13
Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết (VietQ.vn) - Quả Phật thủ - quả tay Phật ngoài dùng vào việc thờ cúng với mong muốn đem lại sự may mắn, loại quả này còn có nhiều công dụng khác như chế biến thành những món ngon hoặc dùng vào việc chữa bệnh. Tin tức liên quan: Phật thủ - một dược liệu quý Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau... Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa. Phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu… Quả Phật thủ dùng để thờ cúng với mong muốn đem lại sựa may mắn Quả Phật thủ dùng để thờ cúng với mong muốn đem lại sựa may mắn. Ảnh minh họa Về lâm sàng, Phật thủ chủ trị khí trệ ở can vị ngực bụng trướng đau. Phật thủ hương thơm, cay, tán, đắng giáng ôn, thông nên dùng chữa các chứng khí trệ can uất, can vị không hoà tạo nên các chứng hiếp can trướng thống, quản phúc (bụng), lí mẫn, nôn mửa ăn ít. Phật thủ thư can giải uất, trị chứng đàm (đờm) khí giao trở sinh ế cách, chửa tràng nhạc (bệnh lao hạch ở 2 bên cổ). Theo “Dược tính chỉ nam” Phật thủ còn chữa được cả chứng đi lỵ bị rặn nhiều và chứng đau bụng hoắc loạn. Nhưng chứng lỵ đã lâu mà khí lực quá yếu mệt, không nên dùng nó. Theo lâm sàng Phật thủ chữa được tính truyền nhiễm của bệnh viêm gan trẻ em. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi: Phật thủ dùng ngày từ 3 – 6 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Phật thủ rửa sạch, thái thành phiến, phơi khô ngâm với rượu, uống trước bữa ăn, có tác dụng chữa tỳ vị rất tốt. Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần. - Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần. - Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống. Phật thủ có thể dùng như một phương thuốc kỳ diệu

Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx

Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết

(VietQ.vn) - Quả Phật thủ - quả tay Phật ngoài dùng vào việc thờ cúng với mong muốn đem lại sự may mắn, loại quả này còn có nhiều công dụng khác như chế biến thành những món ngon hoặc dùng vào việc chữa bệnh.Tin tức liên quan:Phật thủ - một dược liệu quý

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau... Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa. Phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu…

Quả Phật thủ dùng để thờ cúng với mong muốn đem lại sựa may mắn

Quả Phật thủ dùng để thờ cúng với mong muốn đem lại sựa may mắn. Ảnh minh họaVề lâm sàng, Phật thủ chủ trị khí trệ ở can vị ngực bụng trướng đau. Phật thủ hương thơm, cay, tán, đắng giáng ôn, thông nên dùng chữa các chứng khí trệ can uất, can vị không hoà tạo nên các chứng hiếp can trướng thống, quản phúc (bụng), lí mẫn, nôn mửa ăn ít. Phật thủ thư can giải uất, trị chứng đàm (đờm) khí giao trở sinh ế cách, chửa tràng nhạc (bệnh lao hạch ở 2 bên cổ).

Theo “Dược tính chỉ nam” Phật thủ còn chữa được cả chứng đi lỵ bị rặn nhiều và chứng đau bụng hoắc loạn. Nhưng chứng lỵ đã lâu mà khí lực quá yếu mệt, không nên dùng nó.

Theo lâm sàng Phật thủ chữa được tính truyền nhiễm của bệnh viêm gan trẻ em. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi: Phật thủ dùng ngày từ 3 – 6 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Phật thủ rửa sạch, thái thành phiến, phơi khô ngâm với rượu, uống trước bữa ăn, có tác dụng chữa tỳ vị rất tốt.

Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần.

- Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

- Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

Phật thủ có thể dùng như một phương thuốc kỳ diệu

Phật thủ có thể dùng như một phương thuốc kỳ diệu. Ảnh minh họa- Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Có thể dùng một trong những phương thuốc sau:

+ Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

+ Phật thủ khô, huyền hồ sách mỗi thứ 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

+ Phật thủ khô 6 g, thanh bì 9 g, xuyên luyện tử 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.

- Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.- Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Page 2: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx

- Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30 g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Giải say rượu: Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.

Món ăn - bài thuốc từ quả Phật thủ

- Rượu phật thủ: phật thủ 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong 7-10 ngày. Mỗi lần uống không quá 40-50ml. Dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế...).

- Xi-rô phật thủ: phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng.

- Cháo phật thủ: phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.

- Chè phật thủ: phật thủ 10g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.

- Chè phật thủ cốc tinh thảo: phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Cho uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5-7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.

- Ruột lợn hầm phật thủ: ruột non lợn 1 đoạn, phật thủ 15-30g. Ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp cho ăn. Dùng cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư. Tuần dùng 2-3 lần, dùng liền trong 2-3 tuần.

Cách làm mứt ngon từ trái Phật thủ

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 2 quả phật thủ cỡ vừa, 600g đường, 500ml nước, Đường bột (không bắt buộc).

Cách làm mứt từ quả Phật thủ

Cách chế biến: Rửa sạch quả Phật thủ, lau khô, thái thành những miếng hạt lựu có kích thước khoảng 1cm. Sau đó cho vào nồi đế dày, đổ nước gấp đôi lượng miếng Phật thủ đã cho vào nồi, đậy vung và đun sôi.

Khi sôi, nên giảm lửa xuống, mở vung và đun tiếp khoảng 30 – 40 phút, lúc này phần nước sẽ chỉ còn “xăm xắp” với phần phật thủ.

Với những người ăn được đường, cho thêm đường vào nồi, để lửa vừa, dùng thìa gỗ đảo đều để đường thấm kỹ vào phần thịt quả.

Tiếp tục đun cho đến khi nhiệt độ trong nồi đạt khoảng 110 độ C. Miếng phật thủ trở nên trong suốt một mầu vàng thì tắt bếp đi.

Để nguội rồi đổ mứt phật thủ vào hũ sạch, có nắp đậy kín có thể bảo quản trong 1 năm. Nếu thích ăn miếng mứt phật thủ khô hãy để các miếng phật thủ lên giấy thấm, rắc đường bột cho bám đều vào từng miếng mứt phật thủ. Để qua đêm, lúc này đường sẽ bám chặt vào từng miếng mứt. Có thể cất vào hộp kín ăn dần trong 6 tháng.

Page 4: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx

22222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222

Page 5: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx
Page 6: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx

+ Quả Phật Thủ được gọi là Quả bàn tay Phật tổ+ Tượng trưng cho sự may mắn, trường thọ+ Với hương thơm dịu, kéo dài.+ Dùng để thờ cúng vào các dịp lễ, tết. Thời gian trung từ 3-4 tháng.+ Là 1 vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh

222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222

Phật thủ, thanh long ruột đỏ giá cao ngất ngưởngThứ Ba, ngày 05/02/2013 05:00 AM (GMT+7)Sự kiện: Eva đi chợ giùm bạnCác loại quả thờ như: phật thủ, thanh long ruột đỏ, dưa hấu, bưởi... có giá rất đắt.

Hàng ngày, bạn sẽ biết các thông tin về giá cả thực phẩm, thông tin và cách nhận biết các loại thực phẩm bẩn.

Càng gần đến Tết thì giá cả các mặt hàng hoa quả và thực phẩm càng “sốt xình xịch”. Nếu chịu khó đi chợ thì các mẹ sẽ rất dễ phát hiện ra tình trạng giá cả leo thang theo kiểu mỗi ngày một giá, khiến cho không chỉ chị em nội trợ mà ngay cả những người bán hàng cũng “chóng mặt” vì không biết nên bán hàng đi hay “ếm” hàng lại chờ hai ngày cận Tết để thu được lợi nhuận cao hơn.

Thị trường hoa quả Tết năm nay khá sôi động, đặc biệt là các loại quả để thờ cúng, làm quà biếu như:phật thủ, bưởi da xanh, bưởi Diễn, bưởi hồ lô, thanh long ruột đỏ… Mình cũng thấy hơi kỳ lạ bởi người người, nhà nhà vẫn nhăn nhó than thở rằng tình hình kinh tế năm nay khó khăn, lương và thưởng ít trong khi các loại hoa quả chỉ để thắp hương cho đẹp thì vẫn được tiêu thụ “ầm ầm”.

Loại quả mà mình quan tâm đến đầu tiên là phật thủ. Loại quả này có vỏ ngoài sần sùi giống vỏ bưởi, nhưng phần dưới quả có những tay xòe ra nhìn giống bàn tay Phật. Khi chín thì quả có màu vàng tươi, có mùi thơm dễ chịu và rất lâu héo, thậm chí có thể để được vài tháng mà vẫn không bị mất mùi thơm. Ngày Tết mua quả phật thủ về đặt lên bàn thờ vừa sang, vừa đẹp lại vừa được lâu. Không những vậy loại quả này còn tượng trưng cho may mắn, tài lộc, thịnh vượng, bởi thế nên phật thủ rất được chuộng để mua về thắp hương hoặc làm quà biếu.

Nếu như hồi trong năm quả Phật thủ có giá từ 50.000 đ/quả, đắt nhất thì rơi vào khoảng 200.000 đ/quả thì ở thời điểm hiện tại, quả thuộc loại xấu xí nhất cũng phải tính bằng tiền trăm. Gần Tết, mình mua 1 quả to, đẹp ở chợ Nghĩa Tân giá đã lên 150.000 đ/quả.

Thời điểm giáp Tết như mấy ngày gần đây, tại các chợ Hà Nội, giá phật thủ cao hơn hẳn, giá 1 quả phải tính bằng tiền trăm ngàn chứ không còn là chục ngàn như trước Tết.

Hôm nay nấu gì?

- Bữa sáng: Xôi xéo.

- Bữa trưa: Óc heo rán trứng, canh sườn nấu lá đinh lăng. Tráng miệng: chuối.

- Bữa tối: Dạ dày chiên ngũ vị, thịt bò xào nấm, canh bầu nấu ngao. Tráng miệng: lê.

Page 7: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx

 

Phật thủ vẫn được nhiều người mua mặc dù giá khá đắt (Ảnh minh họa)

Tiếp theo, mình khảo sát giá bưởi – loại quả mà mấy ngày nay rầm rộ tin đồn rằng khan hiếm hàng và giá tăng từng ngày ở mức rất cao. Dạo qua một lượt các hàng hoa quả thì mình thấy tình hình có vẻ cũng không đến mức “bi đát” đến thế, hoặc có thể ở trong cùng một thành phố nhưng chợ này thì “khát” hàng nên giá đắt, còn chợ kia vẫn đủ số lượng hàng cung ứng nên giá cả cũng không tăng quá nhiều.

Cụ thể, bưởi da xanh bán theo quả, giá một quả là 60.000 – 70.000 đ (tăng từ 15.000 – 20.000 đ/quả so với trước Tết). Bưởi năm roi giá khoảng 30.000 đ/quả.  Loại bưởi mã to, vàng ươm, có cả cành lộc chuyên để thờ có giá đắt hơn so với năm ngoái khoảng 10.000 – 15.000 đ/quả, ở mức: 50.000 đ/quả. Đặc biệt, một vài cửa hàng còn bày bán cả loại bưởi hồ lô, có in hình chữ “phúc”, “lộc”, “thọ” nhìn rất đẹp mắt. Tuy nhiên vì giá khá “chát” (khoảng 1 triệu/cặp trở lên) nên cũng không nhiều người dám “dũng cảm” mua.

Ngoài phật thủ, bưởi, dưa hấu, chuối… thì thanh long cũng là một trong số những loại quả rất được chuộng để mua về thắp hương, đặc biệt là thanh long ruột đỏ. Một chị khách hàng rất trẻ tuổi chia sẻ với mình rằng: “ Đây là cái Tết đầu tiên em đi làm dâu, chẳng biết phải mua gì về thắp hương các cụ nhà chồng, thôi thì cứ mua dưa hấu hoặc thanh long ruột đỏ cho “xanh vỏ đỏ lòng”.

Dưa hấu quả to, đẹp, mã xanh có giá từ 40.000 – 50.000 đ/kg, thanh long thường có giá 35.000 đ/kg, thanh long hai da là 50.000 đ/kg, trong khi đó thanh long ruột đỏ có giá lên đến 80.000 – 90.000, thậm chí có lúc mấy chủ cửa hàng còn hét giá 100.000 đ/kg với những quả to, mã đỏ, đẹp.

Kết thúc buổi đi chợ tìm hiểu giá cả và tình hình tiêu thụ các loại quả thờ, cúng. Chúc các mẹ trở thành một người phụ nữ thật đảm đang trong gia đình trong những ngày Tết cùng Bếp Eva nhé!

Các bạn có thể tham khảo thêm giá một số loại thực phẩm khác tại đây:

Tên thực phẩm Giá Tên thực phẩm Giá

Củ cải đường 7.000 đ/nửa kg Sò huyết 44.300 đ/nửa cân

Bầu 1.300 đ/nửa cân Ngao vàng 18.000 đ/nửa cân

Page 8: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx

Bí đao 7.300 đ/nửa cân Tôm sú 142.500 đ/nửa cân

Giá đỗ 5.300 đ/3 lạng Hàu sống 43.900 đ/kg

Cà tím tròn 10.300 đ/nửa cân Nghêu 28.900 đ/kg

Quả sấu 49.900 đ/kg Hải sâm 41.900 đ/2 lạng

Cà chua 7.200 đ/3 lạng Thịt bắp ngựa 224.900 đ/kg

Cải thảo 12.200 đ/kg Thịt đùi đà điểu 84.700 đ/kg

Đậu bắp 11.600 đ/3 lạng Thịt bê 46.800 đ/3 lạng

Ớt đỏ 37.900 đ/kg Thăn bò cắt lát 69.000 đ/3 lạng

Su hào 12.500 đ/kg Tim heo 235.900 đ/kg

Ngô ngọt 20.200 đ/kg Cật heo 35.000 đ/2 lạng

Cải ngọt 6.800 đ/nửa kg Nạc thăn heo 120.900 đ/kg

Rau ngót 7.000 đ/mớ Ba chỉ 99.500 đ/kg

Khoai lang tím 19.900 đ/kg Thăn bò 67.500 đ/3 lạng

Cải làn 7.100 đ/nửa cân Bắp bò L1 226.900 đ/kg

Chanh 31.700 đ/lạng Thịt bò xay 50.000 đ/3 lạng

Chuối tiêu vàng 11.500 đ/kg Tai heo 126.000 đ/kg

Củ dền 23.900 đ/kg Thịt thỏ còn da 171.900 đ/kg

Nho đen Chile 156.000 đ/kg Đùi dê có xương 369.900 đ/kg

(Nguồn: Disieuthi)

Xu Ka

Các món ngon cùng Bếp Eva:

 

Sườn nướng mật ong

 

Bò ướp mật ong nướng xiên

 

Bánh quy mật ong

 

Si rô chanh đào mật ong

 

Tôm chiên chiên tẩm mật ong

 

Gà tẩm mật ong rán(Khampha.vn)

222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222222

Page 9: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx

2222222222222222

BÁN PHẬT THỦ LOẠI TO, ĐẸP (nặng trên

dưới 1,5kg)

Page 10: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx

Em có nhà người quen ở xã Đắc Sở, Hoài Đức có mấy hecta trồng phật thủ, chiều qua mới về chơi chú ấy bảo hiện tại trong vườn loại đặc biết đã được người ta đặt hết rồi (loại đặc biệt toàn tiền triệu thôi ạ, em cũng hoa hết cả

mắt, có quả chú ấy chỉ cho trị giá 8 triệu đã có người mua ), các loại nhỏ chú cũng bán hết rổi bây giờ chỉ còn loại To, Đẹp cũng vừa tiền và rất phù hợp với

đa phần các gia đình, nhưng cũng hơn nhiều hàng bán ngoài chợ ạ. Nhìn vườn Phật thủ thích quá thế là em quyết định mang một ít lên biếu và bán

cho cơ quan, được các chị cơ quan đặt nhiều nên em định bảo chú để lại cho cả vườn. 

Em đăng thông tin có mẹ nào có nhu cầu thì mua ủng hộ em ạ

Em xin giời thiệu đôi chút ạ:

1. Về trái Phật thủQuả phật thủ mang ý nghĩa tâm linh, là một trong 5 trái cây thờ cúng chính tổ tiên của dân tộc ta trong mỗi dịp lễ, tết, tại các đình, chùa... Quả giống như bàn tay của Phật đang giang tay chắp ngón cầu nguyện. Các cụ ta còn quan

niệm "CÚNG PHẬT THỦ ĂN ĐỦ CẢ NĂM", hàng năm cứ đến đợt tết Nguyên Đán mâm ngũ quả của nhà nào mà có trái Phật thủ thì với hương thơm

thoảng như gần như xa, gọi hồn người đến quê hương ẩn tàng trong sâu thẳm đời người. Mâm ngũ quả có quả PHẬT THỦ thì giá trị được tăng lên nhiều lần, quý giá hơn nhiều lần. Múi nó nhỏ xíu và chua, nhưng cái vỏ nó chứa đầy tinh dầu thơm nức, sau Tết gọt lấy ngâm r*** sẽ được một thứ r*** thơm ngon, quý

giá.

Em xin cung cấp cho các mẹ một vài hình ảnh về mâm ngũ quả ngày tết có bày Phật thủ ạ

Page 11: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx

Ngoài ra Phật Thủ còn là một loại thuốc rất quý, chữa được rất nhiều bệnh, các bài thuốc dài quá em xin để phần cuối cùng ạ, các mẹ kéo xuống dưới để xem

nhé.

2. Vài dòng vắn tắt về em Nick của em thì các mẹ hay mua quần áo đã quá quen thuộc rồi ạ, em bán

Page 12: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx

quần áo đã lâu rồi ạ, và luôn luôn đặt chữ tín lên đầu, hàng của nhà em có sao em nói vậy và em luôn tư vấn nhiệt tình ạ. Em có mở thêm mặt hàng mới

các chị ủng hộ ạ

3. Phật Thủ nhà emNhư em nói ở bên trên Phật Thủ nhà em là hàng tuyển chọn từng quả, em

vào vườn chỉ quả nào và chú em cắt quả đó nên các mẹ yên tâm là hàng nhà em đã được em "tuyển" rất kỹ rồi ạ:

Cân n ặ ng:  Dao trong 1,5kg hàng đều như nhau, chỉ có hình dáng mỗi quả lại có một vẻ đặc biệt riêng

Đ ặ c tính:  Phật Thủ nhà em đều là những trái còn xanh để 1 tuần sẽ vàng vừa

đẹp, và có thể chơi tới tháng 3 Giá: 250k (em fix giá rồi ạ, em chỉ bám 1 loại to, đẹp không bán 100 loại

nhập nhèm con đen như ngoài chợ ạ)

Các mẹ mua hàng xin liên hệ YM: [email protected]

Tel: 0983.886. chín hai bẩy / 0904948466 (Lương)

Quả phật thủ là một loại quả, gọi là phật thủ cam vốn thuộc họ cam bưởi, hình thù rất lạ lẫm

và mùi hương thơm dễ chịu. Người Á Đông xem Phật thủ như một loại trái cây may mắn và

mang lại tuổi thọ lâu dài. Người ta thường chúc thọ hay chúc Tết mâm hoa quả có trái Phật

thủ, và cũng hay mang lên chùa cúng Phật.

Xem và mua hàng trực tiếp

Địa chỉ: 16B Ngõ Gạch - Hoàn Kiếm - Hà Nội Đây là cửa hàng bán giầy dép của chị em (Me_Kaola) cũng rất uy tính trên

lamchame ạ

Em nhận ship toàn quốc, người nhận trả ship, em cam kết hàng được ship đi đúng như mô tả ạ

Em xin show ảnh chiều qua em vừa mới vặt ở vườn về đóng bọc và đã vận chuyển lên Hà Nội rồi, các mẹ qua nhà em xem hàng nhé:

Page 13: Quả Phật thủ và những công dụng ít người biết.docx