32
BẢN TIN T T h h ô ô n n g g t t i i n n T T h h ư ư ơ ơ n n g g m m i i TRONG SNÀY: KINH TẾ VĨ MÔ VÀ THƢƠNG MẠI .......................................... 2 TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - TIỀN TỆ ....................................... 4 Lãi suất trái phiếu Chính phủ liên tục giảm trong những tháng đầu năm 2018 .................................................................................. 4 Tỷ giá USD/VND đang được hỗ trợ nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào 6 VẤN ĐỀ - SKIN ................................................................... 8 Năm 2018: Duy trì tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô ................ 8 Triển vọng ngành than ............................................................... 9 THÔNG TIN DỰ ÁN – ĐẦU TƢ............................................... 13 Danh mc dán kêu gi vốn đầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2018 .......................................................................... 13 THÔNG TIN XUẤT NHẬP KHẨU ............................................ 16 Xut khu hàng hóa ca Vi t Nam sang các thtrường chính tăng trưởng mnh .................................................................................................... 16 Xut khu rau quđang nỗ l c gi m bt sphthuc vào thtrường Trung Quc........................................................................................................ 21 Tình hình xut khẩu dây điện và dây cáp điện ...................................... 25 LUÂN CHUYỂN VỐN VÀ ĐẦU TƢ ......................................... 29 Cấp phép đầu tư Nhà máy điện mt tri Sông Lũy 1, tổng vn 875 tđồng theo hình thc BOO ............................................................................ 29 Đầu tư 2.717 tỷ đồng xây cao tc Tuyên Quang Phú Th.............. 29 Khánh thành Nhà máy sn xut chè hữu cơ công nghệ hi ện đại nht ca Nht Bn ................................................................................................... 29 VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI ................................................ 30 Quy đị nh vxut xhàng hóa..................................................................... 30 Thêm cơ quan được thu phí thẩm định điều ki ện kinh doanh rượu.30 TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI PHÒNG THÔNG TIN XUT NHP KHU Địa ch: Tng 6, phòng 603, tòa nhà BCông Thương, 655 Phạm Văn Đồng, Bc TLiêm - Hà Ni Bphn biên tp: (024)22192875 Bphn Marketing: (024)37152584 (024)37152586 Fax: (024)37152574 Ti TP.HCM: 173 Hai Bà Trưng Phường 6 - Qun 3 Tel: (028)38224150. THÔNG TIN CH N L C, THEO YÊU C U C A NHÓM CÁC ĐƠN VỊ , DOANH NGHI P S1 THÁNG 4 NĂM 2018

SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

BẢN TIN

TThhôônngg ttiinn TThhưươơnngg mmạạii

TRONG SỐ NÀY: KINH TẾ VĨ MÔ VÀ THƢƠNG MẠI .......................................... 2

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - TIỀN TỆ ....................................... 4

Lãi suất trái phiếu Chính phủ liên tục giảm trong những tháng đầu

năm 2018 .................................................................................. 4

Tỷ giá USD/VND đang được hỗ trợ nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào 6

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN ................................................................... 8

Năm 2018: Duy trì tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô ................ 8

Triển vọng ngành than ............................................................... 9

THÔNG TIN DỰ ÁN – ĐẦU TƢ ............................................... 13

Danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trên địa bàn

tỉnh Lâm Đồng năm 2018 .......................................................................... 13

THÔNG TIN XUẤT NHẬP KHẨU ............................................ 16

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường chính tăng

trưởng mạnh .................................................................................................... 16

Xuất khẩu rau quả đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường

Trung Quốc ........................................................................................................ 21

Tình hình xuất khẩu dây điện và dây cáp điện ...................................... 25

LUÂN CHUYỂN VỐN VÀ ĐẦU TƢ ......................................... 29

Cấp phép đầu tư Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy 1, tổng vốn 875 tỷ

đồng theo hình thức BOO ............................................................................ 29

Đầu tư 2.717 tỷ đồng xây cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ .............. 29

Khánh thành Nhà máy sản xuất chè hữu cơ công nghệ hiện đại nhất

của Nhật Bản ................................................................................................... 29

VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI ................................................ 30

Quy định về xuất xứ hàng hóa ..................................................................... 30

Thêm cơ quan được thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh rượu . 30

TRUNG TÂM

THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP

VÀ THƯƠNG MẠI

PHÒNG THÔNG TIN

XUẤT NHẬP KHẨU

Địa chỉ:

Tầng 6, phòng 603,

tòa nhà Bộ Công Thương,

655 Phạm Văn Đồng,

Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Bộ phận biên tập:

(024)22192875

Bộ phận Marketing:

(024)37152584

(024)37152586

Fax: (024)37152574

Tại TP.HCM:

173 Hai Bà Trưng

Phường 6 - Quận 3

Tel: (028)38224150.

THÔNG TIN CHỌN LỌC,

THEO YÊU CẦU CỦA

NHÓM CÁC ĐƠN V Ị ,

DOANH NGHIỆP

SỐ 1 THÁNG 4 NĂM 2018

Page 2: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 2

THÔNG TIN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ THƯƠNG MẠI

KINH TẾ TRONG NƢỚC

Tại thị trường trong nước, mặc dù chỉ

số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3/2018

đã giảm so với tháng trước và bình quân

CPI 3 tháng năm nay cũng thấp hơn so với

bình quân CPI 2 tháng đầu năm (CPI bình

quân quý 1/2018 tăng 2,82% trong khi CPI

2 tháng đầu năm nay tăng 2,9% so với

cùng kỳ năm trước), tuy nhiên vẫn đang

xuất hiện nhiều yếu tố gây sức ép lên mặt

bằng giá trong những tháng tiếp theo. Đối

với các yếu tố chủ quan, đó là một số lĩnh

vực Nhà nước kiểm soát sẽ tiếp tục được

điều chỉnh tăng giá theo lộ trình tại nhiều

địa phương như giá dịch vụ y tế, dịch vụ

giáo dục hay giá điện; sức ép tăng giá

xăng dầu trong nước trong bối cảnh giá

xăng dầu thế giới liên tục tăng cộng với

thuế môi trường đối với xăng dầu cũng sẽ

tăng, tác động tới giá xăng dầu và giá

nhiều mặt hàng khác trong nước; sức ép

đến từ việc chính sách tiền tệ, tài khóa có

thể được nới lỏng hơn nhằm hỗ trợ tăng

trưởng kinh tế cộng với hoạt động thoái

vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn dự

kiến sẽ được đẩy mạnh hơn trong năm

nay. Đối với các yếu tố khách quan, đó là

việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa

tăng lãi suất đồng USD trong tháng 3/2018

và có khả năng còn tăng 3 đợt nữa trong

năm nay, cùng những thay đổi trong chính

sách thuế của Mỹ có thể tác động tới kinh

tế, thương mại và đầu tư thế giới, qua đó

tác động tới tỷ giá, tới giá trị đồng Việt

Nam, tới giá cả thị trường quốc tế và trong

nước, gây ảnh hưởng không nhỏ đến lạm

phát. Như vậy, nếu không cẩn trọng, không

điều tiết việc hút vốn nước ngoài để cung

ứng tiền đồng ra thị trường sao cho phù

hợp, thì sẽ gây áp lực lên lãi suất và tỷ giá,

tác động tới mục tiêu kiểm soát lạm phát

của Việt Nam.

Trên thị trường tài chính tiền tệ, tăng

trưởng tín dụng trong 3 tháng đầu năm bất

ngờ chậm lại, chỉ tăng khoảng 3,5% so với

cuối năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 tăng

4,3%); trong đó, tín dụng trung và dài hạn

tăng 4,3%, trong khi tín dụng ngắn hạn chỉ

tăng 2,6%. Đây được đánh giá là diễn biến

tương đối bất ngờ trong bối cảnh lãi suất

bình quân liên ngân hàng đang được điều

chỉnh giảm nhiều tuần liên tiếp. Ở chiều

ngược lại, tăng trưởng vốn huy động từ tổ

chức kinh tế và cá nhân quý 1 năm nay

ước tính tăng lên 3% so với mức 2,6%

cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính đến hết

tháng 3/2018, tỷ lệ tín dụng so với vốn huy

động (LDR) ở mức 88,2%, cao hơn so với

cuối năm 2017 (87,8%).

Hiện thanh khoản của các ngân hàng

nhìn chung đang trong trạng thái tương đối

“dồi dào” nhờ sự hỗ trợ bởi 4 yếu tố chính,

thứ nhất đó là hoạt động đầu tư công chậm

lại, thứ hai là xu hướng cổ phần hóa của

hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước, thứ ba

là việc Ngân hàng Nhà nước đã đẩy mạnh

mua dự trữ ngoại tệ, đồng nghĩa việc bơm

vào hệ thống ngân hàng lượng tiền đồng

lớn và thứ tư là việc giải ngân vốn trái

phiếu Chính phủ chậm.

Thanh khoản dồi dào, huy động vốn

tăng trưởng tích cực hơn cùng kỳ năm

trước trong khi tín dụng có dấu hiệu chậm

lại là những nguyên nhân chính khiến một

số ngân hàng thương mại trong tuần qua

đã có động thái điều chỉnh giảm lãi suất

huy động với mức giảm phổ biến từ 0,2-0,4

điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn. Tuy

nhiên, vẫn xuất hiện nhiều ngân hàng

thương mại, đặc biệt là các NHTM nhỏ

phải đưa ra nhiều biện pháp, chương trình

khuyến mại để thu hút vốn huy động. Điều

này cho thấy, sức khỏe các ngân hàng

không đồng đều và nhiều ngân hàng vẫn

đang trong tình trạng khó khăn.

KINH TẾ THẾ GIỚI

Kinh tế toàn cầu đã kết thúc quý I/2018

Page 3: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 3

với hàng loạt những biến động lớn. Tình

hình chính trị bất ổn với sự thay đổi nhân

sự cấp cao liên tục của Mỹ; thị trường

chứng khoán và ngoại tệ tăng giảm theo

nguy cơ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Quốc và chính sách tăng lãi suất của Cục

Dự trữ liên bang Mỹ (FED); quá trình đàm

phán Brexit của Anh và biến động mạnh

của giá dầu, giá vàng,… là những sự kiện

chính tác động tiêu cực đến tốc độ tăng

trưởng của toàn cầu. Tính đến cuối quý

1/2018, đồng USD đã giảm tới 3% cho dù

kinh tế Mỹ vẫn cho thấy xu hướng tích cực

trên hầu hết các lĩnh vực quan trọng.

Trong những ngày đầu tháng 4/2018,

rủi ro của kinh tế toàn cầu tiếp tục gia tăng

mạnh mẽ trước cách tiếp cận đơn phương

đối với thương mại, an ninh quốc gia và

ngoại giao của chính quyền Tổng thống Mỹ

Donald Trump. Trước hàng loạt quyết định

nhằm hạn chế thương mại từ phía Mỹ,

phía Trung Quốc đã chính thức có động

thái “đáp trả” với việc đưa ra mức thuế mới

trị giá 3 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu từ

Mỹ, trong đó có thịt lợn, rượu vàng và hoa

quả vào ngày 2/4, nhằm trả đũa việc Mỹ

đánh thuế đối với thép và nhôm nhập

khẩu, trong đó có sản phẩm của Trung

Quốc, đồng thời Trung Quốc cũng tuyên

bố sẽ đánh thuế lên 106 mặt hàng nhập

khẩu từ Mỹ, trong đó có đậu nành và xe

hơi, sau khi chính quyền Mỹ tiếp tục công

bố danh sách các mặt hàng Trung Quốc trị

giá 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế suất 25%,

tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và công

nghệ cao nếu nước này không nhượng bộ

về thương mại và đầu tư. Với diễn biến

này, có thể nói cuộc chiến thương mại đã

bắt đầu giữa hai quốc gia hàng đầu thế

giới, khi cả hai nước đã đưa ra các biện

pháp trả đũa nhau bằng các đề xuất đánh

thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, lo ngại về cuộc chiến

thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu

thế giới là Mỹ và Trung Quốc tạm thời lắng

xuống sau khi chủ tịch nước Trung Quốc

đã có những động thái tích cực thông qua

việc thể hiện quan điểm sẵn sàng đối thoại

về thương mại và nới lỏng các hạn chế

thương mại với các quốc gia trên thế giới.

Tại Diễn đàn Kinh tế Bác Ngao, chủ tịch

Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết phía

Trung Quốc sẽ ủng hộ chính sách mở của

nền kinh tế bằng việc giảm thuế nhập

khẩu, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và cải

thiện môi trường đầu tư cho công ty nước

ngoài trong thời gian tới. Diễn biến này đã

góp phần không nhỏ trong việc xoa dịu

xung đột thương mại lớn nhất trong nhiều

năm qua giữa Mỹ và Trung Quốc - vốn

đang trở thành một trong những nguy cơ

lớn đe dọa đà phục hồi của kinh tế toàn

cầu.

Trong khi đó, kinh tế Mỹ tiếp tục tăng

trưởng tích cực. Chỉ số giá sản xuất (PPI)

trong tháng 3/2018 tăng 0,3% so với tháng

trước, đưa tốc độ tăng trưởng của PPI

trong 3 tháng đầu năm 2018 tăng 3% so

với cùng kỳ năm 2017, cao hơn so với

mức dự báo tăng 2,9%. Chỉ số PPI lõi

(không bao gồm dịch vụ ăn uống, năng

lượng và thương mại) trong tháng 3/2018

tăng 0,4% so với tháng trước. So với cùng

kỳ năm 2017, chỉ số PPI lõi tăng 2,9%,

đánh dấu mức tăng lớn nhất kể từ tháng

8/2014. Trong biên bản họp chính sách

tháng 3/2018, các quan chức của Cục Dự

trữ Liên bang Mỹ (FED) đều nhận định kinh

tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và lạm

phát sẽ gia tăng trong vài tháng tới, dẫn tới

khả năng FED có thể sớm triển khai lộ

trình nâng lãi suất ngay trong quý 2 và có

thể nâng lãi suất 4 lần trong cả năm 2018.

Trong tháng 3/2018, chỉ số giá tiêu dùng

(CPI) của Mỹ đã tăng 2,1% - mức tăng cao

nhất kể từ tháng 2/2017 và cao hơn đáng

kể so với mức tăng 1,8% trong tháng trước

đó. Tuy nhiên, thị trường việc làm Mỹ đã

có dấu hiệu “chững lại” sau nhiều tháng

tăng trưởng tích cực. Số việc làm mới

được tạo ra trong khu vực phi nông nghiệp

của Mỹ đạt 103.000 công việc trong tháng

3/2018, thấp hơn nhiều so với mức dự báo

193.000 việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất

nghiệp vẫn không thay đổi ở mức 4,1%.

Page 4: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 4

TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG – TIỀN TỆ

Lãi suất trái phiếu Chính phủ liên tục giảm trong những tháng

đầu năm 2018

Theo số liệu từ Sở GDCK Hà Nội (HNX),

trong tháng 3/2018, HNX đã tổ chức 11 phiên

đấu thầu, huy động được tổng cộng 11.028 tỷ

đồng trái phiếu, tăng 10% so với tháng

2/2018. Tất cả trái phiếu trúng thầu trong

tháng 3/2018 đều do Kho bạc Nhà nước phát

hành với tỷ lệ giá trị trúng thầu so với giá trị

gọi thầu đạt 62,5%. Khối lượng đặt thầu của

tháng 3 cao gấp 2,4 lần khối lượng gọi thầu.

Mặc dù so với tháng trước đó, tỷ lệ trúng

thầu/gọi thầu đã giảm (tháng 2 đạt 85%) và

khối lượng đặt thầu/gọi thầu cũng giảm so

với mức 3,7 lần của tháng 2, tuy nhiên con số

này vẫn ở mức khá cao so với những tháng

gần đây. Điều này cho thấy trái phiếu chính

phủ tiếp tục đắt hàng, nhờ sức cầu trên thị

trường tích cực.

Điểm đáng chú ý trên thị trường TPCP 3

tháng đầu năm nay là cầu TPCP vẫn ở mức

cao trong bối cảnh lãi suất trúng thầu các kỳ

hạn đều đồng loạt giảm kỷ lục so với nhiều

năm gần đây.

Trong tháng 3/2018, lãi suất trúng thầu

của trái phiếu kỳ hạn 5 năm nằm trong

khoảng 2,93 - 2,97%/năm, 7 năm là

3,4%/năm, 15 năm là 4,40%/năm, 20 năm là

5,10%/năm, 30 năm trong khoảng 5,39-

5,42%/năm. So với tháng 2/2018, lãi suất

trúng thầu của TPCP giảm trên kỳ hạn 5 năm

(giảm 0,08%/năm), 15 năm (giảm

0,12%/năm), giữ nguyên tại kỳ hạn 7

năm. Trong 2 tháng trước đó, lãi suất TPCP

cũng liên tục giảm mạnh trên tất cả các kỳ

hạn. Trong tháng 2/2018, lãi suất TPCP kỳ

hạn 5 năm giảm 1,25%/năm so với tháng

1/2018 còn 3,05%/năm, 7 năm giảm

0,95%/năm xuống còn 3,4%/năm, 10 năm

giảm 0,38%/năm còn khoảng 4 -

4,35%/năm… Mức lãi suất này đã thấp hơn

một số thị trường trong ASEAN, điều mà

trước đây chưa từng xuất hiện. Thông

thường mặt bằng lãi suất huy động TPCP tại

Việt Nam cao hơn 2 - 3% so với các thị

trường trong khu vực tùy từng thời điểm.

Điều này là một trong những yếu tố tạo sức

hút cho thị trường trái phiếu Việt Nam, nhưng

ở thời điểm hiện tại đã không còn.

Phát hành trái phiếu Chính phủ trong tháng 3/2018

STT Kỳ hạn

trái phiếu

Số đợt đấu

thầu

Giá trị gọi

thầu

Giá trị đăng

Giá trị trúng thầu

Vùng LS đặt thầu

(%/Năm)

Vùng LS trúng thầu (%/Năm)

1 5 Năm 2 3.950 13.750 3.950 2,87-4 2,93-2,97

2 7 Năm 1 1.500 3.950 900 3,35-4,8 3,4-3,4

3 10 Năm 2 2.500 6.600 0 4,05-4,8 0-0

4 15 Năm 2 2.500 4.700 50 4,4-5,2 4,4-4,4

5 20 Năm 2 3.600 7.360 3.065 4,8-6,2 5,1-5,1

6 30 Năm 2 3.600 5.863 3.063 5,19-6 5,39-5,42

Tổng 11 17.650 42.223 11.028

Trên thị trường thứ cấp tháng 3/2018,

tổng khối lượng giao dịch trái phiếu chính

phủ tăng khá mạnh so với tháng 2. Theo đó,

tổng khối lượng giao dịch đạt 2,42 tỷ trái

phiếu, tương đương với tổng giá trị giao dịch

đạt 270,8 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tháng 3,

khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đã

Page 5: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 5

tăng khá mạnh so với tháng 2, lần lượt tăng

66,8% và 71,7%.

Trong đó, khối lượng giao dịch theo

phương thức giao dịch thông thường

(outright) đạt hơn 1 tỷ trái phiếu, tương

đương với giá trị giao dịch đạt hơn 122 nghìn

tỷ đồng, tăng 65% về giá trị so với tháng

2/2018. Tổng khối lượng giao dịch trái phiếu

theo phương thức giao dịch mua bán lại

(repos) đạt hơn 1,42 tỷ trái phiếu, tương

đương với giá trị giao dịch đạt hơn 148,8

nghìn tỷ đồng, tăng 77,5% về giá trị so với

tháng 2/2018.

Đối với giao dịch của nhà đầu tư nước

ngoài, tháng 3, tổng giá trị giao dịch của khối

ngoại đạt mức gần 15,3 nghìn tỷ đồng, tăng

rất mạnh (75,9%) so với con số 8,7 nghìn tỷ

đồng của tháng 2/2018. Trong đó, giá trị giao

dịch mua outright của khối ngoại đạt hơn 7,7

nghìn tỷ đồng, giá trị giao dịch bán outright

đạt hơn 7,2 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại không

có giao dịch mua repo, trong khi giao dịch

bán repo đạt hơn 346 tỷ đồng. Như vậy,

cũng như xu thế 2 tháng đầu năm, tháng 3

khối ngoại vẫn giữ được xu thế mua ròng với

gần 500 tỷ đồng, tăng so với con số 300 tỷ

đồng của tháng trước.

Diễn biến này cho thấy, thanh khoản của

hệ thống ngân hàng, vốn đang được nhận

định là tương đối dồi dào nhờ dòng vốn đầu

tư nước ngoài tham gia các đợt IPO doanh

nghiệp Nhà nước lớn tiếp tục chảy mạnh vào

thị trường chứng khoán Việt Nam, vẫn đang

hỗ trợ mạnh mẽ và là điểm tựa cho các

phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ.

Xu hướng khác biệt giữa lãi suất ngân

hàng và lãi suất trái phiếu Chính phủ

Lãi suất TPCP trong những tháng gần

đây liên tục giảm và hiện đang ở mức thấp

nhất trong nhiều năm qua. Như vậy, trong

khi các ngân hàng đang huy động vốn trung,

dài hạn trên thị trường với lãi suất 6 -

7%/năm, thì ngân hàng cho Chính phủ vay

kỳ hạn 10 năm chỉ với mức lãi suất 4 - 4,8%.

Nguyên nhân chính khiến lãi suất TPCP

giảm là do thanh khoản của các ngân hàng

nhìn chung đang trong trạng thái tương đối

“dồi dào” nhờ sự hỗ trợ bởi 4 yếu tố chính,

thứ nhất đó là hoạt động đầu tư công chậm

lại, thứ hai là xu hướng cổ phần hóa của

hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước, thứ ba là

việc Ngân hàng Nhà nước đã đẩy mạnh mua

dự trữ ngoại tệ, đồng nghĩa việc bơm vào hệ

thống ngân hàng lượng tiền đồng lớn và thứ

tư là việc NHNN khống chế tỷ lệ tín dụng/huy

động của ngân hàng thương mại tối đa là

80%, nghĩa là ngân hàng thương mại có tới

20% lượng vốn thừa.

Lượng tiền gửi ngắn hạn dồi dào khiến

ngân hàng đẩy mạnh mua TPCP, trong khi

nguồn cung mới phát hành lại ít (do trái

phiếu chính phủ huy động những năm trước

chưa giải ngân hết, nên Chính phủ hạn chế

huy động mới), khiến cầu TPCP tăng lên.

Trong ngắn hạn, thanh khoản dư thừa

đang có lợi cho các ngân hàng, tuy nhiên xét

trong trung và dài hạn, lượng tiền thừa này

có thể gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, như

lạm phát, thanh khoản ảo, bong bóng trái

phiếu chính phủ… Bên cạnh đó, một nghịch

lý nữa là, dù thanh khoản dư thừa, tín dụng

tăng chậm, trong khi huy động vốn tăng cao

hơn năm trước, nhưng nhiều ngân hàng vẫn

tiếp tục sử dụng nhiều biện pháp để tăng lãi

suất huy động. Điều này cho thấy, sức khỏe

ngân hàng không đồng đều và nhiều ngân

hàng vẫn đang trong tình trạng khó khăn.

Để hạn chế tình trạng này, giải pháp

quan trọng nhất là thúc đẩy đầu tư công, siết

chặt tình trạng kho bạc đem tiền gửi vào

ngân hàng thương mại, đồng thời có thể nới

hạn mức tín dụng ở mức cao hơn đối với

một số ngân hàng hoạt động tốt trên cơ sở

kiểm soát lượng cung tiền chung, để vừa hỗ

trợ tăng trưởng trong bối cảnh đầu tư công

chậm, vừa kiểm soát được lạm phát.

Page 6: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 6

Tỷ giá USD/VND đang được hỗ trợ nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào

Thị trường ngoại hồi trong nước nửa đầu

tháng 4/2018 nhìn chung tiếp tục duy trì ổn

định nhờ được hỗ trợ bởi nguồn cung ngoại

tệ dồi dào. Cụ thể, tính đến ngày 12/4/2018,

tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước

(NHNN) công bố ở mức 22.477 đồng/USD,

tăng 0,06% so với cuối tháng 3/2018 và tăng

0,28% so với đầu năm 2018. Với biên độ +/-

3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các

ngân hàng được áp dụng đứng ở mức

23.151 đồng/USD và tỷ giá sàn là 21.803

đồng/USD. Trong khi đó, giá USD niêm yết

tại các Ngân hàng thương mại nhìn chung

giảm nhẹ, phổ biến ở mức 22.755 đồng/USD

(mua vào) - 22.825 đồng/USD (bán ra), giảm

20 đồng/USD so với cuối tháng 3/2018

(tương đương giảm 0,09%), nhưng vẫn tăng

khoảng 0,35% so với thời điểm đầu năm

2018.

Như vậy, nhìn chung từ đầu năm 2018

đến nay tỷ giá VND/USD đã biến động khá

linh hoạt. Chính sách ngoại hối của NHNN

được điều tiết hợp lý với cơ chế tỷ giá trung

tâm dao động hàng ngày đang là công cụ rất

hữu hiệu để quản lý thị trường ngoại tệ. Hiện

cán cân thanh toán thặng dư ở mức cao,

nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Cán cân thanh

toán quốc tế năm 2017 thặng dư cao nhất

trong 5 năm gần đây, chủ yếu nhờ cán cân

vốn tăng đột biến (tăng 85%) do vốn đầu từ

gián tiếp nước ngoài tăng mạnh. Trong quý

1/2018, dự báo cán cân thanh toán quốc tế

tiếp tục thặng dư ở mức cao nhờ cán cân

thương mại tiếp tục xuất siêu gần 2,7 tỷ

USD. Bên cạnh đó, NHNN đang có nguồn

dự trữ ngoại hối lên tới khoảng 60 tỷ USD,

đủ để can thiệp thị trường khi cần thiết.

Ngoài ra, kế hoạch tăng lãi suất của FED

được đưa ra từ trước và NHNN cũng đã có

các kịch bản trong điều hành nên diễn biến

thị trường ngoại hối và tỷ giá trong nước

tương đối ổn định. Với những yếu tố này, dự

báo thị trường ngoại hối tiếp tục được duy trì

ổn định trong những tháng tiếp theo.

Mặc dù thanh khoản về tỷ giá trên toàn

hệ thống nhìn chung vẫn tương đối ổn định

nhưng sức ép lên tỷ giá vẫn hiện hữu khá rõ

nét, nhất là trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên

bang Mỹ (FED) có khả năng đẩy nhanh lộ

trình tăng lãi suất trong năm 2018, áp lực

lạm phát tại thị trường trong nước đang có

xu hướng tăng và nhu cầu ngoại tệ cao khi

NHNN tiếp tục gia hạn cho phép các ngân

hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay

xuất khẩu bằng ngoại tệ để có lãi suất thấp.

Trước diễn biến này, doanh nghiệp phải tăng

tính chủ động trước biến động tỷ giá bằng

các kế hoạch kinh doanh, biện pháp thanh

toán, công cụ tài chính, trong đó có công cụ

tỷ giá phái sinh, vì cho dù NHNN đưa ra

hàng loạt biện pháp kiểm soát ngoại tệ,

nhưng hiện tỷ giá ngoại tệ trong nước đã đi

theo quy luật thị trường nên những biến

động bất ngờ, tiềm ẩn vẫn có thể xảy ra.

Giá bán một số ngoại tệ tại NHTM (Theo giá bán của VCB)

Mã NT Ngày

12/4/2018

So với 2 tuần

trƣớc(%)

So với đầu năm 2018(%)

So với đầu năm 2017(%)

So với đầu năm 2016(%)

So với đầu năm 2015(%)

So với đầu năm 2014(%)

AUD 17.775,02 1,33 -0,35 7,43 8,98 -0,4 -6,06

CAD 18.239,73 2,58 0,09 6,61 12,09 -3,19 -8,67

CHF 23.948,24 -0,23 2,07 6,08 5,25 8,52 0,54

EUR 28.365,60 0,52 3,51 17,66 14,93 7,12 -2,93

GBP 32.478,03 0,77 5,38 14,77 -2,62 -4,32 -7,64

HKD 2.925,04 -0,15 -0,07 -1,39 0,07 3,91 6,63

JPY 214,2 -0,16 5,72 9,16 12,67 17,47 6,19

KRW 22,05 -0,14 0,27 12,96 15,93 -0,59 -1,25

Page 7: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 7

Mã NT Ngày

12/4/2018

So với 2 tuần

trƣớc(%)

So với đầu năm 2018(%)

So với đầu năm 2017(%)

So với đầu năm 2016(%)

So với đầu năm 2015(%)

So với đầu năm 2014(%)

MYR 5.927,04 -0,24 4,71 15,68 13,3 -5,11 -8,5

SGD 17.517,45 0,20 2,39 10,49 9,94 12,58 4,07

THB 747,84 0,34 4,9 15 17,51 11,15 14,14

USD 22.825 -0,09 0,35 0,15 1,26 6,63 8,1

Tỷ giá TT 22.477 0,06 0,28 1,44

(Nguồn: vietcombank.com.vn)

Trên thị trường tiền tệ thế giới, trong nửa

đầu tháng 4/2018 đồng USD giảm giá so với

hầu hết các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ

trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo

thang giữa Mỹ, Syria, Nga và một số nước

Trung Đông, kéo theo hàng loạt biến động

trên các thị trường chứng khoán, hàng hóa

và tiền tệ toàn cầu. Bên cạnh đó, sự bất

đồng trong chính sách điều hành của chính

quyền Tổng thống Donald Trump về hàng

loạt các vấn đề trong và ngoài nước cũng

gây lo ngại không nhỏ đến đà hồi phục kinh

tế toàn cầu. Cùng với diễn biến kém khả

quan trong lĩnh vực chính trị, thị trường việc

làm Mỹ đã chậm lại sau nhiều tháng tăng

trưởng tích cực. Số việc làm mới được tạo ra

trong khu vực phi nông nghiệp của Mỹ đạt

103.000 công việc trong tháng 3/2018, thấp

hơn nhiều so với mức dự báo 193.000 việc

làm. Trước diễn biến này, chỉ số USD Index

đo lường sức mạnh của đồng USD thông

qua diễn biến tỷ giá giữa đồng USD và 6

đồng tiền chủ chốt còn lại đã giảm xuống

89,457 điểm.

Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ -

Trung tạm lắng dịu trước những động thái

tích cực thông qua việc thể hiện quan điểm

sẵn sàng đối thoại về thương mại và nới lỏng

các hạn chế thương mại với các quốc gia

trên thế giới của chủ tịch Trung Quốc Tập

Cận Bình đã phần nào khiến đà giảm của

đồng USD “chững lại”. Ngoài ra, biên bản

họp chính sách tiền tệ tháng 3 của Cục Dự

trữ Liên bang (FED) đánh giá kinh tế Mỹ sẽ

tiếp tục được củng cố và lạm phát sẽ tăng

trong những tháng tới cũng góp phần hỗ trợ

đồng USD.

So với thời điểm cuối tháng 3/2018, đồng

USD đã giảm 0,3% giá trị so với Euro xuống

1,235 USD/EUR; giảm 0,7% giá trị so với

bảng Anh xuống 1,417 USD/GBP; giảm

0,3% giá trị so với Nhân dân tệ xuống 6,278

NDT/USD.

Tỷ giá một số đồng tiền giao dịch chủ yếu trên thế giới

Cặp tỷ

giá

Ngày

9/4/2018

So với 2

tuần

trƣớc(%)

So với

đầu năm

2018(%)

So với

đầu năm

2017(%)

So với

đầu năm

2016(%)

So với

đầu năm

2015(%)

So với

đầu năm

2014(%)

Eur/USD 1,23584 0,28 2,56 14,45 4,47 -9,51 -5,17

GBP/USD 1,41773 0,70 4,25 -3,12 -6,11 -13,79 -11,83

USD/INR 65,366 0,30 2,89 -2,14 3,45 4,85 19,96

AUD/USD 1,29078 -1,17 0,95 -9,00 4,5 14,79 23,5

USD/CAD 1,25916 -2,54 0,61 -10,62 6,56 18,01 24,51

USD/ZAR 11,9592 1,63 -4,14 -25,02 2,23 12,07 39,14

USD/NZD 1,35849 -2,22 -3,71 -9,93 5,51 11,24 12,32

USD/JPY 106,945 0,30 -4,79 -9,41 -10,63 2,09 22,01

USD/SGD 1,30961 -0,14 -1,56 -8,92 -2,07 3,24 7,65

USD/CNY 6,27846 -0,33 -3,43 -4,71 0,99 3,73 0,62

(Nguồn: xe.com)

Page 8: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 8

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Năm 2018: Duy trì tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2018, Chính phủ đã nêu quyết tâm đạt mức tăng trưởng cao, thấp nhất là 6,7% trong năm 2018, song chất lượng tăng trưởng cũng là yêu cầu quan trọng đối với các bộ, ngành, địa phương.

Về kịch bản tăng trưởng năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp, rà soát và đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng của năm 2018, trong đó kịch bản 1 mục tiêu tăng trưởng GDP đạt tối thiểu 6,7%, kịch bản 2 phấn đấu đạt khoảng 6,8%. 2 kịch bản này chỉ khác ở tăng trưởng về công nghiệp với mức 7,3% và 7,65%. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các ý kiến phát biểu tại phiên họp, hoàn thiện kịch bản tăng trưởng để làm căn cứ cho công tác chỉ đạo, điều hành.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành đẩy mạnh rà soát, sửa đổi các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá hiệu quả và kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để thực hiện cho được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, không để xảy ra những biến động bất lợi.

Bảo đảm vốn tín dụng phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng và tiếp tục nghiên cứu giảm lãi suất. Tín dụng cần tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển và tạo động lực cho tăng trưởng; đồng thời, cần quan tâm phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng, tài chính vi mô để góp phần kích thích sản xuất phát triển. Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch tiền ảo, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nhất là tín dụng cho bất động sản và chứng khoán.

Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khẩn trương hoàn thành việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN và kế hoạch vốn đầu tư công năm 2018. Đẩy mạnh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm; kịp thời phát hiện, xử lý các khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án cụ thể. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công.

Tăng cường kỷ luật tài chính - NSNN; điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác. Làm tốt công tác quản lý thu, chi NSNN, chống chuyển giá, trốn thuế; bảo đảm an toàn nợ công và tài chính quốc gia; tăng cường quản lý thu, tạo chuyển biến rõ nét trong việc chống thất thu, nợ đọng thuế; xử lý và ngăn chặn hiệu quả buôn lậu, gian lận thương mại, thúc đẩy triển khai hóa đơn điện tử. Giám sát chặt chẽ các khoản chi từ ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, mua sắm, hội họp.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, cần quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu; có nghiên cứu, đánh giá và xây dựng kịch bản về giá nông sản. Tăng cường chuyển giao các công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch để nông dân có thể kéo dài thời gian thu hoạch, chế biến sản phẩm khi nguồn cung vượt cầu. Chỉ đạo, đề xuất, nghiên cứu phát triển giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu và xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp một cách thực chất, hiệu quả hơn nhằm tạo sự đột phá cho phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nhất là công nghiệp chế biến sâu, chế biến sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng tiêu dùng. Tiếp tục kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển,

Page 9: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 9

khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường năng lực sản xuất, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu; kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển sản xuất công nghiệp.

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch. Quản lý và kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ, phương tiện phục vụ khách du lịch nhất là trong mùa cao điểm Hè năm 2018.

Tăng cường kết nối các phương thức vận tải gắn liền với nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Thực hiện tốt Kế hoạch hành động Năm An toàn giao thông 2018, đẩy mạnh

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp. Các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính; xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp.

Xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, chuyên nghiệp, có chất lượng cao theo tinh thần Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Triển vọng ngành than

Thị trƣờng than thế giới

Từ đầu năm 2018 đến nay, giá than trên thị trường thế giới biến động theo xu hướng giảm bởi nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ giảm.

- Theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Điện Trung ương Ấn Độ (CEA), các công ty điện lực của nước này đã nhập khẩu 52 triệu tấn than nhiệt trong giai đoạn 10 tháng từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm tài chính trước đó. Trong đó 36,54 triệu tấn sử dụng trong các nhà máy điện được thiết kế để sử dụng than nhiệt nhập khẩu, 15,5 triệu tấn được trộn với than nhiệt trong nước. Các công ty điện ở Ấn Độ đã nhập khẩu 65,12 triệu tấn than nhiệt trong năm tài chính 2016-17, giảm 19% so với năm 2015-17.

- Theo thống kê của Trung tâm Thông tin Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu than đốt nhiệt và than cốc giảm mạnh. Theo đó, 2 tháng đầu năm 2018 lượng than đốt nhiệt nhập khẩu của Trung Quốc đạt 1,38 triệu tấn, trị giá 171,3 triệu USD, giảm 66% về lượng và giảm 52,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; lượng than cốc nhập khẩu đạt 7,97 triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, giảm 32,8% về lượng và giảm 36,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Hiệp hội Vận tải Than Trung Quốc, nhập khẩu than của nước này năm 2018 dự báo giảm 8% so với năm 2017, xuống còn 250 triệu tấn. Nhập khẩu than của Trung Quốc giảm do sản lượng trong nước dự kiến tăng khoảng 5% so với năm 2017 và nhu cầu giảm.

Diễn biến giá than trên thị trƣờng thế giới

Đơn vị tính: USD/tấn

Ngày 9/4/2018 9/3/2018 7/2/2018 5/1/2018

Chỉ số giá than - giao ngay

FOB Newcastle 6.300 GAR 94,35 100,15 104,5 107

CIF ARA 6.000 NAR 80 81,05 85 96,1

FOB Richards Bay 5.500 NAR 78,5 79,95 74,5 80,55

Giá tham chiếu than nhiệt Trung Quốc

PCC6 (CFR South China 3.800 NAR) 49,1 56,2 57,9 55,8

PCC7 (CFR South China 4.700 NAR) 70,3 78,85 80,2 74,75

PCC8 (CFR South China 5.500 NAR) 79 86,65 97,5 88,5

Nguồn: PVpower

Page 10: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 10

Tuy nhiên, trong dài hạn giá than trên thị

trường vẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu than ổn

định đến năm 2020. Theo Cơ quan Năng

lượng Quốc tế (IEA), đến năm 2022 nhu cầu

than toàn cầu dự kiến sẽ đạt 5,53 tỷ tấn,

tương đương với mức trung bình trong 5

năm trở lại đây, điều này đồng nghĩa với

mức tiêu thụ than sẽ giữ ổn định trong vòng

1 thập niên.

Theo báo cáo “Coal 2017” của IEA, tiêu

thụ than toàn cầu trong năm 2017 đã đạt

5,35 tỷ tấn, giảm 1,9% so với năm 2016 và là

năm thứ 2 giảm. Tiêu thụ than giảm do giá

khí đốt thấp, năng lượng tái tạo phát triển và

hiệu suất sản xuất được cải thiện. Trong 2

năm trở lại đây, nhu cầu than đã giảm tổng

cộng 4,2%. Tỷ lệ tiêu thụ than trong tổng tiêu

thụ năng lượng toàn cầu dự báo sẽ giảm

xuống còn 26% vào năm 2022, từ 27% vào

năm 2016 do nhu cầu thấp hơn so với các

nhiên liệu khác. Mặc dù sản lượng điện than

sẽ tăng 1,2%/năm từ 2016 đến 2022, nhưng

đến năm 2022, tỷ trọng sử dụng than trong

ngành điện sẽ giảm xuống dưới 36%, mức

thấp nhất trong vòng 40 năm.

Mặc dù nhu cầu than giảm ở Trung Quốc,

Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) vào năm

2016, nhưng lại tăng ở Ấn Độ và ở nhiều

nước trong khu vực Đông Nam Á và không

có dấu hiệu chậm lại. Ấn Độ ngày càng

chứng tỏ vị thế trên thị trường than toàn cầu,

nhưng Trung Quốc sẽ vẫn là động lực chính.

Tiềm năng tăng trưởng nhu cầu than ở

Trung Quốc là rất hạn chế, nhưng những cải

cách nguồn cung cấp than của nước này sẽ

ảnh hưởng lớn đến giá than trong những

năm tới. Trong khi đó, EU chỉ chiếm 6% nhu

cầu toàn cầu, giảm dần vị thế của mình trên

thị trường than thế giới.

Trong nƣớc: Tiêu thụ và xuất khẩu

than tăng trƣởng khả quan

Năm 2017, ngành than trong nước đối

mặt với nhiều khó khăn khi nhu cầu thị

trường thấp, tồn kho than ở mức cao. Mặc

dù còn đối mặt với nhiều khó khăn do điều

kiện khai thác ngày càng khó khăn, nhưng

cơ hội cũng sẽ mở ra với các doanh nghiệp

ngành than khi nhu cầu than trong nước có

xu hướng tăng lên, đặc biệt là than cho sản

xuất điện và sản xuất công nghiệp khác như

xi măng, hóa chất… Cùng với đó, giá than

thế giới vẫn ở mức cao cũng sẽ là yếu tố hỗ

trợ ngành than.

Theo Tổng cục Thống kê, quý I/2018 sản

lượng than sạch sản xuất ước tính đã tăng

2,9% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm

0,5% trong năm 2017, đạt 9,8 triệu tấn.

Trong đó, sản lượng than nguyên khai của

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản

Việt Nam (TKV) quý I/2018 đạt 9,66 triệu tấn

đạt 27,3% kế hoạch năm, tăng 2% so với

cùng kỳ năm 2017. Tồn kho than sạch tính

đến hết quý I/2018 còn khoảng 8 triệu tấn,

giảm 1 triệu tấn so với thời điểm đầu năm.

Năm 2018, ngành than dự kiến sản lượng

khai thác đạt khoảng 41,51 triệu tấn tăng

9,2% so với năm 2017.

Quý I/2018 ngành than tăng trưởng nhờ

tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đều tăng.

Lượng than tiêu thụ trong nước quý I/2018

ước đạt 9,29 triệu tấn, bằng 27,3% kế hoạch

năm, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017.

Về xuất khẩu: Theo thống kê của Tổng

cục Hải quan, quý I/2018 kim ngạch xuất

khẩu than các loại đạt 579,2 nghìn tấn, trị giá

75,4 triệu USD, tăng 44,6% về lượng và tăng

16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Quý I/2018, Nhật Bản là thị trường xuất

khẩu than các loại lớn nhất với 254 nghìn

tấn, trị giá 32,1 triệu USD, tăng 43,8% về

lượng và tăng 19,6% về trị giá so với cùng kỳ

năm trước.

Các thị trường xuất khẩu than lớn tiếp

theo gồm Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ đều có

tốc độ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm

2017.

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu than

lớn thứ 2 trong quý I/2018, đạt 75 nghìn tấn,

trị giá 9,8 triệu USD, tăng 257,8% về lượng

và tăng 696% về trị giá so với cùng kỳ năm

trước. Với thị trường Thái Lan, lượng than

xuất khẩu trong quý I/2018 đã bằng 35%

lượng than xuất khẩu cả năm 2017.

Bên cạnh đó, từ đầu năm 2018 đến nay,

các doanh nghiệp cũng đã mở rộng được thị

trường xuất khẩu than sang Thụy Sỹ và Hà

Lan.

Page 11: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 11

Thị trƣờng xuất khẩu than quý I/2018

Thị trƣờng

Tháng 3/2018 So với tháng

3/2017 (%) Quý I/2018

So với quý I/2017 (%)

Lƣợng (tấn)

Trị giá (USD)

Lƣợng Trị giá Lƣợng (tấn)

Trị giá (USD)

Lƣợng Trị giá

Nhật Bản 86.769 12.397.303 -20,1 -23,9 254.003 32.136.868 43,8 19,6

Hàn Quốc 16.440 2.366.337 75.134 9.861.386 257,8 696,0

Thái Lan 22.015 2.344.111 52.071 5.763.377

Ấn Độ 25.336 2.842.089 49.197 6.362.101 485,7 320,8

Malaysia 23010 2.830.230 9,6 -40,1 41.186 4.673.128 -43,8 -74,9

Indonesia 17.886 2.571.423 21.173 2.982.279 88,0 97,3

Thụy Sỹ 17.599 2.775.159

Đài Loan 7.327 1.108.397 -6,9 -14,1 7.327 1.108.397 -6,9 -14,1

Lào 776 65.946 -93,7 -93,7 1.884 160.172 -94,8 -94,8

Hà Lan 180 69480 180 69480

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về chủng loại than xuất khẩu: 2 tháng đầu năm 2018 than No. 3 là chủng loại than có lượng và kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất, đạt 137.457 tấn, trị giá 14,9 triệu USD, trong khi 2 tháng đầu năm 2017 các doanh nghiệp không xuất khẩu chủng loại than này. Giá xuất khẩu than No.3 trung bình 2 tháng

đầu năm 2018 ở mức 109 USD/tấn. 100% lượng than No. 3 được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Than No. 5 là chủng loại có kim ngạch xuất khẩu cao thứ 2, đạt 8,7 triệu USD với 54.681 tấn, tăng 27,2% về lượng và tăng 71,2% về trị giá.

Chủng loại than xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2018

Chủng loại

2 tháng đầu năm 2018 So với 2 tháng đầu năm 2017

Lƣợng (tấn)

Trị giá (USD)

Giá TB (USD/tấn)

Lƣợng Trị giá Giá TB

No. 3 137.457 14.958.076 109

No. 5 54.681 8.710.401 159 27,2 71,2 34,6

No. 6 55.000 6.985.000 127 77,2 34,0 -24,4

No. 4 35.458 4.974.951 140 93,0 60,4 -16,9

Than cốc -100,0 -100,0 -100,0

Than Antraxit cỡ hạt 0-15mm

32.440 4.070.182 125 45,7 115,1 47,6

No. 8 -100,0 -100,0 -100,0

Than cục 15.400 2.082.163 135 70,2 83,2 7,7

No. 7 18.341 2.342.620 128 736,2 547,3 -22,6

Than cám 8.434 1.098.638 130 464,2 764,6 53,2

Than đá 1.109 94.226 85

Than lọc nước 215 61.654 287 84,9 102,8 9,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Triển vọng ngành than năm 2018 Năm 2018, nhu cầu than trong nước có

xu hướng tăng, đặc biệt là nhu cầu than cho

sản xuất điện và sản xuất công nghiệp khác như xi măng, hóa chất…, cùng với xuất khẩu than thuận lợi hơn mở ra cơ hội đối với

Page 12: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 12

ngành than. Cơ hội với ngành than sẽ lớn hơn nếu các doanh nghiệp ngành này đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao chất lượng quản trị và tận dụng được đà tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Giai đoạn 2018-2030, nhu cầu than cho các dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện đang triển khai dự kiến khoảng 60-62 triệu tấn/năm đối với than nhiệt bitum và á bitum, đó là chưa tính đến các dự án nhiệt điện chưa có chủ đầu tư và thời hạn hoàn thành. Do đó, ngoài than khai thác trong nước, các doanh nghiệp sẽ phải nhập khẩu than để đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, than trong nước dường như đang có lợi thế cạnh tranh

cao hơn khi tiêu thụ than nội địa tăng mạnh hơn so với than nhập khẩu. Theo đó, quý I/2018 tiêu thụ than cho nhiệt điện ước tính tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 6,99 triệu tấn, trong khi lượng than nhập khẩu chỉ tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2017. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, quý I/2018 lượng than nhập khẩu đạt 3,7 triệu tấn, trị giá 449 triệu USD, tăng 1,9% về lượng và tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm 2018 đến nay, các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu than từ thị trường Indonesia, trong khi nhập khẩu từ các nguồn cung khác giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn cung than các loại cho Việt Nam quý I/2018

Thị trƣờng

Tháng 3/2018 So với tháng

3/2017 (%) Quý I/2018

So với quý I/2017 (%)

Lƣợng (tấn)

Trị giá (USD)

Lƣợng Trị giá

Lƣợng (tấn)

Trị giá (USD)

Lƣợng Trị giá

Indonesia 903.656 65.651.163 78,1 79,7 2.009.560 151.149.480 100,7 113,0

Australia 311.295 53.675.457 -59,8 -36,9 909.500 136.874.003 -27,7 -12,7

Trung Quốc 73.498 27.333.559 -58,2 -18,1 163.497 61.907.838 -29,8 17,7

Nga 113400 12.433.948 -71,9 -68,6 295.679 34.902.782 -53,0 -47,5

Nhật Bản 4.854 1.596.433 4.893 1.652.244

Malaysia 27.196 1.956.610 -53,4 -33,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan Nhằm hỗ trợ cho ngành than trong thời

gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, ngành than đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển than như Vàng Danh 2, công suất khoảng 2 triệu tấn/năm; Khe Thần, công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm; Trung tâm chế biến và kho than tập trung vùng Hòn Gai, công suất khoảng 5 triệu tấn/năm; Khe Chàm, công suất khoảng 7 triệu tấn/năm; Lép Mỹ, công suất khoảng 4 triệu tấn/năm.

Ngoài ra, bổ sung tọa độ ranh giới khép góc các dự án duy trì sản xuất; điều chỉnh tọa độ ranh giới khép góc một số đề án đầu tư thăm dò tài nguyên than như đề án thăm dò mỏ Đông Triều - Phả Lại (I, II, III, IV), đề án thăm dò mỏ Núi Hồng; điều chỉnh danh mục một số dự án mỏ Vàng Danh, mỏ Nam Mẫu, mỏ Suối Lại, mỏ Cọc Sáu, mỏ Đèo Nai, mỏ Lộ Trí, mỏ Mông Dương; điều chỉnh danh

mục một số dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển ngành than; bổ sung danh mục các dự án duy trì sản xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, ngành than cũng phải đối mặt với không ít thách thức như:

- Khai thác than ngày càng xuống sâu, áp lực mỏ lớn, điều kiện khai thác ngày càng bất lợi, dẫn tới các chi phí về thăm dò, khai thác, đảm bảo an toàn lao động tăng cao.

- Các loại thuế phí tài nguyên tại Việt Nam còn cao, ước tính cao hơn 10% so với mặt bằng thuế phí chung của các nước trong khu vực, dẫn tới chi phí đầu vào cho sản xuất và khai thác tăng cao, khiến giá thành sản xuất than trong nước cao, giảm sức cạnh tranh và bất lợi so với than nhập khẩu.

- Những tác động bất lợi từ thời tiết, biến đổi khí hậu cũng sẽ là những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp ngành than phải đối mặt trong năm 2018 và những năm tới.

Page 13: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 13

THÔNG TIN DỰ ÁN – ĐẦU TƯ

DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2018

(Ban hành kèm theo báo cáo 233/BC-UBND ngày 28/11/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT Tên dự án Địa điểm đầu

tƣ Mục tiêu Quy mô

Tổng vốn

đầu tƣ (Triệu USD)

Hình thức đầu tƣ

B DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƢ CẤP TỈNH

I Lĩnh vực công nghiệp (tiếp theo)

13 Dự án sản xuất viên nén nhiên liệu

Cụm công nghiệp Đạ Oai, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai

Tiêu thụ nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp sau thu hoạch

Theo dự án

Theo dự án

Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

II Lĩnh vực du lịch, dịch vụ và thương mại

14 Mở rộng công viên hoa Đà Lạt (giai đoạn 3)

Thành phố Đà Lạt

Vui chơi giải trí 30 ha 31,5 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

15 Công viên Bà Huyện Thanh Quan

Thành phố Đà Lạt

Công viên vui chơi giải trí

6,3 ha 10-15 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

16 Mở rộng di tích lịch sử căn cứ kháng chiến khu VI

Huyện Cát Tiên

Tôn tạo và phát triển dịch vụ tham quan, nghiên cứu văn hóa di tích kháng chiến

23 ha 3 - 5 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

17 Khu du lịch hồ Nam Sơn

Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng

Tôn tạo cảnh quan du lịch, thủy lợi và xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng

40 ha 5 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

18 Khu du lịch thác Liên Khương

Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng

Tôn tạo cảnh quan khu vực thác Liên Khương nhằm phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng

100 ha 5 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

19 Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ giải trí hồ Nam Phương I

Phường 1 - phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc

Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí

200 ha 16 - 20 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

20 Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ giải trí hồ Nam Phương II

Phường 1 - phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc

Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí

84 ha 12 - 15 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

Page 14: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 14

TT Tên dự án Địa điểm đầu

tƣ Mục tiêu Quy mô

Tổng vốn

đầu tƣ (Triệu USD)

Hình thức đầu tƣ

21 Phân khu văn hóa thuộc Khu Văn hóa, Thể thao tỉnh Lâm Đồng

Phường 7, thành phố Đà Lạt

Phát triển hạ tầng văn hóa thể thao, kinh doanh vui chơi giải trí

22,1 ha 13 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

22 Khu liên hợp thể thao Bảo Lộc

Khu quy hoạch mở rộng Trung tâm thành phố Bảo Lộc (thuộc phường 1)

Xây dựng trung tâm thể dục - thể thao cấp vùng

24 ha 10 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

23 Khu thương mại - dịch vụ

Khu vực Nhà máy giấy cũ, phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc

Xây dựng công trình thương mại - dịch vụ

0,9 ha 10 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

24 Chợ đầu mối nông sản tổng hợp thành phố Bảo Lộc

Khu 6B, phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc

Đầu mối lưu thông các loại nông sản

3 ha 5 - 7 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

25 Xây dựng bệnh viện quốc tế

Khu phố 6, phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc

Phát triển dịch vụ y tế

6 ha 12 Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

26 Khu du lịch hồ Lộc Thắng

Thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm

Phát triển du lịch 234 Theo dự án

Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

27 Khu thương mại dịch vụ Chợ Cũ

Lê Hồng Phong, phường 1, thành phố Bảo Lộc

Phát triển thương mại

1,18 ha Theo dự án

Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

28 Khu thương mại - dịch vụ Blao Xanh

Nguyễn Văn Cừ - Trần Phú, phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc Phát triển thương mại và các dịch vụ

4,07 ha Theo dự án

Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

29 Khu trung tâm triển lãm và dịch vụ phi thuế quan

Huyện Đức Trọng

Cung ứng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và người tiêu dùng Việt Nam. Triển lãm, giới thiệu sản phẩm và các hoạt động

160 ha 673 Đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư

Page 15: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 15

TT Tên dự án Địa điểm đầu

tƣ Mục tiêu Quy mô

Tổng vốn

đầu tƣ (Triệu USD)

Hình thức đầu tƣ

thương mại khác

30 Dự án Khu dân cư Trung tâm xã Lộc Châu

Thôn 2, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc

Đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân

30 ha Theo dự án

Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư kinh doanh

31 Dự án Khu dân cư Trung tâm xã Đại Lào

Thôn 2, xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc

Đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân

30 ha Theo dự án

Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư kinh doanh

III Lĩnh vực nông nghiệp

33 Nuôi cá nước lạnh kết hợp du lịch hồ Đắc Long Thượng

Thôn 13, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm

Nuôi cá nước lạnh và xây dựng khu du lịch sinh thái phục vụ du khách

100 ha 5 Đầu tư trong nước

34 Nuôi cá nước ngọt Hồ Lộc Thanh, xã Lộc Thanh; hồ Mai Thành, phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc

Nuôi cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao

70 ha Theo dự án

Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

35 Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Các xã, thị trấn: Đinh Văn, Nam Ban, Mê Linh, Gia Lâm, Tân Văn, huyện Lâm Hà

Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao thu nhập, hiệu quả kinh tế

300 ha Theo dự án

Đầu tư trực tiếp, liên kết với các hộ nông dân

36 Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thôn Pré, thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

400 ha Theo dự án

Đầu tư trực tiếp, liên kết với các hộ nông dân

37 Dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong vùng quy hoạch

Thị trấn Thạnh Mỹ, xã Lạc Lâm, xã Lạc Xuân, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

400 ha Theo dự án

Liên kết với nông dân

38 Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú

Xã Phú Hội - thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng

Đầu tư xây dựng Khu công nghiệp - nông nghiệp hoàn chỉnh, hiện đại từ khâu sản xuất đến chế biến, phân phối các sản phẩm rau, củ, quả đạt chuẩn tiêu chuẩn quốc tế

316,8ha Khoảng 500

Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh

Page 16: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 16

THÔNG TIN XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trƣờng chính

tăng trƣởng mạnh Trong quý I/2018, xuất – nhập khẩu hàng

hóa của Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu cũng có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể:

Về xuất khẩu Theo số liệu của Tổng cục Hải quan,

trong tháng 3/2018, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng cao hơn ước tính trước đó và đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 21,13 tỷ USD, tăng mạnh 23,2% so với tháng 3/2017. Qua đó đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt nam trong quý I/2018 lên mức 55,56 tỷ USD, tăng mạnh 24,8% so với quý I/2017. Trong đó, khối doanh nghiệp FDI chiếm 71,6% tổng kim ngạch xuất khẩu với kim ngạch đạt 39,76 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý I/2018, nhìn chung xuất khẩu hàng hóa tới hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Thống kê cho thấy có tới 58/71 thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có kim ngạch tăng trong quý I/2018.

Đáng chú ý, nếu như năm 2017 tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU tăng chậm so với các thị trường chính khác (Mỹ tăng 8,2%, EU tăng 12,7%) thì sang quý I/2018 xuất khẩu hàng hóa sang hai thị trường này đã tăng tốc. Cụ thể, Mỹ tiếp tục đứng đầu về thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước ta với kim ngạch đạt 10,34 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, EU đứng thứ hai về thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quý I/2018 với 9,97 tỷ USD, tăng 21,5% so với quý I/2017.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh 33,6%, đạt 8,25 tỷ USD; sang thị trường ASEAN tăng 19,2%, đạt 5,9 tỷ USD; thị trường Hàn Quốc tăng 36,9%, đạt 4,35 tỷ USD; Nhật Bản tăng 14,4%; Hồng Công tăng

37,6%; Trung Đông tăng 26,5%... Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng gấp 2 lần so với quý I/2017, đạt 1,56 tỷ USD. Ngoài ra, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Phi cũng tăng mạnh trở lại, tăng 24,8% sau khi giảm 3,4% trong năm 2017.

Về nhập khẩu Trong tháng 3/2018, nhập khẩu hàng hóa

của Việt Nam tăng mạnh 34,5% so với tháng 2/2018 nhưng chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 18,87 tỷ USD. Tính đến hết quý I/2018, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 52,87 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI tăng 13,6%, đạt 31,7 tỷ USD.

Trong quý I/2018, nhập khẩu hàng hóa từ 50 trong tổng số 69 thị trường nhập khẩu có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc đứng đầu về thị trường cung cấp hàng hóa cho Việt Nam với kim ngạch đạt 13,67 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ sớm bị soán ngôi thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam trong thời gian tới sau sự vươn lên mạnh mẽ của Hàn Quốc trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy, Hàn Quốc đang là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ hai cho Việt Nam với kim ngạch đạt 11,6 tỷ USD, tăng 16% so với quý I/2017.

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ một số thị trường chính khác cũng tăng mạnh như: ASEAN tăng 13,9%, Nhật Bản tăng 17%, Mỹ tăng 17,5%, EU tăng 8%, Mỹ Latinh tăng 34,4%, Mỹ tăng 17,5%…

Cán cân thương mại Trong tháng 3/2018, Việt Nam xuất siêu

2,257 tỷ USD, qua đó nâng tổng kim ngạch xuấy siêu trong quý I/2018 lên gần 2,7 tỷ USD. Hiện nay Việt Nam vẫn chủ yếu nhập siêu hàng hóa từ các thị trường châu Á và xuất siêu sang các thị trường như Mỹ, EU.

Quý I năm nay, một điểm đáng chú ý là nhập siêu từ thị trường Trung Quốc tiếp tục

Page 17: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 17

giảm xuống còn 5,4 tỷ USD từ 6,4 tỷ USD trong quý I/2017. Nhập siêu từ thị trường này giảm trong bối cảnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã tăng 33,6% trong quý I/2018 trong khi nhập khẩu chỉ tăng 8,6%.

Trong khi đó, mặc dù xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc tăng với biên độ cao hơn nhập khẩu từ thị trường này nhưng nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc vẫn tăng 431 triệu USD so với quý I/2017, đạt 7,25 tỷ USD. Như vậy, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn nhất trong quý I/2018.

Ngoài ra, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Đài Loan cũng ở mức khá cao, đạt 2,29 tỷ USD trong quý I/2018. Tương tự, nhập siêu từ ASEAN đạt 1,45 tỷ USD, trong đó riêng nhập siêu từ Thái Lan đạt 1,279 tỷ USD (tăng so với 1,16 tỷ USD của quý I/2017)

Ở chiều ngược lại, xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ và EU lại tăng mạnh 20,6% và 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam xuất siêu 7,65 tỷ USD sang thị trường Mỹ và xuất siêu 6,98 tỷ USD sang thị trường EU trong quý I/2018. Thặng dư thương mại của Việt Nam với một số thị trường cũng tăng so với cùng kỳ năm ngoái như: Hồng Công (đạt 1,75 tỷ USD), tăng 57,4%; Trung Đông (đạt 1,1 tỷ USD), tăng 23,69%; Đặc biệt, cán cân thương mại của Việt Nam với Ấn Độ đã có sự đảo chiều trong quý I/2018, theo đó từ nhập siêu 268,13 triệu USD trong quý I/2017, Việt Nam đã chuyển sang xuất siêu 532,6 triệu USD vào Ấn Độ trong quý I năm nay.

Đánh giá triển vọng xuất khẩu tới một số thị trƣờng chính của Việt Nam

+ Thị trường EU: Trong thời gian tới hoạt động xuất nhập

khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc với việc nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực hoặc tiếp tục được triển khai trên phạm vi rộng hơn. Trong đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến được ký kết trong năm 2018 sẽ là bước ngoặt mới trong chặng đường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước EU. Theo đó, EVFTA dự kiến được ký kết trong năm 2018 sẽ tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa nói chung

và hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam nói riêng gia tăng thị phần tại thị trường này với những thuận lợi từ cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa hàng hóa vào thị trường EU.

Đồng thời, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU được dự báo sẽ tăng trưởng rõ nét trong năm 2018 do kinh tế một số thành viên EU đang hồi phục, nhu cầu tiêu dùng phục hồi trở lại. EU là một thị trường lớn và tiềm năng với 28 quốc gia thành viên và dân số trên 500 triệu người. EU đang là thị trường đứng đầu về tiêu thụ hạt điều, cà phê, thủy sản của thế giới trong khi đây đều là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.

Một điểm thuận lợi nữa là xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU tiếp tục được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho giai đoạn 2017- 2019, đây được coi thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam so với các nước xuất khẩu vào EU nhưng không được hưởng GSP.

Tuy nhiên, mặt hạn chế của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU là vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ... Hiện mặt hàng thủy sản (sản phẩm thủy sản khai thác) của Việt Nam đang bị cảnh báo thẻ vàng từ thị trường EU. Tuy nhiên, một số sản phẩm thủy sản nuôi chủ lực như tôm thẻ chân trắng, tôm sú vẫn có triển vọng rất cao tại thị trường này do nhu cầu tiếp tục tăng.

Ngoài ra, EU cũng đang dự thảo các quy định mới về các chất sử dụng trên sản phẩm giống cây trồng, điều này dự báo sẽ có thể gây khó khăn cho xuất khẩu một số sản phẩm trồng trọt sang thị trường này, nhất là hồ tiêu.

Đối với mặt hàng rau quả, EU cũng thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy định về an toàn thực phẩm và gia tăng tần suất kiểm tra, gây bất lợi đến tiến độ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

+ Thị trường Mỹ: Tăng trưởng tích cực của nền kinh tế Mỹ

sẽ kéo theo nhu cầu hàng hóa tại thị trường này tăng. Đây sẽ là cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ trong năm 2018.

Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 2,3% trong

Page 18: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 18

năm 2017 - mức tăng trưởng mạnh nhất trong 2 năm. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ đạt khoảng 2,7% trong năm 2018, cao hơn mức 2,3% đưa ra vào tháng 10 năm 2017, nhưng giảm xuống còn 2,5% trong năm 2019.

Mặc dù vậy, trong thời gian tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này có thể tăng trưởng chậm lại bởi Mỹ đang có chính sách bảo hộ hàng trong nước với việc trường thường xuyên đưa ra nhiều rào cản thương mại và đây cũng là thị trường áp dụng nhiều luật lệ khắt khe nhất.

Thực tế cho thấy, vào ngày 15/3/2018, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam lên tới 2,39 USD/kg - 7,74 USD/kg trên cơ sở rà soát chính sách lần thứ 13 giai đoạn từ tháng 8/2015 đến hết tháng 7/2016. Đây là mức thuế cao nhất từ trước tới nay, cao gấp 3 lần so với kết quả công bố áp thuế của đợt rà soát lần thứ 12 trước đó mà cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải chịu và sẽ có tác động lớn tới xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam sang thị trường này.

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã ký dự luật ngân sách 2018 trị giá 1,3 nghìn tỷ USD. Theo một điều khoản trong dự luật này, Cục Nghề cá biển Quốc gia (NMFS) sẽ có 9 tháng để áp dụng Chương trình Giám sát Thủy sản nhập khẩu (SIMP) tôm và bào ngư. Theo đó, tôm nhập khẩu vào Mỹ sẽ phải tuân thủ các quy định mới về lưu trữ hồ sơ.

Như vậy, không chỉ phải chịu thuế chống bán phá giá cao, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm còn phải đối mặt với những chính sách nghiêm ngặt của Mỹ nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào nước này sẽ phải chịu mức thuế 25% với thép và 10% với nhôm. Đây cũng là khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này.

+ Thị trường Trung Quốc: Năm 2018, xuất khẩu hàng hóa của Việt

Nam vào thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao bởi nước này đang có kế hoạch tiếp tục giảm thuế nhập khẩu, đồng thời đẩy mạnh nhập khẩu đối với một

số nhóm hàng nông sản thiết yếu. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông

lâm thủy sản của Trung Quốc phục vụ sản xuất và tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2018. Theo dự báo của FAO, Trung Quốc là nước nhập khẩu và tiêu thụ thủy sản, sữa và các sản phẩm sữa lớn nhất thế giới, nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ rau quả cũng sẽ tăng rất nhanh trong giai đoạn 2017 - 2020 (chiếm 15,1% tổng tiêu thụ của thế giới).

Đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới. Đặc biệt, việc Hiệp định thương mại Trung Quốc - Asean đã có hiệu lực, giúp trái cây, sữa nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường này có thuế suất 0%, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh đối với hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Thời gian tới, thủy sản (nhất là cá tra, tôm) và trái cây tươi (thanh long, xoài, chuối) sẽ là những mặt hàng có nhiều triển vọng “tăng tốc” vào thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, sẽ đàm phán để sớm có thể xuất khẩu sữa vào thị trường này...

Bên cạnh những thuận lợi, thị trường Trung Quốc cũng đã và đang có xu hướng đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, tăng cường quản lí và siết chặt nhập khẩu thương mại biên giới. Đây cũng là thách thức lớn cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam.

Bên cạnh đó, nông sản Việt Nam cũng đang chịu cạnh tranh rất gay gắt với nông sản của nhiều nước trong khu vực tại thị trường Trung Quốc, nhất là với Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Campuchia…. Đặc biệt đối với mặt hàng gạo, bên cạnh Thái Lan, gần đây Campuchia cũng nổi lên là thị trường cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

+ Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc

Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cũng được đánh giá có nhiều thuận lợi và đạt mức tăng trưởng khả quan trong thời gian tới do các doanh nghiệp tận dụng tốt ưu đãi từ hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc, tỉ lệ tận dụng C/O ưu đãi đạt trên 70% đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Với thị trường Nhật Bản, nhu cầu tiêu thụ

Page 19: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 19

nông sản dự báo tăng tích cực, đặc biệt người tiêu dùng nước này đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm chế biến sẵn. Vì vậy, những mặt hàng như tôm, cá ngừ, mực và bạch tuộc, rau quả chế biến, cà phê, hạt điều... của Việt Nam dự kiến sẽ tăng

trưởng cao thời gian tới. Với mặt hàng rau quả, các mặt hàng chế biến từ rau quả như xoài, vải, dứa, đậu phộng, súp lơ, khoai lang... của Việt Nam sẽ có tiềm năng tăng trưởng mạnh xuất khẩu tới Nhật.

Thị trƣờng xuất - nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quý I/2018

(ĐVT: Trị giá: nghìn USD)

Thị trƣờng Xuất khẩu

quý I/2018

So sánh

xuất khẩu

quý I/2017

(%)

Nhập

khẩu quý

I/2018

So sánh

nhập khẩu

quý I/2017

(%)

Cán cân

thƣơng mại

quý I/2018

Cán cân

thƣơng mại

quý I/2017

Mỹ 10.341.408 19,8 2.683.447 17,5 7.657.961,7 6.349.897,4

EU 9.978.677 21,5 2.998.043 8,0 6.980.633,2 5.439.534,8

Hà Lan 1.738.845 17,8 165.024 6,3 1.573.821,4 1.320.912,9

Đức 1.658.762 16,2 825.192 23,9 833.570,0 761.697,9

áo 1.334.008 111,6 54.859 -41,9 1.279.148,6 535.886,0

Anh 1.313.304 29,5 184.502 17,5 1.128.802,1 857.309,6

Pháp 861.739 18,9 289.698 7,3 572.041,0 454.415,5

Tây Ban Nha 613.931 16,7 120.421 0,0 493.509,9 405.899,0

Bỉ 525.086 3,4 110.238 7,8 414.847,7 405.447,0

Italia 487.288 -44,1 396.427 11,4 90.860,7 515.780,7

Thụy Điển 307.502 62,4 72.322 -8,8 235.180,0 110.031,4

Ba Lan 293.087 106,2 51.029 13,5 242.058,1 97.169,6

Slovakia 147.077 2,3 9.410 10,9 137.667,8 135.221,4

Bồ Đào Nha 92.693 28,3 20.456 76,4 72.237,3 60.626,0

Đan Mạch 85.832 21,1 68.382 -10,3 17.450,2 -5.382,2

Slovenia 73.524 12,2 11.185 34,0 62.338,6 57.180,7

Hunggary 72.973 107,2 42.126 3,1 30.847,1 -5.651,6

Hy Lạp 56.758 -49,3 19.546 31,6 37.212,6 97.021,3

Ai Len 48.929 113,3 402.180 11,3 -353.251,0 -338.517,2

Látvia 47.723 31,3 3.072 52,3 44.651,0 34.340,9

Phần Lan 41.867 65,9 46.205 -50,9 -4.337,8 -68.942,9

Cộng Hoà Séc 36.871 9,7 37.151 69,4 -279,2 11.677,9

Manta 34.586 1.331,1 6.617 3,0 27.969,3 -4.009,4

Rumani 31.364 21,9 17.390 -42,3 13.973,9 -4.416,5

Croatia 20.782 30,5 8.607 82,0 12.175,0 11.194,8

Lítva 12.185 -3,7 3.099 -76,1 9.085,8 -316,3

Luxembua 11.817 45,8 8.348 41,2 3.468,8 2.192,6

Estonia 11.673 72,8 1.314 -48,1 10.358,4 4.222,3

Síp 11.278 35,4 11.471 85,9 -192,7 2.160,8

Page 20: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 20

Thị trƣờng Xuất khẩu

quý I/2018

So sánh

xuất khẩu

quý I/2017

(%)

Nhập

khẩu quý

I/2018

So sánh

nhập khẩu

quý I/2017

(%)

Cán cân

thƣơng mại

quý I/2018

Cán cân

thƣơng mại

quý I/2017

Bungari 7.189 -13,9 11.771 -46,4 -4.581,3 -13.617,6

Trung Quốc 8.252.161 33,6 13.674.738 8,6 -5.422.577,3 -6.413.186,6

ASEAN 5.923.939 19,2 7.375.079 13,9 -1.451.140,0 -1.508.491,0

Thái Lan 1.311.974 27,5 2.591.237 18,3 -1.279.263,3 -1.161.800,5

Indonesia 968.494 33,4 967.370 10,3 1.123,4 -150.974,1

Malaysia 962.086 -2,5 1.852.340 43,2 -890.254,5 -306.241,2

Campuchia 837.599 31,3 335.782 -21,1 501.816,8 212.332,0

Singapore 761.424 13,7 1.170.098 -8,1 -408.673,6 -603.286,2

Philippin 747.026 17,4 302.475 13,4 444.551,9 369.319,4

Myanma 190.608 36,8 30.578 -29,4 160.030,5 96.031,2

Lào 135.559 1,6 117.569 14,2 17.990,7 30.492,4

Đông Timo 7.371 42,0 7.371,3 5.189,3

Brunei 1.797 -53,5 7.630 123,1 -5.833,3 446,7

Hàn Quốc 4.352.719 36,9 11.607.479 16,0 -7.254.760,0 -6.824.111,9

Nhật Bản 4.336.540 14,4 4.340.200 17,0 -3.659,6 80.031,1

Hồng Kông 2.115.172 37,6 360.991 -14,6 1.754.181,3 1.114.304,5

Trung Đông 1.853.218 26,5 745.923 31,0 1.107.294,6 895.169,9

Ả Rập Xê út 102.382 17,2 385.765 37,9 -283.383,1 -192.281,7

UAE 1.452.198 25,5 120.506 -14,8 1.331.691,8 1.015.839,6

Ixraen 207.225 32,6 123.176 43,5 84.049,1 70.404,2

Irắc 91.413 43,2 91.413,1 63.814,8

Côoét 25.957 -5,3 -25.957,5 -27.402,0

Quata 90.519 157,1 -90.518,9 -35.205,1

Ấn Độ 1.568.002 111,0 1.035.401 2,4 532.600,6 -268.139,3

Mỹ Latinh 1.541.095 2,9 1.557.980 34,4 -16.884,8 338.735,2

Braxin 508.853 15,9 547.193 83,7 -38.340,3 141.386,0

Mexico 460.185 -9,9 296.807 176,5 163.377,8 403.264,7

Chilê 205.483 -8,0 77.807 26,9 127.675,5 162.040,4

Achentina 127.504 34,1 627.305 -4,7 -499.801,7 -563.213,4

Côlombia 109.713 19,5 109.713,3 91.782,0

Panama 70.686 9,7 70.686,2 64.436,9

Pêru 58.672 -19,8 8.867 -74,0 49.804,5 39.038,6

Australia 955.417 42,1 745.470 11,0 209.946,9 883,1

Đài Loan 739.219 34,6 3.035.251 9,7 -2.296.032,1 -2.218.942,8

Canada 605.967 2,8 210.824 -3,3 395.142,5 371.636,4

Page 21: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 21

Thị trƣờng Xuất khẩu

quý I/2018

So sánh

xuất khẩu

quý I/2017

(%)

Nhập

khẩu quý

I/2018

So sánh

nhập khẩu

quý I/2017

(%)

Cán cân

thƣơng mại

quý I/2018

Cán cân

thƣơng mại

quý I/2017

Nga 543.500 30,6 482.569 53,0 60.930,9 100.780,8

Châu Phi 535.855 24,8 158.666 22,6 377.188,8 300.021,1

Nam Phi 201.899 39,0 71.592 14,1 130.306,9 82.542,5

Ai Cập 92.640 40,0 92.639,9 66.156,8

Angiêri 54.039 -39,4 54.039,1 89.118,8

Gana 46.538 52,4 46.537,8 30.528,8

Bờ Biển Ngà 37.650 41,1 40.336 124,4 -2.686,4 8.704,8

Nigiêria 29.720 142,6 29.720,0 12.248,9

Togo 27.083 46,1 27.083,0 18.531,5

Tanzania 14.945 205,6 14.944,8 4.891,0

Kenya 11.321 94,7 11.320,7 5.813,6

Mozambique 8.784 -34,9 8.783,9 13.491,8

Angôla 6.005 -20,3 6.004,9 7.538,8

Xênêgan 5.232 -42,7 5.231,8 9.124,4

Cameroon 43.428 -5,0 -43.428,2 -45.696,5

Tuynidi 3.309 11,3 -3.309,3 -2.974,0

Thổ Nhĩ Kỳ 459.381.382 55.827 0,3 403.554,0 239.034,5

Bangladesh 241.901.836

New Zealand 117.757.669 126.645 24,7 -8.887,3 -23.546,5

Pakixtan 109.234.370 34.784 6,7 74.450,4 102.230,2

Ukraina 61.370.447 42.695 72,0 18.675,1 22.321,8

Sri Lanka 47.244.267

Thụy Sỹ 46.324.591 143.968 8,2 -97.643,1 -87.580,3

Na Uy 31.859.065 72.247 23,8 -40.387,9 -23.626,2

Bêlarút 28.607 -20,3 -28.606,6 -35.901,7

Cadắcxtan 24.043 77,1 -24.043,1 -13.579,8

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu rau quả đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào thị

trường Trung Quốc

Tiếp tục diễn biến khả quan trong năm 2017, xuất khẩu rau quả trong 3 tháng đầu năm 2018 ghi nhận đà tăng trưởng rất tích cực, đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lên mức cao kỷ lục của quý 1 từ trước đến nay.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý 1/2018

đạt 970,1 triệu USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng trong tháng 3/2018 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 321,6 triệu USD, tăng 20,4% so với tháng 2/2018 và tăng 15,1% so với tháng 3/2017.

Như vậy, với tốc độ tăng trưởng kim ngạch rau quả cao hơn nhiều so với mức

Page 22: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 22

24,8% của xuất khẩu hàng hóa nói chung trong quý 1/2018, ngành hàng rau quả đang cho thấy việc đẩy mạnh tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ đang đạt được những hiệu quả rõ nét, đặc biệt là mở rộng đầu ra cho hàng loạt các sản phẩm thế mạnh như thanh long, xoài, sầu riêng, dưa hấu… Và mới đây nhất, chôm chôm Việt Nam đã chính thức được cấp phép xuất khẩu sang thị trường New Zealand. Như vậy, Việt Nam là quốc gia đầu tiên được cấp phép xuất khẩu quả chôm chôm tươi vào thị trường này. Với việc đưa thành công chôm chôm sang New Zealand, ngành rau quả Việt Nam đã cho thấy chất lượng sản phẩm đã được cải thiện đáng kể bởi New Zealand là một thị trường kiểm soát rất nghiêm ngặt về chất lượng và kiểm dịch thực vật.

Tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc tiếp tục gia tăng

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực hơn nhiều so với kỳ vọng, tuy nhiên ngành rau quả vẫn đối mặt với không ít rủi ro, mà một trong những rủi ro lớn nhất của toàn ngành chính là sự phụ thuộc ngày càng lớn vào thị trường Trung Quốc.

Theo đó, trong quý 1/2018 kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc dẫn đầu với 726,6 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm tới gần 75% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.

Đứng thứ hai về xuất khẩu rau quả là thị trường Mỹ. Mặc dù đây là thị trường xuất khẩu rau quả nhiều thứ hai của Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt khá khiêm tốn với gần 29 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước và chỉ chiếm 3% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Nhật Bản đứng thứ ba với kim ngạch xuất khẩu đạt 28,4 triệu USD, tăng 26,8% so với quý 1/2017 và chiếm 2,9% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả. Ngoài ra, xuất khẩu sang các thị trường khác trong nhóm dẫn đầu như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hà Lan... cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan.

Mặc dù tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của nhóm 10 thị trường dẫn đầu nhìn chung đều ở mức cao so với cùng kỳ năm trước (duy nhất xuất sang thị trường Nga giảm 25,6%), nhưng nếu xét về thị phần xuất

khẩu có thể thấy, thị phần của 8/10 quốc gia đều giảm, chỉ duy nhất ở thị trường Trung Quốc là tăng.

Cụ thể, nếu như trong quý 1/2017, xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ chiếm 3,5% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, thì đến quý đầu năm 2018, con số này đã giảm xuống còn 3%. Tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản cũng giảm từ 3,2% xuống 2,9%. Thị trường Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia... cũng lần lượt giảm từ 3,1%; 2,1%; 1,7% xuống còn 2,5%; 1,9% và 1,5%.

Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong quý đầu năm 2018 đã tăng từ 73,1% lên 74,9% và vẫn đang tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới. Diễn biến này đã cho thấy, thị trường Trung Quốc đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khiến rau quả Việt Nam chịu nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro giao nhận hàng chậm, trả hàng về, chuyển khẩu, và đặc biệt là giá cả bấp bênh. Giai đoạn từ sau Tết nguyên đán đến nay, giá nhiều loại rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc từ Việt Nam đã giảm mạnh. Do nguồn cung trong nước dồi dào cộng với giá xuất khẩu sang Trung Quốc giảm đã tác động không nhỏ đến mặt bằng giá trong nước.

Trong thời gian qua, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, ngành rau quả trong nước cũng có nhiều nỗ lực để cải thiện chất lượng, thúc đẩy xuất khẩu nhóm sản phẩm rau quả, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khó tính như các thị trường khu vực EU. Theo đó, trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tới các thị trường chính trong khối EU như Hà Lan, Pháp... đều tăng mạnh. Điều này cho thấy, các sản phẩm rau quả của Việt Nam đang dần được quan tâm tại khu vực thị trường này.

Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang EU là hướng đi phù hợp không những với hoạt động xuất khẩu mà còn đem đến kỳ vọng cải cách nông nghiệp của Việt Nam. Bởi lẽ, đây là thị trường lớn, có nhiều dư địa để tăng trưởng, đồng thời cũng là thị trường đặt ra luật lệ khắc nghiệt cho nhóm hàng này - một động lực để sản xuất nông nghiệp Việt Nam

Page 23: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 23

thay đổi về tư duy sản xuất, bảo quản, cung ứng và ý thức tuân thủ quy định của thị trường. Tuy nhiên, đây là thị trường yêu cầu cao về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng sản phẩm là những vấn đề quan trọng mà EU quan tâm. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, EU hạn chế sử dụng một số hóa chất, do đó sản phẩm nhập khẩu được kiểm soát kỹ.

Vì vậy, để có thể xuất khẩu mặt hàng rau quả vào thị trường EU, ngoài vấn đề an toàn

vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, các sản phẩm phải đạt chuẩn HACCP hay GlobalGAP. Hiện nay, GlobalGap trở thành tiêu chuẩn tối thiểu cho các siêu thị ở EU. Đây là tiêu chuẩn bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất, chưa tính chế biến và đóng gói. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần chú ý tới xu hướng tăng tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ, vì ngày càng nhiều người tiêu dùng EU thích các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng phương pháp tự nhiên.

Thị trƣờng xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2018

Thị trƣờng

Năm 2018 (Nghìn USD) So sánh (%) Tỷ trọng trên tổng

KNXK (%)

Tháng 3 3 tháng T3/18 so

T2/18 T3/18 so

T3/17 3T/18 so

3T/17 3T/2018 3T/2017

Tổng 321.577 970.088 20,4 15,1 38,5 100,0 100,0

Trung Quốc 225.054 726.625 8,7 11,4 42,0 74,9 73,1

Mỹ 10.582 28.948 47,6 12,4 19,0 3,0 3,5

Nhật Bản 11.175 28.379 63,7 14,7 26,8 2,9 3,2

Hàn Quốc 10.770 23.916 72,9 12,2 8,7 2,5 3,1

Thái Lan 5.619 18.108 11,4 4,5 23,8 1,9 2,1

Malaysia 6.013 14.540 58,2 39,9 19,1 1,5 1,7

Hà Lan 5.376 13.317 53,3 20,1 24,6 1,4 1,5

UAE 3.899 10.199 20,5 11,1 15,4 1,1 1,3

Singapore 3.082 8.110 31,7 33,0 12,9 0,8 1,0

Nga 2.293 6.929 31,6 -25,6 -23,3 0,7 1,3

Đài Loan 2.379 6.643 160,4 -30,4 -11,1 0,7 1,1

Australia 1.944 6.172 36,5 -2,5 26,1 0,6 0,7

Pháp 2.302 6.094 12,4 79,4 63,1 0,6 0,5

Canada 2.028 5.511 36,1 23,3 38,6 0,6 0,6

Hồng Kông 2.013 4.719 136,4 13,7 2,1 0,5 0,7

Đức 1.655 3.451 73,3 39,4 35,5 0,4 0,4

Lào 823 2.604 5,4 57,0 28,7 0,3 0,3

Anh 297 1.029 -30,9 -58,2 -38,7 0,1 0,2

Côoét 294 737 930,6 86,3 150,1 0,1 0,0

Campuchia 365 631 164,9 451,9 269,3 0,1 0,0

Italia 113 613 -63,2 -30,5 39,4 0,1 0,1

Indonesia 162 249 154,5 -56,3 -62,3 0,0 0,1

Ucraina 53 206 -49,8 -75,6 -43,8 0,0 0,1

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về mặt hàng xuất khẩu Riêng trong 2 tháng đầu năm 2018, thanh

long là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 199,3 triệu USD, tăng 30,2% so với

cùng kỳ năm trước và chiếm 30,7% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả. Tiếp theo là mặt hàng nhãn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD

Page 24: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 24

trong 2 tháng đầu năm 2018, tăng 20,7% và chiếm 15,5% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của cả nước.

Xoài là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 trong 2 tháng đầu năm 2018, đạt 58,5 triệu USD, tăng 252,7% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 9% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng trong 2 tháng qua cũng ghi nhận mức

tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, như sầu riêng tăng 411,6%, dưa hấu tăng 23%, dừa tăng 180,7%, chanh tăng 35,9%, mít tăng 219,9%, măng cụt tăng 109,5%, chuối tăng 99,6%, chôm chôm tăng 68,1%, roi tăng 233%. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng hạnh nhân và vú sữa tăng đột biến 115.630,3% và tăng 29.285,1%, đạt lần lượt 2,6 triệu USD và 1,65 triệu USD trong 2 tháng đầu năm nay.

Một số chủng loại hàng rau quả và sản phẩm chế biến xuất khẩu trong tháng 2 và 2 tháng năm 2018

Chủng loại 2T/2018

(nghìn USD)

So với 2T/2017

(%)

Tỷ trọng/Tổng KNXK(%)

T2/2018 (nghìn USD)

So với T1/2018

(%)

So với T2/2017

(%) 2T/2018 2T/2017

Quả và quả hạch 524.465 58,4 80,7 78,6 216.308 -29,8 53,0

Thanh long 199.310 30,2 30,7 36,4 84.485 -26,4 28,3

Nhãn 100.474 20,7 15,5 19,8 33.297 -50,4 17,9

Xoài 58.529 252,7 9,0 3,9 27.160 -13,4 156,1

Sầu riêng 39.317 411,6 6,1 1,8 16.756 -25,7 377,6

Dưa hấu 31.246 23,0 4,8 6,0 15.633 0,1 62,3

Dừa 20.059 180,7 3,1 1,7 6.536 -51,7 84,8

Chanh 15.898 35,9 2,4 2,8 7.532 -10,0 11,9

Mít 13.720 219,9 2,1 1,0 5.844 -25,8 197,6

Măng cụt 13.051 109,5 2,0 1,5 6.440 -2,6 101,1

Sản phẩm chế biến

62.384 23,9 9,6 12,0 24.472 -35,4 -1,6

Cơm dừa sấy 14.332 257,6 2,2 1,0 5.705 -33,9 156,5

Dưa chuột dầm dấm

3.999 3,2 0,6 0,9 1.466 -42,1 9,0

Hạnh nhân tẩm ướp

3.726 1.123,6 0,6 0,1 1.554 -28,4 971,7

Nước dứa 3.639 -50,6 0,6 1,7 1.420 -36,0 -60,3

Nước chanh 2.888 -2,0 0,4 0,7 1.188 -30,1 -20,6

Hạt mè rang 2.717 -19,3 0,4 0,8 1.420 9,6 -8,8

Long nhãn sấy 2.521 184,8 0,4 0,2 216 -90,6 64,5

Trái cây sấy 2.252 4,4 0,3 0,5 700 -54,9 -38,1

Mít sấy 2.034 71,2 0,3 0,3 543 -63,6 -15,4

Rau củ 55.933 60,8 8,6 8,3 23.698 -26,5 32,3

Ớt 22.297 72,5 3,4 3,1 10.097 -17,2 59,3

Khoai lang 8.886 25,9 1,4 1,7 3.268 -41,8 -20,8

Nấm hương 3.617 618,0 0,6 0,1 998 -61,9 134,9

Mộc nhĩ 2.946 2.521,0 0,5 0,0 240 -91,1 332,8

Đỗ đỏ 2.250 458,7 0,3 0,1 1.284 33,0 225,0

Page 25: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 25

Chủng loại 2T/2018

(nghìn USD)

So với 2T/2017

(%)

Tỷ trọng/Tổng KNXK(%)

T2/2018 (nghìn USD)

So với T1/2018

(%)

So với T2/2017

(%) 2T/2018 2T/2017

Tỏi 2.019 -1,9 0,3 0,5 869 -24,5 29,0

Cà rốt 1.436 -42,1 0,2 0,6 1.291 793,2 -25,1

Ngô 1.352 -22,0 0,2 0,4 519 -37,8 -30,1

Nghệ 1.283 2.989,0 0,2 0,0 1.021 289,3 2.455,5

Nhóm hoa 6.272 5,6 1,0 1,4 3.219 5,4 1,3

Hoa Cúc 4.621 22,8 0,7 0,9 2.396 7,7 7,5

Hoa Cẩm chướng 581 51,5 0,1 0,1 269 -14,1 29,1

Nhóm lá 3.664 22,3 0,6 0,7 511 -83,8 -58,2

Lá nho 2.649 32,0 0,4 0,5 235 -90,2 -70,6

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Tham khảo 20 doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng rau quả lớn nhất trong 2 tháng đầu năm

2018

STT Tên công ty Kim ngạch

(nghìn USD)

1 Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Thị Cúc 16.229

2 Công Ty Cp Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Đạt Phát 15.776

3 Doanh nghiệp tư nhân Phạm Hồng Sơn 14.097

4 Doanh nghiệp tư nhân Ma Thị Diệp 13.373

5 Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thị Hoài Thanh 12.608

6 Công Ty TNHH Hợp Mạnh 12.559

7 Doanh nghiệp tư nhân La Thị Liên 12.418

8 Công Ty TNHH Thương Mại Hoàng Đại 11.628

9 Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Minh Khai 11.161

10 Doanh nghiệp tư nhân Phạm Ngọc Sơn 10.761

11 Doanh nghiệp tư nhân Nông Thị Sinh 9.710

12 Công Ty TNHH Quốc Dương Việt Nam 9.107

13 Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Mai Thanh 8.988

14 Doanh nghiệp tư nhân Nông Tú Oanh 8.952

15 Doanh nghiệp tư nhân Phùng Thị Lý 8.643

16 Doanh nghiệp tư nhân Vũ Mạnh Hùng 8.433

17 Công Ty TNHH Tiếp Vận Chí Minh 8.124

18 Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Phi Long 7.934

19 Công Ty TNHH Pca 7.932

20 Doanh nghiệp tư nhân Giang Hùng Mạnh 7.916

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ sử dụng để tham khảo)

Tình hình xuất khẩu dây điện và dây cáp điện Theo thống kê của Tổng cục Hải quan,

tháng 3/2018 kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện đạt 140,2 triệu USD, tăng 50,5% so với tháng trước đó và tăng 44,3% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 3 tháng

đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện đạt 388 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện của các doanh nghiệp có

Page 26: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 26

vốn đầu tư nước ngoài tháng 3/2018 đạt 117,2 triệu USD, tăng 42,7% so với tháng 3/2017. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 334,6 triệu USD, tăng 45,9% so với

cùng kỳ năm trước. Như vậy, hiện nay phần lớn kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện vẫn thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thị phần kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước trên tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 13,7%.

Kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện các tháng năm 2017-2018

Đơn vị tính: triệu USD

155,52

93,12

140,2

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2017 Năm 2018

Nguồn : Tổng cục Hải quan

Quý I/2018, kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dây điện và dây cáp điện lớn nhất với kim ngạch đạt 44,6 triệu USD trong tháng 3/2018, tăng 79,2% so với tháng 3/2017. Tính chung 3 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện sang Trung Quốc

đạt 144,3 triệu USD, tăng 82,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhật Bản và Hàn Quốc là các thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo với tốc độ tăng trưởng lần lượt đạt 31,2% và 43,7% trong 3 tháng đầu năm 2018.Đáng chú ý, 3 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện sang thị trường Australia và Anh tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước, tăng lần lượt 739,1% và 638,8%.

Thị trƣờng xuất khẩu dây điện và dây cáp điện xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2018

Thị trƣờng Tháng

3/2018 (USD) So với tháng

3/2017 (%) 3 tháng năm 2018

(USD) So với cùng kỳ

2017 (%)

Trung Quốc 44.588.661 79,2 144.292.424 82,1

Nhật Bản 32.156.765 38,2 78.304.022 31,2

Hàn Quốc 14.102.553 31,2 37.816.020 43,7

Mỹ 8.053.306 17,6 21.145.097 15,5

Singapore 6.362.026 48,6 15.241.408 60,7

Thái Lan 4.198.197 2,2 12.485.751 37,4

Hồng Kông 3.810.090 -12,3 10.515.915 -11,0

Philippin 2.326.453 -5,0 7.192.119 3,8

Campuchia 2.384.552 -14,1 5.777.860 -23,0

Australia 2.363.471 921,6 4.819.194 739,1

Indonesia 1.847.788 7,1 4.388.159 10,3

Malaysia 1.261.375 73,1 3.713.061 94,3

Anh 474.528 250,8 3.017.143 638,8

Lào 667.288 13,4 1.543.372 12,7

Đài Loan 716.165 44,5 1.500.226 27,9

Pháp 373.326 66,8 808.666 34,8

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Page 27: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 27

Tham khảo chủng loại dây điện và dây cáp điện xuất khẩu tháng 2 và 2 tháng năm 2018

Chủng loại 2 tháng

2018 (nghìn USD)

So với 2 tháng

2017 (%)

Tổng 243.112 63,37

Cáp mạng cách điện, cáp điện thoại di động, cáp kết nối điện thoại với máy tính

85.993 55,11

Bộ dây điện truyền dẫn, dây cáp có đầu nối dùng trong gia dụng, cáp dữ liệu, cáp kết nối…

40.806 30,63

Cáp cáp điện bọc nhựa cao cấp, cáp ABC, AV, LV, CV, CXW,... 25.286 44,26

Dây điện dùng trong công trình AVSS, CHFUS, CIVUS, BKCPJ, IVSSH, HFCS…

13.876 391,83

Dây và cáp điện bọc nhựa cao cấp dùng trong ô tô, máy in 12.051 26,23

Dây cáp có gắn đầu nối kết nối tín hiệu 11.963

Cáp quang 11.599 87,45

Cáp đồng trục gắn đầu nối 9.455 -2,02

Dây điện bọc nhựa đã cắt và gắn đầu nối 7.855

Cáp điện loại 220k 2.941

Kabel isoliert; bis 80V 2.725 12.181,89

Bộ dây điện truyền dẫn, dây cáp bán dẫn dùng cho ô tô, máy xây dựng 2.307 25,03

Cáp đồng, cáp nhôm trung thế ABC bọc nhựa cao cấp 2.121 483,53

Bộ dây dẫn dùng cho túi khí, mui xe ô tô 1.991 -9,31

Dây cáp điện, dây cắm của tai nghe 1.719 -13,71

Dây cáp đồng trục cách điện, cáp chưa gắn đầu nối 1.279 -13,64

Cáp điện tử, cáp chuyển tiếp cho viễn thông 1.233 -25,89

Phần tĩnh của động cơ điện 1.188 111,88

Dây điện đã lắp với đầu nối 1.157 41,59

Dây dẫn điện cho bộ phận điều khiển từ, ghế ngồi 1.117 -5,33

Cáp điện 685

Cáp điều khiến chống nhiễu, dây điện hạ thế 582 71,26

Dây cáp điện bọc nhựa lõi đồng hoặc nhôm 518 -59,03

Cáp điện ( Electric Cable ) 06/1KV 435 1.513,23

Dây cáp tín hiệu 3 lõi chưa có đầu nối 355 54.561,79

Dây đồng tròn tráng men 297 245,27

Cáp điện loại 66kV bọc XPLE 261 -66,79

Dây điện từ, dây nhôm tráng men 259 -51,50

Bộ kết nối CS 234 -11,58

Dây cáp vặn xoắn 156

Bộ dây bán dẫn dùng trong thiết bị viễn thông 139

Cáp cách điện đã gắn đầu nối 136 -13,60

Cáp kết nối cho hệ thống âm thanh, viễn thông 128 500,86

Cáp sợi quang đã gắn đầu nối 111 -19,71

Dây cáp đầu nối điện tử phức hợp 75 -87,72

Dây phích cắm điện 27

Dây điện 16

Dây cáp điện có đầu nối 13

Bộ dây điện dùng cho máy điều khiển kiểm tra chất lượng 12 -43,90

Cáp ắc qui 10

(Nguồn :Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Page 28: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 28

Nhìn chung, trong những năm qua, ngành dây điện và dây cáp điện là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khả quan. Các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực và sắp có hiệu lực sẽ tiếp tục mở ra cơ hội lớn cho ngành dây điện và dây cáp điện nhờ thuế xuất khẩu hàng hóa, cũng như thuế nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất giảm.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ngành dây điện và dây cáp điện cũng phải

đối mặt với nhiều khó khăn khi phần lớn nguyên liệu sản xuất vẫn phải nhập khẩu, quy mô doanh nghiệp dây cáp điện Việt Nam còn nhỏ, chưa thâm nhập được nhiều hệ thống phân phối chính. Cùng với đó, việc các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực khiến thuế nhập khẩu dây điện và dây cáp điện vào Việt Nam giảm theo lộ trình cũng sẽ tạo áp lực cạnh tranh tại thị trường nội địa cho các doanh nghiệp trong nước.

Tham khảo doanh nghiệp xuất dây điện và dây cáp điện điển hình 2 tháng năm 2018

STT Doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 CTY TNHH NEW WING INTERCONNECT TECHNOLOGY (BẮC GIANG) 42.744

2 CTY TNHH FUHONG PRECISION COMPONENT (BẮC GIANG) 40.184

3 CTY TNHH CÁP ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG LS VIỆT NAM 12.897

4 CTY CỔ PHẦN CÁP ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG LS-VINA 11.052

5 CTY TNHH SUMITOMO ELECTRIC INTERCONNECT PRODUCTS VIỆT NAM 6.765

6 CTY TNHH NISSEI ELECTRIC VIỆT NAM 6.043

7 CTY TNHH NISSEI ELECTRIC MYTHO 5.723

8 CTY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC - CÁP ĐIỆN THỊNH PHÁT 5.159

9 CTY TNHH PRETTL VIỆT NAM 5.028

10 CTY TNHH KURABE INDUSTRIAL (VIỆT NAM) 4.463

11 CTY TNHH HITACHI CABLE VIỆT NAM 4.262

12 CTY TNHH BANDAI VIỆT NAM 4.223

13 CTY TNHH JTEC HÀ NỘI 4.152

14 CTY TNHH MOLEX VIỆT NAM 4.019

15 CTY TNHH RFTECH THÁI NGUYÊN 3.820

16 CTY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SD VIỆT NAM 3.428

17 CTY TNHH FUJIKURA FIBER OPTICS VIÊÊT NAM 2.995

18 CTY TNHH CÁP TAIHAN VINA 2.911

19 CTY TNHH BUCHEON VIỆT NAM 2.890

20 CTY TNHH NISSEI ELECTRIC HÀ NỘI 2.773

21 CTY TNHH LUXSHARE - ICT ( VIỆT NAM ) 2.712

22 CTY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN IWASAKI ELECTRIC VIỆT NAM 2.544

23 CTY TNHH SUMIDENSO VIỆT NAM 2.500

24 CTY TNHH KSD VINA 2.334

25 CTY TNHH CSM VIỆT NAM 2.054

26 CTY TNHH RISUN VIỆT NAM 2.030

27 CTY TNHH FURUKAWA AUTOMOTIVE PARTS (VIỆT NAM) 1.937

28 CTY TNHH SL ELECTRONICS VIỆT NAM 1.877

29 CTY TNHH NHẬT LINH 1.786

30 CTY TNHH ĐIỆN TỬ BROAD VIỆT NAM 1.742

Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ sử dụng để tham khảo

Page 29: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 29

LUÂN CHUYỂN VỐN VÀ ĐẦU TƯ

Cấp phép đầu tư Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy 1, tổng vốn 875 tỷ đồng theo hình thức BOO

UBND tỉnh Bình Thuận vừa cấp quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án Nhà máy điện mặt trời Sông Luỹ 1 của Cty cổ phần Đầu tư Quang Điện Bình Thuận.

Dự án Nhà máy điện mặt trời Sông Luỹ 1 có quy mô công suất 39 MWac, tổng vốn đầu tư 875 tỷ đồng sử dụng công nghệ pin quang điện Silic đa tinh thể và Inverter trung tâm, được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia qua đường dây đấu nối 110 kV dài khoảng 0,5 km.

Dự án trước đó đã được Bộ Công thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020.

Dự án vận hành theo mô hình nhà máy điện mặt trời hòa lưới quy mô công suất lớn được xây dựng theo phương thức xây dựng -

sở hữu - kinh doanh (BOO) với thời gian 50 năm.

Dự án được xây dựng tại trên diện tích 41,5 ha đất tại xã Sông Luỹ, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, là nơi có tổng số giờ nắng cả năm lên đến 2.728 giờ. Lượng bức xạ tổng cộng thực tế hàng năm là 1.961 kWh/m2 và của trung bình ngày khoảng 5,35kWh/m2. Ngoài ra, điều kiện khí hậu ở đây rất thuận lợi do ít chịu ảnh hưởng của gió bão, nên là điều kiện khá lý tưởng cho việc xây dựng các nhà máy điện năng lượng mặt trời.

Dự án dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 6/2018 và hoàn thành trong tháng 3/2019 với sản lượng điện khi đi vào vận hành thương mại năm đầu tiên là khoảng 75 triệu kWh.

Đầu tư 2.717 tỷ đồng xây cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ UBND tỉnh Tuyên Quang vừa đề nghị

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai theo hình PPP, loại hợp đồng BOT. Đây là Dự án do Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường lập đề xuất đầu tư.

Được biết, Dự án có điểm đầu tại Km127+500, Quốc lộ 2 thuộc xã Lưỡng Vượng, Tp. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang và điểm cuối tại Km40+200 kết nối với nút giao IC9 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai thuộc thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Theo đề xuất của tỉnh Tuyên Quang, Dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Giai đoạn I (2018 – 2021) sẽ xây dựng 37

km từ Km3+ 200 – Km40+200 theo quy mô đường cao tốc 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h nhưng vẫn GPMB theo quy mô hoàn chỉnh 25m và xây dựng 3,2 km đầu tuyến theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Sau năm 2025 sẽ tiến hành đầu tư giai đoạn 2 hoàn chỉnh theo quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Ước tính, tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn I là 2.717 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 510.8 tỷ đồng để phục vụ GPMB; nhà đầu tư bỏ ra 2.206,3 tỷ đồng.

Để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép thu giá dịch vụ đường bộ trên các trạm thu giá thuộc Dự án trong vòng 21 năm 8 tháng, bắt đầu từ năm 2021.

Khánh thành Nhà máy sản xuất chè hữu cơ công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản

Nhà máy chế biến chè hữu cơ xuất khẩu với công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản đã khánh thành và đi vào hoạt động tại thôn Chu Thượng, xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Nhà máy được xây dựng trên mặt bằng

4.500 m2, được đầu tư dây chuyền sản xuất nhập khẩu công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản, tổng kinh phí đầu tư hơn 30 tỷ đồng. Sau hơn 2 năm xây dựng, Nhà máy có quy trình sản xuất hoàn toàn tự động, công suất hơn 40 tấn chè tươi mỗi ngày.

Page 30: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 30

VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI

Quy định về xuất xứ hàng hóa Bộ Công Thương vừa ban hành Thông

tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Hàng hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.

Thông tư quy định rõ về quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi. Theo đó, đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.

Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi

Thông tư nêu rõ, hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập

khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Về kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa, Thông tư nêu rõ, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) sử dụng các mẫu sau để kê khai, cam kết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo quy định.

Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không có hóa đơn giá trị gia tăng.

Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” theo mẫu quy định tại Phục lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và có hóa đơn giá trị gia tăng.

Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy trong khu vực thương mại tự do ASEAN – HÀN QUỐC” (WO-AK) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chí “WO-AK” theo quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc…

Thêm cơ quan được thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh rượu Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư

22/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 299/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá.

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 299/2016/TT-BTC: “Bộ Công Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân quận,

huyện có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá theo quy định tại Điều 9, Điều 11 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 11, Điều 14, Điều 19 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP là tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này”.

Thông tư 22/2018/TT-BTC đã sửa đổi bổ sung quy định này như sau: “Tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này là: Bộ Công

Page 31: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 31

Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu, giấy phép sản xuất thuốc lá, theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu và Điều 11, Điều 14, Điều 19 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

về kinh doanh thuốc lá và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có)”.

Như vậy, với quy định mới này, bổ sung thêm cơ quan được thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá là: Ủy ban nhân dân thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

Thông tư 22/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/4/2018.

Một số quy định mới về an toàn thực phẩm Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và

Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa thông tin về một số điểm mới của Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (Nghị định 15).

Theo đó, Nghị định 15 điều chỉnh so với Nghị định 38 và chuyển hướng mạnh mẽ từ tiền kiểm sang hậu kiểm (tự công bố hợp quy, phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm, kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu…)

Cụ thể, thay đổi phương thức công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với sản phẩm thực phẩm. Trước đây, Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm... phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Hiện nay, Nghị định 15 quy định thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được công bố trước khi lưu thông trên thị trường. Trong đó, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực hiện tự công bố và gửi bản tự công bố qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương chỉ định.

Cùng với đó, Nghị định 15 quy định các điểm mới: Mở rộng đối tượng cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; thay đổi về kiểm soát an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thu gọn quản lý về quảng cáo thực phẩm; bổ sung quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc lưu giữ thông tin, thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm,…

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch để chỉ đạo triển khai đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ do Chính phủ và Bộ NN&PTNT giao, tập trung bố trí nguồn lực triển khai các chương trình hành động của ngành về an toàn thực phẩm.

Cùng với đó, tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt chú trọng quảng bá các mô hình chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng chuyển mạnh sang thanh tra, kiểm tra đột xuất; tái kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản xếp loại C.

Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối có xuất xứ từ ASEAN

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BCT quy định cụ thể việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm có xuất xứ từ

các nước ASEAN. Theo đó, không áp dụng hạn ngạch thuế

quan nhập khẩu đối với các mặt hàng muối và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước

Page 32: SỐ 1 THÁNG Ố - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_05_28/bantin_cuoithang_so_20-2018_NKMD.pdf · Bản tin “Thông tin Thương mại" 2 Số 1 tháng 4 năm 2018 THÔNG

Bản tin “Thông tin Thương mại"

Số 1 tháng 4 năm 2018 32

ASEAN; đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cụ thể, việc nhập khẩu muối và trứng gia cầm từ các nước ASEAN không thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật về việc công bố lượng hạn ngạch thuế

quan và quy định nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan muối và trứng gia cầm hàng năm.

Ngoài ra, thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng muối và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước ASEAN thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2018.

--------------o0o---------------

Thông tin thương mại: Số đặc biệt tháng

Giấy phép xuất bản số: 59/GP- XBBT ngày 21/09/2017

In tại: Hà Nội

Số lượng: 250 bản Kỳ hạn xuất bản: 02 số/tháng

Chịu trách nhiệm xuất bản: Lê Mai Thanh