62
Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 1 Miền Trung Việt Nam, đặc biệt các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, nơi vẫn được gọi là vùng đất “thiên tai” với những cơn bão, lũ lụt, khiến cho người dân vốn đã nghèo, càng nghèo hơn, khốn đốn hơn, lại vừa mới phải gánh chịu một cơn lũ lụt khủng khiếp, làm hơn 40 người bị chết, trâu bò, gia cầm lẫn mùa màng và hơn 20.000 căn nhà đã bị lũ cuốn đi. Người dân trong vùng đang sống trong cảnh đau thương tinh thần, khổ cực, đói khát thể xác, lại còn bị đe dọa bởi nhà cầm quyền thối nát cộng sản tìm cách ngăn chận, ăn bớt những trợ giúp của các đoàn thể, cá nhân hảo tâm muốn chia sẻ với đồng bào nạn nhân lũ lụt. Cảnh tượng thương tâm tinh thần, vật chất của đồng bào thôi thúc chúng ta phải cầu nguyện và chia sẻ vật chất. Kính xin mọi người quảng đại giúp đỡ bà con nạn nhân. Tháng 11, tháng mà Giáo Hội đặc biệt cầu nguyện cho các linh hồn trong niềm tin và mầu nhiệm sống lại. Chúng ta hãy đặc biệt cầu nguyện cho linh hồn tien nhân, ông bà, cha mẹ, những người thân yêu của chúng ta đã qua đời. Xin Chúa thương ban cho các linh hồn phần thưởng trên thiên đàng. Vào cuối tháng này, chúng ta cũng sẽ bước vào Mùa Vọng. Xin cho chúng ta biết noi gương Mẹ Maria, chuẩn bị tâm hồn thánh thiện, quảng đại đón Chúa Giêsu vào lòng, và đem Ngài đến thăm viếng mọi người chung quanh chúng ta, để Chúa cũng được mọi người nhận biết, yêu mến và tôn kính. Ki ́ nh chu ́ c quý cha, quý tu si ̃ nam nư ̃ va ̀ tất ca ̉ mọi ngươ ̀ i một tháng 11 bình an, và Mu ̀ a Vọng sốt sắng. PVLC

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 1

Miền Trung Việt Nam, đặc biệt các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, nơi vẫn

được gọi là vùng đất “thiên tai” với những cơn bão, lũ lụt, khiến cho người

dân vốn đã nghèo, càng nghèo hơn, khốn đốn hơn, lại vừa mới phải gánh

chịu một cơn lũ lụt khủng khiếp, làm hơn 40 người bị chết, trâu bò, gia cầm

lẫn mùa màng và hơn 20.000 căn nhà đã bị lũ cuốn đi. Người dân trong

vùng đang sống trong cảnh đau thương tinh thần, khổ cực, đói khát thể xác,

lại còn bị đe dọa bởi nhà cầm quyền thối nát cộng sản tìm cách ngăn chận,

ăn bớt những trợ giúp của các đoàn thể, cá nhân hảo tâm muốn chia sẻ với

đồng bào nạn nhân lũ lụt. Cảnh tượng thương tâm tinh thần, vật chất của

đồng bào thôi thúc chúng ta phải cầu nguyện và chia sẻ vật chất. Kính xin

mọi người quảng đại giúp đỡ bà con nạn nhân.

Tháng 11, tháng mà Giáo Hội đặc biệt cầu nguyện cho các linh hồn

trong niềm tin và mầu nhiệm sống lại. Chúng ta hãy đặc biệt cầu nguyện

cho linh hồn tien nhân, ông bà, cha mẹ, những người thân yêu của chúng

ta đã qua đời. Xin Chúa thương ban cho các linh hồn phần thưởng trên

thiên đàng.

Vào cuối tháng này, chúng ta cũng sẽ bước vào Mùa Vọng. Xin cho

chúng ta biết noi gương Mẹ Maria, chuẩn bị tâm hồn thánh thiện, quảng

đại đón Chúa Giêsu vào lòng, và đem Ngài đến thăm viếng mọi người

chung quanh chúng ta, để Chúa cũng được mọi người nhận biết, yêu mến

và tôn kính.

Kinh chuc quý cha, quý tu si nam nư va tât ca moi ngươi môt tháng

11 bình an, và Mua Vong sôt săng.

PVLC

Page 2: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

2 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

NGAY 01 THANG 11

LÊ KINH CÁC THÁNH NAM NỮ

BÀI ĐỌC I : Kh 7, 2-4. 9-14

Tôi thấy: kìa một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi,

thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ.

Lời Chúa trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông Đồ.

Tôi là Gioan, tôi thấy một thiên thần mang ấn của Thiên Chúa

hằng sống, từ phía mặt trời mọc đi lên. Thiên thần ấy lớn tiếng gọi

bốn thiên thần khác, là những vị được quyền phá hại đất liền và biển

cả. Thiên thần ấy nói: “Xin đừng phá hại đất liền, biển cả và cây cối,

trước khi chúng tôi đóng ấn trên trán các tôi tớ của Thiên Chúa

chúng ta”. Rồi tôi nghe nói đến con số những người được đóng ấn:

một trăm bốn mươi bốn ngàn người thuộc mọi chi tộc con cái Israel.

Sau đó, tôi thấy một đoàn người thật đông đảo không tài nào

đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ

đứng trước ngai và trước con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm

nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiến gtung hô: “Chính Thiên Chúa chúng

ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta”.

Tất cả các thiên thần đều đứng chung quanh ngai, chung quanh các

Kỳ Mục và bốn Con Vật. Họ đều sấp mặt xuống, phủ phục trước

ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô rằng:

“Amen! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh

quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh,

đến muôn thuở muôn đời! Amen!”

Một trong các Kỳ Mục lên tiếng hỏi tôi: “Những người mặc áo

trắng kia là ai vậy? Họ từ đâu đến?” Tôi trả lời: “Thưa Ngài, Ngài

biết đó”. Vị ấy bảo tôi: “Họ là những người đã đến, sau khi trải qua

Page 3: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 3

cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong

máu Con Chiên”.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 23

Đáp: Lạy Chúa, đây chính là dòng dôi những kẻ tìm kiếm Thánh

nhan Ngài.

Xướng: Chúa làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn loài, làm

chủ hoàn cầu với toàn thể dân cư. Nền trái đất, Người dựng trên

biển cả, đặt vững vàng trên làn nước mênh mông.

Xướng: Ai được lên núi Chúa? Ai được ở trong đền thánh của

Người? Đó là kẻ tay sạch lòng thanh, chẳng mê theo ngẩu tượng.

Xướng: Người ấy sẽ được Chúa ban phúc lành, được Thiên

Chúa Cứu Độ thưởng công xứn gđáng. Đây chính là dòng dõi

những kẻ kiếm tìm Người, tìm thánh nhan Thiên Chúa nhà Giacóp

BÀI ĐỌC II : 1 Ga 3, 1-3

Thiên Chúa thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.

Lời Chúa trong thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông Đồ.

Anh em thân mến, anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta

dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên

Chúa, mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa. Sở dĩ thế gian không

nhận biết chúng ta, là vì thế gian đã không biết Người. Anh em thân

mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như

thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng: khi Đức Kitô

xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào,

chúng ta sẽ thấy Người như vậy.

Phàm ai đặt hy vọng như thế nào vào Đức Kitô, thì làm cho

Page 4: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

4 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Chúa nói: “Tất cả những ai đang vất vả

mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi

dưỡng”. Halleluia.

TIN MỪNG: Mt 5, 1-12a

Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở

trên trời thật lớn lao.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêô.

Một hôm, thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi, Người ngồi xuống,

các môn đệ đến gần bên, Người lên tiếng dạy họ rằng: “Phúc thay

ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền

lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ,

vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Phúc thay ai khát khao nên người

công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng. Phúc thay ai

xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Phúc thay

ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Phúc

thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu

không đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng

dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.

Đó là Lời Chúa

Page 5: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 5

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN

NGÀY 06 THÁNG 11

BÀI ĐỌC I: 2Mcb 7, 1-2. 9-14

Vua vũ trụ sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời.

Lời Chúa trong sách Macabê quyển thứ hai.

Hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua Antiôkhô cho lấy roi

và gân bò mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Môisen cấm.

Thay mặt cho an hem mình, một người lên tiếng nói: “Vua muốn tra hỏi

chúng tôi cái gì? Vua muốn biết điều gì? Chúng tôi sẵn sàng thà chết

chẳng thà vi phạm luật pháp của cho ông chúng tôi”.

Khi sắp trút hơi thở cuối cùng, anh nói: “Vua là một tên hung thần, vua

khai trừ chúng tôi ra khỏi cuộc đời hiện tại, nhưng bởi lẽ chúng tôi chết vì

luật pháp của Vua vũ trụ, nên Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng

sự sống đời đời”.

Sau người này, đến lượt người thứ ba bị tra tấn. Vừa được yêu cầu

anh liền thè lưỡi, can đảm đưa tay ra, và khẳng khái nói: “Tôi có được lưỡi

này, tay này, là do Chúa Trời ban. Nhưng vì luật Chúa Trời, tôi coi khinh

những thứ đó, và tôi hy vọng nhờ Chúa Trời, tôi sẽ lấy lại được”. Nhà vua

và quần thần phải sửng sốt vì lòng can đảm của người thanh niên đã

dám coi thường đau khổ.

Người này chết rồi, người ta cũng tra tấn hành hạ người thứ tư như

vậy. Khi sắp tắt thở, anh nói như sau: “Thà chết vì tay người đời đang khi

dựa vào lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại. Còn

vua, vua sẽ không được sống lại để hưởng sự sống đâu”.

Đó là Lời Chúa

Page 6: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

6 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

ĐÁP CA: TV 16

Đáp: Lạy Chúa, khi thức giấc, con được thỏa tình chiêm ngưởng

Thánh Nhan.

Xướng: Lạy Chúa, xin nghe con giãi bày lẽ phải, lời con than vãn, xin

Ngài để ý; xin lắng tai nghe tiếng nguyện cầu, thốt ra từ miệng lưỡi chẳng

điêu ngoa.

Xướng: Con tuân giữ mọi lời Chúa dạy, tránh xa đường lối kẻ bạo

tàn, dõi vết chân Ngài, con không vấp ngã. Con kêu lên Ngài, lạy Thiên

Chúa, vì Ngài đáp lời con. Xin lắng tai và nghe tiếng con cầu.

Xướng: Xin giữ gìn con như thể con ngươi, dưới bóng Ngài, xin

thương che chở. Về phần con, sống công minh chính trực, con sẽ được

trông thấy mặt Ngài, khi thức giấc, được thỏa tình chiêm ngưỡng Thánh

Nhan.

BÀI ĐỌC II: 2Tx 2, 16 – 3, 5

Xin Chúa cho anh em được vững mạnh, để làm và nói tất cả những

gì tốt lành.

Lời Chúa trong thư thứ hai của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu

Thessalônica.

Thưa anh em, xin chính Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và xin Thiên

Chúa là Cha chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta và đã dùng ân sủng mà

ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp, xin các

Ngài an ủi và cho tâm hồn anh em được vũng mạnh, để làm và nói tất cả

những gì tốt lành.

Sau cùng, thưa anh em, xin anh em cầu nguyện cho chúng tôi, để lời

Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh, như đã thấy nơi anh

em. Xin cũng cầu nguyện cho chúng tôi được thoát khỏi tay người độc ác

xấu xa, bởi vì không phải ai cũng có đức tin. Nhưng Chúa là Đấng trung

tín: Người sẽ làm cho anh em được vững mạnh, và bảo vệ anh em khỏi

Page 7: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 7

ác thần. Trong Chúa, chúng tôi tin tưởng vào anh em: anhem đang làm và

sẽ làm những gì chúng tôi truyền. Xin Chúa hướng dẫn tâm hồn anh em,

để anh em biết yêu mến Thiên Chúa và biết chịu đựng như Đức Kitô.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Đức Giêsu Kitô là Trưởng Tử trong số những

người từ cõi chết trỗi dậy; kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến

muôn thuở muôn đời. Halleluia.

TIN MỪNG: Lc 20, 27-38

Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên

Chúa của kẻ sống.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Khi ấy, có mấy người thuộc nhóm Sađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm

này chủ trương không có sự sống lại. Mấy người ấy hỏi Đức Giêsu: “Thưa

Thầy, ông Môisen có viết cho chúng ta điều luật này: nếu anh hay em của

người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng,

để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. Vậy nhà kia có bảy anh em

trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai,

rồi người thứ ba đã lấy người vợ góa ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều

chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng

chết. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều

đã lấy nàng làm vợ?”

Đức Giêsu đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai

được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không

cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được

ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự

sống lại. Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Môisen cũng đã cho

Page 8: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

8 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa

của tổ phụ Abraham, Thiên Chúa của tổ phụ Isaac, và Thiên Chúa của tổ

phụ Giacóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là

Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN

Ngày 06 tháng 11

Thiên Chúa Của Sự Sống

Anh chị em thân mến,

Từ trong sâu thẩm tiềm thức của con người, ai ai cũng cảm nhận và tin có

cuộc sống đời sau, có Thiên đàng và hỏa ngục. Vì thế, dân tộc nào cũng có những

câu chuyện cổ tích nói về Thiên đàng, về cuộc sống mai sau.

Nhưng thời nào cũng vậy, có những người cố tình không tin có đời sau. Họ

chỉ sống cho hiện tại và làm mọi cách để vun vén cho cuộc sống này.

Trong thời Chúa Giêsu, nhóm người Sa-đốc không tin có sự sống lại. Họ đến

hỏi để gài bẫy Chúa Giêsu về vấn đề này.

Tin Mừng thuật lại câu chuyện họ đến gặp Chúa Giêsu. Họ hỏi Ngài về việc

gia đình nọ có bảy anh em trai, tất cả bảy người này đều cưới cùng một người đàn

bà, vì các anh em trong gia đình đó lần lược chết đi khi chưa có con nối dòng.

Ngay khi ấy, Chúa Giêsu đã cho họ hiểu được thế nào là cuộc sống đời sau.

Khi người chết sống lại, sẽ không có chuyện dựng vợ gả chồng. sẽ không có

chuyện tranh dành quyền lực. Cuộc sống Thiên đàng không hề có sự bon chen,

hiềm khích hay đối kỵ. ở đó mọi người sống trong yêu thương. Một cuộc sống với

hạnh phúc vô biên mà không ai có thể cướp mất được.

Chính để đạt được điều này mà bà mẹ già và bảy người con trai trong bài đọc

một – trích sách Macabê – đã anh dũng hy sinh mạng sống để bảo vệ giới luật của

Chúa. Họ từ chối sự giả dối; họ không làm trái lương tâm để đổi lấy cuộc sống

Page 9: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 9

đời này. Họ tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ ân thưởng cho họ trên Thiên đàng vì sự

hy sinh và sự chính trực của họ.

Các Thánh Tông Đồ và các Thánh Tử Đạo cũng thế. Họ hy sinh cả mạng

sống của mình để bảo vệ chân lý, bảo vệ Tin Mừng của Thiên Chúa mà không sợ

hãi bất cứ sự bách hại nào.

Ngày nay cũng thế, có biết bao nhiêu người đang chịu bách hại, đang chịu

bắt bớ tù đày chỉ vì họ dám nói lên sự thật; hay chỉ vì họ dám đứng lên bênh vực

những người cô thế trong xã hội.

Trước đây, khi còn ở Việt Nam, tôi thường đọc tạp chí Kiến Thức Ngày nay.

Tạp chí này (nhất là trong thời bao cấp) thường viết về những nghiên cứu của các

nhà khoa học Liên Xô cũ, họ tìm tòi và muốn khám phá Thiên đàng. Họ muốn tìm

hiểu Chúa có thật sự hiện diện hay không. Và hầu hết các bài báo đều kết luận

rằng không có Thượng đế nào tồn tại, không có sức mạnh nào vượt qua trí tuệ và

sức mạnh của con người.

Đây có thể xem là sản phẩm của những người cộng sản vô thần. Họ cố tình

chối bỏ đời sống tâm linh để nhằm đạt được uy quyền cho chính họ. Thế rồi Liên

Xô sụp đổ. Giờ thì ít còn thấy các loại bài nghiên cứu kiểu như thế trên báo chí

như trước.

Nhưng giờ đây, người dân nghèo vẫn còn phải đối diện với những hệ lụy và

sự tàn độc của những người vô thần gây ra. Họ là những người Sa-đôc kiểu mới.

Họ không nghĩ đến đời sau nên chỉ tìm cách vơ vét cho bản thân và gia đình mình

càng nhiều càng tốt.

Chúa Giêsu đã lên án cách sống của những người thuộc phái Sa-đốc. Giáo

hội ngày nay cũng lên án những ai sống vô lương, ích kỷ và bạo quyền.

Còn chúng ta thì sao? Chúc ta luôn tin có sự sống đời sau, nhưng mỗi người

chúng ta có sống đúng với tinh thần của người Kitô hữu chưa?

Xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta sức mạnh để vượt thắng những cám

dỗ của vất chất và danh vọng trần thế này. Xin Chúa giúp mỗi người biết dùng của

cải đời này một cách khôn ngoan nhất, hầu sinh ơn ích cho mình và cho anh em

ngay trong cuộc sống đời này và đời sau.

Amen.

Lm. Joachim Phan Đình Hoài

Page 10: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

10 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

1. Kính Lậy Chúa, chúng con long trọng kính mừng lễ các thánh tử đạo

Việt Nam. Xin cho mỗi tín hữu được một đức tin sắt đá, đức cậy trông phó

thác và lòng yêu mến Chúa nồng nàn theo gương các thánh tử đạo chứng

nhân của Chúa, đặc biệt trong cuộc sống hiện nay của chúng con. Biết bảo

vệ và phát huy chân lý, công bình và tinh thần bác ái công giáo hơn nữa.

Chúng con cầu xin Chúa.

ĐÁP: XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

2. Hiêp cung toan Giao Hôi trong lơi câu nguyên chung cho những anh

chị em di dân và tỵ nạn. Nguyện xin Chúa là Đấng từ bi, tràn đầy lòng

thương xót, ban ơn phước và sức mạnh trên những anh chị em bị buộc phải

di dân và tỵ nạn nơi xứ lạ, rời bỏ tổ quốc vì nhiều lý do. Xin cho thế giới

biết quan tâm đến hoàn cảnh đau thương và nguy hiểm của họ. Xin cho mọi

người biết mở rộng vòng tay thân thiện đón nhận trong tình bác ái chia sẻ,

giúp đỡ đến những anh chị em này. Chúng con cầu xin Chúa

3. Giáo Đoàn chúng con cùng dâng lời cầu nguyện cho các linh hồn nơi

luyện tội. Xin cho các linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em bạn hữu

đã ra đi trước mà còn phải thanh luyện nơi ngục hình. Xin vì máu thánh

Chúa Giêsu đã đổ ra và lòng thương xót vô biên của Chúa, sớm đưa các

linh hồn ấy về nơi an nghĩ muôn đời. Chúng con cầu xin Chúa

4. Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương nơi luyện hình, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa

cho các linh hồn mồ côi, các linh hồn đã vì đức tin, lòng yêu tự do công

chính, các linh hồn vì thiên tai, chiến tranh đã hy sinh mà còn phải giam

nơi luyện hình. Xin Mẹ giang tay nhân từ phù trợ, cầu bầu, để các linh hồn

ấy sớm về hưởng nhan thánh Chúa. muôn đời. Chúng con cầu xin Chúa

Page 11: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 11

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN

NGÀY 13 THÁNG 11

BÀI ĐỌC I: Ml 3, 19-20a

Mặt trời conga chính sẽ mọc lên soi chiếu các người.

Lời Chúa trong sách ngôn sứ Malakia.

Đức Chúa các đạo binh phán: “Này ngày của Đức Chúa đến,

đốt cháy như hỏa lò. Mọi kẻ kiêu ngạo và mọi kẻ làm điều gian ác

sẽ như rơm rạ. Ngày ấy đến sẽ thiêu rụi chúng – Đức Chúa các đạo

binh phán – không còn chừa lại cho chúng một rễ hay cành nào.

Nhưng đối với các ngươi là những kẻ kính sợ Danh Ta, mặt trời

công chính sẽ mọc lên, mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: 97

Đáp: Chúa ngự đến xét xử muôn dân theo lẽ công bình.

Xướng: Đàn lên mừng Chúa khúc hạc cầm dìu dặt, nương khúc

hạc cầm réo rắt giọng ca. Kèn thổi vang xen tiếng tù và, tung hô

mừng Chúa, vị Quân Vương!

Xướng: Gầm vang lên, hỡi biển cả cùng muôn hải vật, địa cầu

với toàn thể dân cư! Sông lạch ơi, vỗ tay đi nào, đồi núi hỡi, reo

mừng trước tôn nhan Chúa.

Xướng: Vì Người ngự đến xét xử trần gian, Người xét xử địa

cầu theo đường công chính, xét xử muôn dân theo lẽ công bình.

BÀI ĐỌC II: 2Tx3, 7-12

Page 12: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

12 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn.

Lời Chúa trong thư thứ hai của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu

Thessalônica.

Thưa an e m, chính anh em thừa biết là anh em phải bắt chước chúng

tôi thế nào. Khi ở giữa anh em, chúng tôi đã không sống vô kỷ luật. Chúng

tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả, để

khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em. Không phải là vì chúng

tôi không có quyền hưởng sự giúp đỡ, nhưng là để nêu gương cho anh

em bắt chước.

Thật vậy, khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: ai

không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh

em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng

xen vào. Nhân Danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ

những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh

em sắp được cứu chuộc. Halleluia.

TIN MỪNG: Lc 21, 5-19

Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Một hôm, nhân có mấy người nói về Đền Thờ lộng lẫy nguy nga, với

những phiến đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo: “Những gì

anh em đang chiêm ngưỡng đó, sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng

đá nào trên tảng đá nào” Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự

việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?”

Đức Giêsu đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lưa gạt, vì sẽ có nhiều

Page 13: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 13

người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính ta đây”, và: “Thời kỳ đã đến

gần”, anh em chớ có theo họ. Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc,

thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là

chung cục ngay đầu”. Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân

kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều

nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm

lạ lớn lao từ trời xuất hiện.

Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và

ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em

đến trước mặt vua chúa, quan quyền vì Danh Thầy. Đó sẽ là cơ hội để

anh em làm chứng cho Thầy. Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này: là

anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh

em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào

chống chọi hay cãi lại được. Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà

con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. Vì danh

Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu

anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng

sống mình.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN

Ngày 13 tháng 11

BỀN ĐỖ SẼ ĐƯỢC CỨU

Lịch Phụng vụ của Giáo hội đã đi vào những ngày cuối cùng của năm 2016.

Chủ đề của Chúa Nhật tuần trước và hôm nay là ngày cánh chung và những vấn

đề liên quan đến ngày ấy. Bài đọc Tin Mừng Chúa Nhật thứ 33 thường niên năm

C hôm nay được trích từ Phúc Âm Thánh Lu-ca chương 21, câu 5-19. Có mấy chủ

đề được đề cập đến trong đoạn Tin Mừng này là: những dấu chỉ tự nhiên và xã hội

Page 14: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

14 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

xảy ra trước ngày cánh chung, môn đệ Chúa bị bắt bớ và làm chứng cho Ngài, lời

bảo đảm của Chúa Giê-su về ơn cứu độ.

Những dấu chỉ xảy ra trước ngày cánh chung

Giê-ru-sa-lem được Vua Đa-vít và Vua Sa-lô-môn xây dựng rất nguy nga,

tráng lệ, là niềm tự hào của người Do Thái. Tưởng như Đền thờ này sẽ trường tồn

với thời gian và chẳng có gì có thể làm hư hại hoặc phá hủy được. Tuy nhiên, khi

thấy các môn đệ trầm trồ trước vẻ huy hoàng của thành Thánh thì Chúa Giê-su lại

nói rằng: “Những gì các con nhìn ngắm đây, sau này sẽ đến ngày không còn hòn

đá nào nằm trên hòn đá nào”. Ngài loan báo trước sự sụp đổ của thành Giê-ru-

sa-lem. Và đúng như lời Chúa Giê-su, vào năm 70 sau Công nguyên, vị tướng La

mã lúc bấy giờ là Ti-tus đem quân bao vây thành. Ban đầu ông ra lệnh không được

đốt phá, nhưng một người lính đã cầm bó đuốc đang cháy ném vào bên trong Đền

thờ. Lửa bốc cháy và lan nhanh, không dập tắt được. Cuối cùng Ti-tus đã ra lệnh

phá huỷ thành và Đền thờ.

Lời của Chúa Giê-su: “sau này sẽ đến ngày không còn hòn đá nào nằm trên

hòn đá nào” không chỉ đơn thuần là lời tiên báo về ngày cùng tận của thành Giê-

ru-sa-lem mà thôi, nhưng còn cho chúng ta biết một chân lý: mọi sự ở thế gian

này sẽ qua đi, không có gì là bền vững và sẽ có ngày cuối cùng, ngày cánh chung

của nhân loại. Đọc lại lịch sử nhân loại và suy ra từ những kinh nghiệm cuộc sống

của mình, ta sẽ thấy được điều Chúa nói là sự thật. Tiền bạc, sắc đẹp, sức khỏe,

công danh…nay còn mai mất. Các chế độ, vương triều cho dù có huy hoàng, rực

rỡ đến đâu cũng có ngày tàn lụi và diệt vong. Các đền thờ, lăng tẩm, cung điện,

tượng đài con người xây nên cũng sẽ có ngày chỉ còn là đống tro bụi…

Chúa Giê-su cho các môn đệ biết những hiện tượng tự nhiên như động đất,

ôn dịch, đói khát… cùng với những loạn lạc xã hội, chiến tranh, bạo lực…là những

dấu chỉ báo cho biết ngày cánh chung sắp xảy ra. Tuy nhiên Chúa Giê-su cũng

trấn an và cảnh báo cho các môn đệ rằng: “các con đừng sợ, vì những sự ấy phải

đến trước đã, nhưng chưa phải là hết đời ngay đâu.”

Đâu đó trên thế giới vẫn xảy ra những thảm họa thiên nhiên, những xung đột

chính trị, những căng thẳng bạo lực…khiến chúng ta nhiều lúc nghĩ tận thế đến

nơi rồi. Cũng có khi chúng ta thấy những dấu chỉ mà Chúa Giê-su nói nhiều lần

mà mãi vẫn chưa tận thế, nên an tâm tự nhủ rằng còn lâu mới đến ngày ấy!! Cả

hai thái độ trên đều chưa phải là thái độ của đức tin trưởng thành. Lời Chúa Giê-

Page 15: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 15

su và Giáo lý Giáo hội dạy cho chúng ta biết chắc sẽ có ngày tận cùng, ngày sau

hết của thế giới này, nhưng khi nào ngày ấy đến thì không ai biết được, cho dù có

những dấu chỉ báo trước. Chúng ta cũng xác tín rằng ngày tận thế không phải là

ngày phải đau buồn hay lo sợ, nhưng là ngày Chúa Ki-tô Phục Sinh quang lâm để

đưa cả vũ trụ vào vinh quang Thiên Chúa. Thế nên, không có gì phải đáng sợ.

“Các con đừng sợ!” Lời Chúa Giê-su bảo đảm cho chúng ta. Tỉnh thức và sẵn

sàng chuẩn bị cho ngày ấy là thái độ của một đức tin trưởng thành.

Bị bắt bớ là cơ hội để làm chứng cho Chúa-Gương các Thánh Tử Đạo

Việt nam

Với một đức tin được trui rèn và trưởng thành, chúng ta sẽ có cái nhìn của

Chúa Giê-su để đón nhận những sự việc xảy ra trước ngày cánh chung. Những sự

việc này thường được coi là xui xẻo, hoạn nạn, bất hạnh theo cách nghĩ của người

đời, nhưng với những ai tin Chúa thì đây là cơ hội để làm chứng.

“Người ta sẽ tra tay bắt bớ, ức hiếp và nộp các con đến các hội đường và

ngục tù, điệu các con đến trước mặt các vua chúa quan quyền vì danh Thầy; các

con sẽ có dịp làm chứng”

Hôm nay Giáo Hội Việt Nam cử hành Lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Các Ngài là những người đã sống lời Chúa Giê-su nói hôm nay cách cụ thể nhất.

Cho dù bị đủ thứ cực hình nhưng các Thánh Tử đạo đã không một lòng oán hận.

Cho dù vua quan tra khảo, có khi lại dùng những vinh hoa phú quý trần gian để

dụ dỗ bỏ đạo, các Ngài đã khôn ngoan đối đáp, đúng như lời Chúa Giê-su nói:

“chính Thầy sẽ ban cho các con miệng lưỡi và sự khôn ngoan, mọi kẻ thù nghịch

các con không thể chống lại và bắt bẻ các con”

Như câu chuyện của Thánh Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh được kể lại như

sau: Khi tàu chở tù nhân cập bến Thuận An để đi Phú Yên, quan cai tù cầm giấy

điểm danh. Đến lượt thày Lê BảoTịnh, ông thêm câu “Lê Bảo Tịnh, tòng Gia-tô

tà đạo”. Thày Tịnh cứ ngồi yên, không trả lời, dù quan gọi ba bốn lần. Quan nổi

nóng quát lên “Thằng nào láo, gọi mà không thưa”. Lúc ấy thày Tịnh mới lên

tiếng: “Tôi đây, tôi không thưa vì quan gọi tôi là người theo tà đạo. Đạo tôi theo,

đạo tôi sống là đạo thật, có tam cương ngũ thường rõ ràng. Bao giờ quan gọi tôi

là “theo đạo Gia-tô, bỏ chữ tà đạo đi, lúc đó tôi mới thưa”.

Khi làm chứng cho đức tin của mình, các ngài cũng tận dụng những cơ hội

đứng trước vua quan trần thế để giảng giải, như Linh mục Khuông từng tuyên bố :

Page 16: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

16 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

"Đạo Gia-tô không những cấm tín hữu chống lại triều đình, mà còn khuyến khích

để họ cầu nguyện và góp phần giúp quê hương an ninh thịnh vượng". Hoặc như

ông Đồng, khi bị khắc lên má hai chữ Tả Đạo đã chấp nhận chịu đau lần thứ hai

để xóa hai chữ đó đi, rồi lại chịu đau lần thứ ba để khắc lại chữ Chính Đạo.

Là con cháu các Thánh Tử đạo, và đang sống ở một đất nước có tự do tôn

giáo, tuy không bị bắt bớ, tù đày, tra khảo vì đức tin của mình, nhưng chúng ta có

tận dụng những cơ hội trong cuộc sống của mình để làm chứng cho Thiên Chúa

hay không? Những khó khăn trong cuộc sống, những vất vả gian nan của đời sống

nơi xứ người có là dịp để chúng ta sống niềm tin của mình hay không?

“Các con cứ bền đỗ, các con sẽ giữ được linh hồn các con”

Có ai đó đã nói thế này:“Những người thắng cuộc không phải là những người

không bao giờ chiến bại, mà là những người không bao giờ bỏ cuộc”. Trong bất

cứ lĩnh vực nào, ta thấy người đạt được thành công là người bền gan và thực hiện

cho được việc mình đã quyết, đi hết con đường mình đã khởi hành. Đời sống đức

tin cũng thế, nhiều lần chúng ta ngã tới, ngã lui trong tội lỗi, nhiều lần chúng ta vì

yếu đuối mà không dám sống và tuyên xưng điều mình tin, hay cũng nhiều lần

chúng ta vì không muốn bị người đời ghét bỏ, khinh chê, chúng ta dễ thỏa hiệp

với những lợi lộc trước mắt mà để sang một bên những giá trị của Tin Mừng. Tuy

nhiên, để đạt được phần rỗi linh hồn, điều quan trọng là bền đỗ, là không từ bỏ

niềm trông cậy nơi tình yêu Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Chỉ cần

chúng ta không bỏ Chúa, chắc chắn Chúa sẽ không bỏ chúng ta!

Lời hứa của Chúa Giê-su “Các con cứ bền đỗ, các con sẽ giữ được linh hồn

các con” cho chúng ta động lực để vượt qua những khó khăn trong đời sống đức

tin, lướt thắng những cám dỗ và sức mạnh để chống chọi với những thế lực của

sự dữ. Tin tưởng nơi Lời Chúa, xin cho mỗi người trong Giáo đoàn chúng ta không

từ bỏ đức tin của mình, dù khi thuận lợi hay khi gặp thử thách, khi tự do sống và

thể hiện đức tin hay khi bị bách hại hay vu cáo. Xin cho chúng ta biết tín thác tất

cả nơi Lòng Thương Xót Chúa, tỉnh thức thắp sáng ngọn đèn Tin-Cậy-Mến,vững

lòng chờ ngày sau hết, cách riêng của mỗi người và cách chung của toàn thể vũ

trụ này, với hy vọng được sống hạnh phúc vĩnh cửu bên Thiên Chúa là Cha của

chúng ta.

Lm. Antôn Vũ Khánh Tường, SVD.

Page 17: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 17

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ VUA

NGÀY 20 THÁNG 11

BÀI ĐỌC I: 2Sm 5, 1-3

Họ xức dầu tấn phong Đavít làm vua Israel.

Lời Chúa trong sách Samuel quyển thứ hai.

Hồi đó, toàn thể các chi tộc Israel đến gặp vua Đavít tại Khéprôn và

thưa: “Chúng tôi đây là cốt nhục của ngài. Ngay cả trước kia, khi ông Saolê

làm vua cai trị chúng tôi, chính ngài đã chỉ huy các cuộc hành quân của

Israel. Đức Chúa đã phán với Ngài: “Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel, dân

Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Israel”. Toàn thể kỳ mục Israel đến

gặp vua tại Khéprôn. Vua Đavít lập giao ước với họ tại Khéprôn, trước

nhan Đức Chúa. Rồi họ xức dầu tấn phong Đavít làm vua Israel.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 121

Đáp: Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

Xướng: Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: “Ta cùng trẩy lên đền

thánh Chúa!” Và giờ đây, Giêrusalem hỡi, cửa hội thành, ta đã dừng chân.

Xướng: Từng chi tộc, chi tộc của Chúa, trẩy hội lên đền thờ ở nơi đây,

để danh Chúa họ cùng xưng tụng, như lệnh đã truyền cho Israel. Cũng

nơi đó, đặt ngai xét xử, ngai vàng của vương triều Đavít.

BÀI ĐỌC II: Cl 1, 12-20

Chúa Cha đã đưa chúng ta vào vương quốc Thánh Tử chí ái.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côlôssê.

Thưa anh em, anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho

Page 18: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

18 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh

trong cõi đầy ánh sáng.

Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương

quốc Thánh Tử Chí Ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ

tha tội lỗi.

Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước

mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành, trên trời cùng

dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng, hay là

bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ

Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn

tại trong Người. Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội

Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi

chết sống lại, để trong mọi sự, Người đứng hàng đầu. Vì Thiên Chúa đã

muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn

nhờ Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người

đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất

và muôn vật trên trời.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Chúc tụng Đấng nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng

triều đại đang tới, triều đại vua Đavít, tổ phụ chúng ta. Halleluia.

TIN MỪNG: Lc 23, 35-43

Khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi!

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Khi Đức Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, dân chúng thì đứng nhìn,

còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu

lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được

Page 19: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 19

tuyển chọn!” Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm

cho Người uống và nói: “Nếu ông là Vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!”

Phía trên đầu Người có bản án viết: “Đây là Vua người Do thái”.

Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người:

“Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng

tôi với!” Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy

mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là

đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!”

Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: “Ông Giêsu ơi!, khi ông vào Nước của ông,

xin nhớ đến tôi! Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh

sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ VUA

Ngày 20 tháng 11

VUA TÌNH YÊU

Hôm nay là Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Lời Chúa cho chúng ta

thấy lúc tận cùng của thời gian, Chúa Giêsu sẽ làm Vua ngự trị trên toàn thể mọi

sự và mọi người. Và hôm nay, Chúa vẫn đang làm Vua trong lòng của những người

tin, cậy và yêu mến Ngài.

*Bài đọc I hôm nay tường thuật lại cuộc phong vương lần thứ hai cho Đavit.

Trong biến cố nầy, Chúa nói với vua Đavít: “Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel, dân

của ta”. Nghĩa là, Vua Đavít chỉ là “người chăn dắt” dân “của Thiên Chúa” mà

thôi. Còn chính Thiên Chúa mới là Vua thật của “dân Ngài”.

*Bài đọc II: Thánh Phaolô trích dẫn một bài thánh thi trình bày địa vị của

Chúa Giêsu Kitô:

- Đối với Thiên Chúa: Chúa Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa.

Page 20: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

20 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

- Đối với công trình sáng tạo: nhờ Chúa Giêsu mà muôn vật được tạo thành.

- Đối với công trình cứu độ: nhờ cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá mà

mọi người được giao hòa lại với Thiên Chúa.

Như thế, Chúa Giêsu là Vua tối cao trên toàn thể vũ trụ.

Thưa ông bà và anh chị em,

Giáo Hội kết thúc năm Phụng vụ, có thể nói, như kết thúc hành trình một

đời Thiên-Chúa-Làm-Người trong niềm vui, vinh hiển với danh hiệu Kitô Vua.

Nhưng Tin mừng hôm nay trình bày vi Vua này khác với các vị vua ở trần gian,

đó là: vị Vua không ngai vàng, vị vua đang bị treo trên thập giá, đồng bản án với

những tên trộm. Vương miện là vòng gai; long bào là lớp da loang lổ máu hồng;

và bệ ngai vàng của Người là thập giá ….

Một vị Vua đang nghe các thủ lãnh thế gian buông lời cười nhạo “Hắn đã

cứu được kẻ khác, thì tự cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên

Chúa, là người được tuyển chọn” (Lc 23,35). Một vị vua đang phải uống giấm

chua trong cơn khát của người sắp tắt thở với lời thách thức phạm thượng: “Nếu

ông là Vua Dân Do Thái thì hãy cứu lấy mình đi”.(Lc 23,37).

Phía dưới thập giá, dân chúng “đứng nhìn” cách bàng quan như không liên

quan gì đến mình. Các thủ lãnh Do thái thì chế nhạo “hắn đã cứu người khác thì

hãy cứu lấy mình đi nếu thật hắn là Đấng Kitô”. Lính tráng cũng chế diễu “Nếu

ông là Vua dân Do thái thì hãy cứu lấy mình đi”.

Trên đầu Ngài có bảng viết “Đây là vua người Do thái”.

Bên cạnh Ngài có hai tên gian phi: một tên hùa theo đám người phía dưới

để chế diễu Ngài; tên kia công nhận Ngài là vua nên đã nói với Ngài “khi Ngài

vào Nước của Ngài thì xin nhớ đến con”.

Thưa ông bà và anh chị em,

Chiều hôm ấy trên đồi Sọ, chỉ có một người đã nhận biết Ngài, đó là người

trộm lành ở bên phải. Anh đã tin Ngài là vua, nên anh nói “khi nào Ngài vào nước

của Ngài, xin hãy nhớ đến con”. Liền sau đó Chúa Giêsu trả lời: “ta bảo thật,

ngay hôm nay anh sẽ được ở trên thiên đàng với Ta”.

Thật hạnh phúc cho người trộm lành, cả một đời gian ác tội lỗi, nhưng cuối

cùng đã gặp được hạnh phúc thiên đàng, nhờ anh đã bám víu vào Chúa Giêsu.

Chân lý mà mãi đến cuối đời người trộm lành mới thấy được. Đó là Lời Chúa

Page 21: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 21

muốn chỉ cho chúng ta thấy hôm nay: Chúa Giêsu là Vua tình yêu, ngoài Ngài ra,

không ai có thể cứu chúng ta được.

Vương quyền của Đức Giêsu không cai trị bằng sức mạnh quyền lực, nhưng

chinh phục bằng tình yêu thương. Chính vì thế mà Người đã chiến thắng cơn cám

dỗ cuối cùng là lời thách thức xuống khỏi thập giá, để sẳn lòng chịu chết hầu cứu

độ con người tội lỗi, mà trong đó có chúng ta.

Giữa lúc chương trình của Chúa Giêsu dường như thất bại, không còn hy

vọng cứu vãn; giữa lúc “thập tử nhất sinh” gần kề cái chết, thì chỉ mình người

trộm lành đã tin vào Chúa, tin vào sự sống đời sau và tin vào vương quyền của

Người. “lạy Ngài khi nào về nước Ngài xin nhớ đến con”. Và Chúa Giêsu nói:

“ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với ta” (Lc 35,43).

Một lời hứa mà Người chưa hề ban cho ai dù đó là người thân tín và yêu

quý nhất của Ngài.

Một lời hứa được thực hiện ngay tức thì, không đợi đến sáng Phục Sinh hay

ngày cuối cùng.

Một lời hứa đi vào vuơng quốc của những người công chính, quy tụ quanh

Chúa Giêsu. Lời hứa ban hạnh phúc cho anh trôm lành chính là cuộc sống thân

mật với Chúa Giêsu.

Cuộc đời anh tưởng chừng như vĩnh viển khép lại, nhưng một chút niềm tin

trong anh bừng sáng; một lòng sám hối chân thành, đã khiến cửa trời rộng mở,

đón tiếp anh. Và trong suốt hơn 2000 năm qua, Người vẫn luôn đón nhận vào

vương quốc tình yêu của Người, những người biết sống tình hiệp nhất, phục vụ và

yêu thương. Chỉ những ai biết sám hối ăn năn, tin vào tình thương của Người mới

được vào vương quốc của Người.

Hôm nay là Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Giáo hội đặt lễ Chúa

Kitô Vua vào Chúa nhật cuối cùng nầy, cũng có ý nghĩa, đó là: Ước nguyện sao

cho cuối cùng tất cả mọi người đều ở trong Nước Chúa, một nước chỉ có hòa thuận

yêu thương, một nước bình an và hạnh phúc.

Phần mỗi người chúng ta, hãy cố gắng xứng đáng là một Kitô hữu, nghĩa là

biết sống đúng tính người, sống theo lương tâm, sống hòa thuận, yêu thương, làm

việc lành theo lời dạy của Tin Mừng. Và

hãy cố gắng mở mang Nước Chúa, bằng cách, làm cho nhiều người khác

Page 22: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

22 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

cũng biết sống hòa thuận, yêu thương, sống theo lương tâm và làm việc lành. Đồng

thời, chúng ta cũng luôn biết điều chỉnh cuộc sống hiện tại của mình cho phù hợp

với viễn cảnh cuối cùng.

**Gợi ý suy nghĩ:

Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ giúp chúng ta thấy một số chân lý

sau đây:

1-Đến lúc tận cùng của thời gian, hoặc ngày chết của mỗi người, thì chúng

ta sẽ thấy tiền bạc, danh vọng, thế lực, thú vui…tất cả đều không còn ý nghĩa và

tầm quan trọng gì đối với chúng ta nữa. Đúng như lời của một thi sĩ mô tả: “Lạy

Chúa Giêsu, khi cái chết đến thì ngoài Ngài ra không còn gì là quan trọng nữa”.

Chúng ta có cảm nhận như vậy không? Và sẽ làm gì??

2- Nếu chỉ có Chúa là quan trọng, thì những ai gắn bó và nương tựa vào

Chúa trong cuộc sống mới thấy yên lòng. Còn những người tìm kiếm, chạy theo

và nương tựa vào tiền bạc, quyền lực, thú vui….sẽ thấy chơi vơi, cô đơn, trơ trụi.

Khi đó tất cả mọi người, dù tin hay không tin; dù tốt hay xấu, mọi người đều mở

mắt và nhận thức được sự việc. Trong cuộc sống, chúng ta đã tìm kiếm và nương

tựa vào ai???

3- Người trộm lành sám hối dạy cho chúng ta biết rằng: không bao giờ là

quá muộn để quay về với Thiên Chúa; không tội nào là quá nặng để không được

tha thứ, bao lâu ta còn thở là ta còn cơ hội để hưởng lòng thương xót của Chúa.

4- Chúa Giêsu không chỉ là vua vũ trụ, mà Ngài còn là vua của tâm hồn mỗi

người. Vì thế chúng ta phải thường xuyên ý thức về sự hiện diện của Ngài trong

ta và yêu thương ta bằng một tình yêu không thay đổi.

5- Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy luôn sống trong bình an, hạnh phúc

của một người được Chúa Giêsu yêu thương. Nắm được điều đó, ta sẽ thấy có Đức

Kitô ngự trong tâm hồn mình là một sự bình an và hạnh phúc. Vì Ngài là Vua Tình

Yêu, Vua Bình An, Vua Phục Vụ….

Xin Chúa luôn làm Vua ngự trong lòng chúng con, để qua những thử thách,

thăng trầm trong cuộc sống, chúng con luôn tin tưởng, cậy trông, vì được Chúa

hướng dẫn và đồng hành. Amen.

Gabriel Dương Văn Quốc Tiến.

CHÚA NHẬT THỨ I MÙA VỌNG

Page 23: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 23

NGÀY 27 THÁNG 11

BÀI ĐỌC I: Is 2, 1-5

Đức Chúa quy tụ muôn dân cho hưởng hòa bình vĩnh cửu trong

Nước Thiên Chúa.

Lời Chúa trong sách Ngôn Sứ Isaia.

Đây là điều mà ông Isaia, con ông Amos, đã được thấy về Giuđa và

Giêrusalem. Trong tương lai, núi Nhà Đức Chúa, đứng kiên cường vượt

đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa

nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi. Rằng: “Đến đây, ta cùng lên núi

Đức Chúa, lên Nhà Thiên Chúa của Giacóp, để Người dạy ta biết lối của

Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ. Vì từ Sion, thánh luật ban

xuống, từ Giêrusalem, Lời Chúa phán truyền. Người sẽ đứng làm trọng

tài giữa các quốc gia, và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc gươm đao

thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ

sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến.

Hãy đến đây, nhà Giacóp hỡi, ta cùng đi, nhờ ánh sáng Đức Chúa soi

đường!”

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: TV 121

Đáp: Ta vui mừng trầy lên đền thánh Chúa.

Xướng: Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: “Ta cùng trẩy lên đền

thánh Chúa!” Và giờ đây Giêrusalem hỡi, cửa nội thành, ta đã dừng chân.

Xướng: Từng chi tộc, chi tộc của Chúa, trẩy hội lên đền ở nơi đây, để

danh Chúa, họ cùng xưng tụng, như lệnh đã truyền cho Israel. Cũng nơi

đó, đặt ngai xét xử, ngai vàng của vương triều Đavít.

Xướng: Hãy nguyện chúc Giêrusalem được thái bình, rằng: “Chúc

thân hữu của thành luôn thịnh đạt, tường trong lũy ngoài hằng yên ổn, lâu

Page 24: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

24 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

đài dinh thự mãi an ninh”.

Xướng: Nghĩ tới anh em cùng là bạn hữu, tôi nói rằng: ”Chúc Thành

Đô an lạc”. Nghĩ tới đền thánh Chúa, Thiên Chúa chúng ta thờ, tôi ước

mong thành được hạnh phúc, hỡi thành đô.

BÀI ĐỌC II: Rm 13, 11-14a

Ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Roma.

Thưa anh em, anh em biết chúng ta đang sống trong thời gian nào.

Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ

chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo. Đêm sắp tàn,

ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm

lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn

như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không

chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy

mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn

các dục vọng.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương

của Chúa và ban ơn cứu độ cho chúng con. Halleluia.

TIN MỪNG: Mt 24, 37-44

Anh em hãy canh thức để được sẵn sàng.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Hôm ấy Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thời ông Noe thế nào,

thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày

trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho

đến ngày ông Noe vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng

Page 25: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 25

thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy.

Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi,

một người bị bỏ lại, hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người

được đem đi, một người bị bỏ lại. Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em

không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Anh em hãy biết điều này:

nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông phải canh thức,

không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh

em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ

đến”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT THỨ I MÙA VỌNG

Ngày 27 tháng 11

HÃY TỈNH THỨC, HÃY SẴN SÀNG

Kính thưa quý ông bà và anh chị em! Hôm nay chúng ta cùng với Mẹ Giáo

Hội bước vào Mùa Vọng, khởi đầu một năm phụng vụ mới. Khi đến thời gian này,

chúng ta thường được nghe qua Lời Chúa, qua các bài giảng huấn, cũng như trong

những cuộc tĩnh tâm dọn lòng đón mừng lễ Chúa Giáng Sinh nơi cộng đoàn, giáo

xứ, là: Hãy tỉnh thức và hãy sẵn sàng! Nhưng chúng ta hãy tự hỏi mình: Thế nào

là tỉnh thức? Thức tỉnh để làm gì? Thế nào là sẵn sàng và sẵn sàng cho điều gì?

Hai thái độ và hành vi ấy có liên quan gì đến đời sống đạo, đời sống đức tin và

đời sống cộng đoàn của tôi?

Trước hết, chúng ta nên biết rằng tỉnh thức không có nghĩa là thức trắng đêm

không ngủ, ngồi chờ bình minh để rồi ngày hôm sau ngủ bù! Cũng không có nghĩa

là: chẳng làm gì mà cứ thức chờ ai hoặc điều gì đó! Và khi nói đến thái độ và hành

vi tỉnh thức này, không ít người trong chúng ta mong muốn, vì chúng ta thích ở

lại trong những cơn mê muội, chìm đắm trong thói đời, dục vọng của chính mình,

ngày ngày đê mê trong cơn say cho quên đi bao nỗi oán than, cơ cực của cuộc đời

này!

Page 26: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

26 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

Đây không phải là hành vi thể lý thuần tuý, mà cho bằng là một thái độ đúng

đắn của đời sống đức tin, một hành vi đạo đức của việc cải hối trường kỳ, tự suy

xét mình trước Chúa và mọi người tất cả bản thân chúng ta, lời ăn tiếng nói, động

thái, tư tưởng, hành động cũng như những điều nên làm mà chúng ta sao lãng,

thiếu sót hoặc cố ý tránh né. Lời Chúa hôm nay đánh động, thúc giục mỗi một

người chúng ta, dù sống ở địa vị, bậc sống nào, hay lứa tuổi nào, v.v… thì chúng

ta cũng được mời gọi tỉnh thức luôn trước tất cả những gì đi ngược lại với Lời

Hằng Sống, giáo huấn của Hội Thánh, đời sống đức tin, ‘hãy tỉnh thức vì không

biết giờ nào Chúa các con sẽ đến’ (Mt 24, 42). Không những chúng ta được kêu

mời tỉnh thức trước giờ nhắm mắt xui tay, trước ngày Cánh chung, mà chúng ta

cũng phải tỉnh thức trong giây phút hiện tại, tỉnh thức trong đời sống đạo đúng

nghĩa, tỉnh thức trước những thái độ khiến chúng ta xa rời Chúa và anh chị em,

tỉnh thức trước hành vi vô luân, dửng dưng, xem thường đạo lý, giới răn yêu

thương. Hơn nữa, tỉnh thức trước thói quen không tốt như dèm pha, xét đoán, kết

án, chia rẽ, ngồi lê đôi mách, làm chứng gian, hiềm tị, ghen ghét, tự kiêu, tự mãn,

khinh thường anh chị em, v.v…Người tỉnh thức và sống tỉnh thức là những ai

bước đi trong ánh sáng Chúa (x. Is 2, 5) và biết mặc lấy cung cách, thái độ, hành

vi, con người của chính Chúa Giê-su Ki-tô (x. Rm 13, 14) Cụ thể hơn, họ là những

người sống chân thật, chân thành, yêu mến, đón nhận mọi người, khiêm nhu, hạ

mình và cầu tiến, không vui thoả với lời khen tặng, tân bốc và cũng chẳng buồn

khi đối diện với con người yếu hèn của chính bản thân! Họ chẳng bao giờ vui

thích trước những người trót lưỡi đầu môi, và cũng chẳng buồn phiền khi nghe lời

nhận xét, đánh giá. Họ đặt Lời Chúa là nền tảng sống, soi chiếu vào những ngõ

ngách tâm hồn họ, và để Chúa thánh hoá, biến đổi, cũng như nỗ lực sống nhân

đức, sống theo đường lối của ánh sáng.

Khi chia sẻ về thái độ tỉnh thức sống đạo với các anh chị em giáo dân ở những

vùng thường xuyên hứng chịu cảnh thiên tai, nhân tai như các nước Châu Phi,

Trung Đông và tại đất nước Nhật Bản đây, hầu hết họ không thể hiểu được, và

thường có thái độ ‘sống tới đâu hay tới đó’, ‘chẳng cần biết ngày mai ra sao’ hay

cứ sống cho thoả dục vọng, ước muốn của bản thân vì dường như lối suy nghĩ ‘có

tỉnh thức cũng đâu tránh được thiên tai’! Một trong những xu hướng trần tục ngày

nay là loại bỏ Thiên Chúa, và cung phụng chính cái tôi của mình, và với thái độ

như vậy dễ đưa chúng ta rơi vào cám dỗ: chẳng còn ai mình ta, và ta cứ sống cho

thoả thích. Điều này không chỉ xuất hiện ở thời đại này, mà đã nhen nhói từ trước

Page 27: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 27

kia, đến nỗi Thánh Phao-lô phải gióng lên tiếng khuyến cáo mạnh mẽ đối với các

tín hữu thuộc giáo đoàn Rô-ma ‘đêm sắp tàn, ngày gần đến…bỏ những hành vi

ám muội và mang khí giới ánh sáng…đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày,

không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị’ (x.

Rm 13, 12-13) và Ngài khuyên răn hãy tỉnh thức trước thói đời, lối suy nghĩ trần

tục ấy; hãy trở về với ân sủng, đời sống làm con Thiên Chúa, con cái ánh sáng.

Sau cùng, thái độ sống sẵn sàng, luôn chuẩn bị mỗi giây phút trong ơn thánh

Chúa mọi ngày, để rồi chúng ta có thể đứng vững trước mặt Con Người, ‘các con

cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến’ (Mt 24, 44).

Chẳng phải khi ta không còn khoẻ nữa, ta mới lo về phần rỗi, đời sống thiêng

liêng, mối tương quan với Chúa và với anh chị em! Không phải khi ta không thể

nói được, không thể đi được, không thể kiểm soát được những hành động bình

thường, thì ta mới tìm đến lòng vị tha, đến sự bao dung, tha thứ của Thiên Chúa,

hoặc trở nên xót thương, thứ tha cho anh chị em, hay đi tìm dịp để nói lời xin lỗi,

giải hoà v.v…! Chẳng phải khi ta ‘gần đất xa trời’, ta mới chạy đôn chạy đáo lo

đời sống đức tin của mình! Và cũng không phải khi ta không còn thời gian nữa,

thì lại hối hả, thúc bách, chạy đến cầu xin Chúa thương! Lời Chúa mời gọi chúng

ta hãy sống sẵn sàng trong mọi giây phút, dù vui hay buồn, dù thành công hay thất

bại, dù được khen ngợi hay chê bai, dù thời tiết đẹp hay khắc nghiệt, dù được hậu

thuẫn hay bị chống đối, dù khi hy vọng tràn trề hay rơi vào thất vọng, dù giàu có

hay nghèo khó, dù vinh hoa hay tủi nhục, dù được yêu thương hay bị ghét bỏ, dù

được để ý hay chẳng được đoái hoài, v.v…Trong mọi lúc, Thiên Chúa muốn

chúng ta hãy tỉnh thức và sẵn sàng bước theo đường lối Ngài, thực thi Lời Ngài,

mặc lấy con người Chúa Giê-su Ki-tô, đón nhận tất cả với trọn tâm hồn tín thác.

Giờ đây, chúng ta cùng nhau dành ít giây phút ngắn ngủi đặt mình trước nhan

Thánh Chúa để nhìn lại cách sống, thái độ, hành vi của mỗi chúng ta hầu ta được

tỉnh thức sau cơn mê dài xa rời ơn Chúa, và sẵn sàng sống đạo đức trong ân sủng

Chúa giữa bao thăng trầm, trào lưu, triết thuyết hưởng thụ, những thói đời, tiêu

chuẩn chóng qua của xã hội ngày nay.

Lm. Xuân Hy Vọng

Page 28: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

28 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

Anh chị em rất thân mến,

Trong những ngày vừa qua, qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình,

anh chị em đã chứng kiến sự kinh hoàng của trận lũ lụt đã xảy ra tại các tỉnh Quảng

Bình, Hà Tĩnh, cũng như những tổn thất nhân mạng và thiệt hại năng nề mà cơn

lũ lụt đã gây ra. Biết bao gia đình phải sống trong tình trạng màn trời chiếu đất vì

nhà cửa đã bị cuốn trôi, mùa màng, gia súc cũng bị cơn lũ cuốn mất; nhiều gia

đình mất người thân, trẻ em không còn được đi học, vì trường lớp cũng đã bị hư

hại. Trước cảnh tang thương, khốn cùng của hàng trăm ngàn đồng bào nạn nhân,

chúng ta, những người được Chúa cho bình an, chúng ta không được nhắm mắt

làm ngơ, nhưng phải mở lòng, chia sẻ với anh chị em lâm nạn, như một diễn tả

của tình huynh đệ, của lòng bác ái công giáo. Do đó, Giáo Đoàn đã phát động

chiến dịch đóng góp giúp cho bà con nạn nhân lũ lụt, chương trình quyên góp này

sẽ chấm dứt vào cuối tháng 12. Tôi xin anh chị em quảng đại chia sẻ với anh chị

em đau khổ của chúng ta. Những đóng góp của anh chị em sẽ được đăng lên Phụng

Vụ Lời Chúa để cho mọi người được rõ ràng. Sau khi kết thúc, số tiền này sẽ được

gởi về cho Caritas Giáo Phận Vinh, để phân phối cho các nạn nhân. Xin các ban

đại diện vui lòng thông báo cho mọi người, xin mọi người đóng góp. Có thể đóng

góp theo từng cộng đoàn, hoặc từng cá nhân, tùy ý anh chị em. Xin Ban đại diện

thâu nhận những đóng góp của anh chị em trong cộng đoàn và chuyển lại cho tôi

với đầy đủ danh sách, hầu có thể ghi lên PVLC. Thay mặt cho các nạn nhân, tôi

xin cám ơn sự quảng đại của anh chị em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho những hy

sinh, chia sẻ của chúng ta.

Trong chuyến đi về Roma vừa qua, tôi đã được vinh dự yết kiến Đức Thánh

Cha Phanxicô, trong vài phút ngắn ngủi được hầu chuyện với Ngài, tôi đã xin Ngài

cầu nguyện cho Giáo Đoàn, cho tất cả anh chị em. Xin anh chị em cũng nhớ cầu

nguyện cho Ngài, cho nhiệm vụ dẫn dắt Hội Thánh trong hoàn cảnh khó khăn,

Page 29: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 29

phức tạp hôm nay.

Vào ngày Chúa Nhật 20 tháng 11, chúng ta sẽ kết thúc năm phụng vụ 2016

với lễ kính Chúa Giêsu Vua và sẽ bắt đầu năm phụng vụ mới 2017 vào Chúa Nhật

thứ nhất Mùa Vọng (27-11). Chung ta xin Chua thương ban cho chung ta biêt sông

4 tuân Mua Vong trong tâm tinh tạ ơn, trông đợi, theo gương Me Maria, luôn biêt

mơ long xin vâng vơi moi dư tinh cua Thiên Chua trong cuôc đơi chung ta va biêt

luôn ca ngơi tinh thương vô biên cua Thiên Chua. Môt khi chung ta y thưc đươc

răng chung ta luôn đươc Thiên Chua yêu thương, cứu chuộc, chung ta cung dê

dang mơ rông tâm hôn đon nhân anh chi em, săn sang tha thư va yêu thương moi

ngươi, du luôn co nhưng khac biêt tâm ly, xa hôi va giao duc. Đo la y nghia cua

Mua Vong va Mua Giang Sinh: mơ long đon tiêp Chua Hai Đông, Đấng

Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, tưng ngay đang tiêp tuc đông hanh vơi

chung ta trong cuôc sông qua những người chung quanh va tiêp tuc cân sư nâng

đơ cua chung ta như đa tưng cân hơi âm cua bo lưa, cân môt chô trong quan tro.

Chúng ta sẽ sống Mùa Vọng năm nay trong tâm tình chia sẻ với đồng bào nạn

nhân lũ lụt tại Giáo Phận Vinh.

Chúa Nhật 20 tháng 11, lễ Chúa Giêsu Vua Vũ Trụ, cũng là ngày bế mạc Năm

Thánh Lòng Thương Xót. Chúng ta cám ơn Chúa đã ban cho chúng ta một Năm

Hồng Ân. Tuy Năm Thánh sẽ kết thúc, nhưng Lòng Thương Xót Chúa vẫn từng

ngày bao phủ cuộc đời chúng ta. Xin cho chúng ta luôn xác tín vào lòng thương

xót Chúa, để không bao giờ tuyệt vọng, ngay cả khi chúng ta đang chìm đắm trong

tội lỗi.

Vào ngày 24 tháng 11 hàng năm, Giáo Hội Việt Nam long trọng mừng kính

117 tử đạo Việt Nam. Giáo Hội Việt Nam, từ khởi đầu và mãi cho đến hôm nay

vẫn luôn là một Giáo Hội bị bách hại, ngoài 117 thánh tử đạo tại việt Nam, đã có

hàng trăm ngàn người đã can đảm tuyên xưng đức tin, dù phải chết. Và hôm nay,

cũng đang có hàng triệu người công giáo tại Việt nam đang can đảm sống và rao

truyền đức tin, dù bị nhiều thiệt thòi, giam cầm và hãm hại. Mừng kính các tổ tiên

anh hùng tử đạo, chúng ta không quên cầu nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam,

cho những anh chị em thuộc mọi tôn giáo đang bị bắt bớ, giam cầm tại Việt Nam.

Page 30: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

30 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

Xin cho tình thương sẽ chiến thắng hận thù, cho mọi người Việt Nam đang sống

ở Việt Nam, được sống trong hạnh phúc, bình an và được hoàn toàn tự do sống

đức tin của mình. Đặc biệt chúng ta, những người công giáo Việt Nam đang sống

tại Nhật Bản, tuy chúng ta không bị cấm cách bách hại, nhưng chúng ta cũng đang

bị lôi kéo bởi một lối sống ích kỷ, vô thần của xã hội hôm nay. Xin cho chúng ta

biết xác tín rằng: “lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì”, để chúng

a luôn biết sống công chính, thánh thiện như Chúa truyền dạy. Xin cho chúng ta,

đừng vì đang được sống trong tự do, trong đầy đủ tiện nghi vật chất, mà quên đi

sự đau khổ thiếu thốn của hàng chục triệu người Việt trong nước, đặc biệt các nạn

nhân lũ lụt, để luôn cố gắng sống xứng đáng với danh nghĩa Việt Nam, để đừng

chất thêm sự đau đớn, tủi nhục cho hơn 90 triệu anh chị em đồng bào đã và đang

trả giá cho sự thờ ơ, ích kỷ, hững hờ của chúng ta dưới nanh vuốt cộng sản.

Xác tín vào mầu nhiệm sống lại, Giáo Hội Công Giáo dành trọn tháng 11 để

cầu nguyện cho các linh hồn đang đền tội trong luyện tội, trong tháng này, chúng

ta đặc biệt nhớ đến và cầu nguyện cho linh hồn tiên nhân, ông bà, cha mẹ, anh chị

em và tất cả mọi người đã qua đời. Xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót,

tha thứ mọi tội lỗi cho các linh hồn và ban cho họ phần thưởng thiên đàng.

Trong khi chờ đợi được gặp anh chị em trong các cộng đoàn trong các thánh

lễ bằng tiếng Việt, tôi xin phó thác anh chị em cho Mẹ La Vang, và cho các thánh

tử đạo Việt Nam, tổ tiên của chúng ta trong đức tin, xin Đức Mẹ và các thánh cầu

bầu cùng Chúa ban cho mỗi gia đình, mỗi người niềm vui và sự can đảm sống đức

tin trong hoàn cảnh xã hội bây giờ và trong năm phung vu mơi nầy.

Kinh chuc quý cha, quý tu sỹ nam nữ và tất cả anh chi em môt Mua Vong sôt

săng. Tôi luôn nhớ và cầu nguyện cho anh chị em trong các thánh lễ và giờ kinh

nguyện.

Linh Mục của anh chị em

P.M. Nguyễn Hữu Hiến

Page 31: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 31

TIN NHÓM CHIA SẺ LỜI CHÚA

Trong tháng 10/2016, Nhóm đã nhận được những đóng góp quảng đại để

chia sẻ với các em bất hạnh tại Việt Nam của các Cộng Đoàn và của quý vị ân

nhân sau đây:

Giáo Xứ Takatori (tiền bán bánh mì) 5.000 yen

Nhom Gia Trương Kobe 8.000 yen

Vườn Rau Tình Thương Himeji 5.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 7.000 yen

Vườn Rau Nhân Ái 10.000 yen

Tiền bán mướp, su su, đậu phộng 13.000 yen

CĐ/CG Yamato bán bazaar Icho Danchi 100.000 yen

Nhom Long Thương Xot Fujisawa 5.000 yen

Tiền bán bánh chưng 15.000 yen

Tiền bán cà pháo (Thu Thảo) 17.700 yen

AC Khánh-Nhiễu bán rau (Yamato) 3.000 yen

Nguyệt Ánh Okada (USA) 1.000 yen

Lân, Long (Fujisawa) 3.000 yen

Một vị ân nhân 15.000 yen

Một vị ân nhân 10.000 yen

Một vị ẩn danh Himeji 5.000 yen

AC Bình-Toan (Fujisawa) 5.000 yen

Dì Mỹ Lệ (Saitama) 2.000 yen

Bà Nguyễn thị Mầu (Saitama) 2.000 yen

Quốc Nam (Isesaki, Gunma-Ken) 3.000 yen

AC Phương-Thuật (Himeji) 10.000 yen

Nhóm Lòng Thương Xót Chúa Giáo Xứ Himeji 10.000 yen

Hội Mân Côi Himeji 10.000 yen

AC Tuấn-Hương (Himeji) 10.000 yen

Chị Nguyễn thị Ngại (Himeji) 10.000 yen

Page 32: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

32 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

Nguyễn Thanh Vũ (Himeji) 5.000 yen

Chi Ngoc Anh (Himeji) 1.000 yen

Tổng kết tháng này 290.700 yen

Tổng kết từ trước tới nay (01/06/94-20/10/2016) 64.484.849 yen

Đã gởi về Việt Nam 83 đợt 63.375.500 yen

Tiền còn lại 1.109.349 yen

Trong tháng này, Nhóm đã nhận được học bổng giúp cho các trẻ em nghèo

hiếu học tại Việt Nam niên khóa 2016-2017 của quý vị ân nhân sau đây:

- AC Hoạt-Hương (Kawagoe) giúp một em: 10.000 yen

- Lưu Minh Thịnh (Yamato) giúp một em: 10.000 yen

Thay mặt cho các trẻ em bất hạnh tại quê nhà, Nhóm CSLC xin thành thật

biết ơn các cộng đoàn, các ban đại diện và tất cả quý vị ân nhân đã quảng đại chia

sẻ, hầu xoa dịu những đau khổ và thiếu thốn của các em. Đây cũng là một hình

thức giúp đỡ và xây dựng Giáo Hội cũng như tổ quốc Việt Nam.

Ước mong quý vị sẽ tiếp tục quảng đại tiếp tay với Nhóm trong công tác

bác ái này. Xin Ba Ngôi Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa

TIẾNG LÒNG, CÙNG ĐỌC ĐỂ CẦU NGUYỆN VÀ CHIA SẺ

Đăng Cao ngày 16 tháng 9 năm 2016

Kính thưa Cha cùng các vị ân nhân!

Con xin thay lời cho 10 em gửi thư để cám ơn cha và quý vị ân nhân đã

giúp đỡ tài chánh cho các em trong năm học 2016-2017. Con đã trao tiền cho các

em. Khi trao tiền, con đã căn dặn các em nhớ cầu nguyện cho các ân nhân và cố

gắng học tập tốt. Xin cha và các ân nhân cũng cầu nguyện cho các em và cho quê

hương Việt Nam chúng ta.

Con cũng báo tin vui: em JB Nguyễn Đình Lĩnh, đã nhận học bổng của

cha từ năm 2002 đến 2005, đã được chịu chức Phó Tế vào ngày 08/6/2016 tại nhà

thờ Xã Đoài, nếu không có gì trở ngại, thì vào khoảng giữa tháng 11 năm 2016 sẽ

được chịu chức linh mục. Xin cha cầu nguyện cho thầy Lĩnh được dọn mình để

chịu chức xứng đáng.

Sau hết con cũng xin cha và quý ân nhân cầu nguyện cho con.

Kính thư

Linh Mục Giuse Nguyễn Đình Linh

Page 33: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 33

THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ

Xin thông báo với mọi người trong Giáo Đoàn: Cha F.X Trần Văn HOài,

thuộc dòng Phanxicô Viện Tu, đã được bề trên gởi sang Ý du học. Trong thời gian

này, xin anh chị em liên lạc với ngài qua địa chỉ sau đây:

Rev. F.X. Trần Văn Hoài Ofm, Conv.

Convento Franciscanum:

Via Arnaldo Fortini, 24C, Assisi PG, Italia

Tel: +39 075 813526: Cell: +39 3457046211

Xin anh chị em cầu nguyện cho ngài, cho chương trình học của ngài

được mọi thành quả tốt đẹp, để ngài sớm về lại với Giáo Đoàn chúng ta.

Linh mục P.M. Nguyễn Hữu Hiến

NHÓM GIỚI TRẺ VIỆT NAM-CÔNG GIÁO VÙNG KANTO CHIA SẺ

SAU ĐẠI HỘI

Đại hội giới trẻ lần III được tổ chức tại Chofu 2 ngày 8-9/10 đã khép lại. Được sự

yêu mến của đông đảo bạn trẻ đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản,

đặc biệt là các bạn trẻ khu vực Kanto, số lượng người tham dự 2 ngày đại hội tới

hơn 250 người, vượt xa dự tính của ban đại diện. Xin chân thành cảm ơn nhà dòng

Salesia-Chofu, quý cha, quý sơ, quý tu sĩ nam nữ, các bạn trẻ đã quan tâm, đến

tham dự, giúp đỡ cũng như cầu nguyện cho chương trình được thành công tốt đẹp.

Hy vọng những chương

trình sắp tới tiếp tục

nhận được sự ủng hộ của

các bạn trẻ, cũng như

nhận được sự hướng dẫn

của quý cha, quý sơ và

các anh chị đi trước.

Thay mặt ban đại diện

Trưởng nhóm

QŨY GIÚP NẠN NHÂN LŨ LỤT MIỀN TRUNG

Khi được biết tình trạng bi đát của bà con nạn nhân lũ lụt, Giáo Đoàn đã phát

động chiến dịch quyên góp chia sẻ với đồng bào nạn nhân. Chiến dịch này sẽ được

kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2016. Tất cả số tiền quyên được, sẽ được gởi

Page 34: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

34 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

về cho Caritas Giáo Phận Vinh. Xin mọi người quảng đại chia sẻ. Anh chị em có

thể đóng góp qua ban đại diện các cộng đoàn, hoặc gởi về cho tôi. Mọi đóng góp

sẽ được đăng lên PVLC. Xin các ban đại diện cũng vui lòng kêu gọi mọi người

trong cộng đoàn của mình, tùy lòng hảo tâm, chia sẻ với bà con lâm nạn, như một

diễn tả của lòng thương xót.

Để kịp thời cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại Quảng Bình, Hà Tỉnh, đang trong sự

đói khát, thiếu thốn mọi nhu cầu cấp bach, tôi đã mượn Qũy Giáo Đoàn để thay

cho Giáo Đoàn, gởi trước cho Caritas Giáo Phận Vinh, qua cha Phêrô Trần Văn

Thành, 800.000 yen. Sau đây là nội dung lá thư để anh chị em được tường.

Tokyo ngày 19 tháng 10 năm 2016

Kính cha,

Qua các phương tiện truyền thông, chúng con đã được chứng kiến những cảnh

tượng đau thương, kinh hoàng của đồng bào thuộc Giáo Phận Vinh tại các tỉnh

Quảng Bình, Hà Tĩnh, cũng như thương tiếc cho những tổn thất nhân mạng, mùa

màng, gia súc cũng như vật chất mà họ đang phải gánh chịu.

Chúng con cầu nguyện cho những anh chị em lâm nạn và để diễn tả tâm tình

liên đới, chúng con đã phát động chiến dịch chia sẻ với anh chị em nạn nhân bằng

cách hy sinh những nhu cầu của chính mình để san sẻ với Chúa Giêsu đang đau

khổ qua hình ảnh anh chị em. Con xin đại diện Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam

tại Nhật gởi đến cha 800.000 yen (tám trăm ngàn Yen Nhật Bản) để cha cứu trợ

cho những anh chị em đang trong cơn nguy biến.

Chúng con sẽ tiếp tục chia sẻ với đồng bào lâm nạn trong khả năng nhỏ bé của

chúng con. Xin cha vui lòng chuyển đến bà con nạn nhân lũ lụt, những tâm tình

thương mến, liên kết của chúng con. Xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót,

an ủi và ban cho mọi người những ơn cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay.

Xin cha cũng vui lòng viết cho chúng con vài chữ, khi nhận được số tiền này,

để con cũng thông báo cho mọi người trong Giáo Đoàn ở Nhật được biết, để mọi

sự được rõ ràng minh bạch.

Xin Mẹ La Vang chúc lành cho cha và cho mọi nổ lực cứu trợ đồng bào nạn

nhân lũ lụt.

Xin cha cầu nguyện cho chúng con

Linh mục P.M. Nguyễn Hữu Hiến

Kính gửi: Linh Mục Phêrô Trần Văn Thành

Giám Đốc Caritas Giáo Phận Vinh

Page 35: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 35

THƯ CHA THÀNH TRẢ LỜI

Ban Caritas giáo phận Vinh

Tòa Giám muc Xã Đoài

Nghi Diên – Nghi Lộc Nghệ An.

Tam Tòa, ngày 20 tháng 10 năm 2016.

THƯ CÁM ƠN VÀ BIÊN NHÂN

Kính thưa cha Nguyễn Hữu Hiến cùng toàn thể anh chị em thuộc cộng động

người Việt tại Nhất Bản,

Như quý vị đã biết, trong những ngày 14,15 và 16 của tháng 10, tại Miền

Trung, đặc biệt là vùng Quảng Bình và Hà Tĩnh đã có những trận mưa lớn, kèm

theo việc xã lũ ở các đập thủy điện trong vùng của những kẻ tắc trách, đã gây ra

một trận lũ kinh hoàng làm 21 người thiệt mạng mà 4 người mất tích, cùng với vô

số tài sản bị hư hỏng hay cuốn trôi theo dòng nước lũ.

Tuy những mất mát lớn lao như thế, nhưng bà con trong vùng lũ đã nhận

được những sự yêu thương, những tấm lòng quảng đại, những chia sẻ của quý vị

ân nhân trong và ngoài nước, và đã làm vơi đi những đau buồn vì thiên tai và

nhân tai đó. Trong đó, Ban Caritas giáo phận Vinh chúng con đã nhận được sự trợ

giúp của anh chị em thuộc cộng đồng người Việt tại Nhật, là 800.000 Yên, tương

đương với 172.667.000 VNĐ, qua cha Nguyễn Hữu Hiến. Và ngày hôm nay, con

cùng với một số nhân viên Caritas tại Quảng Bình đã mang “những tấm lòng yêu

thương” này đến cho bà con vùng bị lũ lớn. Bà con rất là vui mừng và biết ơn tất

cả quý vị đã yêu thương giúp đỡ bà con trong cơn hoạn nạn. Con hy vọng sẽ còn

tiếp tục nhận được sự trợ giúp của anh chị em để giúp cho bà con sống qua ngày

và ổn định cuộc sống.

Vậy, con xin thay lời cho Ban Caritas Vinh tại Quảng Bình, cùng với bà

con đã nhận được sự giúp đỡ của quý vị, xin chân thành cám ơn Cha Nguyễn Hữu

Hiến và anh chị em. Xin Chúa chúc lành, ban bình an cũng như trả công bội cho

quý anh chị em.

TM. TRƯỞNG BAN CARITAS VINH

LINH MỤC QUẢN XỨ TAM TÒA

Phêrô Trần Văn Thành

Page 36: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

36 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

AC Việt-Thùy (Yao, Osaka) 20.000 yen

Mai Trân (Yokohama) 10.000 yen

Cha Trần văn Bỉnh Ofm. Conv (Seto, Aichi-Ken) 50.000 yen

AC Kiên Tâm (Tokyo) 20.000 yen

Một vị ân nhân ở Niigata 10.000 yen

Một vị ân nhân 5.000 yen

Cô Ngọc (Fujisawa) 30.000 yen

Ông Suzuki 10.000 yen

Cô Hồng Lê (USA) 30.000 yen

AC Huynh-Liên (Tokyo) 10.000 yen

Một vị ân nhân 10.000 yen

Một vị ân nhân 5.000 yen

Một vị ân nhân ở Yokohama 20.000 yen

Dòng Thừa Sai Chúa Kitô (CĐ Nagareyamashi) 53.000 yen

Cô Kim Vui (Detroit, USA) 220.000 yen

CĐ/CG Kamata 50.000 yen

Anh chi em công giáo vùng Yonago, Tottori 59.000 yen

Nhóm Antôn Chinh (Aici-Ken) 22.000 yen

Cha Bùi Đức Dũng (Okinawa) 10.000 yen

Một vị ân nhân người Phi Luật Tân 30.000 yen

Anh chị em công giáo ở Nagasaki 50.000 yen

Quỳnh Chi (Tokyo) 10.000 yen

Cô Thu Thủy (Mie-Ken) 20.000 yen

Cô Tuyết Hoa và Minh Nghi (Kanagawa-Ken) 6.000 yen

CĐ/CG Hiroshima 80.000 yen

Thầy Bá Thanh (Tokyo) 10.000 yen

Linh Mục Nguyễn Hữu Hiến 100.000 yen

Tổng kết tháng này (19-26/10/2016) 950.000 yen

Ngày 18/10/2016 đã gởi về Việt Nam 800.000 yen

Tiên còn lại 150.000 yen

Page 37: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 37

THÔNG BÁO

Các bạn thực tập sinh có vấn đề cần bàn thảo xin liên lạc với văn phòng

của nhóm NGO theo địa chỉ dưới đây:

・外国人技能実習生権利ネットワーク

〒110 - 0005 東京都台東区上野 1-12-6

国際宝石会館 3階 全統一労働組合気付

Tel : 03-3836-9061 Fax : 03-3836-9077

E-mail : [email protected]

・移柱者と連帯する全国ネットワーク

〒110 - 0005 東京都台東区上野 1-12-6

国際宝石会館 3階

Tel : 03-3837-2316 Fax : 03-3836-2317

E-mail : [email protected]

・外国人技能実習生問題弁護牛連絡会(実習生弁連)

<東京> 暁法律事務所 弁護士:指宿昭一

〒169 - 0075 東京都新宿区高田馬場 4-28-19

きりしまビル 4階

Tel : 03-6427-5902 Fax : 03-6427-5903

<名古屋> ラヴィーダ法律事務所 弁護士:大坂恭子

〒453 - 0014 愛知県名古屋市中村区則武 1-9-9

側島第 2ノリタケビル 5階 56号室

Tel : 052-414-5901 Fax : 052-414-5902

<札幌> 北海道合同法律事務所 弁護士:小野寺信勝

〒060 - 0042 北海道札幌市中央区大通西 12丁目

北海道高等学校教職員センター5F

Tel : 011-231-1888 Fax : 011-231-1785

・外国人技能実習生権利ネットワーク・長野 (担当:高橋)

長能県長野市 Tel : 090-8476-8127

Page 38: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

38 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

・外国人技能実習生権利ネットワーク・福井 (担当:高原)

福井県福井市 Tel : 090-2831-3974 Fax : 0766-21-4672

・岐阜一般労働組合第 2外国人支部 (担当:甄凱=ケンカイ)

〒501 - 6257 岐阜県羽島市福寿町平方 3-36

Tel : 090-8496-9668 Fax : 0583-91-8621

・すべての外国人労働者とその家族の人権を守る関西ネットワーク

(RINK)Rights of Immigrants Network in Kansai

〒540 - 0026 大阪府大阪市中央区内本町 1-2-11 ウタカビル 201

Tel : 06-6910-7103 Fax : 06-6942-0278

E-mail : [email protected]

・スクラムユニオン・ひろしま (担当:土屋)

〒732 - 0057 広島県広島市東区二葉の里 1-3-16 吉村ビル

Tel : 090-2296-3352 Tel : 082-264-2310

Fax : 082-264-2310

TRANG GIÁO LÝ

--- ĐỨC CẬY ---

Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, cũng là khoảng thời gian mà Giáo Hội tạo

cho chúng ta có được cơ hội: nhìn lại và thật sự cảm nghiệm được Lòng Thương

Xót của Thiên Chúa, đã dành cho nhân loại, cũng như cho chính bản thân của mỗi

một cá nhân ta. Hầu mỗi một tín hữu, có dịp tái quyết tâm, cùng thật lòng tin tưởng

vào Thiên Chúa, hầu được Ngài thương xót chúng ta nhiều hơn nữa.

Nhưng, để có thể tin tưởng vào Thiên Chúa, thì cần phải có Đức Cậy. Vậy, Đức

Cậy là nhân đức như thế nào?

Đức Cậy

“Đức” là: “ơn”. “Cậy” là: “tin tưởng, phó thác, cậy trông, nương tựa”. Đức Cậy

là: ơn tin tưởng, ơn phó thác. Ơn giúp chúng ta biết tin tưởng, biết phó thác.

Là người Kitô hữu, thì ai ai trong chúng ta, cũng đã được lãnh nhận Đức Cậy.

Vì sao? Vì khi nhận lãnh Bí Tích Thanh Tẩy, chúng ta được Thiên Chúa ban cho

Page 39: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 39

chúng ta Đức Cậy.

Thiên Chúa ban cho chúng ta Đức Cậy để làm gì?

Ngài ban cho chúng ta Đức Cậy, để chúng ta biết: tin tưởng trông mong vào

Nước Trời. Mà Nước Trời là nơi có sự sống vĩnh cửu. Do đó, tin tưởng trông mong

vào Nước Trời, có nghĩa rằng là: tin tưởng trông mong vào đời sống vĩnh cửu của

đời sau. Nước Trời và đời sống vĩnh cửu là hai điều được mặc khải qua Chúa

Giêsu Kitô.

Vì thế, tin tưởng trông mong vào Nước Trời, tin tưởng trông mong vào đời sống

vĩnh cửu của đời sau, cũng có nghĩa rằng là: chúng ta cần phải tin tưởng và đặt

niềm tín thác vào các Lời Hứa của Chúa Giêsu Kitô. Mà Chúa Giêsu Kitô và Chúa

Thánh Thần là một, cùng một bản thể. Cho nên, khi ta tin tưởng đặt niềm tín thác

vào các Lời Hứa của Chúa Giêsu Kitô, thì có nghĩa rằng là; chúng ta cần phải: tin

tưởng nương tựa vào các ân huệ của Chúa Thánh Thần.

Tóm lại, Thiên Chúa ban cho chúng ta Đức Cậy, để chúng ta biết: tin tưởng

trông mong vào Nước Trời, tin tưởng trông mong vào đời sống vĩnh cửu của đời

sau, tin tưởng đặt niềm tín thác vào các Lời Hứa của Chúa Giêsu Kitô, tin tưởng

cậy trông nương tựa vào các ân huệ của Chúa Thánh Thần.

Tại sao chúng ta cần phải có Đức Cậy?

Chúng ta cần phải có Đức Cậy vì: Đức Cậy là điều kiện cần thiết để được Ơn

Cứu Rỗi. Vì sao? Vì Đức Cậy: bảo vệ chúng ta khỏi thất vọng, nâng đở chúng ta

khi chúng ta bị bỏ rơi, giúp chúng ta thêm phấn khởi trên đường trông mong hướng

về Nước Trời, giải thoát chúng ta khỏi lòng ích kỷ, dẫn đưa chúng ta đến niềm

hạnh phúc của Đức Mến.

Đức Cậy trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa

Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, chúng ta có cơ hội tái xác nhận lại

Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đã, đang, và vẫn tiếp tục tuôn đổ trên mỗi một

cá nhân ta. Do đó, chúng ta cần phải thật lòng tin tưởng và phó thác cuộc đời của

chúng ta trong tay Chúa. Nếu chúng ta thật lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, thì sẽ

được Thiên Chúa chúc phúc. Vì Chúa Giêsu đã phán rằng: Phúc cho những ai

không thấy mà tin. Mà Nước Trời và đời sống vĩnh cửu là hai điều mà chúng ta

chưa hề được nghe thấy. Và nếu chúng ta biết tin tưởng và phó thác cuộc đời của

chúng ta trong tay Chúa, thì chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống vất vả ở trần gian

này được nhẹ nhàng hơn. Vì Chúa Giêsu đã phán dạy: Ách của Ta thì êm ái, và

gánh của Ta thì nhẹ nhàng.

THƯ CHUNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Page 40: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

40 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA

Anh chị em thân mến,

1. Chúng tôi, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, họp Đại Hội tại Trung tâm

mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 3 đến 7 tháng 10

năm 2016, kính gửi lời chào thân ái đến cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam.

Bình an của Chúa ở cùng anh chị em!

Qua những bản tường trình của các giáo phận và các uỷ ban trực thuộc

Hội Đồng Giám Mục, chúng tôi vui mừng trước những thành quả mà Năm

Thánh Lòng Thương Xót mang lại cho rất nhiều người cũng như các cộng

đoàn qua việc học hỏi giáo lý, cử hành phụng vụ, những cuộc hành hương,

các việc đạo đức và những việc lành thực thi lòng thương xót. Lòng thương

xót là chủ đề được nêu cao trong Năm Thánh 2016, nhưng điều đó không

có nghĩa là chúng ta chỉ sống lòng thương xót trong Năm Thánh mà thôi.

Ước mong anh chị em tiếp tục sống tinh thần đó trong suốt cuộc đời, để

xứng đáng là con cái của Cha trên trời, Đấng giàu lòng thương xót.

2. Với tâm tình đó, chúng tôi ước mong được chia sẻ “vui mừng và hi vọng,

ưu sầu và lo lắng” của anh chị em nói riêng và người dân Việt Nam nói

chung trong xã hội ngày nay. Nhìn vào tình hình đất nước hiện nay, bên

cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta không thể không có những băn

khoăn, lo lắng. Làm sao không âu lo trước tình hình đạo đức xuống cấp

nghiêm trọng, tội ác gia tăng không những về số lượng mà cả về mức độ

dã man, phá thai và nghiện ngập tràn lan, nhất là nơi giới trẻ! Làm sao vui

được trước sự hoành hành của tệ nạn tham nhũng, vốn từ lâu đã được coi

là quốc nạn nhưng đến nay vẫn không hề suy giảm! Làm sao không lo lắng

trước tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán tại các

tỉnh Tây nguyên, thảm hoạ môi trường biển tại miền Trung! Đó là chưa kể

đến mối đe doạ hằng ngày từ các thực phẩm bẩn và độc hại, có thể ngay

trong các quầy hàng và trên bàn ăn của mỗi gia đình!

Có những nguyên nhân khách quan và ở tầm vĩ mô đã dẫn đến tình

trạng đáng buồn trên, chẳng hạn nền giáo dục quá chú trọng đến bằng cấp,

nặng hình thức mà không quan tâm đủ đến giáo dục nhân cách và tâm hồn;

chính sách kinh tế quá đề cao lợi nhuận và hiệu năng sản xuất mà không

lưu ý đến môi trường sống của người dân; tình trạng thiếu minh bạch và

yếu năng lực trong việc quản lý kinh tế và điều hành xã hội, tạo môi trường

thuận lợi cho tham nhũng và nhiều tệ nạn khác; khuynh hướng sử dụng bạo

Page 41: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 41

lực dưới nhiều hình thức để giải quyết vấn đề hơn là lắng nghe và đối

thoại… Cách riêng trong những ngày này, chúng tôi nghĩ đến những đau

khổ mà đồng bào bốn tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu vì thảm hoạ

môi trường biển. Ước mong nhà cầm quyền lắng nghe những nguyện vọng

chính đáng của người dân cũng như những góp ý chân thành của các nhân

sĩ, trí thức, để thực sự xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

mà mọi người mong ước.

3. Bên cạnh đó, không thể không nói đến những nguyên nhân chủ quan và

phần trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta. Mỗi hành động của chúng

ta, dù nhỏ bé, đều góp phần tích cực hoặc tiêu cực, lành mạnh hoá hoặc huỷ

hoại môi trường sống. Khi nói đến tình trạng biến đổi khí hậu qua việc sử

dụng tài nguyên thiên nhiên cách thiếu trách nhiệm, các giám mục Á Châu

nhắc nhở người Công giáo những việc rất nhỏ như tiết kiệm nước, dùng

loại đèn ít tiêu hao năng lượng, tắt điện khi không sử dụng, không đốt hoặc

xả rác, không xử lý chất thải bừa bãi, không sử dụng hoá chất độc hại trong

canh tác và sản xuất…Tương tự như thế, chúng ta hãy góp phần vào việc

lành mạnh hoá xã hội bằng những chọn lựa và hành động nhỏ bé trong công

việc và trách nhiệm hằng ngày của mình, cá nhân cũng như gia đình. Với

ơn Chúa, anh chị em hãy can đảm sống theo lương tâm ngay thẳng giữa

những cám dỗ, trở thành khí cụ bình an của Chúa trong mọi hoàn cảnh,

thành muối ướp cho nền văn minh tình thương và văn hoá sự sống thay cho

lối sống mang nặng hận thù và chết chóc.

4. Tiếp theo đây, chúng tôi muốn nói với anh chị em về định hướng mục vụ

cho những năm sắp tới. Ngày 8 tháng 4 năm 2016, Đức Giáo hoàng

Phanxicô đã ban hành Tông huấn Niềm Vui của Tình Yêu, là kết quả của

Thượng Hội Đồng Giám Mục về Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong thế

giới ngày nay. Tại Châu Á, Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu cũng sẽ tiến

hành Đại hội toàn thể, được tổ chức tại Colombo, Sri Lanka, vào cuối năm

2016, với chủ đề Niềm vui của Tin Mừng và Gia Đình trong ánh sáng của

Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Hòa với nhịp sống của Hội Thánh toàn cầu cũng như Hội Thánh Á

Châu, chúng tôi đề nghị chủ đề Mục vụ gia đình cho ba năm (2016-2019)

với những điểm nhấn cho từng năm:

- Năm 2016-2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn

nhân;

Page 42: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

42 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

- Năm 2017-2018: Đồng hành với các gia đình trẻ;

- Năm 2018-2019: Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.

5. Trong thư này, chúng tôi muốn trình bày chi tiết hơn về chủ đề năm

2016-2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân. Đức Giáo

hoàng Phanxicô nhấn mạnh đặc biệt đến lãnh vực này. Kết hôn là một quyết

định rất quan trọng, vì thế cần được chuẩn bị chu đáo hết sức có thể. Trong

thực tế ngày nay, một số người trẻ chỉ quan tâm đến việc tổ chức lễ cưới

thật lớn, mà không hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm trong đời sống hôn nhân.

Một số khác, vì vất vả với cuộc mưu sinh, ít có thời giờ để chuẩn bị kỹ

lưỡng cho đời sống hôn nhân họ sắp bước vào. Vì thế, cần khuyến khích

người trẻ tham dự những lớp chuẩn bị hôn nhân, đồng thời các giáo xứ phải

tổ chức chương trình cho chu đáo. Mỗi giáo phận có thể có chương trình

riêng tùy theo hoàn cảnh, tuy nhiên chúng tôi mong muốn các khóa chuẩn

bị hôn nhân phải giúp cho các bạn trẻ thấy đích điểm không chỉ là ngày

cưới mà là cả đời sống gia đình lâu dài sau này, do đó nên quan tâm những

yếu tố sau:

- Hiểu biết ý nghĩa của ơn gọi hôn nhân trong chương trình của Thiên

Chúa và theo giáo huấn của Hội Thánh, khám phá phẩm giá và vẻ đẹp của

hôn nhân, ý nghĩa sâu xa của tính dục, trách nhiệm xây dựng một gia đình

mới.

- Dẫn vào bí tích Hôn Phối, giúp đôi bạn đón nhận bí tích cách xứng

đáng và có khởi đầu vững chắc cho đời sống gia đình. Bí tích Hôn Phối

không chỉ là thời điểm cử hành hôn lễ nhưng là thực tại tác động toàn bộ

đời sống hôn nhân. Vì thế, phải giúp họ cử hành bí tích Hôn Phối như một

kinh nghiệm đức tin sâu xa và trân trọng ý nghĩa của từng lời nói và dấu

chỉ trong cử hành bí tích.

- Tạo cơ hội cho đôi bạn thảo luận với nhau: họ mong chờ gì từ hôn

nhân và từ người bạn đời; họ hiểu thế nào về tình yêu, về lời cam kết và

trách nhiệm xây dựng một gia đình.

- Giúp đôi bạn tìm hiểu trước những vấn đề và khó khăn có thể xảy ra

trong đời sống hôn nhân và gia đình.

Trong những lớp chuẩn bị hôn nhân, ngoài sự hướng dẫn của các linh

mục và chuyên viên, thì chứng tá cụ thể của các gia đình đóng vai trò quan

trọng, do đó nên mời những người sống đời gia đình chia sẻ kinh nghiệm.

Ngoài ra, đừng quên rằng “những người được chuẩn bị tốt nhất cho đời

Page 43: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 43

sống hôn nhân là những người đã học được từ chính cha mẹ của họ thế nào

là hôn nhân Kitô giáo” (Tông huấn Niềm vui của Tình Yêu, số 208). Vì thế,

chính đời sống gia đình hiện nay là môi trường giáo dục và chuẩn bị tốt

nhất cho cuộc sống hôn nhân mai sau của con cái trong gia đình.

6. Sau Thư Chung này, chúng tôi sẽ gửi Tâm Thư đến các gia đình Công

giáo và ước mong mỗi gia đình đều nhận được một bản. Xin anh em linh

mục đang làm việc tại các giáo xứ giúp chúng tôi thực hiện ước nguyện này.

Chúng tôi cũng xin anh em hãy coi mục vụ gia đình là thành phần chính

yếu trong công tác mục vụ của mình, vì gia đình là con đường Hội Thánh

phải đi và mọi chương trình mục vụ của Hội Thánh phải đi qua gia đình.

Trong việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình, nhiều tu sĩ nam nữ và

nhiều đoàn thể tông đồ gia đình đã góp phần rất tích cực. Chúng tôi chân

thành cảm ơn anh chị em, trong nhiều năm qua, đã tận tụy đồng hành và

giúp đỡ các gia đình Công giáo sống đúng với ơn gọi và sứ mệnh của mình.

Ước mong anh chị em quan tâm đến những định hướng mục vụ của Hội

Đồng Giám Mục và đưa vào chương trình hoạt động của mình.

7. Đại Hội XIII của HĐGMVN kết thúc vào ngày 7 tháng 10, lễ Đức Mẹ

Mân Côi. Ngày lễ này nhắc nhở chúng ta về sự đồng hành gần gũi và nâng

đỡ ân cần của Mẹ Maria đối với Hội Thánh, đồng thời nêu cao tấm gương

tuyệt hảo của Đức Mẹ, luôn tín thác vào Chúa trong mọi biến cố, nhất là

trong những giờ phút bi thảm của cuộc đời. Vì thế chúng ta hãy “đem Mẹ

về nhà” (Ga 19,27) và yêu mến Mẹ với trọn tình con thảo. Noi gương Mẹ,

hãy vững tin vào Chúa mọi nơi mọi lúc vì “không có gì mà Chúa không

làm được” (Lc 1,37).

Cùng với Mẹ, hãy tích cực góp phần thực hiện điều mà Đức Giáo

hoàng Phanxicô gọi là “cuộc cách mạng của tình yêu và sự dịu dàng” ngay

trong gia đình mình, trong cộng đoàn Hội Thánh và giữa lòng xã hội hôm

nay.

Làm tại Trung tâm mục vụ TGP. TP. HCM, ngày 7 tháng 10 năm 2016

Tổng thư ký HĐGMVN Chủ tịch HĐGMVN

+CosmaHoàngVănĐạt +Phaolô Bùi Văn Đọc

GiámmụcBắcNinh Tổng giám mục TGP. Tp. HCM

TẢN MẠN VỀ CÔNG LÝ CỦA THIÊN CHÚA

Page 44: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

44 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

(Lm. Bosco Dương Trung Tín)

“Công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót”.

(Trích “Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống

ky-tô hữu”; số 3; của Đức hồng y Kasper).

Nói đến công lý là nói đến công bằng và lý đúng, lẽ phải. Công bằng là thưởng

người lành và phạt kẻ dữ. Khi Thiên Chúa phạt kẻ dữ, xem ra cũng đáng tội họ,

nhưng làm sao nói được về một Thiên Chúa có lòng thương xót? Thiên Chúa có

lòng thương xót, sao lại trừng phạt con người như thế? Thế nhưng nếu Thiên Chúa

có lòng thương xót, tha thứ thì đâu là một Thiên Chúa công bằng? Lý lẽ ở đâu; lẽ

phải ở đâu; lý đúng ở đâu; công bằng ở đâu?

Nói “công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót” có ý nghĩa gì? Nếu bạn hỏi:

công lý của Thiên Chúa là gì? Câu trả lời là: công lý của Thiên Chúa là lòng

thương xót. Nếu bạn hỏi: Lòng thương xót của Thiên Chúa là gì? Câu trả lời là:

Lòng thương xót của Thiên Chúa chính là công lý. Kinh Thánh nói: Thiên Chúa

là tình yêu”(x.1Ga4,8), thì ta cũng có thể nói : Thiên Chúa là lòng thương xót.

Con người ta thường nói đến công lý; mà thế gian có công lý bao giờ, “toàn là

bất công, bạo tàn và xảo kế; đầy những chước độc mưu thâm”. Có công lý chăng

chỉ là công lý báo thù. Nghĩa là một sự trả thù không hơn không kém. Đời ông,

đời cha gây oán, gây thù, để rồi đời con, đời cháu trả thù, trả oán. Xưa người ta

làm cho mình thế nào, thì bây giờ ta sẽ làm cho lại như thế, có khi còn thâm độc

hơn, theo kiểu “Mắt đền mắt, răng đền răng”(x.Mt5,38); và cứ như thế, con người

trả thù trả oán suốt không ngơi nghỉ. Đó là công lý của con người.

Tại tòa án thì sao? Có công lý không? Đó cũng chỉ là công lý của kẻ mạnh;

công lý của tiền. Có tiền là có công lý; có tiền sẽ thắng; có tiền thì có thể biến

trắng thành đen, đen thành trắng; có thể biến có tội thành vô tội và biến vô tội

thành có tội. “Mạnh được yếu thua” mà. Và thế là người ta mong đợi công lý từ

Thiên Chúa để trừng trị những kẻ độc ác, gian tà, đã bẻ cong công lý; đã hãm hại

bao nhiêu kẻ vô tội. Thế mà lại nói: công lý của Thiên Chúa là lòng xót thương”

là sao? Trên đời này đã không có công lý; trên trời cũng không có công lý luôn

sao?

Quả thật công lý của Thiên Chúa không phải là công lý báo thù; công lý trả

thù, mà là công lý xót thương; công lý cứu độ. Thiên Chúa là Thiên Chúa cứu độ

chứ không phải là Thiên Chúa báo thù; không phải là Thiên Chúa trừng phạt. Thế

Page 45: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 45

thì người ta nói: Tại sao trong Kinh Thánh Cựu Ước, xem ra Chúa là Thiên Chúa

nghiêm khắc, hình như cứ rình xem con người phạm tội hay làm điều xấu là ra tay

trừng phạt. Thiên Chúa dữ dằn quá!

Lịch sử con người, từ khi có con người đầu tiên cho đến bây giờ, nó giống như

sự phát triển của một con người từ lúc sinh ra cho đến lớn. Thời Cựu Ước như là

thời hồng hoang, con người như mới được sinh ra, chưa hiểu biết gì, nên sự giáo

dục Thiên Chúa như người cha, người mẹ hơi nghiêm khắc một chút, thường ra

hình phạt nhiều hơn là phần thưởng hay đối thoại; giải thích. Cốt ý cho con người

sợ mà đừng làm điều xấu. Qua 10 điều răn, ta thấy hết 9 điều là cấm, là “không

được”; chỉ có một điều “hãy” là : Hãy thảo kính cha mẹ(điều răn thứ 4)

Thế nhưng bây giờ con người xem ra như một con người trưởng thành, đã biết

suy, biết nghĩ nên không còn thích hợp để rao giảng một Thiên Chúa của Cựu Ước

nữa. Phải rao giảng Thiên Chúa của Tân Ước, một Thiên Chúa giàu lòng xót

thương. Với 8 mối phúc thật; 8 điều chúc phúc chứ không cấm đoán nữa. Dầu vậy

ta cũng có thể tìm thấy nơi các bản văn Kinh Thánh Cựu Ước nói về một Thiên

Chúa giàu lòng thương xót. Cũng nhiều lắm chứ không ít đâu.

Ngay thời lập quốc của dân Israel, thời Xuất hành: “Thiên Chúa là Thiên Chúa

nhân hậu và từ bi; hay nén giận; giàu ân nghĩa và thành tín”(x.Xh34,6). Một hình

ảnh rất đẹp và ý nghĩa trong sách Tiên tri Ê-dê-ki-en16,3-63, mô tả Dân Israel như

một người thiếu nữ. Dân Israel như một đưa trẻ gái bị bỏ rơi giữa đồng khi mới

lọt lòng mẹ; Thiên Chúa đã đến cứu vớt, chăm nom, nuôi dưỡng để Israel nên một

đất nước hùng mạnh và giàu có; xinh đẹp và lộng lẫy như một Hoa hậu thế giới.

Thế nhưng từ khi thấy mình hùng mạnh và giàu có; xinh đẹp và lộng lẫy lại kiêu

ngạo, không biết đến người cứu vớt và nuôi dưỡng mình là ai; không biết Thiên

Chúa là ai. Bởi đó mà Thiên Chúa ra tay trừng phạt, cho phải xấu hổ và khốn đốn;

bị phân tán và đày ải khỏi quê hương cho biết thân.

Đường lối giáo dục của Thiên Chúa là thế đó, nên không thể thấy như vậy là

nói Thiên Chúa nghiêm khắc, Thiên Chúa dữ dằn được. Đường lối của Thiên Chúa

là muốn cho kẻ gian ác ăn năn sám hối mà được sống: “Chẳng lẽ Ta lại vui thích

vì kẻ gian ác phải chết. Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được

sống sao?”(x.Ed 18,23).

Lòng thương xót của Thiên Chúa đã được biểu lộ cách đặc biệt và rõ ràng qua con

người của Đức Giê-su Ky-tô: “Đức Ky-tô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa

Cha. Lòng thương xót này đã trở nên sống động và hữu hình nới Đức Giê-su thành

Page 46: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

46 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

Na-gia-rét và đạt đỉnh cao nơi Ngài. Đức Giê-su thành Na-gia-rét, qua lời nói,

hành động và toàn bộ con người của Ngài đã thể hiện lòng thương xót của Thiên

Chúa”(Trích “Tông chiếu Năm thánh ngoại thường về lòng thương xót”, số 1).

Như thế Thiên Chúa của Cựu Ước và Thiên Chúa của Tân Ước là một, mãi

mãi và luôn luôn là một Thiên Chúa giầu lòng thương xót. Có thể nói: Lòng

thương xót là yếu tính siêu hình của Thiên Chúa, nghĩa là ta có thể định nghĩa về

Thiên Chúa: Thiên Chúa là lòng thương xót; Thiên Chúa là tình yêu. “Lòng

thương xót của Thiên Chúa là mối quan tâm từ ái của Ngài cho mỗi người chúng

ta. Ngài cảm thấy như có trách nhiệm, nghĩa là Ngài ước muốn sự khang an cho

chúng ta và muốn thấy chúng ta hạnh phúc, tràn đầy niềm vui và bình an”(x.Tông

chiếu số 9).

Nói như thánh Phao-lô: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và

nhận ra chân lý”(1Tm2,4). Thiên Chúa giàu lòng xót thương hằng muốn cho mọi

người được cứu độ nghĩa là được sống khang an, tràn đầy niềm vui và bình an ở

đời này lẫn ở đời sau. Và nhận ra chân lý này: Thiên Chúa là lòng thương xót;

Thiên Chúa là tình yêu. Đó cũng là công lý của Thiên Chúa. Công lý của Thiên

Chúa là lòng xót thương.

Nói đến công lý là nói đến xét xử. Vậy Thiên Chúa sẽ xét xử con người thế

nào?

Qua bài thánh ca Ep1,3-10, ta thấy được kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

Trong Đức Ky-tô và nhờ Đức Ky-tô, Thiên Chúa đã tha thứ mọi lỗi lầm của con

người; đã giáng phúc và cứu chuộc con người:

“Trong Đức Ky-tô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc, cho ta hưởng muôn

vàn ân phúc của Thánh Thần”(c.3). “Trong Đức Ky-tô, Người đã chọn ta trước cả

khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện

nhờ tình thương của Người”(c.4). “Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người,

Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Đức Giê-su Ky-tô”(c.5). “Để ta hằng

ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu

dấu”(c.6). “Trong Thánh Tử, nhớ máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu chuộc,

được thứ tha tội lỗi, theo lượng ân sủng rất phong phú của Người”(c.7). “Người

cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu, thiên ý này là kế hoạch yêu thương, Người

đã định từ trước trong Đức Ky-tô”.(c.9)

Chính Đức Giê-su đã nói: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con

Page 47: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 47

Một, để ai tin vào Con của Ngài thì được sống đời đời”(x.Ga3,16). Có thể nói qua

cuộc khổ nạn, cái chết và sự Phục sinh của Đức Ky-tô, hỏa ngục đã bị phá hủy,

giờ chỉ còn thiên đàng và luyện ngục thôi. Hỏa ngục có còn là cho ma quỉ chứ

không cho con người. Con người đã được Đức Giê-su chết thay cho rồi mà. Theo

đức công bằng, Đức Giê-su cũng đã đền thay cho mọi người rồi, không còn gì để

ma quỉ khiếu nại nữa. Ma quỉ không thể nói Thiên Chúa không công bằng được.

Với cái chết của Đức Giê-su, coi như Chúa đã bao tiền tháng điện thọai cho

ta; coi như Chúa đã bao cho ta khỏi vào hỏa ngục rồi; còn ta gọi bao nhiều cuộc,

ta phải trả bấy nhiêu; ta phạm bao nhiêu tội; ta làm bao nhiêu sự xấu thì ta tự đền

bấy nhiêu. Chúa cũng tuyệt quá đấy chứ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Sự công bằng, sự xét xử của Thiên Chúa bây giờ đều được xét theo nhãn quan

của lòng thương xót, nghĩa là con người sẽ được bênh vực hết sức; sẽ được biện

hộ hết sức và giảm khinh tối đa. Thiên Chúa tìm ra những điểm tốt dù là bé xíu.

Có “bé”, Chúa cũng “xé ra to”. Cuộc xét xử của Thiên Chúa trở thành cuộc biện

hộ; không chỉ để con người được trắng án mà nhất là để cho con người được cứu

độ; được hưởng sự khoan hồng; được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa.

Trong cuộc phán xét đó, nếu có điều bất lợi cho con người, dù có nhiều, có to, có

lớn đến đâu, sẽ được thu hẹp hết sức; còn điều có lợi cho con người sẽ được mở

rộng hết sức, dù nhỏ, dù ít đến đâu. Bởi đó ai cố gắng sống tốt, sống công chính

và làm việc tốt bao nhiêu sẽ được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa bấy

nhiêu. Ai sống xấu xa, độc ác; bất công, bất chính bao nhiêu thì sẽ được hưởng

lòng thương xót của Thiên Chúa ít bấy nhiêu. Thế là công bằng!!!

Vậy ta hãy xác tín rằng: Công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót và lòng

thương xót của Thiên Chúa chính là công lý”. Là con người, ai mà không cần đến

lòng thương xót của Chúa và Thiên Chúa sẵn sàng ban lòng thương xót cho ta tùy

theo sự cố gắng và cách sống của ta. Ta mà cố gắng bao có thể khi sống trên trần

gian này thì sau này, trên thiên đàng ta sẽ được hưởng lòng thương xót của Thiên

Chúa bấy nhiêu. Quả thật, Thiên Chúa không trừng phạt nhưng chỉ biểu lộ và trao

ban lòng thương xót của Ngài mà thôi.

Page 48: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

48 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

ĐỘNG VẬT CÓ NGUY CƠ BỊ TUYỆT CHỦNG

CẦN PHẢI ĐƯỢC BẢO VỆ

Thỉnh thoảng chúng ta lại được

tin hết sức giật mình về những vụ giết

voi rừng để xẻ thịt lấy ngà. Nhiều “ông

tượng” vô cùng hiếm quý, sống lâu

năm trong khu rừng thiên nhiên

nguyên thủy ở đất nước chúng ta, mà

cho đến tận ngày hôm nay, nhiều con

voi, khi được phát hiện, thì thịt đã bốc

mùi, nhưng cặp ngà đã … biến mất.

Rồi sau đó, vụ việc được đưa ra ánh

sáng, người ta rất bàng hoàng sửng sốt

và biết được lực lượng kiểm lâm của

nhà nước, cấu kết với bọn “lân tặc” đã

lén lút bắn hạ voi rừng vào những đêm

khuya tối trời, mà không một ai biết

được và cũng không một ai chứng kiến,

chỉ có trời đất chứng kiến mà thôi.

Tin tức về những con voi rừng bị

bắn hạ, bị đầu độc, một lần nữa gióng

lên hồi chuông báo động và cảnh tỉnh

nhân loại: voi là giống vật lớn, sống

sót sau quá trình chọn lọc tự nhiên,

được diễn ra hàng triệu triệu năm.

Nhưng đến ngày hôm nay, có thể chỉ

trong một thời gian ngắn, muông thú

của trái đất sẽ tuyệt chủng, cùng với

nhiều giống loài khác, do bàn tay man

rợ của con người. Chúng ta từng

chứng kiến hình ảnh đẹp về đàn voi,

đàn bò, đàn hươu nai, đàn cọp beo, sư

tử được bảo tồn hết sức chu đáo ở lục

địa Phi châu và còn nhiều nơi khác

trên thế giới. Nhưng trái lại, hiện nây

bên trong đất nước chúng ta, phải nói

là đã mất đi sự chăm sóc và bảo vệ

những thú vật vô cùng quý giá “có một

không hai”.

Con người hiện đại đang sống

trong môi trường mất cân bằng về sinh

thái, chúng ta ngày càng quên đi một

điều đơn giản: trước khi là một sinh

vật xã hội, con người đã thuộc về giới

tự nhiên, là một bộ phận của thiên

nhiên. Nếu tách rời, nhân loại sẽ không

còn tồn tại. Trong khi đó tầng ozon của

trái đất đang bị bào mỏng, bầu khí

quyển thì ô nhiễm nặng, nguồn nước

cạn dần, các loài cây rừng cùng các

giống vật hoang dã đang bị triệt tiêu,

diệt chủng. Chúng ta đã từng chứng

kiến tận mắt hàng ngày, hàng giờ,

những đại họa thiên tai. Đó là hậu quả

tàn khốc từ việc con người tự hủy diệt

mình, thông qua việc hủy hoại thiên

nhiên.

Những ai tàn sát và tiêu diệt thiên

nhiên, thật sự phải nói là những kẻ

“man rợ”, không thể dùng một từ nào

khác hơn để diễn tả cho cùng về những

kẻ đã dùng vũ khí để giết hại các con

vật hoang dã, và kể cả những người

dùng dao búa phá hoại những khu

Page 49: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 49

rừng thiên nhiên. Nhưng còn một điều

đáng sợ hơn là sự “vô cảm” của các

quan chức nhà nước trước những hành

động thiếu văn minh đối với súc vật.

Riêng ở thành phố Hà Nội, tại khu

bách thảo, những xâu chim quý được

vặt lông bày bán la liệt, những con

chim còn đỏ hỏn được người bán giơ

lên chào mời. Sẽ ra sao khi thanh phố

vắng bóng chim, thiếu tiếng hót và cả

tiếng chim kêu?

Còn lại khắp nơi trong số các tỉnh

thanh khác, nhiều nhà hàng sang trọng

và các quán nhậu thuộc hạng cao cấp

được bày bán ồn ào những đặc sản về

thịt rừng rất độc đáo như: thịt cọp, thịt

nai, heo rừng, bò rừng, thịt voi, nhím,

chồn, mễn, trăn, rắn, vượn, khỉ…

Ngoài ra, hang ngàn con gấu rừng

được các tay thợ săn lành nghề, đi bẫy

đem về bán cho các gia đình nuôi để

lấy mật, sau đó đem cung cấp cho các

quán hang để tiệc tùng, đãi khách. Vào

tháng 10 vừa qua, người dân đã phát

hiện một quán nhậu thuộc hạng “VIP”

ở Hà Nội, người ta đã chứng kiến hàng

chục con cọp vừa bị xẻ thịt, vẫn còn

tươi rói, chuẩn bị được chế biến để

thiết đãi các quan chức có máu mặt ở

các nơi tựu về ăn chơi. Từ đó mới hiểu

vì sao có những voi rừng bị hạ, những

con bò tót bị bắn, những chú gấu sập

bẫy… Người ta cứ dững dưng ăn nhậu

và cho là của trời đất, mất rồi lại có!

Phải làm thế nào? Câu hỏi đã

được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nhiều

biện pháp trừng trị đã được đưa ra và

thực hiện, nhưng sự man rợ của con

người đối với thiên nhiên dường như

vẫn không hề suy giảm. Vì thế, nhà

cầm quyền Việt Nam phải kiên quyết

thực hiện các biện pháp cần thiết để

bảo vệ thiên nhiên, cần hướng dẫn con

người về lại với tự nhiên, tập sống lại

trong thien nhiên. Một khi nhà nước

quy hoạch cuộc sống của con người,

hãy nghĩ đến thiên nhiên trong mỗi

việc làm, từ thiên nhiên nhỏ trong nhà,

đến thiên nhiên rộng ở làng quê, thành

phố và cả trái đất. Vì sao người ta bắt

trộm con heo nhà mình thì ta đau khổ

tức giận, mà một con voi quý trong

rừng bị đầu độc, bị bắn hạ thì người ta

coi như chẳng liên quan? Nếu chúng ta

cảm nghĩ con voi đó cũng là của mình,

của ngôi nhà đất nước và của ngôi nhà

trái đất, thì lúc đó, không có sự khác

biệt lớn giữa con người với các loài vật

cấp thấp.

Chính vì thế, chúng ta là người

conga giáo, hàng ngày đọc kinh cầu

nguyện, xin Chúa xuống ơn cách riêng

để các quan chức ngành kiểm lâm biết

chăm chút loài động vật quý hiếm. Bởi

chúng cũng đã có những cảm giác vui

sướng, đau khổ, hạnh phúc và khốn

cùng… như con người chúng ta.

Bảo Quyên

Page 50: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

50 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

CẢM NGHĨ SAU KHOÁ SONG NGUYỀN 675

Khoá đã diễn ra tại nhà tĩnh tâm của Dòng Tên ở Kamakura trong 3

ngày từ thứ sáu 23 đến Chúa nhật 25 tháng 9 vừa qua.

Vì có việc phải đi Kansai mấy ngày trong tuần, cuối cùng tôi đã chỉ

đến tham dự được từ trưa thứ bảy – đến Chủ Nhật

dù đã được anh chị Chủ Nguyền tại Nhật kêu mời từ trước khá lâu.

Thực ra thì đây không phải là lần đầu tiên tôi đến khoá - chị Chủ

nguyền nhắc cho tôi rõ là lần thứ ba rồi;

nhưng cả hai lần trước tôi cũng chỉ đến được một phần, nên bây giờ

vẫn chưa được xét Tốt nghiệp !

Mea culpa, mea culpa, mea maxima culpa! (Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi

tại tôi mọi đàng!)

Thú thật với tất cả, ngoài tội "Mãi mãi là người đến sau", tôi còn bước

vào khoá với một tâm trạng có phần thờ ơ

Cá nhân tôi vẫn thấy mình là phận độc thân thì mãi mãi chỉ có thể

nhìn đời sống gia đình như một

"mầu nhiệm không dò thấu"! Nhưng rồi tôi đã nhanh chóng bị lôi cuốn

vào không khí khoá học và thực sự cảm nhận

được sự ích lợi của chương trình.

Các anh chị trong ban Diễn Giải đến từ Atlanta, Hoa kỳ đã trình bày

các đề tài Nội dung trong Khóa rất thiết thực,

sinh động và cảm động nữa, vì các anh chị chia sẻ nhiều điều từ chính

kinh nghiệm sống của cá nhân mình,

của chính gia đình mình chứ không phải họ học thuộc lòng một mớ lý

thuyết trừu tượng, xa xôi.

Trong và sau khoá, thời gian tuy ngắn ngủi, tôi có trao đổi với một số

anh chị khoá sinh - nhiều người tôi đã biết từ rất lâu –

và tất cả đều cho biết là đã cảm nhận được nhiều Ơn sủng của Chúa

đến qua chương trình này.

Chính tôi cũng hiểu ra hơn nhiều bài học có thể áp dụng cho cuộc đời

Page 51: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 51

đã khấn hứa độc thân của mình.

Xin cám ơn Khoá 675. Cám ơn các anh chị trong ban Diễn Giải và các

Trợ nguyền đã vất vả hy sinh thời gian công sức

tổ chức Khoá, phục vụ Khóa chu đáo, các anh chị khoá sinh đã nhiệt

tình tham gia, các cha đã đến hiện diện với Khoá –

tất cả vì lợi ích của các gia đình đang sống trên đất Nhật với không ít

thử thách nhiều bề.

Xin Chúa chúc lành và cho đời sống Hôn nhân gia đình của quý ông

bà, anh chị được luôn Thăng Tiến như ý Chúa mong muốn!

Gioan Đàm Xuân Lộ

MÙA THU ĐÔNG KINH

Mùa Thu Đông kinh có mây trời xanh, có gío và nắng nhẹ, khí hậu dễ chịu

nhất trong năm.

Khóa Căn Bản 675 được tổ chức ngày 23, 24, 25 tháng 9/2016 đã làm trong

mưa, gió, thật là một nỗi lo lắng cho “kẻ ở-người đi”. Nhưng “Tình Song Nguyền”

sức mạnh của “ Yêu Thương Gần Gũi Bằng Việc Làm”. Tình Yêu muốn Hiến

Dâng và Phục Vụ từ Quý Cha, Quý Trợ Nguyền và Khóa Viên, Khóa 675 đã vượt

qua mọi trở ngại…

Khóa đã đón tiếp 21 khóa viên, 7 Cha, 24 trợ nguyền, 3 song-nguyền-con và

phút cuối đón tiếp anh Từ (chủ nguyền Đà Nẵng) và 2 cháu.

Thánh Lễ Trợ Nguyền lúc 4 giờ 15, có 4 cha đồng tế: Cha Tổng Linh Nguyền

P.M. Nguyễn Hữu Hiến, cha G.B. Mai Tâm, Linh Nguyền toàn khóa, cha Linh

Nguyền Emmanuel Trần Văn Bỉnh, cha Đaminh Nguyễn Cao Trí (Khóa Viên) và

24 Trợ Nguyền. Anh chị chủ nguyền Trung Ương Hải Ngoại nói: “Hiếm khi thấy

Thánh Lễ Trợ Nguyền mà có tới 4 cha đồng tế”!

Và đây, qủa là ơn Chúa ban xuống đầu tiên cho Khóa 765 để vượt thắng mọi

trở ngại!

Page 52: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

52 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

Chúng con xin chia sẻ vài cảm nhận:

“Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, Nhật Bản”

(“CTTTHNGĐ/NB”)

Chương Trình tại Nhật Bản được thành lập với Khóa 368 đầu tiên, được sự

chấp thuận của Cha P.M. Nguyễn Hữu Hiến, Khóa tổ chức tại Himeji ngày 28, 29

và 30/4/2007 với 11 cặp và 6 người đi lẻ. Hướng dẫn Khóa chỉ có 1 mình Cha

Sáng Lập, có Cha Thân và vợ chồng chúng con phụ giúp.

Từ đó đến nay sắp kỷ niệm 10 năm thành lập, đã mở được 10 Khóa Căn Bản,

1 Khóa Đoàn Sủng và 1 Khóa Trường Nội Dung, số thành viên hơn 200 người và

điều đáng vui mừng là có tới 8 Cha đã vui lòng nhận làm Linh Nguyền, Linh

hướng cho Chương Trình! không nơi nào có được hạnh phúc này! Từng thành

viên chúng con vô cùng biết ơn Quý Cha đã thương yêu Chương Trình và các gia

đình nói chung.

Nhưng Chương Trình tại Nhật, thật chỉ “có tiếng mà không có miếng”: không

vững mạnh và chưa phát triển, nguyên nhân có rất nhiều lý do, nhiều yếu tố khách

quan và chủ quan…

Nghĩ tưởng đây là một nguyên nhân: nhiều anh chị đã chỉ muốn dự Khóa

“Cho Biết”, nên sau Khóa không đến sinh hoạt, vì vậy trong mọi sinh hoạt của

Chương Trình đều thiếu nhân lực, tài lực…vì: “ Một Cây làm Chẳng Nên Non…”!

Vả nữa, hoàn cảnh ở Nhật lại qúa khó khăn mỗi khi tổ chức và sinh hoạt: mọi

người đều ở rải rác xa nhau, thời gian thì bị lệ thuộc rất nhiều vào công việc, hãng

xưởng... và khi dự định mở Khóa gặp khó khăn trăm bề: từ lúc mượn địa điểm

trước cả năm, việc mời người giảng dậy, mời người ghi danh, người trách nhiệm

các ban, việc chi tiêu và việc ÔN TẬP để LÀM TRỢ NGUYEN”! mà việc gặp gỡ

nhau để cầu nguyện, để bàn bạc, trao đổi ý kiết thì… vô vọng qúa!

Dầu vậy, suốt gần 10 năm Chương Trình cũng đã tổ chức được12 Khóa (10

Khóa Căn Bản, 1 Khóa Đoàn Sủng, 1 Khóa Trường Nội Dung) Khóa nào cũng

được Chúa ban muôn vàn ơn lành Hồn - Xác thật dồi dào, được Mẹ và Thánh Cả

Giuse nâng đỡ, ủi an lau khô biết bao giọt lệ mừng vui - buồn tủi…! “người cũ-

người mới” tâm hồn ai cũng có sự chuyển biến, có “Trời Mới-Đất Mới, có Trái

Tim Thịt Mềm” biết Cảm Thông hơn, Khiêm Nhường: Biết Lỗi, Nhận Lỗi,

Xin Lỗi, Sửa Lỗi, Tha Lỗi.

Nhờ đó “Hy Vọng đã vươn lên trong màn đêm bao u sầu…!” Hạnh Phúc đang

reo vui, rộn rã ùa về trong mái ấm từng gia đình, trong trái tim của từng người!

thật đúng như lời Cha Sáng Lập dậy: “Khiêm Nhường Chấp Nhận: “Có Hoa

Page 53: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 53

Mừng Hoa, Có Nụ Mừng Nụ”, “Méo Mó Có Hơn Không”…vì thế Chương

Trình đã tồn tại đến hôm nay.

Từ Nhật Bản, nhìn về sự lớn mạnh của Chương Trình khắp nơi trên Thế Giới

sau gần 30 năm hoạt động. Từ Khóa 1 tháng 6 /1987 tại Wichita, Kansas với 12

cặp và 2 người đi lẻ, đến nay là Khóa 695 và số thành viên là hơn 43.000 ngàn

song nguyền! Chương Trình Nhật Bản tuy ít ỏi và yếu kém, nhưng lại là nước Á

Châu Hải Ngoại đầu tiên đại diện cho Chương Trình/TTHNGĐ.

Kính thưa Quý Cha, thưa Quý Ông Bà, Quý Anh Chị. Khóa 675 có gì lạ?

1. Cặp AC Hòa-Mừng: Thứ Sáu, chị Mừng đã đến Khóa rất sớm thấy chị mệt

mỏi, nhăn nhó vì bị thai nghén và vì buồn không được cùng chồng dự Khóa 675

này, vì những ngày gần Khóa, hãng rất bận không thể xin nghỉ! Sáng thứ Bẩy, anh

Hòa đi làm bằng xe máy bị té, máu chẩy vài chỗ, gọi điện đến hãng xin nghỉ, may

có người bạn làm chứng, anh Hòa được nghỉ! Quên đau, anh cấp tốc chạy đến

Khóa, 2 vợ chồng nhìn nhau mừng mừng- tủi tủi và anh Hòa tâm sự: “Trong cái

rủi có cái may” anh chị ạ. Vui hơn khi nghe chị Mừng nói: “Cả hơn tháng nay con

mệt mỏi, không ngủ được, không ăn được, nhưng không biết sao, 3 ngày trong

Khóa không bị mệt, lại ăn nhiều và ngủ ngon …”

2. Chị Mầu và chị Mỹ Lệ: 2 chị đã hơn 70 tuổi (2 chị đều mang nhiều chứng

bệnh) nhà ở gần nhau. Chị Lệ muốn dự Khóa từ lâu nhưng lần nào cũng mắc công

việc, dầu chị không đến, nhưng lần nào chị cũng gởi tiền ủng hộ cho Khóa. Lần

này chị quyết tâm tham dự và mời anh chị Qủa-Mầu cùng đi cho có bạn, 2 chị đến

Khóa rất sớm! nhưng mới sáng thứ Bẩy, chị Lệ lo lắng nói: bà Tâm lên khuyên bà

Mầu ở lại đi, vì bà Mầu bắt tôi dẫn bà về! – vâng, chị cứ an lòng vào “Phòng Song

Nguyền” học nhé. Em sẽ mời chị Mầu ở lại… và ngày Chủ Nhật, 2 chị mặc đồ

đẹp, khuôn mặt rạng rỡ, vui tươi, lên lập lại Lời Thệ Hôn. Chị Lệ thì vui cười luôn

miệng, vì được thỏa lòng mong ước! Trước giờ khai mạc chị Lệ mua sách Chỉ

Nam và Kinh Thánh. Trưa thứ Bẩy chị còn ủng hộ 10.000 yen nói: biếu cha Sáng

Lập để Cha tổ chức thêm nhiều Khóa. Thật là một Tấm lòng, cảm ơn Chị!

3. Cặp Minh-Phượng, 2 em ghi danh sớm nhất (2 tháng trước khi mở Khóa)

2 em có một con trai 7 tuổi. Nhưng trước Khóa 1 tuần, em gọi đến xin rút tên ra,

vì Chủ Nhật là ngày Thể Thao trường của con. Buồn qúa! Con đề nghị mấy giải

pháp với em… Và cuối cùng 2 vợ chồng đã đến Khóa sớm. Trong Khóa ngày thứ

Bẩy thấy em Minh chưa cởi mở và vui tươi lắm, nhưng sáng Chủ Nhật cả 2 em

cùng rạng rỡ, tay trong tay, em Phượng tươi cười thật xinh đẹp trong bộ đồ dạ hội

trông thật trang nhã và duyên dáng và điều này làm con vui hơn: chiều tối em

Page 54: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

54 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

Phượng gọi điện nói: cô ơi, chồng con bảo, lần tới sẽ rủ thêm vài cặp bạn bè đi

học! Đi Khóa vui qúa cô ơi!

4. Anh chị Sáng-Thảo, AC đến sau giờ Khai Mạc một chút. Nét mặt anh chị

kém vui, mang nhiều ưu tư… Suốt thời gian học thấy nét mặt chị Thảo luôn u sầu,

buồn bã, chị chuyên chú lắng nghe và luôn luôn xúc động… Còn anh, nét mặt rất

bình tĩnh, cương nghị, hơi có vẻ lạnh lùng! Mãi đến sáng Chủ Nhật mới thấy khuân

mặt anh chị tươi vui, rạng rỡ, cười nói, cử chỉ gần gũi với nhau và với mọi người.

Qua những giờ khắc trong Khóa, Chị thường ôm ghì con và luôn nói: Em cảm ơn

chị!

Qủa thực, Khóa 675, Chúa Thánh Thần đã tác động mạnh mẽ, biến trái tim

chai đá, thành “Trái Tim Thịt Mềm” con tim Anh Chị “Đã Vui Trở Lại”! Ánh mắt,

nụ cười hoan lạc, bao dung, tràn đầy trong căn nhà của Anh Chị.

Nhờ Cảm Nghiệm được nhiều ích lợi trong Khóa 675, nên 4 ngày sau Khóa,

Anh Chị đã ghi danh tham dự Khóa Trường Nội Dung!

Qua tâm tình, được biết anh chị rất yêu thích đường lối của Chương Trình,

mong học hỏi thêm nhiều điều mới lạ, mong giữ mãi được hạnh phúc gia đình và

sẵn sàng ra đi làm tông đồ song đôi trong Chương Trình… Cặp Anh Chị Sáng-

Thảo qủa là một hiện tượng hiếm hoi và là một niềm vui lớn cho Chương Trình

tại Nhật Bản chăng…?

Còn biết bao nhiêu ơn Chúa tuôn đổ trên mỗi cặp, trên từng Khóa Viên và cả

mỗi Trợ Nguyền!

- Khóa 675 cũng được Cha Đàm Xuân Lộ chia sẻ: “Thực cũng chỉ có ý muốn

đến xem cho biết. Nhưng qủa, đây là một Khóa học tổ chức rất công phu và vô

Page 55: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 55

cùng ích lợi cho các gia đình… Cha Sáng Lập ngài rất tâm lý và bén nhậy trong

việc hướng dẫn các đôi vợ chồng làm cho họ thay đổi. Cha đã thành công trong

việc sáng lập CT/TTHNGĐ.

- Cha Nguyễn Cao Trí chia sẻ: Em không có kinh nghiệm nhiều về những

khó khăn của đời sống hôn nhân gia đình, nhưng qua Khóa học nghe các anh chị

chia sẻ, em có thêm hiểu biết cho mình và có thêm kinh nghiệm để sau này có thể

khuyên nhủ các cặp vợ chồng khác khi cần! và cha nói: trước Khóa vài ngày Em

bị cảm, tính gọi điện báo cho anh chị không đến được, nhưng cố gắng! và đến

khuya thứ Bẩy, mọi người thấy Cha có vẻ mệt mỏi qúa, mặt đỏ bừng, mắt lại xưng

đỏ… mọi người tính gọi xe cấp cứu, nhưng không có nhà thương nào bắt điện

thoại vì là ngày nghỉ!… mọi người chỉ biết cầu nguyện và động viên Cha cố gắng

đến sáng Mai rồi tính! anh chị Xướng-Loan đã cho cha thuốc cảm và thuốc nhỏ

mắt. Sáng Chủ Nhật thấy Cha đỡ nhiều, Cha đã Đồng Tế Thánh Lễ Thệ Hôn Một

Đời. Rồi đến Tiệc Cana thì Cha gần như khỏe lại bình thường.

Còn nhiều ơn lành Chúa ban xuống cho mọi người hiện diện trong Khóa 675,

kết qủa được tốt đẹp là nhờ biết bao lời cầu nguyện, bao Hoa thiêng từ khắp nơi

gởi cho Khóa 675.

Chúng con thay mặt Chương Trình chân thành cảm ơn Cha Sáng Lập, Quý

Cha Linh Nguyền tại Nhật: Cha Nguyễn Hữu Hiến, Cha Đoàn Tận Hiến, Cha Bỉnh,

Cha Đàm Xuân Lộ, Cha Trí, Cha Hoài, cha Lập, Cha Thư, đặc biệt cha Mai Tâm

đã nhận trách nhiệm làm Linh Nguyền cho Khóa.

Chúng tôi cảm ơn AC Quyết-Điệp, AC Sáng-Mai, AC Trứ-Hương, cảm ơn

AC Tuấn-Tiên luôn tất tả “không kịp ăn, để kịp nói và rung chuông”. Cảm ơn

AC Bính-Lý đã gởi sách và mua đồ cho Khóa.

Cảm ơn 2 em Duy-Tươi, vì nếu không có Duy thì phải thuê một chiếc xe để

chở đồ đạc đến Khóa. Tươi lại có thai 6-7 tháng mệt mỏi, phải lo cho cậu con trai

6 tuổi, lại lo công việc thu-chi và trông coi việc bán sách…

Thân thương và biết ơn đến các AC Dũng-Vân, Văn-Hà, Liên-Thấm, Trung-

Hiệp, Huy-Hà, Mai Vân, Ngọc, Yến, Nhã, Hưng, Chương đã vất vả, phải ăn cơm

hộp và Mì Gói, nhưng mọi người đều rất vui vẻ, hết lòng lo cho Khóa được mọi

bề tốt đẹp. Chân thành cảm ơn

Nguyện xin Thánh Gia ban tràn đầy hồng ân và sức khỏe đến Quý Cha, Quý

Ông Bà, Quý anh chị và xin cầu nguyện cho CT/TTHNGĐ tại Nhật ngày thêm

ích lợi cho các gia đình.

Song nguyền Kiên-Tâm ghi

Page 56: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

56 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

Giới Thiệu Dòng Tu

Hội Dòng Tôn Thờ Bửu Huyết

Trên thập giá Chúa Giêsu kêu: “Ta khát”. Có nghĩa

là Thánh Tâm Chúa “khao khát” chúng ta và ước chi

chúng ta cũng “khát khao” Chúa mỗi ngày một hơn.

Mẹ Catherine Aurelie (11/7/1833-6/7/1905) vị sáng lập dòng Tôn Thờ Bửu

Huyết truyền lại lời tâm huyết “Sitio-Ta khát” này, như “kim ngôn và châm ngôn” của

hội dòng mà chính mẹ được ơn khải thị.

Mẹ Catherine Aurelie qua đời năm 1905, nhưng các

con cái nữ tu dòng Tôn Thờ Bửu Huyết của Ngài tiếp tục

đời sống chiêm niệm trong thinh lặng, cô tịch và cầu nguyện

để làm thỏa mãn cơn khao khát mầu nhiệm của Chúa Giêsu

(HLHDBH 1;3,5). Đồng thời ơn gọi của dòng là sứ vụ cầu

nguyện phát xuất từ tâm hồn của mỗi thành viên tập trung

vào Chúa Giêsu. Qua sự kết hợp với Chúa Giêsu các nữ tu

dâng hiến chính mình nhân danh toàn thể nhân loại để đền

tạ, ngợi khen, chuyển cầu và cảm tạ Chúa (HLHDBH 1,4)...

Quebec Canada là nôi sinh của dòng Bửu Huyết.

Dòng chiêm niệm này được sáng lập bởi Giám mục Giuse

LaRocque và Mẹ Catherine Aurelie năm 1861. Đời mẹ là một chuỗi các cơn xuất thần,

thị kiến và thông dự vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô nơi thân xác cũng như

tâm hồn của Ngài.

Mẹ về trời ngày 6 tháng 7 năm 1905, nhưng ảnh hưởng rạng ngời của mẹ vẫn

tiếp tục an ủi, chữa lành những người đau khổ và bệnh tật một cách lạ lùng qua lời

cầu bầu của mẹ đến lòng thương xót Chúa.

Tháng 5 năm 1934, nhóm 7 nữ tu Bửu Huyết rời cảng Vancouver Canada vươn

buồm về hướng đến Koshima Nhật Bản. Lúc bấy giờ tình trạng nghi kỵ tôn giáo đang

ngấm ngầm và chiến tranh đang diễn tiến, các nữ tu đành phải lánh nạn đến Yokohama

năm 1934 và năm 1947 chuyển về Chigasaki.

Page 57: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 57

Để đóng góp vào công

việc truyền giáo cho xứ Anh

Đào dòng Bửu Huyết mở thêm

1 tu viện ở Kagoshima năm

1967 và Năm 1987 tu viện

Chigasaki được chuyển về

Nasu.

Sinh hoạt:

Các tạo vật đang chìm trong giấc ngủ, các nữ tu dòng Bửu Huyết khởi đầu một

ngày với đôi tiếng đồng hồ trầm lặng, chiêm niệm, cầu nguyện và hy sinh để xin lòng

khoan dung của Thiên Chúa xóa tội trần gian. Đồng thời để đền tạ những lăng nhục

và tội lỗi trần gian đã xúc phạm đến Chúa.

Khi mặt trời hé bóng, các nữ tu chiêm niệm hiệp dâng với của Lễ hiến dâng

Chiên Con Thiên Chúa trên bàn thờ như một “giao ước mới, giao ước vĩnh cửu” đã

“đổ ra cho các con” để nhân loại được cứu rổi. Nhờ Lời Chúa nuôi dưỡng, nhờ rước

Mình và Máu Cực Thánh Chúa Giêsu, các nữ tu thêm lòng nhiệt thành đền tạ, ngọn

lửa thánh thiện yêu mến Chúa sáng tỏa bên ngoài qua cách sống yêu thương, dịu dàng,

hiền lành và hiệp nhất với các nữ tu khác.

Nếu cầu nguyện

7 lần trong ngày và

chiêm niệm là dây chỉ

dọc thì “lao tác” là sợi tơ

ngang, cả 2 cùng đan

thành hoa trái của một

ngày vui, sướng, khổ

dâng lên Chúa cả trời

đất.

3 giờ chiều, giờ Chúa Giêsu tử nạn, các nữ tu sấp mình cầu nguyện cho mọi

nhu cầu cần thiết của nhân loại và cho nhân loại. Cầu nguyện cho sự thánh thiện của

hàng giáo phẩm cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nữ tu dòng Bửu Huyết.

Xin được giới thiệu tiếng lòng của các nữ tu dòng Bửu Huyết:

Tiếng lòng của con hãy cất lên rằng “Con xin tôn vinh Máu Cực Thánh!”

Điều con cần chỉ duy nhất là dâng trọn chính mình làm của lễ.

Page 58: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

58 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

Sự khao khát khôn nguôi của con là Máu Cực Thánh của Chúa Giêsu và

Ơn Cứu độ của muôn người.

Nhiệm vụ duy nhất của con là thờ lạy vì Chúa Giêsu, toàn hiến làm của lễ đền tội.

Sách thiêng liêng của con là cộng đoàn.

Người hướng dẫn của con là đức vâng phục.

Bạn bè của con là các thiên sứ.

Gương mẫu của con là Đức Giêsu trên Thánh Giá.

Dũng lực của con là Máu Cực Thánh.

Sự nâng đỡ của con là chính Thập Giá.

Áo giáp của con là nguyện ngắm.

Khí giới của con là cầu nguyện.

Lửa lòng của con là Đức tin.

Quan án của con là chính việc làm của con.

Nơi lánh nạn của con là Đức Maria.

Lương thực của con là lòng khoan dung.

Nước uống của con là đức ái.

Y phục của con là nhân đức.

Trang sức của con là đức khiêm nhu.

Sắc đẹp của con là đức khiết tịnh.

Nữ trang của con là đau khổ.

Báu vật của con là đức khó nghèo.

Sự cô tịch của con là chân thập giá.

Thiên đàng của con là nhà tạm. Nam Du Ký; 10/2016

Page 59: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 59

VÕ SĨ (Samurai) TAKAYAMA UKON (V)

Ngày 21 tháng 1 năm 2016, Đức giáo hoàng

Phanxico đã chính thức công bố và ký sắc lệnh

phong chân phước cho Võ sĩ Giusto Takayama

Ukon. Lễ phong chân phước sẽ được tổ chức ngày

7 tháng 2 năm 2017 tại Osaka nơi võ sĩ Ukon sinh

trưởng.

Ukon sinh năm 1552 trong thời kỳ chiến quốc

tại làng Takayama Nodocho Osaka. Năm 1564 Ukon (12 tuổi) lãnh nhận bí tích rửa

tội và tên thánh là Justo. Ông trở thành lãnh chúa (Daimyo) thành (lâu đài) Takatsuki

từ năm 1573 đến năm mùa hè năm 1585. Sau đó ông trở thành lãnh chúa thành

Funage (Hyogo-ken) được 2 năm thì ông chọn cuộc sống lưu đày chứ không phản bội

đức tin.

Tokunaga Iesu thống nhất đất nước và buộc Ukon phải rời Nhật Bản. Lúc bấy

giờ Ukon với trạc tuổi ngoài 60. Mùa đông năm 1614 ông cùng gia đình bị đày sang

Phi Luật Tân và từ trần ngày 3 tháng 2 năm 1615 sau 40 khi đến Phi.

Nhưng quá trình phong chân phước cho Võ sĩ Ukon giống như một vị tử đạo.

Mời bạn cùng đi viếng các di tích của Võ sĩ Justo Takayama Ukon

26 Năm sống lưu đày của Ukon:

〒920-0962 石川県金沢市広坂 1-1-54

Ishikawa-Ken Kanazawa-shi Hirosaka 1-1-54

http://church-kanazawa.sakura.ne.jp

Chọn sống trung với đức tin, võ sĩ Takayama

Ukon bắt đầu cuộc đời “chim có tổ, chồn có hang,

Con Người không có chổ gối đầu” (Mt 8,20) như

Chúa Giêsu.

Lúc bấy giờ, lãnh tướng Maeda đón Ukon về

lãnh thổ ông đang cai trị, thuộc vùng Kanazawa.

Năm 1588 Ukon về tá túc và giúp tướng Maeda

phát truyển lãnh thổ.

Tuy nhiên nơi nào có Ukon, nơi đó có thêm

Page 60: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

60 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

nơi thờ phượng và có thêm người lãnh nhận bí tích

rửa tội.

Tượng Ukon trước nhà thờ Kanazawa

Tượng của Ukon được dựng trong công viên

Takaokakojo:

〒933-0044 富山県高岡市古城1−1

Toyama-ken takaoka-shi kojo 1-1

http://www.kojyo.sakura.ne.jp/

26 năm sống lưu đày và ẩn dật trong lãnh thổ của

Tướng Maeda (1538-1599), ngoài công việc nhà Chúa,

Ông giúp tướng Maeda thiết kế lại ngôi lâu đài đổ vỡ.

Tuy ngày nay, nơi này chỉ là một công viên, nhưng tên

ông đã được ghi lịch sử thành Takaoka. Con người lịch

sử này được chứng minh bởi bức tượng mang tên

Takayama Ukon, nơi công viên Takaokakojo.

Takayama Ukon đứng một cách nghiêm nghị tại cửa ra

vào công viên Takaokakojo, như bảo chứng hùng hồn

của một con người muốn sống tử tế, dám từ bỏ quyền

lực và không ngại chết vì công chính và đức tin.

Bức tượng Ukon dường như trả lời cho những ai ngắm

nhìn ông: “Tôi chọn Thánh giá chứ không chọn thanh

kiếm”.

Nam du ký

Page 61: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016 61

Lạy Thiên Chúa nguồn tình yêu đích thực.

Bóng đêm tàn nhạt nhòa phủ xác thân

Nghe bơ vơ len lén thấm vô hồn

Con tin Chúa vẫn thứ tha đón nhận.

Ôi lạy Mẹ, bao lần con trot hứa

Chuyện đam mê mời chào luôn hấp dẫn

Để nhạt phai hai chữ đẹp “yêu người”

Con tạ tội xin cúi đầu sám hối.

Con tin chắc Chúa chỉ đường dẫn lối

Mắt lệ nhòa con qườ quạng tứ chi

Trong thuyền đời nổi trôi giữa ba đào

Và tim óc cạn kiệt con đuối sức.

Yêu mến Chúa là chọn điều Chúa dạy

Cho dù món ăn mặn khó nuốt trôi

Nhưng tình thương của Chúa thật vô bờ

Con cảm nhận suốt đời làm lẽ sống.

Thời gian tới còn bao nhiêu ngày nữa

Con nguyện thề mến Chúa, yêu thương người

Trong tâm tư tan biến nỗi u hoài

Xin phó thác cả xác hồn bên Chúa.

Để chuẩn bị cho ngày vinh phuc ấy

Ngay bây giờ nhớ chuẩn bị hành trang

Từ trái tim quảng đại với tấm lòng

Cho ngày về bên Chúa hưởng vinh quang.

Bảo Quyên

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG

Page 62: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 89 Thaùng í í Naêm 6 1vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/PVLC-11-2016.pdf · ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã

62 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 389 Thaùng 11 Naêm 2016

XIN THỨ THA

Con được làm người do tình Chúa

Bởi qua yêu thương của mẹ, cha

Chăm nuôi từ lúc sinh ra

Các ngài bồng bế,mặn mà nâng niu

Nhờ giòng sữa, chắt chiu tiền bạc

Cực công cha đổi chác mồ hôi

Cần lao cuộc sống nổi trôi

Việc nhà thu vén, đứng ngồi mẹ lo

Dạy ăn nói, còn cho đi học

Có văn hóa lóc cóc vào đời

Mong tương lai được sáng ngời

Sống nên hữu ích, tránh lời chê bai

Khi trưởng thành miệt mài nghĩ đến

Công cha mẹ tựa biển trời cao

Lớn khôn sinh khí hít vào

Nhiều khi làm tủi, mẹ gào cha kêu

Có giúp chút gì, đều tính toán

Nằng nặc đòi được hoán đổi ngay

Nhớ xưa đâu kể công tày

Muốn đền ơn nghĩa, thì nay không còn

Xin thứ tha chưa tròn chữ hiếu

Con van Chúa , Mẹ biểu lộ thương

Tổ Tiên , cha mẹ nếu vương

Lỗi lầm , thanh tẩy, Thiên Đường hưởng vinh./.

Pr. Khiêm Cung.