82
PHẦN VII SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

PHẦN VII

SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀMÔI TRƯỜNG

Page 2: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 573

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA KHU HỆ ĐỘNGVẬT NỔI VƯỜN QUỐC GIA U MINH TH ƯỢNG, TỈNH

KIÊN GIANG SAU TRẬN CHÁY RỪNG tháng 3/2002

Phạm Doãn ĐangViện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Vườn Quốc gia U Minh Thượng (VQGUMT) là khu rừng ngập nước có hệ ĐộngThực vật phong phú, là nơi giao lưu và chuyển tiếp giữa hai khu hệ sinh vật n ước mặnvà nước ngọt, chứa đầy đủ các yếu tố sinh thái mặn, lợ, ngọt khiến khu hệ sinh vật ởđây trở nên phức tạp. Song nhờ có tầng than bùn mà nước ngọt có được từ sông vànước mưa đã được tích trữ, phèn được ém, mặn được ngăn, tạo nên hệ sinh thái ngọtvới thảm phủ cây tràm bạt ngàn. Vào những năm 1999-2000 Dự án Phát triển Cộngđồng và Bảo vệ Khu Bảo tồn Thiên nhiên đã triển khai nghiên cứu một số yếu tố sinhvật thuộc VQG U Minh Thượng như: Chim, Thú, Thực vật trên cạn,… riêng phầnThủy sinh vật chưa được nghiên cứu sâu.

Tháng 3 năm 2002 xảy ra trận cháy rừng, khu hệ sinh vật biến đổi nhiều, thảm họavề sinh thái khó có thể bù đắp ngay được. Ngay sau khi trận cháy rừng xảy ra, Ủy bannhân dân Tỉnh Kiên Giang và Phân viện Quy hoạch rừng đã tổ chức tạo điều kiện chotập thể nghiên cứu của Viện Sinh học Nhiệt đới “ Điều tra, nghiên cứu, thu thập dữ liệuvề hiện trạng chất lượng môi trường nước và khu hệ Thủy sinh vật ở Vườn Quốc giaUMT”. Những dữ liệu thu thập được đã cho biết trong suốt thời gian dài bơm nước mặnchống cháy và giữ ẩm cho rừng đã chuyển toàn bộ hệ thống thủy vực nước ngọt củaVườn Quốc gia U Minh Thượng sang hệ sinh thái lợ mặn (độ mặn 5 -15‰). Khu hệThủy sinh vật biến đổi nhiều, theo xu thế bất định h ình bởi sự pha trộn các khu hệ Ngọt- Lợ - Mặn, nghiêng về mặn nhiều hơn.

Song tài nguyên Thủy sinh vật nói chung và khu hệ động vật nổi nói riêng luônluôn biến đổi dưới tác động của khí hậu, chế độ m ưa nắng trong năm và tác động củacon người, khả năng phục hồi của khu hệ sinh vật, trong đó có Thủy sinh vật l à mộthiện hữu. Để biết được khả năng phục hồi của khu hệ Thủy sinh vật ở V ườn Quốc giaU Minh Thượng trong thời gian qua (2002 - 2004), phòng Công nghệ và Quản lý Môitrường - Viện Sinh học Nhiệt đới đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và VườnQuốc gia UMT giúp đỡ tạo điều kiện thực hiện chuyên đề: “Khảo sát nghiên cứu sựphục hồi của quần xã Thủy sinh vật và đánh giá chất lượng môi trường nước ởVườn Quốc gia U Minh Thượng”. Nhằm đánh giá được mức độ hồi phục của quần x ãThủy sinh vật nói riêng và động vật nổi nói chung sau hơn hai năm kể từ sau trận cháyrừng tháng 3 năm 2002.

Page 3: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007574

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Công tác thực địa:

2. Mẫu định tính sử dụng lưới vớt động vật phiêu sinh Juday có kích thước mắt lưới40m để kéo. Lưới được kéo khoảng 50m chiều dài, tốc độ kéo trung bình khoảng0,5m/s.

3. Mẫu định lượng được lọc 60 lít, sử dụng xô có thể tích 10 lít để múc và lọc qua lướiJuday có kích thước mắt lưới 40m.

4. Các mẫu trên sau khi thu xong được cho vào thẩu nhựa có thể tích 300ml v à cốđịnh ngay tại hiện trường bằng Formalin 5%.

5. Trong phòng thí nghiệm:

6. Định tính: Sử dụng kính hiển vi quang học độ phón g đại tối đa 400 lần để xác địnhcác loài có trong mẫu. Các mẫu định tính được xác định tới loài và ghi chép vàobiểu phân tích mẫu.

7. Định lượng: Đếm số lượng cá thể của các loài bằng buồng đếm Sedgewick RafterCell có thể tích 1ml và quy ra số lượng có trong 1m3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Cấu trúc thành phần loài

Qua hai đợt khảo sát tháng 8 và tháng 11 năm 2004 ở VQG U Minh Thượng, đãxác định được 75 loài động vật nổi, thuộc 6 nhóm: Protozoa, Rotatoria, Cladocera,Copepoda, Ostracoda và Larvae. Trong đó nhóm có số lượng loài cao nhất là Rotatoria:29 loài chiếm 38,7%, tiếp đến là Cladocera với 21 loài chiếm tỷ lệ 28,0%. Các nhómcòn lại như Protozoa, Copepoda, Ostracoda và Larvae có s ố lượng loài ít hơn, chỉ daođộng trong khoảng từ 2 - 10 loài, đạt tỷ lệ từ 2,7% -13,3%.

Cấu trúc thành phần loài động vật nổi VQG U Minh Th ượng

Năm 2002 Năm 2004TT Nhóm loài

Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)

1 Protozoa (Động vật nguyên sinh) 0 0.0 2 2.7

2 Rotatoria (Luân trùng) 5 14.3 29 38.7

3 Cladocera (giáp xác Râu ngành) 5 14.3 21 28.0

4 Copepoda (giáp xác Chân chèo) 18 51.4 10 13.3

5 Ostracoda (giáp xác có vỏ) 0 0.0 4 5.3

6 Larvae (Ấu trùng) 7 20.0 9 12.0

Tổng 35 100 75 100

Page 4: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 575

Khả năng phục hồi của khu hệ động vật nổi ở VQG U Minh Th ượng sau đợtcháy rừng rất nhanh chóng, thể hiện ở cấu trúc thành phần loài động vật nổi: ở đợtkhảo sát năm 2002 có rất nhiều lo ài mang nguồn gốc biển như: Acartia clausi,Acartia pacifica, Calanopia thompsoni (Copepoda), Siphonophora, Hydromedusae(Larave), sang các đợt khảo sát năm 2004, các loài có nguồn gốc biển giảm dần,thay vào đó là các loài s ống trong môi trường nước ngọt điển hình, thích nghi caovới tính chất nước chua phèn. Bên cạnh đó, số lượng loài cũng tăng lên đáng kể, kếtquả khảo sát năm 2002 chỉ ghi nhận đ ược 35 loài, nhưng tới năm 2004 đã ghi nhậnđược 75 loài. Điểm đặc trưng của khu hệ động vật nổi ở VQG U Minh Th ượng vớiphát triển mạnh của các loài trong 3 nhóm chính là Rotatoria, Cladocera vàCopepoda, các nhóm còn l ại có số lượng loài rất ít.

2. Cấu trúc số lượng và loài ưu thế

Mật độ cá thể động vật nổi VQG U Minh Th ượng ở đợt khảo sát tháng 5 năm 2002rất thấp, chỉ đạt từ 17 - 1.805 con/m3, nhưng qua hai đợt khảo sát năm 2004 thu đượcmật độ cá thể cao hơn rất nhiều, dao động từ 101 -106400 con/m3.

Tháng 5 năm 2002: 17 - 1.805 con/m3

Tháng 8 năm 2004: 4.800 - 10.6400 con/m3

Tháng 11 năm 2004: 101 - 1.719 con/m3

Xét về mức độ ưu thế của động vật nổi ở VQG U Minh Th ượng cho thấy chúngphát triển không ổn định, các loài chiếm ưu thế có sự thay đổi liên tục theo không gianvà thời gian. Các loài chiếm ưu thế chủ yếu trong hai đợt khảo sát năm 2004 đều thuộc3 nhóm chính là: Rotatoria, Cladocera và Copepoda:

Rotatoria: Asplanchna priodonta, Trochosphaera solstialis, Brachionusquadridentatus, Brachionus plicatilis.

Cladocera: Diaphanosoma excisum, Duhevedia crassa, Chydorus sphaesicus,Moina dubia, Bosminopsis deitersi, Alona rectangula.

Copepoda: Mesocyclops leuckarti, Copepoda nauplius, Copepodite, Neodiaptomusbortulifer, Tropocyclops chinei.

KẾT LUẬN

Khu hệ động vật nổi VQG U Minh Th ượng đang có xu hướng phục hồi nhanhchóng sau đợt cháy rừng năm 2002, từ những kết quả thu thập được về cấu trúc thànhphần loài, cấu trúc số lượng cho thấy: Trong tháng 5 năm 2002 chỉ có 35 lo ài, đếntháng 8 và tháng 11 năm 2004 đã ghi nhận được 75 loài. Mức độ đa dạng và phong phúvề thành phần loài tăng dần theo thời gian nghiên cứu, những loài động vật nổi cónguồn gốc biển giảm dần thay vào đó là các loài thích nghi v ới môi trường nước ngọtđiển hình. Từ đó cho thấy khu hệ động vật nổi đang tái lập về tính đa dạng v à thủy vựcđang có sự ổn định tương đối tốt.

Page 5: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007576

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Mi ên (1980). Định loại động vậtkhông xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. NXB KH&KT

2. Động vật chí Việt Nam 5 (2001). Giáp xác nước ngọt. NXB KH&KT

3. Nguyễn Văn Khôi (1994). Lớp phụ chân mái ch èo (Copepoda) Vịnh Bắc Bộ. NXBKH&KT

4. Boxshall. G. A. and Halsey. S. H. (2004). An introduction to Copepod diversity.London

5. Dussart. B. H. and Defaye. D. (1995). Introduc tion to the Copepoda. SPBAcademic Publishing.

6. Ein Bestimmungswerk and Max Voigt (1956). Rotatoria. Berlin -Nikolassee.

7. Ranga Reddy. Y. (1994). Copoda, Calanoida, Diaptomidae. SPB AcademicPublishing.

8. Shirota. A. (1968). The Plankton of South VietNam (Over sea TechimicalCopperation Agency Japan).

9. W.T.Edmondson, Fresh-Water Biology: Rhizopoda, Actinopoda, Cladocera,Copepoda, Rotifera, Ostracoda. University of Washington, Scattle.

SUMMARYRestored assessment of zooplankton fauna of U Minh Thuong

national park after the forest fire in 2002

Pham Doan DangInstitute of Tropical Biology

Zooplankton fauna of U Minh Thuong national park has quickly being restoredafter the forest fire in 2002. According to the results of component and the quantitystructure: there were 35 species have been identified in May 2002 but there were 75species have been identified in August and in November 2004. The diversity ofcomponent has gradually increased in research time. Many species from fresh waterhave gradually replaced the species that have marine origin. Therefore the diversity ofzooplankton fauna has restored, and the environment has well settled.

Page 6: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 577

ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ CÁ ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG

Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân ĐồngViện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), một phần của châu thổ sông M êkông,đỉnh ở Kratie (Cămpuchia) l à phần hạ lưu cửa sông của sông Mêkông. Từ nửa cuốithế kỷ XX đã có một số công trình nghiên cứu khu hệ cá ĐBSCL nh ư: KawamotoN, Nguyễn Việt Trương, Trần Thị Tuý Hoa (1972) mô tả h ình thái của 96 loài;Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu H ương (1993) mô tả và định loại 173 loài; MaiĐình Yên và ctv (1992) định loại 255 loài cá nước ngọt Nam Bộ; v.v. Nh ư vậy, chođến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ thành phần loài khu hệ cá ĐBSCL.Nghiên cứu này, thừa kế các nghiên cứu đã có, tiếp tục khảo sát thực địa, thu thậpmẫu định loại, bổ sung th êm thành phần loài khu hệ, đánh giá hiện trạng khai thác,sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học cá ở ĐBSCL và những biện pháp bảo tồn v àphát triển bền vững chúng.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Sông Mêkông là một trong những con sông lớn nhất ở Châu Á, đ ược xếp vàoloại lớn thứ 10 trên thế giới có chiều dài khoảng 4220km, phát nguyên từ Tây Tạng(Trung Quốc) toả chiếm một lưu vực 795.000km2 qua Trung Quốc, Myanma, Lào,Thái Lan, Cămpuchia và Vi ệt Nam. Sông Mêkông đi vào Việt Nam bằng 2 dòngTiền Giang và Hậu Giang, động lực chính tạo th ành ĐBSCL. ĐBSCL có diện tích39.313km2, giới hạn từ sông Vàm Cỏ ở phía Đông; phía Tây giáp vịnh Thái Lan;phía Đông và Đông Nam giáp bi ển Đông, phía Bắc l à đường biên giới Việt Nam -Cămpuchia.

Mạng lưới sông ngòi của ĐBSCL gồm sông Tiền v à sông Hậu (có 9 dòng) sôngVàm Cỏ và một số hệ thống sông rạch (vừa tự nhi ên, vừa nhân tạo) chằng chịt trongchâu thổ. Các sông nhỏ và kênh rạch hoặc nối với sông Tiền, sông Hậu đổ ra biểnĐông hoặc đổ thẳng ra biển Đông, biển Tây.

Toàn bộ ĐBSCL bị chi phối bởi hệ thống sông M êkông phần hạ lưu. Tổnglượng dòng chảy sông Mêkông vào ĐBSCL tại Tân Châu (sông Tiền) và Châu Đốc(sông Hậu) khoảng 486.109m3/năm và lượng dòng chảy do mưa sinh ra tại ĐBSCL

Page 7: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007578

khoảng 19.109m3/năm. Nước lũ vào ĐBSCL không những qua sông Tiền và sôngHậu mà còn tràn qua cả biên giới Việt Nam - Cămpuchia từ Hà Tiên đến Tây Ninh.Diện tích ngập lũ ở ĐBSCL l ên đến 19.000km2 với độ ngập từ 0,5-3,5m, tuỳ thuộcđộ cao từng khu vực. Mùa lũ nước ngọt tiến ra biển 60km cách cửa sông Hậu. Thờigian ngập lũ từ 3-6 tháng hàng năm. Lượng dòng chảy mùa lũ (từ tháng 6 tới tháng11) chiếm 70-80% lượng dòng chảy toàn năm. Trong mùa khô, lư ợng nước từthượng lưu đổ về nhỏ, độ dốc của lòng sông ở ĐBSCL không lớn nên triều xâmnhập vào trong sông ngòi, kênh r ạch và nội đồng. ĐBSCL chịu ảnh h ưởng của 2loại triều: triều biển Đông l à bán nhật triều không đều có biên độ triều cao, với tốcđộ lan truyền khoảng 30km/h tr ên sông Tiền và 20-25km/h trên sông Hậu. Thuỷtriều có thể lên đến gần Côngpôngchàm (cách cửa sông đến 350-480km). Triều biểnTây là nhật triều với biên độ triều thấp, ảnh hưởng đồng bằng ven biển phía Tây:Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Mùa khô đường đẳng muối 4‰xâmnhập vào đất liền chảy qua thị x ã Bến Tre, Mỹ Tho, Sóc Trăng, bán đảo C à Mau.Nhiều huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang bị nhiễm mặn.

Những đặc điểm đó đã làm cho khu hệ cá ĐBSCL có đa dạng sinh học cao: có sốlượng loài nhiều với nhiều nhóm sinh thái khác nhau, có trữ l ượng lớn với nhiều loài cógiá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên trong quá trình phát tri ển kinh tế-xã hội trong lưu vực sông Mêkôngnói chung, ở ĐBSCL nói riêng, những hoạt động của con ng ười đã có tác độngnhiều mặt: khai thác các v ùng hoang vu rộng lớn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác LongXuyên, vùng rừng ngập ven biển, v.v.) th ành đồng ruộng, làng xã, thị trấn, thànhphố; nhiều kênh rạch được đào, nhiều đê bao, cống, đập, đường giao thông bộ đượcxây dựng, hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp, dịchvụ,... gia tăng, đa dạng sinh học cá ĐBSCL đang chịu tác động sâu sắc, báo động sựsuy thoái.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU

1. Các nghiên cứu khu hệ cá ĐBSCL được tiến hành từ năm 1995. Các đợt khảosát thực địa được tổ chức ở các vùng khác nhau ở ĐBSCL: Đồng Tháp M ười,Tứ giác Long xuyên, U Minh, Tây Sông Hậu, các tỉnh ven biển, tr ên dòng sôngTiền, sông Hậu. Mẫu vật đ ược thu thập nghiên cứu thành phần loài và sinh học;sử dụng hệ thống phân loại của Eschmeyer, 1998 v à FishBase 2000. Phân tíchhình thái sinh học theo các phương pháp nghiên cứu ngư loại thông thường.

2. Điều tra tình hình khai thác và sản lượng cá khai thác ở các v ùng khác nhau; Sửdụng phương pháp điều tra nông hộ để tính sản l ượng. Số liệu được xử lý thốngkê sinh học, phần mềm Exel, Systate

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN1. Thành phần loài khu hệ cá ĐBSCL.

Khu hệ cá ĐBSCL có 253 loài thuộc 132 giống 42 họ, 11 bộ (phụ lục 1)

Page 8: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 579

Bảng 1. Số lượng bộ, họ, giống, loài và tỷ lệ % của khu hệ cá ĐBSCL.

Số họ Số giống Số loàiStt Bộ: Tên Việt Nam, tên Khoa học Số

lượng % Sốlượng % Số

lượng%

1 Bộ cá Thát lát: Osteoglossiformes 1 2,56 2 1,52 2 0,79

2 Bộ cá Cháo: Elopiformes 1 2,56 1 0,76 1 0,40

3 Bộ cá Trích: Clupeiformes 3 7,69 10 7,56 14 5,53

4 Bộ cá Chép: Cypriniformes 3 7,69 37 28,03 80 32,14

5 Bộ cá Nheo: Siluriformes 7 18,42 17 12,88 48 18,97

6 Bộ cá Sóc: Cyprinodonsiformes 2 5,26 2 1,52 3 1,19

7 Bộ cá Nhái: Beloniformes 3 7,69 6 4,55 10 3,95

8 Bộ Mang liền: Synbranchiformes 2 2,52 5 3,79 9 3,56

9 Bộ cá Vược: Perciformes 14 36,84 40 30,30 62 24,51

10 Bộ cá Bơn: Pleuronectiformes 2 5,26 5 3,79 16 6,32

11 Bộ cá Nóc: Tetraodontiformes 1 2,56 7 5,30 9 3,56

Tổng 39 100 132 100 253 100

Bộ cá Chép (Cypriniformes), Bộ cá Nheo (Siluriformes), Bộ cá V ược(Perciformes), là 3 bộ có số lượng loài nhiều nhất, trong đó bộ cá Chép có số l ượng loàinhiều nhất. Tính chất này cũng giống khu hệ cá các nước lân cận (Cămpuchia, Lào,Thái Lan, Bắc Việt Nam, ...).

Khu hệ cá của toàn bộ sông Mêkông có trên 1200 loài, như v ậy phần ĐBSCLchiếm 21,08% số loài của Mêkông. Khu hệ cá Cămpuchia có 478 loài (Fish Base,2005), khu hệ cá ĐBSCL bằng 52,93% cá Cămpuchia. L à thành phần cá của khu vựchạ lưu, cửa sông số loài cá có nguồn gốc lợ, mặn của ĐBSCL nhiều h ơn khu hệ cáCămpuchia.

Khu hệ cá nước ngọt ĐBSCL được hình thành từ cuối kỷ Đệ Tam, thuộc vùng địalý cá nước ngọt Đông Phương, vùng phụ Đông Dương.

2. Sự đa dạng sinh thái của khu hệ cá ĐBSCL

ĐBSCL là một phần của sông Mêkông có lịch sử địa chất lâu đời ở vùng nhiệt đớiĐông Nam Á. ĐBSCL có nhi ều loại hình đất ngập nước điển hình: rừng ngập mặn venbiển, đầm lầy nội địa (rừng tràm), cửa sông rộng lớn, có 2 dòng chính với nhiều cửa đổra biển, mạng lưới kênh rạch dày đặc, đồng bằng thấp về mùa lũ ngập với diện tích lớnkéo dài 3-6 tháng hàng năm. Sự đa dạng về sinh thái của khu hệ cá ĐBSCL l à rất lớn.Cá ở ĐBSCL có 2 nhóm cá đặc tr ưng: cá sông (cá trắng) sống ở các thuỷ vực n ướcchảy lưu thông: sông, kênh, rạch lớn, về mùa lũ mở rộng phân bố ở các vùng ngập lũ:nhiều loài trong bộ cá Chép (Cypriniformes), bộ cá Nheo (Siluriformes), một số lo àitrong bộ cá Trích (Clupeiformes), một số trong bộ cá V ược (Perciformes). Cá đồng (cáđen) sống trong các khu ao ruộng, lung ngập nước (rừng tràm), nhiều loài trong bộ cá

Page 9: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007580

Vược (Perciformes), một số trong bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), một số trong bộcá Nheo (Siliriformes), nhóm cá này thích nghi s ống ở nước đứng, có khả năng chịungưỡng oxy thấp, pH thấp, nhiệt độ cao tro ng mùa khô.

Sự đa dạng trong chu kỳ sống của các lo ài cá trong khu hệ cá ĐBSCL rất cao.Các loài cá có kích thước nhỏ, có tuổi thọ thấp 1 -2 năm chiếm tỷ lệ rất lớn. Nhómcá này thành thục sinh dục và sinh sản ngay trong năm đầu v à năm thứ 2 của đờisống, có sức sinh sản tương đối lớn, thường sinh sản trong mùa mưa lũ có vùngngập lớn sinh trưởng nhanh, tạo khả năng phục hồi quần thể cao. Nhóm cá n àythường ăn phù du sinh vật, mùn bã hữu cơ và động vật đáy nhỏ: nhiều loài trong bộcá Trích (Coilia, Conica, v .v.) bộ cá Chép (Esomus, Rasbora, Thynnichthys,Osteochilus, Cirhinus, Labeobarbus, v.v.), b ộ cá Nheo (Leiocassis, Mystus,Heterobagrus, v.v.), bộ cá Sóc (Aplocheilus, Lebistis, Dermogenus, v.v.), bộ cáVược (Channa, Betta, Trichogaster, Butis, v.v.). Nhóm cá này có sản lượng khaithác lớn ở ĐBSCL.

Nhóm cá có kích thước trung bình chiếm số lượng lớn thứ 2, gồm nhiều lo ài cáăn tạp, ăn động vật (cá dữ điển h ình), thiếu vắng những loài cá ăn thực vật điểnhình. Chúng sinh trưởng nhanh trong những n ăm đầu của đời sống và thành thụcsinh dục sinh sản vào năm thứ 2, 3, ... Thuộc nhóm n ày gồm nhiều loài trong bộ cáChép (Leptobarbus, Cyclocheilichthys, Cirhinus, v.v.), b ộ cá Nheo (Wallago,Kryptopterus, Clarias, Plotosus, Pangasius, Mystus, v.v.), b ộ cá Vược (Lates,Channa, Oxyeleotris, v.v.), b ộ Mang liền (Monopterus, Mastacembelus, v.v.),.Nhóm này gồm nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao.

Khu hệ cá ĐBSCL có một số lo ài cá kích thước lớn, tuổi thọ lớn 5 -10 năm,gồm các loài trong bộ cá Chép (Catlocarpio, Probarbu s, Morulius, ...). Loài cá HôCatlocarpio siamensis là loài cá có kích thư ớc lớn nhất trong bộ cá Chép (chiều d àicó thể tới 300cm, trọng l ượng trên 200kg); các loài trong b ộ cá Nheo(Pangasinodon, Wallagonia, Bagarius, v.v.). Loài cá Tra d ầu Pangasinodon gigas làloài cá da trơn nước ngọt lớn nhất: chiều d ài có thể đạt tới 300 cm, trọng l ượng300kg. Đây là những nguồn gen độc đáo có giá trị kinh tế v à khoa học cao. Tuynhiên sản lượng của chúng đang giảm sút nghi êm trọng, chúng đang ở t ình trạng bịđe dọa.

Sự di cư của các loài cá ở ĐBSCL diễn ra rất đa dạng. Các loài cá ở vùng nước lợ venbiển cửa sông đi vào hạ lưu vào sâu trong các kênh rạch nội đồng trong mùa khô, một sốloài vượt qua khỏi ĐBSCL lên đến Cămpuchia: nhiều loài trong bộ cá Trích, bộ cá Nheo,bộ cá Vược: di cư dinh dưỡng. Chúng trở lại cửa sông ven biển vào mùa lũ; Một số loài dicư lên xa để sinh sản. Các loài cá nước ngọt bắt đầu phát dục di cư ngược dòng ra khỏiĐBSCL lên đến trung lưu trong phần lãnh thổ Cămpuchia để sinh sản. Sự di cư thụ độngtheo dòng nước lũ của cá bột, cá con từ trung lưu hoặc ở Cămpuchia về ĐBSCL diễn ravào đầu, giữa mùa lũ của nhiều loài thuộc bộ cá Chép, bộ cá Nheo, bộ cá Vược, ... phần lớnđi vào các kênh rạch, đồng ruộng ngập lũ để kiếm ăn và sinh trưởng trong suốt mùa lũ.Những nghiên cứu gần đây cho thấy thành phần loài của cá bột, cá con di cư là rất đa dạng:hàng trăm loài (Nguyễn Thanh Tùng, 2004). Các loài cá sống ở sông, kênh rạch trong

Page 10: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 581

phạm vi ĐBSCL đến mùa lũ cũng đi vào đồng ruộng ngập để sinh sản và kiếm ăn. Lũ lànhân tố quan trọng bảo đảm sinh sản, sinh trưởng của phần lớn các loài cá ở ĐBSCL.

3. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học cá ĐBSCL

Đánh bắt cá nước ngọt ở ĐBSCL là hoạt động kinh tế phổ biến của hầu hết c ưdân trong vùng. Sản phẩm từ cá nước ngọt tự nhiên có giá trị quan trọng trong sảnxuất và đời sống của ĐBSCL. Tuy vậy cho đến nay sản l ượng cá khai thác chưađược thống kê, đánh giá đầy đủ. Những kết quả điều tra sản l ượng cá khai thácnhững năm gần đây ở một số khu vực là rất lớn. Sản lượng cá khai thác năm 1999của tỉnh An Giang là 194.678 tấn, Trà Vinh 34.587 tấn (Nguyễn Thanh Lâm, 2003);sản lượng cá khai thác của vùng Ô Môn-Xà No (Tây sông Hậu) năm 2001 là 18.500tấn, năm 2003 là 10.500 tấn (Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư, Nguyễn XuânĐồng, 2004). Sản lượng cá khai thác hàng năm ở ĐBSCL biến động theo c ường độcủa lũ: lũ lớn, thời gian ngập kéo d ài sản lượng cao và ngược lại. Những năm lũlớn, thời gian ngập kéo d ài sản lượng cá khai thác ở ĐBSCL có thể đạt 500.000tấn/năm.

Tuy vậy cường độ khai thác cá ở ĐBSCL trong thập ni ên cuối đã gia tăng rấtcao: nhiều phương tiện khai thác mang tính chất huỷ diệt: l ưới có mắt lưới rất nhỏ,kích điện, dùng chất độc. Gia tăng sản xuất nông nghiệp, khai hoang mở rộng diệntích nuôi trồng thuỷ sản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, v.v. Xâydựng nhiều đê bao, cống đập, đường giao thông vận tải, phát triển công nghiệp, giatăng dân số cơ học, ô nhiễm nguồn nước, v.v. Những biến đổi đó đ ã tác động mạnhđến đa dạng sinh học cá ở ĐBSCL: thu hẹp v à ô nhiễm nơi sinh sống, bị đánh bắtvượt quá sức tái sản xuất của quần thể cá, số l ượng nhiều loài cá kinh tế giảm sútnghiêm trọng. Đa dạng sinh học cá ĐBSCL đang đứng tr ước nguy cơ suy thoái ởcấp độ cao.

KẾT LUẬN

Khu hệ cá ĐBSCL rất đa dạng, phong phú gồm lo ài 253 loài, 132 giống, 42 họ,11 bộ khác nhau. Trữ lượng cá của khu hệ rất lớn; những năm lũ lớn, thời gian ngậpkéo dài sản lượng cá khai thác cao, những năm lũ nhỏ, ngập ngắn sản l ượng thấp.Đa dạng sinh học cá ĐBSCL đang đ ứng trước nguy cơ suy thoái cao do khai thácquá mức, chịu tác động mạnh mẽ của quá tr ình phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL.Xây dựng và thực hiện một chương trình bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên đadạng sinh học cá ĐBSCL giảm thiểu các tác động bất lợi tiến tới phát triển bềnvững là nhu cầu cấp bách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Đức Đạt. Thái Ngọc Trí (2001). Khu hệ cá và nghề cá ở Đồng Tháp Mười.Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học Công nghệ. Viện Sinh học Nhiệt đới.trang 390-395. Nxb Nông nghiệp.

Page 11: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007582

2. Hoàng Đức Đạt, Nguyên Xuân Thư, Nguyễn Xuân Đồng (2004). Báo cáo T ư vấngiám sát di cư cá ở các vùng Thuỷ lợi ĐBSCL. Hội thảo tư vấn giám sát di cư Cá.Viện Sinh học Nhiệt đới.

3. Trương Thủ Khoa. Trần Thị Thu Hương (1993). Định loại cá nước ngọt vùng Đồngbằng Sông Cửu Long. Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học Cần Thơ.

4. Phan Thanh Lâm. Phạm Mai Phương (2002). Đánh giá ngu ồn lợi thuỷ sản nộiđịa tỉnh An Giang thông qua ph ương pháp điều tra nông hộ. Tuyển tập nghề cáĐồng bằng Sông Cửu Long 2002. Viện nghi ên cứu nuôi trồng thuỷ sản II. NXBNông nghiệp.

5. Phan Thanh Lâm. Phạm Mai Phương. Nguyễn Thanh Tùng (2003). Cách tiếp cậnvà đánh giá nguồn lợi thuỷ sản nội địa ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuyển tậpnghề cá sông cầu Long (số đặc biệt). Báo cáo Khoa học hội thảo Quốc gianghiên cứu Khoa học phục vụ nghề nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh phía Nam(ngày 20-21/12/2002. TP. Hồ Chí Minh) Viện nghi ên cứu nuôi trồng thuỷ sản II.NXB Nông nghiệp.

6. Nguyễn Thanh Tùng (2005). Di cư của cá bột và cá con trên sông Tiền tại Tân Châuvà sông Hậu tại Châu Đốc. Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngư loại học. Viện Hải dươnghọc Nha Trang.

7. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng. Nguyễn Văn Thiện (1992). Định loại các loàicá nước ngọt Nam Bộ. NXB KH&KT

8. Eschemeyer (1998). Catalog Fish. Clifornia Academy of Scie nces.

9. Kawamoto. N, Nguyen Viet Truong & Tran Thi Tuy Hoa (1972). Illusstrations ofsome freshwater fishes of the Mekong Delta, Vietnam.

10. Froese R, D. Pauly., (2000). Fish base. Concepts, design and data sources.International Center for Living Aquatic Resou rces Management, Los Banos,Laguna, Philippines.

11. Smith. H. M., (1945). The freshwater fish of Siam of Thailand.

12. Walter J. Rainboth. (1996). Fishes of the Cambodian Mekong. FAO, UN

Page 12: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 583

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHẠCH LÁ TRE(Macrognathus siamensis Gunther)

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân ĐồngViện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Đa dạng sinh học của khu hệ cá Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xemlà rất phong phú với hơn 250 loài cá, trong đó có kho ảng 40 loài là cá có giá trị kinh tế.Loài cá chạch lá tre (CLT) (Macrognathus siamensis Gunther, 1861) thuộc họ cá chạchtrấu (Mastacembelidae), bộ mang liền (Synbranchiformes), tuy có kích th ước nhỏ,nhưng sản lượng khai thác tương đối lớn, thịt cá ngon, được ưa chuộng trong tiêu dùngnội địa và cho xuất khẩu. Tuy vậy, cho đến nay cũng nh ư nhiều loài cá kinh tế khác ởĐBSCL, sinh học loài cá chạch lá tre chưa được nghiên cứu. Chúng tôi tiến hànhnghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài chạch lá tre, góp phần xây dựng cơ sởkhoa học cho những giải pháp bảo tồn, khai thác hợp lý lo ài cá này ở ĐBSCL.

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU

Từ năm 2001-2005 đã tiến hành 9 đợt khảo sát thực địa thu mẫu ở các khu vực khácnhau của ĐBSCL thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Tr à Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu,Kiên Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ. Các mẫu thu thập được xử lý, phân tíchsinh học theo phương pháp nghiên cứu ngư loại học của Pravdin, 1972 và FishBase,2000. Số lượng mẫu đã thu thập và phân tích là 178 cá thể; một số mẫu được giải phẩutại nơi thực địa, một số định hình trong Formol 5-7% và được phân tích tại phòng thínghiệm. Số liệu thu thập, phân tích được xử lý bằng chương trình Excel và Systate.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Đặc điểm phân bố: Giống Macrognathus Lacépède, 1800 trên Thế giới có khoảng12 loài (FishBase, 2000). Ở hạ lưu Sông Mêkông có 4 loài. Ở Việt Nam loài CLTphân bố ở các tỉnh Nam Trung Bộ (Quảng Ng ãi) đến Đông Nam Bộ và ĐBSCL(Mai Đình Yên, 1992 và Nguyễn Hữu Dực, 1995).

2. Kích thước và trọng lượng3. Trong 178 mẫu cá thu thập, phân tích có:

4. Chiều dài cá khai thác dao động từ 10,90-23,80cm; trung bình 17,84 ± 0,39cm;

Page 13: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007584

5. Trọng lượng cá khai thác dao động từ 7-57,70g; trung bình 24,50 ± 1,43g

6. Nhìn chung kích thước và trọng lượng khai thác của CLT tương đối nhỏ.

7. Biểu đồ 1: Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá CLT

8. Xác định tuổi của cá CLT: Cá CLT có vảy rất nhỏ, dạng hình bầu dục với chiềudài từ chân vảy đến đỉnh vảy khoảng 1, 5-2,0mm, chiều rộng khoảng 1,0-1,5mm,các đường sinh trưởng khá đồng đều. Quan sát vảy của h ơn 50 cá thể đều khôngthấy vòng tuổi trên vảy cá. Như vậy, tuổi cá CLT chỉ có thể xác định bằng ph ươngpháp thực nghiệm.

9. Đặc điểm dinh dưỡng của cá CLT: Ống tiêu hoá của cá CLT ngắn, phần trước chỉhơi phình ra, dạ dày không rõ ràng, chiều dài ống tiêu hoá chỉ 60% chiều dài của cá.

10. Phân tích độ no của dạ dày ở các cá thường thấp, có 37% cá thể có độ no bậc 0; có42,77% có độ no bậc 1; số cá thể có độ no bậc 2, 3, 4 chiếm tỷ lệ thấp. Cường độdinh dưỡng của cá ít thay đổi theo m ùa. Phân tích thành phần thức ăn của cá CLTthấy chủ yếu gồm: ấu trùng của Copepoda, Nematoda, Crustacea, ấu tr ùng Côntrùng, mùn bã hữu cơ trong đó có lẫn vi tảo thuộc Cyanophyta, Bacillarioph yta,Chlorophyta, ... có thể thấy cá CLT là loài cá ăn động vật thuỷ sinh nhỏ, và chủ yếukiếm ăn ở tầng đáy.

y = 0.0002x2.2526

0

10

20

30

40

50

60

70

0 50 100 150 200 250L (mm)

W (g

)

Page 14: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 585

11. Qua biểu đồ 1 cho thấy nhóm cá khai thác chủ yếu có ch iều dài từ 15,00-20,00cm và trọng lượng từ 15-35g. Giữa chiều dài và trọng lượng có mối tươngquan tỷ lệ thuận với phương trình y = 0,0002x2,2526. Ở thời kỳ cá con (chưatrưởng thành sinh dục) cá sinh trưởng nhanh về chiều dài, về sau cá sinh trưởngnhanh về trọng lượng.

5. Đặc điểm sinh sản của cá CLT: Cá CLT có kích thước tương đối nhỏ, tuổi thọthấp, phát dục sớm, có thể tham gia sinh sản lần đầu v ào năm thứ 2 của đời sống. Ở cácmẫu thu thập phân tích có tỷ lệ đực cái ( ♂/♀) là: 30:121 tương đương 1/4 , có 22 cá thểkhông thể xác định được đực cái bằng mắt thường. Như vậy, ở các cá thể trưởng thànhsinh dục cá cái có số lượng nhiều hơn cá đực (gấp 4 lần). Tuy nhiên vấn đề này cầnđược tiếp tục khảo sát mới có thể biết đ ược chính xác.

Bảng 1: Các giai đoạn chín muồi sinh dục của cá CLT

1+2 3+4 5+6 7+8 9+10 11+12 Tháng

Giai đoạn♂ ♀ ♂ ♀ ♂ ♀ ♂ ♀ ♂ ♀ ♂ ♀

Juvenile 10 3 2

II 8 3 1 16 1 10

III 1 6 14 38 7 10 7 4

IV 23 1 3

V 3

VI 4

Tổng cộng 19 9 95 28 17 10

Qua bảng 1 nhận thấy rằng cá CLT ở ĐBSCL trong các tháng đầu v à giữa mùakhô (từ tháng 11-12 đến tháng 3-4 độ chín muồi của tuyến sinh dục chỉ ở giai đoạn từkhông phân biệt được cho đến giai đoạn II; trong các tháng m ùa mưa (từ tháng 5-10)độ chín muồi sinh dục ở giai đoạn từ II đến giai đoạn VI. Cũng qua bảng 1 cho thấy cáCLT mùa sinh sản chủ yếu vào đầu và giữa mùa mưa.

Đường kính trứng ở các giai đoạn III, gi ai đoạn IV dao động khoảng 0,62mm đến1,20mm, trung bình 1,10mm. Sức sinh sản tuyệt đối (số lượng trứng ở thời kỳ sinhtrưởng dinh dưỡng ở cá cái có giai đoạn IV chí n muồi sinh dục) từ 1.650-8.837 trứng,trung bình là 3.339 trứng. Sức sinh sản tương đối là 135 trứng/g thể trọng.

Đặc điểm sinh thái, t ình trạng khai thác, sản lượng khai thác cá CLT cũng đ ãđược ghi nhận. Cá sống ở các k ênh rạch, phân bố rộng khắp ở ĐBSC L, vào mùamưa có thể di cư vào các vùng ruộng ngập lũ để kiếm ăn. Cá CLT sống ở tầng đáy,bờ sông, kênh rạch có nước chảy nhẹ, hoặc nước đứng. Cá được đánh bắt bằng lướicào, đáy, đăng dớn, xĩa, ...; cá được khai thác quanh năm; tuy nhi ên, sản lượng khaithác cao vào các tháng VIII -XII. Ở ĐBSCL cá CLT có sản l ượng khai thác cao nhất

Page 15: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007586

trong các loài cá chạch trong bộ mang liền, ước tính lên đến hàng ngàn tấn. Để đảmbảo khai thác bền vững lo ài cá này, đề nghị các cơ quan và chính quyền địa phươngtrong khu vực ĐBSCL kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong việc sử dụng các ng ư cụbằng điện như: xiệc điện, cào điện, lưới điện, ... cũng như hạn chế cường độ khaithác trong mùa cá sinh sản.

Tuy kích thước không lớn nhưng thịt cá ngon, được ưa chuộng ở thị trường trongvà ngoài nước. Cá CLT có thể sử dụng tươi sống hay chế biến.

KẾT LUẬN

1. Cá CLT khai thác có kích thước trung bình là 17,84 ± 0,39cm và trọng lượng trungbình là 24,50 ± 1,43g. Trong lúc chiều dài tối đa của cá có thể đến 30cm.

2. Cá CLT sống ở tầng đáy, phân bố rộng khắp các sông, kênh rạch và ruộng ngập lũở ĐBSCL. Cá ăn chủ yếu động vật đáy nhỏ: ấu tr ùng Copepoda, Nematoda,Crustacea, ấu trùng côn trùng, và mùn bã hữu cơ. Ống tiêu hoá ngắn khoảng 60%chiều dài cá.

3. Cá thành thục sinh dục và sinh sản vào năm thứ 2 của của đời sống, mùa sinh sảnkéo dài trong mùa mưa (từ tháng V đến tháng X hàng năm). Sức sinh sản tuyệt đốitrung bình 3.339 trứng, sức sinh sản tương đối 136 trứng/g cá.

4. Cá CLT là loài cá kinh tế, có giá trị hàng hoá ở thị trường nội địa cũng như xuấtkhẩu. Sản lượng khai thác ở ĐBSCL có thể h àng ngàn tấn/năm. Cần quan tâm bảovệ và khai thác hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thuỷ sản (1996). Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. Nxb Nông nghiệp

2. Hoàng Đức Đạt. Thái Ngọc Trí (2001). Khu hệ cá v à nghề cá ở Đồng Tháp Mười.Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học Công nghệ. Viện Sinh học Nhiệt đới.trang 390-395. NXB Nông nghiệp.

3. Đặng Văn Giáp (1997). Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS-EXCEL. NXB Giáo dục

4. Pravdin IF. (1963). Hướng dẫn nghiên cứu cá. NXB KH&KT

5. Trương Thủ Khoa. Trần Thị Thu Hương (1993). Định loại cá nước ngọt vùngĐồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học Cần Thơ.

6. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện (1992). Định loại các loàicá nước ngọt Nam Bộ. NXB KH&KT

7. Eschmeyer, W. N., (1998). Catalog of fishes. California Academy of Sciences. SanFrancisco, USA

8. Froese, R. and D. Pauly (2000). FishBase 2000: Concepts, design and data sources.ICLARM, Philippines.

Page 16: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 587

9. GEC Global Environmental Consultants Ltd. (1998). Environmental Review ofProposed Sources of Growth for Sustanable Agriculture and BiodiversityProtection in The U Minh and Plain of Reeds Subregions of The Mekong Delta.

10. Hugh. M. Smith, 1945. The freshwater fishes of siam or Thailand. United statesnational museum. Bulletin 188.

11. FAO. (1998). Topsoil characterization for sustainable land management. Land andwater development division. Soil resources, Management and conservation service,Rome. 81pp.

12. Nguyen Xuan Quynh, Mai Dinh Yen, Clive Pinder & Steve Tilling, ( 2000).Biological surveillance of freshwater, using macroinvertebrates. Hanoi, 2000

13. Tran Truong Luu (1997). Review and assessment of natural food chanins - Fishfauna and capture fisheries of Bassac River. Reseach Institute for Aquaculture II.

14. Tran Truong Luu. Nguyen Van Hao. Nguyen Minh Nien. Nguyen Thanh Tung.Truong Thanh Tuan. Nguyen Dinh Hung (1999). Fisheries baseline study (NorthVam nao water contrl project). Reseach Institute for Aquaculture II.

15. Walter J. Rainboth (1996). Fishes of the Cambodian Me kong. FAO-UN, Rome

Page 17: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007588

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NGUỒN LỢI CÁ CH ÌNH GIỐNG(Anguilla)

Ở MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG

Nguyễn Xuân Đồng, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân ThưViện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Giống Anguilla, họ cá ch ình Anguillidae, bộ cá chình Anguilliformes có khoảng20 loài phân bố rất rộng trên thế giới.

Ở nước ta có 3 loài cá chình: cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard,1824), cá chình mun (A. bicolor bicolor McClelland, 1844), cá chình nh ọn(A.malgumora,Kaup,1856). Loài cá chình bông phân b ố rộng và có số lượng nhiều hơn cả.

Các loài cá chình (Anguilla) có chu k ỳ sống rất đặc biệt: sinh trưởng trong nướcngọt, đến tuổi thành thục, trưởng thành sinh dục di cư ra biển, tuyến sinh dục phát triển,chín muồi, sinh sản ở vùng biển sâu, trứng có kích thước nhỏ, số lượng nhiều, thụ tinh,phôi phát triển nở thành ấu trùng biến thái thành dạng hình lá liễu sống phù du trongnước biển, theo dòng hải lưu dần vào bờ, biến thành cá chình con trong suốt, dạng hìnhống vào các sông, đầm nước ngọt rồi thành cá chình con thực thụ tiếp tục đi sâu vàocác sông suối, sinh sống ở đây cho đến trưởng thành.

Hiện nay, nguồn cá chình giống cung cấp cho nghề nuôi cá ch ình chủ yếu vẫn sửdụng nguồn giống tự nhiên. Do đó, điều tra nguồn cá chình giống là nhiệm vụ rất cầnthiết nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn lợi này: bảo vệ các quần thể cá ch ình trongtự nhiên, cũng như phát triển nghề nuôi cá chình.

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu: Thời gian khảo sát từ tháng VIII/2004 đến tháng II/2006

Địa điểm nghiên cứu: Các hệ thống sông suối, ao, đầm, các đập tr ên các sông của cáctỉnh miền Trung.

Phương pháp nghiên cứu: Xác định các điểm khảo sát, điều tra v à thu mẫu tại các thuỷ vực khác nhau (cửa

sông, hạ lưu, thượng nguồn, hồ chứa, ao hồ tự nhi ên,...). Tiến hành điều tra cáchình giống từ người đánh bắt, người thu mua và người nuôi.

Thiết kế ngư cụ chuyên dùng chỉ để khai thác cá chình con.

Page 18: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 589

Tự tổ chức khai thác và cùng ngư dân khai thác cá ch ình hương cá chình giốngtrên một số sông và ở khu vực các đập.

KẾT QUẢ

1. Nguồn lợi cá chình giống

Theo các kết quả nghiên cứu về cá chình giống Anguilla trên thế giới cũng như ở ViệtNam cho thấy các loài cá chình thuộc giống Anguilla phân bố ở nước ta đều là các loài cádi cư. Chúng sinh sản ở vùng biển sâu, xa bờ. Phôi, ấu trùng biến thái phát triển ở biển, dicư dần vào vùng ven bờ (theo các dòng Hải lưu) vào các đầm phá, cửa sông thành cá chìnhdạng trong suốt (cá chình gương - glass-ell) rồi di cư vào hạ lưu lớn dần lên thành cá chìnhhương, chình giống ngược dòng lên vùng trung, thượng lưu.

Các tỉnh ven biển miền Trung có hệ thống sông ng òi phong phú. Chúng bắt nguồn từsườn Đông của dãy Trường Sơn, chảy qua vùng đồng bằng hẹp đổ thẳng ra biển Đônghoặc thông qua các đầm phá rồi mới ra biển. Các đặc điểm thủy văn của sôn g ngòi, ao đầmmiền Trung thuận lợi cho đời sống cá ch ình.

Chúng tôi đã tổ chức 10 đợt đánh khảo sát cá ch ình hương, cá chình giống ở các tỉnhtừ Hà Tĩnh tới Bình Thuận. Trên cơ sở khảo sát thưc địa và điều tra ngư dân, chúng tôi đãchọn 7 khu vực và tổ chức khảo sát tại các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thi ên - Huế, QuảngNgãi, Phú Yên và Ninh Thuận. Bằng các ngư cụ tự thiết kế gồm: 2 đăng nhỏ bằng lưới vảidày mịn (mắt lưới 0,2mm), cánh đăng bằng lưới nilon dày (mắt lưới 0,7mm) và 4 vợt lướivải dày 0,2 mm, kết hợp với các ngư cụ khác của ngư dân trong khu vực như: te, lưới kéo,bổi,… để khảo sát cá chình hương, chình giống. Cá chình con đánh bắt được có 3 cỡ khácnhau: 1/. Cá chình gương (glass-ell) có thân hình trụ trong suốt chưa có sắc tố hoặc chỉ córải rác trên thân, có chiều dài toàn bộ (Lab) trung bình 5cm, trọng lượng (w) trung bình0,18g ( khoảng 5500 - 6000con/kg ). 2/. Cá chình hương, có chiều dài toàn bộ (Lab) trên7cm, trọng lượng (w) trên 0,3g/con, sắc tố phát triển, cá có màu đặc trưng. 3/. Cá chìnhgiống có trọng lượng (w) trên 5g/con. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1: Thời gian và địa điểm khảo sát cá chình cá chình giống

Kết quả khảo sátStt Nơi đánh bắt Thời gian đánh bắt Chình

gươngChìnhhương

Cágiống

1 Đập Trấm, sông Thạch Hãn, Quảng Trị: 18-19/10/2005 và 26-29/II/2006 - + +

2 Phá Tam Giang, Thừa Thiên - Huế 9 và 10/2005 - - +3 Sông Trà Khúc, Quảng Ngãi 21-22/11/2005 + - -4 Sông Đà Rằng, Phú Hòa, Phú Yên 10-12/6/2005 + + +5 Sông Đà Rằng, Phú Hòa, Phú Yên: 1-20/7/2005 + + +6 Đập Đồng Cam, Sơn Hòa, Phú Yên: 19/10/2005 + ++ +7 Sông Kỳ Lộ, Tuy An, Phú Yên 20-25/11/2005 ++ ++ ++8 Sông Kỳ lộ,Tuy An, Phú yên 2-6/1/2006 +++ ++ +9 Hạ lưu sông Cái, Ninh Thuận 15-16/11/2005 + + +10 Hạ lưu sông Cái, Ninh Thuận 2-4/1/2006 ++ + +

Ghi chú: (-): không có (+): có ít (++): có nhiều (+++): rất nhiều

Page 19: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007590

Từ ngày 1-20/VII/05, chúng tôi đã tổ chức đánh bắt 3 đợt ở hạ l ưu Sông ĐàRằng, mỗi đợt 7 ngày, thu được 250 con cá ch ình gương (có trọng lượng trung bình0,18g/con và chiều dài khoảng 5cm) một số cá chình hương (có trọng lượng lớn hơn0,3 g/con, chiều dài trên 7cm) và cá chình giống.

Các đợt khảo sát tháng XI-XII/2005 và tháng I/2006, chúng tôi đ ã tổ chức đánhbắt cá chình gương bằng ngư cụ tự tạo ở đập Lâm Cấm (Ninh Thuận) kết quả đã bắtđược cá chình gương trong suốt tại đây (trên 1.000 con/đêm). Như v ậy, ở sông Cái(Ninh Thuận) cá chình con di cư từ biển vào nội địa khá nhiều.

Trong đợt khảo sát ở hạ lưu sông Đà Rằng vào tháng VI/2005, tuy là tháng mùakhô nhưng chúng tôi đã bắt được 250 con cá ch ình gương và một số chình hương vàchình giống.

Tại các khu vực thuộc hạ l ưu các sông Kỳ Lộ, sông Đà Rằng (Phú Yên) từtháng X/2005 đến tháng I/2006 cá ch ình gương đã xuất hiện với số lượng lớn. Đâylà thời kỳ cuối mùa mưa lũ của miền Trung. Cá chình gương từ cửa biển vào hạ lưuvà di cư tiếp lên thượng lưu. Trong thời kỳ này, một ngư dân dùng vợt mùng trongmột đêm có thể bắt được 1.000 - 5.000 con cá chình gương cỡ 45-55mm chiều dài,5.500 - 6.000 con/kg.

Các đợt khảo sát ở sông Thạch Hãn (Quảng Trị), phá Tam Giang (Thừa Thi ên-Huế) năm 2005 và 2006, tuy không thu được cá chình gương nhưng chúng tôi l ạithu được cá chình giống. Điều đó chứng tỏ tại đây có nguồn cá ch ình con.

Cá chình gương thường trong suốt, chưa có sắc tố đen, hoặc chỉ có rất ít, chiềudài 45-60mm, trọng lượng 0,18-0,2g/con.

Trong các đợt khảo sát vào các tháng mùa khô (tháng 6 và 7/2005) t ại một số vịtrí ở Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên - Huế, chúng tôi đều phát hiện cá ch ìnhhương và chình giống. Điều đó chứng tỏ tr ong mùa khô chình hương, chình giốngvẫn xuất hiện tại các tỉnh miền Trung.

Ngoài các vị trí khảo sát trực tiếp để thăm do nguồn lợ i cá chình con như đãnêu trên, chúng tôi còn điều tra ngư dân trong khu vực để có thêm thông tin về cáchình gương, chình giống. Kết quả khảo sát nh ư sau:

Ông Thành, ngư dân sống gần đập Lâm Cấm (Ninh Thuận) cho biết, nhữngnăm 2000 trở về trước, vào những lúc lũ lớn, nước chảy mạnh, mực nước trên vàdưới đập chênh lệch nhau không nhiều quan sát thấy cá ch ình gương và cá ch ìnhhương di cư rất nhiều. Chúng tập trung th ành đàn với số lượng rất lớn tựa vào bờ đểdi cư ngược dòng nước. Từ sau năm 2000 tới 2006, các ch ình con di cư rất ít vàgiảm dần. Đặc biệt, các năm 2004 -2005, tỉnh Ninh Thuận có lũ nhỏ, n ước lũ khôngcao, hiện tượng di cư của cá chình như trước đây rất hiếm thấy.

Ông Nguyễn Xuân Quang, một ngư dân sống ở vùng hồ chứa nước Sông Hinhcho biết sau khi ngưng xả đập thấy xuất hiện cá ch ình con bằng tăm nhang cho đếnđầu đũa ở dưới đập, một số bám chết tr ên thành đập (kết quả điều tra vào thángVIII/2004).

Page 20: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 591

Theo ngư dân và cán b ộ ban quản lý đập Trấm (Quảng Trị), cá chình con xuấthiện rất nhiều dưới chân đập sau những đợt xả nước và thời kỳ cuối mùa lũ. Ngưdân ở đây đã thu cá chình giống để nuôi lồng trên sông Thạch Hãn.

Trước năm 2000, người khai thác chưa chú ý đến cá chình có kích thước nhỏ.Cá có kích thước nhỏ dưới 100g/con thường không được các chủ vựa thu mua. Từ2000-2003 chúng được thu mua với giá rẻ (dưới 50.000 đồng/kg), nhưng đến năm2004-2005 giá thu mua cá chình có kích thước nhỏ cũng cao gần như cá thịt (từ200.000-240.000 đồng/kg (giá bán của các chủ vựa). Cá cỡ nhỏ từ 5g/con cũngđược thu gom cho các cơ sở nuôi. Một số chủ vựa cho biết, giống nhỏ th ường xuấtsang Trung Quốc.

Trong thời gian khảo sát thực đ ịa, chúng tôi đã tổ chức điều tra, khảo sátnguồn cá chình hương, cá ch ình giống ở các tỉnh miền Trung. Những năm tr ước,cá chình hương, chình giống không ai quan tâm. Ng ư dân ở một số vùng ở QuảngTrị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên có đánh bắt được, nhưng cũng chỉ sử dụnglàm thức ăn trong gia đ ình hoặc làm thức ăn cho gia súc. Họ cho biết có nhữngthời điểm số lượng khá nhiều, có thể thu vớt được 5-7kg trong một đêm kéo lướidày. Một số người biết đây là cá chình con, đem ương nuôi thử nhưng chỉ 1 tuầnlà cá chết hết. Ngư dân đánh cá bằng lưới dày, te, vợt cũng bắt được cá chìnhhương lẫn trong cá khác.

Cá chình gương ở các tỉnh miền Trung có thể gặp quanh năm, nh ưng nhiều nhấtlà từ tháng VIII đến tháng II năm sau, t ùy khu vực. Chúng xuất hiện từ cửa sôn gđến hạ lưu, trung lưu các con sông. (chúng tôi chưa có đi ều kiện để khảo sát ở v ùngbờ biển). Vào sông, cá tiếp tục di cư ngược dòng lên trung, thượng lưu sông, vàocác khe suối nhỏ. Tại các sông suối ở các v ùng núi cao ngư dân vẫn vớt được cáchình hương.

Trong 5 năm trở lại đây, một số người nước ngoài đã chú ý đến nguồn cá ch ìnhgiống này của nước ta. Họ đã tiếp xúc với một số cơ quan quản lý ở địa phương,cũng như đã sử dụng ngư cụ chuyên dùng như đáy dày cỡ nhỏ (kiểu đăng mé) đánhkhảo sát ở vùng cửa sông như:

Năm 2002, người Hàn Quốc đánh khảo sát ở Phú Hội huyện Tuy An tỉnh Phú Y ên.

Năm 2005, người Trung Quốc đến Quảng Ngãi nhờ ngư dân đánh bắt khảo sát cáchình gương, nhưng không có cơ quan qu ản lý Việt Nam giới thiệu nên ngườidân địa phương không chấp nhận.

Năm 2005, người Trung Quốc gửi giao cho ngư dân ở Bình Định đăng với mắtlưới dày của Trung Quốc (vừa bán, vừa cho) để đánh bắt cá ch ình nhỏ (chìnhgương) bán cho họ (thường do những chủ vựa thu mua cá ch ình tổ chức).

Năm 2005 và 2006, người Nhật Bản cũng đang thăm dò nguồn giống này tại mộtsố điểm ở miền Trung.

Những kết quả khảo sát cá ch ình giống ở các tỉnh miền Trung cho thấy nguồn cáchình con ở đây là tương đối lớn, mở ra khả năng ương nuôi thành cá ch ình giống để

Page 21: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007592

cung cấp cho nghề nuôi cá chình, giảm áp lực đánh bắt “cá ch ình giống cỡ lớn” bằngcác “ngư cụ” mang tính hủy diệt tài nguyên và môi trường (chích điện, thuốc độc, chấtnổ,…).

2. Sự di cư của cá chình gương, chình hương, chình giống

Cá thường di chuyển về đêm, bơi ngược dòng, cặp theo bờ sông. Chúng thườngbơi thành đàn ở tầng giữa và gần tầng mặt.

Qua các đợt khảo sát và điều tra những ngư dân tại một số địa phương cho thấy saumùa lũ (vào tháng X-XII Âm lịch) cá chình con xuất hiện ở hạ lưu các sông ở các tỉnhven biển miền Trung, nhiều nhất là các sông, đầm: sông Thạch Hãn (Quảng Trị), sôngTrà Khúc (Quảng Ngãi), đầm Châu Trúc (Bình Định), sông Kỳ Lộ và sông Đà Rằng(Phú Yên), sông Cái (Ninh Thuận), ...

Theo thông tin của các ngư dân sống gần các đập thủy lợi ở các tỉnh miền Tru ngthì hầu như đập nào cũng phát hiện cá chình con di cư qua đập trong mùa lũ và sau mùalũ. Tuy nhiên, trong những tháng mùa khô, những lúc có mưa rào lớn kéo dài (tiểumãn), nước tràn qua các đập thủy lợi cũng quan sát thấy cá ch ình con di cư qua đập.

Sự di cư của cá chình con không chỉ phát hiện thấy ở hạ lưu của các con sông màcòn phát hiện cả ở trung và thượng lưu. Như vậy, tốc độ di cư của cá chình con là khánhanh trên con đường ngược dòng từ cửa sông, hạ lưu lên trung, thượng lưu (từ cửasông đến đập xả tràn hồ Sông Hinh trên 50 km)

Sự di cư của cá chình con thường quan sát thấy nhiều vào thời gian cuối của cáccơn lũ, khi lượng nước lũ đã giảm, nước chảy qua đập tràn giảm nhẹ hơn (cũng có thểcả lúc lũ lớn nhưng lúc đó ngư dân không quan sát đư ợc!). Cá chình gương thường métheo bờ của đập tràn nơi nước chảy nhẹ để vượt lên.

Cá chình con thường di cư nhiều vào ban đêm, khoảng 6 giờ tối đến 2-3 giờ sáng.Đặc tính này cũng đã được kiểm chứng qua các lần đánh bắt khảo sát của chúng tôi tạiPhú Yên và Ninh Thuận..

Khi di cư vào vùng cửa sông, hạ lưu, cá chình gương có trọng lượng trung bình là0,18g/con (khoảng 5.500 con/kg), chiều dài trung bình 5cm.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Cá chình gương di cư vào vùng cửa sông, hạ lưu với số lượng lớn vào mùa lũ vàđầu mùa khô. Tuy nhiên, phần lớn cá chình gương xuất hiện nhiều sau các cơn lũtừ tháng X đến tháng II năm sau.

Các đập chắn thủy lợi, thủy điện tr ên các dòng sông ở các tỉnh ven biển miềnTrung là những chướng ngại cản trở sự di cư ngược dòng của cá chình gương,chình hương, chình giống từ hạ lưu lên trung, thượng lưu để sinh sống. Xây dựngcác đường dẫn ở các đập chắn cho cá di c ư qua đập là biện pháp hợp lý để bảo vệcác loài cá di cư, trước hết là các loài cá chình.

Page 22: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 593

Nguồn giống (cá chình gương, cá chình hương, cá chình giống) ở vùng cửa sông,hạ lưu các sông ở miền Trung tương đối lớn, đây là nguồn giống quan trọng cầnđược bảo vệ và khai thác hợp lý để vừa bảo vệ các quần thể các ch ình trong tựnhiên, vừa ương nuôi thành cá ch ình giống cung cấp cho nghề nuôi cá chình đangphát triển ở nước ta, giảm áp lực đánh cá giống cỡ lớn bằng các ph ương tiện huỷdiệt như hiện nay.

Đã thiết kế ngư cụ thích hợp (đăng có mắt lưới dày, đặt ngược dòng) để thu vớt cáchình hương, và cá giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Dực, Mai Đình Yên (1994). Góp phần nghiên cứu họ cá chình(Anguillidae). Tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp H à Nội (1)1994: 20-23.

2. Lê Bá Thảo (2001). Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo Dục

3. Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư, Nguyễn Xuân Đồng, Thái Ngọc Trí, Ngô VănTrí, Nguyễn Ngọc Sang (2006). Điều tra nguồn lợi cá ch ình (Anguilla) ở một sốtỉnh Miền Trung. Báo cáo đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Thủy sản.

4. Arai Takaomi, Miho Marui, Michael J. Miller and Katsumi Tsukamoto (2002).Growth history and inshore migration of the tropical eel, Anguilla marmorata , inthe Pacific. Marine Biology, 140, 309 -316.

5. Arai Takaomi, Miho Marui, Tsuguo Otake and Katsumi Tsukamoto (2002).Inshore migration of a tropical eel, Anguilla marmorata , from Taiwanese andJapanese coasts. Fisheries Science, 68, 152-157, 2002.

6. Froese R., Pauly D. CD. FishBase (2000). ICLARM, Philippines.

7. Haryani G. S., (1998). Study on reproduction aspect of eel ( Anguilla marmorata)during migration period in Lake Poso, Central Sulawesi, v. 5(1) p. 51 -60,Indonesia.

8. Miller M. J., K. Tsukamoto (2001) . Evidence of a spawning area of Anguillamarmorata in the North Equatorial Current of the Western North Pacific. Journalof Taiwan Fisheries Research, 9, 191 -198.

9. Miller, Michael J., Noritaka Mochioka, Tsuguo Otake and Kats umi Tsukamoto(2002): Evidence of a spawning area of Anguilla marmorata in the western NorthPacific. Marine Biology, 140, 809 -814.

Page 23: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007594

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH TỐ MƯAaxit LÊN TỶ LỆ NẨY MẦM, HÀM LƯỢNG clorophin,

CƯỜNG ĐỘ QUANG HỢP VÀ SINH KHỐI CỦA RAU CẢIXANH (Brassia juncea L.)

Nguyễn Thị Kim Lan, Bùi Văn LaiViện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Bố trí thí nghiệm đa yếu tố với các mức tác động khác nhau d ưới dạng ma trậnđã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sinh học và nông nghiệp [1]. Bài viếtnày giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các thành tố mưa axít (pH, lượng mưavà tần suất mưa) lên tỷ lệ nảy mầm, hàm lượng clorophin và cường độ quang hợpcủa rau cải xanh 15 và 30 ngày tuổi, qua đó xác định sinh khối v à năng suất hữudụng của rau cải xanh. Các số liệu thí nghiệm đ ã được xử lý và tính toán trên bảngtính MS-Excel.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

a. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại Trại thực nghiệm Sinh học, Viện Sinhhọc Nhiệt đới trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 12 năm 2005.

b. Vật liệu nghiên cứu

Đối tượng thực nghiệm là rau cải xanh (Brassia juncea (L)), n ước tưới cây là nướcmưa có pH = 6,2 được điều chỉnh pH ở các mức 4,0; 5,0 v à 6,0 bằng H2SO4 0,1N [3].Lượng nước tưới cây tính cho 48giờ có các mức l à 10, 30 và 50mm/48giờ. Tần suấtnước tưới axít có các mức 36, 60 và 84%.

Đất thí nghiệm lấy tại Trại Thực nghi ệm Sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới, l àmtơi và trộn đều với 20% cát sông để đảm bảo tính đồng nhất cho các nghiệm thức. Cácnghiệm thức được đặt trong loại khay nhựa (20x50)cm 2, chiều dày đất là 15cm. Trênmỗi khay gieo đồng đều 250 hạt cải.

c. Bố trí thí nghiệm

* Các yếu tố phối hợp của mưa axít ảnh hưởng lên đối tượng nghiên cứu:

Page 24: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 595

Thí nghiệm phối hợp 3 yếu tố của mưa axít và 3 mức tác động lên tỷ lệ nảy mầm,hàm lượng clorophin, cường độ quang hợp, sinh khối hữu dụng v à năng suất hữudụng của rau cải xanh.

Các mức tác động của các “thành tố” mưa axít được chọn trong giới hạn tối thiểuvà tối đa của mưa axít: pH từ 4-6, tần suất 36-84% và lượng mưa 48 giờ từ 10-50mm. Thí nghiệm bố trí theo ma trận 33.

Theo dõi, chăm sóc cây thí nghiệm: Cây thí nghiệm được phun tưới nước mỗingày một lần vào lúc 9 giờ sáng trong thời gian 30 phút với l ượng nước được tínhcho mỗi nghiệm thức trong 48 giờ. Khuôn vi ên thí nghiệm được che chắn ngănngừa vật lạ và được kéo mái che khi trời mưa.

Các chỉ số quan trắc: Tỷ lệ nảy m ầm (%), cường độ quang hợp (mol/m2/s), hàmlượng clorophin (mg/g), sinh khối hữu dụng t ươi và khô (g), “năng suất” hữu dụngtươi và khô (g).

Một vài chỉ số hóa học đất: pH (H2O), pH (KCl), Ca2+ và Mg2+ trao đổi, Al3+, Fe3+,SO4

2- được đo đạc sau một tháng thí nghiệm rau cải xanh.

d. Thu thập, phân tích, xử lý số liệu

Số liệu được thu từ mỗi nghiệm thức (và đối chứng) với 3 lần lặp lại.

Áp dụng MS-Excel trong phân tích hồi qui tuyến tính đa tham số.

e. Thu thập thông tin và theo dõi hiện trường ảnh hưởng của mưa axít lên rau cải xanh

Thời gian, địa bàn theo dõi là mùa mưa năm 2005 (tháng 5 -10) tại TP. HồChí Minh.

Các số liệu thống kê và theo dõi là diện tích, mùa vụ, mức độ ứng dụng kỹthuật trồng rau cải; sản lượng và năng suất của rau trồng.

Đánh giá khái quát ảnh hưởng của mưa axít lên nghề trồng rau cải: Ghi nhận mứcthiệt hại do mưa axít qua thực nghiệm và đánh giá thiệt hại “có thể” do mưa axíttheo hiện trạng sản xuất và kết quả thực nghiệm.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Ảnh hưởng phối hợp của các thành tố mưa axít lên rau cải xanh

Tỷ lệ nảy mầm, hàm lượng clorophin và cường độ quang hợp là 3 chỉ số quantrọng bậc nhất quyết định sản l ượng và năng suất cây trồng. Thí nghiệm trên 27 nghiệmthức với 3 lần lặp lại cho kết quả nh ư sau:

1.1. Tỷ lệ nảy mầm

Tỷ lệ nảy mầm của rau cải xanh đạt từ 36% ở nghiệm thức 16 (pH = 4,0, tần suấttưới “nước axít” 84% và lượng nước tưới 30mm/48 giờ) đến 86% ở nghiệm thức 12

Page 25: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007596

(pH=6,0, lượng nước tưới 30mm/48 giờ và không tưới “nước axít”). Các nghiệm thứccó tỷ lệ nảy mầm 45% là 1, 4, 7, 13, 19, 22 và 25, đó là nh ững nghiệm thức có nướctưới pH = 4,0. Ngoài pH của nước tưới, lượng nước tưới/ngày và “nước tưới axít” cótần suất cao là các yếu tố điều chỉnh tỷ lệ nảy mầm của rau cải xanh thí nghiệm.

Phương trình tương quan giữa tỷ lệ nảy mầm của rau cải xanh với tác động phốihợp của pH, tần suất tưới “nước axít” và lượng nước tưới được xác định là:

M = - 7,23148 + 13,7222x1 - 0,13888x2 + 0,13055x3 (R2 = 0,70) (1)

Trong đó: . M: tỷ lệ nảy mầm (%)

. x1: giá trị pH

. x2: tần suất tưới “nước axít” (%)

. x3: lượng nước tưới (mm/48giờ).

Từ hàm tương quan trên ta thấy trị số pH có vai trò điều chỉnh quan trọng nhất(1 = 13,7). Các yếu tố còn lại là lượng nước và tần suất “nước tưới axít” trong giớihạn thí nghiệm chỉ có ý nghĩa điều tiết thứ cấp ( 2 = 0,14 và 3 = 0,13).

1.2. Hàm lượng clorophin (mg/g)

Nhìn tổng thể, hàm lượng clorophin tổng cộng (CloT) của rau cải xanh 15 ng àytuổi cao hơn của rau cải xanh 30 ngày tuổi. Cả hai trường hợp đều có sự giảm hàmlượng CloT khi pH giảm. Điều này liên quan đến phản ứng của lá khi bộ rễ bị ngộ độcH+ [2], [4].

Theo đánh giá của Izuta (2004) [4], khi lá cây bị ngộ độc H+ (v à Al3+), thì “hàmlượng tương đối” của clorophin b (Clob) trong lá giảm xuống. Kết quả thí nghiệm chothấy với rau cải xanh 15 ngày tuổi, tính quy luật về biến đổi h àm lượng tương đối củaClob là khá rõ (ngoại trừ pH = 6,0), trong khi với rau cải xanh 30 ngày tuổi trongkhoảng pH từ 4,2 đến 5,7, tỷ lệ Clob/CloT hầu nh ư không thay đổi.

Mối quan hệ giữa hàm lượng CloT với các thành tố mưa axít (pH, tần suất mưaaxít và lượng mưa) được thể hiện bằng các phương trình tương quan sau:

* Đối với rau cải xanh 15 ngày tuổi:y = 0,695 + 0,093x1 - 0,0019x2 - 0,0005x3 (R2 = 0,74)

Phương trình rút gọn là: y = 0,695 + 0,093x1 - 0,0019x2 (2)

* Đối với rau cải xanh 30 ngày tuổi:y = 0,322 + 0,118x1 - 0,0023x2 - 0,0003x3 (R2 = 0,80)

Phương trình rút gọn là: y = 0,322 + 0,118x1 - 0,0023x2 (3)

Trong đó: . y - hàm lượng clorophin tổng số (mg/g)

. x1 - giá trị pH

Page 26: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 597

. x2 - tần suất nước tưới (mưa) axít (%)

. x3 - lượng nước tưới trong khoảng 10-50mm/48 giờ

Như vậy, trong giới hạn thí nghiệm với l ượng nước tưới trong khoảng 10-50mm/48 giờ hầu như không ảnh hưởng đến quá trình tạo clorophin của rau cải xanh.

1.3. Cường độ quang hợp (mol/m2/s)

Cường độ quang hợp của cây xanh phụ thuộc v ào nồng độ biogen (chất tạo sinh)trong đất, khả năng thu nhận biogen của bộ rễ, hoạt tính quang hợp của cl orophin, mứcđộ đóng mở của khí khổng trên bề mặt lá và cường độ chiếu sáng [2]. Kết quả thí nghiệmcho thấy rau cải xanh 15 ngày tuổi có cường độ quang hợp cao hơn rau cải xanh 30 ngàytuổi. Cả hai lứa tuổi, cường độ quang hợp có xu hướng giảm khi pH giảm .

Phân tích tương quan giữa pH, lượng nước, tần suất nước tưới axít và cường độquang hợp của rau cải thí nghiệm đ ược thể hiện bằng các h àm tương quan 3 nhân tốsau:

* Đối với rau cải xanh 15 ngày tuổi:y = 0,140 + 0,179x1 - 0,0045x2 - 2,914*10-17x3 (R2 = 0,58)

Phương trình rút gọn là: y = 0,140 + 0,179x1 - 0,0045x2 (4)

* Đối với rau cải xanh 30 ngày tuổi:y = - 0,051 + 0,128x1 - 0,0027x2 - 1,527*10-17x3 (R2 = 0,63)

Phương trình rút gọn là: y = - 0,051 + 0,128x1 - 0,0027x2 (5)

Trong đó: . y - cường độ quang hợp (mol/m2/s)

. x1 - giá trị pH

. x2 - tần suất nước tưới (mưa) axít (%)

. x3 - lượng nước tưới trong khoảng 10-50mm/48 giờ

Như vậy, trong khoảng lượng nước tưới cho cây thí nghiệm (10-50mm/48 giờ) chỉcó pH và tần suất nước tưới có pH thấp mới ảnh hưởng lên cường độ quang hợp củarau cải xanh.

1.4. Sinh khối hữu dụng của rau cải xanh 15 ng ày tuổi

Phương trình tương quan hồi qui 3 thành tố mưa axít được thiết lập là:

* Với sinh khối hữu dụng tươi:

MT = 2,8843 + 0,8389x 1 - 0,0338x2 + 0,0014x3 (R2 = 0,51)

Phương trình rút gọn là: MT = 2,8843 + 0,8389x 1 - 0,0338x2 (6)

* Với sinh khối hữu dụng khô :

MK = 0,25 + 0,0767x1 - 0,0033x2 + 0,0001x3 (R2 = 0,52)

Page 27: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007598

Phương trình rút gọn là: MK = 0,25 + 0,0766x 1 - 0,0033x2 (7)

Trong đó: . MT là sinh khối hữu dụng tươi (g) và MK là sinh khối hữu dụng khô (g)

. x1 - giá trị pH

. x2 - tần suất nước tưới (mưa) axít (%)

. x3 - lượng nước tưới trong khoảng 10-50mm/48 giờ

Mưa axít với pH = 4,0, tần suất mưa axít 84% và tổng lượng mưa thấp hoặc cao hơntrung bình (30mm/48giờ) làm giảm sinh khối hữu dụng của rau cải xanh 2,7 -2,8 lầntính theo sinh khối tươi và xấp xỉ 3 lần tính theo sinh khối khô khi so sánh với nướcmưa có pH = 6,0 và lượng mưa 30mm/48giờ.

1.5. Năng suất hữu dụng của rau cải xanh 15 ng ày tuổi

“Năng suất” hữu dụng ở đây được tính bằng tích của tỷ lệ nảy mầm v à sinh khốihữu dụng của 15 cá thể với 3 lần lặp lại cho mỗi n ghiệm thức. Các giá trị này chỉ có ýnghĩa để so sánh năng suất giữa các nghiệm thức, không phải l à năng suất thực. Xử lýthống kê và lập phương trình tương quan hồi quy 3 yếu tố, ta có:

MT = - 1,63 + 1,2339x1 - 0,0283x2 + 0,0061x3 (R2 = 0,65)

Phương trình rút gọn là: MT = - 1,63 + 1,2339x1 - 0,0283x2 (8)

MK = - 0,1496 + 0,1094x1 - 0,0026x2 + 0,0007x3 (R2 = 0,72)

Phương trình rút gọn là: MK = - 0,1496 + 0,1094x1 - 0,0026x2 (9)

Trong đó: . MT là năng suất hữu dụng tươi (g) và MK là năng suất hữu dụng khô (g)

. x1 - giá trị pH

. x2 - tần suất nước tưới (mưa) axít (%)

. x3 - lượng nước tưới trong khoảng 10-50mm/48 giờ

Kết quả nghiên cứu cho thấy là với mưa axít có pH 4,0, tần suất 84% và lượngmưa thấp hoặc cao hơn trung bình (30mm/48giờ) đã làm giảm năng suất rau cải xanh5,6-5,7 lần theo sinh khối tươi và 6,0 lần theo sinh khối khô so với đối chứng l à nướcmưa có pH 6,0 và lượng mưa 30mm/48giờ.

* Ghi chú: Biện luận theo giả thiết Ho, chỉ có các giá trị 1 (của x1) và 2 (của x2) củacác phương trình (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9) là có ý ngh ĩa thống kê ( = 0,05).

2. Một số chỉ số hóa học đất sau một tháng thí nghiệm rau cải xanh

Axít hóa đất do lắng đọng axít là vấn đề được quan tâm rộng rãi trên toàn cầubởi tính nguy hại của nó có thể gây ra cho thực vật (v à nước mặt của vùng đất tronglưu vực).

Page 28: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 599

Độc tố trong đất có pH thấp bao gồm SO 42-, Al3+ và Fe3+ tăng lên được chứng

minh trong nghiên cứu này khi đất trồng rau cải xanh đ ược tưới nước có pH thấp(4 và 5) với tổng lượng nước axít là 30mm/48 giờ và với các tần suất tưới axít khácnhau là 30 và 84%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy so với đất đ ưa vào thí nghiệm ở tất cả cácnghiệm thức, pH (H2O) và pH (KCl) có xu h ướng giảm xuống, hàm lượng các độctố (SO4

2-, Al3+ và Fe3+) tăng lên, trong khi hàm l ượng các chất dinh dưỡng (Ca2+

và Mg2+) lại giảm. Giảm pH v à tăng tần suất nước tưới có tính axít cao l àm tăngcác độc tố trong đất.

Giống như các kết quả nghiên cứu thực nghiệm khác [3], [4], kết quả nghi êncứu này cũng cho thấy đất bị axít hóa th ì nghèo dinh dưỡng và do đó ảnh hưởng đếnsự hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng từ rễ và sự thiếu các nguyên tố dinh dưỡngtrong cây. Như vậy, việc thất thoát cation dinh d ưỡng bên cạnh việc tăng độc tínhcủa ion Al3+ đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rau cải xanh trong thínghiệm này.

3. Tình hình trồng rau cải xanh và mưa axít tại TP. Hồ Chí Minh

Từ năm 2003, TP. Hồ Chí Minh kết hợp với Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật AnGiang, Trung tâm Sao Việt để xây dựng vùng rau trọng điểm tại các huyện Củ Chi(Hợp tác xã rau an toàn Tân Phú Trung, vùng rau an toàn xã Nhu ận Đức), huyện BìnhChánh (xã Tân Quý Tây) và hiện đang triển khai mở rộng thêm 5 xã khác với 22 điểmthuộc các huyện Củ Chi, Hóc Môn, B ình Chánh và Quận 9.

Bằng các biện pháp kỹ thuật thân thiện với môi tr ường và thực phẩm sạch chongười tiêu dùng, các vùng trồng rau sạch thành phố đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệtcho người trồng rau khi giảm chi phí sử dụng hóa chất, tăng giá trị sản phẩm l ên nhiềulần. Tuy nhiên, các giải pháp trồng rau sạch chưa tính toán đến việc khống chế các yếutố làm giảm năng suất rau như mưa axít.

Sử dụng các phương trình tương quan sinh khối và năng suất với các thành tố mưaaxít cho kết quả về mức thiệt hại của rau cải xanh khi gặp mưa axít. Kết quả tính toáncho thấy mưa axít ảnh hưởng đáng kể lên năng suất của rau cải xanh. Tác động ng àycàng nặng nề hơn nếu mưa axít xuất hiện ngay từ thời điểm gieo hạt v à tiếp tục diễn ravới tần suất cao. Với diện tích hiện tại khoảng 50ha r au cải xanh và quay vòng 5 chukỳ/năm, trong đó có 3 chu kỳ phụ thuộc v ào nước mưa, với năng suất có thể đạt 20tấn/chu kỳ thì thiệt hại do mưa axít có thể làm giảm năng suất từ 20-69% sản lượnghữu dụng tươi.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mưa axít với pH thấp, lượng mưa thấp10mm/48giờ và tần suất mưa axít tăng làm giảm tỷ lệ nảy mầm của rau cải xanh. Tácđộng của mưa axít lên rau cải xanh thông qua các chỉ số clorophin, c ường độ quang

Page 29: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007600

hợp, sinh khối và năng suất hữu dụng theo phương trình thực nghiệm chỉ có pH và tầnsuất mưa axít là có ý nghĩa (α = 0,05).

Nước mưa axít ảnh hưởng đến các chỉ số sinh lý của cây trồng không chỉ bằng conđường tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt lá, mà còn thông qua việc làm tăng các chỉ số độchại và làm giảm các chỉ số dinh dưỡng trong đất. Từ kết quả thực nghiệm, m ưa axít cóthể làm giảm 20-69% năng suất rau trồng trên hiện trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Lai (2002), Ứng dụng qui hoạch Toán trong bố trí thực nghiệm sinh học v àmôi trường với nhiều yếu tố tác động, Bài giảng chuyên đề Cao học, Trường Đạihọc Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

2. Vũ Văn Vụ (chủ biên), Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (2005), Sinh lý học thựcvật, Nxb Giáo dục.

3. Izuta, T., Taeko Yamaoka, Tatsuro Nakaji, Tetsushi Yone kura, MasaakiYokoyama, Hideyuki Matsumura, Sachie Ishida, Kenichi Yazaki, Ryo Funada,Takayoshi Koike (2000), “Growth, Net Photosynthesis Rate, Nutrient Status andSecondary Xylem Anatomical of Fagus crenata Seedlings Grown in Brown ForestSoil Acidified with H2SO4 Solution”, Acid Rain 2000, Volume III, KluwerAcademic Publishers, Tsukuba, Japan.

4. Izuta, T., Taeko Yamaoka, Tatsuro Nakaji, Tetsushi Yonekura, MasaakiYokoyama, Ryo Funada, Takayoshi, Tsumugu Totsuka - Published online: 31 July(2004), “Growth, Net Photosynthesis and Leaf Nutrient Status of Fagus crenataSeedlings Grown in Brown Forest Soil Acidified with H 2SO4 or HNO3 solution”, Springer-Verlag.

Page 30: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 601

SUMMARYInfluences of the constituents of acid rain on the

ratio of germination, chlorophill content, net photosynthesisand the weight of Brassia juncea (L)

Nguyễn Thị Kim Lan, Bùi Văn LaiInstitute of Tropical Biology

The coordinating experiment of the constituents of acid rain (pH, frequency of acidrain and amount of rainfall) on the ratio of germination, chlorophill content, netphotosynthesis and the weight of Brassia juncea (L) has been carried out and the resultshows that:

- pH and frequency of acid rain are significant (p<0,05) on correlation equations.

- Acid rain with pH 4.0, frequency of acid rain 84% and amount of rainfall is loweror higher the average one (30mm/48hours) decreases the biomass of Brassia juncea (L)from 2.7 to 2.8 times to the fresh weight and approximately 3 times to the dry weight,and decreases the productivity of Brassia juncea (L) from 5.6 to 5.7 times to freshweight and 6.0 times to the dry weight in comparison with the rain of pH 6.0 and therainfall of 30mm/48hours (control).

- Acid rain increases some toxicants and decreases some nutrients of the soil. Tothe result of the experiment, acid rain may decrease from 20 to 6 9% the productivity ofvegetables on farms.

Page 31: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007602

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁ HOẠI CỦA NHUYỄN THỂ L ÊN DÀNKHOAN DẦU KHÍ ĐẠI HÙNG,

TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TẦU

Bùi Lai, Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Lan TúPhòng nghiên cứu sinh thái, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Sinh vật biển như rong tảo biển, các loài giáp xác, nhuyễn thể không những gâyphiền toái cho các nhà đóng tàu biển mà còn gây không ít khó khăn cho các nhà thiếtkế vận hành các dàn khoan biển khơi. Sinh vật bám phát triển dày trên bề mặt của dànkhoan sẽ làm tăng trọng lượng giàn khoan, tăng bề mặt cản dòng chảy và cản sóng, gâygiảm tuổi thọ giàn khoan. Mỏ Đại Hùng là đích đến của sinh vật bám xuất phát từ v ùngven biển thành phố Vũng Tàu và Côn Đảo xét về lợi thế của khoảng cách, điều kiện khítượng thủy văn, chu kỳ sinh học của sinh vật bám và hoạt động vận tải. Do đó việcđánh giá sự phá hoại của nhuyễn thể lên dàn khoan dầu khí ở mỏ Đại Hùng là vô cùngcấp thiết.

ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP

Địa điểm:

Mỏ Đại Hùng với các dàn khoan có ký hiệu A, B, C, D, E, F, G ứng với các toạ độ(08o30’00”,108o30’00”),(08o30’00”,108o34’00”),(08o36’00”,108o34’00”),(08o36’00”,108o

45’00”),(08o30’00”,108o45’00”), (08o22’00”, 108o38’00”), (08o22’00”, 108o30’00”).

Ở độ sâu:

Từ 0m đến -1m; (-1)m – (-2)m; (-2)m – (-3)m; (-3)m – (-6)m; (-6)m – (-10)m; (-10)m – (-20)m; (-20)m – (-30)m; (-30)m – (-40)m; (-40)m – (-50)m; (-50)m – (-75)m;(-75)m – (-90)m; (-90)m – (110)m.

Nguồn tư liệu:

Các thông tin chính thức trong và ngoài nước đã được công bố có nội dung liênquan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chuyên đề.

Các kết quả nghiên cứu sinh vật bám trên biển thuộc các khu vực lân cận v ùngkhai thác dầu (ven biển thành phố Vũng Tàu, Côn Đảo) do các chuyên gia trong nước(trong đó có người viết báo cáo chuyên đề) tiến hành từ 1990 lại đây.

Page 32: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 603

Phân tích:

Xác định nguồn sinh vật bám ở khu mỏ Đại H ùng.

Xác định con đường xâm nhập sinh vật bám ở khu mỏ Đại H ùng (theo dòng chảyhoặc tàu thuyền).

Xác định thời gian xâm nhập của sinh vật bám đến Đại H ùng dựa vào chu kỳ sinhsản của chúng.

Xác định tầng bám và độ dày bám của sinh vật bám theo đặc điểm sinh lý sinh th áicủa chúng.

Xác định độ dày bám của sinh vật bám khi giả thiết có hoạt động bảo d ưỡngthường xuyên hoặc không.

Để đánh giá mức xâm hại của sinh vật bám l ên bề mặt dàn khoan trong trường hợpnày có thể được xác định bằng công thức:

Th = (t x k x d)/ T

Trong đó: Th – độ dày của động vật bámt – thời gian ngưng hoạt độngd – mật độ (độ dày) tiêu chuẩn của động vật bámk – hệ số an toàn của lớp mạ bề mặt dàn khoanT – thời gian bảo hành của mạ bảo dưỡng bề mặt

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Mỏ Đại Hùng đi vào khai thác ngày 14/10/1994 đ ến năm 2004, gồm 16 giếngkhoan (kể cả giếng thăm dò), nghĩa là cứ 2 năm khoan 3 giếng. Các giếng khoan A, B,C, D, E, F, G lần lượt khoan từ các năm 1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000.Sản lượng khai thác năm 1994 là 250.000 thùng/ngày, đ ến 2000 còn 300.000 tấn/năm;hiện nay một số giếng đã ngưng khai thác.

Thông tin về nguồn cung cấp “giống” động vật bám cho các d àn khoan mỏ Đại Hùng:

Theo con đường phát tán từ Vũng Tàu, Côn Đảo:Mỏ Đại Hùng không có hoạt động nuôi trồng thủy sản nên việc phát tán và cung

cấp “giống” sinh vật bám chỉ có từ hoạt động vận tải, giao thông thủy. Các động vậtbám tại Vũng Tàu và Côn Đảo có sinh khối và mật độ cao, mùa sinh sản kéo dài từtháng 4 đến tháng 11, tập trung vào tháng 6-7 hàng năm. Đây cũng là mùa gió Tây hoặcTây Nam. Các sinh vật trôi nổi (trong đó có ấu tr ùng động vật bám) được đẩy ra phíaĐông, và mỏ Đại hùng là một trong những đích tới của chúng.

Theo con đường di nhập của sinh vật bám v ào các dàn khoan có hai phương thức:1. Sinh vật bám vào vỏ tàu hoạt động trong vùng khai thác thuộc nhóm này có sum và

hà. Số lượng nguồn giống du nhập vào mỏ Đại Hùng phụ thuộc vào cường độ hoạt

Page 33: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007604

động và độ sạch của vỏ tàu. Các sinh vật này chỉ xâm nhập được vào dàn khoankhi ở đây đã hình thành được lớp keo sinh học (biofilm).

2. Sinh vật xâm nhập vào dàn khoan theo khối “nước bì” của tàu chủ yếu là sinh vậtphù du (bào tử, tảo, rong biển, ấu trùng…). “Nước bì” chiếm không dưới 10% tảitrọng của tàu khi không chứa hàng. Ước tính tại mỗi một dàn khoan ở mỏ ĐạiHùng hàng ngày (24 giờ) có 1000m3 nước bì được xả ra.

Quá trình hình thành khu hệ sinh vật bám dàn khoan có hai giai đoạn:

Sinh vật tạo lớp keo sinh học chủ yếu l à tảo khuê(Achnanthes, Stauronensis) và vi khuẩn (Vibrio, Bacillus vàthiobacillus). Nhóm sinh vật này có sẵn trong nước biển và đượcbổ sung một số lượng lớn (mật độ cao) bởi nước bì tàu vận tải. Khibề mặt dàn khoan đã có lớp keo sinh học, các sinh vật bám đ ã kết

thúc giai đoạn phát triển (trên dưới 20 ngày đối với ấu trùng giáp xác và trên dưới 30ngày đối với nhuyễn thể trong điều kiện khí hậu nhiệt đới), ấu tr ùng sống trôi nổi thụđộng sang giai đoạn sống bám.

Động vật bám dàn khoan

Mức độ xâm hại dàn khoan của động vật bám phụ thuộc v ào: nguồn cung cấpgiống, vật liệu dàn khoan, quy trình bảo dưỡng dàn khoan

Khả năng xâm hại của động vật bám tr ên các dàn khoan trong điều kiện tự nhiênkhông được bảo dưỡng:

Đến nay (03/2007) hầu hết các dàn khoan mỏ Đại Hùng được xây dựng trên 5năm, có nghĩa là lớp sinh vật bám đã ổn định. Giả thiết hợp kim đồng - niken bọc bênngoài một số bộ phận dàn khoan chống được sự xâm hại của động vật bám 90% v à lõicủa dàn khoan là cấu kiện bằng sắt, trong trường hợp không bảo dưỡng, hiện trạng xâmhại của động vật bám được dự báo như sau:a. Độ dày

Độ sâu (m) Độ dày lớp bám của động vật bám tr ên các dàn khoan (mm)Từ Đến A B C D E F G

0 -1.0 24,0 24,0 24,0 24,0 24,0 24,0 24,0

-1,0 -2,0 56,0 56,0 56,0 56,0 56,0 56,0 56,0

-2,0 -3,0 72,0 72,0 72,0 72,0 72,0 72,0 72,0

-3,0 -6,0 48,0 48,0 48,0 48,0 48,0 48,0 48,0

-6,0 -10,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0

-10,0 -20,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,0

-20,0 -30,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0

-30,0 -40,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0

-40,0 -50,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0

-50,0 -75,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0

-75,0 -90,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0 32,0

-90,0 -110,0 108,0 108,0 108,0 108,0 108,0 108,0 108,0

Page 34: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 605

b. Sinh khối:Độ sâu (m) Sinh khối của động vật bám trên các dàn khoan (g/cm 2)

Từ Đến A B C D E F G0 -1.0 3,4 3,4 3,4 3,4 3,4 3,4 3,4

-1,0 -2,0 7,8 7,8 7,8 7,8 7,8 7,8 7,8-2,0 -3,0 10 10 10 10 10 10 10-3,0 -6,0 6,7 6,7 6,7 6,7 6,7 6,7 6,7-6,0 -10,0 5,6 5,6 5,6 5,6 5,6 5,6 5,6

-10,0 -20,0 5,6 5,6 5,6 5,6 5,6 5,6 5,6-20,0 -30,0 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4-30,0 -40,0 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4-40,0 -50,0 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4-50,0 -75,0 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4-75,0 -90,0 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4 4,4-90,0 -110,0 15,2 15,2 15,2 15,2 15,2 15,2 15,2

Đối với các cấu kiện được mạ hợp kim đồng niken mức xâm hại của sinh vật bámchỉ chiếm khoảng 10% nghĩa l à bề dày tối đa của lớp sinh vật bám chỉ l à 10,8mmtương ứng với sinh khối 1,52 g/cm 2

Mức xâm hại của động vật bám tr ên dàn khoan trong trường hợp có bảo dưỡng1. Trường hợp có bảo dưỡng và còn hoạt động.

Hoạt động bảo dưỡng bao gồm việc phát hiện sinh vật xâm hại v à làm sạch sinhvật xâm hại. Tuy nhiên, cấu trúc của dàn khoan là vô cùng phức tạp và việc làm sạchtất cả các cấu kiện hầu như là không thể được. Hơn nữa nguồn tư liệu của khu mỏ ĐạiHùng được xem là bảo mật Quốc gia. Do đó các thông tin về sinh vật bám d àn khoanchỉ có người bảo quản dàn khoan nắm biết.

2. Trường hợp dàn khoan có bảo dưỡng và đã ngưng hoạt động.Sự tái xuất hiện và mức xâm hại của sinh vật bám lên dàn

khoan phụ thuộc vào thời gian ngưng hoạt động và thời gian bảohành của lớp mạ bề mặt dàn khoan. Trên các cấu kiện dàn khoanđược mạ bằng hợp kim đồng niken thì mức xâm hại của sinh vậtbám giảm rất nhiều. Động vật bám chỉ xuất hi ện dưới dạng cụm

nhỏ, phát sinh trên các vết rỗ bề mặt cấu kiện.a. Độ dày:

Độ dày lớp bám của động vật bám (mm)Độ sâu(m) A B C D E F G

Từ Đến 0 mạ Có mạ 0 mạ Có mạ 0 mạ Có mạ 0 mạ Có mạ 0 mạ Có mạ 0 mạ Có mạ 0 mạ Cómạ

0 -1 24 0,72 24 0,72 24 0,72 19,2 0,6 10 0,4 10 0,3 5,0 0,1

-1 -2 56 2,1 56 2,1 56 2,1 48 1,4 34 1,0 22 0,6 11 0,3-2 -3 72 2,2 72 2,2 72 2,2 58 1,7 43 1,3 29 0,9 14 0,4-3 -6 48 1,4 48 1,4 48 1,4 38 1,0 29 0,9 19 0,6 10 0,3-6 -10 40 1,2 40 1,2 40 1,2 32 1,0 24 0,7 16 0,5 8,0 0,2

-10 -20 40 1,2 40 1,2 40 1,2 32 1,0 24 0,7 16 0,5 8,0 0,2-20 -30 32 1,0 32 1,0 32 1,0 26 0,8 19 0,6 13 0,4 6,0 0,2-30 -40 32 1,0 32 1,0 32 1,0 26 0,8 19 0,6 13 0,4 6,0 0,2-40 -50 32 1,0 32 1,0 32 1,0 26 0,8 19 0,6 13 0,4 6,0 0,2-50 -75 32 1,0 32 1,0 32 1,0 26 0,8 19 0,6 13 0,4 6,0 0,2-75 -90 32 1,0 32 1,0 32 1,0 26 0,8 19 0,6 13 0,4 6,0 0,2-90 -110 108 3,2 108 3,2 108 3,2 86 2,6 65 1,9 43 1,3 22 0,6

Page 35: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007606

b. Sinh khối:Sinh khối của động vật bám trên các dàn khoan (g/cm 2)Độ sâu

(m) A B C D E F G

Từ Đến 0 mạ Có mạ 0 mạ Có mạ 0 mạ Có mạ 0 mạ Có mạ 0 mạ Có mạ 0 mạ Có mạ 0 mạ Có mạ

0 -1 3,4 0,1 3,4 0,1 3,4 0,1 2,8 0,1 2,0 0,1 1,4 0,04 0,68 0,02

-1 -2 7,8 0,2 7,8 0,2 7,8 0,2 6,2 0,2 4,7 0,1 3,1 0,1 1,6 0,04

-2 -3 10 0,3 10 0,3 10 0,3 8,0 0,2 6,0 0,2 4,0 0,1 2,0 0,06

-3 -6 6,7 0,3 6,7 0,3 6,7 0,3 5,4 0,2 4,0 0,1 2,7 0,1 1,4 0,04

-6 -10 5,6 0,2 5,6 0,2 5,6 0,2 4,5 0,1 3,4 0,1 2,2 0,1 1,1 0,04

-10 -20 5,6 0,2 5,6 0,2 5,6 0,2 4,5 0,1 3,4 0,1 2,2 0,1 1,1 0,04

-20 -30 4,4 0,2 4,4 0,2 4,4 0,2 3,6 0,1 2,7 0,1 1,8 0,1 0,9 0,04

-30 -40 4,4 0,2 4,4 0,2 4,4 0,2 3,6 0,1 2,7 0,1 1,8 0,1 0,9 0,04

-40 -50 4,4 0,2 4,4 0,2 4,4 0,2 3,6 0,1 2,7 0,1 1,8 0,1 0,9 0,04

-50 -75 4,4 0,2 4,4 0,2 4,4 0,2 3,6 0,1 2,7 0,1 1,8 0,1 0,9 0,04

-75 -90 4,4 0,2 4,4 0,2 4,4 0,2 3,6 0,1 2,7 0,1 1,8 0,1 0,9 0,04

-90 -110 15,2 0,4 15,2 0,4 15,2 0,4 12 0,4 9,0 0,3 6,0 0,2 3,0 0,1

Tính toán kết quả từ vùng ven bờ, trên các vật liệu bằngsắt (không mạ đồng - niken) xuất hiện các “ổ” sinh vật bámdày 46mm và sinh khối là 6,53g/cm2 thì ở khu vực đáy biểncó khả năng xuất hiện những “ổ” sinh vật bám có bề d ày đến280mm và sinh khối là xấp xỉ 40g/cm2.

Hiện trạng việc xâm hại của sinh vật bám l ên bề mặt các thiết bị dàn khoan mỏ ĐạiHùng là khá nặng nề đặc biệt là bộ phận tiếp xúc với đáy biển. Động vật bám dànkhoan không chỉ có nhuyễn thể, giáp xác có vỏ cứn g mà còn có cả các động vật khôngcó vỏ cứng như thủy tức, hải quỳ.

KẾT LUẬN

Ở khu mỏ Đại Hùng bề dày và sinh khối động vật bám 2 mảnh vỏ phụ thuộc v àotuổi ngưng hoạt động của các dàn khoan, vào độ sâu cột nước và cấu kiện có được mạhợp kim đồng - niken hay không. Hai mươi năm sau ngưng ho ạt động, tại các dànkhoan mỏ Đại Hùng sẽ hình thành một khu hệ sinh vật đáy hoàn chỉnh, lúc đó nhuyễnthể bám có độ dày trung bình là 120mm, sinh khối 17g/cm2. Có chỗ đạt 500mm bề dàyvà 75g/cm2 sinh khối.

Do không có số liệu thực từ mỏ Đại Hùng nên các số liệu trong bài viết chỉ là sựtổng hợp thông tin chung trong và ngoài nước có liên quan đến chuyên đề và tư liệuquan trắc thực địa (khu vực lân cận và ảnh hưởng) của người viết và đồng nghiệp, chắcchắn không tránh khỏi thiếu sót.

Chuyên đề mở ra cách tiếp cận và một hướng nghiên cứu thực sự có ý nghĩa trongquá trình phát triển kinh tế biển của đất nước.

Page 36: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 607

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alicia Anderson (2004). Bacteria aids marine growth, study finds.http://media.www.dailytrojan.com/media/storage/paper679/news /2004/10/12/News/Bacteria.Aids.Marine.Growth.Study.Finds-750188.shtml. Truy cập ngày 22/2/2007

2. Viện Khoa học Vật liệu - Phân viện Công nghệ Khoáng sản và Môi trường, trangweb: http://www.ims.vast.ac.vn/d4-vie.asp

3. Nguyễn văn Khôi. Danh mục loài động vật thân mềm vùng biển Nam Việt Nam(loài có vỏ cứng)

SUMMARYDestroyed assessments of ve rtebrates on Dai Hung oil rigs

Bui Lai, Nguyen Xuan Vinh, Nguyen Lan TuInstitute of Tropical Biology

Potential sources to supply biofouling species to Dai Hung oil rigs are from c oastalwaters of Vung Tau City and Con Dao Island and from waterway transportation.Infestation level of attached organism on oilrigs depends on source of seed supply,oilrig-making materials, oilrigs maintenance procedure and water deepth. The mediumof mollusk, hard-shelled crustaccean are 120mm thickness and 17g/cm 2 biomass, insome places, 500mm thickness and 75g/cm 2 biomass. Sometimes, these animals arereplaced by hydra and anemone.

Page 37: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007608

ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ THỰC VẬT NỔI ỞSÔNG ĐỒNG NAI NĂM 2006

Phạm Thanh Lưu, Đỗ Thị Bích LộcPhòng Công nghệ và Quản lý môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Sông Đồng Nai là một trong những con sông lớn của Việt Nam v à giữ vai trò quantrọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ Caonguyên Liăng Biăng (Lâm Đồng) chảy qua vùng núi cao nguyên đến hồ Trị An, sau đóchảy ngang qua thành phố Biên Hoà, về Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngã ba Mũi ĐènĐỏ và hợp lưu với sông Sài Gòn. Tổng diện tích lưu vực tính đến cửa sông vào khoảng38,600km2, tổng chiều dài khoảng 437km với độ dốc trung b ình của dòng sông là0,42%. Theo các công trình nghiên c ứu trước đây, hàng năm hệ thống sông Đồng Naicung cấp tổng lượng dòng chảy khoảng 33,622 tỷ m3. Sông Đồng Nai có các nhánhsông chính là sông La Ngà và sông Bé. Sông có hư ớng chảy chính là đông bắc - tâynam, đi qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk lắk, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Thànhphố Hồ Chí Minh và Long An. Hệ thống sông Đồng Nai có nguồn nước khá dồi dào,ngọt ở khu vực thượng nguồn và bị mặn hoá dần khi xuôi về phía hạ nguồn. Chính v ìnhững đặc điểm đó, sông Đồng Nai tạo môi tr ường thuận lợi cho các loài thực nổi phânbố và phát triển. Trong nội dung bài viết này chúng tôi đề cập đến thành phần, số lượngcũng như sự phân bố của khu hệ thực vật nổi ở sông Đồng Nai góp phần l àm cơ sở choviệc quản lý và khai thác nguồn nước ngọt, quản lý môi trường phục vụ phát triển kinhtế xã hội của vùng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU

Công tác thực địa:

Mẫu định tính: được thu bằng cách sử dụng lưới vớt thực vật phiêu sinh có kíchthước mắt lưới 20m. Tại mổi điểm nghiên cứu lưới được kéo khoảng 50m chiềudài, tốc độ kéo trung bình khoảng 0,5m/s.

Mẫu định lượng: thu băng cách sử dụng Batomet định l ượng có thể tích 10 lít đểlọc qua lưới 60 lít.

Tại mổi điểm nghiên cứu, tiến hành thu hai mẫu, một mẫu định lượng và mộtmẫu định tính. Các mẫu tr ên sau khi thu xong được cho vào thẩu nhựa có thể tích300ml và cố định ngay tại hiện trường bằng Formalin. Mẫu được thu trong hai đợt,đợt thứ nhất vào tháng 4 ở thời điểm mùa khô và đợt thứ hai vào tháng 9 ở thờiđiểm mùa mưa tại 15 điểm nghiên cứu từ ngã ba sông Bé (dưới chân đập Trị An đếnhợp lưu Gò Gia - Cái Mép).

Page 38: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 609

Bảng 1: Vị trí các điểm thu mẫu tr ên sông Đồng Nai.

Stt Địa điểm và vị trí thu mẫu Ký hiệu mẫu

1 Sông Bé (cách hợp lưu sông Bé - Sông Đồng Nai 200m) N-SDN-1

2 Hợp lưu sông Bé - sông Đồng Nai N-SDN-2

3 Gần nhà máy đường Trị An N-SDN-3

4 Gần nhà máy nước Thiện Tân N-SDN-4

5 Bến đò Bình Minh, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu N-SDN-5

6 Xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu N-SDN-6

2. Trung lưu

7 Cầu Đồng Nai N-SDN-7

8 Sông Cái N-SDN-8

3. Hạ lưu

9 Xã Long Hưng N-SDN-11

10 Xã Phước Thiền N-SDN-14

11 Xã Phú Hữu N-SDN-15

12 Xã Phước Khánh N-SDN-16

13 Xã Phước An N-SDN-17

14 Xã Phước An N-SDN-19

15 Hợp lưu Gò Gia - Cái Mép (Phước An) N-SDN-21

Trong phòng thí nghiệm:

Mẫu định tính: Sử dụng kính hiển vi quang học với độ phóng đại tối đa 1000 lầnđể xác định các loài có trong mẫu. Các mẫu định tính được xác định tới loài và ghichép vào biểu phân tích mẫu.

Mẫu định lượng: Đếm số lượng tế bào của các loài bằng buồng đếm SedgewickRafter Cell có thể tích 1ml và quy ra số lượng tế bào có trong 1m3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Cấu trúc thành phần loài

Qua hai đợt khảo sát vào tháng 4 (mùa khô) và vào tháng 9 (mùa mưa), k ết quả đãphân tích được 249 loài thực vật nổi phân bố ở 6 ngành, 15 bộ và 37 họ khác nhau,trong đó ngành tảo Silic (Bacillariophyta) là ngành chiếm ưu thế với 105 loài chiếm42%, tiếp đến là ngành tảo Lục (Chlorophyta) với 78 lo ài chiếm 32%. Ngành tảo Lamphát hiện thấy 35 loài chiếm 14%, ngành tảo Mắt (Eugenophyta) với 13 lo ài chiếm 5%,ngành tảo Giáp với 15 loài chiếm 6%, ít nhất là ngành tảo Vàng ánh chỉ phát hiện thấy3 loài chiếm 1%.

Page 39: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007610

Bảng 2: Bảng cấu trúc thành phần loài thực vật nổi ở sông Đồng Nai.

T4/2006 T9/2006 Cả năm

Stt Ngành Số loài Số loài Số loài Tỉ lệ (%)

1 Cyanophyta (Tảo Lam) 25 25 35 14

2 Bacillariophyta (Tảo Silic) 88 78 105 42

3 Chlorophyta (Tảo Lục) 54 47 78 32

4 Euglenophyta (Tảo Mắt) 8 10 13 5

5 Chrysophyta (Tảo Vàng Ánh) 3 2 3 1

6 Dinophyta (Tảo Giáp) 13 10 15 6

Tổng Số 191 172 249 100

Hình 1: biểuđồ thành phần loài thực vật nổi sông Đồng Nai năm 2006

Tổng số loài giữa hai mùa dao động không đáng kể, đa số các loài tảo Silic là cácloài phân bố ở nước mặn, vào mùa mưa do lượng nước từ thượng nguồn đổ về mạnh,đẩy lùi nguồn nước mặn về phía biển làm giảm đi sự mặn hoá, do đó số l ượng loài tảoSilic giảm đi so với mùa khô. Tuy số lượng tảo Lục và tảo Silic có thay đổi ít nhiềugiữa hai mùa, nhưng xét tỉ lệ phần trăm của chúng hầu nh ư không có sự thay đổi. Sốlượng loài các ngành còn lại hầu như không thay đổi nhiều giữa hai mùa.

2. Cấu trúc số lượng và loài ưu thế

Số lượng tế bào thực vật nổi ở các điểm khảo sát trên sông Đồng Nai khá cao daođộng từ 620 - 98,785 tế bào/lít. Số lượng tế bào cao vào mùa khô và thấp hơn vào mùamưa. Ở các điểm trên khu vực thượng nguồn từ N-SDN-2 đến N-SDN-7 vào thời điểm

Số loài0 20 40 60 80 100 120

Tảo Lam

Tảo Silic

Tảo Lục

Tảo Mắt

Tảo Vàng Ánh

Tảo Giáp

T4/2006 T9/2006 Cả năm

Page 40: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 611

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

N-SDN-1

N-SDN-2

N-SDN-3

N-SDN-4

N-SDN-5

N-SDN-6

N-SDN-7

N-SDN-8

N-SDN-11

N-SDN-14

N-SDN-15

N-SDN-16

N-SDN-17

N-SDN-19

N-SDN-21

Tổng Số lượng SL ưu thế

mùa khô, số lượng lên đến hàng chục ngàn tế bào/lít, số lượng của chúng cũng cao hơnso với các điểm khác vào mùa mưa. Ở các điểm này do bị ảnh hưởng bởi nguồn nướcthải chăn nuôi heo từ các hộ gia đ ình dọc theo sông, hơn nữa vào mùa khô các chất bẩn ítbị rửa trôi do tốc độ dòng chảy từ thượng nguồn đổ về khá chậm, làm cho nguồn nước bịphú dưỡng hoá tạo điều kiện dinh dưỡng tốt cho các loài thực vật nổi phát triển.

Bảng 3: Bảng số lượng và loài ưu thế ở các điểm khảo sát trên sông Đồng Nai vàotháng 4 năm 2006

ĐtmTổng số lượng

(tb/lít) Loài ưu thếSố lượng ưt

(tb/lít) (%) Lưt

N-SDN-1 80 975 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 17 500 22

N-SDN-2 673 Synedra ulna (Nitzsch) Ehrenb 260 39

N-SDN-3 3 370 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 575 17

N-SDN-4 98 785Melosira granulata (Ehr.) Ralfs

24 400 25

N-SDN-5 46 005Melosira granulata (Ehr.) Ralfs

19 125 42

N-SDN-6 55 225 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 12 025 22

N-SDN-7 11 073 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 4 750 43

N-SDN-8 11 030Melosira granulata (Ehr.) Ralfs

4 750 43

N-SDN-11 4 290Melosira granulata (Ehr.) Ralfs

1 800 42

N-SDN-14 628Melosira granulata (Ehr.) Ralfs

120 19

N-SDN-15 1 793Melosira granulata (Ehr.) Ralfs

570 32N-SDN-16 1 510 Arthrospira sp. 320 21

N-SDN-17 1 053 Skeletonema costatum (Grev) Cleve 300 29N-SDN-19 4 575 Nitzschia delicatissima Cleve 813 18

N-SDN-21 10 773 Skeletonema costatum (Grev) Cleve 4 600 43

Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số lượng loài ưu thế ở các điểm khảosát trên sông Đồng Nai tháng 4 năm 2006.

Page 41: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007612

02000400060008000

1000012000140001600018000

N-SDN-1

N-SDN-2

N-SDN-3

N-SDN-4

N-SDN-5

N-SDN-6

N-SDN-7

N-SDN-8

N-SDN-11

N-SDN-14

N-SDN-15

N-SDN-16

N-SDN-17

N-SDN-19

N-SDN-21

Tổng Số lượng SL ưu thế

Tỉ lệ loài ưu thế trung bình dao động từ 17 - 43% vào mùa khô và từ 14 - 49% vàomùa mưa. Không có sự phát triển quá mức của 1 lo ài. Vào thời điểm mùa khô cũngnhư vào thời điểm mùa mưa, ở hầu hết các điểm nghiên cứu tảo Silic là loài chiếm ưuthế, các loài chiếm ưu thế phổ biến ở hầu hết các điểm nghiên cứu đó là Melosiragranulata, Skeletonema costatum, Nitzschia delicatissima, Synedra ulna. Tuy nhiên t ỉ lệưu thế của chúng khá cao trung b ình từ 14 - 49% ở các điểm khảo sát. Chúng l à cácloài tảo có giá trị dinh dưỡng, được sử dụng rộng rãi làm nguồn thức ăn để nuôi ấutrùng tôm cá. Vào mùa mưa do tính ch ất môi trường thay đổi, lưu lượng và vận tốcdòng chảy tăng, các loài có xu thế phát triển cân bằng và đồng đều hơn so với mùa khô,thể hiện ở tỉ lệ loài ưu thế thấp hơn ở nhiều điểm khảo sát. Các loài có xu hướng pháttriển cân bằng và ổn định hơn. Ở điểm N-SDN-5 loài Microcystis aeruginosa chi ếm ưuthế, đây là loài tảo độc khá nguy hiểm có khả năng tiết độc tố ra môi tr ường gây hạicho các loài thuỷ sinh vật khác.

Bảng 4: Bảng số lượng và loài ưu thế ở các điểm khảo sát trên sông Đồng Nai vàotháng 9 năm 2006

ĐtmSố lượng

(tb/lít) Loài ưu thếSố lượng ưt

(tb/lít) (%) Lưt

N-SDN-1 1 110 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 360 32N-SDN-2 2 345 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 325 14N-SDN-3 1 518 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 405 27N-SDN-4 2 195 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 960 44N-SDN-5 14 205 Microcystis aeruginosa Kutz 6 250 44N-SDN-6 7 633 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 2 025 27N-SDN-7 16 825 Arthrospira sp. 4 200 25N-SDN-8 8 120 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 2 100 26

N-SDN-11 4 513 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 1 300 29N-SDN-14 8 550 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 2 333 27N-SDN-15 6 442 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 1 575 24N-SDN-16 3 404 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs 1 667 49N-SDN-17 2 945 Woronichinia naegeliana (Unger) Elenkin 750 25N-SDN-19 2 038 Skeletonema costatum (Grev) Cleve 390 19

N-SDN-21 1 335 Skeletonema costatum (Grev) Cleve 360 27

Hình 3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số lượng loài ưu thế ở các điểm khảosát trên sông Đồng Nai tháng 9 năm 2006.

Page 42: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 613

Ở một vài vị trí khảo sát khác tảo lam l à loài chiếm ưu thế, tuy nhiên tỉ lệ củachúng thấp chỉ khoảng 20%. Đó là tại vị trí N-SĐN-16 vào mùa khô, và tại các vị trí N-SĐN-7 và N-SĐN17 vào mùa mưa với sự có mặt của hai loài tảo Lam Arthrospira sp.và loài Woronichinia cf. naegeliana.

Càng về phía hạ lưu do sự xâm mặn của nước biển do đó các loài có nguồn gốcbiển (các chi tảo Silic) thay thế dần các lo ài ở nước ngọt (các loài tảo Mắt, tảo Lục), ở2 điểm phía hạ nguồn tảo Silic Skeletonema costatum chiếm ưu thế. Đây là loài tảo đãđược sử dụng làm nguồn dinh dưỡng ươm nuôi các loài thuỷ sản.

Các ngành tảo phân bố phụ thuộc vào tính chất của môi trường nước rất nhiều: tảolam, tảo mắt phân bố nhiều tại các điểm từ N -SĐN-1 đến N-SĐN-14 vào mùa khô vàsang mùa mưa phân bố dịch xuống 2 điểm đến N -SĐN-16. Ngược lại tảo silic phân bốnhiều ở vùng trung và hạ lưu (từ N-SĐN-15 đến N-SĐN-21) vào mùa khô, đến mùamưa bị đẩy xuống hẳn vùng hạ lưu (từ N-SĐN-17 đến N-SĐN-21). Điều này càng làmcho khu hệ tảo thêm đa dạng về thành phần chủng loài, mang lại sự đa dạng phong phúvề thức ăn cho các loài thuỷ sản.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Khu hệ thực vật nổi sông Đồng Nai đa dạng v à phong phú với 249 loài, tập trung ở6 ngành tảo khác nhau, trong đó tảo Silic l à ngành tảo ưu thế ở đây. Các loài tảo ưu thếở hầu hết các điểm khảo sát cũng l à tảo Silic. Không những đa dạng về th ành phần loàisố lượng của chúng cũng khá cao, phân bố từ khu vực th ượng nguồn đến vùng hạnguồn. Bên cạnh tảo Silic, tảo Lục cũng l à ngành tảo rất phổ biến ở đây chúng tậptrung phân bố ở khu vực thượng lưu và trung lưu. Tảo Lục là ngành chiếm ưu thế về sốloài ở khu vực thượng lưu và trung lưu, ngược lại tảo Silic lại chiếm ưu thế về số lượngcả thượng nguồn và hạ nguồn. Về phía hạ nguồn th ì tảo Silic là ngành ưu thế cả vềthành phần loài và số lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Desikachary T. V., Ph. D., F. A. Sc, (1959). Cyanophyta. NXB Indian council ofAgriculture research new Delhi: 685 trang.

2. Akihito Shirota (1966). The plankton of South Viet Nam - Fresh water and MarinePlankton. Overseas Technical Cooperation Agency, Japan: 462 trang.

3. Dương Đức Tiến (1996). Phân loại vi khuẩn lam ở Việt Nam. N XB Nông nghiệp,220 trang.

4. Bộ Thuỷ sản (1996). Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 152-168.

5. Dương Đức Tiến, Võ Hạnh (1997). Tảo nước ngọt Việt Nam, Phân loại bộ tảo lục.Nxb Nông nghiệp, 502 trang.

6. Nguyễn Văn Tuyên (2003). Đa dạng sinh học tảo trong thuỷ vực nội địa Việt Nam.Nxb Nông nghiệp, 498 trang.

Page 43: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007614

7. Phòng Công nghệ và Quản lý Môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới (2006). Khuhệ thủy sinh vật, chất lượng nước hồ Trị An, hạ du sông Đồng Nai v à sông ThịVải: 30 trang.

SUMMARYBiodiversity of phytoplankton o f Dong Nai river in 2006

Pham Thanh Luu, Do Thi Bich LocInstitute of Tropical Biology

Through two field trips in 2006, 249 species of phytoplankton have beenidentified. Those species belong to 6 phyla, 15 orders and 37 families. In whichBacillariophyta is the dominant phylum. Dominant sp ecies are Diatom in almost ofstations also. Not only Diatom is diverse on composition, their quantity is also high inmost of stations from the upper river to the estuary. Besides, Chlorophyta is alsopopular phylum there, it mainly distributes from upper to middle. Toward the estuary,Diatom is the popular phylum.

Phụ lục: Thành phần loài thực vật nổi sông Đồng Nai

Stt TÊN KHOA HỌC T4/2006 T9/2006

CYANOPHYTA

Bộ: CHROOCOCCALES

Họ CHROOCOCCACEAE

1 Gomphosphaeria lacustris Chodat * *

2 Aphanocapsa delicatissima W. West & GS West *

3 Coelosphaerium dubium Grunow *

4 Merismopedia sp. *

5 Microcystis aeruginosa Kutz * *

6 Microcystis botrys Teiling * *

7 Microcystis novacekii (Kom.) Comp. *

8 Microcystis panniformis Komárek * *

9 Microcystis sp. *

10 Microcystis wesenbergii Komárek * *

11 Snowella lacutris Pasch.&Ruttn * *

12 Snowella litoralis (Häyrén) Komárek * *

Page 44: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 615

13 Woronichinia cf. naegeliana (Unger) Elenk *

Bộ: NOSTOCALES

Họ: OSCILLATORIACEAE

14 Arthrospira sp. * *

15 Lyngbya major Meneghini *

16 Lyngbya mucicola Lemm *

17 Lyngbya sp. *

18 Oscillatoria acuta Bruhl & Bisw * *

19 Oscillatoria cf subbrevis Schmidle *

20 Oscillatoria lemmermannii Woloszynska * *

21 Oscillatoria princeps Vaucher *

22 Oscillatoria sp. *

23 Oscillatoria sp1. *

24 Oscillatoria sp3. *

25 Oscillatoria sp4. * *

26 Oscillatoria tenuis Agardh ex Gomont * *

27 Phormidium tenue Gomont * *

28 Spirulina major Kützing *

Họ: NOSTOCACEAE

29 Anabaena affinis Lemm *

30 Anabaena sp. * *

31 Anabaena sp2. *

32 Pseudanabaena cf. smithii Jaag *

33 Pseudanabaena mucicolla (Naum& Hub.) Sch. * *

34 Pseudanabaena schmidlei Jaag *

35 Trichodesmium erythraeum Ehrenberg *

BACILLARIOPHYTA

Bộ: CENTRALES.

Họ: COSINODISCAEAE

36 Coscinodiscus asteromphalus Ehrenberg *

37 Actinoptychus annulatus (Wallich) Grunow * *

38 Coscinodiscus bipartitus Rattray * *

39 Coscinodiscus concinnus Wm. Smith *

40 Coscinodiscus excentricus Ehrenberg * *

41 Coscinodiscus gigas Ehrenberg * *

42 Coscinodiscus jonessianus Ehrenberg * *

43 Coscinodiscus lineatus Ehrenberg * *

44 Coscinodiscus marginatus Ehrenberg *

45 Coscinodiscus radiatus Ehrenberg * *

Page 45: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007616

46 Coscinodiscus subtilis Ehrenberg * *

47 Coscinodiscus thorii Pavillard *

48 Cyclotella comta (Ehrenb.) Grunow * *

49 Cyclotella meneghiniana Kütz *

50 Cyclotella striata (Kütz.) Grun * *

51 Planktoniella sol (Wallich) Schütt * *

52 Stenopterobia intermedia (Lewis) Van Heurck *

53 Stephanodiscus astraea (Ehrenb.) Grun *

Họ: THALASSIOSIRACEA

54 Lauderia borealis Gran *

55 Thalassiosira condensata Cleve *

56 Thalassiosira sp. *

57 Thalassiosira subtilis (Ost.) Gran *

Họ: SKELETONEMACEAE

58 Skeletonema costatum (Greville) Cleve * *

Họ: LEPTOCYLYNDRACEAE

59 Guinardia flaccida (Castracane) Peragallo * *

60 Leptocylindrus danicus Cleve * *

Họ: MELOSIRACEAE

61 Melosira granulata (Ehr.) Ralfs * *

62 M. gr. var.angustissima fo spiralis O.Müll * *

63 M. gra.var.angustissima O. Müll * *

64 Melosira sulcata (Ehr.) Kiitz * *

65 Melosira varians Ag * *

66 Melosira sp. *

Bộ: BIDDULPHIALES

Họ: CHAETOCERACEAE

67 Chaetoceros affinis Lauder * *

68 Chaetoceros atlanticus Cleve *

69 Chaetoceros abnormis Pr.-Lavrenko * *

70 Chaetoceros decipiens Cleve * *

71 Chaetoceros diversus Cleve *

72 Chaetoceros heteroceros Grunow *

73 Chaetoceros lauder Cleve *

74 Chaetoceros lorenzianus Grunow * *

75 Chaetoceros pelagicus Cleve *

76 Chaetoceros pseudocurvisetus Mangin *

77 Chaetoceros subtilis Cleve * *

78 Chaetoceros teres Cleve * *

Page 46: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 617

79 Bacteriastrum delicatulum Cleve *

Họ: RHIZOSOLENIACEAE

80 Rhizosolenia alata Brightw *

81 Rhizosolenia alata forma gracillima (Cleve) Grunow *

82 Rhizosolenia delicatula Cleve *

83 Rhizosolenia imbricata Brightwell *

84 Rhizosolenia setigera Brightwell * *

85 Rhizosolenia stolterfothii H. Peragallo * *

86 Rhizosolenia styliformis Brightwell *

Họ: BIDDULPHIACEAE

87 Biddulphia heteroceros Grunow * *

88 Biddulphia mobiliensis (Bail.) Grun * *

89 Biddulphia regia (Schulze) Ostenfeld * *

90 Biddulphia reticulum (Ehrenb.) Boyer * *

91 Cerataulina dentata Hasle * *

92 Ditylum brightwellii (West) Grunow * *

93 Ditylum sol Grunow * *

94 Hemiaulus sinensis Greville * *

95 Triceratium favus Ehrenberg * *

96 Tryplioptychus cocconeiformis Cle * *

Họ: EUCAMPIACEAE

97 Eucampia cornuta (Cleve) Grunow *

Bộ: RAPHINALES

Họ: EUNOTIACEAE

98 Eunotia pectinalis var. gibbulosus Rabenh *

99 Eunotia sp. * *

Họ: ACHNANTHACEAE

100 Achnanthes sp. * *

101 Cocconeis sp. *

Họ: NAVICULACEAE

102 Amphipleura pellucida Kutz. * *

103 Amphiprora gigantea Grunow *

104 Cymbella ehrenbergii Kützing *

105 Cymbella lanceolata (Ehr.) Grun. *

106 Cymbella sp. *

107 Diploneis elliptica (Kütz.) Cleve * *

108 Diploneis smithii (Breb.) Cleve *

109 Diploneis sp. *

110 Gyrosigma acuminatum (Kutz.) Rabh * *

Page 47: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007618

111 Gyrosigma balticum (Ehrenberg) Rabenhorst * *

112 Gyrosigma distortum (Smith) Griffith *

113 Gyrosigma sinensis Ehrenberg * *

114 Navicula elegans W . Smith * *

115 Navicula sp. * *

116 Pinnularia major (Kutz.) Rabh * *

117 Pleurosigma angulatum W. Smith * *

118 Pleurosigma elongatum W. Smith * *

119 Pleurosigma pelagicum W. Smith * *

Họ: NITZSCHIACEAE

120 Nitzschia closterium W . Smith * *

121 Nitzschia delicatissima Cleve *

122 Nitzschia longissima (Breb.) Ralfs * *

123 Nitzschia lorenziana Grunow * *

124 Nitzschia paradoxa (Gmel.) Grun * *

125 Nitzschia sp. * *

126 Nitzschia sp1. *

127 Pseudonitzschia sp. * *

Họ: SURIRELLACEAE

128 Campylodiscus taeniatus Ehrenberg *

129 Surirella capronii (Fitzer) Hustedt * *

130 Surirella elegans (V. Schl) Ehr. *

131 Surirella gemma Ehrenberg * *

132 Surirella robusta Ehrenberg *

133 Surirella robusta var. splendida (Ehrenb.) Van Heurck *

Bộ: PENNALES

Họ: FRAGILARIACEAE

134 Asterionella japonica Cleve * *

135 Synedra sp. *

136 Synedra ulna (Nitzsch) Ehrenbuerg * *

137 Thalassionema nitzschioides (Grunow) Meres * *

138 Thalassiothrix frauenfeldii Grunow *

Họ: TABELLARIACEAE

139 Climacosphenia moniligera Ehrenberg *

140 Climacosphenia sp. *

CHRYSOPHYTA

Bộ: OEDOGONIALES

Họ: OEDOGONIACEAE

141 Oedogonium crispum (Hass.) Wittrock *

Page 48: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 619

Bộ: CHRYSOMONADALES

Họ: OCHROMONADACEAE

142 Dinobryon setularia Ehrenberg * *

143 Dictyocha fibula Ehrenberg * *

CHLOROPHYTA

Bộ: CHLOROCOCCALES

Họ: ANKSTRODESMACEAE

144 Ankistrodesmus bibraianus (Reinsch) Korshikov *

145 Ankistrodesmus gracilis (Reinsch) Korshikov *

146 Ankistrodesmus spiralis (Turner) Lemm *

Họ: CHLOROCOCCACEAE

147 Chlorococcum sp. *

Họ: CHARACIACEAE

148 Schroederie papillata Korb *

Họ: OOCYSTACEAE

149 Chodatella subsalsa Lemmermann * *

150 Kirchneriella lunaris (West) Schmidle *

151 Dimorphococcus lunatus A. Braun *

152 Selenastrum gracile Reinsch *

153 Tetraedron gracile (Reinsch) Hansg * *

154 Nephrocytium limneticum (Smith) Kuetzing * *

155 Oocystis parva West & West * *

156 Cosmocladium cf pulchellum Brebisson *

Họ: HYDRODICTYACEAE

157 Pediastrum biradiatum Meyen *

158 P. tetras var. tetrahedron (Ehrenb.) Ralfs *

159 Pediastrum duplex Meyen * *

160 Pediastrum duplex var reticulatum Lagerh *

161 Pediastrum simplex Meyen * *

162 P. simplex var. duodenum (Bailey) Rabenhorst *

Họ: SCENEDESMACEAE

163 Actinastrum hantzschii Lagerheim * *

164 Scenedesmus acuminatus (Lagerheim) Chodat * *

165 S. limneticum var cornutum G. M. Smith *

166 S. obliquus var alternans (Turp.) Lag *

167 S. quadricauda var abundans (Kirchner) Hansgirg *

168 S. quadricauda var longispina (Chod) G.M. Smith *

169 S. quadricauda var quadricauda (Chod) G.M. Smith *

170 Sce. bijugatus var. alternans (Reinsch) Hansg *

Page 49: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007620

171 Scenedesmus acuminatus var biseriatus (Lagerh.) Chod *

172 Scenedesmus arcuatus GM Smith *

173 Scenedesmus denticulatus Lagerhiem *

174 Scenedesmus perforatus Lemmermann *

175 Scenedesmus quadricauda (Turpin) Brébisson * *

176 Scenedesmus quadricauda var granulata *

177 Scenedesmus sp. *

178 Actidesmium hookeri Reinsch *

Họ : COELASTRACEAE

179 Coelastrum cambricum Archer *

180 Coelastrum microsporum Naegeli * *

181 Coelastrum sp. *

182 Coelastrum sphaericum Naegeli * *

Họ: DICTYOSPHAERIACEAE

183 Dictyosphaerium pulchellum Wood * *

Bộ: ZYGNEMATALES

Họ: ZYGNEMATACEAE

184 Spirogyra azygospora Singh *

185 Spirogyra ionia Wade * *

Bộ: DESMIDIALES

Họ: DESMIDIACEAE

186 Arthrodesmus convergens Ehrenberg *

187 Athrodesmus sp. *

188 Closterium gracile Breb * *

189 Closterium juncidum Ralfs *

190 Closterium macilentum Breb *

191 Closterium moniliferum Ehrenberg * *

192 Closterium setaceum Ehrenberg *

193 Closterium sp. *

194 Closterium subulatum (Kutz.) Breb *

195 Cosmarium boeckii Wille *

196 Cosmarium botrytis Menegh *

197 Cosmarium circulare Reinsch * *

198 Cosmarium contractum Kirchner *

199 Cosmarium formosum (Gomont) Anagn *

200 Cosmarium obsoletum (Hantz.) Reinsch *

201 Cosmarium sp. * *

202 Euastrum spinulosum Delponte *

203 Staurastrum connatum (Lund.) Roy & Bissett *

Page 50: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 621

204 St. limneticum var cornutum M. Smith *

205 St. tohopekaligense var. insigne W. West & GS West *

206 Staurastrum curvatum West * *

207 Staurastrum gracile Ralfs * *

208 Staurastrum paradoxum Meyen * *

209 Staurastrum sexangulare (Bulnheim) Lundell *

210 Staurastrum sp. * *

211 Staurastrum trifidum West *

212 Staurastrum zonatum Borge *

213 Xanthidium acanthophorum Nordstedt *

214 X. sexmamillatum var pulneyense W. West & GS West *

215 Xanthidium antilopaeum (Brébisson) Kützing *

216 Xanthidium sp. * *

217 Pleurotaenium sp. *

Bộ: VOLVOCALES

Họ: VOLVOCACEAE

218 Eudorina elegans Ehr *

219 Pandorina charkoviensis Korsch * *

220 Pleodorina californica Shaw *

221 Pleodorina sp. *

EUGLENOPHYTA

Bộ: EUGLENALES

Họ: EUGLENACEAE

222 Euglena acus Ehrenberg * *

223 Euglena sp. *

224 Euglena spirogyra Ehrenberg * *

225 Trachelomonas armata (Ehrenberg) Stein *

226 Trachelomonas hispida (Perty) Stein *

227 Trachelomonas tambowica (Swir.) Defl *

228 Trachelomonas volvocina Ehrenberg * *

229 Phacus curvicauda Swirenko * *

230 Phacus longicauda (Ehrenberg) Dujardin * *

231 Phacus pleuronectes (O.F. Müller) Dujardin *

232 Phacus tortus (Lemmermann) Skvortzow *

233 Strombomonas napiformis (Playfair) Deflandre *

234 Leptocylindrus danicus Cleve *

DINOPHYTA

Bộ: PERIDINIALES

Họ: CERATIACEAE

Page 51: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007622

235 Ceratium furca (Ehrenberg) Claparède et Lachmann * *

236 Ceratium fusus (Ehrenberg) Dujardin * *

237 Ceratium hirundinella (O. F. Muell.) Dujardin * *

Họ: PERIDINIACEAE

238 Peridinium cinctum Muller *

239 Peridinium granii Ostenfeld * *

240 Peridinium qinquecorne * *

241 Protoperidinium sinaicum (Matzenauer) Balech *

242 Peridinium sp. *

243 Prorocentrum micans Ehren * *

244 Protoperidinium leonis (Pavillard) Balech *

245 Protoperidinium sp. * *

Họ: GONYOLACEAE

246 Gonyaulax polygramma Stein *

247 Gonyaulax spinifera (Claparède et Lachmann) Diesing *

248 Gonyaulax verior Sournia *

Bộ: DINOPHYSIALES

Họ: DINOPHYSIACEAE

249 Metadinophysis sinensis Nie et Wang * *

Tổng số loài 191 172

Page 52: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 623

ÁP DỤNG HỆ THỐNG CHỈ SỐ ASPT CHO VIỆC ĐÁNHGIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC CÁC CON

SUỐI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA

Ngô Xuân QuảngPhòng Công nghệ và Quản lý Môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Vườn Quốc gia Núi Chúa (VQG Núi Chúa), tỉnh Ninh Thuận có diện tích 29.673ha nằm trong vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nắng nóng, khô hạn, ít mưa vàobậc nhất Việt Nam. Đây không chỉ là nơi bảo tồn và phát triển các tài nguyên sinh vật,bên cạnh đó còn là nơi bảo vệ các quần xã động thực vật và các cảnh quan sinh thái đặctrưng của rừng bán khô hạn. Vườn Quốc gia Núi Chúa là nơi hội tụ khá phong phú, đadạng của các quần xã sinh vật, nằm trong hệ thống các khu bảo tồn thi ên nhiên vàVườn Quốc gia của Việt Nam.

Hệ thống thủy vực nước ngọt hiếm hoi ở VQG Núi Chúa cũng rất đáng được quantâm vì đây là nguồn nước cung cấp chính cho dân cư các dân tộc trong địa bàn. Tàinguyên nước ở đây được sử dụng cho nhiều mục đích nông nghiệp, sinh hoạt, tắm r ửa,giặt giũ,... Các nguồn nước này tập trung ở các con suối và hồ treo nhỏ trên núi. Do địahình hiểm trở, độ dốc cao (10 - 250) nên tồn tại hệ thống suối với mật độ 0,7km/km2,bao gồm các thủy vực chính như: Suối Nước ngọt có diện tích lưu vực 33,7km2, hiệnđang xây dựng hồ chứa nước, suối Kiền Kiền với diện tích lưu vực 2,2km2, suối ĐôngNha - diện tích lưu vực 37km2, suối Lồ Ô - diện tích lưu vực 21km2, hồ Núi Đá Vách ởđộ cao 300m có nước quanh năm.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU

1. Phương pháp sử dụng hệ thống tính điểm quan trắc ASPT

Chỉ số ASPT (Average Scores Per Taxon) l à phương pháp sử dụng hệ thống tínhđiểm quan trắc của tổng điểm số của các họ động vật không x ương sống cỡ lớn(ĐVKXSCL) bắt gặp, cách tính điểm cho từng họ dựa theo thang điểm quốc gia v àđược sử dụng trong đánh giá nhanh chất lượng nước bề mặt cho các sông suối v à cácthủy vực nội địa khác.

Chỉ số trung bình ASPT được tính như sau: trong một điểm quan trắc ta sẽ có Nhọ, số điểm trong mẫu đó (theo bảng điểm BMWP Việt Nam của Nguyễn Xuân Quýnh,Mai Đình Yên, Clive Pinder, Steve Tilling có b ổ sung thêm 13 họ mới bởi các tác giảNguyễn Vũ Thanh, Tạ Huy Thịnh, Phạm Đ ình Trọng, Đoàn Cảnh) và chia cho tổng sốhọ bắt gặp. Trong đó mỗi họ được quy định điểm số theo tính chất môi tr ường sinh thái

Page 53: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007624

của chúng. Từ đó, dựa vào thang điểm xếp loại mức ô nhiễm các thủy vực của hệ thốngđiểm BMWP (Biological Monitoring Working Party) sau để đánh giá:

Bảng 1. Xếp loại mức ô nhiễm các thủy vực theo hệ thống điểm BMWP

Thứ hạng Chỉ số ASPT Chất lượng nước

I 10-8 Không ô nhiễm, nước sạch

II 7,9-6 Ô nhiễm nhẹ (Oligosaprobe)

III 5,9-5 Ô nhiễm vừa (β-Mesosaprobe)

IV 4,9-3 Khá ô nhiễm (α-Mesosaprobe)

V 2,9-1 Ô nhiễm nặng (Polisaprobe)

VI 0 Ô nhiễm rất nặng (Polisabrobe)

(Nguồn: Environmental Agency, UK, 1997)

2. Bản đồ và địa điểm thu mẫu

Page 54: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 625

Địa điểm thu mẫu được mã số như sau:C1. Đầu hồ Núi Đá VáchC2. Cuối hồ Núi Đá VáchC3. Phía thượng nguồn suối Lồ ỒC5. Phía hạ nguồn suối Lồ ỒC6. Phía thượng nguồn suối Nước ngọtC7. Phía hạ nguồn suối Nước ngọtC8. Phía hạ nguồn suối Nước ngọt

C9. Thượng nguồn suối Đông NhaC10. Hạ nguồn suối Đông NhaC11. Thượng nguồn suối Kiền KiềnC12. Hạ nguồn suối Kiền KiềnC13. Thượng nguồn suối TiênC14. Hạ nguồn suối TiênC15. Đỉnh Đá Nhảy (suối Kiền Kiền)

Page 55: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007626

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hệ thống tính điểm BMWP Việt Nam có tính chính xác càng cao khi số họ đượctham gia vào hệ thống tính điểm càng nhiều. Trong 3 đợt khảo sát th ì tháng 6 năm 2003có số họ tham gia vào hệ thống tính điểm cao nhất (1 -30 loài), con số này khá thấp ởC8, C11, C14. Hai đợt nghiên cứu trong mùa mưa của năm 2003 và năm 2004 cũng cósố họ tham gia vào hệ thống tính điểm rất thấp (1 -13 họ trong tháng 10 năm 2003 và 6-16 họ trong tháng 12 năm 2004) (Bảng 2).

Bảng 2. Chỉ số ASPT của ĐVĐKXSCL

Đtm Sốhọ

ĐiểmBMWP ASPT Số

họĐiểm

BMWP ASPT Sốhọ

ĐiểmBMWP ASPT

Tháng 10 năm 2003 Tháng 6 năm 2004 Tháng 12 năm 2004

C1 6 28 4.67 16 74 4.63 8 37 4.63

C2 9 40 4.44 10 48 4.8 6 26 4.33

C3 13 89 6.85 21 131 6.24

C5 7 36 5.14 14 77 5.5

C6 2 10 5 23 151 6.57 16 104 6.5

C7 1 3 3

C8 4 18 4.5 6 28 4.67 12 62 5.17

C9 8 33 4.13 15 99 6.6

C10 4 20 5 13 67 5.15

C11 6 25 4.17 1 3 3 10 56 5.6

C12 2 9 4.5 30 172 5.73 7 34 4.86

C13 2 9 4.5 13 94 7.23

C14 3 11 3.67 3 12 4

C15 22 138 6.27 17 115 6.76

Trong tháng 10 năm 2003, các đi ểm nghiên cứu đều có thứ hạng ở mức trung b ình(thứ II tới IV), chất lượng nước ở mức ô nhiễm nhẹ (Oligosaprobe) tới khá ô nhiễm ( α-Mesosaprobe). Giá trị của ASPT hầu hết dao động trong khoảng 3 -4,9. Đối chiếu cácchỉ số sinh học môi trường, chỉ số đa dạng đều thể hiện giá trị thấp tại thời điểm đầumùa mưa này. Khu vực C3, C5 gần như có mức độ nhiễm bẩn ít nhất, và đây cũng lànơi có chỉ số đa dạng cao nhất so với các vị trí khác c ùng đợt.

Do đặc thù của thang điểm “xếp loại mức ô nhiễm các thủy vực theo hệ thốngBMWP” là phân mức chất lượng nước chi tiết, thang điểm chia làm 6 hạng nên nguồnnước suối tự nhiên có sự phân bố của các nhóm ĐVKXSCL ít nhiều chịu tác động mộtcách tự nhiên theo diễn thế sinh thái như các sản phẩm thực vật chết như gỗ mục, lá rụng,tạp chất từ đất đá hoặc từ con người như hoạt động canh tác phía thượng nguồn, các chấtthải từ người và động vật nuôi ảnh hưởng tới chất lượng nước phía thượng nguồn, mặcdù các yếu tố hóa học ở đây tác động không lớn ngo ài SO4

2- như C3 và C6.

Page 56: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 627

Bảng 3. Chất lượng nước tại các điểm nghiên cứu theo chỉ số ASPTTháng 10 năm 2003

Đtm Chỉ số ASPT Thứ hạng Chất lượng nướcC1 4.67 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C2 4.44 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C3 6.85 II Ô nhiễm nhẹ(Oligosaprobe)C5 5.14 III Ô nhiễm vừa(β-Mesosaprobe)C6 5 III Ô nhiễm vừa(β-Mesosaprobe)C7 3 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C8 4.5 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C9 4.13 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C10 5 III Ô nhiễm vừa(β-Mesosaprobe)C11 4.17 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C12 4.5 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C13 4.5 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C14 3.67 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)

Trong tháng 6 năm 2004, số họ tham gia vào hệ thống tính điểm BMWP có caohơn so với các đợt nghiên cứu đầu mùa mưa năm 2003. Đồng thời chỉ số ASPT trongđợt nghiên cứu này có xu hướng cao hơn, các điểm có xếp hạng II (mức ô nhiễm nhẹ -Oligosaprobe) tăng lên gồm C3, C6, C9, C13, C15. Đây là những điểm nghiên cứu nằmở phía thượng nguồn ở các con suối đai cao. Các khu vực giáp dân c ư phía chân suốithường có chất lượng nước từ mức ô nhiễm vừa (β-Mesosaprobe) cho đến khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe). Đối với địa hình dạng suối, chất lượng nước mùa khô thường sạchhơn so với mùa mưa vì trong mùa mưa thì nguồn nước bị kéo theo rất nhiều các tạpchất trên đỉnh và ven suối.

Bảng 4. Chất lượng nước tại các điểm nghiên cứu theo chỉ số ASPTTháng 6 năm 2004

Đtm Chỉ số ASPT Thứ hạng Chất lượng nướcC1 4.63 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C2 4.8 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C3 6.24 II Ô nhiễm nhẹ(Oligosaprobe)C5 5.5 III Ô nhiễm vừa(β-Mesosaprobe)C6 6.57 II Ô nhiễm nhẹ(Oligosaprobe)C8 4.67 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C9 6.6 II Ô nhiễm nhẹ(Oligosaprobe)

C10 5.15 III Ô nhiễm vừa(β-Mesosaprobe)C11 3 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C12 5.73 III Ô nhiễm vừa(β-Mesosaprobe)C13 7.23 II Ô nhiễm nhẹ(Oligosaprobe)C14 4 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)C15 6.27 II Ô nhiễm nhẹ(Oligosaprobe)

Tháng 12 năm 2004, chỉ khảo sát bảy điểm bổ sung v ào cuối mùa mưa nhưng C6và C15 vẫn giữ được thứ hạng II (Ô nhiễm nhẹ -Oligosaprobe). Đây là hai đi ểm có độcao tương đối, ít bị ảnh hưởng bởi các tác động của con ng ười. Hồ Núi Đá Vách trongsuốt các đợt khảo sát vẫn luôn luôn ở mức thứ hạng IV (Khá ô nhiễm -α-Mesosaprobe).Hồ nước này hầu như không có sự lưu thông nước mà tích tụ tạp chất thực vật thối, xácbã hữu cơ. Phân bố của các nhóm ĐVKXSCL ở đây chủ yếu các nhóm thích nghi với

Page 57: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007628

môi trường nước lắng đọng, phân hủy dần theo thời gian; hồ cạn dần trong m ùa khô vàđược cung cấp thêm nước trong mùa mưa.

Bảng 5. Chất lượng nước tại các điểm nghiên cứu theo chỉ số ASPT

Tháng 12 năm 2004

Đtm Chỉ số ASPT Thứ hạng Chất lượng nước

C1 4.63 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)

C2 4.33 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)

C6 6.5 II Ô nhiễm nhẹ(Oligosaprobe)

C8 5.17 III Ô nhiễm vừa(β-Mesosaprobe)

C11 5.6 III Ô nhiễm vừa(β-Mesosaprobe)

C12 4.86 IV Khá ô nhiễm(α-Mesosaprobe)

C15 6.76 II Ô nhiễm nhẹ(Oligosaprobe)Nhận xét

Như vậy, sử dụng chỉ số ASPT trên nhóm ĐVKXSCL để đánh giá nhanh chấtlượng môi trường nước các thủy vực của VQG Núi Chúa đ ã đưa ra một hiện trạng chấtlượng nước cụ thể. Trong mùa khô, bức tranh đó thể hiện rõ ràng nhất với các khu vựccó độ cao thì chất lượng môi trường nước tốt hơn ở đai thấp. Các giá trị của chỉ sốASPT khá ổn định ở một vài điểm như hồ Núi Đá Vách, phía thượng nguồn suối Lồ Ồ,Đá Nhảy. Các yếu tố địa h ình phía biển và phía dân cư gần quốc lộ thể hiện chưa thựcsự rõ ràng.

Kết quả sử dụng chỉ số ASPT khu vực n ày so với các vùng khác như ở các tỉnhĐồng Tháp Mười (Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp) th ì không có loài lợ hay mặn (kểcả khu vực giáp biển) mà chỉ thuần túy nước ngọt. So với khu vực này thì chỉ số ASPTcao hơn hẳn (ASPT = 3-7,23 so với 1,5-4,4 ở Đồng Tháp Mười (Nguyễn Vũ Thanh, TạHuy Thịnh, Phạm Đình Trọng, Đoàn Cảnh, 2004)). Tuy nhiên, đối với hệ thống tínhđiểm BMWP Việt Nam thì khi so sánh với đặc điểm ổ sinh thái của địa h ình dạng suốinhư thượng nguồn sông Đồng Nai, sông Đa Nhim (cao nguyên Lâm Đ ồng), suối TamĐảo có chỉ số ASPT ở mức 2,4 -6,8 (Nguyễn Xuân Quýnh, Mai Đ ình Yên, Lê Thu Hà,2000) hay dạng sông vùng đồng bằng như Sông Nhuệ có chỉ số ASPT ở mức 3,07 -5,54(Ngô Xuân Quảng, 2001), có sự chênh lệch đáng kể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Như vậy, áp dụng hệ thống tính điểm BMWP v à chỉ số ASPT thì thấy rằng tầnsuất bắt gặp các họ khá cao tại VQG Núi Chúa, ph ương pháp cho kết quả nhanh vàtương đối chính xác. Điều này cũng phần nào phản ánh chất lượng môi trường nước ởcác con suối vùng khô hạn Núi Chúa đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Do đó, cần cónhững biện pháp tuyên truyền, giáo dục dân cư trong khu vực biết cách khai thác, bảovệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước hiếm hoi này.

Page 58: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 629

Sử dụng chỉ số ASPT cho việc đánh giá nhanh rất thuận lợi cho việc quan trắc chấtlượng môi trường nước các con suối cho việc sinh hoạt v à phát triển nông nghiệp. Chỉsố này có thể phổ biến cho cán bộ khu vực để quan trắc th ường xuyên bởi tính chất ưuviệt về sử dụng và định loại nhanh các họ ĐVKXSCL ở các con suối (nguồn cung cấpnước chính cho dân vùng núi tại địa phương).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Environment Agency Assessing Water Quality (1997). General Quality Assessment(GQA) scheme for Biology. Environment Agency, Bristol, UK

2. National rivers authority (1995). Biological assessment methods: Controling thequality of biological data. National River Authority, Bristol, UK

3. Hoàng Thị Hòa, Mai Đình Yên (2001). Tạp chí Sinh học, 23(3A): 69 -75

4. Lê Thu Hà, Nguyễn Xuân Quýnh (2001). Tạp chí Sinh học, 23(3A): 62-68

5. Ngô Xuân Quảng (2001). Luận văn Cử nhân Sinh học, Khoa Sinh học, Tr ườngĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội.

6. Nguyen Xuan Quynh et al.., (2000). Biological surveillance of freshwater, usingmacro invertebrates. Hanoi.

7. Nguyễn Xuân Quýnh và cs. (2001). Tạp chí Sinh học, 23(3A): 82-88

8. Nguyễn Vũ Thanh, Tạ Huy Thịnh, Phạm Đ ình Trọng, Đoàn Cảnh (2004). Tạp chíSinh học, 26(1): 11-18

SUMMARYApplied the ASPT index for water quality assessment

in the main streams of Nui Chua national park

Ngo Xuan QuangInstitute of Tropical Biology

54 families of aquatic macroinvertebrate were used to apply to ASPT index forwater quality assessment in five streams and one hanging pond. The calculated resultsto indicate that water quality in these water bodies in Nui Chua Nati onal Park werelightly contaminated in rainy season but better in dry season. By this rapid assessment,it would be noted that water quality in Nui Chua National Park ranging fromoligosaprobe to α-mesosaprobe. Therefore, there should have some solutions f orprotection, management and suitable exploitation to these rare precious waterresources.

Page 59: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007630

THẢM THỰC VẬT ĐẤT NGẬP N ƯỚC BÀU HÀ LẦM,HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ Y ÊN

Lý Ngọc Sâm, Vũ Ngọc LongPhòng nghiên cứu Tài nguyên sinh vật, Viện sinh học nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Hà Lầm bàu thuộc xã vùng sâu Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, có tọa độđịa lý từ 13o05´04.3´´ N - 108o48´24.3´´E đến 13o05´35.6´´ N - 108o47´17.6´´E. Đâyđược xem là nơi duy nhất ở nước ta loài Cá Sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) cóthể còn hiện diện trong tự nhiên (ITB, 2005). Diện tích mặt nước tự nhiên của Bàu vàomùa khô khoảng 30 ha, trải dài trên 4 km theo hướng từ Đông sang Tây. Chiều rộngcủa Bàu biến đổi từ vài mét đến 100 - 200m ở trung tâm của Bàu. Độ sâu trung bình từ1- 2m vào mùa khô và cao hơn rất nhiều khi Bàu thông với sông Ba vào mùa mưa.Theo người Ê Đê, bàu Hà Lầm gồm 3 Bàu nhỏ: bàu Blaonao (bàu Sen), bàu Lầm vàbàu Chao.

Hiện nay, bàu Hà Lầm bị xâm hại mạnh bởi các hoạt động của ng ười dân địaphương như: đánh bắt cá, chặt phá rừng bán ngập, chuyển đổi v ùng bán ngập thành đấtcanh tác làm thay đổi môi trường sinh thái, cảnh quan trong khi những giá trị đa dạngsinh học ở đây vốn chưa được hiểu biết rõ ràng đang có nguy cơ biến mất, nhất là khithủy điện sông Ba Hạ hoạt động.

Nghiên cứu này cung cấp những thông tin ban đầu về thành phần thực vật, cácquần xã và hội đoàn thực vật, thực vật ngoại lai nhằm giúp hiểu r õ hơn vai trò, các giátrị của thảm thực vật trong hệ sinh thái đất ngập n ước ở đây.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Thảm thực vật thân thảo trên vùng đất ngập nước: các ô mẫu nhỏ (quadrat) có kíchthước 1m x 1m (1m2) đã được đặt ngẫu nhiên với số lượng tùy theo từng hội đoànthực vật. Tất cả các loài thực vật có mạch hiện diện trong ô mẫu sẽ đ ược ghi nhậnvà thu thập để xác định loài. Mức độ ưu thế của loài được xác định qua độ che phủcủa loài trong ô mẫu theo phương pháp Braun Blanquet (bảng 1).

Các kiểu rừng trên vùng đất bán ngập: ô mẫu kích thước 20m x 20m (400m2) đượcthiết lập. Mức độ ưu thế của loài được xác định dựa vào việc đo cấp kính d1.3m, sốlượng cá thể, số lần xuất hiện các lo ài hiện diện trong ô mẫu.

Thực vật được định danh theo bộ sách Cây cỏ Việt Nam (P. H. Hộ, 2000) và thamkhảo các tiêu bản ở Bảo tàng Thực vật Quốc gia (85 Trần Quốc Toản Q.3,TPHCM).

Page 60: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 631

Nghiên cứu được thực hiện trong 2 đợt từ tháng 10/2006 đến 3/2007 trong dự án“Điều tra bổ sung thông tin về lo ài cá Sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) ởSông Hinh” do tổ chức IUCN tại Việt Nam hỗ trợ kinh phí.

Bảng 1: Thang xác định độ ưu thế của loài thực vật trong một quadrat 1m x 1m (1m2)

Cấp Độ bao phủ (% diện tích ô mẫu)5 76 – 1004 51– 753 26 – 502 6 – 251 <5

KẾT QUẢ1. Thành phần thực vật

Kết quả khảo sát đã ghi nhận được 186 loài thực vật bậc cao, phân bố trong 60 họthực vật. Các họ có nhiều đại diện là: họ Đậu (Fabaceae, 22 loài), họ Hòa thảo(Poaceae, 20 loài), Họ Cói (Cyperaceae,16 loài), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae, 9loài), họ Cúc (Asteraceae, 8 loài) và Cà phê (Rubiaceae, 7 loài). Trong 186 loài th ựcvật đã ghi nhận có 4 loài Khuyết thực vật, 1 loài Khỏa tử, 116 loài Song tử diệp và 65loài Đơn tử diệp

Dạng sống của các loài được phânchia thành (i) cây gỗ, (ii) cây bụi, (iii)thân thảo, (iv) thủy sinh, (v) dây leo,(vi) ráng, (vii) phụ sinh (Hình 1). Badạng sống chiếm tỷ lệ cao nhất là thânthảo, thủy sinh và thân gỗ (80%); đây làba dạng sống điển hình của thảm thựcvật đất ngập nước bàu Hà Lầm. Hai loàiđại mộc tiêu biểu cho đất ngập nước ởđây là Gáo (Nauclea orientalis) vàChiếc (Barringtonia acutangula subsp.spicata).

2. Thảm thực vật trên đất ngập nước bàu Hà LầmKết quả khảo sát cho thấy thảm thực vật bàu Hà Lầm được cấu trúc bởi các kiểu:

Rừng hành lang, rừng bán ngập nước, các hội đoàn thực vật ngập nước và thực vật tựnhiên trên đất canh tác nông nghiệp được thể hiện trên bản đồ thảm thực vật đất ngậpnước dưới đây (hình 2).

Kiểu rừng hành lang ven sông suối: phân bố theo sườn dốc hay trên khu vực đấtbằng phẳng phía Đông - Đông Nam bàu Hà Lầm. Các loài ưu thế là: Muồng (Cassiasiamea), Tre gai (Babusa blumeana) và một số loài cây gỗ khác như: Mallotus

Cây gỗ; 36;20%

Thân thảo;76; 41%

Thủy sinh ;37; 20%

Khuyếtthực vật; 3;

2%Cây bụi;13; 7% Dây leo;

18; 10%

Khuyếtthực vậtCây bụi

Dây leo

Thân thảo

Thủy sinh

Cây gỗ

Hình 1. Dạng sống của các loài thực vậtghi nhận được ở bàu Hà Lầm

Page 61: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007632

philippensis, Vitex canescens), Bình linh (Vitex sumatrana var urceolatas ), Đủng đỉnh(Caryota sympetala), Sung (Ficus variegata Bl var. variegata), Thiết đinh (Markhamiastipulata var. pierrei), Quao (Stereospermum cylindricum),… .

Do tác động của con người, kiểu thực vật này được thay thế bởi kiểu Lách(Saccharum spontaneum ) và Sung (Ficus esquiroliana) dọc hai bên bờ trên địa hìnhbằng phẳng của đất canh tác nơi bàu nối với Sông Ba.

Hai loài Dầu rái (Dipterocarus alatus) và Sao đen (Hopea odorata) cũng đượcghi nhận rải rác trong kiểu rừng n ày nhưng đã bị người dân địa phương khai thácdầu và gỗ. Sự hiện diện và hiện trạng phân bố của cây họ Dầu (Dipterocapceae)cho thấy kiểu rừng ven sông suối của khu vục đầm lầy Hà Lầm là kiểu rừng ẩmthường xanh thứ sinh nhân tác đ ược hình thành sau khi rừng ẩm thường xanh trênnúi thấp với ưu thế cây họ Dầu rất phổ biến trong khu vực tr ước đây. Theo đánhgiá mức độ đe dọa cây họ Dầu của IUCN (1994, 2001), hai lo ài của họ Dầu ghinhận đang ở mức độ “gần bị đe dọ a (NT)”.

Kiểu rừng bán ngập n ước - rừng Gáo (Nauclea orientalis ): Trên các vùngchuyển tiếp giữa đất canh tác v à đất ngập nước ở trung tâm bàu Hà Lầm với thờigian ngập trung bình khoảng 3- 4 tháng trong năm, Gáo ( Nauclea orientalis) làloài chiếm ưu thế phát triển thành rừng cây gỗ thuần loài, rất đều, chiều cao trungbình 12 m, đường kính trung b ình 30cm. Ngoài ra còn có Chi ếc (Barringtoniaacutangula subsp. spicata), Tre (Babusa blumeana), Sung (Ficus racemosa). Tầngthảm cỏ là tái sinh của Chiếc, Gáo, và các loài thân thảo như: Pseudoechinolaenapolystachya , Paspalum paspaloide, Pseudoraphis brunoniana, Panicum repens,Brachiaria mutica… Kiểu rừng này hiện còn rất ít ở dọc lưu vực Sông Ba mà hiếmnơi nào có thể ghi nhận được, nhưng sẽ bị biến mất trong t ương lai gần mà nguyênnhân chính là do nhu cầu đất canh tác nông nghiệp, khai thác gỗ cho xây dựng v àdụng cụ gia đình của người dân địa phương, nhất là khi thủy điện sông Ba Hạngăn dòng.

Các hội đoàn thực vật ngập nước: 37 loài thực vật thủy sinh và các loài thực vậtthích nghi với môi trường ẩm quanh năm đã hình thành nên các hội đoàn thực vật đấtngập nước bàu Hà Lầm. Các hội đoàn thực vật tiêu biểu là:

(a). Hội đoàn Sen (Nelumbo nucifera) - Lục bình (Eichhornia crassi pes):hiện diện chủ yếu ở khu vực trũng sâu giữa l òng bàu Lầm, bàu Blanao. Nelumbonucifera và Eichhornia crassipes tạo thành hội đoàn bao phủ toàn bộ diện tíchmặt nước của Bàu. Các loài thực vật thủy sinh như: Sacciolepis myosuroides (Bấtđuôi chuột), Brachiaria mutica, Panicum repens , Ceratopteris thalictroides ,Ludwidgia adscendens, Ludwidgia octovalvis, Polygonum lanigerum, Polygonumhydropiper, Sagittaria sagittaefolia , Commelina diffusa, Wolffia arrhiza,Limnocharis flava, Pistia stratiotes … cũng được ghi nhận trong hội đo àn này.Đây là nơi trú ngụ, kiếm ăn của các lo ài chim nước, thú nhỏ, ếch nhái, cá v à là nơicung cấp thức ăn, nơi trú ngụ an toàn cho cá Sấu nhờ diện tích mặt n ước rộng vàđủ sâu vào mùa khô.

Page 62: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 633

(b). Hội đoàn Lác hến (Scirpus grossus) - Sen (Nelumbo nucifera) : phân bố chủ yếuở bàu Blanao và diện tích nhỏ ở bàu Chao. Scirpus grossus phát triển thành đám dàycao trung bình 1,2m. Một số loài thực vật thủy sinh khác được ghi nhận ở đây như:Eichhornia crassipes, Ceratopteris thalictroides , Ludwidgia adscendens, Ludwidgiaoctovalvis, Polygonum lanigerum, Polygonum hydropiper, Commelina diffusa,… Kiểuthực vật này đang bị thu hẹp dần do nhu cầu canh tác nông nghiệp của ng ười dân.

(c). Hội đoàn Cỏ Ống (Panicum repens) - Cỏ Lông tây (Brachiaria mutica) - Bấtđuôi chuột (Sacciolepis myosuroides) - Lục Bình (Eichhornia crassipes) : Hiện diệnnơi có mực nước thấp vào mùa khô (0,5 m) ở lòng bàu Lầm, bàu Chao. Chúng pháttriển rất mạnh tạo thành “trấp cỏ” nổi rất dày mà chúng ta có thể di chuyển trên đó. Cácloài thân thảo và thủy sinh hiện diện trong trấp nh ư: Ceratopteris thalictroides ,Ludwidgia adscendens, Ludwidgia octovalvis, Polygonum lanigerum, Polygonumhydropiper, Commelina diffusa, Ludwidgia epilobioides Maxim. var. epilopioides,Ludwidgia prostrate, Alternanthera sessilis, Eclipta prostrate, Merremia hirta,Ipomoea alba, Fimbristylis miliacea, Fimbristylis griffithii, Clitori a Marianna,Phramites vallatori… tạo sự đa dạng cho kiểu thực vật đặc tr ưng này.

Sự phát triển của trấp có một vai trò quan trong cho hệ sinh thái đất ngập nước, nếuphát triển vừa phải thì trấp là nơi trú ngụ và kiếm ăn của nhiều loài chim nước và mộtsố động vật khác, còn nếu phát triển quá mức th ì sẽ ảnh hưởng rất lớn vì trấp gây cảntrở dòng chảy, xâm chiếm môi trường sống của các kiểu thực vật ngập n ước khác.Các trấp cỏ rất dễ cháy vào mùa khô do hoạt động của người dân địa phương đe dọađến đời sống của nhiều loài động thực vật trong bàu nhất là khả năng kiếm ăn và trúngụ của cá Sấu.

Page 63: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007634

(d). Kiểu thực vật trên đất canh tác: chủ yếu hiện diện trên vùng bán ngập của bàu HàLầm. Thực vật hoang dại chiếm ưu thế trong kiểu này thuộc các họ Cyperaceae,Poaceae và Fabaceae như: Aechynomene aspera, Aechynomene indica, Sesbaniasesban, Cyperus iria, Scirpus articulatu, Cyperus ohwii , Cyperus compactus , Cyperusfulvo-albescens, Echinochloa crus -galli, Ludwidgia octovalvis, Eleusine indica,Alternanthera sessilis… Sự hiện diện của chúng chỉ l àm tăng tính đa dạng, có ý nghĩaphủ xanh, chống xói mòn, rửa trôi từ bên trên xuống bàu.

Thực vật ngoại lai: Thực vật ngoại lai ghi nhận được ở bàu Hà Lầm là: Lục bình(Eichhornia crassipes), Rau diệu (Alternanthera sessilis), Cỏ lào (Eupatoriumodoratum), Nhãn lồng (Passiflora foetida), Mắc cỡ (Aechynomene indica), Cỏ ống(Cynodon dactylon), Bèo cái (Pistia stratiotes), Trinh nữ (Mimosa diplotricha)… . Bêncạnh ý nghĩa làm tăng tính đa dạng sinh học thì các loài ngoại lai có thể gây hại chomôi trường tự nhiên bàu Hà Lầm. Loài Mimosa diplotricha có thể làm chết cây nhờ khảnăng leo cao trùm lên các loài cây g ỗ lớn, làm chết từ từ. Sự phát triển quá nhanh vàxác của Eichhornia crassipe, Pistia stratiotes khi chết sẽ gây ô nhiễm nước, hạn chếánh sáng đi vào môi trường nước ảnh hưởng đến thủy sinh vật, là nơi ẩn nấp và sinhsản cho muỗi (Trần Triết, 2006).

KẾT LUẬN

186 loài thực vật có mạch được nghi nhận trong các thảm thực vật đất ngập n ướcbàu Hà Lầm, trong đó có 2 loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) có t ên trong sách đỏ củathế giới ở mức độ NT (IUCN, 1994, 2001) v à một số loài thực vật ngoại lai có thể gâyhại cho môi trường tự nhiên của bàu. Hiện nay hệ sinh thái này đang bị đe dọa nghiêmtrọng do các tác động của con n gười. Trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi có một số kiếnnghị: Cần bảo vệ thảm thực vật đất ngập n ước hiện tại cũng như ngăn chặn các hoạt

động xâm hại của người dân địa phương lên rừng Gáo (Nauclea orientalis). Nghiên cứu động thái hình thành trấp cỏ để kiểm soát việc tác động l ên các hội

đoàn thực vật ngập nước, nơi sinh sống, trú ngụ và kiếm ăn của nhiều loài sinh vật. Việc xây dựng thủy điện sông Ba Hạ cần xem xét, đánh giá một cách thận trọng về

những tác động của nó lên hệ sinh thái đất ngập nước bàu Hà Lầm ở thời điểmhiện tại và lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ. 3 tập.2. Nguyen Xuan Vinh and et al., (2005). Technical report: Status of the freshwater

crocodile (crocodylus siamensis) in song hinh district, Phu Yen province, vietnam.50 pages.

3. Tran Triet and et al., (2001). The vegetation of U Minh Thư ợng National Park.Final reprot. 69 pages.

4. Viện Sinh học Nhiệt đới (2000). Khảo sát môi phục vụ xây dựng dự án khả thi phụchồi Cá Sấu nước ngọt tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Báo cáo giai đoạn 1.

Page 64: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 635

SUMMARYThe wetland vegetation of the Ha Lam lake,

Song Hinh District, Phu Yen Province

Ly Ngoc Sam, Vu Ngoc LongInstitute of Tropical Biology

Ha Lam Lake is located in Ea Lam commune, which is a remote commune of SongHinh district, Phu Yen Province. This place is knew as a unique location whichfreshwater crocodile (Crocodylus siamensis) still exists in the wild. This surveyrecorded 186 vascular plant species which were present in the four types of the wetlandvegetation of Ha Lam Lake: riparian forest, submerge forest, submerge vegetation andcultivated habitats of the wetland vegetation of Ha Lam Lake. This study recorded 2plants ranked in the IUCN Red List including: Dipterocarus alatus (NT), Hopea odorata(NT) and some invasive weeds which are possible damaged to natural environment ofHa Lam Lake, such as: Eichhornia crassipes, Pistia stratiotes, and Mimosa diplotricha.This wetland area is strongly impact because of human activities such as: cultivated,deforestation and especially hydroelectronic building alone the Ba River which will bedestroy this vegetation.

Page 65: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007636

GHI NHẬN BAN ĐẦU VỀ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐCNÚI TÀ KÓU, TỈNH BÌNH THUẬN

Lưu Hồng Trường, Nguyễn Vinh Hiển, Lý Ngọc SâmTrung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Với diện tích khoảng 1.104 ha v à đỉnh cao 697 m trên mực nước biển, núi Tà Kóu(thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu) được xem là nơi có nguồn dược liệu đa dạngvà chất lượng cao ở phía Nam Việt Nam (Tr ường, 2000). Thực vật có mạch có khoảngtrên dưới 1.000 loài, trong đó có khoảng ¼ có thể sử dụng làm dược liệu. Nhiều loàicây thuốc ở núi Tà Kóu không chỉ được người dân trong vùng đệm khu bảo tồn sửdụng mà còn được tiêu thụ ra thị trường bên ngoài. Bên cạnh đó, mỗi năm có trên200.000 khách hành hương đến viếng các ngôi chùa trên núi cũng đã góp phần tiêu thụmột số lượng lớn cây thuốc được bày bán tại khu vực này.

Một nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng t ài nguyên cũng như các hoạt động khaithác cây thuốc tại núi Tà Kóu, làm cơ sở hoạch định các hoạt động bảo tồn v à phát triểntrong tương lai, đã được tiến hành bởi Trung tâm đa dạng Sinh học và phát triển (CBD)thuộc Viện Sinh học nhiệt đới từ tháng 7/2005 đến tháng 6/2006 với sự hỗ trợ củaRufford Small Grants for Nature Conservation (Anh Qu ốc). Bài viết này trình bày mộtsố ghi nhận ban đầu trong nghiên cứu này.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng tài nguyên, hoạt động khai thác và thị trường tiêu thụ cây

thuốc.

Xác định vai trò của cây thuốc đối với đời sống của ng ười dân địa phương

Tư liệu hoá cách sử dụng truyền thống các lo ài cây thuốc

Định hướng các hoạt động tiếp theo.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU

Các phương pháp sau đây được áp dụng trong nghiên cứu này:

Đánh giá nhanh nông thôn có s ự tham gia của người dân (Participatory RuralAppraisal, viết tắt PRA): bao gồm các đối tượng là người sử dụng cây thuốc ở địaphương, thầy lang, người thu mua và chính quyền địa phương trong vùng đệm đểbiết được hoạt động khai thác và thị trường tiêu thụ cây thuốc.

Điều tra ô mẫu theo tuyến (hay đ ường cắt - transect): theo 4 tuyến gồm 25 ô mẫucó kích thước 20m x 20m (400m2, theo phương ngang) được bố trí cách đều nhau

Page 66: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 637

25m theo cao độ. Tổng diện tích khảo sát là 4 ha. Xác định sự hiện diện của cácloài trong từng ô mẫu, tiến hành thu mẫu để định danh. Thực vật được định danhchủ yếu theo Hộ (2000), Hộ (2006), Lợi (2005) và Petelot (1952-1954).

KẾT QUẢ BAN ĐẦU

Dữ liệu điều tra hiện đang được phân tích, nhưng những ghi nhận ban đầu cho thấytài nguyên cây thuốc núi Tà Kóu rất đa dạng. Có khoảng 300 lo ài thực vật từ núi TàKóu được sử dụng tại địa phương hay được ghi nhận trong các tài liệu về cây thuốc.Một số loài cây thuốc thường được khai thác được trình bày trong Bảng 1. Trong đó,năm loại cây thuốc được khai thác nhiều nhất hiện nay l à: Thạch hộc (Dendrobium cf.crumenatum Sw.), Cốt toái bổ (Drynaria spp.), Thần xạ (Lu vunga scandens (Roxb.)Ham.), Đỗ trọng nam (Parameria laevigata (Juss.) Mold.) v à Ngũ gia bì (Scheffleraelliptica (Bl.) Harms.). Mật độ của chúng được trình bày trong Hình 1.

Bảng 1. Các loài cây thuốc thường được khai thác và mua bán ở núi Tà Kóu

STT Tên khoa học Tên thông thường Bộ phận sử dụng1 Abrus precatorius L. Cam thảo dây Thân và lá2 Abutilon indicum (L.) Sweet Cối xay Toàn bộ3 Andrographis paniculata Nees in Wall. Xuyên tâm liên Lá4 Argyreia acuta Lour. Bạc thau Lá5 Asparagus cochinchinens is (Lour.) Merr. Thiên môn Toàn bộ6 Blumea balsamifera (L.) DC. Từ bi xanh Toàn bộ7 Bombax albidum Gagn. Gòn rừng Vỏ8 Clematis similacifolia Wall. Mộc thông Toàn bộ9 Croton delpyi Gagn. Cù đèn Rễ10 Dendrobium cf. crumenatum Sw. Thạch hộc Toàn bộ11 Dracaena cambodiana Pierre ex Gagn. Huyết giác Gỗ có nhựa12 Drynaria bonii Christ. Thằn lằn Thân giả13 Drynaria quercifolia (L.) J. Smith. Ráng bay Thân giả14 Eurycoma longifolia Jack subsp. Longifolia Mật nhân Thân và rễ15 Flacourtia indica (Burm.f.) Merr. Chùm quân Rễ và vỏ16 Hibiscus squamosus Gagn. Giấy dâm bụt Rễ17 Homalomena occulta (Lour.) Schott. Thiên niên kiện Rễ18 Luvunga scandens (Roxb.) Ham. Thần xạ Thân và rễ19 Mussaenda dehiscens Craib. Bướm bạc Toàn bộ20 Parameria laevigata (Juss.) Mold. Đỗ trọng dây Vỏ21 Schefflera eliptica (Bl.) Harms. Ngũ gia bì Vỏ22 Selaginella tamariscina (Beauv.) Spring Trường sinh Toàn bộ23 Smilax ssp. Thổ phục linh Rễ24 Stephania rotunda Lour. Thần thông Rễ củ25 Streptocaulon juventas Merr. Hà thủ ô Toàn bộ26 Tetracera indica (Chr. & Panz.) Merr. Dây chiều Rễ27 Tinospora crispa (L.) Hook. Kí ninh Thân

Page 67: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007638

Hình 2. Mật độ 5 loại cây thuốc được thu hái nhiều nhất theo các tuyến khảo sát

13

196

26

104

0

49

129

101

54

33

0

117

65

32

40

117

192

81

1015.5

139.75

96

11.75

67.75

0

50

100

150

200

250

Dendrobium cf. crumenatum Drynaria bonii & D. quecifolia Luvunga scandens Parameria laevigata Schefflera elliptica

Tuyến hướng BắcTuyến hướng ĐôngTuyến hướng NamTuyến hướng TâyTrung bình

Hình 1. Mật độ của năm loại cây thuốc đ ược khai thác nhiều nhấttrong các tuyến khảo sát. Mỗi tuyến có tổng diện tích khảo sát l à 1 ha.

Từ kết quả khảo sát PRA cho thấy tài nguyên cây thuốc đã suy giảm đi rất nhiều.Một thầy thuốc gia truyền cũng l à người thường xuyên thu hái cây thuốc trên núi TàKóu ước rằng trữ lượng cây thuốc đã mất đi 90% so với khoảng thời gian 1972 khi ôngbắt đầu nghề hái thuốc tại núi T à Kóu. Việc khai thác quá mức làm nhiều loài đứngtrước nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ: loài Thần thông (hay Bình vôi - Stephania rotundaLour.) hiện đã trở nên cực hiếm và là loài đã được xếp vào nhóm IIA (hạn chế khaithác, sử dụng vì mục đích thương mại) theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Trong khi hầu hết các loài có mật độ vài cá thể trong một ha, hầu hết các lo ài câythuốc có mật độ cao nhất chỉ còn hiện diện với các cá thể chưa đạt tuổi khai thác.Chẳng hạn, loài Thần xạ hiện chỉ còn các cá thể với đường kính tại gốc nhỏ hơn 3cm.Phải mất trên 10 năm để các cá thể này phát triển kích thước đến mức có thể khai thácđể làm thuốc có chất lượng cao.

Sự gia tăng số lượng người thu hái và việc khai thác không thể kiểm soát đ ượctrong thời gian hơn 5 năm trước đây là những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảmnguồn tài nguyên cây thuốc một cách nhanh chóng.

Lan gấm (Ludisia discolor (Ker. -Gawl.) A. Rich) vốn được khai thác rầm rộ bán điTrung Quốc cách đây hơn mười năm, nhưng hiện nay chỉ còn thấy mọc rải rác tronghốc đá ở sườn núi phía Đông. Nhiều loài khác cũng không được ghi nhận trong 100 ômẫu đã khảo sát, như Chìa vôi (tên địa phương là Thần thông), Trường sinh, Cam thảo,Bạc thau, Huyết giác,… (tên khoa học ở Bảng 1).

Khá nhiều khó khăn khác mà người thu hái địa phương gặp phải. Thông thường,giá cả là do người mua (chủ yếu là các nhà thuốc đông y) quyết định khi đặt h àng. Nếutự ý thu hái mà không có sự đặt hàng trước thì người thu hái có thể bị ép giá rất nhiều,đến 50% giá hoặc thậm chí có thể không bán đ ược, phải mang về nhà và chờ đợi. Rất ítngười thu hái được trang bị một cuốn sách có thể h ướng dẫn họ cách nhận diện câythuốc. Do đó, chỉ một số người thật sự chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm mới cóthể nhận diện được nhiều loài cây thuốc. Hầu hết họ chỉ b iết một số loài thường đượcđặt hàng. Việc hái nhầm cây thuốc cũng đôi khi xảy ra, nh ưng người mua sẽ từ chốikhông mua hàng. Trong khi đó, ngư ời thu hái luôn đối mặt với nguy c ơ bị lực lượngkiểm lâm truy bắt khi đi hái thuốc tr ên núi. Biện pháp xử lý thông thường là lực lượng

Page 68: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 639

kiểm lâm giữ lại số cây thuốc thu hái được, cảnh cáo người thu hái và cho về. Tuy vậy,người thu hái sẽ mất hoàn toàn nguồn thu nhập từ số cây thuốc đã thu hái.

Cây thuốc ở núi Tà Kóu rất quan trọng trong các đơn thuốc gia truyền tại địaphương, hầu như là không thể thay thế được đối với các đơn thuốc chữa trị các bệnhnhư đau nhức xương khớp và viêm xoang, vốn được hầu hết các thầy thuốc gia truyềncho là sở trường của mình. Nhiều thầy thuốc gia truyền cũng chữa trị đ ược các trườnghợp bị rắn cắn. Nhiều người báo cáo là họ đã chữa trị thành công bệnh xơ gan. Tuyvậy, theo Hội Đông y của Huyện H àm Thuận Nam thì lượng cây thuốc từ núi Tà Kóuước chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng dược liệu mà các thành viên của hội (hơn 100người) sử dụng. Điều này phản ánh có nhiều hội viên là thầy thuốc Bắc, chủ yếu sửdụng dược liệu nhập về từ Trung Quốc hay miền Bắc n ước ta. Hơn nữa, cũng có nhiềuthầy thuốc dân gian không phải l à thành viên của hội, mà đa số họ sử dụng cây cỏ từnúi Tà Kóu làm dược liệu.

Hội Đông y Huyện Hàm Thuận Nam đã nỗ lực gây trồng cây thuốc tại các v ườnthuốc cấp xã. Chương trình hiện đang gặp trở ngại do nắng hạn trong những năm qua,trong khi kinh phí không đủ để đào giếng nhằm tạo nguồn nước tưới. Đã có nhiều hộdân, kể cả thầy thuốc gia truyền, gây trồng thành công các loài cây thuốc bản địa và dunhập một cách tự phát theo qui mô nhỏ nhằm đáp ứng một phần nhu cầu gia đ ình. Đâycó thể là một mô hình phát triển cây thuốc có nhiều hứa hẹn cho khu vực n ày.

ĐỀ NGHỊ

Với các hoạt động phát triển kinh tế trong khu vực, Khu BTTN T à Kóu đang bị đedọa bởi tác động mạnh của con ng ười, có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệtchủng do bị khai thác quá mức. Trong khi tiếp tục phân tích dữ liệu khoa học thu đ ượccũng như thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu nhằm hiểu biết rõ ràng giá trị đa dạng sinhhọc và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, chúng tôi cho rằng cần nhanh chóng có một kếhoạch bảo tồn tổng thể cho toàn bộ Khu BTTN Tà Kóu. Công cuộc bảo tồn đa dạngsinh học ở khu vực này, trong đó có núi Tà Kóu, đang rất cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từcác tổ chức trong nước và quốc tế. Không chỉ đầu tư cho các chương trình phát triểncộng đồng, một chương trình giáo dục bảo tồn nên tiến hành ngay cho người dân vàkhách du lịch. Song song với hoạt động bảo vệ rừng, cần tiến hành các nghiên cứu vàthử nghiệm phục hồi tài nguyên rừng trên các khu vực xung quanh núi Tà Kóu. Nhữngcuộc phỏng vấn với người dân địa phương đã ghi nhận mong ước phục hồi các khurừng đã mất, trong đó có rừng cây họ Dầu (Dipterocarpac eae), nhằm tái lập sinh cảnhcho các loài cây thuốc phát triển.

Nên cân nhắc cách tiếp cận Chi trả dịch vụ môi tr ường (payment for environmentservices), trong đó lợi nhuận từ khai thác du lịch, phần lớn đ ược gọi là du lịch sinh tháidựa vào Khu BTTN Tà Kóu cần được san sẻ cho các hoạt động bảo vệ v à phát triểnmôi trường và tài nguyên tại đây, bao gồm cả tài nguyên cây thuốc.

Kiến thức bản địa về cây thuốc v à các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ khác rất cầnđược tư liệu hoá và phổ biến phục vụ cho công tác bảo t ồn. Từ kết quả nghiên cứu

Page 69: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007640

chúng tôi đã xuất bản một cuốn sách nhỏ giới thiệu về 20 lo ài cây hữu ích của núi TàKóu (Trường và ctv., 2007). Đây là một trong những bước đi đầu tiên trong kế hoạchhoạt động lâu dài của Trung tâm Đa dạng Sinh học và phát triển (CBD) vì sự phát triểnbền vững của khu vực ven biển nam Trung bộ nói chung hay v ùng 3-Phan nói riêng.

Các dữ liệu thu được từ chương trình này cho phép phân tích sâu h ơn về mật độ vàphân bố các loài cây thuốc được ghi nhận trên núi Tà Kóu, tạo cơ sở đầu tiên cho cácnghiên cứu quan trắc về sau. Ngoài ra, chúng tôi đang phân tích d ữ liệu nhằm tìm hiểumối liên kết giữa sự phân bố cây thuốc với các điều kiện sinh thái (cấu trúc, tổ th ànhcủa kiểu rừng, độ dốc, độ cao,…) cũng nh ư tính toán các chỉ số cấu trúc và sinh thái -đa dạng sinh học của thảm thực vật núi T à Kóu. Kết quả không chỉ giúp chúng ta hiểurõ hơn về thảm thực vật nói chung tại T à Kóu mà còn tạo cơ sở khoa học cho công tácgây trồng cũng như khai thác hợp lý tài nguyên sinh học ở núi Tà Kóu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường, L. H. (2000). Kỷ yếu Hội nghị Khoa học, Công nghệ v à Môi trường miềnĐông Nam bộ lần thứ VI: 169 - 171.

2. Trường, L. H., L. N. Sâm và N. V. Hiển (2007). Thực vật hữu ích chọn lọc từ núiTà Kóu, Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu. 47 trang. NXB Tổng hợp TPHCM. Songngữ Việt - Anh.

SUMMARYInitial remarks on the resource of medicinal plants on Ta

Kou mountain, Ta Kou natural reserve

Luu Hong Truong, Nguyen Vinh Hien, Ly Ngoc SamInstitute of Tropical Biology

This paper presents several results from a systematic quatitative study onmedicinal plants on Ta Kou Mountain. Although medicianl plants play a considerablerole on the local health care and socio -economy based on PRA surveys, the recordeddata based on four transects of total 100 plots (20m x 20m) set up from the peak to thefoot of the mountain show a much reduced stock of medicinal plants due touncontrolled harvesting. The study indicates an urgent need to set up an action plan forthe biodiversity conservation and resource storation in Ta Kou Nature Reserve and aconservation awareness programme for the local people and more than 200,000 tourists(many of whom are pilgrims) yearly visiting the mountain.

Page 70: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 641

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM TRONGNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN QUY

HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Nguyễn Mạnh HùngViện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

MỞ ĐẦU

Công nghệ GIS & viễn thám đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành kinh tếcủa nước ta. Các thông tin do GIS v à viễn thám cung cấp có thể được thu thập, tổ chứclại, nhằm tạo ra các chuỗi hoặc sản phẩm thông tin cho nhiều ng ười sử dụng và chonhiều mục đích sử dụng. Việc tiếp cận ứng dụng công nghệ v ào chuyên ngành thủysản, do vậy, là một nhu cầu cần thiết có tính thực tiễn cao.

Khai thác các điều kiện có lợi của môi trường tự nhiên dựa trên các kết quả rút rađược từ việc điều tra, nghiên cứu xây dựng các loại bản đồ chuy ên đề phục vụ mụcđích phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững đ ã được chúng tôi thực hiện trong đề t ài“Ưng dụng công nghệ GIS & Viễn thám trong quản lý nghề cá - Lĩnh vực nuôi trồngthủy sản”. Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cácmục tiêu nghiên cứu được đề xuất bao gồm:

Tiếp cận, ứng dụng công nghệ GIS v à viễn thám vào trong công tác điều tra, khảosát, thành lập các bản đồ chuyên đề về nuôi trồng thủy sản, phục vụ cho việc đánhgiá hiện trạng, những biến động trong hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản,tiềm năng phát triển và khả năng thích nghi đất đai cho nuôi trồng thủy sản ở v ùngđồng bằng sông Cửu Long.

Tích hợp các kết quả xây dựng bản đồ với các kết quả nghi ên cứu, phân tích đánhgiá về điều kiện kinh tế - xã hội để xây dựng bản đồ phân v ùng sinh thái và cácbản đồ quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản cho v ùng đồng bằng sông CửuLong theo hướng phát triển bền vững, phù hợp, thân thiện với điều kiện tự nhi ên,điều kiện sinh thái của vùng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU1. Các bước tiến hành

Ứng dụng của công nghệ GIS và viễn thám trong công tác quy hoạch phát triển,quản lý các nguồn tài nguyên thủy sản bao gồm những bước sau:

1. Thu thập tư liệu.

Page 71: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007642

2. Quản lý thông tin.

3. Phân tích tư liệu.

4. Tiến trình đưa ra quyết định.

5. Tiến trình xây dựng, đề xuất các phương án quy hoạch.

Trong phạm vi của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các bản đồ chuy ên đề nuôitrồng thủy sản đã được điều tra, xây dựng mới, bao gồm: hệ thống các bản đồ hiệntrạng nuôi trồng thủy sản, các bản đồ về biến động đ ường bờ biển, bản đồ thích nghiđất đai, bản đồ phân vùng sinh thái, bản đồ quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản .Các bản đồ đã được xây dựng cho quy mô vùng ở tỷ lệ 1/250.000, quy mô tỉnh ở tỷ lệ1/100.000 và quy mô huyện ở tỷ lệ 1/25.000.

2. Phần mềm sử dụng

Phần mềm GIS MapInfo 7.5 được dùng trong các công tác tích hợp tư liệu từ cácnguồn khác nhau trong đó bao gồm hiển thị ảnh cho công tác giải đoán trực tiếptrên màn hình máy tính, tính toán và t ổng hợp số liệu diện tích của các lớp, quản lýtoàn bộ các lớp cơ sở tư liệu và hoàn chỉnh thông tin bản đồ .

Phần mềm GIS ArcView 3.2a đ ược dùng trong các phân tích không gian nhưchồng xếp bản đồ. Modun Arcview Utility đ ã được dùng để chuyển tọa độ giữaUTM WGS84 và UTM Indian 60 cho các lớp tư liệu bản đồ có định dạngShapeFile.

Phần mềm GeoTool 1.2 do Trung tâm Thông tin - Lưu trữ Tư liệu Địa chínhxây dựng được dùng chuyển đổi tọa độ giữa HN72, WGS84 v à VN2000 chocác điểm.

3. Tư liệu viễn thám

Công tác nghiên cứu xây dựng bản đồ được tiến hành thực hiện từ năm 2003, kếtthúc vào năm 2005. Do vậy, tư liệu viễn thám được sử dụng là các ảnh vệ tinh có thờigian chụp như sau:

* Ảnh vệ tinh SPOT 4 toàn sắc (Panchromatic) chụp tháng 12/ 2001 v à tháng 02/2002.Ảnh vệ tinh SPOT XS 1A, chụp các thời điểm: 31/05/2003, 06/2003, 07/2003, 08/2003và SPOT XS và P 1A, chụp 03/02/2004. Ảnh vệ tinh Landsat 7 ETM đa phổ chụptháng 02/2002, tháng 02/2003.

* Ảnh được sử dụng để chỉnh lý bản đồ: ảnh Landsat TM, ETM chụp năm 1995, 2000,2002. Anh SPOT XS và P 1A các năm 1995, 2000, 2004, 2005. Ảnh MODIS 1B năm2003, 2004. Anh SPOT Quicklook ch ụp năm 2005, 2006, 2007 được sử dụng để cậpnhật bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản.

* Công tác điều tra thực địa, xây dựng khoá giải đoán ảnh v à kiểm tra kết quả giải đoánđược thực hiện trong năm 2003, 2004. Điều tra thực địa bổ sung năm 2005 v à 2006.

Page 72: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 643

4. Quy trình xây dựng bản đồ

Các bản đồ được điều tra, xây dựng mới, hoặc được cập nhật, bổ sung dựa trên các bảnđồ đã có. Bản đồ được chia làm hai loại:

* Bản đồ chuyên đề (Thematic Map), bao gồm: Các bản đồ hiện trạng v à biến độngnuôi trồng thủy sản, bản đồ biến động đ ường bờ biển.

* Bản đồ tổng hợp (Synthesised Map), bao gồm: Các bản đồ đ ược xây dựng thông quaviệc chồng xếp thông tin của nhiều lớp bản đồ chuy ên đề, đó là các bản đồ đánh giáthích nghi nuôi trồng thủy sản, bản đồ phân vùng sinh thái và quy hoạch phát triển nuôitrồng thủy sản.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Các bản đồ chuyên đề

1.1. Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản

Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản, nh ư tên gọi, phản ảnh một cách trungthành tình trạng hoạt động sản xuất, thực h ành phát triển nuôi trồng thủy sản củamột vùng lãnh thổ ở vào thời điểm điều tra, xây dựng bản đồ. Các thông tin do bảnđồ cung cấp cho phép đánh giá những tác động, ảnh h ưởng của điều kiện tự nhi ên,kinh tế, xã hội ở trong vùng đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản v à ngược lại. Kếthợp với các bản đồ chuyên đề khác, bản đồ hiện trạng đ ược sử dụng cho việc phântích, tổng hợp, xây dựng các bản đồ thích nghi, bản đồ phân v ùng sinh thái và quyhoạch phát triển nuôi trồng thủy sản.

Việc sử dụng ảnh máy bay, ảnh vệ tinh chụp ở các thời gian khác nhau để xâydựng bản đồ hiện trạng không chỉ cho phép đánh giá xu thế phát triển của các hoạtđộng nuôi trồng thủy sản, m à còn cho phép đánh giá những tác động của các hoạtđộng phát triển nuôi trồng thủy sản đến điều kiện tự nhi ên, kinh tế, xã hội của mộtvùng lãnh thổ. Trong phạm vi đề t ài, để đề xuất quy tr ình nghiên cứu, xây dựng bảnđồ, các bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản đ ã được xây dựng ở các tỷ lệ khácnhau, bao gồm:

Bản đồ hiện trạng quy mô huyện : Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. HuyệnCái Nước và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Năm 2004. Tỷ lệ 1/25.000. Huyện Cái N ước vàPhú Tân được lựa chọn xây dựng bản đồ do đây l à hai huyện có nhiều vấn đề trongchuyển đổi cơ cấu canh tác và cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt l à việc chuyển đổi từcanh tác lúa sang các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Bản đồ hiện trạng quy mô tỉnh : Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. Tỉnh C àMau. Năm 2004. Tỷ lệ: 1/100.000. Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm n ước lợ lớnnhất vùng đồng bằng sông Cửu Long v à lớn nhất nước. Cà Mau được lựa chọn choviệc xây dựng bản đồ nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch thủy sản của tỉnh cũngnhư của vùng.

Page 73: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007644

Bản đồ hiện trạng quy mô vùng:

* Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. V ùng ĐBSCL. Năm 1995. T ỷ lệ 1/250.000.

* Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sả n. Vùng ĐBSCL. Năm 2000. T ỷ lệ 1/250.000.

* Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. V ùng ĐBSCL. Năm 2004. T ỷ lệ 1/250.000.

* Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. V ùng ĐBSCL. Năm 2005. T ỷ lệ 1/250.000.

* Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản. V ùng ĐBSCL. Năm 2006. Tỷ lệ 1/250.000.

(Xem Bản đồ 01).

1.2. Bản đồ biến động hiện trạng nuôi trồng thủy sản

Bản đồ biến động hiện trạng nuôi trồng thủy sản. V ùng đồng bằng sông Cửu Long,thời kỳ 1995 - 2000. Tỷ lệ 1/250.000.

Bản đồ biến động hiện trạng nuôi trồng th ủy sản. Vùng đồng bằng sông Cửu Long,thời kỳ 2000 - 2005. Tỷ lệ 1/250.000 (Xem Bản đồ 02).

Các bản đồ biến động hiện trạng nuôi trồng thủy sản đ ược xây dựng nhằmquan trắc các diễn biến trong hoạt động nuôi trồng thủy sản của v ùng đồng bằngsông Cửu Long, đồng thời cho phép đánh giá xu thế phát triển nuôi trồng thủy sảncủa vùng.

Thời kỳ 1995-2000 và 2000-2005 là các thời kỳ có nhiều biến động về hoạt độngnuôi trồng thủy sản, đặc biệt là quy mô và diện tích nuôi tôm nước lợ. Các bản đồđược xây dựng dựa trên việc tổng hợp các tài liệu, bản đồ về sản xuất nông nghiệp v àcác kết quả giải đoán ảnh ảnh vệ tinh, bao gồm các ảnh vệ tinh: MODIS, Landsat v àSPOT đa phổ.

1.3. Bản đồ biến động đường bờ biển

Bản đồ biến động đường bờ biển. Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời kỳ 1968 -2004. Tỷ lệ 1/250.000.

Bản đồ khu vực bồi tụ mũi Cà Mau. Tỉnh Cà Mau. Tỷ lệ 1/50.000.

Bản đồ khu vực xói lở cửa sông Cửa Lớn. Tỉnh C à Mau. Tỷ lệ 1/50.000.

Bản đồ biến động đường bờ biển được xây dựng nhằm quan trắc sự thay đổi củađường bờ biển từ cửa sông Xoài Rạp đến mũi Cà Mau, nơi được đánh giá là các vùngnhạy cảm và có diện tích nuôi tôm nước lợ tập trung. Khu vực có sự bi ến động đườngbờ biển điển hình là:

Khu vực xói lở cửa phía Đông sông Cửa Lớn.

Khu vực bồi tụ bờ Tây mũi Cà Mau.

Các bản đồ được xây dựng dựa trên bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/250.000, hệ tọa độVN2000, hoàn chỉnh năm 2004 và tham khảo các bản đồ địa hình năm 1968, 2000, bản

Page 74: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 645

đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, ảnh vệ tinh Landsat, vệ tinh SPOT XS v à P chụp năm 1987,1995, 2000, 2004.

2. Các bản đồ tổng hợp

Để phục vụ cho công tác tổng hợp, đánh giá các điều kiện tự nhi ên, kinh tế, xãhội, phân vùng thích nghi, xây dựng các phương án quy hoạch phát triển sản xuấtcho một vùng lãnh thổ, các bản đồ tổng hợp đ ã được xây dựng ở tỷ lệ bản đồ1/250.000, bao gồm:

2.1. Bản đồ đánh giá thích nghi nuôi trồng thủy sản

Bản đồ đơn vị đất đai cho nuôi trồng thủy sản. V ùng Đồng bằng sông Cửu Long,tỷ lệ 1/250.000.

Bản đồ phân hạng khả năng đất đai cho các loại h ình nuôi thủy sản chuyên. VùngĐồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ 1/250.000.

Bản đồ phân hạng khả năng thích nghi đất đai cho các loại h ình nuôi thủy sản xenvới lúa. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ 1/250.000.

Bản đồ phân hạng khả năng thích nghi đất đai cho các loại h ình nuôi thủy sản luâncanh với lúa. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ 1/250.000.

Bản đồ phân vùng thích nghi nuôi trồng thủy sản. Vùng Đồng bằng sông CửuLong, tỷ lệ 1/250.000 (Xem Bản đồ 03).

Hệ thống các bản đồ thích nghi nuôi trồng thủy sản đ ược xây dựng trên cơ sởchồng xếp, tổng hợp nhiều bản đồ chuy ên đề, nhằm cung cấp căn cứ, cơ sở cho việc đềxuất các phương án phân vùng sinh thái, quy ho ạch phát triển nuôi trồng thủy sản mangtính khách quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.

2.2. Các bản đồ phân vùng sinh thái, quy hoạch phát triển NTTS

Mục tiêu cuối cùng của việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS vào trong côngtác quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long là sửdụng các kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ hiện trạng , bản đồ đánh giá thích nghiđất đai cho nuôi trồng thủy sản để nghi ên cứu xây dựng hệ thống các bản đồ v à cácphương án định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Longđến năm 2020. Các bản đồ phân v ùng sinh thái, quy hoạch phát triển nuôi trồng thủysản bao gồm:

Bản đồ phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long,tỷ lệ 1/250.000 (Xem Bản đồ 04).

Bản đồ quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (Ph ương án I). Vùng Đồngbằng sông Cửu Long, tỷ lệ 1/250.000.

Bản đồ quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (Ph ương án II). Vùng Đồngbằng sông Cửu Long, tỷ lệ 1/250.000 (Xem Bản đồ 05).

Page 75: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007646

Bản đồ quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (Ph ương án III). Vùng Đồngbằng sông Cửu Long, tỷ lệ 1/250..

Các bản đồ quy hoạch nuôi trồng thủy sản cho từng ph ương án phát triển đã đượcxây dựng trên cơ sở sử dụng kết quả đánh giá thích nghi đất đai, phân v ùng sinh tháicho nuôi trồng thủy sản, quy hoạch tổng thể phát triển ng ành thủy sản cả nước đến năm2010 và định hướng đến năm 2020, các kết quả điều tra và các dự báo có liên quan.Trong 3 phương án đề xuất, Phương án II, được đánh giá là phương án tối ưu.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Kết luận

Đối chiếu với các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đồng thời, từ thực tiễn ứng dụngcông nghệ GIS & Viễn thám vào trong một đề tài nghiên cứu và thực hiện ở trên mộtđịa bàn cụ thể, các kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được đã cho phép rút ra những kếtluận sau:

1. Việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ GIS & Viễn thám v ào trong chuyên ngànhthủy sản là hoàn toàn có thể. Bản đồ hóa các số liệu thống k ê liên quan đến hoạtđộng nuôi trồng thủy sản đã cho phép người có nhu cầu tìm hiểu thông tin dễ dàngnhận biết, xác định được diện tích, quy mô, vị trí phân bố của các loại h ình nuôi,phương thức nuôi và tiềm năng nuôi trồng thủy sản đ ã và đang được áp dụng tạicác địa phương cũng như của các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Các phương án quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng Đồng bằng sôngCửu Long được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu, phân tích điều kiện tự nhiên, kinhtế, xã hội của vùng thông qua việc xây dựng hệ thống các bản đồ đánh giá khảnăng thích nghi và phân vùng sinh thái nuôi tr ồng thủy sản. Do vậy, các ph ương ánđược đề xuất có tính khách quan, ph ù hợp, thân thiện với điều kiện t ự nhiên, điềukiện sinh thái của vùng nghiên cứu.

Kiến nghị1. Cần có sự thống nhất về phương pháp xây dựng các bản đồ chuyên đề và tổng hợp liên

quan đến khai thác, quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Longnhằm khai thác có hiệu quả việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chuyên ngành.

2. Các phương án quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đ ược xây dựng ở tỷ lệ bảnđồ 1/250.000 là các phương án mang tính đ ịnh hướng. Để khai thác và nâng caohiệu quả sử dụng của bản đồ, cần triển khai xây dự ng các phương án ở tỷ lệ bản đồ1/100.000 cho quy mô t ỉnh và tỷ lệ bản đồ 1/25.000 cho quy mô huyện.

3. Phát triển nuôi trồng thủy sản đồng nghĩa với việc tăng c ường khai thác, sử dụngnguồn tài nguyên nước mặt. Đây cũng là nguồn nước sinh hoạt của hơn 17 triệungười hiện đang sinh sống ở vùng ĐBSCL. Để tránh ô nhiễm nguồn nước và cácxung đột tiềm ẩn, cần phải có các nghi ên cứu sâu hơn đánh giá khả năng sức chịutải của môi trường tự nhiên, đồng thời, triển khai công tác quy hoạch chi tiết với sựtham gia của cộng đồng dân cư ở quy mô địa phương./.

Page 76: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 647

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội. http://www.mpi.gov.vn/.

2. GIS. Geographic Information System. H ệ Thông tin Địa lý về Môi tr ường.http://www.nea.gov.vn/html/gisweb/index.html

3. Nguyễn Mạnh Hùng (2006). Báo cáo Đề tài Nghiên cứu “Ưng dụng công nghệGIS & Viễn thám cho quản lý nghề cá - Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản”. ViệnNghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, Tp. HCM.

4. Trần Vĩnh Phước (2001). GIS một số vấn đề chọn lọc. NXB Nông nghiệp.5. Viện quy hoạch - Thiết kế Nông nghiệp (2006). Phân v ùng, quy hoạch nông

nghiệp và lập dự án đầu tư trong nông nghiệp. Bộ NN&PTNT. Hà Nội.6. Don Rychnowski. The Southern Tier West Regional Planning and Development

Board (Southern Tier). http://southerntierwest.org/ .

7. ERSI - Environmental Research Institute. http://www.esri.com/index.html .

8. GIS Development. http://www.gisdevelopment.net/ .

9. GIS India. http://members.rediff.com/gisindia/ .

10. Joseph Hadley. The Northeast O hio Four County Regional Planning andDevelopment Organizations (NEFCO). http://nefcoplanning.org/ .

11. Kheir Al-Kodmany. GIS for planning. Department of Geography, Geology andAnthropology. Indiana State University.http://www.uic.edu/cuppa/ucgis/docs/gis_for_planning.htm

12. Landscape Architecture Guide. http://www.gardenvisit.com/landscape/ .

13. LandscapeComputing.http://www.gardenvisit.com/landscape/LIH/compute/gis.htm .

14. Mapping the Sense of Place. History of GIS. http://envstudies.brown.edu/.

15. Mapping the Sense of Place. Using GIS and the Internet to Produce a CulturalResource Inventory for South Kingstown. http://envstudies.brown.edu/ .

16. NASA, Remote Sensing Tutorial, http://rst.gsfc.nasa.gov.

17. RTPI. Royal Town Planning Institute. http://www.rtpi.org.uk/planning-advice/.

18. Sharon Juon. The Iowa Northland Regional Council of Governments.http://www.inrcog.org/.

19. Thomas M. Lillesand and Ralph W. Kiefer (1994), Remote Sensing and ImageInterpretation, John Wiley & Sons Inc, New York.

20. William Haney. The South Delta Planning and Development District.http://www.tecinfo.net/.21

Page 77: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007648

SUMMARYApplication of GIS and remote sensing technology in

establishing planning alternatives for aquaculturedevelopmeny

Nguyen Manh HungResearch Institute for Aquaculture II

In the process of natural resources exploitation and management, the proper ly land-usezoning and planning is always set on top priority for agricultural production andaquaculture. Due to the changing of physical and humane conditions, as well as therequirement of consumers on goods with better taste, the planning, therefore, needs to beadapted timely the demand of production, market and socially sustainable development.The theme performance is not only to aim at the application of technologies for survey an dthematic mapping, it also to propose the methodologies for establishing synthesized mapswhich can be used as scientific basis in properly land -use zoning and planning, sustainabledevelopment in aquatic resources and aquaculture management.

Page 78: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 649

BẢN ĐỒ 01

Page 79: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007650

BẢN ĐỒ 02

BẢN ĐỒ 03

Page 80: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 651

BẢN ĐỒ 03

Page 81: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007652

BẢN ĐỒ 04

Page 82: PHẦN VII. Sinh thái tài nguyên và môi trường

Phần VII: SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ ỜNG 653

BẢN ĐỒ 05