21
Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 1 QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 1. Quy chế này áp dụng cho các thành phần trong phong trào Hướng Đạo Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hướng Đạo Việt Nam), đang sinh hoạt và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cùng đồng thuận tuân theo những quy định được trình bày dưới đây. 2. Quy chế này quy định về nguyên tắc chung, cơ cấu tổ chức và hoạt động đối với các thành phần trong phong trào Hướng Đạo Việt Nam. 3. Quy chế này được biểu quyết thông qua bởi Hội nghị Huynh trưởng Hướng Đạo toàn quốc. Điều 2. Phương thức hoạt động 1. Hướng Đạo Việt Nam hoạt động theo chủ trương xã hội hóa giáo dục, trong các lĩnh vực sau đây: a. Thành lập, tổ chức và điều hành các đơn vị thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; hoạt động tuân theo Quy chế của Hướng Đạo Việt Nam. b. Tổ chức sinh hoạt Hướng Đạo như giao lưu, hội họp, xuất du, cắm trại, họp bạn… c. Phổ biến các ấn phẩm liên quan đến phong trào Hướng Đạo. d. Huấn luyện và đào tạo huynh trưởng phụ trách sinh hoạt của các đơn vị Hướng Đạo và hoạt động của Phong trào. 2. Hướng Đạo Việt Nam giữ mối quan hệ quốc tế với Tổ chức Hướng Đạo Thế giới WOSM (The World Organization of the Scout Movement) cũng như Tổ chức Hướng Đạo Vùng Á châu - Thái bình dương APR (Asia-Pacific Region) và các Tổ chức Vùng khác, trên tinh thần tuân theo mục đích và tôn chỉ Hiến chương của Tổ chức Hướng Đạo Thế giới năm 1922. Điều 3. Nguyên tắc chung 1. Hướng Đạo Việt Nam hoạt động với mục đích hỗ trợ nhà trường và gia đình trong việc giáo dục thanh thiếu niên Việt Nam đạt được khả năng đầy đủ về mặt thể chất, tri thức, cảm xúc, hội và tinh thần để trở thành những công dân hữu ích; theo nguyên lý và phương pháp “Hướng Đạo” do Huân tước Baden-Powell of Gilwell khởi xướng và được thể hiện trong Hiến chương của Tổ chức Hướng Đạo Thế giới năm 1922. 2. Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hướng Đạo Việt Nam không tuyên truyền và không hoạt động chính trị. 3. Hướng Đạo Việt Nam tuân thủ ba nguyên tắc căn bản của phong trào Hướng Đạo Thế giới: a. Bổn phận đối với Tín ngưỡng tâm linh: - Tôn trọng các nguyên tắc tâm linh, trung thành và làm bổn phận với tín ngưỡng đã thể hiện ra các nguyên tắc đó. b. Bổn phận đối với Tổ Quốc và tha nhân: - Trung thành với Tổ Quốc trong mối quan hệ hài hòa thúc đẩy hòa bình, hiểu biết và hợp tác giữa địa phương, quốc gia và quốc tế.

QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

  • Upload
    others

  • View
    21

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 1

QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Quy chế này áp dụng cho các thành phần trong phong trào Hướng Đạo Việt Nam (dưới

đây gọi tắt là Hướng Đạo Việt Nam), đang sinh hoạt và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cùng

đồng thuận tuân theo những quy định được trình bày dưới đây.

2. Quy chế này quy định về nguyên tắc chung, cơ cấu tổ chức và hoạt động đối với các

thành phần trong phong trào Hướng Đạo Việt Nam.

3. Quy chế này được biểu quyết thông qua bởi Hội nghị Huynh trưởng Hướng Đạo toàn

quốc.

Điều 2. Phương thức hoạt động

1. Hướng Đạo Việt Nam hoạt động theo chủ trương xã hội hóa giáo dục, trong các lĩnh vực

sau đây:

a. Thành lập, tổ chức và điều hành các đơn vị thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; hoạt động

tuân theo Quy chế của Hướng Đạo Việt Nam.

b. Tổ chức sinh hoạt Hướng Đạo như giao lưu, hội họp, xuất du, cắm trại, họp bạn…

c. Phổ biến các ấn phẩm liên quan đến phong trào Hướng Đạo.

d. Huấn luyện và đào tạo huynh trưởng phụ trách sinh hoạt của các đơn vị Hướng Đạo và

hoạt động của Phong trào.

2. Hướng Đạo Việt Nam giữ mối quan hệ quốc tế với Tổ chức Hướng Đạo Thế giới WOSM

(The World Organization of the Scout Movement) cũng như Tổ chức Hướng Đạo Vùng Á châu -

Thái bình dương APR (Asia-Pacific Region) và các Tổ chức Vùng khác, trên tinh thần tuân theo

mục đích và tôn chỉ Hiến chương của Tổ chức Hướng Đạo Thế giới năm 1922.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Hướng Đạo Việt Nam hoạt động với mục đích hỗ trợ nhà trường và gia đình trong việc

giáo dục thanh thiếu niên Việt Nam đạt được khả năng đầy đủ về mặt thể chất, tri thức, cảm xúc, xã

hội và tinh thần để trở thành những công dân hữu ích; theo nguyên lý và phương pháp “Hướng

Đạo” do Huân tước Baden-Powell of Gilwell khởi xướng và được thể hiện trong Hiến chương của

Tổ chức Hướng Đạo Thế giới năm 1922.

2. Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam. Hướng Đạo Việt Nam không tuyên truyền và không hoạt động chính trị.

3. Hướng Đạo Việt Nam tuân thủ ba nguyên tắc căn bản của phong trào Hướng Đạo Thế

giới:

a. Bổn phận đối với Tín ngưỡng tâm linh:

- Tôn trọng các nguyên tắc tâm linh, trung thành và làm bổn phận với tín ngưỡng đã thể hiện

ra các nguyên tắc đó.

b. Bổn phận đối với Tổ Quốc và tha nhân:

- Trung thành với Tổ Quốc trong mối quan hệ hài hòa thúc đẩy hòa bình, hiểu biết và hợp

tác giữa địa phương, quốc gia và quốc tế.

Page 2: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 2

- Tham gia vào việc phát triển xã hội với nhận thức và tôn trọng về giá trị nhân phẩm, về

tính toàn vẹn của thế giới tự nhiên.

c. Bổn phận với bản thân:

- Có trách nhiệm phát triển bản thân.

4. Phương pháp Hướng Đạo lấy Lời hứa, Luật và Châm ngôn Hướng Đạo làm căn bản.

Điều 4. Lời hứa, Luật Hướng Đạo, Châm ngôn và Khẩu hiệu, Cách ngôn rừng, Lời Tâm

nguyện Kha sinh

1. Lời hứa và Luật Hướng Đạo chung cho các Ngành Thiếu, Kha, Tráng.

a. Lời hứa Hướng Đạo:

“Tôi xin lấy danh dự hứa cố gắng hết sức:

- Làm bổn phận đối với Tín ngưỡng tâm linh và Quốc gia tôi.

- Giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào.

- Tuân theo Luật Hướng Đạo.”

b. Luật Hướng Đạo:

1.) Hướng đạo sinh trọng danh dự, ai cũng có thể tin lời nói của Hướng đạo sinh.

2.) Hướng đạo sinh trung thành với Tổ Quốc, cha mẹ và người cộng sự.

3.) Hướng đạo sinh có bổn phận giúp ích mọi người.

4.) Hướng đạo sinh là bạn khắp mọi người và coi Hướng đạo sinh nào cũng như ruột thịt.

5.) Hướng đạo sinh lễ độ và liêm khiết.

6.) Hướng đạo sinh yêu thương các sinh vật.

7.) Hướng đạo sinh vâng lời cha mẹ và huynh trưởng, mà không biện bác.

8.) Hướng đạo sinh gặp khó khăn vẫn vui tươi.

9.) Hướng đạo sinh tằn tiện của mình và của người.

10.) Hướng đạo sinh trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm.

2. Lời hứa, Luật rừng Sói con, Cách ngôn rừng của ngành Ấu.

a. Lời hứa Sói con:

“Em xin hứa gắng sức:

- Trung thành với Tín ngưỡng tâm linh và Tổ Quốc của em.

- Hiếu thảo với cha mẹ.

- Tuân theo Luật Sói con, và

- Mỗi ngày làm vui lòng một người.”

b. Luật rừng Sói con:

“Sói con nghe Sói già, Sói con không nghe mình.”

c. Cách ngôn rừng

- Sói con nghĩ đến người khác trước.

- Sói con mở mắt vểnh tai.

- Sói con sạch sẽ.

- Sói con thật thà.

- Sói con vui vẻ.

3. Lời hứa và Luật của ngành Nhi.

a. Lời hứa của Hải ly:

“Hải ly hứa yêu thương Thượng Đế và giúp xây dựng thế giới tốt đẹp hơn”.

Page 3: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 3

b. Luật của Hải ly:

“Hải ly làm việc chăm chỉ, yêu thương mọi người và vâng lời cha mẹ, huynh trưởng”.

4. Châm ngôn và Khẩu hiệu chung của Hướng Đạo cũng là Châm ngôn và Khẩu hiệu của

ngành Thiếu.

a. Châm ngôn ngành Nhi: “Chia sẻ”. Khẩu hiệu: “Hải ly – Chia sẻ”.

b. Châm ngôn ngành Ấu: “Gắng sức”. Khẩu hiệu: “Sói con – Gắng sức”.

c. Châm ngôn ngành Thiếu: “Sắp sẵn”. Khẩu hiệu: “Hướng đạo sinh, Sắp – sẵn”.

d. Châm ngôn ngành Kha: “Khai phá”. Khẩu hiệu: “Kha sinh – Khai phá”.

e. Châm ngôn ngành Tráng: “Giúp ích”. Khẩu hiệu: “Tráng sinh – Giúp”.

5. Lời Tâm nguyện Kha sinh.

“Là Kha sinh Việt Nam, tôi tin rằng sức mạnh của nước Việt Nam nằm nơi niềm tin ở Tổ

tiên và lòng can đảm của Dân tộc.

Vì vậy, tôi luôn luôn trung kiên với Tổ Quốc; hết lòng với Tín ngưỡng tâm linh của mình và

nêu cao danh dự của đời tôi.

Tôi sẽ bảo vệ di sản của dân tộc và làm hết sức để bồi dưỡng di sản ấy.

Tôi nhìn nhận nhân cách, giá trị con người và cư xử công bằng, thiện chí với người khác”.

Điều 5. Thành phần của Hướng Đạo Việt Nam

1. Hướng Đạo Việt Nam bao gồm hai thành phần sau đây:

a. Cơ cấu điều hành của Hướng Đạo Việt Nam.

b. Các đơn vị Hướng Đạo thành viên.

2. Cơ cấu điều hành của Hướng Đạo Việt Nam bao gồm các thành phần sau đây:

a. Hội nghị Huynh trưởng Hướng Đạo toàn quốc (dưới đây gọi tắt là Hội nghị Huynh

trưởng).

b. Ban Điều hành Hướng Đạo Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Ban Điều hành).

CHƯƠNG II

CƠ CẤU ĐIỀU HÀNH CỦA HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

Điều 6. Nguyên tắc hoạt động của cơ cấu điều hành Hướng Đạo Việt Nam

1. Hoạt động của cơ cấu điều hành Hướng Đạo Việt Nam tuân theo các nguyên tắc sau đây:

- Tự nguyện, dân chủ, công khai.

- Các quyết định được tuân theo đa số phiếu bầu.

- Các quyết định về sửa đổi, bổ sung Quy chế của Hướng Đạo Việt Nam; về công nhận hoặc

không công nhận thành viên; về xác lập mức lệ phí thường niên, phải đạt được tối thiểu là hai phần

ba tổng số phiếu bầu.

2. Các thành phần khác trong cơ cấu điều hành của Hướng Đạo Việt Nam, tùy theo hoàn

cảnh thực tế để hình thành và phải được Hội nghị Huynh trưởng chấp thuận.

Page 4: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 4

MỤC 1

HỘI NGHỊ HUYNH TRƯỞNG HƯỚNG ĐẠO TOÀN QUỐC

Điều 7. Hội nghị Huynh trưởng Hướng Đạo toàn quốc

1. Hội nghị Huynh trưởng Hướng Đạo toàn quốc là đại hội đồng của Hướng Đạo Việt Nam,

là cơ quan đại biểu có thẩm quyền cao nhất của Hướng Đạo Việt Nam, được hình thành qua hội

nghị đại biểu bao gồm các thành phần sau đây:

a. Ban Điều hành.

b. Các Đạo trưởng, Liên đoàn trưởng của các đơn vị Hướng Đạo thành viên.

c. Hội đồng Huấn luyện viên Trưởng.

d. Các đại biểu được ban tổ chức hội nghị mời tham dự.

2. Hội nghị Huynh trưởng có nhiệm vụ:

a. Định hướng hoạt động của Hướng Đạo Việt Nam.

b. Xem xét báo cáo tổng kết theo từng năm và từng nhiệm kỳ của Ban Điều hành. Thảo luận

và thông qua kế hoạch, chương trình hoạt động của Hướng Đạo Việt Nam.

c. Xem xét các tham luận và đề nghị đưa ra của Ban Điều hành, và của đại diện các đơn vị

Hướng Đạo.

d. Quyết toán tài chính thường niên và thông qua kế hoạch dự trù tài chính niên khóa mới.

e. Tiến hành bầu cử, bổ nhiệm các chức danh trong Ban Điều hành. Xem xét miễn nhiệm

hoặc bãi nhiệm chức danh trong Ban Điều hành giữa nhiệm kỳ.

f. Xem xét việc công nhận đơn vị Hướng Đạo và phong nhậm Trưởng đơn vị. Xem xét việc

thu hồi công nhận hoặc phong nhậm.

g. Xem xét và biểu quyết thông qua những đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế của Hướng

Đạo Việt Nam.

h. Thực hiện các chức năng khác theo Quy chế Hướng Đạo.

Điều 8. Tư cách đại biểu tham dự Hội nghị Huynh trưởng

1. Đại biểu chính thức có quyền phát biểu, biểu quyết; tham gia bầu cử, ứng cử trong Hội

nghị Huynh trưởng bao gồm:

a. Thành viên của Ban Điều hành.

b. Đạo trưởng, Liên đoàn trưởng các đơn vị Hướng Đạo đã được công nhận chính thức.

c. Thành viên của Hội đồng Huấn luyện viên Trưởng.

2. Đại biểu dự thính, tham dự với tư cách quan sát viên bao gồm:

a. Trưởng các đơn vị biệt lập chưa hình thành được Liên đoàn.

b. Trưởng các đơn vị ghi danh nhưng chưa được công nhận chính thức.

c. Đại biểu là khách mời của ban tổ chức hội nghị.

3. Đại biểu có quyền trình bày tham luận, nhưng phải thông báo trước kỳ hội nghị và theo sự

sắp xếp của ban tổ chức.

4. Đại biểu chính thức không thể tham dự kỳ họp Hội nghị Huynh trưởng, có thể ủy quyền

cho một đại diện khác có chức trách Hướng Đạo tương đương, và gởi giấy ủy nhiệm tối thiểu hai

tuần trước khai mạc Hội nghị cho ban tổ chức xem xét.

5. Đại biểu chính thức không thể tham dự phiên họp, có thể ủy quyền cho một đại biểu khác,

và gởi giấy ủy nhiệm trước khai mạc phiên họp cho ban tổ chức xem xét. Mỗi đại biểu chỉ được

nhận một ủy nhiệm.

Page 5: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 5

6. Đại biểu nhận nhiều trách vụ chỉ có một tư cách chính thức; tương ứng với một phiếu bầu,

không tính phiếu được ủy quyền.

7. Ban tổ chức hội nghị có trách nhiệm kiểm tra tư cách đại biểu, và báo cáo trước mỗi phiên

họp.

Điều 9. Kỳ họp và nghị sự

1. Hội nghị Huynh trưởng mỗi năm họp định kỳ một lần, do Trưởng ban Điều hành triệu tập.

Hội nghị Huynh trưởng có thể họp bất thường do Trưởng ban Điều hành triệu tập, hoặc do tối thiểu

là một phần ba tổng số đại biểu chính thức có yêu cầu để thảo luận những vấn đề đặc biệt.

2. Thông báo kỳ họp định kỳ được ban tổ chức gởi thư đến tất cả các đại biểu tối thiểu là ba

mươi ngày trước khai mạc kỳ họp, trong trường hợp kỳ họp bất thường tối thiểu là bảy ngày trước.

Thông báo bao gồm cả chương trình, nội dung chính nghị sự.

3. Các tham luận hoặc đề xuất của đơn vị thành viên, phải được thông báo cho ban tổ chức

tối thiểu hai tuần trước khai mạc kỳ họp để xem xét đưa vào chương trình nghị sự.

4. Bất cứ vấn đề nào được đưa ra từ một phần năm số đại biểu trở lên, ban tổ chức có trách

nhiệm phải đưa vào chương trình nghị sự.

5. Bất cứ họp định kỳ hoặc họp bất thường, sự hiện diện của một phần hai số đại biểu chính

thức trong Hội nghị Huynh trưởng là số đại biểu quy định đủ để biểu quyết một vấn đề.

6. Mỗi phiên họp trong kỳ họp Hội nghị Huynh trưởng đều có biên bản, do thư ký đoàn ghi

lại, ký tên; được Hội nghị thông qua và chủ tịch đoàn duyệt ký.

Điều 10. Ứng cử, đề cử

1. Chức danh Trưởng ban Điều hành có thể được ứng cử bởi một đại biểu chính thức, nếu

ứng cử viên đạt được sự ủng hộ bằng chữ ký của tối thiểu là một phần năm tổng số đại biểu chính

thức.

2. Ban Điều hành được phép đề cử một ứng viên vào chức danh Trưởng ban Điều hành

trong nhiệm kỳ mới.

3. Hội nghị Huynh trưởng đề cử không quá ba ứng viên vào chức danh Trưởng ban Điều

hành trong nhiệm kỳ mới.

Điều 11. Bầu, bổ nhiệm

1. Hội nghị Huynh trưởng trực tiếp bầu với hình thức phiếu kín, chức danh Trưởng ban Điều

hành.

a. Ứng cử viên trúng cử khi đạt được hơn một phần hai tổng số phiếu của đại biểu chính

thức.

b. Nếu không có ứng cử viên nào đạt được số phiếu quá bán nêu trên, Hội nghị tiến hành lần

bầu thứ hai, và chỉ bầu chọn với hai người có số phiếu cao nhất sau lần bầu đầu tiên. Ứng cử viên

trúng cử khi đạt được đa số phiếu trong lần bầu thứ hai này.

2. Hội nghị Huynh trưởng biểu quyết chấp thuận chức danh Phó ban Điều hành, Trưởng

khối Quản trị, Trưởng khối Sinh hoạt do Trưởng ban Điều hành đề cử.

a. Kết quả biểu quyết chấp thuận phải đạt được hơn một phần hai tổng số đại biểu chính

thức.

b. Trong trường hợp chức danh nào không đạt được kết quả biểu quyết quá bán nêu trên,

Trưởng ban Điều hành lựa chọn ứng viên khác để đạt được số biểu quyết theo quy định.

Nếu qua hai lần lựa chọn mà Hội nghị vẫn không chấp thuận thì Trưởng ban Điều hành phải

từ nhiệm.

3. Chức danh Chủ tịch Hội đồng Huấn luyện viên Trưởng (dưới đây gọi tắt là Chủ tịch Hội

đồng LT) đồng thời là Trưởng khối Huấn luyện, do Hội đồng Huấn luyện viên Trưởng (dưới đây

Page 6: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 6

gọi tắt là Hội đồng LT) bầu chọn trước. Hội nghị Huynh trưởng thông qua chức danh Trưởng khối

Huấn luyện cùng với danh sách thành viên trực thuộc Khối Huấn luyện.

4. Trưởng ban Điều hành bổ nhiệm các chức danh trong Ban Điều hành sau đây:

a. Phó ban Điều hành, Trưởng khối Quản trị, Trưởng khối Sinh hoạt sau khi được Hội nghị

Huynh trưởng biểu quyết chấp thuận.

b. Trưởng khối Huấn luyện sau khi được Hội nghị Huynh trưởng thông qua.

c. Các Trưởng phụ trách về tổ chức, liên lạc, quảng bá, tu thư, tài chánh; Thủ quỹ và Thư ký

của Khối Quản trị do Trưởng khối Quản trị đề cử.

d. Các Trưởng phụ trách về sinh hoạt các ngành Ấu, Thiếu, Kha, Tráng; về Hướng Đạo Nữ,

Hướng Đạo Phổ cập; về giao tế; truyền thông, Ủy viên liên lạc và Thư ký của Khối Sinh hoạt do

Trưởng khối Sinh hoạt đề cử.

e. Ủy viên Chuyên môn khối Huấn luyện (dưới đây gọi tắt là Ủy viên Huấn luyện Khối), Ủy

viên Quản trị khối Huấn luyện (dưới đây gọi tắt là Ủy viên Quản trị Khối), các Ủy viên Huấn luyện

Ngành (dưới đây gọi tắt là LT Ngành), các Ủy viên Quản trị huấn luyện Miền (dưới đây gọi tắt là

LT Miền) và Thư ký của Khối Huấn luyện do Trưởng khối Huấn luyện đề cử.

g. Các Trưởng khối có thể đề cử một Phó khối và phải được Trưởng ban Điều hành chấp

thuận.

5. Các chức danh về ngành Nhi trong Khối Sinh hoạt và Khối Huấn luyện, tạm thời được

ghép trong ngành Ấu.

6. Tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu thực tế, các chức danh khác trong cơ cấu điều hành của

Hướng Đạo Việt Nam sẽ được Trưởng ban Điều hành đề xuất và Hội nghị Huynh trưởng bầu hoặc

biểu quyết chấp thuận trong Hội nghị gần nhất.

Điều 12. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, bất tín nhiệm

1. Giữa hai kỳ họp của Hội nghị Huynh trưởng, nếu một chức danh trong cơ cấu điều hành

khiếm khuyết do từ nhiệm hoặc bị bãi nhiệm, Trưởng ban Điều hành có thể tạm thời đề cử thành

viên khác đảm trách. Nhưng ngay trong kỳ họp kế tiếp, Ban Điều hành có trách nhiệm điều trần sự

việc trước Hội nghị Huynh trưởng.

Hội nghị Huynh trưởng biểu quyết chấp thuận sự miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh nói trên

và sẽ bầu hoặc biểu quyết chấp thuận bổ nhiệm chính thức chức danh khiếm khuyết này.

2. Kết quả chấp thuận miễn nhiệm, bãi nhiệm cũng như bầu hoặc chấp thuận bổ nhiệm phải

đạt được hơn một phần hai tổng số đại biểu chính thức.

3. Hội nghị Huynh trưởng tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm thành viên trong Ban Điều hành,

nếu vấn đề này được đưa ra từ một phần ba số đại biểu chính thức trở lên.

4. Kết quả bất tín nhiệm nếu đạt được tối thiểu là hai phần ba tổng số phiếu bầu, chức danh

đó sẽ được tiến hành bầu cử hoặc bổ nhiệm lại theo Điều 11 của Quy chế này. Nếu không đạt được

số tối thiểu, vấn đề lập tức được khép lại.

Điều 13. Ban tổ chức Hội nghị Huynh trưởng

1. Ban tổ chức Hội nghị Huynh trưởng (dưới đây gọi tắt là Ban tổ chức hội nghị) bao gồm

các thành phần sau đây:

a. Trưởng ban Điều hành giữ vai trò Trưởng ban tổ chức.

b. Các thành viên trong Ban Điều hành.

c. Một số huynh trưởng có uy tín được Ban Điều hành mời từ các đơn vị Hướng Đạo thành

viên.

2. Ban tổ chức hội nghị có các trách nhiệm sau đây:

a. Lên kế hoạch tiến hành hội nghị. Chuẩn bị cơ sở, điều kiện vật chất cho hội nghị.

b. Thông báo cho các đơn vị Hướng Đạo thành viên.

Page 7: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 7

c. Lập danh sách đại biểu và lên chương trình nghị sự.

d. Điều hành hội nghị.

e. Đề cử chủ tịch đoàn, thư ký đoàn và ban kiểm phiếu trong các phiên họp.

g. Thực hiện các chức năng khác theo nguyên tắc thủ tục.

3. Ban tổ chức hội nghị được thành lập, vận hành trước kỳ họp Hội nghị Huynh trưởng và

giải tán ngay sau khi kỳ họp kết thúc. Mọi vấn đề liên quan phát sinh sẽ được bàn giao trách nhiệm

cho Ban Điều hành đương nhiệm.

MỤC 2

BAN ĐIỀU HÀNH HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

Điều 14. Thành phần Ban Điều hành Hướng Đạo Việt Nam

1. Ban Điều hành là hội đồng trung ương và cũng là thường trực của Hướng Đạo Việt Nam,

hoạt động đại diện cho Hội nghị Huynh trưởng toàn quốc giữa hai kỳ họp.

2. Ban Điều hành gồm có Trưởng ban Điều hành và các thành viên được Trưởng ban Điều

hành bổ nhiệm theo quy định tại Điều 11.

3. Thành viên trong Ban Điều hành được Trưởng ban Điều hành bổ nhiệm bao gồm:

a. Phó ban Điều hành.

b. Thành viên trực thuộc Khối Quản trị.

c. Thành viên trực thuộc Khối Sinh hoạt.

d. Thành viên trực thuộc Khối Huấn luyện.

Điều 15. Nhiệm vụ Ban Điều hành

1. Ban Điều hành họp định kỳ hai tháng một lần. Ngoài ra, khi cần thiết có thể họp bất

thường. Bất cứ họp định kỳ hoặc bất thường đều do Trưởng ban Điều hành triệu tập, hoặc ủy quyền

triệu tập.

Trưởng ban Điều hành là chủ tọa kỳ họp và Thư ký khối Quản trị là thư ký của kỳ họp.

2. Ban Điều hành có nhiệm vụ:

a. Là đại diện của Hướng Đạo Việt Nam trong việc vận động và đăng ký thành lập Hội,

trong việc đối tác với các sự kiện quốc tế.

b. Xây dựng Điều lệ Hội Hướng Đạo Việt Nam, lập hồ sơ vận động và đăng ký thành lập

Hội.

c. Thi hành các quyết nghị của Hội nghị Huynh trưởng về kế hoạch chương trình hoạt động;

về kế hoạch dự trù tài chính. Ban Điều hành có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện chương trình

hoạt động và chi tiêu tài chính trước Hội nghị Huynh trưởng.

d. Chuẩn bị chương trình nghị sự và điều hành trong kỳ họp của Hội nghị Huynh trưởng.

e. Đề cử để Hội nghị Huynh trưởng bầu chức danh Trưởng ban Điều hành trong nhiệm kỳ

mới.

g. Bổ nhiệm tạm thời chức danh khiếm khuyết trong Ban Điều hành giữa hai kỳ họp Hội

nghị Huynh trưởng. Đề cử để Hội nghị Huynh trưởng bầu hoặc biểu quyết chấp thuận chức danh

khiếm khuyết này trong kỳ họp kế tiếp.

h. Công nhận đơn vị Hướng Đạo thành viên và phong nhậm Trưởng đơn vị. Thu hồi công

nhận hoặc phong nhậm trong trường hợp vi phạm Quy chế Hướng Đạo.

i. Xem xét ý kiến đề nghị từ các đơn vị thành viên và đề xuất Hội nghị Huynh trưởng về

việc sửa đổi, bổ sung Quy chế Hướng Đạo. Xây dựng và sửa đổi, bổ sung các Quy chế khác.

k. Tìm kiếm và quản lý các nguồn tài chính, quỹ hỗ trợ.

Page 8: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 8

l. Quyết định việc khen thưởng và kỷ luật.

m. Thực hiện các chức năng khác theo Quy chế Hướng Đạo.

3. Chức danh Trưởng ban Điều hành không kiêm nhiệm các trách vụ Hướng Đạo khác.

4. Nhiệm kỳ của Ban Điều hành có thời hạn là năm năm. Trong vòng sáu tháng trước khi kết

thúc nhiệm kỳ, Ban Điều hành có trách nhiệm tổ chức Hội nghị Huynh trưởng để bầu lại Ban Điều

hành mới.

Thời hạn chuyển giao trách nhiệm của Ban Điều hành không quá ba tháng, kể từ ngày có kết

quả bầu cử.

Điều 16. Trưởng ban Điều hành

1. Trưởng ban Điều hành là chủ tịch đại diện cho Hướng Đạo Việt Nam trong việc vận động

và đăng ký thành lập Hội, trong việc đối tác với các sự kiện quốc tế.

2. Trưởng ban Điều hành có nhiệm vụ:

a. Điều khiển Ban Điều hành thực hiện các nghị quyết, kế hoạch của Hội nghị Huynh

trưởng.

b. Triệu tập các kỳ họp của Hội nghị Huynh trưởng hoặc công bố triệu tập theo yêu cầu tối

thiểu là một phần ba tổng số đại biểu chính thức của Hội nghị Huynh trưởng.

c. Triệu tập và chủ tọa các cuộc họp của Ban Điều hành.

d. Ban hành văn bản công bố các nghị quyết, văn thư của Hội nghị Huynh trưởng. Ban hành

các quyết định, thông báo của Ban Điều hành.

e. Ban hành văn bản công bố các chức danh được bầu, bổ nhiệm, công nhận và phong nhậm.

Ban hành văn bản bãi nhiệm, miễn nhiệm, thu hồi công nhận, thu hồi phong nhậm.

g. Công bố quyết định khen thưởng và kỷ luật.

h. Thực hiện các chức năng khác theo nguyên tắc thủ tục.

3. Trưởng ban Điều hành có Phó ban Điều hành giữ vai trò cộng sự và nhận ủy quyền theo

từng vụ việc.

Điều 17. Khối Quản trị

1. Khối Quản trị là bộ phận điều hành các vấn đề thuộc phạm vi hành chính, liên lạc và ngân

quỹ, tài sản của Hướng Đạo Việt Nam theo các nghị quyết, kế hoạch do Hội nghị Huynh trưởng đề

ra.

2. Khối Quản trị gồm có các thành phần sau đây:

a. Trưởng khối Quản trị, đảm nhiệm phụ trách chung.

b. Thư ký khối Quản trị.

c. Các phụ tá phụ trách về tổ chức, quảng bá tu thư, liên lạc.

d. Bộ phận tài chánh và thủ quỹ.

3. Khối Quản trị có nhiệm vụ:

a. Xây dựng Điều lệ Hội Hướng Đạo Việt Nam, lập hồ sơ vận động và đăng ký thành lập

Hội. Đại diện cho Hướng Đạo Việt Nam trong việc ký kết và quản lý về bảo hiểm sinh hoạt Hướng

Đạo của huynh trưởng và đoàn sinh.

b. Giữ mối quan hệ với các xu hướng Hướng Đạo khác, với các tổ chức giáo dục thanh thiếu

niên khác trong nước. Giữ vai trò đối tác với tổ chức Hướng Đạo Thế giới cũng như với tổ chức

Hướng Đạo Vùng và các quốc gia khác trong khu vực.

c. Thi hành các quyết nghị của Hội nghị Huynh trưởng về kế hoạch dự trù và chi tiêu tài

chính. Báo cáo thu chi tài chính, báo cáo quyết toán tài chính thường niên trước Hội nghị Huynh

trưởng.

Page 9: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 9

d. Tìm kiếm và quản lý các nguồn tài chính, quỹ hỗ trợ. Quản lý và khai thác cơ sở vật chất

khác của Hướng Đạo Việt Nam.

e. Báo cáo định kỳ trong kỳ họp của Ban Điều hành.

g. Phối hợp với Khối Sinh hoạt và Khối Huấn luyện, thực hiện các chức năng khác theo

phạm vi phụ trách.

Điều 18. Khối Sinh hoạt

1. Khối Sinh hoạt là bộ phận điều hành các vấn đề thuộc phạm vi quản lý và sinh hoạt của

các đơn vị Hướng Đạo thành viên của Hướng Đạo Việt Nam theo các nghị quyết, kế hoạch do Hội

nghị Huynh trưởng đề ra.

2. Khối Sinh hoạt gồm có các thành phần sau đây:

a. Trưởng khối Sinh hoạt, đảm nhiệm phụ trách chung.

b. Thư ký khối Sinh hoạt.

c. Các Trưởng phụ trách về sinh hoạt các ngành Ấu, Thiếu, Kha, Tráng; về Hướng Đạo Nữ,

Hướng Đạo Phổ cập; về giao tế, truyền thông

d. Ủy viên liên lạc.

3. Khối Sinh hoạt có nhiệm vụ:

a. Thi hành các quyết nghị của Hội nghị Huynh trưởng về kế hoạch chương trình hoạt động;

báo cáo việc thực hiện chương trình thường niên trước Hội nghị Huynh trưởng.

b. Tổng hợp ý kiến đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế Hướng Đạo và về xây dựng

các Quy chế khác.

c. Lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các sự kiện, các mặt sinh hoạt chung trong năm.

d. Lên kế hoạch, tổ chức và tiến hành các hội nghị. Lập danh sách và thông báo; lên chương

trình nghị sự các kỳ họp, hội nghị.

e. Thống kê, quản lý các đơn vị Hướng Đạo thành viên. Đề xuất công nhận đơn vị Hướng

Đạo thành viên và đề xuất phong nhậm Trưởng đơn vị.

g. Đề xuất việc khen thưởng và kỷ luật.

h. Báo cáo định kỳ trong kỳ họp của Ban Điều hành.

i. Phối hợp với Khối Quản trị và Khối Huấn luyện, thực hiện các chức năng khác theo phạm

vi phụ trách.

4. Trưởng đứng đầu phụ trách các ngành Ấu, Thiếu, Kha, Tráng trong Khối Sinh hoạt thành

lập Toán Sinh hoạt theo từng ngành, do mình làm Toán trưởng. Thành viên trong Toán được sự

chấp thuận của Trưởng khối Sinh hoạt.

Điều 19. Khối Huấn luyện

1. Khối Huấn luyện là bộ phận huấn luyện đào tạo huynh trưởng của Hướng Đạo Việt Nam

theo nghị quyết, kế hoạch do Hội nghị Huynh trưởng đề ra.

2. Khối Huấn luyện gồm có các thành phần sau đây:

a. Trưởng khối Huấn luyện là người đứng đầu Khối Huấn luyện. Trưởng khối Huấn luyện

cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Huấn luyện viên Trưởng.

b. Hội đồng Huấn luyện viên Trưởng.

c. Bộ phận chuyên môn huấn luyện do Ủy viên Huấn luyện Khối là người đảm nhiệm phụ

trách chung, bao gồm Toán Huấn luyện Quốc gia và các Toán Huấn luyện Ngành.

d. Bộ phận quản trị huấn luyện do Ủy viên Quản trị Khối là người đảm nhiệm phụ trách

chung, bao gồm các Toán Quản trị huấn luyện Miền.

e. Thư ký khối Huấn luyện.

Page 10: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 10

3. Trưởng khối Huấn luyện, Ủy viên Huấn luyện Quốc gia, Ủy viên Quản trị khối Huấn

luyện, Ủy viên Quản trị huấn luyện Miền, Trưởng đứng đầu Toán Huấn luyện Quốc gia và các Toán

Huấn luyện Ngành phải là người đang nhận trách vụ Huấn luyện viên Trưởng LT (Leader Trainer).

4. Trách vụ Phụ tá Huấn luyện viên Trưởng ALT (Assistant Leader Trainer) là theo nhiệm

kỳ của người đang nhận trách vụ LT đề cử và được Chủ tịch Hội đồng LT phong nhậm.

5. Khối Huấn luyện có nhiệm vụ:

a. Thi hành các quyết nghị của Hội nghị Huynh trưởng về công tác huấn luyện; báo cáo việc

thực hiện công tác thường niên trước Hội nghị Huynh trưởng.

b. Lên dự án huấn luyện, tổ chức và thực hiện các khóa huấn luyện huynh trưởng trong năm.

c. Quyết định kết quả khóa huấn luyện cấp quốc gia. Công nhận kết quả khóa huấn luyện cơ

bản của các đơn vị Hướng Đạo.

d. Nghiên cứu, xây dựng các chương trình, tài liệu và phương pháp huấn luyện cho từng cấp

độ, từng ngành Hướng Đạo.

e. Báo cáo định kỳ trong kỳ họp của Ban Điều hành.

g. Phối hợp với Khối Quản trị và Khối Sinh hoạt, thực hiện các chức năng khác theo phạm

vi phụ trách.

6. Trưởng đứng đầu phụ trách các ngành Ấu, Thiếu, Kha, Tráng trong Khối Huấn luyện

thành lập Toán Huấn luyện theo từng ngành, do mình làm Toán trưởng. Thành viên trong Toán

được sự chấp thuận của Trưởng khối Huấn luyện.

Điều 20. Hội đồng Huấn luyện viên Trưởng

1. Các Trưởng trong Khối Huấn luyện đang nhận trách vụ LT tập hợp thành Hội đồng Huấn

luyện viên Trưởng, gọi tắt là Hội đồng LT. Hội đồng LT là tổ chức cao nhất về lãnh vực huấn

luyện, là hội đồng tư vấn cho Ban Điều hành.

2. Người đứng đầu Hội đồng LT là Chủ tịch Hội đồng LT. Trưởng đã qua trách vụ LT được

xem là cố vấn cho Hội đồng LT.

3. Hội đồng LT có nhiệm vụ quyết định cơ cấu và kiểm soát chương trình huấn luyện cấp

quốc gia.

Điều 21. Miền huấn luyện

1. Miền huấn luyện (dưới đây gọi tắt là Miền) là cơ cấu về mặt huấn luyện, phân cấp theo

khu vực địa lý, hoạt động đại diện cho Khối Huấn luyện nhằm tạo thuận tiện cho các đơn vị Hướng

Đạo trong cùng một khu vực.

2. Khu vực của Miền do Khối Huấn luyện đề nghị. Trưởng khối Huấn luyện ký quyết định

thành lập Miền sau khi được Hội đồng LT chấp thuận và Hội nghị Huynh trưởng thông qua.

3. Tổ chức và hoạt động của Miền tuân theo Quy chế Huấn luyện.

4. Trong giai đoạn ở các vùng, địa phương chưa hình thành cấp đơn vị Châu, Trưởng đứng

đầu phụ trách Miền được phân công tạm thời đảm trách vai trò của một Châu trưởng.

CHƯƠNG III

ĐƠN VỊ HƯỚNG ĐẠO THÀNH VIÊN

Điều 22. Thành phần đơn vị Hướng Đạo

1. Thanh thiếu niên và nhi đồng gia nhập Hướng Đạo Việt Nam, được tập hợp thành đoàn,

tức là những đơn vị Hướng Đạo. Mỗi thành viên trong đoàn, gọi chung là đoàn sinh.

Page 11: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 11

2. Huynh trưởng Hướng Đạo Việt Nam (dưới đây gọi tắt là huynh trưởng) phụ trách một

đoàn, gọi là đoàn trưởng hoặc là Trưởng đơn vị. Bên cạnh đoàn trưởng có một hoặc nhiều phó đoàn

trưởng và phụ tá.

3. Trưởng đơn vị có thể là nam hoặc nữ. Đơn vị Hướng Đạo có đoàn sinh nữ, bắt buộc

Trưởng đơn vị hoặc phụ tá phải có thành viên là nữ.

4. Tính đến cấp đơn vị Hướng Đạo cao nhất, các huynh trưởng cùng chung một đơn vị tập

hợp thành Hội đồng huynh trưởng; có trách nhiệm định hướng và lãnh đạo hoạt động của đơn vị.

5. Trong một đoàn, huynh trưởng và đoàn sinh chính thức tập hợp thành Hội đồng đoàn; có

trách nhiệm lập kế hoạch, chương trình hoạt động và điều hành hoạt động của đoàn.

Điều 23. Cơ cấu đơn vị Hướng Đạo

1. Tùy theo độ tuổi của đoàn sinh, đơn vị Hướng Đạo được sắp xếp theo năm ngành riêng

biệt sau đây:

a. Nhi đoàn, còn gọi là Bầy Hải ly, là đơn vị Hướng Đạo dành cho đoàn sinh trong độ tuổi từ

4 đến 6 tuổi.

b. Ấu đoàn, còn gọi là Bầy Sói, là đơn vị Hướng Đạo dành cho đoàn sinh trong độ tuổi từ 6

đến 11 tuổi.

c. Thiếu đoàn là đơn vị Hướng Đạo dành cho đoàn sinh trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi.

d. Kha đoàn là đơn vị Hướng Đạo dành cho đoàn sinh trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi.

e. Tráng đoàn là đơn vị Hướng Đạo dành cho đoàn sinh trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi.

2. Độ tuổi chuyển Ngành có thể chênh lệch một tuổi so với quy định nêu trên; do huynh

trưởng phụ trách đơn vị quyết định, tùy theo sự phát triển tâm sinh lý riêng của mỗi đoàn sinh.

3. Tùy theo số lượng và cấu trúc, đơn vị Hướng Đạo được sắp xếp theo hệ thống sau đây:

a. Đơn vị Hướng Đạo biệt lập là cấp đơn vị chỉ có hoặc Nhi đoàn, Ấu đoàn, Thiếu đoàn,

Kha đoàn, Tráng đoàn riêng biệt.

b. Liên đoàn là cấp đơn vị Hướng Đạo được hình thành từ hai đoàn trở lên, trong đó có ít

nhất hai ngành khác nhau, nhưng bắt buộc phải có một Thiếu đoàn.

c. Đạo là cấp đơn vị Hướng Đạo được hình thành từ hai Liên đoàn trở lên, cùng chung một

địa phương sinh hoạt.

d. Châu là cấp đơn vị Hướng Đạo gồm nhiều Đạo sáp nhập với nhau trong một khu vực.

4. Số lượng đoàn sinh và cấu trúc đơn vị do Hội đồng huynh trưởng của đơn vị quyết định,

tùy theo hoàn cảnh thực tế và phù hợp với phương pháp Hướng Đạo.

5. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của đơn vị Hướng Đạo tuân theo Quy chế Hướng Đạo Việt

Nam và Quy chế riêng theo mỗi Ngành.

Điều 24. Công nhận đơn vị Hướng Đạo

1. Điều kiện để một đơn vị Hướng Đạo được chính thức công nhận bao gồm:

a. Đoàn trưởng là Trưởng được công nhận theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 28 của Quy

chế này.

b. Đơn vị đã ghi danh tối thiểu là một năm.

c. Hoạt động thực sự với số lượng đoàn sinh ổn định.

d. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính và báo cáo.

2. Đơn vị Hướng Đạo chưa hội đủ điều kiện theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này,

vẫn được hưởng các quyền như một đơn vị Hướng Đạo được chính thức công nhận, ngoại trừ quyền

biểu quyết.

3. Việc công nhận hoặc thu hồi công nhận đơn vị Hướng Đạo do Ban Điều hành thực hiện

và công bố công khai.

Page 12: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 12

MỤC 1

ĐOÀN SINH

Điều 25. Đoàn sinh

1. Hướng Đạo Việt Nam thu nhận đoàn sinh không phân biệt giới tính, thành phần, dân tộc,

tôn giáo; miễn là tuân theo mục đích, nguyên lý và phương pháp Hướng Đạo.

2. Đoàn sinh Hướng Đạo Việt Nam (dưới đây gọi tắt là đoàn sinh) được xem như là hội viên

tham dự, bao gồm các đối tượng sau đây:

a. Thanh thiếu niên, nhi đồng đang sinh hoạt trong các đơn vị Hướng Đạo.

b. Người trưởng thành đã từng hoạt động hoặc tham dự trong các đơn vị, không có điều kiện

sinh hoạt thường xuyên, nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí thường niên trong một đơn vị

Hướng Đạo.

3. Đoàn sinh nếu chưa đến tuổi trưởng thành, muốn gia nhập Hướng Đạo Việt Nam phải có

sự chấp thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Điều 26. Quyền và nghĩa vụ đoàn sinh

1. Đoàn sinh có các quyền sau đây:

a. Quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật. Đoàn sinh là người dưới 16 tuổi

có các quyền cơ bản của trẻ em.

b. Quyền phát sinh khi đoàn sinh tham gia sinh hoạt hay hoạt động trong phong trào Hướng

Đạo.

2. Đoàn sinh có các nghĩa vụ sau đây:

a. Tuân theo Quy chế của Hướng Đạo Việt Nam.

b. Đóng lệ phí thường niên theo quy định.

Điều 27. Thể lệ gia nhập

1. Mọi công dân Việt Nam đều có thể trở thành đoàn sinh Hướng Đạo Việt Nam, nếu đạt

được các điều kiện sau đây:

a. Người trong độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều 23 của Quy chế này, tuân theo Quy chế

Hướng Đạo, tự nguyện xin gia nhập vào một đơn vị Hướng Đạo.

b. Được huynh trưởng phụ trách chấp thuận và đề nghị.

2. Người dưới 16 tuổi phải được cha mẹ hoặc người giám hộ chấp thuận.

3. Tiến trình và nghi thức thu nhận đoàn sinh tuân theo tập tục và Quy chế Hướng Đạo.

4. Việc công nhận hoặc không công nhận đoàn sinh thuộc thẩm quyền các huynh trưởng hữu

trách.

MỤC 2

HUYNH TRƯỞNG

Điều 28. Huynh trưởng

1. Huynh trưởng Hướng Đạo Việt Nam được xem như là hội viên hoạt động, bao gồm các

đối tượng sau đây:

a. Người đã qua các khóa huấn luyện từ cấp Dự bị trở lên, đang hoạt động trong phong trào

Hướng Đạo với cương vị là đoàn trưởng, phó đoàn trưởng hoặc phụ tá của các đơn vị.

b. Người đang đảm nhận trách nhiệm trong cơ cấu điều hành Hướng Đạo Việt Nam.

Page 13: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 13

c. Người đã có cống hiến cho phong trào Hướng Đạo Việt Nam, hiện nay vẫn còn liên hệ

trách nhiệm với Phong trào.

2. Yêu cầu đối với đoàn trưởng các đơn vị bao gồm:

a. Tối thiểu là 21 tuổi đối với Bầy trưởng hoặc Thiếu trưởng; tối thiểu là 25 tuổi đối với Kha

trưởng; tối thiểu là 30 tuổi đối với Tráng trưởng hoặc cấp Liên đoàn trưởng trở lên.

b. Đã trúng cách khóa Huy hiệu Rừng của Ngành đang đảm trách.

3. Yêu cầu đối với phó đoàn trưởng các đơn vị bao gồm:

a. Tối thiểu là 18 tuổi đối với Phó bầy hoặc Thiếu phó; tối thiểu là 22 tuổi đối với Kha phó

hoặc Tráng phó.

b. Đã trúng cách khóa Dự bị của Ngành đang đảm trách.

Điều 29. Phong nhậm Trưởng

1. Điều kiện để phong nhậm một huynh trưởng bao gồm:

a. Đạt độ tuổi quy định tại khoản 2 hoặc 3 Điều 28 của Quy chế này.

b. Đã trúng cách khóa huấn luyện quy định tại khoản 2 hoặc 3 Điều 28 của Quy chế này.

c. Đã qua thời gian tập sự sáu tháng tại đơn vị.

d. Được Trưởng đơn vị cao nhất, từ cấp Liên đoàn trưởng trở lên đề xuất với Khối Sinh

hoạt.

2. Trường hợp đơn vị mới thành lập, việc đề xuất theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều

này, có thể thay bằng thư giới thiệu của một đơn vị Hướng Đạo cấp Liên đoàn trở lên cùng địa

phương hoặc do chính sự xem xét của Khối Sinh hoạt.

3. Theo hoàn cảnh thực tế, ngành sinh hoạt của Trưởng có thể khác biệt với ngành được

huấn luyện, Hội đồng huynh trưởng của đơn vị sẽ quyết định theo nhu cầu của đơn vị và tạo điều

kiện huấn luyện thích hợp.

4. Ban Điều hành thực hiện phong nhậm, gắn liền với bổ nhiệm trách vụ khi một huynh

trưởng đáp ứng các quy định tại khoản 1 và 2 Điều này. Danh sách phong nhậm được Ban Điều

hành công bố công khai hàng năm.

MỤC 3

ĐƠN VỊ HƯỚNG ĐẠO

Điều 30. Nhi đoàn

1. Nhi sinh, còn gọi là Hải ly, là những đoàn sinh Hướng Đạo từ 4 đến 6 tuổi.

2. Từ 4 đến 8 Hải ly tập hợp thành một Hộ. Từ hai đến bốn Hộ tập hợp thành một Nhi đoàn,

còn gọi là Bầy Hải ly.

3. Nhi trưởng là huynh trưởng phụ trách hướng dẫn trong một Hộ. Các Nhi trưởng trong Nhi

đoàn có tên gọi theo tên các nhân vật trong câu chuyện “Hải ly - Thế giới kỳ diệu”.

Điều 31. Ấu đoàn

1. Ấu sinh, còn gọi là Sói con, là những đoàn sinh Hướng Đạo từ 6 đến 11 tuổi.

2. Từ 4 đến 8 Sói con tập hợp thành một Đàn; do một Sói con trong Đàn làm Sói đầu đàn

điều khiển. Từ hai đến bốn Đàn tập hợp thành một Ấu đoàn, còn gọi là Bầy.

3. Sói đầu đàn có một Sói thứ đàn trợ giúp. Khi có trên hai Đàn trong một Bầy, một Sói đầu

đàn có thể được chọn làm Đầu đàn nhất, còn gọi là Sói đầu bầy.

4. Bầy trưởng, còn gọi là Akela, là huynh trưởng phụ trách hướng dẫn Ấu đoàn. Bầy trưởng

có hai Phó bầy và các Phụ tá cộng sự. Các Phó bầy và Phụ tá có tên gọi theo tên các nhân vật trong

“Truyện Rừng xanh” của Rudyard Kipling.

Page 14: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 14

Điều 32. Thiếu đoàn

1. Thiếu sinh, còn gọi là Hướng đạo sinh, là những đoàn sinh Hướng Đạo từ 11 đến 15 tuổi.

2. Từ 4 đến 8 Thiếu sinh tập hợp thành một Đội; do một Thiếu sinh trong Đội, làm Đội

trưởng điều khiển. Từ hai đến bốn Đội tập hợp thành một Thiếu đoàn.

3. Đội trưởng có một Đội phó trợ giúp. Khi có trên hai Đội trong một Thiếu đoàn, một Đội

trưởng được chọn làm Đội trưởng nhất.

4. Thiếu trưởng là huynh trưởng phụ trách hướng dẫn Thiếu đoàn. Thiếu trưởng có một hoặc

nhiều Thiếu phó và Phụ tá cộng sự.

Điều 33. Kha đoàn

1. Kha sinh là những đoàn sinh Hướng Đạo từ 15 đến 18 tuổi.

2. Từ 3 đến 6 Kha sinh tập hợp thành một Tuần; do một Kha sinh trong Tuần, làm Tuần

trưởng điều khiển. Từ hai đến bốn Tuần tập hợp thành một Kha đoàn.

3. Tuần trưởng có một Tuần phó trợ giúp. Khi có trên hai Tuần trong một Kha đoàn, một

Tuần trưởng được bầu làm Chánh tuần trưởng.

4. Kha trưởng là huynh trưởng phụ trách hướng dẫn Kha đoàn. Kha trưởng có một hoặc

nhiều Kha phó và Phụ tá cộng sự.

Điều 34. Tráng đoàn

1. Tráng sinh là những đoàn sinh Hướng Đạo từ 18 đến 30 tuổi.

2. Từ 3 đến 10 Tráng sinh tập hợp thành một Toán, do một Toán trưởng điều khiển. Từ hai

đến bốn Toán tập hợp thành một Tráng đoàn.

3. Tráng trưởng là huynh trưởng phụ trách hướng dẫn Tráng đoàn. Tráng trưởng có các vị

Cố vấn tinh thần và một hoặc nhiều Tráng phó cộng sự.

4. Tráng đoàn biệt lập là đơn vị Hướng Đạo ngành Tráng sinh hoạt độc lập, về mặt tổ chức

không gắn với các đơn vị Hướng Đạo khác. Tráng đoàn biệt lập có đại diện tham dự Hội nghị

Huynh trưởng, nhưng không có quyền biểu quyết.

Điều 35. Liên đoàn

1. Điều kiện để thành lập Liên đoàn bao gồm:

a. Có một Thiếu đoàn làm cơ sở.

b. Có từ hai đoàn trở lên, với ít nhất hai ngành khác nhau.

c. Số lượng đoàn sinh ổn định tối thiểu là 40 người.

d. Huynh trưởng đã được phong nhậm.

2. Mỗi Liên đoàn do một Liên đoàn trưởng phụ trách và phối hợp các hoạt động để thực

hiện phương pháp giáo dục tiệm tiến và liên tục. Liên đoàn trưởng có một hoặc nhiều Liên đoàn

phó cộng sự.

3. Tổ chức và hoạt động của Liên đoàn tuân theo Quy chế Hướng Đạo Việt Nam.

Điều 36. Đạo

1. Đạo là cơ cấu cấp cao nhất về mặt tổ chức của một đơn vị Hướng Đạo.

2. Điều kiện để thành lập Đạo bao gồm:

a. Có từ hai Liên đoàn trở lên cùng chung một địa phương, nhưng không vượt quá tám Liên

đoàn.

b. Số lượng đoàn sinh ổn định tối thiểu là 120 người.

c. Huynh trưởng đã được phong nhậm.

3. Mỗi Đạo do một Đạo trưởng phụ trách và phối hợp các hoạt động. Đạo trưởng có các Đạo

phó, Ủy viên Đạo cộng sự.

Page 15: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 15

4. Các huynh trưởng và Tráng sinh trong một Đạo có thể thành lập Ngành Tráng đạo, nhằm

phối hợp hoạt động về sinh hoạt và huấn luyện. Tổ chức và hoạt động của Ngành Tráng đạo tuân

theo Quy chế ngành Tráng.

5. Tổ chức và hoạt động của Đạo tuân theo Quy chế Hướng Đạo.

Điều 37. Châu

1. Châu là cơ cấu về mặt hành chính liên kết nhiều đơn vị Hướng Đạo với nhau trong cùng

một khu vực.

2. Khu vực của Châu do Ban Điều hành đề nghị và Hội nghị Huynh trưởng thông qua.

3. Châu do một Châu trưởng quản trị và phối hợp các hoạt động. Châu trưởng có các Châu

phó cộng sự.

4. Ở các địa phương, vùng chưa có cấp đơn vị Châu, Trưởng phụ trách Miền tạm thời đảm

trách vai trò của một Châu trưởng.

5. Tổ chức và hoạt động của Châu tuân theo Quy chế Hướng Đạo.

CHƯƠNG IV

HOẠT ĐỘNG CỦA HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

Điều 38. Nguyên tắc chung về sinh hoạt, huấn luyện

1. Hoạt động của Hướng Đạo Việt Nam về sinh hoạt, huấn luyện tuân theo những nguyên

tắc sau đây:

a. Tuân thủ nguyên lý và phương pháp của phong trào Hướng Đạo thế giới.

b. Tuân thủ pháp luật quốc gia.

c. Gìn giữ truyền thống của phong trào Hướng Đạo tại Việt Nam.

d. Điều chỉnh, cải tiến theo xu hướng tích cực của xã hội.

2. Những vấn đề sửa đổi, bổ sung trong các lĩnh vực sinh hoạt, huấn luyện của Hướng Đạo

Việt Nam được Ban Điều hành tiếp nhận, xem xét từ các đơn vị Hướng Đạo và đề xuất với Hội

nghị Huynh trưởng phê chuẩn.

Điều 39. Nguyên tắc chung về tài chính

1. Hoạt động của Hướng Đạo Việt Nam về tài chính tuân theo những nguyên tắc sau đây:

a. Trưởng khối Quản trị thay mặt Trưởng ban Điều hành, là đại diện cho Hướng Đạo Việt

Nam ký kết các văn bản về tài chính.

b. Định mức thu lệ phí thường niên của đoàn sinh và huynh trưởng được Hội nghị Huynh

trưởng biểu quyết thông qua và Ban Điều hành công bố công khai.

c. Báo cáo tài chính thường niên được Khối Quản trị trình bày trước Hội nghị Huynh

trưởng, sau khi thông qua Trưởng ban Điều hành.

d. Hội nghị Huynh trưởng xem xét, quyết toán tài chính thường niên và thông qua kế hoạch

dự trù tài chính niên khóa mới.

e. Nguồn thu, chi tiêu của Ban Điều hành và các đơn vị Hướng Đạo thành viên là minh bạch

và công khai.

g. Tài chính của Hướng Đạo Việt Nam được quản lý tuân theo chế độ, chính sách hiện hành

của Nhà nước.

2. Những vấn đề sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài chính của Hướng Đạo Việt Nam được

Ban Điều hành tiếp nhận, xem xét từ các đơn vị Hướng Đạo và đề xuất với Hội nghị Huynh trưởng

phê chuẩn.

Page 16: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 16

MỤC 1

ĐỒNG PHỤC VÀ NGHI THỨC

Điều 40. Biểu trưng của Hướng Đạo Việt Nam

1. Biểu trưng của Hướng Đạo Việt Nam là những vật thể và phi vật thể mang tính đặc trưng

cho phong trào Hướng Đạo Việt Nam. Biểu trưng của Hướng Đạo Việt Nam về nguyên tắc thuộc về

sở hữu của Hướng Đạo Việt Nam.

2. Biểu tượng, còn gọi là logo của Hướng Đạo Việt Nam là Hoa Bách hợp, được mô tả trong

“Nghi thức Hướng Đạo” của Hội Hướng Đạo Việt Nam ấn hành năm 1964 (dưới đây gọi tắt là

“Nghi thức Hướng Đạo”).

3. Bài ca chính thức của Hướng Đạo Việt Nam là bài “Hội ca Hướng Đạo Việt Nam”, nhạc

và lời của Lưu Hữu Phước.

4. Hướng Đạo Việt Nam có đồng phục và nghi thức được quy định trong “Nghi thức Hướng

Đạo” và các Quy chế khác của Hướng Đạo Việt Nam.

Điều 41. Đồng phục

1. Đồng phục phong trào Hướng Đạo Việt Nam được quy định như sau:

a. Đồng phục của ngành Nhi theo quy định trong “Quy chế ngành Nhi” phổ biến năm 2010.

b. Đồng phục của ngành Ấu theo quy định trong “Quy chế ngành Ấu” phổ biến năm 2010,

cập nhật năm 2012.

c. Đồng phục của ngành Kha theo quy định trong “Nghi thức ngành Kha” phổ biến năm

2003, cập nhật trong “Quy chế ngành Kha” năm 2010.

d. Đồng phục của ngành Tráng theo quy định trong “Nghi thức ngành Tráng” phổ biến năm

2012.

e. Đồng phục của ngành Thiếu, Trưởng và Ủy viên theo quy định trong “Nghi thức Hướng

Đạo”.

2. Hướng Đạo Việt Nam chấp nhận các đơn vị Hướng Đạo sử dụng đồng phục đơn vị bên

cạnh đồng phục phong trào, với điều kiện sau đây:

a. Đồng phục đơn vị không bao gồm khăn quàng.

b. Không thay đổi các huy hiệu của Hướng Đạo Việt Nam.

c. Không sử dụng trong các buổi lễ mang tính nghi thức của Phong trào.

3. Khối Sinh hoạt có trách nhiệm nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi về đồng phục phù

hợp với yêu cầu thực tiễn.

Điều 42. Huy hiệu, tiêu hiệu

1. Huy hiệu được quy định như sau:

a. Hoa Bách hợp, Băng “Hướng Đạo Việt Nam” và biểu tượng Đầu Sói theo quy định trong

“Nghi thức Hướng Đạo”.

b. Biểu tượng Hải ly theo quy định trong “Quy chế ngành Nhi”.

c. Huy hiệu Kha theo quy định trong “Quy chế ngành Kha”.

2. Đẳng hiệu, cấp hiệu, chuyên hiệu và năng hiệu được quy định như sau:

a. Đẳng hiệu, chuyên hiệu của Hải ly theo quy định trong “Quy chế ngành Nhi”.

b. Đẳng hiệu, cấp hiệu, chuyên hiệu của Sói con theo quy định trong “Quy chế ngành Ấu”.

c. Đẳng hiệu, cấp hiệu, chuyên hiệu của Thiếu sinh theo quy định trong “Nghi thức Hướng

Đạo” và trong “Đẳng thức Chuyên hiệu” của Hội Hướng Đạo Việt Nam ấn hành năm 1964.

Page 17: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 17

d. Đẳng hiệu, cấp hiệu, chuyên hiệu, năng hiệu của Kha sinh theo quy định trong “Quy chế

ngành Kha”.

3. Huy hiệu đơn vị, tiêu hiệu đơn vị được quy định như sau:

a. Nhóm đuôi, cờ Bầy, gậy Bầy của Nhi đoàn theo quy định trong “Quy chế Ngành Nhi”.

b. Màu lông Đàn, cờ Bầy, gậy Biểu tượng của Ấu đoàn theo quy định trong “Quy chế ngành

Ấu”.

c. Tua vai Đội, cờ Đội, cờ Thiếu đoàn theo quy định trong “Nghi thức Hướng Đạo”.

d. Số Tuần, cờ Tuần, cờ Kha đoàn theo quy định trong “Nghi thức ngành Kha”.

e. Cờ Toán, cờ Tráng đoàn theo quy định trong “Nghi thức ngành Tráng”.

g. Băng Đoàn, Huy hiệu Đạo, cờ đơn vị Hướng Đạo cấp Liên đoàn trở lên theo quy định

trong “Nghi thức Hướng Đạo”.

h. Tiêu hiệu Quốc gia theo quy định trong “Nghi thức Hướng Đạo”.

4. Các huy hiệu khác theo quy định trong “Nghi thức Hướng Đạo”.

5. Màu viền khăn quàng, Huy hiệu Đạo được đơn vị đăng ký và nhận bảo hộ từ Ban Điều

hành.

6. Khối Sinh hoạt có trách nhiệm nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi về chuyên hiệu,

năng hiệu và cập nhật trong Quy chế các Ngành.

Điều 43. Nghi thức và tập tục

1. Nghi thức chung về Quốc kỳ Việt Nam trong các buổi lễ của phong trào Hướng Đạo Việt

Nam theo quy định trong “Nghi thức Hướng Đạo” và cập nhật trong “Nghi thức ngành Tráng”.

2. Hiệu lệnh về tập họp, tư thế, cách chào và đội hình tập họp trong sinh hoạt theo quy định

trong “Nghi thức Hướng Đạo”, cập nhật trong Quy chế và Nghi thức của các Ngành.

3. Nghi thức của ngành Nhi, Ấu, Thiếu, Kha, Tráng theo quy định trong “Nghi thức Hướng

Đạo”, được cập nhật trong Quy chế và Nghi thức của các Ngành.

4. Tập tục của Hướng Đạo Việt Nam về nguyên tắc vẫn giữ theo truyền thống của Phong

trào.

5. Khối Sinh hoạt có trách nhiệm nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi về nghi thức phù

hợp với yêu cầu thực tiễn.

MỤC 2

SINH HOẠT

Điều 44. Sổ sách đơn vị

1. Đơn vị Hướng Đạo phải thực hiện các sổ sách về danh sách đoàn sinh, chương trình sinh

hoạt, kế hoạch thực hiện, biên bản cuộc họp, báo cáo và các sổ sách tài chính, kế toán.

2. Đơn vị Hướng Đạo cấp cao nhất thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho Khối Sinh hoạt.

3. Đơn vị Hướng Đạo có trách nhiệm tham gia bảo hiểm sinh hoạt Hướng Đạo do Khối

Quản trị tổ chức.

Điều 45. Chuyển đổi đơn vị

1. Đoàn sinh có thể chuyển đổi đơn vị sinh hoạt với đồng ý của hai Trưởng đơn vị cũ và

mới.

2. Huynh trưởng có thể chuyển đổi đơn vị sinh hoạt với điều kiện sau đây:

a. Được Trưởng cấp đơn vị Hướng Đạo cao nhất và Trưởng đơn vị trực tiếp của đơn vị cũ

đồng ý.

Page 18: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 18

b. Được Trưởng cấp đơn vị Hướng Đạo cao nhất của đơn vị mới đồng ý.

c. Đã có người đảm nhận trách vụ của mình ở đơn vị cũ.

3. Việc chuyển đổi chính thức thực hiện qua thư giới thiệu của Trưởng đơn vị cũ.

Điều 46. Sinh hoạt đơn vị

1. Sinh hoạt thường kỳ của đơn vị Hướng Đạo tổ chức theo thời khóa biểu và địa điểm quy

định trước, do Hội đồng huynh trưởng đơn vị đề ra.

2. Các hoạt động khác như xưởng, dự án, sự kiện… được thực hiện theo kế hoạch và

chương trình của Hội đồng huynh trưởng đơn vị hoặc Hội đồng đoàn.

3. Sinh hoạt đơn vị và các hoạt động khác tuân theo nguyên tắc và phương pháp Hướng

Đạo. Hội đồng huynh trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình.

Điều 47. Ban Bảo trợ

1. Phụ huynh trong một đơn vị Hướng Đạo có thể tập hợp thành Ban Bảo trợ đại diện cho

phụ huynh.

2. Ban Bảo trợ có liên quan về các vấn đề sau đây:

a. Hỗ trợ về mặt tài chính, giúp đỡ và nâng cao điều kiện sinh hoạt của đơn vị.

b. Tham gia thảo luận và góp ý với Hội đồng huynh trưởng về hoạt động của đơn vị.

3. Hội đồng huynh trưởng có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến của Ban Bảo trợ.

Điều 48. Tổ chức trại

1. Trưởng đơn vị là người có quyền tổ chức và chịu trách nhiệm về một kỳ trại của đơn vị

mình.

2. Kỳ trại của một đơn vị đều phải thông qua Hội đồng huynh trưởng. Hội đồng huynh

trưởng có trách nhiệm chỉ định ban tổ chức trại.

3. Kỳ trại của nhiều đơn vị Hướng Đạo liên kết phải thông qua Trưởng cấp cao nhất của các

đơn vị. Các Trưởng đơn vị này có trách nhiệm chỉ định ban tổ chức trại.

4. Kỳ trại Họp bạn do Ban Điều hành tổ chức.

MỤC 3

HUẤN LUYỆN

Điều 49. Huấn luyện tại đơn vị

1. Đơn vị Hướng Đạo tổ chức việc huấn luyện các đoàn sinh các ngành theo chương trình

đẳng thứ và chuyên hiệu.

2. Các đơn vị Hướng Đạo có thể liên kết phối hợp trong việc huấn luyện bằng cách tổ chức

các xưởng chuyên môn hoặc các khóa huấn luyện kỹ năng ngắn hạn.

3. Liên đoàn, Đạo có trách nhiệm tổ chức Khóa Cơ bản cho Tráng sinh, dự trưởng, phụ

huynh và thân hữu trong Đạo. Điều kiện và quy trình mở khóa Cơ bản theo quy định của Quy chế

Huấn luyện.

4. Đơn vị Hướng Đạo chưa có cấp Liên đoàn trở lên hoặc chưa có điều kiện mở khóa, có thể

gởi khóa sinh đến tham dự Khóa Cơ bản của đơn vị bạn, hoặc yêu cầu sự hỗ trợ từ Khối Huấn

luyện.

Điều 50. Huấn luyện huynh trưởng

1. Việc tổ chức huấn luyện huynh trưởng theo dự án hằng năm của Khối Huấn luyện, sau

khi được Hội nghị Huynh trưởng thông qua.

Mọi khóa huấn luyện muốn tổ chức đều phải có chứng thư ủy nhiệm từ Khối Huấn luyện.

Page 19: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 19

2. Khóa huấn luyện bao gồm các cấp sau đây:

a. Khóa Cơ bản và Khóa Thông báo đại cương.

b. Khóa Dự bị Huy hiệu Rừng (dưới đây viết tắt là Khóa Dự bị HHR).

c. Khóa Huy hiệu Rừng (dưới đây viết tắt là Khóa HHR).

d. Khóa Kỹ năng Huấn luyện viên (dưới đây viết tắt là Khóa Kỹ năng HLV).

e. Khóa Phụ tá Huấn luyện viên Trưởng (dưới đây viết tắt là Khóa Phụ tá HLV Trưởng).

g. Khóa Ôn luyện cao cấp.

3. Ngoài các khóa kể trên, Khối Huấn luyện kết hợp với Khối Sinh hoạt tổ chức các khóa:

khóa Ủy viên - Liên đoàn trưởng, khóa Cố vấn Giáo hạnh, khóa Ôn luyện, Xưởng… theo nhu cầu

và hoàn cảnh thực tế.

4. Phân cấp mở khóa huấn luyện theo quy định sau đây:

a. Khóa Cơ bản vào khóa Thông báo đại cương do Liên đoàn hoặc Đạo tổ chức. Trong

trường hợp dành cho các thành phần đặc biệt, khóa Thông báo đại cương do Khối Huấn luyện tổ

chức.

b. Khóa Dự bị HHR, khóa HHR, khóa Kỹ năng HLV do Toán Huấn luyện Ngành tổ chức.

c. Khóa Phụ tá HLV Trưởng do Toán Huấn luyện Quốc gia tổ chức.

d. Khóa Ôn luyện cao cấp do Khối Huấn luyện tổ chức.

Điều 51. Khóa huấn luyện và chứng chỉ huấn luyện

1. Thông báo mở khóa huấn luyện được Khóa trưởng gởi đến các đơn vị Hướng Đạo tối

thiểu là 30 ngày trước ngày mở khóa. Thông báo tối thiểu bao gồm các thông tin sau đây:

a. Thời gian.

b. Điều kiện tham dự.

c. Điều kiện qua khóa.

d. Chi phí.

e. Thời hạn đăng ký và địa chỉ liên lạc.

2. Danh sách đăng ký người tham dự khóa được giới thiệu từ Trưởng đơn vị cấp cao nhất, và

gởi về Ban huấn luyện chậm nhất là 10 ngày trước ngày mở khóa. Trong những trường hợp cá biệt

khác, do chính Khóa trưởng xem xét.

3. Thông báo chấp thuận hoặc từ chối đăng ký phải được gởi đến đơn vị giới thiệu người

tham dự chậm nhất là 7 ngày trước ngày mở khóa.

4. Chứng chỉ tham dự khóa được Khối Huấn luyện duyệt cấp, căn cứ vào việc hoàn tất phần

Trại và phần Lý thuyết/Dự án của khóa sinh.

Chứng chỉ trúng cách khóa Huy hiệu Rừng được Khối Huấn luyện duyệt cấp, căn cứ vào

đánh giá phần thực hành tại đơn vị và đề nghị cấp chứng chỉ từ Trưởng đơn vị của khóa sinh.

5. Chứng chỉ huấn luyện và biểu hiện Bằng Trưởng được Khóa trưởng ủy nhiệm cho đơn vị

của khóa sinh.

Việc trao chứng chỉ huấn luyện và biểu hiện Bằng Trưởng do Hội đồng huynh trưởng đơn vị

khóa sinh xem xét.

Page 20: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 20

MỤC 4

TÀI CHÁNH

Điều 52. Tài chính đơn vị Hướng Đạo

1. Đơn vị Hướng Đạo có thể tổ chức việc thu nguyệt liễm nhằm vào mục đích sinh hoạt của

đơn vị. Mức thu nguyệt liễm được Hội đồng huynh trưởng đơn vị thông qua với sự thỏa thuận của

đại diện phụ huynh hoặc Ban Bảo trợ.

2. Nguồn quỹ của phụ huynh trong đơn vị Hướng Đạo do đại diện phụ huynh hoặc Ban Bảo

trợ quản lý.

3. Nguyệt liễm và các khoản thu khác do các đơn vị Hướng Đạo tự quy định và thực hiện

trên nguyên tắc minh bạch và công khai tài chính.

4. Đơn vị Hướng Đạo không được phép nhân danh Hướng Đạo Việt Nam để thực hiện thu

nhận nguồn tài chính khác.

Điều 53. Lệ phí thường niên

1. Lệ phí thường niên của đoàn sinh và huynh trưởng được đơn vị Hướng Đạo cấp cao nhất

chuyển về Khối Quản trị trước khi kết thúc thời hạn đăng ký thường niên.

2. Mức lệ phí thường niên do Hội nghị Huynh trưởng quyết định và Ban Điều hành công bố.

Điều 54. Tài sản của Hướng Đạo Việt Nam

1. Tài sản của Hướng Đạo Việt Nam bao gồm tất cả các động sản, bất động sản mà Hướng

Đạo Việt Nam được sở hữu hợp pháp.

2. Trưởng khối Quản trị là người đại diện về mặt tài chính của Hướng Đạo Việt Nam. Khối

Quản trị là bộ phận quản lý tài chính của Hướng Đạo Việt Nam.

Điều 55. Nguồn thu, chi tiêu của Hướng Đạo Việt Nam

1. Các khoản thu của Hướng Đạo Việt Nam gồm có :

a. Lệ phí từ đoàn sinh và huynh trưởng của các đơn vị Hướng Đạo thành viên đóng góp.

b. Lợi tức từ các hoạt động của Hướng Đạo Việt Nam.

c. Nguồn thu trong các cuộc vận động, chương trình do Hướng Đạo Việt Nam tổ chức khi

được phép tổ chức.

d. Nguồn ủng hộ, hiến tặng từ các cá nhân, tập thể hoặc tổ chức trong và ngoài nước.

2. Các khoản chi của Hướng Đạo Việt Nam gồm có:

a. Chi cho các hoạt động Hướng Đạo.

b. Các nghĩa vụ tài chính khác.

CHƯƠNG V

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ

Điều 56. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

1. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này phải do đề nghị của Ban Điều hành, hoặc của tối thiểu

là một phần năm tổng số đại biểu chính thức của Hội nghị Huynh trưởng.

2. Mọi điều khoản sửa đổi, bổ sung trong Quy chế này, phải được Hội nghị Huynh trưởng

thông qua tối thiểu là hai phần ba tổng số đại biểu chính thức.

Page 21: QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - giupich.orggiupich.org/sites/default/files/quy_che_huong_dao_viet_nam_2012.pdf · Hướng Đạo Việt Nam hoạt động tuân theo pháp

Quy chế Hướng Đạo Việt Nam Trang 21

CHƯƠNG VI

ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN

Điều 57. Hướng dẫn thực hiện

1. Ban Điều hành có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Quy chế này.

2. Chi tiết thực hiện cụ thể được trình bày trong các Quy chế liên quan khác của Hướng Đạo

Việt Nam. Các Quy chế đó do các Khối Quản trị, Sinh hoạt và Huấn luyện soạn thảo; được Ban

Điều hành đề nghị và Hội nghị Huynh trưởng thông qua.

Điều 58. Hiệu lực thực hiện

1. Bản Quy chế này được chuẩn bị để đăng ký với Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam trong việc thành lập Hội Hướng Đạo Việt Nam.

2. Bản Quy chế này gồm có 6 Chương và 58 Điều, đã được Hội nghị Huynh trưởng Hướng

Đạo Việt Nam thông qua ngày 01 tháng 12 năm 2012 và có hiệu lực thực hiện theo sự công bố của

Trưởng ban Điều hành.

TRƯỞNG BAN ĐIỀU HÀNH

Trần Văn Lược