117
PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN HT.Mật Thể Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - 2004 Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 26-7-2009 Người thực hiện : Nam Thiên – [email protected] Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Mục Lục Lời giới thiệu LỜI TỰA Vài nét về THIỀN SƯ THÍCH MẬT THỂ TỔNG THUYẾT I.- PHẬT GIÁO II.- ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI III.- KIẾT TẬP KINH ĐIỂN IV.- BA TẠNG KINH ĐIỂN V.- 12 BỘ VI.- ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ TIỂU THỪA IX. LỐI TRUYỀN BÁ CỦA ĐẠI THỪA Giáo lý Đại thừa do đức Thích Ca nói ra, về sau lần lược truyền bá hình thành 2 nẻo đường : X.- PHẬT GIÁO TRUYỀN QUA TRUNG HOA XI. TẠNG KINH XII.- PHẬT GIÁO TRUYỀN SANG VIỆT NAM XIII.- 10 TÔN PHÁI Ở TRUNG HOA CÂU XÁ TÔN I. Duyên khởi lập tôn II.- Ngã Không, Pháp Hữu III.- 75 Pháp IV.- NĂM UẨN VI. - 18 GIỚI VII.- NGHIỆP VIII.- 10 NGHIỆP LÀNH VÀ 10 NGHIỆP DỮ IX.- ĐỊNH NGHIỆP VÀ BẤT ĐỊNH NGHIỆP X.- THẾ GIỚI XI.- KIẾP XII.- TAM GIỚI XIII.- CỬU ĐỊA XIV.- NGŨ THÚ VÀ LỤC ĐẠO XV.- BỔN HOẶC VÀ TÙY HOẶC XVI.- TỨ ĐẾ

PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN HT.Mật Thể

Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - 2004

Nguồn http://thuvienhoasen.org

Chuyển sang ebook 26-7-2009 Người thực hiện : Nam Thiên – [email protected] Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org

Mục Lục

Lời giới thiệu LỜI TỰA Vài nét về THIỀN SƯ THÍCH MẬT THỂ TỔNG THUYẾT

I.- PHẬT GIÁO II.- ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI III.- KIẾT TẬP KINH ĐIỂN IV.- BA TẠNG KINH ĐIỂN V.- 12 BỘ VI.- ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ TIỂU THỪA IX. LỐI TRUYỀN BÁ CỦA ĐẠI THỪA Giáo lý Đại thừa do đức Thích Ca nói ra, về sau lần lược truyền bá hình thành 2 nẻo đường : X.- PHẬT GIÁO TRUYỀN QUA TRUNG HOA XI. TẠNG KINH XII.- PHẬT GIÁO TRUYỀN SANG VIỆT NAM XIII.- 10 TÔN PHÁI Ở TRUNG HOA

CÂU XÁ TÔN I. Duyên khởi lập tôn II.- Ngã Không, Pháp Hữu III.- 75 Pháp IV.- NĂM UẨN VI. - 18 GIỚI VII.- NGHIỆP VIII.- 10 NGHIỆP LÀNH VÀ 10 NGHIỆP DỮ IX.- ĐỊNH NGHIỆP VÀ BẤT ĐỊNH NGHIỆP X.- THẾ GIỚI XI.- KIẾP XII.- TAM GIỚI XIII.- CỬU ĐỊA XIV.- NGŨ THÚ VÀ LỤC ĐẠO XV.- BỔN HOẶC VÀ TÙY HOẶC XVI.- TỨ ĐẾ

Page 2: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

XVII.- 12 NHƠN DUYÊN XVIII.- NIẾT BÀN XIX.PHÁP HỮU LẬU VÀ VÔ LẬU XX.- NHƠN QUẢ CỦA TAM THỪA

THÀNH THẬT TÔN I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II.- KHÔNG QUÁN VÀ VÔ NGÃ QUÁN III.- TAM TÂM VÀ DIỆT ĐẾ IV.- THẾ GIỚI MÔN VÀ ĐỆ NHẤT NGHĨA MÔN V.- HAI KHÔNG VÀ HAI MÓN CHƯỚNG VI.- 84 PHÁP VII.- 27 VỊ HIỀN THÁNH

LUẬT TÔN I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II.- CHỈ TRÌ VÀ TÁC TRÌ III.- CỤ TÚC GIỚI IV.- BẢY CHÚNG V.- NĂM GIỚI VÀ TÁM GIỚI VI.- BỐN KHOA VII.- HÓA GIÁO VÀ CHẾ GIÁO VIII.- VIÊN DUNG TAM HỌC IX.- TAM TỤ TỊNH GIỚI

PHÁP TƯỚNG TÔN I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II.- NHỮNG KINH ĐIỂN Y CỨ CỦA TÔN NÀY III.- 100 PHÁP IV.- CHỦNG TỬ V.- LỐI NƯƠNG NHAU SANH KHỞI CỦA CHỦNG TỬ VÀ HIỆN HẠNH VI.- BỐN PHẦN VII.- BA LOẠI CẢNH VIII.- NGÃ CHẤP VÀ PHÁP CHẤP IX.- BA TÁNH VÀ BA VÔ TÁNH X.- BA LƯỢNG XI.- THIỆN, ÁC, VÔ KÝ BA TÁNH XII.- NĂM TẦNG DUY THỨC QUÁN XIII.- NĂM CHỦNG TÁNH XIV.- QUẢ VỊ TU CHỨNG CỦA TAM THỪA XV.- BA THỜI GIÁO LÝ XVI.- HAI TRÍ XVII.- BỐN TRÍ XVIII.- BA THÂN

TAM LUẬN TÔN I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II.- PHÁ TÀ CHẤP BÀY CHÁNH LÝ III.- BỐN TẦNG LỚP CỦA HAI ĐẾ IV.- TRUNG ĐẠO BÁT BẤT

Page 3: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

V.- HAI TẠNG VÀ BA PHÁP LUÂN. VI. BA THỜI GIÁO LÝ VII.- THÀNH PHẬT

THIÊN THAI TÔN I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II.- NĂM THỜI THUYẾT PHÁP III.- TÁM GIÁO IV.- TÁNH ĐỦ THIỆN ÁC V.- MỘT NIỆM VỚI BA NGÀN VI.- MỘT TÂM CÙNG BA PHÁP QUÁN VII.- BA ĐẾ VIÊN DUNG VIII.- BA HOẶC IX.- BA TRÍ X.- BA ĐỨC XI.- NGHĨA LỤC TỨC PHẬT

MẬT TÔN I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II.- HIỂN GIÁO VÀO MẬT GIÁO III.- BỐN PHÁP GIỚI IV.- BỐN MÓN DUYÊN KHỞI V.- SÁU TƯỚNG VIÊN DUNG VI.- MƯỜI HUYỀN MÔN VIII.- BA PHÉP QUÁN VỀ PHÁP GIỚI

HOA NGHIÊM TÔN I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II.- NĂM THỜI GIÁO PHÁP III.- KINH ĐIỂN Y CỨ CỦA TÔN NÀY IV.- GIÁO TƯỚNG VÀ SỰ TƯỚNG V.- SÁU ĐẠI VI.- BỐN PHÉP MẠN TRÀ LA VII.- TAM MẬT VIII.- HAI BỘ MẠN TRÀ LA IX.- MƯỜI TRỤ TÂM

THIỀN TÔN I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II. NAM ĐỐN VÀ BẮC TIỆM III.- NĂM NHÀ VÀ HAI PHÁI IV.- TÔN LÂM TẾ V.- TÔN QUI NGƯỠNG VI.- TÔN TÀO ĐỒNG VII.- TÔN VÂN MÔN VIII.- TÔN PHÁP NHÃN IX.- THIỀN X.- GIÁO VÀ THIỀN XI.- THAM THIỀN

TỊNH ĐỘ TÔN

Page 4: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II.- BỐN CÕI III.- HẠNH NGUYỆN CỦA ĐỨC DI ĐÀ IV.- TÍN - HẠNH - NGUYỆN V.- BỐN PHÉP NIỆM PHẬT

Lời sau cùng

Lời giới thiệu

Tam tạng kinh điển trong xứ ta toàn là chữ Hán, trong các thời đại Hán học thạnh hành xưa, ai ai cũng có thể đọc nguyên văn, không cần phải phiên dịch; nhưng ngày nay Hán học đình đốn, bên tai đã vắng nghe những tiếng ‘Tử viết’, thì còn mấy ai đọc được Hán văn, nên sự phiên dịch kinh điển ra Quốc văn đã thành một vấn đề rất trọng yếu cho nền Phật giáo tương lai ở xứ ta.

“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hành ở Trung Quốc.

Các Tôn chính là những con đường tu hành sai khác, nhưng đồng đưa đến đạo quả Niết-bàn của chư Phật. Những con đường tu hành ấy, ai là đệ tử Phật há lại không nên rõ biết; mà muốn rõ biết thì sự tham học quyển Khái luận này là một bước đầu rất cần thiết, rất chắc chắn.

Giảng sư Thích Mật Thể, anh em đồng sư với tôi, sau khi du học ở Trung Quốc về, thấy sự lợi ích ấy, nên pháp tâm dịch quyển Khái luận ấy ra Quốc văn, để cống hiến cho toàn thể Phật giáo đồ ở xứ ta. Lời lẽ dễ dàng, nghĩa lý phân minh, bớt chỗ phiền, thêm chỗ lược, giải nghĩa khó khăn, bổ điều khiếm khuyết, tập thành một Pháp bửu Quốc văn rất hy hữu.

Công đức của dịch giả đối với sự tham học Phật pháp ở xứ ta rất lớn lao, tôi xin hết lòng tùy hỷ, giới thiệu cùng các nhà học Phật, và rất trông mong những dịch phẩm như quyển Khái luận này, hằng ngày tiếp tục ra đời, hầu mong một ngày kia góp thành một pho Tam tạng bằng Quốc văn, để cho học giả tương lai ở xứ ta tiện bề nghiên cứu Phật pháp.

Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Page 5: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Phật lịch 2501 TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM

LỜI TỰA

Trước khi để bút xuống dịch cuốn sách này, tôi đã ấn định ba ý nghĩa :

1.- Không nề theo lối văn của Trung Hoa, mà chỉ thuận theo phép Quốc văn ta mà dịch.

2.- Bỏ theo cái lối dịch nghĩa, dịch ỳ mà vẫn giữ được nguyên chất, không sai đạo lý.

3.- Châm chước những đoạn văn mà tác giả đã lược qua.

Vì muốn thực hành ba ý nghĩa ấy, nên bản dịch này, đem so với nguyên văn chữ Hán thì có đôi phần thay đổi.

Nếu có người hỏi ; Sao không chịu dịch theo nguyên văn, mà lại có sự canh cải thế.

Đáp lại câu hỏi ấy, tôi xin giới thiệu những lời ông Guénen mà tôi đã được nghe. Ông Guénen nói; Càng dịch cẩn thận đúng nghĩa đến chừng nào, thời càng có thể sai với sự thật chừng nấy và có lúc vì thế mà dịch lầm tư tưởng đi; vì không có sự đồng nghĩa hẳn hoi ở trong chữ của hai thứ tiếng khác nhau, nhất là khi hai thứ tiếng đã khác nhau hẳn chẳng những nói khác nhau về ngôn ngữ học, mà nhất là nói về sự khác nhau bởi hai quan niệm khác nhau, bởi hai dân tộc dùng hai thứ tiếng đó, mà cái điều sau này thì không phải vì học rộng mà thấu hiểu được đâu.

Nay bản dịch này, vì tôi muốn cho người đọc dễ hiểu, nên tùy tiện châm chước đôi chút, xin độc giả lượng xét cho.

Tôi thiết nghĩ; Phật giáo truyền qua Việt Nam ta, đã có cái lịch sử gần hai ngàn năm, mà sự phiên dịch kinh điển, dựng thành một nền Phật học bằng thứ tiếng bản quốc thật chưa có, điều đó thật đáng than buồn ! Cũng vì thế mà Phật giáo ở nước ta thấy cứ ũng trệ mãi.

Page 6: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Tôi sở dĩ không quảng tài hèn đức mọn, dịch cuốn sách này, là muốn đáp lại cái lòng mong cầu của các người vì đạo, đương bồng bột về sự nghiên cứu Phật học, hiểu biết Phật pháp, mà không đủ tài liệu để cung cấp - xem văn Trung Hoa thì khó.

Lại vì cuốn sách này, thật có nhiều phần lợi ích, mà tôi thấy chưa ai viết hay dịch đến nơi.

Khi tôi dịch xong, có cư sĩ Tôn Thất Tùng phát Bồ-đề tâm xuất bản, ấy cũng vì mục đích lợi ích chung. Vậy tôi rất mong cuốn sách này nó sẽ làm tài liệu nhỏ mọn, giúp chúng tôi trong việc hoằng dương Phật pháp, truyền bá Phật học bằng Quốc văn.

Tôi cũng rất mong các nhà thông hiểu Phật giáo ta, nên phát tâm đem kinh sách Phật mà dịch ra, hoặc tự mình nghiên cứu rồi trước thuật lấy, hầu xây đắp cho tín đồ Phật giáo nước nhà có được một nền Phật học bằng Quốc văn thì quí hóa lắm.

Ai là người có chí nguyện, nên cùng nhau vận động và tuyên truyền.

Viết ở Trúc Lâm - Huế PL. 2501, ngày 24 tháng 12 An-nam

DỊCH GIẢ CẨN CHÍ

Vài nét về THIỀN SƯ THÍCH MẬT THỂ

(1913-1961)

Thiền sư tên thật là Nguyễn Hữu Thể có người nói là Nguyễn Hữu Kế, sanh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế.

Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, dòng Thích Lý của cụ Nguyễn Hữu Bộ.

Lúc nhỏ theo học Nho giáo và Quốc ngữ chương trình Pháp. Thiền sư đã đỗ Primaire. Người thông minh, lanh lợi.

Page 7: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Gia đình đều qui hướng theo Phật. Cụ thân sinh và người anh ruột cũng đều xuất gia làm đệ tử chốn Thiền lâm.

Lên 12 tuổi, Thiền sư được thân sanh đem về chùa Diệu Hỷ Huế cho tu học. Hằng ngày cần mẫn học tập. Bản chất thông minh nên chả mấy chốc tiếp thu mộg cách mau chóng Kinh Luật căn bản của Phật giáo.

Lên 16 tuổi Thiền sư nhập chúng ở chùa Từ Quang với Hòa thượng Giác Bổn. Nhận thấy Thiền sư là người xuất sắc, đảm đang, nên cho vào tu học ở chùa Trúc Lâm với Hòa thượng Giác Tiên. Khi vào đây như cá gặp nước, rồng gặp mây, Thiền sư lại được gầy Thầy gần bạn, học hỏi chuyên cần nên trí huệ mau chóng phát triển.

Năm lên 18 tuổi, Thiền sư được Hòa thượng Giác Tiên thế độ và cho thọ Sa-di giới với Pháp danh Tâm Nhứt, Pháp tự là Mật Thể.

Năm 1932, Hòa thượng Giác Tiên thỉnh đại lão Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp tỉnh Bình Định ra khai giảng Phật học đường ở chùa Trúc Lâm và Tây Thiên - Huế, Thiền sư được đặc cách cho theo học lớp này.

Năm 1935, Hòa thượng Bổn sư viên tịch. Năm 1937 Hòa thượng Thập Tháp vì tuổi già không thể giảng dạy tiếp nên trở về Tổ đình Thập Tháp ở Bình Định an nghỉ. Thiền sư xin với Sư huynh sang Trung Quốc nghiên cứu về Phật học ở Viện Phật học Tiêu Sơn.

Cuộc chiến tranh Hoa-Nhật bùng nổ, năm 1938 Thiền sau trở về Việt Nam làn Giảng sư cho Sơn môn Phật học và An Nam Phật học Hội. Trong thời gian này Thiền sư trước tác quyển Việt Nam Phật giáo Sử lược. Ngoài ra còn dịch tiếp quyển Phật giáo Khái luận, Phật học dị giải và kinh Đại thừa vô lượng nghĩa.

Năm 1941, Thiền sư nhận làm giáo thọ cho trường Phật học Lưỡng Xuyên tại Trà Vinh.

Đến năm 1944, Thiền sư thọ Cụ túc giới ở Giới đàn tại chùa Thuyền Tôn ở Huế do Hòa thượng Giác Nhiên làm Đàn đầu.

Trong Giới đàn này Thiền sư đứng đầu các giới tử và được công nhận là Thủ Sa-di.

Page 8: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Năm 1945, Thiền sư được Sơn môn cử giữ chức Trú trì chùa Phổ Quang ở gần chợ Bến Ngự - Huế. Những văn nhân nghệ sĩ tên tuổi thời bấy giờ như cụ Trần Văn Giáp, Phạm Quỳnh, Khái Hưng... đều đặn đến chùa Phổ Quang đàm đạo với Thiền sư.

Cũng vào năm 1945 này, Thiền sư tham gia Phong trào Phật giáo cứu quốc. Qua năm 1946, Thiền sư ra Bắc, tham gia hoạt động chống thực dân Pháp ở Hà Nội. Thiền sư được bầu làm Dân biểu Quốc hội khóa I này. Trong những năm sơ tán, Thiền sư về an nghỉ ở Nghệ An và viên tịch ở đây.

Thiền sư trụ thế 49 năm, thị tịch năm 1961 tại Nghệ An. Những tác phẩm của Thiền sư đã xuất bản từ năm 1941-1957 gồm có :

1.- Phật giáo yếu lược. 2.- Phật giáo khái luận. 3.- Thế giới quan Phật giáo 4.- Cải tổ Sơn môn. 5.- Xuân đạo lý. 6.- Đại thừa vô lượng nghĩa. 7.- Việt Nam Phật giáo sử lược.

Trong thời gian ở Nghệ An, Thiền sư đã phiên dịch và trước tác Kinh Luật Luận rất nhiều, nhưng hiện nay đã thất lạc vì chiến tranh.

Tháp của Thiền sư hiện đã được cải táng ở chùa Trúc Lâm - Huế.

TỔNG THUYẾT

I.- PHẬT GIÁO

Thế nào gọi là Phật giáo. Là giáo pháp do đức Phật Thích Ca lập ra vậy.

Người lập ra giáo pháp, ấy là đức Phật Thích Ca. Giáo pháp của Phật nói ra gọi là Pháp. Những vị Tỷ-kheo theo giáo pháp mà tu hành, mà truyền bá gọi là Tăng. Phật, Pháp, Tăng gọi là Tam bảo.

Phật : Nói cho đủ theo tiếng Phạn là Phật-đà (Bouddha). Trung Hoa dịch là Giác giả, nghĩa là bậc đã giác ngộ. Phật đã trải qua nhiều đời nhiều kiếp tu hành, tự mình đã giác ngộ hoàn toàn, lại đem phương pháp giác ngộ ấy, dạy

Page 9: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

người tu hành để được giác ngộ như mình. Phật có vô lượng phước huệ, vô lượng công đức, vô lượng giác hạnh đã đầy đủ. Phật không như người phàm phu tâm còn mê muội, luân hồi trong cõi trần lao; cũng không như bậc Tiểu thừa, chỉ có thể giải thoát cho mình, chứ không thể giải thoát được tất cả chúng sinh đương chìm đắm; lại cũng khác với Bồ-tát, vì Bồ-tát tuy vẫn tự giác ngộ phần mình, và cũng giác ngộ cho người, nhưng chưa được viên mãn. Chỉ có Phật là Bậc tự giác, giác tha, giác hạnh, viên mãn, nên gọi là Phật.

Pháp : Tiếng Phạn gọi là Đạt-ma (Dharma), nghĩa là phương pháp. Phật nói ra vô lượng pháp môn, để chúng sinh noi theo mà tu hành, diệt trừ các sự mê muội khổ não, chứng được cõi thanh tịnh yên vui, nghĩa là được giác ngộ thành Phật. Như ba tạng; Kinh, Luật, Luận, đều gọi là pháp cả.

Tăng : Nói cho đủ theo tiếng Phạn là Tăng-già (Shanga), nghĩa là một đoàn thể - chỉ riêng các vị Tỷ-kheo-thường ở cùng nhau, hòa hiệp cùng nhau, cùng nhau y theo giáo pháp của Phật dạy mà tu hành, mà truyền bá nên gọi là Tăng.

II.- ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Đức Phật Thích-ca-Mâu-ni, nguyên là vị Thái tử ở nước Ca-tỳ-la (Kapilavastu), Trung Ấn Độ. Phụ hoàng tên là Tịnh Phạn (Suddhodana), Mẫu hoàng tên là Ma-da (Maya). Họ Ngài là Kiều-đáp-ma (xưa dịch là Cù Đàm), tên là Tất-đạt-đa (Siddhartha), Còn chữ Thích-ca (Sakya) cũng là cái tên của một chủng tộc, dịch nghĩa là Năng-nhơn ([1]) Mâu-ni Muni là tiếng khen ngợi, dịch nghĩa là Tịch-mặc ([2]). Ngài lúc nhỏ có trí huệ sáng suốt, và các tài năng phi thường. Lớn lên Ngài nhìn thấy nhơn sanh là thống khổ, thế cục là vô thường, nên Ngài quả quyết xuất gia tu đạo, tìm đường giải thoát cho mình và cho người, hầu dẫn dắt tất cả chúng sinh lên bờ giác ngộ. Sau khi khổ hạnh([3]) sáu năm trong non tuyết (Hy-mã-lạp-Hymalaya), Ngài tự biết nếu chỉ biết tu khổ hạnh cũng chưa đạt được mục đích cứu kính, nên Ngài đi qua núi Kada, ngồi dướI gốc Bồ-đề, và thề rằng : “Nếu ngồi tu luyện đây mà không thành đạo, Ta thề quyết không bao giờ chịu đứng dậy”. Vì chí khí hùng vĩ, cương quyết ấy nên Ngài tu chưa bao lâu đã chứng rõ được chơn tướng của vũ trụ, thành đạo Bồ-đề. Từ đó, Ngài bắt đầu nói pháp độ sanh, trải 45 năm ([4]) . Sau ở thành Câu-thi-na, trong rừng Ta-la song thọ, mà nhập Niết-bàn. Ngài thọ thế được 80 năm.

Page 10: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

([1]) Hay làm điều nhơn từ. ([2]) Tánh ưa về sự yên tĩnh. ([3]) Tu hành các pháp rất khó nhọc. (4) Có thuyết nói 49 năm nay theo thuyết về Nam Phương Phật giáo (lịch sử Phật giáo có nhiều thuyết).

III.- KIẾT TẬP KINH ĐIỂN

Sau khi Phật nhập Niết-bàn, các đệ tử nhóm họp lại biên tập những lời Phật dạy để truyền bá cho đời. Chia ra bốn thời kỳ:

Thời kỳ thứ 1 : Chúng đệ tử chừng 500 người, nhóm họp ở nước Ma-kiệt-đà thành Vương-xá, núi Kỳ-xà-quật, do ngài Ca Diếp chủ trì. Ngài A-nan thuật lại kinh giáo của Phật đã dạy từ trước mà ngài đã cố sức nhớ, giữ gìn đành rành không sai một mảy; còn Ngài Ưu-ba-ly thì thuật lại những giới luật của Phật đã chế khi Phật còn ở đời. Thời kỳ này gọi là thời kỳ kiết tập thứ nhất, cũng gọi là thời kỳ ngũ bách La-hán kiết tập, vì thời kỳ kiết tập này, có 500 vị đệ tử dự đều là những vị đã tu hành chứng được quả A-la-hán.

Thời kỳ thứ 2 : Sau đó 100 năm, các vị Tỳ-kheo cũng nhóm nhau lại được 700 người tại thành Tỳ-xá-ly, để kiết tập lời Phật dạy. Thời kỳ kiết tập này, chỉ chuyên giải quyết về những nghi án trong giới luật mà thôi.

Thời kỳ thứ 3 : Sau 100 năm nữa, khi vua A-dục tức vị, triệu tập cả thảy 1000 vị đại đức Tỳ-kheo ở nơi thành Hoa Thị, tổ chức biên tập thành giáo điển. Kỳ kiết tập này do ngài Mục-kiền-liên làm Chủ tịch.

Thời kỳ thứ 4 : Trải qua ba thời kỳ ấy, nghĩa là sau khi Phật nhập diệt chừng 500 năm, vua Ca-nị-sắc-ca cũng triệu tập 500 vị Bồ-tát, 500 vị Tỳ-kheo cùng 500 người tại gia cư sĩ, nhóm nhau nơi thành Ca-thấp-di-la, cũng là kiết tập lời Phật dạy; kỳ này ngài Hiếp Tôn giả và ngài Thế Hữu làm Chủ tịch.

Kỳ kiết tập thứ 1 chưa cần đến sự biên chép, nghĩa là chỉ nhóm chúng lại, rồi đọc tụng để xét định câu kéo, lời lẽ, mạch lạc đó thôi. Thời kỳ thứ hai cũng vậy. Đến thời kỳ thứ ba với thứ tư mới dùng văn tự biên chép thành sách vở. Sau hai lần kiết tập này, kết quả kinh điển của Phật thành 2 thứ văn là: văn Pali và văn Phạn.

Page 11: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Các kinh điển về văn Pali thì truyền bá qua Nam phương, lấy đảo Tích Lan (Sri-Lanka) làm trung tâm điểm. Còn lại thì rải rác qua các nước Miến Điện, Xiêm La (Thái Lan), Lào, Cao Mên (Campuchia), v.v... gọi là Nam phương Phật giáo.

Còn kinh điển về chữ Phạn thì truyền bá qua Bắc phương, lấy Trung Ấn Độ (hiện nay là Népal), Tây Tạng, và các nước ở Ấn Độ cùng Trung Quốc làm trung tâm điểm, rồi truyền lần đến các nước Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam v.v... gọi là Bắc phương Phật giáo.

Sở dĩ gọi là Nam phương Phật giáo, Bắc phương Phật giáo, là theo địa lý mà nói, chứ ý nghĩa không phải vạch chia Nam phương là Tiểu thừa, Bắc phương là Đại thừa. Chẳng qua Phật giáo ở Bắc phương phần nhiều đi về lối tung hoành, phát triển, mà Nam phương thì hình như theo lối đời nguyên thỉ của Phật giáo - tức là Phật giáo lúc ban đầu.

Cũng vì trong các thời kỳ kiết tập, dùng lời nói, câu văn không giống nhau, và lối truyền bá ra các nơi khác nhau, nên đối với kinh điển kiếp tập của hai bên - tuy chỗ nghĩa lý cốt yếu thì vẫn như nhau - thoảng hoặc cũng có chỗ khác nhau.

IV.- BA TẠNG KINH ĐIỂN

Kinh điển của Phật giáo chia ra làm ba loại, người ta thường gọi là Tam tạng: Kinh, Luật, Luận.

Kinh là những pháp về giáo, lý, gỉải, hạnh do Phật nói ra, hợp với chơn lý, hợp với căn cơ, để dạy cho các đệ tự tu hành, dứt trừ phiền não. Luật là những giới luật của Phật chế ra, cũng để cho các đệ tử răn bỏ các điều dữ, tu tập các điều lành, cần giữ thân tâm thanh tịnh. Luận là bàn luận, là những sách phần nhiều do các đệ tử Phật làm ra, để phát huy lý nghĩa mầu nhiệm trong kinh luật, hoặc quyết đoán tánh, tướng([1]) của các pháp, phân biện những lẽ phải chẳng của chánh đạo và tà đạo, khiến cho người học đạo khỏi nhận lầm.

Kinh, Luật, Luận sở sĩ gọi là Tam tạng, vì chữ “tạng” là trùm chứa, nghĩa là nói trong ba tạng kinh điển, trùm chứa đủ toàn bộ giáo lý của Phật giáo vậy.

Trong ba tạng, chỉ riêng về giáo pháp của Phật thuyết ra, thì gọi là Kinh (chữ kinh theo nghĩa hẹp), còn bao nhiêu thì hoặc gọi là Luật hay Luận. Nhưng

Page 12: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

ba tạng đều là kinh điển của Phật giáo, đều có quan hệ với lời của Phật thuyết, nên cũng thường gọi là Tạng kinh (chữ kinh theo nghĩa rộng), ấy thế, nên lại có những danh từ thông thường gọi là Nhất thế kinh hoặc Đại tạng kinh v.v...

([1]) Các pháp có tánh tướng khác nhau, tánh là thế tánh Ẩ tướng là sự tướng. Ví dụ: Tánh ước của nước là thể tánh, sóng mới là sự tướng.

V.- 12 BỘ

Trong ba tạng kinh điển của Phật, y theo thể tài, có thể chia ra làm 12 bộ loại, Trung Hoa thường gọi là “Thập nhị bộ phần giáo”.

1.- Tu-đà-la Sutra : Trung Hoa dịch là kinh, hoặc khế kinh. Chữ ‘khế’ nghĩa là hiệp, là nói kinh điển của Phật dạy, rất hiệp với chân lý và căn cơ của chúng sinh. Lại cũng gọi là trường hàng tục ta thường gọi là tản văn, văn xuôi, nghĩa là một lối văn chỉ nói ngay những ý nghĩ của mình, tùy theo nghĩa lý mà đọc ra câu văn dài hay ngắn; những lối văn ấy không sửa soạn lắm như những lối văn từ phú.

2.- Kỳ dạ (Ceya), hoặc gọi là trùng tụng : lối văn này chỉ thuật lại những ý nghĩa của văn trường hàng nói trên. Lối văn này lấy cùng 8 chữ làm một câu, 4 câu làm một bài gọi la “bài kệ”. Lại có khi dùng 5 chữ, 7 chữ làm một câu tùy ý.

3.- Thọ ký, là những kinh Phật thọ ký chứng nhận cho các vị Bồ-tát, các bậc Thanh văn đệ tử, sẽ được làm Phật sau này.

4.- Dà-đà (Dâthâ), hoặc gọi là phúng tụng, hay là cô khỉ, nghĩa là không thuật lại những văn trường hàng như trên, mà chỉ làm ngay từng bài kệ mà thôi. Lối văn này lấy bốn câu làm một bài kệ.

5.- Ưu-đà-na (Udâna), Trung Hoa dịch là Vô vấn tự thuyết, nghĩa là những kinh do Phật lấy trí huệ xem xét căn cơ chúng sinh, rồi Ngài tự nói pháp ra, không đợi phải có người thưa thỉnh yêu cầu mới nói.

6.- Ni-đà-na (Nidâna), Trung Hoa dịch là nhơn duyên, là những kinh văn nói về nhơn duyên gặp Phật nghe pháp, hoặc nói những chỗ có nhơn duyên mà Phật đến hóa độ, hơn nữa là những kinh văn Phật dạy về lý căn bản duyên khởi của vũ trụ.

Page 13: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

7.- A-ka-đà-na (Avandâna), nghĩa là ví dụ. Pháp của Phật nói ra rất mầu nhiệm, người căn trí thấp khó mà thấu đặng, nên phải ví dụ cho người dễ hiểu, tức như những lời ví dụ trong các kinh điển.

8.- Y-đế-mục-ba-dà (stvtaka), Trung Hoa dịch là bổn sự, là những kinh văn Phật nói chỗ tu nhơn của các vị Bồ-tát, đệ tử về những đời quá khứ vậy.

9.- Xà-đà-dà (Jataka), Trung Hoa dịch là bổn sanh, là những kinh văn Phật dạy về nhơn duyên thọ sanh từ đời quá khứ của Phật và các Bồ-tát đệ tử vậy.

10.- Tỳ-phật-lược (Vaipulia), Trung Hoa dịch là Phương quảng, nghĩa là những kinh điển thuộc về Đại thừa phương đẳng, đủ cả nghĩa lý rộng lớn cao thượng và thâm thúy.

11.- A-tỳ-đạt-ma (Abhidharma), Trung Hoa dịch là Vị tằng hữu, là những kinh văn nói về thần lực của Phật thị hiện những việc bất tư nghị trong những khi nói pháp, là những cảnh giới mà trí người phàm không thể hiểu được.

12.- Ưu-ba-đề-xá (Upadésa), nghĩa là luận nghị, là lối văn có tánh cách vấn đáp và biện luận cho rõ các lẽ tà chánh vậy.

Tuy chia làm 12 bộ như trên, nhưng chỉ có Tu-đa-la, Kỳ-dạ và Dà-đà, 3 bộ ấy là thể tài chính thức của các kinh giáo, còn 9 bộ kia chẳng qua là theo các điều kiện chép ở trong kinh mà lập ra vậy thôi.

Trong 12 phần giáo này, không phải kinh nào cũng đủ cả, mà có kinh chỉ có 1, 2 phần, có kinh có đến 5, 6 phần chẳng hạn; ấy là tùy theo thời tiết cơ duyên mà có sai khác vậy.

VI.- ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG

Căn cơ của chúng sinh có cao thấp khác nhau, nên pháp của Phật cũng tùy theo đó mà chia ra có Đại thừa và Tiểu thừa.

Chữ “thừa” nghĩa là chuyên chở, nghĩa là nói: Giáo lý của Phật dạy đủ các công năng, phương pháp, dắt đường chỉ lối, và chuyên chở chúng sinh từ nơi cõi trần lao phiền não, bước tới cảnh giới thanh tịnh yên vui, từ trong biển luân hồi cho tới Niết-bàn giải thoát, nên gọi là “thừa”.

Page 14: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Những kinh điển về Đại thừa, thì gọi là Bồ-tát tạng; những kinh điển về Tiểu thừa, thì gọi là Thanh văn tạng; cho nên gọi là nhị tạng.

Đại thừa và Tiểu thừa đều có kinh, luật, luận. Kinh Đại thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa v.v... Luật Đại thừa như Phạm Võng, Đại thừa Giới kinh v.v... Luận Đại thừa như Khởi tín luận, Đại thừa A-tỳ-đạt-ma Tạp tập luận, Đại trí độ luận v.v... Còn những kinh về Tiểu thừa, như kinh Trường A-hàm, Tăng Nhất A-hàm; về Luật như Tứ phần luật, Ngũ phần luật, và Thập tụng luật v.v... Luận như Luận Câu-xá, Luận Thành thật v.v...

Đại thừa và Tiểu thừa sở dĩ vạch chia làm hai, là vì tâm lượngg của Tiểu thừa quan niệm chỉ cầu sự giải thoát riêng về phần mình mà thôi. Còn Đại thừa thì tâm trí rất rộng lớn, hy sinh mình vì sự lợi người, hoàn toàn y theo chủ nghĩa từ bi bình đẳng của Phật mà cứu độ tất cả chúng sinh.

Lại nữa, người tu Tiểu thừa phần nhiều tâm trí chán sự khổ não sanh tử, cầu vui đạo Niết-bàn giải thoát; còn Đại thừa đủ có trí tuệ rõ biết phiền não sanh tử là như huyễn hóa, nên không bị nó ràng buộc hay bị xoay chuyển ở trong vòng sanh tử như chúng sinh, không an vui cảnh Niết-bàn như Tiểu thừa, nên thường độ sanh mà tâm bao giờ cũng thanh tịnh, hạnh nguyện rộng lớn không bao giờ nghỉ.

Vả lại, Tiểu thừa tu hành, chỉ phá trừ được ngã chấp - là cái chấp có ta - chứ chưa trừ được các pháp chấp - cái chấp sự vật trong vũ trụ là thật có - Đến như Đại thừa thì khác hẳn: phá trừ cả ngã chấp và pháp chấp trực nhận sự sự vật vật trong vũ trụ đều do tâm mình biến hiện. Nên cực quả của Tiểu thừa chứng đến A-la-hán là cùng, mà Đại thừa thì đến quả Phật, viên mãn cứu kính.

VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA

Trong Tiểu thừa lại chia ra làm hai là: Thanh văn và Duyên giác. Những người nào trực tiếp hay gián tiếp nghe âm thanh của Phật hoặc học theo giáo pháp của Phật về Tứ đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) mà tù hành, mà chứng ngộ thì gọi là Thanh văn. Còn những người tự mình đủ có trí tuệ, hoặc nương nơi giáo pháp, xét biết trong từ thân tâm mình, ngoài đến tất cả sự vật trong vũ trụ, không một vật gì không có nhơn duyên mà sanh ra nên y theo pháp quán Thập nhị nhơn duyên mà tu hành, mà chứng ngộ, thời gọi là Duyên giác.

Page 15: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Nay lược thuật những chỗ đồng, dị của Thanh văn, Duyên giác như dưới này:

1.- Những chỗ dị - Căn cơ của Thanh văn thì ám độn, mà Duyên giác thì lành lợi nên Thanh văn phải theo giáo pháp của Phật dạy mà chứng ngộ, còn Duyên giác thì phần nhiều tự nương trí mình mà giác ngộ. Thanh văn tu pháp Tứ đế, Duyên giác thì tu phép quán Thập nhị nhơn duyên([1]), Thanh văn chia ra 4 quả (Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán), mà Duyên giác chỉ có một quả vị thôi, là Duyên giác, hay Tịch chi Phật([2]).

2.- Những chỗ đồng - Thanh văn và Duyên giác đồng diệt trừ phiền não chướng, đồng ngộ lý sanh Không (tức là phá trừ được ngã chap), đồng chứng đạo quả Niết-bàn.

Trong kinh điển của Phật hay gọi là nhị thừa, tức là chỉ cho hàng Thanh văn và Duyên giác vậy.

Nhị thừa lại có chia ra làm 2 loại : 1.- Những người trong đời này tu Tiểu thừa, chỉ chuyên vui cảnh giới Niết-bàn của mình mà không phát tâm tu học Đại thừa, thì gọi là ngu pháp nhị thừa (còn pháp chấp) hay độn A-la-hán. 2.- Còn như người biết hồi tâm theo pháp Đại thừa, phát nguyện ra làm việc lợi ích cho chúng sinh, lấy sự vui khổ của chúng sinh làm sự vui khổ của mình mà tự mình không bị sự vui khổ ràng buộc, tức là tu hạnh vị Bồ-tát, thì gọi là bất ngu pháp nhị thừa (không còn pháp chap), hoặc là hồi tâm A-la-hán.

Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát, gọi chung là tam thừa. Sở dĩ có tam thừa, chẳng qua là phương tiện của Phật. Tùy theo tâm trí chúng sinh sáng tối khác nhau mà nói ra đó thôi, kỳ thật đều qui về một Phật thừa cả. Nên kinh Pháp Hoa có câu : “Trong mười phương các cõi Phật, chỉ có pháp nhất thừa mà thôi, không 2 cũng không 3, trừ ra khi Phật dùng phương tiện nói ra”.

Lại có câu : “Các đức Phật dùng phương tiện, trong một Phật thừa mà phân biệt nói ra có 3”.

Cho biết Phật ra đời nói pháp, cái đích ý là cốt dạy cho chúng sinh pháp nhất thừa mà thôi. Nhưng vì căn cơ không đồng nên mới phân chia như vậy.

([1]) Thập nhị nhơn duyên ở sau phần Câu-xá có giải.

Page 16: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

([2]) Các danh từ này Ở sau phần Câu-xá cũng có giải.

VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ TIỂU THỪA

Nguyên do Tiểu thừa chia thành bộ phái, là vì trong thời kỳ kiết tập thứ 2, về vấn đề giới luật có chỗ không đồng ý, nên Tăng chúng mới chia ra làm 2 phái: một phái phần nhiều là các bậc Trưởng lão, gọi là Thượng tọa bộ (Sthavira). Một phái nhơn số rất nhiều gọi là Đại chúng bộ (Mathâsamghia).

Theo lối truyền bá của Bắc phương Phật giáo, về thời kỳ kiết tấp thứ nhất đã có tôn Thượng tọa và Đại chúng rồi, nhưng chưa sanh ra tranh chấp đó thôi.

Cứ như ngài Huyền Trang pháp sư đời Đường, dịch bồ Dị bồ tôn luân luận, thì sau khi Phật Niết-bàn chừng 100 năm đến 200 năm, trong khoảng thời gian ấy, Đại chúng bộ lần lượt chia ra các bộ phái; Lần thứ nhất chia ra Nhất thuyết bộ, Thuyết xuất thế bộ, Kê dẫn bộ. Lần thứ 2 chia ra Đa văn bộ. Lần thứ 3 chia ra Thuyết giả bộ. Lần thứ 4 chia làm Chế đa sơn bộ, Tây sơn trụ bộ, Bắc sơn trụ bộ; tức là một bộ phái căn bổn, chia làm 8 bộ phái chi nhánh.

Trong khoảng thời gian ấy, thì Thượng tọa bộ lui ẩn trong núi Ca-thấp-di-la, hai bên vẫn dung hòa nhau không tranh chấp gì; sau vì ảnh hưởng phân phái của Đại chúng bộ mà Thượng tọa bộ phải rung động Nhơn thế, Thượng tọa bộ lần thứ 1 chia ra: Thuyết Nhất thế hữu bộ (tức là Tát-bà-la bộ). Lần thứ hai từ Hữu bộ chia ra Độc tử bộ. Lần thứ 3 Độc tử bộ chia ra làm 4 bộ; là Pháp thượng. Hiền trụ, Chánh lượng, Mật lâm. Lần thứ tư lại từ nơi Hữu bộ chia ra Hóa địa bộ. Lần thứ 5 từ Hóa địa bộ chia ra Pháp tạng bộ. Lần thứ 6 lại từ Hữu bộ chia ra Ẩm quang bộ. Lần thứ 7 lại cũng từ Hữu bộ chia ra Kinh lượng bộ, ấy là một bộ, ấy là một bộ phái căn bổn, chia thành mười bộ phái chi nhánh.

Sau khi Thượng tọa bộ chia ra Thuyết Nhất thế bộ, thì thế lực có hơi yếu, phải dời qua ở Tuyết sơn, nên cũng gọi là Tuyết sơn bộ.

Tổng cộng cả căn bản và chi mạc của Đại chúng và Thượng tọa thành ra 20 bộ phái. Nay muốn tiện cho độc giả, xin làm bản đồ dưới này cho dễ nhớ.

Page 17: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

IX. LỐI TRUYỀN BÁ CỦA ĐẠI THỪA Giáo lý Đại thừa do đức Thích Ca nói ra, về sau lần lược truyền bá hình thành 2 nẻo đường :

1.- Trực tiếp truyền bá : là các vị Đại Bồ-tát đã trực tiếp học giáo lý Đại thừa, như ngài Mã Minh, ngài Long Thọ, ngài Vô Trước, ngài Thế Thân v.v... đối với chúng sinh các ngài đem giáo pháp Đại thừa mà trực tiếp hoằng dương giáo hóa.

2.- Gián tiếp truyền bá : là ở trong bộ phái của Tiểu thừa, cũng có người tín ngưỡng về giáo lý Đại thừa, như ngài Chơn Đế Tam Tạng nói: Tín đồ của Đại chúng bộ ở nơi Vương-xá thành cũng truyền bá những kinh điển Đại thừa như kinh Hoa Nghiêm, Niết-bàn, Thắng man, Duy ma, Kim quang minh, Bát-nhã v.v...

Trong bộ phái này có người tin kẻ không, bèn chia làm hai; về phái tin lại chia ra làm 3 bộ : 1.- Nhất thế bộ, 2.- Thuyết nhất thế bộ, 3.- Kê dẫn bộ.

Tuy rằng nhiều người, nhiêu bộ phái như vậy, nhưng giáo lý Đại thừa sở dĩ hãy còn truyền bá, ảnh hưởng Đại thừa giáo còn đến ngày nay là nhờ có ngài Mã Minh, ngài Long Thọ, ngài Thế Thân, ngài Vô Trước bốn ngài ấy là động cơ phát khởi mạnh hơn hết.

Ngài Mã Minh sanh vào thế kỷ thứ 1, đầu tu theo ngoại đạo, ngài có tài biện bác, sau luận lý bị thua ngài Hiếp tôn giả, nên mới qui y về Phật pháp, từ đó ngài hết sức truyền bá chánh pháp của Phật, làm ra những bộ Đại thừa Khởi tín luận, Đại thừa Trang nghiêm kinh luận v.v... Phật giáo ở Nam Ấn Độ nhờ đó mà lần lần thạnh vượng.

Ngài Long Thọ Bồ-tát sanh vào thế kỷ thứ 2, ở nước Tỳ-đạt-la Nam Ấn Độ, ngài có thiên tư rất tốt, lúc còn nhỏ đã thông hiểu những kinh giáo của Bà-la-môn và Phệ-đà. Lại còn biết đến thiên văn, địa lý, y học, số học là khác nữa, sau trở tín ngưỡng về Phật giáo, tu học theo Tiểu thừa. Kế đó, ngài nghiên cứu qua giáo lý Đại thừa và nguyện vọng của ngài đến đây mới được thỏa mãn. Về sau ngài du lịch các nước và hàng phục các ngoại đạo. Nhơn ngài nghĩ; Giáo lý mầu nhiệm của Phật trong các kinh điển chưa phát minh hết được, ngài mới làm bộ Đại bất tư nghì luận để giải kinh Hoa Nghiêm, hiện nay đương lưu truyền; bộ Thập trú Bà Sa luận, tức là một bộ phận trong luận ấy vậy. Ngài lại làm bộ Đại trí độ luận 100 quyển để giải kinh đại phẩm Bát-nhã; làm Trung luận, Thập nhị môn luận, để phá trừ tà chấp, chỉ

Page 18: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

rõ chánh lý, nêu bày thể tánh Bát-nhã chơn không. Ngài thực là một vị khai tổ về Tánh tôn ở Ấn Độ. Lại nhơn ngài trước kia đắc truyền kinh Đại nhật với ngài Kim Cang Tát Đỏa ở nơi Thiết Tháp về xứ Nam Thiên Trúc, nên cũng gọi ngài là bậc khai tổ về Mật tôn.

Ngài Vô Trước Bồ-tát và ngài Thế Thân là 2 anh em, sanh vào thế kỷ thứ 4. Hai ngài nguyên là người tu theo giáo Bà-la-môn, sau quy y theo Phật. Ngài Thế Thân bắt đầu học Tiểu thừa, kế đến nghiên cứu giáo lý Đại thừa làm các bộ luận như là; Hiển dương thánh giáo luận, Nhiếp Đại thừa luận v.v... cả hai ngài đều chủ trương về Duy thức, biệt bõ cái lý Ềtam giới duy tâm, vạn pháp duy thứcỂ nên học thuyết của ngài gọi là Pháp tướng Duy thức học, ngài là một vị khai tổ về Pháp tướng Duy thức học vậy.

X.- PHẬT GIÁO TRUYỀN QUA TRUNG HOA

Đời nhà Hán vua Minh Đế niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10, ngài Ca Diếp Ma Đằng và ngài Trúc Pháp Lan, từ Ấn Độ qua Trung Hoa, ở nơi chùa Bạch Mã thuộc về đất Lạc Dương, dịch kinh Tứ thập Nhị chương, và kinh Thập Trụ Đoạn Kiết, ấy là lần đầu tiên dịch kinh điển chữ Phạn ra chữ Hán. Về cuối đời nhà Hán có ngài Chi Lâu Ca Sấm và ngài An Thế Cao ; thời Tam Quốc có ngài Khương Tăng Hội; đời Tây Tấn có ngài Trúc Pháp Hộ, đều nhiệt liệt về việc dịch kinh truyền bá giáo lý; qua đời Phù Tần có ngài Tăng-già Bạc Trừng, Tăng-già Đề-bà dịch các kinh luận về Tiểu thừa; Triều Bắc Lương có ngài Đàm Vô Sấm dịch kinh Đại Bát-nhã; đời Diêu Tần có ngài Cưu-ma-la-thập dịch các kinh về bộ Bát-nhã và kinh Pháp Hoa, Đại trí độ luận v.v... Đời Đông Tấn có ngài Phật-đà Bạt-đà-la dịch kinh Hoa Nghiêm; từ đó các kinh điển về Phật giáo Đại thừa mới lần lượt truyền bá. Truy lại thì những kinh điển của ngài La Thập dịch, văn nghĩa được thông suốt và lưu loát hơn, nên sự lưu thông rất rộng. Đến thời Lục Triều đời Tống có ngài Câu-na Bạc-đà-la; đời Lương có ngài Bồ-đề-lưu-chi; đời Tần có ngài Chơn Đế, sự phiên dịch kinh điển về những thời kỳ ấy cũng rất thịnh hành. Đến đời Đường niên hiệu Trinh Quán năm thứ nhất, ngài Huyền Trang Tam Tạng du học Ấn Độ, trải qua trên 100 nước - các nước nhỏ Ấn Độ. Sau về dịch ra kinh luận trên 1500 quyển. Còn từ đời Đường vua Huyền Tôn niên hiệu Khai Nguyên về sau, như Ngài Thiện Vô Úy, ngài Kim Cang Trí, ngài Bất Thông lần lượt qua Trung Hoa truyền dịch các kinh điển về Mật tôn.

Từ đời Tống thì Tăng chúng ở Ấn Độ Tây vực và Trung Quốc thường thường qua lại với nhau một cách mật thiết, nên sự phiên dịch kinh giáo, truyền bá Phật giáo chóng được phổ cập.

Page 19: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

XI. TẠNG KINH

Tạng kinh cũng có chỗ gọi là Nhất thế kinh, nghĩa là tổng quát cả toàn bộ giáo điển của Phật giáo vậy.

Tạng kinh, thì có tạng kinh về văn Pali văn Phạn, nay đây chẳng qua chỉ nói về bản văn Trung Hoa.

Trong bộ Quảng Hoằng minh tập chép; đời Ngụy có thâu ba bộ Nhất thế kinh nguyên văn của nước Bắc tề; bởi thời Lục Triều các chùa lớn đã bắt đầu an trí tạng kinh, nhưng còn đương ít. Đời Tùy vua Văn Đế niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 1, các chùa ở nơi đất kinh sư và các thành ấp lớn, cũng đều có để những kinh do các quan lại viết ra. Lại có một cái nhà gọi là Bi Các để an trí những kinh bằng chữ viết ấy.

Qua đời Đường vua Huyền Tôn niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 18, ông Trí Thăng làm cuốn sách đề là Khai Nguyên Thích giáo lục, chép định số mục của các kinh. Cả thảy được 5048 quyển, toàn bộ đóng lại là 480 pho. Hán kinh của đất Thục đời Bắc Tống cũng theo bản này.

Đời Tống vua Thái Tổ niên hiệu Khai Bảo năm thứ 4, vua sắc lịnh ông Trương Tùng Thiện qua Ích Châu khắc Đại tạng kinh, đến triều vua Thái Bình, niên hiệu Hưng Quốc năm thứ 8, bản kinh nơi thành, gọi là Thục bản; ấy là đầu tiên khắc lại Đại tạng kinh.

Đến triều vua Thần Tôn niên hiệu Nguyên Phong năm thứ ba, chủa Đông Thuyền ở tỉnh Phước Chân; và triều vua Huy Tôn niên hiệu Chánh Hòa năm thứ 2, chùa Khai Nguyên tỉnh Phước Châu cũng lần lượt khắc tạng kinh, đều phải trải qua một thời kỳ 20 năm mới thành. Bản kinh này truyền qua Nhật Bản, đến nay vẫn còn hiệp chung với Thục Bản làm thành một tạng.

Đời Nam Tống, vua Cao Tôn niên hiệu Thiệu Hưng năm thứ 2, cả một họ Vương Vĩnh Tùng ở đất Hồ Châu, phát nguyện khắc tạng kinh ở chùa Viên Giác đất Tư khê, nhơn gọi là Tư Khê bản. Tạng này sau cũng truyền qua Nhật Bản. Toàn tạng so với Thục Bản tức là bản mà triều Khai Nguyên đã chép dịch nhiều hơn 840 quyển ; Tống Tạng, về “súc soạn tạng kinh” ở Nhật Bản tức là tạng này.

Triều vua Lý Tôn niên hiệu Thiện Định, viện Nhiên Thánh ở đất Tích Sa cũng khắc Tạng kinh đến cuối đời Nguyên mới xong gọi là Tích Sa bản, vua Thế Tôn đời Nguyễn niên hiệu Chí Nguyên năm thứ 14, cũng khắc Tạng

Page 20: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

kinh tại chùa Đại Phổ Minh thuộc về huyện Dư hàng, đến năm thứ 27 mới thành, cả thảy là 6017 cuốn, gọi là Nguyên tạng.

Qua đời Minh vua Thái Tổ niên hiệu Hồng Võ năm thứ 5, ngài triệu tập các vị Cao Tăng ở đất Tưởng Sơn để kiểm duyệt Tạng kinh, về sau mới khắc thành Nam tạng bản. Vua Thánh Tổ niên hiệu Vĩnh Lạc năm thứ 18, lại khắc Bắc tạng bản ở tại Bắc Đình. Đến triều vua Anh Tôn niên hiệu Chánh Thống năm thứ 5 mới thành, cả thảy 6361 cuốn.

Về triều Thần Tôn niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 14 đời nhà Minh, có ngài Mật Tạng và ngài Đạo Khai ấn hành Tạng kinh tại núi Ngũ Đài, toàn tạng là 6361 cuốn, thời ấy người ta gọi là Vạn Lịch bản, cũng gọi là Kỉnh Sơn bản (nhơn có một thời kỳ phải dời qua núi Kỉnh Sơn). Hiện nay thông thường người ta gọi là Minh tạng, phần nhiều là chỉ cho Tạng kinh này.

Ở Nhật Bản, ngài Thiết Nhãn, Đạo Quang cũng khắc lại Tạng kinh này tại chùa Vạn Phước núi Hoàng Nghiệt, nhơn gọi là Hoàng Nghiệt bổn, cũng gọi là Thiết Nhãn bổn. Đời Thanh triều vua Thế Tôn niên hiệu Ửng Chánh năm thứ 13, cùng khắc Long tạng, đến triều vua Cao Tôn niên hiệu Càn Long năm thứ 3 mới thành, cả thảy là 7.838 cuốn. Về sau, từ triều vua Hiển Tôn cho đến vua Văn Tôn ở Cao Ly, y cứ vào Thục bản khắc Tạng kinh cả thảy là 5.924 cuốn, ngoài Tống bản ra lại còn gia nhập các thứ mới khác, rồi chẳng may bị nạn binh lửa cháy cả, đến đời vua Cao Tôn năm thứ 23 mới khắc lại, cả thảy chỉ được 6.557 cuốn. Lần khắc Tạng kinh này hiệu đối rất kỹ càng, nên người ta thường gọi là Ly tạng.

Triều vua Minh Trị nước Nhật Bản ở Hoàng giáo thư viện ấn hành Tạnh kinh, y cứ vào Ly tạng và lấy các bản về đời Tống, Nguyên, Minh, xét định kỹ lưỡng và chú rõ những chỗ dị đồng, và đem những Kinh, Luật, Luận, Sớ thích từ đời Tống sắp xuống, cùng các sách của người Nhật đã soạn thuật đều thâu vào cả, cộng là 8.562 cuốn.

Cuối đời nhà Thanh, ở Tầng-già tinh xá Thượng Hải, ấn hành Tạng kinh, theo Hoằng giáo bổn, chẳng qua có thêm bớt trong đôi chỗ, cả thảy là 8416 cuốn. Tạng kinh do thư viện ở Nhật Bổn ấn hành, Chánh Tục tạng kinh lấy dấu hiệu bằng chữ (vạn), Chánh tạng do một nhà sư Nhật Bổn tên là Nhẫn Trung sắp đặt, sửa đổi bản kinh Hoàng Nghiệt làm gốc; còn như Tục tạng cả thảy bảy ngàn một trăm hơn bốn mươi cuốn, trong ấy có những sách của các ngài ở Trung Hoa làm mà chưa đem vào Tạng, nhất nhất đều đem vào hết. Gần đây lại có Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (cũng gọi là Đại chánh Nhất

Page 21: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

thiết kinh), Chánh biên là 55 pho, hơn 9.000 cuốn, Tục biên được bao nhiêu nữa chưa rõ số. Tạng này về sự hiệu đối biên chép có nhiều cái đặc điểm đủ giúp cho người học tham khảo.

Về Tạng kinh do Tầng-già tinh xá ở Thượng Hải xuất bản, hội Lưỡng Xuyên Phật học và hội Từ Bi Âm ở Nam kỳ nước ta đều có thỉnh. Còn về Tạng kinh Tích Sa bản, hội An-nam Phật học Trung kỳ có thỉnh một bộ.

XII.- PHẬT GIÁO TRUYỀN SANG VIỆT NAM

Việt Nam ta khi còn là nước Giao Chỉ, thì Phật giáo đã truyền qua rồi, về thời ấy do các người đi buôn từ Ấn Độ, Trung Hoa truyền vào, với lại một phần do các vị Tăng sĩ Trung Hoa đi qua Thánh địa (chỗ Phật Thích Ca), ngang qua đường Bắc Kỳ, họ lưu trú một thời gian để giáo hóa.

Xem trong các sách mà người An-nam ta theo đạo Phật viết hồi thế kỷ XIII - XIV có chép rằng; về đời nhà Hán (thế kỷ II - III) đã có các vị tu sĩ ngoại quốc đến ở Bắc Kỳ, như ông Majjvaka, Kang-Song-Houei, Ralya-ruoi, Meou-Po.

Lại theo những tích trong cuốc Đại Đường Tây Vực cầu pháp Cao Tăng truyện chép; có 12 vị tu sĩ có phần quan hệ đến Phật giáo ở Bắc Kỳ, là những vị; Minh Viễn, Huệ Minh, Vô Hành, Đàm Nhuận, Tri Hoằng, Tăng Già Bạc Ma và sáu vị tu sĩ An-nam là Vận Kỳ, Mộc Xa Đề Bà, Khuy Sung, Huệ Diện (đều người ở Giao Châu), Trí Hành, Đại Thặng Đăng (người Thanh Hóa).

Trong cuốn Đại Nam Thiền uyển truyền đăng ngữ lục có chép rằng; ỀNăm 1096 trong bữa yến tiệc đãi các vị Cao Tăng, bà Hoàng Thái Hậu nhà Lý có hỏi : “Phật giáo truyền qua An-nam lúc nào ?” Có ngài Thông Biện Thiền sư trả lời rằng: Sau đời nhà Hán (thế kỷ I) ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đem Phật giáo qua Trung Hoa, có Ngài Bồ-đề Đạt Ma đi truyền bá khắc các nước Lương, Ngụy ... cho đến khi phái Thiên Thai thạnh hành, có lập trường dạy về giáo lý; rồi sau xa nữa có phái Tào Khê cũng lập trường dạy. Sau hai trường ấy đều có người đi qua truyền bá ở An-nam, như ngài Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruei) lập trường dạy giáo lý đầu tiên ở An-nam, đến ngài Vô Ngôn Thông lập trường thứ hai([1]).

Khi đến đời Lý, đời Trần thì có các ông vua hoặc thâm tín Phật, hoặc xuất gia tu đạo, nên Phật giáo rất là thạnh hành.

Page 22: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Bước qua đời Hậu Lê triều vua Chánh Hòa, ngài Nguyên Thiều người tỉnh Triều Châu qua phủ Qui Ninh (Quy Nhơn, Bình Định ngày nay) khai sơn chùa Thập Tháp, sau ra Thuận Hóa lập chùa Hà Trung và lên Huế lập chùa Quốc Ân; ấy là Phật giáo chích thức truyền vào Trung kỳ. Ngài có ba vị đệ tử thượng túc : 1.- Ngài Minh Pháp Bửu, 2.- Ngài Minh Hoằng Tử Dung, 3.- Ngài Minh Vật Nhất Trí.

Ngài Minh Hải sau ở tỉnh Quảng Nam khai sơn chùa Chúc Thánh. Ngài Minh Hoằng ở Huế khai sơn chùa Từ Đàm. Ngài Minh vật ở Nhạn tháp sơn Bắc kỳ.

Kế có ngài Liễu Quán, đệ tử đắc pháp với ngài Minh Hoằng, khai sơn chùa Thuyền Tôn, được vua phong là “Chánh giác Viên ngộ Thiền sư”.

Như chuyện vừa kể trên, đủ biết Phật giáo truyền qua An-nam ta rất sớm, và cũng có nhiều thời kỳ rất thạnh; nhưng có một điều là văn hóa nước ta lúc trước đa phần ảnh hưởng Trung Hoa, Hán học thành một nền Quốc học, nên Phật giáo tuy truyền qua mà sự phiên dịch kinh điển thành một vấn đề cần yếu, sở dĩ ít thấy có ngài nào đem kinh sách mà dịch thành tiếng Quốc văn ta đến. Đến bây giờ thì Hán học suy đồi, Tam tạng kinh điển hãy còn in nguy đó, chẳng hay các nhà chấn hưng Phật giáo ngày nay có thấy chỗ khuyết điểm ấy không.

([1]) Những đoạn trên lược trích ở báo Viên Âm số 6.

XIII.- 10 TÔN PHÁI Ở TRUNG HOA

Phật giáo ở Trung Hoa do lối phiên dịch kinh điển mà truyền bá, tùy theo căn cơ mà lập ra các phương pháp vì thế nên mới dựng thành các tôn phái; trong mỗi tôn đều có đặc điểm riêng nhưng không bao giờ vượt ra ngoài giáo pháp của Phật cả.

Những tôn rất hiển trước và còn ảnh hưởng đến bây giờ, cả thảy có 10 tôn phái, là; Cu-xá tôn, Thành Thật tôn, Luật tôn, Pháp Tướng tôn, Tam Luận tôn, Thiên Thai tôn, Hoa Nghiêm tôn, Mật tôn, Thiền tôn và Tịnh Độ tôn.

Trong 10 tôn này, Cu-xá tôn và Thành Thật tôn chủ trương về Tiểu thừa, Luật tôn thì thông cả Đại thừa và Tiểu thừa, còn 7 tôn kia thiên về Đại thừa.

Nghĩa lý của các tôn rất là mầu nhiệm, kinh điển cũng nhiều, người muốn cho thấu đáo cần phải chuyên môn nghiên cứu tu học mới được. Các tôn

Page 23: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

chép sau này, chẳng qua là nêu danh tướng, và giải sơ qua nghĩa lý, để cho người sơ học có chỗ nhập môn vậy thôi.

CÂU XÁ TÔN

I. Duyên khởi lập tôn

Ngài Thế Thân Bồ-tát làm luận Cu-xá; ngài Trần Chơn Đế dịch thành văn Trung Hoa và chú giải thêm, sau đều thất truyền. Đến đời Đường ngài Huyền Trang pháp sư mới dịch lại, học trò là ngài Phổ Quang làm bộ “Cau-xá thật ký”, ngài Pháp Bảo làm “Câu-xá luận sớ”, thạnh hành trong đời mới thành lập một tôn. Đến cuối đời Ngũ Đại, tôn này lại suy lần.

Cu-xá là từ gọi vắn tắt của mấy chữ “A-tỳ-đạt-ma Cu-xá luận”. A-tỳ Trung Hoa dịch là đối, Đạt ma dịch là pháp, Cu-xá dịch là tạng; vì vậy, nên có chỗ gọi luận Cu-xá là luận “Đối pháp tạng”. Đối có hai nghĩa : 1.- Đối hướng[1] quả Niết-bàn ; 2.- Đối quán[2] pháp Tứ đế. Pháp cũng có hai nghĩa: 1. Lý pháp, tức là Niết-bàn. 2. Pháp tướng, tức là Tứ đế. Đối pháp nghĩa là dùng tâm linh sáng suốt, trí huệ vô lậu[3], đối quán pháp Tứ đế, mà xu hướng về Niết-bàn - chứng quả Niết-bàn.

II.- Ngã Không, Pháp Hữu

Tôn này chủ trương thuyết “Ngã không pháp hữu”, tức là nhận thân này không thực có, mà các nguyên liệu như ngũ uẩn, tứ đại làm ra nó đều là thiệt có - chúng sinh nhơn năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hòa hiệp lại mà thành, trong năm uẩn ấy thật không có cái gì đáng gọi là ngã (độc lập, duy nhất), chỉ có năm uẩn hòa hiệp tại rồi mượn tên gọi là ngã (ta) đó thôi, người tu hành quán sát như vậy, thì không còn tham đắm cái thân giả dối, cảnh vật vô thường này nữa, nhơn thế tâm được thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt và chứng được lý ngã không chơn như.

Nhưng năm uẩn, tuy không ngã thể (không có bản thể thật tại), mà pháp thể (bản thể thật tại của các pháp, tức là nguyên liệu sanh ra các sự tướng trong vũ trụ) là thường có, dù quá khứ, hiện tại hay vị lai, pháp thể khi nào cũng thật có cả. Ấy tức có chỗ gọi là thuyết “ba đời thật có, pháp thể hằng có”, mà cũng là chỗ lập giáo của tôn này vậy.

Page 24: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

III.- 75 Pháp

Tôn này chia vạn hữu trong vũ trụ ra 75 pháp để giải thích, như bản đồ chia ra dươi này.

Sắc pháp : nghĩa chữ sắc pháp nói đây, phạm vi rất rộng. Phàm cái gì có thể hư nát và có tánh cách chướng ngại đều thuộc về sắc pháp.

1.- Thế nào gọi là căn ? Vì nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) làm chỗ căn cứ cho năm thức trong khi đối cảnh, nghĩa là các thức nhờ có nương vào năm căn ấy rồi mới có tác dụng phân biệt, nhận thức các cảnh vật ở ngoài.

2.- Còn sắc, thanh, hương, vị, xúc năm cảnh ở ngoài, là đối tượng của năm căn vậy. Lại còn có vô biểu sắc là cái sắc pháp không biểu hiện ra ngoài, tức là sức chướng ngại của sự tưởng nhớ các nghiệp lành dữ đã làm, đối với các việc dữ lành sắp làm, như về thiện thì nó có cái công năng ngăn trở các điều ác, như về ác thì nó lại có cái công năng ngăn trở các điều thiện, cái

Page 25: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

công năng ấy tuy không có biểu hiện ra ngoài, nhưng vẫn có chướng ngại, nên gọi là vô biểu sắc.

Tâm pháp : Thế nào gọi là tâm pháp. Là ý niệm tưởng tượng phân biệt của hết thảy chúng sinh; cũng gọi là tâm vương. Tâm vương có ba tên là; tâm, ý, thức. Cu-xá luận nói : “Nhóm góp các tập quán mà khởi ra gọi là tâm, nghỉ ngơi gọi là ý, phân biệt gọi là thức”. Trong thất thập ngũ (75) pháp có lời giải rằng : “Tiếng Phạn là Citta (Trung Hoa dịch âm là chất-đa), đây nói là tâm, tâm có nghĩa là tập khởi, nghĩa là nó có cái công năng thâu góp các duyên, và dẫn khởi các tâm sở tùy chỗ huân tập và tùy trường hợp. Tiếng Phạn gọi mạt-na (manas), đây nói là ý, là nghĩa tư lự, tức là tâm nghĩ lường. Tiếng Phạn là Parijnana, Trung Hoa dịch âm Tỳ-nhả-nam, đây nói là thức là nghĩa rõ biết hay tỏ rõ phân biệt những sự vật, tức là tâm đối với cảnh hay phân biệt nhận thức vậy. Thức nương theo 6 căn (mắt, tại, mũi, lưỡi, thân, ý) cũng chia làm 6 thức, hiệp lại gọi là tâm vương, trong 74 pháp cũng kể là một pháp thôi”.

Tâm sở pháp: Là cái pháp sở hữu phụ thuộc của tâm vương, gọi vắn tắt là tâm sở. Tâm sở chia ra làm 6 loại.

Một là đại địa pháp, pháp này có 10 : 1.- Xúc, là sự cảm xúc căn đối với cảnh ; 2.- Thọ, là lãnh thọ những cảnh vui, cảnh khổ và cảnh trung bình không vui không khổ ; 3.- Tưởng, là tư tưởng phát khởi các tướng trong khi đối vớI cảnh ; 4.- Tư, là sự suy nghĩ phát động trong tâm niệm ; 5.- Dục, là lòng ưng muốn trông cầu ; 6.- Huệ, là trí huệ lựa chọn lành dữ ; 7.- Niệm, là tánh ghi nhớ những cảnh mình đã nghe, thấy ; 8.- Tác ý, là cái sức phát khởi của tâm niệm, nếu tâm mình chưa mống lên thì nó phát động để mống lên, còn tâm mình đã mống lên rồi, thì nó lại hay dẫn dắt mình đến nơi hoàn cảnh ; 9.- Thắng giải; là nhận những điều mình đã suy nghĩ là phải, là đúng ; 10.- Tam-ma-địa, Trung Hoa dịch là đẳng trì. Đẳng nghĩa là tâm phẳng lặng định tỉnh, không rối loạn, không mờ tối, không trầm trệ; Trì, nghĩa là tâm ấy tiếp tục, chuyên chú vào một tánh một cảnh, không hề xao lãng. Mười pháp ấy thông cả lành dữ, dùng về việc dữ thì 10 tâm ấy là dữ, khắp cả các tâm niệm đều có, cho nên gọi là đại địa. Đại nghĩa là trùm khắp rộng lớn; địa, là tức nơi tâm vương làm chỗ y cứ, nghĩa là khi nào tâm vương khởi lên thì 10 tâm sở ấy đều theo mà khởi ra một lần; lại vì các tâm sở nó nương nơi tâm vương mà phát khởi, nhơn mới có cái tâm là địa pháp.

Hai là đại thiện địa pháp, pháp này cũng có 10 : 1.- Tín, là tâm tín ngưỡng chắc chắn không nghi ngờ, hay khiến tâm được thanh tịnh ; 2.- Bất phóng

Page 26: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

dật, là tâm không buông lung ; 3.- Khinh an, là tâm được nhẹ nhàng khoan khoái ; 4.- Xả, là tâm bỏ những sự có thể làm cho lòng rối loạn mà khiến được bình tĩnh luôn ; 5.- Tâm, là tâm tự hổ với mình, vì mình đã làm ra tội lỗi ; 6.- Quý, là tâm then thùa với người khác vì mình đã làm điều bậy ; 7.- Vô tham, là tâm mình đối với sự vật, đều không chấp trước, tham đắm ; 8.- Vô sân, là tâm mình gặp hoàn cảnh gì dù là trái ngược vẫn giữ được tâm điềm tĩnh, không giận ghét ; 9.- Bất hai, là tâm mình không nghĩ, làm những điều lại người hại vật ; 10.- Cần, là tâm đối với những việc hay có ích, thường hăng hái làm, không nhút nhát ngã long. Mười tâm sở ấy, toàn là tâm sở lành cả, cho nên thường cùng với hết thảy thiện tâm mà mống ra một lần, nên gọi là đại thiện địa pháp.

Ba là đại phiền não địa pháp, pháp này có 6 : 1.- Si, là ngây dại, tâm không sáng suốt, đối với sự lý trong vũ trụ thảy đều tối tăm mờ mịt ; 2.- Phóng dật, là tâm không muốn làm điều lành, buông lung tự đắc ; 3.- Giải đải, là tánh biếng nhác ; 4.- Bất tín, là bản tâm rối loạn, hay nghi ngờ không chủ định ; 5.- Hôn trầm, là tánh tối tăm trầm trệ ; 6.- Điệu cử (hay trạo cử), là tánh hay xao động, làm cho bản tâm không được thanh tịnh. Sáu điều này hay làm cho tâm ý người lăng xăng không tự chủ; nó thường cùng với các tâm ô nhiễm mà mống lên, nên gọi là đại phiền não địa pháp.

Bốn là đại bất thiện địa pháp, pháp này có 2 : 1.- Vô tàm, là mình làm nhưng điều tội lỗi mà không biết tự then ; 2.- Vô quý, là mình làm những điều bậy mà đối với người biết xấu hổ. Hai pháp này thường cùng với các tâm dữ mống ra một lần, cho nên gọi là đại bất thiện địa pháp.

Năm là tiểu phiền não địa pháp. Pháp này có 10 : 1.- Phẩn, là tánh hay giận dữ, gặp hoàn cảnh hơi trái là nổi lên ngay ; 2.- Phú, là tánh hay che lấp những điều lỗi của mình ; 3.- Xan, là tánh bỏn xẻn chật hẹp, từ của cải cho đến lời nói đều bo bo không hề giúp ích cho người ; 4.- Tật, là tánh hay ghen ghét ; 5.- Não, là tánh hay chất trước, tự cho mình là phải, không chịu nghe lời can gián, khiến phải não loạn tự tâm ; 6.- Hại, là lòng độc ác, thường kiếm chuyện để hại người ; 7.- Hận, là thường đem lòng giận hờn người, cừu hận không chịu hỉ xả ; 8.- Siểm, là tánh hay nịnh, xu phụ theo người, cũng là tánh dèm xiểm ; 9.- Cuống, là tánh hay giả dối lừa gạt người ; 10.- Kiêu, là cái tánh hay khoe mình khinh người. Mười điều này đều là tánh xấu, thường khởi ra một mình mà không theo với các nhiễm tâm khác, cho nên gọi là tiểu phiền não địa pháp.

Page 27: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Sáu là bất định địa pháp. Pháp này có 8 : 1.- Tâm, là cái tâm tìm kiếm, so với nghĩa chữ từ có phần thô thiển hơn ; 2.- Từ, là cái tánh chăm coi kỹ lưỡng, trong khi tìm xét ý gì, việc gì, có phần vi tế nhỏ nhiệm hơn ; 3.- Thụy miên, là tánh ưa ngủ li bì, không kể đến thì giờ khiến cho tâm trí tối tăm mờ mịt ; 4.- Tác, là tánh hay ăn năn đối với các việc lành dữ mình đã làm hay chưa làm ; 5.- Tham, là tánh chấp trước tham đắm sự vật trong vũ trụ ; 6.- Sân, là tánh hay giận dữ ; 7.- Mạn, là tánh hay kiêu mạn, tự phụ; 8.- Nghi, là tánh hay nghi ngờ không quyết định. Tám pháp này thông cả ba tánh lành, dữ và vô ký không lành không dữ không nhập vào năm địa pháp đã kể trên, cho nên gọi là bất định địa pháp.

Hành pháp bất tương ứng : Pháp này cũng có thể gọi vắn tắt là pháp bất tương ứng, tức là các pháp sanh diệt không thuộc về sắc mà cũng không phải thuộc về tâm; không phải sắc vì nó không phải là tánh chướng ngại không phải tâm vì nó không có tánh lo nghĩ phân biệt, nhưng các pháp ấy tuy không tương ứng với tâm, mà ở trong năm uẩn nhiếp thuộc về hành uẩn, cho nên cũng gọi là tâm bất tương ứng hạnh. Bất tương ứng hạnh có 14 pháp : 1.- Đắt, nghĩa là đặng hay là thành tựu ; 2.- Phi đắc, nghĩa là không đặng hay không thành tựu ; 3.- Đồng phận, cũng gọi là chúng đồng phận. Đồng nghĩa là giống nhau, phận tức là phần tụ dụng; nghĩa là, do nghiệp nhơn giống nhau nên các loài lãnh thọ nghiệp quả về ăn thân và khi giới như nhau ; 4.- Vô tưởng quả, nghĩa là chứng được quả báo vô tưởng ở cõi trời sắc giới đệ tứ thiền ; 5.- Vô tưởng định, la người tu ngoại đạo chứng được thiền định, xả ly các tưởng niệm, như cây đa ; 6.- Diệt tận định hay là diệt thọ tưởng định, cùng với định vô tưởng nói trên đều thuộc về định vô tâm; tâm vương đã vắng lặng; ý thức không hiện hạnh; lại phá trừ cái ý nhiễm ô, chấp ngã, chấp cọng tướng nên thiền định này là thiền định của các bậc hiền thánh tu chứng đạo tịch tịnh Niết-bàn, như là bậc Thanh văn, Duyên giác ; 7.- Mạng căn, tức là cái duy trì sự sống trong một đời ; 8.- Sanh ; 9.- Trú ; 10.- Dị ; 11.- Diệt ; Bốn pháp Sanh, trú, dị, diệt này là bốn tướng của các pháp hữu vi. Các pháp ở vào thời kỳ sanh thành gọi là sanh tướng ; các pháp ở vào thời kỳ tồn tại gọi là trú tướng ; các pháp ở vào thời kỳ thay đổi biến khác gọi là dị tướng; các pháp đến thời kỳ tiêu diệt gọi là diệt tướng ; 12.- Danh thân ; 13.- Cú thân ; 14.- Văn thân ; Danh là một tiếng đơn, cú là từng câu, văn là từng chữ cái, thân là nghĩa nhóm họp. Một tiếng đơn gọi là danh, hai tiếng gọi là danh thân, ba tiếng trở lên gọi là đa danh thân; cú thân là văn thân, ý nghĩa cũng như vậy, chiếu theo đây thì biết.

Vô vi pháp. Pháp vô vi tức là pháp không sanh diệt. Pháp vô vi có ba : 1.- Trạch diệt vô vi ; 2.- Phi trạch diệv vô vi ; 3.- Hư không vô vi. Trạch diệt

Page 28: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

vô vi, nghĩa là nhờ sức lực chọn mà dứt được ác phiền não, chứng tánh tịch diệt. Trạch nghĩa là lựa chọn, là chỉ về tác dụng sai biệt của trí huệ mà nói, vì trí huệ hay mỗi mỗi lựa chọn nguyên nhơn của sự sanh tử, của pháp hữu vi mà diệt trừ; Diệt, nghĩa là tịch diệt, là chỉ cái lý tịch diệt của các tướng mà nói. Trạch diệt vô vi lấy sự xa lìa ràng buộc làm thể tánh, tức là khi xa lìa các phiền não ràng buộc, mà chứng đạo giải thoát. Phi trạch diệt vô vi, là tánh tịch diệt không còn phải nhờ sức lựa chọn mà thành, nên gọi là phi. Phàm các pháp hữu vi sanh diệt, đều phải đủ có nhơn duyên mới sanh, trái lại, các pháp sẽ sanh sau này nếu nhơn duyên sanh khởi của nó, thường bị cái khác làm chướng ngại thì quyết không bao giờ mà nó sanh ra được nữa. Người tu hành sau khi đoạn trừ phiền não chướng, được tánh tịch diệt rồi, thì không đủ nhơn duyên sanh ra các pháp hữu vi phiền não; khi ấy thể tánh tịch diệt hiện tiền, không còn phải dùng sức lựa chọn mà đặng, nên gọi là phi trạch diệt vô vi. Hư không vô vi, là chỉ ngay cái tánh tịch diệt mà nói; tánh tịch diệt ví như hư không, thường vắng lặng không ngăn ngại; đã không ngăn ngại cái khác, thời cũng không bị cái khác làm ngăn ngại, cho nên gọi là hư không vô vi. Hư không nói đây, đối với hư không mà người phàm tục thường thấy, có phần không giống nhau ; Hư không mà người thường thấy, trong Cu-xá luận gọi là không giới, nó chẳng qua là cái sắc đối với nhãn căn đó thôi. Trong Luận Đại-tỳ-bà-sa nói : “Hư không, không phải là sắc, không giới thì mới gọi là sắc, hư không, không thấy được, không giới có thấy được, hư không không phải là vật đối, không giới thuộc về đối tượng, hư không là vô lậu, không giới là hữu lậu, hư không là vô vi, không giới là hữu vi” .

IV.- NĂM UẨN

Năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc tức là tứ đại cùng là các màu xanh, vàng, đỏ, trắng v.v...; Thọ là sự lãnh thọ hoàn cảnh ; Tưởng là tư tưởng hoặc tưởng tượng; Hành là hành nghiệp tức là các tâm niệm sanh diệt ; Thức là nhận thức, tức là tánh phân biệt nhận thức các hoàn cảnh.

Tiếng Phạn gọi là Skandha Tắc-kiện-đà, Trung Hoa dịch là uẩn. Chữ uẩn nghĩa là chừa nhóm, là nói chúng sinh nhơn có năm uẩn chứa nhóm lại mà thành ra thân thể, lại nhơn có thân thể mới nhóm các pháp hữu vi phiền não v.v... nên gọi là uẩn.

Sắc tức là sắc pháp trong 75 pháp, thọ và tưởng cũng là hai tâm sở trong 75 pháp, mà nay đặc biệt chia làm hai phần, là vì chúng sinh hay chấp trước

Page 29: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

tham muốn, lấy sự lãnh thọ hoàn cảnh làm chủ; hay chấp trước về các là kiến, vấy tư tưởng làm chủ - bởi chúng sinh chấp trước về sự buồn vui sướng khổ, nên hay mống ra những điều tư tưởng điên đảo không chánh đáng, vì vậy, mà phải xoay vần trong vòng sống chết mãi. Hành nghĩa là thay đổi hay là tạo tác hành động. Trừ sắc pháp, tâm vương và thọ, tưởng hai tâm sở, còn bao nhiêu pháp hữu vi đều nhiếp vào hành uẩn cả. Còn thức tức là tâm vương.

Năm uẩn cũng gọi là năm ấm, chữ ấm nghĩa là che lấp, là nói chúng sinh thường bị năm ấm hay là năm uẩn che lấp chơn tánh sáng suốt vậy.

12.- span style="mso-spacerun:yes"> XXỨ

Chữ xứ cũng có thể gọi là nhập, ý nghĩa là chung họp hay sanh khởi. Luận Cu-xá giải là chỗ sanh trưởng ra tâm pháp tâm vương và tâm sở pháp, cho nên gọi là xứ.

Xứ có 12, là lục căn - nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân ý; và lục cảnh - sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; 10 xứ trong đây trừ ý và pháp, tức là ngũ căn và ngũ cảnh về sắc pháp. Xứ tức là tâm vương; còn pháp xứ thời nhiếp hết thảy các pháp khác, vì không luận là pháp hữu vi hay vô vi, đều là cảnh sở duyên của ý thức vậy.

VI. - 18 GIỚI

Chữ giới có nghĩa là chủng tội hay chủng loại; vì trong 18 giới, mỗi mỗi đều có chủng loại, tự tánh sai khác, cho nên gọi là giới. Giới có 18 pháp; 6 căn, 6 cảnh và 6 thức.

Trong 18 giới ấy, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc, gọi là 10 pháp về sắc giới, tức là ngũ căn và ngũ cảnh trong sắc pháp; ý giới ý căn và lục thức giới, hiệp lại gọi là 7 pháp về tâm giới, phần thuộc về tâm vương, nó tương đương với ý xứ trong 12 xứ nói trên. Cu-xá gọi rằng tâm vương, có chia ra quá khứ và hiện tại khác nhau; Tâm vương về quá khứ làm căn cho ý; tác dụng của lục thức tâm vương về quá khứ vẫn không sai khác nhau, nên đều thống nhiếp vào ý căn giới, còn các tâm vương vê hiện tại duyên vào cảnh lục trần mỗi mỗi đều có công năng tác dụng sai khác, và sở y vào sáu căn, cũng không phải một, cho nên chia một tâm vương ra làm lục thúc giới. Pháp tướng ton gọi rằng : “Ý căn giới là nhiếp cả thức thứ bảy và

Page 30: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

thức thứ tám, lục thức giới nhiếp cả sáu thức trước”. Pháp giới cùng với pháp xứ trong 12 xứ vẫn đồng, nhiếp hết thảy các pháp trong vũ trụ.

VII.- NGHIỆP

Nghiệp; Tiếng Phạn gọi là Karma Yết-ma, Trung Hoa dịch là nghiệp, ý nghĩa là tạo tác hành động, trong luận Cu xá gọi nghiệp là ỀtưỂ và Ềsở tác của tưỂ. Tư tức là ý nghiệp sự suy nghĩ hành động về ý niệm, sở tác là chỉ cho thân nghiệp sự làm long về thân xác, và ngữ nghiệp nói năng hiệp lại gọi là thân, ngữ, ý, ba nghiệp.

Trong thân nghiệp và ngữ nghiệp lại có hai giống : 1.- Biểu nghiệp ; 2.- Vô biểu nghiệp. Hai nghiệp này cùng với ba nghiệp thân, ngữ, ý, hiệp thành năm nghiệp. Biểu nghiệp là nó có biểu hiện ra nơi thân, ngữ, hai nghiệp khiến người trông thấy đều nhận biết; vô biểu nghiệp là do sức mạnh của thân, ngữ, hai biểu nghiệp mà dẫn đây ra, tuy rằng nó không biểu hiện cho người thấy, nhưng nó có cái năng lực hay ngăn ngừa điều lành hoặc điều dữ vậy. Nghiệp có ba tánh, là; lành, dữ và vô ký Trung bình, không lành, không dữ; lành và dữ là hai nghiệp có cảm quả báo về sau; còn nghiệp vô ký là không có cảm quả báo.

VIII.- 10 NGHIỆP LÀNH VÀ 10 NGHIỆP DỮ

Lành và dữ hai nghiệp, nói về chỗ thô thiển cho dễ hiểu, thì đều có 10 món, thông thường gọi là thập nghiệp đạo ; tức là 10 ác nghiệp và 10 thiện nghiệp vậy. Nói về 10 nghiệp ác, thì trong thân nghiệp có ba; giết hại, trộm cắp, tà dâm; ngữ nghiệp có bốn; nói lời nói dối gạt, lời thêu dệt, lời chia rẽ hai lưỡi, lời mắng chửi độc ác; ý nghiệp cũng có ba; tham lam, giận dữ, si mê. Mười điều ấy là thuộc về 10 nghiệp dữ. Trái lại, không giết hại, không trộm cắp, không là dâm, không nói lừa dối, không lời thêu dệt, dua nịnh, không nói lời chia rẽ, không nói lời ác tợn, không tham lam, không giận dữ, không si mê, tức là 10 nghiệp lành.

IX.- ĐỊNH NGHIỆP VÀ BẤT ĐỊNH NGHIỆP

Sự quả báo của lành và dữ có mau chậm, hoặc ở ngay trong đời này, hoặc qua đời sau chẳng hạn như đời này tạo nghiệp, hiện trong đời này cảm quả chịu báo, gọi là thuận hiện pháp thọ; đời này tạo nghiệp mà đời kế đời này

Page 31: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

mới chịu quả báo, gọi là thuận thứ sanh thọ; còn đời này tạo nghiệp mà đến đời thứ ba thứ tư về sau mới chịu quả báo, gọi là thuận hậu thứ thọ. Ba lẽ ấy là nói về cái thời kỳ cảm quả chịu báo đã xác định nên gọi là định nghiệp. Còn như đời này thọ nghiệp mà thời kỳ chịu quả báo chưa định, thì gọi là bất định nghiệp. Bất định nghiệp có hai thứ; một là báo đã định mà thời kỳ chịu quả báo chưa định; hai là cả quả báo và thời kỳ để chịu quả báo, đều chưa định. Vì những đạo lý ấy, nên sự quả báo của người, không thể lấy trong một đời này mà xèt đoán được.

X.- THẾ GIỚI

Thế giới cũng gọi là thế gian; chia làm hai loại, là hữu tình thế gian và khí thế gian. Hữu tình thế gian, là chỉ về thân thể của các loài chúng sinh mà nói; chúng sinh vì nghiệp nhơn mà cảm chịu quả báo chánh thức về thân thể ấy; nên gọi là chánh báo. Còn khí thế gian là chỉ về núi, sông, nhà cửa, áo mặc, cơm ăn mà nói; vì những vật ấy là quả báo sở y của các loài hữu tình chúng sinh nương vào đó mà sống, cho nên gọi là y báo.

Trong vũ trụ không biết bao nhiêu là thế giới, hiệp mỗt ngàn thế giới thành ra một tiểu thiên thế giới; hiệp một ngàn tiểu thiên thế giới, gọi là một trung thiên thế giới; hiệp một ngàn trung thiên thế giới, gọi là một đại thiên thế giới. Một đại thiên thế giới, thông thường gọi là tam thiên đại thiên thế giới, nói rằng tam thiên, là chỉ con số do tiểu thiên, trung thiên và đại thiên, lá chỉ con số do tiểu thiên, trung thiên và đại thiên mà cấu thành, chứ không phải nói bà ngàn cái đại thiên thế giới vậy. Mỗi một đại thiên thế giới, kế có mười vạn vạn thế giới; ấy là một cảnh sở hóa của một đức Phật. Trong vũ trụ có vô lượng vô số đại thiên thế giới, gọi là thập phương vi trần thế giới mười phương thế giới nhiều như vi trần, hay là thập phương thế giới nhiều như vi trần, hay là thập phương hằng sa thế giới thế giới rất nhiều như số cát song Hằng. Thế giới mà chúng ta hiện ở đây, thuộc về thế giới Ta-bà; Ta-bà nghĩa là kham nhẫn, là nói chúng sinh ở cõi này hay nhẫn chịu những điều thống khổ vậy.

XI.- KIẾP

Sự thành hoại củathế giới xoay vần không ngớt; mỗi một thế giới đều có thành, trú, hoại, không, bốn thời kỳ; tức là thời kỳ sanh thành, thời kỳ tồn tại, thời kỳ phá hoại và thời kỳ tiêu diệt. Mỗi thời đều có 20 trung kiếp, mỗi

Page 32: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

trung kiếp độ chừng 14.000.000 năm. Chữ kiếp, tiếng Phạn gọi là Calpa kiếp-ba, dịch nghĩa là thời phận, có đại thời, trường thời v.v... Có thuyết nói; Mỗi một đại kiếp chia làm thành, trụ, hoại, không, bốn trung kiếp; mỗi một trung kiếp chia làm 20 tiểu kiếp thời gian tiểu kiếp nói đây cùng với thời gian trung kiếp ở trên như nhau. Thành kiếp là thời kỳ thế giới thành lập; trụ kiếp là thời kỳ sau khi thế giới thành lập, các loài hữu tình ăn ở; hoại kiếp là thời kỳ phá hoại; không kiếp là thời kỳ khi thế giới đã tiêu diệt không còng gì nữa. Các bậc về Bồ-tát tu hành phải trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp mới thành Phật. A-tăng-kỳ ý nghĩa là vô số kiếp vậy.

Đại kiếp : 4 thời kỳ tức là 4 trung kiếp; thời kỳ; 20 tiểu kiếp; Tiểu kiếp : 16.000.000 năm. Đại kiếp : 20 x 4, = 80 x 16.000.000 = 1.280.000.000 năm 1 ngàn 2 trăm 80 triệu năm.

XII.- TAM GIỚI

Tam giới là ba cõi, là cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Dục giới là cõi của loài hữu tình ở mà chưa xa lìa sự dâm dục và thực dục. Y theo bản Ềthế giới an lập đềỂ của nhà Phật, thì trên từ cõi trời lục dục, chặng giữa thời bốn châu thuộc về cõi người ở dưới đến cõi địa ngục vô gián, đều thuộc về dục giới. Sắc giới là cõi loài hữu tình mà đã rời bỏ được sự dâm dục và thực dục, hình sắc tốt đẹp cõi này do thiền định cao thấp mà chia ra bốn bực, gọi là tứ thiền sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, cũng gọi là tứ tịnh lự, nghĩa là nói người sanh lên cõi ấy, tâm ý được yên tịnh, không còn tán loạn như chúng sinh ở cõi này nữa. Vô sắc giới, là cõi không có hình sắc như cõi này, các loài hữu tình sanh vào đó chỉ có tâm thức mà thôi. Cõi này chia ra làm bốn cõi, thông thường gọi là tứ không thiên cõi Không vô biên xứ, cõi Thức vô biên xứ, cõi Vô sở hữu xứ, cõi Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.

Tam giới cũng gọi là tam hữu, nghĩa là nói chúng sinh ở trong ba cõi gây nhơn gì thì chịu quả nấy, nhơn quả không mất, sanh tử nối luôn vậy.

XIII.- CỬU ĐỊA

Ba cõi lại chia ra làm cữu địa, cũng gọi là cữu hữu : 1.- Dục giới ngũ thú địa, cũng gọi là ngũ thú tạp cư địa, tức là toàn bộ của cõi dục giới từ thiên, nhơn, cho đến súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, năm loài lẫn lộn chung ở đều có dâm dục, nên hiệp làm một cõi gọi là dục giới ; 2.- Ly sanh hỷ lạc địa, tức là bậc sơ thiền nơi cõi sắc giới, cõi này tương ưng với tầm, tứ hai tâm sở, đã

Page 33: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

dứt được sự khổ não ở dục giới mà sanh ra vui mừng, nên gọi là ly sanh hỷ lạc ; 3.- Định sanh hỷ lạc địa, tức là bực nhị thiền nơi cõi sắc giới, cõi này không cần phải tầm, tứ, chỉ tùy theo sức định mà sanh ra vui mừng, nên gọi là định sanh hỷ lạc ; 4.- Ly hỷ diệu lạc địa, tức là đệ tam thiền nơi cõi trời sắc giới, bực này đã xa lìa sự vui mừng ở hai cõi kia, mà tự có cảnh vui mầu nhiệm hơn, nên gọi là ly hỷ diệu lạc ; 5.- Xả niệm thanh tịnh địa, cũng là bực đệ tử thiền nơi cõi sắc giới, bực này lại dứt bỏ các tâm niệm, chỉ một tự tánh thanh tịnh bình đẳng, an trụ vào chánh niệm xả thọ, nên gọi là xả niệm thanh tịnh ; 6.- Không vô biên xứ, tức là cõi trời thứ nhất về vô sắc giới, chúng sinh ở cõi này chán nản và tiêu diệt hình sắc, an trụ nơi cảnh định gọi là không vô biên ; 7.- Thức vô biên xứ, tức là cõi trời thứ hai về vô sắc giới, chúng sinh ở cõi này thường thường an trú vào cảnh định thức vô biên ; 8.- Vô sở hữu xứ, tức là cõi trời thứ ba về vô sắc giới, chúng sinh ở cõi này, an trú nơi cảnh định vô sở hữu xứ ; 9.- Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, tức là cõi trời thứ tư về vô sắc giới, chúng sinh ở cõi này, tâm ý an trú với cảnh định phi tưởng phi tưởng.

Dục giới gọi là tang địa, nghĩa là nói chúng sinh ở cõi ấy, dù làm việc lành, chẳng qua là đem tâm tán loạn mà làm đó thôi, không như chúng sinh ở hai cõi trên - Sắc giới - có tu tập thiền định mà gọi là định địa - do thiền định mà cảm được quả báo tốt vậy.

XIV.- NGŨ THÚ VÀ LỤC ĐẠO

Ngũ thú cũng gọi là ngũ đạo, là : trời, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục ; thêm loài A-tu-la vào thì gọi là lục thú, hay là lục đạo. A-tu-la giống người mà tài trí như cõi trời, nhưng không có đức hạnh cõi trời; có thiên tu la, quỉ tu la, và súc tu la khác nhau, có thể nhiếp vào trong các loài kia, nên các kinh luận Tiển thừa, phần nhiều chỉ nói ngũ thú mà thôi.

Chữ thú nghĩa là nói chúng sinh ở trong ba cõi, gây nhơn chịu quả, đầu thai vào các loài vậy; còn như gọi rằng đạo, ý nghĩa là nói chúng sinh lần lữa xoay vần theo con đường sanh tử luân hồi vậy.

XV.- BỔN HOẶC VÀ TÙY HOẶC

Nghiệp là các nhơn thân sanh ra các quả báo sanh tử, còn cái giúp cho có nghiệp mà cảm chịu quả báo, gọi là hoặc mê lầm. Chúng sinh nhơn hoặc - mê lầm - mà gây ra nghiệp, vì nghiệp mà chịu báo. Các hoặc có cái công

Page 34: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

dụng khiến thân tâm các loài hữu tình phiền não rối loạn, cho nên hoặc cũng gọi là phiền não; nó lại hay đeo đuổi loài hữu tình, khiến sự tối tăm ngu độn tiếp tục tăng trưởng, nên cũng gọi là tùy miên. Công dụng của nó có mạnh có yếu khác nhau, nên chia ra căn bổn và chi mạt hai loại;

Bổn hoặc là sự mê lầm cội gốc, nên cũng gọi là căn bổn phiền não, nghĩa là nói do phiền não ấy mà sanh ra các phiền não khác.

Có sáu căn bản phiền não là; tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Ác kiến lại chia ra làm thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ, cùng năm hoặc trước, hiệp lại gọi là mười hoặc, cũng gọi là mười tùy miên.

Thân kiến cũng kêu là hữu thân kiến, là đối với cái thân thể do năm uẩn hòa hiệp lại mà thành, cái thân ấy không có chủ tể, mà chúng sinh nhận lầm là thật có ngã, nhơn đó mới sanh ra tính chấp ngã; cho thân này là ta, sự vật là của ta v.v... Nhơn có chấp ngã, mới sanh ra lối chấp; thân này chết rồi thì tiêu diệt, hẳn không còn gì cả đoạn kiết thân này chết rồi linh hồn vẫn còn mãi mãi thường kiến; những sự chấy ấy, làm mất hẳn lý trung đạo, nên gọi là biên kiến, tức là thiên chấp; tà kiến nghĩa là chấp những đạo lý mơ hồ, và bài bác những lý nhơn quả chơn chánh; kiến thủ là chấp chặt lấy kiến giải sai lầm chật hẹp của mìn, rồi cho là chơn chánh và hơn hết, mà không chịu theo đòi các bực hiền thánh; giới cấm thủ là sự giữ giới sai lầm, không phải chơn chánh mà chấp là chơn chánh, không phải đạo mà chấp là đạo, như lối giới cấm khổ hạnh của các ngoại đạo, cho sự tu như vậy là cái nhơn tốt về cõi trời, ấy là không phải nhơn mà chấp là nhơn; như dùng sự giữ theo các giới thế gian mà cho là một đạo lý tu hành ra khỏi phiền não, chứng được giải thoát, ấy là không phải đạo mà chấp là đạo.

Ngũ độn sử và ngũ lợi sử : Cội gốc của sự phiền não có năm : tham, sân, si, mạn, nghi; tánh chất của năm điều này rất là chậm lụt, khó mà dứt trừ, cho nên gọi là ngũ độn sử. Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, năm điều này tánh chất lanh lợi dễ trừ bỏ, nên gọi là ngũ lợi sử. Sử nghĩa là nói nó hay sai khiến loài hữu tình cứ lẩn quẩn trong chỗ mê lầm vậy.

Kiến hoặc và tư hoặc : Ngũ độn sử và ngũ lợi sử có chia ra mê sự và mê lý khác nhau; cái mê lầm về lý, là vì tự mình không rõ chánh lý hoặc do tà sư tà giáo cùng sự suy nghĩ tà vạy của mình mà sanh ra, cho nên gọi là sự mê lầm về phân biệt; vả lại khi tu hành kiến đạo, đã đoạn trừ được mê lầm ấy, cho nên gọi là kiến hoặc. Cái mê lầm về sự, là vì mê muội nơi sự vật mà sanh ra, như chúng ta đối với sự ăn, mặc, ở sanh rất ham trước, mấy điều ấy cùng với

Page 35: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

thân này đồng sanh một lần cho nên gọi là sự mê lầm về câu sanh; sự mê lầm ấy rất khó diệt trừ; muốn diệt trừ thì phải gắng sức tu trì, ở trong khi tu đạo lần lần dứt bỏ, nên gọi tư hoặc. Trong mười điều mê lầm ấy, thì ngũ lợi sử và nghi, bởi vì mê lý nên thuộc về kiến hoặc; tham, sân, si, mạn, gồm cả mê lý và mê sự, nên thông cả kiến hoặc và tư hoặc.

Số mục của kiến hoặc và tư hoặc : Những hoặc mê lý và mê sự, phối hiệp với ba cõi, thời thành ra 88 món kiến hoặc cùng 81 phẩm tư hoặc 88 món 2iến hoặc, là 10 hoặc về khổ đế ở cõi dục giới, 7 hoặc về tập đế và 7 hoặc về diệt đế hai cái này đều trừ thân kiến, biên kiến, giới cấm, 8 hoặc về đạo đế trừ thân kiến và biên kiến, cả bốn đế, hiệp lại thành 32 hoặc. Bốn đế ở cõi trời sắc giới và vô sắc giới đều trừ sân hoặc, hiệp lại thành 26 hoặc; hai cõi sắc, vô sắc cọng thành 56 hoặc, thêm 32 hoặc về dục giới, thì thành ra 88 sử. Tham, sân, si, mạn về tư hoặc, tánh chất đần độn, khó mà phân biệt, nhơn tác dụng của nó có mạnh yếu chia làm thượng, trung, hạ, ba phẩm; trong bà phẩm ấy, lại đều chia làm thượng, trung, hạ mà thành ra 9 phẩm, phối hợp với tam giới cữu địa, thời thành ra 81 phẩm. Nhưng cõi trời sắc giới và vô sắc giới tuyệt không có sân vậy. Nay muốn cho dễ nhớ xin làm bản đồ như dưới này (xem trang kế).

Page 36: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ
Page 37: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Tùy hoặc; Nghĩa là những phiền não tùy theo các phiền não cội gốc mà sanh ra, nên gọi là tùy hoặc, cũng gọi là tùy phiền não. Cả thảy có 19; Phóng dật, giải đải, bất tín, hôn trầm, điệu cử, vô tàm, vô quý, phận, phú, xan, tật, não, hại, hận, siểm, cuống, kiêu, thụy miên và ác tác. So sánh về tam giới thời tánh dối gạt và dèm siểm cuống và siểm chỉ thuộc về dục giới và bậc sơ thiền ở cõi sắc giới; phóng dật, giải đải, bất tín, hôn trầm, điệu cử, kiêu, sáu điều ấy thông cả ba cõi; còn bao nhiêu đều là tánh không lành, những tánh ấy chỉ cõi dục giới có mà thôi, cho nên cõi dục giới cả thảy có 19 tùy phiền não, cõi sắc giới có 8, cõi vô sắc giới chỉ có 6. Lại so với kiến hoặc và tư hoặc; phóng dật, giải đải, bất tín, hôn tầm, điện cử, vô tàm, vô quý, thụy miện, tám điều ấy tùy tương ưng với bổn hoặc, thông cả kiến hoặc và tư hoặc. Còn như phận, phú v.v... 11 điều thì gọi là tự tại khi chỉ tương ứng với vô minh, nên gọi là tư hoặc.

XVI.- TỨ ĐẾ

Tôn này chủ trương người ta vì nghiệp lành nghiệp dữ làm nhơn, phiền não làm duyên, mà phát khởi có năm uẩn hòa hiệp, nhơn thế mới có thân tâm và thế giới, để chịu các khổ não, sống chết luân hồi; như tu theo giới, định, huệ, thời dứt được các nghiệp chướng và các sự mê lầm mà chứng quả Niết-bàn giải thoát. Năm uẩn nhóm họp lại gọi là Tập đế ; quả báo khổ não về tâm, thân, thế giới là Khổ đế; tu trì theo chánh đạo là Đạo đế;

Page 38: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

chứng được quả Niết-bàn là Diệt-đế; ấy là khổ khổ quả ở thế gian, tập nhơn khổ ở thế gian, diệt quả vui Niết-bàn, đạo nhơn vui xuất thế, bốn đế. Chữ đế nghĩa là chắc thật, tức là chơn lý vậy.

XVII.- 12 NHƠN DUYÊN

Các sự mê lầm và các nghiệp chướng gây ra sự sống chết, nếu nói cho rõ thì có 12 nhơn duyên, cũng gọi là 12 chi, tức là; vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. 12 nhơn duyên nương theo thứ lớp mà sanh ra. 1.- Vô minh duyên hành, vô minh là nói những điều mê lầm đời trước của người, duyên là nói sự mê lầm ấy nó làm nhơn duyên mà sanh khởi ra; hành là nói các hạnh nghiệp lưu chuyển trong tự tâm mình bởi sự mê lầm mà gây ra các nghiệp, cho nên gọi là vô minh duyên hành. 2.- Hành duyên thức, tức là cái thức do các nghiệp lực nó dẫn dắt đi đầu thai vào các loài. 3.- Thức duyên danh sắc, danh là chỉ cho bốn uẩn ; thọ, tưởng, hành, thức; sắc tức là sắc uẩn; danh sắc tức là nói cái thời kỳ phôi thai đương tổ chức của thân tâm trước khi chưa đủ cáu căn vậy. 4.- Danh sắc duyên lục nhập, nghĩa là nói cái thời kỳ sau khi do danh sắc tổ chức gần hoàn bị, tức là khi say căn đã đầy đủ. 5.- Lục nhập duyên xúc, nghĩa là nói khi sanh ra, sáu căn đối với sáu trần, sanh ra sự cảm xúc trong khi đối cảnh. 6.- Xúc duyên thọ, nghĩa là nói do khi cám xúc đối cảnh mà sanh ra sự lãnh thọ các cảnh vui hay khổ. 7.- Thọ duyên ái, là nói bởi những sự vui mà sanh ra lòng ưa muốn say đắm. 8.- Ái duyên thủ, là nói bởi có ưa muốn mà sanh ra lòng chấp trước, tham cầu. 9.- Thủ duyên hữu, là nói vì lòng chấp trước tham cầu mà gây ra nhơn quả đời sau. 10.- Hữu duyên sanh, là nói đã gây ra cái nhơn đời sau thời phải chịu cái quả chuyển sanh. 11.- Sanh duyên lão tử, là nói đã có sanh ra thì có già chết. Vô minh và hành nghiệp, hai điều ấy, là nhơn thuộc về đời quá khứ, trong Tứ đế thì thuộc về Tập đế; từ thức cho đến thọ, năm điều ấy là cái quả đương chịu đời bấy giờ, thuộc về Khổ đế ; ái, thủ, hữu, ba điều ấy là cái nhơn đương gây ra trong đời này, cũng thuộc về Tập đế; sanh và lão tử, hai điều ấy là cái quả đời sau phải chịu, thuộc về Khổ đế. Nếu phối hiệp với nghiệp, hoặc, khổ, thời vô minh là hoặc, thành là nghiệp, từ thức cho đến thọ là khổ. Ái, thủ là hoặc ; hữu là nghiệp, sanh và lão tử, là khổ.

Page 39: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

XVIII.- NIẾT BÀN

Niết-bàn, tiếng Phạn gọi là Nirvana, Trung Hoa có khi dịch là Nê-hoàn. Nê nghĩa là dứt, cũng dịch có nhiều nghĩa khác, như là; diệt độ, tịch diệt, giải thoát, vô vi v.v... ý nghĩa là dứt hết điều phiền não, ra khỏi vòng sống chết, lìa bỏ sự ràng buộc mà đặng cảnh vắng lặng, gọi là Niết-bàn có hai; Một là hữu dư y Niết-bàn, là nói người tu hành, các phiền não tuy đã đoạn trừ hết sạnh, nhưng thọ mạng hãy còn sống ở đời, nên gọi là hữu dư y; hai là vô dư y Niết-bàn, là nói ngườI tu hành phiền não đã dứt sạch, thọ mạng cũng không sống còn ở đời, thân tâm đều vắng lặng, cho nên gọi là vô dư y.

XIX.PHÁP HỮU LẬU VÀ VÔ LẬU

Lậu là cái tên tiếng của sự phiền não. Lậu có ba nghĩa; an trú, lưu chuyển, tiết lậu. Vì phiền não hay khiến chúng sinh ở mãi trong ba cõi, lưu chuyển trong vòng chết sống luân hồi, như cái nhà bị dột, giọt rơi những sự dơ bẩn, nên gọI là lậu. Trong luận Cu-xá nói rằng; trừ đạo đế, còn bao nhiêu pháp hữu vi đều là hữu lậu. Đạo đế và ba pháp vô vi là pháp vô lậu.

XX.- NHƠN QUẢ CỦA TAM THỪA

Tam thừa là; Thanh văn, Duyên Giác và Bồ-tát. Chỗ tu hành và chứng quả của ba bực ấy không giống nhau. Tôn ngày nói bực Thanh văn tu về phép quán tứ đế, mau thời ba đời, mà chậm thời phải trải qua 60 kiếp, mới chứng được quả A-la-hán; nhưng từng bực về chỗ tu chứng thì có bảy phương tiện và các bậc trong tứ quả.

Bảy phương tiện là; Tam hiền và tứ thiện căn, ấy là vị thứ khi tu nhơn trên con đường tu hành của bực Thanh văn.

Tam Hiền : 1.- Bực tu về pháp quán ngũ định tâm, nhờ tu pháp quán tưởng khiến tâm mình dễ an tịnh :

a.- Quán cái thân này là nhơ bẩn, để đối lòng tham muốn ; b.- Quán cái lòng từ bi để trừ tánh giận dữ ; c.- Quán nhơn duyên - 12 nhơn duyên - để trị tánh ngu si ;

Page 40: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

d.- Quán giới phân biệt, pháp quán này cũng gọi là giới phương tiện quán, tích giới quán và vô ngã quán, tức là quán địa, thủy, hỏa, phong, không, thức, sáu giới ấy đều nhơn duyên hòa hiệp mà thành ra thân, không có gì đáng gọi là ta cả, pháp quán này mục đích để trị cái lòng ngã chấp ;

e.- Quán sổ tức, cũng kêu là niệm sổ tức, nghĩa là quán hơi thở vô thở ra để dứt sự rối loạn trong tâm trí.

2.- Bậc tu về pháp Biệt tướng niệm xứ, là pháp quán về tứ niệm xứ : a.- Quán cái thân này đây, những sự nhơ bẩn ; b.- Quán sự lãnh thọ toàn là khổ ; c.- Quán tâm người không thường ; d.- Quán các pháp không tự chủ (không có bãn ngã chơn thật). Quán như vậy, để trừ bỏ cái lòng chấp “thường” (vọng tâm của chúng sinh không thường mà chấp là thường), “lạc” (cuộc đời là khổ mà chúng sinh chấp và vui), “ngã” (thân này và các pháp không có tự chủ mà chúng sinh chấp là có tự chủ), “tịnh” (thân này là nhơ bẩn mà chúng sinh cho là sạch sẽ), là bốn cái chấp điên đảo của chúng sinh vậy. Niệm là cái tâm sở thường cùng với trí huệ quán tưởng mà khởi ra ; xứ là cái cảnh của sự quán tưởng tức là thân, thọ, tâm, pháp, bốn cái ấy, làm cảnh cho tâm niệm người tu hành an trú, cho nên gọi là tứ niệm xứ.

3.- Bậc tu về pháp tổng tướng niệm xứ, tức là pháp quán tổng tu về tứ niệm xứ, đồng thời quán thân này là không thường, là nhơ bẩn, là khổ não, là không có ngã, cho đến thọ, tâm, pháp, đều tu tập một cách như vậy.

Tứ thiện căn (bốn căn lành) là : noãn pháp, đảnh pháp, nhẫn pháp và thế độ nhất pháp :

a.- Noãn pháp, là theo lời ví dụ và đặt ra, như mình cưa cây lấy lửa, lửa tuy chưa ra, nhưng trước khi lửa ra đã có hơi nóng; nay người tu hành muốn dùng lửa trí huệ đốt các phiền não, tuy rằng chưa được trí huệ sáng suốt vô lậu, nhưng trước khi lửa trì sanh ra, thời đã có tướng lửa phát hiện, nên gọi là noãn pháp.

b.- Đảnh pháp, sở dĩ gọi là đảnh pháp, là đối với các căn lành đương còn xao động, pháp này là mầu nhiệm hơn cả, như cái đảnh của người; vả bực này còn ở trong thời kỳ tấn, thối, như cái đảnh núi, nên gọi là đảnh. Căn lành xao động ; tức là nói noãn pháp và đảnh pháp, hai bực ấy còn có tấn có thối, tấn thời khởi ra căn lành bất động về nhẫn pháp và thế độ nhấp pháp; như thối thời sanh phiền não tạo ác nghiệp mà đọa vào ác thú.

Page 41: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

c.- Nhẫn pháp có hai nghĩa: ấn khả và quyết định, nghĩa là bậc này nhận thật lý tứ đế đặng rốt rát hơn cả, quyết không bao giờ sa đọa.

d.- Thế độ nhất pháp, thế là thế gian, bậc này còn là hữu lậu nên gọi là thế độ nhất; người tu hành đến bậc này tuy chưa chứng được Thánh đạo, nhưng ở trong hữu lậu thế gian dã được phần tôn trọng thứ nhất. Bậc tứ thiện căn này, tu pháp quán tứ đế, thường gia công dụng hành, giúp thêm định huệ, nên cũng gọi là tứ gia hạnh.

Tứ quả là: Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất hàm quả và A-la-hán quả. Tiếng Phạn gọi la Srota apanna (Tu-đà-hoàn). Trung Hoa dịch là Nhập lưu hay Dư lưu, tức là quả đầu tiên về chỗ tu chứng. Quả Dự lưu là sau khi đến bậc Thế độ nhấp pháp đã diệt bỏ phiền não, trí huệ sanh ra, trừ hẳn kiến hoặc trong ba cõi, dự vào giòng pháp Thánh đạo, cho nên gọi là Dự lưu. Tiếng Phạn gọi là Skrdagami (Tư-đà-hàm), Trung Hoa dịch là Nhất lai, tức là quả thứ hai. Bậc này đối với chin phẩm tư hoặc trong dục giới đã dứt bỏ đước sáu phẩm trước, ba phẩm sau hãy còn, nên còn phải đầu thai nơi cõi dục giới một lần, đặng mà tu hành thêm tới, nên gọi là Nhất lai. Tiếng Phạn gọi là A-na-hàm (angâmi), Trung Hoa dịch là Bất lai, tức là quả thứ ba. Bậc này dứt bỏ được ba phẩm tư hoặc sau ở cõi dục giới, không phải đầu thai vào cõi ấy nữa, cho nên gọi là Bất lai. Tiếng Phạn gọi là A-la-hán (arhat), Trung Hoa dịch là Ứng cúng hay Vô sanh, ấy là quả thứ tư. Bậc này dứt bỏ được các điều mê lầm trong cõi sắc giới và vô sắc giới, không sanh ra phiền não, không còn sanh tử luân hồi, vượt ra khỏi ba cõi, hưởng sự cúng dường của thiên, nhân. Tu hành đến quả này là quả cực điểm về Tiểu thừa, không còn phải học pháp gì nữa, nên cũng gọi là vô học.

Bậc Duyên giác quán ly 12 nhơn duyên, mau thời phải bốn đời, mà chậm thời phải trải qua 100 kiếp rồi mới chứng được quả Bích Chi Phật. Bậc này chứa nhóm các công đức tu hành, thẳng lên quả vô học không phiền phải trải qua nhiều tầng bậc, nên theo lối tu Duyên giác không phải lập ra nhiều quả vị, chẳng qua khi đương tu hành thì gọi là hướng, nghĩa là đi tới, là do sự tu hành mà đi tới chỗ chứng quả, trong khoảng thời gian ấy, tất phải trải qua bốn đời hay 100 kiếp mà chứng bậc Duyên giác ; khi ấy là chỗ tu hành được đầy đủ, dứt mối mê lầm, chứng được chơn lý, thường hưởng pháp lạc trong cảnh Niết-bàn.

Bậc Bồ-tát tu về pháp Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ), phải trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp, sau hết lại phải 100 kiếp tu các nhơn về 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Phật, đến thân kiếp sau cùng,

Page 42: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

hoàn toàn dứt bỏ các kiến, các hoặc, thành tựu quả Phật, chứng đạo Đại Bồ-đề.

THÀNH THẬT TÔN

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Lý nghĩa tôn này hoàn toàn y cứ vào bộ Thành thậ luận, nên gọi là Thành thật tôn.

Sauk hi Phật Niết-bàn chừng 900 năm, ngài Cưu-ma-la-đà (Kumàralabdha) về phái Tát-bà-đa Tiểu thừa, có người học trò rất giỏi tên là Ha-la-bạt-ma (Harivarman - Trung Hoa dịch là Sư tử khả), ngài này dùng nghĩa lý tinh túy trong các bộ về phái Tiểu thừa, làm ra bộ Thành thật luận, chủ yếu là giải rõ lý nhơn không và pháp không. Sở dĩ gọi là Thành thật luận, ý tứ là giải thành lý nghĩa chơn thật trong ba tạng kinh điển của Phật. Đời Dao Tần ngài Cưu-ma-la-thập Pháp sư dịch ra văn Trung Hoa, tất cả 16 cuốn, chia làm 202 phẩm; về thời Nam Bắc triều có người chuyên hoằng về luận này mới thành một tôn.

Page 43: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

II.- KHÔNG QUÁN VÀ VÔ NGÃ QUÁN

Tôn này lập ra hai pháp quán để giải rõ hai lý không: 1. Không quán, như quán trong cái bình không có nước, thì gọi là không; trong thân ngũ uẩn này là do năm uẩn hòa hiệp chỉ là một pháp, sự hư giả không có cái gì đáng gọi là ta chơn thật; ấy là phép quán về chơn không. 2. Vô ngã quán, như quán cái bình không có thể chất chơn thật thì gọi là không; các pháp trong năm uẩn đều là giả danh, không có thể chất chơn thật, chẳng thấy có thật pháp; ấy là quán này là để đoạn trừ cái lòng chấp trước và các phiền não, cầu được thân tâm thanh tịnh chứng quả Niết-bàn.

III.- TAM TÂM VÀ DIỆT ĐẾ

Tam tâm : Một là giả danh tâm, tức là cái tâm chấp những giả danh, như là người, ta, mà cho là thật có; nay dùng trí huệ mà quán sát biết nó đều là nhơn duyên hòa hợp mà sanh, tức chứng được lý nhơn không. Hai là pháp tâm, là cái tâm chấp pháp thể năm uẩn thật có; nay dùng trí chơn không mà trừ bỏ cái lòng chấp ấy đi, thì thay được lý pháp không. Ba là không tâm, nghĩa là đã biết được nhơn ngã, pháp ngã đều không mà lại đem lòng chấp cái không là thiệt; bây giờ dứt bỏ cái lòng chấp không ấy đi, thì ngã, pháp đều không, mà cái không ấy cũng không - không tướng nắm được - tức gọi là diệt đế.

IV.- THẾ GIỚI MÔN VÀ ĐỆ NHẤT NGHĨA MÔN

Tôn này lại lập ra hai môn, là: Thế giới môn (Tục đế) và đệ nhất nghĩa môn (chơn đế). Đứng về thế giới môn mà nói, thì có người có ta như thường, như trong kinh nói: Ta thường tự ngăn ngừa và gìn giữ lấy ta, làm lành tự mình được điều lành v.v... ấy là chỉ mượn danh từ mà nói đó thôi, khi năm uẩn hòa hiệp lại gọi là ta, chứ không phải là thật có ta. Vả lại năm uẩn ấy, đứng về thế tục mà nói thì là có, chứ cũng không thật có, vì Phật dạy: Các hạnh pháp đều là như huyễn như hóa vậy. Còn như trong kinh nói đệ nhất nghĩa không, là đối lý chơn thật đệ nhất nghĩa mà không, chứ không hải như cái không thế tục. Đệ nhất nghĩa, tức như có chỗ nói rằng: Sắc vốn và không, cho đến thức cũng là không; vì vậy nên quán sắc, thọ, tưởng, hành, thức năm uẩn đều không, thời chứng được cái lý đệ nhất nghĩa không. Ở về thế giới môn, vì thuận theo thế tục, nên nói có ngã có pháp; năm uẩn hòa hiệp tạm gọi là người, nhơn duyên sanh thành mới có các pháp, ấy chỉ là

Page 44: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

giả tạm như tuồng có, chứ không thật có, vì khi nhơn duyên tan rã, thì thảy đều tiêu diệt; đến như đệ nhất nghĩa đế, thì tức nơi các pháp, cứu kính là chơn không.

V.- HAI KHÔNG VÀ HAI MÓN CHƯỚNG

Muốn chứng quả Phật, thì phải đoàn trừ hai moon chướng :

1.- Phiền não chướng, tức là các nghiệp chướng về kiến hoặc và tư hoặc; chướng này vì chấp cái ta là thiệt có làm gốc, mới sanh các phiền não, rối loan thân tâm, chướng ngại đạo Niết-bàn tịch tịnh, tức như trong Cu-xá luận gọi là “tánh nhiễm ô vô tri”.

2- Sở tri chướng, cũng gọi là trí chướng: căn bản chướng này là vì chấp các pháp là thật có, khiến nỗi che lấp cái tánh vô điên đão đối với các cảnh mình hay biết, làm chướng ngại đạo Bồ-đề, tức như trong Cu-xá luận gọi là “bất nhiễm ô vô tri” vậy.

Phiền não chướng vì chấp có ta mà sanh ra, nay dùng quán nhơn không mà dứt trừ; còn sở tri chướng là vì chấp các pháp thiệt có mà sanh ra, nay dùng quán không đặng trừ diệt.

Chỗ chứng quả tột bực bên Tiểu thừa là chỉ dứt được phiền não chướng mà thôi, trong Bát tôn cương yếu nói rằng: Thành thật tôn tuy có nói đến nhơn không và pháp không, nhưng trên con đường tu chứng chỉ đoạn được kiến hoặc tư hoặc (phiền não chướng) mà không đoạn được sở tri chướng, nhưng về phần trí giải cũng cao xa mầu nhiệm lắm.

VI.- 84 PHÁP

Trong kinh Duy-ma-cật sớ yêm-la kỳ (trước giả một nhà sư Nhật Bản tên là (Ngưng Nhiên) gọi rằng : Tôn Thành thật lập ra 84 pháp để thuyết minh những hiện tượng của nhơn sanh và vũ trụ, tức là sắc pháp có 14, tâm pháp có 50, phi sắc phi tâm pháp có 17, vô vi pháp có 3.

14 loại trong sắc pháp là: Ngũ căn, ngũ trần và tứ đại; 50 loại về tâm pháp là: Tâm vương có 1, tâm sở có 49, tức là bên Cu-xá 46 tâm sở, ở tôn này thêm vào 2 là hân (tánh hớn hở) và yểm (tánh nhàm chán) ; còn thụy miên tôn này lại chia ra làm hai : thụy và miên hai tâm sở, cọng lại là 49 ;

Page 45: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

17 loại về phi sắc phi tâm pháp, tức là 14 bất tương ưng hạnh bên Cu-xá, chẳng qua tôn này hiệp mạng căn và đồng phận lại làm một, mà thêm lão, tử, phàm phu, vô tác vào, cọng lại là 17 pháp, 3 pháp về vô vi cùng với Cu-xá vẫn đồng.

VII.- 27 VỊ HIỀN THÁNH

Tôn này đốn với chỗ tu nhơn chứng quả, lập ra 37 từng bậc, phần nhiều là đồng với tôn Cu-xá.

27 vị hiền thánh :

1.- Tùy tín hành, bậc này ở bậc văn, tư (cùng với bậc tam hiền trong 7 phương tiện, tôn Cu-xá giống nhau). Tùy tín là nghe lời dạy bảo của các bậc đã chứng quả, rồi tín và tu tập theo. Trong Thành thật luận nói rõ văn, tư, tu, ba huệ: văn huệ, nghĩa là nhờ sự nghe người giảng đạo lý mà mình được sanh ra trí huệ; tư huệ nghĩa là sau khi nghe, nhờ sự suy nghĩ của mình mà sanh trí huệ; tu huệ, nghĩa là nhờ công tu tập thiền định mà sanh ra trí tuệ - Tu huệ thường tương ưng với văn huệ, tư huệ.

2.- Tùy pháp hành, bậc này ngang với bậc tứ thiện căn trong Cu-xá tôn. Khi tu hành đến bậc này thời không còn đợi có những lời dạy bảo của các bậc hiền thánh - nghĩa là chỉ thuận theo chánh pháp mà tu hành thôi.

3.- Vô tướng hành, tức là bậc kiến đạo, do hai bậc trên mà tu tới. Kiến nghĩa là sau khi đến bực Thế độ nhất pháp, trí vô lậu phát sanh, thấy được chơn lý của Tứ đế, nên gọi là kiến đạo. Ba bậc kể trên gồm lại đều gọi là Dự lưu hướng : hướng nghĩa là tới, Dự lưu hướng là đi tới quả Dự lưu.

4.- Dự lưu quả, tức là quả Tu-đà-hoàn, bậc này đã dứt hết những kiến hoặc trong ba cõi, dự vào giòng pháp Thánh đạo vậy.

5.- Nhất lai hướng, nghĩa là bậc này đã dứt được năm phẩm tư hoặc trước ở cõi dục giới.

6.- Nhất lai quả, bậc này đã dứt được hai phẩm tư hoặc thứ sáu ở cõi dục giới.

7.- Bất hoàn hướng, bậc này đã dứt được hai phần tư hoặc thứ bảy thứ tám ở cõi dục giới. Còn từ bậc thứ 8 cho đến bậc thứ 18 kể sau cọng lại

Page 46: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

là 11 bậc, gọi là Bất-hoàn quả; bậc này đã hoàn toàn dứt được 9 phẩm tư hoặc nơi cõi dục giới. Quả Bất hoàn này, sở dĩ chia ra làm 11 bậc, là vì căn cơ của người có nhanh có chậm, chỗ tu hành có siêng có trễ, chứng quả A-la-hán vào Niết-bàn có kẻ trước người sau không giận nhau vậy. 11 bậc: một là Trung ban, trung tức là trung ấm, cũng gọi là trung hữu, tức chỉ cho cái thân vào khoảng sau khi chết chưa đi đầu thai vào cõi nào, còn chữ ban tức là vào Niết-bàn; ý nghĩa là nói bậc này trong khi ở cõi dục giới vừa chết, sắp sanh lên cõi sắc giới cái thân trung ấm ở vào khoảng trung gian đã dứt trừ các mê lầm phiền não cõi trên sắc giới mà vào Niết-bàn. Hai là Sanh ban, nghĩa là sai khi sanh lên cõi sắc giới, chẳng bao lâu thời vào Niết-bàn; ấy là nhờ sự siêng năng về đường tu đạo mà mau tới vậy. Ba là Hữu hành ban, nghĩa là sau khi sanh về cõi sắc giới, đoạn khôn lớn, tu hành tới mãi không nghỉ, nhờ có công phu, nên mới vào được Niết-bàn. Bậc này chỉ cò siêng năng tu tập mà chỗ tấn đạo không được mau chóng. Bốn là Vô hành ban, nghĩa là sau khi sanh về cõi sắc giới, trễ nãi đường tu hành, chỗ dụng công không nhiều lắm, mà vào Niết-bàn. Năm là Lạc huệ, là nói sau khi sanh về cõi sắc giới lại lần lượt sanh lên cõi sắc cứu kính là cõi cao nhất ở cõi sắc giới, mới vào Niết-bàn. Cõi trời sắc giới có định có huệ, bậc này dùng huệ làm vui, cho nên gọi là lạc huệ. Say là Lạc định, là nói bậc này không chịu vào Niết-bàn nơi cõi sắc giới, còn muốn chuyển sanh lên cõi hữu đảnh là cõi rất cao ở cõi Vô sắc giới, khi ấy mới vào Niết-bàn, cõi vô sắc giới chỉ có định mà không dùng huệ, cho nên gọi là Lạc định. Bảy la Chuyển thể, là nói sau khi ở cõi dục giới chứng được quả Dự lưu và Nhất lai, không sanh về cõi sắc giới hay vô sắc giới, cứ chuyển sanh lại cõi dục giới mà tu chứng được quả Bất-hoàn, rồi vào Niết-bàn. Tám là Hiện ban, là nói bậc này không cần chuyển sanh, chỉ tu tập trong một thời kỳ mà chứng được ba quả, hiện thân ở cõi dục giới mà vào Niết-bàn. Chín là Tín giới, là nói bậc Bất hoàn quả mà người căn cơ có hơi chậm lụt, chỉ tin theo lời dạy bảo của kẻ khác mà tu hành. Mười là Kiến đắc, là nói khi chứng được quả Bất-hoàn, nhờ có căn cơ lanh lợi, nương theo sức trí huệ của mình mà chứng được. Mười một là Thân chứng, là nói bậc Bất-hoàn quả tu chứng được Diệt tận định; ấy là bậc lợi căn thứ nhất. Từ bậc này Tùy tín hành đến đây cọng là 18 bậc đều gọi là bậc hữu học; trong các bậc này từ quả Bất hoàn đoạn phẩm tư hoặc thứ nhất nơi cõi sơ thiền thuộc về sắc giới, cho đến khi đoạn được phẩm tư hoặc thứ tám nơi cõi hữu đảnh thuộc về vô sắc giới, cọng cả thảy là 71 phẩm tư hoặc, đều gọi là A-la-hán hướng; chin bậc sau đây tức A-la-hán quả, cũng gọi là bậc vô học.

9.- Bậc :

Page 47: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Một là Thối pháp tướng. Thối nghĩa là thối lui, thối pháp có hai thuyết: Bên Cu-xá tôn nói: trong khi chứng sơ quả (Dự lưu) thời không thối, sau khi chứng được quả thứ ba (Bất-hoàn) mới có thối (chữ thối đây không phải là thối lui về sanh tử, mà chỉ thối lui về sự tu tập ở các quả ấy mà thơi) ; bên Thành thật tôn nói cả bốn quả đều không thối lui, có thối chăng, chỉ thối lui cảnh thiền định mà thôi, tức là nói bậc độn căn La Hán chỉ thối lui cảnh thiền định đã đặng, chớ không phải nói thối lui làm chúng sinh vậy.

Hai là Thủ hộ tướng, là nói bậc La Hán hay giữ gìn được cảnh thiền định không mất; trái lại, nếu hkông giữ gìn thì cũng thối lui.

Ba là Tử tướng, là nói bậc La Hán rất nhàm chán thế gian, lại sợ thối mất chỗ chứng ngộ của mình, nên muốn vào liền cõi Niết-bàn.

Bốn là Trú tướng, là nói bậc La-hán căn cơ không thể tu tới mà cũng không đến nỗi thối lui, chỉ giữ về bậc trung mà thôi.

Năm là Khả tấn tướng, là nói bậc La-hán đã chứng được bậc thiền định mà còn tu tới mãi.

Sáu là Bất hoại tướng, là nói bậc La-hán mà căn cơ chậm chap, tuy gặp phải nhơn duyên trở ngại, nhưng vẫn giữ được không thối lui.

Bảy là Huệ giải thoát, là nói bậc La-hán chứng được Diệt tận định; bậc này đã được chơn trí vô lậu, đã giải thoát các phiền não, mà chưa ly được sự chướng ngại về cảnh thiền định, cho nên chỉ gọi là huệ giải thoát.

Tám là Câu giải thoát, là nói bậc La-hán đã giải thoát được cả huệ chướng và định chướng, nghĩa là không còn bị trí huệ hay thiền định làm chướng ngại nữa.

Chín là Bất thối tướng, là nói bậc La-hán có căn cơ lanh lợi, bao nhiêu công đức trí huệ đã tu tập đều không thối lui hay là tiêu mất.

Page 48: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

LUẬT TÔN

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Tôn này dùng luật làm chỗ căn cứ, cho nên gọi là Luật tôn. Khi Phật còn ở đời, nhơn gặp các việc mà chế ra các giới luật, tùy thời cơ mà thuyết pháp không nhất định. Sau khi Phật Niết-bàn, ngài Ưu-ba-ly kiết tập, lên pháp tọa đọc tụng đến 80 lần, nên gọi là “Bát thập tụng luật” ; ấy là kỷ nguyên đầu tiên về Luật tạng. Sau đó hơn 100 năm, nhơn sự chia rẽ về các bộ phái của Tiểu thừa, nên luật cũng lần lượt chia ra làm hai bộ phái, cho đến hai mươi bộ phái. Hai bộ phái là: Bộ Thượng tọa và bộ Đại chúng. Năm bộ phái là :

1.- Bộ Tát-bà-đa, tức là bộ luật “Thập tụng” ; 2.- Bộ Đàm-vô-đức, tức là bộ luật “Tứ phần” ; 3.- Bộ Đại chúng tức la bộ luật “Tăng kỳ” ; 4.- Bộ Di-sa-tắc, tức là bộ luật “Ngũ phần”; 5.- Bộ Ca-diếp-di, tức là bộ luật “Giải thoát”.

Trong 5 bộ ấy, ở Trung Hoa chỉ phiên dịch và truyền bá bốn bộ trước mà thôi; đến như bộ Ca-diếp-di thời chỉ truyền những điều căn bổn về giới, chứ chưa truyền những lý nghĩa rộng của Phật. Đời Đường ngài Tri Thủ luật sư chú giải năm bộ luật, học trò của ngài là ngài Đạo Tuyên luật sư ở Chung Nam Sơn, cho bộ Luật tứ phần là thích hiệp với căn cơ người Trung Hoa, nên chuyên môn y theo bộ luật ấy mà thuyết minh giới thể và lập hành tướng; ngoài ra, lại có ngài Pháp Lệ về Hữu tướng bộ, ngài Hoài Tố ở Đông

Page 49: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Pháp, đối trí với ngài Chung Nam Sơn, gọi là ba tôn phái về Tứ phần luật; nhưng chỉ luật tôn của ngài Chung Nam Sơn là thạnh hành hơn hết, và truyền bá còn đến bây giờ, vì nó dung hòa cả Đại thừa và Tiểu thừa, giải hạnh cân nhau vậy.

II.- CHỈ TRÌ VÀ TÁC TRÌ

Tôn này giải rõ giới có hai loại là: chỉ trì và tác trì. Chỉ trì là về phương diện ngăn bỏ điều dữ. Tác trì là về phương diện làm các điều lành; chỉ trì và tác trì là thâu nhiếp hết thảy giới pháp. Trong Luật tứ phần, hai bộ giới bổn ở trước là chỉ trì, còn một phần sau là thuyết minh 20 kiền độ thuộc về tác trì. Hai bộ giới bổn tức là Tăng bộ và Ni bộ. Tăng bộ tức là những giới luật của thầy Tỳ-kheo; Ni bộ tức là những giới luật của các Tỳ-kheo-ni. Những giới luật của hai bậc ấy, cũng gọi là Cụ-túc giới. Giới luật của các bậc Tỳ-kheo có 250 giới, Tỳ-kheo-ni có 341 giới, thêm bảy điều diệt tránh nữa thời thành ra 348 giới. Kiền độ dịch nghĩa là bộ phận hay là phẩm (phẩm loại), hoặc là tụ, cả thảy có 20 : 1.- Thọ giới kiền độ ; 2.- Thuyết giới kiền độ... cho đến kiền độ thứ 20 là Tạp kiền độ. Tạp nghĩa là nói chung các pháp trong sự giữ giới luật vậy. Nhưng trong “tác” có “chỉ”, trong “chỉ” có “tác”, thường tương thông với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, không thể thiên bỏ bên nào; lại chỉ trì và tác trì có tổng, biệt khác nhau, tổng thời các điều lành đều thuộc về hai món trì : chỉ trì và tác trì; mà biệt thời chỉ nói riêng về giới luật giải bày từng điều sai khác.

III.- CỤ TÚC GIỚI

Giới cấm của Tăng Ni đều có ba tầng lớp: giới cấm về bên Tăng nếu nói rộng ra thì vô lượng, như lấy về bậc trung thì có 3.000 oai nghi, 60.000 tế hạnh; còn như nói sơ lược thời có 250 giới. Giới cấm bên Ni cũng vậy, nếu nói rộng ra thì cũng vô lượng, như lấy về bậc trung mà nói thời 80.000 oai nghi, 120.000 tế hạnh, còn nói sơ lược thời 348 giới. Ngài Đạo Tuyên luật sư nói rằng : “Ước cảnh mà giải bày giới tướng, thời là vô lượng, nay chỉ dùng 250 giới làm cái giềng mối cho sự trì, phạm đó thôi”. Giới cấm của các Ni cô cũng vậy. Cho nên Tăng, Ni hai bên sau khi thọ giới Cụ-túc, đều được không lường không ngăn Giới hạnh, lượng sánh như hư không, cảnh khắp pháp giới, thảy đều đầy đủ cho nên gọi là Cụ-túc giới; đến như 5 giới, 8 giới, 10 giới và 6 pháp v.v... đều là ở trong giới Cụ-túc mà lựa ra những điều thiết yếu để tùy theo căn cơ và hoàn cảnh của mỗi người, khiến cho họ nương theo đó mà lần đến Cụ-túc giới vậy.

Page 50: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

IV.- BẢY CHÚNG

Năm giới là giới của những người tu tại gia - Ưu-bà-tắc (thiện nam), Ưu-bà-di (tín nữ), hai chúng Tám giới (tức là bát trai giới, cũng gọi là bát quan trai), là hai chúng tại gia thọ giới xuất gia trong một ngày một đêm để gieo cái giống chánh nhơn về xuất thế. Mười giới là giới luật của các bậc Sa-di. Sáu pháp là pháp luật của các trẻ thiếu nam thiếu nữ nhập đạo học pháp, thông thường gọi là “Thất-xoa-ma-na”. Nói tóm lại thì người trì giới, đại khái chia làm bốn bậc: Năm giới, tám giới, mười giới, và Cụ-túc giới, thêm sáu pháp vào thời thành ra năm bậc, cũng gọi la năm loại; bảy chúng trong Phật giáo là y theo đó mà kiến lập. Bảy chúng là : Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thất-xoa-ma-na, Sa-di va Sa-di-ni, là năm chúng xuất gia ; Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hai chúng tại gia, hiệp lại gọi là bảy chúng trong Phật pháp.

V.- NĂM GIỚI VÀ TÁM GIỚI

Giới cấm về Luật tạng rất nhiều, nay chỉ thuật năm giới và tám giới về hai chúng tại gia hầu cho người thấy qua một chút. Năm giới : 1.- Không sát sanh, 2.- Không trộm cắp, 3.- Không tà dâm, 4.- Không nói dối, 5.- Không uống rượu. Bốn điều trước là tự tánh tội, gọi là tánh giới, nghĩa là không luận người tại gia hay xuất gia, hễ phạm các điều ấy, quyết phải sa vào đường tội ác ; còn một giới ở sau là thuộc về điều ngăn ngừa, cho nên gọi là giá tội. Tám giới : Năm giới đầu cùng với năm giới nói trên kia giống nhau, chẳng qua đổi tà dâm là bất dâm, 6.- Không được ướp dầu thơm hay là son phấn, 7.- Không đượi coi hát nghe ca, 8.- Không đượng ngồi giường cao tốt đẹp, 9.- Không được ăn phi thời. Tám giới trước chính là giới luật, còn điều thứ chin không được ăn phi thời (quá ngọ không dùng bữa), chẳng qua là điều răn phụ thuộc, không phi thời gọi là trai, cho nên gọi là bát trai giới, lại gọi là bát quan trai, ý nghĩa là trừ cấm được tám tộI lỗI, không bị hủy phạm, cùng hay đóng chặt cửa tội ác vậy.

VI.- BỐN KHOA

Giới cấm chia ra làm bốn khoa : 1.- Giới pháp, tức là giới luật của Phật chế ra, như không giết hại, không trộm cắp v.v...; 2.- Giới thể, nghĩa là khi người thọ giới, trong tâm giữ được cái thể tánh công năng ngăn điều quay bỏ điều dữ ; 3.- Giới hạnh, nghĩa là hết thảy hành vi đều thuận theo cái công năng giữ giới trong tâm niệm mình mà hiện ra nơi thân, khẩu, ý ba nghiệp, mỗi mỗi đều không trái phép ; 4.- Giới tướng, nghĩa là nói người trì

Page 51: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

giới thường biểu lộ ra nói sự tướng, đủ có khuôn phép, oai nghi, khiến người trông thấy đều biết là người trì giới vậy.

VII.- HÓA GIÁO VÀ CHẾ GIÁO

Tôn này gọi rằng Phật có hóa giáo và chế giáo: Hóa giáo nghĩa là dùng giáo lý mà hóa độ chúng sinh, tức là những pháp môn về định, huệ, như trong các kinh luận đã nói. Còn chế giáo nghĩa là Phật dùng lời răn cấm để, ngăn ngừa những điều quay của các đệ tử, tức là pháp môn giới học như trong luật tạng đã nói - Pháp Tam vô lậu học (giới, định, huệ) cũng dùng giới cấm làm đầu, vì rằng giới hạnh trong sạch, thời định và huệ mới thành lập, để dứt trừ phiền não, chứng đạo Đại Bồ-đề.

VIII.- VIÊN DUNG TAM HỌC

Đại thừa và Tiểu thừa đều có giới, định, huệ, thông thường gọi là pháp tam học. Tôn này gọi là Đại thừa viên dung tam học: vì giới pháp tức là tam tụ tịnh giới: giới thể thời dùng tạng thức chủng tử làm thể: còn giới hạnh tức là hạnh mầu nhiệm về định huệ: giới tướng tức là vận dụng cả chỉ và quán. Chỉ là làm cái thể tướng chỗ tâm thiền định, quán là làm cái công dụnh cho trí huệ, nên giới tức là định huệ, không một pháp nào là không phải định huệ. Định, huệ tức là giới, không một pháp nào là không phải giới cấm; cho nên gọi là viên dung cả pháp tam học vậy.

IX.- TAM TỤ TỊNH GIỚI

Tam tụ tịnh giới :

1.- Nhiếp luật nghi giới : nghĩa là các điều dữ thảy đều dứt bỏ.

2.- Nhiếp thiện pháp giới : nghĩa là các điều lành thảy đều vui theo mà làm.

3.- Nhiếp chúng sinh giới : nghĩa là đối với hết thảy chúng sinh đều đủ lòng từ bi tế độ, làm sự bố thí lợi ích. Nói rằng tam tụ cũng như nói tam loại (ba loại), ba loại này thông dụng cùng nhau như giới cấm không được giết hại là đủ cả ba loại, vì không giết loài sanh mạng, tức là nhiếp luật nghi giới, nhơn đó mà lòng lành ngày càng thêm lên, ấy là nhiếp thiện pháp giới; đem lòng từ bi không giết hại, lợi ích cho chúng sinh, tức là nhiếp chúng sinh giới. Các giới cấm khác cũng vậy, tùy khi giữ một giới mà ba giới đều đủ, tuy làm một việc mà rộng khắp muôn việc, viên dung không còn chỗ chướng ngại.

Page 52: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Nhiếp luật nghi giới lại chia ra làm ba loại là biệt giải thoát giới, định cọng giới và đạo cọng giới.

1.- Biệt giải thoát giới, như là năm giới, tám giới, mười giới và cụ túc giới v.v... Nhơn khi tác pháp (khi đối trước Phật, trước các vị Hòa thượng mà thọ giới) mà giữ đặng giới, mỗi mỗi đều có cái công năng ngăn ngừa điều quấy nơi thân, khẩu, mà mỗi mỗi đều được giải thoát, nên gọi là biệt giải thoát giới.

2.- Định cọng giới, là trong khi tu tập thiền định, tự đặng vô tác giới thể không để tâm trì giới mà vẫn không phạm giới cùng với định tương ưng, cho nên gọi là định cọng giới.

3.- Đạo cọng giới, là khi chứng được đạo vô lậu thời được xa lìa những điều tội ác nơi thân, khẩu, mà được giới thể vô tác ; giới thể ấy cùng với đạo đồng sanh, cho nên gọi là đạo cọng giới.

Trong biệt giải thoát giới thời có các giới cấm để giữ về thân, khẩu, ý; hai giới cấm về thân, khẩu, có cọng và bất cọng khác nhau; còn giới cấm về ý nghiệp thời thuộc về bất cọng. Cọng là nói các giới cấm ấy thông cả bậc Thanh văn và Bồ-tát đều phải giữ. Bất cọng là nói gới cấm về ý nghiệp chỉ bậc Bồ-tát giữ mà thôi; cho nên giới cấm của bậc Thanh văn là chỉ có một phần chung thuộc về thân, khẩu. Trong Tứ phần luật nói: Giới tướng cũng thuộc về nghĩa cọng; duy có ngài Đạo Tuyên luật sư chủ trương tứ phần luật cũng có một phần thông về giới cấm của ý nghiệp, nên tôn này dùng nghĩa giới cấm chung cả Tiểu thừa và Đại thừa mà nhập vào trong Tam tụ tịnh giới, đem về Đại thừa; ấy là dùng chung giới hạnh của Tiểu thừa đem làm tam tụ viên đốn Đại thừa, chớ không phải ngoài Tiểu thừa mà có hành tướng khác, trọn một pháp viên đốn, ấy là yếu chỉ của Nam sơn Luật tôn.

PHÁP TƯỚNG TÔN

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Tôn này phân biệt tánh, tướng các pháp trong vũ trụ, nên gọi là Pháp tướng tôn, gọi vắn tắt là Tướng tôn; vì tôn này chủ trương muôn pháp đều do thức biến, nên cũng gọi là Duy thức tôn. Đưc Di Lặc Bồ-tát ứng theo lời thỉnh cầu của ngài Vô Trước, nói luận “Du-đà-sư-địa”, ngài Vô Trước lại làm ra luận : “Hiển dương Thánh giáo” và luận “Nhiếp đại thừa”. “Duy thức Tam thập tụng”, “Duy thức Nhị thập tụng” v.v... ấy là nguồn gốc phát khởi ra tôn này. Tôn này ở Ấn Độ gọi là Du-già tôn; đờI Đường ngài Huyền

Page 53: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Trang du học nước Ấn Độ, học luận Du-già với ngài Giới Hiền luận sư, khi về ở đất Tràng An, truyền lại cho đệ tử là ngài Quy Cơ; ngài Quy Cơ làm Bộ “Thành duy thức luận thuật ký” và mấy bộ trọng yếu khác, để giải rõ lý nghĩa về Tướng tôn, và thạnh hành truyền bá.

II.- NHỮNG KINH ĐIỂN Y CỨ CỦA TÔN NÀY

Những kinh điển của Pháp tướng tôn nương theo mà thành lập có 6 kinh và 11 luận. 6 kinh là: Kinh Hoa Nghiêm, kinh Giải thâm mật, kinh Như Lai xuất hiện công đức trang nghiêm, kinh A-tỳ-đạt-ma, kinh Lăng-già và kinh Hậu Nghiêm (tức là kinh Mật Nghiêm). 11 luận là: luận Du-già sơ địa, luận Hiển dương thánh giáo, luận Đại thừa, luận Trang nghiêm, luận Tập lượng, luận Nhiếp Đại thừa, luận Thập địa kinh, luận Phân biệt Du-già, luận Quán sở duyên duyên, luận Duy thức Nhị thập tụng, luận Biện trung biên và Tập luận. Trong 6 kinh thời kinh Như Lai xuất hiện và kinh A-tỳ-đạt-ma chưa truyền dịch ra văn Trung Hoa, kinh Hậu Nghiêm tức là đồng một bổn với kinh Mật Nghiêm. Trong 11 luận thì bộ Phân biệt Du-già cũng chưa dịch.

III.- 100 PHÁP

Tôn này đối với vấn đề vũ trụ và hiện tượng tâm lý của nhơn sanh cùng các loài hữu tình, lập ra năm loại cọng thành 100 pháp để thuyết minh ; nay làm bản đồ kể như dưới đây : (Sơ đồ trang 104, của sách)

Tâm pháp : Tôn này gọi rằng ngoài tâm ra không một pháp gì thành lập được, sắc pháp chẳng qua là cái giả pháp trong tâm hiện ra đó thôi, cho nên để tâm pháp làm đầu, không đồng với tôn Cu-xá nói rằng ngoài tâm ra thật có sắc pháp, tâm và tâm sở nương theo sắc pháp mà phát khởi ra. Trong tám pháp tâm vương, ngoài sáu thức như Cu-xá tôn, tôn này lập thêm Mạt-na là thức thứ bảy và A-lại-da là thức thứ tám, làm thành tám thức. Tiếng Phạn gọi là Mạt-na (Manas), Trung Hoa dịch là Ý, ý nghĩa là suy nghĩ hay so lường. Mạt-na làm cái gốc cho thức thứ 6 (ý thức), ở trong thường duyên A-lại-da thức mà chấp ngã, chấp pháp, cái tánh chấp ngã chấp pháp ấy là cái căn bản làm cho hết thảy chúng sinh phải bị luân hồi sanh tử. Tiếng Phạn gọi là A-lại-da (alaya), Trung Hoa dịch là Tạng thức. Chữ tạng là chứa để hay trùm chứa, nghĩa là nói thức ấy trùm chứa những chủng tử (công năng hay là hột giống) các pháp trong vũ trụ, cho nên gọi là tạng thức. Nói rõ thời chữ tạng có ba nghĩa: Năng tàng, sở tàng và chấp tàng: 1. Năng tàng: nghĩa là hay trùm chứa chủng tử của các pháp, tức chủng tử là sở tàng, mà thức thứ

Page 54: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

là năng tàng. 2. Sở tàng, nghĩa là thức thứ tám do bảy thức trước, thường thường huân tập chủng tử của các pháp, vì nó bị huân tập cho nên gọi nó là sở tàng. 3. Chấp tàng, nghĩa là nói thức thứ tám bị thức thứ bảy chấp làm thiệt ngã và thiệt pháp, lấy nghĩa bị chấp trì (giữ gìn), cho nên gọi thức thứ tám là chấp tàng.

Page 55: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Tâm sở pháp : Tâm sở pháp chia ra 6 loại :

1.- Biến hành tâm sở, nghĩa là trong các tâm vương, tâm sở này thảy đều tương ưng được cả, cho nên gọi biến hành.

2.- Biệt cảnh tâm sở, nghĩa là các tâm sở này đều duyên mỗi mỗi cảnh khác nhau, như dục tâm sở là duyên cái cảnh mà khi mình ưa muốn, huệ tâm sở là duyên cái cảnh mà khi mình quan sát, chứ không phải như biến hành hễ một khi mống lên thì nhiều tâm sở trong biến hành đồng thời sanh khởi, đồng duyên một cảnh. Hai loại kể trên cọng là 10 loại tâm sở, tức là Thập dại đại pháp bên Cu-xá tôn.

3.- Thiện tâm sở, nghĩa là nói tâm sở này chỉ có tương ưng với tâm lành, và chỉ phát sanh trong khi làm lành mà thôi, tức là Đại thiên địa pháp bên Cu-xá tôn, chẳng qua Cu-xá tôn đem vô si mà nhiếp vào huệ tâm sở, cho nên chỉ có 10 pháp, tôn này thêm vô si vào thành ra 11 pháp. Trong này có 1 tâm sở gọi là hành xả, là nói sự xả của hành uẩn trong 5 uẩn, chớ không nói về sự xả của thọ uẩn; vì xả có 2 loại : sự xả về thọ uẩn, là chỉ trong khi tâm mình lãnh nạp những cảnh trung bình không trái không thuận, xa lìa sự vui khổ, gọi là xả thọ, cũng gọi là bất khổ bất lạc thọ ; nay đây là chỉ cái tánh xa lìa tối tăm lay động của các tâm niệm thuộc về hành uẩn, cho nên gọi là hành xả.

4.- Phiền não tâm sở, nghĩa là hay khiến chúng sinh phiền não rối loạn. Sáu tâm sở này làm cái cội gốc cho các phiền não khác, hay sanh ra các điều mê lầm cho nên gọi là tùy miên. Trong này về ác kiến lại chia ra làm năm : a.- Tát-ca-da kiến (Thân kiến), b.- Biên chấp kiến, c.- Tà kiến, d.- Kiến thủ, e.- Giới cấm thủ. Năm điều này cùng với năm điều trước, gọi là thập hoặc (10 điều mê lầm), tức là 10 điều tùy miên bên Cu-xá tôn. 75 pháp bên Cu-xá dùng ác kiến cho là ác tác dụng của huệ tâm sở, cho nên không cần phải lập riêng như tôn này.

5.- Tùy phiền não tâm sở, cũng gọi là tùy hoặc, nghĩa là tùy căn bổn phiền não mà khởi ra, 20 tâm sở này chia ra làm ba loại: từ phẫn hận cho đến tật đố, chỗ phát khởi của 10 điều ấy mỗi mỗi riêng nhau, nên cũng gọi là tiểu tùy phiền não, tức là tiểu phiền não địa pháp bên Cu-xá; vô tàm, vô quí hai tâm sở ấy, là khắp cả các tâm niệm không lành, gọi là trung phiền não, tức là đại phiền não địa pháp bên Cu-xá; bất tín, giải đải... tám điều ấy khắp cả các nhiễm tâm, gọi là đại tùy phiền não, cùng với đại tùy phiền não bên Cu-xá giống nhau, chẳng qua tôn ấy trừ điệu cử, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri

Page 56: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

ra, mà thêm vô minh vào (vô minh tức là si) gọi là sáu phiền não lớn. Trong đây nói rằng thất niệm, nghĩa là đối cảnh mà không có tánh ghi nhớ, hay trở ngại đến chánh niệm, làm cho tâm tán loạn nhơn đó mà mống lên. Tán loạn nghĩa là hay khiến tâm mình buông lung, hay trở ngại chỗ chánh định và làm chỗ y cứ cho ác huệ. Bất chánh tri nghĩa là sự hiểu biết sai lầm đối với cảnh mình đã nghe thấy, nó hay trở ngại sự hay biết chơn chánh.

6.- Bất định tâm sợ nghĩa là nó không nhất định thiện hay ác, như các loại trên, nên gọi là bất định.

Sắp pháp : Sắc pháp có 11, cùng với Cu-xá giống nhau, chẳng qua là đổi cái danh từ vô biểu sắc gọi là pháp xứ sở nhiếp sắc đấy thôi. Pháp xứ là một bộ phận trong thập nhị xứ, là chỉ về cái cảnh đối tượng của ý căn mà nói, vì sắc ấy - vô biểu sắc - vốn thuộc pháp xứ, cho nên gọi là pháp thú sở nhiếp sắc. Sắc pháp này lại chia ra làm năm loại : cực lược, cực hoánh, thọ sở dẫn, định sở sanh, và biến kế sở khởi.

1.- Cực lược sắc, nghĩa là phân tích cái thiệt sắc của năm căn và khí giới (sự vật) cho đến khi không thể phân tích được nữa, khi ấy trong trí quán tưởng của mình hiện ra những tướng cực vi phần tử rấy nhỏ, cho nên gọi là cực lược sắc. Cu-xá tôn gọi cực vi ấy là thiệt sắc, tôn này chỉ cho là giả sắc.

2.- Cực hoánh sắc, nghĩa là nói khi phân tích các ánh sáng mà nhận rõ từng công năng hoạt động của các điển lực.

3.- Thọ sở dẫn sắc, nghĩa là nói nhơn khi mình thọ giới mà sanh khởi ra các công năng bỏ dữ làm lành, tức bên Cu-xá gọi là vô biểu sắc, tôn này gọi là sự tác dụng riêng của từ tâm sở, mới gọi là sắc...

4.- Định sở sanh sắc, là nói sắc tượng do sức thiền định mà biến hiện ra của người tu hành khi thức thứ sáu tương ưng với cảnh thiền định.

5.- Biến kế sở khởi sắc, là nói cái sắc giả dối do sự phân biệt sai lầm của thức thứ sáu mà hiện ra như long rùa và hoa đốm v.v...

Bất tương ưng hạnh pháp : Loại này có 24 pháp : 14 pháp trước cùng với Cu-xá giống nhau, chỉ đổi cái danh từ phi sắc làm dị sanh tánh đó thôi; dị sanh nghĩa là nói kẻ phàm phu không chứng được thánh đạo, là vì chủng tử phiền não khiến phải xoay vần trong lục đạo, đầu thai vào các loài, đều y vào cái công năng chủng tử ấy, nên gọi là dị sanh tánh; lại bên Cu-xá về sanh trụ, dị, diệt, tức tôn này gọi là sanh, trụ, lão, vô thường; tôn Cu-xá

Page 57: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

gọi bất tương ưng hạnh pháp mỗi mỗi đều có thể tánh khác nhau, mà tôn này thời nói các pháp ấy toàn là cái danh từ suông do sắc, tâm đối đãi mà có, chớ không có gì đáng gọi là thiệt khổ cả; lưu chuyển, là nói do các pháp sắc, tâm, mà gây ra nhơn quả, nhơn quả chuyền nối mãi mãi; định dị, là nói về nhơn quả chuyền nối mãi mãi; định dị, là nói về nhơn quả thiện ác không sai, nghĩa là nói người gây nhơn dữ thì chịu quả dữ, làm nhơn lành thì hưởng phúc lành không thể xen lộn; tương ưng là nói sự gây nhơn trả quả thường tương ưng với nhau; thế tốc, nghĩa là nói sự vô thường nhanh chóng, là niệm niệm sanh diệt vô thường của các pháp; thứ đệ, là nói về sanh diệ trước sau, thuận theo thứ lớp; phương, tức là không gian; hòa hiệp tánh, là nói nhơn duyên hòa hiệp của các pháp thuộc về sắc hay tâm không trái nhau ; bất hòa hiệp tánh, tức là mặt trái của hòa hiệp tánh, là sự trái ngược trong các trường hợp của các pháp.

Vô vi pháp : Pháp vô vi là không sanh không diệt, không có tạo tác, tức là thể tánh của các pháp, cho nên cũng gọi là pháp tánh; vì nó xa lìa tướng hư vọng, không có thay đổi, nên cũng gọi là chơn như. Pháp vô vi tuy có 6 loại, nhưng 5 loại trước đều nương theo chơn như mà lập thành tôn, không có tự thể riêng, mà dù cho hai chữ vô vi cũng chẳng qua cái danh từ để gọi đó thôi, vì thể tánh ấy là cái cảnh của các bậc hiền thánh dùng trí vô phân biệt mà trực nhận, không phải dùng sự bàn bạc suy nghĩ mà thấu đáo được. 6. pháp vô vi :

1.- Hư không vô vi, là nói cái thể tánh chơn như, xa lìa các điều chướng ngại, ví như hư không, ấy là dùng ví dụ mà đặt tên ;

2.- Trạch diệt vô vi, nghĩa là nói nhờ có cái sức lựa chọn của trí huệ vô lậu mà dứt được sự phiền não nhiễm trước đến chỗ chứng ngộ cứu kính, cho nên gọi là trạch diệt ;

3.- Phi trạch diệt vô vi, nghĩa là nói cái pháp tánh không phải nhờ có sức lựa chọn diệt trừ các phiền não rồi mới thanh tịnh, mà chính thể tánh ấy xưa nay vốn là thanh tịnh không có nhiễm uế, nên gọi là phi trạch diệt ; vả lại, các pháp hữu vi thiếu nhơn duyên thì không sanh, thể tánh tịch diệt hiện tiền, nên cũng gọi là phi trạch diệt ;

4.- Bất động vô vi, nghĩa là nói xa lìa các sự phiền não, về cõi tịnh lự thứ ba thuộc về cõi sắc giới, dứt bỏ những sự chịu khổ chịu vui, thường tương ưng cùng thọ, cho nên gọi là bất động ; khi ấy thể chơn như bày ra, cho nên gọi là bất động vô vi ;

Page 58: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

5.- Tưởng thọ diệt vô vi, nghĩa là nói khi đã xa lìa sự phiền não, nơi cõi thứ ba thuộc về vô sắc giới, tưởng, thọ các tâm sở đều tịch diệt không còn hiện hành nữa, khi ấy thể chơn như hiện ra, nên gọi là tưởng, thọ, diệt vô vi ;

6.- Chơn như vô vi, nghĩa là quán tưởng thân ta và vạn vật trong vũ trụ đều không, lìa bỏ cả ngã chấp pháp chấp lý thể chơn như hiện tiền, gọi là chơn như vô vi; ấy là chính nơi bản thể chơn như mà lập nên.

IV.- CHỦNG TỬ

Chủng tử là cái công năng sanh quả ở trong thức thứ tám. Chủng tử có hai loại :

1.- Bổn hữu chủng tử, nghĩa là từ vô thỉ đến giờ, thức thứ tám vốn sẵn có các công năng sai biệt hay sinh ra uẩn, xứ, giới các pháp trong vũ trụ, trong kinh thường gọi là bản tánh trụ chủng. Kinh Vô tận ý nói rằng: Hết thảy loài hữu tình, từ vô thỉ đến giờ đều sẵn có các chủng tử sai biệt như chùm trái ác-xoa (tương truyền ác-xoa là tên cây ở Ấn Độ, thường ba trái dính lại một chùm).

2.- Tân huân chủng tử[1], nghĩa là nói bảy chuyển thức trước (từ Nhãn thức đến Mạt-na thức) từ vô thỉ đến giờ thường thường hiện hạnh, huân tập mà thành chủng tử, những chủng tử ấy, chứa vào thức thứ tám nó hay nuôi lớn cái công năng sanh quả về sau, nên cũng gọi là tập sở thành chủng. Kinh Đa giới (tức trong kinh A-hàm quyển 46) nói rằng : “Cái tâm của các loài hữu tình vì sự huân tập của các pháp nhiễm, tịnh nên có không biết bao là chủng tử dồn chứa ở trong”. Hai chủng tử ấy hiệp lại mà sanh ra các pháp hiện hạnh[2] nhưng vẫn không xen lộn; như chủng tử tân huân gặp duyên thời do chủng tử tân huân mà phát sanh ra, như bổn hữu chủng tử gặp duyên thời do bản hữu chủng tử mà phát sanh ra chủng tử.

Lại có hữu lậu và vô lậu khác nhau; chủng tử hay chứng được Thánh đạo gọi là vô lậu, trái lại gọi là chủng tử hữu lậu.

V.- LỐI NƯƠNG NHAU SANH KHỞI CỦA CHỦNG TỬ VÀ HIỆN HẠNH

Những chủng tử chứa đủ sẵn trong thức thứ tám, khi gặp nhơn duyên thời hiện ra, gọi là chủng tử sanh hiện hạnh - năng sanh là chủng tử, bị sanh tức là sự hiện hạnh của bảy thức trước; chủng tư năng sanh là nhơn, hiện hạnh bị sanh là quả. Sự hiện hạnh của bảy thức trước, lại hay huân tập làm thành chủng tử chứa vào trong thức thứ tám, ấy là do hiện hạnh huân đúc

Page 59: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

thành chủng tử, thời năng huân tức là hiện hạnh của bảy thức trước, bị huân tập tức là chủng tử mới huân tập thành; sự hiện hạnh của năng huân làm nhơn, các chủng tử sở huân là quả, cho nên thức năng huân khi theo chủng tử mà sanh ra, thời năng tức là nhơn rồi lại huân thành chủng tử, ba pháp (chủng tử năng sanh, hiện hạnh bị sanh chủng tử sở huân) uyển chuyển với nhau, nhơn quả đồng thời, như tim đèn sanh lửa sáng, lửa sáng lại đốt cháy tim đèn; lại như bó lau, cây này nương với cây kia mà đứng vững. Đến như chủng tử niệm trước sanh ra chủng tử niệm sau, ấy là tự loại tương sanh (chủng tử loại nào sanh loại ấy), nhơn quả dị thời, không như nghĩa chủng tử và hiện hạnh đối nhau, nhơn quả đồng thời vậy.

VI.- BỐN PHẦN

Trong tâm và tâm sở đều có bốn phần :

1.- Tướng phần, tướng tức là tướng trạng, là chỉ cảnh sở duyên mà nói, tức là cái ảnh tượng hiện ra trong khi tâm thức người ta đối với cảnh.

2.- Kiến phần, kiến nghĩa là thấy rõ, là chỉ tánh năng duyên mà nói; tâm tánh mình sáng suốt hay soi rõ cảnh vật, nên gọi là kiến phần.

3.- Tự chứng phần, chứng nghĩa là chứng biết, hay chứng biết tánh soi rõ của kiến phần, gọi là tự chứng phần; tự chứng phần là cái thể tánh cho ba phần kia, nên cũng gọi là tự thể phần.

4.- Chứng tự chứng phần, tức là cái công năng hay chứng biết chỗ mình đã chứng biết, lấy một cái ví dụ mà chỉ rõ: như trong khi chúng ta thấy mặt trăng, cái bóng mặt trăng dọi ở trong tâm trí ta tức là tướng phần, mình hay thấy được cái bóng dọi ấy là kiến phần, mình lại tự biết mình thấy mặt trăng ấy tức là kiến phần, mình lại tự biết mình thấy mặt trăng ấy tức là tự chứng phần, mình lại hay chứng biết chỗ nhận biết mình đã thấy mặt trăng đó tức la chứng tự chứng phần. Lại ví như khi thức mình duyên cảnh cũng như người lấy thước đo vải, tướng phần là vật bị đo, như vải; kiến phần là cái dùng để mà đo, như thước; tự chứng phần là cái kết quả của sự đo, như số lượng thước tấc v.v..., chứng tự chứng phần là sự kết quả của công việc đã đo, như đem thước tấc mình đã biết mà ghi vào sổ sách vậy.

VII.- BA LOẠI CẢNH

Cái cảnh của chúng ta duyên trong hàng ngày, đại khái, có ba loại :

Page 60: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

1.- Tánh cảnh, tánh là thể tánh, cảnh này do thiệt chủng mà sanh ra, có thiệt thể thiệt dụng, cái tâm năng duyên của mình trực tiếp nhận được sự tướng của cảnh ấy, cho nên gọi là tánh cảnh.

2.- Độc ảnh cảnh, là cái cảnh bóng dáng trong ý niệm mình, cảnh ấy không nương vào cảnh ở ngoài làm bổn chất, chỉ cái tâm năng duyên của mình tự nói biến hiện ra thôi, tức như cảnh tưởng tượng, cho nên gọi là độc ảnh cảnh.

3.- Đới chất cảnh, cảnh này là mượn cảnh ngoài làm bổn chất, nhưng tâm năng duyên của mình không trực tiếp nhận được cái tự tướng của cảnh, cho nên gọi là đới chất cảnh. Nói tóm lại, ba loại cảnh ấy đều là tướng phần của tâm thức, mà tướng, kiến, tự chứng, chứng tự chứng bốn phần đều là sự tác dụng của tâm thức; do đạo lý ấy, cho nên ngoài tâm không cảnh, muôn pháp đều duy thức, đã không thiệt pháp mà cũng không có thiệt ngã vậy.

VIII.- NGÃ CHẤP VÀ PHÁP CHẤP

Cái thiệt ngã và thiệt pháp của chúng sinh vọng chấp, gọi là ngã, pháp hai chấp. Hai chấp ấy mỗi chấp đều có hai loại: câu sanh và phân biệt. Câu sanh tức là nói cái tánh chấp do sức nội nhơn huân tập của thức thứ sáu và thức thứ bảy, từ vô thỉ đến giờ thường cùng với thân đồng sanh, không đợi phải có tà giáo hay tà phân biệt, cho nên gọi là câu sanh; còn phân biệt nghĩa là nói tánh chấp ấy không phải cùng với thân thể đồng sanh một lần, mà lại phải đợi có tà giáo hay phân biệt rồi mới sanh ra cho nên gọi là phân biệt. Câu sanh ngã chấp và câu sanh pháp chấp lại chia ra làm hai loại :

1.- Thức thứ bảy thường duyên thức thứ tám mà chấp là thiệt ngã thiệt pháp, thường chuyền nối luôn không khi nào xen hở.

2.- Thức thứ sáu duyên vào các tướng của năm uẩn, chấp là thiệt ngã, hoặc duyên vào các tướng uẩn, xứ, giới, mà chấp là thiệt pháp những cái chấp ấy có khi gián đoạn, không chuyền nối luôn như thức thứ bảy kia. Còn phân biệt ngã chấp và phân biệt pháp chấp chỉ thuộc về thức thứ sáu mà thôi. Phân biệt ngã chấp là vì duyên theo tà giáo nói về uẩn tướng hoặc ngã tướng rồi phân biệt so lường, chấp trước cho là có thật ngã; phân biệt pháp chấp là vì duyên theo tà giáo nói về tướng của uẩn, xứ, giới, hoặc tự tánh v.v... mà phân biệt đo lường cho là có thiệt pháp. Chúng sinh vì những lòng chấp ấy che lấp tâm tánh sáng suốt, làm cho mình không ngộ được chơn lý của vũ trụ, vì thế mà phải luân hồi sanh tử, khổ não đời đời.

Page 61: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

IX.- BA TÁNH VÀ BA VÔ TÁNH

Tôn này giảng rõ cái nghĩa chơn, vọng, tóm tắt lập ra ba tánh.

1.- Tánh biến kế sở chấp : Biến kế nghĩa là sự đo lường bao khắp, biến kế sở chấp là chỉ các hiện tượng do lòng chấp mê lầm của chúng sinh mà hiện ra, như tuồng có thiệt ngã, thiệt pháp; Sắc pháp và tâm pháp do nhơn duyên mà sanh ra, lòng mê lầm chấp trước cho là thiệt có ngã thiệt có pháp, như trong đêm tối thấy giây, tưởng lầm là con rắn, thấy gốc cây trụi tưởng là người, nên gọi là tánh biến kế sở chấp.

2.- Tánh y tha khởi : Tha là chỉ cho cái tanh nhơn duyên, nghĩa là nói các pháp hữu vi đều nương theo nhơn duyên hòa hiệp mà sanh ra, như lấy gai làm nhơn, nhân công làm duyên, rồi mới làm thành sợi giây. Các pháp trong vũ trụ cũng vậy, đều do các nhơn duyên hòa hiệp mà sanh, nên gọi là tánh y tha khởi.

3.- Tánh viên thành thật : Tức là nói cái tánh thành thật viên mãn của các pháp. Cái tánh ấy là do chứng được chơn lý của ngã không và pháp không mà biểu lộ ra, ấy là chỉ cái tánh chơn như mà nói; chơn như là thiệt tánh của duy thức, cũng như thiệt chất của sợi dây là gai, nên gọi là tánh viên thành thật.

Y theo ba tánh ấy mà lập ra ba vô tánh :

1.- Tướng vô tánh, nghĩa là nói các pháp về biến kế sở chấp là do tâm chấp trước mê lầm mà hiện ra không có thể tướng chơn thật, như hoa đốm giữa hư không nên gọi là tướng vô tánh.

2.- Sanh vô tánh, nghĩa là nói các pháp y tha khỉ là nương các nhơn duyên mà sanh ra, chớ không phải tự nhiên mà có, tuy nhơn duyên sanh, nhưng vốn không tự tánh, nên gọi là sanh vô tánh.

3.- Thắng nghĩa vô tánh, tánh này sau khi chứng được ngã không pháp không, vượt ra ngoài các tình chấp, xa lìa tướng trạng, tức là do sự xa lìa cái tánh biến kế chấp thiệt có ngã thiệt có pháp, mà nhận được tánh viên thành thật ; tánh viên thành thật ấy, bản thể vốn là chơn không, cho nên gọi là thắng nghĩa vô tánh.

Page 62: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

X.- BA LƯỢNG

Khi tâm mình duyên cảnh, có hiện lượng, tỉ lượng, phi lượng ba loại sai khác nhau, thông thường gọi là ba lượng.

Hiện lượng là trực tiếp duyên các cảnh hiện tiền, thân chứng được tự thể của các pháp, rõ ràng không chút gì mê loạn; tỉ lượng nghĩa là nói khi mình duyên cảnh, do thức phân biệt mà nhận biết, như thấy khói thì biết có lửa, thấy hoa phân biệt là đẹp v.v... Phi lượng tức là giống như hiện lượng mà không phải là tỉ lượng, nghĩa là nói sự phân biệt mê lầm trong tự hiện lượng và tự tỉ lượng. Trong bộ Tôn cảnh có dẫn lời giải của bậc Cổ đức rằng : “Hiện lượng, chữ hiện nghĩa là hiển hiện, tức là rõ ràng chứng cảnh, không mướn danh ngôn, không dùng tâm đo lường, trực nhận pháp thể, xa lìa sự mê lầm phân biệt, gọi là hiện ; chữ lượng nghĩa là đo lường, cũng có nghĩa là xác định, là nói trong khi tâm đối với cảnh, hay đo lường xác định, tự tướng của các pháp, không chút sai lầm, gọi là lượng. Tỉ lượng, tỉ nghĩa là so sánh, lượng nghĩa là đo lường, dùng sự so sánh đo lường mà nhận biết, gọi là tỉ lượng, Còn phi lượng là nói khi mình duyên cảnh, đối với cảnh tâm rối loạn, chỗ nhận thức sai lầm, trí hiểu biết không rõ ràng, cảnh không xứng với tâm, nên gọi là phi lượng”. Trong tám thức, năm thức trước và thức thứ tám chỉ là duyên về cảnh hiện lượng ; thức thứ sáu thông cả ba lượng, còn thức thứ bảy ở vào vị hữu lậu[3] chỉ là phi lượng.

XI.- THIỆN, ÁC, VÔ KÝ BA TÁNH

Thiện, ác, vô ký, thông thường gọi là ba tánh. Vô ký, ý nghĩa là không lành không dữ, tức là tánh trung bình. Vô ký lại chia ra hữu phú, vô phú có hai loại. Chữ phú có hai nghĩa, một là phú chướng, nghĩa là nói hay chướng ngại đạo Bồ-đề; hai là phú tế, là nói các nhiễm pháp hay che lấp tâm tánh, khiến phải nhơ đục, hữu phú vô ký tánh chất của nó tuy là nhiễm ô, nhưng không phải là thiện ác; vô phú vô ký, tánh chất của nó không phải nhiễm ô, cũng không phải thiện ác. Ở trong tám thức, sáu thức trước là thông cả ba tánh, thức thứ bảy thuộc về hữu phú vô ký, thức thứ tám thuộc vô phú vô ký.

XII.- NĂM TẦNG DUY THỨC QUÁN

Phép tu quán của tôn này, từ thô quán đến diệu quán, cọng có năm tầng, gọi là năm tầng duy thức quán.

Page 63: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

1.- Khiển hư tồn thiệt thức, khiển nghĩa là trừ bỏ, hư là chỉ cái tánh biến kế sở chấp mà nói. Cái thiệt ngã thiệt pháp về biến kế sở chấp, ở về tính chấp mà nói thời có, mà đối vớI cảnh thiệt thời không, chỉ là giả dối, không có thiệt thể thiệt dụng, cho nên phải khiển trừ; còn chữ tồn nghĩa là lưu lại, chữ thiệt là chỉ cái tánh y tha khởi và cái tánh viên thành thật mà nói; y tha khởi là nói các pháp do nhơn duyên hòa hiệp mà sanh, là cái cảnh giới nhận thức về hậu đắc trí của Phật; viên thành thật là cái thiệt tánh của các pháp, là cái cảnh giới trực nhận về căn bổn trí của Phật; hai cái tánh ấy đều có thể thiệt dụng, cho nên phải lưu lạ. Chúng sinh từ vô thỉ đến giờ, chấp trước ngã, pháp cho là thật có, bác sự lý là không, cho nên trong phép quán tưởng này có cái khiển trừ có cái lưu lại. Khiển trừ là thuộc về không quán, để phá trừ chỗ chấp có ; lưu lại là thuộc về hữu quán, để trừ bỏ sự chấp không, có với không đối nhau, ấy là phép quán Duy thức về tầng thứ nhất.

2.- Xã lạm lưu thuần thức, nghĩa là nói trong các thức về y tha, khi có cảnh có tâm, cảnh thuộc về tướng phần trong bốn phần, tâm là thuộc về kiến phần, tự chứng phần và chứng tự chứng phần. Tướng phần là cảnh sở duyên, hai phần sau là tánh năng duyên; ở đây nói tướng phần là nói cái cảnh ở trong do tâm biến ra của tánh y tha khởi, khác với cái cảnh ở ngoài (ngoài tâm mà có) của người ta chấp trước cho là ngoài tâm có thiệt pháp; nhưng cũng đều thuộc về sở duyên. Sợ xen lộn nghĩa ấy, cho nên pháp quán này bỏ cái cảnh tướng phần ở trong thuộc về nội thức, mà chỉ quán tưởng về chỗ thuần túy là tánh năng duyên của ba phần sau, cho nên gọi là xã lạm lưu thuần thức; ấy là tâm với cảnh đối nhau, là pháp quán Duy thức về tầng thứ hai.

3.- Nhiếp mạt qui bổn thức, nghĩa là nói kiến phần và tướng phần, hai phần ấy đều y theo tự chứng phần mà khởi ra, tự chứng phần là thể tánh, cho nên gọi là bổn (gốc), kiến phần và tướng phần là dụng, cho nên gọi là mạt (ngọn), nay đem dụng về nơi thể, tức là thâu các nhánh nhóc về nơi cội gốc, mà quán Duy thức; ấy là thể và dụng đối nhau là phép quán Duy thức về tầng thứ ba.

4.- Ẩn liệt hiển thắng thức, nghĩa là nói ba tầng trước tuy đã về bản thể tự tánh, nhưng trong bản thể tự tánh có tâm vương và tâm sở khác nhau, tâm vương và tâm sở đều hay biến hiện, nay dùng tâm vương là hơn, tâm sở là kém, cho nên ẩn phần kém bày phần hơn, mà quán về Duy thức; ấy là tâm vương và tâm sở đối nhau, là phép quán Duy thức về tầng thứ tư.

Page 64: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

5.- Khiển tướng chứng thánh thức, nghĩa là nói bốn tầng trước kia, tuy chỉ còn tâm vương, nhưng tâm vương có sự tướng và lý tánh, sự tướng thời nên khiến trừ, mà lý tánh thời nên thân chứng; ấy là sự lý đối nhau, là phép quán duy thức về tầng thứ năm. Bốn tầng quán duy thức trước gọi là tướng Duy thức, tầng thứ năm gọi là tánh Duy thức.

XIII.- NĂM CHỦNG TÁNH

Tôn này y theo năm thừa mà lập ra năm chủng tánh :

*.- Năm thừa là : Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ-tát thừa, Thiên thừa, Nhơn thừa.

*.- Năm chủng tánh là : Bồ-tát định tánh, Độc giác định tánh, Thanh văn định tánh, Tam thừa bất định tán và Vô tánh.

Nếu đúng về pháp xuất thế gian mà nói thì là ba thừa (Thanh, Bồ, Duyên) năm chứng tánh; trong hữu tình giới, thời chủng tánh của năm thừa, mỗi mỗi đều có sai khác: Phàm những người tu hành có thể được đạo tam thừa, là trong bổn thức (A-lại-da) từ vô thỉ đến giờ đã sẵn có chủng tử vô lậu của tam thưa; còn như người không có chủng tử vô lậu thời gọi là vô tánh.

Trong năm tánh :

1.- Bồ-tát định tánh, cũng gọi là Bồ-tát thừa tánh, lại gọi là quyết định Đại thừa chủng tánh (chủng tánh quyết định về Đại thừa), chúng sinh về loại ấy, sẵn có chủng tử vô lậu trí, soi rõ lý ngã không và pháp không, chứng đặng bốn trí, thành tựu quả Phật, thiệt không có chủng tử Thanh văn, Độc giác, một mặt quyết định thẳng vào Đại thừa.

2.- Độc giác định tánh, cũng gọi là Độc giác thừa tánh, lại gọi là quyết định Độc giác định tánh; chúng sinh về loại này chỉ sẵn có một phần chủng tử vô lậu trí, đoạn trừ phiền não, chứng lý ngã không, quyết định đi vào bậc Độc giác, khôi thân đoạn trí (thân tâm đều tịch diệt) yên hưởng cảnh Niết-bàn, chứ không chịu vào bậc Đại thừa.

3.- Thanh văn định tánh, cũng gọi là Thanh văn thừa tánh, lại gọi là quyết định Thanh văn chủng tánh, về loại chúng sinh này cũng chỉ sẵn có một phần vô lậu trí, đoạn trừ phiền não, chứng được lý ngã không của quả Thanh văn, quyết thành bậc A-la-hán, cũng không thân đoạn trí, yên hưởng cảnh Niết-bàn, mà không chịu tu vào bậc Đại thừa tích cực.

Page 65: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

4.- Tam thừa bất định tánh, cũng gọi là bất định thừa tánh, lại gọI là bất định chủng tánh; chúng sinh về loại này gồm có hột giống đoạn trừ phiền não của tam thừa, trước chứng được quả thấp, rồi sau tu vào Đại thừa. Ngoài ra lại có chúng sinh gồm đủ chủng tử về Bồ-tát và Độc giác, cũng có chúng sinh gồm đủ chủng tử của Bồ-tát và Thanh văn, lại cũng có chúng sinh gồm đủ chủng tử của Độc giác và Thanh van; ba loại chúng sinh này, hai loại trước thuộc về bậc định tánh loại sau thuộc về nhị thừa, chứ không vào Đại thừa.

5.- Vô tánh hữu tình, lại có chỗ gọi là nhơn thiên thừa tánh; chúng sinh thuộc về loại này không có chủng tử đoạn trừ phiền não như bậc tam thừa, chỉ làm điều lành ở đời, rồi sau được hưởng quả báo tốt đẹp mầu nhiệm nơi cõi ngườI hay cõi trời mà thôi. Lại những chúng sinh không tin chánh lý nhơn quả, một mặt tạo ra ác nghiệp, khiến phải đọa vào đường tội ác, loại này cũng gọi là vô tánh hữu tình.

XIV.- QUẢ VỊ TU CHỨNG CỦA TAM THỪA

Tôn này giải rõ quả vị tu chứng của tam thừa, cùng với tôn Cu-xá hơi giống nhau. Thanh văn thừa và Duyên giác thừa như trong Cu-xá tôn đã nói, nay khỏi phải thuật lại; chỉ có quả vị tu chứng của Đại thừa, tôn này tông lập ra 41 vị, tức là thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa và Diệu giác. Có chỗ lập ra 51 vị, nhưng chẳng qua là lấy bậc sơ trụ trong thập trụ mà chia ra làm thập tín đó thôi; nếu đem bậc mãn tâm trong thập địa, lập thêm bậc Diệu giác, thời lại thành ra 52 vị; nay dùng bảng đồ kê như dưới

Page 66: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

này

Thập trụ :

1.- Phát tâm trụ, 2.- Trị địa trụ, 3.- Tu hành trụ, 4.- Sanh qui trụ, 5.- Phương tiện trụ, 6.- Chánh tâm trụ, 7.- Bất thối trụ, 8.- Đồng chơn trụ, 9.- Pháp vương tử trụ, 10.- Quán đảnh trụ.

Mười bậc này đều gọi là trụ, nghĩa là chỗ của các vị Bồ-tát an trụ tâm, đối với sự tu hành vê lục độ chưa được rốt ráo mầu nhiệm, cho nên chỉ gọi là

Page 67: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

trụ. Bậc phát tâm trụ, là cái thời kỳ thứ nhất trong ba đại kiếp ; bậc Bồ-tát phát tâm Bồ-đề (trên thời cầu chứng được quả Phật, dưới thời hóa độ chúng sinh), an trụ nơi bậc này mà tu hành.

Thập tín :

1.- Tín tâm, 2.- Tinh tấn tâm, 3.- Niệm tâm, 4.- Định tâm, 5.- Huệ tâm, 6.- Thí tâm, 7.- Giới tâm, 8.- Hộ tâm, 9.- Nguyện tâm, 10.- Hồi hướng tâm.

Mười bậc này đều lấy đức tin làm gốc cho nên gọi là Thập tín.

Thập hạnh :

1.. Hoan hỷ hạnh, 2.- Nhiêu ích hạnh, 3.- Vô nhuế hạnh, 4.- Vô tận hạnh, 5.- Ly si loan hạnh, 6.- Thiện hiện hạnh, 7.- Vô trước hạnh, 8.- Tôn trọng hạnh, 9.- Thiện pháp hạnh, 10.- Chơn thiệt hạnh.

Mười bậc này chú trọng tu hành về pháp lục độ hơn các hạnh tu khác, cho nên gọi là hạnh.

Thập hồi hướng :

1.- Cứu độ chúng sinh ly chúng sinh tướng hồi hướng (cứu giúp chúng sinh mà không chấp trước về việc cứu giúp).

Page 68: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

2.- Bất hoại hồi hướng (không bao giờ thối lui lòng cứu giúp chúng sinh). 3.- Đẳng chư Phật hồi hướng (lòng từ bi cứu giúp chúng sinh đã bằng như Phật). 4.- Chí nhất thế xứ hồi hướng (lòng cứu giúp chúng sinh mỗi việc đều chu đáo). 5.- Vô tận công đức tạng hồi hướng (tích chứa công đức vô tận). 6.- Tùy thuần nhất thế kiên cố thiện căn hồi hướng (thuận theo hết thảy căn lành bền chặt). 7.- Đẳng tâm tùy thuận nhất thế chúng sinh hồi hướng (đem tâm bình đẳng tùy thuận hết thảy chúng sinh). 8.- Như tướng hồi hướng (làm các công đức đều hồi hướng về tự tánh chơn như). 9.- Vô trước vô phược giải thoát tâm hồi hướng (không chấp trước, không ràng buộc, một lòng giải thoát). 10.- Pháp giới vô lượng hồi hướng (hồi hướng về vô lượng pháp giới).

Mười bậc này đều gọi là hồi hướng, vì những sự tu hành của các vị Bồ-tát về bậc ấy, đều vì đem công đức mà hồi hướng vậy.

Hồi nghĩa là xoay về, hướng tức là xu hướng về nơi ba chỗ :

1.- Xoay sự về lý, lấy chơn như thực tế mà làm chỗ chứng. 2.- Xoay nhơn về quả, lấy đạo vô thượng Bồ-đề làm chỗ sở cầu. 3.- Xoay mình về nơi người, nghĩa là một lòng bình đẳng, phổ độ hết thảy chúng sinh vậy.

Thập trụ, thập hạnh và thập hồi hướng gọi là tam hiền, là vì ba bậc ấy đều nhất tâm xu hướng về đạo vô thượng Bồ-đề, tu tập những công đức mầu nhiệm; công đức ấy là lương đống, nên gọi là tư lương vị. Trong thập hồi hướng, bậc thứ mười cũng gọi là Mãn tâm, nghĩa là tâm hồi hướng đã đầy đủ; nhưng lại phải tu tập tứ thiện căn - noãn, đãnh, nhẫn, thế độ nhất - bốn bậc này là gần kiến đạo, một mực gia công tu hành, nên gọi là gia hạnh vị. Từ chỗ tu hành về bậc sơ trụ tới đây, là phải trải qua một Đại kiếp A-tăng-kỳ kiếp. Thập địa :

1.- Hoan hỷ địa, 2.- Ly khổ địa, 3.- Phát quang địa,

Page 69: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

4.- Diệm huệ địa, 5.- Nan thắng địa, 6.- Hiện tiền địa, 7.- Viễn hành địa, 8.- Bất động địa, 9.- Thiện Huệ địa, 10.- Pháp vân địa.

Mười bậc này đều gọi là địa, vì tóm thâu các công đức hữu vi (tri năng chứng) và vô vi (chơn lý sở chứng) dùng làm tự tánh, cùng làm chỗ nương dựa chắc chắn hơn cả cho sự tu hành, khiến hay sanh trưởng, cho nên gọi là địa. Trong thập địa, mỗi mỗi đều có ba tâm: nhập, trụ, xuất. Khi vửa bước vào một bậc nào, gọi là nhập tâm; trong lúc ở yên nơi bậc ấy mà tu, gọi là trụ tâm; sau khi tu tập lâu rồi, gần bước qua bậc khác, gọi là xuất tâm. Ba tâm ấy đều phải trải qua trăm ngàn số kiếp - từ khi nhập tâm về bậc sơ địa, đã thấu triệt thể chơn như, chẳng qua vì mới soi thấu lý tánh, cho nên gọi là kiến đạo. Kiến đạo lược nói có hai: một là chơn kiến đạo, là chứng được tánh Duy thức (tức chứng thể chơn như), hai là tướng kiến đạo, tức là chứng tướng Duy thức, nghĩa là nhận rõ sự tướng vũ trụ đều Duy thức biến. Chơn kiến đạo là nhiếp về căn bản trí; tướng kiến đạo là nhiếp về hậu đắc trí; chơn kiến đạo và tướng kiến đạo đều gọi là thông đạt vị, tức là chỗ thấy lý của các bậc ấy được thông suốt. Từ bậc trụ tâm về sơ địa cho đến bậc xuất tâm về thập địa, đều gọi là tu đạo, nghĩa là thường thường tu tập trí vô phân biệt, dứt trừ sự mê lầm, chứng rõ chơn lý, cho nên gọi là tu tập vị. Kiến đạo và tu đạo danh từ tuy đồng với Cu-xá, nhưng tôn ấy chia sự mê lầm trong ba cõi làm hai loại, là mê sự và mê lý. Mê lý thì khi tu đến bậc kiến đạo đã dứt trừ được, còn mê sự thời tu hành đến bậc tu đạo mới đoạn trừ hẳn. Tôn này đối với hết thảy sự mê lầm cũng chia làm hai loại là phân biệt khởi[1] và câu sanh khởi[2]. Sự mê lầm về phân biệt khởi khi đến bậc kiến đạo thì đã đoạn trư hẳn, còn sự mê lầm về câu sanh khởi thời bậc tu đạo mới đoạn tuyệt. Từ sơ địa đến thất địa thuộc về kiếp A-tăng-kỳ thứ hai; từ bát địa đến thập địa thuộc về kiếp A-tăng-kỳ thứ ba. Bậc mãn tâm về thập địa lại gọi là Đẳng giác, vì địa vị đã gần đến quả. Phật.

Diệu giác tức là Phật quả. Tự mình đã giác ngộ, lại giác ngộ cho người, trí giác ngộ, công tu hành đều được đầy đủ, không thể nghĩ nghị nên gọi là Diệu giác; do chuyển phiền não mà chứng được đạo Đại Niết-bàn, chuyển sở tri chướng mà chứng được bậc Vô thượng giác, nên cũng gọi là quả nhị chuyển y. Bậc này nhiếp vào Cứu kính vô lậu giới, nên cũng gọi là cứu kính vị. Cứu kính có hai nghĩa : Một là đối với bốn vị trước (trụ, hạnh, hướng,

Page 70: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

địa), bậc này gọi là cứu kính; hai là đối vớI chỗ cực quả của nhị thừa nên gọi bậc này là cứu kính[3]. Bậc này các lậu nghiệp đã hết sạch, không pháp gì học nữa, nên cũng gọi là vô học đạo.

XV.- BA THỜI GIÁO LÝ

Tôn này chia giáo lý trong một đời của Phật làm ba thời kỳ, nghĩa là nói Phật ứng theo căn cơ của chúng sinh mà thuyết pháp, căn cơ đã có ba bậc, thời giáo lý cũng chia ra làm ba thời kỳ, thời kỳ đầu tiên gọi là hữu giáo; thời kỳ thứ hai gọi là không giáo; thời kỳ thứ ba gọi là trung đạo giáo.

1.- Hữu giáo là nói chúng sinh mê chấp có ngã, móng tâm mê lầm, gây các nghiệp chướng, khiến phải xoay vần trong vòng sanh tử luân hồi. Khi đức Phật mới thành đạo, đến nơi vườn Lộc giả vì những người phát tâm, muốn tu đến quả Thanh văn, nên Phật y pháp Tứ đế nói kinh Tứ A-hàm, phá trừ lòng chấp trước có thiệt ngã khiến những ngươi căn trí nhỏ hẹp được lầm hồi tu đến bậc Thánh. Các bộ về Tiểu thừa đều nhiếp vào giáo lý về thời kỳ ấy.

2.- Không giáo, là vì những người căn trí hẹp hòi, nghe Phật nói pháp Tứ đế, tuy đã dứt bỏ lòng chấp ngã, nhưng còn chấp về sự sự vật vật trong vũ trụ cho là thiệt có; Phật muốn phá trừ pháp chấp ấy, nên ở nơi núi Thứu Lãnh, muốn đưa người đến bậc Đại thừa, mới nói các pháp trong vũ trụ đều không, tức như kinh “Đại phẩm bát-nhã” v.v... khiến người căn trí bậc trung, bỏ chỗ xu hướng hẹp hòi về Tiểu thừa, mà bước vào Đại thừa họ nghe được lý nghĩa mầu nhiệm và ý thú của đức Thế Tôn nói lý “không”, phá trừ chấp sự vật đều có, lại báo tánh tướng hai đế đều không, cho là giáo lý vô thượng, 3. Trung đạo giáo, là nói hai bậc kể trên chỉ là thiên về có hay là thiên về không, chứ chưa hiệp lý trung đạo, nên đến thời kỳ thứ ba ở nơi hội Giải thâm mật, Phât mới giải rõ giáo lý liễu nghĩa: nói hết thảy pháp đều bởi tâm thức biến hiện, ngoài tâm không pháp, để phá trừ sự chấp có trước kia; không phải là không cò nội thức, để phá trừ chấp không thời kỳ thứ hai; không phải có không phải không, xa lìa hai bên - có không - an trụ vào lý Trung đạo.

XVI.- HAI TRÍ

Hai trí là căn bản trí và hậu đắc trí. Trí căn bản cũng gọi là trí chánh thể, trí vô phân biệt v.v..., nghĩa là nói người tu hành trực chứng lý ngã không, pháp không, thể tánh chơn như tỏ bày, lý và trí một thể bình đẳng, chấm dứt sự mê lầm và các phiền não chướng ngại, cho nên gọi là trí rõ thấu hết thảy pháp đều tức là chơn như, cảnh và trí không khác, như người nhắm mắt,

Page 71: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

không phân biệt cảnh vật ở ngoài. Do trí vô phân biệt ấy, hay sanh ra món món phân biệt, cho nên gọi là trí văn bản. Trí hậu đắc cũng gọi là trí hậu đắc sai biệt, nghĩa là nói cái trí sau khi chứng được thật tánh của y tha (tức chơn như) mà hiện ra, trí ấy rõ biết các pháp y tha khỉ đều như huyển như hóa, không sanh lòng chấp trước, mê muội có thiệt ngã thiệt pháp, món món phân biệt, cảnh trí khác nhau, như người mở mắt, các sắc rõ bày, vì do căn bản y trí mà có trí này cho nên gọi là hậu đắc trí.

XVII.- BỐN TRÍ

Bốn trí là: Đại viên cảnh trí, bình đẳng tánh trí, diệu quan sát trí, thành sở tác trí. Bốn trí ấy thâu nhiếp hết thảy công đực hữu vi vô lậu ở nơi Phật quả.

1.- Đại viên cảnh trí là chuyển các chủng tử hữu lậu trong thức tứ tám mà thành. Trí này đối với hết thảy cảnh tượng, sáng suốt tỏ rõ, không ngu không mê, tánh tướng thanh tịnh, xa lìa các tập nhiễm phiền não, thấu suốt trong ngoài, hiện ra các pháp, dụ như đài gương sáng lớn, nên gọi là đại viên cảnh.

2- Bình đẳng tánh trí là chuyển hữu lậu phiền não ở thức thứ bảy mà thành, quán hết thảy pháp cùng là mình, người cho đến các loài hữu tình chúng sinh, đều là bình đẳng, dùng lòng đại bi, tùy theo căn cơ người, thị hiện mà dắt dìu dạy bảo, khiến đều được chứng vào Trí bình đẳng tức là lý chơn như; trí này duyên đạo lý ấy, cho nên gọi là bình đẳng trí; thức thứ bảy ở trong nhơn đã sẵn có cái tánh chấp ngã sanh ra mình người sai khác, nay ngã chấp đã không, thì hết thảy đều bình đẳng.

3.- Diệu quan sát trí là chuyển chủng tử phiền não nơi thức thứ sáu mà thành, khéo hay quan sát tự tướng[4] và cọng tướng[5] của các pháp, không bị gì trở ngại, lại biết rõ cái cội gốc ưa muốn của các loài hữu tình, ở trong đại chúng hay biểu hiện không lường sự tác dụng sai khác, nói ra các pháp mầu nhiệm, dứt trừ những sự nghi ngờ cho công chúng, khiến đều được lợi vui.

4.- Thành sở tác trí là do chuyển hữu lậu phiền não ở năm thức trước mà thành, vì muốn lợi vui cho các loài hữu tình, nên khắp cả mười phương thế giới, tùy cơ thị hiện các phép thần thông biến hóa, thành tựu bản nguyện đối với các việc đáng làm, cho nên gọi là thành sở tác trí.

Page 72: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

XVIII.- BA THÂN

Ba thân : Tự tánh thân (pháp thân), thọ dụng thân (báo thân), và biến hóa thân, (ứng thân).

1. Tự tánh thân là pháp giới chơn tịnh của các đức Như lai, làm chỗ sở y bình đẳng cho thọ dụng và biến hóa, xa lìa sắc tướng, vắng lặng thanh tịnh bặt dứt các điều hý luận, đầy đủ không lường chơn thường công đức, ấy là thiệt tánh bình đẳng của hết thảy các pháp, cũng gọi là pháp thân, vì chỗ y chỉ của pháp công đức lớn.

2.- Thọ dụng thân có hai :

a.- Tự thọ dụng, nghĩa là nói các đức Như lai trải qua ba đại kiếp, tu tập không lường tư lương về phước đức chơn thật, với sắc thân đầy đủ thanh tịnh, thường được vắng lặng, cho đến đời vị lai vô cùng vô tận, tự mình hưởng dụng pháp lạc rộng lớp mầu nhiệm ;

b.- Thọ thọ dụng, nghĩa là nói các đức Phật do trí bình đẳng, thị hiện cái thân thanh tịnh, mầu nhiệm đầy đủ các công đức, ở cõi Tịnh độ, vì các bậc Bồ-tát đã an trụ vào bậc Thập địa, hiện đại thần thông, chuyển bánh xe chánh pháp, giải quyết lưới nghi cho đại chúng, khiến các bậc Bồ-tát được thọ dụng pháp lạc của Đại thừa - gồm hai loại ấy, gọi là thọ dụng thân.

3.- Biến hóa thân, là nói các đức Phật do cái trí thành sở tác biến hiện ra không lường thân theo từng loại mà hóa độ, ở cõi tịnh hoặc cõi uế, vì các vị Bồ-tát chưa đăng địa và nhị thừa, cùng các loại chúng sinh, xứng theo cơ nghi, hiện thần thông nói pháp mầu nhiệm, khiến các loài chúng sinh đều đặng những lợi vui, cho nên gọi là biến hóa thân.

[1] Do sự phân biệt đời này mà khởi ra. [2] Sẵn có từ vô thỉ đến giờ. [3] Tuy chứng đến bậc A-la-hán là cực quả của nhị thừa, nhưng đối với Phật chưa thể gọi là cứu kính, chỉ có Phật mới là bậc cứu kính. [4] Tướng chon thật của các pháp-cảnh bất tư nghị của Đại thừa. [5] Là các tướng do nghiệp duyên hòa hiệp mà sanh khởi ra, như ngủ uẩn, tứ đại v.v...

Page 73: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

[1] Chủng tử mới huân tập trong mỗi đời. [2] Tức là các hiện tượng trong vũ trụ. [3] Khi còn làm phàm phu chúng sinh đủ các nghiệp chướng phiền não.

TAM LUẬN TÔN

I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Tôn này căn cứ vào các bộ Trung luận, Bách luận, Thập nhị môn luận mà thành lập, cho nên gọi là Tam luận tôn.

Tam luận :

1.- Bộ luận Trung quán 4 cuốn, do ngài Long Thọ Bồ-tát làm ra, chánh thức là phá chấp của Tiểu thừa, một phần kiêm phá về ngoại đạo, để chỉ rõ nghĩa Đại thừa.

2.- Bộ Bách luận 2 cuốn, do ngài Đề-bà Bồ-tát làm ra, chánh thức là phá chấp ngoại đạo, một phần kiêm phá về Tiểu thừa, cùng là cốt chỉ rõ Đại thừa.

3.- Bộ luận Thập nhị tôn 1 cuốn, cũng do ngài Long Thọ Bồ-tát làm ra, gồm phá cả Tiểu thừa và ngoại đạo, để tỏ bày nghĩa sâu xa mầu nhiệm của Đại thừa.

Ấy là Tam luận, nếu thêm bộ Trí độ luận vào, tức gọi là Tứ luận. Bộ Trí độ luận cả thảy 100 quyển, cũng là ngài Long Thọ Bồ-tát làm ra để giải thích lý nghĩa trong kinh đại phẩm Bát-nhã. Đời Dao Tần ngài Cưu-ma-la-thập dịch ra bộ luận này, hoằng dương rất thạnh; đời Đường ngài Gia Tường đại sư (tức Cát Từng) làm ‘Tam luận sớ’, chuyên dùng tôn này dạy bảo học trò, xương thạnh trong một thời.

II.- PHÁ TÀ CHẤP BÀY CHÁNH LÝ

Mục đích của tôn này là phá điều tà chấp rõ bày chánh lý làm cương yếu. Phá tà chấp có 4:

1.- Phá ngoại đạo : Ngoại đạo là những học phái ngoài phạm vi Phật pháp họ không rõ lý ngã không và pháp không, một mặt chấp trước tà kiến như là nhơn tà quả, không nhơn có quả, có nhơn không quả v.v... cho nên cần phải phá trừ.

Page 74: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

2.- Bài bác Tỳ-đàm : Tiểu thừa Tỳ-đàm tôn (tức Cu-xá tôn) - tôn ấy nói về lý ngã không pháp hữu, vì tuy biết ngã chấp nơi thân người là không, mà không biết các pháp cũng không, cho nên phải phá trừ.

3.- Bài bác tôn Thành thật : Tôn này nói về lý không, tuy rằng biết ngã pháp đều không, nhưng chưa trừ được cái tính chấp về thiên không (còn thiên chấp cái không ấy là thật có) chứ không biết không ấy cũng không, rõ không chỗ đặng, cho nên phải phá trừ.

4.- Quở trách chỗ chấp trước của người tu về Đại thừa : Về Đại thừa Phật giáo, vốn là để phá trừ chỗ mê chấp về ngã, pháp của kẻ phàm phu và Tiểu thừa, khiến cho họ xa lìa những thành kiến chấp có, chấp không, chấp đoạn, chấp thường đặng rõ bày chơn lý trung đạo, chỉ vì người học đạo thường thường ôm chặt cái sở đắc của mình, nghe nói có thời sa vào có, nghe nói không thời trệ vào không, nghe nói trung đạo thời chấp trước về trung đạo, cho nên phải phá trừ.

Trong bộ Tam luận huyền nghĩa nói rằng : “Nói tóm lại, sự phá là hiển chánh, phàm có 4 loại :

1.- Phá mà không thâu ;

2.- Thâu mà không phá ;

3.- Cũng phá mà cũng thâu ;

4.- Không thâu cũng không phá.

Nói không hiệp đạo thời phá mà không thâu ; chỗ nói hiệp chơn lý thời thâu mà không phá ; còn như người học đạo mà đầy lòng mê chấp, thời cũng phá mà cũng thâu, tức là phá trừ chỗ mê chấp, thâu lại giáo nghĩa mà họ đã hiểu lầm. Đến như chơn lý thì xa lìa nói phô, bặt dứt tâm niệm lự, thiệt không thể nói rằng phá, không thể nói rằng thâu; tiêu trừ ba loại nói trên, qui về một chơn thật tướng, hễ người soi thấu bốn câu ấy thời chỗ phá lập rõ ràng”.

Như vậy, tà chấp phá thời chánh lý tụu bày, ngoài sự phá tà không có chánh lý nào riêng nữa vậy. Chánh có ba loại :

1.- Đối với thiên chấp mà nói là chánh, gọi là thiên chánh ;

2.- Đối với sự trừ hết thiên chấp mà nói là chánh, gọi là tận thiên chánh ;

Page 75: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

3.- Thiên chấp đã bỏ, chánh lý cũng không còn, không phải thiên mà cũng phải chánh, không thể gọi là gì, gượng nói là chánh, vì bặt dứt sự đối đãi, gọi là tuyệt đãi chánh.

III.- BỐN TẦNG LỚP CỦA HAI ĐẾ

Tôn này đã dùng sự phá tà rõ chánh làm chủ đích nhưng cái chánh gọi là rõ bày chánh lý, có thể chánh và dụng chánh; Dụng chánh là giáo lý về tục đế và chơn đế; xuất thế gian là chơn đế, cũng gọi là đệ nhất nghĩa đế; còn pháp thế gian là tục đế, cũng gọi là thế đế. Tôn khác cũng lập ra hai đế, nhưng đều lấy hai đế làm lý sở chứng hoặc cảnh sở quán, ấy là chính nơi lý mà lập ra hai đế; tôn này thời chủ trọng chính nơi giáo pháp mà lập ra hai đế, nghĩa là nói Phật vì muốn phá chấp không, cho nên đứng về tục đề mà nói là có; muốn phá cái chấp có, cho nên đứng về chơn đế mà nói là không. Nhưng người học đạo đối với ngôn giáo của Phật, lại sanh ra kiến chấp mê lầm, nên cũng phải phá trừ; vì vậy, cho nên tôn này mới mở hai đế lập thành bốn tầng, không thường gọi là tứ trùng nhị đế, để triệt để phá trừ chỗ mê chấp.

1.- Muôn tượng sai biệt trong thế gian, hiện có rõ ràng, nhưng đều do nhơn duyên hòa hiệp mà thành, không có tự tánh, đương thể tức không, cho nên tục đế là có, chơn đế là không; nhưng cái không và cái có ấy là chính nơi một vật mà đứng về hai phương diện để quan sát, cho nên tục đế cho là có, là cái có tức nơi không, chơn đế cho là không, là cái không tức nơi có. Tôn khác có người chấp không và có làm hai đế, nghĩa là nói ngoài cái không thiệt có cái có, ngoài cái có thiệt có cái không, tôn này dùng lý này mà đối phá, nói cái có tức không là tục đế, là muốn chỉ rõ cái có không thiệt có - chỉ là giả dối - để phá chỗ chấp có của chúng sinh; nói cái không tức là có là chơn đế ý là muốn chỉ rõ cái không không phải không - không, phải không hẳn như hư không để phá chỗ chấp không của Tiểu thừa ngoại đạo; ấy là từng thứ nhất về hai đế.

2.- Có tôn khác lại chấp giả có, giả không là hai đế, nay phải đối phá: gọi rằng giả có và giả không lập riêng, còn thuộc về tục đế; chính cái có không thật có, đồng thời tức cái không không phải không, có, không, xưa nay chẳng phải hai, cho nên lấy sự có, không về tầng thứ nhất cho là tục đế, mà dùng cái đạo lý chẳng phải có, chẳng phải không là chơn đế; ấy là tầng thứ hai về hai đế.

Page 76: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

3.- Có, không là hai; không phải có, không phải không, mới là không hai; phân biệt hai cùng không hai mà quán tưởng, còn là tục đế. Không hai mà cũng không phải là không hai, mới là chơn đế; ấy là từng thứ ba về hai đế.

4.- Ba tầng về hai đế trước đều là lời dạy bảo, để phá trừ chỗ chấp trước. Sở dĩ nói ra ba pháp môn ấy, là khiến người ngộ đến cái chơn lý không ba, phải dứt bỏ lời nói phô, tâm niệm lự, quy về chỗ vô sở đắc, mới hiệp với chơn lý. Cho nên ba tầng trước điều là tục đế; không phải là không có, cũng không phải là không không, mới là chơn đế; ấy là từng thứ tư về hai đế. Lý thuyết hai đế này mục đích là rõ bày chơn lý vô sở đắc của trung đạo, thật tướng của vũ trụ.

IV.- TRUNG ĐẠO BÁT BẤT

Tôn khác gọi rằng sự phá trừ điều mê lầm, riêng có lý trung đạo ; Tôn tam luận này thời khác hẳn, chủ trương; phá hết mê tình tức là trung đạo, cho nên mới có cái lý thuyết bát bất trung đạo, là : bất sanh, bất diệt, bất đoạn, bất thường, bất nhất, bất dị, bất khứ, bất lai. Không ngộ được tám moon ấy tức là không rõ chơn đế và tục đế, cho nên dùng năm câu và ba lý trung đạo mà phân biệt.

Câu thứ nhất : Thiệt có sanh diệt ; ấy là nhận sanh diệt làm thiệt, gọi là đơn tục (đứng riêng về mặt thế tục).

Câu thứ hai : Không sanh không diệt; ấy là chấp không sanh không diệt làm thiệt, gọi là đơn chơn, đều là chếch lệch, chưa hiệp về trung đạo.

Câu thừ ba : Giả sanh giả diệt, là sanh diệt tức nơi bất sanh bất diệt, cho nên gọi là giả; ấy là trung đạo về thế tục.

Câu thứ tư : Cái giả của bất sanh và bất diệt. Vì sự sanh diệt đã giả, thời sự bất sanh bất diệt cũng là giả; ấy là trung đạo về chơn đế.

Câu thứ năm : Không phải sanh diệt mà cũng không phải là không sanh diệt; ấy là dung hiệp cả tục đế và chơn đế mà nói lý trung đạo ; vì rằng thật tướng của pháp giới không sanh diệt cũng không phải là không sanh diệt, bặt dứt lời nói phô và tâm niệm lự.

Page 77: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Trên đây từ câu thứ ba đến câu thứ năm, ba lý trung đạo, thường gọi là tam trung; ấy là chính nói chỗ sanh diệt mà lập; từ đoạn thường sắp xuống cũng như lý ấy mà suy xét thời rõ.

V.- HAI TẠNG VÀ BA PHÁP LUÂN.

Tôn này nói rằng kinh điển Tiển thừa và Đại thừa, đồng tỏ bày một đạo lý lấy Ềvô đắc chánh quanỂ làm tôn. Phật nói ra các pháp môn, đều là đối trị những phiền não của chúng sinh, tùy theo chứng bệnh mà cho thuốc, thuốc không cao thấp, lành bịnh là hay, cho nên các kinh giáo trong một đời của Phật, mỗi mỗi đều đủ đẳng, thắng, liệt ba bậc, gọi là môn đẳng, thắng, liệt nương nhau mà thành. Nhưng căn khí của chúng sinh không đồng nhau, thời pháp môn cũng nhơn đó mà sai biệt, cho nên lại dùng hai tạng và ba pháp môn mà phân biệt, gọi là môn nhiếp hóa ứng bịnh hco thuốc.

Hai tạng, hai tạng là Thanh văn tạng và Bồ-tát tạng. Thanh văn tạng là giáo Tiểu thừa, cũng gọi là bán tự giáo; Bồ-tát tạng là giáo Đại thừa, cũng gọi là mãn tự giáo. Thanh văn và Bồ-tát là theo bậc người mà đặt tên; Đại thừa và Tiểu thừa là theo giáo pháp mà lập tên; còn bán tự và mãn tự là theo nghĩa mà lập tên. Bậc Tiểu thừa có Thanh văn và Duyên giác, nhưng đây chỉ gọi là Thanh văn tạng, là vì bậc Thanh văn nghe theo giáo lý của Phật, mà bậc Duyên giác thời không. Duyên giác cũng có bậc gọi là độc giác, ra đời không gặp Phật chỉ tự mình quán theo lý nhơn duyên mà chứng đạo. Còn như Đại thừa thời có Phật và Bồ-tát, nhưng đây chỉ nói Bồ-tát, là vì bậc Bồ-tát y theo giáo lý của Phật.

Ba pháp luân - Ba pháp luân tức là ba lần chuyển bánh xe Pháp :

1.- Căn bổn pháp luận tức là giáo lý nhất thừa. Khi Phật mới thành đạo ở trên hội Hoa nghiêm toàn vì các bậc Bồ-tát, khai thị pháp môn một nhơn một quả (tu nhơn Phật thành quả Phật, chứ không thành Thanh văn và Duyên giác); ấy tức là giáo nghĩa về căn bổn.

2.- Chi mạt pháp luân là giáo lý về tam thừa. Vì các chúng sinh phước đức mỏng manh, căn tánh chậm lụt, không thể nghe được lý một nhơn một quả, cho nên ở trong một Phật thừa nói ra có ba; ấy gọi là giáo lý về chi mạt.

3.- Nhiếp mạt qui bổn pháp luân, tức là thâu nhiếp ba thừa về nhất thừa. Phật trong 45 năm, nói ra giáo lý tam thừa, rèn đúc tâm tánh cho chúng sinh, đến hội Pháp hoa mới hội qui ba thừa về một Phật đạo; ấy gọi là giáo lý nhiếp mạt qui bổn (thâu nhiếp nhánh nhóc về nơi cội gốc).

Page 78: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

VI. BA THỜI GIÁO LÝ

Tòn này lại có chia giáo lý của Phật ra làm ba thời kỳ, ấy là ngài Trí Quang luận sư ở Ấn Độ lập ra.

Trong bộ “Hoa nghiêm thám huyền ký” của ngài Hiền Thủ nói rằng : Ngài Trí Quang luận sư y theo kinh Bát-nhã, Luận trung quán v.v... lập ra ba thời giáo, nghĩa là nói đức Phật đầu tiên ở nơi vườn Lộc giả, vì các bậc căn trí hẹp hòi, nói các Tiểu thừa, tâm cảnh đều có. Đến thời kỳ thứ hai, Phật vì các bậc căn trí bậc trung, nói pháp tướng Đại thừa, chỉ rõ đạo lý duy thức cảnh không (thế giới hiện tượng không thật có), tâm có (tâm thức thật có - thế giới tinh thần) ; vì căn cơ người còn kém chưa thể dẫn vào chỗ bình đẳng chơn không, nên mới nói ra giáo lý ấy. Đến thời kỳ thứ ba, Phật vì các bậc thượng căn thượng trí, nói ra giáo lý vô tướng Đại thừa, biện bạch tâm cảnh đều không, một mực bình đẳng là chơn liễu nghĩa. Nói tóm lại, như trên đã nói, tâm cảnh đều có là thời kỳ thứ nhất; cảnh không tâm có là thời kỳ thứ hai; tâm với cảnh đều không là thời kỳ thứ ba. Lại ba thời kỳ ấy có thể chia ra làm ba nghĩa đặng giải bày :

1.- Những căn cơ nhiếp hóa trong ba thời kỳ ấy, thời kỳ đầu tiên chỉ nhiếp hóa được bậc Tiểu thừa; vì tôn Pháp tướng nói có một phần nhị thừa, không tu tớI quả Phật vậy; đến thời kỳ thứ ba chỉ thâu nhiếp các bậc Bồ-tát, thông cả tiệm giáo và đốn giáo, chủ trương các bậc nhị thừa đều tu tới quả Phật, không đường nẻo khác vậy.

2.- Giáo pháp của Phật nói trong ba thời kỳ, ban đầu chỉ dạy Tiểu thừa; thời kỳ thứ hai thông cả tam thừa, thời kỳ thứ ba chủ nói nhất thừa.

3.- Những giáo lý đã nói rõ trong ba thời kỳ, ban đầu thời phá cái chấp về tự tánh, thần ngã của ngoại đạo, cho nên nói pháp duyên sanh, xác định là thật có; thời kỳ thứ hai, lần hồi phá trừ chỗ chấp của nhị thừa về lý duyên sanh thật có, mà nói lý duyên sanh ấy chỉ là giả dối như tuồng có mà thôi, vì họ sợ về chỗ chơn không, cho nên phải để giả hữu lại (như tuồng có) mà dìu dắt họ. Đến thời kỳ thứ ba mới thật là chỗ rốt ráo của Đại thừa, nói duyên sanh ấy tức là tánh không, một mực bình đẳng, viên dung cả hai đế không ngại.

VII.- THÀNH PHẬT

Tôn này nói rõ nghĩa thành Phật, có chia làm chơn, tục hai môn :

Page 79: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

1.- Trong môn chơn đế nói rõ chúng sinh và Phật như nhau, nhiễm, tịnh đều bình đẳng; hết thảy chúng sinh xưa nay là Phật, sáu đạo luân hồi văn tự tịch diệt, không mê không ngộ, đâu luận đến thành Phật cùng không thành Phật, cho nên nói “mê ngộ vốn không, vắng lặng tịch diệt”.

2.- Trong môn tục đế thời nói các pháp do nhơn duyên mà sanh khởi ra, vì đạo lý ấy, nên căn cơ người có lanh lợi có chậm lụt, thời sự tu hành thành Phật cũng có chậm có mau; căn cơ rất lanh lợi, thời trong một niệm thành tựu chánh quán bát bất, tức thành quả Phật; như chậm thời phải trải qua ba đại kiếp, tu hành lục độ vạn hạnh, mới được thành Phật - nhưng một niệm không ngại ba kỳ (ba đại kiếp), ba kỳ không ngại một niệm, một niệm tức ba kỳ, ba kỳ tức một niệm, niệm và kiếp dung thông, cũng như trong một giấc chime bao, rõ ràng thấy việc trăm năm, việc trăm năm ví bằng giấc ngủ. Mà nếu luận về sự tu hành trong ba đại kiếp thời phải trải qua 51 vị, sau mới thành Phật. Cho nên tôn này từ bậc Bồ-tát tới quả Phật, tổng cộng lập thành 52 vị, 52 vị là thập tín, thập trụ, thập hạnh, thạp hồi hướng, thập địa, đẳng giác và diệu giác (xen bản đồ kê ở Pháp tướng tôn).

THIÊN THAI TÔN

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Đời Bắc Tề ngài Huệ Văn thiền sư nương theo Trí độ luận, lập ra “Nhất tâm tam quán” rồi truyền cho ngài Nam nhạc Huệ Tư thiền sư, ngài Huệ Tư truyền lại cho ngài Trí giả đại sư. Ngài Trí giả ở núi Thiên Thai, y theo kinh Pháp Hoa hoằng dương giáo quán, mới thành ra một tôn, gọi là tôn Thiên Thai. Ngài trước thuật rất nhiều, phần nhiều do học trò là ngài Chương An đại sư ghi chép mà thành, như là bộ Pháp Hoa huyền nghĩa, Pháp Hoa văn cú, Ma-ha chỉ quán, người ta thường gọi là ba bộ sách lớn của tôn Thiên Thai. Còn như bộ Quan Âm huyền nghĩa, Quan Ân nghĩa sớ, Kim Quang minh huyền nghĩa, Kim Quang minh văn cú và bộ Quán kinh sớ, gọi là năm bộ nhỏ. Ngài chương An truyền cho ngài Trí Oai, ngài Trí Oai truyền cho ngài Huệ Oai, ngài Huệ Oai truyền cho ngài Huyền Minh, ngai Huyền Minh truyền lại cho ngài Trạm Nhiêm, ngài Trạm Nhiên làm lời thích triêm giải bộ Pháp Hoa huyền nghĩa, làm lời kỳ giải bộ Pháp Hoa văn cú, và cón chú giải bộ Ma-ha chỉ quán, phụ hạnh truyền hoằng quyết v.v..., rộng truyền chỉ thú của tôn này. Ngài Trạm Nhiên cũng gọi là kinh khê tôn giả, lại gọi là Diệu lạc đại sư. Từ ngài Kinh khê về sau đời náo cũng có ngài truyền thọ, đến nay vẫn còn.

Page 80: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

II.- NĂM THỜI THUYẾT PHÁP

Ngài Trí giả đại sư đem Thánh giáo trong một đờI của đức Thích Ca chia làm năm thời ký:

1.- Thời kỳ Hoa Nghiêm là về thời kỳ Phật nói kinh Hoa Nghiêm. Khi Phật mới thành đạo, vì các vị Đại Bồ-tát và những bậc căn trí Đại thừa đã thành thục, nói kinh Hoa Nghiêm chuyên giáo hóa các vị Đại thừa Bồ-tát, ngoài ra những bậc Tiểu thừa đương tọa như đui như điếc, không hiểu là Phật nói pháp gì.

2. Thời kỳ A-hàm tức là thời kỳ Phật nói kinh Tứ A-hàm - vì kinh này đầu tiên nói tại vườn Lộc giả, cho nên cũng gọi là thời kỳ Lộc uyển Phật thấy căn cơ của bậc Tiểu thừa chậm lụt, nói pháp Tứ đế, diễn giảng bốn kinh thuộc A-hàm, để dắt dìu dạy bảo.

3.- Thời kỳ Phương đẳng là thời kỳ Phật nói các kinh Phương đẳng. Phương nghĩa là nói giáo pháp trong thời kỳ ấy trùm cả các căn cơ của chúng sinh; đẳng nghĩa là nói trong thời kỳ ấy đủ cả bốn giáo (tạng, thông biệt, viên). Về thời kỳ này, những bậc Tiểu thừa nghe giáo pháp Tiểu thừa, đặng ít cho là đủ, tự gọi là rốt ráo, cho nên dùng kinh Duy ma cật, mà quở trách khiến họ biết then mình là Tiểu thừa, mà hâm mộ giáo pháp Đại thừa.

4.- Thời kỳ Bát-nhã tức là thời kỳ Phật nói các kinh về Bát-nhã-bậc Tiểu thừa đã bị Phật quở trách, nên đã hồi tâm khuynh hướng về Đại thừa, nhưng vì chỗ pháp chưa dứt trừ được, cho nên Phật nói Bát-nhã không huệ để gạn lọc cho sạch.

5.- Thời kỳ Pháp Hoa Niết-bàn tức là thời kỳ Phật nói kinh Pháp Hoa và kinh Niết-bàn - Những người căn tánh chậm lụt, đã trải qua sự nung đúc về bốn thời kỳ trước, đến khi căn cơ đã gần thuần thục, cho nên Phật vì nói kinh Pháp Hoa xứng theo tánh mà nói, khiến đem quyền về thiệt, chỉ vọng tức chơn, thượng căn hạ căn đều được thành Phật; nhưng còn căn cơ khác chưa đem về hết; cho nên Phật lại nói kinh Niết-bàn mà góp nhặt hết.

Trong năm thời kỳ ấy, có thông có biệt ; năm thời kỳ về biệt, như trên đã nói; các chúng sinh tánh chậm lụt, phải trải qua năm phen gạn lọc un đúc, cho nên mới có thứ lớp phân biệt. Còn như năm thời kỳ về thông, là nói Phật chỉ ứng theo căn cơ mà thuyết pháp, không câu nệ thời kỳ thứ lớp, chỉ tùy theo người ưng nghe, thời tức được nghe.

Page 81: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

III.- TÁM GIÁO

Bốn giáo pháp về hóa nghi, bốn giáo pháp về hóa pháp, gọi là chung là tám giáo.

Bốn giáo pháp về hóa nghi: đốn, tiệm, bi mật, bất tịnh.

1.- Đốn, đốn có hai nghĩa :

a.- Đốn giáo bộ nghĩa là nói khi đầu tiên Phật mới thành đạo, vì bậc đại căn đại trí, nói ra pháp đốn giáo, tức là Phật nói kinh Hoa nghiêm.

b.- Đốn giáo tướng, là giáo nói khi mới phát tâm đã thành bậc chánh giác, với lại lý tánh và tu pháp chẳng hai, chúng sinh và Phật đồng một thể, nghĩa ấy như trong các kinh phương đẳng Bát-nhã đều có nói.

2.- Tiệm, tiệm cũng có hai nghĩa :

a. Tiệm giáo bộ như kinh A-hàm là đầu tiên về tiệm giáo, kinh Phương đẳng là chặng giữa, kinh Bát-nhã là sau cùng. Đối với căn cơ thấp kém, theo thứ tự mà dìu dắt lần, trước nói Tiểu thừa, sau đền Đại thừa, cho nên gọi là tiệm giáo.

b. Tiệm giáo tướng là nói những tầng bậc trên con đường tu chứng, dứt trừ mê lầm, cùng phải trải qua nhiều kiếp tu hành ; điều đó trong kinh Hoa Nghiêm cũng có nói.

3.- Bí mật, cũng có hai nghĩa :

a. Bí mật giáo là nói thời kỳ Hoa Nghiêm, A-hàm, Phương đẳng và Bát-nhã; trong bốn thời kỳ ấy, hoặc vì người kia nói phép đốn, người nọ nói phép tiệm, hai bên vẫn không biết nhau, nhưng đều được sự lợi ích.

b.- Bí mật chú là nói những chương cú đà-la-ni (Dhàrani), về giáo nầy trong năm thời kỳ đều có nói.

4.- Bất định, cũng có hai nghĩa :

a. Bất định giáo là nói trong bốn thời kỳ trước, hoặc vì người này nói phép đốn, hoặc vì người kia nói phép tiệm, hai bên đều biết nhau, nhưng vẫn được sự lợi ích riêng ;

Page 82: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

b. Bất định ích là nói trong bốn thời kỳ trước, hoặc người nghe đốn giáo mà được sự lọi ích về tiệm giáo, hoặc người nghe tiệm giáo, mà được lợi ích về đốn giáo.

Bốn giáo về hóa pháp là : Tạng, thông, biệt, viên.

1.- Tạng giáo là chỉ về tam tạng giáo pháp của Tiểu thừa, tức là giáo pháp của Phật nói trong thời kỳ A-hàm, người căn cơ chậm lụt nương đó mà chứng được quả Tiểu thừa.

2.- Thông giáo là nói giáo pháp thông cả Đại thừa và Tiểu thừa, người căn cơ chậm lụt nghe giáo pháp ấy thì thông vào tạng giáo, người căn cơ lanh lợi nghe giáo pháp ấy lại được thông vào biệt giáo và viên giáo, cho nên gọi là thông giáo.

3.- Biệt giáo là nói Phật chỉ chuyên về giáo pháp dạy các bậc Bồ-tát, khác với tạng giáo, thông giáo kể trên và viên giáo sau này, nên gọi là biệt giáo.

4.- Viên giáo là nói Phật đối với bậc Bồ-tát có căn trí lanh lợi mà nói ra giáo pháp mầu nhiệm, dạy đủ viên, đốn, cho nên gọi là viên giáo.

Trong bốn giáo pháp nói trên, tạng, thông, biệt, ba giáo thuộc về quyền giáo, viên giáo thuộc về thiệt giáo.

Chỗ quan hệ của năm thời và tám giáo trừ những lời đã thuật trên, lại có ý nghĩa thế này nữa :

1.- Thời kỳ Hoa Nghiêm, chánh thức nói về viên giáo, kiêm nói Phật giáo.

2.- Thời kỳ A-hàm, thời chỉ nói tam tạng giáo Tiểu thừa.

3.- Thời kỳ Phương đẳng đối về môn sanh diệt bên tam tạng giáo mà nói ra môn bất sanh bất diệt về thông giáo, biệt giáo và viên giáo.

4.- Thời kỳ Bát-nhã, thời chỉ nói sơ qua quyền lỳ về thông giáo, biệt giáo, mà chính thức là nói cái lý chơn thiệt về viên giáo.

5.- Thời kỳ Pháp Hoa và Niết-bàn hiệp lại làm một; Pháp Hoa là mở phép quyền về tam tạng thông, biệt, một mực bày rõ thật tướng của viên giáo; nên đứng về phương diện hóa nghi mà nói, cũng gọi là đem tiệm về đốn, cũng

Page 83: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

gọi là không phải đốn không phải tiệm, còn như Niết-bàn là vì những người chưa vào được lý chơn thiện, rộng bàn pháp thường trú; lại về căn cơ chúng sinh đời mạt pháp ủng hộ ba phép quyền; vì vậy, nên phải nói lại bốn giáo, mà cũng dằn dẹp bốn giáo, nên đứng về phương diện hóa nghi mà nói, cũng gọi là không phải đốn mà cũng không phải tiệm. Chí như bí mật và bất định hai loại hóa nghi ấy, là khắp trùm cả bốn thời kỳ trước; chỉ thời kỳ Pháp hoa là rõ bày thật tướng, cho nên không phải bí mật, mà quyết định chớ không phải là bất định.

IV.- TÁNH ĐỦ THIỆN ÁC

Tôn này chỉ rõ pháp môn tánh cụ (tánh đủ thiện ác), nghĩa là nói tánh mình vốn đủ thiện ác, mới tạo ra nhơn quả trong mười pháp giới. Mười pháp giới là sáu loại phàm phu và bốn bậc Thánh. Sáu loại phàm phu là: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Tu la, Nhơn, Thiên. Bốn bậc Thánh là: Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật. Lành thì có tánh làm và tu lành, dữ cũng có tánh dữ và tu dữ. Chúng sinh thành Phật, chỉ dứt trừ tu dữ, chớ không dứt trừ cái tánh dữ, vì bản tánh bao giờ cũng đủ các pháp vậy.

V.- MỘT NIỆM VỚI BA NGÀN

Trong mười pháp giới mỗi mỗi đều đủ mười pháp giới (như nơi cõi người đủ cả Địa ngục, Ngạ quỷ cho đến Phật), cọng thành 100 pháp giới; trong 100 pháp giới đều có mười ‘như’, cọng lại là 1000 ‘như’, nếu nhân với ba thế gian thời thành ra 3000 thế gian. Mười ‘như’ là tiếng nói lược, nói đủ là mười nghĩa ‘như thị’ sở xuất ở kinh Phát Hoa.

Kinh ấy nói rằng : “Chỉ Phật với Phật mới hay thấu rõ thật tướng của các pháp, gọi rằng như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị dụng, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bổn mạc cứu kính”, chính là nghĩa ấy. Trước chin điều (từ như thị tướng cho đến như thị báo), đều là sự sai biệt, nghĩa như thị sau hết, là cái lý bao trùm thông suốt. Hết thảy các pháp đều đủ mười như thị ấy, nói theo chữ Trung Hoa gọi “Thập như”.

Ba thế gian la sở xuất từ bộ luận Đại trí độ, tức là chúng sinh thế gian, quốc độ thế gian, và ngũ ấm thế gian. Chúng sinh thế gian là chỉ về thân thể của các loài chúng sinh trong 10 pháp giới mà nói; chúng sinh vì nghiệp nhơn mà có cảm quả, quả báo ấy là chánh thức, cho nên gọi là chánh báo. Quốc độ thế gian là nói cõi nước của các loài chúng sinh nương ở, gọi là y báo. Ngũ ấm thế gian, là do sắc, tâm mà dựng nên y báo và chánh báo,

Page 84: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

tức là năm uẩn. Ba ngàn thế gian ấy trong một niệm xưa nay đều đủ, cho nên gọi là một niệm đủ ba ngàn thế gian, đọc theo chữ Trung Hoa gọi là nhất niệm tam thiên.

VI.- MỘT TÂM CÙNG BA PHÁP QUÁN

Trong bộ Trung luận của ngài Long Thọ Bồ-tát có bài kệ: ỀNhơn duyên sanh các pháp, ta nói tức là không, cũng gọi là giả danh, cũng gọi là trung đạoỂ. Tôn này y theo bài kệ ấy lập ra không, giả, trung ba phép quán. Không quán là thuận theo chơn đế, hoặc dùng theo thứ lớp của ba phép quán, nghĩa là nói từ giả vào không, từ không vào giả, từ không, giả vào trung đạo; hoặc dùng thông tướng của ba phép quán, nghĩa là nói một pháp không, thời hết thảy đều không, giả, trung cũng đều không; một pháp giả, thời hết thảy đều giả, không, trung cũng đều giả; một pháp trung, thời hết thảy trung, không, giả cũng đều trung; hoặc dùng một tâm mà đồng thời tu ba phép quán, trong một tâm niệm, ba phép quán đều đủ, ba phép quán ấy càng sau càng diệu...

VII.- BA ĐẾ VIÊN DUNG

Chữ đế nghĩa là chân thật không giả dối, tức là chơn lý vậy. Tôn này quán các pháp tức không, tức giả, tức trung - không tức là chơn đế, giả tức là tục đế, trung tức là trung đế.

1.- Chơn đế : Chơn là chơn không, không có giả tướng các pháp vậy. Các pháp vẫn không, chúng sinh không rõ, chấp trước cho là thật có, sanh ra tâm mê lầm, sự hiểu biết không chánh đáng nếu dùng không quán mà trừ bỏ, thời tiêu hẳn tình chấp, xa lìa danh tướng, lý chơn không tự nhiên tỏ bày, cho nên gọi là chơn đế.

2.- Tục đế : Tục tức là thế tục, là an lập các pháp vậy. Các pháp tuy không, đều không sở đắc, nhưng nếu dùng giả quán mà quán tưởng, thời rõ biết bản tánh vốn đủ các pháp, đành rành không thiếu một pháp nào, cho nên gọi là tục đế.

3.- Trung đế : Trung tức là trung chánh, ý nghĩa là tóm thâu các pháp vậy. Các pháp xưa nay vẫn không ra ngoài có không, mà cũng không tức nơi có có không, nếu dùng phép quán trung đạo mà quán sát, thì rõ ràng các pháp đều không phải chơn mà cũng không phải tục, tức chơn tức tục, dung thông cả hai, không có chướng ngại, thiệt không thể nghĩ nghị, cho nên gọi là trung đế.

Page 85: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Chơn đế phá các pháp, trung đế dứt sự đối đãi tuyệt đối. Như ba đế không dung thông thời gọi là quán ba đế về lối cách lịch, cũng gọi là ba đế về thứ lớp, lại cũng gọi là ba đế về biệt tướng. Cách lịch nghĩa là phải trải qua cái hạn định của không gian và thời gian; thứ độ tức là trước hết quán chơn đế, thứ lại quán tục đế, sau đến quán trung đế; ấy là lối tu quán ba đế về biệt giáo. Còn như khi quán một đế mà ba đế đều đủ, ba tức là một; ấy là phép tu quán ba đế về lý viên dung, cũng gọi là ba đế không thứ lớp, lại gọi là ba đế không phải tung không phải hoành (ung, hoành là nói về hạn định của không gian và thời gian). Viên dung nghĩa là nói một đế tức ba đế gọi là viện, ba đế tức một đế gọi là dung, tức có chỗ nói rằng: Ba đế đều phá, đều lập, đều tuyệt đối, một pháp không thời hết thảy đều không, một pháp giả, thời hết thảy đều giả, một pháp trung thời hết thảy đều trung, ba với một không ngại, như yến sáng của gương tức là không những bóng dọi trong gương tức là giả, thể tánh của đài gương tức là trung; toành cảnh là sáng suốt, toàn yến sáng là bong dọi, một thể tánh mà dung thông cả ba, cho nên gọi là ba đế viên dung; ấy là lối tu quán ba đế viên giáo. Cái lý ba đế viên dung là đức tánh sẵn có trong mười pháp giới, dầu là sự vật gì, đương thể, đương tướng, không một pháp gì là không viên dung cả ba đế, cho nên hết thảy cảnh vật, mỗi mỗi đều đủ ba đế, thông thường gọi là một cảnh ba đế.

VIII.- BA HOẶC

Ba hoặc cũng có chỗ gọi là ba chướng, tức kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc.

1.- Kiến tư hoặc, tức là kiến hoặc và tư hoặc vậy. Kiến hoặc là sự mê lầm về lý, tức là những tà kiến không thấu rõ chơn lý; tư hoặc tức là tâm mê lầm về sự, là tâm tham nhiễm chấp trước theo sự vật hoàn cảnh. Hai điều ấy là mê lầm sự lý trong ba cõi, khiến nỗi phải sanh tử luân hồi, cho nên gọi là sự mê lầm thuộc về giới nội.[1] Lại sự mê lầm ấy là thông cả Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát, trong khi tu tập đoạn trừ, cho nên lại gọi là thông hoặc. Phương pháp đối trị sự mê lầm này, là chỉ dùng không quán là diệu hơn hết, cho nên hai hoặc ấy hiệp gọi là kiến tư hoặc.

2.- Trần sa hoặc, la các pháp trong thế gian và xuất thế gian, những cảnh giới sở tri đã là không lường không ngăn, thời tâm mê lầm cũng rất nhiều không lường không ngăn vậy, cho nên phải dúng số nhiều của cát bụi (trần sa) mà ví dụ. Vì các sự mê lầm ấy, mà tâm không thông suốt được các pháp sai biệt, nên không lập được các hạnh lợi tha, làm chướng ngại tâm độ sanh của các bậc Bồ-tát; còn bậc nhị thừa nhơn chỗ mê lầm ấy nên chỉ cầu tự

Page 86: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

độ, mà không phát lòng đại bi cứu độ tất cả chúng sinh; chỉ riêng có bậc Bồ-tát mới dứt trừ sự mê lầm ấy, nên cũng gọi là biệt hoặc.

3.- Vô minh hoặc, là nói sự mê lầm ấy nó che lấp chơn lý thật tướng của trung đạo, lại làm cội gốc cho sự sống chết, phiền não ; sự mê lầm này chỉ có bậc Bồ-tát mới dứt trừ được, cho nên cũng gọi là biệt hoặc. Vả lại, vì các sự mê lầm ấy mà chịu sự phiền não sống chết ở ngoài ba cõi (các bậc Bồ-tát khi chưa đoạn hoặc này, còn phải biến dịch sanh tử), cho nên lại gọi là giới ngoại hoặc. Trần sa hoặc nói trên, đại khái cũng thuộc về giới ngoại hoặc.

IX.- BA TRÍ

Ba trí la :

*.- Nhất thiết trí, *.- Đạo chủng trí, *.- Nhất thiết chủng trí.

Ba trí ấy là do không quán giả quán, trung quán mà thành; mà ba phép quán đã có cánh lịch, viên dung khác nhau, cho nên ba trí cũng có thứ lớp và không thứ lớp khác nhau. Thứ lớp này là nói khi đã thành tựu pháp không quán, biết hết thảy danh, tướng của các pháp, không còn ngã[2] và ngã sở[3], bao nhiêu nội pháp (pháp của tâm), nội danh (danh từ của các pháp thuộc về tâm), ngoài pháp (pháp ở ngoài), ngoại danh (danh trừ của các pháp ở ngoài) thảy đều thấu rõ hay biết, nên gọi là Nhất thiết trí. Nhưng cái “không trí” ấy chỉ hay thông suốt các pháp không sanh, chớn không phân biệt biết được các pháp duyên khởi, cho nên không thể dùng đạo pháp của các đức Phật để phát khởi các giống lành cho hết thảy chúng sinh; muốn được là phải đợi có giả quán, cho nên cái trí do giả quán mà thành là đạo chủng trí. Còn như khi thành tựu phép trung quán thời biết hết thảy pháp đều là trung đạo, hay dùng nhất thiết chủng trí mà biết được đạo pháp của các đức Phật và biết hết thảy nhơn chủng (chủng tử khi tạo nhơn) của các loài chúng sinh, cho nên gọi là nhất thiết chủng trí. Trí đầu tiên là biết các pháp không sanh; trí thứ hai là biết các pháp đều giả dối có; trí thứ ba mới biết chơn lý trung đạo ; ấy là ba trí cách lịch của biệt giáo. Không thứ lớp là nói ba trí chỉ có một tâm niệm đồng thời thành tựu ba phép quán, như trong bộ Ma-ha chỉ quán nói rằng : “Trí huệ Phật soi rõ lý không, như chỗ nhận

Page 87: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

thấy của bậc Tiểu thừa, gọi là nhất thiết trí ; trí huệ Phật soi rõ lý giả, như sự nhận thấy của các bậc Bồ-tát, gọi là đạo chủng trí; trí huệ Phật soi rõ cả lý không, giả, trung, thông suốt thật tướng các pháp, gọi là Nhật thiết chủng trí, cho nên nói ba trí do một tâm niệm mà thấu đặng... Ba trí do một tâm, đồng thời tu ba phép quán mà thành, biết rõ ba cảnh bất tư nghị. Trí ấy do tu quán mà đặng, cho nên gọi là trí”.

Như vậy thời trí không thứ lớp, chỉ một Phật trí, vì ba pháp quán hay thành ba trí, là “nhất tâm viên quán”, cho nên sở thành ba trí cũng trong một tâm mà đặng, không phải tung không phải hoành; ầy là ba trí về viên giáo vậy.

X.- BA ĐỨC

Ba đức là : Pháp thân, bát-nhã, giải thoát ; ấy là ba đức về Niết-bàn. Ba đức ấy đều đủ cả thường (không thay đổi), lạc (vắng lặng yên vui), ngã (tự tại không chướng ngại), tịnh (lìa sự nhơ bẩn, không nhiễm), cho nên gọi là đức.

1.- Đức pháp thân : Pháp tức là khuôn phép, cũng là chơn tướng của vũ trụ. Các đức Phật nhờ nương theo khuôn phép mà tu hành thành Phật, chứng được chơn tướng vũ trụ, cho nên gọi là pháp thân. Thể pháp thân ở nơi các đức Phật cũng không thêm, mà ở nơi chúng sinh cũng không bớt, mê ngộ tuy khác mà thể tánh vẫn một.

2.- Đức Bát-nhã : Tiếng Phạn nói là prajnà (Bát-nhã) Trung Hoa dịch là trí huệ, là nói cái trí rốt ráo về thỉ giáo của Phật, hay biết rõ các pháp không sanh không diệt, vắng lặng không hình tướng, một mực bình đẳng, không thêm không bớt.

3.- Đức giải thoát : Không ràng buộc gọi là giải, tự tại gọi là thoát nghĩa là nói các đức Phật đã lìa bỏ các phiền não nghiệp chướng ràng buộc, chứng đặng cảnh giới đại tự giải thoát vậy.

XI.- NGHĨA LỤC TỨC PHẬT

Lục tức Phật là: lý tức Phật, danh tự tức Phật, quán hạnh tức Phật, tương tợ tức Phật, phần chứng tức Phật, cứu kính tức Phật.

Chữ tức nghĩa là nói tâm, Phật, chúng sinh tuy ba, nhưng vẫn không sai khác, thể tánh chỉ là một, nên gọi là tức. Sáu nghĩa ấy nếu đứng về sự

Page 88: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

mà nói, thời vị thứ cao thấp đều có trật tự, người tu hành rõ biết thế, thời tự mình không sanh lòng tăng thượng mạn, tự xưng là Phật là Thánh. Còn như đứng về lý mà nói, người tu hành biết rõ lý thể trước sau vẫn một, thời trên con đường tu tập không sanh lòng chán nản, không buồn trách mình chậm thành đạo quả, đến nỗi thối tâm. Nói về lý thời tức một pháp mà vẫn đủ có sáu pháp, trong sáu pháp mà thường vẫn dùng về một, bởi vì sự lý không hai vậy.

1.- Lý tức Phật là nói chúng sinh vốn đủ Phật tánh cùng các đức Như Lai không hai không khác, cho nên kinh Niết-bàn có câu: ỀHết thảy chúng sinh đều là PhậtỂ, ấy là nghĩa lý tức Phật.

2.- Danh tự tức Phật, là nói hoặc mình theo các bậc thiện trí thức mà nghe pháp, hoặc xem kinh điển mà hiểu biết, nhận rõ mình có lý tánh, mà lý tánh ấy tức là Phật; lại ở trong từng danh từ mà đã rõ ràng thông suốt hết thảy các pháp đều là Phật pháp, nên gọi là danh tự tức Phật.

3.- Quán hạnh tức Phật là nói khi mình đã rõ biết các pháp đều là Phật pháp, thời phải đúng theo chơn tâm mà tu hành quán tưởng, tâm quán rõ ràng, lý, huệ cân nhau, chỗ làm đúng bởi lời nói, lời nói như chỗ làm, nên gọi là quán hạnh tức Phật; ấy là bậc thuộc về năm phẩm ngoại phàm vậy.

Năm phẩm :

a.- Tùy hỷ (tùy thuận lỳ mầu nhiệm của đế gọi là tùy, lợi kỷ lợi tha, người, mình đều vui, gọi là hỷ) ;

b. Đọc tụng (đọc tụng kinh điển Đại thừa, để giúp về chỗ quán lý) ;

c. Giảng thuyết (đem chỗ hiểu của mình dạy lại cho người, dùng giúp chỗ quán tâm) ;

d. Kiêm tu lục độ (lý quán hơi thuần thục, gặp việc không ngại, cho nên hay chánh thức tu hạnh lục độ).

4.- Tương tư tức Phật nghĩa là nói trong tầng quán hạnh tức Phật, càng dứt bỏ vọng niệm tâm càng được yên lặng, tuy rằng chưa có thể thiệt chứng được lý tánh, nhưng nơi lý đã mường tượng nhu tuồng đã chứng được, nên gọi là tương tự tức Phật ; ấy là bậc nội phàm thuộc về thập tín.

Page 89: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

5.- Phần chứng tức Phật là nói sự mê lầm vô minh, có 41 phẩm; đến bậc này mỗi lần phá một phẩm vô minh, tức chứng được một phần trung đạo, nên gọi là phần chứng tức Phật; ấy là thuộc về những bậc; thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa và đẳng giác.

6.- Cứu kinh tức Phật là nói đã chứng được chỗ mầu nhiêm cực điểm, đến bậc Diệu giác, chủng trí đều viên mãn, nên gọi là cứu kính tức Phật, tức là Diệu giác Phật vậy.

[1] Sự mê lầm thuộc về tam giới. [2] Cái chấp ta - bản ngã. [3] Cái chấp của ta - sự vật.

MẬT TÔN

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Tôn này nương theo chơn ngôn mầu nhiệm làm tôn chỉ, cho nên gọi là Mật tôn, cũng gọi là Chơn ngôn tôn; lấy đức Đại Nhật Như lai (Tỳ-lô-giá-na) làm giáo chủ bí mật, ngài Kim Cang Bồ-tát thân chịu cái chức vị quán đãnh, kế thừa pháp mầu nhiệm, của đức Đại Nhật Nhu Lai, rồi truyền lại cho ngài Long Mãnh Bồ-tát (tức ngài Long Thọ), ngài Long Mãnh truyền cho ngài Long Trí Bồ-tát, ngài Long Trí truyền cho ngài Thiện Vô Úy tam tạng và ngài Kim Cang trí tam tạng. Đến niên hiệu khai nguyên đời Đường, ngài Thiện Vô Úy và ngài Kim Cang trí trước sau qua Trung Hoa, rộng truyền bí pháp. Học trò của ngài Thiện vô úy là ngài Nhất Hạnh thiều sư, sớ thích kinh Đại Nhật, từ đó giáo nghĩa chơn ngôn mới rõ rệt. Còn ngài Kim Cang trí thời truyền cho ngài Bất Không tam tạng, ngài Bất Không truyền lại cho ngài Huệ Quả hòa thượng, ngài Huệ Quả truyền cho nhà sư người Nhật la ngài Không Hải (tức Hoằng Pháp đại sư) làm vị tổ Mật tôn bên nước Nhật. Giáo Lạt-ma ở Tây tạng cũng thuộc về Mật tôn, do nước Ấn Độ trực tiếp truyền vào. Nay phổ thông gọi Mật tôn truyền qua Nhật là Đông mật, truyền qua Tân Tạng là Tạng mật.

II.- HIỂN GIÁO VÀO MẬT GIÁO

1.- Hiển giáo : Tôn này nói các kinh điển của Phật Thích-ca Mâu-ni (Ứng thân Phật) nói ra là hiển giáo.

Page 90: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

2.- Mật giáo : Đức Tỳ-lô-giá-na (Pháp thân Phật) trực tiếp nói ra pháp lớn mầu nhiệm là mật giáo.

Phật có ba thân: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Pháp thân là thể, Báo thân là tướng, Ứng thân là dụng. Tôn khác gọi rằng Pháp thân không có hình tướng, không thuyết pháp; tôn này lại chủ trương ứng thân của Phật đối với bậc phàm phu theo chứng bịnh mà cho thuốc, theo căn cơ mà chỉ dạy, phần nhiều là thuyết minh muôn pháp đều duy thức, để dung thông tâm và cảnh, như kinh Giải thâm mật, và luận Du gia, Duy thức v.v...

3.- Chung giáo : Là giáo lý chung cực của Đại thừa, nói rõ tánh chơn như tùy duyên mà sanh ra muôn phép, sự lý dung thông, hết thảy chúng sinh đều sẽ thành Phật, như kinh Lăng-già, kinh Thắng man và Luận Khởi tín, Luận Bửu tánh v.v...

4.- Đốn giáo : Là giáo lý dạy bảo lối tu chứng đốn ngộ, một niệm chẳng sanh tức gọi là Phật, không cần lập ra tầng bậc trong khi đoạn hoặc chứng lý, như trong kinh Duy ma cật đã nói.

5.- Viên giáo : Là giáo lý viên dung đầy đủ, chỉ rõ pháp môn sự sự vô ngại, một là hết thảy, hết thảy là một, như trong kinh Hoa Nghiêm đã nói.

III.- BỐN PHÁP GIỚI

Bốn pháp giới :

1.- Sự pháp giới : Sự là nói về các sự tượng sai biệt, sắc, tâm các pháp đều có khác nhau, giới hạn rõ ràng, như nước, gió và nước nóng, không thể xen lộn được; ấy là sự pháp giới.

2.- Lý pháp giới : Là lý tánh bình đẳng, tức là chỗ nương dựa cho tất cả sự tượng, gọi là pháp tánh, cũng gọi là chơn như, là cái lý thông khắp tất cả, như nước và gió cùng nước nóng, tướng trạng tuy khác mà thể tánh là một; ấy là lý pháp giới.

3.- Lý sự vô ngại pháp giới : Là nói lý do nơi sự mà rõ, sự nương vào lý mà thành, lý và sự dung thông, như nước tức là sóng, sóng tức là nước, ấy là lý sự vô ngại pháp giới.

4.- Sự sự vô ngại pháp giới : Là nói các sự tướng sai biệt, đều từ trong lý tánh bình đẳng mà hiển hiện ra. Sự lý đã là không ngại, thời sự sự

Page 91: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

cũng không ngại, hết thảy sự tướng sai biệt, xứng tánh dung thông, một tức là nhiều, nhiều tức là một, lớn nhỏ dung nhau, lớp lớp không cùng tột như làn sóng này làn sóng kia, một làn sóng cùng nhiều làn sóng khác, thảy đều dung thông, không chướng ngại nhau; ấy là lý nghĩa mầu nhiệm về sự sự vô ngại pháp giới của tôn này.

IV.- BỐN MÓN DUYÊN KHỞI

Duyên khởi có bốn món là: nghiệp cảm duyên khởi, lại-da duyên khởi, chơn như duyên khởi, và pháp giới duyên khởi.

1.- Nghiệp cảm duyên khởi là lối chủ trương về giáo lý của Tiểu thừa, ý nghĩa nói, chúng sinh do sự mê lầm tạo ra các nghiệp, do nghiệp mà cảm chịu cái quả khổ sống chết, rồi do nơi quả khổ sống chết đời bây giờ, lại sanh ra sự mê lầm và tạo ra các nghiệp, như vậy xoay vần không thôi, cho nên tâm, thân và thế giới của chúng sinh đều do nghiệp lực mà sanh khởi ra vậy.

2.- Lại-da duyên khởi là cái nghĩa thuộc về Đại thừa tướng thỉ giáo. Pháp duyên khởi này nói người ta ai cũng có một tâm thức rất vi tế, gọi là A-lại-da (dịch nghĩa là tạng), nó hay chứa đựng không lường chủng tử của muôn pháp, tâm, thân và thế giới đều do không lường chủng tử ấy gặp duyên là sanh khởi ra.

3.- Chơn như duyên khởi là nghĩa thuộc về Đại thừa chung giáo, nói rõ chơn như tùy duyên mà sanh ra muôn pháp, theo duyên nhiễm thì thành ra lục phàm, theo duyên tịnh thì thành ra tứ thánh, cho nên mười pháp giới đều do chơn như tùy duyên mà sanh khởi ra.

4.- Pháp giới duyên khởi là cái nghĩa thuộc về viên giáo của tôn này, chủ trương pháp giới là một duyên khởi rất lớn, cái năng lực chủ động của các pháp duyên khởi đã không phải thuộc về nghiệp lực của chúng sinh, cũng không phải tâm thức sai biệt sanh diệt của A-lại-da, mà cũng không phải là cái lý tánh bình đẳng bất sanh bất diệt của chơn như, mà chính là muôn pháp cái này cái kia dung thông nhau, cùng nhau làm duyên khởi, lớp lớp không cùng tột, cho nên cũng gọi là vô tận duyên khởi.

V.- SÁU TƯỚNG VIÊN DUNG

Cái nghĩa sáu tướng viên dung, sở xuất từ kinh Hoa Nghiêm, ngài Thế Thân làm bộ ‘Thập địa luận’ để giải rộng nghĩa lý ấy, ngài Chí Tướng

Page 92: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

cũng phát huy ý nghĩa mầu nhiệm, ngài Hiền Thủ cũng chép thuật nghĩa lý ấy. Nay ý theo chương giáo nghĩa (gọi chỏ đủ là chương Hoa Nghiêm nhất thừa giáo nghĩa phần tế, cũng gọi chương ngũ giáo), sơ lược chỉ bày chỗ thiết yếu:

1.- Tổng tướng nghĩa là nói một mà gồm có nhiều đức tánh, ví như nói cái nhà, là gồm cả rường, cột, ngói, đá các duyên mà thành, cho nên chỉ cái nhà là tổng tướng.

2.- Biệt tướng là nói nhiều đặc tánh chứ không phải một, ví như trong cái nhà có đủ rường, cột, ngói, đá v.v... cùng với tổng tướng của cái nhà vẫn khác. Nhưng biệt tướng nương vào tổng tướng của cái nhà mà làm cho cái tổng tướng ấy được trọn đủ, nếu không có biệt tướng thời cái nghĩa của tổng tướng cũng không thành. Vì sao? Là bởi có biệt mớI có tổng, trái lại nếu không biệt thời cũng không tổng vậy.

3.- Đồng tướng là nói tuy nhiều nghĩa, nhưng vẫn không trái nhau, mà đồng thành một nghĩa tổng. Ví như rường, cột, ngói, đá, các duyên ấy hòa đồng với nhau mà làm thành cái nhà, không trái ngược nhau; nên đều gọi là các duyên thuộc về nghĩa tổng. Đồng làm cái nhà chứ không làm vật gì khác, cho nên gọi là đồng tướng. Nghĩa tổng tướng nói ở trước là chỉ toàn thể cái nhà mà nói; đồng tướng thời nói cả các duyên về rường, cột, ngói, đá, thể chất tuy khác nhau, nhưng đồng chung làm thành một cái nhà, nhơn gọi là đồng tướng.

4.- Dị tướng là nói nhiều nghĩa đối nhau đều khác, ví như rường, cột, ngói, đá các duyên ấy, cái này trông cái kia, hình dạng và loài giống khác nhau, cho nên gọi là dị tướng. Biệt tướng trước kia là chỉ rường, cột, các duyên khác với tổng tướng của một cái nhà; dị tướng nói đây là chỉ về các duyên, duyên này với duyên kia, các tướng trạng đều khác.

5.- Thành tướng là nói do các nghĩa kể trên mới thành pháp duyên khởi, ví như từng bộ phận của các duyên rường, cột, ngói, đá - nương dựa nhau mà thành toàn thể, trong các bộ phận ấy, mỗi mỗi đều đủ các đặc tánh, mà vẫn hòa đồng thành việc, nhơn thế cái nhà mới thành, nên gọi là thành tướng.

6.- Hoại tướng là nói các nghĩa đều an trú nơi pháp mình mà không dời động; ví như rường, cột, ngói, đá, tự rường, cột, ngói, đá, mỗi mỗi đều tự an trú nơi pháp mình, vẫn không làm nhà hay làm thành việc khác, ấy gọi là hoại tướng.

Page 93: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Sáu tướng chia ba đôi : Như trên đã lược thuật sáu tướng, nếu dùng con sư tử bằng vàng làm ví dụ, thời con sư tử là tổng tướng, năm căn sai biệt của nó là biệt tướng, năm căn đều đồng một pháp duyên khởi là đồng tướng, năm căn như tai, mắt vẫn khác nhau là dị tướng, các căn hội hiệp mà thành con sư tử là thành tướng, các căn đều an trú nơi phận vị mình là hoại tướng. Tổng, biệt hai tướng là một cặp năng thành và sở thành, những pháp sở thành là tổng, pháp năng thành là biệt.

Đồng, dị, hai tướng là chính nơi pháp năng thành mà nói, nghĩa là các duyên năng thành hòa hiệp làm nên cái nhà gọi là đồng, tuy vậy, trong các duyên hình loại khác nhau gọi là dị.

Thành, hoại, hai loại tướng là chính nơi pháp duyên khởi mà nói : cái dụng của pháp duyên khởi hay thành tựu các pháp duyên khởi là thành, tự tánh không lay động là hoại. Sáu tướng ấy, tổng, biệt là chỉ về dụng mà nói ; đồng, dị là chỉ về tướng mà nói ; thành, hoại là chỉ về dụng mà nói ; ấy gọi là ba đôi tức là ba lối đối đãi.

Viên dung và hàng bố : Trong sáu tướng ba đôi, tổng tướng, đồng tướng và thành tướng là do thể mà lập tôn, tức là thuộc về môn viên dung; biệt tướng, dị tướng và hoại tướng là do nơi sự sai biệt mà lập tôn, tức là thuộc về môn hàng bố (hàng liệt phơi bày). Nhưng bình đẳng và sai biệt, tướng tức tương nhập[1], viên dung không ngại, lìa tổng tướng thời không biệt tướng, lìa đồng tướng thời không dị tướng, lìa thành tướng thời không hoại tướng. Tổng tướng tức biệt tướng, biệt tướng tức tổng tướng, đồng tướng tức dị tướng, dị tướng tức đồng tường, thành tướng tức hoại tướng, hoại tướng tức thành tướng. Cho nên viên dung không lìa hàng bố, hàng bồ không lìa viên dung, viên dung tức hàng bố, hàng bố tức viên dung; như vậy, sáu tướng không ngại, gọi là sáu tướng viên dung. Hết thảy các pháp đều đủ sáu tướng ấy, không một pháp nào là không viên dung tự tại, tức nhập không ngại. Ấy là nghĩa huyền diệu của Hoa Nghiêm nhất thừa viên giáo.

VI.- MƯỜI HUYỀN MÔN

Mười huyền môn là tiếng gọi vắn tắt của mấy chữ “mười pháp môn huyền diệu duyên khởi không ngại”, gốc là ở nơi bộ Hoa Nghiêm nhất thừa thập huyền môn của ngài Chí Tướng. Chương giáo nghĩa của ngài Hiền Thủ vẫn theo đó. Đến khi ngài làm bộ Thám huyền ký, mới thay đổi hai môn. Hay y theo bộ Thám huyền ký và kinh Hoa nghiêm sớ sao, lược thuật ý nghĩa như sau này:

Page 94: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

1.- Môn ‘đồng thời khẳm đủ các pháp tương ưng’ : Là nói trong khi nêu lên một pháp đồng thời khẳm đủ các pháp, một pháp đã đủ, thời pháp nào, pháp nào cũng vậy, đồng thời xen dung nhau, cùng nhau đặng tương ứng, đầy đủ, trọn khắp. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng : “Hết thảy pháp môn như biển lớn vô tận, đồng chung về trong đạo tràng của một pháp” Nay lấy ví dụ đặng dễ rồi: như một giọt nước biển là đủ cá khí vị của trăm sông.

2.- Môn ‘rộng và hẹp tự tại không ngại’. Là nói lớn không chi ngoài, gọi là rộng, nhỏ không vật gì lọt vào trong, gọi là hẹp ; nhưng lớn không phải nhất định là lớn, để trên đầu mảy lông mà không hẹp, nhỏ không phải nhất định là nhỏ, bao trùm cả thái hư có dư, tức có chỗ gọi rằng : ‘sự nhờ lý mà được dung thông, tự tai không ngăn ngại’. Như trong kinh Hoa Nghiêm nói : “Hay dùng thế giới nhỏ làm ra thế giới lớn, thế giới lớn làm thành thế giới nhỏ v.v...” Ví như cái đài gương lớn chừng một thước, soi thấy được các cảnh tướng trạng ngàn dặm.

3.- Môn ‘một và nhiều dung nhau không đồng’ : Là nói một cõi Phật cùng với hết thảy cõi Phật trong mười phương, dung nạp lẫn nhau, mà vẫn không hoại cái tướng một, nhiều. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Dùng một cõi Phật làm đầy đủ cả mười phương, đem mười phương vào trong một cõi Phật mà cũng không dư”. Ấy cũng như ngàn ngọn đèn trong một cái nhà, sáng ngọn này ngọn kia lẫn hiệp nhau.

4.- Môn ‘các pháp tương tức tự tại’ : Là nói hết thảy các pháp, cùng dung cùng tức, không ngăn ngại nhau; như một pháp khi bỏ mình đồng với pháp khác, thời toàn thể đều về nơi pháp kia; nếu một pháp nhiếp thâu các pháp đồng về mình, thời hết thảy các pháp kia, tức toàn thể lại về nơi một pháp thâu nhiếp ấy. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Một tức nhiều, nhiều tức một” ; cũng ví như chất vàng với sắc vàng, hai pháp ấy không rời nhau.

5.- Môn ‘ẩn mật tỏ rõ đều thành’ : Là nói hết thảy các pháp thâu nhiếp lẫn nhau, dung thông không ngại, như một pháp nhiếp nhiều pháp, thời một pháp rõ bày mà các pháp đều ẩn, nếu nhiều pháp nhiếp vào một pháp, thời nhiều pháp rõ bày mà một pháp phải ẩn, trong hiển có ẩn, trong ẩn có hiển, gọi là đều thành. Sự ẩn, hiển ấy, thể không sau trước, chẳng ngăn ngại nhau, như đúc vàng làm sư tử, khi thấy vàng thời tướng sư tử ẩn, thấy tướng sư tử thời vàng ẩn, ẩn hiển đồng thời quyết không.

6.- Môn ‘vi tế dung nhau an lập’ : Là nói một pháp hay bao trùm nhiều pháp, gọi là dung nhau; một với nhiều không lẫn lộn, gọi là an lập;

Page 95: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

nhưng chỗ bao trùm rất vi tế, như bình pha lê đựng nhiều hột cải, mỗi mỗi đều rõ ràng bày hiện, không ngăn ngại. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Trong một mảy trần, hết thảy cõi nưới rộng rãi an trụ”.

7.- Môn ‘cảnh giới tướng võng nhơn đà la’ : Tiếng Phạn là indra (nhơn đà-la), tức là cõi đời vua Đế Thích; cung điện cõi trời ấy, có cái màn lưới bằng bửu châu, trong một hột bửu châu chói hiện đủ muôn lượng, các hột châu khác cũng vậy, chói hiện lẫn nhau, xen nhau sáng suốt, lớp lớp không cùng tột. Nay pháp môn này cũng vậy, trong mỗi mỗi pháp, lẫn nhau, lớp lớp không cùng tột. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Các đức Phật biết hết thảy thế giới đều như thế giới màn lưới nhơn đà-la”..

8.- Môn ‘mướn sự rõ pháp sanh trí hiểu biết’ : Là nói khi mướn một sự gì để nêu bày, tức rõ pháp môn vô tận, khiến người sanh lòng tin hiểu sâu xa, như dựng tay, đánh quyền, chạm mắt đều là đạo.

9.- Môn ‘mười đời cách pháp dị thành’ : Là nói ba đời đều có ba gọi là biệt, một niệm là tổng, cho nên gọi là mười đời. Ba đời riêng chia không xen lộn nhau, cho nên gọi là cách pháp; ba đời đều tồn tại, xen nhau thành lập, cho nên gọi là dị thành. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Các bậc Bồ-tát có mười lối nói ba đời: Quá khứ nói quá khứ, quá khứ nói hiện tại, quá khứ nói vị lai; hiện tại nói quá khứ, hiện tại nói bình đẳng, hiện tại nói vị lai; vị lai nói quá khứ, vị lai nói hiện tại, vị lai nói vô tận”

Lại nói : “Không lường không ngằn kiếp, thấu rõ tức một niệm”, chính là nghĩa ấy, như trong một giấc chime bao rõ ràng thấy việc trăm năm.

10.- Môn ‘chủ ban viên mình cụ đức’ : Là nói đức Như Lai nói ra pháp môn Viên giáo, lý không tự khởi, phải có quyến thuộc tùy sanh, cho nên mười phương các đức Phật, các vị Bồ-tát, xen nhau làm chủ, bạn, lớp lớp tham giao, đồng thời đốn xướng[2] pháp môn viên giáo, như cái mặt trăng sáng trên không, các ngôi sao đoanh vây, trăm song xa gần thấy đều chói hiện; ấy gọi là chủ, bạn viên minh. Những pháp môn nói trong các hội cân xứng lý tánh, lời bàn rốt ráo, đủ các công đức, cho nên gọi là cụ đức. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Pháp giới Tu-đa-la dùng Phật sát vi trần số Tu-đa-la làm quyến thuộc”, chính là nghĩa ấy.

VII.- MƯỜI TÔN

Ngài Hiền Thủ làm chương giáo nghĩa chia Đại thừa và Tiểu thừa ra làm 10 tôn

Page 96: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

1.- Ngã, pháp cu hữu tôn là tôn nói người ta và các pháp trong vũ trụ đều thật có, như giáo pháp về nhơn, thiên và các bộ phái về Tiểu thừa như là độc tử, pháp thượng, hiền trụ, chính lượng, mật lầm, căn bổn v.v...

2.- Pháp hữu ngã vô tôn là tôn nói về thể tánh của các pháp thật có, mà ngã chấp thời không, như phái nhất thiết hữu, tuyết sơn, đa văn, hóa địa về Tiểu thừa.

3.- Pháp vô khứ lai tôn là tôn nói cái chấp nhơn ngã vẫn không, mà các pháp cũng chỉ hiện tại là có thể tánh, quá khứ và vị lai thời không, như phái đại chúng, kê giẫn chế đa sơn, tây sơn trụ, bắc sơn trụ, pháp tạng, ẩm quang, căn bổn, hóa đọa.

4.- Hiện thông giả thiệt tôn là tôn nói chẳng những quá khứ vị lai không có thể tánh, chính các pháp hiện tại cũng có giải có thiệt, như lối chấp cuối cùng của phái thuyết giả, kinh bộ về Tiểu thừa.

5.- Tục vọng chơn thiệt tôn là tôn nói tục đế là giả, chơn đế là thiệt, như phái thuyết xuất thế của Tiểu thừa.

6.- Chư pháp đẳng danh tôn là tôn nói hết thảy các pháp hữu lậu và vô lậu chỉ có giả danh (danh từ suông), chớ không có thiệt thể, như phái nhất thiết của Tiểu thừa.

7.- Nhất thiết giai không tôn là Đại thừa thỉ giáo, mà chính là chỉ về ‘không thỉ giáo’. Tôn này nói về hữu vi là không, vô vi cũng là không, rốt ráo đều không - hết thảy các pháp đều không.

8.- Chơn đức bất không tôn là Đại thừa chung giáo, nghĩa là nói chơn như đủ có cái thiệt đức không thay đổi, cho nên gọi là chơn đức; chơn như có tự thể, cho nên gọi là bất không, lại bản tánh vốn đủ hằng sa công đức; cho nên nói là bất không.

9.- Tướng tưởng cu tuyệt tôn tức Đại thừa đốn giáo. Tôn này nói về tâm năng duyên (tưởng) cùng cảnh sở duyên (tướng) đều dứt (tuyệt) cho nên giáo là giáo pháp tuyệt ngôn, lý là chơn lý tuyệt ngôn.

10.- Viên minh cụ đức tôn là Đại thừa viên giáo. Viên minh ý nghĩa là đầy đủ sáng suốt; cụ đức là nói pháp tánh đầy đủ các đức mầu nhiệm, muôn tượng bản giăng. Tôn này gọi rằng hết thảy các pháp, xứng tánh viên dung, khẳm đủ các đức, rộng khắp bao dung, sự sự vô ngại, chủ, bạn không

Page 97: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

cung tột. Cho nên trong bộ Hoa Nghiêm huyền đàm của ngài Thanh Lương gọi là viên dung cụ đức tôn.

Xét theo trong Hoa Nghiêm huyền đàm đã nói, thời sáu tôn trước cùng với chương ngũ giáo đồng nhau, chỉ tôn thứ bảy là tam tánh không, hữu tôn nghĩa là nói biến kế sở chấp là không, y tha, viên thành là có, cho nên gọi là tam tánh không, hữu; ấy là cái danh từ chính nơi Đại thừa ‘tướng thỉ giáo’ mà lập ra. Thứ tám là chơn không tuyệt tướng tôn, tức là tôn tướng tưởng cu tuyệt trong chương giáo nghĩa; thứ chin là không hữu vô ngại tôn, cũng tức là tôn chơn đức bất không trong chương giáo nghĩa. Chẳng qua về thứ lớp thì tôn thứ tàm và thứ chin có thay đổi, là nhơn vì ngài chung, đốn, viên - mà ngài Thanh Lương thời y theo thứ lớp về bốn pháp giới, cho rằng chơn không tuyệt tướng là thuộc về lý pháp giới, không hữu vô ngại là thuộc về lý sự vô ngại pháp giới.

VIII.- BA PHÉP QUÁN VỀ PHÁP GIỚI

Ba phép quán về pháp giới là: chơn không quán, lý, sự vô ngại quán, châu biến hàm dung quán.

1.- Chơn không quán : Phép quán này y theo lý pháp giới mà lập ra, nghĩa là nói chẳng phải hư vọng, niệm lự, gọi là chơn, chẳng phải sắc tướng ngăn ngại gọi là không; cho nên dứt vọng tình rõ bày chơn tánh, khiến thấy sắc không phải thiệt sắc, toàn thể là chơn không, không, không phải là không hẳn (đoạn không), toàn thể là chơn tánh. Như vậy, thời hay dẹp sạch tình trần, mà sắc, không không ngại, bặt dứt trí giải, mà tâm, cảnh đều dung, cho nên gọi là chơn không quán.

2.- Lý sự vô ngại quán : Pháp quán này y theo ‘lý sự vô ngại pháp giới’ mà lập, nghĩa là nói thể tánh thanh tịnh sáng suốt gọi là lý; hình tướng phân hạng gọi là sự; cho nên quán lý rộng lớn đều quy về nơi một mảy trần, tức nơi đó mà rõ thấu cái sắc của mảy trần, thông khắp cả pháp giới: ấy là dung các tướng hư giả của muôn tượng toàn là một tánh sáng suốt của Nhất chơn, lý sự thấu suốt, viên dung không ngại, cho nên gọi là lý sự vô ngại quán.

3.- Châu biến hàm dung quán : Phép quán này y theo sự sự vô ngại pháp giới mà lập ra, nghĩa là nói không chỗ nào là không có, gọi là châu biến; không pháp nào là không thâu nhiếp, gọi là hàm dung; cho nên quán cái lý, toàn nơi sự, tùy một sự gì mà mỗi mỗi đều thấy; quán mọi sự tức nơi lý, theo lý mà mỗi mỗi đều dung; thế thời, một, nhiều, không ngại, lớn, nhỏ

Page 98: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

trùm nhau, dung nhiếp lẫn nhau, lớp lớp không cùng tột, ẩn, hiển tự tại, thần dụng khó lường, cho nên gọi là châu biến hàm dung quán.

[1] Tương tức, Ỷ nghĩa là nói cái nay tức cái kia như nói: nước tức sóng măn cụt tức gián châu, là muốn chỉ cái tướng không hai. Tương nhập là nói sự ăn nhập với nhau, là nghĩa dung thông, như nói mặt gương này mặt gương kia chiếu vào nhau.

[2] Xướng lên pháp môn tu hành viên mãn đốn – viên mãn đốn ngộ.

HOA NGHIÊM TÔN

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Tôn này y theo kinh Hoa Nghiêm mà lập ra, cho nên gọi là Hoa Nghiêm tôn. Đời Đường ngài Đồ Thuận Hòa thượng làm bộ ‘Pháp giới quá’, dùng hơn hai ngàn lời nói, tổng quát cả ý chỉ mầu nhiệm của kinh Hoa Nghiêm, làm bậc sơ tổ tôn này. Người đắc truyền thứ nhất là ngài Trí Nghiêm, (Ngài này ở chùa Chí Tướng, nên cũng gọi là Chí Tướng tôn giả), làm bộ ‘sưu huyền ký’ để giải kinh Hoa Nghiêm, và làm ra ‘thập huyền môn’, ‘ngũ thập yếu vấn đáp’ và chương ‘khổng mục’ để giải bày nghĩa lý. Ngài lại truyền cho ngài Pháp Tạng (Hiền Thủ quốc sư), ngài này cũng làm bộ ‘Thám huyền ký’ và nhiều chương sớ khác, để xiển dương lý nghĩa mầu nhiệm về nhất thừa, pháp môn Hoa Nghiêm nhơn đó mà phát triển và thạnh hành; cho nên tôn này cũng gọi là Hiền Thủ tôn. Kế đến đời ngài Trừng Quán (Thanh Lương quốc sư) làm bộ ‘Hoa Nghiêm sớ sao’, để giải thích kinh Hoa Nghiêm mới dịch, lý thí toàn y theo khuôn phép của ngài Hiền Thủ, rõ bày lý nghĩa rất rộng và mầu nhiệm sâu xa, được người đời trân trọng.

II.- NĂM THỜI GIÁO PHÁP

Tôn này lập ra năm thời giáo pháp, để nhiếp thâu hết thảy pháp môn trong Phật giáo.

1.- Tiểu giáo, tức là giáo lý về Tiểu thừa, chỉ giải rõ lý ngã không, như kinh A-hàm, Luận Cu-xá v.v...

2.- Thỉ giáo, là giáo lý về bước đầu của Đại thừa; giáo lý trong thời kỳ này lại chia ra ‘không thỉ giáo’ và ‘tướng thỉ giáo’ hai loại. Không thỉ

Page 99: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

giáo nói rõ hết thảy đều không, để phá trừ pháp chấp, như kinh Bát-nhã và Luận Trung quán v.v... Còn tướng thỉ giáo là tùy theo ý của kẻ phàm phu mà thuyết pháp, tức là những pháp môn quyền, thiệt của Phật Thích Ca nói ra vậy; còn như pháp thân Phật là ở trong cảnh thọ dụng pháp lạc, đối với quyến thuộc của mình (các vị Đại Bồ-tát là quyến thuộc của Phật), chỉ rõ cái cảnh giới nội chứng, ấy là lối thuyết pháp tùy theo ý mình, tức là Kim bộ và Thai bộ[1] của đức Đại Nhật Như Lai nói ra vậy.

III.- KINH ĐIỂN Y CỨ CỦA TÔN NÀY

Tôn này lấy kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang đảnh làm giáo điển cội gốc, gọi là hai bộ kinh lớn; lại thêm kinh Tô Tất địa, kinh Du kỳ, kinh Yếu lược niệm tụng, cọng lại, gọi là năm bộ kinh về Bí mật giáo.

IV.- GIÁO TƯỚNG VÀ SỰ TƯỚNG

Sự tu hành của Mật giáo thời chú trọng về thực hành, từ tụng chú và kết ấn, cho đến sự cúng dường, lập đàn, các lối nghi thức đều có cái khuôn phép nhất định, chớ không phải dụng ý riêng mà làm càn được. Cái phép tắc thực hành tu niệm ấy, gọi là sự tướng; nói rõ cái ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm của sự tướng, gọi là giáo tướng. Không học giáo tướng thời không suốt ngộ được ý thú, không học sự tướng thời hết thảy đều là nói suông; cho nên hai tướng ấy không được thiên bỏ bên nào. Giáo tướng về lý luận, có thể theo nơi kinh điển mà tìm tòi, còn phương pháp về sự tướng tu tụng, thông thường phải có A-xà-lê truyền cho mới được. A-xà-lê nghĩa là khuôn phép, là ông thầy truyền đạo bên Mật tôn.

V.- SÁU ĐẠI

Sáu đại châu khắp cả pháp giới, làm bản thể cho hết thảy các pháp, gọi là thể lớn của sáu đại. Sáu đại là: địa, thủy, hỏa, phong, không và thức. Năm đại trước thuộc về sắc, một đại sau thuộc về tâm. Sáu đại ấy là những nguyên tố thành lập ra vạn hữu trong vũ trụ, nhưng mỗi mỗi đều dung thông không ngăn ngại, thâu nhiếp lẫn nhau, gọi là sáu đại không ngăn ngại; sáu đại ấy theo duyên mà sanh khởi ra các pháp, gọi là sáu đại duyên khởi.

VI.- BỐN PHÉP MẠN TRÀ LA

Bốn phép Mạn-trà-la là cái tướng sai biệt của bản thể do sáu đại mà biến hiện ra, mỗi mỗi đều không lường không ngăn, gọi là tứ mạn tướng

Page 100: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

đại[2]. Tứ mạn là: đại, tam, pháp, yết, là tiếng vắn tắt của bốn pháp mạn-trà-la.

1.- Đại mạn-trà-la là chỉ cái sắc thân trang nghiêm của Phật, Bồ-tát mà nói, như các pho tượng chạm trổ, tô vẽ v.v... nói rộng ra thời cái thân của các loài hữu tình trong mười pháp giới cho đến sắc tướng của muôn pháp, đều y theo địa, thủy, hỏa, phong và không mà hiện ra, đều gọi là Đại mạn-trà-la.

2.- Tam muội gia mạn-trà-la là chỉ những tiêu biểu của Phật và Bồ-tát hay cầm mà nói, như hoa sen, ngọc hữu châu, dao gươm v.v... Tam muội gia dịch nghĩa là lời thề, dùng những vật ấy có tiêu biểu lời thề nguyện của chư Phật và các vị Bồ-tát; nếu theo nghĩa rộng mà nói thời gồm hết thảy cơ khí trong vũ trụ, phàm những đồ dùng trong thường ngày và núi, sông, cây, cỏ, mỗi pháp đều bày cái đặc tánh của nó, đều gọi là tạm muội gia mạn-trà-la.

3.- Pháp mạn-trà-la là chỉ chủng tử và lời chơn ngôn của các đức Phật các vị Bồ-tát mà nói. Chủng tử là dùng một chữ cái làm bản thể của Phật và Bồ-tát, như chủng tử của đức Đại Nhật là chữ (đọc là A), chủng tử của ngài Kim cang đát tỏa là (đọc là hùm). Chơn ngôn tức là Mật chú, lại là cái danh hiệu của Phật và Bồ-tát, cùng là văn nghĩa trong các kinh điển, cho đến suy rộng ra, thời hết thảy lời nói phô, văn học, tên gọi, ký hiệu, đều gọi là Pháp mạn-trà-la.

4.- Yết-ma mạn-trà-la là chỉ hết thảy oai nghi động tác của chư Phật va Bồ-tát mà nói. Yết-ma nghĩa là cử động, làm các sự nghiệp, theo nghĩa rộng thời sự động tác công dụng về các sự nghiệp của người hay muôn vật đều là Yết-ma mạn-trà-la.

Mạn-trà-la ý nghĩa là tròn trịa đầy đủ. Bốn pháp mạn-trà-la là tướng của một bản thể đồng thời đều tồn tại, đã có một Mạn, tất ba Mạn kia phải đủ, bốn Mạn nơi Phật không lìa bốn Mạn của chúng sinh, bốn Mạn của chúng sinh không lìa bốn Mạn của chư Phật, cho nên gọi là Tứ Mạn bất ly.

VII.- TAM MẬT

Sự tác dụng của tam mật khắp cả pháp giới, gọi là tam mật dụng đại. Tam mật gồm : thân mật, ngữ mật và ý mật. Nói về cõi Phật thời thân, ngữ và ý của Phật, công đức mầu nhiệm, không thể nghĩ nghì. Đức Đại Nhật Như Lai là cái thân bao khắp cả pháp giới, cho nên lấy thể tướng pháp giới

Page 101: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

làm thân mật, hết thảy tiếng tăm là ngữ mật, cái thức lớn bao khắp là ý mật ; nòi về chúng sinh thời tay bắt ấn là thân mật, miêng niệm chơn ngôn là ngữ mật, tâm chuyên vào tam-ma-địa (thiền định) của tôn này là ý mật, ấy gọi là hữu tướng tam mật. Nhờ có chơn ngôn mà dẹp được khẩu nghiệp, quán tưởng đức Bổn tôn Tỳ-lô-giá-na mà dẹp được vọng tưởng, ý nghiệp thanh tịnh tay bắt ấn là tịnh được thân nghiệp ; người tu hành dùng phương tiện ấy mà dẹp được ba nghiệp, tức là tam mật của đức Như Lai thường gia trì hộ niệm cho. Vì người ta và đức Như Lai đều do sáu đại làm bản thể, bốn pháp mạn-trà-la làm tướng, vốn không sai khác; chẳng qua chúng sinh vì nghiệp chướng mê lầm ràng buộc, cho nên mê ngộ khác nhau đó thôi; nay dùng tam mật tu hành, thời ánh sáng của đức Như Lai chói rọi vào tâm thủy[3] của người (gọi là gia), tâm thủy của người cảm chịu được cái ánh sáng của đức Đại Nhật Như Lai (gọi là trì), ấy là nghĩa tam mật gia trì. Tam mật của chúng sinh cùng với tam mật của Như Lai, ăn hiệp với nhau cùng thâu nhiếp, không hai không khác, gọi là tam mật Du-già (Du-già nghĩa là tương ứng, ăn hiệp). Nếu bậc A-xà-lê rõ thấu nghĩa Du-già, thông suốt ý mầu nhiệm, thời hay tịnh được bản tâm, phàm những công việc làm ra đều là ích lợI và điều phục cho chúng sinh, tùy theo mỗi việc làm thảy đều noi theo oai nghi của Phật, cho nên mọi sự hành vi cử động đều toàn là ấn cả, hết thảy lời nói phô đều là chơn ngôn, tức có chỗ gọi rằng: ỀMở miệng ra tiếng, chơn ngôn diệt tội, giơ tay động chân, đều thành mật tấn, theo việc khởi niệm, diệu quán tự thànhỂ, ấy gọi là vô tướng tam mật.

VIII.- HAI BỘ MẠN TRÀ LA

Phàm những họa tượng của các đức Phật và các vị Bồ-tát, mặc dù nêu lên một vị nào, tất đủ bốn phép Mạn-trà-la. Nhưng thông thường gọi là Mạn-trà-la, phần nhiều là chỉ vào các pho tượng đắp hay vẽ, có hình thức nhất định mà nói; còn như nói về cội gốc Mạn-trà-la của Phật giáo, tức là hai bộ Mạn-trà-la: Kim cang giới và Thái tạng giới.

Mạn-trà-la về Kim cang giới, là biểu cái ‘trí huệ’ do sự tu hành mà hiện ra, nghĩa là nói trí huệ của Như Lai hay phá trừ mê muội chướng ngại, chứng được chơn lý thật tướng, trí ấy rất chắc chắn, lanh lợi, sắc sảo, như ngọc Kim cương, cho nên gọi là Kim cương giới.

Mạn-trà-la về Thai tạng giới, là cái ‘lý’ đầy đủ, nghĩa là nói: Chúng sinh đều sẵn có cái đức tánh nhiếp trì, trùm chứa hết thảy công đức của Như Lai mà chưa hiện bày, như cái thai ba mẹ chứa đựng đứa con, cho nên gọi là Thai tạng giới.

Page 102: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Trí là chỉ về sai biệt, lý chỉ về bình đẳng; trí là do tu tập mà sanh, cho nên phối hợp với thỉ giáo; lý là cái sẵn có, cho nên phối hiệp với bản giác.

Còn như Kim-cang giới là quả, trong sáu đại là thức đại, thai tạng giới là nhơn; trong sáu đại thuộc về năm đại trước. Kim cang giới có chin hội, Phật và Bồ-tát phàm 1.461 vị, Thại tạng giới có 12 viên, phàm 414 vị.

IX.- MƯỜI TRỤ TÂM

Tôn này vì muốn phân biệt chỗ tạo nghiệp chịu báo của các loài dị sanh, chỗ tu chứng đoạn hoặc của các bậc Tiểu thừa và Bồ-tát, nên lập ra mười trụ tâm để giải rõ.

1.- Tâm dị sanh để dương : Dị sanh tức là phàm phu, nghĩa là nói kẻ phàm phu mê lầm, không rõ lành dữ, chỉ niệm về sự ăn uống dâm dục, như con dê xù kia không khác; ấy là cái tu nhơn về ba ác thú địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

2.- Tâm ngu đồng trụ giới : Nghĩa là nói người mê muội không có trí huệ, như đứa con nít, phải nhờ các nhơn duyên ở ngoài mới phát khởi lòng lành, hoặc làm những việc từ thiện ở đời, hoặc giữ năm giới; ấy là các quả báo nơi nhơn gian.

3.- Tâm anh đồng vô úy : Nghĩa là nói, người tâm trí hèn yếu, như đứa con nít, chỉ cần sanh lên cõi trời, xa lìa sự khổ não trong ác thú là được, ấy là lối trụ tâm về bậc thiên thừa. Phạm thiên ngoại đạo và những người tu về thập thiện, đều nhiếp vào tâm ấy. Ba tâm kể trên là lối trụ tâm về thế gian, ở trong năm thừa Phật giáo thời thuộc về nhơn thiên thừa.

4.- Tâm duy uẩn vô ngã : Nghĩa là nói người đã dứt bỏ tánh chấp trước về nhơn ngã, ra khỏi ba cõi, nhơn ngã đều không, chỉ còn năm uẩn; ấy là lối trụ tâm của bậc Thanh văn, là cái bước đầu tiên về đạo xuất thế sơ tâm của Tiểu thừa vậy.

5.- Tâm bạt nghiệp nhơn chủng : Nghiệp là hoặc nghiệp, nhơn là nhơn duyên, chủng là chủng tử vô minh, bởi vô minh chủng tử nên mới sanh ra mê lầm, gây làm các nghiệp, sống chết xoay vần; nay quán theo 12 nhơn duyên, nhổ trừ chủng tử về nghiệp nhơn, ra khỏi ba cõi; ấy là lối trụ tâm về bậc Duyên giác, là bậc hậu tâm của Tiểu thừa. Hai tâm kể trên đều thuộc về giáo lý Tiểu thừa.

Page 103: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

6.- Tâm tha duyên Đại thừa : Bậc Tiểu thừa chỉ cầu tự độ, may quán theo lý duy tâm, phát khởi lòng đại bi vô duyên phổ độ tất cả chúng sinh; vì bậc này vốn là bước đầu tiên về Đại thừa, cho nên đặc biệt nêu tên là Đại thừa; ấy là lối trụ tâm về Pháp tướng tôn.

7.- Tâm giác tâm bất sanh : Là nói người tu hành khi quán tưởng tám pháp bất chánh quán, rõ biết tâm tánh bản lai thanh tịnh, không sanh không diệt; ấy là lối trụ tâm về tam luận tôn. Hai lối trụ tâm vừa kể trên, đều thuộc về Tam thừa giáo.

8.- Tâm nhất đạo vô vi : Nhất đạo là nói cái lý thật tướng của chơn như nhất thiệt đế. Nhất thiệt đế tức không, tức giả, tức trung. Dùng phép nhất thiệt ấy, vận chở chúng sinh, gọi là nhất thừa. Pháp nhất thừa ấy không hai không ba, nên cũng gọi là nhất đạo. Thông suốt đạo lý ấy, thời chúng sinh và Phật không hai, cảnh và trí viên dung, vô thượng vô vi, một đạo thanh tịnh; ấy là lối trụ tâm của Thiên thai tôn.

9.- Tâm cực vô tự tánh : Là nói pháp duyên khởi không có tự tánh, chỗ cứu kính của không tánh, thời sự sự vô ngại, mười huyền duyên khởi, sáu tướng viên dung, ấy là lối trụ tâm của tôn Hoa Nghiêm. Hai lối trụ kể trên đều thuộc về giáo lý nhất thừa.

10.- Tâm bí mật trang nghiêm : Bí mật trang nghiêm tức là Mạn-trà-la dùng hằng sa đức tánh của Phật, trần số pháp tam mật mà trang nghiêm thân độ, cho nên gọi là bí mật trang nghiêm. Lại pháp tam mật ấy, tuy bậc thập địa đẳng giác cũng không thể biết được, cho nên gọi là bí mật; thể tánh của tam mật đoan chính mầu nhiệm cho nên gọi là trang nghiêm ; ấy là lối trụ tâm của chơn ngôn mật giáo, là giáo lý về Kim Cang thừa.

Các danh mục của thập trụ tâm, thấy trong kinh Đại Nhật về phẩm Trụ tâm và luận Bồ-đề tâm cùng luận Thập trụ tâm, bí mật bảo thược của ngài Hoằng Pháp đại sư làm, phát huy nghĩa bí yếu, chỗ giải thích không phải một, những lời thuật lại ở trên là nương theo thứ lớp cạn sâu của chin biến (từ 1 đến 9) một mật (lối trụ tâm thứ 10) mà giải thích, gọi là thập trụ tâm hiển mật hiệp luận.

[1] Xem hai bộ mạn-trà-la ở sau sẽ rõ. [2] Tướng rộng lớn bao trùm của bốn phép mạn trà la. [3] Tâm mình khi được thanh tịnh hay soi rõ các pháp, cũng ví như biển nước trong yên lặng, hay chiếu rõ rệt mặt trăng và các ngôi sao, nên gọi là

Page 104: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

tâm thủy.

THIỀN TÔN

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Khi Phật ở hội Linh Sơn cầm nhánh hoa khai thị cho trong chúng, cả chúng đều im lặng, chỉ có ngài Ca Diếp tôn giả nở nụ cười bí mật. Phật liền dạy rằng : “Ta có chánh pháp nhẫn tạng, Niết-bàn, diệu tâm phú chúc cho người Ma-ha Ca Diếp”. Chuyện này thấy ở trong kinh Phạm thiên vấn Phật quyết nghi. Ấy là nguồn gốc phát khởi của Thiền tôn. Trong truyện Phú Pháp tạng nhơn duyên nói rằng : Ngài Ca Diếp truyều lại cho ngài A-nan làm vị tổ thứ hai, rồi lần hồi truyền đến ngài Mã Minh là vị tổ thứ 12, ngài Long Thọ là vị tổ thứ 14, ngài Đạt-ma là vị tổ thứ 28 - Về triều vua Võ Đế đời Lương, ngài Đạt-ma từ Tây Trúc qua Trung Hoa truyền pháp, ấy là vị tổ đầu tiên về Thiền tôn ở Trung Hoa. Ngài Huệ Khả kế thừa làm vị Tổ thứ hai, ngài Tăng Xán là vị tổ thứ ba, ngài Đạo Tín là vị tổ thứ tư, ngài Hoằng Nhẫn là vị tổ thứ năm, ngài Huệ Năng là vị tổ thứ sáu.

II. NAM ĐỐN VÀ BẮC TIỆM

Ngài Ngũ tổ - Hoằng Nhẫn - ở tại núi Đông sơn huyện Huỳnh Mai, một hôm ngài khiến các đệ tử mỗi người làm một bài kệ, trong ấy có bậc Thượng tọa là ngài Thần Tú đề bài kệ nơi vách rằng : “Thân như cây Bồ-đê, tâm giống đài gương sáng, thường phải lau chùi mãi, chớ để nhuốm trần ai !”

Ngài Huệ Năng nghe bài kệ ấy, cũng làm một bài rằng : “Bồ-đề vốn không cây, gương sáng đâu phải đài, xưa nay không một vật, trần ai nhuốm chỗ nào ?”

Ngài Ngũ tổ bèn truyền pháp cho ngài Huê Năng, khiến đi qua phía Nam; từ đó về sau ngài Huệ Năng truyền pháp ở phương Nam, gọi là Nam đốn, ngài Thần Tú truyền pháp ở phía Bắc gọi là Bắc tiệm. Nam tôn chủ về đốn ngộ; Bắc tốn chủ về tiệm tu, cho nên gọi là Nam đốn Bắc tiệm.

III.- NĂM NHÀ VÀ HAI PHÁI

Học trò của ngài Lục tổ, người được truyền pháp rất nhiều, nhưng có tiếng hơn hết là ngài Hoài Nhượng ở Nam Nhạc, ngài Hành Tư ở Thanh

Page 105: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Nguyên. Học trò ngài Nam Nhạc chia ra làm tôn Lâm Tế và tôn Qui Ngưỡng. Học trò ngài Thanh Nguyên chia lam tôn Tào Động, tôn Vân Môn và tôn Pháp Nhãn; ấy là năm nhà. Về tôn Lâm Tế lại chia ra làm hai phái, là Dương kỵ và Huỳnh long. Từ đờI Tống về sau, tôn Lâm Tế rất thạnh hạnh, ngày hay Thiền tôn về Nam Bắc các đại tòng lâm, đều là con cháu tôn Lâm Tế cả.

IV.- TÔN LÂM TẾ

Ngài Hoài Nhượng Thiền sư ở tại chùa Bát-nhã núi Hoành Nhạc, học tro ngài có ngài Đạo Nhất Thiền sư họ Mã, tục gọi là Mã tổ; ngài Mã tổ truyền cho ngài Bách Trượng, ngài Bách Trượng truyền cho ngài Huỳnh Nghiệt, ngài Huỳnh Nghiệt truyền cho ngài Lâm Tế nghĩa huyền Thiền sư ; ấy là về tôn Lâm Tế. Ngài Lâm Tế hỏi ngài Huỳnh Nghiệt : Sao gọi là đại ý Phật pháp ? Ngài Huỳnh Nghiệt liền đánh một cái; như vậy, ba lần hỏi đều bị ba lần đánh; sau đến tham học với ngài Đại Ngu mới ngộ được cái tôn chỉ của ngài Huỳnh Nghiệt, rồi trở về với ngài. Căn cơ của ngài rất lanh lợi, hễ ngài Huỳnh Nghiệt đánh, thời ngài hét lên; về sau ngài tiếp người dùng bằng thiết bảng đánh và hét tiếng, ngài nói : “Có khi một tiếng hét như cái bửu kiếm kim cương vương, có khi một tiếng hét như Sư tử giẫm chân, có khi một tiếng hét như huơ cây nơi bóng cỏ, có khi một tiếng hét không khởi dụng của tiếng hét”, nên người đời gọi là Lâm Tế tứ yết. Ngài lại nói : “Ta có khi đoạt nhơn mà không đoạt cảnh có khi đoạt cảnh mà không đoạt nhơn, có khi nhơn và cảnh đều không đoạt”[1], kẻ hậu học gọi là tứ liệu giản. Tôn Lâm Tế truyền đến đời Tống, học trò ngài Thạch Sương sở viên lại chía ra làm Huỳnh Long Huệ nam và Dương Kỵ phương hội, hai phái đương thời ấy pháp hội của phái Huỳnh Long rất thạnh, người ta nói không kém gì đời ngài Mã Tổ ngài Bách Trượng; phái Dương kỵ thời từ đời Tống, đời Minh cho đến đời Thanh pháp lưu khắp diễu cùng cả Nam Bắc.

V.- TÔN QUI NGƯỠNG

Ngài Bách Trượng truyền cho ngài Linh Hiệu Thiền sư ở tại núi Qui sơn đất Đàm Châu; ở tại Ngưỡng sơn đất Viên Châu; ấy là về tôn Qui ngưỡng. Ngài Ngưỡng Sơn ở nơi xứ Đàm Nguyên lãnh thọ 97 viên tướng, sau ở nơi Qui sơn, nhơn tướng tròn (O) mà đốn ngộ, bèn nói rằng : “Ta nơi xứ Đàm Nguyên được cái thể, ở nơi núi Qui sơn thời được cái dụng”. Mỗi khi khách chủ ứng đáp, hoặc họa tướng trâu, hoặc họa tướng Phật, hoặc họa tướng người hoặc họa tướng chữ vạn cơ cơ bí mật, nghĩa rộng lớn mầu nhiệm món món biến hiệu người không thể lường được.

Page 106: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

VI.- TÔN TÀO ĐỒNG

Ngài Hy Thiên Thiền sư đắc pháp với ngài Thanh Nguyên; ở núi Hoành sơn có viên đá hình như cái đài, ngài Hy Thiên làm am trên đá ấy đương thơi người ta gọi là Thạch Đầu Hòa thượng. Ngài Thạch Đầu truyền cho ngài Dược Sơn, ngài Dược Sơn truyền cho ngài Vân Nham, ngài Vân Nham truyền cho ngài Lương Giới Thiền sư ở tại núi Đông Sơn đất Thoại Châu, ngài Đông Sơn lại truyền cho ngài Bổn Tịch Thiền sư ở núi Tào Sơn đất Vu châu; ấy là về tôn Tào Động, ngài Vân Nham thành Thiền sư dùng phép tam muội bửu cảnh trao cho ngài Đông Sơn, ngài Đông Sơn trao cho ngài Tào Sơn, đều là sau khi đã ngộ đạo, dùng pháp ấy mà ấn chứng tự tâm, bí mật truyền cho nhau không cho người biết, sau bị người nghe trộm khi ấy mới đem truyền bá ở đời. Ngài Đông Sơn lập ra năm vị quân thần để làm tôn yếu, lại làm năm bài tụng để tỏ bày ý thú. Năm vị là: Chánh Trung thiên, Thiên trung chánh, Chánh trung lai, Thiên trung chí, Kiêm trung đáo.

1.- Chánh trung thiên: Thật tướng của vũ trụ là chơn thật, trung chánh, ra ngoài chấp có chấp không, chúng sinh đối với thật tướng ấy, mê lầm không nhận rõ, khởi ra bao nhiều là thiên chấp; thế là ở trong chánh lý trung đạo, mà sanh lònh chấp trước, nên gọi là Chánh trung thiên.

2.- Thiên trung chánh : Như trên đã nói, thật tướng ra ngoài chấp có chấp không, nhưng vì chúng sinh mê lầm không nhận rõ, sanh ra các điều thiên chấp; bây giờ bậc này nhơn dùng công tu hành, quán lý, chỉnh nơi thiên chấp của chúng sinh đó, đem một phần trí huệ nhận rõ lý trung chánh nên gọi là Thiên trung chánh.

3.- Chánh trung lai : Do bậc trên mà tu hành tới, khi tâm mình được hoàn toàn an trú trong lý trung đạo, nên gọi là chánh trung lai.

4.- Thiên trung chí : Tuy tâm mình đã an trú trong lý trung đạo, nhưng xét ra, nghĩa là nói cao lên một tầng nữa, thì cũng còn lý trung đạo cho mình an trú, thế cũng là còn thiên về chơn lý, nên gọi là Thiên trung chí.

5.- Kiêm trung đáo : Đến bậc này mới thiệt là viên mãn cứu kính, thường thường an trú trong lý trung đạo, mà không có tướng an trú, cũng không lý trung đạo để an trú, trí huệ đầy đủ, viên dung chơn, tục, nên gọi là Kiêm trung đáo.

Page 107: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

VII.- TÔN VÂN MÔN

Ngài Thạch Đầu truyền cho ngài Thiên Hoàng, ngài Thiên Hoàng truyền cho ngài Long Đàm, ngài Long Đàm truyền cho ngài Đức Sơn, ngài Đức Sơn truyền cho ngài Tuyết Phong, ngài Tuyết Phong truyền cho ngài Văn Yến Thiền sư ở đất Thiều Châu Vân Môn; ấy là Tôn Vân Môn. Hễ ngài gặp ông thầy nào đến tham học, thời chỉ ngó mà nói rằng ‘dám’, nếu ông thầy ấy còn ngần ngại, thời ngài nói rằng ‘đi’, học trò ngài chép lại là ‘cố dám đi’. Ngài nhơn người học đến hỏi thường dùng một chữ mà đáp cho nên người ta gọi là ‘nhất tự quán’[2], ít người được biết cái ý thú ấy.

VIII.- TÔN PHÁP NHÃN

Ngài Tuyết Phong truyền lại cho ngài Huyền Sa, ngài Huyền Sa truyền cho ngài La Hán, ngài La Hán truyền cho ngài Văn Ích Thiền sư ở đất Kim Lãng viện Thanh Lương; sau khi viên tịch pháp thụy là Đại Pháp Nhãn Thiền sư; ấy là Tôn Pháp Nhãn. Ngài thường dùng cái nghĩa sáu tướng nơi tôn Hoa Nghiêm mà khai thị cho người học, ý nghĩa nói rằng chơn như nhất tâm là tổng tướng, sanh ra các duyên là biệt tướng, pháp pháp đều như nhau là đồng tướng,tùy theo mỗi mỗi tướng không bình đẳng là dị tướng, dựng lập ra cảnh giới là Thành tướng, vị trí không động là hoại tướng. Và nói ba cõi chỉ một tâm, muôn pháp đều duy thức, để dung thông tôn giáo.

IX.- THIỀN

Thiền, nói đủ theo tiếng Phạn là Thiền-na (Dhyàna), dịch nghĩa là tịnh lực (yên lặng các tư lự), hay là tư duy tu (lối tu về suy xét), cũng dịch là thiền định. Ngài Tôn Mật Thiền sư nói rằng : “Người học Tam thừa giáo, muốn cầu thánh đạo, tất phải tu Thiền. Chơn tánh thời không dơ không sạch, phàm phu và bậc thánh không khác, nhưng thiền định thời có cạn có sâu, tầng bậc khác nhau, như người chấp trước tà kiến sai lầm, ưa cõi trên chán cõi dưới mà tu là về ngoại đạo thiền ; những người chánh tín nhơn quả, nhưng cũng dùng sự ưa chán mà tu là phàm phu thiền; những người biết rõ lý ngã không thiên chơn mà tu là Tiểu thừa thiền ; biết ngã pháp hai không, tổ bày chơn lý mà tu là Đại thừa thiền ; còn như những người đốn ngộ tự tâm, xưa nay vốn thanh định, không có phiền não, trí tánh vô lậu, vẫn tự đầy đủ, tâm ấy tức Phật, rốt ráo không khác, y theo đó mà tu là bậc tối thượng thiền, cũng gọi là nhất hạnh tam muội hay là chơn như tam muội”. Pháp thiền này là cái cội gốc cho hết thảy tam muội khác, từ tôn môn của ngài Đạt-ma sắp xuống, lần lữa truyền cho nhau là lối tu thiền ấy. Khi ngài

Page 108: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Đạt-ma chưa qua Trung Hoa, xưa nay các nhà chủ giải đều là thiền định, chỉ pháp thiền của ngài Đạt-ma truyền qua, chỗ đốn ngộ đồng thể Phật, khác hẳn với tôn khác.

X.- GIÁO VÀ THIỀN

Tôn này gọi rằng từ khi ngài Đạt-ma ở Tây Trúc sang Trung Hoa, riêng truyền pháp tâm ấn, chỉ mở đường mê, không lập văn tự, chỉ ngay tâm người, thấy tánh thành Phật, cho nên gọi tam tạng kinh và những tôn phái y cứ theo kinh điển mà lập ra là giáo; không lập văn tụ, ngoài giáo lý mà có pháp truyền riêng, gọi là thiền, cũng gọi là tôn; ấy là chỗ khác nhau của giáo và thuyền. Phàm nói là tôn môn hay tôn hạ, là chỉ về thiền tôn mà nói.

XI.- THAM THIỀN

Rõ thấu tâm tánh gọi là ngộ đạo; người chưa ngộ đạo thời phải nương theo minh sư mà tham cứu tu trì, gọi là tham thiền. Phép tham thiền có chỗ dạy tham thoại đầu, giữ định một câu thoại đầu, như câu : “Muôn pháp đều về một, một ấy về chỗ nào ?” Không luận đi đứng nằm ngồi, đều nêu câu thoại đầy ấy, thiết thực tham cứu, lâu lâu tự hay khai ngộ.

Cuối đời Thanh trong tập biệt truyện của ngài Tư Phong có nói rằng: “Tham thoại đầu có phép, không thể không biết, sao gọi là phép ?” - Một niệm chơn nghi, không xen bỏ vậy. Sao gọi là niệm chơn nghi ?

Như ngài Tuyết Nham nói rằng : “Gồm cả 360 lóng xương, 84.000 lổ lông, đều làm chữ ‘vô’ của ngài Triệu Châu mỗi khi nêu lên, như vòng sắt nóng, một khói lửa hừng, không có cái tướng hôn trầm tán loạn”.

Lại như ngài Cao Phong nói rằng : “Muôn phép đều về một, một ấy về chỗ nào ?”

Hết thảy muôn phép trong thế gian đều qui về một, rốt cục qui về chỗ nào ? Phải quyết định suy xét cho rõ ràng, ấy gọi là một niệm chơn nghi vậy. Nếu người nói chữ ‘vô’ của ngài Triệu Châu, tròn như thái hư, không đủ không thiếu, nếu mống lòng nghĩ nghị, thời là không phải chữ ‘vô’ của ngài Triệu Châu rồi. Và lại, muôn pháp đều qui về một, một ấy tức là tâm, một về chỗ nào, là chỗ mà không chỗ, không chỗ mà vẫn là chỗ, như thiệt có chỗ, thời không phải không phải. Như vậy là niệm thứ hai, đều lạc về trí giải, trí giải càng tinh, thời cách đạo lại càng xa; gần theo những kẻ đua chen theo danh tự, đều từ niệm thứ hai mà vào, xem qua bề ngoài thời câu câu đều là Bát-

Page 109: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

nhã, thiệt ra chỉ nương nơi ý thức mà thông, nhận giặc làm con, thật cũng đáng thương! Sao gọi là không xen hở ? Nghĩa là nói, ngày nay giữ một niệm chơn nghi mà tham cứu không luận năm tháng ngày giờ, chỉ thời thời khắc khắc, một niệm chơn nghi mà tham cứu, phải cầu đến khi thật ngộ, thật chứng, đại pháp hiện tiền mới thôi; ấy gọi là không xen hở vậy. Như quả một niệm chơn nghi như vậy, không khi nào xen hở như vậy, thời đương nhiên có ngày không cầu mà được, thoại đều đã tham phá, mà minh tâm kiến tánh vậy.

[1] Đoạt nhơn tức phá trừ nhơn chấp; đoạt cảnh tức là phá trừ pháp chấp; nhơn, cảnh đều không đoạt tức là khi chỉ ngay vào chơn lỶ.

[2] Tức là chữ dám, chữ đi ở trên, quán sát cái lỶ trong mỗi chữ một ấy, gọi là nhất tự quán.

TỊNH ĐỘ TÔN

I.- DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Tôn này dạy người tin chịu làm theo pháp môn niệm Phật, phát nguyện sanh về thế giới Cực lạc, cõi Phật thanh tịnh, cho nên gọi là Tịnh Độ tôn.

Pháp môn Tịnh Độ, các kinh điển về Đại thừa thảy đều tán dương. Những kinh chuyên nói về Cực Lạc Tịnh Độ, làm chỗ y cứ cho tôn này, là kinh Vô lượng thọ, kinh Quán vô lượng thọ Phật, và kinh A-di-đà, gọi là ba kinh về Tịnh Độ.

Kinh Vô lượng thọ nói về khi đức A-di-đà còn làm Pháp tạng Tỳ-kheo, phát 48 lời thệ nguyện, cứu độ chúng sinh, và sau khi ngài thành Phật, thời quốc độ trang nghiêm, để nhiếp hóa chúng sinh niệm Phật ở mười phương thế giới, đều vãng sanh về nước ngài v.v... Kinh A-di-đà lược nói cõi Tây phương Cực lạc Tịnh độ trang nghiêm, khiến người sanh lòng tin, phát nguyện trì niệm danh hiệu của Phật, một lòng không tán loạn liền đặng vãng sanh v.v... Kinh Quán vô lượng thọ Phật nói rõ 16 phép quán, 9 phẩm Vãng sanh và chỉ tâm ấy làm Phật, tâm ấy là Phật v.v... Ngoài ra như kinh Ban Châu, kinh Bi Hoa, kinh Bửu Thích v.v... đều đề xướng rất là thâm thiết; ấy là nguồn gốc phát khởi tôn này. Trong luận Đại thừa Khởi tín của ngài Mã Minh Bồ-tát, cũng khuyên người tu về Tịnh Độ, ngài Long Thọ Bồ-tát làm phẩm Dị Hành (một phẩm trong bộ luận Thập trụ Tỳ-bà-sa), vàtán lễ

Page 110: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Di Đà; ngài Thế Thân Bồ-tát làm Vãng sanh luận v.v... đều mở mang giáo lý, hoằng dương pháp môn Tịnh Độ. Khi Phật pháp truyền vào nước Trung Hoa, giáo điển về Tịnh Độ cũng truyền qua rất sớm, nhưng nhiệt liệt hoằng dương tôn này và thiết thực tu trì là bắt đầu từ ngài Huệ Viễn đại sư về đời Đống Tấn. Ngài ở núi Lô Sơn lập ra liên xã, làm vị Tổ đầu tiên về tôn này. Trong thời ấy, kẻ Tăng người tục vào hội rất đông quyết ý tịnh tụ, đến khi lâm chung đều có chỗ chứng nghiệm, một người xướng trăm người học, không ai là không noi theo.

Sau lại, các vị đạo sư, như ngài Đàm Loan, ngài Đạo Xước, ngài Thiện Đạo, ngài Thừa Viễn, ngài Pháp Chiếu, ngài Thiếu Không, ngài Vĩnh Minh, ngài Liên Trì, ngài Ngẫu Ích, ngài Triệt Lưu, ngài Tỉnh Am, ngài Triệt Ngộ v.v... đều dùng pháp môn ấy mà tu mình và hóa người, đến nay không dứt. Các vị tổ sư về các tên khác, như ngài Trí Giả Đại sư về Thiên Thai tôn, ngài Nguyên Chiếu luật sư về Luật tôn, ngài Trương Lô, ngài Thiên Nhu, ngài Sở Thạch, ngài Không Cốc, các ngài về Thiền tôn, tuy đều hoằng dương tôn mình, nhưng không một ngài nào là không riêng khen pháp môn Tịnh Độ, vì Tịnh Độ tôn ai ai cũng đều tu trì được cả

II.- BỐN CÕI

Muốn rõ chỗ sai khác về Tịnh Độ và uế độ của tôn này, thời phải biết cái nghĩa của bốn cõi.

Một la cõi phàm thánh đồn cư : Cõi đồng cư có tịnh có uế, như cõi Ta-bà này đâu, cả sạn và các sự nhơ bẩn, tức là uế độ; cõi Cựu lạc thế giới thanh tịnh trang nghiêm, không có bốn ác thú, tức là cõi đồng cư Tịnh Độ. Tuy rằng tịnh, uế có khác, nhưng phàm và thánh đều chung ở, cho nên gọi là đồng cư.

Hai là cõi phương tiện hữu dư : Là cõi của bậc nhị thừa đã dứt kiến hoặc tư hoặc trong ba cõi, nhưng vô minh hoặc hãy còn, cho nên gọi là hữu cơ.

Ba là cõi thiệt báo vô chướng ngại : Tức là cõi của bậc thập địa về biệt giáo, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng về viên giáo, cho đến bậc Đẳng giác Bồ-tát. Lời sớ trong kinh Quán Vô lượng thọ Phật có nói rằng : “Tu pháp chơn thiệt, cảm đặng quả báo tốt đẹp", cho nên gọi là thiệt báo.

Bốn là cõi thường tịch quang : Tức là cõi về lý tánh. Thường tức là pháp thân, tịch tức là giải thoát, quang tức là Bát-nhã; không thay không đổi

Page 111: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

gọi là thường, xa lìa có, không gọi là tịch, soi sáng tục đế và chơn đế gọi là quang, túc là cõi của bậc Diệu giác cứu kính Phật.

Trong kinh Tịnh Danh sớ có nói : “Tu cái nhơn hạnh nguyện về viên giáo, khi nhơn đã cùng tột quả được đầy đủ, đạo thành bậc Diệu giác, ở cõi Thường tịch quang”.

III.- HẠNH NGUYỆN CỦA ĐỨC DI ĐÀ

Khi đức Phật A Di Đà còm làm Pháp tạng Tỳ-kheo, ở nơi chỗ đức Phật Thế tự tại vương, phát 48 lời nguyện, trong ấy có ba lời nguyện chuyên vì nhiếp hóa các chúng sinh niệm Phật mà phát ra đoạn văn thế này : “Sau khi Ta thành Phật, chùng sinh ở mười phương, một lòng tin ưa, muốn về cõi nước Ta, từ một niệm cho đến mười niệm, nếu không đặng vãng sanh, thời Ta thề không thành Bậc Chánh giác, chỉ trừ những người phàm tối ngu nghĩch và chê bai chánh pháp. Nếu Ta đặng thành Phật, chúng sinh ở mười phương phát tâm Bồ-đề, tu các công đức, một lòng phát nguyện, muốn sanh về cõi nước Ta, giá như Ta không cùng với đại chúng đoanh vây hiện ở trước mặt, thời Ta thề không thành Bậc Chánh giác. Nếu Ta đặng thành Phật, chúng sinh ở muời phương, nghe danh hiệu ta, chuyên niệm cõi nước Ta, mà nếu không được thỏa nguyện, thời Ta thề không thành Bậc Chánh giác”.

Khi ngài Pháp tạng Tỳ-kheo phát lời thề rộng lớn, kiến lập những nguyện ấy rồi, một mực chăm chú, trang nghiêm cõi mầu nhiệm, thành Phật đến nay đã trải qua mười kiếp hiện ở tại phương Tây, cách đây mười muôn ức cõi Phật (10.000.000), thế giới ngài gọi là An lạc, cũng gọi là Cực lạc, tên hiệu của ngài là A Di Đà.

Tiếng Phạn là Amita (A Di Đà), Trung Hoa dịch là Vô lượng. Chữ A nghĩa là không, Di-đà nghĩa là lượng, vì hòa quang của Phật không lường cho nên gọi là A Di Đà, cũng gọi là đức Phật Vô lượng quang, đức Phật Vô lượng thọ v.v...

IV.- TÍN - HẠNH - NGUYỆN

Tín, hạnh, nguyện là ba điều cần yếu nhất cho người tu pháp môn tịnh độ, nếu thiếu một là không được, thông thường gọi là ba điều tư lượng cốt yếu.

Page 112: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Phật nói kinh A Di Đà, chỉ bày tín, nguyện và pháp trí danh, làm tôn yếu cho người tu hành, nay y theo Di-đà yếu giải thuật ý nghĩa như dưới này:

Trong kinh trước hết bày rõ y báo và chánh báo để phát khởi lòng tin, thứ lại khuyên người phát nguyện để dẫn về đường tu tập, sau lại chỉ pháp trì danh để thẳng đến bậc bất thối[1]. Tín thời có tín tự, tín tha, tín nhơn, tín quả, tín sự, tín lý; nguyện thời nhàm chán cõi Ta-bà, ưa cầu về miền Cực lạc. Hành thời chuyên trì danh hiệu một lòng không loạn.

Tín tự, nghĩa là mình cái tâm niệm hiện tiền của mình đây, dọc thời không trước không sau (không thời gian), ngang thời suốt từ suốt cõi (không không gian), trọn ngày theo duyên mà trọn ngày chẳng biến đổi, mười phương hư không cõi nước nhu vi trần đều là vật trong tâm niệm ta hiện ra, ta nay tuy mê hoặc trái lầm, nếu là một niệm hồi tâm, thời quyết chắc đặng sanh về cõi Cực lạc đủ trong tâm ta, không còn nghi ngờ gì nữa; ấy gọi là tín tự.

Tín tha, nghĩa là tin lời đức Thích-ca, quyết không lừa dối, lời nguyện đức Di-đà, quyết không phải là nguyện suông, tùy thuận lời dạy bảo chơn thật của các đức Phật, quyết chí cầu sanh, không còn nghi ngờ; ấy gọi là tín tha.

Tín nhơn, nghĩa là mình rất tin rằng trong khi tán loạn ma niệm tên Phật, còn được chủng tử thành Phật thay, huống chi chăm lòng không loạn, sao lại không được sanh về cõi Tịnh Độ? Ấy gọi là tín nhơn.

Tín quả, nghĩa mà mình rất tin cõi Cực lạc tịnh độ, các bậc Thiện nhơn đều hội lại một chỗ, đều là nhờ tu pháp niệm Phật tam muội mà được vãng sanh, cũng như trồng đưa thời đặng dưa, trồng đậu thờI đặng đậu, bóng dọi theo hình, vang dộI theo tiếng, như vậy công mình tu tập quyết không luống bỏ; ấy gọi là tín quả.

Tín sự, nghĩa là mình rất tin chỉ một tâm niệm hiện tiền đã không cùng tận, thời mười phương thế giới, y tâm hiện ra, cũng không cùng không tận vậy, cho nên thiệt có cõi Cực lạc ở ngoài mười muôn ức cõi Phật, rất là thanh tịnh, chứ không nhơ lơi nói ngoa; ấy gọi là tín sự.

Tín lý, nghĩa là mình rất tin mười muôn ức cõi, thiệt không ra ngoài một tâm niệm hiện tiền của ta, lấy một tâm niệm hiện tiền của ta, tánh không chi ngoài; lại rất tin chánh báo y báo, chủ, bạn ở Tây phương, đều là ảnh

Page 113: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

tượng trong một tâm niệm hiện tiền của ta mà hiện ra, toàn vọng tức chơn, toàn tu tức tánh, toàn tha tức sự, tâm của ta khắp đủ, tâm của Phật cũng khắp đủ, hết thảy chúng sinh tâm tánh đều khắp cả, ví như ngàn ngọn đèn thắp trong một cái nhà, ánh sáng của ngọn này ngọn kia khắp soi lẫn nhau, lớp lớp thâu nhiếp, không ngăn ngại nhau; ấy gọi là tín lý.

Đã tin như vậy, thời nên phát nguyện cầu sanh về cõi Tịnh Độ, cho cõi uế Ta-bà này là cái uế của tâm minh cảm ra, uế tâm mình, lý phải chán lìa; cõi thanh tịnh Cực lạc tức là cõi của tâm mình cảm ra, lý phải ưa cầu. Đã chán sự uế thời phải chán cho cùng tột đến khi không còn có thể chán nữa ; đã ưa cõi tịnh thời ưa cho đến chỗ cùng tột mới thôi; nếu không theo sự mà thủ, xả, trái lại chỉ chấp không thủ, không xả tức là chấp lý mà bỏ sự, mà đã bỏ bên sự thời lý cũng không viên mãn, cho nên sau sự tin phải nói rõ chỗ nguyện cầu, tín và nguyện đã đủ, thời phải khởi sự tu hành. Các kinh chỉ chỗ tu hành về pháp môn Tịnh Độ, như là quán tượng, quán tưởng, lễ bái cúng dường v.v... mỗi mỗi hạnh mà được thành tựu, thời đều được sanh về cảnh Tịnh Độ. Duy có một pháp trì danh thâu cơ rất rộng, người tu rất dễ, có thể nói là phương tiện thứ nhất trong các phương tiện, cho nên có câu rằng : “Ngọc thanh châu gieo vào nước đục, nước đục quyết phải lắng trong, hiệu Phật gieo vào loạn tâm, loạn tâm quyết thành tâm Phật”.

Nói rằng chuyên trì danh hiệu một lòng không loạn, vì danh hiệu là biểu đức của Phật, đức đã không thể nghĩ nghị, cho nên danh hiệu cũng không thể nghĩ nghị, danh hiệu công đức đều không thể nghĩ nghị, cho nên khi tán loạn mà niệh danh hiệu Phật, gọi là gieo giống làm Phật, còn chuyên trì danh hiệu thời chứng đến bậc bất thối.

Phép trì danh có sự có lý. Lối trì danh về sự, tin chắc có đức Phật Di-đà ở phương Tây, nhưng mình chưa thấu được cái lý ‘tâm ấy làm Phật tâm ấy là Phật’, chỉ dùng chí nguyện quyết liệt cầu sanh về cõi Phật, như người con nhớ me, không bao giờ nói quên. Còn lối trì danh về lý, là tin chắc đức Phật A Di Đà ở phương Tây, vốn là đủ có trong tâm niệm mình, là tâm mình tạo ra, tức dùng tự tâm sẵn có, sẵn tạo ra cái hồng danh ấy, mà làm cái cảnh buộc tâm, khiến không bao giờ nói hở bỏ quên.

Nhất tâm cũng có hai thứ :

1.- Không nên luận lối trì danh về sự hay về lý, trì dến khi dứt trừ hết các phiền não kiến hoặc, tư hoặc, đều gọi là sự nhất tâm.

Page 114: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

2.- Không luận lối trì danh về sự hay về lý, trì đến khi tâm mình mở tỏ, rõ thấy Phật tự tánh của mình, đều gọi là lý nhất tâm. Sự nhất tâm là không bị kiến hoặc và tư hoặc làm rối loạn ; lý nhất tâm là không bị chấp có và chấp không làm rối loạn, tức là tu huệ vậy.

V.- BỐN PHÉP NIỆM PHẬT

Bốn phép niệm Phật là: xưng danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, thiệt tướng niệm Phật. Niệm danh hiệu của Phật, gọi là xưng danh niệm Phật; quán Phật bằng tượng vẽ hay bằng tượng đắp, gọi là quán tượng niệm Phật; quán tưởng là cái tướng tốt mầu nhiệm của Phật; quán tưởng là cái tướng tốt mầu nhiệm của Phật, gọi là quán tưởng niệm Phật; quán pháp thân của Phật, tức là quán cái thật tướng của các pháp, gọi là thật tướng niệm Phật, cũng gọi là giác tánh niệm.

1.- Xưng danh niệm Phật : Như kinh Văn-thù Bát-nhã nói : “Có phép nhất hạnh tam muội, người tu theo phép ấy, mau được quả Phật Bồ-đề. Mà muốn vào phép tam muội, thời phải ở chỗ vắng lặng, bỏ các điều có thể làm cho tâm ý rối loạn, không chấp tướng mạo, buộc vào một đức Phật, chuyên niệm danh hiệu, vững vàng ngồi xây mặt chính trước Phật, hay ở nơi tên hiệu một đức Phật, niệm niệm nối liền, tức trong niệm ấy, thấy các đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai. Công đức niệm một đức Phật là vô lượng vô biên, cùng với công đức niệm hết thảy các đức Phật không hai. Như vậy, thời biết hằng sa Phật pháp giới, vốn không tướng sai biệt, tuy ngài A-nan là bậc học rộng biện tài giỏi, nhưng trong trăm ngày phần không kịp một phần”.

2.- Quán tượng niệm Phật : Kinh Đại Bửu tích nói : “Xưa Phật ở trong khi tu nhơn, làm bậc Đại tinh tấn Bồ-tát, nhơn thấy vị Tỳ-kheo họa hình tượng Phật, mới phát tâm xuất gia, đem tượng vẽ vào núi quan sát, quán tượng vẽ ấy, không khác gì Như Lai, thành tựu phép ngũ thông, chứng đước Phổ Quang tam muội thấy các đức Phật trong mười phương v.v...”

3.- Quán tưởng niệm Phật : Phép niệm này có hai :

Một là quán một là tướng, nghĩa là nói trong 32 tướng tốt của Phật, tùy tâm quán một tướng nào, đều dứt được tội nặng, như kinh Quán Phật tam muội hải nói rằng : “Phật vì phụ vương nói phép quán bạch hào; nghĩa chỉ quán cái tướng bạch hào ở giữa chặng mày, xoay quanh theo chiều bên phải, như mặt trăng thu mười phần đầy đủ, trong ngoài sáng suốt, như lọ lưu ly trắng,

Page 115: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

cũng như sao sáng trong khi đêm tối, phép quán thành cùng khôngthành đều dứt đặng tội nặng sanh tử trong chin mươi ức (90.000.000) Na-do-tha hằng hà sa vi trần số kiếp, thường đặng chư Phật nhiếp thọ hộ niệm”.

Hai là quán toàn thân, như kinh Tọa thiền tâm muội nói : “Người muốn cầu Phật đạo mà nhập thiền, trước phải buộc lòng niệm thân sống của Phật, không được niệm pháp khác, nghĩa là chỉ niệm thân Phật ở giữa hư không, như cái biển lớn thanh tịnh, có núi Kim sơn vương, tướng tốt đầy đủ, phóng ra không lường sáng suốt thanh tịnh, trong khoảng hư không xanh biếc. Thường niệm thân Phật, liền đặng các đức Phật trong mười phương ba đời, đều hiện rõ ràng trước mắt, nếu tâm mình duyên vào pháp khác, thời phải nhiếp thâu lại, khiến đặng an trụ, như vậy, trừ được tội ác trong không lường kiếp”.

4.- Thiệt tướng niệm Phật : Cũng gọi là pháp thân, là quán tự thân của mình cùng tự tánh chơn thật của các pháp, như kinh Văn-thù Bát-nhã nói : “Không sanh không diệt gọi là Phật như quán thật tướng của thân mình, cùng quán Phật cũng vậy”.

Luận Trí độ nói rằng : “Chớ chấp vào sắc thân và tướng tốt mà niệm, vì thân Phật tự không chỗ có không nhớ nghĩ vậy; ấy gọi là niệm Phật”.

Kinh Chiêm-sát nói : “Suy xét pháp thâm bình đẳng của chư Phật, hết thảy trong căn lành, điều ấy là hơn hết”.

Kinh Hoa Nghiêm nói : “Hết thảy thân của các đức Phật chỉ là một pháp nhãn, khi niệm một đức Phật, tức là niệm hết thảy các đức Phật” chính là nghĩa ấy.

Thông thuờng niệm Phật tuy có bốn món như vậy, nhưng người tu Tịnh độ phần nhiều chú ý về pháp trì danh, vì pháp ấy dễ cho người thủ hạ công phu ba căn đêu trùm, tức cạn tức sâu, thật là chước phương tiện rất thù thắng.

Điều ngự tử MẬT THỂ dịch thuật

[1] Không thối lui làm chúng sinh.

Page 116: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

Lời sau cùng

Cuốn sách này tổ chúc rất khác, tác giả khéo dùng ngòi bút nghệ thuật, đem toàn bộ Phật giáo rộng lớn mênh mông kia, dồn vào trong những câu văn giản dị, lời lẽ vắn tắt, mà vẫn trùm đủ lý nghĩa cao xa mầu nhiệm, khiến người đọc không tốn bao nhiêu thì giờ, mà được chứng thức cái khí vị của một nền giáo lý đã có lịch sử trên hai ngàn năm để lại, thật đáng quí hóa!

Trong này cả thảy có 10 tôn, tôn nào đều có nghĩa lý tinh vi của tôn nấy; mà nhất là vấn đề ‘có’ ‘không’ của pháp tướng, tam luận, và lối phán giáo của các nhà lập tôn có nhiều chỗ không đồng nhau, người học nên khéo dung hội mà không nên thiên chấp.

Nếu có bạn hỏi: Các ngài đều là người sùng phụng một giáo lý của đức Thích Ca, sao lại lập thành nhiều tôn phái? Vẫn biết khi Phật ở đời do Viên Âm của Phật thuyết ra, các loại chúng sinh tùy theo căn cơ của mình mà liễu ngộ, thì giáo pháp chỉ là nhất vị bình đẳng. Nhưng xét ra Phật vốn tùy cơ thuyết pháp, mà cơ của chúng sinh đã có nhiều vị bình đẳng, mà trong ấy đã hàm có sự cao thấp khác nhau rồi, chẳng qua khi Phật ở đời, giáo nghĩa hoàn toàn do Phật làm giáo chủ, nắm quyền chỉ huy dạy bảo, sau này do trình độ tu chứng, chỗ kiến giải trệ viên của các ngài, đủ có quyền tự do pháp triển; và các ngài cũng đóng theo bối cảnh của thời đại, mà phát huy giáo nghĩa ch othích hợp thời cơ, sở dĩ phân lập thành tôn phái chứ không chi khác, điều đó cũng không lạ gì.

Có một điều đáng chú ý: dù lập ra nhiều tôn phái nhưng không ngoài Đại thừa và Tiểu thừa; mà phân biệt tôn nào là Đại thừa tôn nào là Tiểu thừa thời lại có tam pháp ấn và nhất thiệt tướng pháp ấn.

Căn cứ vào tam pháp ấn mà phát huy giáo nghĩa, gọi là Tiểu thừa, căn cứ vào nhất thiệt tướng pháp ấn mà phát huy giáo nghĩa gọi là Đại thừa.

Các bạn muốn nhận thức chỗ này cho rõ ràng, xin hãy đón xem cuốn ‘Phật giáo tổng yếu’ nay mai sẽ xuất bản, chữ ở đây vì việc làm hạn định, không thể nói hết được.

Bây giờ có một điều đáng thưa: phàm đọc những quyển sách gì có tánh cách nghiên cứu, không phải đọc qua một phen mà rõ thấu được ý nghĩa thâm thúy - dù là người trí - ít nữa cũng phải đọc hai phen. Vậy các bạn đã có lòng tu học theo Phật pháp, cuốn ỀPhật giáo khái luận này, nên để tâm đọc

Page 117: PHẬT GIÁO KHÁI LUẬN Chuyển sang ebook 26-7-2009 ... ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA: NHỊ TẠNG VII.- NHỊ THỪA, TAM THỪA VÀ NHẤT THỪA VIII.- CÁC BỘ PHÁI VỀ

cho chính, nếu có chỗ nào còn khuất ẩn mà chưa nhận thức được rõ, thì nên tìm thiện hữu trí thức, yêu cầu họ chỉ rõ cho.

Sau khi các bạn đọc xong cuốn khái luận, rõ biết đại khái của các tôn rồi, nên hỏi mình thích về tôn nào, rồi tìm những kinh sách có quan hệ với tôn ấy mà tiến hành nghiên cứu tu học, mới được nhiều phần lợi ích. Chớn nên lấy ít làm đủ, và nhất là không nên chuộng lý thuyết suông, đem chỗ hiểu mình làm khẩu đầu thuyền, như thế, đã không bổ ích gì cho phần tâm tánh, mà mang tội với Phật pháp nữa.

Dịch giả kính ghi.

HẾT