13
CAM KẾT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA I. Cam kết mở cửa thị trường nông sản 1. Việt Nam đã cam kết gì về mở cửa thị trường nông sản? Gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra các cam kết mở cửa thị trường nông sản thuộc các nhóm sau: - Cam kết về thuế quan: Việt Nam đã đưa ra cam kết về mức thuế nhập khẩu tối đa được phép áp dụng (gọi là mức cam kết) đối với 100% số dòng thuế hàng nông sản. - Cam kết về các biện pháp phi thuế quan: Việt Nam đã đưa ra cam kết liên quan đến các biện pháp hạn ngạch thuế quan, các biện pháp quản lý chuyên ngành nông nghiệp (xem thêm Phần về Các biện pháp bảo hộ nông nghiệp phi thuế) - Quyền đàm phán ban đầu (INR): Trong quá trình thực hiện cam kết, trong một số trường hợp nhất định không lường trước được, Việt Nam có thể tăng thuế cao hơn mức cam kết. Trong trường hợp đó, Việt Nam phải đàm phán trước với những nước dành được Quyền đàm phán ban đầu (tên những nước đó được ghi bên cạnh mỗi dòng sản phẩm trong Biểu cam kết). Những nước đề nghị INR đối với nông sản của Việt nam chủ yếu là Mỹ, Úc, New Zealand, Braxin. 2. Đánh giá về mức cam kết cắt giảm thuế quan đối với nông sản nhập khẩu? Về mức cam kết giảm thuế chung: Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế bình quân là 10,6% so với MFN hiện hành. Về mức giảm thuế đối với từng nhóm nông sản: Các loại nông sản chế biến (như thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả ôn đới, và quả có múi) phải giảm nhiều hơn so với nông sản thô (do những sản phẩm chế biến này vào thời điểm đàm phán gia nhập WTO Việt Nam đang áp dụng mức thuế suất nhập khẩu cao); Các loại nông sản thô (gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều…): mức thuế nhập khẩu những sản phẩm này giảm rất ít hoặc không giảm. Về thời gian cắt giảm: Việt Nam cam kết cắt giảm dần các loại thuế nhập khẩu đối với nông sản trong thời gian từ 3-5 năm kể từ ngày gia nhập WTO (11/1/2007). Tức là việc cắt giảm sẽ phải hoàn thành vào 2009-2012 tùy theo sản

[QHKTQT]

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: [QHKTQT]

CAM KẾT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

I. Cam kết mở cửa thị trường nông sản1. Việt Nam đã cam kết gì về mở cửa thị trường nông sản?Gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra các cam kết mở cửa thị trường nông sản thuộc các nhóm sau:

- Cam kết về thuế quan: Việt Nam đã đưa ra cam kết về mức thuế nhập khẩu tối đa được phép áp dụng (gọi là mức cam kết) đối với 100% số dòng thuế hàng nông sản.

- Cam kết về các biện pháp phi thuế quan: Việt Nam đã đưa ra cam kết liên quan đến các biện pháp hạn ngạch thuế quan, các biện pháp quản lý chuyên ngành nông nghiệp (xem thêm Phần về Các biện pháp bảo hộ nông nghiệp phi thuế)

- Quyền đàm phán ban đầu (INR): Trong quá trình thực hiện cam kết, trong một số trường hợp nhất định không lường trước được, Việt Nam có thể tăng thuế cao hơn mức cam kết. Trong trường hợp đó, Việt Nam phải đàm phán trước với những nước dành được Quyền đàm phán ban đầu (tên những nước đó được ghi bên cạnh mỗi dòng sản phẩm trong Biểu cam kết). Những nước đề nghị INR đối với nông sản của Việt nam chủ yếu là Mỹ, Úc, New Zealand, Braxin.

2. Đánh giá về mức cam kết cắt giảm thuế quan đối với nông sản nhập khẩu?Về mức cam kết giảm thuế chung: Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế bình quân là 10,6% so với MFN hiện hành.  Về mức giảm thuế đối với từng nhóm nông sản:

Các loại nông sản chế biến (như thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả ôn đới, và quả có múi) phải giảm nhiều hơn so với nông sản thô (do những sản phẩm chế biến này vào thời điểm đàm phán gia nhập WTO Việt Nam đang áp dụng mức thuế suất nhập khẩu cao);

Các loại nông sản thô (gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều…): mức thuế nhập khẩu những sản phẩm này giảm rất ít hoặc không giảm.Về thời gian cắt giảm:Việt Nam cam kết cắt giảm dần các loại thuế nhập khẩu đối với nông sản trong thời gian từ 3-5 năm kể từ ngày gia nhập WTO (11/1/2007). Tức là việc cắt giảm sẽ phải hoàn thành vào 2009-2012 tùy theo sản phẩm. Mức giảm thuế sẽ được chia đều cho mỗi năm trong lộ trình cắt giảm

Page 2: [QHKTQT]

II. CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG HÀNG PHI NÔNG SẢNĐàm phán mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WTO tập trung vào vấn đề thuế nhập khẩu và các biện pháp phi thuế. Về thuế nhập khẩu, Việt Nam đã đàm phán với các nước đối tác WTO trong các vấn đề:

 Ràng buộc tất cả các dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu (tức là Việt Nam đưa ra cam kết về các mức thuế nhập khẩu tối đa có thể áp dụng đối với tất cả các mặt hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam).

 Chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ duy nhất.  Cắt giảm thuế nhập khẩu, nhất là các mặt hàng đang có thuế suất áp dụng cao

(hay còn gọi là thuế suất đỉnh) và các mặt hàng mà các nước thành viên WTO khác có lợi ích thương mại lớn.

 Tham gia các hiệp định tự do hoá theo ngành của WTO để cắt giảm toàn bộ thuế áp dụng cho ngành đó xuống mức 0% (Hiệp định công nghệ thông tin, Hiệp định về thiết bị máy bay dân dụng, thiết bị y tế) hoặc hài hoà thuế suất ở mức thấp (Hiệp định hoá chất, Hiệp định hàng dệt may).

CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ

Cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO được quy định ở đâu?Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ được nêu tại 03 nhóm văn bản sau đây:

Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam (cam kết cụ thể trong từng ngành dịch vụ có cam kết);

Cam kết về minh bạch hoá và không phân biệt đối xử trong Phần về dịch vụ trong Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO;

Hiệp định GATS (về các vấn đề chung).Về thứ tự áp dụng, ưu tiên áp dụng quy định nhóm (i), nếu nhóm (i) không quy định thì mới áp dụng nhóm (ii), nếu cả nhóm (i) và (ii) không quy định thì áp dụng quy định của nhóm (iii).

Từ các văn bản này (đặc biệt là Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam), doanh nghiệp sẽ có thông tin về các điều kiện cạnh tranh và mở cửa thị trường dịch vụ mà mình quan tâm để từ đó có điều chỉnh thích hợp đối với kế hoạch kinh doanh

Theo Hiệp định GATS, Việt Nam có nghĩa vụ gì liên quan đến dịch vụ?Hiệp định GATS quy định những nghĩa vụ chung về dịch vụ mà tất cả các nước thành viên WTO đều phải tuân thủ. Là thành viên WTO, Việt Nam cũng có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ này, bao gồm:

Page 3: [QHKTQT]

- Nghĩa vụ về Đối xử tối huệ quốc (MFN): Việt Nam phải đối xử bình đẳng (về chính sách, pháp luật, thủ tục…) giữa các nhà cung cấp dịch vụ đến từ các nước khác nhau (nếu các nước này đều là thành viên WTO).

- Nghĩa vụ Minh bạch hóa: Việt Nam phải công bố tất cả các quy định, yêu cầu, thủ tục có ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ cho các nước Thành viên WTO; công khai các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (luật, pháp lệnh, nghị định…) để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan trong ít nhất 60 ngày

Theo Biểu cam kết dịch vụ, Việt Nam sẽ mở cửa những dịch vụ nào khi gia nhập WTO?

Trong Biểu cam kết dịch vụ của mình, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa (phải cho phép doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam tối thiểu ở mức như đã cam kết) đối với 11 ngành dịch vụ (bao gồm khoảng 110 phân ngành dịch vụ):

1. Dịch vụ kinh doanh;

2. Dịch vụ thông tin;

3. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan;

4. Dịch vụ phân phối;

5. Dịch vụ giáo dục;

6. Dịch vụ môi trường;

7. Dịch vụ tài chính;

8. Dịch vụ y tế và xã hội;

9. Dịch vụ du lịch;

10. Dịch vụ văn hóa, giải trí và thể thao;

11. Dịch vụ vận tải

T heo cam kết nền về dịch vụ, Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được hoạt động cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới hình thức nào?Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới các hình thức:

Page 4: [QHKTQT]

Hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam; Doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam; Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, đây chỉ là cam kết nền (cam kết chung). Điều kiện tham gia thị trường đối với mỗi hình thức cũng như lộ trình thực hiện (thời điểm cho phép) trong từng ngành, phân ngành dịch vụ sẽ căn cứ vào cam kết trong từng ngành, phân ngành cụ thể.

Về chi nhánh: Việt Nam chưa cam kết cho phép các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài được lập chi nhánh tại Việt Nam, trừ trong một số dịch vụ cụ thể (nêu trong Biểu cam kết đối với từng phân ngành).Về văn phòng đại diện: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam với điều kiện các văn phòng đại diện này không được phép tham gia các hoạt động sinh lời trực tiếp.Việt Nam cam kết cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kể từ thời điểm gia nhập WTO trong những ngành dịch vụ nào?Theo cam kết, Việt Nam phải cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (thành viên WTO) thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam ngay từ khi gia nhập (11/ 1/2007) trong những ngành/phân ngành dịch vụ sau đây:

Nhóm các Dịch vụ chuyên môn (bao gồm dịch vụ pháp lý; dịch vụ kế toán kiểm toán, dịch vụ thuế; dịch vụ kiến trúc, tư vấn kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật đồng bộ; dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị, dịch vụ máy tính, dịch vụ nghiên cứu và phát triển, dịch vụ tư vấn quản lý);

Dịch vụ xây dựng; Dịch vụ bảo hiểm; Dịch vụ ngân hàng (từ 1/4/2007); Dịch vụ y tế (chỉ giới hạn ở các dịch vụ bệnh viện, dịch vụ nha khoa và

khám bệnh) Dịch vụ du lịch

Việt Nam cam kết cho phép lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam theo lộ trình trong những ngành dịch vụ nào?Việt Nam cam kết cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (thành viên WTO) thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam sau một thời gian nhất định kể từ ngày gia nhập WTO (gọi là lộ trình) trong những ngành/phân ngành sau đây:- Nhóm các Dịch vụ chuyên môn (bao gồm dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị, dịch vụ nghiên cứu thị trường, dịch vụ liên quan đến khai

Page 5: [QHKTQT]

thác mỏ, dịch vụ liên quan đến sản xuất, dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị);

- Dịch vụ chuyển phát;

- Dịch vụ phân phối (dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ nhượng quyền thương mại);

- Dịch vụ môi trường (dịch vụ xử lý nước thải, dịch vụ xử lý rác thải, dịch vụ làm sạch khí thải và dịch vụ xử lý tiếng ồn, dịch vụ đánh giá tác động môi trường);

- Dịch vụ chứng khoán;

- Một số dịch vụ vận tải (vận tải biển quốc tế, dịch vụ kho bãi container, dịch vụ đặt giữ chỗ trong vận tải hàng không, dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy bay

Việt Nam có cam kết cho phép cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam không?Liên quan đến các cá nhân cung cấp dịch vụ là người nước ngoài, Việt Nam cam kết:

Cho phép các nhà quản lý, chuyên gia, giám đốc điều hành, chuyên gia của các doanh nghiệp nước ngoài được nhập cảnh, lưu trú và làm việc tại hiện diện thương mại (liên doanh, chi nhánh…) của các doanh nghiệp này tại Việt Nam;

Cho phép những người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (đối với dịch vụ máy tính và dịch vụ tư vấn kỹ thuật) được nhập cảnh và cung cấp dịch vụ tại Việt

Cam kết về dịch vụ có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam không?Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ có liên quan chặt chẽ tới đầu tư nước ngoài. Cụ thể, cam kết về phương thức hiện diện thương mại – phương thức 3 (tức là các hình thức pháp lý mà tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể thành lập để hoạt động ở Việt Nam) chính là cam kết về mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ.Các cam kết dịch vụ liên quan tới đầu tư nước ngoài gồm:

Cam kết mở cửa thị trường: Trong mỗi ngành, phân ngành dịch vụ Việt Nam đều giữ quyền áp đặt một số điều kiện mở cửa thị trường nhất định cho

Page 6: [QHKTQT]

nhà đầu tư nước ngoài (Ví dụ, trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ ngày 1/4/2007);

Cam kết về đối xử quốc gia: Việt Nam cam kết đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam trừ những ngành/phân ngành dịch vụ mà Việt Nam đã nêu rõ các điều kiện mang tính phân biệt đối xử trong cam kết;

Cam kết về đối xử tối huệ quốc: Việt Nam cam kết đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư từ các nước khác nhau.Cam kết dịch vụ có liên quan tới đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam không?Về nguyên tắc, cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong các ngành dịch vụ cụ thể chỉ liên quan đến đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam (dưới các hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện) chứ không liên quan đến đầu tư gián tiếp.Tuy nhiên, trong cam kết nền (Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam), Việt Nam đã đưa ra cam kết về việc nhà đầu tư nước ngoài được tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam.Cụ thể:

1. Nhà đầu tư nước ngoài phải được phép mua cổ phần tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong một doanh nghiệp không vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết, Việt Nam đã mở cửa rộng hơn cam kết bằng việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ không quá 49% (trừ ngành ngân hàng) tổng mức vốn điều lệ của doanh nghiệp.

2. Việt Nam phải bỏ mức giới hạn 30% nói trên từ ngày 11/1/2008. Khi đó, mức giới hạn thay thế trong các ngành/phân ngành dịch vụ đã có cam kết chính là mức nêu trong cam kết đối với ngành/phân ngành đó.Ví dụ, theo cam kết, kể từ ngày 1/1/2009, Việt Nam phải cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường. Như vậy, từ thời điểm này, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được quyền mua 100% cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ này.

Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, bên nước ngoài được mua ở mức tối đa là 30% tổng số cổ phần.

Page 7: [QHKTQT]

CAM KẾT VỀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Doanh nghiệp thương mại nhà nước làgì?

Trong WTO,“doanh nghiệp thương mại nhà nước” được hiểu là doanh nghiệp được Nhà nước dành cho những đặc quyền hay độc quyền nhất định trong hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu.

Với cách hiểu như vậy,“doanh nghiệp thương mại Nhà nước”được xác định dựa trên tiêu chí về đặc quyền/độc quyền xuất nhập khẩu, không dựa trên tiêu chí nguồn vốn(vốnNhànước)như thông thường.Vì vậy, doanh nghiệp thương mại nhà nước có thể thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân.

Trong cam kết WTO, “doanh nghiệp nhà nước” được hiểu như thế nào?

Trong các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp nhà nước dùng để chỉ các

doanh nghiệp trong đó Nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ (tức là các doanh nghiệp trong đó

Nhà nước nắm quyền kiểm soát chính theo nguyên tắc quyền kiểm soát tương đương với tỷ lệ vốn).

Như vậy, trong các cam kết WTO, khái niệm“doanh nghiệp nhà nước”không bao gồm tất cả các"doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước"

WTO quy định như thế nào về doanh nghiệp thương mại nhà nước?

Nguyên tắc cơ bản mà WTO áp đặt đối với nhóm Doanh nghiệp này là yêu cầu buộc phải tuân thủ các Tiêu chí thị trường trong hoạt động mua bán liên quan đến loại mặt hàng mà doanh nghiệp đó có độc quyền/đặc quyền xuất nhập khẩu. Chính phủ các nước thành viên có trách nhiệm đảm bảo nguyên tắc này được tuân thủ nghiêm túc bởi các doanh nghiệp thương mại nhà nước của mình

Trước khi gia nhập WTO Việt Nam duy trì những DN thương mại nhà nước nào?

Trước khi gia nhập WTO,Việt Nam duy trì khá nhiều doanh nghiệp thương mại nhà nước trong

những lĩnh vực mà việc xuất nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ:

Page 8: [QHKTQT]

Đối với các nguyên, nhiên liệu quan trọng, quý hiếm hoặc đặc biệt: Các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, phân bón,vàng bạc, đá quý,thiết bị hàng không;

Đối với các sản phẩm nhạy cảm: Các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu văn hóa phẩm, dược phẩm,rượu; các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo,dầu thô.

Trong những năm gần đây, theo cam kết của Việt Nam với IMF và World Bank về việc dỡ bỏ dần các hàng rào phi đồng thời do tác động của tiến trình đàm phán gia nhập WTO,Việt Nam đã loại bỏ đầu mối nhập khẩu đối với một số mặt hàng như rượu, phân bón, dược phẩm, vàng, bạc, đá quí

VN có cam kết riêng gì về hoạt động của DN nhà nước và DN thương mại nhà nước?

- Các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thương mại nhà nước của Việt Nam sẽ tiến hành các hoạt động mua bán theo tiêu chí thương mại.

Nói cách khác,các quyết định của doanh nghiệp về giá cả,số lượng, chất lượng, tiếp thị, vận chuyển và các điều kiện mua, bán khác trong hoạt động kinh doanh sẽ phải thực hiện theo cơ chế,yêu cầu của thị trường.

- Không phân biệt đối xử trong các điều kiện mua/bán và đảm bảo đầy đủ cơ hội cạnh tranh của các doanh nghiệp từ các nước thành viên WTO khác trong hoạt động mua bán giữa họ với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thương mại nhà nước;

- Nhà nước không can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và không coi mua sắm của các doanh nghiệp nhà nước là mua sắm của Nhà nước. Tuy nhiên Nhà nước được can thiệp vào doanh nghiệp với tư cách là một cổ đông/người góp vốn(thông qua đại diện của mình tại doanh nghiệp) để quản lý hoạt động của doanh nghiệp

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam vẫn duy trì đặc quyền/độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các nhóm mặt hàng nào?

1. Dầu thô2. Xăng dầu3. Máy bay, phụ tùng máy bay, thiết bị và phương tiện hàng không4. Thuốc lá điếu, xì gà, các loại thuốc lá chế biến

CAM KẾT VỀ BÃI BỎ TRỢ CẤP XK

Page 9: [QHKTQT]

Đối với nông sản, cũng như các thành viên mới gia nhập khác, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu kể từ ngày gia nhập WTO. Các hình thức hỗ trợ nông nghiệp khác không gắn với xuất khẩu vẫn được duy trì.

Với sản phẩm phi nông nghiệp, trong suốt 12 năm đàm phán, Việt Nam đã kiên trì thuyết phục các thành viên WTO cho Việt Nam hưởng ngoại lệ của Hiệp định về Trợ cấp và Biện pháp đối kháng (SCM) nhưng do đàm phán gia nhập là đàm phán một chiều, các nước mới gia nhập trước đó đều không đòi được ngoại lệ nên cuối cùng Việt Nam đã cam kết như sau:

- Bãi bỏ trợ cấp thay thế nhập khẩu (như thuế ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa) và các loại trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức cấp phát trực tiếp từ ngân sách nhà nước (như bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu, thưởng theo kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu…) kể từ khi gia nhập WTO.

- Với trợ cấp xuất khẩu “gián tiếp” (chủ yếu dưới dạng ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu), sẽ không cấp thêm kể từ khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, với các dự án đầu tư trong và ngoài nước đã được hưởng ưu đãi loại này từ trước ngày gia nhập WTO, ta được một thời gian quá độ là năm năm để bãi bỏ hoàn toàn.  

- Riêng với ngành dệt - may, tất cả các loại trợ cấp bị cấm theo Hiệp định SCM, dù là trực tiếp hay gián tiếp, đều được bãi bỏ ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Tóm lại, Việt Nam đã cam kết xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp bị Hiệp định SCM cấm kể từ khi gia nhập, chỉ bảo lưu năm năm cho các ưu đãi đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu (ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất...) đã cấp cho các dự án từ trước ngày gia nhập WTO (nhưng không bao gồm các dự án dệt-may). Các hình thức hỗ trợ khác cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, nếu không gắn với xuất khẩu hoặc khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu, vẫn tiếp tục được duy trì.

CAM KẾT VỀ THỰC THI SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Việt Nam cam kết thực hiện ngay quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại. Có 8 đối tượng được bảo hộ theo tinh thần WTO:

a. Bản quyền và các quyền có liên quan: Quyền tác giả đối với những tác phẩm gốc được bảo hộ không phân biệt

hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Các cơ quan của Chính phủ chỉ sử dụng các phần mềm máy tính hợp pháp

và không vi phạm quyền tác giả của những phần mềm này Về thù lao, nhuận bút, các tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm đã được

công bố hoặc bản ghi âm/ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng có

Page 10: [QHKTQT]

tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Chính phủ

b. Nhãn hiệu hàng hóa : Nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định tại các điều từ 750 -753 của Bộ Luật Dân sự 2005 và Phần III của Luật SHTT năm 2005. Không có yêu cầu bắt buộc đăng ký nhãn hiệu đối với bất kỳ hàng hóa và dịch vụ nào. Tất cả các đăng ký nhãn hiệu đều được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Việt Nam đã xác nhận rằng trong quá trình soạn thảo Luật SHTT, Việt Nam đã tham khảo các quy định của Khuyến nghị chung liên quan đến các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng do Hội đồng Liên hiệp Pari và Đại hội đồng của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) thông qua vào tháng 9/1999. Hệ thống bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Hiệp định TRIPS và khoản 1 Điều 6 bis Công ước Pari.

c. Chỉ dẫn địa lý : Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo quy định tại các điều từ 750-753 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Phần III của Luật SHTT năm 2005. Việt Nam lưu ý một chỉ dẫn địa lý sẽ không được bảo hộ nếu đã trở thành tên gọi chung ở Việt Nam. Chỉ dẫn địa lý nước ngoài được bảo hộ ở nước xuất xứ mới có thể được bảo hộ ở Việt Nam. Bất kỳ chủ thể nào có quyền, theo luật pháp của nước ngoài, sở hữu, sử dụng hoặc nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước xuất xứ đều có quyền nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam và có thể được ghi nhận trong Đăng bạ chỉ dẫn địa lý Việt Nam. Đại diện Việt Nam cho rằng Luật SHTT năm 2005 đã bảo hộ các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và nước ngoài phù hợp với Hiệp định TRIPS. Theo đó, các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là Thành viên sẽ được áp dụng trong trường hợp có xung đột.

d. Kiểu dáng công nghiệp : Pháp luật hiện hành của VN phù hợp với các yêu cầu của Điều 26.1 Hiệp định TRIPS. VN lưu ý, mặc dù các quy định liên quan không được diễn đạt giống hệt như lời văn của Hiệp định TRIPS nhưng các quy định của các Điều 123.1(a), 124.2 và 126.1 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng đã bao hàm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng “về cơ bản là bản sao” của kiểu dáng được bảo hộ. Thời hạn bảo hộ ban đầu đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm tính từ ngày nộp đơn-có hiệu lực từ ngày đăng ký - và có thể được gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.

e. Sáng chế : Sáng chế có tính mới đối với thế giới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp được bảo hộ theo quy định tại các Điều từ 750 đến 753 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Phần III của Luật SHTT năm 2005. Đặc biệt, đối tượng không phải bảo hộ theo Hiệp định TRIPS vẫn được bảo hộ tại VN. Sáng chế có tính mới đối với thế giới, và có khả năng áp dụng công nghiệp - thậm chí không có trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông thường - có thể được bảo hộ theo Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Chủ sở hữu Bằng độc quyền sáng chế

Page 11: [QHKTQT]

hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có độc quyền sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu, và chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu người khác chấm dứt hành vi xâm phạm và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Thời hạn hiệu lực của những Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích tương ứng là 20 và 10 năm tính từ ngày nộp đơn - có hiệu lực từ ngày cấp.

f. Thiết kế, bố trí mạch tích hợp: g. Bí mật thông tin thương mại : Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ

các điều kiện theo quy định mà không phải đăng ký. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền cấm việc sử dụng trái phép bí mật kinh doanh của mình và yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra lệnh chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

h. Hợp đồng chuyển giao công nghệ

CAM KẾT VỀ MỞ CỬA ĐẦU TƯ

- Trừ một số ngành hạn chế đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư được đầu tư vào Việt Nam và được hưởng cơ chế MFN và NT

- Tứ ngày 1/7/2006 các nhà đầu tư trong và ngoài nước chiu sự điều tiết chung bởi luật đầu tư và luật doanh nghiệp

- Nhà đầu tư được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình tương tự nhà đầu tư Việt Nam

- Không bị buộc vào đầu tư vào vùng nguyên liệu, không bị buộc phải xuất khẩu sản phẩm như là một điều kiện để đầu tư vào Việt Nam

- Doanh nghiệp có vốn FDI được cân đối ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh

- Doanh nghiệp có vồn nước ngoài được bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp