12
S:305 PHÁT HÀNH NGÀY 1 Tháng 2 năm 2016 (Lưu Hành Nội Bộ) SỐ ĐẶC BIỆT: XUÂN BÍNH THÂN TRONG SỐ NẦY: 1. Đức Ngài giảng bài Đức Pháp Chủ……………………. 2 2. Học Đạo……………………………....…………….…..... 2 TMinh Vi. 3. Tin tức….…...…………………………………………..… 3 4. Ánh sáng vàng trong hội trăng Rằm tháng 7.……….…7 Nguyễn Thị Bình. 5. Hồi ức Nguyễn Thị Ly Na……………………………….. 8 6. Tôi đã thấy! ............…….……………………..……….… 8 Từ Minh Tâm Thủy. 7. Thơ: Chùa Một Cột…………………………………….… 8 Từ Thiện Tâm Khai. 8. Sống theo Chánh Pháp………………………….………. 9 BBT TCQN. 9. Cười trong Đạo………………………….……………… 12 Châu Nhật Tân. Đức Thầy và các pháp hữu chụp hình lưu niệm tại trước nhà hát kịch Hoàng Thái Thanh – Quận 10 TpHCM. 25-12-2015. Tu không thể chờ đợi được! Phải gieo nhân ngay. Phải trau dồi Đức Hạnh. Phải tinh tấn trong công phu, l à sthanh l ọc ô nhiễm nơi tâm, để thấy rõ nơi Tánh, mới thành Phật Đạo. Đó là Chân Nhân Quả Chính, mà các chú lấy cái thực hành đặt lên trên cái thực quả, là cội quả Bồ Đề vậy. Lệnh Pháp không thể sửa đổi hay biến chế, đó là Định Luật. Ai đi sai đường lạc lối, hoặc không thức tâm tu sửa, phạm vào Pháp Bảo, là bị trầm luân! Đừng bao giờ dựa vào Pháp Lệnh hay Pháp Bảo mà tạo việc lợi ích cho mình, cũng phải vào ngục A Tỳ, thoát sanh làm ngạ quỷ, tùy theo lỗi nặng nhẹ. LỜI ĐỨC NGÀI CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2016 Toàn Ban Biên Tập Tạp Chí Quy Nguyên mến chúc toàn thể quý pháp hữu, quý thân hữu cùng đọc giả một năm mới hoàn toàn như ý và luôn được ân lành của Thiêng Liêng ban. Đức Thầy tại một viện nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Thư và hình ảnh: (Bấm vào link). - Chuyn vmt cây gy. - Vit Nam trip 2015 part 1. - Vit Nam trip 2015 part 2. - Sinh hot 1-2016 part 1.

Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Số:305 PHÁT HÀNH NGÀY

1 Tháng 2 năm 2016 (Lưu Hành Nội Bộ)

SỐ ĐẶC BIỆT: XUÂN BÍNH THÂN

TRONG SỐ NẦY: 1. Đức Ngài giảng bài Đức Pháp Chủ……………………. 2 2. Học Đạo……………………………....…………….…..... 2

Từ Minh Vi. 3. Tin tức….…...…………………………………………..… 3 4. Ánh sáng vàng trong hội trăng Rằm tháng 7.……….…7

Nguyễn Thị Bình. 5. Hồi ức Nguyễn Thị Ly Na……………………………….. 8 6. Tôi đã thấy!............…….……………………..……….… 8

Từ Minh Tâm Thủy. 7. Thơ: Chùa Một Cột…………………………………….… 8

Từ Thiện Tâm Khai. 8. Sống theo Chánh Pháp………………………….………. 9

BBT TCQN. 9. Cười trong Đạo………………………….……………… 12

Châu Nhật Tân.

Đức Thầy và các pháp hữu chụp hình lưu niệm tại trước nhà hát kịch Hoàng Thái Thanh – Quận 10 TpHCM. 25-12-2015.

Tu không thể chờ đợi được! Phải gieo nhân ngay. Phải trau dồi Đức Hạnh. Phải tinh tấn trong công phu, là sự thanh lọc ô nhiễm nơi tâm, để thấy rõ nơi Tánh, mới thành Phật Đạo. Đó là Chân Nhân Quả Chính, mà các chú lấy cái thực hành đặt lên trên cái thực quả, là cội quả Bồ Đề vậy.

Lệnh Pháp không thể sửa đổi hay biến chế, đó là Định Luật. Ai đi sai đường lạc lối, hoặc không thức tâm tu sửa, phạm vào Pháp Bảo, là bị trầm luân! Đừng bao giờ dựa vào Pháp Lệnh hay Pháp Bảo mà tạo việc lợi ích cho mình, cũng phải vào ngục A Tỳ, thoát sanh làm ngạ quỷ, tùy theo lỗi nặng nhẹ.

LỜI ĐỨC NGÀI

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

2016

Toàn Ban Biên Tập Tạp Chí Quy Nguyên mến chúc toàn thể quý pháp hữu, quý thân hữu cùng đọc giả một năm mới

hoàn toàn như ý và luôn được ân lành của Thiêng Liêng ban.

Đức Thầy tại một viện nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Thư và hình ảnh: (Bấm vào link). - Chuyện về một cây gậy.

- Việt Nam trip 2015 part 1. - Việt Nam trip 2015 part 2. - Sinh hoạt 1-2016 part 1.

Page 2: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Tạp Chí Quy Nguyên số 305 trang 2 visit website: www.voviology.org

BÀI SỐ 2:

Những lời dạy của Đức Pháp Chủ xuống điển cho các đệ tử của các

giáo pháp để tu sửa. Ngày 29 tháng 9 năm 1979.

Sau khi xem qua lời dạy của Đức Pháp Chủ, để cho các chú thấu triệt được lời dạy của Đức Pháp Chủ, Sư Huynh giảng lại cho các chú thấu được huyền vi của những lời giảng trên!

Đức Pháp Chủ Vô Vi Quy Nguyên là vị Chủ Pháp Đạo, cai quản các Luật và Pháp ở trong Tam Giới và ngoài Tam Giới. Ngài thông suốt và trực thâu các đạo vào một mối, dưới quyền Đức Lệnh Chủ, tức Đức Ngài Di Lạc Tôn Vương Phật.

Hiện Đức Pháp Chủ đang trụ ở tầng trời thứ tư, nơi Đâu Suất Đà Cung với thiên hình vạn trạng, biến hóa không ngừng, hầu làm tròn nhiệm vụ của vị Chủ Pháp.

Nơi cõi Nam Thiên Bộ Châu, Đức Pháp Chủ được lệnh xuất hiện nhiều nhất, luôn luôn theo bên chân thể của Đức Ngài.

Đức Pháp Chủ rất hỷ lạc khi thấy Nhơn Sanh được Đức Ngài ban pháp tu hành, hầu cảnh tỉnh, thức giác chúng sanh lìa mê sang bờ giác.

Đó là đặc ân của Đấng Cha Lành, các chú được thọ ký vào Vô Vi Quy Nguyên Pháp, tu sửa để đắc quả vị trong thời Hạ Ngươn nầy dưới sự dẫn dắt của Đức Ngài, là Đức Long Hoa Giáo Chủ Di Lạc Tôn Vương Phật.

Cõi nầy gọi là Diêm Phù Đề, trong sự an lạc miên trường thành quả. Sư Huynh mong các chú nhận định mà tu học!

Tu không thể chờ đợi được! Phải gieo nhân ngay. Phải trau dồi Đức Hạnh. Phải tinh tấn trong công phu, là sự thanh lọc ô nhiễm nơi tâm, để thấy rõ nơi Tánh, mới thành Phật Đạo. Đó là Chân Nhân Quả Chính, mà các chú lấy cái thực hành đặt lên trên cái thực quả, là cội quả Bồ Đề vậy.

Đức Pháp Chủ nhấn mạnh: Các chú nên diệt trừ “Bản Ngã của Ta”. Cái ngã của Ta, đưa các chú vào tánh tự kiêu, tự đại.

Vì muốn các chú mở mang, thấu triệt được cái tri kiến của Phật, các giáo pháp cao minh của Đức Ngài giả lập ra, là cái chân thực Phật Tánh, sẵn có trong tâm các chú, mà Đức Ngài lấy đó làm nhân để tạo duyên lành cho các chú thành quả quý.

Đó là cái Duy Tâm Thức, là cái Tự Giác Thánh Trí mà các chú cần phải thức.

Pháp Bảo là một vật báu trong ngôi Báu Pháp. Đó là Pháp Phật giúp cho chúng sanh tỉnh ngộ mà thoát ly khổ ải, luân hồi sanh tử.

Người được Lệnh Pháp, có bổn phận phải đem giáo pháp mà Đức Ngài vận chuyển để đưa chúng sanh lên đường tiến hóa, lìa xa sân hận, si mê, nịch ái, là lên cõi giải thoát, tức là diệt trừ sông mê qua bờ giác vậy. Khi hộ bệnh, các chú diệt được các nghiệp nhờ pháp Tam Muội Chơn Hỏa. Đó là Lửa Pháp Thanh Tịnh của Chư Phật chuyển đến cho các chú.

Điều cốt yếu là cảnh tỉnh chúng sanh đến con đường Pháp Đạo để họ tự diệt các nghiệp của họ để chứng quả.

Đó là phương tiện mà các chú có bổn phận trao cho chúng sanh, cũng là con đường mà Bồ Tát đang đi.

Sư Huynh thường nói: Lệnh Pháp không thể sửa đổi hay biến chế, đó là Định Luật. Ai đi sai đường lạc lối, hoặc không thức tâm tu sửa, phạm vào Pháp Bảo, là bị trầm luân! Đừng bao giờ dựa vào Pháp Lệnh hay Pháp Bảo mà tạo việc lợi ích cho mình, cũng phải vào ngục A Tỳ, thoát sanh làm ngạ quỷ, tùy theo lỗi nặng nhẹ.

Các chú phải thực hành theo lời dạy của Đức Pháp Chủ. Đó là

một đặc ân mà Đức Pháp Chủ đã ban cho các chú.

Đức Pháp Chủ nhắc nhở các chú trau dồi Đạo Hạnh, tinh tấn trong công phu, Đời Đạo phải song hành.

Xuất thế hay chưa xuất thế cũng thực thi vào các hạnh Bồ Tát đang hành: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Huệ. Những phương thức nầy giúp cho các chú đến quả vị Phật.

Các chú phải nằm lòng: Khi tu thiền đừng lồng vào Pháp của Đức Ngài những phương thức tu học khác, hoặc tập trung tư tưởng. Đó rất tai hại và nguy hiểm cho người tu thiền, là tự tạo cho mình chiến cuộc trong nội thể. Vọng ngã phát triển mãi không ngừng.

Có số người vì không hiểu rõ chân lý của sự tu thiền, cứ lồng sự tu thiền vào một khung kín, tự đưa mình vào vòng u ám. Làm sao lìa mê được. Cứ lẩn quẩn dưới chân núi mà thôi. Như vậy làm sao tiến đến con đường giải thoát.

Sự tu thiền đòi hỏi xa lìa vọng ngã, lìa mọi sưu cầu cảnh giới, lìa bỏ nhất thiết ngoại tướng, tức là lìa bỏ tâm ý và ý thức. Đó là Tự Giác Thánh Trí vậy.

Nên nhớ Đức Pháp Chủ chỉ hành lệnh và ban lệnh.

Chỉ có thời nầy với Huyền Vi Tối Thượng của Đấng Cha Lành ban cho Đức Ngài, các chú mới được đặc ân như vậy. Cố gắng đừng để mất tất cả!

Các chú cần phải học, học nhiều mới thấy được huyền vi của tạo hóa. Học nhiều để trở thành người Vô Thượng Sĩ.

Mong thay! Chúc lành các chú. Nam Mô A Di Đà Phật. Sư Huynh.

Từ Minh Vi. 11./ Hỏi: Học thực hành tâm linh là học cái gì ? Đáp: Trước hết phải biết cách làm “im cái ngã”. Cái ngã là không thực nhưng luôn hoạt động kèm theo tâm trí. Điều cần nhớ là cái ngã không mất đi và cũng không bao giờ mất nên không thể diệt, cách tốt nhất là làm cho nó im đi. Một phương pháp thường được dùng là “đánh” vào cái ngã tướng, tức là đánh vào cái tướng mà ngã đang nương vào đó để phô ra. Ví như tướng khoe khoang, tướng chê bai, đả kích, tướng chiếm đoạt, tướng chơi trội.... Phương pháp phải nhờ đến người khác. Vì dùng lực bên ngoài tác động vào tâm thức nên thường gây ra sự đè nén tâm thức. Thường thì phương pháp này đạt được kết quả tức thì là “đè nén cái ngã” nhưng vô cùng khó nếu muốn “im cái ngã”. Các vị dẫn đạo cũng dùng phương pháp khác là hướng dẫn cho người đi đến “tự nhận biết”. Phương pháp này mất nhiều thời gian, công sức hơn nhưng hiệu quả cao hơn. Hỏi: Tự nhận biết là thế nào ? Đáp: Nhận biết rằng cái ngã luôn bám vào mọi cảnh sống để phô ra. Nhận biết rằng chỉ có cái nhìn vào trong mới thấy rõ cái ngã đang nắm quyền điều khiển. Nhận biết rằng nếu ta dồn toàn bộ năng lượng vào cái nhìn đó thì cái ngã sẽ không có cơ hội để phô ra ngoài. Nhận biết rằng dưới cái nhìn đó ngã tướng sẽ tan mất không còn dấu vết. Nhận biết rằng cái ngã tướng đó là giả vì cái thật là đây, cái đang nhìn, cái không mang bất kì hình tướng nào, không bị nhiễm bởi bất kì quan niệm nào, cái không thay đổi, hiện diện “mọi lúc, mọi nơi”. Tên nó là Chơn Thật, là Thiêng Liêng.

ĐỌC VÀ CHUYỀN TAY NHAU CÙNG ĐỌC TẠP CHÍ QUY NGUYÊN

Page 3: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Tạp Chí Quy Nguyên số 305 trang 3 visit website: www.voviology.org

TIN TỨC: 1 tháng 1: Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp trở lên tại ngôi thầy Từ Tri Hùng – Tỉnh Long An. Trong buổi giảng, Đức Thầy chia lý thuyết thành 2 phần: Hộ bệnh các bệnh lý của thế giới vật chất và Hộ bệnh với các bệnh lý của thế giới phi vật chất (tức hộ bệnh cho các trường hợp bị nhập xác hoặc bị ảnh hưởng từ các sự kiện phi vật lý). Đức Thầy cũng nói rõ là vì thời gian có giới hạn nên các pháp hữu phải tham khảo tất cả tài liệu của Pháp Đạo có liên quan về vấn đề Hộ Bệnh và trong lớp hiện tại, Thầy chỉ bổ túc ở những phần chưa được trình bày qua các tài liệu của Đạo.

Ở phần một, Đức Thầy nói sơ qua về điều kiện để Hộ Bệnh và được Hộ Bệnh. Sau đó Thầy giải thích bởi 3 quan niệm: Y Học, Điển Quang và Chương trình tức định số. Trong phần Y Học, Đức Thầy chỉ rõ tiên đề của các nền Y Học như: Với Đông Y thì đặt nặng về Khí Hóa, nên quá trình trị bệnh của Đông Y là cân bằng về mặt Âm Dương, Ngũ Hành... Với Tây Y đặt nặng về Vật nên quá trình trị bệnh của Tây Y là nhắm vào Vi Trùng và Tế Bào… nhưng với tình trạng ngày nay, trục trái đất bị lệch, khí hậu chuyển đổi nên gần như cả 2 nền Y Học đều đã đến mức tới hạn. Do sự thay đổi khí hậu nên sự quân bình khí hóa trong quá trình trị liệu sẽ bị hạn chế với Đông Y và cũng do khí hậu thay đổi nên có nhiều vi khuẩn mới được sinh ra, sức đề kháng của bản thể con người chưa thích nghi kịp nên Tây Y sẽ có những hạn chế của nó. Thế nên, nguyên lý Tần Số, hay dòng điển, tức dựa vào tần số chuẩn để chuyển dạng những tần số không phù hợp. Vì thế, nguyên tắc Điển Quang là năng lượng tự nhiên cũng như siêu nhiên được ra đời để phụ trợ trong quá trình tiến hóa của con người. Ở phần hai, Hộ Bệnh cho các trường hợp phi vật lý, Đức Thầy đã giải thích các trường hợp con người bị ngoại lực xâm nhập và có bao nhiêu cách để một ngoại lực có thể xâm nhập vào con người. Ở phần nầy, Đức Thầy đã chia thành 2 mục. Mục một là phân biệt được sự khác nhau giữa người có bệnh về tâm thần và người bị các phần lực xâm nhập và mục 2 là thực hành. Trong phần thực hành, Đức Thầy dẫn thành 2 bước. Bước một là cách nhận biết các dòng điển và cách phân biệt được các dòng điển của các loại phần lực. Bước hai là thực hành trên các case cụ thể. Case đầu là phân biệt 2 trường hợp bị nhập và bị tâm thần trên 2 cá nhân thực tế. Case kế là dựa vào sự tường trình của thầy Từ Túc Chính về một case trị nhập

xác mà thầy Túc Chính đang thực hiện. Đức Thầy đã đọc bài tường trình và phân tích chi tiết từng ý nghĩa, từng cách thức và kể cả sự suy nghĩ của các nhân vật được đề cập trong bài tường trình.

Ví dụ 1: Trong bài tường trình, thầy Từ Túc Chính có viết: “Có lần đi cúng bên Thánh Thất ngôi thờ Thượng Đế, vị nầy (người bị nhập) muốn được quỳ cúng ở gian giữa, vì quá đông người vào không được nên phải quỳ ở gian kế bên. Phần lực nầy giận và không cho xác qua Thánh Thất cùng. Sau nửa tháng nguôi giận mới cho qua bên Thánh Thất cúng lại…” Đức Thầy cho biết đại ý: Là một phần lực, là một thể phi vật chất nên với họ không có phân biệt ở trên hay ở dưới, ở gian giữa hay ở gian kế… nên thực chất, người giận là chính người bị nhập ấy, chính ông ta tự ái vì không được cho vào gian giữa nên ông ta mới giận và đổ thừa là phần lực không cho ông ta tới cúng. Thực chất là ông ấy do giận và không muốn tới.

Ví dụ 2: Trong bài tường trình, thầy Từ Túc Chính có viết: “Hôm sau, Ánh (vợ của thầy Từ Túc Chính) gặp vị nầy ở Điện thờ Phật Mẫu, nói vị qua nhà để giúp Hộ Bệnh. Phần xác thì muốn đi. Cô Ánh nói khi tôi đi mua rau xong thì cùng về và sau khi đi mua ra trở lại không thấy vị. Đi tìm và thấy ngồi uống nước ở quán cơm. Vị nói nó không muốn cho đi!” Đọc đến đây, Đức Thầy hỏi các đệ tử “nếu mình có đứa con, lúc nào đứa con mình cũng nói bạn con nói nên làm cái nầy, cái nọ. Gặp nó cắt tóc kiểu nầy, nó nói “bạn nó nói kiểu đó đẹp”, thấy nó thích ăn món kia, nó cũng nói “bạn nó nói ăn món đó ngon”… như vậy, người đáng bị đánh là thằng con của mình hay là đứa bạn của nó?” Ai cũng trả lời “thằng con của mình!” Đức Thầy nói “đúng vậy! Thằng con của mình là thằng đáng đánh đòn! Ở đây cũng vậy, người bị nhập là người đáng bị đánh đòn chứ không phải là phần lực nhập vào nó! Nó nói nó bị bệnh, mình bảo nó đến nhà để trị, nó đồng ý, rồi nó nói phần lực không cho nó đi nhưng nó có thể đi ăn được! Bởi vậy, thằng đáng bị lôi ra đánh là thằng bị nhập chứ không phải là phần lực!” Đức Thầy kết luận: Đại đa số các case bị nhập thì người bị nhập là người có lỗi hơn 70%. Thế nên, muốn trị được hiệu quả ở các case nầy thì phải biết nhìn chuyện và xử lý đúng đắn! Không phải cứ thấy bị nhập là nhè ngay phần khuất mặt, khuất mày mà trị, mà phải coi ngay chính người sống! Phải giải quyết ngay chính người sống là chánh. Đức Thầy khẳng định: “Các Đấng Bề Trên không hề nhập xác”.

Page 4: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Tạp Chí Quy Nguyên số 305 trang 4 visit website: www.voviology.org

Tại ngôi Đức Ngài ở 3 tháng 2, Đức Thầy nói về Hỏa Hầu và cách luyện. Đức Thầy nói “đốt xác” tức là mở hỏa hầu. Thầy nói thân xác được hình thành từ Tứ Tượng (Đất – Nước – Gió – Lửa) mà Tứ Tượng nếu ứng vào nội tạng thì chỉ là 4 nội tạng chánh, trong khi người có đến 5 tạng chánh (ngũ tạng). Đất là Thổ, ứng với Bao Tử, Nước là Thủy, ứng với Thận, Gió là Khí, ứng với Phổi, Lửa là Hỏa, ứng với Tim. 4 tượng đó có thể biến được nên có cách kéo dài tuổi thọ, hoặc trị bệnh chỉ bằng chuyển ý với 4 cơ quan trên. Vì trên thực tế, chỉ cần dùng ý là có thể thay đổi 1 chút chuyển vận của 4 cơ quan đó, chẳng hạn như chỉ nghĩ đến đồ chua thì tự bao tử tiết dịch vị dầu trên thực tế không ăn món chi cả… Chỉ riêng có Gan (Mộc) là không nằm trong 4 cơ quan trên…. Thầy Từ Thiện Tâm Đắc có nói “ngày xưa Đức Ngài có dạy – Hồn trụ tại Gan (Can - Mộc)”. Sau buổi nói chuyện, Đức Thầy kết luận “biểu hiện đầu tiên của sự Đắc Pháp là Trí Tuệ. Không thể nào nói tôi đắc cái nầy, cái nọ mà những sự việc cỏn con lại nhìn không thấy được”. Đức Thầy lập lại một lần nữa: “Trí tuệ là phần thưởng cho người đắc pháp!”. (Viết theo bảng ghi nhận của cô Nguyễn Thị Bình).

Trong cùng ngày, Đức Thầy đã nhận được tin cô Bibi (thầy Từ Long Ngọc), cùng các cô Châu Châu (Từ Minh Tâm Ái), Mimi (Từ Minh Tâm Nhi) đã hộ tống gậy thiền trượng về tới Đại Hùng Linh Điện an toàn.

3 tháng 1: Tại Quận 8, Đức Thầy đã dạy cho các vị có Kim Cang Bảo Pháp về các Chơn Ngôn và các Pháp Trấn. Định nghĩa về Chơn Ngôn, Đức Thầy nói: Chơn ngôn là lời nói Chơn, nói đúng! Uy lực của Chơn Ngôn không phải chỉ đọc dăm ba câu là có uy lực, chơn ngôn hay thần chú trong dân gian không phải hiểu là đọc câu đó thì có tác dụng như vậy! Mà uy lực của nó tức là sự nói đúng! Uy lực của mọi sự vật đều nằm sẵn trong vũ trụ, nhân sanh không tự nó phát huy mà phải từ cái đúng nên mới có sự phát huy. Ví dụ: Các vị là Cha của những đứa con, hay là “Thượng Đế” của các loài chúng sanh, các vị nói với các con của mình “các con cần gì thì cứ xin ta”. Chẳng hạn như cần mưa, có đứa con nói “mèn ơi! Trời nóng quá cho mưa giùm cái!”. Đứa khác nói “khát khô cổ họng rồi đây nè! Mưa đổ xuống đi!” Đứa khác nói: “Tui cần nước! Ông làm ơn cho tui một chút xíu mưa!”… Tương tự như vậy, những lời cầu xin tựa như vậy phát ra và tất cả đều cùng một mục đích là xin mưa. Là người Cha biết dạy con, các vị sẽ nói như vầy: “Khi cần mưa, các con phải xin như vầy: Lạy Cha, xin Cha cho chúng tôi có được một trận mưa. Chúng con đội ơn Cha!”. Chơn Ngôn là như vầy, là lời nói đúng, tự cái đúng sẽ có ra uy lực. Chứ Chơn Ngôn không phải là những lời nói huyền ảo, những lời nói bí ẩn chi cả. Tùy thời, tùy vùng đất, tùy mức độ và lối dạy nên có những câu Chơn Ngôn, và cách phát Chơn Ngôn khác nhau. Từ những điều trên, ngay cả những sự huyền vi, bí ẩn,… đều được Đức Thầy lý giải rất rõ nghĩa và khoa học mà tất cả con người ai cũng có thể hiểu được, học được và áp dụng được.

Đức Thầy ban Kim Cang Bảo Pháp cho các pháp hữu: Từ Minh Đăng, Từ Minh Hạnh Toàn, Từ Minh Tánh, Từ Minh Thông, Từ Thiện Tâm Phúc.

Tại ngôi Quận 8, Đức Thầy đã thông báo cùng các phẩm sắc, Chiếc gậy Thiền Tông đã được về đến Đại Hùng Linh Điện an toàn. Đức Thầy nói về chương trình làm việc tại Ấn Độ trong tương lai tương tự như việc thỉnh gậy Thiền Tông của thời gian hiện tại.

5 tháng 1: Đại Lễ Vía Đức Đại Thừa Liên Hoa Hóa Thân Minh Vương Phật, ngày Đức Ngài Pháp Chủ Vô Vi Quy Nguyên hồi vị lần thứ 21 diễn ra tại Việt Nam với sự hiện diện của Đức Thầy Từ Minh Đạt. Đông đảo pháp hữu hiện diện tại 2 nơi ngôi gia của Đức Ngài tại quận 10 và tại quận 8, Tp HCM. Trong buổi lễ Đức Thầy đã ban Kim Cang Bảo Pháp cho thầy Từ Thiện Ngọc Tuyền và các túi Bảo Pháp cho một số pháp hữu. Ngoài ra, Đức Thầy còn thọ ký cho nhiều vị pháp hữu mới và trả lời một số câu hỏi cho các pháp hữu về việc Hộ Bệnh…

Page 5: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Tạp Chí Quy Nguyên số 305 trang 5 visit website: www.voviology.org

Page 6: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Tạp Chí Quy Nguyên số 305 trang 6 visit website: www.voviology.org

6 tháng 1: Đức Thầy viếng thăm ngôi gia của thầy Từ Hồng Lĩnh. Tại đây, Đức Thầy đã giúp thầy Từ Hồng Lĩnh sửa chữa một số chi tiết cho tượng Đức Thái Thượng Lão Quân sẽ được an vị tại đền Tam Thanh nơi khu Văn Hóa Việt tại Đạo Viện. Cũng tại đây, Đức Thầy ngỏ ý muốn mua một số trụ đá bằng đá ong, loại các mộ cổ xưa dùng để trưng bày tại khu văn hóa Việt tại Đạo Viện. Đức Thầy và các pháp hữu tiễn đưa cô Hương, tức thầy Từ Minh Tâm Hương ra sân bay để trở về lại Hoa Kỳ.

8 tháng 1: Đức Thầy triệu kiến em Nguyễn Minh Châu 10 tuổi, từ Long An lên ngôi 3 tháng 2 để nhận mặt người qua một số hình ảnh được chụp trong ngày Vía Đức Ngài. Trong ngày ấy, em Châu đã nói chuyện rất thân thiết với một người mà ngay cả bản thân của em cũng không biết người ấy là ai. Qua hành động thân thiết trên đã làm cho các pháp hữu chung quanh đều lầm tưởng người lạ mà em nói chuyện ấy là người thân trong gia đình của em, điều nầy đã vô tình tạo cơ hội cho người lạ mặt trà trộn vào hàng ngũ Pháp Đạo trong những dịp lễ lớn. Đức Thầy viếng thăm ngôi gia của thầy Từ Minh Hạnh Toàn. Tại đây, Đức Thầy đã phân tích cùng các pháp hữu qua hình ảnh của ngày Vía Đức Ngài vừa qua về từng bước đạt được của Pháp Đạo và sự thành công của Pháp Đạo VVQN ngày nay.

9 tháng 1: Đức Thầy đã phê bình cô Nguyễn Thị Bình đã đưa ra ý kiến nhận xét khi đã không quan sát kỹ hoàn cảnh hiện tại. Khi đưa ý kiến cho Thầy về một vấn đề gì đó thì phải quan sát xem chung quanh hiện diện có những ai khác ngoài Thầy và những ý kiến đó sẽ có ảnh hưởng gì với những người khác, những người không cần thiết để nghe những ý kiến ấy.

10 tháng 1: Đức Thầy ban Kim Cang Bảo Pháp cho thầy Từ Tâm Nghĩa.

11 tháng 1: Đức Thầy cùng thầy Từ Minh Tâm Thanh, Từ Minh Đăng và cô Nguyễn Thị Bình lên đường trở về Hoa Kỳ. Đông đảo pháp hữu đã tiễn đưa Đức Thầy cùng phái đoàn rời Việt Nam. Cũng cùng ngày tại Hoa Kỳ, cô Nguyễn Thị Bình đã bị Hải Quan Mỹ xét hành lý, tịch thu một số thực phẩm do các pháp hữu đã gởi kèm theo. Nhân việc nầy, thêm một lần nữa Đức Thầy cho biết không nên gởi kèm quà cáp, đồ ăn cho Thầy và phái đoàn trong 1, 2 ngày cuối cùng khi hành lý chuẩn bị ra đi đã hoàn tất. Vì khi các vị gởi trong lúc mọi người vội vã lên đường, do vô ý người nhận quà ấy sẽ vô tình mang theo những món hàng dầu là rất bình thường ở quốc gia nầy nhưng là cấm kỵ ở quốc gia khác. Hành động ấy sẽ khiến người cầm theo món hàng ấy bị ghi chú vào hồ sơ và bị phạt nếu tái diễn lần 2 mà số tiền phạt sẽ lên đến hàng chục ngàn dollars. Cũng như món đồ mà cô Bình bị phạt lần nầy chỉ là vài miếng cơm cháy nhưng trong các miếng cơm cháy ấy có lẫn rất ít thịt chà bông là thực phẩm bị cấm nhập vào Mỹ mà nếu trong vội vã, người nhận sẽ khó lòng nhận ra được trong cơm cháy lại có lẫn thịt. Thế nên, các pháp hữu phải có sự thông cảm một khi Đức Thầy và các vị trong phái đoàn từ khước mọi phần quà của các vị sau ngày hành lý đã được đóng kiện.

12 tháng 1: Tờ báo Xuân Thanh Niên của Việt Nam có bài viết Chìa Khóa của Hạnh Phúc trên trang 51 đã đăng tải quan điểm và cái nhìn của Đức Thầy về Hạnh Phúc của con người đã được rất đông đảo người đọc đánh giá cao về tánh chính xác và đúng đắn của nó. Bài viết được Thụy Miên thực hiện.

20 tháng 1: Đức Thầy chỉ định thầy Từ Hồng Lĩnh cùng các pháp hữu: Nguyễn Ly Na, Lê Thị Kim Ngân, Nguyễn Quy Nguyên đi Quảng Nam để Hộ Bệnh cho em Phan Nguyên Bảo, mở đầu cho loạt bài học về Hộ Bệnh Tâm Ý và Ý Thức.

21 tháng 1: Đức Thầy cho biết loạt bài học về Hộ Bệnh HIV sẽ được Đức Thầy hướng dẫn cho các pháp hữu qua Skype trong thời gian gần đây.

31 tháng 1: Đức Thầy cho lệnh tổng kiểm kê và ghi chú lại tất cả hiện vật sẽ được trưng bày tại Bảo Tàng Viện sau nầy. Đức Thầy cho biết, vì hiện nay chỉ có mình Thầy là biết được gốc tích, ý nghĩa của từng món vật nếu không ghi chú lại thì sau nầy các pháp hữu khi thực hiện Viện Bảo Tàng sẽ không có thể nhận biết và từ đây trở về sau, tất cả các hiện vật đều phải được ghi chú trước khi cho vào kho lưu giữ.

Page 7: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Tạp Chí Quy Nguyên số 305 trang 7 visit website: www.voviology.org

Ánh sáng vàng trong hội trăng Rằm tháng 7.

Đó là một sự diệu kỳ mà tôi đã được chứng kiến trong đêm Rằm tháng 7 năm 2015 tại ngôi chùa mới xây ở Đạo Viện, Chùa Một Cột. Chùa Một Cột được xây dựng năm 2012 mãi tới nay mới đi vào giai đoạn hoàn tất. Chúng tôi gấp rút làm cho xong để kịp làm lễ Khánh Thành vào ngày Khai Đạo: Ngày Rằm tháng 7. Đức Thầy nói đây là món quà cúng dường Chư Phật. Vào ngày Rằm tháng 7 (28/8/2015) là ngày cuối cùng chúng tôi phải hoàn tất mọi việc từ trang trí đến vệ sinh Chùa Một Cột chuẩn bị cho lễ Khánh Thành. Vào ngày đó, chúng tôi đặt bàn thờ, thỉnh tượng Phật, làm khung tam giác hai bên mái ngói, sơn bậc thang và dọn dẹp. Sau khi hoàn tất dọn dẹp bên trong phòng thờ lúc này trời đã ngã chiều, Đức Thầy gọi Quân và Hoàng Anh phụ đóng cửa phòng thờ. Kể từ đây cho tới khi làm lễ Khánh Thành sẽ không ai được phép vào phòng thờ hay mở cửa ra. Chúng tôi nhanh chóng dọn dẹp bên ngoài vì trời đã tối. Đức Thầy thì hoàn tất công đoạn cuối cùng là sơn bậc thang (con đường dẫn đến sự giác ngộ và đạt đạo). Lâu lâu đèn cảm ứng lại sáng lên giúp Đức Thầy sơn cho dễ dàng hơn. Đức Thầy vừa sơn xong bậc thang cuối cùng thì trong phòng thờ bừng sáng. Chúng tôi cho rằng đèn cảm ứng sáng nhưng thấy lạ vì có ai trong đó đâu mà nó lại phát sáng. Đức Thầy buộc sợi dây niêm phong đường lên cầu thang và cùng chúng tôi ra phía bên hông chùa xem ánh sáng phát ra từ phòng thờ. Đó là ánh sáng vàng rất đẹp, rất ấm áp. Tôi liên tục chụp hình Đức Thầy cùng một số pháp hữu từ dưới đất nhìn lên phòng thờ nhưng những tấm hình tôi chụp đều không ghi nhận được ánh sáng vàng ấy. Tôi thầm nhủ trong đầu: “Chết rồi; không chụp được rồi; làm sao đây?” Và tự dưng tôi lại thốt lên: “Xin cho con chụp được! xin cho con chụp được!”Sau đó tôi chụp lại, lúc đó mấy vị pháp hữu đã đi về hướng khác chỉ duy nhất còn lại Đức Thầy và tôi đã chụp được tấm ảnh có Đức Thầy và ánh sáng vàng tỏa sáng từ phòng thờ.

Tôi rất mừng vì mình đã chụp được tấm ảnh mong muốn. Thêm một điều lạ nữa là sau đó Đức Thầy đi về phía bậc thang trước Chùa Một Cột thì đèn cảm ứng ở đó tự động sáng. Thật là lạ vì đèn tự sáng khi không có ai ở đó hay có những cử động gì

để đèn có thể sáng lên được. Một lúc sau, đèn tắt. Đức Thầy dùng cây chổi, đông đưa tạo cử động để xem đèn có sáng lên không. Nhưng đèn vẫn không sáng. Với độ gần như thế mà đèn không sáng lên thì cành cây kế bên hoặc khi chúng tôi đi dưới chân cầu gần đó, đèn không thể nào cảm ứng di động để phát sáng. Nói thêm về đèn cảm ứng, ở Chùa Một Cột Đức Thầy có gắn 3 cái đèn cảm ứng sử dụng năng lượng mặt trời: Một cho bên trong phòng thờ, một cho phía trước và một cho đằng sau chùa. Tất cả đều sử dụng hệ thống cảm ứng tức là khi tối và có những di động trong phạm vi cảm ứng thì đèn sẽ tự động phát sáng. Những bóng đèn này màu trắng. Năng lượng mặt trời được nạp vào pin và đèn sẽ sử dụng năng lượng từ trong pin này. Thời gian tối đa kéo dài phát sáng là 5 giây đến 2 phút nếu không có thêm cử động nào trong phạm vi cảm ứng. Xong việc, chúng tôi trở về học viện. Về tới nơi, Đức Thầy lấy card hình để xem thì phát hiện chuyện lạ: Quả cầu trắng mà tôi chụp được ở chân cầu thang. Tôi đã liên chụp 2 tấm hình chỉ trong tích tắc.

Đức Thầy viết thư kể cho học trò của mình biết về hiện tượng lạ: Ánh sáng vàng rất lâu trong phòng thờ và hình quả cầu trắng. Trước khi gởi hình, Đức Thầy chợt nhận ra một điều: Ánh sáng trong phòng thờ là ánh sáng vàng, còn ánh sáng phát ra từ đèn cảm ứng là ánh sáng màu trắng. Trong phòng thờ không thể có ai hoặc vật gì di động liên tục để đèn có thể sáng lâu như vậy. Trước đây mấy ngày tôi có sơn cửa trong phòng thờ lúc đó trời đã tối, lâu lâu khi tôi chuyển động thì đèn tự động sáng lên và là ánh sáng màu trắng. Nhưng nếu tôi không nhúc nhích nhiều thì đèn

Page 8: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Tạp Chí Quy Nguyên số 305 trang 8 visit website: www.voviology.org

sẽ tự động tắt. Nếu đèn cảm ứng có ánh sáng trắng thì ánh sáng vàng phát ra từ phòng thờ là ánh sáng gì? Từ đâu? Tại sao lại sáng lâu đến thế? Tại sao không sáng lên trước khi Đức Thầy hoàn tất sơn bậc thang cuối cùng mà đợi tới khi Đức Thầy vừa sơn xong nó? Và tại sao tôi không chụp được hình ghi nhận có ánh sáng vàng ở phòng thờ mãi tới khi tôi thốt lên lời xin thì mới chụp được? Nhiều hiện tượng lạ xảy ra và chúng tôi nghĩ đó chỉ có thể là ánh hào quang phát ra từ tượng Phật trong phòng thờ và đươc ấn chứng ngay khi hoàn tất Chùa Một Cột. Đức Thầy kể cho tôi phát hiện này làm lòng tôi vô cùng hân hoan và cảm động. Cũng trong đêm khuya đó, Đức Thầy cùng chúng tôi lên Chùa Một Cột phóng sanh cá. Ánh sáng vàng vẫn tiếp tục tỏa sáng nơi phòng thờ. Đức Thầy cho biết hào quang tiếp tục tỏa sáng liên tiếp 3 đêm. Qua đêm sau, chúng tôi lại lên Đạo Viện, ánh sáng vàng vẫn còn đó trong ngôi Chùa Một Cột. Con xin cảm ơn Thiêng Liêng đã ban cho con cơ hội chứng kiến sự kỳ diệu này.

Đại Hùng Linh Điện, 18/9/2015 - Nguyễn Thị Bình.

HỒI ỨC NGUYỄN THỊ LY NA.

NGHỈ PHÉP MỘT THÁNG VÀ MỘT NGÀY. Vào tháng 11 năm 2012, Đức Thầy về Việt Nam, tôi được chị Mai Thy sắp xếp cho vào gặp Thầy và lo sức khỏe cho Thầy. Chị Mai Thy cho biết có nhiều người lo cho Thầy nên mỗi người sẽ được ở để lo cho Thầy một thời gian. Tôi rất vui mừng nhưng cũng rất lo sợ vì tôi biết mình quá dở. Khi vào gặp Thầy, tôi xin Thầy:

- Xin Thầy cho con được ở lại học. Thầy hỏi tôi: - Em xin nghỉ được bao lâu? Tôi trả lời: - Dạ một tháng.

Thầy đã đồng ý cho tôi ở lại Ngôi 3/2 trong thời gian tôi nghỉ phép. Xong Thầy cười và nói: - Nếu Thầy ở VN 2 tháng thì chắc em sẽ nghỉ… (Thầy ngưng một vài giây và trong lúc đó tôi có nghĩ trong đầu: Dạ chắc con cũng nghỉ phép được có một tháng thôi Thầy, Công ty con xin nghỉ phép khó lắm)… Thầy nói tiếp là… “một tháng và một ngày”.

Sau đó, Thầy đã hoãn lại chuyến bay về Mỹ để ở lại VN thêm một thời gian và lúc đó tôi cũng xin phép công ty cho nghỉ thêm nhưng chỉ cho được có một ngày. Sau khi hết thời gian nghỉ phép tôi đi làm lại, công ty yêu cầu tôi phải bổ sung thêm đơn xin nghỉ phép 1 ngày mà tôi đã xin thêm, chuyện Thầy nói với tôi quá là chính xác, nghỉ phép đúng một tháng và một ngày.

DO ỚT. Trong thời gian Thầy về VN vào tháng 11 năm 2012, Thầy có hỏi thăm về bệnh ở mắt của tôi (Tôi bị bệnh khoảng 11 năm). Tôi chỉ trả lời với Thầy: - Thưa Thầy mắt trái của con không thấy, bác sĩ nói là do con bị bong võng mạc. Thầy có trầm ngâm một chút (khoảng một vài giây) và Thầy nói: - Do ớt !

Lúc đó tôi nhớ ngay là cách đó khoảng 11 - 12 năm trước khi phụ mẹ nấu ăn để đãi tiệc, tôi bị ớt văng vào mắt trái, ớt văng vào mắt rất nhiều nên rất cay và rất khó chịu (Khi bác sĩ cho biết bệnh ở mắt của tôi, tôi đã tìm hiểu về căn bệnh này và một trong những nguyên nhân tôi đã nghĩ đến có liên quan đến bệnh của tôi là do ớt).

Một ngày mát trời nắng nhè nhẹ trên sườn núi thuộc khu vực Golden Hills của Học Viện, tôi được Thầy giới thiệu, mô tả quang cảnh, địa hình và

những công trình của tương lai trong lần đến thăm nước Mỹ đầu tiên tháng 10 năm 2009. Đây là khu vực văn hóa Châu Âu, làng thiền Từ Long Ngọc, kia là khu văn hóa Việt, làng thiền Từ Trọng Nghĩa, đó là khu văn hóa Á Đông, nọ là con đường 202, xa xa là con đường Từ Minh Đạt sẽ được phóng, phía kia là khu Điện Mẫu, phía đó là khu bảo tàng tôn giáo và văn hóa thế giới… Tôi chắc không thể choáng ngợp bởi sự vĩ đại của vùng đất núi chập chùng rộng hơn 20 ngàn hecta, ý tưởng kiến thiết của một nơi chưa được mở đường, dẫn nước. Sự sững sờ của tôi, chắc cũng không phải bởi sự vĩ đại ấy lại dựa trên nguồn tài chính gần như bằng không, dựa trên sức người là chính. Lúc đó tôi cũng không hề biết Thầy không nhận các nguồn tài trợ từ bên ngoài để xây dựng các công trình, bản thân Thầy cũng không có nguồn thu nhập cố định nào cả. Nói thật nhé, có những lúc trong ví của Thầy không có đồng nào, và đa số những lúc Thầy không hề biết ví mình có bao nhiêu tiền. Sau này tôi được biết thêm nhiều điểm đặc biệt, các công trình mà Thầy và các pháp hữu xây dựng đều có kinh phí thấp nhất (không thể thấp hơn) và không có công trình nào là có bản vẽ thiết kế cả… “tất cả nằm trong đầu của Thầy!”, ví dụ như việc mở đường, chỉ dựa trên những dụng cụ thô sơ là cái la bàn, thước ngắm góc là sợi dây và… người đứng. Thông thường, việc mở đường ở những vùng núi địa hình phức tạp như thế này, nhất thiết phải có máy bay trực thăng để có tầm nhìn từ trên xuống xác định đường đi của con đường như thế nào để đảm bảo độ cứng, độ dốc, chiều rộng cho các phương tiện đi lại sau này. Không có những thứ đó, con đường Từ Minh Đạt được mở với hai đầu bắt nguồn ở hai chỗ khác nhau của hai ngọn núi, chạy theo chiều dài 5 km và cuối cùng lại gặp nhau ở một điểm với độ dốc vừa khít với yêu cầu không quá 15 độ. …”Rồi em sẽ thấy, cả khu vực này sẽ rất đẹp!” Tôi bất giác quay qua và hướng tay vào Người: “Nơi đây đẹp nhất!” Bởi vì tôi nhận ra rằng, người chỉ cho tôi cái đẹp, người tạo ra cái đẹp, phải là Người đẹp nhất. Người đẹp đó là Nhất bởi vì Người đã tạo ra cái đẹp tuyệt đối. Những công trình là tổng hợp, chắt lọc của cái đẹp trong nhân loại, kiến thiết ra cái đẹp Tối Thượng – điểm chung mà nhân sinh và muôn loài cần hướng đến cho sự tiến hóa trong hàng ngàn ngàn đời. Tần Thủy Hoàng với công trình Vạn Lý Trường Thành, các Pharaon với các lăng tẩm là Kim tự tháp, Càn Long với các công trình là Cung điện, Điện thờ và các bộ sưu tập đồ cổ… Tất cả dĩ vãng mang dáng dấp của sự lưu truyền, những chiến công, sự giải phóng của cá nhân. Người đứng đó, hiện thực mà bình dị, như xóa nhòa hình ảnh của những công trình… chỉ còn lại là ánh sáng, thứ ánh sáng tinh khiết buổi sớm mai!

Hồi ký: Từ Minh Tâm Thủy 15/01/2016.

Chùa Một Cột

Từ

Thiện Tâm Khai

Nam thiên nhất trụ không hai Trúc xanh tô điểm liên đài hoa sen.

Chùa một cột sáng ánh đèn Giữa đồi vàng ngọc khéo khen ai làm.

Cong cong mái ngói khói lam Cảnh chùa thơ mộng thảo am hữu tình

Xa quê viếng cảnh chùa linh Việt Nam thánh địa như tin về nhà

Chùa một cột ở rất xa Mà nay Mỹ quốc chùa ta đó mà

Tiếng chuông chùa vọng ngân nga Thoát vòng tục lụy hồn ta trở về.

Page 9: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Tạp Chí Quy Nguyên số 305 trang 9 visit website: www.voviology.org

SỐNG THEO CHÁNH PHÁP 2. Chánh Pháp Không Cầu Danh.

Lời Đức Ngài Pháp Chủ: - “Biết Sâu thì không khoe, biết Rõ thì không tham, biết Rộng Đức tất không thích tiếng tăm lừng lẫy….” (QNP. bài số 69) - “Phải dẹp bản ngã, phàm tánh của mình, đừng tự cao tự đại. Danh hữu vi không đáng bao nhiêu, đạt được Hồng Ân ở Vô Vi mới là điều quan trọng.” (QNP. bài số 5)

1. Cầu Danh: 1.1.Vài thí dụ về cầu Danh: - Một vị trong cuộc sống đời thường được nhiều người biết đến

nhờ vào nghề nghiệp liên quan đến nhân quần xã hội. Nhân đây, thường không bỏ sót cơ hội nào nhằm phô trương nghề nghiệp cũng như danh vị cá nhân để được tiếng tăm và sự trọng vọng của dư luận. Một dạng nương theo nghề nghiệp để tạo danh.

- Một vị được ban Pháp Hộ Bệnh, gặp cơ hội liền hết lòng giúp người, nhưng tiềm ẩn trong chỗ hết lòng nầy là ngầm tỏ ra cho người chung quanh thấy “tài hộ bệnh” của mình. Một dạng khoe tài cầu danh kín đáo.

- Một vị được Đức Thầy giao việc làm đem lại hữu ích cho nhiều người, rồi nghĩ là với khả năng sẵn có mình sẽ làm được nhiều việc “nên danh” mà người khác phải nể phục, đồng thời có ý xem thường người “có vẻ kém hơn mình”. Một dạng phô danh hàm chứa ngã mạn của người tự kiêu.

- Không ít người “coi trọng” địa vị xã hội, tiếng tăm hay lời khen do người đời – do luật pháp – do cơ quan hay tổ chức đặt để cho. Cho nên, khi giao việc gì cho ai, hay nhìn kết quả việc làm của người, hay nhận xét về người đều lấy chỗ “coi trọng” nầy làm chánh rồi sau đó mới xét đến các khía cạnh khác nếu thấy cần. Một dạng trọng danh nuôi dưỡng tạp khí thế nhân trong chính mình. Đây là một dạng trọng danh xuất phát từ tâm lý bản ngã của thế nhân.

Vài câu chuyện trên tiêu biểu cho sự cầu danh, ham danh, mong muốn hay ước ao có danh, chạy theo danh, dầu tiềm ẩn hay lộ diện. Dụng danh xuyên qua việc làm để cho người chung quanh biết đến mình mà “nể phục”, nên trong sinh hoạt thường tiềm ẩn từ ý tưởng đến hành động phô danh hay cầu danh. Đây là thói quen hình thành tạp khí xấu mà quên rằng làm như vậy là đem tâm đời đặt lên trên tâm đạo. Cho nên, đối với tất cả các pháp hữu, nhất là vị hướng dẫn nên dè chừng “cầu danh” nơi chính mình.

1.2.Bài học của chúng ta: 1.21.Dè chừng tạp khí thế nhân: Chánh Pháp không dùng danh cảm hóa lòng người, mà dùng Tâm và Hạnh đạo đức cảm hóa lòng người. Nếu như dùng danh hay hình thức bên ngoài để dẫn dụ lòng người “hướng đạo”, thì trước sau gì cũng sẽ dẫn đến cầu danh – cầu lợi (lợi vật chất hay lợi tinh thần) ngày càng tăng là lẽ thường tình nơi con người thế tục. Đây không phải là việc làm chân chánh, mà là tiếng tăm danh vọng, có thể có cả “uy tín cá nhân”, đều thuộc “tính tình và khí chất của thế nhân”. Một dạng tạp khí mà thế nhân thường bị lừa phỉnh sống trong hư danh. Vả chăng, cầu danh – phô danh – lấy danh làm trọng thời Lòng Người Đạo Đức suy dần. Bởi vì, trọng danh sẽ dẫn đến lợi vào, dầu là lợi vật chất hay tinh thần. Danh và lợi nầy phát triển dẫn đến nhân tâm đạo đức trở thành lớp áo che đậy và đánh mất chí hướng học Chánh Pháp. Một dạng bản ngã dễ bị dẫn vào ma đạo nếu thiếu cảnh giác.

1.22.Một sự nhần lẫn nơi thế nhân trọng văn minh vật chất – trọng khoa học kỹ thuật: Một thực tế mà chúng ta dễ nhận thấy: Phần đông người tìm thầy học đạo vào thời nay thường nhìn vị thầy bằng lăng kính mang sắc thái “bằng cấp – địa vị trong xã hội – danh tiếng theo dư luận quần chúng ….”. Lòng người vào thời kỳ trọng đời sống vật chất, trọng lớp áo tốt đẹp theo tiến bộ của khoa học kỹ thuật thường là như vậy. Cho nên, đôi khi cần thiết, chúng ta có thể tạm dùng nơi đây như phương tiện pháp nhu thuận theo lòng người ngõ hầu tạo duyên lành cho thế nhân thức tâm tu hành, không phải là phương tiện pháp chân chánh và có giá trị lâu dài về sau. Thật ra, vị chân tu Chánh Pháp hay người học đạo tinh tấn không phải do bằng cấp – địa vị - danh thơm tiếng tốt hay dư luận. Tức là, không phải do danh, mà do chí hướng cùng hành động đạo đức, cái dũng vượt qua các khó khăn và nhất là nhận biết những mê lầm đã vấp phải dẫn đến thức tâm tu sửa trở nên hoàn thiện hơn. Một dạng huân tập – trưởng dưỡng phẩm hạnh chân chánh tự tâm.

1.23.Một sự nhầm lẫn nơi thế nhân trọng danh vị – uy quyền: Trên bước đường hoằng khai pháp đạo, Đức Thầy lần lượt đến nhiều thành phần chúng sanh trong xã hội nhằm thức tâm các vị hướng về chân – thiện – mỹ. Trong đó, Đức Thầy có dụng đến phương tiện pháp nương theo dòng đời thế tục để đưa giáo pháp VVQN phổ thông hóa rộng sâu vào lòng người nhân thế trên khắp hành tinh nầy. Trong thời gian gần đây, Đức Thầy tạo duyên đánh thức vài vị lãnh đạo tại Hoa Kỳ, vài vị thuộc thành phần thượng tầng kiến trúc của xã hội Hoa Kỳ. Hoạt động của các vị nầy có liên quan đến chính trị, nên không ít nhân sanh nhầm tưởng là Vô Vi Quy Nguyên nhún tay vào chính trị. Trong buổi sinh hoạt đạo vào cuối tháng 12 năm 2007, qua sự thắc mắc của một vị đến dự Đại Lễ Hồi Vị của Đức Ngài, Đức Thầy có giảng giải mà đại ý như sau: - Những hình ảnh được chụp lại, phổ biến đến các pháp hữu và trên

tạp chí Quy Nguyên, là của vài vị pháp hữu với các vị lãnh đạo tại Hoa Kỳ. Những hình ảnh nầy là của đạo.

- Các vị pháp hữu ở đây chụp hình chung với Thầy, nhưng các vị lãnh đạo nầy không bao giờ có việc chụp hình chung với Thầy, trừ khi họ là đệ tử của Thầy.

Theo chúng tôi nghĩ: Về phương diện hoằng khai pháp đạo, những hình ảnh nầy là hình ảnh của đạo làm phương tiện pháp nhu dụng theo dòng đời, thuận theo tâm lý thế tục của người đời làm phương tiện pháp. Đây là phương tiện pháp nhu dụng của đạo, là cái dụng của đạo nương thuận theo dòng tâm thức chúng sanh nhằm thức tâm chúng sanh thông qua một khía cạnh hành pháp vậy thôi. Chúng ta không nên nhầm lẫn là hoạt động chính trị hay can dự vào uy quyền nào đó.

Nhìn chung: Chánh Pháp không bao giờ dụng danh lợi hay áp lực – uy quyền, để tạo nên ảnh hưởng vào sự thức tâm tu tập chân chánh của nhân sanh. Có chăng, chỉ là phương tiện tạm dùng trong nhất thời khi thật cần thiết vì lý do nào đó. Bởi vì, một trong những cốt yếu của học đạo là hóa giải lòng sinh diệt – giải thoát tư tưởng nơi chính mình, mới là tinh hoa phẩm hạnh tự tâm. Đó mới là nền tảng giữ tín tâm bền vững về lâu dài đối với bản thân và cả chúng sanh nữa.

1.24.Dụng Tâm Đạo dè chừng Tâm Đời: Lực cảm hóa lòng người hướng thiện – hướng thượng về lâu dài, không phải do danh hay lợi, không phải đều do kiến thức uyên bác

Page 10: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Tạp Chí Quy Nguyên số 305 trang 10 visit website: www.voviology.org

hay kinh nghiệm sống phong phú, mà là việc làm lành có lợi ích cho bản thân – gia đình – xã hội hay nhân loại, song song với phẩm hạnh đạo đức từ tâm tánh đến việc làm. Muốn vậy, mỗi chúng ta nên học làm người đạo đức trước. Có con người đạo đức mới có hành vi đạo đức hay việc làm lành hữu ích cho nhân quần xã hội. Đó là Tâm Đạo làm phát lộ tinh thần Đạo Đức bằng Đức Hạnh Tự Thân tỏa sức thuyết phục và cảm hóa lòng người. Ngay đây, danh không cầu mà vẫn có nơi lòng chúng sanh hướng về đạo đức.

1.3.Bài học từ Đức Ngài – Đức Thầy: Hoằng Pháp không vì Danh. Bây giờ nghiệm lời giáo huấn của Đức Ngài và nhìn lại việc làm của Đức Ngài – Đức Thầy, chúng ta nhận ra: Phần đông chúng ta thọ học VVQN trải qua mấy mươi năm, nhưng tự kiểm bản thân thấy tâm tánh phàm tục – thói tật xấu vẫn còn đó. Đức Ngài tận lực ban lời giáo huấn, Đức Thầy chỉ ra điểm kẹt của tâm thức theo luân hồi sanh tử, mở ra bài học chung cho đệ tử và nhân sanh. Việc làm nầy vì sự Khai Tâm – Khai Trí của đệ tử. Đức Thầy không ngần ngại chỉ thẳng ra “điểm xấu tận tâm tánh” đã làm cho không ít vị khó chịu, phản ứng, sinh ra oán ….

Từ việc làm nầy chúng ta học được: Trong xử thế, trong hướng dẫn vì lợi ích cho chúng sanh, dầu cho mình hết lòng giúp chúng sanh, cũng không nên cầu sự đáp trả tiếng tốt hay vật chất. Cốt yếu là lấy Tâm và Hạnh thành thật – trung hậu, không màn có được Nhân Nghĩa Phước Đức ở đời hay không, mà nên dụng ở lòng rộng mở tự nhiên thời nét tinh hoa nơi tấm lòng vị tha tự thân hiện bày danh thơm tiếng tốt nơi lòng người thọ nhận. Như vậy, Thanh Danh không cầu mà tự hiển phát nơi lòng người hướng về đạo đức, đồng thời Ô Danh cũng tự hiển phát nơi lòng người phát sinh phản ứng hay sinh ra oán, hướng về Thất Đức hay Tự Phá Đức.

Theo chúng tôi nghĩ: Chúng ta học đạo nên tiếp thu – nhận biết cả hai Thanh Danh và Ô Danh, mở ra hướng Trung Dung để cho người Thất Đức hay Tự Phá Đức vẫn có cơ hội thức tỉnh trở về đường ngay nẻo chánh. Cho nên, có tròn Hạnh Trung Dung mới có tròn Lòng Từ. Từ vài hình ảnh cầu danh vừa trình bày mà chúng ta học được qua bước đường hoằng pháp của Đức Ngài – Đức Thầy, dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu thêm bằng sự tu tập của bản thân:

2. Biết Sâu thì không Khoe: 2.1.Thí dụ: “Tu là sửa”. Tìm học “Tu là sửa”. Chúng ta tìm hiểu về sửa đổi thân – khẩu – ý, chuyển đổi tâm tánh – chuyển đổi điểm yếu kém tận thâm tâm, tức là tự kiểm tự biết sâu về mình mới có sửa đổi được. Đi vào thực hành nhận thấy việc sửa đổi có: Liên quan đến Ý chí – Dũng lực, liên quan đến mọi khía cạnh trong sinh hoạt thường ngày làm khơi dậy tâm tánh phàm hay điểm yếu kém giúp mình tự kiểm, liên quan đến thói tật xấu đã trở thành thói quen tương tự như thành kiến cố hữu, liên quan đến quá trình sống từ nhiều kiếp đến nay hay nhân quả nghiệp lực theo vòng luân hồi tái diễn,… Cho nên, hiểu “Tu là sửa” thì dễ, mà sửa tinh tấn thật sự thì có biết bao trở lực nổi lên như rào cản nên không phải dễ. Từ thí dụ nầy, chúng ta nhận ra: - Dầu mình có hiểu biết sâu về việc tu sửa cũng chưa thể nói là

hoàn hảo. Về phương diện tâm linh, càng dấn thân sâu vào sửa mình càng nhận biết nhiều tinh tế mà nếu như không có vị Minh Sư dẫn dắt rất dễ đi lạc đường hay bị dẫn bởi tâm ma.

- Cho nên, Biết sâu càng nên cẩn trọng thức tâm dụng kinh nghiệm tu tập đã qua và dụng trí sáng suốt ngõ hầu vững bước trong Chánh Pháp, không nên ỷ lại.

2.2.Biết Sâu về phương diện Thời gian và Không gian: Sâu là chiều sâu, là sâu sắc, thấu hiểu tường tận vấn đề. Trong sửa mình, Biết Sâu chỉ cho Biết Mình hay Tự Tri. Biết Sâu còn hàm nghĩa Biết Rộng, trong Biết Sâu có Biết Rộng các khía cạnh liên quan đến sửa mình. Hiểu một cách mở rộng, Biết Sâu bao gồm chiều Sâu lẫn chiều Rộng, nghĩa thật vô cùng: - Chiều sâu là chỉ cho hoạt động của tâm thức – của tâm tánh từ

thô thiển đến vi tế ngã, hiện hành qua thân khẩu hay cử chỉ thái độ, hay đi trong luân hồi sinh tử từ quá khứ đến nay, với bao điểm vướng mắc – điểm kẹt vẫn còn tồn tại.

- Chiều rộng là chỉ cho sự vận hành của tâm thức – của tâm tánh về mọi phương diện hoạt động trong sự sống của mỗi chúng ta không có giới hạn nào, tương tự như không gian vô cùng tận. Chẳng hạn như, từ ăn uống ngủ nghỉ đến làm việc, từ học hỏi nâng cao kiến thức và kinh nghiệm đến rèn luyện tâm tánh,…

2.3.Biết Sâu về phương diện Tâm và Vật chất: Thí dụ như trong “Tu là sửa”: Muốn sửa nên Biết bản thân mình phải sửa những gì. Biết bản thân mình, hay Biết Sâu trong chính mình, còn gọi là Tự Tri. Có Biết Sâu về tâm linh của bản thân dẫn đến Biết người. Biết nguồn gốc nguyên nhân sự việc đến với cuộc đời mình hay người chung quanh, là Biết Sâu lấy Tâm làm gốc khám phá – phát hiện – soi sáng đời sống Tinh Thần hay Tâm Linh, cùng Nhân Quả Nghiệp Lực. Trái lại, Biết Sâu theo tinh thần khám phá vật chất của khoa học, là Biết Sâu lấy Vật làm gốc, dựa vào ngoại thân làm nền tảng, khám phá – phát hiện – soi sáng đời sống Vật Chất để có thể Biết về con người hay vạn vật, là nhân tố phụ không phải là nhân tố chánh của người học Chánh Pháp “lấy Tâm làm Chánh”. Biết Sâu “Lấy tâm làm chánh – Biết tâm làm chánh” soi sáng dần mọi hoạt động của Tâm cùng mối tương quan Nhân Quả Nghiệp Lực theo từng bước khai tâm. Do đây mà nhận Biết rằng vốn hiểu biết có được theo đời thường không đáng là bao, tương tự như hạt cát trên sa mạc hay hạt muối hòa trong biển cả, mới nhận biết chỗ lầm lạc của bản thân còn nhiều nên Khoe không dám lộ diện. Bởi vì, người học đạo chân chánh không màn danh thơm tiếng tốt, có chăng là do người đời tự gán cho mà thôi.

Theo chúng tôi nghĩ: Trong sửa mình, chúng ta nên Biết cả hai, dẫn đến dung hòa trong sinh hoạt nhu thuận theo thế nhân, nhưng nên hướng đến lấy “Biết Tâm làm Chánh”. Có thể Dụng vật chất hay ngoại thân soi sáng bản thân – dẫn đến tự kiểm mà Tự Tri – soi sáng đời sống Tâm Linh ngày càng lành mạnh hóa, nhưng không thể thay thế cho “Lấy Tâm làm Chánh – Biết Tâm làm Chánh”.

2.4.Biết Sâu thì Không Khoe: Thí dụ như: Về vật chất: Khoe tiền của – khoe sự giàu có, khoe những công trình tạo dựng để lại cho con cháu hay đời sau,…

Về tinh thần: Khoe kiến thức và kinh nghiệm sống phong phú mà mình đã trải qua, khoe tài năng làm việc đắc lực và hữu hiệu, khoe khả năng tu sửa và đức hạnh có tiến bộ hơn nhiều người,…

Nói cách khác: Khoe là có ý đem cái hay – cái đẹp – cái tốt của mình cho người chung quanh biết đến. Một dạng cầu danh nương thuận theo đời sống vật chất hay đời sống tinh thần.

Vì sao Biết Sâu thì Không Khoe? Ví dụ như về sự giàu có tiền của: Mình giàu cũng có người khác giàu hơn. Vả chăng, tiền của nơi thế gian chỉ là tạm dùng để sống. Giá trị

Page 11: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Tạp Chí Quy Nguyên số 305 trang 11 visit website: www.voviology.org

của tiến của dính liền với “tâm thức dính mắc vào tiền của”. Nếu tâm thức không dính vào tiền của, thì tiền của hay những vật chất khác đều như nhau, chẳng qua là phương tiện dùng. Cho nên, khoe là tự mình lừa mình, tự mình phô bày tâm tánh thế tục cho người xem.

Ví dụ như về tu sửa: Nhìn lại bản thân qua mấy mươi năm học “sửa mình” nhưng thật ra tâm tánh phàm tục vẫn còn y nguyên đó. Tìm hiểu sâu vào các khía cạnh liên quan mới thấy biết mình có thói tật xấu đó nhưng chuyển nó không phải dễ. Nên, hiểu trên ngôn từ thì dễ, hiểu qua suy ngẫm hay tư tưởng thì thấy thông suốt lắm, nhưng đó chỉ là một mớ “hiểu tưởng – biết tưởng”. Thế nên, “Tu là sửa, tuy dễ mà không phải dễ”. Bởi vì, hiểu nhưng hành chưa tới, hiểu mà “phẩm hạnh xấu” chưa xứng đáng vẫn còn đó, nên không dám khoe là vậy.

2.5.Một bài học từ Đức Thầy: Làm vì chúng sanh. Từ nhiều năm qua, Đức Thầy quan tâm đào tạo nhiều pháp hữu trở thành vị hướng dẫn làm đầu tàu cho các vị đến sau hay thế hệ kế tiếp có nơi nương tựa vững. Quan sát việc làm nầy về phương diện “không cầu danh” áp dụng vào bản thân của vị hướng dẫn học đạo và hành đạo, chúng ta học được ba điểm chính:

Điểm thứ 1: Dè chừng vọng niệm bản ngã. Điểm cốt yếu của vị hướng dẫn là ở chỗ tha nhân biết mình là người Biết Sâu – có khả năng tài và đức hướng dẫn nhân sanh tu học, không phải ở chỗ tự cho mình là người Biết Sâu – có khả năng hướng dẫn. Bởi vì, tự cho mình là người Biết Sâu tất nhiên ngay đó là vọng niệm bản ngã hiện hành rồi. Nên cẩn trọng từng ý niệm trong từng giây phút. Điểm tác phong nầy là một dạng lắng đọng khoe khoang hay cầu danh tiếng, bản ngã của ta tan rã, một bài học mở đường dẫn đến vô ngã.

Điểm thứ 2: Khéo dụng Trí và Đức. Tự tạo cho tha nhân biết mình là người Biết Sâu – là người có tài và đức để tha nhân đến học đạo, không bằng để tự nhiên cho tha nhân nhận xét và biết về mình là người Biết Sâu – có tài và đức mà đến học đạo. Tự tạo cho tha nhân biết mình là một phương diện của Trí. Nhưng Trí tự tạo cho tha nhân biết mình không bằng Dụng Trí để Biết tha nhân. Bởi vì, hướng dẫn tha nhân trước hết phải Biết tha nhân. Để tự nhiên cho tha nhân Biết và tín cẩn mình mà đến học đạo là một phương diện của Đức. Điểm tác phong nầy là một dạng khiêm tốn của vị hướng dẫn khéo dụng Trí và Đức song hành tiếp nhận nhân sanh đến học đạo, đồng thời, tôn trọng các ý kiến hay quan niệm sống của nhân sanh dẫn đến tinh thần hài hòa với nhau.

Điểm thứ 3: Rèn luyện bản lãnh nhân cách. Để tự nhiên cho tha nhân nhận xét và biết về mình mà đến học đạo, không bằng đem khả năng của mình đào tạo cho đệ tử Biết Sâu và có khả năng tài – đức để người đến sau có được nơi nương tựa tu tập khai tâm – khai trí – khai hạnh mà tiến hóa dần.

Nói cách khác: Vị hướng dẫn Biết khả năng tài và đức của bản thân, đem khả năng nầy đào tạo cho đệ tử để người đến sau có nơi nương tựa là: Vừa dụng Trí rộng mở vì các thế hệ mai sau. Vừa dụng Bi vì đệ tử và chúng sanh. Vừa dụng Dũng không chùn bước trước các khó khăn. Đó là phẩm chất đức hạnh của vị hướng dẫn dụng Bi – Trí – Dũng.

Bằng như: Có Trí mà thiếu Đức thì không mấy ai đến học đạo. Có Đức mà thiếu Trí thì không đủ khả năng hướng dẫn. Có Trí và Đức mà thiếu Dũng thì không đủ thực chất nhân cách để hướng dẫn tha

nhân đến học đạo.

Nhìn chung: Cốt yếu là Đức Hạnh và Trí Tuệ. Theo chúng tôi nghĩ: Mọi việc để tự nhiên cho người chung quanh nhận xét về mình, dầu đúng hay sai – khen hay chê cũng không sao hết. Bổn phận của vị hướng dẫn là tự rèn luyện, tự huân trưởng tâm tánh lành, phát triển khả năng học – hành đạo vì đệ tử và các thế hệ mai sau, về mọi mặt làm gương sáng cho người chung quanh noi theo, mà Đức Hạnh và Trí Tuệ là cốt yếu. Được như vậy, không cầu danh mà danh tự đến từ lòng người hướng về đạo, lan tỏa khắp chúng sanh. Đó là Chánh Pháp không cầu Danh mà Danh tự có. Điểm tác phong nầy là một dạng học đạo và hành đạo vì chúng sanh.

3. Biết Rõ thì không tham Danh. Nương theo lời Đức Ngài: “Biết Rõ thì không tham”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một phần nào lời Đức Ngài về phương diện “Biết Rõ thì không tham Danh” qua vài hình ảnh thường gặp trong sinh hoạt như:

3.1.Đức Hạnh chân chánh không màn đến Danh: Thí dụ: Trong thực tế sinh hoạt, có vị hướng dẫn dụng cái Biết học được nơi Đức Ngài – Đức Thầy, rồi đem ra phô bày hiểu biết nầy nhằm tạo phần nào niềm tin cho người thân hay chúng sinh đến thọ học. Theo kinh nghiệm nhiều năm hoằng pháp từ các vị huynh trưởng – trưởng nhóm đạo, chúng ta học được bài học hay về phô Danh:

3.11.Về phương diện trau dồi Đức Hạnh: Phô bày khả năng hiểu biết để tạo niềm tin cho người đến thọ học là cái Ta tham Danh, cái Ta hướng dẫn người thọ học, cái Ta dụng pháp hướng dẫn người…. Đồng thời, cũng là một cách dùng hình thức hay mượn vật ngoại thân để cảm hóa người, không phải là hướng đi chân chánh của Chánh Pháp. Điểm nầy, chúng ta nên học từ Đức Ngài: “Hữu xạ tự nhiên hương”. Vả chăng, còn ham Danh – cầu Danh có khác gì chúng sanh, làm sao người ta tin tưởng và kính trọng? Hướng dẫn chúng sanh, cảm hóa chúng sanh chuyển đổi tâm tánh không phải chỉ là lời hướng dẫn, mà cốt yếu là ở Đức Hạnh của người hướng dẫn. Phẩm chất Đức Hạnh trong sáng – thanh cao – rộng mở của vị hướng dẫn là Lực cảm hóa vô hình, có năng lực thức tỉnh lòng người tự hiểu – tự biết mà tự sửa đổi, chứ không phải chỉ lấy giáo pháp mà chuyển đổi lòng người hay phát triển Chánh Pháp.

3.12.Về phương diện Tu Nhân Dưỡng Đức: Những hiểu biết về giáo pháp mà bản thân thọ nhận được, dầu có nhiều đến đâu cũng không là bao nhiêu. Vả chăng, thọ học mở rộng hiểu biết nhưng chưa chắc hành được. Mặt khác, đem phô bày để tạo niềm tin …. (?) là vọng niệm bản ngã đi vào thân khẩu phá đức độ và đạo hạnh. Song, tạo niềm tin như vậy tất có hậu ý mà phần nhiều là đáp ứng cho tư lợi.

Theo chúng tôi nghĩ: Phô bày hiểu biết để tạo niềm tin cho người đến học đạo, không bằng để tự nhiên cho người biết mà đến học đạo. Cứ lặng lẽ tự kiểm sửa mình, tự biết mình, tự rèn luyện mình qua khai trí – khai tâm – khai tánh – khai hạnh, là một phương thức tu nhân dưỡng đức tự thân. Chẳng hạn như, thường ngày giữ ý lành – lời nói lành – việc làm lành trong mọi sinh hoạt, là một phương thức cảm hóa lòng người thức tâm hướng thiện.

Nhìn chung: Nhân sanh thức tâm sửa mình – các vị thức tâm tầm sư học đạo, thật tâm kính ngưỡng Chánh Pháp và thọ hành, một phần lớn là nhìn vào Đức Hạnh hay Con Người Đạo Đức của vị hướng dẫn mà đánh giá giáo pháp vị hướng dẫn đang thọ hành. Cho nên,

Page 12: Số 305 - voviology.orgvoviology.org/files/305.pdf · Đức Thầy hướng dẫn về lý thuyết Pháp Hộ Bệnh cho các pháp hữu có Hồng Ân, Bửu Châu Bảo Pháp

Tạp Chí Quy Nguyên số 305 trang 12 visit website: www.voviology.org

Biết Rõ thời ý thức sửa mình – trau dồi phẩm hạnh là cốt yếu, tất nhiên tham Danh – cầu Danh là tinh thần hướng ngoại tự nó lắng đọng.

3.2.Biết Rõ Nhân Quả Nghiệp Lực thời không tham Danh: 3.21.Thí dụ: Tiềm thức phát lộ qua tác phong hành vi. Một vị pháp hữu được Đức Ngài tin tưởng và giao nhiều việc làm trong pháp đạo, tạo cơ hội cho nhân sanh các nơi đến học đạo. Thời gian Đức Ngài còn tại thế, vị thường bên cạnh Đức Ngài, nên người ngoài nhìn vào có phần kính trọng và nghĩ vị là “người giỏi”. Đức Ngài hồi vị, vị có ý “làm người dẫn dắt pháp đạo” (thay thế) nhưng việc không thành. Nghiệm câu chuyện nầy, chúng ta học được: - Trong thực tế, sự tinh tấn của vị nầy phần lớn nhờ vào “hào

quang” của Đức Ngài ban cho. Đức Ngài hồi vị, “hào quang không còn”. Cho nên, Đức của vị chưa đủ để thu phục lòng người và không đủ để phụng sự cho ý nghĩ đó.

- Ý nghĩ của vị phát khởi ngay trong thời điểm Đức Ngài vừa hồi vị, là biểu tượng cho bản ngã tự cao hiện hành dòng tâm thức đi ngược Tín Tâm và Đạo Nghĩa của kẻ sĩ trong pháp đạo. Tác phong tâm thức nầy ngay trong hiện tại là sự lưu diễn lại tác phong tâm thức của quá khứ, nên tác phong nầy làm phát lộ Chủng Tử Bản Ngã thuộc tiềm thức.

Theo chúng tôi nghĩ: Đây là bài học về vi tế ngã trong tiềm thức, nhưng vị đã bị “Bản Ngã” dẫn dắt vì chưa đủ Tự Tri nhận biết chính mình để Tự Thắng, nên dẫn đến xem thường Tín Nghĩa mà Đức Ngài dành cho vị thọ hưởng trong thời gian còn tại thế.

3.22.Dụng Tự Tri mà lắng cầu Danh – tham Danh: Mượn thí dụ trên nhìn vào nhiều việc xảy ra cho bản thân hay người chung quanh, chúng ta nhận hiểu được: - Mọi việc đều bị chi phối bởi “Định Luật Nhân Quả của Tạo

Hóa”. Mọi việc đều có nguyên nhân và hậu quả tương ứng, hay đều do Duyên Nghiệp hay Nghiệp Lực của chúng sanh mà hiện hành. Từ cầu Danh, cho đến cầu Lợi – tham Tình đều có lý do thâm sâu từ tiềm thức hiện hành theo vòng Luân Hồi, thuận theo Nhân Quả Nghiệp Lực.

- Người Trí thời Biết Rõ Nhân Quả Nghiệp Lực nên tự ý thức dừng lại Thân – Khẩu – Ý không lành, tự thức tâm cởi bỏ - tháo gỡ nếu đã lỡ vướng mắc vào những không lành, tự tỉnh giác gội rửa và thanh lọc thân tâm bằng trau dồi phẩm hạnh hay lập hạnh lành….

- Cho nên, Biết Rõ về “lộ trình Nhân Quả” trong cuộc đời thời tự thức tâm dừng cầu Danh – tham Danh từ nội tâm vừa khởi hiện đến việc làm để chuyển đổi thân tâm hoàn chỉnh hơn. Biết Rõ đường đi của vòng Luân Hồi theo Nhân Quả Nghiệp Lực thời có tác phong nhìn thanh thoát trước các sự việc xảy ra, sẽ dẫn đến mở rộng tinh thần vị tha thời tinh thần vị kỷ tự nó khép lại. Như vậy, Biết Rõ là một phương thức Thức Tâm Chuyển Hóa Tâm.

Nhìn chung: Học Tu Tâm – Lấy Tâm làm Chánh. Phần đông chúng ta Nhìn người – Biết người dễ hơn, khách quan hơn là Nhìn mình – Biết mình. Cho nên, quan sát Biết người làm tấm gương soi rọi lại bản thân mà Biết mình. Tự Biết Rõ chính mình mà mở hướng tu học chân chánh. Như vậy, Biết Rõ để Biết Mình – Sửa Mình – Rèn Luyện Tâm Tánh…, không phải Biết Rõ để phê phán hay chỉ trích người, cũng không phải Biết Rõ để cầu Danh – tham Danh, hay phô bày Biết Rõ để được người tôn kính và tin tưởng dẫn đến thọ pháp tu học.

3.3.Một bài học của chúng ta về “cầu đạo”: 3.31.Thí dụ: Lời “cầu đạo”.

Một pháp hữu giới thiệu sách báo VVQN cho người bạn là giáo viên. Thời gian sau, người bạn có ý học đạo, vị pháp hữu trình trước với vị huynh trưởng là thầy của mình và hẹn ngày người bạn đến. Đến gặp vị huynh trưởng. Vị huynh trưởng nhìn đệ tử và hướng về “người bạn”: - Đây là bạn của em? - Dạ, thưa thầy, anh A. là bạn của em đến xin được học đạo với

thầy. Người bạn liền mở lời “cầu đạo”: - Thưa thầy, con là giáo viên trường X, con đến xin thầy cho con

được thọ pháp tu học,….

3.32.Một bài học về Đức Khiêm Tốn: Một câu chuyện đơn giản ẩn chứa nhiều điểm mà về phương diện cầu Danh chúng ta nên cảnh giác: - Người bạn mở lời “cầu đạo” mới nghe qua có vẻ lễ độ nhưng thật

ra người bạn còn mang nặng tâm đời, thiếu vắng đức khiêm cung, để lộ dòng tâm thức ngã mạn của người đến học đạo lấy tâm đời đặt lên trên tâm đạo. Đây là thói quen thường thấy trong xã hội ngày nay coi trọng chức vụ - địa vị hay danh vị mà xã hội đặt cho. Sự coi trọng nầy đã thấm sâu tận thâm tâm của đa số nhân sanh.

- Vị hướng dẫn chân chánh thường nghĩ đến làm sao cho nhân sanh thức tâm tu học, luôn mở rộng vòng tay đón nhận nhân sanh trở về thiện tâm. Nhưng nếu đến đạo bằng trọng danh đi trước, lấy tâm đời đặt trước tâm đạo là một lầm lẫn.

- Đến học đạo là thọ nhận sự hướng dẫn, còn lấy danh đời phô trương thì làm sao đến với đạo? Người học đạo nên xả bỏ tâm trọng danh, xả bỏ mình là ai, có xả bỏ mới có lắng dịu bản ngã mà khiêm tốn tiếp nhận lời hướng dẫn.

Tuy rằng có đời mới có đạo, nhưng đến với đạo là đem đạo vào đời – đem đạo vào tâm để khai tâm – khai trí – khai hạnh, không phải đem đời vào đạo hay đem đời phô ra có khác nào bức tường ngăn cách cửa đạo tự tâm. Theo chúng tôi nghĩ:

Thứ 1: Vị hướng dẫn luôn mở rộng lòng từ bi, nhưng không nên mở lời hướng dẫn ngày hôm đó mà có thể dời lại ngày khác, ngõ hầu đánh thức đức khiêm tốn và tâm cầu đạo tỉnh dậy.

Thứ 2: Vị hướng dẫn nên “để ý” đến tánh ý của người bạn nầy, nhưng không bỏ họ, vẫn tiếp nhận vào học đạo rồi sau đó tìm phương cách sửa dần. Bởi vì, có thể đây là một điểm kẹt, vị hướng dẫn nên từ từ tìm hiểu và đánh thức người bạn nầy chuyển đổi, không vội.

(Còn tiếp)

Châu Nhật Tân.

DỄ CÓ VACATION. Trong chuyến ra Bắc 2015, Bibi hỏi BS Thanh: - Ủa? Em có còn đi làm không mà đi chỗ nào cũng có mặt em vậy? Tôi trả lời thế cho Thanh: - Ới!!! Chỗ làm của Thanh dễ có người tạm thay thế công việc mình lắm, nên mình có thể đi vacation bất kỳ lúc nào cũng được. Cứ chỉ đại 1 người rồi bảo họ “mầy thế làm nhiệm vụ Bác Sĩ” rồi chỉ đại người khác “mầy thế làm nhiệm vụ Y Tá”… thì ai cũng vui vẻ chấp nhận cả! Bibi hơi ngạc nhiên nên tôi trả lời giùm: - Thanh đang làm trong khoa Tâm Thần….