12
SỞ Y TẾ ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM Y TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THÀNH PHỐ CAO LÃNH Số: 14/KH-TTYT TP. Cao Lãnh, ngày 07 tháng 01 năm 2019 KẾ HOẠCH Đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019 Căn cứ Kế hoạch số 107/KH-BCĐ ngày 18/12/2018 của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đồng Tháp về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019. Căn cứ Kế hoạch số 590/KH-CCATVSTP ngày 27/12/2018 của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Tháp về tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019. Nhằm thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019, Trung tâm Y tế thành phố Cao Lãnh xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019 như sau: I. MỤC ĐÍCH - Tổ chức triển khai công tác truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến đến người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh ăn uống tham gia công tác đảm bảo ATTP trong dịp tết Nguyên đán. - Phối hợp kiểm tra, giám sát an toàn thc phẩm trong sn xut, chế biến, kinh doanh và sdụng thc phm; tăng cường phòng chng ngđộc thc phẩm và các bệnh lây qua thực phẩm xảy ra trong dp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân năm 2019. - Phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào những thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết; ăn uống tại khu du lịch, khu lễ hội, làng nghề thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Chú trọng những cơ sở có dấu hiệu không đảm bảo ATTP. - Giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội xuân 2019. II. CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG 1. Đối tượng truyền thông - Người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình.

SỞ Y TẾ ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …trungtamytetpcl.gov.vn/data/NAM 2019/14. Kh dam bao attp tet ky hoi... · - Người tiêu dùng thực

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

SỞ Y TẾ ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRUNG TÂM Y TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÀNH PHỐ CAO LÃNH

Số: 14/KH-TTYT TP. Cao Lãnh, ngày 07 tháng 01 năm 2019

KẾ HOẠCH

Đảm bảo an toàn thực phẩm

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019

Căn cứ Kế hoạch số 107/KH-BCĐ ngày 18/12/2018 của Ban Chỉ đạo liên

ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đồng Tháp về việc triển khai công tác bảo

đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019.

Căn cứ Kế hoạch số 590/KH-CCATVSTP ngày 27/12/2018 của Chi cục an

toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Tháp về tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019.

Nhằm thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết

Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019, Trung tâm Y tế thành phố Cao

Lãnh xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết

Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019 như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Tổ chức triển khai công tác truyền thông phổ biến các quy định của pháp

luật về ATTP cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến đến

người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; vận động các cơ sở sản xuất, kinh

doanh thực phẩm, kinh doanh ăn uống tham gia công tác đảm bảo ATTP trong

dịp tết Nguyên đán.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến,

kinh doanh và sử dụng thực phẩm; tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm

và các bệnh lây qua thực phẩm xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa

Lễ hội Xuân năm 2019.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; tập trung

vào những thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết; ăn uống tại khu du lịch,

khu lễ hội, làng nghề thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Chú trọng

những cơ sở có dấu hiệu không đảm bảo ATTP.

- Giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh

dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hạn chế đến mức

thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội

xuân 2019.

II. CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG

1. Đối tượng truyền thông

- Người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình.

- Người tiêu dùng thực phẩm.

- Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Cơ quan quản lý nhà nước về ATTP, các ngành, Hội, đoàn thể.

2. Nội dung tuyên truyền

Tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về đảm bảo an toàn

thực phẩm trong dịp Tết, mùa lễ hội; nêu cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan

quản lý nhà nước về ATTP, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong

việc bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc

rượu, các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm

trước, trong, sau Tết và mùa lễ hội 2019; cụ thể các nhóm đối tượng như sau:

2.1. Đối với người tiêu dùng thực phẩm

- Hướng dẫn cách chọn mua thực phẩm an toàn, cách đọc nhãn mác sản

phẩm thực phẩm, cách chế biến thực phẩm an toàn.

- Không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh

không đảm bảo an toàn; không mua và sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ

nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.

- Không nên mua, chế biến, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày tết để

tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc hỏng.

- Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu trong dịp Tết: không uống cồn

công nghiệp vì có thể gây mù mắt và tử vong; không lạm dụng rượu, bia trong

ngày Tết; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc

tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; không uống rượu khi: không biết

đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất

lượng ; không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị; trẻ em

dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia.

- Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc nấm: tuyệt đối không được ăn nấm lạ,

nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng...; không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm

khi còn nghi ngờ; không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm

cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; không ăn nấm đã bị dập nát, ôi thiu; và tuyên

truyền phòng ngừa ngộ độc do độc tố tự nhiên khác như: cá nóc, cóc...

- Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Kịp thời phản ánh đến cơ quan chức năng tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân

vi phạm về an toàn thực phẩm.

2.2. Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang

thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Chỉ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực

phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng

theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Đảm bảo các điều kiện bảo quản, kinh doanh các thực phẩm dùng nhiều

trong dịp Tết để đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Tuyên truyền phổ biến các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu theo

Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 về kinh doanh rượu.

- Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm,

chuỗi thực phẩm an toàn.

- Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực

phẩm hàng tuần nhằm cảnh cáo, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực

phẩm trái pháp luật.

- Chú trọng tuyên truyền các quy định pháp luật mới ban hành (Nghị định

15/2018/NĐ-CP, Nghị định 155/2018/NĐ-CP, Nghị định 115/2018/NĐ-CP).

2.3. Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

- Phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết

Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội mùa xuân 2019.

- Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản

liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm.

- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền, người đứng đầu các đơn

vị, cơ quan trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, tại khu lễ hội.

- Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác

bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

- Công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm;

thông tin địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

2.4. Các ngành, Hội, đoàn thể

- Các quy định của pháp luật về ATTP.

- Vai trò trách nhiệm của các ngành, Hội, đoàn thể trong công tác tuyên

truyền, vận động, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm, phát hiện, tố cáo những

hành vi mất an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực

phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

2.5. Khẩu hiệu tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm tết nguyên

đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019 (phụ lục 1)

III. CÔNG TÁC KIỂM TRA

- Phối hợp với Phòng Y tế, các ngành quản lý ATTP và tuyến trên kiểm tra

việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh

doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn.

- Phối hợp tốt với UBMTTQ trong công tác kiểm tra, giám sát.

- Thông qua việc kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm

về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực

phẩm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về

an toàn thực phẩm.

- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những mặt hàng được sử

dụng nhiều trong dịp tết Nguyên đán và trong các Lễ hội như thịt, sản phẩm từ

thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm...

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Trong đó chú trọng

những cơ sở có dấu hiệu vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Thực hiện tốt công tác test nhanh và lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm

nhằm kịp thời phát hiện nguy cơ ô nhiễm cảnh báo cho người tiêu dùng.

- Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục

kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của

cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP.

1. Đối tượng kiểm tra

Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn

uống, kinh doanh thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh

doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Kỷ Hợi và các

Lễ hội như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, phụ

gia thực phẩm...

2. Nội dung kiểm tra

Nội dung kiểm tra về an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại

Điều 67, 68, 69, 70 Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật

có liên quan về An toàn thực phẩm.

3. Căn cứ pháp lý trong quá trình kiểm tra

Kiểm tra theo các văn bản pháp luật quy định về ATTP (phụ lục 2).

4. Xử lý vi phạm

- Khi phát hiện vi phạm trong quá trình kiểm tra phải xử lý theo đúng quy

định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực

phẩm, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi

phạm khác lưu thông trên thị trường; không để các sản phẩm quảng cáo sai quy

định tiếp tục lưu hành; không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống,

thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa

thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả.

- Việc xử lý vi phạm căn cứ theo các văn phản pháp luật (phụ lục 3)

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thời gian thực hiện: từ ngày 10/01/2019 đến 25/3/2019.

V. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Trung tâm Y tế Thành phố

- Viết bài tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết

gửi các cơ quan truyền thông để tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Viết bản tin về kết quả kiểm tra ATTP trên địa bàn quản lý, nêu tên cụ thể

các cơ sở thực hiện tốt và vi phạm các quy định về ATTP trong đợt kiểm tra trên

các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp Đài truyền thanh Thành phố, Trạm truyền thanh xã, phường

tuyên truyền thông điệp an toàn thực phẩm trong dịp Tết; phổ biến kiến thức, văn

bản pháp luật về ATTP; đưa tin các hoạt động đảm bảo ATTP trên địa bàn.

- In ấn, treo băng rôn tuyên truyền ATTP tết Nguyên đán Kỷ Hợi trên các

trục lộ chính trong nội ô Thành phố.

- Phân phối thông điệp ATTP tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 cho tuyến

xã, phường.

- Phối hợp vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm treo băng

rôn hưởng ứng An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội xuân 2019.

- Phát hiện, xử lý kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn trước,

trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.

- Phối hợp với các ngành trong công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý các

trường hợp vi phạm các quy định về ATTP.

- Trung tâm Y tế phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP Thành phố

đến kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

- Thực hiện test nhanh tầm soát ô nhiễm trong thực phẩm.

- Tiến hành lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu vi sinh, hoá học khi có nghi ngờ

ô nhiễm thực phẩm.

2. Trạm Y tế xã, phường

- Tham mưu UBND xã, phường xây dựng kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra

đảm bảo an toàn thực phẩm tết Nguyên đán năm 2019 trên địa bàn.

- Thực hiện tuyên truyền ATTP với các nội dung cho từng nhóm đối tượng

truyền thông trên địa bàn quản lý.

- Phối hợp với Trạm truyền thanh phát thông điệp ATTP Tết Nguyên đán.

- Lồng ghép nội dung các bài tuyên truyền trong các buổi nói chuyện

chuyên đề, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm, tuyên truyền nhóm tuyên

truyền hướng dẫn người tiêu dùng trong việc lựa chọn, chế biến, bảo quản thực

phẩm được an toàn, tuyên truyền đến nhóm người sản xuất, kinh doanh thực

phẩm tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong

việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Tổ chức kiểm tra các cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý, tập trung

vào các cơ sở thức ăn đường phố, hàng rong khu lễ hội, lồng ghép làm tốt công

tác tuyên truyền, giáo dục về ATTP cho các cơ sở.

- Hướng dẫn các chủ cơ sở thực hiện ký cam kết đảm bảo an toàn thực

phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố (đối với các cơ sở chưa

thực hiện); tuyên truyền các tiêu chí thực hiện văn minh đô thị, đảm bảo các điều

kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở quán ăn, thức ăn đường phố, bố trí giỏ đựng rác

dưới mỗi bàn ăn, không sử dụng giấy cuộn.

- Báo cáo các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không an

toàn; phát hiện và báo cáo kịp thời khi có ngộ độc xảy ra trên địa bàn quản lý về

Trung tâm Y tế thành phố Cao Lãnh.

- Thực hiện tốt chế độ báo cáo theo đúng mẫu và thời gian về Trung tâm Y

tế Thành phố (Khoa An toàn thực phẩm, [email protected]).

VI. KINH PHÍ

1. Tuyến Thành phố

- Kinh phí chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2019.

- Kinh phí chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm năm 2019.

- Kinh phí hỗ trợ của UBND thành phố Cao Lãnh năm 2019.

- Các nguồn kinh phí được hỗ trợ khác (nếu có) và chi theo quy định hiện hành.

2. Tuyến xã, phường

- Trạm Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân xã, phường để hỗ trợ kinh phí

phục vụ công tác tuyên truyền, kiểm tra.

- Các nguồn kinh phí được hỗ trợ khác (nếu có) và chi theo quy định hiện hành.

VII. BÁO CÁO

1. Tuyến xã, phường

Trạm Y tế xã, phường báo cáo kết quả công tác tuyên truyền, kiểm tra về đảm

bảo an toàn thực phẩm tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019 về Trung

tâm Y tế thành phố Cao Lãnh - Khoa ATTP (mẫu báo cáo kèm theo):

- Báo cáo nhanh trước ngày 15/01/2019.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán trước ngày

05/02/2019.

- Báo cáo kết quả đảm bảo ATTP trong mùa Lễ Hội Xuân năm 2019 trước

ngày 15/3/2019.

2. Tuyến Thành phố

Trung tâm Y tế tổng hợp kết quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Tết

Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019 và báo cáo về tuyến trên theo quy định.

Trên đây là kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

và mùa Lễ hội Xuân 2019 của Trung tâm Y tế thành phố cao Lãnh./.

Nơi nhận: - BĐH công tác đảm bảo ATTP Thành phố (b/c);

- Trạm Y tế xã, phường (t/h);

- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn Có

Phụ lục 1

KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM

TẾT NGUYÊN ĐÁN KỶ HỢI VÀ MÙA LỄ HỘI 2019

(kèm theo kế hoạch số /KH-TTYT ngày / /2019)

1. Bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm vừa là trách nhiệm vừa

là quyền lợi của doanh nghiệp.

2. Vì sức khoẻ và phát triển bền vững, hãy sản xuất ra những sản phẩm

thực phẩm chất lượng, an toàn.

3. Để bảo vệ sức khoẻ của bạn Hãy lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực

phẩm an toàn.

4. Lãnh đạo chính quyền các cấp, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan hãy

nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh

an toàn thực phẩm.

5. Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài

danh mục cho phép để sản xuất, chế biến thực phẩm.

6. Mỗi người tiêu dùng hãy là một giám sát viên, đấu tranh với các hành vi

vi phạm chất lượng, an toàn thực phẩm.

7. Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa lễ hội là trách nhiệm của chính quyền

các cấp.

8. Hiểu và thực hiện đúng Luật An toàn thực phẩm là trách nhiệm và lợi

ích của doanh nghiệp và cộng đồng.

9. Không lạm dụng rượu, bia để Tết Kỷ Hợi trọn niềm vui.

10. Không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, không uống rượu

không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, rượu không công bố sản phẩm.

11. Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm non chưa xòe

mũ và nấm đã bị dập nát, ôi thiu.

Phụ lục 2

CĂN CỨ PHÁP LÝ TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA ĐẢM BẢO AN TOÀN

THỰC PHẨM TẾT NGUYÊN ĐÁN KỶ HỢI

VÀ MÙA LỄ HỘI NĂM 2019

(kèm theo kế hoạch số /KH-TTYT ngày / /2019)

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010

của Quốc hội khóa 12;

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính

phủ về Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện dầu tư kinh

doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;

- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định điều

kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật

rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;

- Nghị định 67/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định về điều

kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế;

- Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ

sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa

quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực

phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

- Thông tư 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định

hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc

phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Phụ lục 3

CĂN CỨ PHÁP LÝ XỬ LÝ VI PHẠM AN TOÀN THỰC PHẨM

TẾT NGUYÊN ĐÁN KỶ HỢI VÀ MÙA LỄ HỘI NĂM 2019

(kèm theo kế hoạch số /KH-TTYT ngày /01/2019)

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010

của Quốc hội khóa 12;

- Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi

tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số

97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chỉnh phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một

số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính;

- Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ Quy định

xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

- Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ Quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng

sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;

- Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ Quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch

thực vật;

- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/7/2017 của Chính phủ về kinh

doanh Rượu;

- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ

về ghi nhãn;

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính

phủ về Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện dầu tư kinh

doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

- Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế

Quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực

phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

- Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Bộ Y tế

quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm

quyền quản lý của Bộ Y tế;

- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

TRUNG TÂM Y TẾ

THÀNH PHỐ CAO LÃNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRẠM Y TẾ………………….

Số: /BC-TYT ………………, ngày tháng năm 2019

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán

Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO:

Xây dựng Kế hoạch và công văn chỉ đạo triển khai Kế hoạch tới các đơn vị trực

thuộc (nêu cụ thể)

II. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG:

TT Hoạt động Số lượng/buổi Số người tham dự/

phạm vi bao phủ

1 Họp cộng tác viên báo chí

2 Nói chuyện

3 Tập huấn

4 Hội thảo

5 Phát thanh:

6 Truyền hình:

7 Báo viết:

8 Bản tin

9 Sản phẩm truyền thông:

- Băng rôn, khẩu hiệu

- Tranh áp - phích

- Tờ gấp

- Băng, đĩa hình

- Băng, đĩa âm

- Khác .

10 Hoạt động khác: hội thi, hội

thao tuyên truyền VSATTP

...

III. HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA:

1. Việc tổ chức các đoàn kiểm tra

Tổng số đoàn kiểm tra:

2. Kết quả kiểm tra

Bảng 1: Kết quả kiểm tra:

Mẫu báo cáo

TT Loại hình cơ sở

thực phẩm

Tổng số cơ

sở

Số CS được

kiểm tra

Số cơ sở

đạt

Tỷ lệ %

đạt

1 Sản xuất, chế biến

2 Kinh doanh

3 Dịch vụ ăn uống

Tổng số (1 + 2 + 3)

Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm

TT Tổng hợp tình hình vi phạm Số

lượng

Tỷ lệ % so với số

được kiểm tra

1 Tổng số cơ sở được kiểm tra

2 Số cơ sở có vi phạm

3 Số cơ sở vi phạm bị xử lý

Trong đó:

3.1 Hình thức phạt chính:

Số cơ sở bị cảnh cáo

Số cơ sở bị phạt tiền

Tổng số tiền phạt

3.2 Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục

hậu quả

* Số cơ sở bị đóng cửa

* Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm

Số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành

* Số cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm

Tổng số loại sản phẩm bị tiêu hủy

* Số cơ sở phải khắc phục về nhãn

Số loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục

* Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu q/cáo

Số loại tài liệu quảng cáo bị đình chỉ lưu hành

* Các xử lý khác

3.3 Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý

3.4 Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (chỉ

nhắc nhở)

Bảng 3: Các nội dung vi phạm chủ yếu

TT Nội dung vi phạm Số CS được

kiểm tra

Số cơ sở

vi phạm Tỷ lệ %

1 Điều kiện vệ sinh cơ sở

2 Điều kiện trang thiết bị dụng cụ

3 Điều kiện về con người

4 Công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP

5 Ghi nhãn thực phẩm

6 Quảng cáo thực phẩm

7 Chất lượng sản phẩm thực phẩm

8 Vi phạm khác (ghi rõ)

Bảng 4: Kết quả kiểm nghiệm mẫu:

TT Loại xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm mẫu

Tổng số mẫu

xét nghiệm Số mẫu không đạt

Tỷ lệ %

không đạt

I Xét nghiệm nhanh

II Xét nghiệp tại labo

1 Hóa lý

2 Vi sinh

Cộng

IV. TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM:

TT Chỉ số Từ ……/…./2019 đến

……../…/2019

Số cùng kỳ năm 2017

1. Số vụ

2. Số mắc

3. Số chết

4. Số đi Viện (ca)

5. Nguyên nhân (cụ thể)

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1. Ưu điểm:

.............................................................................................................................................

.....................................................................................................................

2. Hạn chế, tồn tại:

.............................................................................................................................................

.....................................................................................................................

3. Kiến nghị:

.............................................................................................................................................

.....................................................................................................................

TRƯỞNG TRẠM