44
Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng MỤC LỤC PHẦN LỜI MỞ ĐẦU ...................................................... ...........................2 PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG MỘT: THỰC TRẠNG VỀ QUY CHẾ KIỂM …………3 SOÁT ĐẶC BIỆT 1.Cơ sở luận.................................................. ..................................3 1.1.Khái niệm, vai trò của quy chế kiểm soát đặc biệt…………..3 1.2 Cơ sở pháp lý quy chế kiểm soát đặc biệt…………………….5 1.3. Thực hiện quy chế kiểm soát đặc biệt đi vi các……………6 t chc tn dng c phn 1.3.1.Thành lập ban kiểm soát ………………………………..6 1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của ban kiểm soát đặc biệt.................................................... ..............................7 1.3.2.1. Nhiệm vụ 1.3.2.2. Quyền hạn 1

quy chế kiểm soát đặc biệt

Embed Size (px)

DESCRIPTION

đây là đề tài mà nhóm mình thuyết trình!Thầy đánh giá khá cao, nên mình post lên cho mọi người cùng xem

Citation preview

Page 1: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

MỤC LỤC

PHẦN LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................2

PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI

CHƯƠNG MỘT: THỰC TRẠNG VỀ QUY CHẾ KIỂM …………3

SOÁT ĐẶC BIỆT

1.Cơ sở lý luận....................................................................................3

1.1.Khái niệm, vai trò của quy chế kiểm soát đặc biệt…………..3

1.2 Cơ sở pháp lý quy chế kiểm soát đặc biệt…………………….5

1.3. Thực hiện quy chế kiểm soát đặc biệt đôi vơi các……………6

tô chưc tin dung cô phân

1.3.1.Thành lập ban kiểm soát………………………………..6

1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của

ban kiểm soát đặc biệt..................................................................................7

1.3.2.1. Nhiệm vụ

1.3.2.2. Quyền hạn

1.3.2.3. Trách nhiệm

1.3.3. Trách nhiệm của Giám đốc Chi nhánh Ngân

hàng Nhà nước……………………………………………………………………9

1.3.4. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban

kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng

cổ phần được kiểm soát đặc biệt………………………………………….10

1.4 Kết thúc tình trạng kiểm soát đặc biệt…………………………12

2. Thực trạng về các quy chế kiểm soát đặc biệt

của các TCTD cổ phần………………………………..............................17

CHƯƠNG HAI: SO SÁNH GIỮA LUẬT CÁC TỔ

CHỨC TÍN DỤNG HIỆN HÀNH VỚI CÁC DỰ

THẢO VÀ ĐÁNH GIÁ………………………………………………….21

1

Page 2: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

KẾT LUẬN

Danh mục tài liệu tham khảo.

2

Page 3: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

LỜI MỞ ĐẦU:

Dựa trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, hoạt động tín dụng là hoạt động mang

tính nghề nghiệp của tổ chức tín dụng (chủ yếu là kinh doanh tiền tệ). Với ưu

điểm lớn nhất đó là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho các tổ chức

tín dụng.Tuy nhiên đằng sau ưu điểm đó thì hoạt động tín dụng luôn luôn mang

theo những rủi ro tiềm ẩn, khó thể tránh khỏi. Để nền kinh tế của Việt Nam chúng

ta bền vững một cách tương đối và để có thể tiếp tục tham gia vào sân chơi

chung của toàn thế giới thì vấn đề kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức

tín dụng là rất cần thiết. Bởi sự sụp đổ của một tổ chức tín dụng có thể dẫn đến

phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng đến các chủ thể kinh doanh, cá nhân khác đồng

thời tác động mạnh đến sự ổn định của nền kinh tế.

Muc đich và nhiệm vu của đề tài:

Do đó, với nội dung của đề tài, nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu bài học một

cách kỹ càng hơn, với việc đề cập đến các quy chế để kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt

động của các Tổ chức tín dụng để hạn chế đến mức tối đa nhất các dấu hiệu biểu

hiện sự sụp đổ của các Tổ chức này.

Hơn thế nữa, trên cơ sở phân tích những ưu, khuyết điểm của Luật các Tổ

chức tín dụng 1997 sửa đổi, bổ sung năm 2004 (sau đây gọi là Luật các tổ chức

tín dụng) với các dự thảo, nhóm chúng tôi còn đưa ra những đánh giá mang tính

chất tham khảo, là quan điểm của nhóm về vấn đề mà chúng tôi đang đề cập.

Đôi tượng và phạm vi của đề tài:

Đối tượng chính mà đề tài chúng tôi đang đề cập, đó là: các tổ chức tín dụng

cổ phần hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Và, trong phạm vi tìm hiểu của đề tài,

chúng tôi chỉ đề cập đến: các quy chế kiểm soát đặc biệt trong hoạt động của các

Tổ chức tín dụng cổ phần.

3

Page 4: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

Phương pháp tìm hiểu của đề tài:

Trong khi tìm hiểu đề tài, nhóm chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau

để làm rõ bản chất của vấn đề: phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu và

phương pháp tổng hợp.

4

Page 5: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

CHƯƠNG MỘT: THỰC TRẠNG VỀ QUY CHẾ KIỂM SOÁT ĐẶC

BIỆT

1.Cơ sở lý luận

1.1.Khái niệm, vai trò của quy chế kiểm soát đặc biệt:

1.1.1. Khái niệm

Theo Khoản 1 Điều 92 Luật các tổ chức tín dụng quy định: Kiểm soát đặc

biệt là việc một tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân

hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

Do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước vừa mang

tính quản lý nhà nước chuyên ngành, vừa mang tính điều hành kinh tế nên hệ

thống tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát và giám sát trực tiếp của Ngân

hàng Nhà nước khi tổ chức tín dụng đó có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả

năng thanh toán.

Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả được biểu hiện sau:

+ Ba lần trong một tháng không đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả tối

thiểu bằng 1 giữa tài sản “Có” có thể thanh toán ngay so với các loại tài

sản “Nợ” phải thanh toán ngay.

Để duy trì khả năng thanh toán, một TCTD phải đảm bảo toàn bộ giá

trị của tài sản “Có” phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi

thời điểm. Nếu trong kinh doanh, vốn cho vay không có khả năng thu

hồi, lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán sẽ làm cho giá trị tài sản “Có”

xuống thấp hơn tài sản “Nợ” và như vậy sẽ dẫn đến TCTD mất khả năng

thanh toán, có thể phải đóng cửa hoặc phải bán tài sản cho TCTD khác.

Nếu xét về khối lượng tài sản “Có” đủ để trang trải tài sản “Nợ” thì chưa

đủ nói lên khả năng thanh toán của TCTD, mà còn dựa vào tính thanh

khoản của TCTD, tức là những tài sản có khả năng chuyển thành tiền

nhanh chóng đồng thời vẫn duy trì được tỉ lệ dự trữ theo quy định của

pháp luật.

5

Page 6: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

+ Không có khả năng huy động để thanh toán các khoản nợ đến hạn

- Mất khả năng thanh toán được biểu hiện như sau:

+ Liên tục trong 03 tháng liên tiếp không duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

8% giữa vốn tự có1 so với tài sản Có, kể cả các cam kết ngoại bảng, được điều

chỉnh theo mức độ rủi ro.

+ Các khoản nợ xấu (bao gồm: Các khoản nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ

cho vay được khoanh được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán hàng tháng, nợ

chuyển cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý thu hồi vốn cho tổ

chức tín dụng cổ phần), chiếm từ 10% trở lên so với tổng số dư nợ cho vay hoặc

từ 100% tổng vốn tự có trở lên.

+ Số lỗ lũy kế và số tiền chưa trích lập đủ dự phòng rủi ro theo qui định,

lớn hơn 50% tổng vốn tự có.

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính nghề nghiệp của tổ chức tín dụng

(chủ yếu là kinh doanh tiền tệ). Đây là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận

cao nhưng đồng thời kèm theo đó nhiều rủi ro. Vì thế, vấn đề kiểm soát chặt chẽ

hoạt động của các tổ chức tín dụng là rất cần thiết bởi sự sụp đổ của một tổ chức

tín dụng có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng đến các chủ thể kinh

doanh, cá nhân khác đồng thời tác động mạnh đến sự ổn định của nền kinh tế.

Kiểm soát đặc biệt là công cụ được Ngân hàng Nhà nước sử dụng trước hết

là nhằm giúp đỡ các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn về chi trả, thanh toán

vượt qua được khó khăn tài chính đó, bảo vệ sự an toàn cho tổ chức tín dụng và

cho cả hệ thống tổ chức tín dụng.

1 Khoản 13 Điều 1 Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 1997, sửa đổi bổ sung năm 2004.

6

Page 7: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

1.2 Cơ sở ban hành quy chế kiểm soát đặc biệt:

* Cơ sở pháp lý:

Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997, sửa đổi và bổ sung năm 2004.

Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN ngày 29/6/1998 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước.

Quyết định số 646/2002/QĐ-NHNN ngày 21/6/2002 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước.

Quyết định số 1071/2002/QĐ-NHNN ngày 2/10/2002 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước.

* Cơ sở áp dụng

- Khi một Tổ chức tín dụng có nguy cơ lâm vào tình trạng mất khả năng

chi trả hay mất khả năng thanh toán thì Tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay cho

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân cũng như

các biện pháp đã áp dụng hoặc dự kiến áp dụng để khắc phục.

- Từ căn cứ báo cáo của Tổ chức tín dụng, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng

Nhà nước nơi Tổ chức tín dụng đó đặt trụ sở chính hoặc Thanh tra Ngân hàng

Nhà nước phải báo cáo và đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định Tổ

chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

1.3. Thực hiện quy chế kiểm soát đặc biệt đôi vơi các tô chưc tin dung cô phân

(dựa theo quy chế Kiểm soát đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định số

215/1998/QĐ-NHNN ngày 29/6/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

1.3.1.Thành lập ban kiểm soát:

Khi một tổ chức tín dụng có một trong các dấu hiệu trở thành đối tượng bị

kiểm soát đặc biệt thì Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương có trách nhiệm nộp hồ sơ cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước để

7

Page 8: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

thông báo về việc này. Thanh tra ngân hàng nhà nước sẽ thẩm định và trình

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt Tổ chức tín dụng cổ phần vào

tình trạng kiểm soát đặc biệt

Quyết định kiểm soát đặc biệt gồm những nội dung sau:

Tên Tổ chức tín dụng cổ phần được kiểm soát đặc biệt;

Lý do kiểm soát đặc biệt;

Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát đặc biệt;

Ban kiểm soát đặc biệt được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước, Trưởng ban do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định.

Ban kiểm soát đặc biệt phải có tối thiểu 3 thành viên, thành viên Ban

kiểm soát đặc biệt phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a. Là cán bộ của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, thuộc các phòng:

quản lý các tổ chức tín dụng, tổng hợp (nơi không có phòng quản lý các tổ

chức tín dụng), Thanh tra, Quản lý ngoại hối, Kế toán, Tín dụng;

b. Có trình độ, kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ chuyên môn và có

thời gian công tác trong ngành ngân hàng ít nhất là 03 năm;

c. Không phải là cổ đông, bố, mẹ, vợ, chồng, con của một trong các

thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc)

của Tổ chức tín dụng cổ phần được kiểm soát đặc biệt.

Các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện công việc theo sự

phân công của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, Giám đốc

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố về việc thực thi nhiệm vụ

của mình. Việc thay thế thành viên Ban kiểm soát đặc biệt do Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước quyết định theo đề nghị của Giám đốc Chi nhánh

Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và Trưởng ban kiểm soát đặc biệt.

Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ

định một tổ chức tín dụng khác tham gia kiểm soát đặc biệt Tổ chức tín dụng cổ

8

Page 9: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

phần và chỉ định cán bộ của Tổ chức tín dụng đó tham gia vào Ban kiểm soát đặc

biệt.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt

Theo quyết định 646/2002/QĐ-NHNN , thời hạn kiểm soát đặc biệt tối đa

là 2 năm kể từ ngày quyết định đặt tổ chức tín dụng cổ phần vào tình trạng kiểm

soát đặc biệt có hiệu lực. Có thể gia hạn nhưng Thời hạn gia hạn từng lần không

vượt quá thời hạn đã đặt Tổ chức tín dụng cổ phần vào tình trạng kiểm soát đặc

biệt.

1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của ban kiểm soát đặc biệt:

1.3.2.1. Nhiệm vụ:

Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổ

chức tín dụng cổ phần được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng

phương án củng cố tổ chức và hoạt động.Nội dung phương án phải thể hiện rõ:

thực trạng tổ chức và hoạt động, nguyên nhân, biện pháp, thời gian thực hiện và

hiệu quả của phương án;

Chỉ đạo và giám sát Tổ chức tín dụng cổ phần triển khai các biện pháp

được nêu trong phương án củng cố Tổ chức tín dụng cổ phần đã được Ban kiểm

soát đặc biệt thông qua;

Thường xuyên báo cáo Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước về tình

hình, diễn biến của Tổ chức tín dụng cổ phần; Định kỳ hàng tháng báo cáo đánh

giá kết quả thực hiện phương án củng cố Tổ chức tín dụng cổ phần lên Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước.

1.3.2.2. Quyền hạn:

Được quyền đình chỉ những hoạt động không phù hợp với phương án đã

được thông qua, các quy định không đảm bảo an toàn trong hoạt động có thể gây

phương hại đến lợi ích của người gửi tiền. Trong thời gian tối đa 3 ngày phải báo

cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quyết định xử lý việc đình chỉ;

9

Page 10: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đình chỉ quyền quản trị, điều hành,

kiểm soát tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng

giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).

Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ

công tác đối với những người thừa hành trong tổ chức tín dụng có hành vi vi

phạm pháp luật, không chấp hành phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã

được thông qua;

Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn

kiểm soát đặc biệt;

Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về khoản cho vay đặc biệt để

bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng.

Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định những vấn đề phát sinh

không nằm trong phương án củng cố, chấn chỉnh tổ chức tín dụng cổ phần trong

giai đoạn kiểm soát đặc biệt.

Để chỉ đạo triển khai thực hiện phương án, Ban kiểm soát đặc biệt được

quyền yêu cầu Tổ chức tín dụng cổ phần:

Báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến tổ chức nhân sự, tình hình

hoạt động, thực trạng tài chính;

Kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có hoặc thực hiện kiểm toán độc lập nhằm xác

định tình hình hoạt động, tài chính tại thời điểm Tổ chức tín dụng cổ phần được

đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt để xác định đúng thực trạng tài chính;

Mời các khách nợ, chủ nợ đến đối chiếu công khai để xác định khả năng thu

nợ, trả nợ;

Lập hồ sơ đề nghị các cơ quan luật pháp xử lý những đối tượng có hành vi vi

phạm pháp luật hoặc cố tình không trả nợ;

10

Page 11: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

1.3.2.3Trách nhiệm:

Ban kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện kiểm soát đặc biệt.

1.3.3. Trách nhiệm của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,

thành phố nơi Tổ chức tín dụng cổ phần được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc

biệt đặt trụ sở chính:

Phối hợp với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, trình Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước quyết định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng cổ phần;

Có ý kiến đề nghị cho gia hạn thời gian kiểm soát đặc biệt, kết thúc kiểm

soát đặc biệt;

Cử cán bộ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia Ban kiểm soát đặc biệt;

Là đầu mối quan hệ với các cơ quan chức năng xử lý các vấn đề phát sinh

trên địa bàn trong quá trình kiểm soát đặc biệt Tổ chức tín dụng cổ phần;

Chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt theo sự uỷ quyền của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

Chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc kiểm soát

đặc biệt tổ chức tín dụng cổ phần trên địa bàn;

Có trách nhiệm phối hợp theo đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt trong việc

xử lý các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện phương án củng cố tổ chức và

hoạt động của Tổ chức tín dụng cổ phần được kiểm soát đặc biệt.

1.3.4. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc

(Giám đốc) Tổ chức tín dụng cổ phần được kiểm soát đặc biệt:

Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động trình Ban kiểm soát đặc

biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó;

Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài

sản của Tổ chức tín dụng cổ phần theo đúng quy định của luật pháp, của Ngân

11

Page 12: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

hàng Nhà nước trừ trường hợp bị đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ

chức tín dụng;

Làm việc thường xuyên tại Tổ chức tín dụng cổ phần để triển khai thực

hiện phương án củng cố và giám sát hoạt động của Ban điều hành. Các cá nhân cố

tình trốn tránh thực thi nhiệm vụ sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của luật

pháp hiện hành;

Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động Tổ

chức tín dụng cổ phần trước, trong và sau giai đoạn kiểm soát đặc biệt.

Trong trường hợp phải thành lập Ban quản trị lâm thời, Ban quản trị lâm

thời phải xác định ngay trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban

kiểm soát và Ban điều hành cũ và tiếp nhận ngay việc quản trị, kiểm soát, điều

hành Tổ chức tín dụng cổ phần.

Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt.

Báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát

đặc biệt theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt;

Thực hiện chế độ tiết giảm đến mức thấp nhất chi tiêu tài chính nhằm giảm

bớt tổn thất về tài chính;

Bố trí địa điểm, phương tiện làm việc cho Ban kiểm soát đặc biệt.

Nhằm bảo đảm an toàn tài sản của Tổ chức tín dụng cổ phần, trong thời gian

bị kiểm soát đặc biệt, nghiêm cấm Tổ chức tín dụng cổ phần thực hiện các công

việc sau, nếu chưa được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước:

Cho cổ đông chuyển nhượng cổ phần;

Chia lợi tức cổ phần (nếu có);

Cất dấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản và các tài

liệu, hồ sơ liên quan;

Từ chối hoặc giảm bớt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khách

hàng.

Để bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng, Tổ chức tín dụng cổ

phần được kiểm soát đặc biệt có thể được các tổ chức tín dụng khác hoặc Ngân

12

Page 13: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

hàng Nhà nước cho vay đặc biệt theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tổ chức tín

dụng cổ phần và của Ban kiểm soát đặc biệt. Khoản vay đặc biệt này sẽ được ưu

tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của Tổ chức tín dụng; Thủ tục vay và

việc sử dụng khoản cho vay này phải bảo đảm theo đúng quy định hiện hành.

Nhân xet:

Quyết định số 215 quy định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

cổ phần, chưa bao trùm đầy đủ các loại hình tổ chức tín dụng. No chi quy

định về quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần mà

không đề cập đến các tổ chức tín dụng khác như là: Tổ chức tín dụng nhà

nước, tổ chức tín dụng hơp tác và tổ chức tín dụng nước ngoài.

Theo nhom chúng tôi, lý do mà luật không đề cập đến các hình thức tổ

chức tín dụng khác là:

Đối với tổ chức tín dụng nhà nước: Thơi điểm quyết định 215 ban

hành là thơi điểm mà các tổ chức tín dụng nhà nước đong vai tro

rât lớn trong nền kinh tế quốc dân, co sự ảnh hưởng rât lớn đến

xa hội, lại hoạt động trong linh vực nhạy cảm nên đươc nhà nước

bao boc rât nhiều, nhà nước không thể để các tổ chức này lâm

vào tình trạng như co nguy cơ mât khả năng chi trả; nơ không co

khả năng thu hồi co nguy cơ mât khả năng thanh toán; khi số lỗ

luỹ kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực

co và các quỹ (đo là những trương hơp mà tổ chức tín dụng co

thể đươc đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo điều 92 Luật

các tổ chức tín dụng). Co thể noi lúc bây giơ, các tổ chức tín dụng

nhà nước không bao giơ co khả năng rơi vào trương hơp bị kiểm

soát đặc biệt, nên không co văn bản luật nào quy định về điều

này.

Tổ chức tín dụng nước ngoài: Chưa phồ biến tại thơi điểm lúc

bây giơ

13

Page 14: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng hơp tác: Do tổ chức tín dụng hơp tác xa lúc bây

giơ đang chịu sự điều chinh của Luật Hơp tác xa năm 1996, nên

luật các tổ chức tín dụng năm 1997 không đề cập đến, và cho đến

khi đươc sửa đổi năm 2004 các nhà làm luật vẫn giữ tinh thần

như cũ.

1.4 Kết thúc tình trạng kiểm soát đặc biệt:

Kiểm soát đặc biệt là một quy chế mà qua đó, Nhà nước ban hành những thủ

tục tiến hành việc kiểm soát đặc biệt khi một tổ chúc tín dụng rơi vào các trường

hợp quy định tại Khoản 3 Điều 92- Luật các tổ chức tín dụng. Các thủ tục kiểm

soát đặc biệt được bắt đầu khi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả

năng thanh toán báo cáo với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước lập ra

ban Kiểm soát để áp dụng các biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín

dụng đó. Thủ tục có bắt đầu thì bao giờ cũng có kết thúc. Các trường hợp kết thúc

tình trạng kiểm soát đặc biệt được quy định rõ tại Luật các tổ chức tín dụng và dự

thảo luật các tổ chức tín dụng 2009.

Điều 97 - Luật các tổ chức tín dụng quy định về kết thúc kiểm soát đặc biệt

đối với các tổ chức tín dụng như sau:

1. Việc kiểm soát đặc biệt được kết thúc trong các trường hợp sau đây:

a) Hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không được gia hạn;

b) Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;

c) Trước khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp

nhập, hợp nhất;

d) Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản.

14

Page 15: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

2. Việc kết thúc kiểm soát đặc biệt được thực hiện bằng một quyết định của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quyết định này được thông báo cho các cơ

quan liên quan.

Ở Điểm a Khoản 1 Điều 97 Luật các tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi bổ

sung 2004, “gia hạn” được hiểu là Ban Kiểm soát có quyền kiến nghị với thống

đốc NHNN về việc gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt quy định

tại Điểm d Khoản 2 Điều 94 Luật ngân hàng) và thời hạn kiểm soát đặc biệt được

xác định theo quyết định của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước từng tổ chức tín

dụng cụ thể. Theo Điều 14-Quyết định 215/1998/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân

Hàng Nhà Nước thì thời hạn kiểm soát đặc biệt tối đa là 2 năm kể từ ngày quyết

định đặt Tổ chức tín dụng cổ phần vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có hiệu lực

( khoản 1 điều 14). Và trong trường hợp cần thiết , ví dụ tổ chức tín dụng tự đánh

giá tình hình vực dậy của mình chưa đủ để kết thúc kiểm soát đặc biệt và quay trở

lại hoạt động kinh doanh bình thường thì có thể tự đề nghị gia hạn thêm bằng

cách nộp đơn xin gia hạn , hoặc ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị với thống đốc

Ngân Hàng Nhà Nước về tình hình kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng, từ đó

thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước sẽ xem xét và quyết định gia hạn kiểm soát đặc

biệt. Thời gian KSĐB bao gồm luôn cả thời gian được gia hạn là không quá 2

năm . Nếu ngay từ đầu mà thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước đã có quyết định về

thời hạn mà tố chức tín dụng cổ phần bị kiểm soát đặc biệt thì không được xin gia

hạn nữa.

Trong những trường hợp mà không xin gia hạn thêm này, sau khi thời hạn

kiểm soát đặc biệt kết thúc, tổ chức tín dụng cổ phần có thể rơi vào các trường

hợp nằm ở Điểm b, c, và d Khoản 1 Điều 97: đã vượt qua được khó khăn về tài

chính và hoạt động lại bình thường; hoặc tình hình khó khăn về tài chính chưa

được khắc phục nhưng tổ chức tín dụng cổ phần phải tự xoay sở để trở về hoạt

động kinh doanh bình thường (rơi vào trường hợp Điểm b Khoản 1 Điều 97) ,

hoặc nếu không vượt qua được khó khăn tài chính sau khi kiểm soát đặc biệt thì

15

Page 16: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

tổ chức tín dụng có thể bị phá sản hoặc giải thể (Điểm d); hoặc tổ chức tín dụng

có thể đươc sáp nhập, hợp nhất (Điểm c).

- Đối với trương hơp tổ chức tín dụng trở lại hoạt động bình thường tại

Điểm b Khoản 1 Điều 97 Luật các tổ chức tín dụng, như trường hợp của ngân

hàng Việt Hoa hay ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, thì mặc nhiên kiểm

soát đặc biệt sẽ được kết thúc. Điều này cũng dễ hiểu bởi chế độ kiểm soát đặc

biệt chỉ được áp dụng cho các đối tương lâm vào các trường hợp ở Khoản 3 Điều

92 Luật các tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi 2004 khi mà nói theo một cách dễ

hiểu- tình trạng kinh doanh của các tín dụng đang xấu dần đi và có nguy cơ phá

sản. Mặt khác, quy chế kiểm soát đặc biệt được áp dụng với mục đích là giúp đỡ

các tổ chức tín dụng đang lâm nguy có khả năng vực dậy việc kinh doanh của

mình. Vì thế, một khi tình hình kinh doanh đã trở lại bình thường thì lẽ đương

nhiên là không cần áp dụng quy chế này nữa mà không cần có bất cứ sự chậm trễ

hay chồng chéo thẩm quyền này trong việc thực thi các quyết định trên. Hoạt

động của Tổ chức tín dụng trở lại bình thường có hai trường hợp:

• Trong thời hạn kiểm soát đặc biệt mà tổ chức tín dụng đã khắc phục được

khó khăn về tài chính mặc dù chưa hết thời hạn kiểm soát đặc biệt thì sẽ chấm dứt

việc kiểm soát đặc biệt và tổ chức tín dụng sẽ trở lại hoạt động như trước khi áp

dụng kiểm soát đặc biệt .

• Trường hợp thứ hai là khi vừa kết thúc kiểm soát đặc biệt là tổ chức tín

dụng cũng vừa khôi phục lại được tình trạng kinh doanh bình thường, khắc phục

được các khó khăn về tài chính thì cũng không cần gia hạn hay áp dụng kiểm soát

đặc biệt thêm nữa.

- Sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tín dụng: luật doanh nghiệp quy định cụ

thể và sáp nhập và hợp nhất như sau:

16

Page 17: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

• Sáp nhập: theo Khoản 1 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2005 sáp nhập

được hiểu là một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty

khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang

công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

• Hơp nhât: theo quy định của Luật DoanH nghiệp 2005 tại khoản 1 điều

152, hợp nhất được hiểu là: hai hoặc 1 số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành

một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp

pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp

nhất.

Vậy sáp nhập hay hợp nhất là thủ tục mà qua đó, tư cách pháp nhân của một

tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt không còn nữa, đồng thời quyền và

nghĩ vụ nó được chuyển giao cho pháp nhân được sáp nhập hoặc pháp nhân sau

khi hợp nhất.

Như vậy , những khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng cổ phần nay đã

được khắc phục vì một trong các điều kiện tiên quyết để tiến hành việc hợp nhất

hoặc sáp nhập là pháp nhân muốn sáp nhập hoặc hợp nhất với tổ chức tín dụng cổ

phần hay quỹ tín dụng nhân dân đang bị áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt là

phải đủ có đủ điều kiện tài chính đủ để vực dậy những khó khăn tài chính trước

đó của tổ chức tín dụng cổ phần bị áp dụng kiểm soát đặc biệt. Bởi lẽ, như đã

phân tích ở trên , ngành tài chính là một trong ba lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh

tế. Vì thế mới có những quy định về kiểm soát và hạn chế rủi ro như quy chế

kiểm soát đặc biệt này, nhằm mục đích tránh tình trạng tổ chức tín dụng không bị

phá sản kéo theo ảnh hưởng xấu dây chuyền. Vì thế, nếu để cho một tổ chức tín

dụng không có đủ khả năng tài chính vực dậy những khó khăn của tổ chức tín

dụng có khó khăn trước đó thì sau khi sáp nhập , hợp nhất sẽ dẫn đến tình trạng

pháp nhân mới cũng có nguy cơ phá sản theo, hệ lụy sau đó còn có chiều hướng

xấu hơn là không tiến hành sáp nhập hoặc hợp nhất. Do đó, một khi việc sáp nhập

17

Page 18: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

hoặc hợp nhất được tiến hành thì mặc nhiên sau khi sáp nhập, hợp nhất thì vấn đề

tài chính sẽ được giải quyết, như vậy cũng là một cách để tổ chức tín dụng trở lại

hoạt động kinh doanh bình thường, khi đó thủ tục kết thúc kiểm soát đặc biệt

cũng được tiến hành theo.

Ví dụ: Việt Hoa không phải là ngân hàng duy nhất có con đường “ tái sinh”

như trên. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý và kiểm soát của Ngân

Hàng Nhà Nước, không ít ngân hàng đã được vực dậy từ tình trạnng kiểm soát

đặc biệt và đang phát triển như: Eximbank, VPBank, Hàng Hải,song cũng có một

số ngân hàng sau đó hoặc là được sáp nhập, mua lại rồi đổi tên, hoặc giải thể như:

Ngân hàng châu Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Vũng Tàu Gia Định(giải thể);

Ngân hàng Nam Đô, Ngân hàng cổ phần Hải Phòng sáp nhập vào ngân hàng

khác….Chưa có ngân hàng thương mại cổ phần nào từ trước đến nay trong lịch

sử ngân hàng Việt Nam bị tuyên bố phá sản.

Lâm vào tình trạng phá sản: theo Luật phá sản 2004 quy định thì lâm vào

tình trạng phá sản là mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có

yêu cầu thanh toán. Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và có đơn yêu

cầu hợp lệ của những người có quyền thì thủ tục phá sản được mở. Sau khi cơ

quan có thẩm quyền xem xét, thanh tra thì sẽ tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo

quy định của pháp luật. Tuy nhiên , thực tế ở Việt Nam chưa có ngân hàng nào

rơi vào tình trạng phá sản để phải tiến hành kết thúc kiểm soát đặc biệt theo Điểm

d Khoản 1 Điều 97- Luật các tổ chức tín dụng và theo pháp luật phá sản các tổ

chức tín dụng ( Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng quy định như sau: Sau khi

Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp

dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng mà tổ chức

tín dụng đó vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thì có thể bị Toà án mở thủ

tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

18

Page 19: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

Có thể nói, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam giảm nguy cơ phá sản của tổ

chức tín dụng đến mức thấp nhất và can thiệp bằng nhiều cách khác nhau để

cứu các tổ chức tín dụng trong hệ thống tổ chức tín dụng nước nhà. Bởi việc phá

sản các tổ chức tín dụng đòi hỏi phải có quy trình đặc biệt để đảm bảo quyền

lợi của người gửi, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và phải được xem xét, xử lý

hợp lý để tránh ảnh hưởng, tác động dây chuyền đến các khác, ảnh hưởng đến

niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống tổ chức tín dụng. Nhiều ý kiến

thống nhất, việc phá sản tổ chức tí dụng cần được thực hiện một cách thận

trọng, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữ các Cơ quan Nhà nước trong quá trình

thực hiện, đặc biệt cần phát hiện, xử lý kịp thời ngay khi tổ chức tín dụng bắt

đầu gặp khó khăn.

2. Thực trạng về các quy chế kiểm soát đặc biệt của các TCTD cổ phần

Vân đề thứ nhât, thông tin trong cơ chế kiểm soát đặc biệt. Theo qui định

của Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX Điều 93 Khoản 4 “không đưa ra

công luận khi một tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt”.

Do vậy việc một tổ chức tín dụng nào hiện nay đang trong tình trạng bị kiểm soát

đặc biệt bởi Ngân hàng nhà nước sẽ không thể nào biết được. Vì thế mà chúng ta

không thể cập nhật thông tin ngay trong năm 2009, mà có chăng là những thông

tin từ nhiều năm trước, thậm chí là những thông tin cách đây hơn 10 năm.

Theo số liệu của Cục quản lý cạnh tranh2, nguy cơ đỗ vỡ của nhóm ngân

hàng thương mại cổ phần bắt đầu trở nên căng thẳng từ giữa năm 1998, điển hình

là 18 ngân hàng tại Tp.HCM về tình trạng mất khả năng thanh toán và mức độ

thua lỗ so với vốn tự có Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp theo các cơ chế:

Kiểm soát đặc biệt (theo đó một nhóm cán bộ của Ngân hàng Nhà nước

đảm nhận tất cả các công việc then chốt của ngân hàng) để xử lý các vi phạm và

yếu kém, giúp các ngân hàng phục hồi trở lại hoạt động bình thường.

2 http://qlct.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=2538&lang=vi-VNTổng quan về M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và xu hướng phát triển trong thời gian tới (Ngày 07/08/2009)-Ngân An tổng hợp

19

Page 20: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

Kiểm soát đặc biệt và hạn chế dần các hoạt động để tiến tới đóng cửa đối

với các tổ chức mà Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam xác định là quá yếu kém.

Chỉ định các ngân hàng nhỏ, yếu tự giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất, bán

cho tổ chức khác.

Đến cuối năm 2006 đã có 20 ngân hàng chính thức bị đóng cửa hoặc đặt vào

tình trạng kiểm soát đặc biệt để tiến tới rút giấy phép. Trong đó 2 ngân hàng tự

nguyện giải thể, 8 ngân hàng giải thể bắt buộc dưới sự giám sát của Ngân Hàng

Nhà nước, 6 ngân hàng thực hiện sáp nhập theo chỉ định vào các ngân hàng khác

và 4 ngân hàng đang trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, thanh lý tài sản để tiến

tới rút giấy phép là Việt Hoa, Nam Đô, Vũng Tàu, Châu Á-Thái Bình Dương.

Đến thời điểm đó Ngân Hàng Nhà nước vẫn chưa công bố phương án xử lý cuối

cùng.

Sau đó, tình hình của 4 Ngân hàng này được giải quyết như sau:

Thứ nhât, Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần châu Á-Thái Bình

Dương. Bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt từ ngày 15/4/2002, Ngân Hàng

Nhà nước giao cho Vietcombank làm đầu mối xử lý. Sau quá trình hỗ trợ vốn 500

tỷ, Ngân Hàng Nhà nước đã thu hồi lại được số vốn và quá trình phục hồi thành

công nên đến năm 2007 Chính phủ cho phép thành lập Ngân hàng mới với tên gọi

dự kiến là "Ngân hàng Ngoại thương Châu Á" trong đó VietcomBank là cổ đông

lớn góp 20% cổ phần. Nhưng đến tận ngày 11/01/2008, Ngân hàng TM - CP

ngoại thương Châu Á (AFT Bank) mới được thống đốc ngân hàng nhà nước chấp

thuận nguyên tắc cấp giấy phép thành lập hoạt động theo văn bản số 302/NHNN-

CNH

Thứ hai, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Đô, bị áp dụng qui chế

kiểm soát đặc biệt từ năm 1998. Chính phủ giao Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam xây dựng phương án khôi phục ngân hàng. Năm 2007 Chính phủ cho

phép thành lập Ngân hàng mới với tên gọi dự kiến "Ngân hàng Công nghiệp Việt

20

Page 21: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

Nam" với 3 cổ đông chính: Vinashin, Savico và BIDV với mức vốn 1.300 tỷ

đồng. Trụ sở hiện nay: 22 Lê Thánh Tôn, Q.1 Tp.HCM

Thứ ba, Ngân hàng thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB) bị áp dụng qui

chế kiểm soát đặc biệt từ ngày 10/1/2006. Đến ngày 4/1/2008, Thủ tướng Chính

phủ đã giao Bộ Công an3 và đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân

dân tối cao, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giám sát chặt

chẽ việc VCSB thanh lý, đặc biệt là xử lý quyền lợi và nghĩa vụ của VCSB đối

với một số tổ chức, cá nhân liên quan (trong đó có nghĩa vụ nợ của ông Lê Ân,

nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VCSB). Tài sản không có người thừa nhận

được xử lý theo quy định của pháp luật. Thủ tướng đã giao Trưởng ban chỉ đạo

xử lý VCSB có văn bản chấp thuận cho VCSB được nhận lại tài sản để thanh lý

với các điều kiện là thành lập Hội đồng thanh lý VCSB và các nghĩa vụ nợ của

VCSB phải được VCSB phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xử lý

dứt điểm. Thủ tướng yêu cầu tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản và xử lý theo

pháp luật đối với các cá nhân liên quan nếu đến 15/2/2008, VCSB không thực

hiện đúng các chỉ đạo của Thủ tướng và có hành vi chống đối, vi phạm pháp luật

Thứ tư, Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Việt Hoa, bị đặt trong qui chế

kiểm soát đặc biệt từ năm 1997. Thống đốc giao chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước

Việt Nam chi nhánh tại TP. HCM xây dựng phương án thanh lý. Sau 7 năm nằm

trong sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, từ một ngân hàng không

còn đồng vốn nào, lại mang trong mình một số nợ trong và ngoài nước khổng lồ,

tháng 8/2006, Việt Hoa thông báo công khai về việc yêu cầu các cổ đông cũ đến

đối chiếu cổ phiếu. Sở dĩ Ngân hàng Việt Hoa được “hồi sinh” là bởi các chủ nợ

nước ngoài đã có văn bản đồng ý giảm 95% nợ, cộng với vốn thu hồi từ xử lý tài

sản thì Ngân hàng này chỉ còn mất cân đối khoảng trên dưới 200 tỷ đồng. Trong

bối cảnh các ngân hàng đang có giá và đua nhau nâng cấp từ ngân hàng nông thôn

trở thành ngân hàng đô thị thì cái tên Ngân hàng Việt Hoa lại trở nên có giá trị.

3 http://tintuc.xalo.vn/04609116459/giam_sat_chat_che_viec_thanh_ly_ngan_hang_tmcp_vung_tau.html Giám sát chặt chẽ việc thanh lý Ngân hàng TMCP Vũng Tàu ( CAND - 07/01/2008)

21

Page 22: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

Một doanh nhân tính toán: Ngân hàng Việt Hoa cần 500 tỷ, 60% số đó để trả nợ

sòng phẳng, còn lại đăng ký vốn điều lệ mới 200 tỷ đồng.

Việc không công khai thông tin như trên cũng có cái hại nhưng đồng thời

cũng có cái lợi của nó. Nhưng theo nhóm chúng tôi thì phần lợi nhiều hơn. Chúng

ta cũng đã biết Tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng nói riêng là nơi mà người

dân “chọn mặt gửi vàng”, nhiều doanh nghiệp chọn là nơi tin cậy để huy động

vốn kinh doanh. Nếu để cho tình trạng kiểm soát đặc biệt lọt ra ngoài thì sẽ gây

nên tình trạng hoang mang trong đại bộ phận dân chúng, đó là còn chưa nói đến

việc chây ì của các con nợ khi biết ngân hàng đang trong tình trạng khó khăn.

Bên cạnh đó, khả năng rút các khoản tiền gửi sẽ diễn ra ồ ạt, mà các tổ chức tín

dụng lại không thể ngăn cản được (Vì theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN

Điều 12, Khoản 4 có qui định cấm tổ chức tín dụng trong tình trạng kiểm soát đặc

biệt “từ chối hoặc làm giảm quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với khách hàng”).

Trong khi đó, việc áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt là nhằm tìm kiếm cơ hội

sống sót và “hồi sinh” của các tổ chức tín dụng. Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây là làm

sao cho các khách hàng của các tổ chức tín dụng thay đổi tâm lý, nhìn nhận sự

việc ở một góc độ khác, với cái nhìn thông thoáng rộng rãi hơn đối với tổ chức tín

dụng bị kiểm soát đặc biệt. Cũng giống như thủ tục phá sản, việc phá sản doanh

nghiệp không phải hành vi vi phạm pháp luật mà nó chỉ là một hiện tượng xã hội,

việc áp dụng thủ tục phá sản sẽ giải quyết được áp lực từ nhiều phía, đó là chủ nợ,

cho người lao động, cho chính bản thân doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng

phá sản. Nhưng trong cơ chế kiểm soát đặc biệt thì có vẻ hơi khó để thay đổi thói

quen suy nghĩ đó của người dân, vì Ngân hàng có một mạng lưới huy động vốn

quá rộng lớn.

Vân đề thứ hai mà nhóm chúng tôi đề cập ở đây là các trường hợp kết thúc

kiểm soát đặc biệt. Tại luật các tổ chức tín dụng hiện hành, Điều 97, Khoản 1,

Điểm d, việc kiểm soát đặc biệt sẽ kết thúc khi “tổ chức tín dụng lâm vào tình

22

Page 23: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

trạng phá sản”. Và theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN54, Điều 15, Khoản 4,

Thống đốc Ngân hàng nhà nước sẽ ra quyết định chấm dứt việc kiểm soát đặc biệt

đối với tổ chức tín dụng cổ phần khi “Tổ chức tín dụng cổ phần lâm vào tình

trạng phá sản và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố phá sản theo luật

định”. Mà theo Luật phá sản 1993 (nay đã hết hiệu lực), quyết định mở thủ tục

giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải đăng trên báo Trung ương

và địa phương5. Vậy quá trình áp dụng thủ tục phá sản và cơ chế kiểm soát đặc

biệt liệu có trùng với nhau hay không? Nếu để Tòa án áp dụng thủ tục pá sản thì

luật còn quy định tính bí mật của áp dụng cơ chế kiểm soát đặc biệt làm gì?

CHƯƠNG HAI: SO SÁNH GIỮA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

HIỆN HÀNH VỚI CÁC DỰ THẢO VÀ ĐÁNH GIÁ

Nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, giúp các tổ chức tín

dụng khắc phục những khó khăn về tài chính, duy trì khả năng chi trả, khả năng

thanh toán, Luật các Tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành năm 1997 sửa đổi

bổ sung năm 2004 (sau đây sẽ gọi là Luật các tổ chức tín dụng) đã quy định một

số Quy chế về Kiểm soát đặc biệt đối với các Tổ chức tín dụng cổ phần ở Việt

Nam. Nhưng trên thực tế áp dụng đã nảy sinh một số vấn đề cần được sửa đổi bổ

sung thêm cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn hiện nay.

Trước nhu cầu đó dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng, đang được Chính phủ

công khai và lấy ý kiến đánh giá từ phía các chuyên gia và dư luận. Qua quá trình

so sánh, tìm hiểu chúng tôi đã nhận thấy được một số điểm khác biệt giữa hai văn

bản nói trên:

Thứ nhât, về các trường hợp mà Tổ chức tín dụng có thể được đặt vào tình

trạng kiểm soát đặc biệt:

- Nếu như ở Luật các Tổ chức tín dụng, tại Khoản 03 Điều 92 chỉ nêu vỏn

vẹn có 03 trường hợp :

4 Quyết định về việc ban hành quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam ngày 29/06/1998 của Thồng đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam5 Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, Điều 21

23

Page 24: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán;

c) Khi số lỗ luỹ kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ

thực có và các quỹ.

Thì Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng sắp được ban hành lại quy định thêm

02 trường hợp mới đó là Điểm d, e Khoản 03 Điều 146:

d) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về hoạt động ngân

hàng;

e) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do Ngân hàng Nhà nước

quy định trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu thấp hơn

4% trong thời hạn 6 tháng liên tục.

Quy định mới này gop phần bổ sung thiếu sot của Luật các tổ chức

tín dụng, vì trên thực tiễn: các trương hơp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình

trạng kiểm soát đặc biệt trong thơi gian qua cho thây một trong những

nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém về tài chính, mât khả năng thanh

toán của tổ chức tín dụng là do tổ chức đo vi phạm nghiêm trong các quy

định của pháp luật.

Quy định này đa mở rộng khung pháp lý cho việc kiểm soát các tổ chức

tín dụng rơi vào tình trạng đặc biệt như đa nêu, gop phần không nhỏ trong

việc làm minh bạch hoa thị trương tín dụng, hạn chế những hành vi cạnh

tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên quy định trên

cũng con khá là chung chung, chưa rõ ràng, thế nào là nghiêm trong, thế nào

là không nghiêm trong. Rât cần một văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa.

24

Page 25: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

Thứ hai, về quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt, họ đã được trao thêm

quyền, cụ thể là tại Điểm d Khoản 02 Điều 148 trong Dự thảo có nêu rõ trao

quyền cho Ban kiểm soát đặc biệt “kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định

thanh lý, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, tiếp quản, sáp nhập

bắt buộc tổ chức tín dụng”. Việc trao quyền này đã tăng thêm sức mạnh cho Ban

kiểm soát, để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Mặt trái

của nó cũng có thể dẫn đến việc lạm dụng quyền hạn của các Kiểm soát viên,

hoặc gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra tại Điểm e Khoản 02 Điều 148 cũng có quy định một quyền mới

cho Ban kiểm soát đặc biệt đó là có quyền “yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu

cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản”, quy định này xuất phát từ

đặc thù của các tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, có

tính rủi ro cao, ảnh hưởng dây chuyền toàn hệ thống nên những quy định mới này

có tính an toàn cao hơn, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống và cho người gửi tiền.

Thứ ba, Dự thảo bổ sung thêm Điều 149 quy định về “Quyền hạn của Ngân

hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt”. Theo chúng

tôi, xuất phát từ mục đích của chế độ kiểm soát đặc biệt, là giúp đỡ cho tổ chức

tín dụng đang gặp khó khăn về thanh toán, chi trả vượt qua được khó khăn tài

chính đó, nhằm bảo vệ sự an toàn không chỉ cho chính tổ chức tín dụng đó mà

còn cho cả hệ thống tín dụng và khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước với tư cách là “Ngân hàng của ngân hàng” và là cơ

quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tín dụng có quyền kiểm tra, phát hiện, đưa

ra những quyết định và giải pháp để giải quyết tình trạng khó khăn của các tổ

chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Việc bổ sung điều này vào dự thảo Luật

các tổ chức tín dụng đã góp phần làm rõ và mở rộng vai trò của Ngân hàng Nhà

nước trong việc xử lý các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng kiểm soát đặc biệt,

từ đó tạo khung pháp lý rõ ràng hơn cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện trách

nhiệm - quyền hạn khi điều tiết hoạt động của các tổ chức tín dụng.

25

Page 26: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

Thứ tư, việc bổ sung thêm thủ tục cho vay đặc biệt được thể hiện tài Khoản

04 Điều 151 của Dự thảo: “Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về việc cho vay

đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng” đã góp phần minh bạch hóa các khoản vay

này, nhưng cũng làm cho nó trở nên khó tiếp cận hơn, cụ thể là cần phải có sự

phê chuẩn thông qua của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Thứ năm, về việc chấm dứt Kiểm soát đặc biệt: nếu tại Điểm d Khoản 1

Điều 97 Luật các Tổ chức tín dụng có quy định về “việc kiểm soát đặc biệt được

kết thúc trong trường hợp tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản.” thì nay

việc Chấm dứt kiểm soát đặc biệt được quy định tại Điều 152 của Dự thảo đã

không còn quy định này. Giải thích cho quy định này, đơn giản chỉ là để cho phù

hợp với quy định của pháp luật về Phá sản doanh nghiệp hiện hành, sau khi Ngân

hàng Nhà nước đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm

dứt, không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín

dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu

cầu Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của

pháp luật về phá sản.

Kết luân

Nhìn chung các quy định mới chặt chẽ hơn, cơ sở pháp lý về Kiểm soát

đặc biệt đầy đủ hơn. Điều này cũng co nghia, đoi hỏi về an toàn trong hoạt

động của các tổ chức tín dụng cao hơn, nhơ vậy giảm thiểu rủi ro cho hệ

thống và cũng là giảm thiểu rủi ro cho ngươi gửi tiền. Việc kiểm soát chặt

chẽ hơn buộc các tổ chức phải nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành.

Thông tin thêm:

Vừa qua, tháng 06/2009 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trình Dự thảo

Thông tư Quy định về hoạt động kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng lấy ý

kiến. Dự thảo Thông tư cũng có nhiều điểm đáng lưu ý:

Một là, mở rộng đối tượng áp dụng về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức

tín dụng (tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng

liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài và Tổ chức cá nhân có liên

26

Page 27: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

quan đến hoạt động kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng). Việc này giúp tạo sự bình

đẳng giữa các loại hình tổ chức tín dụng trong áp dụng các chỉ tiêu giám sát từ xa,

buộc các ngân hàng, nhất là khối ngân hàng Thương mại quốc doanh phải nâng

cao chất lượng tài sản, giảm nợ xấu, tạo ra tốc độ tăng tổng tài sản hợp lý.

Hai là, việc quy định cụ thể các trường hợp tổ chức tín dụng có thể được đặt

vào tình trạng kiểm soát đặc biệt:

a) Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, được biểu hiện: 03 lần

trong 01 tháng không đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng 01 giữa

Tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 07 ngày tiếp

theo và Tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong khoảng thời gian 07 ngày

tiếp theo.

b) Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, được biểu hiện:

Nợ xấu chiếm từ 10% trở lên so với tổng dư nợ cho vay hoặc từ 100% tổng vốn

tự có trở lên trừ trường hợp đã trích dự phòng bằng 100% nợ xấu; hoặc có số lỗ

lũy kế lớn hơn 50% tổng giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ; hoặc không

duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do Ngân hàng Nhà nước quy định trong

thời hạn 01 năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời

hạn 06 tháng liên tục.

c) Theo Ngân hàng Nhà nước, trên thực tế, một số tổ chức tín dụng có thể

mất khả năng chi trả tại một thời điểm nào đó nhưng chưa hẳn đã mất khả năng

thanh toán. Các trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc

biệt trong thời gian qua cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng

yếu kém về tài chính, mất khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng là do tổ chức

đó vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.

27

Page 28: quy chế kiểm soát đặc biệt

Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

Quy định này giúp cho các tô chưc tin dung có thể điều chỉnh nguồn vôn

và tài sản của mình để luôn đáp ưng được mưc yêu câu an toàn tôi thiểu. Hạn

chế sự vi phạm pháp luât của các tô chưc này.

28