7
TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TQUC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HC ---------- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HC VÀ NG DNG VÀO THC HIN LUẬN VĂN THẠC SThuyết minh đề tài: ng dng mô hình doanh nghip tinh gin shu tài sn hu hình trong phân tích năng lực cnh tranh ca các ngân hàng thương mại Vit Nam. Người thc hin : Nguyn Hoàng Anh Lp : CH23L Mã hc viên : CH230307 Hà Ni, 2015

PPNCKH

Embed Size (px)

DESCRIPTION

PPNCKH

Citation preview

Page 1: PPNCKH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

----------

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC VÀ ỨNG DỤNG VÀO THỰC HIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Thuyết minh đề tài:

Ứng dụng mô hình doanh nghiệp tinh giản sở hữu tài sản

hữu hình trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân

hàng thương mại Việt Nam.

Người thực hiện : Nguyễn Hoàng Anh

Lớp : CH23L

Mã học viên : CH230307

Hà Nội, 2015

Page 2: PPNCKH

1

Đề tài: “Ứng dụng mô hình doanh nghiệp tinh giản sở hữu tài sản hữu hình

trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.”

1. Tính cấp thiết của đề tài

Là xương sống của nền kinh tế, ngành ngân hàng thương mại đang đứng trước

nhiều cơ hội và thách thức trong thời kỳ mới. Hơn 20 năm kể từ khi Hoa Kỳ

bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại, gần 10 năm kể từ ngày chính thức trở thành

thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đang

tiếp tục bước những sải chân dài trên con đường hội nhập với kinh tế thế giới.

Một mặt, đây là cơ hội để các ngân hàng trong nước mở rộng, phát triển đầu tư,

kinh doanh. Nhưng mặt khác, áp lực cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, đặc biệt với sự

xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực mạnh mẽ

về vốn và tổ chức hoạt động. Tính đến thời điểm này, Việt Nam hiện đã có 7

ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, bao gồm: HSBC,

ANZ, Standard Chartered, Shinhan Vietnam, Hong Leong Bank, Public Bank

Berhad và Citibank. Ngoài ra, cả nước còn có hơn 50 chi nhánh ngân hàng

ngoại, hơn 50 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài và một số ngân

hàng liên doanh. Con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên, khi cuối năm 2015, Việt

Nam sẽ chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); tiếp đó, dự

kiến trong năm 2016, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình

Dương (TPP) sẽ chính thức được thông qua, thúc đẩy mạnh mẽ giao lưu kinh

tế các nước trong khu vực hiệp định. Điều này đặt ra thách thức cho các ngân

hàng phải xây dựng được lợi thế cạnh tranh của riêng mình để có thể giữ vững

và phát triển thị phần.

Ở tầm vĩ mô, sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009, Việt Nam đã thi hành

nhiều biện pháp nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng,

cụ thể là việc thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn

2011- 2015 của Ngân hàng Nhà nước. Ở tầm vi mô, đã có nhiều nghiên cứu

Page 3: PPNCKH

2

đánh giá, phân tích nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của một ngân hàng cụ

thể. Tuy vậy, đa phần các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở các phân tích

thống kê mô tả và phân tích định tính, mang tính cá thể. Để mỗi ngân hàng có

thể tối ưu hóa chiến lược kinh doanh của mình, cần có thêm những nghiên cứu

định lượng đi sâu vào bản chất của lợi thế cạnh tranh. Nhận thấy được sự thiếu

khuyết đó, người viết đã quyết định thực hiện đề tài: “Ứng dụng mô hình doanh

nghiệp tinh giản sở hữu tài sản hữu hình trong phân tích năng lực cạnh tranh

của các ngân hàng thương mại Việt Nam.” Đề tài sử dụng mô hình kinh tế

lượng đề xuất bởi Chiu-Sin Lin và Chih-Pin Huang (2010) nhằm giải thích năng

lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng ở khía cạnh tối ưu vốn đầu tư.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, luận văn sẽ làm rõ lý thuyết về mô hình doanh nghiệp tinh giản sở

hữu tài sản hữu hình gắn với lợi thế cạnh tranh

Thứ hai, luận văn áp dụng mô hình để phân tích, chỉ ra bản chất của lợi thế cạnh

tranh gắn với đầu tư vào tài sản vô hình của các ngân hàng thương mại ở Việt

Nam giai đoạn 2011-2014

Thứ ba, luận văn cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin giá trị cho việc

định hướng xây dựng chiến lược doanh nghiệp xoay quanh việc tinh giản sở

hữu tài sản hữu hình, đồng thời cung cấp cho các nhà khoa học những tri thức

mới để mở rộng nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh nói chung.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mô hình doanh nghiêp tinh giản sở hữu tài sản hữu hình.

Phạm vi nghiên cứu: Các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 –

2014.

Page 4: PPNCKH

3

4. Khung lý thuyết

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý thuyết về việc sử dụng mô hình doanh nghiên

tinh giản sở hữu tài sản hữu hình để xác định bản chất của lợi thế cạnh tranh.

Lý thuyết được Fen-May Liou, Ying-Chan Tang và Chih-Pin Huang (2008)

giới thiệu và được Chiun-Sin Lin, Chih-Pin Huang (2010) phát triển từ những

lý thuyết liên quan đến lợi thế cạnh tranh. Theo đó, mô hình doanh nghiệp tinh

giản sở hữu tài sản hữu hình dựa trên chiến lược theo đuổi hiệu quả của vốn

bằng cách tập trung vốn đầu tư vào chuyên môn của công ty (các nguồn tài

nguyên và nguồn lực phi vật thể cốt lõi) để thu được lợi nhuận tốt nhất cho các

nhà đầu tư (Maly và Palter, 2002). Từ các nghiên cứu của Porter (1985) hay

Peteraf (1993), các tác giả nhận định lợi thế cạnh tranh là những giá trị thặng

dư mà doanh nghiệp sở hữu khi đối chiếu với chi phí cơ hội nội tại hoặc chuẩn

mực về lợi nhuận của ngành công nghiệp. Các tác giả cũng đồng tình với kết

luận của Lev (2001) cho rằng siêu lợi nhuận, hay ưu thế trong cạnh tranh, đạt

được bởi việc khai thác có hiệu quả các tài sản vô hình. Mở rộng ra, những lợi

ích thặng dư được xác định không có nguồn gốc từ các hạng mục trong bảng

cân đối kế toán có thể được đối xử như những giá trị đặc thù được tạo ra từ

những nguồn tài nguyên phi vật chất (Lin và Huang, 2010).

Khi hệ thống mô hình, các tác giả ủng hộ quan điểm của Powell (2001) cho

rằng xác suất sở hữu lợi thế cạnh tranh cao hơn đối với các công ty đã đạt được

thành công trong hoạt động. Theo đó, gải trị thặng dư có được từ lợi thế cạnh

tranh thu được bằng cách trừ đi lời lãi sổ sách “thông thường” trong lời lãi sổ

sách của công ty. Trong mô hình này, lời lãi “thông thường” không bao gồm

giá trị các tài sản phi vật chất nằm ngoài bảng cân đối kế toán. Mô hình phỏng

đoán giá trị lời lãi sổ sách sẽ lớn hơn giá trị lời lãi sổ sách “thông thường”.

Công nhận việc đánh giá hiệu quả hoạt động bằng các chỉ số tài chính, mô hình

được xây dựng bằng các phương pháp định lượng, đảm bảo tính khách quan,

sức thuyết phục và khả năng ứng dụng rộng rãi. Cụ thể hơn, mô hình sử dụng

các dữ liệu dễ tiếp cận từ báo cáo tài chính. Việc sử dụng các số liệu này mang

Page 5: PPNCKH

4

lại nhiều lợi ích cho việc nghiên cứu: Thứ nhất, các doanh nghiệp phải thiết

lập các ưu tiên và quyết định sử dụng, đầu tư các nguồn tài nào; bào cáo tài

chính phản ánh những sự lựa chọn chiến lược có thể đóng góp vào lợi thế cạnh

tranh. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính ghi lại những hoạt động hiện thời của

doanh nghiệp và lợi nhuận thu được, được hiểu là hệ quả của những hoạt động

trong quá khứ (ví dụ như việc lựa chọn hướng đầu tư) có tác động đến ưu thế

của doanh nghiệp. Ngoài ra, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh cũng có thể sử dụng để giải thích tính hợp lí trong việc cơ cấu, củng

cố, khai thác các nguồn lực, nguồn vốn, bao gốm tài sản vật chất, tài sản con

người, v.v.(Liou, Tang và Huang, 2008)

5. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên khung lý thuyết đã nêu, luận văn sử dụng các mô hình hồi quy để kiểm

định các giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết 1: Ngân hàng có nhiều tải sản vô hình hơn thì có nhiều lợi thế cạnh

tranh hơn ( lợi thế cạnh tranh được định lượng bằng chỉ số Tobin’s q)

Được kiểm tra bằng mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là tobin’s

q, các biết độc lập là thương số giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình, tỉ suất

lãi tổng hợp, và các biết tổng hợp là các chỉ số tài chính có thể rút ra từ bảng

cân đối.

Mô hình kiểm định:

𝑄 = 𝑎10 + 𝑎11 (𝐿𝐴

𝐼𝐶𝐵) + 𝑎12𝑆𝑅 + 𝑎13𝑁𝑆𝐴𝐿𝐸 + 𝑎14𝑆𝐴𝐿𝐸𝐺𝑅𝑂

+ 𝑎15𝑆𝐺𝐴𝑆𝐴𝐿𝐸 + 𝑎16𝐴𝑅𝑇𝑈𝑅𝑁 + 𝑎17𝐴𝑃𝑇𝑈𝑅𝑁 + 𝑎18𝐹𝐴𝑇𝑈𝑅𝑁

+ 𝑎19𝐷𝐸𝑃𝑅𝑆𝐴𝐿𝐸 + 𝑎110𝐶𝑂𝐺𝑆𝑆𝐴𝐿𝐸

Giả thuyết 2: Với tỉ suất lãi tổng hợp cố định ( lãi tổng hợp là lãi được tạo ra từ

cả tài sản hữu hình được ghi nhận trong bảng cân đối và tài sản ngoại bảng ko

Page 6: PPNCKH

5

được ghi nhận) và tài sản hữu hình cố định, ngân hàng có nhiều tài sản vô hình

thì sẽ có nhiều lợi nhuận hơn

Được kiểm tra bằng mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là EVA,

các biến độc lập là IC (invested capital), SR (tỉ suất lãi tổng hợp), LA (giá trị

tài sản vô hình)

𝐸𝑉𝐴 = 𝑎20 + 𝑎21𝑇𝐶 + 𝑎22𝑆𝑅 + 𝑎23𝐿𝐴

Giả thuyết 3: Để đạt được tỉ suất lãi tổng hợp và lợi nhuận như nhau, ngân

hàng nào có nhiều tài sản vô hình hơn thì đòi hỏi ít tài sản hữu hình hơn.

Được kiểm tra bằng mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là NITA

(tài sản hữu hình), và các biến độc lập là NOPLAT (net operating profit less

adjusted tax), SR và LA.

𝑁𝐼𝑇𝐴 = 𝑎30 + 𝑎31𝑁𝑂𝑃𝐴𝑇 + 𝑎32𝑆𝑅 + 𝑎33𝐿𝐴

Để thực hiện các kiểm định trên, người viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là

số liệu trong các báo cáo tài chính năm của các ngân hàng thương mại Việt

Nam giai đoạn 2011 – 2014. Các báo cáo có thể được tìm thấy ở các website

chính thức của các ngân hàng.

Dữ liệu được thu thập và tổng hợp lại vào các bảng biểu Excel, từ đó được sử

dụng để chạy các mô hình hồi quy bằng phần mềm chuyên dụng (SPSS). Kết

quả nghiên cứu được trình bày bằng phần mềm Microsoft Office Word.

6. Giá trị của luận văn

Luận văn giới thiệu một hướng tiếp cận chưa thực sự được nghiên cứu chuyên

sâu liên quan bản chất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, cụ thể ở đây là ngân

hàng thương mại. Từ đó, cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin bổ ích,

những gợi mở về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổ chức của mình.

Page 7: PPNCKH

6

Luận văn bổ sung vào kho tàng nghiên cứu về ngành ngân hàng thương mại ở

Việt Nam những tri thức chuyên sâu về lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự tối

ưu hóa vốn đầu tư, tập trung nguồn lực vào những chuyên môn thế mạnh. Luận

văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sâu hơn

về thị trường ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng như những nghiên cứu

có chủ đề tương tự ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác.

7. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 3: Kết quả áp dụng mô hình doanh nghiệp tinh giản sở hữu tài sản hữu

hình trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt

Nam giai đoạn 2011-2014

Chương 4: Kiến nghị, trao đổi về các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu