95
PHÂN TÍCH HTHNG BNG CHCÁI STIENG QUA CÁC THI KPHƯƠNG ÁN ĐỀ XUT LA CHN PUTRA PODAM NHÓM NGHIÊN CU

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BẢNG CHỮ CÁI STIENG QUA CÁC … file2.3.3.1 Đánh giá mức độ cần thiết 7 2.3.3.2 Đánh giá mức độ cần thiết qua Fuzzy Delphi 8

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

PHÂN TÍCH

HỆ THỐNG BẢNG CHỮ CÁI STIENG QUA CÁC THỜI KỲ VÀ

PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN

PUTRA PODAM

NHÓM NGHIÊN CỨU

ii

MỤC LỤC

TIÊU ĐỀ TRANG

1. Đặt vấn đề 01

1.1 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2 Câu hỏi nghiên cứu 1

1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu 1

1.4 Đóng góp của nghiên cứu 2

2. Lựa chọn xây dựng hệ thống chữ cái S’tiêng 3

2.1 Giới thiệu 3

2.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát 3

2.3 Nội dung và mức độ cần thiết 4

2.3.1 Khảo sát thực trạng 4

2.3.2 Khảo sát mức độ cần thiết qua nhóm cộng đồng 6

2.3.3 Khảo sát mức độ cần thiết qua nhóm chuyên gia 7

2.3.3.1 Đánh giá mức độ cần thiết 7

2.3.3.2 Đánh giá mức độ cần thiết qua Fuzzy Delphi 8

2.4 Phân tích kết quả khảo sát - đề xuất phương án lựa chọn bảng chữ cái 9

2.4.1 Hệ thống chữ cái của R.P.HAzémar 9

2.4.2 Hệ thống chữ cái của Ralph Haupers 10

2.4.3 Hệ thống chữ cái theo QĐ Số 70/2007/QĐ-UBND tỉnh Bình Phước 10

2.4.4 Bảng chữ cái của Lê Khắc Cường 11

2.5 Kết quả khảo sát hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng 12

2.5.1 Hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng thông qua kết quả khảo sát 12

2.5.2 Hệ thống bảng chữ cái S’tiêng thông qua tại Hội thảo 13

2.6 Kết luận 16

3. Hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng đề nghị công nhận 17

3.1 Giới thiệu 17

3.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bảng chữ cáitiếng S’tiêng 17

3.3 Bảng chữ cái tiếng S’tiêng đề nghị 18

iii

3.4 Phương án đọc bảng chữ cái tiếng S’tiêng 19

3.4.1 Phương án đọc theo âm tiếng Việt 23

3.4.1.1 Hệ thống chữ cái nguyên âm -PA1 23

3.4.1.2 Hệ thống chữ cái phụ âm -PA1 24

3.4.1.3 Nhận xét phương án đọc theo âm tiếng Việt - PA1 26

3.4.2 Phương án chữ cái phụ âm mang âm [a] - PA2 28

3.4.2.1 Hệ thống chữ cái nguyên âm - PA2 28

3.4.2.2 Hệ thống chữ cái phụ âm - PA2 29

3.4.2.3 Nhận xét phương án chữ cái phụ âm mang âm [a] - PA2 31

3.4.3 Phương án chữ cái phụ âm mang âm [e] - PA3 32

3.4.3.1 Hệ thống chữ cái `phụ âm - PA3 32

3.4.3.2 Nhận xét phương án chữ cái phụ âm mang âm [e] - PA3 34

3.4.4 Phương án chữ cái phụ âm mang âm [ơ] - PA4 35

3.4.4.1 Hệ thống chữ cái nguyên âm - PA4 35

3.4.4.2 Hệ thống chữ cái phụ âm - PA4 36

3.4.4.3 Nhận xét phương án chữ cái phụ âm mang âm [ơ] - PA4 38

3.5 Tiểu kết 38

4. Kết luận 41

Phụ Lục A- H 42 - 89

iv

DANH SÁCH BẢNG

BẢNG TIÊU ĐỀ TRANG

1. Đặt vấn đề 1

2.1 Đối tượng và số liệu khảo sát 3

2.2 Số liệu khảo sát khả năng biết chữ S’tiêng 4

2.3 Số liệu khảo sát cách thức học chữ S’tiêng 5

2.4 Số liệu khảo sát nơi dạy chữ S’tiêng 5

2.5 Kết quả khảo sát nhu cầu tiếng S’tiêng qua nhóm cộng đồng 6

2.6 Kết quả khảo sátnhu cầu tiếng S’tiêng qua nhóm chuyên gia 7

2.7 Bảng giá trị trọng yếu (Threshold value) của nhóm chuyên gia 8

2.8 Chữ cái nguyên âm tiếng S’tiêng đề nghị trong Hội thảo 12

2.9 Chữ cái phụ âm tiếng S’tiêng đề nghị trong Hội thảo 12

2.10 Số mẫu tự nguyên âm được lựa chọn 14

2.11 Số mẫu tự phụ âm được lựa chọn 15

3.1 Bảng chữ cái tiếng S’tiêng đề nghị công nhận 18

3.2 Cách đọc tên bảng chữ cái tiếng S’tiêng 20

v

DANH SÁCH PHỤ LỤC

PHỤ

LỤC

TIÊU ĐỀ TRANG

A Phát biểu khai mạc Hội thảo - lựa chọn bảng chữ cái S’tiêng 42

B Thực trạng dạy và học tiếng S’tiêng ở các trường PTDTNT Bình

Phước

45

C Quan điểm về việc lựa chọn bảng chữ cái S’tiêng 49

D Phân tích số liệu về tính cần thiết xây dựng chương trình tiếng

S’tiêng

52

E Phân tích kết quả khảo sát và đề xuất lựa chọn bảng chữ cái

S’tiêng

60

F Song ngữ vùng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Nam Bộ và việc biên

sọan

72

G Phiếu khảo sát 79

H Một số hình ảnh 84

PHẦN 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính của phần này là khảo sát thực trạng dạy và học tiếng

S’tiêng, khảo sát và lựa chọn bảng chữ cái S’tiêng (mẫu tự chữ cái) thông qua cộng đồng

người S’tiêng tại tỉnh Bình Phước. Căn cứ bảng chữ cái này, nhóm nghiên cứu đề xuất

bảng chữ cái đã lựa chọn làm cơ sở để xây dựng chương trình dạy học tiếng S’tiêng ở bậc

Tiểu học. Các mục tiêu chính được liệt kê như sau:

(i). Khảo sát thực trạng và nhu cầu học tiếng S’tiêng trong cộng đồng.

(ii). Khảo sát sự chọn lựa chữ cái tiếng S’tiêng qua nhóm cộng đồng và chuyên gia.

(iii). Chọn lựa, xây dựng và đề xuất bảng chữ cái tiếng S’tiêng

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

Theo mục tiêu chính của đề tài, một số câu hỏi liên quan trong nghiên cứuđược đặt ra là:

(i). Thực trạng dạy và học tiếng S’tiêng?

(ii). Mức độ cần thiết nhu cầu học tiếng S’tiêng?

(iii). Sự chọn lựa bảng chữ cái tiếng S’tiêng trong cộng đồng?

(iv). Sự chọn lựa bảng chữ cái tiếng S’tiêng trong chuyên gia?

(v). Hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng lựa chọn và đề xuất?

1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu

Nghiên cứu có ý nghĩa đến người S’tiêng liên quan đến truyền thông, dạy và học

và bảo tồn ngôn ngữ và tiếng nói S’tiêng. Đó là:

1.3.1 Học sinh – sinh viên

Học sinh, sinh viên có thể nâng cao kiến thức về ngôn ngữ S’tiêng qua việc đọc

tiếng S’tiêng trên sách, tạp chí, báo chí, văn học,…Sử dụng tiếng S’tiêng để dạy và học

cũng như bảo tồn ngôn ngữ và tiếng nói S’tiêng .

1.3.2 Giáo viên

2

Chữ viết S’tiêng có ý nghĩa đối với từng cá nhân trong sinh viên, giáo viên sẽ khai

thác kiến thức thông qua ngôn ngữ trong văn học, trong tự điển, và một số tài liệu khác và

sử dụng nó trong hoạt động giảng dạy.

1.3.3 Tôn giáo

Tôn giáo là thành phần quan trọng trong cộng đồng xã hội người S’tiêng. Các

Mục sư đóng vai trò cốt yếu không những về chức năng tín ngưỡng mà còn quản lý về

mặt tinh thần trong mọi khía cạnh về tính ổn định người dân S’tiêng. Đến thời điểm hiện

tại, một số Kinh thánh, và một số tài liệu tuy chưa ổn định về mặt chữ viết, nhưng rất có ý

nghĩa đối với người dân S’tiêng. Do đó, việc khảo sát và chọn lựa bảng chữ cái nhằm xây

dựng và thống nhất bộ chữ cái tiếng S’tiêng, kế tiếp xây dựng chương trình giảng dạy sẽ

là cơ sở và có ý nghĩa trong việc sử dụng bảng chữ cái này vào việc ghi chép trong kinh

thánh.

1.3.4 Cộng đồng người S’tiêng

Việc chọn lựa và xây dựng bảng chữ cái nhằm biên soạn giáo trình giảng dạy

tiếng S’tiêng là một bước ngoặc quan trọng trong cộng đồng người S’tiêng. Điều này rất

hữu ích cho việc phát triển cộng đồng S’tiêng ở mọi khía cạnh như giáo dục, văn hóa,

thông tin truyền thông,…Hơn nữa, việc sử dụng bộ tự điển sẵn có cũng như bộ tự điển

điện tử đã xây dựng là công cụ tham khảo tạo cở sở tìm kiếm thông tìm kiếm và khai thác

thông tin tùy theo mục đích riêng. Điều này sẽ đóng góp vào bảo tồn ngôn ngữ tiếng

S’tiêng, văn hóa và kinh tế xã hội cho cộng đồng người S’tiêng. Thêm vào đó, nghiên cứu

này sẽ giúp các cơ quan chức năng ở địa phương thuận lợi trong việc phát triển chính sách

về nghiên cứu và giảng dạy cho cộng đồng S’tiêng. Sự nâng cao nhận thức có liên quan

đến bảo tồn và phát triển ngôn ngữ S’tiêng cũng như văn hóa S’tiêng khi chúng đang đối

mặt với nhiều thử thách và mất dần.

1.4 Đóng góp của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào các mục tiêu sau:

(i) Tìm hiểu khái quát vấn đề và lịch sử vấn đề của ngôn ngữ S’tiêng,

(ii) Khảo sát và chọn lựa bảng chữ cái tiếng S’tiêng đề xuất công nhận

(iii) Bảng chữ cái là cơ sở để tiếp tục xây dựng chương trình dạy và học tiếng S’tiêng

ở bậc Tiểu học

3

PHẦN 2

LỰA CHỌN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỮ CÁI TIẾNG S’TIÊNG

2.1 Giới thiệu

Để lựa chọn và xây dựng hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng, trước hết nhóm

nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng và nhu cầu cần thiết học tiếng S’tiêng tại tỉnh

Bình Phước. Theo câu hỏi nghiên cứu (i). Thực trạng dạy và học tiếng S’tiêng? và (ii).

Mức độ cần thiết nhu cầu học tiếng S’tiêng?. Phần tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã trình

bày sơ lược về hệ thống bảng chữ cái S’tiêng đã xây dựng qua các thời kỳ như hệ thống

chữ viết của R.P.HAzémar, hệ thống chữ viết của Ralph Haupers, hệ thống chữ cái theo

QĐ Số 70/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của tỉnh Bình Phước về việc biên

soạn tài liệu dạy tiếng S’tiêng cho công chức và hệ thống chữ cái của tác giả Lê Khắc

Cường. Căn cứ vào hệ thống và kế thừa bảng bảng chữ cái tiếng S’tiêng đã có, nhóm

nghiên cứu đã khảo sát ý kiến cộng đồng và chuyên gia để lựa chọn bảng chữ chữ cái

tiếng S’tiêng phù hợp đồng thời làm cơ sở để báo cáo tại Hội thảo và thông qua ý kiến các

cấp nhằm đưa ra thống nhất hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng chính thức làm cơ sở để

xây dựng chương trình dạy và học tiếng S’tiêng ở bậc Tiểu học tại tỉnh bình Phước. Theo

câu hỏi nghiên cứu (iii và iv). Sự chọn lựa bảng chữ cái S’tiêng trong cộng đồng và

chuyên gia?

2.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát

Để tiến hành khảo sát, nhóm thực hiện đề tài đã tập trung lấy ý kiến cộng đồng

người S’tiêng ở tỉnh Bình Phước. Phần khảo sát tập trung cho các đối tượng Nhóm 1: Học

sinh, cán bộ, người dân S’tiêng gồm 125 phiếu, và nhóm 2: Giáo viên và chuyên gia gồm

15 phiếu.

Bảng 2.1: Đối tượng và số liệu khảo sát

Đối tượng khảo sát Số lượng khảo sát Mẫu khảo sát

Học sinh, cán bộ, người dân S’tiêng 125 Phụ Lục G

Giáo viên, chuyên gia 15 Phụ Lục G

4

Phạm vi khảo sát tập trung ở một số thôn, xã có người S’tiêng thuộc huyện Bù Gia

Mập, thị xã Đồng Xoài, huyện Bình Long, Chơn Thành, huyện Lộc Ninh, huyện Bù

Đăng, Đồng Phú, Trường THPT Nội trú tỉnh và trí thức S’tiêng làm việc ở một số cơ

quan thuộc Thị xã Đồng Xoài, Bình Phước.

2.3 Nội dung và mức độ cần thiết

2.3.1. Khảo sát thực trạng

Để có số liệu khách quan về thực trạng học tiếng S’tiêng tại tỉnh Bình Phước, nhóm

nghiên cứu đã xây dựng phiếu khảo sát lấy ý kiến người S’tiêng ở Phụ Lục G và kết quả

của một số câu hỏi được trình bày như dưới đây. (Xem chi tiết Phụ lục D).

a). Ông (bà) có biết chữ viết S’tiêng không?

Để khảo sát thực trạng cộng đồng người S’tiêng về khả năng biết chữ S’tiêng, qua

số liệu mẫu khảo sát, kết quả được trình bày trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Số liệu khảo sát khả năng biết chữ S’tiêng

Biết Không biết Tổng

Cộng đồng 57

(45.60%)

68

(54.40%)

125

(100%)

Chuyên gia 15

(100%) 0

15

(100%)

Tổng phiếu 72

(51.43%)

68

(48.57%)

140

(100%)

Theo số liệu ở Bảng 2.2, tổng số phiếu khảo sát cho cả hai nhóm cộng đồng và

chuyên gia là 140 phiếu, trong đó thực trạng biết chữ S’tiêng cho cả hai nhóm chiếm 72

(51.43%) và không biết chiếm 68 (48.57%). Cụ thểnhóm cộng đồng là 125 phiếu với thực

trạng biết chữ S’tiêng là 57 (45.60%) và không biết chiếm 68 (54.40%). Trong khi đó

nhóm chuyên gia với tổng phiếu là 15 và kết quả biết chữ S’tiêng chiếm 15 (100%) số

phiếu.

5

b). Ông (bà) đã học chữ S’tiêng bằng cách nào?

Để khảo sát cộng đồng về cách thức và nơi học chữ S’tiêng, qua số liệu mẫu khảo

sát, kết quả trình bày như Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Số liệu khảo sát cách thức học chữ S’tiêng

Học chữ

S’tiêng

Cộng đồng Chuyên gia

Biết Không biết Biết

Tiểu học 3 - 2

Nhà thờ 19 - 1

Tự học 35 - 12

Tổng 57 68 15

Theo số liệu khảo sát thực trạng về khả năng biết chữ S’tiêng ở Bảng 2.2, thì kết quả

về cách thức và nơi học chữ S’tiêng của các đối tượng được khảo sát được trình bày tại

Bảng 2.3.

c). Hiện nay ở địa phương ông (bà) chữ viết S’tiêng được dạy ở đâu?

Để khảo sát cộng đồng về địa điểm và nơi dạy chữ S’tiêng, qua số liệu mẫu khảo sát,

kết quả trình bày như Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Số liệu khảo sát nơi dạy chữ S’tiêng

Nơi dạy chữ S’tiêng Cộng đồng Chuyên gia

Dạy ở trường Tiểu học 1

(0.80%) 0

Dạy ở Nhà thờ 18

(14.40%)

1

(6.67%)

Không dạy chữ S’tiêng 106

(84.80%)

14

(93.33%)

Tổng 125

(100%)

15

(100%)

Theo số liệu ở Bảng 2.4, tổng số phiếu khảo sát cho cả hai nhóm cộng đồng và

chuyên gia thì kết quả cho thấy thực trạng dạy và học chữ S’tiêng còn hạn chế, một số địa

6

phương thì chữ S’tiêng có triển khai dạy tại trường Tiểu học, số khác được dạy tại Nhà

thờ, và phần lớn qua các đối tượng khảo sát thì chữ S’tiêng chưa được giảng dạy tại địa

phương. Cụ thể nhóm cộng đồng chiếm 106/125 (84.80%) và nhóm chuyên gia chiếm

14/15 (93.33%).

2.3.2.Khảo sát mức độ cần thiết qua nhóm cộng đồng

Để khảo sát mức độ cần thiết về lựa chọn, thống nhất và xây dựng chữ S’tiêng cũng

như đưa tiếng S’tiêng vào giảng dạy trong nhà trường, nhóm nghiên cứu đã tiến hành

khảo sát cộng đồng ở bốn mục câu hỏi và mỗi câu hỏi trong phần này được trả lời dựa

vào thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5 (1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình

thường; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý). Kết quả cho mỗi câu hỏi được trình bày trong Bảng

2.5. (Chi tiết xem mục 4, khảo sát mức độ chấp nhận qua nhóm cộng đồng , Phụ Lục D).

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát nhu cầu tiếng S’tiêng qua nhóm cộng đồng

TT Dữ liệu khảo sát Bình

thường

Đồng ý Rất đồng ý Tổng

1. Cần xây dựng thống nhất bảng chữ cái

tiếng S’tiêng

5

4.00%

65

(52.00%)

55

(44.00%)

125

(100%)

2. Cần đưa tiếng S’tiêng vào dạy trong

Nhà trường

11

8.80%

67

(53.60%)

47

(37.60%)

125

(100%)

3. Cần triển khai dạy tiếng S’tiêng rộng rãi

trong cộng đồng

19

15.20%

55

(44.00%)

51

(40.80%)

125

(100%)

4. Cần phổ biến tiếng S’tiêng trên Đài Phát

thanh Bình Phước

4

3.20%

54

(43.20%)

67

(53.60%)

125

(100%)

Dựa vào số liệu ở Bảng 2.5, kết quả cho thấy tất cả 125 người được khảo sát đều trả

lời từ mức độ ba trở lên là “Bình thường”, “Đồng ý”, và “Rất đồng ý”. Điều này cho thấy,

mức độ nhận thức của cộng đồng rất cần thiết trong việc cần triển khai dạy và học tiếng

S’tiêng trong Nhà trường. Trong bảng số liệu trên hầu hết không một đối tượng khảo sát

nào chọn câu “Không đồng ý” cho bốn mục câu hỏi trên. Đặc biệt mức độ chọn “Đồng ý”

và “Rất đồng ý” rất cao cho cả bốn mục câu hỏi. Tổng số người đồng ý là 125 người

(chiếm tỷ lệ 100%).

7

2.3.3. Khảo sát mức độ cần thiết qua nhóm chuyên gia

Để đánh giá tính cần thiết xây dựng và thống nhất bảng chữ cái tiếng S’tiêng; Cần đưa

tiếng S’tiêng vào dạy trong nhà trường; Cần triển khai dạy tiếng S’tiêng rộng rãi trong cộng đồng;

Cần phổ biến tiếng S’tiêng trên Đài Phát thanh Bình Phước, nhóm nghiên cứu khảo sát 15 thành

viên thuộc nhóm chuyên gia, kết quả đánh giá bốn mục câu hỏi trên dựa vào thang đo 5 mức độ

và qua ứng dụng Fuzzy Delphi được trình bày dưới đây (Chi tiết trình bày tại Mục 5, Phụ

lục D).

2.3.3.1. Đánh giá mức độ cần thiết

Phần đánh giá mức độ cần thiết việc xây dựng tiếng S’tiêng của nhóm chuyên gia

qua khảo sát. Mỗi câu hỏi trong phần này được trả lời dựa vào thang đo 5 mức độ từ 1

đến 5 (1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường; 4. Đồng ý; 5. Rất

đồng ý). Kết quả cho mỗi câu hỏi được trình bày trong Bảng 2.6. (Chi tiết xem mục 5.1

Đánh giá mức độ chấp nhận, Phụ Lục D).

Bảng 2.6: Kết quả khảo sátnhu cầu tiếng S’tiêng qua nhóm chuyên gia

TT Dữ liệu khảo sát Bình

thường

Đồng ý Rất

đồng ý

Tổng

1. Cần xây dựng thống nhất bảng chữ

cái tiếng S’tiêng

0

0

6

(40.00%)

9

(60.00%)

15

(100%)

2. Cần đưa tiếng S’tiêng vào dạy trong

Nhà trường

0

0

6

(40.00%)

9

(60.%)

15

(100%)

3. Cần triển khai dạy tiếng S’tiêng

rộng rãi trong cộng đồng

1

6.67%

4

(26.67%)

10

(66.67%)

15

(100%)

4. Cần phổ biến tiếng S’tiêng trên Đài

Phát thanh Bình Phước

0

0

3

(20.00%)

12

(80.00%)

15

(100%)

Dựa vào số liệu ở Bảng 2.6, kết quả cho thấy tất cả 15 người thuộc nhóm chuyên gia

được khảo sát đa số đều trả lời ở mức độ “Đồng ý”, và “Rất đồng ý”. Điều này cho thấy,

mức độ cần thiết của cộng đồng trong việc cần dạy và học tiếng S’tiêng trong nhà trường.

Trong bảng số liệu trên hầu hết không một chuyên gia chọn câu “Không đồng ý” cho bốn

mục câu hỏi trên. Đặc biệt mức độ chọn “Đồng ý” và “Rất đồng ý” rất cao cho cả bốn

mục câu hỏi. Tổng số người trả lời từ mức “Bình thường”, “Đồng ý” và “Rất đồng ý” là

15 người (chiếm tỷ lệ 100%).

8

2.3.3.2. Đánh giá mức độ cần thiết qua Fuzzy Delphi

Để đánh giá mức độ cần thiết chính xác cho nhóm chuyên gia, phương pháp Fuzzy

Delphi là thuật toán dùng để áp dụng cho trường hợp này. Nhóm nghiên cứu đã chọn 15

chuyên gia để đánh giá nhu cầu xây dựng thống nhất bảng chữ cái tiếng S’tiêng. Mỗi câu

hỏi trong bảng khảo sát dựa vào thang đo tỷ lệ theo 5 mức độ và kết quả trình bày trong

Bảng 2.7. (Chi tiết xem mục 5.2 Đánh giá mức độ qua Fuzzy Delphi, Phụ Lục D).

Bảng 2.7: Bảng giá trị trọng yếu (Threshold value) của nhóm chuyên gia

Chuyên gia Dữ liệu khảo sát

I1 I2 I3 I4

1 0.08 0.09 0.08 0.04

2 0.08 0.09 0.08 0.04

3 0.12 0.12 0.12 0.16

4 0.08 0.25 0.29 0.04

5 0.08 0.09 0.08 0.04

6 0.08 0.09 0.08 0.04

7 0.12 0.12 0.32 0.04

8 0.12 0.09 0.08 0.04

9 0.08 0.09 0.08 0.04

10 0.08 0.12 0.08 0.04

11 0.08 0.09 0.08 0.04

12 0.12 0.09 0.08 0.04

13 0.12 0.12 0.12 0.16

14 0.08 0.09 0.08 0.04

15 0.12 0.12 0.12 0.16

Tần số d ≤ 2 15.00 15.00 15.00 15.00

Phần trăm d ≤ 2 100% 100% 100% 100%

Giá trị d 0.02

Từ kết quả số liệu ở Bảng 2.7, cho thấy giá trị trọng yếu (Threshold) cho mỗi câu

hỏi khảo sát dựa trên chuyên môn và sự đồng thuận của các chuyên gia (d ≤ 0.2) đối với

cả bốn hạng mục là 100%, nhiều hơn giá trị yêu cầu là 75%. Giá trị của d cho tất cảhạng

9

mục là 0,02 (yêu cầu d ≤ 0,2). Như vậy, có thể kết luận rằng tất cả chuyên gia đồng thuận

rằng cần xây dựng thống nhất bảng chữ cái tiếng S’tiêng; Cần đưa tiếng S’tiêng vào dạy

trong Nhà trường; Cần triển khai xây dựng chương trình dạy tiếng S’tiêng rộng rãi trong

cộng đồng và phổ biến tiếng S’tiêng trên Đài Phát thanh Bình Phước cũng như trên các

phương tiện thông tin đại chúng.

2.4 Phân tích kết quả khảo sát - đề xuất phương án lựa chọn bảng chữ cái

Để tiến hành khảo sát việc chọn lựa bảng chữ cái tiếng S’tiêng, nhóm nghiên cứu đề

tài đã tổng hợp hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng qua các thời kỳ như sau:

2.4.1. Hệ thống chữ cái của R.P.HAzémar

Năm 1861, bộ chữ viết Bahnar ra đời và được xem bộ chữ viết đầu tiên của các

ngôn ngữ dân tộc ít người ở phía Nam. Việc xây dựng tiếng S’tiêng cũng vào trong thời

kỳ này. Có thể xem R.P. H Azémar là người đầu tiên xây dựng bộ chữ tiếng S’tiêng.

Từ năm 1887, giáo sĩ R.P.H. Azémar đã thu thập, xử lý ngữ liệu và xuất bản cuốn

Dictionnaire Stieng1. Phần từ điển đối chiếu S’tiêng - Pháp gồm 2500 mục từ là tư liệu cổ

nhất và hết sức quý giá về ngôn ngữ S’tiêng vào cuối thế kỉ XIX. Mặc dù có những chi

tiết trong phần ghi âm chưa phù hợp với đặc điểm tiếng S’tiêng nhưng đây là cơ sở giúp

ta hình dung một cách khá chân xác diện mạo của ngôn ngữ S’tiêng cách đây hơn một thế

kỉ. Theo công trình Dictionaire S’tiêng gồm 2500 mục từ là tư liệu cổ nhất. Tác giả

R.P.HAzémar cho rằng tiếng S’tiêng có 52 phụ âm và nguyên âm được ghi bằng các con

chữ sau:

- 20 phụ âm gồm: b, ch, d, f, g, h, j, k, kh, l, m, n, ng, nh, p, r, s, t, th, v,

- 20 nguyên âm đơn: a, à, ă, e, ĕ, ê, ê̌, i, ì, ĭ, o, ŏ, ô, ô̌, ơ, ơ̌, u, ù, ŭ, ư

- 12 nguyên âm đôi: ai, ahi, âu, êi, iê, iêu, ôê, ôu, ơi, ua, ue, ui

1 Azemar R.P.H. (1897), Dictionnaire Stieng, Rucueil de 2500 Mots, Excursions et

Reconnaissances, Imprimerie Coloniale, Saigon.

10

2.4.2. Hệ thống chữ cái của Ralph Haupers

Cuối những năm 50 của thế kỷ XX, tiếng S’tiêng được chú ý hơn bởi các nhà khoa

học của tổ chức SIL của Mỹ. Tổ chức này đã ký một bản thỏa ước với chính quyền Sài

Gòn về việc đưa chữ viết dân tộc vào chương trình giáo dục song ngữ bậc tiểu học. Hàng

loạt ngôn ngữ dân tộc ít người ở phía Nam đã được khảo sát, miêu tả, xây dựng hệ thống

chữ viết và hầu hết đã được ứng dụng trong việc biên soạn sách giáo khoa, các sách công

cụ và cả Kinh thánh ở bậc tiểu học cho học sinh và giáo viên người dân tộc. Năm 1962,

Ralph Haupers có bài viết đầu tiên về phụ âm cuối âm tiết chính của tiền âm tiết tiếng

S’tiêng2. Năm 1968, ông viết bài Stieng Phonemes (Các âm vị tiếng S’tiêng)3. Trong tập

sách Nói tiếng Sơđiêng (Stieng PhraseBook) viết chung với Điểu 'Bi năm 1968 có trình

bày sơ lược hệ thống ngữ âm tiếng S’tiêng trong bảng chỉ dẫn cách phát âm

(Pronunciation Guide). Năm 1991, ông Ralph Haupers và Bà Lorraine Haupers in Stieng-

EnglishDictionary. Phần đầu cuốn từ điển tác giả có nêu khái quát hệ thống ngữ âm cũng

như bảng chữ cái tiếng S’tiêng 4, hệ thống nguyên âm, phụ âm tiếng S’tiêng được phân

chia như sau:

- 10 nguyên âm ngắn: i, ê, e, ư, ứ, ơ, a, u,ô, o

- 10 nguyên âm dài: iê, êê, ee, ưứ, ươ, ơơ, aa, uô , ôô, oo

- 29 phụ âm: ph, th, chh, kh, p, t, ch, k, b, d, j, g, ‘b, đ, ‘j, m, n, nh, ng, m-, n-, l-, w, r, l, y,

s, h, q.

2.4.3. Hệ thống chữ cái theo QĐ Số 70/2007/QĐ-UBND tỉnh Bình Phước

Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương và chính sách thiết thực cho sự

nghiệp phát triển vùng đồng bào dân tộc. Điều đó thể hiện rất rõ trong các thông tư, nghị

quyết và luật giáo dục Việt Nam và đặc biệt là sau khi có Chỉ thị số 38/2004/CT/TTg

ngày 9/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo tồn, phát triển tiếng nói và chữ

viết của các dân tộc thiểu số. Song song với việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình

Phước, việc dạy và học tiếng dân tộc S’tiêng ở tỉnh Bình Phước đang được UBND tỉnh và

các sở, ban ngành, trong đó có ngành giáo dục và toàn xã hội quan tâm hơn bao giờ hết.

Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình

2Haupers, Ralph. 1962, Word-final syllabics in Stieng, Văn hoá Nguyệt san 11: trang 846-48 3 Haupers Ralph (1968), Stieng Phonemes, Văn hoá tập san XVII, số 2 tháng 11, Saigon, trang

169-75. 4Haupers Lorraine – Haupers Ralph (1991), S’tiêng – English Dictionary, SIL, Manila.

11

Phước nói chung và dân tộc S’tiêng nói riêng, UBND tỉnh đã Ban hành quyết định số: 70/

2007/QĐ-UBND, Ngày 31 tháng 12 năm 2007 để biên soạn tài liệu dạy tiếng S’tiêng cho

công chức tỉnh Bình Phước do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì và biên soạn. Hệ thống nguyên âm

và phụ âm theo tài liệu này gồm:

- Hệ thống nguyên âm đơn (10 nguyên âm) : a, o, ô, ơ, u, ư, i, y, e, ê

- Hệ thống nguyên âm ghép (3 nguyên âm ghép): aa, oo, ôô

- Hệ thống phụ âm đơn (20 Phụ âm đơn): b, c, d, đ, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x,

w, y

- Hệ thống phụ âm ghép (50 phụ âm ghép):

Vr, Cr, Dr, Gr, Jr,Kr, Mr, Pr, Sr, Tr, Vh, Ch, Dh, Gh, Jh, Kh, Lh, Mh, Nh, Ph, Cl, Gl,

Kl, Ml, Pl, Rl, Sl, Tl, Vn, Cn, Gn, Rn, Sn, Gm, Sm, Gw, Gb, Lb, Rb, Lp,Lng, Ng, Nd,

Sd, Nt, Rj, Sđ, Sp, Sml, Sw.

2.4.4. Hệ thống chữ cái của Lê Khắc Cường

Năm 2003, chữ viết S’tiêng, hệ thống từ vựng của tiếng S’tiêng được đối chiếu với

tiếng Việt được công bố trong công trình của nhóm nghiên cứu Lê Khắc Cường với tiêu

đề“Xây dựng hệ thống chữ viết tiếng S’tiêng và biên soạn từ điển Việt – S’tiêng, từ điển

S’tiêng – Việt”(dung lượng 12.000 từ) do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương

quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh chủ trì năm 2003. Đến năm 2012, tác giả Buôn Krông Tuyết Nhung và Văn

Ngọc Sáng ứng dụng công trình trên thành “Từ điển điện tử Việt – S’tiêng, S’tiêng –

Việt”. Đây chính là công cụ tham khảo để xây dựng chương trình, sách giáo khoa dạy

tiếng S’tiêng.

Theo công trình này, tiếng S’tiêng gồm có 38 chữ cái để ghi phụ âm và nguyên âm như

sau:

- Hệ thống nguyên âm gồm 15 chữ cái: a, ă, â, e, ĕ, ê, i, ĭ, o, ŏ, ô , ơ, u, ŭ, ư;

- Hệ thống phụ âm gồm 23 chữ cái: b, ‘b, c, d, đ, g, h, j, ‘j, k, l, ‘l, m, ‘m, n, ‘n, p, q, r, s, t,

w, y

- Ngoài ra còn có 2 phụ âm nh và ng.

12

2.5. Kết quả khảo sát hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng

2.5.1. Hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng thông qua kết quả khảo sát

Để tiến hành khảo sát về việc lựa chọn bảng chữ cái tiếng S’tiêng, đối tượng được

khảo sát tập trung là người S’tiêng ở tỉnh Bình Phước. Phần khảo sát tập trung cho các đối

tượng Nhóm 1: Học sinh, cán bộ, người dân S’tiêng gồm 125 phiếu, và nhóm 2: Giáo

viên và chuyên gia gồm 15 phiếu.

Căn cứ vào kết quả sự lựa chọn giữa các nhóm qua khảo sát, nhóm nghiên cứu đề

tài đã đề nghị bảng chữ cái tiếng S’tiêng dưới đây để xây dựng chương trình tiếng S’tiêng

tại Hội thảo. (Xem chi tiết Phần II, Kết quả khảo sát về hệ thống bảng chữ cái tiếng

S’tiêng, Phụ Lục E).

Bảng 2.8: Chữ cái nguyên âm tiếng S’tiêng đề nghị trong Hội thảo

Thứ tự Nguyên âm Thứ tự Nguyên âm

1 A / a 9 O / o

2 Ă / ă 10 Ǒ / ǒ

3 Â / â 11 Ô / ô

4 E / e 12 Ơ / ơ

5 Ě / ě 13 U / u

6 Ê / ê 14 Ǔ / ǔ

7 I / i 15 Ư / ư

8 Ǐ / ǐ

Bảng 2.9: Chữ cái phụ âm tiếng S’tiêng đề nghị trong Hội thảo

Thứ tự Nguyên âm Thứ tự Phụ âm

1 B / b 10 L / l

2 { / ƀ 11 M / m

3 C / c 12 N / n

4 D / d 13 P / p

5 Đ / đ 14 R / r

6 G / g 15 S / s

7 H / h 16 T / t

8 J / j 17 W / w

9 K / k 18 Y / y

13

2.5.2. Hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng thông qua tại Hội thảo

2.5.2.1. Mục đích hội thảo

Nghiên cứu và xây dựng chương trình dạy tiếng S’tiêng ở bậc tiểu học tại Bình

Phước để làm cơ sở biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến dạy tiếng

S’tiêng, góp phần rèn luyện tư duy và tăng cường năng lực sử dụng tiếng S’tiêng của học

sinh tiểu học. Đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản ngôn ngữ, văn hóa của

dân tộc S’tiêng theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về ngôn ngữ dân tộc và

chính sách giáo dục dân tộc.

Lựa chọn, thống nhất bảng chữ cái tiếng S’tiêng để trình UBND tỉnh ra Quyết định

ban hành, làm cơ sở xây dựng chương trình tiếng S’tiêng cho học sinh tiểu học, đảm bảo

tính chính xác, khoa học.

Để thực hiện việc chọn lựa bảng chữ cái tiếng S’tiêng, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình

Phước, đã tổ chức Hội thảo vào ngày 30 tháng 6 năm 2017, theo quyết định Số: 2358/KH-

SGDĐT, ngày 20 tháng 6 năm 2017, về việc thực hiện Kế hoạch tổ chức đề tài khoa học

“Xây dựng chương trình dạy tiếng S’tiêng cho học sinh ở bậc tiểu học tại tỉnh Bình

Phước”.

2.5.2.2. Thành phần tham gia

Thành phần tham gia Hội thảo bao gồm:

+ Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh

+ Đại diện lãnh đạo Phòng KG-VX

+ Đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh

+ Đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ

+ Đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ

+ Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ

+ Đại diện lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh

+ Đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh

+ Đại diện lãnh đạo Ban Văn hóa-Xã hội

+ Đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh

+ Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch

+ Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

+ Đại diện lãnh đạo Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật tỉnh.

14

+ Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT

+ Các nhà khoa học:

1. GS.TS.NGND Bùi Khánh Thế,

2. PGS.TS Phan An,

3. TS. Phú Văn Hẳn

+ Đại diện trí thức tiêu biểu người S’tiêng

+ Lãnh đạo và phóng viên: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,

+ Đại diện Báo Bình Phước.

+ Các thành viên trong nhóm nghiên cứu:

1. Nguyễn Văn Hùng,

2. Buôn Krông Tuyết Nhung,

3. Văn Ngọc Sáng,

4. Điểu Lành,

5. Điểu Thị Vân,

6. Điểu Thị Nhung,

7. Từ Thị Thơ

Để tiến hành khảo sát chúng tôi phát phiếu trực tiếp cho các thành viên tham dự Hội

thảo tại Sở Giáo dục tỉnh Bình Phước. Cụ thể kết quả thu được như sau:

2.5.2.3. Kết quả chọn lựa mẫu tự tiếng S’tiêng tại Hội thảo

a) Số mẫu tự nguyên âm

Theo số liệu Bảng 2.8,chữ cái nguyên âm tiếng S’tiêng đề nghị trong Hội thảo, thì

kết quả chọn lựa số mẫu tự chữ cái nguyên âm tiếng S’tiêng tại Hội thảo được trình bày

trong Bảng 2.10.

Bảng 2.10. Số mẫu tự nguyên âm được lựa chọn

Thứ tự Nguyên âm Số lượt chọn

/25

Tỷ lệ (%)

1 a 25 100

2 ă 25 100

3 â 25 100

4 e 25 100

15

5 ĕ 23 92

6 ê 25 100

7 i 25 100

8 ĭ 23 92

9 o 25 100

10 ŏ 23 92

11 ô 25 100

12 ơ 25 100

13 u 25 100

14 ŭ 23 92

15 ư 25 100

b) Số mẫu tự phụ âm

Theo số liệu Bảng 2.9,chữ cái phụ âm tiếng S’tiêng đề nghị trong Hội thảo, thì kết

quả chọn lựa số mẫu tự phụ âm tiếng S’tiêng tại Hội thảo được trình bày trong Bảng 2.11.

Bảng 2.11:Số mẫu tự phụ âm được lựa chọn

Thứ tự Phụ âm

Số lượt chọn

/25

Tỷ lệ (%)

1 b 25 100

2 ƀ 24 96

3 c 25 100

4 d 25 100

5 đ 25 100

6 g 25 100

7 h 25 100

8 j 25 100

9 k 25 100

10 l 25 100

11 m 25 100

12 n 25 100

13 p 25 100

14 r 25 100

15 s 25 100

16

16 t 25 100

17 w 25 100

18 y 25 100

2.6. Kết luận

Trong phần này, nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp nghiên cứu và trình bày

tóm tắt những công đoạn chính trong quá trình thực hiện. Giai đoạn (i): Khảo sát thực

trạng và nhu cầu học tiếng S’tiêng trong cộng đồng; giai đoạn (ii):Khảo sát sự chọn lựa

chữ cái S’tiêng qua nhóm cộng đồng và chuyên gia. Trong nghiên cứu đã sử dụng phương

pháp định lượng cho việc thu thập và sử lý dữ liệu. Dựa vào kết quả đã phân tích và chọn

lựa qua khảo sát và thông quả chọn lựa tại Hội thảo, kết quả hệ thống bảng chữ cái

S’tiêng đã được đề xuất trong phần 3 tiếp theo.

17

PHẦN 3

HỆ THỐNG BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG S’TIÊNG ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN

Báo cáo: PUTRA PODAM

3.1 Giới thiệu

Căn cứ kết quả khảo sát về việc lựa chọn bảng chữ cái tiếng S’tiêng trong nhóm

cộng đồng, chuyên gia cũng như sự đồng thuận cao của các chuyên gia, đại diện các đơn

vị, tổ chức, Ban, Ngành tại Hội thảo vào ngày 30 tháng 6 năm 2017 được tổ chức tại Sở

Giáo dục tỉnh Bình Phước; căn cứ vào nguyên tắc xây dựng hệ thống chữ viết tiếng

S’tiêng; nhu cầu xây dựng chương trình dạy và học tiếng S’tiêng ở bậc Tiểu học, cũng

như sự quan tâm của tỉnh Bình Phước theo quyết định số601/QĐ-UBND ngày 21/3/2017

của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt đề cương triển khai thực hiện đề tài khoa

học và công nghệ “Xây dựng chương trình dạy tiếng S’tiêng cho học sinh ở bậc tiểu học

tại tỉnh Bình Phước”,Sở Giáo dục Bình Phước cùng nhóm nghiên cứu đề nghị thông qua

hệ thống bảng chữ cái đã lựa chọn tạo cơ sở để tiến hành xây dựng chương trình tiếng

S’tiêng ở bậc tiểu học. Theo câu hỏi nghiên cứu (v). Hệ thống bảng chữ cái S’tiêng lựa

chọn và đề xuất?

3.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bảng chữ cáitiếng S’tiêng

Nguyên tắc xây dựng hệ thống bảng chữ cái S’tiêng thỏa mãn những yêu cầu sau:

a). Bảng chữ cái tiếng S’tiêng được chọn lựa và xây dựng dựa trên kết quả khảo sát sự

đồng thuận của người S’tiêng tại tỉnh Bình Phước và kết quả đã thông qua Hội thảo về sự

lựa chọn bảng chữ cái tiếng S’tiêng tại Sở Giáo dục tỉnh Bình Phước;

b). Bảng chữ cái phản ánh chính xác và đầy đủ ngữ âm của các ngôn ngữ trong nhóm

S’tiêng;

c). Coi trọng sự gần gũi giữa chữ S’tiêng với ngôn ngữ nhóm Nam Bahnar và chữ Quốc

ngữ;

18

d). Kết quả nghiên cứu mang tính kế thừa công trình nghiên cứu của một số tác giả

đãnghiên cứu, do đó, bảng chữ cái tiếng S’tiêng rất gần gũi các bộ chữ đã có như Kơho,

Mnông, Jrai và Êđê;

e). Hệ thống bảng chữ cái S’tiêng được xây dựng rất thuận lợi trong in ấn và trình bày.

3.3. Bảng chữ cái tiếng S’tiêng đề nghị

Hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng được lựa chọn bao gồm có 33 chữ cái được sắp

xếp trong Bảng 1. Trong đó tổng số chữ cái nguyên âm và chữ cái phụ âm bao gồm:

- Ký tự nguyên âm gồm 15 chữ cái: a, ă, â, e, ě, ê, i, ǐ, o, ǒ, ô, ơ, u, ǔ, ư.

- Ký tự phụ âm gồm 18 chữ cái: b, ƀ, c, d, đ, g, h, j, k, l, m, n, p, r, s, t, w, y.

Theo quy định này cách đọc chữ cái (dùng đánh vần) trong hệ thống chữ cái phụ âm

tiếng S’tiêng đều mang âm [ơ], chi tiết được trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1:Bảng chữ cái tiếng S’tiêng đề nghị công nhận

STT Chữ hoa Chữ thường Âm vị Đọc chữ cái

1 A a /a/ a

2 Ă ă /ǎ/ ak

3 Â â /ə̌/ âk

4 B b /b/ bơ

5 { ƀ / ƀ/ ƀơ

6 C c /tʃ/

tʃơ

(chơ)

7 D d /d/ dơ

8 Đ đ /ɗ/ đơ

9 E e /ɛ/ e

10 Ě ĕ /ɛ̌/ ek

11 Ê ê /e/ ê

12 G g /g/ gơ

13 H h /h/ hơ

14 I i /i/ i

19

15 Ǐ ǐ /ǐ/ ik

16 J j /dʒ/ jơ

17 K k /k/ kơ

18 L l /l/ lơ

19 M m /m/ mơ

20 N n /n/ nơ

21 O o /ɔ/ o

22 Ǒ ǒ /ɔ̌/ ok

23 Ô ô /o/ ô

24 Ơ ơ /ə/ ơ

25 P p /p/ pơ

26 R r /r/ rơ

27 S s /s/ sơ

28 T t /t/ tơ

29 U u /u/ u

30 Ǔ ǔ /ǔ/ uk

31 Ư ư /ɯ/ ư

32 W w /w/ wơ

33 Y y /j/ yơ

3.4. Phương án đọc bảng chữ cái tiếng S’tiêng

Hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng gồm có 33 chữ cái. Trong đó hệ thống chữ cái

nguyên âm có 15 âm vị, bao gồm 9 chữ cái nguyên âm có trường độ dài là: a, e, ê, i, o, ô,

ơ, u, ư và 6chữ cái nguyên âm có trường độ ngắn là: ă, â, ě, ǐ, ǒ, ǔ. Hệ thống chữ cái phụ

âm có 18 âm vị gồm các chữ cái là: b, ƀ, c, d, đ, g, h, j, k, l, m, n, p, r, s, t, w, y.

Mỗi mẫu tự chữ cái S’tiêng cần phải có tên quy định và cách đọc như cột “đọc chữ

cái”dùng để đánh vần tiếng S’tiêng. Việc chọn lựa cách đánh vần cho mẫu tự bảng chữ

cái tiếng S’tiêng gồm bốn phương án. Phương án 1 (PA1) đánh vần theo âm tiếng Việt

hiện nay; Phương án 2 (PA2) đánh vần cho tất cả chữ cái phụ âm đều mang âm [a] như

một số tiếng Khmer, Chăm; Phương án 3 (PA3) đánh vần cho một số chữ cái phụ âm đều

20

mang âm [e] như tiếng Pháp, Indonesia. Phương án 4 (PA4) đánh vần theo âm tiếng Việt

hiện nay nhưng không dấu;Cách đọc theo âm bảng chữ cái S’tiêngđược liệt kê trong Bảng

3.2.

21

Bảng 3.2. Cách đọc tên bảng chữ cái tiếng S’tiêng

STT Chữ

thường

Âm

vị

Đọc theo

âm Việt

(PA1)

Phụ âm

[a]

(PA2)

Phụ âm

[e]

(PA3)

Phụ âm

[ơ]

(PA4)

Ví dụ

1 a /a/ a a a a ac (không thích),

an (cho),

ay (anh, chị, ông,bà),

2 ă /ǎ/ á ak ak ak ăk (nấc cụt),

ăp (xấu),

ăng (quay, thui),

3 â /ə̌/ ớ âk âk âk âk (nhiều),

ât (nhịn),

âng (khai, mùi khai),

4 b /b/ bờ ba be bơ bi (anh, chị),

bu (người, người ta),

bap (bố, cha, ba),

5 ƀ / ƀ / ƀờ ƀa

ƀe

ƀơ ƀi (bể, vỡ),

ƀơ (nhôm),

ƀui (bôi, xóa),

6 c /tʃ/ tʃờ

(chờ)

tʃa

(cha)

tʃe

(che)

tʃơ

(chơ)

ca (gừng), bum ca (củ gừng),

cam (kiến), pi cam (con kiến),

cơi (vừa, vừa vặn),

7 d /d/ dờ da de dơ di (một),

dak (nước, quốc gia),

dip (được lòng),

dom (để, để dành),

8 đ /ɗ/

đờ đa

đe đơ đah (bên, hướng), đôi (nhìn, chứng kiến),

đơm (trước kia, thời trước),

9 e /ɛ/ e e e e em (anh, chị),

eng (nhồng),

10 ĕ /ɛ̌/ é ek ek ek e\k kưng (ráy tai),

e\k ruôi (nốt ruồi),

e\k uc (bọ hung),

11 ê /e/ ê ê ê ê êh (ngửi),

êng (một mình),

êt (sáp ong),

12 g /g/ gờ ga ge gơ gam (quai hàm),

gâm (nấu),

gâu (bò, con bò),

gui (hình, ảnh),

gum (gom lại, tập hợp),

13 h /h/ hờ ha ha hơ hao (leo, trèo, lên),

hăn (đi),

hot (gặm),

22

hơi (rồi),

14 i /i/ i i i i ic (muốn),

ih (phơi),

ih ao (phơi áo),

15 ǐ /ǐ/ í ik ik ik dǐk (nô lệ),

dǐng (ống),

dǐng piêng(ống cơm),

16 j /dʒ/ jờ ja je jơ jang (hơn, gấp),

jing (may),

jong (dài), jôp (hút),

17 k /k/ kờ ka ka kơ kah (thức, thức dậy),

kao (hoa),

kat (cạo),

kon (con),

kop (rùa),

18 l /l/ lờ la el lơ lau (mỏng),

lăm (tròn),

liêu (dẫn, dắt).

lư (tiếng, tiếng tăm),

19 m /m/ mờ ma em mơ meo (mèo),

mi (mưa),

mon (cháu),

ma mon (cậu cháu),

mong (lưới),

20 n /n/ nờ na en nơ ne (dạy),

nam (chòi),

nơm (chủ),

năng (đêm, mới),

neng (nanh, răng nanh),

21 o /ɔ/ o o o o oh (em),

or (mừng, cảm ơn), ot (cà, miết, xát),

22 ǒ /ɔ̌/ ó ok ok ok o\\p na\r (hàng ngày),

o\\p sa (đủ ăn),

o\t (ép)

23 ô /o/ ô ô ô ô ôi (buổi sáng),

ôn (uống),

ôp (hỏi),

24 ơ /ə/ ơ ơ ơ ơ ơh (trả lời),

ơm (sẵn),

ơn (cho),

25 p /p/ pờ pa pe pơ pai (thịt),

pan (được, được phép),

pôn (giấu, chê giấu).

23

pui (lông mi),

26 r /r/ rờ ra er rơ rai (lẻ), rao (rửa),

ring (nguy hiểm),

rơm (đáp lễ),

rơi (rảnh, rảnh rỗi),

rơp (đếm, kiểm tra)

27 s /s/ sờ sa es sơ sai (vợ, chồng),

sau (cháu),

sap (mất),

sâu (chó),

si (con chí),sun (xây),

28 t /t/ tờ ta te tơ tam (cua, con cua),

ti (tay, dạy),

to (nối), te (trà),

tu (nguồn, nguồn nước)

tang ( đóng, đậy),

29 u /u/ u u u u u (và, với, vào),

ur (phụ nữ),

ut ti (khoanh tay),

30 ǔ /ǔ/ ú uk uk uk ǔk (ốc, tán),

u\m (tắm),

ǔn iên (bình yên),

31 ư /ɯ/ ư ư ư ư ư (ừ, chà),

ưr (dế cơm),

ưr ndrau (dế gáy),

32 w /w/ wờ wa we wơ wang (vay),

wi (rộng),

wơ (đón, với),

wơt (đón, chào),

wăng (tìm, kiếm),

33 y /j/ yờ ya ye yơ yau (ông),

yau ceh (ông già),

yot (luôn, mãi),

yeh (rẽ, quẹo, ghé)

24

3.4.1 Phương án đọc theo âm tiếng Việt (PA1)

3.4.1.1. Hệ thống chữ cái nguyên âm – PA1

Hệ thống bảng chữ cái nguyên âm trong tiếng S’tiêng có 15 âm vị, bao gồm 9 chữ

cái nguyên âm có trường độ dài là: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư và 6 chữ cái nguyên âm có

trường độ ngắn là: ă, â, ě, ǐ, ǒ, ǔ.

a). Chữ cái nguyên âm trường độ dài

Chữ cái nguyên âm có trường độ dài trong tiếng S’tiêng bao gồm chín mẫu tự là:

a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư. Cách phát âm các nguyên âm này giống nguyên âm trong tiếng Việt

như được liệt kê dưới đây:

a: đọc theo âm “a”, ví dụ: ao (áo), an (cho), ay (anh, chị, ông, bà),…

e: đọc theo âm “e”, ví dụ: em (anh, chị), eng (nhồng), eh (nhé, nhỉ),…

ê: đọc theo âm “ê”, ví dụ: êh (ngửi), êng (một mình), êt (sáp ong),…

i: đọc theo âm “i”, ví dụ: ic (muốn), ih (phơi), ih ao (phơi áo),…

o: đọc theo âm “o”, ví dụ: oh (em), or (mừng, cảm ơn), ot (cà, miết, xát),…

ô: đọc theo âm “ô”, ví dụ: ôi (buổi sáng),ôn (uống), ôp (hỏi),…

ơ: đọc theo âm “ơ”, ví dụ: ơm (sẵn), ơn (cho),ơh (trả lời), …

u: đọc theo âm “u”, ví dụ: ut (ôm), ut ti (khoanh tay),ur (phụ nữ),…

ư: đọc theo âm “ư”, ví dụ: ư (ừ, chà), ưr (dế cơm), ưr ndrau (dế gáy),…

b). Chữ cái nguyên âm trường độ ngắn

Chữ cái nguyên âm có trường độ ngắn trong tiếng S’tiêng bao gồm sáu mẫu tự là: ă,

â, ě, ǐ, ǒ, ǔ. Cách phát âm các chữ cái nguyên âm này gần giống nguyên âm trong tiếng

Việt như được liệt kê dưới đây:

ă: đọc theo âm “á” gần giống “ă” trong tiếng Việt, ví dụ:

ăk (nấc cụt), ăp (xấu), ăr (cưa),…

â: đọc theo âm “ớ” gần giống “â” trong tiếng Việt, ví dụ:

âk (nhiều), ât (nhịn), âng (khai, mùi khai),…

25

ě: đọc theo âm “é” gần giống “é” trong tiếng Việt, ví dụ:

e\k kưng (ráy tai), e\k ruôi (nút ruồi), e\k uc (bọ hung),…

ǐ: đọc theo âm “í” gần giống “í” trong tiếng Việt, ví dụ:

dǐk (nô lệ), dǐng (ống), dǐng piêng(ống cơm),…

ǒ: đọc theo âm “ó” gần giống “ó” trong tiếng Việt, ví dụ:

o\\p na\r (hàng ngày), o\t sa (đủ ăn), o\t (ép),…

ǔ: đọc theo âm “ú” gần giống “ú” trong tiếng Việt, ví dụ:

ǔk (ốc, tán), u\m (tắm), ǔn iên (bình yên),…

3.4.1.2. Hệ thống chữ cái phụ âm – PA1

Hệ thống chữ cái phụ âm có 18 âm vị gồm các chữ cái là: b, ƀ, c, d, đ, g, h, j, k, l, m,

n, p, r, s, t, w, y. Theo phương án (PA1) đọc theo âm tiếng Việt hiện nay, thì chi tiết được

liệt kê như dưới đây:

- b : Phát âm “bờ”, không giống “b - bờ” trong tiếng việt,phụ âm tắt hữu thanh. Ví dụ:

bi (anh, chị), bu (người, người ta), bap (bố, cha, ba),…

- ƀ : phát âm “ƀờ” như chữ “b - bờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

ƀi (bể, vỡ), ƀơ (nhôm), ƀui (bôi, xóa),…

- c : phát âm “chờ” như chữ “ch - chờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

ca (gừng), bum ca (củ gừng), cam (kiến),

pi cam (con kiến), cơi (vừa, vừa vặn),…

- d : Phát âm “dờ”, không giống “d - dờ” trong tiếng việt, phụ âm tắt hữu thanh. Ví dụ:

di (một), dak (nước, quốc gia), dip (được lòng),

dom (để, để dành),…

- đ : phát âm “đờ” như chữ “đ - đờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

đah (bên, hướng), đah ma (bên phải), đôi (nhìn, chứng

kiến),

đơm (trước kia, thời trước),…

- g : phát âm “gờ ”, không giống “g - gờ” trong tiếng việt, phụ âm tắt hữu thanh. Ví dụ:

gam (quai hàm), gâm (nấu), gâu (bò, con bò),

gui (hình, ảnh), gum (gom lại, tập hợp),…

26

- h : phát âm “hờ” như chữ “h - hờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

hao (leo, trèo, lên), hăn (đi), hăn bri (đi rừng),

hot (gặm), hơi (rồi),…

- j : phát âm “ʤờ”, phụ âm tắt hữu thanh, trong tiếng Việt không có. Ví dụ:

jang (hơn, gấp), jing (may), jong (dài), jôp

(hút),…

- k : phát âm “kờ” như chữ “k - cờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

kah (thức, thức dậy), kao (hoa), kat (cạo),

kon (con), kop (rùa),…

- l : phát âm “lờ” như chữ “l - lờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

lau (mỏng), lăm (tròn), liêu (dẫn, dắt),

lư (tiếng, tiếng tăm),…

- m : phát âm “mờ” như chữ “m - mờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

meo (mèo), mi (mưa), mon (cháu),

ma mon (cậu cháu), mong (lưới),…

- n : phát âm “nờ” nhưchữ “n - nờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

ne (dạy), nam (chòi), nơm (chủ),

năng (đêm, mới), neng (nanh, răng nanh),…

- p : phát âm “pờ” nhữ chữ “p - pờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

pai (thịt), pan (được, được phép), pan ba (được mùa),

pôn (giấu, chê giấu), pui (lông mi),…

- r : phát âm “rờ” như chữ “r - rờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

rai (lẻ), rao (rửa), ring (nguy hiểm),

rơm (đáp lễ), rơi (rảnh, rảnh rỗi), rơp (đếm, kiểm tra),…

- s : phát âm “sờ” như chữ “s - sờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

sai (vợ, chồng), sau (cháu), sap (mất), sâu (chó),

si (con chí), sun (xây), sai ur (vợ), sai klâo

(chồng),…

- t : phát âm “tờ” nhữ chữ “t - tờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

tam (cua, con cua), te (trà), ti (tay, dạy), to (nối),

tang ( đóng, đậy), tu (nguồn, nguồn nước),

27

- w : phát âm “wờ” gần như chữ “v - vờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

wang (vay), wi (rộng), wơ (đón, với), wơt (đón,

chào),

wăng (tìm, kiếm), wăng luh (khám phá),

- y : phát âm “zờ” gần như chữ “d - dờ” trong tiếng Việt, phụ âm xát. Ví dụ:

yau (ông), yâu ceh (ông già), yot (luôn, mãi),

yeh (rẽ, quẹo, ghé),

3.4.1.3. Nhận xét phương án đọc theo âm tiếng Việt - PA1

Khi người Việt phát âm các âm tiết để tạo nên chuỗi lời nói thì đơn vị được dùng

trong chuỗi lời nói là “tiếng”. Khi phát âm, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một hơi, có

mang thanh điệu nhất định, nghĩa là mỗi âm tiết trong tiếng Việt phải được thể hiện với

một thanh điệu và việc quy định hệ thống các thanh điệu rất rõ ràng như: thanh ngang,

thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc, và thanh nặng. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn

tiết, trên chữ viết, mỗi tiếng được ghi thành một chữ và qui định một dấu thanh. Khác với

tiếng S’tiêng là ngôn ngữ đơn tiết, song tiết và đa tiết và không có dấu thanh. Do đó, mỗi

ký tự chữ cái, mỗi chữ viết trong tiếng S’tiêng tự thể hiện thanh điệu. Cụ thể:

a). Chữ cái nguyên âm trường độ dài: gồm chín mẫu tự là: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư. Cách

phát âm các nguyên âm này tương đối ổn định, giống nguyên âm trong tiếng Việt.

b). Chữ cái nguyên âm trường độ ngắn: gồm sáu mẫu tự là: ă, â, ě, ǐ, ǒ, ǔ. Cách phát

âm các nguyên âm này không giống nguyên âm trong tiếng Việt, nếu đọc theo âm tiếng

Việt như: “ă – á”, “â – ớ”, “ě – é”, “ǐ – í”, “ǒ – ó”, và “ǔ – ú”, thì rõ ràng phương án

1(PA1) đọc theo âm tiếng Việt là chưa chuẩn xác và không hợp lý.

c). Chữ cái phụ âm có 18 âm vị gồm:b, ƀ, c, d, đ, g, h, j, k, l, m, n, p, r, s, t, w, y.

* Đặc biệt trong hệ thống chữ cái phụ âm, nếu dùng cách đọc theo phương án 1(PA1),

phương án đọc theo âm tiếng Việt thì hoàn toàn chưa chuẩn xác và không hợp lý. Cụ thể:

- ƀ : phát âm “ƀờ” như chữ “b - bờ” trong tiếng Việt. Ví dụ: ƀi (bể, vỡ), ƀơ (nhôm), ƀiêm

(ăn thuốc, nhai thuốc), bui (bôi, xóa),…Rõ ràng (PA1) không hợp lý, Vì:

Chữ ƀi (“bờ” đi với “i” thành “bì”, chứ không phải “bi” trong tiếng S’tiêng),

Chữ ƀơ (“bờ” đi với “ơ” thành “bờ”, chứ không phải “bơ” trong tiếng S’tiêng),

28

Chữ ƀiêm (“bờ” đi với “iêm” thành “biềm”, chứ không phải “biêm” trong tiếng

S’tiêng),

Chữ ƀui (“bờ” đi với “ui” thành “bùi”, chứ không phải “bui” như trong tiếng S’tiêng).

- l : phát âm “lờ” như chữ “l - lờ” trong tiếng Việt. Ví dụ: lau (mỏng), lăm (tròn), liêu

(dẫn, dắt), lư (tiếng, tiếng tăm),… Rõ ràng (PA1) không hợp lý, Vì:

Chữ lau (“lờ” đi với “au” thành “làu”, chứ không phải “lau” trong tiếng S’tiêng),

Chữ lăm (“lờ” đi với “ăm” thành “lằm”, chứ không phải “lăm” trong tiếng S’tiêng),

Chữ liêu (“lờ” đi với “iêu” thành “liều”, chứ không phải “liêu” trong tiếng S’tiêng),

Chữ lư (“lờ” đi với “ư” thành “lừ”, chứ không phải “lư” như trong tiếng S’tiêng).

- t : phát âm “tờ” như chữ “t - tờ” trong tiếng Việt. Ví dụ: tam (cua, con cua), te (trà), ti

(tay, dạy), to (nối), tu (nguồn, nguồn nước),… Rõ ràng (PA1) đọc theo âm tiếng

Việt là không hợp lý, Vì:

Chữ tam (“tờ” đi với “am” thành “tàm”, chứ không phải “tam” trong tiếng S’tiêng),

Chữ te (“tờ” đi với “e” thành “tè”, chứ không phải “te” trong tiếng S’tiêng),

Chữ ti (“tờ” đi với “i” thành “tì”, chứ không phải “ti” tiếng S’tiêng),

Chữ to (“tờ” đi với “o” thành “tò”, chứ không phải “to” trong tiếng S’tiêng),

Chữ tu (“tờ” đi với “u” thành “tù”, chứ không phải “tu” như trong tiếng S’tiêng),

Tương tự cho các phụ âm còn lại: c, ch, đ, h, k, kh, m, n, ng, nh, p, ph, r, s, th, w, y

đọc theo âm tiếng Việt theo (PA1) là chưa chuẩn xác và không hợp lý.

Trong khi các phụ âm tắc-hữu thanh: b, d, g, j, thì phát âm cho bốn mẫu tự này là khác

biệt, vì bốn mẫu tự này trong tiếng S’tiêng tự thể hiện thanh điệu trầm và thấp như thanh

huyền trong tiếng Việt. Cụ thể:

- b : Phát âm “bờ”, không giống “b - bờ” trong tiếng việt. Bản thân mẫu tự /b/ mang thanh

điệu trầm và thấp như thanh huyền.Ví dụ: bi (anh, chị), bu (người, người ta), bap

(bố, cha, ba),

Chữ bi (“bờ” đi với “i” thành “bì”, đọc theo S’tiêng “bi” mang thanh điệu huyền).

Chữ bu (“bờ” đi với “u” thành “bù”, đọc theo S’tiêng “bu” mang thanh điệu huyền).

Chữ bap (“bờ” đi với “ap” thành “bàp”, đọc theo S’tiêng “bap” mang thanh điệu

huyền).

29

- j : phát âm “ʤờ”, phụ âm tắt hữu thanh, trong tiếng Việt không có. Bản thân âm vị /d͡ʒ/

mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền. Ví dụ: jang (hơn, gấp), jing (may), ji

(đau, nhức), ju (chuối rừng), jong (dài),…

Chữ jang (“ʤờ” đi với “ang” thành “ʤàng”, đọc theo S’tiêng “ʤang” mang thanh

điệu huyền).

Chữ jing (“ʤờ” đi với “ing” thành “ʤìng”, đọc theo S’tiêng “ʤing” mang thanh điệu

huyền).

Chữ ji (“ʤờ” đi với “i” thành “ʤì”, đọc theo S’tiêng “ʤi” mang thanh điệu huyền).

Chữ ju (“ʤờ” đi với “u” thành “ʤù”, đọc theo S’tiêng “ʤu” mang thanh điệu huyền).

Chữ jong (“ʤờ” đi với “ong” thành “ʤòng”, đọc theo S’tiêng “ʤong” mang thanh

điệu huyền).

Tương tự cho hai phụ âm còn lại là:d và g. Hai mẫu tự này trong tiếng S’tiêng tự thể

hiện thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền trong tiếng Việt.

3.4.2 Phương án chữ cái phụ âm mang âm [a] – PA2

3.4.2.1. Hệ thống chữ cái nguyên âm – PA2

Hệ thống chữ cái nguyên âm trong tiếng S’tiêng có 15 âm vị, bao gồm 9 chữ cái

nguyên âm có trường độ dài là: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư và 6chữ cái nguyên âm có trường độ

ngắn là: ă, â, ě, ǐ, ǒ, ǔ.

a). Chữ cái nguyên âm trường độ dài

Chữ cái nguyên âm có trường độ dài trong tiếng S’tiêng bao gồm chín mẫu tự là: a,

e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư. Cách phát âm các nguyên âm này giống nguyên âm trong tiếng Việt

như đã trình bày trong phương án 1 (PA1).

b). Chữ cái nguyên âm trường độ ngắn

Chữ cái guyên âm có trường độ ngắn trong tiếng S’tiêng bao gồm sáu mẫu tự là: ă,

â, ě, ǐ, ǒ, ǔ. Cách phát âm các nguyên âm này theo phương án 2 (PA2) được liệt kê dưới

đây:

30

ă: đọc theo âm “ak” gần giống “ă” trong tiếng Việt, ví dụ:

ăp (xấu), ăr (cưa),…

â: đọc theo âm “âk” gần giống “â” trong tiếng Việt, ví dụ:

âk (nhiều), ât (nhịn), âng (khai, mùi khai),…

ě: đọc theo âm “ek” gần giống “é” trong tiếng Việt, ví dụ:

e\k kưng (ráy tai), e\k ruôi (nút ruồi), e\k uc (bọ hung),…

ǐ: đọc theo âm “ik” gần giống “í” trong tiếng Việt, ví dụ:

dǐk (nô lệ), dǐng (ống), dǐng piêng (ống cơm),…

ǒ: đọc theo âm “ok” gần giống “ó” trong tiếng Việt, ví dụ:

o\\p na\r (hàng ngày), o\t sa (đủ ăn), o\t (ép),…

ǔ: đọc theo âm “uk” gần giống “ú” trong tiếng Việt, ví dụ:

ǔk (ốc, tán), u\m (tắm), ǔn iên (bình yên),…

3.4.2.2. Hệ thống chữ cái phụ âm – PA2

Hệ thống chữ cái phụ âm có 18 âm vị gồm các chữ cái là: b, ƀ, c, d, đ, g, h, j, k, l, m,

n, p, r, s, t, w, y. Theo phương án 2 (PA2), các mẫu tự chữ cái phụ âm trong tiếng S’tiêng

đọc mang âm [a] được liệt kê như dưới đây:

- b : Phát âm “ba”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “bà”, đọckhông giống

“b” trong tiếng việt. Ví dụ:

bi (anh, chị), bu (người, người ta), bap (bố, cha, ba),…

- ƀ : phát âm “ƀa”, không mang thanh điệu như chữ “b - bờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

ƀi (bể, vỡ), ƀơ (nhôm), ƀui (bôi, xóa),…

- c : phát âm “tʃa”,không mang thanh điệu như chữ “ch - chờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

cam (kiến), pi cam (con kiến), cơi (vừa, vừa vặn),…

- d : Phát âm “da”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “dà”, đọc không giống

“d - dờ” trong tiếng việt. Ví dụ:

di (một), dak (nước, quốc gia), dip (được lòng),

dom (để, để dành),…

31

- đ : phát âm “đa”, không mang thanh điệu như chữ “đ - đờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

đah (bên, hướng), đôi (nhìn, chứng kiến), đơm (trước kia, thời trước),

- g : phát âm “ga ”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “gà”, đọc không giống

“g - gờ” trong tiếng việt. Ví dụ:

gam (quai hàm), gâm (nấu), gâu (bò, con bò),

gui (hình, ảnh), gum (gom lại, tập hợp),…

- h : phát âm “ha”, không mang thanh điệu như chữ “h - hờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

hao (leo, trèo, lên), hăn (đi), hăn bri (đi rừng),

hot (gặm), hơi (rồi),…

- j : phát âm “ʤa”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “ʤà”, trong tiếng Việt

không có. Ví dụ:

jang (hơn, gấp), jing (may), jong (dài), jôp

(hút),…

- k : phát âm “ka”, không mang thanh điệu như chữ “k - cờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

kah (thức, thức dậy), kao (hoa), kat (cạo),

kon (con), kop (rùa),…

- l : phát âm “la”, không mang thanh điệu như chữ “l - lờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

lau (mỏng), lăm (tròn), liêu (dẫn, dắt),

lư (tiếng, tiếng tăm),…

- m : phát âm “ma”, không mang thanh điệu như chữ “m - mờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

meo (mèo), mi (mưa), mon (cháu),

ma mon (cậu cháu), mong (lưới),…

- n : phát âm “na”, không mang thanh điệu như chữ “n - nờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

ne (dạy), nam (chòi), nơm (chủ),

năng (đêm, mới), neng (nanh, răng nanh),…

- p : phát âm “pa”, không mang thanh điệu như chữ “p - pờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

pai (thịt), pan (được, được phép), pan ba (được mùa),

pôn (giấu, chê giấu), pui (lông mi),…

- r : phát âm “ra”, không mang thanh điệu như chữ “r - rờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

rai (lẻ), rao (rửa), ring (nguy hiểm), rơm (đáp lễ),

32

rơi (rảnh, rảnh rỗi), rơp (đếm, kiểm tra),…

- s : phát âm “sa”, không mang thanh điệu như chữ “s - sờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

sai (vợ, chồng), sau (cháu), sap (mất), sâu (chó),

si (con chí), sun (xây), sai ur (vợ), sai klâo

(chồng),…

- t : phát âm “ta”, không mang thanh điệu như chữ “t - tờ” trong tiếng Việt. Ví dụ: t

am (cua, con cua), te (trà), ti (tay, dạy),

to (nối), tang ( đóng, đậy), tu (nguồn, nguồn

nước),…

- w : phát âm “wa”, không mang thanh điệu gần như chữ “v - vờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

wang (vay), wi (rộng), wơ (đón, với),

wơt (đón, chào), wăng (tìm, kiếm), wăng luh (khám

phá),…

- y : phát âm “ja”, không mang thanh điệu gần như chữ “z - zờ”. Ví dụ: ví dụ:

yau (ông), yâu ceh (ông già), yot (luôn, mãi),

yeh (rẽ, quẹo, ghé),…

3.4.2.3. Nhận xét phương án chữ cái phụ âm mang âm [a] – PA2

Qua khảo sát và phân tích về ngôn ngữ và chữ viết S’tiêng ta thấy:

1). Tiếng S’tiêng thuộc họ ngôn ngữ Nam Á nói chung và nhóm Mon-Khmer nói riêng.

Đặc biệt tiếng S’tiêng rất gần gũi với nhóm Khmer và thuộc tiểu nhóm Bahnar Nam. Do

đó tiếng S’tiêng rất gần gũi với các tiếng cùng nhóm như: Kơ Ho, Mnông, Mạ, Chơ

Ro.Về chữ viết, người Khmer đã có chữ viết từ năm 611 vào thế kỷ thứ 7, các ký tự bảng

chữ cái này có nguồn gốc từ chữ cổ Brahmi Ấn Độ. Tương tự người Chăm đã có chữ viết

từ thế kỷ thứ 2, và người Chăm dùng các mẫu tự có nguồn gốc từ Devanagari Ấn Độ.

Người Khmer và người Chăm thuộc hai nhóm Nam Á và Nam Đảo khác nhau, nhưng chữ

viết có nhiều nét tương đồng. Các chữ cái từ Brahmi hay Devanagari nói chung và chữ cái

tiếng Khmer hay tiếng Chăm nói riêng, thì cách đọc bảng chữ cái các phụ âm đều mang

âm [a].

33

2). Qua phân tích về hệ thống chữ cái nguyên âm, hệ thống chữ cái phụ âm với phương án

2 (PA2) hệ thống chữ cái phụ âm với các ký tự phụ âm mang âm [a] cho thấy phương án

này rất phù hợp cho hệ thống tiếng S’tiêng. Bởi tiếng S’tiêng thuộc hệ với nhiều từ vựng

đơn tiết, song tiết và đa tiết với nhiều mẫu tự không có trong bảng chữ cái tiếng Việt, và

không có dấu thanh như hệ thống tiếng Việt. Do đó, việc chọn lựa Phương án 2 (PA2) áp

dụng cho tiếng S’tiêng là rất hợp lý.

3.4.3 Phương án chữ cái phụ âm mang âm [e] - PA3

Phương án chữ cái phụ âm mang âm [e] tương tự như phương án 2 (PA2) chữ cái

phụ âm mang âm [a], chỉ khác là thay âm [a] cho âm [e]. Phương án này được áp dụng

cho tất cả các nguyên âm như (PA2).

3.4.3.1 Hệ thống chữ cái phụ âm - PA3

Hệ thống chữ cái phụ âm có 18 âm vị gồm các chữ cái là: b, ƀ, c, d, đ, g, h, j, k, l, m,

n, p, r, s, t, w, y. Theo phương án 3 (PA3), các mẫu tự phụ âm trong tiếng S’tiêng đọc

mang âm [e] được liệt kê như dưới đây:

- b : Phát âm “be”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “bè”, đọc không giống

“b” trong tiếng việt. Ví dụ:

bi (anh, chị), bu (người, người ta), bap (bố, cha, ba),…

- ƀ : phát âm “ƀe”, không mang thanh điệu như chữ “b - bờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

ƀi (bể, vỡ), ƀơ (nhôm), ƀui (bôi, xóa),…

- c : phát âm “tʃe”, không mang thanh điệu như chữ “ch - chờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

cam (kiến), pi cam (con kiến), cơi (vừa, vừa vặn),…

- d : Phát âm “de”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “dè”, đọc không giống

“d - dờ” trong tiếng việt. Ví dụ:

di (một), dak (nước, quốc gia), dip (được lòng),

dom (để, để dành),…

- đ : phát âm “đe”, không mang thanh điệu như chữ “đ - đờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

đah (bên, hướng), đôi (nhìn, chứng kiến), đơm (trước kia, thời

trước),

34

- g : phát âm “ge ”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “gè”, đọc không giống

“g - gờ” trong tiếng việt. Ví dụ:

gam (quai hàm), gâm (nấu), gâu (bò, con bò),

gui (hình, ảnh), gum (gom lại, tập hợp),…

- h : phát âm “he”, không mang thanh điệu như chữ “h - hờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

hao (leo, trèo, lên), hăn (đi), hăn bri (đi rừng),

hot (gặm), hơi (rồi),…

- j : phát âm “ʤe”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “ʤè”, trong tiếng Việt

không có. Ví dụ:

jang (hơn, gấp), jing (may), jong (dài), jôp

(hút),…

- k : phát âm “ka”, không mang thanh điệu như chữ “k - cờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

kah (thức, thức dậy), kao (hoa), kat (cạo),

kon (con), kop (rùa),…

- l : phát âm “el”, không mang thanh điệu như chữ “l - lờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

lau (mỏng), lăm (tròn), liêu (dẫn, dắt),

lư (tiếng, tiếng tăm),…

- m : phát âm “em”, không mang thanh điệu như chữ “m - mờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

meo (mèo), mi (mưa), mon (cháu),

ma mon (cậu cháu), mong (lưới),…

- n : phát âm “en”, không mang thanh điệu như chữ “n - nờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

ne (dạy), nam (chòi), nơm (chủ),

năng (đêm, mới), neng (nanh, răng nanh),…

- p : phát âm “pe”, không mang thanh điệu như chữ “p - pờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

pai (thịt), pan (được, được phép), pan ba (được mùa),

pôn (giấu, chê giấu), pui (lông mi),…

- r : phát âm “re”, không mang thanh điệu như chữ “r - rờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

rai (lẻ), rao (rửa), ring (nguy hiểm),

rơm (đáp lễ), rơi (rảnh, rảnh rỗi), rơp (đếm, kiểm tra),…

- s : phát âm “es”, không mang thanh điệu như chữ “s - sờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

sai (vợ, chồng), sau (cháu), sap (mất), sâu (chó),

35

si (con chí), sun (xây), sai ur (vợ), s ai klâo

(chồng),…

- t : phát âm “te”, không mang thanh điệu như chữ “t - tờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

tam (cua, con cua), te (trà), ti (tay, dạy), to (nối),

tang ( đóng, đậy), tu (nguồn, nguồn nước),

- w : phát âm “we”, không mang thanh điệu gần như chữ “v - vờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

wang (vay), wi (rộng), wơ (đón, với),

wơt (đón, chào), wăng (tìm, kiếm), wăng luh (khám phá),…

- y : phát âm “je”, không mang thanh điệu gần như chữ “z - zờ”. Ví dụ: ví dụ:

yau (ông), yâu ceh (ông già), yot (luôn, mãi),

yeh (rẽ, quẹo, ghé),…

3.4.3.2 Nhận xét phương án chữ cái phụ âm mang âm [e] - PA3

Qua phân tích về hệ thống chữ cái nguyên âm, hệ thống chữ cái phụ âm với phương

án 3 (PA3) hệ thống chữ cái phụ âm với các ký tự phụ âm mang âm [e] cho thấy phương

án này đọc tương tự như Phương án 2 (PA2) cho tất cả các chữ cái nguyên âm, chỉ còn lại

các mẫu tự phụ âm được thay thế bởi phụ âm mang âm [a] sang đọc phụ âm mang âm

[e].Phương án 3 (PA3) thể hiện cách đọc rất quen thuộc và gần gũi với tên chữ cái trong

tiếng Việt.Tuy nhiên, một vài trường hợp ở một số mẫu tự thì cách đọc trong Phương án3

(PA3) chưa phù hợp cho học sinh ở bậc tiểu học. Cụ thể:

- l : phát âm “el”, không mang thanh điệu như chữ “l - lờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

lau (mỏng), lăm (tròn), liêu (dẫn, dắt), lư (tiếng, tiếng tăm),…

- m : phát âm “em”, không mang thanh điệu như chữ “m - mờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

meo (mèo), mi (mưa), mon (cháu),

ma mon (cậu cháu), mong (lưới),…

- n : phát âm “en”, không mang thanh điệu như chữ “n - nờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

ne (dạy), nam (chòi), nơm (chủ),

năng (đêm, mới), neng (nanh, răng nanh),…

- s : phát âm “es”, không mang thanh điệu như chữ “s - sờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

sai (vợ, chồng), sau (cháu), sap (mất), sâu (chó),

si (con chí), sun (xây), sai ur (vợ), sai klâo (chồng),…

36

3.4.4 Phương án chữ cái phụ âm mang âm [ơ] – PA4

3.4.4.1. Hệ thống chữ cái nguyên âm – PA4

Hệ thống bảng chữ cái nguyên âm trong tiếng S’tiêng có 15 âm vị, bao gồm 9 chữ

cái nguyên âm có trường độ dài là: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư và 6chữ cái nguyên âm có trường

độ ngắn là: ă, â, ě, ǐ, ǒ, ǔ.

a). Chữ cái nguyên âm trường độ dài

Chữ cái nguyên âm có trường độ dài trong tiếng S’tiêng bao gồm chín mẫu tự là: a,

e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư. Cách phát âm các nguyên âm này giống nguyên âm trong tiếng Việt

như được liệt kê dưới đây:

a: đọc theo âm “a”, ví dụ: ao (áo), an (cho), ay (anh, chị, ông, bà),…

e: đọc theo âm “e”, ví dụ: em (anh, chị), eng (nhồng), eh (nhé, nhỉ),…

ê: đọc theo âm “ê”, ví dụ: êh (ngửi), êng (một mình), êt (sáp ong),…

i: đọc theo âm “i”, ví dụ: ic (muốn), ih (phơi), ih ao (phơi áo),…

o: đọc theo âm “o”, ví dụ: oh (em), or (mừng, cảm ơn), ot (cà, miết, xát),…

ô: đọc theo âm “ô”, ví dụ: ôi (buổi sáng),ôn (uống), ôp (hỏi),…

ơ: đọc theo âm “ơ”, ví dụ: ơm (sẵn), ơn (cho),ơh (trả lời), …

u: đọc theo âm “u”, ví dụ: ut (ôm), ut ti (khoanh tay),ur (phụ nữ),…

ư: đọc theo âm “ư”, ví dụ: ư (ừ, chà), ưr (dế cơm), ưr ndrau (dế gáy),…

b). Chữ cái nguyên âm trường độ ngắn

Chữ cái guyên âm có trường độ ngắn trong tiếng S’tiêng bao gồm sáu mẫu tự là: ă,

â, ě, ǐ, ǒ, ǔ. Cách phát âm các chữ cái nguyên âm theo phương án 4 (PA4) được liệt kê

như dưới đây:

ă: đọc theo âm “ak” gần giống “ă” trong tiếng Việt, ví dụ:

ăk (nấc cụt), ăp (xấu), ăr (cưa),…

â: đọc theo âm “âk” gần giống “â” trong tiếng Việt, ví dụ:

âk (nhiều), ât (nhịn), âng (khai, mùi khai),…

37

ě: đọc theo âm “ek” gần giống “é” trong tiếng Việt, ví dụ:

e\k kưng (ráy tai), e\k ruôi (nút ruồi), e\k uc (bọ hung),…

ǐ: đọc theo âm “ik” gần giống “í” trong tiếng Việt, ví dụ:

dǐk (nô lệ), dǐng (ống), dǐng piêng (ống cơm),…

ǒ: đọc theo âm “ok” gần giống “ó” trong tiếng Việt, ví dụ:

o\\p na\r (hàng ngày), o\t sa (đủ ăn), o\t (ép),…

ǔ: đọc theo âm “uk” gần giống “ú” trong tiếng Việt, ví dụ:

ǔk (ốc, tán), u\m (tắm), ǔn iên (bình yên),…

3.4.4.2. Hệ thống chữ cái phụ âm – PA4

Hệ thống chữ cái phụ âm có 18 âm vị gồm các chữ cái là: b, ƀ, c, d, đ, g, h, j, k, l, m,

n, p, r, s, t, w, y. Theo phương án 4 (PA4), các mẫu tự chữ cái phụ âm trong tiếng S’tiêng

đọc mang âm [ơ] được liệt kê như dưới đây:

- b : Phát âm “bơ”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “bờ”, đọc không giống

“b- bờ” trong tiếng việt. Ví dụ:

bi (anh, chị), bu (người, người ta), bap (bố, cha, ba),…

- ƀ : phát âm “ƀơ”, không mang thanh điệu như chữ “b - bờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

ƀi (bể, vỡ), ƀơ (nhôm), ƀui (bôi, xóa),…

- c : phát âm “tʃơ”, không mang thanh điệu như chữ “ch - chờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

cam (kiến), pi cam (con kiến), cơi (vừa, vừa vặn),…

- d : Phát âm “dơ”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “dờ”, đọc không giống

“d - dờ” trong tiếng việt. Ví dụ:

di (một), dak (nước, quốc gia), dip (được lòng),

dom (để, để dành),…

- đ : phát âm “đơ”, không mang thanh điệu như chữ “đ - đờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

đah (bên, hướng), đôi (nhìn, chứng kiến), đơm (trước kia, thời trước),

- g : phát âm “gơ ”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “gờ”, đọc không

giống “g - gờ” trong tiếng việt. Ví dụ:

gam (quai hàm), gâm (nấu), gâu (bò, con bò),

gui (hình, ảnh), gum (gom lại, tập hợp),…

38

- h : phát âm “hơ”, không mang thanh điệu như chữ “h - hờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

hao (leo, trèo, lên), hăn (đi), hăn bri (đi rừng),

hot (gặm), hơi (rồi),…

- j : phát âm “ʤơ”, mang thanh điệu trầm và thấp như thanh huyền “ʤờ”, trong tiếng Việt

không có. Ví dụ:

jang (hơn, gấp), jing (may), jong (dài), jôp (hút),…

- k : phát âm “kơ”, không mang thanh điệu như chữ “k - cờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

kah (thức, thức dậy), kao (hoa), kat (cạo),

kon (con), kop (rùa),…

- l : phát âm “lơ”, không mang thanh điệu như chữ “l - lờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

lau (mỏng), lăm (tròn), liêu (dẫn, dắt), lư (tiếng, tiếng tăm),…

- m : phát âm “mơ”, không mang thanh điệu như chữ “m - mờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

meo (mèo), mi (mưa), mon (cháu),

ma mon (cậu cháu), mong (lưới),…

- n : phát âm “nơ”, không mang thanh điệu như chữ “n - nờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

ne (dạy), nam (chòi), nơm (chủ),

năng (đêm, mới), neng (nanh, răng nanh),…

- p : phát âm “pơ”, không mang thanh điệu như chữ “p - pờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

pai (thịt), pan (được, được phép), pan ba (được mùa),

pôn (giấu, chê giấu), pui (lông mi),…

- r : phát âm “rơ”, không mang thanh điệu như chữ “r - rờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

rai (lẻ), rao (rửa), ring (nguy hiểm),

rơm (đáp lễ), rơi (rảnh, rảnh rỗi), rơp (đếm, kiểm tra),…

- s : phát âm “sơ”, không mang thanh điệu như chữ “s - sờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

sai (vợ, chồng), sau (cháu), sap (mất), sâu (chó),

si (con chí), sun (xây), sai ur (vợ), sai klâo

(chồng),…

- t : phát âm “tơ”, không mang thanh điệu như chữ “t - tờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

tam (cua, con cua), te (trà), ti (tay, dạy),

to (nối), tu (nguồn, nguồn nước), tang ( đóng, đậy),…

- w : phát âm “wơ”, không mang thanh điệu gần như chữ “v - vờ” trong tiếng Việt. Ví dụ:

wang (vay), wi (rộng), wơ (đón, với),

wơt (đón, chào), wăng (tìm, kiếm), wăng luh (khám phá),…

- y : phát âm “yơ”, không mang thanh điệu gần như chữ “z - zờ”trong tiếng Việt. Ví dụ:

39

yau (ông), yâu ceh (ông già), yot (luôn, mãi),

yeh (rẽ, quẹo, ghé),…

3.4.4.3. Nhận xét phương án chữ cái phụ âm mang âm [ơ]– PA4

Qua khảo sát và phân tích về ngôn ngữ và chữ viết S’tiêng ta thấy:

1). Tiếng S’tiêng thuộc họ ngôn ngữ Nam Á nói chung và nhóm Mon-Khmer nói riêng.

Đặc biệt tiếng S’tiêng rất gần gũi với nhóm Khmer và thuộc tiểu nhóm Bahnar Nam. Do

đó tiếng S’tiêng rất gần gũi với các tiếng cùng nhóm như: Kơ Ho, Mnông, Mạ, Chơ Ro.

Về chữ viết tiếng S’tiêng rất tương đồng với chữ viết Chăm, Êđê, Jarai thuộc nhóm Nam

Đảo. Người Chăm, Êđê, Jarai thuộc nhóm Nam Đảo đọc bảng chữ cái với các phụ âm đều

mang âm [a], và tiếng Khmer đọc bảng chữ cái với các phụ âm đều mang âm [a] và [o].

2). Qua phân tích về hệ thống chữ cái nguyên âm, hệ thống chữ cái phụ âm với phương án

4 (PA4) hệ thống chữ cái phụ âm với các ký tự phụ âm mang âm [ơ] cho thấy phương án

này cũng rất phù hợp cho hệ thống tiếng S’tiêng. Bởi tiếng S’tiêng thuộc hệ với nhiều từ

vựng đơn tiết, song tiết và đa tiết với nhiều mẫu tự không có trong bảng chữ cái tiếng

Việt, và không có dấu thanh như hệ thống tiếng Việt. Do đó, việc chọn lựa Phương án 4

(PA4) áp dụng cho tiếng S’tiêng cũng rất hợp lý.

3.5 Tiểu kết

Căn cứ kết quả khảo sát về việc lựa chọn bảng chữ cái tiếng S’tiêng trong nhóm

cộng đồng, nhóm chuyên gia và tại Hội thảo khoa học, để tiến hành chọn lựa bảng chữ cái

đệ trình cơ quan chức năng xét duyệt, nhóm nghiên cứu đề tài đã đưa ra nguyên tắc xây

dựng hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng, và chọn lựa bảng chữ cái S’tiêng đề nghị công

nhận.

Để xây dựng chương trình cho bậc tiểu học, nhóm đề tài đã chi tiết liệt kê các mẫu

tự trong bảng chữ cái như mẫu tự chữ hoa, mẫu tự chữ thường, bảng âm vị, tên chữ cái và

đưa ra bốn phương án đánh vần cho bảng chữ cái tiếng S’tiêng gồm Phương án 1 (PA1)

đánh vần theo hệ thống tiếng Việt như hiện nay; Phương án 2 (PA2) đánh vần các hệ

thống phụ âm với các ký tự phụ âm mang âm [a] như tiếng Khmer, tiếng Chăm; và

Phương án 3 (PA3) đánh vần hệ thống phụ âm với các ký tự phụ âm mang âm [e] như

40

tiếng Pháp, Indonesia. Phương án 4 (PA4) đánh vần các hệ thống phụ âm với các ký tự

phụ âm mang âm [ơ] giống như tiếng Việt hiện nay nhưng không dấu. Qua kết quả được

phân tích, cả bốn Phương án trên đều có thuận lợi và bất cập như sau:

a. Phương án 1 (PA1) đọc theo âm tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết, trên chữ viết, mỗi tiếng được ghi thành một chữ và

qui định một dấu thanh rõ ràng. Khác với tiếng S’tiêng là ngôn ngữ đơn tiết, song tiết và

đa tiết và không có dấu thanh. Do đó, mỗi mẫu tự chữ cái trong tiếng S’tiêng tự thể hiện

âm vực khác nhau.

- Nguyên âm trường độ dài như: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư. Cách phát âm các nguyên âm

này tương đối ổn định, giống nguyên âm trong tiếng Việt.

- Chữ cái nguyên âm trường độ ngắn: gồm sáu ký tự là: ă, â, ě, ǐ, ǒ, ǔ. Cách phát âm

các nguyên âm này không giống nguyên âm trong tiếng Việt, nếu đọc theo âm

tiếng Việt như: “ă – á”, “â – ớ”, “ě – é”, “ǐ – í”, “ǒ – ó”, và “ǔ – ú”, thì rõ ràng

phương này là không chuẩn xác.

- Chữ cái phụ âm có 18ký tự gồm: b, ƀ, c, d, đ, g, h, j, k, l, m, n, p, r, s, t, w, y.

Trong hệ thống chữ cái phụ âm này, nếu dùng cách đọc theo phương án 1(PA1),

phương án đọc theo âm tiếng Việt thì hoàn toàn chưa chuẩn xác và không hợp lý

như đã trình bày trong phần 3.4.1.3. Nhận xét phương án đọc theo âm tiếng Việt -

PA1.

b. Phương án 2 (PA2) phụ âm mang âm [a]

Phương án 2 (PA2) phụ âm mang âm [a],phân tích được tóm tắt như dưới đây:

- Chữ cái nguyên âm trường độ dài gồm: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư. Cách phát âm các

chữ cái nguyên âm này giống nguyên âm trong tiếng Việt như đã trình bày trong

phương án 1 (PA1).

- Chữ cái nguyên âm trường độ ngắn gồm: ă, â, ě, ǐ, ǒ, ǔ. Cách phát âm các nguyên

âm này theo phương án 2 (PA2) được liệt kê như: “ă – ak”, “â – âk”, “ě – ek”, “ǐ –

ik”, “ǒ – ok”, và “ǔ – uk”. Chi tiết được trình bày trong phần 3.4.2.1. Hệ thống

nguyên âm – PA2.

41

- Chữ cái phụ âm có 18mẫu tự gồm: b, ƀ, c, d, đ, g, h, j, k, l, m, n, p, r, s, t, w, y.

Theo phương án 2 (PA2), các mẫu tự phụ âm trong tiếng S’tiêng đọc mang âm [a].

Chi tiết được trình bày trong phần 3.4.2.2. Hệ thống chữ cái phụ âm – PA2; và

trong phần 3.4.2.3. Nhận xét phương án chữ cái phụ âm mang âm [a] – PA2

- Theo phân tích tiếng S’tiêng là ngôn ngữ đơn tiết, song tiết và đa tiết và không có

dấu thanh. Do đó phương án 2 (PA2) rất phù hợp đưa vào áp dụng đọc phiên âm

cho tiếng S’tiêng.

c. Phương án 3 (PA3) phụ âm mang âm [e]

- Phương án phụ âm mang âm [e] tương tự như phương án 2 (PA2) phụ âm mang âm [a],

chỉ khác là thay âm [a] cho âm [e]. Phương án này được áp dụng cho tất cả các nguyên

âm như (PA2).

- chữ cái phụ âm có 18 ký tự gồm: b, ƀ, c, d, đ, g, h, j, k, l, m, n, p, r, s, t, w, y. Theo

phương án 3 (PA3) hệ thống chữ cái phụ âm với các ký tự phụ âm mang âm [e] cho thấy

phương án này đọc tương tự như Phương án 2 (PA2) cho tất cả các nguyên âm, chỉ còn lại

các mẫu tự phụ âm được thay thế bởi phụ âm mang âm [a] sang đọc phụ âm mang âm [e].

- Phương án 3 (PA3) thể hiện cách đọc rất quen thuộc và gần gũi với tên chữ cái trong

tiếng Việt. Tuy nhiên, một vài trường hợp ở một số mẫu tự thì cách đọc trong Phương án3

(PA3) chưa phù hợp cho học sinh ở bậc tiểu học. Cụ thể: mẫu tự “l” : phát âm “el”, mẫu

tự “m” : phát âm “em”, mẫu tự “n” : phát âm “en”, mẫu tự “e” : phát âm “es”. Chi tiết

xem mục 3.4.3.2 Nhận xét phương án phụ âm mang âm [e] - PA3.

d. Phương án 4 (PA4) phụ âm mang âm [ơ]

Phương án 4 (PA4) phụ âm mang âm [ơ], phân tích được tóm tắt như dưới đây:

- Chữ cái nguyên âm trường độ dài gồm: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư. Cách phát âm các

nguyên âm này giống nguyên âm trong tiếng Việt như đã trình bày trong phương

án 1 (PA1).

- Chữ cái nguyên âm trường độ ngắn gồm: ă, â, ě, ǐ, ǒ, ǔ. Cách phát âm các nguyên

âm này theo phương án 4 (PA4) được liệt kê như: “ă – ak”, “â – âk”, “ě – ek”, “ǐ –

ik”, “ǒ – ok”, và “ǔ – uk”. Cách đọc nguyên âm trường độ ngắn, tương đồng PA2

và PA3. Chi tiết được trình bày trong phần 3.4.4.1. Hệ thống nguyên âm – PA4.

42

- Chữ cái phụ âm có 18 mẫu tự gồm: b, ƀ, c, d, đ, g, h, j, k, l, m, n, p, r, s, t, w, y.

Theo phương án 4 (PA4), các mẫu tự phụ âm trong tiếng S’tiêng đọc mang âm

[ơ]. Chi tiết được trình bày trong phần 3.4.4.2. Hệ thống chữ cái phụ âm – PA4; và

trong phần 3.4.4.3. Nhận xét phương án chữ cái phụ âm mang âm [ơ] – PA4.

- Theo phân tích tiếng S’tiêng là ngôn ngữ đơn tiết, song tiết và đa tiết và không có

dấu thanh. Do đó phương án 4 (PA4) rất phù hợp cần đưa vào áp dụng đọc phiên

âm cho tiếng S’tiêng.

e. Chọn lựa cách phát âm (cách đọc) cho tiếng S’tiêng

Qua phân tích cách phát âm mẫu tự bảng chữ cái cho tiếng S’tiêng được trình bày

trong bốn phương án trên, thì phương án 2 (PA2) và phương án 4 (PA4) là khả thi và

phù hợpcách phát âm cho tiếng S’tiêng.Trong đó, PA2 phát âm tương đồng với tiếng

Chăm và tiếng Khmer, và PA4 phát âm gần gũi với tiếng Việt hiện nay. Xem xét nhiều

khía cạnh và sự phù hợp hiện nay, do đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi chọn lựa

phương án 4 (PA4), phương án mẫu tự phụ âm mang âm [ơ] được áp dụng cho cách

phát âm tiếng S’tiêng hiện nay.

4. Kết luận

Trên cớ sở đánh giá điểm mạnh, mặt hạn chế của từng con chữ, đặc biệt thông qua

ý kiến đồng thuận của cộng đồng S’tiêng và các nhà khoa học, Ban chủ nhiệm đề tài đã

thống nhất lựa chọn bảng chữ cái tiếng S’tiêng và chính thức đề xuất công nhận như trong

Tờ trình. Văn bản chính thức công nhận của UBND tỉnh sẽ là cơ sở chính thức để Ban

chủ nhiệm đề tài tiếp tục xây dựng chương trình dạy và học tiếng S’tiêng ở bậc Tiểu học

và các nghiên cứu bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, ngôn ngữ S’tiêng cũng như ngôn ngữ

và văn hóa các dân tộc tại Việt nam trong bối cảnh hiện nay.

43

PHỤ LỤC A

PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO

“LỰA CHỌN BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG S’TIÊNG”

Báo cáo: Nguyễn Văn Hùng

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước

Kính thưa:

Kính thưa quý vị Đại biểu!

Trước hết, thay mặt cho lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước và Ban Chủ nhiệm

đề tài “Xây dựng chương trình dạy tiếng S’tiêng cho học sinh ở bậc tiểu học tại tỉnh Bình

Phước”, tôi xin nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu, các nhà khoa học đã đến tham dự

Hội thảo hôm nay. Xin kính chúc quý vị đại biểu, quý khách mời mạnh khỏe, hạnh phúc

và thành đạt. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!

Thưa quý vị Đại biểu!

Bình Phước – vùng đất được coi như “Phần mái của Nam Sơn” (Trường Sơn Nam)

là một vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Ngay từ rất xa

xưa, Bình Phước đã là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc ít người như S’tiêng, Mnông,

Mạ, Chơro, Chăm, Khmer…Có thể nói rằng, đây là nơi hội tụ và giao lưu văn hóa của

nhiều dân tộc anh em, tạo nên sự đa dạng và thống nhất trong bản sắc văn hóa của khu

vực này nói riêng, của cả nước nói chung. Trong số các dân tộc ít người sinh sống ở Bình

Phước thì người S’tiêng – một trong những chủ nhân lâu đời của vùng đất phía bắc tỉnh

Bình Phước – là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất. Cộng đồng và văn hóa S’tiêng có

vai trò quan trọng trong đời sống chính trị-xã hội của khu vực Đông Nam Bộ nói chung,

tỉnh Bình Phước nói riêng.

44

Cùng với sự đổi thay của đất nước, người S’tiêng ở Bình Phước đã từng bước hòa

nhập cùng với sự phát triển của các dân tộc anh em của tỉnh. Vài năm trở lại đây, cùng

với sự phát triển của kinh tế-xã hội, sau tiếng Việt, tiếng S’tiêng trở thành ngôn ngữ thứ

hai đối với công chức, viên chức đang công tác tại tỉnh Bình Phước, nhất là trong bối

cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc, các hoạt động giao tiếp và trao đổi giữa người

S’tiêng với các dân tộc anh em đang có mặt trên địa bàn tỉnh ngày càng gắn bó qua lại.

Việc dùng tiếng Việt và tiếng S’tiêng đã tạo điều kiện gắn kết giữa các dân tộc tại địa

phương, các lĩnh vực giao lưu bằng 2 hoặc 3 thứ tiếng ngày càng phổ biến. Nhưng trên

thực tế tiếng nói-chữ viết nói riêng và văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng ở tỉnh

Bình Phước đang đứng trước thách thức rất lớn. Đời sống của đa số người người S’tiêng

tại Bình Phước còn gặp nhiều khó khăn, dân trí thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, đội

ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ không cao. Bên cạnh đó, đại đa số con em

người S’tiêng trong tỉnh chưa biết viết tiếng mẹ đẻ. Điều đó đã gây khó khăn cho công tác

vận động, thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục tại tỉnh

nhà.

Thưa quý vị Đại biểu!

Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương và chính sách thiết thực cho sự

nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là sau khi có Chỉ

thị số 38/2004/CT/TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về công tác

bảo tồn, phát triển tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, công cuộc

đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của

Đảng đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành GD&ĐT tỉnh Bình Phước: “Tập trung

vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa

nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh…Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số…”. Song song với

việc phát triển kinh tế-xã hội ở tỉnh Bình Phước, việc dạy và học tiếng dân tộc S’tiêng ở

tỉnh Bình Phước đang được UBND tỉnh và các sở, ban ngành, trong đó có ngành giáo dục

và toàn xã hội quan tâm hơn bao giờ hết. Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền

thống của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước nói chung và dân tộc S’tiêng nói riêng,

việc khuyến khích, tạo điều kiện cho công tác phát triển tiếng nói, chữ viết của người

S’tiêng là một trong những việc làm cần thiết, góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện

giáo dục và đào tạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

45

Thưa quý vị Đại biểu!

Căn cứ Quyết định số 601/QĐ-UBND ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh Bình

Phước về việc phê duyệt đề cương triển khai thực hiện đề tài khoa học và công nghệ “Xây

dựng chương trình dạy tiếng S’tiêng cho học sinh ở bậc tiểu học tại tỉnh Bình Phước”,

theo đó, Sở GD&ĐT được UBND tỉnh giao chủ trì thực hiện đề tài khoa học này. Tuy

nhiên, trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân

là do tiếng S’tiêng có nhiều phương ngữ, có sự khác biệt chủ yếu về mặt phát âm, từ vựng

ở các vùng khác nhau. Hơn nữa, tài liệu phục vụ cho việc dạy học tiếng S’tiêng đang rất

hạn chế. Các tài liệu liên quan đến bảng chữ cái tiếng S’tiêng chưa được thống nhất.

Nhóm nghiên cứu đề tài đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của các cán bộ, nhân sĩ, trí thức,

già làng có uy tín, trưởng thôn người dân tộc S’tiêng về bảng chữ cái tiếng S’tiêng để so

sánh, đối chiếu sự tương đồng, khác biệt hệ thống bảng chữ cái, làm cơ sở lựa chọn bảng

chữ cái để xây dựng chương trình dạy tiếng S’tiêng ở bậc tiểu học, đảm bảo tính khách

quan, khoa học.

Trong Hội thảo lần này, tôi hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và thống

nhất lựa chọn bảng chữ cái tiếng S’tiêng để trình UBND tỉnh ra Quyết định ban hành, làm

cơ sở xây dựng chương trình tiếng S’tiêng cho học sinh tiểu học, đảm bảo tính khách

quan, khoa học, đáp ứng yêu cầu dạy và học tiếng dân tộc thiểu số theo chủ trương,

đường lối của Đảng nhà nước về ngôn ngữ dân tộc và chính sách giáo dục dân tộc và đặc

biệt hơn, đây sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi để Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước

cùng với các nhà khoa học Trường Đại học Tây Nguyên hoàn thiện tốt chương trình dạy

tiếng S’tiêng cho học sinh tiểu học theo chủ trương mới của Bộ GD&ĐT. Tôi tin tưởng

rằng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo tỉnh, với tầm nhìn và sự đồng thuận

của tất cả chúng ta, Hội thảo sẽ thành công tốt đẹp.

Thay mặt Ban Tổ chức, Ban Chủ nhiệm đề tài, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo

“Lựa chọn bảng chữ cái tiếng S’tiêng”. Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc,

lòng biết ơn chân thành tới toàn thể Quý vị đại biểu, Quý Nhà Khoa học đã dành thời gian

quý báu đến dự Hội thảo hôm nay.

Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn.

46

PHỤ LỤC B

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG S’TI ÊNG

Ở CÁC TRƯỜNG PTDTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Báo cáo: Hồ Hải Thạch

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước

1. Khái quát chung tình hình thực hiện công tác phát triển giáo dục dân tộc ở tỉnh

Bình Phước

Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, có 260,4km đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia; dân

số của tỉnh là 950.146 người, gồm hơn 40 dân tộc khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số

là: 191.431 người chiếm 20,14%) sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn (92 xã,

14 phường và 5 thị trấn) thuộc 8 huyện, 3 thị xã. Bình Phước có nhiều xã vùng sâu, vùng

xa, vùng đồng bào dân tộc và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, kém phát triển, trình

độ dân trí còn thấp.

Trong quá trình thực hiện chiến lược giáo dục và đào tạo, Sở GD&ĐT đã chủ động

lồng ghép công tác giáo dục dân tộc vào nhiệm vụ chung của ngành nhằm thực hiện mục

tiêu phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng có

điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng

dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo các điều kiện phát triển giáo dục bền vững góp

phần ổn định chính trị vùng dân tộc, giữ vững an ninh, chủ quyền vùng biên giới.

Sở GD&ĐT đã chủ động phối kết hợp với các sở, ban, ngành, tỉnh, UBND các

huyện, thị xã trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác giáo dục dân tộc, qua đó huy

động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục và

đào tạo vùng dân tộc. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có tất cả 06 trường PTDTNT

(trong đó có 01 trường PTDTNT THPT, 04 trường PTDTNT THCS cấp huyện và 01

trường PTDTNT THCS&THPT).

Sở GD&ĐT chỉ đạo và thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào trường PTDTNT theo

quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường

PTDTNT và theo văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh; tham mưu UBND tỉnh ban hành

47

Quyết định số 2827/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động trường PTDTNT, chỉ

đạo các đơn vị thực hiện tốt chương trình và kế hoạch giáo dục trong các trường

PTDTNT, đồng thời chỉ đạo các trường PTDTNT đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng

cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí dạy-học, kiểm tra, đánh giá học sinh phù

hợp đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy, chất lượng giáo dục học sinh ở các

trường PTDTNT ngày càng được nâng cao.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh ở các trường luôn được chú trọng. Công

tác giáo dục toàn diện, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thường xuyên được quan tâm

thông qua hoạt động tổ chức giao lưu văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số; tìm hiểu văn

hóa dân tộc và kiến thức văn hóa, lịch sử địa phương. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị,

tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh chưa qua lớp mẫu giáo 5

tuổi trước khi vào lớp 1 cũng được các trường quan tâm, thực hiện và đạt nhiều kết quả

tốt đẹp.

Để tạo nguồn cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là cán bộ dân tộc thiểu số,

giúp học sinh các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội

đặc biệt khó khăn có cơ hội được học tập, tiếp thu kiến thức khoa học, kĩ thuật, được giao

lưu văn hóa, nâng cao nhận thức để phục vụ cho làng bản, quê hương, đồng thời, để đảm

bảo được nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ chuyên môn, có hiểu biết về phong tục tập

quán, truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần vào việc phát triển

kinh tế-xã hội tại địa phương, Sở GD&ĐT luôn quan tâm, chú trọng và thực hiện tốt công

tác đào tạo cử tuyển, thực hiện theo đúng quy định các chế độ, chính sách cho sinh viên

cử tuyển nói riêng, cán bộ, giáo viên và học sinh trong các trường PTDTNT nói chung,

bảo đảm tính nghiêm túc, công khai, công bằng và minh bạch.

Bên cạnh những thành quả đạt được thì công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo

dục dân tộc vẫn còn những tồn tại nhất định. Nhìn chung, hầu hết các trường đều gặp khó

khăn trong việc giáo dục học sinh, do phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, ngôn ngữ

trong giao tiếp, kỹ năng tiếp thu của học sinh. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu cho

việc dạy và học, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Công tác giáo dục dân tộc

chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. Chất lượng giáo dục nói chung

còn thấp. Giáo viên người dân tộc còn quá ít, trình độ của giáo viên người dân tộc còn

thấp…Công tác tuyên truyền cho phụ huynh học sinh và học sinh yên tâm học tập ở các

trường PTDTNT chưa sâu sát, trình độ hiểu biết của phụ huynh còn hạn chế nên nhiều em

trúng tuyển vào các trường PTDTNT nhưng không tham gia nhập học.

48

2. Đánh giá thực trạng dạy và học tiếng S’tiêng trong các trường PTDTNT trên địa

bàn tỉnh Bình Phước

Có thể nói rằng, Bình Phước là “trung tâm” của văn hóa Stiêng ở Việt Nam. Là một

dân tộc thuộc cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, dân tộc S’tiêng có một nền văn hóa

vừa mang nhiều sắc thái chung với những dân tộc anh em sống xung quanh vừa mang

những nét riêng, độc đáo của dân tộc mình. Cùng với sự phát triển của đất nước, người

S’tiêng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị-xã hội của khu vực Đông

Nam bộ nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng.

Thực hiện Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng

Chính phủ về công tác bảo tồn, phát triển tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số;

Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học

tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm

giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước luôn quan tâm, đầu tư đến công tác

dạy tiếng dân tộc, đặc biệt là tiếng S’tiêng cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh ở các

trường PTDTNT để góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc,

đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo định

hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các trường PTDTNT xây

dựng kế hoạch, chương trình giảng dạy tiếng S’tiêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và

học sinh của nhà trường. Nhà trường phân công cho các giáo viên biết nói và viết tiếng

S’tiêng biên soạn tài liệu, tổ chức giảng dạy, hình thức giảng dạy phù hợp với điều kiện

của nhà trường. Trong việc biên soạn tài liệu, cần lấy ý kiến đóng góp của các già làng,

những người có uy tín, những trí thức người S’tiêng, những người hiểu biết về nguồn gốc

dân tộc S’tiêng để đảm bảo tính khách quan, khoa học. Chương trình giảng dạy, nội dung

giảng dạy phải thực tế, linh hoạt và đảm bảo hiệu quả.

Trong năm học 2016-2017, toàn tỉnh có 02/06 trường tổ chức dạy-học tiếng S’tiêng

cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh (Trường PTDNT THCS Bình Long và

Trường PTDTNT THCS Điểu Ong) với số lượng người học là 464 người học, gồm: 85

CB-GV-NV và 379 học sinh. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh rất hứng thú trong

việc học tiếng S’tiêng. Thông qua việc dạy và học tiếng S’tiêng, giáo viên có thể hiểu học

sinh hơn, các em học sinh biết yêu thương, gần gũi và đoàn kết với nhau hơn trong sinh

hoạt, học tập.

49

Giáo viên giảng dạy tiếng S’tiêng chủ yếu là các giáo viên người dân tộc S’tiêng,

một số giáo viên không phải là người dân tộc S’tiêng nhưng lại am hiểu về tiếng S’tiêng

nên cũng được phân công giảng dạy tiếng S’tiêng cho CB-GV-NV và học sinh trong nhà

trường. Nội dung giảng dạy là do các giáo viên tự biên soạn theo hiểu biết của mình, chủ

yếu là giao tiếp cơ bản, vì vậy, việc giảng dạy vẫn chưa thực sự bài bản, khoa học. Bên

cạnh đó, thời lượng giảng dạy ít, môi trường giao tiếp hạn hẹp, không có giáo viên

chuyên môn về giảng dạy tiếng S’tiêng, không có chương trình học cụ thể nên hiệu quả

của việc học tiếng S’tiêng ở các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh vẫn chưa cao.

Một số trường ở vùng trung tâm như Trường PTDTNT THPT Bình Phước vẫn chưa

có điều kiện để tổ chức tốt việc giảng dạy tiếng S’tiêng cho CB-GV-NV và học sinh trong

nhà trường. Nguyên nhân là do thiếu giáo viên, thiếu tài liệu, áp lực chương trình chính

khóa…

Trong năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với Trường

Đại học Tây Nguyên thực hiện đề tài khoa học “Xây dựng chương trình dạy tiếng S’tiêng

cho học sinh ở bậc tiểu học tại tỉnh Bình Phước”. Trên cơ sở đó, tham mưu UBND tỉnh đề

nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình tiếng S’tiêng cấp tiểu học. Hiện đề

tài đã được UBND tỉnh thông qua và đang trong giai đoạn lấy ý kiến, lựa chọn bảng chữ

cái tiếng S’tiêng phổ biến nhất để làm cơ sở xây dựng chương trình tiếng S’tiêng tiểu học,

đưa vào giảng dạy trong nhà trường.

Với mong muốn CB-GV-NV và học sinh ở các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh

nói riêng, cán bộ, công chức đang công tác tại tỉnh Bình Phước nói chung được học tiếng

S’tiêng một cách bài bản, khoa học, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước tiếp tục đẩy nhanh tiến

độ thực hiện đề tài đã được UBND tỉnh phê duyệt và trong thời gian sớm nhất, tỉnh Bình

Phước sẽ có một chương trình giảng dạy tiếng S’tiêng cho cán bộ, công chức, viên chức

và học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo sự gắn bó, gần gũi và hiệu quả trong

các hoạt động giao tiếp và trao đổi giữa người S’tiêng với các dân tộc anh em trên địa bàn

tỉnh, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc

S’tiêng theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về ngôn ngữ dân tộc và chính

sách giáo dục dân tộc, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế-xã

hội ở địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập hiện nay.

50

PHỤ LỤC C

QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC LỰA CHỌN BẢNG CHỮ CÁI STIÊNG

Báo cáo: GS.TS.NGND Bùi Khánh Thế

Phát biểu quan điểm về việc lựa chọn bảng chữ cái tiếng S’tiêng tôi dựa vào các tài liệu

tập hợp được sau đây:

1. Văn Ngọc Sáng, Về tính cần thiết xây dựng chương trình tiếng S’tiêng

2. Buôn Krông Tuyết Nhung, Phân tích kết quả khảo sát và đề xuất phương án lựa chọn

bảng chữ cái tiếng S’tiêng

3. Hoàng Thị Châu, 2001: Xây dựng bộ chữ phiên âm cho các dân tộc thiểu số ở Việt

Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.

4. Lê Khắc Cường, 2000: Cơ cấu ngữ âm tiếng S’tiêng (có so sánh với các ngôn ngữ

nhóm Nam Bahnarra, Luận án tiến sĩ ngữ văn, TP.HCM

Trong cuộc hành trình của mình, hơn ½ thế kỉ trong ngôn ngữ học, đặc biệt là xuyên

qua các ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng S’tiêng đã được tôi tiếp cận từ các

thập kỉ cuối thế kỷ XX qua quá trình tham gia chỉ đạo sinh viên Khoa Ngữ văn, Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM khảo sát và viết khóa luận về tiếng S’tiêng, qua

việc đánh giá luận án tiến sĩ Cơ cấu ngữ âm tiếng S’tiêng (có so sánh với các ngôn ngữ

nhóm Nam Bahnarra) do Lê Khắc Cường thực hiện với cương vị Chủ tịch Hội đồng chấm

luận án, nhất là qua mấy hội nghị nghiệm thu và đánh giá các công trình về tiếng S’tiêng

do Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước tổ chức.

Bày tỏ quan điểm của mình về việc “Lựa chọn bảng chữ cái tiếng S’tiêng” cũng như

cho các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam nói chung tôi dựa vào hai nguyên tắc. Một là lí

thuyết đại cương về chữ viết nói chung và hai là các nguyên tắc thích hợp đối với việc

xây dựng và lựa chọn hệ thống chữ viết sao cho vừa đáp ứng được đặc điểm của tiếng dân

tộc thiểu số, cụ thể:

Trong sách chuyên khảo lí thuyết đại cương về chữ viết, L.R.Zinđe nêu rõ: “Chữ

viết quả thật là sự sáng tạo vĩ đại nhất của trí tuệ con người. Không có chữ viết không thể

51

có quá trình phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn hóa và nói chung đã không thể diễn ra

lịch trình tiến bộ xã hội” (L.R.Zinđe, 1987, Lí thuyết đại cương về chữ viết, tr.3, Lời nói

đầu chuyên luận. Từ năm 1826, nhà ngôn ngữ học Đức W.Humboldt đã từng khẳng định:

“Đối với đời sống cũng như quá trình mở rộng kiến thức của con người, tầm quan trọng

của chữ viết tự thân nó là hết sức lớn lao”. Những nhận định đó không chỉ đúng vào thời

kì lịch sử nhân loại mới bắt đầu, bước vào giai đoạn hiện đại, tùy từng vùng miền, vượt

qua cách truyền thụ cho nhau kinh nghiệm trong cuộc sống, sự hiểu biết theo con đường

khẩu truyền. Ngay cả hiện nay, khi khoa học, vi tính, kĩ thuật ghi âm lưu giữ thông tin,

phương tiện truyền thông, in ấn phát triển như vũ bão, chữ viết cho các ngôn ngữ vẫn là

nhu cầu tối cần thiết, tất yếu trong cuộc sống. Chính vì vậy, ở một quốc gia có nhiều dân

tộc thiểu số chưa có chữ viết như ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn luôn chủ trương và

có kế hoạch về việc xây dựng, phổ biến chữ viết cho các dân tộc thiểu số, đặc biệt là cho

các dân tộc đông người, cần có chữ viết.

Tộc người S’tiêng ở Bình Phước với dân số 50.000 người cư trú khá tập trung, có

những đặc điểm chung, thuộc số những dân tộc thiểu số cần được giúp đỡ để xây dựng

chữ viết ghi lại tiếng nói của dân tộc mình, nhằm góp phần vào việc nâng cao đời sống

văn hóa, xã hội của địa phương và của đất nước. Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà

nước về chính sách dân tộc, lãnh đạo tỉnh Bình Phước từ nhiều năm qua, ngay từ cuối thế

kỉ trước đã khởi động vấn đề nghiên cứu tiếng S’tiêng, xây dựng chữ viết S’tiêng và đưa

vào sử dụng trong đời sống, nhất là trong giáo dục, văn hóa. Hưởng ứng chủ trương, một

số nhà khoa học đã dành nhiều tâm sức vào lĩnh vực này với sự giúp đỡ của Sở GD&ĐT,

Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch của tỉnh cũng như các cơ sở đào tạo, nghiên cứu-nơi các

nhà khoa học ấy đang công tác. Và kết quả là góp vào lĩnh vực này các công trình có ý

nghĩa khoa học cũng như có giá trị ứng dụng thiết thực. Theo mục đích thực tiễn mà cuộc

Hội thảo lần này hướng đến, tôi nghĩ có thể nhắc đến hai công trình sau đây:

1/ Luận án do Lê Khắc Cường thực hiện: Cơ cấu ngữ âm tiếng S’tiêng (có so sánh với các

ngôn ngữ nhóm Nam Bahnarra, 2000. Đáng chú ý là phụ lục 5 đính kèm cuối luận án:

Vấn đề chữ viết tiếng S’tiêng và nhóm Nam Bahnarra.

2/ Bài viết do Buôn Krông Tuyết Nhung thực hiện: Phân tích kết quả khảo sát và đề xuất

phương án lựa chọn bảng chữ cái tiếng S’tiêng. Công trình này là sự tổng hợp quá trình

nghiên cứu của nhóm đề tài từ Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước, Đại học Tây Nguyên, Đài

Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Phước, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Tây

Nguyên.

52

Nếu phương án do Lê Khắc Cường đề xuất đáp án tiêu chí kết hợp được hiện trạng

ngữ âm của nhóm Nam Bahnarra (Kơho, Mnông, S’tiêng, Chrau) thì phương án lựa chọn

do Buôn Krông Tuyết Nhung đề xuất có ưu điểm là tổng hợp được tình hình của hầu hết

những phương án có trước, kể cả bảng chữ cái trong tài liệu tiếng dân tộc cho cán bộ,

công chức theo Quyết định số 70/2007 ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Bình Phước.

Dựa vào các tiêu chí lựa chọn bảng chữ cái cho các dân tộc thiểu số Việt Nam được

đề nghị làm căn cứ để xem xét (đã được nêu ở mục 2) tôi thấy đề xuất trong bài viết của

Buôn Krông Tuyết Nhung là có sức thuyết phục. Theo tôi, phương án này có kết hợp

được với yêu cầu của phương án do Lê Khắc Cường đề xuất. Cụ thể là trong phương án

do Buôn Krông Tuyết Nhung đề xuất:

- Phần lớn các chữ cái đều trùng hoặc gần với chữ Quốc ngữ hiện hành

- Mấy chữ cái W, j hoặc các chữ cái nguyên âm có dấu phụ tuy không có chính thức

trong bảng chữ cái chữ quốc ngữ nhưng trên thực tế vẫn được dùng phổ biến trong một số

văn bản.

- Toàn bộ bảng chữ cái được đề xuất có thể thực hiện dễ dàng trên máy vi tính theo

chương trình dùng bộ chữ Việt hiện hành.

Kết luận: Sau khi xem xét các mặt thuận tiện hoặc bất lợi, tôi tán thành đề xuất trong bài

viết của Buôn Krông Tuyết Nhung.

TP.HCM ngày 28/6/2017

53

PHỤ LỤC D

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VỀ TÍNH CẦN THIẾT

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG STIÊNG

Đề tài: “Xây dựng chương trình dạy tiếng Stiêng cho học sinh ở bậc tiểu học

tại tỉnh Bình Phước”)

Báo cáo: PUTRA PODAM

Trường Đại học Tây Nguyên

I. Đối tượng và phạm vi khảo sát

a. Mẫu khảo sát

Tập trung phỏng vấn và lấy ý kiến người S’tiêng ở tỉnh Bình Phước. Phần khảo sát

tập trung cho các đối tượng Nhóm 1: Học sinh, cán bộ, người dân Stiêng gồm 125 phiếu,

và nhóm 2: Giáo viên và chuyên gia gồm 15 phiếu.

Để khảo sát số liệu chúng tôi phát phiếu khảo sát trực tiếp cho đối tượng được khảo

sát tại Bình Phước. Số liệu được trình bày tại Bảng 1.

Bảng 1. Đối tượng và số liệu được khảo sát

Đối tượng khảo sát Số liệu khảo sát Mẫu khảo sát

Học sinh, cán bộ, người dân Stiêng 125 D

Giáo viên, chuyên gia 15 D

b. Phạm vi khảo sát

Phạm vi khảo sát tập trung ở một số thôn, xã có người S’tiêng thuộc huyện Bù Gia

Mập, thị xã Đồng Xoài, huyện Bình Long, Chơn Thành, huyện Lộc Ninh, huyện Bù

Đăng, Đồng Phú, Trường THPT Nội trú tỉnh và trí thức S’tiêng làm việc ở một số cơ

quan thuộc Thị xã Đồng Xoài, Bình Phước.

54

II. Nội dung khảo và mức độ cần thiết

a). Khảo sát thực trạng chung

Để có số liệu khách quan, nhóm nghiên cứu đã xây dựng phiếu khảo sát lấy ý kiến

người S’tiêng qua các câu hỏi sau đây:

1. Ông (bà) có biết chữ viết Stiêng không ?

Để khảo sát cộng đồng về khả năng biết tiếng Stiêng, qua số liệu mẫu khảo sát, kết quả

trình bày như bảng sau:

Bảng 2. Số liệu khảo sát khả năng biết chữ Stiêng

Biết Không biết Tổng

Cộng đồng 57

(45.60%)

68

(54.40%)

125

(100%)

Chuyên gia 15

(100%) 0

15

(100%)

Tổng phiếu 72

(51.43%)

68

(48.57%)

140

(100%))

Theo số liệu ở Bảng 2, tổng số phiếu khảo sát cho cả hai nhóm cộng đồng và

chuyên gia là 140 phiếu, trong đó thực trạng biết chữ Stiêng cho cả hai nhóm chiếm 72

(51.43%) và không biết chiếm 68 (48.57%). Cụ thể nhóm cộng đồng là 125 phiếu với

thực trạng biết chữ Stiêng là 57 (45.60%) và không biết chiếm 68 (54.40%). Trong khi đó

nhóm chuyên gia với tổng phiếu là 15 và kết quả biết chữ Stiêng chiếm 15 (100%) số

phiếu.

2. Ông (bà) đã học chữ Stiêng bằng cách nào?

Để khảo sát cộng đồng về cách thức và nơi học chữ Stiêng, qua số liệu mẫu khảo sát, kết

quả trình bày như bảng sau:

Bảng 3. Số liệu khảo sát cách thức học chữ Stiêng

Học chữ

Stiêng

Cộng đồng Chuyên gia

Biết Không biết Biết

Tiểu học 3 - 2

Nhà thờ 19 - 1

Tự học 35 - 12

Tổng 57 68 15

55

Theo số liệu khảo sát thực trạng về khả năng biết chữ Stiêng ở Bảng 2, thì kết quả về cách

thức và nơi học chữ Stiêng của các đối tượng được khảo sát được trình bày tại Bảng 3.

3. Hiện nay ở địa phương ông (bà) chữ viết Stiêng được dạy ở đâu ?

Để khảo sát cộng đồng về nơi dạy chữ Stiêng, qua số liệu mẫu khảo sát, kết quả trình bày

như bảng sau:

Bảng 4. Số liệu khảo sát nơi dạy chữ Stiêng

Nơi dạy chữ Stiêng Cộng đồng Chuyên gia

Dạy ở trường Tiểu học 1

(0.80%) 0

Dạy ở Nhà thờ 18

(14.40%)

1

(6.67%)

Không dạy chữ Stiêng 106

(84.80%)

14

(93.33%)

Tổng 125

(100%)

15

(100%)

Theo số liệu ở Bảng 4, tổng số phiếu khảo sát cho cả hai nhóm cộng đồng và chuyên

gia thì kết quả cho thấy thực trạng dạy và học chữ Stiêng còn hạn chế, một số địa phương

thì chữ Stiêng có triển khai dạy tại trường Tiểu học, số khác được dạy tại Nhà thờ, và

phần lớn qua các đối tượng khảo sát thì chữ Stiêng chưa được giảng dạy tại địa phương.

Cụ thể nhóm cộng đồng chiếm 106/125 (84.80%) và nhóm chuyên gia chiếm 14/15

(93.33%).

b). Khảo sát mức độ cần thiết qua nhóm cộng đồng

Phần này khảo sát mức độ đánh giá sự cần thiết cần xây dựng tiếng Stiêng cũng như

đưa tiếng Stiêng vào giảng dạy trong Nhà trường. Mỗi câu hỏi trong phần này được trả lời

dựa vào thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5 (1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3.

Bình thường; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý). Kết quả cho mỗi câu hỏi được trình bày trong

bảng sau:

56

Bảng 5: Bảng đánh giá khảo sát nhu cầu tiếng Stiêng

TT Dữ liệu khảo sát Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Tổng

1. Cần xây dựng thống nhất bảng chữ

cái tiếng Stiêng

5

4.00%

65

(52.00%)

55

(44.00%)

125

(100%)

2. Cần đưa tiếng Stiêng vào dạy trong

Nhà trường

11

8.80%

67

(53.60%)

47

(37.60%)

125

(100%)

3. Cần triển khai dạy tiếng Stiêng rộng

rãi trong cộng đồng

19

15.20%

55

(44.00%)

51

(40.80%)

125

(100%)

4. Cần phổ biến tiếng Stiêng trên Đài

Phát thanh Bình Phước

4

3.20%

54

(43.20%)

67

(53.60%)

125

(100%)

Dựa vào bảng số liệu ở Bảng 5, kết quả cho thấy tất cả 125 người được khảo sát

đều trả lời từ mức độ ba trở lên là “Bình thường”, “Đồng ý”, và “Rất đồng ý”. Điều này

cho thấy, mức độ nhận thức của cộng đồng rất cần thiết trong việc cần triển khai dạy và

học tiếng Stiêng trong Nhà trường. Trong bảng số liệu trên hầu hết không một đối tượng

khảo sát nào chọn câu “Không đồng ý” cho bốn mục câu hỏi trên. Đặc biệt mức độ chọn

“Đồng ý” và “Rất đồng ý” rất cao cho cả bốn mục câu hỏi. Tổng số người đồng ý là 125

người (chiếm tỷ lệ 100%).

Để phân tích bảng số liệu trên, chúng tôi tính số người được khảo sát tương ứng với

tổng điểm đạt được cho bốn mục dữ liệu khảo sát và dựa vào thang đo 5 mức độ từ 1 đến

5. Kết quả được trình bày ở Bảng 6.

Bảng 6. Số người được khảo sát và tổng điểm tương ứng

Số người khảo sát Tổng điểm

37 20

7 19

8 18

17 17

39 16

13 15

4 14

57

Hình 1: Biểu đồ số người được khảo sát và tổng điểm tương ứng

Bảng tổng điểm 5 mức độ cho bốn câu hỏi khảo sát được phân chia thành hai mức như

sau:

Bảng 7. Mức phân loại tổng điểm

Phân loại Tổng điểm

Không chấp nhận 4 -12

Chấp nhận 13 - 20

Dựa vào số liệu ở Bảng 6 và Bảng 7, có thể kết luận rằng tất cả 125 người được

khảo sát chiếm tỷ lệ (100%) cho rằng nhu cầu cần xây dựng thống nhất bảng chữ cái tiếng

Stiêng, đưa tiếng Stiêng vào dạy trong Nhà trường và cần triển khai dạy tiếng Stiêng

rộng rãi trong cộng đồng.

c). Khảo sát mức độ cần thiết qua nhóm chuyên gia

1. Đánh giá mức độ cần thiết

Phần đánh giá mức độ cần thiết việc xây dựng tiếng Stiêng của nhóm chuyên gia

qua khảo sát. Mỗi câu hỏi trong phần này được trả lời dựa vào thang đo 5 mức độ từ 1

đến 5 (1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường; 4. Đồng ý; 5. Rất

đồng ý). Kết quả cho mỗi câu hỏi được trình bày trong bảng sau:

58

Bảng 8: Bảng đánh giá mức độ qua khảo sát của nhóm chuyên gia

TT Dữ liệu khảo sát Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng ý Tổng

1. Cần xây dựng thống nhất bảng

chữ cái tiếng Stiêng

0

0

6

(40.00%)

9

(60.00%)

15

(100%)

2. Cần đưa tiếng Stiêng vào dạy

trong Nhà trường

0

0

6

(40.00%)

9

(60.%)

15

(100%)

3. Cần triển khai dạy tiếng Stiêng

rộng rãi trong cộng đồng

1

6.67%

4

(26.67%)

10

(66.67%)

15

(100%)

4. Cần phổ biến tiếng Stiêng trên

Đài Phát thanh Bình Phước

0

0

3

(20.00%)

12

(80.00%)

15

(100%)

Dựa vào số liệu ở Bảng 8, kết quả cho thấy tất cả 15 người thuộc nhóm chuyên gia

được khảo sát đa số đều trả lời ở mức độ “Đồng ý”, và “Rất đồng ý”. Điều này cho thấy,

mức độ cần thiết của cộng đồng trong việc cần dạy và học tiếng Stiêng trong Nhà trường.

Trong bảng số liệu trên hầu hết không một chuyên gia chọn câu “Không đồng ý” cho bốn

mục câu hỏi trên. Đặc biệt mức độ chọn “Đồng ý” và “Rất đồng ý” rất cao cho cả bốn

mục câu hỏi. Tổng số người trả lời từ mức “Bình thường”, “Đồng ý” và “Rất đồng ý” là

15 người (chiếm tỷ lệ 100%).

Để phân tích bảng số liệu trên, chúng tôi tính số người được khảo sát tương ứng với

tổng điểm đạt được cho bốn mục dữ liệu khảo sát và dựa vào thang đo 5 mức độ từ 1 đến

5. Kết quả được trình bày ở Bảng 9.

Bảng 9. Số chuyên gia được khảo sát và tổng điểm tương ứng

Số chuyên gia khảo sát Tổng điểm

7 20

3 19

1 18

0 17

4 16

Dựa vào số liệu ở Bảng 9 và mức phân loại tổng điểm ở Bảng 7, có thể kết luận

rằng tất cả 15 chuyên gia được khảo sát chiếm tỷ lệ (100%) cho rằng nhu cầu cần xây

59

dựng thống nhất bảng chữ cái tiếng Stiêng, đưa tiếng Stiêng vào dạy trong Nhà trường và

cần triển khai dạy tiếng Stiêng rộng rãi trong cộng đồng.

2. Đánh giá mức độ cần thiết qua Fuzzy Delphi

Để đánh giá mức độ chấp nhận chính xác cho nhóm chuyên gia, phương pháp Fuzzy

Delphi là thuật toán dùng để áp dụng cho trường hợp này. Nhóm nghiên cứu đã chọn 15

chuyên gia để đánh giá nhu cầu xây dựng thống nhất bảng chữ cái tiếng Stiêng, đưa tiếng

Stiêng vào dạy trong Nhà trường, triển khai dạy tiếng Stiêng rộng rãi trong cộng đồng và

phổ biến tiếng Stiêng trên Đài Phát thanh Bình Phước. Mỗi câu hỏi trong bảng khảo sát

dựa vào thang đo tỷ lệ theo 5 mức độ và thang điểm Likert được trình bày như Bảng 10.

Bảng 10. Bảng giá trị thang đo Likert

Thang đo Giá trị thang điểm

5.00 0.60 0.80 1.00

4.00 0.40 0.60 0.80

3.00 0.20 0.40 0.60

2.00 0.10 0.20 0.40

1.00 0.00 0.10 0.20

Từ số liệu kết quả khảo sát qua nhóm chuyên gia và giá trị thang đo 5 mức độ của

ứng dụng Fuzzy Delphi, mức độ chấp nhận qua đánh giá của nhóm chuyên gia được trình

bày tại Bảng 11.

Bảng 11. Bảng giá trị trọng yếu (Threshold value) của nhóm chuyên gia

Chuyên gia Dữ liệu khảo sát

I1 I2 I3 I4

1 0.08 0.09 0.08 0.04

2 0.08 0.09 0.08 0.04

3 0.12 0.12 0.12 0.16

4 0.08 0.25 0.29 0.04

5 0.08 0.09 0.08 0.04

6 0.08 0.09 0.08 0.04

60

7 0.12 0.12 0.32 0.04

8 0.12 0.09 0.08 0.04

9 0.08 0.09 0.08 0.04

10 0.08 0.12 0.08 0.04

11 0.08 0.09 0.08 0.04

12 0.12 0.09 0.08 0.04

13 0.12 0.12 0.12 0.16

14 0.08 0.09 0.08 0.04

15 0.12 0.12 0.12 0.16

Tần số d ≤ 2 15.00 15.00 15.00 15.00

Phần trăm d ≤ 2 100% 100% 100% 100%

Giá trị d 0.02

Từ kết quả số liệu ở Bảng 11, cho thấy giá trị trọng yếu (Threshold) cho mỗi câu

hỏi khảo sát dựa trên chuyên môn và sự đồng thuận của các chuyên gia (d ≤ 0.2) đối với

cả bốn hạng mục là 100%, nhiều hơn giá trị yêu cầu là 75%. Giá trị của d cho tất cả hạng

mục là 0,02 (yêu cầu d ≤ 0,2). Như vậy, có thể kết luận rằng tất cả chuyên gia đồng thuận

rằng cần xây dựng thống nhất bảng chữ cái tiếng Stiêng, đưa tiếng Stiêng vào dạy trong

Nhà trường, triển khai xây dựng chương trình dạy tiếng Stiêng rộng rãi trong cộng đồng

và phổ biến tiếng Stiêng trên Đài Phát thanh Bình Phước cũng như trên các phương tiện

thông tin đại chúng.

61

PHỤ LỤC E

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG STIÊNG

Đề tài: “Xây dựng chương trình dạy tiếng Stiêng cho học sinh ở bậc tiểu học

tại tỉnh Bình Phước”

TS. Buôn Krông Tuyết Nhung

Trường Đại học Tây Nguyên

I. Tổng hợp hệ thống chữ cái tiếng Stiêng qua các thời kỳ

1. Hệ thống chữ cái của R.P.HAzémar

Năm 1861, bộ chữ viết Bahnar ra đời và được xem bộ chữ viết đầu tiên của các

ngôn ngữ dân tộc ít người ở phía Nam. Việc xây dựng tiếng Stiêng cũng trong tình hình

như vậy. Có thể xem R.P. H Azémar là người đầu tiên xây dựng bộ chữ tiếng S’tiêng.

Từ năm 1887, giáo sĩ R.P.H. Azémar đã thu thập, xử lý ngữ liệu và xuất bản cuốn

Dictionnaire Stieng5. Phần từ điển đối chiếu S’tiêng - Pháp gồm 2500 mục từ là tư liệu cổ

nhất và hết sức quý giá về ngôn ngữ S’tiêng vào cuối thế kỉ XIX hiện vẫn còn lưu giữ

được. Mặc dù có những chi tiết trong phần ghi âm chưa phù hợp với đặc điểm tiếng

S’tiêng nhưng đây là cơ sở giúp ta hình dung một cách khá chân xác diện mạo của ngôn

ngữ S’tiêng cách đây hơn một thế kỉ. Theo công trình Dictionaire Stiêng gồm 2500 mục

từ là tư liệu cổ nhất. Tác giả R.P.HAzémar cho rằng tiếng Stiêng có 52 phụ âm và nguyên

âm được ghi bằng các con chữ sau:

- 20 phụ âm gồm: b, ch, d, f, g, h, j, k, kh, l, m, n, ng, nh, p, r, s, t, th, v,

- 20 nguyên âm đơn: a, à, ă, e, ĕ, ê, ê̌, i, ì, ĭ, o, ŏ, ô, ô̌, ơ, ơ̌, u, ù, ŭ, ư

- 12 nguyên âm đôi: ai, ahi, âu, êi, iê, iêu, ôê, ôu, ơi, ua, ue, ui

5 Azemar R.P.H. (1897), Dictionnaire Stieng, Rucueil de 2500 Mots, Excursions et Reconnaissances,

Imprimerie Coloniale, Saigon.

62

2. Hệ thống chữ cái của Ralph Haupers

Cuối những năm 50 của thế kỷ XX, tiếng S’tiêng được chú ý hơn bởi các nhà khoa

học của tổ chức SIL của Mỹ. Tổ chức này đã ký một bản thỏa ước với chính quyền Sài

Gòn về việc đưa chữ viết dân tộc vào chương trình giáo dục song ngữ bậc tiểu học. Hàng

loạt ngôn ngữ dân tộc ít người ở phía Nam đã được khảo sát, miêu tả, xây dựng hệ thống

chữ viết và hầu hết đã được ứng dụng trong việc biên soạn sách giáo khoa, các sách công

cụ và cả Kinh thánh ở bậc tiểu học cho học sinh và giáo viên người dân tộc. Năm 1962,

Ralph Haupers có bài viết đầu tiên về phụ âm cuối âm tiết tính của tiền âm tiết tiếng

S’tiêng6. Năm 1968, ông viết bài Stieng Phonemes (Các âm vị tiếng S’tiêng)7. Trong tập

sách Nói tiếng Sơđiêng (Stieng Phrase Book) viết chung với Điểu 'Bi năm 1968 có trình

bày sơ lược hệ thống ngữ âm tiếng S’tiêng trong bảng chỉ dẫn cách phát âm

(Pronunciation Guide). Năm 1991, ông Ralph Haupers và Bà Lorraine Haupers in Stieng-

English Dictionary. Phần đầu cuốn từ điển tác giả có nêu khái quát hệ thống ngữ âm cũng

như bảng chữ cái tiếng S’tiêng 8, hệ thống nguyên âm, phụ âm tiếng S’tiêng được phân

chia như sau:

- 10 nguyên âm ngắn: i, ê, e, ư, ứ, ơ, a, u, ô, o

- 10 nguyên âm dài: iê, êê, ee, ưứ, ươ, ơơ, aa, uô , ôô, oo

- 29 phụ âm: ph, th, chh, kh, p, t, ch, k, b, d, j, g, ‘b, đ, ‘j, m, n, nh, ng, m-, n-, l-, w, r, l, y,

s, h, q

3. Hệ thống chữ cái theo QĐ Số 70/2007/QĐ-UBND tỉnh Bình Phước

Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương và chính sách thiết thực cho sự

nghiệp phát triển vùng đồng bào dân tộc. Điều đó thể hiện rất rõ trong các thông tư, nghị

quyết và luật giáo dục Việt Nam và đặc biệt là sau khi có Chỉ thị số 38/2004/CT/TTg

ngày 9/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo tồn, phát triển tiếng nói và chữ

viết của các dân tộc thiểu số. Song song với việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình

Phước, việc dạy và học tiếng dân tộc S’tiêng ở tỉnh Bình Phước đang được UBND tỉnh và

các sở, ban ngành, trong đó có ngành giáo dục và toàn xã hội quan tâm hơn bao giờ hết.

Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình

6 Haupers, Ralph. 1962, Word-final syllabics in Stieng, Văn hoá Nguyệt san 11: trang 846-48 7 Haupers Ralph (1968), Stieng Phonemes, Văn hoá tập san XVII, số 2 tháng 11, Saigon, trang 169-75. 8 Haupers Lorraine – Haupers Ralph (1991), Stiêng – English Dictionary, SIL, Manila.

63

Phước nói chung và dân tộc S’tiêng nói riêng, UBND tỉnh đã Ban hành quyết định số: 70/

2007/QĐ-UBND, Ngày 31 tháng 12 năm 2007 để biên soạn tài liệu dạy tiếng S’tiêng cho

công chức tỉnh Bình Phước do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì và biên soạn. Hệ thống nguyên âm

và phụ âm theo tài liệu này gồm:

- Hệ thống nguyên âm đơn (10 nguyên âm) : a, o, ô, ơ, u, ư, i, y, e, ê

- Hệ thống nguyên âm ghép (3 nguyên âm ghép): aa, oo, ôô

- Hệ thống phụ âm đơn (20 Phụ âm đơn): b, c, d, đ, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x,

w, y

- Hệ thống phụ âm ghép (50 phụ âm ghép):

Vr, Cr, Dr, Gr, Jr, Kr, Mr, Pr, Sr, Tr, Vh, Ch, Dh, Gh, Jh, Kh, Lh, Mh, Nh, Ph, Cl, Gl, Kl,

Ml, Pl, Rl, Sl, Tl, Vn, Cn, Gn, Rn, Sn, Gm, Sm, Gw, Gb, Lb, Rb, Lp,Lng, Ng, Nd, Sd, Nt,

Rj, Sđ, Sp, Sml, Sw.

4. Hệ thống chữ cái của Lê Khắc Cường

Năm 2003, chữ viết S’tiêng, hệ thống từ vựng của tiếng S’tiêng được đối chiếu

với tiếng Việt được công bố trong công trình của nhóm nghiên cứu Lê Khắc Cường với

tiêu đề“Xây dựng hệ thống chữ viết tiếng S’tiêng và biên soạn từ điển Việt – S’tiêng, từ

điển S’tiêng – Việt”(dung lượng 12.000 từ) do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình

Dương quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh chủ trì năm 2003. Đến năm 2012, tác giả Buôn Krông Tuyết Nhung và

Văn Ngọc Sáng ứng dụng công trình trên thành “Từ điển điện tử Việt – S’tiêng, S’tiêng –

Việt”. Đây chính là công cụ tham khảo để xây dựng chương trình, sách giáo khoa dạy

tiếng S’tiêng.

Theo công trình này, tiếng S’tiêng gồm có 38 chữ cái để ghi phụ âm và nguyên âm như

sau:

- Hệ thống nguyên âm gồm 15 chữ cái: a, ă, â, e, ĕ, ê, i, ĭ, o, ŏ, ô , ơ, u, ŭ, ư;

- Hệ thống phụ âm gồm 23 chữ cái: b, ‘b, c, d, đ, g, h, j, ‘j, k, l, ‘l, m, ‘m, n, ‘n, p, q, r, s, t,

w, y

- Ngoài ra còn có 2 phụ âm nh và ng.

64

Bảng 1. Hệ thống chữ cái Stiêng của Lê Khắc Cường

Stt Chữ hoa Chữ thường Stt Chữ hoa Chữ thường

1 A a 22 ‘M ‘m

2 Ă ă 23 N n

3 Â â 24 ‘N ‘n

4 B b 25 O o

5 ‘B ‘b 26 Ŏ ŏ

6 C c 27 Ô ô

7 D d 28 Ơ ơ

8 Đ đ 29 P p

9 E e 30 Q q

10 Ĕ ĕ 31 R r

11 Ê ê 32 S s

12 G g 33 T t

13 H h 34 U u

14 I i 35 Ŭ ŭ

15 Ĭ ĭ 36 Ư ư

16 J j 37 W w

17 ‘J ‘j 38 Y Y

18 K k Bổ sung

19 L l

20 ‘L ‘l 39 NH Nh

21 M m 40 NG ng

II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ HỆ THỐNG BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG STIÊNG

Mẫu khảo sát: - Tập trung khảo sát người Stiêng ở tỉnh Bình Phước. Phần khảo sát tập

trung cho các đối tượng Nhóm 1: Học sinh, cán bộ, người dân Stiêng gồm 125 phiếu, và

nhóm 2: Giáo viên và chuyên gia gồm 15 phiếu.

Để khảo sát số liệu chúng tôi phát phiếu khảo sát trực tiếp cho đối tượng được khảo sát tại

Bình Phước. Cụ thể kết quả thu được như sau:

65

1. Nhóm Cộng đồng

1.1. Mẫu tự nguyên âm - Số liệu khảo sát

Theo số liệu khảo sát thuộc nhóm cộng đồng, kết quả tổng hợp số mẫu tự nguyên

âm Stiêng được liệt kê ở Bảng 2.

Bảng 2. Số nguyên âm chữ Stiêng được khảo sát qua nhóm cộng đồng

Thứ tự Nguyên âm Số lượt chọn /125 Tỷ lệ (%) Nguyên âm

Dự kiến chọn

1 a 125 100 a

2 à 6 4.80 -

3 ă 120 96.00 ă

4 â 122 97.60 â

5 e 123 98.40 e

6 ě 107 85.60 ĕ

7 ê 122 97.60 ê

8 ê̆ 3 2.40 -

9 i 122 97.60 i

10 ì 5 4.00 -

11 ǐ 109 87.20 ĭ

12 o 125 100 o

13 ŏ 111 88.80 ŏ

14 ô 125 100 ô

15 ô̆ 5 4.00 -

16 ơ 125 100 ơ

17 ơ̆ 4 3.20 -

18 u 125 100 u

19 ù 7 5.60 -

20 ŭ 111 88.80 ŭ

21 ư 122 97.60 ư

22 ứ 5 4.00 -

66

1.2. Mẫu tự phụ âm - Số liệu khảo sát

Theo số liệu khảo sát thuộc nhóm cộng đồng, kết quả tổng hợp số mẫu tự phụ âm

Stiêng được liệt kê ở Bảng 3.

Bảng 3. Số mẫu tự phụ âm chữ Stiêng được khảo sát qua nhóm cộng đồng

Thứ tự Phụ âm Số lượt chọn /125 Tỷ lệ (%) Phụ âm

Dự kiến chọn

1 b 125 100 b

2 ‘b 20 16.00 -

3 ƀ 100 80.00 ƀ

4 ch 61 48.80 -

5 c 66 52.80 c

6 d 125 100 d

7 đ 123 98.40 đ

8 f 6 4.80 -

9 g 125 100 g

10 h 125 100 h

11 j 125 100 j

12 ‘j 3 2.40 -

13 k 125 100 k

14 l 125 100 l

15 l- 7 5.60 -

16 ‘l 2 1.60 -

17 m 125 100 m

18 m- 8 6.40 -

19 ‘m 4 3.20 -

20 n 125 100 n

21 n- 5 4.00 -

22 ‘n 6 4.80 -

23 p 125 100 p

24 q 15 12.00 -

25 r 125 100 r

26 s 125 100 s

27 t 125 100 t

28 v 9 7.20 -

29 x 6 4.80 -

30 w 124 99.20 w

31 y 125 100 y

67

2. Nhóm Chuyên gia

2.1. Mẫu tự nguyên âm - Số liệu khảo sát

Theo số liệu khảo sát thuộc nhóm chuyên gia, kết quả tổng hợp số mẫu tự nguyên âm

Stiêng được liệt kê ở Bảng 4.

Bảng 4. Số mẫu tự nguyên âm Stiêng được khảo sát qua nhóm chuyên gia

Thứ tự Nguyên âm Số lượt chọn /125 Tỷ lệ (%) Dự kiến chọn

1 a 15 100 a

2 à 0 0 -

3 ă 15 100 ă

4 â 15 100 â

5 e 15 100 e

6 ĕ 13 86.67 ĕ

7 ê 15 100 ê

8 ê̆ 0 0 -

9 i 15 100 i

10 ì 0 0 -

11 ĭ 14 93.33 ĭ

12 o 15 100 o

13 ŏ 13 86.67 ŏ

14 ô 15 100 ô

15 ô̆ 0 0 -

16 ơ 15 100 ơ

17 ơ̆ 0 0 -

18 u 15 100 u

19 ù 0 0 -

20 ŭ 15 100 ŭ

21 ư 15 100 ư

22 ứ 0 0 -

68

2.2. Mẫu tự phụ âm - Số liệu khảo sát

Theo số liệu khảo sát thuộc nhóm chuyên gia, kết quả tổng hợp số mẫu tự phụ âm Stiêng

được liệt kê ở Bảng 5.

Bảng 5. Số mẫu tự phụ âm Stiêng được khảo sát qua nhóm chuyên gia

Thứ tự Phụ âm Số lượt chọn /125 Tỷ lệ (%) Dự kiến chọn

1 b 14 93.33 b

2 ‘b 1 6.67 -

3 ƀ 15 100 ƀ

4 ch 1 6.67 -

5 c 14 93.33 c

6 d 15 100 d

7 đ 15 100 đ

8 f 0 0 -

9 g 15 100 g

10 h 15 100 h

11 j 15 100 j

12 ‘j 0 0 -

13 k 15 100 k

14 l 15 100 l

15 l- 0 0 -

16 ‘l 0 0 -

17 m 15 100 m

18 m- 0 0 -

19 ‘m 0 0 -

20 n 15 100 n

21 n- 0 0 -

22 ‘n 0 0 -

23 p 15 100 p

24 q 0 0 -

25 r 15 100 r

26 s 15 100 s

27 t 15 100 t

28 v 0 0 -

29 x 0 0 -

30 w 15 100 w

31 y 15 100 y

69

3. Bảng tổng hợp đối chiếu kết quả khảo sát nhóm cộng đồng – chuyên gia

Để lựa chọn hệ thống bảng chữ cái qua khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp hai số liệu

nhằm đối chiếu và so sánh kết quả thu được từ nhóm cộng đồng và nhóm chuyên gia.

3.1. Mẫu tự nguyên âm – bảng đối chiếu kết quả lựa chọn

Theo số liệu khảo sát từ nhóm cộng đồng và chuyên gia, bảng đối chiếu kết quả so sánh

số lượng mẫu tự nguyên âm chữ viết Stiêng được liệt kê ở Bảng 6.

Bảng 6. Bảng đối chiếu so sánh kết quả số mẫu tự nguyên âm Stiêng

Thứ tự Nguyên âm Cộng đồng Chuyên gia Dự kiến chọn

1 a a a a

2 à - - -

3 ă ă ă ă

4 â â â â

5 e e e e

6 ĕ ĕ ĕ ĕ

7 ê ê ê ê

8 ê̆ - - -

9 i i i i

10 ì - - -

11 ĭ ĭ ĭ ĭ

12 o o o o

13 ŏ ŏ ŏ ŏ

14 ô ô ô ô

15 ô̆ - - -

16 ơ ơ ơ ơ

17 ơ̆ - - -

18 u u u u

19 ù - - -

20 ŭ ŭ ŭ ŭ

21 ư ư ư ư

22 ứ - - -

70

3.2. Mẫu tự phụ âm - kết quả so sánh

Theo số liệu khảo sát từ nhóm cộng đồng và chuyên gia, bảng đối chiếu kết quả so sánh

số lượng mẫu tự phụ âm chữ viết Stiêng được liệt kê ở Bảng 7.

Bảng 7. Bảng đối chiếu so sánh kết quả số mẫu tự phụ âm Stiêng

Thứ tự Phụ âm Cộng đồng Chuyên gia Dự kiến chọn

1 b b b b

2 ‘b - - -

3 ƀ ƀ ƀ ƀ

4 ch - - -

5 c c c c

6 d d d d

7 đ đ đ đ

8 f - - -

9 g g g g

10 h h h h

11 j j j j

12 ‘j - - -

13 k k k k

14 l l l l

15 l- - - -

16 ‘l - - -

17 m m m m

18 m- - - -

19 ‘m - - -

20 n n n n

21 n- - - -

22 ‘n - - -

23 p p p p

24 q - - -

25 r r r r

26 s s s s

27 t t t t

28 v - - -

29 x - - -

30 w w w w

31 y y y y

71

4. Bảng chữ cái Stiêng đề nghị báo cáo tại hội thảo

Căn cứ vào kết quả số liệu so sánh giữa nhóm cộng đồng và chuyên gia, nhóm

nghiên cứu đã báo cáo số lượng mẫu tự chữ cái Stiêng tại Hội thảo và đề nghị sử dụng số

mẫu tự này trong hệ thống bảng chữ cái Stiêng trong việc xây dựng chương trình dạy

tiếng Stiêng ở bậc Tiểu học.

4.1. Mẫu tự nguyên âm

Số mẫu tự nguyên âm Stiêng được báo cáo tại Hội thảo được liệt kê tại Bảng 8.

Bảng 8. Số mẫu tự nguyên âm Stiêng báo cáo tại Hội Thảo

Thứ tự Nguyên âm Thứ tự Nguyên âm

1 A / a 9 O / o

2 Ă / ă 10 Ǒ / ǒ

3 Â / â 11 Ô / ô

4 E / e 12 Ơ / ơ

5 Ě / ě 13 U / u

6 Ê / ê 14 Ǔ / ǔ

7 I / i 15 Ư / ư

8 Ǐ / ǐ

4.2. Mẫu tự phụ âm

Số mẫu tự phụ âm Stiêng được báo cáo tại Hội thảo được liệt kê tại Bảng 9.

Bảng 9. Số mẫu tự phụ âm Stiêng báo cáo tại Hội Thảo

Thứ tự Nguyên âm Thứ tự Phụ âm

1 B / b 10 L / l

2 { / ƀ 11 M / m

3 C / c 12 N / n

4 D / d 13 P / p

5 Đ / đ 14 R / r

6 G / g 15 S / s

7 H / h 16 T / t

8 J / j 17 W / w

72

9 K / k 18 Y / y

III. Kết luận

Trên đây là kết quả phân tích sự lựa chọn số mẫu tự thuộc bảng chữ cái tiếng Stiêng

nhằm tìm ra hướng phù hợp để phục vụ cho việc xây dựng chương trình và các tài liệu

dạy – học tiếng Stiêng tại tỉnh Bình Phước. Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu

gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân là do tiếng Stiêng có nhiều phương ngữ, có sự khác

biệt chủ yếu về mặt phát âm, từ vựng ở các vùng khác nhau. Hơn nữa, tài liệu phục vụ

cho việc dạy học tiếng Stiêng đang rất hạn chế, các tài liệu liên quan đến bảng chữ chữ

cái chưa được thống nhất. Trên cơ sở tổng hợp hệ thống số mẫu tự bảng chữ cái, nhóm

nghiên cứu đề tài đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của các cán bộ, nhân sĩ, trí thức, già

làng có uy tín, trưởng thôn người dân tộc Stiêng về bảng chữ cái tiếng Stiêng để so sánh,

đối chiếu sự tương đồng, khác biệt giữa hệ thống bảng chữ cái Stiêng nhằm làm cơ sở lựa

chọn bảng chữ cái để xây dựng chương trình dạy tiếng Stiêng ở bậc tiểu học, đảm bảo

tính khách quan, khoa học. Kết quả khảo sát ý kiến đồng thuận của cộng đồng người

Stiêng và các Nhà khoa học, đại biểu trong Hội thảo là căn cứ để Sở Giáo dục và Đào tạo

tỉnh Bình Phước và Nhóm nghiên cứu lựa chọn bảng chữ cái tiếng Stiêng trình lên UBND

tỉnh phê duyệt nhằm phục vụ cho việc “Xây dựng chương trình dạy tiếng Stiêng cho học

sinh ở bậc tiểu học tại tỉnh Bình Phước” một cách khả thi.

73

PHỤ LỤC F

SONG NGỮ VÙNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở NAM BỘ

VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TIẾNG HIỆN NAY

TS. Phú Văn Hẳn

Viện KHXH vùng Nam Bộ

1. Song ngữ tiếng Việt - tiếng Dân tộc

Biên soạn tài liệu tiếng dân tộc là công việc góp phần bảo tồn và phát triển các ngôn

ngữ. Tài liệu tiếng dân tộc là công trình tra cứu lưu trữ từ ngữ, là kho thông tin chứa đựng

những tri thức về ôi trường, lịch sử, văn hóa của chủ thể một ngôn ngữ, được coi là tài sản

văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, tộc người.

Biên soạn các loại tài liệu tiếng dân tộc Tiếng Việt – Tiếng Dân tộc, Tiếng Dân tộc

– Tiếng Việt xuất phát từ nhu cầu của xã hội không chỉ là nhiệm vụ của các nhà khoa học

ngôn ngữ mà còn là công tác góp phần thực hiện thành công đường lối, chính sách dân

tộc của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng tài liệu Tiếng Việt – Tiếng Dân tộc, Tiếng Dân

tộc – Tiếng Việt, thường hướng đến đối tượng là người dân tộc có ngôn ngữ được biên

soạn.

Mục đích chủ yếu của các tài liệu Tiếng Việt - Tiếng Dân tộc, Tiếng Dân tộc -

Tiếng Việt mà người biên soạn hướng đến là không ngoài mục tiêu nhằm phục vụ giáo

dục song ngữ, phục vụ cho việc dạy và học, tìm hiểu, tra cứu tiếng dân tộc tại chỗ, giúp

tăng cường bảo tồn, phát huy và phát triển ngôn ngữ dân tộc cụ thể. Nắm vững các yêu

cầu thuộc về song ngữ của vùng dân tộc tại chỗ có thể góp một phần thành công trong

biên soạn tài liệu song ngữ tiếng Việt – tiếng Dân tộc, cụ thể đối với ngôn ngữ Stieng.

2. Tình hình song ngữ của vùng dân tộc tại chỗ ở Nam Bộ

Ở Nam Bộ, song ngữ được thể hiện qua sự phân bố chức năng giữa hai ngôn ngữ,

trong đó tiếng Việt là ngôn ngữ trội hơn so với tiếng của các dân tộc thiểu số tại chỗ như

Stieng, Chauro, K’ho, Khmer, Hoa và Chăm… với vai trò là ngôn ngữ của cộng đồng

truyền thống, ngôn ngữ của tín ngưỡng tôn giáo và ngôn ngữ gia đình, xóm làng, phum

74

sóc. Trong giao tiếp, việc sử dụng đan xen giữa tiếng Việt và tiếng các dân tộc thiểu số tại

chỗ là hiện tượng phổ biến ở Nam Bộ. Sự pha trộn ngôn ngữ đó xuất hiện ở cấp độ từ,

ngữ, cũng như ở cấp độ câu, đoạn. Đây là hiện tượng hòa mã ở bình diện từ, trong khi ở

bình diện trên câu, sự pha trộn trong một văn bản nói hay trong một viết là hiện tượng

chuyển mã (code-switching). Hiện tượng này thường xảy ra trong văn nói nhiều hơn so

với văn viết, bởi giao tiếp song ngữ thường diễn ra bằng lời, và khả năng nghe nói song

ngữ (oracy) của người Stieng, Chauro, K’ho, Khmer, Hoa và Chăm cao hơn rất nhiều so

với khả năng đọc viết (literary). Hiện tượng giao thoa ở cộng đồng song ngữ là kết quả tất

yếu của sự cộng cư đan xen lâu đời, là kết quả của quá trình pha trộn trong việc sử dụng

hai ngôn ngữ giữa người Kinh nói tiếng Việt và người các dân tộc Stieng, Chauro, K’ho,

Khmer, Hoa và Chăm nói bản ngữ của mình. Cộng cư với người Việt trong cộng đồng

các dân tộc Việt Nam, đa số người các dân tộc thiểu số tại chỗ có khả năng sử dụng tiếng

Việt trong giao tiếp. Khả năng tiếng Việt, cũng như khả năng bản ngữ của người các dân

tộc thiểu số tại chỗ ở Nam Bộ khác nhau tùy vào nhiều yếu tố, trong đó có nguyên nhân

liên quan trình độ học vấn và địa bàn sinh sống.

Ở vùng Nam Bộ, ngoài người Kinh là dân tộc đa số, còn có các dân tộc Stieng,

Chauro, K’ho, Khmer, Hoa và Chăm và một số dân tộc thiểu số khác. Các dân tộc Stieng,

Chauro, K’ho, Khmer, Hoa và Chăm đều là các cộng đồng cư trú tập trung và có ngôn

ngữ sử dụng riêng. Tiếng của người Hoa thuộc ngữ hệ Hán - Tạng (Sino-Tibétan); Tiếng

của người Chăm thuộc ngữ hệ là Mã Lai - Đa Đảo và tiếng của người Khmer, Stieng

thuộc ngữ hệ Môn – Khmer. Các dân tộc thiểu số tại chỗ Chăm, Hoa, Khmer ở Nam Bộ

sử dụng chữ viết riêng. Người Hoa dùng chữ Hán, người Chăm dùng chữ Jawi và người

Khmer dùng chữ Brahmi Khmer.

Tình hình song ngữ, đa ngữ ở Nam Bộ nhất là vùng các dân tộc thiểu số tại chỗ là

hết sức đa dạng. Ở đây, chữ Jawi của người Chăm (ở An Giang) chữ Thrah (ở Ninh

Thuận, Bình Thuận) được dạy và học tại các Thánh đường Hồi giáo Islam (Jawi), trong

trường phổ thông (Thrah). Trong giao tiếp, người Chăm có thể sử dụng cả tiếng Việt,

tiếng Khmer bên cạnh tiếng Chăm. Tương tự như vậy, tại các địa phương có đông người

Khmer cư trú như Cửu Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An

Giang thì chữ có nguồn gốc Pali truyền thống của người Khmer được dạy và học trong

các chùa, các trường phổ thông, cao đẳng, đại học đối với con em người Khmer và vùng

người Khmer cư trú đông. Người Khmer sử dụng tiếng Việt khi tiếp xúc với người Kinh

và với các dân tộc tại chỗ trong vùng và người các dân tộc thiểu số tại chỗ khác cũng có

75

thể sử dụng tiếng Khmer. Đối với Stieng, tiếng Stieng được sử dụng trong cộng đồng,

được sử dụng trong chương trình tiếng dân tộc tại Bình Phước và được biên soạn thành tài

liệu dạy và học đối với cán bộ công tác vùng dân tộc.

Tình hình sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Nam Bộ dẫn đến sự

tương tác giữa tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại chỗ làm phát sinh các vấn

đề về song ngữ: Tiếng Việt – Tiếng Dân tộc tại chỗ.

Ở vùng Nam Bộ, tiếng Việt - chữ Việt quốc ngữ được dạy và học tại các trường phổ

thông. Một thực tế đã và đang diễn ra ở đây là tình trạng bỏ học, lưu ban khá phổ biến đối

với học sinh là người các dân tộc thiểu số tại chỗ. Nguyên nhân của hiện trạng đó thường

được cho là do các dân tộc thiểu số tại chỗ có mức sống thấp, đời sống khó khăn. Vấn đề

đặt ra là còn có lý do nào khác hay không? Trong các đợt khảo sát điền dã thực tế tại các

vùng dân tộc thiểu số tại chỗ, cho thấy rào cản ngôn ngữ cũng là lý do quan trọng.

Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại chỗ ở Nam Bộ có các mối liên hệ giữa các ngôn

ngữ trong cùng ngữ hệ và mối liên hệ giữa các ngữ hệ. Ở Nam Bộ, bên cạnh tiếng Hoa

(ngữ hệ Hán Tạng) còn có các ngôn ngữ Môn - Khmer (gồm có: Khmer, Stieng…) và Mã

Lai - Đa Đảo (Chăm); trong đó, tiếng Việt (họ Nam Á) đóng vai trò chủ đạo, là ngôn ngữ

quốc gia, ngôn ngữ phổ thông của người Việt Nam. Có thể thấy, ngoài loại hình cư trú tập

trung và đan xen của các dân tộc thiểu số tại chỗ còn là sự tương đồng hoặc khác biệt về

vốn từ vựng giữa các ngôn ngữ, phản ánh cả một quá trình chuyển loại hình (từ các ngôn

ngữ chắp dính sang đơn lập), phản ánh cả mối quan hệ về nguồn gốc cũng như quá trình

tiếp xúc ngôn ngữ, tiếp xúc văn hóa (thể hiện qua vốn từ vựng cơ bản hoặc vay mượn từ

vựng giữa các ngôn ngữ). Từ đó cho thấy việc giải quyết mối quan hệ giữa tiếng Việt và

bức tranh các ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại chỗ thật không đơn giản trong không gian

ngôn ngữ ở vùng Tây Nam Bộ. Giáo dục song ngữ cũng chính giúp cho người dân tộc

thiểu số tại chỗ, cụ thể đối với học sinh hội nhập bằng con đường giáo dục, tức là việc

giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa tiếng - chữ Việt quốc ngữ với tiếng - chữ dân tộc

thiểu số tại chỗ. Nói cách khác, giải quyết vấn đề song ngữ trong giáo dục cũng tức là giải

quyết mối quan hệ giữa một ngôn ngữ đích (target language) là tiếng Việt với bản ngữ

(ngôn ngữ mẹ đẻ) là tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ mà từ điển Tiếng Việt - Tiếng Dân tộc,

Tiếng Dân tộc - Tiếng Việt hướng tới.

76

3. Vai trò đối chiếu tiếng Việt – tiếng Dân tộc ở vùng Nam Bộ

Từ sự phân tích đối chiếu ngôn ngữ, cho thấy những yếu tố của ngôn ngữ thứ hai

giống như bản ngữ (tiếng mẹ đẻ) sẽ được tiếp cận dễ dàng, còn với những yếu tố khác

biệt thì sẽ khó khăn hơn. Trong trường hợp các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nam Bộ,

tiếng mẹ đẻ (bản ngữ Chăm Hoa Khmer) đều khác với tiếng Việt, do vậy, việc tiếp xúc,

tiếp cận tiếng Việt của người dân tộc thiểu số tại chỗ bị chậm lại, ít nhiều có gây cản trở

cho người dân tộc tại chỗ khi tiếp nhận tiếng Việt.

Người dân tộc thiểu số tại chỗ Stieng, Chauro, K’ho, Khmer, Hoa và Chăm thường

bắt đầu sử dụng bản ngữ trong các sinh hoạt trước hết trong gia đình, cộng đồng là chính.

Người các dân tộc thiểu số tại chỗ biết tiếng Việt thông qua các phương tiện nghe nhìn

hoặc không thông qua giáo dục chính qui ở học đường thường có vốn từ vựng tiếng Việt

chỉ đủ dùng trong giao tiếp thông thường, thiếu hẳn sự đảm bảo hoàn hảo 4 kỹ năng:

nghe, nói, đọc, viết của ngôn ngữ. Người các dân tộc thiểu số tại chỗ không có được

những thuận lợi như học sinh người Kinh, vì ngôn ngữ chính của người dân tộc thiểu số

tại chỗ không phải tiếng Việt; trong khi đó chương trình học, tài liệu học tập chủ yếu

bằng tiếng-chữ Việt; giáo viên dạy chủ yếu là người Kinh, người không biết tiếng của

người dân tộc thiểu số tại chỗ… thì rõ ràng người học, người tiếp cận là dân tộc thiểu số

tại chỗ cụ thể đối với Stieng , Chauro, K’ho, Khmer, Hoa và Chăm ở Nam Bộ khó theo

kịp chương trình học như các em học sinh, người học là ngườ dân tộc Kinh. Người người

dân tộc thiểu số tại chỗ khi tiếp xúc, tiếp cận tiếng Việt sẽ gặp khó khăn nhiều hơn vì

chức năng cơ bản của ngôn ngữ là giao tiếp và tư duy thường bằng bản ngữ. Các nghiên

cứu về song ngữ, tiếp xúc ngôn ngữ, ngôn ngữ học đối chiếu… đều cho thấy hệ thống

ngữ âm, cấu tạo từ, ngữ pháp của bản ngữ đã hình thành sớm trong những năm đầu tiên

của con người; chúng tồn tại trong bộ máy ngôn ngữ, nó là ngôn ngữ gốc trước khi thụ

đắc ngôn ngữ thứ 2 với tư cách là ngôn ngữ đích tiếng Việt – quốc ngữ.

Ngôn ngữ học đối chiếu hướng sự quan tâm trước hết vào những điểm giống nhau,

khác nhau giữa hai ngôn ngữ xuất phát từ yêu cầu của việc dạy và học ngôn ngữ. Trong

quá trình dạy và học, sự thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất và sự thụ đắc ngôn ngữ thứ hai đều

quan trọng như nhau. Trong trường hợp có sự tương tác giữa bản ngữ với ngôn ngữ đích

(ngôn ngữ thứ 2), hiện tượng giao thoa ngôn ngữ, sự chuyển di các yếu tố ngữ âm, từ

vựng, ngữ pháp là điều tất nhiên. Việc tiếp nhận ngôn ngữ thứ 2 sẽ tạo nên việc hình

thành một thói quen và thói quen này được củng cố, tăng cường hoặc sẽ gây cản trở trong

77

quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ 2. Vì thế, việc giảng dạy song ngữ tiếng Dân tộc – tiếng

Việt cần tính đến những tương đồng và khác biệt giữa chúng.

So sánh tiếng Việt với các ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Nam Bộ (Stieng,

Chauro, K’ho, Khmer, Hoa và Chăm) có thể thấy: Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, có

thanh điệu, không có chữ các phụ âm cuối r, l, k… còn tiếng các dân tộc tại chỗ như

Stieng, Chauro, Khmer và Chăm… đều là ngôn ngữ đa âm, không có thanh điệu, có tổ

hợp phụ âm và có các phụ âm cuối r, l, k…. Đó là một vài sự khác nhau về ngữ âm chứ

chưa tính đến những sự khác nhau về cấu tạo từ, cấu tạo câu. Với nhiều sự khác nhau như

vậy nên rất cần có sự chú ý trong giáo dục song ngữ cũng như trong các biên soạn các

công cụ phục vụ song ngữ cho học sinh các.

Các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Nam Bộ đều có loại chữ viết truyền thống và chữ viết

la tinh. Trước năm 1975, Viện Ngữ học mùa hè của Hoa Kỳ (SIL) tại miền Nam có xây

dựng bộ chữ la tinh cho dân tộc thiểu số Stieng, Khmer, Chăm… nhưng không thành

công vì các dân tộc này vốn có chữ viết truyền thống nên họ khó có thể chấp nhận một

loại chữ mới. Hiện nay, các loại chữ viết truyền thống của các dân tộc Chăm và Khmer,

thậm chí chữ viết của người Hoa cũng đang tiếng tục sử dụng trong cộng đồng. Các loại

chữ viết la tinh hóa của các dân tộc tại chỗ đồng thời đang sử dụng có nhiều tranh cải

không thống nhất và đang tiếp tục được cải tiến. Tình hình sử dụng tiếng nói - chữ viết

dân tộc tại chỗ có nhiều điểm đặc thù và còn tùy thuộc vào nhu cầu, tâm lý của từng cộng

đồng.

Tiếng Việt phổ thông là ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở tất cả các bậc học

trong nước. Tiếng - chữ các dân tộc thiểu số tại chỗ được sử dụng trong cộng đồng và

trong giáo dục song ngữ nhằm giúp giảm bớt khó khăn trong tiếp xúc với tiếng Việt.

Tiếng Việt là ngôn ngữ đích mà học sinh các dân tộc thiểu số tại chỗ cần hướng tới.

Ngoài những khó khăn về kinh tế, xã hội... ở các vùng các dân tộc thiểu số tại chỗ cũng

rất cần tính đến rào cản ngôn ngữ đã tác động đến tình trạng bỏ học, ở lại lớp của học sinh

các dân tộc thiểu số tại chỗ.

78

Kết luận

Song ngữ và giáo dục song ngữ trong các vùng dân tộc thiểu số ở vùng Nam Bộ tuy

đã được có nhiều quan tâm nhưng kết quả của việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân

tộc thiểu số ở nước ta còn khiêm tốn. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc, nhiều địa

phương đã xây dựng chữ viết cho các các dân tộc thiểu số tại chỗ, biên soạn từ điển đối

dịch, các sách công cụ; đưa tiếng các dân tộc thiểu số tại chỗ vào các chương trình dạy

học tại các trường phổ thông, cho các cán bộ công tác ở vùng dân tộc, phát thanh truyền

hình tại vùng đông đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ. Các chương trình đó bằng tiếng

các dân tộc thiểu số tại chỗ đã có nhiều kết quả thiết thực; tuy nhiên, việc phát huy tối đa

song ngữ trong vùng người các dân tộc thiểu số tại chỗ chưa đem lại kết quả như mong

đợi.

Giáo dục song ngữ tiếng Việt – tiếng Dân tộc thiểu số tại chỗ theo các phương thức

khác nhau phù hợp theo các các dân tộc có chữ viết truyền thống hay không. Đối với các

dân tộc tại chỗ vốn có chữ viết truyền thống, đang sử dụng loại chữ viết truyền thống thì

nên đề cao việc phát huy mặt tích cực của các loại chữ viết truyền thống ấy để tạo bước

chuyển tiếp từ tiếng - chữ các dân tộc thiểu số tại chỗ sang tiếng - chữ Việt (quốc ngữ)

phổ thông. Đối với các các dân tộc thiểu số tại chỗ đã và đang sử dụng loại chữ La tinh

thì cẩn trọng trong việc xây dựng lại bộ chữ mới, cẩn trọng chọn lựa chữ phù hợp tâm lý

cộng đồng và đặc thù ngôn ngữ.

Ngôn ngữ các các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Nam Bộ còn có mối quan hệ (về ngữ hệ

/các mối quan hệ về nguồn gốc) với ngôn ngữ các các dân tộc thiểu số tại chỗ khác ở

Nam Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Trung Bộ thậm chí với Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ

của trong suốt quá trình hình thành, giao lưu và phát triển. Những điểm tương đồng hoặc

khác biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giữa các ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại chỗ

cũng như giữa các ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại chỗ với tiếng Việt là những điểm cần

lưu ý.

Các kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại chỗ, cụ thể đối với ngôn

ngữ các dân tộc thiểu số tại chỗ Stieng, Chauro, K’ho, Khmer, Hoa và Chăm ở Nam Bộ là

thật sự cần thiết khi cải tiến chữ viết, biên soạn các loại sách học tiếng, từ điển đối dịch,

sách ngữ pháp bằng chữ - tiếng các dân tộc thiểu số tại chỗ là để phục vụ cho mục tiêu

giáo dục song ngữ;

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Robert Lado, 1957, Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa (bản dịch tiếng Việt do Hoàng

Văn Vân thực hiện), Nxb. Đại học Quốc gia, H. 2003.

2. Lê Quang Thiêm, 1989, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb. Đại học và THCN,

H. 1989.

3. Nguyễn Văn Chiến, 1992, Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông

Nam Á, Nxb. Đại học Sư phạm, H.1992.

4. Phú Văn Hẳn, 2010, Ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Nam Bộ - Một số vấn đề về chính

sách, Viện KHXH vùng Nam Bộ.

5. Đinh Lư Giang (2004), Luận văn cao học “Tình hình song ngữ Việt - Khmer tại Đồng

bằng sông Cửu long (trường hợp ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc

Trăng” (chưa xuất bản).

6. Phan Trần Công (2002) Những lỗi chính tả thường mắc của học sinh người Khmer khi

viết tiếng Việt, Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ.

80

PHỤ LỤC G

PHIẾU KHẢO SÁT

Đề tài: Xây Dựng Chương Trình Tiếng Stiêng

Cho Học Sinh Bậc Tiểu Học Tại Tỉnh Bình Phước

PHẦN A: THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên:……………………………………………………………………………………..

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Dân tộc: Stiêng Nhóm: ……………………………………………….

Khác

4. Tuổi: Ghi vào ô Tuổi

5. Trình độ văn hóa: Đại học

12/12

Khác

6. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...............

7. Điện thoại liên lạc: ………………………………………………………………………….

Phiếu khảo sát này nhằm chọn lựa bảng chữ cái Stiêng để xây dựng chương trình dạy tiếng

Stiêng ở bậc Tiểu học tại tỉnh Bình Phước. Phần khảo sát tập trung ở 2 nhóm.

Nhóm 1: Học sinh, cán bộ, người dân Stiêng; nhóm 2: Giáo viên và chuyên gia;

Rất mong quý ông (bà) dành ít thời gian cho ý kiến của mình với câu hỏi dưới đây.

Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác của quý ông (bà). Cảm ơn

81

PHẦN B: THÔNG TIN TIẾNG STIÊNG

1. Ông (bà) có biết chữ viết Stiêng không? Biết Không biết

(Nếu biết tiếp tục trả lời câu 2, nếu không biết trả lời câu 3)

2. Ông (bà) đã học chữ Stiêng bằng cách nào?

a. Học ở trường Tiểu học

b Học ở Nhà thờ

c Tự học

3. Hiện nay ở địa phương ông (bà) chữ viết Stiêng được dạy ở đâu?

a. Dạy ở trường Tiểu học

b Dạy ở Nhà thờ

c Không dạy chữ Stiêng

Dựa vào thang đo 5 mức độ ở dưới đây, ông (bà) hãy khoanh tròn ở mỗi câu để cho ý kiến

đánh giá theo thang điểm sau:

1 2 3 4 5 Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý

Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

4. Cần xây dựng thống nhất bảng chữ cái tiếng Stiêng 1 2 3 4 5

5. Cần đưa tiếng Stiêng vào dạy trong Nhà trường 1 2 3 4 5

6. Cần triển khai dạy tiếng Stiêng rộng rãi trong cộng

đồng 1 2 3 4 5

7. Cần phổ biến tiếng Stiêng trên Đài Phát thanh Bình

Phước 1 2 3 4 5

82

PHẦN C: CHỌN LỰA BẢNG CHỮ CÁI STIÊNG

Bảng dưới đây là chữ cái Stiêng qua các thời kỳ, ông (bà) hãy lựa chọn ký tự được liệt kê dưới

đây. Đánh dấu () để lựa chọn.

R.P.H

Azémar

1887

Ralph

Haupers

1968

QĐ-UBND

số:70/2007

Vrơnha

Stieng

2008

Lê Khắc

Cường

2008

Dự kiến

lựa chọn

2017

Ghi chú

1. Chữ cái nguyên âm

a a a a a a ac (không thích)

an (cho)

à

ă ă ă ă ăp (xấu)

ăr (cưa)

â â â âk (nhiều)

ât jhâng (nhịn đói)

e e e e e e em (anh, chị)

eng (nhồng)

ĕ ĕ ĕ e\k kưng (ráy tai)

e\k uc (bọ hung)

ê ê ê ê ê ê êh (ngửi)

êng (một mình)

ê̆

i i i i i i ic (muốn)

ih (phơi)

ì

ĭ ĭ ĭ dǐk (nô lệ)

dǐng (ống)

o o o o o o oh (em)

or (mừng)

ŏ ŏ ŏ o\\p na\r (hàng ngày)

o\t (ép)

ô ô ô ô ô ô ôi (buổi sáng)

ôn (uống) ô̆

ơ ơ ơ ơ ơ ơ ơh (trả lời)

ơn (gì)

ơ̆

u u u u u u ur (phụ nữ)

ut ti (khoanh tay)

ù

ŭ ŭ ŭ u\m (tắm)

u\nh (lửa)

ư ư ư ư ư ư ư (ừ, chà)

ưr (dế cơm)

2. Chữ cái phụ âm

b b b b b b ba (lúa),

tơm ba (cây lúa)

83

bah (hết, lành)

‘b ‘b ƀ

ƀăp (luật, trình độ) ƀŏt (cua, quẹo),

ƀŏt ma (quẹo phải)

ch ch c c c c

ca (gừng),

bum ca (củ gừng)

cam (kiến), pi cam (con

kiến)

d d d d d d

da (vịt)

pi da (con vịt)

dak (nước, song, quốc gia)

đ đ đ đ đ đah (bên, hướng) đah ma (bên phải) đôi (nhìn, chứng kiến)

f

g g g g g g

gâm (nấu)

gâm piêng (nấu cơm)

gâu (bò, con bò)

h h h h h h

hao (leo, trèo, lên)

hăn (đi)

hăn bri (đi săn)

j j j j j j jang (hơn, gấp) jâk(nặng) tung jâk (vác nặng)

‘j ‘j

k k k k k k

kah (trả, thức, ngon)

kah măng (thức khuya)

kar (nứa, công việc)

l l l l l l lah (nói, la, mắng)

lơh (làm), lơh kar (làm việc)

l-

‘l

m m m m m m ma (nhím, cậu, phải)

mon (dâu, cháu) ma mon (cậu cháu)

m-

‘m

n n n n n n

nar (ranh), trong nar (đường

ranh)

năng (đêm, mới)

năk (bếp, hộ gia đình)

n-

‘n

p p p p p p

pan (được, được phép)

pan ba (được mùa)

pôn (giấu, chê giấu, bí mật)

84

q q q

r r r r r r

rai (lẻ), prăk rai (tiền lẻ)

rok (tìm, kiếm)

rơp (đếm, kiểm, kiểm tra)

s s s s s s

sa (ăn, xài, tiêu, thắng, cháy)

sa pai (ăn thịt)

sai (vợ, chồng)

t t t t t t tang ( đóng, đậy)

teh ( đất, đất đai, tiếng) teh bri (đất nước)

v v v

x x

w w w w w wa (bác)

wăng (tìm, kiếm), wăng luh (khám phá)

y y y y y

yau (ông),

yâu ceh (ông già)

yeh (rẽ, quẹo, ghé)

CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG (BÀ)

85

PHỤ LỤC H

HÌNH ẢNH HỌP XÉT CHỌN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

86

87

88

89

HÌNH ẢNH HỘI THẢO CHỌN LỰA BẢNG CHỮ CÁI STIÊNG

90