …Địa lý lớp 11 phổ thông (tập 2) do nhà xuất bản giáo dục in năm 1984, nơi trang 93, 94.

Tôi sững sờ vì ngạc nhiên. Chúng ta dậy cho con em chúng ta những điều dối trá như vậy sao? “ (23-10-1988)

7. So sánh Nhà Nước với Nhà Thờ: Trần Bạch Đằng viết trong bài “Tạo môi trường thuận lợi cho sinh hoạt báo chí” đăng trên tuần báo Thanh Niên đề ngày 5-12-88: “…Ta hãy dùng một so sánh nhỏ: Nhà Thờ cố gắng biến các giáo điều của Chúa thành sản phẩm sinh động, còn chúng ta cố gắng biến chủ nghĩa Mác Lê-nin sinh động thành giáo điều.” Nhìn nhận được như thế thật là quý hóa. Nhưng có lẽ phải nhìn sâu hơn nữa…Lời Chúa vốn là “Lời Hằng Sống”, chứ không phải là giáo điều. (4-12-1988)

Hơn hai năm sau, một nhân vật quan trọng hơn, tướng Võ Nguyên Giáp cũng lại so sánh tương tự và đã được Nguyễn Ngọc Lan nói đến trong một bức thư gửi Linh Mục Chân Tín: “Một anh bạn vừa kể với con: trong một buổi nói chuyện gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp có khuyên các đồng chí của ông đừng tiếp tục thói nói năng dài dòng nữa. Ông nhận xét: Ông Yêsu đâu có nói gì dài dòng. Những lời lẽ ngắn gọn. Thế mà hai ngàn năm sau thiên hạ vẫn cứ phải nhắc lại đấy.’ Cha thấy có ngộ không. Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà có thể cho phép mình đẩy đến cùng nhận xét trên thì hẳn còn phải thêm: cuốn Tư Bản của Karl Marx có lẽ vì dài dòng gấp trăm lần cuốn Tin Mừng theo Marcô mà xem ra đã hết thọ nổi rồi. (12-2-1991)

8. Đảng viên bị mắng: Đừng làm người…làm con lợn. “Bây giờ mình mới để ý tới bút ký của Hoàng Hữu Cát “Ông Già Cỡi Trên Lưng Hổ” đăng trên Văn Nghệ số 36-37 ngày 3 tháng 9 năm 1988.”…Nguyễn Ngọc Lan trích gần hai trang câu chuyện của ông Phú đã từng làm giầu nhờ tài làm nước mắm Phú Hương đặc biệt thơm ngon, rồi bị sạt nghiệp vì thuế của nhà nước XHCN. Ông có 5 người con đều là đảng viên. Khi về già, thấy chính phủ cởi mở về kinh tế, ông tính trở lại nghề cũ, thì bị các con khuyên can, bảo ông nên dưỡng già đừng làm gì cho mệt. Sau một hồi tranh luận, ông mắng các con (đảng viên): “Hóa ra các anh các chị chỉ lo miếng ăn cho mình! Nếu chỉ muốn ăn cho đầy bụng thì đừng làm người – làm con lợn! “ (7-12-1988)

9. Nguyễn Duy nói về cởi mở báo chí của Đảng: Nhà thơ Nguyễn Duy, chủ nhiệm văn phòng thường trực các tỉnh phía Nam của tuần báo Văn Nghệ, trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ Chủ nhật về việc Nguyên Ngọc bị cách chức: “…Với tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Duy kết luận: “…Việc đó xác nhận một sự việc đáng buồn là: Cánh cửa đổi mới báo chí vừa hé mở đã đột ngột đóng sập lại, làm cho có người bị kẹt tay và nhiều người thất vọng.” (18-12-1988)

10. Giáo sư sinh viên phát biểu về môn học Mác Lê-nin: Báo SGGP (Saigon Giải Phóng, bài 5 cột, trang nhất, ngày thứ sáu 23-12-1988): Trước khi có những đòi hỏi cụ thể, hiện giờ học môn Mac Lê-nin có thể phác họa bằng hình ảnh “thầy đi vô, trò đi ra” đôi lúc chen chúc nhau nơi khung cửa hẹp giảng đường…” Sinh viên Phạm Văn Toàn, bí thư đoàn khoa Công Nghiệp, trường đại học Kinh Tế, xem như nổi bật nhất trong cuộc thảo luận…Anh yêu cầu “dừng việc học các môn Mác Lê-nin lại vì với nội dung của giáo trình hiện tại sẽ không giúp ích gì được cho sinh viên mà thậm chí sẽ đào tạo nên một thế hệ xa rời cuộc sống”….

Ông Nguyễn Ngọc Ái, chủ nhiệm bộ môn Mác Lê-nin, đại học Sư Phạm: “Ở trường tôi có sinh viên xếp môn này ngang với môn thể dục thể thao.”

Page 90: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

90

Sinh viên Đặng Tâm Chánh, đại học Sư Phạm: Chúng ta đã truyền đạt tư tưởng Mác Lê-nin theo nghĩa hết sức tôn giáo, phán ra một chiều và buộc mọi người phải tin, ai không tin là mất lập trường quan điểm.”

11. Đạo đức xuống dốc: Báo SGGP, trong một bài từ Hà-nội điện vào nhan đề: “Một kỳ họp Quốc Hội đáng ghi nhớ”: “Một đoạn trong báo cáo của ngành an ninh trật tự xã hội:Tội phạm hình sự tăng 27%, trọng án tăng 28%, bốn thành phố lớn chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số vụ án hình sự cả nước. Hành động phạm pháp nghiêm trọng tăng 3 lần (300%) so với năm 1987…. Đáng chú ý là từ đầu năm 1988 đến nay có 81 vụ người thân trong gia đình giết nhau rất tàn nhẫn biểu hiện một tình trạng suy thoái đạo đức rất không bình thường. Tình hình này không chỉ là hậu quả của những khó khăn về mặt kinh tế xã hội, mà còn là hậu quả của sai lầm trong giáo dục tư tưởng và đạo đức.”

12. Nhân vụ cầu Xóm Chỉ sập làm 9 người chết ngày 5-5-91: Chiếc cầu này đã dư trăm tuổi. Trong số 225 cầu của Saigon, có tới 60% cầu trong tình

trạng sắp sập.”Với tình trạng 60% cầu muốn sập như thế kia thì đâu phải là vấn đề cá nhân ông này ông nọ nữa. Mà tập thể lãnh đạo tiền định không thể thay thế được thì chỉ còn có mỗi một việc là các cây cầu cứ tiếp tục sụp đi thôi.( 9-5-91)

Cũng vì tình trạng cầu có nguy cơ sập và tình trạng cống thoát nước hư tạo nên cảnh ngập lụt trong mùa mưa, mà đã nảy sinh một số vè, thơ cười ra nước mắt.

“Đã hẹn nhưng anh đừng đến nhé Bởi nhà em tít mé sông kia Đường đi…ổ, hố cắt chia Qua cầu sợ gẫy chia lìa tình ta”

Hoặc: Nhà anh gần Bà Chiểu Nhà em bên Dakao Cách nhau cây cầu sắt Đành xa hơn thuở nào Tình vẫn đầy như nước Nhưng cầu quá già nua Vô phước hay hữu phước Đều dễ tỏm không chừa! Đến thăm em anh phải Quanh xuống hướng cầu Bông Cứ … vòng vo tam quốc Tình ta bung mênh mông Thương em còn thương lắm Nhưng anh ớn qua cầu Tạm ngưng chờ cầu sửa Vài năm có chi lâu? (17-5-1991)

Về cầu (Đặng Nguyên Cẩn, quận 6): …Qua cầu em chớ vội vàng Xuống xe dẫn bộ nhẹ nhàng đỡ lo. (25-5-91)

Báo SGGP 14-6-1991: Cái Phao của Thanh Trầm: “Đã lâu lắm rồi mới thấy bạn tôi đến chơi. Tôi rất mừng nhưng cũng rất ngạc nhiên, vì

thấy ngoài chiếc xe đạp cổ lỗ thường ngày, anh còn quàng thêm trên người chiếc phao xanh xanh đỏ đỏ căng phồng còn mới cáu cạnh.

- Định đi Vũng Tầu chơi hay sao mà mua phao bơi vậy? - Đâu có, bùa hộ mạng đấy chớ!

Page 91: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

91

- Nghĩa là sao, mình chẳng hiểu? - Có gì mà không hiểu. Này nhé, đeo cái phao này đi lại trong thành phố có nhiều cái

lợi. Chẳng hạn khi trời mưa lớn làm thành phố bị ngập lụt. Có nó mình yên tâm đi qua các cây cầu đang chờ ngày sụm bà chè như cầu Chà Và, cầu Chữ Y, cầu Mống, cầu Quay, cầu Sắt, cầu Tân Thuận, cầu Nhị Thiên Đường mà không sợ bị rớt xuống sông” (14-6-1991)

13. Báo chí là công cụ của đảng: Ngày 14 tháng 2 năm 1988, Nguyễn Ngọc Lan đã để nhiều thì giờ ghi lại rất nhiều sự việc trong gia đình, trong giáo hội, và nhất là bài phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh về sự lãnh đạo của đảng đối với truyền thông. Ở đây chỉ trích một câu vắn để xem NNL bình luận ra sao: “Báo chí phải phản ánh ý kiến của dân, nhưng báo chí là công cụ của đảng để nói tiếng nói của đảng lãnh đạo nhân dân, đưa lẽ phải của đảng, Nhà nước vào nhân dân.” Về câu nói trên của tổng bí thư Linh, NNL viết: “Báo chí là công cụ của Đảng”. Thật minh bạch. Tờ Công Giáo và Dân Tộc nếu danh chính ngôn thuận phải ghi rõ trên manchette: “Công Cụ Của Đảng”, thay vì lộng ngôn như hiện nay: “Cơ quan của Uûy Ban Đoàn Kết CGYNVN tp HCM”. NNL để cho người đọc nói tiếp về các tờ báo và cơ quan ngôn luận khác.

14. Chuyện tham quyền cố vị qua mấy câu vè dân gian: SGGP 2-3 và 9-3-89 ghi: Quan Bờm

Quan Bờm có chiếc ghế ngồi Nhân dân kêu đổi cho ngôi nhà lầu Quan rằng quan chẳng thích lầu Nhân dân kêu đổi trăm bầu rượu sâm Quan rằng quan chẳng cần sâm Nhân dân kêu đổi một mâm bạc tiền Quan rằng quan chẳng ham tiền Nhân dân xin đổi chức quyền nhỏ nhoi Quan rằng: không chịu nhỏ nhoi Nhân dân nói để ngồi dai…quan cười

Lời cảnh cáo Nhìn quanh: tiêu cực vẫn chưa… tiêu Chước quỷ, mưu ma vẫn trổ nhiều Móc ngoặc, tham ô còn chưa hết Cửa quyền cấu kết với quan liêu Gốc dân chuột khoét đau nhiều nỗi Thành nước trùn xoi khổ lắm điều… Vạch mặt chỉ tên phường nội tặc Hại dân đừng trách lửa dân thiêu (3)

15. Khả năng của đảng: (SGGP 11-10-1989) “Quyền đá vạ rơm”: điện, nước, xăng Thấu chăng nỗi khổ của người dân Điện hư nước cúp: ngày đôi bận Xăng hết, giá tăng: tháng mấy lần Trách nhiệm “vì dân” dân hết biết Tư duy “đổi mới” mới đâu cần Khả năng nếu chỉ: cúp, hư, hết Bám ghế làm chi nhọc xác thân

16. Tệ nạn luồn cúi trong xã hội xhcn: Trên SGGP 8-9-1989, Vịnh cái lưng tôm:

Page 92: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

92

Ông chỉ hơn đời cái …lưng tôm Khi luồn, khi cúi, lúc lom khom Quyền cao, lộc trọng tài lau lách Vinh thân phì gia giỏi cúi luồn Đầu xơ, óc cứng, tư duy đá Ông chỉ hơn đời cái lưng tôm Lưng làm hàm nhai, ô hay nhỉ Bao quản lấm đầu bởi …thân lươn

17. Cả vú lấp miệng em (bài của một ông đồ giả ở Dalat) Có những u già sữa đã khô Sữa khô nhưng vú hãy còn to Bịt mồm em bé không cho khóc Cũng chẳng cần hay em đói no Khát sữa nhưng em chẳng khóc nào Bưng mồm bịt miệng khóc làm sao Ví bằng khóc được u liền mắng Vú ngậm ngày đêm khóc chỗ nào.”

Ngày 17-12-1989 NNL đã đăng lại nguyên văn một bức thư tình kiểu xhcn, trích từ báo Saigon Giải Phóng. Thiết tưởng những người còn biết rung động theo nhịp điệu bình thường của con tim có thể tìm thấy nơi đây những phát kiến tân kỳ về tình yêu xhcn. Chúng tôi xin ghi lại đây toàn văn bức thư tình nói trên:

“Em thân yêu, “Trên cơ sở trò truyện hôm nọ với em, anh nghĩ rằng anh đã rút ra được những kết

luận nhất định về tình cảm của đôi ta. Theo đánh giá sơ bộ của anh thì chúng ta đã đạt được một sự nhất trí cao về một số mặt, đó là những thành công bước đầu trên quá trình tiến tới hôn nhân. Tình cảm gắn bó và sự hiểu biết lẫn nhau của chúng ta hoàn toàn có thể giúp anh và em xích lại gần nhau theo kế hoạch dự định, và anh yêu cầu mỗi người trong chúng ta phải nỗ lực củng cố những gì đã đạt được và thúc đẩy nó lên một bước phát triển mới. Em đừng sợ em không thích hợp với chức năng và nghĩa vụ của một người vợ. Con người ai chẳng mắc khuyết điểm.

“Những mặt yếu của em trong phạm trù nấu nướng có thể khắc phục một cách hiệu quả, nếu em biết khắc phục từng bước trong khi tiến tới khắc phục toàn phần. Và một khi em đã tự giác đứng ra nhận khuyết điểm như vậy, hẳn em đã chuẩn bị biện pháp sửa chữa, trước mắt em là những thắng lợi mới.

“Buổi đi chơi tới anh sẽ thông báo thời gian và địa điểm với em sau. Có thể chúng ta sẽ tham quan một quán ăn nào đó và chúng ta sẽ bàn bạc về những bước đi thích hợp cho giai đoạn phát triển tình cảm mới. Gửi em một nụ hôn đoàn kết.

Người gửi thư (ký tên)” o O o

Đọc nhật ký của Nguyễn Ngọc Lan người ta thấy ông có liên lạc với một số người Cộng Sản, phản tỉnh cũng có mà chưa phản tỉnh cũng có. Trong số này phải kể đến Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Ngọc Lương, Hùynh Tấn Mẫm, Dương Quỳnh Hoa, Chính Văn, Lữ Phương, Trần Mạnh Hảo, Dương Thu Hương, Nguyễn Văn Trấn, Hà Sĩ Phu…Với Vũ Ngọc Nhạ, như đã nói ở trên, ông bảo xhcn, xạo hoài cha nội. Về Nguyễn Ngọc Lương ông viết: “Trong đám bạn bè làm báo và viết văn trước 1975, Nguyễn Ngọc Lương có lẽ là người có “chất đảng“ hơn cả, nếu không phải đã sẵn thẻ đỏ. Thực sự thế nào thì chẳng ai biết, vì chính anh chẳng bao giờ nói với bạn bè về quan hệ của anh với Đảng ra sao. Có thể là vì ở vào thời buổi…” Trên xe trở về thành phố mình bảo Nguyễn Ngọc Lương: “Ông

Page 93: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

93

nói chung là dễ ghét. Nhưng thỉnh thoảng cũng có cái thật dễ thương. Như vừa rồi ông lên tiếng trên báo tuổi trẻ bênh vục Thế Vũ và Lữ Phương. Và như qua bài điếu văn hôm nay.” (4) (18-8-1989)

Còn Trần Mạnh Hảo thì ông cho biết là người Bùi Chu, gốc Công Giáo. NNL có vẻ thích “Ly Thân”. Nhưng cho rằng “Ly Thân” của Trần Mạnh Hảo hay “Cái Đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc, còn thua thiên bút ký “Ông Già cỡi lưng cọp” của Hoàng Hữu Cát, đã nói ở trên.

Riêng đối với Dương Thu Hương ông có biệt nhãn. Hai người đã từng ngồi ăn với nhau hơn một lần, có một lần tại nhà ông. Có người khuyên ông nên thận trọng đối với nhà văn nữ bạo miệng này. Và lời khuyên này có lý, theo một nghĩa khác, vì sau này ông đã bị công an tra hỏi nhiều lần về việc “ông có mời DTH đến nhà không”. Ông bảo: “Thận trọng thì vẫn thận trọng… Nhưng khi một nhà văn trẻ không sẵn thành tích hay vết tích chính trị “ngồi bệt xuống cỏ” mà nói chuyện đất nước, chẳng lẽ cũng phải nghi kỵ, đến mức không dám nói tới hay nói chuyện với hay sao?” NNL cũng cho rằng “DTH chỉ diễn tả sắc nét và đến nơi đến chốn điều bàn dân thiên hạ vẫn nghĩ thôi.” Về tác phẩm Những Thiên Đường Mù của cô mới xuất bản lúc ấy, ông viết: “Tất cả cuốn tiểu thuyết mới của DTH Những Thiên Đường Mù (nxb Phụ Nữ, 1988) như chỉ để “lộng kiếng “ (5) bức tranh xã hội thê thảm trên.” Ông có ý nói đến tình trạng cán bộ đảng viên chỉ lo làm tiền, giống như ông cậu Chính của Hằng, nhân vật chính trong truyện. (3-4-1989)

Hôm Dương Thu Hương nói chuyện với cán bộ ban tổ chức trung ương ngày 1 tháng 3 năm 1990, NNL không có mặt nhưng ông có theo dõi trên báo, rồi nhận xét: “…một Dương Thu Hương thật sắc nét, có hiểu biết, suy nghĩ và ý thức chính trị đáng kể. Ngôn ngữ thì vẫn “nói thẳng, nói thật” và gẫy gọn nhưng đồng thời vẫn giữ những nét “nữ tính” đặc biệt. Như khi chị nói: “Tôi là nhà văn của dân chúng, tôi ngồi bệt xuống cỏ’. Không một ông nhà văn nào, cho dẫu có muốn là của dân đến đâu chăng nữa, lại có thể có ý nghĩ “ngồi bệt xuống cỏ” ngộ nghĩnh như vậy được. Hay như khi chị tỏ nỗi lo ngại, hoặc những gì có thể xảy đến mà là “một nỗi lo ngại lẽ ra một người đàn bà không đáng phải chịu đựng”, người ta thấy chị vẫn hãnh diện trong dáng dấp một người mẹ rất bình thường.” (3-4-1990) Sau khi nghe Phạm Quốc Tuyên kể lại buổi nói chuyện của DTH, NNL đã bảo ông ta: “Tôi mà có mặt hôm đó e rằng khó tránh được lên tiếng hỏi DTH: “Những kẻ mù lôi thiên hạ về hướng thiên đường mù đã đành rồi, nhưng chị nghĩ sao về những gã chưa đến nỗi mù mà vẫn nhắm mắt đi theo đỡ gậy cho những kẻ mù?” (11-4-1990)

Thật là chí lý. Độc giả của NNL không biết có muốn cũng hỏi chính tác giả Nhật Ký: Khi viết tờ Đối Diện trước 75, và khi lén lút ra bưng (ở Bến Lức), ông đãù nghĩ đến câu hỏi đó để tự hỏi chưa? Có lẽ NNL ngày nay sẽ biện bạch rằng ông hiểu mấy từ “đỡ gậy cho những kẻ mù” theo nghĩa khác chăng. Hoặc giả ông trả lời rằng lúc ấy hoàn cảnh chính trị tối mù, có ráng mở mắt cũng khó có thể thấy đâu là đâu? Nhưng ngày nay mọi sự đã rõ như ban ngày. Ông có “sám hối” không? Nếu có thì thái độ của kẻ sỹ là nói lên lời sám hối. Đọc Nhật Ký ông từ 1988 đến 1991, không thấy ông minh thị sám hối. Nhưng đọc qua hàng chữ thì dường như có. Chắc ông sẽ bảo ông chỉ làm theo lương tâm và tinh thần Thánh Kinh Ki-Tô giáo. Hoặc: tình hình miền Nam VN hậu đảo chính (lật ông Diệm, tháng 11 năm 1963) là tình hình của một nước bị Mỹ đô hộ. Vì vậy ông chống Mỹ-Thiệu là vì lòng yêu nước? Nếu có người không hiểu nổi ông thì ông cũng đành chịu?

NNL cũng hay nói đến Lữ Phương, người mà ông khen là “đã dám nói lên một số nhận định sắc nét về “văn hóa trong một xã hội dân chủ” tại một cuộc hội thảo do Mặt Trận Tổ Quốc thành phố tổ chức.” Một hôm Lữ Phương nhắc lại một câu của Nguyên Văn Linh, cũng như thông cáo của Đảng về dân chủ và dân chủ rồi phê rằng vế thứ hai trong câu nói là bước tiến đó.

Page 94: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

94

Câu của NVL như sau: “Dân chủ phải có sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời sự lãnh đạo của Đảng cũng phải dựa trên phương pháp dân chủ.” “Nhưng Lữ Phương mơ mộng hão huyền, NNL viết. Điều quan trọng là nguyên tắc dân chủ, cơ chế dân chủ, chứ không phải là phương pháp dân chủ… Nếu chỉ có phương pháp dân chủ thì chỉ mới là mị dân, chưa có dân chủ.” (3-4-1989)

Bùi Tín có lẽ được NNL nói đến nhiều nhất ( các ngày 8-3, 01,06,15, 16 tháng12-91 …) trong số những người Cộng Sản phản tỉnh, vì ông coi ông này tượng trưng cho sự chống đối đường lối cai trị của Đảng, mặc dù “ai chẳng biết Bùi Tín vẫn cố vớt vát, gỡ gạc cho Đảng đấy”, như ông viết. Sở dĩ ông viết nhiều về Bùi Tín , vì hồi ấy mọi người đều chú ý tới ông này qua đài BBC với những bài giới thiệu và phỏng vấn của Đỗ Văn. Đàng khác, còn vì cái tên Bùi Tín, Thành Tín có liên hệ đến tên ông thày và cũng là bạn của NNL là Linh Mục Chân Tín. Ngày 15-12-1990 ông viết cho Chân Tín một lá thư rất dài rồi dùng lối chơi chữ để kết thúc như sau:

“Nếu cha cho phép con đùa một chút thì con sẽ nói: hết (?) Tín này thì sẽ có Tín khác, không có Bùi Tín này thì rồi cũng có Bùi Tín khác. Bùi Tín này mà giả sử không “thành tín” (Thành Tín là bút hiệu của Bùi Tín), thì lại sẽ có Bùi Tín khác thật thành tín và thật chân tín. Kẻ chỉ biết hoài nghi hay kẻ chỉ tin vào quyền lực xưa nay vẫn không chịu hiểu điều đó (họ cho là chỉ có ngôn sứ giả hay tưởng là cứ giết chết ngôn sứ nọ, ngôn sứ kia là hết chuyện) nhưng lịch sử đã chứng tỏ điều đó.”

Trước đó nửa tháng nhân bài phỏng vấn của Đỗ Văn dành cho Bùi Tín trên đài BBC và có dư luận nghi ngờ về vai trò và chủ trương của Bùi Tín, NNL đã dành hẳn một trang để bình luận về việc này. Ông chơi chữ một cách ý nhị: “Lời lẽ của ông Tín này “Bùi” hơn lời lẽ của Linh Mục Chân Tín rồi! Rồi đây người ta sẽ giải thích thế này thế nọ về “hiện tượng “ Bùi Tín. Nhưng giải thích thế nào đi nữa thì cũng có một quy luật lịch sử là sự thật không chôn giấu mãi được. Vẫn như Chúa Yêsu nói từ 20 thế kỷ trước: “Không gì che giấu mà không bị bại lộ, không gì kín ẩn mà sẽ không bị thấu biết” (Mt 10, 26). Ngày nay lại là thời buổi của mass media!”

Sau khi trích dẫn một số điều được Bùi Tín tiết lộ trong cuộc phỏng vấn, NNL kết thúc: “Không khéo rồi Nhà nước lại sẽ bảo Bùi Tín là cộng sự viên đắc lực của Chân Tín đó. Trong trường hợp này thì không phải Cha mà con sẽ bị việt vị (hors-jeu) rồi.” (1-12-1990)

Phan Đình Diệu là người được NNL nhắc đến (có lẽ) chỉ một lần nhưng đã được ông đánh giá cao hơn cả Bùi Tín và Lữ Phương. Ngày 2-5-1991 ông viết (gửi lm Chân Tín):

“Cuối cùng rồi cũng có bạn bè gửi tới cho con đọc “Kiến nghị về một chương trình cấp bách nhằm khắc phục khủng hoảng và tạo điều kiện lành mạnh cho sự phát triển đất nước”, của giáo sư Phan Đình Diệu. Ở ngay giữa Hà-nội, vào lúc “mọi quyền tự do dân chủ, kể cả các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và báo chí bị cấm đoán nghiêm khắc” mà trình vấn đề thẳng thắn và khá triệt để như vậy là…nhất rồi. Có hệ thống và đến nơi đến chốn hơn Bùi Tín (như ở phần II đoạn 3: Một chế độ chính trị dân chủ, đoàn kết và hòa hợp dân tộc: “Không thể có dân chủ thật sự trong một chế độ có quy định trước sự độc quyền lãnh đạo của một đảng”, v.v…Hay như phần IV, trang cuối cùng) Không chỉ dừng lại ở những vấn đề lý luận, nguyên tắc như Lữ Phương (như bài Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam: Di sản và đổi mới” đăng trên Phát Triển Kinh Tế tháng 3 ,90, trang 12-19) mà có kiến nghị “Những giải pháp cấp bách khá thiết thực.” (2-5-1991)

Về Nguyễn Văn Trấn, NNL đã nói về cuộc gặp gỡ lần đầu như sau: (6) “đang ngồi nói chuyện với Chân Tín, thì có tiếng gõ cửa khá… thô bạo. Một cụ già với râu tóc, dáng dấp khả kính, bước vào và hỏi: “Có phải Linh Mục Chân Tín ở đây không?” Mình bèn rút lui ra bàn làm việc ở phòng ngoài. Nhưng chỉ vài phút sau Cha Chân Tín lại đưa ông cụ ra: “Bác muốn gặp anh đó.” Ông cụ là Nguyễn Văn Trấn, tác giả cuốn “Chợ Đệm Quê Tôi” đã gây dư luận khá sôi nổi vì cả lối nghĩ lẫn lối viết khá… ngang. Bây giờ bác Trấn đang

Page 95: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

95

muốn viết về Trương Vĩnh Ký. Cũng như bác đã viết về Phan Thanh Giản, cũng như sẽ viết về Nguyễn An Ninh: “Nguyễn Thị Bình và đám con cháu Nguyễn An Ninh xin tôi viết, nhưng tôi nhất định phải viết xong về Trương Vĩnh Ký đã mới đụng tới Nguyễn An Ninh. Toàn là những nhân sĩ miền Nam mà “người ta” vẫn đánh giá quá thấp và sai bét. Tôi là người Cộng Sản, nhưng những tay bôi bác Phan Thanh Giản hay Trương Vĩnh Ký như thế là “communistes vaniteux” . Tôi đọc bài “Nói chuyện tử đạo với ông Nguyễn Khắc Viện của ông, tôi thấy ông là người có thể giúp tôi viết về Petrus Ký (à này chữ Petrus Ký không có dấu sắc trên chữ e chứ phải không ông?). Thậm chí ông đứng tên chung với tôi đi.”

Mười năm sau, khi Nguyễn Văn Trấn qua đời, NNL đã chở Chân Tín đến viếng xác; trên đường đi bị đụng xe ngã trọng thương, NVT cũng bị trọng thương khi một chiếc xe “nào đó” tông vào, và cũng như Hà Sĩ Phu cũng đã bị xe tông ở gần bờ hồ Hoàn Kiếm năm 1995.

Hà Sĩ Phu cũng là một người được NNL quý mến. (Xin xem chương 4 về Hà Sĩ Phu) Đối với Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Cộng Sản khác, NNL không ca tụng hay phê

bình trực tiếp. Ông luôn dùng từ ngữ đúng đắn, phải phép, nếu không nói là kính cẩn, một điều cụ, hai điều cụ, hoặc dùng đúng danh xưng chính thức, Cụ Hồ Chí Minh, chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đại tướng Võ Nguyên Giáp v.v…., mặc dù trong bụng ông có lẽ đã bắt đầu coi họ là “những kẻ mù lôi thiên hạ về hướng thiên đường mù”.

Ngày 25 tháng 7 năm 1989 ông đã trưng dẫn SGGP để ngụ ý phê bình gián tiếp và kín đáo, có bùa hộ mạng phòng thân như sau:

“Và trên “Diễn Đàn nói thẳng, nói thật”, Nhất Ngôn nhắc lại câu của Hồ chủ tịch: “Có thể đổ cho rằng những khuyết điểm đó vì thời gian còn ngắn ngủi, vì nước ta còn mới, hoặc vì lẽ này lẽ khác. Nhưng không, tôi phải nói thật: Những thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi của chúng tôi.”(xem bài “tự phê bình”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập IV tt 74-75, nxb ST, Hà-nội 1984) Nhưng chuyện đó đã thành chuyện cổ tích rồi khi mà từ 1975 đã sẵn khẩu hiệu: “Đảng Cộng Sản Việt Nam, người tổ chức mọi thắng lợi muôn năm.”

Phải nghiền ngẫm khẩu hiệu này, rồi nhìn vào tình trạng xã hội trì trệ về kinh tế, băng hoại về đạo đức được NNL nói đến trong toàn bộ Nhật Ký của ông, đồng thời nhớ lại không biết bao lần đảng Cộng Sản phạm lỗi lầm trong quá khư, lúc Hồ Chí Minh còn sinh thời, cứ sau mỗi lỗi lầm (đúng ra là tội lỗi phạm cố tình chứ không phải do lầm lỗi), ông già này lại lên tiếng xin lỗi, nhận lấy trách nhiệm về mình để đỡ đòn cho Đảng, cho “tập thể” dưới quyền ông. Và chỉ nhờ cái tài đóng kịch, tài khóc lóc xin tha mà đảng đã thoát được búa rìu của dư luận nhân dân. Nhưng khi đã đạt được mục đích rồi (chiếm trọn miền Nam), Đảng của ông,Tập Thể do ông hôn phối với chủ nghĩa Mác Lê đẻ ra, đã phũ phàng cướp hết công của nhân dân để trắng trợn tuyên bố mình là “người tổ chức mọi thắng lợi”. Chỉ những người nhìn rõ hiện tại, so sánh với dĩ vãng, và thấu hiểu tính tình ông Hồ, cùng xuất xứ của đảng Cộng Sản mới có thể hiểu NNL muốn nói gì qua những trích dẫn trên.

Ngày 17-4-1991 NNL đã để nhiều thì giờ tường thuật lại một cách tỷ mỷ đầy đủ chi tiết việc công an thẩm vấn cô Tường Vi, cháu Linh Mục Chân Tín, thường liên lạc với NNL trong thời gian hai người bị quản chế. Hai chục trang giấy dành cho bài tường thuật này có thể là một áng văn chương, đồng thời là một tài liệu quý về kỹ thuật hỏi cung của công an Cộng Sản. Tiếc rằng khuôn khổ tập sách không cho phép trích lại ở đây. Phải đọc hết từ đầu tới cuối mới thấy được cái hay của nó.

Một số bạn đọc có thể bất bình, hay ít ra cũng không hài lòng khi không thấy trong những trang nhật ký của NNL một lời minh thị lên án những tội ác của Cộng Sản trong các chiến dịch cải cách ruộng đất, sửa sai và chỉnh đảng…. Phải chăng vì ông cho rằng thời gian xảy ra các vụ việc đó ông đang bị cấm cung trong nhà tập dòng CCT. Không biết gì

Page 96: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

96

đến tình hình chính trị? Cho nên thà im lặng hơn là nói lên điều mà mình không đích thân chứng nghiệm?

Ngoài những vấn đề thời sự chính trị và tư tưởng ra, NNL đã để phần lớn nói về chuyện riêng tư, chuyện gia đình vợ con, bè bạn, và vấn đề tôn giáo. Ông chỉ có một cô con gái 3, 4 tuổi, rất được cưng chiều và năng được nói đến trong nhật ký làm cho những trang nhật ký thêm tươi mát, dí dỏm. Ở đây chúng tôi không nói đến những vấn đề riêng tư và gia đình của ông, cũng không đặt nặng vấn đề tôn giáo trong Nhật Ký NNL. Nhưng tưởng cũng nên dành vài hàng cho thái độ của ông về một vài khía cạnh của vấn đề tôn giáo được đề cập trong nhật ký của ông.

Tuy ông đã được TToà Thánh đặc cách cho phép cởi bỏ áo Dòng và chức Linh Mục, nhưng ông vẫn tiếp tục dùng những kiến thức của ông về giáo lý cũng như về lịch sử giáo hội và lịch sử Việt Nam để bênh vực Giáo Hội. Ông chống đối việc nhà nước Cộng Sản dựng nên cái gọi là Uûy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước. Ông đả kích những Linh Mục trong cái Uûy Ban đó, cho rằng họ bợ đỡ nhà cầm quyền, làm hại đến sựï thống nhất của Giáo Hội. Thâm chí ông lấy làm tiếc và cũng thành khẩn phê bình tổng giám mục Nguyễn Văn Bình là không cứng rắn đủ với nhà cầm quyền. Ông cũng nghiêm khắc phê bình những Linh Mục tìm đường di cư bỏ lại con chiên trong những năm 54 và 75. Linh Mục Hồng Phúc, tuy cũng thuộc dòng Chúa Cứu Thế như ông đã bị ông nêu đích danh phê bình về việc ông này vận động cho các giám mục Hoa Kỳ ủng hộ tiếp tục cấm vận đối với Việt Nam.

Danh tính các Giáo hoàng, giám mục, Linh Mục và những tác phẩm về tôn giáo nhan nhản trong nhật ký NNL. Có thể nói hai lãnh vực gia đình riêng, và tôn giáo chiếm quá nửa số trang trong số gần nghìn trang nhật ký của ông. Khi ở Liên Xô xuất hiện một Gorbachev với Glasnost và Perestroika mở rộng tự do tôn giáo đôi chút, NNL đã thích thú tìm đọc và trích dẫn những tác phẩm tương đối cởi mở với lòng ước mong người ta cũng cho công giáo Việt Nam có chút tự do về báo chí và hành đạo. Và khi nhà lãnh đạo Liên Xô này gặp gỡ “Đức Giáo Chủ”, như ông thường gọi thế, thì xem ra NNL rất lấy làm phấn khởi.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài RFI (7) nhân dịp đầu năm 1996 NNL nhận là trong năm Ất Hợi đã có một vài thành tựu về kinh tế, văn hóa và ngoại giao tại Việt Nam. Cũng đã có tiến bộ về mặt cải tổ bộ máy nhà nước… Ông nói: “Những thành tựu như thế không phải là không thật, nhưng chỉ mới là nửa sự thật, một mặt của sự thật… Cũng còn có mối căng thẳng giữa đảng độc tôn và một nhà nước cần hữu hiệu thục sự….Dầu sao đi nữa thì không một quyền lực chính trị nào có thể đóng hộp, bó rọ thực tế lịch sử mãi được.” Đôi hàng cảm nghĩ về Nguyễn Ngọc Lan:

Sau khi đọc gần nghìn trang nhật ký của Nguyễn Ngọc Lan, tôi có cảm tưởng ông muốn cho người đọc thấy lập trường của ông là một nhà báo Ki-Tô giáo muốn tranh đấu cho hòa bình và lẽ phải. Trong thâm tâm ông chống sự tàn ác, dã man. Ông chống chiến tranh và những hậu qủa của chiến tranh, chết chóc, giam cầm, bắt bớ. Ông cũng muốn cổ võ cho một đường lối chính sách ôn hòa, công bình, tiến bộ đem lại hạnh phúc cho người dân.

Trong một chế độ tương đối có tự do, ông dùng quyền tự do của công dân, và đệ tứ quyền của báo chí để nói lên lập trường của mình. Khi nhà cầm quyền phủ nhận quyền tự do đó, ông phải im lặng. Nhưng là thứ thinh lặng của sức mạnh, không phải im lặng vì đầu hàng. Ông không được viết công khai, báo của ông bị đóng cửa, không báo nào chịu đăng hay dám đăng bài ông thì ông chuyền tay cho người đọc và cụ thể nhất là viết nhật ký để có chỗ nói lên trong thinh lặng tư tưởng của mình. Vì người ta xâm phạm cả đến quyền riêng tư tối thiểu của con người, tịch thu cả nhật ký của ông để xoi mói, tìm tòi bằng cớ chống đối hầu bỏ tù ông, cho nên ông phải thủ thế, nói bóng nói gió, mượn lời cán bộ, mượn bài của các báo đảng để gián tiếp nói lên suy tư của mình. Cũng để thủ thế, để có thể tồn tại mà chống, dù chỉ là chống đỡ chứ không phải là chống đối, ông đã khép mình trong

Page 97: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

97

khuôn khổ một công dân trong một chế độ độc tài, không dám đả kích, phê bình thẳng thắn các người lãnh đạo, thậm chí còn tỏ vẻ kính trọng.

Các nhà lãnh đạo quốc gia, các chiến sĩ quốc gia có thể trách ông đã từng có lúc “đi theo đỡ gậy cho những kẻ mù” (lời ông định hỏi Dương Thu Hương), khi ông chống chính quyền đệ nhị Cộng Hòa trên tờ Đối Diện. Một số người khác có thể chất vấn ông: Là một trí thức công giáo, chẳng lẽ ông không biết Cộng Sản chủ trương vô thần, bài tôn giáo, và do đó tàn ác và là nguồn gốc mọi bất công, bất hạnh, bất nhân trong xã hội hay sao? Đã từng là Linh Mục công giáo ông há không biết Cộng Sản là một chủ nghĩa vô thần, vô tổ quốc ư? Vậy tại sao ông đành lòng làm suy yếu hàng ngũ quốc gia, phụ lòng các chiến sĩ chiến đấu chống cộng?

Ở đây tôi không có ý bào chữa cho cựu Linh Mục NNL. Nhưng hy vọng ở đoạn kết tôi sẽ trở lại vấn đề này để tìm hiểu thái độ và hành động của những trí thức, công giáo cũng như Phật Giáo hay vô thần, trong nước đối với cuộc tranh chấp quốc cộng trong những thập kỷ qua.

Chú thích: (1) Nhật Ký 1990—1991 Sống Thẳng, Nói Thật, Nguyễn Ngọc Lan, Tin Paris , 1993,

trang 378, ngày 30 tháng 6 năm 1991. (2) Ngày 16 tháng 5 năm 1990, cũng là ngày Linh Mục Chân Tín, vừa là thày vừa là

bạn thân, bị cấm hành đạo, bắt buộc phải rời Nhà Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng, Saigon, đầy tới xã Cần Thạnh, thuộc huyện Duyên Hải cách xa 70 cây số. Thời gian quản chế của cả hai người là 3 năm. Nguyễn Ngọc Lan bị cấm không được ra khỏi phường (phường 6, quận 10), và luôn bị canh chừng theo dõi cách kín đáo.

(3) Ngày 2 và 9-3-1989. (4) Trong lễ hạ huyệt, sau khi đã dự lễ an táng Thế Nguyên tại nhà thờ Bắc Hà. (5) Nghĩa là liệng cống, quẳng xuống cống rãnh, một kiểu nói lái rất thịnh hành, nhất là

trong câu “lộng kiếng ảnh bác Hồ”. (6) Ngày 25 tháng 8 năm 1988 NNL đến nhà cựu dân biểu Nguyễn Lý Tưởng dùng cơm

cùng với nhạc sĩ Vũ Thành An và hai Linh Mục Phan Phát Huồn, Chân Tín. Khi đã về nhà và đang nói chuyện với Linh Mục Chân Tín thì Nguyễn Văn Trấn đến gõ cửa.

(7) Đài Quốc Tế Pháp (Radio France Internationale). Chương 10

Hoàng Hữu Quýnh bỏ Đảng(1)

Hoàng Hữu Quýnh sinh năm 1942 tại xã Bích Khê, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình bần Nho, mặc dù đã có lúc ông nội ông làm quan trong triều. Theo ông cho biết thì cha ông bị Việt Minh giết, nhưng ông đã khai với Cộng Sản là cha ông theo Việt Minh kháng chiến và bị Pháp giết. Nhờ thế ông đã vào được đảng Lao Động năm 1967. – Dĩ nhiên ông đã không dám khai mình là cháu ruột của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đang nổi tiếng ở miền Nam. – Ông mừng vô hạn. Ba năm trước ông đã tốt nghiệp kỹ sư nhưng không được lãnh bằng vì không phải đảng viên. Nay với thẻ đảng ông sẽ được lãnh bằng và sinh hoạt như một thanh niên có tương lai. Ông viết: “Tôi nhớ mãi mùa xuân năm ấy. Mùa xuân mà đảng đã cho tôi một ân huệ.” (2)

Trong hồi ký Tôi Bỏ Đảng (tập một) ông đã nói gia đình ông quá nghèo mẹ ông phải gửi ông cho một người cậu làm đại úy Việt Minh, đại đội trưởng, để ông này đem cháu tập kết ra Bắc, cho nhà “bớt một miệng ăn” . Trong những năm đầu (từ 1955 đến 1960) ở Vinh ông theo học trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng. Từ 1960 đến 1964 thì ra Hà-nội học trường bách khoa. Sau khi tốt nghiệp ông hăng say hoạt động đoàn thể để được gia nhập đảng.

Page 98: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

98

Năm 1969 với tư cách bí thư đảng ủy của trường ông được cử đi du học ở Liên Xô trong 4 năm. Trong nhật ký ông ghi: “18-10-1969. Đây rồi tôi đã đến thiên đường Liên Xô.” (3)

Giữa năm 1974, sau gần 5 năm tu nghiệp, Hoàng Hữu Quýnh được lệnh làm luận án trước thời hạn 3 tháng để kịp về nước vào tiếp quản các trường khoa học kỹ thuật ở miền Nam. Và ngày 1-9-1974 ông lên tầu về nước qua ngả Trung Quốc. Một tháng sau ông được bộ trưởng Nguyễn Thanh Bình điều đi phục vụ chiến trường B, tức gia nhập đoàn quân đi đánh chiếm miền Nam. Ông viết: “Tôi kiêu hãnh được đứng vào đội ngũ giải phóng quân đó.”(4)

Khi miền Nam đã được “giải phóng” rồi Hoàng Hữu Quýnh mới mở mắt ra và nuôi tư tưởng bỏ đảng. Thì may thay thời cơ đến như một phép lạ. Chẳng những cấp trên không biết được tư tưởng phản đảng của ông, mà những cuộc gặp gỡ tiếp xúc liên lạc của ông với gia đình, bạn bè, toàn những người thuộc phe quốc gia, cũng không gợi lên trong đầu họ mối nghi ngờ nào. Nhờ lý lịch không bị lộ, lại có thành tích hoạt động đảng và kiến thức cao về chuyên môn, nghĩa là “được cả hồng lẫn chuyên”, ông đã được bộ cử vào phái đoàn kinh tế kỹ thuật của nước CHXHCNVN do thứ trưởng Nguyễn Hồ cầm đầu và chính ông làm phó trưởng đoàn đi công tác ở Ý. Một vài bạn thân đã khuyên ông nên nhân dịp này bỏ trốn cho rồi. Và ông thực hiện ngay điều đó. Không phải như hồi 1960, lúc ông có dịp trở lại Vĩnh Linh, đến tận vùng phi quân sự, vào đồn binh Quốc Gia đánh cờ với “những người lính bờ Nam trẻ, khỏe mạnh, vui tính cũng giống như những đứa em và bạn học tôi” (trang 101). Lúc ấy ông cũng nhớ nhà muốn vượt tuyến trở lại miền Nam với mẹ và các em mà không dám. Đàng khác cũng vì lúc ấy ông còn suy tư về lời khuyên của ông thầy dậy sử lớp 7 say sưa với lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam sau này. Nhưng năm 1979 thì HHQ vẫn chưa quên rằng ông thầy dậy sử đó cũng đã trở thành nạn nhân của Cộng Sản trong cuộc đấu tố 1955, bị quy oan là địa chủ và bị bắn (trang 103). Kinh nghiệm ấy càng làm cho HHQ dứt khoát ở lần này.

Ngày 6 tháng 9 năm 1979 phái đoàn rời Việt Nam sang Ý. Sau khi tham quan thủ đô Ý và Tòa Thánh Vatican, trở lại Turin là nơi công tác, ông đã đang đêm rời khách sạn, rời thành phố, rời nước Ý, để trực chỉ Giơ Ne Vơ, Thụy Sĩ. Nhưng rồi lại đổi ý trở lại Pháp, đến Nancy gõ cửa nhà người cậu (anh ruột mẹ), có vợ Đức và mấy cô con gái không cô nào nói được tiếng Việt. Đó là người thân duy nhất trong họ ngoại của ông còn sống, sau bốn chục năm cậu cháu xa cách. Đúng ra là người cậu bỏ đi lúc ông chưa ra đời. Từ đây ông có thể liên lạc đuợc với người em ruột ở California, rồi tháng sau với người em nữa ở Thái Lan, mới ra khỏi Việt Nam. Đỉnh cao của cuộc hạnh ngộ này được đánh dấu bằng “bản giao ước sống hạnh phúc với Thu Tuyền.” Cuốn Hồi Ký ông cho ra 10 năm sau đó (tập một) với nhan đề “Tôi Bỏ Đảng, Bản cáo trạng chế độ Hà-nội” kết thúc như thế đó.

Cũng năm 1989 ông cho ra tiếp tập II, nhan đề “Tôi Bỏ Đảng, Giai cấp phong kiến mới” viết về những năm ông làm việc trong cơ chế nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong tập hai này ông đi sâu vào chi tiết những gì ông đã nói qua trong tập một, với mục đích phơi bày những điều dơ dáy xấu xa trong chế độ, mà ông cũng gọi bằng hai chữ phong kiến giống hệt Hà Sĩ Phu.

Đại cương, tập một gồm có 6 chương: 1. Tập kết ra Bắc. 2. Chứng nhân đấu tố. 3. Phấn đấu vào đảng. 4. Tu nghiệp Liên Xô. 5. Tiếp quản miền Nam. 6. Vĩnh biệt đảng.

Tập hai gồm 11 chương:

Page 99: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

99

1. Ông thủ trưởng của tôi. 2. Tôi cũng là lãnh đạo. 3. Chuyện móc ngoặc. 4. Chuyện tình trên bãi biển Đồ Sơn. 5. Kỹ nữ hộ lý. 6. Dấu chân tròn trên cát. 7. Làm thì đói nói thì no. 8. Nỗi buồn tập kết. 9. Thủ trưởng về vùng mới giải phóng. 10. Ông chánh văn phòng huyện. 11. Tôi đã thấy.

Mười một chương trong tập hai này không phải là phần II của cuốn hồi ký mà chỉ là những đoản văn rời rạc viết tại nhiều nơi trong thế giới tự do từ Paris, Amsterdam, Nice cho đến Hồng Kông, Athens, và Stokholm, trong nhiều giai đoạn thời gian khác nhau từ 1981 đến 1989, được tập trung lại làm một tập.

Mở đầu tập I, tác giả đã cho biết ông không phải nhà văn, nhà báo, lại vốn kém về văn, nên ông chỉ muốn biết gì nói nấy cho người khác biết thêm về chế độ Cộng Sản mà ông đã sống trong 25 năm trường. Dĩ nhiên trong những điều ông viết cũng có nhiều sự việc nói lên lý do để ông gạt bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, rời xa chế độ Cộng Sản, từ bỏ đảng Cộng Sản.

Bây giờ thử xem trong hai tập “Tôi Bỏ Đảng” này, tác giả đã nhận xét thế nào về Đảng, về các lãnh tụ, và thực trạng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Về chủ nghĩa Cộng Sản: Ngay trong “Lời Đầu” ông đã viết: “… chủ nghĩa Cộng Sản tự nó là một cái gì đó

không tưởng và những người ngụp lặn đi tìm cái đích của chủ nghĩa ấy thật là ngu ngơ khờ khạo. Rồi đưa cái ngu ngơ khờ khạo ấy vào chính sách, vào chủ trương. Họ tự tạo ra một khoảng cách khiếp đảm giữa con người thật của họ và cá nhân họ là một cán bộ thực thi chủ nghĩa.” (5)

HHQ còn châm biếm một cách cay độc khi nhắc lại lời Hồ Chí Minh đã có lần gọi “Chủ nghĩa Mác Lenin là cái xẻng xúc phân”, bởi vì – ông Hồ giải thích – cái xẻng đó đã không làm mất lòng dân mà đi đúng ý nguyện của dân thôn bản phải sạch sẽ.” (tập một, trang 86-87) Độc giả nào muốn biết rõ đầu đuôi câu chuyện này xin đọc HHQ hai trang trên.

Về Hồ Chí Minh: Khi còn là đội viên đội thiếu niên tiền phong ở Nghệ An HHQ đã được nghe nhiều

huyền thoại của “bác Hồ” như Tạ Đình Đề bắn súng như thần, xuyên qua lỗ đồng xu, khi theo giặc Pháp ám sát bác, đã bị bác thôi miên, rồi chinh phục. Hay như Thụy An, bạn thân của Tạ Đình Đề, cũng ám sát hụt bác, bị bắt nhưng cũng được bác cảm hóa. “Nghe những chuyện như vậy tôi rất thích thú, rồi được đọc những bài thơ nói về bác, như “đêm nay bác không ngủ” “:…Bác thức thì mặc bác. Cháu cứ ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc…” hay những câu thơ trong sách: “Công cha như núi thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Bác Hồ hơn cả mẹ cha. Mênh mông trời biển, bao la biển trời.” Từ đó tôi đã mến yêu và tôn thờ bác.” (trang 76) Nhưng càng trưởng thành và càng chứng kiến tận mắt những gì ông Hồ và đồng đảng làm cho nhân dân, HHQ càng thận trọng, nghi ngờ rồi thay đổi.

Sau khi Cộng Sản chiếm được miền Nam, tác giả đã thấy tận mắt xã hội miền Nam qua Đà Nẵng, Huế, Saigon là những thành phố ông được đi qua hay sinh sống 4, 5 năm, và so

Page 100: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

100

sánh với xã hội miền Bắc là nơi ông đã sống trong 20 năm, khi có dịp trở lại Hà-nội ông đã nhận xét:

“Quảng trường Ba Đình kia ngày xưa tôi mến mộ biết bao thì ngày nay trở thành xa lạ với tôi, vì cái nấm mồ của bác quá khổng lồ, quá tốn kém. Dại dột xây to hơn cả nấm mồ của Lê-nin. Cái lăng nằm trơ trọi ở Ba Đình, trong đó chỉ có một xác xanh xao tái nhợt mà có đến hàng ngàn, hàng vạn con người cung phụng ở đó….. Thực tế ở miền Nam đã làm tôi bừng tỉnh. Sự kính yêu đối với bác đã phai mờ dần trong tôi. Lần này, dù là lần chót, tôi quyết định sẽ không thèm viếng bác nữa…”(6)

Nhắc lại lúc ông Hồ còn sống, trong một chuyến đón Vua Lào đến thăm trường đại học Bách Khoa Hà-nội, nơi tác giả công tác, Hoàng Hữu Quýnh đã viết về những ý nghĩ trong đầu mình khi nghe “bác Hồ” huấn thị như sau:

“Nghĩ đến đó tôi bỗng giật mình, sợ bác như sợ ma. “Tôi không tin ở bác. Hình như bác có cái gì bí ẩn, giấu giếm. Vẻ mặt bác gian ác, con

người bác nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi. Tôi lại sợ bác biết được ý nghĩ của tôi lúc này, chắc gia đình tôi sẽ bị tru di tam tộc.”

“Hồ Chí Minh là đảng và đảng là Hồ Chí Minh. Họ quyết dùng trận chiến Tết Mậu Thân như là một trận chiến thử lửa….Hồ Chí Minh thừa biết cuộc thử lửa nào lại không chết chóc. Và phần chết chóc ấy trước hết thuộc về phần người tập kết. Tôi bàng hoàng khi nghe nói đến sự thật ấy.” (7)

Muốn thấy lòng dân đối với ông Hồ ra sao, hãy nghe HHQ tả cảnh nhà trường chuẩn bị đón Vua Lào và chủ tịch nước tới thăm:

“…Những lớp học, các hội trường, nhà tiêu chuồng xí đều được phân chia dọn vệ sinh quét vôi trắng xóa. Bí thư đảng ủy đã đích thân chui vào hàng trăm nhà cầu để kiểm tra. Vôi mới được quét mà khẩu hiệu đã xuất hiện. “Đả đảo đảng lao động Việt Nam”. Đả đảo Hồ Chí Minh”. “Hồ Chí Minh cõng rắn cắn gà nhà”…Nhà cầu là nơi kín đáo, thường được công khai tư tưởng bởi những truyền đơn, khẩu hiệu. Do đó bác đến đâu là bác chui vào nhà tiêu, hố tiêu trước rồi sau đó mới bắt đầu bài huấn thị.” (8)

Về Võ Nguyên Giáp: “Thời kỳ này (1967) trung ương đảng và bộ chính trị chia làm hai phái. Phái bồ câu do

đại tướng Võ Nguyên Giáp cầm đầu chỉ muốn giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam bằng giải pháp hòa bình…

“Để đối phó với phe VNG, và răn đe cán bộ đảng viên, Hồ Chí Minh và bộ chính trị cho ra môt loạt nghị quyết….195…,228…Thực chất nghị quyết 195 nhằm loại trừ và thanh trừng phe phái của VNG. Rồi người ta đã gán ghép cho Giáp đủ thứ tội nào là xét lại, nào là để cho cố vấn Trung Quốc can thiệp thô bạo chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ…” (9)

Về xã hội miền Bắc cuối thập niên 60, đầu thập niên 70: “Hàng ngày, vào các buổi chiều, người miền Bắc lắng nghe đài “Mẹ Việt Nam” trong

chương trình “sinh Bắc tử Nam” và cầu nguyện cho đừng nghe tên của thân nhân mình. Ban ngày những xác chết phình trương, mất đầu, cụt tay. Người ta bỏ chạy tránh máy bay Mỹ. Ban đêm dùng chiếu bó lại, đốt đuốc đưa ra những cánh đồng chôn vội vã. Khắp mọi nơi, mọi cánh đồng mỗi lần máy bay Mỹ oanh tạc đều có những buổi chôn người tập thể về đêm….

“Chính sách của đảng đối với anh em đi làm nghĩa vụ ở miền Nam đều được chính phủ trợ cấp cho vợ con và được hợp tác xã nâng đỡ. Nhưng cứ sau mỗi lần Đảng ủy xã và hợp tác làm lễ truy điệu thì khoản trợ cấp bị cắt và hợp tác hết trách nhiệm. Phần trợ cấp vật chất để giải quyết cho đợt mới lớp người sắp bị hy sinh. Lúc ấy người ta sợ nhất là nhìn thấy người phát thơ. Hàng ngày hàng trăm cái thơ báo tử để trong xắc cốt người cán bộ xã. Anh ta đi đến nhà nào là mang đau thương tang tóc đến nhà đó. …họ sợ nhất là sau cái

Page 101: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

101

lễ “truy điệu trọng thể” để “Tổ Quốc ghi công”, là họ bị đẩy ra lề xã hội, không ai nuôi dưỡng.” (10)

Tiếp tục nói về thảm cảnh chiến tranh, nơi trang 145 tập một, HHQ đã nêu lên tệ nạn bi hài kịch “con của ông, em của bố”: Thanh niên trai tráng đi B rồi chết như rạ. Ở nhà chỉ còn cha già, vợ trẻ. Vậy là cha chồng lấy nàng dâu.

Nhiều đoạn khác HHQ cũng tả cảnh bi đát của kinh tế nông thôn khiến nhiều cô thôn nữ trẻ phải vào thành “bán trôn nuôi miệng”, trong số đó không ít vị thành niên. Trang 140 tập một, HHQ viết:

“Tại Hà-nội trong đợt thanh niên làm nhiệm vụ kiểm tra nếp sống thời chiến, trong vòng một đêm bắt được hơn 400 cô gái làm đĩ, phần lớn là người các tỉnh lân cận Hà-nội.” Sang trang sau ông lại viết: “Thành, bạn tôi đã kể cho tôi nghe tại thành phố Nam định, những bé gái chỉ 13, 14 tuổi đã lang thang ở vườn hoa bến tầu. Mỗi lần thấy người đi qua các em gọi lại. “Chú ơi, chú chơi cháu đi. Chú muốn Tam Đảo hay Điện Biên tùy ý chú.”

Nói về việc ngăn chặn tệ nạn đĩ điếm, ăn cắp… HHQ viết: “Trưởng ban chỉ đạo là những thứ trưởng, cục vụ trưởng đã bị thi hành kỷ luật vì gian

dâm vợ người có hệ thống, ăn cắp ăn hối lộ cũng có hệ thống. Nay họ lại là người cầm cân nảy mực để hạ thủ các bộ hạ của mình. Nghĩ cũng nực cười đứa ăn cắp lớn đi bắt đứa ăn cắp nhỏ.” (140)

Trong chương đầu tập hai HHQ đã viết về hậu quả tai hại của phim ảnh Liên Xô ảnh hưởng đến tuổi trẻ miền Bắc:

“Sau cái lần chiếu phim nữ tài tử dậy hổ của Liên Xô, thì ở ngay phố Khâm Thiên có 3 em trai dưới tuổi vị thành niên, vào khoảng 13, 14 đón bắt cóc một nữ công an trói tay chân lại, đem vào nhà khóa cửa lại, thi nhau hãm hiếp từ chiều cho đến sáng. Về sau đám thanh niên cũng bắt chước, bắt cóc con gái ở các tỉnh về Hà-nội, nhốt vào nhà riêng khóa chặt cửa lại, rồi thi nhau hãm hiếp cho tới chết. Dạo đó ban đêm con gái không dám ra đường….

“Cả Hà-nội nhốn nháo về vụ một phạm nhân được tháo cũi sổ lồng, vào ngay nhà viên thiếu tướng công an hãm hiếp rồi giết con gái của ông.”

Theo lý thuyết, chủ nghĩa duy vật vô thần của Cộng Sản không coi việc trai gái, mại dâm là phi đạo đức. Hơn nữa các cán bộ cao cấp thường tự cho phép mình hết vợ bé, đến tình nhân. Nhưng đối với cán bộ cấp dưới và đảng viên thì lại hết sức nghiêm khắc. Như Hoàng Văn Chí đã chứng nhận họ muốn cán bộ và chiến sĩ của họ để dành sinh lực cho cuộc chiến, cho lao động, giống như người ta nuôi gà chọi, hay gầy dựng đội bóng đá. Hoàng Hữu Quýnh cũng nêu lên những trường hợp đảng cấm đoán và chế tài những vụ trai gái yêu nhau đến kỳ cục:

“Ông bí thư đảng ủy giao cho ban chấp hành Đoàn thực hiện chiến dịch “bắt ếch” tại trận.” Công cuộc được bố trí ra sao, các nạn nhân sa bẫy như thế nào được HHQ mô tả chi tiết hấp dẫn trên hơn 3 trang sách:

“Ích đẩy cửa bước vào. Nga chuẩn bị cơm rượu sẵn sàng. Khi Ích vào phòng, cánh cửa đóng sập lại….Nga vén hai ống quần lụa …Ích người run lẩy bẩy, sờ soạng…cái giường kêu cót két…Bên ngoài cửa sổ Lê Đạt, Thuyên bí thư chi bộ, Huỳnh trong ban chấp hành đoàn, Nghệ đoàn viên, Tiến đảng viên …và một đám đông trẻ con…Bọn họ theo dõi từ lúc Ích đẩy cửa bước vào ..Những cử chỉ của cô y tá và anh kỹ sư đã làm cho mọi người xem nín thở chờ đợi. Phút cuối cùng, ở giây phút mà cả hai người run lên, không biết gì nữa….thì cánh của sổ mở tung và mọi người nhất tề đổ bộ vào…Biên bản hủ hóa được lập tại chỗ. Hà-nội ngày 19 tháng 6… …Chúng tôi đã bắt được tại trận anh Nguyễn Tiến Ích

Page 102: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

102

đang hủ hóa với cô Vũ Thị Thúy Nga vào hồi 18g30 tại học viện Thủy Lợi Hà-nội. Lúc bắt qủa tang thì hai người thoát y tại phòng cô Nga…..” (tập một trang 158)

Sự việc trên thực khó tin, nếu tác giả đã không cam đoan ở đầu sách là ông “đã dùng người thật việc thật”. Nhưng còn một chuyện nữa còn khó tin hơn, khi ông nói về tính hiếu dâm của Hồng Mỹ con của Lê Duẫn. Cô này, tên thực là Lê Thị Muội, thích “làm tiền ” “với” người ngoại quốc trên bãi và dưới biển ở Sochi, Liên Xô. Lúc ấy có ba cô con gái của tổng bí thư Lê Duẫn tại Liên Xô. Khi tôi đọc cuốn sách này lần đầu ở thư viện Linda Vista, thì thấy có độc giả ghi bút chì ở bên lề: “Vớ vẩn! Con gái Lê Duẫn thì đâu thiếu tiền. Bố nó hút máu của nhân dân thiếu gì tiền.” Nếu ta tin tác giả hơn vị độc giả này, thì ta chỉ có thể giải thích là bọn lãnh tụ Cộng Sản thường có thói “đạo đức giả” cho nên con y cũng không biết y có nhiều tiền. Và y cũng dấu cả vợ con chăng. Hoặc giả như chính HHQ cũng đã viết rằng cô này không giống tính cha, mà còn phê bình cha “ba chỉ làm bù nhìn cho bọn Nga mà thôi”, cô ta lại có tinh thần rất tự do, phóng khoáng, sau này đã lấy người ngoại quốc. Tính tự do phóng khoáng một phần do thời niên thiếu Hồng Mỹ sống ở vùng quốc gia, theo học tiểu học ở trường quận Triệu Phong, quê HHQ. Vả lại tính đa dâm cũng có di truyền: Cha nào con nấy.

Trong tập hai, có lẽ không phải là phần hai của cuốn hồi ký, mà đúng ra là một tập truyện. – theo tôi nghĩ, nếu không phải là hư cấu, thì cũng hơi cường điệu – tác giả đã thuật lại chuyện đau lòng của một cô Nguyệt bị cố vấn Liên Xô hãm hiếp. Cô là con bí thư huyện ủy. Khi bị một cố vấn Nga tấn công tình dục trên bãi biển Đồ Sơn, cô đã được một chàng trai nghèo tên Quảng liều thân giải cứu. Lần ấy cô đã thoát. Nhưng Quảng thì bị đánh trọng thương, rồi bị vu vạ và đi tù năm năm. Viên bí thư huyện ủy, cha cô gái, không can thiệp cho Quảng, khiến cô buồn khổ. Nhưng rồi cái tên cố vấn đó, thấy nhà cầm quyền bênh mình rõ ràng, lại tìm đến nhà cô trong lúc cô ở một mình. Y đã dùng sức mạnh chiếm đoạt làm cô có bầu. Để giấu nhẹm hành động bỉ ổi này người ta đã ép cô phải lấy tên cố vấn Nga, hoặc phá thai. Nhưng cô nhất định không chịu lấy tên cố vấn. Còn bác sĩ cả Nga lẫn Việt đều không chịu phá thai, vì muốn cô phải lấy tên cố vấn. Lần này thì cha cô chịu nghe lời cô. Ông đổi thái độ quay ra chống đảng, nên bị bắt giam và chết trong tù. Mẹ cô và em cô bị xe cán chết. Hoàn cảnh hết sức bi thảm. Cuối cùng Nguyệt “đã chết vì bệnh chán chế độ, ngao ngán chủ nghĩa rồi điên loạn vì đời sống ngặt nghèo.” (tập hai trang 102) Câu chuyện dài 36 trang đã kết thúc một cách hơi đột ngột làm cho người đọc có cảm tưởng tác giả chỉ có ý nói lên lời kết án chế độ của chính ông.

Cũng trong tập hai tác giả đã để 20 trang tiếp thuật lại chuyện của một cô gái trong đội nữ binh 5 người đóng ở trên đỉnh núi cao một cây số rưỡi gần đèo Nậm U. Tên cô ta là Ngọc, có người yêu là một sinh viên ở Hà-nội, nhưng ngoài công việc nguy hiểm là gỡ mìn, cô còn phải “hộ lý” cho viên chính ủy sư đoàn tên Lê Văn Tài. Khi nào thích y cứ điện thoại lên hầm trú ẩn của đội nữ binh yêu cầu đội trưởng phái Ngọc xuống phục vụ y. Một hôm Ngọc sắp hoàn thành nhiệm vụ gỡ mìn trong ngày, đến lúc gặp quả cuối cùng thì bị nạn, mìn nổ tan xác cô. Nữ đội trưởng Thành cử cô khác tới sư đoàn, bị chính ủy Tài gọi điện khiển trách : “Các đồng chí không chấp hành mệnh lệnh cấp trên, vô tổ chức, vô kỷ luật! Cử không đúng đối tượng lên nhận nhiệm vụ ở sư đoàn bộ…” Thành gục mặt xuống nức nở. Đến nước này quá lắm rồi không nhịn được nữa…” Tác giả kết thúc câu chuyện như sau:

“Thời gian vẫn trôi đi. Ở Nậm-U quanh năm sương mù che phủ, tính cũng đã sáu năm rồi dài đằng đãng trên cao điểm 1500 mét này. Những người lính gái ngày đêm quanh quẩn trong căn hầm tăm tối và cuộc đời giống những áng mây đen trên bầu trời Nậm-U mà nhiệm vụ cứ thế mỗi ngày: phá mìn, nối giây điện thoại, hộ lý cho các thủ trưởng mua vui và chờ chết…”

Về tình hình tổ chức đảng đoàn trong nhà máy:

Page 103: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

103

Ngay chương đầu tập II HHQ đã dành để nói về “Ông thủ trưởng của tôi”, Vũ Văn Thân. (11) Một ông giám đốc kiêm phó bí thư đảng ủy mà thua kém cấp dưới về mọi mặt, chẳng bao giờ, hay hầu như chẳng bao giờ, được bình bầu “lao động tiên tiến”. Nhân câu chuyện về ông Thân, tác giả đã cho người đọc biết qua về tổ chức đảng đoàn trong nhà máy Cơ Khí Thủy Lợi Hà-nội như sau:

“Đó là một nhà máy có quy mô lớn hơn 1200 công nhân…Thường thì giám đốc có chân trong đảng ủy và giữ chức phó bí thư đảng ủy. Bí thư đoàn thanh niên là đảng ủy viên. Tất cả số đảng viên nhà máy tổ chức thành đảng bộ. Dưới đảng bộ là các chi bộ, dưới chi bộ là các tổ đảng rồi đến đảng viên.

“Nhà máy chúng tôi số đảng viên chưa tới 100 người mà phải lãnh đạo hơn 1100 công nhân. Trong đó có khoảng 500 đoàn viên thanh niên Cộng Sản. Số còn lại là quần chúng ngoài đoàn, ngoài đảng.

“Nhà máy của chúng ta có hàng chục kỹ sư… “Dạo đó ngày đầu tiên rời ghế nhà trường về đây nhận công tác, là một kỹ sư trẻ, tôi

mới 22 tuổi đời. Hành trang chẳng có gì, trên vai mang chiếc ba lô và ở trong ba lô có vài ba bộ áo quần, một năm nhà nước chỉ cấp cho 4 mét vải bằng phiếu, nhưng có lúc chẳng có vải mà mua…”

Trong chuyện “Ông thủ trưởng của tôi” HHQ không chỉ nói xấu ông thủ trưởng mà còn nói đến thứ trưởng Hoàng Tiến đã nhân lúc viên kỹ sư Hoành vắng nhà hãm hiếp vợ y rồi sau gọi Hoành lên bộ nói là vợ Hoành thuận tình… Thủ trưởng Thân đã khuyên Hoành “nên chín bỏ làm mười. Một điều nhịn là chín điều lành. Đi đâu cũng thân cô thế cô. Hoành là một kỹ sư ngoài đảng mà anh Hoàng Tiến lại là thứ trưởng và có chân trong đảng ủy bộ…..” (tập hai trang 27)

Chiến tranh càng kéo dài thì người dân càng bất mãn và không còn giữ mồm giữ miệng: “Nhiều lần nhân dân Hà Tây, quê hương của ông Nguyễn Cao Kỳ và Phan Kế Toại vừa chạy trốn máy bay Mỹ , vừa chửi đảng: “Nếu không đánh nổi thì liệu mà đầu hàng, đừng đem mạng của dân mà thí như con ruồi con muỗi. Tiên sư cha chúng nó Đảng và Bác!”

Về chiến dịch cải cách ruộng đất Trong chương 1 chúng tôi đã trích dịch một số nhận xét và phân tích của giáo sư Hoàng

Văn Chí về các chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất và những cuộc đấu tố long trời lở đất mà Cộng Sản đã giật dây, điều khiển và xúi nông dân thực thi đối với những người mà đảng muốn tiêu diệt hay gìm xuống cảnh cùng cực không ngóc đầu lên được. Nó không khác gì những điều mà đồng bào di cư năm 1954 và những người vượt tuyến trong những năm sau đó thuật lại cho đồng bào miền Nam nghe. Nhưng lúc ấy chẳng mấy người tin, mà chỉ cho rằng tuyên truyền chống cộng cường điệu mà thôi. Nhưng đến nay thì quá nhiều tài liệu về việc này đã được khắp thế giới biết, không còn mới mẻ gì. Tuy nhiên để có thêm một tiếng nói nữa cho tập sách, chúng tôi xin trích dẫn thêm một nhân chứng nữa. Dĩ nhiên khuôn khổ một chương sách không cho phép đi vào chi tiết, mà chỉ có thể chọn lựa một vài đoạn cốt yếu.

Trước hết xin tóm lược đại ý của tác giả. HHQ đã để ra 86 trang của chương 2 nói rất chi tiết. Trong không khí hoang mang cùng cực “ai cũng có thể trở thành địa chủ, việt gian, phản động”, “người ta chiếu những bộ phim của Trung Quốc như Bạch Mao Nữ…” tả cảnh nông dân bị điạ chủ ức hiếp, đầy đọa, chỉ “trở lại cuộc sống hạnh phúc nhờ có đảng và Mao chủ tịch đưa đường dẫn lối.” (trang 26) Trường Chinh và Hồ Viết Thanh (12) đứng đầu chiến dịch, được các cố vấn Trung Quốc chỉ dẫn. Họ lập ra các đội cải cách toàn quyền hành động tại các thôn xã. “Đội trưởng là Trời”. Họ phái một số cán bộ trung kiên về nông thôn “cùng ở, cùng ăn, cùng làm” việc với nông dân để tìm hiểu, gây cảm tình và điều tra tỷ mỷ về cuộc sống của người dân, nhất là liên hệ giữa địa chủ với nông dân hầu tìm ra cách kết tội địa chủ hữu hiệu nhất.

Page 104: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

104

“Việc điều tra những cuộc tình duyên nhằm mục đích đặc biệt: Người phụ nữ nào thời còn con gái có dính líu với một địa chủ thì người đó bị bắt buộc phải tố trước công chúng rằng hồi còn con gái chị ta đã bị địa chủ hãm hiếp, rồi đánh đập tàn nhẫn vân vân…” (tr.36)

HHQ ghi nhận trong cải cách ruộng đất có 5 giai đoạn gọi là 5 bước: 1. Quy định thành phần. 2. Phân loại địa chủ. 3. Tịch thu tài sản. 4. Nông dân học tập về tội ác của địa chủ. 5. Đấu tố. (từ trang 38 đến tr. 73) Về buớc 1, Sau khi cho nông dân học tập trong 10 ngày, nông dân được hướng dẫn

phân loại dân ở nông thôn thành 7 loại chính: 1. Điạ chủ (lại chia làm ba A, B, C) 2. Phú nông cũng chia làm ba. 1. Trung nông lớp trên (3 loại). 2. Trung nông (4 loại). 3. Trung nông lớp dưới (4 loại). 4. Bần nông (4 loại). 5. Bần cố nông. (2 loại).(tr.29) Khi cuộc đấu tố được thi hành ở xã nào thì Cộng Sản đưa hàng tiểu đoàn về làm áp lực,

“nói là để đề phòng phản động”. Đảng và nhà nước hoàn toàn phủ nhận trách nhiệm, “họ công bố đó là việc riêng của nông dân hoàn toàn do nông dân chủ trương…Đảng chỉ giúp ý kiến cho nông dân biết cách đấu tranh mà thôi” (tr. 33) Nhưng Trường Chinh đã đưa ra khẩu hiệu “Thà giết lầm còn hơn tha sót “ Và trong thực tế ở Nghệ An là nơi tác giả có mặt “thực tế mỗi xã có tới 6, 7 người bị xử tử hình” (tr.32) Chỉ có một số ít những xã thuộc tỉnh Quảng Trị không có ai bị xử tử vì lý do những xã đó nằm sát vĩ tuyến 17, e rằng dân sợ và sẽ liều chết chạy sang bên Quốc gia. Cũng có một số xã hay bản thuộc vùng dân thiểu số không bị tổ chức đấu tố, để tránh mất lòng hai nước Thái, Lào…: “Theo Trường Chinh, những nơi đặc biệt như vậy “phải có chính sách đặc biệt” có nghĩa là sẽ giết dần mòn cách khác.” (tr. 33)

Sau đây là một vài trường hợp cá biệt: Khảo của và tống tiền: “Trong khi địa chủ trả thoái tô hoặc bằng tiền mặt, hoặc bằng

vàng bạc thì nhà cửa của họ bị niêm phong. Họ không được bán chác bất cứ một thứ gì. Tất cả, kể cả đồ đạc trong nhà đều được công bố trở thành tài sản của nhân dân. Thực tế mục đích sâu xa của việc đòi nợ thoái tô là bắt buộc địa chủ phải đem hết của chìm ra nộp cho hết chứ không phải để đòi nợ thật sự. Nếu vợ con của địa chủ không đem nộp hoặc chậm chạp thì người địa chủ bị đưa ra tra tấn dã man để người vợ đau lòng phải chạy cho đủ số. Cán bộ sẽ đặt những câu hỏi vặn như sau: Cái kiềng vàng hoặc cái vòng cẩm thạch mày đeo hôm đám cưới đâu rồi? Mày bảo rằng không có tiền, thế thì phần gia tài của bà ngọai mày để lại cho mẹ mày tiêu đâu hết? Đó là những câu hỏi mà bọn cán bộ đã nghiên cứu thật kỹ, từng trường hợp, để rồi đem ra áp dụng cho nên nghe nhắc đến ai cũng giật mình. Một cách tống tiền cướp bóc khác là bắt vợ địa chủ mang tấm biển lớn với hàng chữ “Tôi là địa chủ ngoan cố” đi vòng quanh khắp làng. Nếu có con mọn, thì người mẹ, vợ của địa chủ sẽ được đưa cách riêng ra không cho con bú, vú sữa người mẹ sẽ bị căng lên không chịu nổi trong khi đó đau lòng vì con không có sữa mẹ để bú nên phải khai vàng bạc cất giấu ở đâu để được cho về với con. Trường hợp có nhiều con thì mỗi đứa bị đưa ra một nơi khác nhau để tra khảo dọa nạt bắt buộc chúng phải khai và bọn cán bộ đem bản cung khai

Page 105: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

105

về đối chiếu để đòi thêm nợ. Lũ trẻ không chịu nổi tra tấn nên khai lung tung cho qua chuyện, thế là, nhà cửa địa chủ được đào xới lên từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng nọ. Sự việc này mới đây đã diễn ra ở Saigon trong chiến dịch gọi là “cải tạo tư sản ở các thành thị miền Nam” (trang 45-46)

“Trong nhiều trường hợp cán bộ ép chính con gái địa chủ lên trước công chúng tố rằng chính cô ta bị người cha hiếp. Người trong cuộc mới biết có sự thông đồng giữa hai cha con vì biết thế nào người cha cũng chết, người con gái đành tâm phải tố như vậy để—theo lời cán bộ – được qui là trung nông, và như vậy có hy vọng sống yên ổn nuôi lũ em dại. Thật là không còn thuần phong mỹ tục nào, không còn một luân thường đạo lý nào.” (trang 61)

“Người công an gọi mấy dân quân mang người đàn ông tên Thục ra cho bà con nông dân hỏi tội. Ông Thục được hai dân quân điệu ra trước vành móng ngựa bởi một cái đòn gánh. Ông Thục nằm sấp vắt người qua chiếc đòn gánh. Vì ông đã già và mấy ngày liền bị đói nên ông đã xỉu. Hai người dân quân cứ lôi ông đi xành xạch….Đoạn ngừng lại trước mặt mọi người. Cô Sỹ, đứa cháu gái của ông nhảy lên hỏi: Thục! Mày có biết bà là ai không ? Bà nói cho mày biết, bà không phải là cháu của mày, mà là bà của mày! Mọi người bấm bụng bịt miệng cười! Rồi cô Sỹ dựng lên câu chuyện: Mày có biết mày giết vợ mày bịt đầu mối như thế nào không? Mày có biết tội mày không Thục? Cứ như thế đứa cháu gọi. Người ông “dạ thưa bà”, làm tôi rất khó chịu, lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt chưa bao giờ lại có lối văn hóa mà trật tự đảo lộn như vậy! Chỉ có Đảng mới dậy cho mọi người như vậy.” (trang 66-67)

Một vài nhận xét về trường hợp Hoàng Hữu Quýnh. Ông đã nói ông không phải nhà văn. Ông cũng không được học nhiều về lý thuyết Mác-

xít. Ông có gia nhập đảng, nhưng hoàn toàn để tiến thân, chứ không hề vì tin ở đảng hay ở chủ thuyết Cộng Sản. Ông là một cán bộ kỹ thuật có trình độ, lại được đào tạo ở nước ngoài. Ông viết cuốn sách chỉ là để nói lên những điều ông được mắt thấy tai nghe hầu cảnh giác người khác. Những trang sách của ông là tài liệu quý cho những người muốn tìm hiểu thêm vế cấp lãnh đạo của đảng, đặc biệt là về chiến dịch cải cách ruộng đất long trời lở đất mà đảng đã thi hành theo lệnh và dưới sự giám sát của cố vấn Trung Quốc.

Chú Thích: (1) “Tôi Bỏ Đảng”, tập 1: Bản cáo trạng chế độ Hà-nội. Xuất bản năm 1989, trang 130. (2) Sách đã dẫn trang 132. Ở trang sau ông đã cho biết lý do tại sao ông mừng đến

thế:Tôi phải vào đảng mới cất đầu nên nổi. Nếu không vào đảng tôi không thể nào nhận được mảnh bằng kỹ sư và sẽ không bao giờ có một chỗ đứng nào cả,”

(3) SĐD trang 169. (4) SĐD trang 207. (5) SĐD trang 7. (6) SĐD trang 292-293. (7) SĐD trang 136 (8) SĐD trang 124 (9) SĐD trang 138-139 (10) SDD tr. 136-138 (11) Trung tá. Bí danh Tám Niềm sinh 6-3-1925, quê Hà Bắc. Vào đảng 19-8-1944. (12) Hồ Viết Thắng.

Page 106: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

106

Chương 11 Hồi Ký

của VC Trương Như Tảng Hai chữ Việt Cộng (thường được người Mỹ gọi tắt là Vi-Xi (V.C. = Vietnamese

communists) có nghĩa là người Cộng Sản Việt Nam. Trong thực tế chúng chỉ những kẻ theo Cộng Sản để chống chính quyền Quốc Gia, dù họ có phải là đảng viên Cộng Sản hay không. Cũng như trước kia có nhiều người theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp; mà Việt Minh thì do đảng Cộng Sản lãnh đạo; nhưng không phải ai kháng chiến chống Pháp cũng là Cộng Sản. Hơn nữa hai tiếng “Việt Cộng” thường được dùng để chỉ lính hay cán bộ thuộc mặt trận “Giải Phóng Miền Nam”, chứ không phải bộ đội hay cán bộ miền Bắc. Nguyên cái phức tạp của nguồn gốc từ ngữ cũng đã cho thấy phần nào khía cạnh phức tạp của cuộc chiến tranh Quốc – Cộng trong ba thập niên.

Chính vì vậy Trương Như Tảng đã đề tựa cuốn hồi ký của ông là “Mémoire d’un Vietcong”, và “A Vietcong Memoir” (Hồi Ký của một Việt Cộng). (1) Mà trong tác phẩm này ông lại cho biết ông không phải là đảng viên Cộng Sản Việt Nam, và nhiều thành viên trong Mặt Trận cũng như “chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” cũng không phải là đảng viên Cộng Sản.

Với cương vị một cựu bộ trưởng tư pháp của “chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam”, là chính phủ đã được ngồi ngang hàng với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa dưới quyền Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại hòa đàm Paris, Trương Như Tảng đã được người ngoại quốc hết sức chú ý khi ông rời bỏ hàng ngũ Cộng Sản, để tìm về với thế giới tự do. Nhất là khi ông cho ra cuốn hồi ký viết rất cẩn thận, gồm nhiều chi tiết lý thú lôi cuốn người đọc, như những đoạn tả cảnh sinh hoạt lén lút cực kỳ gian khổ trong rừng ở biên giới Việt Miên, hay cảnh cùng với hàng chục “thuyền nhân” chen chúc trên chiếc tầu nhỏ xíu lênh đêânh trên biển cả trong một tuần lễ, với bao trắc trở, hiểm nguy.

Trong cuốn hồi ký này họ Trương cũng nói khá chi tiết về thân thế và công việc làm của ông trong vùng quốc gia cũng như ở ngoài “bưng”, qua đó người đọc có thể biết thêm nhiều thủ đoạn, mưu mô mánh lới của đảng và sự việc những nhà trí thức miền Nam bị Cộng Sản đánh lừa và phản bội ra sao.

Ông hãnh diện được ở trong một gia đình mà cả 6 anh em đều thành đạt gần đúng như sự mong muốn và xếp đặt của cha ông, ngay từ khi ông mới 13 tuổi: một bác sĩ, một dược sĩ, một giám đốc ngân hàng và 3 kỹ sư. Sau khi tốt nghiệp trung học Chasseloup Laubat, là nơi ông có những người bạn nổi tiếng như Norodom Sihanouk, Dương Quỳnh Hoa, Phạm Ngọc Thảo v.v… ông được gia đình gửi sang Pháp du học. Ông là người con duy nhất trong gia đình không theo đúng lời dặn của cha là phải học dược, vì đã bỏ khoa này nửa chừng để chuyển sang học chính trị và luật. Ông đã thi đậu cao học chính trị và cử nhân luật năm 1951. Rồi đi theo Cộng Sản Pháp chống chiến tranh. Cha ông hiểu Cộng Sản. Gia đình ông đã bị điêu đứng vì Cộng Sản. Cơ sở làm ăn buôn bán của gia đình ông bị Cộng Sản phá sạch. Vì vậy khi nghe tin ông theo Cộng Sản. Cha ông gọi ông về. Ông không về. Cha ông và cha vị hôn thê của ông bày mưu đưa cô này, lúc ấy mới 17 tuổi, sang Pháp làm đám cưới với ông, rồi đưa đi thăm thú nơi nọ nơi kia với mục đích làm ông mê vợ trẻ, quên chính trị. Nhưng ông lại thuyết phục được vợ theo chí hướng của ông mà cả hai coi là chủ nghĩa yêu nước. Đến nước này gia đình hai bên chỉ còn cách làm áp lực tài chính. Cắt chuyển ngân. Không tiếp tế gì nữa. Trương Như Tảng bèn để vợ mang bầu về Saigon còn mình ở lại đi rửa chén, gọt khoai kiếm tiền sinh sống ngỏ hầu có thể tiếp tục theo hướng đi đã vạch sẵn. Nhưng rồi sau ông cũng mềm lòng vì thương gia đình, (cha ông không còn đủ tiền cho các anh em ông tiếp tục theo học). Ông về nước vào năm 1954. Ông đã kể rõ trường hợp đó trong hai chương 3 và 4 của cuốn hồi ký.

Page 107: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

107

Khi mới chân ướt chân ráo tới Pháp ông đã được hân hạnh gặp Hồ Chí Minh cũng vừa tới để thương thuyết với Sainteny. (1bis) Ông Hồ đã để cả một buổi chiều tiếp ông và một nữ sinh khác cũng người miền Nam tại phòng làm việc của phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở Fontainebleau. Cuộc gặp gỡ này đã để lại cho ông một kỷ niệm khó quên và những tình cảm sâu đậm dành cho ông Hồ, người luôn bắt ông phải gọi là “bác” chứ không được xưng hô là Hồ chủ tịch, hay chủ tịch. Cũng vì vậy cho nên khi về nước vào năm 1954, ông đã từ khước lời mời của những Võ Văn Hải, Ngô Khắc Tỉnh, Trần Hữu Thế là những người Quốc Gia chống Cộng, để rồi chạy theo những người thuộc phe ông Hồ. Ngay từ 1958 ông đã bắt đầu hoạt động bí mật cho Cộng Sản, tại Saigon. Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, ông được cử làm tổng giám đốc Công Ty Đường Việt Nam, một công ty quốc gia lớn với trên 5000 nhân viên. Trong thời gian này theo ông cho biết (2) ông đã hoạt động ngầm qua hai tổ chức thân Cộng là “Phong trào Tự Quyết” và “Ủy ban bảo vệ Hoà Bình” do bác sĩ Phạm Văn Huyến, cha của nữ luật sư Ngô Bá Thành, điều khiển. Năm 1967, do sự “phản bội” của Ba Trà, một cán bộ Cộng Sản khác, hành tung của ông bị bại lộ và ông bị cảnh sát quốc gia bắt giam. Nhờ có Trần Bạch Đằng (3) thu xếp với người Mỹ về trao đổi tù binh, ông được phóng thích cùng với vợ của Trần Bặch Đằng để ra bưng hoạt động hẳn cho Cộng Sản cho đến năm 1976.

Ngày 8 tháng 6 năm 1969 Trương Như Tảng được chỉ định vào chức vụ bộ trưởng bộ Tư Pháp của “chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam”, do Huỳnh Tấn Phát, một đảng viên Cộng Sản kỳ cựu, làm thủ tướng. Gần 6 năm trời, từ 8-6-1969 đến 30 tháng 4 năm 1975, trong cuốn hồi ký không hề thấy tác giả nói ông làm gì trong cái bộ đó và nó hoạt động ra sao. (4) Đó chính là một điểm khôi hài nhất của cái gọi là chính phủ kia, đồng thời cũng là một lỗ hổng to tướng của cuốn hồi ký.

Sau khi Saigon thất thủ, Trương Như Tảng có dịp liên lạc với gia đình thì được biết cha ông mới qua đời, con gái ông đã được phu nhân Tổng Thống Thiệu bảo trợ cho đi du học ở bên Mỹ, con trai ông cũng đã sang Pháp, còn mấy người anh em ông thì bị đi “học tập cải tạo”, trong đó có một người cho đến khi ông viết xong cuốn hồi ký (1985) vẫn còn ở trong tù. Ông buồn rầu nhớ lại lời cha ông nói lúc vào thăm ông trong nhà tù của Tổng Nha Cảnh Sát quốc gia năm 1967:

“Con à, ba không thể hiểu được con. Con đã bỏ tất cả. Một gia đình êm ấm, hạnh phúc, giầu có để đi theo bọn Cộng Sản. Chúng sẽ không cho lại con được mảy may những gì con đã bỏ đi. Rồi sẽ thấy. Chúng sẽ phản bội con và con sẽ khổ suốt đời.” (5)

Ông cho rằng trước kia ông cùng với một số trí thức miền Nam khác vốn tin mình tranh đấu cho một miền Nam có một chế độ riêng, và thi hành chính sách hòa hợp hoà giải với phe quốc gia. Nhưng sau 30 tháng tư ông thấy những lời hứa hẹn, cam kết của những Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ (trang 283-284) chỉ là giả dối. Chỉ một năm sau chiến thắng, đảng đã hoàn tất việc thống nhất đất nước, nghĩa là giải tán chính phủ “lâm thời cộng hòa miền Nam” của nhóm các ông. Không có hòa hợp hòa giải. Không có chính phủ ba thành phần. Mà chỉ có đảng, một đảng duy nhất, từ danh xưng đảng Lao Động đã đổi ngay sang “đảng Cộng Sản Việt Nam”. Hơn 300.000 người (con số tối thiểu của ông đưa ra) bị bắt giữ, không có xét xử và không biết ngày về, trong đó có anh em ruột thịt, bà con thân thích, bạn bè của ông, hay của những người tai to mặt lớn trong Mặt Trận, kể cả con rể của luật sư Trịnh Đình Thảo, người bạn vong niên của ông.

Vì đã tỉnh mộng, hết tin tưởng ở đảng nên khi được mời làm thứ trưởng bộ Thực Phẩm và Tiếp Tế, ông đã từ chối khéo. Cảm nhận được sự bất mãn của ông, chính Võ Văn Kiệt, lúc ấy là bí thư thành ủy Saigon, đã tìm cách giải thích và khuyến dụ ông nhận một chức nhỏ hơn tại miền Nam. Nhưng ông đã lợi dụng sự tin cẩn của Kiệt để tính chuyện chuẩn bị vượt biên. Ngày 25 tháng 8 năm 1979 ông xuống thuyền làm “thuyền nhân’ và hơn một tuần sau thì được một tầu hàng Singapore chở tới đảo Galang, thuộc Indonesia, bắt đầu cuộc sống tha hương.

Page 108: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

108

Bây giờ ta hãy xem trong cuốn hồi ký 350 trang của ông, Trương Như Tảng đã viết gì về những nhân vật và tổ chức có ảnh hưởng quyết định đến tình hình Việt Nam trong những năm ông bắt đầu nhập cuộc.

Về ông Hồ Chí Minh: Như đã nói, sinh viên Trương Như Tảng, sau khi được gặp “chủ tịch nước Việt Nam

Dân Chủ Cộng Hòa” tại Pháp, liền bị con người “khéo thu phục nhân tâm” này thu hút. Nhớ lại những giờ được gần ông Hồ trong hoàn cảnh thương thuyết có cơ thất bại ấy, Trương Như Tảng nhận định:

“(Lúc ấy) ông (Hồ) biết rõ ông đang đối diện với khả năng kết liễu sinh mạng chính trị của mình, bằng không thì cũng là một cuộc chiến cam go, đẫm máu. Chính trong lúc tâm trí bị những ý nghĩ đó dày vò mà ông đã dành cả một buổi chiều cho hai sinh viên trẻ miền Nam. Thật khó có thể nghĩ về một nhà lãnh đạo thế giới nào, trong hoàn cảnh tương tự, làm được như ông.” (6)

Đầu năm 1969 phái đoàn Liên Minh Trịnh Đình Thảo ra Bắc. Trương Như Tảng tả cuộc đón tiếp như của một quốc truởng, và được Hồ Chí Minh đích thân tới thăm. Ông viết:

“Thảo có phần nào ngạc nhiên thấy mình được trọng đãi như một quốc trưởng…Người ta cũng xếp chương trình để phái đoàn tới yết kiến Hồ Chí Minh (lúc ấy đang bệnh nặng, và thực sự là chỉ mấy tháng sau ông qua đời). Nhưng ông Hồ, bằng một cử chỉ đặc sắc, đã từ chối không cho phái đoàn đến căn nhà gỗ của ông trong khuôn viên dinh chủ tịch. Thay vào đó ông đã gửi cho Thảo một thông điệp nói rằng đại diện của nhân dân miền Nam hào hùng không cần phải tới thăm ông, tốt hơn nên cho ông vinh dự đến thăm phái đoàn.” (7)

Rồi ông Hồ đi vào cửa sau không có tiền hô hậu ủng và bắt gặp bà Thảo đang trang điểm. Ông Tảng viết:

“Tất cả bọn họ cảm động nói không nên lời, vì cái vinh dự mà ông Hồ dành cho mình qua cử chỉ thân hữu giản dị đó.” (tr.141)

Trong chương 16, nói về những lủng củng với cán bộ miền Bắc, Trương Như Tảng đã bênh ông Hồ, ngụ ý là nếu ông Hồ còn sống chắc không có những rắc rối, mâu thuẫn xảy ra. Ông cũng nói là nếu có cơ hội có lẽ ông Hồ đã thân thiện với Tây Phương chứ không đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, mặc dù ông ta đã bấu víu lấy sự ủng hộ của Cộng Sản quốc tế như người sắp chết đuối vớ được cái phao. Lời lẽ của ông Tảng có vẻ cân nhắc, đắn đo:

“…Nhưng ngay cả khi đắm mình trong chủ nghĩa Quốc Tế III và chủ nghĩa cách mạng chan hòa ông (Hồ) vẫn giữ mình ở vị thế cởi mở đối với những cơ hội có thể có. Viễn kiến chính trị độc đáo của ông phóng về trước hàng nhiều thập niên đã luôn luôn giữ lại sự bén nhậy đối với những lựa chọn và những đồng minh có thể có. Và những cơ hội đã đến, trong những năm 1944, 1945 khi ông điều khiển cuộc ve vãn với Mỹ ở cấp thấp, trong năm 1946 ở Fontainebleau khi ông nghĩ rằng có thể làm thân với Pháp, và cả năm 1954 khi chiến tranh với Pháp chấm dứt, và người Mỹ đứng trước sự lựa chọn của mình.” (tr.190-191)

Trương Như Tảng chê các chính quyền Mỹ (Eisenhower và Kennedy) đánh giá sai ông Hồ, cho rằng ông Hồ là dụng cụ của Trung Quốc dùng để thực hiện chủ nghĩa bá quyền mà không đếm xỉa đến sự toàn vẹn và sức mạnh của lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. (tr.213)

Nhắc lại cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu trong những năm 55-56, Trương Như Tảng cũng bênh ông Hồ bằng cách giải thích rằng khi biết là có sai lầm, ông Hồ đã hủy bỏ chiến dịch cải cách và “trừng phạt” những kẻ có trách nhiệm. Ông còn viết: “…Đoạn ông Hồ đã

Page 109: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

109

làm một cử chỉ bất thường là đích thân xin lỗi nhân dân, công nhận “đã có bất công”. (tr.300)

Trong hồi ký của ông, Trương Như Tảng đã nhiều lần nhắc đến những danh ngôn của ông Hồ và như vậy đã đề cao ông ta một cách gián tiếp. Chẳng hạn: “Những lời ông Hồ nói với chúng tôi trong năm 1946, tôi luôn luôn canh cánh bên lòng: “Chúng ta phải chống giặc ngoại xâm, chống giặc đói, chống giặc dốt”. Để “thành công, thành công, đại thành công”, chúng ta phải “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” (tr.26) hay: “Càng gần chiến thắng, càng nhiều khó khăn” (tr.239) Hoặc: “Hồ Chí Minh đã viết rằng: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. Nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi.” (trang 282)

Về việc huấn luyện cán bộ của mặt trận “Dân Tộc Giải Phóng miền Nam”, Trương Như Tảng bảo nhóm các ông không hề dạy thuyết Mác-xít. Ttrái lại các huấn luyện viên chuyên chú vào việc khai thác những khẩu hiệu yêu nước của Bác Hồ như :”Không có gì quý hơn độc lập tự do”… (tr.264)

Quả thực ông Tảng đã coi Hồ Chí Minh là thần tượng, là “cha già dân tộc”. Nơi trang 68 ông viết: “Hồ Chí Minh là cha thiêng liêng của phong trào ở miền Nam cũng như ở miền Bắc”.

Về mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam: Trương Như Tảng đã để nguyên chương 7 (từ trang 63 đến trang 80) để nói về mặt trận

này. Ông nói, vì thấy ông Diệm “chỉ lo củng cố địa vị mà không làm gì cho dân cho nước” cho nên ông cùng một số người muốn có một “tổ chức chính trị ngoài vòng pháp luật” (8) để thách đố sự độc quyền cai trị của ông Diệm. Ban đầu chỉ có chừng từ 8 đến 10 người họp bàn để dần dần đưa ra một chương trình hoạt động, trong số đó có hai bác sĩ: Dương Quỳnh Hoa, Phùng văn Cung, luật sư Trịnh Đình Thảo ông Nguyễn Hữu Khương và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, về sau có thêm các ông Nguyễn Văn Hiếu, Ưng Ngọc Kỷ, Nguyễn Long và Trần Bửu Kiếm. 6 người trong số này thuộc ủy ban vận động gồm Trương Như Tảng, các ông Hiếu, Kiếm, Kỷ, Long và Huỳnh Tấn Phát.

Ông Tảng luôn để ông Huỳnh Tấn Phát xuống dưới, như thể không quan trọng. Nhưng Phát lại là người trụ chốt. Sau này ông ta là thủ tướng của chính phủ. Ông ta cũng là người đã gia nhập đảng Cộng Sản Đông Dương ngay từ 1940. Các ông Hiếu, Kỷ, Kiếm cũng vào đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản trá hình) từ năm 1951. Và ông Hiếu đảng viên này đã được phái ra Bắc để nhận sự chỉ dẫn của ông Hồ (!) trước khi hoàn tất cương lĩnh và chương trình hoạt động của mặt trận. (trang 71)

Ông Tảng nói rằng các ông muốn hoạt động trong phạm vi ôn hòa, chứ không chủ trương vũ trang, nếu có đôi lúc cần đến bạo động cũng chỉ nhằm mục tiêu chính trị, hơn là quân sự. Nhưng ông cũng cho biết là kể từ sau đại hội III của đảng Lao Động ở Hà-nội vào tháng 9 năm 1960 (9) với chủ trương dành ưu tiên cho việc giải phóng miền Nam, các ông đã quyết liệt hơn, không còn dè dặt, lúng túng nữa.

Dưới sự điều động của Huỳnh Tấn Phát một toán biệt kích cố bắt cóc luật sư Nguyễn Hữu Thọ đang bị chính quyền quốc gia giam lỏng ở Tuy Hòa. Nhưng họ đã thất bại. Cho nên khi tuyên bố ngày thành lập mặt trận 20 tháng 12 năm 1960 đã không có mặt vị chủ tịch. Trương Như Tảng cũng mãi đến ngày 17 mới rời Saigon lên “mật khu” qua ngả Tây Ninh để dự phiên họp ngày 19. Phiên họp cũng kết thúc vội vã vào sáng sớm ngày 20, rồi lập tức trở lại Saigon, trong lòng mọi người đều phập phòng lo sợ không biết bị phát giác và bị bắt lúc nào.

Từ đầu đến cuối tuy tác giả vẫn nói cứng là chủ trương và công việc của các ông do các ông tự lo, nhưng lại cũng thuật lại mọi việc đều do Huỳnh Tấn Phát điều động, kể cả việc trình danh sách ủy ban lâm thời và việc chỉ định Nguyễn Hữu Thọ, vắng mặt, làm chủ tịch

Page 110: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

110

và việc bắt cóc sẩy ông chủ tịch mặt trận này, đáng lý phải có mặt trong buổi họp thành lập mặt trận.

Ông cũng cho biết ông là một trong những người tổ chức ra mặt trận ngay từ 1958. Nhưng cũng lại nói là mãi đến năm 1962 ông mới được bầu vào ủy ban trung ương của mặt trận. (trang 56)

Về “chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam”: Trong chương 13 Trương Như Tảng cho biết đại hội của mặt trận nhằm thành lập và

giới thiệu chính phủ được tổ chức ở mật khu sát biên giới Việt Miên vào ba ngày 6, 7 và 8 tháng 6 năm 1969. Nó có mục đích dằn mặt Mỹ và VNCH cũng tổ chức gặp nhau (Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Thiệu) tại Midway cũng vào ngày 8, để Mỹ tuyên bố rút quân, mở đầu cho công cuộc Việt Nam hóa chiến tranh. (trang 147) Huỳnh Tấn Phát đệ trình đại hội danh sách chính phủ vào ngày cuối của đại hội. Y được cử làm thủ tướng với Nguyễn Thị Bình làm ngoại trưởng, Dương Quỳnh Hoa làm bộ trưởng Y Tế và Trương Như Tảng làm bộ trưởng tư pháp.

Trương Như Tảng đã cân nhắc đắn đo khi nhận bộ này. Ông ta có nghĩ tới vụ nhiều người bị quân mặt trận và quân Bắc Việt thảm sát ở Huế hồi Tết Mậu Thân và ông đã có lần chất vấn Huỳnh Tấn Phát về việc này. Ông cũng có ác cảm với “thứ công lý cách mạng”. Nhưng ông hy vọng dần dần ông có thể dùng quyền của mình thay đổi tình hình, hầu đi đến một chính phủ Liên Hiệp ở miền Nam. (trang 155)

Về lập trường của đảng đối với vấn đề hòa hợp hòa giải: Trong chương 18 Trương Như Tảng đã nói nhiều về lập trường hòa hợp hòa giải của

ông và của mặt trận DTGPMN cũng như của chính phủ LTCHMNVN và Liên Minh của Trịnh Đình Thảo.

“Tôi và các đồng nghiệp của tôi ước mong dùng những cuộc thảo luận này trước hết là để cam kết với nhau là phải đặt sự hòa họp hòa giải lên trên hết, như một nguyên lý không thể lay chuyển của chính phủ….” (trang 222)

Nhưng khi họp chính phủ ông mới ngã ngữa ra rằng “người ta” không muốn những thành phần tư sản, những kẻ đã tham gia chính quyền VNCH được hưởng chính sách hòa giải. Những người thuộc phe ông đã tranh luận gắt gao, viện dẫn lời ông Hồ về sự thống nhất tổ quốc, về nhu cầu xây dựng đất nước v.v… (trang 224 và 225)

“Nhưng các đồng chí đảng viên không thể nào bị thuyết phục bởi những luận cứ tình cảm hay lẽ phải. Họ đã (tôi thấy dường như thế) từ bỏ cả lương tâm lẫn cảm quan thực dụng của họ để đổi lấy những tín điều tôn giáo chính trị mà họ cho rằng không thể sai lầm. Giữa niềm tin sắt thép và ngạo mạn của họ, không thể có chỗ cho thỏa hiệp.”

Những cuộc tranh luận đã đưa đến sự rạn nứt cơ bản trong cách mạng (a fondamental split in the revolution, trang 225). Và Lê Duẫn đã phải lên tiếng giảng hòa bằng những lời lẽ mền dẻo hơn:

“Chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc không trả thù là chiến lược trường kỳ và đó là đường lối chính trị và lập trường của Đảng, và cũng là lập trường của giai cấp công nhân.”

Với lời nói trên của viên bí thư thứ nhất của đảng, nhóm ông Tảng hí hửng tưởng mình đã thắng.(10)

Bốn năm sau TNT và những nhà lãnh đạo mặt trận và chính phủ, ngoài đảng, mới vỡ lẽ ra rằng lời tuyên bố của Lê Duẫn chỉ là đòn phép, tuyệt chiêu của một tay đại bịp. Nhưng đã muộn.

Thêm về sự tráo trở của “đảng ta” Câu của tổng bí thư đảng Lê Duẫn mà ông Tảng vừa trưng dẫn chứng tỏ Đảng đã công

khai và long trọng hứa sẽ có hòa hợp hoà giải và không trả thù. Nơi các trang 135, 183 và

Page 111: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

111

184 Trương Như Tảng cũng cay cú nhắc lại những lời lẽ như đanh đóng cột không những của Lê Duẫn, tổng bí thư mà còn của một lô các nhà lãnh đạo khác như Tôn Đức Thắng chủ tịch nước, Phạm Văn Đồng thủ tướng, Lê Đức Thọ trưởng ban tổ chức trung ương đảng đầy quyền lực bên cạnh Lê Duẫn. Những lời tuyên bố và khẩu hiệu có nội dung tương tự cứ ra rả nhắc đi nhắc lại trong báo, trên đài ròng rã hết năm này qua năm khác. Lần này không phải về vấn đề trả thù người quốc gia, mà là về vấn đề thống nhất đất nước.

“Trong nhiều năm họ đã nghe Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa long trọng tuyên bố cam kết rằng “miền Nam là một tình huống đặc biệt và duy nhất, rất khác miền Bắc”. Tổng bí thư Lê Duẫn đã nói: “Miền Nam cần có chính sách riêng của miền Nam.” Một khẩu hiệu hô vang:” Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Mở rộng cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.” Thủ tướng Phạm Văn Đồng thích tuyên bố với những khách nước ngoài đến thăm ông rằng: “Chẳng ai lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tính miền Nam”. (trang 135)

…“Lập trường của Ủy ban trung ương đảng vẫn không thay đổi như lời tuyên bố của Tôn Đức Thắng tại đại hội đảng kỳ III vào tháng 9 năm 1960: “Do tình hình khác biệt giữa hai miền (Nam Bắc), miền Nam cần phải thực thi một chương trình phù hợp với tình hình riêng, trong khi vẫn hòa họp với chương trình tổng quát của mặt trận Tổ Quốc. Miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.” Những tình cảm đó dĩ nhiên đã được nhấn mạnh thêm cho người Tây phương. Phạm Văn Đồng đã nói với nhiều khách nước ngoài rằng “Làm sao chúng tôi lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tình miền Nam?” Lê Đức Thọ thì nói với báo chí thế giới: “Chúng tôi không mong muốn áp đặt chế độ Cộng Sản cho miền Nam.” Nhưng cả đường lối nội bộ đã được long trọng tuyên bố lẫn những bảo đảm có phần kém long trọng đã bị vứt vào thùng rác chỉ trong vòng mấy tháng sau chiến thắng.” (trang 284)

Về cải cách ruộng đất và chiến dịch sửa sai: Khi mới về nước ông Tảng có nghe nói về những cuộc tàn sát trong các cuộc đấu tố hồi

1955, 1956 ở miền Bắc nhưng ông cho rằng đó là do những người di cư có thành kiến với Cộng Sản bịa đặt hay phóng đại. Sau này nghĩa là vào những năm 70 ông mới chịu nhận là có thật. Trong chương 24 ông viết:

“Sai lầm được bên ngoài biết đến nhất là chiến địch cải cách ruộng đất đẫm máu ở miền Bắc liên quan đến hàng ngàn người được-gọi- là-địa- chủ. Hầu hết họ chỉ thuần là những nông dân nghèo, chẳng may có một lô đất hơi lớn hơn những người hàng xóm…” (trang 300).

Nhưng ông lại bào chữa cho ông Hồ, và còn ca tụng “ông Hồ đã làm một việc bất thường là đích thân xin lỗi nhân dân.”

Về chiến dịch sửa sai và vụ Nhân Văn Giai Phẩm ông chỉ nhắc đến một người duy nhất là thạc sĩ Trần Đức Thảo: (tr.300)

“Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai , chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man.”

Nhận xét sơ về tác giả “Hồi Ký của một Việt Cộng”: Đọc xong cuốn hồi ký 350 trang viết bằng Anh ngữ người đọc phải lấy làm ngạc nhiên:

Một trí thức miền Nam, làm đến bộ trưởng bộ tư pháp của một chính phủ được ngồi ngang hàng với phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại hòa đàm Paris, lại tỏ ra ưu thời mẫn thế, biết hết chuyện chính trị, kinh tế Đông Tây kim cổ, như ông cho thấy ở nhiều trang sách của

Page 112: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

112

ông, vậy mà lắm lúc lại thơ ngây như con nít trong cái vai trò làm bung xung, con rối cho “Bắc Việt”. Chúng tôi dùng chữ “Bắc Việt”, vì đối với ông và một số cán bộ Cộng Sản miền Nam, dường như miền Bắc là một quốc gia khác quá xa lạ, ác cảm, nếu không nói là thù địch. Nhưng ông lại tự mâu thuẫn: mơ tưởng đến một chính phủ riêng của miền Nam Việt Nam, thân thiện nhưng độc lập với chính phủ miền Bắc. Kết cuộc không được như ý, ông oán chính quyền miền Bắc, không thèm hợp tác sau 1975, bỏ nước ra đi. Nếu sau “đại thắng mùa xuân” 30 tháng tư cái chính phủ của ông không bị giải tán và miền Nam được là một “nước” riêng chắc ông đã không bỏ nước ra đi, chịu cảnh lưu vong.

Một điều khác cũng hết sức lạ lùng là trong hồi ký ông đã nhắc đến không biết bao nhiêu lần vai trò quyết định của những lãnh tụ miền Bắc như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn và những nhân vật khác kém quan trọng như “hai Xe Ngựa”, ủy viên trung ương đảng, Huỳnh Tấn Phát, đảng viên kỳ cựu từ 1940, Nguyễn Văn Hiếu, Ưng Ngọc Kỷ, Tạ Bá Tòng, Trần Bửu Kiếm, Trần Bạch Đằng v.v… toàn những đảng viên ít nhất cũng từ 1951. Nào “Hiếu được phái ra Hà-nội để nhận chỉ thị của ông Hồ” (trang 71). Nào “tháng chạp năm 1964 Phát chỉ thị cho tôi… (trang 95). Nào “Phát giới thiệu tôi với Hai Xe Ngựa, ủy viên trung ương đảng Lao Động (giữ chương trình đại hội thành lập mặt trận)” (trang 77). Nào “Lê Duẫn can thiệp trong cuộc tranh chấp giữa nhóm trong đảng và nhóm ngoài đảng v..v..” (trang 226). Rồi cái phong cách của ông khi được “mời ra bưng” dự đại hội. Con đường ông đi. Nơi ông hội họp. Sự vắng mặt của chủ tịch trong lúc ra mắt. Sự bố trí của đảng viên Huỳnh Tấn Phát nhằm bắt cóc một trí thức Nguyễn Hữu Thọ để ngồi làm vì trong chức chủ tịch. v.v..và biết bao điều khác tương tự, chứng tỏ nhóm ông chẳng có chút quyền hành gì. Vậy mà lúc ấy các ông cứ nhắm mắt làm theo hiệu lệnh của đảng, như những con rối. Tại sao lại phải cho đến 1976 các ông mới nhìn thấy mình bị lừa, trong khi Vũ Thư Hiên, con Vũ Đình Huỳnh, viết trong hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày” của ông ta rằng: trẻ con miền Bắc cũng biết mặt trận giải phóng là do miền Bắc dựng nên, (11) nghĩa là chỉ là dụng cụ của đảng. Tôi không dám bảo tác giả không trung thực. Nhưng tôi thấy như vậy dường như ông và cả nhóm các ông quá ngây thơ. Nhưng trí thức Việt Nam đâu có ngây thơ đến thế. Vậy thì câu trả lời ở đâu? Tôi sẽ cố tìm câu trả lời trong phần nhận định chung, chương cuối tập sách này.

Một điều có thể nói ngay ở đây là chẳng những ông Tảng mà còn nhiều nhà trí thức khác từng đi theo Cộng Sản xem ông Hồ như một con người biệt lập, độc lập hoàn toàn tách rời khỏi đảng Cộng Sản Việt Nam. Sở dĩ họ bị lừa bị thu hút quá mạnh bởi con người này là vì ông Hồ quá tài tình trong việc đóng vai người yêu nước. Ở chương cuối chúng tôi sẽ chứng minh cặn kẽ. Chú Thích:

(1) Trích dẫn trong soạn phẩm này theo bản Anh ngữ “A Vietcong Memoir”, viết chung với David Chanoff và Đoàn Văn Toại, Harcourt Brace Jovanovich, San Diego, New York and London, 1985.

(1bis) Cuộc thương thuyết này đã đưa đến hiệp ước sơ bộ 6-3-1946, được coi như một thất bại của Hồ Chí Minh.

(2) Sách Đã Dẫn trang 93-95. (3) Cán bộ tuyên vận cao cấp của Cộng Sản đặc trách Saigon Chợ Lớn lúc ấy. Ông là

một cán bộ Cộng Sản thuộc loại trí thức miền Nam, bị “thất sủng” vì câu nói dại dột tại một buổi họp: “mọi phong trào ở thành phố đều thành công một cách lạ lùng. Chỉ có phong trào công nhân là xệ quá.” (SĐD trang 236) Trần Bạch Đằng, bí danh Tư Méo, bút hiệu Phương Triều, sau 75 còn có bút hiệu “Nguyễn Trương Thiên Lý” với tiểu thuyết chính trị: “Ván Bài lật ngửa” đề cao Phạm Ngọc Thảo trong nhân vật chính (Luân) đầy mưu lược trước mưu trí của Ngô Đình Nhu. Các đạo diễn Cộng Sản đã đưa tiểu thuyết này lên màn ảnh.

Page 113: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

113

(4) Trừ khi sắp sửa giải tán, sau 30 tháng tư 1975, ông có vận động với Phạm Văn Đồng để việc bắt bớ, giam giữ tại miền Nam, có quy củ, theo nguyên tác pháp lý và đề nghị đưa ra một số luật lệ. Nhưng chính việc ông phải nhờ thủ tướng chính phủ miền Bắc can thiệp, làm áp lực với thủ tướng của ông (Huỳnh Tấn Phát), lại cũng là một chuyện khôi hài không tưởng tượng nổi của cái chính phủ của ông. Và cuối cùng, những luật lệ hay quy định của bộ tư pháp của ông hay của chính phủ trung ương, miền Bắc của Phạm Văn Đồng cũng chẳng có hiệu lực gì. Vì chính Trương Như Tảng phải công nhận: cán bộ chỉ làm theo lệnh đảng, bất chấp pháp chế của cái gọi là chính phủ kia. (SĐD. Cuối trang 281, đầu trang 282 ông viết: “Về phần bộ luật tội nghiệp của chúng tôi cũng chẳng đi đến đâu. Đã rõ ràng luật pháp được áp dụng cho cả miền Nam Việt Nam, nhưng lại bị đơn vị hành chánh ngoài Saigon coi như không có. Trong toàn quốc, việc cai trị nằm trong tay các cán bộ đảng đã quen nhận lệnh từ Bộ Chính Trị.” )

(5) SĐD trang 260. (6) SĐD trang 17. (7) SĐD trang 140. (8) SĐD trang 66, nguyên văn: “an extralegal political organization” (9) SĐD trang 73. (10) SĐD tr. 225-226. Nguyên văn: “Reading Lê Duẫn’s message, we knew we had

won the essential victory”. (11) Đêm Giữa Ban Ngày trang 469. Và trước Vũ Thư Hiên 34 năm, Minh Võ trong

cuốn “Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản”, xuất bản năm 1963, tái bản năm 1970 cũng đã nói rất kỹ về việc Cộng Sản miền Bắc dựng nên cái mặt trận này ra sao. (trang 134 -143)

Chương 12 Giáo Sư Thạc Sĩ Trần Đức Thảo

bị đầu độc? Ngày 24-4-1993 một ký giả làm cho tờ Le Monde ở Pháp điện thoại cho cựu đại tá Việt

Cộng Bùi Tín, lúc ấy đang ở Paris: “Có tin giáo sư Trần Đức Thảo chết vì bị đầu độc, ông có biết gì không? “ Đó là một câu hỏi lúc đó không ai có thể trả lời. Nhưng những người sống gần ông Thảo trong những ngày đó, như các bà Bích Hồng, Hồng Hạnh, cho biết mấy hôm trước giáo sư bị ngã ở cầu thang hai lần, rồi lại bị tiêu chảy, trong người hết sức mệt. Ông thều thào nói với bà Bích Hồng nhờ bà gọi điện thoại cho mấy người quen nhưng bà Hồng cho biết cán bộ quản lý của sứ quán Việt Nam Cộng Sản tên Hảo cấm bà không được gọi, y còn đe đuổi bà nếu cãi lệnh. Tuy vậy vì quá thương người ốm bà cũng liều lén đi gọi. Có người đến cho ông vài viên thuốc cầm tiêu chảy được vài ngày. Đến trưa ngày 23 tháng 4 thì ông lên cơn đau và nói sảng : “Đông Âu đấy! Đông Âu đấy!”… rồi: “Nó kiểm điểm! Nó kiểm điểm!” Ông được đưa vào nhà thương và hôm sau thì mất. Bạn bè yêu cầu cho khám nghiệm tử thi nhưng không được chấp thuận. Thi hài ông được hỏa táng. Gần nửa năm sau, ở Paris người ta đọc được mẩu tin sau đây trên tờ Bông Sen, tháng 9, 1993: “Có người bạn ở Việt Nam cho biết bình tro di cốt triết gia Trần Đức Thảo được đưa từ Pháp về không có ai nhận, rốt cuộc vẫn nằm lây lất ở cầu thang của công ty mai táng thành phố Hồ Chí Minh” (1) Nhưng tháng 5 báo chí trong nước loan tin là lễ truy điệu giáo sư Thảo được tổ chức long trọng tại trường đại học tổng hợp Hà-nội.

Không biết người ta có độc ác và táng tận lương tâm đến độ đầu độc ông Thảo không. Nhưng sự ngược đãi thì mọi người đều biết là có. Như đã nói nơi chương trên, giáo sư Trần Đức Thảo là người duy nhất trong những nạn nhân của vụ “Nhân văn- Giai phẩm” được Trương Như Tảng nói đến trong “hồi ký một Việt Cộng”. Họ Trương còn kể rằng em ruột của Phạm Ngọc Thảo là Lucien Phạm Ngọc Hùng sau khi được phép đặc biệt gặp giáo

Page 114: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

114

sư Thảo, là bạn học cũ, đã nói: “Ông Thảo như người ở cung trăng, nửa khùng nửa điên.” (trang 300) Nhận xét này trùng hợp với lời tường thuật của bà Bích Hồng nói trên rằng trước khi tắt thở ông Thảo đã nói những câu có lẽ là những ý nghĩ thường ám ảnh triết gia: “Đông Âu đấy… Nó kiểm điểm…” Sau khi ông mất được nửa tháng tờ Saigon Giải Phóng có đăng một bài của Nguyễn Đình Thi bày tỏ cảm nghĩ riêng về một nhà tư tưởng mà ông ta kính trọng. Ông Thi cũng có nhận xét gần giống Phạm Ngọc Hùng.

“Mỗi lần gặp anh, tôi thấy nhà triết học uyên bác ấy vẫn luôn như ngơ ngác trong các việc đời.”

Có phải ông thuộc loại người mà thời trước các cụ thường hay ví “ngất nga ngất ngưởng như Đình Tưởng mất vợ”? Nói của đáng tội, ông cũng có nỗi buồn đó thật. Bà Nhất, vợ ông đã bỏ ông để lấy bạn ông, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, một thứ lý thuyết gia của chế độ. (2). Không vợ, không con, lại bị cô lập với mọi người (3) và lại là người hay suy tư. Triết gia thường được gọi là nhà tư tưởng (penseur) mà. Nhất là cuộc đời ông, hoài bão ông không nhỏ, lại bị dồn nén, kìm hãm, đè ép thì làm gì không dở khùng dở điên. Sau khi ông mất, nhà văn Phùng Quán, cũng từng là nạn nhân của vụ án “Nhân văn – Giai phẩm”, đã kể lại 5 câu chuyện cười ra nước mắt về một “nhà tư tưởng hay đãng trí” đăng trên tờ Văn Nghệ cuối năm 1993 tựa đề: “Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo.” Người không để ý thì coi như những chuyện chẳng hay ho gì đối với một nhà trí thức. Nhưng đọc kỹ giữa những hàng chữ thì thấy rõ ràng tác giả muốn qua những câu chuyện này lên án chế độ đã biến một bộ óc siêu việt thành một cái đầu lẩm cẩm ngu đần, mà lại còn giả nhân giả nghĩa cho truy điệu long trọng ở thủ đô. May cho “đảng ta” là chưa thấy người Việt Nam nào công khai đặt dấu hỏi giống nhà báo của tờ Le Monde (Thế Giới) đã hỏi ông Bùi Tín.

Thực ra ông Thảo là người như thế nào và đã làm gì nên tội để đến nỗi bị trù dập không ngóc đầu lên được và bị chết trong cảnh cô đơn như vậy?

Trần Đức Thảo, con cụ Trần Đức Tiến, sinh năm 1917 tại tỉnh Bắc Ninh, miền Bắc. Gia đình gửi ông ra Hà-nội học trường Tây Albert Sarraut, đến năm 18 tuổi thì đậu bằng tú tài phần 2, ban triết. Sau đó ông sang Pháp học trường cao đẳng sư phạm ở thủ đô Paris. Năm 1943 ông đậu thạc sĩ triết học, là văn bằng của các giáo sư có tư cách dạy triết bậc trung học. (4) Ông nổi tiếng vì đỗ đầu lại có nhiều bài đăng báo ngoại quốc và nhất là ông có tranh luận với Jean Paul Sartres (5) về triết học Mác xít và có vẻ thắng thế. Người ta đã chú ý nhiều đến vụ kiện giữa ông và ông Sartres. Có người bảo ông thua, có người bảo ông bãi nại, để về nước tham gia cách mạng với Hồ Chí Minh mà ông đã được gặp tại Pháp năm 1946. Cũng trong năm 1946 ông Thảo có viết một bài về “chủ nghĩa Mác và hiện tượng học” đăng trên tờ La revue internationale (Tạp chí thế giới) Những năm sau ông còn viết một số bài đăng trên tờ Les temps modernes (Thời Hiện Đại, hay Thời Mới), và tờ Revue de métaphysique et morale (tạp chí siêu hình học và đạo đức học), khiến ông được chú ý tới như một nhà Mác- xít. Hai cuốn bằng Việt ngữ nhan đề “Triết lý đã đi đến đâu” và “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” cũng như một số bài bằng Pháp ngữ có tính cách tư tưởng thuần túy đăng trên tờ La pensée (Tư Duy) càng làm cho ông nổi tiếng hơn nữa.

Có người bảo chỉ sau khi gặp ông Hồ, ông mới bỏ Satre để quay ra ôm chân Mác. Với số kiến thức về Mác ông hy vọng sẽ có thể cùng với nhóm ông Hồ đẩy mạnh cách mạng ở Việt Nam. Ông rời Pháp cuối năm 1951 và đến đầu 1952 thì về đến Việt Bắc. Tuy là đảng viên Cộng Sản Pháp, nhưng Trần Đức Thảo nói chưa bao giờ gia nhập đảng Lao Động, tức đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nhưng về đến nơi ông chỉ được nhà cầm quyền trao cho những công việc không phù hợp với sở trường và hoài bão của ông, như dịch thuật một số tài liệu của đảng và người ta còn kiểm duyệt gắt gao những bài ông dịch hay viết. (6) Tình trạng đó dĩ nhiên khiến ông

Page 115: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

115

bất mãn. Ông cũng đã bị qua cuộc thử lửa trong “chỉnh đốn tổ chức” và còn được chỉ định tham gia chiến dịch cải cách ruộng đất ở nông thôn. Qua hai kinh nghiệm đó ông thấy mối nguy nô lệ Trung Quốc bèn đạo đạt ý kiến với những cán bộ lãnh đạo nhưng cấp trên luôn luôn bảo thủ, không đếm xỉa đến ý kiến của ông. Khi có chiến dịch sửa sai và phong trào “nhân văn – giai phẩm” ông liền tham gia. Bài “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ” của ông đăng trên tờ Nhân Văn số 3 ngày 15 tháng 10 năm 1956, rồi bài “Nội dung xã hội và hình thức tự do” đăng trên tờ “Giai phẩm mùa đông” sau đó độ một tháng đã làm cho giới lãnh đạo hết sức bực mình, nhất là những tay cai văn nghệ lúc ấy như Tố Hữu, Phạm Huy Thông. Họ viết bài đả kích ông mạt sát ông, gọi ông là “thứ phản động đội lốt Mác-xít”. Và từ đó ông bị theo dõi canh chừng gắt gao. Người ta vẫn để ông đi lại tự do để mua thức ăn về tự nấu nướng lấy mà ăn. Có điều đáng nói là trong số thức ăn rẻ tiền của ông người ta thường thấy có món thịt cóc. Cũng tương tự như hoàn cảnh của Nguyễn Hữu Đang đứng đầu nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. (Xin xem chương 19). Nhưng hễ có ai gặp ông bất cứ ở chỗ nào, thì người ấy liền bị bắt để điều tra đủ chuyện. Vì vậy không ai dám gặp ông. Người ta còn nói chính vợ ông đã báo cáo ông, rồi còn đòi ly dị để thành hôn lại với bạn ông là bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.(7) Trong hai năm từ tháng 4, 1991 đến tháng tư, 1993 sống ở Pháp trên một căn gác lụp sụp, cũ kỹ đầy gián của toà đại sứ Việt Cộng, ông cũng sống như một tên tù giam lỏng. Ông tâm sự với mấy người thân là ông gặp ai đều phải báo cáo cho sứ quán, tuy cũng không hiếm khi ông lén lút gặp những người ông thích.

Đến thời Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư, với chính sách cởi mở, ông trở lại cầm bút. Những tiểu luận như “Triết lý đi tới đâu?” hay “Vấn Đề Con Người và chủ nghĩa lý luận không có con người” không gây được tiếng vang nào. Người ta coi ông như một ông già lẩm cẩm chẳng mấy ai thèm chú ý. Năm 1991, vào thời gian chế độ Cộng Sản ở Liên Xô tan rã, không biết bằng cách nào ông lại được đảng giao cho công tác sang Pháp với sứ mạng: “Vận động trí thức Pháp ủng hộ chế độ hiện hành ở Việt Nam, vì nay đảng đã có chính sách cởi mở.” Nhưng sang đến nơi ông không vận động gì cả mà lại lợi dụng cái “chính sách cởi mở” kia để hoàn tất một tác phẩm về chủ nghĩa Mác, nhằm chứng minh là Mác sai. Hết thời hạn, ông vận động xin gia hạn và ở cho đến khi mất trong hoàn cảnh như đã nói ở trên. Theo ông Trần Tri Vũ, người đã được đàm đạo với ông nhiều lần trong những tuần lễ trước khi ông mất, thì tác phẩm mà ông định viết đó là một tác phẩm nhằm chứng minh “Mác sai chứ không phải tại người ta không hiểu Mác và áp dụng sai”. Ông mới chỉ viết được 4 chương, còn những chương quyết định thì chưa xong. Nhưng ông cũng cho ông Trần Tri Vũ và một vài người biết đại ý như sau: “Tôi muốn chứng minh từng bước một bằng triết học là chủ nghĩa Mác nay đã hết thời rồi. Bởi vì chính Mác đã sai. Mác sai từ những điểm cơ bản và cả về phương pháp.” Ông cũng thú thực chỉ mới khám phá ra điều đó từ tháng tư năm 1992, tức là một năm trước khi ông mất, và vào thời gian ông đã ở bên Pháp rồi. (8) Ông cũng nói trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cũng có những ngừời thấy thuyết Mác xít có gì đó không ổn, nhưng chưa chứng minh được là nó sai, hoặc không dám nói lên ý nghĩ đích thực của mình. Người khác thì “ngậm miệng ăn tiền”, chỉ cố ôm lấy chủ nghĩa Mác để bảo vệ chức quyền, dù biết nó sai.

Bây giờ hãy xem những gì ông viết từ vụ Nhân Văn Giai Phẩm đã đụng chạm tới chủ thuyết của đảng ra sao, để đến nỗi ông bị trù dập như vậy. Vì khuôn khổ chương sách, cũng như mục đích của toàn bộ soạn phẩm, chúng tôi không đề cập đến những gì ông viết khi còn là một người theo thuyết hiện sinh, rồi khi mới rời bỏ Sartre quay sang phe Mác-xít, nhất là thời gian chưa về nước, như các bài báo đăng trên các tờ báo Pháp Les temps modernes, La revue Internationale và Revue de métaphysique et morale, mà chỉ trích dẫn mấy đoạn trong những bài báo đăng trên hai tờ Nhân Văn và Giai Phẩm Mùa Đông nói trên.

Trong bài “Nỗ Lực Phát Triển Tự Do Dân Chủ” (ngày 15-10-56) có đoạn sau đây:

Page 116: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

116

“Chúng ta sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin đã gột rửa những vết xấu của đời Stalin, với nội dung chân chính xây dựng trên kinh nghiệm kiến thiết chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, trong ấy dưới hình thức này hay hình thức khác, nhiệm vụ của vô sản chuyên chính là phát triển tự do dân chủ.”

Trong bài “Nội Dung Xã Hội Và Hình Thức Tự Do” ông viết : “Tổ chức chúng ta, tuy xét về nội dung là dân chủ thực sự, nhưng lại bị lũng đoạn bởi

những bệnh nặng nề: quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, bè phái, sùng bái cá nhân.”…và: “…Nhưng vì cơ cấu của tổ chức lãnh đạo có hướng một chiều, rất nặng về tổ chức và

phương tiện đả thông, cưỡng bách mà những ý kiến phê bình của nhân dân hay cấp dưới thì lại hoàn toàn để cho cấp trên quyết định có nên xét đến và cho thảo luận hay không, cho nên những bệnh quan liêu, bè phái, sùng bái cá nhân trong tổ chức lãnh đạo đã có điều kiện khách quan để phát triển, đẩy mạnh tác phong đàn áp tư tưởng, phớt qua quy tắc dân chủ, biến những ý kiến chủ quan thành lập trường bất di dịch. Nhờ những điều kiện ấy mà những phần tử lạc hậu, bảo thủ, đã ngăn cản ý kiến cuả quần chúng, cản trở việc sửa chữa sai lầm, cho đến lúc tác hại lớn quá, cơ sở đã bị tổn thất nặng nề, chỉnh đốn tổ chức ở huyện và tỉnh phát triển theo một thứ chủ nghĩa “nông dân lưu manh hóa”. Rõ ràng những phần tử quan liệu bè phái đã lấy thành kiến của họ làm đường lối của lịch sử, biến những sai lầm của họ thành bánh xe vô tình của lịch sử. Một bộ máy hùng mạnh, xây dựng để diệt thù, đến lúc không thấy thù thì lại quay về bạn, lấy bạn làm thù mà đập phá bừa bãi.”

Về tương quan giữa (đảng) lãnh đạo và nhân dân ông viết: “Nếu trong phần phê bình có phần “bất mãn” thì có các bất mãn ấy mới sửa chữa được

sai lầm, có cái bất mãn ấy thì lãnh đạo mới thỏa mãn được nhân dân. Lãnh đạo theo đường lối quần chúng không phải chỉ là ngồi trên , mà “tìm hiểu quần chúng.” Vì như thế vẫn còn là tự đặt mình trên nhân dân, mà người lãnh đạo không có quyền tự đặt mình trên nhân dân…”

“Chính lúc trung ương tin tưởng rằng nhờ tổ chức chặt chẽ mà nắm được hết thì biện chứng pháp của lịch sử đã quay lại vấn đề: “tổ chức thoát ly quần chúng, lãnh đạo rất yếu, chỉ đạo lung tung.”

Để bảo vệ lập luận của mình, và cũng để tự vệ, ông Thảo đã dẫn chứng Đặng Tiểu Bình, lúc ấy là tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc, chưa bị họ Mao thanh trừng, ông viết:

“Trong bản tham luận đọc trước đại hội thứ 8 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đồng chí Đặng Tiểu Bình, hiện giờ là tổng bí thư của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã nói: “Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là đảng không có quyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối với quần chúng nhân dân, đảng không có quyền xưng vương, xưng bá trên đầu nhân dân.”

Người nói câu này sau đó đã bị Mao thanh trừng, cách chức. Dĩ nhiên ngưòi trưng dẫn câu của Đặng Tiểu Bình cũng không thoát cảnh trù dập. Vì lúc ấy Bắc Việt đương áp dụng chính sách Mao. Mặc dầu ai cũng biết cả hai nhà Mác xít này đều phát ngôn theo đúng thuyết của Mác. Lúc ấy ông Thảo chưa thoát được ra khỏi cái khuôn đã đúc nên tư duy của ông, như ít ngày trước khi ông mất.

Trước khi mất, ông Thảo đã nói gì với những người trong nhóm thân hữu Trần Đức Thảo? Những lời tâm sự sau đây của nhà Mác-xít Trần Đức Thảo được ông Trần Tri Vũ kể lại trong bài “phóng sự bên lề triết học “đăng trên Phụ Nữ Diễn Đàn đã nói ở trên:

Nhân nói về cảnh luật sư Nguyễn Mạnh Tường phải bán sách quý cho người ta gói hàng để có tiền mua thức ăn, ông Thảo nói:

“Trí thức mà không biết nịnh bợ thì sống khổ hơn con chó.”

Page 117: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

117

Ông cũng cho biết chính ông cũng đã từng có thời gian phải đi bắt cóc về ăn cho có chút “protit”. Được hỏi: “Khi đã sang Pháp chuyến này ông có được tự do không? ” Ông trả lời ngay:

“Tự do cái gì! Chúng nó muốn đánh cho chết ấy chứ tự do cái gì?”…”Gặp ai rồi là tôi cũng phải báo cáo với sứ quán. Riêng những buổi như thế này là gặp lén lút đấy.”

Sau đây là tóm tắt đại ý những gì ông Thảo thấy sai trong chủ nghĩa Mác, mặc dù đối với những người chống Cộng thì nó đã hiển nhiên từ lâu rồi:

“Mác sai từ những điểm cơ bản và cả từ phương pháp. Về cơ bản Mác đã chủ trương hy sinh hiện tại để xây dựng tương lai, hy sinh cá nhân để xây dựng tập thể. Cái tương lai xây trên cái hiện tại bị triệt tiêu, cái tập thể dựng trên những cá nhân đã bị trù dập, đàn áp, tiêu diệt nên nó không vững, không hợp với con người. Vì hy sinh hai nền tảng đó mà chủ nghĩa Mác không thể là một chủ nghĩa nhân bản được nữa. Cùng lắm nó chỉ có cái vỏ; bề ngoài là nhân bản, nhưng cốt lõi nó rỗng…

Về mặt phương pháp, Mác tưởng rằng đã cải tạo được biện chứng duy tâm của Hégel thành biện chứng duy vật. Nhưng trong thực tế Mác đã bất lực không làm được điều đó. Thay vì lấy những khoa học hiện thực như thống kê học để làm phương tiện, Mác,và nhất là những môn đệ của ông như Lê-nin, đã lấy cái ý chí của mình làm phương tiện để tư duy, suy luận, nên nó luôn luôn đưa ra xa với thực tế, nó trở thành duy ý chí, trở thành thứ biện chứng duy tâm đích thực, nên nó sai, nó hỏng. Hégel dùng biện chứng duy tâm để nói chuyện trên trời nên nó ít tai hại. Mác mang phương pháp đó ra lý giải chuyện dưới đất thì nó tai hại vô cùng.”

Trả lời câu hỏi của Trần Tri Vũ: “Như vậy cụ phủ nhận hết những gì cụ đã viết về Mác, đã ca ngợi Mác?” ông nói lớn như gắt lên:

“Tất nhiên rồi! Hẳn phải là như thế!” Phủ nhận tất cả những gì mình đã viết trước kia đối với ông Thảo, không phải là tự mâu

thuẫn, tiền hậu bất nhất, mà là làm theo phép biện chứng duy vật: “phủ định của phủ định” vậy.

Trần Tri Vũ đã ca ngợi ông hết lời: “Có nhà trí thức nào đã có được thái độ can đảm như vậy?”

Nhưng những người không ưa thì bảo ông Thảo chỉ đón gió trở cờ đó thôi, chẳng có gì anh hùng cả. Họ xét lại những hành động, thái độ của ông từ ngày ông ở trong Tổng Ủy Ban Đại Diện Việt Kiều. Lúc ông đi với nhóm đệ tứ, lúc ông công kích đệ tứ, quay sang đệ tam, lúc ông theo chân Sartre, gọi Mác là “petit philosophe” (triết gia nhỏ, xoàng thôi), lúc quay ra đả kích Sartre tôn thờ Mác. Khi về Việt Nam thấy Việt Minh lãnh đạo phong trào cải cách ruộng đất ông cũng về nông thôn làm cán bộ cải cách. Trong “chỉnh đốn cán bộ” ông cũng hăng hái tự phê, tự kiểm, hăng say “lao động” nằm gai nếm mật với các cán bộ đảng. Đến khi Khrutshchev hạ bệ Staline, ông mới theo nhóm Nhân Vân Giai Phẩm, bài Staline. Khi cởi mở thời Nguyễn Văn Linh ông cũng khéo léo vận động để được đi Pháp để vận động cho đảng. Nhưng sang đến Pháp vào lúc Liên Xô sụp đổ hoàn toàn, ông mới quay ra viết sách chứng minh Mác sai. Nhưng tác phẩm đánh Mác chưa xong thì ông đã ra người thiên cổ. Vì vậy người ta chỉ biết ông là người Mác xít. Tuy ông có can đảm chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chê lãnh đạo Việt Nam. Nhưng chưa bao giờ ông từ bỏ đảng Cộng Sản Pháp mà ông đã gia nhập vào những năm đầu khi ông mới tới Pháp. Ông cũng không chịu để người phe quốc gia chống cộng giúp đỡ trong lúc ông vô cùng túng thiếu và bị tòa đại sứ Việt cộng canh chừng, o ép, gần như giam lỏng. Ông bảo:

“Nhiều người đã gợi ý về việc ấy. Nhưng tôi không nhận vì cái thế của tôi nó khác. Tôi là người làm công tác khoa học xã hội, là chuyên về triết học Mác xít, tôi không làm chính trị, mà là làm công tác tư tưởng. Ở đây tôi không đứng về phe nào thì mới có ích lợi.”

Page 118: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

118

Nhưng không biết ông có nghĩ lại: khi ông bỏ dở việc nghiên cứu triết học, trở về Việt Nam năm 1951, theo Việt Minh “kháng chiến” và theo Việt Minh làm cải cách ruộng đất, có phải là hành động chính trị không, hay cũng chỉ là làm văn học?.

Tôi xin phép mở một dấu ngoặc để nêu một câu hỏi: “Tại sao những người c.s. như Hồ Chí Minh khéo thu hút trí thức như Trương Như Tảng, Trần Đức Thảo… đi theo họ. Còn người quốc gia chống cộng thì lại bị trí thức từ chối khéo, lấy cớ không làm chính trị? Phải chăng vì vậy mà phe quốc gia chống cộng đã thua?

Người không ưa Trần Đức Thảo nhất, mà ông cũng chẳng ưa gì ông ta, chính là tiến sĩ Phạm Huy Thông, người đã đả kích, thóa mạ, lên án ông nặng nề. Nào “triết gia phản bội chân lý”. Nào “”thành tích” chính trị của Thảo ở Pháp trước đây, lại toàn là những thành tích bất hảo. Mất gốc rễ dân tộc…” Nào “Thảo chạy theo bọn Tờ -rốt -kít nói xấu kháng chiến và đảng Cộng Sản”

Trong bài báo của Phạm Huy Thông nhằm hạ uy tín và kết tội Trần Đức Thảo có một đọan gây suy nghĩ cho những người bàng quang muốn tìm hiểu thái độ của trí thức Việt Nam nói chung đối với cuộc kháng chiến bị lãnh đạo bởi đảng Cộng Sản: “…Sau một thời gian Thảo xin về nước. Thảo nói với hai giáo sư Lê Văn Thiêm và Nguyễn Hoán, đại ý rằng: “Bọn Cộng Sản đã thắng thế rồi; trí thức chúng ta phải về nước mà cùng thắng với họ mới được, kẻo họ củng cố địa vị thì chúng ta không còn chen chân được nữa!” Câu nói để lộ một phần nào động cơ của Thảo về nước, không phải để cùng toàn dân đánh giặc, mà chính là để tranh giành địa vị, chuẩn bị cho những mưu đồ đen tối…” (Báo Nhân Dân 4-5-1958)

Ngoài những tay cai văn nghệ của đảng ở trong nước như Tố Hữu, Phạm Huy Thông thẳng tay đả kích và kết án Trần Đức Thảo vào lúc có vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm”, cũng có những người ở ngoại quốc viết về ông Thảo một cách đứng đắn hơn, nhưng cũng hàm ý chê trách ông Thảo “chỉ theo đám đông, theo bên mạnh”. Và ông Thanh Bằng là một người trong số đó. Nhưng ông này cũng cho rằng ông Thảo là người chủ trương cách mạng tiểu tư sản chứ không chủ trương cách mạng vô sản. Và đặc biệt là ông ta đã nói rằng “ông Thảo không quên khen tặng Việt Minh đã biết “ngừng cuộc đấu tranh giai cấp” (!?) vì đã giải tán Đông Dương Cộng Sản Đảng để gây khối liên hiệp đoàn kết toàn dân!” Câu này đã cho thấy cái trò bịp giải tán đảng hồi 1946 thế mà lợi hại. Đến bộ óc của Trần Đức Thảo cũng bị lừa.

Để kết thúc chương này, chúng tôi xin mượn lời của ông Trần Tri Vũ, người đã có cái may được gặp giáo sư Thảo nhiều lần trước khi ông qua đời, và cũng đã nghiên cứu kỹ những bài giáo sư Thảo viết, cũng như một số người khác đã viết về ông, rằng ông Thảo là một người khó hiểu và khó đánh giá cho thật công bình. (9) Theo soạn giả, có lẽ ông Thảo không phải là người đón gió trở cờ, chỉ thấy ai mạnh là theo, thấy chỗ nào đông là tới như ông Thanh Bằng xét đoán. Nhưng vì ông có học vị, có tiếng tăm, lại có hoài bão lớn nên muốn dùng sở năng của mình để làm nên một cái gì đó cho dân cho nước. Nhưng chẳng may ông đã chọn lầm con đường Mác xít, con người Hồ Chí Minh. Mà điều này chẳng cứ gì ông hay Trương Như Tảng hay Nguyễn Mạnh Tường mà rất nhiều người khác cũng bị lầm như vậy. Cũng như nhìn rộng ra trên thế giới, những Bertrand Russel, Jean Paul Sartre, Picasso, Tagore, Bernard Shaw, Albert Camus, Anatole France… Ông Allen Dulles, em ngoại trưởng Foster Dulles, nguyên giám đốc Trung Ương Tình Báo Mỹ (CIA) thời tổng thống Eisenhower, trong bài báo: “Muốn thắng Cộng Sản phải tìm hiểu Cộng Sản” phổ biến vào cuối thập niên 50, đã thú thực là trong khi nghiên cứu sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản và phong trào đệ tam quốc tế, ông, với tư cách là một chuyên viên cao cấp về tình báo, đã lấy làm lo ngại rằng thuyết Mác Xít không chỉ thu hút đám đông, mà nó có một sức hấp dẫn rất lớn đối với giới trí thức trẻ. Chúng tôi hy vọng sẽ mổ xẻ thêm vấn đề ở chương tổng kết.(10)

Page 119: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

119

Chú Thích: (1) Theo lời tường thuật của ông Trần Tri Vũ trong Phụ Nữ Diễn Đàn số 122, (1994).

Liên Tiếp trong nhiều số báo từ ngày ông Thảo mất, Trần Tri Vũ đã cho đăng loạt bài “phóng sự bên lề triết học” kể lại những gì ông Thảo nói với nhóm các ông, có được ghi băng làm tài liệu. Bạn đọc muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc PNDĐ các số 116-122

(2) Sau này ông Viện cũng bất mãn quay ra phê bình đảng. (3) Xem đoạn cuối chương 11, Trương Như Tảng. (4) So với bằng thạc sĩ của các ông Vũ Quốc Thúc và Nguyễn Cao Hách (trong nhóm

“Quê Hương” của ông Ngô Đình Nhu) thì kém xa. Theo chế độ học chính và văn bằng của Pháp lúc đó. Thạc sĩ luật, y là giáo sư đại hoc. Thạc sĩ triết hay văn chương, toán chỉ là giáo sư trung học. Ở Pháp cũng như ở Việt Nam (trước 75), ai dậy ở bậc trung học cũng thường được gọi là giáo sư (professor), không như ở Mỹ thường chức giáo sư (professor) chỉ dành cho người dậy đại học hoặc tương đương. Trong ngành y và ngành luật bằng thạc sĩ cao hơn bằng tiến sĩ. Còn ngành triết, văn, văn phạm, khoa học thì ngược lại. Ông Trần Đức Thảo chỉ có bằng thạc sĩ chứ chưa có bằng tiến sĩ triết học.

(5) Jean Paul Sartre (1905-1980) là triết gia Pháp sáng lập trường phái Hiện Sinh, hay Sinh Tồn (existentialisme). Một thời gian ông cũng là người có cảm tình với phái Mác xít, cũng như nhà danh họa Tây Ban Nha Picasso, trừơng phái Lập Thể. Sartre nổi tiếng với những tác phẩm La Nausée (Buồn nôn), Les mains sales (Bàn tay bẩn) rất được thanh niên thời ấy thích, cùng với những tác phẩm của Francoise Sagan (tiểu thuyết gia và kịch tác gia Pháp sinh năm 1935) như Bonjour Tristesse (Buồn ơi chào mi)….

(6) Mãi đến 1956 ông mới được cử làm giáo sư đại học những phụ trách môn sử cổ đại, rồi môn lịch sử triết học.

(7) Khi còn học ở Pháp ông Viện đã hăng say hoạt động trong phong trào sinh viên hải ngoại cứu quốc và được coi như lãnh tụ sinh viên theo Việt Minh. Gần đây ông Viện đã có đề xuất với nhà cầm quyền những điều cần sửa đổi. Nên bị coi như thành phần khả nghi đối với chế độ.

(8) Phụ Nữ Diễn Đàn số 122, trang 74. (9) Trần Tri Vũ có thuật lại rằng Trần Đức Thảo rất sợ sệt, thận trọng trong cách xưng

hô đảng. Khi nói với người thường chưa quen biết ông dùng những từ “đồng chí”, “đảng ta”. Khi người đối thoại thân rồi ông gọi “họ”, và với người rất thân ông dùng từ “nó”, “chúng nó”.

(10) Xin xem “Sách Lược Xâm Lăng của Cộng Sản” của Minh Võ, tái bản năm 1970, trang 6

Chương 13 Nguyễn Chí Thiện

hay Lý Đông A Thoạt tiên chúng tôi nghĩ không nên xếp Nguyễn Chí Thiện cùng với những tác giả

phản tỉnh trong soạn phẩm này. Thơ của ông là thơ chống Cộng mạnh mẽ, đầy xác tín, như phát xuất từ tim gan, từ tiềm thức hay do trực quan huyền bí mà thành. Và tôi nghĩ ông đã đứng trong hàng ngũ những người quốc gia chống Cộng ngay từ đầu. Nhưng rồi đọc kỹ tác phẩm của ông tôi thấy ông cũng đã có lần “lầm lỡ” như trong bài thơ: “Mỗi lầm lỡ” sau đây:

“Cuộc đời tôi có nhiều lần lầm lẫn Lầm nơi, lầm lúc, lầm người. Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời Là đã nghe và tin Cộng Sản”.

Page 120: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

120

Vì vậy mà mới có chương này. Cách đây hai chục năm, vào lúc 9 giờ sáng ngày thứ hai 16-7-1979, đúng lúc cửa tòa

đại sứ Anh ở đường Lý Thường Kiệt, Hà-nội mở ra, có một người Việt Nam khoảng 40 tuổi chạy xồng xộc vào để trao một tập thơ mang tựa đề Hoa Địa Ngục, lại có mấy chữ Pháp: “Fleurs de l’Enfer” bên dưới. Bốn nhân viên Việt Nam và công an gác cửa đã không cản được (1) ông ta trao tập thơ tận tay các viên chức ngưòi Anh, kèm theo còn có một lá thư viết bằng Pháp văn đại ý nhân danh hàng triệu nạn nhân của chính quyền Hà-nội độc tài áp bức xin cho phổ biến tập thơ để tố cáo những tội ác của nhà cầm quyền. Người chuyển tập thơ và bức thư đã bị bắt ngay khi ra khỏi cửa toà đại sứ. Ai cũng hiểu là sau đó chỉ có ngục tù, biệt giam hay cấm cố. Đó là chưa kể cho đến nay vẫn còn có người bảo ông đã bị thủ tiêu rồi. Có đọc bài “tôi không tiếc” ông viết năm 1971 có chép trong tập thơ đó ta mới hiểu được tại sao ông dám liều mạng làm một hành động điên rồ như trên. Bài “tôi không tiếc” chỉ vẻn vẹn có 5 câu:

“Tôi không tiếc khi bị đời sa thải, Thân thể vùi tan rữa, hóa bùn đen. Những vần thơ trong đêm tối đê hèn, Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất. Tôi sẽ tiếc khóc âm thầm trong đất.”

Mười một năm sau nằm trong nhà lao dĩ nhiên ông không biết rõ số phận tập thơ mà ông liều chết trao cho người ngoài ra sao, nhưng ông tin tưởng ở Trời Phật, ở Thượng Đế:

“Mệnh ta có Trời, bay sao hại nổi ta” Và:

“Thượng Đế nhân từ sẽ mở lối ra Ta sẽ vượt qua Thơ sẽ bay xa” (1982) (++)

Tập thơ không mất. Và nó đã bay xa thật. Nó đã được chuyển về Luân Đôn rồi trao cho giáo sư Patrick Honey thông thạo Việt Ngữ (người đã giới thiệu cuốn “From colonialism to communism” của Hoàng Văn Chí, xin xem chương 1.) Ông Honey có quan hệ mật thiết với đài BBC trong nhiều thập kỷ, nên tập thơ được chuyển tới tay Đỗ Văn, tức Đỗ Doãn Qũy, là một trong những nhân viên cốt cán của ban Việt Ngữ đài BBC. Mùa hè năm sau, 1980, ông Châu Kim Nhân, cựu bộ trưởng Tài Chính VNCH (2), nhân chuyến viếng thăm Anh Quốc là nơi ông đã tu nghiệp hồi cuối 1963, đầu 1964 và đã từng có những liên hệ với đài này, đã được ủy thác để đem về trao lại ông Nguyễn Thanh Hoàng trong nhóm Văn Nghệ Tiền Phong để yêu cầu phổ biến ở Mỹ.

Một tháng sau, ở Mỹ xuất hiện một tập thơ mang tựa đề: “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực”, nhưng lại không phải do nhóm Văn Nghệ Tiền Phong in. Mãi đến tháng 10 Văn Nghệ Tiền Phong mới cho ra được một tập thơ nội dung hầu như y nguyên nhưng với tựa đề khác: “Bản chúc thư của một người Việt Nam” (tác giả: Khuyết danh.) Cuối sách, Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong có mấy lời gửi độc giả, giải thích vì sao chưa có bản dịch Anh ngữ, đồng thời cũng cho biết có người muốn tranh giành bản quyền in, nói thẳng ra là đánh cắp tập thơ. Văn Nghệ Tiền Phong cho in tập thơ với giá bán 150 xu, có thể là lỗ vốn, đồng thời tuyên bố “mọi người đều có toàn quyền in lại, phổ nhạc hoặc dịch thuật.”

Lúc ấy thì chưa ai biết tác giả của “Bản chúc thư”. Mãi đến tháng 11 năm 1985, hơn 6 năm sau ngày tập thơ được trao cho sứ quán Anh tại Hà-nội, nhờ có bà chị ông Thiện là Nguyễn Thị Hảo được phép vào tù thăm em, người ta mới biết tác giả tập thơ là Nguyễn Chí Thiện. Nhưng khi tin này loan ra ngoại quốc thì có người tin có người không. Trong số những người không tin có các ông Lê Tư Vinh, Trần Ngọc Ninh (bác sĩ, giáo sư, cựu bộ trưởng) và nhà báo Nguyễn Thị Bình Thường. Những vị này đều viết trên tờ Vạn Thắng của ông Lê Tư Vinh rằng tác giả chính là lãnh tụ đảng Duy Dân, Thái Dịch Lý Đông A. Họ

Page 121: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

121

còn bảo đó là tiếng pháo lệnh của đảng trưởng ban ra để tổng tấn công vào thành trì Cộng Sản. Một trong những lý do được viện dẫn cho lập luận lạ lùng này là hào khí và văn phong của tập thơ giống hệt văn phong trong tập “Huyết Hoa” và những tác phẩm khác của Lý Đông A.

Cuối năm 1992 ông Trần Nhu, một bạn tù với Nguyễn Chí Thiện đã viết một cuốn sách mỏng bác bỏ những ý kiến trên. Chứng cứ mạnh nhất của ông là lý thuyết gia Lý Đông A đã mất năm 1946, lúc đó vai trò của Tôn Đức Thắng chưa ai biết và cũng chẳng có địa vị gì trong chính quyền. Trong thơ của Nguyễn Chí Thiện thì lại có nói đến “bác Hồ và bác Tôn” (Bác Hồ rồi lại bác Tôn, cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng. Nước da hai bác màu hồng, nước da các cháu nhi đồng màu xanh. Giữa hai cái mặt bành bành, những khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò). Như vậy không thể nào là của Lý Đông A được. Nhưng các tác giả trong “Vạn Thắng” không phục vì họ nghĩ Lý Đông A vẫn còn sống. Năm 1946 ông chỉ mất tích, tuy nhiều người lúc ấy quả quyết ông bị Việt Minh thủ tiêu rồi, cũng như trường hợp ông Trương Tử Anh, đảng trưởng đảng Đại Việt.

Gần đây ngay sau khi Nguyễn Chí Thiện xuất hiện tại Mỹ bằng xương bằng thịt, vẫn còn có người bảo đây chỉ là Thiện giả, vì Thiện thực đã bị Cộng Sản giết rồi. Và họ lý luận rằng cứ đọc thơ của Thiện sau này so với tập Hoa Địa Ngục thì thấy kém xa. Hơn nữa từ khi sang Mỹ không thấy ông Thiện làm thơ.

Nhắc lại những ý kiến trên chỉ là để thêm tin tức chứng tỏ ông Nguyễn Chí Thiện là người gây sôi nổi về nhiều mặt. Chứ thực ra đến nay thì những lập luận cho rằng đây là Nguyễn Chí Thiện giả không còn đứng vững được. Bằng chứng cụ thể nhất là khi tới Mỹ ông đã đến ở nhà người anh ruột ở Virginia trong một thời gian khá lâu. Mà người anh ruột này lại là trung tá quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị “học tập cải tạo” 13 năm, gần bằng nửa thời gian ở tù của ông em “ngục sĩ”.

Đúng là Nguyễn Chí Thiện là người gây sôi nổi, hào hứng trong giới truyền thông Việt Nam hải ngọai, nếu không nói là trên khắp thế giới. Vì thơ ông đã được dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức và Tiệp Khắc. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, người đã từng dịch nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam sang Anh ngữ, gần đây cũng dịch 9 phần 10 những bài thơ của Nguyễn Chí Thiện trong tác phẩm “Hoa Địa Ngục” thành “The flowers of hell” dày 552 trang, ra mắt tại miền Đông ngày 21-4-1996. Tại hội nghị của Văn Bút Quốc Tế ở Hambourg, Đức năm 1986 thơ của Nguyễn Chí Thiện cũng được trình bày qua các bản dịch Đức ngữ và Anh ngữ (do dịch giả Huỳnh Sanh Thông). Sau đó ít lâu tiến sĩ Bùi Hạnh Nghi, với sự khuyến khích của Văn Bút VN hải ngoại (lúc ấy do luật sư Trần Thanh Hiệp làm chủ tịch), cũng đã dịch đúng 100 bài thơ tiêu biểu nhất của NCT, kể cả trường thi Đầm Lầy, ra tiếng Đức: “Echo Aus Dem Abgrund” (Tiếng Vọng Từ Đáy Ngục).

Nguyễn Chí Thiện đã được 3 giải thi văn quốc tế. Ông còn được Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, dưới thời nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn làm chủ tịch, hai lần (1990 và 1991) đề nghị nêu tên ông làm ứng tuyển viên giải Nobel về văn chương, bằng vào những vần thơ tiên tri sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản thế giới như : “Sẽ có một ngày con người hôm nay, vứt súng, vất cùm, vứt cờ, vứt đảng.” Hai câu thơ này ông viết 20 năm trước khi Liên Xô sụp đổ. Vài hàng về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Chí Thiện:

Theo nhà báo chuyên nghiệp Chử Bá Anh trên tờ Phụ Nữ Diễn Đàn của ông tháng 12 năm 1991 thì Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1933 (3) tại phố Hàng Bột, Hà-nội. Độc Thân, có hai người chị: bà Hoàn sinh năm 1921 và bà Hảo sinh năm 1923 quê Hải Phòng. Ngoài ra ông còn có một người anh ruột tên là Nguyễn Công Giân, cựu trung tá Việt Nam Cộng Hòa từng tham gia phái đoàn Hội Nghị Paris 1973. Sau 1975 trung tá Giân bị bắt đi “cải tạo” 13 năm. Hiện ở tiểu bang Virginia, miền Đông Hoa Kỳ.

Page 122: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

122

Trước khi bị bắt Nguyễn Chí Thiện dạy Anh, Pháp văn tại tư gia. Lần thứ nhất ông bị bắt giam trong hai năm vì cho ra báo “Vì Dân”. Lần thứ hai, vì có chân trong “phong trào Đoàn Kết”, nên lại bị bắt giam ba năm từ 1961 đến 1964. Lần thứ ba ông bị giam từ 1967 đến 1977 đúng vào thời gian có “vụ án xét lại chống đảng”. Trong 10 năm tù lần này “…tôi nằm xà lim hơn 8 năm, sống bẩn thỉu hôi hám như một con chuột cống, có điều thua con chuột cống ở chỗ đói, rét, ốm, đi không vững.” Khi được ra khỏi xà lim ông có bị giam cùng trại với Vũ Thư Hiên hơn một năm. Lần thứ tư ông bị giam 12 năm 3 tháng . Đó là khi ông xông vào tòa đại sứ Anh ở Hà-nội để trao tập thơ Hoa Địa Ngục như đã nói trên. Lần này ông bị giam ở Hải Phòng 6 năm sau đó bị chuyển về Hỏa Lò ở Hà-nội. Ông được tha ngày 22 tháng 10 năm 1991, cùng dịp với nhà văn nữ Dương Thu Hương, nhà văn Doãn Quốc Sĩ và linh mục dòng Tên – Lê Đan Quế. Những người này được thả cách nhau chỉ ít ngày do sự can thiệp mạnh mẽ của Văn Bút Quốc Tế. Ký giả Đoàn Văn của tờ Phụ Nữ Diễn Đàn cho biết chính thủ tướng Anh John Major đã đích thân can thiệp cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện được phóng thích. Không kể hàng trăm tổ chức người Việt hay người ngoại quốc đua nhau can thiệp cho ông từ nhiều năm trước.

Vì tên tuổi ông đã vang khắp thế giới nên lần này được tha ra ông sống tương đối thoải mái hơn những lần trước, mặc dầu sức khỏe rất yếu kém, vừa bị đau thần kinh, đau tim, sa trực tràng và một con mắt xem không còn rõ. Ngày 2 tháng 6 năm 1993 ông đã có thể tiếp nhà báo Nam Trân và trả lời 16 câu hỏi của cô tại ngay tư gia ở đường Nguyễn Công Trứ, Hà-nội.

Việc ông Nguyễn Chí Thiện được sang Mỹ theo chương trình ODP là nhờ bà Đỗ Mùi, chủ nhiệm báo Việt Nam Tự Do tại San Jose đã yêu cầu ông Noboru Masuoka, đại tá không quân hồi hưu, người Mỹ gốc Nhật đứng ra can thiệp với đại sứ Việt Cộng Lê Văn Bàng tại Liên Hiệp Quốc. Ông Masuoka cũng gửi thư cho Tổng Thống Bill Clinton và Ngọai Trưởng Christopher cùng nhiều nhân vật có thế lực khác trong chính phủ Mỹ cho ông được đứng ra bão lãnh cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Cuộc vận động và thủ tục tiến hành trong hơn một năm mới xong vì một vài trở ngại về phía chính quyền Hà-nội cũng như phía Mỹ. Ban đầu thử nghiệm phổi của ông dương tính, vì trước ông đã từng bị lao phổi. Năm 1960, khi mới đi tù được ít tháng ông đã bất nhẫn vì cảnh tù tội quá cực khổ, nên đã nghĩ mình không thể chịu đựng được 10 năm:

“Thời gian hỡi, ta van ngươi nói thật. Ngày bão bùng hoa nổ có lâu không? Năm, mười năm ta có thể chờ trông. Có thể để cho ngươi làm khổ. Nhưng lâu quá ta dùng dao cắt cổ. Chặt đứt đầu ngươi dù đứt cả đời ta.” (4)

Nhưng rồi sau 27 năm tù tội, cuối cùng Nguyễn Chí Thiện đã thấy được bến bờ tự do. Tuy rằng Hoa Tự Do chưa thực sự nở trong nước cho bao ngưòi cùng cảnh ngộ với ông trước đây.

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đặt chân lên đất Mỹ ngày 1 tháng 11 năm 1995. Sau mấy tiếng đồng hồ dừng chân ở San Francisco, ông được đưa đến Thủ Đô Hoa Kỳ rồi về ở nhà ông Nguyễn Công Giân là anh ông ở thành phố Herndon, thuộc tiểu bang Virginia. Tại hai phi trường San Francisco và Dulles ông đã được nhiều nhà báo và những người ngưỡng mộ ông đón tiếp nồng nhiệt. Trong năm 1996 ông đã đi diễn thuyết nhiều nơi trên đất Mỹ rồi cả Âu châu và Úc châu. Ở đâu ông cũng được rất đông thính giả ca ngợi về những lời chống Cộng đanh thép, hùng hồn của ông. Trong năm 1997-1998 ông ở cùng với nhà văn Vũ Thư Hiên trong một căn nhà do một tổ chức văn hóa Pháp cấp tại thành phố Strasbourg. Gần đây người ta có thấy ông xuất hiện cùng với Bùi Tín trong đám tang ông Lê Đình Điểu, chủ nhiệm tờ “Thế Kỷ 21″ ở Quận Cam.

Page 123: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

123

Mấy vần thơ bi hùng từ một tâm hồn bất khuất: Trong lời giới thiệu tập “Hoa Địa Ngục I”, do tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong xuất bản

tháng 10 năm 1980, cách nay gần 20 năm, với nhan đề “Bản chúc thư của một người Việt Nam”, ký giả Lê Triết (5) đã hết lời ca ngợi nhà thơ “khuyết danh” như sau:

“Tập thơ bi hùng này đã được viết bằng tim bằng óc của một người trên hai chục năm trời, vì đấu tranh cho chính nghĩa, cho chân lý đã lê tấm thân mòn mỏi tại hầu hết các trại tù khủng khiếp nhất trần gian.”

“Nội dung tác phẩm không phải chỉ là tiếng thở dài não nuột của một cá nhân mà chính là tiếng thét phẫn nộ, tiếng cười thách đố bạo ngược, tiếng khóc uất nghẹn của cả 50 triệu người V.N.

…”Chỉ cần đọc qua tập thơ này chúng ta cũng đủ thấy bạo lực không đè bẹp được lương tâm, khủng bố không khuất phục nổi ý chí. Súng đạn không thể khóa họng được tự do.”

Trong lời giới thiệu dài 13 trang sách này, Lê Triết đã trích dẫn khá nhiều câu trong tác phẩm để làm chứng cho lập luận của ông. Trước khi trưng dẫn theo ý riêng chúng tôi xin lựa một vài câu đã được Lê Triết đem vào bài tựa của ông.

Trước hết Lê Triết so sánh Nguyễn Chí Thiện với Cao Bá Quát. Ông nhắc lại 4 câu thơ danh tiếng một thời của họ Cao:

“Một chiếc cùm lim chân có đế. Hai vòng xích sắt bước còn vương.” Và “Ba hồi trống dục, đù cha kiếp! Một phát gươm đưa …(bỏ) mẹ đời!”

Rồi ông viết: “Thái độ của Cao Bá Quát là một thái độ “bất cần”. Nhưng nội dung vẫn cho ta thấy

cái tâm trạng của một kẻ thua cuộc và cam đành với số phận. Chúng ta không thấy trong ông cái hào khí của một người tự biết mình chết cho đại nghĩa. Chúng ta không thấy Sự Sống trong cái chết của ông…. Trái lại tập thơ của “Người tù miền Bắc” dù trong bất cứ hoàn cảnh bi đát nào, trạng huống thê thảm nào đi nữa cũng thể hiện một ý chí vùng lên, bất khuất. Sống cho đại nghĩa và chết cho đại nghĩa.

“Trong cái chết ông chọn, có sự sống tràn đầy, có lửa đấu tranh ngùn ngụt…: “Dù ngàn muôn họng súng đen sì Phục đón trên đường thiên lý, Ta dám sống và ta dám nghĩ Chuyện dám làm, dám chết, lẽ đâu không. Ta sẽ dành cho sự thành công Bảo bối cuối cùng – Mạng Sống.”

So sánh với thơ của Trần Dần: (”Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.” ) ông viết:

“Cái cảnh thê lương bi đát, mà Trần Dần đã mô tả, tuy có thấm thía nhưng vẫn chưa đủ để thể hiện cả một xã hội tang hoang như bức tranh của “người tù miền Bắc”:

…Đất này chẳng có niềm vui Ngày quệt mồ hôi đêm chùi lệ ướt Trại lính trại tù người đi không ngớt Người về thưa thớt dăm ba… Trẻ con đói xanh như tầu lá Cầy bừa phụ nữ đảm đang Chốn thôn trang vắng bóng trai làng Giấy báo tử rơi đầy mái rạ

Page 124: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

124

Buồn tất cả. Chỉ cái loa là vui.”

“Trước một thực trạng đen tối như vậy, tác giả vẫn không chịu mất niềm tin, ông biết từ đau thương đổ nát hoang tàn ấy, một ngày nào đó, quê hương sẽ phải vùng dậy:

Đừng sợ cái cực kỳ man rợ Dù nó đang thịnh thời rông rỡ (hay rong ruổi?) nơi nơi Phải vững tin vào bước tiến con người Vì khi nó bị dìm ngang súc vật Cũng là lúc nó tìm ra sức bật…. …Chúng tôi tuy chìm ngụp giữa bùn trơn Song sức sống con người hơn tất cả Trước sau sẽ vùng lên quật ngã Lũ quỷ yêu xuống tận đáy bùn lầy.”

Vì vậy mà “Người dân miền Bắc, kinh nghiệm hơn, ngồi than tiếc kẻ thù xưa: Ôi thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi

Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng. Vì:

Nhờ nanh vuốt của lũ thú rừng Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả.”

Đây hãy xem cảnh tù nhân được Nguyễn Chí Thiện ví như vượn, như khỉ. Vẫn do Lê Triết trích dẫn:

“Từ vượn lên người mất mấy triệu năm Từ người xuống vượn mất bao năm? Xin mời thế giới tới thăm Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm Tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm Rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm Khoai sắn tranh giành, cùm, bắn, chém băm Đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm….

“Cái chết chẳng còn là một sự đáng lo sợ nữa vì cuộc sống đã trở thành địa ngục trần gian:

…Lũ mặt người dạ thú xông ra Khiến đồng xa Nơi mấp mô mồ mả Các hồn ma cũng hả vong linh Vì thấy địa ngục của mình Còn ít nhục hình hơn dương thế.”

Lê Triết đã hoàn toàn đồng ý với Nguyễn Chí Thiện rằng cái chế độ khủng khiếp đến như vậy thì chỉ còn có một con đường:

“Con đường máu con đường giải thoát Dù có phải xương tan thịt nát Trong lửa thiêng trừng phạt bọn gian ma Dù chết chưa trông thấy nở mùa hoa Thì cũng sống cuộc đời oanh liệt đã!… …Nếu chúng ta đồng tâm tất cả Lấy máu đào tươi thắm tưới cho hoa Máu ươm hoa hoa máu chan hòa…

Page 125: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

125

…Lấy máu trút ra tạo thành sông nước Mới mong nổi lên vũng lầy tàn ngược.”

Những vần thơ trên trích từ bài trường thi “Đồng Lầy”, dài 400 câu, thoang thoảng mùi hương rùng rợn của “Hoa Địa Ngục”, một loài hoa ươm bằng máu và nước mắt trong một thứ địa ngục trần gian. Tác giả kêu gọi mọi người hãy vùng lên, nổi lên bên trên máu và nước mắt để thoát cảnh “đồng lầy”. Nhưng cho đến nay ngoài những vần thơ máu của Nguyễn Chí Thiện, người dân trong nước mới chỉ vùng lên đến mức thơ nước mắt khóc thầm của những Trần Dần, Trần Duy, Phùng Quán, bài giảng sám hối của Chân Tín, .…tiểu thuyết “lửa buồn” của những Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Dương Thu Hương (Những thiên đường mù), Nguyễn Huy Thiệp (Ông tướng về hưu)…, Nhật Ký Sắt của Nguyễn Ngọc Lan … và những lời tuyên bố đanh thép của những Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang… Những cuộc vùng dậy ở Thái Bình, Đồng Nai, Nam định đã dừng lại vì bị chặn ngăn không cho trở thành đẫm máu.

Nói chi đến cuộc rút lui nhục nhã của Mỹ, bỏ rơi miền Nam cho Cộng Sản và sự thảm bại của các chính quyền quốc gia. Trong “Hoa Địa Ngục tập I” (chúng tôi đặt tên lại như thế), xuất bản năm 1980, chỉ có dăm bài được viết sau tháng tư, 1975. Trong một bài thơ vắn, NCT có nói đến chuyện Mỹ rút lui nhục nhã. Nhưng ông không tuyệt vọng vì biến cố 30 tháng tư. Trái lại ông viết:

“Khi Mỹ chạy bỏ miền Nam cho Cộng Sản Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than Giữa tù lao, bệnh hoạn, cơ hàn THƠ vẫn bắn và thừa dư sức đạn! Vì thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng sáng lạn Không dành cho thế lực yêu gian Tuyệt vọng dẫu lan tràn Hy vọng dẫu tiêu tan Dân nước dẫu đêm dài ai oán Thơ vẫn đó, gông cùm trên ván Âm thầm, thâm tím, kiên gan Biến trái tim thành “chiếu yêu kính” giúp nhân gian Nhận rõ nguyên hình Cộng Sản Tất cả suy tàn, sức thơ vô hạn Thắng không gian và thắng cả thời gian Sắt thép quân thù năm tháng rỉ han.”(6)

Những vần thơ trưng dẫn ở trên đều trích từ tập thơ xuất bản năm 1980. Năm 1996, gần một năm sau khi đến Mỹ, Nguyễn Chí Thiện đã cho xuất bản tiếp những bài thơ ông làm sau 1975, nhưng chưa có trong tập thơ mà ông trao cho sứ quán Anh ở Hà-nội năm 1979. Sau đây chúng tôi sẽ trích dẫn một số câu trong cả hai tập thơ, nay được đặt tên là Hoa Điạ Ngục tập I và Hoa Địa Ngục tập II (Hạt Máu Thơ) để xem tác giả đã nói gì về Mác Lê, Hồ Chí Minh và tập đoàn Cộng Sản VN, cùng những cảnh đau thương trong xã hội xhcn miền Bắc.

Nguyên cả bài “Đồng Lầy” dài 400 câu phải nói là một bức tranh sống động mô tả xã hội Cộng Sản, chẳng phải chỉ ở trong tù, là nơi phát xuất ra nó, mà là ở trong cả “nước”, một thứ tù lớn so với tù nhỏ của tác giả. Trong bài này Nguyễn Chí Thiện gọi Hồ Chí Minh là Hồ ly (tinh):

“Hang Pác Bó hóa thành hang ác thú Bác Hồ già hóa dạng Bác Hồ Ly”

Là quỷ vương:

Page 126: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

126

“Từ buổi quỷ vương hớn hở mặt mày Đứng trước đảng kỳ trịnh trọng Đọc lời khai mạc thuở hoang sơ Tập tụ đảng viên đại hội dưới cờ Nguyện đem cuộc đời hơi thở Đạp bằng, phá vỡ Ngàn năm văn hiến ông cha…”

Trong Hoa Địa Ngục tập II, nhắc đến ông Hồ có lần không nhận bà chị ruột, NCT viết: “Mấy chục năm xa nước bác không viết phong thư nào Về thăm gia đình trong nước. Cách mạng thành công, bác vịn cớ bận, bất cần Bác Hồ ơi, bác không yêu nhà, bác làm sao yêu được Nước! Không yêu người thân Bác làm sao yêu được nhân dân! Chỉ những kẻ ngu đần Bị mê lóa bởi tuyên truyền điêu trá Mới tin bác là đạo cao đức cả Yêu nước thương nòi, có nghĩa có nhân Đến chị ruột bác kia, khi còn sống ở dương trần Cũng từ bác, coi là không có bác Vì bác đối với thâm tình quá bạc Chị bác–bà Thanh– nói vậy nhiều lần Bác vu cho bà là bị tâm thần!…”

Những vần thơ sau đây còn cho thấy tác giả gọi Hồ Chí Minh là Ma vương và Lê-nin là Quỷ Chúa, nếu để ý rằng Lê-nin sinh năm 1870 và bài thơ làm năm 1972:

“Đuổi bắt mặt trời theo lệnh Ma vương Lũ tiểu yêu ngang dọc đầy đường Đốc thúc nghe rình lời than tiếng thở Thằng này, sao mặt mày không hớn hở Thằng kia, sao dám thở dài? Lũ chúng bay phải làm việc bằng hai Để quỷ Chúa mừng sống dai trăm tuổi.”

Còn đây là Mác trước con mắt nhà thơ: “Học thuyết Mác, một linh hồn u ám Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha Mấy chục năm phá nước phá nhà Đã tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả!”

Chua chát, đắng cay hơn, quyết liệt hơn là bài “Khi muối chát”: “Khi muối chát đưa vào mồm thấy ngọt Và khi lá sắn thấy bùi, thơm Cũng là khi tôi lấy máu lẫn đờm Quết vào mặt Mác Lê bằng mọi giá Kể cả giá treo cổ.”

Riêng về Hồ Chí Minh với câu nói để đời: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” nhà thơ đã dùng ngay câu nói đó làm đầu đề một bài thơ 49 câu để kể tội:

“Không có gì quý hơn độc lập tự do Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó

Page 127: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

127

Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó Việc nó làm, tội nó phạm ra sao. Nó đầu tiên đem râu nó bện vào Hình xác lão Mao lông lá Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu Lúc rụi vào Tầu, lúc rúc vào Nga Nó gọi Tầu Nga là cha anh nó Và tình nguyện làm con chó nhỏ Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh…

(…bỏ qua 27 câu) Ôi độc lập tự do! Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thật to.” (8)

Bài thơ trên ông làm năm 1968. Ông chửi bác đã đời. Nhưng trước đó 4 năm ông viết: “Hôm nay 19-5 Tôi nằm Toan làm thơ chửi Bác Vần thơ mới hơi phang phác Thì tôi thôi Tôi nghĩ Bác Chính trị gia sọt rác Không đáng để tôi Đổ mồ hôi Làm thơ Dù là thơ chửi Bác Đến thằng Mác Tổ sư Bác! Cũng chưa được tôi nguệch ngoạc vài câu! Thôi hơi đâu Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác. Thế rồi tôi đi làm việc khác. Kệ cha Bác!”

Và trước nữa, năm 1962, khi mới vào tù mấy tháng, nhà thơ đã nặng lời với Mác: “Cụ Mác ơi, cụ là đồ chó đẻ Thiên đường cụ hứa như thế kia a? (trang 147)

Về Đảng Nguyễn Chí Thiện đã viết khá chi tiết trong 3 bài ở tập I: 1. Đảng dìu dắt thiếu nhi thành trộm cướp Giải phóng đàn bà thành đĩ thành trâu Giúp người già bằng bắt bớ rể dâu Và cải tiến dân sinh thành xác mướp Đảng thực chất chỉ là đảng cướp… 2. Từ buổi Đảng về họ mạc tới thăm Do thông cảm chỉ ngồi chơi chốc lát Miếng thịt miếng thà bỏ rơi đũa bát

Page 128: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

128

Trẻ già khao khát tháng năm Con chó con mèo mất tích mất tăm Vì đâu nông nỗi…(bỏ nhiều câu) ……Ôi từ buổi Đảng về làm chủ Khổ nhục chất chồng không thể đo cân Cụ Mác ơi, mỉa mai và quá đủ! Con chuột mà có dịp tháo thân Cũng ba cẳng bốn chân Chạy khỏi cái thiên đường của cụ! 3. (Bài này nói về cách tác giả đối phó với Đảng tàn bạo): Đảng đầy tôi trong rừng Mong tôi xác bón từng gốc sắn Tôi hóa thành người săn bắn Và trở ra đầy ngọc rắn sừng tê Đảng dìm tôi xuống bể Mong tôi đáy nước chìm sâu Tôi hóa thành người thợ lặn Và nổi lên ngời sáng ngọc châu Đảng vùi tôi trong đất sâu Mong tôi hóa bùn đen dưới đó Tôi hóa thành người thợ mỏ Và đào lên quặng quý từng kho Không phải quặng kim cương hay quặng vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ Mà quặng Uranium chế bom nguyên tử.

Đến tập II tác giả chỉ rõ dã tâm Đảng và gọi đảng là đảng bất nhân: Đảng dã tâm Quá rõ ràng Để vững vàng Ngôi làm chủ Để dễ dàng Hút máu mủ Dân phải mụ Dân phải ngu Dân phải mù Phải bỏ tù Những thằng sáng Dám phỉ báng Đảng sói lang

Và sau hết vẫn trong tập II, tác giả đã gom cả ban lãnh đạo đảng vào một bài “Đảng” Đảng, người quản lý trại giam Nước Nam là một trại giam khổng lồ Chúa ngục là lão già Hồ Duẫn, Chinh, Đồng, lũ cai tù bất nhân Tội đồ là những người dân Xác thân đói khổ bội phần xót xa Luân thường, nhân phẩm tiêu ma Tài năng trí tuệ dần dà gỉ han Đảng còn đó, còn lầm than Còn đau đớn nước, còn tan nát nhà

Page 129: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

129

Đó là kết luận rút ra Từ trong thực tế xương da não nùng…. …Đảng, nguồn gốc mọi khổ oan Đảng tan, oan khổ cũng tan theo cùng.”

Với sự cai trị tàn ác của đảng và bác như vậy không phải chỉ có người tù là khổ mà cái khổ ôm trọn khối dân tộc, chỉ trừ đảng viên trung thành. 400 câu thơ trong bài “Đồng Lầy”, tập I, đầy tính bi hùng đã miêu tả cái cảnh lầm than của nhân dân như những giống trâu bò ruồi muỗi lau sậy trong đồng lầy. Xin hãy nghe qua một vài đoạn vắn, để hình dung ra những kẻ mà nhà thơ ví như muỗi, như ếch nhái, như sậy lau:

Nếu có kẻ cho đời là cay đắng Hãy vào đây nếm thử vị đồng lầy Cho dạ dầy óc tim lưỡi cổ Biết biệt phân tân khổ ngọt bùi… …Tôi tỉnh hẳn , trở về cơn ác mộng Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang tiếng động Những con cưng của ngừng đọng tối tăm Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm Nên chúng tưởng màn đêm là ánh sáng! Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng Chửi bới mặt trời ca ngợi đêm đen Lũ sậy lau còm cõi đứng chen Hơi có gió là cúi đầu rạp hết Bát ngát xung quanh một mầu khô chết Đồng lầy mỏi mệt Lặng câm lũ kiến đi về Ôi cuộc đời hay một cơn mê Mà người, ngựa trâu, bò giống nhau đến thế!” ….. Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại Cái cảnh một trai giành nhau chín gái Đương diễn ra và sẽ còn diễn mãi Nếu đảng còn nắm vận mệnh tương lai Lũ sậy lau xưa chỉ biết thở dài Cũng phải ngước trông đất trời vấn hỏi…. …Trăng lặn…Sao tàn Bình minh không mong mỏi Từ từ xuất hiện trong sương Đẩy dân tộc trên giường xuống đất Hãy lắng nghe một điều chân thật Bình minh đây đau khổ nhất địa cầu Nó báo hiệu một ngày không một phút Thảnh thơi, thoải mái, ngẩng đầu Bình minh đấy muôn thuở một màu Nó báo hiệu mồ hôi kiệt quệ Những con người, không những chiếc máy thảm thê Không dầu, không mỡ Hỏng vỡ trước thời gian Hãy coi chừng phải giữ vẻ hân hoan Tiếng khóc tiếng than làm yêu ma run sợ Tội chúng phạm vô cùng man rợ

Page 130: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

130

Lộ ra, ai để chúng sinh tồn? Nên lo âu hốt hoảng bồn chồn Chúng nghe ngóng bỏ tù tiếng nói Hỡi tất cả những chân trời sáng chói Hãy hiểu rằng yên lặng nơi đây Giữa chốn đồng lầy Là tiếng gọi lâm ly đầy tuyệt vọng…. (…) Nó dùng máu hãm những dòng nước mắt Vắt những giọt mồ hôi Bịt tiếng người câm bặt Mong bốn phương lặng ngắt giữa cơ hàn…”

Cảnh lầm than tang tóc còn nhiều trong 400 câu thơ bài Đồng Lầy và nhiều bài khác nữa. Lỗi lầm vì đâu? Vì ai? Vì tất cả. Đó là câu trả lời của Nguyễn Chí Thiện, trong bài “Vì ấu trĩ”, phải chăng có gì phang phảng tư tưởng của Hà Sĩ Phu: vì dân trí còn thấp?

“Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương Cả nước đã quay về một mối –Một mối hận thù, một mối đau thương Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường Đảng tới là tan nát cả! Lịch sử sang trang, phũ phàng, tai họa Nào đâu chính nghĩa thắng gian tà? Đau đớn này không chỉ riêng ta Mà tất cả Cả những kẻ đã nằm trong mồ mả Và những bào thai trong bụng mẹ trót sinh ra Chúng sẽ có quyền nguyền rủa lũ ông cha Đã để chúng sa xuống hầm tai vạ Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả Mấy ai người đem hết tâm can? Trước quân thù hung hiểm gian ngoan Biết bao kẻ mơ hồ trong hưởng lạc! Nghĩ tới ngày mai lòng ta tan tác Đến bao giờ lấy lại được giang san! Chế độ này trâu ngựa sống không an Sài lang đã dựng xong nền thống trị Ai đứng dậy diệt trừ lũ quỷ? Ai trái tim lân mẫn vạn dân tàn Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn! (1975)

Hai câu cuối cùng cho người đọc thấy tác giả đã kỳ vọng ở người miền Nam biết mấy và khi sự thể đã xảy ra như thế, ông không chỉ thất vọng, tuyệt vọng, mà sống trong ngàn vạn cơn thác loạn. Ông ngầm oán trách người quốc gia là có cơ sở vậy. Người quốc gia ngày nay nên cứ mãi mãi nguyền rủa Cộng Sản mà thôi, hay nên suy nghĩ lại mà sám hối? Nhưng những vần ở phần trên còn cho thấy ông trách cả những người trí thức miền Bắc vì ấu trĩ mà thờ ơ, u tối, không có can đảm nói lên, viết nên sự thật, không dám đứng lên vùng lên một phen với đảng vô nhân.

Khác với hầu hết các tác giả được trích dẫn trong soạn phẩm này, Nguyễn Chí Thiện không có dè dặt, không sợ sệt, không nương tay, không hề có một hảo ý nào đối với Cộng

Page 131: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

131

Sản nói chung và đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Đúng như Vũ Thư Hiên, người bạn tù với ông, đã viết: “Với anh, Cộng Sản là xấu, là tồi tệ, là kinh tởm. Chấm hết”. Không một cái gì của Cộng Sản là tốt.” (7) Vì vậy trong hai tập thơ của ông đầy dẫy những lời lên án, kết tội từ Hồ Chí Minh trở xuống. Những cảnh đau khổ cùng cực của tù nhân, nhân dân, đàn bà, con nít trong chế độ Cộng Sản đầy dẫy trong trên ba ngàn câu thơ của ông, không kể xiết. Đây thân tù Nguyễn Chí Thiện, chẳng khác gì con vật, có lẽ còn thua con lợn:

“Tù ăn chay nghĩa là không có muối Cơm không mà dăm suất có vần xuôi Giá được điều lao động toán chăn nuôi Lấy lại sức nhờ sắn, khoai, bẹ chuối Nhà thơ sẽ đỡ còm nhom yếu đuối Chuồng lợn kia sẽ hóa tháp ngà thôi” (1987) “Mười mấy năm sống giữa lao tù Sống giữa buồng tim chế độ Tôi đã hiểu tới tận cùng bể khổ Mà trước kia Phật tổ hiểu lơ mơ.”

Đó là tù. Còn đây là người dân trong xã hội xhcn: “Con người thua con vật nếu đem so Ôi người mà không được ăn no Rét mướt co ro Đâu bằng con chó Người mà mất hết tự do Đâu bằng con bò! Giữa buổi sao Hỏa sao Kim hẹn hò Khoa học văn minh, hành tinh nở rộ! (1985) +”Ngoài đói khổ rùng mình Thời đại Hồ Chí Minh Xuất hiện dưới hai hình Mả tù và mả lính” “Đời trên đất bác Hồ Buồn hơn trong nấm mộ Trong đêm cùng chế độ Mọi tia sáng chỉ lòe ra cùng tiếng nổ” +”Hỏi ông ông đã đi tù Hỏi nhà, nhà đã tịch thu mất rồi Vợ con cua cáy lần hồi Đêm đêm về ngủ ở nơi xó đình” +”Đảng đã nắm là dân hết cựa Trí thức, ngu hèn, trâu ngựa như nhau Câu hỏi lớn lao làm tóc bạc sớm trên đầu Là hai bữa, mỏi mòn hai bữa.” +Một tay em trổ: “Đời xua đưổi” Một tay em trổ: “Hận vô bờ” Thế giới ơi, người có thể ngờ Đó là một tù nhân tám tuổi… +Những thiếu nhi điển hình chế độ

Page 132: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

132

Thuở mới đi tù trông thật ngộ Lon xon không phải mặc quần Chiếc áo tù dài phủ kín chân”

Không phải Nguyễn Chí Thiện chỉ chửi chế độ, kể khổ của mình và của nhân dân. Cũng như bất cứ nhà thơ nào, ông cũng nói đến “Nàng Thơ”, “Nàng Mơ”, đến rượu, đến trăng. Hai bài thơ về trăng trong tập 2 (trang 118 và 119) của nhà thơ Ngục Sĩ gợi người đọc nhớ tới những vần thơ cuồng nhiệt của Hàn Mặc Tử (9):

“Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối; Gió thu lọt cửa cọ mài chăn..”

Hay “Trăng nằm xõng xoài trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi”.

Hay “Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng. Ta vãi tung thơ lên tận sông Hằng..”

Sau đây là đôi vần trong số 42 vần thơ của NCT về trăng:(10) “…Trăng rất gần mà xa xôi lắm Mơ hồ mang ký ức xa xăm Những vầng trăng ngây ngất bao năm Ta không đuợc hưởng.” Và: …Đời ta vắng bóng chị Hằng Ta thương nhớ thời “ông giẳng ông giăng” “…Có cây đa, có cả chị Hằng Sống lạnh lẽo một mình trong cung quảng Ta thường ngắm và ta thương lắm! Nên những đêm vàng ngọc thơ của ta ơi! Ta vẫn mơ được ôm người như ngàn xưa say sưa Lý Bạch….”

Một vài cảm nghĩ riêng về hai tập thơ “Hoa Địa Ngục” Đúng là những bông hoa đơn sơ mộc mạc nhưng đầy sức sống, sức chiến đấu. Bởi vì

chúng đâm chồi và vươn lên từ đắng cay, cơ cực, nhục hình của thân xác lẫn tâm hồn. Đúng là hoa địa ngục. Bởi vì người thường sống trong một thế giới bình thường không thể làm được những vần thơ như thế. Thơ của những thi nhân đời thường đọc lên phần nhiều nghe như tiếng dương cầm du dương, tiếng sáo dìu dặt, tiếng thì thầm, tiếng thở dài não nuột. Thơ của Nguyễn Chí Thiện là tiếng kêu uất hận là tiếng kèn xung trận, là tiếng thét xung phong. Có lẽ vì vậy mà có người lầm bảo đó là tiếng pháo lệnh của lãnh tụ Lý Đông A, một triết gia, một nhà cách mạng trẻ tuổi, đoản mệnh.

Nói thơ Nguyễn Chí Thiện đơn sơ nhưng đầy sức sống, bởi vì dường như ông thấy gì viết nấy, lời, chữ , có sao dùng vậy, không chọn lọc, không trau chuốt. Thậm chí có lúc người đọc có cảm tưởng đọc một áng văn xuôi ứng khẩu. Nhưng vì là những việc thật, người thật, và vì ông chỉ nói sự thật cho nên có sức mạnh của chân lý, của hiện thực.

Thơ Nguyễn Chí Thiện còn mang dáng dấp của thơ văn huyền nhiệm. Có những ý lồ lộ mà lại đèo thêm ý nghĩa ẩn khuất khôn dò. (Đời tôi là một trường mâu thuẫn Của hồn và xác đẩy xô nhau. 1978) Có lẽ vì tâm trí ông ở trong một trạng thái luôn luôn bị đè nén trong uất hận căm thù lại được một ý chí phi thường nuôi dưỡng, hun đúc, nâng niu, cố giữ thăng bằng tư duy, tình cảm (Tình cảm chìm trong man rợ Sức cạn thơ tàn thôi nở.

Page 133: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

133

Còn chi, ngoài tham thiền, luyện thở) để có thể phục vụ nàng Thơ mà ông cưng chiều, coi như người bạn trăm năm, (Tù là nhà Vợ là thơ Đói rét ốm đau là con cái,,,) thà bỏ thân mình chứ không đành đánh mất nàng thơ. (Tôi không tiếc khi bị đời sa thải Thân thể vùi tan rữa, hóa bùn đen Nhưng vần thơ trong đêm tối đê hèn Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất Tôi sẽ tiếc, khóc âm thầm trong đất.”(1971) )

Hơn ba ngàn câu thơ gom vào trên bốn trăm bài, mà bài dài nhất là bốn trăm câu, đã nói đến không biết bao nhiêu tình, bao nhiêu cảnh, ước mơ, khát vọng nung nấu. Nhưng trên hết và trải dài khắp là quyết tâm sống còn để đánh phá Cộng Sản bằng lời thơ. Chính vì vậy mà thơ ông là thứ thơ chiến đấu, quyết chiến quyết thắng, mặc dầu ông bảo :

“Thơ của tôi không có gì là đẹp Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao. Thơ của tôi không có gì cao Như chết chóc mồ hôi báng súng Thơ của tôi là những gì kinh khủng Như Đảng, Đoàn, như lãnh tụ, như trung ương Thơ của tôi kém phần tưởng tượng Nó thật như tù, như đói, như đau thương Thơ của tôi chỉ để đám dân thường Nhìn thấu suốt tim đen phường quỷ đỏ.”

Thơ trở thành vợ của thi nhân có cưới hỏi đàng hoàng, sẽ mãi mãi trung thành với ông cho đến khi nào ông “nói với Thơ lời dối trá”:

(”Tôi lấy thơ thuở còn đi học Buổi gặp nhau đầu Thơ đã biết yêu tôi Thơ của tôi thời ấy đẹp như Kiều Lộng lẫy như Tần cung nữ Những cô Lý cô Hình cô Sử Tôi quên, tôi quá yêu rồi Thơ thường buồn, Thơ cũng như tôi Chỉ có bạn bè là Mơ và Mộng Thơ lấy tôi vì tôi không thể sống Không Thơ an ủi bên mình Đám cưới chúng tôi một đám cưới tình Chỉ có Mộng Mơ phù dâu phù rể Thơ giờ đã tay bồng tay bế Tù lao đầy đọa xanh gầy Thơ dọn nhà ra khỏi cung mây Từ buổi mộng mơ hóa thành ngu xuẩn! Đời chê Thơ nhiều buồn đau, hờn giận Không chịu bôi hồng trát phấn Bán mình cho Đảng nuôi thân Gắn bó cùng tôi Thơ khổ vô ngần Chia sẻ bao sầu bao hận Thơ chịu âm thầm chung thủy tận khi nao? –Tận khi nào Anh nói với Thơ lời dối trá.” )

Đối với Nguyễn Chí Thiện chỉ có một cách đối phó với Cộng Sản là đánh, là lật, là hất. Không có xét lại xét đi gì hết:

Page 134: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

134

“Đảng như hòn đá tảng Đè lên vận mạng quê hương Muốn sống trong hòa hợp yêu thương Việc trước nhất, phải tìm phương hất xuống.”

Và: “Học thuyết Mác này đây sọt rác Xét lại làm gì, vứt nó đi Sử sách sau này đỡ mất công ghi Thêm quá nhiều trang xám xì tội ác.”

Riêng ông quyết liệt “…Thề cùng Cộng Sản Chiến đấu tới cùng mang hết tâm can Đàng nào thời đời cũng nát tan Tan nát nữa xá gì thân khốn nạn…”

Ông cũng không ngần ngại “Ngang nhiên thẳng tay giáng Vào mặt bác và đảng Một tát như trời giáng…”

Ông còn hô hào nhắc nhở và cảnh cáo người khác là: “…Của quý tự do Không phải thứ Trời cho Những dân tộc co ro Cam kiếp sống trâu bò Chỉ mong chờ hưởng sẵn!”

Nguyễn Chí Thiện, tuy cương quyết, tin tưởng rằng thế nào cũng có ngày Cộng Sản tiêu tan, tàn lụi như cục than hồng. Nhưng ông cũng linh cảm thấy ngày đó còn xa…: Năm 1969 ông viết:

“Tôi tin chắc một điều Một điều tất yếu Là ngày mai mặt trời sẽ chiếu Tôi lại nghĩ một điều Một điều sâu thẳm Là đêm tàn Cộng Sản tối tăm Có thể kéo dài hàng mấy mươi năm Và như thế sẽ buồn lắm lắm Cho kiếp người sống chẳng bao lăm.”

Cái đêm tối tăm ấy mà Vũ Thư Hiên cũng như Arthur Koestler gọi là “Đêm Giữa Ban Ngày” cho đến nay vẫn còn đấy. Đúng là đã mấy mươi năm rồi (1999 trừ 1969 = ba mươi năm). Vì vậy mà chương cuối soạn phẩm này mới có cái nhan đề là “Vẫn-đêm-giữa ban-ngày”. Tại sao?

Chú Thích

(1) Theo cố ký giả Chử Bá Anh (Phụ Nữ Diễn Đàn số 113, 1993) thì có xô xát và gây tiếng động nên ba người Anh ở trong phòng trong mở cửa ra kịp lúc.

(++) Năm 1984 ông lại viết với niềm tin ở Trời: “Cộng Sản đày ta sống trong chết dở. Muốn ta tàn tắt cùng Thơ .Song ta tin có Trời kia cứu trợ .Tất cả dần dà ta sẽ vượt qua….” Rồi 3 năm sau (1987) Ông lại viết: “Cố sống cầu Trời Phật Cứu Thơ qua ngục thất.”

Page 135: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

135

(2) Nổi tiếng thời đệ nhị Cộng Hòa là một chính khách liêm khiết giữa một môi trường dễ nhiễm vi khuẩn tham nhũng là bộ tài chính.

(3) Phụ Nữ Diễn Đàn số 95, tháng 12 năm 1991, trang 2. Hai năm sau, có chỗ (PNDĐ 113, tháng 6, 1993, trang 16) ông lại viết ngày sinh là 27-2-1939. Còn ông Minh Thi thì lại nói sinh năm 1937.

(4) Trích bài “Thời gian hỡi” làm năm 1960. SĐD trang 52. (5) Bút hiệu Tú Rua, một cây viết cứng của tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Ông cùng với

bà vợ là Đặng Trần Thị Tuyết bị ám sát ngày 22-9-1990 tại tiểu bang Virginia. Các nhà báo, nhà văn, trong đó có chủ tịch Văn Bút Việt Nam hải ngọai Nguyễn Ngọc Ngạn đã cực lực lên án bọn sát nhân giấu mặt.

(6) “Bản chúc thư của một người Việt Nam”, Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong, 1980, trang 93.

(7) Đêm Giữa Ban Ngày trang 725. Dĩ nhiên Vũ Thư Hiên không đồng ý với Nguyễn Chí Thiện. Ông cũng như những Bùi Tín, Trần Độ và cả Dương Thu Hương vẫn còn có một cảm tình nào đó đối với đảng Cộng Sản và Hồ Chí Minh vì cái “công đánh đuổi thực dân Pháp”, nếu không phải vì cái bề ngoài tốt đẹp của chủ nghĩa Mác. Chính vì điểm này mà họ khó chấp nhận thái độ dứt khoát của những người quốc gia chống Cộng từ đầu. Cũng như những người này không chịu chấp nhận sự phản tỉnh nửa vời của họ, và còn có thể coi đó là giả vờ hay cò mồi, chống cuội. Chính điều này là trở ngại cực lớn trong việc “trí thức” cùng nhau tiêu diệt Cộng Sản để cứu nước ra khỏi cảnh lầm than, không có tự do dân chủ hiện nay. Xin xem phần tổng kết.

(8) Trong sách ghi bài này làm năm 1968. Có lẽ không đúng vì trong bài thơ tác giả có nói đến việc hàng trăm ngàn người quốc gia vào tập trung “học tập cải tạo”: (năm 1975)

“Nó tập trung hàng chục vạn “ngụy quân” “Nạn nhân của đường lối “khoan hồng chí nhân” của nó.”

Hoặc giả tác giả nói về chuyện sau khi Cộng Sản chiếm nửa nước hồi 1954? Nhưng năm đó binh sĩ quốc gia đã rút hầu hết vào Nam, không thể có hàng chục vạn bị bắt.

(9) Tên thực Nguyễn Trọng Trí (22-9-1912 – 11-11-1940), người Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình, một tín đồ Công Giáo nổi tiếng trong cộng đồng độc giả tôn giáo vì tập thơ “Xuân Như Ý” với bài Ave Maria trong đó có những câu: “Maria! linh hồn tôi ớn lạnh Run như run thần tử thấy long nhan…” Ông mất năm 1940, mới 28 tuổi. Các nhà phê bình thi ca Việt Nam như Hoài Thanh, Hoài Chân, Trần Thanh Mại, Chế Lan Viên… đều liệt ông vào một trong những nhà thơ lớn nhất của Việt Nam. Tác giả “Thi Nhân Việt Nam” đã viết về thơ của HMT: “Bài thơ đã biến thành bài kinh và người thơ đã trở nên một vì giáo chủ”. Rồi nhấn mạnh lời khen đứt lưỡi của Chế Lan Viên:

“Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử.”

(Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân, Xuân Thu, 1968, tr.204) (10) Ngoài 2 bài thơ về trăng vừa kể, và mấy vần thơ nói đến Mơ và Nàng Thơ, Nguyễn

Chí Thiện không nói đến tình yêu trai gái, hay phong cảnh thiên nhiên. Lý do được nêu ra trong 4 câu thơ sau đây: “Dân tộc đang quằn quại dưới hầm chông Ta lòng nào viết lách lông bông Ca ngợi cái đùi, cái ngực, cái mông Tán tụng mây trời hoa lá viển vông”

Page 136: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

136

Chương 14 Bùi Tín, Thành Tín hay

Bội Tín, Thất Tín Cựu đại tá Cộng Sản Bùi Tín, khi làm báo lấy bút hiệu Thành Tín. Tháng 9 năm 1990 ông sang Pháp dự Liên Hoan của báo “Humanité” (Nhân Đạo) của đảng Cộng Sản Pháp rồi xin gia hạn ở lại thêm một thời gian để “chữa bệnh”. Sau đó ông gửi về nước bản kiến nghị 12 điểm gọi là “Kiến nghị của một công dân”. Bản kiến nghị được Đài BBC truyền đi đã gây dư luận xôn xao trong nước cũng như ở hải ngoại. Nhà cầm quyền Cộng Sản nghe nhức nhối lắm. Mai Chí Thọ, bộ trưởng bộ Nội Vụ thời ấy gọi ông là tên phản bội, thất tín. Đứa cháu ngoại ông tên Quỳnh Anh 8 tuổi nghe người lớn nói chuyện với nhau sao đó đã viết thư cho ông: “Ông Thất Tín ơi, con vẫn tin ông Thành Tín và nhớ ông Thành Tín lắm.”

Bùi Tín là ai, đã nói gì khiến Cộng Sản gọi ông là bội tín, thất tín? Người quốc gia ở hải ngoại có nghĩ ông thành tín không?

Sơ lược tiểu sử : Bùi Tín sinh ngày 29 tháng 12 năm 1927 tại Hà-nội, con ông Bùi Bằng Đoàn, một trong

những thượng thư thanh liêm của nội các Ngô Đình Diệm (1933), hơn ông này 20 tuổi. Ông Đoàn đã bị ông Hồ chiêu dụ, khi ông ta không thuyết phục được ông Ngô Đình Diệm cộng tác trong chức vụ bộ trưởng nội vụ, chính phủ Liên Hiệp hồi 1945. Ông Hồ rất quý trọng ông Đoàn và giao cho chức chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội Việt Minh đầu tiên cho đến khi qua đời (từ 1946 đến 1954). Cộng Sản đã để một con đường ở Hà Đông mang tên Bùi Bằng Đoàn, sau này tình cờ gia đình con ông lại đến ở trên con đường này. Bùi Tín là con thứ 8 trong gia đình 10 chị em gồm 2 trai và 8 gái. Ông là trưởng nam. Ông có một người em gái út, tên Bùi Bội Sơn sống ở miền Nam có chồng là công chức trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, sau 1975 cả gia đình đã sang định cư ở Mỹ –năm 1992 gia đình bà ở San Diego.

Từ 1941 đến 1945 Bùi Tín theo học trường Khải Định, tức Quốc Học Huế, do ông Ngô Đình Khả, thân phụ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng lập, lúc ấy hiệu trưởng và phần đông giáo sư là người Pháp. Khi Việt Minh cướp chính quyền và vua Bảo Đại đã thoái vị, Bùi Tín vào lính “cụ Hồ” và được “cụ Hồ”, lúc ấy đã chiêu dụ được ông Bùi Bằng Đoàn, cho theo học truờng Quân Chính “Đỗ Hữu Vị”. Ông Hồ là hiệu truởng danh dự của trường.

Năm 1956 ông thành hôn với một nữ giáo viên ở vùng Nghệ An là nơi ông đóng quân. Ông bà chỉ có 2 con, một trai, một gái: Bùi Tân Vinh, kỹ sư cơ khí, đã cùng vợ vượt biên tìm tự do. Và Bùi Bạch Liên, bác sĩ gây mê, mẹ của bé Quỳnh Anh nói trên, còn ở lại Việt Nam. Ông đi bộ đội từ 1945 đến 1982 thì giải ngũ. Gia nhập đảng Cộng Sản từ 1946 đến tháng 3 -1991 thì bị khai trừ.

Trong một bài báo trả lời luận điệu của Bùi Biên Thùy đả kích ông, Bùi Tín cho biết sau khi ông Ngô Đình Diệm và ông Kennedy bị ám sát cuối năm 1963, Hà-nội chuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ (2) đối với miền Nam; bộ quốc phòng đã cử ông cùng với 11 người khác vào chiến trường miền Nam “để phổ biến nghị quyết mới (3) và nghiên cứu tình hình tại chỗ.”

Trước đó ít tháng ông đã thi đậu cử nhân luật, năm 36 tuổi. Đầu năm 1973 ông được cử làm ủy viên chính thức kiêm phát ngôn viên phái đoàn quân sự Hà-nội trong ủy ban quân sự bốn bên. Vẫn theo bài báo nói trên, ông đã được chỉ định gần hai chục lần tham gia đoàn đại biểu quân sự cao cấp công tác tại một số nước trong khối Cộng Sản cũng như một số nước thuộc thế giới thứ ba như Aán Độ, Nam Dương… Từ 1972 đến 1981 ông là phó tổng biên tập, tờ Quân Đội Nhân Dân. Từ 1986 ông là phó tổng biên tập tờ nhật báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của đảng Cộng Sản V.N.

Page 137: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

137

Chính ông cho biết trong nhiều bài báo, hay cuộc phỏng vấn trên đài, cũng như trong cuốn hồi ký Hoa Xuyên Tuyết: Ông là sĩ quan cao cấp nhất trong số mấy sĩ quan cao cấp của Cộng Sản đại diện đoàn quân “giải phóng” chấp nhận lời đầu hàng của tổng thống một ngày Dương Văn Minh, mặc dầu một vài sĩ quan Cộng Sản đã lên tiếng phủ nhận điều đó, nói rằng người nhận sự đầu hàng là trung tá Bùi Văn Tùng. Về phía thế giới tự do không ai đặt vấn đề này vì khi ông phát biểu như vậy thì đại tướng Dương Văn Minh cũng đang có mặt ở ngoại ô Paris và những nhà báo ngoại quốc có mặt tại dinh Độc Lập ngày 30-4-75 không ai lên tiếng cải chính hay phủ nhận. Hơn nữa độc giả tập san “Le Point” ở Pháp lúc ấy còn được xem hình ông đứng trước mặt tướng Dương Văn Minh, có thủ tướng Vũ Văn Mẫu và mấy vị bộ trưởng ở bên.

Đáp lời mời của đảng Cộng Sản Pháp ông tới Paris, lần đầu tiên trong đời, để dự đại hội liên hoan “Fête de l’Humanité” (4) của đảng Cộng Sản Pháp vào trung tuần tháng 9 năm 1990, ông lấy cớ bị đau tim xin ở lại thêm 2 tháng để chữa bệnh. Trong thời gian đó ông đã soạn thảo bản “kiến nghị của một công dân” 12 điểm gửi cho lãnh đạo ở Hà-nội qua tòa đại sứ Việt Cộng ở Paris. Đồng thời, qua trung gian bà Judy Stow, trưởng ban Việt Ngữ đài BBC và ông Đỗ Văn, tức Đỗ Doãn Qũy, biên tập viên của đài này, mà ông đã có dịp gặp ở Hà-nội cách đó không lâu, ông đã cho phổ biến bản kiến nghị trong nhiều buổi phát thanh bắt đầu từ ngày 28 tháng 11 năm 1990. Đồng thời ông cũng trả lời hàng loạt câu hỏi của Đỗ Văn kéo dài 200 phút trên làn sóng điện qua 16 buổi phát thanh liên tiếp. Cuộc phỏng vấn dài này, được phát đi từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 12 đã kéo chú ý của thính giả tại quốc nội cũng như quốc ngoại.

Từ đây bắt đầu một giai đoạn náo động của cuộc đời viên đại tá đã từng được coi như một anh hùng của “chủ nghĩa xã hội”. Ngoài các đài phát thanh Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Mặc Tư Khoa, các tờ báo lớn như Washington Post, New York Times, International Herald Tribune ở Mỹ, Le Point, Le Figaro ở Pháp; The Guardian ở Anh, The Nation ở Thái Lan… đã nói đến hiện tượng Bùi Tín như là một biến cố có ý nghĩa vào lúc các chế độ Cộng Sản tại Đông Aâu đang theo nhau sụp đổ. Các hãng thông tấn AP, Reuter cũng loan tin và bình luận về bản kiến nghị của Bùi Tín. Người ta chú ý nhiều đến bài phóng sự phỏng vấn của Michel Tauriac trên tập san Le Point ở Paris với hàng tít lớn: “Người anh hùng của Hà-nội đang sống trong một căn phòng bồi ở Paris: Câu chuyện buồn thảm của Bùi Tín, người đã vỡ mộng, và để mất 40 năm đời mình”. Tờ International Herald Tribune thì nhấn mạnh đến việc Bùi Tín gợi ý một chính phủ hòa giải dân tộc trong đó có cả những người chống cộng đã chạy ra ngoại quốc, mặc dầu những người này cảm thấy khó mà có thể hợp tác với Cộng Sản, kể cả những người có đầu óc cởi mở và đã quay lại phê bình chỉ trích Cộng Sản như Bùi Tín. Nhưng tờ báo cũng cho rằng Bùi Tín đã nói lên nguyện vọng sâu xa nhất của hàng triệu người dân Việt Nam.

Trong số phản ứng của cộng đồng người Việt ở Hải ngoại sớm nhất người ta chú ý đến những tờ Độc Lập ở Đức với bài phân tích của ông Trần Đình Nam, tờ Thông Luận của nhóm các ông Phạm Ngọc Lân, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Gia Kiểng ở Paris, và tờ Thời Luận của Đỗ Tiến Đức ở Los Angeles. Một độc giả đã gửi cho Thông Luận một lá thư dài (5) nói đại ý ông ta về thăm quê hương thì thấy dân ở trong nước rất phấn khởi khi nghe Bùi Tín trên đài. Họ đặt kỳ vọng ở những cán bộ dũng cảm dám hy sinh làm một việc liều lĩnh nhưng vô cùng cần thiết để thay đổi cái chế độ thối nát này. Vị độc giả đó nói rằng “trong nước nhân dân đã sẵn sàng hành động. Nhưng tiếc thay chưa thấy bóng dáng một tổ chức chính trị anh minh dũng cảm nào xuất hiện để gánh lấy trách nhiệm nặng nề của lịch sử V.N..”

Còn ký giả Nguyễn Anh Tuấn của tờ Thời Luận (6) thì viết: “Sở dĩ ý kiến của Bùi Tín được đa số đồng bào bàn tán sôi nổi vì những điều mà ông đề

nghị, như đổi tên nước, đổi tên đảng, bầu cử lại quốc hội mới, mời người Việt hải ngoại về tham gia việc nước, có thể nói là rất táo bạo, rất nguy hiểm đối với tác giả của nó. Vì tất cả

Page 138: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

138

những điều phạm húy đó xưa rày chưa có một đảng viên nào dám nghĩ tới, chứ đừng nói là thốt ra thành lời, và lại còn công khai phổ biến trước dư luận quốc tế và quốc nội như trường hợp của Bùi Tín.”

Phản ứng của ngành truyền thông bên ngoài có chiều thuận lợi ban đầu đó sẽ giảm đi vào năm sau. Nhưng phản ứng của báo chí đảng trong nước thì bất lợi và gay gắt ngay từ đầu. Người ta không đếm xỉa gì đến những đề nghị của Bùi Tín, hơn nữa còn đả kích kịch liệt, gọi đó là những sự xuyên tạc, tâng công, tự đề cao và “thất tín”, phản bội…

Báo Quân Đội Nhân Dân ở Hà-nội đã cho đăng bài của một giáo sư Trần Nhâm nào đó lên án “hành vi bán Chúa của tên Giuda” Bùi Tín. “Phải chăng đại tá Bùi Tín là một nhà dân chủ hay chỉ là một tên bịp?” …”anh ta không chỉ đại diện cho riêng mình, mà là đại diện cho cả một khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa mang theo tâm trạng hoang mang, dao động, hoảng hốt qua tình hình sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Aâu và Liên Xô.”

Báo Hà-nội Mới số 16-2-1992 đăng bài của Bùi Biên Thùy nhan đề: “Những luận điệu xuyên tạc và bịp bợm của Bùi Tín” tố cáo Bùi Tín đủ điều, phủ nhận những gì ông nêu lên trong các bài báo ngoại ngữ ở Pháp, ở Mỹ.

Báo Tuổi Trẻ ở Saigon thì đăng bài của Bùi Văn Tùng chứng minh ông ta mới là người bắt tướng Dương Văn Minh đầu hàng chứ không phải Bùi Tín. Tác giả bài báo đã dẫn chứng tác phẩm của chính Bùi Tín là cuốn “Saigon trong ánh chớp chói lọi của lịch sử”, 1978, rồi kết luận: “Ai có thể tin rằng Bùi Tín, một nhà báo, lại có thể bắt nổi một tổng thống để rồi buộc tổng thống ấy đầu hàng không điều kiện?” (7)

Giữa tháng 3 năm 1991, nghĩa là một tuần sau khi bị đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức khai trừ, Bùi Tín đã viết một bài yêu cầu phổ biến khẩn cấp. Nội dung đề cao tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản của các nước Đông Aâu và kêu gọi thành lập một chính đảng đối lập có cái tên “Đảng Độc Lập Tự Do” chẳng hạn”. “Đảng này có thể tiếp nhận những người Cộng Sản tự nguyện rời đảng Cộng Sản để gia nhập. Đảng đăng ký hoạt động hợp pháp với ý thức chính trị xây dựng đất nước, vừa đoàn kết hợp tác, vừa ganh đua với đảng Cộng Sản…”

Ngày 22-6-1991, nghĩa là 2 ngày trước đại hội VII, (đã được hoãn đi hoãn lại nhiều lần, sau cùng mới ấn định dứt khoát là ngày 24-6-91) người ta thấy trên tờ Le Monde một bài báo của Bùi Tín kêu gọi các đảng viên trong nước tiếp tục công cuộc dân chủ hóa (chấm dứt việc đảng tiếm quyền cai trị) và xét đến việc có nên “dứt khoát từ bỏ cái chủ nghĩa duy ý chí” (Bùi Tín có ý nói “xã hội chủ nghĩa” hiện hành) đã gây ra biết bao thất bại không?

Không biết đây có phải là một sự trùng hợp nào đó không, mà chỉ một tuần sau ngày đám bảo thủ ở Liên Xô thất bại trong cuộc đảo chính lật Gorbachev (19-8-1991), Bùi Tín đã tuyên bố trên đài Quốc Tế Pháp RFI ở Paris hướng về Việt Nam rằng ông đã dứt khoát từ bỏ đảng Cộng Sản Việt Nam. Ít ngày sau qua bài phỏng vấn của chủ bút báo Phụ Nữ Diễn Đàn, ông cũng xác nhận điều đó với đồng bào ở Hải Ngoại. Ông còn nói sẵn sàng hợp tác với người quốc gia chống cộng để “tranh đấu cho nền dân chủ thực sự, chấm dứt độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam.” (8)

Gần một năm sau kể từ ngày bản “kiến nghị của một công dân” được phổ biến rộng rãi, Bùi Tín được một nhóm người Mỹ mời sang Hoa Kỳ. Điều không hay cho ông trước con mắt của cộng đồng Việt Nam là khi đặt chân lên đất Mỹ chiều ngày 15-10-1991, ông đã được sử gia thiên tả Stanley Karnow đón về ở nhà ông ở khu Potomac, tiểu bang Maryland, sát thủ đô Washington, gần một tuần lễ. Sau đó ông đi New York, Boston, San Francisco, San Diego, Los Angeles rồi trở lại Washington. Thượng tuần tháng 11 ông trở lại Paris.

Trong 5 ngày đầu tiên, ở thủ đô Mỹ, theo sự hướng dẫn sắp xếp của các ông Stanley Karnow, Đoàn Văn Toại, và tổ chức Asia Society ông đã đọc nhiều diễn văn, trả lời nhiều

Page 139: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

139

cuộc phỏng vấn của đài phát thanh và báo chí, hội họp với hết nhóm nọ đến nhóm kia, đi thăm viện bảo tàng, viện đại học, ngũ giác đài, tường trình ở quốc hội… Ông nói với ký giả Chử Bá Anh rằng mỗi ngày ông chỉ ngủ được 3 giờ. Theo ông Chử Bá Anh thì bài diễn văn đã đuợc ông soạn thảo ở Paris thật cẩn thận, khi sang Hoa Kỳ nhiều cố vấn đã góp ý sửa đi sửa lại và không còn giống nguyên bản nữa. Phải chăng vì vậy mà cộng đồng Người Việt hải ngoại sau đó rất bất mãn với ông về việc ông khẳng định với một số nghị sĩ và dân biểu quốc Hội Mỹ rằng không còn tù binh Mỹ ở Việt Nam, nhất là việc ông khuyến cáo Mỹ nên bỏ cấm vận và sớm bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hà-nội, mặc dầu ông nêu lý do là dân chúng đói khổ quá rồi, cần phải cứu dân. Trong số những người ảnh hưởng tới lập trường của ông chắc chắn là có các ông Đoàn Văn Toại và sử gia thiên tả Stanley Karnow, nguyên là ký giả của tờ Time thiên tả. Trong “Vietnam, A History”, và nhất là “Vietnam A Television History”, một bộ phim 13 tập, ông này đã ca tụng Hồ Chí Minh và Cộng Sản miền Bắc, mạt sát chính quyền miền Nam trước 75. (9)

Đến San Francisco Bùi Tín lại được các ông Bùi Duy Tâm và Trần Văn Ân đón tiếp long trọng trước sự hiện diện của “cựu quốc trưởng” Nguyễn Khánh, và tướng Nguyễn Khắc Bình, nguyên tổng giám đốc cảnh sát và Trung Ương Tình Báo thời tổng thống Thiệu. Sự việc này càng làm Bùi Tín mất tín nhiệm hơn nữa. Nhiều tờ báo ở Cali đã lên tiếng phê bình ông và cả những người tiếp xúc với ông. Nhiều đoàn thể, trước kia hoan nghênh ông nay cảm thấy thất vọng, họ hủy bỏ các cuộc tiếp xúc dự trù dành cho ông.

Trong số những người Việt Nam đến dự các buổi thuyết trình của ông Tín ở vùng Washington có một số người tên tuổi như các cựu đại sứ Bùi Diễm, Trần Kim Phượng, các ông Phạm Dương Hiển, Lê Xuân Khoa, Phạm Trung Kiên, Nguyễn Đình Hùng, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Văn của đài VOA, và ông Lê Văn Ba, chủ tịch liên hội Việt Nam vùng thủ đô… Các ông Lê Văn, Lê Văn Ba và Nguyễn Ngọc Bích đều lên tiếng chê trách Bùi Tín, đại ý nói ông này phát biểu không khác gì lập trường của Hà-nội về hai vấn đề then chốt: không còn tù binh Mỹ ở Việt Nam; Hoa Kỳ nên bãi bỏ cấm vận cho Việt Nam. Vì vậy, khi trở về Pháp rồi, hoạt động của Bùi Tín ít được cộng đồng Việt Nam hải ngoại quan tâm như trước. Ngoài một vài cuộc tiếp xúc trong phạm vi nhỏ, ông thu hẹp hoạt động của ông vào những bài viết cho một số báo Việt ngữ như Phụ Nữ Diễn Đàn, Người Việt, Thế Kỷ 21, Ngày Nay… và mấy tác phẩm ông cho xuất bản sau đó tiếp theo cuốn hồi ký Hoa Xuyên Tuyết đã hoàn thành trước khi ông sang Mỹ, như “Mặt Thật”, “Về Ba Ông Thánh”, “Mây Mù Thế Kỷ”….

Vào hạ tuần tháng 6 năm 1992 người ta có thấy Bùi Tín xuất hiện trong một cuộc hội thảo của “Ủy Ban Dân Chủ” ở Paris. Theo ông Nguyễn Đăng Dương cho biết trong số báo 102 Phụ Nữ Diễn Đàn, tháng 7 năm 1992 thì cuộc hội thảo này có mục đích tiến dần tới một “hội nghị hiệp thương ba phe” hậu thuẫn cho nhân dân trong nước. Trong ban tổ chức và thành phần diễn giả có các ông Đinh Văn Hoàng (tiến sĩ, nguyên phó khoa trưởng trường đại học khoa học Saigon, đứng đầu ban tổ chức), Nguyễn Văn Trần, Tôn Thất Long, Phạm Trọng Chánh, … và Bùi Tín. Ngoài ra, theo Diễn Đàn Phụ Nữ, còn có một số bài tham luận từ xa gửi tới để đọc hay tóm tắt trong hội nghị của một số nhân vật không đích thân tới dự được. Ba phe mà người ta nói đến ở đây là: Phe đối lập trong nước như Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Hộ, Nguyễn Ngọc Đạt, Nguyễn Ngọc Lan..…và một số nhà tu như Lê Mạnh Phát, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Chân Tín. Tuy nhiên danh sách dự trù này không được đem bàn trong cuộc hội thảo vì “sợ gây tranh cãi dai dẳng”. Phe thứ hai là chính quyền Cộng Sản trong nước. Và phe thứ ba là cộng đồng người Việt Hải Ngoại.

Ông Võ Long Triều (10) cũng có mặt trong cuộc hội thảo này. Ông cho rằng các diễn giả chưa có chương trình cụ thể và chưa dứt khoát đủ với Cộng Sản. Nếu có hành động dứt khoát tích cực ông sẽ góp một phần lương của ông. Ông Võ Long Triều đã tường thuật về cuộc hội thảo này trên làn sóng điện của đài Quốc Tế Pháp RFI, chương tình Việt Ngữ.

Page 140: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

140

Trong đó ông đã nói nhiều về diễn giả Bùi Tín: “Đại tá Bùi Tín, bằng giọng hùng hồn, đầy sức thuyết phục, bằng lời lẽ rõ ràng, đưa ra một khuôn mẫu mà theo ông có thể làm nền tảng cho một giải pháp mai sau.” Sang phần kế tiếp của chương này chúng tôi sẽ trở lại với những lời phát biểu của Bùi Tín, đã được Võ Long Triều trích dẫn.

Đầu năm 1999 vừa qua Bùi Tín lại kéo chú ý của độc giả Việt Nam ở hải ngoại bằng cái mà ông gọi là “một cuộc phỏng vấn thật đặc sắc”. Đối tượng của ông là Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng. Trong bài báo ông đã gián tiếp kết tội hai ông này về cái chết của hàng triệu đồng bào trong một cuộc chiến đẫm máu, và cuộc bỏ nước ra đi của hơn triệu người, trong số đó một phần quan trọng đã bỏ mình trong lòng biển cả. Ông cũng tiết lộ là “hai đại lão khai quốc công thần của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” này ngày nay “hay đến thăm chùa, thắp hương trước tượng Phật, và còn thỉnh thoảng ở trong nhà ngồi thiền trước bàn thờ Phật hàng giờ….”

Phải chăng ông muốn nói hai ông này đã sám hối, theo cách nói của linh mục Chân Tín, (11) và ngỏ ý mong đồng bào xóa tội cho hai ông, trong đó có một người có thể coi như bạn ông? Đúng ra không phải vậy. Bùi Tín muốn hai ông phải trả lời hai câu hỏi hạch tội của ông ta, và còn nói: im lặng cũng là một câu trả lời có ý nghĩa. Như vậy Bùi Tín đã dồn hai ông này vào cái thế kẹt, khó ăn khó nói với quốc dân rồi, trừ phi Võ Nguyên Giáp dám tập trung tàn lực của viên tướng già đứng lên đối đầu với phe bảo thủ đang nắm toàn quyền. Có lẽ đã hết kỳ vọng ở anh hùng Điện Biên rồi ông Tín mới tung ra lời thách đố như vậy.

Mấy điểm chính trong tác phẩm và lời phát biểu của Bùi Tín: 1. Trong số 12 điểm của “bản kiến nghị của một công dân”: chúng tôi chỉ nêu lên đây 4

điểm đáng chú ý: * Điểm 3: Bùi Tín cho rằng đã có đổi mới nhưng chưa đủ. * Điểm 4: Hai điểm chiến lược là xây dựng cnxh và bảo vệ tổ quốc xhcn không còn hợp

thời nữa. Nhiệm vụ chiến lược bây giờ là xây dựïng và phát triển đất nước. * Điểm 6: Tuy cnxh trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã phạm nhiều sai lầm, nhưng

nó cũng làm nên sức mạnh trong chiến tranh giải phóng. Vì vậy bác bỏ hoàn toàn cnxh cũng sai, mà cứ theo con đuờng cũ cũng sai. Phải tìm ra một hướng mới.

* Điểm 7: Nên đổi tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và tên đảng thành Đảng Lao Động Việt Nam.

2. Trong số những ý kiến Bùi Tín nêu lên trong các cuộc phỏng vấn, nhất là cuộc phỏng vấn dài 200 phút dành cho phái viên đài BBC chúng tôi cũng chỉ xin chọn ghi lại đây vài ý nổi bật.

Về giới lãnh đạo: “Phần lớn họ sống giản dị, họ có những nỗi lo cho đất nước. Đặc quyền đặc lợi ở số

đông họ nếu có cũng thật ra không có gì to lớn so với các nơi khác. Về quá khứ của họ tôi thật sự tôn trọng, họ đã vào tù ra tội trong hoạt động cách mạng, nhưng họ có những hạn chế khách quan về trình độ văn hóa.”…”Đó không phải là tội lỗi của họ. Chúng ta không thể đòi hỏi hơn, cho nên lên án, chê trách, phê phán là không thực tế.”

Về tiềm năng lãnh đạo trong nước: “…tôi nghĩ ở Việt Nam nhân tài không thiếu. Thay đổi quan niệm cho thật thích hợp

với nhân tài và thay đổi cách tuyển chọn nhân tài thì sẽ tìm ra, và có thể tìm ra không ít.” Đáp câu hỏi có sợ bị lên án là chống đảng, bất mãn,phản động không? Ông nói rất

lâu, đại ý: “Tôi không chống đảng, tôi yêu lý tưởng của đảng: công bằng xã hội, giải phóng con

người trên thế giới đại đồng…Tôi không bất mãn…vì tôi quen sống giản dị. Cả gia tài tôi chỉ có một chiếc xe đạp đáng giá bằng 200 quan… Không gì hấp dẫn và sung sướng bằng

Page 141: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

141

được sống trên quê hương mình, giữa bè bạn mình ở trong nước. Cho nên tôi dứt khoát sẽ trở về trong vài tháng…Dù biết rằng sẽ bị trừng phạt…bị kỷ luật, tôi vẫn trở về và chấp nhận mọi hậu quả về việc mình làm.”

Về nỗi đau buồn sau khi chiếm được miền Nam: “Nỗi đau thứ hai của tôi là chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc được công bố hồi đó,

nhưng cuối cùng cũng không được thực hiện trên cơ bản.” Về di chúc của ông Hồ bị cắt xén: “Vấn đề này rất lớn….Ông Vũ Kỳ cùng với tôi đưa ra…, toàn bộ di chúc của cụ Hồ Chí

Minh, một cách đầy đủ ra trước quốc dân. Di chúc này không thể cắt xén đi được.” Bùi Tín nói ông làm vậy vì hai lý do: ông Hồ có dặn phải chính đốn lại đảng, phải giảm

thuế cho đồng bào, cho nông dân. “Quốc hội năm ngoái đã quyết định giảm thuế 50% mỗi năm cho nông dân và giảm

trong hai năm. Cái đó cũng là một việc do chúng tôi làm và đã đạt được kết quả tốt đẹp.” Về nguồn gốc và triển vọng của bản kiến nghị: “Trước kia chúng tôi có tật xấu không quen nghĩ khác, ngược những điều đã được quyết

định một cách chính thức.” “…Thế nhưng vào lúc ấy có người thấy sai nhưng không dám nói”

Về việc xây dựng đất nước, ông nói nên xây ngôi nhà trên nền tảng đoàn kết toàn dân, cởi mở, dân chủ, đối thoại với nhau.

“Ngôi nhà ấy phải mở rộng cửa ra bên ngoài theo cả bốn hướng… Phải tiếp thu nguồn gió mát tức những nghiệp quý của tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau,,,”

Về liên hệ chính trị của mình: “Tôi không thuộc một tổ chức, không tham gia một nhóm chính trị nào ở bên ngoài cả.

Tôi vẫn tự coi mình là đảng viên chân chính. Điều này có làm cho tôi sống chật vật, tôi rất lẻ loi, rất cô đơn, nhưng tôi cam chịu….Nhưng do quan hệ xã hội rất rộng rãi của một người làm báo, có thể nói tôi quen thân với anh chị em phóng viên các báo..đài…Tôi có rất nhiều bạn bè tốt hiện đã về hưu hay còn ở trong quân đội và các cơ quan nhà nước. Tôi cũng quen biết hầu hết các đại biểu quốc hội, bộ trưởng, thứ trưởng… Tôi thấy một số người cũng có một vài chính kiến mong muốn như tôi. Họ đều ở trong hoàn cảnh khó nói lên chính kiến của mình.”

Trả lời Đỗ Văn về vị thế của đảng Cộng Sản V.N. và chế độ xã hội chủ nghĩa: “…Còn bảo đảng Cộng Sản hiện nay không còn đủ khả năng lãnh đạo nên xuống đài,

nhường chỗ cho tổ chức khác lãnh đạo, thì không thực tế và nguy hiểm. Vì hiện nay không có tổ chức chính trị nào khác cả. Cũng có thể nói, hầu hết những người ưu tú trong công nhân, nông dân, trí thức và quân đội đều đã ở trong đảng cả. Đây là một thực tế hiển nhiên cần phải nhận rõ.”…”Chủ nghĩa tư bản với bất công xã hội, chênh lệch quá đáng giữa người giầu và người nghèo, bóc lột lao động quy mô lớn, là việc không thể chấp nhận được. Chỉ nên chọn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội như thế nào, là một vấn đề còn phải ra công nghiên cứu kỹ….

“Trào lưu xhcn hiện nay rất rộng”… Ông kể ra một lô hình thức xhcn ở những nước: Bắc Âu, Miến Điện, Ấn Độ, Pháp…

chứng tỏ ông hiểu cnxh khác với những người lãnh đạo đảng Cộng Sản trong nước. Ông còn nhấn mạnh:

“Rồi cũng phải dứt khoát từ bỏ những sai lầm trong xây dựng xhcn ở nước ta trước đây: coi nhẹ sức sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất một cách vội vàng, gò ép, tệ quan liêu bao cấp….”

Page 142: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

142

Trả lới Chử Bá Anh: Ngày 7-9-1991, nghĩa là 10 tuần lễ sau đại hội VII của đảng và 3 tuần sau khi cuộc đảo chính lật tổng thống Gorbachev của Liên Xô thất bại, ông Bùi Tín đã dành cho chủ bút Chử Bá Anh của nguyệt san Phụ Nữ Diễn Đàn 60 phút phỏng vấn, trả lời về 5 vấn đề, trong đó có đại hội đảng và cuộc đảo chính hụt nói trên.

Về đại hội VII: “Trước hết đây là một đại hội rất độc đoán. Tất cả các ý kiến xây dựng có hiểu biết đều

bị gạt bỏ….Chính trị thì vẫn chế độ độc đảng, vẫn giữ con đường của chủ nghĩa xã hội. Cái mới là do lập luận không có lý, cho nên họ chỉ đưa ra được lý do con đường xã hội chủ nghĩa là con đường duy nhất đúng đắn vì đã do bác Hồ lựa chọn. Họ lại lợi dụng uy tín còn lại của ông Hồ Chí Minh trong nhân dân để bảo vệ con đường đã bế tắc.”…Tất cả 146 ủy viên trung ương đảng được bầu (100 cũ, 46 mới) “đều là những người bảo thủ cũ kỹ”. “Tất cả 13 ủy viên bộ chính trị đều giống nhau ở tư tưởng bảo thủ, giáo điều không biết phục thiện. Ông Võ Văn Kiệt và ông Phan Văn Khải có chút ít quan điểm cởi mở về kinh tế, nhưng căn bản vẫn là bảo thủ cả về kinh tế và chính trị.”

Về sự sụp đổ của các nước Đông Âu: “Chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lê-nin, chủ nghĩa xã hội trên thực tế đã phá sản. Đó là điều

tất yếu. Nó đã tỏ ra không còn có thể đổi mới được, không thể phục thiện được nữa.” - Ông có định trở về nước không? - Tôi nhất định sẽ trở về nước. Tôi không hề xin cư trú chính trị. - Tôi chỉ mong là những người lãnh đạo ở V.N. sẽ thức thời nếu họ hiểu rõ cái xu thế tất

yếu đó, họ sớm từ bỏ độc quyền, thì may ra họ còn có thể vớt vát được chút ít. Nếu không thì họ sẽ thất bại một cách thảm hại và nhục nhã.

Về việc từ bỏ đảng: “Tôi không còn là đảng viên Cộng Sản. Đã 15 năm nay tôi hoài nghi và mất niềm tin ở

chủ nghĩa Mác Lê-nin, ở đảng Cộng Sản. Trước đây tôi còn ở lại trong đảng là nhằm để thức tỉnh một số đảng viên lương thiện còn ở trong đảng, nay họ đã khai trừ tôi, tôi không chút băn khoăn luyến tiếc. Như vậy lại càng tốt cho tôi.”

Trả lời câu hỏi: “Nếu các hội đoàn quốc gia hải ngoại mời hợp tác, ông có tham gia?”

- Tôi sẵn sàng hợp tác với tất cả những tổ chức hoặc cá nhân cùng chung một chính kiến là đoàn kết toàn dân, đấu tranh cho nền dân chủ thực sự, chấm dứt độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản VN.”…”Chúng ta phải giữ lập trường đa nguyên…Tôi nghĩ là trong mặt trận chung, đã là dân chủ thì phải tôn trọng nhau và phải có quan điểm đa nguyên về chính kiến.”

Ông Chử Bá Anh hỏi Bùi Tín tổng cộng 27 câu hỏi, thời lượng một tiếng đồng hồ. Ở đây chúng tôi chép lại nguyên văn câu hỏi thứ 18 và toàn bộ câu trả lời của ông Bùi Tín, vì nhận thấy chỗ tế nhị, phức tạp của vấn đề: xem ra lập trường của ông không thống nhất, nhưng đọc kỹ thì thấy không phải ông không có cơ sở:

- CBA: “Ông nói rằng lập trường của ông trước sau vẫn thống nhất, nhưng có hai điểm căn bản khác nhau. Đó là khi ông viết bản kiến nghị thì ông nhân danh đảng viên đảng Cộng Sản V.N., và ngày nay khi chúng tôi đang phỏng vấn ông thì ông lại ở một cương vị khác, vì ông đã tuyên bố dứt khoát là từ bỏ tư cách đảng viên của đảng Cộng Sản V.N. rồi. Và như thế có phải đã có sự khác biệt về lập trường ở nơi ông không?”

- Bùi Tín: “Tôi đã nói rõ là tôi hoàn toàn mất tin tưởng ở sự lãnh đạo của đảng từ lâu rồi, có thể nói là từ 15 năm nay. Tôi đã thử kiến nghị bao nhiêu lần mà họ không tiếp thu, họ tỏ ra rất là ngoan cố. Kiến nghị tháng 11 năm ngoái là tôi thử một lần cuối cùng. Khi viết bản kiến nghị tôi phải lấy danh nghĩa đảng viên và nhấn mạnh tôi là đảng viên đảng Cộng Sản, cốt là để giữ mối quan hệ với những đảng viên mà tôi đã nói là những đảng viên

Page 143: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

143

lương thiện trong đảng, bởi vì có làm nên được chuyện gì trong nước thì chủ yếu vẫn là nhân dân và một phần đảng viên cùng hợp sức với nhau mà làm–một phần mà tôi nói đó là độ 1/10 đảng viên lương thiện.–Cho nên , nếu tôi tự ý ra khỏi đảng thì tôi mất thế đứng của tôi, nhất là người ta sẽ bảo tôi là phản bội, người ta sẽ bảo tôi là kẻ bỏ trốn, kẻ hèn nhát bỏ chạy. Thế cho nên tôi chờ cái quyết định họ khai trừ tôi. Như vậy các đảng viên thuộc thành phần lương thiện thấy rằng tôi đã không phụ họ. Tôi không hề có sự luyến tiếc hay kiện cáo gì, khi những người lãnh đạo đảng Cộng Sản đã đẩy tôi đi. –Họ là những người không phục thiện. Tôi đã cố lấy lương tâm để thuyết phục mà họ không nghe, đấy là trách nhệm của họ. Điều đó tôi không băn khoăn gì cả, vì vậy tôi nói vẫn thống nhất lập trường là thế. Từ trước tới nay tôi vẫn theo đuổi con đường đấu tranh cho dân chủ cho đa nguyên. Khi còn ở trong nước cũng như khi mới sang đây, không tiện tổ chức một tổ chức chính trị mới, bởi vì điều đó rất nguy hiểm trong điều kiện hiện nay, họ sẽ kết tội tôi về những tội nặng nhất là phản bội tổ quốc để mà ngăn chặn tôi. Cho nên con đường, chiến thuật tôi đi như thế là thích hợp.

Về việc làm trong quá khứ, Bùi Tín nhận khuyết điểm: “Tôi là người sống rất ngay thẳng, trung thực. Tôi nhìn nhận là đã đóng góp vào những

phần tội lỗi của đảng Cộng Sản khi tôi có chức có quyền. Thế nhưng tôi đã sớm tách rời họ, có một khoảng cách với họ, và chính vì thế họ chỉ xử dụng tôi bằng cách tận dụng những khả năng của tôi nhưng luôn luôn nghi ngờ tôi, vừa sử dụng, vừa hạn chế, vừa kiểm soát tôi.”

Sau khi Liên Xô sụp đổ và truớc khi sang Mỹ theo lời mời của một số nhân vật Mỹ, như đã nói trên, Bùi Tín có viết một bài báo nhan đề “Sự phản bội của một cuộc cách mạng.”:

“Tính cách mỉa mai và bi thảm của tình trạng này là chính những người Cộng Sản đã hoàn tất công tác mà bộ máy chiến tranh của Mỹ đã chỉ làm được một phần trong thời chiến: Họ đã nghiền nát đất nước Việt Nam và như vậy đã phung phí những thành quả mà một triệu quân sĩ của chúng tôi và hàng hà sa số người dân đã hy sinh tính mạng để đạt được.” Và: “Tôi tin chắc rằng tôi có thể hoạt động ở bên trong một cách kín đáo, cùng với những người khác chia sẻ những lo âu của tôi để thuyết phục các lãnh tụ rằng cần phải có những cải tổ sâu rộng. Tôi đã lầm. Đảng Cộng Sản bị ám ảnh bởi việc lo tự bảo vệ nhất định không chịu chấp nhận những bất đồng ý kiến….” …”lúc đó tôi không có ý định đào ngũ và quả thật tôi muốn trở lại Hà-nội để tiếp tục cuộc vận động của tôi. Nhưng các thân hữu của tôi cho biết tôi sẽ không được an toàn sau khi tôi đã bị tố cáo là tên phản bội và bị khai trừ ra khỏi đảng Cộng Sản.” …”Mặc dù tôi đã bị khai trừ nhưng tôi không dứt khoát thù nghịch đảng c.s.V.N. trong đó có một số nhỏ đảng viên quyết tâm lương thiện, nhìn xa trông rộng và họ thấy rằng cần phải thực sự đổi mới.”

Về thành phần lãnh đạo mới sau đại hội VII: “Mục đích của những người này là bám lấy chức vụ của họ. Vì thế cho nên viễn tượng

có được một cuộc đổi mới toàn diện thực là mơ hồ.” Trong bài tường thuật trên đài phát thanh Quốc Tế Pháp RFI về cuộc hội thảo về giải

pháp ba thành phần nói trên, ông Võ Long Triều đã trích dẫn một đoạn vắn bài thuyết trình của Bùi Tín mà ông cho rằng rất hùng hồn, mạnh mẽ: “… Giải pháp đó phải chuyển biến từ độc đảng sang đa nguyên, đa đảng, hợp với lòng dân, hợp với bộ phận lương thiện còn ở trong đảng Cộng Sản, hợp với cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, hợp với sự mong nuốn của thế giới. Một giải pháp không cần bạo lực, không gây hỗn loạn, xung đột, đổ máu. Nhưng nó vẫn mang tính chất cách mạng sâu sắc.”

Ông Võ Long Triều nói, theo Bùi Tín thì trở ngại lớn nhất là lãnh đạo ở Hà-nội cố bám lấy quyền lực vì họ cảm thấy họ mắc nợ với đất nước quá nhiều, toàn nợ máu. Họ bị dồn vào chân tường để cố thủ. Để giải tỏa nỗi lo sợ của họ, những người dân chủ phải đánh giá tình hình một cách khoa học, tỉnh táo, công bằng. Ông Triều nói tiếp: “Cũng theo đại tá

Page 144: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

144

Bùi Tín, những người du nhập chủ thuyết Cộng Sản vào Việt Nam đều đã qua đời. Những người lãnh đạo hiện nay vừa phạm sai lầm, vừa là nạn nhân, dân chúng có thể xóa bỏ miễn là họ nhận tội và xin lỗi quốc dân.”

1. Từ ngày bỏ nước ra đi Bùi Tín đã có 4 tác phẩm đáng chú ý: Hoa Xuyên Tuyết (1992), Mặt Thật (1995), Về Ba Ông Thánh, và Mây Mù Thế Kỷ

(1998). Ngoài ra ông cũng có một cuốn bằng Anh Ngữ xuất bản ở Luân Đôn: “Following Hô Chi Minh”. Sau đây chúng tôi xin trưng dẫn ít đọan trong 3 cuốn: Hoa Xuyên Tuyết, Mặt Thật và Mâu Mù Thế Kỷ.

A. Hoa Xuyên Tuyết. Trong tháng đầu năm1992 nhà xuất bản Saigon Press đã tung ra những tờ quảng cáo

hấp dẫn cho cuốn hồi ký chính trị này với những câu hỏi giật gân: “Bùi Tín là con bài của Hà-nội? Bùi Tín muốn cứu đảng hay cứu nước? Bùi Tín có còn là Cộng Sản không? Bùi Tín là Yeltsin Việt Nam? Bùi Tín là một tiếng nói cho dân chủ? Hay Bùi Tín là gì khác?” Tờ quảng cáo cũng bảo đây là những chuyện “Thâm cung bí sử” của cấp lãnh đạo Việt Nam. Nguyên cái nhan sách đã thấy có gì mới lạ và kéo chú ý người đọc. Vì vậy cuốn sách này là một trong hai cuốn sách Việt ngữ đầu tiên mà tôi đọc khi mới tới Mỹ chưa được 3 tháng. Cuốn kia là Hoa Địa Ngục, của Nguyễn Chí Thiện. Cả hai cuốn đều có bầy trong ngăn “Sách Việt Ngữ” của một thư viện Mỹ mà tôi lui tới. Hoa Địa Ngục và Hoa Xuyên Tuyết đều gợi nhớ tới hoa máu (”Huyết Hoa”) của Lý Đông A. Nhưng trong ba thứ hoa, thì đối với tôi Hoa Xuyên Tuyết quyến dũ hơn. Có nhiều lý do. Nhưng lý do đáng nói ở đây là vì nó nói lên nỗi lòng của một người đã để phần lớn cuộc đời phục vụ ảo tưởng xhcn, đến nay mới chồi lên được từ băng tuyết. Ngở ngàng, ưu tư, khắc khoải, trăn trở, ân hận, sám hối:

“Từ sau 1975…Đã bao lần tôi thầm thốt lên: Ôi! Số phận của con người! Cuộc chiến tranh đã hao phí hàng triệu sinh linh, đều là con em đất Việt, đồng bào ruột thịt cả. Để làm gì? Để đến nỗi này chăng? Nói là giải phóng đất nước, giải phóng đồng bào, mà sao hàng trăm ngàn người lại phải vào tù…Nhân danh lẽ phải? Nhân danh lẽ công bằng? Nhân danh Cách Mạng? Tôi chẳng sao lý giải nổi nữa! Và cách mạng hy sinh chiến đấu để làm gì? Để sau toàn thắng cuộc sống của dân ta còn lầm than bi đát hơn cả thời chiến tranh…” (tr.12)

“Đã hơn 15 năm nay, cho đến tận hôm nay, khi cầm bút để khởi đầu một cuốn sách, tôi cảm thấy ngày càng rõ ràng và sâu sắc nhân dân Việt Nam đang là cả một khối bất hạnh lớn trên thế gian này. Nỗi đau này không của riêng ai, nó ắt phải có căn nguyên của nó. Hay là ông cha ta đã phạm tội gì tầy đình lắm để con cháu ngày nay phải gánh chịu món nợ tiền kiếp? Ắt không phải như vậy. Đã mấy năm nay tôi cố tìm ra lời giải… (trang 5)

Các bạn hãy coi đây là tâm sự, là lời tâm huyết của một người đi trước nhận tội lỗi của thế hệ mình, của chính mình trước thế hệ trẻ thân yêu và tin cậy.”(trang 6)

Cũng như Vũ Thư Hiên, Bùi Tín đã nói rất nhiều về những nhà lãnh đạo, từ Hồ Chí Minh trở xuống cho đến Nguyễn Văn Linh và cả một số cấp bộ, thứ trưởng và tướng lãnh Cộng Sản. Ông nói một cách bình tĩnh, khen lẫn chê, không hằn học cũng không kiêng nể.

Đối với ông Hồ Chí Minh, ông vẫn giữ tình cảm tốt không nghĩ ông Hồ giả hình, đóng kịch. Mà là “cách ứng xử có văn hóa, có tình cảm thật ở một con người “rất người”, lại lịch lãm.” Về chuyện ông Hồ có vợ Bùi Tín còn viết: “Tôi rất thích thú được nhà sử gia Pháp D. Hemery cho biết ông Hồ đã có thể hai lần có vợ. Đó là cô đảng viên đảng xã hội Marie Brière ở Paris (vào cuối những năm 1920) và cô nữ hộ sinh Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu Trung Quốc tháng 10 năm 1928.”

Nhưng Bùi Tín không dám nói ông Hồ hoàn toàn vô tội trong cải cách ruộng đất, mặc dầu ông bào chữa: do áp lực của các cố vấn Trung Quốc: “…do ý thức sùng bái Trung

Page 145: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

145

Quốc rất phổ biến lúc bấy giờ, bởi thái độ mù quáng tự ty mà theo tôi ông Hồ cũng phạm phải.” (trang 112-113)

Về Trường Chinh ông khen là người có nhiều đức tính tốt và rất cẩn thận trong khi viết cũng như nói, nên đã nhận thêm một bí danh là “Thận”, bên cạnh bí danh “Nhân”. Nhưng Bùi Tín cũng thuật lại câu chuyện sau đây thật buồn cười cho thấy ông Đặng Xuân Khu đã mãn nguyện vì những cái rất ư tầm thường: “Một hôm khi kể xong, khi chờ ăn cơm, ông kéo riêng tôi vào buồng ngủ (đây là biệt dinh 1, nơi nghỉ của vua Bảo Đại và gia đình hồi xưa), chỉ chiếc giường có nệm gấm vàng thêu rồng và chăn vàng thêu phượng cùng với hai chiếc gối gấm vàng, chúm miệng lại, nói rất nhỏ như để khoe: Chú vào đây, chú biết không, đây là phòng ngủ, kia là giường, nệm, chăn gối của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương đó! Lúc ấy bà Trường Chinh ngồi ngay trên chiếc ghế ở trong phòng.” (trang 131)

Về Phạm Văn Đồng: “Tôi có một sự kính trọng và quý mến từ lâu. Ông được cán bộ và nhân dân quý trọng

về cách sống giản dị, thái độ ngay thật, có văn hóa…Nhưng nhiều anh chị em trí thức vừa thương lại vừa chê ông vì sự nhu nhược …Tôi đã nghe ông than đến 6 lần: Tôi là thủ tướng nhiều tuổi nhất, nhưng cũng là thủ tướng bất lực nhất! Rồi ông trần tình: Tôi không có quyền, tôi nói mà chẳng ai nghe- Cả đến thay đổi một thứ trưởng, tôi đề nghị thôi mà cũng không được, chưa nói đến chọn bộ trưởng!” (trang 133)

Võ Nguyên Giáp là người được Bùi Tín khen hơn cả. “Tôi còn nhớ hôm ấy, 7-5-1975…một viên tướng trong ủy ban quân quản ngỏ lời (với

ông Giáp): “Thưa anh, chúng tôi có chiếc đàn dương cầm loại tốt lấy được trong căn cứ quân sự, xin để gửi anh chơi thử”. Tôi thấy đại tướng Giáp nổi giận, quắc mắt: Sao lại vậy? Không được! Tôi mà nhận đàn dương cầm thì anh em khác nhận gì. Không được, kỷ luật chiến lợi phẩm phải nghiêm từ trên xuống dưới”. Tôi càng quý thêm ông Giáp hôm ấy.”…Chính tư duy khoa học, giỏi biện chứng pháp Mác xít từ tuổi trẻ đã giúp ông chỉ huy và lãnh đạo quân đội rất nhanh nhậy và sâu sắc…”

Về việc tranh chấp giữa ông Giáp và Lê Duẩn, Bùi Tín viết: ‘Khá đông cán bộ và đảng viên nghĩ rằng, hồi đại hội V ông Giáp bị đưa ra khỏi bộ

chính trị là do “sáng kiến” của các ông Lê Duẫn và Lê Đức Thọ, và để cho khỏi quá lộ liễu, ông Giáp bị đưa ra cùng với các vị khác: Nguyễn Văn Linh, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn…theo cách dung dăng dung dẻ, chúng ta cùng nhảy…ra!”

Bùi Tín còn nói nhiều về những nhân vật khác như Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Nguyễn Cơ Thạch, Hồng Hà… và sau chót là Trần Văn Trà và Trần Xuân Bách. Trần Xuân Bách ban đầu là đàn em của Lê Đức Thọ rất bảo thủ, đã được Thọ đưa vào Bộ Chính Trị nhưng sau lại trở thành người cởi mở, “cấp tiến” đến độ vì thế mà bị loại. Vì vậy tôi ghi lại đây mấy hàng của bùi Tín để độc giả biết qua về nhân vật này.

Trần Xuân Bách là người được Bùi Tín nói đến nhiều nhất (gần 5 trang sách): “Ông Bách quê ở Hà Nam Ninh, cùng tỉnh với Lê Đức Thọ và Nguyễn Cơ Thạch…Sau

khi làm phó bí thư tỉnh ủy ông lên cơ quan trung ương làm trưởng ban tôn giáo của chính phủ…Về sau ông làm chánh văn phòng trung ương đảng. Năm 1980, ông được cử sang Kampuchia làm trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam, bí thư đảng ủy của Đoàn. Đây là chức vụ rất quan trọng khi vấn đề xây dựng khối liên minh đặc biệt ba nước Đông Dương được đặt ra. Chính nhiệïm vụ này làm cho ông được ông Lê Đức Thọ, người phụ trách công tác tổ chức (trong đó việc sắp xếp cán bộ là việc lớn nhất), và cũng là người đảm nhận chức vụ giúp đỡ Kampuchia tín nhiệm thêm. Ông được đưa vào bộ chính trị ở đại hội V và vào ban bí thư và bộ chính trị ở đại hội VI (12-1986). Ông là ủy viên bộ chính trị trẻ nhất, ở tuổi 60 hồi ấy. Ngay sau đại hội VI ông được phân công những phần việc sau đây: quan hệ với hai nước Lào, Kampuchia, quan hệ giữa đảng Cộng Sản Việt Nam với các đảng Cộng Sản và

Page 146: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

146

công nhân chưa giành được chính quyền, chỉ đạo ban đối ngoại trung ương và ban Việt kiều trung ương. Có một điều ít ai được biết là từ giữa năm 1987 ông được bộ chính trị giao thêm một việc nữa: làm công tác thông tin cho bộ chính trị: nghĩa là thu thập tình hình trong và ngoài nước, đọc các sách báo tin tức từ nước ngoài để tổng hợp và báo cáo cho các ủy viên bộ chính trị khác. Ông tập họp một nhóm nghiên cứu trong văn phòng làm việc của ông gồm có 6 cán bộ chuyên thu thập sách báo các nước (Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Thái Lan, Hồng Kông…), đọc, lược dịch các sách báo tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa…và làm các bản tóm tắt. Ông cũng trực tiếp xử dụng các cơ quan thông tin của ủy ban khoa học xã hội và của thông tấn xã Việt Nam. Văn phòng của ông trở thành nơi có nhiều sách quý và sớm nhất…”…”Do những nguồn thông tin phong phú, mới mẻ và kịp thời như thế, quan điểm của ông Trần Xuân Bách thay đổi “xanh lại, trẻ lại”, theo tôi nghĩ….”….”Ông cho rằng trong xã hội có ba loại nhân vật: nhân vật chính trị, nhân vật khoa học, nhân vật kinh doanh. Ở Việt Nam hiện thiếu nhân vật kinh doanh, cần quan tâm bồi dưỡng….Khủng hoảng kinh tế, xã hội đã đụng tới đáy và đang manh nha khủng hoảng chính trị. Đầu năm 1989, sức mua của đồng tiền giảm 3.300 lần so với năm 1976, tiền phát hành thêm để lưu thông đã đưa khối lượng tiền trong xã hội năm 1988 gấp 175,5 lần so với năm 1980.

“Ông kết luận: hai động lực, hai sức bật trong lịch sử nhân loại là hàng hóa thị trường và dân chủ đa nguyên–ở V.N. cả hai mặt ấy đều chưa thành động lực….

“Cuối năm 1989, khi họp hội nghị trung ương lần thứ 7, ông Trần Xuân Bách đọc tham luận và nhấn mạnh: Phải đi trên hai chân, chân kinh tế đi mạnh vào kinh tế hàng hóa, phát triển thị trường và chân chính trị là đi mạnh vào áp dụng dân chủ rộng rãi, chấp nhận đa nguyên. Ý kiến của ông bị bác bỏ, bị coi là quá khích nguy hiểm. Ông đã tuyên bố bảo lưu ý kiến….” (tr.150-155).

Đó là lý do ông Bách bị thất sủng. Trước khi bị loại khỏi bộ chính trị, ông đã bị những uỷ viên “có quan điểm cứng nhắc, mang tính giáo điều cực đoan nhất”, như Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hà Phan, Nông Đức Mạnh phê bình một cách gay gắt.

Về việc thanh trừng đẫm máu trong nội bộ, Bùi Tín có nói đến những nạn nhân Lê Trọng Tấn, hai cha con Phan Bình, Hoàng Văn Thái (bố vợ Võ Điện Biên, con trai Võ Nguyên Giáp)… đã bị đột tử một cách bí mật, mà bạn đọc đã biết qua chương 5 (Vũ Thư Hiên ) của soạn phẩm này. Tuy Bùi Tín không dám khẳng định đó là những vụ ám sát tàn ác và đê tiện, nhưng cách ông trình bày cho thấy đã có nhiều nghi vấn. (trang 191-193)

Về cách mạng Trung Quốc và Mao Trạch Đông: “Rồi đến cảnh đấu tố trong cách mạng văn hóa vô sản. Rất Tầu nghĩa là ầm ĩ, xô bồ, ồn

ào, bát nháo, số đông theo nhau, lôi kéo nhau… Một tỷ người, một tỷ cái đầu tuân theo một hiệu lệnh. Mọi ho hoe chống đối lập tức bị coi là phản bội, đáng nhổ vào mặt, đáng đội mũ lừa dong trên đường để mọi người mắng mỏ, xỉ vả, nguyền rủa.

“Tôi đã thu được biết bao tài liệu Trung Quốc ở Kampuchia, từ hiệp định quân sự ký giữa hai nước hồi 17-7-1976, về công binh Trung Quốc sang xây dựng sân bay Kompong Chang, dài rộng nhất Đông Nam Á; về lời khen của Mao Trạch Đông khi xiết chặt và lắc đi lắc lại bàn tay đẫm máu của Pôn Pốt: “Xin chúc mừng! Hảo, hảo à -Các đồng chí đã lập nên kỳ công của lịch sử, diệt hết bọn tư bản, bọn địa chủ bóc lột, bọn tay sai phản động chỉ trong một thời gian ngắn! Hảo a, hảo a!” Một cuộc cách mạng bằng gậy, bằng vồ, bằng cuốc đập vào đầu hàng triệu con người! Nhân danh chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng Sản thuần chất, trong sạch nhất, nhân danh chủ nghĩa Mác Lê-nin, những định tạo nên mẫu mực cho cách mạng thế giới.” (trang 201-202)

Về những cuộc thanh trừng những thành phần bị kết tội oan là “chống đảng”, “chống lãnh đạo”, “chống chủ nghĩa xã hội”, “xét lại”, “phản động”, “bị thực dân và đế quốc mua chuộc”… Bùi Tín “thét lên” (trang 158-159):

Page 147: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

147

“Qua cuốn sách này tôi lại xin thét lên một tiếng nói đòi công lý và công bằng xã hội cho các vị sau đây: các tướng Đặng Kim Giang, Nguyễn Vinh, Lê Liêm; các đại tá Đỗ Đức Kiên, Nguyễn Minh Nghĩa, Lê Minh Nghĩa, Nguyễn Hiếu, Phan Hoàng; các giáo sư Bùi Công Trừng, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh; các nhà báo Hoàng Thế Dũng, Nguyễn Kiến Giang, Quang Hân, Mai Luân, Mai Hiến, Định Chân, Trần Thư, Khắc Tiếp, Hồng Vân….các văn nghệ sĩ Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Bính, Hữu Loan, Minh Quang, Quang Dũng, Trần Châu, Trần Đinh, Hà Minh Tuân, Việt Phương, Anh Chính, Sỹ Ngọc,Văn Cao, Từ Phác, Đặng Đình Hưng, Trần Lê Văn, Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh; bộ trưởng Ung Văn Khiêm; vụ trưởng Vũ Đình Huỳnh; các đại tá Ngọc Bằng, Cao Nham, Đỗ Trường, Nguyễn Trần Thiết bị giữ, bị xét hỏi sau đại hôi đảng toàn quân năm 1986; vụ các vị tướng ở học viện quân sự cấp cao bị chất vấn, điều tra hồi đó (do cục bảo vệ quân đội tiến hành) cũng cần được kết luận công khai, minh bạch, theo đúng thủ tục pháp luật. Vụ ông Tạ Đình Đề, nguyên chỉ huy các lực lượng đặc biệt nội thành, sau ở tổng cục đuờng sắt bị giam giữ quá lâu, ra tòa không kết án được, đến nay vẫn không được kết luận! Trên đây có một số người đã mất; họ nhắm mắt trong oan ức và uất hận. Đây cần được coi là một nỗi đau của mỗi công dân lương thiện. Thật đáng buồn là chưa có một đại biểu quốc hội nào chất vấn nhà nước, và đảng về những vụ vi phạm pháp luật, ngang nhiên xâm phạm quyền công dân như trên. Vậy mà họ cứ nói thao thao bất tuyệt về: lấy dân làm gốc! Sống theo luật pháp! Công bằng xã hội! Con người mới! Con người mới thật sự không bao giờ vô trách nhiệm, mặc kệ những nỗi oan trái và bất công của đồng bào mình. Vì lẽ phải có sự quan tâm chung và cũng vì lẽ: hôm nay họ chà đạp lên quyền sống của anh, thì ngày mai họ sẽ có thể chà đạp lên quyền sống của tôi! Không ai cảm thấy an toàn cả!”

B. Ba năm sau cuốn Hoa Xuyên Tuyết, Bùi Tín cho ra thêm cuốn “Mặt Thật” gồm 4 phần: Cỗ Máy Nghiền. Những Hồ Sơ chưa thể khép. Nomenclature VN. Và Để Cất Cánh. Trong đó ông dùng trí nhớ của mình và những tài liệu mới nhất mà ông có dịp tiếp cận kể từ khi ông rời Việt Nam và bị khai trừ khỏi đảng Cộng Sản, để chứng minh thực chất của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, lột mặt nạ của những người trụ cột trong các chính quyền Cộng Sản ở Liên Xô, Trung Quốc, và Việt Nam.

Về cá nhân Mác ông ghi nhận là trong khi tượng Staline bị hạ năm 1956, tượng Lê-nin bị kéo sập năm 1990, kể cả pho tượng cao 6 mét ở thủ đô Ethiopia, thì tượng Mác ở Berlin vẫn không bị phá và ở Tây Đức còn có cả một con đường mang tên Mác. Vì dầu sao người Đức cũng tự hào về những công trình tư tưởng của Mác. Nhưng ông viết:

“Cái sai lầm lớn nhất của Mác có lẽ là ở phần Duy Vật Lịch Sử…Cái sai nữa của Mác là cho rằng chủ nghĩa đế quốc là sự phát triển tột đỉnh của chủ nghĩa tư bản, tới mức phát triển đó là chủ nghĩa tư bản đi xuống để bị diệt vong….Cái sai lớn nữa của Mác là đề cao một chiều bạo lực, và chuyên chính vô sản…Luận điểm về bần cùng hóa tuyệt đối giai cấp công nhân cũng là một luận điểm sai lầm do suy luận chủ quan có tính chất giáo điều…” (13)

Bùi Tín còn viết: “Những thiếu sót khác của chủ nghĩa Mác thì có nhiều…” Nhưng ông cho rằng phần lớn là do sau khi Mác chết người ta đã tâng bốc, thần thánh hóa ông. Chứ nếu ông sống lâu hơn thì “chắc chắn ông đã bổ sung, sửa chữa chủ nghĩa Mác ở rất nhiều điểm rồi.”(trang 23)

Đối với Lê-nin và Stalin Bùi Tín cho rằng hai người này có ảnh hưởng tai hại đối với xã hội Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ. Vì Lê-nin hiểu sai Mác, có chỗ hiểu đúng như đấu tranh giai cấp , sử dụng bạo lực thì lại áp dụng một cách cực đoan. Sau khi kể ra hàng loạt những ảnh hưởng tai hại của chủ thuyết Lê-nin Bùi Tín viết:

“Đã đến lúc không thể mù quáng mãi được nữa. Đã đến lúc cần nhìn rõ bộ mặt Lê-nin một cách khách quan, tỉnh táo, đúng như nó có. Trong di chúc của ông Hồ Chí Minh có nói

Page 148: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

148

rằng: “Phòng lúc tôi đi gặp cụ Mác, cụ Lê-nin…”nó đánh dấu cả một thời kỳ lịch sử coi học thuyết chuyên chính vô sản là hòn đá tảng của các chính sách lớn, coi đấu tranh giai cấp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự phát triển của xã hội Việt Nam…Hai điều đó hợp lại thành cỗ máy nghiền nát tình đoàn kết dân tộc, tình nhân ái truyền thống, quyền dân chủ của công dân, nếp sống trong luật pháp…dẫn đến thảm cảnh bần cùng và lạc hậu hiện nay.”

Để chứng tỏ ảnh hưởng của Stalin đối với đảng và xã hội VN đã sâu đậm và tai hại đến chừng nào, tưởng chỉ cần chép lại đây nguyên văn vài câu thơ của nhà thơ chủ chốt của chế độ, ông Tố Hữu, mà Bùi Tín đã trích dẫn nơi trang 28 và 29 tác phẩm của ông:

“Stalin! Stalin! Yêu ông biết mấy, nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!

Và: “Hoan hô Stalin Đời đời cây đại thụ Rợp bóng mát hòa bình Đứng đầu sóng ngọn gió.”

Bùi Tín cũng nhắc lại trong “Mặt Thật” những tội ác tầy trời của Stalin, điển hình là vụ giết 25 ngàn binh sĩ Balan, rồi đổ vấy cho quân Đức; vụ hơn một nửa ủy viên trung ương đảng bị tống giam và bị xử bắn trong vòng không đầy 4 năm. Tệ hơn nữa 1108 trong số 1956 đại biểu dự đại hội đảng lần thứ 17 bị bắt và bị kết án “phản cách mạng”. (trang 30)

Và Bùi Tín cho rằng chính sách cải tạo vô thời hạn dành cho hàng chục vạn sĩ quan và công chức Việt Nam Cộng Hòa sau 30 tháng 4, 1975 là theo gương Stalin.

Bùi Tín còn nói Hồ Chí Minh cho tiến hành cải cách ruộng đất, không phải chỉ do áp lực của Mao Trạch Đông, mà chính Stalin cũng hạch hỏi tại sao chưa thi hành.(trang 67)

Bùi Tín đã thuật lại trưòng hợp địa chủ Nguyễn Thị Năm bị đấu tố oan trong cải cách ruộng đất ông Hồ có biết nhưng không có hành động gì bênh. Cho nên:

“Ông Hồ Chí Minh có lỗi lớn. Thà rằng ông không biết gì về việc này; và dù không biết, là chủ tịch nước, chủ tịch đảng, ông vẫn phải chịu phần trách nhiệm. Huống hồ ông đã biết rõ cụ thể, ông nhận định là bà Năm bị xử trí oan, thế mà ông vẫn giữ im lặng, ông không can thiệp. Ông đã để mặc cho nước của ông, đảng của ông bị một số kẻ nước ngoài lũng đoạn, lộng hành. Trên thực tế ông đã từ nhiệm vị trí, trách nhiệm của mình……” (trang 39)

Trong đoạn áp chót của phần 1: Bức thư của Phan Chu Trinh, Bùi Tín đã nêu lên những khám phá mới lạ của những nhà sử học Trần Quốc Vượng, rồi Daniel Hemery liên quan đến thân thế thực sự của ông Hồ–theo ông Vượng thì ông Hồ phải là cháu nội của ông Hồ Sĩ TaÏo–rồi dẫn đến một “vấn đề rất lớn về ông Hồ Chí Minh: “ông là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, hay là một người Cộng Sản?” Và Bùi Tín khẳng định: “Theo tôi, ông vốn là một người yêu nước….”Bùi Tín còn viết: “Công lao của ông trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước là rõ ràng. Khó ai có thể bác bỏ hay phủ nhận được.” (trang 97-98)

Về việc Cộng đảng VN xua quân sang Cambốt năm 1978 và đàn anh Liên Xô xua quân vào Afghanistan Bùi Tín cho là do cùng một chính sách “nghĩa vụ quốc tế”, muốn áp đặt quyền hành trên một nước đàn em.

Mặt Thật ra sau Hoa Xuyên Tuyết 2 năm. Tác giả đã có thêm nhiều dữ kiện về sự tàn bạo của chế độ Cộng Sản tại Liên Xô khiến ông nhớ lại nhiều cái tệ hại hơn về chế độ trong nước.. Trong “Lời Mở Đầu” ông viết: “Nội dung cuốn sách có mang tính chất sám hối, do tác giả đã từng ở trong bộ máy của đảng, nhà nước cầm quyền, từng vừa là thành

Page 149: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

149

viên, vừa là nạn nhân của bộ máy ấy. Đây là sự sám hối tự nguyện và tự giác, đối với lương tâm và đồng bào mình, không bị dồn ép bởi bất cứ ai.”

Trong niềm hối hận đó Bùi Tín viết về chủ nghĩa Mác Lê-nin: “Chủ nghĩa Mác Lê-nin, với học thuyết chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, quan

hệ quốc tế vô sản…thành cỗ máy nghiền, xéo nát tự do trong mỗi nước, cũng nghiền luôn cả chủ quyền của các nước anh em, các nước “đồng minh” của nhau!” (trang 45)

Về ông Hồ, sau khi kết tội ông ta “có lỗi lớn”, trong vụ bà Nguyễn Thị Năm bị chết oan trong cải cách ruộng đất, Bùi Tín nói về sự lệ thuộc của ông Hồ vào chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Mao:

“Sùng bái “mặt trời phương Đông”, nể sợ “thiên triều” Bắc Kinh, ông Hồ đã truyền cho những người lãnh đạo khác ở quanh ông, cho cả đảng Cộng Sản, một thái độ thụ động vô lý, mất hết khả năng phản kháng và tự vệ. Chính ông cũng bị cỗ xe Mác Lê-nin và tư tưởng MTĐ đè lên đầu, trong khi cả đảng Cộng Sản và xã hội bị cỗ xe ấy nghiền nát.” (trang 39)

Trong Mặt Thật, Bùi Tín cũng vẫn bênh ông Hồ đôi chút, tuy rằng đã hiểu hơn về cái “nhân ái” của ông Hồ. Bùi Tín bảo “ông thâm hơn”, và “lạt mền mà buộc chặt, khôn thế!” (trang 65) Ông cũng viết: “Thế nhưng ông Hồ không có toàn quyền quyết định. Có một thế lực cao hơn ông! Ông Mao…” Khi nói về sự ác cảm của Stalin đối với ông Hồ, và cho rằng có một thời ông Hồ bị “thất sủng” (14), ông Bùi Tín cũng gián tiếp bào chữa cho ông Hồ, ngụ ý ông Hồ không hoàn toàn chịu trách nhiệm về đảng, và vì ông yêu nước hơn yêu chủ nghĩa Cộng Sản nên mới bị Stalin trù, hay không ưa!

Về sự tàn bạo, quỷ quyệt của các chế độ Cộng Sản ở Việt Nam cũng như ở Liên Xô. Bùi Tín đã thuật chuyện Tạ Đình Đề bị đảng trù thế nào rồi trưng lời họ Tạ nói để dẫn đến trường hợp tương tự xảy ra ở Liên Xô thời Stalin: Họ Tạ nhận xét:

“Khi ra tù, họ có cách khóa mồm các vị và họ giữ chìa khóa. Tài nghệ họ siêu đến vậy đó.” Liền sau đó, Bùi Tín viết:

“Chuyện chẳng khác gì thời Stalin. Cũng trong bộ chỉ huy khởi nghĩa tháng 10, vậy mà sau khi Lê-nin chết, Stalin đày Trotsky đi Alma Ata (rồi Trotsky buộc phải xuất ngoại, nếu không sẽ bị Stalin lấy đầu, để rồi sau vẫn bị Stalin cho người sang tận Mexico để ám sát vào năm 1940). Còn 4 vị còn lại của bộ chỉ huy khởi nghĩa ấy là Boukharine, Zinoviev, Kamenev và Ricốp đều bị xử bắn bởi Stalin vì tội phản nghịch. Điều siêu phàm của KGB là 4 vị này, trước khi chết đều “tự “nhận tội là có ý định ám sát đồng chí Stalin vĩ đại và hô: “Stalin muôn năm”. Có nghĩa là đến khi không còn gì để mất nữa, cuộc đời sắp kết liễu rồi vẫn xin lỗi, ca tụng chính tên đồ tể của mình. Mà đó lại là những nhân vật cách mạng kiên cường nhất, những trí thức cỡ lớn, có trình độ trí thức cao hơn Stalin đến mấy cái đầu!” (trang 145-146)

Tuy kết án chủ nghĩa Mác, nhất là Mác Lê, cho rằng nó đưa đến hậu quả vô cùng tai hại cho xã hội loài người, Bùi Tín vẫn có vẻ bênh cá nhân Mác, Engels, khi viết: “Nếu tỉnh dậy hai ông có thể bàng hoàng, giận dữ nữa, bảo rằng: “chủ thuyết của chúng tôi đâu có đơn giản, thô kệch, phi lý đến như vậy!” Rằng “tư duy chúng tôi đâu có ấu trĩ, cứng đờ như người ta gán ghép một cách tai hại.” Rằng “chúng tôi chỉ muốn cung cấp cho người đương thời một phương pháp luận rất uyển chuyển, thì các người lại coi đó là những nguyên lý cứng nhắc không có sức sống!” Chúng tôi không nhận ra những gì mang tên chúng tôi, vẽ nên mặt mũi của chính chúng tôi. Không! Chúng tôi khác hẳn!” (trang 102, 103)

Trong phần 3, nói về giai cấp mới, giai cấp đặc quyền đặc lợi, Bùi Tín đã nhắc đến hai cuốn sách nổi tiếng của hai nhân vật Cộng Sản ly khai: Milovan Djilas (Nam Tư) với “Giai Cấp Mới” (La Nouvelle Classe) và Maichael Voslensky (Nga) với “Nhóm đặc quyền đặc lợi” (Nomenklatura) và đưa ra bằng chứng về sự lạm dụng chức quyền để làm giầu một cách bất chính và sự tha hóa của các cán bộ Cộng Sản, mà ông cho rằng trong thời chiến

Page 150: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

150

tương đối một số đông còn giữ được sự trong sạch, nhưng từ sau khi chiếm trọn miền Nam kể cả những cán bộ này cũng đua nhau làm giầu, giành giật nhau hưởng thụ. Nếu Voslensky đã xếp một nửa triệu cán bộ Cộng Sản Liên Xô ngồi trên đầu 200 triệu dân Liên Xô, thì Bùi Tín đã cho rằng ở Việt Nam cũng có khoảng 50 ngàn gia đình trong số khoảng 10 triệu hộ dân thuộc tầng lớp này, mặc dù ông cho là khó tính cho đúng, ông chỉ căn cứ vào tình hình nơi ông làm việc là toà báo Nhân Dân để ước lượng. Ông cũng cho biết:

“Về nguyên tắc, đại hội đảng cao hơn trung ương, trung ương cao hơn bộ chính trị, Bộ chính trị cao hơn tổng bí thư, nhưng trên thực tế thì ngược lại: tổng bí thư cao hơn bộ chính trị, bộ chính trị cao hơn ban chấp hành trung ương, Ban chấp hành trung ương cao hơn đại hội Đảng! Đây là nền dân chủ của một nhóm người!

Nền dân chủ của một người!” Nhận xét về những vụ án gần đây Bùi Tín viết: “Một số đã bị vào tù do không ăn cánh với nhau, ganh tị nhau, sát phạt nhau. Hầu hết số

bị tù từ chung thân đến 20 năm, 15 năm,10 năm tù do tham nhũng và hối lộ…là đảng viên, lại là đảng viên có chức cao quyền lớn trong hệ thống chính trị, kinh tế, tài chánh, chính là trong tầng lớp đặc quyền đặc lợi này…

“Việc vào tù của họ cũng có những nét đặc quyền rất khác lạ. Có kẻ sẵn sàng vào tù để che tội cho một số đồng bọn, để được chia lại vàng và ngoại tệ, khi ra tù sẽ là triệu phú đô la, ăn xài suốt đời chúng và đời con cháu chưa hết. Cũng có kẻ danh nghĩa thì “ở tù” mà bản thân vẫn sống xa hoa ẩn dật, do đã biết đút lót hệ thống cai tù. Có đứa đã bị kết án, sau đó đã được đưa ra nước ngoài với tiền của, vàng bạc, thoát thân…” (trang 163-264)

C. Cách đây gần một năm Bùi Tín lại cho ra cuốn “Mây Mù Thế Kỷ”, do nhà “Đa Nguyên” xuất bản, 1998. Ông coi 4 nước Cộng Sản Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam như đám mây mù của thế kỷ hai mươi còn sót lại sau khi “cái bóng đen khổng lồ chủ nghĩa Mác bao trùm một phần thế giới trong thế kỷ 20 này” đã biến tan ở Liên Xô và Đông Âu. Tác phẩm được viết dưới dạng hỏi đáp. Ông đã để ra trên 300 trang sách trả lời 120 câu hỏi liên quan đến rất nhiều vấn đề về cuộc chiến đã qua cũng như tình hình Việt Nam hiện nay. Chúng tôi xin trích một vài đoạn vắn trong vài chục câu trả lời của Bùi Tín trong cuốn Mây Mù Thế Kỷ này.

Về nguồn gốc cuộc chiến tranh Việt Mỹ: “…Khi còn trẻ, là binh sĩ và là sĩ quan sơ cấp, tôi cho chiến tranh mà chúng tôi thực

hiện là đúng, là chính nghĩa, vì nó nhằm giành và bảo vệ nền độc lập, chống xâm lược, chống chiếm đóng của quân đội nước ngoài trên đất nước tôi. Đơn giản, rõ ràng. Về sau, là người Cộng Sản, tôi thấy đấy còn là cuộc chiến tranh để bảo vệ cả phe xã hội chủ nghĩa, chống lại “sự xâm lược của phe đế quốc” do Mỹ cầm đầu….Tôi đang cầm súng , đứng trên tiền đồn của phe xhcn, của nhân loại tiến bộ, vừa làm nhiệm vụ quốc gia, vừa làm nghĩa vụ quốc tế. Nhưng đến nay tôi đã nghĩ khác trước!” (trang 27-28)

Bùi Tín bắt đầu nghĩ khác kể từ 1975, khi ông được sống ở Saigon trong 4 năm: “…Chúng tôi đã trực tiếp “khám phá” ra miền Nam, đúng như nó vốn có, không như

trước đó được đảng tuyên truyền. …Thêm vào đó, sau 30-4-75, các chính sách sai lầm của đảng … (cải tạo, xóa bỏ vội vã tư bản tư nhân…) gây nên thảm cảnh hơn nửa triệu thuyền nhân…, chiếm đóng quân sự lâu dài ở Kamphuchia….Tiếp đó sự kiện làm nhận thức của tôi chuyển biến mạnh nhất về chiến tranh là sự sụp đổ bức tường Bá Linh, sự tan rã của Liên Bang Xô Viết, sự tiêu hủy đột nhiên của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. …Gần đây, nhiều tài liệu tuyệt mật của thời stalin và đảng Cộng Sản Liên Xô cũ được công bố từ Mát-xcơ-va nói lên sự thật lịch sử, cũng làm đảo lộn một số nhận thức của tôi về chiến tranh, về chính trị.” (trang 28-29)

Page 151: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

151

Được hỏi người Mỹ nhận thức về cuộc chiến tranh như thế nào, Bùi Tín cho biết: “Tôi đọc khá nhiều sách Mỹ, dự một số cuộc hội thảo quân sự ở Chicago, Texas, California, Boston, Virginia…tôi thấy người Mỹ có nhiều quan điểm, nhận thức rất khác nhau, nhiều khi đối chọi nhau.” Ông phê bình thẳng McNamara: “Do đó ông McNamara nhận định: “đảng Cộng Sản Việt Nam tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia chân chính là chỉ nói được “một cái chân voi”. Ông quên đi cái mặt độc đoán, phi dân chủ, thi hành học thuyết Cộng Sản kiểu Stalin…và như thế là thiếu sáng suốt, thiếu công như có người đề cao ông−bằng. Bộ não điện tử sống ở Lầu Năm Góc chẳng lẽ không biết rằng những người lãnh đạo Cộng Sản VN−McNamara theo học thuyết quốc tế vô sản, ráp tâm thi hành tuyên ngôn Cộng Sản và các chỉ thị của quốc tế Cộng Sản; họ còn coi nghị quyết của đảng Cộng Sản Liên Xô và đảng Cộng Sản Trung Quốc là mẫu mực để tham khảo và thực hiện. Quốc gia chân chính mà như vậy ư? McNamara từng gắn bó với chiến tranh VN, với chính quyền Saigon trên tinh thần đồng minh thân thiết, nay quay ngoắt lại nhận định những người đứng đầu chế độ miền Nam hồi chiến tranh là “cặn bã của cặn bã xã hội” thì thật là quá quắt trong ý đồ phỉ báng rất tùy tiện. (trang 34-35)

Về các tướng lãnh trong quân đội Cộng Sản VN, ông ca tụng các tướng Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, đánh giá cao các tướng Trần Văn Trà, Hoàng Minh Thảo, Nguyễn Hữu An. Còn tướng Giáp thì: “đỉnh cao “thiên tài” của ông, công bằng mà nói, là chiến dịch điện biên phủ tháng 1-1954.” Theo Bùi Tín, tướng Giáp chưa hề vào chiến trường miền nam. Tính ông dè dặt, e ngại, an phận, cờ đã đến tay mà không phất…”hồi còn ở trong nước, tôi rất quý mến tướng Giáp. Đến đại hội VI cuối năm 1986, uy tín ông lên khá cao, ông được đại hội toàn quân và một số ngành, địa phương nhắc đến như một nhân vật của tình thế, nhưng ông do dự không quyết đoán. Để trôi qua một cơ hội cực hiếm! Tôi giảm ghê gớm niềm tin ở ông từ đó. Một số sỹ quan cán bộ chê ông là hèn là nhát, không dám bênh vực lẽ phải, công lý, không dám dấn thân cho dân chủ.” (trang 46-47)

Được hỏi nếu Mỹ ném bom phá đê sông Hồng, làm lụt lớn Cộng Sản có bỏ cuộc không, hay nếu cuối năm 1972 Mỹ tiếp tục ném bom, Cộng Sản có nhượng bộ không, Bùi Tín đều quả quyết không khi nào, có chết hàng triệu người Cộng Sản vẫn bằng chân như vại,vì “chính những thảm cảnh ấy là dịp để đối phương dấy lên phong trào chống Mỹ mạnh hơn, tranh thủ thêm viện trợ của các nước xhcn và sự ủng hộ của thế giới …(trang 52)

Bùi Tín cho rằng Mỹ đã sai lầm lớn khi tưởng nếu đánh mạnh thì sẽ lôi Liên Xô và Trung Quốc vào vòng chiến. Thực ra Hànội rất sợ, vì cả Liên Xô lẫn Trung Cộng đều không sẵn sàng đem quân giúp. ” Đọc những tài liệu, hồi ký của Mỹ, gặp các nhà chính trị, quân sự Mỹ, tôi thấy họ hiểu đối phương còn thiếu sâu sắc, có thể nói là hời hợt! (trang 78-83)

Bùi Tín đã xác nhận là Hànội đã không tôn trọng hiệp ước trung lập Ailao để lại hàng chục ngàn quân mà vẫn chối. Chính cái hiệp ước này đã khiến Mỹ không dám đánh chiếm con đuờng mòn HCM mà phần lớn nằm trên đất Lào. Ông nói Việt Cộng chỉ rút tượng trưng, “có lúc quân đội VN ở Lào vẫn còn đến ba, bốn chục ngàn…” (trang 84-85)

Về mục tiêu “giành độc lập và giải phóng miền Nam” thực hiện thống nhất tổ quốc, Bùi Tín cho biết sau khi đã xem xét lại toàn bộ nhận thức của mình sau chiến thắng 75, ông cho rằng thực sự Việt Nam chưa có độc lập vì lệ thuộc vào chủ thuyết ngoại lai Mác Lê. “Hơn nữa chế độ xây dựng trong cả nước từ hơn 20 năm nay còn thua kém chế độ miền Nam trước khi gọi là “giải phóng”! Vậy thì giải phóng để làm gì. Ở miền Nam hồi đó dù chưa thật đầy đủ, đã có nền chính trị dân chủ, đa nguyên đã có nền tư pháp tương đối độc lập, nói chung có tự do tín ngưỡng và tôn giáo, có tự do báo chí ngôn luận. Tất cả đều còn khiếm khuyết, nhưng đã khác xa, tiến bộ hơn cái chế độ độc quyền, một đảng lộng hành, người dân không có quyền dân chủ, tự do báo chí là con số không, tù chính trị còn rên xiết…” (trang 205)

Page 152: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

152

Bùi Tín khá lạc quan khi cho rằng đến nay (1998) “cuộc vận động dân chủ trong nước đã đạt tới một đỉnh cao mới”, những “cơn bão Thái Bình”, sự chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo.

“Một phó thủ tướng viết hồi ký gọi một đại tướng là “y”… Một thư lưu truyền trong quân đội kể tội “4 tên họ Lê: Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, đòi đưa 4 tên họ Lê này ra trước tòa án quân sự”, cáo giác thủ tướng Phạm Hùng đã đột tử trên bụng bà trần Thị Trung Chiến, hiện là bộ trưởng, ủy viên trung ương đảng…Đảng chẳng còn ra cái thể thống gì nữa.” (trang 285)

Có lẽ Bùi Tín đã coi mình là thành phần cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại rồi, nên khi trả lời câu hỏi về nghiên cứu, kiểm điểm công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ ở trong nước, ông đã nói:

“Mỗi công việc Ta làm đều phải lấy đại khối đồng bào trong nước làm đối tượng. Vì đồng bào trong nước là lực lượng chủ lực, đông đảo, chiếm đến 95% số dân Việt ở mọi nơi, lại là lực lượng trực tiếp làm xoay chuyển tình thế, kết thúc chính quyền độc đoán. Tôi thấy các phong trào của cộng đồng TA còn có phần xa cách, chưa nắm kỹ nhận thức, suy nghĩ, ước muốn, tâm tư chung của đồng bào trong nước…..Không bắc cầu nối cho chặt chẽ với trong nước thì kiểu cách chống cộng ở hải ngoại còn rất ít hiệu quả và tác dụng, còn xa cách thực tế, mắc vào bệnh duy ý chí chẳng kém gì những người lãnh đạo Cộng Sản.” (trang 290)

Trả lời 3 câu hỏi về hòa giải hòa hợp, Bùi Tín khẳng định: “Tôi cũng bác bỏ, phản đối kiểu hòa hợp mà những người lãnh đạo Cộng Sản kêu gọi.

Theo họ hòa hợp là cúi đầu phục tùng, chịu sự lãnh đạo của họ. Hòa hợp ấy là hòa hợp giả cầy, kiểu ban ơn, trịch thượng.’ (trang 294)

Ông cũng nói đến những cuộc gặp gỡ giữa những người bạn cu õ thuở xưa, rồi đã từng chống nhau ở hai vùng chiến tuyến đối địch. Nay những người ấy nói chuyện thân tình cởi mở với nhau cùng hát chung một bài hát; như trường hợp chính tác giả với một trung tá VNCH, như trường hợp nhạc sĩ Phạm Duy với nhạc sĩ Kiều Hưng, ca sĩ Mai Huyền với ca sĩ Nam Sơn. Ông viết:

“Thật vui, thật cảm động, khán giả yêu cầu hai anh hát lại hai lần, vỗ tay không ngớt. Có cả những giọt nước mắt. Niềm xúc động về hòa giải hòa hợp dân tộc, giữa hai anh em thù địch. Không ai nói đến các chữ hoà giải hòa hợp, nhưng đích thực là đó.” (trang 297)

Bùi Tín cho rằng cộng đồng người Việt, mà ông bảo trong số đó có nhiều người đã vào quốc tịch Mỹ, nên tuân theo chính sách của chính phủ Mỹ bỏ cấm vận và tái lập quan hệ ngoại giao với Cộng Sản VN, để “tăng thêm sức đấu tranh. Ai vắng mặt sẽ bị thiệt, sẽ tự đứng ngoài quá trình dân chủ hóa VN. Hồi ấy tôi đã có dịp kiến nghị với cộng đồng: nên lập một quỹ và cử người, lập tổ chức chăm lo: …giúp dỡ thương binh, lập học bổng cho các tỉnh thành… góp tu bổ, chùa… nhà thờ.. lập quỹ từ thiện giúp các người bị bệnh hiểm nghèo, hủi (cùi), ho lao…” (trang 304).

“Quan hệ với trong nước là cả một cuộc đấu tranh. Không phải nhất nhất làm theo yêu cầu của chính quyền Cộng Sản, mà là mặc cả, thương lượng, đề ra điều kiện, tương nhượng, có phần lợi này bù cho bất lợi kia, nhưng người có tiền, có vốn, có kiến thức bao giờ cũng ở lợi thế, theo nguyên tắc ai chi tiền người ấy chi phối.” (trang 305)

Cuối cuốn “Mây Mù Thế Kỷ”, nơi phần Phụ Lục, người đọc thấy có bức thư viết tay của Bùi Tín gửi Lê Khả Phiêu, lúc mới lên làm tổng bí thư đảng, sau đại hội 8. Trong bức thư này ông có đề nghị Phiêu họp trung ương đảng

“để giải quyết các vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm”, “xét lại chống đảng”, và việc bỏ tù hàng trăm ngàn viên chức sỹ quan chế độ cũ ở miền Nam; sự kiện thuyền nhân bi thảm; việc thu vàng, buôn bãi, bán tàu…với vô vàn nạn nhân thê thảm” (tr.336)

Page 153: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

153

Đôi dòng cảm nghĩ về con người và lập trường của Bùi Tín. Qua mấy chục trang trên, có thể tóm tắt về con người và lập trường chính trị của Bùi

Tín như sau: Bùi Tín sống tuổi ấu thơ trong một gia đình quan đại thần. Lớn lên trong môi trường văn hóa Tây Phương. –Những cán bộ Cộng Sản cao cấp xuất thân từ gia đình công nhân, hay nông dân nghèo sẽ bảo Tín gốc phong kiến, tiêm nhiễm ảnh hưởng thực dân Pháp, từ nhỏ đã quen với nếp sống tiểu tư sản (tạch tạch sè).– Đến lúc trưởng thành đi theo tiếng gọi kháng chiến, rồi gia nhập đảng Cộng Sản. Từ đó từ tư duy đến nếp sống bị đúc khuôn trong ý thức hệ Mác Xít. Vì ngộ nhận cũng như bao trí thức kiệt xuất khác cũng có lúc ngộ nhận, như ông viết, ông đã phục vụ hệ thống mác xít trong một thời gian dài 30 năm. Chỉ cho đến 1975, khi có dịp so sánh hai chế độ miền Nam và miền Bắc ông mới bắt đầu nhận ra mình đã lầm. Và khi có dịp chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô ông mới dứt khoát với quá khứ. Ông công khai nói lên lời sám hối. Hơn thế nữa ông hăng say kêu gọi các đồng chí cũ của ông hãy phá bỏ tư duy cũ, chế độ cũ, thiết lập một chế độ dân chủ đa nguyên. Ông cũng tích cực vận động với các nhân vật có ảnh hưởng trong chính giới và nhân dân Mỹ ủng hộ lập trường đa nguyên của ông. Ông không ngần ngại thẳng thắn phê bình một số người còn nuôi hy vọng lật đổ chế độ Cộng Sản Việt Nam bằng bạo lực. Ông cũng ủng hộ việc Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam và tái lập bang giao với Việt Nam. Điều này làm một số người Việt quốc gia ở hải ngoại lúc ấy bất bình. Ông đã cố giải thích lập trường của ông và mong những người chống cộng “cực đoan” nhìn rõ thực tế trong nước và cân nhắc cái lợi cái hại giữa cấm vận và bỏ cấm vận. Lý luận của ông không phải không có cơ sở. Trong bức thư gửi tổng bí thư Lê Khả Phiêu, ông khẳng định ông không có mưu đồ chính trị. Ông chỉ ước mong trong nước có tự do dân chủ, tự do báo chí để ông có thể ra một tờ báo cá nhân hầu cổ võ cho dân chủ đa nguyên. Đa nguyên theo ông hiểu là người Cộng Sản phải tôn trọng những người trước kia mà họ gọi là “ngụy”, và người quốc gia cũng phải tôn trọng quyền bình đẳng của những người Cộng Sản trong chính quyền dân chủ tương lai.

So sánh với tất cả các tác giả được đặt thành một chương trong soạn phẩm này, theo tôi nghĩ, Bùi Tín là người có ảnh hưởng nhất, dám nói mạnh và có lập trường rõ rệt, và cũng là người đưa ra được những giải pháp cụ thể, nhờ được sống ở bên ngoài, tiếp xúc với nhiều nguồn tư tưởng đa dạng, chứng kiến những biến cố có tính quyết định trong cục diện thế giới.

Nếu không lầm, thì đã có lúc Bùi Tín mong mỏi và hy vọng tướng Võ Nguyên Giáp sẽ có thể trở thành một thứ Gorbachev, hay Yeltsin Việt Nam. Có người còn nói tới khả năng có một Bùi Tín làm thủ tướng hay đóng vai Yeltsin. Nhưng sau đại hội VII, ông đã thất vọng và riêng đối với tướng Giáp thì càng ngày càng thất vọng hơn. Chắc ông cũng không ngờ ông đã bị một số người Mỹ và người Việt Quốc gia muốn lợi dụng ông. Thành ra vai trò của ông đã không sáng lên được.

Có một điều cần thêm ở đây là tuy Bùi Tín sám hối và lên án chế độ xhcn ở Việt Nam, cũng như ở Liên Xô dưới thời Stalin, và chế độ Mao ở Trung Quốc, nhưng ông vẫn có vẻ bênh Mác và ông Hồ phần nào. Dầu sao ông và thân phụ ông cũng đã từng hưởng ứng lời kêu gọi của ông Hồ ngay từ đầu, và ông còn đi theo vết chân của ông Hồ chọn chủ nghĩa Mác-xít làm lý tưởng cho đời mình. Hơn nữa chế độ đã ưu đãi gia đình ông. Cha ông chết được lấy tên đặt cho một con đường ở một thành phố sát thủ đô. Riêng ông, tuy không được thăng tướng. Nhưng cũng lần lượt được trao những nhiệm vụ quan trọng, xuất ngoại hơn hai chục lần. Ông đã là một đảng viên tự nguyện, tích cực trong mọi công tác. Nhất là ông luôn nghĩ mình là ngưòi yêu nước thật sự, cũng như ông không nghi ngờ là nhiều đảng viên khác cũng có lòng yêu nước như ông. Ông không muốn mang tiếng là người vô ơn bạc nghĩa. Cũng không muốn nhận mình đã lầm chọn một chủ nghĩa vô nhân. Chính cái tâm trạng đó làm ông hơi lúng túng. Nhưng dầu sao ông đã cố gắng một cách đáng phục để lên án chế độ, và tuyên bố sám hối.

Page 154: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

154

Những người quốc gia rộng lượng có thể ghi nhận sự chân thành của ông khi ông nói “sám hối” và cũng có thể thông cảm với ông phần nào về chuyện ông hãy còn giữ chút cảm tình với Hồ Chí Minh. Bởi vì ai cũng hiểu một người mà từ tư duy đến nếp sống đã bị nhào nặn đúc khuôn trong ba chục năm, nay muốn “lột xác” không khỏi có vấn đề. Hy vọng sau này vào một dịp nào đó chúng ta sẽ được nghe ông nói rõ cảm tình của ông đối với Hồ Chí Minh còn ở mức độ nào.

Tất cả những gì Bùi Tín viết đều chứng minh chủ nghĩa Mác Lê đã tác hại lên toàn xã hội Việt Nam về nhân mạng, nhân phẩm, kinh tế, văn hóa. Vậy thì con người sáng lập ra cái chủ thuyết và chế độ đó, là Mác, và con người đem cái chủ thuyết và chế độ đó về áp đặt lên nhân dân Việt Nam, là Hồ Chí Minh có phải là ân nhân hay tội nhân của dân tộc Việt Nam? Mác chủ trương đấu tranh giai cấp, quả quyết lịch sử là lịch sử đấu tranh giai cấp. Ông cũng chủ trương chuyên chính vô sản, thế giới đại đồng. Quan niệm về tổ quốc được ông coi như chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Chính Mác đã lên án tôn giáo gọi nó là thuốc phiện ru ngủ dân ngu, không cho họ tỉnh táo đấu tranh cho quyền sống của mình. Bùi Tín đã có kinh nghiệm về tôn giáo, ông đã từng khen mấy dòng tu Công Giáo về công tác nhân đạo mà ông bảo là hơn cán bộ Cộng Sản. Có lẽ đến tuổi này, ông cũng như các ông Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã bắt đầu nghĩ đến một cái gì cao xa hơn cái thuần vật chất của cuộc đời theo duy vật biện chứng.

Ông Hồ như ông viết, khi sắp chết vẫn còn bám lấy đuôi áo của các cụ Mác, cụ Lê đòi đi theo. Như vậy ông ta có thực sự vì dân tộc không hay chỉ vì cái lý tưởng–ảo tưởng–của một chủ nghĩa ngoại lai, là kiến tạo một thế giới của vô sản, trong đó vô sản phải chuyên chính, không cho giai cấp nào khác dự phần? Chắc Bùi Tín đã thấy là giai cấp là cái gì không tự nhiên? Lịch sử đâu phải chỉ là đấu tranh giai cấp như Mác chủ trương, lại còn bằng bạo lực nữa? Hơn nữa tuy lý thuyết thì nói vô sản chuyên chính, nhưng thực tế được mấy người vô sản chia sẻ quyền lực với nhóm “nomenklatura”?

Nơi chương 1 (Hoàng Văn Chí) chúng tôi đã trưng nguyên văn lời ông Hồ nói về việc ông ta chọn chủ nghĩa Mác Lê-nin. Lập trường đã như vậy thì trong lòng ông Hồ chỉ có giai cấp chứ không có dân tộc, chỉ có chủ nghĩa quốc tế chứ không có chủ nghĩa quốc gia. Những việc ông làm chỉ vì mục tiêu cuối cùng theo đúng đường lối quốc tế do Liên Xô lãnh đạo, chứ không hề vì mục tiêu hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Chỉ hiểu theo cách đó mới lý giải được tại sao ông Hồ đã đành lòng nghe theo những lãnh tụ Cộng Sản ngoại quốc để làm cải cách ruộng đất, và làm ngơ trước những nỗi oan ức của hàng chục vạn ngưòi trong đó kể cả các đảng viên. Điển hình là mẹ của ba đảng viên: bà Nguyễn Thị Năm mà Bùi Tín đã nêu đích danh.

Có một điều khiến ai đã được đọc tờ “the Nation”, phát hành ở Bangkok, ngày 28-12-1989, nghĩa là 9 tháng trước khi Bùi Tín rời Hà-nội đi Pháp, phải đặt dấu hỏi: Đúng ra chủ trương đa nguyên, đa đảng của Bùi Tín bắt đầu từ khi nào? Tờ báo này đã đăng lời ông nói với ký giả ngoại quốc nhân dịp quốc hội thông qua luật báo chí mới như sau:

“60 năm trước đây đảng Cộng Sản chỉ gồm một nhóm nhỏ, nay đã có tới hai triệu đảng viên, chúng tôi thấy không cần thiết phải có thêm một đảng chính trị nào khác nữa” (15)

Phải chăng câu nói trên chỉ là nói cho hợp với lập trường của tờ Nhân Dân cơ quan chính thức của đảng mà ông là phó tổng biên tập? Còn trong thâm tâm ông đã có ý nghĩ phải có đa nguyên đa đảng? Hoặc giả chỉ đến khi ông thấy Liên Xô tan rã, và ông đã bị khai trừ khỏi đảng ông mới nghĩ đến một nền dân chủ đa đảng cho Việt Nam.

Rất mong Bùi Tín trả lời thắc mắc trên của độc giả. Chú Thích

(1) Hoa Xuyên Tuyết, tác giả Bùi Tín, Nhân Quyền tái bản lần thứ nhất, năm 1991, tr.74.

Page 155: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

155

(2) Tức từ quấy phá, khuynh đảo sang chiến tranh quy mô rộng lớn hơn. Về định nghĩa phức tạp của “chiến tranh” và các lọai chiến tranh, xin xem chi tiết ở chương tổng kết.

(3) Nghị quyết 9, được giữ bí mật khá lâu, vì là một chuyển hướng thiên hẳn về chủ nghĩa Mao của Trung Quốc, không muốn đàn anh Liên Xô biết, tránh nghi ngờ.

(4) Đại hội Liên Hoan của báo Nhân Đạo, cơ quan của đảng Cộng Sản Pháp. (5) Thông Luận, tháng 2 1991, mục Độc Giả Viết. (6) Tháng 12-1990. (7) Nếu chỉ đọc một bài báo này thì xem ra Bùi Tùng có lý. Nhưng nếu để ý rằng tác giả

đã bỏ đi một đoạn dài ở đầu nằm trong tác phẩm của Bùi Tín mà ông ta trích dẫn, thì có thể nghi là có gì không ổn. Và nếu được xem hình chụp Bùi Tín đứng trước tướng Minh, có sự hiện diện của thủ tướng Vũ Văn Mẫu và mấy bộ trưởng khác, rồi được đọc các bài báo khác của chính Bùi Tín nói kỹ về việc này, thì thấy Bùi Tín đáng tin hơn.

(8) Phụ Nữ Diễn Đàn số 93, tháng 10-1991, trang 33. (9) Xem “Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê” của Minh Võ, Thông Vũ tái bản lần I,

Cali, Oct,1998, chương 11, từ trang 123-137. (10) Đã từng là bộ trưởng trong chính phủ Nguyễn Cao Kỳ, chủ nhiệm tờ Đại Dân Tộc.

Sau tháng 4-1975 ông có bị đi tù một thời gian. Khi sang định cư ở Pháp ông làm cho đài phát thanh Quốc Tế Pháp.

(11) Xin xem chương sau. (12) SĐD ( nxb Nhân Quyền tái bản lần I, 1994) trang 2. (13) Mặt Thật, Saigon Press, 1994, trang 20-21). Từ đây các số trang là từ cuốn Mặt

Thật, trừ trường hợp có ghi rõ xuất xứ khác. (14) Thời gian ông “biến mất” một cách bí mật khoảng 1933-1938. (15)Theo Hoàng Đông Phố, Phụ Nữ Diễn Đàn số 73.

Chương 15 Linh Mục Chân Tín có sám hối không?

Linh mục Chân Tín nổi tiếng trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam những năm đầu thập niên này vì ba bài giảng “Sám Hối” tại nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Saigon vào trung tuần tháng 4-1990, trong Mùa Chay, mùa sám hối theo lịch phụng vụ của giáo hội Công Giáo. Bài 1: sám hối cá nhân. Bài 2: về “tập thể giáo hội”. Và bài 3: “sám hối tập thể quốc gia”. Trong bài thứ ba ngày 11 tháng 4 ông đã trưng dẫn nhiều danh ngôn của các nhà văn, nhà khoa học và nhà lãnh đạo Liên Xô, kể cả tổng thống Liên Xô Gorbachev.

Ông cũng đọc vanh vách những trang báo nhà nước và trưng dẫn lời cán bộ cao cấp trong đảng Cộng Sản Việt Nam, kể cả tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để chứng minh rằng Liên Xô và các nước Đông Âu đã sám hối, còn Việt Nam thì mới có ân hận, ưu tư về tình hình xấu trong nước, nhưng chưa làm gì chứng tỏ là đã có sám hối thực sự. Ông chủ trương sám hối phải có hai nội dung: ân hận và đổi mới. Bài giảng này đã làm nhức tai nhà cầm quyền. Họ phản đối với bề trên của ông, bảo rằng linh mục không có quyền nói về chính trị trong nhà thờ.

Bất chấp sự phản đối của nhà nước, một tháng sau ông lên tòa giảng khẳng định ông có quyền nói về chính trị, và có bổn phận phải nói về chính trị để bảo vệ quyền lợi của người dân. Những bài giảng của ông lôi cuốn người nghe, chẳng những vì tài hùng biện, mà còn vì những vấn đề thời sự nóng hổi lúc ấy. Nhà thờ không còn chỗ ngồi. Giáo dân, và cả lương dân, phải đứng ngoài hành lang, ngoài sân để theo dõi một cách thán phục, say sưa.

Page 156: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

156

Thời gian ấy phong trào dân chủ tự do ở Liên Xô và Đông Âu đã lên đến tột đỉnh. Người thì sợ, kẻ thì mong sẽ có một biến cố tương tự ở Việt Nam. Có cán bộ đã coi những bài giảng của ông là tiếng pháo lệnh để châm ngòi cuộc chính biến nào đó, mặc dầu trong bài giảng cuối cùng của ông, linh mục Chân Tín đã nói rõ: “tôi không nói chính trị vì chính trị…Tôi chả muốn xúi dục ai xuống đường cả. Tôi chỉ nói lời của Thiên Chúa để chúng ta suy nghĩ với nhau, để chúng ta cùng Nhà Nước suy nghĩ, để làm tốt hơn, để đem lại hạnh phúc cho dân tộc”. Vì vậy chỉ vài hôm sau, ngày 16-5-1990, công an thành phố đột nhập vào nhà sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở đường Kỳ Đồng, Saigon và nhà Dòng Chúa Cứu Thế bên cạnh đó. Họ đọc lệnh lục soát văn phòng và chổ ở của linh mục Chân Tín. Đồng thời họ cũng đọc lệnh trục xuất ông ra khỏi thành phố, cưỡng bức cư trú tại xã Cần Thạnh, huyện Duyên Hải cách trung tâm thành phố 70 cây số. Tưởng cũng nên nhắc lại là cùng ngày, giáo sư cưụ linh mục Nguyễn Ngọc Lan, cộng tác viên thân cận và là bạn thân của linh mục Chân Tín cũng bị công an vây nhà, khám xét và tịch thu tài liệu, văn bản, máy đánh chữ v.v… Giáo sư Lan cũng được lệnh bị quản chế tại gia, không đựơc đi ra khỏi khu vực phường 6 quận 10. Từ đây tiếng tăm của hai ông đã vượt ra ngoài cộng đồng công giáo và ra ngoài nước.

Trong một bức thư viết cho Nguyễn Ngọc Lan, 5 tháng sau, Chân Tín đã châm biếm gọi chuyến đi an trí đó là đi hưởng tuần trăng mật với Nhà nước trong ba năm: “Tôi nhớ ngày “lên xe hoa” có 5 công an “phù rể” đưa về Duyên Hải “hưởng tuần trăng mật với Nhà nước trong 3 năm”

Chân Tín tên thật là Nguyễn Tín sinh ngày 15-11-1920. Từ nhỏ ông đã “dâng mình cho Chúa” trong dòng Chúa Cứu Thế, chuyên về giảng thuyết. Trong thời đệ nhị Cộng Hòa, ông chủ trương tờ Đối Diện phê bình chính sách của chính phủ, đứng đầu “ủy ban cải thiện chế độ lao tù”, bênh vực tù nhân, cả Cộng Sản. Đã nhiều lần CT bị gọi tới tổng nha cảnh sát để trả lời về những bài báo ông viết và hành động của ông trong cái ủy ban kia. Ông đã bị án năm năm cấm cố. Theo nhật ký Nguyễn Ngọc Lan (ngày 10-6-90) thì thời đó có những người “chống Cộng hủ lậu” ghét Chân Tín đến nỗi họ đã gửi cho vị linh mục này một xấp hình màu tục tĩu ghi trên đó những hàng chữ thóa mạ ông, ví đầu ông như cái nớ…” Tờ báo Đối Diện bị đóng cửa. Sau ông cho ra tờ Đồng Dao. Sau tháng tư 1975 ông và ông Nguyễn Ngọc Lan lại ra tờ Đứng Dậy (đều viết tắt là “Đ.D.” )

Mấy năm đầu sau “giải phóng” ông có chân trong chủ tịch đoàn mặt trận Tổ Quốc Saigon, và trung ương Mặt Trận Tổ Quốc V.N.. Ông cũng có sinh hoạt trong Câu Lạc Bộ Kháng Chiến thời còn Tạ Bá Tòng và Nguyễn Hộ. Đồng thời được Nguyễn Văn Trấn rất cảm phục. Toàn những người Cộng Sản miền Nam có vai vế sau này thành nạn nhân của chế độ như ông. Tờ Đứng Dậy chữ của−đứng được cho tới năm 1978 thì bị Nhà nước bắt “ngồi xuống” giáo sư Đỗ Mạnh Tri.

Trong các hội nghị của ủy ban trung ương mặt trận Tổ Quốc V.N. năm 1978, 1982 và 1983 ông đều có đọc tham luận. Nay đọc lại những bài tham luận đó người ta thấy ông luôn tỏ thiện chí với nhà cầm quyền, lợi dụng tiếng nói của mình trong mặt trận để bênh vực lập trường của giáo hội công giáo Việt Nam tỷ dụ như vụ linh mục Nguyễn Văn Vàng hoạt động chống Cộng, hay việc nhà nước bắt được một số tài liệu chống Cộng trong một số nhà dòng ở Thủ Đức… Ông cũng thẳng thắn phê bình nhà nước về việc giam giữ những người đi “học tập cải tạo” quá lâu và sự phân biệt đối xử với những người không vào đảng hay vào đoàn. Ông cũng nói rõ là tinh thần phấn khởi lúc ban đầu càng ngày càng sút giảm do sự phân biệt đối xử đó. Trong tham luận ngày 25 tháng 1 năm 1983 ông cho biết lý do tham gia Mặt trận là “tạo điều kiện để người cách mạng hiểu người công giáo hơn và đồng thời cũng cố gắng giúp cộng đồng công giáo hiểu cách mạng hơn…”

Đầu năm 1986 ông đã cùng với Nguyên Ngọc Lan gửi một lá thư cho Phạm Hùng, bộ trưởng bộ nôi vụ để nói lên những cảm nghĩ và ưu tư riêng liên quan đến một cuốn phim

Page 157: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

157

bôi bác đạo Công Giáo, gán cho giáo hữu những tội gián điệp, phản quốc. Đó là cuốn phim “Người Mang mật danh K 213″ liên quan đến vụ án gián điệp “Mai Văn Hạnh”. Phim được giới thiệu bởi ai đó có dùng “entête” của bộ Nội Vụ. Ông tố cáo “nhóm làm phim đã biến những biểu tượng cao quý trong tình cảm và lòng tin của các tín hữu công giáo thành những dụng cụ ghê tởm. Thánh giá có cánh ngang rút ra được như một cái ngăn kéo để giấu hồ sơ vào tâm. Tấm ảnh đạo xé đôi để hai tên phản động ráp lại ăn khớp mà nhận ra nhau. Tượng Đức Mẹ trở thành cửa che, chấn một đường hầm bí mật. Chỗ xưng tội bị biến thành nơi trao đổi tín hiệu phản động v.v…”

Làm những việc kể trên, ông đều dựa vào cái thế của một ủy viên trong mặt trận Tổ Quốc của đảng, và cái thế của một người thời chế độ cũ đã đứng về phe “chống Mỹ cứu nước” và đều nhằm một mục đích bênh vực đạo Công Giáo. Nhưng ông đã dùng những lời lẽ ôn tồn, hợp tình hợp lý, nếu không nói là thân tình, xem ra như muốn bảo vệ uy tín của đảng và nhà nước hơn là muốn bênh đạo của ông. Ông gọi Phạm Hùng một điều anh hai điều anh, chứ không giữ phép thưa ngài bộ trưởng như người khác. Gần 4 năm sau, trong một cuộc gặp gỡ thứ trưởng Nội-vụ Võ Viết Thanh ông cũng xưng hô như vậy.

Việc ông làm để bênh đạo đáng kể hơn hết là những lá thư góp ý về việc phong thánh cho 117 vị chân phước tử đạo Việt Nam. Trong trung ương Mặt trận Tổ Quốc chỉ có ba linh mục, từ trước đều có xu hướng thân cộng. Đó là Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ và Chân Tín. Hai ông trên thì đã được đảng và nhà nước đặt vào cái gọi là ủy ban đoàn kết những người công giáo yêu nước, và chịu sự chi phối của đảng rồi. Chỉ còn một mình Chân Tín đứng ngoài, trung thành với đường lối của toà thánh Vatican hoàn toàn. Ông cũng lại dùng thế đứng bấp bênh của mình trong mặt trận để nói lên nguyện vọng của đa số giáo dân và của hàng giáo sĩ, luôn luôn cố thuyết phục phía chính quyền rằng việc phong thánh và việc cho phép hàng giáo phẩm Việt Nam sang Roma dự lễ phong thánh chỉ có lợi chứ không có hại cho uy tín của chính phủ.

Trong vụ phong thánh tử đạo này linh mục Chân Tín cùng với giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã cho phổ biến nhiều tài liệu chuyền tay trong giới thân cận, vì báo đã bị đóng của, các báo khác không chịu đăng bài cũa các ông, trừ khi được lệnh trích dẫn một vài đoạn, đầu Ngô mình Sở để chỉ trích lên án. Khi bị giám đốc công an thành phố gọi lên “làm việc” với thứ trưởng Võ Viết Thanh, ông đã lợi dụng dịp này để bào chữa cho việc ông phân phát tài liệu, viết thư gửi hàng giám mục cách cư xử với Ủy ban đoàn kết do nhà nước dựng lên hòng chia rẽ và chi phối giáo hội.

Chính những bức thư và những tài liệu tương tự đã khiến công an đặc biệt theo dõi ông và ông Nguyễn Ngọc Lan. Cho đến khi có ba bài giảng Sám Hối, thì đó là giọt cuối cùng làm tràn ly nước. Người ta đã dùng biện pháp mạnh đối với ông. Nhưng vì ông được lòng một số cán bộ, nhất là những người còn nhớ ơn ông bênh vực giúp đỡ thời chế độ cũ, nên tuy là biện pháp mạnh nhưng cách thi hành cũng tương đối nhẹ nhàng. Ngoài biện pháp không được làm lễ, giải tội, giảng thuyết, và không được ra khỏi xã, ông vẫn được tiếp người thân đến thăm, nhận qùa, nhận thư và hàng ngày đi tắm biển. Cán bộ có trách nhiệm canh chừng ông lại phần đông là những người có cảm tình và dám tỏ cảm tình với ông. Dầu sao ba năm đằng đẵng không được về thành phố, không được làm chức vụ một linh mục, nhất là không đuợc tâm sự với người bạn thân là cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan, quả là một cực hình.

Khi đã mãn hạn kỳ ba năm ông trở lại sinh hoạt bình thường nhưng không thoát khỏi sự theo dõi ngầm của công an. Năm 1995, nghe tin Nguyễn Văn Trấn qua đời, ông đã ngồi sau xe gắn máy cho Nguyễn Ngọc Lan đưa tới viếng xác nhà cách mạng lão thành đã để cả đời phục vụ đảng Cộng Sản nhưng cuối đời đã bị đảng bỏ rơi này. Giữa đường thì xảy ra tai nạn. Một chiếc xe tông vào xe ông. Nhưng may thương tích của ông không đến nỗi trầm trọng như người bạn trẻ “đèo” ông.

Page 158: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

158

Chân Tín đã phê bình chế độ Cộng Sản ra sao Trong những hoàn cảnh khác nhau và với những đối tượng khác nhau, Chân Tín đã

dùng những lời lẽ và luận điệu hơi khác nhau: 1. Với chính quyền và tổ chức quần chúng của chính quyền : ông ôn tồn, nhã nhặn, giữ

lễ: “…Nhưng điều khiến chúng tôi rất lo nghĩ –và hẳn chính quyền cũng chia sẻ sự lo nghĩ

này của chúng tôi– không phải là ở bình diện an ninh nữa. Chúng tôi muốn nói đến nỗ lực chung là đẩy lịch sử đi tới, không đành tâm nhìn lịch sử chỉ là lập lại hay đi lùi. Đã có những nỗ lực có thể còn giới hạn, nhưng không ngừng để đồng bào công giáo phía Nam từ 1975 đi vào chế độ xhcn không như ở phía Bắc sau 1954 và không như người công giáo ở nhiều nước Đông Aâu. Nhưng những biến cố gần đây có thể đặt chúng ta trước một chỗ quặt đáng tiếc: đồng bào công giáo có thể sẽ khựng lại– không phải để nghĩ đến chuyện làm nên trò trống gì đâu –nhưng chỉ để rút vào một thế đứng “an phận” bi quan và tiêu cực.” (trích tham luận với hội nghị ủy ban trung ương Mặt Trận, 23-2-1978)

“Ngay ở trong ủy ban trung ương M.T. việc nêu lên những tâm tư nguyện vọng thắc mắc của nhân dân, của một giới nào đó cũng không được thoải mái. Nhưng ai đưa ra những tâm tư nguyện vọng thắc mắc của nhân dân dễ bị đánh giá là tiêu cực hay bất mãn.”

“…Tôi chỉ xin nêu ở đây trường hợp những người bị bắt giam vì lý do chính trị, nhưng tội trạng không rõ ràng, bị giam cầm lâu ngày, lâu tháng, lâu năm mà chưa đưa ra xét xử….”

Sau khi nhắc lại việc những người thuộc chế độ cũ học tập cải tạo đã 6 năm chưa được thả, ông nói đến vấn đề tự do tôn giáo, nêu lên những hạn chế cấm đoán trong việc phong chức linh mục, in ấn các tài liệu thờ phượng, rồi kết luận:

“Người công giáo V.N. muốn tham gia vào công việc xây dựng đất nước. Nhưng nếu mãi bị nghi ngờ và bị kỳ thị thì họ sẽ nản lòng và nhiệt tình cũng sẽ mai một.” (Tham luận với hội nghị lần thứ VII ủy ban trung ương MT Tổ Quốc., 22-12-1981)

Hai năm sau cũng trong bài tham luận đọc trước hội nghị MT ông lại nhắc đến việc những người đi học tập cải tạo vẫn chưa được về, và sự nghi kỵ và “kỳ thị vì nguyên do lý lịch hay vì nguyên do tôn giáo” rồi cố dung hòa:

“Công bằng mà nói thì có bên này bên kia. Có sai trái của một số người bên này sinh ra sự ngờ vực của mọi người của phía bên kia. Rồi từ ngăn cấm này đến ngăn cấm khác, từ hạn chế này đến hạn chế khác tạo người bên này cảm tưởng là Nhà nước phá đạo, bóp nghẹt đạo….Nếu cảm thấy như bị bắt chẹt, người tín hữu sẽ thắc mắc tự hỏi không biết mình xây dựng đất nước cho ai đây? Xây dựng một đất nước mà mình luôn ở ngoài rìa?” (tham luận ngày 25-1-1983.)

Năm 1987, Chân Tín không còn được đọc tham luận trong hội nghị nữa mà chỉ được gửi một bản góp ý. Ông đã bất mãn vạch rõ:

“Rõ ràng các ủy viên công giáo của mặt trận là thứ trang trí.” (24-12-87) Về việc phong thánh cho 117 chân phước Tử Đạo, ông đề nghị “Nhà nước ta đi thêm

một bước, tức là ủng hộ việc phong thánh vì việc này đề cao người Việt Nam anh hùng sẵn sàng hy sinh cho một lý tưởng.” Có theo dõi sự việc từ đầu và thấy lúc ấy nhà nước đang vận động cho một phong trào chỉ trích Vatican và giáo hội Việt Nam cũng như làm áp lực để hội đồng giám mục Việt Nam xin hoãn việc phong thánh, thì mới thấy lời đề nghị của Chân Tín làm một tiếng nói can đảm.

Trong buổi “làm việc” với giám đốc Thông Tin Văn Hóa Saigon ngày 7-6-88, khi ông này nói đến việc Tòa Thánh Vatican chọn ngày 19-6 để cử hành lễ phong thánh và nói: “Đây cũng là ý đồ chính trị kích thích chống Cộng” Chân Tín đã hỏi vặn lại: “Sao ta không nhắc đến kỷ niệm 40 năm Bác Hồ kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, cũng vào ngày 19 tháng 6?

Page 159: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

159

Có người nói đùa là Vatican bị Cộng Sản V.N. lèo lái khi chọn ngày kỷ niệm 40 năm kia làm ngày phong thánh.” (Ý đồ đen tối thì cũng đỏ lòm đó.)

Cũng trong buổi làm việc này, sau khi nhắc lại việc ông đã từng bị kết án 5 năm cấm cố trong chế độ cũ vì “độc lập, vì dân tộc”, ông đã bảo thẳng viên giám đốc:

“Tôi nói công khai, trao đổi công khai. Tôi không làm gì chui, bất hợp pháp như dưới chế độ cũ. Vì dân tộc, vì tương lai đất nước, tôi tiếp tục nói thẳng nói thật cho mọi người biết, cho dầu phải đi tù, tôi sẵn sàng đưa tay cho người ta còng lại.

Viên giám đốc phân biệt: “Trong chế độ cũ ở tù là danh dự. Trong chế độ ta ở tù không vinh dự gì đâu.” Liền bị Chân Tín phản pháo:

“Cái đó không có gì chắc. Thời Staline nhiều người nói thẳng nói thật, đã đi ở tù, bị đày ở Siberia và người ta cho là không vinh dự vì tù dưới chế độ xhcn (chưa nói tới những nhà khoa học như Vavilop, nạn nhân của Mafia ngụy khoa học Lyssenko). Nhưng rồi ngày nay, dưới thời sám hối của Gorbachev, cái chân lý ngày nọ không còn nữa, cái vinh dự ngày nay là cái nhục, cái nhục thời đó lại là cái vinh. Và cả hai đều dưới chế độ xhcn.”

Dĩ nhiên giám đốc thông tin văn hóa cũng không phải vừa. Y cãi: “không thể so sánh chế độ ta với chế độ Stalin. Chế độ ta là chế độ dân chủ.” Nhưng Chân Tín đã mượn chính lời cấp trên của y là Nguyễn Văn Linh và cả Gorbachev để phản bác:

“Lê-nin đã từng nói chế độ xhcn là nền dân chủ một triệu lần hơn dân chủ tư bản chủ nghĩa. Nhưng ngày nay, Gorbachev đã nói Liên Xô thiếu dân chủ, đòi dân chủ hóa. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cũng than ta thiếu dân chủ, đòi dân chủ hóa. Vì sao? Từ trước tới nay chỉ có dân chủ hình thức….”

Rồi ông dẫn chứng cho lời khẳng định trên. Những bằng chứng cụ thể. Trước khi ra về ông nói với viên giám đốc: “Chính với tư cách người công dân thiết tha với đất nước này mà tôi nói như thế, chứ với tư cách linh mục công giáo, tôi chẳng cần gì hết.”

Trong buổi làm việc với thứ trưởng nội vụ Võ Viết Thanh ngày 8-11-89, khi ông này bảo: “Tôi thấy anh có một tham vọng lớn”, Chân Tín hỏi: “Anh cho tôi biết tôi có tham vọng lớn nào?” rồi tự trả lời:

“Tôi chỉ có một tham vọng là nhân dân ấm no hạnh phúc. Nhà nước cũng như giáo hội đều phải phục vụ con người. Trước kia tôi chống chế độ cũ cũng vì nhân dân. Nay nếu vì nhân dân, mà tôi có phải đi tù tôi cũng sẵn sàng. Tôi chắc rằng tham vọng phục vụ nhân dân là mẫu số chung của những ai yêu nước.”

Khi ông đã bị đày xuống Cần Thạnh, cán bộ công an thành phố xuống “làm việc” với ông đã nịnh: “Tôi đã theo dõi những hoạt động của anh trước 75 và thán phục. Nhưng tôi thắc mắc lý do gì anh thay đổi như vậy?”, ông đáp:

“Tôi trước sau như một. Tôi không đổi. Trước cũng như bây giờ tôi chỉ nghĩ đến đất nước, đến nhân dân. Luôn luôn vì nhân dân mà tôi phấn đấu, bất chấp nguy hiểm. Nếu tôi muốn hưởng thụ thì quá dễ…”

Khi cán bộ Cảnh nói: “Thứ Trưởng nội vụ đã cảnh cáo, anh Trị đã lưu ý mà anh lại nói thêm một bài chính trị. Như vậy là liều thuốc không còn hiệu nghiệm. Nhà nước đã cho một liều khác mạnh hơn; chỉ định cư trú và quản chế tại Cần hạnh.” Ông trả đũa không nương tay:

“Bài Sám Hối của tôi cũng là liều lượng mạnh cho nhà nước, khi mà những điều tôi đã nói với cấp trên từ trước không còn hiệu nghiệm.”

Năm tháng sau ngày bị đi đày ông viết cho Nguyễn Ngọc Lan: “Nói đến “lễ chui” của tôi, tôi thấy Thiên Chúa cho tôi chui “công khai” ở giữa giáo

dân. Mà càng chui lại càng rõ như ban ngày và giáo dân càng “thương” ông nhà nước. Và càng “im lặng” lại càng có tiếng nói của thinh lặng. Khi giáo dân thấy anh Hòa mặc áo

Page 160: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

160

thầy sáu đứng giảng trên bục bàn thờ và họ nhìn Chân Tín 41 năm linh mục ngồi nghe giảng cách chăm chú như trẻ thơ. Thì đó cũng là một bài giảng hùng hồn rồi.”

Ngày 1-2-1991 Chân Tín viết cho Nguyễn Ngọc Lan về dự kiến chế độ xhcn có thể sống dai ở các nước Á Đông như Trung Quốc và Việt Nam như sau:

“Tôi đã nghĩ rằng xã hội Khổng Mạnh ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam là nơi mà chế độ độc tài đảng trị có cơ may sống dai. Đó là vì trong chế độ gia đình và xã hội Khổng Mạnh, người cha có toàn quyền độc đoán toàn quyền sinh sát và ông quan cai trị dân là “dân chi phụ mẫu”, nên ông Vua hay ông quan cũng độc quyền. Trải qua hàng chục thế kỷ, dân Trung Quốc và Việt Nam đã quen chịu đựng chế độ độc tài, nên khi mấy ông vua hay ông quan Mác xít thiết lập chế độ độc tài đảng trị, người dân Trung Quốc và Việt Nam cũng sẽ tiếp tục chịu đựng. Chế độ xhcn Mác-xít là chế độ phong kiến đổi mới, có tổ chức có phương pháp. Ngày xưa mấy ông vua ông quan là những tên phong kiến cá nhân, mạnh ai nấy đè đầu đè cổ dân. Còn dưới chế độ xhcn Mác-xít, đảng Cộng Sản là tổ chức phong kiến có hệ thống dùng sự sợ hãi để bắt mọi người tuân theo. Tôi nghĩ đơn giản như thế qua thời gian 16 năm sống trong chế độ xhcn Mác-xít ở miền Nam Việt Nam.”

2. Với giáo dân và công chúng Sau khi tờ Đứng Dậy của ông vô cớ bị đóng cửa vào năm 1978, người ta chỉ còn được

nghe Chân Tín trong các giáo đường, và ông chỉ thường giảng thánh kinh và giáo lý một cách bình thường như các linh mục khác. Nhưng kể từ khi có phong trào dân chủ hóa tại Liên Xô do Gorbachev khởi xướng, nhất là từ khi cuốn phim Sám Hối của Abduladze được phép đem ra chiếu, con chiên giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc trách nhiệm dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng, quận 3 Saigon, mới được nghe Chân Tín phê bình công khai Nhà Nước xhcn. Ông đã khôn khéo rào trước đón sau bằng hai bài giảng các ngày hôm trước nói về việc sám hối theo tinh thần Phúc Âm, trong khuôn khổ mùa chay, là mùa chuẩn bị mừng Lễ Chúa Kitô phục sinh. Bài thứ nhất, nói về sám hối cá nhân, được mở đầu bằng việc sám hối của chính cá nhân ông:

“Nói đến sám hối là tôi nghĩ đến tôi trước hết. Hơn ai hết, linh mục là người phải sám hối nhiều nhất, vì càng nhiều chức phận, càng nhiều trách nhiệm và đồng thời cũng nhiều sai phạm”. Rồi ông định nghĩa thế nào là sám hối: “Sám hối là đổi mới sau khi đã ân hận.”

Có điều đáng chú ý là đang nói về việc sám hối của giáo hữu, ông bỗng đem vụ Mười Vân, giám đốc công an Đồng Nai tổ chức di tản để hốt vàng, và vụ các cán bộ cao cấp (từ tỉnh ủy, chủ tịch, đến trưởng phòng hình sự) dính líu vào vụ án “hủ hóa” ở Đường Sơn Quán. Ông bảo họ có ân hận, nhưng chưa đổi mới nên chưa kể là sám hối.

Sang đến bài 2: Giáo hội sám hối, ông phê bình các vị lãnh đạo giáo hội Việt Nam “quá âm thầm chịu đựng và không dám nói thẳng, nói thật.” Rồi ông nêu một trường hợp cụ thể, ông không nêu đích danh, nhưng giáo dân có thể đoán đó là một trong vài linh mục ở trong ủy ban đoàn kết do nhà nước dựng lên (mà Nguyễn Ngọc Lan gọi là “Đàn Két”):

“Một vị “yêu nước” khác lại tuyên bố nào là Nước Thiên Chúa đã đến với chế độ Cộng Sản, nào là đảng CSVN tạo điều kiện cho ta giữ đạo. Đó là những lời nịnh bợ vô liêm sỉ, khi giáo hội đang bị bóp chết bằng cách giới hạn đào tạo linh mục, đóng cửa các nhà đào tạo tu sĩ, cấm in sách vở báo chí công giáo, việc dậy giáo lý bị giới hạn, việc thờ phụng có nơi bị làm khó dễ, linh mục đi lại giảng đạo nơi khác bị cấm đoán, các hội đoàn tông đồ giáo dân, công tác xã hội giáo dục bị loại bỏ.”

Vẫn làm ra vẻ phê bình hàng giáo sĩ ông lại nói xiên sang nhà cầm quyền: “Trên đất nước này người ta coi mọi nhân quyền và dân quyền là ân huệ người ta có thể

ban cho, có thể giới hạn, có thể mở rộng, có thể rút luôn. Họ coi họ hơn cả Thiên Chúa–Thiên Chúa ban cho con người tự do và không bao giờ rút lại, kể cả khi con người phản

Page 161: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

161

bội Ngài, đóng đinh con của Ngài. Giáo Hội phải đòi người ta trả những quyền căn bản của con người, chứ không có vấn đề xin xỏ, năn nỉ, ỉ ôi.”

Sau khi đã rào trước bằng tự sám hối, và phê bình giáo hội chưa sám hối đủ, nhà giảng thuyết hùng hồn tấn công các đảng Cộng Sản, với chủ đề: “Sám hối tập thể quốc gia”.

“Đảng Cộng Sản Việt Nam đã một mình cai trị toàn cõi Việt Nam trong một thời gian lâu dài hơn bất cứ chính phủ nào trước kia trong chế độ cũ”.

Hai tiếng “MỘT MÌNH” (cai trị) đã đánh đúng tim đen của đảng chủ trương “độc đảng”, chống “đa nguyên”.

“Khỏi nói đến ông Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn là những chế độ đầy vi phạm đến quyền căn bản con người, mà chưa thấy một chút ân hận nào, thì làm gì có sám hối, có đổi mới.”

Ở trên chúng tôi đã nói đến phim “Sám Hối” của Abduladze thực hiện năm 1970 mà mãi đến cuối thập niên 80 mới được xuất xưởng nhờ chính sách đổi mới của Gorbachev, và chỉ trong một thời gian ngắn đã được thế giới đánh giá là một kiệt tác. Trên tòa giảng nhà thờ Chân Tín đã nói vắn tắt nội dung như sau:

“Cuốn phim mô tả một vụ án xử một người phụ nữ đã ba lần đào mả ông Varlam, thị trưởng của một thành phố nhỏ ở Liên Xô. Bà này là con nạn nhân của ông thị trưởng này.Tại tòa bà tuyên bố bà không thể để tên độc tài đó trong mồ, nếu cần bà còn đào nữa.”

Rồi nhà giảng thuyết nói thẳng: “Đây là bản án dành cho một cơ chế quyền lực độc đoán, không dựa trên pháp luật, mà

dựa trên sự mị dân và đàn áp. Phải giải thoát mọi người khỏi nỗi khiếp sợ, và sự tôn kính không tự nguyện đối với ông thị trưởng tác oai tác quái, hình ảnh của Staline và cả một thế hệ lãnh đạo Liên Xô và các nước xhcn trong 73 năm qua.”

Chân Tín nhắc đến phim Sám Hối của Abduladze được chiếu ở Liên Xô là để nói rằng Liên Xô đã thực sự sám hối rồi. Ông cũng kể ra hàng loạt tên các nhà văn lớn và trí thức của Liên Xô đã phát biểu để lên án các chính quyền độc tài trong 7 thập niên qua và yêu cầu khôi phục lại đức tin vì như nhà văn lớn nhất Bykov đã nói “không thể có luân lý nếu không có tín ngưỡng.” Trong số hàng chục lời trích dẫn của các nhà văn và trí thức cùng cấp lãnh đạo Liên Xô được Chân Tín đọc lên trong buổi thuyết giảng, chúng tôi chỉ xin trích lại ở đây lời ông trưng dẫn Gorbachev, đã được chính báo Saigon Giải Phóng của nhà nước đăng tải ngày 1-7-1988:

“Các quyền của con người trong chế độ xhcn không phải là quà tặng của nhà nước, không phải là việc làm từ thiện của ai..” Câu trích dẫn còn dài, nhưng chúng tôi xin chuyển sang câu ông trích báo Times ngày 11-12-1989:

“Gorbachev nói với Gioan Phaolô II: “Chúng tôi cần những giá trị thiêng liêng, cần một cuộc cách mạng tinh thần. Đây là con đường độc nhất đưa đến một nền văn hóa mới và một nền chính trị mới….Bây giờ không những chúng tôi nhận định rằng không một ai có quyền can thiệp vào những vấn đề lương tâm cá nhân, nhưng chúng tôi còn nói rằng những giá trị luân lý mà tôn giáo đã làm nảy sinh ra và đã đúc kết trong hàng thế kỷ có thể giúp cho công việc đổi mới đất nước chúng tôi vậy. Những người thuộc về nhiều tôn giáo ở Liên Xô, tất cả đều có quyền thỏa mãn nhu cầu thiêng liêng của họ.”

Sau khi đã chứng tỏ Liên Xô đã thực sự sám hối. Chân Tín trích dẫn rất nhiều tài liệu báo chí và nhận xét của các cấp lãnh đạo Việt Nam để chứng minh rằng tại đây người ta có ân hận đấy nhưng chưa có gì thay đổi để có thể nói là đã sám hối. Chúng tôi chỉ trích một vài đoạn vắn của một số nhà lãnh đạo.

Trần Bạch Đằng trong báo Nhân Dân 5-3-90: “…Đảng Cộng Sản gồm những người vô thần, trong khi trong xã hội còn tôn giáo, còn tín ngưỡng và sẽ còn lâu, ngoài việc tìm chỗ có thể thỏa hiệp về chính trị, chúng ta đâu còn con đường nào khác?”

Page 162: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

162

Nguyễn Cơ Thạch trả lời tạp chí Quan Hệ Quốc Tế: “Chế độ xhcn vì dân, đó là mục đích dân chủ, nhưng cách làm tập trung quan liêu bao cấp đi ngược lại mục đích dân chủ và đẻ ra nạn quan liêu tham nhũng lạm dụng quyền hành, ức hiếp nhân dân lao động”

Lê Đức Anh viết trong tạp chí Quốc Phòng: “Hầu như mọi nơi mọi ngành mọi cấp hiện tượng dân chủ hình thức quan liêu quân phiệt độc đoán chuyên quyền, trù dập ức hiếp nhân dân, đặc quyền đặc lợi, không quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của quần chúng còn đang diễn ra phổ biến. Nhiều tiếng kêu oan của người dân vẫn chưa đưọc giải quyết.”

Phạm Văn Đồng (khi nhận huân chương Sao Vàng): “Cái nhà của chúng ta hiện nay đang nhiều rác rưởi và dơ bẩn làm cho quần chúng phẫn nộ một cách chính đáng… phải quét cho sạch…”

Trần Xuân Bách (bộ chính trị, bí thư trung ương đảng) nói tại Câu lạc bộ Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật ngày 13-12-1989: “Nguyên nhân khủng hoảng là lãnh đạo sai lầm, vi phạm dân chủ, duy ý chí, bảo thủ trì trệ, đổi mới lệch lạc, đội ngũ đảng viên cán bộ thóai hóa hư hỏng.” Chân Tín nhận xét về câu nói của Phạm văn Đồng: “Không phải kêu gọi quét sạch rác rưới, mà là vấn đề nền tảng, vách tường, cột kèo của ngôi nhà để nhân dân yên tâm sống dưới mái nhà.”

Ông nói thẳng: “Cộng Sản Việt Nam chỉ nghĩ cách lấy lại lòng dân và củng cố quyền lãnh đạo của đảng

. Chưa đặt vấn đề nhân quyền cũng như vấn đề cơ chế phải đổi mới…Cho tới nay nhân quyền và dân quyền đã bị vi phạm nặng nề tại Việt Nam.” Rồi kết luận:

“Trên đất nước ta “giữa lòng dân tộc” này, chưa có sám hối thật sự để cho ngày mai trên đất nước, tương lai của dân tộc sáng sủa hơn.”

Bài giảng sám hối sau cùng này là cớ để công an đưa ra lời cảnh cáo đối với bề trên của Chân Tín: “linh mục không có quyền nói chính trị trong nhà thờ.” Nhưng ông đã bất chấp lời cảnh cáo đó. Một tháng sau ông lại giảng chính trị nhưng vẫn lẻo mép: “Tôi không nói chính trị vì chính trị, nhưng mà tôi nói về chính trị, để làm sao cho cuộc sống của con người Việt Nam được tốt đẹp hơn.” Ông còn khiêu khích nhà cầm quyền bằng cách bảo: “nhà nước sợ, sợ giáo hội kích động người ta làm loạn chống chế độ… thực ra mọi sự xuất phát từ cái sợ, sợ, sợ.”

Ông muốn nói theo Nguyễn Văn Linh, Gorbachev. Tiếc một nỗi ông không phải Nguyễn Văn Linh hay Gorbachev hay người của đảng. Nên người ta không ngần ngại trục xuất ông ra khỏi thành phố. Trong số những người ông trích dẫn cũng chẳng thiếu kẻ bị thất sủng vì những phát biểu của họ, như Trần Xuân Bách, Trần Bạh Đằng và cả Nguyễn Cơ Thạch, kẻ trước người sau, mỗi người một mức độ khác nhau.

3. Từ đây ông không còn được nói trước công chúng, không đượïc giảng trong nhà thờ nữa. Nhưng ta có thể biết ông nghĩ gì về các vấn đề đất nước qua những bức thư ông viết cho ngưòi thân được công bố tại Paris. Đó là những thư riêng ông viết cho tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lan. Sau đây là một vài điểm đáng lưu ý: Ngày 21-9-90 ông viết:

“…Nhưng mình lại không làm chính trị. Mình là ngôn sứ của Chúa càng phải nói “chân lý thuần túy”, khó nuốt đối với đảng và nhà nước.”

Và: “Chỉ nhìn qua những cuộc con đấu tố cha, vợ tố chồng, con đấu tố mẹ cho ta thấy cách

mạng không làm cho con người lương thiện hơn. Ngày nay trên đất nước ta luân lý giáo dục suy đồi, điều đó không có gì lạ cả. Chỉ dậy hận thù, không dậy thương cha thương mẹ, chỉ thương đảng thương bác, kể cả Mao Xếnh Xáng. Bài thơ của ông Trung ương đảng nọ khóc Staline hồi nào đó cũng đủ biện minh cho thấy nguyên nhân sâu xa của suy đồi đạo đức.”

Page 163: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

163

Miên man từ chuyện nọ sang chuyện kia, toàn những chuyện đau lòng, vị linh mục kết thúc bức thư dài bằng một ước mong:

“Mong rằng những người lính của bên này hay bên kia đã ngã gục trên bãi chiến trường và đã tan vào đồng ruộng, pha vào núi sông đất nước này” sẽ đoàn kết những người còn sống thành một cộng đoàn yêu thương cùng nhau xây dựng đất nước,”

Ngày 16-10-1990 ông viết: “Khi người Cộng Sản bị bắt giam và bị tra tấn, anh em ta đã lớn tiếng phản đối bằng

những cuộc xuống đường, thăm nuôi tù chính trị, viết bài trên tạp chí Đối Diện, bị đưa ra tòa biết bao lần, và tôi với tư cách chủ nhiệm, bị lên án 5 năm cấm cố và báo Đối Diện bị đóng của vĩnh viễn.

“Sau ngày chế độ xhcn được thiết lập ở miền Nam, anh em ta cũng đã phản đối những vi phạm nhân quyền và vì thế mà anh bị quản chế tại gia, còn tôi bị đày ra Duyên Hải.

“Như vậy là chúng ta đã thực thi chức năng ngôn sứ của người Kitô hữu và đã không im lặng trước bất công của bất cứ chế độ nào….”

Ngày 12-1-1991 ông cho Nguyễn Ngọc Lan biết có người nghe đài BBC hôm trước nhắc lại vụ Tín-Lan xảy ra đã hơn nửa năm, và nhận xét rằng như vậy là vụ này còn quan trọng hơn cả vụ Nguyễn Hộ-Tạ Bá Tòng, vì không phải nó chỉ liên quan đến cá nhân hai người mà là cả cộng đồng Công Giáo. Ông cũng nhắc lại lời của Bùi Tín cho rằng nó còn liên hệ đến thái độ chính trị của đa số nhân dân Việt Nam rồi ông so sánh:

“Chúng ta là tiếng nói của những người không có tiếng nói hay không dám nói. BBC ca ngợi Bùi Tín là can đảm. Nhưng dù sao Bùi Tín cũng còn cái thẻ đảng viên cao cấp để nói thẳng. Phần anh em chúng ta, chúng ta không có một chỗ dựa nào ngoài đức tin. Chúng ta không có đảng phái lực lượng nào hậu thuẫn. Kể cả hậu thuẫn công khai của giáo hội Việt Nam trên phương diện tinh thần. Chúng ta dựa vào đức tin, vào Tin Mừng để trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói.”

Từ ngày có đổi mới ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cũng như nhiều trí thức khác ở trong nước, hai ông Lan và Tín thường theo dõi thời cuộc trong các báo Tây Phương hoặc những tờ “Les Temps nouvaux”, “Sputnik” của Liên Xô, mặc dù rất khó khăn mới tìm được, vì chính quyền cấm bán cho dân chúng. Trong bức thư đề ngày 8-12-1990 viết cho Nguyễn Ngọc Lan, sau khi nói đến tình trạng trong nước “Vũ Như Cẩn”, vẫn như cũ, Chân Tín đã trích nguyên văn, không dịch, mấy lời của Legor Jakovlev, tổng biên tập tuần báo “Nouvelles de Moscou”:

“Mais dans quel abime mon pays, qui était si riche, a-t-il sombré en l’espace de 73 ans qui se sont écoulés depuis la Révolution d’Octobre?”

Trước khi nói lên lời đau xót đó, ông viết: “Je suis assis à mon bureau et j’entends ma petite fille de trois ans bavarder avec sa

poupée. Elle lui dit: “Tu vois, nous n’avons rien, ni thé, ni lait concentré, rien du tout.” Elle ne fait que répéter ce qu’elle entend à longueur de journée, dans la bouche des adultes préoccupés de trouver de la nourriture pour leurs enfants. Je sais pertinemment moi-même que les magasins sont vides, mais quand une petite fille qui le dit, juste en bavardant avec sa poupée, cela fait peur.” (Paris Match 8-11-1990)

Và khi Việt Nam đang rơi vào cái “abime” đó mà vẫn đao to búa lớn, thì “cela fait peur”. Cầu nguyện cho đất nước.” C.T.

Tạm dịch: “Nhưng trong khoảng thời gian 73 năm trôi qua kể từ Cách Mạng Tháng Mười, đất

nước tôi, trước kia giầu có là thế đã sa xuống cái vực thẳm nào?” “Tôi đang ngồi ở bàn giấy và tôi nghe đứa con gái ba tuổi đầu của tôi trò truyện với con búp bê của nó. Nó bảo búp bê: “Bé thấy không, chúng ta chẳng có gì cả, trà cũng không, sữa đặc cũng không,

Page 164: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

164

chẳng có gì hết.” Con tôi nó chỉ nhắc lại điều nó đã nghe từ cửa miệng những người lớn lo lắng kiếm thức ăn cho con cái họ. Tôi biết tỏng là các cửa hàng đều trống rỗng, nhưng khi chính một đứa bé con nói ra điều đó, ngay cả trong khi nó truyện trò với con búp bê, thì điều đó làm cho người ta kinh sợ.” Đôi dòng cảm nghĩ về trường hợp linh mục Chân Tín:

Thời chế độ cũ nhiều người chỉ trích Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín là những con người “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản”. Vì hai ông bênh bọn Cộng Sản nằm vùng, săn sóc cả những người Cộng Sản trong tù. Sau khi chiếm trọn miền Nam rồi Cộng Sản đã đặt Chân Tín vào những chức vị “trang trí” trong mặt trận. Mục đích của họ chỉ là mượn cái áo nhà tu của ông để quảng cáo cho cái gọi là tự do tôn giáo hay tình đoàn kết không phân biệt người có tín ngưỡng hay người vô thần v.v… Ông thấy rõ Cộng Sản không tôn trọng nhân quyền, không có dân chủ, tàn ác với người chế độ cũ. Nhưng ông nói gì họ cũng không nghe. Đề xuất của ông bị ném vào sọt rác. Lúc ấy ông mới thức tỉnh. Té ra từ trước tới nay ông lầm. Trước kia ông thăm viếng tù Cộng Sản thì được. Ngày nay ông không thể làm gì bênh vực được cho những người dân vô tội bị Cộng Sản hành hạ. Cuối cùng chính ông cũng bị bao vây theo dõi rồi cô lập, cho đi “an trí”.

Người ta chờ đợi ông nói lên tiếng nói hối hận. Nhưng ông vẫn cho rằng các việc ông làm trong chế độ cũ hay trong chế độ xhcn đều do một động cơ thúc đẩy: “vì độc lập, vì nhân dân”. Ông nói thẳng với cán bộ hỏi cung: “không thay đổi, trước sau như một. “

Chính ông đã định nghĩa: Sám hối là đổi mới sau khi đã ân hận. Nay ông đã không ân hận về những gì ông đã làm trước kia, và còn khẳng định là ông không thay đổi, trước sau như một. Vậy thì rõ ràng ông chưa sám hối. Nhưng ông lại đã nói chính ông là người phải sám hối trước tiên. Như vậy ta có nên kết tội ông tự mâu thuẫn, cố chấp, đạo đức giả không?

Xét về mặt chính trị, đứng trên lập trường chống Cộng thuần túy, nhiều chiến sĩ quốc gia thời Việt Nam Cộng Hòa khó mà giảm khinh cho trường hợp của những người đã “đâm sau lưng chiến sĩ” bằng những hành động gây xáo trộn làm suy yếu mặt trận chống Cộng, làm lợi cho Cộng Sản. Và họ có lý, khi mà đến nay đã rõ Cộng Sản là xấu, là ác, Cộng Sản Việt Nam đã đắc tội trong việc tàn sát các người quốc gia, kể cả các đảng viên của họ, khi những người này dám tỏ rõ tình cảm dân tộc, tình cảm con người, trái với chủ trương, đường lối độc đoán của họ. Từ ngày miền Nam được “giải phóng”, nước nhà được “thống nhất”, Cộng Sản đã hiện nguyên hình là đảng độc tôn, nắm trọn quyền sinh sát, dìm đại đa số nhân dân xuống cảnh đói nghèo, mất tự do, mất nhân phẩm.

Nhưng xét về mặt đạo đức thuần túy, lấy lương tâm con người, lấy lòng yêu nước, thương dân làm thước đo, thì ta có thể thông cảm phần nào cho Chân Tín và những nhà trí thức khác đã vì lầm, chỉ vì họ không phải là những nhà chính trị chuyên nghiệp, không hiểu rõ cội nguồn của “cái Ác Cộng Sản” ngay từ đầu. Họ đồng hóa chiến lược xích hóa hoàn cầu dưới sự chỉ đạo của đệ tam quốc tế, của Liên Xô thì đúng hơn, với sự giải phóng người nghèo, người vô sản (sic). Họ lầm tưởng cuộc chiến tranh mà Hồ Chí Minh và đồng đảng của ông ta trên đất nước Việt Nam là cuộc chiến chính nghĩa, giành độc lập chống thực dân, chống đế quốc, chứ không biết rằng đó chỉ là cuộc chiến vì lý tưởng đấu tranh giai cấp đưa “giai cấp vô sản” (sic) lên nắm chính quyền. Nhưng thực chất chỉ là nhằm thu mọi quyền hành vào trong tay một thiểu số, phần đông xuất thân không phải từ vô sản, mà là từ giai cấp tiểu tư sản, và để rồi biến tổ quốc thành một thứ thuộc địa kiểu mới của đế quốc đỏ.

Nếu xét một cách độ lựơng theo ý đó và đọc được những gì Chân Tín đã viết, đã nói trong những năm 1985-1991, như đã trích dẫn ở trên, thì ta có thể hiểu ông đã thực sự ân hận, và đã đổi mới hoàn toàn, có lẽ chỉ vì hoàn cảnh riêng không minh nhiên nói lên được

Page 165: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

165

lời hối hận công khai đó thôi.Và điều đó cũng có thể áp dụng đối với phần đông tác giả trong tập sách này.

Tuy nhiên có một điều mà những người Ki-Tô hữu lấy làm khó hiểu đối với thái độ của hai nhà trí thức công giáo. Chẳng lẽ Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan không biết rõ ngay từ đầu rằng thuyết Mác xít là duy vật, vô thần, chối bỏ hoàn toàn mọi ý nghĩ về Thiên Chúa? Và chẳng lẽ hai ông lại chưa đọc thông điệp “Qui Pluribus” của Đức Giáo Hoàng Piô IX, trong đó ngay từ cuối năm 1846, là khi bản tuyên ngôn Cộng Sản mới đang được Marx cùng với Engels thai nghén, ngài đã nói: “Cái tà đạo được mệnh danh là chủ nghĩa Cộng Sản này hoàn toàn trái luật Tự Nhiên, khi được chấp nhận, nó sẽ hủy diệt mọi quyền lợi, của cải và sản nghiệp của con người và cả xã hội.” (1)

Hay là hai ông không biết gì về việc Hồ Chí Minh và đồng bọn đã ráp tâm theo lệnh đệ tam quốc tế đem áp dụng chủ nghĩa Cộng Sản ở Việt Nam, một khi ông ta thành công trong việc thanh toán xong mọi thế lực chống Cộng? Theo chúng tôi nghĩ, có lẽ là như thế. Và chỉ có thế mới chạy tội được cho những người như Chân Tín đã lầm chạy theo ông Hồ và đồng bọn trong một thời gian. Nhưng tôi cũng được biết đích xác là có người ngay từ cuối năm 1945 đã cảnh giác giám mục Hồ Ngọc Cẩn, giáo phận Bùi Chu rằng “bọn họ là Cộng Sản cả đấy, xin các đức cha hãy liệu tìm cách mà đối phó, tránh thảm họa cho giáo hội.” Vị đó hãy còn sống tại tiểu bang Louisiana. Cựu trung tá Bùi Thanh Tùng, hồi 1945-1946 đã lên đến chức trưởng ty cảnh sát Hà Nam, (2) nhưng sau này bị nghi là chống Cộng nên bị Cộng Sản tìm cách hãm hại. May là có người cho biết ông liền tìm đường chạy vào Nam kịp thời. Có lẽ Chân Tín lúc ấy không tin và vẫn nghĩ Hồ chí Minh thực lòng vì dân, vì nước?

Chú Thích (1) Papal encyclical “Qui Pluribus” of Nov 6, 1846, bản Anh ngữ, đoạn 32: “It is

wholly contrary to natural law itself nor could it establish itself without turning upside down all rights, all interests, the source of property and society itself”

(2) Ngoài ra ông còn kiêm nhiệm 5, 6 chức vụ quan trọng khác trong tỉnh Phủ Lý lúc ấy (Hà Nam, sau này cũng có thời nằm trong tỉnh Hà Nam Ninh, gồm 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.

Chương 16 Ông Già Chợ Đệm

Có Ca ngợi Ki-Tô Giáo không? Ngày 22-11-1995 chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Saigon Trương Tấn Sang ký một “quyết định Mật” cấm lưu hành và tịch thu quyển sách “Viết gửi Mẹ và Quốc Hội” của Nguyễn Văn Trấn. Cuối bản “quyết định” có ghi: “Không phổ biến trên báo chí”. Người ta hiểu rằng Trương Tấn Sang phải ký quyết định trên do chỉ thị từ trung ương. Vì không rõ bởi đâu mà đầu năm 1996 tại Mỹ thấy xuất hiện nguyên văn bản báo cáo mật số 6 đề ngày 30-10-1995, – nghĩa là trước cái quyết định Mật đó 3 tuần – của “nhóm công tác” gửi tổng bí thư Đỗ Mười và các ủy viên bộ chính trị Đào Duy Tùng và Lê Khả Phiêu nhận xét tác phẩm của Nguyễn Văn Trấn là một “cuốn sách độc hại ” và “kiến nghị có biện pháp xử lý đối với việc lưu hành bất hợp pháp”. Trong báo cáo mật này nhóm công tác đã nói đến 4 nội dung xấu của tác phẩm. Một trong 4 nội dung đó là: “thứ 3, phản đối việc đàn áp tôn giáo, ca ngợi đạo Ki-Tô và kêu gọi trở về tôn giáo”

Chúng tôi đã đọc hết tác phẩm thì không thấy có chỗ nào tác giả trực tiếp ca ngợi đạo Ki-Tô cả, mặc dầu ông có dịch đăng một đoạn dài trong sách “Sáng Thế” là cuốn đầu trong bộ Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo. Nhưng quả thật ông rất có cảm tình với linh mục Chân Tín và hẳn là cũng tán thành lập trường của ông này, nên đã đưa vào trong tác phẩm của

Page 166: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

166

mình toàn văn hai bài giảng về sám hối đã nói đến ở chương trên (bài số 2 và số 3). Dĩ nhiên hai bài giảng đó dựa trên Phúc Âm (hay Tin Lành) của Ki-Tô giáo.

Bây giờ chúng ta hãy xem Nguyễn Văn Trấn là người như thế nào và cuốn “Viết gửi Mẹ và Quốc Hội” nó “độc hại” đối với đảng ra sao.

Sơ lược tiểu sử Nguyễn Văn Trấn: Nguyễn Văn Trấn tự là Xồi, có tên Nga là Frigorne, Sinh ngày 21-3-1914 tại Chợ Đệm,

Long An. Theo học trường Petrus Ký, Saigon cùng lớp với Trần Văn Lắm, cựu ngọai trưởng Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi tốt nghiệp trung học Pháp, ông ra làm báo và theo kháng chiến trong hàng ngũ những người Cộng Sản. Tờ báo đầu tiên của ông là “Le Peuple” (Dân Chúng) ra đời năm 1938. Ngay đầu cuốn sách ông đã khai mình “làm nghề viết báo và dạy học chính trị”. Ông làm báo là báo của đảng, mà những lãnh tụ Cộng Sản đầu tiên như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập đã bảo ông làm, và ông dậy chính trị là chính trị cách mạng, chính trị chống thực dân, phong kiến.

Chính ông là người lãnh đạo cuộc đảo chính cướp chính quyền thành phố Saigon ngày 25-8-1945. Nhưng ông thú nhận rằng ông chẳng làm gì nhiều, chỉ “nhờ cơ hội, điều kiện thuận tiện đó thôi”. Sau này ông là xứ ủy viên rồi phó bí thư Nam bộ (1), giám đốc công an Nam Bộ. Cũng có lúc ông làm bí thư khu 9. Vì có chuyện bất hòa với Lê Đức Thọ nên năm 1951 ông bị điều ra Bắc, “để làm đại biểu đại hội đảng ” (Đại hội II). Trong đại hội đảng ông làm tổ trưởng tổ 1, mệnh danh là tổ Nam bộ hay tổ quốc tế, vì có hai đại biểu của Lào và Kampuchia.

Tại miền Bắc, có thời ông làm giám đốc trường “đại học nhân dân” với chức “người phụ trách’. Ông cũng là đại biểu quốc hội “thứ nhất và duy nhất của vùng Saigon Gia Định”. Nhưng 26 năm ở miền Bắc quyền hạn và ảnh hưởng của ông càng ngày càng giảm sút. Sau 1975 ông trở về Nam sống thanh đạm như một người ngoài cuộc. Người ta thường gọi ông là “ông già Chợ Đệm”, vì Chợ Đệm là quê ông. Ông cũng có viết một cuốn sách nhan đề “Chợ Đệm quê tôi”, với lối văn đặc biệt miền Nam, như văn nói.

Ông cũng là tác giả một cuốn sách về Trương Vĩnh Ký là người mà ông trân trọng chứ không như một số đảng viên Cộng Sản khác cho Truơng Vĩnh Ký là tay sai của Pháp. Cuốn sách về Phan Thanh Giản của ông vừa hoàn thành chưa in thì nhà ông bị “trộm” lấy đi mất cùng với nhiều văn bản và tư liệu khác, trong đó có hàng trăm trang nhật ký của ông. Đó là chưa kể đến một vài cuốn ông viết khi ở miền Bắc như “Những bài nói chuyện về lo-gích”, “xây dựng đội ngũ trí thức mới của chúng ta” hay cuốn “Đóng góp nhỏ vào lịch sử Việt Nam”, đồng tác giả với Bùi Công Trừng.

Khi Nguyễn Hộ chủ trương tờ “Truyền Thống kháng chiến” ông có viết ít bài rất được hoan nghênh, nhưng tiếc rằng chỉ ra đuợc 3 số thì bị đóng cửa. Khi nữ ký giả Kim Hạnh còn coi tờ Tuổi Trẻ và cho ra tờ Tuổi Trẻ Cười, ông có viết cho tờ báo này với bút hiệu Hai Cù Nèo. Thỉnh thoảng ông gửi bài qua Pháp cho tờ Thông Luận đăng với những bút hiệu “Người Saigon, Năm Đòn Gánh, Mứt Gừng…” Ông cũng viết cho tờ báo chui “Người Saigon” ở trong nước.

Sau khi quyển “Viết cho mẹ và quốc hội” ra mắt công chúng rồi thình lình bị thu hồi, Nguyễn Văn Trấn đã bị theo dõi gắt, đôi lần công an có đến “thăm hỏi” và một ngày kia, khi ông đang đi dạo thì bị xe tông suýt chết. Từ đó ông thường năng phải đổi chỗ ở để tránh bị ám sát. Ông mất ngày 1-5-1995 sau khi bị chứng đau ruột kéo dài chỉ hai ngày.

Những điểm “độc hại ” trong “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”: Theo “nhóm công tác viên” tường trình với Đào Duy Tùng và Đỗ Mười trong bản báo

cáo mật về cuốn sách, thì tất cả những điểm “độc hại” đối với đảng trong cuốn sách dầy 544 trang (2) này qui về 4 điểm chính: “

Page 167: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

167

1- Lên án những sai lầm và tội ác của đảng Cộng Sản VN và bôi nhọ một số cán bộ chủ chốt của đảng.

2- Phản đối việc thống nhất đất nước và đề xuất tư tưởng về liên bang VN, về chính phủ miền Nam.

3- Phản đối việc đàn áp tôn giáo và ca ngợi đạo Ki-Tô và kêu gọi trở về với tôn giáo. 4- Phản đối bóp nghẹt tự do dân chủ, đòi tự do báo chí tuyệt đối, đòi cho ra lại tờ

“truyền thống kháng chiến.” * Về điểm 1 bản báo cáo nêu ra 8 điều, trong số đó có kể đến những tội ác trong cải cách ruộng đất, chính huấn, và đàn áp trí thức trong vụ án “Nhân Văn – Giai Phẩm”. Chúng tôi chỉ trích dẫn một vài câu của tác giả liên quan đến những vấn đề này.

Trước hết tác giả nói đến báo cáo chính trị do chính Hồ Chí Minh đọc trước đại hội II. Ông trích nguyên văn: “Về lý luận, đảng Lao động VN theo chủ nghĩa Mác Lê-nin, lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.” (trang 150)

Khi gặp riêng ông Hồ, Nguyễn Văn Trấn đã có gan nói với ông ta: “Anh em trong tổ nói bộ hết duyên rồi sao mà lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm tư tưởng chỉ đạo cho đảng ta.”

* Khi nói đến cố vấn Trung Quốc trong cải cách ruộng đất, Nguyễn Văn Trấn viết: “Cái loài cố vấn ấy còn dở sách ra (nói có sách mà) lấy lời của Mao Trạch Đông: “Kiểu uông tất tu quá chỉnh”, mà anh phiên dịch vừa nói vừa ra bộ “như cái cây nó cong về bên hữu, ta muốn uốn nó cho ngay thì tất nhiên là phải bẻ cong nó qua về bên tả, bên trái. Buông ra nó trở lại là vừa.” Cho nên không sợ quá trớn. Có quá trớn mới bớt lại mà ngay được. Đấu tranh ruộng đất là một cuộc cách mạng kinh thiên động địa. Trong một cuộc đảo lộn lớn lắm của cuộc sống, có người chưa quen họ kêu. Không có gì lạ cả. Ta đánh họ đau mà họ không kêu đó mới đáng lấy làm lạ chớ!”

“Đây mới là thí điểm, nó đòi ta làm hồ sơ trong từng xã. Một xã có từng này bần cố nông thì theo kinh nghiệm Trung Quốc, nhất định phải có bằng này địa chủ.

“Độc giả ơi! Anh mà hỏi tôi (dầu cho hồi ấy) có tin những lời thánh thần ấy hay không là anh chửi cha tôi. Tôi giận trong lòng, sao họ khinh miệt dân ta đến như vậy.” (trang 166-167)

* Nhân nhắc lại chuyện Lê Văn Lương và Nguyễn Đức Tâm bị hạ tầng công tác, Nguyễn Văn Trấn đã để trong ngoặc đơn lời than đau đớn về cải cách ruộng đất:“(…Ôi bằng cải cách ruộng đất, các ngươi đã giết bao nhiêu mạng người!) ” (trang 197)

Một trăm trang sau ông viết: “Tội ác của cải cách ruộng đất thì nói sao cho xiết.” Và: “Mình phải thay trâu mà kéo cầy nhưng vẫn tin như thật: có cơm chan nước mắt mà lùa là nhờ ơn đảng, ơn Bác.” (Trang 268)

* Ngoài cái tội giết người, cải cách ruộng đất còn bị Nguyễn Văn Trấn kết tội phá tan hoang kinh tế:

“…Người nông dân đốt mía làm củi đem bán (ở Hà Đông, MV). Cải cách ruộng đất làm cho sản xuất như trẻ con đứng chựng. Rồi cải tạo tư sản đánh cái đòn của nó làm cho kinh tế hóa ra cái gì lúc ấy không có lời văn tả, vì nhân văn giai phẩm đã bị đánh quẹp.

Miền Bắc cứ nghèo, nghèo, nghèo. Đã là Cộng Sản thì hết tình, mà còn là chệc nữa thì hảo hán, vậy nên Chu Ân Lai nói

ngay khi ông sang thăm đất nước ta, một cách chí tình và hảo hán: “Ta phải biết làm ra mà ăn, chứ không lẽ cứ ngửa tay mà xin hoài.” ” (trang 211)

* Vì ông là đại biểu quốc hội, luật cải cách ruộng đất có đưa ra quốc hội thông qua, nên ông nghĩ mình cũng có trách nhiệm về việc thông qua qua cái luật giết người đó. Nhưng ông níu gấu aó phó chủ tịch nhà nước Tôn Đức Thắng để bào chữa như thế này:

Page 168: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

168

“Nếu má tôi đội mồ ngồi dậy mà hỏi: “Tại sao con đồng ý cái luật ác nhân ác đức ấy?” Tôi sẽ thưa: – Luật ấy có ác nhơn, cũng tại người làm. Nè nghe má. Có lần anh chị em Nam Bộ “đại biểu” biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho cải cách ruộng dất giết người như vậy?” Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dậy bước ra khỏi ghế, vừa đi và nói:

- Đụ mẹ, tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì?” (trang 266-267) * Về chỉnh huấn, Nguyễn Văn Trấn kể: “Từ khi tôi mới ra miền Bắc, được nói chuyện

với những đàn anh có Tây học nhiều, thì thấy ai nấy đều không tán thành cái lối chỉnh huấn mà Mao sáng tác… Ai nấy đều nói chỉnh huấn phản ánh sự cường bạo của bực vua chúa cách mạng “phương Đông”. Là một sự bày vẽ một cách phi nhân, thần thánh tư tưởng của đảng của giai cấp công nhân, rồi bắt người ta theo đó mà kiểm điểm mình…

“Tôi nhìn quanh quất thấy có người viết bản kiểm thảo khổ sở. Họ nói khổ sở không phải là nói ra lỗi lầm, mà khổ sở là phải bịa ra lỗi lầm để bản kiểm thảo được coi là thành khẩn…

“Thật ra sự học tập chỉnh huấn đã làm cho người Cộng Sản thơ ngây ngày xưa thấy: học rồi mình chẳng còn ra con người nữa.” (trang 172-173)

* Về sự tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Quốc trong khoảng thập niên 60, Nguyễn Văn Trấn ghi nhận: “Ông Hồ chung thủy với Liên Xô mà đồng thuận với chiến lược hòa bình. Nhưng ông không đồng thuận được với đảng (đảng mà ông tổ chức và giáo dục). Nó đem ông ra mà làm tình làm tội. Cái đó ít ai biết. Tôi biết và sẽ nói đây….(trang 325) * Nhờ thân với Bùi Công Trừng, Ưng Văn Khiêm và Xuân Thủy mà Nguyễn Văn Trấn biết được rằng lúc đó đảng là chính Lê Đức Thọ. Thọ đã khống chế được cả ông Hồ, để đưa ra đường lối ngả hẳn về Bắc Kinh. Ai đi chệch bị ghép tội “xét lại”.

“Với cái giọng “mẹ đời” Bùi Công Trừng nói với tôi: (3) Cái thằng tự nhiên muốn làm Khổng Tử này, khó lật nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng.

- Cái thằng Lê Đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi lại lại trong phòng, như thể đội truởng một tổ pháo đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị. Nó không hút thuốc. Nhưng hôm nay nó cầm lon thuốc Đại Tiền Môn ở tay này, tay kia nó cầm bật lửa, thứ như chầy giã gạo. Nó đi lựa mặt mà chìa lon. Nguyễn Khánh Toàn, tay ăn hút, thấy thuốc lá Trung Quốc như lân thấy pháo. Nó mở hộp lấy một điếu, ngậm rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh bật lửa một cái “beng”. Đứng xa thấy thằng Toàn gật đầu. Thọ đi đến chỗ thằng Huy. Ce petit -thằng nhỏ này bợ hộp thuốc. Lê Đức Thọ cũng đánh bật lửa một cái “beng”. Thằng Huy khoát mồi lửa, chưa đốt thuốc, có lẽ nó đang còn tìm lời văn “Mao nhiều”. Ở một góc phòng thằng Hà Huy Giáp đứng, Lê Đức Thọ tới, nói cái gì, thằng Giáp nghiêm sắc mặt, gật gật đầu. Ba vị ấy được Lê Đức Thọ coi là ba tay có lý luận, mời – biểu- lên tiếng.

Mà trời ới, dưới triều đại Hồ Chí Minh ai được Lê Đức Thọ để ý có cảm tình là má thằng đó đẻ nó đêm rằm thắng bảy.

- Tao nói cho mày nghe nha, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ Chí minh. Tao nghe thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn Chí Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác- Lê-nin. Chuyện nước giao Nguyễn Chí Thanh. Việc đảng, statu quo- Lê Duẫn.

Mày coi, coi nó tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay, để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc-Hà: “Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà.”

Page 169: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

169

Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc: Khi thương trái ấu cũng tròn. Khi ghét bò hòn cũng méo. Và ông nói xụi lơ: Thấy lợi người ta cho tên lửa vô; thấy bất lợi người ta rút ra mà!

Bùi Công Trừng nói với tôi như vậy. (trang 328) “Còn Ung Văn Khiêm: - Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ, là tao sẽ không đưa ra

cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny, cho ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy ông cụ có thêm mấy chỗ, còn mang tuồng chữ của monsieur Hồ Chí Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao, mà chỉ làm thớt cho sáu Thọ băm ông cụ….

Hội nghị 9 này có thông qua cái “nghị quyết 9″ và mấy anh ấy nói là cũng có trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm.

Anh Khiêm lộ bí mật. - Tao có hỏi mí ông Cụ có bỏ thăm không. Ông Cụ làm thinh. “Nghị quyết 9″ tạo một cao trào trấn áp, khủng bố đảng viên. Nó cho lập ra ban xét tội

và kết án trực thuộc bộ chính trị của trung ương đảng. Ban này có mấy ban viên tôi không nói. Chỉ nói người đứng thớt là Lê Đức Thọ, người làm heo là Trần Quốc Hoàn (tôi nói giọng thịt luộc Chợ Đệm)

Hai vị này toàn quyền quy kết tội: xét lại chống đảng, âm mưu lật đổ, phản cách mạng, tay sai đế quốc.

Nếu đứng về mặt đảng mà anh ra nghị quyết khai trừ 4 tên: Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Vịnh, Bùi Công Trừng và Lê Liêm, thì quyền anh trong nội bộ đảng anh.

Đàng này, hiến pháp, luật pháp anh coi như giẻ rách. Ôi! Nói làm chi đến nhân quyền cho xa xôi.” (trang 328-329)

* Tiếp theo Nguyễn Văn Trấn đã nói đến trường hợp Hoàng Minh Chính bị bắt và danh sách rất nhiều người bị bắt tiếp theo mà ông chỉ nêu tên 22 người có chức vị, tên tuổi, trong số đó có những người bỏ xác trong tù như Phạm Việt, và có người về đến nhà thì chết như Phạm Kỳ Vân.

NVT còn đăng nguyên văn đơn khiếu nại của bà Vũ Đình Huỳnh (Phạm Thị Tề) trong đó có nói nặng về Lê Đức Thọ.

“Ông Lê Đức Thọ đã nhân danh đảng hành động như nhà độc tài vô nhân đạo với ngay những người bạn, những người đồng chí đã cùng nhau chia sẻ gian lao trong nhà tù đế quốc, những đồng chí đã cưu mang chính bản thân mình trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Chỉ vì họ đã suy nghĩ không giống mình và đã dám nói ra những suy nghĩ ấy. Thật là đau đớn và tôi nghĩ nỗi đau đớn ấy se lòng hàng triệu trái tim yêu tự do và công lý.” (trang 332)

* Sau khi trích dẫn “đơn khiếu nại” của Phạm Thị Tề, NVT cho rằng bà này làm một việc vô ích vì “chớ hiến pháp và pháp luật bị coi như không có thì thưa” với ai mà làm đơn”. Ông cũng cho rằng có lẽ trong thâm tâm bà ta có ý “viết một bản án, như Nguyễn Ái Quốc viết “bản án chế độ thực dân vậy.” (trang 333)

* NVT đã lên án chế độ bằng những lời lẽ không kiêng nể: “Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay thật nói không hết…” (trang 345) * Ông gọi những Nguyễn Hộ, Hồ Hiếu, Đỗ trung Hiếu và linh mục Chân Tín là “tử nạn của chế độ khi vui thì bắt, khi buồn thì tha”.(trang 366)

Page 170: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

170

* Ông so sánh và thấy rằng ban đầu khi đảng cần đến người ngoài đảng hợp tác trong chính quyền, thì ít thấy những người đó bị khuyết điểm, Nhưng “đến nay thì từ chủ tịch xã, phường, đến chánh phó chủ nhiệm các khoa, trưởng, phó phòng hành chánh, tuyệt đại bộ phận đều là đảng viên. Mà buồn thay, trong cái quốc nạn tham nhũng hiện nay thì có thể nói thủ phạm hầu hết là đảng viên, vì chỉ có họ mới có quyền để mà tham nhũng.” (trang 368)

* Về tình trạng tha hóa của giai cấp công nhân, Nguyễn Văn Trấn khẳng định kẻ trách nhiệm chính là đảng chứ không phải họ: “Chúng ta thường phê phán giai cấp công nhân tha hóa, nhưng quên rằng chính Đảng, Nhà nước vô sản của ta đã làm tha hóa giai cấp công nhân” (trang 384)

* Vốn là một nhà báo có tài và năng nổ, Nguyễn Văn Trấn cho người đọc có cảm tưởng rằng mục đích chính của cuốn sách ông viết là nhằm tấn công đảng và nhà nước xhcn về quyền tự do báo chí mà điều 67 của hiến pháp đã quy định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình…” Mặc dù cái điều ấy cho thòng thêm câu “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội.” Ông viết: “Đã nói tự do báo chí sao lại phải xin phép? Chúng tôi rất khó hiểu về quan niệm tự do của các anh. Đã xin phép thì không còn gì là tự do.” (trang 390)

* Ông đã không ngần ngại làm một việc so sánh với chế độ thực dân trước kia: “Điều rất khó hiểu là trong chế độ xã hội thuộc địa cũ trước đây của xứ Nam Kỳ (Cochinchine), người Cộng Sản đã dựa vào quyền tự do báo chí của chánh quốc (Đế quốc Pháp) mà ra báo “L’Avant- Garde” (Tiền Phong) do đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn phụ trách, báo Le Peuple và báo Dân Chúng năm 1938 do đồng chí Nguyễn Văn Trấn phụ trách mà không xin phép, chỉ có tờ khai báo đơn giản (simple déclaration) thôi. Còn ngày nay trong chế độ xhcn, -chế độ tự do- mà những người kháng chiến cũ không được quyền ra báo, làm báo, mặc dù hiến pháp đã quy định các quyền tự do của công dân trong đó có quyền tự do báo chí. Thật là kỳ quặc!” (tr.392)

* Ông còn đi xa hơn nữa – và không biết sẽ dẫn tới đâu – khi viết: “Chế độ cai trị thuộc địa mở mang đầu óc cho dân tộc sống quá lâu dưới chế độ phong kiến lạc hậu. Và người Saigon cũ, dân Nam Kỳ, sống với chế độ thực dân, đã có sự giác ngộ chính trị đạt được trình độ chín muồi rất sớm.(4) Bắc Hà như Trường Chinh, Lê Đức Thọ không thấy những giá trị dân chủ mà nước Pháp sớm đem cho “thần dân Pháp ở Nam Kỳ” và người ta lấy cái không dân chủ, vô luân thường mà đè đầu người đã tập nhiễm dân chủ cách mạng lâu đời rồi thì đè nén như ở các xứ lạnh, tuyết phủ, mặt trời lên, cỏ lại ngóc đầu.” (432)

“(Ta tách hẳn cái gọi là “văn hóa ngu dân của thực dân Pháp” ra khỏi tư tưởng dân chủ của nền dân chủ khai sáng Pháp, là làm một việc vô nghĩa)

“Đây tôi muốn bày tỏ một điều đáng tiếc là người ta genre * Chẳng những ông so sánh tự do báo chí ông còn so sánh cả bầu cử và cũng dẫn

chứng cho thấy thời Tây tương đối được tự do hơn ngay nay. (trang 433) * Còn việc xuất bản sách thì ông thưa với quốc hội trong ngoặc đơn như sau: “(Dạ

thưa quốc hội, ngày xưa, dưới thời Pháp thuộc việc xuất bản một quyển sách dễ như cơm bữa)” (trang 447) * Nơi đầu phần VI tức phần cuối của tác phẩm, trước khi trích đăng nguyên vân hai bài sám hối của linh mục Chân Tín, Nguyễn Văn Trấn đã nêu lên mấy nguyên tắc đạo lý của nhà triết học duy tâm E. Kant (5)chủ trương lấy nhân vị làm cứu cánh mọi hoạt động, không được coi nhân vị là phương tiện. Ông giải thích lới của Kant như sau: “Nên cắt nghĩa trong vài dòng: nhân vị đem chất liệu lại cho bổn phận. Nhân vị là một cứu cánh tự nhiên do đó nó là tôn nghiêm và trong những điều kiện đó, luân lý chính là sự đối đãi với con người coi như một cưú cánh chứ không phải một phương tiện.” (Trang 343)

Page 171: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

171

Cảm nghĩ về tác giả và tác phẩm “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”: Gấp cuốn sách lại, người đọc cảm thấy thương tác giả; và tiếc rằng ông đã để cả cuộc

đời phục vụ một lý tưởng, tưởng rằng cao đẹp mà kết cuộc, như có lẽ chính ông cũng đã nhìn thấy rõ trong những ngày cuối đời ông, nó chỉ là ảo tưởng, “bánh vẽ”. Ông đã cố biện minh cho lựa chọn của ông trong quá khứ bằng cách nhắc lại “những phát kiến cách mạng xã hội ” của Mác, những “tư duy đầy sức sống” của Lê-nin, lòng “nhân ái, tinh thần dân tộc” của Hồ Chí Minh. Nhưng không úp mở ông lên án tư tưởng Mao Trạch Đông, và nhất là tư tưởng độc tài của”genre Bắc-Hà” như Trường Chinh, Lê Đức Thọ. Mọi tội lỗi của đảng xem ra ông muốn đổ hết lên đầu nhóm lãnh đạo miền Bắc. Không ai nghi ngờ ông chủ trương một nước riêng của miền Nam mà theo ông, những người lãnh đạo phải gồm những người đã từng được hấp thụ văn hóa của một nước Pháp tiên phong trong cách mạng dân chủ tư sản. Ông là người Cộng Sản, nhưng lại ước muốn – và có vẻ luyến tiếc – một nền dân chủ tư sản, dù chỉ là “tương đối.”

Riêng về Hồ Chí Minh ông trưng dẫn rất nhiều chỗ chứng tỏ ông mến phục vị lãnh tụ của ông. Ông muốn bắt chước người xưa khắc trên bia mộ của triết gia duy tâm Kant câu nói thời danh của ông này, để “khắc trên nắp mồ của Hồ Chí Minh, chôn trong lòng tôi câu: “Người ấy sống có luân thường”. Ông đã trích di chúc của ông Hồ mong các đảng anh em đoàn kết. Rồi gọi Phan Văn Khải: “Chú Khải ơi, …có đêm nào chú trằn trọc nghĩ mà thương cụ Hồ không?” Nhưng cũng có chỗ ông viết “lão Hồ Chí Minh” (trang 328). Chỗ khác ông trưng dẫn câu nói bất hủ của ông Hồ: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…” và coi câu đó là lý do để đảng của nhóm Trường Chinh, Lê Đức Thọ vội vã thống nhất đất nước liền sau giải phóng (1946). Mà ông thì hoàn toàn phản đối việc thống nhất đó. Vì vậy tuy không dám nói ra, ông đã ngầm chê, nếu không nói là oán ông Hồ rồi vậy. Nhiều lần ông đã dùng câu: “Bác nói thì thôi” để cho thấy ông phục ông Hồ, hay ít ra cũng nể ông Hồ. Không có ý tranh luận làm chi. Ông cũng trả lời “dạ thưa, bác nói thì thôi” khi ông Hồ hỏi ông giải đáp về dân chủ tập trung “như vậy có đuợc không?” Ông đã thuật lại lời ông Hồ giải thích như sau: “Như các cô, các chú có đồ đạc, tài sản gì đó thì các chú các cô là chủ, đó là dân chủ. Các chú các cô không biết giữ, tôi giữ giùm cho. Tôi tập trung bỏ vào rương. Tôi khóa lại và bỏ chìa khóa vào túi tôi đây. Đó là tập trung.” Giải thích dân chủ tập trung như thế mà “Dạ thưa, bác nói thì thôi”, thì đúng là “thì thôi”. Dầu sao thì khi kể lại những mẩu chuyện mà Bùi Công Trừng và Ung Văn Khiêm nói về đại hội trung ương đảng để chuẩn bị đưa ra nghị quyết 9 vào cuối năm 1963 ông đã muốn bào chữa cho ông Hồ, coi như ông này bị đàn em khống chế mà phải quyết đánh miền Nam, chứ trong thâm tâm ông ta vẫn muốn theo đường lối sống chung hòa bình của Khrút-sốp vào thời gian ấy. (6)

Tôi dám chắc độc giả miền Nam – nhất là những người thuộc lớp “cựu kháng chiến” – khi đọc cuốn sách này sẽ rất thích. Vì nó đã được viết bằng một giọng văn đặc miền Nam, mà lại là giọng văn nói rất dễ đi vào lòng người. Nội dung của nó thì như đã trình bày ở trên, đúng như nhận xét của “nhóm công tác viên” đã báo cáo, gồm những điểm rất “độc hại” cho đảng. Ông đã kể ra không biết bao sự việc chứng tỏ đảng không sáng suốt, độc tài, bưng bít, mờ ám. Ông đã lên án nặng nề đảng đã tàn sát nhiều người, giam giữ bất hợp pháp nhiều đảng viên có phẩm chất tốt dám nói lên những sai lầm của đảng.

Ông cũng đã dành gần một trăm trang sách để ghi lại nguyên văn những lời phê bình, lên án đảng của những người như Nguyễn Hộ, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu và vợ là bác sĩ Đỗ Thị Văn, Nguyễn Mạnh Tường, Chân Tín, Hữu Loan, Phạm Thị Tề…

Ở phần kết luận ông đã viết: “Kết Thúc. Cái mà nói rằng viết cho quốc hội là đây. Viết thư làm đơn xin tự do báo chí….” (trang 463)

Câu trên nhắc người đọc nhớ lại có chỗ ông đã phê bình bà Phạm Thị Tề về việc làm đơn khiếu nại cho chồng, con và ông còn nói đáng lẽ bà Tề phải đề “bản cáo trạng chế độ”

Page 172: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

172

mới đúng. Thì đây tại sao ông lại cũng viết “làm đơn xin tự do báo chí”? Thực sự cuốn sách này không phải là đơn từ xin xỏ gì cả. Nó đúng là một bản cáo trạng chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay của chính một trong những ngưòi đã “có công” trong việc lãnh đạo đảng cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945. Cuốn sách của ông đáng lý phải có phần kiểm điểm những sai lầm của chính ông trong khi mù quáng theo Cộng Sản mà tàn sát những người chống Cộng khi ông còn có quyền có thế ở miền Nam, trước khi bị điều ra miền Bắc.

Dầu sao thì cuốn sách của ông đúng là một đòn chí tử đánh vào sự lãnh đạo của đảng và gián tiếp vào cnxh của Mác. Vì vậy mà nhóm công tác đặc biệt, sau khi đọc kỹ và phân tích cặn kẽ tác phẩm đã trình lên cho Đào Duy Tùng nhận xét sau đây:

“Đây là một cuốn sách đả kích cay độc Đảng ta và tác động mạnh mẽ tâm lý tư tưởng của người đọc, một cuốn sách phản động nhất trong những cuốn sách phản động! Bởi vì nó đã bêu xấu, chửi bới và lên án Đảng ta một cách toàn diện và có hệ thống.”

Có một điều khá thú vị là một người Cộng Sản theo thuyết Mác-xít duy vật kỳ cựu như Nguyễn Văn Trấn lại trưng dẫn Emmanuel Kant là nhà duy tâm học tổ bố. Hơn nữa lại nói đến “nhân vị” là điều tối kỵ đối với các nhà lãnh đạo miền Bắc. Người ta còn nhớ Tố Hữu và Trường Chinh đã lên án nhóm Nhân Văn Giai Phẩm năm 1957 rằng “Thấy kẻ thù nói Nhân Vị, bọn chúng cũng nói Nhân Văn.”

Chú thích (+)“Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”, Nguyễn Văn Trấn, Văn Nghệ (Cali) tái bản lần thứ

nhất, trang 345. (1) lúc ấy là lâm thời, gọi là phó bí thư xứ ủy Nam Kỳ, dưới bí thư Bùi Công Trừng.. (2) Trong cuốn mà nhà xuất bản Văn Nghệ, California tái bản lần thứ nhất năm 1995 thì

số trang là 504. Trong soạn phẩm này chúng tôi ghi theo số trang của nhà X.B. Văn Nghệ. (3) Statu quo = giữ nguyên trạng (Latinh) (4) Tiếng Pháp có nghĩa là “loại”, loài hay giống. (5) Emmanuel Kant (1724-1804) triết gia duy tâm người Đức, tác giả cuốn “Critique de

la raison pure” và “Critique de la raison pratique”. (Tạm dịch: Phê bình về thuần lý; và phê bình về thực lý)

(6) Viết đến đây chúng tôi tạm ngưng cầm tờ tuần san Saigon Nhỏ lên xem thì gặp Đào Nương, trong mục Phiếm Dị. Bà chìa cho xem bức thư của ông Đỗ Bồng Châu nào đó ở Virginia lên án các đảng viên Cộng Sản “phản tỉnh vì thất sủng”, trong đó có Bùi Tín và Nguyễn Văn Trấn. Bức thư có đoạn: “…Riêng về tên Nguyễn Văn Trấn, tác giả của tập sách được một số báo ở hải ngoại ca tụng “Viết cho mẹ và quốc hội”, thì đồng bào trong Nam còn ai xa lạ gì tội ác của tên này. Hắn giết hàng ngàn người vô tội bị hắn kết án là Việt gian đến nỗi hắn được đồng bào đặt cho hỗn danh là “hung thần Chợ Đệm”.

Chúng tôi ghi lại điều này để phản ánh một cái nhìn từ phía độc giả, hầu rộng đường phán xét.

Chương 17 NGUYỄN MẠNH TƯỜNG

“Kẻ Bị VạTuyệt Thông” “Kẻ Bị Vạ Tuyệt Thông” (1)(Un Excommunié) là nhan đề cuốn hồi ký của luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết bằng Pháp văn, được nhà Xuất Bản Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái tại Paris phát hành cách đây bảy năm, đánh dấu mấy năm cuối cùng cuộc đời của một trong những đại trí thức đã sống trọn đời trong hất hủi tủi nhục với chính quyền Cộng Sản Việt Nam.

Page 173: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

173

Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16-9-1909 tại Hà-nội, trong một gia đình giầu có. Là học sinh xuất sắc của trường Albert Sarraut của Pháp, ông đậu tú tài 2, năm 18 tuổi, rồi được học bổng qua Pháp học tại trường đại học Montpellier. Chỉ trong 4 năm ông đã đậu một lúc hai bằng tiến sĩ văn và luật, khi mới có 22 tuổi. Trong thời gian du học ở Pháp, ông thường có dịp lui tới với những người yêu nước lúc đó như Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Về nước ông dạy học một thời gian rồi chuyển sang làm luật sư. Lúc ấy còn là thời Pháp thuộc. Cũng như Trịnh Đình Thảo ở miền Nam, sau này đi theo Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, Nguyễn Mạnh Tường rất được người Pháp nể phục về tài hùng biện trong các cuộc biện hộ trước tòa án thuộc địa. Nhiều khi ông cãi miễn phí cho những tội phạm chính trị.

Ông đi theo Việt Minh rất sớm, ngay từ 1942. Khi việc thương lượng với Pháp thất bại, năm 1946 chính phủ Hồ Chí Minh ra bưng kháng chiến, NMT cũng đi theo. Nhưng vì xuất thân từ thành phần phi vô sản, lại chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa tư sản, nên ông không được trọng dụng. Khi Hồ Chí Minh thành lập chính phủ liên hiệp năm 1945 người ta thấy có những người như Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Tạ Quang Bửu, Trần Đăng Khoa… mà không thấy tên Nguyễn Mạnh Tường ai cũng lấy làm lạ. Nhưng không phải vì vậy mà ông tỏ dấu hiệu gì bất mãn.

Dầu sao thì hai cái bằng tiến sĩ Pháp của NMT cũng khiến ông Hồ đặt ông phụ tá cho Võ Nguyên Giáp trong hội nghị Đa Lạt năm 1946 để đàm phán với Pháp. Hội nghị đã đi đến thất bại và cho ông cái kinh nghiệm bản thân với chủ trương giáo điều, thiển cận của các nhà lãnh đạo Cộng Sản. Lập trường ngoại giao mền dẻo của ông trong vấn đề thương lượng với phái đoàn Pháp bị lãnh đạo Hà-nội phê phán là “sợ Pháp”.

Trong kháng chiến ông được cử làm “thày cãi” tại tòa án khu 3 (Thanh Hóa). Vì giữ lập trường tư pháp độc lập, nên ông lại bị chuyển sang ngành giáo dục, giữ vai giảng viên, phục vụ tại “đại học dự bị”, do Trần Văn Giầu, một trí thức Cộng Sản miền Nam thất sủng làm giám đốc.

Mặc dù không được trọng dụng, lại còn bị hiểu lầm, bạc đãi, Nguyễn Mạnh Tường vẫn một lòng cúc cung phục vụ kháng chiến, vì ông đã trót theo kháng chiến và nghĩ rằng kháng chiến có chính nghĩa, có công trong việc đánh bại thực dân Pháp. Ông còn hăng hái vận động nhiều trí thức khác ủng hộ Việt Minh nữa.

Ngày 10-10-1954, khi chính phủ Hồ Chí Minh, theo hiệp định Giơ-ne-vơ qui định, vào tiếp thu Hà-nội, Nguyễn Mạnh Tường cũng từ khu 3 về thành phố này là nơi chôn nhau cắt rốn của ông.

Cho mãi đến sau “CCRĐ” ông mới nhìn thấu bản chất của đảng và chế độ. Nhân chính sách sửa sai ban bố sau đó, ông đã đọc một bài tham luận dài tại phiên họp của mặt trận Tổ Quốc ngày 30-10-1956, hùng hồn phê phán những sai lầm của đảng. Một tuần sau người đọc thấy bài tham luận trên được đăng trên tờ báo Nhân Văn tháng 11 năm 1956. Và không biết bằng cách nào nó cũng lọt được ra nước ngoài. Thế là ông bị qui kết là đi theo nhóm Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, những người đứng đầu phong trào chống đảng lúc ấy, mặc dù họ chỉ phê phán những sai lầm hay quá trớn của một số cán bộ, chứ thực ra cũng chẳng dám ngang nhiên chống đối nào. Trường Chinh, nguyên tổng bí thư đảng Lao Động, trưởng ban cải cách ruộng đất, người trực tiếp chịu trách nhiệm về những sai lầm trong CCRĐ, liền coi NMT là kẻ thù. Ông ta sai Lê Đức Thọ mở chiến dịch triệt hạ uy tín và trừng phạt ông cùng với một số trí thức khác cũng có xu hướng phê bình đảng như Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa), Nguyễn Hữu Đang…

Vì không biết để đề phòng, NMT đã nói mạnh hơn nữa tại buổi sinh hoạt do đảng Dân Chủ tổ chức tại câu lạc bộ Đoàn Kết. Ông kêu gọi giới trí thức hướng dẫn quần chúng dấn thân vào công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ. Kêu gọi tranh đấu cho tự do dân chủ chính là kêu gọi chống đảng và chế độ. Vì chế độ là chế độ chuyên chính, tức độc tài, từ

Page 174: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

174

định nghĩa của đảng, từ chủ trương của Mác. Có nghĩa là NMT đã phạm pháp quả tang. Vì đang trong thời kỳ sửa sai, nên bộ chính trị không dám để cho đám Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn, lúc ấy là bộ trưởng nội vụ (Công An?) bắt giam những người có tên trong danh sách những người trong nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm, mà chúng cho rằng NMT là một tay thủ lãnh. Tuy nhiên gần 200 người đã phải chịu những biện pháp trừng trị bí mật không theo một án lệnh hay văn bản nào. (2) Trong dịp này NMT đã bị đi cải tạo lao động. Cho đến 1960 mới được cho về nhà, chịu sự quản chế.

Năm 1964 Phạm Văn Đồng có ý định cử NMT làm phó chủ nhiệm ủy ban khoa học xã hội, dưới quyền Nguyễn Khánh Toàn. Nhưng ông không nhận. Từ đó cho đến cuối đời ông sống ẩn dật, cô quạnh trong cảnh túng thiếu chật vật cho đến khi mất. Có lúc ông đã phải bán sách quý cho người ta gói hàng để có tiền mua gạo. Và cũng có lúc phải đốt bản thảo thay củi. Tuy nhiên ông đã dồn sức tàn hơi kiệt vào tác phẩm “Un Excommunié” để nói lên những điều sai lầm, tội ác và những hành động quái dị của cái gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ông mất tại nhà riêng ở Hà-nội, vì bị tai biến mạch máu não, ngày 13-6-1997, thọ 88 tuổi.

Một vài điểm nổi bật trong bài tham luận của NMT đọc ngày 30-10-1956: Trong cuốn “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” của Hoàng Văn Chí, Văn Hóa xuất bản

tại Saigon năm 1959, từ trang 293 (phần phụ lục) có đăng nguyên văn bài tham luận này dài ba chục trang. Diễn giả nêu lên 4 điểm chính:

A. Vấn đề pháp lý trong cải cách ruộng đất. B. Các nguyên nhân sai lầm. C. Bất chấp chuyên môn. D. Phương hướng sửa chữa các sai lầm. Ngay trong đoạn mở đầu NMT đã thẳng thắn chỉ ra rằng: “…theo ý tôi các sai lầm

(trong CCRĐ, MV) chỉ là biểu hiện điển hình và bi đát nhất của những thiếu sót trong sự lãnh đạo của đảng Lao Động. Do đó tôi xin phép được góp ý kiến xây dựng quan điểm lãnh đạo của đảng Lao Động.”

Cũng trong đoạn mở đầu NMT đã làm một cuộc so sánh có mãnh lực dìm chế độ Hà-nội xuống đất đen:

“Lắng nghe dư luận đồng bào Hà-nội thôi ta được biết rằng có ít ra một doanh nghiệp quốc gia lãng phí bao nhiêu triệu trong khi dưới chế độ Pháp thuộc cũng doanh nghiệp ấy mang lại cho thực dân đế quốc những số lãi khổng lồ.” …”Về hộ khẩu thì cán bộ tỏ vẻ không phải là gìn giữ an ninh trật tự, phá vỡ cơ sở của địch, trái lại quấy nhiễu nhân dân, tạo ra một đời sống thành thị điêu đứng cho tất cả.”

Thêm một tiếng nói nữa về đời sống cán bộ tập kết: “Ta quên thế nào được các đồng bào tập kết ra ngoài Bắc, số phận con cái của họ ở Hà-

nội, Hải Phòng, số phận của chính họ, bi đát quá nỗi? “ Về điểm A, tác giả so sánh hai khẩu hiệu một bên của chế độ, một bên của pháp lý: “Khi đưa ra khẩu hiệu: “Thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch”, thì khẩu

hiệu này chẳng những quá tả một cách vô lý mà còn phản lại cách mạng là đàng khác nũa….Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: “Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan.”

Về điểm B. Những nguyên nhân sai lầm, ông viết: “Sở dĩ ta không để ý đến giải pháp pháp lý là vì có 3 lý do: a. Quan điểm ta, địch, thù, bạn rất mơ hồ. b. Ta bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn áp pháp lý.

Page 175: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

175

c. Ta bất chấp chuyên môn”. Sau đây là vài đoạn trong chuyện Cộng Sản bất chấp chuyên môn: “…Trong 10 năm qua ta thấy một tình trạng quái gở. Chính trị ám ảnh đầu óc chúng ta

đến nỗi hai chữ “lập trường” làm ta mất ăn mất ngủ. Nếu dùng một hình ảnh duy tâm, tôi ví lập trường như cái oan hồn theo đuổi ngày đêm kẻ nào đã hãm hại chủ nó…”

“Dầu sao ở Việt Nam chúng ta đã xảy ra những việc như sau đây, ta cần ghi lại để con cháu ta cười muôn thuở: Khi chọn một người vặn lái ô tô, ta không hỏi người ấy có bằng vặn lái bao năm, ta chỉ hỏi: “có lập trường không?” Kết quả là: từ hai năm nay, riêng trong thủ đô Hà-nội, hàng trăm tai nạn xảy ra, do các người vặn lái ô tô có lập trường mà không nắm chuyên môn. Khi đưa tới bệnh viện, một bệnh nhân cấp cứu, vấn đề mang ra thảo luận trước tiên là: “bệnh nhân thành phần giai cấp nào? Chữa cho địa chủ thì “mất lập trường”. Để nó chết mới chứng minh mình có lập trường” (hiện tượng do bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên đưa ra). Tại sao có những hiện tượng quái gở như vậy? Là vì chính trị chiếm đóng, tất cả các khu vực trong nhận thức của chúng ta, làm chúng ta mất cả cái nhân đạo tối thiểu của con người, làm chúng ta khước từ cả chân lý, chân lý cho chúng ta biết rằng chính trị không thể nào thay thế cho chuyên môn, không làm được việc của chuyên môn.”

Về điểm D, phương hướng sửa chữa sai lầm, NMT đề nghị 1. Một chế độ pháp trị chân chính. 2. Một chế độ thực sự dân chủ. Cho các đoàn thể nhân dân được quyền nói lên ý kiến

của quần chúng mà họ tập họp. Và cuối cùng là một chế độ tự do ngôn luận, tự do xuất bản báo chí.

Trong tham luận này NMT cũng có nói đến hiện tượng sau đại hội 3 của đảng Lao Động, có rất nhiều đồng bào muốn bỏ miền Bắc vào Nam.

“Nếu chính thể của ta tốt tại sao lại có người dụng ý xa lánh với trong lòng nỗi đau khổ bi đát? Nếu cách mạng mang lại ánh sáng và hạnh phúc, sao lại có người lo ngại trước cách mạng, đau đớn vì cách mạng?”…

Xem ra NMT cũng tán thành chủ trương của Khrutshchev, khi ông nói: “Nếu không có quyết nghị của đại hội lần thứ 20 của đảng Cộng Sản Liên Xô, nếu

không có những sai lầm cực kỳ tai hại trong CCRĐ, ta chưa mở mắt được, ta sẽ còn thấy bao nhiêu máu oan chảy thành suối, thành sông, bao nhiêu người kính yêu cách mạng mà vẫn đau xót rời bỏ cách mạng. Tuy ta phải trả giá quá cao, nhưng bây giờ ta biết rõ nguyên do của các đau khổ của ta: ta thiếu dân chủ.”

Về tác phẩm “Kẻ Bị Vạ Tuyệt Thông” Tác phẩm này ông viết bằng tiếng Pháp (3), gồm có ba phần chính tổng số 340 trang.

Hoàn tất năm 1991. Thoạt tiên ông tính khoan đưa in, nhưng khi bắt liên lạc được với ông Võ Văn Ái ở bên Pháp thì ông đánh liều nhờ người gửi sang Paris và ủy quyền cho nhà xb Quê Mẹ in. Ông viết cho ông Ái:

“Tôi chờ đợi điều tệ hại nhất đến với tôi, tuy vẫn mong là nó không tới. Nhưng nếu người ta đẩy sự dã man đến độ dành cho tôi cùng sự đối xử như các nhà trí thức khác từng bị cáo buộc là nói xấu chế độ, thì tôi sẽ vững vàng đón nhận những thử thách mà tôi biết sẽ cam go lắm. Tôi đã quyết định, nếu điều đó cuối cùng xảy ra, thì tôi sẽ tuyệt thực tới chết. Ở tuổi 84 này tôi đã trải qua cái tốt nhất và cái xấu nhất của cuộc đời, và tôi không cảm thấy nuối tiếc phải lìa bỏ cõi đời, vì suốt cuộc đời tôi, tôi đã chu toàn bổn phận của một trí thức trước nhân dân và trước lịch sử. “

Trong cuốn hồi ký này, ngoài phần nói về việc chính quyền miền Bắc tiếp thu Hà-nội năm 1954, ông đã nhắc lại vụ CCRĐ, vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Ông cũng thuật lại những cuộc tranh luận của ông với các cán bộ đảng trong mặt trận tổ quốc. Nhất là tình trạng bị

Page 176: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

176

cô lập cực khổ tủi nhục của ông trong những năm bị canh chừng theo dõi. Sau đây là một vài đoạn trích từ hai phần cuối:

“Người ta thường giặt quần áo dơ trong nhà và vì có quá nhiều quần áo dơ xem ra ngày nào cũng phải giặt, nên người ta đã cảm thấy cần thiết phải qui định là thế giới VN là thế giới đóng cửa, cũng như toàn thể cái thế giới Cộng Sản vậy. Ở bên trong người ta tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, bách hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm nhân tính.” (trang 134)

“Cộng Sản sống bằng dối trá, giả hình, nhưng cái sai lầm của nó là đặt sự tàn bạo của nó trên những vẻ bề ngoài hư ảo mà nó giải thích theo ý mình và dùng để tiêu diệt những kẻ mà nó gọi là kẻ thù. Nếu Machiavelli (4) đổi mồ sống lại, ông ta sẽ phải theo học những lãnh tụ Cộng Sản. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của họ chưa hề thấy trong lịch sử loài người.” (trang 147)

“Trong CCRĐ, người ta động viên con cái tố cáo cha mẹ, tá điền tố cáo chủ điền, trí thức thiên thần tố cáo trí thức quỷ sứ.” (trang 150)

“Ở trường học người ta không còn dậy luân lý, đạo đức gì nữa. Và, ngày nay người ta còn khuyến khích học sinh sỉ nhục thầy cô!” (trang 175)

Ông dành nguyên phần cuối cuốn sách để tả cảnh đói khổ và cô độc của ông như một kẻ băng qua sa mạc, có vàng đè nặng trên vai nhưng sức đã kiệt, vì thiếu thức ăn, nhất là nước uống khiến không đứng thẳng lên được, không muốn gì hơn là có ai cho đổi vàng lấy một gáo nước.

Nơi chương 5 bạn đọc đã thấy Vũ Thư Hiên trong cảnh cô đơn ở xà lim một mình, lấy làm sung sướng bắt được con cóc con đưa vào phòng nuôi bằng kiến để có bạn cho bớt cô đơn. Thì ở đây bạn cũng thấy NMT đi lang thang ngoài phố vớ được chú mèo con. Ông cho rằng sự tình cờ hay “Chúa Quan Phòng”(?) đã cho ông được gặp con vật bé tí mới sinh được vài ngày này để cho ông có bạn chia sẽ nỗi bất hạnh và khốn cùng với nhau. Khác Vũ Thư Hiên ở chỗ Vũ Thư Hiên thì ở trong lao tù, suốt ngày suốt tháng chỉ có một mình trong mù tối, còn NMT thì được sống với vợ con ở nhà và thỉnh thoảng vẫn được ra đường hay tới cậu lạc bộ nhìn sân Tennis. Thế mà ông lại nói đến cô đơn như người lữ hành đi trong sa mạc một mình. Mấy hàng sau đây sẽ cho độc giả thấy lý do tại sao:

“Ngồi trên chiếc ghế dài (ở sân tennis vắng vẻ. MV) thoạt nhìn tôi thấy có vật gì như một nắm len lăn vào chân. Đó là một con mèo con bé tí tẹo, mới sinh được vài ngày. Mẹ nó, theo tập quán đã cương quyết xa nó để nó tự khám phá cuộc đời. Tôi nhặt con vật lên, vuốt ve nó và cảm thấy lòng tràn đầy nỗi cảm thương, trìu mến đối với nó. Nó và tôi là hai mảnh đời tan nát, cùng đói, cùng cô đơn. Sau khi đã đi vòng quanh xóm riềng để hỏi xem con mèo con thuộc về ai, mà không tìm được chủ nó, tôi bèn cảm ơn sự tình cờ, hay Đấng Quan Phòng? đã ban cho tôi một kẻ đồng hành trong nỗi bất hạnh và cùng khổ, mà những cuộc truyện trò câm lặng sẽ lấp đầy thì giờ của tôi và hiến dâng cho tôi một sự giao tình mà tôi không dám xin vợ con tôi, để khỏi đào sâu thêm những nỗi đau thương của vợ tôi và con gái tôi. Giữa vợ con tôi và tôi, im lặng còn hùng biện hơn lời nói, và lại không làm cho nước mắt nhỏ xuống. Giữa tôi và con mèo con cũng y như thế: Ngôn ngữ của cặp mắt cũng đủ để trao đổi tâm tình.

“Về nhà, tôi chia cho nó món cơm khô của tôi! Tôi rất lấy làm hài lòng, vì nó không đòi gì hơn và nó lớn nhanh. Trong khi tôi ngồi suy tư và mơ màng qua cửa sổ, nó ngồi trên đầu gối tôi và đêm đến thì nó nằm bên cạnh tôi. Vậy là tôi đã có thể bắt đầu bước bước đầu để ra khỏi con đường hầm vô tận của nỗi cô đơn, và tự cho mình một lẽ sống bằng cách lấp đầy lỗ trống của cuộc đời tôi.Tôi không còn có thể đi dạo ngoài phố vì những con chó canh luôn luôn theo tôi ở đàng xa. Tôi cũng không thể đi tập đánh tennis ở câu lạc bộ Ba Đình nữa vì vợt với bóng và giầy vải đắt kinh khủng và ngoài tầm tay của tôi. Nhưng điều đau

Page 177: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

177

đớn nhất đối với tôi là nhìn thấy những bạn thể thao cũ của tôi tránh né trốn chạy tôi! Những sự trốn chạy đó là những nhát dao găm đâm vào tim tôi, và tôi không thể nào đóng vai tên cùng khổ, hay cùi hủi. Tôi hiểu thái độ của những người bạn quần vợt của tôi. Họ đều là những công chức cao cấp, dĩ nhiên cũng là đảng viên nữa, và trước tiên họ phải lo đến tương lai hành chánh và chính trị của họ, và vì vậy họ sẽ lấy làm kinh sợ phải bắt tay một tên mắc dịch để chơi một ván với nó! Họ là những con người, những người nghèo tội nghiệp, tôi không thể nào trông đợi là họ có thể ít hèn nhát, ít bất xứng và ít sa đọa hơn.” (trang 325-327)

Vài cảm nghĩ về trường hợp luật sư Nguyễn Mạnh Tường: Một con người có thể nói là đại trí thức, cực kỳ thông minh, vì chỉ trong 4 năm đã lấy

hai văn bằng tiến sĩ, thế mà hầu suốt đời lận đận, quá nửa đời sống trong tủi nhục cùng khổ, cô đơn, cô đơn ngay bên cạnh vợ con, bạn bè. Tuy trong đau khổ và cô đơn, ông vẫn tự hào là ông đã sống cho quê hương. Nhưng thử hỏi, quê hương được gì ở ông? Chế độ đã không để cho ông phát huy tài năng của mình. Những gì ông làm, họ lên án. Những gì ông nói họ bịt tai, trừ phi ông nói theo họ. Nhưng ông lại không thể nói theo họ. Nếu cái chế độ này qua đi, một chế độ khác sáng suốt hơn, công bình hơn thì ông cũng sẽ được đánh giá công bình về những lới ông nói. Nhưng hãy tưởng tượng, nếu chế độ này cứ tiếp tục thì ai sẽ trả lại danh dự cho ông?

Khi ông đi theo Việt Minh Cộng Sản, chắc ông không ngờ đuợc rằng đó lại là một chế độ tàn bạo, phi nhân đến như vậy. Và ngay sau CCRĐ, ông vẫn còn nghĩ nó có thể tốt hơn nếu chịu nghe ông mà sửa đổi. Chỉ hơn ba chục năm sau, ông mới thấy nó bất trị đến mức nào. Những lời kết án của ông trong cuốn hồi ký đã mãnh liệt hơn những lời phê bình trong bài tham luận năm 1956. Dưới đây chúng tôi xin chép lại nguyên văn lời bình luận của Minh Võ viết cách đây gần 40 năm về bài tham luận nói trên. Những lời bình luận này đã được in trong cuốn “Sách Lược Xâm Lăng của Cộng Sản”, xuất bản lần đầu năm 1963:

“(Sau khi trích dẫn nhiều đoạn trong bài tham luận). Những lời trên đây thốt ra từ của miệng của một nhà trí thức trong chế độ miền Bắc và ngay tại hội nghị mặt trận, trước sự hiện diện của các cấp lãnh đạo của “đảng lãnh đạo” quá đủ để chứng minh một cách hùng hồn rằng CCRĐ đã gây đau thương và đặc biệt là cho nông dân miền Bắc. Những lời trên đây cho ta thấy nhận xét của nhà văn Pháp Gérard Tongas không có gì là quá đáng.

“Có một điều làm cho các nhà nghiên cứu tình hình miền Bắc phải suy nghĩ nhiều. Đó là việc đảng Lao Động vẫn không ngớt tuyên bố rằng CCRĐ đã thắng lợi, mặc dù những tiếng than van của nhân dân, các lời phẩm bình của các ký giả, các nhà quan sát quốc tế và trí thức Hà-nội.

Tại sao với bao nỗi thống khổ, oan ức, bao xác chết chồng chất, mà CCRĐ lại có thể coi là thành công? Là bởi vì Cộng Sản không lý luận như chúng ta, cũng không lý luận như luật sư Tường. Luật sư Tường tuy nói rằng “ta là duy vật” nhưng thực ra ông không có ý cho người nghe hay người đọc hiểu rằng chữ “ta” đó gồm cả ông ở trong. Vì lý luận của ông không có mùi duy vật chút nào hết. Sở dĩ ông dùng chữ “ta”ở trong bài diễn văn rất nhiều lần, chỉ là để cho dễ nói với cán bộ Cộng Sản, coi như một cuộc “tự phê bình” chứ không phải một cuộc phê bình Đảng.

Thực ra đứng trên lập trường Cộng Sản, duy vật, vô thần, đối với thái độ cho rằng không có gì vĩnh cửu, không có gì tuyệt đối, kể cả các nguyên tắc tinh thần, luân lý, thì mấy nguyên tắc pháp lý hay nhân đạo mà ông Tường nêu lên có đáng gì đối với họ?

Ông Tường có nói đến cách mạng, nhưng cách mạng của ông Tường là thứ cách mạng dân tộc, hay ít ra là cách mạng nhân dân. Còn cách mạng của Cộng Sản thực chất là cách mạng giai cấp, cách mạng vô sản. Vậy thì những lời ông phê bình là phản cách mạng cái khẩu hiệu quá tả kia (”thà chết 10 còn hơn sót một địch”) đâu có giá trị gì theo lập trường của người Cộng Sản? Vì thế họ sẽ kết án lại ông Tường, cũng như các người khác là phản

Page 178: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

178

cách mạng, và rồi ông Tường sẽ bị quản thúc, bị đưa đi cải huấn cho đến khi chấp nhận lập trường của Cộng Sản, từ bỏ lập trường dân tộc theo lối “duy tâm”, lối “tư sản” của ông.

Cả câu cuối: “…không phân biệt được bạn và thù, đánh cả bạn, giết cả bạn” cũng chỉ làm cho người Cộng Sản chính cống như Trường Chinh mỉm cười. Vì thực ra trên lập trường giai cấp, ai là bạn, ai là ta, nếu không phải chỉ có kẻ từ bỏ giai cấp của mình để tôn thờ giai cấp của đảng? Trên lập trường lý thuyết Mác xít, duy vật biện chứng, với định luật “biến chuyển”, thì bạn ngày hôm nay, ngày mai không là bạn nữa. Còn sống thì gọi là bạn, đánh chết rồi không gọi là bạn nữa, mai kia được phục hồi công quyền, đảng tịch, cương vị, được…”tổ quốc ghi tên muôn đời” thì lại là bạn. Và sau hết, theo sách lược Cộng Sản, kết bạn với cả địch để tiêu diệt một kẻ địch khác cần tiêu diệt sớm hơn, thì khi đã tiêu diệt được kẻ địch này rồi, ắt phải quay ra tiêu diệt kẻ địch kia, tức là “địch- bạn ” đó. Vậy phân biệt địch với ta, thù với bạn cùng những người Cộng Sản thực là khó. Không hiều luật sư Tường có nghĩ tới điều ấy không? Chỉ biết rằng đối với Cộng Sản, bạn rất có thể là thù, ta rất có thể là địch, thất bại cũng là thành công. …” (5)

Để kết thúc chương này chúng tôi xin ghi nhận là cố luật sư Nguyễn Mạnh Tường là một nhà trí thức có đầy nhiệt huyết, muốn đóng góp tài năng của mình vào việc cứu nước, dựng nước. Nhưng vì ông đồng thời cũng là người xuất thân từ giai cấp tư sản, lại từng hấp thụ nền giáo dục của truyền thống dân chủ tư sản của Pháp, nên vẫn không thể hòa đồng với những người Cộng Sản. Chẳng những thế, ông còn dũng cảm nói lên lập trường của mình, phê bình lập trường của lãnh đạo đảng. Vì thế ông không được trọng dụng, rồi bị bạc đãi, bị đầy đọa, bị bao vây, quản chế.

Sở dĩ cuốn hồi ký xuất bản bên Pháp với những lời đả kích chế độ một cách thậm tệ, gọi nó là một thứ hỏa ngục trần gian, mà Hà-nội không đưa ông ra tòa hay thủ tiêu ông, là vì trước hết ông cũng đã quá già rồi, chẳng còn làm được gì, cuốn sách lại bị cấm ở Việt Nam, nó cũng chẳng gây tai hại lắm về phương diện tuyên truyền. Hơn nữa tiếng tăm ông lại được thế giới kính nể. Đụng đến ông không khỏi có phản ứng bất lợi. Chi bằng cứ giam lỏng ông, cô lập ông để ông chết dần chết mòn.

Chú thích (1)“Kẻ bị vạ tuyệt thông” (nguyên văn Un Excommunié, có nghĩa bị khai trừ ra khỏi

cộng đồng, khỏi đảng), Quê Mẹ xuất bản, Paris, 1997, trang 199. (2) Trừ Nguyễn Hữu Đang bị án 15 năm tù và bà nhà văn nữ Thụy An cũng bị bắt giam. (3) Nguyên văn đầy đủ: “Un excommunié Hanoi 1954-1991: Proces d’un intellectuel”,

(”Kẻ bị khai trừ, Hà-nội từ 1954 đến 1991: Vụ án của một trí thức”) (4) Nhà văn và chính khách Ý, thế kỷ 15ù (1469-1527). Cuốn Le Prince (Ông Hoàng)

của ông bị các nhà đạo đức thời ấy lên án là phi luân, vì ông chủ trương dùng mọi biện pháp để đạt mục tiêu chính trị, bất chấp luân thường đạo lý.

(5) “Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản”, Minh Võ, Saigon 1963, trang 164-166)

Chương 18 XUÂN VŨ

với 34 tác phẩm chống Cộng

Năm 1998 tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ cho ra cuốn ký sự “Những bậc thầy của tôi” của Xuân Vũ. Trong bức thư riêng gửi nhà xuất bản, tác giả viết: “Cuốn sách này coi như là “trạm nghỉ chân” cuối cùng, nghỉ xong rồi ngủ luôn không đi đâu nữa hết…” Không biết một người viết “như thác đổ” có chịu ngừng thật chưa. Nhưng dựa vào câu nói của tác

Page 179: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

179

giả ta có thể tạm tổng kết số lượng sách ông viết từ 1972 đến nay, nghĩa là trong vòng 27 năm, không kể những cuốn ông viết khi còn ở bên kia chiến tuyến.

Ông là nhà văn chuyên nghiệp, đa năng. Sách ông viết thuộc nhiều loại – không kể trường ca “Trả Ta Sông Núi” và một số bài thơ khác, trong đó có bài “Ta về hôn đất” 395 câu – nhiều nhất là truyện ngắn, 13 tập gồm tổng cộng hơn hai trăm truyện. Hồi ký có 11 cuốn, trong đó có bộ “2000 ngày trấn giữ Cử Chi”, viết chung với Dương Đình Lôi, gồm 7 tập trên hai nghìn trang. Tiểu thuyết: 11 cuốn. Còn lại là truyện ký, ký sự, khảo luận, kịch . Tổng cộng 57 cuốn. (Theo bản liệt kê có thủ bút của XV gửi cho MV tháng 7-00, thì con số 57 đã tăng lên 61, và XV viết rằng vẫn chưa “dừng chân” được.) Trong số đó có tới (ít nhất là) 34 cuốn trực tiếp đánh vào thành trì xhcn mà ông thường gọi tắt là “xã nghĩa”.

Ít nhất đã có 7 nhà xuất bản thay nhau in tác phẩm của ông: Đất Mới, Nam Cường, Xuân Thu, Người Việt, Đại Nam, Trời Nam và Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông.

Trong số những tác phẩm của ông có cuốn hồi ký “Đường Đi Không Đến” được giải thửơng Văn Học của tổng thống VNCH. Cuốn này đã tái bản tới 8 lần và in “chui” nhiều lần ở trong nước. Một độc giả ở Bỉ (Belgique), cô Hương kể lại rằng cả công an cũng thích đọc hồi ký và tiểu thuyết của Xuân Vũ: Nhà XB Xuân Thu đã trích đăng những bức thư của 13 nhân vật ca ngợi sách của Xuân Vũ trong số đó có Phạm Duy, Võ Phiến, Hà Huyền Chi, Lê Xuân Nhị, Hải Bằng, Lê Nhật Thăng, Vũ Uyên Giang, nhà cách mạng lão ký giả Trần Văn Ân … Cô Hương ở Bỉ kể:

“…Lúc sắp lui ghe vượt biên, tôi bị công an xét. Chúng thấy cuốn “Đường Đi Không Đến” giắt trong mui ghe. Tên công an bảo là sách cấm. Tôi sợ quá, định “đấm mõm” hắn, nhưng hắn lại hỏi mua quyển sách. Tôi tưởng hắn nói chơi ai dè thiệt. Tôi không dám lấy tiền. Hắn bèn cho tôi mấy lít gạo tịch thu của ai… Qua đây tôi mua lại “Đường Đi Không Đến” mua luôn “Xương Trắng Trường Sơn” và “Mạng Người Lá Rụng”, định mua luôn “Đồng Bằng Gai Góc” cho đủ bộ mà chưa kiếm được.”

Tờ Thế Giới Magazine số 126 ở Houston viết: “Các chuyện có số lượng bán chạy nhất ở Saigon hiện giờ là tiểu thuyết và hồi ký “Xương Trắng Trường Sơn” của Xuân Vũ. Cán bộ đua nhau tìm đọc… Các sách truyện hàng đầu được công an lùng sục là các truyện của Xuân Vũ, tập thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực (1) của Nguyễn Chí Thiện, tập Huyết Hoa của Lý Đông A.”

Chính soạn giả được biết một độc giả ở Nouvelle Calédonie, khi hỏi mua cuốn “Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê”, cũng đã nhờ Thông Vũ mua giùm ông cuốn “Đến Mà Không Đến” của Xuân Vũ. Một tháng sau cũng độc giả đó lại nhờ mua giúp cuốn “Mạng Người Lá Rụng”, vì thấy trong cuốn Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê có trích dẫn tác phẩm này của Xuân Vũ.

Sở dĩ người ta thích đọc Xuân Vũ vì ông có lối viết hết sức lôi cuốn, kết cấu rất đặc biệt. Nhà thơ Xuân Tước đã viết về Xuân Vũ như sau: “Tôi đã đọc rất nhiều truyện ngắn cũng như truyện dài của Xuân Vũ, thấy rằng anh đã có một lối kết cấu rất đặc biệt…phải đọc hết, đọc cho đến chương cuối hay đoạn chót của truyện, thì mới thấy nổi bật cái kết cuộc khéo léo và bất ngờ”

“Với tôi, chưa có nhà văn nào hiểu biết thấu đáo về cảnh quê và dân quê miền Nam hơn Xuân Vũ. Anh đã đi khắp miền Nam, từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc trở về Nam, anh đã sống, đã từng tranh đấu với dân quê. Vì thế mỗi ngôn từ mà anh viết ra đều chính là ngôn từ của họ, mỗi mảnh đời anh vẽ lại, đều chính là cuộc đời của họ. Anh thấu hiểu tâm tình người dân quê hơn ai hết.”

Đó là khi Xuân Vũ nói về miền Nam. Còn khi ông tả nhân vật người miền Bắc ông cũng tỏ ra am tường ngôn ngữ miền Bắc lắm. Đọc những lời đối thoại giữa tác giả với cô vũ ba lê Thu thì rõ. Hoặc một đoạn trong tập truyện ngắn “Thiên Đàng Treo” rất linh động và đặc biệt “Bắc Kỳ” từ trang 143 đến 147. (”Chuyện Tục Về Một Vùng Thanh”)

Page 180: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

180

Về ảnh hưởng tai hại của tác phẩm của Xuân Vũ đối với xhcn. một cán bộ công an Saigon đã nói với bác sĩ Phạm Thành Tài, giám đốc cũ của Xuân Vũ ở nha Chiêu Hồi: “…Thằng Thiệu trốn, bỏ lại đất nước, ta còn có thể sửa lại, còn thằng Xuân Vũ bỏ lại tác phẩm thì chả ai sửa lại được, vì nó là chất độc, cực độc.”

Vài nét về cuộc đời trôi nổi Nam-Bắc, Bắc-Nam của Xuân Vũ: Xuân Vũ, tên thật là Bùi Quang Triết, sinh ngày 19 tháng 3 năm 1930, tại làng Minh

Đức, Quận Mỏ Cầy, tỉnh Bến Tre (Kiến Hòa). Cha ông là một nhà nông nhưng rất thích thơ văn, đã có hàng ngàn bài thơ, chưa in thì bị mất trong chiến tranh. Xuân Vũ chỉ có một người em gái suốt đời ở vậy nuôi cha mẹ vì người anh duy nhất là ông đã “lậm kháng chiến rồi.”

Bất chấp sự khuyên can của cha mẹ, cậu bé Triết 15 tuổi đi theo người cậu kháng chiến chống Pháp và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Xuân Vũ học làm thơ với nhà thơ Tâm Điền, tức “nhà thơ vàng” Xuân Tước, và có bài thơ đăng báo đầu tiên ở Hà-nội khi mới 17 tuổi. Năm 1950 ông làm cho báo “Tiếng Súng Kháng Địch” của khu 9. Sau hiệp định Genève ông tập kết ra Bắc.

Thấy cảnh xhcn miền Bắc không giống như ông mơ tưởng khi còn ở tuổi mơ mộng 16, ông bèn ngây thơ vào trụ sở Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến xin trở về Nam, trong thời gian chưa hết hạn. Dĩ nhiên lính gác người Việt là mật báo viên của đảng đã báo cáo việc này và ông bị kiểm thảo, phải lên đài đọc lời cải chính là mình không bao giờ xin trở về Nam. Từ đó ông bó buộc phải làm việc cho đảng để lập công, chuộc tội. Ông sáng tác và được vào hội nhà văn cùng với Phùng Cung năm 1958. Đến năm 1965, nhờ có Trần Bạch Đàng là cán bộ cao cấp ở miền Nam, cũng là thủ trưởng cũ của Xuân Vũ vận động cho nên Xuân Vũ được nhập đoàn đi B, (tức là vào chiến trường miền Nam).

Ông nhận nhiệm vụ vào miền Nam để sáng tác nâng cao tinh thần chiến đấu của quân cán chính và lấy chất liệu cho sáng tác văn nghệ gửi ra Bắc. Ông đã tả lại cuộc vượt Trường Sơn gian lao hiểm trở đầy chết chóc, bệnh tật, hiểm nguy trăm điều trong bộ hồi ký “Đường Đi Không Đến” 5 tập (gần 2000 trang): Đường Đi Không Đến (I), Xương Trắng Trường Sơn (II), Mạng Người Lá Rụng (III), Đến Mà Không Đến (IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V).

Nhưng vào đến nơi ông mới thấy những điều người ta tuyên truyền ở ngoài Bắc là giả dối: “vùng giải phóng con chó nằm còn thò cái đuôi ra ngoài”. Hơn nữa ông nhìn rõ thực tại phũ phàng:

“Dòng họ tôi nội ngoại ủng hộ cách mạng, con cháu đi theo cách mạng, hy sinh cho cách mạng để mất trên hai chục ngôi nhà lớn…..Như vậy cách mạng đã “trả công” cho tôi bằng cách giết một người dì, một người cậu và một người cô, còn ai nữa thì tôi chưa tính sổ” ( trang 164-166)

Ông liền tìm cách bỏ “cách mạng”, về thành. Ông được trọng đãi, được cử làm giám đốc một nha, bộ chiêu hồi, nhưng ông không dám nhận, chỉ nhận làm phó cho một người bạn và đồng chí cũ cũng mới hồi chánh là giáo sư (đại học Hà-nội) Phạm Thành Tài.

Khi miền Nam mất vào tay cộng quân, ông đã thoát được ra nước ngoài. Mấy năm đầu ông phải làm đủ mọi công việc để kiếm sống nên tạm ngưng viết trong vài năm. Đến khi đã dành dụm được một số tiền ông liền “trở lại cầm bút với một sức mạnh vũ bão, ông viết như thác đổ…” (2) Ngoài bộ hồi ký 5 tập nói trên, sau đây là những sách ông đã viết từ khi tới Mỹ:

– 2000 Ngày Đêm Trấn Giữ Củ Chi (7 tập). – Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc Như Tôi Biết. – Mười Năm Mưa Phùn Gió Bấc. – Những Bậc Thầy Của Tôi.

Page 181: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

181

– Tình Trên Cánh Gió. – Nửa Thế Kỷ Phạm Duy – Trả Ta Sông Núi (thơ, trường ca) – Lệnh Tấn Công (kịch) Và 36 cuốn vừa truyện dài, vừa truyện ngắn: – Cách Mạng Tháng 8, Cha Đẻ Còng Số 8 – Kẻ Sống Sót. – The Survivor (Anh ngữ) – Đỏ Và Vàng. – Đỏ Và Bùn. – Bùn Đỏ. – Biển Lửa Và Núi Tro. – Ta Về Hôn Đất. – Sông Nước Hậu Giang. – Cái Rác. – Coi Chừng Chó Dữ. – Ngọn Rạch Bằng Lăng Thiên Đàng Treo. – Thiên Đàng Treo Đứt Giây. – Con Người Vốn Quý Nhất – Tự Vị Thế Kỷ. – Thiên Đàng Chuột. – Ông LãoThổi Bong Bóng – Trăng Kia Chưa Xế. – Vàng Mơ Bông Lúa. – Những Độ Gà Nòi. – Thầy Tư Cóc – Dưới Bóng Dừa Xanh. – Xóm Cái Bần. – Mưu Trí Đàn Bà. – Buồng Cau Trổ Ngược. – Tấm Lụa Đào… – Cô Ba Trà. – Ngọc Vùi. – Hột Xoàn Là Của Trời Cho – Quê Hương Yêu Dấu. – Đồng Bạc Để Nái. – Cái Móng Tay. – Bữa Tiệc Thịt Chó – Dưới Trời Cần Vương (l.s. tiểu thuyết) Khuôn khổ của chương này cũng như mục đích của toàn soạn phẩm không cho phép

lược tóm và trích dẫn tất cả 34 tác phẩm của Xuân Vũ, mà tác phẩm nào cũng chứa đầy dẫy dữ kiện. Chúng tôi sẽ chỉ chọn một vài đoạn vắn rải rác ở một số tác phẩm nói lên

Page 182: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

182

nhận xét của tác giả về chế độ và những nhà lãnh đạo trong chế độ “xã nghĩa” đó, theo từ ngữ của Xuân Vũ. Tuy nhiên chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về tập “Đường Đi Không Đến”, đã đoạt giải nhất văn học miền Nam dưới thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Cuốn sách đó thuộc loại hồi ký. Về tiểu thuyết sẽ trích dẫn bộ ” Đỏ Và Vàng”.

Đường Đi Không Đến Đường Đi Không Đến là cuốn đầu trong bộ hồi ký (Vượt Trường Sơn) mang cùng tên

“Đường Đi Không Đến” gồm 5 cuốn. Vào những năm 1968-1969, cuốn này đã được đăng dần trên tờ báo Tiền Tuyến của Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng VNCH rồi được xuất bản tại Saigon năm 1973. Tác phẩm đã được giải thưởng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Không đầy 1 năm sau nó đã được tái bản tại Saigon và tính đến năm 1993 thì nó đã được tái bản 8 lần tại Mỹ. Tuy là một cuốn hồi ký gồm những sự việc có thật được thuật lại theo thứ tự thời gian nhưng đã được tác giả viết một cách trau chuốt đến độ hấp dẫn không kém gì những tiểu thuyết thời danh. Có lẽ vì nguyên những sự việc xảy ra tự chúng đã rất ư độc đáo và đã để lại trong tâm trí tác giả những ấn tượng sinh động khác thường. Để trả lời những ai nghi ngờ tác giả cường điệu, xin trưng dẫn lời tác giả trong bài tựa cuốn tiểu thuyết “Đỏ Và Vàng”:

“…Đó có phải là “cường độ” không? Ai CƯỜNG nổi đến ĐỘ đó?? Chính cái thực tế đó, tự nó đã là một sự cường độ tối cao rồi, cần gì phải cường độ nữa. Đúng tiếng của nó là cường điệu. Không có nhà văn nào không cường điệu. Nhưng khi sáng tác về Cộng Sản thì không cần. Chỉ sợ không viết nổi sự thực về c.s. thôi.”

Tôi không phải là một nhà phê bình văn học. Mục đích soạn phẩm này cũng không phải để nêu lên những cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương. Tuy nhiên với tư cách là một độc giả thường tôi muốn chia sẽ với bạn đọc sự cảm phục của tôi đối với lối viết chuyện linh hoạt, tài hoa của tác giả, bằng cách trích dẫn dưới đây một vài đoạn vắên mà tôi cho là hay, để kéo sự chú ý của độc giả tới những điều chân thật, sâu sắc mà tác giả giãi bày trong cuốn sách liên quan đến cái nhìn của ông đối với Cộng Sản Việt Nam trước và sau khi ông rời bỏ Cộng Sản.

1. Đôi chân ngọc của cô vũ công vũ Ba Lê tên Thu: “Tôi trỏ vào Thu đang từ suối đi lên. Vì sợ ướt quần nên Thu xắn lên quá đầu gối rất

xa. Màu da trắng loáng thoáng qua những kẽ cây rừng. Tôi rỉ tai anh trạm trưởng: Cặp đùi đẹp nhất thủ đô đó, anh xem giùm một chút là hết bi quan ngay.(trang 178)

- Khậc, khậc! Anh trạm trưởng nhìn theo hướng tay tôi chỉ rồi quay lại, nét mặt hững lên, thơ ngây như một anh chàng lần đầu mới nhìn thấy đàn bà.

Thu không thấy tôi và anh trạm trưởng, nên cứ tự nhiên đi tới, càng lúc càng gần chúng tôi. Cái màu trắng mơ hồ lúc nãy bây giờ đã hiệân lên gần quá. Có thể nom thấy những hạt nước còn đọng trên làn da như những hạt sương điểm trên những cành hoa bạch huệ. Nhưng anh trạm trưởng không nhìn thẳng. Hình như anh bị lóa mắt trước một hiện tượng kỳ lạ, xa lạ với cuộc sống lâu nay của anh. Còn tôi thì có thói quen, khi thì công khai , khi thì lén lút, khi thì thiệt tình khi thì vờ vịt tôi đã nhìn cái hiện tượng đó, cái kỳ quan đó không biết bao nhiêu lần, mỗi lần mỗi rung động, mỗi ý nghĩ, mỗi diễn biến tâm trạng, mỗi dục vọng. Tôi đã tìm thấy tất cả an ủi trong cái hiện vật lạ lùng ấy. Thơ tứ ở trong đó và những ý nghĩ sôi nổi, những cảm tình nồng cháy cũng ở trong đó….

Nói đến Thu là tôi nghĩ ngay đến đôi thỏi ngà thon thon, không no tròn quá cũng không mong manh quá, một cái gì gần như được cân tiểu ly cân đo và một bàn tay điêu khắc kỳ diệu nhào nặn tác hợp.”

(và nơi trang 245): “Coi chừng …hòn đá đó trơn lắm!” Tôi chỉ hòn đá mà mắt tôi không rời chân nàng. Làn da trắng vừa xanh mét vừa ướt nước. Những hạt nước còn đeo dính rải rác trên chân nàng như luyến tiếc những giây phút sinh thú của chúng nên chúng

Page 183: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

183

cố bám vào đấy như những hạt ngọc để trang điểm cho những vật thể mà sắc đẹp vốn đã thừa. Thu ơi! Nếu tôi được là một hạt nước dính nơi chân em! (…) (tr.245)

- Ước gì anh được làm một hạt bụi dưới chân em. - Em sẽ nghiền nát anh ra. - Không, anh sẽ bay tung lên và đáp lên tóc lên má em. Thu đỏ rừ hai má…. “ Sách có hơn ba trăm trang thì gần một trăm trang tác giả dành cho cặp chân cô vũ nữ Ba

Lê. Vì chẳng những nó đẹp, nó còn bị thương, bị sưng, bị độc nữa. Biết bao người chiêm ngưỡng nó, ao ước nó, giành nhau săn sóc nó. Khi đôi chân ngọc sưng húp cần qua suối hết người này đến người kia ước mong được cõng nàng con gái đẹp có đôi chân ngà. Tác giả cũng đòi cõng, nhưng vừa qua cơn sốt rét xong sức đâu mà cõng. Khi nàng té trên dòng suối, chàng cố tiến tới chỉ mong được đỡ nàng lên nhưng không kịp vì đã có những anh lính trẻ ôm lấy nàng trước rồi. Nhưng dầu sao chàng vẫn có ưu thế với nàng hơn bất cứ ai. Những lúc không cần sức thì chỉ có chàng có cơ hội và quyền lực để săn sóc nàng. Nàng vẫn biết chàng đa tình:

” Ai anh cũng yêu! Tôi vui vẻ: – Em trách anh làm gì chuyện đó? – Không, em đâu có trách anh. Thu lặng lẽ nhìn tôi với đôi mắt đờ dại không còn ánh sáng. Rồi Thu khẽ lắc đầu: – Anh đừng yêu em! – Tình yêu như trái chín. Làm sao ngăn cản được? – Em không chịu đựng nổi tình cảm mãnh liệt của anh!” Tôi quỳ sụp xuống và ôm chặt lấy đôi chân nàng. Tôi nghe như có một khối nam châm hút tôi vào một vật gì mền mại và ngọt ngào hương. Bên tai tôi tiếng gió rít, tiếng suối reo. Một cánh buồm đang no gió hứa hẹn một cuộc vượt trùng dương” (tr 318-319)

Cũng vẫn đôi chân nõn nà, thon thon của Thu sẽ là đề tài tranh cãi gay go giữa ông Chín, ngoại ngũ tuần, với đám lính trẻ về “Lập Trường” (Lập trường chính trị, lập trường cách mạng hay lập trường giai cấp?) kéo dài trong nhiều trang sách linh động mà duyên dáng gần cuối sách nói lên hết cái thâm ý của tác giả nhằm chế riễu lập trường của Đảng.(tr. 257-262)

2. Tiếng gọi ân tình của đôi chim gi gợi nhớ lại cuộc giao tình của cặp trai gái (Chính là tác giả và cô bạn gái tên Phương):

“Tôi nghiêng đầu ra mép võng. Không gian sầu thảm. Một con chim gi đang đậu ngay trên đỉnh đầu tôi, tự nãy giờ đứng ở đấy, chốc chốc lại kêu lên những tiếng ai oán. Tôi không thấy nó nhưng tôi chắc nó mầu xanh sậm và có đôi mắt chan chứa u buồn. Ở đàng kia có một cô luôn luôn đáp lời, mỗi lần chú đàng này gióng lên tiếng gọi. Dường như chúng đang hò hẹn tìm kiếm nhau. Tôi có cảm giác đó là linh hồn của hai người chết vì một mối tình nan giải, và đôi linh hồn ấy đêm đêm lại quờ quạng tìm đến nhau để nối lại cuộc tình ái dang dở trên dương trần. Tiếng kêu của chúng nghe não nùng ai oán lạ. Nghe chim kêu tôi thấy đau khổ tràn lòng. Tôi nghe như gan ruột mình chín từng đoạn một, nỗi tình yêu, nỗi cuộc đời.(trang 202-206)

“Dội lên trong tâm tư tôi một nỗi ai hoài xa xót. Hiện lên trong đầu óc tôi một đôi nhân tình …Họ yêu nhau. Họ bị cấm đoán…Nhưng rồi họ vẫn yêu nhau. Họ bị cảnh cáo (….)

…Rồi nàng nghe tất cả những cảm giác của nàng dồn lại ở một trung tâm, một nơi, một cái rốn đại dương ào ào sóng dậy mà cây thiết bảng thần thông trấn giữ vừa cắm thẳng vào, đau đớn mà êm ái. Nàng nghe nàng trôi bập bềnh trên mặt của một biển nhạc mênh mông với một nhịp điệu đều đều với những trường canh chắc nịch. Nàng không thấy ngọn cây đang quay tít bên ngoài, không thấy đôi chim đang trố mắt nhìn nàng. Giây phút đó kéo dài. Đột nhiên nàng muốn rít lên, nàng thấy toàn thân nàng rắn lại thành một tảng băng và đồng một lúc nàng cũng nghe có một làn nước ấm đê mê chảy qua suốt khối băng ấy. Hai cánh tay nàng giơ lên ôm siết lấy, quấn chặt lấy, ghì xuống, miết xuống một vật gì vừa

Page 184: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

184

nặng vừa ấm làm cho khối băng kia tan vỡ, đầm đìa. Ngọn gió hiếm hoi của rừng già thổi qua như một người khách lãnh đạm. Lá lại rơi, đàn ve lại thổi điệu nhạc sầu muôn thuở.

Nàng đã nghe lại tiếng vỡ của lá khô dòn và nàng gọi: -Anh! (…) Chao ôi tôi nằm một mình ở đây, treo lủng lẳng trên cành cây mà tiếc cái kỷ niệm

của chính tôi. Cái cảnh đó đối với tôi đáng lẽ ra là cuộc sống thực hàng ngày, thế mà nó đã trở thành kỷ niệm, đáng lẽ là tương lai, nó lại là dĩ vãng, đáng lẽ là hạnh phúc, nó lại là khổ đau, và tôi biếât tôi với Phương từ đó chỉ còn sống với nhau bằng kỷ niệm.

Ý nghĩa của nhan đề “Đường Đi Không Đến”. Sau 30 tháng tư, khi đã chiếm được miền Nam rồi, các người Cộng Sản, các đồng chí

cũ của tác giả đã cười đắc thắng, nếu như họ gặp được tác giả chắc sẽ ngạo nghễ bảo ông rằng: “Đấy, mày đã thấy là đường đi có đến hẳn hòi… “Chúng tao đã đến. Cách Mạng đã đến. Thống nhất đã đến. Mày còn dám nói không đến nữa hay thôi?”

Đó là ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa của cái tựa, cái nhan sách. Có lẽ khi đặt tên cho cuốn sách Xuân Vũ không phải không nghĩ tới điều đó. Và chắc ông cũng không ngờ rằng Cộng Sản lại có thể chiếm được miền Nam. Nhưng ông vẫn có thể trả lời không nao núng: “Đến mà vẫn là không đến. Để rồi xem có đúng vậy không.” Và cho đến khi tác phẩm này được tái bản ở Hoa Kỳ thì mọi người, nhất là những đồng chí cũ người Nam Bộ của ông, đều thấy rằng cuộc “chiến thắng” đã chẳng đi đến đâu, vì người miền Nam đã bị lừa gạt, lợi dụng, bạc đãi và bóc lột, phải sống kiếp sống tù túng, kìm kẹp và cực khổ gấp trăm lần hơn xưa. Vàø không phải chỉ có người miền Nam mà cả người miền Bắc cũng cùng chung số phận. Chỉ trừ một số rất ít thuộc giai cấp lãnh đạo mới, giai cấp “tư bản đỏ”. Vậy thì đường đi vẫn không đến, theo ý nghĩa tượng trưng, chung cuộc. Vì vậy tập 4 trong bộ hồi ký này mang tựa đề: “Đến Mà Không Đến”

Nhưng tựa đề của cuốn sách (tập 1) còn có ý nghĩa cụ thể, giai đoạn của nó đối với một số đông những người đi trên con đường đó, con đường Trường Sơn gian lao hiểm trở ngàn dặm, thiếu lương thực, thuốc men, nhất là thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo. Cụ thể nhất, đau đớn nhất, chua xót nhất là những người bạn thân của tác giả, kể cả cô bạn gái tên Phương, đã bỏ thây ở dọc đường.

Lý do khiến số đông đã không đến nơi được là đói, bệnh; đáng sợ nhất là sốt rét rừng; dã thú, hùm beo, rắn rít, ve, đỉa, vắt; mưa rừng làm đổ cây đè chết người; sông sâu, núi cao phải vượt trong khi chân đau, sức yếu, bụng đói. Và trên hết là biệt kích của đối phương , máy bay trực thăng, B52 và trọng pháo lúc nào cũng có thể “thụt” tới. Tác giả đã tả tất cả những cái đó một cách sinh động với những chi tiết độc đáo mà chính ông cũng phải nhận rằng mặc dầu là một nhà văn đã từng dựng lên những cốt chuyện lôi cuốn người đọc chỉ nhờ óc tưởng tượng của mình, nhưng vẫn không sao có thể tưởng tượng ra nổi những sự việc thực sự xảy ra trước mắt. Chính vì vậy mà tác phẩm của ông đã có sức lôi cuốn, dẫn độc giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trên mỗi trang sách.

Ông đã nói nhiều về cái đói nơi nhiều người, như Roánh, như Hồng em ruột của Thu… Cái đói không những làm biến đổi hình thể con người, mà còn biến đổi hẳn tính tình, phẩm cách và lương tri con người. Cứ lấy một ví dụ thiết thực nhất là chính tác giả. Ông đã không thể hiểu nổi tại sao có lúc ông đã từ chối một củ khoai mì với một anh lính trẻ vì quá đói đã ngửa tay xin ông, trong khi củ khoai mì của ông chưa cần tới vì ông còn đang sốt chưa có thể lấy ăn. Dưới đây tôi chỉ xin chọn một vài hàng trích lảy từ câu chuyện thương tâm khá dài của tác giả:

“Bỗng một tiếng người hỏi tôi: – Anh ngủ à?(trang 262-263) - Tôi định nằm chơi nhưng lại buồn ngủ, nguy hiểm quá! Tôi trả lời và mở mắt ra thì

thấy một anh bộ đội đứng sừng sững ở đầu võng. Mặt anh ta phù lên no tròn như một cái bánh bao, mắt anh ta lờ đờ, hình như anh ta đang sốt. Anh ta nói ngay:

Page 185: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

185

- Đồng chí còn khúc sắn trên đầu võng. Chắc đồng chí không dùng cho tôi…tôi xi..xin. “Tôi ngồi bật dậy. Tôi như bị điện giật vì có người đụng tới cái bao tử sắp thủng của tôi.

Tôi không nói năng gì mà cứ bàng hoàng. Tôi không hiểu anh ta nói gì cả. Và tôi cũng đáp lại như một cái máy, không hiểu rằng mình đã nói gì!

“- Không được đâu đồng chí, đây là của một đồng chí khác, mà đồng chí đó đang sốt không ăn cơm được. Chứ phải của tôi thì tôi cho đồng chí ngay rồi. Đồng chí với nhau mà! Hơn nữa đồng chí vào giải phóng miền Nam của tôi.

“Bây giờ nhớ lại những lời đó, tôi thấy thật xấu xa. Ghê gớm thay cái miệng con người, cái miệng khôn ngoan hay ngu xuẩn cũng chỉ vì cái dạ dầy. Trong một con người cái cao nhất không phải là cái đầu mà là cái dạ dầy.…”

Triết lý về cái dạ dầy còn được tác giả nói tiếp thật dài… Sau đó tác giả đã hối hận, tự trách và cố tìm cách chuộc tội bằng cách nhờ một người khác chuyển củ sắn tới anh lính đói kia. Nhưng người này đi được một quãng thì bóc ăn, còn ngoái nhìn lại như chế riễu tác giả.!

“…mắt tôi trông thấy từng người rõ ràng. Chỉ cách tôi độ mười bước thì vỏ sắn đã rơi tơi tả xuống đất….Anh ta đã nuốt trửng cái lương tâm của tôi…”

Đến đây tôi xin trích nguyên văn một đoạn của tác giả để mô tả con đường họ đi và lý do tại sao không đến:

“Tất cả những người tìm ra con đường xuyên qua hàng ngàn cây số rừng sâu núi thẳm để đưa quân về “giải phóng miền Nam” thật là giỏi chứ chẳng phải chơi đâu. Nhưng vạch đường là để cho người ta đi. Muốn cho người ta đi một con đường dài một trăm ngày thẳng thét, liên tục như vậy và là con đường núi, đường đèo, đường lội, đường trèo, đường đi đêm không đốt đèn, đường đi hai ngày với một bi đông nước với mấy vắt cơm thiu, con đường mang vác khổ sai mà không đủ muối gạo ăn, con đường qua sông không thuyền, con đường chưa ai đi và sẽ không ai đi nếu người ta biết trước và…v.v..Muốn cho quân sĩ hành quân trên một con đường nguy hiểm như vậy, ít ra phải cho nó ăn uống, phải có thuốc men, có bóng cây, có nhà có trạm nghỉ ngơi thì mới hòng mong nó đi tới nơi được. Đàng này thì không có gì cả ngoài con đường trơ ra đó với những dẫn đường bất mãn hà khắc, đôi khi ác nghiệt, và lúc nào cũng muốn rời bỏ chức nghiệp của mình, một con đường đầy những người bệnh liệt võng (không phải liệt giường, vì ở đây không có giường) với bom đạn máy bay không ngớt với những toán đào ngũ trở lui do cả cán bộ tiểu đoàn “lãnh đạo” với những tên bất mãn tự gây thương tích để khỏi đi tới nơi v.v….Một con đường như vậy bảo sao người ta vui vẻ hy sinh mà đi cho được?…

…chỉ nội cái sốt rét thôi cũng đủ đánh tan một nửa lực lượng vô Nam rồi. Vượt trường Sơn vai đeo ít nhất 30 kí súng đạn mà trong lưng chỉ có mỗi một kí muối và 20 viên kí ninh. Tôi nghĩ lại mà rùng mình.”

Hãy đọc thêm về con đường Trường Sơn vinh quang qua ngòi bút quặn đau của Xuân Vũ:

“Trường Sơn, cái tên đó hùng vĩ thật, nghe thì thích lắm, xem ảnh thì ai cũng mê say cảnh lạ kỳ thú, nhưng than ôi! Trường Sơn xanh bạt ngàn, xanh vô tận mà chẳng bới ra đâu được một lá rau, còn nấm của Trường Sơn nhiều người thèm quá, ăn bừa, ăn xong , lỗ chân lông ra máu, mồm hộc máu ra mà chết. Nước Trường Sơn uống to bụng, phải nấu thật kỹ rồi mới dám nuốt vào. Mưa Trường Sơn thì bất ngờ và day dẳng thúi đất, thúi cả da thịt.(tr.111)

“Trường Sơn đứng về mặt dinh dưỡng thì không có gì đáng ca ngợi cả, ngoại trừ những bầøy khỉ, voi và trâu rừng rất nhát, rất nguy hiểm. Tôi biết rằng con đường về là con đường đầu thai một lần nữa, con đường về là con đường đói khát, con đường sấm sét, con đường đau khổ và gian khổ, con đường dốc, con đường dài, con đường đi không đến mà rồi vẫn

Page 186: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

186

phải đi, trên vai phải mang theo những sứ mạng bày đặt, không biết ai trao cho, một thứ vinh quang không có, một thứ tình cảm ái quốc cũng giả tạo nốt, chỉ còn lại có tình cảm gia đình là thực thôi!”

Mỗi trang giấy trong tác phẩm, mỗi ngày trên con đường vào Nam, mỗi chặng đường trèo đèo vượt núi lội sông băng suối đều thấy toàn đói, khát, bệnh tật, hiểm nguy và chết chóc, chết vì đói, chết vì bệnh, chết vì bom, vì hỏa tiễn, chết nằm trên võng, chết trong hốc đá, chết không ai chôn, hay chôn mà để lòi hai bàn chân ra, chết trôi sông, chết vì bị cây đè, hay vì cây gẫy trong mưa đâm vào ngực, thậm chí chết vì bị huyện ủy làm tình trên võng, võng bị đứt, lưng cô gái rơi xuống đúng hòn đá nhọn bị trọng thương, không ai cấp cứu vì huyện ủy đã bỏ trốn! V.v. và v.v….

Tất cả những thảm cảnh đó do ai gây nên? Tác giả không nói một cách minh thị. Nhưng cứ đọc lời tựa và những trang cuối của cuốn sách thì thấy rõ đó chính là “Đảng ta” vậy. Vì lời tựa và đoạn kết không dài nên tôi xin trích nguyên văn ở đây để thay kết luận riêng đối với cuốn đầu của bộ hồi ký ĐĐKĐ:

“Thay lời tựa.(ĐĐKĐ, tr.10-11) Thuở bé đi học trường quận tôi thường đi một chiếc xe ngựa quen ở chợ làng. Chủ xe là

một lão già có lẽ đưa xe ngựa chuyên nghiệp. Khi tôi đến trường làng tôi đã thấy lão đánh xe đưa khách, và về sau, khi tôi lớn lên, tôi vẫn không thấy lão làm nghề nào khác.

Thời ấy con ngựa của lão thật gầy. Không biết nó đã chạy mấy vạn lần trên con đường đá lởm chởm từ làng lên quận, cũng không rõ nó đã mang lại cho chủ bao nhiêu bạc cắc xu năm, chỉ thấy nó gầy quá, hầu như không đủ sức kéo xe nữa, nhưng nó vẫn nện móng hằng ngày trên con đường quen thuộc ấy.

Nó chạy chậm nổi tiếng. Điều đó làm cho lão già không hài lòng. Lão ta dùng roi. Nhưng roi không có kết quả. Thực ra không phải con ngựa chạy chậm vì lười mà chính vì nó kiệt sức. Để lợi dụng cái sức còn lại trong con vật, lão già đã nghĩ ra một cách có vẻ nhân đạo hơn. Lão ta buộc một mớ cỏ non trên đầu cần câu và buộc chiếc cần câu dọc theo gọng xe.

Mồi lần con ngựa bị mắc vào xe nó cứ nhìn thấy mớ cỏ non đó nhảy múa trước mặt nó, tưởng chừng nó có thể ngoạm được và nhai ngấu nghiến đi ngay.

Nhưng tôi nghiệp con vật ngây thơ, có ngay xương sống ra kéo chiếc xe đầy khách, mong rút ngắn cái khoảng cách giữa mồm nó và mớ cỏ. Cái mớ cỏ vẫn nhảy múa trước mặt nó, quyền rũ vô cùng, giục nó chạy tới, chạy nhanh tới.

Con vật ngây thơ vẫn cố sức phi tới với chút sức tàn, mong đớp được mớ cỏ. Có bao giờ lão chủ xe lại giải thích cho con vật thân yêu của lão vì sao nó chạy hoài mà không ngoạm được mớ cỏ?

Saigon tháng năm, 1973. Tác giả.” Đến cuối sách, có lẽ ngụ ý chặng cuối của con đường đi không đến, tác giả viết về chiếc

xe và con ngựa như sau: “Mái nhà, bờ ruộng với những hàng trâm bầu râm mát trưa hè. Và đây rồi cái kỷ niện

sâu sắc nhất của cậu học sinh trường làng. Trên con đường đá xanh đầy ổ gà từ làng lên quận, một chú ngựa còm kéo chiếc xe ọc ạch với lão già đầu bạc cầm con roi nẹt đen đét trong không khí. (trang 357-358)

Không hiểu sao cứ mỗi lần nhớ tới quê tôi thì tôi lại bắt gặp cái hình ảnh ấy. Chiếc xe ngựa quá thân thuộc với tuổi thơ của tôi. Từ lúc chú ngựa hãy còn tơ sung sức đã từng oanh liệt đuổi theo xe hơi cho đến chú ngựa gầy yếu đi cam chịu cho chúng bạn lướt qua mặt mình, tôi vẫn đi chiếc xe ấy.

Page 187: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

187

Rồi cho đến khi chú ngựa kiệt sức, lão già đem một mớ cỏ non treo trên đầu cần câu buộc dọc theo gọng xe để khuyến khích chú ngựa chạy nhanh lên, tôi cũng không đi chiếc xe nào khác.

Một hôm tôi nói với lão già: - Sao bác chơi chi ác vậy? Lão già chỉ cười, cái cười thỏa mãn của một kẻ thi hành một quỷ chước thành công. Vì

là khách quen cho nên một hôm tôi được chứng kiến một cảnh não lòng. Hôm đó chiếc xe sắp về tới chợ. Cái dốc cầu cao quá. Lần nào về đến đây lão già cũng hò hét nẹt roi vang trong không khí. Lần này cũng thế. Chú ngựa bỏ vó rầm rập xuống mặt đường đá xanh, tóe lửa, cố lôi chiếc xe lên đến nửa dốc. Bỗng nó bỏ vó lơi hẳn đi. Mớ cỏ non đang nhảy múa tung tăng trước mặt nó bổng lắc lư như quả lắc đồng hồ.

Lão già vừa nẹt roi vừa quát, nhưng chiếc xe sựng lại rồi tụt xuống dốc. Lão già vội nhảy xuống đất, cắn chiếc roi vào mồm và hai tay bắt bánh xe lăn tiếp với con vật. Nhưng chiếc xe nặng quá và đằng sau chiếc xe còn có cả hàng chục năm lao lực, cho nên lão già dù có tài cán mưu kế đến đâu cũng không đẩy nổi chiếc xe và con ngựa già kiệt sức của lão lên dốc.

Chiếc xe cứ tutï dần, rồi bỗng đánh rầm một cái, chiếc xe lật ngang qua. Lão già chạy vụt tới nắm lấy cái hàm thiếc của chú ngựa lôi nó đứng dậy, nhưng chú ngựa đã ngã xuống, bốn vó bơi lia, cùng với hai bánh xe quay tít trong không khí. Lão già vội vã rứt lấy mớ cỏ đã héo ở ngọn cần câu nhét vào mồm con vật đã sùi bọt lên trắng xóa, và thân mật bảo:

- Ăn đi, ăn đi con là khỏe lại ngay! Con vật như nghe thấy lời nói ân nghĩa đó của lão chủ, nó cố há mồm ra mà nhận lấy

cái phần thưởng độc nhất của đời nó trước khi nó trợn đôi mắt lên mà nhìn lão chủ …lần cuối cùng. (…)

Chao ôi! Sao giữa cái cảnh hãi hùng này mà tôi nhớ lại một chuyện buồn làm chi vậy? Tiếng rên rỉ của anh lính gẫy chân làm cho tôi chợt nhớ ra rằng mình đang nằm bên bờ

một con suối lũ. Trời vẫn mưa. Nước đã dâng lên sát đít võng tôi.Gió hú trên những ngọn cây cao như bước đi của những đám cô hồn tìm chỗ nghỉ chân. Một nhánh cây thò vào trước đầu võng tôi chập chờn như một mớ cỏ non nhún nhảy. Nếu quả thật đó là mớ cỏ non thì đây chính là chiếc xe đã gẫy đổ dọc đường.”

Xương Trắng Trường Sơn (tập II của Đường Đi Không Đến). Tác giả vẫn cùng với cô văn công vũ “ba-lê” tên Thu tiếp tục đi vào Nam. Độc giả sẽ

thấy những ngón tay búp măng điệu nghệ của một vũ công ưu tú đã từng trổ tài trước khán giả Liên Xô cầm con dao găm mà bổ củi. Độc giả cũng sẽ thấy Xuân Vũ se lòng nhìn cô gái đương có tháng mà phải giầm mình trong nước suối đầy chất độc “Một con suối nước trong vắt, nhưng mỗi lần nhúng chân xuống rút lên tôi có cảm giác là lông chân tôi rụng hết”. (trang 144). Và đây cái cảnh cô gái Hà-nội khiếp đảm vì một vật lạ đang đêm xâm phạm …làn da của nàng:

“Thu bỗng hét lên thất thanh. Ớ ớ, anh ơi anh ơi!…Rồi Thu ngất lên. Tôi ngồi bật dậy. –Gì thế? Gì thế? –Ơ…ơ…bớ bớ. Tiếng thu bị tắt trong cổ họng. Tôi quờ quạng tìm chiếc đèn pin rọi sang Thu. Trong vệt sáng xanh nhạt của chiếc đèn pin, tôi nhìn thấy một mảng tuyết trắng muốt trên đó nạm một mẩu cẩm thạch đen ngời ngời. Tôi nhìn không chớp mắt cái hình tượng nghệ thuật đó. Nhưng Thu lại dẫy dụa và kêu lên kinh hãi. Tôi chạy vọt sang và bất gíác tôi đưa tay ra cào cái vật đen ngời đang bám chặt vào đùi nàng. Nhưng cái vật đó, chú vắt đeo chắc quá. Tôi bắt mãi mà không kết quả. Có lẽ tôi cũng hốt hoảng vì tiếng kêu và sự vùng vẫy bạt mạng của nàng. – Cứu em! Cứu em! Tôi quát: Thì nằm êm xem nào! – Ơ ơ … chết em, chết em! –Cái gì mà ghê thế! Vừa quát, tôi vừa đè chặt đùi

Page 188: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

188

nàng xuống võng và gỡ chú vắt ra, và vút cái tôi vứt nó ra rừng. Cái thân hình tròn nung núc của nó vút đi trong không khí như một đầu đạn và rơi xuống đất như một quả dâu” (trang 104-105)

Những cảnh gần gũi giúp đỡ nhau ban đêm như thế năng xảy ra, khi hai người giăng võng nằm ngủ gần nhau, chẳng bao lâu dẫn tới những tình cảm mà cả hai người ban đầu chẳng ai mong muốn. Tác giả đã có cô Phuơng. Thu cũng đã có một thanh niên đã vào Nam trước nàng.

“Tình yêu là một thứ khách không mời mà đến hoặc ngược lại mời mà không đến. (…) Yêu là một thứ bệnh không thể được miễn về sau cũng không có tiêm chủng ngừa được.” (trang 217)

Sau khi đã rào trước đón sau như thế rồi tác giả đã thành thật thuật lại đầu đuôi biến cố “khách không được mời mà đến” với hai người ra sao từ trang 118 đến trang 123. Khởi sự bằng hai câu đối đáp:

“Em biết anh yêu em. Như một kẻ đi trên sa mạc bất thần gặp một con suối nhỏ. Anh uống thỏa thuê rồi anh lại đi. … (tr.118)

- Và không bao giờ anh quên con suối ấy. Tôi tiếpngay Nhưng cùng đi với Xuân Vũ không phải chỉ có Thu, còn có rất nhiều người khác, trong

số đó phải kể đến trước tiên là Hoàng Việt, nhạc sĩ số một của miền Bắc lúc ấy, và bác sĩ “Năm Cà Dom”, là hai người bạn của tác giả, và cũng còn có cái cô Ngân nào đó, kỹ sư nông lâm, cũng có bàn tay tuyệt đẹp nhiều lần thu hút cặp mắt của tác giả khiến Thu phải ghen ghen. Nhưng đáng nói đến ở đây hơn cả là Mạnh (Mạnh Rùa) và Tuất là hai người cầm đầu một tiểu đoàn vượt biên. Tiểu đoàn của Mạnh Rùa hết bị B52 lại trực thăng và phóng pháo cơ tiêu diệt quá nửa quân số.

Hãy xem bác sĩ “Năm Cà Dom” xử lý một thương binh bị trúng bom bi như thế nào, theo lời ông nói với tác giả:

“Chưa từng thấy ở đâu lại có trường hợp như thế này. Cậu biết không tớ đã trở thành một tên đồ tể làm lợn. Mặc cho lợn kêu, mình vẫn cứ đâm họng nó. Cậu hãy tưởng tuợng tớ đã moi hết tất cả ruột của anh ta ra xếp trên một tấm ni lông trải dưới đất bên cạnh anh ta. Và dưới ánh sáng chập chờn của mấy ngọn đèn pin đã hết điện cộng với mấy ngọn đuốc, tớ phải dần dò mằm mò từng khúc tìm những chỗ thủng của đường ruột. Tất cả là 9 lỗ. Ruột thủng phẩn chảy tràn ra ngoài sẽ làm nhiễm trùng tất cả các bộ phận khác. Không mổ nó cũng chết thôi, chi bằng cứ mổ may ra nó có thể sống. Tôi đã vá lại bằng chỉ may quần áo, tất cả những lỗ thủng đó, xong rồi tôi rửa bằng thuốc đỏ cả đường ruột rồi dồn trở lại vào bụng nó như cũ. (…) Ruột nó để lâu ngoài gió nó sình lên to tướng cậu ạ. Cho nên khi tớ vá xong rồi thì tớ nhét nó không vô hết bên trong nữa mà cứ thừa ra bên ngoài. Thế mới chết. Không có cách nào khác! Cậu biết đấy, người ta mổ là phải ở trong buồng kín, không có tí gió lọt vào. Còn mình thì cứ phơi nó ra đấy trên tấm ni lông trải dưới đất thì làm sao mà nó không sình chướng lên. (trang 301-302)

- Thế rồi cậu làm sao? Thì mình vẫn cứ làm hết sức thì thôi. - Vậy là anh ta vẫn sống à? - Sống thế nào mà sống? Tôi có nói nó sống bao giờ đâu! - Cậu thiệt! - Sao? - Vậy mà nãy giờ cứ nói lằng nhằng, tôi tưởng cậu làm cho khoa học hiện đại lùi lại

thời kỳ đồ đá.

Page 189: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

189

Tớ nói thật với cậu, tớ hết biết cái sự đời ở đây nữa, Tớ hơi tiếc rằng cậu không đến xem sơ qua thôi. Chỉ nhìn cái bọng không của nó và cái mớ ruột đã tuông ra ngoài, thì cậu sẽ có thêm tài liệu mà “sáng tác”.

Năm Cà Dom không phải bác sĩ của trạm xá. Ông bác sĩ Cường ở trạm xá có nhiệm vụ săn sóc thương binh còn làm ngơ cho thuộc cấp chôn sống thương binh. Và những người Thựơng mà đoàn quân bắt tải thuơng cũng chôn sống thưong binh. Cả hai truờng hợp đều không phải vì bác sĩ Cường và người Thượng bản chất tàn ác. Họ chỉ làm vì hoàn cảnh, và gián tiếp vì chính sách, đẩy họ vào chỗ tán ác. Bác sĩ Cường bào chữa:

“Ừ, đúng thật. Vô nhân đạo, dã man, tán tận lương tâm nữa, nhưng mà nếu để cho họ rên siết, vật vã, lăn lộn, mà mình không cứu chữa, cũng không kéo dài được sự sống của họ thêm phút nào, thì lại càng dã man, tán tận lương tâm hơn. Tớ đã suy nghĩ rất nhiều, thấy mình ác, tệ thật. Nhưng làm sao? Đứt động mạch, vỏ não bị thuơng, gẫy đốt xương sống v.v…cậu có là thánh cũng đành bó tay ở đây…Nhưng tớ không ra lệnh. Tớ cứ để cho tổ lao động họ làm. Bề nào cũng chết thà chết sớm cho đỡ đau khổ.” (trang 263)

Tác giả đã làm cho độc giả hồi hộp khi ông thuật lại những trận oanh kích của phóng pháo cơ, tiếp theo liền sau trận B52 thả bom trải thảm, và sau đó là máy bay trực thăng xạ kích, tiểu đoàn của Mạnh Rùa và Tuất còn mấy chục mạng, không thuốc men không bệnh xá, không người tải thương, lại còn xô xát với trưởng trạm giao liên. Mạnh Rùa đã phấn đấu bằng mọi cách không giải quyết được gì đành bắn vào đầu tự sát. Ông Chín “lập trường” cũng kiệt sức chết dọc đường. Và trên cành cây cao một xác chết nằm trên võng.

Đặc biệt là cảnh Thu gặp em là Hồng cũng đã bỏ nhà đi theo đoàn vào Nam trước nàng hơn một năm, nhưng nàng cầm chắc là nó đã chết nên không bao giờ nhắc đến nó với tác giả. Khi nó đối diện với chị nó thì nó đã biến dạng về hình thể, về tâm tính về hành động đến nỗi nó không dám nhìn chị, và chị nó cũng chẳng nhìn ra nó. Nó mang những cái tên: Uùm Ba La, King Kong, Biệt Kích, “Con quỷ rừng xanh”…Nó đã làm đủ mọi chuyện xấu xa chỉ vì quá đói, quá khổ, đến đỗi người ta nghi nó là biệt kích của Saigon. Nó gửi cho chị nó một lá thư gọi đích tên chị nó là Bích (chứ không phải Thu). Bấy giờ Thu mới biết đứa em sống. Đang đêm nàng bắt tác giả dẫn nàng đi tìm em. Nhưng không tìm được. Để rồi bỗng một đêm khác, nhớ chị quá, nó lẻn về đứng sát bên võng của chị mà nhìn. Khi Thu chợt thức giấc, trông thấy nó, giơ tay chạm vào nó thì nó vụt chạy biến đi, khiến mọi người tưởng là ma, hay mơ chứ không phải sự thật.

“-Sao nó lại làm kỳ vậy nhỉ? -Ai biết…em không hiểu sao nó làm khổ em như vậy? Tôi ngồi xuống đất. Tôi thở dài. Rồi tôi ngồi nhích lại võng Thu. Từ một chuyện oái oăm lại đẻ ra thêm một chuyện oái oăm. Đã bảo là trên đường này không có người nào bình thường, cho nên không có sự gì bình thường được.” (trang 266)

Từ khi gặp được em và hai chị em đã nhìn nhau, bắt đầu săn sóc cho nhau, thì tác giả cảm thấy Thu trở nên lạnh nhạt với ông. Ông cho rằng nàng đã quyết chí “B quay” (nghĩa là trở lại Hà-nội). Nhưng Hà-nội xa cả ngàn cây số. Làm sao mà trở về. Cuối sách người đọc thấy tác giả được cô kỹ sư nông lâm săn sóc với nắp gà men cháo loãng.

“Ngân đang nấu cháo. Trong những gợn nước sôi trào những hạt gạo nhào lộn một cách thỏa thích như một bầy tiên nữ nõn nà bơi lội đùa cợt nhau trong một dòng sông thần kỳ. (…)

“Ngân sớt cháo ra nắp gà men và trao cho tôi. Không chút ngần gại tôi đỡ lấy cái nắp gà men gần đầy cháo loãng. Mùi thơm xộc vào mũi tôi ngây ngất. Nước mồm ứ ra, tôi nuốt chận vào hai ba lượt để có đủ sức bình tĩnh mà thưởng thức món cháo do những ngón tay của Ngân tạo nên. Những ngón tay lúc nãy đã vo những hạt gạo này, những ngón tay dính tro lọ lem và có vết bỏng lửa, và rươm rướm mồ hôi.

“Tôi nâng chiếc nắp gà men cháo lên môi mà mắt vẫn không rời những ngón tay của Ngân đang hoạt động.

Page 190: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

190

- Ngân ạ! - Dạ! - Bao giờ về đến Châu Đốc, anh ghé nhà em thì sẽ được thết một bữa cháo cá phải

không? “Ngân nhìn tôi đôi má ửng hồng, đôi mắt nhấp nháy. Tôi chờ đợi ở Ngân một tiếng nói. “Nhưng, “đoàng!” Tiếng súng, tiếng nổ! “Ở phía đàng kia, cách nơi này hơi xa. Tôi cho là không quan trọng, nhưng chỉ một

loáng là người ta đã đồn khắp khu rừng: - Tiểu đoàn trưởng tự sát. - Ai tự sát? - Mạnh Rùa. - Có chết không? - Bắn vào đầu mà không chết? “Sau mấy cái chết liền nhau, lại đến một cái chết. “Sau cái chết của Mạnh Rùa, mọi người đều cảm thấy mình mất linh hồn. Cuộc hành

quân giải phóng miền Nam đang đến hồi vui vẻ nhất. Chúng tôi đi lang thang trong rừng, mò mẫm tìm đường đi với sự lãnh đạo của Tuất. Nhưng Tuất kém xa Mạnh. Tuy vậy chúng tôi vẫn phải vạch một con đường đi.

“Tôi bảo Năm Cà Dom xem lại kỹ vết thương, ông bác sĩ lắc đầu. Tôi quay trở về võng nằm chúi mũi vào mép võng, tay chân như rã ra từng mảnh. Chung quanh tôi những mẩu xương trắng ánh lên trên một bãi đất mênh mông đầy những hố bom, chào đón thêm một linh hồn.

Saigon, Hè 1974. ” (trang 406) Sau đây là một vài đoạn vắn nói lên nhận xét cay đắng của tác giả và mấy người cùng đi

B với ông: “Để vun bồi “uy tín” (hão) cho một người hoặc một vài người mà trên dẫy Trường Sơn

này, núi rừng đã phải nhận hàng vạn bộ xương khô, hàng vạn nấm mồ, không có nấm, không có bia.

“Trong không khí Trường Sơn lúc bấy giờ có vô số sự uế tạp: nào mùi thuốc đạn, nào mùi thây ma sình thối, nào hơi lá mục muôn thuở của rừng hoang, cộng vào đó trời mưa nắng bất thường. Cứ mưa xong lại nắng, đang nắng lại đổ cơn mưa, cho nên bệnh thương hàn kiết lỵ rất phổ biến.

“Hay có thể nói là gần 70 phần trăm người mắc những chứng bệnh này. Thế là ngoài sốt rét rừng ra, chúng tôi còn có thêm thương hàn và kiết lỵ. Có người bị cả hai chứng: thương hàn và kiết lỵ, hoặc kiết lỵ và sốt rét. (trang 330)

“Thật là ghê gớm. Một cái anh lương thiện như Cà Dom mà cũng sanh ngụy. Ở đây ai làm được gì để sống, để khỏe thì cứ làm, không có kể lập trường lập bò gì cả.” (trang 230)

(Roánh nói:) “Thì ở đây nó như thế đó đồng chí ạ. Chẳng có ai coi ai là đồng chí hết. Tình đồng chí có khi nhẹ hơn nắm cơm thực ra chỉ bằng quả trứng.” (tr.306)

“Liêm bỗng ngoặc sang chuyện khác: “Này mình cho cậu biết nhé. Con đường vào Nam là con đường lót bằng xương và tưới bằng máu, cậu nhé! Những đốt xương nối lại với nhau sẽ bằng bề dài con đường này” (trang 348)

Nhưng kinh khủng nhất là xác chết la liệt trên đường đi. Có cái được chôn vội vàng chìa cả bàn chân ra. Nhưng cũng nhiều cái nằm rữa trên võng hay trong một hốc đá. Và nhất là những bộ xương trắng rợn người. Vì vậy mà cuốn II mang tựa đề “Xương Trắng Trườn Sơn”. Cuốn sách ra mắt độc giả lần đầu ở Saigon vào đầu tháng tư, 1975. Chưa

Page 191: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

191

được một tháng thì tác giả bỏ chạy, không màng gì đến nó. Nếu không có một người bạn được ông tặng sách cố mang ra nước ngoài, để rồi sau tặng lại cho tác giả, thì chắc chỉ có người trong nước được thưởng lãm. Tuy vậy vì không có tiền in nên phải 14 năm sau nó mới tới tay độc giả lần thứ hai.

Hãy đọc mấy dòng tác giả thuật về ông Chín với cái “lập trường” của ông ta: “Ông Chín nói: Các cậu nên giữ lập trường một chút. Tại sao đồ của mình lại thua đồ

của đế quốc? (….) “Tôi và Thu đã đụng với ông Chín nhiều trận trên cái chiến địa “lập trường” này nhiều

rồi. Trốn máy bay ông cũng rở sách Các Mác ra mà lý luận, rồi xem đùi đàn bà, ông cũng cho là mất lập trường; bảo chân bộ đội như những cái cọc màn, ông cũng cho là khinh rẻ quân đội cách mạng, và những người nói như thế là mất phẩm chất; lần này khen đồng hồ Thụy Sĩ tốt hơn đồng hồ Liên Xô, có lẽ tội nặng hơn tất cả những trường hợp ở trên kia” (trang 60-61)

Và đây lý do tại sao tác giả bỏ đảng vào thành: “Tôi cảm thấy chủ nghĩa Cộng Sản không hợp với cá nhân tôi, từ khi tôi biết rõ bộ mặt

thật của đảng, sau một thời gian ngắn đi kháng chiến, hay nói cho cẩn thận hơn là vài năm, qua tác phong và đạo đức một số lãnh tụ

“Tôi vốn sinh trưởng trong môt gia đình không thuộc thành phần “lý tưởng” và tôi lớn lên cũng không cùng với giai cấp “lý tưởng”.

“Vô đảng là một sai lầm của tuổi trẻ, một sự sai lầm to nhất, mà nó đáng giá bằng sự mất mát cả tuổi thanh xuân, một sai lầm không thể sửa chữa được.” (tr 74)

“…Vậy xin nói thẳng ra rằng đa số người vô đảng là vì không hiểu đảng là cái gì hết.” Trong số những người mà tác giả gặp trên đường đi B, có một huyện ủy viên. Hãy nghe

ông này tâm sự: “Ở trong Nam tôi làm huyện ủy. Ra đất Bắc tôi suýt đi gác cổng. Cũng may người ta

cho đi làm trong đội cầu. Lặn lội với sắt, siết bù lon, sơn cầu v.v…Mình không có nghề nên chuyện gì cũng phải làm. Mình có tranh đấu xin việc nhẹ thì nó bảo: Đảng viên phải gương mẫu. Thế là thôi. Kịp đến khi có phong trào về Nam thì nó móc mình lên từ dưới bùn đen. Nó lại cho mình về. Mình nói mình già rồi, vợ con mình ở ngoài này cả. Vả lại mình bệnh yếu sức. Nhưng nó lại cũng bảo: Đảng viên nọ kia! Thế là phải đi. Đấy đồng chí xem, bây giờ chồng Nam vợ Bắc. Vợ tôi nó đòi đi theo. Đi làm sao được mà đi?” (tr.188)

Sữa trên đường đi B và sữa ở Hà-nội: “Tôi nhìn thấy hộp sữa mà tưởng như một bảo vật chưa từng thấy. Thế mà Cường lại

đem ra đãi chúng tôi! Ở Hà-nội có những lần tôi mua được sữa, nhưng mang về nhà để đó chớ không dám ăn. Mua được hộp sữa cầm đi ngoài hè phố đã thấy hãnh diện vô cùng rồi. Để hộp sữa ngự trong nhà, có khách đến trông thấy mình rất lấy làm tự hào, còn nói gì bạn gái đến mà mình khui hộp sữa đãi một ly thì còn gì bằng?” (trang … )

Tác giả coi việc đem quân vượt Truờng Sơn, vượt sông Bến Hải, vào xâm chiếm miền Nam là việc phi pháp, bất lương và:

“Tôi phản đối tới cùng việc đưa những đội quân miền Bắc, vượt qua ranh giới đã đuợc quy định bởi công pháp quốc tế này, còn những người miền Nam tập kết nếu họ muốn trở về quê quán thì họ phải đuợc trở về như những Việt Kiều đi xa xứ nay hồi hương, nghĩa là sự hồi hương của họ cũng phải được tổ chức công khai và họ phải được đưa đón hẳn hoi. Không một người Nam Bộ nào muốn sống trên đất Bắc kể cả những ông ủy viên trung ương đảng hoặc những ông cao cấp khác.” (trang 351)

Page 192: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

192

Tác giả gắn bó với đất Nam bộ và ghét cay ghét đắng cái miền Bắc xã nghĩa đến độ khi đã đặt được chân trên phần đất phía Nam con sông Bến Hải, ông viết:

“Thằng nào giỏi theo đây mà bắt tôi, tôi nói thiệt ngay bây giờ, tôi gục ngã xuống tôi chết thì cái xác của tôi vẫn lăn về phía Nam chứ không bao giờ để cho người ta lôi ra phía Bắc. Đúng là “vái cả mũ”. Vái cả mũ tất cả những cái gì ở phía sau lưng tôi.” (trang 352)

Chỉ sau đó mấy trang ông cầu xin Thượng Đế: “Lạy Chúa, con là dân Nam Kỳ. Xin Chúa hãy ban cho con cái ân huệ nhỏ bé nhất là

cho con được trở về sống trên xứ sở của con.” (trang 367) Và đó không phải chỉ là ước muốn cũa riêng ông. Ông cho biết: “Tôi đã từng đọc một dòng chữ như những vết sẹo trên da một cây cổ thụ: “Thà chết

không quay lại cuộc đời đất Bắc bạc bẽo”. Về dòng chữ này ông bình luận: “Thế mới biết người Nam Bộ vượt Trường Sơn trở về

miền Nam với vô số ý nghĩ phức tạp, nhất là ý nghĩ oán hận chớ không phải “đi giải phóng miền Nam” như những kẻ lãnh đạo lầm tưởng.” (trang 373)

Trên đất Bắc, chẳng những lòng người bạc bẽo mà cảnh sống lại quá thê thảm bộc lộ rõ bản chất của cái thứ “thiên đường xã nghĩa” mà tác giả đã để hai tập truyện ngắn để miêu tả, cuốn “Thiên Đàng Treo” (Người Việt xuất bản 1990) và cuốn “Thiên Đàng Treo Đứt Giây”

Mạng Người Lá Rụng là cuốn thứ 3 trong bộ hồi ký Đường Đi Không Đến. Tác giả cùng bạn bè và đám tàn quân của tiểu đoàn Mạnh Rùa vẫn leo đèo lội suối, băng rừng đi dưới bom đạn tiến vào miền Nam. Đây là chặng cuối. Vắt, muỗi đòn xóc, suối nước độc có giảm. Nhưng bom đạn thì bị nhiều hơn. Người chết cũng nhiều hơn: “Đường đi nắng sớm mưa chiều Bao nhiêu lá rụng bấy nhiêu mạng người”

Hãy đọc vài hàng cảm nghĩ của tác giả lác đác trong tập này: “Sống một ngày ở chế độ XHCN đau khổ bằng sống 20 năm trong chế độ tư bản. Đói

rét, ốm đau, bệnh tật, ly tán…đủ thứ.” (trang 193) “60 năm có đảng có Bác trên cõi đời này, dân tộc VN điêu linh cùng cực. Hãy nhìn, hãy

nhìn thôi, hãy nhìn cũng đủ rồi, không cần phải suy nghĩ.” (trang 195) Nhìn cảnh Thiệp, một cán bộ giải phóng đứng khấn vái cầu cho vong linh người vợ vừa

bỏ mạng, tác giả viết: “Tôi thấy lòng quặn đau như vò. Lời van vái đơn sơ của Thiệp chạm tới tâm can tôi. Ừ

nhỉ? Mình cũng mang một nỗi đau như nó, nhưng mình không biết làm như nó. Tại sao? Mười năm qua, tôi đã sống trong những “cái nhà” không có bàn thờ, không có ông bà, cha mẹ, những cái nhà chỉ treo hình cụ Hồ và đám mặt mo, những tên lạ hoắc lạ huơ mà phải gọi là ông nọ ông kia, gọi là tiên tổ.” (tr.218)

“Cái tâm lý Bắc cai trị Nam, Bắc Kỳ nuốt sống dân Nam Kỳ có trong tôi và trong toàn dân tập kết…Thế nhưng tôi chưa từng biết tới vụ người địa phương chống người địa phương đi tập kết về.” (tr.234)

Tác giả cũng tế nhị phân biệt cái thành kiến Bắc Nam như sau: “Thành kiến với tụi lớn đầu không nên nết kìa! Chứ tụi tao đâu có thành kiến với cả

đồng bào miền Bắc. Mày hiểu không? Chúng mình cùng là nạn nhân của chính sách kỳ lạ hết cả mà.” (trang 239)

Về tình cảm của dân miền Nam đối với ông Hồ biến đổi, tác giả kể lại lời một ông già: “…Cụ Hồ ngày xưa đang hóa ra cụ Ngô rồi đó! Có ca dao chạy trong dân rồi cơ mà! -

Ông già chớp chớp mắt như để nhớ ra câu ca dao- À nó như thế này:

Page 193: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

193

“Một mai mưa rã tan “hồ” Lúa lên, “ngô” tốt ăn “ngô” no lòng.’ (trang 266)

Về cảnh đói khát, ốm đau, tai nạn, chết chóc ở dọc đường tác giả đã viết: “Nguyên tắc của đường giây là ai đi được cứ đi, ai đau ốm cứ nằm lại, ai chết cứ chết

mà” (trang 309) Và: “Cuộc đời ở Trường Sơn là như thế. Văn minh vô cùng. Cái chết cũng chỉ đáng cười.

Người ta có thể giở một chiếc mùng trùm trên võng, thấy một mạng người nằm trong đó, hố mắt đã lọi nhọi những dòi mẹ dòi con, và bịt mũi quay mặt như tránh một bãi phân, người ta thấy một bàn chân lòi ra dưới mô đất lè tè và cứ lạnh lùng đi qua, cũng như người ta thấy những bộ xương rũ trong hốc đá và chẳng có cảm súc gì ngoài sự gớm ghiếc.

“Chính tôi cũng thế. Cái chết, xác chết, xương người, tai nạn chết người, thấy như cơm bữa nên thần kinh chùng dần không run nữa, và ai cũng có ý nghĩ nay mai tới phiên mình…” (trang 311)

Nhờ những kinh nghiệm bản thân khi còn ở miền Bắc, khi vượt Trường Sơn, Xuân Vũ đã không ngần ngại nói lên đúng tiếng nói của thâm tâm mình:

“Tôi căm ghét xã hội chủ nghĩa. Tôi cảm thấy xã hội chủ nghĩa là cái cùm đeo trên cổ dân tộc ta mà kẻ tạo ra nó chính là đảng.” (trang 314)

Đến Mà Không Đến, Tập thứ 4 của bộ hồi ký, đã chứa đựng nỗi đau đớn của bản thân tác giả. Ông đã đến nơi phải đến tức bộ chỉ huy cục R, trong một khu rừng ngay giữa biên giới Việt Miên. Ở đây ông gặp lại Hoàng Việt, Thu và nhất là Nguyệt, vợ chưa cưới của ông. Ông đã có một quyết định quan trọng, cưới Nguyệt trong hoàn cảnh vô cùng khốn khổ, không có tiền, không có nhà, không có cả một cái giường, cái mùng. Hai người đã yêu nhau trên võng, trên nền đất rừng với nệm cỏ và lá khô mục, dưới trời mưa như trút nước, …và trong giông bão. Nước ngập tràn lan. Trong lúc ông đi mượn ny lông che cho vợ thì cây đổ đè chết vợ ông.

“- Mưa anh ạ. - Kệ nó. Mưa thì mưa. - Lều của mình dột hết. “- Anh yêu em giữa mưa, giữa bão, giữa trời long đất lở. (…) Bỗng Nguyệt kêu lên: – Nước ngập hết rồi anh ạ. (…) Lập ở khá xa Sử, nên lúc trở về tôi lại đi lạc. Mưa vẫn trút ào ào…Tôi cất tiếng gọi to

nhưng không có tiếng đáp lại. Sấm sét nổi lên trên đầu. Lưng trời rách ra bởi những tia chớp. Gió xoáy. Những ngọn cây quay ù ù như những cái đầu tóc của người điên. Tiếng cây đổ ầm ầm. Một gốc cây to nằm ngổn ngang trước mặt. Tôi hoàn toàn mất hướng về. Tôi sốt ruột muốn về với Nguyệt ngay tức khắc. Tôi ân hận đã bỏ Nguyệt mà đi trong lúc giông gió. Dù có một ít kinh nghiệm ở rừng, nhưng tôi cũng chưa từng lâm vào cái cảnh hãi hùng như đêm nay: lạc lối hoàn toàn.

Mãi đến lúc tạnh mưa tôi cũng vẫn không về được lều. Tôi bắt đầu thấy ánh đèn xa xa lấp loáng trong màn đêm. Đó là những toán an ninh đi cứu cấp. Họ biết trận mưa đã làm bật gốc cây rừng. Đã có nhiều người chết vì bị cây đè. Tôi đã từng thấy một anh lính bị một nhánh cây gãy phóng ngay bụng như một lưỡi kiếm khổng lồ, trên Trường Sơn.

Toán an ninh đến gần. Tôi kêu cứu. Họ đi tới và chập sau chúng tôi về lều. Nhưng tôi đã không tìm thấy chiếc lều hạnh phúc của tôi nữa. Loay hoay mãi lúc lâu tôi mới tìm ra gốc cây và dưới những nhánh cây khổng lồ, chiếc lều mong manh của chúng tôi nằm bẹp dí. Tôi thét lên: – Nguyệt! Nguyệt!

Page 194: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

194

Không có tiếng đáp. Một nhân viên an ninh trèo lên thân cây bò theo những nhánh cây mà đu người xuống đất. Từ trong những nhánh cây ngổn ngang, anh ta gọi ra: – Chết rồi! – Ai chết? – Không biết ai chết trong này.

Tôi đứng lặng ngắt, không còn biết nói gì, làm gì nữa. …Phải đợi tới sáng người ta mới đem cưa đến cắt những nhánh cây để lôi xác Nguyệt

ra. Nó bẹp dí như nghiền. Tôi không còn nhận ra Nguyệt nữa. Năm tấm linh hồn đã quy tiên trong đêm mưa bão hãi hùng đó. Gã nhạc sĩ Clarinette

cũng chung số phận của Nguyệt!…. (Đến Mà Không Đến trang 113–116) Khi đã đến được bộ chỉ huy rồi, tác giả mới thấy những gì báo đài miền Bắc nói về sinh

hoạt văn học trong vùng giải phóng chỉ là láo khoét, và: “Té ra đài Giải Phóng gạt được cả bồ nhà. Tài thật. (…)Vô tới đây nằm mắc kẹt ở đây

vì tỉnh quận giải phóng của ông Thọ đâu có rộng bằng cái bánh bẻng của bé gái lên ba mà có sinh hoạt văn học. Không có văn học thì lấy gì để phê bình?” (ĐMKĐ trang 41)

Sau khi thuật lại những điều bỉ ổi mà cấp lãnh đạo đảng đã làm, tác giả viết: “Bạn đọc tới đây có lẽ sẽ vứt sách tôi xuống đất mà chửi: Thằng nhà văn viết tởm quá!

Nhưng sự thực còn tởm hơn nhiều, tởm đến mức độ tôi chỉ dám viết một phần. Không có nhà văn nào bịa nổi những chuyện như vậy, cũng không có con người nào làm những chuyện như vậy. Chính là bọn súc vật Hà-nội dồn những con người vào hang cùng và biến con người thành những con vật. Bạn thử nghĩ lứa tuổi mười tám hai mươi đi kháng chiến chống Pháp, ra Bắc chín mười năm liền không biết đàn bà con gái là gì. Trong khi đó các lãnh tụ ở Hà-nội vợ bé, vợ mọn tha hồ, bơ sữa no phè, lại còn có tên ủy viên trung ương là Nguyễn (Văn) Quyết dùng vi trùng giết vợ lớn để lấy con gái nuôi (Hãy giở báo Nhân Dân mà xem, tôi không nói bịa đâu)

Và trong khi lính chết như gà toi trên Trường Sơn thì các ông tướng họp nhau trong triều đình ở cục R, uống bia, hút thuốc lá thơm, phân chia chế độ cơm bưng nước rót, cần vụ giặt quần áo, vệ binh khiêng các mệnh phụ phu nhân như hoàng hậu lại còn dâm dật loạn xà bì. Cách mạng đó! Thắng lợi một trăm phần trăm rồi đó và những con người ở rừng ngày nay đã cởi bỏ hết bộ mặt dã man chưa? Xin thưa rằng họ còn dã man hơn lúc ở rừng. Họ bậy bạ hơn chính họ trước đây.

Đất nước mà họ dẫn dắt sẽ đi đến một nơi thôi: đó là một cơn đại nguy, đại loạn. (ĐMKĐ trang 183)

Tác giả đã trưng dẫn hai câu thơ của Xuân Diệu, qua cửa miệng của một người bạn đồng hành, tên Thuần. Anh này bảo anh chỉ thích Xuân Diệu, vì hai câu thơ:

“Khuyên ai chớ khá lại gần ta! Nhân loại trông gần cũng xấu xa” rồi nói tiếp:

“Ở xa xa nhìn cách mạng thì nó là mỹ nhân, khi tới với nó rồi, nó thành thường dân, đi với nó lâu ngày thì nó là thằng cùi, và bây giờ thì không biết nó là gì trong tao, tao ớn lắm.” (SĐD trang 165)

Tác giả đã đến cục R. Ông còn về đến làng quê để gặp được bà ngoại trong cảnh bần cùng tang thương. Cuối sách ông tả cảnh gặp lại bà ngoại của ông đang:

“đứng trước một căn chòi lụp sụp thấp lè tè như một cái chuồng vịt hẫng, tôi kêu lên: “Ngoại!” (….) Khi tôi nhìn thấy ngoại tôi thì tôi rụng rời hết chân tay và trời đất dường như sụp đổ….Tôi đột nhiên tự hỏi. Và đây không phải là lần đầu. Giải phóng là cái gì? Ai giải phóng và ai được giải phóng? Giá tôi đừng về để nhìn thấy bộ mặt giải phóng. Tất cả đều là một sự giả dối, lừa bịp, tàn bạo và ngu muội. Bọn Cộng Sản bất lương chẳng những đã phá nát quê hương, Tổ Quốc mà còn tàn phá cả TÂM HỒN DÂN TỘC VIỆT NAM. Tôi sẽ để tất cả thì giờ trong những năm còn lại của cuộc đời tôi để chứng minh cho kỳ

Page 195: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

195

được điều này. Saigon 1974 / Hoa Kỳ tháng 5 năm 1989. Xuân Vũ. (ĐMKĐ, trang 312-313)

Trong tập cuối của bộ ĐĐKĐ, cuốn Đồng Bằng Gai Góc, tác giả thuật lại lời bà ngoại ông nói với ông:

“Cuộc kháng chiến này là một sự phản bội. Nuôi dưỡng nó để rồi nó trở lại hại mình, giống như một thứ chó điên cắn cả chủ nhà. (ĐBGG trang 68)

Ông cũng nhận xét: “Không người kháng chiến nào dù còn theo đuổi hay bỏ về thành, mà không hận kháng

chiến. (ĐBGG trang 47) Về trường hợp của mình, Xuân Vũ cay đắng hơn: “Ở trong Nam cứ cắm đầu lạy ơn Bác, ơn Đảng và bỏ vợ, bỏ con, nhảy xuống tàu ra

Bắc để: “Mười năm dồn lại một ngày Là ngày tay mẹ cầm tay Bác Hồ (5) Khi ra đó vài tháng rồi, chàng thanh niên tên Xuân Vũ này lại cũng mần thơ–nhưng

không dám đăng báo: “Mười năm rõ mặt Bác Hồ Là con quái vật miệng hô mắt lồi.” (ĐBGG trang 50) “Tôi theo cách mạng để nhìn thấy những cảnh nát đất, nát nhà và nát cả tim. Cách mạng

dần dần đối với tôi trở thành vô nghĩa và thù hận.” (ĐBGG trang 230) “Đã lỡ tay đã nhúng chàm rồi khó rửa sạch, cũng như theo Cộng Sản không dễ gì rứt ra.

Cộng Sản không rộng lượng như người quốc gia. Chúng là loại người đê tiện nhất thế gian. Chúng có thể làm bất cứ việc gì để trả thù.” (ĐBGG trang 281)

Xuân Vũ nói về trận Ấp Bắc (6) do một đại đội phó Việt Cộng tên Bình, họ Lê, tham dự trận đó kể lại như sau:

“Tiểu đoàn em chết gần hết. Ban chỉ huy tiểu đoàn không còn ai. Các ban chỉ huy đại đội hi sinh hoàn toàn. Em lúc đó là tiểu đội phó được cho làm đại đội phó. Nhưng đại đội em chỉ được 2 tiểu đội. Cả tiểu đoàn quân số trên 200 còn lại độ năm mươi.”

“Rồi sao? -Dạ rồi ở trên xuống úy lạo, tuyên dương phong chức và đặt tên là đơn vị anh hùng Tiểu

Đoàn Aáp Bắc. Nếu không có số vũ khí này thì tiểu đoàn em đâu có chết dữ vậy.” ( Đồng Bằng Gai Góc trang 89)

Đó là số vũ khí chuyển vào Nam để thành lập một đơn vị chủ lực Khu II có liên quan đến những cái chết của tư lệnh Lê Quốc Sản, chánh ủy sư đoàn 330 Nguyễn Văn Bảo, và tư lệnh khu III Nguyễn Hoài Pho.

Về cái chết thê thảm của nhạc sĩ Hoàng Việt đồng hành với tác giả suốt cuộc vượt Trường Sơn, Xuân vũ đã chua xót so sánh với anh vợ của Lê Đức Thọ, vợ của Nguyễn Chí Thanh và vợ bé của Lê Duẫn:

“Hoàng Việt là nhạc sĩ sáng tác nhiều nhất và hay nhất trong suốt 9 năm kháng chiến Nam Bộ. Anh là hạt ngọc của Việt Nam, chứ không phải riêng của Cộng Sản. Đến năm 1965, theo tôi biết thì ở miền Bắc chỉ có Hoàng Việt là người độc nhất có khả năng sáng tác nhạc giao hưởng. Từ Bungari về với mái tóc bạc quá nửa, anh được đưa vào trường vác gạch chuẩn bị đi Nam. Với tiêu chuẩn của một binh nhì….”

(…) Tổng bí thư Lê Duẫn có vợ bé bị vợ lớn đánh đuổi phải đem gửi cho Mao chủ tịch, mỗi lần sang thăm vợ bé, tốn ít nhất là 10 năm lợi tức của một xã viên….” (SĐD trang 100-101)

Page 196: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

196

Con của Lê Trực (tức Hoàng Việt) được cha đặït tên trước là Lê Tương Phùng đã mồ côi cha khi còn trong bụng mẹ sẽ được ru bằng bài ca bất hủ của người cha nhạc sĩ sáng tác trước đó hơn chục năm:

“Tiếng còi trong sương đêm, Nghe vi vu oán than. Thôi khóc chi đau lòng. Con cố yên giấc nồn.g Khi ra đi có hứa thu nay về.”

Sau khi đã thuật lại những điều tai nghe mắt thấy và nêu lên bằng chứng về người về việc sống động trong chế độ xã nghĩa, tác giả đã viết ở gần cuối sách:

“Đảng Cộng Sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ làm là làm bậy. Xin độc giả nhớ dùm cho như vậy. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi.” (SĐD trang 335)

Trong tập truyện “Thiên Đàng Treo” tác giả có thuật lại hai câu chuyện thương tâm tại hợp tác xã, hai người đàn bà lăng mạ nhau bằng những lời tục tũi, rồi ẩu đả nhau chỉ vì cái hố phân. Hai người đàn ông chém giết nhau chỉ vì vài con cá. Rồi kết luận:

“Cuộc sống ở miền Bắc trong một thời gian ngắn, đã cào tuốt tất cả những mộng tưởng tốt đẹp trong đầu tôi có được từ quyển “Au pays de Staline”, về nông trường , về hợp tác xã, về cái hạnh phúc thiên đàng với tới được dễ dàng mà ông Tây đã vẽ ra kia.” (SĐD trang 147) Và ở trang sau:

“Nhờ đó tôi nghe được tiếng dân than tự đáy lòng: “Bây giờ khó sống hơn thời Pháp”. Tôi bật ngửa ra. Hóa ra thế! Lúc ấy chủ trương hợp tác xã đã thi hành được đâu hơn ba năm rồi. Đọc báo nhân dân thì thấy phấn khởi lắm…” (SĐD trang 148)

Năm 1990 tác giả viết xong “Tự Vị Thế Kỷ” gồm 18 chuyện về Cộng Sản trong đó độc giả sẽ thấy: “tàn bạo, vô luân , xảo quyệt, dâm ô, lưu manh, rởm, đểu, v.v…” Ngay lời tựa ông viết:

“Dùng sức dân để phá ngục Bastilles để xây ngục Bastilles khác lớn hơn để nhốt dân. Đó là Cộng Sản. Không đợi đến biến động xảy ra ở Đông Âu tôi mới “sáng mắt và sáng lòng”. Năm 1956, tức là sau khi ra Bắc được một năm, tôi đã lên ủy ban quốc tế để xin về Nam theo đúng tinh thần hiệp định Giơ Ne Vơ. Vì sao? Vì tôi thấy cái xã hội chủ nghĩa nó kỳ cục thế nào ấy. Thuở ấy mới 26 tuổi chưa biết Cộng Sản là cái quái gì nhưng thấy mặt mũi nó hiện lên tôi hết ham. Nó không phải là chân dung người đẹp của tôi mong đợi. Cảm giác đầu tiên là cảm giác đúng nhất. Kỳ cục là cảm giác của tôi đối với Cộng Sản. (….)

“Bây giờ lưu vong. Sống xa Cộng Sản một vạn cây số, và sống trên một nước tự do, tôi thấy Cộng Sản càng kỳ cục. Nhiều nhà văn, nhà chính trị, nhà trí thức và người thường – không nhà gì cả – cho rằng Cộng Sản là loại người không tim, không có nhân tính, Tôi đồng ý hoàn toàn. Nhưng chúng giỏi che giấu và giỏi lừa bịp. Cho nên con quỷ khát máu mang bộ mặt người vẫn sống chung được với loài người thậm chí còn được loài người tin yêu mới lạ chứ. (…)

Cuốn sách gồm 18 chuyện thật này dày gần 400 trang không thể nào tóm tắt hay trích dẫn đầy đủ. Nhưng chỉ mấy hàng sau đây của tác giả cũng đủ cho biết nội dung nó gồm những gì:

“Viết về những chuyện này tôi có ý định mô tả bản chất và mặt mũi Cộng Sản, không phải chung chung mà bằng xương bằng thịt, có tên có tuổi. Tên sách nghe hơi khô khan, nhưng khi giở vào trong bạn sẽ bắt gặp nào bộ mặt của tổng bí bị mèo quào, nào ủy viên bộ chính trị o gái bị gái mắng, nào giảng viên trường Nguyễn Aùi Quốc nhảy lầu tự vẫn vì muốn chạy tội dâm ô, nào chính ủy giật vợ thuộc cấp, nào đại tướng nghe nhạc tím, nhạc vàng, nào chính trị viên đi bia nhộng, nào đồng chí cuỗm vợ đồng chí, nào thi sĩ nham nhở…Cả một quyển tự điển sống…” (trang VII)

Đỏ Và Vàng

Page 197: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

197

Nếu Xuân Vũ có bộ hồi ký 5 cuốn, thì ông cũng có bộ trường thiên tiểu thuyết 5 tập, gồm: “Đỏ và Vàng”, “Đỏ và Bùn”, “Bùn Đỏ”, “Biển Lửa Núi Tro” và “Ta Về Hôn Đất” Ông lấy chất liệu từ báo chí trong nước nói lên sự tha hóa đến sa đọa của các cấp cán bộ đảng từ trung ương đến địa phương đã mất hết tin tưởng ở xã hội chủ nghĩa, mạnh ai nấùy làm tiền và hưởng thụ đủ mọi thú dâm ô trác táng. Từ chủ trương của chính phủ cho một số người rời xa tổ quốc một cách “bán chính thức” trong năm 1979 cán bộ các cấp đã thừa nước đục thả câu vơ vét của người dân lương thiện. Những người, vì chán ngấy chế độ đành nhắm mắt rời bỏ nhà cửa, quê hương tìm đường ra ngoại quốc. Có người đi được, cũng có người tiền mất tật mang trở thành đồ chơi cho cán bộ lợi dụng dã man. Những vụ buôn lậu, khai thác mỏ vàng cũng được tác giả triển khai kèm theo những tệ nạn tham ô, dâm đãng của cán bộ, tạo nên những cảnh cười ra nước mắt. Óc hài hước châm biếm của tác giả đã biểu hiện trong những màn, những cảnh có một không hai. Chúng tôi sẽ trích môt vài đọan vắn từ hai cuốn Đỏ Và Vàng và Bùn Đỏ:

“Hai Liêm Khiết thực tình không hiểu nổi tình trạng dân Nam Kỳ nghèo không gạo nấu như hôm nay. Cách mạng khi chưa thành công thì cần dân như cá với nước, khi thành công rồi thì cách mạng vô nhà lầu ở kỹ, đi xe hơi đóng cửa bịt bù nên dân đi lang thang khắp thế giới, cách mạng cứ tỉnh bơ, thậm chí dân đi ăn mày ngay trườc mặt cũng không thấy nốt. Đó là cách mạng vô sản nhập cảng từ miền Bắc vào, thứ cách mạng đúc rập một khuôn: Dân đang giầu làm cho dân mạt rệp.” (…)

Và Hai Liêm Khiết hiểu tại sao người ta khoác rất kỹ chiếc áo vô sản? Để dễ bề giành các chiếc ghế. Khi ngồi lên ghế nọ, ghế kia được rồi thì chiếc áo vô sản tự nhiên tụt xuống để trở thành miếng giẻ vừa lau chân chủ nhân vừa lau cẳng ghế. Chính những kẻ đã từng hát “vùng lên hỡi các nô lệ…” một vạn lần lại trở thành chủ nô một cách có ý thức. Tất cả mọi cuộc cách mạng bất cứ dưới danh nghĩa gì và bất kỳ ai lãnh đạo cũng đều dẫn tới một mục đích: chiếm quyền và đoạt lợi. Chỉ có điều khác nhau ở chỗ là: khi giai cấp tư sản lãnh đạo thì nó không đội mão đeo râu giả còn khi giai cấp vô sản lãnh đạo thì lại bịp dân bằng râu giả, mão giả. Do đó có tình trạng vô sản giả cai trị vô sản thiệt. (Đỏ Và Vàng, trang 42-43)

“Hai Khiết nghĩ vậy. Mà thận trọng là phải. Thời này tình đồng bào, đồng đội, đồng chí đều vô nghĩa trước đồng tiền. (trang 66)

Hãy nghe trưởng ty công an Hai Khiết lên lớp đàn em: “-Lập trường gì mày? -Dạ từ lâu mình đâu còn kêu Mâu “chủ tịt” là đồng chí nữa. Mình kêu là bọn bành

trướng Bắc Kinh mà. -Nhưng đó là hồi 1979, 80, 81, 82, 83 và đầu 84 kìa, chứ còn bây giờ mình hết kêu như

vậy rồi! Cái mép phải tùy cái lưỡi câu. Lúc nào cũng lép nhép mắc câu thấy mẹ. Mày hiểu không, đảng mình khôn lắm. Lúc muốn chửi thì ông cố nội cũng bươi lên, lúc cần thờ thì cứt chó cũng vái lậy! Đó là bản chất không thay đổi của đảng mình. Nhớ chưa nào. Được rồi! Cơ quan mình như thế nào, nói đi tao sẽ thưởng. (tr.320)

Râu Bác và đảng kỳ trong Bùn Đỏ (cán bộ tẩm bổ bằng rượu rắn): “…Cô gái lập tức đưa chai rượu vào hứng lấy tia máu nhỏ như sợi râu Bác. Chú rắn đau

đớn gồng mình lên và quấn tròn quanh bắp tay gã. Máu tia vào chai. Màu rượu trắng biến dần sang màu hồng, nhưng vì lượng máu ít mà ruợu nhiều nên huyết tửu hãy còn cách xa với màu đảng kỳ một bậc. Muốn được như màu đảng kỳ, phải giết ít nhất một trăm mạng rắn.’ (Bùn Đỏ trang 21)

Về cái đảng khỏa thân tranh đấu cho tự do: “Công an Bường vốn là tên chăn bò chỉ hiểu cách mạng tháng 8 qua cái còng số 8, quát:

-Hồi đó khác, bây giờ khác!- Rồi ra lệnh cho du kích đẩy “ông” (3) Tổng bí thư vô văn

Page 198: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

198

phòng. Lập tức các đảng viên ào tới thành một vòng vây bảo vệ vị lãnh tụ của họ hô khẩu hiệu:

-Đảng khỏa thân cách mạng muôn năm! -Đả đảo bắt bớ, đả đảo độc tài sắt máu! “Ông” Tổng Bí Thư, vẫn tỏ rõ tài hùng biện của mình, tuyên bố: -Bị thực dân Pháp đô hộ trên tám mươi năm, dân Việt Nam đã vùng lên làm cách mạng

để giành lại độc lập, nhưng cho đến nay vẫn bị Cộng Sản tiếp tục thống trị bằng một đường lối còn tàn ác hơn cả thực dân. Dân tộc Việt Nam phải vùng lên làm cách mạng đòi tự do. Đảng Cộng Sản không thể nào ngăn chặn nổi làn sóng đấu tranh đang hòa hợp cùng trào lưu tiến bộ của nhân loại. Chúng tôi đòi đảng Cộng Sản Việt Nam phải để chúng tôi hoạt động với những quyền tự do dân chủ ghi rõ trong bản tuyên ngôn dộc lập.” Rừng người nhiệt liệt hưởng ứng. Họ ôm nhau nhảy múa cuồng nhiệt không phân biệt tuổi tác giai cấp, trước những cặp mắt kinh ngạc và thèm thuồng của đám du kích và công an.” (trang 57-58)

Hãy nghe Hai Bường, một đảng viên Cộng Sản trình cấp trên của y về đảng Khỏa Thân tên gọi đảng Hắc Môn, hay đảng Nhộng:

“- Dạ không, đảng khỏa thân này không hắc ám như đảng mình đâu…” (!) Đọc đến chỗ tác giả gọi những cái ấy của các đảng viên nữ khỏa thân là “cương lĩnh” và

cái ấy của một anh công an bị lột truồng là “ông cụ”, người đọc lại nhớ tới hai chữ “cụ hồ” được một số người dân dùng trước đây. Giọng lưỡi của tác giả thật hài hườc mà cay độc khôn tả. Xin miễn trích dẫn ở đây. (trang 58-59)

Nhưng cũng nên trích dẫn đọan tác giả diễu Bác một cách nhẹ nhàng văn vẻ: “Xe chạy tới Ngã Ba Ống Quần. Đêm nay không cắt điện nên phong cảnh hiện rõ từng

nét một dưới ánh đèn. Những liếp hoa không được tưới hàng ngày héo xào ủ rũ quanh chân (tượng) Bác. Bác đứng đó trên bục, ba ngàn ngày đêm nên bác mỏi chân, xiêu xiêu có vẻ muốn đi tìm chỗ ngồi nghỉ. Tay trái bác cầm một quyển sách, tay phải bác giơ lên xòe đủ 5 ngón.

Nhân dân ta rất anh hùng và cũng rất tài hoa trong khoa tiếu lâm, nên thấy thế thì bảo là Bác ôm quyển Playboy. Những “đêm Bác không ngủ” (4) Bác lén lén dở ra liếc cho đỡ nhớ bác gái. Còn bàn tay xòe 5 ngón kia là ý bác bảo: dân vượt biên cho đi thả dàn, nhưng 5 cây một thủ cấp, chắc giá, bốn cây rưỡi cũng không được!

(…) Chín Lắc bảo: - Đối với dân, bác lấy gía cao, chớ đối với bọn cán gáo mình chắc Bác thông cảm chừng

bốn cây rưỡi thì được. “Hai vị cán cười với nhau coi như chuyện tiếu lâm, không có gì phải kiêng cử, cử kiêng

gì nữa trong khi trẻ con nghêu ngao hát đầy đường những bài hát cách mạng được đặt lời thứ hai còn ăn nhạc hơn cả lời gốc:

‘Đêm qua em nằm mơ thấy Bác Hồ Chân Bác dài bác đạp xích lô Trông thấy Bác em kêu xe khác Bác bảo rằng, Mút chỉ nghe con! “Chín Lắc cười thầm: “Bộ Bác Hồ cũng tranh mối xích lô nên thấy cháu kêu xe khác thì

dọa bỏ tù mút chỉ!” “Đi đâu cũng nghe trẻ hát bài này. Tụi con nít qủi không ai bụm họng kịp! Không ai bắt

chúng nó được. Chiếc xe đã qua khỏi mà Chín Lắc còn ngoảnh lại nhìn. Bác đã quay lưng nhưng tay Bác vẫn xòe đủ 5 ngón. Bác nhất định 5 cây là 5 cây. Mình đã tự động lên 7 cây

Page 199: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

199

có lẽ Bác không vừa ý nên cứ giơ hoài để cảnh cáo chúng mình đừng đi quá lố. Vật giá lên cao quá Bác ơi! Một chầu bia nhộng từ 35 đến 40 thì đầu người vượt biên cũng lên theo. Xin Bác thông cảm!” (trang 63-64)

(Nghe ở ngoài đường vang dậy những tiếng hô : “đảng Hắc Môn Khỏa Thân Hành Động muôn năm! Muôn năm! Đảng khắp nơi khỏa thân thành Nhộng muôn năm! Đảng Nhộng muôn năm!”…một cán lớn nói:)

- Họ hô đảng Lao Động muôn năm! Tôi ra bảo cho họ biết là đảng Lao Động đã hóa kiếp là đảng Xuẩn Động . Không nên hô Đảng Lao Động muôn năm nữa mà phản luật tiến hóa xã hội loài người. (…)

Mười Hỷ hất hàm: - Loạn ở đâu kéo tới đây vậy? - Dạ ở xã Lê Thị Ngái… - Dạ, đảng này mới thành lập nhưng ảnh hưởng to lớn lắm, thưa hai đồng chí bộ Chính

Trị. - Tại sao nó lại có cái cơ bản nhộng thế kia? Ba Bô đập bàn gắt. - Dạ tôi nghĩ là đảng này căn cứ trên câu ca dao giải phóng ca ngợi chánh sách ba thước

vải một năm của đảng “May quần, để vú tô hô

May áo thì để bộ đồ em ra” đấy ạ. (…) (Tên đầu đảng) không phải đàn bà cũng không phải đàn ông. Trước kia làm nghề đồng

bóng kiêm giáo sư đại học Hà-nội. Nó vừa phát tướng nên đứng ra lập đảng và tự xưng là lãnh tụ nhân dân. Vì nó chống đảng ta nên rất được lòng quần chúng.–Nó hoạt động mới có ba tháng mà kết nạp trên một trtiệu đảng viên. Trong buổi ra mắt nó nhận vô thêm một lô nữa. Sau lễ tuyên thệ lại có cả trăm quần chúng xin đăng ký. Đặc biệt con lãnh tụ này được quần chúng công kênh lên vai tại buổi lễ ra mắt. (…)

- Lãnh tụ của đảng là đàn bà à? - Dạ không hẳn đàn bà mà cũng không rõ rệt là đàn ông ạ! - Thế là thế nào? - Dạ tôi cũng không rõ thế nào! Mụ bảo mụ hành nghề đồng bóng kiêm giáo sư học đại.

Mụ bảo chồng mụ rất chung thủy với mụ, cũng là giáo sư đại học Hà-nội và cũng là đàn bà. Tôi dọa đem “lận mề gà”, mụ hoảng hồn khai mụ là đàn ông và vợ lại cũng là đàn ông.

Tái Tước lắc đầu: - Thế là cái đảng này thuộc loại xuất quỷ nhập thần! Cũng như Bác hồi trước thay tên

đổi họ, thay hình đổi dạng liền liền, mật thám đâu có theo dõi nổi. Cái hiện tượng này rất là nguy hiểm.” (trang 76)

Hồng Long, nhân vật trong truyện, cán bộ địa phương nói: “Tôi phải nghiên cứu điều lệ, tôn chỉ và mục đích của cái đảng (khỏa thân) này đề nghị

trung ương sửa đổi theo nó mới được. Hai Khiết nói: “Tôi có đây một bản. Tôi cũng đọc qua rồi. Tôi nhận thấy có mấy điểm nổi bật. Thứ

nhất là nó hứa sẽ không nói láo với quần chúng. Thứ hai là nó hướng dẫn cho dân làm giầu chứ không làm cho dân giầu trở thành vô sản. Cuối cùng là nó không che giấu cái gì…hết…” (trang 271)

Hai đảng viên (đảng Cộng Sản) đối đáp: “…-Chúng ta là gì mà không như người khác?

Page 200: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

200

-Chúng ta là một lũ súc vật mặc áo người nói tiếng người. (trang 318) Trưởng ty công an Hai Khiết chỉ thị không được cho hai tên nịnh thần lên tàu vượt biên: “Ở nước ta hiện giờ có hai tên lưu manh Ngụy mặc áo trí thức giả hiệu chạy theo chúng

ta để kiếm canh thừa cá cặn cũng tên Trung. Đó là Lý Chánh Trung và Nguyễn Văn Trung. Tên Trung nhưng lại nịnh thần. Hai tên này già đầu rồi và hiện nay đang bưng bô lau cầu cho đồng chí Trần Độ không có ló xuống tàu được đâu.” (trang 322)

Dân vượt biên nói với công an: “Dân tỵ nạn chúng tôi trên không còn răng, dưới chỉ còn một trứng cúc, một trứng thì

Bác đã nuốt rồi, vậy có gì quý giá mà các ông bạn dân hòng tước đoạt, còn gì có thể chống cự mà các ông phải đề phòng?” (trang 325)

Trước khi chấm dứt phần trích dẫn cuốn “Bùn Đỏ”, chúng tôi mời bạn đọc nghe những lời đối đáp của hai nhân vật chính trong truyện, Hai Liêm Khiết và Bửu Liệp, cô bán nước mía xinh đẹp, vợ của một trung úy Quốc Gia, có hai con nhỏ đang ở trên một chiếc tàu nhỏ sắp vượt biên. Nhưng trước tiên hãy đọc đoạn sau đây của Chúa Nhộng nói với Hòa, chồng Bửu Liệp, để hiểu qua liên hệ giữa Bửu Liệp và Hai Liêm Khiết:

“Chúa Nhộng tiếp ngay: “Em nói lại cho anh biết, tên trưởng ty (Khiết) muốn ly gián chị Liệp với anh đó. Nó

biết chị Liệp đi bán nước mía nên lâu lâu nó sai lính đem tiền lại nhà cho chị Liệp thì gặp anh. Làm gì anh khỏi nghi. Hoặc nó cho người đem tiền đút vào xe chi Liệp. Chị Liệp về nhà thuật lại với anh làm gì anh không nghi? Anh hành hạ, đuổi xua chị Liệp là anh trúng kế nó. Xong rồi nó tỏ vẻ đàng hoàng nó cậy người đến đánh tiếng mua chị Liệp một trăm cây. Anh đang ghen tức anh bán liền. Phải không? Ở cái xã hội này thiếu gì kẻ bán vợ. Vì nghèo khó cũng có, vì vợ muốn có tiền cho chồng con vượt biên nên hy sinh cũng có…” (trang 188)

(Hai Khiết nói với Bửu Liệp:) “- Cô nói mau đi. Không còn thì giờ nữa đâu. Hai tiếng đồng hồ nữa tầu mới ra hải

phận quốc tế. Cô quyết định đi! Hai Khiết đến nhắc chiếc phôn trên tường quay và nói tiếp: - Trung úy cứ lấy mục tiêu đi…chạy sát vào con mồi,–Hai Khiết quát– Không! Tôi

không thỉnh thị Thiếu tướng nữa. Ổng giao quyền cho tôi rồi. Hãy chờ lệnh tôi. - Tôi van các ông! Bửu Liệp chạy tới giật phôn và hét to: Các ông không được giết

đồng bào, không được giết chồng tôi. Hai Khiết lên giọng: Tôi là người thông cảm với đồng bào và với cô hơn ai hết. Nếu là

người khác ở địa vị tôi thì chiếc tàu đã tan ra như bọt biển rồi. Tôi cho cô quyền tối hậu quyết định sinh mạng mấy trăm ngưòi trong đó có chồng cô. Nói đi, có phản động hay không? Nếu có thì tôi lệnh cho lệnh hải quân khai hỏa liền, còn không thì tàu sẽ được hải quân hộ tống ra hải phận quốc tế an toàn.

- Tôi xin ông tha cho họ, thương xót chồng tôi. - Còn cô, cô có thương xót họ không? (…) - Ông chỉ chiếm được người tôi, ông không chiếm được tim tôi, cũng như các ông

chiếm được miền Nam bằng võ lực nên dân miền Nam không phục các ông. Hai Khiết cười nhạt: - Thưa bà trung úy. Vấn đề không phải là chiếm được trái tim hay không, mà là ai phải

tựa vào ai mới sống. Vấn đề không phải kính phục hay không mà là ai bỏ tù được ai. Nếu chúng tôi không xảo quyệt thì chúng tôi không còn là chúng tôi nữa. Rồi hắn dịu giọng: (….)

Hứa hẹn, vuốt ve, dọa nạt… cuối cùng hắn đã đạt được mục đích. Trong khi còn thương lượng về hình thức và thủ tục, thì một cú phôn, rồi một bức điện:

Page 201: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

201

“Điện khẩn: Ban bí thư trung ương thừa lệnh đồng chí tổng bí thư đảng điện khẩn cho đồng chí Tỉnh Uûy tỉnh….đưa gấp cô Bửu Liệp về văn phòng Trung Ương Đảng ở số 6 Hoàng Văn Thụ để nhận công tác!…” …. (trang 370)

Vài cảm nghĩ về Xuân Vũ: Trong số 18 nhân vật được chọn đứng đầu mỗi chương trong soạn phẩm này, Xuân Vũ

là người đứng sau chót. Nhưng số trang dành cho ông nhiều nhất. Sự cảm phục của soạn giả dành cho ông cũng to lớn nhất. Không phải vì khối lượng tác phẩm của ông đồ sộ hơn tất cả. Cũng không phải vì văn chương của ông thuộc vào bậc thầy. Mà vì sự xác tín của ông về mối họa Cộng Sản mãnh liệt nhất. Đọc Xuân Vũ tôi lại nhớ tới lời Koestler nói với Crossman: “Chỉ những người cựu cán bộ Cộng Sản chúng tôi mới hiểu rõ Cộng Sản là cái gì” và lời của Silone, một cựu cán bộ Cộng Sản khác nói với Togliatti, lãnh tụ cộng đảng Ý: “Trận chiến cuối cùng sẽ là trận giữa những người Cộng Sản với những người cựu Cộng Sản”.

Xuân Vũ là một nhà văn lỗi lạc, là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm. Ông bộc lộ tình cảm của ông không chút sợ sệt, không chút dè dặt. Ông tin vào nhận xét của mình. Ông tin ở người đọc. Ông biết người đọc sẽ đồng ý với ông. Vì đa số nhân dân ta đều có cùng một ý nghĩ chung: Cộng Sản là xấu, là tai họa. Người nào dám nói thẳng ra điều đó là người can đảm, đáng cảm phục.

Tiểu thuyết của Xuân Vũ thuộc loại hiện thực. Càng có dịp sống gần Cộng Sản độc giả càng thấy hay. Dĩ nhiên độc giả ở hải ngoại từ 1975, chưa có dịp sống trong xhcn, không thể nào hiểu hết ý, nên không thấy hay bằng độc giả trong nước.

Chỉ hơi tiếc một điều là báo giới và văn giới Việt Nam hải ngoại chưa dành cho Xuân Vũ một địa vị xứng đáng hơn. Có lẽ vì phần đông các nhà văn thường không thích dấn thân vào lãnh vực chống Cộng, vì cho rằng nó là chính trị chứ không phải văn học. Đó là chưa kể có một số người không bao giờ dám chống một cái gì vì thấy nguy hiểm cho bản thân. Có người nhận xét một cách chua chát: Sở dĩ Cộng Sản còn tồn tại một phần vì người Việt hải ngoại hãy còn thích “Thúy Nga Paris by night” gấp vạn lần hơn những tác phẩm của Xuân Vũ. Cứ so sánh số lượng sách của Xuân Vũ với số băng video của TNPBN bán ra mỗi năm thì rõ.

Chú thích (1) Xin xem chương 13, Nguyễn Chí Thiện. (2) Lời nhà xuất bản đầu cuốn sách mới nhất của Xuân Vũ: Những bậc thầy của tôi”,

1999. (3) Đúng ra là một cô gái trần như nhộng. (4) Thơ của Minh Huệ: “Đêm nay bác không ngủ” (5) Thơ Xuân Vũ đăng trên báo Văn Nghệ, Hà-nội, năm 1954. (6) Trận đụng độ lớn cấp tiểu đoàn đầu tiên thời đệ nhất Cộng Hòa tháng 1-1963 xảy ra

ở Ấp Bắc, Mỹ Tho, cách Saigon hơn 60 cây số. Một số phóng viên Mỹ đã theo trung tá cố vấn Mỹ Paul Vann mô tả là một thất bại lớn của VNCH. Nhưng theo báo cáo chính thức được đô đốc Felt, cũng như tướng Harkins, tư lệnh Mỹ xác nhận thì đó là một thắng lợi. Dĩ nhiên phía Việt Cộng cũng hô lên là thắng lợi của họ.

Chương 19 Một số Trí-thức và Văn-nghệ-sĩ khác

Trở lên chúng tôi đã trưng dẫn 18 trí thức và văn nghệ sĩ phản tỉnh, phản kháng. Con số thật là thiếu sót. Sự trích dẫn cũng rất hời hợt. Vậy mà cũng đã chiếm quá nhiều trang giấy. Chúng tôi xin tạm ngưng ở đây để thu ngắn danh sách mà nếu kéo dài ra không biết dài

Page 202: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

202

đến chừng nào. Tuy nhiên để cống hiến bạn đọc một bức tranh toàn cảnh hết sức giản lược, chúng tôi sẽ nêu lên trong chương này một số tên tuổi khác chưa có trong 18 chương trên. Kinh nghiệm cho thấy dưới chế độ Cộng Sản người dân rất sợ có ý kiến trái với đường lối của đảng. Giới sĩ phu dù có can đảm đến mấy cũng phải chờ đơiï có một cơ hội nào đảng hơi nớùi tay, hay sự kiểm soát tỏ ra hơi lỏng lẻo mới dám lên tiếng nhỏ nhẹ nói lên một phần rất nhỏ ý kiến của mình. Vì ai cũng sợ bị thủ tiêu, bị tù, ít nhất cũng bị cô lập, quản thúc. Bị cô lập có nghĩa là không có ai để nương nhờ, trong khi tự mình không có phương tiện sinh sống. Thời gian cơ hội hiếm hoi đó xảy đến là thời gian sửa sai, sau CCRĐ, từ 1956-1957 và thời gian mấy năm “Cởi Mở” theo chân “Glasnost và Perestroika” của Gorbachev, từ 1986. Chúng ta còn nhớ năm 1956, trong đại hội XX của đảng Cộng Sản Liên Xô, lãnh tụ Khrutshchev đã hạ bệ Staline, mở ra một thời kỳ sửa sai toàn diện ở Liên Xô. Sau đó ở Trung Cộng Lục Định Nhất cũng khai mào chiến dịch “Bách Gia Tranh Minh, Bách Hoa Tề Phóng” (Trăm nhà đua tiếng, trăm hoa đua nở” ). Theo gót các đàn anh, Cộng đảng Việt Nam cũng cho lệnh ngưng CCRĐ, cho tiến hành “sửa sai”, đồng thời cũng mở ra thời kỳ “trăm hoa đua nở” ở miền Bắc VN. Đảng kêu gọi “Nói thật, nói thẳng, nói hết” để sửa sai. Các nhà trí thức và văn nghệ sĩ miền Bắc, hoặc vì thơ ngây, tưởng thật, hoặc vì muốn lợi dụng thời cơ nói lên những điều uất ức nung nấu đã lâu ngày không có dịp phun ra. Thế là những tờ báo “phản động” ra đời: Nhân Văn, Giai Phẩm của Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Đất Mới của sinh viên, Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Những người đã dám nhỏ nhẹ lên tiếng trong thời gian này, ngoài hai nhà đại trí thức mà bạn đọc đã biết qua các chương 12 và 17, còn có những cự tướng như Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung, Hữu Loan, Văn Cao, Trần Duy, Hoàng Cầm, Trần Lê Vân, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Bùi Quang Đoài, Hoàng Tích Linh, Hà Thi, Mai Sinh, Tạ Hữu Thiên v.v…. Trong thời gian thứ nhì, đổi mới, thì ngoài những người đứng đầu các chương trên, có Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Huy Cương, Hoàng Hữu Nhân, Nguyễn Minh Cần, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Bùi Minh Quốc, Bảo Cự, Hoàng Tiến, Thế Vũ, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Mạnh Tuấn (1), Phùng Gia Lộc, …và nếu có thể kể thêm cả những người chưa hẳn phản tỉnh nhưng cũng tỏ ra bất mãn và phê bình ban lãnh đạo đảng thì có thể nêu những tên như Trần Văn Giầu, Nguyễn Khắc Viện, Dương Quỳnh Hoa,Trần Bạch Đằng, Phạm Xuân Ẩn… và nhiều nữa… Vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” đã được Hoàng Văn Chí nói rất kỹ trong “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” do Mặt Trận Văn Hóa xuất bản năm 1957 ở Saigon. Ở đây chúng tôi chỉ lướt qua. 1. Phan Khôi (1984-1959) là cháu ngoại của anh hùng Hoàng Diệu. Ông cũng là nhà cách mạng đã từng bị thực dân Pháp bắt giam, là nhà văn, nhà báo nổi tiếng trước khi Việt Minh lên nắm chính quyền qua các cuộc bút chiến với Phạm Quỳnh, Tản Đà v.v… Truyện ngắn “Ông Năm Chuột” của ông đã bị các văn nô như Nguyễn Công Hoan, ĐàoVũ theo lệnh đảng xúm vào “đấu tố” ông, gọi ông là “tên mật thám của Tây”, “tên đại địa chủ chuyên bóc lột dân nghèo”. Đào Vũ còn ám chỉ ông là “con cóc già”… Phan Khôi ngay từ đầu đã dám thẳng thắn nói chủ nghĩa Cộng Sản có nhiều sai lầm và ông Hồ không nên nói “tiểu thuyết phải có vai trò chính trị” vì khả năng văn học của ông ta rất giới hạn… Có lần ở chỗ đông người ông mời bạn bè nhai một chiếc kẹo nội hóa trong khi uống cà phê. Miền Bắc thời ấy không có đường cát trắng (đường kính). Ông giải thích: Kẹo tượng trưng cho lòng yêu nước. Nó giúp làm nổi bật chất đắng của cà phê. Chất đắng này có thể ví như sự lãnh đạo của đảng. Trong khi đó kẹo có thể làm cho chúng ta thưởng thức được hương vị của cà phê. Cái hương vị này có thể so sánh với phẩm cách của người trí thức. Ông cũng là tác giả truyện “Ông Bình Vôi” có dụng ý quảng diễn cái ý phản động

Page 203: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

203

của nhà thơ Lê Đạt ám chỉ lãnh tụ là ông bình vôi càng già càng teo lại trong 4 câu thơ để đời của Lê Đạt. (xin xem chương 1) 2. Nguyễn Hữu Đang, sinh năm 1913, nguyên quán Kiến Xương, Thái Bình, tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, ông vào đảng hồi 1943 có nhiều thành tích với đảng nên được ông Hồ cử làm thứ trưởng thanh niên trong chính phủ liên hiệp năm 1945. Trước đó ông là một nhà báo viết cho rất nhiều báo như Thời Báo, Ngày Mới, Tin Tức, Đời Nay…Trong sửa sai ông đã viết bài “Vấn Đề Pháp Trị” đăng trên tờ Nhân Văn, lên án những vụ áp bức chà đạp nhân phẩm con người, đồng thời tố cáo các tòa án kết án tùy tiện không dựa trên luật pháp. Vì bài báo này mà ông bị kết án tù 17 năm, sau đó bị quản thúc thêm 20 năm nữa. Nhà cầm quyền coi Nguyễn Hữu Đang là “đầu sỏ” của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Cuối năm 1992, nhà thơ Phùng Quán đã từ Hà-nội về tỉnh lỵ Thái Bình rồi từ đó đạp xe đạp ngược gió gần 20 cây số đến thăm Nguyễn Hữu Đang ở thôn Trà Vy, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương. Trong một bài báo trong nước, được tờ “Bản Tin Đường Sống”, (bản Tin số 2 tháng 10 năm 1996, xuất bản ở Quận Cam, California, hậu thân của tạp chí Đường Sống do nhà văn Trần Phong Vũ chủ trương), trích đăng lại, Phùng Quán đã tả cảnh sống cô đơn nghèo túng của con người đã từng được Hồ Chí Minh đích thân cử làm trưởng ban tổ chức lễ Độc Lập và ra mắt chính phủ VNDCCH ở vườn hoa Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ở tuổi 80 mà ông sống cô đơn, lẻ loi, không vợ, không con, một mình phải tự lo lấy tất cả mọi sự. Quần áo rách tả tơi. Cái phòng chỉ rộng 5 mét vuông. Cái bàn chỉ có hai chân “để cho nó giống người”. Ghế thì dùng cái vại sành hàng xóm quẳng đi đem rửa sạch lật úp xuống ngồi cho “mát”. Thức ăn thì lượm bao thuốc lá rỗng để đổi cho trẻ con lấy cóc, ngóe, và rắn để kho tiêu, được gọi là “chả cóc”, ăn dần cho có chất protít. Chết thì đã tìm được một chỗ trũng dưới chân bụi tre gần nhà “bằng phẳng, phủ đầy lá tre rụng, rất vừa người tôi, tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi làm phiền ai…Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp ra đó trước khi nhắm mắt xuôi tay…” Nguyễn Hữu Đang nói với Phùng Quán như vậy. Thảm cảnh đó là kết quả của những lời phát biểu không đúng chính sách của “đảng ta”. Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Văn Cao, Phan Khôi, Đào Duy Anh và biết bao trí thức khác cũng bị bạc đãi, trù dập. Nhưng chưa thấy ai tả lại cảnh sống của họ bi đát như Phùng Quán đã tả về Nguyễn Hữu Đang. 3. Trần Dần (1926-1996), sinh quán Nam Định, tác giả tập thơ “Ta Nhất Định Thắng” và tiểu thuyết “Người Người Lớp Lớp” cũng bị coi là một trong những người chủ xướng phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm.. Ông bị đánh ngay từ đầu, bị bắt giam, bắt làm kiểm thảo. Những vần thơ nhẹ nhàng”..không thấy phố thấy phường…chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ… ” cũng là cái cớ để ông bị bắt. 4. Trương Tửu (1909-1999) nổi tiếng vì tác phẩm phê bình văn học ” Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du” dưới bút hiệu Nguyễn Bách Khoa. Ông cũng là tác giả những cuốn “tương Lai Văn Nghệ sĩ VN”, “Người Đàn Bà trong lịch sử văn học”. Viên Mai-Lê Phương còn là bút hiệu khác của ông khi sáng tác những tiểu thuyết “Tráng Sĩ Bồ Đề” và “Khi chiếc yếm rơi xuống”. Những tác phẩm biên khảo của ông thường hay gây tranh luận sôi nổi. Vì ông chủ trương “chỉ nên viết những gì mới mẻ” và “cần khiến người đọc suy nghĩ và tranh luận”. Sau vụ Nhân Văn-Giai Phẩm ông đã bị các văn nô cỡ Hoài Thanh theo lệnh đảng chỉ trích kịch liệt. Nhưng vì là một giáo sư (đại học Sư Phạm và đại học Tổng Hợp) có tiếng tăm và uy tín lớn trong nhiều giới nên ông chỉ bị cấm dạy ở 2 trường này, chứ không bị bắt và đi cải huấn. 5. Trần Duy, họa sĩ nổi tiếng với bài “Những Người Khổng Lồ”. Ông ám chỉ đảng là người khổng lồ không tim, được ngọc hoàng Thượng Đế sai xuống trần gian làm khổ loài người, vì không có tim. Trong bài có đoạn Nam Tào, Bắc Đẩu cùng với La Hầu và Kim Tinh tâu với Ngọc Hoàng:

Page 204: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

204

“Đoàn khổng lồ lúc được nặn ra, chỉ cốt lấy to nên hết nguyên liệu để nặn tim, cho nên trong đoàn khổng lồ phải xuống hạ giới có một bọn không tim. Ngọc Hoàng biến thần sắc. Một vì sao hỏi: -Thiết nghĩ đoàn khổng lồ chỉ đánh với ma vương quỷ dữ cần gì tim? Ngọc Hoàng trả lời: Nhưng ta tạo nên con người của ta cần sống giữa hoa đẹp hương thơm. Vì sao lại tâu: Nhưng bộ óc to cánh tay lớn chẳng đủ rồi ư? Ngọc Hoàng phán: “Những cánh tay lớn của một người không tim sẽ đập nát những công trình của bộ óc hắn xây dựng…..” 6. Hữu Loan (sinh 1916), nổi tiếng về bài “Màu Tím Hoa Sim” được dân gian truyền tụng làm nhức óc đảng lãnh đạo. Bài này cũng như bài “Hoa Lúa” sau đó đều do tờ “Trăm Hoa” của nhà thơ Nguyễn Bính đăng tải và phổ biến. Sau vụ án Nhân Văn Giai Phẩm tuy không bị án nặng như Nguyễn Hữu Đang, hay bị bắt giam và tra tấn như Trần Dần… nhưng Hữu Loan đã bị quản chế dài dài. Nhà văn Hoàng Huệ trong một bài diễn văn đọc tại đại hội văn nghệ miền Bắc năm 1956 đã nói: Hữu Loan bảo anh chỉ có mỗi một điều ao ước là làm sao có được một cái đèn dầu để có thể làm việc ban đêm trong một cái phòng duy nhất trong đó sống vật vờ tất cả vợ chồng con cái. Tờ Thanh Niên đầu tháng 3, 1991 có đăng bài của Nguyễn Duy thuật lại rằng ở tuổi 75 nhà thơ vẫn đạp xe đạp hàng chục cây số lên thị xã Thanh Hóa rồi về nhà tự xoay xở mà sống, không nhờ vả, qụy lụy ai. “Có lần, “được mời” lên huyện trình diện, bị một ông công an trạc tuổi con cụ cật vấn: “Sao ông không lo làm nhà?” Nhà thơ già đập ngay: “Ta còn bận làm người.” Câu này làm người đọc nhớ tới câu nói thời danh của Diogène, nhà hiền triết cổ Hy Lạp, giữa ban ngày ban mặt đốt đuốc đi tìm người: “Hominem quoero” (ta đi tìm người) Mấy trang sau sẽ thấy Nguyễn Huy Thiệp cũng nói về “người” một cách rất ư là chua cay: “chẳng có mặt nào đáng là mặt người”. Đầu năm 1995, trả lời phỏng vấn của nguyệt san Thông Luận ở Paris, Nguyễn Hữu Loan đã nói về tình trạng xã hội xhcn và đường lối văn nghệ của đảng như sau: “…Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng trưởng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhau ăn cắp, nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng. Luận điệu thuộc lòng là: Không có ăn cắp mới lạ, có ăn cắp là tất nhiên. Đấy là thứ sốt rét vỡ da của nhân vật Khổng Lồ, của một chế độ Khổng Lồ. Đường lối đó ở ta được ông Trường Chinh tiếp thu và bảo vệ và truyền giáo như một thánh tông đồ xuất sắc. “Một người nhà báo hỏi ông: Như vậy là cách mạng đã cấm tự do ngôn luận? Ông Trường Chinh sửng sốt: ” Anh nói sao? Các anh vẫn được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi.” Cũng trong bài phỏng vấn dành cho báo Thông Luận, Hữu Loan đã so sánh tình trạng xã hội đầy trộm cắp đầu thập niên 90 với thời Pháp thuộc như sau: “Ngày xưa ngay thời Pháp thuộc cả một vùng lớn như một huyện mới có 5-6 tên trộm mà trộm không được pháp luật bênh như thế, mà dân chúng cũng còn lo ngay ngáy cho số phận trâu bò, của cải của mình. Còn bây giờ chỉ một thôn thôi cũng có vài chục tên trộm cướp công khai, coi thường pháp luật thì hỏi người dân còn an cư thế nào để lạc nghiệp được?” 7. Hoàng Cầm thời kháng chiến được mệnh danh là nhà thơ đuổi giặc. Ông là đội trưởng đội văn công của miền Bắc, sau 1954 lên làm đoàn trưởng. Tháng 4 năm 1948 ông làm bài thơ “Bên Kia Sông Đuống” cổ võ bộ đội Cộng Sản hăng say chống Pháp. Nhưng bài này bị những tay trùm văn nghệ phê bình “còn nặng chất tư sản, lãng mạn”. Ông có dính dáng đến vụ Nhân Văn Giai Phẩm nên bị đuổi ra khỏi hội nhà văn. Thơ của ông không nhà xuất bản nào dám in. Cho đến sau “đổi mới” thời Nguyễn Văn Linh ông mới được thu lại vào hội nhà văn và phải đến 1991 người đọc mới thấy thơ của Hoàng Cầm tái xuất hiện trên

Page 205: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

205

văn đàn xhcn. Bài thơ đầy chất tượng trưng bí ẩn sau đây cho ta thấy tâm trạng của ông. Không dám nói thẳng, ông để người đọc suy nghĩ và tự tìm hiểu về con người ông và tình cảnh đất nước:

Hình rêu bóng nhớ Em mất quê rồi anh mất em Vừa khi tóc trắng rụng bên thềm Hôm qua chợt thấy hình rêu lạ In đậm hình em vách láng giềng Lưới nhện giăng tơ bờ kỷ niệm Tấm voan che nửa mặt phù du Chiều chiều anh đứng nhìn rêu đá Thương vóc em gầy xiêu dốc mưa Nhện bỗng đi đâu quá nửa ngày Gió cuồng si quét mạng tơ bay Hình em chuyển dáng, rêu di động Em đã thành ra một gốc cây. Anh cứ ôm cây, cứ đợi chờ Gió hòa mưa thuận quấn rêu tơ Cho em óng ả xôn xao hiện Gỡ mạng che thân lưới nhện hờ.”

8. Phùng Quán khốn đốn vì mấy vần thơ trong bài “Lời Mẹ dặn”:

“Yêu ai cứ nói là yêu, Ghét ai cứ nói là ghét (…) Tôi muốn làm nhà văn chân thật Chân thật trọn đời Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã. Bút giấy tôi ai cướp giật đi Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.

(Văn số 21, ngày 17-9-1957)

Hay bài “Chống tham ô lãng phí”, (Giải Phẩm Mùa Thu tháng 10 năm 1956) với những câu:

Tôi đã gặp Những bà mẹ già quấn giẻ rách Da đen như củi cháy giữa rừng Kéo giây thép gai tay máu chảy ròng ròng Tôi đã gặp Những cô gái trồng bông Hai mươi? ba mươi? Tôi không nhìn ra nữa Mồ hôi sôi trên lưng, Mặt trời như mỏ hàn xì lửa Đốt đôi vai cháy hồng.

Page 206: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

206

Tôi đã đi qua (những vùng): Hai mùa lúa không có một bông Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ Tôi đã gặp Những trẻ em còm cõi Lên năm, lên sáu tuổi đầu, Cơm thòm thèm độn cám và rau. Tôi đã gặp Chị em công nhân đổ thùng Yếm rách, chân trần Quần xắn quá gối Run lẩy bẩy chui vào hầm xia tối Vác những thùng phân…

(…) Những tên quan liêu Đảng đã phê bình trên báo

Và bao nhiêu tên chưa ai biết ai hay Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy. Khắp mặt đất như ruồi nhặng Ở đâu cũng có! Đảng muốn phê bình tất cả Phải có một nghìn số báo nhân dân…

9. Nguyễn Bính (1918 – 20/1/1966), người làng Thiện Vịnh, huyện Vụ Bản, Nam Định, tác giả những tập thơ “Lỡ Bước Sang Ngang”, “Hương Cố Nhân”, rất nổi tiếng thời tiền chiến. 13 tuổi đã làm thơ. 19 tuổi đã được giải thưởng về thơ của Tự Lực Văn Đoàn. Năm 1945 đang ở miền Nam, ông đã tham gia mặt trận Việt Minh, được cử làm trưởng ty tuyên truyền tỉnh Rạch Giá. Sau khi tập kết ra Bắc ông bắt đầu “mất lập trường”. Trong thời gian sửa sai khi Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần chủ trương Nhân Văn, thì Nguyễn Bính có tờ “Trăm Hoa” cùng chí hướng phê bình, châm chích đảng. Nguyễn Bính rất rộng rãi với anh em văn nghệ sĩ chống đảng. Chính ông đã quảng cáo rầm rộ cho bài “Màu Tím Hoa Sim” của Hữu Loan và khi ông này vắng nhà trong đợt cải cách ruộng đất, Nguyễn Bính đã trả cho vợ ông 15 đồng nhuận bút cho bài “Hoa Lúa” của ông, trong khi tờ Văn Nghệ của đảng chỉ trả 7 đồng cho một bài cùng loại. Một chỉ vàng lúc ấy có 20 đồng. (Hữu Loan so sánh: nhuận bút một cuốn sách ngày nay không bằng nhuận bút một bài thơ thời trước, và vì vậy nhiều nhà văn đã phải trở thành lưu manh và/hoặc hèn nhát) Vũ Thư Hiên cho biết Nguyễn Bính chết vào đêm trừ tịch Bính Ngọ (1966) trong một hoàn cảnh bi thảm. Hàng xóm thấy mấy ngày ông không ra khỏi nhà, báo công an đến phá cửa vào thì thấy nhà thơ nằm chết còng queo bên chai rượu uống dở, trên manh chiếu rách. (2) Đọc Đêm Giữa Ban Ngày đến chỗ này tôi sực nhớ tới mấy vần thơ của Nguyễn Bính thời tiền chiến mà chạnh lòng. Phải chăng nhà thơ đã nhìn trước thấy hoàn cảnh đất nước qua hoàn cảnh riêng của mình:

“Qua đêm tối đến ngày lại sáng Hết đông dài ảm đạm lại sang xuân Sao lòng ta (Việt Nam) vẫn tối tăm muôn phần Chẳng được ánh bình minh (Tự Do) làm quang đãng?”

10. Văn Cao (1923-1995), nguyên quán huyện Vụ Bản, Nam định, sinh tại Hải Phòng ngày 15-11-1923. Ông chỉ được học nhạc sơ sài ở một trường dòng Công Giáo. Nhưng nhờ

Page 207: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

207

tài thiên phú ông đã sớm thành công trong thơ và nhạc. Ông cũng là một họa sĩ từng có tác phẩm trưng bày tại các cuộc triển lãm tranh lớn. Thời tiền chiến ông đã nổi tiếng cùng với Đặng Thế Phong, người cùng tỉnh, tuy rằng ông này yểu mệnh, chỉ để lại rất ít bài hát tuyệt hay. Những bài hát thính giả ưa thích nhất được Văn Cao soạn trước chiến tranh gồm Buồn Tàn Thu, Suối Mơ, Bến Xuân, Cung Đàn Xưa, Thiên Thai, Trương Chi, Làng Tôi… Đó là những bản nhạc trữ tình làm say mê đến huyễn hoặc người nghe. Nhưng ông đã cống hiến cho kháng chiến những bài hùng ca có sức lôi cuốn lòng người, thúc giục đoàn quân hăng say ra trận. Đó là những bài Đống Đa, Bắc Sơn, Thăng Long Hành Khúc, Không Quân Việt Nam…, nhất là bài Trường Ca Sông Lô hùng tráng lẫy lừng, lấy hứng từ kiệt tác “Dòng Sông Xanh” (Danube Bleue) của Johann Strauss … Nhưng chế độ Hà-nội nợ ông bài Tiến Quân Ca sau trở thành “quốc ca” cho tới ngày nay. Ông đã sáng tác bài này trong lúc gia đình ông lâm cảnh nghèo túng phải rời bỏ quê quán ra Hải Phòng, còn ông thì sống nhờ sự bố thí của bạn bè, sống lay lất ở một căn phòng nhỏ ở thủ đô. Hình ảnh một cô bé 3 tuổi trần truồng cô đơn bên bờ hồ Gươm giữa mùa đông, gợi ông nhớ đến đứa cháu ruột cùng tuổi đi lạc trong chuyến di tản đã cuốn hút hồn ông vào những điệu nhạc cuồng loạn của bài Tiến Quân Ca. “Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường …đường bờ hồ, theo thói quen cố tìm một cái gì để nói, tìm một âm thanh đầu tiên…. (…)Tôi đi mãi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ gì trong một cái ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái nó khoảng lên 3. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt nó giống như đôi mắt con mèo con. Cháu bé không mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải con cái mấy người đó. Hình như nó là đứa trẻ bị lạc. Không phải cháu tôi. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam định – Hải Phòng. Tôi bỗng trào nước mắt và quay đi. Đêm ấy về gác tôi viết được nét nhạc đầu bài “Tiến Quân Ca”. (3) Vì bài ca này mà một số người quốc gia ở miền Nam đã coi ông như văn nô hiếu chiến của Cộng đảng. Nhưng thật oan uổng, ông làm vì lòng yêu nước chứ không vì chủ nghĩa Cộng Sản. Ông mới chính là nạn nhân của chế độ. Vì sau cải cách ruộng đất ông đã thức tỉnh và đã tham gia phong trào tự do dân chủ của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và trở thành đối tượng trù dập của đảng. Họ đã quên đi những cống hiến của một thiên tài cho cách mạng, mà chỉ còn giữ lại hận thù đối với một người bất đồng chính kiến. Chẳng những ông không được trọng dụng, mà còn bị cấm sáng tác trong suốt 30 năm. Mãi đến 1986, trong thời “đổi mới” người ta mới cho phép hát và phổ biến nhạc phẩm của Văn Cao. Nhưng ông cũng đã biết thân biết phận và biết đời, biết Đảng rồi. Ông mất ngày 10-7-1995 tại Hà-nội. Năm ấy cũng là năm tuổi của ông, tuổi hợi. Đám tang được tổ chức long trọng, có tới 700 vòng hoa. Các vị tai to mặt lớn trong đảng và chính phủ, kể cả Tố Hữu, người đã sỉ vả ông hồi 1956, cũng đến ký tên vào sổ phân ưu. Khoảng một vạn dân Hà-nội đã đến tiễn đưa nhạc sĩ Văn Cao đến nơi an nghỉ cuối cùng. Người ta nói “tiễn đưa Căn Cao về cõi “Thiên Thai”. Nhưng cũng có nhiều người không khỏi nhớ lời ông từng phát biểu một cách cay chua, nhưng dịu dàng, nhẫn nại: “Lên đến Thiên Thai rồi muốn về trần ngay.” (4). Thiên thai mà Văn Cao nói đây là ngầm hiểu thiên đường Cộng Sản đấy. Sau đổi mới, thời Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư: 1. Nguyễn Thanh Giang, hiện ngụ tại A 13 P9 TTPK Hòa Mục, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà-nội. (D.Th. 8.586.012) sinh năm 1936 là nhà điạ vật lý học nổi tiếng,

Page 208: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

208

năng có dịp ra nước ngoài kể cả Hoa Kỳ. Nước tư bản gộc này đã tặng ông danh hiệu “viện sĩ viện hàn lâm khoa học Nữu Ước”, năm 1999. Ông không phải là đảng viên Cộng Sản, mặc dù bên vợ ông có nhiều người rất có thế lực trong đảng. Ông là bạn, cộng sự viên trong nhiều chục năm, nếu không nói là thầy dạy của chủ tịch nhà nước Trần Đức Lương, khi còn làm việc tại tổng cục địa chất. Ủy viên thường trực bộ chính trị Phạm Thế Duyệt đã từng có thời làm việc dưới quyền ông và được ông đào tạo. Ông còn là cố vấn của tướng Trần Độ. Vì vậy sau khi đảng khai trừ Trần Độ được 3 tháng họ đã cho bắt Nguyễn Thanh Giang vào ngày 4 tháng 3 năm 1999. Việc bắt bớ này xảy ra sau khi tổng bí thư Lê Khả Phiêu đi Bắc Kinh về, khiến có dư luận cho rằng Phiêu bị áp lực của Trung Quốc mà bắt Nguyễn Thanh Giang. Ở các chương trên độc giả đã thấy Hà Sĩ Phu, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Hộ đều bị bắt trong khi đang đi đường. Thì Nguyễn Thanh Giang cũng bị bắt giống như vậy. Rồi nhà ông cũng bị công an khám xét để tìm bằng chứng buộc tội ông. Nhưng do ông là nhà khoa học nổi tiếng cả ở nước ngoài, nên các cơ quan nhân quyền quốc tế đã can thiệp riết và ông đã được thả trung tuần tháng 5 vừa qua (1999). Ngay từ khi nhà địa chất học này mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách theo chiều hướng dân chủ đa nguyên trong các bài báo “Nhân quyền, khát vọng ngàn đời”, và “Bầu cử quốc hội” hồi 1997 ông đã bị nhà cầm quyền theo dõi, canh chừng chỉ chờ có một cái cớ gì đó để trị tội. Bài “bầu cử quốc hội” ông rút từ kinh nghiệm bản thân: Năm 1993 ông đã cao hứng ra ứng cử vào quốc hội khóa IX. Mặc dù 99% cử tri tán thành, ông vẫn bị đảng mánh mung làm ông không đủ phiếu của cơ sở đề cử. Về chuyện mánh mung, gian lận này, nhà văn Hoàng Tiến đã nhận xét trong một bài viết về vụ Trần Độ bị khai trừ đầu năm nay: “Hầu như mọi người tham gia vào việc tổ chức bầu cử, cũng như cử tri đi bầu, đều thấy mình làm một công việc đã được xếp đặt từ trước, đại giả dối, vậy mà họ vẫn cứ làm. Không thấy ai phản ứng. Thế mới kỳ!” Cũng nên nhắc lại rằng năm ngoái, khi NTG vào Nam với ý định tìm cách giúp đỡ những gia đình thương binh tử sĩ, nạn nhân chiến tranh, không phân biệt bên này hay bên kia ông cũng đã bị bắt giữ một thời gian vắn. Ông bị bắt do chính sách phân biệt đối xử của đảng, “không lẫn lộn thù với bạn” (!) Trong một bài ký sự viết ít lâu sau khi được thả ông đã tỏ lòng biết ơn bạn bè năm châu bốn bể đã vì bênh vực nhân quyền can thiệp cho ông. Ông ca ngợi hành động đó, bảo nó chứng tỏ tình anh em bốn bể, và đúng nghĩa “Internationale”. Ông cũng nói có Trời Phật phù hộ ông cho nên, như có người nói: “Cứ mỗi lần người ta dìm anh xuống một nấc thì anh lại bật cao lên hai ba nấc.” Rồi ông đưa con gái ông ra làm ví dụ. Truớc khi ông bị nạn lương cô ta là một thì sau khi ông bị nạn lương cô ta tăng lên gấp 10 … Trong bài ký có mấy hàng sau đây đáng chú ý hơn cả: “Nhiều người ngậm ngùi phân trần với tôi: “Tôi cũng nghĩ và cũng thấy phải nói, phải viết như anh, nhưng hèn quá. Chẳng qua chỉ vì sợ mất miếng cơm manh áo, sợ con cháu bị trù diệt.” 2. Phan Đình Diệu là nhà toán học xuất sắc của Việt Nam. Ở vào vị thế của một nhà khoa học ông đã nhiều lần đề xuất những cải tổ về tổ chức, nhằm đưa tới một nền dân chủ tự do cho đất nước. Bản “Kiến nghị về một chương trình cấp bách nhằm khắc phục khủng hoảng và tạo điều kiện lành mạnh cho sự phát triển đất nước” được coi là tích cực và triệt để vì đã dám thẳng thắn bác bỏ quyền lãnh đạo chuyên chính của đảng Cộng Sản. Đồng thời đề ra những biện pháp cụ thể để thực thi quyền dân chủ tự do của người dân.

Page 209: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

209

3. Phùng Gia Lộc là một nhà văn tương đối trẻ rất nghèo lại nhiều bệnh nan trị. Ông cũng không có chân trong hội Nhà Văn. Nhưng tên tuổi ông đã được độc giả ở hải ngoại biết đến nhờ bài ký “Cái đêm hôm ấy đêm gì”. Trước đó ông cũng đã có truyện ngắn “Con Bò Thải”. Cả hai bài đều nói đến cảnh sống khổ cực của người dân nông thôn, bị cưỡng bách vào hợp tác xã, chịu cảnh áp bức, sống dở chết dở vì thuế nông nghiệp. Con bò của xã viên khi chưa vào hợp tác xã thì béo tốt, chỉ mấy tháng vào hợp tác xã rồi thì chỉ còn da bọc xương, khiến chủ nhân cũ của nó thương hại cố giải thoát cho nó khỏi cái hợp tác tắc trách cha chung không ai khóc, bò chung chẳng ai nuôi ăn… Đó là tóm tắt truyện “Con bò thải”. Còn bài ký làm Phùng Gia Lộc nổi tiếng thì đây xin trích một vài hàng. Chuyện xảy ra vào cuối năm 1983, ở một xã thuộc tỉnh Phú Yên, bên bờ sông Chu, quê của tác giả. Cảnh gia đình tác giả, lúc ông về đến nhà:

“Vợ tôi bế thằng Văn ngủ khì trong lòng, ngồi bên bếp than vỏ cao su um khói. Bên cạnh, thằng cu Thức bốn tuổi đang liến láu. Còn Học, thằng nhớn, đang học bài ở nhà trên. Thấy tôi về thằng Thức reo lên: - A bố! Bố về là bố về! Có chi không bố? - Có cái rét cóng đây này! Tôi nói rồi giắt xe vào nhà, mở túi gạo xách xuống bếp khoe: - Ứng được 5 cân gạo! Bà cụ thân sinh ra tôi mệt đã lâu, thấy tôi về, cũng gượng chống gậy xuống bếp sưởi. Cụ bảo: - Mẹ Học đi nấu cơm cho bố va ăn! Tôi hỏi: - Nhà ăn rồi hả mẹ? Thằng cu Thức đến là hở miệng, cấm có giấu nó được tí gì. Nó nói: - Chỉ nấu cơm cho bà với em thôi! Mẹ với anh Học với con, ăn cháo rau má rồi. Bữa nay mẹ luộc rõ nhiều rau cải. Tôi thấy cay xè trong mắt. - Thế thì nấu thêm thêm vào. Hết thì tao đi bới đất nhặt cỏ, van ông vái bà. Làm con người mà miếng cơm chín vào bụng vẫn không đủ thì sống thế nào?…(…) …Thấy chỉ nấu mình cơm tôi, lòng tôi lại muốn nổi gai. Vợ tôi bế thằng út vào lót cho nó ngủ trong buồng, rồi lấy cho tôi cái bát đôi đũa. Cuộc chào mời đun đẩy, nhường nhịn nhau rõ bực. Tôi lùa hai bát với nước dưa chua, rồi bỏ đấy. Bà cụ nài, rồi tôi dỗ, thằng Thức cũng lắc đầu không dám ăn chỗ cơm còn lại. Hắn sợ mẹ. (…) … Hai vợ chồng than với nhau về số thuế nông nghiệp còn thiếu một tạ mười hai cân, mà chẳng lấy đâu ra mà trả: “Chả nhẽ kiếm liều thuốc chuột cho vào nồi cháo, ăn chết cả nhà cho sướng cái đời…” ” Bỗng có tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi. Kẻng khắp xã: từ đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ giây chuyền. Tiếng loa phóng thanh… Danh sách những nhà thiếu thuế…”Tiếng chó sủa ôi là chó sủa… Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc…Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu eng éc… - Cứ bắt lấy chiếc xe đạp, phích, xô, bắt ráo…

Page 210: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

210

Chị Cò Lộc, mở cửa ra! Thằng bé trong buồng khóc thét. Thằng Thức đang ôm tôi, thấy em khóc cũng òa khóc toáng lên. Thằng Học 12 tuổi…cũng níu lưng tôi run bắn. (…) - Theo danh sách đội báo chị còn thiếu hơn tạ thóc. Yêu cầu đem nộp ngay….Bà cụ đáp thay con dâu: Các bác các anh ơi! Có còn cái gì mà nộp. Các anh các bác không thấy đàn con hắn đói xanh đói trong đi à? Các bác không thấy tôi cũng phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à?”

Những cuộc đối đáp và lục lọi gay gắt, gắt gao, mặc dù ở đó có mặt cả người em họ của tác giả làm bí thư Đảng ủy. Người ta bắt chiếc xe đạp của ông, ông doạ kiện lên ông Đồng, và nói mình là nhà báo. Họ đâm ngại không dám lấy. Nhưng cuối cùng người ta khám thấy thóc để dành trong chiếc quan tài, cỗ quan tài chuẩn bị cho mẹ tác giả trăm tuổi. Thóc cũng để làm ma.

“Bà cụ nói như rên rẩm: ” Đã bảo xay phứt đi cho con nó ăn, không nghe. Cứ bóp mồm, bóp miệng để dành làm chi. Sống chả thấy đâu nữa là.” Một tay râu tóc xồm xoàm hỏi: “Chị có gánh đi hay không thì chị cũng bảo.” Một tay khác, tôi hơi quen mặt, đến trước vợ tôi lạy lia lịa: “Thôi em xin bà chị. Em đi làm ở đây thế này. Nhưng lại có bọn khác đến chỗ em làm ác y hệt. Nhà em cũng thiếu mà. Chị không gánh, để cánh này bể cả hòm ra, chị phải chịu hai chục công là ít, chưa nói phạt tiền.” Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra, để lôi hòm lúa. Bất đồ hai thằng Học và Thức từ bếp tuôn lên, ôm lấy tay chân chư vị, van rối rít “Cháu van các chú, các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà! - Buông ra, ô hay, đồ con nít! Bà cụ loạng quạng đi lại, giơ gậy cản: “Các ông không thương trẻ, thì các ông thương chút thân già, để phúc đức cho con cháu.” Vì họ đá vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngã chỏng quèo như chiếc ghế đổ. - Ôi Đảng ôi là Đảng ôi…Trông xuống mà coi! Tôi xốc mẹ lên giường bịt mồm cụ lại: - Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế. Đảng không chủ trương thế này! Tôi nói vậy và ngoặp hai hàm răng vào cổ tay mình để kìm giữ cái gì cứ chực tung ra. Hai vợ chồng xúc hết lúa ra thúng và bì. … hì hục gánh thóc ra trụ sở nộp… Việc thật ở nhà tôi đêm 28 tháng 11 năm 1983, người ngoài cuộc hẳn cho là bịa. Cho đến nay, mỗi khi nghĩ đến, tôi cứ thảng thốt hỏi mình: “Cái đêm hôm ấy…đêm gì?” (1987).

4. Trần Mạnh Hảo và Chế Lan Viên. Trần Mạnh Hảo nổi tiếng vì tiểu thuyết “Ly Thân” chống chế độ vừa in ra thì có lệnh trên thu lại trong trường hợp tương tự như cuốn Nổi Loạn của Đào Hiếu (5). Từ đó ông bị theo dõi canh chừng ráo riết. Nhưng nhờ biết “cư xử” phải phép, nay ông vẫn được phép in tác phẩm của mình. Ông có cuốn “thơ phản thơ” được giải thưởng của Hội Nhà Văn năm 1996, vừa tái bản trong đó có một bài viết về Chế Lan Viên rất đặc sắc. Ai cũng biết Chế

Page 211: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

211

Lan Viên là nhà thơ rất nổi tiếng thời tiền chiến ngang hàng với Thế Lữ, Xuân Diệu. Đến thời chiến tranh, cách mạng, ông đã cúc cung phục vụ cách mạng hết mình. Nhưng theo Trần Mạnh Hảo thì cuối đời ông rất nghèo, phải đích thân nấu cám nuôi heo để sinh sống. Khi gần chết ông đã trối lại là hãy thiêu xác đưa gửi vào chùa. (6) “Càng gần cái chết, thơ ông viết càng hay, càng bớt chất luận đề, chính luận, càng thêm cảm xúc và sâu đọng. Hầu hết các nhà thơ mới, kể cả Xuân Diệu, Huy Cận, cái phần thơ hay nhất, đóng góp lớn nhất cho thi đàn lại là những thi phẩm ra đời trước năm 1945. Chỉ có CLV và phần nào Tế Hanh, những trước tác sau này thậm chí còn đồ sộ, còn hay hơn nhiều thời tiền chiến.” Không rõ Trần Mạnh Hảo muốn ám chỉ điều gì khi ông trưng dẫn 3 câu thơ của CLV:

“Con trâu nghé ọ Có cặp sừng bỡ ngỡ Chiều buồn không biết cọ vào đâu” (1988)

Rồi bình luận: “Câu thơ viết như chơi, viết như đùa, như không mà hay đến nghi hoặc. Yêu biết bao nhiêu cái cặp sừng non bỡ ngỡ của thi ca. Này con nghé ọ, mi đang cọ sừng vào cõi hư vô mà chẳng biết. Nhà thơ bảy mươi tuổi nhưng thi ca mà ông sinh ra muôn đời phải là con trẻ, phải là con nghé ọ của đời. Con nghé thơ sẽ lớn thành con trâu kéo cày trên cánh đồng văn học. Và, trâu thơ ơi, sau khi ngươi chết đi, người đời sẽ mượn da ngươi làm trống, để đánh lên nhịp nhảy, nhịp sống của con người. Và trâu thơ ơi, xin mi để lại cặp sừng làm chiếc tù và báo động…” Tại sao TMH lại xin trâu thơ để lại chiếc sừng làm tù và báo động? Sao lại báo động? 5. Nguyễn Mạnh Tuấn, nổi tiếng vì cuốn “Cù Lao Tràm” viết thời “cởi trói” của Nguyễn Văn Linh. Năm 1990 ông đã xin ra khỏi đảng, nói là để “có thể sống đàng hoàng bằng ngòi bút của mình. Sau đó ông đã có 3 cuốn “Yêu như là sống”, “Ngoại Tình”, và “Nền Móng”. Trong lời nói đầu cuốn Nền Móng, tác giả viết: “Mọi khắc nghiệt của hoàn cảnh, dầu có đầy nước mắt cũng không đáng sợ, chỉ sợ sự thiêng liêng và niềm tin ở nơi mình không còn.” Một nhân vật trong truyện đã cho biết lý do cô ta vào Đoàn như sau: “Em vào đoàn không phải vì lý tưởng – Tuyền đáp lại rất nhanh – Tất nhiên em chẳng nói điều đó với bất cứ ai. Bố em là dân “hợp tếch”, em phải vào Đoàn để lý lịch đỏ lên, sang năm thi vào đại học cho dễ. Chỉ có thế thôi.” 6. Tô Hoài (1920) là nhà văn nổi tiếng từ thời tiền chiến với cuốn “Dế mèn phiêu liêu ký”. Đầu thập niên này ông có cuốn “Cát Bụi Chân Ai” cũng đáng chú ý. Ông đã bị bắt về tội “cùng đàn em tìm đủ cách chối bỏ những giá trị xây dựng chế độ từ trước tới nay.” Theo tờ Văn Hóa Nghệ Thuật thì chính Tô Hoài là người đã thu thập những tác phẩm chống đối trong nước gửi ra ngoại quốc. 7. Hoàng Tiến là nhà văn được nói đến nhiều ở Hải Ngoại trong năm nay. Năm ngoái ông đã được Tổ Chức Cảnh Giác Nhân Quyền (Human Rights Watch) tặng giải thưởng “Hellman – Hammett” cùng với 7 nhân vật VN khác trong đó có Lữ Phương, cựu thứ trưởng của “chính phủ lâm thời” Cộng Hòa Miền Nam, đại đức Thích Trí Siêu và nhà thơ Phạm Thái Thủy. Ông đã từng bị coi là có khuynh hướng xét lại hồi 1964, vì tập truyện ngắn “Sương Tan” mô tả những cái sai quấy trong CCRĐ, những cảnh buồn đau trong chiến tranh. Ông ngưng sáng tác suốt hơn hai chục năm. Mãi đến 1979 mới thấy có bài vở của ông trên báo. Hoàng Tiến lại được biết đến qua những tiểu thuyết “Hà-nội của tôi”, “Con Rồng Thần Thoại”, “Mùa Hoa Nghệ Rừng” và “Người đàn bà có khuôn mặt trăng rằm”. Ông cũng có viết về Hồ Xuân Hương, về chữ quốc ngữ.

Page 212: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

212

Khi tướng Trần Độ bị khai trừ vào đầu năm, Hoàng Tiến là một trong những người đầu tiên lên tiếng “Tôi Tán Thành Với Tướng Trần Độ” và nêu cao chủ trương “Hợp Lực Đồng Hướng” nhằm “tạo sức mạnh đẩy cỗ xe Việt Nam thoát khỏi vũng lầy.” Sau loạt bài nói trên, Hoàng Tiến đã “bị săn sóc tận tình cùng với nhiều người khác nhất là nhà báo Vũ Huy Cương”, như ông đã nói với ký giả đài Á Châu Tự Do. Cũng trong bài phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do, Hoàng Tiến cho biết: “Tôi theo đạo Phật. Tôi tin Giời Phật đã chi phối hết cả rồi”. Được hỏi thêm số người mang tinh thần nghĩa cả như ông nói có đông không, ông lại nhắc đến Trời Phật lần nữa: “Cũng đông, cũng đông đấy. Bây giờ nhiều người lên tiếng nói hay lắm. Nói chung tôi thấy rất mừng. Giời Phật chi phối rồi đất nước mình sẽ khá lên.” Nghĩa là ông tin đất nước một ngày kia sẽ được tự do dân chủ. Ông còn tiết lộ về sự chuyển hướng suy nghĩ của một số đảng viên: “Nó có cái lạ thế này. Trong sâu thẳm, họ đều tin vào tôn giáo cả đấy. Thí dụ như ông Đỗ Mười ngay hồi còn đương nhiệm tổng bí thư cũng đến chùa thắp hương cơ mà, cũng lễ Phật cơ mà. Dạo này nhiều người trong nước nói về nghiệp quả, họ còn viết thành chuyện đăng báo. Nhờ thế nên nhiều người cũng bớt ác đi. Nếu không họ cứ nói duy vật chủ nghĩa là không có tin gì cả, chết là hết thì nguy lắm. Nhưng bây giờ nhiều người trong bọn họ cũng sợ rồi. Nhiều ông trưởng ty công an bây giờ đi lễ như điên ấy. Họ về hưu rồi, bây giờ họ sám hối ấy mà. Họ chăm đi lễ lắm. Những người đang cầm quyền mà nghĩ được như thế nữa thì hay lắm.” Khi nghe tin Nguyễn Thanh Giang bị bắt, Hoàng Tiến đã gửi cho các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước một lá thư dài để phản đối. Trong thư ông đã nhắc lại khẩu hiệu Xô Viết Nghệ Tĩnh: “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, những vụ bắt bớ và trù dập những nhà đại trí thức Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường và một loạt văn nghệ sĩ trong Nhân Văn Giai Phẩm, cũng như cách xử lý đối với những nhà trí thức khác như Phan Đình Diệu, Nguyễn Xuân Tụ, Nguyễn Khắc Viện, Hoàng Linh… kể cả luật sư Nguyễn Hữu Thọ là những người có công với đảng với kháng chiến. Chính ông cũng đã bị rầy rà: cắt điện thoại, bao vây thư tín, bạn bè ông đến chơi bị đe dọa, tác phẩm bị cấm in. Người ta còn gửi tài liệu “phản động” đến nhà ông để tìm cách vu cáo… Tình trạng này xảy ra sau khi ông đề nghị cho báo chí tự do trong buổi học tập nghị quyết do hội nhà văn tổ chức ngày 30-10-1996. Vậy mà một năm sau ông lại gửi thư cho bộ trưởng văn hóa thông tin Nguyễn Khoa Điềm đòi thực thi tự do báo chí. Ông trích dẫn điều 69 của hiến pháp để lên án luật báo chí mới là vi hiến. 8. Nguyễn Phong Hồ Hiếu có bằng cử nhân kinh tế và cao học Lịch sử. Ông gia nhập đảng Cộng Sản năm 1966. Năm 1990 bị khai trừ. Hiện là một trong những người hăng say cổ võ cho một nền dân chủ đa nguyên. Ông phê phán chủ nghĩa Mác là không tưởng. Lên án chế độ hiện nay ở Việt Nam là tay sai cho ngoại bang. Ngày 1-8-1993 ông đã đọc một bài tham luận tại nhà Văn Hóa Lao Động Saigon về vấn đề cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Sau đây là một vài đoạn vắn trích từ bài tham luận: “Phong trào Cộng Sản là phương thuốc hiệu nghiệm chống đế quốc trong thế kỷ qua…Nhưng Mác chưa có một công trình nào hoàn chỉnh về cái gọi là chủ nghĩa xã hội Về nền kinh tế tư bản ông nói: “Và phải chăng, đã đến lúc chúng ta nên công bố công khai đi vào nền kinh tế tư bản, chứ không nên lấp lửng, đầu Ngô mình Sở “kinh tế thị trường theo định hướng xhcn” Về quyền dân chủ:

Page 213: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

213

“Dù đảng Cộng Sản có công trạng lớn đến đâu đối với tổ quốc thì họ cũng chỉ chiếm 2/66 triệu người, nghĩa là không tới 3%. Hai triệu người không được quyền nắm hết quyền của 66 triệu ngưòi còn lại. Ai cho họ làm điều đó? (….) “Lâu nay dưới chính thể xhcn, tất cả quyền dân đều được ghi trong hiến pháp, nhưng tất cả đều được diễn dịch theo kiểu xhcn. Nghĩa là không có gì hết. “Quyền tự do cư trú nhưng phải có công an cho phép, phải có hộ khẩu. “Quyền tự do lập hội, nhưng chỉ cho phép những hội đoàn dưới sự lãnh đạo của đảng. “Quyền tự do báo chí nhưng chỉ có những tổ chức của đảng mới được phép ra báo. Tư nhân xin miễn. “Quyền tự do ứng cử, bầu cử, nhưng do đảng chọn người ra ứng cử. Dân thì “tự do bầu thoải mái.” Nguyễn Phong Hồ Hiếu, có lẽ bị ảnh hưỏng bởi Hà Sĩ Phu cũng ví cnxh như chiếc thuyền mà đảng đã dùng để vượt con sông “độc lập”. Nhưng “Từ 1975 đến nay, chúng ta vẫn vác con thuyền đó trên vai để đi bộ đến “tự do hạnh phúc”. Gần hai thập kỷ qua cho thấy con thuyền đó không chạy trên bộ đuợc. Chẳng những nó trở ngại cho việc đi tìm “tự do hạnh phúc”, mà nó còn làm vướng cả bước đi và tầm nhìn.” 9. Lữ Phương, một trí thức miền Nam đi theo đảng, theo mặt trận giải phóng miền Nam, làm đến thứ trưởng văn hóa trong “chính phủ lâm thời CHMN”. Ông đã vào đảng, rồi tự ý bỏ đảng vì vỡ mộng. Nhìn vào thực tại xã hội Việt Nam sau khi Cộng Sản chiếm cả nước, và nghiên cứu thêm, đọc thêm những tài liệu mới tràn vào Việt Nam từ khi có “đổi mới” , Lữ Phương đã nhận ra rằng chủ nghĩa Mác chỉ là một thứ ý thức hệ như mọi ý hệ khác. Ông đã nói rõ điều đó trong thư gửi Trần Độ dịp Tết Kỷ Mão, khi được tin ông tướng này bị khai trừ khỏi đảng: “Chẳng ai ngăn cản người ta nghĩ rằng chủ nghĩa Cộng Sản là thứ lòng tốt. Nhưng gọi nó là “khoa học”, “sự tất yếu của tương lai”, hoặc một cái gì đó “duy nhất cách mạng” để trở thành cái tốt nhất và vĩnh viễn thì đó là điều ngộ nhận khó tồn tại vào những ngày tận cùng của thế kỷ này. Không hơn không kém, đó chỉ là một ý thức hệ thôi; không phải chỉ là ý thức hệ cầm quyền mà là một ý thức hệ theo nghĩa tổng quát nhất của từ ngữ.” Về chuyên chính vô sản: “trên thực tế chỉ là chuyên chính của chừng mấy chục người tự cho mình đại diện cho cả giai cấp mà sự tồn tại của nó chỉ là một bóng ma của thế kỷ đã qua.” 10-11. Kim Hạnh và Trần Huy Quang, một người là tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ đã bị mất chức vì dại dột tiết lộ Bác đã có vợ. Còn một người, Trần Huy Quang thì bị đuổi khỏi tạp chí Văn Nghệ, Hà-nội, vì truyện ngắn “Linh Nghiệm” ám chỉ ông Hồ lừa bịp dân lành hô hào họ đi tìm cái bánh vẽ to tổ bố, mà tác giả cứ úp mở bảo là “tìm cái này”. Đây là nguyên văn đoạn kết: “…Hóa ra thiên hạ đang bu lại chung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ. Hinh sung sướng đến rớm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về. Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước, thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. “Tìm cái này” là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm để họ trở thành một dòng nước…”. Số báo Văn Nghệ có đăng truyện ngắn “Linh Nghiệm” đã bị thu hồi và thiêu hủy tức thời. Giữa năm 1992 Trần Huy Quang lại táo bạo viết một bài báo vắn đăng trên tờ Tiền Phong nhan đề: “Ám Ảnh Có Thật” khiến tác giả và chủ nhiệm tờ báo lại bị phê bình gắt gao và số báo cũng bị tịch thu gấp. Đó là câu chuyện của một cô gái tên Thơm bị bắt vì tội tư tình với người yêu. Nhưng cô không chịu nhận tội vì không có bằng chứng. Bí thư chi bộ ra

Page 214: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

214

lệnh: “Con đĩ già mồm, các đồng chí dân quân hãy khám nó. Có tinh dịch đàn ông trong đó là nó trắng mắt ra.” Cô gái uất ức tự tử. Hai năm sau tên bí thư chi bộ “tự nhiên hai con mắt nổ tung …” Chắc tác giả muốn nhắn với đảng: “Coi chừng ác giả ác báo đấy” 12. Bảo Ninh là con giáo sư Hoàng Tuệ, từng chiến đấu ở Miền Nam. Ông là một nhà văn quân đội khá trẻ đã có can đảm động đến chỗ yếu của đảng, chỗ phi nhân, chỗ “buồn” lòng của “chiến tranh”, khiến bị đảng canh chừng theo dõi. Cuốn tiểu thuyết “Thân Phận Của Tình Yêu” hay “Nỗi Buồn Chiến Tranh” đã được hội nhà văn Hà-nội xếp vào chuyện hay nhất trong năm 1990. Nhưng không phải vì nó được giải thưởng mà quốc tế chú ý. Người ta chú ý đến Bảo Ninh vì ông dám đưa vào truyện những hình ảnh tàn ác rùng rợn của chiến tranh, một cuộc chiến, tác giả không dám nói là phi nghĩa, nhưng xét cho cùng chẳng đi đến đâu. Ông đã thuật lại một trận đánh trong đêm hai bên xáp chiến, một người lính “ngụy” bị văng xuống cùng một hố bom, bàn chân đã bị đứt, ruột bị lòi ra. Phan leo lên khỏi hố đi tìm bông, băng để băng bó cho “kẻ thù”. Trong khi trời mưa như trút và hố bom quá nhiều, Phan lồng lộn đi tìm suốt đêm không thấy cái hố cũ, để rồi sáng ra thấy tất cả các hố đều đầy ấp nước, nghĩa là “tên ngụy” đã chết sặc dưới hố. Hình ảnh đó ám ảnh Phan không nguôi: “Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tình yêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát. Nghĩa là buồn là nhớ, là niềm đau êm dịu, có thể làm cho người ta bay bổng lên trong thời gian quá khứ, tuy nhiên với điều kiện không được dừng nỗi buồn chiến trận lại ở cụ thể một điểm nào, một sự việc nào, một con người nào, bởi vì khi dừng mắt lại thì không còn là nỗi buồn nữa, mà là sự xé đau trong lòng, và nhất là đừng có chạm tới những cái chết.” 13. Phạm Thị Hoài còn rất trẻ, khoảng 40. Thông thạo tiếng Đức, nói được Anh, Pháp, thích đọc sách Tây Phương. Bùi Tín đã trưng câu Phạm Thị Hoài nói: “Ở Việt Nam, không phải tôn giáo, mà văn học luận đề mới chính là thuốc phiện của nhân dân.” Rồi khen: “Sâu sắc, già dặn bao nhiêu, ở cô gái trẻ bề ngoài dịu hiền này!” 14. Trần Tiến, một nhạc sĩ trẻ (53 tuổi) sáng lập ban dân ca nổi tiếng vì bài ca châm biếm “Nhạc Rock quanh chiếc đồng hồ”. Bản nhạc ngụ ý nói chiếc kim chỉ giây bé tí xíu phải làm việc vất vả liên tục không ngơi, trong khi chiếc kim giờ to tướng ì ạch như chẳng thèm cất nhắc. Nhưng muốn biết giờ giấc người ta chỉ để ý đến kim giờ. Chỉ khi nào đồng hồ chết mới thấy kim giây. Có lẽ kẻ có quyền đã hiểu được thâm ý tác giả, nên chỉ sau vài lần trình diễn thì ban nhạc của Trần Tiến bị cấm hoạt động. Ông nói: “Lãnh đạo Việt Nam luôn luôn hãnh diện vì đã chiến thắng Mỹ, nhưng họ quên cung cấp cho dân chúng những nhu yếu phẩm thường ngày như gạo, nước và những đóa hoa hồng.” 15. Nguyễn Huy Thiệp, sinh 1950, giáo sư môn sử, tác giả gần một trăm truyện ngắn đủ loại, 5 vở kịch, một số bài thơ và nhiều kịch bản phim. Ông được độc giả ưa thích, được các nhà phê bình săn đón. Ông đã kéo chú ý của mọi người bằng việc tạm ngưng viết trong mấy năm liền vào đầu thập kỷ này. Người ta thấy ông ngồi thiền dưới chân tượng Phật. Ông cũng nổi tiếng với truyện ngắn “Tướng Về Hưu” xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của hội nhà văn Việt Nam ngày 20-6-1987. Đầu năm nay “Tướng Về Hưu” được nhà xuất bản Văn Học chọn cùng với 29 truyện ngắn khác của Nguyễn Huy Thiệp cho ra thành tập truyện nhan đề “Như Những Ngọn Gió”. Sách dày 624 trang. Tướng Về Hưu đã được dịch ra Pháp Văn (Un Général à la retraite). (xem ch.8 và 13) Người kể chuyện “Tướng Về Hưu” là kỹ sư 37 tuổi, có vợ là bác sĩ làm ở nhà thương phụ sản, có hai con. Ông bố tên Thuấn, suốt đời đi bộ đội, 70 tuổi mới về hưu với hàm Thiếu tướng. Quà của ông đem về cho gia đình, gồm cả người làm, đồng đều mỗi người 4 mét vải lính. Người con dâu nói: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại” Mọi người cười ồ”. Vợ ông tướng ở nhà đã lẫn. Sau khi ông về hưu ông đi chơi xa với mấy người làm, lúc về bà vợ đang chờ chết. Bỗng một hôm có điện từ xa. Người ta cần ông đến giúp. Ông trở ra mặt

Page 215: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

215

trận (giáp giới Trung Quốc). Chết ở đó. Câu chuyện không có gì gây cấn. Nhưng những câu đối đáp của những nhân vật trong truyện đáng chú ý: “Ông Bổng …lại hỏi: “Chị ơi, chị có nhận ra em không?” Mẹ tôi bảo: “có”. Lại hỏi: “Thế em là ai?” Mẹ tôi bảo: “Là người.” Ông Bổng khóc òa lên: “Thế là chị thương em nhất. Cả làng họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người”. Và ở một đọan sau: “Khi liệm mẹ tôi, cha tôi khóc. Ông hỏi ông Bổng: “Sao bà ấy rút nhanh thế? Người già ai cũng chết khổ như thế này à?” Ông Bổng bảo: “Anh lẩm cẩm. Hôm nào nước mình cũng có hàng nghìn người chết khổ nhục vật vã đau đớn. Mỗi lính tráng các anh, “đòm” phát là sướng”. Và lại ở một đoạn sau nữa: “Vợ tôi bảo: Tôi còn 2 con gái cơ. Tôi bảo: “Thế các người tưởng làm đàn ông thì không nhục à?” Cha tôi bảo: “Đàn ông thằng nào có TÂM thì nhục. TÂM càng lớn thì càng nhục.” Vợ tôi bảo: “Nhà mình nói năng như điên khùng cả. Thôi đi ăn. Hôm nay có cô Kim Chi, tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. TÂM đấy. Ăn là trên hết”. (trang 47) Trong truyện ngắn “Con Gái Thủy Thần”, nhân vật chính là Chương, một thằng bé 14 tuổi mà là thợ cày chủ lực trong hợp tác xã. Bốn giờ sáng đã bị gọi đi cày. Ruộng cày là chỗ đất xấu nhất làng. Trưa đến vừa về đến nhà mẹ lại bảo phải đi đào đá ong nộp hợp tác xã vì còn thiếu 80 viên. Đào hết buổi chiều cũng chỉ được 20 viên. Tối về lại phải ngồi lột nan bán cho người ta đan mũ… Cứ thế làm quần quật suốt ngày. “Một dạo ông Thìn, chủ nhiệm mới” hỏi Chương thích làm kiểm tra hay bảo vệ? “Tôi bảo: “Kiểm tra cháu chẳng làm đâu, hay gì chuyện mách lẻo. Cháu làm bảo vệ”. Nó gác ruộng mía ở ven sông, rộng vài chục mẫu. Một hôm “tôi nghe thấy tiếng mía đổ, chạy ra, thấy mía nằm ngổn ngang trên cát, trông xót lắm. Tôi điên người, bắn một phát súng chỉ thiên. Năm sáu đứa trẻ con trần truồng chạy ào ra. Một đứa con gái chừng 12 tuổi có vẻ như tên cầm đầu, còn kéo theo cả một cây mía chạy. Tôi gào lên: “Đứng lại!” Bọn chúng hoảng hốt lao xuống nước, cuống cuồng bơi về phía bãi nổi. Tôi vứt súng, cởi quần áo cũng nhảy xuống sông. Tôi quyết bắt cho được một đứa. Bắt được một đứa sẽ truy ra cả bọn, công an vẫn thường làm thế.” Nhưng con bé rành sông nước hơn Chương, nó cố “lỡm” anh chàng để cho tụi nhỏ bơi thoát, cho nên nửa giờ sau Chương chẳng bắt được đứa nào. “Tôi thấy ngượng ngùng. Nửa đêm, tự dưng lại đi trần truồng bơi ở trên sông, khua khoắng lên, mà vì cái gì cơ chứ! Dăm cây mía có đáng là bao? Khi thu hoạch, hợp tác xã vứt đi hàng đống…Tôi bỗng thấy buồn, mặc kệ dòng nước đẩy dạt vào bờ. Hóa ra chẳng phải mất nhiều, chỉ vài ba cây. Tôi ngồi xuống bẻ một dóng mía ăn. Mía nhạt thếch. Tôi vứt dóng mía rồi trở về chòi, nằm thao thức đến sáng. Tôi cố nhớ lại khuôn mặt Mẹ Cả (cô bé 12 tuổi bảo Chương nó là Mẹ Cả, thì sao mà bắt được nó. MV) mà không nhớ được. Cứ nhắm mắt lại là thấy toàn mặt quen, tựa như mặt bà hai Khởi vừa tròn vừa to, mũi trông như quả cam sần, hoặc như mặt chị Vĩnh, dài, mà tai tái như dái trâu, như mặt cô Hỷ, đỏ như tôm luộc, mặt anh Dư, xương hàm bạnh ra như mặt ngựa. Chẳng có khuôn mặt nào đáng là mặt người.” Sau khi bị đảng trù dập, người ta thấy NHT sang Gia Lâm mở quán ăn – quán nhà sàn “Hoa Ban”- khá đông khách: “Cơm áo không đùa với khách văn. Lo cho đời mình sống được và tồn tại trên mặt đất này cũng là việc có ích đâu có kém văn chương”. Nếu biết rằng luật sư Nguyễn Phước Đại, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hai nhà báo Ngô Công Đức và Lý Quý Chung (chủ quán “Đôi Đũa Tre ở Saigon) cũng mở quán ăn để kiếm sống

Page 216: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

216

thì ắt hiểu lý do NHT mở quán Hoa Ban. Còn hơn đi đạp xích lô nhiều lắm. Nhiều giáo sư đại học muốn có tiền mở quán cũng đâu có được. 16. Hoàng Hữu Nhân là một cán bộ lão thành (80 tuổi), khi lên tiếng bênh vực Trần Độ đã phê bình việc làm của cấp lãnh đạo đảng là “hành động dối trá, xuyên tạc thô bạo với thái độ tàn ác đến mức coi như thù địch”. Ông cũng chỉ trích thái độ bảo thủ giáo điều trong đảng, không chịu nhìn vào thực trạng thế giới, vẫn còn cho rằng tuyên ngôn Cộng Sản năm 1848 còn nguyên giá trị như xưa. Ông viết: “Những người Mác-xít giáo điều như vậy chỉ có khả năng bôi nhọ chủ nghĩa Mác, chứ không phát triển, bảo vệ được những tinh hoa của chủ nghĩa Mác để giúp loài người phát triển.” Câu cuối này cho thấy Hoàng Hữu Nhân vẫn còn cho rằng người ta hiểu sai Mác, chứ không phải Mác sai. 17-18. Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự là hai nhà thơ ở Đà Lạt, cùng như Hà Sĩ Phu và thường lên tiếng ủng hộ, bênh vực ông này. Cũng vì cùng lập trường đòi tự do dân chủ đó mà hai ông cũng bị nhà cầm quyền quản chế, chiếu theo nghị định phản hiến 31/CP mới ban hành gần đây, cốt nhắm vào những người có tư tưởng dân chủ đa nguyên, như Hà Sĩ Phu. Việc quản chế được thi hành một cách nghiêm ngặt nếu không nói là tàn nhẫn. Trong khi bị quản chê, nhà thơ Bùi Minh Quốc xin phép chính quyền địa phương đi ăn giỗ bố vợ ở ngay thành phố Đa Lạt mà không được chấp thuận. Bà vợ dắt đứa con mới 10 tuổi đi. Thấy đứa bé, người thân hỏi: Bố cháu đâu? Sao không về? Nó chỉ biết khóc. Bùi Minh quốc sớm nổi tiếng là nhà thơ chiến đấu, nhưng cũng sớm nổi tiếng là nhà thơ phản kháng, mặc dầu xem ra ông chống lãnh đạo đảng hơn là chống đảng, mặc dầu ông đã bị khai trừ khỏi đảng. Năm 1970 ông đã có bài “Ở đây, ngày hôm qua” trực tiếp đả kích huyện ủy cũng là gián tiếp đả kích đảng: Nhưng phải đợi đến thời “đổi mới giữa thập niên 80 tiếng nói phản kháng của ông mới quyết liệt với những bài “Ngày thường đã cháy lên”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và “Mẹ đâu ngờ”. Ông đã nhiều lần nhắc đến bọn đểu cáng trong đảng:

“Không có ai Có thể ngẩng nhìn trời Bình tâm mỗi sáng Khi những thằng Đểu còn trong đảng…”

Và Bọn đểu cáng mặt mày đạo mạo Chúng nó ác hơn sói hùm và tinh ranh hơn cáo Lò sát sinh tỏa hương vị thiên đường.”

Cuối năm 1988 hai nhà thơ này đã khiến nhà cầm quyền hoảng hốt khi các ông toan tính thực hiện một “cuộc biểu tình chạy” ở miền Trung để lấy chữ ký của 118 văn nghệ sĩ, trí thức đòi dân chủ tự do, nhất là tự do báo chí. 19-21. Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tân và Mai Thái Lĩnh, hai người trên là anh em, cả ba đều ở Đà Lạt cùng với Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc và Hà Sĩ Phu. Mai Thái Lĩnh không vào đảng còn Hải và Tân đều trả lại thẻ đảng để phản đối chính sách của đảng. Đó là năm 1989. Đầu tiên Tấn từ chức tỉnh ủy viên và bỏ chức phó giám đốc trường đảng của tỉnh. Sau đó người anh cũng quyết định như em, xin thôi tỉnh ủy viên và phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh. Cả hai đều xin ra khỏi đảng. MTL đã viết trong một bài báo giữa năm 1988: “…Phải kiên quyết tách đảng ra khỏi quyền lực. Trong điều kiện đảng cầm quyền, đảng không nên trực tiếp nắm quyền, hoặc ít nhất cũng không nên nắm toàn bộ quyền lực.”

Page 217: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

217

22–27. Trần Văn Giàu, Nguyễn Đình Thi, Trần Bạch Đằng, Dương Quỳnh Hoa, Phạm Xuân Ẩn , Nguyễn Khắc Viện. Sáu người này không chống đảng. Nhưng là những người vỡ mộng. Hoặc vì chẳng được trả công xứng đáng. Hoặc vì thấy chế độ Cộng Sản đã tan rã trên hầu khắp thế giới. Họ không bị kỷ luật, cũng không bị trù dập như những trí thức khác, nhưng không được trọng dụng. 22. Trần Văn Giàu, người Long An, du học tại Pháp, gia nhập đảng Cộng Sản tại Pháp. Sang Nga học ở trường đại học Đông Phương, tốt nghiệp rất cao, trên cả những Honnecker (lãnh tụ Đông Đức), Tito (tổng thống Nam Tư). Về nước hoạt động mạnh nên được bầu làm bí thư xứ ủy. Ông bộ “Sự Phát Triển Tư Tưởng tại VN” 3 tập trên ngàn trang qua đó cũng thấy nhiều chi tiết về lịch sử đảng c.s. VN và cuộc chiến VN. Vì ỷ học giỏi và có công , coi thường trung ương nên Giàu bị đày lên Tà Lai.. Ngày 7-1-1990, trong buổi hội thảo của Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ, Trần Văn Giàu, sau khi rào trước đón sau đã nói : “Tôi có nhiều nhược điểm, mà một trong những nhược điểm đó là tin vào Liên Xô, đánh chết cũng không chừa. Giả như tôi có cơ hội gặp được đồng chí Gorbachev, tôi sẽ nói với đồng chí ấy: “Mày cứ phải tiến lên” Đó là khi Liên Xô chưa bị tan rã. Hơn hai năm sau, khi Liên Xô đã tan rồi, Trần Văn Giầu còn nói mạnh hơn. Tờ tạp chí Kinh Tế Viễn Đông ngày 16-6-1992 loan tin “giáo sư hồi hưu Trần Văn Giàu đã khiến hàng trăm người hết đỗi kinh ngạc khi ông chụp lấy micro cảnh cáo cử tọa rằng “những giáo điều Mác xít Lê ni nít không còn được nhân dân Việt Nam chú ý tới nữa.” 23. Nguyễn Đình Thi được đảng nể, vì muốn khai thác cái tài đa năng của ông (văn, thơ, nhạc, kịch, cái gì cũng xuất sắc, cả họa nữa.) Và ông ta cũng muốn lợi dụng đảng để có chút địa vị trong giới văn nghệ sĩ. Một phần ỷ có tài, một phần cũng muốn không bị giới trí thức chê cười, nên ông dùng đủ thủ đoạn để đi giây giữa đảng và thí thức mặc dù không phải lúc nào cũng thành công. Thái độ của ông bị một số trí thức chân chính cho là bợ đỡ, đồng thời có nhiều lúc đảng cũng không hài lòng. Những vở kịch “Con Nai Đen” (1962-1963) và “Nguyễn Trãi Ở Đông Quan” (1980-1981) của ông đều bị phê phán là mất lập trường. Có người lại nói ông đã gà cho Dương Thu Hương viết tham luận đả kích đảng. 24. Trần Bạch Đằng, tức Trương Gia Triều (?), cũng còn có những bút hiệu Trần Quang, Phương Triều, Nguyễn Trương Thiên Lý… nguyên là xứ đoàn trưởng đoàn thanh niên cứu quốc Nam Bộ, là một trí thức có tài đa năng, tuy không ngang cỡ Trần Văn Giàu, nhưng được cái “khéo mồm khéo miệng” và lại khéo tránh né, nên cho đến nay vẫn còn chút ảnh hưởng đối với lớp đảng viên trí thức trẻ miền Nam, tuy cũng bị chê là cơ hội chủ nghĩa. Ông ta chẳng có chức vị gì quan trọng trong chính quyền, mặc dầu trước kia đã có lúc làm bí thư đảng bộ Saigon – Chợ Lớn. Sau 75 ông có viết cuốn “Ván Bài Lật Ngửa” ca tụng Phạm Ngọc Thảo trong vai Luân tài trí hơn cả ông Nhu. Cuốn sách đã được dựng thành phim nhiều tập chiếu đi chiếu lại ở Saigon trong những năm đầu thập kỷ 80. Stanley Karnow, trong cuốn “Vietnam a history” có viết về TBĐ như sau: “Tôi càng kinh ngạc hơn về sự bộc lộ chân thành của ông ta: “Lòng tin của chúng tôi nơi ảo vọng Cộng Sản chẳng dính dáng gì đến thực tại. Chúng tôi đã cố xây một xã hội mới trên những mớ lý thuyết và những giấc mộng trên cát.” (7) Khoảng đầu năm 1989, TBĐ đã nói với Serge Schmemann phóng viên tờ New York Times rằng hồi 1969 bọn ông “chẳng quan tâm đến chính trị hay ý thức hệ, mà chỉ quan tâm có một điều là làm sao thắng cuộc chiến”. Ông cũng nói thẳng là thuyết Mác-xít du nhập xã hội Việt Nam thiếu yếu tố nhân bản. Ông tán thành những cải tổ của Gorbachev. Đặc biệt ông thú nhận: “sau cách mạng (1975), mọi việc đều khác hẳn với những gì tôi nghĩ khi tôi gia nhập đảng…” (theo Phụ Nữ Diễn Đàn, tháng 3, 1989)

Page 218: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

218

Gần đây TBĐ còn phát biểu mạnh hơn, khi viết trên tờ Tuổi Trẻ ngày 21-7-1996: “Cầm quyền mà quan liêu tai họa khó tránh. Về mặt này cho đến đại hội VIII, đảng ta chưa giải quyết tốt”. Cũng ở đây, ông không ngần ngại dùng nhóm từ “tư bản đỏ”, “cường hào đỏ” để nói về một số cấp ủy đảng “dùng danh nghĩa đảng để đè nén quần chúng, ăn cắp và lộng quyền, kết bè phái…” Nhưng Trần Bạch Đằng bị một số trí thức hay đảng viên phản tỉnh như Bùi Tín, Nguyễn Hộ chê là cơ hội chủ nghĩa, không dám đứng hẳn về phía lẽ phải. Vụ Câu Lạc Bộ Kháng Chiến cũ bị tan rã và biến chất, theo Nguyễn Hộ thì là do sự phản bội của 3 người: Trần Văn Trà, Võ Trần Chí và Trần Bạch Đằng. (xin xem chương 7, và chương 14) 25. Còn Dương Quỳnh Hoa, nữ bác sĩ cựu bộ trưởng Y Tế trong “chính phủ LTCHMNVN” thì mạnh miệng hơn khi thổ lộ với Karnow: “Tôi theo Cộng Sản cả đời. Nhưng bây giờ tôi đã thấy thực tế của Cộng Sản và đó là một sự thất bại quản lý sai lầm, tham nhũng, độc quyền , đặc quyền, áp bức. Những lý tưởng của tôi đã tiêu tùng… Chế độ Cộng Sản là một tai họa.” (8) Ngày 20-1-1994 Bà Hoa đã nói với ký giả Marc Victor của đài RFI (Quốc Tế Pháp): “Đối với tôi, chủ nghĩa Cộng Sản mà Việt Nam quan niệm cho đến nay đã lỗi thời.” Phải chăng vì là một phụ nữ được cảm tình của nhiều người, nên bà Hoa không bị chính quyền làm khó dễ như những nhà trí thức khác, vì những lời phát biểu thẳng thừng như trên? Dầu sao thì bà cũng đã bị thất sủng rồi. Có giọng bất mãn cũng dễ hiểu. 26. Về Phạm Xuân Ẩn, cũng chính Karnow, một nhà báo và là sử gia thiên tả cho biết mấy năm sau tháng tư 1975 Ẩn bị cho đi học tập để tẩy não khỏi ảnh hưởng của đế quốc trong thời gian làm cho tờ Time. Sau đó vẫn bị nghi ngờ, bị canh chừng, bị cắt điện thoại, cấm không được gặp ký giả ngoại quốc…Vì vậy mà năm 1981 người ta đã không cho Karnow gặp “đại tá Phạm Xuân Ẩn.” Ẩn đã nói thẳng với Karnow: “Đúng là trước tôi có hoạt động cho Cộng Sản, nhưng là vì yêu nước chứ không phải vì ý hệ Cộng Sản. Tôi thán phục Cộng Sản như những người yêu nước, nhưng sự ngu dốt và cao ngạo của họ đã đem lại cho chúng tôi sự cùng khổ.” (9) Ẩn là nhà báo Việt Nam duy nhất được trọng dụng bởi hãng Reuteurs của Anh, rồi tờ tuần san Time của Mỹ. Ông ta cũng đã là người làm đủ mọi cách để giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến, có thể di tản vào giờ phút cuối cùng ngày 30 tháng tư, 1975. Cả bác sĩ Tuyến, một thứ “trùm mật vụ”, lẫn Karnow, một ký giả thiên Cộng đều không ngờ Ẩn đã bí mật làm cho Bắc Việt. 27. Nguyễn Khắc Viện là cán bộ nòng cốt của Hà-nội từ trước 1954. Lúc dó ông ta là thủ lãnh sinh viên thân Cộng ở Paris, hoạt động hăng say, trong hoàn cảnh cực khổ đến nỗi đã mất đi một lá phổi, vẫn cố sống để phục vụ thêm hàng chục năm nữa. Nhưng đến khi khối Cộng Sản Đông Âu tan rã thì ông bắt đầu tỉnh ngộ. Ngày 6-1-1991 ông đã viết cho chủ tịch mặt trận Tổ Quốc Nguyễn Hữu Thọ một lá thư, từ nhà riêng ở quận Bình Thạnh, Saigon, báo động về tình trạng khủng hoảng lãnh đạo, và đoán mò rằng nay mai chế độ sẽ sụp đổ. Ông ta viết: “Bộ máy nhà nước hiện nay hoàn toàn bất lực, làm cho toàn bộ xã hội rối loạn, không thể nào phát triển được. Bất lực vì các cấp ủy đảng từ trung ương đến địa phương nắm hết quyền hành. Bộ chính trị, ban bí thư, ban tổ chức trung ương, ban văn hóa tư tưởng quyết định mọi việc cụ thể. Hội đồng bộ trưởng, quốc hội, các bộ, các ngành chỉ là thừa hành”… Là đảng viên trí thức kỳ cựu, ông Viện há không biết đó là quy luật tất yếu của chuyên chính vô sản? Ông há quên: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”? Đảng lãnh đạo đương nhiên đảng nắm hết quyền, còn đòi gì? Ông Viện cũng là đảng viên cơ mà? Sau đó ông ngây thơ “ước mơ”… đảng trả lại mọi quyền hành cho các cơ quan dân cử và nhà nước”. Ngây thơ hơn: ông nói cái ước mơ đó với ông chủ tịch bù nhìn Nguyễn Hữu Thọ!

Page 219: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

219

Những trí thức không có dịp hay không dám nói lên một cách trung thực ý nghĩ của mình về xhcn thì không kể xiết. Ở đây chúng tôi xin nêu lên trường hợp của 3 trong số 5 nhân vật mà giáo sư Lê Hữu Mục (định cư ở Canada) đã nói đến trong “Giai Phẩm Mùa Xuân” của Văn Bút VN Canada, 1988. 28. Ai cũng biết nhà thơ nổi tiếng trong Tự Lực Văn Đoàn Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ, sinh tháng 10-1907). Ông là cha đẻ của Thơ Mới và được Hoài Thanh gọi là “vừng sao sáng đột nhiên chiếu rọi khắp trời thơ VN” lúc ông vừa xuất hiện. Thế Lữ cũng là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết hay. Trong thập niên 50 ông đã cùng với những Tú Mỡ, Chế Lan Viên, Hoài Thanh, Xuân Diệu v.v… đứng về phe đảng đánh “bọn Nhân Văn Giai Phẩm”. Vì vậy người ta cứ trưởng Thế Lữ gắn bó với chế độ lắm. Nhưng không. Năm 1977 ông đã tìm cách vượt biên và bị bắt! Mà không phải chỉ có một mình Thế Lữ. Hãy nghe Lê Hữu Mục tường thuật: “Sáng hôm sau B lại đến cho tôi thêm chi tiết: - Không phải chỉ có một mình Thế Lữ mà cả một phái đoàn văn hóa từ Hà Nội vào, không hiểu sao không vào thành phố Hồ Chí Minh mà lại xuống thẳng Vũng Tầu. Một thời gian ngắn nữa B lại cho thêm tin tức: - Phái đoàn đã trở về Hà Nội, và ban công an ở đây báo cáo là đã bắt lầm Tin này được giữ hoàn toàn bí mật, chỉ có tôi (Lê Hữu Mục), võ sĩ Quang, giáo sư L (chết), bác sĩ T (nay ở Pháp) họa sĩ TMD (nay ở Nhật) là được biết rõ…. (…) Sau này, vào khoảng 1984, Hà Nội có tung ra một số tuyển tập, trong đó có tuyển tập Thế Lữ. Tôi thử tìm hiểu thái độ của Thế Lữ đối với chế độ và học thuyết Cộng Sản như thế nào, thì thấy rằng, ngoài một số khẩu hiệu rất quen thuộc trong văn học tuyên truyền, Thế Lữ đã khôn khéo luồn lách để bảo vệ cho sự trong sáng trong tình cảm cũng như trong tư tưởng của ông. Có thể nói, qua một số văn bản của ông, Thế Lữ đã vượt biên từ khuya rồi.” 29. Người thứ hai là giáo sư Nguyễn Đổng Chi, một nhà chuyên môn về Cổ Văn. Ông đã đi theo ông Hồ làm “cách mạng” từ trước 1945. Khi Cộng Sản chiếm được miền Nam, ông đã tìm đến gặp bạn cũ là giáo sư Lê Hữu Mục chuyển lời của thủ trưởng của ông là viện trưởng viện Khoa Học Xã Hội mời giáo sư Mục hợp tác. Trước mặt ông viện trưởng, nhà nghiên cứu cổ văn giữ lễ có vẻ như khúm núm. Đối với bạn cũ ông giữ khoảng cách coi như xa lạ. Nhưng sau đó, ở chỗ riêng tư chỉ có hai người, Nguyễn Đổng Chi đã rơm rớm nước mắt nói với Lê Hữu Mục: “Tôi cứ tưởng anh đã đi được. Cứ tình hình này thì anh cũng sẽ như tôi thôi. Có thể anh vẫn viết sách, có thể anh sẽ tiếp tục dạy ở đại học…nhưng tôi xin nói trước cho anh biết, nếu anh không sớm bóp chết con người thực của anh đi thì anh sẽ không làm được gì đâu, ngay cả mạng sống của anh chắc chắn là khó giữ nổi. Anh nhớ kỹ cho rằng dưới chế độ Cộng Sản không có thành phần nào gọi là trí thức đúng nghĩa của nó, chỉ có trí thức là trí thức của đảng, sống cho đảng, nghĩ theo đảng, viết là để phát huy tư tưởng đấu tranh của đảng, chứ không phải của anh, anh nghe rõ chưa. Cá nhân của anh ấy à, nó không là cái chó gì cả.” (SĐD trang 61) 30. Người thứ ba là cụ giáo sư X. Giáo sư Mục cho biết ông biết rõ tên tuổi của ông này, nhưng “không dám viết ra vì (lúc ấy, 1988) cụ còn sống và còn đang được sự tin cậy của đảng.” Giữa năm 1975 Cụ X được mời vào Nam thuyết trình cho giáo sư và sinh viên đại học. Lê Hữu Mục có dự. Khi thuyết trình “mỗi lần nói đến “Bác Hồ Kính Mến” là cụ không quên nói lớn giọng hơn và đầu hơi cúi xuống. Cụ kêu gọi giáo sư và sinh viên hãy cởi bỏ lốt người cũ, mạnh dạn mặc vào mình lớp người mới xhcn…” Nhưng Sau khi thuyết trình xong, cụ vội đi tới nhà người thân trong gia đình vốn là người quốc gia, thúc giục hãy mau mau rời khỏi Việt Nam:

Page 220: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

220

“Phải làm sao mà đi ngay đi không ở lại với tụi nó được đâu…Thôi bác về nhé, thôi đừng vẽ, không cơm với nước gì cả, phải về nhà tập thể ngay không có bị nghi ngờ là tiếp xúc với bọn tư sản. Nhớ thu xếp đi ngay nhé, chậm ngày nào là chết ngày ấy đấy. Bác nhắc lại, không ở nán lại một phút nào nữa, phải lo liệu chuồn ngay.” Lê Hữu Mục kết thúc câu chuyện: “Tôi buồn cười quá khi nghĩ đến giọng điệu huênh hoang của cụ mới cách đây nửa giờ. …Sự tương phản bao giờ cũng tạo ra tính hoạt kê. Thật là tiếu lâm! Thật là đáng lợm giọng!” (SĐD trang 65) 31. Chế Lan Viên (1920-1991) đến phút chót được thêm vào cuối danh sách này, vì sau khi ông chết rồi người ta mới tìm được hai bài thơ ông viết trên giường bệnh để tự bào chữa cho mình. Ông là một nhà thơ nổi tiếng, như đã nói trong mục Trần Mạnh Hảo, và cước chú chương 13. Ở tuổi 15, 16 ông đã có những vần thơ sau đây, khiến nhà phê bình thi ca Hoài Thanh ca tụng cái mạnh mẽ, cái to lớn cái lạ lùng… của thơ ông như tháp Chàm sừng sững. (Vì lời khen này và cũng vì cái bút hiệu của ông mà có người lầm tưởng Chế Lan Viên là người gốc Chàm, Chiêm Thành):

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh, Một vì sao trơ trọi cuối trời xa! Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo.

Là dân biểu quốc hội Việt Cộng, và ủy viên trung ương đảng, ông đã đem hết tài trí của mình ra phục vụ đảng, khiến bị liệt vào loại cai văn nghệ, hay văn nô của chế độ. Hai bài thơ thanh minh và có đượm sám hối là “Bánh Vẽ” và “Trừ Đi”. Sau đây là những vần mà Bùi Tín đã trích in trong “Mặt Thật”:

“Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn Cầm lên nhấm nháp Chả là nếu anh từ chối Chúng sẽ bảo anh phá rối Đêm vui…”

Còn đây là 4 câu trích từ bài “Trừ Đi”, gồm 17 câu: Sau này anh đọc thơ tôi thì nên nhớ Có phải tôi viết đâu! Một nửa Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi… (…) Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình.

Đến đây xin phép bạn đọc cho tôi đóng chương này, sau khi đã lướt nhanh qua trên bốn chục nhân vật. Có thể có người sẽ bảo sao không nói đến những người như Ngô Ngọc Bội với “Ác Mộng Về CCRĐ”, Hữu Đạt với “Hai Đầu Một Bức Thư Tình” (về hợp tác lao động ở Liên Xô), Kim Lân với “Con Chó Xấu Xí”, Vũ Tú Nam với “Văn Ngan Tướng Công”, Đào Nguyễn với “Miền Hoang Tưởng”, Sỹ Hồng với “Ảo Ảnh” (về cường hào mới ở nông thôn), Văn Tùng với “Pháp Trường Trắng” và “Những Linh Hồn Bị Hành Quyết” hay như những Phùng Văn Mỹ tức Phùng Mỹ, Trần Thư, Tạ Bá Tòng, La Văn Liếm, Hồ Trung Hiếu, Lê Hồng Hà, Hoàng Linh, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Cần… hay những Xuân Tước, Phạm Thành Tài, Tám Hà, Nguyễn Văn Chuyên, ba người ra hồi chánh trước Xuân Vũ… hay Trần Xuân Bách, Trần Quang Cơ… hay Trần Văn Trà (10) cũng thuộc loại như Trần Bạch Đằng cũng có thời bất mãn v.v…và v.v… Bởi vì nếu kể cho đầy đủ thì

Page 221: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

221

không có sách nào chứa hết. Nên nhớ rằng trong thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa số hồi chánh viên lên đến hàng chục vạn. Và hiện nay trong nước số cán bộ Cộng Sản bất mãn mà tiếng nói quá nhỏ, quá yếu, hay không có tiếng nói hoặc nói chẳng đi đến đâu có hàng triệu. Dầu sao những người nêu đích danh trong chương này hy vọng đủ đại diện cho hàng chục triệu tiếng nói của nhân dân ta. Và nếu không đủ đại diện cho mọi khuynh hướng, thì ít nhất cũng nói lên một điều là khuynh hướng phản tỉnh, phản kháng càng ngày càng thành hình và bộc lộ rõ rệt: “Chế độ vô sản chuyên chính phải sớm chấm dứt. Dân chủ đa nguyên đa đảng phải mau mau được tái lập trên đất nước Việt Nam thân yêu.” Chú Thích (1) Nhà văn, xin ra khỏi đảng sau 28 năm mang thẻ đỏ. (2) Đêm Giữa Ban Ngày trang 115. (3) Sau khi chiếm miền Nam và thống nhất cả nước năm 1976, quốc hội Việt Cộng đã muốn tìm một bản quốc ca khác mà không có bài nào thay thế nổi bài của Văn Cao. (4) Theo nhà văn Xuân Vũ: “Cảm nghĩ về tác phẩm của Nguyễn Việt Nữ”: “Yêu Và Bị Yêu, Dương Thu Hương Và Con Hùm Ngủ”, tái bản lần I, năm 1996, trang 445. (5) Xin xem chương 6. (6) Theo Vũ Thư Hiên thì Chế Lan Viên, khi công khai làm thơ thì ca ngợi Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh hết lời: “Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”, nhưng ở chỗ riêng tư thì lại chê và gọi là hắn: “Làm đến hoàng đế nước Tàu rồi thì cục cứt của hắn thiên hạ cũng khen tuốt”… (Đêm Giữa Ban Ngày trang 422) (7) Vietnam a history. Stanley Karnow, 1991, trang 36 (8) Ibid trang 37 (9) Ibid trang 38. (10) Ngày 10-9-1990 Trần Văn Trà ký một văn kiện của hội Cựu chiến binh gửi một số lãnh đạo đề nghị đưa Võ Nguyên Giáp trở lại bộ chính trị, đặt làm chủ tịch Nhà Nước rồi sau đại hội VII lên làm tổng bí thư; còn Trà sẽ giữ bộ quốc phòng. Nhưng chuyện không thành và âm mưu bại lộ, khiến Trà rơi vào thế thất sủng. Nhờ trở mặt với nhóm Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, để đoái công chuộc tội nên mới không bị kỷ luật.

Chương 20 Vẫn Đêm-Giữa-Ban-Ngày

Qua gần 500 trang sách chúng tôi đã cố tóm tắt ý kiến của khoảng 60 người phê bình, nhận xét về chủ nghĩa Mác Lê-nin, chế độ xhcn nói chung và tình trạng xã hội xhcn VN nói riêng, cũng như về đảng Cộng Sản, các nhà lãnh đạo Cộng Sản ở trong nước. Họ toàn là những người trước kia đã lầm theo Cộng Sản. Hơn nữa phần lớn họ còn đôi chút cảm tình hay liên hệ với chế độ. Hầu hết họ còn đang sống trong lòng chế độ đó. Tóm lại họ vốn không phải là những người chống Cộng thuộc “phe quốc gia.” Vì vậy những ý kiến của họ được coi như những lời phê bình tương đối nhẹ, hoặc vì không dám nói nặng hơn, sợ bị thủ tiêu, bị thanh trừng, bị cô lập, bỏ đói, vì mình đã ở trong rọ, bị thắt hầu bao rồi. Hoặc vì họ đã ít nhiều có liên hệ với Cộng Sản trong dĩ vãng. Có người đã từng nhúng tay vào tội ác trong khi phục vụ chế độ, nay nói mạnh không được, vì không muốn tự kết tội mình? Mặc dầu cũng có người như Bùi Tín đã hơn một lần minh thị nói lên hai tiếng “sám hối”.

Qua những lời phát biểu của họ, bạn đọc đã thấy mức độ phản tỉnh của mỗi người và mức độ của mỗi lời phát biểu không đồng đều. Đó là do ảnh hưởng của học thuyết Mác và các lớp chính huấn để lại trong mỗi người có khác nhau. Mặt khác hoàn cảnh họ đang sống, nỗi lo sợ họ đang có đối với công an, mật vụ, luôn rình rập, đe dọa mỗi người cũng khác nhau.

Page 222: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

222

Dầu sao thì người ngoại quốc cũng xem ra chú ý đến những gì cán bộ Cộng Sản cũ nói xấu và phê bình chế độ, nhiều hơn những gì người quốc gia chống Cộng nói. Vì người ngoài cuộc có lý phần nào để nghĩ rằng chúng ta không khách quan, nói xấu Cộng Sản vì thù hận, vì là nạn nhân Cộng Sản, vì mặc cảm thua trận.

Hơn nữa chúng tôi muốn dùng chính những lời của họ để chứng minh một cách khách quan với phía bên kia rằng đây là những gì phe các anh nói, chứ không phải chúng tôi nói, vậy các anh có bảo là chúng tôi bịa không?

Vì soạn phẩm gồm rất nhiều ý kiến của 60 người, về nhiều vấn đề phức tạp trong đó có những ý kiến trái ngược nhau chung quanh những huyền thoại về “anh hùng”, “người yêu nước” HCM, hào quang chiến thắng Điện Biên, “đại công của đảng Cộng Sản” đánh đuổi thực dân, thống nhất nước nhà, sự nghiệp đồ sộ có tính “nhân bản” của Mác v.v…” cho nên đặc biệt chương này sẽ trải dài hơn trăm trang để chúng tôi có thể trình bày một vài ý kiến riêng rất giản lược về chủ nghĩa Mác, con người và hoạt động của ông Hồ Chí Minh, sự phức tạp của cuộc chiến tranh quốc cộng trong ba thập niên, nhất là về lý do tại sao xhcn ở VN lại sống lâu hơn ở các nước Đông Âu…

Chương này sẽ chia làm 3 đoạn: Đoạn I. Đúc kết và bổ túc các ý kiến và nhận xét của các tác giả trong soạn phẩm. Đoạn II. Tại sao cho đến nay Cộng Sản VN vẫn tồn tại và Việt Nam vẫn bị “mây mù

thế kỷ” (Bùi Tín) che phủ, hay đúng ra vẫn ở trong tình trạng “đêm giữa ban ngày” (Vũ Thư Hiên)?

Đoạn III. Ngọn cờ dân tộc và ngọn cờ Con Người trong các mặt trận chống Cộng trong nước từ trước tới nay. Đoạn I.

Tuyệt đại đa số trong 60 người nêu tên trong soạn phẩm này đều nói xhcn không còn hợp thời nữa, cần phải thay thế. Vì:

1. Nó đã làm cho xã hội Việt Nam băng hoại về đạo lý. Cụ thể nhất là ăn cắp và giết người. Về ăn cắp, Trần Độ viết: “Tham nhũng là quốc nạn.” Nguyễn Hộ cũng nói: “Ở VN tham nhũng đã trở thành quốc nạn”.

Bùi Tín trong “Mặt Thật” (trang 264) đã viết: “Hầu hết số bị tù từ chung thân đến 20 năm…do tham nhũng là đảng viên, lại là đảng viên có chức cao quyền lớn…”

Đi vào chi tiết hơn, hãy nghe Nguyễn Kỳ Cầm, cán bộ kiểm tra nhà nước, một trong những cán bộ có trách nhiệm bài trừ tham nhũng nói với tờ báo Anh ngữ Việt Nam News rằng trong năm 1991 và nửa năm 1992 văn phòng anh ta đã điều tra 5.070 vụ tham nhũng, thâm lạm của Nhà nước đến 1.730 tỷ đồng, 2.235 lượng vàng và hơn 36.000 tấn gạo. Trong số 19.220 nhân viên nhà nước bị áp dụng kỷ luật có tới 6 ông thứ trưởng!

Hữu Loan so sánh với thời Pháp thuộc: 5, 6 tên trộm trong một huyện. Ngày nay vài chục tên trộm cướp công khai trong chỉ một thôn. (xem chương 19)

Về tội giết người, Nguyễn Ngọc Lan trích Bút Bi tường thuật đám tang con chó, bình luận về vụ bà Ơn giết mẹ và cảnh cáo: “trong lịch sử loài người đã từng có những dân tộc bị xóa sổ vì đạo lý suy đồi.” Vẫn theo NNL, báo cáo quốc hội (ngành an ninh) cho biết trong vòng 3 năm tội phạm hình sự tăng 300%, và có tới 81 vụ người thân trong gia đình giết nhau cách rất tàn nhẫn. Những cuộc đấu tố trong CCRĐ đã làm đảo lộn luân thường đạo lý khi nó khuyến khích và bắt người dân nói dối, con tố cha, vợ tố chồng…

Nguyễn Mạnh Tường đã viết về đạo lý suy đồi trong xã hội xhcn VN (xem chương 17): “…Ở bên trong người ta tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, bách

hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm, nhân tính” (SĐD

Page 223: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

223

tr.134). Và: …Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của họ chưa hề thấy trong lịch sử loài người. (SĐD tr. 147)

2. xhcn đã phá hủy nền kinh tế quốc gia bằng buôn lậu, tham nhũng, bằng thái độ vô trách nhiệm, tắc trách của cán bộ các cấp các ngành. “60% cầu của Saigon sắp sập đến nơi” (Nguyễn Ngọc Lan) Dân đói khổ cùng cực, chỉ muốn tự tử đỡ khổ hơn.

“Bề nào cũng chết thà chết sớm hơn cho đỡ đau khổ” (Xuân Vũ). “Không hiểu sao dạo ấy làng tôi lại nhiều người tự tử đến thế.” (Đào Hiếu) “Giá cứ đâm đầu xuống cái giếng làng là rảnh chuyện” (Dương Thu Hương) “Chả nhẽ kiếm liều thuốc chuột cho vào nồi cháo, ăn chết cả nhà cho sướng cái đời” (Phùng Gia Lộc). “Hôm nào nước mình cũng có hàng nghìn người chết khổ nhục vật vã đau đớn” (Nguyễn Huy Thiệp) “Những năm đầu thập kỷ 80 đất nước ta ở trên bờ vực thẳm…cả nước ngắc ngoải…” (Trần Độ). Quần áo thì không đủ mặc vì chỉ có 3 hay 4 mét vải tiêu chuẩn mỗi năm. Mà các cửa

hàng cũng chẳng đủ vải bán. Vì vậy mà trong thơ Nguyễn Chí Thiện ta thấy “Những thiếu nhi điển hình chế độ Thuở mới đi tù trông thật ngộ Lon xon không phải mặc quần…”.

Trong “Con Gái Thủy Thần” của Nguyễn Huy Thiệp cũng “5, 6 đứa trẻ cởi truồng đi ăn cắp mía ban đêm.” Và trong tiểu thuyết của Xuân Vũ thì có cả một đảng Khỏa Thân, “Đảng Nhộng” mà số đảng viên lên tới cả triệu. Và cũng Xuân Vũ, sỗ sàng hơn: “May quần, để vú tô hô. May áo thì để bộ đồ em ra.”

Ăn uống thiếu thốn thì khỏi nói. Hãy nhìn vào mâm cơm của gia đình cán bộ Chính, trong “Những Thiên Đường Mù” của Dương Thu Hương. Hay thái độ giành ăn giữa các con của bác sĩ Bích, trong “Nổi Loạn” của Đào Hiếu. Cả gia đình trong năm 1978 bữa cơm chỉ toàn bo bo, khoai, ngô, sắn! Hay cảnh bé Thức 4 tuổi của Phùng Gia Lộc chỉ được ăn khoai với “thật nhiều rau”.

Chả cứ gì dân quê. Hai đại trí thức Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường cũng đói phải bán sách quý cho người ta gói đồ để có tiền mua thức ăn, phải ăn thịt cóc cho có chút protít. Nguyễn Hữu Đang cũng vậy. (”Bữa chả cóc” của Phùng Quán) Và cuối cùng, hãy nghe Ngọc trong Nổi Loạn đặt những câu hỏi thảm thiết:

“Có nơi nào trên trái đất này con người phải chui rúc vào đống lá chuối khô để ngủ trong suốt mùa đông giá rét? Trẻ con không có quần mặc, chỉ một chiếc áo vải tả tơi khoác ngoài đứng co ro trong gió? Những bữa cơm quanh năm chỉ có cà muối và rau muống? Và người chết phải bó chiếu đem chôn?

“Có xứ sở nào trên mặt đất này, mà người dân cam chịu và hài lòng với kiếp sống hẩm hiu tăm tối như vậy?”

Những hàng trên là do những người Cộng Sản cũ, hay thân Cộng hầu hết còn ở trong nước viết, không dám nói hết sự thực. Nếu họ được viết tự do để xuất bản ở ngoại quốc thì sự thực đó sẽ ra sao?

Tháng 7 vừa qua cơ sở Ngày Nay Publishing ở Houston, Texas đã cho phát hành cuốn “Những mảnh đời rách nát” dầy 350 trang chứa đựng hàng trăm câu chuyện bi thương, cảnh sống cùng cực, sống dở chết dở, không thể tưởng tượng nổi của những gia đình

Page 224: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

224

thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa trong một phần tư thế kỷ qua ở miền Nam Việt Nam. Chỉ một vài truyện thôi cũng đủ làm cho người đọc nát lòng:

Nào thằng Nô, thằng Phát, 12 và 14 tuổi con của tử sĩ Nguyễn Văn Thuận thuộc sư đoàn Dù, quê Long An hàng ngày chui dưới cống rãnh bắt cá bán để kiếm tiền sinh sống. Trong lúc chúng cố làm thêm tiền để đem về quê cho mẹ giỗ bố, đã bị trận mưa như thác giết chết dưới cống.

Nào phế binh Hớn cụt một chân lại ho lao, phải đi bán nhang sinh sống, khi băng qua đường bị xe cán chết. Vợ anh là Liên cùng với mấy vợ phế binh khác đi buôn củi lậu. “Liên có đứa con trai lớn tên Đức, nhanh nhẹn giúp mẹ rất đắc lực. Nhưng chị Mạc với bé Hoa mới 5 tuổi thì thật là khó khăn, nguy hiểm khi nhảy tầu, vừa bế con vừa tuôn củi. (…) Về đến ga Thủ Đức, chị Liên vẫn không thấy thằng Đức đâu…. Đến ngày hôm sau Liên mới biết được rằng, khi xe qua cầu Biên Hòa, con chị đã bị đà ngang đánh vỡ đầu, rơi xuống đường ray, thây xác bây giờ không biết nằm đâu.” Cuối cùng Liên phải đi bán máu rồi kiệt sức một ngày kia nằm “chết cứng đờ trên ghế đá ở một công viên Chợ Lớn.”

Cái cảnh dân nghèo phải đi bán máu nuôi gia đình ở Việt Nam rất phổ biến, chẳng cứ gì các thương phế binh, cả hai phía.

Nào hai phế binh, Hoàng Thụy và Sơn thiếu ăn phải đi ăn mót cơm thừa của những gia đình nghèo vô gia cư sống ngoài nghĩa địa. Rồi một ngày kia tuyệt vọng rủ nhau ra nhảy xuống sông Saigon. Ngưòi ta vớt xác lên. “Cha anh Sơn, đang bán bánh ú bánh tét ở chợ Bến Thành hay tin đến nhìn xác con. Nhưng ông chỉ im lặng đứng lẫn trong đám người hiếu kỳ không dám nhận là thân nhân người xấu số vì không có tiền mai táng con mình. Ông thẫn thờ nhìn xe chở xác con đi khuất rồi mới dám khóc….”

Một nguồn tin khác không phải của người chế độ cũ, cũng không phải của cựu cán bộ Cộng Sản: Trong ba ngày 21,22 và 23-5-1990 người ta đã đọc thấy trên tờ France Soir ở Paris nhiều cảnh cùng cực khổ sở của những chiến sĩ chống Cộng trong tù cũng như gia đình của họ ở ngoài do nữ ký giả Dominique Rizet thuật lại sau chuyến thăm Việt Nam của bà. Sau đây là một đoạn vắn nói về cảnh 7 chị em côi cút lam lũ cực khổ để đùm bọc lẫn nhau hầu sống qua ngày:

“…”Bố mẹ chúng đều chết vì bệnh tật cách đây không lâu. Nguyễn Mai Hồng, chị lớn mới 16 tuổi bỗng nhiên thành chủ gia đình. Hàng ngày 7 chị em đi làm việc lặt vặt, thu lượm những thức ăn thừa, những lá rau úa mang về góp lại để nấu nướng chia nhau ăn. Đó là gia đình đáng thương và kỳ lạ nhất trên thế giới: 7 đứa trẻ không phương kế sinh nhai, cố sống với nhau nhờ những thức ăn thừa mà lối xóm bố thí cho.”

Bà Rizet cho là kỳ lạ, vì bà chỉ gặp có một gia đình đó. Bà có biết đâu rằng cái cảnh đó lại rất thường thấy trong xã hội xhcn Việt Nam trong một nửa thế kỷ qua.

3. Cuộc sống của người dân đã như thế thì cảnh tù tội còn khổ đến mức độ nào. Ngoài đói rách, cái khổ nhất là mất tự do và luôn bị hạch hỏi, bị bắt làm tự kiểm, khai báo. Hãy nghe những người bị tù lâu năm như Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên, Hoàng Minh Chính nói về cảnh tù tội: “Mười mấy năm sống giữa lao tù Sống giữa buồng tim chế độ Tôi đã hiểu tới tận cùng bể khổ Mà trước kia Phật Tổ hiểu lơ mơ.” (Ng.C. Th.)”Chuồng người”, (Vũ Thư Hiên và Đào Hiếu) “những nấm mồ chôn người sống” (Vũ Thư Hiên)…”Mục tiêu duy nhất của họ là hủy hoại sức khỏe, tiêu diệt ý chí phản kháng, buộc “phải cúi đầu, quỳ gối nhận tội” như lời hai sĩ quan tay sai của Lê Đức Thọ đã thét vào mặt tôi…” (Hoàng Minh Chính). Và: “Khi ra tù họ có cách khóa mồm các vị, và họ giữ chìa khóa. Tài nghệ họ siêu vậy đó.” (Tạ Đình Đề, sau khi ở tù ra) (1).

Bùi Tín bảo chẳng khác gì thời Stalin. Rồi trưng bằng chứng về chuyện Stalin xử bắn 4 đồng chí của ông ta trong bộ chỉ huy tối cao Liên Xô lúc ấy là Bukharine, Zinoviev, Kamenev và Ricốp, “những nhân vật cách mạng kiên cường nhất, những trí thức cỡ lớn, có

Page 225: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

225

tình độ trí thức cao hơn Stalin đến mấy cái đầu”; vậy mà KGB của Stalin đã làm được cho họ nhận tội toan ám sát “đồng chí Stalin” và trước khi chết còn hô “Stalin muôn năm”. (2)

Nói đến nhà tù không thể không nêu ra đây một thực tế đã được không biết bao nhiêu người nhắc đến: Xã hội xhcn là một nhà tù vì mọi người dân đều mất tự do, bị công an, mật vụ luôn luôn theo dõi. Câu chuyện về chủ tịch Tôn Đức Thắng bị đảng gài lính kín ở trong nhà (xin xem chương 5), về lời nhân vật Ngọc trong “Nổi Loạn” của đào Hiếu thóa mạ bọn người “đạo đức giả… chui vào gầm giường người khác để rình rập” (cuối chương 6, trang 135) khiến chúng ta nhớ lại cuốn tiểu thuyết trứ danh của nhà văn Anh George Orwell nhan đề “1984″.

Tác giả đã căn cứ vào những thông tin từ phía khối cộng lúc ấy (1949) để tưởng tượng ra một xã hội Cộng Sản trong tương lai 35 năm sau đó (1984). Trong cái xã hội đó, xhcn “INGSOC”, đầy dẫy những khẩu hiệu: “Chiến Tranh Là Hòa Bình” “Tự Do Là Nô Lệ” “Ngu Dốt Là Sức Mạnh”. Trong cái xhcn đó chỉ có 4 bộ: Bộ Chân Lý chuyên nói dối. Bộ Tình Yêu chuyên giam cầm tra tấn, thủ tiêu người dân hơi có tư tưởng phản động, do bọn cảnh sát tư tưởng (thought police) phát giác. Bộ Hòa Bình chuyên lo chiến sự. Bộ Sung Túc chuyên về kinh tế, một nền kinh tế bi thảm nhất trần gian. Đặc biệt quan trọng là khắp nơi khắp chốn trong khắp nước, luôn luôn có màn-ảnh-viễn-vọng (telescreen) không ngơi theo dõi, dò xét mọi hành vi và tiếng nói của người dân….

4. Với các chiến dịch giảm tô, CCRĐ và cải tạo tư sản, xhcn đã cào bằng mức sống người dân, sau khi đã giết hàng chục vạn người. Về con số người bị chết oan trong cải cách ruộng đất có nhiều ý kiến khác nhau, từ nửa triệu (Hoàng Văn Chí) đến mười ngàn người (Bùi Tín). Nhưng nếu dựa vào con số 12 ngàn đảng viên bị tố oan do Võ Nguyễn Giáp đưa ra khi ông ta nhân danh đảng nhận sai lầm và xin lỗi quốc dân trong chiến dịch sửa sai, thì phải hiểu là con số không thể dưới nhiều chục vạn. Bởi vì Võ Nguyên Giáp chỉ nói đến những người bị “oan” theo ý của đảng, trong số đó trước tiên là đảng viên.

Nếu chỉ bị oan theo kiểu xét đoán của Cộng Sản mà đã trên một vạn, thì con số tổng quát sẽ nhiều đến độ nào. Trong số những người đưa ra con số ai cũng nói: Cho đến nay vẫn không ai đưa ra được con số chính thức nào, vì người ta cố bưng bít. Nhưng nếu căn cứ vào số làng xã thời đó ở miền Bắc, không dưới 10 ngàn xã, nếu mỗi xã 5 người chết thôi, thì đã trên 50 ngàn rồi. Vì vậy cũng có người nói số người chết là 60 ngàn. Hoàng Hữu Quýnh nói là trong thực tế mỗi xã có ít là 6, 7 người bị xử. Gerard Tongas, trong cuốn “J’ai vécu dans l’enfer communiste du Nord Vietnam, et j’ai choisi la liberté” thì nói cả trăm ngàn. Hoàng Văn Chí đã nói tới nửa triệu, vì ông từng đã có dịp dự các buổi đấu tố và thấy chính sách cô lập gia đình “địa chủ” còn tai hại hơn tàn sát địa chủ nên suy diễn rằng số người chết vì tự tử vì nhục, và chết vì bị bỏ đói, không ai dám giúp đỡ… còn cao hơn số người bị hành quyết. Hoàng Văn Chí đã viết: “chính sách cô lập phải chịu trách nhiệm về số người chết có lẽ 10 lần nhiều hơn số đã bị xử bởi các tòa án nhân dân đặc biệt”. Ngoài ra trong sửa sai, “khi khúc tre cong bị uốn cong quá được nắn lại cho thẳng”, tránh sao đuợc những cuộc thủ tiêu để trả thù. Cứ nghe Hoàng Hữu Quýnh nói ông ta đi đâu cũng thấy khăn tang trắng xóa miền quê, đủ cho thấy con số người chết trong mấy năm “Giảm Tô” và “CCRĐ” ở miền Bắc thật là kinh khủng. Hoàng Văn Chí cũng nói: “Khắp vùng nông thôn Bắc Việt trắng xóa những vành khăn tang”

Nhưng cái tai hại nhất trong CCRĐ không phải số người chết. Mà là sự đảo lộn luân thường đạo lý: Con tố cha, vợ tố chồng. Cháu gọi bà bằng mày, xưng bà. (Hoàng Văn Chí, Dương Thu Hương, Nguyễn Mạnh Tường… và Hoàng Hữu Quýnh: “Chỉ có đảng mới dậy cho người ta như vậy”)

Về những cảnh đấu tố dã man, điên cuồng trong CCRĐ thì từ Hoàng Văn Chí, Vũ Thư Hiên, đến Dương Thu Hương, Hoàng Hữu Quýnh đều đưa ra những hình ảnh cụ thể, những con người, những nạn nhân cụ thể.

Page 226: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

226

5. Về thành quả của cuộc chiến “giành độc lập”, “chống Mỹ cứu nước” và thống nhất đất nước.

Phần đông các trí thức và văn nghệ sĩ trong nước không dám lên án cuộc chiến được mệnh danh là chống Mỹ cứu nước, phải chăng vì cuối cùng nó đã thành công là “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào”? Lên án nó chắc chắn sẽ bị đảng liệt vào hạng Việt gian bán nước, phản bội tổ quốc. Nhưng Bảo Ninh với “Nỗi Buồn Chiến Tranh”, và cả Bùi Tín với “Một cuộc phỏng vấn thật đặc sắc” dành cho Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, cũng đã gián tiếp lên án cuộc chiến mà đáng lý ra nếu tôn trọng mạng sống con người thì không nên tiến hành, vì nó đã làm hàng triệu con dân thiệt mạng và hàng triệu gia đình ở trong cảnh tang chế. Nhất là Xuân Vũ đã mạnh miệng hơn cả: “Cuộc kháng chiến này là một sự phản bội. Nuôi dưỡng nó để rồi nó trở lại hại mình, giống như một thứ chó điên cắn cả chủ nhà.” Toàn bộ hồi ký “Đường Đi Không Đến” là một bản án về tất cả những gì là độc ác dã man mà cuộc chiến đã tạo ra trên đường mòn Hồ Chí Minh.

Tuy không dám nói ra, nhưng phần đông cán bộ phản tỉnh trong nước chắc cũng nghĩ cuộc chiến không đem lại ích lợi gì cụ thể cho nhân dân, mặc dù nó có làm cho một số người hãnh diện là “đã đánh thắng một siêu cường”. Hãy nghe lời so sánh chế độ hiện nay trong nước với chế độ tư bản và cả chế độ thực dân trước đây ghi trong các tác phẩm của Nguyễn Hộ, Xuân Vũ, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên:

Nguyễn Hộ: “Thật là kỳ lạ. Chủ nghĩa tư bản không hề chủ trương thế giới đại đồng, nhưng lại thực hiện thế giới đại đồng. Còn chủ nghĩa Cộng Sản thì chủ trương, hô hào tiến tới một thế giới đại đồng, nhưng lại thực hành một quốc gia khép kín, tự cung tự cấp (ích kỷ), bế môn tỏa cảng.”

Xuân Vũ: “Nhờ đó tôi nghe được tiếng dân than tự đáy lòng: “Bây giờ khó sống hơn thời Pháp”. Tôi bật ngửa ra. Hóa ra là thế!” (Thiên Đàng Treo tr. 147) Và: “Sống một ngày ở chế độ xhcn đau khổ bằng 20 năm trong chế độ tư bản. Đói rét, ốm đau, bệnh tật, ly tán…đủ thứ.” (Mạng Người Lá Rụng tr.193)

Nguyễn Văn Trấn đã để nhiều trang sách so sánh việc ra báo, in sách và bầu cử thời nay thua thời Pháp thuộc rồi nói với “quốc hội”: “Dạ thưa Quốc Hội, ngày xưa, dưới thời Pháp thuộc việc xuất bản một quyển sách dễ như cơm bữa.” (Viết Cho MVQH, trang 447),

Nguyễn Chí Thiện: “Ôi thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng” và: “Nhờ nanh vuốt của lũ “thú rừng” Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả.”

Vũ Thư Hiên: “Nhà báo Hùng Thao gầm lên: “Nuôi cán bộ như lợn, mắng như chó. Thời trước địa chủ đối với tá điền còn tử tế hơn”. Khi thuật lại việc cha ông bị bắt, mẹ tác giả cũng nói cảnh sát thời Pháp thuộc cũng không đến nỗi xử tàn nhẫn đến thế.

Nguyễn Mạnh Tường: “Có ít nhất một doanh nghiệp quốc gia lãng phí bao nhiêu triệu trong khi dưới chế độ Pháp thuộc cũng doanh nghiệp ấy mang lại cho thực dân đế quốc những số lãi khổng lồ”…

Hữu Loan: “Ngày xưa ngay thời Pháp thuộc cả một vùng lớn như một huyện mới có 5, 6 tên trộm mà trộm không được pháp luật bênh như thế, mà dân chúng cũng còn lo ngay ngắy cho số phận trâu bò của cải của mình. Còn bây giờ chỉ một thôn thôi cũng có vài chục tên trộm cướp công khai, coi thường pháp luật thì hỏi người dân còn an cư thế nào để lạc nghiệp được.” (xem chương 19)

Tưởng cũng nên nhắc lại đây lời ông Hồ phát biểu trong đại hội I của đảng Cộng Sản Pháp năm 1920 để so sánh xem từ đó đến nay sau gần 8 thập kỷ và sau khi Cộng Sản đã chiếm trọn cả nước được gần một phần tư thế kỷ xem tình hình có khá hơn chút nào không. Lúc ấy ông Hồ nói:

Page 227: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

227

“Chúng tôi không có tự do báo chí, không có tự do ngôn luận, thậm chí không có cả quyền tự do hội họp và lập hội…”

Ngày nay dưới chế độ xhcn các quyền đó có không? Chẳng những không có mà còn thua thời Pháp thuộc như những nhân vật trên đã viết, trừ có tự do chửi đế quốc, như Trường Chinh nói. (chương 19, Hữu Loan)

Hy sinh hàng triệu sinh linh để đổi lấy cuộc sống cái gì cũng tồi tệ hơn cuộc sống cũ, từ vật chất: nghèo đói cơ cực, đến tinh thần: mất tự do, thì đó là công hay tội? Vì thế mà Nguyễn Văn Trấn bảo: “Tội ác của chế độ này từ bốn chục năm nay thật nói không hết”.

Lò lửa chiến tranh Việt Nam còn ghê tởm, kinh khủng hơn lò thiêu của phát xít Đức. Vì Hitler làm và dám chịu trách nhiệm, không giả nhân, giả nghĩa. Còn Hồ Chí Minh và đồng đảng thì nhân danh tự do độc lập, giải phóng để lùa hàng triệu người vào chỗ chết rồi xưng tụng họ là anh hùng, liệt sĩ. Và mình thì được tiếng là đại anh hùng vì đã đánh thắng kẻ địch hùng mạnh! Hơn nữa Hitler giết ngưòi ngoài, người Do Thái, dân các nước khác nhiều hơn dân Đức. Còn Hồ Chí Minh và đồng đảng thì giết đồng bào trăm lần hơn người ngoại quốc. Cái hiểm độc của ông Hồ và đồng đảng là tạo được điều kiện để thế giới lên án đối phương chứ không lên án mình, lại còn được thế giới mủi lòng thương cảm. Nguyễn Mạnh Tường (chương 17) đã viết: “Nếu Machiavelli đội mồ sống lại chắc phải đi học những người Cộng Sản này”

Điều trớ trêu và thật đau lòng cho con dân Việt Nam là lịch sử Việt Nam, ngày nay do đảng Cộng Sản chỉ đạo biên soạn, và lịch sử thế giới, do một số sử gia thiên vị hay bị lừa viết đã ghi nhận sự chiến thắng của đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ đồng hóa đảng Cộng Sản với dân tộc Việt Nam. Và vẫn cho rằng những người Cộng Sản Việt Nam như Hồ Chí Minh là những anh hùng dân tộc. Còn phía quốc gia là tay sai thực dân đế quốc.

Nhưng thử hỏi trong số gần hai triệu người chết trong cuộc chiến, nguyên phía quân dân miền Bắc, có bao nhiêu phần trăm đảng viên, bao nhiêu phần trăm dân ngoài đảng.

Xuân Vũ, Nguyễn Văn Trấn và nhiều người khác đều nói những trận lớn như hồi Tết Mậu Thân phần lớn chiến sĩ hy sinh không phải đảng viên mà là người miền Nam trong mặt trận Giải phóng. Cũng như trên đường mòn HCM, bỏ thây nửa đường là những người miền Nam tập kết… Dĩ nhiên đảng luôn luôn nói, mọi thắng lợi là do đảng lãnh đạo. Không có lãnh đạo giỏi thì làm sao cóù chiến thắng. Nhưng nếu đại bộ phận không tham gia, không hy sinh thì lãnh đạo làm được gì? Chính Hồ Chí Minh đã nói:

“…Nhưng không, tôi phải nói thật: Những thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi của chúng tôi (của đảng) (3)

Dầu sao, công bình mà nói phải nhận rằng đảng Cộng Sản đã lãnh đạo thành công. Vì họ đã dùng đủ mọi cách quyết liệt, tàn bạo, hiểm độc nhất để bắt mọi người hy sinh. Về tuyên truyền, tình báo, đặc công, chiến lược chiến thuật họ đều là những kẻ có khả năng, nhờ rèn luyện không ngừng. Khoa Tuyên Truyền và Vận Động Quần Chúng được nghiên cứu tường tận và huấn luyện đến nơi đến chốn cho cán bộ các cấp. Cơ quan “Agit-Prop” (4) là một trong những bộ phận lớn của chế độ.

Về chiến lược chiến thuật quân sự cũng như chiến lược, sách lược ( chính lược) chính trị, Lê-nin rồi Stalin không ngừng nghiên cứu và viết thành văn bản cho cán bộ học tập. Trong số đó phải kể đến cuốn: “Những Nguyên Lý của chủ nghĩa Lê-nin” của Stalin. Và quan trọng hơn cả là họ đã dùng biện pháp phi nhân: thắt hầu bao, dùng bạo lực, dùng cưỡng bức cùng với tuyên truyền và hứa cuội. Con người đã quá cùng khổ lại mất hết tự do thì thà chết còn hơn sống. Ra chiến trường mà chết còn mau lẹ hơn (”lính các anh đòm một phát là xong, sướng,” Nguyễn Huy Thiệp). Lại được ghi danh anh hùng, liệt sĩ, hy sinh vì Tổ Quốc.

Page 228: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

228

6. Về ý nghĩa những từ “xã hội chủ nghĩa” (xhcn). Trong suốt một thập kỷ qua, ta thường nghe các nhà lãnh đạo Cộng Sản trong nước nói đến “nền kinh tế thị trường theo định hướng xhcn”. Trước hết xin minh định là nhóm từ xhcn mà họ dùng đây, có nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác với xã hội chủ nghĩa mà thế giới tự do dùng từ trước tới nay. Chúng ta hiểu xã hội chủ nghĩa theo tinh thần công bình bác ái đối với mọi người dân không phân biệt giai cấp. Vì vậy có chủ nghĩa xã hội Ki-Tô Giáo theo tinh thần thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) của tòa thánh La Mã. Có các đảng dân chủ xã hội ở Âu Châu và nhiều đảng xã hội khác ở Á, Phi v.v…Còn xhcn của đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay phải hiểu theo tinh thần chuyên chính vô sản đã ghi trong hiến pháp 1992 và trước đó, và đã được các người Mác-xít từ Quốc Tế 1 đến Quốc Tế 3 nói đến như là giai đoạn chuẩn bị bước vào chủ nghĩa Cộng Sản “Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu” mà Mác đã đề ra.

Quả tình sau khi Liên Xô tan rã, khi cộng đảng Việt Nam đưa ra cái gọi là “nền kinh tế thị trường theo định hướng xhcn”, họ tính lập lờ đánh lận con đen, muốn cho người ngoài hiểu nhóm từ xhcn theo ý nghĩa chủ nghĩa xã hội mà các nước tư bản đang thực hiện. Ví dụ tại một nước đại tư bản như Hoa Kỳ, nhìn vào cuộc sống người dân sẽ thấy rõ chủ nghĩa xã hội đang được áp dụng triệt để. Những chế độ lương bổng, tiền hưu, tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền già, tiền trợ cấp bệnh viện phí và hàng loạt trợ cấp khác cho mọi loại người…Đó chính là xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa. Vì không muốn để cho người Cộng Sản lập lờ đánh lận con đen, nên cần xác định lại một lần nữa rằng xã hội chủ nghĩa mà các người Cộng Sản VN dùng trong câu thực thi “kinh tế thị trường theo định hướng xhcn” là theo cái học thuyết Mác Lê như tất cả các nhà trí thức được trưng dẫn trong soạn phẩm này đều đồng loạt minh thị bác bỏ xhcn, cái xhcn của Mác, của Lê, của Mao, của Hồ.

Trần Độ, người mà độc giả có thể coi như còn lừng khừng nhất, còn muốn “cứu đảng” phần nào, cũng bảo xhcn là cái xác chết, định hướng vào đấy làm gì. Người khác như Hoàng Tiến và N.Ph. Hồ Hiếu thì bảo “kinh tế thị trường theo định hướng xhcn” là một thứ đầu Ngô mình Sở”. Nguyễn Chí Thiện thì bảo “vứt mẹ nó đi xét lại làm quái gì.” Chính Bùi Tín tuy còn vướng víu với danh từ xhcn, vẫn khẳng định cái thứ xhcn hiện hành ở Việt Nam là cỗ máy nghiền, nó nghiền từ Hồ Chí Minh trở xuống. Còn Lữ Phương và Hà Sĩ Phu thì cho nó chỉ là một ý thức hệ như mọi ý thức hệ khác. Hà Sĩ Phu còn ví nó với chiếc thuyền nan nên vứt bỏ, đừng cõng nó đi ngông nghênh “như cái mai rùa”. Nguyễn Phong Hồ Hiếu cũng ví nó như chiếc thuyền đưa dân tộc qua sông Độc Lập. Nay độc lập rồi đừng cõng nó đi trên bộ, vướng chân và cản tầm nhìn.

Cả HSP lẫn NPHH mặc dù coi cái thuyền nan chỉ là một công cụ, xài xong rồi thì nên vất bỏ, nhưng cũng đều nói đến chiếc thuyền đã đưa dân tộc VN sang sông Độc Lập. Và như vậy hàm ý là ta cũng nên nhớ ơn nó. Nếu thực sự nó đưa lại độc lập theo đúng nghĩa, mà gạt bỏ nó thì, theo truyền thống người dân Việt vốn trọng nhân nghĩa, kể ra cũng vô ơn đấy. Nhưng độc lập đây chẳng những chỉ là hai từ rỗng tuếch, mà còn là đói khổ chiết chóc không biết cơ man nào là tang tóc, tủi nhục cho tuyệt đại đa số con dân. Sau khi độc lập, người dân hiền lành chất phác nhất cũng tự hỏi: Có độc lập thật hay không?

Các nhà trí thức sống suốt đời trong xhcn, tiêm nhiễm tư tưởng Mác xít mà còn lập luận như thế. Nhưng theo thiển ý, nếu nhìn vào mục tiêu vô sản hóa toàn cầu của Mác và các đồ đệ của ông, và nếu phân tách kỹ các văn bản của Mác, cùng những lời tuyên bố của Lê-nin, Stalin… theo đó giải phóng các dân tộc chỉ là một bước sách lược, trong chiến lược xích hóa toàn cầu, muốn tới chủ nghĩa Cộng Sản phải qua cái cầu quốc gia thì phải nói ngược lại Hà Sĩ Phu và Nguyễn Phong Hồ Hiếu. Nghĩa là:

Ông Hồ và đồng đảng đã bắt dân tộc VN chống, đẩy, khiêng, cõng, đội chiếc thuyền nan xhcn (của Mác) qua sông sóng to gió lớn, làm hàng triệu người chết trên đó, để nó qua được con sông độc lập, ngỏ hầu sau đó vô sản hóa nhân dân bằng “giảm tô”, “CCRĐ”, “cải tạo tư sản”, “cải tạo tư tưởng”, và siết hầu bao của người dân trong một chính thể “chuyên chính”, chuyên chế, độc tài như ta đã thấy.

Page 229: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

229

7. Về ông Hồ Chí Minh, tuy nhiều người trong số các nhà văn, trí thức nói trên đã không ngần ngại lên án ông nặng nề, dành cho ông những từ độc địa nhất như ma, quỷ, quỷ vương…nhưng phần đông hơn vẫn còn kính nể và gián tiếp bào chữa cho ông. Vì vậy chúng tôi xin dài dòng về nhân vật này.

Về lai lịch, từ trước ông Hồ vẫn được coi như con thứ ba của cụ cử Nguyễn Sinh Huy cũng gọi là cử Sắc hay phó bảng Sắc và tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành. Nhưng hơn chục năm nay lại có những tin đồn, được các sử gia góp nhặt đem ra một giả thuyết hấp dẫn hơn. Người thì nói ông là cháu nội của tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo. Người lại bảo cụ cử Hồ Sĩ Tảo chính là cha ruột của ông Hồ. Tin trên do một nhà sử học danh tiếng trong chế độ là ông Trần Quốc Vượng đưa ra. Còn tin dưới do Cao Thế Dung đề xướng. Tin sau có vẻ có lý hơn. Nhưng cũng không chắc đúng.

Theo Bùi Tín (Mặt Thật, Saigon Press,1993-1994, trang 93-94), và Đào Bình Giang (Diễn Đàn Phụ Nữ, tháng 8, 1993), thì giáo sư Trần Quốc Vượng (đại học tổng hợp Hà-nội) đã đến tận nơi nghe các bậc cao niên nói rằng ông cử Tạo đã làm cho một giai nhân là “Cô Đèn” Hà Thị Hy có bầu, khiến bố mẹ cô phải đem gả cho một nông dân nghèo đã luống tuổi là ông Nguyễn Sinh Nhậm. Cái bào thai đó ra đời mang tên là Nguyễn Sinh Sắc, tức ông phó bảng Huy sau này. Như vậy ông Hồ là cháu nội của ông Tạo. Và có lẽ ông Hồ biết được gốc gác của mình nên đã đổi họ Nguyễn (Tất Thành) thành họ Hồ (Chí Minh).

Bùi Tín thì có vẻ tin ông Vượng, không truy cứu thêm. Nhưng Đào Bình Giang thì cho biết: “bài “viết chơi”: “Sự Thực Mà Không Chắc Có Thật” của giáo sư Vượng chắc là không thật.” Vì theo sử liệu ông Giang tìm thấy trong các bộ sách của Cao Xuân Dục, học bộ thượng thư, thì ông cử Tạo, về sau đậu tiến sĩ, sinh năm 1868, còn ông phó bảng Huy tức Sắc thì sinh năm 1863, hơn ông Tạo 5 tuổi, không thể nào lại là con ông Tạo được.

Cao Thế Dung thì “dựa vào tài liệu của hai người là Hoàng Văn Chí và Hồng Liên Lê Xuân Giáo” để bảo rằng:

“Trong thời gian Cử Sắc đi làm quan xa nhà, cụ Hoàng Xuân Đường (nhạc phụ của ông Sắc, MV) cho mời cử nhân Hồ Sĩ Tảo (xin lưu ý: Tảo chứ không phải Tạo, MV) về nhà dậy học…. có lẽ trong lúc nhẹ dạ, hoặc bị ông cử Tảo làm ẩu trong khi ông cử say rượu nên bà cử Sắc nhủ danh Hoàng Thị Loan mang thai người con thứ ba. Câu chuyện phòng the oan trái vỡ lở, tiếng đồn đải lan khắp tổng Lâm Thịnh qua lời nói đầy độc địa “Tảo đúc cốt, Sắc tráng men”…(6). Ông CTD viết hơi tối tăm, luộm thuộm. Lại ghi là Tảo, trong khi ông Vượng ghi là Tạo. Thành ra cũng khó tin.

Về cái tên ông Hồ ai cũng biết là ông có tới hàng chục cái tên khác nhau, kể cả bí danh, bút hiệu. Mậu Ưng (7) đã đếm được tất cả 76 bí danh. Có lẽ trong số đó chưa có Trần Dân Tiên, Th. Lan, và XYZ là những bút hiệu quen thuộc. Và có lẽ cũng chưa kể những cái tên cúng cơm là Sinh Cung hay Cuông hay Bé Con, Sinh Con, Sinh Côn…hồi nhỏ.

Đặc biệt về cái tên Nguyễn Ái Quốc, thì như nơi chương 1 bạn đọc đã thấy Hoàng Văn Chí trích Jean Lacouture kể rằng khi tướng Salan hỏi ông Hồ: “Ông có phải là Nguyễn Ái Quốc không?” thì ông Hồ một mực chối, bảo không phải. Nhưng sau này tài liệu chính thức của Cộng Sản đã xác nhận Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Có điều nhiều nguồn tin lại cho biết Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu của nhóm các ông Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh). Các bài ký tên Nguyễn Ái Quốc lúc ấy phần nhiều do Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền viết, vì ban đầu ông Hồ chưa đủ khả năng tiếng Pháp. Điều này chính ông Hồ, với bút hiệu Trần Dân Tiên đã xác nhận khi viết:

“Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi nhưng không muốn ký tên. Mà chính ông Nguyễn đã phải ký tên những bài báo.” (SĐD trang 31)

Page 230: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

230

Phải chăng khi bị Salan cật vấn, họ Hồ tự thẹn không dám nhận bừa một bút hiệu chung?

Vì ông có cả trăm cái tên như vậy, nên thiết nghĩ không cần nêu hết ra đây làm gì. Tuy nhiên đặc biệt có hai cái tên mà từ trước tới nay ít có người nào nói tới: Cao Thế Dung khẳng định Nguyễn Tất Thành thời niên thiếu còn có “tên thánh” là Gioan Bao-Ti-Xi-Ta và là nghĩa tử của một linh mục thừa sai tên Guignard; chẳng những đã được rửa tội mà còn từng giúp lễ trong nhà thờ.

Luật sư Hoàng Cơ Thụy, cựu đại sứ VNCH ở Lào trước 75, trong cuốn “Việt Sử khảo luận” chưa xuất bản, cũng nói Hồ Chí Minh có tên thánh là Paul (?). Có lẽ ông dựa vào bức thư Nguyễn Tất Thành viết xin việc cho cha là Nguyên Sinh Huy đề ngày 15-12-1912, gửi khâm sứ Trung Kỳ lúc ấy, cuối thư ghi “Paul Tất Thành. New York le 15 Décembre, 1912″ ? Còn Cao Thế Dung thì phải chăng ông nhớ lầm tên thánh của cố tổng thống Ngô Đình Diệm, khi nói Hồ Chí Minh có tên thánh là Gioan Bao-Ti-Xi-Ta?

Về năm sinh cho đến nay lịch sử chính thức của đảng cho biết ông sinh ngày 19-5-1890. Nhưng thực ra cũng chẳng phải. Vì nhiều người (trong đó có cựu bí thư của vua Bảo Đại) nói ngày đó là ngày họ Hồ phịa ra để lấy cớ bắt dân Hà-nội treo cờ giăng hoa đón D’Argenlieu, cao ủy Pháp vào Hà-nội. Cao Ủy Thierry D’Argenlieu tới Hà-nội ngày 18-5-1946. Trước đó 1 ngày, tức 17-5-1946 họ Hồ cho biết ông ta sinh ngày 19-5-1890 và chính phủ hô hào dân chúng mừng sinh nhật “bác” bằng cách giăng đèn kết hoa ngoài phố…(để đón Cao Ủy Pháp! Và cũng để cho viên cao ủy này biết dân chúng răm rắp tuân lệnh ông Hồ).

Các sử gia đã tìm ra bút tích của ông Hồ trên lá đơn xin nhập học trường thuộc địa gửi tổng thống Pháp (”Marseille le 15 Septembre, 1911″) Trong lá đơn này ông Hồ viết mình sinh năm 1992, hai năm sau so với tài liệu chính của đảng. Tài liệu của cảnh sát Paris cho biết ngày 20-9-1920 Nguyễn Tất Thành khai mình sinh ngày 15-1-1894. Tháng 6-1923 ông lại khai tại sứ quán Liên Xô ở Bá Linh rằng ông sinh ngày 15-2-1895. Ba lần khai 3 ngày 3 năm khác nhau cho thấy chẳng ngày nào đáng tin cả, và do đó nguồn tin nào đó nói ông phịa ra cái ngày 19-5 để làm cớ bắt dân Hà-nội đón tiếp cao ủy Pháp rất đáng tin.

Cao Thế Dung thì dựa vào một lá số tử vi của ông Hồ được Vân Đằng Thái Thứ Lang đăng trong cuốn “Tử Vi Đẩu Số Tân Biên” để nói ông Hồ sinh năm 1891, năm Tân Mão, mồng 6 tháng 6, giờ Mão. Ông Nguyễn Sinh Khiêm em ông Hồ cũng khai với sở Mật Thám Pháp ở Trung Kỳ rằng anh ông ta sinh năm 1891. Nhưng cũng theo hồ sơ ở sở mật thám Trung Kỳ lại thấy bà Thanh chị ông Hồ khai ông ta sinh năm 1893. Chính Đạo trong cuốn “Hồ Chí Minh Con Người Và Huyền Thoại” cho biết một ông Yên Sơn nào đó cũng viết ông Hồ sinh năm 1891. Trong thẻ thư viện và giấy thông hành từ Pháp qua Nga của ông Hồ người ta lại thấy ông sinh vào những năm 1894, 1895. Tóm lại là ông Hồ có ít nhất 6 cái năm sinh khác nhau, trong số đó 1890 được coi như chính thức.

Ngày chết cũng không rõ ràng ngay. Ban đầu thông báo chính thức của bộ chính trị nói “chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 3-9-1969.” Phải nhiều năm sau người ta mới dám nói lại cho đúng là ngày 2-9-1969. Vì vậy mà trong dịp “lễ Quốc Khánh” năm ấy, ngưòi ta xì xầm ông Hồ bị thủ tiêu. Nhiều người, trong số đó có Hoàng Quốc Kỳ, cho rằng các ủy viên bộ chính trị trong đó có Lê Đức Thọ, nhờ mồ mả của bố đặt đúng long mạch nên phát− mặc dầu duy vật vô thần nhưng cũng tin bói toán−đến “đệ nhị hung thần” và lý số, đã tránh không muốn cho dân chúng biết ông Hồ chết đúng ngày ông tuyên bố độc lập và cũng tại cái nơi ông đứng đọc tuyên ngôn đó, kẻo “xui xẻo”.

Di chúc của ông cũng bị sửa chữa thay đổi không đúng với nguyên bản. Bùi Tín và Vũ Kỳ là hai người đã can đảm nêu lên vấn đề phải đưa toàn bộ di chúc đó ra ánh sáng.

Về hoạt động của ông Hồ, lịch sử chính thức của đảng cũng như các nhà nghiên cứu tư đều thấy có những khoảng trống không biết trong thời gian đó ông làm gì ở đâu. Chẳng

Page 231: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

231

hạn từ 1914 đến 1917 được biết Quấc (Nguyễn Ái Quốc) sống ở Anh, nhưng có những năm nhà cầm quyền Anh cũng không tìm ra tông tích của ông ta. Rồi thời gian 6 năm ở Paris (từ 1917-1923) cũng có những năm không rõ ông ở đâu làm gì. Thời gian hơn một năm ở Nga (1923-1924), có người nói một cách hết sức sơ sài: Ông ở trường Công Nhân Đông Phương. Đặc biệt là một thời gian khá dài khi ông bỗng mất tích ở Hồng Kông, lúc ông bị cảnh sát Anh bỏ tù (1933). Có người nói ông được tình báo Anh mua, xếp đặt c Trong cuốn hồi ký với bút hiệu Trần Dân Tiên ông cũng không đả động gì tới những thời gian này. Phải chăng đó là những lúc ông có những hoạt động cần giữ kín đối với bất cứ ai và giữ riêng cho ông cho đến khi mang theo vào “lăng”? Nhưng cho đến nay ai cũng biết chắc rằng ông đã là một trong những người sáng lập đảng Cộng Sản Pháp, được đảng này cử đi họp đại hội V của quốc tế 3 (ở miền Nam trước thường được gọi là Đệ Tam Quốc Tế, dịch từ “Komintern”) tại Liên Xô với tư cách đại diện cho các nước thuộc địa. Người ta cũng biết ông là cán bộ cao cấp của quốc tế 3, được Liên Xô cử làm phụ tá cho Borodin. Chức phụ tá này chỉ là cái vỏ bọc, cái bình phong che cái chức đại diện quốc tế 3 ở vùng Đông Nam Á, và cái nhiệm vụ giải quyết sự mâu thuẫn giữa 3 đảng Cộng Sản ở Đông Dương để thống nhất thành một đảng vào tháng 2 năm 1930. Cứ xem thế đủ biết vai trò của ông quan trọng, phức tạp, đa dạng. (8)

Về cuộc sống gia đình của ông Hồ, đảng chính thức cho biết “bác không màng đến hạnh phúc cá nhân để toàn tâm toàn trí lo việc nước”. Nhưng cho đến nay thì đã quá nhiều tài liệu chứng tỏ ông có nhiều đàn bà trong đời. Hoàng Văn Chí nói đến một phụ nữ Nga được coi như vợ hờ của ông Hồ, cũng như một người đàn bà Nga khác làm vợ hờ cho Nguyễn Khánh Toàn, khi cả hai họ Hồ và họ Nguyễn hoạt động ở Liên Xô. Chính ông Toàn cho Hoàng Văn Chí biết chuyện ông Hồ có vợ ở Nga. Đến khi sang Trung Quốc cùng với phái đoàn Borodin, rồi đại diện cho QT3 ở đây, ông Hồ cũng có một người vợ khác tên Tuyết Cần (?). Sử gia Trần Trọng Kim thì nói đến bà Đỗ Thị Lạc cũng đã cho ông Hồ một cô con gái. Người khác thì nói đến bà Vịnh, tức Nguyễn Thị Minh Khai sau này là vợ Lê Hồng Phong, cũng đã là vợ hờ của ông Hồ khi ở Liền Xô (khoảng giữa thập niên 30). Bùi Tín thì trưng dẫn sử gia Pháp Hemery, bảo ông Hồ cũng có ba người vợ hờ khác. Phải chăng đó là các cô Bierre ở Pháp, cô Tuyết Cần ở Trung Quốc, cô Vera Vasiliera ở Nga? Gần đây còn có dư luận cho rằng chủ tịch quốc hội Nồng Đức Mạnh cũng là con rơi của “bác”?

Nhưng đáng nói hơn cả là cô Xuân mà người ta bảo đã được họ Hồ sủng ái khi ông đã làm chủ tịch nước, và có với ông một người con tên là Nguyễn Tất Trung, như đã nói đến trong chương 5. Cô Xuân đã bị Trần Quốc Hoàn hãm hại mà ông Hồ không hề cứu, coi như chẳng có tình nghĩa gì. (Xin coi phụ lục)

Đối với những người đầu gối tay ấp của ông, ông chỉ coi như người dưng nước lã, cũng không đáng lấy làm lạ bằng việc chị ruột ông là bà Nguyễn Thị Thanh, và người anh là Nguyễn Sinh Khiêm cũng bị ông xử tệ không kém. Vì vậy mà Nguyễn Chí Thiện đã có bài thơ về chuyện này: “…Không yêu người thân, Bác làm sao yêu được nhân dân… (chương 13, trang 269-270). Nhưng cũng có người như Chính Đạo bào chữa cho ông Hồ: “Sự lạnh nhạt này chỉ là chuyện thường tình của người làm cách mạng.” (Hồ Chí Minh, Con Người, Huyền Thoại, Văn Hóa, 1991, trang 55) Không biết Chính Đạo hiểu cách mạng đây là cách mạng gì? Chắc chỉ có thứ cách mạng phi nhân như cách mạng vô sản của Mác-Lê “khổng lồ” mới “không tim”, vô tình đến thế.

Về nơi sinh của ông Hồ, thì chính ông ta ban đầu khai mình quê Hà Tĩnh (xem chương 1, HVC). Nhưng rồi đảng chính thức ghi nhận là Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Chỉ nhìn thoáng qua ta cũng thấy thân thế ông Hồ mang đầy bí ẩn, không minh bạch, không đàng hoàng. Điều quan trọng hơn cả là số bí danh của ông. Sao lại nhiều đến thế? Nguyên những cái mà cán bộ đảng đếm được đã lên tới 76 tên.

Page 232: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

232

Những ai đã từng đọc tiểu thuyết trinh thám, gián điệp, hay những truyện nói về hoạt động của các tổ chức bí mật, thì không lấy làm lạ, mặc dầu cũng hơi choáng váng vì con số quá lớn. Người ta bảo ông Hồ đã từng là điệp viên của KGB, của phòng nhì Pháp, của mật vụ Anh, của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và cả của OSS, tiền thân của CIA Mỹ (với bí danh Lucius). Phải chăng vì vậy mà số bí danh mới quá nhiều đến thế?

Trước hết hãy nói đến việc Hồ gia nhập đảng xã hội Pháp rồi theo Quốc Tế 3, đứng hẳn về phía Cachin, và Jean Longuet (cháu ngoại của Mác), rồi trở thành một trong những người sáng lập đảng Cộng Sản Pháp vào đầu năm 1921. Nhờ cái mác này ông Hồ được cử sang Nga và được đào tạo thành cán bộ của đệ tam quốc tế tại trường “Công Nhân Đông Phương.” Trong cuốn tự truyện của ông, ký tên Trần Dân Tiên, ông tránh không nói ông làm gì, học gì trong thời gian này. Nhưng cũng trong cuốn tự truyện này ông nhiều lần nói đến việc ông đột nhiên biệt tích, và nhiều lần nói đến “bí mật” (9) Cũng trong cuốn tự truyện này ông Hồ khoe đã thay đổi tên cả trăm lần, và thay đổi nghề 12 lần (trang 111). Điều này xác nhận con số 76 tên khác nhau mà cán bộ Hồng Hà của ông nêu ra còn chưa đủ.

Thay đổi tên và bí danh nhiều lần chứng tỏ thực sự “bác” đã nhiều lần di chuyển bí mật từ nơi này sang nơi khác, từ tổ chức bí mật này bỏ sang tổ chức bí mật khác. Đó là những hội kín, đảng bí mật, hệ thống tình báo, gián điệp quốc tế. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường bảo nó giống hệt tổ chức Mafia. (Xin xem chương 17). Nó mô phỏng theo lối tổ chức của các liên đoàn Cộng Sản, đệ nhất Quốc tế thời Mác, Ăng-ghen, các tổ chức đệ tam quốc tế và các đảng Cộng Sản, đảng công nhân v.v… sau Mác. Nghĩa là đừng cho người ngoài biết mình là ai làm gì. Tất cả các đảng Cộng Sản trên thế giới, nhất là tại những nước mà họ chưa nắm được chính quyền, đều được tổ chức một cách tuyệt đối bí mật như vậy. Cho nên mới có từ “bí danh”. Về sau này rất nhiều đảng phái chính trị (chống Cộng) tại các nước xhcn cũng bắt chước tổ chức bí mật như vậy để dễ bề hoạt động. Nhưng chẳng có đảng nào có đuợc lối tổ chức hoàn hảo và kỷ luật sắt như các đảng Cộng Sản. Để nói về tổ chức của các đảng Cộng Sản, nhà văn Lâm Ngữ Đường của Trung Hoa Dân Quốc đã dùng hai chữ “Bí Danh” để đặt tên cho cuốn sách thời danh của ông. (10)

Khi đã biết ông Hồ là loại cán bộ tình báo của KGB, hay là gián điệp quốc tế, nói rõ hơn là của Quốc Tế 3 chính ông Hồ trong lời kêu gọi đọc năm 1930, nhân thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương, đã nói rõ ông nhân danh Quốc Tế 3 để giải quyết vấn đề cách mạng địa phương (11) thì không nên lấy làm lạ sao ông ta lại có biệt tài đóng kịch như Hoàng Văn Chí đã viết ở chương 1, hay như Vũ Thư Hiên đã nói về chuyện ông Hồ khóc ở nghĩa trang Père La Chaise, Paris hồi 1946 (chương 5). (12) Và do đó cũng đừng lấy làm lạ là nhiều người vẫn nghĩ ông là người yêu nước, thương dân. Ngay đến tiến sĩ Bernard Fall, nhà báo, sử gia và là học giả uyên thâm về Việt Nam, không đến nỗi thân Cộng, mà cũng cho rằng ông Hồ là một người quốc gia hơn là người Cộng Sản, mặc dầu ông nghĩ ông Hồ phải khó khăn lắm mới dung hòa được cả hai xu hướng trong ông. (13)

Có thể giải thích thêm như thế này: Những ai đã học về tình báo, như sĩ quan an ninh hoặc phòng nhì…ngày trước, hoặc ít

ra cũng đã từng đọc các truyện gián điệp, như của Lancaster Fleming với James Bond, 007, hay của Z28 Bùi Anh Tuấn với Văn Bình v.v… thì ắt biết là một điệp viên hay cán bộ tình báo, ngoài bí danh ra, luôn luôn phải có một cái vỏ bọc cho thật kín thật an toàn và phải sống cái vỏ bọc đó một cách thật đúng, nghĩa là y như thật vậy. Lấy ví dụ anh là điệp viên của Anh hay của Nga, nhưng anh không được để cho người ngoài biết anh là điệp viên. Anh phải sống chẳng hạn như một nhà buôn. Vậy thì từ cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, thái độ, tập quán v.v… anh phải sống giống hệt như nhà buôn, chẳng hạn.

Cuộc sống của một gián điệp là một màn kịch không bao giờ mãn. Ông Hồ cũng phải luôn luôn đóng kịch vì ông đã trót nằm trong tổ chức đảng bí mật và là cán bộ bí mật của

Page 233: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

233

Quốc Tế 3. Vai trò ông đóng trong vở kịch là “Ái Quốc”, người yêu nước, cụ thể là người Việt Nam yêu nước Việt Nam. Ông đã đóng tuyệt hay. Ngay cái tên đã đạt rồi.

Những liên hệ của ông với các ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, và nhất là hai nhà cách mạng tiền bối Phan Chu Trinh khi ở Pháp và Phan Bội Châu khi ở Trung Quốc, tạo nên chung quanh ông một bầu không khí ái quốc. Những bài báo ông viết trên tờ Le Paria (Người Cùng Khổ) khi sống ở Pháp, hay bài ông phát biểu tại các đại hội III và V của Quốc Tế 3 …cũng làm cho người đọc, người nghe tin ở lòng yêu nước của ông. Trong những bài phát biểu hay tuyên ngôn, diễn từ, hiệu triệu quốc dân sau này ông luôn luôn dùng những từ ngữ thuần túy quốc gia, tránh nhắc đến các giáo điều Mác-xít. Lấy ví dụ ngay bản tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945, ông còn mở đầu bằng những lời trích nguyên văn từ bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, rồi nhắc đến bản tuyên ngôn cách mạng Pháp năm 1791 (2 năm sau cuộc CM 1789) vân vân… khiến người ta cho ông là người có xu hướng dân chủ tư sản chứ không phải Cộng Sản.

Khi vào đảng Cộng Sản Pháp, ông đã thành người vô thần, trong nhiều bài báo ông đã đả kích đạo công giáo. Vậy mà khi gặp giám mục Lê Hữu Từ ông lại ngỏ ý muốn được rửa tội! Ngày 2-9-1945 được ông chọn để tuyên bố độc lập, có người bảo vì đó là ngày Lễ Các Thánh Tử Đạo VN!

Ông vâng lệnh Stalin và Mao trạch Đông tiến hành CCRĐ, giết oan hàng chục vạn người. Trách nhiệm là ông, xướng xuất cũng là ông. Trường Chinh, Hồ Viết Thắng, Hoàng Quốc Việt chỉ là tay sai thừa hành lệnh của bộ chính trị đảng mà ông là chủ tịch đảng. Nhưng khi thấy nhân dân phẫn uất muốn nổi loạn (14), ngày 18-8-1956 ông đã lên đài xin lỗi nhân dân, rồi cách chức những chân tay phạm lỗi. Đó chỉ là màn kịch đóng khéo. Khéo đến nỗi lúc ấy Vũ Đình Huỳnh đã mủi lòng, tha thứ cho ông (xem chương 5). Đóng khéo đến nỗi sau này Bùi Tín vẫn còn nghĩ ông không có tội. Tội là mấy anh Tầu! Đóng khéo đến nỗi Bernard Fall, một học giả uyên thâm của Pháp cũng nhìn nhận ông thực lòng hối hận (HCM on Revulution trang xi)!

Chủ tâm của ông là nhắm đem áp dụng cho xã hội Việt Nam thuyết Mác-xít, đường lối đấu tranh giai cấp của Mác, áp dụng chế độ hợp tác hóa cuả Liên Xô với những Kolkhoz, Agovilles, và của Trung Quốc với công xã nhân dân, những tổ chức được quân sự hóa, y hệt một trại lính khổng lồ. Vì vậy, chính ông đã biết trước sẽ phải đổ máu nhiều mà ông vẫn tiến hành. Ông cũng biết thế nào cũng sẽ phải sửa sai. Cố vấn Trung Cộng còn nói trước cho biết khúc tre sẽ phải uốn đi uốn lại, và không tránh khỏi có lúc nó bật ngược lại. Nhưng biết vậy mà vẫn làm. Như vậy thì đã rõ: xin lỗi, cất chức… cũng chỉ là những màn kịch.

Ông là cán bộ cao cấp của Quốc Tế 3. Ông đã nhân danh tổ chức này khai sinh ra đảng Cộng Sản Đông Dương rồi làm chủ tịch đảng, sống chết với đảng. Nhưng khi cần ông lại cho giải tán đảng Cộng Sản (tháng 11,1945), thay nó bằng hội Nghiên Cứu Mác-xít. Đến sau khi khá vững ông lại cho nó biến thành đảng Lao Động (1951). Chỉ khi toàn thắng, cái đảng Cộng Sản trước kia, sau khi biến hóa một thời gian, lại hóa thân trở lại nguyên hình đảng Cộng Sản (1975). Tất cả những việc đó chẳng phải là những màn kịch, diễn rất hay đó sao? Hậu sinh khả úy. Ông đáng là bậc thầy của Machiavelli.

Đến đây xin mở một dấu ngoặc để nói về cái tài đóng kịch của ông đã làm cho nhiều người, trong số đó đáng nói nhất là Lacouture, nhất định cho rằng ông Hồ là người quốc gia, tranh đấu vì nền độc lập của Việt Nam. Lacouture đã viện dẫn bài phát biểu của ông Hồ trong đại hội V của quốc tế 3 (tháng 7 năm 1924) mà ông Hồ là người Á châu duy nhất được tham dự với tư cách đại biểu của đảng Cộng Sản Pháp. Lacouture nói rằng ông Hồ đã kéo chú ý của đại hội đến vấn đề thuộc địa và nhu cầu giải phóng các dân tộc bị áp bức, trong khi đa số đại biểu chỉ chú trọng đến vấn đề cách mạng vô sản. Nếu đọc kỹ bài phát biểu này thì thấy ông Hồ đã dựa vào uy thế, tên tuổi và ý kiến (đúng ra là chỉ thị, huấn

Page 234: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

234

lệnh) của Lê-nin và cả Stalin để làm việc đó chứ chẳng phải hoàn toàn là ý kiến riêng của cá nhân ông. Và chắc chắn ông đã phát biểu theo lệnh của Manuilsky, người chọn lựa, tổ chức xếp đạt, chỉ thị cho đảng Cộng Sản Pháp phải cử ông sang Liên Xô phó hội.

Lacouture đã không được nghe lời ông Hồ huấn thị cho các đảng viên của ông về mục tiêu cuối cùng phải là chủ nghĩa Cộng Sản, chủ nghĩa quốc tế, chứ không thể là chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa dân tộc. Hãy chỉ nêu một thí dụ: Ngày 14-5-1966 tại lớp huấn luyện đảng viên của thành ủy Hà-nội, ông Hồ đã khẳng định: “Chủ nghĩa Cộng Sản là mục đích cuối cùng của đảng ta.”

Cho dù ông Hồ có tỏ ra yêu nước hơn yêu xhcn chăng nữa, thì ông ta cũng đã chọn con đường xhcn như là con đường độc nhất để tranh thủ độc lập. Nhưng há ông lại chẳng biết ông phải tuân theo kỷ luật của QT3 và sau này là Điện Cẩm Linh khi ông đã dấn thân vào con đường đó? Vả chăng người ta cũng có thể hiểu thái độ đó chẳng qua cũng chỉ là một màn kịch của ông ta mà thôi. Bằng không thì cũng là đi đúng theo chiến lược, sách lược của Mác là cách mạng trong nước trước rồi cách mạng toàn thế giới sau. Nói cách khác, mục tiêu chiến lược luôn vẫn là xích hóa toàn cầu, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền trên khắp thế giới. Như Krutshchev, tương đối ôn hòa nhất trong các lãnh tụ Cộng Sản cho tới lúc đó mà còn không úp mở: “Đời vắn lắm. Tôi ước mong sống đến ngày được thấy lá cờ đỏ bay phấp phới trên khắp thế giới”.

Nhưng mục tiêu sách lược phải là giải phóng các dân tộc khỏi áp bức của thực dân, đế quốc, phong kiến…Tóm lại hẵng cứ lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân trong nước để dành chính quyền trong nước trước. Khi có chính quyền rồi sẽ “hợp tác hóa”, vô sản hóa để tiến lên xhcn, trong nước trước, rồi trên toàn thế giới sau.

Khóc và hôn là hai sở trường của ông Hồ, như Hoàng Văn Chí nhận xét, và cũng chính là hai điều khiến người ta tưởng ông có nhiều tình cảm, có lòng thương người. Nếu thiếu lòng thương người thì làm sao yêu nước thương dân được, chỉ có yêu quyền lực thôi. Vì vậy muốn chứng tỏ mình yêu nước phải tỏ vẻ yêu trẻ con, có “lòng nhân ái” như Trần Độ và cả Bùi Tín, Vũ Thư Hiên vẫn còn nghĩ là ông không thiếu.

Lại xin mở một dấu ngoặc. Nơi cuối chương 14, chúng tôi có viết: “Hy vọng sau này vào một dịp nào đó sẽ được nghe Bùi Tín nói rõ hơn cảm tình của ông đối với ông Hồ còn ở mức độ nào”. Thì vừa đây thấy trên tờ tuần san Time 23-30, 8, 1999 (ấn bản Á châu) lời ông bào chữa cho HCM. Bùi Tín bảo ông Hồ đã cố tránh chiến tranh. Lỗi là do tướng Charles De Gaulle của Pháp, tổng thống Harry S. Truman của Mỹ và nói chung “chính sách của các nước dân chủ Tây Phương đã đẩy ông Hồ và nhân dân VN vào quỹ đạo của Liên Xô và Trung Quốc.”

Thực ra Tây Phương đã chỉ thay đổi thái độ và chính sách đối với ông Hồ và đồng đảng của ông, sau khi điều tra kỹ lại và được biết rõ ông Hồ đã ở trong quỹ đạo Liên Xô từ khi trở thành con rối của Manouilsky (đầu thập niên 20), và nhất là mặt trận Việt Minh lúc ấy (1945) đã hoàn toàn bị ông và đồng đảng điều khiển. Và Truman, nhất là Eisenhower không lầm như Franklin D. Roosevelt bị Stalin lừa ở Yalta (trong hội nghị tam cường Anh Mỹ Nga, với sự tham dự của Roosevelt, Churchill và Stalin, từ ngày 4 đến 11, tháng 2 năm 1945, hai tháng trước khi tổng thống Franklin D. Roosevelt qua đời. Trong hội nghị này Stalin đã cam kết là Balan sẽ được tự do bầu cử để chọn chính thể cho mình, nhưng cuối cùng Liên Xô đã đưa đảng Cộng Sản lên nắm trọn quyền không có bầu cử gì cả. Các nước Đông Âu khác cũng bị thôn tính bằng cách đó).

Chính sách Mỹ thay đổi vì hiểm họa Cộng Sản lúc ấy đã hiện rõ, tương tự như hiểm họa Hitler truớc đó một thập kỷ. Không phải vì Mỹ đổi ý, muốn thôn tính các nước nhỏ như VN làm thuộc địa, hay muốn giúp Pháp tái chiếm VN đâu.

Đáng lẽ ngày nay Bùi Tín phải thấy hiểm họa Cộng Sản đối với thế giới lúc ấy đáng sợ hơn Đức Quốc Xã. Vì ông cũng đã biết trong 50 năm cầm quyền, ở Liên Xô đã có 60 triệu

Page 235: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

235

người bị giết bằng cách này hay cách khác, và trên khắp thế giới, chưa kể V.N cho đến nay người ta đã tính sổ, tổng cộng có 146 triệu người bị giết (theo tài liệu của ông Horst A. Uhlich, quyền chủ tịch “Captive Nations Committee” trưng dẫn trong lời phát biểu nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại New York ngày 13-12-1998 vừa qua.)

Vậy thì chính quyền Eisenhower hay Truman trước đó thay đổi thái độ đối với ông Hồ và những người theo ông là đúng, và cần thiết. Nếu không thì ngay năm 1956 cả nước V.N. đã bị cảnh đấu tố y như miền Bắc, và rồi cả nước trở thành một trại lính khổng lồ như các công xã nhân dân ở Trung Quốc, hay các Kolkhoz ở Liên Xô. Không thể bảo nếu ông Hồ còn sống thì ngày nay, sau chiến thắng mùa Xuân 1975, tình hình đã khác được. Cái quan trọng là tính chất phi nhân, chuyên quyền độc đoán, phát xuất từ bản tuyên ngôn Cộng Sản của Mác chứ không phải tính nhân từ, thích hôn và khóc, hay “lòng yêu nước” hơn yêu xhcn của ông Hồ.

Giả sử ông Hồ có yêu nước thực chăng nữa, nhưng một khi đã ở trong guồng máy của một đảng quốc tế, lại bị bao vây bởi một lô đảng viên đã bị nhồi nhét chủ thuyết vô thần, phi nhân, phi dân tộc, luôn luôn bị kỷ luật đảng kìm giữ, thì thử hỏi ông ta làm sao thể hiện được lòng yêu nước, trừ phi ông nói toáng lên là ông phản đối, từ bỏ đảng để rồi bị trừng trị, thủ tiêu?

Khi bào chữa cho ông Hồ trong bài báo nói trên, Bùi Tín đã tỏ ra mâu thuẫn với những gì ông viết nơi trang 105, cuốn Mặt Thật. Trong đó ông lên án người lái cỗ máy nghiền (ý nói xhcn của Mác) một cách rất đích đáng. Ông thừa biết ông Hồ không chỉ là người lái cỗ máy nghiền, mà còn là người nhập cảng nó vào nước ta để gây tai họa. Xin đóng ngoặc đơn.

Tuy nhiên đóng kịch cũng tương tự như mang mặt nạ. Mà mặt nạ thì không khéo giữ, đôi lúc nó cũng bị rơi cái rụp. Cái mặt nạ của ông Hồ đã rơi nhiều lần khi ông lấy bút hiệu Trần Dân Tiên để viết tiểu sử của chính mình. Kiều Phong (trong cuốn “Chân Dung Bác Hồ”, nxb Bất Khuất, 1989) đã chỉ cho độc giả thấy mặt nạ của Trần Dân Tiên và mặt nạ của HCM đã rớt ở những chỗ nào trong cuốn hồi ký mang tên “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch HCM”. Rớt nhiều lần lắm. Kể ra tác giả Kiều Phong hơi khắt khe đối với Trần Dân Tiên. Nhưng ông đã làm cho người đọc lắm lúc cười bể bụng.

Cái vỏ bọc của ông Hồ là người yêu nước. Ông ta phải sống như người yêu nước, thương dân. Khi người Nga, hay nói chung Quốc Tế 3 muốn ông đóng vai người yêu nước, thì họ phải xem ông có hợp cho cái vai trò đó không, nghĩa là ông có chút gì làm cho người ta tin ông yêu nước không. Cũng như khi người đạo diễn chọn một người để sắm một vai nào đó trong vở kịch họ thường chọn người giống cái vai đó. Ví dụ đóng vai vua phải có nét uy nghiêm, đường bệ, đóng vai gái điếm phải có cặp mắt lẳng lơ, thân hình khêu gợi. Vậy muốn dựng vai người yêu nước ban lãnh đạo Quốc Tế 3 cũng phải tìm người có vẻ yêu nước, hay có chút lòng yêu nước thực càng tốt. Và ông Hồ có thể là có một chút cái đó thực. Cho nên vai trò ông đóng nó mới đạt đến nỗi nhiều người như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Trần Độ và cả Dương Thu Hương nữa… và có lẽ rất nhiều người khác, kể cả một số nào đó trong nhân dân Việt Nam, cho đến nay vẫn nghĩ ông Hồ là người yêu nước thực sự. Nói đâu xa ngay ông Hồ Sĩ Khuê từng lánh nạn Cộng Sản sang định cư ở Mỹ này, và là người đã từng theo ông Ngô Đình Diệm hăng say chống Cộng trong một thtời gian cũng quả quyết nói ông Hồ là người yêu nước, “nói khác đi là không vô tư” (15). Nhất là nếu đọc lịch sử Việt Nam cận đại do các cây viết quốc tế nổi tiếng như Jean Lacouture, Bernard F.Fall của Pháp, Stanley Karnow của Mỹ, Buttinger của Úc v.v…, người ta càng tin rằng Hồ Chí Minh đích thực là nhà ái quốc (16).

Đồng bào VN tị nạn Cộng Sản trên khắp thế giới đầu năm 1990 đã rất bất mãn khi tổ chức UNESCO (Giáo Dục Khoa Học Văn Hóa) của Liên Hiệp Quốc dự tính làm lễ kỷ niệm một cách long trọng ngày sinh thứ 100 của ông Hồ. Điều đó chứng tỏ “thế giới” công

Page 236: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

236

khai tuyên dương ông Hồ chẳng những như một nhà văn hóa lớn thế giới mà còn gián tiếp như một nhà ái quốc VN. Cũng may là một số người Việt Quốc gia sáng suốt và có khả năng, với sự hợp tác của nhiều nhà văn, nhà báo Pháp từng biết rõ về ông Hồ như Olivier Todd, Michel Tauriac… đã can thiệp, vận động kịp thời để tổ chức UNESCO hủy bỏ chương trình tuyên dương ông Hồ được dự tính vào ngày 19-5-1990. (17)

Nhưng mặc dù có nhiều người ngưỡng mộ, tôn vinh, sùng bái ông Hồ, vẫn có nhiều người nguyền rủa ông, gán cho ông những cái tên, những tính từ xấu xa nhất. Không phải chỉ có Xuân Vũ gọi “cái ấy” là ông cụ. (18) Những đảng viên cùng học với Hoàng Hữu Quýnh một trường cũng viết tầm bậy trong cầu xí để chửi ông Hồ. Vũ Thư Hiên trưng dẫn lời một đảng viên gọi ông Hồ là “vua quỷ, quỷ vương.” Nguyễn Chí Thiện cũng hơn một lần gọi ông là quỷ vương, là Hồ Ly. Còn Hoàng Hữu Quýnh thì “sợ bác như sợ ma… tôi lạnh toát mồ hôi…” Khi một người bị người ta sợ như sợ ma, sợ quỷ, thì hết chỗ nói.

Đó là chưa nói đến một tác giả nào đó núp dưới bút hiệu Hoàng Quốc Kỳ đã gọi ông Hồ là “Ma Đầu Hồ Chí Minh” để dùng làm nhan đề cho cuốn sách 200 trang của ông, kể tội của Hồ Chí Minh và những mánh lới lừa bịp bị phơi trần. Từ chiếc va ly bằng mây của ông Hồ, trong có cuốn sổ tay và chiếc giầy đàn bà, cho đến việc xây “lăng bác” ở công trường Ba Đình. Cuốn sách đầy những sự việc cụ thể có tính thuyết phục khá cao. Trong tác phẩm này, Hoàng Quốc Kỳ chẳng những gọi Hồ Chí Minh là tên ma đầu mà còn nhiều chỗ gọi là “Thằng lưu manh râu”, “Con quỷ sa tăng vô đạo” vân vân và vân vân…

Tiếc rằng “Mặt Trận Quốc Dân” của cựu nghị sĩ Phạm Nam Sách khi xuất bản nó năm 1995 đã không giới thiệu cho biết Hoàng Quốc Kỳ đích thực là ai. Vì vậy mà giá trị khả tín bị sút giảm đi nhiều. Nhưng người đọc cũng có thể đoán tác giả phải là người đã từng có dịp gần ông Hồ hay một số ủy viên bộ chính trị cộng đảng ít là trong một thời gian nào đó, mới có thể kể ra vanh vách những điều mà cho đến nay qua các tác phẩm của 18 người đứng đầu chương trong soạn phẩm này chúng ta mới biết.

Dương Thu Hương không hề dám đá động đến đích danh ông Hồ hay các nhà lảnh đạo cao nhất trong đảng . Nhưng cứ nghe “chàng lãng tử” trong “Những Thiên Đường Mù” đả kích cái đạo đức giả và cái tài đóng kịck của một tay phó giám đốc kia thì cu~ng có thể hiểu tác giả muốn nhắm vào ai . (SĐD trang 224-226; xem chương 8 soạn phẩm này). Tóm lại ông Hồ ban đầu không đến nỗi tệ lắm. Ít nhất là bề ngoài ông có vẻ đáng mến. Nhiều nhà trí thức, nhiều thanh niên yêu nước đi theo ông một phần vì mến phục. Trong cái chính phủ đầu tiên của ông người ta thấy hiện diện hầu hết là những nhà trí thức xuất thân từ thành phần tư sản, lại thuộc nhiều đảng phái khác nhau, có vẻ đoàn kết. Trong các lời tuyên bố của ông trước quốc dân và ra thế giới người ta thấy đầy tính nhân đạo. Vậy mà cho đến nay, nhìn lại cuộc chiến đẫm máu trong ba thập kỷ, biết bao người thù ghét ông, ít nhất cũng ghê tởm ông.

Tại sao vậy? Cái gì đã biến đổi con người ông đến thế? Theo tôi nguyên nhân chính là cái “tà thuyết Mác Lê”, một thứ mê hồn tán, một thứ

cường toan (át-xít), một thứ độc dược cực mạnh, một thứ siêu vi khuẩn “liệt kháng” bất trị. Ai bị trúng nặng thứ “thuyết phi nhân” này (như ông Hồ) thì hóa thành thân tàn ma dại, mất hết tính người, biến thành một thứ “quỷ nhập tràng”.

Muốn chứng minh điều đó một cách khoa học, phải xét lại toàn bộ chủ thuyết Mác-xít và lịch sử đệ tam quốc tế. Tuy nhiên trong khuôn khổ chương này, chúng tôi xin được miễn đi vào chi tiết học thuyết của Mác-Ăng-ghen và phê bình những cái sai cái thiếu cái lệch lạc của nó. Vì cho đến nay đã quá nhiều tác giả phân tích phê bình cặn kẽ rồi. Nhất là sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, tan rã thì ít ai còn dám nói tới cái hay cái đẹp của nó. Mặc dầu tượng của Mác ở Bá Linh đã không bị kéo sập như tượng Lê-nin ở nhiều nơi trên thế giới Cộng Sản, và ngay tại vùng Tây Đức vẫn còn một con đường mang tên Karl Marx.

Page 237: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

237

Những người theo Mác từ trước tới nay vẫn ca tụng chủ nghĩa xhcn của Mác là khoa học: “chủ nghĩa xã hội khoa học”. 6 từ này thường đi kèm với nhau. Nhiều người khác còn ca tụng Mác là triết gia lớn. Nhưng thực ra phần đông những người phê bình Mác không chịu nhận ông là triết gia. Chỉ coi ông như một nhà kinh tế, nhà xã hội học, và nhất là một nhà cách mạng. Vì thực ra phép biện chứng duy vật không phải hoàn toàn là phát kiến của Mác, mà là tổng hợp hai thuyết đã có trước là phép biện chứng của Hégel, và thuyết duy vật của Feurbach. Hégel có triade (định thức tam cấp): thèse, antithèse, synthèse (chính đề, phản đề, tổng đề);, thì Mác biến chế thành: affirmation, négation, négation de la négation (quyết thể, hủy thể, hủy thể của hủy thể; hay khẳng định, phủ định, phủ định của phủ định). Feurbach định nghĩa con người: “l’homme est ce qu’il mange” (người ăn cái gì thì là cái đó). Nguồn gốc con người là vật chất, không có Thượng Đế, Thần, Chúa nào tạo dựng nên. Mác cũng chối bỏ Thượng Đế. Tôn giáo là sợi giây nối kết con người với cõi linh thiêng, với Thượng Đế bị Mác cắt bỏ. Ông còn coi nó là thuốc phiện làm mê hoặc lòng người.

8. Chúng tôi lại xin phép dài dòng về điểm tôn giáo này. Trước hết chúng tôi không dám thuyết phục các người vô thần. Vì niềm tin là cái gì không nói bằng lý luận được. Arthur Koestler đã viết: “Đức Tin không có được bằng lý luận”. Chúng tôi chỉ xin trình bày với những người đã có một niềm tin ở Trời, Phật, ở một Đấng Thiêng Liêng, một Cõi Thiêng Liêng… Và vì tôi nghĩ đa số nhân dân Việt Nam đều có một niềm tin tôn giáo nào đó, kể cả một số đông cán bộ Cộng Sản, mặc dù đã được nhồi sọ lâu năm bằng thuyết duy vật vô thần, vô tôn giáo của Mác (19). Và chúng tôi cũng chỉ đặt nặng việc phê bình chủ nghĩa Mác ở điểm này, là điểm từ trước tới nay ít người đề cập hơn. Còn những vấn đề duy vật lịch sự, giá trị lao động, giá trị thặng dư, lợi nhuận, bạo lực, giai cấp đấu tranh, chuyên chính vô sản, thì từ trước tới nay đã có nhiều người phản bác rồi. Hà Sĩ Phu (chương 4) cũng đã đập thẳng vào cái hòn đá tảng của thuyết Mác-xít, mặc dầu không đi vào những chi tiết về khoa học và thống kê kinh tế, xã hội. Lê Hồng Hà cũng nêu lên 15 điểm sai của học thuyết Mác (20).

Công trình nghiên cứu của Mác và Engels đúng là đồ sộ và có hấp lực rất lớn vì nó đả động đến nhiều vấn đề có vẻ mới lạ trong các lãnh vực kinh te,á xã hội, lịch sử, triết học thời ấy, chiếm hàng ngàn trang sách. Nó hứa hẹn thiên đàng trần gian. Đẹp thực. Hấp dẫn thật. Đồ sộ thật. Nhưng sai. Mà đã sai thì không còn giá trị khoa học nữa.

Tai hại là chủ nghĩa Mác còn là một chủ nghĩa phi nhân, vì nó chối bỏ tôn giáo là sợi giây thiêng liêng nối kết con người với cõi siêu nhiên, là cõi nâng con người lên đúng vị trí của con người, linh ư vạn vật, có quyền thông đồng với Cái Vô Cùng, cái Tuyệt Đối, cái Toàn Hảo, Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ. Xu hướng hướng thượng của con người được biểu hiện trong niềm tin tôn giáo, giống hình ảnh người mù luôn hướng cặp mắt nhìn lên Chúa như Byron đã nhận xét và diễn tả trong thơ của ông.

Nhìn lại lịch sử nhân loại và nhìn vào hiện tình sinh hoạt tôn giáo hiện nay trên thế giới. Có thời đại nào không có một hình thức tôn giáo nào không? Hoặc dưới hình thức này hay hình thức khác con người cổ xưa đã “cầu xin, cầu nguyện”. “Lạy Trời mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp.” Thờ ông Táo, thờ Hà Bá, hay thờ Bò vàng, thờ thần Sấm… rồi thờ Tổ Tiên, thờ Phật, thờ Thượng Đế… Hình thức tôn giáo đã đi từ chỗ thô sơ, đôi lúc lạc vào những khúc quanh phủ mây mù “mê tín” tùy theo thời theo cảnh ngộ, để dần dần, với đà tiến hóa của nhân loại hướng tới một đấng Tối Cao tạo dựng nên vũ trụ vạn vật, là Nguyên Căn mọi sự và là Cứu Cánh của mọi loài…

Chẳng thời nào con người không có một hình thức tôn giáo nào đó, dù cho thô sơ hay mang màu sắc dị đoan. Đó là vì bản năng linh thiêng của con người tìm về với nguồn gốc của mình. Trên thế gian này hiện nay, trong thời đại cực thịnh của khoa học thực nghiệm, với khoa tin học, điện toán tân kỳ, chẳng có nước nào thiếu vắng tôn giáo.

Page 238: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

238

Nước văn minh nhất như Hoa Kỳ thì tôn giáo càng phát triển mạnh hơn. Cách đây 4 năm viện thăm dò Gallup đã công bố kết quả cuộc thăm dò theo tạp chí Life cho biết: 95 % dân Mỹ cầu nguyện hàng ngày. (Life, tháng 3, 1995.) Năm 1987 cũng Gallup cho biết 94% dân Mỹ tin Chúa. (21) Ở phương Đông, ta thường nghe nói đến Tam Tài: Thiên Địa Nhân. Xin tạm xếp lại thành Thiên-Nhân-Địa. Con người ở giữa Trời và Đất. Trời đây không phải là bầu trời xanh xanh ban ngày có mặt trời và ban đêm “lấp lánh muôn vì sao, với chị Hằng đỏm dáng lấp ló sau làn mây.” Mà là Chúa Trời, Ông Trời, là cõi Nát Bàn, là Thiên Đàng, là cõi Thiêng Liêng, cõi Siêu Nhiên…, là Thiên Nhiên. Muốn gọi là gì cũng được nhưng phải hiểu đó là cõi vô hình, cao cả vượt lên trên mọi thứ vật chất trước mắt, nhưng là cõi có thật, thật đến nỗi con người nếu có chút “tâm” ắt phải cảm được. Trong con người có cái phần linh thiêng đó, do Ông Trời ban cho. Chỉ có con người có. Khắp trái đất không có loài thụ tạo nào có cái cõi linh thiêng đó. Chính nhờ cái phần thiêng liêng đó mà con người tiếp cận được Cõi Thiêng Liêng, Đấng Thiêng Liêng.

Tôn giáo chính là sợi giây nối kết con người với cõi Siêu Nhiên. Nguồn gốc từ ngữ (religion do động từ latinh “religere”, có nghĩa là nối lại) đã nói lên điều đó. Tôn giáo cũng còn được gọi là Đạo (Đạo Phật, Đạo Ông Bà, Đạo Thiên Chúa, Đạo Tin Lành….). Đạo cũng còn có nghĩa là con đường. Con Đường dẫn tới Thượng Đế là Nguồn Gốc và Cứu Cánh (Alpha và Omega) của con ngừời.

Thượng Đế khi tạo dựng nên con người đã ban cho con người lý trí biết lẽ phải trái, lương tâm biết điều lành điều dữ, nhất là đã ban cho con người Tự Do. Tự Do tuyệt đối đến độ con người có toàn quyền muốn chấp nhận hay chối bỏ Thượng Đế. Vì thế Marx, Engels, Feuerbach hay Nietzsche, hay Lê-nin… Hồ Chí Minh có toàn quyền chối bỏ Thượng Đế, có toàn quyền cắt bỏ sợi giây nối kết con người với Trời Cao để con người rớt xuống bùn đất, trở thành giòi bọ. Tự do là quyền của con người. Người nào muốn vô thần, vô tôn giáo, cũng được. Thượng Đế không ngăn cấm. Và khi Thượng Đế đã không ngăn cấm thì con người cũng chẳng nên ngăn cấm. Nhưng khi ai đó chủ trương cắt bỏ tôn giáo trong xã hội loài người, thì con người phải rớt xuống bùn đất. Đó là luật tự nhiên. Hấp lực của trái đất, của vật chất.

Nếu Mác chỉ vô thần một mình ông như một vài nhà khoa học hiện nay chẳng tin gì ở Thượng Đế, thì điều đó cũng chỉ thiệt một mình ông. Nhưng tiếc rằng Mác và môn đồ của ông đã đặt nó thành một thuyết, truyền bá cái tà thuyết đó cho loài người. Cho nên ông đã đưa nhân loại đến bên bờ vực thẳm. Suýt nữa cả một nền văn minh huy hoàng của thế giới trong phút chốc bị hủy diệt.

Nietzsche, kém Mác 26 tuổi, đã bạo phổi tuyên bố Thượng Đế đã chết. Rồi chủ trương thuyết siêu nhân, gợi hứng cho tên đồ tể Hitler và đồng đảng lấy thuyết siêu chủng tộc làm nền tảng cho Quốc Xã Đức đi xâm lăng các nước láng riềng, khơi mào thế chiến II, cũng suýt nữa đưa nhân loại đến diệt vong.

Trong thế chiến II cũng như trong thế chiến III (22). Mỹ đã lãnh đạo thế giới tự do phản công, chiến thắng và đã cứu nhân loại. Nước Mỹ là gì? Dân tộc Mỹ là gì? Lịch sử Hoa Kỳ đã nói rõ. Christopher Columbus là ai, đã mạo hiểm đi tìm ra tân thế giới theo lời yêu cầu của ai? Bà vua nào đã bảo trợ, hướng dẫn ông? Bà vua đó có vô thần không, có chỉ dựa vào thành tích của khoa học, hay bà vua ấy tin vào Đấng Tối Cao? Lịch sử thế giới đã có ghi.

Và hiến pháp của nước Mỹ, tuy có ghi rõ: Nhà Thờ và Nhà Nước phải hoàn toàn tách biệt. Nhưng tổng thống Mỹ khi nhậm chức vẫn tuyên thệ trên Thánh Kinh. Đồng bạc Mỹ là đồng bạc (có lẽ duy nhất trên thế giới) tuyên xưng đức tin: “In God We trust”. Nó cũng là đồng bạc nặng ký nhất, thế lực nhất trên thế giới.

Tuy những người tìm ra đất Mỹ này (trong đó đáng nói nhất là Christopher Columbus) là người Ki-Tô giáo; các vị tổ phụ Hiệp Chúng Quốc cũng là Ki-Tô Hữu; những nhà lập

Page 239: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

239

pháp lập hiến đã thảo ra bản hiến pháp ngày nay và những luật lệ của xứ này đa số cũng là ngưòi Ki-Tô Hữu; nhưng hiến pháp, luật pháp, làm theo tinh thần Tin Mừng của Ki-Tô Giáo, tôn trọng tự do của con người mà Thượng Đế đã ban cho mọi người bằng nhau, đã bảo vệ quyền tự do của mọi người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tuổi tác.

Nhờ cái quyền này mà những nhà vô thần có thể làm đơn đòi lột bỏ “Mười Giới Răn” và những bản kinh đạo dán tại các toà án, băi bỏ việc đọc kinh tại trường học. Ở San Diego hai người vô thần còn kiện tòa thị chính thành phố, đòi hạ cây thánh giá cao 50 feet mà những nhà thám hiểm Ki-Tô hữu đã dựng cách đây hàng trăm năm để cảm ơn Thượng Đế đã đưa họ tới tân thế giới bình an. Và tòa án, chiếu hiến pháp Hoa kỳ đã phán quyết hạ lệnh cho tòa thị chính San Diego phải phá bỏ cây thánh giá đó, mặc dù đại đa số dân trong thành phố là tín đồ Ki-Tô giáo đã phản đối, và đang tìm cách, cũng dựa vào luật pháp, duy trì cây thánh giá đó. Điều này chứng tỏ quyền tự do được tôn trọng triệt để ở Mỹ, không phải tự do cho số đông mà cả số ít, cho từng cá nhân công dân Mỹ. Đó là nhờ Hiến Pháp được soạn thảo theo tinh thần Thánh Kinh Ki-Tô Giáo là tinh thần bình đẳng và tự do. (23)

Chính vì vậy mà Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tích về chính trị, quân sư,ï ngoại giao và kinh tế trong suốt cả thế kỷ này. Chỉ trừ – vâng chỉ trừ, cái gì cũng có luật trừ – thua Việt Nam, (do Cộng Sản lãnh đạo!). Một biệt lệ. Một sỉ nhục. Không, một bài học: Vì một tổng thống Công Giáo đầu tiên của Mỹ đã mắc mưu thuộc cấp triệt hạ một vị tổng thống Công Giáo đầu tiên của Việt Nam, đã được bầu lên một cách hợp hiến hợp pháp, một người có uy lực nhất ở VN lúc ấy để đương đầu với Hồ Chí Minh. Ngày nay chính cán bộ cao cấp Cộng Sản Việt Nam đã phát biểu là nếu Mỹ không giết ông Diệm thì Mỹ đã không phải lâm chiến và không thua trận (24).

Các người Cộng Sản điên cuồng chống phong kiến. Nhưng nhìn vào lịch sử, có những triều đại vua chúa biết kính sợ Trời, Phật, tuân theo lời dậy của “thánh hiền” (Nho Giáo) nhân dân đều an lạc, xã hội phồn vinh. Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) ở Trung Quốc, các Vua Lý Thánh Tông, Trần Thánh Tông đời Trần, đời Lý ở Việt Nam chỉ là một vài tỷ dụ nhỏ.

Khi nói đến duy vật và vô thần của học thuyết Mác như trên chúng tôi nghĩ ngay đến vô số người Cộng Sản trong nước có thể cãi: Chúng tôi duy vật, chúng tôi vô thần. Nhưng chúng tôi đâu có vô lương tâm, phi nhân… như súc vật, như giòi bọ. Chúng tôi cũng yêu nước. Minh Võ hơi cường điệu đấy, lộng ngôn đấy. Vâng. Karl Marx, Frederick Engels, Ludwig Feuerbach v.v… cũng nói thế. Nhiều nhà vô thần vẫn sống cuộc sống lương thiện, tuy không theo tôn giáo nào, nhưng vẫn cư xử trong mọi trường hợp theo lương tâm. Nhưng thử hỏi cái lương tâm này từ đâu mà có? Nó từ cha sinh mẹ đẻ, từ nền văn hóa chung trong xã hội hữu thần đã tạo nên. Đó là nói theo duy vật, vô tôn giáo. Nếu nói theo đức tin tôn giáo thì là do Trời phú, do Thượng Đế ban cho. Tuy đến một lúc nào đó bạn trở thành vô tín ngưỡng. Nhưng nếp tư duy cũ, cái lương tâm mà quá khứ của xã hội hữu thần đã giúp tạo nên trong bạn, vẫn chưa biến mất hay phai nhạt đủ đến độ bạn trở thành ác.

Nguyễn Khải, một nhà văn Cộng Sản cỡ lớn, sau bốn chục năm tiêm nhiễm lý thuyết duy vật vô thần đã có lần viết trên tờ Văn Nghệ (12-3-1988): “Càng có tuổi thì cái nhu cầu hướng tới cái tận thiện, tận mỹ, thậm chí tới cái vô cùng nữa càng mãnh liệt. Gần như là day dứt, một khắc khoải.” Vì là người vô thần nên ông chỉ biết đặt dấu hỏi: “Những day dứt và khắc khoải ấy có nhiễm chút nào cái hương vị của tôn giáo?” Còn đặt được câu hỏi nhứ thế là còn cái Tâm. Còn có thể quay về với Đấng Toàn Thiện Toàn Mỹ, chứ không phải chỉ là cái tận thiện tận mỹ, như ông viết.

Nhưng nếu cứ với cái quan niệm duy vật vô thần này mà sống thêm nhiều thế kỷ nữa trong một môi trường mà giả sử như toàn thể xã hội đều vô thần, thì sẽ đến lúc cái lương tâm của bạn đổi khác, hành động của bạn lúc đó sẽ không còn tốt lành, theo lương tâm (cũ) được nữa.

Page 240: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

240

Hãy giả sử trong cuộc chiến tranh thứ III (chiến tranh lạnh gọi theo Solzhenitsyn) vừa qua mà Liên Xô (Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết) thắng Hoa Kỳ (Liên Bang Hiệp Chúng Quốc Mỹ) rồi áp đặt xhcn (duy vật vô thần) trên khắp thế giới cho tất cả các nước, các dân tộc. Nếu điều đó tồn tại trong một thời gian nhiều thế kỷ, thì cái lương tâm con người lúc đó có còn tồn tại như ngày nay không? Và liệu có còn lương tâm không?

9. Sau nữa tôi cũng nghĩ đến số đông đảng viên thường và bộ đội Bắc Việt ngoài đảng. Họ sẽ nói chúng tôi đánh đuổi thực dân Pháp, kháng cự cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ, là chúng tôi làm vì lòng yêu nước. Có ăn nhằm gì với chủ nghĩa Mác vô thần, phi nhân. Chúng tôi theo lệnh Hồ chủ tịch và đảng Cộng Sản kháng chiến, vì thấy đó là do lòng yêu nước. Đối với những người này, nếu đúng là những lời chân thành phát ra từ lương tâm, thì tôi thật không biết trả lời làm sao.

Thứ nhất họ không biết rõ thực chất Cộng Sản là gì. Họ chỉ được nhồi sọ những lý tưởng cao cả giả tạo, họ không được ai cho biết Cộng Sản là vô thần, phi nhân, phi dân tộc. Vì xã hội trong đó họ sống đã bị Cộng Sản bưng bít hoàn toàn, như một rạp hát vĩ đại trong đó các lãnh tụ Cộng Sản tha hồ diễn kịch yêu nước. Tiếng nói của các đài phát thanh từ miền Nam hoặc là quá yếu, hoặc là bị phá. Các nhà báo ngoại quốc không đuợc đặt chân lên đất Bắc, trừ phi được họ chọn lọc thật kỹ theo tiêu chuẩn xu hướng chính trị thiên cộng. (Oliver Todd đã viết trong cuốn “Cruel Avril”, nói về tháng tư đen, rằng suốt hai chục năm chiến tranh chỉ có 15 ký giả phương Tây được phép cho nhập cảnh miền Bắc, với đủ mọi điều kiện để đảm bảo không tuyên truyền bất lợi cho họ. Trong khi đó miền Nam VN đã đón nhận hàng ngàn phóng viên ngoại quốc.)

Họ mừng chiến thắng Điện Biên là phải. Vì lúc ấy họ thấy mình đánh Pháp rõ ràng, không phải đánh người Việt. Họ chống Mỹ cũng đúng. Như DTH đã viết trong “Tự Bạch” để nói với Thụy Khuê, trên đất Bắc Việt không có lính Nga, trong khi sự hiện diện của lính Mỹ, từ sau khi ông Diệm bị lật đổõ, thì quá rõ ràng. Nên nhớ DTH bắt đầu lên đường chống Mỹ cứu nước ở tuổi 18, là cuối năm 1964 hay đầu 1965. Và cũng nên nhớ lịch sử Mỹ)−Hoa Kỳ ghi rõ: chiến tranh Việt Nam (của Mỹ, tức chiến tranh Việt bắt đầu năm 1964. Những ai đã theo các lớp học về lịch sủ Hoa Kỳ để chuẩn bị thi vào quốc tịch Mỹ chắc còn nhớ rõ.

Có người sẽ bảo trong thời ông Diệm cũng đã có khối lính Mỹ rồi đấy. Nhưng một số mấy trăm (rồi sau tăng lên mấy ngàn) quân nhân Mỹ có mặt tại miền Nam Việt Nam trong mấy năm đầu thập kỷ 60 chỉ có nhiệm vụ cố vấn và / hoặc giúp quân lực VNCH bình định. Công cuộc bình định không phải là chiến tranh, theo nghĩa thông thường.

Còn nếu hiểu chiến tranh theo nghĩa toàn diện toàn bộ, như Clausewitz, và được các nhà chiến lược Cộng Sản áp dụng, nghĩa là, theo định nghĩa này, tuyên truyền, tình báo, đặc công, ngoại giao, ký kết hiệp ước v..v.. cũng là một mặt trận, thì nó bắt đầu ngay sau hiệp định Giơ Ne Vơ, ngay trong ngày đình chiến, ngay khi ông Diệm chưa về nước kià. Các người Cộng Sản đã bắt đầu trước, khi chưa hề có bóng dáng người Mỹ nào, bằng cách chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài sau này. Họ đã nhìn thấy trước sẽ phải tiếp tục chiến đấu. Cho nên cán bộ được gài lại, vũ khí được chôn giấu. Tổ chức gấp rút một số đám cưới đám hỏi cho những cán binh cần phải tập kết ra Bắc. Để sau này khi cần sẽ được phái vào Nam bắt liên lạc lại với người yêu, với vợ, gia đình vợ mà không sợ bị lộ, bị tố cáo.

Sách trắng của Cộng Sản VN công bố đầu tháng 10 năm 1979 đã thú nhận là ngay từ 1955 họ đã định thôn tính miền Nam bằng vũ lực, nhưng bị Mao trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, lúc ấy đang làm tổng bí thư ngăn cản. Bằng sách trắng, họ nhắm buộc tội Trung Quốc xấu chơi với họ. Nhưng lại vô tình phơi bày dã tâm hiếu chiến hiếu sát của mình, đồng thời chứng tỏ hiệp định Giơ Ne Vơ chỉ là mớ giấy lộn đối với họ.

Nhà văn Võ Phiến đã viết trong bài “Bắt trẻ đồng xanh” năm 1968:

Page 241: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

241

“…Như vậy cuộc chiến hiện nay không hề khởi đầu từ những màn chống chế độ độc tài gia đình trị, không hề khởi đầu từ sau việc chính quyền Saigon từ chối cuộc tổng tuyển cử 1956, không hề khởi đầu từ ngày khai sinh mặt trận nọ mặt trận kia. Cuộc chiến này xuất hiện ngay từ những cuộc liên hoan chia tay giữa kẻ ở người đi trong thời hạn 300 ngày tập kết, những cuộc liên hoan có hát có múa, có bánh trái tiệc tùng… Nó xuất hiện ngay từ những đám cưới lắm khi tổ chức tập thể, do trưởng cơ quan, trưởng đơn vị chủ tọa. Nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến không phải là những kẻ ngã gục vào năm 1958, 1959, mà là những cô gái tức khắc biến thành góa bụa từ 1954. (25)

Tại sao bảo tổ chức đám cưới đám hỏi gấp gáp cho một số đông thanh niên thiếu nữ trước khi họ tập kết là một hành động chiến tranh? Vì những cô vợ trẻ để lại ở miền Nam cùng với thân nhân của họ sau này sẽ thành một lực lượng trực tiếp hay gían tiếp chống lại chính quyền: Vì có liên hệ với cán bộ Cộng Sản, họ không nỡ chống lại chồng, con, không dám chống Cộng, không dám báo cho chính quyền quốc gia biết hoạt động của cộng quân nằm vùng, vì tố như vậy sẽ làm chồng mình, con rể, anh em rể mình bị bắt.

Hãy tạm chấp nhận quan niệm chiến tranh theo định nghĩa cổ điển. Theo định nghĩa này, thì chẳng những Mỹ, mà cả Bắc Việt cũng nhận rằng chiến tranh giữa Mỹ với Bắc Việt chỉ xảy ra thực sự từ 1964. Cho nên mới có chuyện ông McNamara lấy làm khóai chí ngạc nhiên thấy cán bộ cao cấp của Cộng Sản Việt Nam bộc lộ: Nếu Mỹ không giết ông Diệm thì, vì ông là một người yêu nước, sẽ không để Mỹ đem quân tham chiến, và do đó Mỹ đã không bị thất trận nhục nhã. (Xin xem Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê,. Thông Vũ tái bản tháng 10,1998, trang 333, phần chú thích chương 27, có dẫn chứng tờ báo Washington Post 11-11-1995)

Chính Dương Thu Hương trong bài tự bạch cũng viết: “Tuy nhiên chắc ông (bà Thụy Khuê ở Paris. MV) cũng không phủ nhận điều này: Trên

mảnh đất Việt Nam mà hai hệ ý thức trái chiều đã chọn làm đấu trường, không hề có bóng dáng một người lính Nga trong khi đó đầy nhóc lính Mỹ và các nước đồng minh. Sự thực ấy người nông dân mù chữ nào cũng thấy được. Cũng nhờ sự thực ấy mà quân đội miền Bắc có phần ưu thắng. Và người Mỹ có thói quen thay đổi chính phủ như lật bàn tay, thạo nghệ thuật làm đảo chính như rán trứng, người Mỹ đã thành công trong cuộc chính biến đưa chính phủ Nguyễn Khánh (Có lẽ DTH lầm với kẻ bướng−tướng Dương Văn Minh. M.V.) lên ngôi, hạ sát Ngô Đình Diệm bỉnh vì trót có tinh thần dân tộc…”

Bài này viết trong tù tháng 8 năm 1991. Vào thời gian này ở Mỹ đã thấy có lác đác mấy tác phẩm đưa ra ánh sáng việc chính quyền Kennedy chủ trương và xếp đặt cuộc đảo chính lậât tổng thống Diệm. Nhưng những người có chút hiểu biết ở miền Bắc thì hẳn đã đoán biết từ 1963, cũng như Đỗ Thọ ngay sau khi ông Diệm chết đã viết: “Lịch sử sẽ viết rằng Hoa Kỳ đã mượn tay các tướng lãnh giết tổng thống Ngô Đình Diệm.” (chú thích: Xin xem NĐDLKTC Thông Vũ tái bản tháng 10, 1998… trang 267)

Như vậy nếu ông Diệm không bị giết, chế độ đệ nhất cộng hòa không bị lật đổ, thì miền Bắc lúc ấy khó có cớ để ồ ạt xâm lăng miền Nam. Trong các chương 2, 5, 14, 16, bạn đọc đã thấy Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, Nguyễn Văn Trấn đều nói đến nghị quyết số 9, vào tháng 12-1964, thành hình một cách vội vã dưới áp lực của Trung Cộng và của thời cuộc chỉ hơn một tháng sau khi ôn Diệm bị lât. Nghị quyết này đã mở màn− cho cuộc xâm lăng miền Nam vì đã có lý do chính đáng: “chống Mỹ cứu nước”, như cũng DTH đã viết. (xin xem chương và cũng mở màn cho cái gọi là vụ án xét lại. Trong chương 2 (Hoàng Minh Chính) chúng tôi đã nói đến việc này. Bùi Tín (chương 14) cũng nói đến nghị quyết 9 đã mở đầu cho thời kỳ chuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ. Chiến tranh đặc biệt theo các người Cộng Sản là những vụ phá rối lẻ tẻ, khuynh đảo, ám sát khủng bố v.v… Chiến tranh cục bộ mới là chiến tranh theo nghĩa thông thường, nghĩa cổ điển.

Page 242: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

242

Nhân nói đến sách trắng của Việt cộng công bố hồi tháng 10-1979 nói trên, tưởng cũng nên nhắc lại là vì một lý do khó hiểu nào đó, xem ra Trung Cộng không muốn cho Bắc Việt chiếm miền Nam khi nó ở dưới quyền ông Ngô Đình Diệm. Ngay sau khi ký hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ, thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã ngỏ ý với ông Ngô Đình Luyện có mặt trong bữa tiệc do thủ tướng Trung Quốc, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc, khoản đãi muốn mời phái đoàn Việt Nam sang thăm Bắc Kinh và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hoàng Minh Chính nhận định: “Thời tổng thốâng Diệm, miền Nam tương đối ổn định, nên phe chủ hòa (bị kết án là “xét lại”) không muốn tiến hành chiến tranh chống miền Nam”. Dương Thu Hương, như vừa nói, cũng viết: ông Diệm bị giết vì “trót có tinh thần dân tộc.” Bùi Tín trong cuốn Hoa Xuyên Tuyết cũng bảo “Mỹ hạ ông Diệm là thất sách, có thể nói là một sai lầm rõ rệt.” Và chỉ khi ông Diệm bị hạ rồi Bắc Kinh mới chẳng những cho phép mà còn cổ võ cho chiến tranh chống miền Nam tiến hành nhanh, mạnh.

Có thể suy đoán thế này: Trung Cộng không bao giờ muốn Việt Nam thực sự mạnh, để có thể bất cần, bất chấp Trung Công. Họ đã có kinh nghiệm lịch sử với Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Họ lại biết rõ ông Diệm tuy phải đứng trong quỹ đạo của Mỹ nhưng là người có tinh thần dân tộc, có thể cưỡng lại việc Mỹ đưa quân vào Việt Nam, đe dọa trực tiếp nền an ninh, quốc phòng của Trung Quốc là điều họ không khi nào muốn. Như vậy chi bằng cứ duy trì chế độ hai nước Việt Nam, để hai bên Nam Bắc phân tranh cho có lợi cho họ.

Nếu đó là sự thực thì phía quốc gia chúng ta, không cứ những vị tướng lãnh và mấy chính khách thuộc một đảng phái đã nhúng tay vào việc cùng Mỹ hạ ông Diệm, mà cả những người không liên can, nhưng thờ ơ trước cuộc chính biến, hay gián tiếp tiếp tay bằng cách này hay cách khác cho thế lực Mỹ thựïc hiện đảo chính đều nên sám hối và rút kinh nghiệm từ bài học đắt giá này.

Khi Mỹ đã công khai nhìn nhận cuộc chiến tranh Việt Mỹ bắt đầu từ 1964, tức gián tiếp đẩy quân đội phe quốc gia vào thế cùng Mỹ chiến đấu chống … …Việt Nam (!) Thì Quân Lực VNCH lúc ấy mặc nhiên trở thành lính đánh thuê, mặc dù có tổng thống, có quốc hội, có hiến pháp, và trong thực chất là có chính nghĩa, vì chống Cộng Sản vô nhân, cực ác (26).

Muốn chứng tỏ chúng ta không phải là lính đánh thuê, thì chỉ có cách giải thích: đây không phải là cuộc chiến của Mỹ chống VN, mà là cuộc chiến của thế giới tự do chống khối Cộng Sản, vô thần, phi nhân, phi dân tộc. Nhưng những lời giải thích như thế, có lẽ lúc ấy ra rả trên đài Saigon, có đến tai thính giả miền Bắc được hay không? Tuyên truyền của phe ta thua tuyên truyền của Cộng Sản là thế. Chính nghĩa rõ ràng là của ta mà rơi vào tay địch.

Cũng nên nói thêm là với nghị quyết 9 rõ ràng là Hà-nội chủ động xâm lăng miền Nam. Ngay trước khi Mỹ đem quân tác chiến ồ ạt vào miền Nam. Nhưng đại đa số cán bộ và nhân dân đâu có biết. Chỉ đến khi thấy quân Mỹ xuất hiện trong các chiến trường nhân dân mới thấy “đất nước bị xâm lăng”. Khi đó dù không ưa gì nhà cầm quyền họ cũng phải cầm khí giới chống “xâm lăng”. Như Phùng Mỹ đã nói với Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày:

“Nếu đất nước bị xâm lăng thì chúng mình có khước từ bảo vệ nó không? Chúng mình lại phải cầm súng, biết rằng bảo vệ đất nước cũng là bảo vệ ngai vàng của các vị lãnh tụ kính mến. Khốn nạn thật!” (27)

Ngoài ra cũng nên hiểu hoàn cảnh của những thanh niên trí thức thời 1930-1940. Lúc ấy họ đuợc tuyên truyền về một thiên đàng mà Mác hứa hẹn, một thiên đàng mà Liên Xô đang thực hiện và họ ôm một giấc mộng lớn. Xã hội chủ nghĩa, Cộng Sản chủ nghĩa trên toàn thế giới lúc ấy là một giấc mơ lớn, giấc mơ vĩ đại, như Louis Fischer (sinh 1896 ở

Page 243: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

243

Philadelphia), một người ban đầu cũng ôm giấc mơ xã hội chủ nghĩa nhưng sau này tỉnh mộng, đã gọi nó là giấc mơ vĩ đại có một hấp lực mãnh liệt, khiến kẻ nào đã ôm nó vào lòng cảm thấy như mình bị thôi miên, hoàn toàn mất tự chủ, dễ làm mồi cho sự dụ dỗ lừa phỉnh. Vũ Thư Hiên thì viết: “Hấp lực của nó vô cùng mạnh mẽ. Có người nô lệ yêu nước nào lại từ chối một viễn cảnh huy hoàng như thế?” (xem chương 5)

Vì vậy những cán binh Cộng Sản, nhất là bộ đội không đảng phái trong quân đội miền Bắc có lý phần nào để bảo họ chiến đấu vì lòng yêu nước, vì lý tưởng công bình xã hội, vì “giấc mơ lớn của nhân loại” chứ không phải vì quyền lợi Liên Xô. Hơn nữa có ai giải thích cho họ biết thuyết Mác-xít là phi dân tộc, phi nhân đâu. Những thông tin của phe quốc gia không tới được tai họ, mắt họ.

Thực ra cả một số sĩ quan miền Bắc cũng bị lầm, chứ đừng nói binh sĩ hay thường dân ít học. Vì vậy, chúng ta nên nhìn hành động chiến tranh của cán bộ Cộng Sản một cách rộng lượng hơn. Vì từ khi Mỹ hạ ông Diệm là người Việt Nam yêu nước có chủ trương chống Cộng rõ rệt, có chính sách chống Cộng linh động, khi cương, khi nhu, thì chính nghĩa, ngụy nghĩa trở nên không phân minh. Tình hình chiến tranh, chính trị rối mù. Lại còn bị bưng bít.

Cũng về vấn đề “chính nghĩa ngụy nghĩa không phân minh” tưởng cũng nên nói lại thời quốc trưởng Bảo Đại từ 1948 đến 1955. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền ngày 19-8-1945, rồi tuyên bố Độc Lập 2-9-1945 và chính phủ Liên Hiệp ra đời. Coi như phe quốc gia đã để lỡ một cơ hội. Người ta bảo vì chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy gồm nhiều nhà trí thức có tài nhưng lại không am tường gì về chính trị, nhất là chính trị của Cộng Sản. Nên những người Cộng Sản mới chớp được thời cơ. Vua Bảo Đại phải thoái vị, trở thành cố vấn tối cao của ông Hồ. Ông Hồ đã ký hiệp định sơ bộ 6-3-1946 với Sainteny, đại diện Cộng Hòa Pháp Quốc. Theo thỏa ước này thì nước Việt Nam được độc lập trong liên bang Đông Dương và trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp. Đáp lại Việt Nam phải tiếp đón quân đội Pháp vào Bắc Việt giải giới quân Nhật thay thế quân đội Trung Hoa.

Khi các nhà cách mạng Việt Nam biết được nguồn gốc và âm mưu của ông Hồ, họ bèn yêu cầu ông Bảo Đại, lúc ấy đã bỏ chính phủ Hồ Chí Minh sang Hương Cảng, hãy đứng lên tranh đấu với người Pháp để giành lại giang sơn cho khỏi rơi vào tay Cộng Sản. Kết quả của các cuộc thương thuyết và đấu tranh chính trị đã dẫn đến thỏa ước Vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948. Trước sự hiện diện của quốc trưởng Bảo Đại thủ tướng chính phủ quốc gia VN Nguyễn Văn Xuân đã ký với cao ủy Eùmile Bollaert bản tuyên bố chung theo đó nước Pháp công nhận nền độc lập của nước Việt Nam, dưới quyền quốc truởng Bảo Đại. Và VN cũng chấp nhận ở trong Liên Hiệp Pháp. Bản tuyên bố có nói rõ là nền độc lập của VN không bị giới hạn nào, ngoại trừ giới hạn của Liên Hiệp Pháp mà nó là thành viên.

Từ đó trên thực tế đã có hai chính quyền Việt Nam cùng tranh đấu cho nền độc lập của nước VN. Nước Pháp ủng hộ phe quốc gia, đánh phá các căn cứ Việt Minh. Xét về thế lực quốc tế xem ra phía ngưòi quốc gia thắng. Nếu người quốc gia và quân đội Pháp hiện diện tại Việt Nam lúc ấy nêu cao được chính nghĩa (chống Cộng Sản phi nhân, và không để cho đối phương nói được rằng họ chống thực dân Pháp, còn Pháp và người quốc gia là xâm lăng và bán nước), để cho đại đa số nhân dân Việt Nam đứng về với mình thì đã thắng. Nhưng nước Pháp và các nước đồng minh không hề minh thị tuyên bố chống Cộng Sản vô thần, phi nhân. Thành ra ai cũng nghĩ nưóc Pháp chống nước Việt Nam để duy trì nền thống trị thực dân như xưa.

Hơn nữa những gì nước Pháp dành cho chính quyền Bảo Đại ở Vịnh Hạ Long cũng chẳng hơn nhiều cái mà hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 đã dành cho chính phủ Hồ Chí Minh. Hoặc là vì Pháp hãy còn luyến tiếc những đặc quyền đặc lợi béo bở của một Nam Kỳ thuộc địa truớc, hoặc là vì Pháp không tin ở khả năng của chính quyền Bảo Đại đủ sức thắng được Việt Minh Cộng Sản? Hơn nữa ngay sự hiện diện của đông đảo quân đội viễn

Page 244: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

244

chính Pháp trên các chiến trưòng Đông Dương lúc ấy làm cho người dân nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản của ông ta, núp đàng sau mặt trận Việt Minh có chính nghĩa. Còn phe quốc gia chỉ là những người phản quốc, làm tay sai cho thực dân Pháp.

Tóm lại chống Cộng mà không biết tuyên truyền, không nêu rõ được chính nghĩa trên danh nghĩa lẫn trên thực tế, thì trở thành chống Việt Nam. Và khi ông Diệm bị lật, Mỹ đem quân ồ ạt vào Việt Nam, thì những gì đã xảy ra thiệt thòi cho phe quốc gia lại tái diễn y như trong thời quốc trưỏng Bảo Đại.

Đáng lý là cuộc chiến chống Cộng Sản phi nhân, vô đạo, thì lại thành ra cuộc chiến tranh của Mỹ chống Việt Nam. Cho đến nay các nhà báo, sử gia, chính khách Mỹ hầu hết vẫn còn nói cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Việt Mỹ, nghĩa là một “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” của một cường quốc ỷ thế mạnh hiếp đáp một dân tộc nhỏ bé. Như thế làm sao được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong nước và các chính phủ các nước thứ ba? Chính vì vậy mà một đại cường thua một dân tộc nhỏ bé.

Chúng tôi vừa nói “thua một dân tộc nhỏ bé”. Vâng dân tộc nhỏ bé này thực sự đã thắng. Và những anh hùng làm nên chiến thắng oanh liệt đó, dĩ nhiên không phải những Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh, Phan Khắc Sửu hay Nguyễn Khánh v.v…, nhưng càng không phải Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẫn, hay Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng.v.v… Mà là dân tộc Việt Nam, trong đó trước hết phải kể đến những chiến sĩ đã hy sinh tính mạng vì chính nghĩa dân tộc, khi chết trong lòng vẫn thành thực nghĩ mình chiến đấu cho tổ quốc, dù họ ở bên này hay bên kia chiến tuyến.

Cũng phải kể đến những đồng bào vì kinh tởm xhcn, liều chết bỏ nước chạy trốn ra biển, làm mồi cho cá. Chính hàng chục vạn mạng người này đã làm cho thế giới bừng tỉnh giấc mơ thiên đàng Cộng Sản, để quyết liệt, một sống một chết tiến lên tiêu diệt xhcn trên toàn thế giới. Họ là những người mở ra con đường sáng cho tương lai Việt Nam. Đừng bao giờ quên thắp cho họ một nén nhang trong những ngày Vu Lan, “Memorial Days”.

Dù ngày nay Cộng Sản đang thống trị nhân dân ta. Nhưng họ không phải là kẻ đã đem lại vinh quang chiến thắng cho dân tộc. Họ chỉ đem lại chết chóc, tang thương, đói khổ, ngục tù và kìm kẹp, áp bức.

Dân tộc anh hùng thường cũng là dân tộc đau khổ. Bởi vì “không gì làm cho chúng ta cao cả, bằng một nỗi đau thương to lớn.” Bởi vì Anh Hùng phải đi lên, không đi xuống. Mà càng lên cao thì càng phải hy sinh: Đỉnh cao nào cũng đầy trắc trở hiểm nguy và chết chóc.

Nếu lịch sử ghi rằng dân tộc Việt Nam đã thắng trong chiến tranh với Hoa Kỳ thì phải hiểu dân tộc Việt Nam là gì, là ai. Dứt khoát không phải là bọn người mù quáng, cuồng tín với chủ thuyết Mác phi nhân vô thần, vô đạo. Trong đó Hồ Chí Minh, kẻ hiện nay nhiều người còn tôn sùng là anh hùng dân tộc phải được xử án là kẻ tội đồ đã hủy diệt những gì là tốt đẹp cao quý từ thể chất đến tinh thần của dân tộc Việt Nam. Vì chính ông ta đã nhập cảng cái chủ thuyết phi nhân vô đạo kia vào nước khiến chính ông bị nó nghiền nát, để rồi nó nghiền nát (dùng chữ của Bùi Tín) một dân tộc đã nhiều gian khổ. (28)

Tóm lại có tội nặng là nhóm người lãnh đạo chính quyền và guồng máy chiến tranh. Là đảng Cộng Sản. Là chủ nghĩa Mác Lê. Còn tộâi của những người khác, của sĩ quan, binh sĩ, nhân dân vì lầm thì có thể được giảm khinh, tha thứ.

Trong khi tìm tài liệu để viết soạn phẩm này, tôi có được đọc các bài báo của nhiều nhà văn, nhà báo viết về Dương Thu Hương (xin xem chương và Vũ Thư Hiên (chương 5), như Bùi Tín, Lê Tùng Minh và cựu nghị sĩ Nguyễn Văn Chức… Tôi nhận thấy dường như với nhà văn nữ các nhà phê bình có vẻ thông cảm và nhẹ tay hơn đối với nhà văn nam. Chẳng hạn bà Bùi Bích Hà đã tự đặt mình vào địa vị của Dương Thu Hương để cảm thương… (xin xem chương 8). Còn luật sư Nguyễn Văn Chức thì có vẻ muốn bắt Vũ Thư Hiên ở vào hoàn cảnh, địa vị của ông để hành xử. Ông chê VTH không dám chống mạnh, ít là như

Page 245: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

245

DTH, ông dẫn chứng những bài tham luận của bà này đọc trong ba kỳ họp hội nhà văn. (xin xem Phụ Nữ Diễn Đàn số 162)

Nếu như luật sư Chức bị Cộng Sản cầm tù 9 năm, rồi được tha, trong lòng chỉ muốn sống tự do ở ngoài để viết một cuốn sách dầy trong đó nói xấu chế − hay viết trên báo −độ ở nhiều trang, thì hỏi dại gì vào hội nhà văn nói những điều mình nghĩ, để lại vào tù, chưa kể, vì tái phạm, có thể bị thủ tiêu? Hơn nữa không phải đến 1997 VTH mới viết. Ông viết từ trong nước, khi có phong trào “cởi trói bịp” của Nguyễn Văn Linh hồi 1985 (85 chứ không phải 95) vừa viết vừa giấu vừa sợ. Sang đến Liên Xô ông còn bị bọn mật vụ đâm chém và cướp đi cả trăm trang bản thảo. Trong hoàn cảnh đó làm sao ông nói mạnh bằng DTH được. Vả chăng sau khi bị bắt giam, chỉ mấy tháng, rồi được thả, giọng lưỡi của Dương Thu Hương cũng mềm hơn trước nhiều đấy. (Xin đọc kỹ hai chương 5 và 8 thì thấy.)

Chẳng qua cũng vì sợ. Hầu hết các tác giả nêu trong soạn phẩm này đều nói đến cái sợ, cái sợ khủng khiếp nó ám ảnh các nhà văn, trí thức, từ Trần Đức Thảo trở xuống, chẳng có ai thoát. Vì sợ cho nên thành hèn, hầu hết đều hèn, nếu không hèn nhiều như Tố Hữu, Hoài Thanh thì cũng hèn chút chút như Nguyễn Tuân đến cuối đời mới dám thú thực “tớ sống được đến giờ là nhờ biết sợ”. Nguyễn Thanh Giang mới viết cách đây vài tháng: “Nhiều người ngậm ngùi phân trần với tôi: “Chúng tôi cũng nghĩ và cũng thấy phải nói, phải viết như anh nhưng hèn quá. Chẳng qua chỉ vì sợ mất miếng cơm manh áo, sợ con cháu bị trù diệt.”

Muốn hiểu được trí thức, văn nghệ sĩ trong nước hiện nay nghĩ gì, làm gì, thiết tưởng nên đặt mình vào địa vị, hoàn cảnh của họ. Có thế mới có thể đi tới chỗ cảm thông lẫn nhau.

Nếu người quốc gia hải ngoại quá khắt khe với những người cựu kháng chiến, cựu cán bộ Cộng Sản phản tỉnh, thì mặc nhiên đóng cửa phản tỉnh, đẩy họ trở lại với địch. Bao nhiêu người khác cũng muốn phản tỉnh lên tiếng tố cáo Cộng Sản sẽ nản chí, sẽ sợ: Họ rời bỏ một chỗ đứng để đi tìm một chỗ đứng khác mà không ai cho đứng chung, vẫn bị coi là thù địch; thì ai dại gì bỏ chỗ đứng cũ để bơ vơ rồi vào tù? Vì vậy phong trào phản tỉnh, phản kháng có bùng lên được không còn do thái độ khoan dung hay khe khắt của phe quốc gia ở ngoài nước một phần.

Với một chút độ lượng ta có thể hy vọng tỷ số 10% đảng viên lương thiện mà Bùi Tín ước lượng sẽ có thể tăng lên, nếu họ thấy họ được sự ủng hộ của một tập thể người quốc gia hải ngoại mạnh vì đoàn kết và có lòng bao dung theo đúng tinh thần thượng võ, không lợi dụng chiến thắng để trả thù bừa bãi, thì chắc chắn họ sẽ hành động quyết liệt hơn hiện giờ. Mười phần trăm của 2 triệu 2 là hơn 2 chục vạn người, không phải là một lực lượng nhỏ.

Chỉ có tin ở truyền thống bất khuất của dân tộc đã bao lần thể hiện trong lịch sử bốn ngàn năm, chúng ta mới có thể nghĩ một số khá đông những người Cộng Sản trong nước hiện nay vẫn chưa mất tính người do siêu vi khuẩn liệt kháng Mác Lê gây ra. Và ta phải tin ở họ. Vì muốn đánh đổ chế độ này, không thể thiếu sự nội ứng của họ. Hãy nhìn vào Đông Âu, có nước nào được giải phóng bởi những người lưu vong ở ngoài không hay tất cả đều là do những người ở trong nước, trong số đó có một số đông cựu đảng viên Cộng Sản. Ion Iliescu, người thay thế bạo chúa Ceausescu làm tổng thống tạm thời sau biến cố 22-12-1989 ở Rumani đã từng là tổng bí thư đảng Cộng Sản nước này.

Một điều kiện không có không được là những người Cộng Sản thực lòng yêu nước phải cấp tốc nhìn nhận lỗi lầm và dứt khoát từ bỏ ý thức hệ Mác-Lê, không luyến tiếc, cũng như những người trong phe quốc gia phải nhìn nhận mình có lỗi với lịch sử vì đã để tổ quốc lọt vào tay Cộng Sản trong mấy thập kỷ vừa qua. Chức tước càng lớn, học vị càng cao thì

Page 246: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

246

trách nhiệm càng to, dù lúc ấy có nắm một trong tứ quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp và báo chí, hay chỉ là công dân.

Chỉ với điều kiện đó mới dấy động được lòng dân nhất tề đứng lên lật độ Cộng Sản, không sợ sệt, không nghi kỵ lẫn nhau. Bởi vì đã có một mẫu số chung cho tất cả các phía: lòng yêu nước, sự giác ngộ về tính phi nhân, phi dân tộc của chủ nghĩa Cộng Sản, và lòng sám hối chân thành.

10. Chúng tôi đã đi lang bang hơi xa. Xin trở lại với Mác. Karl Heinrich Marx sinh ngày 5-5-1818 tại Trier vùng Rhine, nước Phổ, nay là nước

Đức. Cha mẹ ông đều là người Do Thái, con cháu của những giáo sĩ đạo Do Thái (Rabbi). Nhưng lúc lên 6 ông đã chịu phép rửa tội để nhập Ki-Tô Giáo (Chú thích: Cải giáo từ đạo Do Thái sang đạo Tin Lành Evangelical church, ngày 26-8-1824). Ông chịu ảnh hưởng sâu đậm của Hegel một triết gia duy tâm có ảnh hưởng bao trùm nước Đức, nếu không nói là cả Âu châu thời ấy. Nhưng lại cũng rất gần Bruno Bauer, một nhà thần học chủ trương rằng Chúa Giêsu chỉ là một nhân vật tiểu thuyết, không có trong lịch sử. Ông cũng chịu ảnh hưởng của triết gia duy vật nổi tiếng Feuerbach. Tính ông thâm trầm ít nói, thích sống tách biệt. Dường như có mặc cảm về nguồn gốc Do Thái của mình hoặc sự xung khắc giữa đạo Do Thái và đạo Ki-Tô. Ông không bao giờ nói đến nguồn gốc Do Thái của mình, dù là với bạn bè.

Do ba thứ ảnh hưởng đó mà phát sinh duy vật biện chứng của ông từng làm đảo lộn tư duy thanh niên thế giới một thời. Cuộc hôn nhân (1843) của ông không được suông sẻ. Bố vợ ông rất quý mến và phục cậu con rể. Nhưng Karl và Jenny cũng phải lén hứa hôn và phải tám năm sau mới chính thức thành hôn (19-6-1843). Đời sống vật chất của ông thường gặp khó khăn, nhất là những năm bị trục xuất khỏi nước Pháp sang Bỉ (1945). Ông sống ở Anh trong hơn ba chục năm từ 1849 cho đến cuối đời, năm 1883, phần lớn phải nương tựa vào bạn bè và các đồng chí nhất là Frederick Engels. Ông nghèo đến nỗi vợ đau không có tiền đưa đi bác sĩ, con chết không có tiền tống táng con (mới một tuổi).

Theo báo cáo của một mật báo viên cảnh sát Phổ, thì “ông ta chiếm hai phòng, đó là phòng khách. Phòng ngủ thì ở−phòng phía trước nhìn ra đường phía sau. Trong cả căn hộ này không thấy có một đồ đạc nào sạch sẽ, vững chắc. Mọi thứ đều sứt mẻ, rách rưới. Mọi nơi đều đầy bụi bặm. Mọi chỗ đều bừa bãi, không có thứ tự lớp lang gì cả. Ở giữa phòng khách có một cái bàn to kiểu cổ, phủ vải dầu. Trên đó ngổn ngang những bản thảo, sách, báo, đồ chơi trẻ con, những đồ vá, mảnh vải vá của bà vợ ông, cùng với những chén, tách sứt mẻ, những chiếc thìa, muỗm, nĩa, dao, đèn, lọ mực, kính đeo mắt, ống điếu, tàn thuốc vân vân…tất cả đều dơ tóm lại mọi thứ đều hỗn độn, bừa bãi trên một cái bàn.”−bẩn

Điều này không có gì đáng lấy làm lạ vì sức khỏe của Mác rất kém, ông lại làm việc quá nhiều, mỗi ngày ít là 12 tiếng. Cái gì ông cũng học, ngoại ngữ, toán học, vấn đề gì ông cũng nghiên cứu, lịch sử, văn học, triết học, khoa học thiên nhiên…. Vợ ông, con ông cũng hay đau yếu luôn. Mà nhà lại nghèo. Bạn bè cho tiền ông luôn. Cha ông, rồi mẹ ông khi chết cũng để lại cho ông bạc ngàn thời ấy. Nhưng không bao giờ đủ cho ông xài. Vì ông cũng hay đi đây đi đó, thỉnh thoảng cũng cho vợ con đi du lịch ra nước ngoài…

Trong thời gian hơn ba thập kỷ bị đầy ải ở Luân Đôn, ông đã gia nhập liên đoàn Cộng Sản của giới thợ thuyền, trước kia có cái tên khác là “liên đoàn những người công chính” (league of the just). Phần đông họ là những người ít kiến thức, kém tổ chức. Nên ông nghiễm nhiên trở thành lãnh tụ. Ông hướng dẫn họ đấu tranh. Ông đã cùng với Frederick Engels soạn thảo bản tuyên ngôn Cộng Sản làm đảo lộn trật tự xã hội một thời. Đúng ra bản tuyên ngôn do Engels phác thảo dưới hình thức hỏi đáp. Ông thấy nó không có sức mạnh, nên viết lại như ta thấy nó được công bố đầu năm 1848.

Với bản tuyên ngôn này, giai cấp công nhân trên thế giới đã có một chủ thuyết, một đường lối đấu tranh và có cơ sở để tổ chức thành một lực lượng hùng hậu.

Page 247: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

247

Mở đầu bản tuyên ngôn, Mác và Ăng-ghen đã nói ngay đến “bóng ma Cộng Sản”. Và xác định lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp. Ngày nay nhân loại đã nhận ra đúng cái bóng ma ấy đã qua đi, và lịch sử không phải là lịch sử đấu tranh giai cấp. Trong bản tuyên ngôn này hai tác giả đã bào chữa cho chủ trương vô tôn giáo, vô gia đình và vô quốc gia là những điểm then chốt của chủ nghĩa Cộng Sản.

Vào những ngày cuối đời Mác đã nói “tôi không phải người Mác-xít”. Điều này cho thấy ngay khi ông còn sống những người theo ông đã phản bội ông, nghĩa là hiểu sai ông rồi. Hoặc giả ông muốn thú nhận những gì ông viết trước đó là sai?

Nhiều nhà kinh tế, triết gia đương thời đã phê bình những cái sai của ông. Kịch liệt nhất là E.v.Bohm-Bawerk (Các Mác và cái kết cuộc của học thuyết ông), H.W.B.Joseph (Thuyết giá trị thặng dư về lao động của Mác). Và V.Simkhovich (Mác xít chống xã hội chủ nghĩa)…

Mác chính là người lãnh đạo Quốc Tế 1 (Hiệp hội quốc tế của người lao động), ra mắt vào năm 1864, mở đầu một giai đoạn tranh đấu có chủ thuyết, có tổ chức chặt chẽ theo đúng quy tắc cách mạng. Bài diễn văn khai mạc đại hội đầu tiên của QuốcTế 1 do chính ông soạn thảo, với lời mở đầu quyết liệt: “công cuộc giải phóng giai cấp công nhân phải do chính giai cấp công nhân đoạt lấy…” Giống bản tuyên ngôn Cộng Sản, bài diễn văn này cũng kết thúc bằng lời kêu gọi “Công nhân toàn thế giới hãy kết đoàn”. Ông gạt bỏ mọi hình thức cải lương, nửa vời; một mực nhắm tới lật đổ chế độ tư bản bằng những hành động chính trị công khai. (29)

Mác chống thầy mình là Hegel nhất ở điểm ý tưởng lãnh đạo lịch sử. Nhưng thực ra ý tưởng của ông đã lãnh đạo lịch sử 70 năm tàn khốc của gần một phần ba nhân loại, dẫn hai tỷ người đến mấp mé vực diệt vong, vì kinh tế lụn bại, văn hóa đạo đức suy đồi và trên một trăm triệu người chết uổng mạng.

Mác khi còn sống đã kịch liệt chống 3 người là Saint Simon, Fourrier và Owen, cho rằng họ là những người không tưởng. Nhưng cuối cùng chính Mác mới là người không tưởng, vì đã lập nên một thuyết không thể nào thực hiện được. (Người Cộng Sản thường nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa.” Nhưng khốn nỗi chưa có xã hội chủ nghĩa thì làm sao có con người xã hội chủ nghĩa. Thế mà cái vòng luẩn quẩn ấy đã cuốn hút một số đông nhân loại trong gần một thế kỷ!) Mộng tưởng đổ vỡ hoàn toàn.

Ngày nay, sau khi các tiền đồn ở châu Âu sụp đổ, tổng hành dinh Liên Xô cũng tan tành, ta mới thấy những người Cộng Sản từ đông sang tây, thi nhau lên tiếng bảo Mác sai. Trong số này, ở Việt Nam phải kể đến Trần Đức Thảo (chương 12), Hà Sĩ Phu cũng muốn lật hòn đá tảng, (chương 4). Lê Hồng Hà cũng mới viết bài chê Mác sai ở 15 điểm quan trọng. (Bán nguyệt san Ngày Nay số 416, ngày 1-8-1999) Và ngay khi thấy các nước Đông Âu chuyển hướng sang với thế giới tự do, nhà triết học Trần Đức Thảo mới nói gọn một tiếng: “Mác sai”. (chương 12).

Trước đó một thế kỷ biết bao nhà tư tưởng khắp năm châu đã phân tách Mác thật kỹ và nói Mác sai (xin xem chương 2, và đoạn trên của chương này). Nhưng có mấy người tin. Gần đây hơn, giữa thế kỷ này, những André Gide, Arthur Koestler, Louis Fischer, Ignazio Silone… sau khi đã nếm mùi cnxh của Mác đã đều phát sợ, lên tiếng cảnh tỉnh nhân loại.

Nhưng có một người thính tai thính mũi vô cùng, ngay năm 1846, khi tuyên ngôn Cộng Sản chưa ra đời, đã nói trước rằng phong trào Cộng Sản sẽ gây tai họa cho nhân loại. Người ấy là giáo hoàng Piô IX. Vì với cái “mũi” hữu thần của ông, thì mùi xú uế vô thần, vô đạo mắt chưa trông thấy, nó đã ngửi thấy rồi. (Xin xem chương 15) (30). Dùng lý luận và phân tích khoa học, đối chiếu các sự kiện lịch sử, rà xét lại các thống kê; chuyện đó đòi nhiều thời gian, nhiều trí lực. Nhất là đợi cho thực tiễn chứng minh thì càng phải đòi thời

Page 248: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

248

gian, với sự trả giá bằng máu, lửa và nước mắt. Nhưng với thiện tâm thiện ý, dùng trực quan siêu nhiên thì chỉ nháy mắt là thấy tất cả.

Ở miền Bắc những năm đầu của VNDCCH, giám mục, linh mục, con chiên Ki-Tô hữu hết mình ủng hộ cách mạng thành công, trong tuần lễ vàng, giám mục Hồ Ngọc Cẩn lấy thánh giá vàng đeo trên ngực, tượng trưng cho quyền đấng chăn chiên ủng hộ nhà nước để gây quỹ mua vũ khí chống Pháp thực dân (có biết đâu tiền vàng được ông Hồ dùng hối lộ cho tụi Tầu phù!) Nhưng đến khi biết Hồ Chí Minh là Cộng Sản, giáo hội công giáo đã tách hẳn ra. Giám mục Lê Hữu Từ đã ngang nhiên đối đầu với chủ tịch nhà nước mà ông là cố vấn tối cao cùng với công dân Vĩnh Thụy (Vua Bảo Đại đã thoái vị). Người có niềm tin tôn giáo thấy vô thần là biết ngay tai họa. Không cần chứng minh. Đợi cho thực tiễn lịch sử chứng minh thì đã quá muộn.

Nói vậy không có nghĩa là trong số những tín đồ các tôn giáo, kể cả Ki-Tô Giáo, không có nhiều người vẫn u mê, tin theo Cộng Sản, như ông Vũ Đình Hùynh, cha của Vũ Thư Hiên, bỏ cả đạo để đi theo ông Hồ. Bởi vì lòng tin nơi Chúa của những người đó không vững chắc. Họ bị một số giáo sĩ, hay giáo dân tiếng tăm làm gương mù gương xấu. Nên mất lòng tin nơi tôn giáo của mình. Hoặc giả họ không dè rằng cái thuyết vô thần nó tai hại đến thế. Hoặc nữa họ nghĩ ông Hồ được miễn nhiễm siêu vi khuẩn Mác-xít. Tóm lại những người đi theo Cộng Sản, đều bị lầm. Nếu vào những năm 1950 họ được đọc Koestler, hay André Gide có lẽ họ sẽ cảnh giác hơn. Đàng khác cũng tại vì Hồ Chí Minh khéo đóng kịch quá. Họ tưởng ông ta thực lòng yêu nước thương dân. Chứ có biết đâu rằng ông đã bán linh hồn cho Mác và Quốc Tế 3 rồi.

Trở lại với Mác, ta thấy ông là người có tham vọng rất lớn về đủ mọi phương diện, nhất là về công trình của trí óc. Ngoài bản tuyên ngôn Cộng Sản viết chung với Ăng- Ghen (tháng 1-1848), chỉ vẻn vẹn mấy chục trang, nhưng đã gây một tiếng vang lớn khắp nơi và đã đi vào lịch sử, ông có bộ “Tư Bản Luận” (Das Kapital) gồm 3 tập dầy. Chỉ có tập I được xuất bản khi ông còn sống (1867) Hai tập sau do Ăng-ghen tập trung cho xuất bản vào những năm 1885 và 1894, sau khi Mác đã qua đời. (Ăng-ghen mất vào năm 1895). Tuy tác phẩm tràng giang đại hải, dẫn chứng đủ mọi ngành khoa học: thiên nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội, thống kê… Nhưng đều chủ yếu chứng minh tư bản bóc lột giai cấp lao động, và sẽ đến lúc theo quy luật lịch sử (lịch sử loài người là lịch sử giai cấp đấu tranh, theo nhãn quan duy vật) giai cấp tư bản sẽ bị đào thải. Giai cấp vô sản sẽ lên thay.

Ta thường nghe nói Mác chủ trương cách mạng vô sản trong các nước có nền kinh tế phát triển, như Anh, Mỹ, Pháp, Đức… và rằng Lê-nin đã không làm đúng theo Mác. Nhưng cũng có nhà nghiên cứu về Mác nói rằng về sau Mác đã học tiếng Nga để đọc sách nghiên cứu thêm về tình hình nông thôn Nga, và đã bổ túc học thuyết của ông bằng cách cho rằng tại Nga, có thể có cách mạng vô sản mà không phải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản như các nước Tây Âu.

Mác đã để cả nửa thế kỷ để tìm tòi học hỏi nghiên cứu thiên kinh vạn quyển, thuộc đủ mọi lãnh vực nhiều ngành khoa học, viết lên hàng ngàn trang sách được người đương thời cho là phát kiến mới mẻ. Nhưng tựu trung cũng chỉ loanh quanh ở mấy điểm trái ngược với thực tiễn. Chỉ vì ông đi từ một điểm khởi đầu sai lạc: Duy vật, vô thần. Hãy đọc chỉ một đoạn này thôi:

“…Vì theo tiền đề này thì đã rõ người công nhân càng làm việc kiệt lực…anh ta càng trở nên nghèo và cả cái thế giới bên trong của anh ta cũng càng nghèo nàn. Điều đó cũng thật trong tôn giáo. Con người càng đặt nơi Thượng Đế nhiều chừng nào thì anh ta càng giữ lại ít cho mình chừng ấy.” (”Alienated Labour”, 1844)

Ngày nay, những ai không nuôi ảo tưởng, mà nhìn thẳng vào thực tế và những ai không duy vật vô thần mà tin có Thượng Đế, nhất là hiểu được ý nghĩa của tình yêu, Tình Yêu, thì lập tức thấy ngay là nó sai rõ ràng:

Page 249: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

249

Ở xã hội tư bản ngày nay, và có lẽ cả thời Mác đang sống nữa, nói chung người công nhân càng làm việc nhiều thì càng trở nên giầu chứ không nghèo, mặc dù có một số người bị chủ bóc lột. Và con chiên càng đặt lòng tin nơi Thượng Đế thì càng được Ngài ban ơn phúc. Hãy lấy một hình ảnh khác gần với con người hơn làm tỷ dụ: Tình yêu, hạnh phúc càng cho đi càng thêm to lớn, dồi dào, phong phú. Chỉ có người duy vật mới không biết đến điều đó. Nếu hiểu tình yêu chỉ là sự kết hợp hai thân xác, thì đúng càng cho đi nhiều càng giữ lại ít. Cái “siêu vật chất” nó chủ yếu khác cái vật chất ở chỗ đó. Không thể đo lường được. Chỉ có lấy cái Tâm (31) của mình mà cảm nghiệm thôi.

Tóm lại vì chỉ tin ở giác quan, nên chỉ thấy vật chất. Và vật chất thì hữu hạn. Dựa vào cái hữu hạn mà suy luận đến những vấn đề rộng lớn của con người không chỉ giới hạn ở vật chất, cho nên nó sai. Nó đã sai thì có lý luận bằng trăm ngàn chứng cứ duy vật cũng không khỏi sai. Sai đây là nói sai với thực tiễn. Không phải chỉ sai trong lý luận. Mà mấy từ “thực tiễn khách quan” là những từ luôn ở trên đầu môi chót lưỡi các người Cộng Sản vô thần.

11. Chuyên chính vô sản. Ngoài những cái sai về lý thuyết, Mác còn vấp phải một sai lầm tai hại về tổ chức chính trị là chủ trương chuyên chính vô sản. Từ chủ trương này, các đảng Cộng Sản trên thế giới, sau khi nắm đước chính quyền, liền rập khuôn theo Liên Xô tổ chức một nền độc tài chuyên chế cực đoan mà họ mệnh danh là “la dictature du prolétariat”, “dictatorship of the proletariat”. Trung Cộng và Việt Cộng ma mãnh hơn đã tránh dùng hai tiếng “độc tài” mà thế giới thường dùng. Họ dùng từ “chuyên chính” để dịch chữ “dictature”, hay “dictatorship”. Làm cho đại đa số người dân trước kia thường quen với từ “độc tài” với một nội dung và hàm ý xấu xem ra có cảm tình hay ít nhất không ác cảm với từ chuyên chính (đictature). Họ chỉ dùng hai chữ độc tài để nói về các chế độ họ không ưa. Đấy là một ngón đòn dụng từ, theo kiểu lập lờ đánh lận con đen. Nhưng được khéo léo phết lên một lớp sơn bóng bảy hấp dẫn. Vậy ta hãy thử nhìn xem họ tổ chức chính quyền “chuyên chính vô sản” này như thế nào.

Tạm ví dụ trong một nước dân số 80 triệu. Số đảng viên Cộng Sản là 2 triệu 50 vạn. Cứ 4, 5 năm hai triệu rưởi đảng viên này cử ra 1000 đại biểu đi dự đại hội đảng toàn quốc. Một ngàn đại biểu này bầu ra 200 ủy viên trung ương đảng. Hai trăm ủy viên trung ương này bầu ra 19 ủy viên bộ chính trị. Trong bộ chính trị chức vụ tổng bí thư (hoặc bí thư thứ nhất, như có lúc được gọi trong thời Khrutshchev ở Liên Xô và Lê Duẫn ở VN), là to nhất rồi đến ủy viên thường vụ bộ chính trị và trưởng ban tổ chức trung ương là nắm nhiều thực quyền nhất. Ông này theo lệnh của bộ chính trị, mà cụ thể là theo lệnh tổng bí thư xếp đặt các chức vụ trong chính quyền nhà nước. Hầu hết, nếu không nói là tất cả, các chức vụ trong chính phủ từ bộ trưởng trở lên và trong quốc hội đều do đảng viên giữ. Một vài người ngoài đảng được đặt vào chỉ để trang trí hay vì nhu cầu chuyên môn bất khả kháng.

Như vậy chính phủ đó là chính phủ của đảng hay của nhân dân mà đa số là vô sản? Họ sẽ bảo: Đảng viên được chọn trong số những người vô sản xứng đáng nhất, đương

nhiên đại diện cho giai cấp vô sản. Nghe có lọt tai không? Ai chọn? Có ai bầu đảng viên không? Hay lại đảng viên lớn chọn đảng viên bé, đảng viên cũ rủ đảng viên mới?

Chuyên chính nó như vậy đấy. Vậy mà bảo triệu lần dân chủ hơn chế độ dân chủ tư sản….

Chẳng những thế, như đã nói trên, trên nguyên tắc thì tổng bí thư ở dưới quyền bộ chính trị, bộ chính trị ở dưới quyền trung ương đảng và trung ương đảng phải ở dưới quyền của đại hội đảng. Nhưng những ủy viên bộ chính trị, và đặc biệt là các đảng viên trong ban tổ chức trung ương đảng dùng quyền lực sẵn có trong tay để vận động, khuyên nhủ, mời gọi, đe dọa, khủng bố…để các đại biểu bỏ phiếu cho người mà bộ chính trị hay tổng bí thư muốn. Xin xem lại chương 16 (trang 359-360) để thấy cách Lê Đức Thọ vận động ra sao

Page 250: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

250

trong một cuộc bỏ phiếu cho nghị quyết 9 là nghị quyết vô cùng quan trọng quyết định một khúc quanh trong lịch sử chiến tranh nước nhà.

Dân chủ hình thức. Độc tài thực chất. Tóm gọn là như vậy. Đó là về mặt đảng. Về mặt chính quyền thì sao? Hãy lấy mô hình Liên Xô, cũng là mẫu

mực quốc tế để mổ xẻ. Chính quyền Liên Xô được tổ chức thành ủy ban. Liên Xô là viết tắt của Liên Bang (các nước) Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết (URSS = L’Union des Républiques Socialistes Sovietiques; hay USSR = Union of Soviet Socialist Republics). Những chữ xhcn chúng ta đã quá quen tai. Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Bun-ga-ri, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam… Còn hai chữ Xô Viết hoàn toàn lạ tai vì nó là tiếng Nga, mặc dù thập niên 30 ở nước ta, vùng Nghệ An, cũng đã có tổ chức chính quyền chớp nhoáng theo kiểu Liên Xô gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, do một cuộc nổi loạn của nhóm người Cộng Sản dựng lên. Nguyên chữ Xô Viết có nghĩa là ủy ban. Nghĩa là sao? Trong một đơn vị hành chánh ví dụ một xã, nhân dân bầu ra một số người đại diện rồi ủy cho số người này quyền hành thay mặt tập thể điều hành việc chung trong xã. Mỗi người nhận một nhiệm vụ do tập thể trao theo nguyên tắc “tập thể chỉ huy cá nhân phụ trách.” Vì vậy có ủy ban nhân dân xã, ủy ban nhân dân huyện, ủy ban nhân dân tỉnh v.v… Đó là những ủy ban hành chánh. Trong thời chiến (1945-1946) thường nghe nói có ủy ban hành kháng, tức ủy ban hành chánh kháng chiến.

Nếu làm đúng theo nguyên tắc lý thuyết kiểu đó thì kể ra cũng dân chủ. Đàng này, trong thực tế, chủ tịch ủy ban, hay thường hơn là phó chủ tịch ủy ban lại là bí thư đảng bộ, do đảng chỉ định chứ không phải do nhân dân bầu. Tuy ông phó chủ tịch đứng hàng thứ hai nhưng lại nắm thực quyền, vì là bí thư đảng bộ, đại diện đảng của giai cấp vô sản trong chế độ chuyên chính vô sản (sic). Thế cho nên ủy ban nào cũng chẳng phải của nhân dân, mặc dầu danh xưng là ủy ban nhân dân, mà chính là ủy ban của đảng.

Đấy, từ cái nguyên tắc tổ chức chuyên chính vô sản, hay nói lại cho đúng theo danh từ thông thường trên thế giới là độc tài vô sản, mà Mác nêu lên và gọi nó là dân chủ, người ta đã đi tới một hình thức tổ chức chính quyền độc đoán hoàn toàn, không có chút gì gọi được là dân chủ. Và mọi thứ xấu xa, nhũng lạm, mọi tội ác tầy trời trong chiến tranh cũng như trong thời bình cũng từ cái độc quyền, chuyên quyền, gọi là chuyên chính vô sản đó mà ra. Một thứ chuyên chính, độc tài của những người không tin ở Giời Phật, những người bị nung nấu trong hận thù của đấu tranh giai cấp, hận thù những kẻ không đồng chính kiến với mình.

Thế mà 7 thập niên ở Liên Xô, nửa thế kỷ ở Việt Nam, đồ đệ của Mác cứ tiếp tục lợi dụng, chơi chữ để nắm quyền sinh sát đối với nhân dân, tuyệt đại đa số dân nghèo. Tiếp tục lợi dụng danh nghĩa nhân dân để áp bức, bóc lột nhân dân, lợi dụng danh nghĩa vô sản để áp bức, bóc lột vô sản, tước đoạt của chính giai cấp này mọi quyền tự do tới thiểu, sống dở chết dở, như các tác giả trong soạn phẩm này đã dẫn chứng để chứng minh.

Ngày nay ta đã thấy rõ có cả một giai cấp tư bản đỏ, mà Milovan Djilas gọi là “giai Cấp Mới” và Mikhael Voslensky gọi là “Nomenklatura”. Hay như Vũ Thư Hiên đã viết:

“Đến bây giờ thì ai cũng thấy chuyên chính vô sản chỉ là cái mặt nạ che giấu quyền lực vô biên của một số kẻ nắm quyền.”

Nhà văn họ Vũ, cũng như những người Cộng Sản phản tỉnh còn có thiện cảm với Mác không nên trách kẻ cầm quyền mà hãy truy nguyên để trách cho đúng kẻ xướng xuất “chuyên chính vô sản” là Mác chỉ vì ông tin rằng trong một xã hội duy vật vô thần con người “vô sản” thánh thiện hơn trong xã hội cũ cho nên không sợ khi nắm quyền họ sẽ lợi dụng chuyên chính để làm bậy.

Xin Mác hãy chỗi dậy từ nghĩa điạ “Cao Môn” mà xem: Không làm gì có “chuyên chính vô sản” triệu lần dân chủ hơn đâu. Chỉ có độc tài tư bản đỏ mà thôi.

Page 251: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

251

Tuy nhiên cũng phải công bình với Mác. Ông là người có chí lớn, có tham vọng làm một cái gì vĩ đại cho tên tuổi ông. Đồng thời ông cũng muốn cải tạo tình trạng túng thiếu của đa số thợ thuyền tại một số nước công nghiệp phát triển cực thịnh thời ông. Ông muốn tạo một xã hội không có người bóc lột người. Điều đó đáng ca ngợi. Ông cũng đã hy sinh làm việc không biết mệt mỏi. Cố gắng bằng mọi cách để tìm ra một phương cách tốt đẹp nhất ngỏ hầu tạo thiên đàng dưới thế cho giai cấp vô sản. Một số nhận xét về kinh tế, xã hội của ông cũng có giá trị cảnh tỉnh các nhà kinh tế tư bản, và một số chính khách bắt họ rà xét lại để sửa chữa những sai lầm về tổ chức xã hội, về cách thức đối xử với công nhân. Cái thiện chí đó, cái công lao đó không thể phủ nhận.

Nhưng thiên kiến, và thù hận (dĩ nhiên, vì ông bài tôn giáo gọi nó là thuốc phiện ru ngủ người dân, chỉ vì tôn giáo nào cũng dậy tình thương yêu bác ái; thuyết giai cấp đấu tranh bằng bạo lực của ông không thể thành tựu mà không có thù hận.) làm ông mất sáng suốt. Nên kết quả đã trái ngược hoàn toàn những gì ông tiên liệu và hứa hẹn. Đúng như Vũ Thư Hiên đã viết:

“Theo cái que chỉ của thợ cả, những người thợ rèn ngày đêm quai búa, hình dung mình đang làm nên bông hoa hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng khi ngẩng đầu lên để lau mồ hôi đầm đìa trên mặt họ chợt nhận ra rằng trước mặt mình không phải bông hoa, mà là cái cùm kiên cố.” (Xin xem chương 5)

Vì vậy mà Xuân Vũ, không văn hoa bóng bảy như VTH, nhưng mãnh liệt hơn: “Tôi căm ghét xhcn. Tôi cảm thấy xhcn là cái cùm đeo trên cổ dân tộc ta mà kẻ tạo ra nó (theo mô hình của Mác, MV) chính là đảng.”

12. Chữ Tâm và tôn giáo. Trở lên, chúng tôi đã nói xhcn phi nhân vì nó chủ trương xóa bỏ tôn giáo là cái giây nối con người với Trời Cao, với Thượng Đế. Vì vậy những người Cộng Sản vô thần thường thiếu cái Tâm, là cái làm cho con người cảm nghiệm được Thượng Đế. Nhân đây cũng xin thêm vài hàng về chữ Tâm (không phải chỉ “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài”).

Tâm ở đây không có nghĩa là trái tim, mà là tâm hồn, tâm linh. Khi Trần Duy viết người khổng lồ không tim, thì chữ tim đây cũng không phải chỉ có nghĩa đen là quả tim, trái tim nằm trong lồng ngực. Tiếng pháp chữ coeur cũng không phải chỉ có nghĩa trái tim trong lồng ngực. Khi Blaise Pascal (1618-1662,) (32) nói “c’est le coeur qui sent Dieu, et non la raison. Le coeur a des raisons que la raison ne connait pas” (Chính con tim cảm nghiệm được Thượng Đế, chứ không phải lý trí. Con tim có những lý lẽ mà lý trí không biết) thì chữ coeur (con tim, Con Tâm) ở đây cũng không chỉ tựơng trưng cho tình cảm, mà còn là tâm linh, tâm hồn, linh hồn. Các nhà duy lý nói “la raison a toujours raison” (Reason is always right, Lý trí bao giờ cũng có lý) Nhưng lý trí thuần túy không phải lúc nào cũng tìm ra chân lý siêu nhiên. (33) Ông cho rằng cứ dùng lý luận theo lý trí và dựa vào thực nghiệm qua giác quan thì không đủ để cảm nghiệm được Thượng Đế. Phải có Tâm, tâm hồn. Cái coeur mà Pascal nói đây là thế. Vì cái Tâm này nó linh thiêng, vượt hẳn lên trên vật chất hữu hình khả nghiệm, nên nó mới có khả năng cảm nghiệm được Đấng Linh Thiêng, Cõi Linh Thiêng…

Corneille khi đặt vào miệng một nhân vật trong Le Cid câu hỏi: “As tu du coeur?” cũng cho danh từ này một ý nghĩa vượt hẳn ý nghĩa vật chất, tình cảm. Coeur đây là tấm lòng, tấm lòng cao cả, lòng can đảm, của một tâm hồn cao cả.

Lý Đông A trong “Huyết Hoa” (tr. 54) cũng viết: “Nuôi TÂM sinh Thiên tài. Nuôi óc sinh nhân tài. Nuôi thân sinh nô tài.”

Và Nguyễn Huy Thiệp trong “Ông Tướng Về Hưu” cũng muốn cho độc giả hiểu chữ tâm trong câu vợ Thuấn nói với cả nhà về tâm sen: “Tâm đấy. Ăn là trên hết”. (xem chương 19) Thì ở đây chữ tâm lại có ý nghĩa mỉa mai: cái tâm địa của cán bộ duy vật, chẳng có tâm hồn chỉ có cái “tâm địa duy vật” “ăn là trên hết’, y như ông tổ Duy Vật

Page 252: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

252

Feuerbach đã định nghĩa con người là cái nó ăn (L’homme est ce qu’il mange). Ông ta đã phủ nhận chân lý “Con người không chỉ sống bằng cơm bánh”. Có lẽ Nguyễn Huy Thiệp, đang ở trong rọ, không dám mong người đọc nói toáng lên cái ẩn ý của ông về chữ ăn ở đây, còn có nghĩa là ăn tiền, ăn hối lộ, ăn bẩn, là cái ông cùng với những người có tâm như Trần Độ đang muốn bài trừ tận gốc từ cái ngọn cao nhất trở xuống. Ông tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp cũng nói với các con: “tâm càng lớn thì càng nhục.” Những kẻ không tim, thiếu tâm hồn, chỉ có cái tâm địa hẹp hòi thì không biết nhục.

Cái Tâm trong con người Cộng Sản sau nửa thế kỷ nay đã biến chất ra sao? Chất cường toan ((M) ác-xít), thuốc độc cực mạnh của tà thuyết Mác Xít đã tác hại vào nó đến độ nào.

Bùi Tín nghĩ 10% còn lương thiện. Tôi hy vọng con số còn lớn hơn. Họ vừa là nạn nhân vừa là tội nhân. Đúng. Hồ Chí Minh từng nói muốn xây dựng xhcn phải có con người xhcn. Bắt chước họ Hồ tôi cũng nói: muốn chữa con bệnh xhcn cần có con người xhcn, nghĩa là muốn cải đổi cái xã hội thối nát ngày hôm nay, không thể thiếu sự tiếp tay của những cán bộ Cộng Sản, 10% hay hơn những người còn lương thiện, những người còn cái tâm thiện, không ngần ngại sám hối. (Ignazio Silone sinh năm 1890, một cán bộ cao cấp cộng đảng Ý còn nói thẳng với lãnh tụ Togliatti: “Trận chiến cuối cùng sẽ là trận chiến giữa những người Cộng Sản và cựu cán bộ Cộng Sản”.)

Như đã nói ở trên, tuy bị nhồi sọ học thuyết Mác-xít, nhiều năm nghĩ, làm, sống theo học thuyết đó, tiêm nhiễm những thói xấu của nhau, (34) nhưng ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc, truyền thống dân tộc, nền đạo lý Khổng Mạnh, tư tưỏng từ bi bác ái của đạo Phật trong mỗi người hy vọng còn đủ mạnh để họ có thể chỗi dậy, quật khởi từ bỏ lớp cường toan (ác xít) Mác-xít. Dĩ nhiên đối với những bệnh nhân nặng, không thể không có sự truyền nội lực của “thầy thuốc”. Nhưng chủ yếu vẫn là bệnh nhân phải muốn tự cứu, có ý chí quyết tâm gạt bỏ, lật đổ thế lực hiện tại, Hãy cho họ một cơ hội. Đoạn II

Ngày nay đã rõ chủ thuyết của Mác sai, sai một cách tai hại. Nó đã tác hại đến loài người. Nó đã thất bại và sụp đổ ở Đông Âu rồi Liên Xô. Đã một thập kỷ trôi qua. Nhưng nó lại vẫn tồn tại ở Việt Nam và một số quốc gia khác là Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba. Tại sao vậy? Ta hẵng bỏ qua các nước khác. Chỉ nói về trường hợp nước ta.

1. Mười mấy năm trước khi Đông Âu và Liên Xô tan rã, nghĩa là ngay sau tháng tư 1975 một số nhân vật và tổ chức quốc gia vẫn giữ lập trường chống Cộng kiên định và bằng nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau, đã đơn độc chống lại bạo quyền Cộng Sản. Những vụ án như vụ Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, “Hồ Con Rùa”, nhà thờ Vinh Sơn, linh mục Trần Học Hiệu, sư đoàn Tiền Giang của Hoàng Văn Ngãi, Phong trào Fulro ở Cao Nguyên và nhiều đơn vị khác đã không chịu nghe lệnh đầu hàng, tiếp tục chiến đấu lẻ loi… (35) cho thấy người dân trong nước vẫn cố tìm cách lật đổ chế độ. Nhưng tất cả đã thất bại vì hệ thống an ninh tình báo của Cộng Sản rất hữu hiệu.

Ở miền Bắc, trong số đồng bào đã sống gần nửa thế kỷ dưới xhcn, cũng thấy lẻ tẻ có những sự chống đối nào đó. Sau đây là vài tỷ dụ:

Ngày 20-7-1996, 20 bà già đi chân không đã biểu tình chống tham nhũng trước trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hà-nội, đòi đem bắn một số tay gộc.

Không đầy hai tháng sau, bốn chục nhà buôn nhỏ ở chợ Đồng Xuân, Hà-nội, đã biểu tình trước nhà riêng của Đỗ Mười để phản đối việc xếp lại chỗ ngồi bán hàng trong chợ. Ít ngày sau lại trưng biểu ngữ “Chống bọn quan liêu cửa quyền” trước ủy ban nhân dân thành phố.

Ngày 30-12-1996 tại làng Thọ Đà, huyện Đông Anh ngoại thành Hà-nội hàng ngàn nông dân chít khăn tang nguyện sinh tử với công an, quyết không cho nhà nước cướp đất đai của họ bán cho hãng Daevo, Nam Hàn làm sân Golf.

Page 253: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

253

Ba sự việc vừa kể phải nói là một biến cố đáng kể trong một xã hội khép kín, mà mọi quyền tự do bị tước đoạt đã nửa thế kỷ, mặc dù chỉ vẻn vẹn có mấy chục thường dân. Nó có thể châm ngòi cho những cuộc biểu tình quan trọng hơn mà đảng Cộng Sản sẽ phải đối phó sau này.

Thì đúng vậy, chỉ vài tháng sau những cuộc biểu tình lớn tại Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, và vùng Hố Nai gần Saigon đã làm cho bộ chính trị cộng đảng hết sức lúng túng. Sự kiện này đã được báo chí hải ngoan loan tin bình luận trong một thời gian dài, coi như nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ.

Riêng về vụ Thái Bình tin tức cho biết: Ngày 15-4-1997 khoảng 3000 nông dân xã Quỳnh Hồng huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã biểu tình bằng xe đạp trên đoạn đường dài 27 cây số để tới trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh đưa kiến nghị phản đối nhà cầm quyền xã hà hiếp, bóc lột nông dân tăng thuế gấp cả chục lần. Cụ thể là xã đã phá trụ sở y tế xã để bán cho tư nhân, dân chúng ốm đau không có nơi điều trị…

Những cuộc nổi loạn hay âm mưu làm loạn ở trong tù thì nhiều vô kể, nhiều người đã bị xử bắn, kẻ khác bị thủ tiêu, cũng có người thoát trên đuờng tơ kẽ tóc. Người ta nói nhiều đến vụ nổi loạn ở Hàm Tân, cuối thập niên 70. Bộ đội phải đem xe tăng đến đàn áp. Có người còn nói có sự chỉ đạo của cựu chủ tịch Liên Minh Á Châu chống Cộng cụ Nguyễn Văn Hướng, thân phụ của cố thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu mà dư luận cho rằng đã bị hãm hại ở Biên Hòa.

Người ta cũng nói tới vụ thanh niên Phạm Văn Thành tổ chức nổi loạn ở trại Xuân Phước năm 1994, được sự hưởng ứng của hàng trăm nhóm chính trị và tôn giáo.

Năm nay trên nhiều tờ báo hải ngoại thấy xuất hiện tên luật sư Hoàng Duy Hùng, trước kia trong Mặt trận Hoàng Cơ Minh, từng bị Cộng Sản bắt giam nhiều năm. Ông cũng được người ta gán cho là đại diện của “Phong trào quốc dân hành động”. Và còn nhiều nữa. Nhưng tất cả chỉ là những hành động, tuy can đảm, anh dũng, nhưng thiếu tổ chức, phối hợp, chẳng đi đến đâu.

Trong năm 1995 ông Nguyễn Sĩ Bình đã về nước thành lập “đảng Nhân Dân Hành Động” chống chính quyền tại quốc nội. Nhưng ông bị nhà cầm quyền trục xuất. Ông lại sang Cam Bốt kết nạp một số người để thành lập “Xứ Bộ Chùa Tháp” (của đảng nói trên). Trong số 24 người được ông Bình kết nạp sau này bị bắt và kết án (trong hạ tuần tháng 7, 1999) ta thấy có những tên: Lê Văn Tính, Nguyễn Tuấn Nam, Bùi Đăng Thủy, Nguyễn Anh Hảo, Nguyễn Văn Sĩ, Đỗ Hữu Nam, Giáp Bảo An…Họ đã phải nhận án tù từ 20 đến 15 năm. Tháng 4 năm 1996 ông Nguyễn Sĩ Bình đã bị chính quyền Hunsen trục xuất. Về Mỹ ông vẫn tiếp tục điều khiển đảng cho đến khi 24 người bị bắt ở Việt Nam.

Nhưng rút cuộc rồi cũng đâu vào đấy, vì xem ra đó chỉ là những hành động bột phát, không có tổ chức phối hợp. (36)

Trong số những người trí thức miền Nam mạnh miệng chỉ trích xhcn, người ta chú ý đặc biệt tới Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Cuối thập niên 70 ông đã lập “Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ”. Rồi bị bắt giam một thời gian độ 10 năm. Ít lâu sau khi được thả, ngày 11-5-1990 ông công bố bản tuyên ngôn Cao Trào Nhân Bản rồi sau đó bị kết án 20 năm tù với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Nhưng nhờ có sựï can thiệp của các tổ chức nhân quyền và ân xá quốc tế nên tháng 9 năm ngoái ông đã được thả. Nhân “Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam” lần thứ 5, 11 tháng 5 năm nay, 1999, ông đã ra một thông cáo 4 điểm, kêu gọi tôn trọng nhân quyền, cho tự do ngôn luận, tự do báo chí… và tách đảng ra khỏi chính quyền, để nhân dân trực tiếp bầu ra quốc hội và các cơ chế nhà nước….Ngay sau khi ra bản thông cáo, bác sĩ Quế đã bị bao vây và cắt đứt liên lạc với bên ngoài. (37)

Anh ruột bác sĩ Quế là Nguyễn Quốc Quân ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã lập “Tổ chức quốc tế yểm trợ cao trào Nhân Bản”, nhằm tranh đấu đòi Hà-nội phải trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị hiện còn bị giam vì bất đồng chính kiến.

Page 254: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

254

Về hoạt động của người Việt hải ngoại có: “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” của cựu đề đốc Hoàng Cơ Minh, “Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt” của ông Lê Tư Vinh, “Chí nguyện đoàn hải ngoại phục quốc” của ông Võ Đại Tôn, hành động đơn độc của các ông Lý Tống (cướp máy bay rải truyền đơn chống Cộng xuống Saigon), (38) Trần Mạnh Quỳnh (âm mưu đặt chất nổ phá tượng Hồ Chí Minh ở trung tâm Saigon) và Trần Hồng (dùng xe ủi đất ủi sập cổng tòa đại sứ Việt cộng ở Paris), Chưa kể tới Sáu Đặng tức Đặng Văn Thạnh với “Kế Hoạch Vượt Sóng” (cuối năm 1989). Đài Hà-nội ngày 5-8-1990 đã loan tin phá vỡ kế hoạch này và bắt giam một số kháng chiến quân, như Nguyễn Vũ, Trần Hồ và Quốc Vui….

2. Sau đây chúng tôi xin nêu lên một số tổ chức và nhân vật tranh đấu đòi dân chủ cho Việt Nam vào dịp các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nghĩa là trong khoảng cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, nhất là trong 2 năm 1989 và 1990.

Đảng Xã Hội Dân Chủ Việt Nam: Tháng 8, 1990 nguồn tin CBA từ Washington DC cho biết tại Hà-nội đã xuất hiện một đảng mang tên Xã Hội Dân Chủ Việt Nam, mà chủ tịch là một nhân vật mang bí danh Thái Bình Dương. Phó chủ tịch của đảng này mang bí danh Biển Đông lúc ấy đang có mặt tại một nước Đông Âu đã cho phổ biến lời kêu gọi của đảng với 9 điểm sau: (tóm tắt)

1. Bỏ chuyên chính vô sản. Lập chế độ đa đảng. 2. Bỏ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN. Lập Cộng Hòa V.N. 3. Trực tiếp bầu ra tổng thống, Quốc Hội. 4. Đưa mọi cơ sở đảng hiện nay ra khỏi chính quyền, và nhà máy… 5. Xóa bỏ các ủy ban nhân dân 6. Giải thể tự vệ đường phố, tự vệ xí nghiệp. 7. Đưa đảng ra khỏi tòa án, các cơ sở thông tin đại chúng 8. Thực hiện tự do ngôn luận, hội họp, mittinh, đình công… 9. Tư do tín ngưỡng. Phục hồi 2 ngày lễ Noel, Phật Đản, coi như các ngày lễ dân tộc. Đảng Khoa Học Xã Hội V.N. Khoảng tháng 4 năm 1990, 30 đảng viên của đảng Khoa

Học Xã Hội ở Hà-nội đã bị bắt giữ. Tin này các đài BBC, VOA, các hãng thông tấn Reuteurs, AFP đều loan tải theo báo “Người Hà-nội”. Theo tin này thì nhà cầm quyền Hà Nôi đã hô hoán lên là hiện có một tổ chức mang tên đảng nói trên hoạt động chống phá nhằm lật đổ chế độ hiện hành. Bản tin nói, đảng này do ông Nguyễn Kiệt 28 tuổi lãnh đạo. Ông Kiệt là con một viên chức cao cấp ngành công an. Ngoài ông Kiệt ra, trong số những người bị bắt còn có 4 người ở Nam Định.

Tạp chí “Le spectacle du monde” ở Paris đã dành 12 trang để đăng tải những tin tức về đảng KHXH này. Ký giả Erwan Bergot viết rằng tướng Võ Nguyên Giáp có đứng đàng sau câu lạc bộ kháng chiến của Nguyễn Hộ và Tạ Bá Tòng. Chúng tôi đã nói về câu lạc bộ này nơi chương 7 và chương 16.

Theo tin của Pháp Tấn Xã từ Hà-nội ngày 13-10-1990, thì thời gian trước đó ít lâu đã có một tổ chức võ trang chống chính quyền Hà-nội gồm 38 người do ông Đào Bá Kế, bí danh Trần Quang Độ, 38 tuổi cầm đầu. Ông Kế là cựu sĩ quan Quân Lực VNCH. Người phụ tá là Lê Văn Tiến nguyên là bộ đội Cộng Sản đào ngủ. Những người khác tuổi từ 25-30 phần đông là bộ đội Cộng Sản đào ngũ ở Cam Bốt. Tổ chức này bị bắt trên lãnh thổ Lào và bị kết tội “âm mưu làm một cuộc nổi dậy của quần chúng” chống nhà cầm quyền. Ông Kiệt đã bị kêu án tù chung thân, ông Tiến 20 năm. 36 người còn lại tù từ 3 đến 16 năm tù. Có tin họ thuộc nhóm mặt trận Hoàng Cơ Minh. Nhưng tổng vụ hải ngoại của mặt trận này ở San Jose ra thông cáo phủ nhận.

Page 255: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

255

Cũng khoảng 1990, phong trào Thống Nhất Dân Tộc và xây dựng dân chủ, do các ông Nguyễn Đình Huy, Phạm Tường, Phạm Thái, Nguyễn Tấn Trí, Trần Quang Liêm điều khiển về nước hoạt động và đã bị Cộng Sản Việt Nam bắt và đem xử tại tòa ngày 11-8-1995. Ông Nguyễn Đình Huy thuộc phong trào cấp tiến của cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Việc ông có dính líu với giáo sư Mỹ Steven Young trong vấn đề về Việt Nam vận động một “đường lối đấu tranh riêng” với nhà cần quyền Cộng Sản đã khiến phong trào bị chia rẽ trầm trọng. Có người đổ lỗi cho vị kế nhiệm giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, sau khi ông qua đời, là tướng Trần Văn Nhựt.

Sau vụ trên ta thấy phát khởi những phong trào tranh đấu của nhóm Việt Luận ở Úc, Thông Luận ở Pháp, Mặt trận Quốc Gia Đối Kháng ở Canada nhằm đòi nhà cầm quyền Hà-nội thả các ngưòi bị bắt.

Trong dịp này cũng xuất hiện nhóm “Diễn Đàn Quốc Tế…” do ông Nguyễn Bá Long cầm đầu công bố thành lập ban vận động lâm thời Mặt Trận Dân Chủ Việt Nam tại hải ngoại. Trong ban vận động này người ta nhắc đến tên các vị sau đây: giáo sư thạc sĩ Nguyễn Cao Hách, bác sĩ Trần Văn Tính, tiến sĩ Dư Phước Long, thượng tọa Thích Giác Lượng v.v… Điều lạ lùng là các vị đồng ý ủy cho ông Nguyễn Hộ (lúc đó đã 80 tuổi, lại hay ốm yếu) mà chúng tôi đã nói tới ở chương 7 làm lãnh đạo lâm thời của mặt trận dân chủ Việt Nam.

Tham gia việc tán thành ông Nguyễn Hộ tạm thời lãnh đạo mặt trận trong nước, còn có các nhóm Thông Luận của kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng và luật sư Trần Thanh Hiệp; phong trào Thống nhất dân tộc và xây dựng dân chủ của các ông Nguyễn Văn Trần, Lê Phát Minh; Ủy ban quốc tế yểm trợ VN tự do của ông Ngô Văn Tuấn, và ủy ban luật gia bảo vệ dân quyền của các ông Nguyễn Hữu Thống và Vũ Quốc Thúc.

3. Giữa năm 1989, Phong trào xây dựng dân chủ và phú cường cho VN cử ông Nguyễn Huy Lợi đại diện gặp Nguyễn Cơ Thạch lúc ấy là bộ trưởng ngoại giao bàn truyện hợïp tác. Ông Lợi cho đấy là chống Cộng theo kiểu mới, hợp với tình thế mới, vì thấy Cộng Sản có cởi mở thật sự. Ông Lợi cũng khẳng định với Đỗ Văn của đài BBC rằng làm như vậy không phải là đón gió trở cờ, mà là vì “tình thế đã đổi mới cần phải có hành động tích cực chứ không thể cứù nói suông đuợc nữa.” Tờ Thời Luận thì lại nói ông Lợi làm việc dưới quyền một cán bộ Cộng Sản Nguyễn Ngọc Danh.

Cựu tổng thống Thiệu trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đỗ Văn BBC cũng nói ông đã bắt đầu hoạt động để tranh thủ tự do dân chủ cho Việt Nam. Đầu thập kỷ này ông Thiệu còn xuất hiện với những bản tuyên cáo này nọ. Tiếc rằng phần đông đồng bào hải ngoại không còn tin tưởng ở ông vì ông đã tháo chạy trước khi chiến cuộc kết thúc.

Cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ khi thấy Đông Âu sụp đổ cũng tuyên bố giữa đám cựu sĩ quan không quân rằng nay Cộng Sản không còn nữa, thì cũng phải thay đổi hình thức đấu tranh với Cộng Sản. Lời tuyên bố của ông Kỳ gây phản ứng mạnh mẽ, lên án ông đã bỏ lập tường chống Cộng.

Trong giai đoạn sôi dộng này người hoạt động hăng say nhất có lẽ là tướng Trần Văn Đôn. Lúc thì nghe ông làm trưởng ban tổ chức đón cựu hoàng Bảo Đại từ Pháp sang Mỹ để đánh bóng cho lá bài Bảo Đại. Lúc thì nghe ông họp với Nguyễn Xuân Oánh, và tướng Nguyễn Khánh tính chuyện về Việt Nam “làm ăn”. Lúc thì nghe ông gặp tướng Kỳ, còn bảo tướng Kỳ khoe có người tặng vé máy bay không biết để đi đâu. Lúc thì nghe ông họp với các tướng Ngô Quang Trưởng, Lữ Lan, Phan Hòa Hiệp tại nhà riêng của tướng hải quân Hồ Văn Kỳ Thoại ở Chantilly… Lúc lại có tin tướng Đôn và tướng Nguyên Văn Hinh chuẩn bị lập ban đón tiếp Võ Nguyên Giáp tại Paris, mặc dầu tướng Đôn cực lực phủ nhận tin này. Nhưng người đưa tin là Lê Vân, thông tín viên của Phụ Nữ Diễn Đàn ở Paris xác quyết là tin đáng tin cậy. Lê Vân còn nói đến bức thư hội cựu chiến binh của Cộng

Page 256: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

256

Sản, do Trần Văn Trà ký gửi hội cựu chiến binh Pháp mà hai tướng Hinh và Đôn đều có thẻ hội viên…

Cũng trong dịp này người ta còn thấy một tin từ một ủy viên trung ương đảng trong nước gửi ra ngoại quốc cho biết tướng Trà đã nhân danh chủ tịch hội “cựu chiến sĩ Việt Nam” viết gửi cho bộ chính trị đề nghị một số thay đổi lớn về chính sách và nhân sự của đảng. Trong đó tướng Trà đề xuất nên để tướng Giáp nắm chức tổng bí thư hay chủ tịch nhà nước.

Cũng liên quan đến tướng Võ Nguyên Giáp, ông Nguyễn Đăng Dương, trong số 103 Phụ Nữ Diễn Đàn, tháng 8, 1992, đã đăng tin do một cán bộ Cộng Sản trên chuyến công tác nước ngoài có ghé Pháp tiết lộ là vài năm trước đó có rất nhiều tin đồn về tướng Giáp. Nhiều đảng viên và nhân dân mong ông ta đứng lên giữ vai trò một Yeltsin Việt Nam để đưa nước nhà thoát khỏi chũ nghĩa Cộng Sản, giống như các nước Đông Âu. Điều này khiến nhà cầm quyền lo lắng, luôn luôn canh chừng tướng Giáp. Nhất là từ khi con gái ông mang từ Mỹ về cho ông một thư mời ông sang Mỹ dự họp về kinh nghiện chiến tranh và tương lai cho khu vực Thái Bình Dương, thì bộ chính trị càng tìm cách khống chế ông. (Ông Giáp còn có một cô con gái khác sống ở Mỹ đã lâu hiện đã vào quốc tịch Mỹ và lấy chồng Mỹ.) Chính ông Giáp cũng tỏ ra bực bội, lo ngại. Theo gia đình ông cho biết thì ông nay đã già yếu lại bị bệnh tiểu đường nên họ đang sửa soạn cho ông sang Pháp chữa bệnh rồi sống hẳn ở đó cho yên thân.

4. Khoảng 1995, người ta nghe nói nhiều đến đảng “Việt Nam phục quốc” và chiến dịch “Bravo”. Người phát ngôn của tổ chức này mang bí số Z07…

Người ta còn nói nhiều hơn nữa đến tướng Kỳ và kỹ sư Nguyễn Hữu Chánh và những hoạt động của hai người này ở Cam Bốt. Nhưng không ai rõ hai người có hoạt động gì phối hợp không.

Có lẽ từ trước tới nay mới chỉ có Nguyễn Hữu Chánh là dám đứng ra lập một chính phủ lưu vong do chính ông điều khiển từ trong hậu trướng. Trong cái chính phủ này từ đầu người ta thấy có những tên tuổi như tướng Lâm Văn Phát, kỹ sư Nghiêm Phú Phát, em nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi, luật sư Đoàn Văn Tiên, rồi sau thấy xuất hiện danh tánh các tướng Phan Hòa Hiệp, Linh Quang Viên, đề đốc Lâm Ngươn Tánh, giáo sư Cao Thế Dung v.v… Đã có lúc truyền thông quốc tế nói lực lượng của ông Chánh có tới 2000 người, có người nói tới 4 sư đoàn (căn cứ vào bốn công trường xây cất cầu đường mà công ty của ông Chánh ở Cambốt đang thực hiện lúc ấy). Cán bộ Cộng Sản trong tòa đại sứ Việt Cộng ở Nam Vang thì ước lượng tổ chức Kháng chiến quân Đông Dương của ông Chánh có khoảng 500 cây súng… Năm 1995, 5 người trong “chính phủ” này ở Cam Bốt bị trục xuất về Mỹ, gồm các ông Trần Hoàng An, Trần Hùng, Tạ Khánh Duy, Thái Yến, Mai An.

Ngoài 5 người trên đặc biệt còn có một người Mỹ tên Fred Kirk Patrick. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Chử Bá Anh, ông Nguyễn Văn Lễ, đại diện cho ông Trần Hoàng An trong nhóm 5 người này cho biết ông Patrick “chỉ là bạn của chính phủ chứ không phải thành viên chính phủ”. Ông Lễ cũng nói thủ tướng chính phủ Nguyễn Hoàng Dân hoạt động ở trong nước chứ không phải ở hải ngoại.

Năm 1998 lại có tin một buổi họp của chính phủ và bộ tham mưu quân sự tại một khách sạn ở Thái Lan bị nhà cầm quyền Thái giải tán và cấm hoạt động…

Dư luận người Việt hải ngoại phần đông coi tổ chức của ông Chánh, nếu không phải của Cộng Sản dựng lên để lấy cớ đàn áp đối lập trong nước, trong đảng, thì cũng mắc mưu Cộng Sản hay có dính líu đến những mưu tính chiến lược của họ.

Trước khi chính phủ Việt Nam tự do lưu vong của Nguyễn Hữu Chánh xuất hiện ở Springfield với khoảng 30 người tham dự, thì cũng ở miền Đông Hoa Kỳ đã có Mặt trận Cách Mạng Hưng Phục Việt của nhà tướng số Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử với tờ Vạn Thắng trong đó có những nhân vật và cây viết nổi tiếng như giáo sư bác sĩ Trần Ngọc

Page 257: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

257

Ninh, cựu bộ trưởng, giáo sư Cao Thế Dung, cựu nghị sĩ Phạm Nam Sách, nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, nhà báo Nguyễn Thị Bình Thường v.v… Cuộc họp báo của Hà Lạ Dã Phu Việt Viêm Tử tại Houston năm 1992 đã gây sôi nổi, vì người cầm đầu phong trào này đưa ra những lời tiên đoán Việt Cộng sẽ thất bại đến nơi và sắp trao quyền lại cho nhóm các ông. Nhiều người ban đầu có vẻ tin ông vì ông đã tiên đoán đúng phóc về những biến cố ở Đông Âu. Nhưng chẳng may lần này về Việt Nam thì sai.

Tháng 3 năm 1996 Đại Việt Cách Mạng Đảng của nhóm ông Hà Thúc Ký đưa ra lời tuyên bố trên tờ Cách Mạng của đảng, quyết tâm: “cùng với các đoàn thể chân chính lập thế trận liên minh đối kháng với bạo quyền Cộng Sản”

Cũng trong năm này các tôn giáo lớn VN như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo và những tôn giáo khác cũng ra tuyên ngôn: “dấn thân cổ võ cho tự do chính trị tại Việt Nam”. Coi đó như “bổn phận của mỗi tín đồ các tôn giáo VN”

Riêng Hòa Thượng Thích Tâm Châu cũng lên tiếng ủng hộ những người thức tỉnh ở trong nước như các ông Nguyễn Hộ, Hà Sĩ Phu, mặc dầu ngài nói ông không làm chính trị. (”Đối Lực” tháng 6-1996)

Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng VN, gọi tắt là mặt trận Hoàng Cơ Minh, do cựu đề đốc Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, thành lập tháng 4 năm 1980. Năm 1984 ông HCM đem khoảng 200 quân về nước qua ngả Lào, để có một hành động nào đó. Nhưng do có nội phản nên cơ mưu bại lộ, ông bị vây hãm, rồi tự tử cùng với mấy anh em. Nhưng cho đến nay đảng của ông vẫn không xác nhận tin lãnh tụ của họ đã chết. Đến năm 1985 mặt trận chia làm hai phái, phái thứ hai do cựu đại tá Phạm Văn Liễu lãnh đạo. Từ khi ly khai, phái ông Liễu không còn quyên tiền như phái do ông Hoàng Cơ Định xử lý. Mặc dù lãnh tụ đã chết nhưng cho đến nay những người còn sống thuộc phe Hoàng Cơ Định vẫn hoạt động với danh nghĩa của tướng Hoàng Cơ Minh coi như ông còn sống. Họ bị phê bình là “chỉ lo bán phở chứ không lo diệt cộng”. Vì mặt trận đã chọn phương thức mở hàng loạt nhiều tiệm phở khắp nước Mỹ để kinh tài cho tổ chức. Từ ngày ký giả Lê Triết của báo Văn Nghệ Tiền Phong bị ám sát có người đã đặt nghi vấn: “mặt trận là tổ chức Mafia do cục phản gián của Cộng Sản ở số 6 đường Yết Kiều Hà-nội lũng đọan chỉ huy” (?)

Đáng tiếc là một công cuộc mở đầu đầy thiện chí và gây phấn khởi lại diễn biến một cách đáng buồn như vậy.

Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, thành lập từ 1987, hoạt động bí mật, cho đến ngày 23-3-1991 thì chính thức ra công khai ở vùng Hoa Thịnh Đốn, ngày hôm sau ở Quận Cam, Cali. Tổ chức này do ông Trần Trọng Ngà, cựu thiếu tá Hải Quân Việt Nam, khoảng 55 tuổi cầm đầu với biệt danh Trần Quốc Bảo. Tổ chức này có chi nhánh ở Canada, Âu châu và Úc châu. Ông Trần Quốc Bảo đã cùng với các ông Nguyễn Thanh Trang (San Diego), Ngô Kỷ (Quận Cam) và Nguyễn Ngọc Bích (Virginia) tích cực vận động quốc hội Mỹ thông qua đạo luật thành lập đài Á Châu Tự Do. Ông cũng rất chú tâm đến việc dùng các đài phát thanh trên thế giới để phổ biến đường lối chống Cộng của tổ chức, kể cả một đài ở Nga. Chương trình phát thanh đầu tiên thực hiện ngày 20-7-1992: “Tiếng Nói Tự Do từ Mặc Tư Khoa”. Sở dĩ có sự việc quan trọng này, tiếng nói chống Cộng từ thành trì cũ của Cộng Sản, là do tân tổng thống Liên Bang Nga Boris Yeltsin ban hành luật cho phép tư nhân hóa và cho thuê các làn sóng phát thanh. Tổ chức Phục Hưng Việt Nam đã nhanh chân nắm lấy thời cơ, với sự hợp tác của một phụ nữ Nga rất rành tiếng Việt.

5. Nói đến tổ chức của ông Trần Quốc Bảo ra mắt công khai đầu năm 1991, chúng tôi nhớ đến một cái tên na ná ở trong nước là Đặng Quốc Bảo, mà có người bảo là con hay em của Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Giữa năm 1988, trước năm có nhiều biến động ở Đông Âu, Liên Xô cũng sắp tan rã, Đặng Quốc Bảo đã theo chỉ đạo của Trường Chinh lên tiếng đề xuất những thay đổi cơ bản về chính sách, đường lối và chủ trương của đảng, mô phỏng theo những gì đang thực hiện ở Liên Xô, lúc ấy còn dưới sự lãnh đạo của Gorbachev. Bảo

Page 258: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

258

đang giữ chức trưởng ban Khoa Giáo trung ương, chịu trách nhiệm điều khiển ngành nghiên cứu lý luận chính trị của đảng. Khi thuyết trình ngày 26-5-1988 Bảo đã mạnh miệng phê bình chủ thuyết Mác là không thực tiễn, ca tụng Nam Triều Tiên, đòi dân chủ hóa, đặt nặng vai trò của trí thức. Ông ta nói:

“Phải có những bước lùi cần thiết… (đúng kinh điển của Lê-nin) “Phải dũng cảm lùi bước và đoạn tuyệt với quan điểm giáo điều về chủ nghĩa xã hội…” Lúc ấy cũng là lúc nhiều người trong nước trông chờ xuất hiện một Gorbachev Việt

Nam. Có lẽ chính Gorbachev cũng đã nhắm một vài cá nhân nào đó như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp hay Nguyễn Văn Linh chẳng hạn để dùng làm đầu tầu lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo mới của Liên Xô.

Nhưng rồi chẳng nghe ai nói đến Đặng Quốc Bảo nữa. Sau đó những Trần Xuân Bách, Nguyễn Văn Linh, Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt là những người có thể được coi như tương đối cởi mở theo chiều hướng cải cách đều lần lượt bị sa thải. Còn vị tướng già của Điện Biên thì không thấy làm gì cả, chỉ làm thinh.

Các nhà nghiên cứu tình hình Việt Nam có thể nghĩ đến bàn tay dài của Bắc Kinh đã cản trở xu hướng cải cách ở Việt Nam. Cho đến khi Lê Khả Phiêu, gốc gác Trung Hoa, đột nhiên xuất hiện với ảnh hưởng rồi quyền hành càng ngày càng lớn, thì người ta lại càng có lý để nghĩ như vậy.

Cũng vào dịp này (tháng 6-1989) tại Trung Quốc xảy ra vụ Cộng Sản đàn áp dã man phong trào sinh viên đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, sau khi tổâng bí thư Triệu Tử Dương hý hửng gặp Gorbachev trước đó chỉ mấy ngày. Sau đó Chính Triệu Tử Dương cũng bị mất chức và bị quản thúc. Cũng chỉ vì ông ta muốn theo gót Gorbachev chấn chỉnh lại nền kinh tế èo uột và muốn cởi mở hơn về chính trị.

6. Trở lại các đoàn thể, tổ chức ở hải ngoại, như đã nói ở chương 8, Bác sĩ Bùi Duy Tâm chắc chắn phải có một mưu đồ chính trị nào đó vào thời gian xảy ra các biến cố ở Đông Âu. Nhưng có lẽ công chuyện đổ bể cho nên ông đã im tiếng luôn sau vụ tai tiếng với nhà văn nữ Dương Thu Hương. Sở dĩ chúng tôi đoán mò như vậy là căn cứ vào những bức thư trao đổi giữa ông với nhà văn nữ. Đàng khác ông còn có dính líu đến một nhân vật quan trọng trong giới tình báo Hà-Nội là tướng Dương Thông và còn rất thân với đại tướng công an Mai Chí Thọ, em ruột Lê Đức Thọ. Có người còn nói Dương Thu Hương bảo Dương Thông là em nuôi của Bùi Duy Tâm. Do sự xích mích giữa tướng Dương Thông với hai tướng công an Bùi Thiện Ngộ và Lâm Dương Thông đã bị mất chức− hoặc vì lý do chính trị đặc biệt −Văn Thê cục trưởng cục phản gián. Thêm một chi tiết đáng ghi là chính Dương Thu Hương tố Bùi Duy Tâm là “agent double” (gián điệp nhị trùng), hàm ý vừa đi với Việt Cộng qua Dương Thông, vừa đi với Mỹ. Thậm chí Dương Thu Hương còn viết rõ ràng là đã có lúc Bùi Duy Tâm còn cao hứng bảo: “khi anh là nguyên thủ quốc gia thì em sẽ là đệ nhất phu nhân”. Phải chăng vì cái mộng ấy của Bùi Duy Tâm mà khi Bùi Tín từ Pháp sang Mỹ theo lời mời của nhóm Stanley Karnow, Đoàn Văn Tọai và tổ chức Asia Society, ông ta đã bay từ miền Đông Hoa Kỳ sang gặp Bùi Duy Tâm ở nhà riêng ông này ở San Francisco, với sự có mặt của cựu dân biểu Trần Văn Ân (từng là phát ngôn viên của bộ quốc phòng) và cả cựu quốc trưởng đại tướng Nguyễn Khánh. Đặt tất cả ngần ấy tin tức và sự việc xảy ra chung quanh Bùi Duy Tâm, người ta có thể nghĩ ông hẳn phải có một mưu đồ nào đấy. Nhưng rồi không thấy có tin gì thêm về ông nữa. Lá bài của ông đã cháy? Hay ông vỡ mộng? Hay tạm rút lui để chờ thời cơ?

Sau này, khoảng 6 năm gần đây, thấy có Mặt trận Quốc Dân Việt Nam do cựu nghị sĩ Phạm Nam Sách ở San Diego xướng xuất. Ông chủ trương “chủ nghĩa không chủ nghĩa” thực hiện qua mô thức tổ chức “đảng mà không đảng”, là điều chính ông cho biết nhiều đoàn viên trẻ ban đầu lấy làm rất khó hiểu.

Page 259: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

259

Cũng xuất hiện ở San Diego trong vài năm nay còn có “Mạng Lưới Nhân Quyền” do ông Nguyễn Thanh Trang đứng ra điều hợp với tham vọng phối hợp hoạt đông giữa nhiều tổ chức nhân quyền trong nước Mỹ.

Đầu năm nay (1999) Ủy ban Bảo Vệ Chính Nghĩa miền Nam Cali do ông Hồ Anh Tuấn đứng đầu đã cùng với những đoàn thể trẻ và cộng đồng người Việt Nam Cali đứng ra tổ chức những buổi biểu tình lớn tập trung nhiều vạn người để bày tỏ lập trường chống Cộng, chống biểu tượng Hồ Chí Minh. Phong trào do Ủy ban gây nên cũng đã lan rộng sang nhiều tiểu bang khác trên đất Mỹ và có ảnh hưởng tới một số hoạt động ở Âu châu. Nhưng càng ngày càng có nhiều người phản đối ông Hồ Anh Tuấn, phê bình ông đã không minh bạch trong việc chi tiêu tiền quyên góp.

Nếu kể cả những nhóm nhỏ thì cũng phải nói đến “Ủy ban tranh đấu cho nhân quyền” (?) của ông Võ Văn Ái ở Paris đã có mặt hai chục năm nay và nhóm tranh đấu cho nhân quyền của bà Nguyễn Thị Kim Anh ở Nam Cali. trong những năm gần đây. Nhân ngày tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam cuối năm 1998, bà Kim Anh đã cùng với bà Nguyễn Hồng Liên, thượng tọa Thích Ân Huệ, linh mục Vincent D’Auriol Bằng, hiền tài Nguyễn Thanh Liêm và các ông Nguyễn Văn Đang, Phạm Toàn… đến tận trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York trình lên hàng ngàn trang tài liệu chứng tỏ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền. Bà cũng đã nêu ý kiến với những nhân vật quốc tế như ông Horst A. Uhlich, quyền chủ tịch “Captive Nations Committee”, ông John Molloy, phó chủ tịch National Vietnam Veterans Coalition, hay cô Cassandra Ryan, phó chủ tịch hội ân xá quốc tế, người đã tích cực ủng hộ Nhân Quyền Việt Nam.

Ở Paris còn thấy xuất hiện tờ báo song ngữ Anh-Pháp của luật sư Lâm Lễ Trinh cũng liên quan đến nhân quyền: “Human Rights/ Droits de l’homme”. Với kiến thức uyên bác và kinh nghiệm chính trị của vị cựu bộ trưởng này, người ta nghĩ ông cũng phải đang có hoạt động nào đó nhằm đòi nhân quyền, dân chủ cho người dân trong nước (?)

7. Cũng có thể kể thêm 13 nhóm sau đây, xuất hiện vào đầu năm 1990 là năm có những biến động ở trong nước cũng như tại Đông Âu, sau khi Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc, Đông Đức, và Bungary lần lượt sụp đổ mấy tháng trước đó.

a-Nhóm Thông Luận gồm kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, luật sư Trần Thanh Hiệp, dược sư Phạm Ngọc Lân (chống Cộng nhưng chủ trương hòa giải hoà hợp dân tộc). b- Tổ chức người Việt Tự Do ở Paris. Lực lượng nòng cốt gồm hội cựu quân nhân do cựu đại tá Mai Viết Triết làm chủ tịch. Ngoài ra cũng thấy danh tánh các ông Vũ Quốc Thúc, Trần Văn Đỗ, Chu Bá Yêm đứng đầu những đoàn thể chuyên nghiệp. c- Phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN gồm 7 hội đoàn thuộc cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Pháp: Hội ái hữu Việt kiều vùng Nam Paris, cơ sở mặt trận quốc gia thống nhất VN tại Pháp, Hội ái hữu cựu Hải Quân và Hàng Hải Quân Lực VNCH tại Pháp, Hội thanh niên VN tỵ nạn, Liên minh dân chủ khu bộ Pháp, tổng hội sinh viên VN tại Paris và sau cùng là Ủy Ban VN tự do. Trong buổi họp tại Paris ngày 6-1-1990 do 7 đoàn thể nói trên tổ chức đã có sự hưởng ứng của 33 đoàn thể cử đại diện tới dự. d- Nhóm Đường Mới gồm một số trí thức trẻ phần đông không nói được tiếng Việt. Trong nhóm này người ta thấy có tên hai giáo sư nổi tiếng Bùi Xuân Giao và Nguyễn Thế Anh. e- Nhóm Đường Mới tại Bỉ. Ký tên dưới lời kêu gọi của nhóm thấy có 19 tên tuổi như các giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Kiến Hưng, Nguyễn Minh Thọ.

Page 260: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

260

f- Ủy Ban Vận Động cho Tự Do và Dân Chủ tại VN, gồâm những người chống Cộng và một số người đứng giữa. g- Phong trào đòi tự do dân chủ cho VN tại Nam Cali do 3 vị tiến sĩ và cựu sĩ quan Quân Lực VNCH vận động thành lập, trong đó thấy danh tính các vị: Phạm Cao Dương, Trần Minh Công, Đặng Cao Thăng, Lưu Trung Khảo, Trần Huy Bích… Trong số hơn 5 chục người hưởng ứng thấy có tên Hòa Thương Thích Tâm Châu, linh mục Đỗ Thanh Hà, giáo sư Nguyễn Văn Canh, bác sĩ Nguyễn Tường Bách… h- Tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền tại VN. Gồm trên 20 người ký tên. Đứng đầu là ông Hà Thế Ruyệt có sự trợ lực của ông Văn Kỳ Minh là tổng đoàn trưởng tổng đoàn thanh niên thiện chí là tổ chức có đoàn viên hoạt động âm thầm nhưng đều đặn tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ và tại Canada. i- Phong trào thanh niên VN gồm 6 lực lượng thanh niên sinh viên tại Cali, do Đoàn trưởng đoàn Nắng Mới là Hồ Văn Sinh lãnh đạo. j- Phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN, vùng Hoa Thịnh Đốn do luật sư Bùi Nhật Huy xướng xuất dự tính họp vào giữa tháng 2-1990. k- Ủy Ban Vận Động cho tự do dân chủ tại VN, Pháp, do ông Vũ Thiện Hân, giáo sư đại học Paris, được coi như thuộc thành phần thứ ba trước 1975, nhưng nay đã tích cực chống Cộng. Uûy ban đưa ra một bản tuyên ngôn kêu gọi 720 chữ đòi tổng tuyển cử tự do, thay đổi hiến pháp, thiết lập chính thể đa nguyên. Bản tuyên ngôn có chữ ký của 123 người phần đông thuộc thành phần trí thức, giáo sư đại học, bác sĩ dược sư, kỹ sư… l- Nhóm Việt Nam 90 do ông Nguyễn Ngọc Giao, giáo sư đại học Paris, vốn được coi như thành phần thân Cộng, chủ nhiệm tờ Đoàn Kết, sau thành Diễn Đàn, cầm đầu. Nhóm này gửi nhà cầm quyền trong nước một “bức tâm thư” đề ngày 22-1-1990, kêu gọi thiết lập dân chủ đa đảng đa nguyên, tách đảng ra khỏi nhà nước, mở đối thoại với mọi tầng lớp nhân dân, tìm ra nền tảng cho một chế độ thực sự lấy dân làm gốc. Trong số 34 người ký tên có Phạm Ngọc Thuần, nguyên đại sứ Cộng Sản VN tại Đông Đức. m- Ngoài ra Văn Bút Việt Nam, lúc ấy do nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn làm chủ tịch, ký giả Chử Bá Anh làm phó, cũng nhân dịp này (tháng 2-1990) gửi văn thư đến 90 quốc gia hội viên trên thế giới tố cáo luật báo chí của Cộng Sản VN vi phạm nhân quyền và yêu cầu ghi vấn đề này vào nghị trình của đại hội Văn Bút Thế Giới dự trù họp tại Madeira, Bồ Đào Nha, từ 6 đến 13-5-1990. Tiếc rằng gần đây Văn Bút Việt Nam hải ngoại đã chia rẽ trầm trọng và cho đến nay đã mất dần uy tín trở thành bất lực.

Đó là những hoạt động sôi động, dồn dập trong khoảng 2 tháng đầu năm 1990, sau những biến động chính trị ở Đông Âu. Mọi người ở Hải ngoại đều mong cho chế độ Cộng Sản ở Việt Nam cũng sụp đổ, hoặc ít ra cũng có những thay đổi ngoạn mục.

8. Tóm tắt về các biến cố Đông Âu trong năm 1989. Nói Đông Âu là nói khối Cộng Sản thuộc hiệp ước Vác-Xô-Vi. Vác-Xô-Vi là thủ đô Ba

Lan, nước lớn nhất (120,725 dặm vuông) và đông dân nhất (36 triệu) nằm ở giữa, có biên giới chung với Liên Xô, Tiệp Khắc và Đông Đức. Như vậy Ba Lan là trung tâm “Đông Âu”. Cũng là trung tâm của cách mạng dân chủ ở Đông Âu. Cuộc cách mạng dân chủ bùng nổ ở đây trước tiên, rồi lan sang Hungary, Đông Đức, Tiệp Khắc, Rumani (tháng 12,1989) và cuối cùng là Bungari, Anbani và Nam Tư. Tại Liên Xô “vốn được coi như nước có lãnh thổ nằm trên cả Âu lẫn Á, cũng nằm ở Đông Âu (một nửa) ” phải mãi đến 1990 cuộc cách

Page 261: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

261

mạng mới bắt đầu. (Ngày 7-2-1990 đại hội đảng cs thuận theo đề xuất của Gorbachev từ bỏ quyền độc tôn của đảng)

Quá trình cách mạng của Ba Lan, nước đi đầu trong cuộc cách mạng, khá lâu dài cam go và kiên trì, xứng đáng là tiền phong của phong trào. Chủ lực cách mạng ở đây là “Công Đoàn Đoàn Kết” do Lech Walesa, một công nhân (thợ điện) lãnh đạo. Đây là một tổ chức công nhân, phần đông là tín đồ Công Giáo, bắt đầu đấu tranh đòi tự do dân chủ một cách quyết liệt ngay từ 1980, khiến chính phủ Cộng Sản phải tuyên bố thiết quân luật (1981), đặt phong trào ra ngoài vòng pháp luật. Nhờ sự kiên trì đấu tranh của các đoàn viên, và cũng nhờ sự giúp đỡ của chính quyền Reagan, phối hợp với Vatican, công đoàn đã đứng vững trước sự cấm đoán, đàn áp thẳng tay của Cộng Sản. (Về chi tiết xin xem tuần báo Time 24-2-1992, từ trang 28-36.) Nó vẫn hoạt động bí mật một cách hiệu quả làm cho Cộng Sản cuối cùng phải hủy bỏ thiết quân luật và cho phép hoạt động lại. Ngày 19-2-1987, sau khi Cộng Sản hứa sẽ mở cuộc đối thoại với giáo hội công giáo trong nước, Hoa Kỳ đã bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Ba Lan. Bốn tháng sau đức giáo hoàng John Paul II được cả triệu dân Ba Lan nghênh đón trên khắp nước quê hương của ngài. Và một năm sau tổng thống Gorbachev tới viếng Vác-Xo-Vi và ra dấu cho chính quyền nước này hiểu rằng họ không thể không chia quyền cai trị với công đoàn. Ngày 5-4-1989 hai bên ký kết hiệp ước chuẩn bị cho một cuộc tổng tuyển cử, sau đó lãnh tụ công đoàn được bầu làm tổng thống.

Noi gương Ba Lan, Hungari (35, 910 dặm vuông, 11 triệu dân) là nước tương đối ít cố chấp hơn cả. Đảng Cộng Sản đã tự nguyện rút lui khỏi chính quyền chỉ vài tháng sau. Ngày 19 tháng 10 quốc hội Hung đã ban hành luật đa đảng, đa nguyên. Trong cuộc bầu cử tự do, đảng “Diễn Đàn Dân Chủ”, xu hướng trung-hữu (central right) đã thắng. Nhưng vì không giải quyết được những khó khăn kinh tế lúc giao thời, bốn năm sau đảng này đã thua đảng xã hội (gồm những người Cộng Sản cũ) trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1994. Nguyên tắc dân chủ đã được tôn trọng. Cho nên những người Cộng Sản cũ đã thấy họ đang phục vụ một chính thể khác hẳn trước.

Đông Đức (41,757 dv, 17 triệu dân) cũng sớm nhượng bộ. Ngày 18-10-1989 lãnh tụ Honecker, sau 18 năm làm mưa làm gió đã bị chính đảng của ông ta loại bỏ, đem Egon Krenz lên thay. Nhưng chỉ một tháng rưỡi sau ông này cũng từ chức cùng toàn bộ chính trị. Ngày 9-11-1989 bức tường Bá Linh đã được đục ra cho người dân hai bên Đông Tây qua lại tự do. Một cuộc bầu cử tự do được tổ chức để bầu ra một chính phủ không Cộng Sản, tán thành tái thống nhất nước Đức, khởi sự bằng việc thống nhất tiền tệ từ ngày 2-7-1990. Người ta gọi cuộc cách mạng ở đây là cuộc cách mạng hòa bình. Ba tháng sau nước Đức đã chính thức thống nhất (ngày 3-10-1990).

Tiệp Khắc (49,370 dv, 15,5 triệu dân) là nước có nền kinh tế mạnh hơn cả trong số các quốc gia Đông Âu. Dân trí nước này cũng cao hơn. Họ lại có kinh nghiệm quật khởi 1968, với anh hùng Dubcek, cho nên cuộc cách mạng dân chủ ở đây cũng diễn ra một cách quyết liệt, mặc dù có sự phản ứng khá mạnh của phe cầm quyền. Ngày 24-11-1989 các lãnh tụ cộng đảng Tiệp, từ tổng bí thư Milos Jakes trở xuống từ chức dưới áp lực của một cuộc biểu tình gồm 35 vạn người. Cũng nhờ có Gorbachev dùng uy quyền của lãnh tụ đàn anh nhắc nhở, nên việc chuyển quyền sang cho một nhà văn, kịch tác gia Vaclav Havel cũng êm thắm. Tân tổng thống Tiệp đã khéo léo xử dụng cả những cán bộ Cộng Sản cũ trong chính quyền ông (có thể coi như một chính phủ liên hiệp). Nhưng chỉ 3 năm sau (1993), dưới quyền ông nước Tiệp lại bị chia thành hai nước: Czechosloviakia thành Czech và Slovak.

Ngoan cố, bướng bỉnh cố bám lấy quyền lực là Ceausescu, lãnh tụ cộng đảng Rumani (91, 699 dv, 21 triệu dân). Cuộc cách mạng ở đây đã tốn nhiều xương máu (80,000 người chết), vì những toán quân bị đốc thúc để cố thủ bảo vệ đảng và lãnh tụ. Chúng biết tội mình quá nặng đối với nhân dân, sợ bị nhân dân trả thù. Nhưng cuối cùng Ceausescu đã

Page 262: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

262

chết thảm để đền tội (25-12-1989). Mặt trận Cứu Quốc đã thắng. Nhân dân Rumani đã được giải phóng.

Nhân dân Bungari (42,823 dăm vuông, 9 triệu dân) không phải tranh đấu nhiều nhưng cuối cùng cũng được hưởng nền dân chủ trong cuộc bầu cử tự do mà đảng Cộng Sản đã thỏa thuận với các chính đảng mới, để tránh xáo trộn và gây thương vong cho nhân dân. Mặc dù như vậy, thành quả coi như đến chậm so với các nước khác ở Đông Âu.

Ngày 25-10-1989 trung ương đảng Cộng Sản Nam Tư với danh xưng “Liên Đoàn các người Cộng Sản” đã chấp nhận một chính thể đa nguyên đa đảng, sau 45 năm áp dụng chuyên chính vô sản, độc đảng. Ngày 22-1-1990 đại hội đảng đã bỏ phiếu tán thành chế độ đa đảng (1654 phiếu thuận, 28 phiến chống)

Sau khi các chư hầu tiếp nhau đổi chủ, thì cuối cùng đến lượt Liên Xô tan rã. Nói một cách hết sức tóm tắt, giản lược thì như vậy. Nhưng thực ra chính Gorbachev

của Liên Xô, với chính sách cởi mở và tái cấu trúc, cải tổ toàn diện (Glasnot và Perestroika) bắt đầu từ 1985 đã mở đường cho các chư hầu tranh đấu dành quyền tự do dần dần.

Phó tổng thống Bush, giáo hoàng John Paul II, rồi tổng thống Reagan lần lượt hội kiến với Gorbachev từ 1989 đến 9-9-1990 và đã ảnh hưởng quyết định đến vận mệnh của Liên Xô.

Gorbachev đã lập chức tổng thống với nhiều quyền hành, rồi từ chức tổng bí thư đảng, còn bắt cả nội các từ bỏ mọi chức vị trong đảng. Như vậy ông đã khéo léo biến chính quyền Liên Xô thành phi Cộng Sản. Đảng không còn điều khiển được chính phủ nữa.

Cũng trong năm 1990 chức tổng thống Liên Bang Nga rơi vào tay một người Cộng Sản có óc cải tổ là Boris Yeltsin. Rồi Yeltsin cũng ra khỏi đảng.

Tuy vậy cũng phải cho đến khi nhóm bảo thủ nhè lúc Gorbachev đi nghỉ ở Cremea âm mưu lật ông, và nhờ có Yeltsin dũng cảm bảo vệ nền dân chủ, tổng thống Gorbachev được thoát nạn, thì thể chế dân chủ mới thực sự được thành lập. Tổng thống Gorbachev liền cho áp dụng những biệïn pháp mạnh nhất để đưa Liên Xô ra hẳn khỏi mọi ràng buộc của dĩ vãng. Một số lớn lãnh tụ Cộng Sản cũ bị bắt giam. Đảng bị loại ra khỏi các cơ quan nhà nước và quân đội. Tài sản đảng bị quốc hữu hóa… Tất cả ngần ấy sự việc xảy ra trong năm ngày, từ 19-8-1991 là ngày có âm mưu đảo chính đến 24-8-1991 là ngày Gorbachev từ chức tổng bí thư và áp dụng các biện pháp quyết liệt chung cuộc.

Làm sao Cộng Sản Việt Nam không giật mình đánh thót, khi thấy cái ngày sụp đổ toàn bộ của Cộng Sản Liên Xô này lại trùng với ngày họ cướp chính quyền trong nước cách đó đúng 46 năm? Nhưng điều đó đã khiến họ cảnh giác, đề phòng.

Ở Đông Âu và Liên Xô thì như vậy. Còn Việt Nam cho đến nay vẫn không thay đổi. Nhiều người cho rằng vì các đảng Cộng Sản Đông Âu không có công trạng gì đối với dân với nước, chỉ là do Liên Xô dựng lên, cho nên dễ đổ. Còn đảng Cộng Sản Việt Nam có công đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đem lại độc lập thống nhất cho giang sơn, cho nên họ được đa số nhân dân nhớ ơn, không nỡ lật đổ. Điều đó không phải không có lý. Nhưng luận điểm đó chỉ có một giá trị nào đó bao lâu nhân dân trong nước còn chưa được thông tin đầy đủ về nguồn gốc cuộc chiến tranh quốc cộng và chưa thấy rõ tội ác Cộng Sản đã gây ra cho nhân dân. (39)

9. Ở đây chúng tôi xin dựa vào những biến cố dồn dập xảy ra trong năm 1989 tại Đông Âu, Trung Hoa và Việt Nam và trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, đặt những biến cố và sự việc đó chung lại với nhau, bên canh nhau, rồi tìm hiểu liên hệ giữa những biến cố đó để thử tìm một lối giải đáp khác.

Tháng 5-1989 tổng bí thư Gorbachev thăm Trung Quốc vào lúc đang có cuộc biểu tình đòi dân chủ của sinh viên, bắt đầu từ 18- 4-1989. Con số những ngưòi biểu tình trong có

Page 263: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

263

mấy ngày đã tăng từ 10 ngàn lên đến 100 ngàn. Sinh viên còn dựng đối diện với ảnh Mao Trạch Đông ở công trường Thiên An Môn, một pho tượng Nữ Thần Tự Do cao 9 mét.

Ngày 4 tháng 6 cuộc tranh đấu của sinh viên bị đè bẹp bằng xe tăng, thiết giáp. Khoảng một ngàn người đã bị giết. Người trách nhiệm bề ngoài về sự đàn áp dã man này là chủ tịch nhà nước Dương Thượng Côn và thủ tướng Lý Bằng. Nhưng lúc ấy Đặng Tiểu Bình mới rút lui khỏi các chức vụ trong đảng và chính quyền, mà thực quyền vẫn còn nắm trong tay. Có thể là ông đã giật giây đàng sau. Nhưng ông cũng là người đưa Triệu Tử Dương lên làm tổng bí thư đảng, đồng thời ông cùng với họ Triệu đón tiếp chỉ hơi bẽ mặt là lúc ấy−Gorbachev một cách thân tình, đầy tin tưởng; Như vậy có thể−đang bị thanh niên, sinh viên biểu tình “gây rối”. giải thích là cả họ Đặng lẫn họ Triệu đều vì một lý do nào đó đã tạm thời lùi một bước trên đường “cởi mở” theo “glasnot” của Gorbachev. Bởi vì thực ra Đặng Tiểu Bình vốn là người có tư tưởng cởi mở, chống giáo điều của Mao cho nên trước đã từng bị họ Mao thanh trừng. Và chính họ Đặng khi lên nắm quyền đã “cởi mở” chủ trương 4 hiện đại hóa đưa nền kinh tế Trung Quốc đi lên rất nhanh trong thập kỷ trước. Còn Triệu Tử Dương thì sau vụ Thiên An Môn đã bị mất chức và quản thúc (ngày 24-6-1989).

Có người cho rằng vì họ Đặng khi rút lui đã không thuyết phục được cho những nhân vật bảo thủ già nua trong đảng rút lui theo (tương tự Lê Đức Thọ khi rút lui đã kéo được Phạm Văn Đồng và Trưòng Chinh lui theo), nên ông ở vào cái thế kẹt, không đủ mạnh, không dám noi gương Gorbachev; bất đắc dĩ phải theo số đông trong đảng đồng ý cho lệnh đàn áp phong trào đòi dân chủ của sinh viên. Nhưng cũng có thể Đặng Tiểu Bình muốn chơi trội hơn Gorbachev, đi một con đường riêng, theo kiểu Tầu.

Trong khi đó thì tại Việt Nam xuất hiện Câu Lạc Bộ Kháng Chiến của nhóm Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng… với chủ trương rõ rệt muốn quay sang tư bản chủ nghĩa (xin xem chương 7). Lập trường của nhóm này rõ rệt dứt khoát đến độ có nhiều ngưòi hy vọng nó sẽ có thể là một thứ Công Đoàn Đoàn Kết VN. Cho nên mới có chuyện một số tổ chức của ngưòi Việt hải ngoại, (như danh sách đã nêu trên) tuyên bố sẵn sàng ủng hộ, và còn tôn Nguyễn Hộ làm lãnh tụ cho phong trào đòi dân chủ trong nước.

Nhưng khi thấy phong trào đòi dân chủ của thanh niên sinh viên Trung Quốc bị dẹp một cách phũ phàng, thì một số thành viên trong ban lãnh đạo Câu Lạc Bộ như Trần Bạch Đằng, Võ Trần Chí và nhất là Trần Văn Trà, những kẻ cơ hội chủ nghĩa, đã quay lại phản bội Câu Lạc Bộ, biến nó thành một thứ tổ chức ngoại vi, tay sai của đảng.

Nhưng Trần Văn Trà, một kẻ có tham vọng và nhiều mánh lới đã ngửi thấy mùi con bài Võ Nguyên Giáp. Ông ta bèn vận động để họ Võ nắm chức tổng bí thư hay chủ tịch nhà nước, với ông ta là bộ trưởng Quốc Phòng, nắm quân đội trong tay, hầu có phương tiện tính chuyện đảo chính để trở thành Yeltsin. Ngày 10-9-1990 Trà đã nhân danh chủ tịch hội cựu chiến binh Saigon gửi lên trung ương đảng kiến nghị đưa Võ Nguyên Giáp trở lại Bộ Chính Trị và giữ chức chủ tịch nhà nước. Kiến nghị có chữ ký của 26 “đồng chí” và danh sách của 150 “đồng chí” khác.

Ngày 13-12-1989 một người nữa, đứng hàng thứ 9 trong bộ chính trị là Trần Xuân Bách (sinh năm 1925), đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại trụ sở của hội Khoa Học và Kỹ Thuật, được đài Hà-nội phát lại trong ngày 5-1-1990, và tờ Far East Economic Review ngày 1-2-1990 trích đăng lại những điểm quan trọng có tính cách phê bình đường lối chính sách hiện hành, và cổ võ cho một cuộc đổi mới về chính trị cho cân bằng với đổi mới kinh tế: “Chúng ta không thể nào đi với một chân cao, một chân thấp, hay đi một chân được.” Mặc dầu trong bài diễn văn này ông không dám đòi đảng giải thể, nhưng ông đề xuất đảng Cộng Sản hãy cùng với các đảng khác thi đua trong thể chế đa nguyên, đa đảng (bắt chước Hungari và Bulgari).

Page 264: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

264

Trong chương 14 chúng tôi đã viết khá dài về nhân vật này. Vì đề xuất của ông không đúng lúc, hay không hợp với đường lối của đảng, nên chỉ ít lâu sau ông đã bị gạt ra khỏi bộ chính trị và trung ương đảng. Nhưng lúc ấy vẫn còn có tin đồn Trần Xuân Bách có thể thay thế Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư trong đại hội VII, mặc dù tin từ phái bộ ngoại giao thì lại nói có phần chắc Đỗ Mười mới là người thay thế Nguyễn Văn Linh đang lâm trọng “bệnh”.

Sự việc Bùi Tín sang Pháp vào tháng 9-1990 để từ hải ngoại gửi về nước “bản kiến nghị của một công dân” nêu lên vấn đề đổi quốc hiệu, đổi tên đảng v..v.. cũng chứng tỏ trước đó không lâu đã có một tổ chức nào đó âm thầm chuẩn bị đưa Võ Nguyên Giáp trở lại bộ chính trị, nắm những chức vụ có thực quyền để thay đổi chế độ. Nhất là nếu ghi nhận rằng thời gian đó rất gần hạn kỳ tổ chức đại hội VII. Sau đại hội này, thấy mọi sự không được như tính toán và mong ước, vì quyền lực vẫn nằm gọn trong tay phe bảo thủ giáo điều, chính Bùi Tín đã lên tiếng phê bình là đại hội thất bại.

Về phía những nhà trí thức, nhà văn, và nói chung những người không đứng trong đảng hay một tổ chức chính trị nào ta thấy cuối thập niên 80 và gần nhất là trong những năm 88, 89, 90, có Hoàng Minh Chính, mới được hết hạn quản chế, lại bắt đầu lên tiếng chỉ trích: “Bệnh Ấu Trĩ”.

Hà Sỹ Phu năm 1988 cũng cho ra “Dắt tay nhau đi dưới những tấm bảng chỉ đường của trí tuệ.”

Dương Thu Hương mạnh mẽ chỉ trích đảng trong bài tham luận 6-10-87, trong cuộc phỏng vấn ngày 15-5-1989, nhất là bài tham luận nảy lửa trong đại hội 4 của hội nhà văn, và lời phát biểu vào tháng 3 năm 1990.

Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín cũng bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ vào cuối năm 1989, khi đã thấy các nước Đông Âu sụp đổ. Sự việc các ông bị chỉ định cư trú và quản chế vào giữa năm 1990, không cách xa ngày Dương Thu Hương bị bắt bao lâu cũng có một ý nghĩa nào đó.

Trong số những người Cộng Sản cao cấp có tư tưởng đổi mới và/hoặc có tham vọng trở thành một thứ Gorbachev hay Yeltsin của Việt Nam ta thấy có những tên tuổi sau đây xem ra được xếp thành ba nhóm có tính cách địa phương:

- Nhóm miền Nam: Nguyễn Hộ, Võ Văn Kiệt. - Nhóm “Lưỡng Quảng” hay miền Trung: Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình), Trần Văn

Trà (Quảng Trị). (cũng như Phạm Văn Đồng, Lê Duẫn trước đây cũng người “Lưỡng Quảng”: Quảng Ngãi, Quảng Trị.)

- Nhóm Nam Định, hay miền Bắc: Đặng Quốc Bảo, Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Hoàng Minh Chính. (cả 4 đều là người Nam Định, cũng như 3 anh em Lê Đức Thọ, và hai anh em Trường Chinh)

Sự việc Trần Văn Trà phản nhóm Nguyễn Hộ để quay ra ôm chân Võ Nguyên Giáp cho thấy trước xu hướng tranh chấp địa phương, rất nguy hiểm, trong tương lai, nếu họ thành công.

Tóm lại trong nước vào những tháng cuối 1989 và trong năm 1990 người ta thấy có khả năng xuất hiện một Gorbachev hay Yeltsin, hay Lech Walesa, hay Vaclav Havel ở Việt Nam. Nhưng rút cục tất cả đều không thành. Ở đây người ta cũng nhìn thấy có ảnh hưởng của biến cố Thiên An Môn hay ít ra của chính sách nước đôi của Đặng Tiểu Bình, một thứ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kiểu Tàu.”

Dịp tốt độc nhất vô nhị cho xu hướng tự do dân chủ đã lỡ. Càng ngày các người Cộng Sản Việt Nam càng nhận thấy, hay muốn chứng minh cho đàn em nhận thấy rằng Gorbachev đã sai. Họ trưng dẫn cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo sau sự rút lui của đảng Cộng Sản; sự trở lại của đảng Cộng Sản Hung, mặc dù dưới tên khác và chủ trương có

Page 265: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

265

phần thay đổi; sự thất bại của Lech Walesa trong việc xây dựng nước Ba Lan để cuối cùng một cựu cán bộ Cộng Sản là Alexander Kwasniewski lên làm tổng thống, mặc dù ông này chẳng có thể tái lập chuyên chính vô sản, cho đồng đảng của ông thao túng. (40)

10. Những trở ngại khó khăn mà các nước mới thoát chế độ xhcn “chuyên chính vô sản” ở Đông Âu và chính Liên Xô gặp phải, đã được cộng đảng Việt Nam nhìn dưới lăng kính giáo điều Mác Lê để dùng làm cái cớ bấu víu lấy quyền lực và bảo vệ xhcn.

Khi đã quyết tiếp tục đi theo con đường cũ, họ không lơ là trong việc đề phòng, ngăn cản, chặn đứng mọi mưu toan làm phản. Ngày 6-12-1989 trên khắp các báo đảng đều thấy những chỉ thị của trung ương và ban bí thư đảng nhắc lại những phương pháp giáo dục về quốc phòng cho quân nhân, viên chức và cả sinh viên. Đồng thời họ tung ra những đợt bắt bớ quy mô hàng ngàn đối tượng, lấy cớ là dẹp tệ đoan xã hội, nhưng thực ra là để cảnh cáo những kẻ dám mạo hiểm tổ chức những buổi họp bất hợp pháp. Ai cũng hiểu đó là biện pháp đề phòng tránh biến cố loại Đông Âu có thể xảy ra. Nhờ có kỷ luật lại sẵn nền nếp, các cơ quan an ninh của cộng đảng đã nắm vững tình thế.

Thực ra nếu các người có tâm huyết với dân tộc, thực tâm phản tỉnh cương quyết hơn, sáng suốt hơn, dám đồng loạt nói lên một tiếng nói dứt khoát đoạn tuyệt với quá khứ, không ngại nói lên lời sám hối trước toàn dân, thì có lẽ họ đã được quần chúng hưởng ứng nhiều hơn. Tiếc rằng, vì lý do này hay lý do khác tiếng nói của họ hãy còn ngập ngừng, yếu ớt chưa đủ sức lôi cuốn. Nhân dân thì bị trói buộc, canh chừng không sao tự động tổ chức được thành một đoàn thể đủ mạnh để đương đầu với nhà nước. Những cuộc đấu tranh lẻ tẻ chỉ vì bất mãn hay quá tuyệt vọng, bị dồn vào đường cùng nên tự động, đơn độc phản ứng không với mục đích rõ rẽt nào. Vì thế dễ bị đè bẹp.

Thiển nghĩ nguyên nhân sâu xa của sự thất bại ở Việt Nam, khác với ở Đông Âu, là vì một bộ phận người dân vẫn còn có ý nghĩ, hay ít ra cảm tưởng mơ hồ rằng, dầu sao thì Cộng Sản đã có công đánh thắng Pháp và cả Mỹ để đem lại độc lập và thống nhất cho tổ quốc. Nếu họ có phải trả một cái giá nào đó thì cũng đáng. (41)

Nghĩ như vậy là sai lầm, là ngộ nhận, do sự tuyên truyền khéo léo của Cộng Sản suốt

nửa thế kỷ qua. Ta hãy tính sổ cuộc chiến một cách hết sức tổng quát: Qua cuộc chiến 3 thập kỷ, cái mà dân tộc Việt Nam được: 1. Tiếng là thắng siêu cường Mỹ. Nhưng có tiếng mà không có miếng, vì được tiếng

khen ho hen chẳng còn. 2. Một nền thống nhất về thể chất kèm theo sự chia rẽ sâu xa về tinh thần. 3. Một thời gian không có bắn giết nhau, nhưng tiếp tục tranh chấp không ngừng trên

nhiều phương diện. Cho nên nếu muốn, có thể gọi là tạm thời có hòa bình, nhưng là hòa bình của cõi tha ma, nghĩa địa.

Cái mà dân tộc Việt Nam mất: 1. Nền kinh tế phá sản. Cả nước ngắc ngoải, trên bờ vực thẳm trong hai thập kỷ. 2. Đạo lý suy đồi. 3. Người dân mất tự do. 4. Trên 5 triệu người chết và trên số đó bị thương. 5. Môi sinh bị tàn phá. 6. Tài sản quốc gia bị tẩu tán. 7. Hàng triệu người phải sống cảnh ly hương, gia đình phân tán. 8. Văn học nghệ thuật xuống cấp.

Page 266: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

266

Bao lâu những người chống Cộng, và bất cứ ai muốn thay đổi chế độ này bằng một chế độ dân chủ, còn chưa làm được cho nhân dân giác ngộ, nhìn ra sự thật, tóm lại bao lâu dân trí còn thấp, còn nằm ỳ mải trong mê muội do tuyên truyền nhồi sọ, bịp bợm của Cộng Sản, thì hy vọng quật khởi từ phía đại chúng còn mong manh.

Vì vậy đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận để cho những thông tin chính xác đến được quần chúng, để dần dần thay đổi nếp suy nghĩ là bước đầu cần thiết. Hầu hết những người đứng đầu chương trong soạn phẩm này đều đòi tự do báo chí, thách đố với nhà cầm quyền cho họ ra một, chỉ một (Hà Sĩ Phu đòi 2, một cho miền Nam, một cho miền Bắc) tờ báo tư nhân. Đó là một yêu cầu chẳng những chính đáng mà là rất khôn ngoan. Những phong trào “hợp lưu” cũng nên đòi cho bằng được sách báo ở hải ngoại có thể được phổ biến tự do ở trong nước.

Nói đến đây tưởng cũng nên ghi nhận ý kiến cho rằng ngày nay dân ở trong nước đều đã biết hết, Cộng Sản là gì, xã hội chủ nghĩa là gì, tư bản đỏ là gì. Mọi người đều chán ngấy cái xhcn này rồi nhưng đành bất lực vì bị thắt hầu bao, bụng đói thì hỏi làm được gì. Hơn nữa lại bị canh chừng nghiêm ngặt. Nhiều làng xã còn bị phân tán, mồ mả tổ tiên là những gì thiêng liêng có thể làm đầu mối cho người thân có cơ hội họp, cũng bị phá hủy, lấy cớ là để có thêm đất. Nhưng thâm tâm của Cộng Sản là muốn bứng luôn tận gốc những gì còn có thể ràng buộc, nối kết, kết hợp người dân lại thành một khối, nguy hiểm cho quyền lực của chúng.

Tại hải ngoại, cho đến nay đã có gần một trăm tổ chức và đoàn thể, nhóm nọ nhóm kia lên tiếng hoặc âm thầm hoạt động để tìm cách lật đổ, giải thể, thay thế chế độ xhcn trong nước bằng một chế độ thực sự dân chủ tự do. Nhưng xem ra chưa có tổ chức nào quy tụ được một lực lượng đông đảo, có đường lối rõ ràng được đa số đồng bào hải ngoại cũng như trong nước hưởng ứng, đủ mạnh để có thể thành công.

Đó là cứ xét bề ngoài, dựa vào những gì tai nghe mắt thấy trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhưng còn có những tổ chức nào âm thầm hoạt động không kèn không trống thì ai biết được? Chỉ khi nào họ thất bại, bị bắt, đem ra xử ta mới biết được họ đã làm gì. Đó cũng có thể là những tổ chức chuyên khuấy phá Cộng Sản trong nước bằng kỹ thuật, kinh tế, bằng văn hóa phẩm lén lút tuôn về nước v.v… Nếu lạc quan thì có thể nói: “Cũng có thể phải đợi đến lúc họ toàn thắng thì bên ngoài mới biết “(?).

Ngoài ra cũng còn có những cá nhân hay đoàn thể chủ trương ngồi chờ thời cơ, không cần hoạt động gì cả. Họ nghĩ rằng số mệnh Việt Nam ngày nay nằm trong tay hai nước Hoa Kỳ và Trung Cộng. Đến một lúc nào đấy một trong 2 nước đó muốn thì sẽ có biến đổi. Chỉ cần nhanh chân chạy ra ăn có (!)

11. Nhiều người còn cho rằng sở dĩ phong trào chống Cộng ở hải ngoại khó thành công vì việc tổ chức khó khăn do sự phân tán quá mỏng về địa lý, khó có dịp năng tập họp lại thành một khối thống nhất. Những cuộc họp toàn quốc hay toàn cầu không tập họp được đông đủ đại diện các giới, vì lớp người nghèo không có phương tiện di chuyển. Mỗi người trong chúng ta, nhất là giới trẻ, lại đều rất bận việc gia đình, việc sở, việc hãng. Ít có thì giờ dành cho công cuộc tranh đấu. Và nhất là vì quan điểm khác nhau trong cách nhìn vấn đề, cách giải quyết vấn đề tổ chức và phương thức hành động.

Điều này có thể thấy qua số lượng báo chí. Nguyên ở Mỹ đã có khoảng 200 tờ báo. Mà hầu như tờ nào cũng có chủ trương riêng. Cứ đọc báo thì thấy những quan điểm khác biệt được bộc lộ trong mấy vấn đề chính sau đây:

Trước hết chúng tôi xin được không nêu tên các cơ quan ngôn luận, hoặc tên các ký giả ở đây để tránh bị cho rằng mình bênh một nhóm nào hay có ác cảm với một tờ báo nọ tờ báo kia. Mấy vấn đề thường gây tranh cãi có thể thâu tóm như sau:

a- Vấn đề hòa hợp hòa giải: Người thì bảo: với Cộng Sản không thể có hòa hợp hòa giải gì hết. Chỉ có sức mạnh nói chuyện với chúng. Người thì bảo: Chiến tranh đã tàn phá

Page 267: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

267

đất nước gây hận thù đã lâu. Nay chiến tranh chấm dứt lâu rồi, anh em trong một nhà cứ cấu xé nhau mãi ích lợi gì, chỉ làm suy yếu tiềm lực quốc gia, làm cho nhân dân thêm đói khổ. Giới trẻ chưa từng biết chiến tranh, nhất là lại sinh trưởng ở hải ngoại có vẻ thiên về xu hướng này. Phần vì họ nghe luận điệu tuyên truyền của Cộng Sản có vẻ bùi tai. Cộâng sản luôn kêu gọi xóa bỏ hận thù, quên đi quá khứ. Hơn nữa giới trẻ có học thường được đọc hay nghe những người Mỹ không hiểu vấn đề chiến tranh quốc cộng, thành ra thiên về phía bên kia.

Một số người dung hòa thì nói nếu hòa giải là hòa giải với nhân dân đôi bên chứ không thể hòa giải với đảng và chính quyền Cộng Sản.

b- Vấn đề cấm vận, bỏ cấm vận và thiết lập bang giao giữa Mỹ và Việt Cộng. Trước tháng 2, 1994 rất nhiều người lên tiếng phản đối bỏ cấm vận và thiết lập bang giao. Họ cho rằng làm thế là tiếp sức cho bạo quyền Cộng Sản sống giai, gieo tai họa cho dân tộc. Một số người lại cho rằng có bỏ cấm vận thiết lập bang giao thì cánh cửa vốn đóng của Cộng Sản mới mở ra cho tư tưởng dân chủ tự do ở ngoài tràn vào được trong nước. Các cơ quan tình báo, tuyên truyền, các lực lượng đặc biệt, đặc công mới có cách len lỏi vào hoạt động chống Cộng trong nội địa.

Từ sau khi Mỹ đặt chúng ta trước sự việc đã rồi (chính thức bang giao từ tháng 7, 1995), cuộc tranh luận mới chấm dứt, tuy rằng phía chủ trương đừng bỏ cấm vận vẫn còn ấm ức, tiếc rẻ.

c- Vấn đề có nên về thăm quê và gửi tiền về tiếp tế cho gia đình không. Rất nhiều người chủ truơng không nên. Họ bảo như thế là tiếp tế cho Cộng Sản. Nhưng cũng không ít người chủ trương nên về thăm, tiếp tế cho gia đình. Hơn nữa còn nên tiếp xúc với nhà cầm quyền để tổ chức những cơ sở làm ăn, gây việc làm cho công nhân trong nước. Vì trong số những công nhân nghèo, thất nghiệp trong nước hiện nay phần đông là những người trong chế độ cũ bị bạc đãi vì kỳ thị…

Nhưng có một biến cố xảy ra cho thấy xu hướng sau này bị đả kích nặng. Đó là việc một nhân vật kia tổ chức đem về Việt Nam một số chân giả, nói là để dành cho thương phế binh. Dĩ nhiên nếu nói rõ chỉ để cho thương phế binh chế độ cũ thì đời nào Cộng Sản cho phép. Có lẽ nghĩ thế nên người chủ xướng không dám nêu rõ như vậy. Ông muốn để cho người ta hiểu thế nào cũng được. Chẳng may Cộng Sản lại lạm dụng lòng tốt của ông nhận số chân giả đó cho phế binh của họ. Thế là xôi hỏng bỏng không. Lại còn bị lên án là tiếp tay cho Cộng Sản.

Vì vậy có một số người đứng giữa chủ trương, giúp dân nghèo thì cứ giúp. Đồng bào mình mà. Đã bảo có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước, thương dân, thì sao thấy dân trong nước khổ không giúp. Nhưng phải có kế hoạch, chương trình được luật quốc tế bảo đảm, phải có những hiệp ước, hay giao kèo với nhà cầm quyền để mình có thể kiểm soát sao cho những gì mình tặng đến được tay nhân dân thực sự. Việc này, khi chưa có bang giao, thì khó. Nhưng khi đã có bang giao rồi thì dễ. Cho dù Cộng Sản gian manh đến đâu cũng không thể qua mắt được hết mọi ngưòi, nhất lại là người có tiền, có chất xám như cộng đồng người Việt hải ngoại. Chỉ cần một điều kiện tiên quyết, và không có không thể được, là chúng ta phải có tình yêu nước thật sự, thương đồng bào nghèo khổ mất tự do thật sự, chứ không phải vì quyền lợi riêng cá nhân hay phe nhóm, và phải có tình đoàn kết, đồng lòng làm việc theo một hệ thống tổ chức có quy củ. Ai cũng bảo, có tiền lại có học sao cứ sợ mắc lừa bọn Cộng Sản ít học. Đã vậy không nên sợ mắc mưu địch, dù thực sự chúng nhiều mưu thần chước quỷ. Chỉ sợ phe ta không có tình đoàn kết.

Tôi xin phép ra ngoài đề một chút. Vì vậy nếu ta phải đề phòng địch ở hải ngoại này thì nên đề phòng những ngón đòn chia rẽ hơn bất cứ mưu mô nào khác.

d- Vấn đề các tổ chức chống Cộng, chính phủ lưu vong… Phần đông chỉ lên tiếng chỉ trích, bài bác cho rằng những người tham gia mắc bẫy địch, vì họ cho rằng những tổ chức

Page 268: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

268

đó phần nhiều do địch dựng lên để làm hư một số nhân vật, cũng như tiềm năng chống Cộng và nhất là niềm tin của quần chúng đồng bào hải ngoải, để rồi sau này không tổ chức nào chống Cộng đích thực được ủng hổ nữa. Nhưng cũng có người cho rằng: Nếu cộng đồng người Việt hải ngoại tự phụ là có tiềm năng lớn: hàng chục vạn trí thức trẻ (chất xám), hàng ngàn xí nghiệp cơ sở kinh doanh lợi tức hàng tỷ đô (tài chánh), thì với khả năng đó tại sao lại không dám chơi trò “tương kế tựu kế”. Dù tổ chức do Cộng Sản dựng lên, nhưng nếu người mình sáng suốt lại có chủ trương đường lối đứng đắn, có chính nghĩa, có tự tin, lại được lòng tin của đại chúng thì sợ gì những mánh lới của địch. Sợ chăng là sợ người mình chia rẽ, không tập trung được tài lực vật lực và chất xám mà thôi.

e- Vấn đề cán bộ Cộng Sản phản tỉnh phản kháng. Như chúng tôi đã viết trong Lời Mở Đầu, đối với vấn đề này cũng có hai xu hướng: Một số người cho rằng chẳng tin được cán bộ Cộng Sản. Họ giả vờ đấy, cuội đấy. Đề cao họ, in sách của họ, trích dẫn họ là mắc mưu Cộng Sản, làm lợi cho tuyên truyền Cộng Sản. Nhưng cũng có người bảo những cán bộ đó dù cho có chống cuội chăng nữa, nếu ta trích dẫn những cái lợi cho đường lối chống Cộng của ta thì sao lại không trích? Gậy bà đập lưng bà mà. Hơn nữa nếu chưa nghiên cứu kỹ, chưa có bằng chứng thì không nên quả đoán theo thành kiến. Chính vì nghĩ như vậy nên chúng tôi mới viết quyển sách này để cho mọi người đọc kỹ về từng người và tự mình xét đoán đâu là thực đâu là hư. Theo tôi dù họ có giả vờ phản tỉnh, nếu ta mạnh hơn họ, tự tin hơn họ thì tại sao ta lại không giác ngộ được họ để hư thành thực? Mà nếu phía ta đoàn kết thì chẳng lẽ chất xám phía quốc gia lại thua Cộng Sản sao. Cho nên không nên sợ địch quá đáng, cái gì cũng bảo coi chừng mắc mưu địch theo kiểu kinh cung chi điểu.

f- Vấn đề lý do thua trận. Người thì bảo tại các người lãnh đạo quốc gia đệ nhị Cộng Hoà hèn nhát bỏ trốn sớm quá, chứ nếu cương quyết chống cự đâu đến nỗi thua. Họ thóa mạ các tướng tá Quân Đội không tiếc lời. Có người cho rằng tại các ông Nixon và Kissinger bán đứng miền Nam VN cho Cộng Sản. Người khác lại bảo miền Nam VN là con tốt trong bàn cờ quốc tế bị hy sinh cho con xe Trung Cộng. Cũng có người cho rằng đầu mối là tại chế độ Ngô Đình Diệm độc tài thối nát, kỳ thị tôn giáo, gia đình trị cho nên mới sụp đổ, và làm mất một cơ hội tốt nhất có được trong lịch sử. Nhưng xem ra nhiều người nghĩ ngược lại, cho rằng chính quyền Kennedy, với những phụ tá tổng thống thiển cận và các viên chức ngoại giao kiêu ngạo muốn hạ ông Diệm để thao túng chính trường và tạo Việt Nam thành chiến trường lớn sớm chấm dứt chiến tranh. Vì ông Diệm nhất định không muốn mở rộng chiến tranh, không muốn Mỹ đưa quân vào. Vụ Phật Giáo tháng 5, 1963 là giả tạo, do bàn tay CIA dựng lên, với sự tiếp tay của một vị thượng tọa quá nhiều tham vọng hoặc có hành tung bất minh. (42) Họ cho rằng ông Diệm dù có khuyết điểm vẫn là lãnh tụ xứng đáng nhất. Mỹ hạ ông Diệm là một thất sách, một sai lầm chiến lược, ngược với nguyên tắc đạo lý. Một số Phật tử và thanh niên sinh viên chống đệ nhất Cộng Hòa chỉ vì lầm, mắc bẫy người Mỹ. Trong cuốn “Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê”â, (Thông Vũ xuất bản tháng 5, 1998, tái bản tháng 10, 1998) soạn giả đã phân tích khá chi tiết vấn đề này.

Về vấn đề lý do thất trận của phe quốc gia còn rất nhiều ý kiến khác nhau nữa, không kể xiết.

g- Vấn đề tham gia chính quyền hiện nay. Phần đông dư luận không tán thành. Nhiều tờ báo còn lên án nặng nề. Nhưng cũng đã từng có những nhân vật chủ trương về nước chia sẻ quyền hành với Cộng Sản. Một lãnh tụ của một đảng lớn còn tỏ ý muốn âm thầm cho người về tham chính để dần dần biến đổi chế độ Cộng Sản thành một chế độ đa nguyên. Hành động của ông đã khiến đảng bị phân tán vì có nhiều bất đồng.

Những vấn đề mà người Việt quốc gia hải ngoại bất đồng ý với nhau thì còn nhiều.

Những ý kiến bất đồng, thành thực thảo luận với nhau trên báo chí là điều giúp học hỏi,

Page 269: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

269

thêm kinh nghiệm để đi tới một nhận định chung. Nhưng đôi khi những cuộc thảo luận trở thành bút chiến, hay lăng nhục sỉ vả nhau thì lại rất tai hại.

Trong năm nay thấy xuất hiện một tác phẩm lớn của một nhà báo tên tuổi gây bất bình trong báo giới. Tác giả đã muốn câu độc giả (?) bằng cách đưa đời tư của nhiều vị tai to mặt lớn trong chế độ cũ ra mà lăng nhục. Chẳng những thế còn bịa chuyện, xuyên tạc vu khống vô tội vạ. Thật đáng tiếc. Cũng giống như đầu thập niên này, xuất hiện nhiều tác phẩm lớn của những vị tai to mặt lớn xúm vào chỉ trích lên án chế độ đệ nhất cộng hòa, thậm chí thóa mạ chính vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam, người có thể được coi như tiêu biểu của chủ nghĩa quốc gia chống Cộng. Mục đích của họ chỉ là để chạy tội đã làm tay sai cho Harriman, Cabot Lodge… đảo chính lật tổng thống Ngô Đình Diệm.

Hãy tưởng tượng, con em chúng ta đọc những sách đó. Chúng sẽ nói: à thì ra thế. Hèn gì phe quốc gia chả thua. Người đại diện xứng đáng nhất mà còn thế thì những người dưới quyền, cả phe quốc gia còn ra gì. Và nếu phía Cộng Sản, kể cả những người như Bùi Tín, Hà Sĩ Phu…, mà đọc được họ sẽ không còn dám ngưỡng vọng về phía quốc gia nữa. Vì họ đều đã nghe nói ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước. Nay thấy phe quốc gia của ông xỉ vả ông thì phe quốc gia còn ai nữa? Dại gì mà chống Cộng lúc này? Những ngưòi xỉ vả, nói xấu chẳng phải là những người đã từng chia sẽ quyền hành với ông ta đó sao? Hay ít nhất cũng đã tự ý xếp hàng trong đội ngũ “quốc gia” cùng với ông ấy khi tự ý rời vùng Cộng Sản chiếm đóng để “đi tìm tự do”?

Nếu như phê bình một cách xây dựng để rút ra bài học cho tương lai thì không đáng trách. Nhưng phê bình chỉ trích, bêu xấu cốt để tự đề cao, hay để chạy tội, thì không thể dung thứ được. Nhất là lại nói sai sự thực. Phải chi là ở phe bên kia thì còn có lý để viết như thế. Nhưng đã ở cùng phe với nhau mà cứ nhè người cầm đầu phe mình mà chửi thì còn ra lăng lối gì. Vậy mà cho đến nay “mặc dù bao nhiêu tài liệu đã được phát giác, bao nhiêu sách vở đã bắt đầu cải chính những tin tức cũ ” những nhóm người vì thù ghét cá nhân hoặc vì thành kiến vẫn còn nhai nhải thóa mạ vu khống thì thật không thể hiểu nổi.

Những cuốn sách loại đó là những nhát dao đâm vào chính tập thể những người quốc gia đang sống tha hương ở hải ngoại.

Người có học khi thảo luận, bàn bạc, thường tôn trọng lẫn nhau, lấy lẽ phải và sự công bình làm chuẩn. Có một lần nhân đọc một tờ nguyệt san tương đối đứng đắn, tôi thấy một vị tiến sĩ nọ phê bình một vị tiến sĩ kia là đặt vấn đề sai bét. Điều đó chẳng đáng nói vì tiến sĩ cũng có lúc sai. Nhưng đáng nói là vị tiến sĩ này nói rõ ông chưa đọc tác phẩm của vị tiến sĩ kia (với ẩn ý coi thường). Chưa đọc thì làm sao biết người ta đặt vấn đề sai? Có lẽ ông cho rằng sai chỉ vì nghe nói nó không đồng quan điểm với ông? Nhưng nếu sau khi đọc kỹ tác phẩm mà ông cho là sai, với những bằng chứng cụ thể không thể chối cãi, biết đâu ông lại chẳng khám phá ra rằng chính ông mới là người đặt sai vấn đề?

Điều này cho thấy một là vị tiến sĩ khinh người hai là ông quá kiêu ngạo. Người ta thường nói: “Càng học càng thấy mình dốt”. Vì biển học mênh mông, càng ngày khoa học càng mở rộng chia thành muôn vàn ngành, nhánh khác nhau. Bộ óc con người, dù được máy điện toán trợ lực cũng không thể nào bao quát hết được. Cho nên người có học thường không phải là người kiêu ngạo, khinh người. Vì không muốn xúc phạm đến một trí thức, tôi xin miễn nêu tên.

Như đã trình bày ở trên, không gì nguy hiểm bằng đòn chia rẽ. Trong mấy năm nay thấy chớm có xu hướng chia rẽ tôn giáo. Một nhóm người mệnh danh là trí thức viết sách và đăng báo chỉ trích đạo công giáo, hay đích danh vị giáo chủ công giáo La Mã. Chuyện khuyết điểm, sai quấy là chuyện con người. Không ai hoàn toàn, không tôn giáo nào dám tự cho mình là hoàn toàn, mọi người phải noi theo. Ít nhất là từ thế kỷ trước, với thông điệp “Qui Pluribus”, ngày 9-11-1846 và bài “Multiplices inter” 10-6-1851 của giáo hoàng Piô IX người công giáo đã minh thị xác nhận quyền theo đạo nào là quyền tự do của mọi

Page 270: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

270

người. Không nhất thiết phải theo một tôn giáo nào đó mới được “rỗi linh hồn”. Cho nên đến nay không còn ai nói “Hors de l’Eùglise point de salut” (Ở ngoài giáo hội thì không được cứu rỗi) nữa.

Đạo công giáo tuy được tiếng là nguồn gốc của văn minh Tây Phương trong hai thiên niên kỷ qua, nhưng cũng phạm phải những lỗi lầm trong lịch sử như những tòa án giáo hội ở một số nước bên Âu châu dẫn đến việc kết án nhà thiên văn người Ý Gallileo chỉ vì ông này tán thành thuyết của Copernic cho rằng mặt đất không phải trung tâm vũ trụ, mà nó xoay chung quanh mặt trời. Vì Gallileo là người công giáo, lại dùng những lý luận theo thánh kinh bênh vực quan điểm của mình, nên bị kết án. Lỗi lầm đáng tiếc này đã được giáo hoàng John Paul II nêu lên và xin lỗi thế giới. Chuyện sa đọa của một số linh mục trong số cả triệu linh mục trên thế giới cũng là điều đáng tiếc. Chẳng những linh mục mà trong đó còn có cả giám mục nữa. Điều đó cũng không nên lấy làm xúc phạm. Vì họ đều là người. Nếu chỉ vì ghen tương hay muốn cho tôn giáo của mình nổi bật mà nói xấu, bôi nhọ tôn giáo khác, nhất là trong lúc đang cần đoàn kết tôn giáo để chống Cộng Sản vô tôn giáo, thì đó là điều đáng tiếc. Cũng rất đáng tiếc nếu cứ im lặng để cho những kẻ muốn phá vỡ thế đoàn kết dân tộc được tự do bôi nhọ tập thể.

Phật Giáo và Công Giáo là hai tôn giáo tương đối mạnh trong nước. Phật Giáo thì chiếm đa số (42++). Công giáo chưa tới 10% nhưng tương đối có tổ chức chặt chẽ hơn. Cả hai tôn giáo này cũng như Cao Đài, Hòa Hảo và Tin Lành… hiện nay đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản dùng mọi biện pháp tinh vi để phá. Hiến pháp ghi rõ tự do tôn giáo và tự do vô tôn giáo. Nhưng đảng là vô thần, nhà nước, chính phủ là vô thần. Họ nắm quyền truyền bá thuyết duy vật vô thần một cách tự do. Còn các tôn giáo thì bị hạn chế bằng đủ mọi cách. Các nhà quan sát thế giới có đến Việt Nam thì thấy nhà thờ vẫn chật ních giáo dân, chùa chiền vẫn tấp nập thiện nam tín nữ. Không nghiên cứu tường tận thì bảo Cộng Sản cho tự do tôn giáo đến thế còn muốn gì. Nhưng hãy nghe hòa thượng Thích Quảng Độ tuyên bố với phóng viên VNN ngày 11-9-1998, sau khi vừa được phóng thích cùng với hàng ngàn tù nhân khác:

“…Tình hình tín ngưỡng ngoài Bắc giờ cũng thế. Khổ nỗi trở thành mê tín tất cả. Dân chẳng hiểu gì đạo Phật hết, bởi vì 40 năm có ai giảng đạo Phật đâu. Rồi có người đưa thịt, đưa cá đến chùa cúng Phât, coi Phật cũng như ông thần, rồi thì đến cầu may, cầu duyên thế thôi. Chứ không hiểu gì về chính pháp của Phật nữa… Ngoài Bắc bây giờ thì ít sư lắm. Mấy chục năm họ có cho phát triển đâu. Chùa thì họ không cho thu tiểu nhé, tre thì già mà măng thì họ bỏ….”

Đạo công giáo cũng không hơn gì. Việc đào tạo linh mục cũng bị hạn chế. Việc thụ phong linh mục, bổ nhiệm giám mục linh mục phải được sự chấp thuận của nhà nước. Ở ngoài Bắc có linh mục trên 80 tuổi mà phải coi gần chục xứ và họ đạo, làm sao coi xuể?

Sự việc trong hai tháng 7 và 8 vừa qua Cộng Sản đã phải miễn cưỡng cho phép Hòa Hảo và Công giáo tổ chức ngày đại lễ của mình ở thánh địa Hòa Hảo và ở La Vang, tụ tập cả triệu tín đồ Hòa Hảo và gần 2 chục vạn giáo hữu công giáo là một điều khá lạ. Nhưng đó chỉ là chuyện chẳng đặng đừng. Họ muốn chứng tỏ tự do tôn giáo ở cái vỏ bề ngoài. Chính việc học đạo, sống đạïo đúng theo giáo điều của Phật, của Chúa mới quan trọng, thì họ lại không cho đào tạo thêm sư sãi và linh mục, thì làm sao đạo tồn tại được, nếu không có bàn tay của đấng Tối Cao?

Nhân nói đến đại lễ bế mạc kỷ niệm 200 năm Đức Bà Maria hiện ra ở La Vang, người ta không ngơi bàn tán về chuyện giáo hoàng John Paul II đã không thể tới chủ tọa như nhiều người đã tiên đoán và mong đợi. Nghe nói nhà cầm quyền đòi phải có bang giao giữa Vatican và Hà-nội trước đã, sau đó Hà-nội sẽ theo nghi thức ngoại giao mời và tiếp đón Giáo Hoàng. Nhưng những cuộc thương thuyết không đi đến kết quả, do những điều kiện đôi bên đưa ra không thoả mãn bên đối ứng. Có lẽ nhà cầm quyền Hà-nội sợ ảnh

Page 271: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

271

hưởng của vị giáo chủ công giáo sẽ tạo nên một vụ Ba Lan với một Công Đoàn Đoàn Kết chăng. Vì ở Balan, khi giáo hoàng về thăm quê hương năm 1979, thì năm sau Công Đoàn Đoàn Kết đã phát triển cực mạnh đến độ chính quyền Cộng Sản phải ban hành thiết quân luật và đặt tổ chức này ra ngoài vòng pháp luật vào năm 1981. Rồi đến giữa năm1987 vị giáo hoàng này lại trở về Ba Lan vào lúc nền kinh tế nước này kiệt quệ do sự cấm vận của Hoa Kỳ. Và sau cuộc viếng thăm này công đoàn đoàn kết lại vùng dậy, để cuối cùng thắng trong cuộc bầu cử, như đã trình bày ở trên.

Nếu bảo rằng Cộng Sản sợ uy thế của giáo hoàng sẽ tạo thời cơ cho người công giáo vùng lên lật Cộng Sản ở trong nước, thì cũng hơi quá đáng, vì tỷ số giáo dân ở Việt Nam rất nhỏ so với Ba Lan (85%). Nhưng nếu khối giáo dân, chỉ chiếm dưới 10% này mà đoàn kết được với khối Phật Tử, khoảng 60% nữa thì muốn làm áp lực gì với Cộng Sản mà không được. Vì vậy Cộng Sản phải tìm cách chia rẽ. Tin ở hồng phúc của tổ tiên người Việt, chúng ta hy vọng các vị lãnh đạo các tôn giáo ở Việt Nam cũng như trong cộng đồng người Việt quốc gia ở hải ngoại sẽ cố duy trì tình đoàn kết tôn giáo, không để bị dụ vào cái thế chia rẽ, đối kháng chỉ có lợi cho Cộng Sản là tai họa của tôn giáo và dân tộc.

h- Về vấn đề có nên chống Cộng nữa hay không. Có người cho rằng nay đâu có còn Cộng Sản. Liên Xô tan rã rồi. Trung cộng cũng đi theo con đường kinh tế thị trường. Việt Nam cũng trở thành tư bản đỏ. Chỉ còn cái vỏ xhcn thôi. Cái ruột đã rỗng hết rồi. Như vậy chống Cộng là đánh vào quãng không. Người khác thì nói trưóc đây có cả triệu quân, còn không chống được, nay đã tan hàng hơn hai chục năm. Người đâu, vũ khí đâu mà chống. Nói chống Cộng là nói chuyện hão huyền, trên mây trên gió. Người thì bảo chỉ có cách về tham chính cùng với Cộng Sản, để dần dần chi phối và nắm lấy quyền bính dần dần mỗi lúc một ít. Ban đầu có thể đóng vai thiểu số, rồi dần dần chiếm đa số… Vấn đề này cũng còn rất nhiều ý kiến trái ngược nhau kể không xiết.

Dầu sao thì đa số vẫn nghĩ rằng bao lâu nhà cầm quyền trong nước còn chủ trương chuyên chính vô sản theo chủ trương của Mác, bao lâu còn nói “theo định hướng xhcn”, còn không cho tự do báo chí, hạn chế tự do tôn giáo, giam giữ tù nhân lương tâm, thì còn phải chống Cộng. Đoạn III

Trong đoạn I, chúng tôi đã chứng minh xhcn là chủ nghĩa phi dân tộc, phi nhân. Tuy Hồ Chí Minh khéo đóng kịch và đi đúng sách lược của xhcn là trước khi tới chủ nghĩa Cộng Sản phải qua cái cầu quốc gia, dân tộc, nhưng chúng tôi đã chứng minh ông ta và đảng của ông ta chỉ phục vụ quốc tế 3, tức Liên Xô, và sau khi chiếm được chính quyền, 1954 ở miền Bắc, 1975 ở miền Nam, ông ta (1954) và đảng của ông ta (1975) đã thiết lập ngay một chính quyền chuyên chính vô sản, đúng theo mẫu mực quốc tế như Liên xô, Trung Quốc v.v… Vì vậy dù có đeo mặt nạ dân tộc, dù có khéo đóng kịch thì đã rõ ông ta và đảng Cộng Sản VN không hề vì lý tưởng dân tộc, mà chính là phản dân tộc, theo đúng thuyết vô tổ quốc của Mác (Chú thích: Tuyên ngôn Cộng Sản, bản Anh ngữ, 1848, International Publishers Co 32nd printing 1992, trang 32)

A. Vì vậy phần đông các đảng phái và tổ chức chống Cộng VN từ trước tới nay thường nhân danh dân tộc để chống Cộng. Cả những tổ chức ra đời trước đảng Cộng Sản Đông Dương, khi chống thực dân, đế quốc thì cũng nhân danh dân tộc cho nên họ đã bị Cộng Sản tìm diệt ngay từ những ngày đầu. Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng lấy quốc dân, tức dân tộc làm ngọn cờ tranh đấu chống Cộng đã là những tổ chức chống Cộng vì dân tộc, cho dân tộc, phát xuất từ dân tộc. Các chiến sĩ của các đảng này đã là những nạn nhân đầu tiên của Cộng Sản phi dân tộc.

Sau này các tổ chức khác mà trong danh xưng có chữ quốc gia, quốc dân hay dân tộc, đều chống Cộng Sản vô tổ quốc, phi dân tộc.

Page 272: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

272

B. Nhưng Cộng Sản không chỉ vô tổ quốc, phi dân tộc mà nó còn là vô tôn giáo, vô thần, phi nhân như chúng tôi đã trình bày về điểm tôn giáo nói trên. Cho nên phần đông các tổ chức khác đã nêu cao ngọn cờ con người thay vì quốc gia dân tộc, vì nó bao hàm hơn (trước khi là người Việt Nam ta đã là người). Sau đây là tóm tắt mấy điểm đại cương.

1. Lý Đông A một thanh niên kiệt xuất, tài không đợi tuổi (42bis) đã sớm dấn thân vào con đường cách mạng nhằm cứu dân cứu nước. Ông là kẻ thù không đội trời chung với Cộng Sản. Trong tập “Huyết Hoa” ông đã viết:

“Bây giờ đây, không phải là lúc chúng ta chiến tranh với tâm ta hay óc ta mà là lúc chúng ta chiến tranh với hết thảy những thế lực đen tối trong xã hội. Đấy là lá cờ Búa Liềm”.

Chỉ bằng vài trang sách, ông quả quyết đó là một lý thuyết sai lầm và sẽ chẳng thọ, mặc dầu nó chứa đựng một số sáng kiến mới mẻ. Năm 1943 ông cũng đã nói Đức sẽ thua vào khoảng năm 1945.

Chính ông đã xướng lên chủ nghĩa Nhân Chủ, sáng lập ra đảng Duy Dân. Duy Dân không hàm chứa chủ thuyết tam dân của Tôn Dật Tiên: Dân tộc Độc Lập; dân quyền Tự Do; dân sinh Hạnh Phúc. Như người ta có thể hiểu lầm. Trái lại Lý Đông A đã phê phán chủ nghĩa tam dân của Tôn Văn (Tôn Dật Tiên) một cách rất nặng, ông cho rằng đó là một chủ thuyết của kẻ chuyên quyền muốn bá chủ thiên hạ. (43) Trong khi Hồ Chí Minh chọn cách mạng vô sản quốc tế (vượt ra ngoài phạm vi quốc gia) làm cứu cánh, thì Lý Đông A chọn con Người cũng vượt lên trên dân tộc. Vì trước khi là người Việt Nam, ta đã phải là người rồi. Ông đã lấy thuyết Nhân Chủ để giải nghĩa Duy Dân. Duy Dân đứng hàng thứ ba trong khái niệm tam cấp biện chứng: “Duy Nhiên là ngoại tầng chân lý. Nhân Chủ Duy Nhân là tuyệt đối chân lý. Duy Dân tương đối là ứng dụng chân lý.” Rất nhiều chỗ ông nói gọn Con Người (viết hoa). Ông nói theo Byron: (44) “Hãy trông trong con mắt người mù không dứt ngẩng lên nơi Chúa mà đi” và ông bảo: “Người đó không thấy bằng mắt mà trông thấy bằng lòng”. (45) Cũng như Emmanuel Mounier, Lý Đông A coi lòng yêu thương như bản chất của Con Người viết hoa. Và khi Tình Yêu đắc thắng thì “sẽ không còn sót một chúng sinh nào “mù mắt” và “cúi mặt” nữa”.

Trong bài “Thắng Nghĩa” giảng về cốt lõi của Duy Dân, chỉ vẻn vẹn có 4 trang, Lý Đông A đã nhắc đến 2 chữ “con tâm” 3 lần, chữ Người viết hoa 3 lần và những từ siêu nhiên, thiêng liêng, 4 lần. Đủ thấy ông cũng hiểu một chủ nghĩa lấy con người làm cứu cánh phải trọng chữ Tâm là cái phần Tâm Linh nối con Người với cõi Linh Thiêng, cõi Siêu Nhiên. Sau đây là một đoạn vắn:

“Đừng để bị che lấp bởi ý thức hình thái của một thể chế xã hội và văn hóa nào mà bỏ mất lập trường siêu nhiên và thiêng liêng, nó còn là một quyền lợi của trí tuệ hưởng dụng, của sức phán đoán quyết định và hành động.”

Ta không lấy làm lạ là lãnh tụ Duy dân đã lấy Người làm cứu cánh với cái Tâm và lập trường siêu nhiên, thiêng liêng của tôn giáo làm trung tâm của chủ nghĩa Duy Dân của ông. Bởi vì ngoài những lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, triết học mà ông tỏ ra rất uyên thâm, mặc dầu ở tuổi đôi mươi, ông còn rành rẽ về các tôn giáo, đặc biệt là Phật Gíáo. Cho nên cùng với nhãn quan tôn giáo, hay có thể nói với “Huệ Nhãn” của một Phật Tử đắc đạo ông đã thấy ngay Cộng Sản là tà thuyết mà sớm muộn sẽ bị chôn vùi.

2. Ngô Đình Nhu, em ruột và cố vấn chính trị của tổng thống Diệm cũng như Lý Đông A đã chọn Con Người để chống với xhcn phi nhân. Ông đã tổng hợp thuyết ngôi vị (personalisme) của Emmanuel Mounier và thuyết nhân bản (Humanisme intégral) của Jaques Maritain để thành hình thuyết nhân vị, Đông của ông. Tiếc rằng đa đoan với chính trị, ông không đích−rất Á thân quảng bá đượïc học thuyết của mình, để cho ông anh là giám mục Ngô Đình Thục mở trưòng dậy “Nhân Vị” trong lãnh thổ giáo khu Vĩnh Long, làm người ta hiểu lầm thuyết nhân vị là thuyết của nhà đạo. Phải chi ông Nhu trao cho

Page 273: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

273

nhóm Quê Hương của mấy đại trí thức miền Nam lúc ấy, hay bộ trưởng Trần Chánh Thành, hoặc giáo sư Nguyễn Văn Bông làm công việc phổ biến thì có lẽ có kết quả tốt hơn. Thời ấy những ký giả Mỹ thường chế diễu ông Nhu là nêu lên một cái học thuyết gì đó mà chẳng ai hiểu nổi. Họ dựa vào danh từ Pháp ngữ “Personalisme”, của Mounier để phê bình. Thì đúng từ đó có phần hơi khó hiểu thật. Bắt chước theo Descartes (với thuật ngữ latinh Cogito Ergo Sum), Mounier cũng nói “Amo Ergo Sum” (tôi yêu vậy tôi hiện hữu). Và vì là người Ki-Tô Hữu nên ông theo thánh kinh “Thượng Đế là Tình Yêu”, để chế biến ra con người bắt đầu cuộc đời bằng tình yêu, cũng để nói lên tính nhân đạo từ bi bác ái của triết thuyết của ông. (46) Nhưng hai từ “Nhân Vị” của ông Nhu thì không thể bảo là khó hiểu được. Tố Hữu, tay trùm văn nghệ miền Bắc cũng nói đến Nhân Vị, Nguyễn Văn Trấn, Cộng Sản gộc miền Nam cũng nói đến Nhân Vi. Tố Hữu mắng “bọn Nhân Văn” là “thấy kẻ thù nói nhân vị, chúng cũng nói Nhân Văn”.

Nhân vị, nhân văn, nhân phẩm, nhân đạo, nhân bản, nhân tính, nhân quyền, Duy Nhân”…. Thì quanh đi−nhân sinh, hay Nhân Chủ, Duy Nhân, “Dân Chủ quẩn lại cũng chỉ là thuyết về con người, con người không phải thuần vật chất, mà là con người có hai phần vật chất hữu hình bị hấp lực của vật chất kéo xuống và phần vô hình linh thiêng được Giới Siêu Nhiên, Giới Linh Thiêng, Đấng Thiêng Liêng , Đấng Tối Cao, Đấng Toàn Năng, Đấng Hằng Hữu, Đấng Chí Tôn, Chí Thánh… Thượng Đế dùng tôn giáo để nâng lên. Những người chống Cộng mà hiểu rõ bản chất phi nhân của Cộng Sản đều nhân danh tính nhân bản đó, nhân danh Con Người để chống lại tính phi nhân bản, phi nhân của xhcn.

Một cựu cán bộ Duy Dân nói với soạn giả, khi còn sinh thời ông Nhu thường hay đàm đạo với ông Thái Lăng Nghiêm, một đồ đệ của Lý Đông A. Hẳn hai ngưòi cũng tìm thấy có chỗ tương đồng trong hai chủ trương nhân chủ và nhân vị. Chữ vị theo chúng tôi hiểu được dùng trong thuật ngữ này có lẽ nhằm đề cao vị trí, điạ vị của con người linh ư vạn vật. Và cũng nhắc nhở mọi người là mình sống không phải chỉ có mình, mà còn có người khác xung quanh, vì vậy muốn hưởng tự do của mình, thì phải đồng thời tôn trọng tự do của người khác. Ai cũng có một địa vị xứng đáng trong xã hội. Con người không phải là bánh xe con ốc, trong xã hội. Con người là một thực thể tự do có vị trí xứng đáng của một tạo vật có hai phần hồn và xác, chứ không phải là con vật hai chân.

Nhưng con người cũng không phải là thiên thần. Như Blaise Pascal đã nói: “L’homme n’est ni ange, ni bête et celui qui veut faire l’ange fait la bête” (con người không phải thiên thần, cũng không phải súc vật, và kẻ muốn làm thiên thần thì thành súc vật.) Và cũng Blaise Pascal, lại Pascal! đã định nghĩa con người là cây sậy, nhưng là cây sậy biết tư duy: “L’homme est un roseau, mais un roseau pensant”. Ông hiểu hơn ai hết chỗ yếu đuối, thấp hèn của con người về phần vật chất. Nhưng đồng thời ông cũng thấy giá trị vô biên ở trong con ngưòi do cái phần lý trí, phần thiêng liêng.

3. Trong thời đệ nhị Cộng Hòa, có một vị ứng cử viên tổng thống cũng đã bắt chước Lý Đông A chọn thuyết “Nhân chủ” làm ngọn cờ đầu. Gần đây, sang định cư ở Mỹ, khi viết sách viết báo lại cũng thấy ông nhắc đến thuyết nhân chủ. Ông cho rằng vị giáo chủ Ki Tô Giáo đã đưa ra một “tuyên ngôn về ý niệm Nhân Chủ Đạo” và “đạo của Đức Thích Ca là Nhân Chủ Đạo.”

4. Hai từ Nhân Bản và Nhân Đạo thì được dùng nhiều nhất. Đâu đâu cũng nói đến nhân bản, nhân đạo. Cộng Sản cũng nói nhân bản. Nhân Đạo còn là tên một tờ báo nổi tiếng của đảng Cộng Sản Pháp. Khác một điều là nhân bản, nhân đạo của Cộng Sản hiẻu theo duy vật nên không có phần Tâm Linh, Linh Thiêng. Con người đối với họ chỉ là “cái nó ăn”, như Feuerbach đã định nghĩa.

5. Ngoài ra cũng thấy một số người đưa ra thuyết Duy Nhân. Cũng lại con người. 6. Và rất nhiều người đề xướng cuộc tranh đấu đòi “Nhân Quyền”, theo chủ trương của

bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Những người này phân tán thành quá

Page 274: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

274

nhiều nhóm đến nỗi có người chủ trương lập một “Mạng Lưới Nhân Quyền” để phối hợp, điều hợp công tác cho mạnh hơn.

7. Hiện giờ ở trong nước, như đã nói trên người ta chú ý nhất đến “Cao Trào Nhân Bản” của bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Ngoài những hoạt động của ông đã được trình bày ở đoạn II, tưởng cũng nên trích lại đây mấy lời ông phát biểu về chủ nghĩa nhân bản, cô đọng trong bài báo nhan đề: “Let our people trade” (Hãy để nhân dân ta (tự do) mậu dịch), đăng trên tờ Wall Street Journal ngày 6-9-1999 vừa qua. Ông cho rằng tự do mậu dịch sẽ giúp cho nhân dân được huởng thêm nhân quyền:

“Nhân dân VN đã bị tước đoạt trong thời gian quá lâu những quyền con người căn bản, nay rất cần thấy khuynh hướng mở cửa.” Sau khi kết tội đảng là đã nắm giữ độc quyền chính trị quá lâu, khiến nhân dân bị đói khổ, ông viết: “Tóm lại ta cần vượt lên trên những dị biệt và tranh chấp trong quá khứ để tiến tới kỷ nguyên nhân bản mới, chấp nhận hòa mình vào thế giới chung quanh ta. Tại VN chủ thuyết nhân bản mới rất được hoan nghênh vì sẽ giúp đoàn kết dân tộc từng bị chia rẽ bởi sự đối đầu Quốc-Cộng trong quá khứ. Điều đáng tiếc là đảng Cộng Sản lại chậm chạp nhất trong việc chấp nhận sự thay đổi này.”

C. Ngoài 2 ngọn cờ chính là Dân Tộc và Con Người, không thể không nói tới ngọn cờ Dân Chủ Xã Hội của Đức Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập và là giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo, cũng được gọi là Phật GiáoTứ Ân. Chính Ngài cũng đã lập ra một chính đảng để chống Cộng là đảng Dân Chủ Xã Hội (21-9-1946). Dân Chủ để chống độc tài của Cộng Sản “chuyên chính”. Xã Hội để chống bất công trong các xã hội tư bản, tự do kinh doanh quá trớn. Đó là một sự dung hòa theo đạo trung dung. Dĩ nhiên chủ nghĩa xã hội ở dây là xã hội theo nghĩa hoàn toàn khác với xhcn của Cộng Sản.

Bản tuyên ngôn thành lập đảng Dân Xã (viết tắt của Dân Chủ Xã Hội) đã ghi rõ mục đích của đảng là “chống độc tài dưới bất cứ hình thức nào, chống giai cấp đấu tranh, chủ quyền thuộc toàn dân, kiến tạo một xã hội VN mới dân chủ, công bằng và tiến bộ…”

Trong cuốn “Phật Giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc” ông Nguyễn Long Thành Nam, một đạo hữu Hòa Hảo nổi tiếng, nói về lập trường của đảng Dân Xã Hòa Hảo, cũng là lập trường của Phật Giáo Hòa Hảo như sau:

“Người chiến sĩ dân xã quan niệm tranh đấu tức là hành đạo. Tức là không tranh đấu cho cá nhân ta, mà tranh đấu cứu dân cứu nước, để thực hiện một xã hội công bằng, nhân ái, tự do bình đẳng, đạo đức và an lạc cho tất cả, đúng theo chủ trương của Đức Phật.”

Được biết hiện nay tiến sĩ Lê Phước Sang, một nhân vật nổi tiếng thời đệ nhị Cộng Hòa là tổng bí thư của Dân Xã Đảng.

Nếu chỉ để ý nét “đại đồng” và bỏ qua những nét “tiểu dị”, thì có thể nói tất cả các tổ chức chống Cộng hiện nay đều chủ yếu tranh đấu vì con người nói chung, vì con người Việt Nam nói riêng. Vậy ngọn cờ chung là Con Người. Theo thiển kiến, nếu những người cùng đứng dưới ngọn cờ đó đoàn kết lại thành một tổ chức chặt chẽ để đấu tranh thì chắc chắn dễ thành công hơn. o O o

Để kết thúc chương này và soạn phẩm “Phản Tỉnh, Phản Kháng, Thực Hay Hư?” chúng tôi xin nhắc lại rằng chẳng những người quốc gia chống Cộng trong nước cũng như trên khắp thế giới mà ngay cả một số đông cán bộ Cộng Sản cũ cũng khẳng định rằng xhcn là sai, là không tưởng. Hơn thế, nó đã là độc tố giết hại con người. Riêng đối với dân tộc Việt Nam nó đã là dụng cụ tàn sát hàng triệu sinh linh, đẩy hàng chục triệu con người vào chỗ đói khổ, tù tội, chia ly tan tác.

Tuy những ngưòi nhập cảng nó từ Liên Xô vào Việt Nam tự hào là nhờ có nó mà họ đã đánh thắng thực dân Pháp và “Đế Quốc” Mỹ, đem lại “độc lập” và “thống nhất” cho tổ quốc. Nhưng những từ độc lập thống nhất trên thực tế chẳng có nghĩa lý gì vì dưới quyền

Page 275: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

275

thống trị của đảng Cộng Sản độc tôn phát xuất từ Liên Xô, do những điệp viên của Quốc Tế 3 dựng lên theo mẫu mực của Đế Quốc Liên Xô, nước ta thực sự không có độc lập, chỉ có đói nghèo và cùm kẹp. Không có thống nhất chỉ có chia rẽ trầm trọng giữa các giai tầng xã hội, giữa các người Nam kẻ Bắc, người Trung, chia rẽ trầm trọng giữa giai cấp thống trị tư bản đỏ nhiều đặc quyền đặc lợi và nhân dân đói khổ, đói khát tự do.

Một chế độ như vậy, đáng lý nó đã phải sụp đổ từ lâu. Ít ra cũng phải đã sụp đổ cùng với các nước Đông Âu và Liên Xô. Nhưng vì dân trí còn thấp, chưa hiểu rõ bản chất của Cộng Sản, lại bị lừa bởi những kẻ tài đóng kịch. Những người chống Cộng cũng chưa hiểu rõ đích thực Cộng Sản, xhcn, nó độc hại chủ yếu ở chỗ nào. Nhiều khi chỉ biết chống những kẻ cầm quyền đương thời như những Tam Lê, Tứ Lê: Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Lê Khả Phiêu… mà quên mất rằng đầu sỏ chính phải là Lê-nin, Các-Mác hay đúng ra là chủ thuyết vô thần, phi nhân của Mác và Ăng-ghen mới đúng. Các quốc gia đồng minh giúp VNCH chống Cộng trước đây cũng không nhắm đúng vào đối tượng chính là xhcn của Mác-Lê, mà chỉ nhắm vào đế quốc Liên Xô như mối đe dọa quyền lợi của những đế quốc tư bản, và tiền đồn của Đế Quốc Liên Xô là Việt Nam. Còn những kẻ lãnh đạo chiến tranh “chống Mỹ Ngụy” thì hô hoán lên với thế giới rằng họ bị xâm lăng bởi tập đoàn siêu cường ỷ chúng hiếp cô.

Đa số chúng ta, trong phía người quốc gia trước đây cũng không hiểu thật thấu đáo về Cộng Sản. Chúng ta chưa hiểu rõ bản chất nguy hiểm nhất độc hại nhất là thuyết duy vật vô thần. Chúng ta cũng chưa nắm vững chiến lược, chiến thuật thiên hình vạn trạng, gọi là chiến tranh trường kỳ, chiến tranh nhân dân, toàn bộ chiến v.v… của Cộng Sản.

Hơn thế nữa những nhà lãnh đạo phía Quốc Gia đã tỏ ra thua kém lãnh tụ Hồ Chí Minh ở chỗ ông này biết khóc, biết hôn, biết xin lỗi, biết đóng kịch, biết đi dép râu, biết xắn tay áo lao động với quần chúng, với nhân dân nghèo. Ông Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm cũng không có thành tích vào tù ra khám bằng ông Hồ Chí Minh. Tất cả những cái thua kém đó, tuy chỉ là hình thức, nhưng lại có tác dụng đối với quần chúng và với các phóng viên ngoại quốc. Thành ra ngưòi ngoài thường nghĩ phe ông Hồ mới là người quốc gia thực sự, còn phe quốc gia chỉ là tay sai của thực dân Pháp, hay ít ra cũng là những người thân Mỹ mà thôi.

Chính vì tình hình rắc rối phức tạp như vậy nên phe quốc gia đã thua. Cũng chính vì chống Cộng mà lại để cho media của mình trình bày cuộc chiến thì dĩ nhiên chống “Việt Nam” hơn là chống −là cuộc chiến Việt Nam, nên Mỹ mới thua, vì dư luận thế giới vẫn thường bênh kẻ yếu.−Cộng

Vậy thì muốn thực sự thắng Cộng Sản, phải đánh đúng yếu huyệt của nó là chủ nghĩa duy vật vô thần, vô đạo, phi nhân, độc tài, đại ác. Như Nguyễn Chí Thiện đã nói chúng ta chống Cộng là chống cái ác. Lấy cái Thiện chống cái Ác. Chứ không phải chống Lê Khả Phiêu và những ủy viên bộ chính trị, cho dù họ có đích thực là xấu, là ác. Bởi vì cái ác trong những con người ấy là do cái tối ư tàn ác trong chủ nghĩa vô thần của Mác và Ăng-ghen mà ra.

Thường sau một đại bại như vụ tháng tư năm 1975, hàng ngũ bên thua tan rã đến độ phải một thời gian dài, từ nhiều tháng đến nhiều năm, mới có thể chỉnh đốn lại hàng ngũ để phản công. Thời gian dài hay vắn tùy theo sự cần thiết để lấy lại tinh thần hết hoảng hốt, thất vọng, bực bội, giận dữ, giận với mình với bạn, với cấp trên với cấp dưới, với đồng minh. Trong thời gian đó người ta thường đổ lỗi cho nhau. “Tại anh”, “tại nó” không bao giờ “tại tôi”. Bao lâu còn trong tình trạng hoang mang đổ lỗi cho nhau như thế thì chưa thể phản công cho có kết quả được.

Nay một phần tư thế kỷ đã qua rồi. Thời gian đã quá đủ để hàng ngũ người quốc gia lấy lại bình tĩnh, tìm ra đúng nguyên nhân thất bại. Đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật mà không sợ mất lòng, không sợï bất công, thiên vị. Phải can đảm nhìn nhận lỗi lầm của mình,

Page 276: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

276

thì mới có thể quật khởi để dành lại phần thắng. Thắng lần này là thắng cho dân tộc, cho “Con Người”. Không phải thắng cho một cá nhân hay phe nhóm. Đến lúc đó dù người nào, nhóm nào được bầu lên cầm quyền thì chủ quyền cũng thực sự là của nhân dân. Lúc đó mọi người dân sẽ có tự do, dân chủ thực sự. Dân chủ thực thi trên nguyên tắc phân quyền rõ rệt, các quyền lập pháp hành pháp tư pháp hoàn toàn độc lập kiểm soát lẫn nhau.

Nói đến tự do là nói đến tự do ngôn luận, tự do tôn giáo trên hết. Người dân sẽ có quyền tự do báo chí để dùng báo chí làm đệ tứ quyền. Người dân sẽ có quyền tự do tín ngưỡng cũng như vô tín ngưỡng. Tự do tín ngưỡng hiểu cho đúng nguyên tắc bình đẳng thì tôn giáo nào cũng có quyền ngang nhau, tôn trọng lẫn nhau. Không tôn giáo nào có thể tự cho mình là quốc giáo, hay đòi ưu thế trên các tôn giáo khác. Mọi tôn giáo đều hòa đồng trong niềm tin chung rằng “Giời, Phật”, Thượng Đế, “Ơn Trên”, Đấng Thiêng Liêng, Đấng Tối Cao, Đấng Toàn Chân-Toàn Thiện-Toàn Mỹ, Nguyên Nhân và Cứu Cánh của muôn loài là của chung mọi tôn giáo, sẽ cùng nhau phụng sự Con Người, phụng sự dân tộc theo khả năng và vị thế của mình.

Rút kinh nghiệm của Đông Âu, trong việc cai trị, trong giai đoạn đầu phe quốc gia, sau một thời gian bị thua thiệt, lực lượng bị suy giảm quá nhiều, có thể là chưa chiếm được đa số trong quốc nội. Chính phủ có thể còn do số đông những người Cộng Sản cũ nắm giữ. Nhưng nếu đoàn kết và biết sử dụng sở năng và uy tín của mình, những người quốc gia chắc chắn sẽ dần dần tiến lên nắm đa số và đưa dân tộc trở lại con đường phục vụ đắc lực Con Người, là cứu cánh của mọi chính quyền. Đến lúc đó mới thực sự thành công mỹ mãn. Cái họa xhcn Mác Lê không còn bao giờ tái diễn. Trong khi chờ đợi, theo thiển kiến, một việc khẩn thiết cần làm ngay là tập trung trí lực vào việc phá vỡ huyền thoại về “người yêu nước” Hồ Chí Minh, huyền thoại về cuộc “chiến thắng dành độc lập và thống nhất tổ quốc” của cộng đảng. Những huyền thoại mà hàng chục cây viết nổi tiếng trên thế giới, hoặc vì thiên kiến, hoặc vì ngộ nhận đã giúp tạo nên trên bình diện quốc tế suốt một phần tư thế kỷ qua. Những huyền thoại mà ban văn hóa tư tưởng của Cộng Sản càng ngày càng tô vẽ thêm. Đó là mặt trận văn hóa đã trở thành quyết định vào lúc này. Thắng ở mặt trận này, ta sẽ bù đắp được những thất bại ở các mặt trận quân sự và chính trị trước đây. Tiếp tục thụ động để thua ở mặt trận này, phía người quốc gia sẽ vĩnh viễn là kẻ chiến bại đối với lịch sử.

Trong mặt trận văn hóa này, chúng ta có thêm một đồng minh. Đó là phong trào phản tỉnh, phản kháng ở trong nước. Tiếng nói của họ, tuy chưa hoàn toàn đồng điệu với tiếng nói chúng ta. Nhưng ở trong hoàn cảnh của họ, nó đã khiến người ngoại quốc chú ý hơn tiếng nói của chúng ta. Hơn nữa đối với nhân dân trong nước nó cũng có ảnh hưởng trực tiếp và thuận lợi hơn tiếng nói của chúng ta. Chúng ta nên khuyến khích và uốn nắn nó bằng thông cảm, thuyết phục, trao đổi quan điểm, để dần dần tiến đến hòa đồng quan điểm và thống nhất đường lối đấu tranh, hỗ trợ cho những hình thức tranh đấu khác của các tầng lớp nhân dân đang không ngừng diễn ra trong nước cũng như ở hải ngoại càng ngày càng có cơ thắng lợi theo xu hướng dân chủ, nhân chủ của thời đại.

Chú Thích:

(1)Lời nói của Tạ Đình Đề sau khi ra tù, theo Bùi Tín, trong “Mặt Thật”. Có người nói Tạ Đình Đề là bạn học của ông Ngô Đình Nhu, đã có lần giơ súng định bắn ông Hồ, nhưng đã bị ông Hồ cảm hóa, rồi quay ra tuyệt đối trung thành với ông Hồ. Chính Đề đã theo lệnh Hồ vào Nam tiếp xúc với ông Nhu, bàn chuyện hiệp thương để miền Nam bớt bị áp lực của Mỹ, miền Bắc tránh nạn lệ thuộc Liên Xô và Trung Quốc. Chỉ mấy tháng sau khi ông Lê Đức Thọ hạ lệnh bắt giam.−Hồ chết Tạ Đình Đề đã bị bọn Lê Duẫn

(2)“Mặt Thật” trang 146. (3)HCM toàn tập, tập IV, tr.74-75, nxb Sự Thật, Hà-nội, 1984

Page 277: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

277

(4) Viết tắt của những chữ agitation và propaganda, có nghĩa là khuấy động quần chúng và tuyên truyền.

(5) Nhị Các = Các tận sở năng , Các thủ sở nhu. (6) “Chân Tướng HCM, Hưng Việt, 1989, trang 37. (7) Tác giả “HCM, tên Người trên những chặng đường lịch sử cứu nước”, tạp chí

“Nghiên cứu lịch sử” số 156, 5-6-1974, tr. 11-18. (8) Trong cuốn “Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp” viết bằng ngoại ngữ,

do nhà XB Nam Á, Paris dịch thuật và phát hành, giáo sư Tôn Thất Thiện, một trong 10 tác giả của tập sách, đã nghiên cứu, phân tích kỹ về vai trò quốc tế của ông Hồ, căn cứ theo rất nhiều sử gia và nhà báo ngoại quốc và trong nước, từ trang 55 đến 100. Giáo sư Thiện đã chứng minh rằng ngay từ đầu thập niên 20 ông Hồ đã lọt vào mắt xanh của Manouilsky, một trong năm người trong ủy ban thu hẹp (Malaia Commissiia) của bộ chính trị 11 người đầy quyền lực trong Quốc Tế 3, lúc ấy đã hoàn toàn do Liên Xô chi phối. Và từ đó mọi cử chỉ hành vi của ông Hồ đều do Manouilsky xếp đặt, tổ chức, điều khiển với kỷ luật sắt của một tổ chức quốc tế có nhiệm vụ lãnh đạo các cuộc nội chiến trên khắp thế giới.

(9) “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, trang 52,65,85. (10) Muốn biết thêm chi tiết về ông Hồ, xin đọc tác phẩm “HCM sự thật về thân thế và

sự nghiệp” do nxb Nam Á, Paris, xb năm 1990. Trong đó có sự đóng góp của 10 tác giả người Việt và người ngoại quốc, gồm các học giả, nhà văn, nhà báo, giáo sư đại học của Canada, Pháp: Bùi Xuân Quang, Tôn Thất Thiện, Nguyễn Thế Anh, Lâm Thanh Liêm, Đinh Trọng Hiếu, Nguyễn Ngọc Huy; Jean Francois Revel, Ralph Smith, và Olivier Todd (tác giả “Cruel Avril” = Tháng Tư Dữ đã được giáo sư Phạm Kim Vinh dịch ra tiếng Việt: “Tháng Tư Đen”.

(11) Lịch sử đảng Cộng Sản VN, Hà-nội, 1979, trang 32. (12) Về sự đóng kịch và đạo đức giả của HCM xem thêm nhận xét của Hoàng Quốc Kỳ

trong phần phụ lục. (13) Hồ Chí Minh on revolution, Frederick A. Praeger, New York, 1966, trang ix.

Những tác giả trên thế giới ca tụng HCM thì nhiều lắm. Nhưng đáng chú ý nhất và có ảnh hưởng nhất là cuốn từ điển bách khoa Britannica. Cho đến năm 1998 ta hãy còn thấy họ gọi ông là anh hùng cứu quốc, là cha già dân tộc VN. Vì trong số hàng chục tác phẩm tham khảo ta thấy toàn là của phía Cộng Sản, hoặc những người thân Cộng, ác cảm với phe quốc gia mà họ cho là bán nước, tay sai của Mỹ v.v…, như Sainteny, Lacouture, và Halberstam. Về ông này và Sheehan, chúng tôi đã nói nhiều trong “Ngô Đình Diệm, Lời Khen Tiếng Chê.”

(14) Ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, tỉnh nhà ông, sau khi ông đã nhận lỗi, xin lỗi rồi đồng bào vẫn còn nổi dậy.

(15) HCM, NĐD và MTGPMN, Văn Nghệ, 1992, trang 30). Nói về ông Hồ Sĩ Khuê, liên tưởng đến ông Đỗ Mậu, cũng đã từng coi Ngô Đình Diệm là lãnh tụ anh minh, thế mà chẳng rõ ông viết gì trong cuốn “Tâm Thư” để đến nỗi tạp chí Cộng Sản của Hà-nội ( số tháng 10 năm 1995) trích nhiều đoạn trong đó ông ta ca tụng Hồ Chí Minh hết lời, còn nói những người Cộng Sản có tài, có trí, lại có công lớn, còn người quốc gia thì bất tài v.v…

(16) Về tác giả Mỹ chúng tôi chỉ nêu một tên Karnow vì sách của ông có trên triệu độc giả, còn đựơc đưa lên màn ảnh lớn. Nhưng thực ra có cả chục tác giả ca tụng ông Hồ.

(17) Tuy UNESCO đã hủy bỏ ngày lễ, nhưng họ lại vô ý (hay có nội gián xếp đặt) cho Việt Cộng thuê rạp của UNESCO để tổ chức văn nghệ trước ngày sinh của ông Hồ mấy ngày, khiến có thể có người hiểu lầm. Vì vậy mà thanh niên sinh viên ở Pháp đã kéo tới biểu tình phản đối UNESCO. Họ được đại diện UNESCO giải thích là chỉ cho mượn rạp, với điều kiện không được ghi gì trong chương trình hay bích chương nhắc đến ngày sinh

Page 278: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

278

của ông Hồ. Sự việc này chứng tỏ những kẻ chỉ huy mặt trận văn hóa, tuyên truyền của Cộng Sản, kiên trì, không ngừng “thua keo này bày keo khác” và cố tình gian lận.

(18) Bùi Bảo Trúc, người chuyên viết “thư gửi bạn ta” trên báo Người Việt Tự Do, hôm 19-6-1999 cũng gọi cái ấy là “Bác Hồ” khi ông viết: “Chạy mãi mà không thấy cái “rest area” nào để vào làm công tác thủy lợi. Phải làm sao giải quyết tình trạng khẩn truơng này? Không thể nhờ bác Hồ …giữ nước, dựng nước, cứu nước mãi đuợc.” cây viết của các nhà văn sao mà nó độc thế! Sau 1975, tại miền Nam không biết do đâu thấy xuất hiện 4 câu vè được mệnh danh là “đồng dao”: Đêm qua mơ thấy bác Hồ, Truổng Cời mà đứng tô hô ngoài đường, Hỏi rằng sao đỗi tang thương, sụt sùi bác mếu “thiên đường Mác-Lê!

(19) Xin xem Bùi Tín, chương 14 và mục Hoàng Tiến, chương 19) (20) 15 điểm đó đại ý đòi bỏ độc quyền chuyên chính của đảng Cộng Sản, thiết lập dân

chủ đa nguyên. Ở đây tôi xin giới thiệu 3 tác giả để tham khảo: Bohm Bawerk với “Các Mác và kết cục hệ tư tưởng của ông” , V. Simkhovich với “Chủ Nghĩa Mác chống chủ nghĩa xã hội” H.W.B. Joseph với “Thuyết Giá Trị Lao Động của Mác” …

(21) Về chi tiết xin xem bài “Đem Thượng Đế vào phòng Lab…”, tác giả Vũ Đức Minh, trên nhị nguyệt san “Phụ Nữ Thời Nay Hải Ngoại”, số 9, tháng 3 và 4, 1999. Và tạp chí Reader’s Digest October 1999 trang 151-155.

(22) Tạm dùng từ của nhà văn giải Nobel Solzhenitsyn. Về chi tiết xin xem “Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê”, tái bản tháng 10-1998, từ trang 318 đến trang 338″; các chú thích về Karl Von Clausewitz, Strausz Hupé và Alexander Isayevich Solzhenitsyn.

(23) Nhưng có một điểm đáng chú ý là tại sao người đòi dẹp bỏ thánh giá lại là người vô thần, chứ không phải tín đồ một tôn giáo khác như Phật Giáo hay Hồi Giáo v.v…Nếu bảo để thánh giá thì không công bình, không có bình đẳng tôn giáo, thì chính các tôn giáo khác phải so bì chứ sao lại những người vô thần. Điều đó chứng tỏ những người vô thần rất sợ các biểu tượng tôn giáo. Nó nhắc nhở họ tới cái xu hướng tự nhiên trong con người họ, làm họ băn khoăn lo lắng, sợ hãi. Còn các tôn giáo thì khoan dung hơn. Chúa nào cũng là Chúa. Chúa chỉ có một. Bất cứ một biểu tượng nào nhắc tới đấng Tối Cao đều tốt.

(24) Xin xem “Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê”, Minh Võ, Thông Vũ tái bản, tháng 10, 1998, phần chú thích số 22bis trang 333)

(25) Bài của Võ Phiến dài trên 10 trang nói khá kỹ về hình thức chiến tranh trong chiến tranh toàn diện của Cộng Sản. Tiếc rằng không thể trưng dẫn hết ở đây.)

(26) Xem ra đa số các sử gia Mỹ không biết gì về chính trị chống Cộng, hoặc muốn tự tách mình ra khỏi mọi thứ ý thức hệ, cho nên họ ghi là chiến là chiến− và cũng chẳng giải thích −tranh Việt Nam chứ không ghi tranh của Mỹ chống Cộng Sản Việt Nam, tay sai Cộng Sản quốc tế. Đó là một sự thực rất đáng lấy làm buồn. Cũng chính vì vậy cho nên Mỹ mới thua. Các sử gia và nhà báo Mỹ vô ý thức chính trị, đã làm hại nước Mỹ. Cho nên dù có những chính trị gia lỗi lạc như Kissinger, như Nixon, và có cả bom A, bom H mà vẫn thua Cộng Sản Việt Nam. Một số nhà văn, nhà báo thời đệ nhất Cộng Hòa cũng bị khuyết điểm đó. Nhưng không nặng và nhiều như ở Mỹ.)

(27) Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên, trang 620) (28) Cái tiếng thơm dân tộc anh hùng chiến thắng siêu cường nguyên tử sẽ sớm hết âm

vang. Cái chất anh hùng của dân tộc cũng sẽ biến mất, nếu những người quốc gia yêu nước không lợi dụng thời cơ ngàn năm một thuở hiện nay để dành lại phần thắng, cứ để nhân dân sống mãi dưới gông cùm Cộng Sản. Và lần này cũng không khác các lần trước, phải nói lên được cái chính nghĩa chống Cộng vô đạo phi nhân để giải cứu dân tộc. Trước tiên hãy xóa cho được những gì mà các sử gia thế giới đã lầm ghi về huyền thọai Hồ Chí Minh, huyền thoại một cuộc chiến tranh giải phóng giả tạo. Công việc này nghe thì dễ, làm thì vô

Page 279: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

279

cùng khó khăn. Không đoàn kết, không thể nào làm được. Vì nó đòi nỗ lực của một tập thể có tổ chức.

(29) Quốc tế 1 chỉ tồn tại được 12 năm. Năm 1872 nó bị tách làm hai. Một phe theo Mác (chủ trương chính quyền tập trung), một phe theo Bakunin (vô chính phủ), một người Cộng Sản Nga. Để tránh tổ chức bị Bakunin tiếm quyền kiểm soát, Mác đã cho rời trụ sở sang New York. Nhưng rồi cũng phải giải tán vào tháng 7 năm 1876 tại đại hội ở Philadelphia. Quốc Tế 2 được coi như Quốc Tế Xã Hội Chủ Nghĩa thành lập tại đại hội ở Paris năm 1889 (6 năm sau khi Mác qua đời). Trụ sở đặt tại Brussels, Bỉ. Lê-nin sớm có mặt trong quốc tế 2. Vì lập trường khác nhau về vấn đề chiến tranh tổ chức này đã chia thành ba nhóm. Lê-nin cầm đầu một nhóm, tách ra lập Quốc Tế 3 (Comintern), đặt ra những điều kiện gia nhập trong đó có điểm phải chấp nhận mẫu mực cách mạng của Liên Xô, vì Liên Xô đã thành công trong việc cướp chính quyền taiï Nga vào năm 1917. Từ đó nói đến Quốc Tế 3 là nói đến chính quyền Sô Viết. Nhất là kể từ khi Stalin lên thay Lê-nin thì ông ta kiểm soát hoàn toàn tổ chức này. Năm 1943 Stalin giải tán Comintern. Năm 1947 lập Cominform (Phòng thông tin quốc tế Cộng Sản), đặt trụ sở ở Belgrade, Nam Tư. Nhưng một năm sau, khi Titô tỏ ra bất tuân lệnh , Stalin cho chuyển trụ sở về Bucharest, thủ đô Bulgari. Năm 1956, ngày 17 tháng 4, Khrutshchev cho giải tán luôn. Cominform là một thứ phòng thông tin quốc tế chủ yếu để dùng làm một trung tâm truyền bá chủ nghĩa Cộng Sản trên toàn thế giới. Bao nhiêu cán bộ lão luyện về Agit-Prop đều được điều động vào công tác này. Quốc Tế 4 không có ảnh hưởng gì đáng kể, vì chỉ là chủ trương của một vài người bất đồng ý với Stalin trong vấn đề cách mạng vô sản, trong số đó đáng kể nhất là Leon Trotsky, bị Stalin kết án và trục xuất, rồi tìm cách thủ tiêu. Vì thế QT4 còn được gọi là phe Tờ Rốt Kít..

(30) Đúng ra trong tháng 2 năm 1846 Mác đã cùng với Ăng Ghen thành lập một ủy ban liên lạc bằng thư từ giữa các người Cộng Sản (a communist correspondence committee), để đẩy mạnh công tác tuyên truyền quốc tế, và như vậy đã đặt nền móng cho một tổ chức Cộng Sản, để sau này (hơn một năm sau) thay thế Liên Đoàn Những Người Công Chính (League of the Just. Tại đại hội Cộng Sản đầu tiên họp tại Luân Đôn tháng 6 năm 1947 danh xưng “Liên Đoàn những người công chính” đã được thay thế bằng danh xưng “Liên Đoàn những người Cộng Sản”.)

(31) Xin xem đoạn dưới (tr. 541…về chữ tâm, tâm linh…) (32) Nhà toán học, ông tổ của phép tính xác suất (calcul de probabilité), nhà khoa học

mới 17 tuổi đã có phát minh làm triết gia Descartes phát thèm. (Descartes là cha đẻ của triết học hiện đại, đồng thời cũng là một nhà khoa học, toán học như Pascal, hơn ông này 22 tuổi). Pascal cũng là triết gia nổi tiếng và còn là cự tướng về văn xuôi trong văn học Pháp như nhà phê bình văn học số một của Pháp là Boileau đã nhận xét. Tuổi đời vẻn vẹn có 39 năm, mà triết gia, khoa học gia, và nhà toán học lẫy lừng này đã ảnh hưởng sâu đậm tới tư duy của những tay cự phách như Jean Jacques Rousseau, Bergson và phái hiện sinh sau này. Cũng nên nói thêm là Pascal là người rất sùng đạo. Ông còn theo phái Giăng Xê Nít phê bình các nhà thần học Dòng Tên là quá phóng túng, không đúng Tín Điều của đạo. Khi chết ông đã cho mời linh mục công giáo đến để được chịu các phép bí tích như một con chiên ngoan đạo.

(33) Descartes (René 1596-1650) người sáng lập ra thuyết Duy Lý với “phương pháp luận” thời danh khởi đầu từ sự nghi ngờ tuyệt đối dẫn đến “Cogito ergo sum” (tôi tư duy vậy tôi hiện hữu) thì cho rằng cứ dùng lý trí cũng chứng minh được là có Thượng Đế. Cứ cho rằng chưa biết có Thượng Đế hay không, nhưng ý niệm về Thương Đế phải là ý niệm về một Thực Thể Toàn Hảo (perfect). Mà nếu không hiện hữu thì không toàn hảo. Cho nên Thượng Đế hiện hữu. Thánh Thomas Aquino thời trung cổ, thế kỷ 13 (thường được gọi là Tiến sĩ thiên thần của giáo hội La Mã có hai bộ triết học toàn thư và thần học toàn thư hàng ngàn trang, lúc ấy chưa có giấy và máy in như ngày nay) và Kinh Viện phái đều dùng

Page 280: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

280

lý trí để chứng minh Thượng Đế hiện hữu. Nhưng ở đây Pascal nói chỉ có cái Tâm “cảm nghiệm” được Thượng Đế.

(34) Xin nhớ lại những gì bà ngoại Vũ Thư Hiên nói với con gái, mẹ tác giả, khi nhận xét về các người Cộng Sản và thiếu tướng Đặng Kim Giang nhận xét về Trần Ngọc Hoàn và lời của Dương Thu Hương viết cho bà Thụy Khuê về một “Việt Kiều” Lê Bá Hiên “nào đó”: “Xét cho cùng, thật đáng thương, vì với gốc rễ là tầng lớp hào lý hay lưu manh vô sản, họ chẳng tìm được cách phản ứng nào khá hơn.

(35) Tư lệnh Hoàng Văn Ngãi sau bị bắt bị án 20 năm tù. Cựu dân biểu Lê Tấn Trạng cũng có hoạt động trong tổ chức này. Ông đã trốn được và vượt biên đi tìm tự do.

(36) Tuy nhiên cũng có người nghĩ trong vụ Thái Bình kéo dài cả năm có thể có bàn tay của nhóm cán bộ cao cấp chống đảng do Trần Độ cầm đầu.

(37) Cuối tháng 8-1999 giới quan sát trong cộng đồng người Việt hải ngoại đã lấy làm ngạc nhiên khi hãng Reuters của Anh đăng lời bác sĩ Quế kêu gọi cả hai phía Mỹ, Việt hãy mau ký kết hiệp ước thương mại “để ràng buộc Hà-nội vào những quy luật của thế giới tự do…”. Ông còn nói sẽ lãnh đạo cả người quốc gia hải ngoại trong việc tranh đấu xây dựng dân chủ trong nước. Ít có ai nghi ngờ rằng ông bị Cộng Sản mua chuộc, hay từ trước ông đã chỉ chống cuội. Nhưng người ta vẫn thắc mắc. Có người nghĩ có lẽ ông muốn bằng mọi cách được gặp nữ ngoại trưởng Mỹ trong chuyến công du của bà dự định ghé Hà-nội và Saigon vào thượng tuần tháng 9 này, nên đã dồn nhà cầm quyền vào cái thế không thể để ông toại nguyện? Cũng có người cho rằng ông có quyền có một đường lối đấu tranh riêng mà ông cho là phù hợp với tình thế hiện nay. Có người thì trách ông “làm chính trị sao không biết nói ít đi một tý, tuyên bố chi cho lắm chuyện? Tờ Asian Wall Street Journal số ra ngày thứ hai 6-9-1999 cũng đã đăng bài phát biểu của bác sĩ Quế “Let Our People Trade”.

(38) Lý Tống đã được nhiều người ca tụng không tiếc lời. Chính Võ Đại Tôn cũng viết ở cuối một bài thơ riêng “Kính tặng Người Hùng Lý Tống”: “Trên trang giấy học trò thơm nồng hương phấn Kế tên bao dũng liệt hùng anh Thằng con tôi ngồi cúi mái đầu xanh Tô nét đậm thêm vào tên Lý Tống! muôn đời anh mãi sống.” Sydney 18-9-1992.−Anh đã sống

Lý Tống có chỗ nói mình chẳng thuộc tổ chức đảng phái nào. Nhưng cũng lại tự xưng “đại diện của “đảng Trừ Gian Diệt Bạo”. Có lẽ đây là cái đảng chỉ có trong ước mong hay mộng tưởng của ông, và ông nghĩ người nào tự cho mình là chống Cộng đương nhiên có tên trong cái đảng này. Những người không biết thích mộng đẹp như Tú Gàn chẳng hạn thì “chê” Lý Tống không còn manh giáp nào.

(39) cả các cựu đảng viên phản−Vì vậy những ai muốn lật đổ chế độ hiện nay để thiết lập một thể−tỉnh, cũng như các người quốc gia chống Cộng chế tự do dân chủ thực sự cho nước nha, cần nỗ lực làm sáng tỏ vấn đề chiến tranh quốc cộng, bên nào đúng bên nào sai, bên nào phi nghĩa, bên nào có chính nghĩa. Công tội mỗi bên được xét định một cách công bình, phân minh. Những trang trên trong soạn phẩm này, chúng tôi đã cố gắng chứng minh một phần nhỏ. Nhưng dầu sao cũng chỉ là cố gắng của một cá nhân, trong khuôn khổ một chương sách. Cần có thêm nhiều công trình rộng lớn hơn mới có kết quả.

(40) Và tuy là Cộng Sản, nhưng có lẽ ông không vô thần (?), nên ông đã để bà vợ ông đích thân tới Tân-Đề-Li ngồi 4 tiếng đồng hồ dự tang lễ một nữ tu nghèo khó là “Mẹ” Têrêxa, (tháng 9 năm 1997) và cũng như Hilary Clinton và nhiều nữ hoàng, đệ nhất phu nhân khác, cung kính đặt vòng hoa phúng viếng nhân danh nhân dân Ba Lan trước linh cữu của một nữ tu Công Giáo khổ hạnh, người gốc Albani này.

(41) Hơn nữa còn có một số lớn nông dân thuộc loại bần cố nông thời Pháp thuộc, sau cải cách ruộng đất, tuy là đẫm máu với nhiều người nhưng lại có lợi cho họ, vì họ thấy số phận của họ dầu sao cũng khá hơn trước, mặc dù có tiếng mà không có miếng, nghĩa là

Page 281: Phan Tinh Phan Khang-Thuc Hay Hu

281

được vuốt ve hơn, tâng bốc hơn. Suốt mấy chục năm chỉ biết có “bác và đảng”, luôn luôn được tuyên truyền rằng “nhờ có bác có đảng nên mới có được ngày nay”. Những người đó cố nhiên phải theo lệnh đảng chống mọi cuộc thay đổi, để bảo vệ cái mà họ tưởng là quyền lợi của giai cấp họ.

(42) Có người nắm được bằng chứng cho thấy TTTT Quang đã giật giây trong vụ này và ngay từ trung tuần tháng tư nghĩa là gần một tháng trước khi có chỉ thị của tổng thống phủ về vấn đề treo cờ Phật Giáo và biến cố mồng 8 tháng 5, đã có những buổi họp tại chùa Từ Đàm để tính cách tranh đấu chống chính quyền. Họ nhắc tới việc sư bà Thích Nữ Diệu Không đã xin tự thiêu ngay trong đêm 15 rạng 16 tháng 4. Họ còn nói đến việc một nhà báo ngoại quốc nói đã có lúc Mai Chí Thọ làm thư ký cho thượng tọa Trí Quang. Nguyên việc vị sư này ngày nay im hơi lặng tiếng trước cuộc đàn áp Phật Giáo ở trong nước cho thấy ông không chống Cộng. Do đó ít nhất người ta cũng đặt câu hỏi: trước đây ông có làm việc cho Cộng Sản không? (42++) Nguyễn Ngọc Liên một trong nhiều tác giả cuốn ” Việt Nam, một số góp ý cho tương lai” đã trưng dẫn Almanac of the Christian World 1993-1994 ghi rằng: “số tín đồ các tôn giáo ở VN chia ra như sau: không tôn giáo hay vô thần: 22,5%; Phật Giáo (kể cả Khổng Giáo, thờ Thần Linh và Phù Thủy): 54%; Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài: 11% (Hòa Hảo 1,8 triệu và Cao Đài 3,8 triệu); Hồi giáo: 1%; Thiên Chúa Giáo (Công Giáo và Tin Lành): 7,5%; Đa thần 4% (dân tộc thiểu số). Sau 7 năm tỷ lệ này chắc có thay đổi.

(42bis) sinh năm 1920, mất tích năm 1946, sau khi tuyên bố giải tán đảng Duy Dân mà ông là lãnh tụ với danh xưng “thư ký trưởng”, tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, thường được biết dưới bí danh X.Y. Thái Dịch Lý Đông A. Có người nói cậu Thanh lúc 19 tuổi đã tu tập tham thiền và đã “chứng ngộ”.

(43) Hồ Chí Minh thì đúng là đã cóp nhặt chủ trương tam dân của Tôn Văn để chọn khẩu hiệu: Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc cho chính thể ông, nhằm giấu mục tiêu cuối cùng là chuyên chính vô sản và xhcn.

(44) George Gordon Byron 1788-1824, thi sĩ Anh, một trong những nhà thơ nổi tiếng thế giới, lãnh đạo trường phái lãng mạn trong văn học Anh.

(45) Huyết Hoa, Vạn Thắng Thư Cục, trang 30. Chúng tôi viết lớn chữ lòng để nhắc độc giả nhớ tới chữ TÂM mà chúng tôi đã “dài dòng” ở trên.

(46) Phải chăng nó cũng có hơi hướng “Dịch” với thuyết âm dương