104
1 Quy Lut Thi khí Và Bin Chng Lun TrVBnh Thi Khí LỜI NÓI ĐẦU Tp tài liu này gm hai phn "Quy lut thi khí chính là hc thuyết Ngũ Vận - Lc Khí, và "Bin chng lun trvbnh thi khí chính là bài ging ôn nhit bnh bin chng lun trì (nay thường gi là bnh st thi khí). Hai ni dung trên là hai phn rt chính yếu trong hthng lý lun y hc ctruyn Phương Đông. Một là nói vnguyên nhân ca nhng bnh st dịch hàng năm do khí hu mỗi năm khác nhau làm cho loại hình bệnh cũng eo khác nhau, nhưng nói chung không ngoài quy lut nhất định. Mt na nói vdin biến bnh ca tng loại hình và phương pháp chẩn đoán, phương pháp điều trcho tng loi hình. Các tài liu này hin có ri rác trong nhng bsách y hc c. Trong mi sách, tutác gimà có những cách trình bày khác nhau, nhưng nhìn chung, phn ln là theo kiu li bàn. Để tin cho vic hc tp và tiến ti phcập hoá trong các đơn vị y tế cộng đồng, tôi son li ni dung "Hc thuyết Ngũ Vận - Lc Khí" theo ththc mt sbài ging và nhng bng tia ng dng cho dhc, ddùng. Riêng bin chng lun trvbnh thi khí, tôi chn dch bài "ôn nhit bnh bin chng lun tr" trong sách "Trung Y hc khái yếu'’, bởi vì các tác giTrung Quốc đã soạn ni dung này rt công phu, dhc, ddùng mà li rất đầy đủ. Để chuyn tiếp gia hai ni dung đó, tôi dịch bài "Bát cương biện chứng" cũng trong sách "Trung Y học khái yếu trên. Xin trân trng gii thiệu cùng độc gi. Lê Văn Sửu Phn I: Quy Lut Thi Khí (Hc Thuyết Ngũ Vận - Thi Khí) Bài I: MỞ ĐẦU Học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí là một môn lý luận về quy luật biến đổi khí hậu theo năm, theo mùa tiết tương ứng với biến đổi ở vạn vật, là một môn học có phạm vi ứng dụng rất rộng, nhưng trước hết và nhiều nhất là trong Y học cổ Phương Đông. Chúng ta thấy môn học này đều có trong các bộ sách Y học cổ Việt Nam và Trung Quốc, như Hoàng đế Nội Kinh, Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư, Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Ngư Tiều Vấn đáp Y Thuật, Lang y khái luận v.v... Đối với Y học, học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí có giá trị như một quy luật dự báo thời

Quy Luật Thời khí Và Biện Chứng Luận Trị Về Bệnh Thời Khí.pdf

Embed Size (px)

Citation preview

1

Quy Luật Thời khí Và Biện Chứng Luận Trị Về Bệnh Thời Khí

LỜI NÓI ĐẦU

Tập tài liệu này gồm hai phần "Quy luật thời khí chính là học thuyết

Ngũ Vận - Lục Khí, và "Biện chứng luận trị về bệnh thời khí chính là bài giảng ôn

nhiệt bệnh biện chứng luận trì (nay thường gọi là bệnh sốt thời khí).

Hai nội dung trên là hai phần rất chính yếu trong hệ thống lý luận y học cổ truyền

Phương Đông. Một là nói về nguyên nhân của những bệnh sốt dịch hàng năm do

khí hậu mỗi năm khác nhau làm cho loại hình bệnh cũng eo khác nhau, nhưng

nói chung không ngoài quy luật nhất định. Một nữa nói về diễn biến bệnh của

từng loại hình và phương pháp chẩn đoán, phương pháp điều trị cho từng loại

hình.

Các tài liệu này hiện có rải rác trong những bộ sách y học cổ.

Trong mỗi sách, tuỳ tác giả mà có những cách trình bày khác nhau, nhưng nhìn

chung, phần lớn là theo kiểu lời bàn.

Để tiện cho việc học tập và tiến tới phổ cập hoá trong các đơn vị y tế cộng đồng,

tôi soạn lại nội dung "Học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí" theo thể thức một số bài

giảng và những bảng tia ứng dụng cho dễ học, dễ dùng. Riêng biện chứng luận

trị về bệnh thời khí, tôi chọn dịch bài "ôn nhiệt bệnh biện chứng luận trị" trong

sách "Trung Y học khái yếu'’, bởi vì các tác giả Trung Quốc đã soạn nội dung này

rất công phu, dễ học, dễ dùng mà lại rất đầy đủ. Để chuyển tiếp giữa hai nội dung

đó, tôi dịch bài "Bát cương biện chứng" cũng trong sách "Trung Y học khái yếu

trên.

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Lê Văn Sửu

Phần I: Quy Luật Thời Khí (Học Thuyết Ngũ Vận - Thời Khí)

Bài I: MỞ ĐẦU Học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí là một môn lý luận về quy luật biến đổi khí hậu theo năm, theo mùa tiết tương ứng với biến đổi ở vạn vật, là một môn học có phạm vi ứng dụng rất rộng, nhưng trước hết và nhiều nhất là trong Y học cổ Phương Đông. Chúng ta thấy môn học này đều có trong các bộ sách Y học cổ Việt Nam và Trung Quốc, như Hoàng đế Nội Kinh, Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư, Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Ngư Tiều Vấn đáp Y Thuật, Lang y khái luận v.v... Đối với Y học, học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí có giá trị như một quy luật dự báo thời

User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
facebook.com/sachdongyduoc
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter

2

bệnh học, trên cơ sở tương ứng giữa tên của năm theo niên can, niên chi với tên khí, tên vận, và tương ứng giữa tên khí, tên vận với diễn biến bệnh lý trong các tạng phủ, kinh lạc trên cơ thể con người. Nó có một trình tự diễn biến rất nghiêm ngặt, công thức tính toán rất phức tạp, do đó chỉ có khi nào được học chu đáo mới có thể sử dụng được, vì thế việc ứng dụng của nó không rộng rãi trong đa số thầy thuốc. Cho nên, như chúng ta đã thấy, ngày nay, công việc chữa bệnh cho nhân dân mới nằm trong phạm vi điều trị triệu chứng là chủ yếu. Công việc dự báo, dự phòng và điều trị nguyên nhân chưa phải lúc nào và ở đâu cũng làm được Trong thời gian sưu tầm tài liệu để làm bài giảng về học thuyết này, tôi rút ra những điều chính yếu, rồi xếp sắp theo một lối riêng, hy vọng sẽ giúp cho người học dễ nắm được, từ đó, tiến lên có thể được bổ sung để bài giảng sẽ trở thành những bài phổ cập trong đời sống y học và y thuật, phục vụ sức khoẻ của nhân dân trong cả phòng bệnh và chữa bệnh. Bài 2: ĐẠI CƯƠNG I. HỌC THUYẾT NGŨ VẬN - LỤC KHÍ LÀ GÌ? Sách Trung y khái luận (tập 4, NXB Y học, Hà Nội 1961) viết: " Ngũ Vận - Lục Khí nói tắt là Vận Khí. Học thuyết này trong Y học Trung Quốc gọi là học thuyết Vận Khí, đó là một phương pháp lý luận của đời xưa giải thích sự biến hoá của khí hậu thời tiết trong tự nhiên giới và ảnh hưởng của khí hậu thời tiết biến hoá ấy đối với vạn vật trong vũ trụ, đặc biệt là đối với loài người. Học thuyết này lấy âm dương ngũ hành làm hạt nhân, dựa trên cơ sở của quan niệm chỉnh thể về thiên nhân tương ứng mà xây dựng nên." II. THÀNH PHẦN CỦA MỖI TÊN KHÍ TƯ THIÊN VÀ ĐẠI VẬN: Tên của Khí tư thiên và đái vận bao giờ cũng gắn với một năm can hoặc. chi, gắn với ngũ hành của tạng phủ hoặc gắn với ngũ hành của đường kính. Bảng 1, 2. Bảng 1: Niên can và đại vận

Năm Giáp và năm Kỷ = Đại vận là Thổ (Thổ là hành của Tỳ, Vị).

Năm Ất và năm Canh = Đại vận là Kim (Kim là hành của phế, Đại trường)

Năm Bính và năm Tân = Đại vận là Thuỷ (Thuỷ là hành của Thận, Bàng quang).

Năm Đinh và năm Nhâm = Đại vận là Mộc (Mộc là hành của Can, Đảm).

Năm Mậu và năm Quý = Đại vận là Hoả (Hoả là hành của Tâm, Tiểu trường).

Bảng 2: Niên chi và Khí tưnhiên

3

Năm Tý và năm Ngọ = Khí tư thiên là Thiếu âm quân hoả (kinh Thủ thiếu âm Tâm).

Năm Sửu và năm

Mùi

= Khí tư thiên là Thái âm thấp Thổ (kinh Túc thái âm Tỳ).

Năm Dần và năm

Thân

= Khí tư thiên là Thiếu dương tướng hoả (kinh Thủ thiếu dương tam

tiêu).

Năm Mão và năm Dậu

= Khí tư thiên là Quang minh táo kim (kinh Thủ dương minh Đại trường).

Năm Thìn và năm Tuất

= Khí tư thiên là Thái dương hàn thất (kinh Túc thái dương Bàng quang).

Năm Tỵ và năm Hợi = Khí tư thiên là Lưuyến âm phong mộc (kinh Túc quyết âm Can).

Trong tên của Khí tư thiên như trên, phân tích thêm, ta thấy như sau: - Những từ Thiếu âm, Thái âm, Dương minh, thiếu dương, Thái dương, Quyết âm là những mức độ âm dương trên các nửa âm dương của cổ chân, cổ tay, nơi đường kính đó đi qua. - Những tên quân hoả, thấp thổ, tướng hoả, táo kim, hàn thuỷ, phong mộc, là những tên khí và hành của khí ứng với tên tạng phủ có động kinh đó. III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA KHÍ TƯ THIÊN VÀ ĐẠI VẬN: Khí tư thiên và đại vận do cùng là loại khí khác lạ xen kẽ vào khí hậu bình thường hàng năm, nên cùng gọi là khách khí hay khách vận, nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau: - Khí tư thiên là lấy đặc điểm khí hậu của thời điểm giữa mùa hạ hàng năm. - Đại vận là tính khí hậu chung cho cả năm. - Khí tư thiên tính theo tên chi của năm (niên chi). - Đại vận tính theo tên can của năm (niên can). Khí tư thiên được lấy làm gốc, theo đó tính ngay ra các bước khách khí của cả năm. - Đại vận dùng để tính chuyển đổi thành thái quá hay bất cập, thái quá thì bản khí lưu hành (tức là giữ nguyên tên Khí tư theo niên can bằng ngũ hành), bất cập thì khí khắc nó lưu hành (tức là lấy hành khắc hành của Đại vận theo niên can làm tên khí lưu hành). Sau khi chuyển đổi như thế mới dùng làm bước vận gốc từ đầu mỗi năm, các bước khách vận trong năm theo đó mà nối tiếp. - Thái quá và bất cập tính theo năm can là dương hay âm; Thái quá là những năm Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Bất cập là những năm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. IV. QUAN HỆ GIỮA KHÁCH KHÍ (KHÍ TƯ THIÊN) VÀ KHÁCH VẬN (ĐẠI VẬN): Khách khí và khách vận có quan hệ theo ngũ hành tương sinh hay tương khắc. Theo quan hệ tương sinh và tương khắc giữa Khí tư thiên với Đại vận hàng năm mà người ta

4

tìm ra năm đó Khí thịnh, vận suy hoặc vận thịnh khí suy, hoặc là vận đồng với khí, để theo đó biết tình hình khí hậu trong năm tính theo khí hay theo vận. Cách tính này lấy ngũ hành của Khí tư thiên so sánh với. ngũ hành của đại vận. Khí khắc Vận hoặc Khí sinh Vận là Khí thịnh Vận suy, khí hậu năm đó lấy theo Khí là chính, Vận chỉ để tham khảo. Ví dụ: năm Giáp Tý, Giáp có Đại vận là thổ, Tý có Khí tư thiên là hoả (thiếu âm quân hoả), hoả sinh thổ, năm đó Khí thịnh vận suy, khí hậu tính theo khí hoả. Vận khắc Khí hoặc Vận sinh Khí là Vận thịnh Khí suy, khí hậu năm đó lấy theo Vận là chính, Khí chỉ để tham khảo. Ví dụ: năm Bính Dần, Bính có Đại vận thuỷ, Dần có Khí tư thiên là hoả (thiếu dương tướng hoả), thuỷ khắc hoả, năm đó vận thịnh khí suy, khí hậu tính theo vận thuỷ. Vận đồng với Khí một loại hành, gọi là đồng khí, những năm đồng Khí thì khí hậu khác lạ đó dữ dội, vì hành của Vận và Khí gia bội cho nhau. Ví dụ: năm Mậu Dần, Mậu có Vận là Hoả, Dần có Khí là hoả, năm đó hoả khí mạnh dữ dội. Ngoài việc so sánh giữa Vận và Khí như trên, khi so sánh giữa Đại vận, Khí tư thiên hàng năm theo ngũ hành của vận, của khí, của niên chi (theo ngũ hành phương vị của 12 địa chi: Hợi, Tý - Thuỷ; Dần, Mão - mộc; Tỵ, Ngọ - hoả; Thân, Dậu - kim; Thìn,Tuất, Sửu, Mùi - thổ), người ta còn gọi bằng những tên khác để chỉ tính chất khí hậu năm đó cho tương đối cụ thể hơn. Các tên khác: Thuận hoá : Khí sinh Vận. Thiên hình: Khí khắc Vận. Tiểu nghịch: Vận sinh Khí. Bất hoà: Vận khắc Khí. Thiên phù: Hành của Vận và hành của Khí đồng nhau. Tuế hội: Đại vận (Tuế vận) giống như thuộc tính ngũ hành của niên chi (theo ngũ hành với phương vị 12 địa chi). Thái ất Thiên phù: Những năm đã gặp Thiên phù lại là Tuế hội nữa thì gợi là Thái ất Thiên phù. Đồng Thiên phù: Những năm dương can, dương chi (thái quá) đồng thời thuộc tính ngũ hành của Đại vận và Khí tại tuyền (khí đối chiều với Khí tư thiên hàng năm) giống nhau thì gọi là Đồng Thiên phù. Đồng Tuế hội: Những năm âm can, âm chi (bất cập), đồng thời lại có Đại vận giống thuộc tính ngũ hành của Khí tưại tuyền thì gọi là Đồng Tuế hội. Bình khí: Những năm Vận thái quá bị Khí tư thiên ức chế và những năm Vận bất cập được hành của niên chi phù trợ cũng trở thành Bình khí. Bảng 3: Khách khí

Khí tư thiên Khí tại tuyền

Năm Tý, Ngọ, Thiếu âm quân hoả,

Năm Sửu, Mùi, Thái âm thấp thổ,

Dương minh táo kim,

Thái dương hàn thuỷ,

5

Năm Dần, Thân, Thiếu dương tướng

hoả

Năm Mão, Dậu, Dương minh táo kim,

Năm Thìn, Tuất, Thái dương hàn thuỷ,

Năm Tỵ, Hợi. Quyết âm phong mộc,

Quyết âm phong mộc

Thiếu âm quân hoả,

Thái âm thấp thổ,

Thiếu dương tướng

hoả

Các bảng đối chiếu tên can chi của năm và các loại tên khác của Khí Bảng 4: Thiên phù - Trong 60 năm có 12 năm Thiên phù

Niên hiệu Đại vận

Khí tư thiên

Kỷ Sửu

Mùi

Thổ

Thái âm thấp thổ

Ất Mão

Dậu

Kim

Dương minh táo kim

Bính Thìn

Tuất

Thuỷ

Thái dương hàn thuỷ

Đinh Tỵ

Hợi

Mộc

Quyết âm phong mộc

Mậu Tý

Ngọ

Hoả Thiếu âm quân hoả

Mậu Dần

Thân

Hoả Thiếu dương tướng hoả

Bảng 5: Tuế hội: có 8 năm Tuế hội

Niên hiệu Đại vận

Thuộc tính ngũ hành của niên chi

Giáp Thìn

6

Kỷ Tuất

Sửu

Mùi

Thổ

Thổ

Ất Dậu Kim Kim

Đinh Mão Mộc Mộc

Mậu Ngọ Hoả Hoả

Bính Tý Thuỷ Thuỷ

Bảng 6: Thái ất Thiên phù: có 4 năm Thái ất Thiên phù

Niên hiệu Đại

vận

Khí tư thiên Thuộc tính ngũ

hành

của niên chi

Kỷ Sửu

Mùi

Thổ Thái âm thấp thổ Thổ

ất Dậu Kim Dương minh táo kim

Kim

Mậu Ngọ Hoả Thiếu âm quân hoả

Hoả

Bảng 7: Đồng thiên phù: có 6 năm Đồng Thiên phù

Niên hiệu

Thuộc tính ngũ hành

của niên chi

Đại

vận Khí tại tuyền

Giáp Thìn Dương Thổ (Thái âm thấp) thổ

Giáp Tuất Dương Thổ (Thái âm thấp) thổ

Canh Tý Dương Kim (Dương minh táo) kim

Canh Ngọ Dương Kim (Dương minh táo) kim

Nhâm Dần Dương Mộc (Quyết âm phong) mộc

Nhâm Thân Dương Mộc (Quyết âm phong) mộc

Bảng 8: Đồng Tuế hội: có 6 năm Đồng Tuế hội

7

Niên hiệu

Thuộc tính ngũ hành

của niên chi

Đại

vận Khí tại tuyền

Tân Mùi âm Thổ (Thái âm thấp) thổ

Tân Sửu âm Thổ (Thái âm thấp) thổ

Quý Mão âm Kim (Dương minh táo) kim

Quý Dậu âm Kim (Dương minh táo) kim

Quý Tỵ âm Mộc (Quyết âm phong) mộc

Quý Hợi âm Mộc (Quyết âm phong) mộc

Bảng 9: Bình khí: có 12 năm Bình khí

6 năm Vận thái quá bị Khí tư thiên ức chế

Mậu Thìn

Mậu Tuất

Canh Tý

Canh Ngọ

Canh Dần

Canh Thân

6 năm Vận bất cập được phù trợ của niên chi

ất Dần Đinh Mão

Kỷ Sửu Kỷ Mùi Tân Hợi Quý Tỵ

Tam phạm: Phạm Thiên phù, bệnh nhanh mà nguy Phạm Tuế hội, bệnh từ từ mà giữ

lâu

Phạm Thái ất, bệnh bạo mà chết

BÀI 3: CHỦ KHÍ

I. ĐỊNH NGHĨA:

Chủ khí là khí hậu đều đặn hàng năm, diễn biến theo các mùa, năm nào cũng thế,

không có sự đảo ngược.

Ví dụ: Năm nào cũng mùa đông rét, mùa hè nóng, mùa xuân ẩm, mùa thu hanh khô.

II. CÁCH TÍNH CHỦ KHÍ:

Chủ khí mỗi năm chia ra làm sáu bước, mỗi bước chủ khí bằng 4 tiết Khí theo thứ tự

như sau:

8

365,25 : 24 x 4 = 60,875 = (15,21875 x 4).

- Sơ khí bắt đầu từ tiết Đại hàn, qua Lập xuân, Vũ thuỷ, Kinh trập.

- Nhị khí, bắt đầu từ tiết Xuân phân, qua Thanh minh, Cốc vũ Lập hạ.

- Tam khí, bắt đầu từ tiết Tiểu mãn, qua Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử.

- Tứ khí, bắt đầu từ tiết Đại thử, qua lập thu, Xử thử, Bạch lộ

- Ngũ khí, bắt đầu từ tiết Thu phân qua Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông.

- Chung khí, bắt đầu từ tiết Tiểu tuyết, qua Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn.

Việc tính từng tiết khí xảy ra ở nước ta vào ngày giờ nào là công việc của cơ quan làm

lịch nhưng ta có thể theo sự xê dịch trong nhiều năm mà biết đại cương như sau (theo

ngày và tháng dương lịch hàng năm).

- Sơ Khí từ 20 tháng 1 đến 21 tháng 3 , có thể + hoặc - 1 ngày.

- Nhị khí, từ khoảng 22 - 3 đến 21 tháng 5, có thể + hoặc - 1 ngày.

Tam khí, từ khoảng 22 - 6 đến 21 tháng 7, có thể + hoặc - 1 ngày .

Tứ khí, từ khoảng 22 - 7 đến 20 tháng 9, có thể + hoặc - 1 ngày.

- Ngũ khí, từ khoảng 2 1 - 9 đến 2 1 tháng 1 1 , có thể + hoặc - 1 ngày.

Chung Khí từ khoảng 22 - 11 đến 20 tháng 1; có thể + hoặc - 1 ngày.

III. CHỦ BỆNH CỦA CHỦ KHÍ:

Chủ bệnh của chủ khí là theo tên của các bước khí và chứng trạng của các tạng phủ

sở thuộc của các đường kinh tương ứng.

1. Tên các bước của chủ khí và đường kinh tương ứng:

Sơ khí, Quyết âm phong mộc, kinh túc quyết âm can (và đảm).

- Nhị khí, Thiếu âm quân hoả, kinh thủ thiếu âm tâm (và tiểu trường).

- Tam khí, Thiếu dương tướng hoả, kinh thủ thiếu dương tam tiêu (và tâm bào).

- Tứ khí, Thái âm thấp thổ, kinh túc thái âm tỳ (và vị) .

- Ngũ khí, Dương minh táo kim, kinh thủ dương minh đại trường (và phế)

- Chung khí, Thái dương hàn thuỷ, kinh túc thái dương bàng quang (và thận).

2. Chứng bệnh theo khí (lục Khí thủ bệnh):

Mọi thứ cứng đơ tay chân đột ngột, co rút gân, gốc là từ ở 2 kinh túc can và đảm, thuộc

khí Quyết âm phong mộc.

Mọi thứ bệnh suyễn, nôn, xót ruột, bạo chú xuống khó chuyển gân; đái đục và có máu;

khối u, kết hạch, ban chẩn, ung nhọt; ghẻ lở, quặn bụng, mất tri thức, uất, thũng

9

trướng, mũi tắc khô, chảy máu mũi. đái buốt, mình sốt, vừa rét vừa run; cười khóc, nói

nhảm, bẩn thỉu; bụng to như trống có tiếng êm là do khí ở hai kinh thủ tâm và tiểu

trường, thuộc Khí thiếu âm quân hoả.

Bệnh chí và thẳng cứng, tích ẩm, quặn bụng, trướng ở trong và eo hòn cục ở cách;

nặng mình, bụng chân dưới sưng, liệt, thịt như bùn ấn vào không đẩy lên, khí ở 2 kinh

túc tỳ và vị, thuộc khí thái âm thấp thổ.

Mọi chứng nghiệm, mất tri thức , eo gân rần rần, hồi hộp, co quắp mất tiếng. theo

cuồng, kinh hãi, khí nghịch lên; bàn chân sưng đau, nôn, ghẻ lở. hầu đau, tai ù, điếc,

nôn đau, nuốt đổ án không được; mắt mờ, có màng hoặc run rẩy như thần chết; bạo

bệnh, bạo tử, bạo chú lợi (đi đại tiện mạnh mà dễ), ở hai kinh thủ tam tiêu và tâm bào,

thuộc Khí thiếu dương tróng hoả,.

Mọi chứng khô, dính, khô đét, nứt nẻ da, khí ở hai kinh thủ phế và đại trường. thuộc khí

Dương minh táo kim.

Mọi thứ nước dịch trên và dưới ra mà lạnh; hòn cục kết rắn; bụng đầy, đau gấp, lị trắng

đỏ, xanh; ăn chưa xong bữa đã đi lỵ tanh; chân tay co duỗi khó và quyết nghịch, khí

của hai kinh túc thận và bàng quang, thuộc Khí thái dương hàn thuỷ.

BÀI 4: CHỦ VẬN I. ĐỊNH NGHĨA: Chủ vận cũng giống như chủ khí về tính chất khí hậu đều đặn hàng năm, diễn biến theo mùa, năm nào cũng thế, nhưng khác với chủ khí về số bước và cách chia bước vận. II. CÁCH TÍNH CHỦ VẬN: Chủ vận mỗi năm chia ra làm 5 bước, mỗi bước bằng 73 ngày 5 khắc (73,05 ngày), thứ tự của 5 bước vận là sơ vận, nhị vận, tam vận, tứ vận, chung vận. Mỗi bước vận lại ứng với một hành, thứ tự các hành là: Mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Sơ vận mộc bắt đầu từ tiết Đại hàn, nhị vận hoả, tam vận thổ, tứ vận kim, chung vận thuỷ. Thứ tự thời gian của các bước chủ vận như sau: - Mộc vận, bắt đầu từ tiết Đại hàn đến hết 73,05 ngày. Hoả vận, bắt đầu từ sau tiết Đại hàn 73,05 ngày đến hết 146, 10 ngày. - Thổ vận, bắt đầu từ sau tiết Đại hàn 146, 10 ngày đến hết 21 9, 15 ngày. - Kim vận, bắt đầu từ sau tiết Đại hàn 219, 15 ngày đến hết 292,20 ngày. - Thổ vận, bắt đầu từ sau liệt Đại hàn 292,20 ngày đến hết 365,25 ngày. Nếu tính theo ngày tháng dương lịch thì đại ước là: - Mộc vận, từ 20 tháng 1 đến khoảng 2 tháng 4, có thể + hoặc - 1 ngày. Hoả vận, từ khoảng 2 tháng 4 đến khoảng 14 tháng 6, có thể + hoặc - 1 ngày.

10

Thổ vận, từ khoảng 15 tháng 6 đến khoảng 26 tháng 8, có thể + hoặc - 1 ngày. - Kim vận, từ khoảng 27 tháng 8 đến khoảng 7 tháng 11 , có thể + hoặc - 1 ngày. Thổ vận, từ khoảng 8 tháng 1 1 đến khoảng 19 tháng 1 năm sau. III. CHỦ BỆNH CỦA CHỦ VẬN: Chủ bệnh của mỗi bước vận trong chủ vận là tạng phủ tương ứng với hành của vận. Mộc vận ứng với bệnh của tạng phủ can, đảm và các tổ chức, khí quan hữu quan. Hoả vận ứng với bệnh của tạng phủ tâm, tiểu trường và các tổ chức, khí quan hữu quan. Thuỷ vận ứng với bệnh của lạng phủ tỳ, vị và các lỗ chức, khí quan hữu quan. Kim vận ứng với bệnh của tạng phủ phế, đại trường và các tổ chức, khí quan hữu quan. Thuỷ Vận ứng với bệnh của tạng phủ thận, bàng quang và các tổ chức khí quan hữu quan. IV SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHU KHÍ VÀ CHỦ VẬN: Khác nhau về số bước, chủ khí có 6 bước, chủ vận có 5 bước, do đó mỗi loại ở một bước có số ngày khác nhau. Khác nhau về chủ bệnh, chủ khí gây bệnh ở kinh lạc, chủ vận gây bệnh ở tạng phủ. BÀI 5: KHÁCH KHÍ I. ĐỊNH NGHĨA: Khách khí là khí hậu khác lạ xen kẽ với chủ khí ở các bước chủ khí của cả năm, làm cho khí hậu bình thường các năm có sự khác nhau giữa năm này với năm khác, do đó vạn vật và con người cũng có những biến hoá khác nhau. II. KHÁCH KHÍ CỦA MỖI NĂM BAO GỒM CÁC BƯỚC KHÍ: 1. Khí tư thiên và Khí tại tuyền: Khách Khí tư thiên (khí chủ về giữa mùa hạ hàng năm). Khí tại tuyền (khí chủ về giữa mùa đông hàng năm). 2. Tả hữu gian khí: Hữu gian khí của Khí tư thiên (khí chủ về giữa mùa xuân đến đầu hạ hàng năm). Tả gian khí của Khí tư thiên (khí chủ về cuối hạ đến giữa thu hàng năm). Hữu gian khí của Khí tại tuyền (khí chủ về giữa mùa thu đến đầu đông hàng năm). Tả gian khí của Khí tại tuyền (khí chủ về cuối đông đến giữa xuân hàng năm). Tả, hữu gian khí là quãng đệm giữa Khí tư thiên và Khí tại tuyền khi mô tả vận hành của các bước khi theo đường tròn thuận chiều kim đồng hồ.

11

III. QUAN HỆ GIỮA KHÁCH KHÍ VÀ CHỦ KHÍ: Khí tư thiên ở vào tam khí chúa chủ khí hàng năm. Khí tại tuyền ở vào chung khí của chủ khí hàng năm. Đứng tại Khí tư thiên, nhìn về Khí tại tuyền thì thấy: - Hữu gian khí của Khí tư thiên ở vào nhị khí của chủ khí hàng năm. - Tả gian khí của Khí tư thiên ở vào tứ khí của chủ khí hàng năm. Đứng Khí tại tuyền, nhìn về Khí tư thiên thì thấy: - Hữu gian khí của Khí tại tuyền ở vào ngũ khí của chủ khí hàng năm. - Tả gian khí của Khí tại tuyền ở vào sơ khí của chủ khí năm sau.

Hình 1 : Quan hệ giữa các bước khách khí và các bước chủ khí Ghi chú : - Vòng ngoài là 6 bước khách khí. - Vòng trong là 6 bước chủ khí. - Chủ khí của năm bắt đầu từ sơ khí, từ tiết Đại hàn. Khách Khí tính theo hai nửa, Thượng bán niên và hạ bán niên. IV. CHỦ BỆNH CỦA KHÁCH KHÍ: Chủ bệnh của khách Khí theo tên là hành của khí và kinh lạc, táng phủ tương ứng với nó. Do khách khí là khí khác lạ xen kẽ vào trong các bước của chủ khí, cho nên khi nó mạnh thường gây thành bệnh dịch. Theo Trung y khái luận, trong thiên Chí chân yếu đại luận sách "Tố Vấn" nói: "Năm thiếu âm tư thiên nhiệt tà vượng thịnh... người ta phần nhiều bị các chứng trong ngực phiền nóng, cổ khô, sườn bên phải đầy tức, ngoài da đau nhức, nóng rét, ho suyễn thổ ra huyết, ỉa ra máu, chảy máu cam. Những bệnh chứng kể trên trong đó là có liên quan đến những tạng tâm, phế, can. Lại nói năm dương minh tại tuyền thì tạo Khí thịnh vượng, người ta thường bị các chứng mửa khan, mửa ra đắng, hay thở dài, tim, sườn đau không tráo trở được, nặng hơn thì cổ khô, mặt bẩn, người không tiên nhuận; ngoài bàn chân nóng, những chứng tạng kể trên có liên quan đến

12

các tạng phế, can... Bảng 10: Bảng tính các bước khách khí của 6 năm.

Các

bước

khí

Các bước của chủ khí

nhị khí

thiếu âm

22/3 -

21/5

Tam khí

thiếu

dương

22/5 - 21/5

Tứ khí thái âm

22/7 - 20/9

Ngũ khí

dương

minh 21/9

- 21/11

Chung khí

thái

dương

22/11 -

20/1

Sơ khí năm sau

quyết âm

Niên

chi

Các bước của khách khí

Thượng bán niên

Hữu gian

khí

Khí tư

thiên

Tả gian khí Hữu gian

khí

Khí tại

tuyền

Tả gian khí

Tý, Ngọ Quyết âm Thiếu âm Thái âm Thiếu

dương

Dương

minh

Thái dương

Sửu,

Mùi

Thiếu âm Thái âm Thiếu dương Dương

minh

Thái

dương

Quyết âm

Dần,

Thân

Thái âm Thiếu

dương

Dương minh Thái

dương

Quyết âm Thiếu âm

Mão,

Dậu

Thiếu

dương

Dương

minh

Thái dương Quyết âm Thiếu âm Thái âm

Thìn,

Tuất

Dương

minh

Thái

dương

Quyết âm Thiếu âm Thái âm Thiếu dương

Tỵ, Hợi Thái

dương

Quyết âm Thiếu âm Thái âm Thiếu

dương

Dương minh

BÀI 6: KHÁCH VẬN I. ĐỊNH NGHĨA: Khách vận là khí hậu khác lạ xen kẽ với khí hậu đều đặn của hàng năm ở các mùa tinh theo vận. Khách vận được căn cứ vào Đại vận của niên can mà định.

13

Trước hết, Đại vận phải qua biến đổi của năm can là âm hay dương, gọi là thái quá hay bất cập, sau đó mới được dùng làm khách vận ứng với sơ vận của mỗi năm. II. CÁCH TÍNH KHÁCH VẬN : Thái quá và bất cập. Chuyển đổi Đại vận thành vận thái quá hoặc bất cập: Đại vận: Giáp, Kỷ = Thổ; Ất, Canh = Kim; Đinh, Nhâm =Mộc ; Mậu, Quý : Hoả; Bính, Tân = Thuỷ; Vận thái quá là những năm dương can, thái quá thì bản khí lưu hành cho nên: Giáp : Thổ; Bính = Thuỷ; Mậu = Hoả, Canh = Kim, Nhâm = Mộc. Vận bất cập là những năm âm can, bất cập thì khí khắc nó lưu hành cho nên: Ất-hoả, Đinh=kim, Kỷ = Mộc, Tân = Thổ, Quý=Thuỷ. III. CÁC TÍNH CÁC BƯỚC KHÁCH VẬN TRONG CÁC NĂM: Tính các bước khách vận trong năm của các năm khác nhau căn cứ vào vận thái quá hay bất cập, lấy tên khí lưu hành làm tên của sơ vận năm đó, các bước vận trong năm kế tiếp nhau theo thứ tự ngũ hành tương sinh Ví dụ, năm Giáp, khí lưu hành là Thổ, cho nên các bước khách vận trong năm là sơ vận = Thổ, nhị vận = Kim, tam vận : Thuỷ, tứ vận = Mộc, chung vận = Hoả. Các năm khác cũng theo lệ này. Dưới đây là các bảng về khách vận; bảng 11 , 12. Bảng 11 : Bảng vận thái quá, bất cập và tên khí lưu hành.

Niên

can

Đại vận Âm dương

của niên can

Khí lưu hành Khí ở sơ

vận

Giáp Thổ Dương (tq) Thổ Thổ

Ất Kim âm (bc) Hoả Hoả

Bính Thuỷ Dương (tq) Thuỷ Thuỷ

Đinh Mộc âm (bc) Kim Kim

Mậu Hoả Dương (tq) Hoả Hoả

Kỷ Thổ âm (bc) Mộc Mộc

14

Canh Kim Dương (tq) Kim Kim

Tân Thuỷ âm (bc) Thổ Thổ

Nhâm Mộc Dương (tq) Mộc Mộc

Quý Hoả âm (bc) Thuỷ Thuỷ

Bảng 12 : Bảng khách vận ở các bước vận trong năm

Niên can Sơ vận

20 - 1,

2 -4 ± 1

Nhị vận

3 - 4,

14 - 6 ± 1

Tam vận

15 - 6,

26 - 8 ± 1

Tứ vận

27 - 8,

7 - 11 ± 1

Chung

vận

8 - 11,

19 - 1

Giáp Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả

ất Hoả Thổ Kim Thuỷ Mộc

bính Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim

Đinh Kim Thuỷ Mộc Hoả Thổ

Mậu Hoả Thổ Kim Thuỷ Mộc

Kỷ Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ

Canh Kim Thuỷ Mộc Hoả Thổ

Tân Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả

Nhâm Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ

Quý Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim

IV CHỦ BỆNH CỦA KHÁCH VẬN:

Chủ bệnh của khách vận theo tên hành của vận ứng với hành của tạng phủ.

Theo Trung y khái luận thì : "Những năm Đinh năm Nhâm đều thuộc vận mộc, Đinh là

Mộc vận bất cập Nhâm là mộc vận thái quá Mộc vận bất cập thì táo khí lưu hành

(vượng thịnh); mộc thái quá thì phong khí lưu hành (vượng thịnh), vì thế tính chất ảnh

hưởng đến con người khi phát bệnh thì đều có khác nhau. Thiên Khí giao biến đại luận

sách Tố vấn nói: "Năm mộc khí bất cập thì táo khí sẽ thịnh vượng... người ta phần

15

nhiều bị chứng trung khí hư hàn, sườn và sườn cụt đau nhức, bụng dưới đau, trong

bụng sôi, đại tiện nhão sột sệt...nóng rét... ho mà tịt mũi".

Những chứng trạng chép trong đó là có liên quan đến 3 tạng, nh các chứng trung khí

hư hàn, sôi bụng, nhão sột sệt là thuộc tỳ; sườn và sườn cụt đau, bụng dưới đau là

thuộc can; nóng rét, ho, tịt mũi là thuộc phế. Lại nói: "năm mộc thái quá, phong khí sẽ

vượng thịnh, người ta bị đại tiện sống phân (tả vì tiêu hoá không tốt), ăn uống giảm sút,

chân tay mình mẩy nặng nề yếu đuối phiền muộn uất ức, sôi bụng, bụng đầy trướng...

nặng thời hay giận dữ, sinh các bệnh ở đầu như đầu choáng mắt hoa... sườn đau

nhức, nôn mửa không chỉ"... Trong đó, các chứng tiết tả ăn kém, mình nặng, phiền

muộn, sôi ruột, đầy bụng, mửa nhiều là thuộc tỳ, vị; các chứng nóng ở trong, giận dữ,

chóng mặt, choáng đầu, đau cạnh sườn là bệnh thuộc can"...

Để nói rõ một cách khái quát về chủ bệnh của lục khí, ngũ vận, sách Trung y khái luận

viết: "Căn cứ vào thiên Khí giao biến đại luận, và thiên Chí chân yếu đại luận trong Nội

Kinh có chép, bất luận ngũ vận biến hoá hay lục khí biến hoá đều có thể gây bệnh cho

người ta, nhưng đem quan hệ giữa khí hậu biến hoá với bệnh tật mà xét thì quy luật cơ

bản là nhất trí, chủ yếu là nói những bệnh tật vì khí hậu khắc với lạng khí mà gây nên,

thứ hai là nói những bệnh vì khí hậu ảnh hưởng đến tạng thuộc với khí ấy mà phát ra,

thứ ba nữa còn ảnh hưởng kinh mạch và quan hệ biểu lý giữa các tạng phủ mà phát

bệnh v.v... Tóm lại, vì thuộc tính của nguyên nhân bệnh không giống nhau và thể chất

của người ta cũng khác nhau, nên tạng phủ bị bệnh và chứng trạng hiện ra cũng khác

nhau...

BÀI 7: ẢNH HƯỞNG CỦA KHÁCH KHÍ TƯỚI CHỦ KHÍ I. THỨ TỰ CÁC BƯỚC KHÍ: Cách tính ảnh hưởng của khách Khí tới chủ Khí trước hết phải chú ý tới thứ tự nối tiếp các bước của khách khí có khác với sự nối tiếp các bước của chủ khí, sau đó là xem đến sinh khắc giữa ngũ hành với chủ khí và khách khí. 1. Thứ tự các buớc của khách khí nối tiếp nhau trong một năm giống như thứ tự nối tiếp nhau của khách Khí tư thiên trong 6 năm tức là: Thiếu âm quân hoả - Thái âm thấp thổ - Thiếu dương tướng hoả - Dương minh táo kim - Thái dương hàn thuỷ - Quyết âm phong mộc 2. Thứ tự các bước chủ khí khí nối tiếp nhau trong một năm như sau: Quyết âm phong mộc - Thiếu âm quân hoả - Thiếu dương tướng hoả - Thái âm thấp thổ - Dương minh tảo kim - Thái dương hàn thuỷ.br Ở chủ khí, sau Thiếu âm quân hoả là tới Thiếu dương tướng hoả, sau đó mới đến Thái âm thấp thổ. Nhưng trong khách khí, sau Thiếu âm quân hoả là tới Thái âm thấp thổ, sau đó lại là Thiếu dương tướng hoả.

16

3. Trong khi chủ khí đều đặn hàng năm , năm nào cũng thế, ở mỗi bước khí, tên của chủ khí năm trước, năm sau không thay đổi. Nhưng giữa các năm với nhau, tên khách khí ở các bước khí có sự thay đổi, mỗi năm, bước khách Khí trên chủ khí tăng lên một bậc. Sách Trung y khái luận viết: "Khách khí luân chuyển hàng năm gia lên chủ Khí thì gọi là khách chủ gia lâm" (xem bảng các bước khách khí của 6 năm ở phần thứ tư Khác khí). II. ẢNH HƯỞNG CỦA KHÁCH KHÍ TƯỚI CHỦ KHÍ: Là do quan hệ sinh khắc giữa ngũ hành ờ chủ khí với ngũ hành ở khách khí. 1. Lấy khách khí làm chính, sức của khách khí mà thắng được chủ khí là thuận, có ba trường hợp được coi là thuận như sau: + Khách khắc chủ. + Khách sinh chủ. + Vua gia lên tôi (khách là quân hoả, chủ là tướng hoả). Như Khí tư thiên là Quyết âm phong mộc gia lên Khí thứ ba của chủ khí (tam khi) là Thiếu dương tướng hoả là khách sinh chủ (mộc sinh hoa) thế là thuận. Nói về khí hậu biến hoá thì khí thứ ba (tam khí ) làm chủ trong bốn tiết Khí từ tiểu mãn đến Tiểu thử, tuy có phong khí lưu hành nhưng không mạnh lắm. 2. Trái lại, nếu như sức của chủ Khí thắng được khách khí là nghịch như. + Chủ khắc khách. + Chủ sinh khách. + Tôi gia lên vua (khách là Thiếu dương tướng hoả, chủ là Thiếu âm quân hoả). Như khách khí là Thái âm thấp thổ gia lên chủ là Thiếu dương tướng hoả, chủ sinh được khách (hoả sinh thổ) thế là nghịch, thì trong bốn tiết khí ở thời gian ấy sẽ ma dầm ẩm thấp khá nhiều 3. Ngoài ra còn có "đồng khí". Như khách khí là Thiếu dương tướng hoả gia lên chủ khí cũng là Thiếu dư tướng hoả, hoặc Quyết âm phong mộc gia lên Quyết âm phong mộc ... đã không có sinh, khắc, lại không có khác nhau về quân, thần, hai tính chất giống nhau thì gọi là đồng khí, thì trong thời gian ấy khí hậu nóng lên rất dữ dội. Những khí khác cũng theo đó mà suy ra. Bảng 13: Bảng tính ảnh hưởng của khách Khí tới chủ khí trong 6 năm

Bước khí

20 - 1

21 - 3 ±

1

22 - 3

21 - 5 ±

1

22 - 5

21 - 7 ±

1

22 - 7

20 - 9 ± 1

21 - 9,

21 - 11

± 1

22 - 11,

20 - 1

17

Sơ khí nhị khí Tam khí Tứ khí Ngũ khí Chung khí

Chủ khí Quyết

âm

phong

mộc

Thiếu

âm

quân

hoả

Thiếu

dương

tướng

hoả

Thái âm

thấp thổ

Dương

minh

táo kim

Thái dương

hàn thuỷ

Khách khí Thượng bán niên Hạ bán niên

Niên chi Tả

gian(*)

Hữu

gian

Tư thiên Tả gian Hữu

gian

Tại tuyền

Tý, Ngọ

Dương

minh táo

kim

Quyết

âm

phong

mộc

Thiếu

âm

quan

hoả

Thái âm

thấp thổ

Thiếu

dương

tướng

hoả

Dương minh

táo kim

Khách

khắc

chủ

Thuận

Khách

sinh

chủ

Thuận

Quân

trên

tướng

Thuận

đồng

Khách

khắc

chủ

Thuận

Khách sinh chủ

Thuận

Sửu, Mùi

Thái

dương

hàn thuỷ

Thiếu

âm

quân

hoả

Thái âm

thấp thổ

Thiếu

dương

tướng hoả

dương

minh

táo kim

Thái dương

hàn thuỷ

Khách

sinh chủ

Thuận

đồng

Chủ

sinh

khách

nghịch

Khách sinh

chủ

Thuận

đồng

đồng

Dần, Thân

Quyết

âm

phong

mộc

Thái

âm

thấp

thổ

Thiếu

dương

tướng

hoả

Dương

minh táo

kim

Thái

dương

hàn

thuỷ

Quyết âm

phong mộc

đồng

Chủ

sinh

khách

đồng

Chủ sinh

khách

Nghịch

Chủ

sinh

khách

Chủ sinh khách

Nghịch

18

Nghịch Nghịch

Mão, Dậu

Thiếu

âm quân

hoả

Thiếu

dương

tướng

hoả

Dương

minh

táo kim

Thái dương

hàn thuỷ

Quyết

âm

phong

mộc

Thiếu âm quân

hoả

Chủ sinh

khách

Nghịch

Tướng

sinh

trên

quân

Nghịch

Chủ

khắc

khách

Nghịch

Chủ khắc

khách

Nghịch

Chủ

khắc

khách

Nghịch

Chủ khắc

khách

Nghịch

Thìn, Tuất

Thái âm

thấp thổ

Dương

minh

táo kim

Thái

dương

hàn

thuỷ

Quyết âm

phong mộc

Thiếu

âm

quân

hoả

Thái âm thấp

thổ

Chủ

khắc

khách

Nghịch

Chủ

khắc

khách

Nghịch

Khách

khắc

chủ

Thuận

Khách khắc

chủ

Thuận

Khách

khắc

chủ

Thuận

Khách khắc

chủ

Thuận

Tỵ, Hợi

Thiếu

dương

tướng

hoả

Thái

dương

hàn

thuỷ

Quyết

âm

phong

mộc

Thiếu âm

quân hoả`

Thái

âm

thấp

thổ

Thiếu dương

tướng hoả

Chủ sinh

khách

Nghịch

Khách

khắc

chủ

Thuận

Khách

sinh chủ

Thuận

Khách sinh

chủ

Thuận

Khách

sinh

chủ

Thuận

Chủ khắc

khách

nghịch

Ghi chú : (*) tả gian tại tuyền năm trước đưa sang (Ngày ghi trong các bước khí là

khoảng phỏng chừng - hàng năm theo lịch nhà nước công bố ghi vào cho đúng).

BÀI 8: ẢNH HƯỞNG CỦA KHÁCH VẬN TỚI KHÍ HẬU

I. ẢNH HƯỞNG CỦA KHÁCH VẬN TỚI KHÍ HẬU

19

Ảnh hưởng của khách vận tới khí hậu, Cũng giống như ảnh hưởng của khách khí,

nghĩa là cũng xét theo quan hệ khách gia lên chủ, lấy khách vận gia lên chủ vận, và xét

thuận, nghịch, đồng, giống như ở lục khí.

Những năm vận thịnh, khí suy, ảnh hưởng của ngũ vận tới khí hậu được coi là chính.

khí chỉ để tham khảo.

Những năm Khí thịnh, vận suy, ảnh hưởng của lục Khí tới khí hậu được coi là chính,

vận chỉ để tham khảo.

II. CHỦ BỆNH CỦA NGŨ VẬN

- Theo sách Châm cứu đại thành thì chủ bệnh của ngũ vận là:

Mọi thứ phong, hoa mắt, tản hoán, thuộc về can, mộc.

Đau ghẻ, chốc nhọt, lở thuộc về tâm, hoả

Thấp, thũng, mãn, thuộc về tỳ, thổ

Khí bôn, uất, nuy, thuộc về phế, kim

Rét lạnh, thâu về, thuộc về thận, thuỷ

BÀI 9: CÁC BƯỚC ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ VẬN - LỤC KHÍ I. THỨ TỰ TÌM KHÍ, VẬN Muốn xem năm nào đó tì nh hình khí hậu và bệnh theo thời khí ra sao, theo thứ tự các bước như sau: Theo tên năm can chi đó vận (gì, khí gì, vận thịnh hay khí thịnh, tra ở bảng số (14), căn cứ vào đó để quyết định xem năm đó khí hậu lấy khí làm chính hay vận làm chính. Khi đã có quyết định, Khí làm chính thì xem bảng số (13) để biết cụ thể. từng bước Khí thuận nghịch của năm đó. Khi đã có quyết định, Vận làm chính thì xem bảng số (12) để biết tình hình khách vận ở các bước vận trong năm. Kế đó theo quan hệ khách chủ để xét thuận, nghịch hay đồng khí ở bảng (15). Theo ngày tháng của dương lịch ghi ở từng bước khí hoặc từng bước vận để điền vào cho rõ thêm. Bảng 14: Bảng tìm khí lưu hành của năm

Niên hiệu

can chi

Đại vận

Khách khí tư thiên

Thịnh suy của Lưu hành chính

Các tên khác vận khí

Giáp tý Thổ Hoả Suy Thịnh khí Thuận hoá

Ất Sửu Kim Thổ Suy Thịnh khí Thuận hoá

Bính Dần

Thuỷ Hoả Thịnh Suy khí Bất hoà

20

Đinh Mão

Mộc Kim Suy Thịnh khí Thiên hình, Tuế hộ, Bình khí

Mậu Thìn

Hoả Thuỷ Suy Thịnh khí Thiên hình, bình khí

Kỷ Tỵ Thổ Mộc Suy Thịnh khí Thiên hình

Canh Ngọ

Kim Hoả Suy Thịnh khí Đồng thiên phù Bình khí Thiên hình

Tân Mùi Thuỷ Thổ Suy Thịnh khí Đồng tuế hội, Thiên hình

Nhâm Thân

Mộc Hoả Thịnh Suy Vận Tiểu nghịch, Đồng thiên phù

Quý Dậu

Hoả Kim Thịnh Suy Vận Bất hoà, Đồng tuế hội

Giáp Tuất

Thổ Thuỷ Thịnh Suy Vận Bất hoà, Tuế hội, Đồng Thiên phù

Ất Hợi Kim Mộc Thịnh Suy Vận Bất hoà

Bính Tý Thuỷ Hoả Thịnh Suy Vận Bất hoà, Tuế hội

Đinh Sửu

Mộc Thổ Thịnh Vận Bất hoà

Mậu Dần

Hoả Hoả đồng đồng đồng Thiên phù

Kỷ Mão Thổ Kim Suy Suy Vận Tiểu nghịch

Canh Thìn

Kim Thuỷ Thịnh Suy Vận Tiểu nghịch

Tân Tỵ Thuỷ Mộc Thịnh Suy Vận Tiểu nghịch

Nhâm Ngọ

Mộc Hoả Thịnh Suy Vận Tiểu nghịch

Quý Mùi Hoả Thổ Thịnh Suy Vận Tiểu nghịch

Giáp Thân

Thổ Hoả Suy thịnh khí Thuận hoá

Ất Dậu Kim Kim đồng đồng đồng Thiên phù, Tuế hội, Thái ất thiên phù, Bình khí

Bính Tuất

Thuỷ Thuỷ đồng đồng đồng Thiên phù

Đinh Hợi

Mộc Mộc đồng đồng đồng Thiên phù

Mậu Tý Hoả Hoả đồng đồng đồng Thiên phù

Kỷ Sửu Thổ Thổ đồng đồng đồng Thiên phù, Tuế hội Thái ất thiên phù Bình khí

Canh Dần

Kim Hoả Suy Thịnh khí Thiên hình, Bình khí

Tân Mão

Thuỷ kim Suy Thịnh khí Thuận hoá

21

Nhâm Thìn

Mộc Thuỷ Suy Thịnh khí Thuận hoá

Quý Tỵ Hoả Mộc Suy Thịnh khí Thuận hoá, Đồng tuế hội, Bình khí

Giáp Ngọ

Thổ Hoả Suy Thịnh khí Thuận hoá

Ất Mùi Kim Thổ Suy Thịnh khí Thuận hoá

Bính Thân

Thuỷ Hoả Suy Thịnh Vận Bất hoà

Đinh Dậu

Mộc Kim Suy Thịnh khí Thiên hình, Tuế hội, Bình khí

Mậu Tuất

Hoả Thuỷ Suy Thịnh khí Thiên hình,Bình khí

Kỷ Hợi Thổ Mộc Suy Thịnh khí Thiên hình

Canh Tý Kim Hoả Suy Thịnh khí Thiên hình, Đồng thiên phù, Bình khí

Tân Sửu Thuỷ Thổ Suy Thịnh khí Thiên hình, Đồng tuế hội

Nhâm Dần

Mộc Hoả Tiểu nghịch, Đồng thiên phù

Quý Mão

Hoả Kim Bất hoà, đồng Tuế hội

Giáp Thìn

Thổ thuỷ Bất hoà, Tuế hội, Đồng thiên phù

ất Tỵ Kim Mộc Bất hoà

bính Ngọ

Thuỷ Hoả Bất hoà

Đinh Mùi

Mộc Thổ Bất hoà

Mậu Thân

Hoả Hoả Thiên phù

Kỷ Dậu Thổ Kim Tiểu nghịch

Canh Tuất

Kim Thuỷ Tiểu nghịch

Tân Hợi Thuỷ Mộc Tiểu nghịch, Bình khí

Nhâm Tý

Mộc Hoả Tiểu nghịch

Quý Sửu

Hoả Thổ Tiểu nghịch

Giáp Dần

Thổ Hoả Thuận hoá

ất Mão Kim Kim Thiên phù Tuế hội, Thái ất thiên phù

Bính Thìn

Thuỷ Hoả Thiên phù

22

Đinh Tỵ Mộc Mộc Thiên phù

Mậu Ngọ

Hoả Hoả Thiên phù, Tuế hội, Thái ất thiên phù

Kỷ Mùi Thổ Thổ Thiên phù, Tuế hội, Thái ất thiên phù

Canh Thân

Kim Hoả Thiên hình, Bình khí

Tân Dậu Thuỷ Kim Thuận hoá

Nhâm Tuất

Mộc Thuỷ Thuận hoá

Quý Hợi Hoả Mộc Thuận hoá, Đồng Tuế hội

Bảng 15 : Bảng tính ảnh hưởng của khách vận tới chủ vận trong 10 năm

Bước vận dương lịch

Sơ vận 20 - 1, 2- 4 ± 1

nhị vận 3 -4, 14 - 6 ± 1

Tam vận 15 - 6, 26 - 8± 1

Tứ vận 27 - 8, 7 - 11 ± 1

Chung vận 8 - 11, 19 - 1 ± 1

Chủ vận Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ

Niên can

Giáp

Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả

Chủ khắc khách

Chủ khắc

khách Chủ khắc khách

Chủ khắc khách

Chủ khắc khách

Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch

Ất

Hoả Thổ Kim Thuỷ Mộc

Chủ sinh khách

Chủ sinh khách

Chủ sinh khách Chủ sinh khách

Chủ sinh khách

Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch

Bính

Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim

Khách sinh chủ

Khách sinh chủ

Khách sinh chủ Khách sinh chủ

Khách sinh chủ

Thuận Thuận Thuận Thuận Thuận

Đinh

Kim Thuỷ Mộc Hoả Thổ

Khách khắc chủ

Khách khắc chủ

Khách khắc chủ Khách khắc chủ

Khách khắc chủ

Thuận Thuận Thuận Thuận Thuận

Mậu

Hoả Thổ Kim Thuỷ Mộc

Chủ sinh khách

Chủ sinh khách

Chủ sinh khách Chủ sinh khách

Chủ sinh khách

Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch

Kỷ

Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ

đồng đồng đồng đồng đồng

Canh

Kim Thuỷ Mộc Hoả Thổ

Khách khắc chủ

Khách khắc chủ

Khách khắc chủ Khách khắc chủ

Khách khắc chủ

23

Thuận Thuận Thuận Thuận Thuận

Tân

Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả

Chủ khách khách

Chủ khách khách

Chủ khách khách

Chủ khách khách

Chủ khách khách

Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch

Quý

Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim

Khách sinh chủ

Khách sinh chủ

Khách sinh chủ Khách sinh chủ

Khách sinh chủ

Thuận Thuận Thuận Thuận Thuận

II. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ VẬN - LỤC KHÍ

1 Gặp năm Khí thịnh: Ở từng bước khí có tên gì đó, theo đó tìm chứng bệnh tương

ứng của đường kinh sẽ thấy như sau: (theo châm cứu đại thành)

a. Thủ thái âm phế kinh: Thuộc kim, nhiều khí, ít huyết

Tà tại khí: phế trước tức, giãn ra mà ho, hen, đau trọng hố đòn, bệnh quá lắm thì hai

bàn tay chéo lại mà mắt mờ mờ, không còn thị giác, gọi là tý quyết.

Tà tại khuyết : huyết úng mà không thấm, ho hắng khí lên, suyễn khát mà tâm bứt rứt,

ngực tức, phía trong và cạnh trước cánh tay đau, quyết, lòng bàn tay nóng. Khí thịnh

hữu dư thì vai và lưng trên đau, phong hàn mồ hôi không ra, trúng gió, tiểu tiện nhiều

lần mà không đủ bãi, mạch thốn khẩu to gấp ba lần hơn ở Nhân nghinh. Hư thì vai và

lưu trên đau lạnh, ít hơi không đủ để thở, nước tiểu đổi mầu, tự nhiên đi rớt ra không có

chừng mực, mạch thốn khẩu ngược lại, nhỏ hơn ở Nhân nghinh.

b. Thủ dương minh đại trường lánh: thuộc kim, khí huyết đều nhiều.

Tà tại khí: răng đau, má sưng.

Tà tại huyết: mắt vàng, miệng khô, chảy máu mũi, hầu họng đau, bắp thịt bả vai ở trước

vai đau, ngón cái và ngón trỏ tay bại không sử dụng được. Khí hữu dư thì đúng chỗ

mạch đi có nóng đau, mạch Nhân nghinh to gấp ba lần hơn ở thốn khẩu. Hư thì lạnh

đau không thể trở lại như cũ, mạch Nhân nghinh ngược lại, nhỏ hơn ở thốn khẩu.

c. Túc dương minh vị lánh: thuộc thổ, khí huyết đều nhiều.

Tà tại khí : rét run lai rai, hay rên, ngáp nhiều lần, in ắt đen. Bệnh đến thì ghét người,

ghét lửa, nghe tiếng gỗ, nứa cọ vào nhau thì tự nhiên mà sợ, tim muốn động; một mình

muốn ở chỗ mà đóng cửa chính, cửa sổ. Quá lắm thì muốn trèo cao mà hát, vứt áo mà

chạy, bụng trướng kêu tiếng to, gọi là can (can là xương ống chân) quyết.

24

Tà tại huyết : cuồng, sốt rét, thấp dâm (nhiều Khí thấp), ra mồ hôi, chảy máu mũi,

miệng méo, môi lệch, cổ sưng, hầu tý (chứng đau tê ở hầu), bụng trên phù nề, đầu gối

xương bánh chè đau, sưng. Đau dọc theo trước ngực vú, khí xông lên từ Phục thỏ,

cạnh ngoài xương ống chân, đến phía trên mu bàn chân đều đau, ngón giữa không

dùng được. Khí thịnh thì phía trước thân mình đều nóng... là hữu dư ở vị thì tiêu cốc

(thức ăn chất bột) mau đói, nước đái vàng, mạch Nhân nghinh to gấp ba lần hơn ở thốn

khẩu. Khí bất túc, thì phía trước thân mình đều rét run, trong vị lạnh thì trướng đầy. Hư

thì ngược lại, mạch Nhân nghinh nhỏ hơn ở thốn khẩu.

d. Túc thái âm tỳ kinh : thuộc thổ, nhiều khí ít huyết.

Tà tại khí : gốc lưỡi cứng, ăn thì nôn, đau ở dạ dày, bụng trướng hay quết, sau đó ra

hơi được thì khoái nhừ say, thân thể đều thấy nặng nề.

Tà tại huyết : đau gốc lưỡi, chân tay không thể động lắc, ăn không xuống, tâm bứt rứt,

đau gấp dưới vùng tim, sốt rét lạnh, ỉa lỏng, thuỷ bí, vàng da, không thể nằm, đứng

mạnh lên thì cạnh trong đùi và đầu gối sưng, quyết, ngón chân cái không thể sử dụng

được. Thịnh thì mạch thốn khẩu to gấp ba lần hơn ở Nhân nghinh. Hư thì ngược lại,

mạch thốn khẩu nhỏ hơn ở Nhân nghinh.

đ. Thủ thiếu âm tâm lành: thuộc hoả, nhiều khí ít huyết.

Tà tại khí: họng khô, tim đau, khát mà muốn uống gọi là tý quyết

Tà tại huyết: mắt vàng, sườn đau, cạnh trong và sau bắp thịt bả vai, cánh tay đau,

quyết, trong lòng bàn tay nóng đau. Thịnh thì mạch thốn khẩu to gấp hai lần hơn ở

Nhân nghinh. Hư thì ngược lại, nhỏ hơn ở Nhân nghinh.

e. Thủ thái dương tiểu trường kinh: thuộc hoả, nhiều huyết ít khí

Tà tại khí : đau họng, hàm sưng, không thể ngoái cổ lại được vai như lôi nhổ lên, bắp

vai tựa như gãy rời ra.

Tà tại huyết: tai điếc, mắt vàng, má sưng; cổ, hàm, vai, bắp vai, khuỷu, cạnh ngoài và

sau cánh tay đau. Thịnh thì mạch Nhân nghinh to gấp hai lần hơn ở thốn khẩu. Hư thì

Nhân nghinh ngược lại, nhỏ hơn ở thốn khẩu.

g. Túc thái dương bàng quang lánh: thuộc thuỷ, nhiều huyết ít khí.

Tà tại khí đầu đau, mắt tựa như lòi ra, gáy tựa như nhổ lên, cột sống đau, thắt lưng như

25

gãy, khớp đùi không thể gập khúc, kheo chân như kết lại, bắp chân dưới tựa như xé

rách, gọi là khoả quyết.

Tà tại huyết: trĩ, sốt rét, cuồng, điên; đầu, thóp, gáy đau, mắt vàng, chảy nước mắt,

chảy máu mũi, gáy, lưng trên, thắt lưng, kheo, bắp chân dưới, gót chân đều đau, ngón

út chân không thể sử dụng được. Thịnh thì mạch Nhân nghinh to gấp hai lần hơn mạch

thốn khẩu. Hư thì ngược lại, mạch ở Nhân nghinh nhỏ hơn ở thốn khẩu.

h. Túc thiếu âm thận kinh: thuộc thuỷ, nhiều khí ít huyết.

Tà tại khí: đến bữa không thèm ăn, mặt đen như màu than, ho nhổ ra có máu, khát mà

suyễn, ngồi mà muốn đứng lên mắt mờ như không nhìn thấy, tim bâng khuâng như tình

trạng bị đói. Khí bất túc thì hay sợ, trong lòng cẩn thận như người muốn ngã, gọi là cất

quyết.

Tà tại huyết: miệng nóng, lưỡi khô, hầu sưng, khí lên, cuống họng khô mà đau, tâm bứt

rứt, đau tim, vàng da, ruột có tích, xương sống và cạnh trong phía sau đùi đau, liệt

quyết ham nằm, dưới lòng bàn chân nóng mà đau, Thịnh thì mạch thốn khẩu to gấp hai

lần hơn ở Nhân nghinh. Hư thì ngược lại, nhỏ hơn ở Nhân nghinh.

i. Thủ quyết âm tâm bào kinh: phối với thận, thuộc tướng hoả, nhiều huyết ít khí.

Tà tại khí: lòng bàn tay nóng, khuỷu cánh tay cong co, nách sưng. Quá lắm thì ngực

sườn đầy ức, trong tâm nhạt nhẽo hoặc động to, mắt đỏ, mắt vàng, hay cười không

nghỉ.

Tà tại huyết: tâm bứt rứt, tim đau, lòng bàn tay nóng, Thịnh thì mạch ở thốn khẩu to gấp

một lần hơn ở Nhân nghinh. Hư thì ngược lại, mạch thốn khẩu nhỏ hơn ở Nhân

nghinh.

k. Thủ thiếu dương tam tiêu lành: phối với tâm bào lạc, thuộc tướng hoả, nhiều khí ít

huyết.

Tà tại khí: tai điếc, ù ù ào ào, họng sưng, hầu tý.

Tà tại huyết : ra mồ hôi, mắt lồi ra, khoé mắt đau, má đau, phía sau tai, vai, bắp vai,

khuỷu, cạnh ngoài cánh tay đều đau, ngón út và ngón nhẫn không sử dụng được, Thịnh

thì mạch ở Nhân nghinh to gấp một lần hơn ở thốn khẩu. Hư thì ngược lại, nhỏ hơn ở

thốn khẩu.

26

l. Túc thiếu dương đảm lánh : thuộc mộc, nhiều khí ít huyết.

Tà tại khí: miệng đắng, hay thở dài, tim và sườn đau, không thể xoay sang bên cành,

quá lắm thì mặt hơi có bụi, ứng dụng học thuyết Ngũ vận - Lục khí mình mẩy không mỡ

màng, phía ngoài chân lạnh, gọi là dương quyết.

Tà tại huyết: góc đầu và hàm đau, mắt lồi ra, khoé đau, trong hố đòn sưng đau, dưới

nách sưng đau, hạch ổ gà (mã đao) ở nách, cổ, mồ hôi ra mà rét run,sốt rét; ngực

sườn, sườn cụt, khớp hông, đến huyệt Tuyệt cột ở ống chân và cạnh ngoài phía trước

mắt cá chân đều đau, ngón út và ngón áp út không sử dụng được. Thịnh thì mạch ở

Nhân nghinh lớn gấp một lần hơn ở thốn khẩu. Hư thì ngược lại, nhỏ hơn ở thốn khẩu.

m. Túc quyết âm can lành : thuộc mộc, nhiều huyết ít khí Tà tại khí: lưng đau không

thể cúi ngửa, đàn ông sán khí, đàn bà sưng bụng dưới, quá lắm thì hầu khô, mặt có

sắc bụi lòi ra.

Tà tại huyết: ngực tức, nôn mửa, ỉa như tháo cống, hồ sán (một loại sán khi), còng bí

(khó đái, bí đái). Thịnh thì mạch thốn khẩu to gấp một lần hơn ở Nhân nghinh. Hư thì

mạch thốn khẩu ngược lại, nhỏ hơn ở Nhân nghinh.

2. Gặp năm vận thịnh , ở từng bước vận trong năm có tên hành nào đó, theo hành lấy

tạng phủ tương ứng tìm chứng bệnh sẽ thấy như sau (theo Học thuyết tạng phủ ở sách

Trung y học khái yếu):

a. phế : Bệnh tật chủ yếu của phế là ở đường hô hấp, như ho, hen, mệt nhọc, tiếng nói

nhỏ nhẹ, hụt hơi, lời nói, khó đái hoặc phù thũng, ra mồ hôi và mồ hôi trộm, tắc mũi,

chảy nước mũi, khó thở. cánh mũi phập phồng, tiếng nói như câm, mất tiếng.

b. Đại trường : Bệnh tật chủ yếu của đại trường là chuyền tống cặn bã, bài tiết phân,

như táo bón, bí ỉa, đau bụng, ỉa chảy, hoặc lị máu mủ.

c.Vị : Bệnh của vị là bụng trên đầy tức, đau đớn, ăn uống giảm, quặn bụng nôn mửa, ợ

hơi, nấc, đau dạ dày, răng đau, lợi răng đau chảy máu, thổ huyết, nục huyết.

d. Tỳ : Bệnh của tỳ là tiêu hoá hấp thụ không tết, kém ăn, bụng trướng, ỉa lỏng, nhão,

phù thũng, đàm ẩm, các chứng xuất huyết, thổ huyết, nục huyết, băng lậu huyết, tiện

huyết, bần huyết, cơ bắp gáy mòn, chân tay mềm yếu, môi trắng nhợt hoặc vàng, khô

khan, lời nói, hụt hơi, ỉa chảy kéo dài, lòi dom, sa dạ dày, sa dạ con hoặc xa các tạng

phủ khác phát sốt, nặng đầu, đau mình, mệt mỏi, chân tay rã rời.

đ. Tâm : Bệnh của tâm là hồi hộp, thổn thức, sợ hãi, hay quên, mất ngủ, phát cuồng,

27

cời cợt không ngừng, hôn mê, nói nhảm, hoặc mạch nhỏ yếu, loạn nhịp, sắc mặt trắng

nhợt hoặc xanh tím, lưỡi hồng tía hoặc nứt, lở loét, lưỡi cứng không nói, ra mồ hôi

nhiều và sốt nhẹ.

e. Tiểu trường : Bệnh của tiểu trường là công năng tiêu hoá, hấp thụ kém, tiểu tiện dị

thường ít mà đỏ, có khi đái ra mau.

g. Bàng quang : Bệnh của bàng quang là đái són, đái đau, đái vội đái ít khó đái

h. Thận : Bệnh của thận là khó đái, phù toàn thân, hoặc đái không ngừng, uống nhiều

đái nhiều, đái són, đái dầm, động tác chậm chạp, xương mềm sức yếu, thiếu máu hoặc

choáng váng, hay quên; trẻ em trí lực phát triển kém, chậm; răng lợi lỏng lẻo, rụng; xuất

tinh sớm, liệt dương, ỉa chảy, ỉa chảy mạn tính, mộng tinh, di tinh, tình dục tăng tiến,

bứt rứt; hen suyễn, ngắn hơi, bí ỉa hoặc tảng sáng ỉa chảy; lông tóc khô xác, bạc hoặc

tha rụng.

i. Tâm bào : Bệnh của tâm bào là mọi chứng tà Khí trước khi vào tim đều phạm vào

tâm bào trước, nhất là khi siết cao, nhiệt nhập tâm bào thì sinh ra mê man nói nhảm.

k. Tam tiêu : Bệnh của tam tiêu.có liên quan tới các bộ máy tạng phủ trong ổ bụng,

lồng ngực, biểu hiện phần lớn có liên quan tới công năng chuyền tống chất lỏng nuôi

dưỡng và bài tiết.

l. Đảm : Bệnh của đảm là đau sườn, vàng da, đắng miệng, nôn ra nước đắng.

m. Can : Bệnh của can là đau đầu dữ dội, đau mắt, đỏ mắt, ù tai, điếc tai, váng đầu,

mất ngủ, dễ hoảng hết, xuất huyết não, thổ huyết, nục huyết, thị lực giảm, quáng gà,

mắt đỏ, đau gân, tê dại khó co duỗi, co quắp, co giật, móng tay khô xác hoặc mềm ra.

III. GIÁ TRỊ NHẬN THỨC CỦA HỌC THUYẾT VẬN KHÍ:

Giá trị của học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí có hai mặt, một là về mặt phòng bệnh, hai là

về mặt chữa bệnh.

1. Về mặt phòng bệnh : Về mặt phòng bệnh, học thuyết vận khí có một giá trị rất to

lớn, nếu ta làm cho mọi người học và biết được quy luật này, mỗi người sẽ theo đó mà

có cách đề phòng phù hợp, tránh được những hành vi cá nhân trái với lẽ tự nhiên gây

ra suy giảm sức chống đỡ của cơ thể, đồng thời lại biết cách ăn, ở, và làm việc sao có

lợi cho sức khoẻ và nâng đỡ cho những tố chất yếu kém của các tạng phủ để có đủ

sức thích nghi, vượt qua những biến đổi dị thường của khí hậu khác lạ trong môi

28

trường sống.

2. Về mặt chữa bệnh : nếu nắm được quy luật vận khí, ngoài những bệnh về tố chất

ra, thầy thuốc còn nhanh chóng tìm ra loại tà khí gây . bệnh làm cho chứng trạng của

người bệnh diễn biến phức tạp, từ đó đi đến có những quyết định đúng đắn nhất trong

việc phân chia chính, phụ, hoãn, cấp làm cho công việc chữa bệnh đạt kết quả cao.

Cơ quan Y tế các cấp, bộ môn phòng dịch các địa phương và từng thầy thuốc ở các

đơn vị cơ sở nên có Thổng báo dự phòng cho nhân dân được biết một cách đúng đắn,

thường kỳ, chắc rằng hiệu quả tự phòng bệnh trong nhân dân sẽ tạo ra một thuần

phong mỹ tục mới trong cuộc sống khoa học ngày nay.

PHỤ LỤC TÀI LIỆU CẦN ĐỌC THÊM

I. KHÍ GIAO BIẾN 1. Khí giao biến gốm hai phần: Một là khí giao của từng năm. Hai là khí giao của các năm cố biến hoá khác nhau. Do đó, gọi chung là khí giao biến. Sách Tung Nhai Tôn sinh thư nối về Khí giao biến là khí ở vào thời gian sau tiết Hạ chí đến trước tiết Lập thu của hàng năm. Sách Trung y khái luận, thiên Con người và tự nhiên giới nói về Khí giao như sau: "Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố Vấn nói : "Động tĩnh hút nhau, trên dưới ảnh hưởng lẫn nhau, âm dương xen lẫn, phối hợp với nhau thì sinh ra sự biến hoá. Chính vì khí âm dương của thiên địa không phải là yên tĩnh, mà là trên dưới lên xuống vận động không ngừng cho nên mới sinh ra sự biến hoá, có biến hoá mới sinh ra vạn vật. Còn người ta thì như thế nào? Căn cứ lý luận Nội kinh thì khí trời xuống, khí đất bốc lên, sự phối hợp giữa khí đa lên và khí đa xuống gọi là "Khí giao". Người ta sinh tồn trong khoảng Khí giao, hay nói cách khác người ta sinh hoạt trong sự vận động biến hoá của khí âm dương trong trời đất". Tên của mỗi khí giao từng năm được gọi bằng các tên của ngũ âm tương ứng với ngũ hành của Đại vận là: giốc, chuỷ, cung, thương, vũ. Trước mỗi âm như trên còn có chữ Thái hay Thiếu. Thái là chỉ rằng khí đó mạnh mẽ, Thiếu là chỉ rằng khí đó yếu hơn. Thái đi với những năm dương can, tương đương như Thái quá của ngũ vận ở những năm dương can Thiếu đi với những năm âm can, tương đương như Bất cập của ngũ vận ở những năm âm can. Tên của khí giao từng năm tương ứng với khí của Đại vận theo niên can của năm như sau:

29

+ Năm Giáp, Đại vận = Thổ, khí giao = Cung (Thổ), Thái Cung. + Năm Bính, Đại vận -Thuỷ, khí giao = Vũ (Thuỷ), Thái Vũ + Năm Mậu, Đại vận = Hoả, khí giao = Chuỳ (Hoả), Thái Chuỳ + Năm Canh, Đại vận = Kim, khí giao = Thương (Kim), Thái Thương. + Năm Nhâm, Đại Vận = Mộc, khí giao = Giốc (Mộc), Thái Giốc. + Năm ất, Đại vận = Kim, khí giao : Thương (Kim), Thiếu Thương. + Năm Đinh, Đại vận = Mộc, khí giao = Giốc (Mộc), Thiếu Giốc. + Năm Kỷ, Đại vận = Thổ, khí giao = Cung (Thổ), Thiếu Cung. + Năm Tân, Đại vận -Thuỷ, khí giao = Vũ (Thuỷ), Thiếu Vũ + Năm Quý, Đài vận = Hoả, khí giao = Chuỳ (Hoả), Thiếu Chuỳ 2. Ảnh hưởng của Khí giao tới con người: Ảnh hưởng của Khí giao tới con người đã được sách Tung Nhai Tôn sinh thư trình bày tỷ mỹ, nay tôi tóm tắt những nét chính yếu về nội dung này vào y học như sau: a. Những năm Tý, Ngọ. - Giáp Tý, Giáp Ngọ : Thái Cung và Tại tuyền đều hàn như nhau, dùng thuốc thì nên ôn nhiều, hàn ít. Bính Tý, Bính Ngọ = Thiếu Vũ với Dương minh đều hàn như nhau, dùng thuốc thì nên ôn nhiều, hàn ít. - Mậu Tý, Mậu Ngọ : Thái Chuỷ, là Thiếu âm thái quá, dùng thuốc thì nên hàn nhiều, nhiệt ít. Canh Tý, Canh Ngọ = Thái Thương với Dương minh đều hàn như nhau, dùng thuốc thì nên ôn nhiều, hàn ít. Nhâm Tý, Nhâm Ngọ = Thái Giốc, mộc sinh hoả và đồng thiên, đồng nhiệt, dùng thuốc thì nên thanh nhiều, ôn ít. b. Những năm Sửn, Mùi. - Ất Sửu ất Mùi = Thiếu Thương với Tại tuyền đồng hàn, dùng thuốc thì nên

30

dùng ôn, kị hàn. - Đinh Sửu, Đinh Mùi = Tuế khí hoà bình, dùng thuốc táo nhiệt nên hoà bình, không nên dùng nhiều. - Kỷ Sửu, Kỷ Mùi = Thiếu Cung, với T thiên cùng là thấp, thuốc thì nên dùng táo, kị thấp. Tân Sửu, Tân Mùi = Thiếu Vũ với Tại tuyền cùng luống, dùng thuốc thì nên nhiệt, kị hàn. Quý Sửu, Quý Mùi = Thiếu Chuỳ, thấp nhiều, dùng thuốc thì nên táo nhiệt, hoà bình. c. Những năm Dần, Thân. - Bính Dần, Bính Thân = Thái Vũ, khác lạ với Thượng và hạ (bán niên), phong nhiệt, dùng thuốc thì nên hàn hoá không nên dùng nhiều. Mậu Dần, Mậu Thân = Thái Chuỳ, đồng với Thượng, hạ phong nhiệt, dùng thuốc nên dùng nhiều hàn hoá. - Canh Dần, Canh Thân = Thái Thượng đồng với Thượng, hạ phong nhiệt, dùng thuốc nên dùng nhiều hàn hoá. Nhâm Dần, Nhâm Thân = Thái Giốc, đồng với Thượng, hạ phong nhiệt, dùng thuốc nên dùng nhiều hàn hoá. - Giáp Dần, Giáp Thân = Thái Cung, với Thượng, hạ khác lạ với phong nhiệt, dùng thuốc thì nên dùng nhiều hàn d. Những năm Mão, Dậu. - Đinh Mão, Đinh Dậu - Thiếu Giốc, cùng với Tại tuyền là nhiệt, dùng thuốc thì nên nhiều thanh hoá. - Kỷ Mão, Kỷ Dậu = Thiếu Cung, giống như Thượng, dùng thuốc thì nên nhiều thanh, ôn. - Tân Mão, Tân Dậu = Thiếu Vũ, cũng giống như Thượng, dùng thuốc thanh thì nên nhiệt hoá nhiều. - Quý Mão, Quý Dậu = Thiếu Chuỳ, cùng giống với hạ là nhiệt, dùng thuốc thì nên thanh hoá nhiều. - Ất Mão, ất Dậu : Thiếu Thương, cùng giống với Thượng là thanh, dùng thuốc

31

thì nên nhiệt hoá nhiều. đ. Những năm Thai, Tuất. Mậu Thìn, Mậu Tuất - Thái Chuỳ, khác với hàn thấp ở Thượng, hạ dùng thuốc cũng có thể ôn hoá, táo hoá. - Canh Thìn, Canh Tuất = Thái Thượng, giống với Thượng, hạ về hàn thấp dùng thuốc thì nên táo nhiệt, không nên dùng hàn thấp. Nhâm Thìn, Nhâm Tuất = Thái Giốc, khác với Thượng, hạ về hàn, thấp, dùng thuốc thì nên táo nhiệt, kị hàn, thấp. Giáp Thìn, Giáp Tuất = Thái Cung, giống với Thượng, hạ về hàn thấp dùng thuốc thì nên táo, nhiệt, kị hàn, thấp. - Bính Thìn, Bính Tuất = Thái Vũ, giống với Thượng, hạ về hàn thấp dùng thuốc thì nên nhiều táo, nhiệt, đại kị hàn, thấp e. Những năm Tị, Hợi. - Kỷ Tị, Kỷ Hợi = Thiếu Cung, dùng thuốc thì nên bình. - Tân Tị, Tân Hợi: Thiếu Vũ, dùng thuốc thì nên lấy có phần hoà bình. Quý Tị, Quý Hợi = Thiếu Chuỳ, phong nhiệt ít gặp, dùng thuốc thì nên hàn lương. - Ất Tị, Ất Hợi = Thiếu Thương, dùng thuốc thì nên hoà bình. - Đinh Tị, Đinh Hợi = Thiếu Giốc, phong nhiệt ít gặp, dùng thuốc thì nên thanh lương. II. TỔNG QUAN SÁU MƠI NĂM KHÁCH KHÍ. 1. 10 năm Tý, Ngọ: Quân hoả t thiên, như thế là Kim tụ tập ở Táo Kim tại tuyền, thì mộc tụ tập với muối mặn mà mềm (mộc tùng hàm nhi nhuyễn chi) lấy điều ở trên đó là quân hoả, như thế là lấy "khổ" (vị đắng) phát cái hoả đó, lấy "toan" (vị chua) thâu cái kim đó, Quân hoả bình thì Táo bai được yên, Hoả nhiệt, Kim táo, không lấy khổ, hàn mà tiết cái đó thì không thể được, Hoả khắc Kim ứng là năm đó nhiều nóng, nhiều bệnh mụn nhọt. 2. 10 nạm Sửu, Mùi: Thấp thổ tại thiên, thổ khắc thuỷ, ứng với tâm hoả bị bệnh. Hàn thuỷ tại địa, thuỷ vũ hoả, thường bị bệnh ở bụng dưới. Năm ất Sửu, ất Mùi là thừa kim vận, kim có thể sinh thuỷ hoặc lại có thể trị thuỷ khi thuỷ vượng, cái hàn đó thêm hàn dữ. Hàn tại địa thì vật không thành, loã trùng (loài

32

trùng lộ da thịt ra) đồng với thiên khí, an tĩnh không tổn, nhưng thuỷ thổ khí_bất hoà, tuy sinh nhưng không nuôi lớn được Lân trùng (loài có vẩy) đồng địa khí lớn nhiều (đa dục). Hoả thịnh thuỷ suy thì vũ trùng (loài trùng có lông cánh) tuy có mang thai nhưng không thành. Năm Tân Sửu, Tân Mùi vận Thuỷ thuỷ thừa thuỷ vận dữ dội, hại thêm quá lắm. 3. 10 nạm Dần, Thân: Hoả tại Thượng, khắc kim, năm đó thường nóng, phế thường bị bệnh nhiệt, Mộc tại hạ, khắc thổ, nửa năm sau nhiều phong, nhiều bệnh tỳ vị. Dương được ngôi Tổng quan sáu mơi năm khách vận 57 đó thiên khí chính. Phong động ở hạ, địa khí phục phong mới bạo cử, mộc phục thì sa phi (gió thổi lên thì cát bay), viêm hoả mới lưu âm hành dương hoá nửa năm đầu, ma mới ứng lúc giữa nhị khí. 4. 10 năm Mão, Dậu : Sương trắng, hạn giáng, hàn làm ma hại loài vật Kim đó thịnh thì hoả suy, thổ cũng yếu. Vật có vị ngọt, sắc vàng tất sinh trùng hạ, ứng với người ta thường bị tà ở tỳ thổ. Nửa năm sau hoả khí nóng, chữa được loài lúa trắng, nhưng chịu mất thu hoạch lúa đỏ. Quân hoả tại địa, vật lạnh không sinh. Trùng lông vũ đồng với địa khí, được nuôi lớn nhiều. Trùng có vỏ cứng đồng với thiên khí không hại, nhưng địa khí do khắc thiên Khí thì trùng vỏ cứng cũng không thành. Năm Quý Mão, Quý Dậu, hoả thừa Hoả vận, trùng vỏ cứng hại thêm quá lắm. 5. 10 năm Thìn, Tuất : Hàn tại thiên, thuỷ khắc hoả, ứng với năm đó hàn nhiều, hàn thúc bệnh hoả, thường hắt xì hơi (tị đê) Thấp tại địa là thổ khắc thuỷ ứng với năm đó nhiều bệnh thấp nhiều chứng tê, nặng. 6. 10 nạm Tị, Hợi : Mộc tại thiên, mộc khắc thổ, ứng với nhiều bệnh nặng mình, liệt xương, mắt xoay, tai ù. Hoả tại địa khắc kim năm đó nhiều nóng. III.TỔNG QUAN 60 NĂM KHÁCH VẬN. 1. Vận của 6 năm Giáp - Thổ thái quá: - Giáp Ngọ : Hoả, kim hợp với thổ. - Giáp Thân : như Giáp Dần. - Giáp Tuất : thổ thái thịnh. Thổ thắng thì vũ mộc, khắc thuỷ, sắc vàng mà kiêm trắng (vàng là sắc của sở thắng, trắng là sắc của mẹ, khí của mẹ, con là tương ứng, là kiêm thấy). Thấp nhiều làm cho suối phun ngược lên, nước sông chảy Thổng, ao hồ sinh ra cá. Thấp quá lắm thì phong mộc thừa đó, gió ma đến rất nhiều, đất sụt lở nhiều, loài cá có vảy thấy ở trên cạn, ứng với người thì trước là hại thận, sau hại tỳ, bệnh thận suy là thổ thắng khắc thuỷ, người ta thường bị bệnh đau bụng, thanh quyết (bại mà trong veo), nặng mình, bứt rứt, cơ yếu, chân bại, tứ chi không cất

33

nhắc được. 2. Vận của 6 năm ất Kim bất cập: - Ất Sửu : Thượng thổ hợp kim. - Ất Mão : khí kim hợp. - Ất Tị - ất Hợi : kim h, hoả khắc, mộc thịnh. - Ất Mùi : Thượng thổ hợp kim. - Ất Dậu : khí kim hợp. Kim bất cập thì hoả thừa, viêm hoả hành nhiều, kim không thắng mộc, cây cỏ xum xuê, hoả khí độc vượng, sự khô ráo hành nhiều, bệnh của người ta là kim bị hoả tà, viêm mũi, hắt hơi, đại tiện ra máu. Khi có thâu khi, cây cỏ hoang dại rắn chắc, loài lúa không có thu hoạch. Hoả càng thì thuỷ phục, là ma rét đến' mạnh mẽ, kế thuỷ là tai vạ về ma đá, sương tuyết làm hại vạn vật. Lúa đỏ cũng không thành. Bệnh của người ta là thở dài, cái đó đúng là dương mà lại đi ngược lên gốc của hoả đó, nên đầu não, miệng lưỡi đều bệnh, quá lắm thì đau tim. Nếu như mùa hạ có cái biến của đuốc viêm đốt cháy sáng lên thì mùa thu thuỷ phục là ma đá, sương, tuyết. Không có thắng thì không có phục. 3. Vận của 6 năm Bính - Thuỷ thái quá: - Bính Tý : thuỷ hội khắc hoả. - Bính Dần - Bính Thân : kiêm thuỷ hoả. Không có nhiều hàn. - Bính Thìn - Bính Tuất : thuỷ rất thịnh. - Bính Ngọ : giống Bính Tý. Thuỷ thắng khắc hoả, bệnh mình nóng, tâm phiền, táo, hồi hộp, quyết âm ở trên dưới mê nhảm lung tung, tim đau ở Thượng bán niên, do không quá lắm, quá lắm thì thuỷ tự bệnh, bụng to, ống chân sưng, ho hen, mồ hôi trộm, ác phong. Thuỷ thắng thì thổ phục, thì ma lớn đến, sương mờ mịt tập trung, người ứng với cái đó trước là hại tâm, sau hại thận. Đến năm Bính Thìn, Bính Tuất Thượng gặp Thái dương nước ma và sương tuyết bất thời giáng xuống, thấp khí làm biến vật, âm thịnh thì dương suy, phản khắc tỳ thổ, bụng sôi phân lỏng. ăn không hoá. Nếu thuỷ vũ hoả thì tâm mất ý thức bệnh khát mà mặt nhìn lung tung là bệnh tâm mạch suy 4. Vận của 6 nạm Đinh - Mộc bất cập:

34

- Đinh Sửu, Đinh Mùi : mộc đại bất cập. - Đinh Mão, Đinh Dậu : mộc thái bất cập. - Đinh Tị, Đinh Hợi : mộc bất cập có trợ khí. Mộc bất cập thì kim thừa mộc, thảo mộc muộn tươi tốt, quá lắm thì gỗ cứng bị vỡ rách, nứt nẻ, gỗ mềm thì quắt khô. Bệnh kim khắc mộc thì trung thanh mất trợ thêm, đau bụng dưới đau. Mộc mất lệnh thì không sinh hoả, bệnh bụng sôi, phân lỏng. Là năm mà ma mát đến. Thuỷ vận bất cập thì thổ không có chỗ mà chế, trùng ăn ngọt, màu vàng, người ta có bệnh tứ chi phát phong liệt, ung thũng ghẻ ngứa. Kim thịnh thì hoả phục, nhiều dòi, trĩ mọt, do hoả khí hoá ra cái đó. Hoả của năm vận không nhiều. Kim thắng mộc thì đủ lúa gạo. Hoả phục thì viêm dữ dội. Mộc tập trung phát thì nhiều sấm sét. 5. Vận của 6 năm Mậu - Hoả thái quá: - Mậu Tý, Mậu Ngọ : hoả thái quá không bị gì chế. - Mậu Dần, Mậu Thân : hoả thái quá quá lắm. - Mậu Thìn, Mậu Tuất : thuỷ chế hoả không quá. Hoả quá thì hại kim, người bệnh sốt rét, ho; nhiệt rất quá thì ngực đau, sườn tức, đầy; vai, lưng trên đau. Hoả thịnh kim suy tất thuỷ thừa, nhiều ma nước và sơng tuyết, người ta ứng với cái đó thì có bệnh hại phế trước, sau đó là hại tâm. 6. Vận của 6 năm Kỷ - Thổ bất Cập - Kỷ Sửu, Kỷ Mùi : thổ h Có trợ Của khí. - Kỷ Mão, Kỷ Dậu : thổ bất cập. - Kỷ Tị, Kỷ Hợi : thổ rất bất cập, mộc thắng. Thổ bất cập thì mộc thừa thổ, phong hành nhiều. Mộc thịnh thì cây cỏ xum xuê, nhưng thịnh thực tại thổ, thổ không đầy đủ thì tuy xum xuê nhưng không thực, bệnh hại làm nặng mình, đau bụng, cơ bắp nhuận, hay giận dữ. Thổ hư mộc không sợ, trùng ẩn náu dựa vào hạn khô. Thượng (bán niên) gặp quyết âm, hạ (bán niên) thấy tướng hoả, thuỷ không thành băng, trùng ẩn náu thấy hoả tư địa, cho nên thuỷ không thể dùng, mà kim khí không phục được, mộc nay được cái đó. Người ta cũng khoẻ mà ít bệnh. Kỷ

35

Mão, Kỷ Dậu, mộc thắng thổ, dao động, lôi kéo, thổi lên. Kim phục mộc thì màu xanh bị khô và tán lạc (rụng rải rác), bốn mùa có gió lớn là mộc khắc thổ, mùa thu lúa thóc được, ma lâm râm, là kim phục mộc. Không có thắng thì không có phục. 7. Vận của 6 năm Canh - Kim thái quá: - Canh Tý, Canh Ngọ : kim thái quá có trợ. - Canh Dần, Canh Thân : kim quá hoả hành kim. - Canh Thìn, Canh Tuất : kim quá không có gì chế nó. Kim thắng hại can, bệnh thêm đau bụng dưới, mắt đỏ, lưng có mụn, tai không nghe thấy, quá lắm thì hoả phục phế tự nó có bệnh, ho ngược lên, vai đau. Kim bị bệnh thì không sinh thuỷ, vùng dưới cùng là hạ bộ đều có bệnh. Kim thịnh thì mộc suy, thảo mộc màu xanh bị khô, héo mà chết. Kim thịnh thì hoả thừa kim, người ta ứng với cái đó thì trước hại gan, sau hại phế. 8. Vận của 6 năm Tán - Thuỷ bất cập: Tân Sửu. Tân Mùi : thuỷ Thượng h, hạ. thịnh. Tân Mão, Tân Dậu : thuỷ bất cập. Tân Tị, Tân Hợi : thuỷ rất hư Thuỷ bất cập thì thổ thừa thuỷ, sông lớn nước chảy nhiều. Suy thì hoả và thổ đồng hoá, cho nên hoả khí dùng việc hoá mới nóng nhanh, ma đến nhiều, lúa đen không thành, người ta thường bị bệnh ở vùng dưới (hạ bộ - bộ máy sinh dục và bài tiết) Thổ càng thì mộc phục. gió to'phát mạnh mẽ, cỏ rạp không lớn được, cây thì sinh trường cong queo mất mùa, đều không tươi sáng. Lúa vàng cũng không được mùa. Bệnh của người ta thì sắc mặt biến từng giờ, gân cốt cong co, thịt mềm mại, mắt nhìn hoang mang, Phong chẩn phát ra ngoài, trong vùng tâm và bụng đau. 9. Vận của 6 năm Nhâm - Mộc thái quá: - Nhâm Tị, Nhâm ngọ: mộc quá. - Nhâm Dần, Nhâm Thân: mộc đại ở Thượng. - Nhâm Thìn, Nhâm Tuất: mộc Thổng không có gì chế nó. Mộc thái quá thì gió trời nhiều, người ta bị bệnh tỳ, quá lắm thì thường cáu, đau gan, nửa năm về sau hơi ít hơn, mạch vị yếu thì bệnh tiến. Mộc thịnh thì thổ

36

suy, đại h ở trung, mây và vật bay động cây cỏ không yên. Mộc thắng kim thừa quá lắm thì cỏ cây tàn, rụng. Sao Thái bạch sáng thì đó là kim khí phục, ứng với người ta trước là hại tỳ, sau hại can. Bốn năm Tý, Ngọ, Dần, Thân, Mộc có thừa mà hoả tư thiên là tử ở trên mẫu, khí nghịch phải bệnh thổ (nôn) lợi. Hai năm Thìn, Tuất không nằm trong ví dụ trên. 10. Vận của 6 năm Quý - Hoả bất cập: - Quý Sửu, Quý Mùi: hoả đại bất cập - Quỹ Mão, Quý Dậu: hoả hợp là Tuế hội. - Quý Tị, Quý Hợi : hoả h có trợ. Hoả bất cập thì thuỷ thừa hoả, hàn khí nhiều làm cho vật không thể xum xuê được, Thượng đều sáng chói mà hạ hàn nhiều thì dương suy, cái sáng chói đẹp đẽ mới hao tổn; bệnh người ta hoả bất cập là âm tà thịnh mà tâm khí bị hại. Sườn đầy tức đau đớn, lưng trên đau, tự mình thấy mung lung, ngực bụng to, quá lắm thì sườn, lưng trên và thắt lưng cùng đẫn đau. Thuỷ cáng thì thổ phục, thì ma lớn tập trung. Thổ phản khắc thuỷ thì người ta bệnh vụ (lăng quăng), phân lỏng, bụng đầy, không ăn được, bạo phát cong co, tê bại teo chân không đỡ nổi thân. Thuỷ thắng hoả thì ngưng thảm hại run rét. Thổ phục thuỷ thì ma nhanh chóng ma lâm thâm. Hoả tập trung phát thì sấm sét động đến sợ hãi, làm cho mùa hạ có rét ngng thảm thê của thắng, thì bất thời có bụi đất, về chiều thì ma lớn của phục. Không có thắng thì không có phục. IV.KHÍ THẮNG PHỤC? KHÍ KHÔNG THIÊN CHÍNH. 1. Khí thắng phục, là nói về tình trạng khí mạnh mẽ khác thường ở hai nửa Thượng bán niên và hạ bán niên. Sách Trung y khái luận viết: Sự biến hoá thắng phục của khách khí, thắng là chủ động mạnh mẽ thắng, phục là bị động là phục thù lại, Khí thắng phục tức là Thượng bán niên có Khí thắng khác thường thì hạ bán niên nhân đó mà phát sinh phục khí để phản lại. Như Thượng bán niên nhiệt Khí thắng quá thì hạ bán niên hàn khí đến phục thù v.v... Đó là sự biến hoá khác thường trong việc biến hoá của khách khí 2. Khí không thiên chính , là nói về tình hình đặc biệt không thường của một số năm. Khi Khí thắng của năm trước không lui mà kéo dài mãi ám cho năm đó không có phục khí do đó, khí tư thiên năm sau không dời về đúng ngôi của mình, gọi là khôn thiên chính Sách Trung y khái luận viết: Tư thiên và tại tuyền của khách Khí tuy mỗi năm thay đổi không thăng lên , "không giáng xuống ”. “Không thoái vị ” ví như năm nay đúng là Thái dương hàn thiên và Khí tại tuyền trong năm ấy.

37

3. Những ảnh hưởng của thắng, phục và không thiên chính. Sách tung thai Tôn sinh th viết: a. Thắng, phục chủ bệnh: Thắng quá lắm thì phục quá lắm, Thắng ít thì phục ít. Khí có thắng, phục đó cũng không thể bỏ cách xem đến hình và mạch, phải trước hết lấy hình, chứng mà cầu (theo hình và chứng để mà chẩn đoán bệnh). b. Vũ khác chủ bệnh: Sở thắng bị cái bị khắc vũ (hỗn láo chống lại) lại, bệnh đó ít, Sở bất thắng bị cái đi khắc đến để khắc, bệnh đó rất nặng. c Không thiên chính chủ bệnh: Không thiên chính còn gọi là "thất thử'. Nếu thất thủ 3 năm thì thành dịch lệ, Sách Tung Nhai Tôn sinh thư viết là (cương nhu thất thủ tam niên hoá dịch lệ) và lại viết (thổ dịch là ôn dịch). d. Cách phòng dịch: Nam Giáp Tý, nam Quý Hợi, Quyết âm tư thiên không thoái Giáp Tý Thiếu âm tư thiên không thiên chính (nếu năm nay bằng trước nhiều phong ít nhiệt là bị) Giáp Tý niên tại tuyền Dương minh Kỷ Mão (Kỷ thuộc thổ giống nh tên Giáp, Mão thuộc kim, giống như tên Dương minh), Tư thiên của Giáp tuy không thiên chính ở Thượng (bán niên), Tại tuyền của Kỷ, Kỷ được ở ngôi hạ. Lấy Quý Hợi Tư thiên, tìm tại tuyền của năm Giáp, cũng là Thượng Quý, hạ Kỷ, không cùng hoà hợp. Quý Kỷ hợp với nhau, Giáp mất ngôi đó. Tuy là dương thổ nhưng mà Khí thổ hư, hư thì bị Mộc thắng, Mộc thắng tất Kim phục, nếu khi đáng phục, mộc tất phải lùi mất, mà năm này Tư thiên là Thiếu âm đến, mộc ngược lại sẽ trợ cho hoả khắc kim, cái phục đó sẽ nhỏ, mà thổ thì thêm bị hại, thì thổ của Giáp Tý và Kỷ đó đều bị thất thủ tập trung trên đó lâu dài, sau đó 3 năm hoá thành thổ dịch. Muộn là đến Đinh Mão, sớm là đến Bính Dần. là thổ dịch đến. Dịch đó to, nhỏ, ác, thiện là do thấy rõ ở T thiên và Tại tuyền hoặc thịnh, hoặc suy, và có phạm Thái ất hay không. Lại nh năm Quý Hợi, Tại tuyền là Thiếu dương không thoái vị, thì Giáp Tý Tại tuyền là Dương minh không thiên chính (nửa năm cuối nhiều ôn ít lơng là Chuỳ). Giáp tuy chính vị ở trên, Kỷ không chính vị ở dưới, thì Giáp với Mậu đối nhau cũng là Thổ hư, lại có thắng phục cũng như 3 năm hoá dịch lệ.

38

Thổ dịch đưa đến, sợ hại cho thuỷ tạng, phải trước hết là bổ Thận hư, thứ là tiết thổ khí, để khử cái tập trung đó Cấm đi đêm, đi xa, thì dịch có thể tránh được. Năm Bính Dần, Tướng hoả tư thiên, Nếu năm trước Thái âm không thoái thì (năm nay) Tướng hoả không chính. Năm nay tại tuyền của Tân Tị là Quyết âm đã chính vị ất Tân không hợp thì thuỷ hư mà thổ thắng, mộc phục, ma gió nhiều, đó là Bính, Tân thất thủ, sau 3 năm thành thuỷ dịch. Sớm là năm Mậu Thìn, muộn là năm Kỷ Tị, rất nhanh, hơi chậm (giống như trên). Năm trước tại tuyền không thoái, năm nay tại tuyền- không thiên chính, cũng như thế, tức là có thắng phục nhỏ, cũng làm lệ (dịch). Còn lại giống như thế cả. Thuỷ tà đem đến, sợ hại hoả tạng, phải trước là bổ Tân du, thứ là tiết thận khí. Cấm vui mừng nhiều, tình dục, tự mình suy nghĩ mệt thần, thì có thể tránh được dịch. Năm Canh Thân, cương nhu thất thủ, hoá thành kim dịch, giống như trên, nhưng năm nay tại tuyền không chính, kim hư hoả thắng, thuỷ nên phục mà Thái âm khí đến thuỷ không hành được, hoặc không phục được, luỵ không phục cũng hoá ra lệ. Kim tà đem đến sợ hại Mộc tạng, phải trước là bổ Can du thứ là tả phế khí, thần cần tĩnh. Cấm cáu giận nhiều. Năm Nhâm Ngọ, cương nhu thất thủ hoá mộc dịch giống như trên. Mộc tà đem đến sợ hại Thổ tạng, phải trước là bổ tỳ, thứ là tiết mộc khí, thần nên tĩnh. Cấm say rợn nhiều, ca nhạc nhiều, kị ăn no, ăn thức ăn sống lạnh, trệ, không ngồi lâu, ăn thì cấm nhiều vị chua, nên ăn vị ngọt, nhạt. Nạm Mậu Thân, cương nhu thất thủ hoá thành hoả dịch giống như trên. Hoả tà đem đến sợ hại Kim tạng, phải trước là bổ phế, thứ là tả hoả Khí thần muốn tĩnh. Cấm bị thương. V. THƯƠNG HÀN ÔN DỊCH VÀ CÁCH PHÒNG. Sách Tung Nhai Tôn sinh th viết: Thương hàn ôn dịch thường khởi ở mùa đông, ở người nghèo khổ, đói rách. Mùa đông không tàng tinh thì tà có thể vào sâu. Người nghèo khổ thì mình nóng, áo mỏng, khi nóng thì các lỗ chân lông mở ra, khi áo mỏng thời chịu đựng rét, kiêm đói khát mệt mỏi, đến nỗi hại trung khí, làm cho hàn tà dễ nhập, đợi đến mùa xuân phát sinh mưa, từ đó sau khi cỏ nguyên (một loại cỏ độc) lớn, tất có dịch. Nhưng khi dịch khí đã thịnh, thế dịch tất lây lan, lại tất ở hư thì

39

bị chịu khí đó trước, thế là bệnh không chỉ ở đông lạnh. Phép tránh cái đó, tất là phải hạn chế tình dục, hạn chế làm mệt, nhưng không chịu để bụng đói, thì đến gần khí đó tự mình có thể không lo. VI. GIỜ CỦA CÁC BƯỚC KHÍ TRONG "60 NĂM THIÊN THỜI DÂN BỆNH PHỔ" 1. Những nạm Tý, Ngọ: Giáp Tý, Giáp Ngọ: Thiếu âm(l)-thái Cung(2) - Dương minh(3). Canh Tý, Canh Ngọ : Thiếu âm - Thái Thương - Dương minh. Bính Tý, Bính Ngọ : Thiếu âm - Thái Vũ - Dương minh. Mậu Tý, Mậu Ngọ : Thiếu âm - Thái Chuỷ - Dương minh. Nhâm Tý, Nhâm Ngọ : Thiếu âm - Thái Giốc - Dương minh. Sơ khí: Bắt đầu từ tiết Đại hàn, giờ Dần, đầu, khắc đầu. Hết tiết Kinh trập, giờ Tý, đầu, khắc thứ tư. Nhị khí: Bắt đầu từ tiết Xuân phân, giờ Tý, giữa, khắc đầu. Hết tiết Lập hạ, giờ Tuất, giữa, khắc thứ tư. Tam khí: Bắt đầu từ tiết Tiểu mãn, giờ Hợi, đầu, khắc đầu. Hết tiết Tiểu thử, giờ Dậu, đầu, khắc thứ tư. Khí giao: Từ sau Hạ chí đến trước tiết Lập thu. Tứ khí: Bắt đầu tiết Đại thử, giờ Dậu, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Bạch lộ, giờ Mùi, giữa, khắc thứ tư. Ngũ khí: Bắt đầu tiết Thu phân, giờ Thân, đầu, khắc đầu. Hết cuối tiết Lập đông, giờ Ngọ, đầu, khắc thứ tư. Chung khí: Bắt đầu tiết Tiểu tuyết, giờ Ngọ, giữa, khắc đầu. Hết cuối Tiểu hàn, giờ Thìn, giữa khắc thứ tư. 2. Những năm Sửu, Mùi.

40

Ất Sửu ất Mùi: Thái âm - Thiếu Thơng - Thái dương. Đinh Sửu, Đinh Mùi: Thái âm - Thiếu Giốc - Thái dương. Kỷ Sửu, Kỷ Mùi: Thái âm - Thiếu Cung - Thái dương. Tân Sửu, Tân Mùi: Thái âm - Thiếu Vũ - Thái dương. Quý Sửu, Quý Mùi: Thái âm - Thiếu Chuỳ - Thái dương. Sơ khí Bắt đầu từ tiết Đại hàn, giờ Tị, đầu, khắc đầu. Hết cuối tiết Kinh trập, giờ Mão, đầu, khắc thứ tư. Nhị khí: Bắt đầu từ tiết Xuân phân, giờ Mão, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Lập hạ, giờ Sửu, giữa, khắc thứ tư. Tam khí: Bắt đầu từ tiết Tiểu mãn, giờ Dần, đầu, khắc đầu. Hết cuối tiết Tiểu thử, giờ Tý, đầu, khắc thứ tư. Khí giao: Từ sau Hạ chí đến trước tiết Lập thu. Tứ khí: Bắt đầu tiết Đại thử, giờ Tý, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Bạch lộ, giờ Tuất, giữa, khắc thứ tư. Ngũ khí: Bắt đầu tiết Thu phân, giờ Hợi, đầu, khắc đầu. Hết cuối tiết Lập đông, giờ Dậu, đầu, khắc thứ tư. Chung khí: Bắt đầu tiết Tiểu tuyết, giờ Dậu, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Tiểu hàn, giờ Mùi, giữa, khắc thứ tư. 3. Những năm Dần, Thân. Bính Dần, Bính Thân: Thiếu dương - Thái Vũ - Quyết âm. Mậu Dần, Mậu Thân: Thiếu dương - Thái Chuỳ - Quyết âm. Canh Dần, Canh Thân: Thiếu dương-thái Thơng- Quyết âm. Nhâm Dần, Nhâm Thân: Thiếu dương-thái Giốc- Quyết âm.

41

Giáp Dần, Giáp Thân: Thiếu dương - Thái Cung - Quyết âm. Sơ khí: Bắt đầu từ Đại hàn, giờ Thân, đầu, khắc đầu. Hết tiết Kinh trập, giờ Ngọ, đầu, khắc thứ tư. Nhị khí: Bắt đầu từ tiết Xuân phân, giờ Ngọ, giữa, khắc đầu Hết tiết Lập hạ, giờ Thìn, giữa, khắc thứ tư. Tam khí: Bắt đầu từ tiết Tiểu mãn, giờ Tị, đầu, khắc đầu. Hết tiết Tiểu thử, giờ Mão, đầu, khắc thứ tư. Khí giao: Từ sau Hạ chí đến trước tiết Lập thu. Từ khí: Bắt đầu tiết Đại thử, giờ Mão, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Bạch lộ, giờ Sửu, giữa, khắc thứ tư. Ngũ khí: Bắt đầu tiết Thu phân, giờ Dần, đầu, khắc đầu. Hết cuối tiết Lập đông, giờ Tý, đầu, khắc thứ tư. Chung khí: Bắt đầu tiết Tiểu tuyết, giờ Tý, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Tiểu hàn, giờ Tuất, giữa, khắc thứ tư. 4. Những năm Mão, Dậu. Đinh Mão, Đinh Dậu: Dương minh - Thiếu Giốc - Thiếu âm. Kỷ Mão, Kỷ Dậu : Dương minh - Thiếu Cung - Thiếu âm. Tân Mão, Tân Dậu : Dương minh - Thiếu Vũ - Thiếu âm. Quý Mão, Quý Dậu : Dương minh - Thiếu Chuỳ - Thiếu âm. Ất Mão, Ất Dậu: Dương minh - Thiếu Thơng - Thiếu âm. Sơ khí: Bắt đầu từ tiết Đại hàn, giờ Hợi, đầu, khắc đầu. Hết tiết Kinh trập, giờ Dậu, đầu, khắc thứ tư. Nhị khí: Bắt đầu từ tiết Xuân phân, giờ Dậu, giữa, khắc đầu

42

Hết tiết Lập hạ, giờ Mùi, giữa, khắc thứ tư. Tam khí Bắt đầu từ tiết Tiểu mãn, giờ Thân, đầu, khắc đầu. Hết tiết Tiểu thử, giờ Ngọ, đầu, khắc thứ tư. Khí giao: Từ sau Hạ chí đến trước tiết Lập Thu. Từ khí: Bắt đầu tiết Đại thử, giờ Ngọ, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Bạch lộ, giờ Thìn, giữa, khắc thứ tư. Ngũ khí: Bắt đầu tiết Thu phân, giờ Tỵ, đầu, khắc đầu. Hết cuối tiết Lập đông, giờ Mão, đầu, khắc thứ tư. Chung khí:Bắt đầu tiết Tiểu tuyết, giờ Mão, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Tiểu hàn, giờ Sửu, giữa, khắc thứ tư. 5. Những năm Thìn, Tuất. Mậu Thìn, Mậu Tuất: Thái dương - Thái Chuỳ - Thái âm. Canh Thìn, Canh Tuất : Thái dương - Thái Thương -Thái âm. Nhâm Thìn, Nhâm Tuất: Thái dương - Thái Giốc - Thái âm. Giáp Thìn, Giáp Tuất: Thái dương - Thái Cung - Thái âm. Bính Thìn, Bính Tuất: Thái dương - Thái Vũ - Thái âm. Sơ khí: Bắt đầu từ tiết Đại hàn, giờ Dần, đầu, khắc đầu. Hết tiết Kinh trập, giờ Tý, đầu, khắc thứ tư. Nhị khí: Bắt đầu từ tiết Xuân phân, giờ Tý, giữa, khắc đầu. Hết tiết Lập hạ, giờ Tuất, giữa, khắc thứ tư. Tam khí: Bắt đầu từ tiết Tiểu mãn, giờ Hợi, đầu, khắc đầu. Hết tiết Tiểu thử, giờ Dậu, đầu, khắc thứ tư. Khí giao: Từ sau Hạ chí đến trước tiết Lập thu.

43

Tứ khí: Bắt đầu tiết Đại thử, giờ Dậu, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Bạch lộ, giờ Mùi, giữa, khắc thứ tư. Ngũ khí: Bắt đầu liệt Thu phân, giờ Thân, đầu, khắc đầu. Hết cuối tiết Lập đông, giờ Ngọ, đầu, khắc thứ tư. Chung khí:Bắt đầu tiết Tiểu tuyết, giờ Ngọ, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Tiểu hàn, giờ Thìn, giữa, khắc thứ tư. 6. Những nam Tị, Hợi. Kỷ Tị, Kỷ Hợi: Quyết âm - Thiếu Cung - Thiếu dương. Tân Tị, Tân Hợi: Quyết âm - Thiếu Vũ - Thiếu dương. Quý Tị, Quý Hợi: Quyết âm - Thiếu Chuỳ - Thiếu dương. Ất Sửu ất Mùi: Quyết âm - Thiếu Thơng - Thiếu dương Đinh Tị, Đinh Hợi: Quyết âm - Thiếu Giốc - Thiếu dương. Sơ khí: Bắt đầu từ tiết Đại hàn, giờ Tị, đầu, khắc thứ hai. Hết cuối tiết Kinh trập, giờ Mão, đầu, khắc thứ tư. Nhị khí: Bắt đầu từ tiết Xuân phân, giờ Mão, giữa, khắc đầu Hết cuối tiết Lập hạ, giờ Sửu, giữa, khắc thứ tư. Tam khí: Bắt đầu từ tiết Tiểu mãn, giờ Dần, đầu, khắc đầu. Hết cuối tiết Tiểu thử, giờ Tý, đầu, khắc thứ tư. Khí giao: Từ sau Hạ chí đến trước liệt Lập thu. Tứ khí: Bắt đầu tiết Đại thừ, giờ Tý, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Bạch lộ, giờ Tuất, giữa, khắc thứ tư. Ngũ khí: Bắt đầu tiết Thu phân, giờ Hợi, đầu, khắc đầu. Hết cuối tiết Lập đông, giờ Dậu, đầu, khắc thứ tư.

44

Chung khí: Bắt đầu tiết Tiểu tuyết, giờ Dậu, giữa, khắc đầu. Hết cuối tiết Tiểu hàn, giờ Mùi, giữa, khắc thứ tư. VII. ỨNG DỤNG VẬN KHÍ THEO SÁCH “ GIA ĐẠO TRUYỀN THÔNG BẢO ” Để minh hoạ vấn đề, tôi xin giới thiệu một đoạn trong sách "Gia đạo truyền Thổng bảo" của Linh mục Đặng Chính Tế, bản in lần thứ 2, năm 1952. Tác giả cho biết phần vận niên do Cố Hàn biên soạn có kiểm nghiệm bằng quan sát của bản thân người soạn. Phần vận niên này đủ 60 năm, thuộc trung nguyên, từ năm 1923 đến năm 1983, mỗi năm ghi rõ các bước khách khí và bệnh tà tương ứng Ngoài ra, phần cuối của mỗi năm có ghi rõ tình hình vạn vật trong năm có liên quan tới sản xuất nông nghiệp và kết quả của sản xuất ảnh hưởng tới đời sống xã hội. Linh mục Đặng Chính Tiết: "Người lại so sánh Vận Niên can chi (âm lịch) dưới này cứ 60 năm là một hội, thì thấy thật, hoặc có năm nào không được thật, thì là Thượng vận, Trung vận, Hạ vận cũng thường có khác nhau” ... Khi tham khảo nội dung vận niên ở sau, cần chú ý mấy điểm: Nội dung từng năm tác giả chỉ mô tả kỹ các bước khách khí, điều này phù hợp với những năm Khí thịnh, vận suy, khí lưu hành chính là lục khí, như vậy, gặp năm vận thịnh. khí suy, ta phải tham khảo các bước khách vận trọng tài liệu của ta để phù hợp với việc khí lưu hành chính là ngũ vận. - Tình hình vạn vật trong các năm đã mô tả là từ năm 1 923 đến 1983, còn như hiện nay, tuy năm can chi có lòng với những năm trong khoảng đó, nhưng đã sang hạ nguyên Giáp Tý, vì vậy, nó chỉ có ý nghĩa tham khảo mà không nhất thiết theo đó mà dùng. - Các bước Khí trong từng năm, Cố hàn đã sắp lầm Khí thứ 1 trong năm đó là từ Khí thứ 6 trong năm đó. Khí thứ 1 năm sau thành Khí thứ 1 năm trước. Nhầm lẫn nay do không phân biệt được sự lệch chuẩn giữa chủ khí và khách khí hàng năm, vì thế không xác định được rõ. Khi biên soạn tài liệu của mình, Linh mục Đặng Chính Tế không phát hiện ra nên vẫn để nguyên. Xin độc giả đối chiếu với bảng "Các bước khách khí của 6 năm" (B 11) sẽ rõ. Dưới đây là trích phần Vận niên trong sách "Gia đạo Truyền Thông bảo" của Linh mục Đặng Chính Tế: Năm can chi (âm lịch)

45

Năm Giáp Tý 1924 Thái âm Tư thiên, Thái Cung Thổ, Dương minh Thổ thái quá khắc thuỷ, lắm bệnh về lý vị, đau bụng, mình và chân tay không cất nhắc lên được. Phép chữa phải trừ thấp bổ thận. Từ tuyết đại hàn đến tháng giêng là Khí thứ I Thái dương, Thuỷ sinh Mộc, nhân dân lắm bệnh hàn, tháng 2 khí nặng đến phát ra bệnh lở ngứa, thì từ tháng 2 đến tháng 3 là Khí thứ lệ thuộc Quyết âm. mộc sinh hoả, chứng đau mắt. mặt nóng; từ tháng 4 đến tháng 5 là Khí thứ III thuộc Thiếu âm quân hoả, phát ra chứng đau tim; người lạnh ngắt, sốt rét ho suyễn mắt đỏ. Từ tháng 6 đến tháng 7 là Khí thứ IV thuộc thái âm thổ chứng sốt rét phái vàng, mũi đổ máu cam; từ tháng 8 đến tháng 9 thuộc Khí thứ V thuộc thiếu dương lưỡng Hoả khắc Kim, dương tà thịnh có chứng sốt, từ tháng 10 đến tháng 11 là Khí thứ VI thuộc dương minh, Kim sinh Thuỷ, phát bệnh phù sũng huyết dật (là huyết giàn lên miệng mũi) đau bụng. Năm nay ruộng mùa hạ được toàn, ruộng mùa thu được nửa, hoa quả, tằm được, cá muối thường, xuân ít ma, hạ ma to, hạ tuần tháng 8 có hồng thuỷ, mùa đông ma to gió rét lắm, trâu bò bị thiên thời chết, trẻ con hại, một người ăn hết 1 tháng. Năm ất Sửu 1925 (Thiếu âm tư thiên, Thiếu Thương Kim, Thái dương tại tuyền) Kim vận bất cập, Hoả khắc Kim, hay phải bệnh đại tiện ra huyết, lại bệnh thuộc quyết âm là hoả vô căn nên đầu mặt choáng váng, miệng lưỡi đắng đót. Phép chữa phải thanh can tả hoả. Từ tuyết đại hàn đến tháng giêng là Khí thứ I, thuộc quyết âm, Phong thương Can, phải bệnh huyết dật gân yếu. Từ tháng 2 đến tháng 3 là Khí thứ II, thuộc thiếu dương tướng Hoả. Hoả thịnh nóng lắm, hay có bệnh thời khí và dịch. Từ tháng 4 đến tháng 5 là Khí thứ III, thuộc âm Thái âm thấp thổ, khí hàn thấp ngừng trệ, nên người ta nhọc mệt và hay đầy bụng. Từ tháng 6 đến tháng 7 là Khí thứ IV, thuộc thiếu dương, Hoả sinh Thổ, thấp nhiệt thịnh. Huyết nhiệt ở bên trên, bụng hay đầy trướng. Từ tháng 8 đến tháng 9 là Khí thứ V thuộc Dương Minh Kim. Từ tháng 10 đến tháng 11 là khí sau hết thuộc Thái dương thuỷ, nhiều bệnh âm hàn, các đốt xương và lưng đau. Năm nay ruộng 2 mùa được, hoa quả, cá muối cũng hạ; 3 tháng hạ đại hạn, sang thu mới có ma, loạn thời khí, trâu bị thiên thời chết, 1 người ăn hết 1

46

thưng. (Khí hậu cũng giống năm Kỷ Mùi) Năm Bính Dần 1926 (Thiếu Dương Tư thiên, Thái vũ thuỷ, Quyết âm tại tuyền) Thuỷ vận thái quá, Kim bất cập, hoả thừa thế, Hoả t thiên, vì thế năm nay nắng nhiều, người ta hay nóng phổi, mộc tại tuyền khắc thổ nên lại lắm bệnh về tỳ vị. Phép chữa phải bổ tâm, trục khí hàn, lại trẻ con lắm bệnh đậu sởi Từ tuyết đại hàn đến tháng giêng là Khí thứ I thuộc thiếu âm quân hoả, có bệnh huyết dật mắt đỏ, ho suyễn đầu rức, băng huyết gân yếu. Từ tháng 2 đến tháng 3 là Khí thứ II thuộc Thái âm Thổ, thấp nhiệt làm ra bệnh, nên lắm bệnh mửa thổ đầu rức mình nóng, lở ghẻ mủ mê. Từ tháng 4 đến tháng 5 là Khí thứ III thuộc Thiếu dương tướng hoả, người ta phải bệnh huyết dật đổ máu cam, thổ huyết, hầu cổ tê đau mắt. Từ tháng 6 đến tháng 7 là Khí thứ IV, thuộc Dương minh kim, Khí táo nhiều thắng thế kim, nên người ta ngực cách đầy buồn, thấp thắng tỳ vị, phải mình mẩy nặng nề. Từ tháng 8 đến tháng 9 thuộc thái dương thuỷ chủ kim sinh thuỷ, ít bệnh. Từ tháng 10 đến tháng 11 thuộc quyết âm mộc, chủ thuỷ sinh mộc ít bệnh. Năm nay ruộng mùa hạ được nửa, mùa thu được cả, hoa quả mất nửa, được tằm cá, một người ăn hết 1 thưng. Năm Đinh Mão 1927 (Dương minh tư thiên, Thiếu giác mộc, Thiếu âm tại tuyền) Mộc vận bất cập, Kim thừa thế khắc mộc, có bệnh đau gân đau bụng, tháo dạ. Phép chữa phải bổ gan thanh táo. Từ tuyết đại hàn đến tháng giêng là Khí thứ I, thuộc thái âm thổ chủ mộc khắc thổ, tỳ vị hại bởi nhiều nóng nên đầy hơi, khí nhiệt bốc lên mặt đỏ, mũi đổ máu cam hay buồn ngủ, thường thường lại có bệnh lậu nhiệt. Từ tháng 2 đến tháng 3 là Khí thứ II, thuộc Thiếu dương tướng hoả, có bệnh ôn dịch. Từ tháng 4 đến tháng 5 là Khí thứ III thuộc Dương minh Kim chủ: hoả khắc kim, khí dương thịnh lắm, lên nhiều bệnh sốt rét. Từ tháng 6 đến tháng 7 là Khí thứ IV, thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Thổ khắc Thuỷ, mắc phải bạo bệnh nói nhảm nói càn, đau tim, Khí thấp nhiệt đóng dưới hạ thể. Mọi bệnh ấy đều thuộc tâm thận cả. Từ tháng 8 đến tháng 9 thuận Quyết âm mộc chủ Kim khắc Mộc. Từ tháng 10 đến tháng 1 1 là thuộc Thiếu âm quân hoả, chủ thuỷ khắc hoả, có bệnh ôn dịch. Năm nay ruộng mùa hạ được nửa, ruộng mùa thu được cả, hoa quả tằm mất, cá được sang mùa thu ma to gió lớn, trâu lợn có bệnh thiên thời, một người ăn hết 1 thưng.

47

Năm Mậu Thìn 1928 (Thái dương tư thiên, Thái vi* hoả, Thái âm tại tuyền) Hoả vận thái quá hại Kim, người ta hay mắc bệnh sốt rét ho mình nóng, vai sau lưng gân đau, Hoả thịnh Kim suy. Phép chữa phải giáng Hoả bổ phế. Từ tuyết đại hàn đến tháng Từ tuyết đại hàn đến tháng giêng là Khí thứ I, thuộc Thiếu dương tướng hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả, có bệnh mình nóng rức đầu phát ban lở ngứa. Từ tháng 2 đến tháng 3 là Khí thứ 11, thuộc Dương minh Kim chủ Hoả khắc Kim, dương Khí trệ lại, nên bệnh khí uất trướng đầy. Từ tháng 4 đến tháng 5 là Khí thứ III thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Hoả khắc Thuỷ, nhiều bệnh lạnh ngoài nóng trong, đi tả, phát lên ung thư, tim nóng buồn bực, nếu không điều trị ngay thì chết. Từ tháng 6 đến tháng 7 là Khí thứ IV, thuộc Quyết âm mộc khắc Thổ, phát ra bệnh nóng lắm, vì tỳ thổ phải hại, nên phát ra tả lỵ, người mệt nhọc chân tay rời ra. Từ tháng 8 đến tháng 9 là khí thứ V, thuộc Thiếu âm quân hoả khắc Kim. Từ tháng 10 đến tháng 11 thuộc Thái âm Thổ khắc Thuỷ, đàn bà đương thai nghén khó nhọc vất vả, hay động thai. Năm nay ruộng mùa hạ mất nửa, ruộng mùa thu được, hoả quả, tằm mất nửa, cá được, muối quý lắm, dân không an lành, nhiều bệnh ôn dịch, 1 người ăn hết 1 thưng. Năm Kỷ Tị 1929 (Quyết âm tư thiên. Thiếu cung thổ, Thiếu dương tại tuyền) Thổ vận bất cập, Mộc thừa thế, phong khí đại hành sự, nên lắm bệnh bụng đau đi tả, mình nặng, da thịt máy động. Phép chữa phải ích chân tỳ, bình can mộc. Từ tuyết đại hàn đến tháng giêng là Khí thứ I, thuộc Dương minh Kim khắc Mộc, hay có bệnh gân co chuột rút. Từ tháng 2 đến tháng 3 là Khí thứ II, thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả, nhiều bệnh nóng trong. Từ tháng 4 đến tháng 5 là Khí thứ III thuộc Quyết âm mộc sinh Hoả, hay có bệnh về Phong Mộc làm ra chóng mặt, ù tai, khóc lóc Từ tháng 6 đến tháng 7 là Khí thứ IV, thuộc Thiếu âm Hoả chủ Thuỷ khắc Dương Hoả, có thời khí ôn dịch. Từ tháng 8 đến tháng 9 là Khí thứ V, thuộc Thái âm thổ, chủ Mộc khắc Thổ.

48

Từ tháng 10 đến tháng 1 1 là Khí thứ VI, thuộc Thiếu dương tướng hoả, nhiều bệnh nóng ( bệnh giống năm Quý Mùi). Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu được cả, hoa quả mất nửa, cá lắm, muối quý lắm, 1 người ăn 2 thưng. Năm Canh Ngọ 1 930 (Thiếu âm tư thiên, Thái thương Kim, Dương minh tại tuyền) Kim vận thái quá hại can Mộc, hay có bệnh ở gân, bệnh đau bụng, mắt đỏ. Kim không sinh Thuỷ, nên dưới hạ bộ cũng có bệnh. Phế Kim bệnh làm ra ho suyễn vai đau. Kim thịnh quá, Hoả thừa thế. Phép chữa, phải thanh táo bổ Can Mộc. Từ tuyết đại hàn đến tháng giêng là Khí thứ I, thuộc Thái Dương Thuỷ sinh Mộc, mới phát bệnh rét nhiều. Từ tháng 2 đến tháng 3 là Khí thứ II, thuộc Quyết âm, Mộc sinh Hoả, người ta nhiều bệnh bốc lên mặt nóng, mắt đỏ. Từ tháng 4 đến tháng 5 là Khí thứ III thuộc Thiếu âm quân hoả hợp tướng Hoả, 2 Hoả giao nhau, làm ra bệnh rét nóng ho suyễn, đau mắt, đau tim, phát quyết lạnh. Từ tháng 6 đến tháng 7 là Khí thứ IV, thuộc Thái âm Thổ có bệnh sốt rét phát vàng, mũi đổ máu cam. Từ tháng 8 đến tháng 9 là Khí thứ V, thuộc Thiếu Dương Hoả khắc Kim, bệnh nhiều nóng nẩy nở ngứa. Từ tháng 10 đến tháng 11 là khí sau hết thuộc dương minh Kim sinh Thuỷ (khí hậu cũng giống năm Mậu Ngọ). Năm nay ruộng mùa hạ mùa thu được cả, hoa quả cũng được, trâu dê hại, nhiều người chết, 1 người ăn hết 1 thưng. Năm Tân Mùi 1 931 (Thái âm tư thiên, Thiếu vũ Thuỷ, Thái dương tại tuyền) Thuỷ vận bất cập, Thổ thừa thấp hành nhiều bệnh bộ gân xương co đau, sắc mặt biến đổi, mắt trông mờ mờ. Từ tuyết đại hàn đến tháng giêng là Khí thứ I, thuộc quyết âm Mộc, có bệnh

49

huyết dật. Từ tháng 2 đến tháng 3 là Khí thứ II, thuộc Thiếu âm Hoả, phát bệnh ôn dịch nóng lắm. Từ tháng 4 đến tháng 5 là Khí thứ III thuộc Thái âm Thổ, chủ Hoả sinh Thổ, Khí thấp nhiệt đều hành sự, nên lắm bệnh huyết dật, bụng đầy. Từ tháng 6 đến tháng 7 là Khí thứ IV, thuộc Thiếu dương tướng hoả nhiều bệnh mình nặng bụng đầy. Từ tháng 8 đến tháng 9 là Khí thứ V, thuộc dương minh Kim. Từ tháng 10 đến tháng 1 1 là Khí thứ VI thuộc Thái Dương - Thuỷ (thời khí cũng giống năm Kỷ Hợi). Năm nay ruộng mùa hạ được cả, ruộng mùa thu mất nửa, hoa quả tằm ít, nhân dân đói khát, 5 người ăn 1 thưng. Năm Nhâm Thân 1932 (Thiếu dương Tư thiên, Thái giác Mộc, Quyết âm tại tuyền) Mộc vận thái quá, thắng mộc thịnh, nên bệnh hay đau gan, chóng mặt gân co, Thổ suy tỳ yếu. Phép chữa phải bình Mộc bổ tỳ. Từ tuyết đại hàn đến tháng giêng là Khí thứ I, thuộc thiếu âm quân hoả, làm ra bệnh huyết dật, mắt đỏ, ho suyễn rức đầu. Từ tháng 2 đến tháng 3 là Khí thứ II, thuộc Thái âm thổ thấp nhiệt làm bệnh, khí nhiệt uất lên hay mửa thổ, rức đầu, đau mắt ho hắng. Từ tháng 4 đến tháng 5 là Khí thứ III thuộc Thiếu dương tướng hoả, bệnh cũng như trên. Khí thứ IV thuộc Dương Minh Kim, chủ Thổ sinh Kim. Khí thứ y thuộc Thái Dương Thuỷ, chủ Kim sinh Thuỷ. Khí thứ VI thuộc Quyết âm Mộc, chủ Thuỷ sinh Mộc (thời khí cũng giống như năm Canh Thân). Năm nay ruộng mùa hạ mất, ruộng mùa thu được nửa, cây cối không yên, nhân dân cũng không yên lành.

50

Một người ăn hết 1 thưng. Năm Quý Dậu 1933 (Dương minh tư thiên, Thiếu vi hoả, Thiếu âm tại tuyền) Hoả vận bất cập, Thuỷ thừa thế, nên âm tà thịnh mà dương khí suy gân sau lưng và mắt đau, bụng to, bụng đầy, đi tả không ăn được cơm. Phép chữa phải bổ tâm trục hàn. Khí thứ I thuộc Thái âm thổ, chủ Mộc khắc Thổ, nhiều bệnh phong thấp, hại tỳ thận, bệnh nhiệt trướng, mặt mắt phù sũng. Khí thứ II thuộc Thiếu dương tướng hoả có bệnh dịch lệ. Khí thứ III thuộc dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim nhiều bệnh sốt rét. Khí thứ IV thuộc Thái dương thuỷ chủ Thổ khắc Thuỷ Khí thứ V thuộc quyết âm mộc chủ kim khắc mộc. Khí thứ VI thuộc Thiếu âm quân hoả Thuỷ khắc Hoả. Ba tháng mùa xuân ma thường, 3 tháng mùa hạ khô cạn, 3 tháng mùa thu nước to lụt, 3 tháng mùa đông mun thường. Năm nay ruộng mùa hạ được nửa, ruộng mùa thu được cả, sâu keo cắn hại, tôm cá muối nhiều, vàng bạc quý giá, dân không được yên, nhiều người chết, 3 người ăn hết nửa thưng. Năm Giáp Tuất 1934 (Thái dương tư thiên, Thái cung Thổ, Thái âm tại tuyền) Thổ vận thái quá, chủ âm vũ, Thổ thắng khắc Thuỷ, thấp đại hành, hay có bệnh đau bụng, giá lạnh, mình nặng, chân tay không cất nhắc được. Kiêng không nên dùng thuốc hàn luống, phải dùng thuốc trừ thấp bổ thận. Khí thứ I, thuộc Thiếu dương Hoả chủ Mộc sinh Hoả, đường khí không hành được, nhiều người mắc bệnh uất khí bụng đầy, bệnh ôn nhiệt rức đầu mình nóng. Khí thứ II thuộc Dương minh Kim chủ Hoả khắc Kim, khí hàn trệ trong mình, nên dương khí không hành được làm ra uất khí đầy bụng. Khí thứ III thuộc Thái dương Thuỷ chủ Hoả khắc Thuỷ, nhiều bệnh ngoài lạnh trong nóng, bệnh ung thư đau tim nếu không điều trị chóng thì chết. Khí thứ IV thuộc quyết âm Mộc khắc Thổ, Mộc hay sinh Hoả, phải bệnh nóng lắm, tỳ Thổ phải hại, nên có bệnh hai chân mềm yếu đi ngoài ra sắc đỏ trắng. Khí thứ V thuộc Thiếu âm Hoả khắc Kim. Khí thứ VI thuộc Thái âm Thổ khắc Thuỷ, nhiều bệnh về thai sản Năm nay ruộng mùa hạ mùa thu và hoa quả đều được nửa, tằm nhiều (khí hậu cũng như năm Nhâm Tuất). Hai người ăn hết một thưng. Năm ất Hợi 1935 (Quyết âm tư thiên, Thiếu thơng Kim, Thiếu dương tại tuyền)

51

Kim vận bất cập, Hoả thừa thế đại hành, hay có bệnh nơi đầu, nơi miệng lưỡi và đau tim. Phép chữa phải Thanh phế giáng hoả. Khí thứ I, thuộc dương minh Kim khắc Mộc, nhiều bệnh gân co. Khí thứ II thuộc thái dương, Thuỷ khắc Hoả, vì thế khí dương nấp vào trong, hoá ra bệnh nóng trong. Khí thứ III thuộc quyết âm Mộc sinh Hoả, sinh bệnh chóng mặt ù tai. Khí thứ IV thuộc Thiếu âm Hoả sinh Thổ, thấp nhiệt hành nhiều bệnh phát vàng. Khí thứ V thuộc Thái âm, Thổ sinh kim. Khí thứ VI thuộc Thiếu dương Hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả, có bệnh ôn lúc rét nóng. Năm nay ruộng mùa hạ được nửa, ruộng mùa thu được cả,bị gió đập hại lúa, mùa thu hạn, hoa quả tằm mất nửa, thú dữ rừng, bình dân tán loạn, 4 người ăn hết một thưng. Năm Bính Tý 1936 (Thiếu âm tư thiên, Thái vũ Thuỷ, Dương minh tại tuyền) Thuỷ vận thái quá, Thuỷ thắng khắc Hoả, nhiều bệnh mình nóng, buồn bực, đau tim, cũng có khi Thuỷ tự làm bệnh bụng to, đùi sưng, hãi gió, đổ mồ hôi trộm. Phép chữa phải trục hàn bổ tâm. Khí thứ I, thuộc Thái dương Thuỷ sinh Mộc. Khí thứ II thuộc quyết âm Mộc sinh Hoả. có bệnh mặt đỏ mắt đau. Khí thứ III thuộc Thiếu âm quân hoả hay phát bệnh khí quyết tâm thông, sốt rét ho suyễn đau mắt. Khí thứ IV thuộc Thái âm Thổ. thấp thổ thịnh làm ra bệnh nóng rét, hoàng đởm, đổ máu cam. Khí thứ V thuộc Thiếu dương Hoả khắc kim, khí dương tà thịnh, phát bệnh thời khí. Khí thứ VI thuộc Dương minh Kim sinh Thuỷ, hay sinh bệnh phù sũng, ho suyễn, thổ ra thuyết. Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu, hoa quả đều được, tằm mất nửa, loạn hùm beo, trâu lợn quý, một người ăn hết một thưng. Năm Đinh Sửu 1937 (Thái âm tư thiên, Thiếu giác Mộc, Thái dương tại tuyền) Mộc vận bất cập, Hoả thừa thế khắc Kim, có chứng tả, chứng tiện huyết, nhiều người mắc bệnh kinh quyết âm Hoả vô căn, hay chóng mặt, miệng lưỡi lở đau. Phép chữa phải bổ can thanh táo. Khí thứ I, thuộc Quyết âm Mộc, phong hay hại can, có bệnh huyết dật gân yếu, mình nặng. Khí thứ II thuộc Thiếu âm Hoả. Hoả thịnh nóng lắm, phát ra bệnh dịch lệ.

52

Khí thứ III thuộc Thái âm Thổ, khí hàn thấp ngừng trở làm ra chứng phù thũng đầy bụng nặng mình. Khí thứ IV thuộc Thiếu dương Hoả sinh Thổ, nhiều bệnh thuộc thấp nhiệt. Khí thứ V thuộc dương minh Kim. Khí thứ VI thuộc Thái dương Thuỷ (thời khí giống như Kỷ Mùi). Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu mất, hoa quả lợi, tháng 8 có hồng thuỷ, ngày 22-9 thấy sao Kim tinh mọc ở phương Tây, thì sang năm hạn, 3 người ăn 1 thưng. Năm Mậu Dần 1938 (Thiếu dương tư thiên, Thái vi Hoả, Quyết âm tại tuyền) Hoả vận thái quá hại Kim, lắm bệnh nóng hen suyễn, ngực đầy, lưng vai đau, nóng tại xương nên bị thổ huyết đổ máu cam, đi đại tiện ra huyết. Phép chữa phải giáng hoả bổ phế. Khí thứ I, thuộc Thiếu âm Hoả, có bệnh ôn huyết dật mắt đau, ho suyễn, đầu rức, băng huyết. Khí thứ II thuộc Thái âm Thổ, Khí thấp nhiệt uất ở trên, làm ra rức đầu nóng mình, ngực cách hay mửa thổ. Khí thứ III thuộc Thiếu dương Hoả, nhiều chứng nóng nẩy dật huyết, chốc lở mủ mê, ho mửa, đổ máu cam,... tê, mắt đỏ, lắm bệnh chết bất ưng. Khí thứ IV thuộc Dương minh Kim, chủ Thổ sinh Kim. Khí thứ V thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Kim sinh Thuỷ. Khí thứ VI thuộc quyết âm Mộc, chủ Thuỷ sinh Mộc. (Khí hậu giống như năm Canh Thân). Năm nay ruộng mùa hạ được, ruộng mùa thu mất, Hoa quả tằm mất nửa. Mùa hạ không có ma, cá trâu lợn quý, 2 người ăn hết 1 thưng. Năm Kỷ Mão 1939 (Dương minh tư thiên, Thiếu cung Thổ, Thiếu âm tại tuyền) Thổ vận bất cập, Mộc thịnh khắc Thổ, cây cối có tết song ít quả, lắm bệnh về tỳ vị, mình nặng đi tả, bệnh đau mắt, thơng gân. Phép chữa phải ích Tỳ bình Can. Khí thứ I thuộc Thái âm Thổ khắc Thuỷ, chủ phong thấp, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ tỳ vị phải hại, bệnh nhiệt trướng, mặt mắt phù sũng, đổ máu cam, hay buồn ngủ. Khí thứ II thuộc Thiếu dương hoả, lắm bệnh ôn dịch, nhân dân chết nhiều. Khí thứ III thuộc Dương minh kim, chủ Hoả khắc Kim, khí dương thịnh phát bệnh sốt rét. Khí thứ IV thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Thổ khắc Thuỷ. Khí thứ V thuộc Quyết âm Mộc, chủ Kim khắc Mộc. Khí thứ VI thuộc Thiếu âm Hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả, phát bệnh siết Năm nay ruộng mùa hạ, thu, hoa quả, cá, muối đều lợi,tằm mất. Một người ăn 2 thưng.

53

Năm Canh Thìn 1940 (Thái dương tư thiên, Thái thương Kim, Thái âm tại tuyền) Kim vận thái quá, Kim thắng hại Can Mộc, phát bệnh đau bụng, đau mắt, thậm chí hoả phục ở phế kinh, ho suyễn, vai đau. Kim không sinh thuỷ, lắm bệnh về hạ bộ, Kim thịnh .mộc suy, hoả thừa thế. Phép chữa phải thanh táo bổ can. Khí thứ I, thuộc Thiếu dương Hoả, chủ mộc sinh hoả, nhiều bệnh ôn dịch, rức đầu, mình nóng, ban chẩn lở ngứa. Khí thứ II thuộc Dương minh Kim chủ Hoả khắc Kim, khí lạnh trề trong mình, làm cho dương khí không hành được, nên hay có chứng đầy bụng. Khí thứ III thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả, nhiều chứng hàn ngoài lạnh trong nóng, ung thư chú hạ. Khí thứ IV thuộc Quyết âm Mộc khắc Thổ, Mộc sinh Hoả phát bệnh nóng dữ, khí ít, chân tay mềm yếu, đi ngoài ra huyết. Khí thứ V thuộc Thiếu âm Hoả khắc Kim. Khí thứ VI thuộc Thái âm Thổ khắc Thuỷ. Năm nay ruộng mùa hạ mùa thu đều được cả, hoa quả, tằm mất nửa, lắm rét, lắm sương, 1 người ăn 2 thưng. Năm Tân Tị 1941 (Quyết âm tư thiên, Thiếu vũ Thuỷ, Thiếu dương tại tuyền) Thuỷ vận bất cập, Thổ thừa thế, bệnh thấp thịnh hành, nhiều bệnh hạ bộ, gân xương đau, thịt máy, đau bụng. Phép chữa phải bổ thận trừ thấp. Khí thứ I, thuộc Dương minh Kim khắc mộc, nhiều bệnh gân và gan Khí thứ II thuộc Thái đường Thuỷ khắc Hoả. Khí thứ III thuộc Quyết âm Mộc sinh Hoả, bệnh về tạng chóng mặt, ù tai. Khí thứ IV thuộc Thiếu âm Hoả sinh thổ bệnh thấp nhiệt thịnh hành. Khí thứ V thuộc Thái âm thổ sinh Kim. Khí thứ VI thuộc Thiếu dương Hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả, có lệ khí ôn nhiệt (khí hậu cũng như năm Quý Hợi). Năm nay ruộng mùa hạ được nửa, ruộng mùa thu được cả hoa quả được nửa, trâu bị thiên thời chết. Một người ăn hết 1 thưng. Năm Nhâm Ngọ 1942 (Thiếu âm tư thiên, Thái giác Mộc, Dương in:nh tại tuyền) Mộc vận thái quá sinh hoả, sinh hại tỳ. Khí thứ I, thuộc Thái dương Thuỷ sinh Mộc. Khí thứ II thuộc Quyết âm Mộc sinh Hoả, nhiều bệnh nóng lở ghẻ, mặt nóng, đau mắt. Khí thứ III thuộc Thiếu âm quân Hoả hợp với tướng hoả, có bệnh khí quyết tâm thống, rét nóng ho suyễn mắt đỏ. Khí thứ IV thuộc Thái âm Thổ lắm chứng sốt rét hoàng đảm, đổ máu cam.

54

Khí thứ V thuộc Thiếu dương Hoả khắc Kim, dương tà thịnh, nhân dân phát nhiều bệnh ôn. Khí thứ VI thuộc Dương minh Kim sinh Thuỷ, bệnh huyết dật phù thũng ho suyễn. (Thời tiết cũng giống năm Mậu Ngọ). Năm nay ruộng mùa hạ mất, mùa thu lợi 2 phần 1 , cây cối không yên, 2 người ăn hết 2 thưng. Năm Quý Mùi 1943 (Thái âm tư thiên, Thiếu vi Hoả, Thái dương tại tuyền) Hoả vận bất cập, Thuỷ thừa thế, Hàn khí đại hành, âm tà thịnh phát bệnh to bụng, gân xương đau, đau mắt, bụng đầy, đi tả. Khí thứ I, thuộc Quyết âm Mộc, phong khí hại gan, nhiều bệnh huyết dật, gân cứng, các đốt xương không lợi. Khí thứ II thuộc Thiếu âm Hoả, hoả thịnh nhiều nóng, có bệnh lệ khí. Khí thứ III thuộc Thái âm Thổ, chủ Hoả sinh Thổ. Khí thứ IV thuộc Thiếu dương Hoả sinh Thổ, thấp nhiệt hành sự nhiều bệnh bạo huyết dật, trong nóng đầy. Khí thứ V thuộc Dương minh Kim. Khí thứ VI thuộc Thái dương thuỷ (thời tiết giống năm Kỷ Mùi). Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu lợi. Thu nhiều ma gió, hoa quả được tằm cá muối quý, nhiều ma gió rét lắm, 1 người ăn hết 2 thưng. Năm Giáp Thân 1944 (Thiếu dương tư thiên, Thái cung Thổ, luyến âm tại tuyền) Thổ vận thái quá, Thổ khắc Thuỷ, phát ra bệnh lạnh toát mình nặng chân tay mềm yếu, không cất nhắc được công việc, nhiều mưa gió, là chủ khí phong thấp thịnh. Khí thứ I, thuộc Thiếu âm Hoả, có bệnh ôn huyết dật, mắt đỏ, ho suyễn, băng huyết, ngoài gió lở ngứa. Khí thứ II thuộc Thái âm Thổ, Khí thấp uất ở Thượng bộ làm ra mửa, thổ, rức đầu mình nóng, hầu cổ không lợi. Khí thứ III thuộc Thiếu dương Hoả, nung đốt làm ra bệnh nóng ho mửa ra nùng huyết, đổ máu cam, hầu tê mắt đỏ chóng chết lắm. Khí giao hoả thịnh ở ngoài, nhân dân lắm bệnh trong lạnh ngoài nóng, sốt rét, lở ghẻ. Khí thứ IV thuộc Dương minh Kim, chủ thổ sinh Kim. Khí thứ V thuộc Thái dương Thuỷ, chủ kim sinh thuỷ. Khí thứ VI thuộc Quyết âm mộc, chủ Thuỷ sinh Mộc (thời tiết cũng giống năm Canh Thìn). Năm nay ruộng mùa hạ mùa thu được cả, hoa quả ít cá muối đắt, 3 tháng mùa đông ma, 1 người ăn hết 1 thưng. Năm ất Dậu 1945 (Dương minh tư thiên, Thiếu thương Kim, Thiếu âm tại tuyền)

55

Kim vận bất cập. Hoả thừa thế đại hành, Kim phải Hoả tà nên phát bệnh chóng mặt, miệng lời tim đau. Phép chữa phải thanh phế giáng Hoả. Khí thứ I, thuộc Thái âm Thồ, chủ Mộc khắc Thổ, nhiều bệnh nhiệt trướng, mặt mắt phù thũng, hay đổ máu cam. Khí thứ II, thuộc Thiếu dương Hoả nhân dân mắc bệnh ôn dịch chết nhiều. Khí thứ III, thuộc Dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim có chứng sốt rét. Khí thứ IV, thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Thố khắc Thuỷ. Khí thứ V, thuộc Quyết âm Mộc, chủ Kim khắc Mộc. Khí thứ VI. thuộc Thiếu âm Hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả, lắm chứng sốt. Năm nay ruộng mùa Hạ được nửa, ruộng mùa thu được cả. Hoa quả mất nửa phần, trẻ con phát đậu, và lở ngứa.1 người ăn hết 1 thưng. Năm Bính Tuất 1946 (Thái dương tư thiên, Thái Vũ Thuỷ, Thái âm tại tuyền) Thuỷ vận thái quá, Thuỷ thắng khắc Hoả, nên làm ra chứng đau tim buồn bực, mình nóng, thấp thũng ho suyễn, đổ mồ hôi trộm, hãi gió, sôi bụng đi tả. Phép chữa phải trục Thuỷ bổ tâm. Khí thứ I, thuộc Thiếu dương Hoả, chủ Mộc sinh Hoả, lắm chứng siết rức đầu, mình nóng lở ngứa. Khí thứ II thuộc Dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim, khí lạnh tự ở trong làm cho dương khí không hành được, khí uất đầy bụng. Khí thứ III thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả, có bệnh ngoài lạnh trong nóng, ung thư lở lang. Khí thứ IV thuộc Quyết âm mộc khắc Thổ, khí phong thấp đánh nhau, nhiều bệnh về tỳ vị, và chứng nóng. Khí thứ V thuộc Thiếu âm Hoả khắc kim. Khí thứ VI thuộc Thái âm Thổ khắc thuỷ. Năm nay ruộng mùa hạ được ngửa, ruộng mùa thu được toàn, hoa quả được mùa hạ không mưa, tháng 8 có hồng thuỷ, trâu bị thiên thời, 2 người ăn 1 thưng. Năm Đinh Hợi 1947 (Quyết âm tư thiên, Thiếu giác Mộc, Thiếu dương tại tuyền) Mộc vận bất cập, Kim thừa thế khắc Mộc, làm r a chứng đau gân, đau bụng, Mộc khống sinh Hoả, nên hay sôi bụng, đi ngoài, Mộc bất cập, khống chế được bệnh, nên phát ra ung thư lở ngứa. Phép chữa phải bổ can thanh táo. Khí thứ I, thuộc Dương minh Kim khắc Mộc, nhiều bệnh về gan. Khí thứ II thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả, có bệnh nóng trong. Khí thứ III thuộc quyết âm mộc sinh Hoả, phát ra chóng mặt, tai như ve kêu. Khí thứ IV thuộc Thiếu âm Hoả sinh Thổ, Khí thấp nhiệt đại hành, nhiều chứng hoàng đởm.

56

Khí thứ V thuộc Thái âm Thổ sinh kim. Khí thứ VI thuộc Thiếu dương Hoả, chủ thuỷ khắc hoả, có nhiều lệ khí (khí giống năm Quý Hợi). Năm nay ruộng mùa hạ được toàn, ruộng mùa thu được nửa, 3 tháng hạ hạn, sang thu mưa, mùa đông có mưa gió, trâu lợn bị thiên thời, hai người ăn hết 1 thưng. Năm Mậu Tý 1 948 (Thiếu âm Tư thiên, Thái vi Hoả, Dương in:như tại tuyền) Hoả vận thái quá hại Kim, làm ra bệnh huyết dật ho suyễn, mình nóng lở ngứa. Phép chữa phải giáng hoả bổ phế. Khí thứ I thuộc Thái dương Thuỷ sinh Mộc, nhiều bệnh rét. Đến tháng 2 mới nắng dữ, trong ngoài mình đều nóng lắm, lở ngứa. Khí thứ II thuộc Quyết âm mộc sinh Hoả, có bệnh tả, mắt đau, mặt đỏ. Khí thứ III thuộc Thiếu âm quân Hoả, hợp tướng Hoả, phát chứng đau tim, người giá lạnh, sốt rét ho suyễn, mắt đỏ. Khí thứ IV thuộc Thái âm Thổ, bệnh sốt rét phát vàng, đổ máu cam. Khí thứ V thuộc Thiếu dương Hoả khắc Kim, nhân dân mắc chứng siết dịch. Khí thứ VI thuộc Dương minh Kim sinh Thuỷ có chứng phù thũng, ho suyễn. Năm nay ruộng mùa hạ mùa thu mất nửa, xuân hạ hạn. Hoa quả được nửa, mùa đông lắm ma, nhiều cá, muối ít, 2 người ăn hết một thưng. Năm Kỷ Sửu 1949 (Thái âm tư thiên, Thiếu cung Thổ, Thái dương tại tuyền) Thổ vận bất cập, Mộc thừa thế đại hành. Thổ bất cập, nên cây cối có tết, nhưng không quả, lắm bệnh tả, mình nặng , đau bụng, thịt máy động. Phép chữa phải ích tỳ vị, bình can mộc. Khí thứ I, thuộc Quyết âm mộc, có bệnh về gan. Khí thứ II thuộc Thiếu âm Hoả, phát bệnh ôn dịch. Khí thứ.III thuộc Thái âm Thổ, nhiều bệnh hàn thấp. Khí thứ IV thuộc Thiếu dương Hoả sinh Thổ, nhiều Khí thấp nhiệt, phát ra chứng huyết dật bụng trướng đầy. Khí thứ V thuộc Dương minh Kim. Khí thứ VI thuộc Thái dương Thuỷ. Năm nay ruộng mùa hạ mùa thu được, hoa quả cũng đậu nhân dân nhiều bệnh, loạn lạc không yên, một người ăn hết 3 thng. Năm Canh Dần 1950 Thiếu dương t thiên, Thái dương Kim, Quyết âm tại tuyền) Kim vận thái quá hại can, nhiều bệnh phong nhiệt đau gân, đau mắt, đau bụng dưới, đau vai, đau lưng ho suyễn. Kim không sinh Thuỷ, nửa mình về dưới cũng có bệnh. Phép chữa phải thanh táo bổ gan. Khí thứ I, thuộc Thiếu âm Hoả, có chứng huyết dật, băng huyết, ho suyễn nhức đầu, lở ngứa.

57

Khí thứ II thuộc Thái âm Thổ, Khí thấp nhiệt uất ở trên mửa thổ, rức đầu, mình nóng, lở ngứa ngủ mê. Khí thứ III thuộc Thiếu dương Hoả. Khí thứ IV thuộc Dương minh Kim, chủ Thổ sinh Kim. Khí thứ V thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Kim sinh Thuỷ. Khí thứ VI thuộc Quyết âm mộc, chủ Thuỷ sinh Mộc. Năm nay ruộng mùa hạ mùa thu đều được cả, hoa quả được nửa, một người ăn hết 2 thưng ( Dương minh tơ thiên, Thiếu vũ Thuỷ, Thiếu âm tại tuyền) Thuỷ vận bất cập, Thổ thừa thế Khí thấp thịnh hành. Phép chữa phải bổ thận trừ thấp. Khí thứ I, thuộc Thái âm Thổ, chủ Mộc khắc Thổ hại tỳ, vị, bệnh nhiệt trướng, mặt, mắt phù thũng hay buồn ngủ. Khí thứ II thuộc Thiếu dương Hoả, phát chứng ôn dịch, hại nhiều người. Khí thứ III thuộc Dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim có chứng sốt rét. Khí thứ IV thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Thổ khắc Thuỷ phát chứng ung sang tiện huyết. Khí thứ V thuộc Quyết âm Mộc, chủ Kim khắc Mộc. Khí thứ VI thuộc Thiếu âm Hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả (thời tiết cũng giống năm Đinh Mão). Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu mất nửa, hoa quả lợi, binh dân tán loạn, trâu bò thiên thời, lợn quý, tháng 8 hồng thuỷ, 2 người ăn hết 1 thưng. Năm Nhâm Thìn 1952 ( Thái dương tư thiên, Thái giác Mộc, Thái âm tại tuyền) Mộc vận thái quá, chủ Phong cây cối không yên, người ta lắm bệnh về tỳ, đau gan, đau mắt. Phép chữa phải bình mộc bổ tỳ. Khí thứ I, thộc Thiếu dương Hoả khắc Mộc, có bệnh thời khí, nhức đầu, mình nóng, phát chứng ban chẩn. Khí thứ II thuộc Dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim phát phóng ung th, trong tim nóng nảy hay đi tiết tả. Khí thứ III thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả. Khí thứ IV thuộc Quyết âm Mộc khắc Thổ, mộc sinh Hoả phát bệnh nóng lắm, tỳ vị bị thương, có bệnh đoản hơi, tay chân mệt mỏi, tả lỵ sắc đỏ tràng. Khí thứ V thuộc Thiếu âm Hoả khắc Kim. Khí thứ VI thuộc Thái âm Thổ khắc Thuỷ (thời tiết cũng giống năm Nhâm Tuất). Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu, hoa quả đều được nửa, cá muối nhiều, trâu, dê, lợn quý. 1 người ăn hết hai thưng. Năm Quý Tị 1953 . (Quyết âm tư thiên, Thiếu vi Hoả, Thiếu dương tại tuyền) Hoả vận bất cập, Thuỷ thừa thế đại hành sự, gân sau lưng và mắt đau, bụng to, bụng đầy đi tả. Phép chữa phải trục hàn bổ tim. Khí thứ I. thuộc Quang minh Kim khắc Mộc, nhiều bệnh về gan. Khí thứ thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả. Khí thứ III thuộc Quyết âm mộc khắc Thổ, bệnh thuộc phong Mộc, chóng mặt, tai như ve sầu kêu. Khí thứ IV thuộc

58

Thiếu âm Hoả sinh Thổ có chứng phát vành Khí thứ V thuộc Thái âm Thổ sinh Kim. Khí thứ VI thuộc Thiếu dương Hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả, nhiều khí nóng có bệnh dịch( (thời tiết giống năm Quý Hợi). Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu ít, hoa quả được nửa, cá muối lợi, tằm được 3 người ăn hết 1 thưng. Năm Giáp Ngọ 1954 (Thiếu âm tư thiên, Thái cung Thổ, Dương minh tại tuyền) Thổ vận thái quá, Thổ thắng khắc Thuỷ, chủ thấp khí hại tỳ vị đau bụng lạnh ngắt, mình nặng, chân tay mềm yếu không cất nhắc lên được. Phép chữa phải trừ thấp bổ thận. Khí thứ I, thuộc Thái dương Thuỷ sinh Mộc. Khí thứ II thuộc Quyết âm. mộc sinh Hoả, phát chứng đau mắt mình nóng. Khí thứ I, thuộc Thiếu âm quân Hoả, phát chứng khí huyết tâm thống sốt rét, ho suyễn, mắt đỏ. Khí thứ IV thuộc Thái âm Thổ có bệnh sốt rét phát vàng, đổ máu cam. Khí thứ V thuộc Thiếu dương Hoả khắc Kim. Khí thứ VI thuộc Dương minh Kim sinh Thuỷ có chứng phù thũng, ho thổ ra huyết. ( Thời tiết cũng giống năm Mậu Ngọ). Năm nay ruộng mùa hạ được nửa, ruộng mùa thu được, hoa quả tam cá được, muối đắt, loạn thần khí, trẻ con lắm đậu sởi, 2 người ăn hết 1 thưng. Năm ất Mùi 1955 Thái âm tư thiên, Thiếu thương Kim, Thái dương tại tuyền) Kim vận bất cập, Hoả thừa thế. Phép chữa phải thanh can giáng hoả. Khí thứ 1, thuộc Quyết âm phong mộc, phong thơng can, có bệnh huyết dật, gân và các đất xương không lợi. Khí thứ II thuộc Thiếu âm hoả, nhiễu khí nóng Khí thứ V thuộc Dương minh Kim. Khí thứ VI thuộc Thái dương Thuỷ, nhiều chứng cảm hàn. đau lưng. Năm nay ruộng mùa hạ mùa thu lượm, hoả, muối cá cũng được hạ tuần tháng 8 có hồng thuỷ một người hết 1 thưng. Năm Bính Thân 1956 (Thiếu dương tư thiên, Thái vũ Thuỷ, Quyết tại tuyền) Thuỷ vận thái quá, chủ hàn thuỷ thắng khắc hoả Phép chữa phải trục hàn bổ tâm. Khí thứ I, thuộc Thiếu âm Hoả, khí uất ở trên làm bệnh huyết dật mắt đỏ, băng huyết, rức đầu, ngoài da ngứa gáy. Khí thứ II thuộc Thái âm Thổ thấp nhiệt làm ra bệnh mửa thổ, ngực cách không lợi, nhức đầu, mình nóng, lở láy làm mủ. Khí thứ III thuộc Thiếu dương Hoả, bệnh nhiệt bổ máu cam, hầu tê mắt đỏ, chết rất chóng. Khí thứ IV thuộc Dương minh Kim, chủ thổ sinh kim.

59

Khí thứ V thuộc Thái dương Thuỷ, chủ kim sin thuỷ. Khí thứ VI thuộc Quyết âm mộc, chủ thuỷ sin thộc. Năm nay ruộng mùa hạ được nửa, ruộng mùa lợi. Lắm mưa, hạ hạn, hoa quả được nửa, tằm, cá muối lợi, an thần khí, trâu bị thiên thời chết. 3 người ăn 1 thưng. Năm Đinh Dậu 1957 Dương minh t thiên, Thiếu giác Mộc, T Phép chữa phải bổ gan thanh táo. Khí thứ I, thuộc Thái âm Thổ khắc Thuỷ, tỳ thận đều hư cả, phát ra chứng nhiệt trướng, mặt mắt phù thũng, đổ máu cam, hay buồn ngủ. Khí thứ II thuộc Thiếu dương Hoả, nhân dân phải chứng ôn dịch chết thiêu. Khí thứ III thuộc Dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim (dương thịnh thời hành) hay có chứng sốt rét. Khí thứ IV thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ uất nên khí nóng chưng nấu, lâu thành chứng thuỷ ách, nóng trong đi tả. Phép chữa phải đạo thuỷ thời khỏi, nhiều bệnh đau tim, bệnh ung thũng, lở ngứa, sốt rét, đi đại tiện ra huyết, những chứng ấy đều thuộc tâm, thận. Khí thứ V thuộc Quyết âm mộc chủ Kim khắc Mộc. Khí thứ VI thuộc Thiếu âm Hoả khắc Mộc. Năm nay ruộng mùa hạ mùa thu được, nhiều cá, muối mất nửa, 1 người ăn hết 1 thưng. Năm Mậu Tuất 1958 (Thái dương tư thiên, Thái vi Hoả, Thái âm tại tuyền) Hoả vận thái quá khắc Kim, phát ra chứng sốt ho, gân lưng đau, mình nóng. Phép chữa phải giáng hoả bổ phế. Khí thứ I, thuộc Thiếu dương Hoả khắc Mộc nhiều bệnh sốt tự nhiên, nhức đầu mửa thổ, sinh mụn lở. Khí thứ II thuộc Dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim, khí lạnh trệ làm cho khí dương không hành được nên uất ở trong làm ra đầy bụng. Khí thứ III thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả, bên ngoài lạnh trong nóng, tim nóng lắm, phát bệnh ung thư, đi tả. Khí thứ IV thuộc Quyết âm mộc khắc Thố, mộc sinh hoả nhiều bệnh nóng, tỳ, thổ phải khắc cho nên đoản hơi, chân tay yếu, tả lỵ ra đỏ trắng. Khí thứ V thuộc Thiếu âm hoả khắc Kim. Khí thứ VI thuộc Thái âm Thổ khắc Thuỷ. Năm nay ruộng mùa hạ mùa thu được, hoa quả lợi, cá muối quý, loạn thần khí, dân lắm bệnh, trâu chết nhiều, 1 người ăn hết 3 thưng. Năm Kỷ Hợi 1959 (Quyết âm tư thiên, Thiếu cung Thổ, Thiếu dương tại tuyền) Thổ vận bất cập, phong mộc thừa thế hành sự, Thổ không đầy đủ cây cối có tốt nhưng ít quả, lắm chứng đi tả mình nặng, đạt bụng, thịt máy động, những tháng ba, tháng sáu, tháng chín tháng mời hay có gió to, người ta có bệnh về gan.

60

Phép chữa phải ích tỳ, bình mộc. Khí thứ I thuộc Dương minh Kim khắc Mộc, có chứng ở gân Khí thứ II thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả nhiều bệnh nhiệt Khí thứ III thuộc Quyết âm Mộc sinh hoả nhiều bệnh phong Mộc, khí nhiệt hành nửa mình dưới, khí phong hành nửa mình trên. Khí thứ IV thuộc Thiếu âm Hoả sinh Thổ, Khí thấp nhiệt hành sự, có chứng phát vàng, chứng tả phát. Phép chữa phải giải nhiệt. Khí thứ V thuộc Thái âm Thổ sinh Kim. Khí thứ VI thuỷ Thiếu dương Hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả có chứng thời khí hàn nhiệt ôn dịch. Năm nay ruộng mùa hạ được nửa, mùa thu được cả, hoa quả được nửa, cá muối được, sang thu hồng thuỷ, người đàn bà có bệnh động thai, 1 người ăn hết 3 thưng. Năm Canh Tý 1960 (Thiếu âm tư thiên, Thái thương Kim, Dương minh tại tuyền) Kim vận thái quá, hại gan có bệnh về gân vai, lưng đau mắt đau, ho suyễn. Phép chữa phải thanh phế bổ gan. Khí thứ I thuộc Thái dương Thuỷ sinh Mộc, bệnh hàn sang tháng 2 khi nắng nóng đến phát chứng lở ghẻ. Khí thứ II thuộc Quyết âm mộc sinh Hoả, có chứng làm lậu, mắt đỏ, mặt nóng. Khí thứ III thuộc Thiếu âm Hoả, hợp tướng Hoả phát chứng quyết tâm thống sốt rét, ho suyễn, mắt đỏ, dật huyết, tiện huyết, tim, lưng đau. Khí thứ IV thuộc Thái âm Thổ sốt rét, phát vàng, mũi đổ máu cam. Khí thứ V thuộc Thiếu dương Hoả khắc Kim. Dương tà thịnh, nhân dân mắc bệnh thời khí sốt rét. Khí thứ VI thuộc Dương minh Kim sinh Thuỷ phát chứng phù thũng, ho suyễn, thổ ra huyết. Năm nay ruộng mùa hạ mất, ruộng mùa thu được, hoa quả được nửa, muối lợi, 3 tháng xuân hạn, Thượng tuần tháng 10 hồng thuỷ, có bệnh dịch trâu, 1 người ăn hết 1 thưng. Năm Tân Sửu 1961 (Thái âm tư thiên, Thiếu vũ Thuỷ, Thái dương tại tuyền) Thuỷ vận bất cập, Thổ thấp thừa thế đại hành sự. Phép chữa phải trừ thấp bổ thận. Khí thứ I, thuộc Quyết âm mộc, phong khí hại gan, phát chứng huyết dật, mình nặng, gân mềm yếu. Khí thứ II thuộc Thiếu âm Hoả, có chứng dịch sốt. Khí thứ III thuộc Thái âm Thổ, phát bệnh hàn thấp ngng trệ, mình sưng, bụng đầy, bí tắc và chứng hàn quyết tâm thống. Khí thứ IV thuộc Thiếu dương hoả sinh thổ, Khí thấp nhiệt đều hành sự, nhiều bệnh huyết nhiệt; mửa thổ ra huyết, tim và bụng đầy chướng. Khí thứ V thuộc Dương minh Kim. Khí thứ VI thuộc Thái dương Thuỷ lắm chứng cảm hàn, các đốt xương không lợi, đau lưng. Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu được cả, hoa quả lợi, tằm cũng được 1 người ăn hết 2 thưng. Năm Nhâm Dần 1962

61

(Thiếu dương tư thiên, Thái giác Mộc, Quyết âm tại tuyền) Mộc vận thái quá, khắc thổ, can thịnh, lắm bệnh đau mắt, Thổ suy, nhiều bệnh thuộc tỳ. Phép chữa phải bình mộc bổ tỳ. Khí thứ I, thuộc Thiếu âm Hoả có chứng siết, huyết dật, đau mắt, ho suyễn chốc đầu, băng huyết, ngoài da ngứa ngáy. Khí thứ II thuộc Thái âm Thổ Khí thấp nhiệt lắm bệnh khí nhiệt uất ở nửa mình trên. Mửa thổ, nhức đầu, mình nóng, lở láy mủ nhiều. Khí thứ III thuộc Thiếu dương Hoả, khí nhiệt uất ở trên, phát ra bệnh ho mửa, đổ máu cam, hầu tê, mắt đỏ hay chóng chết. Đến lúc giao khí, hoả thịnh ở ngoài mình, nên làm ra trong lạnh ngoài nóng. Hàn ở trong thì hay đầy bụng đi tả, nhiệt ở ngoài thịnh thì có chứng ngứa ngáy và sốt rét. Khí thứ IV thuộc Dương minh kim sinh thuỷ. Khí thứ VI thuộc Quyết âm mộc, chủ Thuỷ sinh Mộc. Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu được cả, hoa quả, tằm lợi, muối đắt, con lắm bệnh đậu sởi, dân dã loạn. Một người ăn hết 3 thưng. Năm Quý Mão 1963 (Dương minh tư thiên, Thiếu vi Hoả, Thiếu âm tại tuyền) Hoả vận bất cập, thuỷ thừa thế đại hành sự. Phép chữa phải bổ tâm trục hàn. Khí thứ I, thuộc Thái âm Thổ, chủ Mộc khắc Thổ, nhiều bệnh về tỳ vị, làm ra chứng nhiệt trướng, mặt, mắt phù thũng, gây buồn ngủ, đổ máu cam. Khí thứ II thuộc Thiếu dương Hoả phát ra bệnh ôn dịch, chết nhiều người. Khí thứ III thuộc Dương minh Kim có chứng sốt rét. Khí thứ IV thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Thổ khắc Thuỷ, phát những ung sũng lở ngứa, đi đại tiện ra huyết, thuỷ uất cho nên nhân dân lắm chứng nóng. Trong phép chữa phải làm thuốc lợi thuỷ mới khỏi. Khí thứ V thuộc Quyết âm Mộc, chủ Kim khắc Mộc. Khí thứ VI thuộc Thiếu âm hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả có chứng siết. Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu ít, lắm ma gió, nhân dân bị loạn lạc đi các nơi mới chiêu tập về làng. 2 người ăn hết 1 thưng Năm Giáp Thìn 1964 (Thái dương tư thiên, Thái cung Thổ, Thái âm tại tuyền) Thổ vận thái quá, thổ thắng khắc thuỷ, thấp khí đại hành sự. Phép chữa phải trừ thấp bổ thận. Khí thứ I, thuộc Thiếu dương Hoả, chủ Mộc sinh Hoả phát ra chứng rức đầu, mình nóng, mửa thổ phát ban lên sởi. Khí thứ II thuộc Dương minh Kim chủ mộc khắc kim, khí lạnh trệ ở trong, làm cho khí dương không hành được. Khi uất, hoá ra đầy bụng. Khí thứ III thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả, phát ra chứng ngoài lạnh trong nóng, chứng ung thư đi tả. Hoả uất làm ra chứng cảm thấp, chân tay mềm yếu, đi tả huyết dật. Khí thứ IV thuộc Quyết âm Mộc khắc Thổ, Mộc hay sinh Hoả làm ra nóng dữ,

62

nhiều bệnh tỳ. Khí thứ V thuộc Thiếu âm Hoả khắc Kim. Khí thứ VI thuộc Thái âm Thổ khắc Thuỷ, Khí thấp hành sự, khí âm hư lắm, cho nên người đàn bà có thai, khi sinh đẻ nhiều bệnh. Năm nay ruộng mùa hạ, thu được nửa, hoa quả được, tằm, muối ít vàng bạc cao giá. 1 người ăn hết 1 thưng. Năm ất Tị 1965 (Quyến âm tư thiên, Thiếu dương Kim, Thiếu dương tại tuyền) Kim vận bất cập, hoả thừa thế đại hành sự.Phép chữa phải thanh can giáng hoả. Khí thứ I, thuộc Dương minh Kim khắc Mộc, nhiều bệnh về gan và gân. Khí thứ II thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả có chứng ngoài lạnh trong nóng. Khí thứ III thuộc Quyết âm mộc sinh Hoả, bệnh về phong Mộc phát ra chứng nóng mặt, tai như ve kêu. Khí thứ IV thuộc Thiếu âm Hoả sinh Thổ, nhiều chứng thấp thũng phát vàng, đi tả khát nước. Phép chữa phải trừ hoả nhiệt thời khỏi. Khí thứ V thuộc Thái âm Thổ sinh Kim. Khí thứ VI thuộc Thiếu dương Hoả chủ Thuỷ khắc Hoả, có chứng dịch sốt Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu mất, hoa quả, cá muối được, nhân dân loạn lạc tan nát. 5 người ăn hết 1 thưng. Năm Bính Ngọ 1966 (Thiếu âm tư thiên, Thái vũ Thuỷ, Dương minh tại tuyền) Thuỷ vận thái quá, từ tháng 6 đến tháng 12 Thuỷ khắc Hoả, phát ra chứng đau tim mình nóng. Năm nay lắm rét. Phép chữa phải trục hàn bổ tâm. Khí thứ I, thuộc thái dương Thuỷ sinh Mộc, có bệnh hàn, sang tháng 2 phát ra lở ngứa. Khí thứ II thuộc Quyết âm Mộc sinh Hoả, có chứng làm lậu, mắt đỏ, mặt nóng. Khí thứ III thuộc Thiếu âm Hoả phát chứng khí quyết tâm thống, số rét, ho suyễn, mắt đỏ, thổ huyết hoặc đổ máu cam. Khí thứ IV thuộc Thái âm Thổ, nhiều bệnh thuộc tỳ sốt rét, phát vàng( ) Khí thứ VI thuộc Dương minh Kim sinh thuỷ, có bệnh thũng, ho suyễn, huyết dật. Năm nay ruộng mùa hạ được nửa, ruộng mùa thu được cả, hoa quả mất nửa, thiên hạ loạn lạc, nhân dân tản nát, tháng ba có hồng thuỷ, cá nhiều muối đắt, trâu lợn chết nhiều, nhân dân có bệnh ôn dịch, tháng 11 động đất, 3 người ăn hết 1 thưng. Năm Đinh Mùi 1967 (Thái âm tư thiên, Thiếu giác Mộc, Thái dương tại tuyền) Phép chữa phải bổ can thanh táo. Khí thứ I, thuộc Quyết âm mộc, phong hại gan, nhiều bệnh về gân. Khí thứ II thuộc Thiếu âm Hoả, Hoả nhiệt thịnh, bệnh ôn dịch phát khắp mọi nơi. Khí thứ III thuộc Thái âm Thổ, khí hàn thấp ngừng trệ, nặng mình, đầy bụng. Khí thứ IV

63

thuộc Thiếu dương Hoả sinh Thổ, nhiều thấp nhiệt, phát ra chứng phù thũng, đầy bụng nhiệt chớng, huyết dật. Khí thứ V thuộc Dương minh Kim. Khí thứ VI thuộc Thái dương Thuỷ có chứng cảm hàn. Năm nay ruộng mùa hè được nửa, mùa thu được cả, hoa quả được nửa, tháng 8 hồng thuỷ, binh dân loạn. 2 người ăn hết 1 thưng Năm Mậu Thân 1968 (Thiếu dương tư thiên, Thái vi Hoả, Quyết âm tại tuyền) Hoả vận thái quá hại Kim. Phép chữa phải giáng hoả bổ phế. Khí thứ I thuộc Thiếu âm Hoả, phát ra chứng huyết dật, đau mắt, ho suyễn, rức đầu băng huyết, khắp mình lở ngứa. Khí thứ II thuộc Thái âm Thổ, thấp nhiệt lắm bệnh, khí nóng uất ở trên, nên hay mửa thổ, rức đầu, mình nóng, hầu cổ không Thổng lợi, lở ngứa nhiều mủ. Khí thứ III thuộc Thiếu dương Hoả có chứng nóng trong, thổ huyết, mụn lở có mủ, ho mửa, mũi đổ máu cam, hầu tê đau mắt, nếu không mau điều trị, thì chết rất chóng. Khí thứ IV thuộc Dương minh Kim, chủ Thổ sinh Kim. Khí thứ V thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Kim sinh Thuỷ. Khí thứ VI thuộc Quyết âm Mộc, chủ Thuỷ sinh Mộc. Năm nay ruộng mùa hạ mất, ruộng mùa thu được nửa, hoa quả, muối quý, tháng 3 có động đất, tháng 8 có hồng thuỷ, nhân dân loạn lạc tản tác 3 người ăn hết 1 thưng. Năm Kỷ Dậu 1969 (Dương minh tư thiên, Thiếu cung Thổ, Thiếu âm tại tuyền) Thổ vận bất cập, mộc thừa thế hành sự, thổ không sung túc, cây cối có tết nhưng ít quả. Phép chữa phải ích tỳ vị bình mộc. Khí thứ I, thuộc Thái âm Thổ, chủ Mộc khắc Thổ, nhiều bệnh nhiệt; mặt, mắt phù thũng, hay buồn ngủ, đổ máu cam. Phép chữa phải bổ thổ phạt Mộc. Khí thứ II thuộc Thiếu dương Hoả có bệnh ôn dịch chết nhiều. Khí thứ III thuộc Dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim, nhiều chứng sốt rét. Khí thứ IV thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Thổ khắc Thuỷ, có chứng nóng nhiều. Phép chữa phải đạo chữa Thuỷ mới khỏi và những chứng đau tim, ung thư, lở ghẻ, tiện huyết đều là bệnh thuộc thận. Khí thứ V thuộc Quyết âm Mộc, chủ Kim khắc Mộc. Khí thứ VI thuộc Thiếu âm Hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả có chứng siết Năm nay ruộng mùa hạ mất nửa, ruộng mùa thu mất cả, hoa quả, cá muối, tằm đều được nửa, trâu bị thiên thời, tháng tám có hồng thuỷ, mùa động hạn, nhân dân đói rét, nhiều gió độc. 3 người ăn hết 1 thng. Năm Canh Tuất 1970

64

(Thái dương tư thiên, Thái thơng Kim, Thái âm tại tuyền) Kim vận thái quá, Kim thịnh Mộc suy, hoả thừa làm ra chứng đau bụng, đau mắt, ho suyễn, Kim không sinh được Thuỷ, nửa mình về dưới đều có bệnh cả. Phép chữa phải thanh táo bổ can. Khí thứ I, thuộc Thiếu dương Hoả sinh Mộc, bệnh thuộc phong hoả, rức đầu, mình nóng, mửa thổ, lở ghẻ, phát ban. Khí thứ II thuộc Dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim, khí lạnh trệ ở trong mình, làm cho dương khí không hành được, nên chân khí uất mà bụng đầy. Khí thứ III thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả, nhiều chứng ngoài lạnh trong nóng, ung th đi tả. Khí thứ IV thuộc Quyết âm Mộc khác Thổ, Mộc sinh Hoả có bệnh nóng lắm, nhiều chứng thuộc tỳ vị. Khí thứ V thuộc Thiếu âm Hoả khắc Kim. Khí thứ VI thuộc thái âm Thổ khắc Thuỷ, đàn bà có bệnh thai nghén và sinh nở. Năm nay ruộng mùa hạ và ruộng mùa thu được cả, hoa quả cũng được cá muối đắt 1 người ăn hết 3 thưng. Năm Tân Hợi 1971 (Quyết âm tư thiên, Thiếu vũ Thuỷ, Thiếu dương tại tuyền) Thuỷ vận bất cập, Thổ thừa thế đại hành sự. Phép chữa phải trừ thấp bổ thận. Khí thứ I, thuộc Dương minh Kim khắc Mộc, lắm bệnh về gan và gân Khí .thứ II thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả, có bệnh nóng trong. Khí thứ III thuộc Quyết âm Mộc sinh Hoả, lắm bệnh về phong hoả, chóng mặt, tai như ve kêu. Khí thứ V thuộc Thái âm Thổ sinh Kim. Khí thứ VI thuộc Thiếu dương Hoả hắc Mộc. Năm Nhâm Tý 1972 (Thiếu âm tư thiên Thá giác Mộc, Dương minh tại tuyền) Mộc vận thái quá, Mộc thịnh thổ suy, phong khí vào gan làm ra bệnh. Phép chữa phải bình mộc bổ tỳ. Khí thứ I mộc Thái dương Thuỷ sinh Mộc Khí thứ II thuộc quyết âm mộc sinh hoả phát ra bệnh mặt nóng mắt đỏ đi đái rắt. Khí thứ III thuộc Thiêu âm Hoả, có chứng khí quyết tâm thống, Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu được, hoa quả, tằm được nửa, cá muối, vàng bạc quý, loạn về tây phương hại nhiêu, tháng tánh có hồng thuỷ, địch trâu, lợn chết nhiều. 1 người ăn hết 1 thưng. Năm Quý Sửu 1973 . (Thái âm tư thiên, Thiếu vi Hoả, Thái dương tại tuyền) Hoả vận bất cập, thuỷ thắng thế, khí hàn nhiều, khí dương hư, người ta mắc

65

bệnh âm tà thịnh, mà dương khí chịu thương. Phép chữa phải trục hàn bổ tâm. Khí thứ 1, thuộc Quyết âm Mộc, phong khí hại gan và gân. Khí thứ II thuộc Thiếu dương Hoả, hoả Khí thịnh lắm, nên ôn dịch phát triển nhiều. Khí thứ III thuộc Thái âm Thổ, khí hàn thấp ngừng trệ nên nhiều người nặng mình đầy bụng, giá lạnh co quắp. Khí thứ IV thuộc Thiếu dương Hoả sinh Thổ, Khí thấp nhiệt đại hành làm ra chứng huyết dật (huyết dật là huyết dàn lên miệng mũi), bụng trướng đầy Khí thứ V thuộc Dương minh Kim. Khí thứ VI thuộc Thái dương Thuỷ có bệnh rét. Lắm mưa gió tháng tám có hồng thuỷ một người ăn hết 1 thưng. Năm Giáp Dần 1974 (Thiếu dương tư thiên, Thái âm thổ, Thái dương tại tuyền ) Thổ vận thái quá khắc thuỷ. Phép chữa phải tả can, bổ thận Khí thứ I thuộc thiếu âm Hoả có chứng huyết giật, mắt đỏ, ho suyễn rức đầu, băng huyết ghẻ lở . Khí thứ II Thuộc Thái âm Thổ khí thấp nhiệt uất ở trên làm ra mửa thổ rức đầu mình nóng, mụn lở nhiều mủ. Khí thứ III thuộc Thiếu dương Hoả phát ra chứng hầu tê, đau mắt, sốt rét, chết bất thình lình. Khí thứ IV thuộc Dương minh Kim, chủ Thổ sinh Kim. Khí thứ V thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Kim sinh Thuỷ. Khí thứ VI thuộc Quyết âm Mộc, chủ Thuỷ sinh Mộc. Năm nay ruộng mùa hạ được toàn, mùa thu ít, hoa quả, cá muối được dân bị thiên thời, trẻ con lắm đậu sởi, tằm mất nửa, trâu chết nhiều. 1 người ăn hết 1 thưng. Năm ất Mão 1975 (Dương minh tư thiên, Thiếu Thượng Kim, Thiếu âm tại tuyền) Kim vận bất cập, hoả thừa thế đại hành sự. Phép chữa phải thanh phế giáng hoả. Khí thứ I, thuộc Thái âm Thổ, chủ Mộc khắc Thổ, có chứng nhiệt trướng mặt mũi phù thũng hay buồn ngủ, mũi đổ máu cam. Khí thứ II thuộc Thiếu dương Hoả phát ra bệnh dịch lỵ làm chết nhiều. Khí thứ III thuộc Dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim có chứng rét nóng. Khí thứ IV thuộc Thái dương Thuỷ chủ Thố khắc Thuỷ, phát ra bệnh đau tim, rọt sẩy, lở ghẻ, đi đại tiện ra máu, những chứng ấy đều thuộc về tim, thận cả. Khí thứ V thuộc Quyết âm Mộc chủ Kim khắc Mộc. Khí thứ VI thuộc Thiếu âm Hoả chủ Thuỷ khắc Hoả. Năm nay ruộng mùa hạ mất, mùa thu được nửa, hoa quả, tằm, muối đắt, xuân không mưa, tháng tám có hồng thuỷ, mùa đông hạn . 2 người ăn hết một

66

thưng Năm Bính Thìn 1976 (Thái dương tư thiên, Thái vũ Thuỷ, Thái âm tại tuyền) Thuỷ vận thái quá khắc Hoả. Phép chữa phải trục hàn bổ tâm. Khí thứ I, thuộc Thiếu dương Hoả, chủ Mộc sinh Hoả: Phong mộc làm bệnh, rức đầu, đau mình, phát ban chẩn. Khí thứ II thuộc Dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim, Khí trệ ở trong làm cho dương khí không hành được, khí uất bụng đầy. Khí thứ III thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả, có chứng ngoài lạnh trong nóng, bệnh ung thư, tiết tả, ở tâm nóng lắm. Khí thứ IV thuộc Quyết âm Mộc khắc Thổ, phát bệnh nóng lắm, tỳ phải hại, nên có chứng đoản hơi, chân tay mềm yếu, đi ngoài ra sắc đỏ trắng. Khí thứ V thuộc Thiếu âm Hoả khắc kim. Khí thứ VI thuộc Thái âm Thổ khắc Thuỷ, người đàn bà nhiều chứng thai tiền, sản hậu. Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu được, hoa quả được nửa. người ăn hết 1 thưng. Năm Đinh Tị 1977 Quyết âm tư thiên, Thiếu giác Mộc, Thiếu dương tại tuyền) Mộc vận bất cập kim thừa thế. Phép chữa phải bổ can thanh táo. Khí thứ I, thuộc Dương minh Kim khắc Mộc có bệnh về gân. Khí thứ II thuộc Thái dương Thuỷ khắc Hoả, nhiều bệnh nhiệt. Khí thứ III thuộc Quyết âm Mộc, phong mộc làm ra bệnh chóng mặt, tai như ve kêu. Khí thứ IV thuộc Thiếu âm Hoả sinh Thổ, Khí thấp nhiệt hành sự. Khí thứ V thuộc Thái âm Thổ sinh Kim. Khí thứ VI thuộc Thiếu dương Hoả khắc Mộc. Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu được nửa, tằm được, hoa quả, cá, muối quý, loạn lạc về nam phương hại lắm. Lắm gió phương đông bắc, có bệnh ôn dịch, trẻ con và trâu, dê chết nhiều, mùa xuân không ma, mùa thu lắm gió ma, tháng 8 có hồng thuỷ, phương tây nam tán loạn. 4 người ăn hết 1 thưng. Năm Mậu Ngọ 1978 (Thái âm tư thiên, Thiếu vi Hoả, Thái dương tại tuyền) Hoả vận thái quá hại Kim, nửa năm về trên lắm bệnh trên nóng lắm, huyết dật. Phép chữa phải giáng hoả bổ phế. Khí thứ I, thuộc Thái dương Thuỷ sinh Mộc, đến tháng 2 nóng đều có chứng dịch lở ngứa. Khí thứ II thuộc Quyết âm Mộc sinh Hoả, phát ra chóng mặt nóng, mắt đỏ, đi đái rắt. Khí thứ III thuộc Thiếu âm Hoả có bệnh khí quyết tâm thống, sốt rét, ho suyễn mắt đau, sau tuyết Hạ chí, phát ra chứng huyết dật mắt đỏ khí lạnh vào dạ dầy làm ra to bụng, ở tim, lưng đau, hầu cổ sưng, thổ tả đau bụng, mửa khan. Khí thứ IV thuộc Thái âm Thổ, có chứng sốt rét, phát vàng, đổ máu cam. Khí thứ V

67

thuộc Thiếu dương Hoả khắc Kim. Khí thứ VI thuộc Dương minh Kim sinh Thuỷ, có bệnh phù thũng, ho suyễn, huyết dật. bụng dưới lạnh. Trong phép chữa phải làm thuốc ôn. Năm nay ruộng mùa hạ mùa thu mất nửa, cá muối quý, xuân không mưa, thu đông lắm mưa, tháng 10 hạn, loạn khí, trâu, lợn chết, người lắm bệnh. 3 người ăn hết 1 thưng. Năm Kỷ Mùi 1979 (Thái âm tư thiên, Thiếu cung Thổ, Thái dương tại tuyền) Thổ vận bất cập, mộc thừa thế, phong khí hành sự, Thổ không sung túc, cây cối có tết nhưng ít quả. nhiều bệnh về tỳ vị. Phép chữa phải ích tỳ. bình mộc. Khí thứ I, thuộc Quyết âm Mộc, phong khí hại gan, lắm bệnh về gân, mình nặng huyết dật các đất xương không lợi. Khí thứ II, thuộc Thiếu âm Hoả, phát ra bệnh hoả nhiệt, bệnh ôn dịch. Khí thứ III, thuộc Thái âm Thổ, khí hàn thấp ngừng trệ, mình mẩy phù thũng, đầy bụng,giá lạnh co quắp. Khí thứ IV, thuộc Thiếu dương Hoả sinh Thổ, thấp nhiệt hành sự nóng lắm, thổ huyết sốt rét bụng trướng đầy. Khí thứ V, thuộc Dương minh Kim. Khí thứ VI, thuộc Thái dương Thuỷ có chứng lạnh trong. Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu được, hoa quả hại, tằm được, cá lắm, vàng bạc, muối quý, tháng 8 có hồng thuỷ, mùa đông mưa to, đàn bà có bệnh thai tiền, 1 người ăn hết 1 thưng. Năm Canh Thân 1980 (Thiếu dương tư thiên, Thái thơng Kim, Quyết âm tại tuyền) Kim vận thái quá hại gan. Phép chữa phải thanh táo bổ can. Khí thứ I. thuộc Thiếu âm Hoả có chăng huyết dật, mặt đỏ, ho suyễn, rức đầu, băng huyết, ngoài bì phu lở ghẻ, lại hoả uất. nên có bệnh ôn dịch. Phép chữa phải tán dương khí phục ở âm phận thì khỏi. Khí thứ II thuộc Thái âm Thổ, Khí thấp nhiệt làm ra bệnh mửa thổ, lở ngứa. Khí thứ III thuộc Thiếu dương Hoả, phát ra bệnh nóng, ho hắng, bệnh thuộc phế, tỳ, 2 tạng. Phép chữa phải làm hành tán. Khí thứ IV thuộc Dương minh Kim. Khí thứ V thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Kim sinh Thuỷ. Khí thứ VI thuộc Quyết âm mộc, chủ Thuỷ sinh Mộc. Năm nay lắm mưa gió, ruộng mùa hạ. mùa thu được, hoa quả, cá lợi muối tằm được nửa, vàng bạc quý, trâu ngựa bị thiên thời chết. 1 người ăn hết 1 thưng. Năm Tân Dậu 1981 (Dương minh tư thiên. Thiếu vũ thuỷ, Thiếu âm tại tuyền) Thuỷ vận bất cập, Thổ thừa thế, thấp đại hành sự.

68

Phép chữa phải bổ thận trừ thấp. Khí thứ I, thuộc Thái âm Thổ, chủ Mộc khắc Thổ, tỳ vị phải hại phát bệnh nóng trong, trướng đầy, mát mắt phù thũng hay buồn ngủ, mũi đổ máu cam. Phép chữa phải bổ thổ phạt mộc. Khí thứ II thuộc Thiếu dương Hoả, nhân dân phải bệnh ôn dịch chết nhiều. Khí thứ III thuộc Dương minh Kim chủ Hoả khắc Kim phát chứng sốt rét, mửa thổ. Khí thứ IV thuộc Thái dương Thuỷ, chủ Thổ khắc Thuỷ, có chứng đau im, ung sũng, lở ngứa, thận yếu, đi tiện ra huyết, đều là bệnh thuộc tâm thận cả Khí thứ V thuộc Quyết âm Mộc, chủ kim khắc Mộc. Khí thứ VI thuộc Thiếu âm Hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả. Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu mất nửa, hoa quả, vàng bạc, tằm nhiều, cá ít, tháng 8 có hồng thuỷ, ngày 26 tháng 2 có chuyển đất , trâu lợn chết, trẻ con cũng chết nhiều, người già và con gái lại khoẻ, phương đông bắc loạn quân tan tác 3 người ăn hết 1 thưng. Năm Nhâm Tuất 1982 (Thái dương tư thiên, Thái giác Mộc, Thá: âm tại tuyền) Mộc vận thái quá, phong khí đại hành sự, tỳ phải hại. Phép chữa phải bình mộc, bổ tỳ. Khí thứ I thuộc Thiếu dương Hoả, chủ Mộc sinh Hoả, phong hoả làm ra bệnh nhức đầu, mình nóng, mửa thổ, phát ban, lên sởi, lại có bệnh dịch. Phép chữa phải phát hoả, ức thuỷ. Khí thứ II thuộc Dương minh Kim, chủ Hoả khắc Kim, khí hàn trệ làm cho dương khí không hành được cho nên đầy bụng. Khí thứ III Thái dương Thuỷ khắc Hoả, có chứng ngoài lạnh trong nóng, ung thư, đi tả, ở tim nóng lắm. Đến lúc giao khí Hoả uất làm bệnh hàn thấp đi tả luôn, thổ huyết. Khí thứ IV thuộc Quyết âm Mộc khắc Thổ, Mộc sinh Hoả, tỳ phải hại, có bệnh đoản hơi, chân tay mềm yếu, đi ngoài ra trắng đỏ Khí thứ V thuộc Thiếu âm Hoả khắc Kim. Khí thứ VI thuộc Thái âm Thổ khắc Thuỷ. Năm nay ruộng mùa hạ ít, ruộng mùa thu được toàn, hoa quả, cá muối được, lắm mất, lắm mưa gió, hồng thuỷ, tháng tư có mưa gió lo, tháng 9 hạn, mùa đông nhiều gió, trâu bị thiên thời. Hai người ăn một thưng. Năm Quý Hợi 1983 (Quyết âm Tại tuyền, Thiếu vi Hoả, Thiếu dương tại tuyền) Hoả vận bất cập, thuỷ thừa thế, hàn khí đại hành sự. Phép chữa phải trục hàn bổ tâm. Khí thứ I, thuộc Dương minh Kim khắc Mộc, nhiều bệnh về gân, cổ đau mắt thanh manh. Phép chữa phải thanh hoả. Khí thứ 11 thuộc Thái dương Thuỷ khắc Thổ có chứng ngoài lạnh trong nóng. Khí thứ III thuộc Quyết âm Mộc sinh Hoả phong mộc làm bệnh chóng mặt tai như ve kêu. Khí thứ IV thuộc Thiếu âm Hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả, phát chứng phù thũng, hoàng đởm. Khí thứ V thuộc Thái âm Thổ sinh Kim. Khí thứ VI thuộc Thiếu âm Hoả, chủ Thuỷ khắc Hoả. Năm nay ruộng mùa hạ, mùa thu được toàn, cá, muối, tằm được nửa, vàng bạc quý, trâu chửa hay chết, người già hay phải cảm, 2 người ăn hết 1 thưng. Hết năm nay lại bắt đầu từ Giáp Tý.

69

Đây đã soạn và xếp đặt ra một bản đồ 3 hội vận liên Việt Nam gọi là hội can chi cứ 60 năm là một hội luân chuyển cứ thế mãi, mà có số năm từ Thiên chúa giáng sinh kèm vào với hội can chi. Hội I từ năm 1864 đến năm 1923 là hội đã qua. Hội II từ năm 1924 đến năm 1983 là hội đang có đang đi vào. Hội III từ năm 1984 đến năm 2043 là hội chưa đến. Vậy bản đồ dưới này (bảng 16) đã xếp từng ô vuông có 60 ô uống, ở trong ô vuông có xếp 3 số năm bảng chữ đếm. số năm đã qua ở trên, số năm đang có, đang đi vào ở giữa có chữ can chi (chữ nho) kèm hai bên, số đếm ở dưới là số năm chưa đến, số chữ nho Can chi là số năm Việt nam. (Trong bảng dưới bỏ chữ can chi bằng chữ nho, thay bằng chữ Việt). Bảng 16: Bản đồ năm can chi

Giáp 1864 1924 1984

Bính

1986 1926 1986

Dần Mậu 1868 1928 1988

Thìn

Ất

1865 1925 1985 Sửu Đinh

1867 1927 1987 Mão Kỷ

1869 1929 1989 Tỵ

Canh 1870 1930 1990

Ngọ Kỷ 1879

1939 1999

Mão Mậu 1888 1948 2008

Tân 1871 1931 1991

Mùi Canh 1880

1940 2000

Thìn Kỷ 1889 1949 2009

Sửu

Nhâm 1872 1932 1992

Thân Tân 1881 1941 2001

Tỵ Canh 1890 1950 2010

Dần

Quý 1873 1933 1993

Dậu Nhâm

1882 1942 2002

Ngọ Tân 1891 1951 2011

Mão

Giáp

1874 1934 1994

Tuất Quý

1883 1943 2003

Sửu Nhâm

1892 1952 2012

Thìn

Ất 1875 1935 1995

Hợi Giáp 1884 1944 2004

Thân Quý 1893 1953 2013

Tỵ

Bính 1876 1936 1996

Tý Ất 1885 1945 2005

Dậu Giáp 1894 1954 2014

Ngọ

70

Đinh 1877 1937 1997

Sửu Bính 1886 1946 2006

Tuất Ất 1895 1955 2015

Mùi

Mậu 1878 1938 1998

Dần Đinh 1887 1947 2007

Hợi Bính 1896 1956 2016

Thìn

Đinh 1897 1957 2017

Dậu Bính 1906 1966 2026

Ngọ Ất 1915 1975 2035

Mão

Mậu 1895 1958 2018

Tuất Đinh 1907 1967 2027

Mùi Bính 1916 1976 2036

Thìn

Kỷ 1899 1959 2019

Hợi Mậu 1908 1968 2028

Thân Đinh 1917 1977 2037

Tị

Canh 1900 1960 2020

Tý Kỷ 1908 1969 2029

Dậu Mậu 1918 1978 2038

Ngọ

Tân 1901 1961 2021

Sử Canh 1910 1970 2030

Tuất Kỷ 1919 1979 239

Mùi

Nhâm 1902 1962 2022

Dần Tân 1911 1971 2031

Hợi Canh 1920 1980 2040

Thân

Quý 1903 1963 2023

Mão Nhâm 1912 1972 2032

Tý Tân 1921 1981 2041

Dậu

Giáp 1904 1964 2024

Thìn Quý 1913 1973 2033

Sửu Nhâm 1922 1982 2042

Tuất

Ất 1905 1965 2025

Tỵ Giáp 1914 1974 2034

Dần Quý 1923 1983 2043

Hợi

PHẦN II: Biện Chứng Luận Trị Về Bệnh Thời Khí (ôn nhiệt bệnh)

BÀI 10 BÁT CƯƠNG BIỆN CHỨNG Biểu và lý Hàn và nhiệt Hư và thực Âm và dương Chúng ta cần phải suy nghĩ sâu sắc, chính xác để nhận thức tính chất của bệnh tật, làm chỗ dựa cho trị liệu, chẳng những cần phải qua những điểm nhỏ nhằm vào người bệnh tiến hành điều tra nghiên cứu mà lại vừa phải cần đa qua tứ chẩn thu thập lại bệnh sử chứng trạng, thể chứng, là những tài liệu để phân tích tổng hợp, mới có thể làm ra chắn đoán chính xác. Quá trình đó gọi là làm biện chứng.

71

Yêu cầu biện chứng là: Đã cần chú ý tính chất chung của bệnh tật, lại cần chú ý đến cá tính của bệnh tật. Đã cần chú ý đến sự biến hoá cục bộ của bệnh biến, lại cần chú ý đến sự biến hoá toàn thân của người bệnh. Đã cần chú ý đến sự tiêu tưởng của bệnh tà, lại cần phải chú ý đến sự thịnh suy của sức Chứng ( chứng trạng lâm sàng) để chỉ riêng chứng trạng như đau đầu phát sốt... Chứng (chứng trạng tổng thể) để chỉ một nhóm chứng trạng đặc định, nó là bệnh lý, tổng hợp khái quát hiện tượng lâm sàng, và có thể để nâng lên làm nguyên tắc trị liệu, thực tế đó là chẩn đoán của Đông y. Như chứng "Đại trường thấp nhiệt" nó đã nói rõ vùng bệnh biến là đại trường, rồi đến bệnh ngoại tà là thấp nhiệt, đồng thời lại nêu hướng được nguyên tắc trị liệu phải sử dụng thanh lợi thấp nhiệt. Lại như "tỳ vị hư hàn" nó đã nói rõ vùng bệnh biến ở tỳ vị rồi đến nguyên nhân bệnh là hàn, chính khí ở nhân thể là hư nhược; đồng thời lại đã bỏ nêu hướng trị liệu phải lấy nguyên tắc ôn tỳ liền vị. Từ đó nhìn lại khái niệm "chứng" (chứng trạng tổng thể) thường là liên quan nguyên nhân bệnh, vùng bệnh biến, phản ứng cơ thể. Làm thế nào mới có biện chứng rõ ràng và chuẩn xác( chữ chứng trong biện chứng là chứng trạng tổng thể). Đông y Thổng qua thực tiễn lâm sàng lâu dài, từng bước hình thành một lớp phương pháp biện chứng, chủ yếu là bao gồm bát cương biện chứng, tạng phủ biện chứng, vệ khí doanh huyết biện chứng. Trong số đó, bát cương . biện chứng là tổng cương, Thổng qua nó có thể khái quát nơi có bệnh biến, tính chất bệnh biến, tình trạng cơ thể đấu tranh với bệnh tật. Nếu như cần làm rõ thêm một bước đặc trạng của bệnh tình, lại phải trên cơ sở bát cương biện chứng, Thổng qua tạng phủ biện chứng hoặc vệ khí doanh huyết biện chứng để xác định thuộc tính của bệnh tà, ở một tạng phủ nào, và mức độ tổn hại của bệnh tà đối với cơ thể. Bởi vậy, mấy loại phương pháp biện chứng này cần bổ sung giúp nhau, chẩn đoán mới có thể tính là hoàn thiện. “ Có so sánh mới có thể phân biệt rõ ” Tiến hành biện chứng, không những nắm được từng chứng biểu hiện lâm sàng lại cần chú ý phân biệt rõ giữa chứng với chứng, như thế mới có thể làm ra chẩn đoán chính xác. Bát cương biện chứng bao gồm biểu lý, hàn nhiệt, hàn thực, âm dương. Bát cương biện chứng đó là từ bốn đôi mâu thuẫn của tám mặt đã khái quát những đặc điểm khác nhau của bệnh tật. Lấy biểu lý để phân biệt nơi có bệnh biến. Lấy hàn nhiệt, hư thực để phân biệt tính chất của bệnh. Lại dùng âm dương để khái quát thêm. Biểu và lý, hàn và nhiệt; hư và thực, âm và dương, đều có tính chất tương phản của hai mặt. Đem hai cái làm một nhóm so sánh phân biệt, có lợi cho nhận thức về đặc điểm tính chất khác nhau của bệnh tật. Vận dụng lâm sàng của bát cương biện chứng đều theo thuận tự là: Đầu tiên phân biệt biểu lý, tìm ra vùng bệnh biến; sau đó phân biệt hàn, nhiệt, hư, thực để phân rõ tính chất của bệnh biến; cuối cùng lại phân âm dương để khái quát chung. Biểu lý hàn, nhiệt, hư, thực ba đôi tuy có khác nhau về góc độ, đã nói rõ chứng của bệnh, nhưng nó lại là có quan hệ với nhau, bổ sung cho nhau, khi biện chứng không cần đem nó để đứng riêng ra mà xem. Bát cương biện chứng là cơ sở của các loại biện chứng, là phương pháp biện chứng cần phải nắm đầu tiên. Dưới đây đem bát cương chia thành bốn nhóm đối tỷ nhau để giới thiệu.

72

1. Biểu và lý Biểu và lý là chỉ :bệnh biến ở vùng nông hay sâu, và bệnh tình nặng hay nhẹ. Nhất loạt bệnh cơ biểu thuộc biểu, bệnh tình nhẹ và vùng bệnh ở nông. Bệnh ở tạng phủ thuộc lý, bệnh tình nặng và nơi có bệnh ở sâu.1 Biểu chứng: Thường thấy ở thời kỳ đầu của bệnh ngoại cảm. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là phát sốt sợ lạnh( hoặc sợ gió), đau đầu, tức chi quết đau, mũi tắc ho nhẹ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, trong đó có phát sốt, sợ lạnh, mạch phù là đặc trưng của biểu chứng. Biểu chứng chia ra biểu hàn, biểu nhiệt, biểu hư, biểu thực. Ở trên vừa giới thiệu chứng trạng trong biểu chứng nói chung. Nay nói kỹ hơn: - Sợ lạnh nặng, phát sốt nhẹ và mạch phù khẩn là biểu hàn chứng, chữa thì dùng tân ôn giải biểu. - Sợ lạnh nhẹ, phát sốt nặng, mạch phù sác gọi là biểu nhiệt chứng, chữa 'thì dùng tân lơng giải biểu. - Biểu chứng không có mồ hôi, gọi là biểu thực, chữa thì dùng thuốc phái biểu rất mạnh. Biểu chứng có nhiều mồ hôi gọi là biểu hư, không thể dùng quá nhiều thuốc phát biểu. Người già, người thể yếu mà có biểu chứng, phải đồng thời với giải biểu là chú ý phù chính. 2. Lý chứng: Thường thấy ở thời kỳ giữa và thời kỳ cực thịnh của các loại ngoại cảm, lúc đó biểu chứng đã giải, bệnh tà chuyển vào lý, chồng lên đến tạng phủ. Mặt khác, các loại bệnh nội thương đều là lý chứng. Biểu hiện lâm sàng của lý chứng là nhiều loại nhiều dạng, không những có các phần hàn, nhiệt, hư thực mà còn do các tạng phủ khác nhau dẫn đến, biểu hiện cụ thể của cái đã đem trình bày trong tạng phủ biện chứng luận trị và ôn nhiệt bệnh biện chứng luận trị. Lý chứng nhất loạt không sợ gió, không sợ lạnh, mạch tượng nhất loạt là mạch.trầm, chất lưỡi thường có cải biến, rêu lưỡi thường vàng hoặc đen. Như mới bắt đầu viêm phổi, có các chứng sợ lạnh phát sốt, đau đầu, đau mình, mạch phù sác, thuộc về biểu chứng . Nếu bệnh tình phát triển, người bệnh xuất hiện sốt cao mặt đỏ, không sợ lạnh, miệng khát, ngực đau, ho dữ dội, mửa ra đờm có màu dì sắt, vật vã (phiền thao), lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác là chứng của phế nhiệt, đó là thuộc lý chứng. Lý chứng không những có lý hàn, lý nhiệt, lý hư, lý thực mà khi bệnh biến phức tạp, lại cần phân riêng ra hư hàn, hàn thực, hư nhiệt, thực nhiệt. Cái đó ở các chương dưới có chia ra trình bày rõ . Ngoài ra, bệnh không ở tại biểu, cũng không ở lý, nằm gọn giữa biểu và lý, gọi là bán biểu bán lý chứng. Chứng trạng chủ yếu của nó là hàn nhiệt vãng lai. Chữa thì dùng phép hoà giải.

73

3. Biểu lý đồng bệnh: Biểu và lý có khi cùng bị bệnh một lúc. Như thời kỳ đầu của chứng cấp tính khuẩn lỵ, đã có đau bụng, đại tiện mủ máu, miệng khát, rêu lưỡi vàng trắng là chứng trạng của lý chứng, lại có sợ lạnh phát sốt, tứ chi buốt đau, mạch phù sác là chứng trạng của biểu chứng, đó gọi là biểu lý đồng bệnh. Biểu lý đồng bệnh thường thấy ở hai loại hình. Một là, bệnh ngoại cảm mà biểu chứng chưa giải tà đã chuyển vào lý; Hai là vốn có bệnh nội thương lại mới bị bệnh ngoại cảm. Cái trước nên giải cả biểu và lý một lúc (song giải). Cái sau, trị trước bệnh ngoại cảm mới mắc. Yếu điểm để phân biệt biểu chứng và lý chứng. Nhất loạt bệnh sốt chủ yếu phải phân biệt rõ phát sốt là không kèm hay có kèm sợ lạnh, chất lưỡi là nhạt hay hồng, mạch tợng là phù hay trầm. Phát sốt sợ lạnh, lưỡi nhạt líu lưỡi trắng, mạch phù, thuộc biểu chứng. Phát sốt không sợ lạnh, lưỡi hồng rêu lưỡi vàng, mạch trầm (hoặc sác), thuộc lý chứng. II. HÀN VÀ NHIỆT Hàn và nhiệt là chỉ về tính chất của bệnh tật "dương thắng thì nhiệt", "âm thắng thì hàn". Hàn, nhiệt, trên thực chất là biểu hiện cụ thể của âm dương thiên thịnh, thiên suy. Bởi thế, phân biệt hàn, nhiệt của bệnh tật có thể đem lại chỗ dựa cho việc dùng thuốc ôn nhiệt hay hàn lương. 1. Hàn chứng: Có chia riêng ra biểu hàn và lý hàn, ở đây chủ yếu là giới thiệu lý hàn chứng. Biểu hiện chủ yếu của nó là sợ lạnh, chân tay lạnh như băng, miệng nhạt không khát, thích uống nóng, tiểu tiện.trong mà dài, đại tiện lỏng'nhão, sắc mặt trắng xanh(trắng bủng), chất lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận hoặc đen nhuận, mạch tượng trầm trì. Như có một số ít người bệnh có bệnh mạn tính tiêu hao, thường thường xuất hiện chứng loại này. Khi chữa cần dùng phép khử hàn. 2. Nhiệt chứng: Có chia ra biểu nhiệt và lý nhiệt, ở đây chủ yếu là giới thiệu chứng lý nhiệt. Biểu hiện chủ yếu của nó là phát sốt, sợ nóng, vật vã, miệng khát, a uống lạnh, nước tiểu ngắn đỏ, đại tiện bí kết, sắc mặt hồng, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng khô hoặc đen khô mạch sác. Các loại bệnh nhiệt tính thường có xuất hiện chứng trạng loại này. Chữa thì dùng phép thanh nhiệt. 3. Hàn nhiệt lẫn lộn: Là hàn chứng và nhiệt chứng cùng xuất hiện một lúc, ví dụ như sợ lạnh phát nóng, không có mồ hôi, đau đầu đau mình, khí suyễn vật vã, miệng khát, lời hồng rêu lưỡi vàng trắng, mạch phù khẩn, gọi là biểu hàn lý nhiệt. Ngoài ra còn có biểu nhiệt lý hàn, Thượng nhiệt hạ hàn, hạ nhiệt Thượng hàn. Ví dụ: Như phát sốt, đau đầu, ho hắng có đờm vàng, họng khô mà bụng trướng, đại

74

tiện phân nát, là biểu nhiệt lý hàn (có thể thấy ở người bệnh trường vị hư hàn mà gặp nạn ngoại cảm phong nhiệt). Như đầu đau, mắt đỏ, hoặc đau răng miệng có mụn mà bụng dưới lạnh đau là Thượng nhiệt hạ hàn (có thể thấy ở người bệnh hạ tiêu hư hàn mà tâm vị có nhiệt). Như dạ dày đau, ợ hơi, ợ chua, miệng nhạt, ăn uống không biết ngon mà tiểu tiện nhiều lần rít đau. là Thượng hàn hạ nhiệt (có thể thấy ở người bệnh vị hàn mà hạ tiêu có thấp nhiệt). 4. Hàn nhiệt chân giả: Trên lâm sàng rất thường gặp đến một số bản chất là nhiệt chứng, mà biểu hiện là tượng hàn, hoặc bản chất là hàn chứng mà biểu hiện tình trạng là tợng nhiệt, đó gọi là chân nhiệt giả hàn hoặc chân hàn giả nhiệt. Nếu như không tìm ra được bản chất, sẽ bị hiện tượng giả mê hoặc, mà đến chẩn lầm trị lầm. Ví dụ như bệnh sởi của trẻ nhỏ. về nốt chẩn ở da, khi sởi mọc không ra. hoặc chẩn ra không thú, biểu hiện tình trạng mời phần khốn quẫn, lời nói, lời động, chân tay phát mát lạnh sắc mặt phát xanh, mạch trầm tế mà sác, xem thoảng qua dễ cho là tượng của chứng hàn. Có thể miệng mũi đứa trẻ có bệnh ấy thở hơi ra nóng. ngực bụng nóng như thiêu đốt, miệng hôi, miệng khái hay uống, a mát, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mà khô, mạch trầm tế sác mà có sức, mới có thể thấy bản chất là nhiệt chứng. Đông y cho rằng tà nhiệt uất ở trong càng sâu, ở đầu chót chi thể càng mát, tức là nói "nhiệt sâu quyết cũng sâu'’. Chứng đó là chân nhiệt giả hàn, ở trong bệnh nhiệt tính, khi vòng tuần hoàn không tốt, thường thấy như thế. Chữa thì phải dùng thuốc hàn lơng để thanh nhiệt giải độc. Lại như người có bệnh mạn tính tiêu hao tự thấy thân mình nóng, và có ửng hồng hai gò má về chiều, vật vã, rêu lưỡi đen, mạch phù đại, bề mặt nhìn thấy có hiện tợng nhiệt. Nhưng người bệnh thích ăn uống nóng, thường mặc nhiều áo, nằm co lại, chất lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi đen mà ẩm, mềm mại, mạch tuy phù đại nhưng không có sức, có thể thấy bản chất vẫn thuộc hàn chứng, cho nên gọi là chân hàn giả nhiệt. Chữa thì phải dùng thuốc nóng ấm để ôn dương tán hàn. Điểm chủ yếu để phân biệt nhiệt chứng và hàn chứng. Chủ yếu là phân biệt rõ miệng có khát hay không, a hay sợ nóng và lạnh, và các tình hình biến hoá của đại tiểu tiện, sắc mặt, hình ảnh lời, tượng của mạch. - Miệng nhại không khát, thích uống nóng, tiểu tiện trong và dài, đại tiện lỏng nhão, sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt rêu trắng nhuận, mạch trì, thuộc hàn. Miệng khát a uống mát, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện khô kết, sắc mặt hồng, lời hồng rêu vàng mà khô, mạch sác, thuộc nhiệt. Ngoài ra, không cần đem thân nhiệt cao làm ngang bằng với nhiệt chứng. Nhiệt chứng là chỉ một nhóm chứng trạng của hiện tợng nhiệt, thân nhiệt lên cao chỉ là một hạng trong đó Có khi thân nhiệt lên cao không nhất định đều là nhiệt chứng, nhiệt chứng lại không nhất định là phải thân nhiệt lên cao. Ví dụ: như chứng biểu hàn, thân nhiệt của người bệnh tuy cao những do có sợ lạnh nhiều, miệng không khát, rêu lưỡi trắng nhuận, là hàn tượng, cho nên vẫn chẩn đoán là chứng hàn. Lại nh'lý nhiệt chứng, người bệnh tuy thân nhiệt không cao, nhưng có miệng khát, tiện bí, mặt hồng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mà khô là hiện tượng nhiệt, vẫn có thể chẩn đoán là chứng nhiệt.

75

Khi hàn nhiệt cùng thấy hoặc hàn nhiệt chân giả khó phân biệt, thường thuộc bệnh tình phức tạp, trên chẩn đoán ngoài việc phải chú ý đến chứng, mạch, lưỡi, lại cần phải tham khảo bệnh sử trong quá khứ của người bệnh, để tiện Thông suốt qua hiện tợng tìm tới bản chất, làm rõ chủ thứ của hàn nhiệt và chân giả, tiến hành chữa chính xác. III. HƯ VÀ THỰC. Hư, thực là Chỉ Sự thịnh suy của chính, tà. Nhất loạt mà nói, hư là chỉ chính khí của thân người bất túc (không đủ), sức đề kháng giảm yếu. Thực là chỉ bệnh đến mức tà Khí thịnh và tà chính tranh nhau rất mạnh. 1. Hư chứng: Thường phát sinh ở sau khi bệnh nặng, bệnh lâu dài, thân thể hư yếu, chính khí bất túc. Biểu hiện chủ yếu là sắc mặt trắng bủng (trắng có xanh rêu), tinh thần uỷ mị, mệt mỏi thiếu sức, tim hồi hộp và ngắn hơi, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, lưỡi non không rêu, mạch tế nhợc vô lực. Chữa thì dùng phép bổ.br Hư chứng có âm hư (hư nhiệt), dương hư (hư hàn), khí hư, huyết hư, ngũ tạng . 2. Thực chứng: Nhất loạt thực chứng thường thuộc mới dấy bệnh, thế bệnh rất dữ. Đó là do một mặt tà Khí thịnh (như ngoại cảm tà thịnh, đàm ẩm thuỷ thấp đình lưu, Khí trệ, huyết ứ, tích thực, tích trùng...), một mặt nữa là do sức cơ năng đề kháng của cơ thể vượng thịnh, kết quả của hai mặt tà chính đấu tranh dữ dội. Đặc điểm lâm sàng của thực chứng là quá trình bệnh nhất loạt rất ngắn, phản ứng của cơ thể rất mạnh, tinh thần căng phấn, tiếng cao, Khí thổ, hoặc sốt cao mặt đỏ, hoặc không sốt mà mặt xanh, hoặc đờm đãi toả thịnh (vậy mạnh), hoặc đau dữ sợ sờ nắn... rêu lưỡi rất đầy, mạch hồng có sức. Thực chứng cũng cần chia ra hàn nhiệt - Như sưng phổi có mủ, phát sốt miệng khát, hen ho đau ngực, mủ và đờm vớng đầy, lời hồng, rêu lưỡi vàng dầy, mạch hoạt, sác, hữu lực, là lý nhiệt thực chứng. Chữa thì dùng phương thuốc thanh nhiệt lả phế. - Lại như co thắt ruột, người bệnh có phát thành cơn rất đau ở vùng bụng, quằn quại rên rỉ, tiếng cao, Khí thổ, mặt xanh, chi lạnh, rêu lưỡi trắng dầy. mạch trầm, khẩn.thuốc ôn trung tán hàn. 3. Hư thực hiệp tạp: Trên lâm sàng thường có trong hư hiệp thực, trong thực có hư, tình hình hư chứng và thực chứng cùng tồn tại. Như người bệnh gan xơ hoá bụng có nước, toàn thân gày mòn, thiếu máu, mỏi mệt không có sức, ăn uống giảm, vốn thuộc hư chứng; nhưng lại đồng thời tồn tại nhiều nước ở trong bụng, kiêm có hối hòn, sườn bụng đau đớn là chứng trạng của thực chứng Bởi thế nó mà mộ chứng hư thực hiệp tạp. Chữa thì dùng phương pháp công

76

bổ kiêm thí, hoặc trước 4. Hư thực chân giả: Bản chất của bệnh tật là hư chứng .mà biểu hiện lâm sàng có hình ảnh của thực chứng, gọi tà giả thực. Giả thực nhất loạt biểu hiện là tuy có bụng trướng, nhưng không giống như thường đó của thực chứng xướng mà không giảm, mà là lúc trướng lúc giảm; tuy có đau bụng nhưng không giống kiêu đau của thực chứng sợ sờ nắn, mà là sờ nắn thì giảm đau; tuy có tượng nhiệt, nhưng mà lưỡi non, mạch hư. Bản chất của bệnh là thực chứng mà biểu hiện sàng có hình ảnh của hư chứng, gọi là giả hư. Giả hư nhất loạt biểu hiện là tuy có chán chán không nói, nhưng đã nói thì nhiều lời, tiếng cao, khí thô; tuy không muốn ăn nhưng có lúc lại ăn được, tuy có ngực bụng chướng đầy, nhưng sờ nắn đó có đau hoặc cố định không dời chỗ đau . Yếu điểm để phân biệt hư chứng thực và thực chứng là: Chủ yếu xem ở mấy mặt quá trình bệnh dài hay ngắn, thanh âm và hơi thở mạnh hay yếu, nơi đau sợ sờ nắn hay a sờ nắn, chất lưỡi Thổ già hay béo non, mạch tợng có sức hay không có sức. Nhất loạt bệnh trình ngắn, tiếng cao, Khí thổ, nơi đau sợ sờ nắn, chất lưỡi Thổ già, mạch có sức, thuộc thực chứng. Bệnh trình dài. tiếng thấp, khí ngắn, nơi đau sợ sờ nắn, chất lưỡi béo non, mạch không có sức, thuộc hư chứng. IV. ÂM VÀ DƯƠNG: Biểu và lý, hàn và nhiệt, hư và thực, nhất loạt có thể dùng hai cơng (hai đầu mối) âm dương khái quát lại thêm, tức là biểu, nhiệt, thực, thuộc dương chứng, lý, hư, hàn, thuộc âm chứng. Bởi thế, âm dương là hai tổng cơng của bát cơng. Nhất loạt bệnh chứng, đều có thể quy nạp vào hai loại lớn là âm chứng và dương chứng. 1. Âm chứng: Nhất loạt biểu hiện tinh thần uỷ mị, sắc mặt tối mờ, thân hàn chi lạnh, nằm ưa co quắp, ngắn hơi ngại nói, tiếng nồi thấp nhỏ, ưa sự yên lặng, không khát hoặc ưa uống nước nóng, bụng đau ưa sờ nắn, đại tiện lỏng nhão, tiểu tiện lỏng trong, chất lưỡi nhạt non, rêu lưỡi nhuận hoạt, mạch tượng thường trầm, trì, tế, nhược. 2. Dương chứng: Nhất loạt biểu hiện tinh thần căng phấn, sắc mặt phát hồng, thân nóng chi ấm, nằm thìa dạng duỗi, khí khô nói nhiều, tiếng nói to vang, hay động, miệng khát hoặc ưa uống mát, bụng đau sợ sờ nắn, đại tiện khô kết, tiểu tiện ngắn đỏ' chất lưỡi hồng tía, rắn, già, rêu lưỡi vàng, táo, mạch tượng thường hồng sác, có sức. 3. âm hư: Là chỉ về âm phần bất túc, "âm h sinh nội nhiệt". Thường nói hư nhiệt tức là chỉ về cái đó, biểu hiện chủ yếu là lòng bàn tay bàn chân nóng, siết về chiều sau ngọ, gảy

77

mòn, mồ hôi trộm, miệng táo họng khô, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện khô mà ít, chất lưỡi hồng, lưỡi ít rêu hoặc không rêu, mạch tế, sác vô lực là chứng của hư nhiệt, có thể thấy ở chứng lao phổi và bệnh mạn tính tiêu hao. 4. Dương hư: Là chỉ về dương khí bất túc. Dương hư thì sinh hàn. Nhất loạt hư hàn mà nói là chỉ về thứ đó, biểu hiện chủ yếu của nó là mệt mỏi không có sức, ít hơi ngại nới, sợ rét chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng xanh, nước tiểu trong mà dài, phân nát, lỏng, chất lưỡi nhạt, non, rêu lưỡi trắng, mạch trì, nhược, hoặc đại mà vô lực, là chứng hư hàn. Thường thấy ở người công năng cơ thể suy thoái, các bệnh tật cơ sở thay cũ đổi mới (đái tạ) giảm thấp và người già thể yếu. Ngoài ra, lại có hai loại vong âm, vong dương, là chỉ về sốt cao ra nhiều mồ hôi, nôn mửa, ỉa chảy dữ dội, mất nước quá nhiều, là tình huống âm dịch hoặc dương khí mất đi nhanh chóng một số lượng lớn, xuất hiện chứng nguy nặng. Lúc này phải kịp thời chẩn đoán chính xác, tích cực tiến hành cấp c Vong âm và vong dương, ngoài những chứng nguy nặng của các loại bệnh nguyên phát tính, chúng có những đặc điểm khác nhau nh sau: vong âm: Biểu hiện chủ yếu là mồ hôi nóng, nước bọt mặn không dính, tứ chi ấm nóng, hơi thở rất Thổ, miệng khát ham uống, sắc mặt về chiều ửng hồng lên, lưỡi hồng khô, mạch hư, đại, sác mà vô lực. - Vong dương: Biểu hiện chủ yếu là mồ hôi lạnh, nước bọt nhạt mà dính, đầm đề không dứt, tứ chi quyết lãnh, hơi thở nhỏ yếu, miệng không khát, sắc mặt đen, trắng, mạch nhỏ muốn mất. Căn cứ vào quan sát lâm sàng, nhiều mồ hôi,mửa nhiều thì có thể xuất hiện vong âm, cũng có thể xuất hiện vong dương. Nhiệt bệnh thương âm hoặc xuất huyết nhiều có thể dẫn đến vong âm. Hàn tà thơng dương (cảm lạnh làm hại dương khi) có thể dẫn đến vong dương. Do âm dương hỗ căn giúp nhau từ gốc), vong âm có thể dẫn đến vong dương, vong dương có thể đẫn đến vong âm, nhưng mỗi cái đều có nét riêng về chủ thứ, nặng nhẹ. Nhất loại mà nói, vong âm dẫn đến vong dương là rất thường thấy. Trị liệu, vong âm phải nhanh chóng dùng phép cứu âm sinh tân, vong dương phải dùng ngay phép hồi dương cứu nghịch. TÓM TẮT BÀI BÁT CƯƠNG BIỆN CHỨNG Bát cương biện chứng là từ tám mặt khác nhau của bệnh tật tiến hành một loại phương pháp chẩn đoán phân biệt. Tuy nhiên, nó lại cần đến sự kết hợp với tạng phủ biện chứng mới có thể hướng tới hoàn thiện, nhưng nó là cơ sở của các loại biện chứng, đia đền tác dụng giữ cái giản bỏ cái rờm, nâng lên mức tóm gọn chung làm đầu mối. Mỗi một chứng trong bát cơng đều là khả biến, dựa theo những điều kiện nhất định mà biến hoá. Nhất loạt biểu chứng chuyển vào lý là bệnh thế nặng thêm, lý chứng ra biểu là bệnh thế hướng về khỏi. Nhiệt chứng biến thành hàn, thực chứng biến thành hư là chính khí đã suy. Hàn chứng biến nhiệt, hư chứng biến thực là dương khí dần dần hồi phục.

78

Chứng thường thấy ở lâm sàng, rất ít khi là đơn thuần, thường là biểu lý, hàn nhiệt, h thực, kết hợp lại làm một, mà lại còn có lúc gặp xuất hiện lẫn lộn và giả tượng, do đó yêu cầu chúng ta trong quá trình biện chứng phải nhìn đúng chỗ điều tra nghiên cứu nối suất lại tiến hành suy xét, tập trung sức sớm ra mâu thuẫn chủ yếu. Chỉ có như thế mới có thể có được kết luận chính xác Không thì sẽ không thể có được chỗ bám trong phân tích. Cơ sở sinh lý, bệnh lý có liên quan với bát cơng là cần phải nghiên cứu từng bước. Nhất loạt cho rằng biểu chứng thường thấy ở thời kỳ đầu của bệnh viêm nhiễm, là một loại phản ứng, phòng ngự của cơ thể với nhân tố bệnh; lý chứng thường thấy ở 'thời kỳ giữa và thời kỳ cực điểm của bệnh tật viêm nhiễm, cũng có thấy ở trong bệnh khí chất hoặc công năng tổn hại không có tính viêm nhiễm, là kết quả của nhân tố bệnh xâm lấn vào công năng tổ chức khí quan nội tạng. Thường lấy công năng của hệ thống thần kinh trung khu và khí quan hữu quan cùng với năng lượng thay cũ đổi mới bị trở ngại nghiêm trọng làm đặc trưng. Nếu như trong quá trình bệnh, khi biểu chứng chưa mất đi hết, mà đã xuất hiện chứng trạng tạng phủ tổn hại, sẽ gọi là biểu lý đồng bệnh. Nhiệt chứng thường cho là vì công năng sinh lý của cơ thể con người vượng thịnh, năng lượng thay thế tăng cao, có quan hệ với phản ứng càng tiến (cường) với nhân tố bệnh, bởi thế biểu hiện là sản ra nhiệt quá thịnh, thân nhiệt tăng cao, hô hấp nhanh, sức đẩy ra của tim tăng nhanh, huyết quản ở da trương giãn ra, máy chạy thêm nhanh, tăng cao hng phấn vỏ não, cùng với sốt cao ra mồ hôi... mà hiện ra rõ chứng mất dịch. Hàn chứng, thường cho là vì công năng sinh lý của cơ thể người ta giảm lùi, năng lượng thay thế xuống thấp, có quan hệ với tính phản ứng với nhân tố bệnh giảm thấp, bởi thế biểu hiện là sản nhiệt không đủ, thân nhiệt rất thấp, hô hấp và tim đập rất thậm, sức đẩy ra của tâm giảm, huyết quản ở bề mặt thân thể co lại, chứng vỏ não hưng phấn giảm xuống thấp. Hư chứng, nhất loạt chỉ về sức đề kháng của cơ thể giảm xuống thấp công năng sinh lý giảm hoặc suy kiệt mà xuất hiện chứng trạng bệnh lý, như công năng trường vị trở ngại, sa nội tạng, công năng tuyến giáp trạng giảm. Thực chứng, nhất loạt chỉ về tính phản ứng của cơ thể mạnh, công năng của tổ chức khí quan cang tiến đến trạng thái bệnh lý, như các loại viêm nhiễm, u bướu , tích dịch ở ổ ngực bụng, thũng huyết, thũng mủ và các loại bệnh lý hữu hình thay đổi. Có một số vấn đề phải để lại chúng ta từ nay về sau thảo luận sâu hơn nữa. PHỤ LỤC BẢNG BÁT CƯƠNG BIỆN CHÚNG YẾU ĐIỂM Bảng 17

Bát

cương Biểu hiện chủ yếu Tượng lưỡi

Tượng

mạch Tri pháp Bị chú

Biểu

chứng

Phát sốt, sợ gió,

lạnh

Rêu trắng

mỏng Phù Giải biểu

Lý Không có biểu Có biến hoá Không Tuỳ tạng phủ

79

chứng chứng, có chứng

trạng bệnh biến

tạng phủ, biểu hiện

đó tuỳ hàn nhiệt, hư

thực khác nhau mà

dẫn

phù hàn nhiệt, hư

thực khác

nhau mà dẫn

Hàn

chứng

Sợ lạnh, chân tay

lạnh, miệng nhạt,

không khát, ưa

uống nóng, nước

tiểu trong mà dài,

đại tiện lỏng nhão,

sắc mặt trắng bủng

Chất nhạt,

rêu trắng

nhuận hoặc

đen ẩm

Trì hoặc

khuẩn Khử hàn

Nhiệt

chứng

Sợ nóng, phát sốt

cao, miệng khát, ưa

uống lạnh, vật vã,

tiểu tiện ngắn đỏ,

đại tiện bí kết, sắc

mặt hồng.

Chất hồng,

rên vàng khô

hoặc vàng

đen khô

Sác Thanh nhiệt

chứng

Thân thể hư yếu, có

các loại biểu hiện:

sắc mặt trắng nhợt,

tinh thần uỷ mị hoặc

mệt không có sức,

tim thổn thức, ngắn

hơi, tự ra mồ hôi,

mồ hôi trộm

Chất nhạt

non, ít rêu

hoặc không

rêu

Vô lực

(hư)

Bổ ích

Tiến lên

chia rõ khí

hư, huyết

hư, âm hư,

dương hư,

tạng phủ

Thực

chứng

Cơ thể phản ứng

mạnh, tinh thần

càng tiến, tiếng cao,

khí thô, hoặc sốt

cao, mắt đỏ, hoặc

không sốt mặt xanh,

hoặc bụng rất đau

sợ sờ nắn…

Chất thô, rêu

dầy

Hữu lực

(thực)

Công trục,

tiêu tán, tả hạ

âm Sắc mặt ảm đạm, Chất nhạt Trầm trì tế ôn bổ

80

chứng thân mệt chi lạnh,

ngắn hơi lười nói,

nước tiểu trong

phân nát

rêu trắng

nhuận

nhược

Dương

chứng

Mặt đỏ, mình nóng,

thần phiền, khí thô,

miệng khát, ưa

uống mát, nước tiểu

đỏ, bí đại tiện

Chất hồng

rêu vàng dầy

Hồng đại

hoạt sác

Thanh nhiệt,

tả hạ

Bài 11: Biện chứng luận trị về bệnh sốt thời khí (Theo sách Trắng y học khái yếu) Sốt thời khí (dịch) là một loại sốt do ngoại cảm lục dâm, (sáu thứ khí quá mạnh), lệ khí (gió độc gây dịch), đặc trng chủ yếu của bệnh là phát sốt, tức ỉa bao gồm cả sốt lây lan và sốt cấp tính. Biện chứng của bệnh sốt thời Khí trong tài liệu xa để lại có ba loại : Lục kinh, Tam tiêu, và Vệ khí doanh huyết. Có tài liệu dài, có tài liệu ngắn. Ở chương này lấy biện chứng thường dùng là biện chứng vệ khí doanh huyết làm chính, và kết hợp với một phần nội dung của Lục kinh, Tam tiêu biện chứng để giới thiệu. A. VỆ, KHÍ, DOANH, HUYẾT BIỆN CKỨNG LUẬN TRỊ Vệ Khí, Doanh, Huyết vốn là một bộ phận công năng kết cấu bình thường của cơ thể con người, nhưng sau khi mắc bệnh sốt thì Vệ, Khí, Doanh, Huyết đều cùng phát sinh những cải biến tương ứng với bệnh lý, theo một quy hoạch nhất định. Bởi vậy, người ta dùng Vệ, Khí, Doanh, Huyết khái quát thay cho những loại hình chứng ở bốn giai đoạn khác nhau của bệnh siết thời khí. Nó chỉ ra mức độ nông, sâu, tình trạng nặng, nhẹ của bệnh, mức tiến thoái trong quá trình phát triển bệnh siết thời khí, và cách chữa bệnh siết thời khí cũng dựa vào đó. Vì thế, giảng về hàm nghĩa của Vệ, Khí, Doanh, Huyết ở đây với hàm nghĩa của Vệ, Khí Doanh, Huyết trên sinh lý có khác nhau. I. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ CỦA VỆ, KHÍ, DOANH, HUYẾT CÓ BỐN ĐẶC ĐIỂM: 1. Biện chứng nơi có bệnh biến: Phần vệ của bệnh siết thời Khí tương đương với phần biểu của bát cương biện

81

chứng. Bệnh phần vệ thường xâm phạm phế vệ, tứ chi, đầu mặt, hầu họng. Bệnh phần Khí thường xâm phạm phế, tỳ, vị, đại trường, đảm. Bệnh phần huyết thường xâm phạm tâm và can thận. 2. Phân chia trình độ và giai đoạn bệnh: Bệnh sốt thời khí được đem chia ra làm bốn giai đoạn: Vệ, Khí Doanh, Huyết. - Đặc trưng của bệnh phần Vệ là phát sốt, sợ lạnh, đau đầu rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù hoặc sác. Đặc trưng của bệnh phần Khí là siết cao, không sợ lạnh, ra mồ hôi, miệng khát, đòi uống, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch hồng, sác, hoặc trầm, thực. Đặc trưng của bệnh phần Doanh là sốt về đêm nhiệt độ càng cao, bứt rứt, thần chí nửa mê chìm, nói mê, miệng không khát lắm, hoặc ở da có nốt ban chìm, lưỡi đỏ tím, không rêu hoặc ít rêu, mạch tế, sác. - Đặc trưng của bệnh phần Huyết là trên cơ sở đặc trưng bệnh ở phần doanh lại thấy thần chí không rõ ràng, hoặc lung tung phát cuồng, da dẻ nổi rõ ban chẩn, có khi thấy thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu, đó là chứng của huyết, lưỡi đỏ thẫm hoặc tím, không rêu, mạch trầm, tế, sác. 3. Nhận thức quy hoạch chuyển biến: Phát sinh bệnh siết thời Khí thường bắt đầu từ phần vệ, sau đó chuyển đần sang phần khí, phần doanh, rồi phần huyết. Tức là từ biểu sang lý, từ nhẹ đến nặng, đây là chuyển biến tuần tự theo lẽ bình thường. Có khi bệnh xuất hiện không tuần tự như thế, mà lại phát sinh ngay ở phần khí, phần doanh; thậm chí ngay ở phần huyết mà ra, đó là do tà phục ở trong phát ra (phục tà nội phát). Hoặc bệnh từ phần vệ trực tiếp chuyển sang thẳng phần doanh, phần huyết mà bệnh vẫn ở phần vệ, phần khí, tức là Vệ, Khí, Doanh, Huyết đồng bệnh (bệnh cùng một lúc). Nói chung các loại như thế, đều lấy sức đề kháng của cơ thể làm quyết định về sự phản ứng với tính chất của bệnh tà, có khi không có quan hệ gì với việc chữa chạy và chăm sóc. 4. Xác định phương pháp chữa: Bệnh phần vệ, nên giải biểu. Bệnh phần khí, nên thanh khí (làm cho khí mát, sạch). hình phần doanh nên thanh doanh (làm cho doanh khí mát, sạch). Bệnh phần huyết, nên lơng huyết, giải độc (làm cho mát huyết, làm cho máu hết chất độc). II. BIỆN CHỨNG TRỊ LIỆU CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH SỐT THỜI KHÍ. 1. Bệnh phần Vệ: Bệnh phần vệ là giai đoạn đầu của bệnh sốt thời khí, đặc trưng của nó là phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình, rêu lới mỏng trắng, mạch phù. Do bệnh phát ở lúc giao các mùa (tiết, quý cuối xuân đầu hạ, cuối hạ đầu thu, cuối thu : đầu đông, cuối đông đầu xuân), do tính chất bệnh tà và phản ứng của mỗi cơ thể có

82

khác nhau, nên bệnh ở phần vệ chia ra làm 5 loại hình như sau: a. Phong ôn biểu chứng: Chủ chứng: có đặc trưng của bệnh ở phần vệ nhưng phát sốt nặng, sợ gió nhẹ, kèm có tắc mũi, chảy nước mũi, ho, miệng hơi khát, đầu lưỡi hồng, mạch phù sác. Bệnh lý: Chứng bệnh hay phát ở 2 mùa đông, xuân, do ôn phong (gió ấm) ngoại tà xâm phạm vào phế vệ mà phát bệnh. ôn tà thuộc nhiệt, làm cho phát sốt rất nặng đầu lưỡi hồng, mạch sác. Nhiệt tà thơng tân dịch, làm miệng khát, tương đơng với biểu nhiệt trong bát cương biện chứng. Phép chữa: Tân lương giải biểu , thường dùng "Ngân kiều tán". Gia giảm: + Sợ lạnh nhẹ (ít) thì dùng ít ở các vị Kinh giới, Đạm đậu xị + Phát sốt nặng thì dùng nhiều thêm ở các vị Kim ngân hoa, Liên kiều. + Miệng khát dùng thêm Thiên hoa phấn. + Ho rõ rệt, thêm Khổ hạnh nhân, hoặc đổi dùng "Tang cúc ẩm". + Chảy máu mũi, ho ra máu là nhiệt làm tổn thương huyết lạc phế lạc, thì bỏ Kinh giới, Đạm đậu xị, gia Mao căn, Sơn chi tử, Thiến thảo căn. + Đau họng sưng cổ, trước và sau tai sưng là kiêm ôn độc, dùng Mã bột, Huyền sâm, Bản lan căn. + Ngực ách tức, buồn bằn là có nội thấp, gia Hoắc hương, Uất kim. + Nếu thấy có nết ban đỏ ở da, phát sốt cao, thì bỏ Kinh giới, Đạm đậu xị, Bạc hà; thêm Sinh địa, Đại thanh diệp. Thời kỳ đầu các bệnh cảm cúm, cảm mạo, viêm kết mạc cấp, viêm amiđan cấp tính, viêm phế quản cấp tính, viêm quai bị do dịch, viêm màng não cấp, biểu hiện có phong ôn biểu chứng, có thể theo phép này mà chữa. b. Thử ôn biểu chứng: Chủ chứng: Có đặc trng của bệnh ở phần vệ, nặng mình, khó chịu ở bụng trên, không có hoặc có ít mồ hôi, rêu lưỡi trắng trơn, chất lưỡi hồng, mạch nhu, sác. Bệnh lỵ: Chứng này thường phát sinh vào mùa hạ, ngày hạ nóng nực, bị say nắng, khi đó uống nước mát lạnh, ngồi đón gió mát, làm cho cái nóng bị hàn thấp lấn át mà thành bệnh. Hàn uất ở cơ biểu thì sợ lạnh, không có mồ hôi; thử là hoả tà, làm phát sốt mà mạch nhanh (sác); thử thơng tân dịch, chất lưỡi hơi hồng; thử hay kiêm thấp, làm nặng mình, đau bụng trên, mạch nhu. Phép chữa: Giải biểu thanh thử, thường dùng "tân gia Hương nhu ẩm". Thời kỳ đầu của các bệnh cảm cúm, cảm mạo, viêm não'nhật bản B có biểu hiện của chứng này, theo phép này mà chữa. c. Thấp ôn biểu chứng: Chủ chứng: Có đặc trng của bệnh phần vệ, kiêm có thấy đầu trướng nặng, chân tay nặng nề, khớp xương đau quết, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoãn. Bệnh

83

lý chứng này thường phát về mùa ma. do thấp nhiệt tà xâm phạm phần vệ mà thành bệnh. Tính của thấp là nặng, dính trệ, cho nên thấy đầu trướng, mình mẩy nặng nề, rêu lưỡi trắng trơn. Phép chữa: Giải biểu hoá thấp, thường dùng "Tam nhân thang" gia Hoắc hơng, Bội lan. Thời kỳ đầu của các bệnh thường hàn ruột, viêm gan lây lan, bệnh xoắn trùng vàng da, viêm nhiễm hệ tiết niệu, cảm cúm, cảm mạo, có biểu hiện của thấp ôn biểu chứng, có thể theo phép này biện chứng trị liệu. d. Thu táo biểu chứng: Chủ chứng: Có đặc trng của bệnh ở phần vệ, kiêm có ho khan, miệng khô, họng khô, mũi khô, rêu lưỡi trắng mỏng mà khô, mạch phù mà tế. Bệnh lý: Chứng này thường Phát ở mùa thu, do táo tà xâm nhập vào phế vệ mà phát bệnh, táo tà rất dễ thương phế, thơng tân, cho nên thấy ho khan, miệng khô, họng khô, mũi khô. Thu táo trong đó thấy sợ lạnh rất nặng, mạch phù mà khẩn, thì gọi là "lương táo"; phát sốt rất nặng, miệng khát, mạch phù mà sác, gợi là "ôn táo” , Phép chữa: + Lương táo, nên tán hàn giải biểu, tuyên phế nhuận táo thường dùng "Hạnh tô tán". + Ôn táo, nên tân lơng giải biểu (dùng vị cay mát giải biểu) tuyên phế nhuận táo, thường dùng "Tang hạnh thang". + Lương táo, ôn táo chuyển vào khí phần, đều có thể hoá làm táo nhiệt, chữa thì thanh phế nhuận táo, thường dùng "Thanh táo cứu phế thang". Thời kỳ đầu của các bệnh cảm cúm, cảm mạo, bại liệt trẻ em, bạch cầu, có biểu hiện của chứng trạng đúng như thế này, có thể theo phép này mà chữa. e. Phong hàn biểu chứng: Chủ chứng: Chứng này tương đương với biểu hàn chứng trong bát cương biện chứng, cũng là bệnh "thái dương" trong lục kinh biện chứng. Thường Phát vào lúc mùa đông lạnh lẽo, do tà khí của phong hàn xâm lấn vào vệ biểu gây nên. Phép chữa: Nên tân ôn giải biểu. + Biểu hàn thực chứng, dùng "Ma hoàng thang", hoặc "Kinh phòng giải biểu thang". + Biểu hàn hư chứng, dùng "Quế chi thang" để điều hoà vệ biểu. Bệnh cảm cúm, cảm mạo mà thấy xuất hiện chứng trạng biểu hàn, đều có thể theo phép này mà chữa. Trong năm loại hình kể trên, thường thấy là phong ôn biểu chứng, rêu lưỡi từ trắng chuyển sang vàng, là tiêu chí chủ yếu của bệnh từ vệ chuyển vào khí phần. Thử ôn biểu chứng (không hiệp với hàn tà) chuyển biến rất nhanh, cho nên bệnh ở phần vệ thường rất ngắn thời gian. Sau đó là phong ôn, thấp ôn, thu táo. Chuyển biến rất chậm là phong hàn biểu chứng.

84

2. Bệnh phần khí: Bệnh phần khí là giai đoạn hai của bệnh siết thời khí. Đặc trưng của nó là sốt rất cao, không có sợ lạnh, miệng khát, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác. Bệnh tà xâm nhập vào khí phần, tà Khí thịnh mà chính khí cũng thịnh, khí hữu dư sẽ là hoả, cho nên xuất hiện chứng nhiệt ở khí phần. Trừ thấp ôn ra, các loại hình ở phần vệ, sau khi chuyển vào phần khí đều hoá làm nhiệt chứng ở khí phần, có thể không phải phân chia ra phong, hàn, lơng, táo. Bệnh ở khí phần trên lâm sàng thường thấy 6 loại hình: a. Khí phần nhiệt thịnh (nhiệt tại khí phần). Chủ chứng: Có đủ đặc trng của bệnh ở khí phần, kiêm có xuất hiện sốt cao, khát nhiều. mồ hôi nhiều,mạch hồng, đại, rêu lưỡi vàng khô, mặt đỏ, có người bệnh có nói nhảm mê lung tung và co quắp. Bệnh lý: Chứng này là khí phần nhiệt thịnh, cho nên sốt cao mà mặt đỏ, nhiệt ở lý ép tân thì ra nhiều mồ hôi. Sốt cao ra nhiều mồ hôi thì rất khát, lưỡi vàng khô. Nhiệt nhiễu tâm thần thì nói mê nhảm. Nhiệt cực sinh phong thì co quắp (siết cao co giật). Phép chữa: Thanh nhiệt sinh tân, thường dùng "Bạch hổ thang". Gia giảm: + Nếu có kèm tức ngực nặng mình, khát nhưng uống không nhiều, rêu lưỡi trơn, là kiêm có thấp trọc, phải dùng thêm những vị thuốc thơm tho hoá thấp như bội lan Hoắc hơng. Có nói nhảm thì thêm vào Liên kiều, Mạch đông, lá tre non cuộn trong nõn. Có co quắp thì thêm vào Địa long, Câu đằng. + Nếu tà nhiệt đại thịnh mồ hôi ra rất nhiều, mà thấy miệng khát, mạch hồng đại mà vô lực là nhiệt thương tân khí, có thể dùng những vị thuốc ích khí sinh tân như Tây dương sâm, Hài nhi sâm, hoặc đổi dùng "Vương thị thanh thử ích Khí thang". Bệnh cảm cúm, viêm não Nhật bản B thường xuất hiện chứng này, có thể theo phép này mà chữa. b. Đàm nhiệt trở phế (đàm nhiệt vây ở phế Chủ chứng: Có đủ đặc trưng bệnh ở khí phần, kiêm thấy ho hắng, đau ngực,đờm vàng đặc, khí suyễn, mạch hoạt, sác Bệnh lý: Chứng này là tà hiệp thương phế, nung đốt tân dịch mà thành đờm vàng Đàm nhiệt vướng ở phế, phế mất tuyên giáng (mất sự thông xuống) thì ho hen đau ngực. Cách chữa: Thanh phế tiết thiệt, hoá đàm bình suyễn, thường dùng "Ma hạnh

85

thếch cam thang" gia Ngưu bàng tử, Đông qua nhân, Liên kiều, Hoàng cầm. Gia giảm: + Miệng khát, gia Lô căn, Thiên hoa phấn. + Tiện bí bụng trướng thì gia Đại hoàng, Qua lâu nhân. Bệnh viêm phế quản cấp tính, viêm lá phổi, có biểu hiện chứng này có thể theo thép này mà chữa. c. Vị trường thực nhiệt (thiệt tại trường vị). Chủ chứng: Sốt cao hoặc sốt về chiều, đại tiện bí kết hoặc ỉa chảy vàng hôi, nước lỏng, vùng bụng trướng đầy, bụng đau sợ sờ, phiền thao (chân tay vật vã), nói mê nhảm, chân tay nhiều mồ hôi, chất lưỡi hồng, rêu lời vàng khô hoặc đen như than mà đâm nhọn lên, mạch trầm, sác, hữu lực. Bệnh lý: Chứng này là tà nhiệt vào lý cùng kết với tích trệ mà thành vị trường thực nhiệt. Lý nhiệt thịnh thì tân dịch thương, sẽ sốt cao hoặc sốt về chiều, chân tay nhiều mồ hôi, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng khô hoặc đen như than mà nhọn gai lên, nhiệt nhiễu tâm thần thì nói nhảm. Táo phân kết lại ở trong ruột thì vùng bụng trướng tức, bụng đau mà sợ sờ nắn, hoặc đại tiện bí kết, hoặc ỉa chảy nước lỏng vàng hôi. Phép chữa: Tả hạ tiết nhiệt, thường dùng "Đại thừa khí thang". Gia giảm: + Bụng trướng đau rất nặng, thêm dùng lượng nhiều ở vị chỉ thực, Hậu phác. + Đại tiện táo kết, thêm lượng dùng nhiều ở vị Đại hoàng, Mang tiêu. + Miệng khô lưỡi táo nặng, thêm Sinh địa hoàng, Mạch đông. Nói chung uống một hai thang, đạt được đi ỉa rồi, sẽ cải biến phép chữa theo chứng mà dùng thuốc. Thời kỳ giữa và thời kỳ cực thịnh của cảm cúm, viêm não Nhật bản B nếu thấy xuất hiện chứng này, có thể theo phép này mà chữa. d. Khí phần thấp ôn: (lý nhiệt hiệp thấp - thấp nhiệt nội uất) Chủ chứng: Có đủ đặc trng bệnh ở khí phần, kiêm có mình nặng, ngực tức bứt rứt, vùng bụng trướng đầy, khát không muốn uống, tinh thần nhạt nhẽo lạnh lẽo, nặng tai, tiểu tiện ngắn mà rít, đại tiện không sướng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng dày trơn, mạch huyền, hoãn. Có thể có kèm ỉa chảy, hoặc da phát vàng, nốt chẩn hồng, bạch ám hoặc xuất hiện thần mờ tối, nói nhảm mê. Bệnh lý: Chứng này do thấp nhiệt vớng trệ ở khí phần gây ra, Bạch ám là nết chẩn mồ hôi, là những hạt nhỏ xuất hiện trên mặt da nh những nốt rôm trắng mà trong suất, do thấp nhiệt uất ở trong. mồ hôi ra không Thổng mà sinh ra,

86

thường xuất hiện ở da vùng gáy cổ, ngực bụng, phán đoán tiên lượng thì bạch ám lấy bọc nước no đầy sáng sủa là thuận, khô khan mà tối như than là nghịch. Thần mờ tối nói nhảm mà lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng dày trơn, là thấp nhiệt hiệp với đàm trọc, che mờ tâm khiếu gây ra, nó khác với hôn mê do nhiệt nhập tâm bào. Phép chữa: Thanh khí, hoá thấp, thường dùng "Cam lộ tiêu độc ẩm". Gia giảm : + Nếu có sốt cao, miệng khát, là nhiệt nhiều thấp ít, có thể thêm Thạch cao, Tri mẫu. + Nếu phát sốt không cao, miệng không khát, là thấp nhiều nhiệt ít, có thể thêm Bội lan, Bạch khấu nhân. + Nếu vàng da, có thể thâm Nhân trần, Kê cốt thảo, Điền cơ hoàng. + Dị tật, có thể dùng đổi bằng "Cát căn cầm liên thang". + Có thần mờ tối, nói mê nhảm, có thể đổi dùng "Xương bồ uất kim thang" (Thạch xương bồ, Uất kim, sao Sơn chi, Liên kiều, Cúc hoa, Hoạt thạch, Đan bì, Đạm trúc diệp, Ngu bàng tử, Trúc lịch, Sinh nhượng trập, Ngọc khu đan), để thanh nhiệt hoá thấp, trừ đờm khai khiếu.Bệnh thấp ôn rất kéo dài, bệnh tình phức tạp, chứng đàm cũng rất nhiều. Thấp là âm tà, tính của nó dính vướng, dễ thương dương khí, khi chữa nói chung không thể dùng quá vị thuốc hàn lượng, hoặc dùng lầm vị thuốc bồ béo. Bệnh thương hàn ruột, bệnh xoắn trùng vàng da, viêm gan lây lan, khuẩn lị cấp tính, có biểu hiện chứng thấp ôn ở khí phần có thể theo phép này mà chữa. e. Khí vệ đồng bệnh: Chủ chứng: Có đủ đặc trưng của bệnh ở khí phần, đồng thời lại có sợ lạnh đau mình của chứng bệnh ở vệ phần, gọi là khí vệ đồng bệnh, là biểu tà chưa giải lại chuyển vào khí phần. Trong Đông y thường nói "Có một phần sợ lạnh, sẽ có một phần biểu chứng". Điều đó cũng chỉ rõ "sợ lạnh" là ý nghĩa trọng yếu trên chẩn đoán biểu chứng. Phép chữa: Khí vệ đồng bệnh, chữa thì dùng phép giải biểu thanh khí. Nếu người bệnh cảm cúm, biểu hiện lâm sàng có chứng trạng biểu nhiệt và lý nhiệt, có thể dùng "Bạch hổ thang" hợp với "Ngân kiều tán". Nếu có biểu hiện chứng trạng là biểu hàn lý nhiệt, có thể dùng "Sài cát giải cơ thang" (Sài hồ, Cát căn, Thương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Bạch thước, Cát cánh, Cam thảo, Thạch cao, Sinh nhượng, Đại táo). Đó là phương pháp biểu lý song giải. g. Bán biểu bán lý: Chủ chứng: Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, quặn bụng trên (ác tâm), ăn uống không biết ngon, tâm bứt rứt, miệng đắng họng khô, mắt hoa, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.

87

Bệnh lý: Chứng này là bệnh tà xâm phạm đảm kinh, tà và chính giao tranh ở nơi giữa biểu và lý gây ra. Nguyên là Thiếu dương của Lục kinh biện chứng. Phép chữa: Nên dùng phép hoà giải, thường dùng "Hàm vị Tiêu sài hồ thang" (Sài hồ, Hoàng cầm, Pháp bán hạ, Cam thảo, Sinh nhượng). Gia giảm: + Miệng khát, bỏ Bán hạ, gia Thiên hoa phấn, Trúc nhự. + Hàn nhiều gia Quế chi. + Nhiệt nhiều gia Hoàng hên. + Nếu kiêm có tiện bí, bụng trướng đau, có thể đổi dùng "Đại Sài hồ thang". Bệnh cảm cúm, viêm đường mật, sốt rét, có biểu hiện chứng này, đều có thể theo phép này mà chữa. Bệnh sốt rét lại có thể đối chứng thêm vào Thường sơn, Thảo quả 3. Bệnh phần doanh: Bệnh phần doanh, nói chung do khí phần hoặc vệ phần chuyển đến, nhưng cũng có khi phát bệnh là ở ngay doanh phần, chữa kịp thời có thể thấu nhiệt chuyển ra khí Phần. Bệnh doanh phần tiến tới xâm phạm tâm và cam. có thể xuất hiện chứng trạng " nhiệt nhập tâm bào" và "nhiệt động can phong" a. Bệnh doanh phần (nhiệt tại doanh phần nhiệt nhập doanh phần): Chủ chứng: phát sốt về chiều, về đêm rất cao, miệng không khát lắm, vật vã không yên, hoặc nói nhảm mê, hoặc xuất hiện ban chẩn chìm ẩn, lưỡi đỏ tía không rêu mạch tế, sác. Bệnh lý: Chứng này là tà nhiệt nhập doanh, doanh âm bị tổn, cho nên phát sốt về đêm rất cao, lưỡi đỏ tía không rêu, mạch tế, sác. Nhiệt chưng (nung nấu) doanh âm thăng lên trên, cho nên không khát lắm, nhiệt nhiễu tâm thần, thì vật vã không yên hoặc nới mê nhảm, nhiệt nhập mạch lạc, thì ban chẩn ẩn náu. Phép chữa: Thanh doanh tiết nhiệt, thường dùng "Thanh doanh thang". Bệnh viêm não Nhật bản B, viêm não tuỷ lây lan, và các loài viêm nhiễm nghiêm trọng khác có biểu hiện chứng là doanh phần, đều có thể theo phép này mà chữa. b. Vệ doanh đồng bệnh (doanh nhiệt kiêm biểu chứng). Chủ chứng: Bệnh doanh phần kiêm có đau đầu, đau mình, sợ lạnh, là những chứng của phần vệ, gọi là doanh vệ đồng bệnh.

88

Phép chữa: Dùng phép thanh doanh tiết nhiệt kiêm tân lương giải biểu. Thường dùng "Thanh doanh thang" hợp với "Ngân kiều tán". c. Khí doanh đồng bệnh: Chủ chứng: Bệnh doanh phần, nếu xuất hiện chứng khí phần và lưỡi đỏ tía, mà có rêu lưỡi vàng trắng, sẽ là khí doanh đồng bệnh. Phép chữa: Nên thanh khí lơng doanh, thường dùng "Bạch hổ thang" hợp với "Thanh doanh thang" gia giam. d. Nhiệt nhập tâm bào: Chủ chứng: Ngoài việc có đủ đặc trng của bệnh phần doanh, kèm thêm có các mức độ khác nhau của ý thức bị trở ngại, như biểu hiện tình cảm lạnh nhạt, tiếng nói rất rít (nói khó), phản ứng chậm chạp, nghe không thật, nhìn thấy không thật, sờ mó chỗ không có gì và mân mê giường chiếu, thần mờ tối nói nhảm, thậm chí hôn mê sâu, đại tiểu tiện không cầm, lưỡi đỏ tía, mạch hoạt, tế sác có người bệnh có thể thấy co quắp. Bệnh lý: Chứng này do nhiệt nhập tà xâm lấn vào tâm bào, vướng bí tâm khiếu gây nên, cũng có thể gọi là "bế chứng" . Phép chữa: Thanh doanh tiết nhiệt, thanh tâm khai khiếu thường dùng "Thanh doanh thang" gia "Tử tuyết đan" hoặc gia "An cung ngu hoàng hoàn", hoặc "Chí bảo đan". Gia giảm: Có co quắp, có thể gia Địa long, Câu đằng. An cung ngu hoàng hoàn, Tử tuyết đan, Chí bảo đan, đều có tác dụng thanh tâm, khai khiếu. Tác dụng thanh tâm của Ngu hoàng hoàn là rất mạnh, sau đó đến Tử tuyết đan Chí bảo đan rất yếu. Tác dụng khai khiếu thì Chí bảo đan rất mạnh, sau đó đến Ngu hoàng hoàn, Tửtuyết đan Ngoài ra, cái lớn nhất của An cung ngưu hoàng hoàn là hoá đàm giải độc, Tử tuyết đan lại có thể chặn co giật, dẹp phong. Những những thuốc đó rất quý tình trạng chung là không thể dùng được (quá đắt), mà thường thay bằng cách trong thang thuốc thanh nhiệt liệu chừng thêm Thạch xương bồ, kèm theo phối hợp châm chích (biện pháp đỡ tốn kém nhất). Các loại bệnh viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng máu và ngộ độc khuẩn lỵ, say năng, có biểu hiện chứng nhiệt nhập tâm bào, đều có thể theo phép này mà chữa. e. Nhiệt động can phong (nhiệt cơ sinh phong). Chủ chứng: siết cao, vật vã không yên, co quắp, hoặc tứ chi cong co, cứng gáy, uốn ván, lưỡi lệch, lưỡi rung, mạch huyền, sác, chất lưỡi hồng (thuộc khí phần) hoặc đỏ tía (thuộc doanh phần), có khi kèm hôn mê. Các chứng đó có thể thấy xuất hiện ở khí phần, hoặc đoành phần, huyết phần, nhưng thường thấy nhất là ở doanh phần, huyết phần.

89

Phép chữa: Thanh nhiệt tức (dẹp) phong. Nhằm vào chứng của bệnh ở khí phần, hoặc doanh phần, huyết phần, rồi thêm vào đó các vị thuốc thanh nhiệt dẹp phong như Địa long, Câu đằng, Bạch cúc hoa, Bạch thước, Cẩu can thái, Tượng nha ti, Chỉ kinh tán v.v... Viêm não, viêm màng não và các loại bệnh truyền nhiễm có phát kèm bệnh trúng độc não mà có biểu hiện những chứng nêu trên, đều có thể theo phép này mà chữa 4. Bệnh phần huyết: Bệnh phần huyết là giai đoạn nguy kịch của bệnh siết nóng, lúc này bệnh tà mới thịnh mà chính khí đã suy. a. Bệnh huyết phần (nhiệt tại huyết phần). Chủ chứng: Sốt cao, xuất huyết (như thổ huyết, lạc huyết, nục huyết, niệu huyết, tiện huyết - nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu mũi, đái ra máu, ỉa ra máu) ở da xuất hiện ban chẩn tím đen, nói nhảm hoặc thần mờ tối, co quắp, chất lưỡi tím tía, không rêu, mạch tế, sác. Bệnh lý: Chứng này là tà nhập vào huyết phần, huyết nhiệt tích thịnh cho nên siết cảo, chất lưỡi tím tía không rêu, mạch tế, sác. Nhiệt tà áp huyết vọng hành, hoặc ban chẩn hiện rõ. Nhiệt nhiễu tâm thần thì múa may lung tung và nói nhảm, hoặc thần mờ tối. Nhiệt cực sinh phong thì co quắp. Phép chữa: Lơng huyết, thanh nhiệt giải độc, thường dùng "Tê giác địa hoàng thang" (tê giác có thể thay thế bằng .1-2 lạng sừng trâu). Gia giảm: + Xuất huyết nhiều, gia Hạn liên thảo, Tiên hạc thảo Tử châu thảo. + Xuất hiện ban chẩn tím đen, gia Huyền sâm, Đại thanh diệp. + Nếu lưỡi đỏ tía, tím chàm, kèm có đau bụng hoặc đau ngực, sợ sờ, vật vã không yên. là huyết nhiệt hiệp với ứ, cần dùng phương trên thêm vào tròng.phép đó một ít thuốc khử ứ hoạt huyết, như Đào nhân, Đan sâm v.v... Ban và chẩn đều là một loại quầng và chấm màu hồng xuất hiện ở bề mặt da. Ban chẩn lấy hồng nhuận, giãn nổi, mỏng tha làm thuận. Nếu tím tối, nhanh chóng (khẩn tốc), dày kín là nghịch: Ban chẩn tím đen mờ tối, áp vào mà màu không bớt đi kèm thêm có lưỡi đỏ tía, là tiêu chí của bệnh tà nhập huyết. Bệnh thương hàn ruột, lao phổi hình hạt dẻ. Bệnh xoắn trùng vàng da, nhiễm trùng máu, tổng hợp các loại xuất huyết, có biểu hiện chứng bệnh ở phần huyết, đều có thể theo phép này mà chữa. b. Biểu tý nhiệt độc (nhất độc nội thịnh): Chủ chứng: Rét đánh với siết cao, đầu đau dữ dội, nhìn vật mờ dính, toàn thân

90

đau đớn dữ dội, hô hấp khó khăn vật vã không yên, nói nhảm múa may, thậm chí thân chí không rõ ràng hoặc co quắp, có thể có kèm thổ huyết, lạc huyết, nục huyết, hoặc mếu huyết, tiện huyết, xuất hiện ban chẩn tím đen ở da, lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng khô nhọn lên, mạch hồng đại mà sác, hoặc trầm tế mà sác. Chứng này thường do sốt dịch nhiệt độc rất nhiều ở biểu lý, vệ khí doanh huyết đều có bệnh gây nên. Phép chữa: Thanh giải biểu lý khí huyết nhiệt độc, thường dùng "Thanh ôn bại độc ẩm". Gia giảm: + Người bệnh mạch càng trầm tế là biểu thị nhiệt độc hãm càng sâu, dùng tễ lượng càng cần phải thêm lớn. + Khí huyết lưỡng phiên (bị đốt cả hai) là nhiệt độc ở khí phần và huyết phần, chứng thấy sốt cao, miệng khát, phát ban hoặc nục huyết, lưỡi đỏ tía, rêu vàng, mạch sác hoặc tế, chữa thì có thể tham khảo phép này, hoặc dùng "Ngọc nữ tiễn" gia giảm (bỏ Ngu tất, gia tế Sinh địa, Huyền sâm). Chứng nhiễm trùng máu, chảy máu não, bệnh xoắn trùng vàng da và các bệnh truyền nhiễm nặng khác thấy xuất hiện chứng kể trên, có thể theo phép này mà chữa. 5. Bệnh sốt thời Khí thương âm, thương dương. Bệnh siết thời khí rất dễ tổn thơng âm dịch, nhẹ là thương tân, nặng thì thương âm, thậm chí vong âm (mất nước). Lúc chữa phải chú ý bảo hộ và nuôi dỡng âm dịch từng giờ từng phút, cho nên nói "còn được một phần âm dịch, tiện có một phần sinh cơ (tồn đắc nhất phần âm dịch, tiện hữu nhất phần sinh cơ). Phương pháp bảo hộ tân dịch nói chung là ở phần vệ không nên để ra mồ hôi quá nhiều, ở phần khí (vị trường thực nhiệt) nên hạ nhanh chóng (làm cho đi ỉa ra được ngay). Không thấy hình ảnh của thấp, phải cẩn thận khi dùng thuốc khổ táo, ôn tắc ( thuốc khô đắng, khô nóng). Phương phát xử lý chứng đó như sau: Thương tân: Có thể thấy khi bệnh ở phần vệ, phần khí, biểu hiện là miệng khô, miệng khát, nước bọt trong miệng dính liền như tơ, rêu lưỡi khô, mạch sác, có thể thấy ở người bệnh siết cao mất nước. Chữa thì nên đối chứng, trong phương thêm vào những vị thuốc sinh tân như Lô căn, Thiên hoa phấn, Lê bì, Cam yến trập. Sốt đã lùi nhưng miệng khô lưỡi táo, ăn uống không ngon hoặc ho khan, có thể dùng " ích vị thang" ( Sa sâm, Mạch đông, Sinh địa, Ngọc trúc, Đờng Phèn), hoặc "Sa sâm mạch đông thang". Thương dịch: Thường thấy ở cuối kỳ bệnh ở phần huyết, người bệnh biểu hiện là gảy mòn mệt mỏi, mặt đỏ mình nóng, lòng bàn tay, bàn chân càng nóng, miệng khô lưỡi táo, răng bẩn môi nứt, họng đau tai ù, lưng đau gối mềm, chân

91

sưng, lưỡi đỏ tía mà khô quắt, mạch tế, sác, vô lực, đúng là chứng của chân âm hao tổn. Cồ khi có kèm theo tim hồi hộp, tim hoảng hốt, nhiều mồ hôi dễ sợ, mạch kết, đại là mạch chứng của tâm hư tổn (có thể thấy ở chứng viêm cơ tim). Có khi có kèn theo tay chân rung động, cong co, lưỡi rung. Là những chứng của âm hư phong đông; (như di chứng sau viêm não Nhật bản B). Thương âm thì nên tư âm, thường dùng "phục mạch thang" để chữa. Nếu kèm có chứng tâm mạch hư tổn và âm phong động, có thể dùng "Tam giáp phục mạch thang". Nếu như đêm siết ngày mát, có thể ăn mà vẫn gảy mòn là tà còn lưu ở âm phần, có thể dùng "'Thanh cao miết giáp thang " để tư âm thanh nhiệt. Vong âm : Có thể phát sinh do chân âm đã bị thương mà tà nhiệt không lui hoặc phát hãn nhầm, tả hạ nhầm (dụng nhầm thuốc làm ra quá nhiều mồ hôi, ỉa tháo quá nhiều), âm dịch bị mất đi mà phát sinh ra. Biểu hiện là mình nóng mà nhiều mồ hôi, mồ hôi mặn không dính, mặt hồng, miệng khô khát. thường có chảy máu chân răng, Lưỡi đỏ tía mà khô quắt, mạch h sác mà vô lực. Thường thấy ở cuối kỳ của bệnh truyền nhiễm chứng nặng. Nên cấp tốc uống " Gia giảm phục mạch thang" gia Cát lâm sâm, Long cất, Mẫu lệ, Đồng tiện ( nước tiểu con trai nhỏ lấy ở đứa trẻ 5 tuổi, đoạn giữa bãi có tác dụng tư âm giáng hoả, lương huyết tán ứ), là những thuốc tư âm ích khí, liễm hãn cố thoát. Vong dương : Có thể phát sinh do nhiệt độc trầm trọng ở khí phần, doanh phần hoặc huyết phần, tà thịnh chính h .phát triển mà thành. Người bị phát sốt đột nhiên mồ hôi ra nhiều dầm dề, mồ hôi lạnh như dầu, mồ hôi nhạt mà dính nhầy, chân tay quyết thân lạnh, hơi thở nhỏ yếu lưỡi màu nhạt trắng, nhuận, mạch nhỏ như mất, đó là chứng vong dương. Đó là dương khí đột nhiên mất đi biểu hiện sinh mạng chịu nguy. Vong dương tương đương với kế phát tính choáng nhất, có thể thấy ở viêm màng não tuỷ lây lan bạo phát, nhiễm trùng máu, nhiễm độc khuẩn lị khi có kèm phát sinh tuần hoàn suy kiệt. Trị thì nên hồi dương cứu nghịch, bổ khí cố thoát. Thường dùng " Tứ nghịch thang. giạ 'Cát lâm sâm, Hoàng kỳ, Long cất, Mẫu lệ, Ngũ vị tử, và phối hợp châm cứu mà cứu chữa. Ngoài ra, do bệnh thấp nhiệt thơng âm thơng dương, có thể tạng phủ hư như-ợc, công năng mất điều hoà, cho nên sau khi khỏi bệnh, thường phô bày ra các loại trạng thái hư nhược. Do công năng tạng phủ mất điều nên sản sinh ra đờm, có thể vướng tắc thanh khiếu (vướng bí ở những chỗ mấu chốt của sự trong sạch), vướng tắc kinh lạc, dẫn đến hôn mê bất tỉnh, ngây dại, bại liệt, câm điếc, chảy dãi, đại tiểu tiện không cầm là những di chứng. Đối với bệnh lành rồi, hoặc có di chứng, khi chữa cần kết hợp với biện chứng tạng phủ, hoặc bổ ích khí huyết âm dương của tạng phủ, hoặc dùng phương pháp hoá đàm khai khiếu thông lạc và phối hợp dùng phép châm cứu mà chữa. TÓM TẮT VỆ, KHÍ, DOANH, HUYẾT BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ Bài này giới thiệu lý luận biện chứng trị liệu bệnh sốt thời khí (ôn nhiệt bệnh ) với bốn yếu điểm Vệ, Khí, Doanh, Huyết và phương pháp biện chứng trị liệu

92

của bốn giai đoạn bệnh sốt thời khí về mặt biện chứng, thiệt chẩn chiếm địa vị trọng yếu. Xem biến hoá rêu lưỡi, có thể phân biệt ra vùng bệnh ở vệ phần hoặc khí phần, đồng thời có thể lấy đề phán đoán tân dịch còn hay mất. Xem hiến hoá chất lưỡi, có thể phân biệt ra bệnh tại doanh phần hoặc huyết phần, đồng thời có thể biện rõ âm dịch thịnh hay suy. Đối với bệnh sốt thời khí trong các giai đoạn khác nhau có xuất hiện chứng trạng như phát sốt, miệng khát, ra mồ hôi, ban chẩn, bạch ám, hôn mê, co quắp v.v. Khi học tập cần tiến hành so sánh phân biệt, biết được những đặc điểm riêng khác nhau của nó, sẽ có giúp đỡ rất chiều cho chẩn đoán. Nắm lấy mặt phát sốt mà nói, có phát sốt mà sợ lạnh, phát sốt không sợ lạnh, nóng rét qua lại, sốt cao sợ nóng, sốt về chiều, phát sốt về đêm nặng hơn, sốt nóng lòng bàn chân bàn tay, đêm sốt sớm mát, là nhiều loại hình sốt khác nhau. Loại hình sốt khác nhau thì chẩn đoán bệnh chứng và trị liệu cũng khác nhau. Về mặt trị liệu, cần chú ý đến đặc trưng " nhiệt hoá" là đặc trưng chung của bệnh sốt thời khí. Ngoài phong hàn biểu chứng và chứng vong dương ra, bệnh đó nhất loạt cấm dùng vị thuốc tân, ôn nhiệt. Nhiệt tà rất dễ thơng âm. Lúc chữa, tất cần bảo hộ âm dịch từng giờ, từng phút. Thấp tà dễ thơng dương khí, trị bệnh có thấp rõ ràng không thể dùng quá mức loại thuốc khổ, hàn ( đắng, lạnh ), và không thể dùng nhầm thuốc béo bổ. Nay đem các yếu điểm biện chứng luận trị về vệ khí- doanh huyết quy nạp lại thành bảng như sau: bảng 18. Bảng 18. Bảng yếu điểm biện chứng luận trị về vệ khí doanh huyết trong bệnh sốt thời khí ( ôn nhiệt bệnh )

Bệnh

phần vệ Bệnh phần khí

Bệnh phần

doanh

Bệnh phần

huyết

Bát

cương

biện

chứng

Biểu Lý Lý Lý

Nơi có

bệnh biến

Phế vệ,

tứ chi

đầu mặt,

mũi họng

Phế, tỳ, vị, đại

trường, đảm Tâm, can

Tâm, can,

thận

Chủ

chứng

Rêu lưỡi

trắng,

mạch

phù, phát

sốt sợ

lạnh, đầu

Lưỡi hồng, rêu

lưỡi vàng, mạch

hồng sác, hoặc

trầm thực, phát

sốt không sợ

lạnh, tiện bí, vàng

Lưỡi đỏ tía,

ít rêu hoặc

không rêu,

mạch trầm

tế sác, phát

sốt về đêm

Lưỡi tía tím,

không rêu,

mạch tế sác,

phát sốt về

đêm nặng dữ,

ban chẩn rõ

93

đau, mũi

tắc, ho

hắng,

chứng

trạng phế

vệ

da, ho hắng, là

chứng của lục

phủ và phế, tỳ

nặng dữ,

ban chuẩn

ẩn hiện

thậm chí

nửa hôn

tràm, nói

nhảm hoặc

co quắp là

chứng trạng

của tâm

can

rệt, thần mờ

mệt, co quắp,

các loại xuất

huyết, chứng

trạng của chân

âm hao tổn

phép

chữa

Giải biểu

thanh

nhiệt,

tuyên

phế

Thanh khí hoá

thấp, tả hạ, hoà

giải, sinh tân

Thanh

doanh khai

khiếu, tức

phong

Lương huyết

chỉ huyết, tư

âm, tức phong

Phương

tễ thường

dùng

Ngân

kiều tán,

tang cúc

ẩm, Tân

gia

hương

nhu ẩm,

Tam

nhân

thang gia

vị, Hạnh

tô tán,

Tang

hạnh

thang,

Ma

hoàng

thang,

Quế chi

thang

Bạch hổ thang,

Ma hạnh thạch

cam thang, Đại

thừa khí thang,

Đại tiểu sài hồ

thang, Cam lộ

tiêu độc ẩm

Thanh

doanh

thang An

cung ngưu

hoàng

hoàn, Chí

bảo đan,

Tử tuyết

đan, Chỉ

kinh tán

Tê giác địa

hoàng thang

Thanh ôn bại

độc tán Gia

giảm phục

mạch thang,

Thanh cao

miết giáp

thang, Tam

giáp phục

mạch thang

94

III. DANH MỤC THANG TỄ KÈM THEO: Bệnh phần Vệ:

Ngân kiều tán

Hạnh tô tán

Thanh táo cứu phế thang

Kinh phòng giải biểu thang

Tân gia hương nhu ẩm

Tang hạnh thang

Ma hoàng thang

Quế chi thang

Bệnh phần Khí:

Bạch hổ thang

Đại thừa khí thang

Cầm liên thang (Cát văn cầm liên

thang)

Sài cát giải cơ thang

Đại sài hồ thang

Vương thị thanh thử ích khí

thang

Cam lội tiêu độc ẩm

Tiểu sài hồ thang

Bệnh phần Doanh

Thanh doanh thang

Chí bảo đan

Chỉ kinh tán

Tử tuyết đan

An cung ngưu hoàng

hoàn

Bệnh phần Huyết

95

Tê giác địa hoàng hoàn

Ngọc nữ tiễn

Hồi dương cứu nghịch thang

Cam lộ tiêu độc ẩm

Tam giáp phục mạch thang

Thanh ôn bại độc ẩm

Phục mạch thang

Tam nhân thang

Thanh cao miết giáp

thang

ô mai hoàn

1. Bệnh phần Vệ: a. Ngân kiều tán Ngân hoa 1 lạng, Ngưu bàng tử 6 đồng cân, Cát cánh 6 đồng cân, Liên kiều 1 lạng, Kinh giới 4 đồng cân, Sinh cam thảo 5 đồng cân, Đậu xị 5 đồng cân, Bạc hà 6 đồng cân, Trúc diệp 4 đồng cân, Mỗi lần uống 6 đồng cân, gia vào hai nhánh Lô căn tơi sắc lên thấy bay mùi thơm ra thì lấy uống, không đun quá, vì nó nhẹ dễ bay mất hơi. Bệnh nặng ngày uống ba lần và đêm một lần. Bệnh nhẹ ngày uống hai lần, đêm một lần. b.Tân gia hương nhu ẩm: Hương nhu 2 đồng cân, - Kim ngân hoa 3 đồng cân, Bạch biển đậu 6 đồng cân, - Liên kiều 3 đồng cân. Hậu phác 2 đồng cân c. Hạnh tô tán Tử tô 3 đồng cân, - Tiền hồ 3 đồng cân, Chỉ xác 2 đồng cân, - Đại táo 5 quả Sinh Thượng 2 đồng cân, - Cát cánh 3 đồng cân, Chê'bán hạ 3 đồng cân, - Cam thảo 1 đồng cân. Khổ hạnh nhân 3 đồng cân, - Trần bì 1 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân,

96

d. Tang hạnh thang Tang diệp 3 đồng cân, - Tượng bối mẫu 3 đồng cân, Lê bì lượng vừa phải. - Hạnh nhân 3 đồng cân, Đậu xị 3 đồng cân, - Sa sâm 3 đồng cân, Sơn chi 1,5-3 đồng cân, đ. Thanh táo cứu phế thang Tang diệp 3 đồng cân, Thạch cao 5 đồng cân đến 1 lạng, Nhân sâm ( nhất thiết đều dùng hài nhi sâm hoặc sa sâm) trên dưới 3 đồng cân, Cam thảo 1 đồng cân, - Mạch đông 3 đồng cân, Ma nhăn 3 đồng cân, - Hạnh nhân 3 đồng cân, A giao 2-3 đồng cân, - Tỳ bà diệp 3 đồng cân. e. Ma hoàng thang Choàng 1-3 đồng cân, Cam thảo (chích) 1 đồng cân. Quế chi 1-3 đồng cân, - Hạnh nhân 3 đồng cân, g. Kinh phòng giải biểu thang ( Kinh phòng bại độc tán) Kinh giới 3 đồng cân, - Xuyên phung 2 đồng cân, Cát cánh 2 đồng cân, - Nhân sâm 1 đồng cân, Bạc hà thêm vào một ít. - phòng phong 3 đồng cân, Thơng hoạt 2 đồng cân, - Tiền hồ 3 đồng cân, Cam thảo 1 đồng cân, - Sài hồ 3 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân, - Chỉ xác 3 đồng cân, Sinh khượng 3 lát, h. Quế chi thang Quế chi 1,5-3 đồng cân, Bạch thược dược 2-3 đồng cân, Chích cam thảo 1-2 đồng cân, Sinh khương 2-4 lát, Đại táo 4-6 quả. 2. Bệnh phân Khí: a. Bach hổ thang (Thạch cao tri mẫu thang) Thạch cao 1-3 lạng, - Canh mễ (gạo mùa) l lạng

97

Tri mẫu 3-5 đồng cân, - Cam thảo 1-2 đồng cân, b.Vương thị thanh thử ích Khí thang Đạm trúc diệp 2 đồng cân, - Thạch hộc 3 đồng cân, Mạch công 3 đồng cân, - Canh mễ 3 đồng cân, Hà ngạnh 5 đồng cân, - Tri mẫu 2 đồng cân, Tây dương sâm 1 đồng cân, 5 phân, Cam thảo 2 đồng cân. - Tây qua bì 1 lạng Hoàng liên 1 đồng cân, c. Đại thừa Khí thang Đại hoàng 2- 4 đồng cân, Mang tiêu (hiện dùng Huyền minh phấn là thứ tinh chế của mang tiêu) từ 3-5 đồng cân, Hậu phác 3-4 đồng cân, Chỉ thực 2- 4 đồng cân. Đun trước Chỉ thực và Hậu phác sôi chừng hơn 10 phút, bỏ thêm Đại hoàng. Giữ sôi dăm ba dạo, sau đó bỏ bã, lại bỏ Mang tiêu hoặc Huyền minh phấn vào thì có thể uống được. Nhất thiết trước hết uống nước sắc đầu, khi mà hai, ba giờ sau chưa thấy tả hạ, mới lại uống lần thứ hai. Nếu đã đại tiện được dễ dàng thì thuốc còn lại không uống nữa. d. Cam lộ tiêu độc ẩm Hoắc hương 3 đồng cân, - Nhân trần khao 5 đồng cân, Liên kiều 4 đồng cân, - Xương bồ 2 đồng cân, Bạch đậu khấu 1 đồng cân, - Hoạt thạch 6 đồng cân, Xuyên bối mẫu 2 đồng cân, - Hoàng cầm 4 đồng cân, Mộc Thông 2 đồng cân, Xạ can 3 đồng cân, . Bạc hà 1 đồng cân ( hậu hạ = cho vào sau trước khi bắc xuống ). đ. Cầm liên thang (Cát căn cầm liên thang ) Cát căn 6 đồng cân, - Cam thảo 2 đồng cân. Hoàng cầm 3 đồng cân, - Hoàng liên 2 đồng cân, e. Sài cát giải cơ thang Sài hồ 1-3 đồng cân, - Bạch chỉ 1 đồng cân, Cam thảo 1-2 đồng cân, - Cát căn 2-4 đồng cân, Cát cánh 1-2 đồng cân, Thạch cao 5 đồng cân đến 1 lạng Thương hoạt 2-4 đồng cân, Hoàng cầm 2-4 đồng cân,

98

Xích thước dược 2-3 đồng cân. g. Tiểu sài hồ thang . Sài hồ 2-4 đồng cân, Hoàng cầm 1,5-3 đồng cân, Bán hạ 2-3 đồng cân, Nhôm sâm hoặc Đảng sâm 3-4 đồng cân, Gừng sống 2-4 lát, Chính cam thảo 1-2 đồng cân, Đại táo 4-6 quả. h. Đại sài hồ thang Sài hồ 2- 4 đồng cân, Thược dược 2-3 đồng cân, Gừng sống 3-5 lát, Hoàng cầm 1,5 đồng cân, Chỉ thực 2-3 đồng cân, Đại táo 4-6 quả. Bán hạ 2-3 đồng cân, Đại hoàng 1,5-3 đồng cân, 3. Bệnh phần Doanh. a. Thanh doanh thang Ngu giác 0,3-1 đồng cân, Trúc diệp tân 1-2 đồng cân, Hoàng liên 1-2 đồng cân, Sinh địa 5-10 đồng cân, Ngân hoa 3-5 đồng cân, Đan sâm 2-5 đồng cân, Huyền sâm 2-4 đồng cân, Liên kiều 2-5 đồng cân, Mạch đông 2-4 đồng cân, b. Tử huyết đan Kim bạc, Hàn thuỷ thạch, Từ thạch, Thạch cao, Tê giác Linh dương giác, Thanh mộc hơng, Trầm hương, Huyền sâm,Thăng ma, Cam thảo, Đinh hơng, phác tiêu Tiêu thạch, Xạ hương, Chu sa ( trong sách không ghi tễ lượng của từng vị). c. Thanh danh ngưu hoàng hoàn (An cung ngưu hoàng hoàn) Ngưu hoàng 1 lạng, - Hoàng liên 1 lạng, Hùng hoàng 1 lạng, - Trân châu 5 đồng cân, Uất kim 1 lạng, - Chu sa 1 lạng, Hoàng cầm 1 lạng, - Xạ hương 2,5 đồng cân. Tê giác 1 lạng, - Sơn chi 1 lạng, Băng phiến 2.5 đồng cân, d. Chí bảo đan Nhân sâm 1 lạng, - Chế nam tinh 3,5 đồng cân,

99

Băng phiến 1 đồng cân, Hùng hoàng 1 lạng, Chu sa 1 lạng, - Thiên trúc hoàng 1 lạng, Ngu hoàng 5 đồng cân, - Đại mại 1 lạng. Xạ hương 1 đồng cân, - Tê giác 1 lạng, Hổ phách 1 lạng, ( Phương gốc lại có An tức hương, Kim bạc, Ngân bạc là ba thứ thuốc trong thuốc chế sẵn ở vùng Thượng Hải bán ra, đã giảm bỏ không dùng ). Các vị trên nghiền nhỏ mịn, trộn đều, thêm mật nấu 20% đến 30% trộn làm viên, mỗi tễ lượng như trên làm thành 240 viên. Ngày uống 1-2 viên, dùng nước sôi để nguội hoà tan mà uống chia làm hai đến bốn lần. đ. Chỉ kinh tán Toàn yết, Ngô công, các vị bằng nhau, nghiền nhỏ, hợp thành tán tễ, để sẵn dùng. Mỗi lần uống 3 - 5 phân, ngày uống 2- 4 lần. Nước sôi để ấm ấm ngoáy đều uống. Trẻ em căn cứ tuổi tác liệu chừng giảm bớt. 4. Bệnh phần Huyết. a. Tê giác địa hoàng thang Tê giác 3 phân đến 1 đồng cân, Xích thược dược 2- 4 đồng cân, Sinh địa hoàng 5 đồng cân đến 1 lạng, Đan bì 2- 4 đồng cân. b.Thanh ôn bại độc ẩm Thạch cao 2 lạng, Xích thược dược 2- 4 đồng cân, Tê giác 3 phân đến 1 đồng cân, Chi tử 2- 4 đồng cân, Hoàng cầm 2- 4 đồng cân, Huyền sâm 2-4 đồng cân, Cam thảo phấn 8 phân đến 1,5 đồng cân Sinh địa hoàng 5 đồng cân đến 1 lạng, Đan bì 2-4 đồng cân, Hoàng liên 1-3 đồng cân, Cát cánh 1-2 đồng cân, Tri mẫu 2-4 đồng cân, Liên kiều 2-4 đồng cân, Trúc diệp 1-2 đồng cân. Thạch cao sắc nước, sau khi đun sôi được hơn 10 phút, lại bỏ các vị thuốc khác vào. Tê giác mài với nước uống thêm vào hoặc dùng lấy một phân Ngưu hoàng nhân tạo, hoặc một lạng sừng trâu dùng thay. c. Ngọc nữ tiễn Thạch cao 1-2 lạng, Tri mẫu 2-3 đồng cân,

100

Thục địa 4 đồng cân đến 1 lạng, Ngưu tất 2-4 đồng cân, Mạch đông 2-4 đồng cân, d. Phục mạch thang (Chích cam thảo thang) . Chích cam thảo 3 đồng cân, A giao 3 đồng cân, Quế chi 2 đồng cân, Đảng sâm 2 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân,sinh Thượng 3 đồng cân, Sinh địa hoàng 1 lạng, Ma nhân 3 đồng cân, Đại táo 6 quả. đ. Gia giảm phục mạch thang Lấy thang " phục mạch thang " kể trên, gia giảm vào như sau: Bỏ đi các vị: Sinh nhượng, Quê'chi, Đảng sâm, Đại táo. Thêm vào: Bạch thược . e. Hồi dương cân nghịch thang Thục phụ tử 3 đồng cân, Nhục quế 1 đồng cân, Can hương 1 ,5 đồng cân, Cát lâm sâm 3 đồng cân (hãm riêng) Xạ hương 3 ly (cho vào lúc uống) Ngũ vị tử 2 đồng cân, phục linh 3 đồng cân, Trần bì 1 đồng cân; Bạch truật 3 đồng cân, Pháp bán hạ 3 đồng cân, Chích cam thảo 1 đồng cân. g.Tam nhân thang Hạnh nhân 3 đồng cân, Bạch khấu nhân 8 phân đến 1 ,5 đồng cân, Dĩ nhân 3-5 đồng cân Hoạt thạch 3-5 đồng cân, Hậu phác 1-2 đồng cân, Trúc diệp 1-3 đồng cân, Thông thảo 1 đồng cân, Chế bán hạ 1 ,5-3 đồng cân. h. Cam lộ tiêu độc ẩm (Xem ở phần khí ) i. Tam giúp phục thạch thang Mẫu lệ 1 lạng, Chích cam thảo 3 đồng cân, Sinh bạch thược 3-6 đồng cân,

101

Mạch đông 3-6 đồng cân, . Miết giáp 5 đồng cân đến 1 lạng, Quy bản 5 đồng cân đến 1 lạng, Đại sinh địa 5 đồng cân đến 1 lạng, Ma nhân 3 đồng cân, A giao 4 đồng cân. k. Ô mai hoàn Tên vị Tễ lượng hoàn Tễ lượng thang Ô mai nhục 9 lạng 5 quả Hoàng liên 16 lạng 3 đồng cân Hoàng bá 6 lạng 3 đồng cân Nhâm sâm hoặc Đảng sâm 6 lạng 3 đồng cân Đương quy 4 lạng 3 đồng cân Chế phụ tứ 6 lạng 2 đồng cân Quế chi 6 lạng 2 đồng cân Sao Xuyên tiêu 4 lạng 2 đồng cân Can khương 10 lạng 2 đồng cân Tế tân 6 lạng 1 đồng cân Cách chế hoàn tễ: Ô mai nhục dùng giấm 50% ngâm 1 đêm, giã nát hoà vào số thuốc còn lại giã đều, sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột nhỏ mịn, thêm mật làm viên. Mỗi lần uống 3 đồng cân, ngày uống 1-3 lần uống lúc đói bụng. Tễ lượng thang tễ ghi trên là của Nam khai y viện. B. LỤC KINH BIỆN CHỨNG VÀ TAM TIÊU BIỆN CHỨNG. Biện chứng của bệnh sốt thời khí ( ôn nhiệt bệnh ) nói chung có phân ra ba loại: Vệ khí doanh huyết biện chứng, Lục kinh biện chứng và tam tiêu biện chứng. Căn cứ vào chứng ta hay gặp trên lâm sàng và những tài liệu gần đây hướng dẫn, khi chẩn trị bệnh truyền nhiễm thờng sử dụng vệ khí doanh huyết biện chứng, cho nên chúng ta đã giới thiệu trọng điểm phía trên về vệ khí doanh huyết biện chứng luận trị, Ở đây chỉ thuật qua về Lục kinh biện chứng và Tam tiêu biện chứng cung cấp cho người học tham khảo. I. LỤC KINH BIỆN CHỨNG Lục kinh bao gồm Thái dương kinh, Dương minh kinh, Thiếu dương kinh, Thái âm kinh, Thiếu âm kinh, Quyết âm kinh, vốn nó là tên gọi của kinh lạc. Sau đó ngày xa dùng nó để khái quát sáu giai đoạn biến hoá trong quá trình phát triển của bệnh thương hàn, thành ra là cương lĩnh của biện chứng luận trì về bệnh thương hàn. I. LỤC KINH BIỆN CHỨNG 1 Bệnh Thái dương: I. LỤC KINH BIỆN CHỨNG

102

Bệnh của Thái dương chia ra làm hại loại chủ yếu là "chứng của kinh" và " chứng của phủ". I. LỤC KINH BIỆN CHỨNG a. Thái dương kinh chứng là bệnh tà xâm phạm cơ biểu, lại chia ra làm hai loại: "trúng phong và "thương hàn". Trúng phong là biểu hư, thơng hàn là biểu thực. Bệnh thái dương "trúng phong", thấy chứng phát sốt sợ gió, ra mồ hôi, đầu gáy cứng đau, mạch phù hoãn. Chữa thì dùng phép giải cơ phát biểu. Lấy "Quế chi thang" làm phương chủ yếu. Bệnh Thái dương " thương hàn", thấy chứng sợ lạnh phát sốt, không có mồ hôi, xương khớp đau đớn mạch phù khẩn. Chữa thì dùng phép phát hãn giải biểu, lấy "Ma hoàng thang" làm phương chủ yếu b. Thái dương phủ chứng là nhân biểu tà chưa giải, chuyền vào trong bàng quang gây nên. Nếu thấy chứng phát sốt sợ gió, tiểu tiện không lợi, tiêu khát hoặc nước vào thì nôn, là chứng bàng quang "súc thuỷ". 2. Bệnh Dương minh: Bệnh Dương minh là do Thái dương chuyền kinh mà đến, biểu hiện là vị trường thực nhiệt, phân làm hai loại hình: a. Dương minh lánh chứng có sốt cao, khát nhiều, ra mồ hôi, mạch hồng đại. Chữa thì dùng phép thanh lý nhiệt, lấy "Bạch hổ thang" làm phương chủ yếu. b. Dương minh phủ chứng có sốt về chiều, ra mồ hôi, bụng đầy mà cứng, đại tiện bí kết, nói nhảm thần mờ tối, lần áo sờ giường, mạch trầm thực. Chữa thì dùng phép thông phủ tả nhiệt, lấy "Đại thừa Khí thang" làm phương chủ yếu. 3. Bệnh Thiếu dương: Bệnh Thiếu dương lấy chứng trạng chủ yếu là nóng rét qua lại (hàn nhiệt vãng lai), ngực sườn đầy tức, tâm phiền hay nôn, miệng đắng họng khô, mắt hoa, lêu lưỡi trắng, mạch huyền. Bệnh ở khoảng giữa Thái dương và Dương minh, gọi là chứng đảm nhiệt bán biểu bán lý. Chữa thì dùng phép hoà giải biểu lý, lấy "Tiểu sài hồ thang" làm phương chủ yếu. 4. Bệnh Thái âm: Bệnh Thái âm thường thấy là từ ba bệnh dương chuyển biến mà đến, cũng có trường hợp ngoại tà trúng thẳng vào Thái âm. Ngoại tà vào lý hoá làm hàn thấp, thấy chứng tứ chi mệt mỏi, cơ bắp đau ê ẩm, bụng trên chớng đầy, không nghĩ đến ăn uống, đại tiện ra lỏng, miệng không khát, lới nhạt rêu trắng, mạch hoãn. Bệnh Thái âm là tỳ hư hàn thấp. Chữa thì dùng phép ôn trung tán hàn, lấy "Lý trung thang" làm phương chủ yếu.

103

5. Bệnh Thiếu âm: Bệnh Thiếu âm là do các kinh khác chuyền đến, cũng có trường hợp trúng thẳng vào, là giai đoạn tâm thận hư suy nghiêm trọng. Chứng trạng chủ yếu là không sốt mà sợ lạnh, mạch vi tế, nhưng muốn nằm ra giường (muốn ngủ không ngủ được, tựa như ngủ mà không ngủ ), tứ chi quyết lạnh, tiểu tiện trong mà dài. Chữa thì dùng phép hồi đương cứu nghịch, lấy "Tứ nghịch thang" làm phương chủ yếu. 6. Bệnh Quyết âm: Bệnh Quyết âm có chứng trạng chủ yếu là tứ chi quyết lạnh, nóng. rét giao lẫn nhau, dưới thì đi lị, trên thì nôn ra tanh, miệng khát họng khô, mửa ra giun. Đó là cuối kỳ của thương hàn, bệnh ở can và tâm bào là chủ yếu, chứng hầu của bệnh tình rất là phức tạp. Chữa thì phải dùng ôn và thanh. Nếu thuộc chứng hôi quyết (quyết do giun đũa ) có thể dùng loại Ô mai hoàn. Quy luật chuyển biến nói chung của bệnh thương hàn là: Dương kinh thường bắt đầu từ Thái dương, sau đó mới chuyền đến Dương minh hoặc Thiếu dương. Nếu chính khí bất túc, cũng có thể chuyền và âm kinh. âm kinh thường bắt đấu từ Thái âm, sau đó chuyền vào Thiếu âm, Quyết âm. Nhưng bệnh đã có thể phát ở dương, cũng có thể phát ở âm; đã có thể thuận kinh mà chuyền, cũng có thể vượt kinh mà chuyền ( như bệnh Thái dương có thể chuyền vào Thái âm); có thể hai kinh hợp bệnh (như Thái dương, Dương minh hợp bệnh), hoặc cùng có bệnh (như Thái dương, Thiếu dương đồng bệnh). II.TAM TIÊU BIỆN CHỨNG: Tam tiêu biện chứng là mượn tên Tam tiêu để khái quát ba loại hình chứng trong quá trình phát triển của bệnh sốt thời khí ( ôn nhiệt bệnh). Chứng của Thượng tiêu bao quát chứng trạng của bệnh phế và tâm bào. Nếu thấy phát sốt sợ lạnh. ho hắng, khí suyễn, mạch phù, là chứng của bệnh phế. Nếu:chuyền ngược vào tâm bào thì thất thần mờ tối, nói nhảm, lưỡi cứng, chi lạnh là chứng của tâm bào. Đó là thời kỳ đầu tiên của bệnh sốt thời khí, tương đương với chứng của phần vệ và chứng nghịch chuyển doanh huyết. Chứng của trung tiêu bao quát chứng của bệnh ở vị, trường và tỳ như phát sốt không sợ lạnh, ngược lại mà sợ nóng, mặt hồng mắt đỏ, tiện bí , tiểu tiện ít, rêu lưỡi vàng là chứng trạng của nhiệt ở trường vị. Phát sốt không cao. Ngực và bụng trên bí bứt rứt, quặn bụng, phân lỏng nhão, mình nặng mệt mỏi, rêu lưỡi nhầy, mạch hoãn, là tỳ uẩn thấp nhiệt (tỳ có thấp nhiệt ẩn náu). Đó là thời kỳ cao nhất của bệnh sốt thời khí tương đương với chứng của bệnh ở khí phần. Chứng của hạ tiêu bao quát chứng trạng của bệnh can, thận. Như tà nhiệt hao thương thận âm có thể thấy lòng bàn tay bàn chân nóng, họng khô, tâm bứt rứt không ngủ được. Thận âm hao dẫn đến can âm hao, can phong nội động có thể thấy tay chân co động, tứ chi lạnh như băng, tâm động, nhảy Đó là thời kỳ

104

cuối của bệnh sốt thời khí tương đương với chứng của bệnh ở huyết phần. Tam tiêu biện chứng cho rằng: Bệnh sốt thời khí đầu tiên xâm phạm vào Thượng tiêu, và từ Thượng tiêu hướng xuống trung tiêu và hạ tiêu mà chuyền biến. TÀI LIỆU THAM KHẢO · Chương Vận khí điển trong Hải thượng Y tông Tâm lĩnh – Lê Hữu Trác · Hồng nghĩa giác tư y thư – Tuệ tĩnh · Ngư tiều vấn đáp y thuật – Nguyễn Đình Chiểu · Gia đạo truyền thông bảo – Đặng Chính Tế · Châm cứu đại thành – Dương Kế Châu · Tung nhai ôn sinh thư · Trung y khái luận – NXB Y học Hà Nội · Tân biên Trung y học khái yếu – NDVSXBX Bắc Kinh

User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
facebook.com/sachdongyduoc
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter
User
Typewriter