67
SangKienKinhNghiem.org Tổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG RAY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Người thực hiện: Phan Só Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác: -1-

Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

SangKienKinhNghiem.orgTổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAITRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG RAY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ

HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÍ 10

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Phan Só Lĩnh vực nghiên cứu:

Quản lí giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác:

Có đính kèm: Mô hình. Phần mềm. Phim ảnh. Hiện vật

-1-

Page 2: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1. Họ và tên: PHAN SÓ

2. Ngày, tháng, năm sinh: 08 -03 -1983

3. Nam, nữ: Nam

4. Địa chỉ: XUAÂN TAÂY –CAÅM MYÕ – ÑOÀNG NAI

5. Điện thoại: 0985046040

6. Fax:

7. Chức vụ cao nhất: Giáo viên giảng dạy Vaät Lí

8. Đơn vị công tác: Trường THPT Sông Ray

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất): Cử nhân sư phạm

- Nơi đào tạo: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- Năm tốt nghiệp: 2005

- Chuyên ngành đào tạo: Vaät Lí

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn: Vaät Lí

- Số năm kinh nghiệm: 7 năm

- Khối lớp đã dạy: 10, 11, 12

-2-

Page 3: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

MỤC LỤC..........................................................................................Danh mục viết tắt......................................................................................................I. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………… II. Mục tiêu của đề tài…………………………………………………………….III. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….IV. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ1.1. Cơ sở tâm lí học …………………………………………………………….1.1.1. Khái niệm hoạt động…………………………………………………….…1.1.2. Cấu trúc của hoạt động…………………………………………………….1.2. Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học theo hướng tích cực …………….1.2.1. Hoạt động nhận thức vật lí của học sinh …………………………………1.2.2. Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh …………………………1.2.3. Tổ chức tình huống học tập ........................................................................1.3. Cơ sở của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học……………1.3.1. Cơ sở lí luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học……..1.3.2. Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…..1.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học……1.4. Tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học vật lí 10 THPT…………………………..1.4.1. Khái niệm tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học vật lí 10 THPT………………..1.4.2. Chức năng hỗ trợ dạy học của tài liệu điện tử…………………….………1.5. Kết luận chương 1…………………………………………………………..Chương 2 : NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Nghiên cứu nội dung phần Động học chất điểm…………………………… 2.1.1. Đặc điểm của phần động học………………………………………………..2.1.2. Phân tích nội dung kiến thức và phương pháp hình thành các khái niệm cơ bản trong sách giáo khoa vật lí 10 Ban cơ bản……………………………2.1.3.1. Hệ quy chiếu……………………………………………………….2.1.3.2. Vận tốc……………………………………………………………..2.1.3.3. Gia tốc……………………………………………………………...

-3-

Page 4: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

2.1.3.4. Gia tốc trong chuyển động tròn đều……………………………….2.1.3.5. Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc………..2.2. Quy trình thiết kế tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học …………………………..2.2.1. Nghiên cứu sử dụng Dreamweaver ………………………………………2.2.2. Lập kế hoạch, xây dựng cấu trúc của tài liệu điện tử……………………..2.2.3. Thiết kế tài liệu điện tử một bài học cụ thể : (Bài 1. Chuyển động cơ)….2.2.3.1. Thiết kế trang web trình bày phần Kiến thức trọng tâm…………2.2.3.2. Thiết kế giáo án………………………………………………….2.2.3.3. Xây dựng bài giảng điện tử trên Powerpoint…………………….2.2.3.4. Thiết kế trang web trình bày phần thông tin bổ sung của bài học…2.2.3.5. Thiết kế trang web câu hỏi…………………………………………2.2.3.6. Thiết kế trang web bài tập………………………………………….2.2.3.7. Xây dựng bài tự ôn tập và tự kiểm tra bằng trắc nghiệm…………..2.2.3.8. Xây dựng chức năng tra cứu các thuật ngữ vật lí…………………..2.2.4. Cách thiết kế tài liệu điện tử cho phần Động học chất điểm…………………2.2.5. Chỉnh sửa và ghi đĩa để sử dụng……………………………………………..2.3. Hướng dẫn sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học vật lí……………………2.3.1. Một số yêu cầu đối với hệ thống…………………………………………….2.3.2. Hướng dẫn sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học……………………………2.3.2.1. Hướng dẫn chung cách vận hành TLĐT.….........................................2.3.2.2. Tài liệu điện tử hỗ trợ hoạt động dạy cho giáo viên….......................2.3.2.3. Tài liệu điện tử hỗ trợ học sinh tự học ........................................…..2.3.3. Một số yêu cầu đối với người sử dụng tài liệu điện tử……………………….2.3.4. Một số hạn chế của tài liệu điện tử……………………………………………2.4. Kết luận chương 2…………………………………………………………….

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................

-4-

Page 5: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTTT Viết tắt Viết đầy đủ TT Viết tắt Viết đầy đủ123456

CNTTĐCGVHS

MVTPPDH

Công nghệ thông tinĐối chứngGiáo viênHọc sinh

Máy vi tínhPhương pháp dạy học

789101112

PMDHQTDHSGKTHPTTLĐT

TN

Phần mềm dạy họcQuá trình dạy học

Sách giáo khoaTrung học phổ thông

Tài liệu điện tửThực nghiệm

MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những thành tựu của công nghệ tin học ngày nay đang từng ngày, từng giờ xâm nhập sâu rộng đến hầu hết mọi lĩnh vực đời sống kinh tế và xã hội tác động mạnh mẽ đến sự phát triển khoa học và giáo dục của mỗi quốc gia.

Trước những vận hội và thách thức mới trong xu thế hội nhập toàn cầu, đòi hỏi đất nước ta phải đào tạo ra những thế hệ con người lao động mới thông minh, năng động và sáng tạo, thích ứng với nền kinh tế toàn cầu-nền kinh tế tri thức.

Để đạt được mục đích đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường phải quan tâm là đổi mới PPDH. Đây là mục tiêu lớn được Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục và Đào tạo đặt ra, mục tiêu này đã và đang được thực hiện một cách tích cực trong những năm vừa qua và những năm sắp tới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII chỉ rõ:

"Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào QTDH…"

Về vấn đề đổi mới PPDH, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, ở mục 5.2 ghi rõ: "Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS trong quá trình học tập…"

Điều 28, mục 2 của Luật Giáo dục (2005) cũng quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thứ học tập cho HS ".

Trong quá trình đổi mới PPDH thì phương tiện dạy học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Các phương tiện dạy học hiện đại có ứng dụng CNTT ngày càng

-5-

Page 6: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

phổ biến rộng rãi với những ưu thế vượt trội đã tạo ra hiệu quả tích cực cho QTDH.

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai biên soạn lại SGK mới và tiến hành phân ban ở cấp THPT bắt đầu từ năm học 2006-2007, nên việc thay đổi, thiết kế mới tài TLĐT cũng như một số ứng dụng tin học khác trong dạy học vật lí sao cho phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa mới là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lí THPT.Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài :

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀIMục tiêu cụ thể của đề tài là xây dựng được TLĐT hỗ trợ dạy học vật lí 10

THPT chứa trên một đĩa CD có thể sử dụng dễ dàng để : Hỗ trợ cho GV : giáo án, bài giảng điện tử, hình ảnh, thông tin bổ sung,

hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm, các dạng bài tập,... dùng để giảng dạy từng bài học cụ thể của phần Động học chất điểm.

Hỗ trợ cho HS : ôn tập những kiến thức trọng tâm ; trả lời những câu hỏi SGK ; phương pháp giải các bài tập cơ bản của SGK và bài tập tham khảo nâng cao ; tra cứu thuật ngữ vật lí, tự ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm ;... khi học tập phần Động học chất điểm. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Thiết kế tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học phần Động học chất điểm vật lí 10 THPT và sử dụng chúng trong dạy học vật lí trên địa bàn tỉnh Ñoàng Nai.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu lí thuyết+ Nghiên cứu những văn kiện của Đảng ; các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và

Đào tạo ; các sách, bài báo, tạp chí chuyên ngành về dạy học và đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT.

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về PPDH vật lí phổ thông; các luận văn có liên quan đến đề tài ; nội dung chương trình SGK phân ban vật lí lớp 10 THPT- Ban cơ bản, năm học 2006-2007.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn+ Đàm thoại với GV và HS một số vấn đề sử dụng CNTT trong dạy học vật

lí.+ Nghiên cứu một số khả năng hỗ trợ của CNTT trong dạy học phần Động

học chất điểm, nghiên cứu một số Website dạy học. Phương pháp thực nghiệm sư phạm+ Tiến hành điều tra thăm dò ý kiến của GV vật lí tại trường trung học phổ

thông về việc sử dụng TLĐT trong dạy học.+ Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS sau khi đã tổ chức sử dụng

TLĐT hỗ trợ dạy học vật lí. Phương pháp thống kê toán họcSử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm

sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác nhau trong kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC.

-6-

Page 7: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

Hoạt động cụ thể

Hành động

Thao tác

Động cơ

Mục đích

Phương tiện

CAÁU TRUÙC CỦA ÑEÀ TAØI Chương 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

CỦA HỌC SINH VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

1.1. Cơ sở tâm lí học Tâm lí học bao gồm nhiều trường phái khác nhau và một số trong đó đã

quan tâm đến hoạt động dạy học. Tuy nhiên có bốn trường phái tâm lí học chính đã ảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến PPDH, đó là tâm lí học liên tưởng, tâm lí học hành vi, tâm lí học nhận thức và tâm lí học hoạt động. Vaø đặc biệt quan tâm đến trường phái tâm lí học hoạt động, đã và đang tiếp tục nghiên cứu để vận dụng trong dạy học.

Tâm lí học hoạt động cho rằng tâm lí và hoạt động thống nhất nhau, không tách rời nhau, không có hoạt động thì không có tâm lí, tâm lí chính là hoạt động.

1.1.1. Khái niệm hoạt động:Theo tâm lí học hoạt động, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con

người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau; hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội, quan hệ giữa người khác và bản thân. Đó là quá trình chuyển hoá năng lực lao động và các phẩm chất tâm lí khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể .

1.1.2. Cấu trúc của hoạt động:Hoạt động được cấu tạo bởi các hành động là quá trình tuân theo mục đích.

Hành động bao giờ cũng phải giải quyết một nhiệm vụ nhất định. Nhiệm vụ này được hiểu là mục đích đặt ra trong những điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động. Hành động do các thao tác hợp thành, các thao tác phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể để đạt mục đích. Như vậy là trong từng hoạt động riêng biệt ta có hàng tương ứng từng thành phần với nhau như sau:

Các thành phần trong hàng thứ hai được xác định là các đơn vị của hoạt động ở con người. Hàng thứ nhất chứa đựng nội dung đối tượng của hoạt động. Sáu thành tố trong hai hàng vừa nêu trên cùng với các mối quan hệ qua lại giữa chúng tạo thành cấu trúc tâm lí của hoạt động.

-7-

Động cơ Mục đích Phương tiện

Hoạt động cụ thể Hành động Thao tác

Page 8: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

(Sơ đồ 1: Cấu trúc tâm lí của hoạt động) Nghiên cứu và vận dụng cơ sở tâm lí học vào dạy học là nhiệm vụ quan

trọng đối với những người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục – đào tạo nói chung, rất cần thiết và càng không thể tách rời đối với những ai nghiên cứu PPDH nói riêng.

1.2. Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học theo hướng tích cực 1.2.1. Hoạt động nhận thức vật lí của học sinhDạy học là một dạng hoạt động đặc trưng của loài người nhằm truyền lại cho

thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích luỹ được, biến chúng thành những tri thức, phẩm chất, năng lực của cá nhân người học. Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động liên quan với nhau, tác động qua lại với nhau : hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Hai hoạt động này đều có chung một mục đích cuối cùng là làm cho HS lĩnh hội được nội dung học, đồng thời phát triển nhân cách, năng lực của mình. QTDH xảy ra rất phức tạp và đa dạng, trong đó sự phối hợp giữa hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS có ý nghĩa quyết định.

Bản chất của hoạt động học vật líHoạt động học là một hoạt động của con người nhằm tiếp thu tri thức, kĩ

năng, kinh nghiệm mà loài người đã tích luỹ được, đồng thời qua đó sẽ phát triển những phẩm chất năng lực của người học. Hoạt động học làm biến đổi chính bản thân của người học trong quá trình thực hiện hoạt động. Học trong hoạt động, học bằng hoạt động. Cấu trúc của hoạt động học cũng gồm nhiều thành phần, có quan hệ và tác động lẫn nhau như động cơ, mục đích, phương tiện,…

Động cơ học tập kích thích sự tự giác, tích cực, thúc đẩy sự hình thành và duy trì, phát triển hoạt động học, đưa đến kết quả cuối cùng là thoả mãn được lòng khát khao mong ước của người học. Muốn thoả mãn động cơ ấy, phải thực hiện lần lượt những hành động để đạt được những mục đích cụ thể. Cuối cùng mỗi hành động được thực hiện bằng nhiều thao tác, sắp xếp theo một trình tự xác định. Ứng với mỗi thao tác trong những điều kiện cụ thể là những phương tiện, công cụ thích hợp.

Mục đích của hoạt động học được thể hiện ở nhiệm vụ cụ thể của mỗi môn học, mỗi phần của môn học và cụ thể nhất là ở mỗi bài học. Đó là mục tiêu cụ thể mà HS phải đạt được sau mỗi bài học, mỗi phần của môn học và có thể đánh giá được. Việc học tập vật lí có nhiều nhiệm vụ. Có nhiệm vụ có thể hoàn thành một cách rõ rệt, có thể kiểm tra, đánh giá ngay được kết quả thực hiện sau bài học. Ví dụ nội dung kiến thức, kĩ năng cần nắm được. Có những nhiệm vụ phải trải qua nhiều bài học mới có thể thực hiện được, mỗi bài học, thậm chí mỗi chương chỉ góp một phần, ví dụ bài tập kiểm tra học kì, bài thực hành xác định gia tốc rơi tự do,... Để thực hiện mỗi mục đích cụ thể, có thể thực hiện một hành động, nhưng thông thường phải phối hợp nhiều hành động mới đạt được. Nhiệm vụ bài học thường được diễn đạt dưới dạng các vấn đề nhận thức mà nếu giải quyết được nó thì HS sẽ đạt được mục đích đề ra.

Trong khi thực hiện một hành động nào đó, ta cần phải sử dụng một số phương tiện trong những điều kiện cụ thể. Khi sử dụng những phương tiện và điều kiện đó là đã thực hiện những thao tác. Có hai loại thao tác: thao tác chân tay và

-8-

Page 9: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

thao tác trí tuệ tương ứng với hành động vật chất và hành động trí tuệ. Đối với thao tác chân tay, ta có thể quan sát được quá trình thực hiện chúng, cho nên có thể can thiệp trực tiếp vào quá trình đó để uốn nắn, rèn luyện, làm cho HS có kĩ năng, kĩ xảo thực hiện chúng một có hiệu quả. Còn thao tác trí tuệ diễn ra trong óc, thì chỉ biết được kết quả khi HS thông báo ý nghĩ của họ. Thao tác trí tuệ có vai trò to lớn, quyết định trong nhận thức khoa học. Bởi vậy, việc rèn luyện cho HS có kĩ năng, kĩ xảo thực hiện các thao tác tư duy trong học tập vật lí luôn được nhiều người làm công tác giáo dục quan tâm, trăn trở đây là công việc còn rất nhiều khó khăn [15].

Bản chất của hoạt động dạy vật lí:Mục đích của hoạt động dạy là làm cho HS lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng,

kinh nghiệm xã hội đồng thời hình thành và phát triển ở họ phẩm chất và năng lực. Theo quan điểm hiện đại, dạy vật lí là tổ chức, hướng dẫn cho HS thực hiện các hành động nhận thức vật lí để họ tái tạo kiến thức, kinh nghiệm xã hội và biến chúng thành vốn liếng của mình, đồng thời làm biến đổi bản thân HS, hình thành và phát triển những phẩm chất năng lực của họ. Muốn thực hiện tốt mục đích của hoạt động dạy, người GV cần phải nghiên cứu hoạt động học, căn cứ vào đặc điểm hoạt động học của mỗi đối tượng HS cụ thể để định ra những hoạt động dạy thích hợp, mà trước hết là những hành động để tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp cho HS có thể thực hiện tốt các hành động học tập [15], [18].

1.2.2. Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của

người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.

Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, là một vấn đề được đặt biệt quan tâm trong xu thế đổi mới PPDH hiện nay. Nhiều nhà lí luận dạy học trên thế giới đang hướng tới việc tìm kiếm con đường tối ưu nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nhiều công trình luận án tiến sĩ cũng đã và đang đề cập đến lĩnh vực này. Tất cả đều hướng tới việc thay đổi vai trò của người dạy và người học nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới. Trong đó, HS phải chuyển từ vai trò là người thu nhận thông tin sang vai trò chủ động, tích cực tham gia tìm kiếm tri thức. Còn thầy giáo phải chuyển từ vai trò người truyền thông tin, sang vai trò người tổ chức, hướng dẫn, và giúp đở để HS tự mình khám phá kiến thức mới.

1.3. Cơ sở của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học1.3.1. Cơ sở lí luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcTrước yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực của xã hội, nhà trường phải

không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đào tạo ra những thế hệ HS-chủ nhân tương lai của đất nước, có đủ năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức phục vụ tốt công cuộc xây dựng đất nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Để làm được điều này ngoài những vấn đề mang tính vĩ mô như thay đổi chương trình, thay đổi SGK,...của Ngành giáo dục thì nhà trường cần phải đổi mới PPDH, tiếp cận được những xu hướng dạy học mới của thế giới. Việc áp dụng một số thành tựu nổi bật của khoa học công nghệ những năm gần đây đang được các cơ sở giáo dục và đào tạo rất quan tâm. Đổi mới PPDH phải cần có sự trợ giúp đắc lực của CNTT để giúp cho khả năng truyền thụ và lĩnh hội tri thức trong QTDH mang lại hiệu quả cao.

-9-

Page 10: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

MVT, một thiết bị quan trọng của CNTT khi sử dụng trong dạy học có thể giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản của QTDH.

Nhờ chức năng có thể tạo nên, lưu trữ và hiển thị lại một khối lượng thông tin vô cùng lớn dưới dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh nên MVT được sử dụng để hỗ trợ việc minh hoạ các hiện tượng, quá trình tự nhiên cần nghiên cứu. Tất cả các văn bản, hình ảnh hay âm thanh cần minh hoạ cho bài học đều có thể được chọn lọc, sắp xếp trong MVT và được trình bày nhanh chóng với chất lượng cao theo ý muốn của GV khi giảng dạy [15] .

Nhiều phần mềm đã được thiết kế, xây dựng nhằm hỗ trợ việc tự học, tự ôn tập của HS, trong đó các yếu tố kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, tự lực của HS được chú trọng. Việc kiểm tra, đánh giá với sự hỗ trợ của MVT cũng đã và đang được áp dụng để đảm bảo tính khách quan, chính xác cao. Một số chương trình tự kiểm tra, đánh giá đã đảm bảo thực hiện được mối liên hệ ngược trong QTDH (ví dụ các bài trắc nghiệm được xây dựng bởi phần mềm Authorware mà đề tài sử dụng trong chương 2). Bên cạnh đó, MVT còn sử dụng trong việc mô phỏng, mô hình hoá các hiện tượng, các quá trình cần nghiên cứu. Nhờ các phần mềm về đồ hoạ hay phần mềm thiết kế ta có thể mô phỏng các hiện tượng, quá trình nghiên cứu thông qua các dấu hiệu, mối quan hệ có tính bản chất nhất của đối tượng đó để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức của HS (ví dụ các phần mềm Crocodile Physics, Working Model, Pakma, Flash,...). Nhờ MVT và các phần mềm, ta có thể xây dựng và quan sát mô hình tĩnh hay động ở các góc độ khác nhau, trong không gian hai hay ba chiều với đủ loại màu sắc có trong tự nhiên.

Do MVT là thiết bị có khả năng tạo nên, lưu trữ trong bộ nhớ và hiển thị lại trên màn hình cũng như trao đổi nhanh chóng các nội dung bất kì với khối lượng thông tin khổng lồ dưới dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh nên MVT được kết nối với mạng thông tin toàn cầu và được sử dụng như một trong các phương tiện dạy học hiện đại. Trao đổi thông tin trên mạng Internet, trong dạy học trực tuyến góp phần mở rộng không gian các lớp học, tiết kiệm được thời gian, chi phí để tổ chức các lớp học, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người học ở rất xa các trung tâm đào tạo.

Sử dụng MVT để thực hiện chức năng kiểm tra đánh giá kiến thức của HS là vấn đề đang được Ngành giáo dục quan tâm đặc biệt. Bộ Giáo dục-Đào tạo đã thành lập Cục khảo thí đã chứng tỏ kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học. Dựa vào MVT để hình thành một ngân hàng đề thi và kiểm tra lưu trữ trên bộ nhớ MVT sẽ cho phép tự động hoá việc sản xuất các đề thi và kiểm tra, thực hiện kiểm tra đánh giá trên một phạm vi khá rộng tri thức của môn học, đảm bảo tính chính xác, khách quan, nhanh chóng trên nhiều đối tượng HS. Với chức năng xử lí thông tin mạnh mẽ của mình, MVT kịp thời tổng hợp, thống kê, báo cáo các kết quả thi và kiểm tra theo mong muốn của người sử dụng. Sẽ không thể có được một thiết bị hỗ trợ dạy học nào có thể thay thế MVT để thực hiện tốt hơn các chức năng này.

Như vậy, thông qua việc cung cấp thông tin, lưu trữ, việc kiểm tra và xử lí các kết quả kiểm tra… mà MVT được xem là một phương tiện truyền thông có nhiều thế mạnh hơn các phương khác dùng trong dạy học, luôn đảm bảo mối liên hệ ngược trong, ngược ngoài, điều khiển và điều chỉnh kịp thời các hoạt động học tập của HS. Chức năng liên lạc của MVT được sử dụng nhiều trong trường hợp mà

-10-

Page 11: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

mối liên lạc giữa người dạy và người học một cách trực tiếp gặp khó khăn về thời gian và khoảng cách. Khi đó các bài học, bài tập, bài kiểm tra… được gửi và nhận dưới dạng các thư điện tử. Với sự phát triển rộng rãi của mạng Internet và hệ thống đa phương tiện thì chức năng này của MVT càng được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tính chính xác, tính khách quan, tính nguyên tắc, tính hiệu quả kinh tế và phản hồi thông tin nhanh chóng nhưng không kém phần linh hoạt, mềm dẻo nhờ các mối quan hệ trên cơ sở dữ liệu là ưu điểm đặc thù của MVT [22].

Ngoài ra, do MVT là thiết bị đa phương tiện nên có thể ghép nối với các thiết bị hiện đại khác trong nghiên cứu vật lí. Với các tính năng hết sức ưu việt trong việc thu thập dữ liệu, xử lí dữ liệu cũng như trình bày các kết quả xử lí một cách tự động và nhanh chóng, chính xác cũng như đẹp đẽ nên nó được sử dụng rất thành công trong các lĩnh vực quan trọng khác. Đó là:

Mô phỏng các đối tượng vật lí cần nghiên cứuKhông phải mọi quá trình xảy ra trong tự nhiên đều dễ quan sát. Đối với

những quá trình xảy ra trong tự nhiên không thể quan sát bằng mắt thường để xác định được các đại lượng cần thiết vì diễn biến của quá trình xảy ra quá nhanh hay quá chậm, điều đó gây khó khăn trong việc nghiên cứu để tìm ra quy luật của chúng. Trong chương trình vật lí phổ thông, các quá trình đó như: Chuyển động rơi, chuyển động ném ngang của một vật, dao động điều hoà, quá trình phân rã hạt nhân, phóng xạ,… Một trong các giải pháp có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu các quá trình đó có hiệu quả là sử dụng MVT để mô phỏng, nghĩa là hiển thị hiện tượng, quá trình nghiên cứu lên màn hình, làm cho quá trình đó nhanh lên hay chậm đi, dừng lại từng giai đoạn để giúp chúng ta nghiên cứu dễ dàng.

Ngoài khả năng mô phỏng một cách trực quan và chính xác các hiện tượng, quá trình vật lí, MVT còn có thể tạo điều kiện cho người nghiên cứu đi sâu vào và tìm ra các mối quan hệ có tính quy luật của các hiện tượng, quá trình vật lí

Mặt khác, theo quan điểm kiến tạo, trước khi học một vấn đề nào đó, HS đã mang theo trong mình một số quan niệm về vấn đề đó. Những quan niệm này nói chung là chưa chính xác hoặc thậm chí sai lầm. Nhiều quan niệm trong số này không dễ thay đổi chỉ nhờ vài câu khẳng định có tính áp đặt của giáo viên. Muốn hình thành nên những quan niệm mới chính xác, cách tốt nhất là phải tạo điều kiện để HS bộc lộ những quan niệm riêng của mình ra cọ xát với thực tiễn. Nhưng trong thực tế, nhiều khi con người không thể quan sát thực tiễn được bằng các giác quan thông thường vì vậy, người ta đã tạo ra các hiện tượng tự nhiên bằng phương pháp nhân tạo, sử dụng MVT để mô phỏng .

Hỗ trợ xây dựng các mô hình Hỗ trợ các thí nghiệm vật lí Hỗ trợ cho việc phân tích băng Video ghi các quá trình vật lí thực1.3.2. Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

họcNghiên cứu ứng dụng CNTT nói chung và MVT nói riêng làm phương tiện

hỗ trợ cho QTDH đã được triển khai rất sớm ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt trong những năm gần đây thì xu thế đó ngày càng được quan tâm hơn, vai trò của CNTT trong dạy học đã được thực tiễn chứng minh và khẳng định. Việc sử dụng máy vi tính trong dạy học ở nước ta đang trở thành phổ biến, đã xuất hiện ở những tỉnh miền núi .

-11-

Page 12: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

Phần lớn các công trình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong nước ta tập trung vào những khả năng mô phỏng, minh hoạ, mô hình hoá ... Các kết quả nghiên cứu cũng đã được đưa vào sử dụng để hỗ trợ giảng dạy một số nội dung của môn vật lí ở trường đại học, các trường THPT, trung học cơ sở.... Thường các chức năng hỗ trợ của MVT được thể hiện thông qua các phần mềm dưới dạng các trình ứng dụng đơn, hỗ trợ một mặt nào đó của hoạt động dạy học. Một số ít các công trình nghiên cứu đã bước đầu khai thác các chức năng mới của MVT do những thành quả phát triển của phần cứng và phần mềm mang lại. Nói chung, những kết quả nghiên cứu vẫn chưa phát huy hết những khả năng kì diệu của các thế hệ MVT hiện nay.

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của CNTT ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiến hành thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như:

– Xây dựng và phát triển các phần mềm ứng dụng trong dạy học, các trang web của Bộ Giáo dục-Đào tạo, của các Sở Giáo dục-Đào tạo,...

– Các trường học đã trang bị phòng MVT, triển khai việc ứng dụng CNTT vào dạy học một số môn ở những nơi có điều kiện, nối mạng Internet để phục vụ cho các hoạt động học tập và giảng dạy.

– Đẩy mạnh ứng dụng Internet trong học tập trực tuyến, trong dạy học từ xa.

– Các trường đại học sư phạm xây dựng chương trình bồi dưỡng tin học cho GV để họ có thể áp dụng CNTT trong quá trình giảng dạy; tiến hành đào tạo tin học cho sinh viên tất cả các khoa để họ có đủ năng lực ứng dụng tin học trong QTDH sau khi ra trường làm người GV.

Hiện nay, những thế hệ MVT mới ra đời với rất nhiều ưu điểm (tốc độ nhanh, dung lượng bộ nhớ trong và ngoài cao, giá thành hạ,…) đã giúp cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở nên thuận lợi hơn. Bài giảng điện tử kết hợp với máy chiếu Projector đã xuất hiện phổ biến ở các lớp học, các trung tâm đào tạo, các cuộc hội thảo khoa học. Sự ra đời của bảng thông minh (bảng tương tác Ebeam) làm cho giao tiếp giữa người và MVT không chỉ ràng buộc trên bàn phím và con chuột máy tính mà thông qua phương thức khác hết sức thân thiện và tiện lợi nhờ sử dụng bút điện tử trực tiếp trên bảng trắng, điều này giúp GV và HS có điều kiện ứng dụng các tiện ích mà MVT đem lại cho giờ học mạnh mẽ hơn, thuận lợi hơn và hiệu quả của giờ dạy học cao hơn.

Hàng loạt các thiết bị ngoại vi khác nhau ngày càng được cải thiện về chất lượng và giá cả như máy quét ảnh, máy in, các máy quay phim kĩ thuật số, máy chụp ảnh kĩ thuật số cùng nhiều thiết bị hiện đại khác đã mở rộng phạm vi và nhiều triển vọng ứng dụng mới, làm tăng khả năng hiện thực hoá và đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong QTDH.

1.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học.Đổi mới PPDH bằng ứng dụng CNTT nói chung và PMDH nói riêng sẽ giúp

chúng ta đổi mới được nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; giúp HS thực hiện được khẩu hiệu do UNESCO đề ra cho Giáo dục-Đào tạo ở thế kỉ XXI là: Học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác nhau. [25]

PMDH là một phương tiện dạy học hiện đại có nhiều tính năng ưu việt so với các loại hình thiết bị thông dụng, vai trò của PMDH góp phần:

-12-

Page 13: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

– Đổi mới nội dung dạy học vì nó có khả năng trình bày một cách trực quan, tinh giản, dễ hiểu, giúp HS dễ dàng nắm được nội dung các kiến thức của bài học. Mặt khác nó có khả năng cung cấp thêm những tài liệu phong phú, đa dạng dùng để tra cứu, tham khảo, đọc thêm, hệ thống hoá, luyện tập theo các mức độ khác nhau.

– Đổi mới PPDH vì nó có thể biểu thị thông tin dưới dạng văn bản, kí hiệu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ,.. Các tài liệu liên quan trong phần mềm được lựa chọn, thiết kế theo cách phối hợp tối ưu nhằm tận dụng được thế mạnh của từng loại trong dạy học. Do được ghi vào đĩa gọn nhẹ, nên mỗi GV hay HS có thể dễ dàng có trong tay phương tiện để tự mình chủ động thực hiện PPDH tích cực ở bất kì nơi nào có máy tính.

– Đổi mới hình thức tổ chức dạy học: Trong thời đại xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay, việc dạy học không chỉ hạn chế trong giờ học tại trường với sự hướng dẫn trực tiếp của GV mà HS có thể học trên mạng internet hay tự học tại nhà dựa vào các PMDH [25].

Triển khai thực hiện để đưa CNTT vào giảng dạy là thật sự cần thiết nhằm đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học. Việc làm này muốn thành công cần phải có sự quan tâm đồng bộ của các cấp lãnh đạo của các nhà quản lí giáo dục, của GV, của phụ huynh và cả HS.

Với các nhà quản lí giáo dục cần quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị cơ sở vật chất, thiết bị kĩ thuật hiện đại và đồng bộ cho trường học, tạo điều kiện để GV học tập, nâng cao trình độ tin học. Với GV, không ngừng tự hoàn thiện mình để có thể vận dụng tốt nhất những tiện ích mà CNTT đem lại khi áp dụng vào giảng dạy. Với HS cũng phải có thái độ tích cực trong việc tự trang bị thêm kiến thức tin học, tự học , tự lực tìm kiếm tri thức trên trên mạng, trên các phần mềm dạy học,...

1.4. Tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học vật lí 10 THPT1.4.1. Khái niệm tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học vật lí 10 THPT.TLĐT hỗ trợ dạy học vật lí 10 THPT là một trong các ứng dụng của CNTT

dùng trong dạy học. TLĐT này trình bày kiến thức trọng tâm của SGK, giáo án, bài giảng điện tử, bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, thông tin bổ sung, các bài tự ôn tập và kiểm tra bằng trắc nghiệm,…. TLĐT được thiết kế đơn giản, rõ ràng với giao diện thân thiện và dễ sử dụng nhằm giúp cho người học từng bước nắm vững và hiểu sâu kiến thức thông qua các hoạt động tự học, tự tra cứu các thuật ngữ, xem hệ thống hoá kiến thức, xem hướng dẫn giải bài tập, xem kinh nghiệm giải các bài tập điển hình, ôn tập, luyện tập, vận dụng những kiến thức đã học thông qua các bài tự kiểm tra bằng trắc nghiệm để tự điều chỉnh kế hoạch học tập. TLĐT cũng nhằm giúp cho GV sử dụng trong giảng dạy, chẳng hạn GV có thể tham khảo các giáo án được soạn theo thiết kế mới, sử dụng các bài giảng điện tử vào dạy học để có thể thực hiện tốt các mục tiêu mà giáo án đặt ra, sử dụng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập để kiểm tra đánh giá HS, xem thêm những thông tin bổ sung có liên quan đến bài giảng...

TLĐT hỗ trợ dạy học vật lí 10 THPT mà chúng tôi nghiên cứu thiết kế được ghi trên một đĩa CD, dễ dàng sử dụng trên MVT, dễ dàng bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện và phát triển thêm. Nội dung cập nhật với SGK vật lí 10 Ban cơ bản chương trình phân ban năm học 2006-2007. Kiến thức được trình bày cô đọng,

-13-

Page 14: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

kích thích được sự hứng thú và tích cực chủ động trong hoạt động tự học, tự chiếm lĩnh tri thức của HS THPT.

1.4.2. Chức năng hỗ trợ dạy học của tài liệu điện tử Hỗ trợ cho giáo viên:+ Các giáo án được soạn theo thiết kế mới với các bước: xác định mục tiêu

bài dạy học; lựa chọn kiến thức cơ bản; tạo nhu cầu hứng thú nhận thức; xác định các hình thức tổ chức dạy học; phân chia giờ học thành các hoạt động cụ thể; xác định hình thức củng cố là vận dụng các kiến thức mà HS vừa tiếp thu để giải bài tập và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

+ Các bài giảng điện tử soạn trên powerpoint nhằm thực hiện những mục tiêu của bài học mà giáo án đặt ra. Các bài giảng này GV có thể tham khảo hoặc chỉnh sửa để sử dụng theo ý riêng của mình. Có thể sử dụng các hình ảnh động, các mô phỏng được thiết kế bằng FLASH.

+ Các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao trong tài liệu này đã được chúng tôi đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu khá cẩn thận, nghiêm túc. GV có thể sử dụng chúng trong các giờ bài tập hoặc trong các bài kiểm tra để đánh giá khả năng học tập của HS.

+ Câu hỏi trắc nghiệm được soạn thảo và chọn lựa từ nhiều nguồn tài liệu. GV có thể sử dụng trực tiếp hoặc có thể chỉnh sửa tuỳ thuộc vào thực tế của lớp học và năng lực của HS của mình. Việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm tuân thủ các yêu cầu và quy định mà chúng tôi đã được trang bị trong khoá học này.

+ Các thông tin bổ sung liên quan đến bài giảng có thể cần thiết cho một số GV chưa có điều kiện để tiếp cận.

+ Phần tự kiểm tra trắc nghiệm có yêu cầu HS đăng nhập khi sử dụng và tự động lưu lại điểm kiểm tra của học sinh trên MVT đang sử dụng (trong thư mục C:\Windows\A6W_DATA), GV có thể sử dụng bài kiểm tra này trong mạng nội bộ của nhà trường (nếu trường có phòng máy) để đánh giá hoặc để biết khả năng tiếp thu của HS từ đó có kế hoạch bồi dưỡng hoặc phụ đạo thêm cho các em.

Hỗ trợ cho HS tự học ở nhà : + Xem lại một số nội dung kiến thức của bài giảng mà GV đã trình bày trên

lớp để hiểu rõ thêm.+ Ôn lại các kiến thức trọng tâm của từng bài học.+ Tự trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để có

thể làm quen dần hình thức thi tốt nghiệp THPT bằng trắc nghiệm sau này. Đáp án của những câu trắc nghiệm này có trong phần ôn tập.

+ Tự giải các bài tập có liên quan đến bài học đã được chọn lựa và chỉnh sửa.

+ Xem hướng dẫn giải các bài tập nếu gặp khó khăn .+ Xem thêm một số thông tin bổ sung có liên quan đến bài học nhưng không

được trình bày trong sách giáo khoa để mở rộng thêm hiểu biết.+ Tự ôn tập bằng trắc nghiệm khách quan. Các câu hỏi trong phần ôn tập

này đều có 4 phương án trả lời A,B,C,D. Khi ôn tập HS có thể chọn 2 lần trong 4 phương án trả lời nếu chưa tìm ra đáp án đúng. Các câu hỏi khó đều có đáp án trả lời rõ ràng để HS biết được vì sao đúng, vì sao sai.

+ Tự kiểm tra kết quả tiếp thu kiến thức của HS thông qua các bài trắc nghiệm khách quan (có chấm điểm) để từ đó có kế hoạch tự điều chỉnh việc học

-14-

Page 15: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

tập của bản thân. Các câu hỏi trong bài kiểm tra có nội dung tương tự như trong phần ôn tập nhưng khi chọn các phương án trả lời, máy không thông báo đáp án, chỉ thông báo điểm đạt được sau khi HS đã thực hiện xong bài kiểm tra.

1.5. Kết luận chương 1Các vấn đề được trình bày trong chương 1 có thể tóm tắt bởi những nội dung

cơ bản như sau: Khi nghiên cứu các vấn đề cơ bản về cơ sở tâm lí học và cơ sở lí luận về

PPDH theo hướng tích cực, chúng tôi nhận thấy tư tưởng đổi mới PPDH hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của HS thông qua các hoạt động học tập với các phương tiện học tập và các hình thức học tập khác nhau. Trong dạy học theo hướng đổi mới, HS phải chuyển từ vai trò là người thu nhận thông tin sang vai trò người tìm kiếm thông tin, GV phải thực hiện vai trò người tổ chức, hướng dẫn và giúp đở để HS tìm ra tri thức mới. Cụ thể là:

– GV phải biết tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho HS thông qua việc tổ chức các tình huống học tập, phải sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy học để tạo ra các tình huống có vấn đề hoặc để minh họa, giải thích, củng cố trong quá trình hình thành tri thức mới cho HS.

– HS phải tích cực, tự giác giải quyết các tình huống học tập, các nhiệm vụ học tập để hình thành tri thức mới, khi gặp khó khăn sẽ được sự gợi ý, hướng dẫn của GV thông qua các phương tiện dạy học mà đặc biệt đó là sự hỗ trợ của CNTT.

Tích cực hóa vừa là biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học đồng thời nó góp phần rèn luyện cho HS trở thành những chủ nhân tương lai tự chủ, năng động và sáng tạo, đủ sức gánh vác những trọng trách mà xã hội giao phó.

Trên cơ sở nghiên cứu những thành tựu mà CNTT đã đạt được trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy:

Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT vào QTDH là hoàn toàn có cơ sở khoa học và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội ngày nay, điều này đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm.

Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT nói chung, MVT và các thiết bị ngoại vi hiện đại khác nói riêng đã tạo ra một môi trường dạy học tốt hơn trước đây rất nhiều. Trong môi trường mới này HS có điều kiện phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nhờ đó việc vận dụng các PPDH hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS chắc chắn sẽ đem lại nhiều thành công, góp phần hình thành cho các em năng lực tự học, tự chiếm lĩnh tri thức và do đó chất lượng dạy học được nâng cao.

Tuy nhiên, dù có nhiều ưu thế vượt trội so với các phương tiên dạy học truyền thống, MVT và các thiết bị ngoại vi hiện đại không phải là phương tiên dạy học vạn năng nên khi sử dụng cũng cần phải có sự phối hợp với các phương triện dạy học khác.

Trên cơ sở tham khảo kết quả của các công trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT dùng trong dạy học vật lí đã được công bố, nghiên cứu các PMDH, các website dạy học đã có trên mạng Internet,... đề tài đã nêu được khái niệm TLĐT hỗ trợ dạy học vật lí và các chức năng hỗ trợ của TLĐT trong dạy học vật lí.

Nghiên cứu các ứng dụng trong lĩnh vực CNTT dùng trong dạy học nói chung và nghiên cứu thiết kế TLĐT hỗ trợ dạy học nói riêng là việc làm thật sự

-15-

Page 16: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

cần thiết trong việc đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Để làm tốt công việc này cần có sự quan tâm giúp đở và ủng hộ của các cấp lãnh đạo, của những chuyên gia về CNTT trong lĩnh vực giáo dục, và sự nổ lực của những GV yêu nghề, say mê nghiên cứu khoa học giáo dục.

-16-

Page 17: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

Chương 2NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC

PHẦN ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Nghiên cứu nội dung phần Động học chất điểm : 2.1.1. Đặc điểm của phần động họcĐộng học là một bộ phận của cơ học chỉ nghiên cứu chuyển động của các

vật mà chưa xét đến nguyên nhân gây ra các chuyển động ấy (không đề cập đến các khái niệm khối lượng, lực mà chỉ quan tâm đến khái niệm vị trí, quỹ đạo, vận tốc, gia tốc,…). Động học có nhiệm vụ cơ bản là mô tả chính xác các dạng chuyển động của cơ học để biết trước được vị trí của vật trong không gian tại những thời điểm khác nhau, nghĩa là xác định mối quan hệ giữa toạ độ với thời gian chuyển động. Đối với chuyển động thẳng đều thì mối quan hệ đó rất đơn giản. Nhưng đối với những chuyển động biến đổi thì mối quan hệ đó rất phức tạp, phải sử dụng các đại lượng vi phân và những phép tính tích phân mới mô tả được, chẳng hạn :

;

Đối với HS, để mô tả chuyển động một cách chính xác cần phải có những kiến thức toán học cơ bản về giới hạn, đạo hàm, vi phân, tích phân. Điều này gặp khó khăn vì những kiến thức này các em chỉ được học ở lớp cuối cấp. Đây là vấn đề bất cập trong chương trình vật lí nước ta, trong sắp xếp chương trình ở nhiều nước, các lớp đầu cấp chỉ trình bày chuyển động thẳng đều, còn chuyển động biến đổi đều và chuyển động cong trình bày ở lớp cuối cấp.

Mặc dù trong phần Động học nặng về sử dụn 뎠 các phương pháp suy diễn toán học nhưng SGK cũng chú trọng đưa vào các thí nghiệm nhằm minh hoạ, kiểm nghiệm những kết luận suy từ lí thuyết qua đó giúp HS nhận biết được những dạng chuyển động trong thực tế, làm cơ sở để nghiên cứu phần Động lực học sau này

2.1.2. Phân tích nội dung kiến thức và phương pháp hình thành các khái niệm cơ bản phần Động học sách giáo khoa vật lí 10 Ban cơ bản.

2.1.3.1. Hệ quy chiếu: Hình thành khái niệm chuyển động cơ không thể thiếu khái niệm hệ quy chiếu. Hệ quy chiếu gồm :

- Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc ; - Một mốc thời gian và một đồng hồ.

Trong nhiều bài toán cơ học, nhiều khi nói về hệ quy chiếu, người ta chỉ đề cập đến hệ toạ độ, vật làm mốc và mốc thời gian mà không cần nói đến đồng hồ.

Có thể biễu diễn khái niệm hệ quy chiếu ngắn gọn qua công thức :Hệ quy chiếu = Hệ toạ độ gắn với vật mốc + Gốc thời gian.

2.1.3.2. Vận tốc– Nội dung của khái niệm vận tốcKhi khảo sát chuyển động của một vật nhất thiết phải đưa ra một đại lượng

biểu thị tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. Vì vậy khi định nghĩa vận tốc là một đại lượng vật lí đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó là hoàn toàn hợp lí. Tuy nhiên, trong thực tế chuyển động của các vật còn có phương và chiều khác nhau nên người ta phải biểu diễn vận tốc bằng một vectơ. Vectơ vận tốc có hướng trùng với hướng của chuyển động.

-17-

Page 18: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

Trong chuyển động để định nghĩa vectơ vận tốc của vật người ta còn đưa vào khái niệm độ dời thay cho khái niệm đường đi.

Theo định nghĩa, độ dời là một vectơ có gốc là vị trí ban đầu M0 và ngọn là vị trí cuối M của chất điểm chuyển động : .

Vận tốc được định nghĩa theo vectơ độ dời : Định nghĩa vận tốc như vậy là chặt chẽ về mặt logic và rất phù hợp với

chuyển động thẳng có chiều không đổi, vừa biểu thị được tính chất nhanh hay chậm của chuyển động, vừa thể hiện được chiều của chuyển động.

Nhưng khi áp dụng định nghĩa này cho chuyển động thẳng có đổi chiều hay chuyển động cong lại gặp khó khăn. Định nghĩa vận tốc theo độ dời như trên chỉ cho biết kết quả cuối cùng của sự dịch chuyển chứ không cho biết chuyển động thực trên đường. Một ôtô chuyển động trên đường tròn, đi hết một vòng rồi trở về vị trí ban đầu thì độ dời bằng không, nhưng khi đó đường đi lại rất dài. Vận tốc định nghĩa theo độ dời bằng không, nhưng vận tốc định nghĩa theo đường đi lại có giá trị khác không.

Vì những khó khăn trên, nên định nghĩa chính xác nhất của vận tốc phải là :

Định nghĩa cuối cùng này thực ra là định nghĩa vận tốc tức thời, phù hợp cho mọi loại chuyển động và chặt chẽ về mặt logic .

– Phương pháp hình thành khái niệm vận tốc ở sách lớp 10 Ban cơ bản :Trước tiên, để đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động

thẳng đều SGK xuất phát từ khái niệm tốc độ trung bình mà HS đã biết ở chương trình vật lí lớp 8 từ đó đưa ra định nghĩa chuyển động thẳng đều. Trong chuyển động thẳng đều, khi nói vận tốc của vật trên một quãng đường hoặc trong một khoảng thời gian nào đó thì phải hiểu là tốc độ trung bình.

Giai đoạn tiếp theo là xây dựng khái niệm vận tốc tức thời bằng cách đưa ra đại lượng  , coi vận tốc tức thời là thương số của quãng đường đi s rất ngắn qua điểm đang xét và khoảng thời gian t rất ngắn để đi hết quãng đường đó. Thực ra, vận tốc tức thời của một chuyển động tại một điểm trên quỹ đạo phải là giới hạn của tỉ số khi t tiến đến không, tức là bằng đạo hàm của s theo t tại thời điểm đang xét. Tuy nhiên vì ở lớp 10, trong chương trình toán, HS chưa được học giới hạn và đạo hàm nên SGK phải xây dựng khái niệm này một cách đơn giản và thiếu chặt chẽ. Khái niệm vận tốc tức thời định nghĩa như trên thực ra vẫn còn rất trừu tượng, để dạy cho HS hiểu được khái niệm này chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn .

Khái niệm vectơ vận tốc tức thời hình thành sau khi đã hình thành khái niệm vận tốc tức thời là hợp lí. Tại mỗi điểm trên quỹ đạo vận tốc tức thời của vật không những có độ lớn nhất định mà còn có phương và chiều xác định.

2.1.3.3. Gia tốc– Nội dung khái niệm gia tốc Cũng tương tự như khái niệm vận tốc, những đặc trưng đầy đủ của một

vectơ gia tốc phải được diễn đạt bằng một đạo hàm vectơ :

-18-

Page 19: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

Riêng đối với chuyển động thẳng biến đổi thì gia tốc trung bình được định

nghĩa là :

Nếu chuyển động là thẳng biến đổi đều thì gia tốc không đổi nên gia tốc trung bình và gia tốc tức thời trùng nhau.

Vectơ gia tốc có thể phân tích ra thành hai thành phần : thành phần tiếp tuyến và thành phần pháp tuyến theo phương chuyển động. Thành phần tiếp tuyến với quỹ đạo biểu diễn sự thay đổi độ lớn của vận tốc còn thành phần pháp tuyến biểu diễn sự thay đổi phương của vectơ vận tốc. Trong trường hợp đặc biệt của chuyển động thẳng thì không có thành phần tiếp tuyến và lúc đó gia tốc chỉ đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. Đối với chuyển động thẳng đều thì gia tốc là một hằng số. Đối với chuyển động tròn đều, chỉ có thành phần pháp tuyến làm thay đổi liên tục phương của chuyển động .

– Phương pháp hình thành khái niệm gia tốc ở sách lớp 10 Ban cơ bản :Với tư duy HS lớp 10 do chưa đủ khái quát để dạy chuyển động thẳng biến

đối đều một cách tổng quát rồi sau đó suy ra các trường hợp riêng là chuyển động nhanh dần đều và chậm dần đều ; vì vậy để xây dựng khái niệm gia tốc SGK khoa lần lượt khảo sát riêng từng trường hợp chuyển động thẳng nhanh dần đều sau đó là chuyển động chậm dần đều.

Tinh thần cơ bản của cách tiếp cận sách giáo khoa là : Dựa vào tính chất của vận tốc là có độ lớn tăng đều theo thời gian đối với chuyển động nhanh dần đều, đi đến công thức v = at ;

Từ đó xây dựng khái niệm gia tốc : và vectơ gia tốc .

Lưu ý về chiều của vectơ gia tốc và vectơ vận tốc từ đó suy ra dấu của các đại lượng trong các công thức.

Xây dựng khái niệm gia tốc và vectơ gia tốc trong chuyển động chậm dần đều cũng theo cách tương tự trên.

2.1.3.4. Gia tốc trong chuyển động tròn đềuVấn đề gia tốc trong chuyển động tròn đều là một vấn đề rất khó quan niệm

đối với học sinh vì như các em đã học trong chuyển động thẳng biến đổi: gia tốc biểu thị sự tăng hay giảm của vận tốc theo thời gian, trong khi đó đối với chuyển động tròn đều thì độ lớn của gia tốc lại không đổi và gia tốc chỉ biểu thị sự biến đổi phương của vận tốc.

Việc chứng minh cho học sinh hiểu vec tơ gia tốc trong chuyển động tròn đều hướng vào tâm cũng là vấn đề khó khăn vì học sinh chưa được học về giới hạn.

Do đó để né tránh, SGK chọn cách vẽ vectơ hướng vào tâm O của quỹ đạo ngay từ đầu bằng cách vẽ véc tơ này ở điểm giữa I của cung M1M2. Tính chất hướng vào tâm của vectơ sẽ không phụ thuộc vào độ lớn của cung M1M2 [3].

2.1.3.5. Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốcVới thế giới quan khoa học trong vật lí, nguyên lí tương đối của Galilê là

một bộ phận thiết yếu. Nguyên lí này nói lên tính không thể phân biệt giữa sự đứng yên và chuyển động thẳng đều.

Chính vì vậy, tính tương đối của chuyển động phải được chú ý thường xuyên trong phần động học cũng như những phần khác của cơ học.

-19-

Page 20: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

Từ nội dung của nguyên lí tương đối suy ra được một số mệnh đề mà HS cần nắm vững :

– Toạ độ, quỹ đạo, vận tốc là những khái niệm tương đối,– Khoảng cách, khoảng không gian, gia tốc là những đại lượng tuyệt đối.Ngoài ra, nguyên lí tương đối còn chứa đựng một nội dung lớn lao hơn,

khẳng định tính tuyệt đối của các định luật động lực học : cả ba định luật Newton đều đúng đắn như nhau [.

Vấn đề cộng vận tốc có ý nghĩa quan trọng trong các bài toán về thay đổi hệ quy chiếu. Khi đề cập đến công thức cộng vận tốc , thường xuất hiện một quan niệm  sai lầm phổ biến là : Công thức cộng vận tốc cho phép cộng vận tốc của vật này với vận tốc của vật khác !

Phải hiểu là : Công thức cộng vận tốc cho phép ta tìm được vận tốc của vật trong hệ quy chiếu này khi biết vận tốc của nó trong hệ quy chiếu khác. Nó cũng cho phép chúng ta chuyển từ hệ quy chiếu này sang hệ quy chiếu khác.

Công thức cộng vận tốc đề cập trong phần Động học này chỉ áp dụng được nếu vận tốc của vật chuyển động cũng như vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng. Trong trường hợp một trong các vận tốc đó lớn so sánh được với vận tốc ánh sáng thì phải áp dụng công thức cộng vận tốc của thuyết tương đối[20].

2.2. Quy trình thiết kế tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học 2.2.1. Tổng quan về Dreamweaver MX TLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

được chúng tôi sử dụng để thiết kế là phần mềm Dreamweaver MX.Dreamweaver là một chương trình dùng để tạo ra và quản lí các trang web.

Nằm ở phần cốt lõi của nó là HTML (Hyper Text Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) – một ngôn ngữ chứa đựng một loạt các thẻ dùng để định nghĩa cấu trúc của một trang web.

Dreamweaver là một công cụ dễ dùng, là một công cụ mạnh và đã trở thành một trong số những công cụ thiết kế web được nhiều người ưa thích.Với Dreamweaver, chúng ta có thể dễ dàng phát triển một trang web hoặc một website rất lớn, cũng có thể mở các trang web được tạo ra từ các phần mềm soạn thảo trang web khác để chỉnh sửa hoặc dọn dẹp mã.

Dreamweaver là một công cụ trực quan mà trong đó chúng ta có thể bổ sung Javascript, biểu mẫu, bảng biểu và nhiều loại đối tượng khác mà không cần phải viết một đoạn mã nào. Khi kĩ năng phát triển, chúng ta có thể muốn có nhiều khả năng truy xuất đến mã nguồn hơn và Dreamweaver có sẵn chức năng này để sử dụng.

Dreamweaver sử dụng các công nghệ web, các chuẩn HTML và cũng cung cấp khả năng tương thích với các trình duyệt cũ. Dreamweaver được thiết kế cho các nhà phát triển web chuyên nghiệp. Về cơ bản, có hai loại nhà phát triển web : những người viết mã và những người thiết kế. Người thiết kế nói chung muốn thiết kế trong môi trường trực quan vì thế Dreamweaver cung cấp chế độ làm việc Design hay còn gọi là môi trường WYSIWYG (những gì bạn thấy là những gì bạn sẽ có được). Đối với những nhà viết mã, Dreamweaver cung cấp chế độ làm việc Code. Ngoài ra, Dreamweaver còn có chế độ làm việc Design and Code dùng cho những ai muốn làm việc trong cả hai môi trường này.

-20-

Page 21: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

(Hình 2 : Một số trang mẫu được thiết kế sẵn)

( Hình1: bố cục vùng làm việc của Dreamweaver MX)

Khi chuẩn HTML được phát triển, không có ai có một ý tưởng rằng web sẽ phát triển nhanh như thế nào. Các mã HTML đã trở nên rất cơ bản. Các trình duyệt web bắt đầu hỗ trợ nhiều tính năng không có trong chuẩn, cho phép các nhà thiết kế và nhà phát triển thử nghiệm với nhiều tuỳ chọn không phải chuẩn HTML.

Vì chúng ta có thể thử nghiệm với các mã HTML không chuẩn hoá, các trình soạn thảo chẳng hạn như Frontpage sẽ bị giới hạn, chúng ta không thể thay đổi các mã độc quyền của chúng mà không làm hỏng chúng. Vì thế khi Dreamweaver ra đời nó cho phép các nhà phát triển thay đổi mã và viết mã của riêng mình, nó đã được các nhà viết mã và nhà thiết kế đón nhận.

Thực tế, chúng ta có thể bắt đầu thiết kế ngay trong Dreamweaver mà không cần thiết phải biết chút gì về mã HTML, nhưng sẽ có được nhiều thành công hơn nếu như chúng ta biết được những gì cơ bản nhất. Vì khi đó chúng ta có thể giải quyết được các vấn đề phát sinh trong các trang web của mình và xác định được lỗi tại đâu khi có một số điểm nào đó trên trang web không hoạt động hoặc hoạt động không đúng ý định của mình khi tiến hành thiết kế .

Cần lưu ý, có một số kí tự được dành riêng cho mã HTML và không được dùng trong tên của tập tin như : kí tự : (hai chấm); ! (dấu than); / hay \ (dấu chéo thuận, dấu chéo ngược); “” (dấu ngoặc kép) ; . (dấu chấm).Các đặc điểm mới của Dreamweaver MX

Có nhiều đặc điểm mới trong Dreamweaver MX. Một số đặc điểm được dùng cho các nhà thiết kế trực quan và một số dành cho các nhà viết mã.

Đối với những ai thích làm việc trực quan, Dreamweaver MX đã đưa vào các tính năng phù hợp như :

– Bố cục vùng làm việc (hình 1) được cải tiến rất thuận lợi, thể hiện qua một giao diện người dùng dưới dạng cửa sổ tích hợp với các bảng điều khiển có thể được gắn vào các cạnh của cửa sổ làm việc, cũng như các cửa sổ hồ sơ với các thẻ truy cập. Cũng có các tuỳ chọn để bạn có thể làm việc với các bảng điều khiển trôi nổi nếu thấy tiện. Trên hình 1, các bảng điều khiển đang được gắn với cửa sổ làm việc gồm có Design, Code, Application, Tag Inspector, File, Properties. Trong đó, bảng điều khiển File và Properies trên hình 1 trong trường hợp này đang được mở để bạn sử dụng khi đang làm việc trên cửa sổ hồ sơ.

– Các bố cục trang mẫu được trình bày sẵn (hình 2) hoặc các thành phần web có kèm theo các bố cục trình bày chuyên nghiệp giúp cho các nhà phát triển có thể bắt đầu các thiết kế của mình.

-21-

Page 22: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

Việc sử dụng các trang mẫu được thiết kế sẵn của Dreamweaver MX theo chúng tôi sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Khi sử dụng trang mẫu để thiết kế TLĐT, chúng ta không phải mất nhiều thời gian để xây dựng hình thức cho trang web mà chỉ cần chỉnh sửa dựa trên yêu cầu các nội dung cần đưa vào trang web. Tuy nhiên vẫn có thể thiết kế hình thức trang web theo sở thích riêng của mình tuỳ vào từng mục đích sử dụng mà không cần tuân theo những khuôn mẫu trên.

Ngoài ra Dreamweaver MX còn có các tính năng: Hỗ trợ bảng kiểu (CSS) cải tiến, thể hiện qua các bảng kiểu có hiệu lực lúc thiết kế, khả năng phân biệt giữa bảng kiểu được định nghĩa cục bộ với các bảng kiểu bên ngoài.

Các trang mẫu của Dreamweaver MX đã được cải tiến cho phép các nhà phát triển thiết lập các quy tắc để các người cộng tác có thể nhập dữ liệu. Điều này giúp tránh rủi ro về tính toàn vẹn của thiết kế [13]2.2.2. Lập kế hoạch, xây dựng cấu trúc của tài liệu điện tử

Lập kế hoạch để thiết kế TLĐT là việc làm cần thiết trước khi xây dựng nó. Đó là những việc như : xác định mục tiêu sư phạm của TLĐT ; xác định nội dung và hình thức trình bày ; xây dựng cấu trúc của TLĐT ; xây dựng và thu thập phim, ảnh động, phần mềm,…lưu trữ vào cây thư mục; lựa chọn các công cụ hỗ trợ (trình duyệt web, phần mềm xử lí phim ảnh,…)

Đối tượng phục vụ của TLĐT hỗ trợ dạy học là GV và HS vì vậy hình thức trình bày TLĐT phải thân thiện và dễ sử dụng đối với người dùng, sao cho GV và HS có thể sử dụng ngay vào trong dạy học mà không cần phải biết nhiều về kiến thức tin học.

Nội dung của TLĐT phải được chọn lựa và xây dựng sao cho nó có thể đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, cụ thể là :

Hỗ trợ cho GV trong hoạt động giảng dạy như : tổ chức các hoạt động nhận thức ; tham khảo các giáo án và bài giảng điện tử ; sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm, các bài tập tham khảo, hình ảnh,…

Hỗ trợ cho hoạt động học tập của HS : như kích thích hứng thú, tăng cường khả năng tự học, tự tiếp cận tri thức và công nghệ, tự ôn tập hệ thống hoá kiến thức, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập,…

-22-

Page 23: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

Khi thiết kế TLĐT thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là hết sức quan trọng. Cơ sở dữ liệu này phải dễ dàng cập nhật, chia sẽ, dùng chung hoặc trao đổi giữa những người dùng. Phải hướng tới việc phát triển cơ sở dữ liệu này để dùng trong tương lai, ví dụ : thư viện hình ảnh, phim minh hoạ, phần mềm mô phỏng, câu hỏi trắc nghiệm, bài tập,…Chính vì vậy việc tổ chức, quản lý cơ sở dữ liệu phải thật khoa học, phải được định hướng xây dựng trước khi bắt tay vào thiết kế TLĐT. Thư mục của cơ sở dữ liệu của TLĐT mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này được tổ chức theo cấu trúc như hình 3.

Tên file đặt cho các dữ liệu này một mặt phải tuân thủ quy tắc đặt tên tập tin theo quy định, mặt khác phải thể hiện được phần nào nội dung hàm chứa trong nó để có thể dễ dàng truy xuất, tìm kiếm khi cần.

Ví dụ trong hình ảnh cây thư mục của TLĐT hỗ trợ dạy học phần Động học trên đây, muốn chỉnh sửa nội dung kiến thức trọng tâm bài1 trong phần Động Học ta cần truy xuất đến file KT_trongtam1.htm nằm trong đường dẫn thư thư mục:  \TaiLieuDienTuVL\DongHoc\kienthuctrongtam\

-23-

(Hình3: Cây thư mục của tài liệu)

Page 24: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

( Sơ đồ 2: Cấu trúc của tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học vật lí 10 phần Động Học)

Việc xây dựng cấu trúc của TLĐT cũng là công việc rất cần thiết trước khi bắt tay vào thiết kế, nó sẽ làm cho quy trình thiết kế được thuận lợi hơn. Tùy thuộc vào nội dung, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà các TLĐT sẽ có cấu trúc khác nhau.

Cấu trúc TLĐT hỗ trợ dạy học vật lí 10 phần Động học mà chúng tôi thiết kế có sơ đồ như sau (sơ đồ 2):

Qua sơ đồ có thể thấy : từ trang chủ phần Động học đều có các mục liên kết

đến các bài học thuộc phần Động học. Mỗi bài học được thiết kế như một website. Các website bài học này đều có cấu trúc và hình thức trình bày hoàn toàn giống nhau để thuận lợi hơn trong quá trình thiết kế và sử dụng. Từ các các trang trong các website bài học này đều có liên kết đến trang chủ và đến tất cả các website bài học khác trong phần Động học. Điều này rất thuận lợi cho việc truy xuất thông tin của TLĐT.

2.2.3. Thiết kế tài liệu điện tử một bài học cụ thể : (Bài 1. Chuyển động cơ)

Như đã trình bày ở trên, mỗi bài học có cấu trúc như một website. Từ trang chủ của bài1 (tên file là bai1.htm) có các mục liên kết đến trang chủ của phần Động học, đến các bài trong phần Động học ( gồm 7 bài) và các phần nội dung của website bài1 như : KT_Trongtâm, Câu hỏi, Bài tập, TTBổsung, Giáo án , Bài giảng điện tử, Ôn tập, Kiểm tra. Hình thức trình bày trang chủ của bài 1 như hình 4.

-24-

Page 25: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

( Hình 4: Trang chủ bài1)

Mỗi phần nội dung của website bai1 có thể được trình bày trên một trang

web (ví dụ: KT Trọng tâm, Câu hỏi, Bài tập,…), hoặc được liên kết đến một ứng dụng khác (ví dụ: Ôn tập, Kiểm tra) đã được tạo ra và lưu trữ trong kho dữ liệu của TLĐT.

2.2.3.1. Thiết kế trang web trình bày phần Kiến thức trọng tâm bài1.Nội dung của trang web này sẽ trình bày những kiến thức cơ bản nhất của

bài học mà HS cần phải nắm vững khi học xong bài1. Những nội dung kiến thức trọng tâm của bài học này được soạn thảo trực tiếp trong cửa sổ hồ sơ của Dreamweaver và được đặt tên file là KT_trongtam1.htm. Từ trang web này, phải thiết lập liên kết đến tất cả các trang web trình bày những nội dung khác của website bai1 (câu hỏi, bài tập,…), đến trang chủ của các website bài học (bai1.htm, bai2.htm, bai3.htm,…) và đến trang chủ website phần Động học (home.htm). Hình thức trình bày của trang này như sau :

-25-

Page 26: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

(Hình 5: Hình thức trình bày trang web Kiến thức trọng tâm bài 1)

Trong thực tế dạy học, một số GV thường tham lam, ôm đồm kiến thức, làm cho tiết học trở nên nặng nề đối với HS; ngược lại một số khác thì quá tóm lược SGK, truyền thụ không đầy đủ các kiến thức cần thiết. Chọn đúng các kiến thức cơ bản của một bài dạy học là một công việc khó khăn, GV cần quan tâm đến các điểm sau :

- Nắm vững đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của bộ môn.- Bám sát, nắm vững chương trình dạy học, SGK bộ môn và phải có cái nhìn

khái quát chung toàn bộ chương trình.- Phải hết sức quan tâm đến trình độ HS.2.2.3.2. Thiết kế giáo án Quan niệm về thiết kế bài dạy học theo hướng đổi mớiThiết kế bài dạy học là công việc quan trọng của GV trước khi tổ chức hoạt

động học tập của HS ở trên lớp, phải xác định được mục tiêu dạy học, lựa chọn kiến thức cơ bản, dự kiến các hoạt động học tập cụ thể, xác định các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp, phương tiện dạy học thích hợp, xác định hình thức củng cố, vận dụng tri thức đã học ở bài vào việc tiếp nhận kiến thức mới hoặc vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. Thiết kế bài dạy học bao gồm cả việc dự kiến các tình huống sư phạm xảy ra trong bài dạy và cách ứng xử thích hợp của GV.

Sản phẩm của việc thiết kế bài dạy học bao gồm giáo án và toàn bộ những suy nghĩ về quá trình dạy học sẽ diễn ra trong tiết học sắp đến. Một loại được thể hiện ngay ở trên giấy, loại khác nằm ở suy nghĩ của GV.

Về mặt khái niệm, giáo án là một bản kế hoạch cụ thể, còn thiết kế bài dạy học là một hoạt động đa diện, phức tạp, tốn nhiều công sức, trí tuệ của GV. Tất cả

-26-

Page 27: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

những chuẩn bị, dự kiến, hình dung hoạt động thiết kế không được trình bày hết ở giáo án và ngược lại giáo án chỉ thể hiện những sản phẩm cụ thể, rõ ràng của hoạt động thiết kế. Giáo án là một trong những sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy học được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành[19].

Các bước thiết kế bài dạy họcBất kì người GV nào khi tiến hành thiết kế bài dạy học đều suy nghĩ, tính

toán, cân nhắc kĩ lưỡng các câu trả lời cho bốn câu hỏi sau đây :a. Học xong bài này, HS cần biết hoặc biết làm cái gì ? (xác định mục tiêu)b. Dạy cái gì ?(xác định nội dung)c. Dạy như thế nào ?(tạo nhu cầu nhận thức, lựa chọn hình thức tổ chức và

PPDH)d. Giúp HS củng cố và bước đầu vận dụng kiến thức vừa tiếp nhận được như

thế nào ?(củng cố và ra bài tập về nhà)Tương ứng với các câu hỏi trên, có các nhiệm vụ cụ thể được thực hiện theo

một quy trình thích hợp, bao gồm các bước sau :1. Xác định mục tiêu bài dạy học2. Lựa chọn kiến thức cơ bản theo định hướng thích hợp.3. Tạo nhu cầu hứng thú nhận thức4. Xác định các hình thức tổ chức dạy học5. Xác định các phương pháp dạy học6. Xác định hình thức củng cố, giao nhiệm vụ về nhà [19]. Các giáo án trong tài liệu này được soạn theo mẫu thiết kế mới, chú trọng

đến việc xác định mục tiêu cần đạt được của bài học và cách thức tổ chức hoạt động nhận thức của HS để đạt được những mục tiêu đó. Tuỳ theo đối tượng HS, tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất của từng trường mà trên cơ sở của mẫu giáo án này GV có thể chỉnh sửa, thêm, bớt các mục tiêu hoặc các hoạt động nhận thức của HS cho phù hợp.

Bất kì một hoạt động nào cũng cần phải đề ra mục tiêu. Nhờ đó, hoạt động mới có định hướng đúng, tổ chức phù hợp và kết quả mới được đánh giá rõ ràng. Hoạt động dạy học cũng phải đạt đến những mục tiêu nhất định trong từng bài, từng chương. Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lượng hoá kết quả dạy học. Ví dụ : Giáo án bài 1 : Chuyển động cơ

I. Mục tiêu:1. Kiến thức:a. Trả lời được các câu hỏi: Chất điểm là gì? Chuyển động là gì? Quỹ đạo

chuyển động là gì?b. Nêu được những thí dụ cụ thể về chất điểm ; vật làm mốc, mốc thời gian. c. Phân biệt được: Hệ toạ độ và hệ quy chiếu ; Thời điểm và khoảng thời

gian. d. Biết : Cách xác định vị trí của một chất điểm trên một đường thẳng và

trên một mặt phẳng. 2. Kỹ năng: Giải được bài toán đổi mốc thời gian. Trình bày được cách xác

định vị trí một chất điểm trên quỹ đạo và trên một mặt phẳng.3. Thái độ: Có hứng thú học tập môn vật lí, yêu thích khoa học. Có ý thức

vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống.

-27-

Page 28: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

II. Chuẩn bị:1. Giáo viên: Sử dụng ảnh chụp, các đoạn phim về chuyển động của các vật

khác nhau (xe đạp, ôtô,..) đưa vào bài giảng điện tử.2. Học sinh: Có đầy đủ SGK, SBT và dụng cụ học tập.III. Tiến trình dạy học1. Ổn định và giới thiệu : sơ lược về vật lí học, nhiệm vụ của cơ học, đặc

điểm của phần Động học. Nêu một số yêu cầu đối với HS khi học tập bộ môn vật lí.(5' )

2. Hoạt động bài mới:Hoạt động 1. (7’) : Định nghĩa chất điểm, nêu một số

ví dụ về vật được coi là chất điểm.Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Sử dụng máy tính để mô tả: một ôtô (dài 4 m) chuyển động từ Hà Nội đi Hải Phòng (cách xa nhau 105km).- Yêu cầu các em: biểu diễn kích thước của ôtô trên đường thẳng quy ước nối HN với HP trên giấy nháp, nêu nhận xét.- Nêu và phân tích khái niệm chất điểm.- Nêu ví dụ và yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ trong thực tế

- Nghe và xem mô tả trên màn hình máy chiếu.- Lập tỉ số giữa độ dài của ôtô với độ dài của quãng đường. Nhận xét tỉ số này. (tỉ số quá bé, chỉ có thể biểu diễn ôtô bằng một chấm trên bản đồ). - Nêu lại định nghĩa chất điểm.- Nêu một số ví dụ về vật được coi là chất điểm.

Hoạt động2. (5’) : Định nghĩa chuyển động cơ - Đặt câu hỏi giúp hs ôn lại kiến thức về chuyển động (lớp 8). - Cho HS hình dung về chuyển động của ôtô, máy bay… Yêu cầu các em nhận xét vị trí của ôtô so với những vật xung quanh.- Nêu định nghĩa chuyển động cơ.

- Trả lời câu hỏi của giáo viên về chuyển động đã học ở lớp 8 - Nêu nhận xét về vị trí của ôtô, máy bay,… khi chuyển động- Nhắc lại định nghĩa chuyển động cơ.

Hoạt động3. (5’) : Tìm hiểu khái niệm quỹ đạo, nêu ví dụ về quỹ đạo của chuyển động- Cho HS xem mô phỏng quỹ đạo của quả bóng và của xe ôtô,...- Nêu và phân tích khái niệm quỹ đạo.- Yêu cầu hs nêu thêm một số ví dụ về quỹ đạo của các chuyển động khác nhau trong thực tế.

- Xem mô phỏng và nhận xét hình ảnh quan sát được.- Nhắc lại khái niệm quỹ đạo của chuyển động.- Nêu một số ví dụ về các dạng quỹ đạo của chuyển động trong thực tế.

Hoạt động4. (8’) : Tìm hiểu cách khảo sát một chuyển động- Cho hs quan sát hình ảnh cột cây số, yêu cầu chỉ ra vật làm mốc.- Sử dụng máy tính hướng dẫn hs cách xác định vị trí của chất điểm chuyển động trên quỹ đạo và trong mặt phẳng

- Quan sát hình ảnh và chỉ ra vật làm mốc.- Xem hướng dẫn, xem mô phỏng trên máy tính để biết cách xác định vị trí của một chất điểm chuyển

-28-

Page 29: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

bằng cách dùng vật làm mốc và hệ toạ độ. - Yêu cầu HS xác định vị trí một điểm M bất kì trên bảng.

động trên đường thẳng và trong mặt phẳng.- Lên bảng trình bày cách xác định vị trí của điểm M trong mặt phẳng bảng.

Hoạt động5. (7’) : Cách xác định thời gian trong chuyển động. Phân biệt thời điểm và khoảng thời gian.- Nêu khái niệm mốc thời gian, thời điểm, khoảng thời gian . - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu hs dựa vào bảng giờ tàu (bảng1.1) của SGK để trả lời các câu hỏi như: thời điểm tàu đến Huế, Đà Nẵng,...? khoảng thời gian tàu chạy giữa hai ga HN -Huế, Huế - Nha Trang,... ? - Yêu cầu HS phân biệt thời điểm và khoảng thời gian.

- Ghi nhận các khái niệm mốc thời gian, thời điểm, khoảng thời gian.- Sử dụng SGK, nêu thời điểm tàu đến các ga, tính khoảng thời gian tàu chạy giữa 2 ga bất kì.- Nêu cách tính khoảng thời gian- Phân biệt thời điểm và khoảng thời gian

Hoạt động 6. (3’): Tìm hiểu khái niệm hệ quy chiếu- Nêu và phân tích khái niệm hệ quy chiếu. Nêu vai trò của hệ quy chiếu trong nghiên cứu chuyển động.- Yêu cầu HS sử dụng SGK phân biệt hệ toạ độ và hệ quy chiếu.

- Ghi nhận khái niệm hệ quy chiếu.

- Nêu sự giống và khác nhau giữa hệ toạ độ và hệ quy chiếu.

Hoạt động 7. (5’) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.- Yêu cầu một HS làm kiểm tra trắc nghiệm trên máy, cả lớp cùng chú ý theo dõi.- Nhận xét và giao bài tập về nhà cho HS .- Yêu cầu chuẩn bị cho bài học sau.

- Thực hiện bài kiểm tra trắc nghiệm trên máy. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.

-29-

Page 30: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

3. Rút kinh nghiệm :

Nội dung của giáo án bài Chuyển động cơ được trình bày trên trang web có tên file  giaoan1.htm chứa trong thư mục : \TaiLieuDienTuVL\ĐongHoc\Giao_an\

2.2.3.3. Xây dựng bài giảng điện tử trên PowerpointTrên cơ sở giáo án đã soạn, tiến hành thiết kế bài giảng điện tử trên

Powerpoint để thực hiện các hoạt động mà giáo án đã trình bày nhằm đáp ứng được những mục tiêu mà giáo án đã đặt ra.

Việc xây dựng các bài giảng điện tử trên MVT không chỉ cho phép lưu trữ hệ thống các bài giảng của môn học theo từng năm mà còn cho phép cập nhật, sửa đổi để nâng cao chất lượng của bài giảng theo thời gian.

Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học ngoài việc tiết kiệm thời gian ghi bảng để dành thời gian cho việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS thì các hiệu ứng tác động lên các đối tượng như hiệu ứng xuất hiện các dòng văn bản, hình ảnh hay khả năng trình diễn các hoạt ảnh, phim, âm thanh,… làm cho hoạt động dạy học diễn ra phù hợp với logic của quá trình nhận thức, sinh động từ đó làm kích thích hứng thú, tăng cường sự chú ý và niềm tin của HS trong học tập.

Trong TLĐT, bài giảng điện tử có thể sử dụng để hỗ trợ cho GV trong khi giảng dạy cũng như cho phép HS độc lập sử dụng ở nhà sau khi đã học trên lớp, qua đó phát huy tính tích cực, tự lực sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức.

Các bài giảng điện tử sau khi được thiết kế trong Powerpoint sẽ được lưu trong một thư mục của TLĐT và được liên kết với tài liệu điện tử nhờ vào chức năng siêu liên kết hyperlink của Dreamweaver.

Trong TLĐT này, muốn copy và chỉnh sửa để sử dụng các bài giảng điện tử hãy truy xuất đến thư mục có đường dẫn \TaiLieuDienTuVL\ĐongHoc\BaiGiangDT\

2.2.3.4. Thiết kế trang web trình bày phần thông tin bổ sung của bài học.Trong mỗi bài học, do quy định về thời lượng và trình độ hiểu biết có hạn

của HS mà một số vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài có thể chỉ được đề cập một cách sơ lược hoặc bỏ qua. Những thông tin bổ sung cho bài học được sưu tập để đưa vào tài liệu điện tử phục vụ cho những HS có nhu cầu quan tâm đến những kiến thức mở rộng để hiểu biết thêm. Những thông tin này được thu thập từ một số nguồn tài liệu như bài giảng cho học viên cao học, sách GV,...). Thông tin bổ sung cũng có thể có ích đối với một số GV chưa có điều kiện tiếp cận những nguồn tài liệu trên.

Những thông tin bổ sung của mỗi bài cũng được trình bày trên một trang web, hình thức các trang này là giống nhau (tương tự như trang web Kiến thức trọng tâm ).

Các trang web này được đặt tên và lưu trong thư mục như hình 6

-30-

(Hình 6: Thư mục Thôngtin bổ sung)

Page 31: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

2.2.3.5. Thiết kế trang web câu hỏi.Trang web câu hỏi trình bày những câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến nội dung kiến thức của bài học. Những câu hỏi này được chúng tôi biên soạn

hoặc thu thập có chọn lọc từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy [3], [10]... GV có thể chỉnh sửa để sử dụng trong các bài kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết. HS có thể sử dụng chúng để tự học, tự trả lời, để tranh luận khi học nhóm. Các câu hỏi trong trang web này không trình bày đáp án. Trang web câu hỏi bài 1 lưu trong file cauhoi1.htm. Đáp án của tất cả các câu hỏi có trong TLĐT này, nếu muốn xem có thể truy xuất đến file cauhoi.htm lưu trong thư mục \TaiLieuDienTuVL\ĐongHoc\Baitap\

2.2.3.6. Thiết kế trang web bài tập.Trang web bài tập trình bày đề bài và hướng dẫn giải các bài tập liên quan

đến nội dung kiến thức của bài học từ cơ bản đến nâng cao. HS cần tự lực giải trước khi xem hướng dẫn để đối chiếu kết quả. Khi nào cần đến hướng dẫn HS kích chuột vào kí hiệu HD ở cuối bài tập, đáp án sẽ xuất hiện dưới dạng một file ảnh để tham khảo. Các đáp án của những bài tập trong tài liệu này được soạn thảo trực tiếp trên word, sau đó dùng chức năng chụp màn hình của phần mềm SnagIt để chuyển thành file ảnh. Để kích thước của những tập file ảnh này nhỏ nên save các file ảnh này theo định dạng Portable Network Graphics (*.png).

Trang web bài tập bài 1 lưu trong file baitap1.htm.Các file cauhoi1.htm và baitap1.htm đều được lưu vào cùng một thư mục có

đường dẫn : \TaiLieuDienTuVL\DongHoc\Baitap\2.2.3.7. Xây dựng bài tự ôn tập và tự kiểm tra bằng trắc nghiệm. Giới thiệu sơ lược về Authorware.Authorware là một phần mềm trong bộ Macromedia, dễ dàng thiết kế các

chương trình hỗ trợ đào tạo, không chỉ với khả năng mạnh mẽ là tạo ra các phần mềm chạy độc lập trên windows mà còn dễ dàng tạo ra các ứng dụng trên các trang web để phục vụ đào tạo từ xa.

Với các trợ giúp hoàn hảo, Authorware cho phép lập các phần mềm, nhất là phần mềm phục vụ đào tạo như phần mềm kiểm tra trắc nghiệm mà không cần thiết phải là các chuyên gia lập trình. Tính năng này giảm nhẹ rất nhiều công việc lập trình, người lập trình không cần phải mất nhiều thời gian để học ngôn ngữ lập trình mà chỉ quan tâm đến việc thiết kế hệ thống cho phần mềm [16]

Qua phần mềm này GV có thể dễ dàng tạo ra những nội dung ôn tập và kiểm tra phù hợp với từng đối tượng HS mà mình đang giảng dạy. Có thể áp dụng phần mềm cho việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong một lớp học, một trường thậm chí cho một cuộc thi có quy mô lớn hơn ở trên mạng. Phần mềm này cũng cho phép HS có thể tự ôn tập, tự kiểm tra kết quả học tập của mình để kịp thời bổ sung, điều chỉnh việc học cũng như có điều kiện làm quen với cách kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan để vận dụng tốt trong những kì thi sau này.

Sử dụng Authorware có thể tạo ra nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm như :- Trắc nghiệm ghép đôi- Trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn- Trắc nghiệm đúng – sai

-31-

Page 32: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

- Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (MCQ)Ngoài ra, để tăng thêm tính hấp dẫn, phong phú có thể khai thác thêm các

dạng câu hỏi của Authorware như : câu hỏi dạng chọn đối tượng (hot object) yêu cầu nhấp chuột vào một trong các hình ảnh để trả lời ; câu hỏi dạng chọn điểm (hot spot) yêu cầu nhấp chuột vào một trong các vị trí trên hình ảnh để trả lời… Trong luận văn này, chúng tôi chỉ chú ý khai thác dạng câu hỏi MCQ. Các câu hỏi khó đều có trình bày đáp án khá rõ ràng; có thể sử dụng hình ảnh, đồ thị trong câu hỏi để làm tăng sự đa dạng của các bài ôn tập và kiểm tra.

Sau mỗi bài học đều chúng tôi có thiết kế các bài tự ôn tập và tự kiểm tra (khoảng 12 đến 14 câu trắc nghiệm). Sau mỗi phần hoặc mỗi chương sẽ có ít nhất 3 bộ câu hỏi ôn tập chương và kiểm tra chương, khoảng chừng 40 câu trắc nghiệm cho một bộ câu hỏi để học sinh có thể trả lời chúng trong vòng 45 phút. Các câu hỏi sẽ xuất hiện một cách ngẫu nhiên không theo trật tự. Sau khi kiểm tra xong HS đều được phần mềm chấm điểm. Vì phần mềm mang tính chất như là một tài liệu tham khảo nên điểm số ở đây chỉ để HS có thể tự đánh giá được mức độ hiểu bài của mình đến đâu để có sự điều chỉnh kịp thời. Nếu dưới 5 điểm cần phải nổ lực nhiều hơn nữa, nếu trên 8 điểm HS đã thực sự hiểu bài.

Xây dựng bài tự ôn tập bằng trắc nghiệm cho bài1.+ Sử dụng các câu hỏi trong phần câu hỏi của bài1, các câu hỏi phải thể hiện

tất cả các nội dung kiến thức mà HS đã được học. Vẽ các đồ thị có liên quan đến nội dung một số câu hỏi và chuyển thành file ảnh.

+ Lựa chọn các câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh, làm đáp án cho từng phương án trả lời và đưa tất cả các câu hỏi và các phương án trả lời (kèm theo hình ảnh nếu có) vào phần mềm. Khi trả lời các câu hỏi ôn tập HS được phép chọn ít nhất là 2 lần trong 4 phương án trả lời A, B, C, D để tìm ra đáp án đúng. Điều này có tác dụng giúp HS có điều kiện đọc kĩ lại câu hỏi, xem giải thích đáp án được rõ ràng hơn.

+ Chạy thử, chỉnh sửa trước khi biên dịch để tạo ra tập tin ôn tập bằng trắc nghiệm cho bài 1 và được đặt tên file là ontap1.exe lưu trong thư mục :

\TaiLieuDienTuVL\DongHoc\Tracnghiem. Xây dựng bài tự kiểm tra bằng trắc nghiệm cho bài1.Bài tự kiểm tra sử dụng các câu hỏi của bài tự ôn tập, tuy nhiên trong bài

kiểm tra này, khi HS chọn phương án trả lời, máy tính không thông báo đáp án mà chỉ tự động chấm điểm sau khi HS thực hiện xong. Sau khi biên dịch bài kiểm tra này được đặt tên là tracnghiem1.exe và được lưu trong cùng thư mục chứa file ontap1.exe.

Sau khi hoàn thành việc thiết kế hình thức và nội dung các trang web có tên file là: KT_trongtam1.htm, Cauhoi1.htm, Baitap1.html, Giaoan1.htm, Baigiang1.ppt, ThTinbosung1.html, Ontap1.htm, Tracnghiem1.exe như đã trình bày trong mục 2.2.3. Mở file bai1.htm và tiến hành liên kết lần lượt các mục chọn trên thanh menu ngang của file bai1.htm đến các tập tin nói trên, ta sẽ được website bài1.

2.2.3.8. Xây dựng chức năng tra cứu các thuật ngữ vật lí.Trong mỗi bài học, một số kiến thức được xây dựng dựa vào các thuật ngữ

vật lí mà HS đã học từ trước có thể các em đã quên hoặc có những thuật ngữ vật lí quan trọng cần phải được nhấn mạnh trong bài học, trong câu hỏi hoặc trong bài

-32-

Page 33: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

tập (các thuật ngữ này đều được in đậm với màu khác). Muốn biết được ý nghĩa của thuật ngữ nào chỉ cần rê chuột trên thuật ngữ đó, nội dung cần tra cứu sẽ xuất hiện cho phép người sử dụng xem lại.

Thực hiện chức năng này cũng khá đơn giản đối với DREAMWEAVER MX nhờ vào trường Alternate Text khi sử dụng chức năng Insert hình ảnh. Trước tiên các thuật ngữ mà chúng ta muốn để học sinh tra cứu được in đậm với màu khác, sử dụng phần mềm SnagIt để chụp ảnh text các thuật ngữ này. Tiếp theo xoá các thuật ngữ ấy đi và thay thế ngay tại đó bằng các ảnh vừa chụp. Khi sử dụng chức năng Insert ảnh để thay thế, hộp thoại Tag Accessibility Attributes sẽ xuất hiện, ta sẽ nhập nội dung text có liên quan đến ý nghĩa của thuật ngữ vào trường Alternate Text của hộp thoại Tag Accessibility Attributes, sau đó nhấp OK.

2.2.4. Thiết kế tài liệu điện tử cho phần Động học chất điểmThực hiện tất cả các bước như đã tiến hành trong mục 2.2.3 cho tất cả các

bài còn lại của phần Động học, ta sẽ có các website bài 2, website bài 3,... Các trang chủ của những website bài học này được đặt tên : bai2.htm,

bai3.htm, bai4.htm,… và được lưu trong đường dẫn thư mục \TaiLieuDienTuVL\ĐongHoc\Bai\

Mở file trang chủ của phần Động học (file home.htm) liên kết lần lượt tất cả các mục chọn bài ở cột phía bên trái màn hình của trang chủ (xem hình 7) đến từng file tương ứng, chẳng hạn:

Mục chọn BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ, liên kết đến file bai1.htmMục chọn BÀI 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU, liên kết đến file bai2.htm….Mục chọn TỔNG KẾT CHƯƠNG, liên kết đến file ontapchuong.htm Mục chọn KIỂM TRA CHƯƠNG, liên kết đến file kiemtrachuong.htmTrong đó : File ontapchuong.htm là trang web được thiết kế để hệ thống hoá lại

những nội dung kiến thức mà HS đã được học trong toàn bộ phần Động Học. Ngoài những kiến thức đã được hệ thống hoá trang web này có chứa các bài ôn tập bằng trắc nghiệm được soạn thảo bằng Authorware. Các bài ôn tập này sử dụng những câu hỏi đã dùng trong 7 bài học của phần Động học chất điểm. Mỗi bài ôn tập gồm khoảng 40 câu hỏi, khi HS đã nắm vững kiến thức có thể trả lời đúng hoàn toàn mỗi bài trong vòng 45 phút. HS nên cố gắng hoàn thành thật tốt những bài ôn tập này trước khi thực hiện những bài kiểm tra chương.

File kiemtrachuong.htm là trang web được thiết kế để HS tự kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của mình đến đâu khi học xong phần Động học chất điểm.

Các bài KIỂM TRA sử dụng những câu hỏi đã được ôn tập. Nếu HS thực hiện thật nghiêm túc các bài kiểm tra đến khi nào đạt được điểm 8 trở lên thì HS đó đã nắm khá vững kiến thức phần Động học chất điểm. Với HS khá, giỏi nên thực hiện thêm bài kiểm tra NÂNG CAO. Khi thực hiện các bài kiểm tra nếu không đạt mức điểm trên 8, HS nên quay lại bài học mà mình còn nhiều sai sót để xem lại hoặc quay lại phần TỔNG KẾT CHƯƠNG để ÔN TẬP lại !

Hai file ontapchuong.htm và kiemtrachuong.htm của tài liệu này được lưu trong thư mục có đường dẫn: \TaiLieuDienTuVL\DongHoc\Bai\

Vì hình thức trình bày các trang web trong TLĐT này khá giống nhau, nên

-33-

Page 34: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

để tiết kiệm được nhiều thời gian, sau khi thiết kế xong trang web đầu tiên, hãy sử dụng lệnh Save As của Dreamweaver đặt tên mới để tạo lập các trang web còn lại, sau đó tiến hành thay đổi nội dung và chỉnh sửa các địa chỉ liên kết cho phù hợp.

2.2.5. Chỉnh sửa và ghi đĩa để sử dụng.Sau khi đã thực hiện hoàn tất các bước trong mục 2.2.3 và 2.2.4 của quy

trình thiết kế TLĐT, cho hoạt động thử để phát hiện lỗi và khắc phục. Kiểm tra tất cả các liên kết của tất cả các trang, kiểm tra nội dung, sửa lỗi chính tả, kiểm tra sự trình diễn của các bài giảng điện tử, kiểm tra sự hoạt động của các bài trắc nghiệm… Nhờ thêm đồng nghiệp cùng kiểm tra và góp ý để chỉnh sửa.

Đem TLĐT sử dụng thử nghiệm trên càng nhiều MVT khác nhau càng tốt nhằm phát hiện những khiếm khuyết, những hạn chế khi sử dụng để từ đó có biện pháp khắc phục và bổ sung kịp thời những yêu cầu về mặt kĩ thuật, mỹ thuật.

Ghi TLĐT vào đĩa CD thử nghiệm và tiến hành giới thiệu đĩa CD này với các giáo viên vật lí để thăm dò ý kiến, thu nhận những thông tin phản hồi. Tiếp tục hoàn thiện và chỉnh sửa dựa trên cơ sở những góp ý bổ ích của đồng nghiệp trước khi ghi đĩa CD chính thức đưa vào sử dụng trong dạy học.

2.3. Hướng dẫn sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học vật lí2.3.1. Một số yêu cầu đối với hệ thống Các yêu cầu đối với hệ thống sử dụng Windows như sau :- CPU Intel hoặc tương đương, 300 Mhz hoặc nhanh hơn, sử dụng Windows

98, Windows 2000, Windows Me, Windows NT(với ServicePack 3) hoặc Windows XP.

- Netscap hoặc Internet Explorer 5.0 trở lên. Tối thiểu 128 MB RAM .- Tối thiểu 200 MB trống trên ổ cứng.- Màn hình có hỗ trợ tối thiểu 256 màu với độ phân giải tối thiểu 800x600.- Một ổ CD-ROM. ( Nếu có cổng USB sẽ sử dụng thuận tiện hơn) Các yêu cầu đối với các máy Macintosh như sau :- Power Macintosh G3 hoặc mới hơn, Mac OS 9.1, Mac OS 9.2.1, hoặc Mac

OS X 10.1 hoặc mới hơn. Mac OS Runtime for Java (MRJ) 2.2 hoặc mới hơn.- Netcape Navigator hoặc Internet Explorer 5.0 trở lên.- Tối thiểu 128 MB RAM. Tối thiểu 275 MB trống trên đĩa cứng.- Màn hình hỗ trợ tối thiểu 256 màu với độ phân giải 800x600. Ổ CD-ROM.Trên đây là các yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống mà Macromedia đã nêu ra

khi sử dụng Dreamweaver MX để thiết kế các trang web đưa vào sử dụng trong thực tế.

Ngoài ra trên máy tính sử dụng nên cài đặt : - Microsoft Office XP hoặc Office 2003 để có thể xem tốt các hiệu ứng của

các bài giảng điện tử; - Phần mềm xem phim, nghe nhạc thông dụng như: RealOne Player,

Windows Media Player hay WINAMP; Phần mềm xem và xử lí ảnh như ACDSee, PhotoShop,…

- Các font Unicode, VNI ( các font Unicode được sử dụng để soạn thảo trong Dreamweaver MX, các font VNI được sử dụng để soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm trong Authorware6)

2.3.2. Hướng dẫn sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học

-34-

Page 35: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

2.3.2.1. Hướng dẫn chung cách vận hành TLĐT.Nhấp đúp chuột vào tập tin home.htm trên đĩa CD chứa TLĐT, màn hình

đầu tiên của tài liệu điện tử xuất hiện như hình 7.

Trong trang chủ này, cột phía bên trái của màn hình chứa mục chọn các bài học, mục chọn tổng kết chương và mục chọn kiểm tra chương. Phần chính của trang giới thiệu một cách khái quát về Cơ học, Động học và Động lực học… Muốn nghiên cứu bài học nào, hãy nhấp chuột vào mục chọn có tên của bài học đó. Muốn ôn tập chương, nhấp vào mục chọn TỔNG KẾT CHƯƠNG, muốn kiểm tra khả năng tiếp thu sau khi đã học xong phần Động học nhấp vào mục chọn KIỂM TRA CHƯƠNG.

Giả sử muốn nghiên cứu bài 4. SỰ RƠI TỰ DO ta tiến hành các bước sau đây:

– Nhấp chuột vào mục chọn Bài4. SỰ RƠI TỰ DO ở cột phía bên trái màn hình của trang chủ, trang web giới thiệu bài3 xuất hiện như hình 8.

-35-

(Hình 7: Hình thức trang chủ phần Động học)

Page 36: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

( Hình 8: Trang chủ bài 4)

Các nội dung mà TLĐT hỗ trợ cho hoạt động dạy học bài 4 gồm: kiến thức trọng tâm, câu hỏi, bài tập, thông tin bổ sung, giáo án, bài giảng điện tử, ôn tập,

kiểm tra. Thanh menu ngang nằm phía trên màn hình chứa những mục chọn đã được liên kết đến các trang web trình bày những nội dung nói trên. Muốn xem nội dung nào thì nhấp

chuột vào mục chọn có tên tương ứng trên thanh menu.

-36-

Page 37: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

( Hình 9. Trang trình bày KT Trọng tâm)

– Nhấp chuột vào mục chọn KT Trọng tâm trên menu ngang, màn hình trang web trình bày kiến thức trọng tâm bài4 xuất hiện (hình 9). Sử dụng thanh cuộn ngang nằm phía dưới và thanh cuộn dọc nằm ở phía bên phải màn hình để xem toàn bộ nội dung chứa trong trang web này. Những nội dung trong trang web KT Trọng tâm học sinh cần phải xem lại và nắm thật kĩ trước khi xem những nội dung khác của TLĐT.

– Tương tự, nhấp chuột vào mục chọn Câu hỏi để xem, sử dụng và trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài học ở dạng trắc nghiệm; nhấp chuột vào mục chọn Bài tập để giải hoặc xem hướng dẫn giải các bài tập, nhấp chuột vào Giáo án để xem giáo án,... Hình thức của các trang web này được trình bày trong phần phụ lục.

– Nhấp chuột vào mục chọn Bài giảngĐT hộp thoại File Download (hình 10) xuất hiện, hãy nhấp open để mở bài giảng điện tử và sử dụng.

Muốn quay trở lại TLĐT nhấp chuột vào nút trên thanh công cụ của trình duyệt hoặc nhấp biểu tượng (home) trên bài giảng điện tử. Khi trình chiếu bài giảng điện tử nên nhấp phải chuột, chọn full screen để xem ở chế độ toàn màn hình. Trong quá trình sử dụng Bài giảngĐT, nếu thấy xuất hiện biểu tượng

(information) hãy nhấp chuột vào các biểu tượng đó để xem những đoạn phim mô phỏng được thiết kế bởi FLASH.

– Nhấp chuột vào mục chọn Ôn tập hoặc Tự kiểm tra, hai hộp thoại sau đây sẽ lần lượt xuất hiện (hình 11,12), hãy chọn Run để chạy chương trình.

-37-

( Hình 10. Hộp thoại File Download)

Page 38: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

(hình 11,12. Hộp thoại cảnh báo khi Download file và chạy chương trình)Sau khi nhấp chọn Run, file Ontap hoặc Kiemtra trắc nghiệm sẽ hoạt động,

một hộp thoại xuất hiện yêu cầu HS nhập họ tên rồi nhấn Enter, nếu là người sử dụng lần đầu nhấp vào nút Đăng nhập. Tên và điểm của HS sẽ được lưu vào máy tính.

Màn hình kiểm tra trắc nghiệm sẽ xuất hiện câu hỏi và các phương án trả lời A, B, C, D. Sử dụng chuột để nhấp vào phương án trả lời, phần mềm sẽ cho HS biết ngay phương án vừa chọn là đúng hay là sai, với các câu khó đều có giải thích vì sao đúng, vì sao sai. Ví dụ trong câu hỏi sau (hình 13), là màn hình sau khi chọn phương án B.

(Hình 13. Màn hình kiểm tra trắc nghiệm)Trong bài ôn tập nếu chưa chọn được phương án trả lời đúng, HS được phép

chọn lại để tìm ra phương án trả lời đúng. Trong bài tự kiểm tra HS chỉ được phép chọn một lần trước khi nhấp vào nút để trả lời câu tiếp theo, nhấp vào nút để xem lại câu hỏi trước, nhấp vào nút để kết thúc. Sau khi HS hoàn thành bài

-38-

Page 39: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

kiểm tra, phần mềm trắc nghiệm sẽ tự động thống kế số câu trả lời đúng, số câu trả lời sai và chấm điểm theo thang 10.

TLĐT với cấu trúc và nội dung được thiết kế như đã trình bày ở trên sẽ hỗ trợ được nhiều mặt trong hoạt động giảng dạy của GV như : Cách tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm tích cực hoạt động nhận thức của HS được thể hiện trong giáo án, sử dụng các bài giảng điện tử để trình chiếu khi dạy học, dễ dàng truy cập đến những kiến thức của bài học trước liên quan đến bài giảng, dễ dàng đưa ra câu hỏi và bài tập cho HS áp dụng, dễ dàng minh hoạ các sự vật hiện tượng bằng các mô phỏng, các đoạn phim, các hình ảnh sinh động…

Đối với hoạt động học tập của HS TLĐT cũng góp phần kích thích sự hứng thú và tích cực trong hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức; hỗ trợ ôn tập, hệ thống hoá kiến thức; hỗ trợ việc tự học ở nhà, tự kiểm tra để biết năng lực học tập của mình đến đâu mà có kế hoạch tự điều chỉnh cho phù hợp.

2.3.2.2. Tài liệu điện tử hỗ trợ hoạt động dạy của giáo viên.Trước khi dạy bài mới, ở nhà GV sử dụng tài liệu này xem giáo án để có thể

sửa đổi, bổ sung các mục tiêu hay các hoạt động của thầy và trò, soạn lại thành giáo án của riêng mình. Tiếp theo mở file bài giảng điện tử trên đĩa để chỉnh sửa lại theo ý đồ dạy học của mình. Sau khi đã chỉnh sửa bài giảng nên lưu ý kiểm tra lại liên kết giữa bài giảng và TLĐT xem có hoạt động bình thường hay không . Nếu có trục trặc phải thực hiện việc liên kết lại nhờ chức năng hyperlink.

Ở trên lớp, trước khi vào bài mới có thể dùng phần kiểm tra trắc nghiệm của bài học trước để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức bài cũ của học sinh.

Trong quá trình dạy học, khi cần cho HS tham khảo những nội dung kiến thức đã được học từ các bài trước giáo viên dễ dàng và nhanh chóng truy xuất đến nơi chỉ cần vài lần nhấp chuột. Sau khi dạy xong GV dễ dàng đưa ra các bài tập để HS áp dụng, hoặc các câu hỏi kiểm tra đã có sẵn trong TLĐT để HS thảo luận và trả lời. Cuối tiết học nếu có nhiều thời gian, sử dụng phần kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của HS trong giờ học.

Trong giờ bài tập, ôn tập chương Động học, sử dụng TLĐT sẽ gặp rất nhiều thuận lợi vì tất cả các dạng câu hỏi, bài tập, những kiến thức cơ bản đã được trình bày đầy đủ trong từng bài, có hệ thống hoá lại trong mục TỔNG KẾT CHƯƠNG. Nếu trường có phòng máy nối mạng có thể cho HS sử dụng các bài kiểm tra bằng trắc nghiệm để đánh giá khả năng học tập của HS.

2.3.2.3. Tài liệu điện tử hỗ trợ cho học sinh tự học.Ngoài việc được tiếp cận một số nội dung của TLĐT dưới sự hướng dẫn GV

trên lớp trong quá trình học tập. Khi về nhà, HS vẫn có thể xem lại bài giảng, xem lại phần kiến thức trọng tâm để nắm vững hơn kiến thức của bài học. Tiếp đó có thể mở rông thêm hiểu biết của mình bằng cách xem thêm những thông tin bổ sung liên quan đến kiến thức của bài học. Những phần nội dung này được thiết kế rất dễ sử dụng, có minh hoạ hình ảnh động nên gây được hứng thú cho HS khi tự nghiên cứu. Sau khi đã xem kĩ và nắm chắc những kiến thức trọng tâm của bài học, HS có thể tự trả lời các câu hỏi trong phần Câu hỏi, có thể học nhóm để trao đổi và tranh luận với nhau. Có thể sử dụng bài tập trong phần Bài tập, vận dụng kiến thức vừa được học để tự mình giải. Nếu gặp khó khăn, chỉ cần nhấp chuột vào kí hiệu HD ở cuối bài tập sẽ có hướng dẫn hoặc đáp án xuất hiện để tra cứu.

Sử dụng phần Ôn tập bằng trắc nghiệm để trả lời những câu hỏi liên quan

-39-

Page 40: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

đến nội dung những kiến thức đã được học, sau khi đã ôn tập HS có thể sử dụng phần Kiểm tra để tự đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của bản thân mình đến đâu.

Khi ở nhà HS nên thường xuyên và tự giác sử dụng các bài kiểm tra này để tự học, tự kiểm tra, tự đánh giá khả năng học tập của mình. Đến khi nào đạt được điểm từ 8 trở lên, kiến thức bài học đó HS đã nắm khá vững. Cũng có thể sử dụng các bài kiểm tra này để thi đua nhau giữa các đôi bạn học nhóm.

Sau khi học xong toàn bộ các bài của phần Động học, HS nên thường xuyên sử dụng lại các bài ôn tập và kiểm tra chương để chống lãng quên.

2.3.3. Một số yêu cầu đối với người sử dụng tài liệu điện tử.TLĐT được thiết kế rất dễ sử dụng, không yêu cầu nhiều kiến thức tin học

và các kĩ năng thao tác phức tạp trên máy tính. Tuy nhiên, một số kĩ năng tối thiểu cần phải biết khi sử dụng là :

+ Biết cách lắp ghép các thiết bị ngoại vi vào máy tính.+ Biết khởi động máy tính và sử dụng chuột để kích hoạt chương trình. Biết

cài đặt fonts cho máy tính.+ Biết một số lệnh cơ bản trong việc xử lí file như tạo thư mục lưu trữ file,

đặt tên file, truy tìm file, copy file,…+ Biết sử dụng các chức năng cơ bản trong bộ Microsoft Office như Word,

Exel, Powerpoint như soạn thảo, cắt, dán, chèn, liên kết,…+ Biết thực hiện một số thao tác trên các thanh kéo ngang, kéo dọc để di

chuyển vùng hiển thị trên màn hình máy tính ( biết truy cập Internet).2.3.4. Một số hạn chế của tài liệu điện tử.TLĐT chỉ hoạt động tốt trên các máy tính có cấu hình tương đối cao. Với

các máy tính có cấu hình thấp do không thể cài đặt được các bộ OFFICE phiên bản mới như OFFICE 2003 hay OFFICE XP nên các file bài giảng điện tử sẽ không trình diễn được một số hiệu ứng. Để khắc phục điều này người sử dụng nên đến các máy tại các trung tâm dịch vụ Internet ADSL có cài đặt những OFFICE nói trên để xem.

TLĐT sẽ hữu dụng hơn nếu trường học được trang bị máy tính và máy chiếu Projecter. Sẽ càng tốt hơn nếu trường học có phòng máy tính nối mạng, vì lúc đó có thể tổ chức cho HS sử dụng TLĐT này thực hành ngay trên máy khi ôn tập và kiểm tra.

2.4. Kết luận chương 2Những nội dung trong tâm đã được nghiên cứu trong chương 2 có thể được

trình bày tóm tắt như sau : Việc phân tích đặc điểm, nội dung kiến thức và phương án hình thành các

khái niệm trong phần Động học chất điểm của SGK là để thấy được những thuận lợi và khó khăn khi dạy học. Trên cơ sở đó xác định được những kiến thức trọng tâm của từng bài học, định được mục tiêu cụ thể cho từng bài từ đó mới tiến hành soạn câu hỏi, chọn lọc bài tập, soạn giáo án, thiết kế bài giảng điện tử, xây dựng các bài tự ôn tập và tự kiểm tra bằng trắc nghiệm. Đây là những công việc cần thiết và rất quan trọng trước khi tiến hành thiết kế TLĐT hỗ trợ dạy học, có như vậy khi sử dụng mới có thể tổ chức các hoạt động nhận thức của HS một cách phù hợp.

Sử dụng những tính năng mạnh mẽ và hữu ích của Dreamweaver MX trong việc thiết kế web để đưa ra quy trình thiết kế TLĐT hỗ trợ dạy học một cách

-40-

Page 41: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

khá cụ thể, rõ ràng sao cho dựa trên cơ sở của quy trình này những GV có sự quan tâm đến lĩnh vực tin học cũng có thể tự mình thiết kế được TLĐT phục vụ cho mục đích dạy học của mình. Cấu trúc và hình thức trình bày của TLĐT được nghiên cứu, xây dựng một cách rất chặt chẽ, khoa học và dễ sử dụng tương tự như một website dạy học để GV và HS gặp nhiều thuận lợi khi sử dụng. Nội dung đưa vào trong TLĐT được đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, chọn lựa, xây dựng để có thể hỗ trợ tốt cho GV và HS trong hoạt động dạy học vật lí.

Hướng dẫn cách sử dụng TLĐT dành cho GV trong giảng dạy và cho HS dùng trong tự học ở nhà sao cho TLĐT có thể mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy học vật lí.

Nêu lên một số yêu cầu tối thiểu đối về kĩ năng mà người sử dụng cần phải có và một số hạn chế của TLĐT để có thể khắc phục khi sử dụng.

Nghiên cứu thiết kế TLĐT hỗ trợ dạy học không những góp phần nâng cao chất lượng dạy học mà nó còn làm tăng thêm sự đam mê, yêu thích sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cho những người thiết kế, từ đó có thể có thêm những sáng tạo mới, những đóng góp mới hữu ích hơn cho sự phát triển của nền giáo dục tỉnh nhà.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Khai thác các ứng dụng của CNTT trong dạy học nhằm đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học đang được sự quan tâm của nhiều giáo viên và những người tâm huyết với ngành giáo dục. Hiện nay tuy đã có nhiều nghiên cứu khoa học về ứng dụng CNTT đã được công bố và đưa vào ứng dụng trong dạy học mang lại hiệu quả cao nhưng vẫn còn nhiều tính năng kì diệu mà con người chưa khai thác hết trong lĩnh vực này. Với sự say mê nghiên cứu khoa học, lòng yêu nghề của những người nghiên cứu giáo dục chắc chắn còn nhiều công trình công trình khoa học mới sẽ được hoàn thiện và đưa vào áp dụng trong dạy học để đem lại chất lượng ngày càng cao cho nền giáo dục nước nhà.

Khi nghiên cứu thiết kế đề tài, chúng tôi có điều kiện nghiên cứu kĩ hơn về chương trình, mục tiêu và nội dung sách giáo khoa phân ban mới; đã thiết kế tiến trình dạy học cho các bài học thuộc phần Động học; kiến thức về tin học, kĩ năng sử dụng các ứng dụng, các phần mềm được nâng cao hơn. Trong quá trình áp dụng đề tài vào dạy học các bài học ở trên lớp chúng tôi nhận thấy việc GV tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS gặp rất nhiều thuận lợi, nhanh chóng, sinh động và hấp dẫn. HS có nhiều hứng thú, sôi nổi và tích cực trong việc tham gia xây dựng bài. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của HS được nâng cao hơn. Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi có một số kiến nghị đối với các nhà trường và các nhà quản lí giáo dục ở địa phương như sau:

-41-

Page 42: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

– Cần phải quan tâm hơn nữa trong việc trang bị đồ dùng dạy học, phòng học bộ môn, phòng máy vi tính nối mạng, phòng dạy học có trang bị máy chiếu projector để dùng trong dạy học.

– Cần tạo điều kiện để các GV say mê khoa học có nhiều thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu các ứng dụng CNTT trong dạy học.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và tiến hành đưa đề tài áp dụng trong dạy học nhưng do giới hạn về nội dung của đề tài, thời gian thực hiện luận văn, điều kiện cơ sở vật chất và khả năng có hạn của bản thân nên đề tài chỉ dừng lại ở phần Động học chất điểm.

Sông Ray, ngày 15 tháng 05 năm 2012

NGƯỜI THỰC HIỆN

Phan Sĩ

-42-

Page 43: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Trọng Bái, Vũ Thanh Khiết (2005) , Từ điển vật lí phổ thông, NXB Giáo dục.

2. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Sách giáo khoa vật lí 10-Ban cơ bản, NXB Giáo dục.

3. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Sách giáo viên vật lí 10-Ban cơ bản, NXB Giáo dục.

4. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Sách bài tập vật lí 10-Ban cơ bản, NXB Giáo dục.

5. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

6. Lê Văn Giáo (2001), Bài giảng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, ĐHSP Huế.

7. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lí học tập 1, NXB Giáo dục.

8. Bùi Văn Huệ (2000), Giáo trình tâm lí học, NXB ĐHQG Hà Nội. 9. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc

Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2006), Sách giáo khoa vật lí 10-Nâng cao, NXB Giáo dục.

10. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2006), Sách giáo viên vật lí 10-Nâng cao, NXB Giáo dục.

11. Phạm Xuân Quế (2004), Bài giảng Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, Trường ĐHSP Hà Nội.

12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị.13. Nguyễn Trường Sinh (2004), Macromedia DREAMWEAVER MX, NXB Lao

động-Xã hội.14. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức

cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. NXB ĐHQG Hà Nội.15. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương

pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. NXB ĐHSP.16. Nguyễn Viết Thịnh, Phạm Kim Chung (2002), Xây dựng phần mềm trắc

nghiệm bằng Macromedia Authorware, Trường ĐHSP Hà Nội.17. Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học vật lí ở trường trung học, NXB Giáo

dục, Trường ĐHSP Hà Nội.18. Phạm Hữu Tòng (2004) , Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng

phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học , NXB ĐHSP.

19. Lê Công Triêm (2004), Những vấn đề cơ bản của giáo dục phổ thông hiện nay, Bài giảng cho học viên cao học, Trường ĐHSP Huế.

20. Lê Công Triêm (2004), Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông, Bài giảng cho học viên cao học, Trường ĐHSP Huế.

21. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB ĐHSP.

-43-

Page 44: Sử dụng Dreamweaver để thiết kế Website dạy học … · Web viewTLĐT được thiết kế tương tự như việc thiết kế một website dạy học, công cụ

22. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, NXB Giáo dục.

23. Lê Trọng Tường, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuấn (2006), Sách bài tập vật lí 10-Nâng cao, NXB Giáo dục.

24. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí ở trường THPT, NXB Giáo dục.

25. Trần Đức Vượng (2003), Bài giảng Cơ sở lí luận về thiết bị dạy học, Hà Nội

Một số địa chỉ Internet đã tham khảo:

http://www.apple.com http://www.ephysicsvn.com http://www.mip.berkeley.eduhttp://www.physicsclassroom.comhttp://www.vatlysupham.comhttp://www.jyu.fi/tdk/kastd/olympiads http://www.jyu.fi/tdk/kastd/olympiads/problems.html http://www.geocities.com/links2ipho/http://www.compadre.org/psrc/evals/olympiad.cfmhttp://www.compadre.org/psrc/search/browe.cfm?browse=gshttp://www.ndrs.org/physicsonline/

-44-