27
Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ Hoàng Lan Phương Khoa Lut Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Hải Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật quốc tế (mà Việt Nam đã tham gia). Nghiên cứu thực trạng về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT), nhận diện những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT. Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Quyền sở hữu trí tuệ Content MỞ ĐẦU Thương mại hóa quyền SHTT là một đòi hỏi tất yếu của việc phát triển kinh tế và hội nhập của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Để thương mại hóa quyền SHTT thành công trước hết hệ thống pháp luật quốc gia cần phải hoàn thiện. Các văn bản pháp luật Việt Nam như: BLDS 2005, LDN 2005, Luật thương mại 2005, Luật SHTT 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là Luật SHTT), Luật CGCN 2006 và các Nghị định hướng dẫn thi hành đã bước đầu ghi nhận việc thương mại hóa quyền SHTT. Tuy nhiên, việc ghi nhận đó của các văn bản pháp luật Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. BLDS cũng chỉ quy định các nguyên tắc liên quan đến các giao dịch dân sự đối với các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng nào áp dụng cho quyền SHTT. LDN cũng chỉ ghi nhận quyền góp vốn bằng giá trị của quyền SHTT nhưng lại không có một hướng dẫn cụ thể nào để thực hiện các quyền đó và theo thủ tục nào. Ngay cả Luật SHTT tuy mới được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 cũng chỉ quy định các nội dung của việc bảo vệ và thực thi quyền SHTT và đề cập tới một phần về thương mại hóa quyền SHTT. Ngoài ra việc định giá quyền SHTT cũng chưa được ghi nhận thống nhất tại một văn bản pháp luật nào.

Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền

Sở hữu trí tuệ

Hoàng Lan Phương

Khoa Luật

Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50

Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Hải

Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam, so sánh với

pháp luật quốc tế (mà Việt Nam đã tham gia). Nghiên cứu thực trạng về thương mại

hóa quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT), nhận diện những bất cập của pháp luật Việt Nam về

thương mại hóa quyền SHTT. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của

pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT.

Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Quyền sở hữu trí tuệ

Content MỞ ĐẦU

Thương mại hóa quyền SHTT là một đòi hỏi tất yếu của việc phát triển kinh tế và hội

nhập của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Để thương mại

hóa quyền SHTT thành công trước hết hệ thống pháp luật quốc gia cần phải hoàn thiện. Các

văn bản pháp luật Việt Nam như: BLDS 2005, LDN 2005, Luật thương mại 2005, Luật SHTT

2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là Luật SHTT), Luật CGCN 2006 và các

Nghị định hướng dẫn thi hành đã bước đầu ghi nhận việc thương mại hóa quyền SHTT. Tuy

nhiên, việc ghi nhận đó của các văn bản pháp luật Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu

thực tiễn. BLDS cũng chỉ quy định các nguyên tắc liên quan đến các giao dịch dân sự đối với

các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng nào áp dụng cho quyền SHTT. LDN

cũng chỉ ghi nhận quyền góp vốn bằng giá trị của quyền SHTT nhưng lại không có một

hướng dẫn cụ thể nào để thực hiện các quyền đó và theo thủ tục nào. Ngay cả Luật SHTT tuy

mới được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 cũng chỉ quy định các nội dung của việc bảo vệ và

thực thi quyền SHTT và đề cập tới một phần về thương mại hóa quyền SHTT. Ngoài ra việc

định giá quyền SHTT cũng chưa được ghi nhận thống nhất tại một văn bản pháp luật nào.

Page 2: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

2

Những bất cập này của pháp luật đã khó thúc đẩy việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt

Nam.

Chính vì những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT, tác giả

đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ” làm đề tài

luận văn Thạc sỹ của mình. Với đề tài này, tác giả tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt

Nam về thương mại hóa quyền SHTT, trong đó có so sánh với các quy định của pháp luật

quốc tế về thương mại hóa quyền SHTT; tìm hiểu những bất cập của pháp luật trong việc

thương mại hóa quyền SHTT; thực trạng thương mại hóa quyền SHTT và đưa ra các giải pháp

để hoàn thiện các quy định pháp luật để thúc đẩy quá trình thương mại hóa quyền SHTT ở

Việt Nam.

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

THƢƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1.1. Khái quát chung về quyền Sở hữu trí tuệ

1.1.1. Khái niệm về quyền Sở hữu trí tuệ

Quyền SHTT là quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu bao gồm:

quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền chiếm hữu tài sản trí tuệ được

thể hiện rất mờ nhạt và trong một số trường hợp nhất định là không có ý nghĩa. Đối với quyền

sử dụng, tùy thuộc vào từng đối tượng của quyền SHTT mà việc sử dụng được thể hiện khác

nhau. Quyền định đoạt đối với tài sản trí tuệ được thể hiện gần giống như quyền định đoạt tài

sản hữu hình.

1.1.2. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả: Tác phẩm: văn học, nghệ thuật, khoa học

- Cuộc biểu diễn

Quyền liên quan: - Bản ghi âm, ghi hình

- Chương trình phát sóng

SHTT - Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

- Sáng chế

- Kiểu dáng công nghiệp

SHCN - Nhãn hiệu

Page 3: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

3

- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

- Chỉ dẫn địa lý

- Tên thương mại

- Bí mật kinh doanh

Quyền đối với giống cây trồng - Vật liệu nhân giống

- Vật liệu thu hoạch

Hình 1.1. Các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT

1.2. Khái quát chung về thƣơng mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

1.2.1. Định nghĩa thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

“Thương mại hóa quyền SHTT” là việc tạo ra lợi nhuận từ chính việc khai thác giá trị

của quyền sở hữu và quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT đang được bảo hộ.

1.2.2. Các nhóm quyền của quyền Sở hữu trí tuệ có thể thương mại hóa

+ Quyền tác giả:

Đối với quyền tác giả, chỉ có quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản

của chủ sở hữu quyền tác giả mới đối với các tác phẩm sau được phép thương mại hóa:

- Tác phẩm văn học

- Tác phẩm nghệ thuật.

- Tác phẩm khoa học (trừ việc thương mại hóa nội dung của các bản viết của các

nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn).

+ Quyền liên quan:

Việc thương mại hóa quyền liên quan chính là việc thương mại hóa quyền tài sản của

các chủ sở hữu của cuộc biểu diễn, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tín

hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

+ Quyền SHCN:

- Quyền tài sản của chủ sở hữu sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí.

- Quyền SHCN đối với nhãn hiệu, BMKD.

- Quyền SHCN đối với tên thương mại (chỉ được khai thác quyền sở hữu tên thương

mại đó cùng với cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó).

+ Quyền đối với giống cây trồng

1.2.3. Các điều kiện để thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

Page 4: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

4

1.2.3.1. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ phải được bảo hộ theo quy định của pháp luật

Việt Nam.

1.2.3.2. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ là các đối tượng đang còn hiệu lực bảo hộ trên

lãnh thổ Việt Nam.

1.2.3.3. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ không phải là các đối tượng đang bị tranh

chấp.

1.2.3.4. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ phải đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

1.3. Các hình thức thƣơng mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

1.3.1. Chủ sở hữu tự khai thác quyền Sở hữu trí tuệ của mình.

Chủ sở hữu tự khai thác các quyền tài sản (đối với quyền tác giả thì chủ sở hữu còn

khai thác được cả quyền nhân thân gắn với tài sản) mà pháp luật quy định để thương mại hóa

các tài sản trí tuệ mà mình sở hữu.

1.3.2. Chuyển nhượng quyền sở hữu.

Chuyển nhượng quyền sở hữu được áp dụng với quyền tác giả và quyền liên quan và

quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD. Quyền SHCN đối

với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh

doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu

cũng được áp dụng với quyền đối với giống cây trồng.

1.3.3. Chuyển quyền sử dụng

Việc nhận chuyển quyền sử dụng (license) các đối tượng của quyền SHTT từ chủ sở

hữu hoặc từ những chủ thể được chủ sở hữu cho phép license cũng là một hình thức thương

mại hóa quyền SHTT rất phổ biến trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật SHTT có một số đối tượng của quyền SHCN lại

không được chuyển quyền sử dụng hoặc bị hạn chế chuyển quyền sử dụng, đó là:

- Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và tên thương mại không được phép chuyển giao;

- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân

không phải là thành viên của nhãn hiệu tập thể đó.

- Quyền sử dụng nội dung của các tác phẩm khoa học là bản viết của các kết quả

nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không

thể license được.

1.3.4. Nhượng quyền thương mại.

Page 5: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

5

NQTM cũng là một trong những hình thức để thương mại hóa các đối tượng của

quyền SHTT mà cụ thể ở đây là một số đối tượng của quyền SHCN: nhãn hiệu, tên thương

mại và BMKD.

1.3.5. Góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ.

(i) Điều kiện để góp vốn bằng quyền SHTT:

+ Bên góp vốn phải là chủ sở hữu của các đối tượng của quyền SHTT;

+ Các đối tượng của quyền SHTT được góp vốn phải là những tài sản không bị tranh

chấp, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh;

+ Việc góp vốn này chỉ áp dụng với quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền

tài sản trong quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (trừ việc góp

vốn bằng quyền sử dụng nội dung các tác phẩm khoa học là các nghiên cứu cơ bản và nghiên

cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn); quyền tài sản của chủ sở hữu của

quyền liên quan; quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD,

tên thương mại (chỉ trong trường hợp góp vốn bằng quyền sở hữu tên thương mại và việc góp

vốn này phải kèm theo cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó);

quyền đối với giống cây trồng.

(ii) Các hình thức góp vốn bằng quyền SHTT:

* Góp vốn bằng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHTT

* Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT

1.4. Định giá quyền Sở hữu trí tuệ - một công cụ để thƣơng mại hóa quyền Sở hữu trí

tuệ.

Quyền SHTT là một loại tài sản vô hình, không thể được xác định bằng chính đặc

điểm vật chất của chính nó nhưng nó lại có giá trị rất lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận.

Định giá quyền SHTT đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thương mại hóa quyền

SHTT. Nó giúp chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT biết được đúng giá trị của quyền

SHTT từ đó có những quyết định, kế hoạch và chiến lược thương mại hóa phù hợp.

Page 6: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

6

CHƢƠNG 2.

PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

2.1. Pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ.

Hiện nay có rất nhiều các văn bản pháp luật quốc tế quy định về việc bảo hộ quyền

SHTT song lại chưa có một văn bản pháp luật quốc tế nào thống nhất quy định về việc thương

mại hóa quyền SHTT. Các quy định liên quan đến việc thương mại hóa quyền SHTT trong

các văn bản pháp luật quốc tế chỉ tập trung vào 3 hình thức thương mại hóa đó là: quy định

các quyền của chủ sở hữu được bảo hộ để từ đó họ có thể tự khai thác những độc quyền này,

chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng.

2.1.1.1. Các quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền tác giả và

quyền liên quan.

* Quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền tác giả:

- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật Điều 8, Điều 9, Điều

11, Điều 11bis, Điều 11ter, Điều 12, Điều 14, Điều 14ter.

- Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (Hiệp ước WCT): Điều 6, Điều 7, Điều 8.

- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền SHTT – TRIPS:

Điều 11.

* Quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền liên

quan:

- Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức

phát sóng (Công ước Rome 1961): Điều 7, Điều 10, Điều 13.

- Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không

được phép bản ghi âm của họ: Điều 6.

- Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (Hiệp ước WPPT): Điều 6, Điều 7,

Khoản 1 Điều 8, Điều 9, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 15.

- Hiệp định TRIPS: Điều 14.

2.1.1.2. Các quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền SHCN:

- Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN (Công ước Paris): Điều 5.

- Hiệp định TRIPS: Điều 26, Điều 36.

Page 7: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

7

2.1.1.3. Các quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền đối với

giống cây trồng:

- Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV): Điều 14, Điều

15, Điều 16.

2.1.2. Quy định của pháp luật quốc tế về chuyển nhượng quyền sở hữu.

- Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu quốc tế được quy định tại Công ước Paris

về bảo hộ SHCN 1883: Điều 6 quater.

- Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa: Điều 9bis, Điều 9ter.

- Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng

hóa: Điều 9.

- Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế KDCN 1925: Điều 12.

- Hiệp định TRIPS

2.1.3. Quy định của pháp luật quốc tế về chuyển quyền sử dụng

- Công ước Geneva

- Hiệp định TRIPS: Điều 21.

2.2. Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

Các quy định về thương mại hóa quyền SHTT được quy định rải rác ở nhiều các văn

bản pháp luật Việt Nam. Các văn bản pháp luật này bước đầu đã ghi nhận các hình thức

thương mại hóa quyền SHTT bên cạnh 3 hình thức là chủ sở hữu tự khai thác các quyền

SHTT của mình, chuyển nhượng quyền sở hữu và license thì cũng đã quy định về các hình

thức NQTM và góp vốn bằng quyền SHTT.

- Quy định của pháp luật Việt Nam về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền tác giả:

Điều 738 BLDS 2005; Luật SHTT: Khoản 3 Điều 19, Điều 20; Nghị định

100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS và Luật

SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan: Khoản 3 Điều 22, Điều 23.

Có rất nhiều điểm tương đồng giữa pháp luật Việt Nam trong các quy định về quyền

tác giả với các công ước quốc tế về quyền tác giả đặc biệt là các quy định về quyền tài sản.

Tuy nhiên, các đối tượng của quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam là các “tác

phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”. Nhưng Công ước Berne và các công ước khác về

quyền tác giả như Công ước WCT, Hiệp định TRIPS chỉ bảo hộ các “tác phẩm văn học và

nghệ thuật”. Ngoài ra, so với quy định của Công ước Berne thì Luật SHTT Việt Nam có 1

Page 8: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

8

điểm khác biệt trong quy định về “quyền nhân thân” đó là bên cạnh việc quy định các “quyền

nhân thân không gắn với quyền tài sản” còn quy định về “quyền nhân thân gắn với quyền tài

sản” là: “quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm”. Quyền

nhân thân gắn với quyền tài sản này cùng với các quyền tài sản có thể thương mại hóa được

theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Quy định của pháp luật Việt Nam về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền liên quan:

+ Quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn: Khoản 3 Điều 745 BLDS, Khoản 3 Điều 29

Luật SHTT; Điều 31 Nghị định 100/2006/NĐ-CP.

+ Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Điều 746 BLDS, Điều 30 Luật SHTT;

+ Quyền của tổ chức phát sóng: Điều 747 BLDS, Điều 31 Luật SHTT;

+ Quyền của chủ sở hữu đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

(Điều 748 BLDS).

Đối với quyền liên quan, có một điểm khác biệt căn bản giữa các quy định của pháp

luật Việt Nam và các văn bản pháp luật quốc tế là các công ước quốc tế đều chỉ bảo hộ quyền

của chủ sở hữu “bản ghi âm”, chưa bảo hộ quyền của chủ sở hữu “bản ghi hình” nhưng pháp

luật Việt Nam lại bảo hộ cả “bản ghi âm” và “bản ghi hình”. Bên cạnh đó, về cơ bản pháp

luật Việt Nam đều có sự tương đồng trong việc quy định các quyền của chủ sở hữu quyền liên

quan với pháp luật quốc tế, kể cả các công ước quốc tế Việt Nam đã là thành viên như công

ước Rome, Hiệp định TRIPS và công ước chưa là thành viên như hiệp ước WPPT.

- Quy định của pháp luật Việt Nam về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền SHCN:

+ BLDS 2005: Điểm b Khoản 1 Điều 751.

+ Luật SHTT: Điều 123 đến Điều 125.

- Quy định của pháp luật Việt Nam về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền đối với

giống cây trồng:

+ BLDS 2005: Điểm b Khoản 1 Điều 751.

+ Luật SHTT: Điều 186, Điều 187.

Đối với các quy định về quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng theo pháp

luật Việt Nam có những sự tương đồng với quy định của Công ước UPOV. Điểm khác biệt

giữa pháp luật Việt Nam và Công ước UPOV là về ngoại lệ của việc hạn chế quyền của chủ

bằng bảo hộ theo như quy định tại Khoản 2 Điều 190 Luật SHTT. Công ước UPOV bên cạnh

việc quy định ngoại lệ này áp dụng với “vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ” còn áp

Page 9: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

9

dụng với “giống cây trồng có nguồn gốc; giống cây trồng không có sự khác biệt rõ ràng;

giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng được bảo hộ”.

2.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng quyền sở hữu

2.2.2.1. Bộ luật dân sự 2005

+ Chuyển giao quyền tác giả (Điều 742);

+ Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả (Điều 743);

+ Chuyển giao quyền liên quan (Điều 749);

+ Chuyển giao quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng (Điều 753).

2.2.2.2. Luật Sở hữu trí tuệ

+ Chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan (Điều 45-46).

+ Chuyển nhượng quyền SHCN (Điều 138-140).

2.2.2.3. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: từ Điều 47 đến Điều 49.

Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận việc “chuyển nhượng một phần nhãn hiệu” đối với

các nhãn hiệu được đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ tương tự nhau và quy định này

là hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước Paris. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu theo

như quy định của pháp luật Việt Nam không cần phải gắn liền với việc chuyển giao toàn bộ

hoặc đồng thời doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó cũng phù hợp với quy định lựa chọn tại

Điều 6 quarter của Công ước Paris.

+ Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng (Điều 194).

2.2.2.4. Luật CGCN 2006

2.2.2.5. Nghị định 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 Quy định chi tiết, hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật SHTT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT về

quyền đối với giống cây trồng.

2.2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng.

2.2.3.1. Bộ luật dân sự 2005:

+ Chuyển giao quyền tác giả (Điều 742);

+ Chuyển giao quyền liên quan (Điều 749);

+ Chuyển giao quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng (Điều 753).

2.2.3.2. Luật Sở hữu trí tuệ:

+ License quyền tác giả và quyền liên quan (Điều 47-48).

+ License các đối tượng SHCN (Điều 141-144).

Page 10: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

10

+ License đối với giống cây trồng (Điều 192-193).

2.2.3.3. Luật Chuyển giao công nghệ 2006: Khoản 3 Điều 17.

2.2.3.4. Nghị định 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật SHTT về SHCN được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày

31/12/2010: Điều 26.

2.2.3.5. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: từ Điều 47 đến Điều 49.

2.2.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại.

- Điều 755 của BLDS 2005

- Điều 284 đến Điều 291 của Luật Thương mại 2005.

- Nghị định 35/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động NQTM

- Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM

- Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17.11.2008 về việc quy định mức thu, chế độ

thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động NQTM.

Ngoài ra, nếu trong hợp đồng NQTM có quy định về phần CGCN thì hợp đồng

NQTM cũng chịu sự điều chỉnh của Luật CGCN 2006.

2.2.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ.

2.2.5.1. Luật Doanh nghiệp 2005: Khoản 4 Điều 4.

2.2.5.2. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01.10.2010 được ban hành hướng dẫn thi hành

LDN: Điều 5.

2.2.5.3. Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Đầu tư 2005: Điểm đ Khoản 1 Điều 2.

2.2.5.4. Luật Chuyển giao công nghệ 2006: Điểm b Khoản 2 Điều 22

2.2.6. Quy định của pháp luật Việt Nam về định giá quyền Sở hữu trí tuệ.

2.2.6.1. Luật Doanh nghiệp 2005: Khoản 1 Điều 30.

2.2.6.2. Chuẩn mực kế toán số 04 về TSCĐ vô hình ban hành và công bố theo Quyết định

149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đoạn 6.

2.2.6.3. Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20.10.2009 quy định về hướng dẫn chế độ quản lý,

sử dụng và trích khấu hao TSCĐ: Điểm b Khoản 1 Điều 6; Khoản 2 Điều 4.

2.2.6.4. Thông tư 146/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực

hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP theo quy định tại Nghị định

109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ.

Page 11: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

11

2.3. Những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

2.3.1. Bất cập trong quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu

Luật SHTT và BLDS – các văn bản pháp luật có những quy định chung nhất về

SHTT vẫn có những điểm mâu thuẫn:

- Quy định về chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí:

Theo như quy định của Khoản 1 Điều 753 BLDS thì “quyền SHCN đối với sáng chế,

KDCN, thiết kế bố trí có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồng hoặc để thừa

kế, kế thừa” đồng nghĩa với việc chuyển giao, kế thừa, thừa kế cả quyền nhân thân và quyền

tài sản, điều này là mâu thuẫn với quy định của Luật SHTT vì quyền nhân thân của tác giả của

sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí vĩnh viễn thuộc về tác giả và không thể chuyển giao.

- Quy định trong việc chuyển giao quyền SHCN đối với tên thương mại:

Theo quy định của Khoản 2 Điều 753 BLDS thì quyền đối với tên thương mại được

“chuyển nhượng quyền sở hữu” và “chuyển quyền sử dụng” cùng với việc chuyển giao toàn

bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó vì khái niệm “chuyển

giao” trong BLDS bao gồm cả việc “chuyển nhượng quyền sở hữu” và “chuyển quyền sử

dụng”. Điều này gây ra mâu thuẫn với Luật SHTT vì theo quy định của Luật SHTT thì việc

chuyển quyền sử dụng đối với tên thương mại là không được phép.

Khoản 2 Điều 7 Luật CGCN quy định về đối tượng công nghệ được chuyển giao có

thể gắn hoặc không gắn với đối tượng SHCN song lại chưa cụ thể thế nào là công nghệ có gắn

với đối tượng SHCN đã tạo nên sự mâu thuẫn với quy định về khái niệm “công nghệ” tại

Khoản 2 Điều 3 của Luật CGCN.

Về thuật ngữ “công nghệ không gắn với đối tượng SHCN” cũng chưa được quy

định cụ thể

Điểm d Khoản 1 Điều 190 quy định về việc hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ

giống cây trồng tạo ra sự không thuận lợi cho chủ sở hữu giống cây trồng mà cụ thể là việc

chuyển nhượng quyền sở hữu, license giống cây trồng đó của chủ sở hữu bằng bảo hộ giống

cây trồng cho bên thứ 3.

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trùng với thành phần phân biệt của

tên thương mại: chưa có một văn bản pháp luật Việt Nam nào quy định về trường hợp này.

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ là đối tượng SHCN đã hết thời hạn bảo hộ

hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam (Khoản 3 Điều 8 Luật CGCN 2006): nếu công nghệ là

Page 12: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

12

sáng chế thì quy định này là một điều bất cập vì một sáng chế đã hết thời hạn bảo hộ thì quyền

sử dụng sáng chế đó thuộc về tất cả mọi người; một sáng chế không được bảo hộ tại Việt Nam

đã không công nhận tư cách pháp lý của chủ sở hữu đối với các đối tượng SHCN đó và có thể

tra cứu các thông tin về chúng trên các website của WIPO hoặc của chính cơ quan sáng chế

quốc gia – nơi bảo hộ sáng chế đó.

2.3.2. Bất cập trong quy định về chuyển quyền sử dụng.

Đối với các công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam

theo như quy định của Luật CGCN là những đối tượng được CGCN (trong đó có hình thức

license) là một điều bất hợp lý.

2.3.3. Bất cập trong quy định về nhượng quyền thương mại

+ Các văn bản pháp luật về hoạt động NQTM đã chưa xây dựng được một khái niệm

chuẩn về “quyền thương mại” – là đối tượng quan trọng nhất của quan hệ hợp đồng NQTM.

+ Các quyền SHTT của bên nhượng quyền đóng vai trò quan trọng, là bộ phận hợp

thành của quyền thương mại. Tuy nhiên, ngoài quyền sử dụng đối với nhãn hiệu, tên thương

mại, BMKD được liệt kê theo Khoản 1 Điều 284 của Luật Thương mại 2005 thì quyền sử

dụng đối với KDCN chưa được đề cập trong luật.

+ Các quy định của các văn bản pháp luật về NQTM còn chưa đồng bộ, thống nhất.

* Khái niệm NQTM trong BLDS 2005 được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”

và được xếp vào nhóm đối tượng CGCN quy định tại Điều 755 của BLDS. Tuy nhiên, theo

Điều 7 của Luật CGCN 2006 thì “cấp phép đặc quyền kinh doanh” không thuộc phạm vi đối

tượng CGCN.

* Theo quy định tại điều 10 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, khi NQTM nếu bên nhượng

quyền thực hiện chuyển quyền sử dụng các đối tượng SHCN cùng với nội dung của quyền

thương mại thì việc chuyển quyền sử dụng các đối tượng SHCN phải được lập thành phần

riêng trong hợp đồng NQTM và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về SHCN. Tuy nhiên, lại

không có sự thống nhất với Luật SHTT khi Luật SHTT quy định việc chuyển quyền sử dụng

đối tượng SHCN phải được thực hiện bằng hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN tức là phải

được lập thành một hợp đồng riêng.

+ Việc đăng ký hoạt động NQTM:

Chưa có chế tài ràng buộc cụ thể đối với trường hợp bị từ chối đăng ký nhượng

quyền nên trong thực tế những doanh nghiệp bị xét là không đủ điều kiện nhượng quyền vẫn

Page 13: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

13

tiếp tục thực hiện NQTM bằng cách lách luật thông qua việc ký kết hợp đồng đại lý với đối

tác, trong đó cho phép đối tác sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại… theo phương thức hoạt

động của mình.

Việc NQTM của Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng

(theo quy định của pháp luật Việt Nam) của Việt Nam ra nước ngoài thì hoạt động NQTM

này được đăng ký với cơ quan Nhà nước nào thì vẫn chưa được quy định.

+ Hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về điều kiện mà thương

nhân được phép cấp quyền thương mại áp dụng cho bên nhượng quyền thứ cấp nếu bên

nhượng quyền ban đầu là thương nhân Việt Nam.

2.3.4. Bất cập trong quy định về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ.

+ Hiện nay, chưa có một văn bản pháp lý nào ghi nhận việc góp vốn bằng quyền

SHTT, do vậy, việc góp vốn bằng quyền SHTT sẽ được thực hiện theo quy định tại Điểm a

Khoản 1 Điều 29 của LDN 2005. Song đối với việc góp vốn bằng quyền tác giả, quyền liên

quan; quyền SHCN đối với BMKD, nhãn hiệu nổi tiếng là những quyền SHTT không cần

phải đăng ký quyền sở hữu thì phải tiến hành việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng

biên bản theo quy định của LDN là điều không tưởng bởi đặc trưng vô hình của các đối tượng

này.

+ Với quy định tại Điều 5 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ban hành 01.10.2010 về việc

góp vốn bằng quyền SHTT có quy định về quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý cũng có thể

được góp vốn đã gây mâu thuẫn với Luật SHTT vì quyền SHCN đối với không thể chuyển

giao.

+ Theo quy định Điều 5 của Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì tất cả các đối tượng của

quyền tác giả đều có thể góp vốn được là chưa chính xác vì quyền sử dụng các tác phẩm khoa

học là bản viết của các kết quả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực

khoa học xã hội và nhân văn không thể thương mại hóa về nội dung.

2.3.5. Bất cập trong quy định về định giá quyền Sở hữu trí tuệ.

* Có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về định giá quyền SHTT, nhưng các

quy phạm lại không thống nhất với nhau (thậm chí còn mâu thuẫn với nhau), như vậy cho đến

thời điểm này chưa có một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất quy định việc định giá

quyền SHTT.

Page 14: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

14

* Việc sử dụng các thuật ngữ trong các văn bản pháp luật có liên quan tới việc định

giá quyền SHTT là chưa thống nhất.

- Việc sử dụng các thuật ngữ “bằng sáng chế, bản quyền, phần mềm máy vi tính, nhãn

hiệu hàng hóa” trong Chuẩn mực kế toán số 04 là thống nhất với Luật SHTT. Hơn thế nữa

“bằng sáng chế” hay chính xác hơn là “bằng độc quyền sáng chế” không phải là một đối

tượng của quyền SHTT và nó cũng không là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp theo như quy

định của Chuẩn mực kế toán số 04.

- Thông tư 203/2009/TT-BTC có sử dụng thuật ngữ “bằng sáng chế phát minh” là

một trong những đối tượng của TSCĐ vô hình. Tuy nhiên, trong luật SHTT lại không tồn tại

thuât ngữ “bằng sáng chế phát minh” này mà chỉ sử dụng thuật ngữ “bằng độc quyền sáng

chế” là văn bằng bảo hộ đối với sáng chế.

- Trong Thông tư 146/2007/TT-BTC quy định về giá trị thương hiệu:

“Thương hiệu” bao gồm “nhãn hiệu” và “tên thương mại”. Giá trị “thương hiệu”

được xác định trên cơ sở chi phí thực tế cho việc sáng tạo, xây dựng và bảo vệ “nhãn mác” và

“tên thương mại”. Do đó có thể hiểu rằng 2 thuật ngữ “nhãn hiệu” và “nhãn mác” được sử

dụng với cùng một nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế 2 thuật ngữ này lại là 2 thuật ngữ hoàn toàn

khác nhau. Trong pháp luật Việt Nam không có quy định về “nhãn mác” do đó không thể coi

“nhãn hiệu” là “nhãn mác” theo như cách hiểu của Thông tư 146/2007/TT-BTC được.

* Bất cập trong các quy định pháp luật về định giá quyền SHTT:

- Định giá quyền SHTT theo quy định của LDN 2005:

+ Với quy định tại Khoản 2 Điều 30 LDN thì các thành viên sáng lập nên doanh

nghiệp sẽ là những người trực tiếp định giá quyền SHTT. Nhưng họ là những người có thể là

chưa có bất cứ một kiến thức nào về các phương pháp định giá để xác định đúng giá trị của

quyền SHTT là tài sản đem góp vốn trên.

+ Khi doanh nghiệp đang hoạt động, việc định giá quyền SHTT là do doanh nghiệp và

người góp vốn thỏa thuận định giá (nhưng việc chỉ ra cá nhân nào hoặc một nhóm người nào

hay tất cả các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp có khả năng thỏa thuận với người góp

vốn trong việc định giá quyền SHTT vẫn chưa được nêu rõ và họ chưa chắc là những người

có kiến thức về việc định giá quyền SHTT) hoặc do 1 tổ chức định giá chuyên nghiệp định

giá. Các chế tài cho việc định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế còn quy định chưa rõ

ràng.

Page 15: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

15

- Mâu thuẫn trong quy định của Chuẩn mực kế toán số 04 và Thông tư 146/2007/TT-

BTC về việc coi “thương hiệu” có là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp hay không?

- Mâu thuẫn giữa những quy định pháp luật về các loại TSCĐ vô hình là các đối tượng

của quyền SHTT trong Chuẩn mực kế toán số 04 khi chỉ coi 1 số các đối tượng của quyền

SHTT mới được coi là TSCĐ vô hình như sáng chế, quyền tác giả, phần mềm máy tính và

nhãn hiệu (trong trường hợp nhãn hiệu đó không phải được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp như

nhãn hiệu đó được mua lại, góp vốn...) và Thông tư 203/2009/TT-BTC khi quy định tất cả

các đối tượng của quyền SHTT đều được coi là TSCĐ vô hình và từ đó là cơ sở để hạch toán

trong doanh nghiệp.

- Thông tư 203/2009/TT-BTC tại điểm b Khoản 1 Điều 6 đã coi “Chỉ dẫn địa lý” là

TSCĐ vô hình của doanh nghiệp để hạch toán giá trị nghiệp tức là doanh nghiệp sẽ là chủ sở

hữu đối với “chỉ dẫn địa lý”. Điều này là mâu thuẫn với quy định của Luật SHTT vì chủ sở

hữu của “chỉ dẫn địa lý” là Nhà nước.

* Chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra được các phương pháp và các yếu tố chi

phối việc định giá quyền SHTT.

Page 16: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

16

CHƢƠNG 3.

THỰC TRẠNG VỀ THƢƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

3.1. Thực trạng thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Trước hết cần phải khẳng định rằng: không phải quyền SHTT đối với tất cả các đối

tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam đều có thể thương mại hóa

hoặc thương mại hóa hoàn toàn:

- Quyền SHCN đối với thiết kế bố trí ở Việt Nam chưa thể tiến hành thương mại hóa vì

hiện nay chưa có một thiết kế bố trí nào được đăng ký tại Cục SHTT.

- Quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý không thể thương mại hóa được vì chỉ dẫn địa lý

không thuộc đối tượng có thể thương mại hóa.

- Quyền sử dụng các tác phẩm khoa học là các bản viết của nghiên cứu cơ bản và

nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn là không thể thương mại

hóa về nội dung.

3.1.1. Thực trạng của việc chủ sở hữu tự khai thác quyền Sở hữu trí tuệ của mình

Việc tự khai thác quyền SHCN của chủ sở hữu là do chủ sở hữu thực hiện và hiện nay

chưa có một cơ quan quản lý Nhà nước quản lý việc này. Tương tự đối với quyền tác giả đối

với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học và quyền đối với giống cây trồng thì Cục

Bản quyền tác giả và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ là cơ quan cấp văn bằng

bảo hộ và chưa thống kê về thực trạng tự khai thác các độc quyền của các chủ sở hữu.

3.1.2. Thực trạng về chuyển nhượng quyền sở hữu

(i) Thực trạng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan.

Trong lĩnh vực chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan, tác giả khảo sát thực

trạng chuyển nhượng quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học. Có nhiều nhà xuất bản đã

thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền tác giả của các tác phẩm văn học từ rất sớm trước

khi luật SHTT ra đời và ngày càng phát triển.

(ii) Thực trạng chuyển nhượng quyền SHCN

Khảo sát thực trạng chuyển nhượng quyền SHCN từ năm 2000 đến 2010 ta thấy việc

chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHCN đã được đăng ký tại Cục SHTT

Page 17: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

17

đã tăng lên đáng kể. Năm 2010 có 576 hợp đồng chuyển nhượng các đối tượng của quyền

SHCN đã được đăng ký tại Cục SHTT. So sánh với 10 năm trước là năm 2000 có 227 hợp

đồng được chuyển nhượng quyền sở hữu thì số hợp đồng đăng ký đã tăng gấp 2,5 lần và số

đối tượng được chuyển nhượng quyền sở hữu tăng gấp 2,7 lần so với đối tượng được chuyển

nhượng quyền sở hữu năm 2000.

(iii) Thực trạng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

Việt Nam tham gia Công ước UPOV từ tháng 12 năm 2006 nhưng hoạt động chuyển

nhượng giống cây trồng ở Việt Nam diễn ra từ trước đó với những hợp đồng chuyển nhượng

giống cây trồng có giá trị cao. Năm 2004, giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20 (VL20) được

chuyển nhượng quyền sở hữu với giá 300 triệu đồng; giống lúa lai 2 dòng TH3-4 được chuyển

nhượng quyền sở hữu với giá 700 triệu đồng. Năm 2008, giống lúa lai hai dòng TH3-3 của

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm được chuyển nhượng quyền sở hữu giá 10 tỷ đồng.

3.1.3. Thực trạng về chuyển quyền sử dụng

(i) Thực trạng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan

Kể từ khi Luật SHTT ra đời thì việc license ngày càng phát triển đem lại nhiều giá trị

cho các chủ sở hữu hơn khi Luật SHTT được ra đời. Điển hình là việc ký hợp đồng license

độc quyền phát sóng chương trình thể thao V- League có thời hạn 20 năm với Liên đoàn bóng

đá Việt Nam (VFF) ngày 18.12.2010 của CTCP Nghe nhìn Toàn cầu AVG. Mức phí license

là 6 tỷ đồng/năm.

(ii) Thực trạng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Việc license các đối tượng SHCN ở Việt Nam hiện nay được thực hiện chủ yếu là

license nhãn hiệu, còn việc license sáng chế và KDCN còn dừng lại ở mức độ hạn chế.

Khảo sát thực trạng license các đối tượng SHCN, ta thấy năm 2010 thì số hợp đồng

license các đối tượng SHCN là 145 hợp đồng tăng gấp 1,8 lần so với số hợp đồng license

được đăng ký vào năm 2000. Số đối tượng được license vào năm 2010 là 617 đối tượng tăng

gấp 3 lần so với số đối tượng được license 10 năm trước đó (năm 2000). Tuy nhiên, đối tượng

của các hợp đồng license được đăng ký tại Cục SHTT tính từ thời điểm năm 2000 đến năm

2010 thì chủ yếu là nhãn hiệu và KDCN. Còn hợp đồng license sáng chế và giải pháp hữu ích

chỉ có 20 hợp đồng đã được đăng ký tại Cục SHTT trong đó có 18 hợp đồng license sáng chế

và 2 hợp đồng license giải pháp hữu ích.

(ii) Thực trạng chuyển quyền sử dụng giống cây trồng.

Page 18: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

18

Tháng 9 năm 2009, CTCP Kỹ thuật Nông nghiệp công nghệ cao Hải Phòng đã đầu tư

3 tỷ đồng để nhận license đối với giống lúa lai 3 dòng HYT100 của Viện cây lương thực, thực

phẩm, tác giả là PGS.TS Nguyễn Trí Hoàn.

3.1.4. Thực trạng về nhượng quyền thương mại

Các doanh nghiệp Việt Nam như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Nhà Xinh, Kinh Đô

Bakery, Thời trang Foci… cũng đã không ngừng tiến hành hoạt động kinh doanh NQTM để

khẳng định vị thế và khai thác lợi nhuận từ hoạt động NQTM này. Tuy nhiên, hình thức

NQTM thường chỉ áp dụng với việc kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, thời trang… Một

mô hình NQTM thành công ở Việt Nam đó là Phở 24. Tuy không phải là doanh nghiệp đầu

tiên tiến hành NQTM ở Việt Nam nhưng đây là một mô hình được đánh giá là thành công với

phương thức NQTM này.

3.1.5. Thực trạng về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ

Việc góp vốn bằng quyền SHTT diễn ra ở Việt Nam hiện nay chỉ tập trung vào việc

góp vốn bằng quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Việc góp vốn bằng các quyền SHTT khác còn

ở mức độ hạn chế.

3.1.6. Thực trạng về định giá quyền Sở hữu trí tuệ

Năng lực định giá về các đối tượng của quyền SHTT ở Việt Nam là còn quá thấp dẫn

đến tình trạng các tài sản trí tuệ đó chưa được định giá đúng với giá trị thực tế của chúng.

3.2. Nguyên nhân của việc thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ chưa hiệu quả ở Việt

Nam

3.2.1. Nguyên nhân từ phía pháp luật

+ Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT quy định chưa thống nhất, còn

rải rác ở nhiều văn bản và chưa có sự đồng nhất.

+ Trong các quy định về từng hình thức thương mại hóa thì việc quy định còn chung

chung (như quy định về góp vốn bằng quyền SHTT) và các quy định của pháp luật còn thiếu

hụt so với thực tiễn áp dụng của các hình thức thương mại hóa đó (như quy định về chuyển

nhượng quyền sở hữu).

+ Những mâu thuẫn pháp luật trong việc không coi “thương hiệu” là một đối tượng

của quyền SHTT như trong quy định của Luật SHTT, không coi “thương hiệu” là TSCĐ để

có thể hạch toán trong doanh nghiệp như trong Chuẩn mực kế toán số 04 và Thông tư

203/2009/TT-BTC nhưng lại coi “thương hiệu” là tài sản có thể được định giá để tính vào giá

Page 19: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

19

trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa trong Thông tư 146/2007/TT-BTC đã dẫn tới việc khó khăn

trong việc thực thi các quy định của pháp luật.

+ Chưa có một quy định pháp luật nào quy định về cơ quan nào sẽ là cơ quan quản lý

việc thương mại hóa quyền SHTT, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó như thế

nào, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT đối với việc thương mại hóa quyền

SHTT ra sao?

3.2.2. Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ

- Các cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT chỉ là các cơ quan thực hiện việc đăng ký

xác lập quyền, cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng của quyền SHTT. Còn đối với việc

thương mại hóa quyền SHTT thì vai trò của các cơ quan này chưa được phát huy.

- Các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT cũng chưa chú trọng vào việc phát triển

thương mại hóa quyền SHTT, chưa có sự tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu được các

giá trị của việc thương mại hóa quyền SHTT và để cho chủ sở hữu các đối tượng của quyền

SHTT lựa chọn được hình thức thương mại hóa phù hợp cho tài sản trí tuệ của mình.

3.2.3. Nguyên nhân từ phía chủ sở hữu

- Chủ sở hữu chưa chủ động tìm hiểu các hình thức thương mại hóa quyền SHTT và

lợi ích của việc thương mại hóa quyền SHTT và pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT.

- Chủ sở hữu chưa kịp thời và nhanh nhạy với việc thương mại hóa quyền SHTT của

mình nên đã dẫn đến khi khai thác giá trị của nó thì đã hết thời hạn bảo hộ hoặc chỉ thu được

lợi ích rất ít so với giá trị thực tế mà quyền SHTT đó mang lại khi được thương mại hóa kịp

thời và đúng hình thức thương mại hóa.

3.2.4. Các nguyên nhân khác

- Hiểu biết về quyền SHTT và thương mại hóa quyền SHTT trong xã hội còn chưa

được đồng bộ.

- Việt Nam hiện nay chưa có các tổ chức định giá chuyên nghiệp.

3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu

trí tuệ

3.3.1. Thống nhất các quy định của pháp luật Việt Nam về thƣơng mại hóa quyền Sở

hữu trí tuệ

3.3.1.1. Thống nhất những quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu

Page 20: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

20

Quy định về chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí quy

định tại Khoản 1 Điều 735 BLDS 2005: là việc chuyển giao quyền tài sản của chủ sở hữu đối

với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí.

Quy định trong việc chuyển giao quyền SHCN đối với tên thương mại như sau: việc

chuyển giao quy định tại Khoản 2 Điều 753 BLDS được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sở

hữu đối với tên thương mại đó.

Quy định về đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với

đối tượng SHCN trong Luật CGCN:

+ Công nghệ được chuyển giao gắn với đối tượng SHCN gồm: sáng chế, KDCN, thiết

kế bố trí, BMKD.

+ Công nghệ được chuyển giao không gắn với đối tượng SHCN gồm: công nghệ gắn

với các đối tượng khác của quyền SHTT như quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng.

Quy định về việc hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng.

Sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 1 Điều 190 Luật SHTT quy định về việc hạn chế

quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng theo đó “hộ gia đình cá thể sử dụng sản phẩm thu

hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng chỉ cho một vụ sau trên diện tích đất

của mình”.

Bổ sung thêm các quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trùng với tên

thương mại: việc chuyển nhượng nhãn hiệu này phải kèm theo với việc chuyển nhượng tên

thương mại đó.

3.3.1.2. Thống nhất những quy định của pháp luật về chuyển quyền sử dụng

Quy định về “quyền chuyển giao công nghệ” tại Khoản 3 Điều 8 Luật CGCN cần phải

được bỏ đi vì với quy định này thì đối với công nghệ là đối tượng SHCN nhưng đã hết thời

hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam thì việc license công nghệ đó chẳng có ý

nghĩa gì.

3.3.1.3. Thống nhất những quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại

- Các văn bản pháp luật quy định về NQTM cần nêu ra một khái niệm chuẩn về

“quyền thương mại” – là đối tượng quan trọng của hợp đồng NQTM.

- Cần bổ sung quyền sử dụng đối với KDCN có thể chuyển giao cùng với việc NQTM.

- Sửa đổi mâu thuẫn giữa quy định của BLDS và Luật CGCN bằng cách quy định“cấp

phép đặc quyền kinh doanh” chính là 1 đối tượng của CGCN.

Page 21: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

21

- Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng của quyền SHCN cùng với nội dung của

quyền kinh doanh thì việc chuyển quyền sử dụng đối tượng của quyền SHCN này sẽ được lập

thành 1 hợp đồng là hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN. Và hợp đồng này là phần phụ lục

không thể tách rời với hợp đồng NQTM.

- Việc đăng ký hoạt động NQTM:

+ Quy định các chế tài đối với doanh nghiệp từ chối cấp đăng ký NQTM nhưng vẫn

thực hiện việc ký kết hợp đồng đại lý với các đối tác trong đó cho phép đối tác sử dụng nhãn

hiệu, tên thương mại… theo phương thức hoạt động của doanh nghiệp đó.

+ Việc NQTM của Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng

(theo quy định của pháp luật Việt Nam) của Việt Nam ra nước ngoài thì hoạt động NQTM

này cần được quy định rõ là phải được đăng ký với cơ quan Nhà nước là Bộ Công thương.

+ Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về một trong những điều kiện mà

thương nhân được phép cấp quyền thương mại là: “phải hoạt động kinh doanh theo phương

thức nhượng quyền ít nhất 01 năm ở Việt Nam” nên áp dụng cho bên nhượng quyền thứ cấp

nếu bên nhượng quyền ban đầu là thương nhân nước ngoài và thương nhân Việt Nam.

3.3.1.4. Thống nhất những quy định của pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT

Cần phải có 1 văn bản pháp lý cụ thể quy định về việc góp vốn bằng quyền SHTT

trong đó có các quy định:

- Quyền SHTT được góp vốn là: quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ

thuật và khoa học (trừ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học là bản viết của nghiên cứu cơ

bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn thì không

được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng); quyền liên quan; quyền SHCN đối với sáng chế,

nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD; quyền đối giống cây trồng.

- Quyền SHCN đối với tên thương mại chỉ được đem góp vốn bằng quyền sở hữu tên

thương mại đó cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh

doanh dưới tên thương mại đó.

- Quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý không được phép góp vốn.

- Quyền SHCN đối với tên thương mại và chỉ dẫn địa lý không được phép góp vốn

bằng giá trị quyền sử dụng.

- Chỉ có chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT mới được phép góp vốn.

Page 22: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

22

- Các đối tượng của quyền SHTT được đem góp vốn không phải là những đối tượng

đang bị tranh chấp, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

- Đối với việc góp vốn bằng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHTT thì việc

chuyển quyền sở hữu từ bên góp vốn vào công ty được thực hiện khi hợp đồng chuyển

nhượng quyền sở hữu được đăng ký tại Cục SHTT hoặc Cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp

và phát triển nông thôn đối với các đối tượng là sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí;

giống cây trồng. Còn quyền SHCN đối với các đối tượng như nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương

mại, BMKD; quyền tác giả, quyền liên quan mà quyền của chủ sở hữu vẫn được xác lập

không cần phải đăng ký thì căn cứ để chứng minh việc chuyển quyền sở hữu là khi doanh

nghiệp sử dụng hợp pháp các đối tượng đó mà không có việc kiện tụng từ phía bên góp vốn.

- Đối với việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng SHTT thì trong thời

gian góp vốn bên góp vốn không được chuyển nhượng các đối tượng của quyền SHTT đó cho

bên thứ 3 khác.

- Bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT không

được đem tài sản góp vốn đó đi góp vốn với một bên thứ 3 khác.

- Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT có quyền

góp vốn bằng giá trị sử dụng các đối tượng của quyền SHTT đó cho các bên thứ 3 khác.

- Cần có những quy định về việc giảm vốn điều lệ của công ty được góp vốn trong

trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT. Việc giảm

vốn này có thể thực hiện bất cứ lúc nào kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh khi giá trị của quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT bị giảm sút.

3.3.1.5. Thống nhất những quy định của pháp luật về định giá quyền SHTT

- Thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ và coi các loại tài sản nào là TSCĐ vô hình

của doanh nghiệp để có thể định giá và tính vào giá trị của doanh nghiệp: quyền tác giả đối

với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; quyền liên quan; quyền SHCN đối với

sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD, tên thương mại; quyền đối với giống cây

trồng.

- Theo tác giả, để phù hợp với quy định của Luật SHTT thì không nên quy định giá trị

“thương hiệu” là căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp. Điều này có thể thay thế bằng việc

quy định giá trị của “tên thương mại” và giá trị của “nhãn hiệu” là căn cứ để xác định giá trị

doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Page 23: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

23

- Việc định giá các đối tượng của quyền SHTT khi góp vốn phải được một tổ chức

định giá chuyên nghiệp định giá.

3.3.2. Quy định về cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

Pháp luật Việt Nam cần có một văn bản pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ và

quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại hóa quyền SHTT là Bộ Công thương.

Các cơ quan khác như Cục bản quyền tác giả, Cục SHTT, Cục trồng trọt có nhiệm vụ giúp đỡ

Bộ Công thương trong việc thực hiện quyền quản lý Nhà nước của mình về thương mại hóa

quyền SHTT.

3.3.3. Nâng cao vai trò của các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và thực thi pháp

luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

Các cơ quan làm luật cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của

mình. Ngoài ra, cần có sự kết hợp, giúp đỡ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi

pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT.

3.3.4. Các giải pháp khác để hoàn thiện pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

- Một văn bản pháp luật về quy định cách thức, điều kiện thành lập và phát triển các

doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off) hay (start-up) là một hướng đi quan trọng trong việc thúc

đẩy việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam.

- Để việc thương mại hóa quyền SHTT được phát triển hiệu quả thì bên cạnh các quy

định của pháp luật thì cũng cần phải nâng cao vai trò của Tòa án, Cơ quan quản lý thị trường

trong việc thực thi quyền SHTT để giảm thiểu những rủi ro trong việc đầu tư nghiên cứu,

thương mại hóa quyền SHTT và có tác dụng răn đe những hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Page 24: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

24

KẾT LUẬN

Thương mại hóa quyền SHTT là một lĩnh vực tiềm năng cho việc khai thác các giá trị

thương mại của các đối tượng của quyền SHTT. Các hình thức thương mại hóa quyền SHTT

cũng khá đa dạng như: chủ sở hữu tự khai thác các quyền của mình, chuyển nhượng quyền sở

hữu, chuyển quyền sử dụng, NQTM và góp vốn. Định giá quyền SHTT hiện nay là một công

cụ hữu hiệu giúp cho việc thương mại hóa thành công. Việc thương mại hóa quyền SHTT ở

Việt Nam đã được tiến hành đối với tất cả các hình thức thương mại hóa và đã đạt được

những thành công bước đầu. Tuy nhiên hiện nay việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt

Nam còn chưa thực sự hiệu quả. Điều này xuất phát từ việc chưa có một quy định pháp luật

thống nhất trong việc thương mại hóa quyền SHTT, các quy định về thương mại hóa quyền

SHTT còn nằm rải rác ở rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau và luôn có sự chồng chéo,

mâu thuẫn trong các quy định của các văn bản pháp luật này. Ngoài ra, chưa có một cơ quan

nào thống nhất quản lý và hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cá nhân trong việc thực hiện

thương mại hóa quyền SHTT.

Trước những lợi ích của việc thương mại hóa quyền SHTT mang lại và việc hội nhập

với nền kinh tế thế giới thì Việt Nam phải nhanh chóng hòa nhập với xu thế chung đó. Trước

hết đó là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT sao cho đồng bộ,

thống nhất. Cần nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước và người dân về lợi

ích của việc thương mại hóa quyền SHTT bằng việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Cần có

một cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về việc thương mại hóa quyền SHTT và các cơ

quan khác cùng tạo điều kiện giúp đỡ để việc thương mại hóa quyền SHTT diễn ra nhanh

chóng và thuận lợi.

References

Tiếng Việt

1. Nguyễn Bá Bình (2006), “NQTM – Bản chất và mối quan hệ với hoạt động CGCN,

hoạt động license”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số tháng 2/2006.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007),

Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22

tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

3. Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chuẩn mực kế

toán số 04 về TSCĐ vô hình ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày

31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Thông tư

146/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển

Page 25: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

25

doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP

ngày 26/6/2007 của Chính phủ.

5. Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Thông tư

203/2009/TT-BTC ngày 20.10.2009 quy định về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích

khấu hao TSCĐ.

6. Bộ Thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Thông tư

09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM.

7. Nguyễn Hữu Cẩn (2009), Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng phương

pháp định giá sáng chế áp dụng cho Việt Nam, tr.63, Đề tài Khoa học cấp Bộ Khoa học và

Công nghệ, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định

108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005.

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định

35/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động Nhượng quyền thương mại.

10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định

100/2006/NĐ-CP ngày 21.9.2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định

103/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định

104/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.

13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định

133/2008/NĐ-CP ngày 31.12.2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật chuyển giao công nghệ.

14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định

01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông

nghiệp và phát triển Nông thôn.

15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định

122/2010/NĐ-CP ngày 31.12.2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-

CP ngày 22.9.2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

16. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định

88/2010/NĐ-CP ngày 16.8.2010 Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với

giống cây trồng.

17. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định

102/2010/NĐ-CP ngày 01.10.2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh

nghiệp.

18. TS. Vũ Mạnh Chu, “Về khía cạnh kinh tế của quyền tác giả và quyền liên quan

trong luật SHTT”, http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/so-huu-tri-

tue/2006/1913/Ve-khia-canh-kinh-te-cua-quyen-tac-gia-va-quyen-lien.aspx.

19. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 1886.

20. Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN.

21. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV).

22. Công ước quốc tế bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát

sóng (Công ước Rome 1961).

23. Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không

được phép bản ghi âm của họ.

Page 26: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

26

24. TS. Ngô Huy Cương, “Một số nội dung của hợp đồng thành lập công ty”,

http://vn.360plus.yahoo.com/hnhao75/article?mid=876&fid=-1.

25. TS. Bùi Ngọc Cường (2007), “Hoàn thiện khung pháp lý về Nhượng quyền thương

mại”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (103), http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/hoan-

thien-khung-phap-ly-ve-nhuong-quyen-thuong-mai/?searchterm=%22TÀI%20SẢN%22).

26. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học, tr. 41, NXB Giáo

dục, Hà Nội

27. Đào Minh Đức (2006), “Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học

pháp lý (6), tr. 37.

(website: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/01/29/4376/)

28. Lê Thị Thu Hà (2010), Bảo hộ quyền SHCN dưới góc độ thương mại đối với chỉ

dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại

học Ngoại thương Hà Nội.

29. TS. Trần Văn Hải (2009), “Tập bài giảng Pháp luật về Sở hữu trí tuệ”, Lớp học

Pháp luật và Nghiệp vụ Sở hữu trí tuệ (IP6) của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn khóa 2009-2010.

30. TS. Trần Văn Hải (2010), “Xác định chủ sở hữu của kết quả nghiên cứu khoa

học”, Tạp chí Hoạt động Khoa học (598), số tháng 3.2009.

31. TS. Trần Văn Hải (2010), “Các yếu tố sở hữu công nghiệp tác động đến hiệu quả

kinh tế của hợp đồng CGCN”, Tạp chí Hoạt động Khoa học (612), tr 19.

32. TS. Trần Văn Hải (2011), “Thương mại hóa kết quả nghiên cứu – Tiếp cận từ

quyền SHTT”, Tạp chí Hoạt động Khoa học số tháng 4.2011.

33. TS. Trần Văn Hải (2011), “Pháp luật Khoa học và công nghệ”, Bài giảng dành cho

cao học Khoa học và công nghệ - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

34. Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (Hiệp ước WCT).

35. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền SHTT – TRIPS.

36. Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin (2003), Từ điển Anh-Anh-Việt.

37. Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng

hóa.

38. Th.S Nguyễn Thanh Tâm, “Tính thương mại của quyền SHCN”,

http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/so-huu-tri-tue/2007/4959/Tinh-thuong-

mai-cua-quyen-so-huu-cong-nghiep.aspx.

39. Đoàn Văn Trường (2007), Các phương pháp thẩm định giá quyền SHTT, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

40. Đoàn Văn Trường (2009), Tuyển tập các phương pháp thẩm định giá tài sản, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

41. Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa.

42. Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế KDCN 1925.

43. Tổng Cục thuế (2006), Công văn số 3539/TCT-PCCS ngày 20.9.2006 của Tổng

Cục thuế trả lời công văn số 8236/CT-TTrl-D1 ngày 17.8.2006 của Cục thuế Thành phố Hồ

Chí Minh về việc sử dụng giá trị thương hiệu bổ sung vốn chủ sở hữu.

44. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự 2005.

45. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp

2005.

46. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật đầu tư 2005.

47. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật thương mại

2005.

Page 27: Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6842/1/...các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng

27

48. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật chuyển giao

công nghệ 2006.

49. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Sở hữu trí tuệ

2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

50. Nguyễn Hồng Vân (2010), “Một số vấn đề về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng

nhãn hiệu”, Tạp chí Hoạt động Khoa học.

Tiếng Anh

51. Craig Smith (2010), “Creating Spinoffs from Universities and National Labs”, Kỷ

yếu hội thảo về “quyền SHTT với việc hội nhập sâu của Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu”.

52. Craig Smith (2010), “Technology Transfer at US National Labs”, Kỷ yếu hội thảo

về Quyền SHTT với việc hội nhập kinh tế sâu của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.

53. Alexander J. Wurzer (2010), “Định giá tài sản trí tuệ”, Kỷ yếu hội thảo Định giá

tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ tháng 11 năm 2010.

Websites:

54. http://vi.wiktionary.org/wiki/commercialize.

55.

http://tintuc.xalo.vn/00687524781/Lua_lai_HYT100_len_san_chuyen_nhuong_3_ty.html?id=

5eb7de&o=1480.

56. http://www.pho24.com.vn/htmls/index.php?f=company.php&cur=6&about=1

57. http://chudoanhnghiep.com/forum/showthread.php?t=1946.

58. http://dddn.com.vn/14097cat104/Cau-chuyen-danh-mat-thuong-hieu-Da-Lan.htm.

59. http://www.lantabrand.com/cat1news343.html.

60. http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Bai-tho-co-gia-chuyen-nhuong-tac-quyen-cao-

nhat-VN/20377404/503/.

61. http://chudoanhnghiep.com/forum/showthread.php?t=1946.

62.

http://pvpo.mard.gov.vn/index.asp?m=da&ClassID=41&bydate=&page=1&layID=337.

63.

http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/DesktopModules/BNN/Print/Print.aspx?newsid=79

97.

64. http://m.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/vinashin-con-bo-me-khong-de-

c46a324558.html.

65. http://www.vnbrand.net/Thong-tin-thuong-hieu/thuong-hieu-tisco-duoc-dinh-gia-

54-ti-dong.html.

66. http://www.haimat.vn/article/chuyen-nhuong-tac-quyen-tai-vn.

67. http://www.ybahcm.com/avg-chua-thu-phi-ban-quyen-mua-giai-v-league-

2011/12/05/.

68. http://sohuutritue.thv.vn/News/Detail/?gID=2&tID=55&cID=26472.

69. http://taichinhthegioi.com/Ban-

Tin/?BanTin=5574&Linhvuc=22&NgayThang=30/7/2010&Linksto=chitiet.

70. http://www.cesti.gov.vn/doanh-tr-ng-kh-cn/nhuong-quyen-thuong-mai-va-chuyen-

quyen-su-dung-nhan-hieu.html.