70
HẠT GIỐNG NẨY MẦM MÙA CHAY Thứ Tư - Lễ Tro :.........................................2 Thứ Năm :................................................. 3 Thứ Sáu :................................................. 4 Thứ Bảy :................................................. 5 TUẦN I MÙA CHAY...........................................6 Thứ Hai :................................................. 6 Thứ Ba :.................................................. 7 Thứ Tư :.................................................. 8 Thứ Năm :................................................. 9 Thứ Sáu :................................................ 10 Thứ Bảy :................................................ 11 TUẦN 2 MÙA CHAY..........................................12 Thứ Hai :................................................ 12 Thứ Ba :................................................. 14 Thứ Tư :................................................. 15 Thứ Năm :................................................ 16 Thứ Sáu :................................................ 18 Thứ Bảy :................................................ 19 TUẦN 3 MÙA CHAY..........................................20 Thứ Hai :................................................ 20 Thứ Ba :................................................. 21 Thứ Tư :................................................. 23 Thứ Năm :................................................ 24 Thứ Sáu :................................................ 25 Thứ Bảy :................................................ 26 TUẦN 4 MÙA CHAY..........................................27 Thứ Hai :................................................ 27 Thứ Ba :................................................. 29 Thứ Tư :................................................. 30 Thứ Năm :................................................ 31 Thứ Sáu :................................................ 32 Thứ Bảy :................................................ 33 TUẦN 5 MÙA CHAY..........................................34 Thứ Hai :................................................ 34 Thứ Ba :................................................. 36 Thứ Tư :................................................. 37 Thứ Năm :................................................ 38 Thứ Sáu :................................................ 39

Phuc Am Mua Chay

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Do LM. Ho Bac Xai bien soan.

Citation preview

Page 1: Phuc Am Mua Chay

HẠT GIỐNG NẨY MẦM MÙA CHAYThứ Tư - Lễ Tro :.................................................................................................................2Thứ Năm :............................................................................................................................3Thứ Sáu :..............................................................................................................................4Thứ Bảy :.............................................................................................................................5TUẦN I MÙA CHAY.........................................................................................................6Thứ Hai :..............................................................................................................................6Thứ Ba :...............................................................................................................................7Thứ Tư :...............................................................................................................................8Thứ Năm :............................................................................................................................9Thứ Sáu :............................................................................................................................10Thứ Bảy :...........................................................................................................................11TUẦN 2 MÙA CHAY.......................................................................................................12Thứ Hai :............................................................................................................................12Thứ Ba :.............................................................................................................................14Thứ Tư :.............................................................................................................................15Thứ Năm :..........................................................................................................................16Thứ Sáu :............................................................................................................................18Thứ Bảy :...........................................................................................................................19TUẦN 3 MÙA CHAY.......................................................................................................20Thứ Hai :............................................................................................................................20Thứ Ba :.............................................................................................................................21Thứ Tư :.............................................................................................................................23Thứ Năm :..........................................................................................................................24Thứ Sáu :............................................................................................................................25Thứ Bảy :...........................................................................................................................26TUẦN 4 MÙA CHAY.......................................................................................................27Thứ Hai :............................................................................................................................27Thứ Ba :.............................................................................................................................29Thứ Tư :.............................................................................................................................30Thứ Năm :..........................................................................................................................31Thứ Sáu :............................................................................................................................32Thứ Bảy :...........................................................................................................................33TUẦN 5 MÙA CHAY.......................................................................................................34Thứ Hai :............................................................................................................................34Thứ Ba :.............................................................................................................................36Thứ Tư :.............................................................................................................................37Thứ Năm :..........................................................................................................................38Thứ Sáu :............................................................................................................................39Thứ Bảy :...........................................................................................................................40TUẦN THÁNH.................................................................................................................41Thứ Hai :............................................................................................................................41Thứ Ba :.............................................................................................................................43Thứ Tư :.............................................................................................................................44Thứ Năm (Lễ tối) :.............................................................................................................45Thứ Sáu : Bài thương khó theo TM Gioan :......................................................................47

Page 2: Phuc Am Mua Chay

* Trong Mùa Chay, các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước có liên quan với nhau và soi sáng ý nghĩa cho nhau. Thứ Tư - Lễ Tro :

Ge 2,12-18 ; Mt 6,1-6

A. Hạt giống...1. Mở đầu Mùa Chay, Hội Thánh dùng lời ngôn sứ Gio-en để chỉ cho chúng ta thấy phải sống Mùa Chay như thế nào :

- “Hãy thật lòng trở về với Ta”

- “Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo”

2. Trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu dạy về 3 việc đạo đức tiêu biểu mà người do thái thường làm, đó là bố thí, cầu nguyện và ăn chay. Qua 3 việc tiêu biểu này, chúng ta có thể hiểu về tất cả những việc đạo đức khác.

- Khi làm, đừng quá chú trọng đến vẻ bề ngoài của những việc đó (“khua chiêng đánh trống”, “trong hội đường hay ở ngã ba đường”, “làm cho ra vẻ thiểu não”)

- Đừng làm để được người ta khen (“cốt để người ta khen”, “cho người ta thấy”, “để thiên hạ thấy là chúng ăn chay”)

- Mà hãy làm cách kín đáo (kín đáo : không có nghĩa là dấu diếm người ta, mà là không có ý khoe khoang) nhưng và chỉ cốt làm vui lòng Cha trên trời.

B.... nẩy mầm.1. Trong Mùa Chay, chẳng những ta gia tăng những việc đạo đức (phương diện lượng) mà còn phải lưu ý làm những việc đó với tâm tình sốt sắng hơn (phương diện phẩm).

2. Một việc đạo đức đang đi vào quên lãng, đó là Bố Thí. Giá trị của việc bố thí : a/ “Đồng tiền liền khúc ruột”, do đó bố thí có giá trị hy sinh lớn ; b/ Bố thí giúp ta bớt dính bén tiền bạc ; c/ Bố thí còn là một cách đền tội : Sách Tôbia nói “Việc bố thí thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi” (Tb 12,8-9).

3. Rượu chè : Khi ông Nôe trồng nho, Satan lấy làm lạ nên tiến lại gần hỏi :

- Ông đang trồng cây gì thế ?

- Cây nho.

- Nó có lợi gì không ?

Page 3: Phuc Am Mua Chay

- Có chứ. Trái nó vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Từ trái nho ta còn có thể làm ra rượu giúp lòng người hưng phấn nữa.

- Vậy thì để tôi giúp ông.

Satan mới giết một con chiên, một con sư tử, một con lừa và một con heo. Lấy máu của chúng tưới gốc cây nho. Thế là cây nho lớn nhanh. Noe lấy trái nho làm rượu.

Từ đó trở đi khi người ta uống một chút rượu vào thì sẽ vui vẻ dễ thương như con chiên ; uống thêm chút nữa thì mạnh bạo như sư tử ; Nếu chưa ngưng mà còn uống thêm thì sẽ ngu như lừa ; nếu lại uống nữa thì... hoàn toàn như con heo vậy. (Truyện cổ Nước Pháp).

4. Chỗ ở của chuột : Có một con chuột sống trong một ngôi nhà thờ cũ kỹ ở miền quê. Một hôm nó đi lang thang dạo mát bỗng gặp một con chuột khác cũng đang đi chơi. Nó liền được dịp tâm sự : “Tôi sống chui rúc dưới gầm một toà giải tội. Nhưng chẳng được yên thân vì hầu như lúc nào cũng có người xưng tội, phá giấc ngủ của tôi.” Nghe thế, con chuột kia nói : “Vậy bạn hãy dọn đến chỗ ở của tôi. Chỗ ấy ấm áp sạch sẽ mà chẳng mấy khi có người quấy rầy, yên tĩnh lắm. “Ô thế bạn ở đâu vậy ?” - “Tôi ở trong thùng tiền cứu giúp người nghèo.” (Trích "Món quà giáng sinh")

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Năm :

Đnl 30,15-20 - Lc 9,22-25

A. Hạt giống...Bài đọc I trích sách Đệ nhị luật nói về 2 con đường : ai chọn đi theo con đường của Chúa và các giới luật của Ngài thì sẽ được sống ; còn ai đi theo các quyến rũ khác thì sẽ diệt vong.

Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cho biết rõ hơn con đường của Chúa là con đường gì : đó là con đường dẫn tới vinh quang phục sinh, nhưng trước đó phải qua đau khổ của thập giá ; ai muốn đi theo Ngài thì cũng phải đi qua con đường thập giá, thậm chí phải vác thập giá hằng ngày.

B.... nẩy mầm.1. Cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn. Mà chọn thì phải bỏ, bỏ cái kia để được cái này. Nên nhớ là chúng ta đã chọn Chúa và con đường của Chúa. Đó là sự lựa chọn căn bản (option fondamentale), nhưng lựa chọn căn bản ấy phải thể hiện trong những lựa chọn hằng ngày theo cùng chiều hướng đó. Mùa chay là thời gian chúng ta xét mình lại về những lựa chọn của mình, đồng thời lặp lại lựa chọn căn bản : chọn Chúa, chọn con đường thập giá, chọn từ bỏ.

Page 4: Phuc Am Mua Chay

2. Chúa Giêsu dạy ta một nghịch lý rất sâu sắc : chịu mất thì sẽ được ; còn muốn được thì phải mất !

3. “Người nào được lời lãi cả thế gian mà đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có ích gì ?” (câu 25). Thánh Inhaxiô đã lặp đi lặp lại mãi bên tai Phanxicô Xaviê câu này. Cuối cùng câu này đã làm cho Phanxicô Xaviê hoán cải. Hôm nay tôi hãy lặp đi lặp lại câu này suốt ngày nhiều lần, hy vọng Chúa sẽ giúp tôi hoán cải như Phanxicô Xaviê.

4. Có một người kia được Chúa cho vác một cây thập giá. Nhưng anh ta không chịu nổi, anh đến xin Chúa cho đổi cây thập giá khác. Chúa bằng lòng : “Ngoài nghĩa địa có vô số thập giá đủ loại. Con cứ ra đó muốn chọn cây nào tuỳ thích.” Dưới ánh trăng mờ trên nghĩa địa, anh ta đã thở phào nhẹ nhõm vất cây thập giá của mình và loay hoay chọn cây khác. Nhưng anh tìm mãi vẫn không được : cây thì quá dài, cây thì quá ngắn, có cây nhẹ nhàng nhưng sù sì khó vác, có cây trơn tru nhưng nặng quá... Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào ! (Trích ”Phúc”)

5. Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục... Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Nhiều người lại không làm như thế : chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi !” (John Newton).

6. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Sáu :

Is 58,1-9 - Mt 9,14-15

A. Hạt giống...Bài đọc I trích sách Isaia nói về những kiểu ăn chay không đẹp lòng Thiên Chúa, đó là : ăn chay hãm mình bề ngoài nhưng trong lòng vẫn ích kỷ, bất công, chèn ép tha nhân. Kiểu ăn chay Chúa muốn là “Mở trói ác ôn, bật tung thừng ách, thả tự do cho người bị hành hạ, đập tan mọi thứ gông cùm, bẻ bánh chia cho người đói, cho kẻ vô gia cư trọ nhà, che thân cho người mình trần”.

Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy ta quy chiếu toàn thể cuộc sống về Ngài là chàng rễ của thời Tân Ước : vui mừng vì được sống với Ngài ; khi phải xa Ngài vì tội lỗi thì ăn chay sám hối để mong được trở lại với tình Ngài.

B.... nẩy mầm.

Page 5: Phuc Am Mua Chay

1. Những cách ăn chay mà ngôn sứ Isaia khuyến khích cũng đáng cho chúng ta lưu ý :

- xoá bỏ những hình thức bất công, chèn ép : tôi có đang cố ý hay vô tình bất công, chèn ép ai đó không ?

- chia xẻ và giúp đỡ cụ thể những người đau khổ : tôi có cơ hội làm những việc này không ?

2. Bài Tin Mừng mời tôi suy nghĩ xem tôi đang còn sống trong tình thân với Chúa không. Nếu như, một cách nào đó, “chàng rễ đã bị đem đi” khỏi tâm hồn tôi, thì tôi phải ăn chay sám hối để được trở lại với tình Ngài.

3. “Hoả ngục chính là tha nhân” (Jean Paul Sartre). Nếu tôi đang là hoả ngục cho anh chị em tôi, tôi phải sửa đổi chính bản thân tôi. Nếu trong cộng đoàn của tôi, có ai đó đang là hoả ngục cho tôi, tôi hãy cố gắng cùng với Chúa sửa đổi người đó.

4. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Bảy :

Is 58,9b-14 - Lc 5,27-32

A. Hạt giống...Bài đọc I trích sách Isaia tiếp tục nói về kiểu ăn chay đẹp lòng Thiên Chúa, đó là chấm dứt những việc làm bất công, rộng tay cứu giúp những người đói khổ, tôn trọng ngày hưu lễ.

Bài Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu thực hiện điều đó : cứu một người thu thuế tội lỗi là Lêvi, còn gọi ông làm môn đệ, và còn ngồi ăn cùng bàn với những người tội lỗi khác. Ngài tuyên bố “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn”.

B.... nẩy mầm.1. Tôi muốn sống cảnh tượng của Lêvi :

- Tôi là người tội lỗi

- Tôi đang “ngồi” yên tại “trạm” tội lỗi của tôi.

- Chúa đang “đi ngang” qua, Ngài “trông thấy” tôi rồi, Ngài “nói với” tôi : Hãy theo Ta.

- Tôi “bỏ tất cả” - Tôi “đứng dậy” - Tôi “đi theo” Chúa.

Page 6: Phuc Am Mua Chay

2. Nhà truyền giáo giảng đạo giữa rừng già Phi châu, dưới ánh trăng đêm và trong hoang lạnh của núi rừng. Ngài kể về đời sống và các phép lạ của Chúa Giêsu, cuối cùng là cái chết trên thánh giá. Ngồi trước bục giảng là viên tù trưởng. Ông chăm chú nghe lời nhà truyền giáo. Khi ngài tả việc Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá, vị tù trưởng bổng đứng phắt dậy nói : “Ngừng lại ! Hãy đem Ngài xuống khỏi thánh giá ! Tôi mới là người đáng phải đóng đinh trên đó, chứ không phải Ngài !” Vị tù trưởng nghĩ rằng mình mới là tội nhân, còn Chúa Giêsu vô tội (Góp nhặt)

3. (những mầm khác)

.....................................................................

TUẦN I MÙA CHAY

Thứ Hai :

Lv 19,1-2.11-18 - Mt 25,31-46

A. Hạt giống...Bài đọc I trích sách Lêvi dạy cách đối xử với tha nhân, gồm trong hai điều chính : a/ Công bình : đừng trộm cắp, đừng nói dối, đừng phỉnh gạt, đừng nhục mạ, đừng hà hiếp, đừng giam tiền công phải trả cho thợ, đừng nguyền rủa, đừng gièm pha... b/ Bác ái : “Hãy yêu thương bạn hữu như chính mình”. Nhìn chung, ta thấy lời dạy của Cựu Ước có tính tiêu cực (“đừng, đừng và đừng”), và chưa được rộng (“Hãy yêu thương bạn hữu như chính mình”)

Lời dạy của Chúa Giêsu tích cực hơn (cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới áo mặc, thăm viếng kẻ đau yếu và ngồi tù), và cũng rộng rãi hơn (hãy đối xử bác ái với bất cứ ai bé mọn). Chúa con bảo Ngài sẽ coi những việc bác ái ta làm cho những kẻ bé mọn như làm cho chính Chúa.

B.... nẩy mầm.1. Coi tha nhân là chính Chúa. Điều này tương đối dễ nếu ta gặp một người tốt và dễ thương. Còn khi ta gặp một người khó chịu và xấu tính, ta hãy nhớ : a/ người đó cũng là tác phẩm do Chúa tạo nên ; b/ người đó cũng là giá máu Chúa đã đổ ra để cứu chuộc ; c/ người đó cũng là đối tượng Chúa mời hưởng hạnh phúc muôn đời. Bởi thế nếu không thề yêu thương người đó vì chính người đó thì ít ra hãy phấn đấu yêu thương họ như chính Chúa yêu thương họ.

2. Bà Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Focolare chủ trương sống tinh thần Tin Mừng, chia xẻ một kinh nghiệm sống như sau : coi những kẻ đang đau khổ là hình ảnh Chúa Giêsu đang bị bỏ rơi trên Thập giá. Cũng như Chúa Giêsu bị bỏ rơi rất cần người ủi an giúp đỡ, ta cũng hãy giúp đỡ ủi an những kẻ đau khổ ấy.

3. Từ khi chọn con đường nhập thể, Chúa đã muốn chúng ta tìm Ngài trong tha nhân, yêu Ngài qua tha nhân và giúp đỡ Ngài cũng qua tha nhân.

Page 7: Phuc Am Mua Chay

4. Một đêm trăng nọ, nhìn qua cửa sổ, một tu sĩ già bỗng nhìn thấy một thiên thần đang ngồi viết trên một cuốn sách vàng. Lòng tràn ngập hân hoan, vị tu sĩ rón rén đến gần và lên tiếng hỏi :

- Ngài đang viết gì trong quyển sách này thế ?

- Ta đang ghi danh những ai yêu mến Thiên Chúa.

Vừa lo lắng vừa hồi hộp, vị tu sĩ mới hỏi xem tên mình có trong sách không. Thiên thần giở từng trang, chăm chú đọc từng hàng nhưng không thấy tên ông. Thế nhưng điều đó không làm vị tu sĩ thất vọng. Ông nói với thiên thần

- Xin Ngài vui lòng ghi tên tôi như một thầy dòng lúc nào cũng yêu mến tha nhân.

Thiên thần chiều ý ông. Thế là tên ông được ghi vào sổ vàng.

Sau khi vị tu sĩ già qua đời, xem lại nhật ký của ông, người ta thấy dòng chữ đầu tiên trong nhật ký chính là câu trích dẫn thư 1 Ga 4,20 “Nếu ai nói mình yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình thì đó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người anh em nó thấy đó tất không thể yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy”. Tiếp theo lời trích dẫn vị tu sĩ ghi chú : “Tôi đi tìm kiếm linh hồn tôi, nhưng tôi không thấy ; tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vượt thoát khỏi tôi ; tôi đi tìm người anh em, tôi đã gặp được Thiên Chúa và linh hồn tôi” (Trích "Mỗi ngày một tin vui").

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Ba :

Is 55,10-11 - Mt 6,7-15

A. Hạt giống...Bài Tin Mừng ghi lại Lời kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu dạy. “Anh em hãy cầu nguyện như thế này...”. Sau đó Chúa Giêsu liệt kê 7 điều nên xin khi cầu nguyện.

Bài đọc I trích sách Isaia nhấn mạnh đến việc thực hiện ý muốn của Thiên Chúa.

Như thế, sứ điệp Lời Chúa hôm nay dạy ta điều quan trọng nhất khi cầu nguyện : cầu nguyện để biết ý Chúa và để có thể thực hiện ý Chúa.

B.... nẩy mầm.1. Thường trong khi cầu nguyện ta cố nói cho Chúa biết ý của ta và ta xin Thiên Chúa giúp ta đạt được ý đó. Lời Chúa hôm nay cho biết cách cầu nguyện đó hoàn toàn ngược. Đúng ra cầu nguyện phải là xin cho ta được biết ý Chúa, và xin giúp ta thực hiện ý Ngài.

Page 8: Phuc Am Mua Chay

Chúa biết mọi sự, cho nên dù ta không nói thì Ngài cũng đã biết ý ta. Phần ta thì không biết ý Chúa nên phải xin Ngài chỉ cho ta biết.

2. “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải nhiều lời như dân ngoại ; họ nghĩ rằng cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì trước khi anh em cầu xin”. Chúng ta phải tập cầu nguyện bằng thinh lặng và lắng nghe.

3. Sau khi nghe bài giảng của một nhà truyền giáo, một cô gái giơ tay hỏi : “Thưa Ngài, xin cho biết cách nào vừa sống theo đường lối Chúa vừa vẫn theo đường lối riêng của mình ?”. Nhà truyền giáo bí không trả lời nổi. Có lẽ đó cũng là câu chúng ta thường tự hỏi. Mà cứ hỏi như thế thì sẽ không bao giờ trả lời được, bởi vì làm thế nào có thể đi đường của Chúa mà vẫn giữ lại con đường ý riêng mình cho được ! (Christian Youth)

4. Nhiều người nghĩ rằng sống theo ý Chúa thật là khó. Thực ra điều này thoải mái và dễ chịu như nằm trên một chiếc gối bông, bởi vì ta không thể chọn được thứ gì tốt cho bằng thứ Chúa đã chọn sẵn cho ta, không thể nhắm tới thứ gì hay cho bằng thứ Chúa đã nhắm sẵn cho ta, sống theo ý Chúa thì ta không còn gì phải lo, và không có gì an toàn hơn được. (Gospel Herald).

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Tư :

Gn 3,1-10 - Lc 11,29-32

A. Hạt giống...Cả hai bài đọc Cựu Ước và Tân Ước đều nhắc tới “dấu chỉ Giôna” :

- Ngày xưa ngôn sứ Giôna đã kêu gọi dân thành Ninivê tội lỗi lo ăn năn sám hối. Mọi người trong thành, từ vua quan đến dân chúng lớn nhỏ, đều đáp lại lời kêu gọi ấy. Chúa thấy lòng thành của họ nên đã tha thứ và không phạt họ.

- Khi nhắc lại chuyện Giôna, Chúa Giêsu cảnh cáo những người do thái thời Ngài : “Dân thành Ninivê sẽ chổi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giôna rao giảng ; mà đây thì còn có Đấng hơn ông Giôna nữa”.

Như thế, Lời Chúa hôm nay kêu gọi chúng ta sám hối.

B.... nẩy mầm.1. Sám hối gồm 4 điều : 1/ biết mình có tội ; 2/ buồn ; 3/ tin vào tình thương tha thứ của Chúa ; 4/ quay về với tình thương ấy. Thiếu 1 trong những điều trên thì không phải là sám hối thật.

Page 9: Phuc Am Mua Chay

2. Trong chuyện Giôna, hình ảnh dân thành Ninivê tội lỗi lại dễ thương hơn hình ảnh Giôna ngôn sứ. Ông không muốn tuân theo lệnh Chúa. Ông chỉ muốn dân Ninivê bị phạt. Khi dân thành này sám hối và được tha thì ông giận Chúa. Chúa g dùng tấm gương của họ để kêu gọi Giôna sám hối. Thật lạ lùng : người giảng sám hối lại sám hối sau người nghe giảng. Là những người giảng cho người ta sám hối trong Mùa Chay này, Linh mục tu sĩ chúng ta nghĩ sao về chuyện này ?

3. Người cha rất đau khổ vì đứa con trai theo bạn bè phung phá hết tiền của. Cùng đường, chàng ta viết thư thống thiết xin lỗi cha và ngỏ ý xin cha thương xót. Người cha gửi cho cậu bức điện tín, chỉ có một chữ ”Về” và kí tên cũng chỉ một chữ ”Cha"

Tin Mừng của Chúa cũng là bức điện tín gửi cho thế giới tội lỗi này, với một chữ viết ”Về” và một chữ kí ”Cha" (Góp nhặt)

4. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Năm :

Et 14,1.3-5.12-14 - Mt 7,7-12

A. Hạt giống...Bài đọc Cựu Ước trích lời cầu xin của Bà Ét-te. Chúng ta hãy nhớ lại hoàn cảnh lúc đó : Dân do thái đang sống kiếp lưu đày bên Babylon. Tướng Aman không thích dân do thái nên xúi dục vua Babylon ra chiếu chỉ tàn sát người do thái trong khắp đế quốc. Khi đó người ta nghĩ không ai ngoài bà Ét-te có thể cứu họ. Ét-te là người do thái nhưng được làm hoàng hậu trong cung điện. Phần bà Ét-te thì thấy công việc quá khó khăn và nguy hiểm, nên bà chạy đến Chúa kêu xin Ngài giúp. Kết quả là tình thế đảo ngược hoàn toàn : vua rút lại chiếu chỉ, dân do thái khỏi bị tàn sát, ngược lại Aman người muốn hại họ thì bị giết trên chính cột hành hình mà ông dựng lên để giết người do thái.

Bài Tin Mừng hôm nay có hai ý :

- Chúa Giêsu dạy phải tin tưởng khi cầu xin, bởi vì “Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho” (gương bà Ét-te minh hoạ cho ý này).

- “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình thì anh em cũng hãy làm cho người ta” (Tướng Aman là một hình ảnh minh hoạ ngược cho ý này : ông muốn hại người do thái, rốt cuộc chính ông bị hại).

B.... nẩy mầm.1. Theo ánh sáng của bài đọc Cựu Ước (chuyện bà Ét-te), sự cầu xin mà Chúa Giêsu khuyến khích ta làm chính là cầu xin được giải thoát khỏi mưu mô nguy hiểm của kẻ thù. Kẻ thù của chúng ta ngày nay là ma quỷ, mưu mô nguy hiểm nó giăng sẵn để hại ta là tội lỗi. Nếu ta xin Chúa cứu ta khỏi tội, thì chắc chắn Chúa sẽ nhậm lời.

Page 10: Phuc Am Mua Chay

2. Điều thứ hai Lời Chúa dạy ta hôm nay là “Tất cả những gì chúng con muốn người ta làm cho mình thì chúng con cũng hãy làm cho người ta”.

3. Những câu tương tự với lời Chúa Giêsu dạy :

- Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (Khổng Tử)

- Những gì anh không thích thì đừng làm cho người khác. Đó là tóm tắt tất cả lề luật (Rabbi Hillel)

- Đừng làm lại những điều người khác làm cho ngươi nổi giận (Aristote)

4. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Sáu :

Ed 18,21-28 - Mt 5,20-26

A. Hạt giống...Lời Chúa hôm nay dạy về sự Công chính :

- Bài trích sách Êdêkien : Công chính không phải là một chiếc cúp vàng hễ ta cố gắng đoạt được một lần thì có thể giữ mãi. Công chính là điều ta phải phấn đấu vươn tới trong suốt cả đời sống. Bởi đó, một kẻ từng gian ác nhưng biết ăn năn hoán cải thì sẽ trở thành công chính ; ngược lại, kẻ đã từng được coi là công chính nhưng bỏ đường công chính thì sẽ không còn là công chính nữa, nó phải chết.

- Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu kêu gọi môn đệ Ngài phải công chính hơn các kinh sư và biệt phái (nghĩa là đừng bao giờ tự mãn vì đạo đức của mình). Một phương diện cụ thể của đức công chính mới là tương giao : phải coi mọi người là anh em của mình (chữ “anh em” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhất trong đoạn này). Trên cơ sở tình huynh đệ ấy, đừng mắng chửi, cũng đừng nuôi giận hờn lâu.

B.... nẩy mầm.1. Lời Chúa trong sách Êdêkien rất an ủi : Chúa không chấp nhất chuyện quá khứ. Cho dù trong quá khứ ta đã từng lỗi phạm nhiều, nhưng nếu hôm nay ta quay về thì Chúa vẫn coi ta là công chính. Lời đó cũng cảnh cáo : cho dù trong quá khứ ta là công chính, nhưng nếu hôm nay ta không duy trì sự công chính ấy thì Chúa sẽ kể ta là bất chính.

2. “Ai giận anh em mình thì bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc thì phải bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Ai chũi anh em mình là quân phản đạo thì bị lửa hoả ngục thiêu đốt”. Những lời này Chúa Giêsu nói theo giọng cường điệu, cho nên sự thật

Page 11: Phuc Am Mua Chay

không đúng sát như thế. Tuy nhiên việc Chúa phải cường điệu khi dạy ta đừng giận, đừng mắng, đừng chửi cũng đáng ta lưu ý.

3. “Hãy để của lễ trên bàn thờ, đi làm hoà với anh em mình trước”. Lời này có nghĩa là việc làm hoà còn quý hơn mọi của lễ.

4. Hai người Ailen là hàng xóm với nhau, nhưng cãi nhau suốt. Một người bị bịnh nặng. Bà vợ đón cha và nói : “Thưa cha, anh Pat và Mike cãi nhau luôn. Giờ anh gần chết. Cha có cách nào giúp họ làm hoà với nhau không ?”

Sau nhiều lần thuyết phục, Pat đồng ý cho gọi Mike đến làm hoà. Sau ít phút đợi chờ bên giường, Mike nói : “Thôi, mình huề nghe Pat. Chuyện gì đã qua cho qua luôn” .

Pat miễn cưỡng đồng ý. Mike ra về. Nhưng khi Mike ra đến cửa, Pat nhỏm dậy, giơ nắm đấm nói : “Tao chỉ huề nếu như tao chết thôi à nghe !” (Góp nhặt)

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Bảy :

Đnl 25,16-19 ; Mt 5,43-48

A. Hạt giống...1. Bài đọc Cựu Ước khuyên tín hữu tuân giữ lề luật và huấn lệnh Chúa. Lý do là : “Ngài sẽ làm cho ngươi được vinh quang, thanh danh và huy hoàng hơn mọi dân tộc Ngài đã tạo dựng, để ngươi trở thành dân thánh của Chúa là Thiên Chúa ngươi”.

2. Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu dạy môn đệ một cách sống cao hơn : “Các ngươi đã nghe dạy hãy yêu thương thân nhân và hãy thù ghét địch thù. Còn ta, Ta bảo các ngươi hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho kẻ ghét các ngươi, hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các ngươi”. Lý do cũng cao hơn : “Các ngươi hãy nên hoàn hảo như Cha các ngươi trên trời là Đấng hoàn hảo”.

B.... nẩy mầm.1. Kitô hữu là con của Chúa Cha nên phải cố gắng có tấm lòng yêu thương bao la như Chúa Cha, “Ngài khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương”. Biên giới của tình thương là không biên giới. Chính thiên nhiên cũng nhắc chúng ta cố gắng bắt chước tình thương không biên giới và không phân biệt của Cha trên trời.

2. Chúa Giêsu kể ra 3 mức độ đối xử với kẻ không yêu thương mình : 1/ Yêu thương ; 2/ Làm ơn ; 3/ Cầu nguyện. Nếu như tôi chưa thể yêu thương thì hãy cố gắng lấy ơn để báo oán. Nếu vẫn chưa thể thì ít ra là cầu nguyện cho họ.

Page 12: Phuc Am Mua Chay

3. Người không tôn giáo chủ trương phân biệt rõ bạn và thù và cư xử “ân oán phân minh”. Phật giáo đã nhận ra sự bế tắc của cách đối xử đó : lấy oán báo oán, oán oán chất chồng. Chúa Giêsu dạy tích cực hơn nữa : hãy yêu thương kẻ thù ghét mình. Chỉ có yêu thương tha thứ mới tiêu diệt được kẻ thù.

4. Con người là kẻ thù của chính mình. Đời nước Tề, có một người nằm mơ thấy có người đem gươm vào nhà ông mắng chửi rồi giận dữ bỏ đi. Ông ta giật mình tỉnh dậy... nhưng không tài nào ngủ lại được nữa. Sáng hôm sau ông nói với một người bạn : Từ thuở nhỏ tới giờ, tôi vốn là người trí dũng. Đến nay 80 tuổi tôi chưa hề bị ai làm nhục. Thế mà đêm qua có người đến làm nhục tôi. Tôi cảm thấy bứt rứt và cố tìm cho gặp được người đó, bằng không tôi phải chết mất.

Thế là ngay sáng hôm ấy, ông cùng người bạn đi tìm kẻ thù đã khiêu khích mình. 5 ngày trôi qua nhưng ông vẫn chưa tìm được kẻ thù. Tức tối vì bị kẻ thù làm nhục, hậm hực vì không tìm được kẻ thù, ông ta về nhà mất ăn mất ngủ mà chết.

Cicéron diễn giả Lamã đã nói ”Con người là kẻ thù khủng khiếp nhất của chính mình”. Đúng thế, con người tự tạo cho mình kẻ thù rồi tự tiêu diệt chính mình. (Trích ”Món quà giáng sinh”)

5. Ngày nọ, Đức giám mục John Selwyn thấy một cậu con trai người bản địa cư xử thô bạo với các trẻ khác, ngài gọi cậu lại khiển trách. Chẳng những không chịu nghe, cậu ta còn vung tay đánh vào mặt vị giám mục. Mọi người thấy vậy đứng chết trân. Nhưng vị giám mục không cho họ làm gì. Rồi ngài quay lưng và lặng lẽ bỏ đi.

Nhiều năm sau, một nhà truyền giáo được mời đến với một bệnh nhân. Ông sắp chết và xin được Rửa tội. Khi nhà truyền giáo hỏi anh muốn lấy tên thánh là gì. Anh đáp : “Xin đặt là John Selwyn, vì chính ngài đã dậy cho tôi biết đức Kitô là ai khi tôi đánh ngài." (Góp nhặt)

6. (những mầm khác)

.....................................................................

TUẦN 2 MÙA CHAY

Thứ Hai :

Đn 9,4b-10 ; Lc 6,36-38

A. Hạt giống...1. Bài đọc Cựu Ước trích sách Đaniên là một lời cầu nguyện sám hối. Sách Bài đọc Phụng vụ tóm lược ý nghĩa lời cầu nguyện này trong một câu : “Chúng tôi đã phạm tội vì đã làm điều gian ác”.

Page 13: Phuc Am Mua Chay

2. Bài Tin Mừng ghi những điều Chúa dạy : Nhân từ, đừng xét đoán và kết án, tha thứ, biết cho đi. Đặc biệt Chúa Giêsu nói rằng tuỳ cách ta đối xử với người khác như thế nào mà ta sẽ được Thiên Chúa đối xử như thế đó

- Hãy ở nhân từ như Cha các ngươi là Đấng nhân từ

- Đừng xét đoán, đừng kết án thì sẽ khỏi bị kết án

- Hãy tha thứ thì sẽ được tha thứ

- Hãy cho thì sẽ được cho lại

Các động từ ở vế thứ hai ở thể thụ động, hàm ý chính Thiên Chúa là Đấng tác nhân chủ động.

3. Đọc bài Tin Mừng chung với bài Cựu Ước, ta thấy Giáo Hội muốn dạy rằng : phương cách để chúng ta được Chúa tha thứ là hãy sống nhân từ, không xét đoán, tha thứ và cho đi.

B.... nẩy mầm.1. Sám hối không phải chỉ là tâm tình hối hận vì những tội đã phạm, mà còn là làm việc lành để đền bù tội lỗi. Những việc lành đó được Chúa Giêsu chỉ rõ trong bài Tin Mừng này : Nhân từ, rộng lượng (không xét đoán và kết án), tha thứ, biết cho đi.

2. Trong những việc lành vừa kể, Chúa Giêsu nói nhiều hơn về việc cho đi, Ta biết cho thì Chúa sẽ cho lại. Chúa dùng hình ảnh cái đấu : nếu ta đong cho người ta bằng cái đấu nhỏ hoặc cái đấu thiếu thì Chúa sẽ đong lại cho ta bằng cái đấu nhỏ hoặc thiếu y như vậy. Ngược lại nếu ta đong cho người ta bằng đấu to thì Chúa sẽ đong lại cho ta bằng cái đấu to hơn gấp bội, lại còn dằn, còn lắc và đầy tràn nữa.

3. Một người nọ thật giàu muốn gì cũng có. Tuy vậy ông không thấy hạnh phúc vì ông chỉ nhận được những cái nhìn soi bói, coi thường và khinh miệt của người khác. Ông tìm đến hỏi một người nổi tiếng khôn ngoan : “Tại sao người ta lại coi thường và khinh miệt tôi cho tôi là kẻ keo kiệt bủn xỉn ? Người ta đâu biết rằng sau khi chết, tôi sẽ hiến tất cả gia tài của tôi cho người nghèo và cho công việc từ thiện”. Để trả lời, nhà khôn ngoan kể cho ông một câu chuyện nhỏ như sau : một chú heo than thở cùng chị bò cái : “Tôi cũng như chị, chúng ta cống hiến thịt mình cho loài người. Thế mà tại sao họ thân thiện với chị mà xa lánh tôi ?” Ngẫm nghĩ giây lát, chị bò cái trả lời : “Thịt chúng ta chỉ cống hiến cho loài người khi chúng ta chết. Còn bây giờ họ quý mến tôi hơn có lẽ tại tôi hiến cho họ sữa lúc tôi còn sống đấy chăng.” (Trích ”Món quà giáng sinh”)

4. Thầy giáo : “Tâm, bây giờ thầy nói cho em ghi nhớ phương châm này: Cho có phúc hơn nhận” .

- Em đã biết điều đó, vì là phương châm trong nghề của Ba em.

Page 14: Phuc Am Mua Chay

- Ồ, thật tuyệt vời ! Ông ấy làm nghề gì ?

- Võ sĩ. (Góp nhặt)

5. Đang đi dạo, tôi ngạc nhiên nhìn thấy một người ngồi trên ghế mà cuốc vườn. Tôi nghĩ : “Quá lười biếng !”. Nhưng đột nhiên tôi thấy đôi nạng dựa ở ghế của anh. Thì ra anh vẫn làm việc dù bị tật nguyền.

Bài học tôi học được về sự phán đoán nông nổi vẫn khắc ghi trong tôi cho đến hôm nay : thánh giá của người khác đôi khi là do cái nhìn hạn hẹp của ta (Góp nhặt)

6. Tha thứ giống như cái gì ? Giống như mùi hương mà bông hoa tỏa ra khi nó bị giẫm nát (Góp nhặt).

7. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Ba :

Is 1,10.16-20 ; Mt 23,1-12

A. Hạt giống...Lời Chúa hôm nay đặc biệt nói với các “thủ lãnh”

1. Bài đọc I (trích sách Isaia) : Ngôn sứ Isaia bảo các thủ lãnh Sôđôma và Gômôra “Hãy làm điều lành, tìm kiếm công lý”, đó là cách để ta được Chúa thứ tha : “Cho dù tội lỗi các ngươi như màu đỏ thắm cũng sẽ trở nên trắng như tuyết, cho dù đỏ như vải điều cũng sẽ trở nên trắng như len”. Ta hãy chú ý tới những động từ “làm”, “tìm kiếm”. Đó là những hành động tích cực chứ không phải là những tâm tình hay lời nói suông.

2. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói về những người biệt phái và luật sĩ. Họ nói nhiều nhưng làm ít, nói tốt nhưng làm xấu. Họ lo tô vẽ dáng bề ngoài cho đạo đức mẫu mực nhưng lòng họ thì hám danh, phô trương và tham lam. Chúa phân biệt rõ hai phương diện : những gì họ nói thì đều là nói lời Chúa, nên hãy nghe theo ; nhưng những việc họ làm thì mâu thuẫn với những lời họ dạy, cho nên đừng bắt chước.

B.... nẩy mầm.1. Là Linh mục, tu sĩ thì theo một phương diện nào đó cũng là làm “lãnh đạo”, vì cách sống của chúng ta ảnh hưởng đến cách sống của người khác. Sám hối của kẻ “lãnh đạo” là :

- Không chỉ nói mà còn làm.

- Không chỉ lo cho dáng vẻ bề ngoài của mình có vẽ mô phạm, mẫu mực mà còn phải trau dồi cái tâm đạo đức thật của mình.

Page 15: Phuc Am Mua Chay

2. Isaia đặc biệt bảo các nhà lãnh đạo hãy quan tâm đến những kẻ yếu thế dưới quyền mình : “hãy cứu giúp kẻ bị áp bức, mồ côi, góa bụa”

3. Người kia kể lại giấc mơ khủng khiếp như sau : Tôi thấy mình đứng trước một biệt thự nguy nga. Bước vào trong tôi thấy hai hành lang với hai hàng chữ ”Bên phải dành cho người công giáo ; bên trái dành cho kẻ ngoại”. Tôi đi theo hàng lang bên phải. Đi được một lúc tôi tới ngã rẽ khác, lần này tôi đọc thấy bảng chỉ dẫn như sau ”Bên phải dành cho người có đức tin vững mạnh, bên trái dành cho kẻ có đức tin yếu kém”. Tôi lại đi theo bên phải. Đến một ngã rẽ khác, tôi loại thấy bảng chỉ dẫn ”Bên phải dành cho những người có lòng bác ái, bên trái dành cho những kẻ ích kỷ”. Tôi lại chạy qua bên phải. Cuối cùng tôi gặp bảng chỉ dẫn ”Bên phải dành cho những ai có đời sống thánh thiện, bên trái dành cho những kẻ tội lỗi”. Một lần nữa, tôi chọn bên phải. Tôi đang hân hoan rảo bước thì bỗng một cảnh tượng hãi hùng khủng khiếp hiện ra ở cuối hành lang ấy : cảnh hoả ngục với muôn vàn hình khổ không lời nào tả xiết. Tôi hoảng hốt kêu rú lên và giật mình thức dậy. Sau một phút, tôi tự hỏi” Phải chăng cuộc sống đạo của tôi toàn là giả hình như giấc mơ hãi hùng ấy ?” (Trích ”Món quà giáng sinh”)

4. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Tư :

Gr 18,18-20 ; Mt 20,17-28

A. Hạt giống...1. Bài đọc một là lời tâm sự của ngôn sứ Giêrêmia : làm ngôn sứ của Chúa, Giêrêmia chỉ muốn điều lành cho dân mình (rao giảng cho họ, chỉ bảo họ, cầu nguyện biện hộ cho họ) thế mà lại bị họ ghét, chống đối và tìm cách hãm hại. Giêrêmia phải than “Làm lành mà phải gặp dữ sao !”. Sứ mạng và thân phận của sứ giả Chúa là như thế.

2. Bài Tin Mừng cho thấy các tông đồ chưa hiểu đúng sứ mạng của mình : họ theo Chúa Giêsu nhưng để được vinh dự và địa vị (lời xin của 2 con ông Dêbêđê, sự khó chịu của các tông đồ kia). Để giáo dục họ, Chúa Giêsu làm hai việc : một là loan báo cho các ông biết Ngài sẽ bị nộp vào tay kẻ thù để hiến thân chuộc tội cho loài người ; hai là dạy họ bài học phục vụ : “Ai muốn cầm đầu thì hãy làm đầy tớ...” “Con Người đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”

B.... nẩy mầm.1. Hai người con của ông Dêbêđê là Gioan và Giacôbê. Họ là hai trong số những môn đệ đầu tiên đi theo Chúa Giêsu, thế mà họ cũng không thấm nhuần tinh thần phục vụ mà Chúa Giêsu dạy. Huống chi những môn đệ khác. Huống chi tôi... Phải chăng lâu nay tôi theo Chúa mà chỉ nghĩ đến quyền lợi, danh dự, ơn ích... Nói cách khác, tôi nghĩ đến nhận mà không nghĩ đến cho, tôi nghĩ đến được người ta phục vụ mà không nghĩ đến phục vụ người ta.

Page 16: Phuc Am Mua Chay

2. Chương trình đào tạo trong trường của Chúa Giêsu là “đào tạo những người làm đầy tớ”. Vào trường của Chúa bấy lâu nay, tôi đã học làm đầy tớ được đến mức nào rồi ?

3. Người môn đệ Chúa còn phải chuẩn bị để sau này có thể uống “chén” mà Chúa đã uống. Tôi đã chuẩn bị việc này chưa ?

4. Cha Maximilien Kolbe làm gương cho chúng ta về cung cách sống của người môn đệ Chúa : Một buổi sáng cuối tháng 7 năm 1941 tại trại tập trung Oswiccim của Đức quốc xã, có một người vượt ngục, 10 người khác bị xử thay vào. Các nạn nhân run rẩy bước ra, đứng không vững, khiếp đảm, không dám kêu la, trừ một người kêu ré lên ”Ôi vợ và các con tôi” .

Hàng trăm dãy tù nhân xếp hàng dài im thin thít, hú hồn vì chưa phải tên mình, không một ai dám cựa quậy. Bỗng từ dãy tù nhân bên trái, một người gầy guộc rời hàng bước về phía viên trưởng trại. Mọi người nín thở : chuyện chưa từng có ! Viên trưởng trại đặt tay lên súng :

- Anh muốn gì ?

- Tôi muốn chết thay một người trong bọn họ.

Viên trưởng trại sửng sốt. Y tưởng mình nghe lầm. Nhưng không, người kia thực sự xin được chết thay cho kẻ có vợ và các con đang đợi ở nhà. Sau mấy câu gượng gạo, viên trưởng trại nhượng bộ, chấp nhận lời yêu cầu. Kẻ tình nguyện đó là Maximilien Kolbe, một linh mục công giáo. Cha đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong thánh ngày 10.10.1082 tại Rôma. (Trích ”Phúc”)

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Năm :

Gr 17,5-10 ; Lc 16,19-31

A. Hạt giống...1. Bài trích sách Giêrêmia nói đến hai hạng người : hạng tin tưởng cậy dựa vào những giá trị đời này, và hạng đặt niềm cậy trông nơi Thiên Chúa. Giêrêmia nói khốn cho hạng thứ nhất và phục cho hạng thứ hai.

2. Trong bài Tin Mừng, người phú hộ thuộc hạng thứ nhất. Khi ông chết thì những chỗ ông cậy dựa cũng tiêu tan luôn cho nên ông rơi vào cảnh rất khốn khổ. Ladarô là đại biểu của hạng thứ hai nên sau khi chết đã được hưởng hạnh phúc trong vòng tay Thiên Chúa (qua hình ảnh tổ phụ Abraham).

Page 17: Phuc Am Mua Chay

Dụ ngôn này còn muốn gởi một lời nhắn nhủ đến hạng thứ nhất : họ nên sớm thấy sai lầm của họ khi đặt niềm cậy trông vào những giá trị trần thế, để kịp thời quay về trông cậy vào Chúa. Đừng chờ đến khi chết, thấy rõ đâu là chỗ dựa vững chắc rồi mới sám hối, vì tới lúc đó, mọi việc đều không thể đảo ngược được.

B.... nẩy mầm.1. Đã biết tiền bạc, của cải và nói chung những giá trị thế gian là không bền, thế nhưng nhiều người vẫn cứ cậy dựa vào chúng. Đó chính là cái ngu dại của con người. Nếu nói theo từ ngữ của ngôn sứ Giêrêmia trong bài đọc 1, đó chính là cái “khốn nạn” của con người.

2. “Abraham nói lại : giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm...” : Thiên Chúa không tạo dựng thẳm ngăn cách Ngài với con người. Nhưng chính con người tự đào vực thẳm ấy, bằng nhiều cách :

- Bằng ích kỷ không giúp đỡ một người anh em đang cần giúp trong khi chúng ta có thể giúp (như ông nhà giàu đối với Ladarô).

- Bằng thái độ bỏ Chúa đề hoàn toàn cậy dựa vào những giá trị trần gian.

3. Lạy Thiên Chúa của Abraham, con đã hiểu rằng lòng thương xót kẻ khốn khổ sẽ đặt con bên cạnh Ladarô trong lòng Chúa, trái lại sự ích kỷ sẽ đẩy con xuống vực thẳm chung với người phú hộ. Chúa biết con muốn chọn phía nào rồi, nhưng xin giúp con.

4. “Dửng dưng trước đau khổ của người khác là một tội. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nêu bật qua hình ảnh người giàu có trong Tin Mừng hôm nay” (Trích "Mỗi ngày một tin vui")

5. Chúa hứa với một bà là Ngài sẽ đến thăm bà vào ngày đó. Bà rất hãnh diện về điều này. Bà cọ rửa, lau chùi, đánh bóng, quét bụi và xếp đặt mọi thứ sẵn sàng. Bà ngồi và đợi Chúa đến.

Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Bà vội chạy ra. Vừa đẩy cửa, bà thấy một người ăn xin đứng đó. Bà liền nói : “Không, hôm nay tôi không giúp anh, vì Chúa luôn ở với anh rồi. Tôi đang nóng lòng đợi Chúa đến, không thể giúp anh điều gì”. Bà đuổi anh và đóng cửa lại.

Mấy phút sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở cửa nhanh hơn trước. Thấy gì ? Vài người già nghèo nàn. ”Rất tiếc, tôi đang đợi Chúa đến. Hôm nay tôi không thể giúp đỡ các ông”. Rồi bà đóng sầm cửa lại.

Một lát sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở và lại thấy một người ăn xin rách rưới. Anh xin ăn và nghỉ qua đêm. ”Ồ, hãy để tôi yên. Tôi đang đợi Chúa đến. Tôi không thể tiếp anh”. Người ăn xin ra đi và bà tiếp tục ngồi chờ.

Hàng giờ trôi qua và màn đêm buông xuống, nhưng cũng chẳng thấy dấu hiệu gì của Chúa. Bà băn khoăn không biết Ngài ở đâu.

Page 18: Phuc Am Mua Chay

Cuối cùng, bà đành lên giường nằm chờ. Bà ngủ quên và mơ thấy Chúa đến với bà và nói : “Hôm nay Ta đã đến với con 3 lần và cả 3 lần con đều đuổi Ta” (Góp nhặt).

6. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Sáu :

St 37,3-4.12-13a.17b-28 ; Mt 21,33-43.45-46

A. Hạt giống...1. Bài đọc Cựu Ước kể chuyện tổ phụ Giuse bị các anh ganh ghét nên bán đi cho các lái buôn. Giuse trở thành nô lệ. (Phần sau của chuyện Giuse kể tiếp là sau này Giuse lên chức tể tướng nước Ai cập và đã cứu cả gia đình mình khỏi nạn đói).

2. Qua dụ ngôn những thợ vườn nho ác ôn, Chúa Giêsu nói Ngài chính là Giuse mới, bị dân mình giết chết, nhưng lại là Đấng cứu độ muôn dân. “Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc”.

B.... nẩy mầm.1. Lòng ganh ghét đã khiến các con Giacóp coi đứa em ruột của mình là kẻ thù. Lòng ganh ghét cũng khiến các thượng tế và kỳ lão do thái giết chết Đấng Messia mà toàn dân mong đợi bấy lâu nay. Dù chiếc xe đã ngã, nhưng vết xe cũ vẫn luôn có người theo. Tôi có như vậy không ?

2. Giuse đã lấy ơn để trả oán. Chúa Giêsu đã lấy cái chết để cứu chuộc cả những người hành hạ Ngài. “Viên đá người thợ xây loại bỏ đã trở nên tảng đá góc tường”. Xin Chúa giúp ta cách “báo thù” tuyệt vời ấy.

3. Một hoàng đế Trung hoa muốn chiếm đất của kẻ thù và tiêu diệt họ. Nhưng ít lâu sau, thần dân thấy nhà vua đi lại, ăn uống với kẻ thù trước kia.

- Chẳng phải ngài đã từng nói là sẽ tiêu diệt hết kẻ thù ?

- Đúng, ta đã tiêu diệt hết kẻ thù. và ta đã biến họ thành bạn bè của ta.

4. Cái nhìn của Chúa khác cái nhìn của loài người. Khả năng của Chúa cũng tuyệt vời hơn khả năng loài người. Viên đá mà “những người thợ xây” - tức loài người chúng ta - coi là đồ bỏ đi, thì Thiên Chúa có thể biến thành tảng đá góc tường. Thí dụ viên đá Phêrô đã 3 lấn chối Chúa, viên đá Phaolô trên đường Đamát, viên đá Augustinô... Nhiều anh chị em tôi cũng có thể là những viên đá như thế, vậy tôi hãy khoan dung... Ngay cả tôi cũng có thể là như thế, nên tôi hãy trông cậy.

5. (những mầm khác)

Page 19: Phuc Am Mua Chay

.....................................................................

Thứ Bảy :

Mk 7,14-15.18-20 ; Lc 15,1-3.11-32

A. Hạt giống...Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh đến lòng nhân từ thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với người tội lỗi :

1. Bài đọc 1 có câu : “Chúa không khư khư giữ mãi cơn thịnh nộ của mình, vì Chúa ưa thích lòng từ bi. Chúa còn thương xót chúng tôi, còn dày đạp những bất công của chúng tôi dưới chân Chúa, và ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển”.

2. Hình ảnh người Cha trong bài Tin Mừng minh hoạ rất sống động tấm lòng nhân từ bao la đến độ không thể ngờ của Thiên Chúa.

3. Bởi đó, câu xướng trước bài Tin Mừng mời gọi người tội lỗi hãy an tâm quay về với tình thương tha thứ của Chúa, vì “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ”.

B.... nẩy mầm.1. Nhà truyền giáo T.R. Stevenson ở Thượng hải kể : một thương gia giầu có ở Quảng đông có hai con trai, người con lớn thường kết bè tụ đảng với bọn bất lương phá phách làng xóm. Một lần, quá túng, hắn dẫn cả một băng về cướp ngay tại nhà mình. Khi tội hắn bị lộ, người cha cho người đến nói với hắn : nếu biết đường cải tà qui chánh thì sẽ được tha. Người nhắn còn bảo đây là lần gia ân cuối cùng của ông chủ. Hắn chầm chậm đứng lên và quay về nhà cha. Một bữa tiệc đón tiếp xem ra cũng vui vẻ, nhưng trong dĩa thức ăn của hắn có bỏ thuốc độc. Hắn chết ngay đêm đó, nhưng người cha không bị ra toà vì theo luật Trung hoa, cha có quyền giết con. Từ câu chuyện này, các nhà truyền giáo thường đem đối chiếu với đoạn 15 Tin Mừng thánh Luca.

2. Dụ ngôn này giống như một bộ tranh gồm 3 bức. Bức nào cũng đáng ta chiêm ngưỡng :

- Hãy nhìn bức tranh người cha, và chiêm ngưỡng tấm lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa.

- Hãy nhìn bức tranh đứa em, để suy nghĩ về con đường hư đốn của kẻ tội lỗi và con đường trở về của kẻ sám hối.

- Hãy nhìn bức tranh người anh, để thấy cõi lòng “người công chính” có thể trở nên hẹp hòi như thế nào.

3. Một bà già thường đến gõ cửa phòng Cha xứ, kể cho ngài nghe rằng đêm qua Chúa mới hiện ra với bà. Để làm bà nản lòng đừng đến nữa, Cha xứ bảo : “Lần sau, nếu Chúa

Page 20: Phuc Am Mua Chay

có hiện ra, bà hãy hỏi Ngài ‘Cha xứ con có tội gì nặng nhất ?’, sau đó tới kể cho tôi nghe”. Mấy ngày sau, bà già không đến nữa. Cha xứ mừng thầm vì bà đã trúng kế của ngài. Nhưng một tuần sau đó, bà già trở lại.

- Thưa Cha, tối hôm qua Chúa lại hiện ra với con.

- Thế bà có hỏi Ngài không ?

- Thưa có chứ.

Cha xứ bắt đầu hồi hộp :

- Bà hỏi thế nào ?

- Thì con hỏi y như Cha đã bảo : “Cha xứ con có tội gì nặng nhất ?”

Cha xứ càng hồi hộp thêm :

- Vậy Chúa có trả lời không ?

- Có chứ.

Bây giờ thì cha xứ lo lắng thật sự :

- Chúa nói sao ?

- Chúa nói : “Ta đã quên hết rồi”

Cha xứ thở phào nhẹ nhỏm (Kể theo Đức Cha Px NVT)

4. (những mầm khác)

.....................................................................

TUẦN 3 MÙA CHAY

Thứ Hai :

2 V 5,1-15a ; Lc 4,24-30

A. Hạt giống...1. Bài đọc I kể chuyện ngôn sứ Êlisê chữa bệnh cùi cho Naaman một người ngoại đạo.

2. Bài Tin Mừng cũng nhắc lại câu chuyện trên và còn nhắc thêm chuyện ngôn sứ Êlia giúp cho một bà góa - cũng ngoại đạo- ở xứ Sarépta khỏi đói trong thời kỳ hạn hán.

Page 21: Phuc Am Mua Chay

3. Như thế, Lời Chúa hôm nay muốn nói rằng Chúa không thiên vị ai, Ngài ban ơn cho tất cả mọi người, cho dù người ngoại nhưng nếu tin vào Chúa thì Ngài cũng ban ơn. Còn kẻ có đạo nhưng không tin thật thì không đáng lãnh nhận ơn Ngài.

B.... nẩy mầm.1. Vì kiêu căng, ban đầu, tướng Naaman không chịu đến với một ngôn sứ xứ Israel nhỏ bé. Cũng vì kiêu căng, ông không chịu đi tắm ở sông Giođan nhỏ bé. Nhưng sau đó, nhờ khiêm tốn nghe theo lời khuyên của những người đầy tớ nên ông đã chịu đến với Êlisê và đã được khỏi bệnh cùi. Câu chuyện này cho thấy nét tương phản rõ rệt và hậu quả khác nhau giữa kiêu căng và khiêm tốn.

2. Đối với những người đồng hương ở Nadarét, Chúa Giêsu ưu ái nhưng không thiên vị. Ưu ái và thiên vị khác nhau. Vì ưu ái họ nên Chúa chọn Nadarét làm nơi Ngài công bố chương trình cứu độ của Ngài, vì ưu ái họ nên Chúa muốn ban cho họ ơn lớn nhất là đức tin. Nhưng Chúa không thiên vị : nếu họ không tin thì Ngài không làm phép lạ cho họ.

3. Có lẽ mãi đến thời nay nhiều người vẫn còn nghĩ cách hẹp hòi là Thiên Chúa chỉ thương những người “có đạo”, còn “kẻ ngoại” thì bị bỏ ra rìa. Thực ra Thiên Chúa là Thiên Chúa của tất cả mọi người. Ngày nay vẫn có những người như bà góa xứ Sarépta và tướng quân Naaman được Chúa thương đến. Còn những người có đạo cũng có thể giống như dân làng Nadarét, bị “Chúa tiến qua giữa họ mà bỏ đi”.

4. Kết thúc không đẹp của câu chuyện Tin Mừng hôm nay là do những người làng Nadarét có thái độ chỉ muốn thu vào mà không biết mở ra. Nói rõ hơn : họ chỉ chờ được ban ơn, không biết mở rộng cõi lòng để tin Chúa Giêsu, cũng không nghĩ đến dân ngoại đàng cần ơn cứu độ.

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Ba :

Đn 3,25.34-43 ; Mt 18,21-35

A. Hạt giống...1. Bài đọc Cựu Ước trích lời cầu xin của Adaria. Khi đó dân do thái đang bị lưu đày bên Babylon. Họ biết họ đang khổ sở là vì tội họ đã phạm trước kia. Adaria xin Chúa tha tội cho dân. Nhưng hiện nay trong hoàn cảnh bị lưu đày, dân chẳng có lễ vật dâng lên Chúa để đền tội như luật định, cho nên Adaria chỉ biết kêu xin đến tình thương của Chúa : “Lạy Chúa, vì lòng từ bi sung mãn của Chúa, xin làm những việc lạ lùng mà cứu thoát chúng tôi”.

2. Dụ ngôn trong bài Tin Mừng cũng nói đến sự tha thứ của Thiên Chúa, nhưng lưu ý vài khía cạnh quan trọng :

Page 22: Phuc Am Mua Chay

- Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ chúng ta cho dù tội chúng ta xúc phạm đến Ngài rất nhiều (như ông quan thiếu nợ ông vua một ngàn nén bạc). Ta không thể nào đền tội cho đủ (ông quan không có gì để trả chỉ biết nài xin. Và ông vua tha chỉ vì “động lòng thương”).

- Nhưng chúng ta cũng phải rộng lòng tha thứ cho anh chị em chúng ta. Nếu không thì Chúa sẽ rút lại sự tha thứ của Ngài đối với chúng ta.

- Dụ ngôn còn khuyên ta chớ ngu dại vì không chịu tha cho anh chị em một trăm đồng bạc để không được Chúa tha cho ta mười ngàn nén bạc và còn phải “trao cho lý hình hành hạ cho đến khi trả hết nợ”.

B.... nẩy mầm.1. Muốn tha thứ thì chỉ nên nghĩ đến tình chứ không nghĩ đến lý, cũng không tính theo lẽ công bằng. Để cầu xin ơn tha thứ cho dân, Adaria không dám kể đến những lễ vật dâng cho Chúa, mà chỉ dám nói “Xin hãy đối xử với chúng con theo lòng nhân hậu và lòng từ bi sung mãn của Chúa”. Ông vua trong dụ ngôn Tin Mừng tha thứ cũng chỉ vì “động lòng thương”.

2. Sau khi nói đến ông vua phạt người đầy tớ không chịu tha cho bạn mình, Chúa Giêsu kết luận “Cha trên trời cũng sẽ đối xử với các con đúng như thế nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình”. Ta đừng coi đây chỉ là một lời hăm dọa suông, mà hãy coi đây là một sự thật.

3. Một trong những việc cần làm ngay trong Mùa Chay là hãy duyệt lại những mối tương giao của mình với người khác. Nếu thấy có bất hoà, xung khắc hoặc nghịch với ai thì phải lo giải quyết cho xong.

4. Liền sau thế chiến II chấm dứt, Coritanbun với những vết sẹo trên thân thể, tàn tích của những khổ hình Bà phải chịu trong trại tập trung Đức quốc xã, đã đi khắp Âu châu rao giảng sự tha thứ cho những kẻ đã làm hại mình.

Thế nhưng vào một Chúa nhựt nọ, sau khi kêu gọi mọi người hãy tha thứ cho nhau trong một nhà thờ của thành phố Munich, bước ra ngoài Bà bất ngờ đối diện với một khuôn mặt quen thuộc. Đó là dung mạo của người lính đã hành hạ bà và hàng ngàn nữ tù nhân khác trong trại tập trung. Những tiếng than khóc, những cảnh tra tấn, rồi những tiếng kêu trả thù nổi dậy mạnh mẽ trong tâm trí Bà.

Lúc đó người đàn ông tiến lại khiêm tốn đưa tay ra vừa muốn bắt tay bà vừa nói : “Thưa Bà, tôi rất cảm ơn những lời tốt đẹp của Bà kêu gọi sự tha thứ. Xin Bà tha thứ cho tôi”. Bà Coritanbun như chết điếng người, vì trước đây bà đã cầu nguyện và quyết tha thứ thật sự, nhưng giờ đây đối diện với con người cụ thể đã tra tấn mình, bà đứng lặng im, tay không thể nào bắt tay người đến xin bà tha thứ.

Sau này vào năm 1971 khi kể lại biến cố ấy trong tập sách ”Nơi ẩn trốn”, bà đã cho biết ”Trong giây phút thinh lặng đó, tôi đã cố gắng dâng lên Chúa lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa thấy con chưa thể tha thứ cho người đã hành khổ con. Xin Chúa hãy ban cho con

Page 23: Phuc Am Mua Chay

những tâm tình của Chúa để con có thể tha thứ như Chúa”. Và chính trong lúc đó Bà đã hiểu rằng con người chỉ có thể tha thứ cho nhau khi nhìn nhận tình yêu thương và sự tha thứ của Thiên Chúa. (Trích ”Món quà giáng sinh”)

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Tư :

Đnl 4,1.5-9 ; Mt 5,17-19

A. Hạt giống...1. Bài đọc Cựu Ước : Trước khi dân Israel vào Đất hứa, Môsê đọc cho dân nghe các lề luật Chúa. Ông căn dặn dân phải nhớ tuân giữ những điều luật ấy “để được sống và được vào chiếm hữu phần đất (mà Thiên Chúa đã hứa ban)”.

2. Bài Tin Mừng : Mặc dù Chúa Giêsu đến để lập Luật mới, nhưng Ngài không huỷ bỏ luật cũ : “Ta không đến để huỷ bỏ (luật Môsê), mà để kiện toàn”.

3. Như thế sứ điệp Lời Chúa hôm nay là bảo chúng ta hãy tuân giữ lề luật, theo tinh thần mới của Tin Mừng.

B.... nẩy mầm.1. Lề luật giống như đường rầy giữ cho xe lửa chạy an toàn, hoặc như sợi dây cương giữ cho con ngựa chạy đúng hướng. Bị buộc sống và làm trong khung khổ của lề luật thì hơi khó chịu đấy. Nhưng ta hãy nghĩ đến lý do và mục đích của luật thì sẽ dễ vâng theo hơn. Hơn nữa ai biết giữ luật vì tình yêu thì tất cả sẽ trở nên nhẹ nhàng. Thánh Augustinô chia xẻ một kinh nghiệm quý giá “Ubi amatur, non laboratur” (khi ta yêu thì ta không cảm thấy nhọc nhằn).

2. Một điều nữa cần làm ngay trong mùa chay là xét lại cách mình giữ luật : luật Chúa, luật Hội Thánh, luật của cộng đoàn v.v.

3. Về việc giữ luật, ta cũng có thể liên tưởng tới một lời dạy khác của Chúa Giêsu “Ai trung tín trong việc nhỏ thì sẽ trung tín trong việc lớn” (Lc 161,10).

4. “Vào một ngày thứ sáu buộc kiêng thịt, có người tín hữu nọ đi ăn quán. Anh biết quán có món cá nhưng trong lòng thì thích ăn thịt. Thế là anh gọi những món cá mà anh biết chủ quan sẽ trả lời là không có. Rồi anh tự nhủ “Lạy Chúa, Chúa biết đấy, con đã làm hết cách để gọi nhiều thứ cá mà chẳng có. Thôi con đành gọi một tô phở tái để ăn trong ngày thứ sáu buộc kiêng thịt vậy”... Nếu không có lòng yêu mến Chúa thật, chúng ta sẽ dễ tạo ra những cách để tự an ủi và chuẩn miễn khỏi phải tuân giữ luật Chúa, hoặc giải thích lời Chúa theo sở thích riêng” (Trích "Mỗi ngày một tin vui").

5. (những mầm khác)

Page 24: Phuc Am Mua Chay

.....................................................................

Thứ Năm :

Gr 7,23-28 ; Lc 11,14-23

A. Hạt giống...1. Bài đọc Cựu Ước nói đến sự cứng đầu cứng cổ của dân Israel : Thiên Chúa dẫn đường chỉ lối cho dân để họ được hạnh phúc. Thế nhưng họ đã chẳng nghe theo. Thiên Chúa lại sai các ngôn sứ đến nhắc nhở họ. Nhưng họ vẫn không nghe.

2. Thời Chúa Giêsu, thái độ ngoan cố ấy vẫn tiếp tục : khi Chúa Giêsu làm phép lạ trục xuất quỷ câm khỏi người bị nó ám, lẽ ra người ta phải hiểu đó là dấu chỉ rằng Nước Thiên Chúa đã đến. Nhưng những người biệt phái lại không muốn hiểu như vậy, họ còn cố tình xuyên tạc rằng Ngài đã dùng thế lực của quỷ vương để trừ quỷ nhỏ. Tin Mừng Mát-thêu (Mt 12,22-32) coi đây là tội chống Thánh Thần và là tội duy nhất không được tha. Bởi vì nếu do yếu đuối hay sai lầm mà phạm tội thì dù tội có nặng hay nhiều đến đâu đi nữa Thiên Chúa vẫn rộng lượng tha thứ. Còn kẻ ngoan cố đã thấy sự thật nhưng cố tình không nhìn nhận, lại còn xuyên tạc cho nên họ không được tha. Nói đúng ra, họ không được tha vì họ không muốn được tha.

B.... nẩy mầm.1. Tội ngoan cố là tuy thấy rõ con đường Chúa chỉ dạy nhưng vẫn cố tình không đi theo, tuy thấy rõ sai lầm của mình nhưng vẫn cố tình không chịu sửa. Người ngoan cố kể như “hết thuốc chữa”. Bởi vậy Chúa Giêsu nói đó là tội chống Thánh Thần và là tội duy nhất Thiên Chúa không tha. Chúa sẵn sàng tha nếu ta yếu duối, Chúa sẵn sàng tha nếu ta sai lầm. Nhưng Chúa không tha nếu ta ngoan cố.

2. Ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần rất hữu ích và quan trọng. Nhưng có lẽ quan trọng hơn nữa là con người có nghe theo ơn soi sáng đó hay không. Hằng ngày, Chúa Thánh Thần ban cho ta biết bao ơn soi sáng, nhưng ta nghe theo được mấy lần ?

3. Nguỵ biện là thấy rõ sự thật nhưng cố ý giải thích sai đi cho hợp với sở thích. Người nguỵ biện tưởng rằng nhờ ngụy biện mình sẽ được sống thoải mái, nhưng thực ra họ tự hại chính mình. Chúa Giêsu đã nói “Sự thật mới giải thoát”.

4. Một cô gái biện hộ cho việc mình đến những nơi giải trí khả nghi : “Tôi nghĩ một người công giáo có thể đi bất cứ đâu”.

Bạn cô đáp : “Tất nhiên, nhưng lời bạn làm tôi nhớ một chuyện : lần đó, tôi và một số người đến thăm một mỏ than. Một cô gái mặc bộ đồ trắng đẹp. Cô hỏi người hướng dẫn :

- Tôi có thể mặc đồ trắng xuống hầm mỏ không ?

Page 25: Phuc Am Mua Chay

- Được, không có gì ngăn cản cô mặc áo trắng xuống đó, nhưng điều đáng ngại là khi trở lại, áo cô không còn trắng nữa (Góp nhặt).

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Sáu :

Hs 14,2-10 ; Mc 12,28b-34

A. Hạt giống...1. Bài đọc 1 : Ngôn sứ Hôsê kêu gọi hãy trở về với Chúa và đi theo đường lối của Ngài.

2. Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu chỉ cho một luật sĩ thấy điều luật quan trọng nhất là yêu mến Chúa ; điều thứ hai yêu mến tha nhân.

3. Như thế, trở về với Chúa là trở về với tình yêu. Sống tình yêu đối vá Chúa và tha nhân là một cuộc sống tốt đẹp và làm hài lòng Chúa nhất, “hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ hy sinh”

B.... nẩy mầm.1. Tội là xa rời tình yêu.

- Tuân giữ mọi giới luật nhưng không yêu thương thì cũng là đi lạc

- Dâng nhiều lễ vật mà không có tình yêu thì cũng là đi lạc

- Huống chi trong lòng đang chất chứa giận ghét thù hằn

2. Trở về với Chúa là trở về với tình yêu. Sự trở về đúng mức phải là :

- Yêu Chúa tới mức độ “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực”

- Yêu tha nhân tới mức độ “như chính mình”.

3. Lạy Chúa, không nhiều thì ít con đã đi lạc xa tình yêu. Hôm nay con muốn quay về với tình yêu, yêu Chúa và yêu người.

4. “Bác ái là sinh ngữ số một mà thánh Phaolô cho là cao trọng hơn tiếng nói của lòi người và của thiên thần, là ngôn ngữ độc nhất sẽ tồn tại trên thiên đàng” (Đường hy vọng)

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Page 26: Phuc Am Mua Chay

Thứ Bảy :

Hs 6,1-6 ; Lc 18,9-14

A. Hạt giống...1. Bài đọc 1 : Ngôn sứ Hôsê đã để lại cho hậu thế một câu nói lừng danh “Ta muốn tình yêu chứ không muốn hy lễ”.

2. Bài Tin Mừng : Hai người lên đền thờ cầu nguyện là hai hình ảnh minh họa cho câu nói trên của Hôsê :

- Người biệt phái : anh có rất nhiều lễ vật dâng lên Chúa nhưng thiếu tình yêu. Thứ nhất là anh không yêu người khác (“tôi không như các người khác, hay là như tên thu thuế kia”) ; thứ hai là anh cũng không yêu Chúa : anh giữ luật và làm nhiều việc lành chỉ để chứng tỏ cho Chúa biết anh là người đàng hoàng và do đó Chúa phải yêu thương anh, ban thưởng anh.

- Người thu thuế : anh chẳng có lễ vật gì dâng lên Chúa mà chỉ có tình yêu. Tình yêu của anh không nồng nàn thắm thiết mà chỉ là một tình yêu muộn màn của đứa con tội lỗi quay về với một tấm lòng tan nát, một trái tim đang kêu gọi tình thương xót của Chúa (“Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội”)

B.... nẩy mầm.Lời Chúa hôm nay rất dịu dàng, kêu gọi chúng ta tin tưởng vào tình thương tha thứ của Chúa, kêu mời chúng ta dâng lên Ngài những tội lỗi và yếu đuối của chúng ta :

1. Lời của một bản thánh ca : con chẳng có gì dâng lên Chúa hôm nay...

2. Một đêm giáng sinh nọ, Thánh Giêrônimô đang quỳ bên máng cỏ để suy niệm về mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người thì bỗng Chúa Hài Đồng hiện ra trong vầng sáng chói loà. Ngài hỏi thánh nhân :

- Giêrônimô, con có gì làm quà cho Ta trong ngày Ta giáng sinh không ?

- Lạy Chúa Hài Đồng, thánh nhân đáp, con xin dâng Chúa trái tim của con.

- Được lắm, nhưng còn gì khác nữa không ?

- Lạy Chúa, con xin dâng Chúa tất cả những gì con có và tất cả những gì con có thể.

- Con còn điều gì khác nữa không ?

- Con có điều gì khác để dâng Chúa nữa đâu. Thánh nhân khẩn khoản thưa.

Chúa Hài Đồng bảo :

Page 27: Phuc Am Mua Chay

- Này Giêrônimô, hãy dâng cho ta cả những tội lỗi của con nữa.

- Ô lạy Chúa, Thánh nhân hốt hoảng hỏi lại, làm sao con dâng cho Chúa tội lỗi của con được ?

- Được chứ ! Ta muốn con dâng cho Ta tội lỗi của con để Ta có thể tha thứ cho con. Đó là điều Ta rất mong đợi.

Nghe thế, thánh nhân bật khóc vì sung sướng. (Trích ”Món quà giáng sinh”)

3. Người Hồi giáo có chuyện sau đây : Ngày kia Đức Ala truyền cho một sứ thần xuống thế gian tìm xem có điều gì tốt đẹp nhất để mang về trời. Sứ thần đáp xuống ngay một chiến trường nơi máu của các vị anh hùng đang chảy lai láng. Sứ thần thu nhặt một ít máu mang về cho Đức Ala. Nhưng xem ra Đức Ala không hài lòng mấy. Ngài bảo : “Máu đổ ra cho tổ quốc và tôn giáo là một điều quý giá nhưng vẫn chưa phải là điều tốt đẹp nhất nơi trần gian.”

Sứ thần đành phải giáng thế một lần nữa. Lần này ngài gặp đám tang của một người giàu có nhưng rất quảng đại. Vô số người nghèo đi theo sau quan tài, vừa đi vừa khóc vừa xông hương để tỏ lòng biết ơn đối với vị đại ân nhân. Sứ thần liền thu nhặt hương thơm nang về trời. Lần này Đức Ala mỉm cười đón lấy hương thơm ngào ngạt. Nhưng xem ra Ngài vẫn chưa hài lòng, Ngài nói : “Dĩ nhiên lòng biết ơn là một trong những điều hiếm có và tốt đẹp nơi trần gian. Nhưng Ta nghĩ rằng còn có một cái gì tốt đẹp hơn.”

Lại một lần nữa sứ thần đành phải vâng lệnh. Sau nhiều ngày tìm kiếm khắp 4 phương, một buổi chiều nọ ngồi nghỉ bên vệ đường, Ngài bỗng thấy một người đang khóc sướt mướt. Trước những câu hỏi đầy ngạc nhiên của sứ thần, người ấy giải thích : “Tôi đã chìu theo cơn cám dỗ mà phạm tội. Giờ đây nước mắt là lương thực hằng ngày của tôi”. Sứ thần giơ tay hứng lấy những giọt nước mắt còn nóng hổi và thẳng cánh bay về trời. Đức Ala chăm chú nhìn những giọt nước mắt rồi mỉm cười nói : “Thế là ngươi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quả thật dưới trần gian không có gì tốt đẹp và hữu ích cho bằng lòng sám hối, bởi vì nó có sức canh tân cuộc đời. Một lòng sám hối chân thật có sức biến đổi mùa đông giá rét của lòng người thành mùa xuân ấm áp của tình yêu. (Trích ”Món quà giáng sinh”)

4. (những mầm khác)

.....................................................................

TUẦN 4 MÙA CHAY

Thứ Hai :

Is 65,17-21 ; Ga 4,43-54

Page 28: Phuc Am Mua Chay

A. Hạt giống...1. Bài đọc 1 : Ngôn sứ Isaia phác hoạ bức tranh hạnh phúc thời Messia : “Này Ta tác tạo trời mới đất mới... Từ đây người ta sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa... sẽ không còn trẻ nhỏ chết yểu, không còn người già chết sớm nữa...”. Dĩ nhiên ta không nên hiểu những hình ảnh này theo nghĩa đen. Chúng chỉ đến hạnh phúc được tham gia sự sống thần linh của Thiên Chúa.

2. Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu bắt đầu thực hiện điều mà Isaia tiên báo. Ngay cả một người ngoại như viên sĩ quan triều đình cũng được hưởng hạnh phúc ấy : con trai ông sắp chết nhưng được Chúa cho sống lại. Lý do là vì ông đã tin, một đức tin mạnh đến nỗi ông vâng lời Chúa ra về trước khi thấy Ngài chữa bệnh cho con ông. Ông tin chỉ vì nghe mặc dù chưa thấy.

B.... nẩy mầm.1a. Tin Mừng theo Thánh Gioan trình bày hai cấp độ tin : tin vì thấy, và tin chỉ vì nghe. Chúa Giêsu muốn người ta Tin ở mức độ thứ hai. Chính các tông đồ mãi tới lúc Chúa Giêsu sống lại mới đạt tời đức tin như thế khi Tôma tuyên xưng đức tin mà không còn đòi phải xỏ ngón tay vào các vết thương của Chúa nữa. Khi đó Chúa nói “Phúc cho kẻ không thấy mà tin”. Trong bài Tin Mừng này, lúc đầu Chúa cũng nói “Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin”. Phần tôi, đức tin của tôi đang ở cấp độ nào ? Tôi có tin nhiều điều Chúa nói nhưng tôi chưa thấy hoặc chưa có dịp kiểm chứng không, chẳng hạn : Chúa rất thương tôi, Chúa đang sống bên cạnh tôi, Chúa sẽ nâng đỡ tôi trong những lúc gian truân, hãy hoàn toàn phó thác vào Ngài vì Ngài sẽ che chở tôi... ?

1b. Một người vô thần rất mê leo núi. Ngày kia trượt chân té ngã lăn từ đỉnh núi xuống. Nhưng may thay ông bám được một cành cây nằm chơ vơ giữa đỉnh cao và vực thẳm. Giữa lúc chỉ còn biết chờ chết, một ý nghĩ chợt đến với ông : Tại sao không gọi Chúa đến cứu giúp. Thế la lấy hết sức lực, người vô thần la lớn : “Lạy Chúa”. Tuy nhiên bốn bề chỉ có thinh lặng và ông chỉ nghe được tiếng dội của lời kêu van. Một lần nữa, người vô thần lại kêu xin tha thiết hơn : “Lạy Chúa, nếu quả thật Chúa hiện hữu thì xin hãy cứu con. Con hứa sẽ tin Chúa và dạy cho những người khác cũng tin Chúa.” Sau một hồi thinh lặng, bỗng người vô thần nghe một tiếng vang dậy cả vực thẳm và núi cao : “Gặp hoạn nạn thì ai cũng cầu xin như thế.” “Không, lạy Chúa, nghìn lần không. Con không giống như những người khác. Chúa không thấy sao, con đã bắt đầu tin từ khi nghe tiếng Chúa phán. Nào bây giờ xin Chúa hãy cứu con đi, và con sẽ cao rao danh Chúa cho đến tận cùng trái đất.” Tiếng ấy trả lời : “Được lắm, Ta sẽ cứu ngươi. Vậy nếu ngươi tin thì hãy buông tay ra.” Người vô thần thất vọng thốt lên : “Buông tay ra ư, bộ Chúa tưởng tôi điên sao !” (Trích ”Món quà giáng sinh”)

2a. Một câu thường được lặp đi lặp lại mãi trong Tin Mừng Ga, đó là “Tin để sống”. Chúa Giêsu thường kêu gọi người ta tin, bởi vì Ngài muốn cho người ta sống. Ngài đến để cho người ta sống và sống dồi dào. Tin vào Lời Ngài chính là nguồn ban sự sống ấy.

Page 29: Phuc Am Mua Chay

2b. Trong vườn, một gốc nho héo úa giữa bao cây xanh tươi mơn mởn. Tưới bao nhiêu phân cũng chẳng thấy khá hơn. Cuối cùng, người chủ đào gốc lên xem, thì thấy có miếng gỗ nằm chắn ngang gốc nho.

Có lẽ đời ta cũng vậy. Nếu không đâm rễ sâu vào lòng đất là Lời Chúa, đời ta cũng sẽ tàn úa.

3a. Sự sống thần linh quan trọng hơn sự sống thể xác. Tôi có quan tâm gia tăng sứ sống thần linh ấy trong tôi không ? Ta múc lấy sự sống thần linh ấy khi đến với Chúa, khi cầu nguyện, khi rước lễ...

3b. Một bà đạo đức áy náy vì một vài tật xấu bà đã cố gắng hết sức mà vẫn không chừa được. Ban đến than thở với cha linh hướng. Ngài nói : “Con có để ý thấy không, vào mùa đông, lá sồi rụng nhiều, nhưng vẫn còn vài chiếc. Gió đông thổi mạnh cũng không làm chúng rụng xuống. Nhưng khi mùa xuân đến, chúng tự động rụng nhường chỗ cho lá non mẩy lộc. Vậy cái gì làm cho chúng rơi rụng ? Thưa đó là sự sống mới lưu chuyển trong thân cây. Với chúng ta cũng vậy, khi sự sống mới của đức Kitô nảy nở trong đời sống, ta sẽ mau thăng tiến trên đường đạo đức." (Góp nhặt)

4. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Ba :

Ed 47,1-9.12 ; Ga 5,1-3a.5-16

A. Hạt giống...1. Bài đọc 1 : Sách Bài đọc Phụng vụ đã tóm thị kiến của ngôn sứ Êdêkien lại thành một câu “Tôi đã thấy nước từ bên phải đến thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi”.

2. Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu chính là nguồn nước cứu rỗi ấy. Người bất toại nằm chờ bên hồ Bétsaiđa đã 38 năm nhưng chưa có cơ hội xuống được nước hồ để khỏi bệnh. Chúa Giêsu chỉ cần nói một câu “Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về” thì tức khắc anh khỏi bệnh.

B.... nẩy mầm.1. Chúa Giêsu thường “là cà” ở những nơi có những người khốn khổ, để chia xẻ với họ, an ủi họ, giúp đờ họ và nếu họ tin thì cứu chữa họ. Có phải đó cũng là những nơi tôi thường tới không ? Trong Mùa Chay, Chúa muốn tôi thay mặt Chúa để đến những nơi đó, tới với những người đó...

2. “Thưa Ngài tôi không được ai đem xuống hồ”. Đó cũng là tiếng than ngày hôm nay của biết bao người đau khổ trong thể xác và trong tâm hồn. Họ không được ai đem họ đến với Chúa là nguồn nước trị mọi bệnh tật hồn xác. Frédo Krumnov, một tông đồ giáo

Page 30: Phuc Am Mua Chay

dân, một vài tuần trước khi chết đã chia xẻ tâm tư của một người bệnh sắp chết như sau : “Người còn khoẻ mạnh không thể nào hiểu được tâm hồn người bệnh nặng sẵn sàng cởi mở đón Chúa như thề nào đâu...” (Croire, trang 134. Nxb Ouvrières)

3. “Phép lạ xảy ra cho người bất toại trong Tin Mừng hôm nay có thể là hình ảnh của lòng tin cần được thanh luyện. Từ 38 năm qua, con người tàn tật này chờ một phép lạ, nhưng một phép lạ gắn liền với một hiện tượng bên ngoài là nước hồ lay động đã không bao giờ xảy đến. Chỉ khi người tàn tật này gặp gở Chúa Giêsu, xưng thú nỗi bất lực của mình và tin tưởng ờ lời Ngài thì lúc đó phép lạ mới thực sự được thực hiện” (Trích "Mỗi ngày một tin vui")

4. Một đức tin nhỏ sẽ đưa linh hồn bạn vào thiên đàng ; một đức tin lớn sẽ đưa thiên đàng vào linh hồn bạn (H. Spurgeon).

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Tư :

Is 49,8-15 ; Ga 5,17-30

A. Hạt giống...1. Đoạn Tin Mừng hôm nay tiếp theo đoạn hôm qua : vì Chúa Giêsu chữa bệnh cho người bất toại vào ngày sabát nên một số người do thái trách Ngài đã làm việc trong một ngày lẽ ra phải nghỉ việc. Trả lời cho họ, Chúa Giêsu nói “Cha Ta làm việc liên lỉ. Ta cũng làm việc như vậy... Điều gì Chúa Cha làm thì Chúa Con cũng làm y như vậy”.

2. Bài đọc 1 (trích sách Isaia) có thể giúp ta hiểu công việc mà Chúa Cha và Chúa con vẫn làm liên lỉ là gì : đó là việc xót thương, cứu giúp loài người, nhất là những người cùng khổ. Giống như một người mẹ không bao giờ ngưng thương con cái mình : “Nào người mẹ có thể quên con mình được chăng ? Cho dù người mẹ đó có quên, nhưng ta không quên ngươi đâu”.

B.... nẩy mầm.1. Trái tim không bào giờ ngừng đập, tình thương không bao giờ ngơi nghỉ. Thiên Chúa và Chúa Giêsu vẫn liên lỉ làm những việc tình thương. Nhưng phần con người thì lại có câu “Tình thương mệt mỏi” !

2. Trong ngày sabát hoặc ngày Chúa nhựt bây giờ, chúng ta nghỉ bớt những việc khác, để có thể càng làm nhiều việc bác ái hơn. Nói cách khác, trong ngày đó, ta nghỉ những việc làm cho mình, để làm những việc cho người khác.

3. Chúa Giêsu tỏ ra là một con người rất tự do vì Ngài không bị ràng buộc bởi tập tục ngày sabát. Nhưng sự tự do này xuất phát tự một sự lệ thuộc : “Ta không thể tự mình làm điều gì... vì Ta không tìm ý riêng Ta mà tìm ý Đấng đã sai Ta”. Như thế, bài Tin Mừng

Page 31: Phuc Am Mua Chay

hôm nay là một sự nghịch lý : Tự do nhờ lệ thuộc ý Thiên Chúa. Khi con người lệ thuộc hoàn toàn vào ý Thiên Chúa thì con người sẽ tự do, ngược lại khi con người không theo ý Thiên Chúa thì con người sẽ thành nô lệ cho rất nhiều thứ khác. Ta hãy suy nghĩ thêm về cái nghịch lý này.

3b. Một thiếu niên đi xem đấu bóng với cha sở, nói với cha rằng anh không thích vâng phục. Anh nói : ”Thưa cha, con rất ghét ai bảo phải thế này, thế nọ. Không có tự do trong việc này”.

Cha sở không nói một lời. Liền sau đó, họ gặp một biển chỉ đường chỉ hướng đi tới sân chơi. Cha sở làm như không thấy. Cậu bé la lên : “Chúng ta đi sai đường ! Thưa cha, cha không thấy dấu đằng kia à !”.

Cha sở bình tĩnh trả lời : “Cha thấy chứ, nhưng cha nghĩ đường này xem ra tốt hơn, và cha ghét bị chỉ bảo đi đường này đường kia bởi một biển chỉ đường cũ kỹ. Nó không cho cha tự do hành động”.

Cậu bé nhận ra bài học, và họ vòng trở lại đi vào hướng sân chơi. (Góp nhặt)

4. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Năm :

Xh 32,7-14 ; Ga 5,31-47

A. Hạt giống...1. Bài đọc 1 mô tả ông Môsê là một người rất có uy tín đối với Chúa. Khi dân Israel đúc tượng con bê vàng, Thiên Chúa đã nổi cơn thịnh nộ muốn tiêu diệt họ. Nhưng nhờ Môsê cầu xin, Thiên Chúa đã nguôi giận và không phạt họ nữa.

2. Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu tiếp tục tranh luận với những người biệt phái sau việc Ngài chữa một người bất toại vào ngày sabát. Ngài đã nói với họ rằng sở dĩ Ngài làm việc trong ngày sabát là vì Ngài noi gương Thiên Chúa là Cha của Ngài (bài Tin Mừng hôm Thứ Tư). Họ không tin. Chúa Giêsu lại nói : chính Thánh Kinh và Môsê (phải hiểu là Cựu Ước) làm chứng rằng Ngài chính là Messia, Con Thiên Chúa. Nếu họ tin Môsê thì họ phải tin lời chứng của Môsê.

B.... nẩy mầm.1a. “Trong khi toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước đều loan báo về sự xuất hiện của Đấng cứu thế, nhưng vì thiếu đức tin và lòng đạo đức chân thành, các người do thái đã không thực sự nhìn thấy Thiên Chúa và lắng nghe lời Ngài qua khuôn mặt và lời nói của Chúa Giêsu, và do đó không đón nhận Ngài như Đấng được Thiên Chúa sai đến” ("Mỗi ngày một tin vui"). Tại sao có thảm kịch này ? Vì người do thái nuôi sẵn một hình ảnh về Đấng Messia, hợp với sở thích của họ. Cái hình ảnh ấy che mất hình ảnh đích thực của Đấng

Page 32: Phuc Am Mua Chay

Messia. Ta thấy đó, người ta có thể đọc sách thánh mà không tìm thấy Thiên Chúa nhưng chỉ thấy chính mình.

1b. Một thợ săn lạc trong rừng nhiều lần. Một người bạn mua cho anh một la bàn. Dù vậy, anh thợ săn trẻ vẫn bị lạc. Khi tìm thấy, người bạn hỏi xem anh có mang theo la bàn. Anh bảo có.

- Tại sao anh không dùng nó ?

- Tôi không dám. Tôi muốn đi về hướng Nam và cố giữ cho kim chỉ hướng Nam, nhưng không được. Nó luôn lắc quanh và chỉ hướng Bắc.

Nhiều người mong Thánh Kinh chỉ hướng họ muốn đi, hơn là hướng Thánh Kinh muốn họ đi. (Góp nhặt)

1c. Có lần, nhà văn Mark Twain nói : “Nhiều người lấy làm buồn phiền vì không hiểu một đoạn Thánh Kinh nào đó. Phần tôi, tôi thấy rằng những đoạn Thánh Kinh làm tôi bối rối nhất là những đoạn mà tôi cho là mình đã hiểu.”

2. Muốn đọc Sách Thánh mà thấy được Chúa, ta phải bỏ đi hết mọi thành kiến có sẵn, phải khiêm tốn để cho lời Chúa tra vấn mình, phải can đảm từ bỏ những gì Chúa đòi hỏi, và phải kiên trì thực hiện những điều Chúa dạy.

3. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Sáu :

Kn 2,1a.12-22 ; Ga 7,1-2.10.25-30

A. Hạt giống...1. Bài đọc 1 trích sách Khôn ngoan nói lên một sự thật phũ phàng là kẻ gian ác không thích người công chính và bách hại người công chính. Bởi vì sự hiện diện và việc làm của người công chính càng làm lộ rõ sự gian ác của chúng, cụng như ánh sáng soi rõ những chỗ dơ dáy xấu xa trong các xó kẹt tối tăm.

2. Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu chính là người công chính bị quân gian ác bách hại. Để khỏi mang tội giết Đấng Messia, họ lý luận rằng Đấng Messia phải có nguồn gốc lai lịch rõ ràng, còn Chúa Giêsu thì họ không biết xuất thân từ đâu. Nhân đó Chúa Giêsu nói cho họ biết lai lịch và nguồn gốc của Ngài là Chúa Cha “Ta bởi Ngài, và chính Ngài đã sai Ta”. Nhưng nói như thế càng khiến họ muốn giết Ngài hơn. Tuy nhiên hiện giờ “họ chưa làm gì Ngài được vì chưa tới giờ Ngài”.

B.... nẩy mầm.

Page 33: Phuc Am Mua Chay

1. Người công chính thường bị kẻ gian ác bách hại. Tôi có thể áp dụng cho mình câu này về cả hai vế :

- Hãy tự hỏi tôi có phải là kẻ gian ác đang bách hại những anh chị em tôi vì họ công chính hơn tôi không ?

- Tôi có sẵn sàng chấp nhận những bách hại của kẻ khác để kiên trì sống theo lý tường công chính không ?

2. Cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và những người biệt phái kéo dài rất dai dẳng nhưng Ngài cũng chẳng làm cho họ tin Ngài được, trái lại càng ngày họ càng muốn giết Ngài. Cái gì đã khiến họ khó tin vào Chúa Giêsu như thế ? Thưa chính là vì họ tưởng họ biết quá rõ về Thiên Chúa và về Đấng Messia của Thiên Chúa : họ tưởng họ biết Thiên Chúa là ai, Đấng Messia từ đâu đến, biết rành Thánh Kinh, biết rất rõ luật Môsê... Tất cả những gì ở ngoài cái khung hiểu biết ấy của họ thì họ đều coi là sai lạc, là từ Xatan... Tôi có nghĩ rằng tôi đã biết tất cả về Chúa và về ơn cứu độ không ? Tôi có sẵn sàng và ngoan ngoãn để Chúa dạy tôi những điều bất ngờ không ?

3. Một lý do nữa khiến các thượng tế, luật sĩ và biệt phái tìm giết Chúa Giêsu là vì Ngài là một cái gai làm họ khó chịu. Phải chăng tôi không bị cám dỗ bởi ý muốn dẹp bỏ những người làm tôi khó chịu, vì họ không giống tôi, vì họ dám nói ra những chỗ yếu kém của tôi, hay chỉ vì họ khá hơn tôi khiến sự hiện diện của họ làm cho tôi bị lu mờ đi... ?

4. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Bảy :

Gr 11,18-20 ; Ga 7,40-53

A. Hạt giống...1. Bài đọc 1 : Hôm qua chúng ta đã nghe một đoạn sách Khôn ngoan nói về việc người công chính bị kẻ gian ác bách hại. Hôm nay, ngôn sứ Giêrêmia cũng lặp lại ý tưởng đó. Người công chính thường bị bách hại, đó là một chủ đề lớn của Cựu Ước. Chúa Giêsu cũng không được miễn khỏi “đinh luật” khắt khe đó.

2. Bài Tin Mừng : Càng ngày, Chúa Giêsu càng tiến gần đến lúc nguy hiểm. Dân chúng trước đây cách chung ủng hộ Ngài nay hoang mang, kẻ thì nói Ngài là Đấng Kitô, kẻ khác không còn tin nữa, vì theo những kẻ này Đức Kitô không xuất thân từ Galilê mà phải xuất thân từ Bêlem thành của Đavít. Các thượng tế và biệt phái thì nòng lòng muốn bắt Ngài. Gamaliên lên tiếng bênh vực Ngài thì bị chụp mũ là đồng bọn Galilê với Ngài.

B.... nẩy mầm.1. Chúa Giêsu đã trở nên một dấu hỏi lớn. Mỗi người phải tự tìm một câu trả lời cho câu hỏi “Giêsu là ai ?”. Câu trả lời của tôi thế nào : đối với tôi, Giêsu là Đấng để tôi chạy tới

Page 34: Phuc Am Mua Chay

xin ơn ? Là Đấng nhân từ luôn thông cảm tha thứ ? Là người rắc rồi hay đặt vấn đề cho lương tâm tôi ? Là Đấng mà tôi phải trung thành đi theo, cho dù phải theo trên con đường thập giá ?

2. Trong khi nhiều người chống đối Chúa Giêsu, nhiều người khác hoang mang không xác định rõ lập trường, thì Gamaliên đã can đảm lên tiếng bênh vực Ngài. Chung quanh chúng ta ngày này cũng có nhiều người chống đối hoặc chưa hiểu Chúa Giêsu. Tôi có can đảm như Gamaliên không ?

3. “Blondin là một trong những tên tuổi của ngành xiếc tại Mỹ. Một trong những kỳ công đáng ghi nhớ nhất của anh là đã có thể đi trên một sợi dây qua thác Niagara là thác dài nhất và cao nhất thế giới. Trong một dịp biểu diễn, anh quay sang hỏi một cậu bé đứng gần đó : “Em có tin là tôi có thể mang một người trên vai và đi xuyên qua dòng thác không ?” Giữa tiếng thác đổ ầm ầm, cậu bé thét lên “Vâng, cháu tin là chú có thể làm được điều đó”. Thế nhưng khi anh đề nghị mang cậu bé trên vai thì em đã lắc đầu từ chối, vì không đủ tin tưởng vào sự đảm bảo của người biểu diễn.

Cậu bé trên đây có thể là hình ảnh của rất nhiều người trong chúng ta khi phải trả lời cho câu hỏi của Chúa Giêsu “Phần các con, các con bảo ta là ai ?”. Cũng như Phêrô khi đại diện cho các tông đồ, chúng ta sẽ trả lời “Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống”. Nhưng trong thực tế, thái độ sống của chúng ta có lẽ còn tương phản với lời tuyên xưng ấy. Chúng ta chưa là những kitô hữu thực sự, nghĩa là chưa tin tưởng và sống theo lời mời gọi của Chúa.” ("Mỗi ngày một tin vui").

4. (những mầm khác)

.....................................................................

TUẦN 5 MÙA CHAY

Thứ Hai :

Đn 13,1-9.15-17.19-30.33-62 ; Ga 8,1-11

A. Hạt giống...1. Bài đọc 1 thuật chuyện bà Susanna bị hai kỳ lão vu khống là phạm tội ngoại tình nên kết án xử tử, may mà có cậu bé Đaniên khôn ngoan cứu thoát bà.

2. Bài Tin Mừng cũng tường thuật chuyện một phụ nữ sắp bị kết án tử. So sánh hai chuyện, ta thấy được vài điểm đáng chú ý :

- Bà Susanna vô tội, người phụ nữ này phạm tội bị bắt quả tang.

- Đaniên cứu người vô tội, còn Chúa Giêsu cứu người có tội.

- Những người muốn xử tử hai bà đều là những bậc “đạo đức” mẫu mực.

Page 35: Phuc Am Mua Chay

- Câu chuyện trong Tin Mừng kết thúc bằng câu nói rất hiền từ của Chúa Giêsu “Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa”.

B.... nẩy mầm.1. Những kẻ “đạo đức” trong hai chuyện trên đều muốn giết người. Những ông trong Cựu Ước muốn giết người vì lòng gian ác rõ ràng : chính họ là kẻ có tội nhưng họ lên án kẻ khác để che dấu tội lỗi của mình. Còn những ông trong Tin Mừng thì muốn giết người để tỏ ra mình nghiêm chỉnh tuân thủ lề luật. Những ông này còn lợi dụng mạng sống của nạn nhân để gài bẫy Chúa Giêsu. Thì ra, người ta có thể tô vẻ bộ mặt đạo đức của mình bằng chính những mưu toan tội lỗi.

2. Chúa Giêsu buồn vì những người đạo đức giả dối đó. Ngài nhắc họ “Ai trong các ông sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Tôi có đang hay sắp ném đá ai không ? Hãy trả lời câu Chúa Giêsu hỏi.

3. “Ta không kết án chị đâu. Hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa”. Chúa không kết án ta, ta hãy cảm mến lòng khoan dung của Ngài. Nhưng ta không nên lợi dụng lòng khoan dung ấy “Từ nay đừng phạm tội nữa”. Cảm mến tình Chúa thì đừng làm Chúa buồn nữa.

4. Chú giải đoạn Tin Mừng này, một nhà Thánh Kinh viết “Luôn có rủi ro khi tha thứ”, nghĩa là nhiều khi người được tha lại đi phạm tội nữa. Chính vì muốn bảo đảm, tránh rủi ro đó mà nhiều người không tha thứ. Nhưng Chúa Giêsu thì dám chấp nhận rủi ro. Phần tôi thì sao ?

5. Đọc chuyện này dưới góc cạnh tâm lý, ta còn thấy thêm rằng xét đoán người khác là một cám dỗ thường xuyên và kết án người khác nhiều khi cũng là một thứ khoái lạc. Bởi đó nhiều người rất thích xét đoán và kết án.

6. Tv 32 có thể giúp chúng ta hiểu được tâm trạng của người phụ nữ ngoại tình, và của... chính chúng ta : “Phúc cho ai có tội mà được tha, có lỗi lầm mà được khoả lấp” (Tv 32,1)

7.. Một mục sư giảng về chiếc thang Gia-cóp. Cậu con trai ông rất cảm động. Mấy ngày sau, cậu nói với cha là mình vừa mơ về câu chuyện đó.

- Sao, con mơ thấy gì ?

- Con mơ thấy một chiếc thang lên tới tầng mây. Ở dưới chân thang có rất nhiều phấn, và mỗi người phải lấy phấn viết hết các tội mình đã phạm lên chiếc thang đó thì mới lên được.

- Hay thật ! Rồi con thấy gì nữa ?

- Con thấy con leo lên, nhưng chưa được bao xa thì con thấy có người leo xuống.

- Ai vậy ?

Page 36: Phuc Am Mua Chay

- Ba chứ ai.

- Ba ? Thế ba leo xuống để làm gì ?

- Ba lấy thêm phấn ! (Winnder, London)

8. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Ba :

Ds 21,4-9 ; Ga 8,21-30

A. Hạt giống...1. Bài đọc 1 kể chuyện con rắn đồng : Khi đó dân do thái đang đi trong sa mạc. Vì khổ cực và thiếu thốn, họ luôn miệng trách Môsê và còn trách cả Chúa. Chúa cho những con rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Khi đó họ kêu cầu Môsê. Chúa bảo Môsê đúc một con rắn bằng đồng treo lên cây, kẻ nào bị rắn lửa cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được cứu sống.

2. Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu chính là Đấng mà con rắn đồng là hình ảnh tiên báo. Ngài nói với những người do thái : “Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai”. Như thế, việc Chúa Giêsu chết trên thập giá không phải là một thất bại mà là một chiến thắng. Ngài không “bị” mà “được” đưa lên cao để trở thành nguồn ơn cứu độ cho những ai tin tưởng nhìn lên Ngài.

B.... nẩy mầm.1. Chính khi Chúa Giêsu “bị” giết chết trên thập giá là lúc Ngài “được” tôn vinh và là nguồn ơn cứu độ cho loài người. Khi chúng ta “bị” đau khổ nhưng biết nhìn lên thập giá Chúa Giêsu là lúc chúng ta “được” cứu độ. Nhìn ngược lại ngày xưa, khi nguyên tổ tưởng mình “được” bằng Chúa thì lại “bị” đuổi khỏi vườn địa đàng. Hãy suy nghĩ thêm về cái nghịch lý “bị” và “được” này.

2. Nhìn lên Thập giá, ta có thể thấy được rất nhiều điều :

- Thấy tội lỗi của mình

- Thấy tình thương của Chúa

- Thấy giá trị của đau khổ

- Thấy ơn cứu độ

- Thấy giải pháp cho vấn đề sự dữ v.v.

Page 37: Phuc Am Mua Chay

3. Một bà goá đến xin cha sở chứng nhận để bà xin trợ cấp, vì con trai bà đi lính và đang phục vụ ở nước ngoài. Cha sở chợt nhớ đến sứ điệp Thánh Kinh nên nói với bà :

- Có phải công lao của bà đáng lãnh số tiền đó ?

- Không ạ. Đó là công của con trai con. Cháu muốn con được hưởng. Con chỉ việc kí tên và lãnh tiền.

- Phải, cũng như không phải công lao của bà mà bà được cứu độ, mà là công lao của Con Thiên Chúa trên núi Can vê. Ngài muốn bà hưởng công lao đó. Bà chỉ việc kí tên và lãnh nhận (Góp nhặt)

4. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Tư :

Đn 3,14-20.91-92.95 ; Ga 8,31-42

A. Hạt giống...Lời Chúa hôm nay đặt vấn đề “giải thoát” :

1. Bài đọc 1 : Ba thiếu niên Sidrach, Misach và Abđênagô bị ném vào lò lửa. Vua Nabucôđônôsor bảo họ thờ lạy các thần Babylon thì họ sẽ được giải thoát. Họ không nghe vua, nhưng lại kêu xin Thiên Chúa và Ngài đã giải thoát họ.

2. Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu nói cho những người do thái biết điều gì trói buộc họ khiến họ làm nô lệ, và điều gì sẽ giải thoát khiến họ được tự do.

- Điều trói buộc họ thành nô lệ là tội, nhất là tội tự mãn mình là con cháu Abraham nhưng không làm theo gương Abraham là mở rộng cõi lòng để tin vào Thiên Chúa và Đấng mà Thiên Chúa si đến.

- Điều giải thoát cho họ được tự do là nghe lời Chúa Giêsu để biết Sự Thật, “Sự thật sẽ giải thoát các ngươi”.

B.... nẩy mầm.1. Bạn đang kẹt trong một tình thế rắc rối và muốn thoát ra. Có nhiều cách : dùng sức để đấu tranh, dùng mưu để đánh lừa, dùng tiền để mua chuộc v.v. Có lẽ bạn sẽ thoát, nhưng chỉ tạm thời. Lòng bạn cứ phập phồng lo lắng không biết lúc nào sẽ lại bị lôi trở lại tình thế rắc rối đó. Chỉ có một cách giải thoát bạn thực sự, đó là sự thật : hãy bình tĩnh nhận định tình thế để thấy rõ sự thật của mình và của người và hai bên cùng nhau giải quyết thẳng thắn.

Page 38: Phuc Am Mua Chay

2. Muốn giải thoát con người của mình khỏi những trói buộc của lỗi lầm và khuyết điểm, điều cần thiết trước tiên là phải biết sự thật về những lỗi lầm và khuyết điểm đó.

2b. Khi Đức Cha Roncalli còn làm khâm sứ Toà Thánh tại Bungari, ngài nhận được một bức thư của một Linh mục chỉ trích ngài về nhiều mặt. Đọc xong bức thư, ngài không nói một lời, lòng vẫn yêu thương vị Linh mục kia. Thời gian trôi qua, ngài được thăng chức hồng y, rồi đắc cử Giáo hoàng với danh hiệu Gioan 23. Có lần vị Linh mục kia được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến. Vị Linh mục rất lo lắng, sợ ngài trách về chuyện cũ. Nhưng Đức Gioan 23 không trách, mà còn nói : “Cha không bao giờ giận con đâu. Cha cám ơn con. Cha cũng là người có nhiều khuyết điểm. Cha để bức thư của con vào cuốn Thánh Kinh và hằng ngày đọc vào đó mà xét mình. Mỗi lần như thế cha lại nhớ đến con và cầu nguyện cho con” ("Mỗi ngày một tin vui")

3. Không gì trói buộc con người chúng ta chặt bằng tội lỗi. Không gì giải thoát chúng ta, ban cho chúng ta tự do trọn vẹn bằng sự thật chứa đựng trong Lời Chúa.

3b. Thấy một thổ dân Phi châu đang đọc sách, một nhà buôn Âu châu hỏi xem anh đọc gì. ”Đọc Thánh Kinh”. Nhà buôn cười cười nói : “Thứ đó, ở xứ tôi đã lỗi thời rồi !” Người Phi châu đáp : “Nếu ở đây mà Thánh Kinh lỗi thời, thì ông đã bị ăn thịt từ lâu rồi !”

4. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Năm :

St 17,3-9 ; Ga 8,51-59

A. Hạt giống...Lời Chúa hôm nay nói về Abraham và Chúa Giêsu :

1. Bài đọc 1 : Thiên Chúa gọi Abram, giao ước cho ông làm tổ phụ nhiều dân tộc và đổi tên ông thành Abraham. Bởi đó Abraham rất được người do thái ngưỡng mộ. Họ coi ông là tổ phụ của họ.

2. Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu cố gắng làm cho người do thái hiểu về Ngài. Trong đoạn Tin Mừng này, Ngài nói hơi xa xôi : Khi người do thái hỏi “Chẳng lẽ ông lại lớn hơn cha chúng tôi là Abraham sao ?”, Ngài đáp “Khi Abraham chưa sinh ra thì đã có Ta rồi”. Ý Ngài muốn họ hiểu Ngài là Thiên Chúa. Nhưng chẳng những họ không hiểu, mà còn lấy đá định ném Ngài.

B.... nẩy mầm.1. “Trong cuộc đối thoại với người do thái, Chúa Giêsu càng lúc càng mặc khải thêm về thân thế của Ngài... Nhưng với cái nhìn và kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân, người do thái không thể nhận biết thân thế của Chúa : “Ông là ai ? Ông chưa được 50 tuổi mà đã trông thấy Abraham sao ? Bây giờ chúng tôi mới biết rõ ông bị quỷ ám”.... Sự

Page 39: Phuc Am Mua Chay

thật của Chúa đòi hỏi con người phải từ bỏ nếp sống cũ tội lỗi, những mưu tính vụ lợi, những ganh tị tham lam” ("Mỗi ngày một tin vui")

2. Nhiều người thời nay cũng không thể chấp nhận sự thật về Chúa Giêsu. Họ không tin Ngài là Đấng cứu thế, càng không tin Ngài là Con Thiên Chúa. Bởi vì họ đã có quá nhiều thành kiến về đạo, trong đó cũng có những thành kiến do những kẻ có đạo tạo nên. Mỗi người hãy tự kiểm xem có khi nào vô tình khiến người ta có thành kiến với Chúa và với Giáo Hội không.

3. Một du khách mới đi Trung hoa về báo cáo rằng giới trí thức Trung hoa tuyên bố : “Không, việc truyền giáo của quí vị không bám rễ vào đất nước chúng tôi được đâu, vì các nhà truyền giáo của quí vị mới đến chưa hiểu gì đã tuyên bố là đạo của chúng tôi là sai lạc.” Và một người Á đông khác cũng nói : “Các ông muốn chúng tôi bỏ những gì mà chúng tôi tin và chấp nhận những gì mà các ông tin” Đi truyền giáo mà có định kiến thì thà ở nhà còn hơn (Góp nhặt)

4. Ngày nọ, Đức giám mục John Selwyn thấy một cậu con trai người bản địa cư xử thô bạo với các trẻ khác, ngài gọi cậu lại khiển trách. Chẳng những không chịu nghe, cậu ta còn vung tay đánh vào mặt vị giám mục. Mọi người thấy vậy đứng chết trân. Nhưng vị giám mục không cho họ làm gì. Rồi ngài quay lưng và lặng lẽ bỏ đi.

Nhiều năm sau, một nhà truyền giáo được mời đến với một bệnh nhân. Ông sắp chết và xin được Rửa tội. Khi nhà truyền giáo hỏi anh muốn lấy tên thánh là gì. Anh đáp : “Xin đặt là John Selwyn, vì chính ngài đã dậy cho tôi biết đức Kitô là ai khi tôi đánh ngài." (Góp nhặt)

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Sáu :

Gr 20,10-13 ; Ga 10,31-42

A. Hạt giống...1. Bài đọc 1 : Nhất trí với nhiều ngôn sứ khác, ngôn sứ Giêrêmia tiên báo Đấng Messia sẽ bị chống đối và bách hại bởi chính dân mình. Nhưng Ngài sẽ được Thiên Chúa nâng đỡ vá cứu thoát.

2. Trong đoạn Tin Mừng hôm qua, Chúa Giêsu cố gắng làm cho người do thái hiểu Ngài là ai. Ngài nói hơi xa xội “Khi Abraham chưa sinh ra thì đã có Ta rồi”. Họ không hiểu mà còn lấy đá định ném Ngài. Trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu nói rõ “Ta là Con Thiên Chúa”. Lần này, họ kết Ngài tội phạm thượng.

B.... nẩy mầm.

Page 40: Phuc Am Mua Chay

1. “Trong các cuộc tranh luận với người do thái, Chúa Giêsu đã mặc khải sự thật về Ngài, về mối tương quan giữa Ngài với Chúa Cha : “Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha”. Nhưng người do thái không thể hoặc không muốn tin vào Chúa. Họ vẫn khăng khăng coi Ngài chỉ là một con người. Do đó họ đã lượm đá ném Chúa vì cho Ngài lộng ngôn... Những người do thái này đã quá chìm sâu trong tội lỗi của họ. Họ không cảm thấy cần đến ơn cứu rỗi. Người kitô hữu chúng ta ngày nay cũng có thể bị ảnh hưởng bới tinh thần thế tục : chỉ muốn nhìn Chúa Giêsu như một con người, một nhà cách mạng xã hội không hơn không kém. Chúng ta có thể bị cám dỗ lượm đá ném Chúa v2 những gì liên hệ đến Ngài” ("Mỗi ngày một tin vui")

2. Nhìn thấy sự khó tin của người do thái đối với Chúa Giêsu, rồi nhìn lại đức tin của mình sao mà dễ dàng quá : ngay từ khi mới sinh ra mình đã được biết Chúa và tin Chúa, ta không nhận ra đức tin là một hồng ân sao ? Hãy cám ơn Chúa đã ban đức tin cho ta, và xin Ngài gìn giữ cho đức tin ấy khỏi bị lạc mất.

3. Một người da trắng và một người thổ dân cùng nghe giảng. Người thổ dân cảm động và xin nhập đạo ngay. Còn người da trắng cũng cảm động nhưng cả năm sau mới nhập đạo. Trong một buổi phụng vụ, người da trắng hỏi :

- Tôi phải mất một thời gian mới có lòng tin, sao anh có lòng tin sớm thế ? Người thổ dân đáp :

- Này bạn, để tôi nói cho bạn nghe. Có vị hoàng tử hứa cho chúng ta chiếc áo mới. Bạn nhìn vào áo mình, tự nhủ : áo mình còn đẹp, để mai sau hãy lấy. Còn tôi, tôi nhìn vào tấm chăn cũ kĩ của mình, thấy nó chẳng ra gì, nên vội vàng đến nhận áo mới. Bạn ạ, bạn đã có chút khôn ngoan, nên bạn còn muốn dùng chúng. Còn tôi, tôi không có, nên tôi mau mắn đón nhận sự khôn ngoan của Chúa Giêsu (Góp nhặt).

4. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Bảy :

Ed 37,21-28 ; Ga 11,45-56

A. Hạt giống...1. Bài Tin Mừng : Các thượng tế và biệt phái hạ quyết tâm giết Chúa Giêsu. Thượng tế Caipha nói “Thà một người chết thay cho dân...”. Thánh Gioan hiểu lời này, tuy Caipha nói ra một cách vô ý thức, nhưng thực sự diễn tả rất đúng ý nghĩa và giá trị cái chết của Chúa Giêsu : “Không phải tự ông nói điều đó, nhưng với danh nghĩa là thượng tế năm ấy, ông đã nói tiên tri rằng Chúa Giêsu phải chết thay cho dân. Và không phải cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác về một mối”.

2. Lời tiên tri trên chính là lời của Giêrêmia, được thuật lại trong bài đọc 1 : Này Ta sẽ đem con cái Israel ra khỏi các dân tộc mà chúng đang cư ngụ ; từ khắp nơi, Ta sẽ quy tụ

Page 41: Phuc Am Mua Chay

chúng lại và đưa chúng về quê hương”. Giêrêmia chỉ mới hiểu những kẻ mà Thiên Chúa quy tự là dân Israel mà thôi. Thực sự dân mới của Thiên Chúa mà Đức Giêsu dùng cái chết để quy tụ không chỉ là những người Israel, mà còn là tất cả những ai tin vào Ngài.

B.... nẩy mầm.1. “... Với danh nghĩa là thượng tế năm ấy, ông đã nói tiên tri rằng Chúa Giêsu phải chết thay cho dân. Và không phải cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác về một mối”. Trong số những người được Chúa chết thay, có tôi nữa.

2. Chúa Giêsu đã chịu chết thay cho người khác. Ngài nêu lên cho chúng ta một lý tưởng rất đẹp mà sự khôn ngoan của thế gian không bao giờ nghĩ tới được. Nếu hôm nay tôi chưa chết thay cho người khác được, thì ít ra hãy tập những hành vi nho nhỏ chịu cực chịu khổ vì người khác, cho người khác và thay người khác.

3. Một nông dân đi xe ngựa ra phố. Đến một cửa tiệm, ông dừng xe vào mua đồ. Ông vừa tới cửa thì con ngựa hí lên và bỏ chạy. Ông vội vàng chạy ra xiết chặt dây cương.

Con ngựa càng hoảng sợ hơn và chạy tứ tung trên đường, kéo theo người nông dân tội nghiệp. Dân chúng đổ xô ra, đến khi ghìm được ngựa thì người nông dân bê bết máu và thoi thóp thở. Một người hỏi : “Sao mà ông dại dột hi sinh đời mình vì con ngựa và chiếc xe như thế ?"

Ông thều thào : “Cứ nhìn vào trong xe thì biết !"

Họ nhìn vào và thấy đứa con nhỏ của ông còn đang ngủ. (Góp nhặt)

4. (những mầm khác)

.....................................................................

TUẦN THÁNH

Thứ Hai :

Is 42,1-7 ; Ga 12,1-11

A. Hạt giống...* Trong 3 ngày đầu Tuần Thánh, các Bài đọc thứ nhất đều trích từ sách Isaia, viết về Người Tôi Tớ Thiên Chúa, chịu đau khổ một cách nhẫn nhục để chuộc tội cho loài người. Còn các bài Tin Mừng thì thuật những việc xảy ra trong những ngày cuối cùng trước khi Chúa Giêsu bước vào cuộc chịu nạn.

Bài Tin Mừng hôm nay thuật việc Chúa Giêsu được xức dầu ở Bêtania, “6 ngày trước Lễ Vượt qua” tức là 6 ngày trước khi Ngài chết. 3 vai đáng chú ý :

Page 42: Phuc Am Mua Chay

- Maria : việc cô lấy một cân dầu thơm hảo hạng xức chân Chúa Giêsu và lấy tóc mình mà lau biểu lộ lòng yêu mến (không tiếc tiền của) và sự kính trọng (lấy tóc lau chân) đối với Ngài. Phần Chúa Giêsu thì còn coi việc làm này có ý nghĩa cử hành trước nghi thức mai táng Ngài.

- Giuđa : lời hắn chỉ trích Maria phí của biểu lộ lòng tham tiền của hắn. Đối với Giuđa lúc này, tiền còn quý hơn tình nghĩa đối với Chúa Giêsu. Chính vì thế nên thánh Gioan là một người vốn tế nhị mà hôm nay còn nói “Y nói thề không phải vì lo cho người nghèo mà vì y là một tên ăn cắp : y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung”.

- Các thượng tế : họ “quyết định giết luôn cả Ladarô nữa, vì tại anh mà nhiều người do thái đã bỏ họ và tin vào Chúa Giêsu”. Rõ ràng họ đang bị tính ganh ghét xui khiến. Nếu họ có nói lý do giết Chúa Giêsu là gì đi nữa thì việc họ muốn giết Ladarô rõ ràng là vì uy tín Chúa Giêsu vượt hơn uy tín của họ.

B.... nẩy mầm.1. Giá tiền của bình dầu thơm mà Maria đã đổ ra hết xức chân Chúa Giêsu là 300 đồng, bằng lương 300 ngày công, nghĩa là gần suốt một năm. Mà gia đình Bêtania không khá giả gì. Maria đã yêu mến Chúa Giêsu “bằng mọi giá”, chẳng tiếc bất cứ thứ gì cả. Trước đây, Maria cũng đã làm hài lòng Chúa khi bỏ hết mọi việc đề ngồi bên chân Ngài và lắng nghe lời Ngài (Lc 10,38-42). Lòng yêu mến Chúa của Maria không phải là tinh cảm suông, cũng không chỉ thể hiện bằng lời nói, mà còn bằng thái độ không tiếc bất cứ thừ gì với Chúa, nhất là tiền bạc và thời giờ.

2. Một bình dầu thơm được đánh giá 2 cách khác nhau : Maria dùng nó như phương tiện phục vụ Chúa, Giuđa coi đó là một giá trị vật chất đáng thèm muốn.

3. Giuđa nói “Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng mà cho người nghèo”. Nhiều khi người nghèo bị lấy làm chiêu bài để che đậy lòng tham, để tô vẻ bộ mặt đạo đức của kẻ giả hình.

4. “Người nghèo thì anh em luôn có bên cạnh, còn Thầy thì anh em không có mãi đâu”. Phục vụ Chúa và phục vụ tha nhân đều là hai việc tốt. Tuy nhiên Chúa dạy ta 2 điều : a/ Phải biết cân nhắc khi nào thì ưu tiên cho việc nào ; b/ Đừng viện cớ phục vụ tha nhân để bỏ bổn phận phục vụ Chúa.

5. Các thượng tế quyết định giết luôn Ladarô, đó là thái độ “giận cá chém thớt”, một thái độ mà nhiều khi, nếu không để ý, chúng ta cũng dễ mắc phải.

6. George Horace Lorimer, chủ bút tờ Saturday Evening Post trong nhiều năm, có lần viết : “Có tiền và có những cái mua bằng tiền là tốt. Nhưng biết dùng tiền và đừng để mất những thứ tiên không mua được còn tốt hơn."

Có thể kể những thứ sau đây tiền không mua được :

Page 43: Phuc Am Mua Chay

Tiền không mua được tình bạn chân thực.

Tiền không mua được lương tâm trong sạch.

Tiền không mua được niềm vui mạnh khoẻ. (Góp nhặt)

7. Đến nước khác, việc đầu tiên mà du khách phải làm là đổi tiền của mình thành tiền đang lưu hành tại nước đó. Tiền của ta trên trái đất chẳng có giá trị gì trên trời, nếu nó không đổi thành việc lành. Đó là ý nghiã Lời Chúa nói với chàng thanh niên giầu có : cho đi gia sản của anh để mua Nước Trời (Góp nhặt).

8. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Ba :

Is 49,1-6 ; Ga 13,21-33.36-38

A. Hạt giống...Đoạn Tin Mừng này là một phần của bữa tiệc ly. Có 3 chi tiết đáng lưu ý :

1. Chúa Giêsu cố gắng đánh thức lương tâm của Giuđa : Ngài nói rằng Ngài đã biết kẻ đang mưu phản Ngài, Giuđa nghe nhưng không xao xuyến ; Ngài thân ái chấm miếng bánh trao cho hắn, hắn nhận lấy một cách dửng dưng ; Ngài bảo hắn muốn làm gì thì cứ làm đi, hắn dựa vào câu đó để ra đi thực hiện âm mưu đen tối.

2. Giây phút Giuđa ra đi là tiếng chuông báo hiệu cuộc thương khó bắt đầu. Chúa Giêsu coi đó là tiếng chuông mở đầu giờ Ngài được tôn vinh. Không phải đau khổ tự nó là tôn vinh, mà vì qua đau khổ Chúa Giêsu thực hiện ý muốn của Chúa Cha. Chúa Giêsu lấy làm vinh dự được thực hiện ý muốn Chúa Cha.

3. Chúa Giêsu báo trước việc Phêrô chối thầy. Phêrô nói rất hăng “Con liều mạng sống con vì Thầy”. Nhưng lời nói của ông không đi đôi với việc làm “Con liều mạng sống vì Thầy ư ? Thầy nói thật cho con biết : trước khi gà gáy, con đã chối Thầy 3 lần”.

B.... nẩy mầm.1. Không phải Chúa muốn Giuđa phạm tội, cũng không phải Ngài thờ ơ bỏ mặc hắn chìm sâu trong tội. Ngài đã nhiều lần nhiều cách đánh thức lương tâm hắn. Ngài chỉ làm được đến thế thôi, vì Ngài phải tôn trọng tự do của hắn. Cách Chúa đối xử với những người tội lỗi cũng thế.

1a. Người da đỏ giải thích lương tâm như sau : Đó là một khối 3 góc ở trong tim ta. Khi ta làm gì tốt thì nó nằm yên. Khi ta làm gì xấu, nó quay và đâm các góc nhọn vào ta. Nếu ta cứ làm điều xấu, các góc nhọn của nó mòn dần và không làm ta cảm thấy gì nữa cả. (Weapons and Workers).

Page 44: Phuc Am Mua Chay

2. Chúa Giêsu lấy làm vinh dự được thi hành ý muốn Chúa Cha. Do tình yêu, người ta cũng lấy làm vinh dự được chiều ý người mình yêu. Thánh Phaolô nói “Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô”. Các tông đồ sau khi bị bắt nhốt trong tù và bị đánh đòn, đã “hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu” (Cv 5,41). Nếu ta không lấy làm vinh dự làm theo ý Chúa và chịu khổ vì Chúa, đó là dấu ta chưa yêu Chúa.

3. Cũng như Phêrô, tôi rất dễ nói những lời hăng hái bày tỏ lòng mến Chúa. Thí dụ lúc cầu nguyện, trong những cuộc tĩnh tâm v.v. Nhưng thực tế là tôi đã chối Chúa không chỉ 3 lần.

4. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Tư :

Is 50,4-9a ; Mt 26,14-25

A. Hạt giống...Đoạn Tin Mừng hôm nay cho thấy tấm lòng của Chúa Giêsu trước việc Giuđa phản bội :

- Ngài đau buồn : “Kẻ giơ tay cùng chấm dĩa với Thầy, đó chính là kẻ nộp Thầy”. “Cùng chấm dĩa” là hình ảnh của người rất thân trong nhà. Thực ra không phải một mình Giuđa cùng chấm dĩa, mà tất cả 12 môn đệ. Nhưng bị bán đứng bởi chính người thân là một điều rất đau lòng.

- Ngài tiếc xót : “Khốn cho kẻ nộp Con Người. Thà kẻ đó đừng sinh ra còn hơn”. Các nhà chú giải bảo đừng dựa vào câu này để nghĩ Chúa Giêsu nguyền rủa Giuđa. Thực ra Ngài đang nói theo giọng điệu của những bài ai ca. Chúa Giêsu than tiếc vì môn đệ mình đã ngoan cố đi vào con đường tội lỗi.

- Ngài vẫn tôn trọng : vừa trả lời thẳng cho Giuđa biết hắn là kẻ phản bội, vừa kín đáo không nói lớn kẻo người khác biết lòng dạ hắn.

B.... nẩy mầm.1. Ta hãy suy gẫm về con đường của Giuđa : hắn được Chúa yêu thương gọi làm môn đệ, chọn làm tông đồ ; hắn còn được Chúa tín nhiệm giao giữ tiền ; nhưng đồng tiền đã dần dần khống chế hắn (xem bài Tin Mừng ngày Thứ Hai : “y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung” Ga 12,6) ; Chúa Giêsu đã nhiều lần tế nhị đánh thức lương tâm hắn nhưng hắn cũng không hồi tâm. Cuối cùng hắn đã ra đi, lao mình vào đêm tối.

Page 45: Phuc Am Mua Chay

Không ai phạm tội trọng trong một sớm một chiều. Phạm tội là cả một quá trình từ nhẹ tới nặng, do để mình bị khống chế bởi những giá trị thế gian, do bưng tai bịt mắt trước những tiếng nhắc nhở âm thầm của Chúa.

2. Tự do là một món quà vô cùng quý giá Chúa ban, nhưng đồng thời cũng là một trách nhiệm nặng nề và một con dao hai lưỡi nguy hiểm. Xin giúp con biết xử dụng tự do.

3. Chúa rất thương Giuđa và Chúa cũng toàn năng, nhưng Chúa không thể ngăn cản Giuđa phạm tội. Bởi thế, nếu tôi chỉ cầu nguyện “Xin Chúa gìn giữ con khỏi phạm tội” thì chưa đủ. Thánh Augustinô, người được mệnh danh là “Tiến sĩ dạy về ơn sủng” đã viết “Khi tạo dựng con Chúa không cần hỏi ý con. Khi muốn thánh hóa con, Chúa cần con góp sức con”.

4. Một thanh niên kia có thói quen ngủ rất say, luôn cần có mẹ gọi mới thức dậy được. Sau khi tốt nghiệp, anh đi làm ở một chỗ xa nhà. Mẹ anh mua cho anh một chiếc đồng hồ báo thức. Ngày đầu tiên anh quên vặn đồng hồ trước khi ngủ nên đến sở làm trễ. Ngày thứ hai, anh nhớ vặn đồng hồ, nhưng sáng sớm khi nó reo thì anh đưa tay tắt bỏ, nên lại đi làm trễ. Và anh bị đuổi việc. Khi anh trở về gia đình, mẹ anh hỏi về chiếc đồng hồ. Anh đáp :

- Chiếc đồng hồ đó hoàn toàn vô dụng đối với con.

- Nó vô dụng là vì con không chịu dùng nó. Mẹ anh đáp.

Bao nhiêu ơn Chúa ban cho ta cũng đều vô dụng nếu ta không xử dụng đến (Góp nhặt)

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Năm (Lễ tối) :

Ga 13,1-15

A. Hạt giống...Chỉ một mình Thánh Gioan ghi lại cảnh Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Nhưng Ga không chỉ tường thuật, mà còn chen vào nhiều chi tiết rất có ý nghĩa :

- “Ngài yêu thương họ đến cùng” : đây là hành động biểu lộ tình thương.

- “Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu” : việc làm này có nhiều ý nghĩa sâu sắc.

- “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy” : việc làm này có “phần” trong mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu.

Page 46: Phuc Am Mua Chay

- “Nếu Ta là Thầy và là Chúa mà còn rửa chân cho các con, thì...” : đây là cung cách của người làm lớn.

- “Các con cũng phải rửa chân cho nhau” : việc làm này hàm chứa một lệnh truyền.

B.... nẩy mầm.1. Ta hãy cảm nhận tình thương của Chúa Giêsu. “Ngài vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình... thì đã yêu thương đến cùng”. Cũng giống như một người mẹ sắp đi xa, còn làm gì được cho con cái thì tận dụng thời gian còn lại để làm, như quét căn phòng, vá chiếc áo, để sẵn thuốc uống bên cạnh giường con... và lặp đi lặp lại những lời dặn dò...

2. “Tuy chúng con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu” : ngay trong hàng ngũ các tông đồ Chúa mà cũng có người không sạch. Huống chi trong tập thể của chúng ta. Thái độ đối với người không sạch ấy phải thế nào ? Chúa Giêsu không dạy lên án, khai trừ, nhưng dạy phải rửa. Dòng nước tẩy rửa thì nhẹ nhàng, êm ái chứ không gay gắt, nặng nề...

3. Khi tay chân ta dơ, ta làm gì ? Ta không chặt bỏ nhưng rửa cho sạch. Bởi vì phần dơ đó là chi thể của ta. Cũng thế, ta sẽ không “chặt bỏ” nhưng nhẹ nhàng “rửa sạch” một người sai lỗi trong tập thể của ta nếu ta biết coi họ là tay chân, là chi thể của ta.

4. Cha Doncoeur, khi giải thích một bức hoạ nhỏ trong tập Thánh vịnh của Chantilly, đã diễn tả rất đúng ý nghĩa của hoạt cảnh này : “Hai tay (của Đức Kitô) đã khéo léo hành sự là lau chân Phêrô với chiếc khăn thắt ở ngang lưng. Ngài đứng, hơi nghiêng xuống như một người đầy tớ, vai trò Ngài muốn đóng lấy lúc bấy giờ. Điều quan trọng không phải là rửa chân, nhưng là phục vụ các môn đệ và phá đổ nơi họ cái tâm thức huênh hoang tự phụ vẫn chưa nhường bước chịu thua. Chúng ta hiểu tại sao mắt của họ như nói lên một nỗi bối rối, bởi lẽ trong họ một tấn kịch đang diễn ra” (Le Christ dans l’art francais, I, Paris, Plon, 1939, trang 104). Chúng ta sẽ không thể hiểu được cuộc khổ nạn trong Tin Mừng của Ga nếu không hình dung ra tấn kịch này và nếu không nhớ tới sự đảo lộn đang diễn ra trong tâm hồn của Ga cũng như của Phêrô, gây nên bởi câu nói của Đức Giêsu : “Nếu Thầy không rửa chân cho con, thì con không có phần nào với Thầy”.

Trong hoạt cảnh Đức Giêsu đã hạ giáng, đã bước xuống chỗ thấp nhất này, tất cả đều trái ngược hẳn với ý nghĩ mà xưa nay các ông vẫn có về Đấng Messia, đến nỗi khiến các ông cảm thấy như bị thách đố. Cách đây không lâu, Ga đã chẳng mưu tính với anh mình là Giacôbê để vận động cho hai người được cái vinh dự ngồi hai bên Đức Giêsu trong ngày Ngài được vinh quang hay sao ? Thế mà bây giờ Đấng là “Chúa và Thầy” của các ông đang ăn mặc như một người nô lệ và đang phục vụ dưới chân các ông ! Tệ hơn nữa Ngài còn lấy đó làm quy luật cho các môn đệ : “Thầy đã nêu gương cho anh em, để theo như Thầy đã làm cho anh em thế nào thì anh em cũng làm như vậy”. (13,15). Có lẽ, cũng như Phêrô, “sau này” Ga mới hiểu được điều đó (13,7). Nhưng trong một bài học đã được ghi khắc bằng những nét giống như lửa vào trong tâm hồn tự cao tự đại này : “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8). Để giải cứu con người, Thiên Chúa đã hạ mình đến mức đó. Từ đây tất cả mọi sự đều thay đổi ý nghĩa : tự hạ trở thành “nâng cao”. Bước xuống chỗ

Page 47: Phuc Am Mua Chay

thấp nhất là leo lên chỗ cao nhất. Tự huỷ của một tên nô lệ chính là sự siêu tôn của Con Người (“Tìm hiểu Tin Mừng theo Thánh Gioan. trang 177-178)

5. (những mầm khác)

.....................................................................

Thứ Sáu : Bài thương khó theo TM Gioan :

Ga 18,1--19,42

A. Hạt giống...Thánh Gioan có một cái nhìn đặc biệt đối với cuộc chịu nạn của Chúa Giêsu. Thập giá không chỉ là con đường dẫn tới vinh quang, mà thập giá chính là vinh quang :

- Đó là GIỜ mà từ lâu Chúa Giêsu hằng nghĩ tới và chuẩn bị, là thời điểm vinh quang mà vận động viên marathon chạy về tới đích đoạt chiếc cúp vàng.

- Do đó Ga cho thấy Chúa Giêsu bước vào cuộc thụ nạn một cách đầy ý thức và chủ động. Ga luôn lặp đi lặp lại nhũng chữ “Ngài biết”. Chúa Giêsu biết trước những gì sắp xảy đến. Ngài luôn làm chủ những diễn biến.

- Trên thập giá, Chúa Giêsu trờ thành VUA và lấy lại Vinh Quang Ngài vốn có nơi Chúa Cha.

- Từ Thập giá, Ngài

. Kéo mọi người lên với Ngài

. Sinh ra Hội Thánh

. ban cho Hội Thánh một người mẹ là Đức Maria

. tuôn tràn Thánh Linh xuống cho Hội Thánh

Bởi đó, khi chúng ta cùng Gioan đi theo những chặng đường thập giá Chúa Giêsu, tâm tình chúng ta phải có là Lạc quan và Biết ơn.

B.... nẩy mầm.1. Chính vì Chúa Giêsu luôn ý thức và chủ động trong mọi diễn biến của cuộc chịu nạn mà cuộc chịu nạn này mới có giá trị. Những đau khổ của chúng ta cũng thế.

2. Đối với Chúa Giêsu, thập giá là vinh quang. Thánh Phaolô cũng nói “Vinh dự của chúng ta là Thập giá Đức Kitô”. Xin Chúa giúp chúng con cũng có thể nói được như thế.

Page 48: Phuc Am Mua Chay

3. Khi George Nixon Briggs làm Thống đốc bang Massachusetts, có ba người bạn của ông đi viếng Thánh Địa. Họ leo lên đỉnh núi Gôngôta, bẻ một nhánh cây làm gậy. Khi trở về, họ tặng vị Thống đốc cây gậy đó và nói : “Chúng tôi muốn ngài biết cho rằng, khi đứng trên đỉnh đồi Can vê, chúng tôi đã nghĩ tới ngài. ”Thống đốc hết lòng cám ơn họ, ưu ái nhận quà tặng và nói thêm : “Nhưng thưa các bạn, tôi còn nghĩ xa hơn : ở đó, có một Đấng khác cũng đã nghĩ đến tôi." (Góp nhặt)

4. Có lần một nhà truyền giáo hỏi lớp giáo lí Thánh Kinh : nếu các bạn thấy một nhóm gồm 12 người đàn ông rất giống nhau, trong đó có đức Kitô, làm sao các bạn nhận ra Ngài ? Nhiều người bảo không biết. Nhưng một em bé nói : “Nhờ những dấu đanh trên tay Ngài”. (Góp nhặt)

5. (những mầm khác)

.....................................................................