69
QLKH.QT.02.13 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 630/QĐ-ĐHKT-QLKH TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 02 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH V/v phê duyệt danh mục đề tài NCKH cấp Trường đợt 1 năm 2015 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Căn cứ Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017; Căn cứ Quyết định số 2377/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2017; Căn cứ Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học; Căn cứ Quy trình quản lý đề tài NCKH cấp Trường Căn cứ Biên bản họp Hội đồng xét chọn đề tài NCKH cấp Trường đợt 1 năm 2015 ngày 26 tháng 2 năm 2015; Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Phê duyệt 53 đề tài NCKH cấp Trường đợt 1, năm 2015 theo danh mục đính kèm. Điều 2: Giao cho Trưởng phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế ký hợp đồng với các chủ nhiệm đề tài, đồng thời quản lý các đề tài trên theo quy định hiện hành. - Mức hỗ trợ kinh phí cho mỗi đề tài cấp Trường là: 35.000.000 đ (Ba mươi lăm triệu đồng) - Tổng kinh phí: 53 đề tài x 35.000.000 đ/đề tài = 1.855 triệu đồng (Một tỷ tám trăm năm mươi lăm triệu đồng) từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ. Điều 3: Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác Quốc tế, Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện việc cấp kinh phí theo hợp đồng và thực hiện việc quyết toán kinh phí sau khi đề tài đã hoàn thành và được nghiệm thu. Điều 4: Trưởng phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, chủ nhiệm đề tài và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Như điều 4; - Portal UEH; - Lưu: VT, QLKH. GS.TS. Nguyễn Đông Phong

QUYẾT ĐỊNH phê duyệt danh mục đề tài NCKH cấp Trường …

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

QLKH.QT.02.13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 630/QĐ-ĐHKT-QLKH TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 02 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH V/v phê duyệt danh mục đề tài NCKH cấp Trường đợt 1 năm 2015

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm

đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017;

Căn cứ Quyết định số 2377/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Kinh tế TP.

Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2017;

Căn cứ Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng

Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học;

Căn cứ Quy trình quản lý đề tài NCKH cấp Trường

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng xét chọn đề tài NCKH cấp Trường đợt 1 năm 2015 ngày

26 tháng 2 năm 2015;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt 53 đề tài NCKH cấp Trường đợt 1, năm 2015 theo danh mục đính kèm.

Điều 2: Giao cho Trưởng phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế ký hợp đồng với các chủ

nhiệm đề tài, đồng thời quản lý các đề tài trên theo quy định hiện hành.

- Mức hỗ trợ kinh phí cho mỗi đề tài cấp Trường là: 35.000.000 đ (Ba mươi lăm triệu

đồng)

- Tổng kinh phí: 53 đề tài x 35.000.000 đ/đề tài = 1.855 triệu đồng (Một tỷ tám trăm

năm mươi lăm triệu đồng) từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ.

Điều 3: Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác Quốc tế, Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện việc

cấp kinh phí theo hợp đồng và thực hiện việc quyết toán kinh phí sau khi đề tài đã hoàn

thành và được nghiệm thu.

Điều 4: Trưởng phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán,

chủ nhiệm đề tài và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Như điều 4;

- Portal UEH;

- Lưu: VT, QLKH.

GS.TS. Nguyễn Đông Phong

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐỢT 1 NĂM 2015

(Kèm theo Quyết định số: 630/QĐ-ĐHKT-QLKH ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

1. Chẩn đoán tình

hình tổ chức và

nhân lực. Nghiên

cứu trường hợp các

doanh nghiệp trên

địa bàn TP.HCM

PGS.TS.

Trần Thị

Kim Dung

CS-2015-01

Sự cần thiết: Ở Việt Nam các nghiên cứu

chẩn đoán tình hình tổ chức, nhân lực còn

đang trong giai đoạn sơ khai và chưa có

câu trả lời liệu các mô hình chẩn đoán tổ

chức của nước ngoài có thích hợp trong

điều kiện Việt Nam hay không. Vì vậy,

nghiên cứu chẩn đoán tình hình tổ chức,

nhân lực là rất cần thiết nhằm thiết lập mô

hình và thang đo giúp các doanh nghiệp

sớm chẩn đoán tình hình tổ chức, nhân lực,

hỗ trợ các tổ chức hình thành các chương

trình phát triển tổ chức, nhanh chóng đưa

ra các thay đổi điều chỉnh cần thiết nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực

cạnh tranh.

Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định các yếu tố thành phần trong

thang đo chẩn đoán tình hình tổ chức và

nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp.

Đo lường ảnh hưởng của các thành phần

của tổ chức và nhân lực đến kết quả quản

trị nguồn nhân lực và kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp.

Nội dung: gồm 5 chương

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô

hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên

cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm tác giả sử dụng kết hợp mô

hình chẩn đoán tình hình tổ chức

của Weisbord (1978) và các mô

hình nghiên cứu của Currivan

(1999) và Gaertner (1978) về chẩn

đoán tình hình nhân lực trong tổ

chức, làm cơ sở thực hiện nghiên

cứu định tính và phát triển mô hình

nghiên cứu.

Những công cụ hiệu quả nhất cho

các nhà hoạt động thực tiễn để hiểu

và đánh giá tình hình tổ chức là sử

dụng bản câu hỏi khảo sát.

Nghiên cứu sẽ thực hiện chẩn đoán

tổ chức và nhân lực bằng cả

phương pháp định tính và định

- Đánh giá chính xác

tình hình nhân lực

trong bức tranh

chung về toàn bộ

hoạt động của doanh

nghiệp là yêu cầu rất

bức thiết hiện nay.

-Chẩn đoán tình

hình của tổ chức

nhân lực của các

doanh nghiệp càng

trở nên quan trọng

hơn trong môi

trường cạnh tranh

toàn cầu khốc liệt và

trong bối cảnh suy

thoái kinh tế hiện.

- Thiết lập mô hình

và thang đo giúp các

doanh nghiệp sớm

chẩn đoán tình hình

tổ chức, nhân lực,

hỗ trợ các tổ chức

hình thành các

chương trình phát

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

lượng (200 phiếu khảo sát từ các

doanh nghiệp trên địa bàn thành

phố). Xử lý số liệu bằng các phần

mềm SPSS và AMOS.

triển tổ chức, nhanh

chóng đưa ra các

thay đổi đổi...

2. Thay đổi tổ chức,

thái độ phản ứng

của người lao động

và ý định nghỉ việc.

Nghiên cứu trường

hợp các ngân hàng

TMCP sau sáp

nhập tại TP.HCM.

PGS.TS.

Nguyễn

Quang Thu

CS-2015-02

Sự cần thiết: Thay đổi tổ chức đó là quy

luật tất yếu của mỗi tổ chức nếu muốn tồn

tại và phát triển trong bất kỳ thời đại nào và

đặc biệt trong tình hình hiện nay. Trước

tình hình thay đổi của nền kinh tế vĩ mô, tất

cả các doanh nghiêp đều bị tác động ít

nhiều, trong đó ngành ngân hàng không

nằm ngoại lệ.

Xu hướng tái cấu trúc và sáp nhập đang

điễn ra gấp rút trong ngành ngân hàng

trong thời gian tới.

Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào về

thái độ phản ứng trước sự thay đổi của tổ

chức và dự định nghỉ việc của người lao

động trong ngành ngân hàng sau sáp nhập.

Nhằm giúp các ngân hàng thấy được mối

quan hệ giữa thay đổi tổ chức, thái độ phản

ứng và dự định nghỉ việc của người lao

động để từ đó các ngân hàng có các chính

sách nhằm ổn định nhân sự, góp phần gia

tăng sự thành công của công ty mình.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định và đo lường các nhân tố

chính của sự thay đổi tổ chức tác động

đến thái độ phản ứng của người lao

động trong ngành ngân hàng

- Xác định và đo lường các nhân tố

chính của sự thay đổi tổ chức và thái

độ phản ứng tác động đến ý định nghỉ

việc của người lao động trong ngành

Nội dung:

Chương 1: Tổng quan vế nghiên

cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô

hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên

cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Thảo luận và hàm ý các

chính sách đối với các ngân hàng

Phương pháp nghiên cứu:

- Đề tài sử dụng mô hình lặp lại do

đó các thang đo sẽ được đước điều

chỉnh và bổ sung các biến quan sát

cho phù hợp với văn hóa VN cũng

như bản chất hoạt động của ngành

ngân hàng VN. Việc bổ sung hay

điều chỉnh các BQS trong thang đo

sẽ được thực hiện bằng phương

pháp thảo luận nhóm.

- Thang đo nháp sẽ được điều tra

thử (N= 30-50 mẫu) để đánh giá

thang đo đã chuẩn (phù hợp) chưa

hay còn phải điều chỉnh tiếp.

- Phiếu điều tra chính thức được gửi

đi điều tra trực tiếp người lao động

ở các ngân hàng TMCP tại

TP.HCM. Số phiếu điều tra tùy

thuộc vào số câu hỏi thiết kế trong

thang đo. Mẫu được chọn theo

- Tham gia nghiên

cứu gồm có: 2 NCS

của khoa QTKD,

một số học viên

cao học đang công

tác tại các ngân

hàng TMCP tại

TP.HCM.

- Kết quả của

nghiên cứu có thể

sử dụng làm tài liệu

tham khảo cho các

tổ chức ngân hàng

đã, đang và sắp sáp

nhập.

- Làm tài liệu tham

khảo cho các

nghiên cứu về đề

tài nhân sự của

ngành QTKD

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

ngân hàng

phương pháp thuận tiện.

- Xử lý số liệu bằng phần mêm

SPSS và AMOS

3. 4 Ảnh hưởng của

quản lý tri thức đến

lợi thế cạnh tranh

của doanh nghiệp:

nghiên cứu trường

hợp các doanh

nghiệp viễn thông

VNPT

PGS.TS.

Bùi Thị

Thanh

CS-2015-03

Sự cần thiết:

Bối cảnh hội nhập đã làm cho quản lý tri

thức trở thành yếu tố quan trọng quyết định

đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp,

nhu cầu nghiên cứu quản lý tri thức đặt cơ

sở cho việc phối hợp toàn diện và đồng bộ

các nguồn lực của doanh nghiệp sao cho có

hiệu quả nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh

bền vững cho doanh nghiệp nhận được sự

quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu

lẫn các nhà quản trị.

Trong ngành viễn thông, sự phát triển của

ngành công nghệ thông tin đã làm cho dịch

vụ viễn thông trở thành một ngành kinh tế

quan trọng ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, viễn

thông là ngành công nghiệp dịch vụ dựa

trên nền tảng công nghệ cao – công nghệ

thông tin và các doanh nghiệp viễn thông

trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

đang chịu áp lực cạnh tranh từ phía các nhà

cung cấp dịch vụ viễn thông khác.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thứ nhất, xác định các thành phần của

quản lý tri thức và phát triển thang đo

chúng – áp dụng cho trường hợp các doanh

nghiệp Viễn thông ở Việt Nam.

Thứ hai, định lượng mức độ ảnh hưởng

(tầm quan trọng) của các thành phần của

quản lý tri thức đến lợi thế cạnh tranh của

doanh nghiệp và giá trị thực trạng của

chúng - áp dụng cho trường hợp các doanh

Nội dung: Chương 1: Tổng quan về nghiên

cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô

hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên

cứu

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên

cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu vận dụng kết hợp

phương pháp nghiên cứu định tính

và nghiên cứu định lượng. Trong

đó:

- Nghiên cứu định tính, được thực

hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm

tập trung, nhằm khám phá, điều

chỉnh và bổ sung các thành phần

của quản lý tri thức và thang đo các

thành phần này; thang đo lợi thế

cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu định lượng, được thực

hiện nhằm khẳng định các thành

phần cũng như các giá trị, độ tin

cậy của thang đo, kiểm định mô

hình nghiên cứu và các giả thuyết

nghiên cứu, thông qua 6 bước.

Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng

phương pháp nghiên cứu mô tả sử

dụng các kỹ thuật: hệ thống hóa,

- Nghiên cứu cung

cấp cơ sở lý thuyết

cho các nghiên cứu

khác cùng chủ đề

nghiên cứu, đồng

thời bổ sung vào hệ

thống thang đo còn

thiếu tại các nước

đang phát triển để

thiết lập hệ thống

tương đương về đo

lường

- Kết quả của

nghiên cứu giúp cho

các nhà quản trị

nguồn nhân lực có

cách nhìn đầy đủ và

toàn diện hơn về

quản lý tri thức và

vai trò của nó đối

với tạo lập và duy trì

lợi thế cạnh tranh

của doanh nghiệp;

đồng thời cung cấp

cơ sở khoa học cho

việc hoạch định

chính sách và quản

trị về quản lý tri

thức nhằm tạo lập và

duy trì lợi thế cạnh

tranh cho các doanh

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

nghiệp Viễn thông ở Việt Nam.

Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách

và quản trị về quản lý tri thức nhằm tạo lập

và duy trì lợi thế cạnh tranh cho các doanh

nghiệp viễn thông trong bối cảnh hiện nay.

thống kê, phân tích để tổng kết các

lý thuyết, các nghiên cứu có liên

quan…

nghiệp viễn thông

trong bối cảnh hiện

nay…

4. 5 Tác động của phần

thưởng và trách

nhiệm xã hội doanh

nghiệp đến sự động

viên nhân viên:

Trường hợp các công

ty tại Việt Nam

TS. Trần

Đăng Khoa

CS-2015-04

Sự cần thiết:

Động viên nhân viên là một trong những

vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Các

cơ sở để động viên nhân viên như lương

thưởng, mối quan hệ với cấp trên, môi

trường làm việc,... đã được nghiên cứu

nhiều. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa trách

nhiệm xã hội và sự động viên nhân viên thì

chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại

Việt Nam.

Trách nhiệm xã hội là một khái niệm mới

đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các

nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn ở mức

hạn chế. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt

Nam chưa có được các cơ sở lý luận đầy đủ

về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để

vận dụng vào thực tiễn kinh doanh.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, các

vấn đề đang được cả thế giới quan tâm là

môi trường, sự công bằng,... Vì vậy, thực

hiện tốt trách nhiệm xã hội được xem là

phương thức bắt buộc để doanh nghiệp có

thể phát triển bền .

Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định mối quan hệ giữa phần thưởng

và trách nhiệm xã hội đối với sự động viên

nhân viên trong các doanh nghiệp tại Việt

Nam;

Nội dung:

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết của đề

tài

Chương 3: Phương pháp nghiên

cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản

trị

Phương pháp nghiên cứu:

- Tác giả sử dụng phương pháp

nghiên cứu hỗn hợp định tính và

định lượng. Trong đó, phương pháp

định lượng là chủ yếu.

- Phương pháp nghiên cứu định tính

được sử dụng để đều chỉnh thang đo

và thảo luận kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp định lượng được xử

dụng để kiểm định độ tin cậy của

thang đo và phân tích hồi quy.

Hiệu quả kinh tế -

xã hội

cung cấp thêm cơ sở

lý luận mới để các

doanh nghiệp Việt

Nam có thể vận

dụng vào công tác

động viên nhân viên

đó là trách nhiệm

xã hội của doanh

nghiệp.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo đóng góp

thêm vào cơ sở lý

thuyết về trách

nhiệm xã hội và sự

động viên nhân viên

để các sinh viên, học

viên tham khảo

trong quá trình học

tập của mình. hoàn

thiện hơn khả năng

nghiên cứu hàn lâm

của bản thân, phù

hợp với chủ trương

phát triển là một

trường đại học

nghiên cứu của Nhà

trường.

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

- Xác định mức độ ảnh hưởng của phần

thưởng và trách nhiệm xã hội đối với sự

động viên nhân viên trong các doanh

nghiệp tại Việt Nam;

- Đề xuất các hàm ý quản trị để doanh

nghiệp Việt Nam vận dụng vào trong việc

tạo ra sự động viên nhân viên của mình

5. Ảnh hưởng của

cách thức bán hàng

của tư vấn viên lên

mối quan hệ đối

với khách hàng và

sự duy trì khách

hàng: Xem xét

trường hợp các

công ty bảo hiểm

nhân thọ tại

TP.HCM

ThS. Đinh

Tiên Minh

CS-2015-05

Sự cần thiết: Đối với lĩnh vực bảo hiểm,

công việc bán hàng đòi hỏi không chỉ biết

giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của doanh

nghiệp mình mà còn phài biết tư vấn cho

khách hàng nên sử dụng sản phẩm dịch vụ

nào phù hợp với những dự định của họ.

Những nhân viên bán hàng trong lĩnh vực

này thường được gọi với cái tên là tư vấn

viên. Định hướng bán hàng của tư vấn viên

sẽ giúp cho việc tư vấn trở nên tốt nhất có

thể, nâng cao vị thế cạnh tranh, và từ đó,

mỗi cá nhân tư vấn viên cũng như khách

hàng sẽ là những đại diện thương hiệu cho

chính doanh nghiệp bảo hiểm của mình.

Trong bối cảnh hiện nay, xây dựng mối

quan hệ ngày càng trở nên cần thiết hơn và

nó được xem như là cách thức để đối diện

với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong

ngành. Sự cần thiết phải kiếm thêm khách

hàng mới, giữ chân họ và tạo dựng lòng

trung thành của họ là công việc tối quan

trọng hiện nay. Định hướng bán hàng theo

khách hàng là cách thức quan trọng nhằm

duy trì mối quan hệ với họ và tạo sự thỏa

mãn cao trong kinh doanh.

Ai cũng nhận ra rằng việc duy trì các khách

hàng cũ luôn dễ hơn và ít tốn chi phí hơn

Nội dung:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và

mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Hàm ý và giải pháp cho

nhà quản trị

Phương pháp nghiên cứu:

Nhằm khám phá ra cách thức bán

hàng của tư vấn viên có tác động

như thế nào đến mối quan hệ và sự

duy trì với khách hàng, việc thực

hiện nghiên cứu định tính là cần

thiết bởi lẽ các nghiên cứu trước đó

mặc dù đã được thực hiện tại nhiều

quốc gia nhưng cách thức mua

hàng, cách nhìn nhận và duy trì mối

quan hệ giữa các cá nhân của các

quốc gia đó không giống với Việt

Nam.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện

thông qua phương pháp nghiên cứu

định tính với kỹ thuật thảo luận

nhóm. Nghiên cứu này được dùng

để khám phá, điều chỉnh và bổ sung

thang đo. Sẽ có hai đối tượng nhóm

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: giúp cho các

nhà quản trị kinh

doanh hiểu mức độ

ảnh hưởng của cách

thức bán hàng của tư

vấn viên đến mối

quan hệ và khả năng

duy trì khách hàng

của doanh nghiệp.

Từ đó có thể điều

chỉnh phương thức

bán hàng của công

ty sao cho phù hợp

hơn và tốt hơn.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: cung cấp

nhiều thông tin hữu

ích cho các nhà

nghiên cứu, cho các

giảng viên và học

viên đang tham gia

nghiên cứu, soạn

thảo những giáo

trình, tài liệu cho

hoạt động giảng dạy

và học tập của mình.

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Điều

đó không có nghĩa là không cần tập trung

vào việc duy trì các khách hàng sẵn có của

doanh nghiệp. Vậy nên, đối với các doanh

nghiệp nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm

nói riêng, việc biến một khách hàng thành

một khách hàng trung thành mang lại lợi

ích vô cùng to lớn, không những đối với

doanh thu từ khách hàng đó mà còn từ việc

khách hàng quảng bá cho chính doanh

nghiệp của mình và đem thêm nhiều khách

hàng mới nữa. Điều này sẽ trở nên một lợi

thế cạnh tranh bền vững. Do đó, việc định

hướng bán hàng theo khách hàng cho tư

vấn viên cũng rất là cần thiết. Tuy nhiên,

khi thực hiện hành vi bán hàng cho khách

hàng thì tư vấn viên cũng có nhiều cách

thức đa dạng để tiếp cận và chào mời họ,

trong đó có thêm cách thức định hướng

theo bán hàng. Nghĩa là việc bán hàng của

họ chủ yếu tập trung vào những sản phẩm

dịch vụ mà họ có. Vì vậy, hai cách thức

bán hàng khác nhau này sẽ có tác động

khác nhau đến mối quan hệ được xây dựng

giữa tư vấn viên và khách hàng. Từ đó ảnh

hưởng đến khả năng duy trì khách hàng của

họ.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu cách thức bán hàng hiện nay

của các tư vấn viên và cách thức hình

thành cũng như duy trì mối quan hệ với

khách hàng của họ tại các công ty bảo

hiểm nhân thọ tại Tp.HCM

- Kiểm tra và đối chiếu tác động của định

được thảo luận, mỗi nhóm năm

người. Nhóm đối tượng đầu tiên là

các chuyên gia, các nhà quản lý,

các tư vấn viên của các doanh

nghiệp bảo hiểm. Nhóm đối tượng

thứ hai là những khách hàng có

tham gia bảo hiểm nhân thọ. Thời

gian thảo luận dao động từ 90 đến

120 phút. Dàn bài thảo luận sẽ được

dùng cho bước nghiên cưu sơ bộ

này.

Nghiên cứu định lượng được thực

hiện thông qua hình thức phỏng

trực tiếp cá nhân (trực diện và trực

tuyến) bằng bảng câu hỏi với kích

thước mẫu tối thiểu là 300 người,

thuộc khu vực Tp.HCM và có tham

gia bất kỳ sản phẩm bảo hiểm nhân

thọ nào. Bảng câu hỏi sẽ được thiết

kế cho bước nghiên cứu chính thức

này cùng với công cụ Google Drive

để tạo phiếu khảo sát trực tuyến.

Phương pháp chọn mẫu sẽ là ngẫu

nhiên đơn giản. Phương pháp này là

cách chọn mẫu mà ở đó mỗi đối

tượng nghiên cứu đều có cơ hội

như nhau và độc lập để được chọn.

Ưu điểm lớn nhất của chọn mẫu

ngẫu nhiên đơn giản là sẽ tạo ra

được một mẫu đại diện cho tất cả

các đối tượng sẽ được nghiên cứu.

Việc tiến hành lựa chọn sẽ dựa vào

danh sách khách hàng có tham gia

bào hiểm đã được xác định rõ.

Cụ thể là, đề tài cho

thấy rõ hai định

hướng bán hàng có

tác động như thế nào

đến việc duy trì và

hình thành mối quan

hệ với khách hàng.

Từ đó, chúng ta có

thể nâng cao hiệu

quả trong giáo dục

và đào tạo con

người, đặc biệt các

tư vấn viên trong

lĩnh vực bảo hiểm.

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

hướng bán hàng của một tư vấn viên

trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ lên

chất lượng mối quan hệ với khách hàng.

- Kiểm định mối quan hệ giữa hai cách

thức bán hàng theo định hướng bán

hàng theo định hướng khách hàng lên

mối quan hệ khách hàng và sự duy trì

khách hàng thông qua mô hình đã được

kiểm định của Min-Hsin Huang (2008).

- Gợi ý chính sách và giải pháp cho các

doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực

bảo hiểm nhân thọ tại Tp.HCM

Ngoài ra, phương pháp chọn mẫu

phát triển mầm cũng sẽ được áp

dụng theo môi quan hệ của nhà

nghiên cứu.

6. Hành vi

Showrooming và

Webrooming của

người tiêu dùng

TP.HCM: Xem xét

trường hợp tại kênh

bán lẻ truyền thông

và kênh bán lẻ trực

tuyến

TS. Ngô

Thị Ngọc

Huyền

CS-2015-06

Sự cần thiết: Tại Việt Nam, tính đến hết

năm 2013, Việt Nam có hơn 33 triệu người

dùng Internet, tăng từ 31 triệu năm 2012,

chiếm 37% tổng dân số. Một khảo sát của

Bộ Thương mại với 3.400 doanh nghiệp

thuộc nhiều lĩnh vực cho thấy 60% trong số

đó đã áp dụng hình thức giao dịch bằng

thương mại điện tử. Nguồn thu từ thương

mại điện tử của Việt Nam đạt gần 2 tỷ

USD, tương đương 2,5% GDP, và được dự

báo lên con số 6 tỷ USD vào năm 2015.

Năm 2014, Google và TNS thực hiện

nghiên cứu Hành vi Trực tuyến của Người

tiêu dùng thấy rằng hơn 30% người Việt

đang sở hữu một chiếc điện thoại thông

minh. Cùng lúc đó, Nielsen cũng công bố

báo cáo cho thấy có đến 58% người Việt

dùng smartphone cho biết họ thường xuyên

sử dụng thiết bị này để mua sắm trực tuyến.

Người tiêu dùng Việt Nam hiện đứng thứ

ba ở Đông Nam Á về tỉ lệ mua sắm trực

tuyến bằng smartphone, chỉ sau Philippines

Nội dung:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô

hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Hàm ý và giải pháp cho

nhà quản trị

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định tính được thực

hiện thông qua thảo luận tay đôi với

hai chuyên gia và hai nhà quản lý

trong lĩnh vực bán lẻ, cụ thể là một

đại diện từ Hiệp hội Các nhà Bán lẻ

Việt Nam, một đại diện từ Hiệp hội

Thương mại Điện tử Việt Nam, một

đại diện từ trung tâm mua sắm lớn

tại Tp.HCM và một đại diện từ

trang mua bán trực tuyến. Kế tiếp,

thực hiện thảo luận nhóm (3 nhóm)

với các khách hàng thường xuyên

lui tới các cửa hàng bán lẻ truyền

Hiệu quả kinh tế -

xã hội:

- đưa ra bức tranh

tổng thể về hành

vi mua sắm của

người tiêu dùng

Tp.HCM trong

thời đại bùng nổ

internet ngày nay.

- giúp cho các nhà

quản trị mô hình

kinh doanh trực

tuyến cũng như

mô hình kinh

doanh bán lẻ

truyền thống hiểu

tâm lý và hành vi

của khách hàng

hơn trong hoạt

động mua sắm của

họ, đặc biệt thấy

rõ được sự khác

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

và Indonesia. Sự phát triển nhanh chóng

này tại Việt Nam dần dẫn đến xu hướng mà

nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đối

diện, đó là xu hướng showrooming và

webrooming. Tuy nhiên, với sự khác biệt

lớn về thói quen tiêu dùng, về văn hóa xã

hội, cũng như về trình độ công nghệ thông

tin... mà hành vi showrooming và

webrooming của người tiêu dùng Việt Nam

không giống với người tiêu dùng ở các

quốc gia trên thế giới. Việc tìm hiểu,

nghiên cứu về hành vi này là điều cần thiết

không những giúp cho các doanh nghiệp

kinh doanh trực tuyến mà cả các cửa hàng

truyền thống, các doanh nghiệp bán lẻ lớn

cần biết làm gì trong thời đại công nghệ

thông tin bùng nổ như hiện nay nhằm tồn

tại, phát triển và đứng vững trên thị trường.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu các nhân tố tác động

đến xu hướng showrooming và

webrooming của người tiêu cùng

Khám phá bức tranh toàn cảnh xu

hướng showrooming và

webrooming của người tiêu dùng

tại một số quốc gia phát triển trên

thế giới.

Tìm hiểu xu hướng showrooming

và webrooming của người tiêu

dùng Thành phố Hồ Chí Minh, đặc

biệt tại kênh bán lẻ truyền thống và

bán lẻ trực tuyến.

Gợi ý chính sách và giải pháp cho

các doanh nghiệp kinh doanh trong

thống và các trang mua sắm trực

tuyến. Thời gian dự tính cho mỗi

buổi thảo luận dao động từ 90 phút

đến 120 phút. Dàn bài thảo luận sẽ

được thiết kế sẵn nhằm phục vụ cho

bước nghiên cứu sơ bộ này.

Sau đó, nghiên cứu định lượng

được thực hiện thông qua hình thức

phỏng vấn cá nhân (trực diện và

trực tuyến) bằng bảng câu hỏi với

kích thước mẫu tối thiểu là 500

người trong độ tuổi từ 15 trở lên, có

sử dụng internet, có hiểu biết về

mua sắm trực tuyến. Các đối tượng

này được phân bổ ở các nhóm thế

hệ sau: Boomer (1943-1960); X

Generation (1961-1981); Y

Generation (1982-2000) và Z

Generation (2000-nay). Việc chọn

độ tuổi từ 15 vì đây là nhóm học

sinh cấp ba và bắt đầu có thói quen

tiếp cận internet, mua sắm trực

tuyến và mua sắm tại các cửa hàng

bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên,

nhóm X và Y vẫn là hai nhóm

chiếm phần lớn trong các hoạt động

này và vì vậy sẽ chiếm tỷ lệ số mẫu

cao hơn hai nhóm còn lại (Boomer

và Z). Phương pháp chọn mẫu sẽ là

ngẫu nhiên đơn giản.

biệt trong hành vi

của khách hàng

thuộc các nhóm

tuổi khác nhau,

trình độ văn hóa

khác nhau, thu

nhập khác nhau và

giới tính khác

nhau…

- phần nào cho thấy

những thay đổi

trong vấn đề xã

hội học khi Việt

Nam ngày càng

mở rộng cửa hơn,

hội nhập sâu hơn

và rộng hơn với

thế giới, tạo điều

kiện giao thương

thuận lợi, bình

đẳng giữa các

doanh nghiệp

trong nước và

ngoài nước.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: mang lại

nhiều kết quả thiết

thực cho các nhà

nghiên cứu hàn lâm

(đặc biệt nghiên cứu

trong lĩnh vực hành

vi người tiêu dùng),

cho các giảng viên

và học viên đang

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

lĩnh vực bán lẻ, bao gồm cả hai

loại hình: online (trực tuyến) và

offline (truyền thống).

tham gia nghiên

cứu, soạn thảo

những giáo trình, tài

liệu cho hoạt động

giảng dạy và học tập

của mình.

7. Ảnh hưởng của động

cơ sử dụng mạng xã

hội đến kết quả học

tập của sinh viên

ThS. Vũ

Ngọc Yến

CS-2015-07

Sự cần thiết: Đặc trưng quan trọng của

mạng xã hội hiện đại là giúp con người nhận

biết, tiếp thu, nâng cao được tầm hiểu biết,

tri thức, kiến thức. Trong xã hội thông tin

này, nếu các bạn sinh viên có động cơ sử

dụng mạng xã hội tích cực, đúng đắn thì sẽ

giúp cho việc học tập có kết quả tốt và

ngược lại. Từ những mặt tích cực và hạn chế

của mạng xã hội nêu trên, nhóm tác giả đã

quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài

“Ảnh hưởng của động cơ sử dụng mạng

xã hội đến kết quả học tập của sinh viên”

nhằm khám phá động cơ nào của các sinh

viên sử dụng mạng xã hội làm cơ sở hạn

chế những tiêu cực và phát huy những lợi

ích tích cực từ mạng xã hội góp phần mang

lại kết quả học tập tốt cho các bạn sinh viên

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài:

khám phá động cơ nào của các sinh viên sử

dụng mạng xã hội tác động đến kết quả học

tập của họ.

Mục tiêu cụ thể của đề tài là xác định chi

tiết các yếu tố “động cơ tìm kiếm, trao đổi

thông tin”, “động cơ giải trí”, “động cơ hợp

thời”, “động cơ xã hội”, “động cơ phát

triển mối quan hệ” và “động cơ duy trì mối

quan hệ” tác động như thế nào đến kết quả

Nội dung:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và

mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên

cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Hàm ý và giải pháp cho

nhà quản trị

Phương pháp nghiên cứu: Giai

đoạn nghiên cứu định tính được

thực hiện thông qua bảng câu hỏi

bán cấu trúc. Kỹ thuật phỏng vấn

tay đôi và thảo luận nhóm được sử

dụng để thu thập dữ liệu. Các đoạn

ghi âm sẽ được chuyển thành văn

bản, mã hóa và xử lý trên phần

mềm QSRNVivo 8.0. Kết quả xử lý

sẽ được so sánh, đối chiếu liên tục

với khung lý thuyết để kiểm tra sự

phù hợp của mô hình nghiên cứu đề

xuất; khám phá các yếu tố mới bổ

sung vào mô hình cũng như các

thang đo lường. Nghiên cứu định

lượng được thực hiện nhằm kiểm

định thang đo và kiểm định mô

hình nghiên cứu. Ở giai đoạn này,

các công cụ thống kê như Cronbach

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: Mặc dù

nghiên cứu được

thực hiện trên đối

tượng sinh viên

nhưng cũng có thể

áp dụng cho mọi đối

tượng khác như học

sinh, thanh niên…

Sử dụng mạng xã

hội như một kênh

truyền đạt, chia sẻ

những kiến thức và

thông tin tốt giúp

con người trong xã

hội ngày càng hoàn

thiện hơn về trí thức

cũng như kỹ năng.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo:

- giúp các nhà tư vấn

giáo dục định

hướng cho sinh

viên (và cả giới trẻ)

xác định rõ lợi ích

của mạng xã hội

mang lại nếu như

động cơ sử dụng

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

học tập của sinh viên

Alpha, EFA, CFA, SEM, hồi qui

với biến điều tiết, kiểm soát được

sử dụng để kiểm định mô hình và

các giả thuyết. Phần mềm PASW

18 kết hợp AMOS 18 được sử dụng

ở giai đoạn này.

đúng.

- giúp các giảng

viên, những người

chịu trách nhiệm

đào tạo và truyền

đạt các kiến thức

cho sinh viên nhận

thấy rằng mạng xã

hội là một kênh

tương tác rất hiệu

quả mà sinh viên

ngày nay sử dụng

và nhờ đó, các

giảng viên có thể

phải cập nhật kiến

thức về công nghệ

thông tin, về cách

giao tiếp, ứng xử

với sinh viên sao

cho phù hợp hơn

trong thời đại kỹ

thuật số này. Mạng

xã hội cũng là kênh

lưu thông kiến thức

giữa Thầy và trò rất

hiệu quả nếu như

sử dụng đúng mục

đích.

8. Gia tăng độ chính

xác trên hệ thống tư

vấn ứng dụng trong

thương mại điện tử

dựa trên lịch sử

người dùng và đặc

ThS. Võ Hà

Quang Định

CS-2015-08

Sự cần thiết: Với hệ thống tư vấn, người

dùng không cần nhập các từ khoá, hệ thống

tự động dựa trên các thông tin trên hồ sơ

của người dùng để cải thiện việc phát hiện

ra sản phẩm.

Mục tiêu của các hệ thống tư vấn là đưa ra

Nội dung:

Tổng quan đánh giá các hệ thống tư

vấn đang có

Vấn đề tồn tại và tính cấp thiết của

nghiên cứu

Chi tiết các phương pháp tư vấn

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: Gia tăng

lượng khách hàng

trung thành, tính

thân thiện trên các

website thương mại

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

tính sản phẩm những sản phẩm/dịch vụ mà người dùng

chưa hề xem đến, nhưng hệ thống có đoán

là người dùng sẽ thích hay đang có nhu

cầu. Các hệ thống kiểu này tạo sự thân

thiện cần thiết và tăng mức trung thành của

khách hàng với hệ thống. Vì vậy, thương

mại điện tử phát triển không thể thiếu các

hệ thống tư vấn về sản phẩm khi bày bán

trên mạng.

Mục tiêu nghiên cứu: đưa ra một phương

pháp lai có đánh giá các yếu tố tác động

đến tâm lý người dùng, từ đó tổng hợp và

đưa ra tư vấn sản phẩm/dịch vụ họ chưa

xem/mua nhưng có khả năng thích hoặc rất

dễ ra quyết định mua. Như vậy nghiên cứu

này có thể nâng cao hơn nữa khả năng hữu

dụng của hệ thống

Phương pháp thực hiện

Kết luận

Phương pháp nghiên cứu:

dựa trên cơ sở nền tảng về đặc

trưng người dùng, hành vi người

dùng và đặc tính sản phẩm, từ đó

khám phá ra các quy luật thể hiện

mối tương quan giữa chúng. Đề

xuất cải tiến phương pháp truyền

thống nhằm đạt đến sự thỏa mãn

cao hơn cho khách hàng khi họ

tương tác với các hệ thống thương

mại điện tử. Một phương pháp đánh

giá được thực hiện nhằm đo lường

mức độ thỏa mãn của người dùng.

điện tử dựa trên hệ

thống tư vấn thông

minh.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: Góp phần

đóng góp một hương

nghiên cứu mới vào

chương trình đào tạo

ngành Thương mại

điện tử của Khoa Hệ

thống thông tin kinh

doanh

9. Nghiên cứu tác động

của hàng giả, hàng

nhái đến thương hiệu

thời trang hạng sang

theo cảm nhận của

khách hàng tại thị

trường TP.HCM

ThS. Hoàng

Cửu Long

CS-2015-09

Sự cần thiết: Hàng giả đã tạo ra một số

lượng đáng kể thiệt hại tại thị trường Việt

Nam. Đặc biệt, TP.HCM là một thị trường

sôi động và mở so với cả nước. Nơi đây

cũng là trung tâm của việc tiêu thụ các sản

phẩm thời trang cá nhân hàng giả, hàng

nhái nhiều nhất tại Việt Nam (Hải quan

Việt Nam, 2013). Dù nhìn nhận được mức

độ nghiêm trọng về kinh tế và uy tín hình

ảnh quốc gia của hiện tượng này, nhưng

vẫn còn sự thiếu hiểu biết về các yếu tố có

thể ảnh hưởng của khách hàng khi mua và

đánh giá các sản phẩm giả mạo.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Thứ nhất, nghiên cứu khám phá tác động

của hàng giả, hàng nhái đến thương hiệu

thời trang hạng sang: nghiên cứu từ cảm

Nội dung:

Chương 1: Giới thiệu tóm tắt về

tính cần thiết của đề tài, phương

pháp nghiên cứu, công cụ nghiên

cứu và câu hỏi nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về tác

động của hàng giả, hàng nhái đến

thương hiệu thời trang hạng sang

theo cảm nhận của khách hàng

Chương 3: Phương pháp nghiên

cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu: báo

cáo kết quả nghiên cứu và rút kết

luận từ kết quả phân tích làm cơ sở

cho hệ thống giải pháp.

Chương 5: Gợi ý hệ thống giải pháp

và kết luận, hướng nghiên cứu tiếp

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: giúp các nhà

sản xuất và cơ quan

chính phủ hiểu các

vấn đề hiện tại của

hàng giả, hàng nhái

và tạo ra hiệu quả

chiến lược để ngăn

chặn việc bán vô ý

của các sản phẩm

giả mạo.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: giúp giáo

dục con người bảo

vệ quyền sở hữu trí

tuệ góp phần giúp xã

hội công bằng, văn

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

nhận của khách hàng tại thị trường

TP.HCM.

- Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của

của hàng giả, hàng nhái đến thương hiệu

thời trang hạng sang: nghiên cứu từ cảm

nhận của khách hàng tại thị trường

TP.HCM.

- Thứ ba, khám phá sự khác biệt về cảm

nhận của khách hàng tại thị trường

TP.HCM với các biến kiểm soát: giới tính,

độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, nhóm

khách hàng.

- Thứ tư, dựa vào kết quả nghiên cứu định

lượng, nghiên cứu sẽ thảo luận các yếu tố

về cảm nhận của khách hàng cho các

thương hiệu thời trang hạng sang trong việc

bảo vệ sản phẩm của mình

theo

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp định tính: thực hiện

thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu

và thảo luận nhóm tập trung để tóm

tắt các khái niệm, xây dựng bảng

câu hỏi khảo sát phù hợp cho từng

thang đo, bổ sung vào các thang đo

lý thuyết, từ đó, đưa ra các giả

thuyết nghiên cứu và xây dựng mô

hình nghiên cứu chính thức về ảnh

hưởng của hàng giả, hàng nhái đến

thương hiệu thời trang hạng sang

theo cảm nhận của khách hàng tại

thị trường TP. HCM.

Phương pháp định lượng: Nghiên

cứu chính thức được thực hiện

thông qua kỹ thuật khảo sát trực

tiếp khoảng 600 khách hàng đã

từng sử dụng hàng giả hàng nhái

nhằm mục đích kiểm định thang đo

lường và mô hình nghiên cứu lý

thuyết. Thang đo được kiểm định

sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach

Alpha, phân tích nhân tố khám phá

EFA và kiểm định mô hình nghiên

cứu bằng phân tích tương quan,

phân tích hồi quy tuyến tính bội

thông qua phần mềm xử lý số liệu

thống kê SPSS. Các biến kiểm soát

được kiểm định bằng T-Test và

Anova

minh hơn

10. Sở hữu tổ chức và

tính thanh khoản cổ

PGS.TS.

Hồ Viết Sự cần thiết:

Thanh khoản cổ phiếu là một vấn đề quan Nội dung:

1. Giới thiệu Hiệu quả kinh tế -

xã hội …

Tháng 3

năm 2015

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

phiếu – Nghiên cứu

thực nghiệm trên

thị trường chứng

khoán Việt Nam

Tiến

CS-2015-10

trọng đối với nhiều thành phần tham gia thị

trường chứng khoán và là một chủ đề quan

trọng trong các nghiên cứu trên thị trường

chứng khoán. Tính thanh khoản ảnh hưởng

trực tiếp đến rủi ro biến động giá của

chứng khoán nói riêng và của thị trường

chứng khoán nói chung.

Các nhà đầu tư tổ chức như các quỹ đầu tư,

các ngân hàng, các công ty tài chính, bảo

hiểm và các công ty niêm yết là những nhà

đầu tư tổ chức tích cực nhất trên thị trường.

Họ chỉ chiếm số ít trong các nhà đầu tư lưu

ký trên thị trường nhưng thường giáo dịch

với khối lượng lên đến ¾ khối lượng giao

dịch cũa thị trường. Các nhà đầu tư tổ chức

đóng vai trò rất quan trọng trên các thị

trường chứng khoán ở các nước phát triển,

ví dụ như ở Mỹ. Do vậy, một trong những

vai trò quan trọng của các nhà đầu tư tổ

chức là tạo thanh khoản cho thị trường.

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa

sở hữu tổ chức, giao dịch của họ và thanh

khoản cổ phiếu nhằm khẳng định vai trò

của thành phần tham gia thị trường này

trong việc tạo thanh khoản cho thị trường

chứng khoán. Vì các nhà đầu tư thường sở

hữu danh mục và quyết định đầu tư dựa

trên kết cấu danh mục hơn là chứng khoán

riêng lẻ nên sự tham gia của họ vào thị

trường không chỉ làm thay đổi thanh khoản

của cổ phiếu liên quan mà còn làm thay đổi

thanh khoản của thị trường nói chung

Trên cơ sở kết quả phân tích thực nghiệm,

nghiên cứu dự kiến cung cấp một số gợi ý

2. Cơ sở lý thuyết/Khung phân

tích

3. Phương pháp nghiên cứu

4. Dữ liệu nghiên cứu và mô tả dữ

liệu nghiên cứu

5. Kết quả và thảo luận kết quả

nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: sử

dụng các phương pháp thống kê suy

diễn và kinh tế lượng, chủ yếu là

hồi quy cho dữ liệu bảng với dữ

liệu từ các doanh nghiệp niêm yết

trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán

Thành phố Hồ Chí Minh trong

khoảng thời gian ít nhất là 4 năm

góp phần nâng cao

sự hiểu biết về thực

trạng vấn đề nghiên

cứu cũng như các

gợi ý chính sách từ

việc khẳng định vai

trò của các nhà đầu

tư tổ chức trong việc

tạo thanh khoản cho

thị trường.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo - tài liệu tham khảo

có thể sử dụng trong

nghiên cứu và đào

tạo.

- Có 2 nghiên cứu

sinh tham gia đề tài

với tư cách thành

viên. Kết quả nghiên

cứu có thể giúp họ

hình thành các

chuyên đề nghiên

cứu sinh…

đến tháng 3

năm 2016

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

chính sách đối với nhà đầu tư tổ chức,

khẳng định vai trò của các nhà đầu tư tổ

chức trên thị trường chứng khoán Việt

nam. Những quy định riêng của Việt Nam

đối với các nhà đầu tư tổ chức như giới hạn

sở hữu của 1 nhà đầu tư đối với công ty ở

một số ngành công nghiệp nhạy cảm cũng

như những giới hạn của nhà đầu tư tổ chức

nước ngoài đối với các công ty niêm yết sẽ

ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của

các nhà đầu tư, và do đó ảnh hưởng như thế

nào đến thanh khoản của thị trường?

Chưa có nhiều bài báo xuất bản ở Việt

Nam sử dụng dữ liệu Việt Nam cũng như

sự xuất hiện các bài báo gần đây trên các

tạp chí được bình duyệt về tài chính ngân

hàng cũng khẳng định sự cần thiết nghiên

cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

xem xét mối quan hệ giữa sở hữu của các

cổ đông tổ chức và thanh khoản cổ phiếu.

Cụ thể, nghiên cứu nhằm mục tiêu trả lời

câu hỏi: thanh khoản cổ phiếu của các

doanh nghiệp có tốt hơn khi sở hữu của các

nhà đầu tư tổ chức cao hơn hay không?

Ảnh hưởng của sở hữu của đầu tư tổ chức

đến thanh khoản của cổ phiếu công ty cũng

như đến thanh khoản của thị trường.

11. Ảnh hưởng của

thẩm định giá tài

sản trí tuệ đến hoạt

động cho vay tại

các ngân hàng

thương mại Việt

ThS. Trần

Bích Vân

CS-2015-11

Sự cần thiết: Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam

hiện nay để tiếp cận nguồn tín dụng có đảm

bảo bằng tài sản trí tuệ phục vụ cho phát

triển doanh nghiệp lại là một thách thức

nghiêm trọng (đặc biệt là đối với các doanh

Nội dung:

Chương 01. Tổng quan đề tài

nghiên cứu

Chương 02. Các vấn đề lý luận cơ

bản về thẩm định giá tài sản trí tuệ

phục vụ mục đích cho vay

Hiệu quả kinh tế -

xã hội

Góp phần thúc

đẩy và quảng bá

cho các sản phẩm

vay dựa trên tài

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

Nam nghiệp vừa và nhỏ). Phương thức cho vay

truyền thống tại các ngân hàng Việt Nam

thường là bất động sản hoặc các tài sản hữu

hình khác. Lý do của thực trạng này chính

là sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm để xử

lý các khoản vay có đảm bảo bằng tài sản

trí tuệ. Kinh nghiệm các nước chỉ ra rằng

việc thúc đẩy và quảng bá cho các sản

phẩm vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài

sản trí tuệ sẽ giúp mở rộng tín dụng cho các

doanh nghiệp tại Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích tác động của công tác thẩm

định giá tài sản trí tuệ đến hiệu quả của

hoạt động cho vay có đảm bảo bằng tài

sản trí tuệ tại các ngân hàng thương

mại Việt Nam.

Vận dụng các lý thuyết về các phương

pháp thẩm định giá tài sản trí tuệ để

nhận diện và xác định giá trị các tài sản

trí tuệ tại doanh nghiệp cho mục đích

đi vay

Chương 03. Phương pháp nghiên

cứu

Chương 04. Nội dung và kết quả

nghiên cứu

Chương 05. Giải pháp, Kiến nghị

và Kết luận đề tài

Phương pháp nghiên cứu:

Đê giải quyết mục tiêu sô 1, tác giả

sử dụng các phương pháp:

Mô hình đánh giá tác động để đo

lường tác động của công tác

thẩm định giá tài sản trí tuệ đến

hiệu quả của hoạt động cho vay

có đảm bảo bằng tài sản trí tuệ

tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam.

Phương pháp điều tra chuyên gia

(các doanh nghiệp thẩm định

giá, các thẩm định viên và các

ngân hàng) để phân tích thực

trạng hoạt động cho vay có đảm

bảo bằng tài sản trí tuệ.

Phương pháp phân tích tổng hợp

được sử dụng để tổng hợp các lý

luận có liên quan đến các

phương pháp thẩm định giá trị

tài sản trí tuệ.

Phương pháp thống kê mô tả

được sử dụng nhằm tổng hợp và

mô tả các nguồn dữ liệu sơ cấp

và thứ cấp cũng như thực trạng

hoạt động cho vay có đảm bảo

bằng tài sản trí tuệ tại các ngân

hàng Việt Nam .

sản đảm bảo là tài

sản sở hữu trí tuệ,

đưa hoạt động tín

dụng của các ngân

hàng Việt Nam

đến gần hơn với

hoạt động tín dụng

của thị trường thế

giới

nâng cao nhận

thức của doanh

nghiệp về tầm

quan trọng của

việc gia tăng giá

trị tài sản trí tuệ

của chính doanh

nghiệp mình. Đây

được xem là xu

hướng về một

nguồn tài sản đảm

bảo quan trọng

của doanh nghiệp

cho việc tiếp cận

nguồn tín dụng tại

các ngân hàng

Việt Nam.

là nguồn tài liệu

tổng hợp các

phương pháp thẩm

định giá tài sản trí

tuệ với nhiều loại

hình tài sản như

nhãn hiệu, bí mật

kinh doanh, bằng

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

Phương pháp phân tích định

lượng, sử dụng mô hình hồi quy

để xác định các tham số tài

chính trong quá trình thẩm định

giá trị tài sản trí tuệ.

Đê giải quyết mục tiêu sô 2, tác giả

sử dụng các phương pháp:

Phương pháp Interbrand và

phương pháp Damodaran được

sử dụng để thẩm định giá các tài

sản trí tuệ là nhãn hiệu.

Mô hình định giá quyền chọn

Black - Scholes được sử dụng để

thẩm định giá các tài sản trí tuệ

là sáng chế.

Phương pháp tiền sử dụng tài

sản vô hình, phương pháp lợi

nhuận vượt trội, phương pháp

thu nhập tăng thêm được quy

định trong tiêu chuẩn thẩm định

giá số 13

độc quyền sáng

chế,… để các

thẩm định viên về

giá có thể tham

khảo.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo - Góp phần hoàn

thiện nội dung

môn học thẩm

định giá trị tài

sản vô hình thuộc

chương trình

giảng dạy cao

học và đại học

cho học viên,

sinh viên chuyên

ngành Thẩm định

giá, tại trường

Đại học Kinh tế

TP.HCM.

- Là tài liệu tham

khảo cho sinh

viên chuyên

ngành Kinh tế

Thẩm định giá và

các chuyên

ngành khác có

liên quan

12. Tính bất định của

môi trường kinh

doanh và hiệu quả

hoạt động của

doanh nghiệp vừa

ThS. Ngô

Hoàng

Thảo Trang

CS-2015-12

Sự cần thiết: DNVVN của Việt Nam đóng

vai trò quan trọng đối với nền kinh tế VN.

DNVVN chiếm 99% tổng số doanh nghiệp

toàn quốc (ASMED, 2006), tạo ra 77,3%

công ăn việc làm cho nền kinh tế và đóng

Nội dung:

Chương mở đầu: Giới thiệu vấn đề

nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vấn

đề nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: Đóng góp

cho nghiên cứu thực

nghiệm về chủ đề

liên quan đến mạng

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

và nhỏ ở Việt Nam.

Phân tích vai trò

trung gian của

mạng lưới doanh

nghiệp

góp quan trọng vào sản lượng quốc gia

cũng như ngân sách nhà nước (Hall 2002;

Asasen 2003). Tuy nhiên, hàng năm số

doanh nghiệp phá sản lại cao.Tính bất định

đối với các nền kinh tế mới nổi như ở Việt

Nam thường cao là một trong những yếu tố

ảnh hưởng đến sự thành công và thất bại

của DNVVN ở Việt Nam.Để giảm bớt tính

bất định thì việc tham gia vào mạng lưới

doanh nghiệp là một kênh giúp doanh

nghiệp giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả

hoạt động doanh nghiệp.Có nhiều nghiên

cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qua

hoạt động của doanh nghiệp.Các nghiên

cứu này tập trung vào các yếu tố bên trong

doanh nghiệp.Tuy nhiên, lại ít có các

nghiên cứu về vai trò mạng lưới doanh

nghiệp nhằm phản ứng sự bất định của môi

trường kinh doanh và hiệu quả hoạt động

doanh nghiệp

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hưởng

của tính bất định của môi trường kinh

doanh đến hiệu quả hoạt động của

DNVVN ở Việt Nam thông qua vai trò

trung gian của mạng lưới doanh nghiệp

Mục tiêu cụ thể:

1. Nghiên cứu lý thuyết về tính bất định

của môi trường kinh doanh, lý thuyết

về mạng lưới doanh nghiệp, lý thuyết

về hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp, lý thuyết giải thích cơ chế tác

động của mạng lưới doanh nghiệp đến

tính bất định của môi trường kinh

Chương 2: Thực trạng hoạt động

doanh nghiệp vừa nhỏ Việt Nam

giai đoạn 2005-2011

Chương 3: Dữ liệu và phương pháp

nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Phương pháp nghiên cứu: sử

dụng mô hình hệ phương trình cấu

trúc (structural equation model):

Network: Nhóm biến liên quan đến

mạng lưới doanh nghiệp

Legal U: Nhóm biến liên quan đến

tính bất định môi trường pháp luật

và thể chế

Industry U:Nhóm biến liên quan

đến tính bất định môi trường ngành

Firm U: Nhóm biến liên quan đến

tính bất định môi trường doanh

nghiệp

Firm V: Nhóm biến liên quan đến

đặc điểm doanh nghiệp

Owner V: Nhóm biến liên quan đến

chủ doanh nghiệp

Firm Performance: Nhóm biến liên

quan đến hiệu quả hoạt động doanh

nghiệp

lưới doanh nghiệp,

hiệu quả hoạt động

doanh nghiệp và

tính bất định đối với

môi trường kinh

doanh.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo

- Hoàn thành mục

tiêu nghiên cứu

khoa học đối với

giảng viên trẻ

- hoàn thành việc

học nghiên cứu

sinh trong nước.

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

doanh và hiệu quả hoạt động của

DNVVN.

2. Sử dụng mô hình nghiên cứu thực

nghiệm kiểm tra các giả thiết nghiên

cứu:

+ Giả thiết H1: Mức độ về tính bất định

của môi trường kinh doanh càng cao

thì có mối quan hệ đồng biến càng cao

với các dạng mạng lưới doanh nghiệp

+ Giả thiết H2: Sự gia tăng hoạt động

các dạng mạng lưới doanh nghiệp để

đối với tính bất định môi trường kinh

doanh càng cao thì ảnh hưởng đồng

biến đối với hiệu quả hoạt động doanh

nghiệp.

3. Đưa ra gợi ý chính sách về vấn đề

nghiên cứu.

13. Tác động của năng

lực hoạch định

chính sách của

chính phủ đến sự

phát triển của hệ

thống tài chính

quốc gia

ThS.

Nguyễn

Ngọc Danh

CS-2015-13

Sự cần thiết: Theo Haber (2008), có sự

khác biệt rõ rệt về trình độ phát triển của hệ

thống tài chính giữa các quốc gia. Và cho

đến nay, các nhà kinh tế vẫn chưa nắm rõ

các nhà kinh tế vẫn chưa nắm rõ quy luật

các yếu tố tác động đến sự phát triển của hệ

thống tài chính quốc gia. Cụ thể là, ngoài

sự đồng thuận về ảnh hưởng của các yếu tố

quen thuộc (kinh tế vĩ mô, nguồn gốc luật

pháp, độ mở của chính sách, tư do hóa tài

chính…), cho đến nay quy luật ảnh hưởng

của các yếu tố mới (năng lực chính phủ, hệ

thống giám sát ngân hàng) đến sự phát triển

của hệ thống tài chính quốc gia vẫn chỉ

dừng lại ở những nghiên cứu lý thuyết hoặc

những bằng chứng gián tiếp. Cụ thể hơn,

vai trò của năng lực chính phủ đối với sự

Nội dung:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Tổng quan tài liệu

Chương 3: Phương pháp nghiên

cứu

Chương 4: Phân tích

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính

sách

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng số quan sát của khoảng 80

quốc gia, dữ liệu được phân tích

chủ yếu từ bằng phương pháp

GMM hệ thống và được kiểm tra

tính ổn định của kết quả bằng

phương pháp FEM nhằm tìm ra mối

quan hệ thống kê giữa các biến độc

lập và biến đại diện cho sự phát

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: tìm ra các

yếu tố quyết định sự

khác biệt về sự phát

triển hệ thống tài

chính giữa các quốc

gia

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: sử dụng

làm tài liệu tham

khảo cho sinh viên

môn Dự Báo và

Phân Tích Dữ Liệu

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

phát triển của hệ thống tài chính quốc gia

được đề cập ở một số công trình lý thuyết,

gần đây nhất là của Song &Thakor (2013).

Còn hệ thống giám sát ngân hàng đã có

bằng chứng thực nghiệm đầu tiên của

Eichengreen và Dincer (2011), trong đó các

nước có hệ thống giám sát độc lập với ngân

hàng trung ương có hệ thống tài chính vận

hành với tỷ lệ nợ xấu thấp hơn

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu thực

nghiệm này là vẽ ra bức tranh toàn cảnh tác

động đồng thời của hai nhóm yếu tố mới và

truyền thống đến sự phát triển của hệ thống

tài chính quốc gia, với thời điểm nghiên

cứu cập nhật đến 2011. Mục tiêu cụ thể của

nghiên cứu này là khám phá quy luật tác

động của yếu tố năng lực hoạch định chính

sách của chính phủ đến sự phát triển hệ

thống tài chính quốc gia.

triển hệ thống tài chính (Sự phát

triển của hệ thống tài chính, Truyền

thống pháp lý, Tự do hóa tài chính,

Yếu tố chính trị, Mở cửa thương

mại, Mở cửa tài chính, Năng lực

hoạch định chính sách của chính

phủ, Giám sát ngân hàng, Yếu tố

kinh tế vĩ mô)

14. Nghiên cứu xây

dựng chỉ số giá nhà

ở tại thành phố Hồ

Chí Minh

TS. Nguyễn

Ngọc Vinh

CS-2015-14

Sự cần thiết: Thành phố Hồ Chí Minh là

trung tâm kinh tế lớn nhất nước, là trung

tâm của vùng kinh tế trọng điểm khu vực

phía nam, thị trường bất động sản TP.

HCM rất phong phú và đa dạng, thị trường

bất động sản thành phố đã và đang đóng

góp mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế

chung của toàn khu vực. Tuy nhiên do

nhiều nguyên nhân khác nhau, việc xây

dựng chỉ số giá nhà ở tại TP. HCM vẫn

đang trong giai đoạn khảo nghiệm. Do vậy

việc nghiên cứu xây dựng chỉ số giá nhà ở

tại TP. HCM sẽ góp phần cho việc phát

triển thị trường nhà ở thành phố ngày càng

Nội dung:

Phần Mở đầu

Chương I. Cơ sở lý luận

Chương II. Phương pháp nghiên

cứu và Mô hình nghiên cứu

Chương III. Phân tích kết quả

nghiên cứu và thảo luận

Chương IV. Các đề xuất và Kiến

nghị

Phần kết luận

Phương pháp nghiên cứu:

– Phương pháp phân tích tổng

hợp dùng để tổng hợp các

nghiên cứu thực nghiệm

Hiệu quả kinh tế -

xã hội – Là tài liệu tham

khảo cho cơ quan

quản lý Nhà nước

trong việc định

hướng phát triển

thị trường nhà ở

trong khu vực, thu

thuế, phí giao dịch

nhà ở, kênh tham

khảo phục vụ

công tác bồi

thường, giải

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

phát triển ổn định hơn, thúc đẩy công tác

an sinh – xã hội giải quyết nhu cầu nhà ở

của cư dân thành phố

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm kiếm các giải

pháp nhằm xây dựng chỉ số giá nhà ở đô thị

tại TP. HCM,

Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên

đề tài có các nội dung nghiên cứu sau:

– Tổng hợp các mô hình nghiên cứu về

việc xây dựng chỉ số giá nhà ở

– Xây dựng mô hình nghiên cứu và

khung phân tích cho nghiên cứu

– Khảo sát và uớc lượng giá nhà ở

chuẩn cho năm gốc

– Khảo sát và ước lượng giá nhà ở thay

đổi sau một thời kỳ

– Viết báo cáo về mô hình chỉ số giá

nhà tại TP. HCM

nhằm xây dựng mô hình

nghiên cứu và khung phân

tích cho nghiên cứu.

– Thống kê mô tả dùng để tổng

hợp các nguồn dữ liệu sơ cấp

và thứ cấp và nghiên cứu

thực trạng của vấn đề đang

quan tâm nhằm có các chỉ số

thống kê cụ thể.

– Thống kê suy diễn –khảo sát

trên lượng mẫu nhất định qua

quá trình phân tích kết quả

đạt được, sẽ suy diễn đến các

vấn đề liên quan có quy mô

rộng lớn hơn nhưng vẫn có

thể chấp nhận được nếu

không vi phạm các giả thuyết

và việc chọn mẫu đảm bảo có

tính ngẫu nhiên.

– Phân tích định lượng –sử

dụng mô hình hồi quy

Hedonic nhằm phân tích tác

động của các yếu tố tác động

lên giá trị của nhà ở, có thể

ước lượng giá gốc của nhà ở

trong kỳ gốc và trong các kỳ

tiếp theo.

– Phương pháp chuyên gia –

xác định các yếu tố tác động

lên giá nhà ở tại TP. HCM,

các tiêu chí chuẩn cho từng

dạng nhà ở trong khu vực về

kích thức, hình dáng, diện

tích sàn xây dựng, số phòng

phóng mặt bằng…

– Là tài liệu tham

khảo cho các nhân

viên thẩm định giá

đang hoạt động

trên thị trường,

nhằm phục vụ

công tác thẩm

định giá nhà ở.

– Là tài liệu tham

khảo cho các nhân

viên thẩm định giá

trong hệ thống

ngân hàng nhằm

ước lượng giá nhà

phục vụ cho việc

thế chấp.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo

Là tài liệu tham

khảo cho các môn

học Thẩm định giá

trị bất động sản,

thẩm định giá trị

đất đai, cho các

chuyên ngành

thẩm định giá,

ngân hàng, kinh tế

bất động sản, kinh

doanh bất động

sản, quản lý tài

nguyên môi

trường.

Là tài liệu tham

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

ngủ… khảo cho các

nghiên cứu liên

quan đến việc xây

dựng các chỉ số

giá bất động sản

khác như giá đất,

giá căn hộ, giá

mặt bằng cho

thuê…

15. Đánh giá tác động

của biến đổi khí

hậu đến năng suất

cây trồng ngắn ngày

ở đồng bằng sông

Cửu Long bằng dữ

liệu bảng

ThS. Võ

Đức Hoàng

CS-2015-15

Sự cần thiết: Trong những năm gần đây,

có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của

biến đổi khí hậu đối với Việt Nam

(MoNRE, 2003) và đối với tính dễ tổn

thương vùng duyên hải do mực nước biển

dâng (MHC và các cộng sự, 1996). Tuy

nhiên, các đánh giá cho đến thời điểm này

chủ yếu là định tính và sử dụng số liệu

khảo sát chéo. Trong nghiên cứu này, tác

giả sẽ sử dụng số liệu bảng để đánh giá tác

động dài hạn của biến đổi khí hậu lên

ngành trồng trọt ở ĐBSCL. Với mô hình

dữ liệu bảng, chúng ta có thể kiểm tra sự

ổn định của hệ số của biến khí hậu theo

thời gian. Nếu hệ số khí hậu không khác

biệt đáng kể theo thời gian, thì kết quả của

mô hình dự báo số liệu chéo có nhiều khả

năng là một đo lường tốt cho những thay

đổi thực tế để đáp ứng với biến đổi khí hậu.

Điều này giúp chúng ta dự đoán những tác

động lâu dài của biến đổi khí hậu đối với

ngành nông nghiệp một cách đáng tin cậy

hơn

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nhằm

Nội dung:

Phần 1: trình bày tại sao vấn đề

đánh giá tác động của biến đổi khí

hậu lên ngành nông nghiệp ở đồng

bằng sông Cửu Long lại đáng được

quan tâm và thực hiện nghiên cứu.

Phần 2: trình bày mục tiêu nghiên

cứu và đặt ra các giả thuyết nghiên

cứu để đi kiểm định chúng.

Phần 3: trình bày phương pháp

nghiên cứu để đi trả lời các câu hỏi

nghiên cứu nên ra ở phần 2.

Phần 4: trình bày cách thức thu thập

số liệu

Phần 5: trình bày kết quả nghiên

cứu dựa trên phương pháp nghiên

cứu đã đề xuất trong phần 3.

Phần 6: đưa ra kiến nghị dựa trên

kết quả có được ở phần 5

Phương pháp nghiên cứu:

Mô hình kinh tế lượng sử dụng số

liệu bảng (panel data) được đề xuất

sử dụng trong nghiên cứu này như

sau:

Hiệu quả kinh tế-xã

hội: là một kênh

tham khảo đóng góp

vào chương trình

mục tiêu quốc gia

đối phó với biến đổi

khí hậu của Việt

Nam. Từ kết quả

nghiên cứu sẽ gợi ý

một số chính sách

cho ngành nông

nghiệp, cụ thể là

chính sách thích ứng

với biến đổi khí hậu

ở vùng đồng bằng

sông Cửu Long.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: đóng góp

vào một trong các

nghiên cứu thực

nghiệm về kinh tế

môi trường ở Việt

Nam. Đồng thời, nó

cũng là một ví dụ

đóng góp vào bài

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối

với ngành nông nghiệp ở ĐBSCL và xác

định các khả năng thích ứng. Phân tích tập

trung vào cây trồng ngắn ngày của các hộ

nông dân. Để thực hiện các mục tiêu chính,

các câu hỏi nghiên cứu sau được đề cập:

a. Tác động của biến đổi khí hậu lên

năng suất cây trồng ở vùng đồng

bằng sông Cửu Long là gì?

b. Tổn thất kinh tế/ lợi ích kinh tế đạt

được do biến đổi khí hậu gây ra là

bao nhiêu?

c. Ý nghĩa của các kết quả cho chính

sách về nông nghiệp đối với biến đổi

khí hậu ở vùng ĐBSCL là gì?

,

trong đó yijt là năng suất của cây

trồng i của hộ gia đình j vào thời

điểm t (tấn/ha); T là biến đo lường

nhiệt độ; P là biến đo lường lượng

mưa; S là biến các loại đất; F là

biến đo lường lượng phân bón cho

cây trồng i; G1, …, Gk là các biến

đo lường các đặc tính của nông hộ

như giới tính, trình độ học vấn, tình

trạng hôn nhân của chủ nông hộ j;

và là phần dư tuân theo phân

phối chuẩn .

giảng cho môn học

Kinh tế Môi trường

16. Khả năng du nhập và

tác động tới pháp

luật về bất động sản

tại Việt Nam

TS. Võ Trí

Hảo

CS-2015-16

Sự cần thiết:

- Trust cần được nghiên cứu bởi những ưu

điểm vốn có, đặc biệt khả năng mang lại

công bằng dựa vào equity (công bình) và

khả năng ứng dụng rộng lớn, tạo sự linh

hoạt trong kinh doanh, quản lý tài sản.

- Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, là

quá trình hài hòa hóa pháp luật. Công ước

Hague 1985 nêu trên sẽ là một công cụ hữu

hiệu giúp quá trình hài hòa hóa pháp luật

giữa hai hệ thống Common Law và

Continental Law có thể tương tác dễ dàng

với nhau (workable).

Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu:

- Trust có những ưu điểm gì so với các chế

định pháp luật gần gũi đang hiện có tại Việt

Nam.

- Nếu du nhập trust, hệ thống pháp luật

Việt Nam cần điều chỉnh những gì?

Nội dung:

Chương 1: Chế định tín thác (trust)

và sự lan tỏa của trust

Chương 2: Khả năng du nhập và tác

động của trust tới pháp luật bất

động sản

Phương pháp nghiên cứu: - Phân tích (trust bao gồm những

yếu tố cốt lõi nào; hiện tượng bội

tín trong lĩnh vực bất động sản ở

Việt Nam do đâu)

- So sánh (so sánh những cách thức

du nhập trust của một số quốc gia

trên thế giới);

- Tổng hợp (Việt Nam cần làm gì

nếu muốn sử dụng ưu điểm của

trust);

Hiệu quả kinh tế -

xã hội …

- Đưa ra các mô

hình quản lý tài

sản tốt hơn

- Đưa ra các kiến

giải pháp luật cụ

thể

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo

- Làm tài liệu

nghiên cứu học

tập môn luật dân

sự cho sinh viên

cử nhân, cao học.

Có thể thu hút sự

tham gia của sinh

viên cao học.

- Hướng dẫn 01

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

- Chi phí giao dịch (transaction cost) và

hiện tượng bội tín trong lĩnh vực bất động

sản sẽ phát triển theo chiều hướng nào, nếu

du nhập thành công chế định trust vào hệ

thống pháp luật Việt Nam?

sinh viên cao học.

17. Những điểm mới của

Luật doanh nghiệp

2014 và một số vấn

đề đặt ra trong cơ

chế thi hành

TS. Trần

Huỳnh

Thanh Nghị

CS-2015-17

Sự cần thiết: công trình nghiên cứu này

được tiến hành trong bối cảnh Quốc Hội

Việt Nam vừa thông qua một Luật Doanh

nghiệp mới, nằm trong lộ trình cải cách hệ

thống pháp luật nhằm phù hợp với các cam

kết khi Việt Nam gia nhập vào các thiết chế

quốc tế cũng như những hiệp ước song

phương và đa phương trong thời gian sắp

tới. Tất cả các công trình nghiên cứu về

Luật Doanh nghiệp 2005 đều có thời gian

công bố trước khi nhưng quy định của Luật

Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực. Từ thực tế

đó, việc thực hiện công trình này mang ý

nghĩa thiết thực nhằm phục vụ tốt công tác

nghiên cứu và giảng dạy môn Luật Kinh Tế

trong trường đại học Kinh Tế nói riêng.

Bên cạnh đó, thông qua việc so sánh những

quy định giữa Luật Doanh nghiệp 2014

(sắp có hiệu lực thi hành) với những quy

định trong Luật Doanh nghiệp 2005, công

trình sẽ thể hiện tính cấp thiết thông qua

việc cung cấp những thông tin cập nhật về

những điểm mới đặt ra trong cơ chế thi

hành, phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu nói

chung và nhu cầu hoạt động kinh doanh nói

riêng của cộng đồng kinh doanh.

Mục tiêu nghiên cứu:

Phát hiện những điểm mới trong Luật

Doanh nghiệp 2014 so với những quy

Nội dung:

Chương 1: Những điểm mới của

Luật Doanh nghiệp 2014 : So sánh,

đánh giá với Luật Doanh nghiệp

2005 và pháp luật doanh nghiệp

một số quốc gia khác trên thế giới

như Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ,

Singapore.

Chương 2: Những vấn đề đặt ra

trong cơ chế thi hành Luật Doanh

nghiệp 2014

Chương 3 : Một số kiến nghị nhằm

nâng cao hiệu quả thực thi Luật

Doanh 2014

Phương pháp nghiên cứu: phương

pháp nghiên cứu cơ bản được áp

dụng là phương pháp định tính.

Một vài công cụ định lượng cũng sẽ

được vận dụng nhưng hạn chế trong

mục tiêu thu thập các số liệu về

doanh nghiệp nhằm chứng minh

cho những luận cứ về tính bất cập

của một số quy định trong Luật

doanh nghiệp 2005. Bên cạnh đó,

một số phương pháp tiếp cận khác

cũng được sử dụng đến như: so

sánh những quy định của Luật

Doanh Nghiệp 2014 so với Luật

Doanh nghiệp 2005; thống kê

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: Phân tích,

đánh giá các quy

định mới về doanh

nghiệp; tạo ra một

diễn dàn thảo luận

những chính sách

mới của nhà nước áp

dụng cho đối tượng

này.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: Phục vụ tốt

công tác nghiên cứu

và giảng dạy môn

Luật Kinh Tế trong

trường đại học Kinh

Tế; cung cấp cơ sở

lý thuyết cho những

nghiên cứu chuyên

sâu hơn của các

Giảng viên trẻ,

những Nghiên cứu

sinh trong những đề

tài có liên quan

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

định tạiLuật Doanh nghiệp 2005.

Phân tích những vướng mắc pháp lý có

thể phát sinh trong quá trình triển khai

thực hiện những quy định mới trong Luật

Doanh nghiệp 2014, trong bối cảnh chưa

có những văn bản dưới luật nào được cơ

quan nhà nước ban hành để hướng dẫn

thi hành.

Cung cấp cơ sở lý luận về doanh nghiệp

dựa trên những quy định sắp có hiệu lực,

phục vụ cho nhu cầu cập nhật kiến thức,

giảng dạy và nghiên cứu của Giảng viên,

Học viên của Trường Đại học Kinh Tế

Tp.HCM.

Nêu ra một số kiến nghị pháp lý, hoàn

thiện pháp luật về doanh nghiệp trong

thời gian tới ở Việt Nam

những số liệu từ các nguồn chất

lượng như số liệu của Tổng Cục

Thống Kê, các Tạp chí chuyên

ngành về Luật và Kinh Tế; phân

tích những điểm mạnh và điểm yếu

của Luật Doanh nghiệp 2014

18. Hiệu quả của hoạt

động tự đánh giá và

giảng bài cho bạn

học dựa trên biểu đồ

Learning Pyramid

đối với khả năng ghi

nhớ bài trong môn

Tiếng Anh của sinh

viên tại Trường Đại

học Kinh tế

TP.HCM

ThS. Dương

Thị Thúy

Uyên

ThS. Võ

Đoàn Thơ

CS-2015-18

Sự cần thiết: Sinh viên theo học tại trường

Đại học Kinh tế TP.HCM cho tới hiện nay

là sinh viên khối ngành kinh tế (đến tháng

6.2015 mới có xét tuyển sinh viên ngành

Ngôn ngữ Anh) nên nhìn chung các em

không nắm rõ và chắc cách học ngoại ngữ

cũng như cách ghi nhớ bài học tốt nhất mặc

dù các em rất ý thức là cần học tốt môn

tiếng Anh để làm việc sau này. Thời lượng

lên lớp cũng ít hơn nhiều và môi trường

tiếp xúc ngôn ngữ cũng không cao, do đó

khả năng nhớ bài và hiệu quả học tập

không được như mong đợi. Thực tế cho

thấy rằng với cách học và lên lớp như hiện

tại – sinh viên có lớp học tiếng Anh một

tuần một lần và được đánh giá bằng một

cột điểm kiểm tra giữa kỳ (30%) và một bài

Nội dung:

I. Phần mở đầu

II. Cơ sở lý luận

III. Phương pháp nghiên cứu

IV. Kết quả

V. Đề xuất

Phương pháp nghiên cứu: Bảng

tự đánh giá và Bảng hướng dẫn -

trong giờ học tiếng Anh, theo dõi

và so sánh mức độ ghi nhớ của sinh

viên suốt quá trình vận dụng. Bảng

câu hỏi và việc phỏng vấn được

tiến hành vào tuần đầu và tuần cuối

của học phần, thu thập số liệu và

thông tin để phân tích

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: giúp sinh

viên có thể mở rộng

vận dụng không chỉ

trong môn tiếng Anh

mà cả trong các môn

học khác, từ đó nâng

cao hiệu quả học tập

đồng thời phát huy

năng lực trong công

việc về sau.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo giúp giảng

viên tìm được

phương pháp phù

hợp để định hướng

và phát huy khả

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

thi cuối kỳ (70%) - thì thời gian và công

sức của giảng viên lẫn sinh viên bỏ ra đều

ít nhiều bị lãng phí. Tuy nhiên, trong tình

hình không thể tăng số tiết và buổi lên lớp

do quy định của chương trình khung đào

tạo thì người giảng viên phải tìm các cách

để tăng hiệu quả của từng buổi lên lớp của

mình. Do đó, việc nghiên cứu về các cách

tăng khả năng ghi nhớ bài cho sinh viên là

vô cùng cần thiết và mang lại hiệu quả về

mặt kinh tế

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung của nghiên cứu là giúp sinh

viên học tốt hơn môn tiếng Anh ở trường

nhằm chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên khi đi

làm sau này. Mục tiêu cụ thể của nghiên

cứu nhằm trả lời 3 câu hỏi sau:

1. Khả năng ghi nhớ của sinh viên trong

khi học môn tiếng Anh như thế nào và

những hoạt động học nào được vận dụng

trong việc ghi nhớ kiến thức khi học tiếng

Anh của sinh viên?

2. Tỉ lệ phần trăm về khả năng ghi nhớ liên

quan đến các phương pháp / hoạt động

trong và sau giảng dạy (hoạt động tự đánh

giá và giảng bài lại cho bạn học) của biểu

đồ Learning Pyramid có phù hợp với sinh

viên Đại học Kinh tế TP.HCM?

3. Những phương pháp / hoạt động trong

và sau giảng dạy nào được thực nghiệm

cho thấy là có hiệu quả cao nhất để tăng

khả năng ghi nhớ của người học?

năng của người học.

Đề tài cũng đề xuất

những hoạt động

dạy và học cụ thể

giúp người dạy vận

dụng linh hoạt

phương pháp giảng

dạy tích cực nhằm

phát huy sự tương

tác với người học và

nâng cao hiệu quả

vận dụng của người

học.

19. Ứng dụng phần mềm

Quizlet vào việc dạy

ThS. Trần

Thị Phỉ

Sự cần thiết: Trong việc học ngoại ngữ,

vốn từ vựng của người học đóng vai trò rất Nội dung:

Phần mở đầu Hiệu quả kinh tế -

xã hội:

Tháng 3

năm 2015

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

và học từ vựng tiếng

anh thương mại tại

Trường Đại học

Kinh tế TP.HCM

CS-2015-19 quan trọng, nó giúp người học có thể giao

tiếp với người khác. Với số tín chỉ dành

cho việc học ngoại ngữ cho sinh viên khối

không chuyên ngữ, giảng viên không có đủ

thời gian trên lớp để dạy từ dựng, vì vậy

việc thiết kế chương trình học tích hơp

(blended) trên lớp và ngoài lớp học rất cần

thiết để giúp cho sinh viên học từ vựng

hiệu quả hơn. Nhóm nghiên cứu hy vọng

với phần mềm ứng dụng Quizlet kết hợp

với sự hỗ trợ quản lý việc học của giảng

viên qua việc hướng dẫn sử dụng, động

viên , kiểm tra sinh viên sẽ giúp cho sinh

viên học từ vựng đạt hiệu quả tốt nhất có

thể. Qua 6 bước học từ vựng trên

Quizlet.com từ card, learn, speller, test,

scatter đến race; sinh viên có thể học nghĩa,

phát âm cụm từ đi kèm, bài kiểm tra,

games giúp sinh viên dần dần ghi nhớ từ

vựng một cách tự nhiên. Đặc biệt các bước

học được thiết kế ở dạng trò chơi giúp cho

sinh viên có thể tập trung học lâu hơn và

vui hơn. Với những thiết bị phổ biến như

máy tính, iPhones, iPads… sinh viên có thể

học từ vựng mọi lúc, mọi nơi một cách tiện

lợi.

Mục tiêu nghiên cứu: ứng dụng phần

mềm Quizlet để thiết kế những bài học từ

vựng đáp ứng được tốt nhất nhu cầu học từ

vựng tiếng Anh thương mại của sinh viên

trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh, dựa theo giáo trình Anh văn thương

mại Market Leader của nhà xuất bản

Pearson.

Cơ sở lý luận

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả

Đề xuất

Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế bài học từ vựng trên phần

mềm ứng dụng Quizlet.com, dựa

trên tiêu chí chọn lọc từ vựng thuộc

top 1000, 2000 từ vựng tiếng Anh

thương mại thông dụng nhất.

- Questionnaire – bảng câu hỏi: sau

một học kỳ sử dụng Quizlet.com,

bảng câu hỏi được phát cho sinh

viên nhằm đánh giá mức độ hiệu

quả và thái độ của sinh viên khi sử

dụng phần mềm ứng dụng này.

- Interview: để đảm bảo độ tin cậy,

phỏng vấn trực tiếp những sinh viên

đã sử dụng Quizlet trong việc học

từ vựng cũng sẽ được tiến hành

trong các buổi học nhằm kịp thời

giải quyết những khó khăn của sinh

viên và chỉnh sửa

- là những công cụ

hỗ trợ học tập mang

tính kinh tế cực kì

cao.

- tạo ra môi trường

học tập lành mạnh

mang tính tương tác

cao, phù hợp cho

mọi lứa tuổi…

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo

-giúp các bạn sinh

viên nắm vững bài

học, đạt được kết

quả cao trong quá

trình học tập, cung

cấp cho sinh viên

những kiến thức bổ

ích để các bạn sử

dụng trong môi

trường làm việc sau

này

-giúp cho quá trình

giảng dạy trở nên

sôi động và hiệu quả

hơn, là tiền đề để

chúng tôi có thể tiếp

tục biên soạn các bài

học từ vựng khác

trong tương lai

đến tháng 3

năm 2016

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

20. Kiểm định hiệu ứng

lan tỏa giữa thị

trường chứng khoán

và thị trường ngoại

hối Việt Nam: Ứng

dụng mô hình

GARCH đa biến

GS.TS.

Trần Ngọc

Thơ

CS-2015-20

Sự cần thiết: Đến thời điểm hiện tại, tuy

đã có nhiều nghiên cứu cả trong nước lẫn

nước ngoài, bao gồm cả định tính và định

lượng, tiến hành khảo sát và đánh giá mối

quan hệ giữa tỷ giá và giá chứng khoán

nhưng trong các nghiên cứu tại Việt Nam,

mối quan hệ phi tuyến (hay hiệu ứng lan

tỏa bất ổn) giữa hai thị trường chứng khoán

và thị trường ngoại hối vẫn còn để mở.

Nghiên cứu của chúng tôi dự kiến sẽ bổ

sung vào khoảng trống trong các nghiên

cứu trước đây ở Việt Nam. Việc xem xét

mối quan hệ và chiều hướng lan tỏa giữa

thị trường chứng khoán và ngoại hối có ý

nghĩa đối với các nhà nghiên cứu và hoạch

định chính sách. Ứng dụng kết quả nghiên

cứu trong giảng dạy và nghiên cứu cho sinh

viên Khoa Tài Chính.

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được

thực hiện với mục tiêu phân tích và làm rõ

mối quan hệ trong ngắn hạn giữa 2 biến số

kinh tế là tỷ giá hiệu lực thực của VND

(REER - Real Effective Exchange Rate) và

giá chứng khoán tại Việt Nam, bằng cách

xem xét thông tin được truyền giữa hai

biến số kinh tế thông qua các tương tác về

giá và lan tỏa bất ổn (volatility spillovers)

trong ngắn hạn.

Bởi vì tỷ giá và giá chứng khoán không chỉ

ảnh hưởng trực tiếp đến biến còn lại mà

chúng còn tác động lẫn nhau thông qua các

kênh như lãi suất hay giá dầu, lạm phát.

Nghiên cứu đưa các biến này vào như là

biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu,

Nội dung:

Chương 1 – GIỚI THIỆU

Chương 2 - TỔNG QUAN CÁC

NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Chương 3 - PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Chương 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN

CỨU

Chương 5 – KẾT LUẬN

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên

cứu định lượng, kiểm định nghiệm

đơn vị, kiểm định đồng liên kết, mô

hình VAR, mô hình GARCH đa

biến.

Việc xem xét mối

quan hệ và chiều

hướng lan tỏa giữa

thị trường chứng

khoán và ngoại hối

có ý nghĩa đối với

các nhà nghiên cứu

và hoạch định chính

sách.

Ứng dụng kết quả

nghiên cứu trong

giảng dạy và nghiên

cứu cho sinh viên

Khoa Tài Chính.

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

giúp nhận diện chính xác mối quan hệ giữa

hai biến.

21. Nghiên cứu mối

quan hệ giữa rủi ro

và giá trị doanh

nghiệp ở Việt Nam

TS. Nguyễn

Khắc Quốc

Bảo

CS-2015-21

Sự cần thiết: Hiện tại, ở Việt Nam chưa có

công trình nào được công bố nghiên cứu về

mối quan hệ giữa rủi ro và giá trị doanh

nghiệp. Do đó, đề tài này được thực hiện

nhằm mục đích tìm câu trả lời liệu có tồn

tại mối quan hệ giữa rủi ro và giá trị doanh

nghiệp của các doanh nghiệp tại Việt Nam

hay không. Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ

để đưa ra các kiến nghị hữu ích liên quan

đến quản trị rủi ro và làm gia tăng giá trị

doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ

là cơ sở khoa học và thực tiễn cho các đề

xuất chính sách vĩ mô liên quan đến thị

trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh

đó, nội dung nghiên cứu cũng là nền tảng

học thuật và bằng chứng thực nghiệm cho

các hướng nghiên cứu tiếp theo liên quan

rủi ro, quản trị rủi ro và giá trị doanh

nghiệp tại Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu mối quan

hệ giữa rủi ro và giá trị doanh nghiệp của

các doanh nghiệp tại Việt Nam. Dựa trên

kết quả nghiên cứu có thể đưa ra những đề

xuất, kiến nghị hữu ích đối với doanh

nghiệp, đồng thời cũng là cơ sở khoa học

của việc hoạch định các chính sách quản lý

doanh nghiệp, chính sách về thuế và kế

toán. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng

là tiền đề, cơ sở khoa học cho các nghiên

cứu tiếp theo về quản trị rủi ro và giá trị

doanh nghiệp

Nội dung:

Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên

cứu

Chương 2: Mối quan hệ giữa rủi ro

và giá trị doanh nghiệp

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và

thảo luận

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên

cứu định lượng dựa trên kỹ thuật

hồi quy dữ liệu bảng để tìm mối

quan hệ giữa rủi ro và giá trị doanh

nghiệp. Dữ liệu nghiên cứu được

thu thập và xử lý từ báo cáo tài

chính của các công ty niêm yết trên

sàn chứng khoán TP.HCM và Hà

Nội. Nhóm tác giả sẽ sử dụng nhiều

kỹ thuật ước lượng và phương pháp

kiểm định khác nhau để xem xét

tính vững và hiệu quả của các kết

quả nghiên cứu.

- là căn cứ để đưa

ra các kiến nghị

hữu ích liên quan

đến quản trị rủi ro

và làm gia tăng

giá trị doanh

nghiệp.

- là cơ sở khoa học

và thực tiễn cho

các đề xuất chính

sách vĩ mô liên

quan đến thị

trường chứng

khoán Việt Nam

- là nền tảng học

thuật và bằng

chứng thực

nghiệm cho các

hướng nghiên cứu

tiếp theo liên quan

rủi ro, quản trị rủi

ro và giá trị doanh

nghiệp tại Việt

Nam.

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

22. Nghiên cứu truyền PGS.TS. Sự cần thiết: Nội dung: - cung cấp kết quả Tháng 3 35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

dẫn tỷ giá hối đoái ở

Việt Nam: mô hình

TVAR

Nguyễn Thị

Ngọc Trang

CS-2015-22

Truyền dẫn tỷ giá hối đoái là chủ đề được

các nhà nghiên cứu hàn lâm và nhà hoạch

định chính sách đặc biệt quan tâm đặc biệt

trong bối cảnh sự biến động toàn cầu ngày

càng trở nên sâu sắc và phức tạp. Ước

lượng và phân tích diễn biến của truyền

dẫn tỷ giá vào các mức giá sẽ tạo cơ sở cho

việc điều hành tỷ giá của các nhà hoạch

định chính sách, đồng thời các doanh

nghiệp và nhà đầu tư cũng có căn cứ để

đưa ra các quyết định quản trị tài chính cho

mình. Các nghiên cứu trên thế giới đã

chứng minh rằng mức độ truyền dẫn tỷ giá

không bất biến, có nghĩa là mức độ truyền

dẫn từ tỷ giá đến các mức giá và các biến

kinh tế vĩ mô thay đổi theo thời gian và phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các

nghiên cứu trước đây ở VN chủ yếu tập

trung nghiên cứu vào mức truyền dẫn tỷ giá

tuyến tính mà chưa nghiên cứu xem có thay

đổi hay phát hiện điểm gãy trong cơ chế

truyền dẫn tỷ giá hay không. Vì thế nghiên

cứu này sẽ lấp đầy lỗ hổng nghiên cứu đó ở

VN.

Mục tiêu nghiên cứu: kiểm định xem mức

độ truyền dẫn tỷ giá đến CPI và GDP ở

Việt Nam có tồn tại ngưỡng tại đó hệ số

truyền dẫn thay đổi hay không và sự thay

đổi đó diễn ra như thế nào.

Nghiên cứu khung lý thuyết về

truyền dẫn tỷ giá

Các bằng chứng thực nghiệm về

nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá.

Phương pháp luận và dữ liệu

nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết

quả.

Các hàm ý chính sách và kết luận

Phương pháp nghiên cứu:

Các hàm ý chính sách và kết luận.

Dựa trên nghiên cứu của Abdul

Aleem, Amine Lahiani (2014) và

các nghiên cứu thực nghiệm đã

được công bố trước đó, chúng tôi

sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ

2000 – 2013 của tỷ giá danh nghĩa

đa phương và các mức giá nhập

khẩu, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá

tiêu dùng và output gap để xác định

ngưỡng và ước lượng mức độ

truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở VN.

Nguồn dữ liệu dự kiến sẽ thu thập

từ IFS và tổng cục thống kê.

Phương pháp sử dụng trong đề tài

là phương pháp định lượng thông

qua việc sử dụng mô hình TVAR

để ước lượng xác định ngưỡng và

ước lượng hệ số truyền dẫn từ sự

thay đổi tỷ giá đến các mức giá và

các yếu tố kinh tế vĩ mô. Xác định

hàm phản ứng xung cho các giai

đoạn.

Phương pháp được thực hiện với sự

truyền dẫn chính

xác phù hợp với

thực tiễn VN

nhằm giúp cho

NHTW cân nhắc

và có động thái

phá giá tiền tệ hợp

lý.

- cung cấp bằng

chứng về các yếu

tố mức độ truyền

dẫn và cách thức

truyền dẫn để các

doanh nghiệp đưa

ra các quyết định

đầu tư, tài trợ, và

thực hiện quản trị

rủi ro tài chính và

các quyết định

khác.

- có thể được tham

chiếu đối với các

nhà đầu tư, các

ngân hàng thương

mại nước ngoài

quan tâm đến

nghiên cứu, đầu tư

tại Việt Nam và

đối với cơ quan tài

chính tiền tệ cần

đánh giá hoặc đề

xuất chính sách.

- Dùng làm case

study cho sinh

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

hỗ trợ của các phần mềm R –

Packages, Matlab, Eview 7.42 và

Stata 12.

viên ngành tài

chính.

23. Ảnh hưởng của việc

tích lũy tiền mặt quá

mức đến các quyết

định tài chính của

doanh nghiệp Việt

Nam

TS. Nguyễn

Thị Uyên

Uyên

CS-2015-23

Sự cần thiết:

Việt Nam, với đặc thù của một nền kinh tế

mới nổi, đa phần các doanh nghiệp tham

gia vào thị trường là doanh nghiệp vừa và

nhỏ nên cơ hội đầu tư không cao, khả năng

cạnh tranh thấp, cơ chế tổ chức chưa kiện

toàn, và trên hết là thị trường vốn chưa

hoàn thiện nên dưới tác động của cuộc

khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh

tế Việt Nam những năm gần đây đã trở nên

đầy biến động và bất ổn. Các doanh nghiệp

đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như

khan hiếm về vốn, bất ổn trong dòng tiền,

hạn chế cơ hội đầu tư và nguy cơ mất khả

năng thanh toán đối với các khoản nợ đến

hạn tăng cao…Tình trạng này đã dẫn đến

hàng chục ngàn doanh nghiệp tạm ngừng

hoạt động sản xuất, thậm chí rơi vào tình

trạng“khai tử” mỗi năm. Do đó, đa phần

các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua

đã có xu hướng nắm giữ nhiều tiền mặt tại

quỹ, thậm chí vượt xa với nhu cầu để đối

phó với những biến động bất ngờ cũng như

để tối đa hoá khả năng linh hoạt tài chính,

tránh lâm vào tình trạng mất khả năng

thanh toán. Tuy nhiên, khi lượng tiền mặt

tích luỹ trở nên quá mức thì các doanh

nghiệp sẽ phải thực hiện các quyết định tài

chính như thế nào? Liệu lượng tiền mặt dự

trữ quá mức tại quỹ có khả năng làm tăng

chi phí đại diện, gây ra hiện tượng đầu tư

Nội dung:

Chương 1. Giới thiệu đề tài

Chương 2. Những bằng chứng thực

nghiệm trên thế giới về ảnh hưởng

của việc tích lũy tiền mặt quá mức

đến các quyết định tài chính của các

doanh nghiệp

Chương 3. Phương pháp nghiên

cứu

Chương 4. Kết quả nghiên cứu tại

Việt Nam

Chương 5. Kết luận và các khuyến

nghị cho các doanh nghiệp Việt

Nam

Phương pháp nghiên cứu: kiểm

định ảnh hưởng của việc tích luỹ

tiền mặt quá mức đến các quyết

định đầu tư, tài trợ và phân phối

của các doanh nghiệp Việt Nam

bằng phương pháp ước lượng

GMM 2 bước, được phát triển bởi

Arellano và Bond (1991)

- Giúp các doanh

nghiệp hiểu rõ hơn

ảnh hưởng của việc

tích luỹ tiền mặt quá

mức đến các quyết

định tài chính của

các doanh nghiệp

-bổ sung các bằng

chứng thực nghiệm

mang tính học thuật

về ảnh hưởng của

việc tích luỹ tiền

mặt quá mức đến

các quyết định tài

chính của các doanh

nghiệp cũng như ảnh

hưởng của việc nắm

giữ tiền mặt đến giá

trị doanh nghiệp.

- là tài liệu tham

khảo cho việc giảng

dạy, nghiên cứu

môn học Tài Chính

Doanh Nghiệp tại

các trường đại học,

cao đẳng thuộc khối

ngành Kinh tế, Tài

chính - Ngân

hàng…

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

vượt mức khiến cho nhà đầu tư bi quan hơn

đối với chiến lược phát triển của doanh

nghiệp trong tương lai hay không?

Mục tiêu nghiên cứu:

Kiểm định ảnh hưởng của việc tích luỹ tiền

mặt quá mức đến việc thực hiện các quyết

định tài chính trọng yếu: quyết định đầu tư,

quyết định tài trợ và quyết định phân phối

của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.

Đưa ra một số thảo luận và gợi ý chính

sách về việc hoạch định chiến lược tài

chính mang lại giá trị cho doanh nghiệp

thông qua việc ra và thực hiện 3 quyết

định: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ,

quyết định phân phối trong mối quan hệ

với việc nắm giữ tiền mặt cho các doanh

nghiệp Việt nam từ kết quả nghiên cứu của

đề tài

24. Ảnh hưởng của

chính sách tiền tệ lên

thanh khoản của thị

trường vốn cổ phần

Việt Nam

TS. Trần

Thị Hải Lý

CS-2015-24

Sự cần thiết:

Cải thiện thanh khoản cho thị trường chứng

khoán là mối quan tâm của các nhà hoạch

định chính sách lẫn các doanh nghiệp và

nhà đầu tư trên thị trường. Bởi lẽ một thị

trường thanh khoản tốt hơn sẽ mang lại lợi

ích cho các bên tham gia thị trường. Ở góc

độ vĩ mô, việc cải thiện thanh khoản giúp

tăng hiệu quả và tốc độ của việc luân

chuyển vốn trong nền kinh tế, tăng khả

năng tiếp cận thị trường vốn cổ phần và

qua đó giảm áp lực cho kênh tài trợ truyền

thống của nền kinh tế Việt Nam từ trước

tới nay – tài trợ từ ngân hàng. Hơn nữa thị

trường vốn cổ phần và các thị trường tài

sản tài chính khác có mối quan hệ mật thiết

Nội dung:

Giới thiệu

Tổng quan các nghiên cứu trước

Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Kết quả nghiên cứu

Kết luận và các hàm ý chính sách

Phương pháp nghiên cứu: sử

dụng thêm mô hình Bayesian VAR

(BVAR), theo đó các tham số sẽ

được ước lượng dựa trên sự tích

hợp của thông tin trước đo (prior

information) và dữ liệu thực

nghiệm (sample data) được cho là

giúp hạn chế ảnh hưởng của vấn đề

hạn chế chuỗi thời gian ngắn.

Ngoài ra, do nghiên cứu này xem

Hiệu quả kinh tế -

xã hội:

- Các nhà hoạch

định chính sách có

thể dựa trên kết

quả nghiên cứu để

có phản ứng chính

sách tiền tệ nhằm

điều chỉnh thanh

khoản của thị

trường vốn cổ

phần.

- Các nhà đầu tư có

thể đánh giá được

các ảnh hưởng từ

chính sách tiền tệ

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

với nhau nên việc tạo thanh khoản cho thị

trường này cũng sẽ gián tiếp làm thay đổi

tương đối mức độ rủi ro và sự dịch chuyển

dòng vốn giữa các thị trường tài sản tài

chính theo các định hướng chính sách nào

đó mà chính phủ mong muốn. Ở góc độ vi

mô, một thị trường vốn cổ phần thanh

khoản tốt hơn, về mặt trung bình, chi phí sử

dụng vốn của các doanh nghiệp cũng sẽ

giảm đi và qua đó làm gia tăng giá trị

doanh nghiệp. Thanh khoản cao cũng giúp

hạn chế rủi ro đầu tư của những người

tham gia trên thị trường. Tuy vậy tính hiệu

quả và độ bền của các chính sách tiền tệ

trong việc làm thay đổi mức độ thanh

khoản trên thị trường vẫn là một câu hỏi

cần được được giải đáp trọn vẹn hơn thông

qua những nghiên cứu định lượng.

Mục tiêu nghiên cứu: nhằm xem ảnh

hưởng của chính sách tiền tệ lên thanh

khoản của thị trường vốn cổ phần Việt

Nam nhằm trả lời cho câu hỏi liệu các điều

chỉnh trong chính sách tiền tệ có ảnh hưởng

như thế nào lên thanh khoản của thị trường

này?

xét thanh khoản ở cấp độ thị

trường, hơn nữa thanh khoản vốn dĩ

là một khái niệm mà không một

thước đo đơn lẽ nào có thể hoàn

toàn nắm bắt được. Do đó nghiên

cứu sẽ sử dụng một số thước đo

thanh khoản khác nhau để đo lường

thanh khoản của thị trường vốn cổ

phần nhằm đảm bảo tính vững

trong kết quả nghiên cứu.

lên tính thanh

khoản, từ đó có

chiến lược tái cân

bằng danh mục để

hạn chế rủi ro

thanh khoản cho

danh mục đầu tư

của mình.

- Làm căn cứ cho

doanh nghiệp xem

xét ảnh hưởng của

chính sách tiền tệ

lên thanh khoản

của thị trường để

có thể điều chính

chính sách tài trợ.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo

- tài liệu chuyên

khảo cho sinh

viên, học viên cao

học tại trường đại

học.

- minh họa cho vấn

đề ảnh hưởng của

chính sách tiền tệ

lên thanh khoản

của thị trường cổ

phiếu tại VN trong

chủ đề ảnh hưởng

của các nhân tố vĩ

mô lên thanh

khoản của thị

trường chứng

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

khoán trong

khuôn khổ môn

Đầu tư tài chính.

- Bổ sung bằng

chứng thực

nghiệm về ảnh

hưởng của chính

sách tiền tệ lên

thanh khoản của

thị trường vốn cổ

phần

25. Tác động của kiệt

quệ tài chính đến

tránh thuế thu nhập

doanh nghiệp tại

Việt Nam

ThS. Huỳnh

Thị Cẩm Hà

CS-2015-25

Sự cầthn iết:

Khi nền kinh tế Việt Nam càng có cơ hội

hội nhập với nền kinh tế trên thế giới thì

DN Việt Nam chịu áp lực và thách thức rất

lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong và

ngoài nước. Điều này cho thấy khi thị

trường tiềm ẩn cú sốc khó lường trước,

DN có thể đối diện với nguy cơ kiệt quệ

tài chính khi mà giá trị thị trường của DN

sụt giảm liên tục, hoạt động kinh doanh

thua lỗ hoặc các khoản thu nhập không đủ

bù đắp chi phí. Khi đó, giám đốc tài chính

là người trực tiếp kiểm soát tình trạng này

và phải đưa ra các quyết định tài chính linh

hoạt nhằm quản lý tốt nguồn vốn, hạn chế

tối đa các chi phí phát sinh trong DN.

Đứng ở góc độ khách quan, tránh thuế thu

nhập DN hay được xem là việc khai thác

khoảng trống một cách hợp pháp trong

chính sách thuế là một phần trong chiến

lược không thể thiếu của các giám đốc tài

chính. Tại Việt Nam có khá nhiều nghiên

cứu về các mô hình dự báo tình trạng kiệt

Nội dung:

Phần 1: Giới thiệu

Phần 2: Tổng quan các kết quả

nghiên cứu trước đây

Phần 3: Phương pháp nghiên cứu

Phần 4. Nội dung và các kết quả

nghiên cứu

Phần 5. Kết luận

Phương pháp nghiên cứu: ứng

dụng phương pháp nghiên cứu của

Richardson và cộng sự (2014) để

nghiên cứu thực nghiệm cho các

DN Việt Nam

- gợi ý cho nhà đầu

tư, nhà điều hành

chính sách thuế ở

góc nhìn cẩn trọng

hơn khi xác định

hành động tránh

thuế hoặc khai thác

khoảng trống một

cách hợp pháp đối

với chính sách thuế

TNDN khi DN đối

diện với kiệt quệ tài

chính.

- tài liệu giảng dạy

hữu ích cho sinh

viên và học viên

chuyên ngành Tài

chính

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

quệ tài chính của DN (Lâm Chí Dũng &

Phan Đình Anh (2009); Lê Đạt Chí và Lê

Tuấn Anh (2012); Nguyễn Thị Cành &

Phạm Chí Khoa (2014)), nhưng lại có ít có

nghiên cứu kết hợp xem xét kiệt quệ tài

chính có phải là động lực để DN khai thác

khoảng trống một cách hợp pháp trong

chính sách thuế TNDN. Kế thừa các

nghiên cứu trước đây đề tài được thực hiện

nhằm kiểm định khi xảy ra kiệt quệ tài

chính, các DN Việt Nam sẽ thực hiện hành

vi khai thác một cách hợp pháp khoảng

trống trong chính sách thuế TNDN như thế

nào thông qua các quyết định tài chính tạo

ra các khoản chênh lệch giữa giá trị sổ

sách và giá trị thực tế, và liệu rằng vấn đề

này có được khai thác nhiều hơn trong bối

cảnh khó khăn suy thoái của nền kinh tế.

Mục tiêu nghiên cứu: kiểm định mức độ

ảnh hưởng khi DN bị kiệt quệ tài chính đến

hoạt động tránh thuế TNDN nhằm cắt giảm

khoản chi phí hoạt động và đồng thời xem

xét mức độ khai thác khoảng trống trong

chính sách thuế TNDN trong bối cảnh

khủng hoảng tài chính

-Xây dựng mô hình dự báo xác suất kiệt

quệ tài chính của DN. Mục đích của việc

này là nhằm nhận diện và tính toán chính

xác các DN được xem là kiệt quệ tài chính,

từ đó để chọn mẫu DN phù hợp cho mục

đích nghiên cứu

- Kiểm định kiệt quệ tài chính của DN tác

động như thế nào đến việc khai thác

khoảng trống trong chính sách thuế TNDN

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

(tránh thuế TNDN).

- Kiểm định khủng hoảng tài chính 2008

tác động như thế nào đến việc tránh thuế

TNDN. Để làm rõ vấn đề này, đề tài sẽ đưa

khủng hoảng tài chính như là một yếu tố

tương tác nhằm kiểm tra sự khác biệt của

tác động kiệt quệ tài chính đến việc tránh

thuế TNDN khi có sự xuất hiện của sự kiện

khủng hoảng tài chính

26. Tình trạng kinh tế vĩ

mô và tốc độ điều

chỉnh đòn bẩy mục

tiêu - nghiên cứu

thực nghiệm tại Việt

Nam

PGS.TS. Lê

Thị Lanh

CS-2015-26

Sự cần thiết:

Khi đề cập đến cấu trúc vốn, có nhiều lý

thuyết nghiên cứu về chủ đề này: lý thuyết

đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng, lý

thuyết định thời điểm thị trường, lý thuyết

phát tín hiệu,... Thậm chí các lý thuyết

này có những quan điểm tranh luận khác

nhau. Định hướng nghiên cứu của bài viết

đứng ở góc nhìn của lý thuyết đánh đổi,

tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu trước

đây tại Việt Nam tập trung vào mô hình

dạng tĩnh khi phân tích các nhân tố tác

động đến cấu trúc vốn. Các nghiên cứu

trên thế giới đề cập đến việc điều chỉnh

cấu trúc vốn của DN về cấu trúc vốn mục

tiêu, nhưng hạn chế của các nghiên cứu

này khi giả định các DN có cùng một tốc

độ điều chỉnh về cấu trúc vốn mục tiêu.

Kế thừa các nghiên cứu trước đây, bài viết

nghiên cứu bằng việc sử dụng mô hình

động khi xem xét tốc độ điều chỉnh cấu

trúc vốn (hoặc đòn bẩy) về giá trị mục

tiêu của các DN Việt Nam trong các điều

kiện khác nhau của nền kinh tế.

Mục tiêu nghiên cứu:

Nội dung:

Phần 1: Giới thiệu

Phần 2: Tổng quan các kết quả

nghiên cứu trước đây

Phần 3: Phương pháp nghiên cứu

Phần 4. Nội dung và các kết quả

nghiên cứu

Phần 5. Kết luận

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài ứng dụng phương pháp

nghiên cứu của Cook và Tang

(2010) để nghiên cứu sự chuyển

động của đòn bẩy về giá trị mục

tiêu trong các điều kiện kinh tế vĩ

mô khác nhau.

-gợi ý về nhận diện

và quản trị chính

sách tài trợ - quyết

định đề xuất cấu trúc

vốn/ đòn bẩy cho

các doanh nghiệp.

- là một tài liệu

giảng dạy hữu ích

cho sinh viên và học

viên chuyên ngành

Tài chính;

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

Các nhân tố kinh tế vĩ mô và đặc tính DN

đã tác động như thế nào đến đòn bẩy mục

tiêu của DN và làm cho DN dịch chuyển ra

khỏi đòn bẩy mục tiêu?

Điều kiện kinh tế vĩ mô tác động như thế

nào đến tốc độ điều chỉnh đòn bẩy về giá

trị mục tiêu?

Chi phí điều chỉnh ảnh hưởng như thế nào

đến tốc độ điều chỉnh đòn bẩy về giá trị

mục tiêu trong các điều kiện kinh tế vĩ mô

khác nhau?

27. Nghiên cứu phản

ứng kinh tế vĩ mô

của Việt Nam trước

cú sốc giá dầu

ThS. Đinh

Thị Thu

Hồng

CS-2015-27

Sự cần thiết:

Dầu là nguồn năng lượng quan trọng cho

tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Vì vậy

diễn biến giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới

sản xuất, đời sống nói riêng và toàn bộ nền

kinh tế vĩ mô nói chung. Gần đây, những

diễn biết bất thường trên thị trường dầu thế

giới đã ảnh hưởng mạnh đến giá dầu. Do

đó, giá dầu trở thành một trong những vấn

đề thu hút được sự quan tâm của cả các nhà

kinh tế và các nhà phân tích trên thế giới.

Do đó, việc nghiên cứu để tìm hiểu liệu cú

sốc giá dầu có tác động đến các biến kinh

tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng, lãi suất,

thâm hụt ngân sách và việc làm ở Việt

Nam hay không - mang ý nghĩa cả về mặt

kinh tế, xã hội và học thuật.

Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu tác động

của cú sốc giá dầu đến các biến kinh tế vĩ

mô bao gồm tăng trưởng, lãi suất, thâm hụt

ngân sách và việc làm ở Việt Nam

Nội dung:

Chương 1: Vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Giá dầu và các hoạt

động kinh tế

Chương 3: Dữ liệu và phương pháp

nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và

thảo luận

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Phương pháp nghiên cứu: dự kiến

sẽ lần đầu tiên đưa biến tỷ lệ thất

nghiệp và thâm hụt ngân sách vào

trong mô hình để nghiên cứu tác

động của giá dầu đến hai biến vĩ

mô trên, sử dụng phương pháp

nghiên cứu định lượng dựa trên kỹ

thuật hồi quy chuỗi thời gian để

phân tích tác động của cú sốc giá

dầu đến các biến kinh tế vĩ mô bao

gồm tăng trưởng, lãi suất, thâm hụt

ngân sách và việc làm ở Việt Nam.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập

và xử lý từ các nguồn đáng tin cậy,

- bằng chức xác thực

cho những ảnh

hưởng của giá dầu

đến nền kinh tế;

- căn cứ để đưa ra

các kiến nghị hữu

ích cho các nhà làm

chính sách. - là nền

tảng học thuật và

bằng chứng thực

nghiệm cho các

hướng nghiên cứu

tiếp theo liên quan

đến ảnh hưởng của

các cú sốc bên ngoài

đến nền kinh tế Việt

Nam.

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

sử dụng mô hình vector tự hồi quy

ngưỡng (TVAR) nhằm phân tích

được những thay đổi trong mức độ

tác động của cú sốc dầu đến các

biến kinh tế vĩ mô

28. Phân tích tác động

của dòng vốn quốc tế

lên tăng trưởng kinh

tế Việt Nam

ThS.

Nguyễn

Hoàng

Thụy Bích

Trâm

CS-2015-28

Sự cần thiết:

Ở những quốc gia đang phát triển thì luôn

phải đối mặt với vần đề nghèo đói và mức

thu nhập thấp. Những quốc gia này rất cần

các nguồn lực tài chính bên ngoài cho phát

triển kinh tế bền vững bên cạnh nguồn lực

trong nước. Vì thế vai trò của các dòng vốn

quốc tế trong sự phát triển kinh tế xã hội là

không thể phủ định được. Trong đó, dòng

vốn quốc tế dài hạn bao gồm đầu tư trực

tiếp nước ngoài, đầu tư chứng khoán nước

ngoài dài hạn, các khoản cho vay quốc tế

dài hạn và những khoản viện trợ nước

ngoài. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài có thể làm giảm thâm hụt ngân sách,

góp phần nâng cao mức sống của người

dân và gia tăng hoạt động thương mại giữa

các quốc gia đảm bảo tính ổn định kinh tế

vĩ mô. Các khoản đầu tư chứng khoán nước

ngoài hay những khoản cho vay quốc tế

cũng là một kênh huy động vốn cho các

hoạt động chi tiêu đầu tư trong nước đáp

ứng nhu cầu về vốn khi tỷ lệ tiết kiệm vẫn

còn thấp ở những quốc gia có dân số trẻ

như Việt Nam. Bên cạnh đó, ngày càng có

nhiều chương trình hỗ trợ phát triển cung

cấp những nguồn vốn viện trợ dưới nhiều

hình thức cũng đem lại hiệu quả kinh tế

không kém. Vì vậy, khi tự do hóa tài chính

Nội dung:

Chương 1: Các nghiên cứu trước

đây

Chương 2: Các bằng chứng nghiên

cứu về tác động của các dòng vốn

quốc tế lên tăng trưởng kinh tế

Chương 3: Phương pháp và dữ liệu

nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực

nghiệm

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp ước lượng

ARDL - tự hồi quy phân phối trễ.

ARDL là phương pháp kinh tế

lượng được sử dụng để nắm bắt sự

tác động và phụ thuộc lẫn nhau

giữa nhiều chuỗi thời gian

- tài liệu tham khảo

cho sinh viên nghiên

cứu.

- tạo điều kiện cho

các giảng viên trẻ

nâng cao năng lực

nghiên cứu và đào

sâu học thuật phục

vụ hoạt động giảng

dạy cho sinh viên.

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

dần dần được mở rộng thì cần có một

nghiên cứu định lượng về sự đóng góp các

nguồn lực tài chính bên ngoài lên sự phát

triển của nền kinh tế để từ đó có hướng

khai thác và tận dụng hiệu quả các nguồn

lực này và tìm ra giải pháp quản lý những

dòng vốn “nóng” có nguy cơ đe dọa đến sự

tăng trưởng bền vững của nền kinh tế và sự

ổn định của thị trường tài chính Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu:

- phân tích tác động của các dòng vốn

quốc tế lên tăng trưởng kinh tế Việt

Nam thông qua kiểm tra mối liên hệ

giữa các dòng vốn quốc tế dài hạn như

đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư

chứng khoán nước ngoài, các khoản cho

vay quốc tế và viện trợ quốc tế với tăng

trưởng kinh tế Việt Nam.

- ước lượng dòng vốn “nóng” chảy vào

Việt Nam trong thời gian qua bằng

phương pháp tính toán gián tiếp

(phương pháp phần dư được World

Bank đề xuất vào năm 1985), từ đó

phân tích tác động của nó đến sự tăng

trưởng bền vững của nền kinh tế.

- kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng

các nguồn lực nội tại bên trong nền kinh

tế

- phân tích tác động của việc thu hút các

dòng vốn quốc tế vào Việt Nam trong

thời gian qua đã đem lại những lợi ích

và hiệu quả kinh tế trong nhiều lĩnh vực.

- nghiên cứu xem xét, đánh giá và đưa ra

bằng chứng thực nghiệm về tác động

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

của các dòng vốn quốc tế lên tăng

trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài

hạn, từ đó tìm ra nguồn lực tài chính

quốc tế quan trọng thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế để đưa ra giải pháp phù hợp

nhằm thu hút và tận dụng hiệu quả

nguồn lực tài chính bên ngoài này, đồng

thời ước lượng và kiểm soát các dòng

vốn “nóng” có thể đe dọa đến sự ổn

định kinh tế và thị trường tài chính quốc

gia

29. Phân tích sự ảnh

hường của cấu trúc

sở hữu vốn đến kết

quả hoạt động kinh

doanh của các ngân

hàng Việt Nam trước

và sau khủng hoảng

2008

ThS. Trần

Nguyên

Đán

CS-2015-29

Sự cần thiết:

Hiện nay có hai luồng suy nghĩ chủ đạo ở

Việt Nam đó là:

- Ngân hàng có vốn nhà nước thì luôn được

ưu tiên và có được lợi nhuận tốt hơn.

- Ngân hàng có vốn từ đối tác nước ngoài

thì hiệu quả chi phí cao hơn.

Như vậy đề tài này không chỉ giải quyết

câu hỏi ngân hàng với cổ đông chính dạng

nào thì sẽ hoạt động hiệu quả hơn mà còn

chỉ ra được ngân hàng có cấu trúc sở hữu

tập trung và phân tán thì dạng nào sẽ có

hiệu quả hoạt động cao hơn. Đặc biệt, trong

bối cảnh hoạt động trong điều kiện bình

thường và sau khi bị tác động của khủng

hoảng tài chính.

Mục tiêu nghiên cứu:

Kiểm định xem cấu trúc sở hữu vốn ảnh

hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động

kinh doanh của các ngân hàng tại Việt

Nam?

Trong các nhân tố liên quan đến cấu trúc sở

hữu vốn (có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

Nội dung:

Phần 1: Giới thiệu

Phần 2: Tổng quan các kết quả

nghiên cứu trước đây

Phần 3: Phương pháp nghiên cứu

Phần 4. Nội dung và các thành quả

nghiên cứu

Phần 5. Kết luận

Phương pháp nghiên cứu: ứng

dụng phương pháp nghiên cứu của :

S. M. Sohrab Uddin,Yasushi

Suzuki trong bài nghiên cứu

“Financial Reform, Ownership and

Performance in Banking

Industry:The Case of Bangladesh”

đăng trên tạp chí International

Journal of Business and

Management (Vol. 6, No. 7; July

2011) và Các tác giả Chung Hua

Shen-Chin-Hwa Lu-Meng Wen Wu

trong bài nghiên cứu “Impact of

foreign bank entry on the

performance of Chinese bank”

- gợi ý để các nhà

quản trị ngân hàng

có thể thay đổi cấu

trúc sở hữu nhằm

đạt được hiệu quả

kinh doanh ngân

hàng cao hơn.

- tài liệu giảng dạy

hữu ích cho sinh

viên và học viên

chuyên ngành Tài

chính – Ngân hàng;

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

động kinh doanh ), nhà quản lý và hội đồng

quản trị có thể tác động đến nhân tố nào để

cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp?

đăng trên tạp chí China & World

Economy số 3 năm 2009 để nghiên

cứu tác động của cấu trúc sở hữu

đến hiệu quả hoạt động của ngân

hàng

30. Mối liên hệ giữa tính

chuyên nghiệp, sự

quá tự tin và quyết

định đầu tư: Bằng

chứng thực nghiệm

tại Việt Nam

ThS. Phạm

Dương

Phương

Thảo

CS-2015-30

Sự cần thiết:

Ngày nay, mặc dù Tài chính chuẩn tắc (hay

Tài chính truyền thống) vẫn giữ vai trò nền

tảng trong học thuật lẫn trong thực tiễn

nhưng có những vấn đề trên thị trường mà

các lý thuyết của Tài chính chuẩn tắc

không thể giải thích được. Trong bối cảnh

đó, lĩnh vực Tài chính hành vi đã ra đời và

đang phát triển nhanh chóng, sử dụng các

kiến thức tâm lý học để tìm hiểu cách thức

hành vi của con người ảnh hưởng đến các

quyết định của nhà đầu tư, của thị trường,

và của nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy

nhiên cho đến nay, do điều kiện còn bị hạn

chế nên có ít nghiên cứu thực nghiệm về

Tài chính hành vi được thực hiện ở Việt

Nam. Vì vậy, rất cần tiến hành nghiên cứu

thực nghiệm nhằm kiểm định liệu tâm lý

này có thực sự tác động đến quyết định đầu

tư trong điều kiện nền kinh tế VN hay

không.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài này là

kiểm định có thực sự tồn tại tác động của

tâm lý quá tự tin lên quyết định đầu tư

trong bối cảnh cụ thể của VN hay không,

đồng thời xem xét sự tác động này có chịu

ảnh hưởng từ yếu tố tính chuyên nghiệp

của nhà đầu tư hay không.

Nội dung:

Phần 1: Giới thiệu

Phần 2: Tổng quan các kết quả

nghiên cứu trước về tâm lý quá tự

tin

Phần 3: Dữ liệu và phương pháp

nghiên cứu

Phần 4: Thảo luận kết quả nghiên

cứu

Phần 5: Kết luận

Phương pháp nghiên cứu: phân

tích tác động của tâm lý quá tự tin

đến quyết định đầu tư trong mối

liên hệ với nhân tố tính chuyên

nghiệp của nhà đầu tư, trên cả hai

góc độ:

Tác động trực tiếp

Tác động gián tiếp, tức là sự quá tự

tin ảnh hưởng đến các nhân tố

thuộc quá trình phán đoán và đánh

giá, thông qua đó để ảnh hưởng đến

quyết định đầu tư

- Là tài liệu tham

khảo cho nhà đầu tư,

nhà điều hành chính

sách và Chính phủ

- Tài liệu giảng dạy

và học tập cho Đại

học và Cao học,

phục vụ đổi mới nội

dung giảng dạy.

- Ứng dụng kết quả

nghiên cứu để xây

dựng case-study

phục vụ cho giảng

dạy của trường.

- Tài liệu tham khảo

cho nghiên cứu sinh

và học viên cao học.

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

Mục tiêu cụ thể:

Đo lường các dạng thức khác nhau

của biểu hiện tâm lý quá tự tin ở nhà

đầu tư VN: ước lượng sai (trong việc

ước tính xác suất và phán đoán tần

suất), hiệu ứng tốt hơn trung bình, ảo

tưởng kiểm soát.

Kiểm định tác động của tâm lý quá tự

tin đến việc đưa ra quyết định đầu tư

chứng khoán trong mối liên hệ với

tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư.

31. Biến động giá tài sản

và rủi ro đến hành vi

đầu tư của doanh

nghiệp và nền kinh

tế.

ThS. Lương

Thị Thảo

CS-2015-31

Sự cần thiết:

Quyết định đầu tư giữ vai trò đặc biệt quan

trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp;

vì thông thường đòi hỏi một lượng vốn đầu

tư lớn, không những ảnh hưởng trực tiếp

đến phía bên trái bảng cân đối kế toán của

doanh nghiệp, đến tiềm năng tăng trưởng

dài hạn và rủi ro mà doanh nghiệp phải

gánh chịu mà còn ảnh hưởng đến tổng thể

nền kinh tế quốc gia. Việc xác định được

các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu

tư của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tốt hơn cho

các nhà quản trị tài chính trong việc thực

hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị cho doanh

nghiệp, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã

hội. Đặc biệt hơn, trong đề tài nghiên cứu

này, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu ở cấp

độ tổng thể nền kinh tế (vĩ mô) về mối

quan hệ giữa giá tài sản và nền kinh tế cũng

như ở cấp độ doanh nghiệp (vi mô) về tác

động của biến động giá tài sản và rủi ro từ

việc biến động này đến hành vi đầu tư của

doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến mức độ

Nội dung:

Phần 1: Giới thiệu

Phần 2: Cơ sở lý thuyết và các

nghiên cứu thực nghiệm

Phần 3: Phương pháp nghiên cứu

Phần 4: Kết quả hồi quy và các kiến

nghị chính sách

Phương pháp nghiên cứu:

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi

nghiên cứu thứ nhất (phần mục tiêu

nghiên cứu) tác giả sử dụng mô

hình vectơ tự hồi quy (VAR) và các

kiểm định có liên quan.

Mô hình hồi quy dữ liệu bảng

(panel data) sẽ được sử dụng để tìm

lời giải cho câu hỏi nghiên cứu thứ

hai và thứ ba. Nhằm khắc phục

những hạn chế của mô hình hồi quy

dữ liệu bảng (nếu có) cũng như để

có cơ sở cho sự so sánh về tính hiệu

quả và độ tin cậy của mô hình ước

lượng, trong phần này tác giả dự

kiến sẽ sử dụng thêm phương pháp

- đưa ra được những

khuyến nghị thiết

thực, hữu ích, hỗ trợ

tốt cho các nhà quản

trị tài chính doanh

nghiệp cũng như các

nhà điều hành chính

sách trong việc ra

quyết định và thiết

lập chính sách tài

chính một cách hiệu

quả hơn.

- nguồn tham khảo

tin cậy và hữu ích

cho tất cả những ai

muốn nghiên cứu

chuyên sâu về quyết

định đầu tư của

doanh nghiệp.

-giúp tác giả tích lũy

kinh nghiệm nghiên

cứu mà còn nâng

cao năng lực chuyên

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

đầu tư và sản lượng của cả nền kinh tế

(hiệu ứng bảng cân đối kế toán - balance

sheet effects) sẽ gợi mở những hàm ý chính

sách cho các nhà quản lý và hoạch định

chính sách.

Mục tiêu nghiên cứu: giải đáp cho các câu

hỏi nghiên cứu sau đây

Dưới góc độ vĩ mô, cơ chế truyền dẫn của

việc thay đổi giá tài sản tác động đến nền

kinh tế Việt Nam là gì?

Dưới góc độ vi mô, hiệu ứng bảng cân đối

kế toán có tồn tại ở các doanh nghiệp niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

hay không?

Xây dựng mô hình kinh tế lượng hóa mức

độ ảnh hưởng của thay đổi giá tài sản và rủi

ro từ sự thay đổi này đến hành vi đầu tư

của doanh nghiệp (vi mô) cũng như đến

tổng thể nền kinh tế (vĩ mô) Việt Nam như

thế nào?

Mô-men tổng quát hóa (GMM).

môn, phục vụ trực

tiếp cho bộ môn phụ

trách giảng dạy.

32. Ảnh hưởng của tâm

lý quá tự tin nhà

quản trị lên sự lựa

chọn cấu trúc vốn

của doanh nghiệp

Việt Nam

PGS.TS.

Nguyễn

Ngọc Định

CS-2015-32

Sự cần thiết:

Mối quan hệ giữa tâm lý quá tự tin nhà

quản trị và sự lựa chọn cấu trúc vốn ở các

doanh nghiệp Việt Nam đến nay vẫn là một

vấn đề để ngỏ chưa được nghiên cứu chính

thức. Trong khi số lượng các nghiên cứu

(chính thức và không chính thức) về đề tài

cấu trúc vốn là rất nhiều, trong đó chủ yếu

khai thác việc nhận diện các yếu tố ảnh

hưởng đến cấu trúc vốn truyền thống như

yếu tố chuyên biệt công ty (như khả năng

sinh lợi, quy mô công ty, tính chất (hữu

hình) tài sản, tăng trưởng công ty, rủi

ro,v.v.) và các yếu tố kinh tế vĩ mô (như

Nội dung:

Chương 1. Giới thiệu

Chương 2. Tổng quan lý thuyết

Chương 3. Mô hình, phương pháp

và dữ liệu nghiên cứu

Chương 4. Kết quả nghiên cứu

Chương 5. Kết luận

Phương pháp nghiên cứu:

mô hình cấu trúc vốn động, bài

nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ước

lượng GMM (Generalized method

of moments) để xác định các nhân

tố cốt lõi (core factors) tác động lên

quyết định tài trợ nợ của các công

Hiệu quả kinh tế -

xã hội:

giúp nhà đầu tư/nhà

quản lý có cơ sở

nhận diện, đánh giá,

phân tích những

thành phần chi phối

hành vi điều chỉnh

cấu trúc nợ của các

công ty trên thị

trường vốn Việt

Nam.

giúp nhà đầu tư/cổ

đông đánh giá thông

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

GDP, thuế, lãi suất, điều kiện tài chính/thị

trường nợ,v.v). Mặc dù vậy, những yếu tố

mang tính tâm lý hành vi vẫn chưa được

cân nhắc xem xét thấu đáo trong nghiên

cứu cấu trúc vốn ở Việt Nam. Điều này mở

ra một hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn

trong lĩnh vực tài chính hành vi vốn chưa

hoàn thiện ở Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu:

+ Xây dựng một mô hình cấu trúc vốn

động làm cơ sở nghiên cứu thực nghiệm ở

Việt Nam. Đây là một mô hình cấu trúc

vốn điều chỉnh tối ưu được xây dựng trên

nền tảng nhiều lý thuyết cấu trúc vốn và

được kiểm nghiệm về tính hiệu quả kỹ

thuật.

+ Xây dựng thước đo đại diện cho tâm lý

quá tự tin của nhà quản trị phù hợp với đặc

thù/đặc trưng ở Việt Nam. Thước đo này

đo bằng vị thế mua bán ròng cổ phiếu của

các nhà quản trị trong nội bộ công ty, từ đó

phản ánh những biểu hiện cá nhân riêng

biệt của nhà quản trị về tâm lý quá tự tin.

+ Đánh giá, nhận diện ảnh hưởng của tâm

lý quá tự tin nhà quản trị lên sự lựa chọn

cấu trúc vốn của các công ty phi tài chính

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam, bên cạnh các nhóm yếu tố khác (yếu

tố chuyên biệt công ty, yếu tố kinh tế vĩ

mô, yếu tố ngành).

+ Xác định tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn

của các công ty niêm yết Việt Nam trong

thời kỳ nghiên cứu 2007-2014 dưới ảnh

hưởng của tâm lý quá tự tin nhà quản trị

ty trong mẫu quan sát; và sử dụng

kỹ thuật GMM hệ thống (System-

GMM) để ước lượng tốc độ điều

chỉnh cấu trúc vốn trong thời kỳ

quan sát mẫu 2007-2014

tin một cách có cân

nhắc hơn và đưa ra

những quyết định

phù hợp với mục

tiêu định sẵn.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo đóng góp bằng

chứng thực nghiệm

về vai trò của tâm lý

quá tự tin nhà quản

trị trong việc lựa

chọn cấu trúc vốn

của các công ty ở

Việt Nam.

góp phần kết nối

nghiên cứu thực

nghiệm cấu trúc vốn

truyền thống và

hướng tài chính

hành vi vốn còn mới

mẻ ở Việt Nam

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

sau khi kiểm soát các yếu tố khác.

33. Cấu trúc sở hữu và

nợ xấu của hệ thống

ngân hàng Việt Nam

TS. Lê Đạt

Chí

CS-2015-33

Sự cần thiết:

Đề tài về nợ xấu không phải là một lĩnh

vực mới. Trên thế giới đã có nhiều nghiên

cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến

nợ xấu và các giải pháp để xử lý nợ xấu

hiệu quả. Các nghiên cứu này được thực

hiện với nhiều mẫu dữ liệu chủ yếu ở Hoa

Kỳ vàcác quốc gia châu Âu như Pháp, Đức,

Hy Lạp… Một số nghiên cứu khác thực

hiện với mẫu dữ liệu là các ngân hàng của

Đài Loan, Nigeria, Malaysia, Indonesia,

Tunisia… Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về

đề tài này cho Việt Nam, đặc biệt là nghiên

cứu sử dụng phương pháp định lượng.

Thêm vào đó, nghiên cứu về tác động của

cấu trúc sở hữu đến nợ xấu trên thế giới

cũng không nhiều.

Bên cạnh đó, nghiên cứu về các nhân tố tác

động đến nợ xấu đặc biệt là yếu tố cấu trúc

sở hữu là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn

cao đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay với bối cảnh nền kinh tế

khôi phục chậm chạp, nợ xấu như “cục

máu đông” làm nghẽn dòng chảy tín dụng,

xử lý nợ xấu và xử lý sở hửu chéo trở thành

đích ngắm của tiến trình tái cơ cấu hệ

thống ngân hàng trong giai đoạn nước rút.

Mục tiêu nghiên cứu:

tìm lời giải đáp cho câu hỏi nghiên cứu

những nhân tố nào tác động đến nợ xấu của

hệ thống ngân hàng Việt Nam; cấu trúc sở

hữu có tác động đến nợ xấu của các ngân

hàng Việt Nam hay không.

Nội dung:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Tổng quan lý thuyết

Chương 3: Tổng quan thực trạng nợ

xấu và cấu trúc sở hữu của các ngân

hàng thương mại Việt Nam

Chương 4: Dữ liệu và phương pháp

nghiên cứu

Chương 5: Phân tích kết quả thực

nghiệm

Chương 6: Kết luận

Phương pháp nghiên cứu:

phương pháp nghiên cứu định

lượng, phân tích hồi quy đa biến để

kiểm định các nhân tố tác động đến

nợ xấu. Biến phụ thuộc trong mô

hình là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.

Các biến giải thích bao gồm cả

nhân tố vĩ mô và nhân tố đặc trưng

của ngân hàng, trong đó đặt trọng

tâm giải thích mối liên kết giữa cấu

trúc sở hữu của ngân hàng và nợ

xấu. Các biến vĩ mô được sử dụng

trong mô hình hồi quy: tỷ lệ tăng

trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi

suất thực. Các biến vi mô: hiệu quả

chi phí, thu nhập phi lãi, quy mô,

đòn bẩy tài chính, tỷ suất sinh lợi

trên vốn chủ sở hữu, quyền kiểm

soát dòng tiền.

Mẫu dữ liệu là các ngân hàng

thương mại của Việt Nam trong

giai đoạn 2007-2014.

Hiệu quả kinh tế -

xã hội:

-gợi mở phương

hướng để xử lý nợ

xấu một cách hiệu

quả, khơi thông thị

trường, hỗ trợ giải

phóng hàng tồn kho,

luân chuyển dòng

tiền, khôi phục nền

kinh tế.

-tìm hiểu liệu cấu

trúc sở hữu có tác

động thế nào đến nợ

xấu góp phần kiểm

định hiệu quả của

công cuộc xử lý sở

hữu chéo mà Ngân

hàng nhà nước đang

ngắm đến.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo tham gia

đào tạo, hỗ trợ

nghiên cứu cho 1

NCS

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

- Kiểm định các nhân tố vĩ mô có tác động

đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt

Nam hay không.

- Kiểm định các nhân tố đặc trưng của

ngân hàng có tác động đến nợ xấu của hệ

thống ngân hàng Việt Nam hay không

thông qua kiểm định các giả thuyết theo

đề xuất của Berger and DeYoung (1997)

và Louzis (2011) cho thị trường Việt

Nam

Phương trình hồi quy:

NPLit = α + γNPLi,t-1 + β’Xit + νi +

εit

34. Nghiên cứu tác động

của phát triển tài

chính đến tăng

trưởng kinh tế quốc

gia: Bằng chứng

thực nghiệm tại Việt

Nam và các quốc gia

châu Á

PGS.TS.

Phan Thị

Bích

Nguyệt

CS-2015-34

Sự cần thiết:

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-

2008 là minh chứng cho thấy khả năng hệ

thống tài chính hoạt động sai lệch sẽ trực

tiếp và gián tiếp làm lãng phí nguồn lực

quốc gia như thế nào, cản trở tích lũy và

khuyến khích đầu cơ, dẫn đến đầu tư dưới

mức (under-investment) và phân bổ sai các

nguồn lực hiếm, do đó nền kinh tế bị đình

trệ, thất nghiệp tăng, nạn nghèo đói trầm

trọng hơn. Sự sụt giảm nghiêm trọng của

các khu vực kinh tế trong thời kỳ khủng

hoảng đã đặt ra tính cấp thiết cho các nhà

nghiên cứu và cả các nhà hoạch định chính

sách phải xem xét lại quy mô phát triển tối

ưu của hệ thống tài chính để duy trì sự tăng

trưởng kinh tế bền vững, đây chính là mối

quan tâm đặc biệt tại các nước đang phát

triển trong đó có Việt Nam. Vì vậy, đề tài

này kiểm định lại mối quan hệ giữa phát

triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong

bối cảnh cụ thể của VN và các quốc gia

châu Á nhằm hướng đến xác định một mức

Nội dung:

Phần 1: Giới thiệu

Phần 2: Tổng quan các kết quả

nghiên cứu trước

Phần 3: Dữ liệu và phương pháp

nghiên cứu

Phần 4: Thảo luận kết quả nghiên

cứu

Phần 5: Kết luận

Phương pháp nghiên cứu:

phương trình mà Siong H.L. và

Nirvikar S. (2014) đã đề xuất:

GROWTHit = μi + β1 FINit.I(FINit ≤

λ) + δ1. I(FINit ≤ λ) + β2

FINit.I(FINit > λ)

+ γXit + θt + ɛit

là tốc độ tăng trưởng

kinh tế của quốc gia i trong năm t,

đo lường bằng tốc độ tăng trưởng

của GDP

là mức độ phát triển tài

chính của quốc gia i trong năm t.

Đây là biến có ngưỡng được sử

Hiệu quả kinh tế -

xã hội : Là tài liệu

tham khảo cho các

nhà hoạch định

chính sách và điều

hành của Chính phủ

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo

Tài liệu giảng dạy

và học tập cho Đại

học và Cao học,

phục vụ đổi mới nội

dung giảng dạy.

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

phát triển phù hợp cho tài chính của Việt

Nam trong tương lai, tránh rơi vào tình

trạng vượt qua điểm chuyển tiếp thì tác

động của phát triển tài chính không còn là

thúc đẩy mà sẽ trở thành cản trở tăng

trưởng của nền kinh tế, kỳ vọng sẽ mang

lại các khuyến nghị hữu ích cho các nhà

hoạch định chính sách của Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu:

kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa phát

triển tài chính và tăng trưởng kinh tế,

hướng đến xác định mức phát triển tối ưu

cho tài chính quốc gia.

Để thực hiện mục tiêu chủ đạo nói trên, đề

tài sẽ tiến hành nghiên cứu các mục tiêu cụ

thể như sau:

Kiểm định thực sự có tồn tại quan hệ phi

tuyến dạng chữ U giữa phát triển tài chính

và tăng trưởng kinh tế hay không.

Xác định mức phát triển tài chính tối ưu để

đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

dụng để chia mẫu thành các nhóm

theo cách thức, λ là thang đo

ngưỡng chưa biết.

I(.) là hàm chỉ mục, sẽ nhận giá trị

= 1 nếu biểu thức trong ngoặc là

đúng, và nhận giá trị = 0 trong

trường hợp ngược lại.

X là vector các biến kiểm soát,

gồm: thu nhập bình quân đầu

người, tỷ lệ đầu tư gộp trên GDP, tỷ

lệ tăng trưởng dân số, nguồn nhân

lực (human capital), các biến trễ

của biến phụ thuộc

là sai số, μi là tác động cố định

theo chiều quốc gia, θt là tác động

thời gian.

i = 1,. . ., n : đại diện cho quốc gia

t = 1,…..,n : đại diện cho thời gian

Các biến được chuyển đổi từ số liệu

thô sang dạng logarithm.

Phương pháp hồi quy ngưỡng dạng

bảng động do Kremer và cộng sự

(2013) đề xuất sẽ được dùng để ước

lượng các giá trị hệ số hồi quy

trong mô hình nói trên nhằm kiểm

định tác động phi tuyến của phát

triển tài chính lên tăng trưởng kinh

tế.

35. Áp dụng lý thuyết

bậc coincidence vào

một lớp bài toán biên

phi tuyến

TS. Lê

Xuân

Trường

CS-2015-35

Sự cần thiết:

Việc nghiên cứu các bài toán biên trừu

tượng có dạng Lu = Nu, trong đó L là một

toán tử không khả đảo thường đòi hỏi các

kỹ thuật xử lý tinh tế và khó khăn hơn. Lý

thuyết bậc coincidence đã được chứng

Nội dung:

Chương 1. Tổng quan

Chương 2. Tính giải được của bài

toán biên cho phương trình vi phân

phi tuyến

Kết luận

Kết quả có ý nghĩa

về mặt khoa học và

đào tạo. Cụ thể,

chúng tôi hy vọng

rằng các kết quả

nghiên cứu của đề

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

minh là một trong những công cụ quan

trong cho các lớp bài toán này. Tuy nhiên,

việc áp dụng vào các bài toán biên cụ thể

thường gặp những khó khăn trong việc

chứng minh tính chất Fredholm của toán tử

vi phân tương ứng và đặt biệt là việc xây

dựng các phép chiếu liên kết. Đề tài này

nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ ra các kỹ thuật

tổng quát để khắc phục những khó khăn

này.

Mục tiêu nghiên cứu:

Áp dụng lý thuyết bậc coincidence để

nghiên cứu tính giải được của một lớp bài

toán biên cho phương trình vi phân phi

tuyến

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng các phương pháp của giải

tích hàm phi tuyến

tài sẽ góp phần hoàn

thiện lý thuyết bậc

coincidence và phục

vụ tốt cho công tác

đào tạo Cao học và

nghiên cứu sinh

chuyên ngành Toán,

Toán tài chính,…

36. Ứng dụng phương

pháp thống kê trong

việc đánh giá năng

lực du lịch TP.HCM

và kiến nghị những

giải pháp quán lý

TS. Nguyễn

Văn Trãi

CS-2015-36

Sự cần thiết:

Học thống kê ứng dụng trong kinh tế và

quản lý hầu như chuyên ngành kinh tế nào

cũng học nhưng vận dụng phương pháp

thống kê vào thực tiển thì hình sinh viên

còn bở ngỡ thiếu tự tin, cũng như các bài

báo có đề cập đến vấn đề năng lực thì chỉ

đề cập trong phạm vi cả nước và chỉ phân

tích mang tính định tính chủ quan, nhóm

tác giả nghiên cứu mong muốn sinh viên

hiểu kỹ hơn về cách vận dụng phương pháp

thống kê trong việc thu thập dữ liệu từ các

chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý khía

cạnh này hay khía cạnh khác trong lĩnh vực

du lịch, các du khách từ đó xử lý dữ liệu,

đánh giá khách quan, kiểm định nhờ

phương pháp thống kê để cho thấy năng

lực thực sự của du lịch thành phố HCM, và

đánh giá của các chuyên gia hoạt động

Nội dung:

Chương 1: Vị trí và vai trò của du

lịch TP,HCM trong phát triển KT-

XH của thành phố

Chương 2: Tóm lược những nghiên

cứu về du lịch TP.HCM

Chương 3: Phương pháp nghiên

cứu

Chương 4: Phân tích dữ liệu và

đánh giá kết quả

Chương 5: Đề xuất giải pháp và

kiến nghị

Phương pháp nghiên cứu: phương

pháp thu thập dũ liệu thứ cấp, sơ

cấp, mô tả tổng thể và mẫu khảo

sát, dùng kiểm định thống kê để

đánh giá kết quả khảo sát nhằm

đảm bảo tính khách quan trong

đánh giá với các công cụ hổ trợ như

Sở Du lịch thành

phố HCM có thể

dùng làm tài liệu

tham khảo để đưa ra

những giải pháp

nhằm phát triển

năng lực du lịch có

trách nhiệm với môi

trường và kinh tế -

xã hội của thành

phố.

Sinh viên có thể

dùng làm tài liệu

tham khảo nhằm

sáng tỏ những lý

thuyết và thực tế vận

dụng môn học thống

kê ứng dụng trong

kinh tế và kinh

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

trong lĩnh vục du lịch có đồng nhất (giống

nhau) qua kiểm định phi tham số, đồng thời

cũng đánh giá một cách khách quan những

năng lực thực sự trước đây nay có thể phát

huy và phát triễn tiếp tục…. Nó giúp cho

ngành du lịch thành phố dùng làm cơ sở để

đưa ra những giải pháp phù hợp với điều

kiện, đặc điểm của thành phố cũng như tìm

hướng đi đúng đắn nhằm đem lại nguồn

ngoại tệ lớn, tăng tỷ lệ đóng góp của ngành

trong GDP của thành phố. Mặt khác, giúp

cho ngành đánh giá một cách đúng đắn kết

quả họat động du lịch mà thành phố đạt

được hiện nay có tương xứng với tiềm năng

lợi thế đó thể hiện qua phương trình hồi

quy tuyến tính với công cụ hổ trợ SPSS,

SEM, ….

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính: thông qua điều tra, từ đánh

giá của các nhà quản lý du lịch, KS-NH, du

khách để đánh giá năng lực du lịch (qua

cách đánh giá định tính và định lượng) bao

gồm: Năng lực quản lý, Năng lực khai thác

thế mạnh về tài nguyên, cơ sở hạ tầng và

cơ sở vật chất kỹ thuật, Năng lực phát triển

sản phẩm du lịch, Năng lực đào tạo và phát

triển nhân lực du lịch, Năng lực hội nhập

Mục tiêu cụ thể:

- Tổng quan vị trí, tiềm năng lợi thế, kết

quả mà ngành du lịch đạt được trong những

nam qua có xứng với tiềm năng lợi thế hiện

có.

- - Đánh giá một cách khách quan mặt mạnh,

mặt yếu, cơ hội và thách thức đối với du

Excel, SPSS, AMOS,… doanh

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

lịch thành phố HCM (qua ý kiến chuyên

cũng như du khách trong và ngoài nước).

- Dùng phương pháp thống kê để kiểm tra

tính đồng nhất trong việc đánh giá của các

chuyên gia cũng như du khách

- Tìm kiếm tiềm năng lợi thế thực sự của

du lịch thành phố Hồ Chí Minh, từ đó định

vị sản phẩm chủ yếu nhằm khai thác có

hiệu quả tiềm năng lợi thế đó, nâng cao

hiệu quả kinh tế - xã hội để xứng đáng

thành phố là một trong những trung tâm du

lịch lớn nhất nước

37. Nghiên cứu mối liên

hệ kinh tế giữa các

địa phương ở Việt

Nam bằng phương

pháp hồi quy không

gian

ThS. Trần

Thị Tuấn

Anh

CS-2015-37

Sự cần thiết:

Trong hoạch định chính sách phát triển

kinh tế quốc gia, việc hiểu rõ mối quan hệ

kinh tế giữa các địa phương trong quốc gia

đó đóng vai trò rất quan trọng. Hiểu rõ bản

chất, chiều hướng và mức độ liên hệ kinh

tế này sẽ giúp nhà hoạch định chính sách

đề xuất các chính sách không những phù

hợp với từng địa phương mà còn lường

trước được tác động của chính sách đó đến

các địa phương khác. Hơn nữa, khi giao

quyền tự chủ về cho các địa phương, việc

nắm rõ mối liên hệ kinh tế giữa các địa

phương cũng giúp nhà nước trước được

những sự tác động đến các vùng miền lân

cận khi một địa phương thực thi một giải

pháp hoặc chính sách nào đó, từ đó có cơ

sở để nhà nước cảnh báo, can thiệp hoặc

điều chỉnh chính sách của các địa phương

cho phù hợp. Do vậy, đề tài nghiên cứu

mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương

ở việt nam bằng phương pháp hồi quy

Nội dung:

Chương 1 : Giới thiệu vấn đề

nghiên cứu

Chương 2 : Cơ sở lý thuyết và tổng

quan nghiên cứu

Chương 3 : Phương pháp nghiên

cứu

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu

Chương 5 : Kết luận và các kiến

nghị

Phương pháp nghiên cứu:

sử dụng số liệu kinh tế xã hội của

các địa phương do Tổng cục thống

kê công bố hàng năm để phân tích

mối liên hệ kinh tế giữa các địa

phương. Số liệu được thu thập ở

nhiều địa phương trong nhiều năm

được đưa và phân tích.. Biến phụ

thuộc trong các mô hình lần lượt là

GDP, vốn đầu tư trực tiếp, giá trị

sản xuất, mức lưu chuyển hàng hóa,

mức sống dân cư... Ngoài các biến

- Giới thiệu phương

pháp hồi quy không

gian và triển vọng

áp dụng phương

pháp này trong học

tập và nghiên cứu

kinh tế

- Xác định và kiểm

định mối liên hệ

kinh tế giữa các địa

phương

- Tăng cường các

mối liên hệ kinh tế

tích cực giữa các địa

phương

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

không gian có một ý nghĩa thực tiễn thiết

thực cung cấp khi nghiên cứu định lượng

của mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương

ở Việt Nam. Đồng thời, đề tài còn giúp cập

nhật thêm một công cụ định lượng quan

trọng để nghiên cứu kinh tế, đó là hồi quy

không gian. Công cụ này còn khá mới vẻ ở

Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu:

- Giới thiệu phương pháp hồi quy không

gian, vấn đề ước lượng và kiểm định đối

với hồi quy không gian.

- Ứng dụng phương pháp hồi quy không

gian để định lượng mối liên hệ kinh tế-

cụ thể như liên hệ về tăng trưởng kinh

tế, đầu tư, thương mại, mức sống dân cư

giữa các địa phương ở Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp để tăng cường

mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương

ở Việt Nam theo hướng tích cực.

kiểm soát trong mô hình, các chỉ

tiêu kinh tế - xã hội của các địa

phương lân cận nhau sẽ được đưa

vào và xử lý để phân tích tìm ra

mức độ và chiều hướng tác động

kinh tế giữa các địa phương với

nhau bằng kỹ thuật hồi quy không

gian. Trong nghiên cứu sự liên hệ

này, việc sử dụng phương pháp

phân tích bằng hồi quy không gian

là phù hợp vì đây là phương pháp

định lượng chuyên dùng để phân

tích sự tương quan giữa các đối

tượng kinh tế theo khu vực, theo

địa phương, theo quốc gia…

38. Tham nhũng, đầu tư

công và tăng trưởng

ở các nước đang phát

triển châu Á

ThS. Bùi

Duy Tùng

CS-2015-38

Sự cần thiết:

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi

đầu tư công và tăng trưởng còn cho nhiều

kết quả mâu thuẫn, đặc biệt là ở các nước

đang phát triển, nhiều nghiên cứu thực

nghiệm cho thấy mối quan hệ ngược chiều

giữa chi đầu tư và tăng trưởng. Hơn nữa,

các nghiên cứu trước cũng cho thấy mối

quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, đầu tư

công và tham nhũng. Tuy nhiên, tồn tại rất

ít các nghiên cứu đề cập đến sự tương tác

giữa các yếu tố trên.

Bài nghiên cứu này sẽ giúp làm rõ mối

quan hệ giữa chi đầu tư công, tăng trưởng

Nội dung:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ

THUYẾT

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ

ĐẦU TƯ CÔNG; TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THAM

NHŨNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG

PHÁT TRIỂN CHÂU Á

Chương 3: KẾT LUẬN, KIẾN

NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Phương pháp nghiên cứu:

Hệ phương trình dữ liệu bảng bao

gồm 04 phương trình; bao gồm các

biến độc lập: GDP đầu người

Hiệu quả kinh tế -

xã hội

Lượng hoá tác động

của tham nhũng lên

đầu tư công và tăng

trưởng kinh tế. Từ

đó, cung cấp cho các

nhà làm chính sách

một góc nhìn rõ hơn

về vấn đề tham

nhũng và ảnh hưởng

của nó lên tình hình

kinh tế - xã hội. Đưa

ra bài học cho Việt

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

kinh tế và tham nhũng. Trong đó, bài

nghiên cứu đặc biệt giải thích sự tương tác

giữa tham nhũng lên đầu tư công và ảnh

hưởng của nó lên tăng trưởng kinh tế ở các

quốc gia đang phát triển

Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định ảnh hưởng của tham nhũng

tới chi đầu tư công và tăng trưởng

kinh tế.

Xác định mối quan hệ giữa chi đầu tư

công và tăng trưởng kinh tế, trong đó

có xem xét đến tính tương tác giữa

tham nhũng và đầu tư công.

Gợi ý chính sách tài khoá.

(PGDP); logarit của tỷ lệ đầu tư

công trên GDP (LINV); tham

nhũng (CORR); logarit của tỷ lệ

đầu tư khu vực tư trên GDP

(LPIN).

Phương pháp ước lượng được sử

dụng là phương pháp bình phương

nhỏ nhất 03 giai đoạn (3SLS).

Nam về vấn đề xử lý

tham nhũng.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo

Bổ sung thêm về cơ

sở lý thuyết và

nghiên cứu thực

nghiệm tại Việt

Nam, hoàn thiện bài

giảng về Tài chính –

Tiền tệ. Tạo tiền tề

cho các nghiên cứu

của Nghiên cứu

sinh.

39. Tuân thủ thuế của

các doanh nghiệp

nhỏ và vừa ở Việt

Nam

ThS. Đặng

Thị Bạch

Vân

CS-2015-39

Sự cần thiết:

Về việc lựa chọn cách tiếp cận vấn đề

nghiên cứu: Phần lớn các nghiên cứu

truyền thống về tuân thủ thuế là các nghiên

cứu về tâm lý học hành vi, tập trung nghiên

cứu các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết

định tuân thủ thuế của cá nhân người nộp

thuế, thông qua việc thiết kế các bảng khảo

sát để thu thập dữ liệu và tiến hành phân

tích định lượng. Các mô hình nghiên cứu

thường đánh giá tác động của kiến thức

thuế, đạo đức thuế, ý thức thuế, chuẩn mực

xã hội, sự tin tưởng, thái độ đối với chính

quyền…..đến quyết định tuân thủ thuế của

người nộp thuế. Tuy nhiên chúng thiếu tính

thực tế cho một quy trình tuân thủ thuế thật

sự của một doanh nghiệp/tổ chức sản xuất

kinh doanh: từ khâu lưu trữ hóa đơn chứng

từ, bộ máy kế toán, sổ sách kế toán; các

quy trình để hoàn thành tờ khai thuế trên

Nội dung:

Chương 1: GIỚI THIỆU

Chương 2: TỔNG QUAN MÔI

TRƯỜNG THUẾ VIỆT NAM VÀ

TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC

DNNVV TỪ NĂM 2009 ĐẾN

NAY

Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN

CỨU

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN

CỨU – THẢO LUẬN

Chương 5: NHẬN ĐỊNH VÀ

KIẾN NGHỊ

Phương pháp nghiên cứu:

+ Để đánh giá tổng quan về tuân

thủ thuế của các DNNVV của Việt

Nam, tác giả sử dụng bộ dữ liệu

SMEs tại Việt Nam được thu thập

bởi CIEM, ILSSA và DoE, nghiên

cứu trong 10 tỉnh thành tại Việt

Hiệu quả kinh tế -

xã hội : đề tài có ý

nghĩa thực tiễn cao

trong việc đề xuất

mô hình/hướng quản

lý thuế phù hợp đối

với nhóm đối tượng

người nộp thuế là

các DNNVV theo

hướng hỗ trợ tuân

thủ tự nguyện.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: đề tài lần

đầu tiên ứng dụng

phương pháp nghiên

cứu kết hợp định

tính và định lượng

trong đó tập trung

các kỹ thuật thu thập

dữ liệu định tính với

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

thực tế, các ứng dụng phần mềm, kỹ thuật,

chính sách thuế,…. Điều này hàm ý là cần

thiết phải có các nghiên cứu gắn liền với

đặc thù sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp.

Việc tuân thủ hay không tuân thủ thuế

của doanh nghiệp là đầu ra của cả một

quy trình thực tế, chính vì vậy, tác giả đề

xuất cách thức nghiên cứu định tính để

giải quyết triệt để vấn đề tuân thủ thuế

của các DNNVV.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài tập trung đánh giá mức độ tuân thủ

thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Việt Nam cũng như các tác nhân từ môi

trường thuế ảnh hưởng đến việc tuân thủ

thuế của họ, từ đó đề xuất chiến lược quản

lý thuế phù hợp nhằm tăng cường tuân thủ

thuế của nhóm đối tượng nộp thuế này.

Nam.

+ Để đi sâu phân tích, đánh giá các

tác nhân ảnh hưởng đến mức độ

tuân thủ thuế của các DNNVV, đề

tài thức hiện bằng phương pháp

định tính, cụ thể tiến hành thảo luận

nhóm và phỏng vấn sâu.

hy vọng có những

phát hiện đáng quan

tâm đối với hoạt

động tuân thủ thuế

của các DNNVV

(do đặc thù dữ liệu

thống kê của Việt

Nam không đầy đủ

để có những kết quả

nghiên cứu đáng tin

cậy khi phân tích

định lượng).

40. Mối quan hệ giữa

khối lượng giao dịch

và độ biến động thị

trường cổ phiếu tại

Sở giao dịch chứng

khoán TP.HCM

TS. Diệp

Gia Luật

CS-2015-40

Sự cần thiết:

Đã có một số công trình nghiên cứu về độ

biến động của thị trường cổ phiếu trong

mối quan hệ với nhiều tác nhân vi mô và vĩ

mô. Tuy nhiên, nghiên cứu về độ biến động

của thị trường cổ phiếu gắn với biến động

của khối lượng giao dịch chưa được thực

hiện đối với trường hợp thị trường chứng

khoán Việt Nam. Câu hỏi đặt ra “liệu có

hay không mối quan hệ giữa biến động

khối lượng giao dịch với độ biến động của

thị trường cổ phiếu ở Việt Nam”

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung là nghiên cứu mối

quan hệ giữa khối lượng giao dịch và độ

Nội dung:

Chương 1: Cơ sở luận và phương

pháp nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan về tình hình

thị trường chứng khoán Việt Nam –

Sở giao dịch chứng khoán Tp.

HCM

Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực

nghiệm về mối quan hệ giữa khối

lượng giao dịch và độ biến động

của thị trường cổ phiếu – tình

huống nghiên thị trường chứng

khoán Tp. HCM

Chương 4: Kết luận và khuyến nghị

Phương pháp nghiên cứu:

Hiệu quả kinh tế -

xã hội …

-tạo ra cơ sở lý luận

khoa học:

-Đối với các nhà

quản lý trong việc

xây dựng chính sách

và can thiệp kịp thời

nhằm ổn định và

phát triển thị trường

chứng khoán;

-Đối với các nhà đầu

tư tài chính trong

việc đưa ra các

quyết định đầu tư

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

biến động của thị trường cổ phiếu tại sở

Giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Dữ liệu

nghiên cứu là các chỉ số: VN-INDEX và

VN30 từ 2/01/2009 đến 30/11/2014.

Để đạt được mục tiêu chung nghiên

cứu đặt các mục tiêu cụ thể phải giải quyết

như sau:

- Kiểm định độ biến động của cổ phiếu

bằng mô hình GARCH và EGARCH

- Kiểm định mối quan hệ giữa biến động

khối lượng giao dịch và độ biến động của

thị trường cổ phiếu.

Xây dựng mô hình nghiên cứu môi

quan hệ giữa khối lượng giao dịch

và độ biến động của cổ phiếu dựa

trên 2 giả thuyết: giả thuyết kết hợp

phân phối và giả thuyết truyền tải

thông tin liên tiếp. Và mô hình

quan hệ trước sau hàm ý giả thuyết

truyền tải thông tin liên tiếp.

hiệu quả hơn khi

tham gia thị trường.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo

tài liệu tham khảo

cho sinh viên đại

học và học viên cao

học khi nghiên cứu

về lĩnh vực tài chính

đặc biệt là thị trường

chứng khoán

41. Tác động của thể chế

lên thu hút nguồn

vốn FDI ở các

tỉnh/thành của Việt

Nam

PGS.TS. Sử

Đình Thành

CS-2015-41

Sự cần thiết:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và

đang tác động mạnh đến nền kinh tế thế

giới trong nhiều năm qua và là một chủ đề

quan trọng đối với cả các quốc gia đang

phát triển lẫn phát triển. FDI là một hình

thức đầu tư cố định của hoạt động kinh

doanh quốc tế xuyên biên giới được thực

hiện hầu như bởi các tập đoàn đa quốc gia.

Tác động tích cực của dòng vốn FDI ở

nước tiếp nhận được kỳ vọng thông qua

tích lũy vốn, chuyển giao kỹ thuật, nắm

được các bí quyết công nghệ, năng lực sáng

tạo và cuối cùng là tăng trưởng kinh tế. Vì

vậy, các quốc gia, đặc biệt là các nước

đang phát triển luôn luôn cố gắng điều

chỉnh các chính sách và thể chế phù hợp để

thu hút các dòng vốn FDI. Tuy nhiên, trong

hoàn cảnh của Việt Nam, liệu vấn đề thể

chế ở các tỉnh/thành có tác động gì lên việc

thu hút dòng vốn FDI đến với các địa

phương này hay không?

Nội dung:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thể

chế và dòng vốn FDI

Chương 3: Thực trạng về thể chế và

thu hút vốn FDI ở các tỉnh/thành

của Việt Nam

Chương 4: Đánh giá tác động của

thể chế lên thu hút dòng vốn FDI ở

các tỉnh/ thành của Việt Nam

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính

sách

Phương pháp nghiên cứu:

(i) Phương pháp ước lượng GMM

sai phân Arellano-Bond

itiitZ

itX

itY

ititYitY

21101

(1)

Phương trình (1) là mô hình động.

dY = Yt – Yt-1 là sai phân bậc nhất

của Y, đại diện cho tốc độ gia tăng

của dòng vốn FDI. Biến Yt-1 bên

phải của phương trình (1) đại diện

Hiệu quả kinh tế -

xã hội:

-hình thành nên các

cơ sở lý luận cơ bản

để giúp các nhà

quản lý và đặc biệt

những người hoạch

định chính sách

công có cái nhìn

khoa học hơn trong

việc đưa ra các

quyết sách mang

tính chiến lược

nhằm giải quyết một

trong những mục

tiêu cơ bản nhất của

các chính quyền địa

phương là cải cách

được các vấn đề thể

chế, nâng cao môi

trường vĩ mô và thu

hút ngày càng nhiều

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá tác động

của thể chế lên thu hút nguồn vốn FDI của

các tỉnh/thành ở Việt Nam. Cụ thể, đề tài

làm rõ các vấn đề sau:

(1) Kiểm định tác động của thể chế lên

thu hút dòng vốn FDI ở góc độ tổng

thể các địa phương của Việt Nam.

(2) So sánh và đánh giá tác động của thể

chế lên thu hút dòng vốn FDI giữa các

vùng.

cho giá trị ban đầu của dòng vốn

FDI và Xit là biến chất lượng thể

chế (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh). Tập các biến Z bao gồm các

biến kiểm soát: quy mô thị trường,

lao động, trình độ phát triển, cơ sở

hạ tầng và độ mở thương mại.

Vector ηi là sai số không quan sát

được (đặc điểm riêng của từng

tỉnh/thành, bất biến theo thời gian)

và vector ζit là sai số quan sát được.

(ii) phương pháp ước lượng BMA

(Bayesian Model Averaging) được

phát triển bởi Leamer (1978) và bổ

sung của Luca & Magnus (2001) để

kiểm tra tính vững mô hình.

lượng vốn FDI từ

các nước trên thế

giới.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo tài liệu tham khảo

hữu ích và có giá trị

cao cho các học viên

cao học, các nghiên

cứu sinh thuộc

chuyên ngành Tài

chính Công.

42. Tác động của M&A

giữa các ngân hàng

thương mại Việt

Nam đến lợi ích cổ

đông của những

ngân hàng tham gia

ThS. Dương

Tấn Khoa

CS-2015-42

Sự cần thiết:

Nhìn chung, quá trình lược khảo tài liệu

của công trình cho thấy các nhà nghiên cứu

trên thế giới chưa tìm được một kết luận

chung là những thương vụ M&A giữa các

ngân hàng thương mại có thật sự mang lợi

ích cho cổ đông hay không. Một số công

trình nghiên cứu tại Châu Âu thì kết luận là

có, một số nghiên cứu khác tại Mỹ thì kết

luận là không. Vậy tại Việt Nam, “M&A

giữa các ngân hàng thương mại trong

thời gian qua có thật sự mang lại lợi ích

cho cổ đông của những ngân hàng tham

gia hay không?”. Ngoài ra, như đã phân

tích, phần lớn các nghiên cứu về tác động

của M&A giữa các ngân hàng thương mại

chỉ được thực hiện phổ biến tại Mỹ và

Châu Âu và có rất ít nghiên cứu được tiến

Nội dung:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tác

động của M&A giữa các ngân hàng

thương mại

Chương 2: Nghiên cứu thực nghiệm

về tác động của M&A đến lợi ích

cổ đông của những ngân hàng

thương mại tại Việt Nam

Chương 3: Kết luận chung và các

hàm ý chính sách

Phương pháp nghiên cứu:

Đối với phương pháp định

lượng: Công trình tiến hành

sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sự kiện (Event

Study Approach) và phương

pháp nghiên cứu dựa trên số

liệu kế toán (Accouting

Hiệu quả kinh tế -

xã hội:

-góp phần định

hướng và tạo ra các

thương vụ M&A

thật sự mang lại lợi

ích cho cổ đông của

các NHTM cũng

như cho toàn bộ nền

kinh tế nói chung.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo

- Công trình có giá

trị tham khảo cho

các nhà làm chính

sách, các nhàm quản

lý ngân hàng, tư vấn

M&A, cổ đông của

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

hành tại Việt Nam. Hiện nay quá trình

M&A giữa các ngân hàng thương mại Việt

Nam mới diễn ra trong giai đoạn đầu và rất

cần các công trình nghiên cứu về lý luận

cũng như thực tiễn nhằm định hướng và

góp phần tạo ra các thương vụ M&A thật

sự mang lại sự thành công cho các ngân

hàng tham gia cũng như cho toàn bộ nền

kinh tế nói chung.

Mục tiêu nghiên cứu: đo lường tác động

của những thương vụ M&A giữa các ngân

hàng thương mại đến lợi ích cổ đông của

ngân hàng tham gia tại Việt Nam trong giai

đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn

cầu năm 2008 đến nay. Từ các kết quả

nghiên cứu của công trình, nhóm tác giả

đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm giúp

các thương vụ M&A giữa các ngân hàng

thương mại trong tương lai gia tăng khả

năng thành công và mang lại lợi ích cho

các đối tượng tham gia

Based Approach) để đo lường

hiệu quả của những thương

vụ M&A giữa các ngân hàng

thương mại Việt Nam trong

thời gian vừa qua

Đối với phương pháp định

tính: Dựa trên các kết quả

định lượng, công trình tiến

hành phỏng vấn chuyên gia

trong lĩnh vực ngân hàng và

tư vấn M&A nhằm khai phá

một số nhân tố ảnh hưởng

đến sự thành công của các

thương vụ M&A giữa các

NHTM (qua đó tác động đến

giá trị cổ đông của các bên

tham gia)

các ngân hàng

thương mại tham gia

M&A, nhà đầu tư

chứng khoán.

- Giá trị tham khảo,

đặt nền tảng lý luận

cho hoạt động giảng

dạy và nghiên cứu

khoa học đối với

chủ đề M&A giữa

các ngân hàng

thương mại

43. Loại hình sở hữu

ngân hàng và hiệu

quả hoạt động của

các ngân hàng

thương mại Việt

Nam

ThS. Lê

Nguyễn

Quỳnh

Hương

CS-2015-43

Sự cần thiết:

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập

nền kinh tế thế giới. Cũng như các thị

trường khác, thị trường tài chính đang chịu

sức ép lớn của quá trình này. Sức ép cạnh

tranh giữa các ngân hàng thương mại sẽ trở

thành cơ hội phát triển cho ngành ngân

hàng nếu như các ngân hàng trong nước có

khả năng thích nghi và hoạt động hiệu quả

hơn, đặc biệt là khi hoạt động của hệ thống

NHTM tại Việt Nam đang từng bước được

cải thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động

theo đề án tái cấu trúc. Như vậy, hiệu quả

Nội dung:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Tổng kết các nghiên cứu

trước đây về mối quan hệ giữa cấu

trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động

của các ngân hàng

Chương 3: Dữ liệu và phương pháp

nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận

Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô hình DEA nhằm

đưa ra mô hình phù hợp trong đo

Hiệu quả kinh tế -

xã hội Sản phẩm của đề tài

nghiên cứu dự định

sẽ có những đóng

góp nhất định trong

việc tìm hiểu mối

quan hệ giữa hiệu

quả hoạt động của

NHTM và cấu trúc

sở hữu của ngân

hàng. Kết quả thu

được dự kiến sẽ giúp

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

hoạt động trở thành yếu tố quan trọng cho

sự tồn tại của một ngân hàng trong môi

trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Việc

tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng theo

hướng giảm bớt sở hữu nhà nước tại các

NHTM, bán cổ phần cho các nhà đầu tư

nước ngoài, hay cho các tổ chức trong nước

(như bảo hiểm, quỹ đầu tư) hay cho nhóm

cổ đông gia đình, hay sở hữu đại chúng (tỷ

lệ nắm giữ cổ phần của các cá nhân dưới

5%), phương án nào sẽ tác động tích cực

đến hiệu quả hoạt động của NHTM

Mục tiêu nghiên cứu:

- Đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM

tại Việt Nam với các loại hình sở hữu khác

nhau

- Xác định mối quan hệ giữa của loại hình

sở hữu ngân hàng lên hiệu quả quả hoạt

động của ngân hàng. Nhóm loại hình sở

hữu ngân hàng được chia thành các loại

theo đề xuất của Laeven (1999): thuộc sở

hữu nhà nước; thuộc sở hữu nước ngoài;

thuộc sở hữu gia đình; thuộc sở hữu định

chế đầu tư và thuộc sở hữu đại chúng

lường hiệu quả hoạt động của các

ngân hàng thương mại cổ phần ở

Việt Nam.

- Sử dụng Tobit khi nghiên cứu về

cấu trúc sở hữu tác động lên hiệu

quả hoạt động ngân hàng.

các nhà quản trị các

NHTM, các nhà

hoạch định chính

sách có thêm cơ sở

cho việc quản lý và

đánh giá hoạt động

của các NHTM tại

Việt Nam.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo

-tài liệu tham khảo,

cung cấp kết quả

thực nghiệm hỗ trợ

cho công tác giảng

dạy trong lĩnh vực

tài chính, ngân hàng;

đặc biệt là các môn

học liên quan đến

ứng dụng các mô

hình nghiên cứu.

-tài liệu bổ trợ giúp

cho các giảng viên

trẻ, học viên sau đại

học tham khảo để

thực hiện các nghiên

cứu chuyên sâu khi

quan tâm đến hiệu

quả hoạt động của

các ngân hàng

thương mại và cấu

trúc sở hữu của các

ngân hàng.

44. Vai trò của tỷ giá hối

đoái trong điều hành

ThS.

Nguyễn Sự cần thiết:

Việt Nam, một quốc gia nhỏ và mới mở Nội dung:

Chương 1. Tổng hợp lý thuyết Hiệu quả kinh tế -

xã hội: đưa ra đề

Tháng 3

năm 2015

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

chính sách tiền tệ tại

Việt Nam

Phúc Cảnh

CS-2015-44

cửa từ những năm 1990, kiểm soát dòng

vốn khá chặt chẽ, trong khi đó cũng kiểm

soát tỷ giá USD/VND tương đối cứng. Tuy

nhiên, độ mở của nền kinh tế cũng như

những động thái của chính phỷ trong việc

nới lỏng các hoạt động can thiệp và kiểm

soát vào thị trường tài chính, đặc biệt từ

khủng hoảng 2008, giúp cho thị trường tài

chính, tỷ giá có điều kiện phát triển và

ngày càng mở cửa nhiều hơn. Trên nền

tảng đó, hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô

của chính phủ Việt Nam và ngân hàng nhà

nước Việt Nam qua chính sách tài khóa và

chính sách tiền tệ cũng gặp nhiều thách

thức trong thời gian qua. Trong đó, hiệu

quả của CSTK và CSTT trong điều hành

luôn là câu hỏi lớn cần được nghiên cứu để

có giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô hiệu

quả. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cố

gắng tìm kiếm bằng chứng về hiệu quả của

CSTT tại Việt Nam trong mối quan hệ với

tỷ giá USD/VND và vai trò của tỷ giá hối

đoái trong điều hành CSTT tại một quốc

gia nhỏ và mở cửa.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Xem xét vai trò của tỷ giá hối đoái trong

điều hành CSTT ờ trường hợp quốc gia

nhỏ và mở cửa, cụ thể là trường hợp Việt

Nam.

- Xem xét sự thay đổi trong vai trò của tỷ

giá USD/VND trong điều hành của CSTT

Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài

chính toàn cầu 2008.

Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái

Chương 2. Mô hình nghiên cứu và

kết quả nghiên cứu

Chương 3. Kết luận và một số gợi ý

Phương pháp nghiên cứu:

Dựa trên nghiên cứu của Ball

(1999), nền kinh tế được biểu diễn

theo hai phương trình:

(1)

(2)

Trong đó: y là khoảng trống trong

sản lượng giữa sản lượng thực và

sản lượng tiềm năng, r là khoảng

cách giữa lãi suất thực và mức lãi

suất cân bằng, π là khác biệt giữa

lạm phát và mức lạm phát trung

bình, ɛ và ʋ là các phần dư, α β σ là

các hằng số.

dữ liệu chuỗi thời gian (theo tháng)

trong giai đoạn 2003-2013

xuất phù hợp cho

NHNN trong quá

trình điều hành

CSTT tại Việt Nam,

đặc biệt trong thiết

lập lãi suất điều

hành trong mối quan

hệ với tỷ giá hối

đoái. Bên cạnh đó,

nghiên cứu giúp làm

rõ mục tiêu trong

điều hành CSTT cho

NHNN Việt Nam để

xác lập nền tảng

điều hành cho tương

lai nhằm đảm bảo

tính ổn định của

CSTT.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: Đề tài sẽ

đóng góp cho kết

quả thực nghiệm về

nghiên cứu CSTT

trong quá trình điều

hành, đặc biệt là tại

quốc gia nhỏ và mở

cửa, đóng góp cho

quá trình giảng dạy

kinh tế vĩ mô và lý

thuyết tài chính tiền

tệ về quy tắc Taylor

ở nền kinh tế nhỏ và

mở cửa, mô hình

Mundell – Flaming

đến tháng 3

năm 2016

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

45. Mối quan hệ giữa

thanh khoản và sự

đánh đổi lợi nhuận –

rủi ro tại các ngân

hàng thương mại

Việt Nam

TS. Nguyễn

Thị Thùy

Linh

CS-2015-45

Sự cần thiết:

Khi thị trường tài chính ngày càng phát

triển theo xu hướng hội nhập quốc tế, thanh

khoản và quản lý thanh khoản là một trong

những khía cạnh được quan tâm rất nhiều

trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay ở Việt

Nam, bởi vì nó không chỉ tác động đến lợi

nhuận của ngân hàng mà còn quyết định sự

tồn tại bền vững của ngân hàng bên cạnh

các nguy cơ phá sản do sự yếu kém trong

quản lý thanh khoản. Đối với ngành dịch

vụ tài chính đặc biệt này, nếu không quản

lý thanh khoản tốt rất dễ tạo ra tâm lý

hoang mang đối với khách hàng và hiệu

ứng đám đông rút tiền có thể sẽ xảy ra gây

ra phá sản ngân hàng. Vậy, làm sao các

ngân hàng thương mại vừa đảm bảo được

tính thanh khoản cao nhằm giảm thiểu rủi

ro vừa đạt được mức sinh lợi mong đợi là

bài toán lựa chọn vô cùng khó. Việc phân

tích tác động của quản trị thanh khoản đến

sự đánh đổi lợi nhuận-rủi ro một cách có cơ

sở khoa học xác đáng sẽ giúp các nhà quản

trị ngân hàng có cái nhìn đúng đắn, nghiêm

túc hơn về quản trị thanh khoản. Tự bản

thân ngân hàng sẽ thấy trong quá trình hoạt

động, để tối đa hoá lợi nhuận, vấn đề quản

lý thanh khoản luôn phải được quan tâm

đúng mức nhằm đảm bảo sự bền vững cho

bản thân ngân hàng nói riêng và hệ thống

ngân hàng thương mại nói chung.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Đo lường và đánh giá thanh khoản của

các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nội dung:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Cơ sở nghiên cứu về

thanh khoản và sự đánh đổi lợi

nhuận - rủi ro tại các ngân hàng

thương mại

Chương 3: Dữ liệu và phương pháp

nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và đóng góp

của đề tài nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu:

phương pháp hồi quy đối với dữ

liệu bảng để kiểm định giả thuyết

về mối quan hệ giữa tác động của

thanh khoản đến sự đánh đổi lợi

nhuận – rủi ro của ngân hàng. Nếu

vấn đề biến nội sinh tồn tại trong

mô hình, thì các giả thuyết nghiên

cứu sẽ được kiểm định thông qua

phương pháp GMM hệ thống

(system GMM) với việc điều chỉnh

tác động cố định để đảm bảo sự ổn

định trong kết quả

Hiệu quả kinh tế -

xã hội

Cung cấp bằng

chứng thực nghiệm

nhằm hỗ trợ các nhà

quản trị ngân hàng

trong việc xây dựng

chiến lược quản trị

thanh khoản

Đưa ra gợi ý cho các

cấp quản lý liên

quan trong quá trình

hoạch định chính

sách liên quan đến

việc quản lý thanh

khoản tại các ngân

hàng thương mại.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo

Tài liệu tham khảo

cho giảng dạy và

nghiên cứu bậc đại

học và sau đại học.

Tạo nền tảng khoa

học và cơ sở định

hướng cho các

nghiên cứu tiếp theo

trong cùng lĩnh vực

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

- Ước lượng sự đánh đổi lợi nhuận – rủi ro

của các ngân hàng thương mại Việt Nam

- Kiểm định tác động của thanh khoản đến

sự đánh đổi lợi nhuận – rủi ro tại các ngân

hàng thương mại Việt Nam.

46. Tác động của ấn

tưởng về thương

hiệu đến việc ra

quyết định lựa

chọn sản phẩm,

dịch vụ ngân hàng

của khách hàng

ThS. Hoàng

Hải Yến,

ThS.

Nguyễn Thị

Hồng

Nhung

CS-2015-46

Sự cần thiết:

Một số nghiên cứu về thương hiệu ở nước

ta trước đây chỉ dừng lại ở việc xác định

các thành phần tạo nên giá trị thương hiệu,

điều chỉnh thang đo các thành phần giá trị

thương hiệu, xây dựng và kiểm định mô

hình lý thuyết về mối quan hệ giữa thái độ

đối với quảng cáo và khuyến mại với các

thành phần của giá trị thương hiệu trong thị

trường hàng tiêu dùng Việt Nam (Nguyễn

Đình Thọ, 2002). Nghiên cứu này sẽ tập

trung nghiên cứu về giá trị thương hiệu của

ngân hàng, cụ thể là nghiên cứu về một

thành phần chủ yếu của giá trị thương hiệu

là ấn tượng về thương hiệu (brand image),

đo lường vai trò của thành phần này đến

mức độ hài lòng của khách hàng (hiện tại

và tiềm năng) của ngân hàng, từ đó xác

định vai trò của thành phần này trong việc

ra quyết định cuối cùng của khách hàng khi

chọn lựa ngân hàng để giao dịch.

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Xác định thành phần tạo nên ấn tượng về

thương hiệu (brand image).

2. Xác định tác động của ấn tượng về

thương hiệu đến việc ra quyết định ngân

hàng của khách hàng.

Nội dung:

Chương 1: Giới thiệu chung về

nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở nghiên cứu về ấn

tượng thương hiệu và tác động của

ấn tượng thương hiệu đến quyết

định lựa chọn ngân hàng của khách

hàng

Chương 3: Dữ liệu và phương pháp

nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và đóng góp

của đề tài nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu:

nghiên cứu sơ bộ: công trình ứng

dụng công cụ thống kê SPSS 18

thông qua hệ số tin cậy Cronbach

alpha và phân tích nhân tố khám

phá EFA để đánh giá sơ bộ thang

đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo

giúp điều chỉnh thang đo lường các

khái niệm nghiên cứu sử dụng cho

nghiên cứu chính thức.

nghiên cứu chính thức: dữ liệu

nghiên cứu chính thức được thu

thập thông qua khảo sát khách hàng

đã, đang hoặc sẽ sử dụng sản phẩm,

dịch vụ ngân hàng. Phương pháp

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: góp phần

xác định vai trò của

ấn tượng thương

hiệu đối với việc ra

quyết định lựa chọn

dịch vụ ngân hàng

của khách hàng hiện

tại và khách hàng

tiềm năng. Các ngân

hàng có thể dựa vào

kết quả nghiên cứu

để xây dựng và phát

triển thương hiệu,

tập trung đầu tư,

khai thác những yếu

tố chủ đạo tạo nên

ấn tượng thương

hiệu, từ đó nâng cao

mối quan hệ gắn kết

lâu dài của ngân

hàng với các khách

hàng hiện tại, cũng

như khả năng thu

hút của ấn tượng về

thương hiệu với các

khách hàng tiềm

năng.

Hiệu quả giáo dục –

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

chọn mẫu ngẫu nhiên được thực

hiện. Công cụ thống kê AMOS

được sử dụng để xử lý dữ liệu

nghiên cứu. Thang đo lường các

khái niệm nghiên cứu được kiểm

định thông qua phương pháp phân

tích nhân tố khẳng định CFA.

Nghiên cứu ứng dụng mô hình cấu

trúc tuyến tính SEM để kiểm định

thang đo và các giả thuyết nghiên

cứu.

đào tạo

- Giúp cho nhóm

tác giả có thêm

hiểu biết và kinh

nghiệm giảng

dạy, nghiên cứu.

- Định hướng cho

các nghiên cứu

khoa học, luận

văn thạc sĩ

- Tài liệu tham

khảo cho giảng

dạy và nghiên

cứu bậc đại học

và sau đại học

47. Tác động của đầu

tư trực tiếp và đầu

tư gián tiếp nước

ngoài lên các nền

kinh tế ASEAN

ThS.

Nguyễn

Trung

Thông

CS-2015-47

Sự cần thiết:

Khu vực Đông Nam Á nổi lên là một khu

vực kinh tế nhận được nhiều dòng vốn đầu

tư trên thế giới trong đó có FDI và FPI,

tăng trưởng kinh tế của khu vực này

khoảng 6,5% trong những năm qua, nằm

trong nhóm các nước tăng trưởng cao trên

thế giới (OECD, 2015). Tác động của FDI

và FPI lên các nền kinh tế có sự khác nhau

giữa các khu vực và các nhóm nước, đặc

biệt là giai đoạn sau khủng hoảng, các dòng

vốn dường như lại có xu hướng tăng lên ở

khu vực này. Chính vì vậy, nghiên cứu tác

động của các dòng vốn đầu tư nước ngoài

lên khu vực ASEAN+6 rất cần thiết để giúp

cho các quốc gia thay đổi chính sách của

mình, xây dựng và hoàn thiện môi trường

pháp lý, nâng cao hiệu quả của thị trường

và thu hút các dòng đầu tư. Điểm mới của

Nội dung:

1. Giới thiệu

2. Cơ sở lý thuyết/Khung phân tích

3. Phương pháp nghiên cứu

4. Dữ liệu nghiên cứu và mô tả dữ

liệu nghiên cứu

5. Kết quả và thảo luận kết quả

nghiên cứu

6. Kết luận

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng mô hình thực

nghiệm của Azman-Saini et al.

(2010); Basu and Guariglia (2007);

Li and Liu (2005) với dữ liệu bảng

cho 16 nước ASEAN+6 để phân

tích các yếu tố tác động đến tăng

trưởng kinh tế ở các nước này.

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: Góp phần

gợi ý chính sách cho

các quốc gia

ASEAN trong tăng

trưởng kinh tế. Đề

xuất được các giải

pháp thu hút dòng

vốn FDI và FPI

cũng như sử dụng

các dòng vốn để

tăng trưởng kinh tế.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo Đóng góp

kết quả nghiên cứu

thực nghệm về tác

động của FDI và FPI

đến tăng trưởng kinh

tế ở các nước

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

đề tài là đóng góp kết quả thực nghiệm cho

khu vực ASEAN+6 và đây là nghiên cứu

cùng lúc hai yếu tố FDI và FPI đến tăng

trưởng kinh tế

Mục tiêu nghiên cứu:

nghiên cứu tác động của các dòng vốn đầu

tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài lên nền

kinh tế của các nước nhận. Sử dụng dữ liệu

bảng theo năm từ 2001-2013 cho 16 nước

(ASEAN+6) và các kỹ thuật phân tích.

Trong đó đề tài hướng đến làm rõ hai mục

tiêu sau:

- FDI có tác động trực tiếp đến tăng trưởng

kinh tế qua việc tích lũy vốn, tiếp thu công

nghệ và thành tựu sản xuất hay là các yếu

tố nào khác?

- FPI lại có tác động hay không tác động

đến tăng trưởng kinh tế, thậm chí các tác

động ngược chiều đến nền kinh tế các nước

nhận hay không?

ASEAN trong đó có

Việt Nam. Góp phần

cung cấp tài liệu

giảng dạy và nghiên

cứu về lĩnh vực này

48. Cạnh tranh trong

hệ thống ngân

hàng: một sự so

sánh giữa tiếp cận

truyền thống và

tiếp cận mới

TS. Thân

Thị Thu

Thuỷ

CS-2015-48

Sự cần thiết:

Cạnh tranh là một khái niệm phức tạp và

do đó không được quan sát trực tiếp nhưng

đã có nhiều phương pháp tiếp cận. Đo

lường cạnh tranh được chia làm hai dòng

lớn: tiếp cận cấu trúc (structural approach)

và tiếp cận phi cấu trúc (non-structural

model). Cách tiếp cận cấu trúc, điển hình là

“hiệu suất cấu trúc hành vi” (structure-

conduct-performance (SCP)) cũng như một

số cách tiếp cận chính thức với gốc rễ “Tổ

chức công nghiệp” (Industrial

Organization) cho rằng một thị trường tập

trung cao độ gây ra hành vi thông đồng

Nội dung :

Chương 1: Tổng quan về cạnh tranh

giữa các ngân hàng

Chương 2: Dữ liệu và phương pháp

nghiên cứu

Chương 3: Cạnh tranh giữa các

ngân hàng Việt Nam

Chương 4: Kết quả thực nghiệm về

cạnh tranh giữa các ngân hàng Việt

Nam

Chương 5: Giải pháp

Phương pháp nghiên cứu:

Lerner Index

Lerner Index =

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: đưa ra

những giải pháp

giúp các nhà hoạch

định chính sách thiết

lập những chính

sách về cạnh tranh

phù hợp, giúp các

ngân hàng Việt Nam

nhìn nhận đúng về

thực trạng cạnh

tranh trong thời gian

qua. cung cấp một

bằng chứng thực

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

giữa các ngân hàng lớn hơn dẫn đến hiệu

suất thị trường cao. Để đáp ứng sự thiếu

hụt về mặt lý thuyết và thực nghiệm của

mô hình cấu trúc, mô hình phi cấu trúc của

hành vi cạnh tranh (được gọi là New

Empirical Industrial Organization) đã được

phát triển, cụ thể là các mô hình Iwata, mô

hình Bresnahan, và (PR) và mô hình

Panzar Rosse , mô hình Boone (2008).

Những cơ sở lý thuyết nền tảng về cạnh

tranh này đã tạo nền tảng cho một số lượng

lớn nghiên cứu trên thế giới về cạnh tranh

giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, nhóm tác

giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào tại Việt

Nam sử dụng các chỉ số Lerner Index và

Boone Indecator để đo lường sự cạnh tranh

giữa các ngân hàng Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu về lý thuyết cạnh tranh, cạnh

tranh trong lĩnh vực ngân hàng

- Nghiên cứu về các mô hình đo lường

cạnh tranh, những ưu điểm và thiếu sót của

các mô hình này.

- Nghiên cứu mức độ cạnh tranh giữa các

ngân hàng Việt Nam với cả mô hình truyền

thống và mô hình mới.

- So sánh mức độ cạnh tranh giữa các các

ngân hàng Việt Nam khi ứng dụng mô hình

truyền thống và mô hình mới.

- Gợi ý chính sách cạnh tranh

- Đề xuất những mô hình phù hợp nhằm đo

lường sự cạnh tranh giữa các ngân hàng

Việt Nam.

Boone Indicator

: lợi nhuận của ngân hàng I ở thời

gian t (ROAit)

T: tổng số năm nghiên cứu

dkt: biến giả thời gian nơi dkt=1 nếu

k=t, và khác sẽ =0

cit: chi phí trung bình (tổng chi

phí/tổng thu nhập)

µit: sai số

nghiệm về cạnh

tranh

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: tạo điều

cho nghiên cứu sinh

tham gia nghiên

cứu. Mặt khác, nó sẽ

hữu ích để hoàn

thiện giáo trình, tài

liệu tham khảo cho

các sinh viên, học

viên ngành ngân

hàng

49. Ứng dụng mô hình PGS.TS. Sự cần thiết: Nội dung: Hiệu quả kinh tế - Tháng 3 35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

Logit phân tích các

nhân tố ảnh hưởng

đến khả năng trả nợ

của khách hàng cá

nhân tại các

NHTM Việt Nam

Trầm Thị

Xuân

Hương

CS-2015-49

Hệ thống NHTM đang phải đối mặt với

nhiều rủi ro thách thức, trong đó có sự gia

tăng nợ xấu trong cơ cấu tín dụng của các

NHTM. Nguyên nhân có thể được kể đến

đó là khâu thẩm định tín dụng còn nhiều

hạn chế, và việc cấp phép tín dụng còn phụ

thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của nhân

viên tín dụng, điều này đã gây ra nhiều

quyết định sai lầm trong công tác xét duyệt

cho vay dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng

trong nền kinh tế. Chính vì thế, việc nghiên

cứu các yếu tố tác động đến khả năng trả

nợ của khách hàng, từ đó xây dựng mô

hình chấm điểm tín dụng hợp lý nhằm tối

thiểu hóa rủi ro trong quá trình cấp tín dụng

là một yêu cầu cấp thiết không chỉ cho các

NHTM mà còn cho cả nền kinh tế

Mục tiêu nghiên cứu:

nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả

năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại các

NHTM ở Việt Nam, trong đó xem xét các

yếu tố chủ quan và khách quan của khách

hàng khi đi vay. Bên cạnh đó, đề tài sẽ xem

xét các yếu tố này và xây dựng mô hình

chấm điểm tín dụng hợp lý cho các NHTM

ở Việt Nam

Chương 1: Cơ sở lý luận về mô

hình Logic phân tích khả năng trả

nợ của khách hàng cá nhân

Chương 2: Phương pháp nghiên

cứu và xây dựng mô hình nghiên

cứu khả năng trả nợ của khách hàng

cá nhân tại các NHTM Việt Nam

Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực

nghiệm về khả năng trả nợ của

khách hàng cá nhân tại các NHTM

Việt Nam

Chương 4:Giải pháp xây dựng và

phát triển mô hình chấm điểm tín

dụng cho khách hàng cá nhân tại

các NHTM Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu:

sử dụng phương pháp Logit để xây

dựng mô hình xác suất trả nợ của

khách hàng cá nhân tại các NHTM

Việt Nam

xã hội …: Nâng cao

hiệu quả về thẩm

định dự án, xét

duyệt cho vay của

các NHTM Việt

Nam, góp phần

giảm thiểu rủi ro tín

dụng trong tương lai

và nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn của

nền kinh tế.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: đào tạo 1

NCS tham gia

nghiên cứu, hoàn

thiện giáo trình thẩm

định tín dụng.

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

50. Chỉ số VN30 trên

thị trường chứng

khoán Việt Nam –

Thực trạng vận

dụng và tác động

của các nhân tố ảnh

hưởng

TS. Trần

Thị Mộng

Tuyết

CS-2015-50

Sự cần thiết:

VN30 là chỉ số large-cap (cổ phiếu vốn hóa

lớn) đầu tiên trong bộ chỉ số HOSE-Index

được Sở triển khai vào đầu năm 2012.

Được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về giá

trị vốn hóa, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển

nhượng (free-float) và thanh khoản, tính

toán chỉ số theo giá trị vốn hóa có điều

Nội dung:

Chương 1: Tổng quan về chỉ số giá

chứng khoán trên thị trường chứng

khoán

Chương 2: Thực trạng vận dụng chỉ

số VN30 trên thị trường chứng

khoán Việt Nam

Chương 3: Kiểm định các nhân tố

-là cơ sở khoa học

và thực tiễn cho các

đề xuất xây dựng bộ

chỉ số chứng khoán

trên thị trường

chứng khoán VN.

- tài liệu học thuật

cho các nghiên

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

chỉnh tỷ lệ free-float và hạn chế mức trần

tỷ trọng của các cổ phiếu thành phần, sự ra

đời của VN30 được xem là giải pháp dung

hòa giữa yêu cầu cấp thiết của thị trường về

một chỉ số phản ánh chính xác hơn biến

động giá cả chứng khoán, đồng thời còn là

tiền đề cho lộ trình phát triển các sản phẩm

mới của Sở giao dịch chứng khoán như quỹ

đầu tư chỉ số và chứng khoán phái sinh.

Sau ba năm triển khai và đi vào vận hành,

những thành công của chỉ số VN30 bước

đầu đã tạo được sự thuận lợi cho việc sử

dụng VN30 làm tài sản cơ sở cho các sản

phẩm tài chính như quỹ chỉ số, hoặc các

sản phẩm phái sinh khác. Một số công ty

quản lý quỹ đã dựa vào VN30 để xây dựng

quỹ mở và vào quý I/2014, quỹ ETF đầu

tiên dựa trên chỉ số VN30 đã đưa ra niêm

yết. Bên cạnh những mặt đạt được, tất

nhiên cũng không tránh khỏi những hệ lụy,

những thiếu sót trong quá trình vận dụng.

Do vậy, việc đi vào tìm hiểu đánh giá thực

trạng vận dụng chỉ số VN30 trong thời gian

qua cũng như việc phân tích đánh giá các

nhân tố tác động đến chỉ số VN30 là hết

sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn giúp

các nhà hoạch định chính sách có thể xây

dựng và hoàn thiện bộ chỉ số giá chứng

khoán trên TTCK VN

Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu thực trạng

vận dụng chỉ số giá chứng khoán VN30

thời gian qua đã đem lại hiệu quả thế nào

trên thị trường chứng khoán VN. Từ đó, đề

xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện nội

ảnh hưởng đến sự biến động chỉ số

giá VN30 trên thị trường chứng

khoán Việt Nam

Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện

xây dựng chỉ số giá chứng khoán

VN30 trên thị trường chứng khoán

Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu:

-Phương pháp định tính: thống kê

mô tả, tổng hợp, phân tích thực

trạng biến động chỉ số giá chứng

khoán VN30 trên TTCK VN qua

các năm từ cơ sở các dữ liệu thu

thập được.

-Phương pháp định lượng: sử dụng

mô hình hồi quy thông qua phần

mềm Eviews, phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến sự biến động chỉ số

giá VN30.

-tài liệu bổ sung

kiến thức cho việc

giảng dạy và học tập

môn Thị trường tài

chính ở bậc Đại học

và Cao học Trường

ĐHKT Tp HCM

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

dung cũng như phương pháp tính chỉ số

VN30 và bộ chỉ số chứng khoán cho TTCK

VN.

Mục tiêu cụ thể:

- Đúc kết các lý luận tổng quan về chỉ

số giá chứng khoán trên TTCK

- Phân tích thực trạng vận dụng chỉ số

VN30 trên TTCK VN trong thời gian gian

qua. Đánh giá các thành tựu đạt được, các

mặt hạn chế và nguyên nhân.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

sự biến động chỉ số VN30.

- Gợi ý các giải pháp nhằm hoàn thiện chỉ

số VN30 nói riêng cũng như bộ chỉ số

chứng khoán VN nói chung trong thời gian

tới.

51. The role of

corporate

governance in a

transitional

economy

TS. Võ

Xuân Vinh

CS-2015-51

Sự cần thiết:

Lin (2005) states that many transition

policies, based on the existing neoclassical

economic theories, failed in Eastern

Europe, the former Soviet Union, and East

Asia including China and Vietnam due to

the implicit viability assumption of

neoclassical economics. Under the viability

assumption, neoclassical-based reform

policies focus on issues related to property

rights, corporate governance, government

interventions and other issues that may

obstruct a firm's normal management.

Therefore, in order to achieve the intended

goals of the reform, those issues of these

firms’ viability problems need to be

resolved in neo-transitional economies.

Corporate governance is a key to the

Nội dung:

1. Introduction

2. Data and research method

3. Regression Results and

Discussion of Results

4. Conclusion

Phương pháp nghiên cứu:

We follow the method of Rashid

and Islam (2008) who develop a

multi-factor model for the

developing financial market in

investigating the relationship

between corporate governance and

firm value.

Tobin’s Q = f (Log(Size), Ac,

Duality, Pb, RoA, Log(Mc))

where Tobin’s Q is a proxy for the

value of a company; Log(Size) is

Hiệu quả kinh tế -

xã hội: góp phần

nâng cao sự hiểu

biết về thực trạng

vấn đề nghiên cứu

cũng như các gợi ý

chính sách từ việc

phân tích corporate

governance.

Hiệu quả giáo dục –

đào tạo: tài liệu

tham khảo có thể sử

dụng trong nghiên

cứu và đào tạo.

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

success of a firm. However, there is not

many published research concerning this

issue in the Vietnamese setting. This work

aims to provide an investigation of the

relationship between corporate governance

and firm value in Vietnam - one of the

emerging markets in the world and still in

the early stage of its development.

Mục tiêu nghiên cứu:

In this paper, we focus on the issue of

corporate governance in neo-transitional

economies, using Vietnam, a small and

open economy as a case study. We argue

that firm corporate governance is an

important issue to be addressed for a firm

to earn a socially acceptable profit in an

open, competitive market under the normal

management. We analyze the corporate

governance issue in the context of its

impacts on firm value.

This work aims to provide an investigation

of the relationship between corporate

governance and firm value in Vietnam -

one of the emerging markets in the world

and still in the early stage of its

development. The primary contribution of

this paper to the literature is to enrich the

literature on this nexus.

the natural logarithm of board size;

Shareholder concentration; Ac is

Agency cost; Duality is Chairman

and Chief Executive Officer

duality; Pb is price to book value

ratio; RoA is return on total assets;

and Log(Mc) is logarithm of market

capitalization

52. Các nhân tố ảnh

hưởng đến việc áp

dụng IFRS FOR

SMES cho

DNNVV ở Việt

Nam – Nghiên cứu

ThS. Trần

Thị Thanh

Hải

CS-2015-52

Sự cần thiết:

Vấn đề hội tụ với kế toán quốc tế đã được

trình bày, nghiên cứu ở nhiều tài liệu và

các công trình nghiên cứu nhưng chỉ tập

trung vào doanh nghiệp nói chung, chủ yếu

là doanh nghiệp lớn. Đối với DNNVVthì

Nội dung:

- Chương 1: Tổng quan về

DNNVV, chuẩn mực kế toán quốc

tế cho DNNVV (IFRS FOR SMES)

và chuẩn mực kế toán áp dụng cho

DNNVV ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

quan trọng cho Vụ

chế độ Kế toán –

Kiểm toán và Hội

nghề nghiệp trong

xây dựng hệ thống

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

thực nghiệm đối

với DNNVV trên

địa bàn TP.HCM

việc nghiên cứu có tính rải rác, chưa có hệ

thống và chưa có một đề tài chuyên sâu về

các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vận

dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho

DNNVV (IFRS for SMEs) vào Việt Nam.

Vấn đề này mới chỉ được nghiên cứu và

thực hiện ờ một số quốc gia.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá một cách có hệ thống vấn đề áp

dụng chuẩn mực kế toán ở DNNVV hiện

nay

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả

năng áp dụng IFRS for SMEs cho các

DNNVV ở Việt Nam, trên cơ sở đó đánh

giá khả năng và định hướng áp dụng IFRS

for SMEs cho các doanh nghiệp này trong

điều kiện Việt Nam.

- Chương 2: Phương pháp nghiên

cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu

- Chương 4: Kêt luận và khuyến

nghị

chuẩn mực kế toán

áp dụng cho

DNNVV ở Việt

Nam; đồng thời tài

liệu phục vụ tốt cho

giảng dạy, nghiên

cứu ở các cơ sở đào

tạo.

53. Đo lường mức sống

các hộ gia đình Việt

Nam bằng chỉ số

thịnh vượng

TS. Nguyễn

Hữu Dũng

CS-2015-53

Sự cần thiết:

Gần đây, các nhà kinh tế phát triển ra một

cách tính để đánh giá tương đối về tình

trạng kinh tế của hộ gia đình. Tài sản hoặc

sự thịnh vượng của hộ được xem là biến số

không thể quan sát nằm bên trong. Nhà

nghiên cứu cần có những biến số có liên

quan đến vị trí tương đối của hộ trong phân

phối của biến số tài sản hoặc tình trạng

kinh tế.

Theo Rutstein (2008) để xây dựng các chỉ

số thịnh vượng có nhiều cách tiếp cận khác

nhau: chỉ số đo lường khác nhau cho khu

vực nông thôn và thành thị; chỉ số chung

cho cả 2 vùng, và chỉ số thịnh vượng DHS.

Cả 4 cách tiếp cận trên có thể sử dụng để

tính chỉ số riêng cho từng vùng thành thị

Nội dung:

Chương 1: Phần mở đầu

Chương 2: Tổng quan học thuật về

chỉ số thịnh vượng

Chương 3: Phương pháp nghiên

cứu

Chương 4: Kết quả xây dựng các

chỉ số thịnh vượng

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Phương pháp nghiên cứu: phương

pháp PCA để xây dựng chỉ số thịnh

vượng (Wealth Index)

tài liệu bổ sung vào

việc giảng dạy trong

chương trình đào tạo

khối kinh tế cho học

viên, nghiên cứu

sinh và các nhà

nghiên cứu về nghèo

đói, phát triển kinh

tế-xã hội

Tháng 3

năm 2015

đến tháng 3

năm 2016

35 triệu

TT TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ

NHIỆM,

MÃ SỐ

SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ

THỜI

GIAN KINH PHÍ

hoặc nông thôn, chúng cho phép sử dụng

cách biến số khác nhau cho mỗi vùng, sau

đó kết hợp lại thành một chỉ số phân bổ

thịnh vượng chung duy nhất bằng cách điều

chỉnh điểm số trên một hoặc cả hai chỉ số

để có thể so sánh được với nhau.

Tại Việt Nam, chưa thấy có các báo cáo

khoa học ứng dụng phương pháp này để đo

lường mức sống của hộ gia đình.

Mục tiêu nghiên cứu:

Áp dụng phương pháp phân tích thành

phần chính (principle Component

Analysis-PCA) để xây dựng chỉ số thịnh

vượng của hộ gia đình Việt Nam.

Sử dụng chỉ số được xây dựng để phân tích

so sánh tình trạng kinh tế-xã hội (hay mức

sống) của các hộ gia đình tại các vùng địa

lý, khu vực thành thị và nông thôn, và các

nhóm thu nhập.

TỔNG KINH PHÍ 1.820

triệu

đồng