76
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN -------------------------------- Phùng ThThu Phương NGHIÊN CU NỒNG ĐỘ β – HYDROXYBUTYRATE MÁU BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Ni - 2015

Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------------

Phùng Thị Thu Phương

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β – HYDROXYBUTYRATE MÁU

Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015

Page 2: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------------

Phùng Thị Thu Phương

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β – HYDROXYBUTYRATE MÁU

Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm

Mã số: 60420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. BS. Bùi Tuấn Anh

Hà Nội - 2015

Page 3: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa sinh học, bộ môn

sinh lý thực vật và hóa sinh trƣờng Đại học khoa học tự nhiên Đại học quốc gia đã

tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.BS. Bùi Tuấn Anh -

Trƣởng khoa Hóa sinh – Bệnh viện Bạch Mai, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn,

tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn

thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Quang Huy- chủ nhiệm khoa

Sinh học- trƣờng đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội đã giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các bác sĩ, điều dƣỡng tại Bệnh

viện Nội tiết Trung ƣơng đã giúp đỡ tôi trong quá trình lựa chọn bệnh nhân và lấy

mẫu máu của các đối tƣợng nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn các Bác sỹ khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai;

toàn thể nhân viên khoa Hóa sinh bệnh viện Bạch Mai – các đồng nghiệp đã giúp đỡ

và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong lựa chọn các đối tƣợng thuộc nhóm chứng,

nghiên cứu, trong quá trình phân tích các số liệu để hoàn thành luận văn này.

Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và những ngƣời bạn đã

luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015

Phùng Thị Thu Phương

Page 4: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi là hoàn toàn

trung thực và đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nào đã công bố. Nếu sai tôi

xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Phùng Thị Thu Phƣơng

Page 5: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTĐ Đái tháo đƣờng

ADA American Diabetes Association

Hiệp hội Đái tháo đƣờng Hoa Kỳ

IDF International Diabetes Federation

Hiệp hội Đái tháo đƣờng quốc tế

BHB Beta-hydroxybutyrat

AcAc Acetoacetat

DKA Diabetic ketoacidosis: toan ceton do đái tháo đƣờng

LADA latent autoimmune diabetes in adults

Đái tháo đƣờng tự miễn dịch tiềm tàng ở ngƣời lớn

MODY Maturity-onset Diabetes Young

Đái tháo đƣờng khởi phát ở ngƣời trẻ tuổi

KT Kháng thể

BN Bệnh nhân

NC Nghiên cứu

BC Biến chứng

MLCT Mức lọc cầu thận (GFR)

TKNV Thần kinh ngoại vi

Page 6: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các giai đoạn của bệnh thận mạn tính ...................................................... 31

Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm chứng ............................................... 34

Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu...................... 34

Bảng 3.3.Phân bố nhóm bệnh nghiên cứu theo nhóm tuổi ....................................... 35

Bảng 3.4. Phân bố nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo biến chứng thận .................... 36

Bảng 3.5. Kết quả một số thông số hóa sinh máu ..................................................... 37

Bảng 3.6. Nồng độ BHB trong máu của nhóm chứng và nhóm BN ĐTĐ typ 1 ...... 42

Bảng 3.7. Tƣơng quan giữa BHB trong máu với một số chỉ số ................................ 47

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa BHB máu với MLCT ................................................ 49

Page 7: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3

1.1. ĐÁI THÁO ĐƢỜNG .................................................................................... 3

1.1.1. Dịch tễ của bệnh đái tháo đƣờng ............................................................ 3

1.1.2. Định nghĩa đái tháo đƣờng ..................................................................... 4

1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đƣờng................................................................ 4

1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ ................................................................ 7

1.1.5. Các biến chứng của bệnh đái tháo đƣờng .................................................. 8

1.2. ĐÁI THÁO ĐƢỜNG CÓ NGUY CƠ NHIỄM TOAN CETON ..................... 9

1.2.1. Đại cƣơng ................................................................................................... 9

1.2.2. Phân loại ................................................................................................... 10

1.2.3. Biến chứng nhiễm toan ceton ở bệnh nhân ĐTĐ ..................................... 12

1.2.4. Những đặc điểm chính trong sinh lý bệnh ............................................... 12

1.2.5. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm toan ceton ĐTĐ ....................................... 13

1.2.6. Các triệu chứng cận lâm sàng ................................................................... 13

1.3.CÁC THỂ CETON TRONG CƠ THỂ ............................................................ 14

1.3.1. Khái niệm về thể ceton ............................................................................. 14

1.3.2. Sự hình thành và chuyển hóa thể ceton .................................................... 14

1.3.3. Các phƣơng pháp phân tích thể ceton trong hóa sinh lâm sàng ............... 18

1.4. BETA- HYDROXYBUTYRIC ACID VÀ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ................ 19

1.5. Các nghiên cứu về Beta-hydroxybutyrat và bệnh đái tháo đƣờng ............... 21

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 23

2.1.Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 23

Page 8: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

2.2.Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 23

2.2.1. Nhóm bệnh ................................................................................................... 23

2.2.2. Nhóm chứng ............................................................................................. 23

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 24

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 24

2.3.2. Thu thập số liệu ........................................................................................ 24

2.3.3 . Xử lý số liệu ............................................................................................ 24

2.4. Các phƣơng pháp xét nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá .................................... 25

2.4.1. Định lƣợng beta-hydroxybutyric acid máu .............................................. 25

2.4.2. Định lƣợng glucose trong máu ................................................................. 26

2.4.3. Định lƣợng HbA1c ................................................................................... 26

2.4.4. Định lƣợng insulin trong máu .................................................................. 28

2.4.5. Định lƣợng C – peptid .............................................................................. 29

2.4.6. Định lƣợng ure máu .................................................................................. 30

2.4.7. Định lƣợng creatinin máu ......................................................................... 30

2.4.8. Đánh giá biến chứng thận ......................................................................... 30

2.5. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................ 32

2.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu ................................................................. 33

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 34

3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu .................................................... 34

3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm chứng: ........................................................... 34

3.1.2. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ................................... 34

3.2.Một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ................... 37

3.2.1.Xét nghiệm máu ........................................................................................ 37

3.2.2.Xét nghiệm nƣớc tiểu ................................................................................ 40

3.3.Nồng độ BHB máu ở nhóm chứng và nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ 1 ............... 41

3.3.1. Nồng độ BHB máu ở nhóm chứng và nhóm BN ĐTĐ typ 1 .................. 41

3.3.2. Phân bố nồng độ BHB máu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu .................... 43

Page 9: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

3.4. Mối liên quan giữa BHB máu với một số chỉ số hóa sinh và biến chứng mạn

tính thƣờng gặp ở BN ĐTĐ typ1 ........................................................................... 44

3.4.1. Mối tƣơng quan giữa BHB máu với nồng độ insulin máu ....................... 44

3.4.2. Mối tƣơng quan giữa BHB máu với glucose máu lúc đói ....................... 46

3.4.3. Mối tƣơng quan giữa nồng độ BHB máu và một số chỉ số khác ............. 47

3.4.4. Mối liên quan giữa BHB máu với ceton niệu .......................................... 48

3.4.5. Mối liên quan giữa nồng độ BHB với biến chứng thận ........................... 49

3.4.6. Về mối liên quan với biến chứng thận ..................................................... 50

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 51

KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 53

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 59

Page 10: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sự hình thành thể ceton ............................................................................. 15

Hình 3.1. Phân bố kết quả ceton niệu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .................. 40

Hình 3.2. Phân bố nồng độ BHB máu ở nhóm BN nghiên cứu ................................ 43

Hình3.3. Tƣơng quan giữa nồng độ -hydroxybutyrat máu và insulin máu .......... 44

Hình 3.4. Tƣơng quan giữa nồng độ BHB máu và glucose máu lúc đói .................. 46

Hình 3.5. Mối liên quan giữa nồng độ BHB máu với ceton niệu ............................. 48

Page 11: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đƣờng (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính. Bệnh có

tốc độ gia tăng nhanh chóng trên thế giới, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển trong

đó có Việt Nam. Theo Hiệp hội Đái tháo đƣờng quốc tế (Internaltional Diabetes

Federation-IDF): năm 1994 cả thế giới có 110 triệu ngƣời mắc bệnh đái tháo đƣờng.

Năm 2000 có 151 triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ. Tới năm 2006 có 246 triệu ngƣời

mắc bệnh ĐTĐ. Tới năm 2011 có 366 triệu ngƣời mắc ĐTĐ, và ƣớc tính năm 2013

là 382 triệu ngƣời mắc ĐTĐ [3], [11], [34].

ĐTĐ làm giảm chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh và đang trở thành gánh

nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Năm 1997, thế giới đã phải chi ra 1030

tỷ đô la cho điều trị bệnh ĐTĐ, riêng nƣớc Mỹ với 15 triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ

đã phải tiêu tốn 98,2 tỷ đô la. Ở các nƣớc công nghiệp phát triển, chi phí điều trị

bệnh ĐTĐ thƣờng chiếm từ 5 – 10% ngân sách dành cho ngành Y tế [3]. Mặt khác,

ĐTĐ còn gây biến chứng tim mạch, thận, thần kinh và là nguyên nhân gây tử vong

hàng đầu trong các bệnh nội tiết. ĐTĐ đƣợc chia ra làm hai nhóm chính typ 1 và

typ 2. Trong đó, đái tháo đƣờng typ 1 chiếm tỷ lệ từ 5 đến 10% trong tổng số các

bệnh nhân ĐTĐ nói chung [21]. Nhiễm toan ceton là một biến chứng cấp tính của

đái tháo đƣờng, gặp chủ yếu ở ĐTĐ typ 1, hiếm gặp ở ĐTĐ typ 2, và gây ra nhiều

rối loạn chuyển hóa thứ phát nặng nề có thể dẫn tới tử vong. Đây là một cấp cứu nội

khoa, cần đƣợc theo dõi và điều trị tại các khoa điều trị tích cực [3]. Để chẩn đoán

nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đƣờng, ngƣời ta phải dựa vào các dấu hiệu

lâm sàng điển hình nhƣ: dấu hiệu mệt mỏi, mất nƣớc, thở nhanh, tình trạng lơ mơ,

hơi thở có mùi aceton. Nhƣng nhiều khi các dấu hiệu này không điển hình, bệnh

nhân chỉ biểu hiện đau bụng dữ dội hoặc rối loạn tâm thần hoặc tình trạng shock, tụt

huyết áp… Trên phƣơng diện hóa sinh lâm sàng có thể giúp ích cho chẩn đoán nhƣ:

xét nghiệm khí máu thấy bệnh nhân rơi vào tình trạng toan chuyển hóa, phát hiện

thể ceton trong nƣớc tiểu – đây là một xét nghiệm quan trọng nhƣng chỉ phát hiện

(định tính) đƣợc thành phần acetoacetat (chỉ chiếm khoảng 22%) nên nhiều khi khó

phát hiện hoặc chỉ dƣơng tính nhẹ. Một kỹ thuật mới có thể giúp định lƣợng chất

Page 12: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-2-

beta-hydroxybutyrate trong máu (là thành phần chủ yếu, chiếm tới 78% tổng số các

thể ceton) có thể giúp ích đắc lực cho lâm sàng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị

các trƣờng hợp nhiễm toan ceton - một biến chứng có thể gây tử vong ở bệnh nhân

ĐTĐ typ 1.

Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nồng độ -

hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam” với hai mục tiêu

sau:

1. Khảo sát nồng độ -hydroxybutyrate máu ở người bình thường và ở bệnh

nhân đái tháo đường typ 1.

2. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ -hydroxybutyrate máu với một số chỉ

số hóa sinh và biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường

typ 1.

Page 13: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-3-

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐÁI THÁO ĐƢỜNG

1.1.1. Dịch tễ của bệnh đái tháo đƣờng:

Vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, bệnh đái tháo đƣờng (ĐTĐ) đã trở

thành một trong số 10 bệnh gây tử vong nhiều nhất. ĐTĐ tăng nhanh ở các nƣớc

đang phát triển [54]. ĐTĐ là một trong những rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất

trên thế giới, tỷ lệ ĐTĐ ở ngƣời lớn đang tăng nhanh trong những thập kỷ vừa qua.

Sự bùng nổ ĐTĐ và các biến chứng đang là thách thức lớn đối với cộng đồng.

[47],[53]

Theo Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF), tổng số bệnh nhân mắc ĐTĐ năm 1994 là

110 triệu ngƣời, tăng lên 151 triệu ngƣời vào năm 2000, tới năm 2006 là 246 triệu

ngƣời, năm 2011 có 366 triệu ngƣời mắc ĐTĐ, ƣớc tính năm 2013 có 382 triệu

ngƣời mắc ĐTĐ, con số này dự tính tăng 55%, lên tới 592 triệu ngƣời vào năm

2035. Hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ gặp ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung

bình, những nơi mà sẽ có số bệnh nhân ĐTĐ tăng cao nhất trong 22 năm tới

[3],[34].

Ở Việt Nam, điều tra trên toàn quốc năm 2002 – 2003 cho thấy tỷ lệ mắc

ĐTĐ chung là 2,7%. Trong đó tỷ lệ ĐTĐ ở vùng núi cao là 2,1%, vùng trung du là

2,2%, vùng đồng bằng và ven biển là 2,7%, khu đô thị và khu công nghiệp là 4,4%.

Tỷ lệ giảm dung nạp glucose (Impaired Flucose Tolerance - IGT) tại khu vực đô thị

là 6,5%, tại vùng đồng bằng là 7,0%, tại miền núi là 7,1% và tại trung du là 8,3%. Tỷ

lệ IGT trên toàn quốc là 7,3% [3].

Bệnh ĐTĐ đã, đang và sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội của cả thế

giới và mỗi quốc gia vào thế kỷ 21. Đái tháo đƣờng gắn liền với các biến chứng,

nhất là biến chứng tim mạch. Các biến chứng này cùng với các stress về tâm lý

không chỉ làm chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh giảm đi, mà còn làm hao tổn cả

tuổi thọ.

Page 14: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-4-

1.1.2. Định nghĩa đái tháo đƣờng:

Đái tháo đƣờng là rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân, bệnh đƣợc

đặc trƣng bởi tình trạng tăng đƣờng huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển

hóa carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác dụng

của insulin hoặc cả hai [4].

Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Diabetes Association – ADA) năm

2014, chẩn đoán ĐTĐ nếu có ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn sau [21]:

1. HbA1c trong máu ≥ 6,5%, đƣợc định lƣợng bằng phƣơng pháp sắc kí lỏng áp

lực cao (HPLC), hoặc

2. Đƣờng huyết lúc đói ≥ 7,0 mmol/L (126mg/dL) khi bệnh nhân không đƣợc

sử dụng bất kỳ một nguồn calo nào trong vòng ít nhất 8 giờ (tính từ thời điểm

lấy máu đến thời điểm bữa ăn cuối cùng trƣớc đó), hoặc

3. Đƣờng huyết 2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng đƣờng huyết ≥ 11,1 mmol/L

(200mg/dL). Nghiệm pháp đƣợc làm đúng theo quy trình của Tổ chức Y tế

thế giới, sử dụng 75g glucose khan hòa tan trong nƣớc, hoặc

4. Có các triệu chứng kinh điển của tăng đƣờng huyết hoặc cơn tăng đƣờng

huyết, với đƣờng huyết bất kì ≥ 11,1 mmol/L (200mg/dL).

Trong trường hợp tăng đường huyết không rõ ràng thì nên lặp lại xét

nghiệm để xác định chắc chắn kết quả.

1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đƣờng:

1.1.3.1. Phân loại truyền thống [18], [21]

a. ĐTĐ type 1:

Tế bào β của đảo tụy bị phá hủy, đặc trƣng bởi sự thiếu hụt hoàn toàn insulin.

Do đó trong điều trị cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn

ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong. ĐTĐ type 1 đƣợc

chia thành :

ĐTĐ type 1 do bệnh tự miễn dịch

Chiếm 5-10% trong tổng số bệnh nhân mắc ĐTĐ, trƣớc đây còn gọi là ĐTĐ

phụ thuộc insulin, ĐTĐ type 1, ĐTĐ khởi phát tuổi vị thành niên… Thể này đặc

Page 15: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-5-

trƣng bởi sự phá hủy tế bào β của tiểu đảo tụy do các chất trung gian miễn dịch. Tỷ

lệ tế bào β bị phá hủy ở nhóm này rất khác nhau, có thể mức độ phá hủy rất nhanh

và rất cao ở trẻ nhỏ nhƣng lại chậm ở ngƣời trƣởng thành (thể LADA: latent

autoimmune diabetes in alduts) có nhiều tác giả còn gọi thể này là ĐTĐ type 1,5.

Bệnh thƣờng khởi phát sau 35 tuổi cùng với sự có mặt của các tự kháng thể kháng

đảo tụy trong huyết thanh (Thƣờng là GAD hoặc ICA) nhƣng không cần điều trị

insulin ngay khi bắt đầu khởi phát bệnh. Các nghiên cứu về chức năng tế bào β trên

những đối tƣợng ĐTĐ thể LADA chỉ đƣợc nghiên cứu trên mẫu cỡ nhỏ. Nồng độ

C-peptide lúc đói và sau sử dụng các biện pháp kích thích ở bệnh nhân LADA cao

hơn so với bệnh nhân ĐTĐ type 1. Tuy nhiên có sự giảm bài tiết C-peptide nội sinh

trong một vài năm thƣờng xuất hiện sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán khiến nồng độ

C-peptide giảm gần giống ở bệnh nhân ĐTĐ type 1. Điều đó làm cho bệnh nhân

chuyển từ trạng thái không phụ thuộc insulin sang trạng thái phụ thuộc insulin [22],

[43], [45],[46].

ĐTĐ type 1 không rõ nguyên nhân:

Những bệnh nhân này có sự thiếu insulin thƣờng xuyên, liên tục và có nguy

cơ nhiễm toan ceton nhƣng lại không tìm thấy bằng chứng về căn nguyên của quá

trình tự miễn dịch. Thể này thƣờng gặp ở ngƣời gốc châu Phi và châu Á. Bệnh có

tính chất di truyền. Phƣơng pháp điều trị chính là dùng insulin ngoại lai.

b. ĐTĐ type 2:

Trƣớc đây còn đƣợc gọi là bệnh ĐTĐ không phụ thuộc insulin hay ĐTĐ ở

ngƣời lớn. Bệnh chiếm tỉ lệ 90-95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ. Đặc trƣng của bệnh là

sự kết hợp giữa tình trạng kháng insulin và sự thiếu hụt insulin một cách tƣơng đối.

Phần lớn các bệnh nhân ĐTĐ type 2 thƣờng xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, thừa

cân hoặc béo phì. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì là một nguyên nhân gây nên

tình trạng kháng insulin, đặc biệt là béo bụng. Tình trạng kháng insulin còn gặp ở

những bệnh nhân không có béo phì nhƣng tăng phân bố mô mỡ ở dƣới da bụng.

Bệnh nhân bị ĐTĐ type 2 hiếm khi bị toan ceton tự phát mà nguy cơ tăng lên

thƣờng do stress hoặc mắc các bệnh lý khác ví dụ nhƣ nhiễm trùng [21].

Page 16: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-6-

c. Đái tháo đƣờng thai kỳ

Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc

đƣợc phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. ĐTĐ trong thời kỳ mang thai làm

tăng nguy cơ các tai biến sản khoa nhƣ thai có trọng lƣợng to hơn so với tuổi thai ở

các sản phụ bình thƣờng, dị dang, thai chết lƣu và các biến cố sản khoa xung quanh

cuộc đẻ. Nghiệm pháp dung nạp đƣờng huyết đƣợc chỉ định cho các thai phụ có

nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao cần đƣợc tầm soát nhƣ: tiền sử đẻ con > 4kg, mắc hội

chứng buồng trứng đa nang. Đái tháo đƣờng trong thai kỳ (gestational diabetes

mellitus - GDM) hay còn gọi là đái tháo đƣờng trong thời gian mang thai, là một

loại đái tháo đƣờng chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nếu một phụ nữ bị đái tháo

đƣờng khi mang thai nhƣng chƣa bao giờ bị đái tháo đƣờng trƣớc đó thì đƣợc chẩn

đoán là đái tháo đƣờng trong thai kỳ. Tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng trong thai kỳ là

khoảng 5% trên tổng số các bà mẹ mang thai, tại Hoa kỳ có khoảng 200,000

trƣờng hợp mỗi năm . Hiện nay bác sỹ sẽ kiểm tra hầu hết các phụ nữ có nguy cơ

đái tháo đƣờng trong thai kỳ từ 24-28 tuần. Nếu nguy cơ cao hơn, nhân viên y tế

có thể kiểm tra sớm hơn, có thể ngay khi phát hiện sản phụ có mang thai [21].

d. Đái tháo đƣờng do các nguyên nhân khác

ĐTĐ còn đƣợc thấy xuất hiện bởi các nguyên nhân khác nhƣ thiếu hụt di

truyền chức năng tế bào β, thiếu hụt di truyền về tác động của insulin, ngƣời ta

thƣờng thấy ở các bệnh nhân mắc bệnh thuộc tuyến tụy ngoại tiết nhƣ: xơ nang tụy,

ung thƣ tụy. Một số xuất hiện sau khi dùng thuốc hoặc hóa chất nhƣ: các bệnh nhân

sau khi điều trị thuốc chống thải ghép sau ghép gan, thận hoặc bệnh nhân sau sử

dụng thuốc điều trị HIV/AIDS [21]

1.1.3.2. Phân loại ĐTĐ theo hệ thống Aβ [7], [24], [37], [42].

Gần đây nhiều nghiên cứu đã bổ sung thêm vào phân loại của ADA giúp tách

biệt cụ thể hơn các dƣới nhóm dựa trên hai yếu tố: Một là có hoặc vắng mặt kháng

thể tiểu đảo tụy (A). Hai là còn hoặc mất chức năng tế bào β (B). Phân loại này hiệu

quả đối với dạng ĐTĐ có nguy cơ nhiễm toan ceton nhƣng không mâu thuẫn với

phân loại của ADA.

Page 17: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-7-

A+: Có mặt kháng thể tiểu đảo tụy

B+: Còn bảo tồn chức năng tế bào β

Khi có tổ hợp xét nghiệm thể dƣơng tính (A+) và không còn chức năng tế

bào β (β-): Phân loại dƣới nhóm 1A (A+ β-)

Khi có tổ hợp xét nghiệm kháng thể âm tính (A-) và không còn chức năng tế

bào β (β-): Phân loại dƣới nhóm 1 B (A- β-)

Phân loại ADA nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 1 sẽ có dƣới nhóm 1A và 1B do

có hoặc không có kháng thể và đều không còn chức năng tế bào β. ĐTĐ type 1A

phá hủy chức năng tế bào β có nguyên nhân tự miễn chiếm 90% số trƣờng hợp còn

ĐTĐ type 1B thì nguyên nhân chƣa sáng tỏ.

Khi có tổ hợp xét nghiệm kháng thể dƣơng tính (A+) và còn chức năng tế

bào β (β+): Phân loại dƣới nhóm 2B (A+β+)

Khi có tổ hợp xét nghiệm kháng thể âm tính (A-) và còn chức năng tế bào β

(β+): Phân loại dƣới nhóm 2B (A-β+)

Phân loại ADA nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 sẽ có dƣới nhóm 2A và 2B do

đặc điểm còn chức năng tế bào β nhƣng có thể có kháng thể hoặc không.

1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ

1.1.4.1. Cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ type 1

Có nhiều bằng chứng cho thấy cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ type 1 có liên

quan đến cả hai loại miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Hậu quả cuối cùng của

quá trình này là các tế bào β bị phá hủy, insulin máu giảm nhiều, lâm sàng biểu hiện

là ĐTĐ phụ thuộc insulin [4].

Cho đến nay quá trình phát triển và diễn biến của ĐTĐ type 1 đƣợc chia

thành các giai đoạn [21]:

- Giai đoạn 1: Bản chất di truyền-Nhạy cảm gen

- Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn

- Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể

- Giai đoạn 4: Tổn thƣơng chức năng tế bào β, đƣợc xác định bằng nghiệm

pháp dung nạp glucose máu bằng đƣờng tĩnh mạch.

Page 18: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-8-

- Giai đoạn 5: ĐTĐ lâm sàng

- Giai đoạn 6: Phá hủy hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn tế bào β, biểu hiện lâm

sàng là ĐTĐ phụ thuộc insulin, giai đoạn này thƣờng kèm theo nhiều biến chứng.

Cũng có ý kiến cho rằng chỉ nên xếp 5 giai đoạn, giai đoạn 5 bao gồm luôn cả giai

đoạn 6, gia đoạn ĐTĐ lâm sàng và các biến chứng của bệnh.

1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ type 2

Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 2 chủ yếu là kháng insulin và rối loạn bài

tiết insulin. Cả hai quá trình ngày tƣơng trợ nhau dẫn đến suy kiệt tế bào β.

Rối loạn bài tiết insulin: rối loạn sản xuất insulin cả về chất lƣợng và số lƣợng. có

biểu hiện:

- Mất pha sớm: rối loạn nhịp tiết

- Bất thƣờng về số lƣợng insulin: Ban đầu đa tiết → suy kiệt → thiểu tiết

- Bất thƣờng về chất lƣợng insulin: tăng pro-insulin trong máu.

Kháng insulin:

- Kháng insulin ở cơ: không tổng hợp đƣợc glycogen ở cơ, chuyển hóa

glucose ở cơ kém, rối loạn quá trình oxy hóa glucose trong tế bào cơ.

- Giảm chuyển GLUT4 từ trong bào tƣơng ra màng tế bào để vận chuyển

glucose dƣới tác dụng của insulin.

- Giảm hoạt động của enzyme tổng hợp glycogen.

- Giảm phosphoryl hóa để chuyển glucose thành Glucose 6 Phosphat (G6 P)

ở cơ.

- Kháng insulin ở gan.

- Tăng glucagon dẫn đến tăng tạo glucose từ glycogen Tăng hoạt tính

enzyme phosphoenol-pyruvat-carboxykinase → tăng tạo glucose ở gan

- Giảm số lƣợng receptor ở các tổ chức phụ thuộc insulin

1.1.5. Các biến chứng của bệnh đái tháo đƣờng [21]

1.1.5.1. Các biến chứng cấp tính

- Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton do ĐTĐ

- Hạ glucose máu

Page 19: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-9-

- Hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toán ceton (hôn mê tăng áp lực

thẩm thấu)

- Hôn mê nhiễm toan lactic

- Các bệnh nhiễm trùng cấp tính

1.1.5.2. Các biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ

- ĐTĐ và bệnh tim mạch

- Bệnh lý mắt ĐTĐ

- Bệnh thận ĐTĐ

- Bệnh lý bàn chân ĐTĐ

- Bệnh lý thần kinh do ĐTĐ

- Rối loạn sinh dục do ĐTĐ

1.2. ĐÁI THÁO ĐƢỜNG CÓ NGUY CƠ NHIỄM TOAN CETON

1.2.1. Đại cƣơng

Năm 1968, Adadevoh đã mô tả một số bệnh nhân ngƣời Negeria mắc toan

ceton do ĐTĐ nhƣng chỉ phụ thuộc insulin trong giai đoạn đầu [19]. Năm 1978 Oli

đã mô tả 7 bệnh nhân ngƣời Negeria cũng với bệnh cảnh nhiễm toan ceton do ĐTĐ

và cần insulin điều trị tạm thời nhƣng sau đó thì thuyên giảm dần sự phụ thuộc

insulin [44]. Tác giả Winter (1987) mô tả nhóm trẻ em béo phì ngƣời Mỹ gốc Phi

khởi phát bệnh ĐTĐ với biểu hiện nhiễm toan ceton nhƣng không tìm thấy sự có

mặt của tự kháng thể và sau đó trở thành ĐTĐ không phụ thuộc insulin [56]. Năm

1994, Banergi và cộng sự đã mô tả một vài trƣờng hợp không điển hình ở ngƣời

trƣởng thành thừa cân ở Caribbean gốc Phi có biểu hiện nhiễm toan ceton nhƣng lại

có đặc điểm lâm sàng giống nhƣ ĐTĐ type 2 [26]. Đến năm 1995, Umpierrez và

cộng sự đã nghiên cứu trên đối tƣợng béo phì ngƣời Mỹ gốc Phi ở Atlanta, Georgia

khởi phát ĐTĐ muộn với bệnh cảnh nhiễm toan ceton cho kết quả dự trữ chức năng

tế bào β ở nhóm đối tƣợng này cao hơn so với nhóm bệnh nhân toan ceton thể trạng

gầy và chức năng tế bào β cải thiện tốt sau 12 tuần điều trị [50]. Và đến năm 2004,

Mauvaris-Jarvis và cộng sự đã đƣa ra tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân ĐTĐ type 2 có

nguy cơ nhiễm toan ceton: “Bệnh ĐTĐ mới khởi phát mà có ceton niệu dƣơng tính

hoặc có bệnh cảnh của nhiễm toan ceton thực sự và không có sự có mặt của kháng

Page 20: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-10-

thể ICAs hoặc GAD 65” [32]. Dựa vào các nghiên cứu trên đối tƣợng bệnh nhân

ĐTĐ có nguy cơ nhiễm toan đã làm sáng tỏ dần đặc điểm lâm sàng và phân loại

ĐTĐ có nguy cơ nhiễm toan nhƣ dạng trung gian giữa ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2.

Nhận định đó cũng trùng hợp với vấn đề đang đƣợc bàn luận nhiều về khái niệm

thiếu hụt chức năng tế bào β có vẻ là tổn thƣơng tiên phát trong sinh lý bệnh ĐTĐ

bất luận là thuộc type nào. Do nhiều trƣờng hợp khởi phát ĐTĐ có rơi vào tình

trạng nhiễm toan ceton hoặc có nguy cơ nhiễm toan ceton mà lại không có biểu hiện

của ĐTĐ type 1 tự miễn điển hình nên nghiên cứu các đối tƣợng này mở ra một

trang mới và sẽ đem lại đóng góp giá trị cho nghiêm cứu về cơ chế gây thiếu hụt

chức năng tế bào β.

1.2.2. Phân loại

Hiện nay phân loại ĐTĐ có nguy cơ nhiễm toan ceton thành các dạng lâm

sàng và các dƣới nhóm dựa vào tiêu chuẩn về kháng thể, dựa vào tiêu chuẩn về

kháng thể và nhu cầu về insulin, dựa vào BMI, dựa vào tiêu chuẩn về kháng thể và

sự bảo tồn chức năng tế bào β. Từ đó hình thành nên bốn cách phân loại ĐTĐ có

nguy cơ nhiễm toan ceton khác nhau: Phân loại theo ADA, phân loại ADA có sửa

đổi, phân loại dựa trên BMI và phân loại theo hệ thống Aβ [23].

- Phân loại thứ nhất: Theo phân loại của ADA thì ĐTĐ có nguy cơ nhiễm

toan ceton đƣợc xếp vào nhóm ĐTĐ type 1. Những bệnh nhân ĐTĐ có nguy có

nhiễm toan ceton có giảm chức năng tế bào β, có sự có mặt của kháng thể và có đặc

điểm lâm sàng giống nhƣ ĐTĐ type 1 thì đƣợc xếp vào nhóm 1A. Những bệnh nhân

ĐTĐ có nguy cơ nhiễm toan ceton còn chức năng tế bào β, không có sự có mặt của

kháng thể và có đặc điểm lâm sàng giống nhƣ ĐTĐ type 2 thì đƣợc xếp vào type

1B. Cũng theo phân loại này thì cả type 1A và 1B đều phụ thuộc insulin và không

đề cập đến khả năng trở thành không phụ thuộc insulin của bệnh nhân. Tuy nhiên

nhóm nghiên cứu của Dallas thấy rằng type 1B có vẻ giống type 2 hơn và có thể trở

thành không phụ thuộc insulin [24]. Đây cũng là mặt hạn chế trong phân loại ĐTĐ

có nguy cơ nhiễm toan ceton theo ADA.

- Phân loại thứ hai: Phân loại ADA có sửa đổi, nhóm tác giả Franck

Mauvais-Jarvis và cộng sự, phân loại ĐTĐ có nguy cơ nhiễm toan ceton thành ba

Page 21: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-11-

nhóm. Bệnh nhân có kháng thể thì chia thành nhóm 1A giống nhƣ ADA. Còn lại

nếu không có kháng thể thì chia thành 2 dƣới nhóm tùy theo có phụ thuộc insulin

dài hạn hay không: ĐTĐ có nguy cơ nhiễm toan ceton phụ thuộc insulin (Ketosis-

prone-diabetes-insulin dependent: KDP-ID) và ĐTĐ có nguy cơ nhiễm toan ceton

không phụ thuộc insulin (Ketosis-prone-diabetes-noninsulin dependent: KDP-NID).

ĐTĐ type 1a và KDP-ID đều có đặc điểm lâm sàng giống nhƣ ĐTĐ type 1 với đặc

điểm chức năng tế bào β bị suy kiệt trong khi đó KDP-NID có đặc điểm lâm sàng

giống nhƣ ĐTĐ type 2 đó là chức năng tế bào β còn bảo tồn [32].

- Phân loại thứ ba: dựa vào BMI theo nhóm tác giả Guillermo E.Umpierrez

và cộng sự chia ĐTĐ có nguy cơ nhiễm toan ceton thành nhóm béo (BMI28

kg/m2) và nhóm gầy (BMI<18 kg/m2). Nhóm gầy có đặc điểm lâm sàng giống nhƣ

ĐTĐ type 1 và dự trữ chức năng tế bào β thấp trong khi nhóm béo có đặc điểm lâm

sàng giống nhƣ ĐTĐ type 2 và bảo tồn chức năng tế bào β một cách nhất định [50].

- Phân loại thứ tƣ: Phân loại theo Aβ: Phần này đã đƣợc đề cập trong mục 1.1.3.2.

Bốn phân loại trên đƣợc đánh giá về mức độ chính xác, giá trị dự báo về diễn

biến lâm sàng và cơ chế bệnh sinh. Trong trƣờng hợp ĐTĐ có nguy có nhiễm toan

ceton yếu tố quan trọng là phân loại phải đánh giá đƣợc dự trữ tế bào β trong dài

hạn, điều này rất cần thiết cho việc điều trị bệnh nhân trong vấn đề kiểm soát

glucose máu và các biến cố của ĐTĐ và mức độ phụ thuộc insulin [42]. Theo

nghiên cứu của nhóm tác giả Ashok Balasubramanyam và cộng sự so sánh bốn hệ

thống phân loại trên thì thấy rằng phân loại theo hệ thống Aβ là hiệu quả và chính

xác nhất trong dự báo bảo tồn chức năng tế bào β sau 12 tháng kể từ khi bị nhiễm

toan ceton với độ nhạy là 99,4%; độ đặc hiệu là 95,9%; giá trị dự báo dƣơng tính và

âm tính lần lƣợt là 97,1% và 99,2%. Cũng theo nghiên cứu này phân loại theo ADA

tỏ ra kém hiệu quả nhất [23].

Gần đây khái niệm ĐTĐ có nguy có nhiễm toan ceton đã đƣợc đề cập nhiều

trong y văn. Thông thƣờng nó đề cập dƣới nhóm A-β+. Đặc điểm dƣới nhóm này là

ĐTĐ khởi phát có nhiễm toan ceton hoặc nhiễm toan ceton không do nguyên nhân

khác [23]. Đây là dƣới nhóm đông đảo nhất của ĐTĐ có nguy cơ nhiễm toan ceton

Page 22: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-12-

(55% trong số những bệnh nhân có nguy có nhiễm toan ceton đƣợc theo dõi sau 12

tháng và chiếm 74% trong nhóm ĐTĐ khởi phát có nguy cơ nhiễm toan ceton) [23].

Trong nhóm này bệnh nhân thƣờng nhập viện do nhiễm toan ceton và có bệnh cảnh

lâm sàng giống ĐTĐ type 2. Do đó tên gọi ĐTĐ type 2 có nguy có nhiễm toan

ceton có vẻ phù hợp với dƣới nhóm này. Tuy nhiên cách gọi dƣới nhóm theo phân

loại hệ thống Aβ cũng thể hiện rõ nét hơn liên quan với cơ chế bệnh sinh.

1.2.3. Biến chứng nhiễm toan ceton ở bệnh nhân ĐTĐ

Là một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng ngƣời bệnh, nguyên nhân là do

thiếu insulin đã gây ra những rối loạn nặng nề trong chuyển hóa protid, lipid và

carbohydrate. Toan ceton là biến chứng gây tử vong hàng đầu trong các biến chứng

của ĐTĐ ở trẻ em. Theo thống kê ở Mỹ tử vong do toan ceton chiếm 83% các

nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ dƣới 20 tuổi từ năm 1990-1996

(n=116) [33].

1.2.4. Những đặc điểm chính trong sinh lý bệnh [21], [29], [33]

Toan ceton do ĐTĐ gây ra do thiếu hụt insulin kèm theo sự tăng các hormon

đối kháng nhƣ glucagon, catecholamin, cortisol và growth hormone (GH). Chính

điều này làm tăng glucose máu do tăng phân hủy glycogen từ gan, tăng tổng hợp

glucose tại gan từ các amino acid và giảm sử dụng glucose ở mô ngoại vi (cơ vân và

mô mỡ). Tăng phân hủy mô mỡ làm tăng sản xuất thể ceton bao gồm β-

hydrobutyrate [β-OH β], aceton và acetoacetate, chính các sản phẩm này gây ra toan

chuyển hóa. Thể ceton tăng lên trong vòng từ 1-2 giờ sau khi lƣợng insulin máu hạ

xuống. Tăng glucose máu dẫn đến tăng thải đƣờng niệu, kéo theo mất nƣớc và điện

giải. Tình trạng nhiễm toan ceton còn gây nôn, làm tình trạng mất nƣớc ở ngƣời

bệnh càng nặng nề thêm. Ngƣời ta thấy nếu một ngƣời bị mất vào khoảng 5-7 lít

dịch sẽ kèm theo một lƣợng điện giải bị mất bao gồm:

- Natri mất từ 700-1000 mmol/L

- Kali mất từ 250-500 mmol/L

- Chlorid mất từ 500-700 mmol/L

- Calci mất từ 50-150 mmol/L

- Phosphate mất từ 50-150 mmol/L

Page 23: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-13-

1.2.5. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm toan ceton ĐTĐ [52]

a. Yếu tố thuận lợi

Nhiễm toan ceton nhiều khi xảy ra không rõ nguyên nhân, nhƣng sẽ dễ dàng

xảy ra nếu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ có thêm:

- Các bệnh nhiễm trùng nhƣ viêm phổi, viêm màng não, các nhiễm trùng

đƣờng tiêu hóa, nhiễm trùng đƣờng tiết niệu, cảm cúm…

- Chấn thƣơng, kể cả stress về tinh thần

- Nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

- Sử dụng các thuốc có cocain

- Sử dụng thuốc hạ glucose máu không đúng chỉ định và liều lƣợng

b. Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng

* Các triệu chứng

- Buồn nôn và nôn

- Khát nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều

- Mệt mỏi và/hoặc chán ăn

- Đau bụng

- Nhìn mờ

- Các triệu chứng về ý thức nhƣ ngủ gà, mơ màng

* Các dấu hiệu

- Nhịp tim nhanh

- Hạ huyết áp

- Mất nƣớc

- Da khô nóng

- Thở kiểu Kussmaul

- Suy giảm ý thức và/hoặc hôn mê

- Hơi thở có mùi ceton

- Sụt cân

1.2.6. Các triệu chứng cận lâm sàng

Các mức độ nhiễm toan [50]

Page 24: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-14-

Nhẹ Trung bình Nặng

Glucose máu (mmol/L) > 13,9 > 13,9 > 13,9

pH 7,25 – 7,30 7,00– 7,24 <7,00

Bicarbonate (mmol/L) 15 – 18 10 - 15 < 10

Khoảng trống anion (AG) >10 > 12 >12

Ceton máu + + +

Ceton niệu + + +

1.3.CÁC THỂ CETON TRONG CƠ THỂ

1.3.1. Khái niệm về thể ceton:

Thể ceton là những phân tử giàu năng lƣợng, bao gồm Acetoacetat (AcAc),

Beta-hydroxybutyric acid (BHB) và Aceton. AcAc đƣợc tích lũy trong quá trình

chuyển hóa chất béo trong điều kiện thiếu hụt carbohydrat. AcAc đƣợc chuyển hóa

bởi enzym beta-hydroxybutyrat dehydrogenase thành BHB. BHB là thành phần chủ

yếu trong các thể ceton với 78%. Aceton đƣợc tạo thành bởi sự tự khử nhóm

carboxyl của AcAc, và thƣờng chỉ chiếm 2% tổng lƣợng ceton. Aceton không thể

đƣợc chuyển hóa thành acetyl-CoA, nó đƣợc thải ra ngoài qua nƣớc tiểu và qua hơi

thở. Đó là nguyên nhân gây ra hơi thở mùi trái cây ở bệnh nhân nhiễm toan ceton

(DKA) [41],[51].

1.3.2. Sự hình thành và chuyển hóa thể ceton:

Các thể ceton đƣợc hình thành từ các acid béo tự do, sản phẩm của quá trình

thoái hóa các mô mỡ do sự thiếu hụt glucose trong tế bào. Sản xuất acid béo trong

mô mỡ đƣợc kích thích bởi epinephrin và glucagon và ức chế bởi insulin. Quá trình

này diễn ra trong ti thể của tế bào gan. Khi vào trong ti thể, các acid béo trải qua

quá trình beta-oxi hóa chuyển thành các acetyl-CoA. Trong những trƣờng hợp bình

thƣờng, các acetyl-CoA sẽ đi vào chu trình acid citric. Muốn vậy, các acetyl-CoA

trƣớc hết phải liên kết với oxaloacetat đƣợc hình thành từ pyruvat trong quá trình

đƣờng phân. Do đó cần thiết phải có nồng độ glucose đảm bảo cho quá trình đƣờng

Page 25: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-15-

phân để cung cấp đủ oxaloacetat kết hợp với acetyl-CoA. Nếu nồng độ glucose

trong tế bào trở nên quá thấp (ví dụ nhƣ trong khi đói hoặc nồng độ insulin thấp

trong bệnh ĐTĐ) thì oxaloacetat đƣợc ƣu tiên sử dụng cho quá trình tạo glucose,

thay vì kết hợp với acetyl-CoA. Sau đó acetyl-CoA đƣợc chuyển sang hình thành

các thể ceton.

Hình 1.1. Sự hình thành thể ceton

Page 26: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-16-

Ở ngƣời lớn khỏe mạnh, gan có khả năng sản xuất lên đến 185g các thể ceton

mỗi ngày. Quá trình này bao gồm các bƣớc sau: β-oxy hóa acid béo để tạo acetyl-

CoA, hình thành các acetoacetyl-CoA, biến đổi acetoacetyl-CoA thành β-hydroxy-

β-methylglutaryl-CoA (HMG-CoA) và sau đó đến acetoacetat, và cuối cùng là biến

đổi acetoacetat để tạo thành beta-hydroxybutyric acid.

Các enzym trong tế bào gan có liên quan đến sự hình thành thể ceton. Các

acyl-CoA đƣợc vận chuyển vào ty thể thông qua kênh carnitin, đƣợc điều hòa bởi

carnitin palmitoyltransferase 1 (CPT1). Acetyl-CoA carboxylase xúc tác phản ứng

tạo malonyl-CoA từ acetyl-CoA. Vì malonyl-CoA ức chế CPT1, nên khi hoạt động

của acetyl-CoA carboxylase giảm sẽ kích thích sự vận chuyển các acid béo vào ty

thể. Phản ứng tạo acetoacetyl-CoA từ acetyl-CoA đƣợc xúc tác bởi 3-ketothiolase.

HMG-CoA đƣợc hình thành từ acetoacetyl-CoA nhờ xúc tác của HMG-CoA

synthase (MHS) của ti thể. Bƣớc này đƣợc kích thích bởi tình trạng đói, nồng độ

thấp của insulin, và việc tiêu thụ một chế độ ăn nhiều chất béo. HMG-CoA cũng

đƣợc sản xuất từ các acid amin nhƣ leucin, lysin, tryptophan và thông qua một quá

trình enzym riêng biệt. Sau đó HMG-CoA đƣợc phân tách thành AcAc thông qua

HMG-CoA lyase (HL). Acetoacetat chuyển hóa thành BHB bởi BHB

dehydrogenase (HBD), và aceton đƣợc hình thành bởi các phản ứng tự khử

carboxyl của acetoacetat. Beta-hydroxybutyrat dehydrogenase là một enzym choline

phụ thuộc phosphatidyl. Trong bƣớc này, NADH đƣợc oxy hóa thành NAD+ , do

đó, tỷ lệ giữa BHB và AcAc trong máu phụ thuộc vào khả năng oxy hóa khử (tức là

tỷ lệ NADH / NAD+) trong ty thể của tế bào gan.

Acetoacetat và BHB là những acid hữu cơ chuỗi ngắn (4-carbon) có thể tự

do khuếch tán qua màng tế bào. Do đó, thể ceton đóng vai trò nhƣ là một nguồn

năng lƣợng cho não (không sử dụng đƣợc các acid béo) và các cơ quan khác. Thể

ceton đƣợc lọc và tái hấp thu ở thận. Tại pH sinh lý, các acid hữu cơ phân tách hoàn

toàn. Lƣợng lớn ion H+ đƣợc tạo ra trong quá trình bệnh lý, nhƣ là trong toan ceton

do ĐTĐ, nhanh chóng lấn át khả năng đệm bình thƣờng của cơ thể và dẫn đến tình

trạng toan chuyển hóa có tăng khoảng trống anion.

Page 27: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-17-

Sự hình thành thể ceton phụ thuộc vào hoạt động của ba loại enzym: lipase

nhạy cảm với hormon (hoặc lipase triglyceride) trong các tế bào mỡ ngoại vi, và

acetyl-CoA carboxylase và MHS của gan. Hai enzym đầu tiên, lipase nhạy cảm với

hormon và acetyl-CoA carboxylase, lần lƣợt đƣợc kiểm soát chặt chẽ bởi nồng độ

insulin có tác dụng ức chế sự hình thành thể ceton, epinephrin và glucagon có tác

dụng kích thích sự hình thành thể ceton. Insulin ức chế phân giải lipid và kích thích

quá trình tổng hợp lipid thông qua bất hoạt lipase nhạy cảm với hormon và hoạt hóa

acetyl-CoA carboxylase. Nói cách khác, tỷ lệ glucagon/insulin thấp ức chế sự hình

thành thể ceton, trong khi tỷ lệ glucagon/insulin cao (nhƣ khi nhịn ăn hoặc mắc

ĐTĐ) sẽ kích thích tạo thể ceton thông qua thúc đẩy quá trình phân giải lipid trong

các tế bào mỡ và kích thích β-oxy hóa các acid béo tự do trong gan.

Lipase nhạy cảm với hormon xúc tác cho quá trình chuyển hóa triglycerid

thành diglycerid và cuối cùng là các acid béo tự do đóng vai trò nhƣ nguyên liệu

của quá trình hình thành thể ceton. Trái lại, acetyl-CoA carboxylase xúc tác cho quá

trình chuyển đổi acetyl-CoA thành malonyl-CoA, làm tăng nồng độ nguyên liệu

chính của quá trình sinh tổng hợp acid béo trong gan. Nồng độ malonyl-CoA liên

quan trực tiếp với tỷ lệ tổng hợp acid béo, và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ oxy hóa acid béo.

Do vậy, malonyl-CoA đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành thể ceton.

Insulin ức chế tạo thể ceton thông qua việc khởi phát quá trình dephosphoryl

hóa enzym lipase nhạy cảm với hormon và hoạt hóa quá trình tổng hợp lipid bằng việc

kích thích enzym acetyl-CoA carboxylase. Trong mô mỡ, quá trình dephosphoryl hóa

enzym lipase nhạy cảm với hormon sẽ làm giảm phân giải triglycerid thành acid béo và

glycerol, do đó làm giảm nguyên liệu cho quá trình tạo thể ceton. Thêm vào đó, dƣới

tác dụng của insulin lên acetyl-CoA carboxylase làm tăng malonyl-CoA, do đó cũng

làm giảm acid béo bị oxy hóa cho quá trình tạo thể ceton [48].

Glucagon kích thích tạo thể ceton bằng cách kích hoạt quá trình phosphoryl

hóa cả lipase và acetyl-CoA carboxylase thông qua AMP vòng phụ thuộc protein

kinase. Tại mô mỡ, sự phosphoryl hóa lipase kích thích giải phóng các acid béo từ

triglycerid, glyceryl khuếch tán ra khỏi mô mỡ vào máu để vận chuyển tới gan. Các

Page 28: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-18-

acid béo tự do vào máu liên kết với albumin để hấp thu và chuyển hóa ở các mô

khác nhƣ tim, cơ xƣơng, thận, gan. Tại gan, sự phosphoryl hóa acetyl-CoA

carboxylase làm giảm malonyl-CoA, do đó kích thích các acid béo vào ti thể, làm

tăng nguyên liệu cho quá trình tạo thể ceton.

Enzym HMG-CoA synthase (MHS) của ty thể gan là enzym chủ yếu thứ ba

liên quan đến sự hình thành thể ceton. Hoạt động của enzym này tăng lên trong tình

trạng đói hoặc một chế độ ăn nhiều chất béo, và giảm đi bởi insulin. MHG tăng hoạt

động sẽ dẫn tới tăng tạo thể ceton [41].

Các thể ceton là những acid hữu cơ có thể di chuyển tự do qua màng tế bào,

thậm chí là hàng rào máu não. Không giống với các mô khác, não không thể sử

dụng các acid béo nhƣ một nguồn năng lƣợng khi nồng độ glucose máu thấp. Trong

trƣờng hợp này, các thể ceton đóng vai trò quan trọng, cung cấp 2/3 nhu cầu năng

lƣợng của não.

Các thể ceton tồn tại trong máu với một lƣợng nhỏ ở ngƣời khỏe mạnh khi

nhịn đói hoặc tập luyện kéo dài. Ngƣời ta cũng tìm thấy thể ceton ở trẻ sơ sinh và

phụ nữ có thai. Nồng độ thể ceton tăng lên bất thƣờng trong máu gặp ở những

ngƣời nhiễm toan ceton do ĐTĐ, toan ceton do rƣợu, ngộ độc salicylat, và 1 số

trƣờng hợp hiếm gặp khác. Khi các thể ceton tăng lên sẽ ứ lại trong máu và bài tiết

qua thận, xuất hiện trong nƣớc tiểu. Những chất này ứ trệ trong máu sẽ gây toan hóa

máu [41].

1.3.3. Các phƣơng pháp phân tích thể ceton trong hóa sinh lâm sàng:

Phƣơng pháp truyền thống:

Phản ứng Legal: cho natri nitropruxiat hay natri nitrosoferixyanua

[Fe(CN)5NO]NO2 tác dụng với các thể ceton tạo thành màu đỏ hoặc màu xanh (nếu

cho CO gắn với bột nhân thơm)

Phản ứng Rothera: Đây là phản ứng phát hiện ceton nhạy hơn so với phản

ứng Legal tới 5-10 lần. Dựa trên phản ứng: cho nitropruxiat tác dụng với nƣớc tiểu

bão hòa amoniac sulfat trong môi trƣờng sunfuric. Nếu xuất hiện màu tím hay hồng:

phản ứng dƣơng tính. Nếu xuất hiện màu hồng nhạt và biến mất sau thời gian 5

phút: phản ứng âm tính.

Page 29: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-19-

Phương pháp phát hiện ceton trên thanh thử: Nguyên lý của xét nghiệm dựa

trên phản ứng Legal có độ nhạy với chất acetoacetat hơn aceton. Thuốc thử đƣợc

gắn trên bề mặt thanh thử nƣớc tiểu. Sự kết hợp giữa phenylketon và phtalein tạo

thành phức hợp màu đỏ (từ màu tím đến màu đỏ). Độ nhạy của xét nghiệm với chất

ceton có nồng độ khoảng 0,5 mmol/L ( 5 mg/dL)

Nhận xét: Các phƣơng pháp trên chỉ phát hiện đƣợc thành phần acetoacetat

và aceton trong nƣớc tiểu, không phát hiện đƣợc sự có mặt của beta-hydroxybutyric

acid, là thành phần chính của thể ceton (78%). Đây là phƣơng pháp bán định lƣợng,

không đo đƣợc giá trị chính xác của thể ceton trong nƣớc tiểu hoặc trong máu. Kết

quả có thể dƣơng tính giả khi có mặt một số loại thuốc nhƣ captopril, mesna, N-

acetylcystein, dimercaprol, penicillamin [30], [55]. Kết quả có thể âm tính giả khi

que thử tiếp xúc với không khí trong một thời gian dài hoặc nƣớc tiểu có tính acid

cao, nhƣ sau khi ăn một lƣợng lớn acid ascorbic [31].

Phƣơng pháp định lƣợng beta-hydroxybutyrate trong máu:

Nguyên tắc: Beta-hydroxybutyrate đƣợc biến đổi thành acetoacetat dƣới sự xúc

tác của beta hydroxybutyrat dehydrogenase và sự có mặt của coenzym NAD. NADH

đƣợc hình thành trong phản ứng sẽ chuyển đổi sang NAD bởi tác dụng với chất oxy hóa

INT và enzym diaphorase. Sự giảm mật độ quang sẽ tỷ lệ nghịch với nồng độ chất cần

phân tích -hydroxybutyrat, đƣợc xác định bởi quang kế tại bƣớc sóng 505 nm.

Nhận xét: Phƣơng pháp xác định đƣợc chính xác giá trị của thể ceton trong

máu, loại bỏ các vấn đề dƣơng tính giả do thuốc.

1.4. BETA- HYDROXYBUTYRIC ACID VÀ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG

Nhiễm toan ceton là một biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ, đặc biệt là

ĐTĐ typ 1, gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Tình

Page 30: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-20-

trạng này đặc trƣng bởi các dấu hiệu lâm sàng: buồn nôn, nôn, mất nƣớc, nhìn mờ,

ý thức lơ mơ, nhịp tim nhanh, kiểu thở Kussmaul, hơi thở có mùi aceton. Các dấu

hiệu cận lâm sàng bao gồm: pH ≤ 7,3, đƣờng huyết ˃ 13,9 mmol/L, tăng khoảng

trống anion > 12, có thể ceton trong nƣớc tiểu hoặc trong máu. Đây là một cấp cứu

nội khoa cần đƣợc theo dõi tại các khoa điều trị tích cực [3],[4].

Nhiễm toan ceton do ĐTĐ (DKA) đặc trƣng bởi tình trạng thiếu hụt insulin

và tăng nồng độ của các hormon đối kháng. Điều này sẽ làm giảm khả năng tái este

hóa các acid béo tự do tại gan, cũng làm giảm khả năng tổng hợp lipid của gan,

đồng thời xúc tác quá trình vận chuyển các acid béo tự do vào ty thể tế bào gan và

chuyển hóa thành thể ceton [41]. Tình trạng nội tiết này kéo dài sẽ làm tổng hợp các

thể ceton liên tục, dẫn đến tích lũy quá nhiều các thể ceton trong máu.

Bên cạnh việc nồng độ các thể ceton trong máu tăng cao ở bệnh nhân DKA

thì cũng có sự thay đổi tỷ lệ các thể ceton. Bình thƣờng, tỷ lệ BHB:AcAc là 1:1,

nhƣng ở bệnh nhân DKA, tỷ lệ này tăng tới 3:1, thậm chí có thể cao hơn (10:1).

Sự tăng nồng độ thể ceton trong máu ở bệnh nhân DKA có thể đƣợc bù trừ

phần nào bằng việc tăng sử dụng ở não, cơ xƣơng, thận. Một lƣợng lớn các thể

ceton cũng đƣợc lọc qua thận, trong đó một phần nhỏ không đƣợc tái hấp thu thì

đƣợc thải qua nƣớc tiểu. Trong DKA, tình trạng thiếu hụt insulin làm giảm độ thanh

thải của thận với thể ceton nhƣng chƣa rõ cơ chế. Việc sử dụng thể ceton ở cơ

xƣơng cũng giảm do cơ chế hấp thu đã bão hòa. Khả năng hấp thu BHB của cơ

giảm trong ĐTĐ, và insulin không làm tăng khả năng này. Tuy nhiên, việc sản xuất

quá nhiều chứ không phải là hấp thu kém, là yếu tố chính dẫn tới tăng ceton máu.

Trong mọi trƣờng hợp, tỷ lệ ceton sản xuất luôn luôn vƣợt quá khả năng sử dụng và

đào thải ở bệnh nhân DKA, nồng độ ceton máu có thể cao hơn 200-300 lần ở những

trƣờng hợp nhịn đói. BHB và AcAc là những acid hữu cơ mạnh, phân ly hoàn toàn

ở pH sinh lý. Lƣợng ion H+ trong máu tăng nhanh chóng và không ngừng, vƣợt quá

khả năng đệm của máu và các mô, hậu quả là dẫn tới toan chuyển hóa.

Thể ceton thứ ba, aceton, đƣợc hình thành do phản ứng tự khử nhóm

carboxyl của AcAc trong DKA. Khi có mặt với nồng độ cao trong máu, aceton

Page 31: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-21-

không tham gia tình trạng toan chuyển hóa, vì nó không phân ly ra ion H+. Aceton

hòa tan đƣợc, và đƣợc thải ra ngoài qua phổi. Chính điều này gây nên hơi thở mùi

trái cây ở bệnh nhân toan ceton do ĐTĐ [41].

1.5. Các nghiên cứu về Beta-hydroxybutyrat và bệnh đái tháo đƣờng:

Đã có nhiều tác giả nƣớc ngoài nghiên cứu về beta-hydroxybutyrat máu

trong việc chẩn đoán, xử trí, điều trị và theo dõi đái tháo đƣờng, đặc biệt là biến

chứng nhiễm toan ceton.

Klocker AA và cộng sự (2013) đã tiến hành 4 nghiên cứu (2 nghiên cứu ngẫu

nhiên có kiểm soát và 2 nghiên cứu thuần tập) với 299 ngƣời tham gia tại 11 trung

tâm và cho thấy: So với xét nghiệm ceton niệu (aceto acetat) thì xét nghiệm ceton

máu (beta-hydroxybutyric acid) có liên quan đến việc giảm số lần nhập viện, rút

ngắn thời gian hồi phục ở bệnh nhân DKA, lợi ích về chi phí và sự hài lòng lớn hơn

rất nhiều [38].

Ke P, Zhou H, Wang Z và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng với nồng độ BHB ≥

3,0 mmol/L có thể đƣợc sử dụng nhƣ một ngƣỡng để chẩn đoán DKA với độ nhạy

99%, độ đặc hiệu 86% và hiệu quả chẩn đoán 92,81% và có thể dùng BHB để đánh

giá mức độ nghiêm trọng của DKA [36].

Theo kết quả của Sheikh-Ali M, Karon BS, Basu A, và cộng sự (2008): nồng

độ BHB huyết thanh ở trẻ em và ngƣời lớn tƣơng ứng là 3,0 và 3,8 mmol/L ở bệnh

nhân ĐTĐ không kiểm soát thì có thể chẩn đoán DKA, và điều này có thể tốt hơn

so với sử dụng nồng độ HCO3 thƣờng hay dung trong xét nghiệm phân tích khí

máu động mạch [48].

Lertwarttanarak R và Plainkum P (2014) cũng nghiên cứu trên các bệnh nhân

ĐTĐ với đƣờng máu mao mạch ≥ 400 mg/dL và cho thấy nồng độ BHB > 3,1 mmol/L

là ngƣỡng tốt nhất để chẩn đoán DKA, với độ nhạy 100% (khoảng tin cậy 95% CI =

75,1 – 100) và độ đặc hiệu 96% (khoảng tin cậy 95% CI = 79,6 – 99,3) [39].

Beatriz Rodríguez-Merchán, Ana Casteràs, Eva Domingo và cộng sự

(2011) nghiên cứu 30 bệnh nhân ĐTĐ typ 1 đƣợc chẩn đoán DKA với kết quả nồng

độ BHB là 4,33 ± 0,48 mmol/L và đo BHB là một phƣơng pháp giám sát dễ dàng,

Page 32: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-22-

thực tế và đáng tin cậy trong DKA và có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tham số để điều

chỉnh liều insulin [27].

Theo kết quả của Cao X, Zhang X, Xian Y và cộng sự (2014), khi xét

nghiệm ceton niệu âm tính có 10% bệnh nhân có nồng độ BHB trong máu ≥ 0,3

mmol/L. Khi xét nghiệm ceton niệu dƣơng tính 22,62% bệnh nhân có nồng độ BHB

<0,3 mmol/L. Nồng độ BHB có mối tƣơng quan có ý nghĩa thống kê với nồng độ

glucose máu (r = 0,34, p < 0,001) [28].

Hiện tại ở Việt Nam đến thời điểm này chƣa có nghiên cứu nào về nồng độ

beta-hydroxybutyrate trong máu ở bệnh nhân ĐTĐ.

Page 33: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-23-

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Khoa Hóa sinh – Bệnh

viện Bạch Mai và Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng (Thái Thịnh đống Đa Hà Nội)

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2014 đến tháng 5/2015.

2.2.Đối tƣợng nghiên cứu:

Chúng tôi lựa chọn đối tƣợng đồng ý tham gia nghiên cứu gồm 133 ngƣời

chia thành 2 nhóm:

2.2.1. Nhóm bệnh:

Tiêu chuẩn lựa chọn:

Đối tƣợng gồm 83 bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội trú ĐTĐ – Bệnh viện Nội

tiết Trung ƣơng với chẩn đoán xác định: ĐTĐ typ 1, theo tiêu chuẩn chẩn đoán

ĐTĐ của ADA (2014), dựa trên các đặc điểm:

- Các triệu chứng lâm sàng rầm rộ: khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút nhiều.

- Glucose máu lúc đói, HbA1c lúc mới chẩn đoán tăng cao

- Nồng độ insulin; C – peptid máu thấp

- Điều trị bằng thuốc uống không đáp ứng.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Không đồng ý tham gia vào nghiên cứu

- Phụ nữ có thai

- Bệnh nhân nặng, có nguy cơ tử vong trong quá trình nằm viện hoặc có bệnh

lý cấp tính kèm theo quá nặng

- Bệnh nhân có yếu tố gây toan do các nguyên nhân khác nhƣ dùng thuốc,

nhịn đói lâu ngày hoặc nghiện rƣợu…

2.2.2. Nhóm chứng:

Các đối tƣợng gồm 50 ngƣời khỏe mạnh, gồm cả nam và nữ, có tuổi trung

bình tƣơng đƣơng với tuổi trung bình của nhóm bệnh, đƣợc lựa chọn qua đợt khám

sức khỏe định kỳ qua khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, các kết quả bình

thƣờng, không mắc bệnh gì.

Page 34: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-24-

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang có đối chứng.

Cỡ mẫu nghiên cứu: nhóm bệnh: mẫu thuận tiện

2.3.2. Thu thập số liệu:

- Tất cả các đối tƣợng nghiên cứu thỏa mãn với các tiêu chuẩn đã chọn đƣợc

khai thác bệnh sử, tiền sử, và các yếu tố liên quan đến mẫu bệnh án, khám lâm sàng

và làm xét nghiệm một số chỉ số hóa sinh phù hợp, cần thiết và định lƣợng nồng độ

beta-hydroxybutyric acid trong máu.

- Tiến hành phân tích các thông số sau:

+ Tuổi

+ Giới

+ Định lƣợng glucose máu lúc đói (Fasting glucose value – FGV)

+ Định lƣợng HbA1c

+ Định lƣợng Insulin máu

+ Định lƣợng C – peptid máu

+ Đánh giá chức năng thận: định lƣợng Ure, Creatinin máu

+ Định lƣợng Nồng độ beta-hydroxybutyric acid máu

+ Định tính bán định lƣợng ceton niệu

2.3.3 . Xử lý số liệu:

- Các kết quả nghiên cứu đƣợc xử lý theo thuật toán thống kê y học, sử

dụng phần mềm SPSS 22.0.

- Các biến định tính: tính tỷ lệ phần trăm, so sánh các tỷ lệ dựa vào test χ2

- Các biến định lƣợng: tính trung bình và so sánh các trung bình dựa vào T-

test và test Anova. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

- Sử dụng phƣơng trình tuyến tính với hệ số tƣơng quan r, cho biết mối tƣơng

quan giữa hai biến định lƣợng. Hệ số tƣơng quan r có giá trị từ -1 đến +1. Khi r > 0:

tƣơng quan đồng biến, r < 0: tƣơng quan nghịch biến. Giá trị tuyệt đối của r càng

gần 1 thì mối tƣơng quan càng chặt.

Page 35: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-25-

|r| < 0,3: tƣơng quan yếu

0,3 ≤ |r| < 0,5: tƣơng quan trung bình

0,5 ≤ |r| < 0,7: tƣơng quan khá chặt chẽ

0,7 ≤ |r| < 0,9: tƣơng quan chặt chẽ

0,9 ≤ |r| ≤ 1 : tƣơng quan rất chặt chẽ

2.4. Các phƣơng pháp xét nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá:

2.4.1. Định lƣợng beta-hydroxybutyric acid máu: Phương pháp enzym so màu.

Nguyên lý của phản ứng: Beta-hydroxybutyric acid đƣợc biến đổi thành

acetoacetat dƣới sự xúc tác của beta hydroxybutyrat dehydrogenase và sự có mặt

của coenzym NAD. NADH đƣợc hình thành trong phản ứng sẽ chuyển đổi sang

NAD bởi tác dụng với chất oxy hóa INT và enzym diaphorase. Sự giảm mật độ

quang sẽ tỷ lệ nghịch với nồng độ chất cần phân tích -hydroxybutyric acid, đƣợc

xác định bởi quang kế tại bƣớc sóng 505 nm. Phản ứng diễn ra nhƣ sau:

Hóa chất: Do công ty Mindray cung cấp

(Mindray Medical International Limited là công ty sản xuất ba loại sản phẩm

chính: Giám sát bệnh nhân; hỗ trợ cuộc sống và hệ thống chẩn đoán hình ảnh Y tế

lớn nhất Trung Quốc có trụ sở chính tại thành phố Thâm Quyến và nhiều nƣớc trên

thế giới nhƣ UK, Bắc Mĩ,..) các sản phẩm đã đƣợc WHO và IFCC phê duyệt và đƣa

vào áp dụng trên lâm sàng.

Thuốc thử bao gồm:

R1: đệm tris 100 mmol/L, β-hydroxybutyrat dehydrogenase 2 KU/L,

diaphorase 2 KU/L, và chất bảo quản 0,5 g/L.

R2: đệm phosphat 20 mmol/L, NAD+ 5 mmol/L, INT 4 mmol/L, oxalat 20

mmol/L, chất bảo quản 2 g/L.

Page 36: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-26-

Calibration: betahydroxybutyric acid.

Bệnh phẩm: Huyết thanh hoặc huyết tƣơng (có chống đông bằng Heparin

lithium) bảo quản đƣợc 7 ngày ở nhiệt độ 2 - 8ºC, 6 tháng ở nhiệt độ - 20ºC.

Trang thiết bị: Máy AU 5800 của công ty Backman coulter.

Khoảng tham chiếu của beta-hydroxybutyric acid: 0,03 – 0,3 mmol/L

2.4.2. Định lƣợng glucose trong máu: phương pháp hexokinase

Dựa trên nguyên lý của phản ứng sau:

Glucose + ATP Hexokinase G-6-P + ADP

G-6-P + NADP+

G-6-PDH Gluconate-6-P + NADPH + H+

Sự tạo thành của NADPH trong phản ứng sẽ tỷ lệ với nồng độ của glucose và

có thể đo đƣợc ở bƣớc sóng vùng tử ngoại 340 nm bằng quang kế. Khoảng trị số

tham chiếu của glucose máu: 3,89 - 6,38 mmol/L (70 - 115 mg/dL)

2.4.3. Định lƣợng HbA1c:

Theo nguyên lý sắc ký lỏng áp lực cao (HPLC) ái lực nguyên tố Boronate.

Haemoglobins glycated (GHB) và protein huyết tƣơng glycated (GPP) khác với

protein không glycated bởi các phần đính kèm với phân tử glucose do quá trình

ketoamine. GHB và GPP do đó chứa các nhóm 1,2-cis-diol không tìm thấy trong

protein không glycated, trong đó cung cấp cơ sở cho việc phân tách các thành phần

glycated và không glycated bằng sắc ký ái lực boronate. Trong kỹ thuật HPLC ái

lực boronat, một boronate nhƣ axit phenylboronic đƣợc liên kết với bề mặt của sự

hỗ trợ cột sắc ký. Khi dung dịch protein (hemolysate hoặc huyết tƣơng đƣợc pha

loãng) đƣợc truyền thông qua các cột, các thành phần glycated đƣợc giữ lại bởi các

phức của nhóm diol của nó với các boronate (theo sơ đồ minh họa dƣới đây). Sau

khi rửa giải các thành phần không glycated, dụng cụ bơm rửa (Reagent 2 - Buffer

2A), trong đó chiếm chỗ của các thành phần glycated từ cột. Các thành phần

glycated sau đó đi qua máy phân tích:

Page 37: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-27-

Tính toán tỷ lệ phần trăm của GHB trong mẫu theo công thức sau đây, với

vùng đỉnh trong AU / giây:

Khoảng giá trị tham chiếu HbA1c:

Bình thƣờng (no diabetes): 4, 0 – 5,6 % ( 20,2 – 37,7 mmol/moL)

Tiền đái tháo đƣờng (Pre-diabetes): 5,7% - 6,4% (38,8 – 46,4 mmol/moL)

Đái tháo đƣờng (Diabetes): 6,5% ( 47,5 mmol/moL)

Page 38: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-28-

2.4.4. Định lƣợng insulin trong máu:

Nguyên lý: dựa trên nguyên lý miễn dịch Sandwich có sự kết hợp kháng

nguyên - kháng thể. theo kỹ thuật điện hóa phát quang (electrochemiluminescence

immunoassay “ECLIA”), đƣợc thực hiện trên hệ thống máy cobas 6000 của công ty

Roche diagnostic (Thụy Sỹ).

Sơ đồ mô hình 3 giai đoạn của nguyên lý phản ứng định lượng insulin

Tổng thời gian phản ứng: 18 phút

Giai đoạn ủ thứ nhất: Tạo phức kiểu kẹp chả giữa kháng thể kháng insulin

đặc hiệu đơn dòng gắn biotin, insulin trong 20 µL bệnh phẩm và kháng thể kháng

insulin đặc hiệu dơn dòng đánh dấu bằng ruthenium.

Giai đoạn ủ thứ 2: sau khi cho thêm streptavidin-coated microparticles phức

hợp gắn kết vào pha rắn do sự tƣơng tác giữa biotin và streptavidin.

Page 39: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-29-

Phức hợp phản ứng đƣợc đƣa vào buồng đo nơi mà các hạt microparticles

đƣợc giữ bằng từ tính trên bề mặt điện cực. Những chất thừa đƣợc rửa đi bằng

procell. Dƣới tác dụng của dòng điện điện áp 2V ở điện cực kích thích phát ra ánh

sáng (hóa phát quang) và đo tín hiệu ánh sáng này bằng bộ phận nhân quang. Nồng

độ insulin có trong mẫu bệnh phẩm đƣợc tính toán dựa trên đƣờng chuẩn đƣợc thiết

lập trƣớc bằng cách sử dụng các mẫu chuẩn với nồng độ đã biết trƣớc. Đƣờng

chuẩn này đƣợc xây dựng trong khi thực hiện chuẩn định (Calibration) trƣớc khi

tiến hành phân tích mẫu. Khoảng giá trị tham chiếu của insulin: 2,6-24,9 μU/mL

(17,8-173 pmol/L)

2.4.5. Định lƣợng C – peptid:

Dựa trên nguyên lý Sandwich, Kỹ thuật theo phƣơng pháp điện hoá phát

quang (electrochemiluminescence immunoassay “ECLIA”). . Tổng số thời gian để

hoàn thành 1 xét nghiệm là 18 phút. Chu trình phản ứng thƣờng trải qua các giai

đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn ủ 1: Hút mẫu bệnh phẩm (20 µL) cần định lƣợng, kháng thể c-

peptid đặc hiệu đƣợc biotin hóa, kháng thể c-peptid đặc hiệu gắn chất đánh dấu

ruthenium và tạo thành phức hợp Sandwich phản ứng

Giai đoạn ủ thứ 2: sau khi cho thêm streptavidin-coated microparticles phức

hợp gắn kết vào pha rắn do sự tƣơng tác giữa biotin và streptavidin. Phức hợp phản

ứng đƣợc đƣa vào buồng đo nơi mà các hạt microparticles đƣợc giữ bằng từ tính

trên bề mặt điện cực. Những chất thừa đƣợc rửa đi bằng procell. Dƣới tác dụng của

dòng điện điện áp 2V, phản ứng sẽ tạo ra ánh sáng (hóa phát quang) tín hiệu ánh

sáng này đƣợc đo bằng bộ phận nhân quang. Nồng độ C-peptid có trong mẫu bệnh

phẩm đƣợc tính toán dựa trên đƣờng chuẩn đƣợc thiết lập trƣớc bằng cách sử dụng

các mẫu chuẩn với nồng độ đã biết trƣớc. Đƣờng chuẩn này đƣợc xây dựng trong

khi thực hiện chuẩn định (Calibration) trƣớc khi tiến hành phân tích mẫu. Khoảng

giá trị tham chiếu của C-peptid :

Trong huyết thanh/huyết tƣơng 0,37 – 1,47 nmol/L (1,1 – 4,4 ng/mL)

Trong nƣớc tiểu mẫu 24 h 5,74 - 60,3 nmol/24h (17,2-181 g/24h)

Page 40: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-30-

2.4.6. Định lƣợng ure máu:

Phƣơng pháp: Dựa trên phƣơng pháp động học enzyme

Nguyên tắc phản ứng:

Ure + 2H2O NH3 + CO2

NH3 + α-Cetoglutarat + NADH + H+ Glutamat + NAD

+

Nồng độ ure tỷ lệ thuận với sự giảm mật độ quang học của NADH đo ở

bƣớc sóng 340nm theo thời gian.

Khoảng trị số tham chiếu của ure: 2,5 – 7,5 mmol/L

2.4.7. Định lƣợng creatinin máu:

Phƣơng pháp: Dƣạ theo phƣơng pháp động học 2 điểm (Jaffé method)

Nguyên tắc phản ứng:

Creatinin + a. pycric Picrat creatinin (màu da cam)

(hấp thụ cực đại ở bước sóng 492nm)

Nồng độ creatinin trong huyết thanh tỷ lệ thuận với mật độ quang của phức hợp pycrat.

Khoảng trị số tham chiếu của creatinin: Nam: 62 – 106 μmol/L

Nữ : 44 – 80 μmol/L

2.4.8. Đánh giá biến chứng thận:

Chúng tôi xác định biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 dựa trên các tiêu

chuẩn: micro-albumin niệu, protein niệu, bệnh thận mạn tính.

Bệnh thận mạn tính đƣợc chẩn đoán khi thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:

Có những tổn thƣơng về cấu trúc và chức năng thận tồn tại kéo dài ≥ 3 tháng,

kèm theo hoặc không kèm theo giảm mức lọc cầu thận.

Mức lọc cầu thận giảm < 60 ml/phút/1,73m2 da, kèm hoặc không kèm bằng

chứng của tổn thƣơng thận [4].

Mức lọc cầu thận (MLCT) đƣợc tính theo công thức dựa trên tuổi, giới,

chủng tộc và creatinin máu theo hƣớng dẫn về bệnh thận mạn tính của Anh

[35].

Phân loại các giai đoạn của bệnh thận mạn tính theo Hội Thận học Hoa Kỳ

(2002): [4]

Urease

GLDH

NaOH

Page 41: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-31-

Bảng 2.1. Các giai đoạn của bệnh thận mạn tính

Giai đoạn Đánh giá MLCT(ml/phút/1,73m2)

I MLCT bình thƣờng hoặc tăng 90

II MLCT giảm nhẹ 60 – 89

III MLCT giảm trung bình 30 – 59

IV MLCT giảm nặng 15 – 29

V MLCT giảm rất nặng < 15 (điều trị thay thế)

Page 42: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-32-

2.5. Sơ đồ nghiên cứu

Khám LS

Làm XN

ĐTĐ typ 1 đã ∆(+)

* XN Glucose, HbA1c,

Insulin, C-peptid

* XN creatinin máu

* XN ceton niệu

Tìm mối liên quan

với Glucose,

HbA1c, Insulin,

C-peptid, ceton

niệu, BC thận

KẾT LUẬN

Bình thƣờng

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Nhóm chứng

XN BHB

So sánh nhóm

bệnh - chứng

Page 43: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-33-

2.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu:

- Các đối tƣợng đồng ý và hợp tác trong quá trình nghiên cứu.

- Đây là nghiên cứu mô tả, tƣơng quan, không có can thiệp, do đó không ảnh

hƣởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân.

- Chúng tôi cam kết thực hiện với tinh thần trung thực, giữ bí mật về thông

tin của bệnh nhân.

Page 44: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-34-

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu:

3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm chứng:

Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm chứng

Nam Nữ p

Giới n 25 25

p = 1 % 50 50

Tuổi trung bình

( ± SD)

30,4 ± 6,1 29,2 ± 5,8 p = 0,482

29,8 ± 6,0

Nhận xét và bàn luận:

Nhóm chứng có tỷ lệ nam và nữ là tƣơng đƣơng

Tuổi trung bình của nhóm chứng là 29,8 ± 6,0 tuổi. Tuổi trung bình giữa nam và nữ

khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.

Nhóm chứng của chúng tôi đƣợc lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn là những

ngƣời khỏe mạnh trong đợt kiểm tra sức khỏe định kì, bao gồm cả nam và nữ, lựa

chọn có độ tuổi trung bình tƣơng đƣơng với tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân đái

tháo đƣờng typ 1. Thật vậy, tuổi trung bình của nhóm chứng trong nghiên cứu của

chúng tôi là 29,8 ± 6,0 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 1. Không có sự khác biệt về tuổi trung

bình giữa nam và nữ (p > 0,05).

3.1.2. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Nam Nữ p

Giới n 32 51

p = 0,046 % 38,55 61,45

Tuổi trung bình

( ± SD)

29,4 ± 10,1 30,4 ± 9,1 p = 0,687

30,45 ± 9,21

Page 45: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-35-

Nhận xét và bàn luận:

Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ typ 1 nữ chiếm 61,45%, nam chiếm 38,55%. Tỷ lệ

nữ/nam ≈ 1,6. Tỷ lệ nam và nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ 1 là 30,45 ± 9,21 tuổi. Tuổi

trung bình giữa nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.

Nghiên cứu của chúng tôi có số bệnh nhân nữ nhiều hơn, chiếm tỷ lệ

61,45%, nam chiếm 38,55%, tỷ lệ nữ/nam ≈ 1,6. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống

kê (p < 0,05). Tỷ lệ này giống với tỷ lệ trong nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền

và cộng sự (2012) trên 270 bệnh nhân đái tháo đƣờng có tỷ lệ nữ/nam là 1,62 [9].

Tỷ lệ của chúng tôi cũng gần tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Vũ Thị Nga và Trịnh

Kim Giang khi nghiên cứu tình hình biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều

trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai là 1,45 [14]. Kết quả của chúng tôi cao hơn

trong nghiên cứu của Tạ Văn Bình khi nghiên cứu bệnh nhân ĐTĐ lần đầu đến

khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng là tỷ lệ nữ/nam là 1 [2]. Kết quả của chúng

tôi cũng cao hơn nghiên cứu của Trƣơng Ngọc Dƣơng trên 93 bệnh nhân đái tháo

đƣờng typ 1 có tỷ lệ nữ/nam là 1,21 [6].

Bảng 3.3.Phân bố nhóm bệnh nghiên cứu theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi n %

≤ 20 13 15,66

21 – 30 24 28,92

31 – 40 31 37,35

41 – 50 14 16,87

˃ 50 1 1,2

Tổng 83 100

Nhận xét và bàn luận:

Trong 83 bệnh nhân ĐTĐ typ 1 nghiên cứu, nhóm tuổi 31 – 40 chiếm tỷ lệ

cao nhất (37,35%), sau đó đến nhóm tuổi 21 – 30 (28,92%), nhóm tuổi > 50 chiếm

tỷ lệ thấp nhất (1,20%). Tuổi thấp nhất là 8 tuổi, cao nhất là 51 tuổi.

Page 46: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-36-

Trong 83 bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 1 ở nghiên cứu của chúng tôi, tuổi

trung bình là 30,45 ± 9,21 tuổi. Không có sự khác biệt về tuổi trung bình của nam

và nữ (p > 0,05). Bảng 3.3 cho thấy nhóm tuổi 31 – 40 chiếm tỷ lệ cao nhất 37,35%,

sau đó là nhóm tuổi 21 – 30 với 28,92%, nhóm tuổi >50 chiếm tỷ lệ thấp nhất

1,20%. Theo kết quả nghiên cứu của Balasubramanyam A và Maldonado M: tuổi

trung bình của nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ 1 là 34 ± 17 tuổi, kết quả của chúng tôi là

khá tƣơng đồng [25].Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân của chúng tôi thấp hơn

nghiên cứu của Nguyễn Khoa Diệu Vân (1999) trên 40 bệnh nhân đái tháo đƣờng

typ 2 với tuổi trung bình là 52 ± 13 [18]. Kết quả này cũng thấp hơn nghiên cứu của

Nguyễn Duy Cƣờng (2014) trên 316 bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2 có tuổi trung

bình là 66,4 ± 12,6 [5]. Qua đó cho thấy rõ sự khác biệt về tuổi trung bình mắc bệnh

của ĐTĐ typ 1 và typ 2.

Bảng 3.4. Phân bố nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo biến chứng thận

Nhóm n %

MLCT

(ml/phút/1,73m2)

± SD

p

Có BC thận 8 9,64 49,6 ± 8,8 p < 0,001

Không có BC thận 75 90,36 97,9 ± 24,1

Tổng 83 100 92,6 ± 27,4

Nhận xét và bàn luận:

- Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, có 8 bệnh nhân có biến chứng thận,

chiếm tỷ lệ 9,64%, có 75 bệnh nhân không có biến chứng thận (90,36%)

- MLCT trung bình của nhóm có biến chứng thận là 49,6 ± 8,8

ml/phút/1,73m2, của nhóm không có biến chứng thận là 92,6 ± 27,4ml/phút/1,73m

2.

MLCT trung bình của nhóm có biến chứng thận thấp hơn rõ rệt so với nhóm không

có biến chứng thận, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001.

- Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng thận là

9,64%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu của Trƣơng Ngọc Dƣơng

Page 47: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-37-

trên 93 bệnh nhân ĐTĐ typ 1 điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng, với tỷ lệ biến

chứng thận là 16,1% [6], của Thái Hồng Quang (1989) trên BN ĐTĐ typ 1 là

57,14% [15]. Sự khác biệt có thể do cỡ mẫu, đối tƣợng nghiên cứu đƣợc lựa chọn

khác nhau, thời gian mắc bệnh khác nhau. Kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn các

nghiên cứu của Vũ Thị Nga trên 147 bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2 với tỷ lệ biến

chứng thận là 63,95% [14], nghiên cứu của Nguyễn Duy Cƣờng trên 316 bệnh nhân

ĐTĐ typ 2 có tỷ lệ là 29,4% [5]. Cũng có thể thời gian gần đây do hiểu biết về bệnh

tật trên phƣơng tiện truyền thông và phƣơng tiện đƣờng xá giao thông thuận tiện

hơn ngƣời bệnh đã về các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tuyến cuối dễ dàng

hơn. Ngƣời bệnh đã khám chữa bệnh sớm hơn khi đã có những dấu hiệu bất thƣờng

trong cơ thể không còn để lâu khi đã xuất hiện các biến chứng nặng nhƣ những năm

trƣớc đây.

3.2.Một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

3.2.1.Xét nghiệm máu:

Bảng 3.5. Kết quả một số thông số hóa sinh máu

Thông số ± SD

HbA1c (%) 8,14 ± 1,81

Glucose (mmol/L) 9,57 ± 5,11

Insulin (µU/mL) 4,96 ± 2,04

C – peptid (nmol/L) 0,1001 ± 0,1002

Nhận xét và bàn luận:

- Tỷ lệ HbA1c trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 8,14±1,81%

- Nồng độ glucose máu lúc đói trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 9,57 ±

5,11 mmol/L.

- Nồng độ insulin máu trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 4,96 ± 2,04

µU/mL

- Nồng độ C – peptid trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 0,10 ± 0,10

nmol/L.

Page 48: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-38-

Về tỷ lệ HbA1c:

HbA1c là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ kiểm soát đƣờng máu. Việc

kiểm soát đƣờng máu tốt làm giảm HbA1c, và làm giảm đáng kể nguy cơ biến

chứng do ĐTĐ [21]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN nghiên cứu có giá

trị HbA1c trung bình là 8,14 ± 1,81%. Kết quả của chúng tôi tƣơng đồng với nghiên

cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010) với giá trị HbA1c trung bình là 8,3 ± 1,8%

[7]. Kết quả này cũng khá giống với nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền và cộng

sự (2012) là 8,9 ± 2,0 [10] và nghiên cứu của Đỗ Thị Tính (2009) với giá trị HbA1c

trung bình sau 1 năm điều trị là 8,71 ± 1,16% [17]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn

của một số tác giả khác nhƣ nghiên cứu của Trƣơng Ngọc Dƣơng là 9,8 ± 2,9% [6],

nghiên cứu của Trịnh Ngọc Anh (2011) là 11,89 ± 2,9% [1]. Tuy nhiên, giá trị

HbA1c trung bình của chúng tôi còn cao hơn mục tiêu điều trị đƣợc khuyến cáo. Do

vậy, cần tuyên truyền hơn nữa về ĐTĐ để có đạt đƣợc mức kiểm soát tốt, hạn chế

các biến chứng do ĐTĐ.

Về nồng độ glucose máu lúc đói:

Đƣờng huyết tăng cao cùng với kiểm soát tỷ lệ HbA1c không tốt làm tăng

nguy cơ biến chứng do ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các BN có nồng độ

glucose máu lúc đói trung bình là 9,57 ± 5,11 mmol/L, nồng độ thấp nhất là 2,9

mmol/L, cao nhất là 28 mmol/L. Kết quả này gần tƣơng đƣơng với nghiên cứu của

Vũ Thị Nga là 9,0 ± 2,2 mmol/L [14]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả của

một số tác giả nhƣ nghiên cứu của Ngô Thị Tuyết Nga là 12,22 ± 5,27 mmol/L [13],

nghiên cứu của Nguyễn Thị Hƣơng là 13,29 ± 1,73 mmol/L [8], nghiên cứu của

Trƣơng Ngọc Dƣơng là 24,6 ± 6,3 mmol/L [6].

Về nồng độ insulin trong máu:

Glucose là nguồn năng lƣợng chính cho các tế bào tạo nên cơ bắp và các mô

khác. Thông thƣờng, glucose đi vào tế bào với sự giúp đỡ của insulin. Nếu không

có đủ insulin trong cơ thể, cơ thể sẽ không thể sử dụng glucose để cung cấp năng

lƣợng. Sự thiếu hụt nồng độ insulin là đặc trƣng cơ bản của ĐTĐ typ 1. Trên bảng

3.5 cho thấy nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi có nồng độ insulin trong máu trung

Page 49: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-39-

bình là 4,96 ± 2,04 µU/mL (thấp hơn nhiều so với khoảng giá trị tham chiếu (2,6-

24,9 μU/mL). Kết quả của chúng tôi cũng tƣơng tự với kết quả insulin trong nghiên

cứu của Trƣơng Ngọc Dƣơng ở những BN ĐTĐ typ 1 phát hiện lần đầu là 4,46 ±

2,94 µU/mL, đồng thời thấp hơn nồng độ insulin trung bình của nhóm BN ĐTĐ typ

1 chung của tác giả là 16,61 ±14,30 µU/mL [6]. Sự khác biệt cho thấy ảnh hƣởng

của quá trình điều trị tới nồng độ insulin trong máu và có thể do nhóm bệnh nhân

nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình lớn hơn, thời gian mắc ĐTĐ typ 1

dài hơn, nên có ảnh hƣởng tới nồng độ insulin máu.Kết quả của chúng tôi thấp hơn

kết quả nghiên cứu trên BN ĐTĐ typ 2 của Nguyễn Phƣơng Mai là 8,59 ± 8,68

µU/mL [12], của Vũ Thị Nga là 13,59 ± 4,49 µU/mL [14]. Qua đó cho thấy sự khác

biệt giữa nồng độ insulin máu ở BN ĐTĐ typ 1 và typ 2.

Về nồng độ C – peptid:

C – peptid là dấu ấn cho sự tiết insulin. Đây cũng là một trong các tiêu chuẩn

phân loại ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2. Nồng độ C – peptid càng lớn chứng tỏ khả năng

tiết insulin của tế bào beta đảo tụy càng lớn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các

BN có nồng độ C – peptid trung bình là 0,1001 ± 0,1002 nmol/L. Kết quả này gần

tƣơng đƣơng kết quả nghiên cứu của Trƣơng Ngọc Dƣơng là 0,13 ± 0,19 nmol/L

[6]. Và thấp hơn các nghiên cứu trên BN ĐTĐ typ 2, của Vũ Thị Nga là 0,9 ± 0,5

nmol/L [14], của Nguyễn Thị Thu là 0,59 ± 0,27 nmol/L [16].

Page 50: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-40-

3.2.2.Xét nghiệm nƣớc tiểu:

Hình 3.1. Phân bố kết quả ceton niệu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có xét nghiệm ceton niệu dƣơng tính là 13,25% (n =11),

xét nghiệm ceton niệu âm tính là 86,75% (n = 72)

Ceton đƣợc sản xuất bình thƣờng của gan nhƣ là một phần của sự chuyển hóa

acid béo. Ở ngƣời khỏe mạnh trong trạng thái bình thƣờng các thể ceton sẽ đƣợc

chuyển hóa hoàn toàn nên có rất ít (nồng độ trong máu khoảng 0,03 – 0,3 mmol/L.

Nếu vì lý do nào đó cơ thể không thể có đủ lƣợng đƣờng để cung cấp năng lƣợng

và đòi hỏi các tế bào sẽ phải chuyển sang sử dụng các chất béo để thay thế dẫn đến

sự gia tăng trong sản xuất ceton làm cho nồng độ ceton bị tăng lên và tích tụ trong

máu sẽ “tràn qua” máu và xuất hiện trong nƣớc tiểu. Thông thƣờng chỉ có một

lƣợng rất nhỏ ceton đƣợc bài tiết trong nƣớc tiểu hàng ngày với phƣơng pháp thông

thƣờng nhƣ thực hiện trên thanh thử 10 thông số hiện nay sẽ không đủ độ nhạy để

phát hiện, hơn nữa đây chỉ là một phƣơng pháp định tính bán định lƣợng. Kết quả

ceton niệu dƣơng tính có thể do các nguyên nhân sau:

+ Tình trạng mất kiểm soát glucose máu ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng

+ Tình trạng toan ceton máu (Ketoacidosis - DKA).

+ Tình trạng bệnh nhân bị đói lâu ngày (hoặc nạn đói):

87.75%

13.25%

Ceto dương tính

Ceto âm tính

Page 51: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-41-

- Không ăn trong thời gian kéo dài (12-18 giờ) có thể đã xuất hiện

- Chán ăn do bệnh tâm thần

- Ngƣời nghiện rƣợu không ăn

+ Ngộ độc (ví dụ nhƣ với isopropanol).

+ Gây mê bằng ete.

+ Bị hội chứng nhiễm kiềm nặng.

+ Một số rối loạn chuyển hóa.

Đôi khi kết quả xét nghiệm dƣơng tính “giả” trong một số trƣờng hợp sau

+ Bệnh nhân đang dùng một số loại thuốc: Levodopa - ví dụ, Sinemet®;

Phenazopyrazine; Axit valproic

+ Trong tình trạng mất nƣớc trầm trọng.

Kết quả cũng có thể âm tính “giả” trong một số trƣờng hợp sau

+Do thanh thử bị hỏng

+Do thanh thử nƣớc tiểu không thể phát hiện đƣợc do thể ceton nhƣng chiếm

ƣu thế lại là beta-hydroxybutyrate và do vậy nó có thể cho xét nghiệm là âm tính

mặc dù nồng độ cao của beta-hydroxybutyrate. [48]

Đó là những sai số và khó khăn trong phƣơng pháp phân tích đang đƣợc triển

khai phổ biến hiện nay. Đối với ngƣời mắc bệnh ĐTĐ ngƣời ta khuyên các đối

tƣợng sau nên kiểm tra ceton. [51]

- Trong phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đƣờng và bệnh tiểu đƣờng thai kỳ.

- Khi lƣợng đƣờng trong máu rất cao (> 15 mmol /L). [4]

- Trong DKA hoặc nghi ngờ nhiễm ceton acid.

- Bất cứ lúc nào glucose máu > 17 mmol /L (300 mg /dL)

Việc xét nghiệm Ceton máu chỉ có thể thực hiện đƣợc trong phòng xét nghiệm

do cần phải có trang thiết bị và hóa chất thuốc thử. Phân tích định lƣợng Beta-

hydroxybutyrat có thể đƣợc sắp xếp nhƣ một xét nghiệm máu riêng biệt, trợ thủ đắc

lực cho những sự nhiễu và thiếu hụt trong phƣơng pháp dùng thanh thử hiện nay.

3.3.Nồng độ BHB máu ở nhóm chứng và nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ 1:

3.3.1. Nồng độ BHB máu ở nhóm chứng và nhóm BN ĐTĐ typ 1

Page 52: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-42-

Bảng 3.6. Nồng độ BHB trong máu của nhóm chứng và nhóm BN ĐTĐ typ 1

Nhóm chứng

( ± SD)

Nhóm bệnh

( ± SD)

BHB (mmol/L) 0,038 ± 0,011 0,374 ± 0,516

p < 0,001

n 50 83

Nhận xét và bàn luận:

Nồng độ BHB máu trung bình của nhóm chứng là 0,038 ± 0,011 mmol/L

(n=50) Nồng độ BHB máu trung bình của nhóm BN ĐTĐ typ 1 là 0,374 ± 0,516

mmol/L (n = 83). Nồng độ BHB máu của nhóm BN ĐTĐ typ 1 tăng rõ rệt so với

nhóm chứng với p < 0,001. ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 do nhu cầu không đủ insulin

trong cơ thể, cơ thể sẽ không thể sử dụng glucose để cung cấp năng lƣợng vì

glucose không thể thâm nhập vào trong tế bào. Điều này khiến việc sản xuất và bài

tiết các hormone bị phá vỡ, chất béo đƣợc chuyển thành nguồn nhiên liệu thay thế.

Đổi lại, quá trình này sản xuất axit độc hại đƣợc biết đến đó là các thể ceton. Quá

trình ceton tích lũy trong máu tăng lên và cuối cùng "tràn qua" thận vào nƣớc tiểu.

Các phƣơng pháp hiện nay thƣờng dùng thanh thử để định tính hoặc bán định lƣợng

đƣợc thể ceton niệu (nhƣng cũng chỉ xác định đƣợc aceto acetic – chiếm một tỷ lệ

rất nhỏ so với beta hydroxybutyric acid chiếm tới 78%. Việc định lƣợng đƣợc BHB

trong máu là kỹ thuật đột phá, cung cấp cho lâm sàng thông số đáng tin cậy trong

chẩn đoán xác định bệnh nhân bị nhiễm toan ceton máu. Trong nghiên cứu của

chúng tôi, nồng độ BHB máu trung bình của nhóm chứng là 0,038 ± 0,011 mmol/L

(n=50). Nồng độ BHB máu trung bình của nhóm BN ĐTĐ typ 1 là 0,374 ± 0,516

mmol/L (n = 83). Nhƣ vậy, nồng độ BHB ở nhóm BN ĐTĐ typ 1 tăng rõ rệt so với

nhóm chứng, có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Nồng độ BHB máu trung bình của nhóm BN trong nghiên cứu của chúng tôi

thấp hơn kết quả nghiên cứu của Cao X, Zhang X, Xian Y và cộng sự (2014) là 0,55

± 1,07 mmol/L. Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ hơn, và tiêu

Page 53: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-43-

chuẩn lựa chọn BN của chúng tôi là bệnh nhân ĐTĐ với mức đƣờng huyết bất kì,

khác với của tác giả là chọn những BN tăng đƣờng huyết mức độ nặng [28].

3.3.2. Phân bố nồng độ BHB máu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

Hình 3.2. Phân bố nồng độ BHB máu ở nhóm BN nghiên cứu

Nhận xét và bàn luận:

Trong 83 BN nghiên cứu, có 63 bệnh nhân có nồng độ BHB máu ở mức

bình thƣờng (≤ 0,3 mmol/L) chiếm tỷ lệ 72,29% và 20 bệnh nhân có nồng độ

BHB trong máu tăng (> 0,3 mmol/L) chiếm tỷ lệ 27,71%.Giá trị BHB máu thấp

nhất là 0,05 mmol/L, cao nhất là 2,9 mmol/L.

Toan ceton (Ketoacidosis-DKA) là một biến chứng cần cấp cứu khẩn cấp trong

ĐTĐ bởi sự hiện diện của một lƣợng lớn các ketone trong máu và nƣớc tiểu, và

biểu hiện rõ bệnh nhân bị nhiễm toan chuyển hóa. Một trƣờng hợp cũng cấp cứu

khẩn cấp trong bệnh ĐTĐ là tình trạng tăng áp lực thẩm thấu (Hyperosmolar

hyperglycemic state - HHS) với độ thẩm thấu huyết tƣơng > 320 mOsm / kg) do

mất nƣớc nặng và nồng độ glucose máu tăng cao; toan nhẹ và ketonemia có thể xảy

ra trong trạng thái này, nhƣng chƣa đến mức toan ceton. Trên lâm sàng có thể có

một mức độ trùng lặp giữa DKA và HHS, nhƣ trong DKA sự thẩm thấu cũng có thể

đƣợc tăng lên.

Page 54: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-44-

3.4. Mối liên quan giữa BHB máu với một số chỉ số hóa sinh và biến chứng

mạn tính thƣờng gặp ở BN ĐTĐ typ1:

3.4.1. Mối tƣơng quan giữa BHB máu với nồng độ insulin máu:

Hình3.3. Tương quan giữa nồng độ -hydroxybutyrat máu và insulin máu

Nhận xét và bàn luận:

Có mối tƣơng quan nghịch biến mức độ trung bình giữa nồng độ beta-

hydroxybutyric acid máu và nồng độ insulin máu theo phƣơng trình tuyến tính y = -

0,092x + 0,831 (r = - 0,364, p = 0,002). Nồng độ BHB trong máu có mối tƣơng

quan nghịch biến mức độ trung bình với nồng độ insulin theo phƣơng trình tuyến

tính y = - 0,092x + 0,831 với hệ số tƣơng quan r = - 0,364. Mối tƣơng quan này có

ý nghĩa thống kê, với p = 0,002. Tuy nhiên, chúng tôi chƣa tìm đƣợc các nghiên cứu

Page 55: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-45-

liên quan để so sánh. Sự hình thành ban đầu của các thể ceton và sử dụng nhƣ là

một nguồn năng lƣợng là một cơ chế bảo vệ chống lại nạn đói di động do glucose

không thâm nhập vào trong tế bào đƣợc. Tuy nhiên, sự dƣ thừa cetone tiếp tục tăng

lên và việc sử dụng các năng lƣợng giảm do cơ chế hấp thu di động hạn chế. Hạn

chế khả năng hấp thu các mô với ceton do chủ yếu qua trung gian bởi sự thiếu hiệu

quả của insulin. Cơ chế chính là cơ thể tích tụ ketone trong DKA, các thể cetone

(chủ yếu BHA và AcAa) là axit mạnh, chúng phân tách ra một cách tự do và sản

xuất một số lƣợng lớn các ion hydro. Lƣợng ion hydro lấn át khả năng đệm của cơ

thể, nhanh chóng dẫn đến cơ thể chuyển sang trạng thái nhiễm toan chuyển hóa

[51], [52]. Việc định lƣợng BHB trong máu là một xét nghiệm cần thiết trong cấp

cứu ở bệnh nhân trong tình trạng hôn mê toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm

thấu-2 biến chứng khẩn cấp trong ĐTĐ hơn là xác định trong nƣớc tiểu (bằng

phƣơng pháp thanh thử)

Page 56: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-46-

3.4.2. Mối tƣơng quan giữa BHB máu với glucose máu lúc đói:

Hình 3.4. Tương quan giữa nồng độ BHB máu và glucose máu lúc đói

Nhận xét và bàn luận:

Có mối tƣơng quan thuận mức độ trung bình giữa nồng độ BHB máu với

nồng độ glucose máu lúc đói theo phƣơng trình tuyến tính y = 0,041x – 0,021 (r =

0,409, p < 0,001).

Nồng độ BHB máu có mối tƣơng quan thuận mức độ trung bình với nồng độ

glucose máu lúc đói theo phƣơng trình tuyến tính y = 0,041x – 0,021 với r = 0,409,

p < 0,001. Kết quả này giống với nghiên của Voulgari C và Tentolouris N (2010)

với r = 0,454, p = 0,001 [52] và tƣơng tự nghiên cứu của Cao X, Zhang X, Xian Y

và cộng sự (2014) với r = 0,34, p < 0,001 [28]. Trong ĐTĐ type 1 luôn hiện hữu

Page 57: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-47-

tình trạng thiếu insulin, tăng hormon đối kháng insulin làm tăng sản xuất glucose từ

gan và giảm sử dụng glucose ở các mô ngoại vi. Khi glucose máu tăng cao sẽ xuất

hiện glucose trong nƣớc tiểu đƣa đến tình trạng mất nƣớc, mất các chất điện giải

nhƣ natri, kali. Thiếu insulin, tăng hormon đối kháng insulin làm ly giải mô mỡ,

phóng thích các acid béo tự do, từ đó tăng thành lập thể ceton. Thể ceton gồm

aceton sẽ thải qua hơi thở, acid acetoacetic và acid 3-b- hydroxybutyric là

những acid mạnh, khi xuất hiện trong máu làm giảm dự trữ kiềm, tình trạng toan

hoá máu ngày càng tăng, tình trạng này càng nặng thêm bởi sự mất nƣớc và giảm

lƣu lƣợng máu đến thận [38].

3.4.3. Mối tƣơng quan giữa nồng độ BHB máu và một số chỉ số khác:

Bảng 3.7. Tương quan giữa BHB trong máu với một số chỉ số

Thông số r p

Tuổi - 0,043 0,715

Giới - 0,221 0,06

HbA1c 0,166 0,235

C - peptid - 0,052 0,662

Nhận xét:

Không có mối tƣơng quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ beta-

hydroxybutyric acid trong máu với các yếu tố tuổi, giới, tỷ lệ HbA1c và nồng độ C

– peptid (p > 0,05). Chúng tôi không tìm thấy mối tƣơng quan có ý nghĩa thống kê

giữa nồng độ BHB máu với các chỉ số tuổi, giới, C – peptid và HbA1c (p > 0,05).

Kết quả của chúng tôi tƣơng tự với nghiên cứu của Cao X cùng cộng sự (2014), và

nghiên cứu của Voulgari C và Tentolouris N (2010) [28],[52].Các yếu tố thuận lợi

nhƣ chế độ ăn, tình trạng stress, yếu tố nhiễm trùng cũng là những yếu tố làm tăng

nguy cơ nhiễm toan ceton [51].

Page 58: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-48-

3.4.4. Mối liên quan giữa BHB máu với ceton niệu:

Hình 3.5. Mối liên quan giữa nồng độ BHB máu với ceton niệu

Nhận xét và bàn luận:

Có sự không tƣơng đồng giữa xét nghiệm BHB máu và ceton niệu:

Ở những BN xét nghiệm ceton niệu dƣơng tính: có 20% BN có nồng độ

BHB máu bình thƣờng (≤ 0,3 mmol/L).

Ở những BN xét nghiệm ceton niệu âm tính: có 19% BN có nồng độ BHB

máu tăng (> 0,3 mmol/L).

Trong 83 BN nghiên cứu, có 11 BN có xét nghiệm ceton niệu dƣơng tính

(chiếm 13,25%) và 72 BN có xét nghiệm ceton niệu âm tính (86,75%). Trong số các

bệnh nhân có xét nghiệm ceton niệu dƣơng tính 20% có nồng độ BHB ở mức bình

thƣờng (≤ 0,3 mmol/L), và trong số các BN có xét nghiệm ceton niệu âm tính 19%

có tăng nồng độ BHB trong máu (> 0,3 mmol/L). Qua đây cho thấy có sự không

phù hợp giữa kết quả ceton niệu và BHB máu. Kết quả này tƣơng đƣơng kết quả

nghiên cứu của Shi Y và cộng sự là 19,41% BN xét nghiệm ceton niệu dƣơng tính

có nồng độ BHB ≤ 0,3 mmol/L và 17,86% BN xét nghiệm ceton niệu âm tính có

nồng độ BHB > 0,3 mmol/L [49]. Kết quả của chúng tôi cũng gần tƣơng tự nghiên

cứu của Cao X, Zhang X, Xian Y và cộng sự (2014) với các chỉ số tƣơng ứng là

22,62% và 10% [28]. Và hơi khác biệt so với nghiên cứu của Li Q (2011) với các

chỉ số tƣơng ứng là 44,18% và 18,2% [40].

0%

25%

50%

75%

100%

Ceton niệu (+) Ceton niệu (-)

20%

81%

80%

19%

BHB > 0,3 mmol/L

BHB ≤ 0,3 mmol/L

Page 59: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-49-

Tuy có sự khác biệt, nhƣng nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của các

tác giả trên góp phần gợi ý xét nghiệm BHB máu chính xác và đáng tin cậy hơn xét

nghiệm ceton niệu.

3.4.5. Mối liên quan giữa nồng độ BHB với biến chứng thận:

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa BHB máu với MLCT

Nhóm

MLCT (GFR)

(ml/phút/1,73m2)

( ± SD)

BHB máu

(mmol/L)

( ± SD)

r p

Có BC thận 49,6 ± 8,8 0,173 ± 0,076 0,201 0,666

Không BC thận 97,9 ± 24,1 0,339 ± 0,490 - 0,104 0,440

Nhận xét và bàn luận:

Ở nhóm có biến chứng thận, có mối tƣơng quan đồng biến mức độ yếu giữa

nồng độ BHB máu và MLCT (r = 0,201). Tuy nhiên, mối tƣơng quan này không có

ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Ở nhóm không có biến chứng thận, có mối tƣơng quan nghịch biến mức độ

yếu giữa nồng độ BHB máu và MLCT (r = - 0,104). Tuy nhiên, mối tƣơng quan này

không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Tổn thƣơng mạch thận là một trong những biến chứng về mạch máu. Ở

ngƣời ĐTĐ biến chứng xơ vữa mạch máu tăng cao hơn, nguy cơ tổn thƣơng mạch

thận càng cao khi BN ĐTĐ có biến chứng nhƣ rối loạn chuyển hóa. Biến chứng suy

thận ở ngƣời ĐTĐ thƣờng gặp ở ngƣời ĐTĐ typ 2 chiếm 90% , và ở ngƣời ĐTĐ

typ 1 chiếm 10%.

Trong ĐTĐ có biến chứng nhiễm toan ceton là hậu quả của tình trạng thiếu

hụt insulin. Tuy nhiên, tình trạng mất nƣớc và tăng quá mức các hoormon gây tăng

glucose máu ( glucagon,adrenalin và cortisol ) là các yếu tố làm gia tăng thêm tình

trạng này. Trƣờng hợp điển hình, có thể phát hiện đƣợc một yếu tố làm nặng bệnh :

bệnh ĐTĐ mới chẩn đoán, quên dùng ( tiêm) insulin, nhiễm trùng chấn thƣơng,

cƣờng giáp. Đặc điểm chính trên lâm sàng của những toan ceton là tăng glucose

Page 60: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-50-

máu, mất nƣớc, nhiễm toan ,đau bụng ,buồn nôn, rối loạn huyết động dẫn đến nguy

cơ tổn thƣơng thận. Tình trạng bài niệu do thẩm thấu, hậu quả của tăng glucose máu

gây mất dịch, điện giải rõ rệt và kích thích sự giải phóng các catecholamin là chất

đối kháng tác dụng của insulin và tham gia gây tăng quá trình phân giải Lipid. Tình

trạng này bơm thêm các acid béo tự do vào vòng tuần hoàn rồi sau đó các acid béo

chịu quá trình oxi hóa tạo thành các thể ceton. Sự thiếu hụt thể tích làm giảm dòng

máu tới thận gây suy thận.

Tình trạng nhiễm toan xảy ra khi nồng độ aceton, aceton acetat và beta

hydroxybutyrat vƣợt qua khả năng dệm của Bicarbonat và đáp ứng bù trừ PaCO2

thấp.

Tình trạng tăng khoảng trống anion (AG) và giảm Bicarbonat trong bệnh

cảnh có tăng nồng độ glucose máu trƣớc một trƣờng hợp cấp cứu ở BN ĐTĐ cần

nghĩ tới một nhiễm toan ceton và tiến hành các xét nghiệm hóa sinh để xác định

chẩn đoán. Xét nghiệm có giá trị giúp cho chẩn đoán đó là định lƣợng Beta

hydroxybutyrat máu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi số BN có biến chứng thận chiếm 9.64%

chiém một tỷ lệ nhỏ cũng phù hợp với tỷ lệ đã công bố (10%).

3.4.6. Về mối liên quan với biến chứng thận

Khi thể ceton (BHB, aceto acetic) xuất hiện và ứ đọng trong máu làm giảm

dự trữ kiềm trong cơ thể, tình trạng toan chuyển hoá máu ngày càng tăng, tình trạng

này càng nặng thêm bởi sự mất nƣớc và giảm lƣu lƣợng máu đến thận. Nguy cơ suy

thận rất dễ xảy ra nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời. Trong nghiên cứu của

chúng tôi, nồng độ BHB máu và MLCT có mối tƣơng quan thuận mức độ yếu ở

nhóm có BC thận (r = 0,201) và có mối tƣơng quan nghịch biến mức độ yếu ở nhóm

không có BC thận (r = - 0,104). Tuy nhiên, các mối tƣơng quan này không có ý

nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này có thể do giới hạn về cỡ mẫu. Nghiên cứu

tiếp theo cần nghiên cứu sâu hơn với số lƣợng bệnh nhân lớn hơn để đánh giá về

mối liên quan giữa nồng độ BHB máu với biến chứng thận đƣợc rõ ràng hơn.

Page 61: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-51-

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 83 bệnh nhân ĐTĐ typ 1 điều trị tại Bệnh viện Nội tiết

Trung ƣơng và nhóm chứng gồm 50 ngƣời khỏe mạnh, từ tháng 10/2014 đến tháng

4/2015, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1. Nồng độ -hydroxybutyrat máu ở ngƣời bình thƣờng và trên bệnh nhân

đái tháo đƣờng typ 1:

- Nồng độ -hydroxybutyrat máu trung bình ở ngƣời bình thƣờng là 0,038 ±

0,011 mmol/L

- Nồng độ -hydroxybutyrat máu trung bình của bệnh nhân đái tháo đƣờng

typ 1 là 0,374 ± 0,516 mmol/L.

- Nồng độ -hydroxybutyrat máu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 1 tăng rõ

rệt so với ngƣời bình thƣờng, với p < 0,001.

2. Mối liên quan giữa nồng độ -hydroxybutyrat máu với một số thông số

hóa sinh và biến chứng mạn tính thƣờng gặp ở bệnh nhân đái tháo

đƣờng typ 1:

- Nồng độ BHB máu có mối tƣơng quan nghịch biến với nồng độ insulin

máu với hệ số tƣơng quan r = - 0,364, p = 0,002.

- Nồng độ BHB máu có mối tƣơng quan thuận với nồng độ glucose máu lúc

đói với hệ số tƣơng quan r = 0,409, p < 0,001.

- Nồng độ BHB máu không có mối tƣơng quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ

HbA1c và nồng độ C – peptid máu (p > 0,05).

- Có sự không tƣơng đồng giữa xét nghiệm BHB máu và ceton niệu: khi xét

nghiệm ceton niệu dƣơng tính có 20% BN có nồng độ BHB máu bình thƣờng (≤ 0,3

mmol/L), và khi xét nghiệm ceton niệu âm tính có 19% BN có nồng độ BHB máu

tăng (> 0,3 mmol/L).

- Nồng độ BHB máu và MLCT có mối tƣơng quan thuận mức độ yếu ở

nhóm có BC thận (r = 0,201) và có mối tƣơng quan nghịch biến mức độ yếu ở nhóm

không có BC thận (r = - 0,104). Tuy nhiên, các mối tƣơng quan này không có ý

nghĩa thống kê (p > 0,05).

Page 62: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-52-

KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi kiến nghị: có thể áp dụng xét

nghiệm định lƣợng nồng độ beta-hydroxybutyrat máu trong chẩn đoán và theo dõi

trong quá trình điều trị bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 1 và hỗ trợ cho xét nghiệm

định tính ceton niệu hiện nay đang dùng bằng phƣơng pháp thanh thử 10 thông số.

Page 63: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-53-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT

1. Trịnh Ngọc Anh (2011), Bước đầu nghiên cứu áp dụng phác đồ chuyển

insulin truyền tĩnh mạch sang đường tiêm dưới da trên các bệnh nhân đái

tháo đường có biến chứng cấp tính, Luận văn bác sĩ nội trú, Trƣờng Đại học

Y Hà Nội.

2. Tạ Văn Bình (2004), Đặc điểm bệnh nhân đến khám lần đầu tai Bệnh viện

Nội tiết. Kỷ yếu toàn văn hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết,

413-419.

3. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường - Tăng

glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Ngô Quý Châu và cộng sự (2012), Bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản Y học,

Hà Nội.

5. Nguyễn Duy Cƣờng (2014), “ Nghiên cứu biến chứng cầu thận ở bệnh nhân

đái tháo đƣờng typ 2”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2, 109-112.

6. Trƣơng Ngọc Dƣơng (2009), Nghiên cứu nồng độ C - peptid, insulin, tự

khánh thể kháng insulin, một số chất oxy hóa, chống oxy hóa ở bệnh nhân

đái tháo đường typ 1, Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y.

7. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010), Nghiên cứu rối loạn lipid máu tình hình

kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 quản lý điều trị

ngoại trú tại bệnh viện Xanh - Pôn, Luận văn Thạc sĩ y học, Trƣờng Đại học

Y Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Hƣơng, Nguyễn Đạt Anh và cộng sự (2001), “ Nghiên cứu nồng

độ insulin máu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2 mới đƣợc phát hiện bệnh

khi nằm viện cấp cứu”, Tạp chí Y học thực hành, 5(397), 26-28.

9. Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Tâm, Phạm Thắng (2012), “ Đặc điểm

thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân đái tháo đƣờng cao tuổi”, Tạp chí Nghiên

cứu Y học, 80(3), 19-24.

Page 64: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-54-

10. Vũ Thị Thanh Huyền, Phạm Thắng (2012), “ Đặc điểm lâm sàng và cận lâm

sàng ở bệnh nhân đái tháo đƣờng mới phát hiện”, Tạp chí Nghiên Cứu Y

học, 80(3), 87-91.

11. Nguyễn Thy Khuê (1999),” Rối loạn chuyển hóa lipid”, Nội tiết học đại

cương, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Phƣơng Mai (2010), Nhận xét nồng độ ferritin huyết thanh và mối

liên quan với tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới

phát hiện, Luận văn Thạc sĩ y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

13. Ngô Thị Tuyết Nga (2010), Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân

đái tháo đường typ 2 phát hiện lần đầu tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn

Thạc sĩ y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

14. Vũ Thị Nga, Trịnh Kim Giang (2012), “Tình hình biến chứng thận ở bệnh

nhân đái tháo đƣờng typ 2 điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai”,

Tạp chí Nghiên cứu Y học, 80(3), 78-86.

15. Thái Hồng Quang (1989), Góp phần nghiên cứu các biến chứng mạn tính

trong bệnh đái tháo đường, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Y-dƣợc, Học viện

Quân y.

16. Nguyễn Thị Thu (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của

bệnh nhân khởi phát đái tháo đường có nguy cơ nhiễm toan ceton, Luận văn

bác sĩ nội trú, Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

17. Đỗ Thị Tính (2009),” Nghiên cứu kiểm soát đƣờng máu ở bệnh nhân đái

tháo đƣờng”, Tạp chí Y học Việt nam, 2, 56-58.

18. Nguyễn Khoa Diệu Vân (1999), Nghiên cứu giá trị của Microalbumin niệu

trong chẩn đoán sớm bệnh thận do đái tháo đường, Luận văn tốt nghiệp bác

sĩ chuyên khoa II, Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

B. TIẾNG ANH

19. Adadevoh BK (1968), “Temporary diabetes in adult Nigerians”, Trans R Soc

Trop Med Hug, 62 (4), pp. 528-530.

Page 65: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-55-

20. American Diabetes Association (2007), “Diagnosis and classification of

diabetes mellitus”, Diabetes Care, 30 Suppl 1, pp. S42-47.

21. American Diabetes Association (2015).” Standards of medical care in

diabetes”. Diabetes Care, 38(1), S8-S16. 4

22. Andersen M.K., Lundgren V., Turunen J.a. (2010), “Latent autoimmune

diabetes in adults differs genetically from classical type 1 diabetes diagnosed

after the age of 35 years”, Diabetes Care, 33 (9), pp. 2062-2064.

23. Ashok Balasubramanyam, Garza G., Rodriguez L. (2006), “Accuracy and

predictive value of classification schemes for ketosis-prone diabetes”, Diabetes

care, 29 (12), pp.2575-2579.

24. Ashok Balasubramanyam, Ramaswami Nalini, Christiane S. Hampel, (2008),

“Syndromes of ketosis-prone diabetes mellitus”, Endocrine Reviews, 29, pp.

292-302.

25. Balasubramanyam A, Maldonado M (2004),” Novel syndromes of ketosis-

prone diabetes: Implications for Management and medical economics”,

Managed Care, 13(4), 7-10.

26. Banerji M.A., Chaiken R.L., Huey H., (1994), “GAD antibody negative

NIDDM in adult black subjects with diabetic ketoacidosis and increased

frequency of human leukocyte antigen DR3 and DR4. Flatbush diabetes”,

Diabetes, 43 (6), pp. 741-745.

27. Beatriz Rodríguez-Merchán, Ana Casteràs, Eva Domingo et al (2011),

Capillary beta-hydroxybutyrate determination for monitoring diabetic

ketoacidosis. Endocrinología y Nutrición (English Edit), 58(7), 347-352.

28. Cao X, Zhang X, Xian Y et al (2014), The diagnosis of diabetic acute

complications using the glucose-ketone meter in outpatients at endocrinology

department. Int Clin Exp Med, 7(12), 5701-5705.

29. Chiason J.L., Aris-Jilwan N., Belanger R., (2003), “Diagnosis and treatment

of diabetic ketoacidosis and the hyperglycemic hyperosmolar state”, CMAJ,

168 (7), pp.859-866.

Page 66: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-56-

30. Csako G, Elin R.J (1996), ”Spurious ketonuria due to captopril and other free

sulfhydryl drugs”, Diabetes Care, 19, 673-674.

31. Foreback CC (1997), Beta-hydroxybutyrate and acetoacetate levels, Am J

Clin Pathol, 108, 602-604.

32. Franck Mauvais-Jarvis, Sobngwi E., Porcher R., (2004), “Ketosis-prone type 2

diabetes in patients of Sub-Saharan African origin: Clinical pathophysiology

and natural history of β-cell dysfunction and insulin resistance”, Diabetes, 53,

pp645-653.

33. Green S., Allgrove J., Barrett T. (2004), “Type 1 diabetes diagnosis and

management of type 1 diabetes in children and young people Clinical

Guideline”, National Collaborating Centre for Women’s and Children’s

Health, pp. 93-99.

34. Guariquata L, Whiting DR, Hambleton I et al (2014), ”Global estimates of

diabetes prevalence for 2013 and projections for 2035”, Diabetes Research and

Clinical Practice, 103(2), 137-149.

35. Jane Goddard, Kevin Harris, Neil Turner (2009),” The CKD eGuide.”

Available at: <http://www.renal.org/information-resources/the-uk-eckd-

guide#sthash.7iJg3Jnv.dpbs> [Accessed 22/5/2015].

36. Ke P, Zhou H, Wang Z et al (2014), Establishment of blood β-

hydroxybutyrate threshold for diagnosis of type 2 diabetes ketoacidosis, J

South Med Univ, 34(10), 1507-1510.

37. Kitabchi A.E. (2003), “Ketosis-prone diabetes- a new subgroup of patients

with atypical type 1 and type 2 diabetes”, J Clin Endocrinol Metab, 88 (11), pp.

5087-5089.

38. Klocker AA, Phelan H, Twigg SM et al (2013),” Blood β-hydroxybutyrate vs.

urine acetoacetate testing for the prevention and management of ketoacidosis in

Type 1 diabetes: a systematic review”, Diabetes Med, 30(7), 818-824.

39. Lertwarttanarak R, Plainkum P (2014), Efficacy of quantitative capillary beta-

hydroxybutyrate measurement in the diagnosis of diabetic ketoacidosis: a

Page 67: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-57-

comparison to quantitative serum ketone measurement by nitroprusside

reaction. J Med Assoc Thai, 97(3), S78-S85.

40. Li Q (2011), Comparition the accuracy of different ketone bodies test. The

tenth national endocrinology conference of the Chinese medical Association:

Chinese Society of Endocrinology, 1, 474.

41. Lori Laffel (1999), Ketone bodies: a review of physiology, pathophysiology

and application of monitoring to diabetes. Diabetes/Metabolism Research anh

reviews,15(6), 412-426.

42. Mario Maldonado, Christiane S. Hampe, Lakshmi K.,(2003), “Ketosis- prone

diabetes: Dissection of a heterogeneous syndrome using an immunogenetic and

β-cell functional classification, prospective analysis and clinical outcomes”,

The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 99, pp. 5090-5098.

43. Maryama T., Oak S., Shimada A. (2008), “GAD65 autoantibody responses in

Japanese latent autoimmune diabetes in adult patients”, Diabetes Care, 31 (8),

pp. 1602-1607.

44. Oli J. (1978), “Remittent diabetes mellitus in Nigeria”, Trop Geogr Med, 30,

pp57-62.

45. Pettersen E., Skorpen F., Kvaloy K., và cs (2010), “Genetic degrees of

autoimmune activity: results from the Nord-Trondelag Health study”, Diabetes,

59(1), pp. 302-310.

46. Pozzilli Paolo, Umberto D.M (2001), “Autoimmune Diabetes Not Requiring

Insulin at Diagnosis (Latent Autoimmune Diabetes of the Adult): Definition,

characterization, and potential prevention”, diabetes Care, 24, pp. 1460-1467.

47. Shaw, J.E, Sicree et al (2010), Global estimates of the prevalence of diabetes

for 2010 and 2030, Diabetes Research and Clinical Practice, 87, 4-14.

48. Sheikh-Ali M, Karon BS, Basu A et al (2008), Can serum beta-

hydroxybutyrate be used to diagnose diabetic ketoacidosis? Diabetes Care,

31(4), 643-647.

Page 68: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-58-

49. Shi Y, Wu S, Li M et al (2004), Preliminary clinical and technical evaluation

for Medisense Optium (glucose ketone meter), Shanghai Med J, 27, 652-655.

50. Umpierrez G.E., Woo W., Hagopian W.A. (1999), “Immunogenetic analysis

suggests different pathogenesis for obese and lean African- Americans with

diabetes ketoacidosis”, Diabetes Care, 22 (9), pp.1517-1523.

51. Vladimir Stojanovic, Sherri Ihle (2011), Role of beta-hydroxybutyric acid in

diabetic ketoacidosis: A review, Can Vet J, 52(4), 426-430.

52. Voulgari C, Tentolouris N (2010), The performance of a glucose-ketone meter

in the diagnosis of diabetic ketoacidosis in patients with type 2 diabetes in the

emergency room, Diabetes Technology & Therapeutics, 12(7), 529-535.

53. Whiting, D.R, Guariguata et al (2011), IDF Diabetes Atlas: global estimates

of the prevalence of diabetes for 2011 and 2030, Diabetes Research and

Clinical Practice, 94, 311-321.

54. Wild S., Roglic G; Green A; (2004), “Global prevalence of diabetes: estimates

for the year 200 and projections for 2030”, Diabetes Care, 27 (5),PP 1047-

1053.

55. Williamson J, Davidson D.F, Boag D.E (1989), Contamination of a specimen

with N-acetyl cysteine infusion: a cause of spurious ketonaemia and

hyperglycaemia, Ann Clin Biochem, 26, 207.

56. Winter W.E., Maclaren N.K., Riley W.J. (1987), “Maturity-onset diabetes of

youth in black Americans”, N Engl J Med, 316(6), pp285-291.

Page 69: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-59-

PHỤ LỤC

MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

I. Hành chính:

Họ tên bệnh nhân: ……………………...............

Tuổi:……. Giới:…………..

Dân tộc: …………

Nghề nghiệp: ………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………….

Ngày vào viện: ……………..

Mã số bệnh án: ……………………

II. Tiền sử:

1. Gia đình: Có ngƣời thân mắc bệnh ĐTĐ?

2. Bản thân:……………

- Thời gian mắc bệnh:

- Các bệnh khác kèm theo

III. Một số chỉ số toàn thân

Huyết áp

Mạch

Chiều cao

Cân nặng

IV. Một số thông số hóa sinh:

1. Glucose máu lúc đói mmol/L

2. HbA1c %

3. Nồng độ Insulin máu µU/mL

4. Nồng độ C-peptid máu nmol/L

5. Creatinin máu µmol/L

6. Nồng độ β-hydroxybutyric acid máu mmol/L

Page 70: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-60-

7. Micro-albumin niệu mg/24h

8. Tổng phân tích nƣớc tiểu:

Protein niệu g/L

Ceton niệu (neg) hoặc (pos)

Page 71: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-61-

PHẦN PHỤ LỤC

Nhóm chứng

STT TÊN BỆNH NHÂN GIỚI

TÍNH TUỔI

1 NGUYỄN Đ Nam 1974

2 ĐÀO VĂN GI Nam 1983

3 NGUYỄN MẠNH TH Nam 1985

4 NGUYỄN NGỌC A Nam 1979

5 NGUYỄN ĐỨC C Nam 1985

6 VŨ ĐÌNH T Nam 1991

7 NGUYỄN VĂN Q Nam 1993

8 NGUYỄN TRƢỜNG GI Nam 1985

9 VÕ AN B Nam 1982

10 NGUYỄN HỮU Đ Nam 1982

11 NGUYỄN HẢI CH Nam 1983

12 NGUYỄN ĐỨC L Nam 1980

13 NGUYỄN NGỌC T Nam 1991

14 PHẠM TRUNG L Nam 1990

15 NGUYỄN TRUNG K Nam 1989

16 NGÔ THỊ XUÂN H Nữ 1975

17 NGUYỄN THỊ T Nữ 1979

18 NGUYỄN THỊ HỒNG H Nữ 1985

19 LÊ THỊ TH Nữ 1982

20 TRẦN NGỌC THU H Nữ 1991

21 LÊ THỊ D Nữ 1983

22 NGUYỄN NGỌC H Nữ 1992

23 GIÁP THỊ THÙY D Nữ 1993

24 VŨ BÍCH H Nữ 1971

Page 72: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-62-

25 ĐOÀN THỊ KIM H Nữ 1983

26 BÙI THỊ VÂN A Nữ 1985

27 NGUYỄN THỊ THU H Nữ 1993

28 TRẦN THỊ H Nữ 1987

29 PHẠM THỊ N Nữ 1986

30 VŨ THỊ THU L Nữ 1992

31 VŨ THỊ T Nữ 1986

32 MAI THÚY N Nữ 1986

33 PHẠM THỊ L Nữ 1986

34 PHẠM THỊ THÖY N Nữ 1983

35 HỒ THỊ KIM D Nữ 1980

36 BÙI THỊ KIM D Nữ 1986

37 NGUYỄN THỊ NHƢ H Nữ 1984

38 NGUYỄN THỊ T Nữ 1974

39 VŨ THỊ PHƢƠNG H Nữ 1988

40 TRẦN THỊ PH Nữ 1991

41 NGUYỄN THÁI S Nam 1993

42 NGUYỄN VĂN T Nam 1977

43 NGUYỄN T Nam 1987

44 BÙI NGỌC TH Nam 1988

45 NGUYỄN XUÂN Đ Nam 1984

46 VŨ MẠNH H Nam 1985

47 TRẦN HẢI N Nam 1969

48 TRẦN QUỐC T Nam 1981

49 NGUYỄN NGỌC Q Nam 1973

50 BÙI VINH Q Nam 1982

Page 73: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-63-

Nhóm nghiên cứu gồm 83 bệnh nhân

STT Mã bệnh án Họ và tên bệnh nhân Giới Năm

sinh

Địa chỉ

1 15001026 Nguyễn Thị Hồng Y Nữ 1980 Phú Thọ

2 15001241 Nguyễn Xuân Y Nam 1983 Hà Nội

3 15001374 Trần Quang H Nam 1976 Hà Nội

4 15001883 Nguyễn Thị Thu M Nữ 1985 Nam Định

5 15001950 Vũ Đức T Nam 2001 Hải Dƣơng

6 15002793 Hoàng Mai D Nữ 2005 Bắc Kạn

7 15002846 Lê Thị L Nữ 1978 Hà Nội

8 15002856 Nguyễn Thị H Nữ 1985 Hà Nội

9 15002915 Trần Thị Thanh Th Nữ 1990 Hà Nội

10 15003030 Đinh Trịnh Bích Ng Nữ 1992 Hòa Bình

11 15003057 Vũ Thanh Th Nữ 2006 Hà Nội

12 15003104 Nguyễn Trọng Tr Nam 1974 Hà Nội

13 15003283 Nguyễn Thị Hƣơng Gi Nữ 1973 Hà Nội

14 15003458 Đỗ Linh Ch Nữ 1995 Hà Nội

15 15003463 Nguyễn Thị Q Nữ 1985 Hà Nội

16 15003547 Phạm Văn C Nam 1988 Nam Định

17 15003691 Nguyễn Thị M Nữ 1981 Hà Nội

18 15003979 Phạm Thị Kim H Nữ 1974 Hà Nội

19 15004284 Quách Thị Ng Nữ 1985 Hà Nội

20 15005197 Mai Thị Th Nữ 1969 Quảng Ninh

21 15005819 Nguyễn Đình Q Nam 1979 Hà Nội

22 15005875 Dƣơng Thị T Nữ 1978 Hƣng Yên

23 15006068 Kim Thị N Nữ 1973 Hà Nội

24 15006616 Đỗ Thị Th Nữ 1987 Hà Nội

25 15006768 Đỗ Ngọc A Nam 1983 Hà Nội

Page 74: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-64-

26 15006907 Nguyễn Thị Thanh Ng Nữ 1987 Thái Nguyên

27 15006916 Vũ Thúy H Nữ 1997 Hà Nội

28 15007936 Trần Thị H Nữ 1998 Thái Bình

29 15008461 Phạm Văn H Nam 1988 Ninh Bình

30 15008612 Nguyễn Thị Thu H Nữ 1980 Quảng Ninh

31 15008652 Phùng Thị H Nữ 1978 Hà Nội

32 15009409 Đặng Thị M Nữ 1983 Hà Nam

33 15009746 Trần Thanh Nh Nữ 1986 Hòa Bình

34 15009947 Nguyễn Thị Hoài Th Nữ 1981 Hà Nội

35 15010075 Lê Huy H Nam 1979 Bắc Ninh

36 15011724 Nguyễn Hƣơng L Nữ 1971 Hà Nội

37 15011888 Trần Thị H Nữ 1990 Hà Nội

38 15012964 Phạm Mã L Nam 1971 Hà Nội

39 15013121 Trƣơng Thị Ng Nữ 1989 Thái Bình

40 15013294 Hà Thị Minh H Nữ 1971 Vĩnh Phúc

41 15013342 Nguyễn Hùng C Nam 2005 Hà Nội

42 15013351 Văn Lê Quang H Nam 1998 Phú Thọ

43 15013480 Nguyễn Hoàng D Nam 1980 Hà Nội

44 15013522 Trần Thị M Nữ 1982 Nam Định

45 15014731 Nguyễn Văn H Nam 1983 Hà Nội

46 15015102 Trần Thị Đ Nữ 1963 Hà Nội

47 15015405 Phạm Minh Đ Nam 1995 Hà Nội

48 15021149 Nguyễn Hạnh D Nữ 1990 Hà Nội

49 15021153 Nguyễn Thị Tr Nữ 1983 Hà Nội

50 15022552 Doãn Quang H Nam 1987 Phú Thọ

51 15023418 Ngô Huy H Nam 1990 Hải Phòng

52 15023585 Lê Thị Thu H Nữ 1984 Hà Nội

53 15024856 Nguyễn Thị T Nữ 1981 Hà Nội

Page 75: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-65-

54 15025920 Trần Đình T Nam 1999 Hƣng Yên

55 15025993 Phùng Văn Tr Nam 1980 Quảng Ninh

56 15027490 Nguyễn Thị Nh Nữ 1973 Sơn la

57 15029748 Trần Nguyễn Tiến S Nam 2002 Nam Định

58 15032904 Ngô Thị Phƣơng Th Nữ 1983 Hà Nội

59 15015965 Phan Thị H Nữ 2000 Quảng Ninh

60 15016965 Giang văn M Nam 1973 Hà Nội

61 15015494 Hà khắc M Nam 1982 Hƣng Yên

62 15014432 Hoàng V Nam 1983 Hà Nội

63 15013938 Bùi Thị T Nữ 1966 Hà Nội

64 15013935 Lê Hữu B Nam 1978 Hà Nội

65 15013824 Hoàng Thị P Nữ 1980 Thái Nguyên

66 15013215 Nguyễn Bá N Nam 1977 Hà Nội

67 15013137 Hoàng Thị Ng Nữ 1988 Thái Bình

68 15012733 Hoàng Thị Th Nữ 1987 Ninh Bình

69 15012091 Lê Thị M Nữ 1973 Quảng Ninh

70 15012103 Dƣơng Trung Kh Nam 1977 Hà Nội

71 15009254 Lê Hồng Ng Nữ 1980 Hà Nam

72 15009192 Bùi Văn T Nam 1976 Hòa Bình

73 15009094 Nguyễn Đức Kh Nam 1992 Hà Nội

74 15008492 Nguyễn Thị H Nữ 1973 Nam Định

75 15008513 Lê Thị Thanh Nh Nữ 1977 Hải Dƣơng

76 15008521 Nguyễn Thị L Nữ 1976 Bắc Kạn

77 15008660 Nguyễn Thùy L Nữ 1978 Hà Nội

78 15008789 Doãn Thanh Ng Nữ 1986 Hà Nội

79 15009159 Đoàn Thị H Nữ 1988 Thái Bình

80 15009391 Hoàng Văn T Nam 1980 Vĩnh Phúc

81 15008881 Trƣơng Việt D Nam 1983 Hà Nội

Page 76: Phùng Thị Thu Phương NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ β

-66-

82 15008896 Trần Việt A Nam 1975 Phú Thọ

83 15008345 Phạm Ngọc Th Nam 1995 Hà Giang

XÁC NHẬN CỦA PHÕNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP

BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƢƠNG