22
Địa chỉ: Đình Bảng, TSơn, Bắc Ninh Điện thoi: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070 Email: [email protected] ; Website: www.ria1.org Hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I Tác động môi trường từ hoạt động nuôi tôm ven biển ở miền Bắc Việt Nam Ảnh hưởng của hàm lượng hormone 17α - Methyltetosterone (MT) và phương pháp xử lý đến tỷ lệ tạo cá giả đực ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) Thăm quan học tập công nghệ nuôi thủy sản ở Israel BN TIN VIN NGHIÊN CU NUÔI TRNG THY SN I ISSN 1859-4174 Số 7 Quý III - 2012

Quý III - 2012 7_VN.pdf · vòng hoa tươi thắm mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Liệt sỹ” để tưởng nhớ những người con ưu tú của địa

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Địa chỉ: Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh

Điện thoại: +84 3 827 3069; Fax: +84 3 827 3070

Email: [email protected] ; Website: www.ria1.org

Hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

Tác động môi trường từ hoạt động nuôi tôm ven biển ở miền Bắc Việt Nam

Ảnh hưởng của hàm lượng hormone 17α - Methyltetosterone (MT) và phương pháp

xử lý đến tỷ lệ tạo cá giả đực ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss)

Thăm quan học tập công nghệ nuôi thủy sản ở Israel

BẢN TIN

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I

ISSN 1859-4174

Số 7

Quý III - 2012

2 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012)

Giấy phép xuất bản số:37/GP-XBBT ngày 25/4/2011 của Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông

Bản quyền thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Cấm sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Ban Biên tập

Trưởng ban

Phan Thị Vân

Phó Trưởng ban

Nguyễn Hữu Ninh

Ủy viên

Nguyễn Hữu Nghĩa

Vũ Thị Ngọc Liên

Trần Thị Kim Chi

Nguyễn Thị Thu Hiền

Nguyễn Thị Diệu Phương

Hoàng Nhật Sơn

Mai Văn Tài

Chu Chí Thiết

Trần Anh Tuấn

Thư ký

Hoàng Thu Thủy

Trang bìa: Buổi lao động dọn mương

của Đoàn Thanh niên Viện I

Ảnh: Phạm Hồng Nhật

Trong số này

Thư ngỏ 4

Tin tức 5

Tác động môi trường từ hoạt động nuôi tôm ven biển ở miền Bắc Việt Nam 8

Ảnh hưởng của các hệ thống xử lý nước lên cộng đồng vi khuẩn đường ruột ở ấu trùng cá tuyết Đại Tây Dương Gadus morhua 9

Ảnh hưởng của hàm lượng hormone 17α - Methyltetosterone (MT) và phương pháp xử lý đến tỷ lệ tạo cá giả đực ở cá hồi vân Oncorhynchus mykiss 10

Đánh giá biến dị di truyền các tổ hợp lai cá rô phi Oreochromis niloticus bằng chỉ thị phân tử microsatellite 11

Nghiên cứu quá trình phát triển noãn sào của cá Rầm xanh Sinilabeo lemassoni (Pellegrin & Chevey, 1936) nuôi trong điều kiện nhân tạo 13

Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học khối thịnh vượng chung của Úc đến thăm và làm việc tại Viện I 15

Lãnh đạo Viện I tiếp Đại sứ Việt Nam tại Uzbekistan 15

Viện I tiếp đoàn công tác thuộc Dự án của Ngân hàng Thế giới 16

Hội thảo tổng kết Dự án “Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản Cuba giai đoạn 2009 - 2011” 17

Viện I triển khai chương trình tập huấn khuyến nông tại Thanh Hóa 18

Đoàn công tác thuộc Văn phòng Nông nghiệp Đại sứ quán Mỹ đến thăm và làm việc tại Viện I 19

Chuyến thăm và làm việc của Viện Nghiên cứu NTTS và Thủy lợi Hungary tại Viện I 20

Thăm quan học tập công nghệ nuôi thủy sản ở Israel 21

4 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012)

Thư ngỏ

Kính thưa quý độc giả,

Đã hết quý 3 của năm

2012, các hoạt động của

Viện được triển khai kịp

tiến độ hứa hẹn một năm

hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để có được những kết

quả như vậy, toàn thể cán bộ, nhân viên của

Viện đã rất nỗ lực thực hiện các công việc được

giao. Một thông tin nhân sự quan trọng của Viện

I là từ ngày 1 tháng 10, Tiến sỹ Trần Đình Luân,

Phó Viện trưởng được Bộ NN&PNNT điều

chuyển sang công tác ở Cục Thú Y với vai trò

Phó Cục trưởng. Thay mặt toàn thể cán bộ của

Viện I, tôi trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Trần Đình

Luân về sự đóng góp cho Viện I, chúc Tiến sỹ

sức khoẻ và hoàn thành tốt công việc trong vai

trò mới.

Thời gian còn lại của năm không còn nhiều,

nhưng vẫn còn rất nhiều việc hết sức khó khăn

mà chúng ta cần phải hoàn thành để cho năm

2012 kết thúc một cách tốt nhất. Tuy nhiên, tôi

tin rằng với sự đoàn kết, sáng tạo và chăm chỉ vì

sự phát triển chung của Viện nói riêng và của

ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung, chúng ta

sẽ thành công.

Trân trọng,

Phan Thị Vân

Trưởng Ban biên tập

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012) 5

Tin tức

Viện I kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ

Hoàng Thủy

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt

sỹ (27/7/1947 - 27/7/2012), sáng ngày 26/7, đoàn đại

biểu đại diện Đảng ủy, Lãnh đạo, Công đoàn, Đoàn

Thanh niên Viện NC NTTS I, các Phòng ban và

Trung tâm tại Viện đã đến UBND Phường Đình

Bảng- Từ Sơn - Bắc Ninh thăm hỏi và gửi quà tặng

cho thương binh và những người có công với cách

mang trên địa bàn Phường. Tiếp đó đoàn đã dâng

hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ của Phường.

Tại Nghĩa trang, đoàn đã thành kính dâng lên hương

hồn các anh hùng liệt sĩ những nén hương thơm và

vòng hoa tươi thắm mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn

các Liệt sỹ” để tưởng nhớ những người con ưu tú

của địa phương đã không tiếc máu xương, chiến

đấu anh dũng, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ

quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Thay mặt

toàn thể cán bộ Viện, đoàn đại biểu đã bày tỏ niềm

tiếc thương vô hạn và cầu chúc cho hương hồn các

anh được siêu thoát chốn vĩnh hằng, luôn phù hộ

cho Nước nhà bình an và tên tuổi, sự hy sinh cao cả

của các anh mãi mãi trường tồn cùng non sông, đất

nước.

Cũng nhân dịp ngày lễ này, ngày 27/7, Lãnh đạo

Viện đã thăm và tặng quà cho những lao động đang

làm việc tại Viện là thương binh và con của những

liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc trong các thời

kỳ.

Hoạt động phong trào của Đoàn Thanh

niên Viện I

Phạm Hồng Nhật và Nguyễn Tiến Dũng

Trong tháng 9/2012, được sự chỉ đạo của Ban Lãnh

đạo Viện về công tác “Giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi

trường trong cơ quan”, Đoàn Thanh niên Viện đã

tiến hành dọn vệ sinh toàn bộ hệ thống mương trong

cơ quan, bao gồm 6 mương với tổng diện tích trên

30.000 m2. Ban chấp hành Đoàn đã huy động tất cả

đoàn viên của các Chi đoàn tham gia lao động vào

các ngày thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần. Với tinh thần

và sức lực tuổi trẻ, các đoàn viên đã hăng hái tham

gia với quyết tâm cao hoàn thành tốt nhiệm vụ mà

Ban Lãnh đạo Viện đã giao.

Ban Chấp hành Đoàn biểu dương tinh thần làm việc

của các đoàn viên thanh niên trong Viện và trân

trọng cám ơn sự ủng hộ của tập thể Lãnh đạo các

Phòng ban và Trung tâm để Đoàn thanh niên hoàn

thành được nhiệm vụ theo đúng tiến độ.

Buổi lao động của Đoàn Thanh niên. Ảnh: Phạm Hồng

Nhật

Dâng hương tại đài tưởng niệm. Ảnh: Hoàng Thủy

6 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012)

Tin tức

Cũng trong tháng này, hòa chung trong không khí

Trung thu rộn ràng của thiếu nhi trên khắp mọi miền

đất nước, ngày 28/9/2012 BCH Đoàn Thanh niên đã

phối hợp với Công đoàn, Ban Nữ công Viện I tổ

chức “Đêm hội trăng rằm” cùng chung vui với toàn

thể các cháu thiếu nhi là con em CBNV của Viện.

Các cháu thiếu nhi đã háo hức cùng bố mẹ tới tham

dự Đêm hội Trăng rằm 2012 từ sớm, đã làm đêm hội

thêm sôi động. Với sự xuất hiện của các nhân vật cổ

tích là Chị Hằng Nga, Chú Cuội, Thằng Bờm…

chương trình đã khiến các bé vô cùng thích thú, đan

xen vào đó là các trò chơi vui nhộn, những màn múa

lân, những đồ chơi nhiều màu sắc… cũng rất cuốn

hút các cháu.

Đêm hội Trăng rằm đã khép lại nhưng vẫn để lại cho

các cháu thiếu nhi và CBNV không khí vui tươi, phấn

khởi, giúp các em hiểu thêm về nét đẹp văn hóa

truyền thống Việt Nam.

Hội nghị đảng bộ Viện Nghiên cứu nuôi

trồng thủy sản I

Nguyễn Tiến Dũng

Chiều ngày 11 tháng 9 năm 2012, Đảng ủy Viện

Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tổ chức Hội

nghị Đảng bộ với nội dung “Học tập, quán triệt Nghị

quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ V” tới

toàn thể cán bộ chủ chốt và Đảng viên trong Viện.

Hội nghị đã được đồng chí Nguyễn Văn Toán, Ủy

viên thường vụ - Trưởng ban Tuyên giáo Thị xã Từ

Sơn trình bày 5 chuyên đề: Kết luận về việc tổng kết

việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội

dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm

1992; kết luận tổng kết việc thực hiện Nghị quyết

Trung ương 7 khóa IX về tiếp tục đổi mới chính

sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kết luận về

tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 3 khóa X

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công

tác phòng chống tham nhũng; kết luận về một số vấn

đề về tiền lương và định hướng cải cách tiền lương

đến năm 2020; một số vấn đề về chính sách xã hội

giai đoạn 2012-2020.

Hội nghị đã giúp cán bộ, đảng viên của Viện nắm

vững nội dung cơ bản của các kết luận, nghị quyết

của BCH Trung ương Đảng, tạo sự thống nhất về ý

chí và hành động trong đội ngũ CBCNVC. Đồng thời,

giúp các cán bộ, đảng viên vận dụng một cách sáng

tạo các đường lối, chủ trương của Đảng vào quá

trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất

nước.

Viện I tham gia Chợ Công nghệ và Thiết

bị Quốc tế Việt Nam - 2012

Nguyễn Thị Diệu Phương

Từ ngày 20-23/9/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ,

Ủy ban Khoa học và Công nghệ của ASEAN

(ASEAN COST), UBND Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí

Minh cùng phối hợp tổ chức Chợ Công nghệ và

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Tiến Dũng

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012) 7

Tin tức

Thiết bị Quốc tế Việt Nam 2012 (International

Techmart Vietnam 2012) tại Trung tâm Triển lãm

Quốc tế Hà Nội.

Tại Hội chợ năm nay Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

thủy sản I có đại diện là Dự án Bảo tồn và phát triển

nguồn lợi thủy sản vùng cao (Highland Aquatic

Resources Conservation and Sustainable

Development- HighARCS) - là dự án hợp tác quốc tế

nằm trong khuôn khổ Chương trình khung lần thứ 7

(FP7) của Liên minh châu Âu (EU) đã đóng góp một

số kết quả nghiên cứu là: mẫu vật đa dạng các loài

cá, một số loài cá mới đang được phát hiện tại địa

điểm nghiên cứu của Dự án thuộc khu hệ cá sông

Đakrông - Quảng Trị, poster, tờ rơi và các Bản tin

của Viện I vào gian trưng bày KH&CN ASEAN-EU

YoSTI 2012 của Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Trong thời gian tham gia triển lãm, các cán bộ của

Dự án HighARCS đã có dịp giới thiệu với các khách

hàng tới thăm quan gian hàng về Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng thủy sản I, những thành tựu về khoa học -

công nghệ của Viện đã đạt được, giới thiệu các Bản

tin và chia sẻ một số kết quả nghiên cứu của Dự án

HighARCS. Các mẫu vật đa dạng các loài cá và một

số loài cá mới đang được phát hiện đã thu hút được

sự chú ý của công chúng góp phần tăng cường nhận

thức về bảo tồn đa dạng nguồn lợi thủy sản.

Lãnh đạo Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã đánh

giá cao về sự tham gia trưng bày kết quả nghiên cứu

của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và có ý

tưởng trong phối hợp tổ chức các sự kiện quốc tế,

xây dựng hợp tác với Viện trong thời gian tới.

Techmart Vietnam 2012 thực sự có ý nghĩa, là môi

trường kết nối các nhà khoa học góp phần thúc đẩy

nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi

mới sáng tạo, kết nối cộng đồng nghiên cứu và phát

triển với khu vực doanh nghiệp, xúc tiến thương mại

hóa kết quả nghiên cứu KH&CN; đồng thời tăng

cường trao đổi hợp tác nghiên cứu, chuyển giao

công nghệ với các nước trong khu vực và thế giới.

Ông Lê Xuân Định - Phó cục trưởng Cục thông tin KH&CN

quốc gia và cán bộ Viện I tại gian trưng bày KH&CN

ASEAN-EU YoSTI 2012. Ảnh: Nguyễn Thị Diệu Phương

cung cấp

8 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012)

Khoa học và Công nghệ

Tác động môi trường từ hoạt động nuôi

tôm ven biển ở miền Bắc Việt Nam

Bùi Đắc Thuyết

Nuôi tôm ven biển đã và đang đóng góp một phần

không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội của

nhiều quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tác

động tới môi trường sinh thái vùng ven bờ như việc

phá rừng ngập mặn hay việc xả thải các chất dinh

dưỡng từ các ao nuôi gây hiện tượng phú dưỡng

trong các thủy vực xung quanh vùng nuôi. Việc phát

triển ồ ạt hoạt động nuôi tôm ven biển ở Quảng

Ninh, Việt Nam trong thời gian qua có thể dẫn đến

những tác động xấu tới môi trường vùng ven bờ. Vì

vậy, mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đánh giá các

vấn đề quản lý môi trường vùng ven bờ bao gồm

việc thay đổi diện tích rừng ngập mặn và diện tích

nuôi tôm ven biển, những tác động từ việc xả thải

nước trong các ao nuôi tôm tới chất lượng nước và

bùn đáy trong các thủy vực xung quanh.

Các ảnh vệ tinh được sử dụng để xác định sự thay

đổi hiện trạng sử dụng đất và lớp phủ tại hai điểm

nghiên cứu ở vùng Hạ Long và Móng Cái trong thời

gian từ năm 1999/2001 đến 2008. Kết quả nghiên

cứu cho thấy diện tích rừng ngập mặn tại các vùng

nghiên cứu tại đã giảm khoảng 927,5ha ở Hạ Long

và 1.144,4ha ở Móng Cái trong khi diện tích vùng

nuôi tôm đã tăng tương ứng khoảng 1.195,9ha và

1.702,5ha trong cùng khoảng thời gian nghiên cứu.

Phần lớn diện tích nuôi tôm tại Móng Cái (49,4%)

được xây dựng trên các vùng đất của rừng ngập

mặn trong khi các trại nuôi tôm ở vùng Hạ Long

được xây dựng trên nền đất trống và chỉ 23,9% diện

tích nuôi tôm ở đây xây dựng trên đất rừng ngập

mặn trước đây.

Các mẫu đất và bùn đáy trong các kênh, lạch vùng

cửa sông nhận nước thải từ các trại nuôi tôm cũng

được thu và phân tích để đánh giá sự biến động môi

trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thông số

liên quan đến chất dinh dưỡng như ammonia, nitrite,

nitrate, phosphor tổng số, nhu cầu ôxy sinh hóa,

chlorophyll-a trong nước; và nitơ tổng số, phosphor

tổng số, tổng các bon hữu cơ trong bùn đáy thường

cao ở những điểm gần nguồn xả thải từ các trại nuôi

tôm và hàm lượng các thông số này giảm đi tại các

điểm cách vùng nuôi khoảng 2-3km. Chất lượng

nước tại các điểm nghiên cứu thường có sự thay đổi

theo mùa vụ nuôi, các thông số dinh dưỡng thường

cao hơn sau mỗi vụ nuôi, đặc biệt là tại các điểm thu

mẫu gần trại nuôi tôm.

Đề tài cũng đã áp dụng phân tích thống kê đa nhân

tố để đánh giá chất lượng nước và bùn đáy tại các

điểm nghiên cứu. Phương pháp phân tích thành

phần chính (Principal Component Analysis) đã mô tả

được khá rõ sự biến động chất lượng nước tại các

Khu vực nghiên cứu tại Hạ Long, Quảng Ninh. Nguồn:

ALOS image, chụp tháng 10/2008

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012) 9

Khoa học và Công nghệ

điểm thu mẫu theo không gian và thời gian. Chỉ số

dinh dưỡng trong bùn đáy cũng được thiết lập nhờ

phân tích đa thông số rút gọn (Factor Analysis) và có

thể áp dụng trong quan trắc, đánh giá chất lượng

bùn đáy trong các kênh, lạch vùng ven bờ nhận

nước thải từ các trại nuôi tôm ở Quảng Ninh, Việt

Nam.

Từ những kết quả thu được, đề tài cũng đã thảo luận

một số giải pháp, khuyến cáo nhằm cải thiện thể chế

quản lý hiện tại và tiến tới phát triển bền vững nghề

nuôi tôm ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái vùng

ven bờ. Hướng dẫn TS. Stefan Maier, GS.TS.

Chris Austin, TS. Jim Luong Van

Ảnh hưởng của các hệ thống xử lý nước

lên cộng đồng vi khuẩn đường ruột ở ấu

trùng cá tuyết Đại Tây Dương Gadus

morhua

Trương Thị Mỹ Hạnh

Những tương tác giữa vi khuẩn và cá có ảnh hưởng

đến sức khỏe và sự sống sót, đặc biệt trong suốt giai

đoạn đầu phát triển của cá. Việc thiết lập hệ vi sinh

vật trong ruột cá được tin là đã chịu ảnh hưởng bởi

thành phần vi sinh vật trong nước ương nuôi.

Mục đích của nghiên cứu là kiểm tra các hệ thống xử

lý nước có thể được sử dụng như công cụ để kiểm

soát vi khuẩn trong ương nuôi ấu trùng cá tuyết. Cụ

thể là điều tra ảnh hưởng của các hệ thống xử lý

nước lên vi khuẩn trong nước ương nuôi và trong ấu

trùng cá tuyết. Nghiên cứu được kiểm tra bằng cách

so sánh cấu trúc cộng đồng vi khuẩn trong nuồn

nước vào, nước trong bể ương nuôi và trong ấu

trùng cá từ 3 hệ thống xử lý nước: hệ thống dòng

chảy (FTS), hệ thống lọc sinh học (MMS) và hệ

thống tuần hoàn (RAS).

Phương pháp PCR-DGGE (polymerase chain

reaction-denaturing gradient gel electrophoresis) đã

được áp dụng để mô tả cộng đồng vi khuẩn trong

nghiên cứu này. Tổng DNA của các mẫu nước, thức

ăn, ấu trùng cá đã được tách chiết, sử dụng như

mẫu trong PCR để khuyếch đại đoạn gen của vi

khuẩn tại vùng bảo thủ của 16S rRNA. So sánh cộng

đồng vi khuẩn trên hình ảnh DGGE được phân tích

bằng thống kê đa biến ngẫu nhiên.

Các kết quả đã chỉ ra rằng có sự khác biệt ý nghĩa

giữa cộng đồng vi khuẩn (MC) trong nước cũng như

trong ấu trùng cá từ 3 hệ thống xử lý nước khác

nhau. MC trong bể nuôi của hệ thống RAS đã chịu

ảnh hưởng chính bởi MC của nguồn nước vào, trong

khi đó MC trong bể nuôi của hệ thống MMS và FTS

có nhiều tương đồng với MC của nguồn nước vào và

của thức ăn. Hơn thế nữa, MC trong bể nuôi và

trong ấu trùng cá của hệ thống RAS và MMS có tính

ổn định theo thời gian so với hệ thống FTS. MC

trong ấu trùng cá đã xác định chính bởi MC của

nước trong bể nuôi. Vì vậy, các hệ thống xử lý nước

có thể kiểm soát được MC trong nước nuôi, đồng

Khu vực nghiên cứu tại Móng Cái, Quảng Ninh. Nguồn:

ALOS image, chụp tháng 12/2008

10 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012)

Khoa học và Công nghệ

thời có ảnh hưởng đến cộng đồng vi khuẩn trong ấu

trùng cá tuyết. Hướng dẫn GS. Olav Vadstein và

TS. Ingrid Bakke

Ảnh hưởng của hàm lượng hormone 17α

- Methyltetosterone (MT) và phương pháp

xử lý đến tỷ lệ tạo cá giả đực ở cá hồi vân

Oncorhynchus mykiss

Nguyễn Thị Hoa

Cá cái giả đực mang nhiễm sắc thể XX cho lai với cá

cái thường (XX) sẽ cho quần đàn cá hồi vân toàn cái

ở thế hệ con. Do vậy, quy trình công nghệ tạo cá hồi

vân toàn cái phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật tạo ra

cá hồi vân cái giả đực. Hunter và Donaldson (1985)

cho thấy có thể sử dụng hormone 17α -

Methyltetosterone hàm lượng 3 mg/kg thức ăn (TĂ)

công nghiệp cho cá ăn trong vòng 30 ngày (tương

đương 700 - 750 độ ngày). Nghiên cứu của Solar và

Donaldson (1985) sử dụng hàm lượng 3 mg/kg TĂ

thì thời gian xử lý kéo dài từ 90 đến 120 ngày. Kết

quả của các nghiên cứu trên đều cho tỷ lệ đực trong

quần đàn con là 100%. Tuy nhiên ở nước ta nhiệt độ

biến động rất lớn trong ngày và trong cùng một thời

điểm nên thời gian để đạt tổng nhiệt độ 700 hoặc

750 độ ngày cũng thay đổi. Do vậy nghiên cứu để

đưa ra hàm lượng hormone và thời gian tạo cá hồi

vân giả đực nhằm hoàn thiện công nghệ tạo cá hồi

vân toàn cái phù hợp với thực tế là rất cần thiết.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng hormone,

thời gian xử lý và phương pháp tạo cá hồi vân giả

đực được thực hiện với ba thí nghiệm. Thí nghiệm 1

xác định liều lượng hormone thực hiện bằng biện

pháp trộn hormone vào thức ăn của cá với 5 hàm

lượng: 2, 3, 5, 7 và 9mg/kg TĂ công nghiệp trong

thời gian 30 ngày, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Thí

nghiệm 2 xác định thời gian xử lý cá giả đực được

bố trí với hàm lượng hormone là 3, 5 và 7mg/kg TĂ

ở các khoảng thời gian: 25, 30 và 35 ngày. Thí

nghiệm 3 tạo cá giả đực bằng biện pháp ngâm thực

hiện với hàm lượng hormone là 400 µg/l nước, với

tần suất 3 lần/tuần, thời gian thí nghiệm kéo dài 4

tuần. Thức ăn sử dụng trong các thí nghiệm được

nhập khẩu từ Phần Lan có kích cỡ viên từ 0,5 -

0,7mm với hàm lượng protein là 55% và lipit là 18%.

Vật liệu thí nghiệm là trứng cá hồi vân toàn cái có

điểm mắt nhập từ Phần Lan. Thí nghiệm 1 và 2

được tiến hành khi cá nở hết bắt đầu ăn thức ăn

ngoài, thí nghiệm 3 tiến hành khi cá nở được 50%.

Kiểm tra tỷ lệ cá giả đực sau 5 tháng nuôi, phương

pháp kiểm tra dựa trên các bước tiến hành kiểm tra

tỷ lệ giới tính của cá rô phi.Thời gian thí nghiệm

được tiến hành từ tháng 3 - 8/2011 tại Trung tâm

nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sapa. Các yếu tố

môi trường như: nhiệt độ, ôxy, pH được theo dõi

hàng ngày.

Tỷ lệ chuyển đổi cá giả đực giảm dần khi tăng liều

lượng hormone 2, 3, 5, 7 và 9mg/kgTĂ trong thời

gian 30 ngày. Qua Hình 1 cho thấy, sử dụng liều

Kiểm tra tỷ lệ cá giả đực. Ảnh: Nguyễn Thị Hoa

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012) 11

Khoa học và Công nghệ

lượng hormone 2 và 3 mg/kg TĂ cho tỷ lệ cá giả đực

cao nhất (100%) ở hàm lượng 9mg/kg TĂ cho tỷ lệ

cá giả đực thấp nhất (70%), hàm lượng hormone 5

và 7mg/kg TĂ cho tỷ lệ cá giả đực tương đương

nhau 90 và 93%. Kết quả này cũng phù hợp với các

thảo luận và gợi ý trao đổi trực tiếp với chuyên gia

Phần Lan.

Nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm (từ 1 -

30/3/2011) biến động trung bình trong ngày từ 9,50C

- 13.00C. Đây là khoảng nhiệt độ phù hợp cho sinh

sản, ấp nở trứng và ương nuôi cá hồi vân.

Kết quả thí nghiệm 2 về thời gian xử lý cá giả đực

được thể hiện ở Hình 2. Qua hình 2 cho thấy tỷ lệ cá

giả đực ở hàm lượng hormone 3mg/kgTA cao nhất

dao động từ 96,7- 100,0% ở cả 3 khoảng thời gian

khác nhau: 25, 30 và 35 ngày. Hàm lượng hormone

5 và 7mg/kg TĂ cho tỷ lệ cá giả đực không có sự sai

khác ở các thời gian xử lý khác nhau, tỷ lệ cá giả

đực dao động từ 80,0 - 90,0%. Tuy nhiên ở thí

nghiệm này, tỷ lệ cá lưỡng tính ở hàm lượng

hormone 5 và 7mg/kg thức ăn cao nhất dao động từ

7 - 10%. Biến động nhiệt độ nước trong thời gian thí

nghiệm (5/5 - 16/6/2011) dao động từ 15 - 170C.

Nhiệt độ nước thời gian này khá cao, tuy nhiên vẫn

nằm trong khoảng nhiệt độ phù hợp với sinh trưởng

và phát triển của cá hồi vân.

Đối với thí nghiệm 3 được tiến hành từ 26/2 -

26/3/2011, tỷ lệ cá giả đực trung bình giữa các lần

lặp đạt 98%. Qua kết quả này cho thấy có thể áp

dụng biện pháp tạo cá hồi vân giả đực bằng phương

pháp ngâm với liều lượng 400μg/l nước trong 4 tuần

trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 11 - 150C.

Qua các thí nghiệm cho thấy có thể sử dụng

hormone trộn vào thức ăn với liều lượng 2 - 3 mg/kg

TĂ, thời gian xử lý là khoảng 30 ngày hoặc tương

đương 700 độ ngày cho tỷ lệ cá giả đực đạt 100%.

Với điều kiện nhiệt độ ổn định từ 8 - 150C, sử dụng

biện pháp tạo cá hồi vân giả đực là ngâm hormone

tiết kiệm chi phí hơn, thao tác kỹ thuật đơn giản hơn

nhưng vẫn cho tỷ lệ cá giả đực cao tương đương

biện pháp cho ăn. Phản biện TS. Lê Văn Khôi

Đánh giá biến dị di truyền các tổ hợp lai

cá rô phi Oreochromis niloticus bằng chỉ

thị phân tử microsatellite

Trần Thị Thúy Hà, Vũ Thị Trang, Nguyễn Thị Hoa

và Nguyễn Hữu Ninh

Ở Việt Nam, phân tích biến dị di truyền trên cá rô phi

sử dụng chỉ thị microsatellite đã được báo cáo, với

mức dao động từ 3 - 5 alen. Trong nghiên cứu này,

chỉ thị microsatellite Prl1 và GM139 được sử dụng

Hình 1:Tỷ lệ cá giả đực thí nghiệm 30 ngày

Hình 2: Tỷ lệ cá giả đực thí nghiệm 25, 30 và 35 ngày

12 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012)

Khoa học và Công nghệ

để đánh giá biến dị di truyền của 16 tổ hợp lai giữa

04 dòng cá rô phi vằn Oreochromis niloticus có

nguồn gốc khác nhau, gồm dòng Thái Lan, Đài Loan,

Israel và dòng chọn giống NOVIT 4 của Viện I. Mục

đích chính của nghiên cứu nhằm định hướng hình

thành quần đàn ban đầu phục vụ chương trình chọn

giống nâng cao tốc độ sinh trưởng.

Tổng số 480 mẫu vây hoặc mô cơ (30 mẫu x 16 tổ

hợp lai) được thu và bảo quản trong ethanol 100%.

Những mẫu này là kết quả của các tổ hợp lai giữa

04 dòng cá rô phi vằn nói trên. ADN tổng số của các

mẫu được tách chiết theo phương pháp kết tủa muối

và bảo quản trong điều kiện 40C. Phản ứng PCR

được thực hiện thông qua hai cặp mồi Prl1 (F:

CATTTTCCACCTTCACGCCTCAC;

R: CTTGCCTCCATTTT CATTTTATAGTTCCTT) và

GM139 (F: GTGGGA TCTACCAAGAAGAG;

R: TTTGAGTAACCACCCTAACAC) để nhân đoạn

gen đặc hiệu với mồi xuôi được đánh dấu huỳnh

quang. Sản phẩm ADN tách chiết và sản phẩm ADN

khuyếch đại được kiểm tra trên gel agarose 0,8% và

1,5%. Các sản phẩm PCR phù hợp được phân tích

trên máy CEQ 8000 (Beckman Coulter, Fullerton,

CA) cùng với dấu chuẩn với độ dài 400bp. Số liệu

được ghi lại và mã hóa thành dữ liệu sử dụng trên

phần mềm phân tích Genepop 4.0 và Arlequin 3.0.

Kết quả kiểm tra hàm lượng ADN trên gel agarose

0,8% và sản phẩm PCR trên gel agarose 1,5% cho

thấy các vạch băng sáng, rõ nét chứng tỏ ADN tách

chiết và đoạn gen được nhân đều đảm bảo chất

lượng và nằm trong khoảng phù hợp.

Kết quả phân tích thể hiện mức độ sai khác tần số

alen và sự đa hình của các vị trí microsatellite. Điều

này chứng tỏ sự sai khác trong cấu trúc di truyền

của các quần đàn. Hai microsatellite đã tạo ra tổng

số 21 alen, trong đó quan sát được ở GM139 là 11

và ở Prl 1 là 10 alen.

Bốn trong 16 tổ hợp lai với số alen xuất hiện nhiều

và tần số alen cao: tổ hợp ĐV14a1, TV10a1, VĐ4a1

và VI2a1. Chẳng hạn đối với tổ hợp lai ĐV14a1, vị trí

alen 1 ở locus Prl 1, tần số alen đạt cao nhất (0,481)

và vị trí alen 4 ở locus GM139, tần số alen đạt cao

nhất là 0,339, thể hiện đàn cá đực và cái của Viện I

và Đài Loan, cá đực Thái Lan và cá cái Israel có tính

biến dị di truyền cao hơn các cá bố mẹ khác. Thêm

vào đó, các tổ hợp ĐV14a1, TV10a1, VĐ4a1, VI2a1

đều có chỉ số sai khác di truyền FST cao hơn so với

các tổ hợp khác. Điều này càng làm sáng tỏ tính ưu

việt của đàn cá đực và cái của Viện I và Đài Loan, cá

đực Thái Lan và cá cái Israel trong các tổ hợp lai.

Kết hợp với các thí nghiệm ngoài ao nuôi về sinh

trưởng, tỷ lệ sống và kết quả đánh giá biến dị di

truyền của các tổ hợp lai giữa 4 dòng cá rô phi này

giúp lựa chọn tổ hợp lai tốt nhất làm vật liệu ban đầu

cho chương trình chọn giống. Phản biện TS.

Nguyễn Quang Huy

Hình ảnh khuếch đại gen bởi cặp mồi GM139 trên máy

CEQ 8000

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012) 13

Khoa học và Công nghệ

Nghiên cứu quá trình phát triển noãn sào

của cá Rầm xanh Sinilabeo lemassoni

(Pellegrin & Chevey, 1936) nuôi trong

điều kiện nhân tạo

Lưu Quố Tr ng

Cá Rầm xanh Sinilabeo lemassoni (Pellegrin &

Chevey, 1936) phân bố chủ yếu ở trung và thượng

lưu các hệ thống sông suối khu vực miền núi phía

Bắc và được xếp vào dạng cá quý hiếm cùng với cá

Lăng Hemibagrus guttatus (Lacepède, 1803), cá

Chiên Bagarius yarelli (Hamilton, 1822), cá Bỗng

Spinibarbus denticulatus ( shima, 1926) và cá Anh

vũ Semilabeo obscorus (Lin, 1981).

Trong những năm gần đây, nguồn lợi cá Rầm xanh

đã suy giảm nghiêm trọng do việc sử dụng các

phương pháp khai thác mang tính hủy diệt như dùng

kích điện, thuốc nổ. Thêm vào đó, các bãi đẻ, khu hệ

sinh thái tự nhiên của đối tượng này cũng bị mất

hoặc thay đổi do việc xây dựng các hồ chứa, thủy

điện. Do vậy, cá Rầm xanh được xếp ở mức nguy

hiểm, đang có nguy cơ tuyệt chủng (mức V) trong

sách đỏ Việt Nam. Trước tình hình đó, nhiệm vụ cấp

nhà nước mã số NVQG - 2010/06 đã được Bộ Khoa

học Công nghệ giao cho Viện NCNT Thủy Sản I thực

hiện với mục tiêu là nghiên cứu sinh sản nhân tạo

thành công nhằm tái tạo, bảo tồn và phát triển bền

vững đối tượng có giá trị này. Nghiên cứu quá trình

phát triển noãn sào của cá Rầm xanh trong điều kiện

nuôi nhân tạo là một nội dung quan trọng và mang

tính quyết định đến sự thành công của nhiệm vụ. Cá

Rầm xanh thu thập từ tự nhiện được nuôi vỗ trong

điều kiện nước tĩnh có giàn phun nước và bổ sung

thêm sục khí; Đánh giá quá trình phát triển tuyến

sinh dục thông qua các chỉ tiêu sinh học sinh sản

như tuổi và kích cỡ thành thục, các giai đoạn phát

triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục, mùa vụ sinh

sản. Các chỉ tiêu trên được đánh giá hàng tháng

theo phương pháp của Xakun và Buskaia (1982).

Mẫu tuyến sinh dục được thu thập, xử lý và phân

tích theo David (1990).

Quá trình nghiên cứu đã xác định được tuổi thành

thục và bắt đầu tham gia sinh sản của cá trong điều

kiện nuôi nhân tạo là 2+, với khối lượng cá cái

>500g/con và cá đực là >300g/con. Hệ số thành thục

của cá thấp nhất vào tháng 8 và tăng dần đạt cao

nhất vào tháng 3 năm sau. Từ tháng 4 trở đi hệ số

thành thục của cá giảm dần.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cá cái thành thục

tập trung nhiều nhất vào đầu tháng 2 đến cuối tháng

3. Vào đầu tháng 4 trứng của một số cá thể thu

được đã có dấu hiệu thoái hóa và chuyển sang màu

sẫm, một số trứng đã bị nát.

Hệ số thành thục của cá Rầm xanh các tháng trong năm

Cá Rầm xanh Sinilabeo lemassoni

14 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012)

Khoa học và Công nghệ

Kết quả cắt mô tế bào trứng cá Rầm xanh cho thấy

tế bào trứng có kích thước tương đối lớn. Đường

kính trứng ở giai đoạn IV đạt kích cỡ hơn 2 mm,

đường kính nhân đạt xấp xỉ 0,15 mm.

Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở vững chắc cho việc

triển khai các nghiên cứu tiếp theo trong sinh sản

nhân tạo thành công nhằm phục hồi tái tạo và phát

triển nguồn gen loài cá quý hiếm này. Phản biện TS.

Lê Văn Khôi

ảng ch thước nhân của tế bào sinh dục cái của cá

Rầm xanh

Giai đoạn

Đường kính tế bào

sinh dục (mm)

Đường kính nhân (mm)

Đường kính nhân/ đường kính tế bào

sinh dục (%)

Tháng theo d i

I 0,0410,014 0,0210,005 51,22 5; 6; 7

II 0,1270,026 0,0380,009 29,92 8; 9; 10

III 0,8600,210 0,0710,011 8,26 11; 12; 01

IV 2,0500,196 0,1480,012 7,22 02; 3; 4

ác giai đoạn phát triển tu ến inh ục của cá Rầm anh

giai đoạn -a giai đoạn - giai đoạn -c giai đoạn V-d)

a

d

d c

b

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012) 15

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và

khoa học khối thịnh vượng chung của Úc

đến thăm và làm việc tại Viện I

Hoàng Thủy

Ngày 10/7, Viện I đã đón tiếp đoàn đại biểu gồm

thành viên các nhóm Khoa học đời sống, Y tế, Thực

phẩm và Phát triển Hợp tác quốc tế thuộc tổ chức

Nghiên cứu khoa học công nghiệp và khối thịnh

vượng chung của Úc (CSIRO), nhằm thảo luận tìm

kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực nông

nghiệp, thực phẩm và khoa học đời sống.

Đại diện phía Viện I, PVT Nguyễn Hữu Ninh đã giới

thiệu sơ lược về Viện, các kết quả hoạt động nghiên

cứu của Viện trong thời gian gần đây. Phía CSIRO

đã đánh giá cao những thành công trong nghiên cứu

mà phía Viện đã đạt được, đồng thời tìm hiểu thêm

về khả năng phát triển nuôi cá rô phi để tìm hướng

đầu tư. Ngoài ra phía đoàn cũng quan tâm tới diễn

biến dịch bệnh tôm đang diễn ra tại Việt Nam và

hướng nghiên cứu khắc phục. Đoàn CSIRO cũng đã

đề xuất những hướng ưu tiên cho việc phát triển

nuôi tôm đảm bảo vệ sinh ATTP và bền vững.

Kết thúc buổi gặp mặt, PVT Nguyễn Hữu Ninh đã

cảm ơn chuyến đến thăm và làm việc của đoàn,

mong muốn mối quan hệ hợp tác giữa CSIRO và

Viện I sẽ được thúc đẩy, đặc biệt trong lĩnh vực

nghiên cứu và phát triển NTTS thủy sản.

Lãnh đạo Viện I tiếp Đại sứ Việt Nam tại

Uzbekistan

Vũ Thị Ng c Liên, Trần Minh Hậu

Nhằm mục tiêu hướng đến sự hợp tác trong lĩnh vực

nuôi trồng thủy sản giữa hai nước Việt Nam và

Uzbekistan, ngày 20 tháng 7 năm 2012 ngài Đại sứ

Việt Nam tại Uzbekistan, ông Lê Mạnh Luân, đã đến

thăm và làm việc với Viện I.

Tham gia đón tiếp ngài Đại sứ có TS. Phan Thị Vân -

Phó Viện trưởng phụ trách Viện, TS. Nguyễn Hữu

Ninh - Phó Viện trưởng, ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa -

Trưởng phòng và ThS. Vũ Thị Ngọc Liên - Phó

phòng TT - HTQT - ĐT, TS. Đặng Thị Lụa - PGĐ TT

NC Quan trắc, Cảnh báo môi trường và Phòng ngừa

dịch bệnh thủy sản khu vực phía Bắc, TS. Lê Văn

Khôi - Phòng Sinh học thực nghiệm, bà Trần Thị Nga

- Thư ký PVT phụ trách Viện.

Lãnh đạo Viện I tiếp đoàn S RO. Ảnh Hoàng Thủy

16 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012)

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

Tại buổi gặp mặt, Ông Lê Mạnh Luân đã bày tỏ

mong muốn Viện I sẽ hỗ trợ Uzbekistan phát triển

nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên

của Uzbekistan. Với điều kiện tự nhiên của

Uzbekistan như khí hậu lục địa, lượng mưa hàng

năm khoảng 100 - 200 milimét, nhiệt độ vào mùa

đông dưới 230C, Viện I đã đề xuất hai đối tượng nuôi

phù hợp là cá tầm và cá hồi vân. Ngoài ra

Uzbekistan cũng có thể phát triển các đối tượng nuôi

khác là cá chép, cá mè và đặc biệt nên tập trung vào

phát triển các đối tượng cá bản địa. Viện I sẵn sàng

cử chuyên gia sang khảo sát, thảo luận trực tiếp với

các chuyên gia thủy sản của Uzbekistan, từ đó xây

dựng đề án phát triển nuôi trồng thủy sản cho nước

bạn. Viện I cũng sẽ chuyển giao công nghệ và đào

tạo nguồn nhân lực nuôi trồng thủy sản cho

Uzbekistan khi có yêu cầu.

Ông Lê Mạnh Luân đã cảm ơn Lãnh đạo và các cán

bộ của Viện I dành cho ông sự tiếp đón long trọng,

thân tình, nồng hậu và khẳng định ông sẽ cố gắng

nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước

theo chủ trương đã được thống nhất giữa hai Thủ

tướng Việt Nam và Uzbekistan.

Buổi gặp mặt giữa ngài Đại sứ Việt Nam tại

Uzbekistan và Lãnh đạo Viện I sẽ là tiền đề cho sự

hợp tác sâu, rộng về lĩnh vực thủy sản giữa hai

nước trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh hơn

nữa hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước và

củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai

dân tộc.

Viện I tiếp đoàn công tác thuộc Dự án của

Ngân hàng Thế giới

Bùi Đắc Thuyết

Ngày 27/7, Viện I đã tiếp đón đoàn cán bộ thuộc Dự

án của Ngân hàng thế giới mang tên “Bài học chia

sẻ trong việc quản lý bệnh trong Nuôi trồng thủy sản”

để tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của tình hình tôm

chết sớm liên quan đến hội chứng gan tụy cấp

(EMS) đang diễn ra trên diện rộng ở Việt Nam. Tại

buổi đón tiếp, đoàn đã được nghe TS. Bùi Đắc

Thuyết - Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc, Cảnh báo

Môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu

vực miền bắc thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày

Chụp ảnh lưu niệm cùng ngài Đại sứ Việt Nam tại

Uzbekistan. Ảnh Hoàng Thủy

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012) 17

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

tình hình thực hiện và những kết quả ban đầu nhiệm

vụ khẩn cấp “Kiểm tra giám át môi trường và bệnh

tôm nuôi nước lợ khu vực Bắc và Bắc Trung bộ” .

Đoàn công tác đã đánh giá cao kết quả đạt được

của nhiệm vụ trong việc nghiên cứu giám sát môi

trường và bệnh tôm nuôi nước lợ liên quan đến EMS

cũng như các thí nghiệm gây cảm nhiễm nhân tạo

đang triển khai tại Viện I.

Trong thời gian ở tại Việt Nam, đoàn cũng làm việc

với các Viện II, III và Giáo sư Donald Lightner đã

giúp các cán bộ nghiên cứu của các Viện kiểm tra lại

các tiêu bản mô bệnh học gan tụy của tôm trong các

ao nuôi bị chết liên quan đến EMS. Đoàn cũng tiến

hành khảo sát và thu thập thêm thông tin tình hình

bệnh tôm chết sớm (EMS) ở các tỉnh Khánh Hòa,

Ninh Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà

Vinh và khảo sát hệ thống nuôi tôm tại Việt Nam từ

đó đưa ra những khuyến cáo nhằm hạn chế thiệt hại.

Hội thảo tổng kết Dự án “Hỗ trợ phát

triển nuôi trồng thủy sản Cuba giai đoạn

2009 - 2011”

Phạm Thùy Dương

Chiều ngày 23 tháng 8, tại Viện I đã diễn ra Hội thảo

tổng kết Dự án “Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản

Cuba giai đoạn 2009 - 2011”. Tham dự Hội thảo,

Viện I có bà Phan Thị Vân - Phó viện trưởng phụ

trách Viện, ông Nguyễn Hữu Ninh - Phó Viện trưởng,

ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Trưởng phòng Thông tin -

Hợp tác quốc tế - Đào tạo, ông Chu Chí Thiết - Phân

Viện trưởng Phân viện NCNTTS Bắc Trung bộ và

các chuyên gia tham gia vào dự án. Các đơn vị chủ

quản và đối tác có ông Tô Việt Châu - Vụ Hợp tác

Quốc tế (Bộ NN&PTNT), ông Lê Công Tiến - Vụ

Châu Mỹ (Bộ Ngoại giao), bà Loida Rivera Fabré -

Tham tán Kinh tế (Đại sứ quán Cuba) , ông Bùi Hồng

Phúc - Thương vụ Đại sứ quán Cuba.

Buổi làm việc của đoàn công tác tại Viện I. Ảnh Hoàng

Thủy

Quang cảnh buổi họp. Ảnh Phạm Thù Dương

18 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012)

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

Đại diện cho Dự án, bà Phan Thị Vân, Giám đốc dự

án đã trình bày mục tiêu, hoạt động cũng như các

kết quả mà dự án đã đạt được thông qua ba gói

công việc: khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản tại

Cuba và đề xuất hỗ trợ; hỗ trợ kỹ thuật nuôi tôm

hùm; hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cá rô phi đơn tính.

Trong đó, hai nội dung chính là hỗ trợ Cuba về kỹ

thuật nuôi tôm hùm và sản xuất cá giống rô phi đơn

tính đã được hoàn thành xuất sắc.

Đại diện cho phía Cuba, bà Loida Rivera Fabré đã

thể hiện sự biết ơn tới các cơ quan quản lý, thực

hiện dự án, đặc biệt là các chuyên gia NTTS tới từ

Viện I đã thực hiện chuyển giao, hỗ trợ công nghệ

nuôi tôm hùm và cá rô phi đơn tính cho Cuba. Từ đó,

ngành thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm hùm và cá rô

phi đơn tính, hy vọng sẽ phát triển mạnh mẽ, góp

phần bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước

Cuba. Đồng thời, bà Loida Rivera Fabré đánh giá

rằng đây là một trong những hợp tác kỹ thuật mang

tính lâu dài giữa Việt Nam - Cuba và sẽ đưa đề nghị

xây dựng Pha 2 của Dự án vào nội dung hợp tác

chương trình hợp tác giữa Cuba và Việt Nam.

Dự án “Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản Cuba

giai đoạn 2009 - 2011” do Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn quản lý, Viện Nghiên cứu nuôi trồng

thủy sản I là đơn vị thực hiện chính, Viện Nghiên

cứu nuôi trồng thủy sản III là đơn vị phối hợp thực

hiện.

Viện I triển khai chương trình tập huấn

khuyến nông tại Thanh Hóa

Hoàng Thủy

Từ ngày 20 - 24/8/2012, Viện I đã triển khai tổ chức

các lớp tập huấn về nghiệp vụ và kỹ thuật chuyên

ngành NTTS theo kế hoạch của Trung tâm Khuyến

nông Quốc gia tại Thanh Hóa với 2 lớp tập huấn là

“Quản lý môi trường và bệnh trong nuôi cá nước

ngọt truyền thống” và “Kỹ thuật nuôi tôm thẻ và tôm

sú theo VietGAP”. Trên 50 học viên là cán bộ khuyến

ngư, cộng tác viên khuyến ngư và đại diện người

nuôi thủy sản đến từ các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng,

Nam Định, Thanh Hóa và Nghệ An đã về tham dự.

Các giảng viên của Viện đã giới thiệu khái quát về

Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) và Quy

Học viên thảo luận nhóm tại lớp tập huấn. Ảnh Hoàng

Thủy

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012) 19

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ và tôm sú theo VietGAP;

sơ lược một số mối nguy trong môi trường nuôi cá

nước ngọt, cập nhật phương pháp quản lý môi

trường khu nuôi trồng thủy sản và quản lý sức khỏe

động vật thủy sản.

Tại các buổi tập huấn trên lớp và đi thực tế, giảng

viên và học viên đã tích cực thảo luận, trao đổi kinh

nghiệm, đề xuất, kiến nghị về một số vấn đề liên

quan đến chính sách và kỹ thuật. Kết quả thu được

từ phiếu đánh giá của 2 lớp tập huấn đã đáp ứng

được yêu cầu của học viên.

Đoàn công tác thuộc Văn phòng Nông

nghiệp Đại sứ quán Mỹ đến thăm và làm

việc tại Viện I

Đàm Thị Mỹ Chinh

Sáng ngày 28 tháng 8 năm 2012 , đoàn công tác của

văn phòng Nông nghiệp Đại sứ quán Mỹ gồm bà

Jeanne Bailey, Tham tán nông nghiệp, Trưởng đoàn;

ông Michatel Ward, tùy viên chuyên trách Nông

nghiệp và bà Phan Thị Thu Hường, Thư ký Văn

phòng đã đến thăm và làm việc tại Viện I theo lời

mời của Dự án “Nâng cao năng lực và chuyển giao

công nghệ của Viện nghiên cứu NTTS I cho Huyện

Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh”. Phó Viện trưởng Trần

Đình Luân cùng đại diện lãnh đạo các phòng Sinh

học thực nghiệm, Di truyền - Chọn giống, TT - HTQT

- ĐT, Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa,

Văn phòng Viện và các thành viên của Dự án đã đón

tiếp đoàn.

Thay mặt lãnh đạo Viện, PVT. Trần Đình Luân đã

giới thiệu sơ lược về Viện I, những kết quả nghiên

cứu, chuyển giao công nghệ nổi bật trong thời gian

gần đây. Tiếp đó, TS. Nguyễn Văn Tiến, Trưởng

phòng Sinh học Thực nghiệm đã trình bày những kết

quả của Dự án. Bà Jeanne Bailey đã đánh giá cao

những thành tựu mà Viện I đã đạt được nói chung

Đại diện Lãnh đạo Viện và Dự án đón tiếp đoàn VP Nông

nghiệp ĐSQ Mỹ tại Việt Nam. Ảnh Hoàng Thủy

Học viên đi thực địa tại cơ ở nuôi tôm. Ảnh Hoàng Thủy

20 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012)

Đào tạo - Tập huấn - Hợp tác quốc tế

và của Dự án nói riêng. Bà mong muốn trong thời

gian tới Đại sứ quán Mỹ và Viện I sẽ có những hợp

tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực vệ sinh an toàn

thực phẩm, biến đổi khí hậu. Đoàn cũng đã đi thăm

quan phòng thí nghiệm thuộc Phòng Di truyền và TT

Nghiên cứu Quan trắc, Cảnh báo Môi trường và

Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản.

Kết thúc buổi gặp mặt, ông Trần Đình Luân đã thay

mặt Viện cảm ơn chuyến đến thăm và làm việc của

đoàn và mong muốn sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp

tác với Phòng Nông nghiệp Đại sứ quán Mỹ nhằm

phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam nói

chung và Viện I nói riêng.

Chuyến thăm và làm việc của Viện

Nghiên cứu NTTS và Thủy lợi Hungary tại

Viện I

Nguyễn Tiến Dũng

Từ ngày 24 - 29/9/2012 đoàn cán bộ của Viện

Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản và thủy lợi Hungary

(HAKI) đã tới Việt Nam và bắt đầu chương trình làm

việc kéo dài 5 ngày tại Viện I. Đúng theo kế hoạch,

chiều ngày 25/9, Đoàn đã có buổi gặp mặt và làm

việc với các Trưởng, phó phòng, Trung tâm, Phân

viện thuộc Viện. Đại diện hai bên đã giới thiệu sơ

lược lịch sử hình thành và thành tựu nghiên cứu

khoa học mà hai Viện đã đạt được. Tại buổi làm việc

với PVT. Nguyễn Hữu Ninh, đại diện phía HAKI

mong muốn được đi thăm quan, học hỏi và trao đổi

kinh nghiệm về lĩnh vực di truyền trong NTTS, tiến

hành ký kết thực hiện các dự án giữa hai Viện, bên

cạnh đó duy trì việc chia sẻ thông tin trong hoạt động

nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.

Trong chuyến công tác, Đoàn đã đi thăm quan các

phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất tại các Phòng

chuyên môn như Di truyền - Chọn giống, Sinh học -

Thực nghiệm, P. Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy

sản, Trung tâm Quan trắc và tới TTQG giống thủy

sản nước ngọt tại Phú Tảo - Hải Dương.

Chuyến thăm lần này của đoàn cán bộ Viện HAKI có

ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố và thúc đẩy

quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai Viện,

là tiền đề cho những dự án nghiên cứu nuôi trồng

thủy sản mà Hungary sẽ quyết định đầu tư trong

tương lai.

Đoàn công tác thăm khu vực thí nghiệm của Viện I. Ảnh

Nguyễn Tiến Dũng

Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012) 21

Hoạt động bốn phương

Thăm quan học tập công nghệ nuôi thủy

sản ở Israel

Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Thị Diệu Phương

Nhằm tăng cường quan hệ, hợp tác trong lĩnh vực

thuỷ sản giữa Israel và Việt Nam, Cơ quan phát triển

hợp tác quốc tế (MASHAV) thuộc Bộ Ngoại giao

Israel đã hỗ trợ cho đoàn cán bộ Việt Nam khóa

thăm quan học tập về công nghệ nuôi trồng thủy sản

ở Israel từ ngày 28/8 đến 11/9/2012. Đoàn thăm

quan gồm 24 người, là lãnh đạo các sở, lãnh đạo

tỉnh và cán bộ chuyên ngành các tỉnh Bắc Giang,

Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Nghệ An, giảng viên Trường

Đại học Nha Trang, các cán bộ Khu công nghệ cao

TP. Hồ Chí Minh, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi

trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và các nhà

nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy

sản 1 - TS. Nguyễn Quang Huy và ThS. Nguyễn Thị

Diệu Phương làm trưởng đoàn kiêm phiên dịch.

Mục đích của chuyến đi là giới thiệu cho học viên về

ngành thuỷ sản Israel, những thành tựu trong nghiên

cứu và phát triển công nghệ, các mô hình sản xuất,

qua đó gợi mở các cơ hội có thể hợp tác giữa hai

bên về lĩnh vực thuỷ sản. Buổi khai mạc lớp học đã

diễn ra long trọng với sự có mặt của đại sứ Việt Nam

ở Israel và đại sứ Bộ ngoại giao Israel. Qua hai tuần

học tập, đoàn đã được học, gặp gỡ các chuyên gia

giàu kinh nghiệm của Israel trong nhiều chuyên

ngành, được đi thăm quan nhiều mô hình nuôi trên

đất nước bạn. Mặc dù sản lượng nuôi thuỷ sản của

Israel còn khiêm tốn, khoảng 18.000 tấn/năm, nhưng

điều nổi bật là ở mỗi vùng sinh thái, từ vùng núi cao

có khí hậu ôn đới ở miền Bắc đến vùng sa mạc nóng

và cằn khô ở miền Nam, Israel đều có công nghệ

nuôi, loài nuôi phù hợp, sử dụng công nghệ cao (ví

dụ công nghệ tuần hoàn hoàn nước, tự động hoá…)

trong sản xuất giống cũng như nuôi cá thương

phẩm, để đạt năng suất nuôi và hiệu quả sử dụng

nguồn lực cao. Tuỳ theo hệ thống nuôi bán thâm

canh hay thâm canh mà năng suất nuôi có thể đạt từ

35 kg - 100 kg cá/m3 bể cho các loài cá như cá hồng

Mỹ, cá tráp. Bên cạnh đó Israel cũng phát triển công

nghệ lồng một neo cho nuôi lồng biển mở rất thành

công ở quy mô thương mại, Hệ thống lồng có thể

chịu được độ cao sóng tối đa 15 m, năng suất nuôi

đạt 25-35 kg/m3 cho loài cá tráp. Đặc biệt nghề sản

Ngài đại sứ Việt Nam tại rael, Ông Đinh Xuân Lưu tại

buổi Lễ khai mạc khóa tập huấn. Ảnh Nguyễn Quang Huy

cung cấp

22 Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Số 7 (Quý III năm 2012)

Hoạt động bốn phương

xuất giống và nuôi cá cảnh Israel phát triển mạnh, đã

xuất khẩu cá cảnh đến nhiều nước trên thị trường

Châu Âu, Bắc Mỹ. Chỉ riêng trang trại Maagan

Michael hàng năm sản xuất được 25 triệu cá giống

và nuôi được 1 triệu cá Koi thương phẩm, doanh thu

tới 15 triệu USD/năm. Những thành công trong lĩnh

vực thuỷ sản nói riêng và ngành nông nghiệp nói

chung phần lớn là nhờ Israel làm tốt công tác nghiên

cứu và phát triển (R&D), và khuyến ngư để hỗ trợ

cho người dân, doanh nghiệp. Kết thúc khoá học,

đoàn đã có buổi thảo luận với các giảng viên, các

nhà khoa học Israel và đơn vị tổ chức lớp học là

CINADCO về triển vọng việc vận dụng kinh nghiệm,

công nghệ thuỷ sản của Israel trong điều kiện thực

tiễn ở Việt Nam, cơ hội hợp tác giữa hai bên trong

lĩnh vực thuỷ sản và các góp ý để chương trình tập

huấn ngày càng hoàn thiện hơn.

Những thành tựu vượt bậc về kinh tế, khoa học công

nghệ nói chung và lĩnh vực thuỷ sản nói riêng của

người Israel trên đất nước có lịch sử còn trẻ, diện

tích nhỏ (22.000 km2) với gần 2/3 đất là sa mạc và

hầu như không có tài nguyên khoáng sản gì, thật

đáng khâm phục. Ngoài thời gian học và đi thực địa,

đoàn cũng được đi thăm quan những địa danh lịch

sử, các điểm du lịch, qua đó hiểu hơn về văn hoá,

tôn giáo và cuộc sống của người Israel. Thời điểm

đoàn kết thúc chuyến học tập cũng là lúc một năm

mới truyền thống đang đến rất gần trên đất nước

bạn. Chúc hoà bình mãi ngự trị trên vùng đất thánh;

Chúc tình hữu nghị, mối quan hệ giữa Việt Nam và

Israel ngày càng bền chặt và phát triển.

Thảo luận bàn tròn cuối khoá học. Ảnh Nguyễn Quang

Huy cung cấp

Hệ thống nuôi cá biển gần bờ. Ảnh Nguyễn Quang Huy

cung cấp