15
PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2016. Tên sản phẩm: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Ngữ văn 9 – Tiết 78: Ôn tập Tập làm văn” A. Mục đích . Thế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế - Xã hội nhờ những thành tựu rực rỡ của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Đảng và nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị số 58-CT/TƯ của Bộ Chính Trị ngày 7 tháng 10 năm 2001 đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 81/2001/QĐTTg giao cho ngành Giáo dục xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2001 - 2005. Và Chỉ thị số 55/2008/CT-BDG-ĐT ngày 30 tháng 09 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Hiện nay, ngành giáo dục đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và đổi mới phương pháp dạy học bởi chính công nghệ thông tin đã mở ra những triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân cũng có đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy học sao cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và 1

PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI · Web viewThế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế

  • Upload
    buithuy

  • View
    218

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI · Web viewThế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế

PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THIGIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2016.

Tên sản phẩm: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Ngữ văn 9

– Tiết 78: Ôn tập Tập làm văn”

A. Mục đích .Thế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế - Xã hội nhờ những thành tựu rực rỡ của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Đảng và nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị số 58-CT/TƯ của Bộ Chính Trị ngày 7 tháng 10 năm 2001 đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 81/2001/QĐTTg giao cho ngành Giáo dục xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2001 - 2005. Và Chỉ thị số 55/2008/CT-BDG-ĐT ngày 30 tháng 09 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Hiện nay, ngành giáo dục đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và đổi mới phương pháp dạy học bởi chính công nghệ thông tin đã mở ra những triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân cũng có đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy học sao cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kĩ năng vận dụng thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần mềm nói chung và phần mềm giáo dục nói riêng đã giúp chúng ta có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh học yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy vi tính trở nên sinh động hơn, thu hút được sự chú ý và tạo được sự hứng thú ở học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc và tư duy của con người. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của học sinh, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí quá trình tự học, tự rèn luyện của bản thân.

1

Page 2: PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI · Web viewThế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế

Trong xu thế dạy học ngày nay, thực hiện dạy học Ngữ văn theo phương pháp hiện đại, người ta nghĩ ngay đến việc ứng dụng công nghệ dạy học. Hiểu một cách tổng quát, công nghệ dạy học là những quy trình kĩ thuật trong dạy học. Kĩ thuật hiểu theo nghĩa công nghệ máy móc và thiết bị kĩ thuật, đồng thời kĩ thuật cũng được hiểu là những chiến lược dạy học nhằm khởi động tối đa nội lực của người học, giúp họ phát triển đạt tới giá trị chân - thiện - mĩ trong cuộc sống. Thế kỉ XXI, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin góp phần rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học. Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung đã thu được nhiều kết quả khả quan, tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là mặt phương pháp. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đã được đặt ra một cách cấp thiết cùng với việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của các em học sinh. Một trong những yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy là phương tiện dạy học, trong đó công nghệ thông tin là một trong những phương tiện tiện ích. Đổi mới phương pháp dạy văn bằng cách vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có nhiều hình thức và tùy theo sự sáng tạo của mỗi giáo viên. Một trong những cách làm hiệu quả mà tôi đã và đang thực hiện tại trường THCS Hồng Hải trong năm học vừa qua là thiết kế Bài giảng điện tử bằng phần mềm Powerpoint, tích hợp giảng dạy Ngữ văn với âm nhạc, phim ảnh, băng hình tư liệu ... Trong bài viết này, tôi đã chọn nghiên cứu và đưa ra vấn đề vận dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn. Đây là một trong những biện pháp có hiệu quả thiết thực, đáp ứng được phần nào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của chúng tôi và trường THCS Hồng Hải nói chung. Đến với cuộc thi: “GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2016.” Tôi mong muốn thông qua các hình thức tổ chức và phương pháp thiết kế, truyền thụ, hệ thống, củng cố, kiểm tra đánh giá các em HS lớp 9 trong tiết học “ Ôn tập Tập làm văn” trền nền tảng có sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin – phầm mềm PowerPoint- sẽ giúp các đồng nghiệp có thêm cái nhìn cụ thể về hiệu quả của việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Ngữ văn 9.B. Phương pháp.

Để thực hiện tốt tiết học có ứng dụng CNTT, đặc biệt là 1 tiết ôn tập Tập làm văn, tôi tiến hành theo trình tự sau:- Soạn giáo án Word ( bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng).- Dự kiến các slide trình chiếu trong bài dạy, đoạn phim, video sẽ trình chiếu,

xác định mục đích ứng dụng CNTT trong bài học..- Thiết kế cụ thể các hiệu ứng, dự kiến trình chiếu các đoạn phim, video vào

phần nào trong bài học.- Dựa trên các phần mềm để tải ứng dụng và thực hiện ứng dụng như:

+ Tải video trực tiếp từ youtube thông qua trình duyệt google chrome. + Cắt video, audio, chuyển đổi định dạng file: sử dụng phần mềm: Format Factory. + Xem các định dạng video, audio, ta sử dụng phần mềm: K-Lite_Codec_Pack_930_Mega

2

Page 3: PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI · Web viewThế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế

- Hoàn thiện bài soạn ( Cả Word + PowerPoint ), định lượng thời gian phân bố cụ thể cho các hoạt động rong tiết học... - Tiến hành lên lớp.

- Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.C. Phương tiện nghiên cứu.

Các phương tiện cần thiết để GV có thể ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung, giờ học Ngữ văn nói riêng là: Máy tính, máy chiếu, màn chiếu và loa với âm lượng đủ nghe cho HS trong 1 lớp học.

D. Thời gian nghiên cứu.Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là chủ trương của ngành giáo dục, là biện pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy, là tiêu chí quan trọng trong đánh giá tiết dạy từ rất nhiều năm nay đối với mỗi người GV. Cụ thể , tiết dạy được nghiên cứu thử nghiệm trong cuộc thi GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN được tôi áp dụng với đối tượng HS lớp 9B, năm học 2015 – 2016 của Trường THCS Hồng Hải.

E. Áp dụng thử nghiệm.Bài soạn giảng của tôi được thiết kế cụ thể như sau:

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 78: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN.1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:: - Hệ thống kiến thức TLV đã học ở học kì I.- Nắm được ND chính của các phần TLV đã học trong CT Ngữ văn lớp 9, thấy được tính tích hợp của chúng với VB chung.- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các ND TLV học ở lớp 9 bằng cách so sánh với các kiểu VB đã học ở lớp dưới. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1.1.Kiến thức: - Khái niệm VB thuyết minh và VB tự sự. - Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong VBTM, VBTS. - Hệ thống VB thuộc kiểu VBTM và TS đã học. 1.2.Kĩ năng: -Tạo lập văn bản TM và TS. -Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu VBTM và VBTS. 1.3.Thái độ: Qua các ND ôn tập bồi dưỡng cho HS ý thức học tập nghiêm túc, tích cực, xâu chuỗi kiến thức một cách có hệ thống, sử dụng đúng kiểu VB trong khi nói và viết. 1.4: Phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp, NL tự học...2. Chuẩn bị: - GV: Giáo án Word và Powerpoint , xác định ND ôn tập trong từng tiết, máy tính , máy chiếu, loa… - HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk/206.3. Phương pháp : - Gợi nhắc, phát hiện, phân tích, so sánh, đối chiếu, kĩ thuật động não, thảo luận nhóm bàn..….

3

Page 4: PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI · Web viewThế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế

- Phân chia thời lượng: Tiết 78: Ôn tập VB thuyết minh; Tiết 79 + 80: Ôn tập VB tự sự.4.Tiến trình giờ dạy: 4.1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số: 9B: 4.2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. 4.3. Bài mới :*Giới thiệu bài   : ? Trong HK I này, các em đã được viết 3 bài viết Tập làm văn tại lớp.Em còn nhớ 3 bài viết đó yêu cầu các em tạo lập kiểu VB nào không?

- Bài viết số 1: Văn thuyết minh - Bài viết số 2 và số 3: Văn tự sự.

? Từ đó, hãy cho cô biết : Phần TLV trong chương trình Ngữ văn lớp 9 /I xoay quanh mấy kiểu VB? Đó là những kiểu VB nào?- 2 kiểu VB: VB tự sự và VB thuyết minh=> Hiệu ứng SLIDE 2

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng? Nhắc lại những đơn vị kiến thức về VBTM em được tìm hiểu trong chương trình lớp 9/I?- Sử dụng biện pháp NT trong VBTM.- Yếu tố miêu tả trong VBTM.? Vậy ở kiểu VB tự sự , em được tìm hiểu những đơn vị kiến thức nào?

- Miêu tả và miêu tả nội tâm trong VBTS.- Nghị luận trong VBTS.- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong

VBTS.- Người kể chuyện trong VBTS.

GV: 2 kiểu VB này các em không phải mới được làm quen ở CT Ngữ văn lớp 9 mà đã được làm quen từ các lớp dưới.+ VBTS : Lớp 6 – Lớp 8.+ VBTM: Lớp 8.

Chương trình Ngữ văn của chúng ta được thiết kế trên quan điểm đồng tâm : không chỉ tích hợp ngang giữa các phân môn mà còn tích hợp dọc trong một phân môn từ lớp dưới lên lớp học cao hơn..

Các VB trên được tìm hiểu ở mức độ sâu hơn, hoàn chỉnh hơn so với lớp dưới.

--------------------------------------------------------------------* GV giới thiệu lượng kiến thức cho từng tiết ôn tập :+ Tiết 78: Ôn tập 3 ND câu hỏi đầu sgk/206. ( VB thuyết minh)+ Tiết 79+80: Ôn tập tiếp 3 ND câu hỏi còn lại sgk/206.( VB tự sự)-> Ghi bảng mục A.

A.Văn bản thuyết minh . I. Củng cố kiến thức:1.Một số biện pháp NT

4

Page 5: PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI · Web viewThế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế

? Trong VBTM người ta có thể sử dụng những biện pháp NT gì?

? Theo em khi sử dụng biện pháp NT trong VBTM cần lưu ý điều gì?- Sử dụng linh hoạt và hợp lí, hướng đến mục đích làm nổi bật đối tượng thuyết minh.? Các biện pháp NT có vai trò như thế nào trong VBTM?- Không chỉ phát huy vài trò trong các kiểu VB khác, mà ngay trong VBTM , các biện pháp NT cũng đóng một vai trò quan trọng.Việc sử dụng biện pháp NT khéo léo phù hợp, độc đáo góp phần thể hiện kĩ năng của người thuyết minh -> Tạo được VBTM hấp dẫn , cuốn hút.VD: -Yếu tố TS và ẩn dụ nhân hoá như: “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”-Tự thuật như VB: “Họ nhà Kim”.-Yếu tố miêu tả: “Cây chuối trong đời sống người dân VN”.- Khi TM về 1 đồ vật, con vật , …có thể sử dụng biện pháp nhân hoá, để loài vật ấy tự kể về nguồn gốc, tên gọi của mình; Khi TM về một công trình xây dựng, kiến trúc, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… có thể so sánh.. để làm nổi bật đặc điểm hình dáng, kích thước , vẻ độc đáo… của đối tượng TM đó...--------------------------------------------------------------------? Trong chương trình Ngữ văn 9 , không có tiết học , không có nội dung kiến thức đề cập đến yếu tố tự sự trong VBTM. Nhưng theo em, VBTM có cần yếu tố tự sự không?- VBTM ngoài yếu tố miêu tả thì cần có , thậm chí rất cần yếu tố tự sự-> Ghi bảng mục 2.? Trong VBTM, yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào?-Yếu tố tự sự: Thường hướng đến kể việc, sự việc: như một truyền thuyết, sự tích… giải thích tên gọi, lịch sử hình thành…VD: Thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm: Kể ngắn gọn truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm -> Lí giải tên gọi..- Yếu tố miêu tả: Tả lại, tái hiện hình ảnh.. về đối tượng để người đọc, người nghe hình dung rõ hơn về đặc điểm hình dáng, màu sắc, kích thước, nét độc đáo trong kết cấu, phong cảnh… của đối tượng TM.VD: Thuyết minh Cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn => Miêu tả hình dáng cầu Thê Húc: Sơn màu đỏ, cong cong

trong VBTM:+Kể chuyện theo lối tự thuật+Đối thoại, ẩn dụ, nhân hoá, so sánh...=> Được sử dụng linh hoạt, hợp lí trong bài văn thuyết minh

=> VBTM sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng.

2. Yếu tố tự sự và miêu tả trong VBTM.- Trong VBTM: Việc kể lại sự việc ; việc miêu tả để tái hiện lại hình ảnh => Giúp đối tượng TM nổi bật, gây ấn tượng, tri thức TM được hoàn chỉnh.

5

Page 6: PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI · Web viewThế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế

như con tôm… --------?Như vậy tự sự và miêu tả trong VBTM với tự sự, miêu tả trong VBTS và VB miêu tả giống và khác nhau như thế nào?- Giống về mục đích:Đều nhằm kể lại sự việc, tái hiện hình ảnh.- Khác:+ Trong VBTS và VBMT: yếu tố tự sự, miêu tả đóng vai trò chủ đạo, đó là phương thức chính, là mục đích chính VB hướng đến.+ Trong VBTM: Đó chỉ là những yếu tố đóng vai trò phụ trợ, được thêm vào, hỗ trợ cho quá trình TM mà thôi, có xuất hiện nhưng ít, chỉ được sử dụng trong một phần VB để giúp người đọc, người nghe hình dung rõ ràng, cụ thể về đối tượng TM -> ghi bảng…

GV : Chiếu hình ảnh Vịnh Hạ Long.? Nhận xét về hình ảnh mà các em đang quan sát ?- Vịnh Hạ Long, niềm tự hào của người dân cả nước nói chung và đặc biệt là người dân Hạ Long chúng ta..-> Chúng ta tự hào có Vịnh Hạ Long, một trong 7 kì quan thiên nhiên thế giới mới..? Em biết gì về tên gọi Hạ Long?

- Hạ Long là Rồng xuống…=> Chiếu slide :

HS đọc đoạn văn trên màn hình máy chiếu   : ? Nếu thuyết minh về vịnh Hạ Long, em sẽ sử dụng đoạn văn trên vào phần nào trong bài văn ?

- Đầu phần thân bài.? Yếu tố nào được sử dụng trong đoạn văn ?

- Tự sự -> Kể lại truyền thuyết giải thích tên gọi Vịnh Hạ Long.

? Em suy nghĩ thế nào khi TM về Vịnh Hạ Long với bạn bè, nhất là bạn bè thế giới mà lại không giải thích tên gọi vịnh HL ?

- Sẽ khiến tri thức cung cấp không đầy đủ, bạn bè chưa hiểu rõ về đối tượng TM.

Yếu tố tự sự trong ĐV trên sẽ giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về tên gọi rất độc đáo, linh thiêng : Vịnh Hạ Long..

GV   : Chiếu đoạn văn   : ? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong đoạn văn TM trên ? ? Cảm nhận của em sau khi đọc đoạn văn ?

- Hứng thú, cảm nhận, hình dung rõ về vẻ đẹp độc đáo của Hạ Long, tự hào, muốn được tận mắt chiêm ngưỡng...................

=> Đóng vai trò phụ trợ.

6

Page 7: PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI · Web viewThế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế

GV chốt : Như vậy, cô trò chúng ta vừa hệ thống lại toàn bộ nội dung ôn tập về kiểu VBTM, một kiểu VB thông dụng trong cuộc sống. Khi các em tạo lập một VBTM, ngoài việc sử dụng khéo léo các phương pháp TM thì hãy lưu ý sử dụng hợp lí biện pháp NT và yếu tố miêu tả, tự sự trong VBTM ( nhất là TM về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ) để có một VBTM đầy đủ và hấp dẫn...---------------------------------------------------------------------* Sau đây, cô sẽ cùng các em xây dựng dàn ý và thực hành việc đưa yếu tố miêu tả, tự sự cũng như sử dụng biện pháp NT vào bài văn TM.

GV chiếu hình ảnh về cầu Bãi Cháy.? Cảm nhận của em về những bức ảnh trên ?

- Ảnh 1 : Cầu Bãi Cháy lung linh rực rỡ trong đêm, khi có ánh đèn chiếu hắt lên từ chân các dây văng...

- Ảnh 2 : Hình ảnh cầu Bãi Cháy vừa khỏe khoắn vừa mềm mại vươn mình bắc ngang eo Cửa Lục trong vũ điệu ánh sáng ...

Chúng ta sẽ cùng thuyết minh về cây cầu này... Ghi đề bài và yêu cầu luyện tập...

GV cho HS xem video – ca khúc «  Cây đàn Hạ Long ». ? Cảm xúc của em sau khi xem xong đoạn video vừa rồi ?

- Tự hào, hiểu thêm về giá trị cây cầu bãi Cháy – Cung đàn HL.

? Trong câu hát « cây cầu bãi Cháy – Cung đàn HL. »Tác giả đã sd biện pháp NT gì vậy ? ( So sánh)? Tác dụng của hình ảnh so sánh ấy ?- Người nghe hình dung , ngây ngất, tự hào về vẻ đẹp trong kiến trúc độc đáo của cây cầu, cây cầu như cung đàn luôn ngân rung bản tình ca hòa trong cái nắng, cái gió, cái vị mặn mòi của biển Hạ Long để mời gọi du khách đến với HL... ---------------------? Hãy nhắc lại : Bài văn TM gồm mấy phần ?

- 3 phần : MB- TB – KB.GV : Cầu Bãi Cháy là một công trình giao thông, kiến trúc nổi tiếng. Em hãy xây dựng dàn ý giúp cô giáo...

GV hiệu ứng chiếu dần dàn ý...? Hãy quan sát dàn ý trên bảng và thảo luận theo nhóm bàn : Em dự kiến sẽ sử dụng biện pháp NT gì,yếu tố tự sự và miêu tả vào việc làm rõ nội dung

II. Luyện tập.

Đề bài:Thuyết minh về cây cầu Bãi Cháy!

a. Xây dựng dàn ý cho đề bài trên?

b. Dự kiến các biện pháp NT, yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả sử dụng trong dàn ý?

7

Page 8: PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI · Web viewThế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế

thuyêt minh nào ? ( thời gian thảo luận : 1 phút)=> Về nhà các em tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh dàn ý, sau đó viết thành bài văn TM hoàn chỉnh về cây cầu Bãi Cháy..!

( Hết tiết 78)44.Củng cố4.5.Hướng dẫn về nhà: GV chiếu SLIDE 5.Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------F. Nội dung tóm tắt. Trong tiết 78 ( PPCT) – Ôn tập Tập làm văn, tôi ứng dụng CNTT để trình chiếu các slide , video để tổ chức các HĐ dạy học, cụ thể như sau: Số lượng trình chiếu: 13 SLIDE ( Gồm 12 slide hiệu ứng hình ảnh bảng biểu và 1 video):

8

Page 9: PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI · Web viewThế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế

9

Page 10: PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI · Web viewThế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động Kinh tế

G. Kết quả áp dụng.Trong năm học 2015 – 2016, trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại lớp 9B, tôi nhận thấy rằng:- Công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học, các phần mềm dạy học đã giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo viên – học sinh. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh tiếp nhận thông tin bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình. Đồng thời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều giác quan của người học để lĩnh hội tri thức trong niềm say mê, hứng thú.- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên bố trí thời gian giảng dạy hợp lý, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo và kiểm tra đánh giá học sinh. Học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những hình ảnh trực quan (hình ảnh, đoạn phim…).Thiết nghĩ, Sáng tạo trong công tác dạy học trên nền tảng CNTT nói chung và chú trọng ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn nói riêng cần được nhân rộng, trở thành hoạt động soạn giảng thường xuyên được áp dụng. Có như vậy, môn học Ngữ văn sẽ được thêm coi trọng, sẽ khơi dậy trong mỗi HS , trong từng tiết học niềm hứng khởi nhất định khi học bộ môn vốn được xem là trừu tượng này.

Hồng Hải ngày 16 tháng 4 năm 2016Người thuyết trình

Nguyễn Hồng Thủy

10