29
LI MĐẦU Lãnh đạo luôn đóng vai trò thiết yếu trong sphát trin ca mt tchc nói riêng và ca đất nước nói chung. Trong rt nhiu yếu tcu thành mt nhà lãnh đạo tài năng, phong cách lãnh đạo là cc kquan trng. Hòa khí, hiu sut làm vic và thành công ca tchc phthuc nhiu vào phong cách ca nhà lãnh đạo. Đất nước đang phát trin, trong quá trình hi nhp phát trin y, bn lĩnh người Vit Nam ngày càng được khng định. Đã có không ít nhng người trthành nhà lãnh đạo tài ba vi xut phát đim rt thp, hai bàn tay trng và nn tng hc vn hn chế. Bên cnh đó, cũng xut hin ngày càng nhiu nhng người tr- vi khát khao khi nghip và thhin bn thân – đã và đang cgng tìm cho mình mt li đi riêng. Trong hoàn cnh y, scn thiết phi rèn luyn kĩ năng lãnh đạo là rt rõ ràng, và hi u vphong cách lãnh đạo là mt trong nhng hành động thiết thc để nâng cao kĩ năng y. Phong cách lãnh đạo được hình thành bi cá tính và môi trường. Chín h vì vy, trong mi môi trường, nhà lãnh đạo cn có phong cách sao cho phù hp. Nhưng thế nào là phù hp? Và làm sao để sdng phong cách lãnh đạo mt cách hiu qunht? Đó chính là nhng câu hi quan trng khi tìm hiu vvn đề này. Đi tìm câu trli cho nhng câu hi y, chúng tôi chn đề tài “Phong cách lãnh đạo ca Bí thư Kim Ngc trong chtrương khoán hgiai đon 1960- 1970” để phân tích nhm hiu rõ hơn nhng vn đề xung quanh phong cách lãnh đạo, tđó rút ra nhng bài hc kinh nghim thiết thc, có giá trthc tin cao. Bn thân là nhng sinh viên Khoa Qun trkinh doanh, thông qua đề tài này, chúng tôi cũng mong đưa đến mt cái nhìn toàn din vphong cách lãnh đạo và tm quan trng ca phong cách lãnh đạo đối vi mi người làm qun tr, tđó định hướng, rèn luyn bn thân để trthành nhng nhà lãnh đạo tài năng trong tương lai. Chương 1: CƠ SLÝ LUN VPHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 1

Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

Embed Size (px)

Citation preview

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 1/29

LỜI MỞ ĐẦU

Lãnh đạo luôn đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của một tổ chức

nói riêng và của đất nước nói chung. Trong rất nhiều yếu tố cấu thành một nhàlãnh đạo tài năng, phong cách lãnh đạo là cực kỳ quan trọng. Hòa khí, hiệu suất

làm việc và thành công của tổ chức phụ thuộc nhiều vào phong cách của nhà

lãnh đạo.

Đất nước đang phát triển, trong quá trình hội nhập phát triển ấy, bản lĩnh người

Việt Nam ngày càng được khẳng định. Đã có không ít những người trở thành

nhà lãnh đạo tài ba với xuất phát điểm rất thấp, hai bàn tay trắng và nền tảng

học vấn hạn chế. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện ngày càng nhiều những người trẻ

- với khát khao khởi nghiệp và thể hiện bản thân – đã và đang cố gắng tìm cho

mình một lối đi riêng. Trong hoàn cảnh ấy, sự cần thiết phải rèn luyện kĩ năng

lãnh đạo là rất rõ ràng, và hiểu về phong cách lãnh đạo là một trong những

hành động thiết thực để nâng cao kĩ năng ấy.

Phong cách lãnh đạo được hình thành bởi cá tính và môi trường. Chính

vì vậy, trong mỗi môi trường, nhà lãnh đạo cần có phong cách sao cho phù

hợp. Nhưng thế nào là phù hợp? Và làm sao để sử dụng phong cách lãnh đạo

một cách hiệu quả nhất? Đó chính là những câu hỏi quan trọng khi tìm hiểu về

vấn đề này.

Đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy, chúng tôi chọn đề tài “Phong cách

lãnh đạo của Bí thư Kim Ngọc trong chủ trương khoán hộ giai đoạn 1960-

1970” để phân tích nhằm hiểu rõ hơn những vấn đề xung quanh phong cách

lãnh đạo, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, có giá trị thực tiễncao.

Bản thân là những sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh, thông qua đề tài

này, chúng tôi cũng mong đưa đến một cái nhìn toàn diện về phong cách lãnh

đạo và tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo đối với mỗi người làm quản trị,

từ đó định hướng, rèn luyện bản thân để trở thành những nhà lãnh đạo tài năng

trong tương lai.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 2/29

1.1. Khái niệm về phong cách lãnh đạo

1.1.1.  Khái niệm lãnh đạo

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân

hoặc một nhóm, nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất

định.

Lãnh đạo là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, là biết tạo ra

mối ràng buộc giữa người và công việc bằng cách quan tâm cả hai.

1.1.2.  Khái niệm phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là những phương pháp họăc cách thức nhà lãnh đạothường dùng để gây ảnh huởng đến đối tượng bị lãnh đạo.

Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức

làm việc của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành

vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh huởng tới họat động của những người

khác.

Xét trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu

hiệu đặc trưng của họat động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởiđặc điểm nhân cách của họ. Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ

giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức:

Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường.

1.2. Các mô hình phong cách lãnh đạo

1.2.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán

1.2.1.1.Khái niệm

Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo

chuyên quyền. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các nhân viên nhận

lệnh và thi hành mệnh lệnh. Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay

của mình.

Phong cách này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với nhân viên chính

xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất

kỳ lời khuyên hay chỉ dẫn nào.

2

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 3/29

1.2.1.2.Ưu điểm

 Nhà quản trị thường là người có tính quyết đoán cao và dứt khoát khi

đưa ra các quyết định quản trị.

 Nhà quản trị thường là người dám chịu trách nhiệm cá nhân về các

quyết định của mình, dám làm dám chịu.

Trong các trường hợp khẩn cấp thì sự độc đoán chuyên quyền của lãnh

đạo đôi khi mang lại những hiệu quả bất ngờ.

1.2.1.3.Nhược điểm

 Người lãnh đạo không quan tâm đến suy nghĩ cũng như ý kiến của nhân

viên nên không tận dụng được sự sáng tạo của nhân viên dưới quyền.Quyết định của người lãnh đạo chuyên quyền thường ít được cấp dưới

chấp nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp

dưới.

Với phong cách này, nhân viên ít thích lãnh đạo. Hiệu quả làm việc cao

hơn khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo.

Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân.

1.2.1.4.Áp dụng Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ

cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm như thế nào.

Phong cách quản lí này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên

còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kĩ năng cần thiết để hoàn thành

công việc.

Cần độc đoán với những người ưa chống đối, những người không có

tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo.

1.2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

1.2.2.1.Khái niệm

Là kiểu phong cách được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân

chia quyền lực của mình, tham khảo ý kiến cấp dưới, bàn bạc, lắng nghe ý kiến

cấp dưới trước khi ra các quyết định.

1.2.2.2.Ưu điểm

3

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 4/29

 Nhà lãnh đạo tạo điều kiện cho nhân viên của mình được phát huy sáng

kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, tạo cho cấp dưới

sự chủ động cần thiết.

Với phong cách này, nhà lãnh đạo tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực

trong quá trình quản lí, nhân viên thích lãnh đạo hơn, năng suất làm việc cao kể

cả khi không có mặt lãnh đạo, không khí làm việc trong nhóm cởi mở hơn.

Hơn nữa, các quyết định của nhà lãnh đạo được cấp dưới ủng hộ và làm

theo.

1.2.2.3.Nhược điểm

 Nếu thiếu tính sắc sảo và kỹ năng phân tích, nhà lãnh đạo sẽ không thểra được quyết định đúng đắn.

Hơn nữa, nếu thiếu tính quyết đoán, nhà lãnh đạo có thể trở thành người

theo đuôi cấp dưới.

Quyết định chậm sẽ bỏ lỡ mất cơ hội.

1.2.2.4.Áp dụng 

Trong một tập thể có bầu không khí tốt đẹp, có tinh thần đoàn kết, có

khả năng tự quản, tự giác cao.Đối với những người có tinh thần tập thể, lối sống tập thể, có tinh thần

hợp tác.

1.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do

1.2.3.1.Khái niệm

Phong cách lãnh đạo tự do là kiểu phong cách mà nhà lãnh đạo rất ít khi

sử dụng quyền lực, cho cấp dưới được tự do. Nhà lãnh đạo tạo điều kiện và

giúp đỡ nhân viên bằng cách cung cấp thông tin cho họ.

Ở phong cách này, nhà lãnh đạo cho phép các nhân viên ra quyết định,

nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa

ra.

1.2.3.2.Ưu điểm

Mỗi thành viên trong nhóm đều có thể trở thành chủ thể cung cấp những

ý tuởng, ý kiến giải quyết, những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra.

4

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 5/29

Các nhân viên có thể tham gia vào các dự án của tổ chức nên tính sáng

tạo được phát huy tối đa.

Phong cách này tạo cho nhân viên sự thỏai mái, tự do, không bị gò bó

nên hiệu quả làm việc cao hơn.

1.2.3.3.Nhược điểm

Đôi khi tự do quá mức, mỗi người một ý kiến, dẫn đến không thống nhất

được ý kiến chung, và có thể dẫn đến mục tiêu chung không được hoàn thành.

 Người lãnh đạo có thể lơ là trong công việc.

1.2.3.4.Áp dụng 

Sử dụng phong cách lãnh đạo ủy thác được sử dụng khi các nhân viên cókhả năng phân tích tình huống, xác định những gì cần làm và làm như thế nào.

 Nên dùng kiểu lãnh đạo tự do với những người hơn tuổi, những người

không thích giao thiệp hay có đầu óc cá nhân chủ nghĩa.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo

Mỗi phong cách lãnh đạo có những ưu, nhược điểm riêng và việc lựa

chọn phong cách lãnh đạo phù hợp là rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo trong

quản lí, điều hành công việc.Việc lựa chọn phong cách có thể phụ thuộc vào bản thân nhà lãnh đạo:

tuổi tác, tính cách, kinh nghiệm, trình độ, năng lực, trạng thái tâm lí, nghề

nghiệp, vị trí công tác, đặc điểm ngành nghề và mục tiêu của bản thân họ....

 Ngoài ra việc lựa chọn phong cách lãnh đạo còn phụ thuộc vào các yếu

tố tác động từ bên ngoài: hoàn cảnh lãnh đạo, các tình huống quản trị, văn hóa

quản lí của đối tượng...; dựa trên mối quan hệ với nhân viên và giữa các nhân

viên, mức độ sức ép công việc và năng lực làm việc của nhân viên.

Trên cơ sở phân tích trên, chúng tôi chọn phong cách lãnh đạo dân chủ,

 phong cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo tự do (trong đó phong

cách lãnh đạo dân chủ là đặc trưng) để thực hiện đề tài của mình: “Phong cách

lãnh đạo của Bí thư kim Ngọc trong chủ trương khoán hộ giai đoạn 1960-

1970”.

5

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 6/29

Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

CỦA BÍ THƯ KIM NGỌC TRONG CHỦ TRƯƠNG KHOÁN HỘ

GIAI ĐOẠN 1960-1970

2.1. Sơ lược về tiểu sử của Bí thư Kim Ngọc

Kim Ngọc (1917-1979) tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10 tháng

10 năm 1917 tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, trong

6

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 7/29

một gia đình nông dân nghèo. Lúc nhỏ ông từng đi làm tá điền cho địa chủ nên

có sự thấu hiểu và đồng cảm với những người nông dân.

Kim Ngọc tham gia hoạt động cách mạng năm 1939. Năm 1954 ông đã

là Phó Chính uỷ Quân Khu Việt Bắc. Năm 1958 ông về làm Bí thư tỉnh uỷ

Vĩnh Phúc. Năm 1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sáp nhập thành tỉnh Vĩnh

Phú, ông tiếp tục giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú cho đến năm 1977.

Kim Ngọc được mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" mà người ta quen

gọi là "khoán mười", "cha đẻ của đổi mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam vào

thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Do không được người cùng thời đánh giá đúng về

khoán hộ, ông đã bị phê phán, phải làm kiểm điểm. Tuy nhiên, ông vẫn đượctiếp tục bầu làm Bí thư tỉnh uỷ.

Tháng 5 năm 1977, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ

III, Kim Ngọc xin rút khỏi chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú. Những năm làm Bí

thư tỉnh uỷ của ông đều gắn với hạt lúa của người nông dân, nhất là gắn với

thăng trầm của khoán hộ. ông nói : "Phấn đấu của người đảng viên là làm sao

để dân luôn ăn ngon, mặc đẹp, ở sang, học hành chữa bệnh không mất tiền" -

Đấy chính là mục tiêu của CNXH. Năm 1978, Kim Ngọc về hưu. Ông mất ngày 26 tháng 5 năm 1979 tại

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hà Nội, ở tuổi 62.

 Năm 1995, Kim Ngọc được truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

 Năm 2009, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

2.2. Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1960-1970.

Thời kỳ cuối năm 1960 và những năm 1970 là giai đoạn miền Nam

chống Mỹ, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là thời kỳ đế quốc

Mỹ tăng cường ném bom ra miền. Phước Vĩnh (Vĩnh Phúc) là một tỉnh nối liền

giữa biên giới và đồng bằng, có đường tàu hỏa chạy qua, là một huyết mạch

chuyên chở hàng hóa viện trợ cho chiến trường miền Nam nên thường xuyên

 phải vừa chống trả với máy bay Mỹ vừa chăm lo sản xuất. Hai nhiệm vụ này

đều vô cùng nặng nề, quan trọng. Hoàn cảnh người dân thời chiến lúc bấy giờ 

rất khó khăn. Lương thực sản xuất ra vừa phải nuôi sống những người ở hậu

7

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 8/29

 phương vừa phải chi viện cho tiền tuyến khiến nhân dân phải đối mặt với nguy

cơ thiếu đói.

Bên cạnh đó việc mô hình Hợp tác xã cấp cao bộc lộ những hạn chế của

nó khi đưa vào vận hành.

Thứ nhất, tuy có hàng vạn thanh niên vào bộ đội nhìn chung lao động ở 

nông thôn còn khá dồi dào. Do không quản lý tốt, sử dụng không hợp lý nên để

lãng phí một lực lượng lao động đáng kể.

Thứ hai, khi xây dựng Hợp tác xã, người ta coi hộ là yếu tố cơ bản để

 phân bố tư liệu sản xuất, giao chỉ tiêu sản xuất kinh doanh…, nhưng trong quá

trình sản xuất lại tách hộ khỏi tư liệu sản xuất cơ bản nhất, do vậy đã triệt tiêuđộng lực của sự phát triển nên sản xuất kém hiệu quả, tạo ra một cơ chế quan

liêu bao cấp cùng một số cán bộ cứng nhắc, giáo điều, máy móc, không chịu

 bám sát thực tế. … Hậu quả của cơ chế này là tạo ra một lớp người lớp người

lười biếng, thụ động, ý thức lao động kém, chủ yếu chờ vào tiếng kẻng, nông

dân chẳng còn thiết tha với ruộng đồng, sản xuất theo kiểu đối phó, năng suất

lúa năm sau tuột hơn năm trước. Nạn đói diễn ra thường xuyên.

Thứ ba, các cơ quan quản lý của Hợp tác xã giữ vai trò tổ chức và điềuhành mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp dùng công

điểm làm cơ sở cho việc phân phối thu nhập dẫn đến tình trạng rong công,

 phóng điểm diễn ra tràn lan không hiệu quả, năng suất lao động rất thấp, tình

trạng thiếu đói ngày càng trầm trọng.

2.3. Thực trạng về phong cách lãnh đạo của Bí thư Kim Ngọc trong chủ

trương khoán hộ giai đoạn 1960-1970

2.3.1. Thực trạng về phong cách lãnh đạo dân chủ của Bí thư Kim Ngọc

trong chủ trương khoán hộ giai đoạn 1960-1970

Thứ nhất, đối với người dân: trong cuộc sống thường ngày, Kim Ngọc

nổi tiếng là người biết lắng nghe ý kiến của mọi người và ham học hỏi. Ông

thường xuyên ra tận các cánh đồng nơi xã viên lao động để lắng nghe ý kiến và

nguyện vọng của dân. Trong thời gian biểu của mình, ông dành 1/3 thời gian

cho việc đi cơ sở. Ông thậm chí cùng xuống lao động, đánh trâu đi cày với bà

8

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 9/29

con, giả dạng người ăn mày thâm nhập người lao động để nghe, nhìn hết những

vui buồn, sướng khổ và nguyện vọng của dân từ đó đưa ra những chủ trương

đúng đắn, hợp lòng dân.

Thứ hai, trong điều hành quản lý đối với các xã, mỗi tháng 3 đến 4 lần

ông đích thân đi kiếm tra cách làm ăn của các Hợp tác xã và cách quản lý điều

hành của các chủ nhiệm Hợp tác xã. Mỗi lần đến ông thường không báo trước

và thường ra đồng để thăm bà con, thăm tình hình sản xuất, cày bừa, thăm lúa,

trước khi đến trụ sở ủy ban xã để lắng nghe tình hình một cách khách quan

nhất. Không máy móc giáo điều, ông luôn kiên nhẫn lắng nghe tình hình và cổ

vũ sự sáng tạo của ban chủ nhiệm các Hợp tác xã nhằm nâng cao năng suất laođộng. Ông đánh giá cao sự hiểu biết của các chủ nhiệm Hợp tác xã về tình hình

sản xuất và cho rằng mình cần học hỏi họ rất nhiều.

Thứ ba, trong quản lý bộ máy tỉnh ủy, khi phát hiện ra một vấn đề mới,

Bí thư Kim Ngọc luôn triệu tập các cuộc họp thường vụ để lấy ý kiến của mọi

người và cùng bàn bạc giải quyết vấn đề. Ông kiên nhẫn lắng nghe cả lời khen

ngợi và phê phán nặng nề, chắt lọc và đưa ra quyết định cuối cùng. Các cuộc

họp được tổ chức thường xuyên và luôn mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ tối đacho quá trình ra quyết định.

Thứ tư, trước khi soạn thảo Nghị quyết 68 NQ/TW ngày 10-9-1966 của

tỉnh uỷ Vĩnh Phúc “Về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong các

Hợp tác xã hiện nay” hướng dẫn về khoán hộ, đã có một quá trình thu thập và

lắng nghe ý kiến dân được thực hiện, nên nghị quyết rất được lòng dân chúng,

dù vào thời điểm đó Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên và duy nhất tiến hành việc

khoán hộ. Điều này thể hiện phong cách lãnh đạo dân chủ của Bí thư Kim

 Ngọc. Và sau đó, nhìn thấy nguyện vọng tha thiết của người dân, Bí thư Kim

 Ngọc đã tiến hành soạn thảo nghị quyết này.

Thứ năm, trong quá trình ban hành Nghị quyết 68 (nghị quyết khoán hộ)

mang tính lịch sử trên con đường chuyển đổi mô hình Hợp tác xã, để kiểm tra

tính ứng dụng của nghị quyết này trước khi chính thức ban hành, Bí thư Kim

 Ngọc đã chọn xã Thô Thụỵ, Vĩnh Lạc, huyện Vĩnh Tường để thí điểm khoán

9

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 10/29

hộ công khai, cũng đích thân ông xuống kiếm tra, lắng nghe chủ nhiệm Hợp tác

xã báo cáo về kết quả để chỉnh sửa nghị quyết lần cuối.

Thứ sáu, trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong tỉnh, những chuyến đi

thực tế lấy ý kiến dân giúp Bí thư Kim Ngọc kịp thời nhận định tình hình và

xây nhiều công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu của bà con. Theo nguyện vọng

của người dân, ông đưa ra chủ trương dẫn nước theo kênh 2 từ xã Liễn Sơn,

huyện Lập Thạch về Bình Định giúp nhân dân sản xuất, ông cũng cho xây

dựng nhiều công trình khác giúp đỡ người nông dân rất nhiều trong việc đồng

áng.

2.3.2. Thực trạng về sự kết hợp phong cách lãnh đạo dân chủ với một số  phong cách lãnh đạo khác của Bí thư Kim Ngọc trong chủ trương khoán hộ

 giai đoạn 1960-1970

Bí thư Kim Ngọc trên cương vị là một Bí thư Tỉnh ủy, xét trong giai

đoạn 1960 – 1970, nếu sử dụng xuyên suốt phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ

không đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc triển khai khoán hộ. Bên cạnh

 phong cách dân chủ là chủ yếu, trong một số hoàn cảnh, đòi hỏi quyết đoán

nhanh để giải quyết vấn đề hay cần kiên quyết với quan điểm mà nhà lãnh đạocho là đúng thì Bí thư Kim Ngọc đã sử dụng phong cách độc đoán; hay khi cho

các Hợp tác xã sáng tạo lựa chọn phương thức khoán cho phù hợp với đặc điểm

của xã mình, Bí thư Kim Ngọc đã sử dụng phong cách tự do. Điều này được

thể hiện khá rõ nét qua cách hành xử, phương thức quản lý cũng như tác phong

làm việc của Bí thư trong chủ trương khoán hộ - từ lý thuyết đến thực tiễn.

2.3.2.1. Sự kết hợp phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo độc

đoán

Chủ trương khoán hộ được đưa ra trong sự đồng tình hân hoan của đa số

 bà con nông dân, nhưng cũng không ít người trong nội bộ thường vụ tỉnh ủy,

huyện ủy và các Hợp tác xã phản đối: “Thà đói chứ không làm trái với chủ

nghĩa Mác - Lênin, không đi ngược lại con đường chủ nghĩa xã hội”. Ở cương

vị của một Bí thư tỉnh ủy, để bảo vệ một chủ trương đúng đắn, mang lại cơm

10

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 11/29

no, áo ấm cho nông dân, Bí thư Kim Ngọc đã sử dụng phong cách độc đoán, cụ

thể có thể thấy trong một số trường hợp sau:

Thứ nhất, trong quá trình quản lí, với cương vị bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh

Phúc, ông đã phê bình gay gắt những hành động quan liêu của một số cán bộ.

Bằng sự dứt khoát của mình, ông buộc cấp dưới có một phong cách cư xử mới,

và có những nguyên tắc làm việc gần gũi với dân hơn. Nếu như trước đó, các

cán bộ cấp xã, những người trực tiếp làm việc cùng nông dân còn chưa đi sâu

đi sát vào thực tế, thậm chí làm ăn còn chểnh mảng, sau khi đi khảo sát, thì khi

nhận ra điều đó, Bí thư Kim Ngọc đã có những hành động quyết liệt. Ông

nghiêm khắc phê bình và ra quyết định kỉ luật một cách dứt khoát đối với tất cảnhững ai làm sai, làm ảnh hưởng tới lợi ích của nhân dân.

Thứ hai, trong những cuộc họp thảo luận và ban hành Nghị quyết 68 về

khoán hộ, bên cạnh thể hiện sự lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đại diện các

cấp tham gia cuộc họp, Bí thư Kim Ngọc còn có thái độ rất khắt khe, độc đoán

với một số người chỉ dựa trên sự mù quáng, giáo điều của bản thân mà ra sức

 phản đối nghị quyết. Nhằm bảo vệ khoán hộ tới cùng, sự độc đoán của Bí thư

Kim Ngọc thể hiện khá rõ nét. Ông cho rằng cấp dưới của mình đã không nắm bắt được nội dung của bản dự thảo ông đưa ra, và có thái độ không hợp tác.

Khăng khăng cho rằng ý kiến của mình là đúng, bất chấp sự ngăn cản của cấp

trên cũng như một số cấp dưới, Bí thư Kim Ngọc đã cương quyết bảo vệ chủ

trương mà ông biết là sẽ đem lại lợi ích vô cùng lớn lao cho nhân dân, cho đất

nước.

2.3.2.2. Sự kết hợp phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự 

do

Thứ nhất, khi hình thức khoán hộ mới chỉ manh nha tự phát và chưa

chính thức trở thành một chủ trương trong toàn tỉnh, tên gọi khoán hộ vẫn chưa

được đề xuất, nhiều Hợp tác xã đã sáng tạo thực hiện hình thức cho người dân

trồng xen canh, tăng vụ – một dạng của khoán hộ, từ đó tránh được “cái đói

giáp hạt”. Sau khi đến tận các Hợp tác xã này, trực tiếp nghe người dân và các

chủ nhiệm Hợp tác xã trình bày nguyện vọng của mình, Bí thư Kim Ngọc đã để

11

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 12/29

cho các Ban quản trị tự do triển khai mô hình “tiền khoán hộ” nhằm tăng năng

suất lúa, cứu đói cho dân.

Thứ hai, bên cạnh Bí thư Kim Ngọc có không ít những người tài năng,

hỗ trợ Bí thư trong việc thực thi khoán hộ như ông Nguyễn Thành Tô - thư kí

riêng của Kim Ngọc; Trần Quốc Phi - Phó Bí thư tỉnh ủy; Nguyễn Văn Tôn -

Trưởng Ban nông nghiệp và rất nhiều Bí thư huyện ủy khác. Đây đều là những

người mà ông hoàn toàn có thể tin tưởng được, chính vì thế, ông Kim Ngọc đã

giao cho những Bí thư huyện ủy có khả năng chủ động triển khai thí điểm

khoán hộ ở một số Hợp tác xã.

Đây chính là thể hiện phong cách lãnh đạo tự do của Bí thư Tỉnh ủyKim Ngọc, bên cạnh sự kết hợp giữa phong cách lãnh đạo dân chủ và phong

cách lãnh đạo độc đoán.

2.4. Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo của Bí thư Kim Ngọc

trong chủ trương khoán hộ giai đoạn 1960-1970

2.4.1. Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo dân chủ của Bí thư Kim

 Ngọc trong chủ trương khoán hộ giai đoạn 1960-1970

Thứ nhất, đối với người nông dân, sự dân chủ trong phong cách lãnhđạo của Bí thư Kim Ngọc thể hiện ở cách ông kiên nhẫn lắng nghe, kiên nhẫn

tìm hiểu người dân bằng nhiều cách. Ở cương vị một Bí thư tỉnh, việc ông xắn

quần lội xuống cày ruộng với người dân, giả dạng làm người ăn mày để được

gần và hiểu nhân dân của ông đang làm gì, nghĩ gì, việc ông đi thực tế để thu

thập ý kiến của người nông dân, từ đó hiểu thêm về những hạn chế của mô hình

Hợp tác xã và những vấn đề trong cách quản lý quan liêu của một số chủ nhiệm

hợp tác là thể hiện sự dân chủ hiếm gặp trong tác phong quản lý nhà nước của

một vị lãnh đạo.

Vào những năm 61, 62, khi mô hình Hợp tác xã dần tỏ ra có nhiều

nhược điểm, nông dân chẳng còn thiết tha với ruộng đồng, sản xuất theo kiểu

đối phó, năng suất lúa năm sau tuột hơn năm trước. Nạn đói diễn ra thường

xuyên. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng nằm trong hoàn cảnh trên. Bí thư Kim Ngọc đã

thực hiện tung cán bộ trong cơ quan tỉnh ủy và yêu cầu các Bí thư huyện ủy

12

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 13/29

trực tiếp đến tìm hiểu cụ thể nguyên nhân vì sao Hợp tác xã làm ăn sa sút, thu

nhập ngày công của xã viên không đủ nấu cháo. Bản thân ông cũng đi đến các

Hợp tác xã kiểm tra.

Tiêu biểu có lần Bí thư Kim Ngọc đến một Hợp tác xã phần lớn là đồng

 bào dân tộc Dao Tiền và Sán Dìu dưới chân núi Tam Đảo.

Khi Bí thư đang tìm hiểu xem vì sao ruộng lúa hai bên bờ xanh tốt còn ở 

giữa thì thưa thớt, vàng rụi, từ xa một ông già người Dao Tiền nhận ra ông liền

chạy đến chào. Bí thư Kim Ngọc hỏi lý do thì ông già người Dao bảo: “Nông

dân quên hết chuyện làm ruộng rồi”, “Sao lại quên làm ruộng?”.

Ông già người Dao giải thích: “Chúng nó sợ lội ruộng bẩn chân, chỉ đivòng quanh trên bờ để bỏ phân nên ruộng hai bên bờ mới tốt hơn ruộng ở 

giữa”. Bí thư liền hỏi làm sao chấn chỉnh kiểu làm ăn cẩu thả hiện nay, ông già

người Dao nói: “Tỉnh ủy đứng ra làm địa chủ giao hẳn ruộng cho nông dân cày

thuê. Tỉnh ủy bảo nộp bao nhiêu thuế bà con nộp, bán bao nhiêu bà con bán,

còn lại bà con hưởng, chứ để làm chung như thế này chẳng ai muốn làm đâu”.

Bí thư suy nghĩ mãi về chuyện này rồi nói lại với người thư ký của

mình: “Ông già ấy không diễn đạt được ý của mình muốn nói nên mới bảo tỉnhủy đứng ra làm địa chủ giao ruộng cho nông dân cày thuê. Thật ra đây là

nguyện vọng của người nông dân muốn được làm chủ mảnh ruộng của mình

chứ không chung chạ dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc”.

Chính sự dân chủ của Bí thư Kim Ngọc phong cách lãnh đạo đối với

người nông dân đã giúp ông hiểu một cách thực tế cần phải làm gì để nâng cao

năng suất lao động, kết hợp với lòng yêu nước và sự hiểu biết một cách đúng

đắn về chủ nghĩa Mác Lênin, ông đã ủng hộ và phát triển khoán hộ thành một

nghị quyết chính thức của tỉnh Vĩnh Phúc.

Thứ hai, trong điều hành quản lý các Hợp tác xã, các chủ nhiệm Hợp tác

xã là những người gần gũi với người nông dân hàng ngày, cũng là bộ phận trực

tiếp tham gia vào sản xuất, đồng thời lại là những người chịu trách nhiệm trực

tiếp quản lý mô hình Hợp tác xã tại địa phương mình nên Bí thư Kim Ngọc

luôn đánh giá cao vai trò của họ. Những chuyến thực tế của ông xuống các Hợp

13

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 14/29

tác xã, gặp gỡ các ban chủ nhiệm, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ một

cách dân chủ giúp hệ thống quản lý từ cấp trên xuống cấp dưới hoàn thiện và

xuyên suốt, những ý tưởng mới của các ban chủ nhiệm luôn được báo cáo

thẳng đến Bí thư Kim Ngọc và lập tức triển khai không hề chậm trễ. Đó chính

là lý do Vĩnh Phúc thời ấy là tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt năng suất lúa trên

5 tấn/ha.

Thời ý định khoán hộ mới manh nha chứ chưa thành văn bản, ngay

trong nội bộ tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã có người nói: “Thà đói chứ không làm trái

với chủ nghĩa Mác - Lênin, không đi ngược lại con đường chủ nghĩa xã hội”.

Trong thời gian này đã có một vài Hợp tác xã nông nghiệp như Hòa Loan, VănQuán, Tiên Hường… mạnh dạn tổ chức khoán việc cho nhóm, từng lao động

và khoán cho hộ trong từng khâu công việc. Tuy chưa thật hoàn chỉnh nhưng

đã hé ra tia sáng ở cuối đường hầm cho cách làm ăn của Hợp tác xã nông

nghiệp ngày ấy.

Với nhãn quan nhạy cảm cùng việc thường xuyên gặp gỡ trao đổi với

nông dân, lắng nghe và tiếp thu cách làm mới của ban chủ nhiệm các Hợp tác

xã, cộng với khảo sát của số cán bộ trong cơ quan được cử đến các Hợp tác xã,Bí thư Kim Ngọc rút ra được những kết luận hết sức quan trọng về mô hình

Hợp tác xã, nhìn thấy hướng đi mới qua việc thay đổi cách khoán của các Hợp

tác xã nói trên và bắt đầu cho soạn thảo Nghị quyết 68.

Thứ ba, trong quản lý bộ máy tỉnh ủy, việc thường xuyên xuống khảo

sát ở địa bàn giúp Bí thư Kim Ngọc nắm rõ hơn tình hình các Hợp tác xã cũng

như những ý tưởng sáng tạo đang được thực hành trên địa bàn tỉnh, từ đó ông

mang những ý tưởng này về trình bày trong các cuộc họp định kỳ được tổ chức

để việc thảo luận và tìm hướng đi mới được công khai và dân chủ nhất. Trong

nội bộ tỉnh ủy, bên cạnh những người sáng tạo, linh hoạt, ủng hộ việc khoán hộ

và nghị quyết 68, cũng có những người máy móc, giáo điều và rập khuôn trong

việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin. Những người này ra sức ngăn cản, phê

 phán khoán hộ và thẳng thắn phê bình gay gắt trong các cuộc họp, cho rằng

việc khoán hộ ở các Hợp tác xã có nguy cơ phá vỡ mô hình này, là đi ngược lại

14

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 15/29

chủ trương và đường lối của Đảng: “Nói tóm lại việc khoán ruộng cho hộ đã

dẫn đến hậu quả tai hại là phát triển tư tưởng tự tư tự lợi, làm phai nhạt ý thức

tập thể của xã viên, thủ tiêu phong trào thi đua yêu nước trong Hợp tác xã. Kìm

hãm và đẩy lùi cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp; giảm nhẹ vai trò của lao

động tập thể xã hội chủ nghĩa, phục hồi và phát triển lối làm ăn riêng lẻ, đẩy

Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vào con đường thoái hóa và tan rã”. Vì

nguyên nhân đó, những cuộc họp tỉnh ủy như vậy thường hết sức căng thẳng,

nhưng Bí thư Kim Ngọc luôn cố gắng lắng nghe cả những ý kiến ủng hộ lẫn

 phản đối, ông còn gặp riêng những người phản đối để trao đổi với họ, giải thích

rõ cho họ hiểu để đưa ra kết quả cuối cùng một cách dân chủ nhất.Thứ tư, trước khi soạn thảo Nghị quyết 68 NQ/TW 10/09/1966 “Về một

số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong các Hợp tác xã hiện nay”, lúc đó

chưa có chủ trương khoán hộ, chưa có một nghị quyết hướng dẫn thực hiện

việc này trong tỉnh, tuy đã có nhiều Hợp tác xã biết khoán hộ mang lại hiệu quả

kinh tế nên làm theo. Nhiệm vụ đặt ra là phải có một nghị quyết hướng dẫn

chung các Hợp tác xã và đưa khoán hộ chính thức trở thành một phương pháp

khoán trong toàn tỉnh.Đây là một quyết định vì lợi ích chung nhưng vì nhiều lý do khác nhau,

một số người phản đối kịch liệt. Để nâng cao tính dân chủ, Bí thư Kim Ngọc

quyết định đi khảo sát ý kiến của người dân.

Ông Sen ở thôn Đại Phúc, xã Đạo Đức, nguyên là chủ nhiệm Hợp tác xã

thời kỳ khoán hộ, năm nay đã 81 tuổi, kể hôm ấy ông đang gặt cùng bà con xã

viên ở ngoài đồng thì ông Kim Ngọc đi ra, cầm lên mấy bông lúa lần đếm từng

hạt rồi đưa cho ông Sen, bảo đếm xem mỗi bông được bao nhiêu hạt chắc. Cả

thảy 13 hạt chắc! Ông Kim Ngọc thở dài: “Hai bông lúa mà chỉ có 13 hạt xát

được thành gạo làm sao mà sống nổi cho đến vụ mùa tới. Theo ông, có cách gì

 phá được tình trạng này không?”.

Ông Sen mạnh dạn thưa: “Chỉ có cách là bỏ lối khoán không hợp lý hiện

nay để thay vào đó lối khoán khác tốt hơn”. Nghe ông Sen nói vậy mắt ông

Kim Ngọc sáng lên: “Đúng là phải tìm một lối khoán hợp lý hơn. Nếu giao

15

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 16/29

ruộng cho xã viên rồi khoán sản lượng họ phải nộp cho Hợp tác xã, còn lại bao

nhiêu mình hưởng, ông thấy thế nào?”. Ông Sen mừng rỡ: “Nếu được thế chắc

chắn năng suất sẽ lên”. Ông Kim Ngọc lại hỏi: “Ông có dám làm thử không?”.

Ông Sen ngập ngừng, ông Kim Ngọc nói ngay: “Ông sợ là phải. Đến như tôi là

Bí thư tỉnh ủy mà phải còn cân nhắc nữa là. Nhưng tôi sợ, ông sợ, mọi người

đều sợ rồi để mặc nông dân chết đói hả ông?”.

Sự dân chủ trong lãnh đạo đã giúp Bí thư Kim Ngọc nhận ra niềm mong

đợi của nhân dân ở một nghị quyết hướng dẫn phân chia lao động trong Hợp

tác xã đã cổ vũ Bí thư Kim Ngọc và làm động lực để ông vượt qua những ý

kiến phản đối trong nội bộ thường vụ tỉnh ủy, để Vĩnh Phúc ghi danh mình vàolịch sử trong việc đi đầu thực hiện khoán hộ trong cả nước.

Thứ năm, quá trình ban hành nghị quyết 68 vấp phải sự phản đối kịch

liệt của một số cán bộ Đảng viên. Để minh chứng cho tính ứng dụng của nghị

quyết, thường vụ tỉnh ủy mà đứng đầu là Bí thư Kim Ngọc quyết định chọn

một Hợp tác xã làm thí điểm. Thời gian ấy Bí thư Kim Ngọc đã thường xuyên

xuống tận xã, vào từng hộ gia đình để theo sát tình hình. Và thực tế nghị quyết

68 đã cho thấy tính ứng dụng của mình, và được chính thức ban hành.Chính nhờ sự nghiên cữu kĩ càng, khảo sát ý kiến người dân, theo sát

quá trình thí điểm mà sau đó, chỉ qua 1 năm làm khoán hộ, bộ mặt nông nghiệp

của Vĩnh Phúc đã thay đổi rất mạnh. Năm 1967, 75% số Hợp tác xã áp dụng

khoán hộ, 76% số đội sản xuất khoán hộ. 160 Hợp tác xã (chiếm hơn 70% số

Hợp tác xã lúc đó) đạt năng suất lúa từ 5-7 tấn/1ha, sản lượng thóc đạt 197

ngàn tấn tăng 2,7% so với năm 1964.

Thứ sáu, không chỉ nhờ vào khoán hộ mà tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh

đi đầu trong cả nước về năng suất lúa. Sự quan tâm của ban thường vụ tỉnh ủy

mà đứng đầu là Bí thư Kim Ngọc trong việc tìm hiểu những khó khăn của

người nông dân trong sản xuất, từ đó xây dựng những công trình thủy lợi phát

huy hiệu quả cao trong sản xuất đã góp phần đáng kể nâng cao năng suất lao

động. Có thể nói phát huy tính dân chủ lắng nghe ý kiến người dân là bí quyết

hàng đầu trong quản lý phát triển lao động Vĩnh Phúc thời bấy giờ.

16

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 17/29

2.4.2. Phân tích thực trạng về sự kết hợp phong cách lãnh đạo dân chủ với 

một số phong cách lãnh đạo khác của Bí thư Kim Ngọc trong chủ trương 

khoán hộ giai đoạn 1960-1970

2.4.2.1. Phân tích sự kết hợp phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh

đạo độc đoán

Thứ nhất, trong quá trình quản lí, với cương vị bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh

Phúc, ông đã cực kỳ kiên quyết và gay gắt đối với những hành động quan liêu

của một số cán bộ. Đó là một cách để ông răn đe cấp dưới của mình làm việc

có trách nhiệm hơn. Ông thường chỉ tin những gì mình nhìn thấy, kết hợp với

lời phản ánh của bà con nông dân và sự phân tích của bản thân. Chính vì thế,khi đi thực tế ở các Hợp tác xã, đa phần ông ra thẳng cánh đồng trước khi đi

vào trụ sở ủy ban. Ông tin rằng muốn biết hiệu quả làm việc của cấp dưới trước

hết cần đánh giá qua năng suất và tình hình lúa. Sau khi đi thăm đồng, có kết

luận các cán bộ xã làm việc không tận tụy, vô trách nhiệm, không cần nghe

những lời giải thích từ họ, ông đã thẳng thắn phê bình, yêu cầu họ xuống ngay

dưới ruộng để cùng ông kiểm chứng cho sự vô trách nhiệm của mình. Điển

hình như trong một lần kiểm tra việc cấy cày của nông dân, bí thư tỏ ra khônghài lòng với việc ban cán bộ quản lý ẩu, dẫn đến nông dân cày ruộng bất cẩn,

đất còn chưa nhuyễn, ảnh hưởng đến tiến độ cấy, năng suất và chất lượng cấy

của xã viên, ông yêu các cán bộ xã bước xuống ruộng ngay lập tức, tự xem xét

cách làm việc của mình và lệnh cho các cán bộ này bằng mọi cách, kể cả nhổ

lúa lên cấy lại, cũng phải cải thiện thửa ruộng ấy. “Bằng mọi cách, các cậu phải

tự làm cho ruộng lúa này xanh tốt, không được bắt các cô gái này làm nữa. Tôi

không muốn kì tới xuống đây lại vẫn thấy như thế này”.

Thứ hai, trong những cuộc họp thảo luận và ban hành Nghị quyết 68 về

khoán hộ, Bí thư Kim Ngọc có thái độ rất khắt khe với một số nhân viên cấp

dưới phản đối nghị quyết. Một ví dụ cụ thể là khi ông quyết định cử Tỉnh ủy

viên (Trưởng ban tuyên huấn) – người ra sức chống lại chính sách khoán hộ mà

Bí thư Kim Ngọc đưa ra - đi công tác ở Lào. Cho rằng Bí thư tìm cách đuổi

mình đi nên ông này kịch liệt phản đối. Bí thư Kim Ngọc đã trả lời: “Vậy ông

17

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 18/29

có đủ khả năng và sức mạnh để cản trở cái mới, cái tiến bộ đang dần dần thay

thế những cái lạc hậu, giáo điều, máy móc vẫn đang diễn ra trong các Hợp tác

xã nông nghiệp hiện nay hay không? Mà ông có ở lại bất quá cũng chỉ làm tôi

khó chịu chứ chẳng cản trở được tôi đâu”. Trong cuộc thảo luận với Bộ nông

nghiệp TƯ, bí thư Kim Ngọc đã rất rõ ràng khi thẳng thắn bảo vệ quan điểm

 bảo vệ khoán hộ. Thậm chí ông có sự áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.

 Nghe tin cấp dưới chưa tán thành với chủ trương mình đưa ra, và có hành động

 báo với cấp trên, Bí thư Kim Ngọc đã bày tỏ thái độ tức giận, ông cho rằng cấp

dưới có thái độ không hợp tác. Ông nói: “Thường vụ tỉnh ủy mà vô nguyên tắc

thế là cùng, để đấy, tôi cho biết tay…Nếu bị cho lên giàn thiêu, tôi vẫn nói việclàm của tôi là đúng”. Một ví dụ khác là khi nhận được phản hồi không đồng ý

với chủ trương mình đưa ra từ phía một người trong thường vụ tỉnh ủy, không

giữ được bình tĩnh trong cách ứng xử, Bí thư Kim Ngọc đã yêu cầu người cán

 bộ này từ chức ngay lập tức. Theo ông, suy nghĩ của một kẻ không biết đâu là

lợi ích thực sự của nhân dân, thì không xứng đáng làm cán bộ. Một lần khác,

khi tỉnh ủy viên bày tỏ thái độ không hợp tác, muốn ngừng ý tưởng khoán hộ

của bí thư Kim Ngọc, ông đã đập tay xuống bàn, lớn tiếng chê trách và khẳngđịnh: “Tôi nói cho anh biết nhá, bản dự thảo này phải được thực hiện trong

toàn tỉnh, dứt khoát phải thực hiện”.

2.4.2.2. Phân tích sự kết hợp phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh

đạo tự do

Thứ nhất, ở nhiều Hợp tác xã đã chủ động thực hiện hình thức cho

người dân thực hiện trồng xen canh, tăng thêm vụ, nhận thấy đây là một việc

làm hết sức phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương, Bí thư Kim Ngọc

chẳng những không phản đối mà còn ủng hộ. Ông đã để các địa phương đó tự

quyết định mô hình sản xuất cho mình, miễn sao có kết quả tốt, năng suất cao,

cuộc sống của người dân thêm phần no ấm. Bí thư Kim Ngọc cũng luôn tạo các

tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ huyện ủy, các ban quản trị Hợp tác xã địa phương

đi đến nhận thức và trao cho họ khả năng điều hành công việc nhà nông trong

18

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 19/29

các Hợp tác xã, huyện đoàn, chỉ cần báo cáo lại kết quả tình hình hoạt động mà

thôi.

Thứ hai, là một Bí thư tỉnh ủy, Kim Ngọc không sử dụng quyền lực tối

uy của mình để áp đặt hoàn toàn cho tất cả mọi việc của cấp dưới trong việc

thực thi chính sách thầu khoán, ông để cho các cán bộ huyện ủy tự chỉ đạo các

Hợp tác xã thí điểm tự do đưa ra và quyết định cách thức, phương thức hoạt

động dựa trên những chủ trương sẵn có, miễn sao là phù hợp. Sự tự do mà ông

giới hạn cho cấp dưới không phải là tuyệt đối hoàn toàn mà phải có giới hạn

 bởi ông là người chịu trách nhiệm trực tiếp với cấp trên, mọi cán bộ cấp dưới

sau khi họp bàn cùng nhau đều phải báo cáo nội dung để ông có thể nắm bắttính hình và điều chỉnh ngay lập tức khi có sai lệch. Đồng thời, ông cũng

thường xuyên ủy thác những nhiệm vụ quan trọng cho cán bộ chuyên môn của

mình thực hiện các chuyến công tác như đi khảo sát thực tế, viết báo cáo…để

chuẩn bị cho công tác đưa ra Nghị quyết mới, để cho một số cán bộ tự do giải

quyết các công việc. Đó cũng là một điểm mới trong phong cách lãnh đạo của

ông – phong cách tự do mà hiếm có vị lãnh đạo nào ở miền Bắc có thể làm

được như ông trong thời buổi lúc khó khăn lúc bấy giờ, khi mà đất nước đangrập khuôn mô hình của Liên Xô theo đường lối hoạt động chủ nghĩa xã hội,

mọi thứ đều phải có trật tự quy củ với sự đồng thuận của cấp trên.

Ông mạnh dạn giao nhiệm vụ cho những con người có đầy đủ thực lực là các

cán bộ cấp cao của Huyện ủy - những người đã nhìn thấy được con đường đúng

đắn của khoán hộ, bởi chính một mình ông không thể nào cùng lúc triển khai

thí điểm các mô hình được. Đây chính là lúc ông phải sử dụng những người tài

 bên cạnh mình.

2.5. Đánh giá thực trạng về phong cách lãnh đạo dân chủ của Bí thư Kim

Ngọc trong chủ trương khoán hộ giai đoạn 1960-1970

2.5.1. Nguyên nhân chủ quan hình thành phong cách lãnh đạo của Bí thư 

 Kim Ngọc trong chủ trương khoán hộ giai đoạn 1960-1970

Thứ nhất, sinh ra trong tình trạng đất nước thuộc địa nửa phong kiến,

xuất thân là một người làm thuê cho địa chủ nên Bí thư Kim Ngọc thấu hiểu

19

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 20/29

được nỗi cơ cực của người nông dân; lắng nghe, quan tâm đến những suy nghĩ 

và mong ước của họ. Bản thân là một người có lối sống giản dị đời thường, ông

gần gũi với mọi người, đi sâu vào cuộc sống của bà con để có những quyết

định đúng đắn, dựa trên nguyện vọng của dân và hợp lòng dân. Trong mỗi cuộc

họp, ông lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người: “Các cậu cứ nói, đúng sai gì tớ 

cũng nghe hết”, rồi sau đó cùng nhau bàn bạc đưa ra kế hoạch tốt nhất.

Thứ hai, là một người cán bộ mẫn cán, mang trong mình cốt cách của

một Đảng viên, nắm vững đường lối của Đảng, hiểu rõ tư tưởng Mác - Lênin,

ông luôn muốn làm hết mình để giúp đỡ người dân, cải tạo tình trạng ruộng

đồng xơ xác, có đất nhưng không có cái ăn. Bí thư Kim Ngọc đã dám nhìnnhận thẳng thắn vào sự thật rằng năng suất lao động sụt giảm nghiêm trọng là

do tình trạng “cha chung không ai khóc”. “Liều thuốc” cho tình trạng đó chính

là “để nông dân làm chủ mảnh đất của mình”. Từ đó chính sách khoán hộ được

chính thức đưa vào Nghị quyết 68 NQ/TW, và thực tế đã chứng minh tính đúng

đắn của việc làm này.

Thứ ba, đã từng phục vụ trong quân ngũ nên Bí thư Kim Ngọc mang

trong mình tính quyết đoán của một người lính. Nghị Quyết 68 ra đời vấp phảisự phản đối kịch liệt từ nhiều phía, nhưng ông vẫn giữ vững lập trường, bởi nền

tảng của nghị quyết là dựa trên niềm mong mỏi của người nông dân, dựa trên

nỗi khát khao và nguyện vọng của họ. “Chúng ta phải đi sâu vào đời sống của

người dân chứ không thể dựa vào những triết lý, giáo điều được”.

2.5.2.   Nguyên nhân khách quan hình thành

 phong cách lãnh đạo của Bí thư Kim Ngọc

trong chủ trương khoán hộ giai đoạn 1960-

1970

2.5.2.1. Nguyên nhân khách quan hình thành phong cách lãnh đạo dân chủ

của Bí thư Kim Ngọc trong chủ trương khoán hộ giai đoạn 1960-

1970

Hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ đã góp phần tạo nên phong cách lãnh đạo

của Bí thư Kim Ngọc. Thực tế đã chứng minh việc ông sử dụng phong cách

20

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 21/29

dân chủ để lắng nghe thấu hiểu ý kiến của người nông dân, suy xét đề xuất của

 ban chủ nhiệm các Hợp tác xã, xây dựng quan điểm trong nội bộ ban thường vụ

huyện ủy và tỉnh ủy, để từ đó tạo nên một đường lối thống nhất với sự đoàn kết

nhất trí cao xuyên suốt từ tỉnh ủy xuống người nông dân là điều hết sức sáng

suốt.

Thứ nhất, vào những năm 1960, đầu những năm 1970, trên lĩnh vực

nông nghiệp, cả nước chỉ áp dụng mỗi một mô hình là khoán việc. Vì khoán

việc không quy trách nhiệm cho ai, xã viên không hề thấy quyền lợi mà mình

sẽ được hưởng trên cánh đồng chung nên khi có tiếng kẻng thì xã viên ra đồng,

làm cho qua chuyện, rồi có kẻng lại về. Tình hình này làm cho nền nông nghiệplụn bại, nạn đói diễn ra thường xuyên.

Thêm vào đó, quyết định ngày 26-1-1968 của Ủy ban Thường vụ Quốc

hội hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú với diện tích

5.103km2 và gần 1,3 triệu dân (ông Kim Ngọc giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh

Phú) sinh ra không biết bao nhiêu khó khăn. Đất rộng, người thưa, địa hình

chia cắt. Tư tưởng địa phương chủ nghĩa khiến nội bộ mất đoàn kết nghiêm

trọng. Trong khi đó chiến tranh ngày một ác liệt. Hậu phương trở nên xơ xác,chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em tham gia lao động sản xuất. Tất cả những

điều đó đòi hỏi một phương hướng phát triển kinh tế mới phù hợp hơn, để cải

thiện tình hình đói kém liên miên trong tỉnh.

Hiểu được điều này, Bí thư Kim Ngọc đã rất dân chủ trong việc thảo

luận với cán bộ Hợp tác xã và lắng nghe ý kiến người nông dân để tìm ra

nguyên nhân và cách giải quyết, bởi nhân dân chính là người trực tiếp sản xuất,

trực tiếp tham gia mô hình Hợp tác xã hàng ngày và nhìn thấy những điểm yếu

của nó. Nếu không có sự tiếp thu lắng nghe ý kiến của những người dân này,

Bí thư Kim Ngọc không thể cho ra đời bản nghị quyết 68 hợp lòng dân và được

dân ủng hộ hết mình như thế, bởi nền tảng của nghị quyết chính là nguyện

vọng tha thiết của người dân.

Thứ hai, vào khoảng những năm 1963-1964, phong trào Hợp tác xã -

 phong trào luôn được coi là điển hình tiên tiến của XHCN, diễn ra rất rầm rộ.

21

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 22/29

Là người “lĩnh ấn tiên phong” với suy nghĩ mới, quan điểm mới về cách làm

nông nghiệp – để cho dân làm chủ mảnh đất của mình - hình thức được cho là

đi ngược lại chủ trương của Đảng, của XHCN và chủ nghĩa Mác Lênin, Bí thư

Kim Ngọc đã vấp phải rất nhiều sự phản đối. Việc ông sử dụng phong cách

lãnh đạo dân chủ để biết được quan điểm cũng như suy nghĩ về hình thức

khoán mới này của cán bộ các cấp, đặc biệt là của nông dân là điều cần thiết,

 bởi nông dân là lực lượng đông đảo nhất của xã hội Việt Nam thời bấy giờ,

cũng là lực lượng lao động chính, và bởi “lòng dân là tất cả”. Chỉ khi được

nông dân ủng hộ, chỉ khi được xây dựng dựa trên mong mỏi của nông dân và

hợp với lòng dân thì chủ trương khoán hộ mới có thể được vượt qua bao sựngăn cản, phản bác để được áp dụng và thực hiện thành công.

Thứ ba, bên cạnh Bí thư Kim Ngọc là những trợ thủ đắc lực, linh hoạt

và tận tâm như ông Nguyễn Thành Tô - thư ký riêng của ông Kim Ngọc, ông

 Nguyễn Văn Tôn - trưởng Ban nông nghiệp tỉnh ủy Vĩnh Phúc thời bấy giờ 

(sau này liên tục trong ba nhiệm kỳ từ 1977-1985 giữ chức phó Bí thư rồi Bí

thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú). Vì vậy, việc dân chủ trong bàn

 bạc, thảo luận với họ đã giúp Bí thư Kim Ngọc rất nhiều trong việc đưa ranhững giải pháp tối ưu nhất, để chủ trương khoán hộ được thực hiện và đạt

hiệu quả cao nhất.

2.5.2.2. Nguyên nhân khách quan hình thành sự kết hợp phong cách lãnh đạo

dân chủ với một số phong cách lãnh đạo khác của Bí thư Kim Ngọc trong chủ

trương khoán hộ giai đoạn 1960-1970

Thứ nhất, để phân tích nguyên nhân hình thành phong cách lãnh đạo dân

chủ kết hợp với độc đoán của Bí thư Kim Ngọc, ta phải thấy rằng trong hoàn

cảnh đất nước khó khăn, tình hình lương thực cực kỳ căng thẳng. Cả nước phải

ăn độn bo bo, bột mì, sắn khô. Nhiều cửa hàng lương thực không còn gạo để

 bán cho dân. Chính sách ngăn sông cấm chợ khiến tình hình càng căng thẳng

thêm. Trong khi đó, hình thức Hợp tác xã bộc lộ quá nhiều bất hợp lý. Với mô

hình này, một quốc gia như Việt Nam, với rừng vàng biển bạc, 2 vựa lúa phì

nhiêu là châu thổ sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long mà hơn 60 triệu

22

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 23/29

dân lúc đó rơi vào nạn đói, hàng chục tỉnh ở miền Bắc và miền Trung lâm vào

nạn đói trầm trọng.

Chính cơ chế ấy đã khiến một số cán bộ, đặc biệt ở đơn vị xã làm ăn cẩu

thả, chấm công điểm bừa bãi, coi ruộng không phải của mình nên để mặc. Sự

độc đoán của Bí thư Kim Ngọc chính là để chấn chỉnh tình trạng trên.

Hơn nữa, khoán hộ là hình thức sáng tạo và hợp với thời cuộc, khắc

 phục được những hạn chế của mô hình Hợp tác xã, tuy nhiên, hình thức này

quá mới mẻ, được ví như đi ngược lại đường lối của Đảng, ngược lại chủ nghĩa

Mác-Lênin, mặc dù được rất nhiều người ủng hộ, nhưng cũng không ít người

 phản đối. Sự máy móc, giáo điều và rập khuôn trong việc ứng dụng chủ nghĩaMác Lênin trong tư tưởng của một bộ phận Đảng viên luôn khiến khoán hộ bị

 phê phán nặng nề. Để tiếp tục hình thức khoán này, Kim Ngọc buộc phải quyết

đoán, đôi khi là độc đoán để chủ trương khoán hộ được thực hiện, mang lại

cơm no, áo ấm cho dân. Phong cách độc đoán như bổ sung cho phong cách dân

chủ để tóm lược lại những ý kiến trái chiều. “Ông sử dụng dân chủ là sức

mạnh, độc đoán là kim chỉ nam”.

Thứ hai, giải thích cho sự kết hợp phong cách lãnh đạo dân chủ với phong cách lãnh đạo tự do, có thể thấy rằng vào thời điểm ấy, không ai khác

mà chính người nông dân sẽ là người trực tiếp thực hiện hình thức khoán hộ.

Chính vì vậy, Bí thư Kim Ngọc đã để cho người nông dân tự do chọn con

đường cho chính mình: ở lại với Hợp tác xã hay ra riêng và làm chủ ruộng

đồng.

Thêm vào đó, khoán hộ được thực hiện trên diện rộng tại nhiều Hợp tác

xã, nhiều huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc – sau đó là Vĩnh Phú. Với diện tích rộng

lớn và dân số đông như vậy, Bí thư Kim Ngọc không thể tự mình làm tất cả các

công việc. Quanh ông bấy giờ là rất nhiều trợ thủ đắc lực, tài năng. Tại đơn vị

Hợp tác xã cũng có những người chủ nhiệm sáng tạo, dám đương đầu với thách

thức, xóa bỏ những cái cũ kĩ lỗi thời, giao công việc cho họ, để họ tự do thể

hiện năng lực bản thân chính là một cách làm đúng đắn khôn ngoan.

23

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 24/29

Chương 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ PHONG CÁCH

LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ CỦA BÍ THƯ KIM NGỌC

TRONG CHỦ TRƯƠNG KHOÁN HỘ GIAI ĐOẠN 1960-1970

3.1.Ý nghĩa lịch sử về phong cách lãnh đạo của Bí thư Kim Ngọc

Chủ trương khoán hô có ý nghĩa vô cùng to lớn với nền nông nền nông

nghiê  p nước ta, tháo bỏ sự ràng buộc, kìm hãm của cơ chế quản lý lạc hậu, tạo

24

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 25/29

ra sự thay đổi kỳ diệu trong nông nghiệp đưa nước ta từ môt thiếu ăn trở thành

nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới.

Phong cách lãnh đạo của Bí thư Kim Ngọc đã thổi môt luồng không khí

mới vào tinh thần sản xuất của người nông dân. Viêc cùng nhau bàn bạc, thảo

luân những vấn đề xuất phát từ tâm tư nguyên vọng của chính họ đã tạo ra hiêu

quả kinh tế rõ rêt, đưa nền sản xuất đi lên. Tư tưởng của ông, công lao của ông

sẽ sống mãi với thời gian, trở thành bài học lớn, luôn sống động và mang tính

thức tỉnh, đặc biệt trong giai đoạn đất nước đang đòi hỏi tiếp tục đổi mới ngày

nay. Cũng như vậy, tên tuổi những con người vì dân, vì nước, không ngại hiểm

nguy, dám đổi mới, dám dấn thân như Kim Ngọc sẽ sống mãi với dân tộc, vớithời gian.

3.2. Bai học kinh nghiêm tư phong cách lãnh đạo của Bí thư Kim Ngọc

3.2.1. Bài học kinh nghiệm tư phong cách lãnh đạo dân chủ củ a Bí thư Kim

 Ngọc

Bí thư Kim Ngọc là một nhà lãnh đạo dân chủ, biết lắng nghe ý kiến của

người dân. Ông thường xuyên ra tận ruộng đẩt thăm hỏi người dân. Bí thư Kim

 Ngọc đã làm gần gũi hơn khoảng cách giữa người cán bộ và nhân dân. Ý kiếncủa ông khi đưa ra luôn hợp với lòng dân, vì ông hiểu rõ họ cần gì, họ muốn gì,

 bất kỳ quyết định nào của ông cũng được xây dựng trên ý kiến của người dân.

Trong điều hành quản lý đối với Hợp tác xã, ông thuờng đích thân đi kiểm tra

các Hợp tác xã từ 3 đến 4 lần một tháng, mỗi lần đến ông đều không báo trước..

Trong các lần đi thăm Hợp tác xã, các chủ nhiệm của Hợp tác xã là những

người luôn được Kim Ngọc đánh giá cao. Từ điều này cho thấy, ông rất tranh

thủ ý kiến của cấp dưới, đặc biệt là những người trực tiếp quản lý công việc ở 

Hợp tác xã. Trong công tác điều hành bộ máy tỉnh ủy, Kim Ngọc thuờng xuyên

xuống thăm địa bàn để nắm rõ hơn tình hình của các Hợp tác xã cũng như

những ý tưởng sáng tạo đang được thực hành trên địa bàn tỉnh, từ đó ông bàn

 bạc lại trong các cuộc họp định kỳ để việc thảo luận và tìm hướng đi mới được

công khai và dân chủ nhất.

25

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 26/29

Từ phong cách lãnh đạo của Kim Ngọc, ta rút ra được những bài học

kinh nghiệm quý báu:

Thứ nhất , nhà lãnh đạo muốn thành công, muốn có được sự ủng hộ của

cấp dưới thì phải đi sâu sát trong nhân viên, lắng nghe ý kiến từ nhân viên của

mình, quan tâm đến những người trực tiế p điều hành công việc cũng như

những vấn đề thực tế để hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức.

Thứ hai, nhà lãnh đạo cần phải lắng nghe cấp dưới biết họ cần gì, để có

thể tâ  p hợ p được sức mạnh tập thể. Và trước khi làm một kế hoạch công việc

cụ thể, nhà lãnh đạo nên thu thập đầy đủ thông tin, lắng nghe ý kiến từ nhiều

người, nhất là những người liên quan, để có thể lập một kế hoạch hoàn chỉnh.Thứ ba, khi thực hiện một kế hoạch, nhà lãnh đạo nên theo sát tình hình

thực hiện kế hoạch để thấy được tính ứng dụng vào thực tiễn của nó cũng như

kịp thời phát hiện chỗ sai để sửa chữa.

3.2.2. Bài học kinh nghiệm tư sự kết hợ p các phong cách lãnh đạo củ a Bí

thư Kim Ngọc

Bí thư Kim Ngọc là người biết kết hợp hài hòa các phong cách lãnh đạo

để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Qua đó ta thấy:Thứ nhất , nhà lãnh đạo đôi khi cần phải có sự cứng rắn, đôc đoán trong

công viêc để bảo vê quan điểm, lợi ích chung của tâ  p thể trước những phản đối

trái chiều.

Thứ hai , nhà lãnh đạo nên khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên của

mình, ủy thác cho những người tin tưởng tự chủ thực hiên các kế hoạch. Những

người được tin tưởng là những người có năng lực, họ tiế p xúc trực tiế p nên

hiểu rõ các điều kiên, tình trạng thực tế cụ thể chi tiết hơn. Nhà lãnh đạo trao

quyền quyết định cho nhân viên của mình để họ linh hoạt, sáng tạo thực hiên

để công viêc có hiêu quả hơn.

3.3. Đánh giá về ý nghĩa thực tiễn của bài học kinh nghiệm trên trong thời

đại hiện nay

26

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 27/29

Phong cách lãnh đạo của Bí thư Kim Ngọc đã để lại nhiều bài học có giá

trị. Trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước ngày nay, những bài học đó

đem lại những ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn.

Có thể nói tầm nhìn là yếu tố đầu tiên để nhận biết một người có khả

năng lãnh đạo hay không. Trước hết, nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là vạch ra các

kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để tổ chức hướng đến. Đồng thời, phải

 biết kết hợp mục tiêu đó với nguồn lực của tổ chức cũng như những thách thức

và cơ hội của môi trường. Xa hơn nữa, tầm nhìn của nhà lãnh đạo phải vượt

qua được giới hạn của những suy nghĩ thông thường, có khả năng dự đoán

những biến động để tận dụng chúng làm bàn đạp cho sự phát triển của tổ chức.Bên cạnh đó, một nhà lãnh đạo thành công phải là người thấu hiểu được

nhân viên của mình, biết được năng lực làm việc, ý thức trong công việc, nắm

 bắt được tâm tư, nguyện vọng của họ, lắng nghe ý kiến của nhân viên để hoàn

thiện hơn trong công tác quản lí điều hành. Để làm được điều đó phải có sự

tương tác nhất định giữa lãnh đạo và nhân viên.

Không chỉ chú trọng công việc mà nhà lãnh đạo còn phải là người kết

nối các nhân viên, tạo môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả để xây dựngđược một tập thể đoàn kết, vững mạnh.

Trong bất kỳ con người nào cũng có những năng lực tiềm ẩn. Nhà lãnh

đạo tài năng là người có thể nhìn thấy điều đó và biết cách khơi gợi chúng phát

huy tác dụng. Để làm được như vậy, người lãnh đạo phải thường xuyên giao

tiếp, quan sát và đánh giá nhân viên của mình.

Mỗi nhà lãnh đạo đều có phong cách riêng, và tùy theo từng trường hợp

mà nhà lãnh đạo áp dụng các phong cách khác nhau. Sự áp dụng linh hoạt và

khéo léo các phong cách lãnh đạo trong điều hành công việc chung sẽ giúp

công việc đạt được kết quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

Có thể nói yếu tố lãnh đạo đóng vai trò quan trọng và cơ bản trong thành

công của mọi tổ chức. Người lãnh đạo giỏi chính là linh hồn và chìa khóa kết

27

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 28/29

nối một tập thể. Nhưng để trở thành người lãnh đạo giỏi không hề dễ dàng, bởi

những tình huống mà nhà lãnh đạo có thể gặp phải trong quá trình làm việc là

muôn hình vạn trạng. Nhà lãnh đạo giỏi - ngoài việc phải biết kết hợp nguồn

nhân lực và vật lực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra - còn cần có sự linh hoạt

trong việc vận dụng các phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo tự

do và phong cách lãnh đạo độc đoán sao cho phù hợp.

Mỗi phong cách lãnh đạo đều quan trọng và không thể thiếu trong quá

trình làm việc. Các phong cách này khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách

truyền đạt mệnh lệnh, cách thiết lập mục tiêu, quá trình kiểm soát và ghi nhận

kết quả. Vì những nét riêng biệt như vậy nên tùy vào trường hợp, môi trườngcụ thể, cũng như tùy vào cá tính của từng nhà lãnh đạo mà các phong cách có

thể được sử dụng, không nhất thiết chỉ áp dụng một loại phong cách lãnh đạo

trong quá trình điều hành công việc. Quá trình lãnh đạo của Bí thư Kim Ngọc

trong đề tài này là một ví dụ điển hình. Sự khéo léo của ông trong việc kết hợp

 phong cách lãnh đạo dân chủ, độc đoán và tự do (mà nổi bật là phong cách lãnh

đạo dân chủ) trong quá trình điều hành quản lý các hoạt động trong tỉnh, đặc

 biệt là trong chủ trương khoán hộ đã góp phần không nhỏ vào thành công củanghị quyết 68, để ghi tên ông vào lòng dân và vào lịch sử phát triển đất nước.

Thời đại hiện nay, khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, các công

ty được thành lập ngày càng nhiều và kĩ năng, nghệ thuật lãnh đạo trở nên quan

trọng hơn bao giờ hết, thì bài học về phong cách lãnh đạo của Bí thư Kim Ngọc

vẫn còn nguyên giá trị và đáng suy ngẫm. Từ sự tìm tòi phân tích phong cách

lãnh đạo của Bí thư trong đề tài này, chúng tôi đã đưa ra một số bài học kinh

nghiệm. Tin rằng những gì chúng tôi phân tích và đề xuất trong đề tài sẽ là một

cơ sở để các nhà lãnh đạo nghiên cứu và học hỏi, hoàn thiện kĩ năng lãnh đạo

của mình để đạt được sự thành công

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo - TS. Huỳnh Thanh Tú.

28

8/3/2019 Phong Cach Lanh Dao Cua BT Kim Ngoc

http://slidepdf.com/reader/full/phong-cach-lanh-dao-cua-bt-kim-ngoc 29/29

2. Bộ phim “ Bí thư tỉnh ủy “ - Hãng phim truyền hình Đài Truyền hình

Việt Nam (2009)

3. Bài viết nhiều kỳ: Bí thư “khoán hộ” – báo điện tử www.tuoitre.vn