29
QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC I. Giới thiệu chung về quan trắc chất lượng nước 1.1 Khái niệm Quan trắc môi trường là sự đo đạc theo phương pháp tiêu chuẩn, quan sát, đánh giá và báo cáo về chất lượng môi trường theo thời gian, không gian, tần số qui định trong một thời gian dài, nhằm xác định hiện trạng và xu hướng diễn biến chất lượng môi trường. + Chất lượng môi trường nước được đánh giá qua: Đặc điểm các yếu tố vật lý ( độ đục, chất rắn, màu, phóng xạ, nhiệt độ), nồng độ các chất vô cơ, hữu cơ và vi sinh trong nguồn nước. + Thành phần và trạng thái quần thể thủy sinh trong nước. Do việc xác định các thành phần hóa lý được thực hiện tin cậy với độ chính xác cao nên các tổ chức môi trường quốc tế và các quốc gia đều sử dụng các thông số hóa, lý để qui định tiêu chuẩn chất lượng nước. Thành phần thủy sinh do ít biến đổi tức thời khi chất lượng nước biến đổi và thường có sai số lớn giữa cơ quan quan trắc, phương pháp quan trắc nên chưa có tiêu chuẩn qui định mà chỉ thường được xem xét bổ sung, đặc biệt là các loại thủy văn nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng nước.

quan trắc chất lượng nước

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: quan trắc chất lượng nước

QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC

I. Giới thiệu chung về quan trắc chất lượng nước

1.1 Khái niệm

Quan trắc môi trường là sự đo đạc theo phương pháp tiêu chuẩn, quan sát, đánh giá và

báo cáo về chất lượng môi trường theo thời gian, không gian, tần số qui định trong một

thời gian dài, nhằm xác định hiện trạng và xu hướng diễn biến chất lượng môi trường.

+ Chất lượng môi trường nước được đánh giá qua:

Đặc điểm các yếu tố vật lý ( độ đục, chất rắn, màu, phóng xạ, nhiệt độ), nồng độ các

chất vô cơ, hữu cơ và vi sinh trong nguồn nước.

+ Thành phần và trạng thái quần thể thủy sinh trong nước.

Do việc xác định các thành phần hóa lý được thực hiện tin cậy với độ chính xác cao

nên các tổ chức môi trường quốc tế và các quốc gia đều sử dụng các thông số hóa, lý

để qui định tiêu chuẩn chất lượng nước.

Thành phần thủy sinh do ít biến đổi tức thời khi chất lượng nước biến đổi và thường có

sai số lớn giữa cơ quan quan trắc, phương pháp quan trắc nên chưa có tiêu chuẩn qui

định mà chỉ thường được xem xét bổ sung, đặc biệt là các loại thủy văn nhạy cảm với

sự thay đổi chất lượng nước.

Việc đánh giá diễn biến chất lượng nước nhất là đánh giá các tác động của sự cố ô

nhiễm nguồn nước cần phải được thực hiện qua ba thành phần tạo nên môi trường

nước.

Thủy văn

Thành phần thủy hóa

Thành phần thủy sinh

Để đánh giá chất lượng nước và dự báo diễn biến ô nhiễm nước, không thể đo đạc tất

cả các thông số thủy văn, hóa, lý, sinh vật mà phải chọn các thông số đặc trưng, đang

được công nhận và sử dụng trong các tài liệu quốc tế.

1.2 Các thông số lựa chọn

a. Các thông số thủy văn

Dòng chảy (m/s), mực nước (m), lưu lượng (m3/s).

Page 2: quan trắc chất lượng nước

b. Các thông số hóa lý

Các thông số cơ bản (phục vụ mục đích quan trắc đa mục tiêu)

+ Nhiệt độ, độ đục (NTU, FTU), độ trong (Secchi), màu (Pt-Co).

+ Oxy hòa tan ( DO, mg/l), pH, độ mặn ( ‰ tức ppt), chất rắn lơ lửng (SS, mg/l), độ

dẫn điện (EC, µS/cm hoặc mS/m), CO2 (mg/l).

+ NH4+(mg/l), NO3 (mg/l), PO4

3 (mg/l), tổng P (mg/l).

+ BOD520 (mgO2/l), COD (mgO2/l).

+ Tổng Fe (mg/l), HCO3 (mg/l), Cl (mg/l), SO42 (mg/l).

+ Ca2+ (mg/l), Na+ (mg/l), dầu mỡ (mg/l).

+ Một số kim loại nặng thường gặp: Zn (mg/l), Hg (mg/l), Cd (µg/l), Cr (µg/l), Pb

(µg/l).

+ Một số thuốc bảo vệ thực vật thường gặp :các clo hữu cơ (µg/l).

Các thông số chọn lọc để quan trắc theo chuyên đề (mục tiêu chuyên dụng)

+ Quan trắc sự axit hóa: pH.

+ Quan trắc xâm nhập mặn: EC, độ mặn/Cl.

+ Quan trắc sự phú dưỡng: NH4+, NO3, tổng N, tổng P, DO, chlorofill.

+ Quan trắc ô nhiễm do kim loại nặng (các kim loại nặng đặc thù đối với ô nhiễm).

+ Quan trắc ô nhiễm do dầu mỡ: dầu mỡ, DO.

+ Quan trắc ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật (hóa chất bảo vệ thực vật đặc thù)

+ Quan trắc nước thủy lợi: độ mặn (EC), tỷ số hấp thụ natri (SAR), Bo, một số hóa

chất độc đối với cây trồng.

+ Quan trắc chất lượng nước thủy sản: độ mặn, độ đục, độ trong, DO, một số chất độc

với thủy sản: NH4+, kim loại nặng, phenol, dầu mỡ, hóa chất bảo vệ thực vật.

+ Quan trắc chất lượng nước sinh hoạt, giải trí: tất cả các thông số độc hại với sức

khỏe con người và các thông số đánh giá cảnh quan: độ đục, màu, SS, mùi.

c. Các thông số thủy sinh

Để đánh giá mức độ ô nhiễm nước do chất thải sinh hoạt ngoài các thông số hóa, lý ta

chỉ cần quan trắc các vi sinh chỉ thị: Feacal colifom, tổng colifom và các sinh vật gây

bệnh (pathogen).

Page 3: quan trắc chất lượng nước

Trong trường hợp đánh giá tác động của ô nhiễm đến hệ sinh thái nước ta cần quan

trắc bổ sung các thông số sau đây:

Động vật đáy không xương sống:

Động vật đáy ( ốc, hến, nghêu, sò…) được sử dụng làm chỉ thị sinh học trong quan trắc

ô nhiễm nước vì:

+ Tương đối phổ biến trong sông, hồ và đa dạng về loài. Sự phát triển của chúng đặc

trưng cho điều kiện thủy văn, cấu trúc nền đáy và chất lượng nước.

+ Tương đối cố định tại đáy sông, hồ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lien tục chất

lượng nước và chế độ thủy văn trong ngày.

+ Thời gian phát triển khá lâu (vài tuần đến vài tháng).

+ Dễ thu mẫu, dễ phân loài.

Động vật đáy không xương sống được sử dụng như chỉ thị sinh học để đánh giá ô

nhiễm môi trường nước do các nguyên nhân:

+ Ô nhiễm hữu cơ với sự suy giảm oxy hòa tan.

+ Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng.

+ Ô nhiễm do kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật.

Ô nhiễm do các tác nhân này sẽ làm thay đổi quần thể động vật đáy. Ngoài ra việc ô

nhiễm do kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật còn được phát hiện dễ dàng qua việc

xác định tồn lưu các hóa chất này trong động vật đáy.

Ở nhiều quốc gia châu Âu, chỉ số quan trắc sinh học (Biological Monitoring Working

Party) được sử dụng để đánh giá chất lượng nước. Hệ thống chỉ số BMWP chính là

dựa vào sự xác định số loài và phân bố của động vật đáy không xương sống để phân

loại mức ô nhiễm nước.

Phiêu sinh thực vật

Một số phiêu sinh thực vật có khả năng chỉ thị ô nhiễm nguồn nước do:

+ Ô nhiễm hữu cơ (gây kiệt oxy hòa tan).

+ Phú dưỡng hóa.

+ Ô nhiễm do chất độc (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, hydrocacbon đa

vòng…).

Page 4: quan trắc chất lượng nước

+ Ô nhiễm do dầu mỡ.

Tóm lại, để quan trắc chất lượng và đánh giá ô nhiễm nguồn nước ở một lưu vực, một

dòng sông hoặc một hồ chứa theo hướng dẫn của GEMS ta có thể lựa chọn các thông

số hóa, lý, sinh học đặc trưng nêu trong bảng sau:

Thông số lựa chọn Quan trắc cơ bản

Thủy sản

Nguồn nước sinh hoạt, nước uống

Giải trí, bơi lội

Thủy lợi

Chăn nuôi

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)+ Các thông số tổng quátNhiệt độMàuMùiChất rắn lơ lửngĐộ đục/ độ trongĐộ dẫn (EC)Tổng chất rắn tanpH Oxy hòa tanĐộ cứngChlorofill A+ Các chất dinh dưỡngAmoniNitrat/ NitritPhospho/ phosphat+ Các chất hữu cơTổng cacbon hữu cơCODBODCác ionNa+

K+

Ca2+

Mg2+

Cl-

SO42-

F-

BCN

+ Các nguyên tố vết:Các kim loại nặng

xxx xx

xxx x xx xxxxxx

x

xxxxx

xxxxxxx

xxxxxxxx

xxx

xxxxxxxxxxxxxxx

xxxx

xxxxx

x

xx

xx xxxxxxxxxxxxxxx

xxxx

x

xx

x

xxxxx

x

xxx

xx xxxxxxx

x

x

x xxxxxx

x

xxx

x xx

x

x

xx

x

x x x

x

Page 5: quan trắc chất lượng nước

asen và selen+ Các chất hữu cơ bền vững:Dầu mỡ, hydrocacbonDung môi hữu cơPhenolHóa chất bảo vệ thực vậtChất hoạt động bề mặt+ Chất vi sinh chỉ thịFeacal colifomTổng colifompathogens

xx

xxxxxx

xx

xxxxxxxxxx

xxxxxxxxx

xx

x

xxx xxxxxx

x

x

xxx xx

x

xx

xx

xx

Ghi chú: x, xx hoặc xxx chỉ mức độ quan trọng của thông số trong chương trình quan

trắc

II. Các loại trạm quan trắc trong hệ thống quan trắc kiểm soát ô nhiễm

2.1 Các loại trạm trong hệ thống quan trắc, kiểm soát ô nhiễm nước

Các mục tiêu cơ bản của các trạm quan trắc chất lượng và ô nhiễm nước là:

+ Đánh giá tác động các hoạt động do con người gây ra đối với chất lượng nước và

đánh giá khả năng sử dụng của nước theo các mục đích khác nhau (1).

+ Xác định chất lượng nước về mặt bản chất tự nhiên hoặc nguồn nước đưa từ nước

ngoài vào lãnh thổ quốc gia (2).

+ Theo dõi xác nguồn ô nhiễm và đường đi của các chất độc hại đặc biệt khi có sự cố

môi trường (3).

+ Xác định xu hướng thay đổi chất lượng nước ở các trạm chủ yếu là xâm nhập mặn

(4).

Mục tiêu (1) được thực hiện bằng cách thiết lập các trạm tự động (impact stations).

Mục tiêu (2) được thực hiện bằng các trạm cơ sở (base stations). Mục tiêu (3) được

thực hiện bằng một trong hai trạm trên, tùy thuộc vào chất độc hại có nguồn gốc nhân

tạo hoặc tự nhiên. Mục tiêu (4) được thực hiện bằng các trạm xu hướng (trend

stations).

2.2 Đặc điểm các loại trạm

Page 6: quan trắc chất lượng nước

a. Các trạm cơ sở

Các trạm cơ sở đặt tại khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp các nguồn ô nhiễm. Các

trạm này thường được sử dụng xây dựng mức độ cơ sở của các thông số tự nhiên và để

kiểm soát các tác nhân ô nhiễm nhân tạo (thí dụ: thuốc bảo vệ thực vật, dầu mỡ…) và

để đánh giá xu hướng lâu dài của nước bề mặt do tác động từ ô nhiễm không khí toàn

cầu. Các trạm này còn được đặt tại vùng biên giới (đối với các song quốc tế) để kiểm

soát nguồn nước bên ngoài đưa vào quốc gia.

b. Các trạm tác động

Các trạm tác động được đặt tại khu vực bị tác động của con người và khu vực có nhu

cầu nước riêng biệt. Có bốn loại trạm tác động phục vụ cjo các nhu cầu sử dụng nước.

+ Đối với nước uống: trạm được đặt tại điêmt thu nước thô vào nhà máy nước.

+ Đối với nước thủy lợi: trạm được đặt tại điểm lấy nước cho thủy lợi.

+ Đối với nước thủy sản: trạm được đặt giữa vùng nuôi hoặc bảo vệ thủy sản.

+ Đối với nguồn nước sử dụng đa mục đích: trạm được đặt tại nơi lấy nước sử dụng

c. Các trạm xu hướng

Các trạm xu hướng được đặt ở vị trí đặt biệt để đánh giá xu hướng thay đổi chất lượng

nước ở qui mô toàn cầu. Các trạm này cần đại diện cho một vùng rộng có nhiều loại

hình hoạt động của con người. Số trạm này rất hạnh chế. Ngoài ra các trạm xu hướng

còn được sử dung để đánh giá tải lượng các tác nhân ô nhiễm từ sông lớn đưa ra biển

và diễn biến xâm nhập mặn từ biển đưa vào đất liền. Do vậy loại trạm này thường

được đặt ở cửa sông lớn.

Hình: Vị các loại trạm trong một lưu vực

Page 7: quan trắc chất lượng nước

Hình: Sơ đồ mạng lưới quan trắc nước ngầm

Page 8: quan trắc chất lượng nước

Hình: Vị trí các trạm quan trắc nước thải trong khu công nghiệp

Page 9: quan trắc chất lượng nước

d. Các yêu cầu về vị trí đặt trạm

Khi đã xác định đại thể về vị trí các trạm cơ sở, trạm tác động, trạm xu hướng, việc lựa

chọn chính xác vị trí đặt trạm còn phải dựa vào nhiều yếu tố thực tế mới đảm bảo đánh

giá chính xác chất lượng nước. Các yếu tố này được nêu dưới đây:

+ Tính đại diện

Mẫu nước cần phải đại diện cho đặt trưng về chất lượng nước của khu vực nghiên cứu.

Chất lượng nước phụ thuộc vào lưu lượng, sự xáo trộn và tầng nước.

Các mẫu nước cần có độ đồng nhất ở từng mặt cắt tại trạm thu mẫu. Muốn vậy cần thu

mẫu nước ở nhiều điểm (gần bờ trái, giữa dòng, gần bờ phải) và ở các độ sâu khác

nhau. Để kiểm tra độ đồng nhất phải kiểm tra tại chỗ các thông số như độ dẫn điện,

oxy hòa tan, pH hoặc nhiệt độ. Việc kiểm tra độ đồng nhất cần phải lặp lại ở các thời

điểm quan trắc ( mùa kiệt và mùa lũ và cả khi triều cường triều ròng)

Page 10: quan trắc chất lượng nước

+ Đo lưu lượng

Tại trạm quan trắc, việc đo lưu lượng là cần thiết nhằm tính tải lượng các thông số ô

nhiễm đi qua mặt cắt. Trạm quan trắc chất lượng nước tốt nhất là nên đặt ngay vị trí

của trạm thủy văn. Tuy nhiên trong thực tế, trạm thủy văn có thể đặt phía trên hoặc

dưới trạm quan trắc, sao cho vị trí đo thủy văn đạt mục đích đo lưu lượng chính xác.

+ Khoảng cách tới phòng thí nghiệm

Các mẫu nước có chứa 3 loại tác nhân ô nhiễm: có loại bền vững không thay đổi nhiều

theo thời gian ( như clo hữu cơ, kim loại nặng), có loại không bên nhưng có thẻ bảo

quản trong thời gian vài ngày như các chất dinh dưỡng (N, P), có loại kém bền không

thể bảo quản lâu qua nửa ngày ( như BOD, vi sinh). Thời gian chuyển mẫu từ trạm về

phòng thí nghiệm đủ ngắn sao cho các thông số cần phân tích không thay đổi thành

phần và nồng độ. Do vậy khoảng cách từ trạm về đến phòng thí nghiệm cần tính tới

khi thiết kế mạng lưới trạm.

+ Các ảnh hưởng pha tạp

Nếu vị trí đặt trạm ngay sau đập nước, hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong mẫu sẽ cao,

không đặc trưng cho chất lượng nguồn nước. Nếu vị trí đặt trạm ngay vị trí xả nước

thải của thành phố, nhà máy nồng độ các chất ô nhiễm sẽ cao hơn nhiều so với đặc

trưng chung của cả vùng cần giám sát. Điểm thu mẫu sát bờ sông không đặc trưng cho

tính chất nước của dòng sông. Để ngăn ngừa các ảnh hưởng pha tạp trên, vị trí thu mẫu

cần được chọn sao cho phản ánh đúng chất lượng nước của cả mặt cắt.

III. Tần số, thời gian quan trắc, kỹ thuật thu mẫu và bảo quản mẫu

Chất lượng nước tại mỗi trạm luôn bị thay đổi theo thời gian (phụ thuộc vào lưu lượng

và mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm). Do vậy cần đo các giá trị cực đại cực tiểu

và trung bình của các thông số theo thời gian để có thể phán ánh gần đúng giá trị thực.

Để làm điều này số mẫu thu thập cần đủ lớn và tần số thu mẫu cần đủ cao. Tuy nhiên

việc tăng cao số mẫu và tần số sẽ gây tốn kém về kinh phí và nhân lực. Cho nên cần

tính sao vừa đủ độ tin cậy vừa không quá nhiều chi phí. Số mẫu và tần số thu mẫu theo

qui định của GEMS được nêu trong mục dưới đây.

3.1 Tần số thu mẫu

Page 11: quan trắc chất lượng nước

Tần số thu mẫu càng dày độ chính xác của việc đánh giá diễn biến chất lượng và ô

nhiễm nước càng cao. Tuy nhiên trong thực tế do hạn chế về nhân lực, thiết bị, kinh

phí ở tất cả các quốc gia tần số thu mẫu ở các trạm giám sát nước đều được quy định ở

mức có thể chấp nhận được. Chương trình quốc tế GEMS yêu cầu tần số thu mẫu hằng

năm ở các trạm nêu trong bảng sau:

Bảng: Tần số thu mẫu hằng năm ở các trạm giám sát chất lượng nước theo yêu cầu của

GEMS:

Loại trạm sông Hồ Nước ngầmTrạm cơ sở (a)Trạm tác động:+ Nước uống+ Nước thủy lợi+ Nước thủy sản+ Tác động đa dạngTrạm xu hướng

4 đến 12 (b)

12 đến 24 (c, d)12 (e)12 (e, f)12 (c)12 đến 24 (g)

4

6 đến 12 (d)26 (f)42 đến 6 (h)

2 đến 4

4 đến 12 (d)4444

Ghi chú:

(a): Các trạm cơ sở chỉ khảo sát trong 2 - 5 năm, phụ thuộc vào lưu lượng và sự thay

đổi chất lượng nước.

(b): Thời gian thu mẫu cần thể hiện đủ các thay đổi về chu trình thủy văn trong năm.

(c): Tần số thu mẫu cần theo chu trình thủy văn, việc thu mẫu cực dại cần tiến hành

trong chu kì thủy văn bất thường nhất.

(d): Tần số thu mẫu cần phù hợp với mức độ lấy nước và số dân có nhu cầu cấp nước.

(e): Thời gian thu mẫu cần tiến hành khi lưu lượng thấp.

(f): Cần xem xét chu trình sinh học, cần tăng tần số thu mẫu ở thời điểm có năng suất

sinh học cao.

(g): Thời gian thu mẫu cần tiến hành khi lưu lượng cao.

(h): Đối với các hồ đơn tầng và hai tầng cần thu 2 mẫu/năm ở các thời điểm phân tầng

nhiệt cao nhất và thấp nhất. Đối với các hồ nhiều tầng thu 6 mẫu/năm.

Page 12: quan trắc chất lượng nước

Trong trường hợp giám sát ô nhiễm do sự cố môi trường việc thu mẫu cần thực hiện

hằng ngày hoặc nhiều lần trong ngày ở nhiều vị trí khác nhau, phụ thuộc vào mức độ

sự cố, chế độ thủy văn, địa hình và đặc điểm về phân dố dân cư, sản xuất trong vùng.

3.2 Qui trình thu mẫu

Qui trình này sử dụng cho cả trạm quan trắc cũng như khảo sát ô nhiễm đột xuất.

a. Thu mẫu nước sông, kênh, rạch

Trong trường hợp các chất ô nhiễm phân bố đều trong khối nước, việc thu mẫu tương

đối đơn giản. Khi đó người thu mẫu chỉ cần chú ý các điểm sau:

+ Lựa chọn và rửa kỹ chai, lọ đựng mẫu.

+ Dùng tay cầm chai, lọ nhúng vào dòng nước khoảng giữa dòng cách bề mặt nước độ

30 – 40cm. Hướng miệng chai, lọ lấy mẫu hướng về phía dòng nước tới, tránh đưa vào

chai, lọ các chất rắn có kích thước lớn như rác, lá, cây… thể tích nước phụ thuộc vào

thông số cần khảo sát.

+ Đậy kín miệng chai, lọ, ghi rõ lý lịch mẫu đã thu.

+ Bảo quản mẫu đúng theo qui định.

Trong trường hợp chất ô nhiễm phân bố không đồng đều trong khối nước (như dầu

mỡ, thuốc trừ sâu, chất hữu cơ kém tan trong nước…) việc thu mẫu phức tạp hơn

nhiều. Trong trường hợp này một vài mẫu riêng lẽ không thể đại diện cho cả khối

nước, do vậy cần phải thu nhiều mẫu tại mặt cắt của sông để lấy giá trị trung bình.

Trong trường hợp tối thiểu nhất ta có thể thu mẫu tại ba vị trí tại mỗi mặt cắt (bờ trái,

giữa dòng, bờ phải) tại mỗi vị trí cần thu mẫu tại 3 – 4 điểm theo độ sâu.

Vị trí các điểm thu mẫu tại một mặt cắt của dòng sông

Hình: Vị trí thu mẫu tại mặt cắt

Page 13: quan trắc chất lượng nước

Sau đó ta phân tích nồng độ từng chất ô nhiễm trong từng mẫu rồi cộng tất cả lại, chia

cho số mẫu, lấy giá trị trung bình của từng chất ô nhiễm. Để tiết kiệm chi phí và thời

gian cho phân tích người ta có thể thu được giá trị trung bình nồng độ chất ô nhiễm

trong khối nước bằng cách trộn tất cả các mẫu đẫ thu với thể tích các mẫu như nhau

tạo ra mẫu tổ hợp. Sau đó chỉ phân tích mẫu tổ hợp ta sẽ thu được giá trị trung bình

của toàn mặt cắt.

Để đánh giá được tải lượng chất ô nhiễm trong thời gian lấy mẫu nước cần phải tiến

hành đo lưu lượng của dòng sông tại điểm khảo sát. Tải lượng chất ô nhiễm được tính

theo công thức:

L = C x Q

Trong đó: L: tải lượng chất ô nhiễm (g,kg/giây)

C: nồng độ chất ô nhiễm (mg/l hoặc g/m3)

Q: lưu lượng tại điểm khảo sát (m3/giây)

Q = V x A

(V: tốc độ dòng chảy, m/s ; A: diện tích mặt cắt, m2)

Thông thường tại các trạm quan trắc chất lượng nước giá trị A đã được xác định, việc

đo tốc độ dòng chảy có thể thực hiện bằng lưu tốc kế ở nhiều thủy trực để thu giá trị

trung bình.

Page 14: quan trắc chất lượng nước

Trong một số trường hợp nghiêu cứu tác động của ô nhiễm nước việc thu mẫu thủy

sinh vật cũng được tiến hành cùng lúc với thu mẫu các thông số lý, hóa. Việc xác định

loài và mật độ thủy sinh vật chỉ thị (bio-indicator) sẽ hỗ trợ trong việc đánh giá mức độ

tác động và xem xét khả năng sử dụng nguồn nước.

b. Thu mẫu nước hồ

Trong trường hợp các thông số lý, hóa, sinh học phân bố đều trong hồ việc lấy mẫu

được thực hiện tối thiểu 2 điểm giữa hồ: cách bề mặt nước 10 – 30cm và cách đáy hồ

100cm

Trên thực tế một số hồ có sự phân tầng theo chiều sâu. Do vậy việc thu mẫu phải được

thực hiện ở nhiều độ sâu khác nhau.Tại một vị trí trong hồ 5 điểm cần được lấy theo

chiều sâu là:

+ Ngay dưới mặt nước

+ Ngay trên tầng suy nhiệt (epilimnion)

+ Ngay dưới tầng suy nhiệt

+ Giữa tầng bình nhiệt (hypolimnion)

+ 100cm trên lớp bùn đáy

c. Thu mẫu nước ngầm

Thông thường việc thu mẫu nước ngầm được thực hiện tại các giếng khoan hoặc giếng

đào đã có sẵn. Mẫu nước được lấy máy bơm hoặc bơm tay sau khi bơm vài phút bỏ

lượng nước đầu.

Trong trường hợp cần nghiêu cứu phân bố chất ô nhiễm theo nguồn nước thì có thể lấy

ở các tầng khác nhau bằng cách hạ thấp dần ống đáy của hệ thống bơm.

Do thành phần nước ngầm rất dễ bị thay đổi khi tiếp xúc với không khí (thay đổi nồng

độ các khí hòa tan, sắt, mangan…) cho nên cần giữ không cho mẫu nước ngầm tiếp

xúc với không khí. Việc phân tích tiến hành càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay sau khi

lấy mẫu.

d. Thu mẫu bùn đáy

Bùn đáy đóng vai trò rất quan trọng trong quan trắc ô nhiễm nước. Các kim loại nặng,

thuốc trừ sâu, các chất hữu cơ có tỷ trọng lớn thường hấp thụ vào bùn đáy, phân tán

Page 15: quan trắc chất lượng nước

dần vào nước và tác động đến hệ thủy sinh. Với các hóa chất trên, việc phát hiện trong

nước rất khó khăn nhưng chúng dễ dàng bị phân tích trong mẫu bùn đáy.

Việc lấy mẫu bùn đáy được thực hiện bằng một số thiết bị chuyên dụng (cuốc bùn

Pertersen). Mẫu bùn đáy bao gồm cả nước và bùn được chứa trong chai. Cần lọc mẫu

càng sớm càng tốt. Phần nước lọc dùng để phân tích các chất hòa tan. Các chất không

tan trong nước được xác định trong bùn.

3.3 Bảo quản mẫu

Qui định về bảo quản mẫu nước cho các mục đích phân tích khác nhau được nêu trong

bảng sau:

TT Thông số phân tích Chai đựng Điều kiện bảo quản Thời gian bảo quản tối đa

(1) (2) (3) (4) (5)123456

789

1011

121314151617181920212223

AsenBODBoCadmiCanxiCarbamat (TBVTV)

Cacbon vô cơCacbon hữu cơCacbon hạt

ChìChlorophyll (Chất diệp lục)

CloruaCobanCODCrômFloHydrocacbonKaliKẽmMagiêManganNatriNhôm

PEPEPEPEPETT

PEPEĐĩa petri nhựaPEĐĩa petri nhựaPEPEPEPEPETTPEPEPEPEPEPE

2ml HNO3 đặc/l mẫuLạnh, 40CLạnh, 40C2ml HNO3 đặc/l mẫuLạnh, 40CH2SO4 pH<4, 10g Na2SO4

Lạnh, 40CLạnh, 40CLọc bằng phễu GF/C, Lạnh, 40C2ml HNO3 đặc/l mẫuLọc bằng phễu GF/C, lạnh -200CLạnh, 40C2ml HNO3 đặc/l mẫuLạnh, 40C2ml HNO3 đặc/l mẫuLạnhLạnh, 40CLạnh, 40C2ml HNO3 đặc/l mẫuLạnh, 40C2ml HNO3 đặc/l mẫuLạnh, 40C2ml HNO3 đặc/l mẫu

6 tháng4 giờ6 tháng6 tháng7 ngàyMẫu chiết

Ngay24 giờ24 giờ6 tháng6 tháng

7 ngày6 tháng24 giờ6 tháng7 ngày7 ngày7 ngày6 tháng7 ngày6 tháng7 ngày6 tháng

Page 16: quan trắc chất lượng nước

2425

26272829

3031

323334353637

38394041

42434445

46

NikenN-Amonia

N-kjeldahlNitrat + NitritHữu cơOxy hòa tan

pHPhenol

Pheoxy axetic axitP-hòa tanP-vô cơP-orthoP-tổng sốPhosphor hữu cơ (TBVTV)

SelenSilicSulphatThủy ngân

Độ dẫn điệnTính kiềmTổng chất rắn lơ lửngVi khuẩn

Xyanua

PEPE

PEPEPETT

PETT

TTTTTTTTTTTT

PEPEPETT hoặc T

PEPEPETT

PE

2ml HNO3 đặc/l mẫuLạnh, 40C, 2ml H2SO4 40%/l mẫuLạnh, 40CLạnh, 40CLạnh, 40CCố định tại chỗ (pp Winkler)KhôngHNO3 đến pH <41g CuSO4/mẫu, 40CLạnh, 40CLọc tại chỗLạnh, 40CLạnh, 40CLạnh, 40CLạnh, 40C, HCl 10% đến pH 4,4Lạnh, 40CLạnh, 40CLạnh, 40C1ml H2SO4 đặc +1ml K2Cr2O7/100ml mẫuLạnh, 40CLạnh, 40CLạnh, 40CVô trùng trước, sau lấy mẫu, 40 C1ml NaOH 10% cho 100ml mẫu

6 tháng24 giờ

24 giờ24 giờ24 giờ6 giờ

6 giờ24 giờ

Chiết ngay24 giờ

Chiết ngay

6 tháng7 ngày7 ngày1 tháng

24 giờ24 giờ4 giờ12 giờ

6 tháng

Ghi chú: PE: chai polyethylene TT: chai thủy tinh

T: chai Teflon TBVTV: thuốc bảo vệ thực vật

3.4 Lựa chọn các thông số để đánh giá chất lượng nước

Trong thực tế việc lựa chọn các thông số khảo sát nhằm thực hiện mục đích nghiên

cứu là việc rất quan trọng vì nó giúp cho:

+ Đánh giá đúng đắn mức độ ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm.

+ Tiết kiệm nhân lực thời gian chi phí.

Page 17: quan trắc chất lượng nước

Việc lựa chọn thông số khảo sát phải dựa vào mục đích giám sát: phục vụ cho trạm

giám sát cơ sở, cho trạm giám sát chất lượng nước phục vụ cấp nước sinh hoạt, thủy

lợi, thủy sản hoặc phục vụ mục đích khảo sát ô nhiễm do chất thải. Bảng dưới đây là

danh mục các thông số lựa chọn cho các mục đích khác nhau, thứ tự ưu tiên được tính

từ thông số đầu đến thông số cuối.

Bảng: Các thông số đánh giá nguồn nước tự nhiên ở các trạm quan trắc cơ bản (theo

GEMS)

Các thông số cơ bản Sông Hồ Nước ngầm

Nhiệt độ

pH

EC (độ dẫn điện)

DO

Nitrat

Nitrit

Ammoniac

Canxi

Magiê

Kali

Clorua

Sulphat

Độ kiềm

BOD

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

Chlorophyll

Độ trong

Orthophosphat

Tổng phospho (không lọc)

Lưu lượng

x

x

x

x

x

-

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

-

x

x

x

x

x

x

x

x

-

x

x

x

x

x

x

x

-

-

x

x

x

x

-

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

-

-

-

-

-

-

Page 18: quan trắc chất lượng nước

Bảng: Các thông số đánh giá nguồn nước cho các mục đích sử dụng

Thông số Sông Hồ Nước ngầm

+ Nước sinh hoạt, nước uống:

pH

BOD (COD), DO

Tổng vi khuẩn Colifom

Vi khuẩn Feacalcolifom

EC

Asen

Cadmi

Crôm

Chì

Thủy ngân

Selen

Xyanua

Florua

Nitrat

Tổng clo hữu cơ (hóa chất BVTV)

Diedrin, Aldrin, DDT…

Đồng

Sắt

Mangan

Kẽm

Chất rắn lơ lửng (TSS), độ đục

+ Nước thủy lợi:

Độ dẫn điện

Tổng chất rắn tan

pH

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Page 19: quan trắc chất lượng nước

Natri

Canxi

Clorua

Bo

Tỷ số hấp thụ Natri (SAR)

+ Nước thủy sản:

Nhiệt độ

pH

EC

DO

Nitơ-Kjeldahl

Silic hoạt động

Nitơ-amoniac

COD

BOD5

TOC (tổng cacbon hữu cơ)

Chlophyl

Hydrosulphua

Sắt

Mangan

PCB (polyclo biphenyl)

Nhôm

Sulphat

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

x

-

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Dựa vào nguồn ô nhiễm

Các thông số chỉ thị đánh giá ô nhiễm nguồn nước cần căn cứ vào bản chất của nguồn

ô nhiễm (nguyên liệu, qui trình công nghệ, hoạt động của cơ sở sản xuất hoặc đặc điểm

tự nhiên trong vùng). Bảng sau đây giúp người nghiên cứu môi trường định hướng

Page 20: quan trắc chất lượng nước

nhanh khi nghiên cứu xây dựng phương án quan trắc và điều tra, lập danh mục ô

nhiễm.

Nguồn gây ô nhiễm Thông số bậc nhất Thông số bậc haiNước phèn

Nước mặnXói lở đấtPhú dưỡng

Mưa axitSử dụng hóa chất BVTV

Khai khoáng

Khai thác vận chuyển dầu mỏCông nghiệp lọc hóa dầu

Trại chăn nuôiLò sát sinh

Công nghiệp đồ hộp, trái câyCông nghiệp chế biến thịt, tôm, cáCông nghiệp chế biến sữa

Công nghiệp rượu, bia, nước giải khátCông nghiệp thuộc da

Công nghiệp bột giấy

Công nghiệp dệt sợi tổng hợpKhu dân cư, khách sạn

Công nghiệp luyện thép

Công nghiệp phân bón- phân đạm- phân phosphat

pH, Fe2+, Fe3+, Al3+

EC, TSS, Cl-

TSS, độ đục, màuPO4

3-, NO3-, NH4

+

pH, ECXác định riêng từng nhóm BVTV và từng loại chấtTSS, khoáng chất của mỏ, các nguyên tố vi lượng có độc tính caoDầu mỡ, BOD (COD), sản phẩm dầu thôBOD, TSS, dầu mỡ,tổng N, DO, phenolBOD, TSS, tổng N, PBOD, TSS, dầu mỡ, tổng N, tổng P, DOpH, BOD, NH4

+, DOBOD, tổng N, TSS, tổng P, DOBOD, pH, TSS, độ đục, DO

BOD, TSS, pH, DO

BOD (COD), TSS, dầu mỡ, tổng N, S, Cr, tổng colifomBOD, DO, TSS, phenol

BOD, TSS, Cr, phenol

BOD, TSS, dầu mỡ, E.coli, DODầu mỡ, pH, Cl-, CN-, phenol, các kim loại nặng

NH4+, TDS, nitrat.

TDS, F-, pH

EC, SO42-, độc tính sinh

tháiNa+, Mg2+, SO4

2-

Tổng chất rắn, silicTổng chất rắn, silic, chlorophyll, DOSO4

2-, NO3-

Độc tính sinh thái

Độ đục, độc tính sinh thái

TSS, màu, phenol

Tổng S, Cr, độ đục, chì

Vi khuẩn, độ đục, màu, pHVi khuẩn, độ đục, màu, pH

TSS, nitrat, tổng PDầu mỡ, màu pH

Màu, tổng N, tổng P

Tổng N, tổng P, độ đục

Tổng P, EC, phenol, DO, độc tính sinh tháiĐộ đục, pH, độc tính sinh tháiDầu mỡ, TSS, độ đục, màu

Tổng N, tổng P, độ đục, màuTSS, nhiệt độ, SO4

2-, NH4+

pH, Cr, N hữu cơtổng P, TSS, Fe

Page 21: quan trắc chất lượng nước

Ghi chú:

+ Trước khi khảo sát cần có thông tin về nguồn gây ô nhiễm để có thể bổ sung các

thông số không ghi trong bảng này

+ Thông số bậc 1: các thông số bắt buộc khảo sát

+ Thông số bặc 2: các thông số bổ sung.