79
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------- BÙI THỊ NHUNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội – 2014

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-------------------------

BÙI THỊ NHUNG

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – 2014

Page 2: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-------------------------

Bùi Thị Nhung

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên

Hà Nội – 2014

Page 3: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận

được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô giáo trường

Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban giám hiệu,

Phòng Sau đại học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia

Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường cùng các thầy cô giáo ở

nhiều bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt

quá trình học tập.

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Nguyễn Thị Hoàng Liên,

người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp

tôi hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài

nguyên và Môi trường, Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị

thành phố Hưng Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và những

người thân trong gia đình đã dành nhiều tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi,

động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình tôi học tập và hoàn thành luận văn

thạc sỹ này.

Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả

Bùi Thị Nhung

Page 4: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

i

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. i

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... ii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................................. 3

1.1. Sơ lược về chất thải rắn........................................................................................... 3

1.1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 3

1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn .......................................................................... 4

1.1.3. Thành phần chất thải rắn ................................................................................. 4

1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng ............... 6

1.2. Tình hình quản lý, xử lý CTR trên Thế giới và Việt Nam ........................................ 8

1.2.1. Tình hình quản lý, xử lý CTR trên Thế giới ....................................................... 8

1.2.2. Tình hình quản lý, xử lý CTR tại Việt Nam ..................................................... 12

1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................................ 15

1.3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 15

1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................ 17

1.3.3. Tình hình quản lý CTR ................................................................................... 19

Chương 2. ....................................................................................................................... 21

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 21

2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 21

2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 21

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 21

2.3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu ....................................................................... 21

2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học ................................................................... 21

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .......................................................................... 22

2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 23

Chương 3. ....................................................................................................................... 24

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 24

3.1. Hiện trạng phát sinh CTR tại thành phố Hưng Yên ............................................... 24

3.1.1. CTR sinh hoạt ................................................................................................ 24

3.1.2. CTR nông nghiệp ........................................................................................... 25

3.1.3. CTR làng nghề ............................................................................................... 26

3.1.4. CTR công nghiệp ........................................................................................... 26

3.1.5. CTR xây dựng và bùn thải đô thị .................................................................... 26

3.1.6. CTR Y tế......................................................................................................... 27

Page 5: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

ii

3.2. Hiện trạng quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên .................................................. 27

3.2.1. CTR sinh hoạt ................................................................................................ 27

3.2.2. CTR nông nghiệp ........................................................................................... 37

3.2.3. CTR làng nghề ............................................................................................... 38

3.2.4. CTR công nghiệp ........................................................................................... 38

3.2.5. CTR xây dựng và bùn thải đô thị .................................................................... 39

3.2.6. CTR Y tế......................................................................................................... 40

3.3. Đánh giá hoạt động quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên .................................... 40

3.4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên .................................................................................................................................... 43

3.4.1. Luật pháp – chính sách .................................................................................. 43

3.4.2. Bộ máy quản lý hành chính ............................................................................ 43

3.4.3. Tài lực và vật lực ........................................................................................... 44

3.4.4. Tổ chức, thực hiện .......................................................................................... 44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 52

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 57

Page 6: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV: Bệnh viện

BVMT: Bảo vệ môi trường

BVTV: Bảo vệ thực vật

CCB: Cựu chiến binh

CTR: Chất thải rắn

CTRĐT: Chất thải rắn đô thị

CTRNH: Chất thải nguy hại

CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt

ĐVT: Đơn vị tính

LHPN: Liên hiệp phụ nữ

MTTQ: Mặt trận tổ quốc

PGĐ: Phó giám đốc

TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP: Thành phố

TNCS HCM: Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

TT: Trung tâm

UBND: Ủy ban nhân dân

VLXD: Vật liệu xây dựng

Page 7: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần của chất thải rắn…………………………………………….5

Bảng 1.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số quốc gia………………….9

Bảng 1.3. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước…….12

Bảng 1.4. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam………………………..13

Bảng 1.5. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam………………………13

Bảng 1.6. Tình hình dân số thành phố Hưng Yên thời kỳ 2005-2013 …………...17

Bảng 1.7. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hưng Yên năm 2013 ………….19

Bảng 3.1. Thống kê lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố được thu gom

qua các năm………………………………………………………………………...24

Bảng 3.2. Thành phần, tính chất của CTR được thu gom trên địa bàn thành phố

Hưng Yên ………………………………………………………………………….24

Bảng 3.3. Khối lượng CTR thu gom và vận chuyển tại địa bàn thành phố ……….31

Bảng 3.4. Hiện trạng về phương tiện vận chuyển CTR của thành phố……………33

Bảng 3.5. Vị trí, quy mô, tính chất và các công nghệ áp dụng tại Khu xử lý CTR

thành phố…………………………………………………………………………...34

Bảng 3.6. Mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hưng Yên …....35

Bảng 3.7. Đánh giá về hệ thống quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên…………...41

Page 8: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ………………………………....4

Hình 1.2. Bản đồ hành chính thành phố Hưng Yên………………………………..16

Hình 3.1. Thành phần CTR trên địa bàn thành phố Hưng Yên……………………25

Hình 3.2. Thành phần CTR xây dựng …………………………………………..…27

Hình 3.3. Mô hình hoạt động thu gom, vận chuyển rác tại thành phố Hưng Yên…28

Hình 3.4. Bản đồ tuyến điểm thu gom CTRSH tại TP Hưng Yên ………………...29

Hình 3.5. Các phương pháp xử lý CTR nông nghiệp từ trồng trọt ………………..37

Hình 3.6. Các phương pháp xử lý CTR nông nghiệp từ chăn nuôi ……………….38

Hình 3.7. Các phương pháp xử lý CTR làng nghề ………………………………...38

Hình 3.8. Các phương pháp xử lý CTR xây dựng ………………………………...39

Hình 3.9. Mô hình thùng xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình ………………………...47

Hình 3.10. Mô hình nắp hố rác đi động…………………………………………....48

Page 9: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

1

MỞ ĐẦU

Hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa, khối

lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh ở các tỉnh, thành phố (TP) nước ta ngày càng

tăng. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 do Bộ Tài nguyên và Môi

trường (TN-MT) công bố tháng 8 năm 2012 [3], ước tính mỗi năm cả nước có hàng

triệu tấn CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó khoảng 45% tổng khối

lượng là CTR đô thị, 17% tổng khối lượng là CTR công nghiệp. Đến năm 2015, tỷ

trọng CTR đô thị có thể lên đến 51%, CTR công nghiệp sẽ lên đến 22%, phần còn

lại là các loại CTR nông nghiệp – nông thôn, CTR y tế và các loại khác. Quản lý

lượng chất thải này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi

trường đặc biệt quan trọng không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì

những lợi ích to lớn và tiềm tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống của người

dân. Công tác quản lý, thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải rắn, nếu được

thực hiện từ hộ gia đình, có hệ thống quản lý và công nghệ phù hợp sẽ rất có ý

nghĩa trong việc mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên

cho đất nước.

Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh Hưng Yên, nằm ở

trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hưng Yên là thành phố đô thị loại III với tổng số 17 xã, phường trực thuộc (07

phường và 10 xã). Thành phố có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người

dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu cuộc sống vật chất và sử dụng tài nguyên

ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng lượng chất thải rắn nói chung và lượng rác thải

sinh hoạt nói riêng ngày càng nhiều. Công tác quản lý chất thải rắn đang trở thành

vấn đề môi trường cấp bách của thành phố Hưng Yên.

Vì vậy, nghiên cứu việc quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên là việc

làm rất cần thiết. Trên cơ sở phân tích hiện trạng phát thải và quản lý chất thải rắn tại

thành phố Hưng Yên sẽ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn

Page 10: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

2

tại thành phố Hưng Yên. Đề tài nghiên cứu “Quản lý chất thải rắn tại thành phố

Hưng Yên” nhằm góp phần giải quyết các vấn đề nói trên.

Đề tài mang tính thực tiễn cao, kết quả của đề tài sẽ giúp cho những nhà quản

lý tham khảo để đưa ra các quyết định phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý

chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên nhằm giảm thiểu các tác động tới môi trường và

sức khỏe cộng đồng.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu thực trạng phát sinh CTR tại thành phố Hưng Yên.

- Tìm hiểu hiện trạng quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên.

Page 11: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

3

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Sơ lược về chất thải rắn

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

Theo Điều 3 – Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 về quản lý CTR

[5] đưa ra các định nghĩa sau:

- Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người,

sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia

đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn phát sinh

trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông, chất thải là

kim loại hoá chất và từ các vật liệu khác.

- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ

gia đình, nơi công cộng.

- Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý,

đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu

giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm

thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người:

+ Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ

tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.

+ Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian

nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý.

+ Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát

sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn

lấp cuối cùng.

+ Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật

làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn.

Page 12: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

4

+ Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các

yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

- Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi

là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau.

- Tái sử dụng chất thải được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có

quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị

thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học.

- Tái chế chất thải thực chất là lấy lại những phần vật chất của sản phẩm

hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.

1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn

CTR được phát sinh từ các nguồn khác nhau. Các nguồn phát sinh chất thải

rắn (CTR) chủ yếu từ các hoạt động: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và thương

mại, khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện... như sơ đồ Hình 1.1.

Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn [15]

1.1.3. Thành phần chất thải rắn

Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào từng

địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Mỗi

nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và

Nhà dân,

khu dân cư

Cơ quan, trường

học, công sở

Nông nghiệp,

hoạt động xử lý rác

thải

Nơi công cộng (nhà ga, bến tàu xe, chợ..)

Bệnh viện, cơ sở y tế

Khu CN, nhà máy, xí nghiệp, xưởng…

Dịch vụ

thương mại

Giao thông,

xây dựng

Chất thải rắn

Page 13: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

5

thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton,

nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm...; Chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm

phố chứa bụi, rác, xác động vật, phụ tùng xe máy hỏng..., chất thải thực phẩm như

can sữa, nhựa hỗn hợp... thể hiện cụ thể qua Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Thành phần của chất thải rắn [15]

Thành phần Định nghĩa Ví dụ

1. Các chất cháy được

a. Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và

giấy

Các túi giấy, mảnh bìa, giấy

vệ sinh

b. Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon...

c. Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Cọng rau, vỏ quả, thân cây,

lõi ngô...

d. Cỏ, gỗ, củi,

rơm rạ

Các sản phẩm và vật liệu được

chế tạo từ tre, gỗ, rơm...

Đồ dùng bằng gỗ như bàn,

ghế, đồ chơi, vỏ dừa...

e. Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được

chế tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo,

chai, lọ. Chất dẻo, đầu vòi,

dây điện...

f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được

chế tạo từ da và cao su

Bóng, giày, ví, băng cao

su...

2. Các chất không cháy

a. Các kim loại

sắt

Các vật liệu và sản phẩm được

chế tạo từ sắt mà dễ bị nam

châm hút

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,

dao, nắp lọ...

b. Các kim loại

phi sắt

Các vật liệu không bị nam châm

hút

Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ

đựng...

c. Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được

chế tạo từ thủy tinh

Chai lọ, đồ đựng bằng thủy

tinh, bóng đèn...

d. Đá và sành sứ Bất cứ các vật liệu không cháy

ngoài kim loại và thủy tinh

Vỏ chai, ốc, xương, gạch,

đá, gốm...

Page 14: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

6

3. Các chất hỗn

hợp

Tất cả các vật liệu khác không

phân loại trong bảng này. Loại

này có thể chứa thành hai phần:

kích thước lớn hơn 5 mm và loại

nhỏ hơn 5 mm

Đá cuội, cát, đất, tóc...

1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng

1.1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng

Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi

trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân

sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...

Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu,

viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.

Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm

nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa

nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như HIV,

AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn đề cần được

quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ

em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Hiện tại chưa có số liệu đánh giá

đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm

nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao

do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại

trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này

là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác.

Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại

nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong

nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền

vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô

sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim

Page 15: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

7

mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể

di chứng dị tật sang thế hệ thứ 3.

Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong những

vấn đề bức xúc của người nông dân. Có những vùng, chất thải chăn nuôi đã gây ô

nhiễm cả không khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ người dân ở

nông thôn. Trong một điều tra tại tỉnh Thái Nguyên đối với 113 hộ gia đình chăn

nuôi từ 20 con lợn trở lên đã cho thấy gần 50% các hộ có nhà ở gần chuồng lợn từ

5-10m và giếng nước gần chuồng lợn 3- 5m thì tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun

móc và số trứng giun trung bình của người chăn nuôi cao gần gấp hai lần tỷ lệ

nhiễm ký sinh trùng đường ruột của người không chăn nuôi; và có sự tương quan

thuận chiều giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột với ký sinh trùng trong đất ở

các hộ chăn nuôi. [11]

1.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất

Nếu rác không được chôn lấp đúng theo quy trình kỹ thuật, nó sẽ làm ô

nhiễm đến môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, từ đó dễ dẫn đến khả năng gây ô

nhiễm cây trồng và nước uống của con người.

Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai

khoáng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô

nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.

- Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước.

Một số tác động của CTR tới môi trường đất như:

- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ

khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.

- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm

mốc... những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng.

- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông

nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt,

Page 16: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

8

giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất

bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.

1.1.4.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước

- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân làm ô

nhiễm nước ngầm.

- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các

mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.

- Nước chứa CTR có các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu

cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.

1.1.4.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí

- Việc đốt rác không được kiểm soát ở những bãi chứa rác có thể gây ra ô

nhiễm không khí nghiêm trọng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh vật sống.

- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2,

NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí.

- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa

CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...

- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi

trùng, các chất độc lẫn trong rác.

1.1.4.5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị

Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom,

vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là

do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề

đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ngập úng

khi mưa.

1.2. Tình hình quản lý, xử lý CTR trên Thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tình hình quản lý, xử lý CTR trên Thế giới

Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và

tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Mức độ đô thị hóa cao thì

lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau:

Page 17: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

9

Canada là 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6 kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3

kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày. Dân thành thị ở các nước phát

triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 4 lần, cụ thể ở các

nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; Ở các nước đang phát triển là 0,7

kg/người/ngày [9]. Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải

là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày nay, trên Thế giới có nhiều công nghệ

xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ

Seraphin.

Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải

mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh, dân

cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của Thế

giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo

của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại các thành phố lớn như

New York là 1,8kg/người/ngày, Hàn Quốc là 1,79kg/người/ngày, Nhật Bản là

1,67kg/người/ngày, Singapore và Hồng Kông là 1,0 – 1,3 kg/người/ngày. Thể hiện

cụ thể qua Bảng 1.2.

Bảng 1.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số quốc gia [9]

Tên nước Dân số đô thị hiện nay

(% tổng số)

Lượng phát sinh CTR

đô thị hiện nay

(kg/người/ngày)

Nước thu nhập thấp 15,92 0,60

Nepal 13,70 0,70

Bangladesh 18,30 0,69

Việt Nam 20,80 0,75

Ấn Độ 26,80 0,66

Nước thu nhập trung bình 40,80 0,99

Indonesia 35,40 0,96

Page 18: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

10

Philippines 54,00 0,72

Thái Lan 20,00 1,30

Malaysia 53,70 1,1

Nước có thu nhập cao 86,3 1,59

Hàn Quốc 81,30 1,79

Singapore 100,00 1,30

Nhật Bản 77,60 1,67

Trên Thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu

gom rác thải rất hiệu quả:

Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng

biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ,

giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải

để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,... đều

được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy

và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và

phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt

cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được nén thành

các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa [15].

Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố ở Mỹ lên tới 210 triệu

tấn. Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần

các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất

không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô

cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát

triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực

phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại rác

sinh hoạt thì thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%.

Như vậy rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá

Page 19: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

11

cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm

khoảng 20%) [15]. Điển hình tại California, nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia

đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý

hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng.

Nếu có những phát sinh khác nhau như: Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác

phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92

USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo

cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được

chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành

phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác [15].

Pháp: Ở nước này quy định phải phân loại các vật liệu, nguyên liệu hay

nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật

liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn hợp mà phải

xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và

nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt

sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng để

có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này [15].

Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới.

Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và

xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá

trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng

túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các

loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành

phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư

và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và

thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự

giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các

hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển

rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác

Page 20: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

12

thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các

khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng [15].

Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác

thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được

giới thiệu ở Bảng 1.3 dưới đây.

Bảng 1.3. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước [13]

(ĐVT: %)

STT Nước Tái chế Chế biến

phân vi sinh

Chôn lấp Đốt

1 Canada 10 2 80 8

2 Đan Mạch 19 4 29 48

3 Phần Lan 15 0 83 2

4 Pháp 3 1 54 42

5 Đức 16 2 46 36

6 Ý 3 3 74 20

7 Thụy Điển 16 34 47 3

8 Thụy Sĩ 22 2 17 59

9 Mỹ 15 2 67 16

1.2.2. Tình hình quản lý, xử lý CTR tại Việt Nam

Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi trường

đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của công việc thu

gom, quản lý rác thải chỉ đạt từ 40 - 80% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn

rất lớn. Ngoài lượng rác thải đã quản lý, số còn lại người dân thường đổ bừa bãi

xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân

tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh

Page 21: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

13

những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều

mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng

chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành

phần phức tạp. Trong đó đặc biệt là lượng CTRSH ngày càng tăng (Bảng 1.4).

Bảng 1.4. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam [8]

STT Loại đô thị Lượng CTRSH

bình quân/người

(kg/người/ngày)

Lượng CTRSH phát

sinh

Tấn/ngày Tấn/năm

1 Đặc biệt, I 0,84 8.000 2.920.000

2 Loại 1 0,96 1.885 688.025

3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045

4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370

5 Loại 4 0,65 626 228.490

Tổng 6.453.930

Tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm

vi cả nước là 0,75 kg/người/ngày (Bảng 1.5).

Bảng 1.5. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam [8]

STT Đơn vị hành

chính

Lượng CTRSH bình

quân/đầu người

(kg/người/ngày)

Lượng CTRSH

đô thị phát sinh

Tấn/ngày Tấn/năm

1 Đồng bằng sông

Hồng

0,83 4.444 1.622.060

2 Đông Bắc 0,78 1.164 424.660

3 Tây Bắc 0,77 190 69.350

4 Bắc Trung bộ 0,68 755 275.575

5 Duyên hải Nam

Trung bộ

0,87 1.640 598.600

Page 22: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

14

6 Tây Nguyên 0,61 650 237.250

7 Đông Nam bộ 0,81 6.713 2.450.245

8 Đồng bằng sông

Cửu Long

0,65 2.136 779.640

Tổng 0,75 17.692 6.457.580

Lượng chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: sự phát triển của

nền kinh tế và dân số. Theo thống kê mức chất thải rắn ở các nước đang phát triển

trung bình là 0,65 kg/người/ ngày. Tại các đô thị ở nước ta, trung bình mỗi ngày

mỗi người thải ra khoảng 0,6 kg - 0,9 kg rác. Khối lượng rác tăng theo sự gia tăng

của dân số. Rác tồn đọng trong khu tập thể, trong phố xá … phụ thuộc vào yếu tố

như: địa hình, thời tiết, hoạt động của người thu gom… Rất khó xác định thành

phần CTR đô thị, vì trước khi tập trung đến bãi rác đã được thu gom sơ bộ. Tuy

thành phần CTR ở các đô thị là khác nhau nhưng đều có chung 2 đặc điểm:

- Thành phần rác thải hữu cơ khó phân huỷ, thực phẩm hư hỏng, lá cây, cỏ

trung bình chiếm khoảng 30 - 60 %, đây là điều kiện tốt để chôn, ủ hay chế biến

CTR thành phân hữu cơ.

- Thành phần đất, cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ khác trung bình

chiếm khoảng 20 - 40%.

Bên cạnh đó, thành phần và khối lượng CTR thay đổi theo các yếu tố: điều

kiện kinh tế - xã hội, thời tiết trong năm, thói quen và thái độ của xã hội, quản lý và

chế biến trong sản xuất, chính sách của Nhà nước về chất thải.

Đáng lưu ý là hiện trên cả nước chỉ có khoảng 26,8% số bãi chôn lấp chất

thải rắn là đảm bảo vệ sinh, trong tổng số gần 460 bãi chôn lấp được giám sát. Dự

báo, tổng lượng chất thải rắn phát sinh có thể tăng lên đến 35 triệu tấn vào năm

2015, 45 triệu tấn vào năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các

vùng đô thị trung bình đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20% và

phương thức xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp.

Ngành công nghiệp tái chế chưa phát triển do chưa được quan tâm đúng

mức. Một số địa phương đã và đang thực hiện những dự án 3R (Reduce – Reuse –

Page 23: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

15

Recycle), điển hình là Dự án 3R Hà Nội, song nhìn chung mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ,

không đồng bộ và thiếu định hướng. Nếu phân loại tại nguồn tốt, chất thải rắn sinh

hoạt có thể tái chế khoảng 60 - 65%. Chất thải hữu cơ cao trong rác thải sinh hoạt

có tiềm năng lớn trong việc chế biến phân compost. Với lĩnh vực công nghiệp, một

số ngành công nghiệp có khả năng tái sử dụng, tái chế tới 80% lượng chất thải.

Thậm chí, các công nghệ mới như Seraphin, Tâm Sinh Nghĩa, Công ty thủy lực đã

được áp dụng ở một số thành phố như Hà Nội (tại Sơn Tây), Vinh, Huế, Ninh

Thuận đem lại tỷ lệ tái chế tới hơn 90%, đồng nghĩa chất thải mới phải chôn lấp chỉ

dưới 10% [14]. Như vậy, chất thải có vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm nguồn

tài nguyên quốc gia. Do đó, chất thải cần phải được coi trọng, được thống kê, đánh

giá, phân tích và phân loại để tái chế, tái sử dụng tốt trước khi đem tiêu hủy.

Ngoài ra do hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn

thiếu và chưa đồng bộ, chưa tương thích kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế

thị trường. Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải

rắn mặc dù đã được Chính phủ ban hành song còn mang tính hình thức, số kinh phí

thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước phải chi cho các dịch

vụ thu gom và xử lý chất thải. Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn quá thấp,

chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn lúng túng

trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... Do đó công tác

quản lý rác thải còn nhiều lỏng lẻo.

1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Hưng Yên có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng

đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội -

Hải Phòng - Quảng Ninh. Hưng Yên là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, có 23 km

quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hải Nội – Hải Phòng chạy qua, ngoài ra

có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A (qua cầu Yên Lệnh)

và đến quốc lộ 10 (qua cầu Triều Dương), là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh

Tây-Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá…) với Hải Dương,

Hải Phòng, Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái

Page 24: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

16

Lân; Sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố Hà Nội, Bắc

Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương.

Với diện tích 73,42 km² (7.342,07 ha) thành phố Hưng Yên tiếp giáp

với huyện Kim Động ở phía Bắc, giáp với huyện Tiên Lữ ở phía Đông. Sông

Hồng là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hưng Yên với các huyện Lý

Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam ở phía bờ Nam. Quốc lộ 38 với cầu Yên

Lệnh nối thành phố Hưng Yên với quốc lộ 1A.

Hình 1.2. Bản đồ hành chính thành phố Hưng Yên

Page 25: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

17

1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số

Theo số liệu thống kê mới nhất của thành phố Hưng Yên năm 2013, dân số

thành phố là 147.275 người. Trong đó: Dân số nội thành chiếm 76,22%, dân số

ngoại thành chiếm 23,78% tổng số dân. Mật độ dân số đô thị là 10.110 người/km2.

Trong những năm qua, thành phố Hưng Yên đã thực hiện tốt công tác dân số kế

hoạch hoá gia đình. Các biện pháp nhằm nâng cao dân trí đã được các cấp, các

ngành, các đoàn thể quan tâm và phát triển mạnh mẽ.

Bảng 1.6. Tình hình dân số thành phố Hưng Yên thời kỳ 2005 – 2013 [4]

Đơnvị: người

Chỉtiêu

2005 2010 2013

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1. Dân số trung

bình

80.116 100 83.315 100 86.443 100

Trongđó:

-Nam

39.044 48.68 40.295 48.36 42.038 48.63

-Nữ 41.112 51.32 43.020 51.64 44.405 51.37

2. Cơ cấu dân số

theo lãnh thổ

-

100

-

100

-

100

-Thành thị 45.520 56.82 48.435 58.13 53.249 61.60

-Nông thôn 34.596 43.18 34.880 41.87 33.194 38.40

Hiện trạng phát triển kinh tế

Những năm qua, tỉnh và thành phố Hưng Yên tăng cường đầu tư cải tạo hệ

thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, cầu cảng… Đặc biệt, sự kiện cầu Yên

Lệnh, cầu Triều Dương nối hai bờ sông Hồng, sông Luộc được thông xe,

tuyến quốc lộ 38, 39 được nâng cấp, cải tạo đã tạo mạch nối giao thông quan trọng

giữa các tỉnh thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giúp Hưng Yên nâng cao

sức hút đầu tư. Đến nay, đã có 26 dự án công nghiệp, dịch vụ đầu tư vào địa bàn

Page 26: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

18

thành phố, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới

thiết bị, công nghệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả khá như: Công ty

cổ phần may Hưng Yên, Công ty may Phố Hiến… Giá trị sản xuất công nghiệp -

xây dựng năm 2012 trên 1.584,9 tỷ đồng. Năm 2008, giá trị thương mại - dịch vụ

đạt 1.455 tỷ đồng, đến năm 2013, giá trị thương mại - dịch vụ đạt 3.120 tỷ đồng,

tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ đạt 693 tỷ đồng [4].

Theo quy hoạch, mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên là

có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12,5% và đạt

khoảng 12 - 13,2% trong giai đoạn 2016 – 2020; GDP bình quân đầu người đạt trên

2.000 USD vào năm 2015 và trên 4.300 USD vào năm 2020; tổng vốn đầu tư trên

địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 63,8% và giai đoạn 2016 – 2020 khoảng

65,9% tổng giá trị gia tăng [22].

Về phát triển xã hội, Hưng Yên phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3%

vào năm 2015 (theo chuẩn nghèo mới) và giữ ổn định đến năm 2020 là dưới 3%;

tạo thêm việc làm hàng năm cho trên 2,2 vạn lao động; nâng tỷ lệ lao động trong độ

tuổi được đào tạo đạt 55% vào năm 2015 và khoảng 63 – 67% vào năm 2020 [22].

Hiện trạng sử dụng đất của thành phố

Thành phố Hưng Yên có địa hình đồng bằng châu thổ, với cơ cấu sử dụng

đất được chia thành 3 loại chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa

sử dụng, trong đó, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (47,23%), đất phi nông

nghiệp có cơ cấu lớn nhất trong quỹ đất (50,38%) của thành phố (Bảng 1.7). Trong

những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của thành phố diễn ra mạnh mẽ, do đó, cơ cấu

các loại đất cũng chuyển dịch theo hướng giảm dần diện tích đất nông nghiệp.

Ngoài ra, thành phố còn 121,1 ha đất chưa sử dụng, đây có thể được coi là tiềm

năng về đất đai để có thể đưa diện tích đất này phục vụ cho các mục đích như quy

hoạch về khu xử lý chất thải cho thành phố.

Page 27: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

19

Bảng 1.7. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hưng Yên năm 2013 [4]

Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Tổng số 4.698,1 100,00

I. Đất nông nghiệp 2.219,1 47,23

1. Đất sản xuất nông nghiệp 2.083,8 44,35

2. Đất nuôi trồng thủy sản 135,3 2,88

II. Đất phi nông nghiệp 2.366,9 50,38

1. Đất ở 849,2 18,07

1.1. Đất ở đô thị 361,9 7,70

1.2. Đất ở nông thôn 487,3 10,37

2. Đất chuyên dùng 875,6 18,64

2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp

48,5 1,03

2.2. Đất quốc phòng an ninh 27,1 0,58

2.3. Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp

95,8 2,04

2.4. Đất có mục đích công cộng 704,2 14,99

3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 21,1 0,45

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 44,7 0,95

5. Thủy hệ 576,3 12,27

III. Đất chưa sử dụng 121,1 2,39

1. Đất bằng chưa sử dụng 12,1 2,39

1.3.3. Tình hình quản lý CTR

Theo thống kê của ngành môi trường tỉnh Hưng Yên, trung bình mỗi ngày

một người dân thải ra 0,5 kg rác thải sinh hoạt, với dân số hiện nay của tỉnh vào

khoảng 1,2 triệu người thì mỗi ngày toàn tỉnh có tới 600 tấn rác. Hiện nay, trên địa

bàn tỉnh có 03 dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải tập trung trong đó có 02

khu xử lý rác thải tập trung đã đi vào hoạt động từ năm 2008: Bãi rác thành phố

Page 28: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

20

Hưng Yên với diện tích 12,55 ha chủ yếu để xử lý rác thải đô thị, hàng ngày bình

quân thu gom được 60 tấn; và Khu xử lý chất thải Đại Đồng (huyện Văn Lâm) của

Công ty cổ phần Môi trường đô thị và công nghiệp Đại Đồng 11 có khả năng tiếp

nhận và xử lý rác thải của toàn tỉnh, hiện nay mới hoạt động được khoảng 40% công

suất. Khu vực nông thôn đã quy hoạch được 627 bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt quy

mô thôn. Hiện tại, mới có trên 100 bãi rác, điểm tập kết đi vào hoạt động tại các

thôn, xã, thị trấn. Bên cạnh đó, theo thống kê chưa đầy đủ của ngành môi trường thì

mới chỉ thu gom, xử lý được gần 70% lượng rác thải [25]. Như vậy, mỗi ngày vẫn

còn hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt bị xả trực tiếp ra môi trường mà không qua thu

gom, xử lý.

Page 29: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

21

Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên

2.2. Nội dung nghiên cứu

Các nội dung sau đã được nghiên cứu trong luận văn:

- Hiện trạng phát sinh CTR tại thành phố Hưng Yên.

- Hiện trạng quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu

Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: các số liệu về điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội của TP. Hưng Yên, các số liệu thu thập từ UBND các

phường, xã, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi

trường và Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị Hưng Yên. Các số

liệu này được thu thập từ các nguồn nêu trên theo mốc thời gian, có thể là 5 năm

gần đây, hoặc các số liệu cũ hơn. Vì trên thực tế, có những số liệu được tổng hợp từ

các nguồn cũ, không phải năm nào cũng được cập nhật, mà thường được thống kê

theo giai đoạn, nhưng trong khuôn khổ đề tài, tác giả cố gắng thu thập và sử dụng

những nguồn số liệu mới nhất, để từ đó có thể đưa ra những nhận xét chính xác về

hiện trạng, đồng thời dự báo sát hơn về xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu.

Bên cạnh đó, tác giả có tham khảo, kế thừa số liệu từ các nguồn tài liệu tham

khảo của các nghiên cứu trước, các nguồn dữ liệu từ internet, các bài giảng, công

trình khoa học của các tác giả đã thực hiện của một số đề tài tương tự với mục đích

làm phong phú thêm nội dung của luận văn về hàm lượng khoa học.

2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này chủ yếu dựa vào số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát

mức độ hiểu biết, nhận thức và sự tham gia của người dân tại thành phố Hưng Yên

trong việc phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn. Bên cạnh đó, tác giả

Page 30: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

22

cũng tiến hành tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các cơ quan chức năng trong

việc xử lý, quản lý chất thải rắn, cũng như việc định hướng, quy hoạch trong tương

lai đối với vấn đề nêu trên.

Tác giả tiến hành điều tra 300 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố

(tương đương với 300 phiếu phát ra) theo tiêu chí ngẫu nhiên. Phiếu điều tra gồm

những nội dung sau:

Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình

Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt

Cách thức xử lý các loại CTR: trồng trọt, chăn nuôi, vỏ thuốc BVTV, chai lọ

thủy tinh, xác động vật chết…

Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tượng được tiến hành thu gom

Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường

Thái độ làm việc của công nhân thu gom

Hình thức điều tra: phát phiếu trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân sau đó

tác giả điền thông tin đã thu thập được vào phiếu điều tra hoặc phát phiếu điều tra,

để các hộ gia đình tự điền thông tin vào phiếu. Sau đó số phiếu này được tổng hợp

lại và thống kê theo từng mục đã đề ra trong phiếu. Kết quả xử lý số liệu được sử

dụng trong phần kết quả nghiên cứu ở chương 3. (Mẫu phiếu xem phần Phụ lục).

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Đối tượng được phỏng vấn: một số hộ gia đình sinh sống tại khu vực thành

phố Hưng Yên, những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác thải, những cán bộ

chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trường. Cụ thể bao gồm:

+ Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Hưng Yên.

+ Lãnh đạo Chi cục BVMT, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên.

+ Lãnh đạo, chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hưng

Yên.

+ Lãnh đạo, chuyên viên phòng Quản lý đô thị thành phố Hưng Yên.

+ Lãnh đạo, chuyên viên Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô

thị thành phố Hưng Yên.

Page 31: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

23

+ Công nhân trực tiếp thu gom, vận chuyển CTR của Công ty TNHH MTV

Môi trường và Công trình đô thị thành phố Hưng Yên.

+ Một số hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hưng Yên.

- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp sau đó tác giả ghi chép lại các

thông tin đã thu thập được. Trên cơ sở những ghi chép đó, tác giả tổng hợp, phân

tích các ý kiến và sử dụng trong phần kết quả ở chương 3.

2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng các phần mềm word, excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu

thập được.

Từ những số liệu thu thập, tìm những số liệu quan trọng, cần thiết nhất để

phục vụ vấn đề nghiên cứu.

Tổng hợp phiếu điều tra, phỏng vấn dựa trên phần mềm Excel.

Page 32: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

24

Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng phát sinh CTR tại thành phố Hưng Yên

3.1.1. CTR sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người.

CTR sinh hoạt được thu gom từ nhà dân, các cơ quan đơn vị, trường học, chợ và các

điểm buôn bán, các nhà hàng kinh doanh ăn uống, khách sạn, công viên, khu vui

chơi giải trí, …

Hiện tại khối lượng rác thải được Công ty TNHH MTV Môi trường và công

trình đô thị thành phố (từ đây gọi tắt là Công ty) thu gom, vận chuyển và xử lý tại

Khu xử lý chất thải rắn của thành phố với khối lượng khoảng 70- 75 tấn/ngày [6].

Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh Công ty thu gom từ năm 2010 đến thời điểm

tháng 6 năm 2014 được thể hiện qua Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thống kê lượng CTRSH trên địa bàn thành phố được thu gom

qua các năm

Năm 2010 2011 2012 2013 6 tháng đầu

năm 2014

KL rác( tấn/năm) 23.045 24.743,50 25.128,19 26.645 13.949, 2

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị thành phố Hưng Yên)

Số liệu thống kê của Công ty về thành phần, tỷ lệ CTR thu gom được trên địa

bàn thành phố năm 2013 được trình bày trong Bảng 3.2 và Hình 3.1 dưới đây.

Bảng 3.2. Tỷ lệ CTRSH được thu gom trên địa bàn thành phố Hưng Yên [6]

STT Thành phần % Khối lượng

I Rác hữu cơ 80,93

1 Rác thực phẩm (rau, củ quả..) 15,24

2 Cỏ, cây,lá.. 59,28

3 Gỗ 0,83

Page 33: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

25

4 Giấy, bìa carton 2,29

5 Vải sợi 3,29

II Rác vô cơ 8,32

1 Kim loại 0,09

2 Các thành phần khác :

- Thủy tinh, gốm, sứ, gạch vỡ, đá...

8,23

III Nhựa 10,75

Hình 3.1. Thành phần CTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên

3.1.2. CTR nông nghiệp

Ước tính tổng lượng chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hưng

Yên phát sinh năm 2012 từ trồng trọt khoảng 150 tấn/ngày và chăn nuôi khoảng 100

tấn/ngày, trong đó bao bì từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khoảng 0,1 tấn/ngày [25].

Thành phần CTR nông nghiệp phát sinh chủ yếu là rơm rạ, trấu, cám, lõi

ngô, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, phân gia súc, gia cầm, bao bì

đựng thức ăn chăn nuôi…

Page 34: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

26

3.1.3. CTR làng nghề

Hiện toàn thành phố có 5 làng nghề. Các làng nghề sản xuất các loại sản

phẩm như: Chế biến, bảo quản nông sản; nội thất gỗ; làm hương; làm bánh đa.

Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào

nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia tăng

về số lượng, chất thải rắn làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần.

Ước tính khối lượng CTR làng nghề phát sinh tại Thành phố Hưng Yên trung bình

mỗi ngày khoảng 14 - 16 tấn/ngày [25].

3.1.4. CTR công nghiệp

Theo kết quả điều tra và tổng hợp do Phòng Tài nguyên và Môi trường thành

phố Hưng Yên cung cấp, khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong toàn thành

phố Hưng Yên năm 2013 là khoảng 56 tấn/ngày.

CTR công nghiệp có thành phần phức tạp và đặc tính nguy hại cao. Các

thành phần chủ yếu là thủy tinh, vải vụn, giẻ lau, giấy, bìa carton, bao bì, xỉ than,

kim loại, dầu thải, sơn bã, gỗ, mùn cưa, plastic, nilon,... Trong đó thành phần của

CTNH thường gặp trong CTR công nghiệp là: giẻ lau chứa hóa chất, dầu; bùn của

quá trình xử lý nước thải; chai lọ đựng hóa chất, bao bì nhựa hóa chất, dung môi,

pin, ắc quy, cặn dầu thải, chất dễ cháy,...

CTR công nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu phát sinh từ các công ty:

Công ty nhựa, Công ty May Đại Đồng, Công ty May 2, Công ty May và Đay.

3.1.5. CTR xây dựng và bùn thải đô thị

Hoạt động quản lý chất thải rắn xây dựng chưa được quan tâm thích đáng,

phần lớn CTR xây dựng được thu gom cùng với CTR đô thị. Khối lượng CTR xây

dựng phát sinh trong toàn thành phố năm 2013 khoảng 22 tấn/ngày [25].

Thành phần CTR xây dựng được vứt bỏ đi phần lớn là bê tông vụn, gạch

ngói vỡ chiếm đến hơn 80%, tiếp đến là thành phần đất cát chiếm 12%, còn lại 8% là các

tạp chất khác. (Hình 3.2)

Khối lượng bùn thải đô thị phát sinh tại thành phố Hưng Yên năm 2013

khoảng 23 tấn/ngày [25].

Page 35: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

27

Hình 3.2. Thành phần chất thải rắn xây dựng

3.1.6. CTR Y tế

Lượng CTR y tế phát sinh tại thành phố Hưng Yên khoảng 1,19 tấn/ngày,

trong đó CTR y tế nguy hại là 0,18 tấn/ngày, chiếm 15% tổng lượng CTR y tế phát

sinh [25]. Thành phần của chất thải rắn y tế bao gồm cả thành phần nguy hại và

không nguy hại bao gồm: kim loại, vỏ hộp kim loại, kim tiêm, ống tiêm, giấy loại,

các bệnh phẩm sau mổ, rác hữu cơ, đất đá và các loại vật rắn khác…

3.2. Hiện trạng quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên

3.2.1. CTR sinh hoạt

Thông qua Bảng 3.2 có thể nhận thấy: Rác hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ

rất lớn trong thành phần CTRSH do Công ty thu gom. Loại rác thải này chủ yếu

phát sinh từ các hoạt động dân sinh và các địa điểm công cộng. Loại rác thải hữu cơ

này hiện được tập trung tại bãi chôn lấp của thành phố, nhưng nếu với một lượng

lớn như vậy, có thể chuyển thành nguồn đầu vào cho biện pháp xử lý rác thải hữu

cơ, tạo phân bón với lượng vi sinh hữu ích cung cấp điều kiện tốt cho phát triển

nông nghiệp tại địa phương. Lượng chất thải vô cơ (gạch, đá, gốm sứ, thủy tinh,

mảnh vỡ...) chiếm tỷ lệ không cao (8,32%) chủ yếu phát sinh từ các hoạt động xây

dựng dân dụng, các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, có thể lượng này nếu không được thu

gom triệt để, sẽ bị đổ bỏ rải rác khu vực xung quanh công trình xây dựng đó. Lượng

rác thải này gia tăng do quá trình xây dựng, tốc độ đô thị hóa của thành phố ngày

Page 36: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

28

Rác thải sinh hoạt Nội thị

Về điểm tập kếtquy định

Xe ô tô ép rác

Rác thải của các xã (rác thu gom

theo hình thức xã hội hoá)

Về điểm tập kết quy định

Xe ô tô ép rác

Đưa về khu xử lý Chất thải rắn TP

Thùng Container chứa

rác

Xe hooklip

càng được đẩy mạnh. Một loại rác thải điển hình chiếm tới 10,75% trong tổng

lượng rác thải được thu gom là nhựa, cũng được đưa về khu xử lý rác thải của thành

phố và xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

a. Hình thức thu gom

Trên địa bàn thành phố Hưng Yên hiện nay, công tác thu gom, vận chuyển,

xử lý rác thải do Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Hưng Yên

thực hiện tại các khu vực đô thị và một số khu vực nông thôn theo mô hình như trong

Hình 3.3.

Công nhân

C.T MTĐT

Thu gom

Tổ thu gom

Hình 3.3. Mô hình hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH tại TP. Hưng Yên [7]

- Đối với công việc quét thu gom rác tại các đường, vỉa hè, ngõ phố trong

khu vực nội thành có công nhân của Công ty thu gom vào 2 ca làm việc trong ngày:

ca sáng và ca tối. Sau đó đưa rác gom về các điểm tập kết quy định để các xe ô tô

đón, ép rác và vận chuyển về khu xử lý.

- Đối với thu gom tại các xã, phường khu vực ngoại thành có tổ thu gom xã

hội hóa do xã phường thành lập sau đó tập kết về các điểm quy định để các xe ô tô

ép rác vận chuyển về Khu xử lý chất thải rắn Thành phố.

- Đối với các khu vực chợ, các khu dân cư có xây dựng các điểm đặt các

thùng container 10m3 chứa rác, xe hooklip của Công ty sẽ định kỳ vận chuyển các

thùng và đưa về khu xử lý chất thải rắn của Thành phố.

Page 37: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

29

Hình 3.4. Bản đồ tuyến điểm thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TP. Hưng Yên

- Đối với khu vực nội thành: Hiện tại trong khu vực thành phố Hưng Yên, rác

thải đã và đang được thu gom trên 133 tuyến đường phố nội thành với quy mô thu

gom là 24,66 ha và 24,225 km đường phố, tiến hành nhặt rác tại các ngõ phố [8].

- Khu vực tại các xã ngoại thành: Hiện tại với các xã ngoại thành như:

Phương Chiểu, Bảo Khê, Lam Sơn, An Tảo, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng

Nam, Quảng Châu, Hồng Châu, chất thải rắn được thu gom rác với 2 hình thức: thu

Page 38: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

30

gom rác xã hội hóa bằng xe gom rác đẩy tay sau đó đưa ra điểm tập kết quy định và

thu gom thông qua các thùng container 10m3 đặt tại các khu dân cư tập trung. Hiện

tại, có 8 thùng container được đặt tại 03 xã là Hồng Nam, Bảo Khê và Quảng Châu.

Đối với 5 xã mới sát nhập về thành phố, Công ty mới chỉ thu gom được của xã

Phương Chiểu, 4 xã còn lại, rác thải hiện chưa được triển khai thu gom, Công ty

môi trường đô thị của thành phố đang kết hợp với các phòng ban liên quan của

thành phố khảo sát để bố trí các điểm đặt thùng container tại các địa phương nêu trên.

- Ngoài thu gom rác thải đường phố, ngõ, nhà dân, rác của các cơ quan, đơn

vị nằm trên địa bàn Thành phố và của các nhà hàng, tổ chức kinh doanh, thương

mại, dịch vụ, khách sạn …được thu gom, vận chuyển và xử lý khi ký hợp đồng với

Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị thành phố. Hiện tại Công ty

đang thu gom vận chuyển và xử lý rác thải của trên 130 cơ quan đơn vị, nhà hàng,

kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hưng Yên [7].

Theo ông Trương Quốc Trân – PGĐ Công ty TNHH MTV Môi trường và

công trình đô thị thành phố cho biết: Hiện tại Thành phố Hưng Yên chưa triển khai

việc phân loại rác tại nguồn và Công ty chưa thực hiện việc phân loại rác thải.

Lượng rác thu gom được đưa về Khu xử lý CTR của thành phố và được chôn lấp,

xử lý theo công nghệ EM.

Theo phỏng vấn ông Cáp Quang Tuyến - Phó trưởng Phòng Tài nguyên môi

trường thành phố cho biết: Trong năm 2013, nếu chỉ tính riêng khu vực nội thành

thì tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH đạt 100% so với tổng lượng CTR

phát sinh, tỷ lệ trên địa bàn Thành phố Hưng Yên đạt khoảng 85-86% (chưa tính

đến tỷ lệ thu gom rác thải của 05 xã mới sát nhập về thành phố) so với tổng lượng

rác thải phát sinh của toàn Thành phố. Nguyên nhân là do lượng rác thải phát sinh

còn tồn đọng trong các ngõ, phố chưa được triển khai thu gom triệt để do nhiều yếu

tố khách quan như: đường, ngõ nhỏ xe thu gom không vào được, có nhiều thôn, xã

chưa thành lập được tổ vệ sinh môi trường tự quản để tổ chức thu gom rác thải.

Page 39: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

31

Khối lượng CTRSH được Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình

đô thị thành phố thu gom và vận chuyển được thể hiện qua Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Khối lượng CTRSH thu gom và vận chuyển tại địa bàn thành phố [6]

TT Phạm vi thu gom Số hộ dân

được thu

gom

Khối

lượng thu

gom (tấn/

ngày)

Khối lượng

chất thải rắn

được xử

lý(tấn/ ngày)

1 Khu vực đường, hè ngõ phố,

nhà dân các phường nội thành

của Thành phố được công ty

thực hiện quét thu gom

10.736 hộ 45,7 45,7

2 Khu vực các điểm tập kết rác

thải các phường, xã ngoại thành

trực thuộc Thành phố Hưng Yên

có thành lập tổ thu gom rác xã

hội hóa và có điểm đặt thùng

contaier 10 m3 chứa rác

21 điểm

15,3

15,3

3 Các cơ quan đơn vị trên địa bàn

thành phố Hưng Yên

56 đơn vị 6,9 6,9

4 Các nhà hàng, khách sạn kinh

doanh ăn uống

53 đơn vị 4,7 4,7

b. Tần suất thu gom rác tại địa bàn thành phố

Theo phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thu Điệp – Chuyên viên phòng Kế hoạch -

Kỹ thuật, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị thành phố Hưng

Yên, cho biết:

Page 40: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

32

- Trong khu vực địa bàn nội thành có công nhân trực tiếp của Công ty TNHH

MTV môi trường và công trình đô thị thực hiện thu gom rác tại các đường phố, nhà

dân với tần suất thu gom rác là 2 lần/ngày vào ca sáng và ca tối.

- Đối với các xã có tổ thu gom rác xã hội hóa và có điểm đặt thùng container

định kỳ theo lịch đã thống nhất với các xã, xe ô tô của Công ty sẽ thực hiện vận

chuyển rác thải tại các điểm tập kết rác.

Phương án thu gom CTR tại 05 xã mới sát nhập về thành phố:

Qua phỏng vấn ông Trương Quốc Trân, PGĐ Công ty TNHH MTV Môi

trường và Công trình đô thị thành phố cho biết:

- Hiện tại Công ty đã thực hiện thu gom rác tại 01 xã đó là xã Phương Chiểu

do xã đã thành lập được các tổ thu gom rác xã hội hóa và tổ chức thu gom 3

lần/tuần, định kỳ 3 lần/tuần xe ô tô của Công ty sẽ vận chuyển rác tại 03 điểm tập

kết của xã đến bãi chôn lấp của thành phố.

- Với 04 xã còn lại Công ty đã cùng các phòng ban của thành phố tiến hành

khảo sát được các vị trí để xây dựng các điểm đặt thùng container 10 m3, dự kiến là

mỗi xã 03 điểm đặt thùng. Khi nào được triển khai xây dựng các điểm đặt hoặc các

tổ thu gom xã hội hóa tại các xã đi vào hoạt động Công ty sẽ tổ chức thực hiện thu

gom, vận chuyển.

c. Về hình thức vận chuyển

Phương tiện vận chuyển rác thải đang sử dụng là: 03 xe cuốn ép rác (01 xe

2,5 tấn; 01 xe 5 tấn; và 01 xe 7 tấn); 01 xe hooklip vận chuyển thùng container chứa

rác. Khoảng cách trung bình vận chuyển từ các điểm tập kết về Khu xử lý rác thải là

từ 18 - 23km.

Hiện trạng về phương tiện vận chuyển CTRSH của thành phố được thể hiện

qua Bảng 3.4.

Page 41: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

33

Bảng 3.4. Hiện trạng về phương tiện vận chuyển CTRSH của thành phố [6]

TT Phương tiện thu gom và

vận chuyển

Số

lượng

Ghi chú

1 Xe gom rác đẩy tay loại 400 lít 91

2 Xe ô tô vận chuyển ép chở rác 03 01 xe loại 2,5 tấn

01 xe loại 5 tấn

01 xe loại 7 tấn

3 Xe ô tô vận chuyển rác Hooklip

có thùng kín dung tích 10 m3

01

d. Về biện pháp xử lý CTR được áp dụng

Hầu hết chất thải rắn của thành phố được tiến hành xử lý bằng phương pháp

chôn lấp. Rác thải được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải tập trung

của Thành phố.

Khu xử lý chất thải rắn TP. Hưng Yên đang được Công ty TNHH MTV Môi

trường và Công trình đô thị Thành phố quản lý và vận hành đã đi vào hoạt động từ

năm 2008 có vị trí giáp ranh ba xã, phường là phường An Tảo, xã Trung Nghĩa và

xã Bảo Khê. Khu này có tổng diện tích 12,55 ha, trong đó: diện tích ô chôn lấp 1,7

ha, diện tích còn lại để xây dựng các công trình phụ trợ và vùng đệm cách ly. Hiện

nay, Ban quản lý đang xin phép thành phố mở rộng thêm diện tích 11,379 ha. Khu

xử lý rác bắt đầu tiếp nhận rác sinh hoạt từ ngày 01/06/2008 đến nay vẫn đang hoạt

động. Lượng rác tiếp nhận vào khoảng 70 – 75 tấn/ ngày đêm. Rác thải được vận

chuyển về là rác thải sinh hoạt không có rác công nghiệp và rác thải nguy hại vì với

năng lực của Công ty chỉ xử lý được rác thải sinh hoạt, chưa xử lý được rác công

nghiệp và rác nguy hại [7].

Sau khi tiếp nhận rác, Công ty đã xây dựng quy trình xử lý rác thải và quy

trình xử lý nước thải bám sát với yêu cầu đánh giá tác động môi trường. Vị trí, quy

mô, tính chất và các công nghệ áp dụng tại bãi chôn lấp chất thải được thể hiện qua

Bảng 3.5.

Page 42: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

34

Bảng 3.5. Vị trí, quy mô, tính chất và công nghệ áp dụng tại bãi chôn lấp CTR

thành phố [6]

Tên

công

trình

xử lý

Vị trí Quy mô (ha) Công

suất

Công

nghệ

xử lý

Phạm vi

thu gom

Khả năng

đáp ứng

Chi phí

xử lý

1000

VNĐ/

tấn)

Khu xử

lý Chất

thải rắn

TP

Hưng

Yên.

Giáp ranh 3

phường,

xã: An Tảo,

Bảo Khê,

Trung

Nghĩa

Quy mô khu

xử lý là 12,55

ha đang thu hồi

mở rộng thêm

11,397 ha để

trồng cây tạo

vành đai cây

xanh cách ly,

trong đó bao

gồm các công

trình phụ trợ và

diện tích ô

chôn lấp rác

hiện có 1,7 ha

Công

suất

bãi:

200

tấn/

ngày

Chôn

lấp

hợp

vệ

sinh

bằng

công

nghệ

EM

Các xã,

phường

trong khu

vực TP.

Hưng

Yên

(chưa bao

gồm 4 xã

mới sát

nhập về

thành

phố)

Khả năng

đáp ứng

của ô chôn

lấp hiện tại

đến giữa

năm 2015

76

Khu xử lý chất thải tập trung của thành phố định kỳ thực hiện quan trắc và

giám sát môi trường các thông số: khí thải, nước thải trước và sau xử lý, nước

ngầm, nước mặt và định kỳ 06 tháng sẽ báo cáo kết quả quan trắc về Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Hưng Yên.

e. Về phí vệ sinh áp dụng trên địa bàn thành phố:

Page 43: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

35

Theo Quyết định số 09/2010 QĐ-UBND ngày 12/4/2010 về việc quy định

mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên do UBND tỉnh

phê duyệt, phí vệ sinh môi trường được áp dụng tại thành phố như sau:

Bảng 3.6. Mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hưng Yên [19]

STT Phí vệ sinh môi trường Đơn vị tính

Mức

thu phí

(đ)

1 Các hộ không kinh doanh

A Trên địa bàn các phường Thành phố Hưng

Yên

- Hộ dân ở vị trí mặt tiền các đường phố và các

ngõ mà xe thu gom rác vào lấy rác tận nơi đ/người/tháng 3.000

- Hộ dân ở trong ngõ hẹp xe thu gom rác không

vào được đ/người/tháng 2.000

- Hộ gia đình trong các cơ quan, đơn vị: cá

nhân ở trong ký túc xá các trường học, nhà tập

thể của các cơ quan, đơn vị, thuê trong các hộ

gia đình

đ/người/tháng 2.000

B Trên địa bàn các xã của thành phố Hưng

Yên và các thị trấn thuộc huyện

- Hộ gia đình và cá nhân cư trú trên địa bàn các

xã của thành phố đ/người/tháng 2.000

- Chi phí vận chuyển, xử lý rác thải của các xã

tại điểm tập kết trung chuyển đ/m3 rác 150.000

2 Các hộ kinh doanh trên địa bàn các

phường, thị trấn, xã

- Hộ kinh doanh nhà nghỉ, hàng ăn uống bán cả

ngày đ/hộ/tháng 100.000

- Hộ kinh doanh hàng ăn uống bán buổi sáng,

buổi tối, hàng tạp phẩm - bách hoá, làm biển

hiệu quảng cáo.

đ/hộ/tháng 80.000

- Hộ giết mổ gia súc, gia cầm đ/hộ/tháng 70.000

Page 44: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

36

- Hộ kinh doanh hoa tươi đ/hộ/tháng 60.000

- Hộ kinh doanh sửa chữa ôtô xe máy đ/hộ/tháng 50.000

- Hộ kinh doanh phế liệu đ/hộ/tháng 40.000

- Các hộ kinh doanh còn lại đ/hộ/tháng 30.000

3

Các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể,

LLVT, HCSN, văn phòng các doanh

nghiệp và HTX

- Có dưới 10 người đ/đơn vị/tháng 40.000

- Có từ 10 đến dưới 50 người đ/đơn vị/tháng 60.000

- Có từ 50 đến dưới 100 người đ/đơn vị/tháng 80.000

- Có từ 100 người trở lên đ/đơn vị/tháng 100.000

4 Các trường học

A Trường học phổ thông, nhà trẻ

- Trong năm học đ/trường/tháng 50.000

- Trong thời gian nghỉ hè có tổ chức học và

nhận trẻ đ/trường/tháng 20.000

B Trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại

học, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh đ/trường/tháng 100.000

5 Các cơ sở y tế

- Trạm y tế phường, xã đ/trạm/tháng 30.000

- Phòng khám tư nhân đ/phòng

khám/tháng 100.000

- Bệnh viện cấp tỉnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế

tư nhân đ/m3 rác thải 150.000

6

Khách sạn, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị,

trung tâm thương mại, bến tàu, bến xe và

các nhà hàng có lượng rác thải dưới

1m3/tháng

đ/đơn vị/tháng 100.000

7

Khách sạn, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị,

trung tâm thương mại, bến tàu, bến xe và

các nhà hàng có lượng rác thải từ

1m3/tháng trở lên

đ/m3 rác 150.000

Page 45: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

37

3.2.2. CTR nông nghiệp

Theo tổng hợp kết quả điều tra qua phiếu điều tra: 90% người dân được hỏi

cho biết hầu hết CTR độc hại như vỏ bao bì hóa chất thuốc BVTV, phân bón hóa

học chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh, một phần được người dân tập kết đốt

cùng với rơm rạ sau thu hoạch mùa và một phần nữa được thu gom cùng CTR sinh hoạt

Đối với chất thải trồng trọt có 65% khối lượng sinh khối phát sinh từ trồng

trọt không được thu gom mà được xử lý ngay tại đồng bằng phương pháp đốt rồi

dùng tro bón ruộng; 25% được dùng làm chất đốt; 10% được thu gom cùng CTR

sinh hoạt (Hình 3.5).

Hình 3.5. Các phương pháp xử lý CTR nông nghiệp từ trồng trọt

Khoảng 60% CTR chăn nuôi được các hộ gia đình chăn nuôi tận dụng để ủ

làm phân bón ruộng và các cây trồng khác, 30% được sử dụng làm nhiên liệu đốt

thông qua công nghệ khí sinh học làm hầm biogas, 10% còn lại được chôn lấp tại

chỗ sau chuồng trại chăn nuôi (Hình 3.6).

Page 46: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

38

Hình 3.6. Các phương pháp xử lý CTR nông nghiệp từ chăn nuôi

3.2.3. CTR làng nghề

Theo điều tra tại các hộ gia đình, chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa

được phân loại, thu gom, xử lý triệt để. 30% khối lượng CTR làng nghề được tận

dụng, tái sử dụng; 60% CTR được thu gom cùng với CTR sinh hoạt; 10% khối

lượng được người dân tự xử lý hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi

trường và cảnh quan xung quanh (Hình 3.7).

Hình 3.7. Các phương pháp xử lý CTR làng nghề

3.2.4. CTR công nghiệp

Việc phân loại CTR công nghiệp của các doanh nghiệp chưa được thực hiện

triệt để. Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ thực hiện việc phân loại CTR đối

với các chất thải mang lại giá trị kinh tế như kim loại, nhựa, thủy tinh, giấy, bìa

Page 47: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

39

carton… Còn các chất thải không có giá trị kinh tế thì được đem thu gom và đổ lẫn

lộn với chất thải sinh hoạt, gây khó khăn và tốn kém trong quá trình thu gom xử lý.

Việc tái chế CTR công nghiệp thường được thực hiện theo các hình thức như:

- Bán: Bao bì giấy, bao bì nhựa, bao bì kim loại, gỗ vụn, bụi bông, phoi,

bavia kim loại, xỉ kim loại, xỉ than, bã của quá trình sản xuất thực phẩm, thuỷ tinh…

- Tái sử dụng tại công ty: bao bì giấy, bao bì kim loại, bao bì nhựa, gỗ vụn,

giấy, thuỷ tinh, vải vụn, xỉ kim loại, xỉ than, chất dễ cháy…

- Tận thu làm chất đốt: giấy, gỗ vụn, giẻ lau.

3.2.5. CTR xây dựng và bùn thải đô thị

Tại thành phố Hưng Yên, CTR xây dựng đổ thải được Công ty Môi trường

và Đô thị Hưng Yên thực hiện thu gom. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom CTR xây dựng

khá khiêm tốn, nhiều vị trí chưa được thu gom, nhất là tại khu vực các xã ngoại

thành do năng lực của các tổ, đội rất hạn chế mới chỉ thực hiện phần lớn đối với rác

thải sinh hoạt.

Qua điều tra cho biết, việc xử lý CTR xây dựng trên địa bàn thành phố Hưng

Yên được xử lý khá đơn giản: 70% CTR xây dựng được đổ thải khá tùy tiện, tại rìa

đường, tại các khu vực đất trũng; 20% được tận dụng làm việc khác; 10% được thu

gom cùng CTRSH. (Hình 3.8)

Hình 3.8. Các phương pháp xử lý CTR xây dựng

Nguyên nhân chủ yếu do tại các điểm dân cư nông thôn chưa có các điểm tập

kết CTR xây dựng. Một phần khối lượng CTR xây dựng đổ bỏ được thu gom về các

bãi chôn lấp xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Page 48: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

40

Công tác nạo vét bùn thải từ cống rãnh trên địa bàn thành phố Hưng Yên do

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi thành phố đảm nhiệm với tần

suất 1 lần/tháng. Một phần bùn khô tơi xốp dùng để bón cho cây xanh đô thị và cây

lấy gỗ; các tạp chất khác được đưa đi chôn lấp tại bãi xử lý CTR thành phố Hưng

Yên. Việc xử lý bùn thải thường được ủ trung bình 3 tháng tại các điểm tập kết, sau

đó vận chuyển đến các điểm xa khu dân cư để đổ bỏ. Một phần khác được đổ trực

tiếp tại bãi chôn lấp CTR của thành phố.

3.2.6. CTR Y tế

Qua phỏng vấn ông Bùi Quang Chung, PGĐ Sở Y tế cho biết: Thành phố

hiện có 7 bệnh viện cấp tỉnh và thành phố; 15 phòng khám tư nhân. Các bệnh viện

và các phòng khám tư nhân hiện nay thực hiện xử lý rác thải theo 2 mô hình: thuê

đơn vị có chức năng xử lý CTR nguy hại thu gom, xử lý hoặc xử lý rác thải theo

cụm bệnh viện tại lò đốt tại bệnh viện. Hiện nay, 02 lò đốt tại Bệnh viện Đa khoa

tỉnh và Bệnh viện Y học cổ truyền hỏng nên 2 đơn vị này đều kí hợp đồng với Công

ty cổ phần Môi trường Đại Đồng và Bệnh viện Lao và Phổi Hưng Yên để xử lý. Ba

bệnh viện chưa có lò đốt (BV Sản nhi, BV Mắt, Trung tâm Y tế thành phố Hưng

Yên) và BV tư nhân Hưng Hà cũng thuê Công ty Môi trường Đại Đồng thu gom và

xử lý.

Theo báo cáo của Sở Y tế năm 2013 tỷ lệ thu gom CTR y tế trên toàn địa bàn

thành phố hầu như đạt 100%. Tuy nhiên, tại hầu hết các bệnh viện, những phương

tiện dùng cho phân loại (thùng chứa, hộp đựng, túi ni-lon, xe chuyên dụng…) chưa

được trang bị đầy đủ đúng tiêu chuẩn. Các cơ sở khám chữa bệnh còn lại bao gồm

cả các trạm y tế xã, phường xử lý chất thải rắn bằng cách đốt chất thải ngoài trời,

chôn lấp.

3.3. Đánh giá hoạt động quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên

Từ hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên đã

nêu ở các phần trên, tác giả đưa ra một số nhận xét như trong Bảng 3.7.

Page 49: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

41

Bảng 3.7. Đánh giá về hệ thống quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên

Điểm mạnh Điểm yếu

Luật pháp - Đã có các văn bản quy phạm

pháp luật của Trung ương cũng

như tỉnh quy định về chất thải

rắn và các tiêu chuẩn liên quan.

Thành phố còn thiếu quy định

về phân loại chất thải rắn sinh

hoạt tại nguồn và các quy định

về xử lý vi phạm.

Bộ máy

quản lý hành

chính

- Đã phân công nhiệm vụ quản

lý chất thải rắn cho UBND thành

phố, phòng Quản lý đô thị,

phòng Tài nguyên và môi

trường; UBND các phường, xã.

- Có 01 cán bộ của phòng Tài

nguyên môi trường phụ trách

mảng môi trường đô thị trong đó

có quản lý chất thải rắn.

- Ở các phường, xã có cán bộ địa

chính kiêm môi trường.

- Không có bộ phận chuyên

trách về chất thải rắn.

- Thiếu số lượng cán bộ môi

trường ở thành phố cũng như ở

các phường, xã.

Tài lực - Thành phố cấp kinh phí cho

Công ty TNHH MTV Môi

trường và Công trình đô thị

Hưng Yên.

- Không có đầu tư mới trong

năm 2014.

Vật lực - Có 91 xe gom rác đẩy tay loại

400 lit; 3 xe ô tô vận chuyển ép

chở rác, 01 xe ô tô vận chuyển

rác có thùng kín.

- Có khu xử lý CTR thành phố

được thiết kế theo tiêu chuẩn

đảm bảo vệ sinh môi trường

- Các xe đẩy tay và xe tải vận

chuyển chất thải rắn nhiều xe đã

cũ nên thường xuyên hỏng.

- Số lượng thùng rác công cộng

còn ít, nhiều cái đã bị hỏng.

- Tại các điểm tập kết không có

dụng cụ chứa rác có nắp đậy.

- Công nhân thu gom, vận

Page 50: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

42

chuyển, xử lý rác không có đủ

phương tiện bảo hộ lao động.

- Hệ thống xử lý nước rỉ rác của

khu xử lý CTR thành phố hoạt

động không hiệu quả, lớp chống

thấm bị rách, không có hệ thống

thu khí.

Tổ chức,

thực hiện

- Một số tuyến đường chính

tương đối sạch, rác ít như: Điện

Biên, Nguyễn Văn Linh, Quảng

trường, Tô Hiệu, Chùa Chuông,

Bạch Đằng, Bãi Sậy, …

- Chất thải rắn sinh hoạt chưa

được phân loại.

- Mới chỉ thu gom, xử lý được

CTR sinh hoạt, còn CTR nguy

hại thì chưa thu gom xử lý được

mà phải thuê xử lý.

- Lượng rác được tái chế, tái sử

dụng ít.

- Chưa thu gom, xử lý triệt để

toàn bộ lượng rác thải phát sinh.

- Trong quá trình đổ thải, thu

gom, vận chuyển cũng như việc

nhặt rác và phương tiện giao

thông làm cho rác vương vãi

trên một số đường phố, vỉa hè,

ngõ ngách. Ở các tuyến đường

lớn vẫn còn đất cát, bụi do các

xe tải chở vật liệu xây dựng làm

rơi vãi như Nguyễn Văn Linh,

Bãi Sậy, Trưng Trắc, …

Thanh kiểm

tra

- Phòng Tài nguyên môi trường

kết hợp phòng Quản lý đô thị có

Công tác thanh kiểm tra chưa

được chú trọng và tần xuất ít.

Page 51: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

43

kiểm tra hàng tháng hoặc đột

xuất.

3.4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý CTR tại thành

phố Hưng Yên

Từ những tồn tại đã nêu trong phần 3.3, tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn

thiện hệ thống quản lý CTR trên địa bàn thành phố như sau:

3.4.1. Luật pháp – chính sách

Bổ sung các văn bản luật pháp – chính sách về quản lý CTR như:

- Bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách môi trường về

việc đổ thải, thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR tại thành phố Hưng Yên.

- Ban hành Quy chế về quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên trong đó có các

nội dung cụ thể như:

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn của các cơ quan hành chính trong

công tác quản lý CTR.

+ Yêu cầu chủ nguồn thải phân loại CTR tại nguồn thành hai loại hữu cơ và

vô cơ.

+ Quy định về việc đổ rác và thu gom đúng giờ và đúng nơi quy định.

+ Quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật và CTR: Mức

xử phạt vi phạm hành chính, thời gian lao động công ích.

- Quy định về việc đấu thầu thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trong đó cụ thể

về CTR sinh hoạt và CTR nguy hại.

3.4.2. Bộ máy quản lý hành chính

- Thành lập Đội Quản lý CTR thành phố Hưng Yên thường xuyên kiểm tra

việc đổ thải, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR và xử phạt vi phạm hành chính theo

quy định.

- Tổ chức thêm các đội vệ sinh của 4 xã mới sát nhập về thành phố mà Công

ty MTĐT chưa tổ chức thu gom được.

Page 52: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

44

- Bổ sung thêm cán bộ phụ trách chất thải rắn tại phòng Tài nguyên và môi

trường và tại các phường, xã.

3.4.3. Tài lực và vật lực

- Đầu tư kinh phí trang bị thêm các trang thiết bị để phục vụ công tác phân

loại rác tại nguồn như:

+ Đầu tư thêm xe đẩy tay có 2 thùng sơn màu khác nhau (màu xanh và màu

vàng) để dễ dàng thu gom riêng 2 loại chất thải rắn hữu cơ và vô cơ.

+ Bổ sung xe ô tô để chuyên chở 2 loại rác vô cơ và hữu cơ.

+ Đầu tư thêm dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp thu gom,

vận chuyển CTR: như găng tay, chổi tre, quần áo bảo hộ, mũ.

+ Bố trí thêm các thùng chứa rác có nắp đậy tại các điểm tập kết rác.

- Bố trí thêm các điểm đặt thùng rác công cộng.

- Đầu tư xây dựng lại hệ thống xử lý nước rỉ rác tại khu xử lý CTR thành phố.

3.4.4. Tổ chức, thực hiện

3.4.4.1. Giáo dục và truyền thông môi trường

- Đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mầm non, phổ

thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính

trị, xã hội; tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các phương tiện truyền thông, các tổ

chức đoàn thể (phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh,…). Hình thức giảng

dạy cần có nhiều tranh vẽ, giáo cụ trực quan sinh động, tăng cường các hoạt động

ngoại khóa bổ ích. Đặc biệt là cần có những khuyến khích cũng như nội quy để nâng

cao ý thức, hình thành thói quen phân loại, tái sử dụng, bỏ CTR đúng nơi quy định

ngay trong khuôn viên trường học.

- Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTR cho đội ngũ

cán bộ làm công tác quản lý CTR tại các sở, ban, ngành liên quan và các đơn vị có

chức năng thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải.

- Đưa nội dung quản lý CTR vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh

nghiệp (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR, sử dụng các nguyên liệu thân thiện

với môi trường, thu gom, vận chuyển CTR theo đúng các quy định...).

Page 53: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

45

- Tuyên truyền thực hiện và nhân rộng mô hình “Phân loại rác thải tại hộ

gia đình”.

- Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại

chúng, tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức đoàn

thể ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư về tác

hại của CTR khi không được xử lý triệt để và lợi ích của việc phân loại CTR tại

nguồn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở những khu vực công cộng như

công viên, chợ, đường phố… cần tuyên truyền giáo dục môi trường bằng những

hình ảnh, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, bài hát, bài thơ cổ động về bảo vệ môi

trường nói chung cũng như ý nghĩa của việc phân loại CTR tại nguồn, tái sử dụng,

tái chế CTR, giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp và các hiểm họa, suy thoái, ô nhiễm

môi trường đe dọa tới loài người. Khuyến khích người dân có những hành động nhỏ

mà đem lại hiệu quả lớn như việc sử dụng túi, làn đi chợ được sử dụng nhiều lần

thay cho những túi nilon là loại CTR khó phân hủy.

Ở các công sở lãnh đạo cơ quan, đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền cũng

như đưa ra các nội quy nhằm giảm thiểu, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng lượng

CTR văn phòng như in, photo hai mặt, tận dụng các thùng đựng hàng để chứa giấy,

tài liệu cũ …

3.4.4.2. Xây dựng chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng

- Nội dung bao gồm các vấn đề:

+ Cách phân loại rác thành hai loại (rác hữu cơ, rác vô cơ) và để riêng rác có

thể tái chế để bán, giảm thiểu rác bằng cách sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay

cho túi nilon.

+ Lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế

CTR đối với môi trường sống của người dân cũng như đối với kinh tế và xã hội.

+ Lợi ích và cách sử dụng thùng xử lý rác thải làm phân hữu cơ, nắp thùng

rác di động tại các gia đình có diện tích đất còn trống.

- Cách thức thực hiện:

Page 54: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

46

+ Phòng Tài nguyên môi trường phối hợp với MTTQ, Hội LHPN, Hội CCB,

Hội nông dân, Đoàn TNCS HCM, Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình

đô thị thành phố tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ xã,

phường, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, cán bộ làm công tác môi trường, cán bộ

Hội LHPN, Hội CCB, Hội Nông dân, Đoàn TNCS HCM của các xã, phường, trong

thành phố về các nội dung: cách phân loại rác tại nguồn, lợi ích của việc phân loại

rác tại nguồn, lợi ích và cách sử dụng thùng rác thải làm phân hữu cơ, nắp hố rác

di động…

+ Sau khi đã được tập huấn, cán bộ xã, phường, cán bộ làm công tác môi

trường, MTTQ, Hội LHPN, Hội CCB, Hội nông dân, Đoàn TNCS HCM của các xã,

phường sẽ tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi hợp tổ dân phố, họp quân dân

chính, họp chi bộ, sinh hoạt hội viên của các đoàn thể hoặc tuyên truyền trực tiếp

đến người dân tại các hộ gia đình.

3.4.4.3. Thực hiện việc phân loại rác tại nguồn

a. Đối với 10 xã ngoại thành

Tại các hộ gia đình, CTR sẽ được phân loại thành 2 loại: rác hữu cơ và rác

vô cơ.

- Rác vô cơ sẽ để riêng 1 thùng và sẽ có tổ VSMT đến thu gom và vận chuyển

ra các điểm tập kết rác của mỗi xã, tại đây sẽ có ô tô chở rác vô cơ của Công ty

TNHH MTV môi trường và công trình đô thị đến thu gom và vận chuyển đến khu

xử lý CTR của thành phố để xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp mà không

cần xử lý bằng chế phẩm sinh học hay phương pháp vi sinh vật. Điều này sẽ giúp

cho ô chôn lấp CTR hữu cơ nhanh phân hủy và đỡ tốn diện tích chôn lấp hơn.

- Đối với rác hữu cơ: Áp dụng phương pháp xử lý bằng thùng xử lý rác hữu

cơ hoặc nắp hố rác di động, cụ thể như sau:

+ Phương pháp dùng thùng xử lý rác hữu cơ

Page 55: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

47

Mỗi hộ gia đình có 1 phi nhựa dung tích 200 lit xung quanh có các lỗ nhỏ đường

kính 1,5cm, bên dưới có 1 cánh cửa có kích thước khoảng 20cm2 (Hình 3.9) và chế phẩm

vi sinh EMUNIV.

Cách thức thực hiện: Hàng ngày, các loại rác thải sinh hoạt trong gia đình

được thu gom và phân loại, phần rác hữu cơ gồm: lá cây, cỏ, đồ ăn thừa, cuộng rau,

quả hỏng sẽ được cho vào thùng, cứ 30-50 cm rác thải phun 0,1 – 0,2 lit dung dịch

chế phẩm vi sinh vào, sau đó đậy kín nắp, cứ thế khoảng 30 ngày rác thải sẽ được

các loại vi sinh vật phân hủy biến thành phân hữu cơ hay còn gọi là phân compost

rất có lợi cho cây trồng.

Hình 3.9. Mô hình thùng xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình

+ Phương pháp sử dụng nắp hố rác di động bằng tôn

Mỗi hộ gia đình có 1 nắp hố rác di động bằng tôn không rỉ, có kích thước

70cm2, không đáy và giữa có nắp đậy (Hình 3.10) và chế phẩm vi sinh EMUNIV.

Page 56: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

48

Cách thức thực hiện: Các gia đình có thể tự đào hố rác, kích thước 70cm x

70cm, sâu khoảng 1m, đặt nắp hố rác di động lên. Hàng ngày, cho những loại rác

hữu cơ gồm lá cây, cỏ, đồ ăn thừa và rau quả hư hỏng, xác động vật chết vào hố

rác,và đổ chế phẩm vi sinh lên. Đến khi hố rác đầy sẽ di chuyển nắp hố rác đi nơi

khác và lấp đất lại. Sau 1 thời gian rác thải sẽ phân hủy thành phân hữu cơ chúng ta

bố trí trồng 1 loại cây ăn quả đúng vào vị trí hố rác, cây sẽ phát triển rất tốt hoặc

mang phân bón cho các cây trồng trong vườn.

Hình 3.10. Mô hình nắp hố rác di động

- Tại các gia đình có nhiều rơm rạ, có thể thu gom rơm rạ thành đống, sau đó

tưới dung dịch chế phẩm đã pha vào và dùng nilon đậy kín. Sau 1 - 2 tháng, rơm

phân hủy thành phân hữu cơ dùng để bón cho cây trồng rất hiệu quả.

* Cách pha chế phẩm vi sinh

Hòa đều 1 gói 100 gram chế phẩm vi sinh vào 15 lít nước, sau đó cứ một lớp

phế thải dày 30-50cm thì tưới từ 0,1-0,2 lít dung dịch chế phẩm.

Sau khi xử lý phế thải bằng vi sinh vật đã tạo ra được sản phẩm phân hữu cơ

sạch, an toàn. Các loại rau, củ, quả như cà chua, cà rốt, bắp cải, đậu tương sinh

trưởng nhanh, năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn (so với cây

Page 57: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

49

trồng đối chứng chỉ bón đơn thuần bằng phân hóa học hoặc phân tươi không qua ủ),

không có ký sinh trùng gây bệnh như giun, sán…

Chế phẩm vi sinh vật do Viện Công nghệ môi trường nghiên cứu đã được

đưa vào thử nghiệm đầu tiên ở nhà Nhà máy Chế biến phế thải đô thị Cầu Diễn (Hà

Nội). Kết quả cho thấy nếu sử dụng công nghệ thông thường của nhà máy thì thời

gian xử lý kéo dài khoảng 45 ngày và có mùi hôi thối bốc ra từ bể ủ. Nhưng khi bổ

sung thêm 30 kg chế phẩm vi sinh vật cho một bể xử lý dung tích 150m3 rác thì thời

gian xử lý hiếu khí là 30 ngày và không có mùi hôi bốc lên. Như vậy với việc bổ

sung chế phẩm vi sinh vật đã tiết kiệm được 1/3 thời gian xử lý hiếu khí và đồng

thời cũng tiết kiệm được năng lượng.

Sau khi xử lý phế thải bằng vi sinh vật đã tạo ra được sản phẩm phân hữu

cơ sạch, an toàn. Các loại rau, củ, quả như cà chua, cà rốt, bắp cải, đậu tương sinh

trưởng nhanh, năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn (so với cây

trồng đối chứng chỉ bón đơn thuần bằng phân hóa học hoặc phân tươi không qua ủ),

không có ký sinh trùng gây bệnh như giun, sán…

b. Đối với 7 phường nội thành

Tại 7 phường nội thành, các hộ gia đình không có diện tích để đặt thùng xử

lý rác hay đặt nắp thùng rác di động nên chỉ áp dụng phương pháp phân loại CTR

tại các hộ gia đình.

Tại các hộ gia đình sẽ thực hiện phân loại CTR hữu cơ và CTR vô cơ:

+ Các gia đình vẫn có thể dùng thùng rác cũ của gia đình để đựng các loại

CTR hữu cơ.

+ CTR vô cơ có thể tái chế, tái sử dụng hoặc bán như: hộp giấy, bìa, giấy,

chai lọ nhựa… còn lại CTR vô cơ như chai, lọ, thủy tình, sành sứ, gỗ,… không tái

chế, tái sử dụng hay bán được thì sẽ để riêng 1 thùng hay túi nilon tái sử dụng.

Công nhân của Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị sẽ đi

thu gom và đổ riêng 2 loại rác vô cơ và hữu cơ. Sau đó sẽ vận chuyển đến các điểm

tập kết rác, tại đây sẽ có 2 ô tô chở rác vô cơ và hữu cơ để chở về khu xử lý CTR

của thành phố. Tại khu xử lý CTR thành phố, rác hữu cơ sẽ được xử lý theo phương

Page 58: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

50

pháp chôn lấp hợp vệ sinh còn rác vô cơ sẽ được tách riêng để xử lý bằng phương

pháp đốt hoặc chôn lấp riêng mà không cần sử dụng chế phẩm sinh học hay phương

pháp vi sinh vật.

3.4.4.4. Ứng dụng công nghệ xử lý mới và hiệu quả

Hiện nay, tất cả CTR thu gom đều được đưa vào chôn lấp tại bãi chôn lấp

CTR của thành phố. Trong khi đó, bãi chôn lấp này còn nhiều yếu kém như thiếu hệ

thống thu khí phát sinh từ rác, hệ thống nước rỉ rác hoạt động không hiệu quả và lớp

chống thấm bị rách gây ra ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, chôn lấp rác còn chiếm

nhiều diện tích đất cũng như tốn kém về mặt kinh tế. Vì vậy, bên cạnh việc thực

hiện phân loại rác tại nguồn để có thể tiết kiệm được diện tích chôn lấp thì cần thiết

phải xây dựng khu xử lý CTR có tính linh hoạt cao, có khả năng tái chế nhiều loại

rác thải đem lại hiệu quả kinh tế cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống của

người dân.

Công nghệ MBT-CD.08 là công nghệ có nhiều ưu điểm và chuyển hóa được

98 % CTR thành sản phẩm. MBT-CD.08 là công nghệ kết hợp các phương pháp cơ

sinh học (MBT) để phân loại ra 3 dòng vật chất trong rác thải hỗn hợp: Các vật chất

cháy được, các vật chất không cháy và các vật chất kim loại, rác thải nguy hại. Tái

chế và tái tạo thành các sản phẩm như: Viên nhiên liệu sử dựng cho các nồi hơi

công nghiệp); Viên gạch không nung (sử dụng cho các công trình xây dựng dân

dụng đơn giản); Kim loại như sắt, đồng, nhôm … thu gom lại để bán, các chất độc

hại như pin, ắc quy … được tập trung để chở đi xử lý, tái chế toàn bộ 100% rác thải

thành nguyên liệu.

Toàn bộ thiết bị để thực hiện công nghệ MBT-CD.08 được thiết kế dạng

modun kín, kết nối thành dây chuyền, sử dụng cơ giới và tự động hóa rất nhiều, rất

ít công nhân tiếp xúc trực tiếp với rác, không phát tán mùi và nước rỉ rác trong suốt

quá trình xử lý và tái chế, dễ dàng nâng hoặc hạ công suất từ 20-50 tấn/ngày cho

huyện và 500 -1.000 tấn/ngày cho cấp tỉnh, thành phố.

MBT-CD.08 có tính linh hoạt khá cao, có thể tạo ra nhiều lựa chọn cho sản

phẩm tái chế các nguyên liệu có trong rác thải.

Page 59: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

51

Với những ưu thế vượt trội của công nghệ mới này, MBT-CD.08 được coi là

giải pháp có khả năng xử lý môi trường hữu hiệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên chi phí để thực hiện công nghệ này khá cao. Vì vậy để áp dụng được

công nghệ này, thành phố Hưng Yên cần sự quan tâm của Tỉnh cũng như huy động

được sự đầu tư của các tổ chức phi chính phủ.

Page 60: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua điều tra, nghiên cứu về hiện trạng phát sinh và quản lý CTR trên địa

bàn thành phố Hưng Yên, luận văn đã rút ra một số kết luận như sau:

- Hệ thống quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên đã phát huy được hiệu

quả. Công tác thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt của thành phố khá tốt. Tuy

nhiên, thành phố chưa áp dụng phân loại CTR tại nguồn, khu xử lý CTR của thành

phố chưa xử lý được CTR nguy hại mà vẫn phải thuê Công ty Môi trường Đại

Đồng xử lý. Khu xử lý CTR của thành phố áp dụng phương pháp xử lý truyền

thống là chôn lấp hợp vệ sinh và đã gần hết công suất xử lý, hệ thống thu khí và

nước rỉ rác hoạt động chưa tốt.

- Mức độ quan tâm về công tác quản lý CTR trên địa bàn thành phố khá

tốt. Tỷ lệ người dân quan tâm đến vấn đề môi trường nói chung và CTR nói riêng

khá cao. Đây chính là điều kiện giúp cho việc quản lý CTR được dễ dàng hơn. Do

đó, để công tác quản lý CTR được tốt hơn thì cần tăng cường tuyên truyền, phổ

biến kiến thức về môi trường đối với người dân, kêu gọi toàn dân tham gia BVMT.

Trên cơ sở đó, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên như sau: Áp dụng Công cụ luật pháp,

chính sách, bổ sung bộ máy quản lý hành chính, đầu tư tài lực vật lực, áp dụng

công nghệ mới. Trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phân loại CTR

tại nguồn và truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về phân loại CTR tại

nguồn. Đối với giải pháp phân loại CTR tại nguồn, luận văn đưa ra hai giải pháp

cho các phường nội thành và các xã ngoại thành.

Kiến nghị

Để công tác quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên ngày càng có hiệu quả,

các biện pháp sau cần tăng cường thực hiện:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về VSMT, lợi ích của

phân loại chất thải rắn tại nguồn cho cộng đồng, tích cực phổ biến luật và các văn

bản dưới luật, các quy định của Trung ương, địa phương liên quan đến quản lý

Page 61: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

53

CTR, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật.

- Nâng cao năng lực quản lý về CTR của Phòng Tài nguyên và Môi

trường thành phố và cán bộ địa chính ở các phường, xã trong thành phố.

- UBND TP. Hưng Yên chỉ đạo áp dụng việc phân loại CTR tại nguồn

trên địa bàn thành phố cũng như đầu tư tài lực, vật lực để thực hiện phân loại CTR

tại nguồn.

- Các cơ quan chức năng của tỉnh và thành phố Hưng Yên cần tăng

cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng như hợp tác, học tập

kinh nghiệm trong nước, quốc tế về quản lý CTR.

Page 62: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Thường vụ tỉnh uỷ Hưng Yên (2005), Nghị quyết 23-NQ/TU ngày

05/5/2005 về công tác bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

đại hóa, Hưng Yên

2. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên (2013), Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày

21/3/2013 về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn

tỉnh, Hưng Yên

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc

gia năm 2011, Hà Nội

4. Chi cục thống kê thành phố Hưng Yên (2013), Niên giám thống kê thành phố

Hưng Yên năm 2013

5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số

59/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

6. Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị Hưng Yên (2013),

Báo cáo về quản lý chất thải rắn tại địa phương

7. Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị Hưng Yên (2013),

Báo cáo công tác quản lý môi trường đô thị năm 2013

8. Cục Bảo vệ môi trường (2008), Dự án Xây dựng mô hình và triển khai thí

điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới

9. Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường

đô thị, NXB Đại học Kiến trúc, Hà Nội.

10. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý Môi trường cho sự phát

triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Hàn Thu Hòa (2010), Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn

sinh hoạt thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học khoa học tự

nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.

12. Lương Thị Mai Hương (2007), Đánh giá khả năng thực thi và dự báo kết

quả của việc triển khai dự án 3RHN trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành

Page 63: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

55

phố Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010, Luận văn Thạc sỹ khoa học, Đại học khoa học

tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.

13. Đỗ Thị Lan, Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Thế Hùng (2008), Giáo trình

phân tích môi trường, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong, “Xã hội hóa công tác bảo vệ môi

trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên

& Môi trường, kỳ 1 tháng 3/2009 ( số 5), trang 12.

15. Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2011), Quản lý

chất thải rắn (tập 1), NXB Xây dựng, Hà Nội.

16. Lê Văn Nhương (2001), Báo cáo tổng kết công nghệ xử lý một số phế thải

nông sản chủ yếu (lá mía, vỏ cà phê, rác thải nông nghiệp) thành phân bón hữu cơ

vi sinh vật, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Phước (2008), Quản lý và xử lý Chất Thải rắn, NXB xây dựng,

Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo vệ

môi trường 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010), Quyết định số 09/2010 QĐ-UBND

ngày 12/4/2010 về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa

bàn tỉnh Hưng Yên

20. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010), Quyết định số 12/2010/QĐ –

UBND ngày 29/4/2010 của UBND Tỉnh Hưng Yên về Bảo vệ môi trường Tỉnh

Hưng Yên

21. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2012), Quyết định số 2111/QĐ-TTg về

việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến

năm 2020

22. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, (2012), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

23. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2013), Quyết định số 300/QĐ-UBND về

việc phê duyệt quy hoạch quảng lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

Page 64: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

56

24. UBND tỉnh Hưng Yên (2013), Chương trình hành động số 51/CTr-UBND

thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh

Hưng Yên

25. Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị nông thôn (2012), Báo cáo tóm tắt Quy

hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025

Page 65: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

57

PHỤ LỤC

Page 66: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

58

PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Tại địa bàn thành phố Hưng Yên đối với công tác quản lý chất thải rắn

Phần 1: Thông tin cá nhân

Họ và tên người được phỏng vấn: …………………………………………

Giới tính: Nam Nữ

Trinhg độ học vấn: Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

THCN CĐ ĐH Sau ĐH

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………..

Mặt hàng sản xuất, kinh doanh (nếu có): ……………………………………

Số nhân khẩu: ……

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………

………………………………………………………………………………..

Phần 2: Nội dung phỏng vấn

Câu 1: Rác thải của gia đình được thu gom và xử lý như thế nào?

Đổ ra khu đất trống Có xe thu gom

Tự đốt Cách khác: …………

Câu 2: Gia đình có phân loại rác (chai, lọ, giấy, sắt, nhôm …) để bán đồng nát

không ?

Có Không

Câu 3: Gia đình có phân loại rác làm thức ăn chăn nuôi (cơm thừa, rau, hoa quả,

…) không?

Có Không

Câu 4: Các điểm chứa rác thải có phù hợp không? (có ảnh hưởng đến việc đi lại, có

gây mùa hôi thối, có ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và mỹ quan của khu

vực)?

Có Không

Câu 5: Các loại xác động vật chết (chuột chết, gà chết...) gia đinh

bác/cô/chú/anh/chị xử lý thế nào?

Chôn lấp trong vườn Vứt bỏ cùng rác sinh hoạt Cáchkhác:

Page 67: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

59

Câu 6: Các loại CTR phát sinh từ trồng trọt, gia đình bác/cô/chú/anh/chị xử lý như

thế nào?

Đốt làm phân bón Thu gom cùng CTRSH Làm nhiên liệu

Câu 7: Các loại CTR phát sinh từ chăn nuôi, gia đình bác/cô/chú/anh/chị xử lý như

thế nào?

Ủ làm phân bón Làm hầm biogas Chôn lấp tại chỗ

Câu 8: Các loại CTR phát sinh từ các hoạt động xây dựng, gia đình

bác/cô/chú/anh/chị xử lý như thế nào?

Bỏ ra bãi đất trống Thu gom cùng CTRSH Tận dụng làm việc khác

Câu 9: Rác trong ngõ nhà mình có thường xuyên được thu gom không?

Có Không

Câu 10: Có nên tiến hành phân loại rác ngay tại nguồn không?

Có Không, vì sao?............................................

Ý kiến khác:…………………………………………………………..

Câu 11: Gia đình có thu gom vỏ chai hóa chất, thuốc BVTV (nếu có) đã sử dụng

hết không?

Có Không

Câu 12: Hàng tháng gia đình phải đóng bao nhiêu tiền cho việc thu gom rác?

………………. Đồng/người/tháng.

Câu 13: Lượng rác thải phát sinh hàng ngày: khoảng …………. kg/người/ngày

Câu 14: Tại tổ dân phố có tổ chức đội tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường,

BVMT không?

Có Không

Câu 15: Bác (cô, chú, anh, chị) có theo dõi các thông tin về môi trường, rác thải

không?

Không Có, theo dõi qua nguồn thông tin nào?........

Câu 16: Mức thu phí rác thải hiện nay như thế nào?

Thấp Cao Hợp lý

Page 68: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

60

Câu 17: Nếu để không còn tình trạng rác thải vứt bừa bãi, tồn đọng thì

bác/cô/chú/anh/chị đồng ý chi trả thêm bao nhiều tiền/tháng?

1.000đ - 2.000đ 2.500đ - 5.000đ 5.000đ - 10.000đ

Câu 18: Bác/cô/chú/anh/chị có ý kiến gì về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý

chất thải rắn hiện nay?

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn! …………., ngày tháng năm 2014

Người được phỏng vấn

Page 69: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

61

DANH SÁCH PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA

TT Họ và tên Địa chỉ 01 Bùi Quang Chung Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên

02 Lương Thị Thu Hương Chi cục phó, Chi cục BVMT, Sở Tài nguyên&Môi trường tỉnh Hưng Yên

03 Nguyễn Kim Liên Chuyên viên Chi cục BVMT, Sở Tài nguyên&Môi trường tỉnh Hưng Yên

04 Trương Quốc Trân

Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị thành phố Hưng Yên

05 Nguyễn Thị Thu Điệp Chuyên viên phòng KH-KT, Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị thành phố Hưng Yên

06 Cáp Quang Tuyến Phó trưởng phòng Tài nguyên-Môi trường thành phố Hưng Yên

07 Nguyễn Thị Mai Anh Chuyên viên phòng Tài nguyên-Môi trường thành phố Hưng Yên

08 Trần Văn Thắng Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố Hưng Yên

09 Nguyễn Thành Trung Chuyên viên phòng Quản lý đô thị thành phố Hưng Yên

10 Lê Thị Hoa Nhân viên tổ VSMT, Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị thành phố Hưng Yên

11 Ngô Thị Hương Phường Minh Khai, TP Hưng Yên 12 Nguyễn Nguyên Tản Phường Minh Khai, TP Hưng Yên 13 Trần Văn Tuệ Phường Minh Khai, TP Hưng Yên 14 Nguyễn Đình Bính Phường Minh Khai, TP Hưng Yên 15 Nguyễn Văn Thuần Phường Minh Khai, TP Hưng Yên 16 Trần Văn Cây Phường Minh Khai, TP Hưng Yên 17 Lê Thị Tuyết Phường Minh Khai, TP Hưng Yên 18 Phạm Hải Anh Phường Minh Khai, TP Hưng Yên 19 Bùi Thị Hoa Phường Minh Khai, TP Hưng Yên 20 Nguyễn Thị Loan Phường Minh Khai, TP Hưng Yên 21 Hoàng Thị Thúy Phường Minh Khai, TP Hưng Yên 22 Cáp Thị Yến Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 23 Đào Thị Dung Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 24 Hoàng Thị Nghiệp Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 25 Đỗ Văn Phiến Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 26 Nguyễn Thị Thanh Mai Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 27 Nguyễn Thu Hà Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 28 Phạm Thu Ngân Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 29 Trần Thanh Thủy Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên

Page 70: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

62

30 Nguyễn Trọng Thản Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 31 Lê Thị Phương Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 32 Trần Thị Tuyết Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 33 Nguyễn Văn Triệu Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 34 Phan Hữu Quyết Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 35 Trần Thị Thu Huyền Phường Hiến Nam, TP Hưng Yên 36 Lê Thị Dung Phường An Tảo, TP Hưng Yên 37 Đỗ Thị Tĩnh Phường An Tảo, TP Hưng Yên 38 Nguyễn Hoàng Anh Phường An Tảo, TP Hưng Yên 39 Lê Thị Thu Thủy Phường An Tảo, TP Hưng Yên 40 Vũ Thị Tâm Phường An Tảo, TP Hưng Yên 41 Hoàng Thị Vui Phường An Tảo, TP Hưng Yên 42 Nguyễn Thanh Huyền Phường An Tảo, TP Hưng Yên 43 Trần Văn Chiến Phường An Tảo, TP Hưng Yên 44 Lương Quảng Bình Phường An Tảo, TP Hưng Yên 45 Nguyễn Khánh Tùng Phường An Tảo, TP Hưng Yên 46 Phạm Văn Dũng Phường An Tảo, TP Hưng Yên 47 Vũ Viết Thu Phường An Tảo, TP Hưng Yên 48 Trần Tuyết Hương Phường An Tảo, TP Hưng Yên 49 Đỗ Văn Tiến Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 50 Nguyễn Duy Hy Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 51 Phan Thị Đạc Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 52 Nguyễn Thị Trúc Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 53 Phạm Văn Đỗi Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 54 Lê Minh Phúc Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 55 Lương Thị Hương Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 56 Vũ Thị Yến Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 57 Hoàng Thị Nga Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 58 Phạm Ngọc Bích Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 59 Đặng Hải Hữu Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 60 Bùi Duy Hùng Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 61 Nguyễn Thị Sợi Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 62 Nguyễn Trọng Tuân Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 63 Phạm Văn Trường Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 64 Dương Xuân Sử Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 65 Nguyễn Văn Lệ Phường Quang Trung, TP Hưng Yên 66 Phạm Thanh Thủy Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 67 Bùi Văn Trung Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 68 Đào Thị Liên Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 69 Nguyễn Thị Thoa Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 70 Nguyễn Thị Hoa Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 71 Quách Văn Liễu Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên

Page 71: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

63

72 Dương Văn Cảnh Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 73 Nguyễn Thị Huệ Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 74 Bùi Văn Thành Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 75 Bùi Thu Hà Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 76 Nguyễn Đức Luân Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 77 Ngô Đình Côi Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 78 Nguyễn Thị Kim Anh Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 79 Nguyễn Thanh Huyền Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 80 Nguyễn Thúy Ngần Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 81 Trần Thị Nga Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 82 Nguyễn Thị Thu Hoài Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 83 Lê Thị Uyên Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 84 Bùi Thị Như Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 85 Phạm Thị Diệu Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 86 Nguyễn Thị Ngà Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 87 Đỗ Thị Hải Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 88 Đào Thị Huyền Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 89 Trần Thị Mai Phường Lê Lợi, TP Hưng Yên 90 Hoàng Thị Huyền Trang Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 91 Nguyễn Thị Minh Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 92 Nguyễn Hùng Cường Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 93 Phạm Minh Châu Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 94 Nguyễn Thị Tuyển Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 95 Nguyễn Quỳnh Nga Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 96 Bùi Thị Thu Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 97 Lê Thanh Thảo Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 98 Phạm Thị Hiện Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 99 Vũ Thanh Nga Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 100 Phan Trung Kiên Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 101 Đào Thị Liên Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 102 Trần Thị Lê Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 103 Nguyễn Hải Hà Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 104 Nguyễn Văn Trung Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 105 Trần Thị Thu Thảo Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 106 Phạm Thu Minh Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 107 Đỗ Thị Thư Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 108 Nguyễn Thị Hảo Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 109 Bùi Thị Cúc Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 110 Trần Thị Hương Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên

111 Lương Văn Bình Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên

112 Đỗ Thị Thủy Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 113 Nguyễn Thị Huệ Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên

Page 72: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

64

114 Hoàng Thị Phượng Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 115 Phạm Thị Vân Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên 116 Nguyễn Thanh Huyền Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 117 Lê Thị Dung Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 118 Đào Thị Liên Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 119 Vũ Thị Yến Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 120 Trần Thị Bình Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 121 Vũ Thị Đông Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 122 Trần Tuyết Châm Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 123 Nguyễn Thị Thủy Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 124 Lê Thị Phong Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 125 Đỗ Thị Kim Anh Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 126 Nguyễn Thị Quỳnh Như Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 127 Nguyễn Bích Thu Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 128 Trần Thị Hải Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 129 Phạm Thu Thịnh Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 130 Nguyễn Thị Phán Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 131 Lã Thị Ngọc Diệp Xã Liên Phương, TP Hưng Yên 132 Nguyễn Thị Kim Dung Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 133 Nguyễn Thị Khanh Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 134 Lương Thị Phúc Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 135 Ngô Xuân Trường Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 136 Nguyễn Thị Khanh Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 137 Lương Thị Phúc Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 138 Đàm Thu Thủy Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 139 Phạm Thị Thêm Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 140 Đỗ Thúy Hiền Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 141 Vũ Thị Tám Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 142 Nguyễn Thị Bé Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 143 Nguyễn Thị Mậu Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 144 Mai Thị Vinh Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 145 Nguyễn Thị Hải Yến Phường Bảo Khê, TP Hưng Yên 146 Lê Thị Xuyến Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên 147 Vũ Thị Bình Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên 148 Dương Thị Loan Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên 149 Nguyễn Thị Mỳ Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên 150 Hoàng Thị Nhung Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên 151 Nguyễn Lan Anh Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên 152 Vũ Thị Thoan Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên 153 Lương Thị Thúy Nga Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên 154 Doãn Thị Phòng Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên 155 Trần Thị Trang Xã Tân Hưng, TP Hưng Yên

Page 73: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

65

156 Bùi Thị Biên Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 157 Trần Thị Hạnh Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 158 Vũ Thị Mận Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 159 Trịnh Thị Hương Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 160 Trần Thị Ninh Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 161 Hoàng Thị Dung Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 162 Nguyễn Thị Mai Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 163 Nguyễn Thị Hạnh Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 164 Lương Thị Cải Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 165 Tạ Thị Tươi Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 166 Phạm Văn Thắng Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 167 Nguyễn Thị Lụa Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 168 Trần Huy Nguyên Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 169 Bùi Thị Lụa Xã Hồng Châu, TP Hưng Yên 170 Nguyễn Thị Tuyết Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 171 Phạm Văn Mậu Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 172 Nguyễn Thị Thúy Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 173 Vũ Thị Huê Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 174 Lê Trung Cần Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 175 Nguyễn Văn Minh Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 176 Trần Đức Ninh Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 177 Vũ Thị Thừa Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 178 Hoàng Thị Huế Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 179 Nguyễn Hải Vân Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 180 Đào Thị Hợi Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 181 Nguyễn Thị Đảm Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 182 Đoàn Thị Minh Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 183 Chu Thị Oanh Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 184 Nguyễn Thị Năm Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên 185 Nguyễn Thị Ngân Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 186 Lê Thị Sầu Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 187 Đào Thị Điệu Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 188 Nguyễn Thị Thu Quyên Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 189 Vũ Thị Thùy Linh Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 190 Trịnh Thị Đà Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 191 Nguyễn Thị Tuyết Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 192 Đinh Thị Hải Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 193 Lưu Thị Nguyệt Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 194 Quách Thị Sơn Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 195 Nguyễn Văn Hải Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 196 Trần Thị Lệ Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 197 Vũ Thị Tuyến Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên

Page 74: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

66

198 Nguyễn Thanh Hiển Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 199 Trần Văn Vui Xã Hoàng Hanh, TP Hưng Yên 200 Nguyễn Thị Thảo Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 201 Trần Thị Hợp Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 202 Nguyễn Thị Phượng Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 203 Vũ Thị Huyền Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 204 Vũ Thị Mên Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 205 Nguyễn Trọng Trường Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 206 Phạm Văn Hải Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 207 Dương Văn Minh Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 208 Nguyễn Văn Bình Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 209 Phạm Thanh Mai Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 210 Bùi Văn Thành Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 211 Nguyễn Thu Thảo Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 212 Nguyễn Thị Lợi Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 213 Nguyễn Thị Hòa Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 214 Quách Văn Linh Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 215 Dương Văn Tiến Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 216 Nguyễn Thị Huê Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 217 Bùi Văn Quy Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 218 Bùi Thu Liên Xã Phương Chiểu, TP Hưng Yên 219 Nguyễn Đức Lợi Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 220 Ngô Đình Đắc Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 221 Nguyễn Thị Quỳnh Anh Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 222 Nguyễn Thanh Minh Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 223 Nguyễn Thùy Chi Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 224 Trần Thị Nguyệt Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 225 Nguyễn Thị Thu Thủy Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 226 Lê Thị Lý Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 227 Bùi Thị Nhuần Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 228 Phạm Thị Dinh Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 229 Nguyễn Thị Ngân Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 230 Đỗ Thị Hoa Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 231 Đào Thị Huyền Trang Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 232 Trần Thị Mai Lan Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 233 Hoàng Thị Huyền Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 234 Nguyễn Thị Minh Châu Xã Hồng Nam, TP Hưng Yên 235 Nguyễn Hùng Mạnh Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 236 Phạm Thị Thu Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 237 Nguyễn Văn Tuyên Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 238 Nguyễn Quỳnh Ngân Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 239 Bùi Thị Thu Thảo Xã Phú Cường, TP Hưng Yên

Page 75: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

67

240 Lê Thanh Bình Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 241 Phạm Thị Hiên Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 242 Vũ Thanh Ngà Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 243 Phan Trung Thành Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 244 Đào Thị Lụa Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 245 Trần Thị Lê Thủy Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 246 Nguyễn Hải Bình Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 247 Nguyễn Văn Đức Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 248 Trần Thị Thu Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 249 Phạm Thị Thành Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 250 Đỗ Thị Yến Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 251 Nguyễn Thị Huệ Xã Phú Cường, TP Hưng Yên

252 Bùi Thị Dinh Xã Phú Cường, TP Hưng Yên

253 Trần Thị Hảo Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 254 Lương Văn Kha Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 255 Đỗ Thị Thùy Đông Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 256 Nguyễn Thị Hải Hà Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 257 Hoàng Thị Minh Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 258 Phạm Thị Vui Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 259 Nguyễn Thanh Minh Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 260 Lê Thị Vinh Xã Phú Cường, TP Hưng Yên 261 Đào Thị Vĩnh Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 262 Vũ Thị Sen Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 263 Trần Thị Quỳnh Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 264 Vũ Thị Đam Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 265 Trần Thị Linh Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 266 Nguyễn Thị Phấn Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 267 Lê Thị Oanh Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 268 Đỗ Thị Mai Anh Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 269 Nguyễn Thị Như Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 270 Nguyễn Thị Thu Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 271 Trần Thị Hà Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 272 Phạm Thị The Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 273 Nguyễn Thị Phê Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 274 Lã Thị Ngọc Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 275 Nguyễn Thị Kim Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 276 Nguyễn Thị Khánh Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 277 Lương Văn Phiến Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 278 Ngô Xuân Sanh Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 279 Nguyễn Thị Khánh Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 280 Lương Thị Biển Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên 281 Đàm Thu Thùy Xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên

Page 76: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

68

282 Phạm Thị Thắm Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 283 Đỗ Thị Hiên Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 284 Vũ Thị Tâm Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 285 Nguyễn Thị Bên Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 286 Nguyễn Thị Mai Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 287 Mai Thị Vĩnh Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 288 Nguyễn Thị Hải Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 289 Lê Thị Xuyên Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 290 Vũ Thị Bình Tâm Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 291 Dương Thị Lan Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 292 Nguyễn Thị Mỹ Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 293 Hoàng Thị Ninh Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 294 Nguyễn Tâm Anh Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 295 Vũ Thị Thoả Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 296 Lương Thị Thúy Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 297 Doãn Thị Hồng Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 298 Trần Thị Tái Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 299 Bùi Thị Biển Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên 300 Trần Thị Hà Xã Hùng Cường, TP Hưng Yên

Page 77: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

69

Một số hình ảnh trong quá trình làm luận văn

Tác giả phỏng vấn ông Trương Quốc Trân – PGĐ Công ty TNHH MTV Môi trường và

công trình đô thị Hưng Yên

Tác giả phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thu

Điệp – Cán bộ phòng Kế hoạch kỹ thuật, Công ty TNHH MTV Môi trường và công

trình đô thị Hưng Yên

Tác giả phỏng vấn ông Cáp Quang Tuyến –Giám đốc Trung tâm, Phó Phòng Tài

nguyên & môi trường thành phố Hưng Yên

Tác giả phỏng vấn bà Nguyễn Thị Mai Anh – CV phòng Kỹ thuật, Phòng Tài nguyên & môi trường TP HY

Page 78: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

70

Tác giả phỏng vấn Bà Lê Thị Hoa, công

nhân tổ Vệ sinh môi trường, Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị

Đường vào khu xử lý CTR thành phố

Xe chở rác của Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị đổ rác tại khu xử

lý CTR

Công nhân của Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị đang phun chế phẩm tại khu xử lý CTR

Page 79: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN