3
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HOẠT ĐỘNG - GIÁ TRỊ - NHÂN CÁCH Căn cứ lý luận và phương pháp luận với tư cách là cơ sở để Viện sỹ Phạm Minh Hạc đi sâu phân tích vấn đề con người là những tác phẩm kinh điển của C.Mác: "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844", "Hệ tư tưởng Đức", "Luận cương về Phoiơbắc" (1845), "Tư bản" (1857) và các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Mác đã đặt vấn đề con người và sự tha hoá của nó từ năm 1844. Sau đó trong "Luận cương về Phoiơbắc" C.Mác khẳng định "bản chất con người là tổng hoà tất cả các quan hệ xã hội", "tồn tại xã hội qui định ý thức xã hội và ý thức từng người". Và đặc biệt trong "Tư bản" C.Mác là người đầu tiên xây dựng lý thuyết hoạt động theo quan điểm duy vật biện chứng. C.Mác khẳng định hoạt động của con người là hoạt động đối tượng mà chủ thể của nó là con người bị quy định bởi quy luật sinh thể lẫn quy luật lịch sử, đương nhiên quy luật lịch sử giữ vai trò chủ đạo. Nhờ những căn cứ lý luận về hoạt động đối tượng, chúng ta mới có thể hiểu được một cách khoa học con người, tiến tới giải phóng con người trên cơ sở của luận điểm về hai thuộc tính của hàng hoá (sử dụng và trao đổi), tính chất của giá trị lao động và đặc biệt là giá trị trao đổi, giá trị thặng dư. Một thành tựu trong lý luận tâm lý học cần khẳng định ở Viện sỹ Phạm Minh Hạc là ông đã nêu lên phương pháp tiếp cận mới - phương pháp tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách. Phương pháp tiếp cận này vừa dựa vào tư tưởng của C.Mác đã trình bày trong "Tư bản", vừa tiếp thu có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mac-xít và đi đến những nhận định cho rằng ngay từ ban đầu, khi loài người vừa mới hình thành, cũng tức là con người vừa mới hình thành, đều phụ thuộc vào 3 yếu tố: sức lao động giản đơn, tiếng nói và ý thức. Lao động giản đơn từ thuở sơ khai về thực chất cũng là lao động hợp tác. Điều này nói lên bản chất của quan hệ xã hội của xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Bản chất này, đến lượt nó, lại quy định bản chất ban đầu của con người và nhân cách ban đầu của mỗi cá nhân. Nói một cách khái quát nhất cấu trúc ý thức là cấu trúc hoạt động, ý thức có trước, rồi lắng xuống sâu hơn thành tiềm thức và sâu hơn nữa là vô thức. Còn hữu thức, là ý thức hiện hữu. Trong khái niệm này có "cái tôi" tức là tự ý thức để rồi trở thành một cấu tạo, một tầng bậc cao hơn. "Cái tôi" cũng tức là "cái mình" rồi trở thành "bản thân mình". Viện sỹ Phạm Minh Hạc lưu ý: lập trường của C.Mác khẳng định: không phải chỉ có ngôn ngữ là con đường duy nhất tạo nên ý thức và tinh thần, mà phải nghiên cứu hoạt động đối tượng mà điển hình là hoạt động lao động. Phải bằng hoạt động chứ không phải bằng lời nói để đi đến ý thức và nhân cách. Cả ngôn ngữ cũng là hoạt động ngôn ngữ, tức là bao giờ cũng phải nhằm vào đối tượng, bao giờ cũng phải có động cơ, cũng phải có sản phẩm. Về vấn đề nhân cách Viện sỹ Phạm Minh Hạc cho rằng phải giáo dục và đào tạo ở thế hệ trẻ một nhân cách với phẩm giá và năng lực đủ để sống trong đời sống xã hội, làm việc trong thế giới lao động với sự hiểu biết cơ bản về chân giá trị của con người như là thước đo của mọi giá trị. Và với khả năng rất cần thiết này

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HOẠT ĐỘNG

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HOẠT ĐỘNG

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HOẠT ĐỘNG - GIÁ TRỊ - NHÂN CÁCH

Căn cứ lý luận và phương pháp luận với tư cách là cơ sở để Viện sỹ Phạm Minh Hạc đi sâu phân tích vấn đề con người là những tác phẩm kinh điển của C.Mác: "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844", "Hệ tư tưởng Đức", "Luận cương về Phoiơbắc" (1845), "Tư bản" (1857) và các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Mác đã đặt vấn đề con người và sự tha hoá của nó từ năm 1844. Sau đó trong "Luận cương về Phoiơbắc" C.Mác khẳng định "bản chất con người là tổng hoà tất cả các quan hệ xã hội", "tồn tại xã hội qui định ý thức xã hội và ý thức từng người". Và đặc biệt trong "Tư bản" C.Mác là người đầu tiên xây dựng lý thuyết hoạt động theo quan điểm duy vật biện chứng. C.Mác khẳng định hoạt động của con người là hoạt động đối tượng mà chủ thể của nó là con người bị quy định bởi quy luật sinh thể lẫn quy luật lịch sử, đương nhiên quy luật lịch sử giữ vai trò chủ đạo. Nhờ những căn cứ lý luận về hoạt động đối tượng, chúng ta mới có thể hiểu được một cách khoa học con người, tiến tới giải phóng con người trên cơ sở của luận điểm về hai thuộc tính của hàng hoá (sử dụng và trao đổi), tính chất của giá trị lao động và đặc biệt là giá trị trao đổi, giá trị thặng dư.

Một thành tựu trong lý luận tâm lý học cần khẳng định ở Viện sỹ Phạm Minh Hạc là ông đã nêu lên phương pháp tiếp cận mới - phương pháp tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách. Phương pháp tiếp cận này vừa dựa vào tư tưởng của C.Mác đã trình bày trong "Tư bản", vừa tiếp thu có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mac-xít và đi đến những nhận định cho rằng ngay từ ban đầu, khi loài người vừa mới hình thành, cũng tức là con người vừa mới hình thành, đều phụ thuộc vào 3 yếu tố: sức lao động giản đơn, tiếng nói và ý thức. Lao động giản đơn từ thuở sơ khai về thực chất cũng là lao động hợp tác. Điều này nói lên bản chất của quan hệ xã hội của xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Bản chất này, đến lượt nó, lại quy định bản chất ban đầu của con người và nhân cách ban đầu của mỗi cá nhân. Nói một cách khái quát nhất cấu trúc ý thức là cấu trúc hoạt động, ý thức có trước, rồi lắng xuống sâu hơn thành tiềm thức và sâu hơn nữa là vô thức. Còn hữu thức, là ý thức hiện hữu. Trong khái niệm này có "cái tôi" tức là tự ý thức để rồi trở thành một cấu tạo, một tầng bậc cao hơn. "Cái tôi" cũng tức là "cái mình" rồi trở thành "bản thân mình".

Viện sỹ Phạm Minh Hạc lưu ý: lập trường của C.Mác khẳng định: không phải chỉ có ngôn ngữ là con đường duy nhất tạo nên ý thức và tinh thần, mà phải nghiên cứu hoạt động đối tượng mà điển hình là hoạt động lao động. Phải bằng hoạt động chứ không phải bằng lời nói để đi đến ý thức và nhân cách. Cả ngôn ngữ cũng là hoạt động ngôn ngữ, tức là bao giờ cũng phải nhằm vào đối tượng, bao giờ cũng phải có động cơ, cũng phải có sản phẩm. Về vấn đề nhân cách Viện sỹ Phạm Minh Hạc cho rằng phải giáo dục và đào tạo ở thế hệ trẻ một nhân cách với phẩm giá và năng lực đủ để sống trong đời sống xã hội, làm việc trong thế giới lao động với sự hiểu biết cơ bản về chân giá trị của con người như là thước đo của mọi giá trị. Và với khả năng rất cần thiết này con người thể hiện và bảo vệ giá trị của mình, có thái độ chân chính và khoa học đối với mình, đối với xã hội. Như vậy là thực hiện được quyền và nghĩa vụ của bản thân với tư cách là con người, là công dân, là thành viên của nhân loại, là người mang những giá trị nhất định.

Vậy giá trị là gì? Theo tác giả, giá trị thể hiện ở 3 khía cạnh sau:

1. Giá trị là sản phẩm vật chất và tinh thần do con người, nhóm người, cộng đồng dân tộc và loài người tạo ra.

2. Giá trị là phẩm giá, phẩm chất của con người, nhóm người, cộng đồng, dân tộc và loài người.

3. Giá trị là biểu hiện mối quan hệ của con người dưới góc độ là lợi ích, là sự đánh giá đối với tồn tại xung quanh.

Page 2: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HOẠT ĐỘNG

Hệ thống giá trị gồm bốn nhóm:

1. Các giá trị cốt lõi: hoà bình, tự do, việc làm, gia đình, sức khoẻ, an ninh, tự trọng, công lý, tình nghĩa, sống có mục đích, niềm tin, tự lập, nghề nghiệp, học vấn.

2. Các giá trị cơ bản: sáng tạo, tình yêu, chân lý.

3. Các giá trị có ý nghĩa: cuộc sống giàu sang, cái đẹp.

4. Các giá trị không đặc trưng: địa vị xã hội.

Thang giá trị là một tổ hợp giá trị hay một hệ giá trị xếp theo thứ tự, theo tầng bậc ưu tiên.

Thước đo giá trị là thang giá trị được vận dụng để đánh giá và tự đánh giá một hiện tượng xã hội, một cử chỉ, một cách ứng xử, hoặc được sử dụng để thực hiện một hoạt động, một hành động, một hành vi.

Định hướng giá trị là cơ sở để hướng tới một sự lựa chọn, một cách đánh giá, một cách nhìn, một niềm tin, một mục đích tiến tới. Công việc cốt lõi của định hướng giá trị chính là giáo dục giá trị.

Viện sỹ Phạm Minh Hạc khẳng định nhân cách vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của hoạt động. Thông qua một tổng hoà các quan hệ giáo dục, thông qua thang giá trị, hệ thống giá trị, thước đo giá trị và định hướng giá trị con người trở thành nhân cách.

Sự trình bày của GS.VS Phạm Minh Hạc một mặt mở ra những nội hàm của các khái niệm làm việc cho những nghiên cứu con người và mặt khác đã góp phần khắc phục tình trạng phân đoạn một cách máy móc trong tiếp cận vấn đề con người. Không thể chỉ căn cứ từ một phương diện hoặc là hoạt động, hoặc là giá trị, hoặc là nhân cách để nghiên cứu vấn đề con người, mà phải bằng một quan điểm phức hợp để phân tích một khách thể phức tạp, đa dạng, nhiều chiều, nhiều tầng bậc ở con người với tư cách là một chủ thể trong các giai đoạn phát triển của lịch sử. Phương pháp tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách là một thành tựu góp phần nghiên cứu vấn đề con người một cách khoa học hơn trong thời đại chúng ta.

ĐỖ LONG(2)

Chú thích

1. Tác giả - GS.VS Phạm Minh Hạc. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

2. GS.TS. Nguyên Viện trưởng Viện Tâm lý học.