41
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH LONG AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________ ______________________________________ Số: /QĐ-UBND Long An, ngày tháng 3 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2017 ____________________ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số /SNN-KHTC ngày , QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2017 (đính kèm nội dung). Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thi hành quyết định này./. DỰ THẢO

SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH LONG AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________ ______________________________________

Số: /QĐ-UBND Long An, ngày tháng 3 năm 2017

QUYẾT ĐỊNHVề việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án

phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2017

____________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG ANCăn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;Căn cứ Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 của UBND tỉnh về

việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số /SNN-KHTC ngày ,

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2017 (đính kèm nội dung).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:- Như điều 3;- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;- CT, các PCT.UBND tỉnh;- Phòng KT1;- Lưu: VT, SNN, An.QD-KH NNCNC 2016

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH

DỰ THẢO

Page 2: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH LONG AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________ ______________________________________

KẾ HOẠCHTriển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn năm 2017 (Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /3/2017 của UBND tỉnh)

____________

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2016

I. Công tác quán triệt, triển khai Chương trìnhNgay sau khi Tỉnh ủy có Nghị quyết 08/NQ-TU ngày 4/3/2016 về phát triển

nông nghiệp ứng dụng công nghệ gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 254/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2485/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; ban hành Quyết định số 2486/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án.

- Tổ chức hội nghị triển khai cấp tỉnh cho các sở ban ngành, đoàn thể, các địa phương để tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án.

- Sở, ngành tỉnh: + Sở Nông nghiệp và PTNT: Thành lập Ban Điều hành của Sở, phân công

thành viên Ban Lãnh đạo sở phụ trách từng nội dung công việc, thành lập 05 tổ thực hiện từng Kế hoạch. Phối hợp các Sở, ngành tổ chức nhiều Hội thảo lấy ý kiến nhà khoa học, doanh nghiệp và lãnh đạo các địa phương về kế hoạch, lộ trình triển khai Đề án; tổ chức học tập tỉnh Lâm Đồng về kinh nghiệm, giải pháp triển khai Đề án; Tổ chức Đoàn công tác làm việc và thống nhất với các địa phương xác định vị trí, ranh giới của vùng triển khai thực hiện từng cây trên bản đồ. Trên cơ sở đó hoàn chỉnh kế hoạch đến 2020. Hội nghị triển khai chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình VietGAP, chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và hướng dẫn tiêu chí, trình tự thủ tục công nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Cắm pano tuyên truyền cho người dân biết về mô hình điểm của vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phối hợp chuyên gia tư vấn xây dựng tài liệu tuyên truyền.

2

Page 3: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

+ Sở ngành: Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện đề án đã ban hành, các Sở ngành phối hợp thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành kế hoạch để thực hiện đề án (Kế hoạch số 1020/KH-SKHCN ngày 13/10/2016 về triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp), các sở ngành còn lại ban hành lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị.

2. Cấp huyện:Sau khi hội nghị triển khai cấp tỉnh, các huyện đã triển khai thực hiện:- Huyện ủy: 11/15 huyện đã ban hành Nghị quyết cụ thể hóa Nghị quyết

08-NQ/TU trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố Tân An (còn lại các huyện Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Bến Lức, Đức Huệ); Riêng huyện Cần Giuộc có 01 nghị quyết về phát triển cây rau và 01 Chương trình phát triển tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao.

- UBND các huyện: 15/15 huyện, thị, thành phố ban hành KH thực hiện, 13/15 huyện ban hành Ban Điều hành cấp huyện (còn lại các huyện Tân Trụ, Bến Lức).

Một số xã đã xây dựng kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo hoặc Ban Điều hành cấp xã để thực hiện đề án tại địa phương. Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách liên quan được thực hiện bằng nhiều hình thức: trên loa phát thanh, lồng ghép vào các cuộc họp của khu phố, ấp, chi hội…

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 20161. Cây lúa: Kế hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 20.000 ha vùng sản xuất lúa ứng

dụng công nghệ cao trên 26 xã của các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, thị xã Kiến Tường (Chi tiết đính kèm theo phụ lục 1).

Nội dung tập trung triển khai: Ứng dụng tia laser để san bằng mặt ruộng; sử dụng giống chất lượng cao, đạt chuẩn cấp xác nhận; ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ: ứng dụng máy cấy, sạ lúa, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy tự hành, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và cuộn rơm sau thu hoạch; tập huấn và ứng dụng quy trình sản xuất 1 phải 6 giảm và gắn với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, xây dựng hố thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, có bao tiêu sản phẩm. Kết quả 2016:

- Đào tạo, tập huấn 1 phải 6 giảm cho nông dân trong mô hình điểm và 100 lớp trong 6 ngày cho nông dân mới thực hiện 3 giảm 3 tăng, 3.216 người tham dự (tương đương với diện tích khoảng 6.571 ha).

- Đã xác định vị trí, ranh giới của vùng sản xuất, đang xây dựng bản đồ. - Có 1.350 ha ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, trong đó: sử dụng

máy cấy 350 ha, san phẳng mặt ruộng bằng tia laser 1.000 ha trong đó có 150 ha ứng dụng đồng bộ các nội dung trên và có bao tiêu sản phẩm, hiện lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt nông dân đánh giá cao mô hình trình diễn máy cấy.

3

Page 4: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

Đồng thời, trong năm 2016 đã rà soát, tổng hợp các danh mục công trình thủy lợi trong vùng dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để báo cáo tỉnh cho chủ trương đầu tư.

Riêng huyện Thạnh Hóa đã chủ động tổ chức trình diễn 02 mô hình điểm về sản xuất ứng dụng công nghệ cao (cấy lúa bằng máy) tại xã Tân Tây (22,8ha) và Tân Đông (19,15ha) từ nguồn kinh phí của huyện.

2. Cây rau: Kế hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 2.000 ha sản xuất rau ứng dụng công

nghệ cao (sử dụng giống sạch bệnh, năng suất cao và chất lượng tốt; sử dụng phân hữu cơ vi sinh; sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, bảo vệ môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái; ứng dụng hệ thống tưới tự động, tiết kiệm; sản xuất trong nhà lưới để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết và dịch hại, đạt tiêu chuẩn rau an toàn tiến tới đạt chuẩn VietGAP, Global GAP, sản xuất theo chuỗi, ...) trên địa bàn 18 xã của 3 huyện và Tp.Tân An. Kết quả 2016:

- Đã xác định vị trí, ranh giới của vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao 2.000 ha trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, cụ thể trên địa bàn 18 xã của các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa và thành phố Tân An (Chi tiết đính kèm theo phụ lục 2)

- Đã triển khai xây dựng được 86,4 ha sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học trong sản xuất rau với 249 hộ tham gia tại 04 HTX và 04 Tổ hợp tác trên địa bàn các huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa1. Nhìn chung, các mô hình mang lại hiệu quả cao do lượng phân sử dụng giảm, ít sâu bệnh, năng suất cao2

và sản phẩm được kiểm tra đạt an toàn; mô hình trồng rau gia vị (hành lá) cho hiệu quả cao nhất, lợi nhuận trên 37,5 triệu đồng/1.000 m2/2 vụ. Riêng MH trên rau bồ ngót có lợi nhuận thấp hơn so với đối chứng do thời tiết không thuận lợi.

1 Cần Đước: Thực hiện 03 MH: (1) MH trên rau cải ngọt tại HTX Rau An Toàn Việt, ấp 4 - xã Long Khê, (2) MH rau mồng tơi tại HTX Phước Hòa - xã Phước Vân và (3) MH rau bồ ngót tại THT ấp 4 - xã Phước Vân;

Cần Giuộc: 02 MH trên rau cải ngọt và hành lá tại HTX Tân Vạn Hưng, ấp Phước Kế - xã Phước Lâm và 01 MH hành lá tại HTX Phước Hiệp - xã Phước Hậu;

Đức Hòa: 01 MH trên khổ qua tại THT ấp Hòa Bình 2 - xã Hiệp Hòa.2 MH trồng hành lá cho hiệu quả cao nhất là 30,9 - 37,6 triệu đồng/1.000m2/2 vụ, năng suất cao hơn 383 -

412 kg và có lợi nhuận cao hơn là 6 - 9 triệu đồng so với ruộng đối chứng;

MH trồng khổ qua lợi nhuận 11,3 triệu đồng/1.000m2/1 vụ, năng suất cao hơn 293,7 kg, lợi nhuận cao hơn 3,7 triệu đồng so với ruộng đối chứng;

02 MH trồng cải ngọt: MH tại HTX rau An Toàn Việt, cho lợi nhuận cao 35,2 triệu đồng/1.000m2/2 vụ,01 MH tại HTX Tân Vạn Hưng cho lợi nhuận 12,2 triệu đồng/1.000m2/2 vụ, cả 02 MH cho năng suất cao hơn 150 -234 kg và có lợi nhuận cao hơn là 1,7 – 2,4 triệu đồng so với ruộng đối chứng, chênh lệch lợi nhuận do giá bán thời điểm thu hoạch;

MH trồng rau mồng tơi có lợi nhuận 17,8 triệu đồng/1.000m2/2 vụ, năng suất cao hơn 63 kg lợi nhuận cao hơn 612.000 đồng.

MH trồng rau bồ ngót có lợi nhuận 3,8 triệu đồng, năng suất thấp hơn 35 kg, lợi nhuận thấp hơn 201.000 đồng, nguyên nhân có 02 luống bồ ngót bị trũng, cây bị úng làm giảm năng suất nên cho lợi nhận thấp hơn ruộng đối chứng.

4

Page 5: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

- Đã cấp giấy xác nhận sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi cho 03 HTX rau: Phước Hòa (Cần Đước), Phước Hiệp (Cần Giuộc), Tân Hiệp (Đức Hòa) để cung ứng cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức cho 03 HTX này tham gia phiên chợ nông sản an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh và hỗ trợ tái chứng nhận VietGAP; Hỗ trợ HTX rau Phước Hòa điểm bán rau an toàn tại chợ Phường 2, thành phố Tân An.

Ngoài nội dung triển khai của tỉnh, các huyện chủ động thực hiện:- Huyện Cần Giuộc: Thực hiện 02 MH sản xuất rau UDCNC sử dụng phân

bón hữu cơ sinh học, thuốc trừ sâu sinh học. Ngoài 140 ha rau xà lách xoong trồng trong nhà lưới (Mỹ Lộc 48 ha, Phước Lâm 40, Phước Hậu 52 ha), đến nay toàn huyện đã có 20 nhà lưới trồng rau cải, 10 nhà màng trồng rau bằng giá thể3

và 2 nhà kín trồng rau theo phương pháp thủy canh4. Đã xây dựng quy hoạch vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao 244,4 ha, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5170/QĐ-UBND ngày 09/1/2016 .

- Huyện Cần Đước: Thực hiện 3 MH trồng rau bằng phân hữu cơ sinh học 0,3ha tại các xã Long Khê, Long Trạch, Long Hòa (nguồn kinh phí huyện).

- Huyện Đức Hòa: Thực hiện 06 MH rau ăn trái, 02 MH trồng hành lá sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học. Tổ chức hội thảo xây dựng vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại huyện.

- Thành phố Tân An đã có kế hoạch xây dựng thêm 35 ha rau đến năm 2020; phân bổ trên địa bàn Phường Khánh Hậu, Tân Khánh, xã An Vĩnh Ngãi, xã Lợi Bình Nhơn.

3. Cây thanh long: Kế hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh có 2.000 ha sản xuất thanh long ứng

dụng công nghệ cao (sản xuất đạt VietGAP, GlobalGAP, sử dụng xông đèn bằng đèn compact, tưới tiết kiệm, kết nối sản xuất theo chuỗi,...). Trong năm 2016 đã thực hiện:

- Xác định vị trí, ranh giới của vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao 2.000 ha trên địa bàn tỉnh Long An, cụ thể trên địa bàn 12 xã của huyện Châu Thành (Chi tiết đính kèm theo phụ lục 3)

- Tập huấn kỹ thuật sản xuất thanh long đạt chứng nhận VietGAP cho 11/12 xã của huyện Châu Thành; tham quan, học tập quy trình kỹ thuật trồng rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng; phát hành tờ bướm hướng dẫn sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP.

- Hướng dẫn HTX Long Hội và HTX Tầm Vu với quy mô 5ha/HTX sản xuất theo quy trình VietGAP, hỗ trợ HTX Long Trì đạt chứng nhận VietGAP, hỗ trợ HTX Long Trì kết nối tiêu thụ tại các tỉnh miền Bắc (đã ký 34 hợp đồng mua bán với các cửa hàng phân phối, tiện ích). Thử nghiệm thí điểm tưới tiên 3 Tại xã Long Hậu và xã Phước Vĩnh Tây.4 Công ty TNHH một thành viên RRFARN GREEN FARM của Nhật Bản đầu tư tại khu Công nghiệp Long Hậu và hộ anh Triều ở xã Thuận Thành

5

Page 6: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

tiến, tiết kiệm nước cho cây thanh long tại xã Long Trì. Ngoài ra, phối hợp với công ty CP Tư vấn Đầu tư Vĩnh Lợi thực hiện trình diễn phân bón lá hữu cơ vi sinh Agribio trên cây thanh long tại HTX Long Hội, huyện Châu Thành;

Đối với đề tài nghiên cứu tổng hợp trên cây thanh long (khâu giống, quy trình canh tác bền vững, tiêu thụ,..) đã đề nghị chương trình, dự án nông thôn miền núi, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, chờ ý kiến và nguồn kinh phí Trung ương bố trí.

4. Vùng bò thịt ứng dụng công nghệ cao:Kế hoạch xây dựng bò thịt ứng dụng công nghệ cao tại 02 huyện Đức Hòa,

Đức Huệ (nâng cao tầm vóc, chất lượng thông qua bình tuyển giống, quy trình chăn nuôi, kết nối giết mổ, tiêu thụ). Kết quả 2016:

- Đã điều tra, đánh giá hiện trạng ngành hàng bò thịt tại 02 huyện Đức Hòa, Đức Huệ, xác định vùng triển khai thực hiện tại 22 xã, thị trấn trên địa bàn 02 huyện Đức Hòa, Đức Huệ nhằm xác định thực trạng của vùng để có hướng chuyển giao ứng dụng cho phù hợp.

- Đã có kế hoạch xây dựng THT, HTX trên địa bàn 02 huyện (đến 2020 có 19 THT, HTX)

- Riêng Huyện Đức Hòa:+ Thực hiện 40 điểm trồng cỏ với diện tích trên 80.000 m2 và hỗ trợ giống

cỏ VA06, Voi Đài Loan tại các xã: Lộc Giang, An Ninh Tây, An Ninh Đông, Hiệp Hòa, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam, Mỹ Hạnh Nam.

+ Triển khai 100 mô hình vỗ béo bò thịt dựa trên nền thức ăn có sẵn tại địa phương trên địa bàn các xã: An Ninh Tây, An Ninh Đông, Hiệp Hòa, Tân Phú, Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc.

+ Tổ chức chọn hộ chăn nuôi bò sinh sản với quy mô đàn từ 3-5 con bò cái và thực hiện gieo tinh nhân tạo cho 200 con với các chủng loại tinh giống phù hợp với định hướng nâng cao chất lượng đàn bò thịt của huyện.

5. Xây dựng doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao:- Khảo sát và lựa chọn 04 doanh nghiệp đã có ứng dụng quy trình công

nghệ trong sản xuất nông nghiệp và có khả năng mở rộng phát triển về ứng dụng công nghệ cao để định hướng phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với các tiêu chí, bao gồm: Công ty TNHH Chăn nuôi Phú Gia Long An, Công ty cổ phần TM và Đầu tư Chanh Việt Long An, Công ty TNHH Nghiên cứu và SX Giống ứng dụng CNC Hưng Thịnh, Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình.

Đang hỗ trợ Công ty TNHH Chăn nuôi Phú Gia Long An hoàn chỉnh hồ sơ chứng nhận VietGAP, trên cơ sở đó hoàn chỉnh thủ tục trình Bộ Nông nghiệp PTNT công nhận doanh nghiệp Nông nghiệp cao. Các doanh nghiệp còn lại cần phải hỗ trợ thêm về đầu tư thiết bị công nghệ (Có KH cụ thể).

6

Page 7: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

- Tổ chức tham quan, học tập quy trình sản xuất rau, củ, quả tại doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC tỉnh Lâm Đồng cho Doanh nghiệp, HTX, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị thuộc Sở.

- Thẩm định 06 hồ sơ đề nghị hỗ trợ chứng nhận VietGAP của các doanh nghiệp, HTX kinh phí hỗ trợ khoảng 387 triệu đồng; Đã cấp 05 giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 03 HTX rau (Phước Hòa- Cần Đước, Phước Hiệp -Cần Giuộc, Tân Hiệp - Đức Hòa); công ty TNHH Ba Huân (thịt gà); Công ty Cổ phần đầu tư- Nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm Ita-Rice (gạo)

Riêng về xây dựng thương hiệu: Phối hợp Sở Khoa học công nghệ đăng ký bảo hộ độc quyền quốc tế đối với trái chanh không hạt, hỗ trợ Công ty Cổ phần Thương mại Chanh Việt xây dựng thương hiệu. Đối với mặt hàng gạo, thanh long là xây dựng thương hiệu quốc gia sẽ do Bộ NNPTNT chủ trì.

- Các Sở, ngành tỉnh đã hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trong các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất:

+ Sau hội thảo kết nối giao thương, tiêu thụ hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh tại huyện Cần Giuộc đã ký kết 07 biên bản ghi nhớ và 06 hợp đồng cung ứng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (gồm: Bò, gà, rau, củ, quả các loại, chanh, chuối và trứng gia cầm). Cung cấp thông tin các đơn vị sản xuất nông nghiệp tham dự Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2016 có 02 doanh nghiệp kinh doanh gạo, 04 doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, và 17 đơn vị sản xuất nông nghiệp được ký kết hợp đồng.

+ Giới thiệu và có 05 cơ sở sản xuất, HTX và doanh nghiệp của tỉnh được Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh tặng giấy khen Doanh nghiệp có sản phẩm ấn tượng tại Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành năm 2016.

+ Tổ chức cho các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long của tỉnh đi khảo sát thực tế tình hình tiêu thụ thanh long tại các cửa khẩu biên giới thuộc 03 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và Hà Khẩu tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhằm tạo lập được mối quan hệ hợp tác lâu dài và hiệu quả.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia 20 hội chợ triễn lãm trong và ngoài tỉnh.+ Đầu tư các công trình cấp điện trạm bơm như: Đường dây trung thế 12,2 km;

Đường dây hạ thế 7,1 km; trạm biến áp 1.560 kVA. Công trình đường dây và trạm biến áp 110kV Châu Thành đã đóng điện và đưa vào vận hành giữa tháng 01/2017 đã kịp thời đáp ứng cung cấp đủ điện cho việc xông thanh long của huyện Châu Thành.

+ Thành lập mới 18 HTX, khảo sát, lựa chọn trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 08 HTX sản xuất lúa kiểu mới vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp

7

Page 8: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm CNC, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNGNhìn chung, sau một năm triển khai thực hiện Đề án phát triển Nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, bước đầu đạt được kết quả khả quan, tạo tiền đề cho triển khai trong năm 2017 và các năm tiếp theo. Đã xác định cụ thể vùng đề án để tập trung triển khai, đầu tư. Công tác thông tin tuyên truyền thông qua các cuộc tập huấn, tham quan, hội thảo, trình diễn đã tạo chuyển biến tích cực trong các HTX, THT và nông dân trong vùng về tầm quan trọng của việc sản xuất sạch, an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, hiệu quả kinh tế nhất là sản xuất theo chuỗi để bảo đảm đầu ra; nhiều hộ dân đã tự trang bị nhà màng, nhà lưới để sản xuất rau tránh các yếu tố tác động bên ngoài. Công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và giám sát đảm bảo an toàn được tăng cường, xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhiều hợp đồng cung ứng sản phẩm sạch cho các nhà phân phối trong và ngoài tỉnh được thực hiện góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, chương trình gặp một số khó khăn:

- Kết quả thực hiện Chương trình còn chậm so với yêu cầu đặt ra, nhất là sự phối kết hợp của các ngành, địa phương, hội đoàn thể, ... trong việc thông tin tuyền truyền quan điểm, chủ trương Nghị quyết đến người dân, chủ yếu do Ngành Nông nghiệp thực hiện, do đó đến nay còn nhiều xã nhất là các xã trong vùng triển khai thực hiện Chương trình chưa nắm hết mục tiêu, quan điểm, chủ trương, nội dung tập trung triển khai thực hiện.

- Thiếu quỹ đất sạch để thu hút đầu tư các doanh nghiệp làm đầu tàu dẫn dắt cho ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp ngại đi thỏa thuận trực tiếp với dân. Mặc khác yêu cầu doanh nghiệp khi đến thỏa thuận hợp tác đòi hỏi yêu cầu cao (sản xuất sạch) mà người dân, THT, HTX chưa đáp ứng được.

- Một số mô hình trình diễn sản xuất ứng dụng công nghệ cao cho hiệu quả nhưng nhân rộng còn gặp khó khăn do tỷ lệ vốn đối ứng của người dân trong các mô hình còn cao, chưa có chính sách khuyến khích riêng để thực hiện chương trình, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chủ yếu sử dụng định mức khuyến nông để thực hiện.

- Số HTX được thành lập và hoạt động có hiệu quả còn ít, chưa phát huy tốt vai trò tập hợp nông dân hưởng lợi thế chi phí đầu vào thấp và đầu ra ổn định.

Nguyên nhân: Về chủ quan: Một số địa phương có tâm lý đây là chương trình của tỉnh,

chưa thật sự quan tâm, tập trung, chủ động trong triển khai thực hiện tốt Chương trình. Sự phối kết hợp giữa các ngành trong triển khai thực hiện chương trình còn rời rạc dẫn đến nguồn lực đầu tư phân tán, chưa phát huy tốt hiệu quả. Các HTX hoạt động có hiệu quả gặp khó khăn nguồn vốn lưu động (phần góp vốn của các

8

Page 9: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

xã viên thường rất thấp, chỉ mang tính tập tượng trưng), trong khi nguồn vốn hỗ trợ phát triển HTX rất nhiều nhưng khó tiếp cận (thế chấp tài sản khi vay vốn).

Về khách quan: Đây là Chương trình mới nên bước đầu triển khai còn nhiều lúng túng, nhất là xác định bước đi và lộ trình thực hiện. Sản xuất nông nghiệp còn chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết. Bình quân đất canh tác/hộ thấp, tâm lý người dân ngại vào THT, HTX gây khó khăn cho triển khai thực hiện. Thiếu cơ chế đặc thù thu hút doanh nghiệp đầu tư ngành hàng chủ lực làm vai trò đầu tàu dẫn dắt. Thiếu chuyên gia vừa am hiểu sâu thực trạng sản xuất của tỉnh vừa có thể tư vấn tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình.

9

Page 10: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

PHẦN IIKẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NĂM 2017

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, CHỈ TIÊU CỤ THỂ1. Mục đích: Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát

triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh.

Từng bước thay đổi tập quán sản xuất người dân trong vùng sang hướng thực hiện sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.

2. Yêu cầu Sản xuất theo chuỗi, liên kết chặt chẽ trong sản xuất theo phương thức cánh

đồng lớn.Xác định rõ trách nhiệm, phân công cụ thể các tổ thực hiện các vùng sản

xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.3. Chỉ tiêu cụ thể3.1. Vùng sản xuất lúa: Đến năm 2020, toàn tỉnh có 20.000 ha sản xuất

lúa ứng dụng công nghệ cao, trong đó:- Phấn đấu đến năm 2020 có 10.000 ha sản xuất lúa trong vùng ứng dụng

bằng tia laser để san phẳng mặt ruộng. - Giảm thất thoát trước, trong và sau thu hoạch xuống dưới 10%.- Phấn đấu 50% diện tích toàn vùng ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa và kỹ

thuật canh tác lúa theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

- Xây dựng, kiện toàn các tổ chức đại diện nông dân: Thành lập 73 tổ hợp tác, 20 hợp tác xã; củng cố 22 HTX hoạt động hiệu quả.

- Có 15 HTX trong vùng đạt chứng nhận VietGAP.3.2. Vùng sản xuất rau: Đến năm 2020, toàn tỉnh có 2.000 ha sản xuất rau

ứng dụng công nghệ cao, trong đó:- 80% nông dân trong vùng dự án được tập huấn về kỹ thuật sản xuất rau

theo hướng VietGAP.- 100% diện tích sản xuất rau trong vùng sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ sinh

học, thuốc trừ sâu sinh học.

10

TA HOANG, 03/24/17,
Hay 74
TA HOANG, 03/24/17,
Hay 18
Page 11: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

- Có trên 20% diện tích trồng rau có nhà lưới, nhà màng kết hợp có tưới tự động, tưới tiết kiệm nước.

- Phấn đấu 100% phụ phẩm nghề trồng rau được ủ tạo phân bón hoặc làm thức ăn trong chăn nuôi.

- Xây dựng, kiện toàn các tổ chức đại diện nông dân: Thành lập 48 tổ hợp tác, 12 hợp tác xã; củng cố 10 HTX hoạt động hiệu quả. Phấn đấu hình thành 22 HTX sản xuất rau an toàn hoạt động hiệu quả, trong đó có 100% hợp tác xã và 100% tổ hợp tác (có đăng ký sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao) được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn GAP.

- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ ổn định.

- Có 1-2 vườn ươm, đảm bảo cung cấp con giống 70% cho các THT, HTX sản xuất trong vùng đề án.

3.3. Vùng sản xuất thanh long: Phấn đấu đến năm 2020, huyện Châu Thành hình thành vùng trồng thanh long tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy mô 2.000 ha và sản xuất theo hướng VietGAP.

- 100% nông dân trong vùng đề án được tập huấn về kỹ thuật sản xuất thanh long theo hướng VietGAP, ứng dụng cơ giới hóa và kỹ thuật tưới thông minh.

- Phấn đấu 35% diện tích trong vùng có ứng dụng cơ giới hóa, tưới thong minh, sử dụng hố thu gom và xử lý thuốc BVTV.

- 50% diện tích sản xuất thanh long trong vùng thực hiện đề án sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Phấn đấu thành lập mới 54 tổ hợp tác và 23 HTX sản xuất thanh long tại các xã trong vùng dự án, tiến tới thành lập liên hiệp HTX huyện, trong đó hỗ trợ cho 23 tổ hợp tác, hợp tác xã có vùng sản xuất thanh long đạt chứng nhận VietGAP.

- Kết nối chuỗi giá trị ngành hàng, tăng khả năng cạnh tranh của trái thanh long theo hướng gắn với quy trình sản xuất thanh long đạt chứng nhận VietGAP phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

3.4. Vùng sản xuất bò thịt: Xây dựng vùng bò thịt ứng dụng công nghệ cao tại 02 huyện Đức Hòa, Đức Huệ

- Áp dụng công nghệ giống, phấn đấu đến năm 2020 xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt tại huyện Đức Hòa và Đức Huệ tăng trên 5.000 con bò lai hướng thịt và bò thịt thuần, trong đó có trên 3.500 – 4.000 con bò thịt chất lượng cao.

- Thành lập ít nhất 19 THT/HTX với hơn 300 hộ chăn nuôi. - Có 10 THT/HTX/doanh nghiệp được chứng nhận VietGAHP.

11

Page 12: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

- Hỗ trợ 06 cơ sở giết mổ (CSGM) bò được cấp giấy chứng nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Xây dựng thương hiệu bò thịt Long An.3.5. Hỗ trợ doanh nghiệp:- Có 08 đến 10 doanh nghiệp được cải tiến quy trình công nghệ, chuyển

giao, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; trong đó tập trung xây dựng được ít nhất 02 doanh nghiệp nông nghiệp được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC) hoạt động trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế, giết mổ, bảo quản, chế biến đã có quy trình công nghệ cao.

- Có 10 đến 12 doanh nghiệp nông nghiệp trong lĩnh vực sơ chế, giết mổ, bảo quản, chế biến xây dựng hệ thống quản lý chất lượng HACCP.

- Có 25 đến 35 doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP,…).

II. ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI:1. Vùng sản xuất lúa: Triển khai tại 26 xã, thuộc các huyện Tân Hưng (06

xã), Vĩnh Hưng (06 xã), Tân Thạnh (05 xã), Mộc Hóa (03 xã),Thị xã Kiến Tường (03 xã), Thạnh Hóa (03 xã).

2. Vùng sản xuất rau: Triển khai tại 18 xã, phường của 3 huyện Đức Hòa (5 xã), Cần Đước (4 xã), Cần Giuộc (6 xã) và Tp Tân An (3 xã, phường).

3. Vùng sản xuất thanh long: Triển khai tại 12 xã, thị trấn của huyện Châu Thành.

4. Vùng chăn nuôi bò thịt: Triển khai tại 22 xã, thị trấn của 02 huyện Đức Hòa (15 xã), Đức Huệ (7 xã).

III. NỘI DUNG TRIỂN KHAI1. Trên cây lúa: Ứng dụng san phẳng mặt ruộng bằng tia laser; sử dụng

giống chất lượng cao, đạt chuẩn cấp xác nhận; ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, gieo sạ (cấy), bón phân và phun thuốc, thu hoạch và cuộn rơm sau thu hoạch; xây dựng hố thu gom bao bì thuốc BVTV, sản xuất liên kết theo chuỗi (từ khâu đầu vào đến đầu ra). Đối với nông dân tham gia Đề án sẽ được tập huấn kiến thức và ứng dụng quy trình sản xuất 1 phải 6 giảm.

2. Trên cây rau: Sử dụng giống sạch bệnh, năng suất cao và chất lượng tốt; sử dụng phân hữu cơ vi sinh; sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, bảo vệ môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái; ứng dụng hệ thống tưới tự động, tiết kiệm; sản xuất trong nhà lưới để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết và dịch hại, đạt tiêu chuẩn rau an toàn tiến tới đạt chuẩn VietGAP, Global GAP, sản xuất theo chuỗi.

3. Trên cây thanh long: Hướng dẫn THT, HTX sản xuất đạt VietGAP, GlobalGAP, xây dựng hố thu gom bao bì thuốc BVTV…sử dụng xông đèn bằng đèn compact, ứng dụng tưới tiết kiệm, tưới thông minh, kết nối sản xuất theo chuỗi.

12

Page 13: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

4. Trên con bò thịt: - Lĩnh vực giống: Thực hiện bình tuyển đàn bò cái nền nuôi sinh sản và áp

dụng công nghệ gieo tinh nhân tạo các chủng loại giống bò thịt cao sản thích hợp đặc điểm sinh thái và điều kiện đầu tư để tạo đàn bò lai nuôi thịt và đàn bò cái sinh sản hướng thịt cải thiện tầm vóc, sức sinh trưởng và giá trị quày thịt. Các chủng loại tinh giống dự kiến lựa chọn sử dụng phối giống với đàn bò nền bao gồm: Brahman, Red Angus, Red Sindhi, Charolais; trong đó, Brahman và Red Angus là 2 giống chủ lực. Hỗ trợ tăng cơ học đàn bò cái sinh sản có chất lượng cao (bò lai Sind và bò lai các giống bò thịt cao sản) được chọn mua từ các địa phương ngoài huyện để tăng quy mô đàn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng đàn.

- Lĩnh vực dinh dưỡng - thức ăn - nước uống: Tổ chức gieo trồng thâm canh các giống cỏ trồng có năng suất và chất lượng cao. Dự kiến chủng loại giống cỏ sử dụng bao gồm: Cỏ VA-06, cỏ Voi Đài Loan, cỏ Bắp nước, cỏ Ruzi, các giống cỏ lai F1, các giống cỏ họ đậu. Công nghệ trồng cỏ thâm canh, thu hoạch cơ giới, cắt đoạn, băm giập. Công nghệ phối trộn thức ăn tinh bằng nguồn thực liệu tại chỗ và công nghệ phối trộn thức ăn hỗn hợp tinh - thô hoàn chỉnh TMR (Total Mixed Rations). Sử dụng các loại chế phẩm sinh học bổ sung các loại vi sinh hữu ích, viatmin và khoáng vi lượng thiết yếu. Công nghệ về trang thiết bị chuyên dùng bán tự động và tự động trong việc cung cấp thức ăn và nước uống cho bò.

- Lĩnh vực thú y: Trang thiết bị chuyên dùng cho công tác thú y tại chỗ kết hợp với áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Xây dựng và áp dụng lịch trình sử dụng vaccin và các loại thuốc thú y phòng bệnh phù hợp với đặc điểm dịch tể học của địa phương. Xây dựng và áp dụng quy trình vệ sinh và định kỳ xử lý sát trùng chuồng trại và vật dụng chăn nuôi.

- Lĩnh vực vệ sinh môi trường: Nâng cấp và điều chỉnh kết cấu, quy cách chuồng trại thích hợp với quy trình chăn nuôi bò thịt theo hướng công nghiệp. Công nghệ về vật liệu và trang thiết bị chuyên dùng theo hướng cải thiện tiểu môi trường chăn nuôi thích hợp cho sự sinh trưởng, sinh sản của bò thịt (hệ thống phun sương làm mát, quạt thông gió, sử dụng vật liệu xây dựng chống nóng…). Công nghệ xử lý chất thải (khí sinh học, đệm lót sinh học, chế phẩm sinh học xử lý chất thải, chế biến phân hữu cơ vi sinh …).

- Tổ chức quản lý sản xuất: Vận động hộ chăn nuôi liên kết sản xuất Tổ Hợp tác và HTX và tổ chức sản xuất theo chuỗi

5. Hỗ trợ Hợp tác xã, doanh nghiệp:

- Hỗ trợ pháp lý, hướng dẫn hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học công nghệ..

13

Page 14: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

- Hỗ trợ hoạt động cải tiến, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để đạt doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Hỗ trợ xây dựng quy trình GAP và hệ thống quản lý chất lượng.- Hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu đạt chứng nhận GAP, xây dựng hệ

thống chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP.- Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, đăng ký mã vạch, truy

nguyên nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý.IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP 1. Công tác thông tin, tuyên truyền:- Các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã và thành phố Tân An

tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị mình về mục tiêu, ý nghĩa Đề án để thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

Riêng đối với các huyện, thị xã, thành phố phải có giải pháp tuyên truyền đến từng hộ dân nhất là các hộ trong vùng triển khai thực hiện đề án nắm rõ chủ trương, quan điểm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Các Đoàn thể chính trị xã hội có kế hoạch tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên của tổ chức mình để thống nhất trong hành động.

Thời gian thực hiện: Chậm nhất đến tháng 4/2017 các quan điểm, chủ trương, nội dung, mục đích, yêu cầu của Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến người dân.

- Riêng Sở Nông nghiệp và PTNT có kế hoạch phối hợp với Đài PTTH Long An tuyên truyền về nội dung Nghị quyết 08-NQ/TU, Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, về an toàn thực phẩm,... định kỳ phát trên sóng phát thanh và truyền hình. Khẩn trương xây dựng tài liệu tuyền truyền (video, giấy, tờ gấp). Hỗ trợ các địa phương về việc cắm pano tuyên truyền tại các mô hình trình diễn về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thời gian thực hiện: Chậm nhất trung tuần tháng 3/2017 xây dựng xong tài liệu tuyền truyền (video, giấy, tờ gấp)

2. Tổ chức lại sản xuất- Tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập

trung, liên kết sản xuất – tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Phấn đấu đến năm 2020 có thêm 193 THT và 56 HTX nông nghiệp hoạt động tại các vùng lúa, rau, thanh long và vùng chăn nuôi bò thịt (Chi tiết đính kèm theo phụ lục 4).

Thời gian thực hiện: Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với UBND các huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX chậm nhất đầu

14

Page 15: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

tháng 4/2017 trình UBND tỉnh KH tổng thể về phát triển, củng có hoạt động THT, HTX.

- Có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các THT, HTX hoạt động có hiệu quả.

Giao sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với sở, ngành có liên quan định kỳ 6 tháng/1 lần tổ chức gặp mặt, đối thọai với THT, HTX, doanh nghiệp để có hướng đề xuất cụ thể..

3. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chuyển giao, nhân rộng

a) Xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến:- Vùng lúa: Xây dựng mô hình ( ha) ứng dụng san phẳng mặt ruộng bằng

tia laser, cơ giới hóa đồng bộ các khâu, sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học, sử dụng giống xác nhận, được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP… tại …xã vùng Đề án.

Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện 32 mô hình (26 mô hình ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa và 06 mô hình hữu cơ); các huyện chủ trì thực hiện 26 mô hình.

Biểu mô hình:Phương thức thực hiện: Hỗ trợ cho nông dân tham gia THT, HTX: Giống

lúa xác nhận, phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học, thuê máy cơ giới hoặc mua máy cơ giới (3 trong 1)…Tối đa không quá 200 triệu/mô hình.

- Vùng rau: Xây dựng 36 mô hình (36 ha) sản xuất rau sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học trong sản xuất, kết hợp xây dựng nhà lưới, tưới thông minh, sản xuất đạt chứng nhận an toàn trở lên... tại 18 xã của vùng đề án. Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện 18 mô hình và xây dựng trong vùng 02 vườn ươm cây con; các huyện chủ trì thực hiện 18 mô hình.

Phương thức thực hiện: Hỗ trợ cho nông dân tham gia THT, HTX phân bón hữu cơ, xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới thông minh,... Tối đa không quá 200 triệu/mô hình.

- Vùng thanh long: Xây dựng 24 mô hình sản xuất thanh long (600 ha) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng cơ giới trong băm cành nhánh, ủ thân cành với chế phẩm sinh học làm phân hữu cơ, kết hợp tưới thông minh và có hố thu gom thuốc BTTV. Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện 12 mô hình; các huyện chủ trì thực hiện 12 mô hình

Phương thức thực hiện: Hỗ trợ cho nông dân tham gia THT, HTX: Phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, bả dự tính, dự báo, ứng dụng cơ giới trong băm cành nhánh, ủ thân cành với chế phẩm sinh học làm phân hữu; chi phí vật tư và công lắp đặt hệ thống tưới thông minh... Tối đa không quá 200 triệu/mô hình.

15

Page 16: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

- Vùng chăn nuôi bò thịt: Xây dựng 10 mô hình nuôi bò thịt chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.

Phương thức thực hiện: Hộ chăn nuôi là thành viên của THT, HTX, hỗ trợ chi phí vật tư gieo tinh nhân tạo hoặc hỗ trợ chi phí mua bò cái giống, giống cỏ (hom giống, hạt giống), chi phí phân bón, trang bị phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng và nâng cấp chuồng trại, xây dựng hoặc lắp đặt công trình khí sinh học, xây dựng công trình ủ phân, công trình đệm lót sinh học, công trình ao sinh học.... Tối đa không quá 200 triệu/mô hình.

b) Nhân rộng mô hình trong sản xuất

Trên nền tảng mô hình trình diễn, các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nhân rộng mô hình để đảm bảo lộ trình kế hoạch đề ra.Trong đó năm 2017 tổ chức nâhn rộng:

- Vùng lúa: Căn cứ vào mô hình trình diễn hàng năm nhân rộng diện tích 2.900ha. Cụ thể:

ĐVT: ha

STT Huyện Tổng cộng(ha) Số xã/huyện

Năm 2017

Diện tích(ha) Số mô hình

1 Tân Hưng 3.800 6 700 72 Vĩnh Hưng 3.900 6 700 73 TX Kiến Tường 2.200 3 300 34 Mộc Hóa 2.100 3 300 35 Tân Thạnh 3.400 5 600 66 Thạnh Hóa 1.600 3 300 3

Tổng 17.000 26 2.900 29

Phương thức thực hiện: Hỗ trợ theo chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (Quyết định 34/2016/QĐ-UBND)

- Vùng rau: Căn cứ vào mô hình trình diễn hàng năm nhân rộng 430ha, cụ thể:

ĐVT: ha

Huyện Tổng cộng Năm 2017Cần Giuộc 897 210Cần Đước 656 145Đức Hòa 265 60TP. Tân An 59 15Tổng cộng 1.878 430

16

Page 17: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

Phương thức thực hiện: Hỗ trợ theo chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (Quyết định 34/2016/QĐ-UBND)

- Vùng thanh long: Trên cơ sở thực hiện mô hình, huyện tổ chức nhân rộng mô hình trên diện tích 100 ha, cụ thể:

ĐVT: ha

Nội dung Tổng cộng Năm 2017

Huyện triển khai nhân rộng 1.400 100

Phương thức thực hiện: Hỗ trợ theo chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (Quyết định 34/2016/QĐ-UBND).

- Vùng chăn nuôi bò thịt: Trên cơ sở mô hình do tỉnh xây dựng, các huyện có kế hoạch nhân rộng đàn bò trên địa bàn huyện đảm bảo đến năm 2020 cơ bản chất lượng thịt và tầm vóc của đàn bò được cải thiện. Đồng thời để đảm bảo tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia chương trình. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt 2 huyện Đức Hòa, Đức Huệ.

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động lựa chọn địa điểm, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các mô hình trên địa bàn các huyện, thị và thành phố.

4. Hỗ trợ HTX, doanh nghiệp: - Hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong

sản xuất nông nghiệp tiến tới đạt tiêu chí doanh nghiệp nông nghiệp công nghiệp cao trình Bộ Nông nghiệp xem xét công nhận: Công ty TNHH Phú Gia Long An (2017).

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các địa phương xây dựng các kế hoạch chi tiết thực hiện.

- Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, đăng ký mã vạch, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý cho cây lúa, rau, thanh long, bò thịt; hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn.

Giao Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng các kế hoạch chi tiết thực hiện.

- Hỗ trợ HTX, doanh ngiệp công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và hỗ trợ chi phí chứng nhận sản xuất theo quy trình GAP, cải tiến quy trình công nghệ, xây dựng thương hiệu,…

17

Page 18: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện.

5. Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất- Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp,

nhất là đầu tư hệ thống giao thông, điện, thủy lợi nội đồng,… đáp ứng yêu cầu ứng dụng được cơ giới hóa, vận chuyển hàng hóa, máy móc, trang thiết bị, nông sản hàng hóa được thuận lợi; lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, có khả năng nhân rộng, đảm bảo hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân, trong đó ưu tiên về công nghệ sinh học, công nghệ thâm canh, chế biến sâu, công nghệ thông tin và tự động hóa. Tổng hợp đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (theo biểu phụ lục 5 đính kèm).

6. Công tác xúc tiến thương mại- Nâng cao năng lực, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại trên cơ

sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại đã được phê duyệt; nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như năng lực xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh. Chú trọng công tác đào tạo nhân sự xúc tiến thương mại; củng cố nâng cao năng lực chuyên môn để thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh ; phối kết hợp giữa các ngành có liên quan, đảm bảo hiệu quả cho các chương trình xúc tiến thương mại. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường; xây dựng và tổ chức mạng lưới thông tin, đáp ứng yêu cầu về thông tin thương mại hàng nông sản cho doanh nghiệp.

- Xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu; giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm hướng đến phát triển thị trường xuất khẩu.

- Tăng cường hoạt động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác cả trong và ngoài nước trong việc phối hợp thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tiết kiệm chi phí. Thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư hoạt động xúc tiến thương mại các mặt hàng nông sản của tỉnh. Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện thương mại trong việc cung cấp thông tin, kiến nghị và giới thiệu cơ hội xuất khẩu. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp trong việc tham gia chương trình xúc tiến thương mại có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện: Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan chậm nhất đến tháng 4/2017 trình UBND tỉnh kế hoạch cụ thể.

7. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ

18

Page 19: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

- Tập trung đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, phấn đấu nâng cao tỷ lệ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ ngành nông-lâm-thủy sản đến năm 2020. Chú trọng liên kết, hợp tác với các viện, trường đại học, gắn kết với các tỉnh, thành phố có điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong việc nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là đào tạo chuyên gia về lĩnh vực công nghệ sinh học và chế biến nông-lâm-thủy sản.

Thời gian thực hiện: Giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp Sở, ngành và địa phương chậm nhất đến tháng 5/2017 trình UBND tỉnh kế hoạch đào tạo cụ thể.

- Đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức chuyên ngành và cập nhật thông tin về tiến bộ kỹ thuật mới cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã… từ đó chuyển giao, tập huấn, đào tạo cho nông dân, hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng canh tác tiên tiến, hiệu quả.

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT có kế hoạch cụ thể gắn với chi tiết nội dung triển khai xây dựng mô hình.

8. Cơ chế chính sách- Có cơ chế thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó quan tâm đến các chính sách cho các doanh nghiệp đầu tàu, ngành, sản phẩm chủ lực tạo điều kiện dẫn dắt, thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thời gian thực hiện: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan chậm nhất đến cuối quý II/2017 đề xuất UBND nội dung này.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi giá trị các trang thiết bị cần thiết thực hiện kiểm định nhanh tại hiện trường để tự giám sát chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, thiết kế bao bì, tem nhận diện sản phẩm, quảng bá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Rà soát cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, danh mục thiết bị, công nghệ ưu tiên hỗ trợ nhằm đảm bảo lộ trình kế hoạch đề ra.

Thời gian thực hiện: Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan chậm nhất đến cuối quý II/2017 đề xuất UBND tỉnh nội dung này.

- Xây dựng lộ trình xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ (trạm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Tháp Mười).

9. Nhu cầu vốnTổng nhu cầu vốn cho thực hiện đề án: 141.411 triệu đồng, trong đó:

19

Page 20: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

Trong đó bao gồm Ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân sách tỉnh kinh phí 16 tỷ đồng từ nguồn kinh phí chống hạn xâm nhập mặn năm 2016

* Phân chia nguồn vốn:- Nguồn vốn lúa nước: 403.905 triệu đồng (trong đó kinh phí huyện bao

gồm vốn lúa nước và một phần kinh phí huyện)- Cấp bù thủy lợi phí: 104.147 triệu đồng- Chương trình NTM: 1.866 triệu đồng- Sự nghiệp môi trường: 2.360 triệu đồng- Dự án VN SAT: 31.406 triệu đồng- Ngân sách cân đối bố trí thêm: 110.299 triệu đồng (Tỉnh 98.317 triệu

đồng; huyện 4.021 triệu đồng).- Vốn khác: 7.961 triệu đồng VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT- Là cơ quan thường trực làm đầu mối giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong

công tác chỉ đạo thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện trên cơ sở tổng hợp kết quả thực hiện của các ngành, địa phương.

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để mở rộng ra sản xuất.

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn các địa phương xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đảm bảo mục tiêu đề án đã đề ra.

- Phối hợp các sở, ngành địa phương thực hiện xúc tiến thương mại, liên kết các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, đặc biệt là sản phẩm của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm ở trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.

20

Page 21: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

2. Sở Khoa học và Công nghệ- Xây dựng mô hình doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm

công nghệ cao tiến tới thành lập doanh nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

- Tổ chức thực hiện nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thúc đẩy việc hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

- Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, đăng ký mã vạch, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Hướng dẫn thực hiện xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho các nông sản đặc sản. Hỗ trợ đăng ký sang chế, giải pháp hữu ích cho các tổ chức, cá nhân trong thực hiện ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

- Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3. Sở Công thương- Chủ trì thực hiện xúc tiến thương mại để tìm đầu ra cho sản phẩm, nhất

là các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Thành lập hoặc kết nối các cho đầu mối tiêu thụ nông sản của tỉnh- Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng và tổ chức mạng

lưới thông tin, đáp ứng yêu cầu thông tin thương mại hàng nông sản của tỉnh.- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; - Nghiên cứu đề xuất giải quyết vấn đề điện phục vụ cho sản xuất.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư- Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm đề xuất, phân bổ kịp thời các nguồn lực phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Cân đối, phân bổ nguồn vốn thực hiện đề án theo từng năm cho các ngành, các huyện, thị xã, thành phố.

- Đẩy mạnh phát trểin kinh tế hợp tác- Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia

đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quan tâm đến các chính sách cho các doanh nghiệp đầu tàu, ngành, sản phẩm chủ lực tạo điều kiện dẫn dắt, thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

5. Sở Tài chính

21

Page 22: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

Bố trí và cấp kinh phí hỗ trợ cho Đề án kịp thời theo kế hoạch. Tổ chức hướng dẫn và quản lý nguồn ngân sách thực hiện Đề án theo đúng quy định.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường- Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất, các trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo đúng quy định của pháp luật.

- Triển khai thực hiện các giải pháp cải tạo, bảo vệ môi trường cho các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

7. Sở Thông tin và Truyền thôngĐẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến về quan điểm, chủ

trương, giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tuyên truyền quảng bá các tổ chức, cá nhân, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

8. Liên minh Hợp tác xãHướng dẫn, hỗ trợ cho các địa phương xây dựng, củng cố phát triển các tổ

hợp tác, hợp tác xã để tổ chức lại sản xuất theo cánh đồng lớn, thực hiện liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất.

9. Các tổ chức, Đoàn thể tỉnh Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao nhận

thức trong thay đổi hành động, tập quán canh tác, tích cực tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện sản xuất theo cánh đồng lớn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nhằm tạo các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, góp phần tích cực trong việc nâng cao thu nhập, đời sống cho người nông dân và xây dựng nông thôn mới.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố- Đối với các huyện, thành phố, thị xã thuộc vùng đề án chủ động lựa

chọn địa điểm, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các mô hình trên địa bàn các huyện, thị và thành phố tổ chức triển khai, nhân rộng các mô hình hiệu quả nhằm đạt chỉ tiêu đến năm 2020 có: 20.000 ha lúa, 2.000 ha thanh long, 2.000 rau và vùng chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao; chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND xã, phường, thị trấn lập, rà soát các kế hoạch đã xây dựng đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa tỉnh, huyện, xã; tổ chức thực hiện các kế hoạch đề đảm bảo mục tiêu đề ra

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật đối với phát triển kinh tế tập thể; vận động người dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, liên kết sản xuất – tiêu thụ theo chuỗi giá trị .

22

Page 23: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

- Chỉ đạo các tổ chức, đòan thể tại điạ phương phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thực hiện hiệu quả kế hoạch.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, giải quyết về đất đai, giải phóng mặt bằng kịp thời và chủ động mời gọi các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Đối với các huyện khác chủ động triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp trên địa bàn huyện.

Căn cứ kế hoạch này các sở, ngành tỉnh và các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao. Định kỳ hàng tháng báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các nội dung công việc về cho cơ quan thường trực (Sở Nông nghiệp và PTNT), tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh để có hướng điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận: - Bí thư Tỉnh ủy (báo cáo);- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;- CT, các PCT. UBND tỉnh;- Các Sở: NN và PTNT, TC, KH-ĐT, KH và CN, CT, TN và MT;- UBND các huyện, thành phố, thị xã;- P.NC (TH+KT);- Lưu: VT, SNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNCHỦ TỊCH

23

Page 24: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

Phụ lục 1:BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH LÚA

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

TT Tên Huyện/xã Kế hoạch CNC (ha)Tổng cộng (26 xã) 20.000

I Huyện Tân Hưng 4.5001 - Hưng Điền 1.0002 - Hưng Điền B 1.0003 - Hưng Hà 8004 - Thạnh Hưng 5005 - Hưng Thạnh 7006 - Vĩnh Châu A 500II Huyện Vĩnh Hưng 4.5001 - Khánh Hưng 1.0002 - Hưng Điền A 5003 - Vĩnh Trị 1.0004 - Thái Bình Trung 7005 - Vĩnh Bình 6006 - Vĩnh Thuận 700

III Huyện Tân Thạnh 4.0001 - Hậu Thạnh Đông 1.0002 - Hậu Thạnh Tây 7003 - BắcHòa 7004 - Tân Lập 9005 - Nhơn Hòa Lập 700

IV Huyện Mộc Hóa 2.5001 - Bình Hòa Tây 5002 - Bình Hòa Trung 1.0003 - Bình Hòa Đông 1.000V Thị xã Kiến Tường 2.5001 - Bình Hiệp 5002 - Tuyên Thạnh 1.0003 - Thạnh Hưng 1.000

VI Huyện Thạnh Hóa 2.0001 - Thủy Đông 4002 - Tân Tây 4003 - Thạnh An 1.200

24

Page 25: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

Phụ lục 2:BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH RAU

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

TT Tên Huyện/xã Kế hoạch CNC (ha)Tổng cộng (19 xã) 2.000

I Cần Đước 7001 - Long Khê 2302 - Long Trạch 2203 - Phước Vân 1504 - Long Hòa 100II Cần Giuộc 9501 - Long Thượng 1002 - Phước Hậu 3303 - Mỹ Lộc 2004 - Phước Lâm 2205 - Trường Bình 306 - Thuận Thành 70

III Đức Hòa 2851 - Hòa Khánh Nam 502 - Hòa Khánh Đông 503 - Tân Mỹ 804 - An Ninh Tây 605 - Đức Lập Hạ 45

IV TP. Tân An 651 - An Vĩnh Ngãi 152 - Lợi Bình Nhơn 403 - Khánh Hậu 10

25

Page 26: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

Phụ lục 3:BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH THANH LONG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

TT Tên Huyện/xã Kế hoạch CNC

 Tổng cộngChâu Thành (12 xã) 2.000

1 Bình Quới 100

2 Hòa Phú 100

3 Vĩnh Công 100

4 Hiệp Thạnh 250

5 Long Trì 300

6 Phú Ngãi Trị 100

7 Phước Tân Hưng 150

8 Dương Xuân Hội 250

9 An Lục Long 300

10 Thanh Phú Long 200

11 Thuận Mỹ 100

12 TT Tầm Vu 50

26

Page 27: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ

Kế hoạch củng cố, thành lập mới HTX, THT vùng ứng dụng công nghệ cao

       

Củng cố, thành lập mới HTX Thành lập mới THT

Củng cố

HTX

Số HTX Thành lập mới

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số THT Thành lập mới

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I Vùng Lúa 21 37 21 20 7 5 8 0 73 24 21 18 101 Tân Hưng 9 29 9 4 1 1 2 0 4 4 0 0 02 Vĩnh Hưng 4 0 4 7 3 1 3 0 15 2 5 2 63 TX Kiến Tường 2 3 2 3 1 1 1 0 2 2 0 0 04 Mộc Hóa 3 4 3 1 1 0 0 0 0 0 0 0 05 Tân Thạnh 3 0 3 4 1 1 2 0 36 12 12 12 06 Thạnh Hóa 0 1 0 1 0 1 0 0 16 4 4 4 4

II Vùng rau 10 12 10 12 4 3 5 0 48 13 18 6 111 Huyện Đức Hòa 0 0 0 2 0 1 1 0 20 5 10 0 52 Huyện Cân Giuộc 6 6 6 6 2 2 2 0 24 6 6 6 63 Huyện Cần Đước 4 2 4 1 1 0 0 0 0 0 0 0 04 TP Tân An 0 4 0 3 1 0 2 0 4 2 2 0 0

III Vùng Thanh Long 5 0 5 23 4 7 12 0 54 25 19 10 0  Châu Thành 5 0 5 23 4 7 12 0 54 25 19 10 0

IV Vùng nuôi bò 0 0 0 1 0 0 0 1 18 6 6 6 01 Huyện Đức Hòa 0 0 0 1 0 0 0 1 15 5 5 5 02 Huyện Đức Huệ 0 0 0 0 0 0 0 0 3 1 1 1 0

  Tổng 36 49 36 56 15 15 25 1 193 68 64 40 21

Phụ lục 4

Page 28: SỞ NN VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … KE HOACH TRIEN... · Web view- Phấn đấu có 70% sản lượng rau trong vùng có ký kết hợp đồng tiêu thụ