35
L ời mở đầu: Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước nói chung và của kinh tế thành phố nói riêng. Tuy nhiên sự tăng trưởng tín dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các NHTM. Do đó việc phát triển tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng. Vì vậy các giải pháp tốt trong quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững. I. Những vấn đề chung về tín dụng 1. Thế nào là tín dụng, ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với các ngân hàng thương mại 1.1 Khái niệm tín dụng Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu này sang người sử dụng trong môt khoảng thời gian nhất định, khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy phạm trù tín dụng bao gồm 3 nội dung lớn: tính chuyển nhượng một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả giá trị lớn hơn. Tín dụng ngân hang là việc NH thỏa thuận với khách hang sử dụng một tài sản (tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ khác. 1.2 Ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với NHTM: 1

Rủi ro tín dụng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Rủi ro tín dụng

L ời mở đầu: Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi

tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước nói chung và của kinh tế thành phố nói riêng. Tuy nhiên sự tăng trưởng tín dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các NHTM. Do đó việc phát triển tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng.  

Vì vậy các giải pháp tốt trong quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững.

I.   Những vấn đề chung về tín dụng 1.   Thế   nào là tín dụng, ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với các ngân hàng

thương mại1.1 Khái niệm tín dụngQuan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần

hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu này sang người sử dụng trong môt khoảng thời gian nhất định, khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy phạm trù tín dụng bao gồm 3 nội dung lớn: tính chuyển nhượng một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả giá trị lớn hơn.

Tín dụng ngân hang là việc NH thỏa thuận với khách hang sử dụng một tài sản (tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ khác.

1.2 Ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với NHTM:- Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có và

mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH (từ 70 đến 90%). Mặc dù tỷ trọng của hoạt động tín dụng đang có xu hướng giảm nhưng tín dụng NH vẫn luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất đối với mỗi NH.

- Thông qua tín dụng mà NH có thể đa dạng hóa được danh mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro.

- Thông qua hoạt dộng tín dụng mà NH mở rộng các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn

2 Khái niệm rủi ro tín dụng.RRTD là những RR do khách hàng vay không thực hiện đúng những điều khoản

trong hợp đồng tín dụng, với biểu hiện là khách hang chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi, gây ra những tổn thất trong hoạt động tài chính và kinh doanh của NHTM.

3.Bản chất của RRTD.-RRTD gắn liền với hoạt động qua trọng của nhất, có quy mô lớn nhất của NHTM-

hoạt động tín dụng.

1

Page 2: Rủi ro tín dụng

-Không nhà kinh doanh NH nào có thể dự đoán chính xác RRTD có thể xảy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hang có thể thay đổi do nhiều nguyên nhân. Trên quan điểm quản lý toàn bộ NH, RRTD là không thể tránh khỏi và là khách quan. RRTD có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ. Do vậy RR dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược kinh doanh của NH.

4 . Biểu hiện của rủi ro tín dụng Có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM như:- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu.- Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất- Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao.- Nợ không có tài sản đảm bảo. Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên các NH cố gắng

“thấy” được càng rõ, càng kỹ, càng tốt. Khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau. Nhiều NH cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là có rủi ro. Thậm chí, dù nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro. Những thước đo rủi ro tín dụng này cho thấy rủi ro ở độ rộng với những tầng nấc khác nhau.

Một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề có thể nêu ra như sau:

- Sự chậm chễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thoả thuận, hoặc chậm chễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng.

- Đối với tín dụng doanh nghiệp, là bất cứ sự thay đổi bất thường nào trong phương thức hạch toán kế toán, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hành tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập.

- Việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán cổ tức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm.

- Giá cổ phiếu của doanh nghiệp thay đổi bất lợi.- Thu nhập ròng giảm trong 1 hoặc nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: ROA;

ROE; EBIT.- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn ( chỉ tiêu vốn cổ phần/ nợ vay),

thanh khoản ( chỉ tiêu thanh khoản hiện hành) hay mức độ hoạt động ( chỉ tiêu doanh thu/ hàng tồn kho).

- Độ chênh lệch của doanh thu hay lưu chuyển tiền tệ so với kế hoạch khi mà tín dụng đã được cấp.

- Thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại NH.

Tuy nhiên, vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm 2 % hay 7% tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp. Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ NH các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận rủi ro tín dụng hay không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không

5 .Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

2

Page 3: Rủi ro tín dụng

Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. 

5.1. Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định   5.1.1 Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới:   Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp

phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. 

Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung. Ngành thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá vừa qua. 

Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém. Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm. 

5.1.2 Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế:   Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi

tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. 

5.1.3 Sự tấn công của hàng nhập lậu:   Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình

hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm,… là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta. 

5.1.4.Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành:  

Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia. 

3

Page 4: Rủi ro tín dụng

5 .2. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi   5.2.1 Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:   Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân

hàng Nhà nước (NHNN)và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ.

5.2.2 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:   Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm

bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu, hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm, mô hình tổ chức còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn. 

1.2.3 Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập:  Các công ty định mức tín nhiệm (ĐMTN) mới ra đời và hoạt động còn thiếu

chuyên nghiệp, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động của mình. Có thể kể đến như: CTCP tín nhiệm và xếp hạng DN, Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC- thuộc Ngân hàng Nhà nước) và Trung tâm Đánh giá tín nhiệm DN (CRVC-thuộc Công ty Phần mềm và truyền thông Vietnamnet)… Nhưng thực tế, các đơn vị này vẫn chưa phải là tổ chức đánh giá ĐMTN theo đúng nghĩa, bởi lẽ hoạt động chính vẫn chỉ là cung cấp thông tin có liên quan tới các DN mà chưa thực hiện nghiệp vụ đánh giá ĐMTN theo chuẩn mực quốc tế.

5.3 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay   5.3.1 Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay:   Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ

thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác. 

5.3.2 Khả năng quản lý kinh doanh kém:   Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là

tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. 

5.2.3 Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:  

4

Page 5: Rủi ro tín dụng

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nơ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp VN. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. 

5.4 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay   5.4.1 Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng:   Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh

chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức.

5.4.2 Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ:   Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều

có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. 

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng.

5.4.3 Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:   Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định

trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu. 

5.4.4 Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo:Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách

khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. 

6. Tác động của rủi ro tín dụngRủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả

nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đới sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu

5

Page 6: Rủi ro tín dụng

6.1. Tác động đến hoạt động của các ngân hàng thương mại* Ảnh hưởng đến ngân hàng bị rủi ro- Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và cho

vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản vốn huy động đến hạn, điều này sẽ làm ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vong quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến.

- Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, ngân hàng không còn đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực pha sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

* Đối với hệ thông ngân hàngMỗi ngân hàng trong 1 quốc gia đều có liên quan đến hệ thông ngân hàng và các tổ

chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy,nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước và chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại khác, làm cho các ngân hàng khác vô hinh chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

6.2. Tác động đến nền kinh tế- xã hội:Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính

chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế như vậy nên một ngân hàng bị phá sản sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ,, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn....

Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước liên quan.

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thồn ngân

6

Page 7: Rủi ro tín dụng

hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

7. Quản trị rủi ro tín dụng7.1. Khái niệm và mục tiêu về quản trị rủi ro tín dụng- Quản trị rủi ro tín dụng là: là tiến trình trong đó ngân hàng sẽ nghiên cứu, theo dõi,

thẩm định về rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, qua đó phát hiện những khả năng có thể xảy ra rủi ro và lập các phương án phòng ngừa cũng như hạn chế tổn thất.

- Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng:Đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàngGóp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nếu quản lý và

đánh giá tốt rủi ro.7.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng:Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết

hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như- Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặn

các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng. Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ. Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất

- Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Trong ngân hàng, nhân viên có thể có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngược hoặc cản trở nhau. Vì thế cần có quản trị để mọi người hành động một cách thống nhất

- Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hướng. Phải có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra.

7.3. Nhiệm vụ của quản trị rủi ro tín dụng:- Hoạch định phương hướng và kế hoạch phòng chống rủi ro. Phương hướng nhằm

vào dự đoán xác định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao....

- Phương hướng phòng chống rủi ro có khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể chấp nhận được.

- Tham gia xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc.

- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện giao dịch...Trên cơ sỏ đó đề nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro.

7.4. Đo lường rủi ro tín dụng:Trong hoạt động của ngân hàng, tín dụng là hoạt động chủ yếu. Nếu quản lý tốt, tín

dụng sẽ góp phần đáng kể trong việc tạo ra lợi nhuận và làm tăng giá trị ngân hàng. Ngược lại, nếu quản lý kém, tín dụng có thể gây ra tổn thất lớn và làm giảm giá trị ngân hàng. Tuu vậy, một trong những tính chất cơ bản của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và vì vậy tất cả các mô hình tài chính hiện đại đều được đặt trong môi trường rủi ro. Do đó, cần thiết phải có một khái niệm rủi ro theo quan điểm lượng và phải xây dựng công cụ để đo lường nó. Vì thế, mục tiêu quan trọng của quản lý tín dụng là làm giảm tối đa rủi ro tín

7

Page 8: Rủi ro tín dụng

dụng. Muốn vậy ngân hàng phải lượng hóa và đánh giá được rủi ro tín dụng để từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả. Có thể sủ dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng, bao gồm mô hình định lượng và mô hình định tính.

7.4.1.Mô hình định tính về rủi ro tín dụng- Mô hình 6C:Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiệ chí

và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “ 6 khía cạnh-6C” của khách hàng bao gồm:

- Tư cách người vay (Character) : cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay cảu khách hàng, mục đích xin vay của họ có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phủ hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng không? Đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng khác, từ các cơ quan thông tin đại chúng....

- Năng lực của người vay (Capacity) : Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, xem người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hay không?

- Thu nhập của người đi vay ( Cashflow) : Xác định nguồn trả nợ của khách hàng như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán....

- Bảo đảm tiền vay ( Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể trả nợ vay cho ngân hàng.

- Các điều kiện (Conditions) : Các ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ

- Kiểm soát ( Control) : Tập trung vào những vấn đề này như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng đến khách hàng hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?

Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của nó là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng.

7.4.2. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng:Mô hình định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng. Hiện nay,

hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại là sử dụng các mô hình định lượng. Sau đây là một số mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng thường được sử dụng nhiều nhất.

* Mô hình điểm số Z:Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng. Mô hình này phụ thuộc vàoChỉ số các yếu tố tài chính của người vay – XTầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay

trong quá khứMô hình được mô tả như sau:Z= 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó: X1 là tỷ số “ vốn lưu động ròng / tổng tài sản” X2 là tỷ số “ lợi nhuận tích lũy / tổng tài sản” X3 là tỷ số “ lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản” X4 là tỷ số “ thị giá cổ phiếu / giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5 là tỷ số” doanh thu / tổng tài sản”

8

Page 9: Rủi ro tín dụng

Trị số Z cang cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao

Z< 1,8 : Khách hàng có khả năng rủi ro cao1,8<Z<3 : Không xác định đượcZ> 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợBất kỳ công ty nào có điểm số Z< 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín

dụng cao.Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giảnNhược điểm : + Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro

không và không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tieemg năng của mỗi khách hàng là khác nhau, từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi vay của khoản vay

+ Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay ( danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế....)

* Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý

đơn xin vay cảu người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản....Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình này bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác.

Mô hình này thường sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10Ưu điểm: mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và giảm

đáng kể thời gian ra quyết định tín dụngNhược điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng

với những thay đổi trong nền kinh tế và trong cuộc sống gia đình.* Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor:Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái

phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard & Poor là những công ty cung cấp dịch vụ này tôt nhất. Moody và Standard & Poor xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, còn các hạng sau thì không nên đầu tư, cho vay. Nhưng thực tế do phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rui ro và lợi nhuận nên những khoản cho vay tuy được xếp hạng thấp nhưng lại có lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào những khoản này.

Nguồn Xếp hạng Tình trạngStandard &

PoorAaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhấtAa Chất lượng caoA Chất lượng trên trung bìnhBaa Chất lượng trung bìnhBa Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu

cơB Chất lượng dưới trung bình

9

Page 10: Rủi ro tín dụng

Caa Chất lượng kémCa Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợC Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

MoodyAAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhấtAA Chất lượng caoA Chất lượng trên trung bìnhBBB Chất lượng trung bìnhBB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu

cơB Chất lượng dưới trung bìnhCCC Chất lượng kémCC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợC Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

7.4.3. Nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụngỦyban Basel về giám sát Ngân hàng là một ủy ban gao gồm các chuyên gia giám sát

hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1975 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 ( Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sỹ, Anh, Mỹ). Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington hoặc tại thành phố Basel ( Thụy sỹ).

Quan điểm của Basel: Sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến suej ổn định về tài chinhd trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy nâng cao sức mạnh của heeh thống tài chính là vấn đề trung tâm. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp hoạt động trong phạm vi các nước thành viên mà còn mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu vag ban hành 2 âns phẩm:

- Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một cách hiệu quả ( hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng)

- Tài liệu hướng dẫn( được cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo, các hướng dẫn và tiêu chuẩn của ủy ban Basel.

Như vậy, tù chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm,hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp( 3 nguyên tắc): trong nội dung này, Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tin dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng( tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro...). Trên cơ sỏ này, ban Giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.

10

Page 11: Rủi ro tín dụng

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh ( 4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh ( thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện áp dụng...). Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và phải phân trách nhiệm rạch ròi các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.

- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp ( 10 nguyên tắc): các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay...theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng...để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hẹ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý, trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này được giao cho bộ phận nào giải quyết? Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng.

Như vậy trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản sau:

- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng- Xây dựng 1 hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình

đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.

II/ Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTMHệ thống các TCTD nói chung và hệ thông ngân hàng nói riêng đã phát triển đa dạng

về hình thức sở hữu và loại hình dịch vụ. Quy mô và chất lượng hoạt động của các NHTM ngày càng tăng; năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, năng lực cạnh tranh, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng được nâng lên. Các NHTM đã cơ bản thực hiện tốt vai trò trung gian, huy động và phân bổ nguồn vốn có hiệu quả, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn và tiện ích của nền kinh tế và xã hội. Nhờ đó, hoạt động tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn và qua cũng còn một số tồn tại cần khắc phục. Ta sẽ đi phân tích một số vấn đề sau:

A. Đánh giá chung:

11

Page 12: Rủi ro tín dụng

1. Chất lượng tín dụng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại đáng kể. Trừ năm 2005 thì tăng trưởng tín dụng

năm 2008 thấp nhất trong 9 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong năm 2009, tăng trưởng tín dụng quá cao là nguyên nhân chính khiến thị trường huy động vốn căng thẳng như hiện nay. Theo thống kê của NHNN, hiện tăng trưởng tín dụng đã ở mức 37,7% - cách xa con số 25% mà NHNN đưa ra hồi đầu năm và vượt gần 8% so với “phanh” dự kiến của NHNN trong những tháng cuối năm là 30%.

Tính chung cho toàn hệ thống ngân hàng, nợ xấu năm 2008 là 3.5%, cao hơn so với năm 2007 là 3%. Tuy nhiên, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng hiện đã giảm đáng kể vào đầu 2009. Con số nợ xấu của các ngân hàng hiện nay công bố đều khá "đẹp" trong khoảng từ 1- 3%. Nguyên nhân là nhờ gói hỗ trợ lãi suất kích cầu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục kế hoạch kinh doanh để thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó, thì trường bất động sản có dấu hiệu ấm dần lên đã giúp cho các ngân hàng thu hồi được các khoản nợ khó đòi của nhà đầu tư bất động sản trong năm 2008. Ta có thể lấy dẫn chứng ở một số NHTM như: Ở Vietcombank, hiện nợ xấu là 3% (con số này vào thời điểm đầu 2009 là gần 4%)- Ông Nguyễn hòa bình, chủ tịch HĐQT VCB cho biết. Hay tại Eximbank, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đã giảm đáng kể, chỉ còn 2% so với mức 4.71% vào cuối năm 2008. Các ngân hàng khác như ACB, Sacombank cũng có tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp (đều dưới 1%).

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên tổng dư nợ đã giảm trong năm qua, tuy nhiên, theo Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì chất lượng tín dụng vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Sai phạm trong việc chấp hành qui định, thủ tục cấp tín dụng vẫn xảy ra một cách phổ biến tại hầu hết các tổ chức tín dụng được kiểm tra và phần lớn đều lặp lại những sai phạm đã bị phát hiện. Bên cạnh đó, việc sửa chữa sai sót tại một số ngân hàng chỉ mang tính đối phó. Dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán đã vượt 3% tổng dư nợ nhưng nhiều ngân hàng vẫn cho vay không có quy trình cho vay và quy trình kiểm tra giám sát hoạt động cho vay. Có trường hợp lách quy định bằng cách không ghi mục đích sử dụng vốn vay để đầu tư chứng khoán trong hợp đồng tín dụng, tăng mạnh tổng dư nợ cho vay để giảm tỷ lệ cho vay trong kinh doanh chứng khoán.

2. Hệ thống quản trị:Hệ thống quản trị trong ngân hàng là sự kết hợp của nhiều yếu tố như hoạch định, dự

báo và điều hành. Do đó, khi ban điều hành phải kiêm nhiệm nhiều công việc thì cũng đồng nghĩa với khả năng quản lý tập trung để phát hiện và ứng phó với rủi ro thấp. Tại Eximbank, các phó tổng giám đốc thường giữ nhiều chức vụ. Đó là một lý do khiến tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Eximbank năm 2008 lên tới 4,71%, mức cao nhất trong các ngân hàng.

Theo Thanh tra NHNN, tuy tỷ lệ nợ xấu giảm, song tỷ lệ này tại các tổ chức tín dụng được thanh tra thường cao hơn số liệu báo cáo. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao tại nhiều tổ chức chưa tương xứng với năng lực điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro đang quá yếu.

Một điểm yếu khác có liên quan đến khâu dự báo. Trước những biến động của năm 2008, nhiều ngân hàng đã không lường được tình hình, nên buộc lòng phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2008. Vậy mà hầu hết vẫn chỉ thực hiện được 60-70% chỉ tiêu mới. ABBank chỉ đạt 70 tỉ đồng lợi nhuận so với kế hoạch đã điều chỉnh giảm là 500 tỉ đồng. Hay Eximbank phải điều chỉnh lợi nhuận từ 1.500 tỉ đồng xuống 1.300 tỉ đồng, nhưng

12

Page 13: Rủi ro tín dụng

cuối cùng vẫn chỉ thực hiện được 988 tỉ đồng. Mặt khác, từ câu chuyện chạy đua lãi suất của các ngân hàng thương mại hiện nay thấy rõ việc nâng cao năng lực quản trị, điều hành là một trong những thách thức lớn của các ngân hàng thương mại trong nước trong năm 2010 và nhiều năm tới.

Nhiều ngân hàng cũng chưa chú ý đến quản trị động viên (khích lệ, động viên tinh thần làm việc, giữ chân nhân viên), quản trị thời gian, quản trị mục tiêu, quản trị sự thay đổi, tăng cường tính hợp tác… trong khi đây là những yêu cầu quan trọng.

* Về con người: Một số tổ chức tín dụng mở rộng quy mô nhưng thiếu cán bộ có năng lực, có trường hợp văn bản quy định của tổ chức tín dụng còn vi phạm các quy định của pháp luật, bộ máy kiểm tra và kiểm toán chưa phát hiện ra sai phạm. Có trường hợp tổ chức tín dụng chưa có bộ máy kiểm toán nội bộ chuyên trách theo quy định.

Dù đã tăng về số lượng lẫn chất lượng lao động, nhưng nhân sự ngành ngân hàng vẫn trong tình trạng: chất lượng lao động cấp quản lý khan hiếm (biểu hiện qua hiện tượng chảy máu chất xám, thay đổi lãnh đạo liên tục), lao động cấp nhân viên chưa chuẩn (thể hiện qua việc bố trí sai công việc, ưu tiên cho “người nhà” vào làm việc…). Kết quả là chất lượng phục vụ và kỹ năng bán hàng của nhân viên ở nhiều ngân hàng chưa cao. Bởi vì, con người luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng làm nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nếu chất lượng cán bộ ngân hàng không được đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều nhận định sai lầm trong các hợp đồng tín dụng. Việc hạn chế thông tin về khách hàng cũng dẫn đến những sai lầm trong chính sách quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM.

3. Năng lực tài chính: Các ngân hàng này đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ.

Tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tính đến năm 2008 đã đạt 1,7 triệu tỉ đồng. Và các ngân hàng cũng đang tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng số vốn tối thiểu 3.000 tỉ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. So với các ngân hàng khu vực và thế giới, quy mô vốn của ngân hàng Việt Nam hiện còn thấp (đầu năm 2009, gần 80% ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỉ đồng) va ty le an toan von thap. Trong khi đó, quá trình tăng vốn của nhiều ngân hàng lại chưa hiệu quả. Ví dụ, kế hoạch tăng vốn thêm 112,29 triệu cổ phiếu của Vietcombank đã không thể diễn ra trong năm 2009 do vấp phải sự phản đối của cơ quan quản lý. Theo Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank phải tìm được cổ đông chiến lược nước ngoài trước khi tăng vốn. Đây là bài toán khó cho Vietcombank, bởi Ngân hàng từng thất bại trong lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, do đợt IPO đầu tiên (27.12.2007) có giá trúng bình quân quá cao, gấp đôi giá đặt mua của các cổ đông chiến lược nước ngoài.

Việc huy động tiền gửi cũng càng ngày càng khó khăn, biểu hiện qua việc ngân hàng phải chạy đua lãi suất để thu hút vốn. Các ngân hàng còn phải chấp nhận tình trạng đa phần khách hàng đều gửi tiền ngắn hạn. Tại Sacombank, trong 9 tháng đầu năm 2009, có đến 84,8% tiền gửi thuộc kỳ hạn dưới 3 tháng. Vì thế, rất khó cho Ngân hàng trong việc đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn. Trong khi đó, thị trường liên ngân hàng, dù đã thuận lợi hơn nhưng lại hoạt động chưa hiệu quả. Vấn đề không phải ở lãi suất kém hấp dẫn mà ở tính hợp tác giữa các ngân hàng không cao. Một số ngân hàng dự trữ tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ ít hoặc không hợp lý, dẫn tới chất lượng món vay thấp, vay tái chấp vốn gặp khó khăn.

4. Năng lực công nghệ: Ngoài một số ngân hàng như ACB, Techcombank, Đông Á “chịu chi” trong đầu tư

thiết bị công nghệ hoặc đẩy mạnh hợp tác với đối tác để phát triển các phần mềm quản lý,

13

Page 14: Rủi ro tín dụng

đa số các ngân hàng khác đều ở tình trạng công nghệ chưa đạt chuẩn (hệ thống máy ATM của Vietcombank và VietinBank vẫn thường gặp trục trặc). Năng lực công nghệ còn thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của nhân viên trong việc sử dụng công nghệ đó. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn xảy ra tình trạng nhân viên ở nhiều ngân hàng thao tác thủ công, chưa thể thực hiện kết nối. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

5. Xử lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.Cho dù ngân hàng sử dụng tất cả các biện pháp để hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt

động thì cũng không tránh khỏi những rủi ro tín dụng có nguyên nhân từ cả chủ quan cũng như khách quan. Và yêu cầu đặt ra là cần phải có những biện pháp xử khắc phục rủi ro đó, để ngân hàng vẫn có thể hoạt động bình thường.

Thành lập công ty (hoặc phòng, ban) quản lý nợ xấu: xây dựng chính sách xử lý nợ xấu thích hợp. Phân công và quy trách nhiệm đòi nợ. Liên kết các bên Ngân hàng – Khách hàng - Chính quyền địa phương trong việc xử lý nợ.

Ngân hàng phân loại nợ quá hạn (thành nợ khó đòi, nợ quá hạn có khả năng thu hồi) hoặc nợ có vấn đề theo các tiêu thức đã được quy định, phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết.

Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chình tạm thời song vẫn còn khả năng và mong muốn trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, hay gia hạn nợ hoăc giảm lãi …

Trong trường hợp người vay chây ì, lừa đảo, không có khả năng trả, ngân hàng áp dụng các chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong tỏa tiền gửi trên tài khoản, hoặc kiện ra tòa án, …

Trong trường hợp do cán bộ ngân hàng gây ra, cán bộ ngân hàng phải có trách nhiệm đòi nợ, bồi thường tổn thất cho ngân hàng.

Xử lý bằng quỹ dự phòng: sử lý quỹ dự phòng để loại trừ nợ xấu không thể hồi ra khỏi nội bảng.

Nếu ngân hàng được người vay chấp nhận chi trả khoản nợ (mà ngân hàng đã loại trừ khỏi nội bảng) thì sẽ được ghi nhận là thu nhập bất thường.

B. Đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng BIDV1. Về chất   lượng tín dụng BIDV là một trong những ngân hàng Việt Nam vượt trội về định hướng thương mại

và quản trị rủi ro, là ngân hàng lớn thứ hai của Việt Nam, dự kiến sẽ cổ phần hóa 30% trong đó 20% bán cho nhà đầu tư chiến lược trong nửa đầu năm 2010.

Huy động vốn đạt 173.510 tỷ đồng, tăng 16,1% so đầu năm, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyển động về chất trong xử lý nợ xấu các ngân hàng thương mại được đặt mốc sơ khai vào những năm 1999 2000, khi Ngân hàng Nhà nước quyết định cho phép các ngân hàng được trích dự phòng các khoản nợ rủi ro.

Mốc chuyển động về chất thứ hai được gắn với Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, ban hành ngày 22/4/2005, về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro, tiền gần hơn với chuẩn mực quốc tế Ngay khi văn bản này ra đời, NHNN nêu rõ: 3 năm kể từ khi QĐ 493 có hiệu lực thi hành (tức là đến tháng 4/2008), các tổ chức tín dụng phải hoàn thành xây dựng và chính thức áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo Điều 7 Quyết định 493.

14

Page 15: Rủi ro tín dụng

Tuy nhiên, dường như cho đến thời điểm này, mới chỉ có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiên phong thực hiện “chuẩn” này, còn hầu hết các NHTM Việt Nam vẫn đang thực hiện phân loại nợ theo Điều 6 QĐ 493 mà theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế độ chính xác chưa thật cao.

Tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế của BIDV do Kiểm toán quốc tế thực hiện đã giảm từ 31% năm 2005 (khi chưa thực hiện phân loại theo Điều 7 QĐ 493)  xuống còn 9,6% vào năm 2006 và đến năm 2007 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn ở mức 3,9%

2006: xử lý nợ xấu bằng nguồn tính DPRR. Ngân hàng đã trích DPRR được 50% so với kế hoạch phải trích đến năm 2007. Hiện tổng DPRR của BIDV là 4.700 tỉ đồng, trong đó có 2.000 tỉ đồng trích từ lợi nhuận năm nay

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s ngày 12/4/2007 đã tuyên bố mức xếp hạng năng lực tài chính của BIDV E+. Xếp hạng tiền gửi nội tệ/ngoại tệ và xếp hạng nhà phát hành đạt trần xếp hạng quốc gia với Ba1/B1 và Ba1/Ba2.

2008: 6 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 604 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước và đạt 19% kế hoạch năm.

Dư nợ tín dụng đạt 137.204 tỷ đồng, tăng 16% so đầu năm và tăng 24% so cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước (15,4%).

Tỷ lệ nợ xấu 3,87% tăng 1,26% so đầu năm (2,75%). 2009: Tỷ lệ nợ xấu là 3% tính đến cuối năm * Về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng

2008: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ký kết thỏa thuận nguyên tắc cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho 9 dự án đầu tư tại Nam Định và Thái Bình (8 dự án tại Nam Định, 1 dự án tại Thái Bình), chủ yếu các dự án đều là đầu tư xây dựng cơ bản như: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Nghĩa An; Xây dựng trung tâm thương mại Thành phố Nam Định…, Dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Phủ Lý - Mỹ Lộc theo hình thức BT, Dự án xây dựng Trung tâm thương mại tại khu đất nhà máy Dệt, đường Trần Phú, Nam Định với Công ty Cổ phần Dầu khí Alpha.

Tại tỉnh Thái Bình, BIDV thỏa thuận nguyên tắc đầu tư và tài trợ vốn đối vớí Dự án thăm dò và khai thác bể than Đồng bằng sông Hồng với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam.

2009: Đầu tư xây dựng cảng biển và cầu đường (dự án kênh đào Quan Chánh Bố, xây dựng cảng biển nước sâu, cầu Cổ Chiên; cải tạo nâng cấp các Quốc lộ 60, 53 và 54; xây dựng tuyến đường ven biển Đông kết nối Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực…), các dự án phát triển năng lượng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, luyện cán thép…; đầu tư các dự án thương mại- du lịch, dịch vụ...

BIDV còn đầu tư vào Campuchia trên nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tài chính và bảo hiểm.

BIDV có bước đột phá trong thực hiện công tác An sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo với Đề án An sinh xã hội – Vì cộng đồng 2009-2010 với tổng kinh phí dành cho người nghèo là 302 tỷ đồng, nhận đỡ đầu 5/62 huyện nghèo nhất cả nước

BIDV là ngân hàng thực hiện kiểm toán quốc tế liên tục 13 năm trở lại đây. Vừa qua BIDV tiếp tục được Ngân hàng thế giới (WB) lựa chọn là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam thực hiện giải ngân Dự án tài chính nông thôn III với trị giá trên 200 triệu USD. Trước đó, dự án Tài chính nông thôn I và II với tổng vốn là 348 triệu USD (dự án TCNT

15

Page 16: Rủi ro tín dụng

I là 113 triệu USD, dự án TCNT II là 235 triệu USD) cũng đã được giao cho BIDV làm đầu mối (ngân hàng bán buôn) để triển khai thực hiện nhằm đảm bảo những yêu cầu đặt ra của WB.

Hai dự án này đã được WB đánh giá là những dự án có tốc độ giải ngân nhanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất từ trước đến nay. Riêng Dự án II đã được tài trợ cho trên 350.000 tiểu dự án trải rộng trên 60 tỉnh, thành phố trong nước, tạo ra trên 250.000 việc làm mới ở khu vực nông thôn. Thu nhập tăng thêm trên 1USD đầu tư từ dự án  TCNT II là 0,8 USD.

Ngày 16/7/2009, Fitch Ratings đã công bố giữ nguyên xếp hạng độc lập của BIDV ở mức D/E và xếp hạng hỗ trợ ở mức 4.

Theo Fitch Ratings, chất lượng tín dụng của BIDV đã được cải thiện đáng kể, nhưng nợ nhóm 2 còn chiếm tỷ trọng 20% trên tổng dư nợ vào cuối năm 2008. Thêm vào đó, mặc dù tăng trưởng tín dụng của BIDV trong giai đoạn 2005 - 2008 ở mức 23%, thấp hơn so với mức trung bình toàn ngành 34%, song chi phí tín dụng sẽ tăng do thách thức đặt ra từ sự suy giảm nhu cầu thị trường thế giới đối với sự phụ thuộc của nền kinh tế và thương mại Việt Nam. Ngoài ra, gói cho vay hỗ trợ lãi suất đang triển khai có khả năng cung cấp các khoản tín dụng giá rẻ cho khách hàng mà có thể không có khả năng trả nợ trong năm 2009/2010 nếu trong trường hợp lãi suất tăng.

2. Về năng lực tài chínhQuy mô tài sản không ngừng tăng lên: từ 96-06

-Tài sản tăng gấp 9,5 lần từ 96-06-Vốn  tăng gấp 10 lần.-Chênh lệch thu, chi trước dự phòng đạt 3.199 tỷ đồng , tăng gấp 18 lần so với so với năm 1996.

-Lợi nhuận trước thuế tăng gấp 7 lần

Chỉ tiêu 1996 2001 2006 30/6/2007

Tổng tài sản 17.000 62.097 161.272 201.670

Vốn và các quỹ 765 2.567 7.622 10.822

Lợi nhuận trước thuế

182 859 1.206 873,654

CAR (*) 4,2% 5,1% 9,1% 10,67%

Đơn vị: Tỷ đồngNăm 2006 là năm thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu tài sản. Lần đầu tiên, dư nợ tín

dụng có tỷ trọng giảm xuống đến mức 70% tổng tài sản. Cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp được cải thiện, cụ thể:

- Chuyển dịch cơ cấu, chất lượng tài sản có- Thay đổi cơ cấu thu nhập trong tổng nguồn thuTỷ trọng thu nhập từ lãi tín dụng (thu

nhập chứa đựng nhiều rủi ro) giảm dần và thay vào đó là tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng: thu từ dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán.

Nếu tính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ số an toàn vốn của BIDV đến 31/12/2006 là 9,1%, đã đạt được ở mức theo thông lệ quốc tế tối thiểu > 8%. Nhưng nếu tính đủ dự phòng rủi ro mà BIDV phải trích (DPRR còn thiếu khoảng 3.000 tỷ đồng) thì hệ số CAR theo chuẩn mực Việt Nam chỉ còn khoảng 5,9%. Để đảm bảo tỷ lệ CAR theo thông lệ quốc tế, thực hiện đề án tăng vốn trước khi cổ phần  hóa, ngày 1/2/2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tăng vốn điều lệ cho BIDV là 3.400 tỷ đồng (QĐ số

16

Page 17: Rủi ro tín dụng

148/QĐ - TTg) do đó, hệ số CAR của BIDV hoàn toàn đạt được mức theo thông lệ quốc tế.

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006

DN quốc doanh 72% 67% 65% 52% 43,2%

DN ngoài quốc doanh 26% 31% 32% 45% 53,4%

DN có vốn đầu tư nước ngoài

2% 2% 3% 3% 3,4%

Chỉ số VAS IFRS Thông lệ quốc tế

CAR > 8%

-Tính theo QĐ 457-Theo QĐ 457 đã sửa đổi

9,4%8,9%

8,8%8,3%

ROA 0,75% 0,44% >1%

ROE (*) 12,3% 11,1% >15%

Mặc dù các chỉ số về khả năng sinh lời của BIDV qua các năm đều tăng theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đạt được theo các thông lệ quốc tế. Nếu tính và trích đủ dự phòng rủi ro theo IFRS cùng với việc tăng vốn điều lệ thêm 3.4000 tỷ thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn tự có bình quân (ROE) mới chỉ đạt 4,55% thấp hơn nhiều so với thông lệ, tương tự như vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) mới chỉ đạt 0,44%, BIDV đặt cho mục tiêu đến năm 2012 phải tăng cường năng lực tài chính để tăng sức cạnh tranh khi hội nhập quốc tế, trong đó nhóm chỉ tiêu chất lượng phải đạt ởcác mức sau:* Về năng lực tài chính: -CAR >10% - 12%-Vốn điều lệ > 20.000tỷ đồng-Vốn chủ sở hữu > 40.000tỷ đồng*Cơ cấu theo dịch vụ ròng/LNTT >  40%*Nợ xấu < 5% tổng dư nợ*Mức tăng lợi nhuận trước thuế bình quân: 40%/năm*Khả năng sinh lời:-ROA > 1% - 1,5%-ROE  > 15% - 18%

6 tháng đầu năm 2008 của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) diễn ra sáng nay (08/07) tại Hà Nội, ông Trần Bắc Hà Chủ tịch HĐQT BIDV thông báo tổng tài sản của ngân hàng này đã đạt 224.261 tỷ, tăng 9,7% so với đầu năm và hoàn thành 57% so với kế hoạch.

Đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, BIDV đã hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh: Năm 2009, tổng tài sản BIDV đạt gần 300.000 tỷ đồng, tăng 20,4%; huy động vốn bình quân đạt trên 200.000 tỷ đồng, tăng trưởng 19,3% so với năm 2008; lợi nhuận trước thuế năm 2009 của BIDV là 3.450 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt trên 180.000 tỷ đồng, tăng trưởng 24,8%; dư nợ cho vay lãi suất tính đến ngày 31/12/2009 đạt gần 64.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,4% dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của toàn nền kinh

17

Page 18: Rủi ro tín dụng

tế, chiếm 23% của khối Ngân hàng thương mại Nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân. CAR: 10%; ROA: 1,28%; ROE: 15,36%.

3. Năng lực quản trị điều hànhBIDV được các tổ chức quốc tế nhìn nhận: Các tiêu chí phân loại nợ đã tiệm cận với

chuẩn mực quốc tế; chính sách khách hàng được xây dựng và áp dụng đồng bộ với chính sách phân loại nợ; chất lượng tín dụng bước dầu được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể tới từng khách hàng, từng ngành nghề, từng loại hình tổng công ty và theo nợ cơ cấu...

Việc thực hiện xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (2006) cũng đem lại cho BIDV nhiều kết quả khả quan.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV được ban hành trên cơ sở loại bỏ những nhược điểm của Điều 6 Quyết định 493 (chỉ phân loại nợ vào các nhóm theo phương pháp định lượng đó là theo kỳ hạn trả nợ đã được gia hạn nợ, hoặc cơ cấu lại nợ). Theo Điều 6 thì ngân hàng chỉ nhìn vào một khoản vay và nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì khách hàng đó tốt. Thậm chí, trong nhiều trường hợp khách hàng chưa trả được nợ thì gia hạn nợ hoặc cán bộ tín dụng"xoay"đủ kiểu để khách hàng có tiền đáo nợ là xong. Và thế là khách hàng và khoản nợ trên cứ yên vị ở nhóm"đẹp"; khách hàng thêm một thời gian không phải lo ngay ngáy trả nợ còn ngân hàng chỉ trích lập dự phòng rủi ro ít hơn, có nhiều vốn để quay vòng hơn...

Theo hệ thống mới, đã sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của từng khách hàng, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng, có tính đến các yếu tố ảnh hưởng như: quy mô hoạt động; ngành nghề hoạt động; loại hình sở hữu của khách hàng. Tuỳ theo tổng số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được phân vào một trong 10 nhóm hạng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau.

Có ba hệ thống chấm điểm khác nhau cho ba loại khách hàng chính: tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng (còn gọi là các định chế tài chính) và khách hàng là cá nhân. Trong đó, cấu phần hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đã phản ánh chính xác chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế để từ đó đưa ra được các biện pháp, giải pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu phát sinh.

Theo đánh giá của Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young, nếu thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo Điều 7 sẽ trung thực hơn thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng thêm 2 - 3 lần, dẫn đến việc các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, lợi nhuận giảm.

Việc phân loại nợ tốt thì chất lượng tín dụng, khả năng thanh khoản của BIDV đã được nâng cao rõ rệt. Tại thời điểm 2005 , nợ xấu của BIDV lên tới 31% nhưng đến 2006, tỷ lệ này giảm xuống 9,6%, năm 2007 là 3,9% và cuối quý 2/2008 chỉ còn 2,77%".

Tuy nhiên,"trả giá"cho hành động tiên phong này, năm 2007, BIDV phải trích lập dự phòng rủi ro tới 3.550 tỷ đồng. Nếu không trích lập dự phòng với mức đó, lợi nhuận trước thuế năm 2007 của BIDV sẽ là 5.700 tỷ đồng chứ không phải 2.115 tỷ đồng.

Theo mô hình cũ là Cán bộ tín dụng lo từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khi giải ngân và tất tóan món vay. Bây giờ mô hình TA 2 là Cán bộ quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ, làm hồ sơ (nếu đủ điều kiện), sau khi hòan tất về giấy tờ, gửi phòng Quản trị tín dụng nhập máy tính,sau đó chuyển lại hồ sơ tài sản thế chấp cho bộ phận QHKH nhập kho quỹ. Đối với những món vay vượt quyền của phòng QHKH phải trình phòng Quản trị rủi ro. Nhưng mô hình này phát sinh nhiều lọai giấy tờ con, qua nhiều khâu nên khách hàng

18

Page 19: Rủi ro tín dụng

phải đợi thời gian lâu hơn để làm hồ sơ thủ tục: hồ sơ vay ban đầu và hồ sơ xin giải ngân, sử dụng vốn, nhiều nghiệp vụ của cán bộ tín dụng chồng chéo mất thời gian, việc tiếp nhận tài sản đảm bảo được chuyền qua chuyền lại từ Khách hàng-QHKH-QTTD-QHKH-quỹ -> rất phiền không đáng -> rủi ro, phòng QTTD không phát huy hết công việc về hành chính tín dụng -như vậy là không hiệu quả

Ngoài ra, năm 2006: BIDV cũng có bản ghi nhớ hợp tác với Công ty mua bán nợ (DATC) để đẩy nhanh quá trình xử lý nợi xấu nội tại và hướng tới một thị trường mua bán nợ phát triển tại Việt Nam.

III.   Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

1. Xây dựng, hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng.Hoàn thiện quy trình tín dụng: để đảm bảo thực hiện đúng các quy định liên quan của

Nhà nước đến công tác tín dụng ĐTPT đòi hỏi NHPT phải thường xuyên cập nhật, hệ thống hoá và hoàn thiện các quy trình thẩm định, tín dụng cho phù hợp.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp và uỷ quyền: việc phân cấp và uỷ quyền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của NHPT về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả; phải xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng; và phải phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền. Để đạt được mục tiêu trên có thể căn cứ vào các tiêu chí như năng lực của Chi nhánh (Ban lãnh đạo, cán bộ tín dụng, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh…); mức độ rủi ro của các dự án (số vốn vay, thời gian vay, địa bàn, ngành nghề…); phân chia thẩm quyền quyết định cho vay của các cấp (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng, Giám đốc Chi nhánh)…

Xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng: Để hạn chế RRTD, NHPT cần xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng đối với một dự án; giới hạn cho vay đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan theo quy định tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN; giới hạn cho vay đối với từng ngành nghề, lĩnh vực; khu vực địa lý

2. Phải hoàn thiện bộ máy giám sát và quản lý rủi ro và tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay.

Bộ máy giám sát và quản lý rủi ro của ngân hàng phải phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là hình thành bộ phận quản lý rủi ro ở hội sở chính và ở các Chi nhánh, trên cơ sơ hình thành một bộ phận độc lập không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro cho NH; nhận diện và phát hiện rủi ro; phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sơ các chỉ tiêu, tiêu thức được xây dựng đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro.

Việc tăng cương kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, nhất là rủi ro đạo đức khi khách hang sử dụng vốn vay sai mục đích. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi tiền vay phải được chuyển trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng. Việc giải ngân phải được thực hiện qua hệ thống thanh toán của NHPT; định kỳ (quí) phải phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay và tình hinh sản xuất kinh doanh của khách hàng đặc biệt khách hàng có nợ quá hạn và lãi treo.

3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn.

19

Page 20: Rủi ro tín dụng

Công tác thẩm định cần được thay đổi căn bản trên cơ sở việc quản lý tín dụng theo khách hàng chứ không phải chỉ quản lý theo dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. Đồng thời khi thẩm định cần chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin về dự án, khoản vay; áp dụng các chỉ tiêu thẩm định như NPV, IRR, phân tích độ nhạy… và cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng/chủ đầu tư…

4. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính

và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo các loại hình khách hàng khác nhau nhằm đánh gía rủi ro liên quan đến khách hàng vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:

Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản,

khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; Uy tín với các tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây; Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành

nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để ngân hàng xác định giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện tín dụng thích hợp với khách hàng; tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

5. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phòng ngừa rủi ro . Cần xây dựng hệ thống thông tin tiên tiến, hiện đại, ổn định. Thường xuyên kiểm tra

bảo trì, bảo dưỡng kịp thời thay bổ sung khi cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định trong mọi trường hợp.Để có thể triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì các NHTM phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro thông qua việc tăng cường thu thập thông tin về khách hàng, dự án, thông tin về kinh tế -  xã hội; ngành hàng, thị trường … thông qua các kênh thông tin khách nhau; đồng thời phải sàng lọc, xử lý và lưu trữ thông tin cho khoa học, và phải tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm nghiệp vụ và khẩn trương thực hiện tốt các thanh toán cho khách hàng.

6. Công tác tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực.Là cần phải có giải pháp về nguồn nhân lực, trước hết là các ngân hàng phải xây dựng

và hoàn chỉnh được một quy chế tuyển dụng và tuân thủ nghiêm ngặt quy chế này. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng được yếu cầu nhất là trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng phải tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm: chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dung; có chính sách đào tạo và đãi ngộ hợp lý thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ đào tạo, cơ hội thăng tiến… đối với những cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định, quản lý rủi ro. Đồng thời, ngân hàng cũng cần phải ban hành qui định liên quan đến vấn đề trách nhiệm cá nhân (nhất là trách nhiệm vật chất) trong việc để xảy ra rủi ro gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng.

20

Page 21: Rủi ro tín dụng

Tiếp nữa là hướng tới hình thành bộ phận chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực kinh tế. Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia này là định kỳ đưa ra các báo cáo phân tích, đánh giá tổng quan về nền kinh tế thế giới và trong nước, xu hướng phát triển và nhưng tác động của nó đến hoạt động ngân hàng. Từ đó có những tham mưu kịp thời trong xây dựng, điều chỉnh chính sách và định hướng chiến lược phù hợp.

7. Đa dạng hoá để phân tán rủi ro tín dụng.Muốn vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh thực hiện các hình thức tài trợ hiện tại và thực

hiện thêm các hình thức tài trợ, đầu tư theo hướng thị trường; đối với hoạt động tín dụng, để tiến hành đa dạng hoá ngân hàng cần phải quy định và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng như đã phân tích ở trên.

8. Mở rộng cho vay có đảm bảo: Để đảm bảo hạn chế rủi ro, nhất là rủi ro đạo đức và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra

thì ngân hàng cần phải tăng cường mở rộng việc cho vay có tài sản bảo đảm theo hướng: không đồng nhất tất cả các dự án vay vốn cùng chung một điều kiện bảo đảm tiền vay; yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm tiền vay nếu thấy cần thiết…

9. Thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro   như đối với các ngân hàng thương mại, đẩy mạnh công tác xử lý rủi ro.

10. Một số giải pháp khác.- Các ngân hàng phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ

quy chế quy trình nghiệp vụ, cụ thể: Ban hành đầy đủ các quy chế quy trình nghiệp vụ trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của Nhà nước, của ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Kịp thời hướng dẫn các văn bản chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời, hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình... phải được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ phải nắm vững và thực thi đầy đủ, chính xác.

- Cần phải có có các giải pháp để đối phó với các yếu tố từ bên ngoài như sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, sức ép từ việc thực hiện các cam kết theo thông lệ, các diễn biến phức tạp của xu thế thị trường, tác động tiêu cực của các thông tin truyền thống bất cân xứng... Để hạn chế tối đa rủi ro hoạt động do nhưng tác động tiêu cực từ bên ngoài các ngân hàng cần thực hiện các biện pháp cơ bản sau :

+ Trước hết là tuân thủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan trong quá trình xây dựng quy chế, quy trình, hướng dẫn, nghiệp vụ cũng như trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện.

+ Tiếp theo, để thích ứng được các yếu tố bất ngờ xảy ra trong cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước, các ngân hàng phải thường xuỵên cập nhật thông tin liên quan từ bên ngoài, kiểm soát được và hiệu chỉnh kịp thời các văn bản nội bộ khi phát sinh các thay đổi hoặc chủ động xây dựng các lộ trình để thực hiện các cam kết theo thông lệ.

- Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ. Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ thì công việc này cần phải tiến hành theo hướng tổ chức lại bộ máy và hoạt động của Ban kiểm soát và Ban kiểm tra nội bộ (KTNB) tại hội sở chính. Phòng (tổ) KTNB tại chi nhánh qua việc đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và quản lý theo chiều dọc. Đồng thời để công tác KTNB tại chi nhánh đạt hiệu quả cao thì cần phải: (i) Tăng cường lực lượng cán bộ cho hệ thống KTNB; (ii) Chuiyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá KTNB; (iii) Đổi mới cách thức kiểm ta và phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ KTNB.

21

Page 22: Rủi ro tín dụng

Cuối cừng , là xây dựng các phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đốii phó cũng như khắc phục kịp thời hầu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây ra rủi ro trong quá trình hoạt động.

Tóm lại, thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập WTO và các hiệp định Tổ chức ngân hàng thế giới đã và đang đặt ra cho cho hệ thống ngân hàng Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Để hội nhập thành công và không bị lép vế trên "sân nhà" các ngân hàng ở Việt Nam, phải lành mạnh hoá tình hình tài chính theo chuẩn mực quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh, nhằm thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, một công cụ quan trọng của chính phủ với phương châm "an toàn hiệu quả – Hội nhập quốc tế – Phát triển bền vững" thì việc nghiên cứu rủi ro tín dụng và đề ra các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng là việc làm vô cùng cấp bách.

22