20
63 PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI: THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM Võ Thanh Sơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Tửu Bôi Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam Tóm tắt Sự phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ trên thế giới đã đem lại sự phồn thịnh cho xã hội loài người, nhưng cũng làm suy thoái nhanh chóng hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng, đồng thời thải ra một lượng lớn khí nhà kính, góp phần quan trọng vào sự biến đổi khí hậu. Trong xu thế toàn cầu, đảm bảo phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên là một yêu cầu cấp bách và nhiều ví dụ trên thế giới đã chứng minh hiệu quả môi trường và kinh tế-xã hội của những nỗ lực này khi mà đa dạng sinh học và hệ sinh thái vẫn đang cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho loài người, tương đương với giá trị GDP của cả thế giới làm ra trong 1 năm. Vì vậy, báo cáo này tập trung làm rõ khái niệm và hình thức phục hồi hệ sinh thái trên thế giới, những lợi ích của nó đem lại, đồng thời, tổng quan đánh giá thực tiễn phục hồi hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, gắn với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời gian qua, làm cơ sở cho thực hiện phát triển bền vững trong thời gian tới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Đánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ (Millennium Ecosystem Assessment, 2005), trong hơn 50 năm qua, con người đã làm thay đổi hệ sinh thái nhanh chóng và mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm, nước ngọt, gỗ, sợi và nhiên liệu, đã tạo ra sự phồn thịnh về kinh tế của xã hội loài người, nhưng đồng thời cũng làm suy giảm các hệ sinh thái (HST) và các dịch vụ của chúng trên Trái đất. Cũng theo đánh giá gần đây của UNEP (UNEP, 2012), áp lực lên đa dạng sinh học (ĐDSH) toàn cầu tiếp tục gia tăng, làm ĐDSH, các HST và các dịch vụ của chúng đều bị giảm sút nghiêm trọng. Những lợi ích con người có được từ ĐDSH đang có nguy cơ giảm sút. Suy thoái các HST vẫn tiếp tục, mức độ sử dụng, tiêu thụ không bền vững và sự bất bình đẳng trong chia sẻ lợi ích từ ĐDSH đe dọa thành tựu đã đạt được trong những thập kỷ gần đây. Liên quan đến HST rừng, mặc dù trong thời gian gần đây, tốc độ mất rừng ở quy mô toàn cầu có giảm so với trước, nhưng vẫn ở mức cao, tương đương với 13 triệu ha/năm trong thập kỷ 2000-2010 so với 16 triệu ha/năm trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước (FAO, 2010), đặc biệt là ở những vùng nhiệt đới, nơi chứa đựng những HST hết sức đa dạng và phong phú. Sự phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ trong hàng trăm năm qua đã thải ra một lượng lớn khí nhà kính, góp phần quan trọng vào sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu (IPCC, 2007). Sự suy giảm nhanh chóng diện tích rừng cũng làm giảm những bể chứa cacbon tại các khu rừng nhiệt đới,

PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

  • Upload
    lamdat

  • View
    218

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

63

PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ-XÃ HỘI: THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Võ Thanh Sơn

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,

Đại học Quốc gia Hà Nội

Phùng Tửu Bôi

Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

Tóm tắt

Sự phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ trên thế giới đã đem lại sự phồn thịnh cho xã hội loài

người, nhưng cũng làm suy thoái nhanh chóng hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng, đồng

thời thải ra một lượng lớn khí nhà kính, góp phần quan trọng vào sự biến đổi khí hậu.

Trong xu thế toàn cầu, đảm bảo phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, phục

hồi các hệ sinh thái tự nhiên là một yêu cầu cấp bách và nhiều ví dụ trên thế giới đã chứng

minh hiệu quả môi trường và kinh tế-xã hội của những nỗ lực này khi mà đa dạng sinh học

và hệ sinh thái vẫn đang cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho loài người, tương đương với

giá trị GDP của cả thế giới làm ra trong 1 năm. Vì vậy, báo cáo này tập trung làm rõ khái

niệm và hình thức phục hồi hệ sinh thái trên thế giới, những lợi ích của nó đem lại, đồng

thời, tổng quan đánh giá thực tiễn phục hồi hệ sinh thái rừng ở Việt Nam, gắn với sự phát

triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời gian qua, làm cơ sở cho thực hiện phát triển

bền vững trong thời gian tới.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Đánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ (Millennium Ecosystem Assessment, 2005), trong hơn

50 năm qua, con người đã làm thay đổi hệ sinh thái nhanh chóng và mạnh mẽ để đáp ứng nhu

cầu ngày càng tăng về thực phẩm, nước ngọt, gỗ, sợi và nhiên liệu, đã tạo ra sự phồn thịnh về

kinh tế của xã hội loài người, nhưng đồng thời cũng làm suy giảm các hệ sinh thái (HST) và các

dịch vụ của chúng trên Trái đất. Cũng theo đánh giá gần đây của UNEP (UNEP, 2012), áp lực

lên đa dạng sinh học (ĐDSH) toàn cầu tiếp tục gia tăng, làm ĐDSH, các HST và các dịch vụ của

chúng đều bị giảm sút nghiêm trọng. Những lợi ích con người có được từ ĐDSH đang có nguy

cơ giảm sút. Suy thoái các HST vẫn tiếp tục, mức độ sử dụng, tiêu thụ không bền vững và sự bất

bình đẳng trong chia sẻ lợi ích từ ĐDSH đe dọa thành tựu đã đạt được trong những thập kỷ gần

đây. Liên quan đến HST rừng, mặc dù trong thời gian gần đây, tốc độ mất rừng ở quy mô toàn

cầu có giảm so với trước, nhưng vẫn ở mức cao, tương đương với 13 triệu ha/năm trong thập kỷ

2000-2010 so với 16 triệu ha/năm trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước (FAO, 2010), đặc biệt là ở

những vùng nhiệt đới, nơi chứa đựng những HST hết sức đa dạng và phong phú.

Sự phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ trong hàng trăm năm qua đã thải ra một lượng lớn khí nhà

kính, góp phần quan trọng vào sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu (IPCC, 2007). Sự suy giảm

nhanh chóng diện tích rừng cũng làm giảm những bể chứa cacbon tại các khu rừng nhiệt đới,

Page 2: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

64

đồng thời sự suy thoái rừng cũng góp phần làm tăng các chất khí nhà kính thông qua quá trình

chuyển đổi sử dụng đất.

Một vấn đề đặt ra là phải thúc đẩy quá trình phục hồi các HST ở quy mô toàn cầu, cũng như theo

quy mô khu vực và quốc gia, một mặt để giải quyết vấn đề môi trường, kìm hãm suy thoái

ĐDSH, giảm nhẹ BĐKH và mặt khác thúc đẩy lợi ích kinh tế-xã hội. Theo nghiên cứu của

Chương trình phát triển về Môi trường của Liên Hợp Quốc (Nellemann và Corcoran, 2010),

ĐDSH và các HST cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho loài người, ước tính trong khoảng 72

nghìn tỷ USD hàng năm, khi thu nhập cả thế giới là 58 nghìn tỷ USD vào năm 2008, nhưng hiện

nay, hơn 60% dịch vụ HST và ĐDSH đang bị suy thoái, làm tổn hại đến tính bền vững, phúc lợi,

sức khỏe và an ninh của nhân loại.

Trong xu thế toàn cầu đó, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong hơn 50 qua, Việt Nam

đã chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng diện tích rừng, từ khoảng 70% từ đầu thế kỷ XX

(Thomas, 1999), xuống khoảng 43% vào giữa thế kỷ và xuống khoảng 28% vào giữa những năm

90 của thế kỷ trước (Bộ NN&PTNT, 2006). Nhờ những nỗ lực rất lớn của Chính phủ thông qua

nhiều chương trình dài hạn, độ che rừng của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, đạt 39,5% vào

năm 2010 (Bộ NN&PTNT, 2011). Tuy nhiên, diện tích rừng có tính ĐDSH cao còn lại không

nhiều, tập trung chủ yếu trong các khu bảo tồn, vườn quốc gia (Bộ NN&PTNT, 2007). Trong các

loại rừng, rừng giàu chiếm 5%, rừng trung bình chiếm 15%, còn 80% diện tích rừng còn lại, chủ

yếu là rừng tái sinh hoặc rừng trồng mới, mang ít giá trị ĐDSH cũng như dịch vụ HST (Bộ

NN&PTNT, 2005).

Việc phục hồi HST rừng luôn được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, và được đề cập trong

các chiến lược phát triển và bảo vệ môi trường của Việt Nam, đặc biệt là trong “Định hướng

Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (CHXHCN Việt Nam, 2004), trong “Chiến lược

Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (2012), trong “Chiến lược quốc gia về Tăng

trưởng xanh” (2012) và trong “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030” (2012), và góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững (PTBV) cũng như

ứng phó với BĐKH Việt Nam (CHXHCN Việt Nam, 2012).

Báo cáo đề cập tổng quan phân tích đánh giá thực tiễn phục hồi HST nói chung, hệ sinh thái

rừng nói riêng ở trên thế giới và ở Việt Nam, gắn với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và

rút ra những bài học cho Việt Nam trong thời gian tới.

2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN

Báo cáo dựa trên cách tiếp cận dựa HST (Pirot và nnk., 2000; Shepherd, 2004) và cách tiếp cận

trong Đánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ (Millennium Ecosystem Assessment, 2005), nhằm làm

rõ mối tác động tương hỗ giữa phục hồi HST và phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong đảm bảo

phúc lợi xã hội và xóa đói giảm nghèo.

Báo cáo áp dụng các phương pháp tổng quan thực tiễn phục hồi HST trên thế giới, đặc biệt làm

rõ từ khái niệm, nguyên tắc, nội dung các bước thực hiện phục hồi HST cũng như những bài học

kinh nghiệm được rút ra.

Báo cáo áp dụng phương pháp tổng quan, đánh giá thể chế chính sách liên quan đến công tác

phục hồi HST ở Việt Nam cũng như đánh giá những chương trình trồng rừng và phục hồi rừng

Page 3: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

65

của Việt Nam từ trước đến nay, bao gồm cả công tác phục hồi rừng tại những vùng đất bị tác

động của chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh.

3. THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI

3.1. Một số khái niệm và hình thức phục hồi hệ sinh thái rừng trên thế giới

Phục hồi sinh thái là quá trình hỗ trợ sự phục hồi của một HST đã bị suy thoái, hư hại, hoặc bị

phá hủy (Society of Ecological Restoration, 2010). Thực tiễn phục hồi sinh thái bao gồm các

hoạt động như kiểm soát xói mòn, tái trồng rừng, sử dụng các loài bản địa, loại bỏ các loài ngoại

lai và cỏ dại, tái phủ xanh khu vực bị tác động, trồng các loài bản địa, cũng như cải thiện môi

trường sống và phạm vi đối với các loài chính. "Phục hồi sinh thái" là thuật ngữ chỉ việc ứng

dụng trên thực tiễn chuyên ngành “Sinh thái học phục hồi” (Restoration Ecology).

Phục hồi rừng cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong cải thiện sinh kế và sức khỏe con người.

Những lợi ích này bao gồm nâng cao năng lực thích ứng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực

và cải thiện sinh kế của người dân phụ thuộc vào HST rừng, trao quyền cho cộng đồng

(ITTO/IUCN, 2009).

Các hình thức phục hồi HST rừng bao gồm: (i) cải tạo (Reclamation); (ii) phục hồi chức năng

(Rehabilitation); và (iii) phục hồi (Restoration) (Nellemann và Corcoran, 2010; Lamb và

Gilmour, 2003).

Cải tạo nhằm mục đích phục hồi năng suất (nhưng ít tính ĐDSH ban đầu) tại một vùng bị suy

thoái. Theo thời gian, chức năng bảo vệ và nhiều dịch vụ HST ban đầu có thể được tái lập. Cải

tạo thường được thực hiện bằng các loài ngoại lai, nhưng cũng có thể bằng các loài bản địa

(Nellemann và Corcoran, 2010).

Phục hồi chức năng có mục đích tái lập lại chức năng, nhưng không nhất thiết tất cả các loài

động thực vật được cho là từng đã có mặt tại vùng đó (vì lý do kinh tế hoặc điều kiện sinh thái,

môi trường sống mới cũng có thể bao gồm các loài ban đầu không có mặt trong vùng). Theo thời

gian, chức năng bảo vệ và nhiều dịch vụ HST ban đầu có thể được tái lập (Nellemann và

Corcoran, 2010).

Phục hồi (toàn phần) là tái lập lại thành phần, cấu trúc, năng suất và ĐDSH các loài đặc trưng

cho khu vực đã bị suy thoái, tổn thương hoặc bị phá hủy. Theo thời gian, các quá trình và chức

năng sinh thái của môi trường sống dần được khôi phục gần như môi trường sống ban đầu

(Mudappa và Raman, 2010).

Tuy nhiên, trong thực tiễn, khái niệm trồng rừng mới (Afforestation) và tái trồng rừng

(Reforestation) hay được sử dụng. Trong đó, trồng rừng mới được hiểu như là trồng tạo rừng trên

các vùng đất trước đây chưa từng có rừng, hay trồng cây rừng trên những vùng đất không có

rừng, trong khi đó, tái trồng rừng là trồng rừng trên vùng đất mà trước đó đã từng có rừng, nhưng

đã được chuyển đổi sang một số dạng sử dụng đất khác (ITTO, 2002), hay nói cách khác, trồng

cây rừng và các cây dưới tán rừng tại địa điểm vừa bị phá hủy lớp che phủ của rừng tự nhiên.

Hai khái niệm này thường nằm trong hình thức phục hồi chức năng HST đã được trình bày ở

trên.

Page 4: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

66

Bảng 3.1. Sự khác nhau giữa rừng nguyên sinh bị suy thoái và rừng thứ sinh

Rừng nguyên sinh bị suy thoái Rừng thứ sinh Đất rừng bị thoái

hóa

Mức độ tác

động

Cường độ từ nhẹ đến trung bình

bởi tác động có nguồn gốc tự

nhiên

Cường độ mạnh,

do chặt trắng tới

90% độ che phủ

rừng ban đầu

Cường độ hủy diệt

liên tục loại bỏ hoàn

toàn cây rừng, mất

lớp đất màu và làm

cho vi khí hậu bị

thay đổi

Nguyên nhân

thông thường

(do con

người hoặc

tự nhiên)

+ Khai thác gỗ quá mức

+ Khai thác quá mức lâm sản

ngoài gỗ

+ Tác động hủy diện của tự nhiên

như cháy rừng, bão

+ Chăn thả quá mức

+ Chặt trắng, đốt

và sau đó để hoang

hóa

+ Tác động thảm

họa quy mô lớn

của tự nhiên: cháy,

lũ lụt, bão, trượt lở

đất

+ Sử dụng đất quá

mức, cháy liên tục,

chăn thả hoặc quản

lý sinh thái kém trên

thổ nhưỡng nhạy

cảm

+ Xói mòn đất

Quá trình

phát triển

thảm thực

vật

+ Thay đổi tương đối nhỏ trong

động lực sinh trưởng và tái tạo,

ngoại trừ những nơi chăn thả quá

mức ngăn cản tái sinh tự nhiên

+ Những cây thường bị tổn

thương (tán, vỏ) hoặc có thể mất

khả năng tái sinh

+ Phục hồi chủ yếu thông qua tái

sinh theo chu trình tự sinh

+ Thay đổi thành phần loài do

khai thác gỗ quá mức

+ Thay đổi diễn thế bị hạn chế tới

những vùng bị tác động mạnh mẽ

hơn

+ Các chuỗi diễn

thế xảy ra sau khi

bị tác động. Cấu

trúc, thành phần

các loài thực vật

thay đổi từ với loài

chiếm ưu thế trong

diễn thế sớm cho

đến muộn

+ Bắt đầu quá trình

sinh trưởng mạnh

mẽ, với tốc độ

đồng hóa cacbon

và tổng hợp sinh

khối cao

+ Phát triển diễn thế

rất chậm chạp sau

khi chấm dứt tác

động

+ Quá trình này dẫn

đến thay đổi từ thảm

rừng thành đất đồng

cỏ hoặc cây bụi,

hoặc, trong một số

trường hợp cực

đoan, thành đất

trống

Đặc điểm + Cấu trúc của rừng không bị tổn

thương đáng kể

+ Đối với rừng bị chăn thả quá

mức, thảm thực vật dưới tán rừng

nghèo nàn và thiếu vắng các cây

con của tầng trên

+ Tái sinh các loài cây ưa sáng

sau khi bị tác động thường giống

như những loài cây ban đầu

Rừng tái sinh khác

với rừng nguyên

sinh về thành phần

loài. Các loài đều

là loài ưa sáng

mạnh

Thảm thực vật rừng

không có, một vài

cụm cây tiên phong

hoặc cây bụi có thể

xuất hiện

Nguồn: ITTO, 2002.

Page 5: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

67

Nguồn: Lamb và nnk., 2005.

Hình 3.1. Các cách phục hồi hệ sinh thái và mối liên hệ với lợi ích kinh tế/phát triển

kinh tế-xã hội (chú thích xem trong bài)

Hình 3.1 chỉ ra các cách khác nhau nhằm phục hồi HST và nâng cao giá trị kinh tế. Nói chung,

rất khó để xây dựng phương pháp phục hồi tại một nơi nào đó, vừa tối ưu hóa lợi ích kinh tế và

nâng cao sinh kế, lại vừa cải thiện giá trị ĐDSH (như ở phần phía trên bên phải). Trồng rừng

chuyên canh truyền thống bằng các loài nhập nội (mũi tên 1) chỉ tạo ra lợi ích tài chính, trong khi

phục hồi với mục đích nâng cao tối đa giá trị ĐDSH (mũi tên 2) thì đem lại lợi ích kinh tế hạn

chế, nhất là trong ngắn hạn. Bảo vệ tái sinh tự nhiên (mũi tên 3) có thể cải thiện cả giá trị ĐDSH

và sinh kế, tuy nhiên, lợi ích kinh tế thu được phụ thuộc vào mật độ của các loài có giá trị kinh tế

hay giá trị xã hội. Những mục đích này cũng có thể thực hiện được bằng cách làm giàu rừng thứ

sinh bởi những loài có giá trị kinh tế (mũi tên 4). Phục hồi HST ở những nơi mà tỷ lệ đói nghèo

cao thì phải quan tâm đồng thời đến cả 2 mục đích. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ưu tiên

trước tiên trong công tác trồng rừng là đảm bảo lợi ích kinh tế (mũi tên 5), sau đó dần dần

chuyển qua mục đích nâng cao giá trị ĐDSH (chuyển đến mũi tên 6 và sau đó là mũi tên 7 bằng

cách trồng nhiều loài cây, đặc biệt là các loài bản địa).

Tùy thuộc vào tình trạng suy thoái của HST rừng, một loạt các phương pháp quản lý ít nhất có

thể phục hồi một phần mức độ giá trị ĐDSH và của các dịch vụ HST trong khoảng thời gian phù

hợp (năm) và đầu tư tài chính (vốn, cơ sở hạ tầng, và lao động). Kết quả của các phương pháp

phục hồi cụ thể là: (i) phục hồi độ phì của đất nông nghiệp, lâm nghiệp; (ii) sản xuất gỗ và lâm

sản ngoài gỗ; và (iii) phục hồi ĐDSH và các dịch vụ HST (Nellemann và Corcoran, 2010).

Page 6: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

68

Nguồn: Nellemann và Corcoran, 2010.

Hình 3.2. Các mức thang của sự phục hồi hệ sinh thái

Bảng 3.2. Một số thuật ngữ phục hồi rừng

Thuật ngữ rừng trồng theo Poulsen và nnk. (2002) Thuật ngữ do Lamb và Gilmour

(2003) đề xuất

Trồng rừng công nghiệp (Industrial plantations) Cải tạo (Reclamation)

Trồng rừng trang trại/rừng vườn nhà (Home and farm

plantations)

Cải tạo (Reclamation)/Phục hồi chức

năng (Rehabilitation)

Rừng thứ sinh được quản lý kết hợp hoặc không kết

hợp với trồng xen (Managed secondary forests with or

without planting)

Phục hồi chức năng (Rehabilitation)

Tái sinh rừng tự nhiên có định hướng hoặc kết hợp

trồng xen cho mục đích phục hồi rừng (Planting or

assisted natural regeneration for forest restoration

purposes)

Phục hồi (Restoration)

Bảo tồn rừng tự nhiên bị suy thoái hoặc rừng thứ sinh

(Protection of degraded natural forest or secondary

forest)

Phục hồi (Restoration)

Nguồn: De Jong và nnk., 2006.

Page 7: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

69

3.2. Những mục đích chính cho công tác phục hồi hệ sinh thái

Căn cứ vào mục đích thực hiện, phục hồi HSTcó thể chia thành các nhóm sau: (i) bảo tồn

ĐDSH; (ii) đảm bảo nguồn nước cấp; (iii) đảm bảo an ninh lương thực; (iv) đảm bảo sức khỏe và

quản lý nước thải; (v) giảm nhẹ BĐKH; (vi) ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai; và (vii) lợi ích

kinh tế của phục hồi HST chính là thông qua kinh tế xanh (Nellemann và Corcoran, 2010).

3.2.1. Phục hồi hệ sinh thái nhằm bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn ĐDSH có vai trò đặc biệt quan trong duy trì các dịch vụ HST mà con người phụ thuộc vì

sự phát triển của chính mình (Millennium Ecosystem Assessment, 2005). Nhiều nghiên cứu chỉ

ra rằng, mất môi trường sống là nguyên nhân trực tiếp làm mất mát các loài, vì vậy cơ chế để trả

lại giá trị đa dạng loài là phục hồi HST hoặc môi trường sống (SER Science and Policy Working

Group, 2010). Hơn nữa, phục hồi không nhất thiết phải đạt tới giá trị nguyên sơ của ĐDSH và

dịch vụ HST như trong các HST nguyên sinh (Benayas và nnk., 2009) và cũng có rất nhiều ví dụ

thuyết phục về các chương trình phục hồi sinh thái đã trả lại ĐDSH, bao gồm sự phục hồi của

các loài và các HST bị đe dọa (Lindenmayer và nnk., 2010).

3.2.2. Phục hồi hệ sinh thái nhằm đảm bảo nguồn nước

Rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước thế giới. Hiện nay, 75% nguồn nước

ngọt có thể sử dụng được trên thế giới đều từ các lưu vực có rừng bao phủ (Fischlin và nnk.,

2007). Rừng cũng rất quan trọng để điều tiết dòng chảy và ngăn chặn lũ quét trong những trận

mưa lớn ở vùng núi (UNEP, 2004; Nellemann và Corcoran, 2010). Điều này là rất quan trọng

đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, như lưu giữ nước trong các vùng đất ngập nước

và khu rừng xung quanh những vùng hay bị hạn hán hoặc lũ lụt (Bruijnzeel, 2004; UNEP, 2009;

ICIMOD, 2009). Rừng cũng có một chức năng quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua

tác động đến thời tiết và lượng mưa, cũng như trong việc lưu trữ nước mưa và lọc nước (UNEP-

WCMC, 2004).

3.2.3. Phục hồi hệ sinh thái nhằm đảm bảo sức khỏe và quản lý nước thải

Hơn một nửa nước ô nhiễm hữu cơ và lượng nước thải ban đầu diễn ra bên ngoài các thành phố,

phần lớn là kết quả của việc mất các vùng đất ngập nước, tăng xói mòn và nước chảy bề mặt khi

mất các thảm thực vật tự nhiên dọc theo cánh đồng, các dòng suối, làng mạc và vùng đất dốc, do

hoạt động như phá rừng, chăn thả quá mức và thâm canh hoặc sản xuất nông nghiệp không bền

vững. Phục hồi các vùng đất ngập nước sẽ giúp lọc một số loại nước thải và đây có thể là một

giải pháp rất hữu hiệu đối với những thách thức quản lý nước thải (Ko và nnk., 2004). Vùng đất

ngập nước có rừng bao phủ xử lý nước thải có một tỷ lệ lợi ích-chi phí cao hơn 6-22 lần so với

lọc cát truyền thống (Ko và nnk., 2004).

3.2.4. Phục hồi hệ sinh thái để đảm bảo an ninh lương thực

Theo dự báo, sự giảm sút liên tục các dịch vụ HST ở mức độ như hiện nay do suy thoái đất đai,

giảm lượng nước tưới cho nông nghiệp, cạn kiệt chất dinh dưỡng, thụ phấn giảm sút và kiểm

soát dịch hại tự nhiên thấp có thể gây đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất lương thực thế giới và

làm suy giảm sản xuất lên đến 25% vào năm 2050 (UNEP, 2009). Chỉ riêng việc giảm khả năng

thụ phấn cho cây trồng, ước tính làm giảm khoảng 9,5% giá trị sản lượng nông nghiệp toàn cầu

được sử dụng cho tiêu dùng trong năm 2005 (Brown và Paxton, 2009; Gallai và nnk., 2009.).

Page 8: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

70

Phục hồi các HST và đảo ngược tình trạng suy thoái đất có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt đối

với những khu vực nghèo đói phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên để có năng suất, an ninh

lương thực và y tế (Lal, 2009; UNEP, 2009).

3.2.5. Phục hồi hệ sinh thái để giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Tất cả các vật chất sống (sinh khối) – từ cỏ, cây gỗ, sinh vật thủy sinh và cả vật chất không sống

- đều lưu trữ cacbon. Những bể chứa sinh khối cacbon đó thường được gọi là "cacbon màu xanh

lá cây". Theo dự tính, thảm thực vật trên cạn và đất trên thế giới lưu giữ 2.261 tỷ tấn cacbon

(Gigatonnes) (IPCC, 2007). Khoảng một nửa trữ lượng cacbon trên đất liền thuộc về rừng. Các

đại dương và thảm thực vật ven biển cũng lưu trữ một lượng lớn cacbon (thường được gọi là

"cacbon màu xanh da trời"), ước tính vào khoảng 38.334 tỷ tấn cacbon (IPCC, 2007).

3.2.6. Phục hồi hệ sinh thái để phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai

Các HST đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế, giảm nhẹ và phòng tránh hiểm họa

do biến đổi khí hậu và thiên tai chính trên toàn thế giới. Do vậy, nếu các hệ sinh thái bị phá hủy

hoặc bị suy thoái thì nguy cơ hiểm họa sẽ tăng lên: mỗi năm, 270 triệu người trên thế giới, 85%

trong số họ sống ở châu Á, phải đối mặt với thiên tai và khoảng 124.000 người chết do nguyên

nhân trực tiếp hoặc gián tiếp.

3.2.7. Lợi ích kinh tế của phục hồi hệ sinh thái chính là thông qua kinh tế xanh

Kết quả đánh giá của 89 dự án phục hồi HST lớn trên toàn thế giới đã rút ra kết luận rằng, phục

hồi sinh thái làm tăng giá trị ĐDSH và dịch vụ HST tương ứng là 44% và 25% (Benayas và nnk.,

2009). Sự gia tăng trong các dịch vụ HST và ĐDSH có mối liên quan chặt chẽ. Trong một cuộc

khảo sát của các nhà quản lý ở Mỹ trong tổng số 317 dự án phục hồi các dòng sông có gần hai

phần ba tin tưởng rằng, các dự án đã hoàn toàn thành công. Đồng thời, một loạt các điều tra cho

thấy, mức độ sẵn sàng chi trả và hỗ trợ rất cao cho công tác phục hồi, tăng lên đến 78% số người

được phỏng vấn. Qua đó cho thấy nhận thức cao và rủi ro thấp cho các khoản đầu tư theo thông

tin phản hồi của công chúng (Sodhi và nnk., 2010).

4.3. Một số nguyên tắc và đặc điểm phục hồi hệ sinh thái rừng

Sự phục hồi, quản lý và tái sinh rừng bị suy thoái và rừng thứ sinh là những thách thức quan

trọng trong ngành lâm nghiệp nhiệt đới. Với hầu hết các khu rừng nguyên sinh đã biến mất ở

nhiều nước nhiệt đới, rừng bị suy thoái và rừng thứ sinh đã trở thành một phần quan trọng của

nhiều cảnh quan nông thôn và tầm quan trọng của chúng trong việc cung cấp hàng hóa và dịch

vụ đang phát triển nhanh chóng. Các bên liên quan, vì thế, đang cố gắng chấp nhận được một sự

cân bằng giữa các tiêu chí cơ bản của PTBV: (i) sản sinh ra hàng hóa và dịch vụ bền vững về

mặt sinh thái và kinh tế; (ii) sự hài lòng của xã hội và sự thịnh vượng của con người, đặc biệt là

đối với những người sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng; và (iii) đảm bảo chất lượng môi

trường cao nhất ở tất cả các cấp: địa phương, quốc gia và toàn cầu.

Với mục đích thúc đẩy nhanh hơn nữa việc phục hồi các khu rừng nhiệt đới bị suy thoái, Tổ chức

Rừng Nhiệt đới Quốc tế (International Tropical Timber Organization) đã đưa ra Cẩm nang về

Tái tạo, quản lý và phục hồi chức năng rừng nhiệt đới bị suy thoái và rừng thứ sinh (ITTO, 2002)

để hỗ trợ các nước nhiệt đới. Tài liệu này đã đúc kết công tác phục hồi rừng nhiệt trên thế giới và

Page 9: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

71

đưa ra 49 nguyên tắc quản lý và phục hồi kèm theo những khuyến cáo thực hiện. Những nguyên

tắc này được chia thành 8 nhóm liên quan đến những lĩnh vực cũng như mục đích sau: (i) đạt

được cam kết quản lý và phục hồi cảnh quan rừng bị suy thoái và rừng thứ sinh; (ii) xây dựng và

thực hiện chính sách hỗ trợ và các khuôn khổ pháp lý phù hợp; (iii) trao quyền cho người dân địa

phương và đảm bảo chia sẻ công bằng chi phí và lợi ích; (iv) sử dụng phương pháp tiếp cận tích

hợp để lập kế hoạch, đánh giá và quản lý tài nguyên; (v) thực hiện cách tiếp cận thích ứng và

toàn diện để quản lý rừng, nhấn mạnh các giá trị môi trường và xã hội; (vi) thúc đẩy hiệu quả

kinh tế và khả năng tài chính; (vii) bảo đảm sự tham gia giám sát và đánh giá như là một cơ sở

cho việc quản lý thích ứng; và (viii) sử dụng kiến thức lâm sinh và sinh thái phù hợp và áp dụng

thực tiễn quản lý hiệu quả (ITTO, 2002).

Đúc kết những kinh nghiệm trong bảo tồn và phục hồi các HST, Cơ quan Quản lý các Vườn

quốc gia Canađa (Parks Canada Agency, 2011) đã đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn phục

hồi sinh thái một cách chi tiết, nhằm giúp các vườn quốc gia và các khu bảo tồn duy trì được tính

toàn vẹn sinh thái, trong khi vẫn đảm bảo những dịch vụ của chúng. Những nguyên tắc và hướng

dẫn này tập trung vào việc phục hồi các di sản thiên nhiên, bao gồm cả ĐDSH và chức năng

HST. Những nguyên tắc và hướng dẫn phục hồi sinh thái bao gồm: (i) cải thiện nội dung chiến

lược quản lý khu vực tự nhiên, như loại bỏ các động thái và nhiễu loạn tự nhiên, kiểm soát các

loài sinh vật xâm lấn có hại, quản lý quần thể siêu phong phú; (ii) cải thiện những tác động tương

hỗ hữu sinh, như tái tạo lại các quần xã bản địa hoặc môi trường sống, tái nhập các loài cho mục

đích phục hồi chức năng; (iii) cải thiện những hạn chế về điều kiện vô sinh, như địa hình, thủy

văn, chất lượng đất và nước; và (iv) cải thiện cảnh quan đất liền và cảnh quan biển.

4.3. Thực tiễn phục hồi hệ sinh thái gắn với phát triển kinh tế-xã hội

Việc bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên nói chung, ĐDSH và các HST nói riêng đã là

những nội dung và nguyên tắc được thông qua trong Chương trình Nghị sự 21 từ năm 1992 tại

Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về Môi trường và phát triển tại Rio de Jainero (UN,

1992), được khẳng định trong Chương trình Hành động Phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng

đỉnh của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững tại Jonhannesburg năm 2002 (UN, 2002) và mới

đây lại được thể hiện trong Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc Rio+20 vào

tháng 6/2012 tại Rio de Jainero “Tương lai chúng ta mong muốn” (UN, 2012) về phát triển nền

kinh tế xanh gắn với bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và các HST và trong báo

cáo tổng kết gần đây nhất của UNEP (2012) “Viễn cảnh môi trường toàn cầu 5 (Geo 5) - Môi

trường cho tương lai chúng ta mong muốn”.

Vì vậy, phục hồi HST bị suy thoái là cách thức hữu hiệu để phục hồi những dịch vụ của chúng

bằng những cách tiếp cận khác nhau, trong đó, cách tiếp cận dựa trên HST cho quản lý là một

trong những cách thức thực hiện hữu hiệu nhất (UNEP, 2012). Những nghiên cứu toàn cầu về

phục hồi và bảo tồn dịch vụ HST chỉ ra rằng, bảo tồn và phục hồi là hình thức đầu tư chi phí

thấp, lợi nhuận cao để duy trì dịch vụ HST. Nghiên cứu đánh giá hàng ngàn dự án phục hồi HST

trên thế giới, từ vùng sa mạc, rừng mưa nhiệt đới đến HST thủy vực và ven biển của UNEP

(Nellemann và Corcora, 2010) chỉ ra rằng, công tác phục hồi HST không những có thể thực hiện

được, mà còn được chứng tỏ là hình thức đầu tư có lợi nhuận cao trên khía cạnh tiền tiết kiệm xã

hội, thực hiện mục đích to lớn để xóa bỏ đói nghèo và đạt được sự bền vững. Cũng cần nhấn

Page 10: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

72

mạnh lại rằng, lợi ích mà con người thu được từ những dịch vụ HST trên toàn cầu ước tính

khoảng 72 nghìn tỷ USD, tương đương với GDP của thế giới trong một năm (Nellemann và

Corcora, 2010). Vì vậy, đầu tư cho công tác phục hồi HST chính là để đảm bảo cuộc sống bền

vững cho các thế hệ mai sau của chúng ta.

Từ những nghiên cứu của mình, Nellemann và Corcora (2010) đã đưa ra 11 khuyến nghị để phục

hồi có hiệu quả hệ sinh thái như sau: (i) ưu tiên bảo tồn các điểm nóng ĐDSH và dịch vụ HST,

ngay cả khi một phần đã bị suy thoái, nhằm khẩn trương ngăn chặn để không suy thoái hơn nữa

và triển khai kế hoạch khôi phục; (ii) đảm bảo rằng đầu tư vào phục hồi phải được kết hợp với

quản lý HST lâu dài trong cả vùng được phục hồi và khu vực xung quanh, để đảm bảo quá trình

phục hồi dần dần; (iii) dự án cơ sở hạ tầng gây thiệt hại cho một HST phải chi trả kinh phí để

phục hồi lại HST đó đạt mức tương tự như ở những nơi khác trong một quốc gia; (iv) áp dụng

phương pháp tiếp cận đa ngành cùng các bên liên quan để thực hiện việc đầu tư cho phục hồi

HST đảm bảo thành công; (v) đảm bảo rằng các dự án phục hồi HST đã tính đến điều kiện thế

giới đang thay đổi (như BĐKH, áp lực sử dụng đất đai, toàn cầu hóa…); (vi) công tác phục hồi

cần được thực hiện theo các cấp độ, từ việc tăng cường phục hồi ở những điểm nóng, sau đó đến

khu vực với quy mô lớn hơn, cường độ cao hơn nhằm khắc phục những biến đổi về suy thoái đất

đai; (vii) phải đảm bảo rằng việc phục hồi HST được thực hiện bằng những kiến thức khoa học

và kinh nghiệm thực tiễn được cập nhật đầy đủ; (viii) áp dụng phục hồi HST như một lựa chọn

chính sách tích cực để giải quyết đồng bộ những thách thức về sức khỏe, cung cấp nước, quản lý

chất lượng nước và nước thải, bằng cách cải thiện lưu vực sông và vùng đất ngập nước; (ix) áp

dụng phục hồi HST như một lựa chọn chính sách tích cực để phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

do lũ lụt, sóng thần, bão hoặc hạn hán; (x) tăng cường sử dụng việc phục hồi HST như là một

biện pháp cho việc thu giữ cacbon, thích ứng và giảm nhẹ BĐKH; (xi) cải thiện tình hình an ninh

lương thực thông qua việc phục hồi HST.

5. THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG Ở VIỆT NAM

5.1. Phục hồi hệ sinh thái rừng trong hệ thống luật pháp và chiến lược

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để định hướng cho công tác bảo

vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH, trong đó bao gồm công tác phục hồi HST rừng, gắn với phát triển

kinh tế-xã hội và nhiều các văn bản luật, văn bản dưới luật để triển khai thực hiện trên thực tế.

Phục hồi HST và phát triển rừng đã được thể hiện trong các văn bản luật như Luật Bảo vệ môi

trường (ban hành năm 1993, sửa đổi 2005), Luật Đa dạng sinh học (2009), Luật Bảo vệ và phát

triển rừng (ban hành năm 1991, sửa đổi năm 2005), đồng thời được đề cập trong các chiến lược

phát triển như Định hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (2004), Chiến lược Phát

triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (2012), Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh

(2012), trong chiến lược phát triển ngành như Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 (2012), Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn

2006-2020 (2007). Những văn bản pháp lý này là cơ sở quan trọng trong việc chỉ đạo và triển

khai thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH và phục hồi HST.

Page 11: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

73

5.2. Những chương trình trồng rừng, phục hồi và phát triển rừng

5.2.1. Hoạt động trồng rừng thời kỳ kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Chính phủ đã có một số chính sách liên

quan đến quản lý, sử dụng rừng và có những khuyến cáo trồng rừng ở những nơi không phù hợp

cho sản xuất nông nghiệp, nhưng số liệu trồng rừng không được ghi nhận (Bộ NN&PTNT,

2006). Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955-1975), đáng kể nhất là phong trào “Tết trồng

cây” bắt đầu từ mùa xuân năm 1960, và từ đó hoạt động trồng rừng bắt đầu được triển khai thực

hiện. Tổng diện tích trồng rừng ở các tỉnh phía Bắc trong giai đoạn này là 219.000 ha, nhưng

nhìn chung trong thời kỳ này, mục tiêu trồng rừng không rõ ràng, kỹ thuật còn yếu kém, tỷ lệ

thành rừng thấp, chất lượng rừng kém (Bộ NN&PTNT, 2006).

5.2.2. Hoạt động trồng rừng thời kỳ đầu sau hòa bình (1976-1985)

Mười năm đầu sau khi đất nước thống nhất, cả nước đã trồng được 1.054.281 ha rừng, với diện

tích rừng trồng hàng năm ngày càng lớn, có năm đạt 160.000 ha (Bộ NN&PTNT, 2006). Việc

trồng rừng tuy có quy hoạch và có mục tiêu tương đối rõ ràng, song chủ yếu là để phủ xanh đất

trống đồi núi trọc, kỹ thuật trồng rừng chưa được cải thiện nhiều. Các chính sách còn mang nặng

tính bao cấp, vốn chủ yếu do Nhà nước cấp, đơn giá đầu tư thấp, không gắn được trách nhiệm

người trồng rừng với kết quả trồng rừng.

5.2.3. Hoạt động trồng rừng thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay)

Với những lý do khác nhau mà công tác trồng rừng ở Việt Nam chỉ mới được chú trọng từ thời

kỳ đổi mới (năm 1986) và những thành tựu đạt được qua các giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 1986-1990: Trong giai đoạn này, nước ta đã bước đầu có những đổi mới về đường

lối kinh tế có tác động đến trồng rừng, nên nhận thức của người trồng rừng đã có nhiều thay đổi,

đã xác định rõ hơn mục tiêu trồng rừng công nghiệp, về đầu tư và thâm canh, song những chuyển

biến đó tác động đến thực tế sản xuất chưa nhiều.

Phương thức trồng rừng thâm canh đã được thực hiện thông qua Chương trình hợp tác Việt Nam

- Thuỵ Điển ở vùng trung tâm Bắc Bộ và một số nơi trồng gỗ trụ mỏ, gỗ nguyên liệu giấy và các

loài cây mọc nhanh có năng suất cao được chú ý gây trồng. Diện tích rừng đã trồng trong giai

đoạn này là 629.118 ha, với hơn 2 tỷ cây phân tán (Bộ NN&PTNT, 2006).

+ Giai đoạn 1991-1997: Tiến trình đổi mới mạnh mẽ và mở rộng quan hệ quốc tế, cũng như sự

thúc ép về nhu cầu lâm sản, bảo vệ môi trường, chống thiên tai lũ lụt đã buộc mọi người phải

quan tâm đến trồng rừng và phục hồi rừng. Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ, cũng như những

quan điểm mới về trồng rừng đã được du nhập vào nước ta. Đặc biệt từ 1993, Nhà nước có

Chương trình 327 đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Trong 4 năm thực hiện Chương trình 327 (1993-1997), Nhà nước đã đầu tư 2.287 tỷ đồng, riêng

năm 1998 là 320 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng trong giai đoạn này đạt 1.242.000 ha.

+ Giai đoạn 1998 - đến nay (2010): Giai đoạn 1998-2010 là thời gian hoạt động trồng rừng

mạnh nhất và có hiệu quả nhất. Diện tích rừng của Việt Nam đã tăng lên liên tục nhờ trồng rừng

và những nỗ lực phục hồi rừng tự nhiên, bình quân mỗi năm tăng khoảng 282.600 ha, trong đó

rừng tự nhiên tăng 148.900 ha/năm, rừng trồng tăng 133.700 ha/năm (Bộ NN&PTNT, 2010).

Page 12: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

74

Bảng 5.2. Tổng hợp một số chương trình trồng rừng lớn trong giai đoạn 1975-2010

TT Tên chương

trình Mục đích

Địa bàn

triển khai Kết quả chính

1 327 (1993-

1997)

Phủ xanh đất trống đồi

núi trọc

Toàn quốc Trồng mới 543.000 ha;

khoanh nuôi tái sinh 409.000

ha

2 661/5 triệu ha

rừng (1998-

2010)

Trồng 2 triệu ha rừng

phòng hộ, rừng đặc

dụng (khoanh nuôi, tái

sinh và trồng mới); 3

triệu ha rừng sản xuất,

đưa độ che phủ 43%

năm 2010

Toàn quốc + Trồng mới 2,44 triệu ha

(0,898 triệu ha rừng phòng hộ

và đặc dụng và 1,553 triệu ha

rừng sản xuất)

+ Khoanh nuôi tái sinh thành

rừng 0,9 triệu ha

+ Độ che phủ của rừng: 39,5%

(2010)

3 Dự án PAM

(1977-2000)

Trồng 460.000 ha rừng

thông qua hỗ trợ lương

thực

140 huyện

trong 23

tỉnh

Tổng cộng: trồng 448.660 ha

rừng, trong đó 127.000 ha

rừng (1977-1981), 270.660 ha

(1986-1997) và 51.000 ha

(1997-2000)

4 Dự án KFW

của Đức

(1996-2007)

Trồng rừng và phục hồi

rừng

11 tỉnh 95.700 ha (kế hoạch)

Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2006, 2010; Chính phủ, 2011.

Đánh giá chung, từ trước đến năm 1995, diện tích rừng trồng không bù đắp được diện tích rừng

mất đi, nên diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam bị suy giảm một cách nhanh chóng, từ 14,3

triệu ha năm 1945 (độ che phủ 43%), đến 1995 chỉ còn 8,25 triệu ha rừng tự nhiên và 1,05 triệu

ha rừng trồng (độ che phủ 28%) và chất lượng rừng còn lại giảm sút, ĐDSH bị suy thoái, nhiều

loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và năng lực phòng hộ của rừng cũng bị hạn chế, trong

khi thiên tai bão lụt ngày càng nghiêm trọng. Từ sau năm 1995 đến nay, nhờ nhiều các chương

trình trồng rừng, đặc biệt là Chương trình 661/5 triệu ha rừng nên cho đến nay, độ che phủ của

rừng đạt 39,5%.

Chỉ tính riêng trong khuôn khổ Chương trình 661/5 triệu ha rừng trong giai đoạn 1998-2010,

2,45 triệu ha rừng được trồng mới (trong đó 0,898 triệu ha rừng phòng hộ và đặc dụng và 1,553

triệu ha rừng sản xuất) và 0,9 triệu ha được khoanh nuôi tái rừng thành rừng (Chính phủ, 2011).

Các loài cây chính được trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bao gồm các loài cây bản địa

như Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, Thông Caribê, Muồng đen, Huỷnh, Chò chỉ, Giổi, Lát hoa,

Sao đen, Dầu rái, Vên vên…, còn cây phụ trợ chủ yếu là Keo các loại; trồng rừng phòng hộ ven

biển bao gồm Phi lao, Keo lưỡi liềm, Keo chịu hạn; trồng rừng ngập mặn bao gồm Tràm, Đước,

Bần chua, Vẹt, Dù, Sú; các loài được trồng trong rừng sản xuất chủ yếu là Keo và Bạch đàn. Đối

với rừng phòng hộ, cơ cấu loài cây bao gồm 40% cây phòng hộ giữ lâu dài và 60% cây phù trợ

mọc nhanh (Chính phủ, 2011). Như vậy, đại bộ phận các chương trình trồng rừng của Việt Nam

Page 13: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

75

là trồng cây đơn loài, có trồng xen một số cây bản địa trong rừng phòng hộ và rừng đặc dụng,

còn trong dùng sản xuất, chủ yếu trồng keo và bạch đàn, phục vụ mục đích kinh tế làm đồ gỗ gia

dụng và nguyên liệu giấy.

Như vậy, nhìn một cách khái quát, các chương trình trồng rừng quy mô lớn ở Việt Nam mới đạt

được mục đích tạo được độ che phủ của cây rừng và mức thang đầu tiên trong phục hồi HST

(xem Hình 3.2) là phục hồi một số chức năng của HST và tạo ra sản phẩm có tính thương mại,

phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

5.3. Khía cạnh kinh tế của hệ sinh thái rừng

Hệ sinh thái rừng ở Việt Nam có giá trị to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Theo

Đánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ (Millennium Ecosystem Assessment, 2005), HST cung cấp

cho loài người 4 dịch vụ: cung cấp, điều tiết, văn hóa và hỗ trợ. Tuy nhiên, trong điều kiện của

Việt Nam, những giá trị của các dịch vụ này chưa được xem xét đầy đủ và chỉ phản ánh một

phần giá trị kinh tế của các HST trong các số liệu thống kê.

Dịch vụ cung cấp bao gồm các sản phẩm con người thu được từ các HST như lương thực, nhiên

liệu, sợi, nước ngọt, nguồn gen (Millennium Ecosystem Assessment, 2005). Những lợi ích cụ thể

này được được ghi nhận trong số liệu thống kê liên quan đến khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ như

mây, tre, nứa. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ngành lâm nghiệp ước tính khoảng 1% GDP

của cả nước, tương đương với khoảng từ 1-1,5 tỷ USD (Bộ NN&PTNT, 2010). Tốc độ tăng

trưởng ngành lâm nghiệp là 0,8%/năm trong giai đoạn 2000-2005 (Bộ NN&PTNT, 2006) và

2,8% giai đoạn 2006-2010 (Bộ NN&PTNT, 2010). Giá trị sản xuất lâm nghiệp bao gồm giá trị

trồng mới, nuôi dưỡng, chăm sóc, tu bổ, khoanh nuôi, cải tạo rừng (gọi tắt là trồng rừng); giá trị

lâm sản khai thác, giá trị cây và hạt giống (gọi tắt là khai thác); giá trị các hoạt động bảo vệ rừng

và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác (gọi tắt là dịch vụ).

Nếu tính cả giá trị của ngành nuôi trồng thủy sản, được HST rừng ngập mặn và đất ngập nước

cung cấp dịch vụ, thì tổng giá trị của 2 ngành này ước tính từ 4-5% GDP của cả nước (Bộ

NN&PTNT, 2006, 2010).

Trong dịch vụ cung cấp của HST rừng, sản phẩm của gỗ và lâm sản ngoài gỗ là có giá trị lớn

nhất. Để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, hàng năm Việt Nam khai

thác từ 2,53 triệu m3 gỗ trong giai đoạn 2000-2005 (Bộ NN&PTNT, 2005) và 3,36 triệu m3 gỗ

giai đoạn 2006-2010 (Bộ NN&PTNT, 2010) trong đó hơn 90% là từ rừng trồng (Bộ NN&PTNT,

2010). Giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến gỗ đã tăng 4,5 lần trong thời kỳ 2000-2005, đạt

tổng giá trị gần 4 tỷ USD (giá thực tế), còn trong 5 năm (2005-2009), kim ngạch xuất khẩu hàng

hóa lâm nghiệp là 11,2 tỷ USD, tương đương 2,24 tỷ USD hàng năm (Bộ NN&PTNT, 2010).

Dịch vụ điều tiết là lợi ích con người thu được từ chức năng điều tiết của HST, bao gồm duy trì

chất lượng không khí, điều tiết khí hậu, kiểm soát lũ lụt, hạn chế xói mòn, trượt lở đất, cũng như

lọc nước. Tuy độ che phủ của rừng đã đạt gần 40%, tương đương thời Pháp, nhưng chất lượng

rừng vẫn là vấn đề lớn, nên dịch vụ điều tiết dường như chưa phát huy tác dụng đầy đủ, nên tình

trạng lũ ống, lũ quét ngày càng tăng, đặc biệt là những vùng đất dốc và có độ che phủ thấp. Gần

đây, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một lộ trình về chính sách chi trả dịch vụ môi trường

rừng, bao gồm những bước nghiên cứu thực tiễn, tổng kết đánh giá, đến việc lồng ghép và xây

Page 14: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

76

dựng chính sách và đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về Chính sách Chi trả dịch vụ

rừng để áp dụng cho toàn quốc từ 01/01/2011. Sơ bộ tính đến hết năm 2010, các nhà máy thủy

điện, công ty cấp nước và công ty du lịch đã phải chi trả hơn 430 tỷ đồng cho người dân địa

phương bảo vệ rừng trên địa bàn 2 tỉnh triển khai thí điểm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012).

Dịch vụ văn hóa là những lợi ích phi vật chất mà con người thu được thông qua sự làm giàu về

tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo và trải nghiệm mỹ thuật. Trong điều kiện của

Việt Nam, rừng là nơi sinh sống, thực hiện, duy trì văn hóa truyền thống của các dân tộc ít

người. Rừng mất đi, ĐDSH bị suy thoái, các loài động thực vật tuyệt chủng, cũng đồng nghĩa với

việc nhiều văn hóa truyền thống có thể bị mai một (ví dụ như trường hợp voi Tây Nguyên cũng

là một thách thức cho duy trì văn hóa các dân tộc Tây Nguyên). Dịch vụ này của HST rừng có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng trong duy trì bản sắc dân tộc Việt Nam trong xu thế hội nhập ngày

càng mạnh mẽ.

Dịch vụ hỗ trợ của HST là những dạng dịch vụ cung cấp những hoạt động cần thiết cho các dịch

vụ khác, như sản xuất ôxy, bồi tụ đất đai, hỗ trợ chu trình dinh dưỡng. Chương trình “Giảm phát

thải do mất rừng và suy thoái rừng và bảo tồn đa dạng sinh học – REDD+” đang được triển khai

thực hiện ở Việt Nam, nhằm nỗ lực xây dựng thị trường cacbon và sự chi trả từ các nước phát

triển, bao gồm: (i) giam phat thai tư mât rưng; (ii) giam phat thai tư suy thoai rưng; (iii) bao tôn

cac bê chưa cacbon rưng; (iv) quan ly rưng bên vưng; và (v) gia tăng lương cacbon trong cac bê

chưa cacbon rưng (Chương trình UN-REDD Việt Nam, 2011). Thực hiện thành công những

chương trình này có thể giúp Việt Nam tiếp cận đến những nguồn lực tài chính lớn trên thế giới,

tương đương hàng trăm tỷ USD trên thị trường mua bán cacbon quy mô toàn cầu hàng năm

(Hamilton và nnk., 2010).

5.4. Một số ví dụ về phục hồi hệ sinh thái rừng ở Việt Nam

5.4.1. Phục hồi hệ sinh thái rừng ở Mã Đà

Trước chiến tranh, vùng Mã Đà thuộc tỉnh Đồng Nai là rừng nhiệt đới rừng rậm rạp, bốn mùa

xanh tươi trên diện tích 114.470 ha, còn vùng đất không có cây cối rộng khoảng 37.000 ha.

Trong thời gian chiến tranh, hơn 1,6 triệu gallon chất diệt cỏ đã trút xuống khu vực này, phá hủy

hơn một nửa diện tích rừng ở Mã Đà và phần rừng còn lại chỉ thuộc loại chất lượng trung bình

hoặc thấp. Vùng đất không có cây cối với cỏ hoang lan tràn đã tăng lên suýt soát 99.000 ha (US-

Vietnam Dialogue Group on Agent Orange/Dioxin, 2012).

Sau chiến tranh, các nhà khoa học và nhân dân địa phương đã nỗ lực rất lớn để phục hồi những

HST rừng giàu có một thời này, đặc biệt là cố gắng đưa những giống cây bản địa trở lại trồng tại

các khu vực thuộc rừng Mã Đà của tỉnh Đồng Nai vốn dĩ bị triệt phá nặng nề. Tuy nhiên, những

nỗ lực đầu tiên tái trồng rừng Mã Đà bằng các loài cây gỗ bản địa có chất lượng cao đều thất bại,

vì cây giống không thể sống sót được trong điều kiện đất đai cằn cỗi và khô hạn, khi điều kiện vi

khí hậu đã thay đổi. Sau nhiều lần thất bại, các nhà khoa học và nhân dân địa phương đã rút ra

bài học bằng cách trồng các loài cây mọc nhanh, chịu được điều kiện khắc nghiệt để tạo bóng

như cây Keo (Acacia) và Bạch đàn (Eucalyptus) (Võ Quý và Lê Thạc Cán, 1994; Võ Quý và

nnk, 2004). Sau vài ba năm, khi Keo đã phát triển tốt, tạo được môi trường vi khí hậu phù hợp,

người dân bắt đầu trồng xen các giống cây bản địa như Dầu (Dipterocapus), Sao (Hopea

odorata) , Quế vào đó. Dần dần, rừng trong khu vực Mã Đà được phục hồi, chim chóc và các

Page 15: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

77

động vật đã trở lại vùng rừng này và điều đó lại hỗ trợ qua quá trình tái sinh rừng tự nhiên. Mặc

dù tốn kém và mất nhiều lao động, việc phục hồi rừng ở Mã Đà đã trở thành một ưu tiên của

chính quyền trung ương và địa phương, nhằm bảo vệ các vùng đầu nguồn của hồ chứa nước

cung cấp nước ngọt cho 10 triệu dân, giảm tác động của công nghiệp hóa ở khu vực Thành phố

Hồ Chí Minh mở rộng và góp phần khôi phục ĐDSH và bảo tồn HST rừng ở vùng hạ lưu sông

Đồng Nai.

5.4.2. Phục hồi rừng bảo vệ môi trường trên vùng khắc nghiệt có nguy cơ sa mạc hóa: Kinh

nghiệm trồng rừng tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận

Ninh Thuân và Bình Thuận là 2 tỉnh thuôc cưc Nam vung duyên hải Nam Trung Bô, với diện

tích tự nhiên là 1.134.000 ha, nằm dọc theo bờ biển có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, mùa khô

kéo dài, nguồn nước khan hiếm. Tỉnh Bình Thuận với diện tích đất cát ven biển trên 100.000 ha,

trải trên gần 200 km bờ biển của tỉnh, trong đó, tại hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình, đất cát

hoang hóa ven biển, đồi cát di động đã chiếm trên 35.000 ha và phân bố trên chiều dài gần 50 km

bờ biển (Tổng cục Lâm nghiệp, 2012). Vào mùa khô hàng năm, thường xảy ra những cơn bão cát

dữ dội, đe dọa chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, đường giao thông trên phạm vi rộng hàng chục

ngàn hecta, tạo nên nạn hoang mạc hóa vùng nội địa bên trong. Chính vì vậy, các dải rừng phòng

hộ ven biển, chủ yếu là rừng phi lao, cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với môi trường của

các tỉnh miền Trung, có tác dụng giảm thiểu những thiệt hại do hiện tượng cát bay, cát nhảy,

sóng, bão đối với sản xuất nông nghiệp, cũng như với các làng chài tại các vùng ven biển. Trong

đất liền, ở Ninh Thuận và Bình Thuận, có rừng Khộp phân bố trên vùng đồi núi thấp và chạy dài

tới vùng đất bằng ven biển rất cằn cỗi, phát triển trên những vùng đất xám bạc màu, đất cát,

nghèo dinh dưỡng, nhiều đá nổi.

Phục hồi rừng Khộp và môi trường là một việc làm rất cần thiết, nhưng rất khó khăn. Cùng với

việc bảo vệ rừng, trong nhiều năm, địa phương đã có nhiều mô hình sản xuất hợp lý trên vùng

khô hạn, góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế nguy cơ hoang mạc hóa, với một số loài cây bản

địa, cây nhập nội phù hợp trồng và có khả năng nhân rộng diện tích rừng phòng hộ trong điều

kiện đất cát ven biển của tỉnh vùng kho hạn là loài cây Phi lao, cây Keo chịu hạn, Xoan chịu hạn

(Cóc hành ), cây Trôm, cùng với một số loài cây bản địa khác.

Cây Trôm (Sterculia foetida) là loại cây bản địa đã từng mọc nhiều trong rừng ở khu vực Ninh

Thuận, Bình Thuận và phía Nam tỉnh Khánh Hòa. Là loại cây có khả năng chịu hạn ở mức độ

trung bình, cây trồng sau 5 năm sẽ cho thu hoạch. Sản phẩm thu hoạch của cây Trôm là nhựa mủ

làm nguyên liệu chế biến nước uống. Cây Cóc hành có tên khoa học là Azadirachta indica A.

Juss là một loài cây thường xanh, vừa có giá trị môi trường vừa có hiệu quả kinh tế về nhiều mặt

và đồng thời là loài cây có giá trị cao trong việc trồng rừng phòng hộ, cải tạo đất, mọc tốt trên

vùng cát có nguy cơ hoang mạc, sa mạc hóa (cho đến nay vẫn chưa có loài cây nào thay thế

được), để ngăn chặn hiểm họa thoái hóa đất ở vùng nóng hạn Tuy Phong – Bình Thuận. Hai loài

cây này có ý nghĩa rất lớn vì phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của địa phương và cũng là loài

cây quan trọng trong việc phục hồi các HST rừng Khộp ở đây (Tổng cục Lâm nghiệp, 2012).

5.4.3. Phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ

Năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thiên

nhiên Thế giới đầu tiên ở Việt Nam. Đó là phần thưởng lớn cho nỗ lực tái sinh lại rừng ngập mặn

Page 16: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

78

Cần Giờ, vốn đã bị phá trắng gần như toàn bộ do chất độc khai quang của Mỹ và nạn phá rừng

sau chiến tranh.

Sau 30 năm, rừng sinh thái ngập mặn Cần Giờ đã bắt đầu hình thành và phát triển theo hướng

bền vững với diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn ha, trong đó có gần 20 nghìn ha rừng

trồng, hơn 11 nghìn ha được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác, trong đó có hơn

20.000 ha được trồng theo chương trình của nhà nước (Lê Xuân Tuấn và nnk., 2008). Quá trình

phục hồi thành công hệ thực vật rừng ngập mặn đã góp phần tạo ra môi trường sống cho các loài

động vật trên cạn, dưới nước phát triển về chủng loài lẫn số lượng. Rừng ngập mặn Cần Giờ với

hệ thống sông rạch chằng chịt, các bãi bồi, ao đầm, rừng – đầm nhận nước từ sông Sài Gòn,

Đồng Nai – giàu chất dinh dưỡng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thủy

sinh vật có nguồn gốc biển, nước lợ theo thủy triều vào rừng sinh sống. Thành phần các loài thủy

sinh vật ở rừng Cần Giờ rất phong phú, có trên 130 loài Tảo; trên 100 loài Động vật không

xương sống; trên 120 loài Cá nước lợ, nước mặn; 9 loài Lưỡng thê; 31 loài Bò sát; trên 150 loài

Chim thuộc 47 họ, 17 bộ (trong đó có 51 loài Chim nước và 79 loài không phải là chim nước)

sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau; Thú có 19 loài, thuộc 13 họ, 7 bộ (Viện Sinh học Nhiệt

đới, 2007).

Hiện nay, Cần Giờ với hơn 30 ngàn ha rừng ngập mặn được trồng mới, nhiều loài cây rừng được

trồng và thu hút được nhiều các loài động vật trở về sinh sống. Đây có thể nói là một điển hình

phục hồi HST rừng ngập mặn ven biển, nhằm nâng cao tính ĐDSH và ứng phó với BĐKH.

6. KẾT LUẬN

Sự phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ trên thế giới đã làm HST rừng bị giảm đi nhanh chóng và

ĐDSH bị suy thoái trầm trọng. Trong xu thế toàn cầu thúc đẩy PTBV và ứng phó với BĐKH,

phục hồi các HST tự nhiên là một yêu cầu cấp bách trên thế giới và nhiều ví dụ trên thế giới đã

chứng minh hiệu quả môi trường và phát triển kinh tế-xã hội của những nỗ lực phục hồi này.

Việc phục hồi HST nói chung và HST rừng nói riêng, một trong những ưu tiên hàng đầu trong

các chính sách phát triển toàn cầu trong các tổ chức lớn trên thế giới, đặc biệt là tổ chức của Liên

Hợp Quốc.

Việt Nam trải qua một thời gian dài chiến tranh và sau đó nỗ lực rất lớn trong xây dựng và phát

triển kinh tế-xã hội và những thành quả phát triển đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tuy

nhiên, mặt trái của nó là môi trường bị ô nhiễm, ĐDSH bị thất thoát và HST rừng bị suy thoái.

Nhận thức được giá trị của rừng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, cũng như

trong việc ứng phó với thiên tai trong thời gian trước kia và ứng phó với BĐKH trong thời gian

ngày nay, nhiều chương trình trồng rừng rộng lớn, liên tục đã được thực hiện và đã góp phần

quan trọng để nâng cao độ che phủ rừng ở Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng rừng còn thấp,

ĐDSH vẫn tiếp tục bị suy thoái và những dịch vụ do HST cung cấp chưa được đầy đủ, đã đặt đất

nước ta trước những thách thức mới.

Tuy nỗ lực trồng rừng là rất lớn, nay độ che phủ của rừng là khá cao, nhưng đó mới là bước đầu

tiên trong việc phục hồi HST rừng và những khu rừng này chỉ đáp ứng được những chức năng cơ

bản của rừng, tạo ra được sản phẩm nâng cao thu nhập cho người dân, chứ chưa đáp ứng đầy đủ

các chức năng dịch vụ của HST rừng theo đúng nghĩa của chúng. Một số điển hình phục hồi

Page 17: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

79

HST như tại Mã Đà, các tỉnh ven biển miền Trung hay tại Cần Giờ cũng là những kinh nghiệm

quý báu cho công việc sắp tới.

Để tiếp tục thúc đẩy tiến trình PTBV, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH và

ứng phó với BĐKH, trong thời gian tới, một mặt cần tiếp tục phủ xanh những vùng đất bị suy

thoái và mặt khác cần khuyến khích những giải pháp phục hồi HST rừng, đặc biệt là trồng rừng

với các loài bản địa, để tăng giá trị ĐDSH và đồng thời đẩy mạnh công tác bảo tồn trong hệ

thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Benayas J.M.R. et al., 2009. Enhancement of Biodiversity and Ecosystem Services by

Ecological Restoration: A Meta-analysis. Science, 325: pp. 121-124.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012. Việt Nam: Một số điển hình phát triển bền vững. Báo cáo tại

Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20): 53 tr.

3. Bộ NN&PTNT, 2005. Hệ thống thông tin giám sát ngành lâm nghiệp (FOMIS).

4. Bộ NN&PTNT, 2006. Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Chương trình Hỗ trợ ngành lâm nghiệp

và đối tác.

5. Bộ NN&PTNT, 2007. Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

6. Bộ NN&PTNT, 2010. Báo cáo tiến độ 2006-2010. Hệ thống thông tin giám sát ngành lâm

nghiệp (FOMIS). Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp. Hà Nội, 12/2010.

7. Bộ NN&PTNT, 2011. Diện tích rừng toàn quốc tính đến 31/12/2010, kèm theo Quyết định

1828/QĐ-BNN-TCLN, ngày 11/8/2011.

8. Brown M.J.F. and R.J. Paxton, 2009. The Conservation of Bees: A Global Perspective.

Apidologie, 40: pp. 410-416.

9. Bruijnzeel L.A., 2004. Hydrological Functions of Tropical Forests: Not Seeing Soil for

Trees? Agriculture Ecosystems and Environment, 104: pp. 185-228.

10. Chính phủ, 2011. Báo cáo tổng kết thực hiện Dự án ”Trồng mới 5 triệu ha rừng” và Kế

hoạch Bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Công văn số 243/BC-CP ngày

26/10/2011. 34 tr.

11. CHXHCN Việt Nam, 2004. Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam

(Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Hà Nội, tháng 8 năm 2004. 137 tr.

12. CHXHCN Việt Nam, 2012. Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam. Báo cáo quốc gia

tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20). 87 tr.

13. Chương trình UN-REDD Việt Nam, 2011. Sẵn sàng thực thi REDD+. Các tờ rơi theo các

chủ đề.

14. De Jong W., Do Dinh Sam and Trieu Van Hung, 2006. Forest Rehabilitation in Vietnam:

Histories, Realities and Future. CIFOR, Bogor, Indonesia: 76 p.

Page 18: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

80

15. FAO, 2010. Global Forest Resources Assessment 2010. Main Report. FAO Forestry Paper

No.163. Food and Agricultural Organisation of the United Nations, Rome: 378 p.

16. Fischlin A. et al., 2007. Ecosystems, Their Properties, Goods and Services. In: Parry M.L.,

O.F. Canziani, J.P. Palutikof, P.J. van der Linden and C.E. Hanson (Eds.). Climate Change

2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of Working Group II to the

Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel of Climate Change (IPCC).

Cambridge University Press, Cambridge, UK: pp. 211-272.

17. Gallai N. et al., 2009. Economic Valuastion of the Vulnerability of World Agriculture

Confronted with Pollinator Decline. Ecological Economics, 68: pp. 810-821.

18. Hamilton K., S. Milo, P.S. Molly and M. Thomas, 2010. Building Bridges: State of the

Voluntary Carbon Markets 2010. A Report by Ecosystem Marketplace & Bloomberg New

Energy Finance. 108 p.

19. ICIMOD, 2009. Local Responses to Too Much and Too Little Water in the Greater

Himalayan Region. International Center for Integrated Mountain Development, Kathmandu,

Nepal.

20. IPCC, 2007. Climate Change 2007: Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II,

and III to the Fourth Assessment. Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change

(IPCC), Geneva, Switzerland.

21. ITTO, 2002. ITTO Guidelines for the Restoration, Management and rehabilitation of

Degraded and Secondary Tropical Forests.

22. ITTO/IUCN, 2009. Guidelines for the Conservation and Sustainable Use of Biodiversity in

Tropical Timber Production Forests. 120 p.

23. Ko J.Y. et al., 2004. A Comparative Evaluation of Money-based and Energy-based Cost-

benefit Analyes of Tertiary Municipal Wastewater Treatment Using Forested Wetlands

Versus Sand Filatration in Louisiana. Ecological Economics, 49: pp. 331-347.

24. Lal R., 2009. Soils and Food Sufficiency: A review. Agronomy and Sustainable

Development, 1: pp. 113-133.

25. Lamb D. and D. Gilmour, 2003. Rehabilitation and Restoration of Degraded Forests. IUCN,

Gland, Switzerland and Cambridge, UK and WWF, Gland, Switzerland. x + 110 p.

26. Lamb D., P.D. Erskine and J.A. Parrotta, 2005. Restoration of Degraded Tropical Forest

Landscape. Science, New Series, Vol.310, No.5754 (Dec. 9, 2005): pp. 1628-1632

(American Association for the Advancement of Science).

27. Lindenmayer D.B., W. Steffen, A.A. Burbidge, L. Hughes, R.L. Kitching, W. Musgrave,

S.M. Stafford and P.A. Werner, 2010. Conservation Strategies in Response to Rapid

Climate Change: Australia as a Case Study. Biological Conservation, Vol.143, Issue 7, July

2010: pp. 1587-1593.

28. Millennium Ecosystem Assessment (MEA), 2005. Ecosystem and Human Wel-being.

Biodiversity Synthesis. 86 p.

Page 19: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

81

29. Mudappa D. and T.R.S. Raman, 2010. Rainforest Restoration: A Guide to Principles and

Practice. Nature Conservation Foundation, Mysore, India: 41 p.

30. Nellemann C. and E. Corcoran (Eds.), 2010. Dead Planet, Living Planet – Biodiversity and

Ecosystem Restoration for Sustainable Development. A Rapid Response Assessment.

United Nations Environment Programme (UNEP): 109 p.

31. Parks Canada Agency, 2011. Principles and Guidelines for Ecological Restoration in

Canada's Protected Natural Areas. 99 p.

32. Pirot J.Y., P.J. Meynell and D. Elder (Eds.), 2000. Ecosystem Management: Lessons from

Around the World. A Guide for Development and Conservation and Conservation

Practionners. IUCN, Grand, Switzerland and Cambrigde, UK: 129 p.

33. Poulsen J. et al., 2002. Typology of Planted Forests. CIFOR Info brief. Http://cifor.

cgiar.org.

34. Vo Quy and Le Thac Can, 1994. Conservation of Forest Resources and the Greater

Biodiversity of Vietnam. Asian Journal of Environmental Management, Vol.2, No.2, Nov

1994: pp. 55-60.

35. Võ Quý, Phan Nguyên Hồng, Phùng Tửu Bôi và Đặng Huy Huỳnh, 2004. Hậu quả lâu dài

của chiến tranh hóa học đối với môi trường, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở Việt

Nam. Trong: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Kỷ yếu hội nghị khoa học

về tài nguyên và môi trường 2003-2004. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: tr. 83-100.

36. Shepherd G., 2004. The Ecosystem Approach: Five Steps to Implementation. IUCN, Grand,

Switzerland and Cambrigde, UK: 30 p.

37. Society of Ecological Restoration, Science and Policy Working Group, 2010. CBD

Information Note for SBSTTA 14, www.ser.org & Tucson: Society for Ecological

Restoration International.

38. Sodhi N.S., T.M. Lee, C.H. Sekercioglu, E.L. Webb, D.M. Prawiradilaga, D.J. Lohman,

N.E. Pierce, A.C. Diesmos, M. Rao and P.R. Ehrlich, 2010. Local People Value

Environmental Services Provided by Forested Parks. Biodiversity and Conservation, 19: pp.

1175-1188.

39. Thomas F., 1999. Histoire du Régime et des Services Forestiers Français en Indochine de

1862 à 1945. Sociologie des Sciences et des Pratiques Scientifiques Coloniales en Forêts

Tropicales. Editions The Gioi, Hanoi: 312 p.

40. Tổng cục Lâm nghiệp, 2012. Chiến lược tài chính lồng ghép chống sa mạc hóa ở 2 tỉnh

Ninh Thuận và Bình Thuận. Hà Nội.

41. Lê Xuân Tuấn, Phan Nguyên Hồng và Trương Quang Học, 2008. Những vấn đề ven biển và

phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam. Trong: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ

ba: tr. 678-692.

42. UN, 1992. Agenda 21. Report of the United Nations Conference on Environment and

Development. Rio de Janeiro, 3-14 June 1992. 351 p.

Page 20: PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI RỪNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10189/1/Võ Thanh Sơn & Phùng... · hồi các hệ sinh thái

82

43. UN, 2002. Plan of Implementation of the World Summit on Sustainable Development.

Johannesburg 26 August – 4 September 2002. 62 p.

44. UN, 2012. The Future We Want. Outcome of the United Nations Conference on Sustainable

Development. Rio de Janeiro, Brazil, 20-22 June 2012. 53 p.

45. UNEP, 2009. The Environmental Food Crisis: Can We Feed the Commonwealth Without a

Green Economy. The Commonwealth Ministers Reference Book 2009.

46. UNEP, 2012. Global Environment Outlook 5 (Geo 5): Environment for the Future We

Want. 525 p.

47. UNEP-WCMC, 2004. The Cloud Forest Agenda Report. Http://www.unep-wcmc.org.

48. US-Vietnam Dialogue Group on Agent Orange/Dioxin, 2012. Declaration and Plan of

Action 2010-2019. Adressing the Legacy of Agent Orange in Vietnam. Second Year Report.

The Aspen Institute. Washington and Hanoi: 28 p.

49. Viện Sinh học Nhiệt đới, 2007. Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ. Trong:

Kỷ yếu Hội nghị khoa học và công nghệ, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ: tr. 657-

659.

Summary

RESTORING AGROECOSYSTEMS ASSOCIATED WITH SOCIO-ECONOMIC

DEVELOPMENT: THE REALITY OF THE WORLD AND VIET NAM

Vo Thanh Son

Centre for Natural Resources and Environmental Studies, VNU, Hanoi

Phung Tuu Boi

Vietnam Association of Scientific and Technical Forestry

Socio-economic development has strongly brought about prosperity to human society, but has

caused the rapid degradation of ecosystems and their services, and given off a large amount of

greenhouse gases, contributing significantly to climate change. In the Global trends, ensuring

sustainable development, coping with climate change and restoring natural ecosystems are an

urgent requirement. And many examples around the world have proven that these efforts have

brought environmental and socio-economic efficiency as biodiversity and ecosystems have been

still providing essential services for human beings, equivalent to the value of the world's GDP in

a year. This report focuses on clarifying the concept and forms of the world's ecosystem

restoration, as well as, the benefits they provide. At the same time, the overview assessment of

forest ecosystem restoration practiced in Vietnam is mentioned. They are the bases for

sustainable development in the future.