124
37 PHÂN KHÚC VIC LÀM GIA KHU VC KINH T... CHƯƠNG I PHÂN KHÚC VIC LÀM GIA KHU VC KINH TCHÍNH THC VÀ KHU VC KINH TPHI CHÍNH THC

PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

37PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

CHƯƠNG I

PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC

Page 2: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

38 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Page 3: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

39PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

1.1

LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC VÀ NGHÈO ĐÓI Ở CHÂU MỸ LATIN.

TRƯỜNG HỢP CỦA ARGENTINA, BRAZIL, CHILE VÀ PERU

Roxana Maurizio

Giới thiệu1

Châu Mỹ Latin vẫn là châu lục của sự bất bình đẳng và nghèo đói. Khía cạnh nổi bật của tình trạng này là thị trường lao động không ổn định cùng với một hệ thống an sinh xã hội rất hạn chế. Mức độ bảo hiểm thất nghiệp ít ỏi buộc những người mất việc trong khu vực chính thức phải nhanh chóng tìm những việc làm bấp bênh hoặc lao động tự do vì họ không có đủ thời gian để tìm kiếm công việc phù hợp.

Trong bối cảnh thiếu vắng một hệ thống an sinh xã hội mở rộng, cần xác định mối liên hệ giữa tình trạng lao động và mức độ đói nghèo của các hộ gia đình. Trên thực tế, tình trạng hội nhập lao động kém - tính theo số lượng giờ làm việc và chất lượng công việc - đã tạo nên hiện tượng “người lao động nghèo” khá phổ biến ở các nước Mỹ Latin và cho thấy rằng có việc làm không có phải là bảo đảm không rơi vào nghèo khổ.

1 Phiên bản trước của báo cáo này đã được trình bày tại Hội nghị về khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức, ngày 06- 7 tháng Năm 2010, Hà Nội. Tôi muốn cảm ơn Luis Beccaria, Aureo de Paula và các đại biểu tham dự hội nghị này đã cho ý kiến đóng góp và cũng cảm ơn Ana Laura Fernández và Paula Monsalvo đã hợp tác nhiệt tình.

Page 4: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

40 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Trong một khu vực với tỉ lệ lao động bấp bênh, mức độ phi chính thức và tỉ lệ nghèo đói cao, cần phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng này. Bài viết này nhằm mục đích phân tích so sánh hai khía cạnh liên quan tới phi chính thức. Khía cạnh đầu tiên là mối liên hệ giữa phi chính thức và tình trạng thu nhập phân khúc. Khía cạnh thứ hai là mối quan hệ giữa phi chính thức và nghèo đói, và đặc biệt là các cơ chế trực tiếp và gián tiếp mà thông qua đó quan hệ này được xác minh.

Bốn nước Mỹ Latin có lao động phi chính thức khác nhau đáng kể về quy mô và đặc điểm đã được lựa chọn. Argentina và Chile có IS tương đối nhỏ trong bối cảnh châu Mỹ Latin; trong khi đó Brazil và Peru có IS khá lớn. Dữ liệu được sử dụng trong bài viết này dựa trên các cuộc điều tra hộ gia đình được cập nhật mới nhất. Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên phân tích so sánh mối liên hệ giữa phi chính thức, sự phân khúc, và nghèo đói ở Mỹ Latin.

Phần tiếp theo trình bày tổng quan các khuôn khổ lí thuyết khác nhau về khái niệm phi chính thức và phân khúc thu nhập. Phần 2 đề cập chi tiết các tiêu chí khác nhau dùng để đo lường mức độ phi chính thức cũng như các phương pháp ước tính được sử dụng. Phần 3 mô tả các nguồn thông tin. Phần 4 giới thiệu một vài nét chính về mức độ và đặc điểm phi chính thức tại các quốc gia được lựa chọn. Hai phần tiếp theo trình bày các kết quả kinh tế lượng: trong phần 5 các kết quả liên quan đến chênh lệch thu nhập lao động gắn với tình trạng phi chính thức, phần 6 các kết quả liên quan đến tác động độc lập của tình trạng phi chính thức đối với tỉ lệ đói nghèo. Cuối cùng, phần 7 trình bày các kết luận.

1. Phi chính thức, phân khúc thu nhập và nghèo đói: một số vấn đề lí thuyết

1.1 Việc làm trong khu vực chính thức và việc làm phi chính thức (IE) Lao động phi chính thức là một trong các đề tài được phân tích và được

coi là đặc điểm nổi bật của tình trạng lao động ở châu Mỹ Latin. Có ít nhất hai cách tiếp cận khác nhau về khái niệm khác nhau liên quan đến lao động

Page 5: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

41PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

phi chính thức, như trình bày bên dưới:

Phương pháp Khái niệm liên quan

Sản xuất Khu vực phi chính thức (IS) / Khu vực chính thức (FS). Việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS) / Việc làm trong Khu vực chính thức

Lao động Việc làm phi chính thức (IE) (Người lao động phi chính thức) / Việc làm chính thức (FE) (Người lao động chính thức)

Khái niệm IS (IS) xuất hiện vào đầu những năm 1970, trong các tài liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, 1972) về các nước châu Phi. Sau đó Chương trình việc làm khu vực Mỹ Latin và vùng Caribe (“PREALC” chữ viết tắt tiếng Tây Ban Nha) phát triển khái niệm này cho châu Mỹ Latin nhằm lí giải sự gia tăng của một bộ phận lớn dân cư, những người không thể tham gia vào quá trình hiện đại hóa sản xuất thông qua thị trường lao động chính thức. Theo cách tiếp cận “sản xuất”, tình trạng phi chính thức phản ánh sự bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức nhằm theo kịp sự phát triển của lực lượng lao động. IS thường gắn với các cơ sở sản xuất nhỏ có năng suất thấp và thường phải vật lộn để sống còn và ít khả năng tích lũy tài sản. Công việc được tạo ra trong lĩnh vực này được gọi là việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS).

Cùng với khái niệm dựa trên “cách tiếp cận sản xuất”, việc làm phi chính thức (IE) là một khái niệm được phát triển trong những năm gần đây. Dựa trên “cách tiếp cận lao động”, IE đề cập đến một khía cạnh khác của phi chính thức và tập trung vào điều kiện làm việc. Đặc biệt, cách tiếp cận này gắn khái niệm phi chính thức với việc trốn tránh các quy định lao động, định nghĩa IE là tình trạng người lao động không chịu sự điều tiết của pháp luật về lao động.

Trong bài viết này, cả hai cách tiếp cận “sản xuất “ và “lao động “ sẽ được xem xét để xác định tính chất đặc thù của mỗi khía cạnh và mối liên hệ giữa các khía cạnh này.

1.2 Tình trạng phi chính thức và phân khúc thu nhập Khái niệm về phân khúc thu nhập được sử dụng ở đây để chỉ sự khác biệt

về thu nhập lao động không do các thuộc tính cá nhân của người lao động tạo ra. Điều đó có nghĩa là chênh lệch về thu nhập liên quan tới một số đặc

Page 6: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

42 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

điểm của việc làm. Đặc biệt, bài viết này so sánh hai người lao động có các thuộc tính cá nhân tương tự để xác định xem thù lao của họ có khác nhau hay không phụ thuộc vào thực tế họ làm việc trong khu vực chính thức (FS) hay trong IS. Cách lí luận tương tự được áp dụng cho mức chênh lệch thu nhập lao động giữa việc làm phi chính thức và chính thức.

Tính phi chính thức được định nghĩa theo một trong hai phương pháp tiếp cận sản xuất và lao động là thích đáng với cả hai trường hợp có và không có phân khúc thu nhập. Trong trường hợp không có phân khúc thu nhập, theo “cách tiếp cận sản xuất “ có thể lập luận rằng nếu không bị hạn chế, các lao động dư thừa khi không có thể gia nhập khu vực chính thức sẽ chuyển đến các IS có năng suất thấp hơn và sẽ gây ra mức giảm chung về tiền lương, cả trong các lĩnh vực chính thức và phi chính thức. Theo “tiếp cận lao động”, tình trạng phi chính thức không có phân khúc có thể diễn ra nếu lao động chính thức và phi chính thức nhận cùng một mức thù lao sau khi đã trừ chi phí, ngay cả khi trong trường hợp lao động phi chính thức người sử dụng lao động phải chịu thêm chi phí liên quan tới các quy định về lao động.

Ngược lại, có lập luận khác đề cập tới sự tồn tại của việc chia phân khúc thu nhập liên quan đến phi chính thức ngay cả khi không có hạn chế về di chuyển lao động, hay các hạn chế khác của quy định về lao động. Một trong những lập luận này cho rằng, các công ty nhỏ - tiêu biểu cho IS - thường có năng suất thấp hơn, và do đó trả thù lao trung bình thấp hơn. Tương tự như vậy, việc không thực hiện các nghĩa vụ thuế có thể giảm hiệu quả và năng suất của các công ty, cũng sẽ dẫn đến các mức lương thấp hơn cho người lao động phi chính thức so với những người lao động chính thức (Beccaria và Groisman, 2008). Tuy nhiên, chỉ sự tồn tại của chênh lệch năng suất thôi là không đủ để tạo sự phân khúc tiền lương. Vì vậy, cần giải thích lí do tại sao các lực lượng cân bằng của thị trường không hoạt động và vì sao một số công ty - có năng suất cao hơn - lại trả lương cao hơn so với các công ty khác.

Một giả thuyết dựa trên lí thuyết tiền lương hiệu quả, cho rằng người sử dụng lao động có thể quyết định trả lương cao hơn mức lương của thị trường nhằm giảm hiện tượng lao động bỏ việc, hoặc để khuyến khích nhân viên nỗ lực làm việc nhiều hơn2. Hiện tượng phân khúc thu nhập có thể diễn ra nếu

2 Stiglitz (1981); Shapiro và Stiglitz (1984).

Page 7: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

43PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

các công ty trong khu vực chính thức sử dụng cơ chế này thường xuyên hơn so với các công ty trong IS. Đồng thời, sự tồn tại của thị trường lao động nội bộ trong các công ty thuộc khu vực chính thức có thể tách người lao động khỏi ảnh hưởng từ các đối thủ cạnh tranh bên ngoài, đặc biệt là người lao động có trình độ cao, qua đó tạo ra chênh lệch tiền lương với người lao động phi chính thức.

Ngoài ra, theo “phương pháp tiếp cận lao động”, có thể nói rằng việc thực hiện các chuẩn mực lao động không chỉ ảnh hưởng đến tổng chi phí lao động mà còn đến mức lương ròng trả cho người lao động. Tác động của tiền lương tối thiểu, thương lượng tập thể và công đoàn về cơ cấu tiền lương là những ví dụ về tác động của chuẩn mực lao động đến mức lương ròng trả cho người lao động. Do đó, một nguồn khác tạo ra sự phân khúc tiền lương có thể là do một số người lao động được pháp luật lao động hoặc công đoàn bảo vệ, trong khi những người lao động có các thuộc tính tương tự lại không được hưởng sự bảo vệ này.

Cuối cùng, nếu có sự chồng lấn trong hai cách tiếp cận và mức độ không thực hiện pháp luật lao động trong các công ty phi chính thức cao hơn, các yếu tố được nêu sẽ bổ sung cho nhau để giải thích sự tồn tại của tình trạng phân khúc. Ví dụ, một người lao động có các thuộc tính cá nhân nào đó làm việc cho một công ty nhỏ có thể có một mức lương thấp hơn so với một nhân viên khác với các đặc điểm tương tự nhưng làm việc cho một công ty lớn hơn, do cả hai nguyên nhân là năng suất thấp hơn và các công ty nhỏ nói chung chịu áp lực công đoàn ít hơn hoặc không tuân thủ các quy định lao động, chẳng hạn như mức lương tối thiểu.

Về phía người lao động, một điều kiện quan trọng dẫn tới các kết quả này là FE được tạo ra hoặc tạo ra trong khu vực chính thức không đáp ứng đủ nhu cầu, khiến họ phải chấp nhận thù lao thấp hơn hoặc điều kiện làm việc bấp bênh hơn. Hành vi này lại được tăng cường bởi tình trạng thiếu hoặc yếu kém của cơ chế an sinh xã hội. Ở mức độ nào đó, đây là hiện trạng tại các nước Mỹ Latin.

1.3 Phi chính thức và nghèo đói Có thể xác định mối quan hệ giữa phi chính thức và nghèo đói có thể

có hoặc có thể không thông qua trung gian là tình trạng phân khúc. Trong trường hợp không thể, chừng nào phân khúc còn được xác định là tình trạng người lao động không nhận đủ thù lao để đáp ứng nhu cầu của gia đình, tình

Page 8: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

44 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

trạng phi chính thức sẽ cấu thành một yếu tố độc lập liên quan đến tình trạng nghèo đói của hộ gia đình.

Có thể xảy ra trường hợp không có phân khúc gắn với tình trạng phi chính thức khi người lao động rơi vào tình trạng đói nghèo do thu nhập gắn với một số đặc điểm cá nhân dù họ làm trong khu vực chính thức hay phi chính thức. Tuy nhiên, nếu những đặc điểm này là phổ biến hơn ở người lao động phi chính thức so với người lao động chính thức (hoặc phổ biến trong IS hơn FS), thì cấu tạo lao động khác nhau này sẽ có nghĩa là người lao động phi chính thức (EIS) tính trung bình sẽ có thu nhập thấp hơn so với người lao động chính thức (EFS) và do đó sẽ có xác suất rơi vào tình trạng nghèo đói cao hơn. Điều này có thể được xác định là một “hiệu ứng cấu tạo”. Như Beccaria và Groisman (2008) đã đề cập, điều này có thể là trường hợp của những người lao động có tay nghề thấp, có mức lương thấp dù làm việc chính thức hoặc phi chính thức, nếu họ chiếm tỷ trọng quá cao trong IS và/hoặc trong các ngành nghề phi chính thức.

Bằng cách tổng hợp các lập luận khác nhau trình bày ở trên, bài viết này có mục đích đánh giá sự sự tồn tại của mối quan hệ có thể có giữa tình trạng phi chính thức, sự phân khúc, và đói nghèo tại bốn quốc gia Mỹ Latin.

2. Cách tiếp cận và phương pháp luận

2.1 Đo lường tình trạng phi chính thức Hội nghị quốc tế về Thống kê Lao động của ILO (ICLS) lần thứ 15 và 17 đã

thiết lập các tiêu chí phân loại người lao động chính thức và phi chính thức. Theo “cách tiếp cận sản xuất”, EIS được xác định là nhóm người lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất nhỏ không đăng ký kinh doanh, sử dụng ít vốn và công nghệ.

Tuy nhiên, do các cuộc điều tra hộ gia đình không tìm hiểu sâu về đặc điểm của các công ty, ILO đề xuất áp dụng tiêu chuẩn đo lường dựa trên sự kết hợp các loại nghề nghiệp, các nhóm nghề nghiệp được xác định theo trình độ tay nghề, và quy mô của công ty. Bằng cách này, có thể xác định hai thành phần chính của IS: (1) Các đơn vị gia đình bao gồm người lao động tự làm chủ

Page 9: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

45PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

và người lao động gia đình, và (2) Doanh nghiệp siêu nhỏ gồm người sử dụng lao động và nhân viên tại các cơ sở có ít hơn năm nhân viên. Trong trường hợp người lao động độc lập, chỉ những người không có kỹ năng chuyên môn mới được coi là thuộc IS, đây là một biện pháp chỉ giữ lại người lao động độc lập với năng suất thấp trong lĩnh vực này. Cuối cùng, khu vực công được loại trừ ra khỏi IS.

Mặt khác, như đã đề cập, IE được xác định là nhóm nghề nghiệp không tuân thủ quy định lao động: người hưởng lương không đăng ký, lao động độc lập và người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ thuế của họ.

Cũng theo đề xuất của ILO, do thông tin từ các cuộc điều tra hộ gia đình không đầy đủ, trong trường hợp người lao động độc lập, tính chất chính thức/phi chính thức của họ được trực tiếp xác định bởi các đặc điểm của doanh nghiệp của họ: người lao động độc lập và người sử dụng lao động phi chính thức là những người làm việc trong các doanh nghiệp thuộc IS. Vì vậy, việc phân loại người lao động theo tình trạng họ đồng thời thuộc về IS hay FS, thuộc về EIS hoặc EFS là thú vị hơn đối với những người hưởng lương vì với những người không hưởng lương cả hai phân loại trùng nhau. Cuối cùng, người lao động làm việc cho gia đình và không hưởng lương được coi là đồng thời thuộc về IE và EIS.

Biểu đồ bên dưới nêu chi tiết phân loại các nhân viên theo cả hai phương pháp tiếp cận:

Việc làm chính thức Việc làm phi chính thức

Việc làm trong khu vực chính thức

- Người hưởng lương chính thức (hưởng lương có đăng ký) trong FS

- Người không hưởng lương chính thức

Người hưởng lương phi chính thức (hưởng lương không đăng ký) trong FS

Việc làm trong khu vực phi chính thức

- Người hưởng lương chính thức (hưởng lương có đăng ký) trong IS

- Người hưởng lương phi chính thức (hưởng lương không đăng ký) trong IS

- Người không hưởng lương phi chính thức - Lao động gia đình không hưởng lương

2.2. Cách tiếp cận ngưỡng nghèo tuyệt đối đối để xác định tình trạng nghèo

Cách tiếp cận nghèo tuyệt đối đối để xác định tình trạng nghèo được sử dụng trong bài viết này dựa trên phương pháp chính thức của mỗi nước trừ Peru. Cụ thể là hộ gia đình được phân loại nghèo nếu tổng thu nhập tiền tệ

Page 10: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

46 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

của hộ - được đo trong khảo sát hộ gia đình, thấp hơn chuẩn nghèo tuyệt đối được xác định dựa trên quy mô và thành phần của hộ gia đình3. Tại Peru, mức nghèo đói chính thức được tính dựa trên việc so sánh ngưỡng nghèo với tổng chi tiêu của hộ gia đình. Trong trường hợp này, để áp dụng phương pháp được giải thích dưới đây, tiêu chí mới về hộ nghèo dựa trên so sánh tổng thu nhập với ngưỡng nghèo được xây dựng.

2.3 Phương pháp luậnCác phân tích được thực hiện trong bài viết này gồm hai phần chính.

Phần đầu có mục đích ước tính mức chênh lệch về thu nhập liên quan đến phi chính thức. Theo giả thuyết về phân khúc liên quan đến phi chính thức, người lao động trong khu vực IS và/hoặc người lao động phi chính thức nhận mức lương thấp hơn người lao động có các đặc tính cá nhân tương tự nhưng làm việc trong FS hoặc là người lao động chính thức. Phần hai có mục đích đánh giá xem ở mức độ nào thì sự phân khúc thu nhập liên quan đến phi chính thức là một yếu tố độc lập liên quan đến nghèo đói.

Để làm điều này, một số phương pháp parametric và non-parametric được thực hiện để kiểm định mức độ vững chắc của các kết quả. Từng phương pháp này được mô tả chi tiết dưới đây.

Chênh lệch về thu nhập, phi chính thức và sự phân khúc1. Trước tiên, chênh lệch mức lương trung bình giữa các IE (EIS) và FE

(EFS) được ước tính bằng cách sử dụng các phương trình Mincer dựa trên hồi quy OLS. Đây là phương pháp phổ biến nhất khi phân tích các ảnh hưởng của biến độc lập đối với thu nhập lao động, trong khi loại trừ tác động của các đồng biến (covariates). Liên quan tới các vấn đề chính trong nghiên cứu này, hệ số của biến xác định tính phi chính thức lượng hóa tác động độc lập đối với việc xác định tiền lương. Các ước tính này này được điều chỉnh trên cơ sở tính đến sai lệch lựa chọn mẫu thông qua sử dụng ước tính hai bước Heckman.

3 Giá trị của một giỏ lương thực danh nghĩa đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng tính đến mức tiêu thụ của “quần thể tham chiếu”. Chuẩn nghèo chung được tính bằng cách nhân giá trị của giỏ lương thực danh nghĩa với nghịch đảo của hệ số Engel của quần thể tham chiếu. Các ngưỡng nghèo này đã được xây dựng theo cách tiếp cận Orshansky (1965) cho nước Mỹ và sau đó được ECLAC (1991) áp dụng rộng rãi ở châu Mỹ Latin. Giá trị của chuẩn nghèo được cập nhật thường xuyên theo sự biến đổi giá của giỏ thực phẩm và những thay đổi trong tỉ lệ giá tiêu dùng thực phẩm/phi thực phẩm.

Page 11: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

47PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

2. OLS chỉ ước tính ảnh hưởng của các đồng biến ở phần trung tâm của phân bố có điều kiện. Tuy nhiên, cần xác định tác động của các đồng biến trên toàn bộ phân phối có điều kiện của thu nhập. Để làm điều đó, mô hình hồi quy điểm phân vị (QR)4 được áp dụng nhờ đó có thể đánh giá xem chênh lệch tiền lương không đổi, tăng hoặc giảm trên đường phân phối có điều kiện. Các ước tính này cũng được điều chỉnh trên cơ sở tính đến sai lệch lựa chọn mẫu5.

3. Từ kết quả ước tính phương trình lương, phương pháp phân tách Oaxaca Blinder cho phép phân tách mức chênh lệch thu nhập trung bình giữa người lao động chính thức và phi chính thức (hoặc của FS và IS) thành ba hiệu ứng: các “Hiệu ứng nguồn lực”, thuộc về sự khác biệt bắt nguồn từ sự khác biệt trong vector của các đặc điểm của mỗi nhóm, các “Hiệu ứng hệ số”, tương ứng với sự khác biệt trong mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các đặc tính đó, và “Hiệu ứng tương tác”. Giả thuyết phân khúc được xác nhận nếu hiệu ứng thứ hai có ý nghĩa thống kê và dương, qua đó chỉ ra rằng, với thuộc tính như nhau, một nhân viên chính thức (hoặc nhân viên của FS) nhận mức lương cao hơn so với một nhân viên phi chính thức (hoặc nhân viên của IS). Các ước tính này cũng được điều chỉnh trên cơ sở tính đến sai lệch lựa chọn mẫu.

4. Một cách khác để đo lường sự phân khúc gắn với phi chính thức là thông qua mức chênh lệch cá nhân về lương giữa người lao động chính thức và phi chính thức. Trong trường hợp này, sự phân khúc thu nhập được đo bằng cách xem xét sự khác biệt giữa thu nhập của một nhân viên phi chính thức và thu nhập của chính người này khi làm việc chính thức (tức là thu nhập phản thực (counterfactual) của người lao động phi chính thức). Để tính mức thu nhập trong trường hợp làm việc chính thức, bước đầu tiên là ước tính các phương trình tiền lương cho người lao động chính thức và sau đó áp dụng các thông số kết quả cho từng người lao động phi chính thức dựa trên đặc điểm của người này. Các thông số này được ước tính bởi OLS. Một khi tính được chênh lệch tiền lương của từng người lao động phi chính thức, có thể biểu diễn phân bố của biến này và ước tính không chỉ giá trị trung bình mà

4 Koenker và Bassett (1978).5 Tannuri-Pianto và Pianto (2002) áp dụng thủ tục tương tự cho Brazil.

Page 12: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

48 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

còn các chỉ số khác với những đặc tính thích hợp cho việc phân tích sự khác biệt và phân khúc6. Chênh lệch cá nhân thu được như sau:

ij

ijijij e

weGap

−= [1]

trong đó ije là ước tính phản thực của thu nhập cá nhân thứ j như thể người này làm chính thức, trong khi ijw là mức lương ước tính cho người lao động phi chính thức dựa trên các thông số ước tính cho người lao động phi chính thức.

5. Cuối cùng, phương pháp Hàm ước tính Phù hợp (Matching Estimator Method) là một phương pháp phi tham số (non-parametric) để ước tính tác động của phi chính thức đối với thu nhập lao động. Các tham số cần quan tâm là các hiệu ứng khảo sát trung bình trên yếu tố được khảo sát (Average Treatment Effect on the Treated) (ATT), được định nghĩa là:

]1|)0([]1|)1([)1|( =−==== DYEDYEDEATT τθ [2]

trong đó ]1|)1([ =DYE là giá trị kỳ vọng của nhóm khảo sát trong trường hợp nhóm được khảo sát, và ]1|)0([ =DYE là giá trị kỳ vọng cho nhóm khảo sát trường hợp nhóm không được khảo sát.

Do tình trạng phản thực này không quan sát được, cần sử dụng một phương pháp thay thế để ước tính ATT. Cách chính xác nhất để xác định chuyện gì sẽ xảy ra với nhóm khảo sát trong trường hợp không được khảo sát là xem xét tình hình của các cá nhân không được khảo sát với các đặc điểm ngang bằng (hoặc tương tự) (nhóm đối chứng). Một trong những phương pháp được sử dụng để xây dựng các nhóm đối chứng là phương pháp Ước tính xu hướng điểm phù hợp7 (Propensity Score Matching Estimator), trong đó số điểm xu hướng tham gia của toàn bộ mẫu được ước tính và các cá nhân thuộc nhóm khảo sát và nhóm đối chứng có số điểm tương tự được xác định và xếp chung. Trong trường hợp chúng tôi

6 Del Río và những người khác. (2006) áp dụng biện pháp chênh lệch cá nhân để ước tính mức phân biệt đối xử về lương giữa nam và nữ tại Tây Ban Nha7 Do Rosenbaum và Rubin (1983) phát triển.

Page 13: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

49PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

đang phân tích, IE (và EIS) được xem như là nhóm khảo sát, trong khi FE (và EFS) là nhóm điều khiển.

Có nhiều cách khác nhau để xác định cá nhân nào trong nhóm đối chứng sẽ tương ứng với các cá nhân nào trong nhóm khảo sát. Một biện pháp được sử dụng ở đây là Ước tính Kernel, trong đó kết quả của cá nhân đã được khảo sát được gắn với một kết quả phù hợp được xác định bởi một trung bình gia quyền kernel của kết quả của tất cả các cá nhân không được khảo sát. ATT được ước tính như sau:

∑ ∑∈ ∈

⎟⎟⎠

⎞⎜⎜⎝

⎛−=

ni fjjiji

n

wwN

ATT κ1 [3]

trong đó iw và jw lần lượt là mức lương của từng nhân viên chính thức và phi chính thức, ijκ là Kernel và nN là số lượng người lao động phi chính thức.

Phi chính thức và nghèo đói Như đã đề cập, một trong những mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá

xem ở mức độ nào thì sự phân khúc thu nhập liên quan đến phi chính thức là yếu tố thích đáng để giải thích tình trạng nghèo đói của hộ gia đình.

Do đó, sau khi ước tính chênh lệch tiền lương gắn với phi chính thức, tác động độc lập của tình trạng phi chính thức đối với đói nghèo được tính toán. Để làm như vậy, chúng tôi đã thực hiện các mô phỏng nhỏ mô phỏng tỉ lệ nghèo trong trường hợp IE nhận được thù lao tương tự như những lao động chính thức (hoặc nếu EIS được trả lương như các EFS). Tổng cộng thu nhập phản thực của gia đình được tính bằng cách nhân thù lao thực tế hàng tháng của người lao động phi chính thức với giá trị của tỷ số (ratio) giữa thu nhập ước tính của một nhân viên chính thức với một nhân viên phi chính thức có các thuộc tính ngang bằng nhau8. Giả định ở đây là phần thu nhập còn lại của gia đình là không đổi. Cuối cùng, tổng số thu nhập phản thực của gia đình được so sánh với ngưỡng nghèo để ước tính mức độ đói nghèo sẽ như thế nào nếu không có tình trạng phân khúc do phi chính thức.

8 Thu nhập lao động được ước tính là các kết quả đã tính được qua hàm OLS.

Page 14: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

50 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

3. Nguồn thông tin

Dữ liệu được sử dụng trong bài báo này dựa trên các cuộc điều tra hộ gia đình thường xuyên của mỗi quốc gia được nghiên cứu. Đối với mỗi trường hợp, dữ liệu vĩ mô cơ bản cập nhật nhất được sử dụng.

- Argentina. Encuesta Permanente de Hogares (Ep). Nửa sau năm 2006.- Brazil. Pesquisa Nacional por Amostra de Domicilios (PNAD). Năm 2006.- Chile. Encuesta de Caracterización Socioeconómica Nacional (CASEN).

Năm 2006.- Peru. Encuesta Nacional de Hogares sobre Condiciones de Vida y Pobreza

(ENAHO). Năm 2007. Như đã đề cập ở phần trên, nhân viên không đăng ký là những người

hưởng lương không được pháp luật lao động điều chỉnh. Việc xác định thực nghiệm về điều kiện đăng ký lao động hưởng lương tại các quốc gia này được dựa trên các thông tin được lấy từ các cơ sở dữ liệu này. Tại Argentina, một người lao động hưởng lương được coi như đã đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội nếu được người sử dụng lao động trả tiền đóng góp an sinh xã hội. Tại Chile và Brazil, một người lao động hưởng lương được coi như đã đăng ký nếu anh/cô ấy ký hợp đồng lao động. Tại Peru, người lao động đăng ký là những người có quyền hưởng lương hưu.

Do mức độ không đồng nhất cao giữa thị trường lao động thành phố và nông thôn và do thực tế là các cuộc điều tra hộ gia đình tại Argentina chỉ bao gồm các khu vực đô thị, bài viết này sẽ chỉ tập trung vào khu vực này.

4. Tổng quan về phi chính thức tại bốn quốc gia châu Mỹ Latin

Mục đích của phần này là trình bày khái quát về tầm quan trọng và đặc điểm của IE và EIS tại bốn quốc gia được nghiên cứu. Bảng 1 cho thấy EIS và IE chiếm hơn 1/3 tổng số người lao động ở các nước này. Peru nằm ở thái cực nơi mà EIS (bao gồm cả người làm việc trong gia đình) chiếm 56% lực lượng lao động làm việc trong khi đó IE (bao gồm cả lao động phi chính thức trong

Page 15: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

51PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

gia đình) chiếm 67% tổng số người lao động. Ở thái cực khác là Chile, nơi những con số này giảm xuống lần lượt là 35% và 38%.

Bảng 1. Tỉ lệ phi chính thức trong thị trường lao động thành phố 2006/2007 (%)

Loại công việc ARGENTINA PERU BRAZIL CHILE

Người không hưởng lương chính thức 4,4 5,6 2,8 3,7

Người không hưởng lương phi chính thức 21,6 31,1 22,6 20,6

Người không hưởng lương chính thức trong FS 38,4 24,8 36,2 51,8

Người không hưởng lương phi chính thức trong FS 10,4 13,5 10,3 9,1

Người không hưởng lương chính thức trong IS 3,8 2,2 5,6 4,0

Người không hưởng lương phi chính thức trong IS 10,6 10,7 8,7 3,8

Dịch vụ gia đình chính thức 0,8 0,6 2,5 2,3

Dịch vụ gia đình phi chính thức 8,7 5,0 6,4 3,9

Lao động gia đình không hưởng lương 1,3 6,4 4,9 0,9

Tổng việc làm 100 100 100 100

Việc làm trong khu vực phi chính thức (kể các dịch vụ gia đình) 46,8 56,1 50,6 35,4

Việc làm trong khu vực phi chính thức (không kể các dịch vụ gia đình)

37,3 50,5 41,0 29,3

Việc làm phi chính thức (kể các dịch vụ gia đình phi chính thức) 52,6 66,8 52,9 38,3

% lao động hưởng lương phi chính thức trong tổng lao động hưởng lương

40,8 51,5 36,5 22,4

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Trong tất cả các trường hợp, IE cao hơn EIS. Nếu không tính dịch vụ gia đình, mức giảm tầm quan trọng tương đối của EIS là lớn hơn ở Argentina, các hoạt động này chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số việc làm so với các nước khác. Do đó, sự khác biệt giữa Argentina-Chile và giữa Brazil-Peru trở nên rõ ràng hơn.

Các loại công việc khác nhau phát sinh từ việc phân loại trùng về phi chính thức cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nước. Ví dụ, số lượng người không hưởng lương phi chính thức khá lớn ở Peru, nơi mà họ chiếm khoảng 1/3 tổng số việc làm. Tại Chile, 50% tổng số người lao động là người hưởng lương chính thức của khu vực chính thức, trong khi con số này giảm

Page 16: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

52 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

xuống khoảng 40% ở Argentina và Brazil (mặc dù họ vẫn chiếm đa số) và 25% ở Peru. Trong tất cả các nước, các nhóm quan trọng nhất là những người không hưởng lương phi chính thức (do số lượng lớn những người lao động độc lập) và những người hưởng lương chính thức của khu vực chính thức. Số lượng những người hưởng lương chính thức trong IS và những người không hưởng lương chính thức là không đáng kể trong tất cả các trường hợp.

Tuy nhiên, ngoài những khác biệt này, phần giới thiệu khái quát này cho thấy tỷ trọng của IS, lao động phi chính thức và những người hưởng lương không đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội trong cơ cấu nghề nghiệp tại tất cả các nước được phân tích.

Đối với cấu tạo của tình trạng phi chính thức về phương diện các thuộc tính khác nhau, một số đặc điểm chung được rút ra (Bảng A.1). Trong mọi trường hợp, người lao động phi chính thức chưa tốt nghiệp phổ thông có tỉ lệ rất cao (ví dụ, chiếm đến 69% tại Brazil). Tỉ lệ lao động có tay nghề thấp trong IS thậm chí còn cao hơn. Người lao động chính thức và người lao động của khu vực chính thức có tình hình ngược lại. Một kịch bản tương tự như vậy cũng diễn ra nếu chỉ giới hạn phân tích các nhóm người hưởng lương. Ví dụ, ở Brazil, người lao động không có trình độ trung học chiếm gần 70% tổng số lao động hưởng lương không đăng ký (40% số đăng ký) trong khi con số này giảm xuống 4% đối với người lao động có trình độ đại học (16% đối với những người hưởng lương đăng ký).

Phụ nữ chiếm tỉ lệ phi chính thức cao hơn trong tổng số nghề nghiệp. Điều này đặc biệt rõ ràng đối với trường hợp của Peru, trong khi họ chiếm gần 50% IE và EIS, tỉ lệ này giảm xuống lần lượt là 37% và 39% đối với FE và EFS. Tại Argentina và Brazil, nơi mặc dù vẫn có nhiều phụ nữ gắn với phi chính thức, sự khác biệt trong phân phối của IE và EIS giữa nam và nữ không rõ rệt như ở hai nước kia. Nếu chỉ phân tích các lao động hưởng lương, sự khác biệt trong hội nhập nghề nghiệp giữa nam và nữ tăng lên. Tuy nhiên, do số lượng lớn nam giới tham gia thị trường lao động tại những nước này, đa số nam giới làm việc phi chính thức trong hầu hết các trường hợp, mặc dù “tỉ lệ phi chính thức cụ thể”của họ thấp hơn so với phụ nữ (Bảng A1 - phần phụ lục).

Nghiên cứu cũng thấy rằng tỉ lệ lao động thanh niên và người có tuổi trong IE và EIS (trừ trường hợp người cao tuổi ở Peru) là cao hơn so với tổng việc làm. Trong trường hợp lao động thanh niên, tỉ lệ này tăng cao trong

Page 17: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

53PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

số những người hưởng lương, vì tỉ lệ thanh niên trong các công việc không đăng ký tăng hơn gấp đôi tỉ lệ tương ứng trong các công việc đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội. Ngược lại, sự khác nhau này giảm nếu quan sát cấu tạo của khu vực chính thức và phi chính thức. Tình trạng ngược lại xảy ra với người có tuổi, khi sự khác biệt theo đó IS ít lao động có tuổi hơn, rõ ràng là cao hơn so với sự khác biệt quan sát được giữa FE và IE. Đây là một phần lí do tỉ lệ người lao động độc lập cao hơn ở những người lao động có tuổi.

Ngoài ra, tầm quan trọng của IE và EIS thay đổi tùy theo ngành. Nói chung, tình trạng phi chính thức có tỉ lệ tương đối cao hơn trong hoạt động thương mại, xây dựng và dịch vụ tại gia đình, trong khi khá thấp trong sản xuất, khu vực công, dịch vụ tài chính và ở mức độ nhỏ hơn trong các dịch vụ cá nhân. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với những người hưởng lương khi các hoạt động thương mại, xây dựng và dịch vụ tại gia đình chiếm hơn 60% các hoạt động phi chính thức ở Argentina và Brazil, khoảng 50% ở Peru và Chile.

Cũng cần chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa người hưởng lương không đăng ký và người lao động trong IS (Bảng 2). Khoảng 45% tổng số người hưởng lương không đăng ký làm việc trong IS ở Chile và Peru trong khi con số này tăng lên 65% và 68% tại Argentina và Brazil. Mặt khác, hơn một nửa số lao động hưởng lương trong IS ở Chile không đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội, con số này đạt gần 90% ở Peru. Điều này cho thấy tính bấp bênh của EIS nơi năng suất thấp cộng với tình trạng không thực hiện các quy định lao động có thể dẫn đến mức tiền lương thấp.

Bảng 2. Việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS) và lao động hưởng lương không đăng ký (%)

ARGENTINA PERU

Đăng ký Không đăng ký Tổng Đăng ký Không

đăng ký Tổng

Khu vực chính thức 78,7 21,3 100 53,8 41,7 100

89,3 35,2 67,2

92,0 53,6 70,8

Khu vực phi chính thức 19,4 80.6 100 12,3 87,7 100

10,7 64,8 32,8 8,0 46,4 29,2

Tổng 100 100 100 100 100 100

Page 18: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

54 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

BRAZIL CHILE

Đăng ký Không đăng ký Tổng Đăng ký Không

đăng ký Tổng

Khu vực Chính thức 85,1 14,9 100 84,4 15,6 100

82,8 31,9 66,8

88,4 54,4 80,5

Khu vực Phi chính thức 36,0 64,0 100 45,9 54,1 100

17,4 68,1 33,2 11,7 45,6 19,5

Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Cuối cùng, phi chính thức và nghèo đói có tương quan thuận chiều. Tỉ lệ đói nghèo trong những người lao động làm việc phi chính thức hoặc trong IS cao hơn từ 2 đến 5 lần so với tỉ lệ đói nghèo nhận thấy trong những người lao động chính thức. Điều này dẫn đến một thực tế là khoảng 1/3 những người lao động phi chính thức là người nghèo ở Argentina và Brazil, trong khi chỉ có 5% và 10% của người lao động chính thức là người nghèo tại hai nước trên (Bảng 1).

Vì vậy, kết quả được trình bày trong phần này cho phép chúng ta kết luận rằng người lao động phi chính thức (và cả người lao động trong IS và hưởng lương không đăng ký) tính trung bình có mức độ giáo dục thấp hơn so với những người lao động chính thức, có nhiều lao động trẻ và lao động nữ làm việc phi chính thức, và chiếm tỉ lệ cao hơn so với người lao động chính thức trong các hoạt động thương mại, xây dựng và dịch vụ tại gia đình. Cấu trúc khác biệt này gợi ý tưởng rằng các công việc phi chính thức9 sẽ có thu nhập trung bình thấp hơn công việc chính thức bởi vì những người lao động phi chính thức có vector của các đặc tính cá nhân thường được trả công thấp hơn, hay nói cách khác, có một “hiệu ứng cấu tạo “ không có lợi đối với công việc phi chính thức. Phần tiếp theo phân tích ở chừng mực nào thì chênh lệch tiền lương cũng được giải thích bởi sự khác biệt trong mức độ phát huy hiệu quả của công việc chính thức và công việc phi chính thức đối với từng đặc điểm được xem xét.

9 Phi chính thức đề cập đến cả IE and EIS. Tương tự, chính thức đề cập đến FE và EFS.

Page 19: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

55PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

5. Chứng cứ chứng thực nghiệm về phi chính thức và phân khúc thu nhập

Các kết quả thu được từ các phương pháp tham số và phi tham số (đã được trình bày chi tiết trong phần 2) sẽ được trình bày trong phần này. Đặc biệt, Bảng 3 cho thấy chênh lệch thu nhập thu được từ phương pháp OLS cho toàn bộ người lao động. Các con số này tương ứng với các biến giả (dummy) xác định tính phi chính thức - IE và EIS - trong các phương trình thu nhập. Biến phụ thuộc là log của thu nhập hàng tháng hoặc theo giờ. Toàn bộ hàm hồi quy được thể hiện trong Bảng A.2 - phần Phụ lục.

Bảng 3. Chênh lệch thu nhập lao động. Phương trình Mincer theo OLS

Argentina Peru Brazil ChileIE/FEMonthly wages -0.655*** -0.324*** -0.245*** -0.103***

[0.00733] [0.0181] [0.00374] [0.00465]Hourly wages -0.517*** -0.258*** -0.200*** -0.0140***

[0.00676] [0.0177] [0.00382] [0.00468]EIS/EFSMonthly wages -0.486*** -0.390*** -0.179*** -0.0109**

[0.00798] [0.0175] [0.00405] [0.00479]Hourly wages -0.387*** -0.298*** -0.135*** 0.0724***

[0.00725] [0.0171] [0.00413] [0.00480]Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

IE/FELương tháng

Lương giờ

EIS/EFSLương tháng

Lương giờ

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Một yếu tố “hình phạt” gắn với phi chính thức có ý nghĩa thống kê được xác nhận ở bốn quốc gia, xảy ra với IE và lao động làm việc trong IS (EIS). Mức chênh lệch lớn hơn trong thu nhập hàng tháng so với thu nhập theo giờ. Điều này cho thấy lao động phi chính thức có thu nhập thấp hơn không chỉ do họ được trả lương theo giờ thấp hơn mà còn do họ làm việc ít giờ hơn. Ngoài kết luận tổng quát này, mức độ chênh lệch khác nhau tùy theo quốc gia. Cụ thể là mức độ chênh lệch thu nhập tháng giữa IE và FE là 66% tại Argentina, 32% tại Peru, 25% tại Brazil và 10% tại Chile.

Chênh lệch thu nhập cũng có ý nghĩa thống kê nếu so sánh người lao động của IS và khu vực chính thức. Tuy nhiên, ngoại trừ Peru, nghiên cứu

Page 20: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

56 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

cho thấy mức chênh lệch ít hơn và qua đó cho thấy mức độ phi chính thức đo lường qua quan hệ lao động (IE) có vẻ cao hơn mức độ phi chính thức đo lường qua “cách tiếp cận sản xuất” (EIS). Trong trường hợp này, “Hình phạt” về thu nhập tháng là 48% ở Argentina, 39% ở Peru, 18% ở Brazil và 1% ở Chile. Trong trường hợp của Chile, chênh lệch giữa EIS và EFS chỉ tồn tại do sự chênh lệch số giờ làm việc, vì đối với thu nhập theo giờ, giá trị chênh lệch đổi dấu.

Như đã nêu, OLS chỉ ước tính hiệu ứng của các đồng biến (covariates) tại trung tâm của phân phối có điều kiện. Vì lí do này cần tìm hiểu hiệu ứng của các đồng biến tại các điểm khác trên toàn bộ phân phối có điều kiện. Để làm điều này, QR được áp dụng cho cả thu nhập tháng và thu nhập giờ. Các kết quả trình bày trong Bảng A.3 và Đồ thị A.1 - phần phụ lục10 cho thấy mức chênh lệch gắn với phi chính thức là không đều trên phân bố và tăng lên ở đầu phân phối có các giá trị nhỏ. Ngoài ra, tại Chile và và Brazil, sự chênh lệch lại đảo chiều tại đỉnh của phân phối có điều kiện. Kết quả này được xác minh cho cả thu nhập tháng và thu nhập giờ.

Một số phát hiện rất thú vị được đưa ra dựa trên sự phân tách mức độ chênh lệch thu nhập tháng thu được bằng thủ tục Oaxaca-Blinder cho cả hai cách tiếp cận về phi chính thức (Bảng 4).

Bảng 4. Phân tách Oaxaca-Blinder. Thu nhập hàng tháng

IE/FE EIS/EFS IE/FE EIS/EFS IE/FE EIS/EFS IE/FE EIS/EFSDifference -1.019*** -0.848*** -0.900*** -0.855*** -0.476*** -0.678*** -0.350*** -0.262***

[0.00765] [0.00829] [0.0151] [0.0151] [0.00440] [0.00451] [0.00562] [0.00542]Endowments -0.335*** -0.322*** -0.417*** -0.480*** -0.207*** -0.367*** -0.229*** -0.214***

[0.00683] [0.0335] [0.0186] [0.0377] [0.00344] [0.00405] [0.00324] [0.00352]Coefficients -0.544*** -0.296*** -0.279*** -0.313 -0.162*** -0.160*** -0.100*** -0.0643***

[0.0125] [0.0516] [0.0222] [0.306] [0.00411] [0.0351] [0.00611] [0.00575]Interaction -0.140*** -0.230*** -0.204*** -0.0627 -0.106*** -0.151*** -0.0207*** 0.0163***

[0.0123] [0.0610] [0.0253] [0.308] [0.00375] [0.0351] [0.00467] [0.00435]Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

ChileBrazilPeruArgentina

Chênh lệch

Nguồn lực

Hệ số

Tương tác

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

10 Chỉ trình bày hệ số phi chính thức.

Page 21: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

57PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Trước tiên, trong mọi trường hợp, tổng mức chênh lệch giá trị trung bình của thu nhập lớn hơn đáng kể so với tổng mức chênh lệch thu được khi sử dụng OLS và QR. Thứ hai, khi mức chênh lệch này được phân tách thành ba cấu phần nêu trên, trong tất cả các trường hợp “Hiệu ứng Hệ số” có ý nghĩa thống kê và có dấu âm. Vì vậy, giả thuyết phân khúc một lần nữa được kiểm định, qua đó chỉ ra rằng, với thuộc tính như nhau, một nhân viên phi chính thức (hoặc một người lao động trong IS) được trả một mức lương thấp hơn so với một nhân viên chính thức tương tự (hoặc một nhân viên trong khu vực chính thức). Tuy nhiên, trong mọi trường hợp (trừ ngoại lệ Chile khi so sánh FS và IS) chênh lệch tiền lương có vẻ nhỏ hơn so với mức chênh lệch thu được thông qua giá trị của biến giả về phi chính thức trong các hàm hồi quy OLS.

Thứ ba, “Hiệu ứng nguồn lực” cũng được chứng minh là có ý nghĩa thống kê và có dấu âm. Trong hầu hết các trường hợp, hiệu ứng này là yếu tố giải thích tỉ lệ cao nhất về chênh lệch thu nhập. Điều này phản ánh thực tế là người lao động chính thức (người lao động trong khu vực chính thức) có vector của các đặc tính thuận lợi hơn so với vector của người lao động phi chính thức (người lao động trong IS), như mô tả trong phần trước. Cụ thể, việc làm chính thức có vốn con người cao hơn và có tỉ lệ phụ nữ thấp hơn - thường bị phân biệt đối xử trong thị trường lao động và do đó nhận được tiền lương thấp hơn nam giới có các thuộc tính tương tự. Như vậy, tổng số chênh lệch thu nhập lao động giữa việc làm chính thức (FE) và phi chính thức (IE) được giải thích không chỉ bởi vì chính thức có vector nguồn lực thuận lợi hơn, mà còn vì hiệu quả sử dụng thuộc tính của họ cao hơn so với IE.

Ước tính chênh lệch thu nhập trung bình cũng khẳng định rằng tình trạng phi chính thức có tác động tiêu cực độc lập đối với thu nhập lao động hàng tháng. Như thể hiện trong Bảng 5, chênh lệch giữa người lao động phi chính thức và chính thức là 70% ở Argentina, 64% ở Peru, 29% tại Brazil và 11% ở Chile.

Bảng 5. Giá trị trung bình chênh lệch thu nhập cá nhân. Thu nhập hàng tháng

Argentina Peru Brazil ChileIE/FE -0.7044*** -0.6355*** -0.2884*** -0.1092***EIS/EFS -0.3551*** -1.0035*** -0.2911*** -0.0395****** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Page 22: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

58 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Cuối cùng, các ước lượng phi tham số dựa trên phương pháp Hàm ước tính phù hợp (Bảng 6) là phù hợp với kết quả trước đó và một lần nữa xác nhận sự tồn tại của một “hình phạt” gắn với tình trạng phi chính thức. Cụ thể, giá trị của ATT có ý nghĩa thống kê và có dấu âm trong mọi trường hợp, ngay cả khi mức độ chênh lệch có xu hướng cao hơn so với chênh lệch thu được bằng các phương pháp trước đó.

Bảng 6. Phương pháp Hàm ước tính Phù hợp. Thu nhập hàng tháng

Argentina Peru Brazil ChileInformal Employment -0.759*** -0.666*** -0.416*** -0.147***

[0.00819] [0.00968] [0.000713] [0.00326]Informal Sector -0.287*** -0.560*** -0.301*** -0.0296***

[0.0414] [0.00809] [0.00225] [0.000947]Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Việc làm Phi chính thức

Khu vực Phi chính thức

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Ngoài ra, phù hợp với kết quả trước đó, mức chênh lệch thu nhập tại Argentina và Peru dường như cao hơn so với Brazil và Chile. Đây là một kết quả quan trọng bởi vì nó không có vẻ hoàn toàn liên quan đến quy mô của tình trạng phi chính thức. Đặc biệt, ngay cả khi có thể nghĩ rằng mức chênh lệch tiền lương cao hơn tại Peru và chênh lệch tiền lương thấp hơn tại Chile là do mối quan hệ trực tiếp giữa tỷ trọng tương đối của tình trạng phi chính thức và mức độ chênh lệch tiền lương, điều này có vẻ không đúng đối với Argentina và Brazil, nơi tỉ lệ của IS rất giống nhau ở cả hai nước, nhưng hình phạt ở Argentina cao hơn ở Brazil đáng kể.

Tính đến thời điểm này chênh lệch được ước tính cho tình trạng phi chính thức được xác định bởi hai phương pháp tiếp cận (“tiếp cận sản xuất” và “tiếp cận lao động”). Tuy nhiên, có thể xảy ra trường hợp cả hai cách này cùng được sử dụng để xác định thu nhập lao động, khiến cho việc xác định các hiệu ứng độc lập của mỗi cách gặp khó khăn. Ví dụ, “hình phạt” đối với người lao động phi chính thức có thể là do một tỉ lệ lớn lao động như họ làm việc trong IS, như đã nêu. Trong trường hợp đó, năng suất thấp - chứ không phải là quan hệ lao động - có thể là yếu tố quyết định mức lương thấp hơn. Cũng có thể là người lao động trong khu vực chính thức kiếm được mức lương

Page 23: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

59PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

cao hơn do tỉ lệ cao hơn của người lao động chính thức trong khu vực này. Điều này có thể là kết quả của một số quy định lao động như mức lương tối thiểu được pháp luật quy định hoặc việc thương lượng tập thể, những điều ít thấy ở người lao động phi chính thức.

Để đo ảnh hưởng độc lập của mỗi cách tiếp cận, chúng tôi chạy các hàm hồi quy OLS đối với thu nhập hàng tháng, nhưng lần này bao gồm tất cả các loại nghề tạo nên từ sự kết hợp của cả hai phương pháp tiếp cận. Các nhóm cơ sở gồm người lao động chính thức trong khu vực chính thức. Như thể hiện trong Bảng 7, tại Argentina, tất cả các loại nghề nghiệp liên quan tới những người lao động phải chịu “hình phạt”. Cũng có thể quan sát thấy so với lĩnh vực lao động, các mối quan hệ lao động thích đáng hơn đối với chênh lệch thu nhập lao động.

Bảng 7. Chênh lệch giữa các loại hình về thu nhập lao động. Phương trình Mincer bởi OLS. Thu nhập hàng tháng

Categories ARGENTINA PERU BRAZIL CHILEFormal Non-wage earners -0.2161*** -0.6887*** 0.3246*** 0.6556***Informal Non-wage earners -0.7271*** -0.6095*** -0.1422*** 0.2271***Informal wage earners in FS -0.5730*** -0.2969*** -0.2016*** -0.2754***Formal wage earners in IS -0.2233*** -0.5177*** -0.1021*** -0.146***Informal wage earners in IS -0.8012*** -0.6703*** -0.4172*** -0.5081****** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Không hưởng lương Chính thứcKhông hưởng lương Phi chính thứcHưởng lương Phi chính thức trong FSHưởng lương Chính thức trong ISHưởng lương Phi chính thức trong IS

Loại hình

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Chile và Brazil có kết quả tương tự. Trong các quốc gia này, mức chênh lệch giữa người lao động chính thức và phi chính thức lớn hơn mức chênh lệch giữa người lao động trong khu vực chính thức và trong IS. Nhưng dù sao, và nhất quán với kết quả trước đó, mức chênh lệch không lớn như ở Argentina. Hơn nữa, người không hưởng lương phi chính thức ở Chile có thu nhập cao hơn so với nhóm cơ sở. Tương tự như vậy, cả ở Chile và Brazil người không hưởng lương chính thức có thù lao cao nhất.

Giống như tại Argentina, người lao động chính thức trong khu vực chính thức ở Peru có mức lương cao nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp người hưởng lương, khu vực (chính thức/phi chính thức) có vẻ quan trọng hơn quan hệ lao động. Cuối cùng, trong mọi trường hợp sự kết hợp cả hai cách tiếp cận tạo ra

Page 24: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

60 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

mức chênh lệch thu nhập lớn hơn so với mức chênh lệch của mỗi cách tiếp cận riêng biệt, biết rằng nhóm người lao động phi chính thức trong IS có thu nhập thấp nhất (khi loại trừ tác động của tất cả các đặc điểm còn lại).

Vì vậy, các ước lượng khác nhau (tham số và phi tham số) cho thấy tồn tại mức chênh lệch thu nhập đáng kể mà phần hơn thuộc về tình trạng chính thức và mức chênh lệch này không do sự khác biệt trong các thuộc tính nhận thấy của người lao động. Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng có tồn tại phân khúc thu nhập gắn với tình trạng phi chính thức tại bốn nước được phân tích.

Tới đây câu hỏi đặt ra là: Yếu tố nào giải thích sự khác biệt về mức độ chênh lệch thu nhập giữa các nước và đặc biệt là, chênh lệch tiền lương giữa những người hưởng lương (đăng ký và không đăng ký) trong FS? Một giả thuyết có thể cho rằng các kết quả thu được là do các quy định về lao động như mức lương tối thiểu, thương lượng tập thể, công đoàn. Cụ thể là mức chênh lệch giữa những người hưởng lương có đăng ký và không đăng ký có thể phụ thuộc vào mức độ “ràng buộc” của các quy định lao động này. Chừng nào mà mức lương tối thiểu còn tương đối cao so với mức lương trung bình hoặc công đoàn còn nhiều sức mạnh thương lượng, điều này có thể tạo ra một mức chênh lệch tiền lương lớn hơn đối với những người lao động có hoặc không chịu sự điều tiết của các quy định về lao động.

Ngoài ra, các kết quả này có thể chịu tác động của các biến không quan sát được, và do đó, không được đưa vào trong ước tính. Ví dụ như có thể có một số lợi ích phi tiền tệ có thể bù đắp cho mức lương phi chính thức thấp hơn khiến công việc trở nên hấp dẫn hơn đối với một số cá nhân. Tuy nhiên, do tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa phi chính thức và nghèo đói (như đã được trình bày trong phần trước và sẽ được xác minh trong phần sau), lập luận cho rằng tình trạng phi chính thức là sự lựa chọn tự nguyện của người lao động có thể không áp dụng được cho tất cả người lao động trong khu vực. Ngược lại, mức độ thất nghiệp và trình lao động bấp bênh tại các quốc gia này cho thấy việc tham gia IS có thể là sự lựa chọn duy nhất của một bộ phận lớn người dân.

Page 25: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

61PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

6. Phi chính thức và nghèo đói

Với mục tiêu đánh giá tác động độc lập của tình trạng phi chính thức đối với tỉ lệ đói nghèo, chúng tôi đã thực hiện các mô phỏng nhỏ. Các mô phỏng nhỏ này cho phép chúng tôi ước tính thu nhập phản thực của hộ gia đình tức là thu nhập đạt được khi giả sử các thành viên gia đình - những người làm việc phi chính thức- sẽ làm việc chính thức (Xem xét hai phương pháp tiếp cận với phi chính thức).

Như thể hiện trong Bảng 8, trong mọi trường hợp, “việc chính thức hóa” người lao động phi chính thức sẽ làm giảm tỉ lệ nghèo đói. Tuy nhiên, mức độ giảm này khác nhau giữa các nước. Ít nhất một phần các kết quả khác nhau là do mức chênh lệch thu nhập khác nhau giữa chính thức và phi chính thức. Ví dụ tại Argentina và Peru, nơi mà mức chênh lệch thu nhập lớn hơn mức giảm nghèo do việc chính thức hóa người lao động cũng lớn hơn. Tại Argentina mức giảm này là khoảng 34%. Tại Peru, mức giảm đói nghèo cũng đáng kể, khoảng 30% của tỉ lệ nghèo ban đầu. Nhưng do ở những nước này tỉ lệ nghèo ban đầu là rất cao nên ngay cả khi tất cả người lao động đã được chính thức hóa, tỉ lệ người nghèo sẽ vẫn ở mức cao. Tác động thấp của “chính thức hóa” tại Chile đã được dự kiến một phần là do mức chênh lệch phi chính thức thấp hơn. Cuối cùng tại Brazil, mức giảm nghèo cũng khá lớn nhưng rõ ràng là thấp hơn so với ở Peru và Argentina.

Bảng 8. Mô phỏng nhỏ về giảm nghèo liên quan đến việc chính thức hóa người lao động

Argentina Peru Brazil ChileInicial poverty rate 26.85 34.68 29.96 13.7Initial poverty gap 0.4171 0.3792 0.4249 0.3179

ContrafactualFE/IE 17.81 24.44 26.35 13.12EFS/EIS 22.59 20.69 26.32 13.61ReductionFE/IE -34% -30% -12% -4%EFS/EIS -16% -40% -12% -1%

Tỷ lệ nghèo ban đầuChênh lệch nghèo ban đầu

Hợp đồngFE/IEEFS/EISGiảmFE/IEEFS/EIS

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình

Page 26: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

62 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Trong Bảng 8, mức chênh lệch nghèo cũng được đưa vào vì nó có thể là một yếu tố quan trọng, bởi khả năng thoát nghèo không chỉ phụ thuộc vào mức tăng tuyệt đối tổng thu nhập gia đình sau khi “chính thức hóa” mà còn phụ thuộc vào khoảng cách ban ban đầu so với ngưỡng nghèo. Brazil là quốc gia có mức chênh lệch nghèo cao hơn. Điều này góp thêm phần làm giảm tác động của “chính thức hóa”.

Thực tế là ở một số nước, vẫn tồn tại tỉ lệ đói nghèo cao ngay cả khi loại trừ phi chính thức. Điều này cho thấy rằng các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với đói nghèo. Thất nghiệp cao và thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp khiến thu nhập thấp ngay cả đối với người lao động chính thức (hoặc người lao động trong khu vực chính thức) và tỉ lệ phụ thuộc cao là những yếu tố cũng có thể liên quan đến đói nghèo. Ngoài ra, thu nhập lao động trung bình thấp đi đôi với với sự bất bình đẳng cao về thu nhập cũng góp phần làm tăng đói nghèo.

Cuối cùng, cần lưu ý rằng các mô phỏng nhỏ cần được coi là các công việc phân tích và các kết quả cần được coi như các chỉ số về tính thích đáng của tình trạng phi chính thức trong phân tích tỉ lệ đói nghèo bởi vì các kết quả này không biểu hiện những gì thực sự sẽ xảy ra khi không còn tình trạng phi chính thức. Giả định “các yếu tố khác không đổi” là cơ sở của phân tích cân bằng cục bộ (partial equilibrium) không tính đến thực tế rằng một mức giảm đáng kể tình trạng phi chính thức chắc chắn sẽ kéo theo các thay đổi khác trong thị trường lao động, ví dụ như tỉ lệ thất nghiệp hoặc trong các mức lương trung bình. Thực tế này cũng có thể có tác động quan trọng đối với mức độ đói nghèo.

7. Kết luận

Mục đích của bài viết này là phân tích các mối liên hệ giữa tình trạng phân khúc thu nhập, phi chính thức và nghèo đói trên cơ sở so sánh bốn quốc gia Mỹ Latin: Argentina, Brazil, Chile và Peru.

Kết quả cho thấy rằng tình trạng phi chính thức (EI và EIS) là một hiện tượng quan trọng tại bốn quốc gia, ngay cả khi tính đúng đắn của khái niệm này không giống nhau trong mọi trường hợp. Ở một thái cực là Peru, nơi mà các EIS đô thị chiếm khoảng 56% tổng số việc làm và nơi mà IE liên quan đến 67% người lao

Page 27: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

63PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

động. Ở thái cực khác là Chile, nơi các con số này giảm xuống lần lượt là 35% và 38%. Trong khi đó, tỉ lệ người hưởng lương không đăng ký khá cao trong mọi trường hợp, thậm chí ở Chile, nơi tỉ lệ này chiếm khoảng 22% tổng số người hưởng lương. Tại các nước khác, con số này là 40% - 50%. Điều này cho thấy mức độ lao động bấp bênh rất cao vì việc thiếu đăng ký an sinh xã hội không chỉ có nghĩa là mức lương thấp hơn so với những người hưởng lương khác mà còn thiếu các lợi ích xã hội khác, như bảo hiểm y tế hay lương hưu trong tương lai.

Trong mọi trường hợp tình trạng phi chính thức được chứng minh là một yếu tố độc lập quyết định thu nhập thấp hơn, ngay cả khi các tác động khác được loại trừ bởi một vector mở rộng gồm các đặc điểm cá nhân và việc làm, cho thấy sự tồn tại của tình trạng phân khúc thu nhập. Ngoài ra, các phân tích mô tả và mô phỏng nhỏ cho thấy tình trạng phi chính thức và nghèo đói có tỉ lệ thuận. Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ ra rằng việc loại bỏ tình trạng phi chính thức không thể xóa hết nghèo, bởi sự tồn tại của các yếu tố khác ảnh hưởng đến nghèo đói. Tỉ lệ thất nghiệp cao và trình độ học vấn thấp dẫn tới thu nhập thấp ngay cả đối với người lao động chính thức (hoặc người lao động trong khu vực chính thức), đi kèm với phân phối thu nhập bất bình đẳng cũng là yếu tố gắn liền với nghèo đói.

Vì vậy, các kết quả này cho thấy cần thực hiện các chính sách công khác nhau để giảm bất bình đẳng và nghèo đói, thông qua các chính sách về thị trường lao động và các chính sách khác phổ quát hơn. Một vấn đề trọng tâm là giảm tỉ lệ phi chính thức và tình trạng việc làm bấp bênh. Điều đó ngụ ý cần tác động cả ở hai phía cung và cầu: có nghĩa là kích thích tạo công ăn việc làm chính thức phù hợp với người lao động và hỗ trợ họ trong việc tăng cơ hội tìm được các công việc đó (ví dụ thông qua đào tạo, và/hoặc tốt hơn, thông qua các dịch vụ việc làm). Mức lương cũng được coi là một mục tiêu trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo bởi có việc làm không phải bao giờ cũng đảm bảo không bị đói nghèo, đặc biệt là do tỉ lệ ngành nghề phi chính thức cao.

Mặt khác, mức độ và phạm vi của bảo hiểm thất nghiệp ở Mỹ Latin vốn rất hạn chế. Ngay cả tại số ít quốc gia có loại chương trình này, tỉ lệ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là rất thấp. Vì vậy, cần mở rộng một số dạng hỗ trợ thất nghiệp cho những người thôi làm các công việc không thường xuyên. Tuy nhiên, ngay cả khi mở rộng lợi ích cho người thất nghiệp, các hộ gia đình có thu nhập lao động thấp và không ổn định vẫn sẽ phải đối mặt với khó

Page 28: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

64 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

khăn. Do đó, song song với các chính sách khác, các nước này cần tăng cường các chương trình hỗ trợ tiền mặt nhắm tới các hộ gia đình có thu nhập thấp, ít nhất cho đến khi thị trường lao động có thể tạo ra nhiều việc làm với thu nhập cho phép các hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo.

Nếu có nhiều việc làm, đặc biệt là việc làm tốt và ổn định có thể tạo ra thu nhập đủ sống và nếu có bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ quá trình tìm kiếm việc làm, sức ép phải nhanh chóng chấp nhận công việc bấp bênh và thu nhập thấp đối với các thành viên hộ gia đình nghèo sẽ giảm, qua đó giảm dòng chảy lao động vào IS. Về vấn đề này, như đã bàn trong nghiên cứu của Beccaria và Groisman (2008), sẽ là thích hợp hơn nếu coi phi chính thức không phải là một nguyên nhân gây ra nghèo đói, mà là sự biểu hiện của tình trạng thiếu cơ hội lao động trong khu vực chính thức của nền kinh tế, cũng như các tình trạng khan hiếm việc làm chính thức ở các nước nơi mà các chính sách nhằm đáp ứng tình trạng thiếu thốn xã hội bị hạn chế hoặc không tồn tại.

Page 29: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

PHỤ LỤC

Bảng A.1. Đặc điểm của tình trạng phi chính thứcVariables

Formal Informal Total Formal Informal Total Formal Informal Total Formal Informal TotalGenderMen 57,8 56,4 57,1 62,8 50,3 54,5 56,7 56,0 56,4 61,2 55,4 59,0Women 42,2 43,6 42,9 37,2 49,7 45,5 42,6 42,8 42,7 38,9 42,5 40,3Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

AgeYounger than 25 9,4 19,4 14,7 7,7 26,2 20,0 18,2 24,0 20,8 12,3 13,8 12,925-45 56,7 43,9 50,0 57,9 44,6 49,0 57,3 44,3 51,4 55,4 41,4 50,0Older than 45 33,9 36,7 35,4 34,4 29,2 30,9 24,5 31,8 27,8 32,3 44,7 37,1Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Educational levelLess than complete secondary 29,27 61,4 46,1 10,6 43,9 33,2 38,5 69,2 52,6 28,2 53,8 38,0Complete secondary / Incomp. Univers. 38,01 33,1 35,4 35,9 46,6 43,2 42,3 27,4 35,5 44,6 40,6 43,1Complete university 32,72 5,6 18,5 53,5 9,4 23,6 19,1 3,3 11,9 27,2 5,6 18,9Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

IndustryAgriculture - - - - - - - - - 7,9 7,2 7,6Manufacture 15,0 12,2 13,5 15,8 14,1 14,7 21,5 12,8 17,7 14,0 13,7 13,9Construction 3,9 13,5 8,9 4,6 6,4 5,8 3,9 12,3 7,6 8,7 9,6 9,0Trade 16,4 32,0 24,6 17,1 37,0 30,0 21,0 30,1 25,0 17,0 27,9 21,2Transport 6,2 6,5 6,4 6,8 11,6 9,9 5,9 5,6 5,8 7,3 8,2 7,6Financiak services 12,4 7,4 9,8 12,5 4,1 7,1 11,8 5,5 9,1 9,8 4,1 7,6Personal services 9,7 3,7 6,5 6,4 3,1 4,3 6,6 3,0 5,0 13,4 15,4 14,2Domestic services 1,7 16,6 9,5 1,8 8,2 6,0 4,8 13,9 8,7 3,7 10,1 6,1Public sector 27,6 2,0 14,1 26,3 3,2 11,4 19,0 2,9 12,1 16,6 3,0 11,4Other 7,2 6,3 6,7 8,8 12,2 11,0 5,4 13,8 9,1 1,8 0,9 1,5Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Povert statusNon poor 95,04 73,3 84,1 93,2 76,8 82,3 89,7 73,7 82,4 94,6 89,9 92,8Poor 4,96 26,7 15,9 6,8 23,2 17,8 10,3 26,3 17,6 5,4 10,1 7,2Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

FS IS Total FS IS Total FS IS Total FS IS TotalGenderMen 59,7 54,1 57,1 60,9 49,4 54,5 59,4 52,8 56,4 63,6 50,6 59,0Women 40,3 45,9 42,9 39,1 50,6 45,5 40,5 47,2 42,7 36,4 49,4 40,3Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

AgeYounger than 25 12,8 16,7 14,7 16,5 22,8 20,0 21,2 20,4 20,8 14,7 9,6 12,925-45 55,7 43,5 50,0 56,6 43,1 49,0 55,5 46,6 51,4 54,4 42,0 50,0Older than 45 31,5 39,8 35,4 27,0 34,0 30,9 23,3 33,0 27,8 30,8 48,4 37,1Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Educational levelLess than complete secondary 31,2 63,2 46,1 14,1 47,6 33,2 36,8 70,9 52,6 27,5 57,0 38,0Complete second/incom. Univers. 37,6 32,9 35,4 40,2 45,5 43,2 43,3 26,5 35,5 45,2 39,3 43,1Complete university 31,2 3,9 18,5 45,7 6,9 23,6 19,9 2,7 11,9 27,3 3,7 18,9Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

IndustryAgriculture 8,96 5,16 7,61Manufacture 16,0 10,6 13,5 18,2 11,6 14,7 23,5 10,4 17,7 14,4 13,0 13,9Construction 5,4 13,0 8,9 4,4 6,9 5,8 4,7 11,3 7,6 9,6 8,0 9,0Trade 16,1 34,2 24,6 17,6 40,9 30,0 21,2 29,8 25,0 17,0 28,8 21,2Transport 7,1 5,5 6,4 6,1 13,2 9,9 6,3 5,1 5,8 7,7 7,5 7,6Financiak services 11,9 7,4 9,8 11,3 3,4 7,1 11,9 5,5 9,1 9,5 4,0 7,6Personal services 10,0 2,6 6,5 7,3 1,6 4,3 7,0 2,6 5,0 13,5 15,5 14,2Domestic services 20,4 9,5 11,2 6,0 19,8 8,7 17,3 6,1Public sector 26,5 14,1 24,3 11,4 21,6 12,1 17,6 11,4Other 7,0 6,4 6,7 10,8 11,0 11,0 4,0 15,5 9,1 1,8 1,5Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Povert statusNon poor 92,7 73,3 84,1 90,2 76,0 82,3 89,3 74,5 82,4 93,8 91,1 92,8Poor 7,3 26,7 15,9 9,8 24,0 17,8 10,7 25,6 17,6 6,2 8,9 7,2Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Registered Non-regist. Total Registered Non-regist. Total Registered Non-regist. Total Registered Non-regist. TotalGenderMen 58,2 48,3 54,2 64,6 52,0 58,1 56,4 49,8 54,5 61,0 48,3 58,2Women 41,8 51,7 45,8 35,4 48,0 41,9 42,8 46,3 43,9 39,0 51,7 41,8Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

AgeYounger than 25 10,1 26,0 16,6 8,5 38,2 23,7 18,9 36,5 24,0 13,0 22,2 15,125-45 58,0 47,6 53,7 58,6 47,6 53,0 57,7 44,4 53,9 55,8 45,6 53,5Older than 45 31,9 26,4 29,6 32,9 14,2 23,3 23,4 19,2 22,2 31,2 32,3 31,5Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Educational levelLess than complete secondary 32,0 62,3 44,4 12,1 35,4 24,4 40,1 69,9 48,5 29,6 49,8 34,1Complete second/incom. Univers. 41,3 30,3 36,8 42,4 49,5 46,1 43,7 26,5 38,8 46,7 40,6 45,3Complete university 26,8 7,3 18,9 45,6 15,1 29,5 16,3 3,7 12,7 23,8 9,6 20,6Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

IndustryAgriculture 8,07 8,93 8,27Manufacture 15,7 11,5 14,0 17,0 16,9 17,0 21,9 11,0 18,8 14,1 11,8 13,6Construction 3,8 11,3 6,9 4,6 7,8 6,2 4,0 8,5 5,3 8,7 8,4 8,7Trade 16,2 21,5 18,4 12,8 23,2 18,1 20,7 21,3 20,8 17,0 16,8 16,9Transport 6,5 7,2 6,8 5,9 7,7 6,8 6,0 3,4 5,3 7,2 7,1 7,2Financiak services 10,3 6,2 8,6 11,3 5,6 8,4 10,9 6,1 9,5 8,8 5,1 8,0Personal services 8,1 4,0 6,4 6,2 4,8 5,5 6,2 3,6 5,4 12,8 11,4 12,5Domestic services 1,9 29,2 13,0 2,1 16,2 9,3 5,0 27,9 11,6 3,9 23,0 8,2Public sector 30,4 3,5 19,4 31,6 6,7 18,9 20,0 5,9 15,9 17,6 6,9 15,2Other 7,3 5,7 6,6 8,6 11,1 9,9 5,4 12,5 7,4 1,7 0,6 1,5Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Povert statusNon poor 94,9 73,5 86,5 93,4 78,7 85,9 89,3 69,9 83,7 94,4 85,3 92,4Poor 5,1 26,5 13,6 6,6 21,3 14,1 10,7 30,1 16,3 5,6 14,7 7,6Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

PERU BRAZIL CHILEARGENTINABiến

Chính thức Chính thức Chính thức Chính thứcPhi chính thức Phi chính thức Phi chính thức Phi chính thứcTổng Tổng Tổng Tổng

Chính thức Chính thức Chính thức Chính thứcPhi chính thức Phi chính thức Phi chính thức Phi chính thứcTổng Tổng Tổng Tổng

Giới tínhNamNữ Tổng

Tuổi<2525-45>25Tổng

Học vấnChưa hết Tr học hoặc thấp hơnHết trung học/Chưa hết đại họcHết đại họcTổng

NgànhNông nghiệpSản xuấtXây dựngThương mạiVận tảiDịch vụ tài chínhDịch vụ cá nhânDịch vụ gia đìnhKhu vực nhà nướcLoại khácTổng

Tình trạng nghèoKhông nghèoNghèoTổng

Giới tínhNamNữ Tổng

Tuổi<2525-45>25Tổng

Học vấnChưa hết Tr học hoặc thấp hơnHết trung học/Chưa hết đại họcHết đại họcTổng

NgànhNông nghiệpSản xuấtXây dựngThương mạiVận tảiDịch vụ tài chínhDịch vụ cá nhânDịch vụ gia đìnhKhu vực nhà nướcLoại khácTổng

Giới tínhNamNữ Tổng

Tuổi<2525-45>25TổngHọc vấnChưa hết Tr học hoặc thấp hơnHết trung học/Chưa hết đại họcHết đại họcTổngNgànhNông nghiệpSản xuấtXây dựngThương mạiVận tảiDịch vụ tài chínhDịch vụ cá nhânDịch vụ gia đìnhKhu vực nhà nướcLoại khácTổng

Tình trạng nghèoKhông nghèoNghèoTổng

Tình trạng nghèoKhông nghèoNghèoTổng

Đăng kí Đăng kí Đăng kí Đăng kíKhông đăng kí Không đăng kí Không đăng kí Không đăng kíTổng Tổng Tổng Tổng

Page 30: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

66 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng A.2. Phương trình Mincer. OLS

Covariates Monthly Hourly Monthly Hourly Monthly Hourly Monthly HourlyINFORMALITY -0.655*** -0.517*** -0.486*** -0.387*** -0.324*** -0.258*** -0.390*** -0.298***

[-0.00733] [-0.00676] [-0.00798] [-0.00725] [-0.0181] [-0.0177] [-0.0175] [-0.0171]Men 0.185*** 0.126*** 0.177*** 0.117*** 0.403*** 0.356*** 0.399*** 0.354***

[0.00937] [0.00871] [0.00981] [0.00902] [0.0208] [0.0205] [0.0207] [0.0205]Head of Household 0.0425*** 0.0295*** 0.0457*** 0.0315*** 0.147*** 0.0995*** 0.137*** 0.0911***

[0.0103] [0.00955] [0.0108] [0.00989] [0.0297] [0.0293] [0.0296] [0.0293]Age 0.0434*** 0.0367*** 0.0548*** 0.0453*** 0.0629*** 0.0605*** 0.0688*** 0.0652***

[0.00144] [0.00132] [0.00150] [0.00136] [0.00270] [0.00262] [0.00267] [0.00260]Age*Age -0.000408*** -0.000320*** -0.000521*** -0.000405*** -0.000733*** -0.000700*** -0.000774*** -0.000732***

[-1.69e-05] [-1.56e-05] [-1.76e-05] [-1.60e-05] [-3.18e-05] [-3.09e-05] [-3.15e-05] [-3.07e-05]Worked hours 0.00741*** -0.0135*** 0.00781*** -0.0126*** -0.404*** -0.393*** -0.390*** -0.384***

[0.000130] [0.000171] [0.000136] [0.000176] [-0.0252] [-0.0247] [-0.0251] [-0.0247]Incom. primary or less -0.206*** -0.181*** -0.236*** -0.203*** -0.147*** -0.150*** -0.160*** -0.160***

[-0.0133] [-0.0123] [-0.0139] [-0.0127] [-0.0299] [-0.0290] [-0.0297] [-0.0289]Incomplete secondary 0.0906*** 0.0909*** 0.0941*** 0.0929*** 0.0989*** 0.111*** 0.101*** 0.113***

[0.0101] [0.00930] [0.0106] [0.00962] [0.0284] [0.0276] [0.0282] [0.0275]Complete secondary 0.272*** 0.249*** 0.318*** 0.284*** 0.208*** 0.205*** 0.203*** 0.203***

[0.00975] [0.00895] [0.0102] [0.00923] [0.0271] [0.0263] [0.0270] [0.0263]Incomplete univ. 0.317*** 0.342*** 0.338*** 0.360*** 0.349*** 0.362*** 0.343*** 0.359***

[0.0119] [0.0109] [0.0125] [0.0113] [0.0315] [0.0307] [0.0314] [0.0306]Complete university 0.538*** 0.568*** 0.595*** 0.614*** 0.560*** 0.526*** 0.541*** 0.516***

[0.0119] [0.0110] [0.0124] [0.0113] [0.0328] [0.0318] [0.0325] [0.0316]Construction 0.0159 -0.0193 -0.0365*** -0.0572*** 0.184*** 0.147*** 0.219*** 0.174***

[0.0135] [0.0123] [0.0141] [0.0127] [0.0333] [0.0324] [0.0332] [0.0324]Trade -0.0662*** -0.0733*** -0.0640*** -0.0714*** -0.121*** -0.0771*** -0.0697*** -0.0386*

[-0.0111] [-0.0102] [-0.0117] [-0.0106] [-0.0226] [-0.0219] [-0.0227] [-0.0221]Financial services 0.0487*** 0.0685*** 0.0647*** 0.0825*** -0.00635 0.0628** 0.0616** 0.113***

[0.0142] [0.0131] [0.0149] [0.0135] [-0.0283] [0.0275] [0.0285] [0.0278]Transport 0.103*** 0.108*** 0.0756*** 0.0838*** 0.166*** 0.199*** 0.179*** 0.210***

[0.0154] [0.0142] [0.0161] [0.0146] [0.0332] [0.0324] [0.0330] [0.0323]Personal services -0.116*** 0.00332 -0.111*** 0.00969 0.0507 0.127*** 0.00536 0.0935**

[-0.0165] [0.0153] [0.0173] [0.0159] [0.0427] [0.0417] [0.0426] [0.0417]Domestic services -0.405*** -0.199*** -0.368*** -0.160*** -0.287*** -0.223*** -0.154*** -0.122***

[-0.0151] [-0.0139] [-0.0162] [-0.0147] [-0.0361] [-0.0349] [-0.0366] [-0.0355]Public sector 0.0221* 0.0738*** 0.0663*** 0.111*** 0.321*** 0.210*** 0.272*** 0.173***

[0.0122] [0.0113] [0.0128] [0.0117] [0.0286] [0.0282] [0.0287] [0.0284]Other 0.0419*** 0.0905*** 0.0391*** 0.0905*** -0.129*** -0.0671** -0.133*** -0.0709***

[0.0143] [0.0132] [0.0150] [0.0136] [0.0267] [0.0261] [0.0266] [0.0260]Region Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes YesLambda -0.273*** -0.249*** -0.305*** -0.272*** -0.127* -0.213*** -0.164** -0.243***

[-0.0184] [-0.0170] [-0.0192] [-0.0176] [-0.0666] [-0.0652] [-0.0664] [-0.0651]Constant 5.564*** 2.895*** 5.174*** 2.572*** 4.137*** 1.849*** 3.995*** 1.729***

[0.0409] [0.0379] [0.0424] [0.0388] [0.0936] [0.0913] [0.0915] [0.0894]

Observations 92492 91172 92492 91172 31753 31311 31753 31311Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Informal Employment Informal SectorPERUARGENTINA

Informal SectorInformal EmploymentViệc làm phi chính thứcĐồng biến Tháng Tháng Tháng ThángGiờ Giờ Giờ Giờ

Việc làm phi chính thứcViệc làm chính thức Việc làm chính thức

PHI CHÍNH THỨC

Nam giới

Chủ hộ

Tuổi

Tuổi*Tuổi

Số giờ làm

Chưa hết tiểu học hoặc thấp hơn

Chưa hết trung học

Đã hết trung học

Chưa hết đại học

Đã hết đại học

Xây dựng

Thương mại

Dịch vụ tài chính

Vận tải

Dịch vụ cá nhân

Dịch vụ gia đình

Khu vực nhà nước

Loại khác

Khu vực

Lamdbda

Hằng số

Quan sát

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Page 31: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

67PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Bảng A.2. Phương trình Mincer. OLS (tiếp)

Covariates Monthly Hourly Monthly Hourly Monthly Hourly Monthly HourlyINFORMALITY -0.245*** -0.200*** -0.179*** -0.135*** -0.103*** -0.0140*** -0.0109** 0.0724***

[0.00374] [0.00382] [0.00405] [0.00413] [0.00465] [0.00468] [0.00479] [0.00480]Men 0.278*** 0.278*** 0.274*** 0.275*** 0.254*** 0.240*** 0.252*** 0.241***

[0.00612] [0.00624] [0.00617] [0.00628] [0.00958] [0.00964] [0.00961] [0.00963]Head of Household 0.111*** 0.121*** 0.116*** 0.126*** 0.144*** 0.164*** 0.142*** 0.159***

[0.00663] [0.00677] [0.00668] [0.00680] [0.00996] [0.0100] [0.00999] [0.0100]Age 0.0545*** 0.0548*** 0.0581*** 0.0576*** 0.0324*** 0.0312*** 0.0333*** 0.0312***

[0.000720] [0.000735] [0.000724] [0.000737] [0.000909] [0.000915] [0.000911] [0.000913]Age*Age -0.000539*** -0.000538*** -0.000578*** -0.000570*** -0.000271*** -0.000254*** -0.000286*** -0.000259***

[8.78e-06] [8.96e-06] [8.81e-06] [8.98e-06] [1.03e-05] [1.03e-05] [1.03e-05] [1.03e-05]Worked hours 0.0149*** -0.0166*** 0.0156*** -0.0160*** 0.0711*** 0.0640*** 0.0816*** 0.0695***

[0.000133] [0.000135] [0.000133] [0.000135] [0.0141] [0.0142] [0.0141] [0.0142]Incom. primary or less -0.191*** -0.190*** -0.203*** -0.199*** -0.182*** -0.186*** -0.187*** -0.187***

[0.00575] [0.00587] [0.00579] [0.00590] [0.00706] [0.00710] [0.00708] [0.00709]Incomplete secondary 0.0769*** 0.0795*** 0.0743*** 0.0774*** 0.117*** 0.122*** 0.118*** 0.126***

[0.00732] [0.00747] [0.00737] [0.00751] [0.00762] [0.00766] [0.00764] [0.00766]Complete secondary 0.286*** 0.285*** 0.303*** 0.300*** 0.314*** 0.319*** 0.324*** 0.327***

[0.00692] [0.00706] [0.00696] [0.00709] [0.00826] [0.00831] [0.00828] [0.00830]Incomplete univ. 0.618*** 0.608*** 0.621*** 0.612*** 0.560*** 0.581*** 0.568*** 0.593***

[0.00896] [0.00915] [0.00903] [0.00920] [0.0123] [0.0124] [0.0123] [0.0124]Complete university 1.135*** 1.139*** 1.158*** 1.160*** 1.086*** 1.087*** 1.111*** 1.116***

[0.0100] [0.0102] [0.0101] [0.0103] [0.0123] [0.0124] [0.0124] [0.0124]Construction 0.0176** -0.00590 0.00380 -0.0211*** 0.142*** 0.137*** 0.140*** 0.136***

[0.00762] [0.00778] [0.00771] [0.00786] [0.00810] [0.00815] [0.00812] [0.00814]Trade -0.0121** 0.0188*** -0.0132** 0.0151*** 0.0782*** 0.128*** 0.0673*** 0.112***

[0.00545] [0.00557] [0.00554] [0.00564] [0.00682] [0.00686] [0.00687] [0.00689]Financial services 0.0825*** 0.0746*** 0.0920*** 0.0820*** 0.170*** 0.218*** 0.162*** 0.211***

[0.00721] [0.00736] [0.00727] [0.00740] [0.00946] [0.00951] [0.00948] [0.00950]Transport 0.123*** 0.162*** 0.118*** 0.156*** 0.198*** 0.213*** 0.208*** 0.215***

[0.00833] [0.00850] [0.00840] [0.00855] [0.0114] [0.0115] [0.0114] [0.0115]Personal services -0.0311*** -0.0178* -0.0328*** -0.0188** 0.0127** 0.0374*** 0.0195*** 0.0335***

[0.00909] [0.00928] [0.00916] [0.00933] [0.00614] [0.00618] [0.00616] [0.00617]Domestic services -0.228*** -0.197*** -0.182*** -0.166*** 0.247*** 0.300*** 0.264*** 0.316***

[0.00762] [0.00778] [0.00800] [0.00816] [0.0177] [0.0178] [0.0178] [0.0178]Public sector 0.115*** 0.0853*** 0.0930*** 0.0706*** 0.152*** 0.170*** 0.171*** 0.186***

[0.00674] [0.00688] [0.00687] [0.00700] [0.0181] [0.0182] [0.0181] [0.0181]Other -0.219*** -0.203*** -0.267*** -0.245*** 0.0558*** 0.0414** 0.0675*** 0.0534***

[0.00626] [0.00639] [0.00623] [0.00635] [0.0164] [0.0165] [0.0164] [0.0164]Region Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes YesLambda -0.0687*** -0.0487*** -0.0644*** -0.0458*** -0.0132 0.00790 -0.0262 -0.00527

[0.0159] [0.0162] [0.0160] [0.0163] [0.0186] [0.0187] [0.0187] [0.0187]Constant 4.288*** 1.873*** 4.134*** 1.743*** 10.14*** 7.619*** 10.06*** 7.581***

[0.0217] [0.0222] [0.0217] [0.0221] [0.0323] [0.0325] [0.0323] [0.0323]

Observations 274130 274130 274130 274130 193395 193395 193395 193395Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Informal Employment Informal Sector Informal EmploymentCHILEBRAZIL

Informal SectorViệc làm phi chính thứcĐồng biến Tháng Tháng Tháng ThángGiờ Giờ Giờ Giờ

Việc làm phi chính thứcViệc làm chính thức Việc làm chính thức

PHI CHÍNH THỨC

Nam giới

Chủ hộ

Tuổi

Tuổi*Tuổi

Số giờ làm

Chưa hết tiểu học hoặc thấp hơn

Chưa hết trung học

Đã hết trung học

Chưa hết đại học

Đã hết đại học

Xây dựng

Thương mại

Dịch vụ tài chính

Vận tải

Dịch vụ cá nhân

Dịch vụ gia đình

Khu vực nhà nước

Loại khác

Khu vực

Lamdbda

Hằng số

Quan sát

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Page 32: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

68 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng A.3. Phương trình Mincer. Hồi quy điểm phân vị (Quantile Regression)

Argentina

q10 q25 q50 q75 q90IE Monthly -0.977*** -0.757*** -0.602*** -0.475*** -0.364***

[0.00795] [0.000253] [0.0141] [0.00864] [0.0170]IE Hourly -0.795*** -0.635*** -0.495*** -0.393*** -0.292***

[0.000147] [0.0116] [0.00370] [0.00539] [0.0107]IS Monthly -0.651*** -0.563*** -0.468*** -0.386*** -0.293***

[0.0426] [0.00303] [0.0103] [0.00287] [0.000241]IS Hourly -0.560*** -0.476*** -0.388*** -0.316*** -0.239***

[0.00677] [0.0111] [0.00375] [0.0200] [0.000349]

Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Taus

IE Tháng

IE Giờ

IS Tháng

IS Giờ

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Peru

q10 q25 q50 q75 q90IE Monthly -0.494*** -0.433*** -0.403*** -0.403*** -0.440***

[0.00863] [0.000660] [0.0135] [0.000915] [0.0176]IE Hourly -0.445*** -0.390*** -0.343*** -0.334*** -0.352***

[0.0389] [0.0149] [0.0228] [0.0143] [0.00583]IS Monthly -0.724*** -0.568*** -0.424*** -0.326*** -0.272***

[0.0147] [0.0195] [0.00751] [0.0210] [0.0259]IS Hourly -0.644*** -0.452*** -0.337*** -0.231*** -0.162***

[0.0550] [0.0424] [0.00853] [0.00374] [0.00811]

Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Taus

IE Tháng

IE Giờ

IS Tháng

IS Giờ

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Brazil

q10 q25 q50 q75 q90IE Monthly -0.555*** -0.354*** -0.211*** -0.107*** -0.0241***

[0.00314] [0.00417] [0.00957] [0.00766] [0.00211]IE Hourly -0.489*** -0.300*** -0.168*** -0.0632*** 0.0215***

[0.00457] [0.00410] [0.00224] [0.000970] [0.00663]IS Monthly -0.453*** -0.276*** -0.145*** -0.0411*** 0.0569***

[0.00300] [0.00140] [0.00381] [0.0123] [0.0145]IS Hourly -0.395*** -0.228*** -0.108*** 0.0100 0.117***

[0.00374] [0.00698] [0.00745] [0.0158] [0.0139]

Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Taus

IE Tháng

IE Giờ

IS Tháng

IS Giờ

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Page 33: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

69PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Chile

q10 q25 q50 q75 q90IE Monthly -0.584*** -0.318*** -0.0880*** 0.121*** 0.263***

[0.00899] [0.000870] [0.000634] [0.00359] [0.00572]IE Hourly -0.477*** -0.230*** -0.0132 0.207*** 0.368***

[0.00934] [0.0113] [0.0114] [0.00798] [0.0128]IS Monthly -0.363*** -0.195*** -0.0244*** 0.181*** 0.318***

[0.00314] [0.00939] [0.00426] [0.0128] [0.0173]IS Hourly -0.273*** -0.125*** 0.0430*** 0.268*** 0.418***

[0.0102] [0.00115] [0.00390] [0.0101] [0.0192]

Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Taus

IE Tháng

IE Giờ

IS Tháng

IS Giờ

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Page 34: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

70 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đồ thị A. 1. Chênh lệch thu nhập gắn với phi chính thức. Các hệ số Hồi quy điểm phân vị (Quantile regression coefficients)

Argentina

Lương tháng

Lương tháng

Lương giờ

Lương giờ

Peru

Lương tháng

Lương tháng

Lương giờ

Lương giờ

Page 35: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

71PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Brazil

Lương tháng

Lương tháng

Lương giờ

Lương giờ

Chile

Lương tháng

Lương tháng

Lương giờ

Lương giờ

Page 36: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

72 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Tài liệu tham khảo

Beccaria, L. et F. Groisman (2008), Argentina Desigual, Universidad Nacional de General Sarmiento.

Cepal (1991), “Magnitud de la Pobreza en América Latina en los Años Ochenta”, Santiago du Chili.

Del Rio, C, C. Gradin et O. Cantó (2006), “The Measurement of Gender Wage Discrimination: the Distributional Approach Revisited”, Working Paper 2006-25, Society for the Study of Economic Inequality, Université de Vigo.

Koenker, R. et G. Bassett (1978), “Regression Quantiles”, Econometrica, 46, 33-50, Wiley-Blackwell. ILO (1972), “Employment, Income and Equality: a Strategy for Increasing Productive Employment in Kenya”, Genève.

ILO (1993), "Resolution concerning Statistics of Employment in the Informal Sector, Fifteenth International Conference of Labour Statisticians, ILO, Genève, 19-28 janvier.

ILO (2003), “Guidelines Concerning a Statistical Definition of Informal Employment”, Seventeenth International Conference of Labour Statisticians, ILO, Genève, 24 novembre – 3 décembre.

Orshansky, M. (1965), “Counting the Poor: Another Look at the Poverty Profile”, Social Security Bulletin, Vol. 28, 1, pp. 3-29.

Rosenbaum, P. et D. Rubin (1983), “The Role of Propensity Score in Observational Studies for Causal Effects”, Biometrika, 70.

Shapiro, C. et J. Stiglitz (1984), “Equilibrium Unemployment as a Worker Discipline Device”, American Economic Review, Juin.

Stiglitz, J. (1981), “Alternative Theories of Wage Determination and Unemployment: the Efficiency Wage Model”, Discussion Papers 95, Princeton University.

Tannuri-Pianto, M. et D.M. Pianto (2002) “Formal-Informal Differentials in Brazil. A Semi-Parametric Approach”, EPGE FGV, Rio de Janeiro.

Page 37: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

73PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

1.2

LÀM VIỆC TRONG KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC: TỰ NGUYỆN HAY BẮT BUỘC?

PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG VỀ CÔNG VIỆC TẠI VIỆT NAM

Mireille Razafindrakoto (IRD, DIAL, Hà Nội), François Roubaud (IRD, DIAL, Hà Nội),

Jean-Michel Wachsberger (DIAL, Đại học Lille 3, Pháp)

Giới thiệu

Có hai quan điểm trái ngược nhau về khu vực kinh tế phi chính thức ở các nước đang phát triển. Theo quan điểm đầu tiên từ góc độ kinh tế, sự tồn tại của khu vực này là biểu hiện của hiện tượng phân khúc của thị trường lao động gây ra bởi sự dư thừa lao động có tính cấu trúc và khả năng còn hạn chế của khu vực hiện đại trong việc tạo việc làm cho các khu vực kinh tế thứ cấp. Vì vậy, khu vực này chỉ làm chức năng đơn giản là nơi dự trữ lao động cho khu vực chính thức và có các đặc điểm công việc như lương thấp, điều kiện làm việc bấp bênh và tỉ lệ thiếu việc làm cao. Trái lại, quan điểm thứ hai được các nhà xã hội học và nhân học bảo vệ có xu hướng coi khu vực phi chính thức như một khu vực kinh tế được định hướng bởi các giá trị đạo đức truyền thống, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, hoặc như một vườn ươm các doanh nhân nghèo nhưng sáng tạo và tự hào về công việc độc lập của họ. Gần đây, các nhà kinh tế đã chỉ ra tính không đồng nhất nội tại của khu vực kinh tế phi chính thức. Đây là đặc điểm cho phép dung hòa hai cách tiếp

Page 38: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

74 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

cận trên. Vì vậy, cần phân biệt hai thành phần của khu vực kinh tế phi chính thức: thành phần đầu tiên (phân khúc thấp) gồm các hoạt động kiếm sống đơn giản, có hiệu quả kinh tế thấp và không có cơ hội tích lũy; thành phần thứ hai (phân khúc cao) gồm các doanh nhân năng động, có khả năng tạo ra lợi nhuận đáng kể. Các doanh nhân này hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức vì họ muốn tránh thủ tục phiền hà cản trở khả năng sản xuất của họ. Như vậy, trong trường hợp này làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức là một quyết định dựa trên các tính toán chi phí/lợi ích, và do đó đây thực sự là một sự lựa chọn của doanh nhân.

Nghiên cứu này đóng góp một quan điểm khác vào cuộc tranh luận này. Chúng tôi quan tâm đến sự hài lòng của những người làm việc trong khu vực phi chính thức. Dựa trên một nghiên cứu gần đây do Mireille Razafindrakoto và François Roubaud (2012) thực hiện trên thị trường lao động tại tám thủ đô châu Phi, chúng tôi đặt giả thuyết rằng sự hài lòng về công việc là một chỉ số tốt để đánh giá chất lượng của công việc. So sánh các mức độ hài lòng về việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức với mức độ hài lòng về các khu vực khác có thể giúp tìm hiểu bản chất và chức năng của khu vực phi chính thức.

Các dữ liệu được dùng trong bài này chủ yếu chủ yếu dựa trên dữ liệu từ cuộc Điều tra Lao động Việc làm (LFS) do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2009 từ một mẫu đại diện cho dân số toàn quốc. Trong cuộc khảo sát này, hai loại biến, thường không có trong LFS, được đưa vào bảng câu hỏi theo yêu cầu của các tác giả: sự hài lòng về công việc và đo lường việc làm trong khu vực phi chính thức. Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành các đợt khảo sát về khu vực phi chính thức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007 và 2010, và khoảng sáu mươi cuộc phỏng vấn sâu có gợi ý đối với lao động phi chính thức nhằm bổ sung phân tích định lượng của LFS. Bằng cách tách ảnh hưởng của các yếu tố như đặc điểm xã hội-nhân khẩu học của các cá nhân, thu nhập từ việc làm và các điều kiện làm việc, nghiên cứu mong muốn phản ánh cảm nhận của người lao động về giá trị của việc làm trong khu vực phi chính thức, đặc biệt khi so sánh với các loại việc làm khác (khu vực nhà nước…). Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này ở châu Á và là một trong số rất ít nghiên cứu tại các nước đang phát triển.

Page 39: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

75PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Nghiên cứu gồm bốn phần. Trong phần đầu tiên, chúng tôi trình bày tổng quan về các nghiên cứu từ trước đến nay, phản ánh hai quan điểm vốn độc lập với nhau: quan điểm về khu vực phi chính thức (tại các nước đang phát triển) và quan điểm tập trung vào sự hài lòng về công việc (chủ yếu là ở các nước phát triển). Phần hai trình bày dữ liệu và kết quả chính của thống kê mô tả. Phần ba phân tích về các ước tính kinh tế lượng. Phần bốn đưa ra một số yếu tố giải thích về cơ chế vận hành và bản chất của các cơ chế này.

1. Tổng quan

Hiện nay khu vực kinh tế phi chính thức và rộng hơn là việc làm phi chính thức là hình thức hội nhập phổ biến nhất vào thị trường lao động ở các nước đang phát triển (Bacchetta và cộng sự, 2009). Trái với các dự đoán, khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức đã không biến mất khi kinh tế tăng trưởng và phát triển. Khu vực kinh tế phi chính thức không chỉ tiếp tục tồn tại trong những thập kỉ vừa qua mà còn gia tăng ở nhiều nước dưới tác động của toàn cầu hóa, và ngày càng gia tăng từ cuối thập kỉ qua khi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế diễn ra. Trong một tài liệu tổng hợp gần đây về vấn đề này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đặt câu hỏi liệu sự tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức có phải là lựa chọn việc làm “bình thường” đối với phần lớn lao động tại các nước đang phát triển (Jütting và de Laiglesia, 2009).

Vì sao lại có tình hình như vậy? Quan điểm nhị nguyên Harris và Todaro (1970), giả định rằng người lao

động nghèo bị buộc phải làm việc trong khu vực phi chính thức do khu vực chính thức không tạo đủ việc làm để đáp ứng nhu cầu cầu của thị trường lao động. Gần đây, những người ủng hộ trường phái cấu trúc cũng đưa ra kết luận tương tự (Portes và những người khác, 1989) nhưng với các lí do hoàn toàn khác: các chiến lược giảm thiểu chi phí và sự cạnh tranh toàn cầu khiến các doanh nghiệp chính thức (kể cả các công ty đa quốc gia) ngày càng thuê nhiều lao động bên ngoài trong khu vực phi chính thức, nơi những người lao động không được hưởng các lợi ích của hệ thống bảo hộ lao động.

Page 40: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

76 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Từ cuối những năm 1980, một quan điểm mới được gọi là “pháp lí” cho rằng nhiều lao động phi chính thức “lựa chọn” khu vực này để tránh các thủ tục nhà nước bó buộc và không hiệu quả (De Soto 1994). Các tác giả khác cũng nhấn mạnh rằng việc gia nhập khu vực phi chính thức có thể là sự lựa chọn dựa trên sở thích cá nhân và các đặc điểm của từng loại công việc (Perry và những người khác, 2007). Trong khoảng ba thập kỉ, các cuộc tranh luận về tính tự nguyện hay bắt buộc của tình trạng phi chính thức là đề tài chính của các cuộc tranh luận về tình trạng phi chính thức.

Để làm sáng tỏ vấn đề, các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích thu nhập từ lương, sử dụng phương pháp biểu lộ mong muốn. Nhìn chung mọi người công nhận rằng thu nhập trong khu vực phi chính thức thấp hơn, điều này củng cố kết luận về chất lượng thấp hơn của công việc. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây dựa trên dữ liệu mảng đưa ra các bằng chứng phần nào trái ngược với kết luận trên (Kwenda và Bargain, 2011; Nguyễn và những người khác, 2011; Nordman và những người khác, 2012). Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế đã nghiên cứu sự dịch chuyển người lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức ở Mỹ Latin (Gong và những người khác, 2004; Bosch và Maloney, 2010; Demenet và những người khác, 2010; Nguyễn và những người khác, 2010). Hai kết luận dường như tương đối rõ ràng: số lượng các dòng dịch chuyển trong cả hai hướng đều lớn; xác suất làm việc trong một khu vực luôn cao hơn khi người lao động đã từng làm việc tại đó trong giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, cả hai phương pháp tiếp cận (phân tích tiền lương hoặc dịch chuyển) đều không trả lời dứt khoát về tính chất tự nguyện hay miễn cưỡng của sự lựa chọn khu vực phi chính thức. Trong cách tiếp cận đầu tiên, lợi ích bằng tiền không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá chất lượng công việc (ngoại trừ các vấn đề đo lường). Trong cách tiếp cận thứ hai, việc tiếp tục làm việc trong một khu vực nhất định (chính thức hoặc phi chính thức) cũng có thể là do chủ động lựa chọn hoặc miễn cưỡng do hoàn cảnh áp đặt.

Để khắc phục các hạn chế này, cách thứ ba được lựa chọn ở đây là trả lời trực tiếp câu hỏi về tính hữu ích và sự hấp dẫn của công việc. Thay vì chỉ dựa vào tiền lương, sự hài lòng về công việc có thể tổng hợp tất cả các khía cạnh liên quan đến chất lượng công việc và gói gọn các thông tin vào trong một chỉ số một chiều mà không cần cân đối một cách tùy

Page 41: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

77PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

tiện các khía cạnh phụ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này dựa trên giả định về sự tồn tại của thước đo chủ quan về phúc lợi trong công việc. Giả định này gây tranh cãi trong thời gian dài nhưng bây giờ đã được chấp nhận rộng rãi chủ yếu là ở các nước phát triển (Razafindrakoto và những người khác, 2012).

Trong các tài liệu, chúng tôi không tìm thấy nhiều nghiên cứu về các nước đang phát triển và các khu vực kinh tế chuyển đổi sử phương pháp tiếp cận này. Phần lớn nghiên cứu tập trung vào khu vực Mỹ Latin, nơi có đầy đủ dữ liệu về việc làm phi chính thức và có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện. Pagé và Madrigal (2008) tìm hiểu liệu tình trạng phi chính thức có phải là thước đo tốt về chất lượng việc làm tại ba nước Trung Mỹ (chủ yếu là ở Honduras và còn ở Guatemala và El Salvador thì ít hơn) thì dựa trên thước đo thành phần về sự hài lòng. Kết luận chính của họ là sự hài lòng về việc làm trong khu vực phi chính thức nói chung là thấp hơn. Nhưng điều này phụ thuộc nhiều vào loại công việc: lao động hưởng lương thì rõ ràng ít hài lòng hơn lao động độc lập. Perry và những người khác (2007) đã xác nhận các kết quả này tại Argentina và Cộng hòa Dominica, lao động độc lập tự cảm nhận họ (giả định tất cả các yếu tố như nhau) cũng nghèo như lao động chính thức. Trong khi đó, các lao động chính thức tại Argentina tự đánh giá họ nghèo hơn. Còn tại Cộng hòa Dominica thì kết quả đánh giá không như vậy. Trường hợp của Colombia, Raquel Bernal (2009) chỉ ra rằng hai thể loại lao động phi chính thức (tự làm chủ và nhân viên hưởng lương) cảm thấy ít hài lòng hơn so với nhân viên chính thức (Xem thêm Raquel Bernal, 2009).

Một số nghiên cứu về chủ đề như vậy cũng được thực hiện tại châu Phi (Razafindrakoto và Roubaud, 2009). Các tác giả này cho thấy đối với trường hợp của tám nước châu Phi (trong đó có Madagascar) đánh giá về khu vực phi chính thức cũng không thua kém khu vực tư nhân chính thức, tất nhiên khu vực công luôn là khu vực việc làm hấp dẫn nhất. Biến mà họ quan tâm không phải là thang điểm hài lòng về công việc, mà là mong muốn thay đổi công việc. Tuy nhiên, sử dụng cùng một dữ liệu nhưng dùng một thang điểm hài lòng thông thường, nghiên cứu của Rakotomanana (2011) xác nhận những phát hiện trước đó tại Madagascar. Falco và những người khác (2011) có thể đã thực hiện nghiên cứu toàn

Page 42: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

78 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

diện nhất thiết lập mối liên hệ giữa sự hài lòng về công việc và tình trạng phi chính thức (xác định bởi tiêu chí quy mô) trong trường hợp của lực lượng lao động Ghana, đặc biệt là do họ có dữ liệu mảng cho phép kiểm soát tác động của các yếu tố không quan sát được không thay đổi theo thời gian và thiết lập được nhiều biến điều khiển. Kết quả của họ phần nào trùng với hai nghiên cứu về châu Phi nói trên: nhân công phi chính thức không có vẻ ít hài lòng hơn so với lao động chính thức, trong khi đó những người tự làm chủ có mức độ hài lòng cao.

Tại châu Á, các công trình nghiên cứu còn hiếm hoi và không phân biệt khu vực. Tuy vậy, cũng mang lại những yếu tố liên quan đến hài lòng trong công việc. Azalea và những người khác (2009) nghiên cứu sự hài lòng về công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ở Indonesia và Malaysia, từ một góc độ so sánh. Mặc dù không đề cập tới khu vực phi chính thức và chỉ tập trung phân tích các yếu tố tâm lí, họ kết luận rằng mặc dù thuộc cùng một khu vực văn hóa như nhau, hai nhóm cựu sinh viên có sự khác biệt, do các yếu tố quyết định sự hài lòng về công việc là khác nhau. Tolentino (2007) phân tích sự hài lòng về công việc của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (MSEs) ở Philippines. Sự hài lòng chủ yếu liên quan đến chất lượng của các mối quan hệ xã hội (tương tác giữa nhân viên và giữa nhân viên với khách hàng), trong khi các yếu tố kinh tế (tiền lương, giờ và khối lượng công việc) có ảnh hưởng đối với sự hài lòng trong công việc.

Hai kết luận chính có thể được rút ra từ việc tóm tắt các nghiên cứu chủ yếu từ góc độ kinh tế. Một mặt, việc phân tích sự hài lòng về công việc là một cách tiếp cận mới mẻ, phong phú và vẫn còn ít được nghiên cứu để cung cấp thông tin về chất lượng công việc. Cách tiếp cận thay thế này có thể vượt ra khỏi khuôn khổ các lí thuyết truyền thống coi tiền lương là chỉ số duy nhất để đo lường tiện ích thu được từ công việc. Mặt khác, dường như vị trí tương đối (về mặt hài lòng) của khu vực phi chính thức khác nhau đáng kể giữa các nước, tùy thuộc vào bối cảnh và đặc điểm của thị trường lao động từng nước, điều này khiến tất cả các hình thức khái quát hóa trở nên không có giá trị. Do đó, đây là một câu hỏi còn bỏ ngỏ mà chỉ có phân tích thực nghiệm mới có có thể trả lời. Đây chính là điều chúng tôi đề xuất nghiên cứu trong các phần sau về Việt Nam, nơi chưa có nghiên cứu nào từng được thực hiện về chủ đề này.

Page 43: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

79PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

2. Mô tả dữ liệu và phân tích mô tả sơ bộ

2.1. Dữ liệuNghiên cứu này chủ yếu dựa vào dữ liệu từ cuộc khảo sát việc làm chính

thức (LFS2009), do Tổng cục Thống kê của Việt Nam thực hiện trong quý IV năm 2009. LFS2009 là một cuộc khảo sát hộ gia đình được xây dựng gồm hai phân tầng (Tổng cục Thống kê, 2010). Khảo sát này có tính đại diện ở cấp quốc gia và ở từng khu vực trong số 16 khu vực phân tầng theo địa bàn (nông thôn và thành thị) và vùng (sáu vùng hành chính và Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). 66.185 cá nhân thuộc 17.884 hộ gia đình đã được khảo sát. Trong số này, 35.528 người có độ tuổi từ 15 trở lên và đang có việc làm.

Ngoài các chỉ số thông thường về thị trường lao động (làm việc, thất nghiệp, thiếu việc làm, tình trạng việc làm, ngành, kiêm nhiệm nhiều việc…), có hai bộ câu hỏi rất cần thiết cho nghiên cứu này đã được đưa vào trong bảng hỏi, theo yêu cầu của các tác giả, trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu chung giữa Tổng cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD).

Trước hết, khảo sát được thiết kế dành riêng để đo lường việc làm trong khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức nói chung. Một loạt các câu hỏi được đặt ra cho từng người trong độ tuổi lao động để xác định ai là người làm việc trong khu vực phi chính thức. Do khu vực này không được xác định một cách rõ ràng nên cần nêu ra định nghĩa chính xác được sử dụng tại Việt Nam (chi tiết xem Razafindrakoto và cộng sự năm 2008, Cling và cộng sự, 2010a). Khu vực phi chính thức được định nghĩa gồm tất cả các hộ cá thể phi nông nghiệp sản xuất một phần hàng hóa để bán ra thị trường và không có đăng kí, và không phân biệt nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh (trong cơ sở kinh doanh, trên đường phố, hoặc ở nhà). Việc không đăng kí một số hoạt động kinh doanh không nhất thiết có nghĩa là bất hợp pháp vì dưới một mức độ hoạt động nhất định, các hộ này không cần phải đăng kí hoặc nộp thuế. Theo thuật ngữ được sử dụng tại Việt Nam, chúng ta gọi là các cơ sở sản xuất này là “các hộ kinh doanh cá thể phi chính thức” (EII), để phân biệt với các hộ có đăng kí được gọi là “các hộ kinh doanh cá thể chính thức” (EIF). Các hoạt động nông nghiệp không được đưa vào do quá khác biệt với các hoạt động phi nông nghiệp (về tổ chức, tính thời vụ sản xuất, mức lương…).

Page 44: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

80 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Định nghĩa này về khu vực phi chính thức có ưu điểm là phù hợp với bối cảnh chung của các khu vực có tính thể chế, và sẽ là đề tài phân tích đầu tiên của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi phân biệt sáu khu vực thể chế dựa trên đặc điểm về vốn, tạo thành tập hợp các công ty cung cấp toàn bộ việc làm: khu vực công (chính quyền và doanh nghiệp công), doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp trong nước (hai loại doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân độc lập với các nhà quản lí), các EIF, khu vực phi chính thức (tất cả các EII) và nông nghiệp (đa phần là các trang trại gia đình). Phần mở đầu về các khu vực thể chế cho phép làm rõ tình hình của khu vực chính thức, vượt ra ngoài sự phân biệt mang tính nhị nguyên và thô sơ chính thức/phi chính thức.

Thứ hai, một câu hỏi cụ thể về sự hài lòng đối với công việc được đưa vào bảng câu hỏi. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này, câu hỏi được đặt như sau: “Nhìn chung mức độ hài lòng với công việc của bạn như thế nào?” Có năm câu trả lời để lựa chọn: Rất không hài lòng, phần nào không hài lòng, không có cảm tưởng gì, phần nào hài lòng, rất hài lòng. Câu hỏi được đặt ra cho tất cả lao động tuổi từ 15 trở lên và đề cập đến công việc chính. Vì cách đặt câu hỏi này là cách rộng nhất có thể nên không xác định được chính xác các lí do dẫn đến sự ưa thích một loại công việc cụ thể. Tuy nhiên, cách này có ba ưu điểm chính: sự đơn giản giúp bảng câu hỏi không bị quá dài; và có thể tạo nên chỉ số tổng hợp các ưu điểm và nhược điểm khác nhau của từng loại hình công việc; và cuối cùng khả năng phân tích so sánh do các câu hỏi giống nhau được dùng để hỏi các đối tượng khác nhau. Số lượng lớn các nghiên cứu gần đây (đã được đề cập đến trong phần trước) cho thấy sự phong phú và tính vững chắc của phương pháp này. Đối với chúng tôi, tỉ lệ không hồi âm thấp (0,4%) cho thấy các câu hỏi đã không gây khó khăn cho người trả lời.

2.2 Phân tích mô tả và các sự kiện thực nghiệm chính Chúng tôi mở đầu phân tích bằng việc giới thiệu các đặc điểm chính của

khu vực phi chính thức, và sau đó nghiên cứu sự hài lòng về công việc đối với các vị trí công việc khác nhau trong thị trường lao động.

Với hơn 11 triệu việc làm, tức là gần 1/4 (24%) lực lượng lao động, khu vực phi chính thức là khu vực cung cấp việc làm lớn thứ hai đứng sau nông

Page 45: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

81PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

nghiệp tại Việt Nam, và là khu vực lớn nhất nếu tính cả việc làm phi nông nghiệp (Bảng 1). Đứng sau khu vực phi chính thức là khu vực công (10%), tiếp đến là các công ty trong nước và các cơ sở kinh doanh cá thể chính thức (mỗi loại công ty này chiếm 8%), và công ty nước ngoài đứng cuối cùng với 3% số việc làm. Quy mô rộng lớn của khu vực phi chính thức không phải là do khủng hoảng tài chính toàn cầu (diễn ra vào cuối năm 2008), bởi vì từ năm 2007 tỉ trọng của khu vực này cũng chỉ thấp hơn một chút (23%), chiếm khoảng một nửa số việc làm phi nông nghiệp. Ngoài ra, đây là một hiện tượng lâu dài: trong tất cả các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong vài năm tới, dự báo cho thấy việc làm trong khu vực phi chính thức dự kiến sẽ tăng dưới tác động kết hợp của đô thị hóa và công nghiệp hóa đất nước (Cling và những người khác, 2010b).

Khu vực phi chính thức không phải là một hiện tượng chỉ có ở đô thị: số nhân công khu vực phi chính thức ở nông thôn và ven đô đông hơn (63%). Đặc điểm này một phần có tính tương đối do cách định nghĩa hành chính về khu vực nông thôn ở Việt Nam, và nhiều khu vực ở Việt Nam có thể được xếp là đô thị ở các nước khác (Pincus và Sender, 2007). Tuy nhiên, điều này phần lớn liên quan đến chiến lược đa dạng hóa thu nhập của nông dân (Nguyễn Hữu Chí, 2012). Người lao động khu vực phi chính thức có độ tuổi trung bình bằng các lao động khác. Tỉ trọng phụ nữ chỉ thấp hơn mức trung bình quốc gia một chút. Nhìn chung, khu vực phi chính thức không phải là một phân khúc quá khác biệt nơi tập trung các lao động thứ cấp, như nhiều người vẫn nghĩ. Khu vực này có tỉ lệ chủ hộ cao nhất trong số tất cả các khu vực (kể cả khu vực công), ngược lại, khu vực này có ít người nhập cư và người dân tộc thiểu số. Trên thực tế, đặc điểm chính của người lao động khu vực phi chính thức là họ có học vấn thấp, bởi chỉ có nông nghiệp là còn sử dụng lao động phổ thông (chưa đầy 1% có bằng cấp so với tỉ lệ trung bình là 7% và gần 50% trong khu vực công.

Page 46: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

82 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 1. Các đặc điểm của lực lượng lao động theo khu vực tại Việt Nam năm 2009

Khu vực Số việc làm

(1.000)

Tỷ trọng

(%)

Nông thôn

(%)

Phụ nữ

(%)

Thiểu số

(%)

Tuổi

(số năm)

Đại học

(%)

Khu vực nhà nước 4.615 9,7 42,8 47,1 8,9 37,6 48,0

Doanh nghiệp nước ngoài 1.376 2,9 63,4 64,7 5,1 26,8 8,0

Doanh nghiệp trong nước 3.669 7,7 48,1 39,1 5,8 31,6 15,3

Hộ cá thể chính thức 3.688 7,8 46,4 46,0 7,2 36,4 3,6

Khu vực phi chính thức 11.313 23,8 63,2 48,0 5,7 38,4 1,0

Nông nghiệp 22.838 48,0 91,7 51,1 27,2 39,8 0,6

Tổng 47.548 100 72,6 49,1 16,5 38,0 6,8

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Mặc dù các đặc điểm kinh tế xã hội của lực lượng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức khá gần với mức trung bình quốc gia, các thuộc tính của công việc lại rất khác và nói chung có chất lượng thấp hơn các khu vực khác (không bao gồm nông nghiệp). Tỉ lệ nhân viên hưởng lương định kỳ không cao (27%) và các hình thức hợp đồng khá bấp bênh (Bảng 2): 99% có một hợp đồng miệng (25% không có hợp đồng), so với chỉ có 3% trong khu vực công, 10% được trả tiền hàng tháng (lĩnh tiền hàng tháng phổ biến trong các khu vực khác), đa số được trả theo ngày, giờ, theo sản phẩm hoặc hoa hồng. Đối với tất cả nhân công trong khu vực này, tỉ lệ bảo hiểm là không đáng kể, so với mức 87% trong khu vực công và các công ty nước ngoài và gần 1/2 tại các công ty trong nước. Việc làm trong khu vực phi chính thức có nhiều bất lợi tuy nhiên họ không được trả thêm tiền theo thông lệ về lương bù thêm trợ cấp độc hại (đối với điều kiện lao động kém). Như vậy, mặc dù số giờ làm việc dài hơn (46 giờ so với con số trung bình 43 giờ mỗi tuần) và thâm niên làm việc lâu năm (gần tám năm), họ vẫn bị trả lương thấp hơn. Mức lương trung bình hàng tháng là 1,7 triệu đồng (khoảng 75 euro), trong khi đó khu vực chính thức (công hoặc tư nhân) có thu nhập cao hơn 50%. Như vậy, khu vực phi chính thức chiếm một vị trí trung gian giữa khu vực chính thức phi nông nghiệp và nông nghiệp.

Page 47: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

83PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Bảng 2. Đặc điểm công việc theo khu vực tại Việt Nam năm 2009

Khu vực Thâm niên

(năm)

Người ăn lương(%)

Bảo trợ xã hội(%)

Số giờ/tuần Mức lương thực*(1.000 VND/

tháng)

Khu vực nhà nước 10,5 99,7 87,4 44,0 1 964

Doanh nghiệp nước ngoài 3,5 99,9 86,9 53,0 1.735

Doanh nghiệp trong nước 4,4 93,6 48,5 51,8 2.093

Hộ cá thể chính thức 7,1 36,4 1,3 51,8 1.805

Khu vực phi chính thức 7,7 26,7 0,1 45,9 1.273

Nông nghiệp 15,8 9,6 1,5 37,0 703

Tổng 11,4 33,6 15,6 42,6 1.185

*: kể cả phụ việc gia đình không có lương (thu nhập = 0).Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Khi quan sát mức độ hài lòng trong công việc thông qua cấu trúc câu trả lời cho câu hỏi chuyên biệt và thông qua tính toán hiệu số của sự hài lòng1, Hình 1 cho thấy một hệ thống phân cấp rất rõ ràng theo khu vực. Khu vực công đứng ở trên cùng: gần 3/4 các nhân viên khu vực công (công chức hoặc nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước và bán quốc doanh) cho biết họ hài lòng hoặc rất hài lòng về công việc. Sau đó đến các nhân công khu vực tư nhân chính thức, trong đó hơn một nửa (52%) cảm thấy hài lòng, không có khác biệt đáng kể giữa những người làm việc trong các công ty nước ngoài, trong nước và tư nhân. Cuối cùng, nhân công trong khu vực phi chính thức và nông nghiệp tỏ ra bi quan nhất, tỉ lệ hài lòng chỉ khoảng 1/3, (phi chính thức là 38% và nông nghiệp là 29%).

Thứ tự mức độ hài lòng về công việc trong các khu vực phần nào phù hợp với điều kiện việc làm và thu nhập trung bình trong từng khu vực. Được nhận tiền lương cao hơn, lịch làm việc nhẹ nhàng và quyền lợi được bảo vệ tốt hơn (an sinh xã hội, hợp đồng dài hạn, các ngày nghỉ phép được hưởng lương…), nhân viên khu vực công được nhiều thuận lợi nhất.

1 Hiệu số của sự hài lòng (% hài lòng - % không hài lòng) là một kỹ thuật thông dụng dùng trong phân tích thăm dò ý kiến.

Page 48: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

84 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Hình 1. Mức độ hài lòng về công việc theo khu vực tại Việt Nam năm 2009

100%

80%

60%

40%

20%

0%Khu vực công

Đầu tư nước ngoài

DN trong nước

Hộ cá thể chính thức

Khu vực phi chính thức

Nông nghiệp

Tổng

31

19

30

474549

70

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Hiệu số hài lòng

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Đối với những lao động trong khu vực phi chính thức, có lẽ tính dễ bị tổn thương và sự bất ổn của cuộc sống hàng ngày đã gây áp lực khiến mức độ hài lòng giảm. Các phân tích về sự hài lòng về công việc dường như xác nhận giả thuyết “xếp hàng” đợi gia nhập khu vực chính thức.

Tuy nhiên, do tính không đồng nhất vốn có của khu vực chính thức, cần đi xa hơn việc phân tích các giá trị trung bình, bằng cách bóc tách từng khu vực theo các nhóm nhân công. Tình trạng việc làm là một tiêu chí quan trọng. Kể từ khi công trình nghiên cứu của Maloney (1999) tại Mexico, hai dạng việc làm thường được phân biệt trong các tài liệu nghiên cứu: nhân viên làm công ăn lương và lao động tự làm chủ. Nhân viên làm công ăn lương trong khu vực phi chính thức thu nhập ít hơn đối tượng này trong khu vực chính thức. Ngược lại, đối tượng thứ hai này lại thu nhập ít hơn những lao động độc lập / tự làm chủ trong khu vực phi chính thức, ít nhất là ở nhóm trên trong phân phối thu nhập, như nghiên cứu của Nguyễn và những người khác (2011) đã xác nhận tại Việt Nam.

Page 49: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

85PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Hình 2. Mức độ hài lòng về công việc trong khu vực kinh tế phi chính thức theo các nhóm, 2009

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Nông thôn

Nam Nữ Chủ Lao động độc lập

Làm việc trong gia đình không lương

Hưởng lương

Thành thị

Rất hài lòng Bình thường Hài lòngKhông hài lòng Hiệu số hài lòng

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Thoạt nhìn, việc phân tích mức độ hài lòng theo tình trạng việc làm cho kết quả thú vị (hình 2). Trung bình, lao động hưởng lương hài lòng hơn so với lao động tự làm chủ: một nửa số lao động hưởng lương hài lòng về công việc của họ so với 1/3 số lao động tự làm chủ. Nhưng điều này chỉ có thể là một hiệu ứng thành phần. Thực vậy ngay sau khi bóc tách các kết quả theo lĩnh vực, thứ tự các cấp độ hài lòng của lao động độc lập luôn cao hơn. Đối với khu vực phi chính thức, người sử dụng lao động có hiệu số hài lòng là 54, tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ trung bình quan sát thấy trong khu vực tư nhân chính thức. Tiếp theo là các lao động độc lập và phụ việc gia đình (lần lượt là 30 và 31), đứng cuối là các lao động hưởng lương (22).

Ngoài các giá trị trung bình này, cần xem xét mức độ hài lòng từ góc độ tiền lương. Thật vậy, kết luận vững chắc nhất trong các nghiên cứu là về tác động tích cực của thu nhập đối với sự hài lòng. Sự việc thực nghiệm này được phản ánh cả trong các nghiên cứu vĩ mô (cấp quốc gia) và vi mô (cấp độ cá nhân), dù là sự hài lòng về công việc, hay nói rộng hơn về tác động

Page 50: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

86 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

của thu nhập đối với hạnh phúc nói chung. Không tồn tại bằng chứng cho thấy điều ngược lại, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Dù là đối với khu vực phi chính thức hay đối với tất cả lao động, mức độ hài lòng tăng khi mức thù lao tăng, ngay cả khi hiệu ứng thu nhập trong khu vực phi chính thức không rõ như trong các khu vực khác, như trong hình 3a.

Hình 3a. Mức độ hài lòng của lao động về công việc hưởng lương hay không hưởng lương của Việt Nam năm 2009

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Tuy nhiên, mức độ hài lòng của những lao động phụ trong gia đình, theo định nghĩa là người không được trả lương, là một thông tin thú vị: họ có mức hài lòng tương đương với lao động hưởng lương có thu nhập gần giá trị trung vị, qua đó cho thấy rằng tiền lương không phải là yếu tố tạo nên sự hài lòng thu được từ lao động. Ở đây, lợi ích của việc làm trong sản nghiệp gia đình và viễn cảnh ngày nào đó sẽ thừa kế doanh nghiệp (với những quyền lợi tương lai) là quan trọng hơn thu nhập hiện tại.

Phân tích hiệu ứng thu nhập cũng được thực hiện cho từng khu vực. Do cỡ mẫu nên chúng tôi sẽ tiến hành theo nhóm ngũ vị phân (1/5) thu nhập. Sự cải thiện mức độ hài lòng với thu nhập được quan sát đối với từng khu

Lao động trong gia đìnhkhông được trả lương

Page 51: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

87PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

vực (hình 3b). Tuy nhiên, ở mỗi mức độ trong phân phối thu nhập, một số khu vực có các mức độ hài lòng khác nhau. Nói chung thứ tự mức độ hài lòng giống như thứ tự chung.

Hình 3b. Mức độ hài lòng của lao động về công việc hưởng lương theo khu vực tại Việt Nam năm 2009

Khu vực côngDN trong nướcKhu vực phi chính thức

DN nước ngoàiHộ cá thể chính thứcNông nghiệp

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

3. Mô hình hóa và thảo luận về kết quả kinh tế lượng

Để đi sâu hơn trong những phân tích trước, không chỉ là sử dụng các mối tương liên đơn giản mà còn phải tiến hành những phân tích đa biến. Các phương thức trả lời câu hỏi về sự hài lòng đối với công việc dựa trên thang điểm các mức độ, các mô hình probit hoặc logit, là phương thức thích hợp nhất để tính toán xác suất có điều kiện đạt được mức độ hài lòng nhất định. Chúng tôi cũng ước tính các mô hình tuyến tính (kết quả không trình bầy), dạng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), các mô hình này đã khẳng định sự vững chắc của các kết quả mặc dù ít phù hợp với dữ liệu của chúng tôi. Chúng tôi tiến hành từng bước, bắt đầu từ mô hình đơn giản nhất (theo khu vực) và dần dần bổ sung các biến, tương ứng với đặc điểm của công việc, doanh nghiệp và người lao động. Cuối cùng, và để cố gắng kiểm soát một số

Page 52: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

88 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

đặc điểm không quan sát được và xác nhận kết quả, chúng tôi đề xuất một hiệu ứng cố định. Sự ổn định của các hệ số ước tính, không phụ thuộc vào đặc điểm kĩ thuật được sử dụng, cho thấy kết luận của chúng tôi có độ vững chắc đáng kể.

Đầu tiên, mô hình đơn giản (Hình 1) xác nhận thứ tự mức độ hài lòng của các khu vực đã nêu trong phần trước (Bảng 3a). Việc bổ sung các biến khác không làm cho tình hình chung thay đổi: khu vực phi chính thức vẫn không được ưa thích, điều này đặc biệt đúng khi tách riêng tác động của thu nhập (Hình 3). Như vậy, ở cùng mức thu nhập, khu vực này không mang lại mức độ hài lòng nhiều hơn công việc nông nghiệp, điều này cho thấy rằng việc làm trong khu vực phi chính thức có liên quan đến các đặc điểm tiêu cực mà các mô hình của chúng tôi đã không xác định được. Chúng tôi sẽ cố gắng để khai thác đề tài này trong phần cuối cùng.

Tuy nhiên, vị trí tương đối của hai khu vực còn lại cũng đáng được lưu tâm. Một mặt, các “mức độ hài lòng cao” dành cho việc làm trong hộ chính thức trong nước giảm đáng kể khi đề cập đến tiền lương và tính chất công việc (Mô hình 3 và 4) và biến mất khi bổ sung đặc điểm của hộ kinh doanh và người lao động (Mô hình 5 và 6). Vì vậy, làm việc trong khu vực này không có lợi thế (so với khu vực phi chính thức), ngoài các biến được đưa vào mô hình của chúng tôi. Mặc dù vậy, “mức độ hài lòng cao” đối với hộ cá thể chính thức vẫn ở mức cao, bất kể xem xét mô hình nào (kể cả ước tính hiệu ứng cố định). Đối với một người chủ hộ kinh doanh, việc không được đăng kí ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng, hoặc trực tiếp (ví dụ, bị nhân viên nhà nước sách nhiễu hoặc bị xã hội khinh rẻ) hoặc gián tiếp, là biểu hiện của các đặc điểm tiêu cực liên quan đến việc làm (không đưa vào mô hình của chúng tôi) như bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ công hoặc các nhồi nhét trong các khu vực thiếu vệ sinh.

Thứ hai, các biến kiểm chứng khác nhau được đưa vào trong các mô hình cũng cung cấp thông tin có ý nghĩa. Dạng công việc hưởng lương định kỳ vẫn còn bị đánh giá thấp so với dạng công việc không hưởng lương định kỳ. Giấc mơ làm việc độc lập (tự làm chủ, không phải tuân theo ông chủ nào) là mong muốn của phần lớn lao động ở Việt Nam (Xem phần bốn). Mức thù lao ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng về công việc.

Về đặc điểm công việc, thời gian làm việc cũng có tác động (Mô hình 4 và dưới đây). Kết quả cho thấy rằng làm việc bán thời gian (ít hơn 35 giờ mỗi tuần)

Page 53: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

89PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

làm giảm sự hài lòng, và làm việc bán thời gian không phải do tự nguyện. Hơn nữa, xét một cách logic, mong muốn làm việc nhiều hơn là biểu hiện của sự không hài lòng trong công việc hiện tại. Ở một đất nước như Việt Nam, thiếu việc làm là một thước đo đáng tin cậy các căng thẳng trên thị trường lao động, không giống như thất nghiệp (Razafindrakoto và những người khác, 2011). Được hưởng bảo hộ lao động cũng như an sinh xã hội hoặc được kí hợp đồng lao động chính thức cũng là các yếu tố được người lao động đánh giá cao. Kết quả này khiến người ta phải suy nghĩ lại về các phê phán hệ thống pháp luật lao động hiện hành tại Việt Nam (Castel và To, 2010) Cuối cùng, thâm niên tỉ lệ thuận với sự hài lòng. Thực tế là sự ổn định việc làm dường như là một giá trị được đánh giá cao, không tương thích với mô hình tính di động cao thường được coi là một dấu hiệu của sự linh hoạt của nhân công cũng như của toàn bộ thị trường lao động.

Từ quan điểm về đặc điểm của hộ kinh doanh, ngoài khu vực đã được phân tích, quy mô (số lao động) không có vẻ là một nhân tố chính tạo ra sự hài lòng, ngoại trừ, các tổ chức lớn hơi kém hấp dẫn một chút (Mô hình 5, 6 và 7). Tuy nhiên, bản chất công việc là quan trọng. Thật vậy, người Việt Nam thích làm thương mại hơn sản xuất, dịch vụ, có lẽ vì lí do văn hóa. Cuối cùng, các điều kiện làm việc cũng góp phần tạo ra sự hài lòng: có nơi làm việc cố định tạo ra sự hài lòng trong khi làm việc lưu động, trên đường phố hoặc ngoài ruộng, đội mưa nắng, làm nhiều người ngần ngại.

Cuối cùng, vai trò của các biến kiểm chứng xã hội-nhân khẩu học xác nhận một số cảm nhận trực giác của chúng tôi đã được xác thực bởi phân tích mô tả. Với cùng loại công việc nhất định, lao động nông thôn, phụ nữ và người cao tuổi hài lòng hơn về công việc của họ hơn so với người lao động đô thị, nam giới và trẻ tuổi. Kết quả này càng vững chắc hơn, vì nó vẫn đứng vững trước ước tính phương trình có hiệu ứng cố định. Ở đây có câu chuyện về mong muốn và nguyện vọng. Những người lao động thường bị chịu thiệt thòi thì cảm thấy hài lòng mặc dù về chất lượng có thấp hơn, có lẽ bởi vì ham muốn của họ ít hơn. Nếu có sự phân biệt đối xử trong thị trường lao động (Baulch và những người khác, 2010; Roubaud, 2011) thì người lao động thiểu số không cảm nhận được sự phân biệt đối xử này một cách sâu sắc.

Cũng thú vị khi nhận thấy trình độ học vấn cao cũng làm tăng sự hài lòng. Ngoài những lợi ích đáng kể mà nó mang lại, văn bằng có thể được coi

Page 54: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

90 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

là chìa khóa mở ra cánh cửa triển vọng thăng tiến sự nghiệp và cũng có thể có giá trị nội tại mang lại sự hài lòng cho người có bằng cấp. Đối với các biến khu vực, được đưa vào phép hồi quy (Mô hình 6) để kiểm soát tốt hơn tác động của các điều kiện cụ thể của thị trường lao động địa phương (giá cả, cạnh tranh, chuyên môn…), nói chung các biến này có ý nghĩa. Đặc biệt, tại các thành phố lớn, Thành phố Hồ Chí Minh và nhất là Hà Nội, người lao động có mức độ hài lòng thấp hơn, điều này có thể là liên quan đến sự phiền toái của các đô thị đang phát triển (tắc nghẽn, ô nhiễm…).

Bảng 3a. Các yếu tố quyết định sự hài lòng trong công việc (ra lệnh logit)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) Mô hình logit(hài lòng

hoặc không)

(1)+ tình trạng việc

làm

(2)+Thu nhập

(3)+đặc điểm

công việc

(4)+đặc điểm doanh nghiệp

(5)+đặc điểm cá

nhân

Hiệu ứng cố định

Khu vực thể chế (Tương tự ở khu vực phi chính thức)

Khu vực công 1,4*** 1,7*** 1,4*** 0,7*** 0,6*** 0,5*** 0,8***

(15,59) (14,37) (12,25) (5,286) (3,807) (4,127) (3,341)

Doanh nghiệp nước ngoài 0,8*** 1,1*** 0,9*** 0,4** 0,5*** 0,4** 0,5*

(6,289) (6,776) (5,946) (2,539) (2,609) (2,075) (1,773)

Doanh nghiệp trong nước 0,6*** 0,8*** 0,5*** 0,2** 0,1 0,1 0,3

(8,852) (9,025) (6,946) (2,163) (1,124) (0,937) (1,443)

Hộ kinh doanh chính thức 0,6*** 0,6*** 0,5*** 0,4*** 0,3*** 0,3*** 0,6***

(10,97) (10,22) (7,161) (7,166) (4,808) (5,582) (4,218)

Nông nghiệp -0,3*** -0,3*** -0,1 -0,2*** -0,0 -0,1* -0,2

(-3,811) (-4,191) (-1,444) (-2,713) (-0,514) (-1,815) (-0,937)

Tình trạng việc làm

Hưởng lương định kỳ -0,3*** -0,3*** -0,3*** -0,3*** -0,2*** -0,4***

(-4,888) (-4,648) (-3,998) (-3,189) (-2,793) (-3,087)

Thù lao

log (thu nhập) -0,6*** -0,5*** -0,5*** -0,6*** -0,9***

(-9,946) (-8,730) (-8,820) (-10,69) (-12,40)

log (thu nhập)² 0,1*** 0,1*** 0,1*** 0,1*** 0,1***

(12,00) (10,39) (10,52) (12,97) (14,36)

Page 55: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

91PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

log (thu nhập của các thành viên khác trong gia đình)

0,0 0,0 0,0 0,0** -0,0

(1,049) (0,722) (0,676) (2,001) (-0,374)

Số quan sát 35 528 35 528 35 224 35 018 35 018 35 018 10 267

pseudo R2 0,04 0,04 0,07 0,09 0,09 0,10 0,24

Đặc điểm công việc

Bán thời gian -0,1* -0,1** -0,2*** -0,1

(-1,900) (-1,963) (-2,983) (-0,920)

log (số giờ làm việc) -0,0 -0,0 -0,0 0,1

(-0,823) (-0,789) (-0,415) (0,431)

Muốn làm thêm giờ -1,1*** -1,1*** -1,1*** -0,8***

(-16,55) (-16,18) (-19,63) (-4,563)

log (thâm niên) 0,1*** 0,1*** 0,1*** 0,1***

(5,837) (6,186) (6,413) (5,763)

An sinh xã hội 0,2** 0,2** 0,2** 0,4***

(2,096) (2,105) (2,078) (3,804)

Hợp đồng lao động: không thời hạn (không hợp đồng)

0,5*** 0,5*** 0,5*** 0,8***

(4,226) (3,915) (4,659) (4,857)

Hợp đồng lao động: có thời hạn (không hợp đồng)

0,2 0,2 0,3** 0,5***

(1,642) (1,434) (2,174) (3,525)

Đặc điểm của doanh nghiệpQuy mô [21-300] người (quy mô<=20)

0,0 0,0 0,0

(0,526) (0,897) (0,239)

Quy mô [300 or +] người (quy mô<=20)

-0,2* -0,1 0,0

(-1,786) (-1,283) (0,233)

Sản xuất (dịch vụ) -0,0 -0,0 -0,0

(-0,682) (-0,854) (-0,425)

Thương mại (dịch vụ) 0,1*** 0,1** 0,2***

(2,826) (2,161) (3,036)

Nơi làm việc chuyên nghiệp (ngoài đường)

0,3*** 0,4*** 0,3***

(3,723) (5,486) (2,822)

Tại nhà (ngoài đường) 0,3*** 0,3*** 0,4***

(5,602) (6,831) (5,449)

Page 56: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

92 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đặc điểm xã hội-nhân khẩu học

Nữ 0,1*** 0,3***

(4,740) (5,684)

log (tuổi) 0,2*** 0,3***

(4,050) (3,241)

Chủ hộ 0,1** 0,1

(2,356) (1,623)

Học vấn: đại học 0,4*** 0,4***

(7,110) (2,926)

Di cư -0,0 -0,4

(-0,462) (-1,077)

Thiểu số 0,1 0,4

(1,019) (1,408)

Nông thôn 0,3***

(5,531)

Khu vực

Hà Nội -0,7***

(-9,882)

Thành phố Hồ Chí Minh 0,1

(0,431)

Đồng bằng sông Cửu Long 0,4***

(4,974)

Đồng bằng sông Hồng 0,4***

(5,419)

Đông Nam 0,2***

(2,806)Duyên hải miền Trung và Nam Trung bộ

0,1

(1,193)

Miền núi phía Bắc 0,2***

(4,303)

Số quan sát 35 528 35 528 35 224 35 018 35 018 35 018 10 267

pseudo R2 0,04 0,04 0,07 0,09 0,09 0,10 0,24

Log (pseudo likelihood) -35 516 -35 469 -34 167 -33 363 -33 312 -32 827 -2 936

Thống kê z trong (). *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1.Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Page 57: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

93PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Để tính đến tính không đồng nhất của khu vực phi chính thức và sự phù hợp với các kết quả nghiên cứu hiện hành, chúng tôi ước tính lại các mô hình trên, nhưng bằng cách tách biệt lao động hưởng lương định kỳ với lao động hưởng lương không định kỳ trong khu vực phi chính thức. Thật vậy, nhiều nghiên cứu được trích dẫn trong phần một của bài viết này kết luận rằng phổ biến lao động độc lập thuộc khu vực phi chính thức lựa chọn khu vực này, trong khi các lao động hưởng lương định kỳ phải bám trụ vì không kiếm được việc tốt hơn. Ước tính của chúng tôi chỉ xác nhận một phần kết luận này (Bảng 3b). Tất nhiên lao động hưởng lương định kỳ trong khu vực phi chính thức không tỏ ra hài lòng với công việc như những lao động độc lập trong khu vực này, và điều này không phụ thuộc vào đặc điểm kĩ thuật được lựa chọn. Việc làm phi nông nghiệp diễn ra bên ngoài khu vực phi chính thức mang lại mức độ hài lòng cao hơn so với các công việc độc lập trong khu vực phi chính thức, điều này đúng kể cả ở cùng mức thù lao. Chỉ khi bổ sung các đặc điểm khác về công việc, doanh nghiệp và người lao động thì những lao động độc lập này mới tỏ ra ít hài lòng hơn so với một số nhóm người lao động trong khu vực chính thức, cụ thể là lao động công ty nước ngoài và trong nước. Trong mọi trường hợp, viên chức và người lao động trong các công ty tư nhân luôn hài lòng hơn trong công việc.

Bảng 3b. Yếu tố quyết định sự hài lòng của công việc (ra lệnh logit)

(1) (3) (4) (5) (6) Hiệu ứng cố định

Khu vực thể chế (không hưởng lương định kỳ khu vực phi chính thức)

Khu vực công 1.4** 1.1** 0.5** 0.5** 0.4** 0.5**

(14.67) (13.20) (4.32) (2.98) (3.14) (2.71)

Doanh nghiệp nước ngoài 0.8** 0.5** 0.3 0.4* 0.3 0.3

(5.54) (4.01) (1.57) (1.99) (1.56) (1.03)

Doanh nghiệp trong nước 0.5** 0.2** 0.1 -0.0 -0.0 0.0

(7.06) (3.87) (0.61) (0.01) (0.17) (0.26)

Hộ kinh doanh chính thức 0.5** 0.3** 0.3** 0.3** 0.3** 0.5**

(8.89) (5.61) (5.72) (3.65) (4.62) (3.20)

Khu vực phi chính thức -0.3** -0.3** -0.3** -0.2** -0.2** -0.4**

(5.95) (5.86) (4.08) (3.58) (2.68) (2.62)

Page 58: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

94 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Nông nghiệp -0.4** -0.2* -0.2** -0.1 -0.2* -0.2

(4.66) (2.14) (3.16) (0.92) (2.25) (1.32)

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả. Tham khảo các mô hình khác nhau, xem bảng 3a. Biến điều khiển không trình bày.

4. Một số yếu tố giải thích

Ở giai đoạn phân tích, chúng ta có thể kết luận chắc chắn rằng nếu tính trung bình, khu vực phi chính thức mang lại sự hài lòng về công việc ít hơn tất cả các khu vực khác (trừ nông nghiệp), đặc biệt là với tư cách lao động hưởng lương. Nhưng kết luận này vẫn chưa khai thác hết chủ đề, và đến đây chúng tôi chạm tới giới hạn của các mô hình. Một mặt, lí luận “trung bình” san phẳng tính đa dạng của tình huống. Nó không phản ánh tính không đồng nhất của khu vực phi chính thức và các lí do dẫn người lao động đến làm việc tại đó. Hơn nữa, phân tích định lượng của chúng tôi không cho phép tìm hiểu cơ chế thúc đẩy người lao động kiếm việc và ở lại làm việc trong khu vực phi chính thức.

Để tìm hiểu rõ hơn động lực thúc đẩy tham gia vào khu vực phi chính thức, chúng tôi thực hiện hai đợt điều tra có tính đại diện về khu vực phi chính thức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào giữa các năm 2007 và năm 2010, kèm theo một loạt các phỏng vấn sâu bán định hướng khoảng 60 lao động phi chính thức tại hai thành phố này.

Đầu tiên, khi phỏng vấn người đứng đầu các cơ sở phi chính thức về lí do khiến họ kinh doanh riêng, hơn một nửa người được phỏng vấn đưa ra các lí do tích cực để giải thích sự lựa chọn (Bảng 4). Triển vọng có thu nhập tốt hơn (chủ yếu ở Hà Nội), mong muốn được có doanh nghiệp riêng của mình (đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc truyền thống kinh doanh của gia đình là động lực mạnh mẽ để tham gia khu vực phi chính thức. Chỉ có một thiểu số (31% tại Hà Nội và dưới 19% tại Thành phố Hồ Chí Minh) làm độc lập vì không tìm được việc làm trong khu vực chính thức. Tất nhiên không nên loại trừ khả năng hợp lí hóa hậu nghiệm sự lựa chọn rõ ràng là miễn cưỡng, tuy nhiên giả thuyết thông thường về việc “xếp hàng” đợi tham gia khu vực chính thức cũng chỉ là đánh giá phiến diện về việc phân bổ việc làm theo

Page 59: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

95PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

ngành theo hướng không có lợi cho khu vực phi chính thức. Hơn nữa, rất hợp lí, các hộ kinh doanh chính thức thậm chí còn sự lựa chọn đầu tiên: dưới 14% các chủ hộ kinh doanh chính thức tại Hà Nội và hơn 6% tại Thành phố Hồ Chí Minh miễn cưỡng làm việc trong khu vực này vì không thể tìm được việc trong các doanh nghiệp lớn. Trở thành lao động hưởng lương trong khu vực chính thức không phải là mục tiêu cuối cùng và không thể thiếu của lao động tại Việt Nam. Xavier Oudin (Xem phần 3.3 trong ấn phẩm này) nhận thấy các kết quả tương tự trong trường hợp của Thái Lan.

Bảng 4. Lí do chính để lập cơ sở kinh doanh của người chủ sở hữu (% các EI)

Không tìm được việc

hưởng lương(doanh nghiệp

lớn)

Không tìm được việc

hưởng lương(doanh nghiệp

tư nhân)

Để có thu nhập tốt

hơn

Để độc lập

Do truyền thống gia đình

Khác Tổng

Hà Nội

Khu vực phi chính thức 30,6 11,9 28,8 14,2 2,6 11,8 100

Hộ kinh doanh chính thức

13,8 6,5 33,9 31,0 10,5 4,4 100

Doanh nghiệp tư nhân 27,3 10,9 29,8 17,5 4,2 10,4 100

Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vực phi chính thức 18,9 11,1 14,7 34,1 7,4 13,7 100

Hộ kinh doanh chính thức

6,4 2,4 18,3 54,4 12,5 6,1 100

Doanh nghiệp tư nhân 15,7 9,0 15,7 39,2 8,8 11,7 100

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội (2007), Thành phố Hồ Chí Minh (2008), TCTK-ISS/IRD-DIAL; tính toán của tác giả.

Mặc dù có một thực tế rằng, nhiều chủ hộ kinh doanh phi chính thức đã chủ động lựa chọn chọn khu vực này, họ không lạc quan về triển vọng kinh doanh của họ. Vì vậy, khi được hỏi liệu doanh nghiệp của họ có tương lai không, chỉ có 45% tại Hà Nội và 29% tại Thành phố Hồ Chí Minh cho là có (Bảng 5). Đáng lo ngại hơn là chỉ có 20% nói rằng, họ muốn con cái tiếp bước theo họ.

Bi quan như vậy là tình trạng tương đối đặc thù của Việt Nam. Trong bối cảnh các nước châu Phi, nơi mà các cuộc khảo sát tương tự đã được tiến hành,

Page 60: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

96 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

khu vực phi chính thức thường được là xem như là một bước đi tự nhiên để gia nhập thị trường lao động. Ví dụ, 40% chủ doanh nghiệp ở Cameroon và Madagascar, và gần 2/3 ở các nước Tây Phi nói tiếng Pháp muốn con cái kế thừa kinh doanh của họ. Các động thái gần đây của kinh tế Việt Nam có lẽ đóng vai trò quan trọng giải thích kết quả tương phản này.

Bảng 5. Triển vọng cho khu vực kinh tế phi chính thức theo đánh giá của chủ hộ kinh doanh (% của EII)

Việt Nam(2007, 2009)

Cameroun (2005)

Madagascar (2004)

UEMOA(2001-2003)

Hà Nội Thành phố

Hồ Chí Minh

Douala Yaoundé Antananarivo -

Cơ sở có tương lai 2007 42,2 30,9 64,0 70,6 60,4 83,1

2009 45,0 29,3

Muốn con cái kế nghiệp

2007 19,5 17,2 39,8 43,5 37,1 65,22009 23,9 14,7

Nguồn: Điều tra 1-2-3, Giai đoạn 2; Cameroun (2005), Madagascar (2004), UEMOA (2001-2003) và Việt Nam (điều tra HB&IS, Hà Nội (2007, 2009) và Thành phố Hồ Chí Minh (2008, 2010)); tính toán của tác giả.

Để sắp xếp lại các kết quả có phần mâu thuẫn này, có thể đề xuất các yếu tố giải thích sau đây. Trở thành người tự làm chủ trong các ngành phi nông nghiệp vẫn là một mục tiêu tìm kiếm của nhiều người Việt Nam. Một mặt để thoát khỏi những điều kiện làm việc cực nhọc trong các hoạt động nông nghiệp và cũng vì chế độ làm việc hưởng lương, một hiện tượng tương đối mới và chưa phổ biến và mặc dù tăng đáng kể, vẫn chưa đạt mức độ phổ biến như tại các nước phát triển. Chế độ làm việc này lại càng thiếu hấp dẫn vì: lương không phải lúc nào cũng hấp dẫn và người lao động Việt Nam không ưa làm việc trong môi trường có nhiều cấp bậc quản lí.

Các cuộc phỏng vấn định tính (một số trích đoạn được vào khung dưới đây) minh họa rõ ràng sự xung đột giữa khát vọng và thực tế của các lao động phi chính thức. Nếu như mong muốn được độc lập được nhắc đến nhiều và giờ làm việc linh hoạt được đánh giá cao trong khi đó các lợi ích tài chính của

Page 61: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

97PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

khu vực chính thức không phải lúc nào cũng đảm bảo, thì sự bấp bênh của nhu cầu và doanh thu tác động nhiều đến sự hài lòng, và nỗ lực để làm hài lòng khách hàng có thể kéo theo căng thẳng liên tục đến mức trong một số trường hợp, có người mong muốn quay lại làm công ăn lương trong khu vực chính thức (Razafindrakoto, 2010).

Những thuận lợi và bất lợi của việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức: một số nghiên cứu trường hợp

Chị Hiền, giúp việc cho các gia đình

Công việc trước đó: làm việc trong một công ty xây dựng, bán rau ngoài chợ,

bán rong (bánh mì)

“Tôi quyết định bỏ việc đầu tiên trong công ty xây dựng nhà nước vì lương quá thấp và phập phù... Sau đó tôi bán rau ở chợ rồi lại bỏ vì cạnh tranh quá dữ... Tiếp theo, tôi bán dạo bánh mì ở trường đại học nhưng về sau bị cơ quan chức năng cấm bán hàng ở đó... Làm nghề giúp việc gia đình được cái tốt là thu nhập ổn định. Tôi làm việc cho bốn hoặc năm gia đình cùng một lúc và cũng không mất nhiều thời gian lắm. Họ thích tôi và ngoài tiền lương còn cho thêm quà. Khó khăn là phải liên tục để ý thái độ của họ, phải khiêm tốn và lắng nghe, để đáp ứng mọi ý thích của chủ nhà. Việc này làm tôi cảm thấy căng thẳng... Bây giờ tôi muốn tìm một việc làm quét dọn tại công ty nào đó. Tôi không mong đợi thu nhập cao hơn, nhưng ít nhất tôi sẽ được tự do hơn và tôi sẽ cảm thấy áp lực ít hơn...”

Chị Ngọc, chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ (bán lẻ)

Công việc trước đó: nhân viên hưởng lương (hầu bàn quán ba, công nhân nhà

máy bao bì), chủ quán cà phê nhỏ đường phố

“Ưu điểm lớn nhất của nghề này là tự do (muốn làm gì bất cứ khi nào)... Ngoài ra còn tự hào làm riêng và không đi làm thuê... Đúng là kinh doanh rủi ro vì doanh thu rất thất thường, đây là điều bất lợi”. Chị Ngọc thừa nhận rằng kinh doanh không có

lợi nhuận và có thể sẽ phải đóng cửa chỉ sau một vài tháng hoạt động. “Sắp tới, tôi phải lựa chọn: làm giúp việc gia đình hoặc làm công nhân nhà máy. Không kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng đi làm được tôn trọng hơn đi giúp việc và có thể kết bạn...”

Anh Thanh, chủ một công ty sản xuất (sản xuất biển quảng cáo) Việc làm trước

đó: nhân viên trong doanh nghiệp quốc doanh

“Tôi quyết định bỏ việc và kinh doanh riêng. Tôi đã hơn 40 tuổi và tôi không thể

Page 62: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

98 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

chịu được áp lực cạnh tranh. Tôi đã mệt mỏi vì đi làm thuê. Bây giờ tôi làm việc độc lập hơn và tôi kiếm được nhiều hơn so với khi còn làm thuê. Tôi cũng có nhiều thời gian hơn cho gia đình tôi... Vấn đề chính là thu nhập không ổn định do không thể dự đoán nhu cầu... Nhưng tôi sẽ tiếp tục chừng nào công ty còn làm ăn được.”

Chị Phương, làm độc lập (bán gạo)

Việc làm trước: nhân viên một công ty lớn (xuất khẩu chăn)

Chị Phương tự tin về kinh doanh của mình: “Tôi tin rằng phi thương bất phú”. Do số người bán gạo tương đối ít nên cạnh tranh không nhiều. “Tôi nghĩ rằng đối với một người như tôi, không có trình độ đặc biệt, khó có thể mong đợi một mức lương cao, và trong mọi trường hợp tôi không muốn đi làm cho công ty lớn. Tôi làm như thế này phù hợp hơn.”

Các kết quả Điều tra hộ gia đình và khu vực kinh tế phi chính thức HB&IS 2009/10 xác nhận các giả thuyết này. Trong cuộc khảo sát này, chúng tôi hỏi những người chủ hộ kinh doanh phi chính thức rằng liệu họ có muốn thay đổi công việc không? Nếu có thì muốn làm việc trong khu vực nào, và họ muốn con cái họ làm việc trong khu vực nào? Đối với câu hỏi đầu tiên, chỉ có một thiểu số muốn tìm một việc mới. Trong số này, ở Hà Nội cũng như ở Thành phố Hồ Chí Minh gần 60% muốn lập hộ kinh doanh mới (không thể phân biệt giữa khu vực chính thức và phi chính thức), trên 20% muốn tìm việc ở các công ty trong nước và khoảng 10% tìm việc trong khu vực công (Bảng 6). Tuy nhiên, câu trả lời rất khác nhau liên quan đến con cái của họ. Không chỉ phần lớn không mong muốn chuyển việc kinh doanh của họ cho con cái, mà đa số mong muốn con cái làm việc trong khu vực công (65% tại Hà Nội và 51% tại Thành phố Hồ Chí Minh), tỉ lệ này không thực tế so với cấu trúc hiện tại của việc làm. Xếp thứ hai là các doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài. Họ không mong muốn con cái họ làm việc trong các hộ cá thể kinh doanh phi chính thức và tất nhiên nông nghiệp bị loại trừ. Tóm lại, nếu các lao động phi chính thức cho rằng nó có lẽ là quá muộn (tại thời điểm này) để mong đợi việc làm thuận lợi hơn đối với họ thì hầu hết trong số họ lại mơ ước về một tương lai tốt hơn cho con cái của họ bên ngoài khu vực phi chính thức.

Page 63: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

99PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Bảng 6. Muốn thay đổi theo đánh giá của chủ hộ kinh doanh phi chính thức (% của EII)

Mong muốn thay đổi cho bản thân Mong muốn thay đổi cho con cái

Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vực nhà nước 13,2 9,6 65,3 50,9Doanh nghiệp nước ngoài 0 0,8 12,6 15,5Doanh nghiệp trong nước 20,9 24,2 14,9 26,3Hộ kinh doanh chính thức 58,3 57,5 3,9 4,9Nông nghiệp 3,7 1,4 0,2 0Khác, không biết 3,9 6,5 3,1 2,4

Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội (2007, 2009) và Thành phố Hồ Chí Minh (2008,

2010); tính toán của tác giả.

Kết luận

Nghiên cứu này tìm hiểu “lí do tồn tại” của khu vực phi chính thức tại Việt Nam, một bộ phận có quy mô lớn của nền kinh tế, tồn tại trong nhiều năm tuy nhiên lại ít được công nhận. Việc làm trong khu vực này được nhiều lao động ở đây đánh giá là giải pháp tình thế để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp. Cho đến nay, cuộc tranh luận vẫn chưa đến hồi kết thúc. Thay vì sử dụng các thước đo gián tiếp về chất lượng việc làm, và đặc biệt là thu nhập, như trong phần lớn các nghiên cứu về chủ đề này, chúng tôi lựa chọn góc nhìn rộng hơn mà chúng tôi tin là phù hợp hơn, đó là sự hài lòng về công việc. Bài viết với cách tiếp cận khác biệt này là đóng góp của chúng tôi vào lĩnh vực khá mới mẻ nghiên cứu về các nước đang phát triển.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ ràng việc làm trong khu vực phi chính thức mang lại sự hài lòng thấp. Ngoại trừ việc làm nông nghiệp, việc làm trong khu vực phi chính thức được đánh giá thấp nhất trong các loại việc làm. Lí do là gì? Mức lương là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Với cùng mức thu nhập, việc làm phi nông nghiệp vẫn được coi là hấp dẫn hơn so với việc làm trong khu vực phi chính thức mặc dù khoảng cách sự hài

Page 64: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

100 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

lòng giữa hai loại việc làm này có thu hẹp. Tuy nhiên, việc làm trong khu vực phi chính thức được đánh giá tương tự như việc làm nông nghiệp. Điều này cho thấy việc làm trong khu vực phi chính thức được ưa chuộng hơn đơn giản chỉ vì có thu nhập tốt hơn. Mức độ không hài lòng tương đối của việc làm trong khu vực phi chính thức không hề thay đổi khi thay đổi nhiều đặc điểm của việc làm và loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, là những đặc điểm khá bất lợi cho khu vực phi chính thức. Khi các yếu tố tiền tệ và phi tiền tệ được tính đến thì tất cả các khu vực chính thức, phi nông nghiệp vẫn được ưa thích hơn khu vực phi chính thức, với ngoại lệ duy nhất là các hộ kinh doanh chính thức.

Kết quả này không phản ánh quan điểm phân loại việc làm khu vực phi chính thức thành hai loại: hưởng lương định kỳ và không hưởng lương định kỳ, vốn là cách phân loại phổ biến nhất được sử dụng để phản ánh tính không đồng nhất của khu vực này. Không giống như các kết quả thường thấy trong các công trình nghiên cứu khác, theo đó việc làm hưởng lương định kỳ là lựa chọn “miễn cưỡng” còn việc làm không hưởng lương định kỳ là tự nguyện. Trong trường hợp của Việt Nam dường như cả hai loại việc làm này đều có tính miễn cưỡng. Tất nhiên việc làm hưởng lương định kỳ trong khu vực phi chính thức được đánh giá thấp nhất. Nhưng các việc làm độc lập phi chính thức cũng chỉ được đánh giá nhỉnh hơn một chút. Tuy nhiên, một khi loại bỏ các hiệu ứng mang tính cấu trúc thì việc làm hưởng lương định kỳ trong khu vực phi chính thức được đánh giá ở mức độ ngang bằng với việc làm trong các hộ kinh doanh chính thức.

Tóm lại, bài viết này khẳng định rằng cách tiếp cận dựa trên sự hài lòng về công việc là một cách hiệu quả để đánh giá chất lượng công việc tại Việt Nam nói riêng và ở các nước đang phát triển nói chung. Cách tiếp cận này khuyến cáo tích hợp một cách có hệ thống hơn yếu tố hài lòng về công việc vào trong hệ thống các cuộc điều tra thống kê chính thức, nhằm hiểu rõ hơn các yếu tố quyết định sự hài lòng. Và có thể mang lại một số kiến giải mới mẻ cho các câu hỏi nghiên cứu và một số gợi ý nhằm xây dựng chính sách kinh tế tốt hơn. Ví dụ, các cơ quan chức năng có thể xây dựng một hệ thống an sinh xã hội không chỉ dành riêng cho lao động hưởng lương mà còn dành cho những người làm việc độc lập muốn hưởng các lợi ích của các chương trình bảo trợ xã hội. Điều này càng cần thiết vì trong mọi trường hợp, số việc làm

Page 65: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

101PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

hưởng lương trong khu vực chính thức đang (và sẽ) không đủ để cung cấp công ăn việc làm cho số người gia nhập thị trường lao động ngày càng lớn.

Tài liệu tham khảo

Azalea A., Omar F., Mastor K.A. (2009), “The Role of Individual Differences in Job Satisfaction Among Indonesians and Malaysians”, European Journal of Social Sciences Vol. 10, No. 4, pp. 496-511.

Bacchetta M., Ernst E., and J.P. Bustamante (2009), Globalization and Informal Jobs in Developing Countries, Geneva: ILO and WTO.

Bargain O., Kwenda P. (2011), “Earnings Structures, Informal Employment, and Self-Emplyment: New Evidence from Brazil, Mexico and South Africa”, Review of Income and Wealth, Serie 57, Special Issue, May, pp.100-122.

Bosch M., Maloney W.F. (2010), “Comparative Analysis of Labor Market Dynamics Using Markov Processes: An Application to Informality”, Labour Economics, 17, pp. 621–631,

Cassar L. (2010), “Revisiting Informality. Evidence from Employment Characteristics and Job Satisfaction in Chile”, OPHI Working Paper No.41, University of Oxford, November.

Castel, P. et To Trung-Thanh (2012), “Informal Employment in the Formal Sector: Wages

and Social SecurityTax Evasion in Vietnam”, Journal of the Asia Pacific Economy, Vol. 17, No. 4, pp. 616-631.

Cling J.-P., Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Hữu Chí, Phan T. Ngọc Trâm, Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010a), The Informal Sector in Vietnam: A focus on Hanoi and Ho Chi Minh City, Editions The Gioi, Hanoï.

Cling J.-P., Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010b), “Assessing the Potential Impact of the Global Crisis on the Labour Market and the Informal Sector in Vietnam”, Journal of Economics & Development, June, vol. 38, pp. 16-25.

Cling J.-P., Razafindrakoto M., Roubaud F. (2009), “Export Processing Zones in Madagascar: The Impact of Dismantling of Clothing Quotas on Employment and Labor Standards”, in Robertson R., Brown D., Pierre G. et

Page 66: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

102 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Sanchez-Puerta M.L. (éds.), Globalization, Wages, and the Quality of Jobs, The World Bank, Washington D.C., Chapter 8, pp. 237-264.

Demenet A., Nguyễn Thị Thu Huyền, Razafindrakoto M. & Roubaud F. (2010), Dynamics of the informal sector in Hanoi and Ho Chi Minh City 2007-2009, GSO-IRD Policy Brief, Hanoï.

De Soto H. (1994), L’autre sentier: la révolution informelle dans le tiers monde, La Découverte, Paris.

Falco P., Maloney W.F., Rijkers B. (2011), “Self Employment and Informality in Africa: Panel Evidence from satisfaction data”, CSAE/World Bank, Washington D.C.

Gong X., van Soest A., Villagomez E. (2004), “Mobility in the Urban Labor Market: A Panel Data Analysis for Mexico”, Economic Development and Cultural Change, 53(1), pp. 1-36.

GSO (2010), Report on Labour force and employment survey in Vietnam 2009, National Statistical Publishing House, Hanoï.

Harris J.R., Todaro M.P. (1970), “Migration, unemployment, and development: A two-sector analysis”, American Economic Review, 60(1), pp. 126-42.

Jütting J.P., de Laiglesia J.R., eds. (2009), Is Informal Normal? Towards more and better jobs in developing countries, OECD Development Centre, Paris.

Maloney W. (1999), “Does Informality Imply Segmentation in Urban Labor Markets? Evidence from Sectoral Transitions in Mexico”, World Bank Economic Review, 13(2), pp. 275-302.

Nguyễn Hữu Chí (2012), Secteur informel, emploi pour les travailleurs ruraux et processus d'intégration économique: le cas du delta du Fleuve Rouge (Vietnam), Thèse de doctorat en science économique, Université Paris 13.

Nguyễn Hữu Chí, Nordman C.J., Roubaud F. (2011), “Who Suffers the Penalty? A Panel Data Analysis of Earnings Gaps in Vietnam”, Proceedings of the German Development Economics Conference, Berlin 2011, 60,Verein fü r Socialpolitik, Research Committee Development Economics

Nguyễn Hữu Chí, Nordman C.J., Roubaud F. (2010), “Panel Data Analysis of the Dynamics of Labour Allocation in Vietnam: The State dependency reconsidered”, ASSV / IRD international Conference The Informal Sector and Informal Employment: Statistical Measurement, Economic Implications and Public Policies Hanoï.

Page 67: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

103PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Nordman C.J., Rakotomanana F., Roubaud F. (2012), “Informal versus Formal: A Panel Data Analysis of Earnings Gaps in Madagascar”, CSAE Conference, Oxford.

Pagès C., Madrigal L. (2008), “Is Informality a Good Measure of Job Quality? Evidence from Job Satisfaction Data”, Banque Inter-américaine de Développement, Research Department Working Papers No. 654, Washington, D.C.

Perry G.E., Maloney W.F., Arias O.S., Fajnzylber P., Mason A.D., Saavedra-Chanduvi J. (2007), Informality: Exit and Exclusion, Washington DC: The World Bank, World Bank Latin American and Caribbean Studies, Washington, D.C..

Pincus J., Sender J. (2007), “Quantifying Poverty in Viet Nam: Who Counts?”, Journal of Vietnamese Studies, 3(1), pp. 108-150.

Portes A., Castells M., Benton L.A. (1989), The Informal economy: Studies in advanced and less developed countries, The John Hopkins University Press, Baltimore MD.

Raquel Bernal S. (2009), “The Informal Labor Market in Colombia: Identification and Characterization”, Desarrollo y Sociedad, Primer Semestre de 2009, pp. 145-208.

Rakotomanana F. (2011), “Les travailleurs du secteur informel sont-ils plus heureux: le cas de l'agglomération d'Antananarivo”, in Secteur informel urbain, marché du travail et pauvreté. Essais d'analyse sur le cas de Madagascar, Thèse de doctorat, Université Bordeaux IV.

Razafindrakoto M. (2010), Household Business and Informal Sector in Hanoi and Ho Chi Minh City: First Results from a qualitative survey (2009), DIAL, Hanoï.

Razafindrakoto M., Roubaud F. (2011), “La satisfaction dans l’emploi: une mesure de la qualité de l’insertion professionnelle en regard des aspirations dans huit capitales africaines”, in De Vreyer P, Roubaud F. (éds), Les marchés du travail urbains en Afrique Sub-saharienne, Editions IRD/AFD, Paris (à paraître).

Razafi ndrakoto M., Roubaud F. et J.M. Wachsberger (2012), “Travailler dans le secteur informel: choix ou contrainte ? Une analyse de la satisfaction dans l'emploi au Vietnam”, Document de travail DIAL, DT 2012-8, Paris.

Page 68: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

104 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Razafindrakoto M., F. Roubaud, Lê Văn Dụy (2008), “Measuring the Informal Sector in Vietnam: Situation and Prospects”, Statistical Scientific Information, Special Issue on Informal Sector, 2008/1-2, 15-29.

Razafindrakoto M., Roubaud F., Nguyễn Hữu Chí (2011), “Vietnam Labor Market: An Informal Sector Perspective”, in Nguyễn Đức Thành (ed.), Vietnam Annual Economic Report 2011: The Economy at a Crossroad, Chapitre 8, pp. 223-258, Edition Tri Thức, Hà Nội.

Tolentino C.M. (2007), “Job Satisfaction of SME Workers in Select Cities of Mindanao”, Philippine Journal of Labor and Industrial Relations Vol. 27, No. 1 & 2, pp. 42-55.

Page 69: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

105PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

1.3

VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN ĐẾN THÀNH THỊ:

CÁC PHÂN TÍCH VỀ LỰA CHỌN CÔNG VIỆC VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ SO VỚI

LAO ĐỘNG TẠI CHỖ Ở THÀNH THỊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Nguyễn Hữu ChíIRD-DIAL và Đại học Kinh tế Quốc dân, Việt Nam

Giới thiệu

Trong các nghiên cứu về di cư từ nông thôn đến thành thị, vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức là chủ đề dẫn đến nhiều tranh luận (Meng, 2001). Trong mô hình đầu tiên phân tích về hiện tượng di cư nông thôn - thành thị, Lewis (1954) cho rằng, cùng với quá trình phát triển, sự mở rộng khu vực công nghiệp ở thành thị sẽ tạo ra nhu cầu về lao động trong khi đó sẽ xuất hiện tình trạng trì trệ và dư thừa lao động ở khu vực nông nghiệp. Kết quả của quá trình này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lao động khu vực công nghiệp ở thành thị được bù đắp bởi lực lượng lao động dư thừa từ nông thôn thông qua sự hình thành các luồng lao động di cư nông thôn - thành thị.

Trái lại, có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng theo như những quan sát thực tế thì không hẳn những người di cư từ nông thôn đều tìm được việc làm trong khu vực công nghiệp theo như lí thuyết của Lewis, mà họ chỉ tìm được việc

Page 70: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

106 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

làm với năng suất và thu nhập thấp trong khu vực phi chính thức ở thành thị như bán hàng rong, việc làm thời vụ trong các công trình xây dựng (Cù Chí Lợi, 2004). Dựa trên quan điểm này có nhiều mô hình về di cư đã xét sự xuất hiện của khu vực phi chính thức dưới giác độ là cơ hội việc làm cho những người nhập cư (Xem Todaro, 1969; Harris-Todaro, 1970; Fields, 1975; Mazumdar, 1983; Meng, 2001). Nhiều nghiên cứu lí thuyết cũng như thực nghiệm đã chỉ ra rằng “di cư từ nông thôn đến thành thị được đặc trưng bởi sự gia tăng tỉ lệ tham gia lao động, tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn nhưng có tỉ lệ tham gia vào việc làm phi chính thức cao hơn so với những người dân bản địa” (Florez, 2003).

Ở Việt Nam, cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trong những thập kỉ qua, các trung tâm đô thị và vùng ngoại ô phụ cận ngày càng trở thành điểm đến thu hút đối với những người thiếu việc làm, có thu nhập thấp từ khu vực nông thôn. Do vậy, hiện tượng di cư từ nông thôn tới thành thị diễn ra ngày càng phổ biến. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu về di cư ở Việt Nam. Trong số các luồng di cư diễn ra ở Việt Nam, di cư nông thôn - thành thị được nhìn nhận là dạng thức quan trọng (Djamba và những người khác, 1999; Đặng Nguyên Anh, 2001; Đặng Nguyên Anh, 2005; Cù Chí Lợi, 2004; ADB, 2007; UNPFA, 2007). Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh về những mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị và các phương sách mưu sinh của các hộ gia đình nông thôn qua việc di cư của các thành viên đến khu vực thành thị cũng như các tác động của quá trình di cư đến các hộ gia đình. Ví dụ, Cù Chí Lợi (2004) đã tập trung phân tích di cư nông thôn - thành thị trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam. Theo phân tích của tác giả, di cư nông thôn - thành thị được nhìn nhận là quá trình diễn ra sự kết hợp giữa nguồn nhân lực thiếu việc làm ở khu vực nông thôn và các cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất ở khu vực thành thị để tạo ra động lực mới cho sự phát triển kinh tế. Nghiên cứu của De Braw và Harigaya (2007) cung cấp bằng chứng cho thấy vai trò của di cư theo thời vụ đến việc cải thiện phúc lợi của các hộ gia đình. Mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa di cư và thị trường lao động thành thị (Goldstein và những người khác, 2001; Lê Văn Thành, 2001; Cù Chí Lợi, 2004; Từ Thúy Anh và những người khác, 2008), chủ đề về vai trò của thị trường lao động phi chính thức còn ít được quan tâm ở Việt Nam.

Page 71: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

107PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Dựa vào nguồn dữ liệu phong phú của Điều tra Di cư Việt Nam do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2004 (VMS 2004), chúng tôi tìm hiểu vai trò của việc làm phi chính thức trong quá trình di cư nông thôn - thành thị. Bài viết này cung cấp một phân tích sâu về người nhập cư đến bốn trung tâm đô thị năng động ở vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh1. Ngoài Hà Nội, thành phố lớn nhất trong vùng, Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh là các thành phố lớn thuộc hành lang kinh tế đông bắc của Việt Nam. Bài viết tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau: thứ nhất, những yếu tố nào quyết định đến sự lựa chọn về khu vực hoạt động của những người dân di cư từ nông thôn trên thị trường lao động ở thành thị và vai trò của việc làm phi chính thức trong quá trình di cư? Phải chăng tham gia vào việc làm phi chính thức là lựa chọn tạm thời đối với những người di cư từ nông thôn? Thứ hai, phải chăng điều kiện lao động đối với những lao động từ nông thôn ở thị trường lao động thành thị có sự khác biệt so với lao động đến từ thành thị khác cũng như những người dân sống tại chỗ?

Ngoài các phần giới thiệu chung và kết luận, bài viết được kết cấu theo những phần sau: Phần đầu giới thiệu vắn tắt các nghiên cứu lí thuyết thực chứng về vai trò của khu vực và việc làm phi chính thức trong quá trình di cư nông thôn - thành thị cũng như trình bày tổng quan nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam; Phần hai mô tả về nguồn số liệu sử dụng trong bài viết; Các phần ba và bốn trình bày các kết quả phân tích thực chứng lí giải cho các câu hỏi nghiên cứu nêu trên.

1. Tổng quan nghiên cứu về vai trò của khu vực phi chính thức trong quá trình di cư nông thôn - thành thị và điểm lại một số nghiên cứu ở Việt Nam

Trong khảo luận, đã có nhiều nghiên cứu mô hình lí thuyết tập trung vào chủ đề về sự phân bố lại nguồn lực lao động từ khu vực nông thôn, nơi

1 Tại thời điểm thực hiện cuộc điều tra, Quảng Ninh không phải là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Tỉnh này sau đó đã được sáp nhập vào vùng Đồng bằng sông Hồng từ tháng Mười một năm 2006 theo Quyết định 269/06/QĐ-TTG.

Page 72: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

108 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

có sự dư thừa cung lao động trọng tình trạng thu nhập thấp trong khu vực nông nghiệp, đến các đô thị trung tâm (Lewis, 1954; Todaro, 1969; Harris và Todaro, 1970; Fields, 1975). Nhiều loại mô hình đã được xây dựng nhằm khái quát hóa hiện tượng di cư nông thôn - thành thị cũng như mối liên hệ của hiện tượng này đến thị trường lao động khu vực thành thị. Nghiên cứu lí thuyết đầu tiên về di cư nông thôn - thành thị là mô hình phát triển của Lewis (1954). Trong mô hình này, các luồng di cư từ nông thôn tới thành thị hình thành sự dịch chuyển nguồn lao động giữa khu vực kinh tế nông nghiệp truyền thống ở nông thôn sang khu vực công nghiệp hiện đại. Sự di cư diễn ra cho đến khu vực hiện đại còn khả năng tiếp nhận nguồn lao động dư thừa hoặc “thất nghiệp trá hình” từ nông thôn. Tuy nhiên, những quan sát vào cuối những năm 1960 với tình trạng thất nghiệp tràn lan ở khu vực thành thị cho thấy rằng mô hình của Lewis dường như không đủ để lí giải về sự tác động giữa hai khu vực nông thôn và thành thị (Lall, Selod and Shazili, 2006). Mặc dù có chung quan điểm với Lewis khi cho rằng khu vực thành thị đã thu hút nguồn lao động từ nông thôn, các khung lí thuyết của Todaro (1969) và Harris-Todaro (1970) có điểm khác biệt trong mô hình hóa kết quả của quá trình di cư. Ý tưởng cốt lõi trong mô hình của Todaro (1969) đó là việc làm ở thành thị có sức hút lớn hơn so với việc làm nông nghiệp ở khu vực nông thôn và do đó sự di cư diễn ra khi lao động nông thôn tìm kiếm các cơ hội việc làm hấp dẫn hơn ở các trung tâm đô thị. Tuy nhiên, nếu như các nghiên cứu trước đó thường coi di cư lao động là hiện tượng vận động chỉ theo một giai đoạn, mô hình của Todaro đã thể hiện được “một bức tranh thực tế hơn” bằng việc mô phỏng quá trình di cư là hiện tượng gồm hai giai đoạn. Trong quá trình này, việc làm trong khu vực phi chính thức (với tên gọi là khu vực truyền thống) giữ vai trò là nơi để lao động di cư kiếm thu nhập và vượt qua thời kỳ tìm kiếm việc làm trong khu vực chính thức. Trong giai đoạn thứ nhất, những lao động không có tay nghề di cư từ nông thôn sẽ phải trải qua một thời kỳ tạm thời làm việc trong khu vực truyền thống ở thành thị. Giai đoạn thứ hai tiếp nối khi lao động di cư thực tế tìm được việc làm ổn định hơn trong khu vực hiện đại. Thông qua quá trình tìm việc, di cư nông thôn - thành thị được xem như một cơ chế điều chỉnh mà từ đó các lao động thực hiện việc tự phân bố ở những thị trường lao động khác nhau.

Fields (1975) trình bày một khung lí thuyết mang tính khái quát hơn

Page 73: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

109PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

về quá trình tìm kiếm việc làm và cho thấy rằng mô hình đã được điều chỉnh này có kết quả là tỉ lệ thất nghiệp ở trạng thái cân bằng thấp hơn so với trong mô hình của Harris-Todaro (1970). Trong mô hình này, phương trình chung về quá trình tìm việc được tích hợp vào mô hình gốc Harris-Todaro và điều này quyết định các hiệu ứng kết quả đối với tỉ lệ thất nghiệp cân bằng. Tuy vậy, đóng góp được xem là quan trọng hơn của Fields trong nghiên cứu này đó là đã đưa thêm vào khung lí thuyết về di cư của Harris-Todaro một cấu phần đó là khu vực “tối tăm” (murky sector) mà theo như những mô tả trong mô hình, đặc trung bởi sự dễ dàng giam gia với quan hệ ràng buộc chủ và lao động kém bền vững (Stiglitz, 1974; Lucas, 1997). Khu vực “tối tăm” được đề cập đến trong mô hình của Fields được coi là có nhiều điểm chung với khái niệm về khu vực phi chính thức được trình bày trong nhiệm vụ về việc làm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 1972.2 Trong mô hình này, sự xuất hiện của các cơ hội thu nhập trong khu vực phi chính thức đem đến sự lựa chọn mới cho những người di cư từ nông thôn. Điều này có nghĩa là họ không những có thể cân nhắc giữa tiếp tục hoạt động nông nghiệp hoặc thử vận may rủi giữa việc làm chính thức và thất nghiệp ở khu vực thành thị mà còn có thể tham gia vào việc làm trong khu vực phi chính thức trong khi chờ đợi tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn trong khu vực chính thức.

Một mô hình khác thể hiện rõ ràng hơn sự phân định giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức ở thành thị được Gupta (1993) phát triển. Mô hình này phân tích vai trò của khu vực phi chính thức trong việc hình thành mức tiền công và giá sản phẩm trong loại mô hình di cư nông thôn - thành thị giống như mô hình của Harris-Todaro. Khác với các dạng mô hình Todaro trước đó cũng như với mô hình về khu vực phi chính thức, khung lí thuyết của Gupta giải thích tự tồn tại đồng thời của khu vực phi chính thức và tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị. Các phát hiện về mặt lí thuyết từ mô hình này là cơ sở cho khuyến nghị về chính sách hỗ trợ cho khu vực phi chính thức. Vai trò của khu vực phi chính thức trong quá trình di cư nông thôn - thành thị được nhấn mạnh nhiều hơn trong mô hình cân

2 Chương trình ILO thực hiện ở Kenya đã nhìn nhận khu vực phi chính thức thành thị cùng với khu vực chính thức là nơi cung cấp cơ hội việc làm và thu nhập tạo nên sự thu hút đối với những người di cư tiềm năng từ nông thôn.

Page 74: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

110 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

bằng tổng thể do Cogneau, Razafindrakoto, and Roubaud (1996) xây dựng cho Cameroon, và do Bhattacharya (1998) thực hiện đối với các nước châu Á. Bhattacharya (1998) đã đưa vào mô hình cân bằng tổng thể gồm ba khu vực, các yếu tố động và sự di cư cùng với sự tích hợp có tính hệ thống khu vực phi chính thức. Các kết quả mô phỏng của mô hình này cho thấy có sự thay đổi về cấu thành của di cư nông thôn - thành thị qua thời gian và cũng nhấn mạnh vai trò của việc làm phi chính thức là nơi thu hút người di cư từ nông thôn.

Các sửa đổi của mô hình Harris-Todaro với sự phân định khu vực phi chính thức ở thành thị đã nêu lên những câu hỏi cho các nghiên cứu thực chứng về bản chất và vai trò của khu vực này trong quá trình tìm việc làm của người di cư (Lucas, 1997). Xuất phát từ đó đã có nhiều nghiên cứu thực chứng được thực hiện nhằm kiểm chứng những giả thuyết của mô hình, đặc biệt là về vai trò của khu vực phi chính thức trong quá trình tìm việc làm (Banerjee, 1983; Meng, 2001; Florez, 2003). Trong một nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết của mô hình di cư và vai trò của khu vực phi chính thức, Banerjee (1983) khái quát hai loại phân tích chính. Thứ nhất, một số nghiên cứu (Sabot, 1977; Sethuraman, 1976; được trích dẫn trong Banerjee, 1983) chú trọng xác định tầm quan trọng của khu vực phi chính thức. Thứ hai, có những nghiên cứu, chẳng hạn Mazumdar (1976), Obeirai (1977), v.v., tìm hiểu về phân bố việc làm và khu vực hoạt động của người di cư trong mối quan hệ với khoảng thời gian cư trú khác nhau ở thành thị. Banerjee cho rằng những cách thức phân tích như vậy chỉ cho phép cung cấp thông tin về cấu trúc và sự vận hành của thị trường lao động khu vực thành thị nhưng không cho phép cung cấp những kết quả kiểm chứng cho những dự đoán trong các mô hình di cư. Phân tích mà Banerjee thực hiện cho thấy sự thích hợp để phân định liệu những người di cư tham gia vào khu vực phi chính thức có coi rằng việc làm trong khu vực này là mang tính tạm thời trong khi chờ đợi cơ hội việc làm tốt hơn trong khu vực chính thức. Giả thuyết cơ bản được kiểm chứng trong phân tích này do vậy đó là việc làm khu vực phi chính thức là công việc mang tính tạm thời đối với những người mới di cư tới thành thị trong con đường tìm đến việc làm chính thức. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực chứng cho thấy quá trình di cư khái quát trong mô hình xác suất dường như không phải là hiện thực đối với trường hợp những người di cư tới thành

Page 75: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

111PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

phố Delhi và thực tế là hơn một nửa số trường hợp di cư đến thành phố này xuất phát từ động lực tìm kiếm cơ hội việc làm trong chính khu vực phi chính thức. Thêm nữa, kết quả cũng cho thấy sự chuyển đổi thực tế cũng như tiềm ẩn của các lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức là khá hạn chế. Chủ đề này sau đó cũng được một số tác giả tập trung nghiên cứu (Florez, 2003; Meng, 2001). Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn dữ liệu sẵn có, các tác giả này đã sử dụng các cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Florez (2003) tập trung vào phân tích xem liệu tình trạng di cư có phải là một yếu tố quyết định sự tham gia vào việc làm phi chính thức. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy điều kiện di cư có tác động rõ rệt đến đến khả năng tham gia vào việc làm trong khu vực phi chính thức hoặc thậm chí rơi vào tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là đối với các lao động nữ. Meng (2001) cũng sử dụng phương pháp tiếp cận bằng mô hình kinh tế lượng để kiểm chứng giả thuyết này. Tác giả đã đưa vào mô hình phân tích yếu tố tác động đến tình trạng việc làm một biến biểu hiện “kinh nghiệm làm việc ở thành phố” và một biến giả biểu hiện về sự hài lòng cá nhân đối với việc làm hiện tại. Ý tưởng phân tích khi sử dụng phương pháp tiếp cận này đó là nếu như “kinh nghiệm làm việc ở thành phố” hoặc “sự hài lòng về công việc” có mối quan hệ thuận có ý nghĩa đối với xác suất một cá nhân lựa chọn làm việc trong khu vực phi chính thức thì việc làm trong khu vực này không hẳn là lựa chọn mang tính chất tạm thời.

Tiếp theo chúng tôi trình bày một tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến chủ đề này ở Việt Nam. Sự di cư của lao động cũng là một chủ đề thu hút được nhiều quan tâm. Điều được thừa nhận rộng rãi đó là các lao động di cư thường bị cuốn hút bởi các cơ hội việc làm có thu nhập cao ở các thành phố lớn. Thực tế đã cho thấy mức thu nhập bình quân ở các thành phố lớn (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) cao hơn từ năm đến bảy lần so với thu nhập của các lao động làm nông nghiệp ở khu vực nông thôn (UNDP, 1998). Nghiên cứu của Cù Chí Lợi (2004) cũng đã nhấn mạnh rằng hầu hết những người di cư từ nông thôn tới thành thị là để tìm kiếm việc làm. Kết quả của một số nghiên cứu dựa vào nguồn dữ liệu của cuộc Điều tra Di cư năm 2004 (VMS 2004) đã chỉ ra rằng các yếu tố về địa lí đóng một vai trò quyết định bộ phận di cư này trong cấu thành người nhập cư đến khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc. Tuy nhiên, đối với phần đông

Page 76: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

112 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

những người di cư từ nông thôn đến vùng Đông Nam Bộ, khoảng cách về địa lí không hẳn là trở ngại đối với quyết định di cư. Các yếu tố về kinh tế như cơ hội việc làm và thu nhập có ảnh hưởng nhiều hơn đến quyết định di cư của lao động nông thôn từ những nơi ở xa vùng này (CIEM, 2006). Chẳng hạn có khoảng 19% số lao động nhập cư tới vùng này là từ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Nhóm lao động trung niên có khuynh hướng di cư tìm việc làm ở thành phố nhiều nhất. Do thiếu kĩ năng tay nghề, mặc dù có trình độ học vấn tương đối, nên nhiều lao động di cư nông thôn - thành thị đã gặp không ít khó khăn khi tìm việc làm ở thị trường lao động thành thị (Cù Chí Lợi, 2004). Một đặc điểm quan trọng trong cấu thành của luồng di cư đến khu vực thành thị ở các tỉnh miền Bắc đó là những người từ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng có trình độ học vấn cao hơn những người di cư từ các vùng khác. Cụ thể, hơn 45% những người nhập cư tới Hà Nội là những người đã hoàn thành phổ thông trung học (ADB-M4P, 2007).

Tuy nhiên, các nghiên cứu về di cư lao động nông thôn dựa chủ yếu vào các dữ liệu thống kê mô tả với các thông tin về phân bố theo nghề nghiệp của những người di cư (Xem Djamba, Goldstein và Goldstein, 1999; UNFPA, 2007). Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập riêng đến chủ đề về di cư nông thôn - thành thị và mối quan hệ đến thị trường lao động khu vực thành thị, đặc biệt là về vai trò của việc làm phi chính thức trong quá trình di cư ở Việt Nam. Một số nhận xét liên quan đến chủ đề này thường thấy trong một số nghiên cứu đối với một bộ phận lao động di cư trong thời gian ngắn ở các khu vực thành thị, chẳng hạn như những người bán hàng rong (Jensen và Peppard Jr., 2003; MDB, 2007).

2. Nguồn dữ liệu và các thống kê mô tả

2.1. Nguồn dữ liệuDữ liệu sử dụng trong bài viết được kết xuất từ kết quả của cuộc Điều tra

Di cư do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2004. Cuộc điều tra này cung cấp thông tin về các mặt sau: quá trình di cư, bao gồm cả quyết định di cư, các thời gian khác nhau liên quan đến sự di chuyển, và những tình trạng khác

Page 77: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

113PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

nhau của cả người di cư và người bản địa ở nơi đến (GSO, 2005). Cuộc điều tra đã thực hiện 10.000 cuộc phỏng vấn cá nhân, bao gồm 5.000 cuộc phỏng vấn nhười nhập cư và 5.000 cuộc phỏng vấn người dân bản địa. Toàn bộ những người được phỏng vấn đều thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 59. Người di cư được định nghĩa là những người trong độ tuổi từ 15 đến 59 và đã chuyển từ một quận/huyện tới sống ở một quận/huyện khác trong vòng khoảng thời gian không quá năm năm trước thời gian tiến hành điều tra.3

Như đã đề cập trong phần giới thiệu, nghiên cứu này giới hạn trong phạm vi của bốn tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh. Lí do khiến các tỉnh này được lựa chọn để nghiên cứu di cư nông thôn - thành thị đó là yếu tố đặc thù. Vùng Đồng bằng sông Hồng luôn là một trong số những điểm đến mà nhiều người di cư quan tâm. Nếu xét riêng di cư nông thôn - thành thị, vùng Đồng bằng sông Hồng cùng với vùng Đông Nam Bộ là những nơi có luồng di cư lớn nhất bởi vì ở cả hai nơi đều có những thành phố và những khu công nghiệp lớn nhất (Cù Chí Lợi, 2005). Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, đã trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽ từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Hơn nữa, kinh tế thị trường đã thúc đẩy những sự liên kết kinh tế giữa nông thôn và thành thị, giúp người dân nhìn thấy rõ hơn các cơ hội việc làm ở những nơi nằm ngoài địa giới hành chính nơi họ đang sống (Đặng Nguyên Anh, 2001). Các thành thành phố còn lại trong vùng mà cuộc điều tra đã được tiến hành - Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh - đều là những thành phố lớn với khu vực nội thành tập trung đông dân cư và diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh mở rộng sang khu vực ngoại ô. Kết quả Tổng Điều tra Dân số năm 1999 cho thấy Hải Phòng là một trong bốn trung tâm đô thị chính thu hút lượng người nhập cư nhiều nhất từ các tỉnh khác. Hơn nữa, với mật độ tập trung cao, các trung tâm và cụm công nghiệp, các tỉnh thuộc Hành lang Kinh tế Đông Bắc này được nhìn nhận là điểm đến hấp dẫn đối với lao động nhập cư từ các tỉnh khác.

Vì phiếu điều tra của cuộc Điều tra Di cư 2004 được thiết kế để nắm bắt thông tin nhằm phân định cụ thể về cả nơi xuất phát và nơi đến của người

3 Theo quy ước trong cuộc điều tra này, đối với các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, những người chuyển nơi ở từ một quận/huyện sang quận/huyện khác thuộc cùng thành phố không được tính là di cư.

Page 78: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

114 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

di cư nên dữ liệu điều tra cho phép xác định bốn loại di cư gồm: nông thôn - nông thôn, nông thôn - thành thị, thành thị - nông thôn và thành thị - thành thị. Do mục đích của nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về sự tham gia cũng như thu nhập của lao động di cư từ nông thôn ở thị trường lao động thành thị, nên trong mối quan hệ so sánh với lao động đến từ các thành thị khác cũng như lao động bản địa, hai loại di cư được tách khỏi mẫu nghiên cứu đó là di cư nông thôn - nông thôn và thành thị - nông thôn. Do vậy, dữ liệu sử dụng trong bài viết chỉ bao gồm ba nhóm: di cư nông thôn - thành thị, di cư thành thị - thành thị, và những người sống tại chỗ. Lao động có việc làm, người thất nghiệp và những người không tham gia hoạt động kinh tế được phân định dựa vào khái niệm chuẩn. Người thất nghiệp là trường hợp không làm việc và đã chủ động tìm kiếm việc làm trong khoảng thời gian tham chiếu mà cuộc điều tra quy định. Với cuộc điều tra này, thất nghiệp là những người đã trả lời “không có việc làm và mong muốn làm việc”. Việc làm phi chính thức được định nghĩa một cách gần nhất với khái niệm chuẩn dựa theo những thông tin mà cuộc điều tra nắm bắt được. Cụ thể, việc làm (lao động) phi chính thức là những lao động có việc làm nhưng không được kí hợp đồng lao động. Trên thực tế, không được kí hợp đồng lao động thường cũng có nghĩa là lao động không được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội cũng như các phúc lợi khác. Thông tin sẵn có từ một câu hỏi trong cuộc điều tra này về phúc lợi mà lao động được hưởng từ công việc hiện tại cho phép kiểm chứng giả định này. Trong số những lao động cho biết rằng họ không được kí hợp đồng lao động thì có hơn 90% không được hưởng bất kỳ khoản phúc lợi nào.

2.2. Thống kê mô tảĐiểm khái quát chung có thể nêu lên từ kết quả đó là những người trước

đây sống ở nông thôn chiếm bộ phận chủ yếu (khoảng hơn 70%) trong số những người di cư đến các thành phố này (Bảng 1). Tuy nhiên, sự khác biệt trong phân bố theo nơi đi của người di cư giữa các thành phố cũng là kết quả cần lưu ý. Bên cạnh nhóm di cư nông thôn - thành thị thì ở Hà Nội những người di cư tới từ các thành phố khác cũng là bộ phận có tỉ trọng đáng kể (33,8 %). Nhìn chung ở cả bốn thành phố tỉ trọng lao động di cư tới từ các khu vực thành thị khác là khoảng 22% tổng số người di cư.

Page 79: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

115PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Bảng 1: Nơi xuất phát của lần di cư gần nhất

Nơi điNơi đến

Hà Nội Hải Phòng Hải Dương Quảng Ninh Chung

Thành phố 33,8 9,7 9,9 14,8 22,1

Thị trấn 4,4 1,8 4,9 7,6 4,8

Nông thôn 61,8 88,5 85,1 77,6 73,1

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Xét về phân bố của những người di cư từ nông thôn theo tình trạng việc làm, Bảng 2 cho thấy tỉ lệ tham gia hoạt động kinh tế của những người di cư tới thành phố Hải Dương là cao nhất (hơn 95%) trong số bốn thành phố. Thêm nữa, tỉ trọng lao động di cư tới thành phố này tham gia vào việc làm phi chính thức là thấp nhất (51,8%). Điều này có thể lí giải bởi thực tế là ở Hải Dương đã diễn ra sự chính thức hóa lao động rõ rệt trong quá trình tham gia mạnh mẽ và nhanh chóng vào quá trình hội nhập kinh tế. Nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài tỉnh đã thực hiện chính sách chủ động thông qua giảm thuế ở mức thấp hơn so với các tỉnh xung quanh và đơn giản hóa các thủ tục hành chính (Nguyễn Thị Bích Thủy và những người khác, 2009).

Bảng 2: Tình trạng của người di cư nông thôn trên thị trường lao động thành thị

Tình trạng Hà Nội Hải Phòng Hải Dương Quảng Ninh Chung

Việc làm chính thức 32,9 25,3 43,6 25,3 31,7

Việc làm phi chính thức 60,8 65,2 51,8 67,9 61,6

Không làm việc 6,4 9,6 4,6 6,8 6,7

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Như đã đề cập ở trên, phạm vi nghiên cứu chỉ xét thị trường lao động thành thị ở nơi đến của người di cư với trọng tâm là di cư từ nông thôn, nên

Page 80: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

116 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

ở những phần tiếp theo chúng tôi tập trung phân tích so sánh ba nhóm: di cư từ nông thôn, di cư từ thành thị và người dân bản địa. Bảng A1 trong phần phụ lục cung cấp các thống kê tổng hợp từ mẫu nghiên cứu. Xét về các đặc điểm nhân khẩu học, kết quả cho thấy người di cư từ nông thôn có khuynh hướng không đồng đều với bộ phận nữ là chủ yếu (65%). Họ có trình độ học vấn thấp hơn so với những người di cư từ thành thị cũng như so với những người không phải là nhập cư. Hai nhóm di cư có sự tương đồng khá rõ về tình trạng hôn nhân (khoảng 50% là những người đã kết hôn), về vị trí trong hộ gia đình (hơn 50% là chủ hộ), trong khi đó hầu hết những người bản địa trong mẫu điều tra là những người đã kết hôn. So với những người di cư từ thành thị, người di cư từ nông thôn có độ tuổi trẻ hơn và có thời gian sống ở nơi đến ngắn hơn. Kết quả cũng cho thấy những khác biệt giữa các nhóm di cư và người dân bản địa về phương diện vị thế trên thị trường lao động và khu vực làm việc. Nhìn chung, người di cư từ nông thôn có tỉ lệ tham gia vào hoạt động kinh tế cũng như tỉ lệ tham gia vào việc làm phi chính thức cao hơn so với các nhóm khác. Trái lại, những người di cư đến từ các thành thị khác thường có khuynh hướng tham gia nhiều hơn vào các việc làm chính thức ở nơi đến. Xét về khu vực thể chế của nơi cung cấp việc làm, kết quả cho thấy việc làm phi chính thức chủ yếu thuộc vào khu vực tư nhân không có tư cách pháp nhân (chiếm tương ứng 80%, 71% và 88% trong số các nhóm di cư từ nông thôn, di cư từ thành thị, và người không thuộc nhóm di cư). Việc làm phi chính thức cũng xuất hiện ngay cả trong khu vực công, tuy nhiên với một tỉ trọng nhỏ khoảng 2%. Khi làm việc, những người di cư từ nông thôn thường tham gia nhiều hơn vào việc làm phi chính thức so với những người di cư từ thành thị. Lao động di cư từ nông thôn tham gia vào việc làm phi chính thức thường có độ tuổi cao hơn so với những người có việc làm chính thức, trong khi đó đối với những người di cư từ thành thị không có nhiều sự khác biệt theo độ tuổi giữa các nhóm có việc làm chính thức và phi chính thức. Tỉ lệ nữ trong số những người di cư từ nông thôn đến các thành phố này tương đối cao và họ tham gia chủ yếu vào việc làm phi chính thức. Xét về trình độ học vấn của những người có việc làm, tỉ lệ có trình độ học vấn cao là tương đối khác biệt giữa các khu vực cũng như theo tình trạng di cư. Tỉ lệ có trình độ học vấn cao nhất thuộc nhóm lao động di cư từ thành thị tham gia với việc làm chính thức. Cụ thể, 40,8% trong nhóm này có trình độ cao đẳng hoặc đại

Page 81: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

117PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

học. Trái lại, chỉ 16,3% lao động di cư từ nông thôn tham gia việc làm chính thức có trình độ cao đẳng hoặc đại học. Nhìn chung, đối với lao động di cư từ nông thôn, sự tham gia vào việc làm phi chính thức dường như có mối quan hệ rõ rệt với trình độ học vấn thấp vì thực tế chỉ có 2% trong số họ có trình độ cao đẳng, đại học.

Bảng 3: Sự thay đổi tình trạng việc làm sau khi di cư

Tình trạng việc làm trước khi di cư

Tình trạng việc làm sau khi di cư

Di cư từ nông thôn Di cư từ thành thị

Việc làm chính thức

Việc làm phi chính thức

Thất nghiệp

Không tham gia

Chung Việc làm chính thức

Việc làm phi chính thức

Thất nghiệp

Không tham gia

Chung

Có việc làm (%)

29,6 66,6 0,4 3,410084,8

51,9 42,8 0,0 5,410075,0

Thất nghiệp (%)

48,4 38,7 12,9 0,01002,7

37,5 50,0 0,0 12,51002,5

Không hoạt động(%)

41,7 33,8 0,7 23,810012,5

48,7 23,0 5,4 23,010022,6

Chung 31,7 61,6 0,8 5,9 100 50,8 38,5 1,2 9,5 100

Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Di cư ở Việt Nam có nguồn gốc từ tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ở nông thôn do sự phát triển của nông nghiệp hiện đại không thể tạo ra đủ được việc làm cho nguồn lao động dư thừa (GSO, 2005). Nghiên cứu của Djamba và các đồng tác giả (1999) đã cho thấy di cư là phương sách đối với lao động nông thôn nhằm tìm cơ hội việc làm mới. Thực vậy, điều này cũng là một thực tế ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Sự thay đổi về tình trạng việc làm có mối quan hệ rõ rệt với di cư đến các thành phố này (Bảng 3). Kết quả cho thấy sự thay đổi tình trạng việc làm sau khi di cư theo khuynh hướng tích cực đối với phần lớn lao động di cư từ nông thôn cũng như từ thành thị. Tuy nhiên, tỉ lệ tham gia vào thị trường lao động trước khi di cư của những người di cư từ nông thôn cao hơn so với những

Page 82: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

118 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

người di cư từ thành thị. Điều này có thể được lí giải bởi thực tế là lao động nông thôn thường ít khả năng rơi vào tình trạng thất nghiệp hoàn toàn ở nông thôn, vì tham gia vào việc làm nông nghiệp thường ít trở ngại hơn. Cần lưu ý thêm rằng cũng có những người di cư từ nông thôn rơi vào hoàn cảnh thay đổi tình trạng việc làm theo chiều hướng bất lợi, chuyển từ có việc làm trở thành thất nghiệp hoặc không tham gia hoạt động sau khi di cư. Xét riêng nhóm có việc làm trước khi di cư, những người di cư từ nông thôn có khuynh hướng tham gia vào việc làm phi chính thức ở thành thị nhiều hơn so với những người có đến từ thành thị khác. Điều này cho thấy những người di cư có xuất thân từ thành thị có thể có những lợi thế hơn so với những người di cư từ nông thôn về phương diện vốn con người, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc.4

3. Ảnh hưởng của việc làm phi chính thức đến ý định tìm kiếm việc làm mới

Như đã trình bày ở phần tổng quan, giả thuyết về mô hình di cư xác suất thường được đề cập đến trong các nghiên cứu thực chứng cho rằng việc làm phi chính thức chỉ được coi là lựa chọn tạm thời đối với những người di cư. Để kiểm chứng giả thuyết này, một số nghiên cứu đã áp dụng mô hình hồi quy logit phân tích sự chuyển đổi giữa các khu vực làm việc hay nói cách khác là các mô hình lựa chọn khu vực. Trong trường hợp phân tích thị trường lao động khu vực Đồng bằng sông Hồng, giả thuyết này được kiểm chứng dựa vào câu hỏi đối với người di cư về dự định tìm kiếm việc làm mới. Phương pháp phân tích sử dụng dạng mô hình như vậy về phương diện nào đó tương tự với phương pháp được áp dụng trong một số nghiên cứu gần đây về yếu tố quyết định sự hài lòng về công việc (Cassar, 2010, Razafindrakoto và Roubaud, 2012)5. Đặc biệt là để đo mức độ hài lòng về

4 Một số hạn chế trong dữ liệu đã không cho phép thể hiện được toàn bộ thông tin về sự năng động trên thị trường lao động trong quá trình di cư (không thể phân định được về tình trạng việc làm chính thức hay phi chính thức trước khi di cư).5 Xem phần 1.2 của ấn phẩm này.

Page 83: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

119PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

công việc, Razafindrakoto và Roubaud đã dựa vào câu hỏi về “Anh/chị có dự định nào về công việc trong tương lai?”, thay vì sử dụng một câu hỏi chủ quan đánh giá về mức độ hài lòng như cách thường sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Do vậy, những người trả lời rằng họ muốn duy trì công việc hiện tại được xem là hài lòng với công việc.

Về cơ bản, nếu việc “tham gia vào việc làm phi chính thức” có mối quan hệ thuận và chặt chẽ với dự định rời bỏ việc làm hiện tại, trong điều kiện kiểm soát các yếu tố khác, thì việc làm phi chính thức hiện tại được coi là do hoàn cảnh ràng buộc hơn là sự lựa chọn lâu dài của người lao động. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là dự định tìm đến một việc làm mới không hẳn luôn đồng nghĩa là lao động phi chính thức đang tìm cách hòa nhập vào khu vực chính thức để có được việc làm tốt hơn. Trong mô hình, chúng tôi cũng sử dụng các biến giả thể hiện đặc tính công việc và về điều kiện thu nhập để kiểm soát các tác động khác đối với ý định chuyển đổi việc làm. Các kết quả ước lượng được trình bày trong Bảng 4. Mô hình 1 chỉ bao gồm các biến giả phân định người lao động theo tình trạng di cư và khu vực của việc làm hiện tại. Với hai tiêu thức này, toàn bộ mẫu được phân định thành sáu nhóm khác biệt theo tình trạng di cư (từ nông thôn, từ thành thị, không phải là di cư), và theo loại việc làm (chính thức hoặc phi chính thức). Nhóm lao động di cư có việc làm chính thức được chọn làm nhóm tham chiếu. Theo mô hình này, các hệ số hồi quy phản ánh xác suất mà lao động thuộc một trong số năm nhóm còn lại có dự định rời bỏ việc làm hiện tại, so với những lao động di cư từ nông thôn có việc làm chính thức ở thành thị. Trong Mô hình 2, ngoài các biến trên, các biến đặc điểm cá nhân được bổ sung thêm. Mô hình 3 đưa vào thêm các biến thể hiện các đặc điểm công việc, bao gồm logarit mức tiền công tháng và một biến giả thể hiện liệu người lao động có được hưởng các khoản phúc lợi từ việc làm hiện tại và một tập hợp các biến giả để kiểm soát sự khác biệt theo các tỉnh. Trong Mô hình 5 phân tích của chúng tôi giới hạn vào mẫu chỉ gồm những lao động di cư nhằm để đưa thêm vào một biến giả thể hiện liệu công việc hiện tại có mang lại sự cải thiện về thu nhập so với trước khi di cư hay không?

Page 84: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

120 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 4: Kết quả ước lượng các mô hình yếu tố ảnh hưởng đến dự định tìm kiếm công việc mới

Các biến Mô hình (1) Mô hình (2) Mô hình (3) Mô hình (4) Mô hình (5)

Tình trạng di cư và việc làm†

Di cư từ nông thôn, có việc làm phi chính thức

0,776*** 1,044*** 0,717*** 0,841*** 0,781***

(0,228) (0,237) (0,261) (0,270) (0,285)

Di cư từ thành thị, có việc làm phi chính thức

1,340*** 1,493*** 1,233*** 1,298*** 1,100***

(0,290) (0,295) (0,318) (0,324) (0,337)

Không di cư, có việc làm phi chính thức

0,483** 1,099*** 0,783*** 1,043***

(0,232) (0,257) (0,285) (0,294)

Di cư từ thành thị, có việc làm chính thức

0,170 0,263 0,435 0,405 0,287

(0,346) (0,352) (0,355) (0,359) (0,364)

Không di cư, có việc làm chính thức

-0,375 0,00615 0,0529 0,0405

(0,284) (0,301) (0,306) (0,309)

Đặc điểm xã hội học nhân khẩu

Tuổi 0,155** 0,194*** 0,179*** 0,150*

(0,0626) (0,0643) (0,0642) (0,0894)

Tuổi bình phương -0,00296*** -0,00364*** -0,00348*** -0,00293**

(0,00091) (0,00094) (0,00094) (0,00138)

Nam 0,0539 0,231* 0,199 -0,130

(0,129) (0,136) (0,137) (0,184)

Trung học phổ thông 0,253* 0,347** 0,399*** 0,412**

(0,141) (0,143) (0,147) (0,190)

Cao đẳng và đại học 0,426* 0,759*** 0,899*** 0,569*

(0,219) (0,226) (0,233) (0,335)

Đã có gia đình -0,178 -0,153 -0,151 -0,107

(0,169) (0,172) (0,173) (0,219)

Chủ hộ 0,145 0,228* 0,312** 0,381**

(0,132) (0,135) (0,138) (0,178)

Page 85: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

121PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Thu nhập và phúc lợi từ việc làm

Logarit của tiền công tháng -0,805*** -1,137*** -0,730***

(0,130) (0,143) (0,209)

Được hưởng các phúc lợi (=1 nếu có)

-0,520*** -0,217 -0,271

(0,183) (0,192) (0,233)

Cải thiện thu nhập so trước khi di cư

-0,707***

(0,239)

Thành phố (nơi ở hiện tại)

Hải Phòng -0,823*** -0,669**

(0,220) (0,284)

Hải Dương -0,924*** -0,817***

(0,228) (0,299)

Quảng Ninh 0,486*** 0,454**

(0,158) (0,209)

Hệ số chặn -2,501*** -4,712*** 5,976*** 10,58*** 6,215**

(0,204) (0,972) (1,891) (2,045) (2,935)

Số quan sát 2,665 2,665 2,665 2,665 1,378

Log-likelihood -917,06 -888,61 -860,28 -834,85 -495,81

Lưu ý: Sai số chuẩn trong ngoặc đơn; *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1; † Di cư từ nông thôn có việc làm chính thức là nhóm tham chiếu.

Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Trước hết, chúng tôi tìm hiểu kết quả về nội dung nghiên cứu chính về mối quan hệ giữa tình trạng di cư, việc làm và dự định chuyển đổi công việc. Kết quả cho thấy, so sánh với nhóm di cư từ nông thôn có việc làm chính thức, toàn bộ những lao động có việc làm phi chính thức, không kể đến họ là người di cư hay không phải là di cư, đều có nhiều khả năng chủ định rời bỏ công việc phi chính thức hiện tại để tìm kiếm việc làm mới. Điều này ngụ ý rằng đối với cả lao động di cư từ nông thôn cũng như từ thành thị việc tham gia vào việc làm phi chính thức ở thành phố đều chỉ xem là sự lựa chọn tạm thời và như vậy giả thuyết của mô hình di cư xác suất được kiểm chứng đối với trường hợp di cư đến Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của

Page 86: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

122 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

tham gia vào việc làm phi chính thức đối với dự định tìm việc làm mới cũng đúng với nhóm không phải là di cư. Khi so sánh cụ thể hơn độ lớn của các hệ số hồi quy, kết quả Mô hình 1 cho thấy lao động di cư từ nông thôn làm việc phi chính thức có khuynh hướng dự định rời công việc hiện tại cao hơn so với những người không phải là di cư có cùng loại việc làm. Khi kiểm soát các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học quan sát được cũng như đặc điểm công việc (Mô hình 3 và 4), các kết quả lại cho thấy lao động không phải là di cư có khuynh hướng dự định rời công việc cao hơn. Điều này ngụ ý rằng đối với lao động di cư nông thôn có việc làm phi chính thức ở thành thị, sự hấp dẫn của mức thù lao cao và phúc lợi đóng góp vào độ thỏa dụng dẫn đến hình thành ý định rời bỏ công việc phi chính thức hiện tại không nhiều như ở các lao động không phải là người di cư. Cụ thể về các đặc điểm công việc, kết quả cho thấy mức thu nhập tháng càng cao thì khả năng hình thành ý định rời khỏi việc làm hiện tại càng thấp. Kết quả này phù hợp với những phát hiện được khái quát trong văn luận, cho rằng thu nhập là yếu tố cơ bản quyết định sự hài lòng về công việc. Ngoài ra, trong Mô hình 5, chúng tôi đã đưa vào thêm một biến giả thể hiện liệu có sự cải thiện về thu nhập khi so sánh giữa việc làm hiện tại với việc làm trước khi di cư. Đúng như dự tính, kết quả cho thấy biến này có ảnh hưởng theo quan hệ nghịch và có ý nghĩa với biến phụ thuộc, có nghĩa là những lao động di cư có được sự cải thiện về thu nhập thường ít khả năng hình thành ý định rời công việc hiện tại để tìm việc làm mới.

Thu nhập tại nơi đến: những khoảng cách giữa việc làm chính thức và phi chính thức cũng như giữa lao động di cư nông thôn, di cư thành thị và lao động tại chỗ.

Mục đích chính của phần này là phân tích các yếu tố quyết định thu nhập từ việc làm chính thức và phi chính thức đối với lao động di cư từ nông thôn và so sánh giữa nhóm này với lao động di cư từ thành thị cũng như lao động tại chỗ. Phân tích này dựa vào dữ liệu về mức thu nhập tháng của lao động có việc làm để xây dựng hàm thu nhập. Vì có một bộ phận nhất định các cá nhân trong mẫu nghiên cứu là những người không làm việc, khi ước lượng hàm thu nhập cần phải tính đến cách khắc phục ảnh hưởng có thể xảy ra của sự thiên lệch trong kết quả. Chúng tôi áp dụng ước lượng hai bước theo phương pháp của Heckman (1979) để khắc phục vấn đề này. Theo đó, phương trình thu

Page 87: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

123PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

nhập của lao động có việc làm được qua hai bước. Trong bước thứ nhất, chúng tôi ước lượng thiên hướng làm việc của mỗi cá nhân.6 Phương trình ước lượng thu được sau đó được sử dụng để tính giá trị nghịch đảo của tỉ số Mill, và kết quả này giữ vai trò là số hạng thể hiện sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Số hạng về sự lựa chọn của mỗi cá nhân có việc làm sau đó được đưa vào làm biến độc lập trong phương trình thu nhập ở bước ước lượng thứ hai. Các kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) và theo phương pháp ước lượng hai bước của Heckman được trình bày ở Bảng 5.7

Kết quả ước lượng hồi quy đối với toàn bộ mẫu (cột 1 và 2 của Bảng 5) cho thấy sự bất lợi về thu nhập với khoảng cách lên đến 8,7% đối với lao động di cư từ nông thôn so với những người sống ở thành thị. Trái lại, những người di cư từ thành thị nhận được lợi thế về thu nhập ở mức 6,7% so với những người không phải là di cư. So với các nghiên cứu trước đây dựa vào cùng nguồn dữ liệu (GSO, 2006), nghiên cứu này đi sâu hơn bằng việc tìm hiểu sự phân đoạn của thị trường lao động thành thị có liên quan đến tình trạng di cư, đặc biệt là cho thấy khoảng cách thu nhập đáng kể giữa những lao động di cư từ nông thôn và lao động di cư từ thành thị.

6 Để giải quyết vấn đề phân định trong mô hình phân tích yếu tố quyết định làm việc, chúng tôi sử dụng các biến có tác động đến xác suất tham gia trên thị trường lao động nhưng không tác động đến thu nhập bao gồm một biến giả thể hiện liệu người di cư có sống cùng người trong độ tuổi đi học tại nơi ở hiện tại và quy mô hộ gia đình.7 Trong tất cả các mô hình ước lượng thu được, số hạng thể hiện sự lựa chọn không có ý nghĩa thống kê và điều này có nghĩa là ước lượng OLS đã không bị ảnh hưởng bởi những tác động dẫn đến sự thiên lệch. Tuy nhiên, có lẽ ở đây cũng cần tính đến vấn đề thiên lệch do sự lựa chọn di cư. Những người di cư có sự lựa chọn riêng và các đặc điểm dẫn đến sự khác biệt của những người di cư so với những người không di cư có thể có ảnh hưởng đến mức thu nhập của cá nhân. Phân tích này chưa khắc phục được vấn đề này do trong dữ liệu điều tra không thể xác định được các biến công cụ phù hợp (biến có ảnh hưởng ý nghĩa đến sự lựa chọn di cư nhưng không tác động đến thu nhập).

Page 88: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

124 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂNBả

ng 5

: Kết

quả

phâ

n tí

ch hồi

quy

các

phươn

g tr

ình

thu

nhập

(B

iến

phụ

thuộ

c: lo

gari

t thu

nhậ

p)

Các

biến

Toàn

bộ

lao độn

g ở

thàn

h thị

Lao độ

ng d

i cư

từ n

ông

thôn

Lao độ

ng d

i cư

từ th

ành

thị

Lao độ

ng k

hông

phả

i là d

i cư

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

OLS

Phươ

ng p

háp

Heck

man

OLS

Phươ

ng p

háp

Heck

man

OLS

Phươ

ng p

háp

Heck

man

OLS

Phươ

ng p

háp

Heck

man

Việc

làm

phi

chí

nh thức

-0,1

88**

*-0

,189

***

-0,1

20**

*-0

,120

***

-0,1

97*

-0,1

96**

-0,3

23**

*-0

,329

***

(0,0

390)

(0,0

389)

(0,0

443)

(0,0

439)

(0,1

02)

(0,0

992)

(0,0

744)

(0,0

739)

Di cư

từ n

ông

thôn

-0,0

91**

*-0

,090

***

(0,0

251)

(0,0

250)

Di cư

từ th

ành

thị

0,06

53*

0,06

60*

(0,0

354)

(0,0

353)

Tuổi

0,05

43**

*0,

0539

***

0,02

60**

0,02

60**

0,07

55**

*0,

0743

***

0,07

74**

*0,

0767

***

(0,0

0838

)(0

,008

35)

(0,0

118)

(0,0

117)

(0,0

265)

(0,0

257)

(0,0

165)

(0,0

163)

Tuổi

bìn

h phươ

ng-0

,001

***

-0,0

01**

*-0

,000

3**

-0,0

003*

*-0

,000

8**

-0,0

008*

*-0

,001

***

-0,0

01**

*

(0,0

0011

)(0

,000

11)

(0,0

0017

)(0

,000

17)

(0,0

0036

)(0

,000

34)

(0,0

0020

)(0

,000

21)

Trun

g họ

c phổ

thôn

g0,

0926

***

0,09

15**

*0,

0442

0,04

410,

107

0,11

80,

141*

**0,

148*

**

(0,0

229)

(0,0

230)

(0,0

290)

(0,0

289)

(0,0

752)

(0,0

749)

(0,0

377)

(0,0

391)

Cao đẳ

ng v

à đạ

i học

0,38

8***

0,40

1***

0,32

9***

0,32

9***

0,53

5***

0,55

5***

0,38

8***

0,44

8***

Page 89: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

125PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...(0

,033

7)(0

,037

9)(0

,052

3)(0

,053

2)(0

,090

6)(0

,091

9)(0

,052

5)(0

,070

8)

Nam

0,22

0***

0,24

5***

0,29

8***

0,29

9***

0,11

6**

0,14

6**

0,19

2***

0,27

9***

(0,0

206)

(0,0

389)

(0,0

272)

(0,0

295)

(0,0

584)

(0,0

684)

(0,0

335)

(0,0

743)

Đã c

ó gi

a đì

nh0,

0619

**0,

0622

**0,

154*

**0,

152*

**-0

,102

-0,1

150,

0351

0,06

48

(0,0

276)

(0,0

276)

(0,0

341)

(0,0

385)

(0,0

748)

(0,0

749)

(0,0

477)

(0,0

540)

Chủ

hộ0,

0360

*0,

0453

*0,

0375

0,03

850,

0899

0,10

0*0,

0144

0,02

13

(0,0

209)

(0,0

242)

(0,0

261)

(0,0

292)

(0,0

600)

(0,0

601)

(0,0

357)

(0,0

374)

Có v

iệc là

m trướ

c di

-0,0

245

-0,0

217

0,09

360,

139

(0,0

399)

(0,0

558)

(0,0

781)

(0,0

958)

Khu

vực

tập

thể

-0,2

59**

-0,2

61**

*-0

,092

8-0

,092

90,

166

0,17

0-0

,469

***

-0,4

74**

*

(0,1

02)

(0,1

01)

(0,1

32)

(0,1

31)

(0,2

76)

(0,2

67)

(0,1

64)

(0,1

62)

Hộ k

inh

doan

h cá

thể

0,19

3***

0,19

4***

0,03

550,

0355

0,14

50,

140

0,38

6***

0,39

1***

(0,0

430)

(0,0

428)

(0,0

518)

(0,0

514)

(0,1

22)

(0,1

19)

(0,0

778)

(0,0

771)

Tư bản

tư n

hân

0,12

2***

0,12

2***

0,03

700,

0370

0,04

740,

0464

0,24

7***

0,25

2***

(0,0

345)

(0,0

344)

(0,0

426)

(0,0

423)

(0,0

756)

(0,0

735)

(0,0

689)

(0,0

691)

Khu

vực đầ

u tư

nướ

c ng

oài

0,24

2***

0,24

2***

0,10

0**

0,10

0**

0,42

1***

0,41

9***

0,28

4**

0,28

9**

(0,0

478)

(0,0

477)

(0,0

505)

(0,0

501)

(0,1

44)

(0,1

39)

(0,1

24)

(0,1

26)

Hiện

sốn

g ở

Hải P

hòng

-0,2

45**

*-0

,245

***

-0,1

69**

*-0

,169

***

-0,0

714

-0,0

883

-0,3

12**

*-0

,288

***

Page 90: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

126 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN(0

,030

7)(0

,030

8)(0

,040

1)(0

,041

2)(0

,115

)(0

,114

)(0

,047

7)(0

,052

7)

Hải Dươ

ng-0

,260

***

-0,2

49**

*-0

,203

***

-0,2

03**

*-0

,188

*-0

,202

*-0

,314

***

-0,2

53**

*

(0,0

293)

(0,0

325)

(0,0

400)

(0,0

397)

(0,1

10)

(0,1

09)

(0,0

467)

(0,0

667)

Quản

g Ni

nh0,

180*

**0,

181*

**0,

179*

**0,

179*

**0,

226*

**0,

232*

**0,

150*

**0,

166*

**

(0

,026

3)(0

,026

4)(0

,033

7)(0

,033

5)(0

,085

4)(0

,083

7)(0

,042

4)(0

,045

5)

Lam

bda

0,13

30,

011

0,18

50,

378

(0,1

72)

(0,1

52)

(0,2

33)

(0,2

82)

Hệ số

chặn

12,6

3***

12,6

2***

13,0

3***

13,0

3***

12,1

7***

12,1

5***

12,2

1***

12,1

3***

(0,1

42)

(0,1

43)

(0,1

74)

(0,1

79)

(0,4

17)

(0,4

06)

(0,3

04)

(0,3

08)

Số q

uan

sát

2664

2664

1082

1082

291

291

1291

1291

R-sq

uare

d0,

256

0,33

10,

339

0,19

8

Kiểm

địn

h W

ald

881,

5753

8,77

148,

4626

6,45

Lưu

ý: S

ai số

chuẩ

n tr

ong

ngoặ

c đơ

n; *

** p

<0.

01, *

* p<

0.05

, * p

<0.

1 N

guồn

: Điề

u tr

a Di

2004

, tín

h to

án của

tác

giả.

Page 91: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

127PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Trong phân tích tiếp theo, chúng tôi tập trung vào các kết quả phản ánh khoảng cách thu nhập giữa việc làm chính thức và phi chính thức. Kết quả cho thấy lao động tham gia vào việc làm phi chính thức ở thành thị gặp phải bất lợi về thu nhập, dù họ là người di cư hay ở tại chỗ. Tuy nhiên, có sự khác nhau rõ rệt về mức độ của khoảng cách thu nhập giữa việc làm chính thức và phi chính thức trong các nhóm khác nhau. Khoảng cách thu nhập này giữa những người di cư từ nông thôn là thấp nhất.

Theo kết quả chung trình bày trong Bảng 5, trình độ học vấn có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê theo chiều thuận đến thu nhập đối với cả các lao động di cư cũng như không phải là di cư. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt nhất định về mức sinh lợi từ giáo dục của lao động di cư từ nông thôn so với lao động di cư từ thành thị. Ở bất kỳ cấp độ nào, có thể nhận thấy mức sinh lợi từ giáo dục của lao động di cư từ thành thị đều cao hơn so với lao động đến từ nông thôn. Chẳng hạn, với các yếu tố khác không thay đổi, một lao động di cư từ nông thôn đã tốt nghiệp đại học có mức sinh lợi giáo dục cao hơn 39% so với những người chỉ qua tiểu học, trong khi đó con số tương ứng đối với lao động di cư từ thành thị là 71%.

Vị trí của cá nhân trong hộ gia đình và kinh nghiệm làm việc trước khi di cư dường như không có ảnh hưởng ý nghĩa đến thu nhập của người di cư từ nông thôn, trong khi đó kết quả lại cho thấy ảnh hưởng chiều thuận có ý nghĩa trong mô hình đối với những người di cư từ thành thị. Một lần nữa kết quả lại cho thấy những sự bất lợi của các lao động di cư từ nông thôn về phương diện kinh nghiệm làm việc khi họ tham gia vào thị trường lao động ở thành phố. Với biến tuổi được sử dụng đại diện cho kinh nghiệm, kết quả cho thấy mức sinh lợi từ kinh nghiệm của những người di cư từ thành thị cũng như những người ở tại chỗ cao hơn đáng kể so với hệ số tương ứng của nhóm lao động di cư từ nông thôn.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn về các nguồn dẫn đến sự cách biệt về thu nhập giữa các nhóm lao động khác nhau trên thị trường lao động thành thị tại các thành phố này, phân tích tiếp theo tập trung vào các kết quả phân tách theo phương pháp Oaxaca-Blinder (1973) dựa trên cơ sở các hàm ước lượng OLS về thu nhập. Kĩ thuật phân tách này được sử dụng phổ biến trong phân tích khoảng cách thu nhập theo giới và nhân học. Về phương diện nghiên cứu khu

Page 92: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

128 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

vực phi chính thức và di cư, một số nghiên cứu cũng đã áp dụng phương pháp phân tích này (Marcouiller và các đồng tác giả, 1997; Gagnon, Xenogiani và Xing, 2009). Theo phương pháp này, khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm có thể được phân tách thành hai phần. Một phần được giải thích những khác biết do các đặc điểm có thể quan sát được (“mức kĩ năng của cá nhân”) giữa hai nhóm đang so sánh (chẳng hạn, giữa lao động chính thức với phi chính thức, hoặc giữa lao động di cư từ nông thôn với các lao động tại chỗ). Phần khoảng cách thu nhập này còn được gọi là tác động thuộc khả năng cá nhân (phần được giải thích). Phần khoảng cách thu nhập còn lại phản ánh sự khác biệt thuộc về giá, có nghĩa là sự phân biệt về kĩ năng - giá mà các cá nhân phải gánh chịu trên thị trường lao động (phần không được giải thích).

Bảng 6: Phân tích các khoảng cách thu nhập (dựa vào kết quả hồi quy OLS)

Lao động tại chỗ so với lao động di cư từ nông thôn

Lao động tại chỗ so với lao động di cư từ thành thị

Di cư từ nông thôn so với di cư từ thành thị

Khoảng cách 0,196*** -0,126*** -0,321***

(0,0232) (0,0369) (0,0356)

Phần được giải thích

0,0925*** -0,055*** -0,171***

(0,0181) (0,0256) (0,0214)

Phần không được giải thích

0,103*** -0,0701** -0,151***

(0,0261) (0,0366) (0,0320)

Lưu ý: Sai số chuẩn trong ngoặc đơn; *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Kết quả trình bày ở Bảng 6 cho thấy các khoảng cách thu nhập có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa các nhóm lao động chia theo tình trạng di cư. Không phải là những lao động tại chỗ ở thành thị mà lại chính là những lao động di cư từ các thành thị khác là nhóm nhận được nhiều lợi thế nhất về thu nhập. Trái lại, các lao động di cư từ nông thôn có mức thu nhập thuộc nhóm thấp nhất trong phân bố chung về thu nhập trên thị trường lao động tại

Page 93: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

129PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

các thành phố Đồng bằng sông Hồng. Cụ thể, khi so sánh giữa lao động di cư từ nông thôn với lao động ở tại chỗ, kết quả cho thấy khoảng cách thu nhập 21,7% với phần lợi thế thuộc về nhóm không phải là di cư. Trong đó, 47% của khoảng cách này được giải thích bởi những khác biệt về phương diện khả năng. Khi so sánh với những người di cư từ thành thị, những người di cư từ nông thôn phải chịu bất lợi về thu nhập khá nhiều. Bình quân họ có thu nhập thấp hơn 27% so với những người di cư từ các thành thị. Kết quả phân tách cho thấy 53% của khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm được giải thích bởi sự khác biệt về đặc điểm cá nhân, và phần còn lai là do sự phân biệt.

Tiếp theo là các kết quả phân tách khoảng cách thu nhập giữa các khu vực. Trong Bảng 7, các so sánh về thu nhập được thực hiện giữa các lao động chính thức với phi chính thức có cùng tình trạng di cư, có nghĩa là so sánh trong từng nhóm di cư từ nông thôn (phần thứ nhất của bảng), hoặc trong nhóm di cư từ thành thị (phần thứ hai của bảng). Kết quả cho thấy trong nhóm di cư từ nông thôn, khoảng cách thu nhập giữa lao động chính thức với lao động phi chính thức là 16%, và chỉ 23% của khoảng cách biệt này được giải thích bởi tác động thuộc về khả năng cá nhân. Với thực tế là người di cư từ nông thôn có khuynh hướng tham gia vào việc làm phi chính thức cao hơn các nhóm khác, họ chính là nhóm gặp nhiều bất lợi hơn cả trên thị trường lao động thành thị. Nhóm di cư từ thành thị có khoảng cách thu nhập phản ánh sự cách biệt giữa hai khu vực việc làm lớn hơn (26%). Khoảng 22% của những khác biệt về thu nhập giữa khu vực chính thức và phi chính thức được giải thích bởi những khác biệt về các đặc điểm liên quan đến khả năng, trong khi một phần lớn (78%) thuộc về sự phân biệt. Nhìn chung, các kết quả phân tách khoảng cách thu nhập cho thấy sự phân biệt khá lớn đối với việc làm phi chính thức trên thị trường lao động thành thị vùng Đồng bằng sông Hồng.

Page 94: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

130 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 7: Phân tích các khoảng cách thu nhập giữa các khu vực của việc làm

Nhóm di cư từ nông thôn (chính thức so với phi chính thức)

Nhóm di cư từ thành thị (chính thức so với phi chính thức)

Lao động phi chính thức (tại chỗ so với di cư từ nông thôn)

Lao động phi chính thức (di cư từ nông thôn so với từ thành thị)

Khoảng cách 0,148*** 0,232*** 0,185*** -0,239***

(0,0303) (0,0637) (0,0315) (0,0498)

Phần được giải 0,0340 0,0510 0,0318 -0,116***

Thích (0,0297) (0,0546) (0,0236) (0,0267)

Phần không 0,114*** 0,181*** 0,154*** -0,122***

được giải thích (0,0311) (0,0605) (0,0335) (0,0453)

Lưu ý: Sai số chuẩn trong ngoặc đơn; *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Phân tích cuối cùng liên quan đến so sánh trong nội nhóm lao động phi chính thức. Hai cột cuối cùng của Bảng 7 trình bày kết quả phân tách khoảng cách thu nhập giữa các lao động phi chính thức khác biệt về tình trạng di cư. Các kết quả thu được tương ứng với dự liệu, cho thấy chính trong nhóm lao động phi chính thức trên thị trường lao động thành thị cũng có sự phân hóa về thu nhập: khoảng cách 20% giữa những người lao động tại chỗ so với những lao động di cư từ nông thôn, và thậm chí khoảng cách thu nhập còn lớn hơn nếu so sánh giữa những người di cư từ thành thị với di cư từ nông thôn (27%). Kết quả phân tách khoảng cách thu nhập cho thấy chỉ có 17% khác biệt về thu nhập giữa lao động phi chính thức là những người lao động tại chỗ với những người lao động phi chính thức di cư từ nông thôn được giải thích bởi những khác biệt về vốn con người và phần cách biệt do sự phân biệt giữa hai nhóm theo tình trạng di cư chiếm đếm 83%. Trong toàn bộ khoảng cách thu nhập giữa những người di cư từ thành thị với những người di cư từ nông thôn cùng có việc làm phi chính thức, phần khác biệt giải thích được do các yếu tố năng lực có tỉ trọng khá lớn (49%). Dẫu vậy phần khoảng cách thu nhập không giải thích được giữa hai nhóm này vẫn chiếm hơn một nửa. Như vậy có thể nhận thấy sự phân biệt khá rõ rệt về thu nhập trong phân

Page 95: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

131PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

đoạn thị trường lao động phi chính thức ở thành thị, thể hiện sự bất lợi mà các lao động di cư từ nông thôn gặp phải.

Kết luận

Di cư nông thôn - thành thị ở Việt Nam là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và những người làm chính sách. Trong những năm gần đây, tranh luận về những khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực của sự tăng thêm luồng di cư nông thôn - thành thị đã diễn ra nhiều hơn (UNFPA, 2004). Xét về sự phát triển nông thôn, di cư nông thôn - thành thị được nhìn nhận là một giải pháp góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp. Nhưng điều này cũng dẫn đến một câu hỏi đáng quan tâm khác đó là về khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm cho luồng di cư từ nông thôn trên thị trường lao động ở thành thị và vai trò của khu vực phi chính thức ở thành thị trong quá trình di cư ở Việt Nam. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu từ cuộc Điều tra Di cư ở Việt Nam năm 2004 để tìm hiểu về di cư nông thôn - thành thị và sự tham gia của lao động di cư từ nông thôn trên thị trường lao động thành thị, đặc biệt là đối với việc làm phi chính thức, theo một tiếp cận phân tích so sánh. Chúng tôi thực hiện các phân tích so sánh thể hiện những khác biệt về phương diện lựa chọn khu vực của việc làm và mức thu nhập giữa lao động di cư từ nông thôn với lao động di cư từ thành thị cũng như với lao động tại chỗ. Câu hỏi nghiên cứu cơ bản mà nghiên cứu này tìm hiểu đó là phải chăng những người di cư từ nông thôn, đặc biệt là những lao động tham gia vào việc làm phi chính thức, bị phân biệt đối xử về thu nhập trên thị trường lao động ở vùng Đồng bằng sông Hồng? Một giả thuyết khác được kiểm chứng trong nghiên cứu này thông qua phân tích hồi quy logit đó là việc làm phi chính thức giữ vai trò là trạng thái tạm thời đối với các lao động di cư khi tham gia vào thị trường lao động thành thị. Các kết quả thực chứng cho thấy những phát hiện khá thú vị.

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa tình trạng việc làm phi chính thức dẫn đến ý định chuyển đổi việc làm đối với cả lao động di cư cũng như lao động tại chỗ ở thành thị. Dẫu vậy, điều này không nhất thiết đồng nghĩa là những lao động phi chính thức mong muốn chuyển

Page 96: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

132 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

đổi là để tìm một việc làm chính thức hơn là phi chính thức. Khi xét cụ thể hơn về mức độ của mối liên hệ, các kết quả đã cho thấy khuynh hướng thể hiện ý định rời bỏ công việc hiện tại để tìm việc làm mới cao hơn đối với những lao động di cư từ nông thôn so với các nhóm khác. Nhưng khi kiểm soát thêm các yếu tố đặc điểm cá nhân cũng như đặc điểm công việc, kết quả lại cho thấy lợi thế thu nhập và các khoản phúc lợi đóng góp vào sự hình thành ý định chuyển đổi công việc đối với các lao động phi chính thức di cư đến từ nông thôn không nhiều như đối với các lao động phi chính thức là lao động tại chỗ.

Các kết quả thu được từ các hàm thu nhập và phương pháp phân tách khoảng cách thu nhập cho thấy sự bất lợi chung về thu nhập đối với những lao động tham gia vào việc làm phi chính thức trên thị trường lao động ở các thành phố này. Tuy nhiên, trong số các lao động di cư, những người đến từ nông thôn phải chịu nhiều bất lợi nhất khi tham gia vào việc làm phi chính thức ở thành thị.

Tài liệu tham khảo

Asian Development Bank - Market for the Poor Programme (ADB-M4P) (2007), “Migration and Rural Labour Market: Impacts and Solutions”, Making Market Work better for the Poor, 2007.

Banerjee, B. (1983) “The Role of the Informal Sector in the Migration Process: a Test of Probabilistic Migration Models and Labour Market Segmentation for India”, Oxford Economic Papers, New Series, Vol. 35, No.3 (Nov., 1983), pp. 399-422.

Bhattacharya, P. C. (1998) “Migration, Employment and Development: a Three-Sector Analysis”, Journal of International Development, Vol. 10: pp. 899-921.

Blinder, A. S. (1973) “Wage Discrimination: Reduced Form and Structural Estimates”, The Journal of Human Resources 8, pp. 436-455.

Cassar, L. (2010) “Revisiting Informality: Evidence from Employment Characteristics and Job Satisfaction in Chile”, Oxford Poverty & Human Development Initiative (OPHI), Oxford Departement of International

Page 97: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

133PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Development, Queen Elizabeth House (QEH), University of Oxford, Working Paper No. 41.

Central Institute for Economic Management (CIEM) (2006), “Cac yeu to tac dong den qua trinh chuyen dich co cau lao dong nong thon viet nam”, Project IAE-MISPA, May, 2006.

Cogneau D., Razafindrakoto M., Roubaud F. (1996), “Le secteur informel urbain et l’ajustement au Cameroun”, Revue d’Economie du Développement, 3/1996, pp. 27-63.

Cu, C.L. (2004), “Rural to urban migration in Vietnam”, unpublished paper, from website: www.ide.go.jp/English/Publish/Asedp/pdf/071_cap5.pdf. Page 115-143.

Djamba, Y., S. Goldstein, and A. Goldstein (1999) “Permanent and Temporary Migration in Vietnam during a Period of Economic Change.” Asia-Pacific Migration Journal 14 (3): 25-28

Dang, N. A. 2001. “Rural Labour Out-migration in Vietnam: a Multi-level Analysis.” In Migration in Vietnam-Theoretical Approaches and Evidence From a Survey. Transport Communication Publishing House.

Dang, N.A. (2005) Internal Migration: Opportunities and Challenges for the Renovations and Development in Vietnam. Hanoi: The Gioi Publisher.

De Brauw, A. and Harigaya, T. (2007) “Seasonal Migration and Improving Living Standards in Vietnam,” American Journal of Agricultural Economics, American Agricultural Economics Association, vol. 89(2), pp. 430-44

Fields G. (1975) Rural-urban migration, urban unemployment and underemployment, and job search activity in LDCs, Journal of Development Economics, 2, pp. 165-87.

Flórez, C. E. (2003) “Migration and the Urban Informal Sector in Columbia”, Paper presented at the Conference on African Migration in Comparative Perspective, Johannesburg, South Africa, 4-7 June.

Gagnon, J., Xenogiani, T. and Xing, C. (2009) “Are all Migrants Really Worse off in Urban Labour Markets?: New empirical evidence from China”, OECD Development Centre Working Papers 278, OECD Publishing.

Goldstein, S., Y. Djamba, and A. Goldstein (2001) “Migration and Occupation Change during Periods of Economic Transition.” Asia-Pacific Migration Journal 9(1): pp. 65-92.

Page 98: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

134 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Gupta, M. R. (1993) “Rural-Urban Migration, Informal Sector and Development Policies: A Theoretical Analysis”, Journal of development Economics, Vol. 41 (1993): pp. 137-151.

General Statistical Office (GSO) (2005) “The Migration Survey 2004: Major Findings”, Statistical Publishing House, Hanoi.

GSO, General Statistical Office of Vietnam/UNPFA, United Nations Population Fund (ed.) (2006): The 2004 Vietnam Migration Survey: The Quality of Life of Migrants in Vietnam. Hanoi.

Harris J. and M. Todaro (1970) Migration, unemployment and development: a two-sector analysis, American Economic Review, 60, pp. 126-142.

Heckman, J. J. (1979) “Sample Selection Bias as a Specification Error”, Econometrica, Econometric Society, vol. 47(1), pp. 153-61, January.

Jensen, R and Peppard Jr., D. M (2003), “Hanoi’s Informal Sector and the Vietnamese Economy: A Case study of Roving Street Vendors”, Journal of Asian and African Studies, Feb 2003; vol. 38: pp.71-84.

Lall, S. V., Selod, H. and Shalizi, Z. (2006) “Rural-Urban Migration in Developing Countries: A Survey of Theoretical Predictions and Empirical Findings”, World Bank Policies Research Working Paper 3915, May.

Lewis W. (1954) “Economic development with unlimited supplies of labour”, Manchester School of Economics and Social Studies, 22, pp. 139-91.

Le, V. T. (2001), “Migration et urbanisation au Vietnam: changement depuis la politique du ‘Renouveau’”, Communication at the 24th IUSSP General Population Conference, Salvador, Brazil, 19 - 21 August.

Lucas, R. (1997) Internal migration in developing countries, in Rosenzweig & Stark eds., Handbook of Population and Family Economics, North Holland, Elsevier, Volume 1B, chapter 13, p.721-98.

Mazumdar, D. (1976) “The Urban Informal Sector”, World Development, Vol. 4, No. 8, August, pp. 655-79.

Mazumdar, D. (1983) “Segmented Labour Market in LCDs”, The American Economic Review, Vol. 73, No.2, Papers and Proceedings of the Ninety-Fifth Annual Meeting of the American Economic Association (May, 1983), pp. 254-259.

Marcouiller, D.V., de Castilla, R. and Woodruff, C. (1997) “Formal Measures of the Informal Sector Wage Gap in Mexico, El Salvador and Peru” Economic Development and Cultural Change, 45, pp. 711-749.

Page 99: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

135PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Mekong Development Bank (MDB) (2007), “Street vending in Hanoi - Reconciling Contradictory concerns”, No 13, May.

Meng, X. (2001) “The Informal Sector and Rural-Urban Migration - A Chinese Case Study”, Asian Economic Journal, Vol. 15, No.1, pp. 71-89.

Nguyen, T. B. T, Dao, N. N., Moser, A. and Pham, A. (2009) “Socio-economic impacts of WTO accession on rural women: Qualitative Research in Hai Duong and Dong Thap, Vietnam”, ILSSA, UNIFEM and AusAID.

Oaxaca, R. (1973) “Male-Female Wage Differentials in Urban Labor Markets”, International Economic Review 14, pp. 693-709.

Oberai, A. S. (1977) “Migration, Unemployment and Urban Labour Market: a Case Study of the Sudan”, International Labour Review, Vol. 115, No. 2, March-April, pp. 211-23

Razafindrakoto, M. and Roubaud, F. (2012) “Job satisfaction: a measurement of employment quality compared with aspirations in eight African capitals”, in De Vreyer P, Roubaud F. (éds), Urban labour Markets in Sub-saharan Africa, Editions AFD/Banque mondiale, Paris/Washington D.C.

Small K. A., and Hsiao C., (1985) “Multinomial logit specification tests”, International Economic Review.

Stiglitz, J. (1974) Alternative theories of wage determination and unemployment in LDCs: the labour turnover model, Quarterly Journal of Economics, 88, 2, pp. 194-227.

Todaro, M. (1969) A model of labour migration and urban unemployment in less developed countries, American Economic Review, 59, pp. 138-48.

Tu, T. A., Dao, N. T. and Hoang, X. T. (2008) “Migration to Competing Destination and Off-farm Employment in Rural Vietnam: a Conditional Logit Analysis”, Working Paper Series No 2008/22, DEPOCEN, Hanoi.

UNDP (1998), The dynamics of Internal Migration in Vietnam. UNDP Discussion Paper I, Hanoi.

UNFPA (2007) “Internal Migration in Vietnam: The current situation”, United Nations Population Fund, Hanoi.

Page 100: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

136 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Phụ

lục

Bảng

A1:

Tóm

tắt t

hống

Di cư

từ n

ông

thôn

Di cư

từ th

ành

thị

Thàn

h thị k

hông

di cư

Tổng

Việc

làm

ch

ính

thức

Việc

làm

kh

ông

chín

h thức

Thất

ngh

iệpTổ

ngViệc

làm

ch

ính

thức

Việc

làm

kh

ông

chín

h thức

Thất

ngh

iệpTổ

ngViệc

làm

ch

ính

thức

Việc

làm

kh

ông

chín

h thức

Thất

ngh

iệp

Thu

nhập

hàn

g th

áng

(100

0 đồ

ng)

958,

331

1040

581

9208

55.

1383

117

1531

247

1207

143

.12

7377

712

6104

112

8210

4.

Tuổi

28.0

26,0

28,6

30,6

31,5

30,7

30,0

41,3

39,4

37,4

38,7

45,0

Nam

0,40

40,

469

0,40

30,

128

0,44

50,

487

0,48

90,

086

0,43

70,

502

0,48

70,

181

Trìn

h độ

giá

o dụ

c

Hết lớp

9 h

oặc

thấ p

hơn

0,53

50,

263

0,66

30,

500

0,23

90,

114

0,33

10,

457

0,41

60,

167

0,53

50,

539

Trun

g họ

c0,

383

0,53

40,

306

0,46

20,

482

0,45

60,

541

0,37

10,

417

0,45

10,

401

0,39

7Đạ

i học

hoặ

c kh

ác0,

082

0,20

40,

031

0,03

80,

279

0,43

00,

128

0,17

10,

167

0,38

20,

064

0,06

4Đã

gia đì

nh0,

519

0,41

30,

536

0,80

80,

620

0,60

10,

579

0,85

70,

839

0,82

50,

847

0,84

0Chủ

hộ0,

563

0,63

40,

562

0,26

90,

555

0,52

50,

654

0,31

40,

518

0,50

80,

521

0,52

8Cá

c th

áng

cư tr

ú ở

vị tr

í hiện

tại

23,8

24,4

4223

,180

26,6

2826

,994

29,1

2724

,429

27,1

14-

--

-

Tỉnh

Hà Nội

0,39

00,

395

0,39

00,

372

0,70

60,

797

0,58

60,

743

0,44

80,

478

0,39

70,

532

Hải P

hòng

0,16

90,

133

0,17

70,

244

0,06

40,

057

0,07

50,

057

0,15

30,

157

0,15

60,

138

Hải Dươ

ng0,

188

0,27

10,

156

0,12

80,

074

0,07

60,

075

0,05

70,

155

0,15

90,

174

0,09

6Quản

g Ni

nh0,

253

0,20

10,

277

0,25

60,

156

0,07

00,

263

0,14

30,

244

0,20

60,

272

0,23

4

Page 101: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

137PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

1.4

HỘI NHẬP GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ

PHI CHÍNH THỨC TRONG LÀNG NGHỀ

Sylvie Fanchette, IRDNguyễn Xuân Hoản, CASRAD

Công nghiệp hóa ở Đồng bằng sông Hồng đã phát triển trong các làng nghề từ nhiều thế kỉ. Song song với nông nghiệp, hoạt động tiểu thủ công chỉ bó hẹp bên trong các làng nghề ở giai đoạn trước Đổi mới. Các hoạt động tiểu thủ công đã gia tăng nhanh chóng vì lao động nông nghiệp dựa trên tưới tiêu, mặc dù rất vất vả, vẫn không thể nuôi sống dân cư có mật độ rất cao (hơn 1.000 người trên mỗi km2) và có nhiều thời gian nông nhàn trong năm. Các làng này sản xuất hàng hóa và dịch vụ phục vụ cuộc sống hàng ngày (lương thực thực phẩm, đồ thờ cúng, các sản phẩm công nghiệp và vật liệu xây dựng, dịch vụ thương mại và vận chuyển...) và xuất khẩu (rổ rá, bàn ghế, quần áo len và đồ mỹ nghệ...). Kể từ khi Đổi mới, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng và sự đa dạng hoá và mở rộng diện tích sản xuất và tạo nhiều công ăn việc làm tại nông thôn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh đã thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, đặc biệt thúc giục các cơ sở phi chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn, còn các hộ kinh doanh gia đình thì gia nhập các hợp tác xã. Tuy nhiên, việc công nghiệp hóa nông thôn xuất phát từ “cơ sở”, sử dụng vốn địa phương và áp dụng một

Page 102: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

138 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

số cải tiến kĩ thuật, gặp nhiều khó khăn để đi vào cuộc sống mặc dù đã có nhiều chính sách ưu đãi.

Trước hết, chính sách của nhà nước và tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn mâu thuẫn với các chính sách đất đai và công nghiệp trong bối cảnh thành phố Hà Nội mở rộng và theo Quy hoạch Tổng thể của thủ đô năm 2010. Cái thời “nhỏ là đẹp” rõ ràng đã qua (trong chiến tranh công nghiệp được phân tán ra các khu vực nông thôn để hạn chế bom đạn phá hủy cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm hàng hóa cho người dân địa phương) và Nhà nước, để thực hiện mong muốn hiện đại hóa đất nước với sự hỗ trợ các nguồn vốn nước ngoài, đã chuyển sang phát triển công nghiệp đại quy mô và xây dựng các khu công nghiệp lớn, trong khi vẫn tiếp tục bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Về phương diện tiếp cận tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước được vay khoảng 22 triệu đồng/nhân công, các doanh nghiệp tư nhân được vay 6 triệu đồng/nhân công, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức được vay 2 triệu đồng/nhân công (Unido, 1998).

Các cơ sở sản xuất nhỏ ở nông thôn ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai do chủ trương tự do hóa và việc ngừng bao cấp các làng nghề. Vì vậy chúng ta đứng trước mâu thuẫn sau: ngành công nghiệp cơ khí hóa với khả năng tạo việc làm hạn chế lại được chính quyền ưu ái nhất đặc biệt trong tiếp cận đất đai. Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ trong các làng nghề sử dụng rất nhiều lao động và dùng ít vốn lại không được nâng đỡ mặc dù đã có nhiều nghị quyết với ý định tốt đẹp được thông qua về việc này.

Hơn nữa, cách tiếp cận chính thức/phi chính thức, theo ý kiến của chúng tôi, không lí giải được tình hình thị trường lao động phi nông nghiệp tại các khu vực đông dân của Đồng bằng sông Hồng bởi vì ranh giới giữa hai khu vực này là không rõ nét do sự hội nhập rất mạnh giữa số lượng đông đảo các hộ kinh doanh gia đình siêu nhỏ và nhỏ không đăng kí và các doanh nghiệp chính thức tại các làng nghề.

Thật vậy, hầu hết các làng nghề được tổ chức thành các cụm và được liên kết bởi mối quan hệ bổ sung và trao đổi trong chuỗi sản xuất đang ngày càng trở nên phức tạp do nhu cầu cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất và đa dạng hóa hoạt động. Trong bối cảnh mật độ dân số rất cao và thiếu việc làm nông thôn, các làng nghề mang lại cho nhiều người dân nông thôn thiếu vốn

Page 103: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

139PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

đầu tư cơ hội tham gia vào chuỗi sản xuất thông qua đảm nhận một công đoạn đòi hỏi một mức độ tay nghề nhất định.

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày phương thức tổ chức của các cụm làng nghề và bản chất của mối liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ gia đình, có hoặc không đăng kí. Chúng tôi sẽ phát triển giả thuyết rằng sức mạnh của cụm phụ thuộc vào tính bổ sung giữa các loại hình doanh nghiệp và tính linh hoạt của các mối quan hệ giữa các điều kiện sử dụng nhân công, mặt bằng sản xuất và các thị trường mục tiêu. Chính sách chính thức hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu không tính đến đặc thù của các chuỗi sản xuất dựa trên tính bổ sung giữa các loại doanh nghiệp quy mô rất khác nhau, có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến tính năng động của các cụm và làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chính thức.

I. Các cụm làng nghề: hệ thống sản xuất tại chỗ tạo nhiều việc làm phi chính thức

A. Việc làm và các làng nghề: được gọi là phi chính thức?

1) Số liệu thống kê rất khác nhau tùy theo nguồn dữ liệuSố liệu thống kê nhân công chính thức và tạm thời của các làng nghề

thay đổi tùy theo các nguồn khác nhau, tất cả tùy thuộc vào làng nghề được định nghĩa thế nào. Một số tổ chức đã thực hiện điều tra mở rộng dựa trên định nghĩa với các mức độ chặt chẽ khác nhau:

- Điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)/Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiến hành vào năm 2002 định nghĩa các làng nghề dựa trên các tiêu chí khác nhau:

• Ít nhất 20% những người có khả năng và sẵn sàng lao động tham gia làm nghề thủ công toàn thời gian.

• Chính quyền địa phương nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất thủ công đối với làng nghề.

Theo khảo sát này, có trên 1,3 triệu lao động vào năm 2004 phân bố tại 2.017 làng nghề, chiếm 2,5% của số làng. Tỉnh có nhiều làng nghề nhất

Page 104: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

140 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

là Hà Tây cũ (409 làng và 337.000 nhân công). Với một định nghĩa được nêu khá ít giới hạn như thế nhưng số lượng làng nghề và nhân công lại rất thấp.

Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc khảo sát đánh giá thấp số lượng các làng nghề đặc biệt là các làng có mức độ công nghiệp hóa cao và tham gia vào sản xuất vật liệu xây dựng, không được coi là nghề thủ công. Tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong khi đó điều tra của Bộ NN&PTNT/JICA chỉ thống kê 32 làng. Cuối cùng, ngoài các nhân công tham gia toàn thời gian vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp diễn ra hầu hết quanh năm và được điều tra thống kê, cần bổ sung vô số lao động gia đình và nhân công thời vụ cũng tham gia vào hoạt động sản xuất, đặc biệt trong các giai đoạn làng nghề nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn.

- Cuộc điều tra của Hiệp hội các Làng nghề Việt NamCác làng được coi là làng nghề khi đã hoạt động được ít nhất 50 năm, có

50% sản lượng có nguồn gốc từ thủ công và ít nhất 30% dân số tham gia vào hoạt động này.

Theo định nghĩa này, Việt Nam có 2.790 làng nghề và 11 triệu thợ thủ công. Hiệp hội các làng nghề thống kê toàn bộ người dân nông thôn tham gia sản xuất thủ công, dù là làm việc quanh năm hay theo mùa. Định nghĩa rất rộng này xuất phát từ mong muốn của hiệp hội là đề cao tầm quan trọng của hệ thống sản xuất này tại các vùng nông thôn và yêu cầu chính quyền hỗ trợ sự phát triển của các làng nghề.

- Các Sở Phát triển nông thôn tỉnhMỗi tỉnh có định nghĩa riêng về làng nghề. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh

Hà Tây cũ, một làng nghề phải có ít nhất 50% người lao động toàn thời gian tham gia sản xuất hàng thủ công, các hoạt động sản xuất này chiếm 50% doanh thu của làng. Năm 2006, ước tính có 260 làng nghề, trong khi con số Bộ NN&PTNT/JICA là 460 vào năm 2002. Các tỉnh có cách định nghĩa riêng về các làng nghề nhằm tiếp cận làng nghề tốt hơn và thực hiện các chính sách khuyến khích nghề thủ công.

Các khác biệt trong định nghĩa dẫn đến khác biệt về con số thống kê làng nghề và thợ thủ công cũng cho thấy tồn tại các lợi ích chính trị và kinh tế khác biệt giữa các cơ quan có trách nhiệm. Các khác biệt này là bề nổi của tình trạng manh mún trong các chính sách phát triển nông thôn giữa các bộ và các sở.

Page 105: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

141PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

2) Các làng nghề: nơi tập trung khu vực phi chính thức và các cơ sở sản xuất nhỏĐa phần các cơ sở có quy mô nhỏ và không đăng kí, chỉ có một số nhỏ

đăng kí kinh doanh với hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tư nhân có hóa đơn đỏ. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh năm 2005, 89% lao động thủ công làm việc tại nhà và chỉ có 11% làm trong các doanh nghiệp và hợp tác xã.

Bảng 1: Thống kê các cơ sở sản xuất và kinh doanh trong các làng nghề ở Bắc Ninh

Loại doanh nghiệp Số lượng Số nhân công

Doanh nghiệp 308

8.061Hộ cá thể có đăng kí 202

Hợp tác xã 214

Hộ không đăng kí 18.415 72.608

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh, 2005

Tuy nhiên, mỗi loại hoạt động (dệt, giấy, rổ rá và đồ gỗ mỹ nghệ) có những đặc trưng riêng: độ dài của chuỗi sản xuất, phân công lao động, khả năng cơ giới hóa các công đoạn của quá trình này và khả năng duy trì một phần nhân công lao động thủ công. Các đặc trưng này tạo nên các dạng quan hệ giữa các cơ sở sản xuất có tình trạng pháp lí khác nhau của cụm.

Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp chỉ kê khai một số ít nhân viên và rất nhiều thợ thủ công thuộc khu vực phi chính thức làm thuê cho các doanh nghiệp này tại nơi cư trú của họ.

B. Tổ chức các cụm làng nghề: cách tích hợp các làng và các cơ sở có năng lực sản xuất và tình trạng pháp lí khác nhau trong chuỗi sản xuất

Một cụm các làng nghề là một hệ thống sản xuất tại chỗ (localise) bao gồm một loạt các cơ sở đa dạng về quy mô, tình trạng pháp lí, phương thức sản xuất và kĩ thuật. Cụm bao gồm một số địa phương và cơ sở có hoặc không đăng kí. Hoạt động của các cụm phụ thuộc vào bản chất của các hoạt động

Page 106: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

142 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

được tiến hành ở đó. Mật độ tập trung các cơ sở nhỏ gắn với sự phát triển mạng lưới giao dịch: mật độ cao tạo nên hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và sử dụng tốt hơn mạng lưới các nhà cung cấp và phổ biến kiến thức tại nông thôn nơi mà nhiều thế hệ sống dưới một mái nhà. Như vậy, sự gần gũi của các cơ sở sản xuất trong cụm góp phần phát triển nhanh chóng vô số các kết nối gia đình và doanh nghiệp trong một mạng lưới của các mối quan hệ và các thợ thủ công có các hiểu biết đa dạng bổ sung lẫn nhau.

1) Phân công lao động và chuyên môn hóa của các làng trong chuỗi sản xuất: sự gắn kết của cụm làng nghề

Các cụm được tổ chức ở ba cấp độ:- Giữa các làngMột cụm các làng bao gồm một trung tâm chính (đầu tầu), nơi đặt trụ sở

của các nhà sản xuất và người nhận gia công, các doanh nghiệp đăng kí lớn nhất, các đơn vị này thường được trang bị máy móc và tập trung trong một khu vực thủ công. Có một số loại quan hệ giữa các làng trong các hệ thống này. Mỗi làng chuyên về một loại sản phẩm, nhưng phụ thuộc vào làng khác trong việc:

+ Cung cấp nguyên liệu (thu mua, phân loại, tái chế). Đối với các làng sử dụng vật liệu tái chế, chuỗi xử lí các vật liệu này khá dài. Trong trường hợp tái chế giấy, có nhiều dạng phân loại khác nhau (giấy phế thải chất lượng tốt, người sử dụng giấy, túi xi-măng...). Các xưởng tham gia vào các hoạt động này nói chung là thuộc các làng nghèo và cụm thứ cấp có lực lượng lao động lớn, ít nguồn lực để trang bị máy móc thiết bị cho xưởng. Ở làng chủ đơn hàng, người già và trẻ em tham gia các hoạt động loại này.

+ Bí quyết nghề: một số làng có nghề chuyên môn từ nhiều thế kỉ và sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cao cấp (trạm, khảm xà cừ, mộc...). Người thợ ở các làng này thường ít có đầu óc thương mại và kiến thức về quảng bá sản phẩm và phải dựa vào các làng năng động hơn.

+ Mặt bằng sản xuất: chủ đơn hàng của các làng chính có nhu cầu sử dụng đất rất cao và trong trường hợp không có đủ đất trong làng, họ thuê đất tại các làng lân cận để lập nhà xưởng và cửa hàng. Điều này khiến giá đất ở các làng cho thuê đất tăng và thợ thủ công của các làng này bị ảnh hưởng.

+ Về dịch vụ (vận tải, thương mại, thị trường nguyên liệu, sửa chữa máy).

Page 107: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

143PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

+ Hoạt động phụ khác liên quan đến hoạt động chính (đóng gói sản phẩm, nhuộm hoặc may cho các làng dệt).

+ Cung cấp lao động: làm thuê, nhân công hoặc người học nghề. Các làng năng động nhất trong cụm mở rộng việc thuê gia công diễn ra theo hai hướng: các xã gần nhất được giao làm hàng gia công và cung cấp một phần lao động thời vụ, còn các tỉnh xa hơn thì cung cấp nhân công dài hạn thường xuyên, không có kinh nghiệm nhưng nhận lương thấp và chấp nhận các điều kiện làm việc khó khăn.

- Ở cấp độ làng:Có sự phân công lao động giữa các cơ sở có năng lực bổ sung cho nhau,

hoặc thực hiện một công đoạn sản xuất hoặc sản xuất một loại sản phẩm. Do tác động của việc cơ giới hóa và đa dạng hoá sản xuất, có sự phân công lao động lớn hơn giữa các hộ và điều này làm tăng độ dài của chuỗi sản xuất. Các nguyên liệu từ phế liệu (giấy hoặc kim loại) được trao đổi giữa nhiều nấc những người thu gom và được phân loại tại rất nhiều hộ (giấy), hoặc được các thợ thủ công có trang bị máy móc chế biến (trong trường hợp đúc, thợ đúc bán kim loại tái chế ở dạng phôi cho các doanh nghiệp có máy cán, các doanh nghiệp này lại bán kim loại ép phẳng cho thợ cắt để làm chậu, khay hoặc chiêng).

- Giữa các hộ gia đình trong làng và doanh nghiệp chính thức trong khu công nghiệp:

Các doanh nghiệp lớn trong các khu công nghiệp đô thị thuê các xưởng nghề gia đình tại các làng nghề sản xuất một số phụ tùng. Chúng tôi thấy dạng quan hệ này trong ngành công nghiệp luyện kim.

2) Hệ thống đặt hàng gia công và việc hội nhập của khu vực phi chính thức vào khu vực chính thức gắn chặt với khái niệm cụm làng nghề

Việc phân công lao động giữa các làng của cụm chủ yếu dựa vào quan hệ thuê lao động gia công trong hệ thống các làng. Các làng năng động nhất - nói chung gồm nhiều doanh nghiệp tư nhân nằm ở các làng chính - gắn với các xưởng gia đình của làng bên thông qua các hợp đồng. Các doanh nghiệp này khởi xướng hoạt động sản xuất cho các làng bên, tại thời điểm chủ nghĩa tập thể thông qua hợp tác xã, từ thời kỳ Đổi mới thông qua dạy nghề. Có ba loại hình quan hệ thuê gia công:

Page 108: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

144 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

- Thuê gia công phần thủ công của sản phẩm không đòi hỏi bí quyết: đan mây và tre trong làm rổ rá. Các doanh nghiệp lớn chính thức kí kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài và thuê người quản lí các xưởng sống tại các làng khác nhau của cụm và chuyên về một sản phẩm nhất định để gia công các đơn hàng. Quản lí các xưởng lại tiếp tục giao các công đoạn thủ công cho nhiều hộ gia đình.

- Thuê gia công các công đoạn do máy móc đơn giản thực hiện trong các xưởng không cần đào tạo nhưng được trang bị máy móc.

- Thuê gia công các công đoạn phức tạp yêu cầu chuyên môn nhất định.

3) Phân công lao động ngày càng tăng và chuỗi sản xuất ngày càng dàiChuỗi sản xuất nói chung được chia thành nhiều giai đoạn:- Chế biến nguyên liệu: một số được tái chế, chẳng hạn như giấy hoặc kim

loại, và phải được phân loại và đúc thành thỏi để xử lí trong trường hợp của kim loại, số khác đòi hỏi một công đoạn chế biến trước (dệt sợi và nhuộm, trong trường hợp của sợi trong dệt vải) hoặc xử lí chống nấm và côn trùng, trong trường hợp của tre hoặc mây. Điều này thường được thực hiện trong xưởng gia đình độc lập khi họ bán nguyên liệu cho chủ đơn hàng hoặc các xưởng gia đình khác.

- Các nguyên liệu này sau đó được xử lí trực tiếp bởi thợ thủ công hoặc được người nhận gia công phân phối cho những người làm gia công.

• Trong trường hợp thợ thủ công trực tiếp xử lí nguyên liệu, có sự phân công lao động khi mỗi người thực hiện một công đoạn tùy theo kĩ năng hoặc máy móc của họ và bán lại sản phẩm sơ chế của mình cho các thợ khác.

• Trong trường hợp thuê gia công, chủ đơn hàng chia cho thợ các việc thủ công nhất, các việc đòi hỏi công phu nhất hoặc phần việc yêu cầu sử dụng máy móc.

- Các bộ phận đã gia công được gom lại tại xưởng của chủ thầu, nơi tiến hành việc kiểm tra chất lượng, hoàn thiện và đóng gói.

Gia công thuê tại nhà là biểu hiện của việc phân công lao động ở mức độ cao và việc hợp lí hóa hệ thống sản xuất, mỗi nhân công tối ưu hóa kiến thức, máy móc của mình... Hơn nữa, một phần còn do mặt bằng sản xuất hạn chế và chủ đơn hàng không có đủ chỗ tại xưởng cho toàn bộ thợ thực hiện các công đoạn sản xuất khác nhau. Đây một hệ thống linh hoạt trong sử dụng lao động, người làm thuê chỉ phục vụ khi có đơn đặt hàng. Trong một thời gian

Page 109: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

145PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

ngắn, một số hoạt động rất thủ công như đan rổ rá, cần phải thuê hàng trăm nhân công để đáp ứng nhanh các đơn hàng.

Mức độ phân công lao động cao trong xưởng và giữa những người làm thuê cũng là do các các chủ đơn hàng và các ông chủ muốn giữ bí mật sản xuất khi mở rộng xưởng ra bên ngoài. Thật vậy, các ông chủ sợ rằng nếu thợ biết cách hoàn thành tất cả các công đoạn sản xuất, họ sẽ tự làm và cạnh tranh ngược trở lại. Chỉ có ông chủ biết cách sử dụng tất cả các máy trong xưởng, còn người thợ thì chỉ chuyên về một loại máy. Cho đến gần đây, kĩ thuật sản xuất của làng hay của gia đình được giữ bí mật và thậm chí các cô con gái cũng không được truyền nghề, vì trong trường hợp kết hôn với người làng khác, họ có thể tiết lộ nghề. Cùng với sự tăng trưởng của sản xuất, mở rộng thuê nhân công, nhiều người dân làng phụ cận cùng làm việc với thợ thủ công của làng chính và chia sẻ các bí quyết sản xuất, nhưng không đầy đủ.

Các doanh nghiệp nhỏ có ít vốn có thể tham gia vào quá trình sản xuất mà không cần có xưởng, máy móc để thực hiện đơn đặt hàng.

4) Mối quan hệ tin cậy giữa các chủ đơn hàng và người gia công thuêQuan hệ giữa các doanh nghiệp đặt hàng và các cơ sở gia công đơn hàng

- các cơ sở này thường không đăng kí kinh doanh - không dựa trên hợp đồng. Vậy bản chất của sự tin tưởng trong quan hệ giữa hai loại cơ sở sản xuất kinh doanh này là gì trong trường hợp cần bảo đảm tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Ví dụ các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ sử dụng nguyên vật liệu đắt tiền (như gỗ quý), cung cấp nguyên liệu cho cơ sở gia công. Trong trường hợp hàng gia công kém chất lượng, doanh nghiệp đặt hàng sẽ được đền bù thiệt hại. Trong khu vực này, có một số loại quan hệ như sau:

- Vùng lân cận, quan hệ gia đình- Kiến thức kĩ thuật (sở hữu máy móc)- Bí quyết (điêu khắc, khảm xà cừ)- Quan hệ thầy trò: một số chủ xưởng ở Đồng Kỵ dạy nghề cho thợ của

các làng khác. Họ mở xưởng tại nhà và sau đó gia công thuê cho ông chủ cũ.Tại La Phù (dệt), người làm thuê được giới thiệu với các ông chủ đặt hàng

qua trung gian những người quen, là những người thợ làm việc tại nhà hoặc những người sống ở các làng chuyên gia công thuê cho làng chính.

Để kiểm tra trình độ người làm thuê, chủ đặt hàng ứng trước sợi, hàng

Page 110: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

146 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

mẫu để làm thử và cần đặt cọc cho đơn hàng đầu tiên. Nếu công việc trôi chảy, đơn hàng thứ hai không yêu cầu đặt cọc. Các doanh nghiệp chính thức có quy mô lớn kí các “hợp đồng” nhưng thường là các hợp đồng không có hiệu lực vì các cơ sở gia công không có đăng kí.

Có các mối quan hệ giữa các làng chuyên cung cấp lao động và các làng sử dụng lao động. Số lượng các mối liên kết giữa các làng này và mối quan hệ lâu dài của họ đảm bảo cho lòng tin.

C. Sự đa dạng của hệ thống liên kết giữa các doanh nghiệp và các làng nghề tùy theo hoạt động

Bản chất của hoạt động (độ dài của chuỗi sản xuất, thị trường xuất khẩu hoặc trong nước) phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các doanh nghiệp.

1) Cụm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ đứng đầu là Đồng Kỵ: chuỗi sản xuất rất dài và liên quan đến nhiều chuyên môn.

a) Chuỗi sản xuất:Có tám công đoạn trong sản xuất đồ nội thất: xẻ gỗ, công đoạn xử lí sơ

bộ, điêu khắc, khảm trai hoặc đánh véc-ni và lắp ráp. Vị trí của các xưởng chuyên môn hóa được phân bố phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng mặt bằng sản xuất và tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh (Dubiez B. & C. Hamel, 2009). Một phần công đoạn được thực hiện trong các xưởng của làng hoặc xưởng của làng khác trong cụm, một số công đoạn khác được thực hiện tại xưởng của người đặt hàng.

* Các chi tiết thuê gia công:- Các chi tiết thủ công không đòi hỏi nhiều chuyên môn.Các doanh nghiệp của Đồng Kỵ thuê thợ trong làng và thợ của làng Chõ ở

bên cạnh. Những người này đã làm thuê từ mười năm nay sau khi được dạy nghề.

- Các công đoạn sản xuất sử dụng máy (chà nhám, máy cưa, máy bào, máy khoan...). Tại Đồng Kỵ, mỗi xưởng chuyên về một công đoạn sản xuất, sử dụng một loại máy nhất định.

- Các công đoạn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

Page 111: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

147PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Các doanh nghiệp có đăng kí của Đồng Kỵ thuê thợ chuyên môn gia công các bộ phận đồ gỗ đòi hỏi tay nghề cao:

- Xã Hương Mạc (Kim Thiệu, chuyên đẽo tượng, Hương Mạc chuyên đóng ghế, và Mai Động, gia công bàn thờ).

- Phú Khê (Phú Khê Thượng, trước đây là chuyên gia công đồ thờ cúng trạm trổ và xà nhà trạm trổ) và Phú Khê Đông, Tiến và Bảo Nghĩa Lập, nơi có hoạt động sản xuất mới phát triển gần đây.

- Làng Thiết Ung (Văn Hà, Hà Nội) chuyên về tạc tượng Phật, phượng, rùa, và gần đây là nghề mộc.

- Xã Chuyên Mỹ (Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 60km) khảm trai. 500 thợ khảm làm theo mùa vụ ở Đồng Kỵ và làm các bộ phận phức tạp nhất và kiểm soát việc buôn bán trai.

Mặc dù họ có nghề lâu đời (Phú Khê chuyên trạm trổ từ hơn 1.000 năm nay) hoặc đã được đào tạo trong các hợp tác xã, hầu hết thợ thủ công các làng lân cận không có đủ vốn và quan hệ xã hội và thương mại để tự kinh doanh. Họ không có đầu óc kinh doanh của các doanh nhân Đồng Kỵ, những người đã nằm các mạng lưới thương mại từ nhiều thế kỉ và có khả năng tài chính để mua gỗ. Chỉ có năm, sáu doanh nghiệp ở Phú Khê và chừng đó doanh nghiệp ở Hương Mạc có đăng kí kinh doanh và có thể xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc.

* Các công đoạn thực hiện trong xưởng của đơn vị đặt hàng:Các doanh nghiệp Đồng Kỵ thuê lao động phổ thông (thường là phụ nữ)

để dạy nghề tại xưởng và để lắp ráp các bộ phận thuê gia công, hoàn thiện (đánh giấy ráp và véc-ni), cắt gỗ hoặc xử lí đơn hàng nhỏ.

Năm 2006, khoảng 5.200 nhân công làm thường xuyên và thời vụ từ các làng xung quanh và các tỉnh lân cận (Hà Tây, Hà Nội, Bắc Giang) làm việc trong các xưởng của Đồng Kỵ. Có cả chợ thuê lao động công nhật.

* Các thị trường nguyên liệu:Đồng Kỵ là trung tâm của một mạng lưới thương mại lớn (gỗ và đồ nội

thất) có chân rết trên toàn quốc và quốc tế (Trung Quốc, Lào, Campuchia). Với việc mở cửa kinh tế, mạng lưới đã được mở rộng.

b) Không gian sản xuất mang tính xã hộiCó nghề và khoảng cách gần gũi là hai yếu tố quan trọng để làm hàng gia

công. Do chuỗi sản xuất trong kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ thường dài do các bộ phận đồ gỗ cần lắp ráp thường nặng, và mức độ phân công lao động giữa

Page 112: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

148 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

số lượng lớn các cơ sở sản xuất rất cao, cần phải có cách nhất định để tổ chức mặt bằng sản xuất: di chuyển nhiều làm tăng chi phí. Các xưởng gia công các công đoạn khác nhau cần phải ở gần nhau (Dubiez B. và C. Hamel, 2009).

- Xưởng cắt được đặt ở các trục chính của làng. Chỉ có khoảng 20 xưởng vì các cơ sở này rất nhiều mặt bằng (khu vực máy chiếm 24 m2) và giá cao (300 triệu đồng). Các xưởng chỉ làm việc ban ngày, ban đêm dừng hoạt động vì ồn.

- Các xưởng khác không đòi hỏi dùng nhiều mặt bằng (trai) và nằm trong các ngôi nhà không có người ở tại khu vực sản xuất thủ công và nằm dọc theo các trục thứ cấp.

- Một số hoạt động được nhiều người làm và được phân bố tại mỗi làng để người thợ có thể sử dụng các dịch vụ khác nhau.

Sự phân bố không gian của các hoạt động thay đổi tùy theo giá đất đai, thị trường, nhu cầu, yêu cầu bảo vệ môi trường của pháp luật. Vì vậy, các xưởng chuyên môn hóa dịch vụ hoặc có loại máy nào đó sẽ được phân bố ở mỗi làng để các nhà sản xuất có thể sử dụng dịch vụ của họ một cách dễ dàng.

2) La Phù, cụm làng nghề chuyên dệt và làm bánh kẹo với chuyên môn hạn chế

Các sản phẩm đan có hai thị trường:- Các quốc gia thị trường quốc tế: thị trường Đông Âu (thị trường cũ thời

kỳ tập thể hóa) liên quan đến các doanh nghiệp có đăng kí. Thị trường này có vụ đông tại châu Âu (từ tháng Hai đến tháng Chín).

- Thị trường trong nước: áo len chất lượng thấp cho các tỉnh miền núi, bít tất (chợ Đồng Xuân ở Hà Nội), tay áo và cổ áo cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Để tránh cạnh tranh với hàng Trung Quốc hoặc với các doanh nghiệp dệt may hiện đại trong nước, các cụm La Phù nhắm vào phân đoạn cấp thấp và tìm cách đa dạng hóa sản xuất.

Hệ thống thuê gia công thay đổi tùy theo hai loại thị trường:Đối với thị trường quốc tế, các chủ đơn hàng có đăng kí giao cho các

xưởng gia đình nhỏ có trang bị một loại máy đan thuê các mảnh áo len. Họ đan tay áo hoặc thân áo, tùy thuộc vào máy của họ. Chủ đơn hàng cung cấp sợi và đôi khi họ thuê hoặc cho thuê máy. Người nhận gia công chỉ bán sức lao động của mình. Các bộ phận của áo len rất dễ sản xuất và không cần máy đắt tiền. Các xưởng ở các làng xung quanh, nghèo hơn xưởng của La Phú và

Page 113: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

149PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

không có nhiều kiến thức, vốn, các mối quan hệ với những người bán buôn. Trong các cơ sở sản xuất của chủ đơn hàng, nhân công chỉ sản xuất các bộ phận có lợi nhuận cao nhất của một mặt hàng và đòi hỏi máy móc đặc biệt và họ thực hiện việc hoàn thiện, lắp ráp và đóng gói.

Một số ít nhân công thời vụ thuộc các làng nhận gia công làm việc trong xưởng tại trung tâm của cụm. Nói chung người thợ thích tự làm chủ và làm việc tại nhà. Họ không chấp nhận các điều kiện làm việc khắc nghiệt và mức lương thấp tại các xưởng lớn. Hầu hết nhân công đến từ các tỉnh xa.

Đối với thị trường trong nước, người thợ nhận đơn hàng gia công (ví dụ như là và đóng gói tất) từ chủ đơn hàng, hoặc họ thực hiện một công đoạn sản xuất (cổ và tay áo dệt và áo sơ mi) trên các máy chuyên dụng. Trong trường hợp này, thợ thủ công chuyên dụng nhận đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp dệt may lớn hoặc bán sản phẩm theo đặt hàng của các thương nhân Hà Nội (họ thường phục vụ một số khách hàng). Họ tự mua sợi, đầu tư máy móc hiện đại, điều này nằm ngoài khả năng của những người nhận gia công nhỏ, và họ không có quan hệ chủ thợ như những người nhận gia công nhỏ. Họ thuê nhuộm sợi tại các xưởng chuyên nhuộm.

Nhiều xưởng nhỏ xếp sợi thành cuộn dài trước khi nhuộm. Sau khi nhuộm, các cuộn này sẽ được tháo ra và cuộn lại thành ống nhỏ. Lợi nhuận của họ rất nhỏ, nhưng có thể làm việc tại nhà, với số vốn đầu tư thấp.

Việc tận dụng xen kẽ mùa vụ của hai thị trường và duy trì hai hoạt động (dệt và làm bánh kẹo cho thị trường trong nước) mang đến cho hệ thống sự linh hoạt, đặc biệt trong bối cảnh cuộc suy thoái xuất khẩu hàng dệt may.

Bảng 2: Hoạt động của các làng nghề chính

Làng chính

Hoạt động

Số thôn

Số nhân công

Xã làm thuê

Hoạt động tiền kỳ (amont)

Việc làm thuê

Hoạt động tại cơ sở của chủ thầu

Hoạt động hậu kỳ (aval) hoặc phụ

La Phù Dệt, làm bánh kẹo

10 12.000Trong đó 7.000 từ bên ngoài làng chính

Huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ

Mua sợiNhuộm trước khi dệt (La Phù và La Ca) Se sợi

Đan máy Kiểm tra chất lượngHoàn thiệnĐóng gói

Cổ và tay áo ThêuGói bao ni lông

Phu Vinh

Đan rổ

20 Xử lí mây, tre

Đan tay Hoàn thiệnLắp rápĐánh véc-niĐóng gói

Page 114: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

150 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đồng Kỵ

Mỹ nghệ

9 25.000 Phú KhêHương Mạc NgoVân Hà

Cắt Điêu khắc, khảm trai, trạm trổ đặc biệt

Lắp rápĐánh véc-niNhuộmĐánh bóng

Dương Ổ

Làm giấy

5 Châm KhêNgo KhêTỉnh bên cạnh

Thu gomPhân loại

Chuẩn bị bột giấyNấu giấy

GấpCắtInGiấy dóVàng mã

Nguồn: điều tra tại các UBND xã và các thợ thủ công, do Sylvie Fanchette và

Nguyễn Xuân Hoản thực hiện.

II. Tính đặc thù và tính bổ sung của các doanh nghiệp chính thức và các cơ sở phi chính thức

Trong làng nghề, hầu hết các cơ sở sản xuất đều thuộc khu vực kinh tế phi chính (80%). Con số này có thể thay đổi tùy theo việc công nghiệp hóa quy trình sản xuất các sản phẩm và các loại thị trường mục tiêu (trong nước hoặc xuất khẩu). Các cơ sở sản xuất, bất kể tình trạng pháp lí như thế nào, đều làm việc cùng với nhau trong cụm và có một vị trí nhất định trong chuỗi sản xuất. Do đó, không nên nghiên cứu từng cơ sở riêng rẽ. Tuy nhiên, mỗi tình trạng pháp lí có đặc thù riêng, có lợi thế và bất lợi riêng, và trong bối cảnh dư thừa lao động ở nông thôn, khó tiếp cận thị trường vốn và quốc tế và thiếu mặt bằng, khu vực phi chính thức vẫn còn rất phổ biến.

A. Số lượng các loại hình tổ chức sản xuất và đặc điểm tùy theo các cụm làng nghề

1) Khó định vị các cụm làng nghề trong không gianPhân tích các cụm làng nghề trước hết dựa vào khảo sát thực địa, bản đồ

thống kê hoạt động để xác định vị trí cụm làng nghề . Không dễ để xác định các liên kết giữa các làng bởi vì các liên kết này thay đổi theo thời gian và không gian.

Page 115: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

151PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Khi tăng cường thuê nhân công, ngày càng nhiều doanh nghiệp quy mô lớn có đăng kí tuyển lao động ở các tỉnh xa để trả lương thấp hơn. Điều này đã tác động đến việc làm tại địa phương, dù là theo mùa vụ, thường xuyên hoặc thuê gia công tại nhà.

Ngoài ra, việc mở rộng mặt bằng sản xuất từ các làng chính sang các làng lân cận đang gia tăng do thiếu mặt bằng, các doanh nghiệp di chuyển xưởng trong khu vực địa phương của họ, hoặc đến các quận, huyện, tỉnh xa hơn, nơi có giá thuê đất rẻ hơn.

Tất cả những yếu tố này cho thấy biến động về hình dạng của các cụm làng nghề và sự mở rộng mặt bằng sản xuất vượt ra ngoài ranh giới của khu vực lân cận. Điều này khiến việc phân định cụm và việc thống kê các cơ sở sản xuất và lao động trở nên khó khăn hơn.

Chúng tôi sử dụng định nghĩa được sử dụng trong nước về cụm, trừ trường hợp Đồng Kỵ là địa bàn có quy mô khu vực hoặc thậm chí quốc tế (làng này có liên hệ tới tận miền Nam Trung Quốc).

Hơn nữa, việc thống kê các làng nghề thuộc các cụm cần được tiến hành thận trọng. Trước tiên, một số xã chỉ có duy nhất một làng lớn, trong khi các xã khác có nhiều làng nhỏ, điều này khiến kích thước của cụm không đồng đều. Ngoài ra, các làng vệ tinh trong cụm không tham gia vào hoạt động theo cùng một cách (lao động, thuê gia công, đất đai, dịch vụ, nghề chuyên môn...).

2) Các cơ sở sản xuất có đăng kí có mức độ tham gia khác nhau tùy theo hoạt động

Các doanh nghiệp “đầu tầu” của các cụm nói chung là có đăng kí. Các cơ sở sản xuất này thâm nhập thị trường quốc tế, đổi mới kĩ thuật, có khả năng đầu tư mua nguyên liệu theo giá thị trường biến động, qua đó tạo nên nền tảng cho các cụm hoạt động và thông qua đó các cơ sở sản xuất nhỏ có thể tham gia thị trường quốc tế một cách gián tiếp. Tùy theo dạng hoạt động, tỉ lệ của các cơ sở sản xuất này khác nhau, tùy thuộc vào hệ thống sản xuất, quy mô của chuỗi sản xuất và quy mô của quan hệ thuê gia công. Cần có sự cân bằng giữa các cơ sở sản xuất có đăng kí này và đông đảo các xưởng gia đình nhỏ phi chính thức.

Page 116: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

152 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 3: Đặc điểm của cụm làng nghề khảo sát tại các tỉnh Bắc Ninh và Hà Tây

Cụm Đồng Kỵ

Cụm Dương Ổ

Cụm La Phù

Cụm Phú Nghĩa

Hoạt độngĐồ gỗ mỹ nghệ

GiấyĐan, làm bánh

Rổ rá mây tre

Số làng trong cụm 12 5 7 26

Số xưởng có đăng kí 246 110 130 62

- công ty 99 19 33 60

- doanh nghiệp tư nhân có đăng kí 85 73 95 2

- hợp tác xã 62 28 2 0

Hộ thủ công không đăng kí 5.038 630 3.078 7.580

Tổng số xưởng 5.284 740 3.208 7.642

Tỉ lệ xưởng có đăng kí 4,6% 14,8 4% 0,8%

Số hộ làm dịch vụ 322 65 1.500 2.170

Số lao động thủ công 23.186 8.200 14.741 18.159

Số lao động trong cụm 15.386 4.160 7.541 17.259

Số lao động ngoài cụm 7.800 4.040 7.200 900

Nguồn: Điều tra Ủy ban nhân dân xã, Nguyễn Xuân Hoản, CASRAD 2006.

Các cụm tích tụ vốn lớn hơn và tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, chẳng hạn như cụm sản xuất giấy ở Phong Khê, có tỉ lệ các cơ sở sản xuất có đăng kí lớn hơn. Các cơ sở sản xuất này đầu tư và đổi mới kĩ thuật nhiều hơn, có độ mở ra thị trường lớn hơn, và sử dụng nhiều mặt bằng sản xuất để vận hành máy (chủ yếu là trong các khu vực thủ công) và đầu tư nhiều tiền cho sản xuất sử dụng máy móc.

Tuy nhiên, trong hoạt động đan rổ rá, chủ yếu sử dụng chân tay, có ít các cơ sở sản xuất đăng kí hơn. Các cơ sở sản xuất có đăng kí, thường là các doanh nghiệp xuất khẩu thương mại, giao đơn hàng cho hàng chục tổ sản xuất, các tổ này lại tiếp tục giao lại cho các xưởng nhỏ. Các doanh nghiệp đăng kí có các xưởng lớn để thực hiện một số công đoạn sản xuất (kiểm tra chất lượng, đánh véc-ni, đóng gói...). Các xưởng này rất tốn chỗ. Các cơ sở sản xuất này thuộc nhóm những doanh nghiệp lớn nhất ở tỉnh Hà Tây cũ. Họ đầu tư vào nghiên cứu thị trường và truyền thông (10% ngân sách), có các trang

Page 117: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

153PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

web và tham gia các hội nghề nghiệp nếu có (Mekong Economics, 2008). Các doanh nghiệp này thường nằm dọc theo đường cái lớn hoặc trong các vùng làng nghề thủ công.

Các nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ và đan đòi hỏi số lượng lớn các cơ sở đăng kí chính thức để có thể được phép xuất khẩu. Tuy nhiên do có chuỗi sản xuất dài với nhiều thợ gia công có tay nghề khác nhau nên các nghề này ở vị trí trung bình. Nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ đòi hỏi vốn quay vòng nhanh vì gỗ và các máy sấy khô rất tốn kém.

Bảng 4: Các đặc điểm của các công ty trách nhiệm hữu hạn tham gia vào điều tra năm 2006

Tên cụm Diện tích ở và sản

xuất(m2)

Tỉ lệ diện tích thuê

(Khu công

nghiệp + tư nhân)

(%)

Tổng vốn đầu tư / Doanh nghiệp trách

nhiệm hữu hạn (triệu đồng)

Tổng vốn đất đai / Doanh nghiệp trách

nhiệm hữu hạn (triệu đồng)

Vốn quay vòng

(triệu đồng)

Doanh số trung bình

(triệu đồng)

Số doanh nghiệp được điều

tra

Trung bình thường xuyên trong 1 doanh nghiệp trách nhiệm

hữu hạn (người)

Trung bình không thường xuyên trong 1 doanh nghiệp trách nhiệm

hữu hạn (người)

Đồng Kỵ 2.081,56 72% 8.232,56 751,56 6.982,88 7.593,75 16 161 22

Phong Khê 3.566,66 54% 13.044,16 5.816,66 2.184,30 14.400,00 6 36 0

La Phù 1.401,80 68% 6.539,70 1.836,00 2.434,80 10.200,00 10 104 261

Phú Nghĩa 4.421,25 92% 5.866,25 742,50 4.615,40 12.600,00 8 50 0

Nguồn: Điều tra năm 2006, Nguyễn Xuân Hoản.

B. Tính bổ sung của các doanh nghiệp có tình trạng pháp lí khác nhau: đảm bảo tính linh hoạt trong hệ thống sản xuất

1) Các doanh nghiệp có đăng kí: các đầu tầu của cụm hướng tới các thị trường đa dạng

Các doanh nghiệp có một số dạng tình trạng pháp lí, mỗi dạng yêu cầu mức độ trách nhiệm và tham gia góp vốn khác nhau:

Page 118: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

154 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

- Các doanh nghiệp tư nhân;- Công ty trách nhiệm hữu hạn;- Hợp tác xã;- Hộ kinh doanh cá thể có hóa đơn đỏ.Các cơ sở kinh doanh này có các đặc điểm sau:- Được quyền kí hợp đồng với các đối tác trong nước (kể cả khu vực công)

và quốc tế;- Tiếp cận tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn: được hưởng lãi suất ưu đãi

(0,1% so với 1,2% mỗi tháng áp dụng cho các doanh nghiệp khác) và có thể vay được số tiền lớn hơn;

- Ưu tiên tiếp cận đất đai, đặc biệt là trong vùng làng nghề thủ công, giúp mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm: trong số 200 lô đất của khu vực thủ công của Đồng Kỵ, các doanh nghiệp có đăng kí thuê 168 lô.

- Dễ dàng mở tài khoản ngân hàng hơn (cần để xuất khẩu); được cấp dấu và hóa đơn chính thức;

- Các công ty có thể mở chi nhánh tại các tỉnh khác để quản lí tiếp cận nguyên liệu thô tốt hơn và mở rộng phạm vi thị trường;

- Có thể tham gia vào các sự kiện xúc tiến thương mại cho sản phẩm (hội chợ, sự kiện thương mại...).

Tuy nhiên, sự hào hứng về việc chính thức hóa nhanh chóng nhường chỗ cho sự thất vọng tại một số cụm. Lí do là chi phí cho việc này khá cao đối với các doanh nhân:

- thủ tục hành chính nặng nề đối với các chủ doanh nghiệp ít được đào tạo về quản lí

- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, họ phải:• thuê một kế toán không thuộc gia đình và khai báo việc này;• khai báo tất cả thu nhập và chịu thuế ở mức 28%;• nộp thuế giá trị gia tăng 10%; • tuân thủ pháp luật lao động, kê khai ít nhất mười nhân công và mua

bảo hiểm cho họ.Việc áp dụng các quy định tại một số tỉnh và huyện quá nghiêm ngặt và

tốn kém đối với một số doanh nghiệp đang ngấp nghé ở ngưỡng hòa vốn. Rất ít người sử dụng lao động có đào tạo về quản lí. Họ được đào tạo “tại chỗ” và

Page 119: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

155PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

chuyển từ một cơ sở sản xuất thủ công phi chính thức sang môi trường công ty hiện đại mà không được trang bị các kĩ năng cần thiết. Tại tỉnh Bắc Ninh, trong số 59.600 nhân công hoạt động trong các làng nghề, chỉ có 2,3% là sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, 3,1% tốt nghiệp trường dạy nghề, 2,3% qua các khóa đào tạo kĩ thuật (Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh [2005]).

Một số doanh nghiệp, ngay sau khi thay đổi tình trạng pháp lí, đã bị phá sản. Hợp tác xã nằm giữa các doanh nghiệp tư nhân có đăng kí và đông đảo các xưởng gia đình nhỏ. Các hợp tác xã có nghĩa vụ giống như các doanh nghiệp có đăng kí khác (nộp thuế, tuân thủ Luật Lao động...) nhưng có thể liên kết quyền lợi của các xưởng gia đình là những cơ sở không có phương tiện để tự chính thức hóa. Họ góp vốn, chuyên môn và lao động. Nhờ đóng góp tài chính của các thành viên, hợp tác xã có thể mua sắm trang bị và đổi mới kĩ thuật. Trong các làng dệt, các hợp tác xã đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến khung dệt, lắp đặt các thiết bị và hệ thống điện. Các hợp tác xã dạy nghề cho thợ mới và nâng cao trình độ cho các thành viên.

Tuy nhiên, phong trào hợp tác xã không được thợ thủ công hào hứng đón nhận tại các hộ sản xuất nhỏ (về lí thuyết sẽ được hưởng lợi từ việc góp vốn). Hiện nay, tại các cụm làng nghề ở La Phù và Phú Nghĩa và các hợp tác xã gần như không tồn tại, mặc dù vào thời điểm phong trào hợp tác hóa, các hợp tác xã đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng các cụm làng nghề. Người ta có thể nghĩ rằng những kí ức tiêu cực về giai đoạn đó, sự thất bại của các hợp tác xã “kiểu cũ”, sự thiếu tin tưởng của người thợ vào hệ thống sản xuất kiểu này và khó khăn trong việc tạo ra liên kết chặt chẽ giữa những người thợ đã cản trở sự phát triển của các hợp tác xã.

2) Xưởng gia đình không đăng kíCác hộ sản xuất gia đình phi chính thức không được Luật Thương mại

điều chỉnh và không thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động, không chịu thuế sản xuất và không được xuất hoá đơn. Hoạt động kinh doanh và quản lí do các thành viên gia đình, thường không được trả lương (thường là người vợ) thực hiện. Hình thức tổ chức này có thể huy động tất cả các thành viên gia đình, tận dụng thời gian làm việc và mặt bằng nơi cư trú để sản xuất và tỏ ra khá linh hoạt trong việc sử dụng lao động để thực hiện các đơn đặt hàng (làm việc ban đêm, làm thêm giờ, v.v…). Công việc linh hoạt và thích

Page 120: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

156 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

nghi với điều kiện thị trường hoặc sản xuất (cắt điện thường xuyên, thiếu nguyên liệu làm chậm tiến độ sản xuất, v.v…). Trong mùa gặt lúa, nhân công bỏ xưởng, ngay cả khi đang có các đơn đặt hàng (Fanchette S. và Nguyễn Xuân Hoản, 2009).

Mặc dù không đăng kí, các xưởng này có khả năng đáng kể trong tạo việc làm và thuê lao động bên ngoài. Trung bình, mỗi cơ sở sản xuất sử dụng 27 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ. Xưởng dệt, may, thêu sử dụng rất nhiều lao động, có thể thuê đến 30-50 người - và thậm chí hàng trăm nhân công tại một số nơi (Nguyễn Quý Nghi, 2009).

Ngoài ra, hộ gia đình có quy mô sản xuất lớn không đăng kí vẫn có thể xuất khẩu, nếu trả 10% thuế cho các doanh nghiệp trung gian để sử dụng giấy phép xuất khẩu.

Có các loại cơ sở chưa đăng kí khác nhau, vị trí của họ trong chuỗi sản xuất phụ thuộc vào hoạt động và trình độ kĩ năng cần thiết:

- Xưởng có chuyên môn cụ thể hoặc có máy có thể thực hiện nhiệm vụ cụ thể;

- Xưởng nhận gia công sản phẩm không đòi hỏi có tay nghề:• Xưởng nhận đơn đặt hàng lớn của khách hàng nhưng chia một phần

việc cho các xưởng khác nhỏ hơn, hoặc là thuê nhân công làm việc tại nhà.• Xưởng nhận gia công cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu trong

một khoảng thời gian trong năm. Xưởng thuê các xưởng nhỏ hơn gia công cho thị trường trong nước.

• Xưởng chỉ thuê người trong gia đình, do thiếu nguồn lực (thiếu mặt bằng, tiền để nuôi ăn và mua nguyên liệu).

Một cuộc khảo sát 50 cơ sở có các tình trạng pháp lí khác nhau do Nguyễn Xuân Hoản tiến hành tại Đồng Kỵ năm 2006 cho thấy đặc thù như sau:

- Các cơ sở có đăng kí có xưởng quy mô lớn (trên 800 m2), trên đất thuê và thường nằm bên ngoài (trong khu vực thủ công hoặc cạnh các khu dân cư) làng lớn (13.000 cư dân ) có mật độ dân cư cao. Các xưởng gia đình, dù có đăng kí hay không, nói chung là nằm trong các khu dân cư;

- Các xưởng gia đình không đăng kí có vốn đầu tư và vốn lưu động rất hạn chế. Các xưởng này không tiếp cận được các khoản vay ưu đãi của ngân hàng và khó tiếp cận với đất khu vực thủ công;

- Hợp tác xã có những đặc điểm trung bình về mặt bằng, vốn và doanh

Page 121: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

157PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

thu so với các doanh nghiệp có đăng kí khác và so với xưởng gia đình;- Việc đăng kí kinh doanh giúp xưởng gia đình tăng khả năng vay tiền và

thuê đất, nhưng doanh thu không phải vì thế mà tăng lên nhiều hơn so với xưởng gia đình không đăng kí. Chi phí cho chính thức hóa (kê khai lợi nhuận, nộp thuế) là cao đối với các doanh nghiệp nhỏ.

C. Việc chính thức hóa không trọn vẹn của các cơ sở có đăng kí

1) Các doanh nghiệp nhỏ không có nguồn lực/công nghệ hiện đạiTheo các nghiên cứu do Mekong Economics (2008) thực hiện tại khoảng

21 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và liên doanh được khảo sát ở tỉnh Hà Tây, chỉ có tám doanh nghiệp có vốn lưu động là 3 tỉ đồng (120.000 euro) vào năm 2007. Doanh nghiệp lớn nhất là liên doanh có vốn lưu động là 900.000 euro.

Các doanh nghiệp đăng kí đối mặt với hai loại cạnh tranh: 1. Các doanh nghiệp nhà nước được nhiều ưu ái so với khu vực tư nhân về tiếp cận tín dụng, đất đai 2. Các xưởng thuộc khu vực phi chính thức có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều vì họ không nộp thuế, sử dụng lao động gia đình trả lương thấp và không chịu sự điều chỉnh của Luật Lao động.

2) Các doanh nghiệp dùng nhiều nhân công phi chính thứcQuy mô của việc làm phi chính thức trong các doanh nghiệp chính thức

rất lớn: chỉ có một số ít lao động chính thức. Chỉ có một vài nhân viên kế toán và nhân viên có tay nghề (thư kí, quản đốc phân xưởng, kĩ thuật...) có bảo hiểm xã hội và hợp đồng lao động. Các ông chủ đàm phán điều kiện làm việc một cách tùy tiện. Đối với các công việc nguy hiểm, tiền lương cao hơn. Nếu tai nạn xảy ra, chính quyền địa phương không thể can thiệp. Ông chủ lẽ ra phải mua bảo hiểm cho tất cả nhân viên, nhưng họ lợi dụng tính thời vụ của công việc để không làm việc này.

Các điều kiện làm việc khắc nghiệt trong một số doanh nghiệp có đăng kí (giờ làm việc kéo dài, làm thêm giờ không được trả lương, điều kiện vệ sinh kém, nhà ở mất vệ sinh...) khiến nhân công thường xuyên “nhẩy” (thay đổi việc). Hậu quả là tình trạng người lao động bỏ việc trở nên trầm trọng vì lao

Page 122: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

158 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

động không chính thức luôn tìm kiếm điều kiện tốt hơn (tiền lương, nhà ở, thực phẩm, môi trường làm việc...). Điều này tác động tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong những lúc có đơn hàng lớn.

Các điều kiện làm việc cực nhọc và giờ làm việc thiếu linh hoạt làm nản lòng dân các làng xung quanh. Các lao động dài hạn thường là người các tỉnh miền núi và trung du, nơi có ít cơ hội việc làm. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp đến hoạt động và tuyển nhân công làm việc trong các làng tại khu vực đồng bằng có thể gây ra nhiều khó khăn về lao động cho các làng nghề. Làng La Phù gặp khó khăn như vậy với lao động cũ là người Thanh Hóa.

3) Khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn của các doanh nghiệp chính thứcMột số chủ doanh nghiệp nhận thức được điều kiện làm việc và sống cực

khổ của lao động và mong muốn xây dựng phòng trọ, mua máy móc thiết bị hiệu quả hơn và ít có hại cho sức khỏe của họ. Theo Luật Doanh nghiệp, họ phải tuân theo các quy tắc nhất định liên quan đến sức khỏe của lao động, việc bố trí mặt bằng làm việc (tách bạch kho nguyên liệu, thành phẩm, xưởng máy). Nhưng họ không đủ vốn và mặt bằng sản xuất. Hầu hết chủ doanh nghiệp này lớn lên tại nông thôn, chỉ có kinh nghiệm và nghề gia truyền, họ không nhận thức được rủi ro về môi trường và sức khỏe. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp chính thức có chi phí sản xuất ngày càng cao đẩy họ tới chỗ vắt kiệt sức lao động và giảm chất lượng công việc.

Do làm khoán nên người lao động phải làm việc nhiều hơn về thời gian so với quy định của Luật Lao động để kiếm được nhiều hơn và vì thế phải làm việc với cường độ rất khắc nghiệt. Các chủ xưởng tuyển nhân công trẻ (đôi khi dưới 16 tuổi, là tuổi pháp luật quy định tối thiểu để làm việc), là những người từ vùng sâu, vùng xa và không có bằng cấp. Do sản xuất công nghiệp bị suy thoái, số lao động dài hạn (một năm hợp đồng) đã giảm trong các doanh nghiệp lớn nhất của La Phù.

Kết luận

Từ nhiều thế kỉ nay, các làng nghề Đồng bằng sông Hồng sử dụng lực lượng lớn lao động tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo dạng thường

Page 123: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

159PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

xuyên và theo mùa vụ. Tổ chức theo cụm, các làng tham gia vào chuỗi sản xuất mà độ dài phụ thuộc vào hoạt động và mức độ cơ giới hóa. Sự phân tán của quá trình sản xuất là do các nguyên nhân sau: năng lực tài chính và kĩ thuật của người thợ thấp, họ làm việc chủ yếu trong các điều kiện phi chính thức, thiếu mặt bằng sản xuất, các nghệ nhân thích làm việc độc lập và mức độ cơ giới hóa ngày càng cao trong một số công đoạn nhất định. Tập trung chuyên vào một công đoạn sản xuất hoặc một loại sản phẩm là cách các xưởng hạn chế cạnh tranh. Nằm trên đỉnh của kim tự tháp là các chủ đơn hàng, là các công ty hoặc doanh nghiệp có đăng kí. Các doanh nghiệp này thường thuê một lượng đông đảo các cơ sở sản xuất gia đình nhỏ, phi chính thức để gia công các chi tiết có mức độ thủ công hoặc chế tác đa dạng.

Như vậy, trong chuỗi sản xuất, có mối liên kết rất chặt chẽ giữa các doanh nghiệp đăng kí và các xưởng gia đình. Mối liên kết này cho phép các cơ sở nhỏ tham gia thị trường quốc tế, đa dạng hoá sản phẩm và tăng khối lượng sản xuất thông qua quan hệ thuê gia công.

Tuy nhiên, mối liên kết của hai lĩnh vực, cho dù rất hiệu quả nhưng vẫn có tác động tiêu cực đến điều kiện làm việc của công nhân và thợ thủ công bởi vì hầu hết các cơ sở sản xuất và các quan hệ gia công là phi chính thức và tác động tiêu cực đến chất lượng. Nhiều hiệp hội nghề vốn có vai trò kiểm soát chất lượng sản xuất và hỗ trợ đào tạo thợ thủ công đã bị giải tán từ thời điểm tập thể hóa và các hợp tác xã đã không thể lấp khoảng trống lớn mà các hiệp hội này để lại. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp đăng kí không hoàn toàn tuân thủ Luật Lao động, các quy định pháp luật về môi trường và chất lượng sản phẩm.

Tỉ trọng của khu vực chính thức trong các cụm làng nghề không thể vượt quá một tỉ lệ nhất định vì số lượng quá nhiều doanh nghiệp đăng kí sẽ làm gia tăng cạnh tranh và hạn chế quan hệ làm thuê gia công, vốn là quan hệ đảm bảo sự linh hoạt của hệ thống sản xuất tại chỗ.

Ngoài ra, việc cơ giới hóa đi kèm với việc hiện đại hóa các doanh nghiệp chính thức, khi họ tìm cách chuẩn hóa sản xuất, tăng nhịp điệu sản xuất, diễn ra theo hướng kiểm soát chặt hơn toàn bộ quá trình sản xuất và giảm thuê gia công một số công đoạn sản xuất. Chỉ có một cách để đảm bảo công ăn việc làm cho đông đảo lao động ở khu vực đông dân cư và thiếu việc trong một khoảng thời gian trong năm là thực hiện việc cơ giới hóa một số công đoạn thực hiện trong các xưởng chuyên biệt ở mức độ vừa phải.

Page 124: PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC … · bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức

160 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Tài liệu tham khảo:

Dubiez B. C. và Hamel, 2009 - Nghiên cứu không gian - xã hội hai làng nghề. Các làng Đồng Kỵ và Kiều Kỵ. Báo cáo thực tập chương trình Thạc sĩ Xã hội học và Kế hoạch Phát triển Đô thị và, Hà Nội IRD, tr.123.

Fanchette S. và Nguyễn Xuân Hoan, 2009 - “Một cụm mở rộng: làng nghề của đồ nội thất nghệ thuật Đồng Kỵ, mạng xã hội, động lực lãnh thổ và phát triển kinh tế (Đồng bằng sông Hồng - Việt Nam)”, Monsoons số 13 - 14 chuyên đề “Việt Nam: Lịch sử và quan điểm hiện đại”, Aix en Provence, tr.243-268.

Fanchette, S., 2007 - “Quá trình phát triển của công nghiệp và cụm làng nghề (CIV) tại Hà Tây và tỉnh Bắc Ninh (Việt Nam): từ những sáng kiến làng tới chính sách công”, Vietnamese Studies số 3 (165), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr.5-30.

JICA-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004) - Nghiên cứu Kế hoạch phát triển Nghề thủ công cho công nghiệp hóa nông thôn ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Báo cáo cuối cùng, Tập 1. ALMEC, Tokyo.

Mekong-Kinh tế, 2008 - Khảo sát Nhu cầu vận động, Hiệp hội Kinh doanh và Dịch vụ Phát triển Kinh doanh trong lĩnh vực Thủ công mỹ nghệ tại Hà Tây, Báo cáo cuối cùng chuẩn bị cho Cạnh tranh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam, tr.90.

Nguyễn Hữu Chí, 2008 - “Việc làm phi chính thức ở Đồng bằng sông Hồng (Việt Nam): Một phân tích so sánh giữa khu vực nông thôn và thành thị”, Tiến sĩ về Khoa học Xã hội “Động cơ, Di cư và khu vực kinh tế phi chính thức” ngày 29 tháng Mười một năm 2008, p.37 (Bản nháp).

Nghi Nguyễn Quý, 2009 - Cấu hình lại các huyện công nghiệp tại Việt Nam. Từ địa phương tới toàn cầu, một phân tích xã hội học về đột biến ở một làng nghề, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Trường Đại học Louis Lumière 2, tr.384.

UNIDO, 1998 - Phát triển công nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Chiến lược tạo việc làm và phát triển khu vực cân bằng. Theo VIE/98/022/08/UNIDO. Do UNDP tài trợ. Hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam.

Vũ Tuấn Anh, 2006 - Kinh doanh phi nông nghiệp là một yếu tố xóa đói giảm nghèo ở nông thôn của Việt Nam, trong: Vũ Tuấn Anh và Shozo Sakata (eds), Các yếu tố nhằm xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam, ASEDP số 73, 111-140.