33
Vấn đề 5: Thị trường trái phiếu quốc tế ở Việt Nam. Tác động của thị trường này đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam

Slide- Vấn đề 5

Embed Size (px)

Citation preview

Vấn đề 5: Thị trường trái phiếu quốc tế ở Việt Nam. Tác động của thị trường này đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam

Thành viên nhóm 5

• Tô Tiến Vũ• Nguyễn Minh Yến• Đặng Hồng Việt• Lê Thị Trang• Lê Huyền Trang

Dàn ý

• Phần I: Tổng quan lý thuyết• Phần II: Thực trạng thị trường trái phiếu quốc

tế ở Việt Nam và tác động của nó

Phần I: Tổng quan lý thuyết

Trái phiếu là gì?

• Là loại chứng khoán có thu nhập cố định. Người nắm giữ trái phiếu sẽ nhận được một khoản lợi tức hàng năm cố định và một khoản tiền xác định khi đáo hạn

• Các thông số cơ bản của trái phiếu:– Giá gốc: là số tiền mà người mua trái phiếu bỏ ra để mua nó– Lãi suất trái phiếu: là tỷ lệ phần trăm theo giá gốc mà người

phát hành phải thanh toán theo định kỳ cho người nắm giữ trái phiếu

– Thời gian đáo hạn: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành phải trả cả gốc và lãi lần cuối

Phần I: Tổng quan lý thuyết

Phân loại trái phiếu• Theo phương thức trả lãi: – Trái phiếu Coupon– Trái phiếu Zero Coupon

• Theo việc ghi danh hoặc không ghi danh– Trái phiếu vô danh– Trái phiếu ghi danh

Phần I: Tổng quan lý thuyết

Phân loại trái phiếu:• Theo đối tượng phát hành trái phiếu:– Trái phiếu chính phủ– Trái phiếu doanh nghiệp

• Theo hình thức đảm bảo:– Trái phiếu có đảm bảo.– Trái phiếu không bảo đảm

• Theo tính chuyển đổi– Trái phiếu không thể chuyển đổi– Trái phiếu có thể chuyển đổi

Phần I: Tổng quan lý thuyếtTrái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu quốc tế

Trái phiếu quốc tế Ngoài những đặc điểm chung của một trái phiếu thông thường, trái phiếu quốc tế còn

có một số đặc trưng sau:• Đơn vị tiền tệ: việc phát hành trái phiếu quốc tế có liên quan trực tiếp đến rủi ro tỷ

giá. Đơn vị tiền tệ của trái phiếu quốc tế phổ biến hiện nay là USD vì có thể lưu chuyển trong bất kỳ quốc gia nào

• Các chủ thể tham gia phát hành:– Nhà phát hành: Chính phủ, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế...– Nhà quản lý, bảo lãnh: là các công ty chứng khoán hay các ngân hàng đầu tư quốc tế. Nhà

quản lý chính đồng thời là nhà bảo lãnh thực hiện việc tư vấn, thảo luận với nhà phát hành về thời hạn, lãi suất, giá phát hành....

– Cố vấn pháp lý: các luật sư trong nước hoặc quốc tế với nhiệm vụ tư vấn pháp lý, đảm bảo quyền lợi và giải quyết các vấn đề phát sinh các bên

– Đại lý tài chính và thanh toán: là các ngân hàng lớn có uy tín, được chỉ định thay thế nhà phát hành thực hiện công việc thanh toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành...

– Các nhà đầu tư: các hiệp hội, các quỹ đầu tư. các công ty ....

Phần I: Tổng quan lý thuyếtTrái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu quốc tế

Thị trường trái phiếu quốc tế- Là thị trường có kỳ hạn từ một năm trở lên, tại

đó người đi vay và cho vay từ nhiều nước gặp nhau để trao đổi vốn cho nhau.

- Theo cách phân loại cơ bản thì thị trường trái phiếu quốc tế gồm có thị trường trái phiếu nước ngoài (Foreign bond market), thị trường trái phiếu Châu Âu (Eurobond Market):

Thị trường trái phiếu châu Âu (Euro-bonds)

• Khái niệm: là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú (công ty, ngân hàng, chính phủ và các tổ chức quốc tế) phát hành nằm ngoài nước phát hành đồng tiền được ghi trên trái phiếu– Đặc điểm:

• Ích lợi chính của thị trường trái phiếu Châu Âu là tương đối ít bị điều chỉnh, thu nhập từ thị trường này phần lớn không phải chịu thuế và việc phát hành chứng khoán mang tính linh hoạt hơn so với thị trường nội địa.

• Về loại đồng tiền thanh toán, doanh số phát hành trái phiếu Châu Âu bằng dollar là lớn nhất, tiếp theo là Bảng Anh, Mác Đức, Yên Nhật...

Thị trường trái phiếu châu Âu (Euro-bonds)

• Hầu hết các Eurobond được phát hành bởi những tổ chức có hệ số tín nhiệm cao, ví dụ hệ số AAA và AA chiếm tới gần 80% tổng số các đợt phát hành. Những nhà phát hành Eurobond tích cực nhất là các chính phủ, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng đầu tư Châu Âu và các công ty đa quốc gia. • Mức lãi suất của Eurobond phụ thuộc vào: điều kiện thị

trường và hệ số tín nhiệm của nhà phát hành

– Ví dụ: Một công ty Pháp phát hành trái phiếu tính bằng đồng bảng Anh ở Thụy Sỹ, Luxembourg và Frankfurt đều gọi là trái phiếu Châu Âu

Thị trường trái phiếu nước ngoài (Foreign bond)

– Khái niệm: Là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú (chính phủ, các công ty nước ngoài) phát hành tại một nước ghi bằng đồng tiền nước đó để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nội địa.

– Ví dụ: Công ty BP (Anh) phát hành trái phiếu bằng đồng Yên ở Sở giao dịch chứng khoán

– Đặc điểm:• Trái phiếu nước ngoài trên thị trường này được thanh toán bằng đồng

tiền của nước nơi nó được phát hành• Thị trường trái phiếu nước ngoài lớn nhất là thị trường trái phiếu Mỹ và

Nhật Bản• Nếu phân theo chủ thể phát hành, thị trường trái phiếu nước ngoài

gồm ba nhóm, trái phiếu công ty, chiếm tỷ trọng lớn nhất, trái phiếu của các tổ chức quốc tế và trái phiếu chính phủ

So sánh thị trường trái phiếu châu Âu và thị trường trái phiếu nước ngoài

– Việc phát hành trái phiếu ở thị trường trái phiếu Châu Âu ít khắt khe hơn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa trái phiếu nước ngoài và trái phiếu Châu Âu là trái phiếu Châu Âu không được bán rộng rãi cho công chúng. Trái phiếu Châu Âu thường được chào bán bởi các tổ chức bảo lãnh (Underwriters) cho các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp. Do đó, các luật lệ khi phát hành hay khi mua bán trái phiếu Châu Âu trên thị trường thứ cấp chỉ ở mức tối thiểu. Các nhà phát hành có mức tín nhiệm cao không cần phải cáo bạch thông tin gì nhiều.

– Việc phát hành trên các thị trường trái phiếu nước ngoài luôn đòi hỏi người phát hành cần được xếp hạng tín nhiệm. Còn phát hành trái phiếu Châu Âu không đòi hỏi xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những nhà phát hành nào được xếp hạng tín nhiệm sẽ dễ phát hành trái phiếu với kỳ hạn dài hơn. Do đó, xu hướng hiện nay là các nhà phát hành được xếp hạng tín nhiệm

– Thị trường trái phiếu Châu Âu có tốc độ phát hành nhanh hơn và giá cả cạnh tranh hơn, không bị quản lí bởi cơ quan nào và không cần nộp thuế thu nhập

Phần II: Thực trạng thị trường trái phiếu quốc tế ở Việt Nam

Cơ sở pháp lý cho quá trình phát hành trái phiếu quốc tế:

• Nghị định số 53/2009/ NĐ – CP về phát hành trái quốc tế của Chính phủ được ban hành ngày 04/06/2009

• Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ban hành ngày 14/10/2011

• Thông tư số 17/2013/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh

Về các quy định chung

• Người phát hành: là Chính phủ, doanh nghiệp, các ngân hàng, các tổ chức tài chính thực hiện huy động vốn trên thị trường tài chính thông qua hình thức phát hành trái phiếu.

• Trái phiếu quốc tế tại Việt Nam gồm:– Trái phiếu Chính phủ: là trái phiếu quốc tế do Chính

phủ ủy quyền cho Bộ Tài chính phát hành.– Trái phiếu doanh nghiệp: là trái phiếu quốc tế do các

doanh nghiệp Việt Nam tự phát hành có hoặc không có bảo lãnh Chính phủ.

Về các quy định chung

• Hình thức phát hành: trái phiếu quốc tế được phát hành theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc tiêu chí phân loại, cụ thể:– Theo loại hình các nhà đầu tư gồm: Phát hành riêng lẻ dành cho

các nhà đầu tư tiềm năng như các ngân hàng đầu tư, các quỹ tài chính, các quỹ bảo hiểm và phát hành ra công chúng dành cho mọi đối tượng các nhà đầu tư

– Theo phạm vi phát hành được chia thành phát hành toàn cầu và phát hành riêng trong từng quốc gia, từng khu vực địa lý nhất định.

– Theo loại tiền có thể phát hành bằng các đồng tiền có khả năng chuyển đổi khác nhau như đồng đô la Mỹ, đồng Euro, đồng Yên Nhật Bản …

Về các quy định chung

• Nguyên tắc phát hành:– Việc phát hành chỉ thực hiện khi điều kiện thị trường

quốc tế thuận lợi, bảo đảm thành công với chi phí hợp lý.

– Các doanh nghiệp trực tiếp phát hành trái phiếu quốc tế phải tuân thủ nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động được từ phát hành.

– Việc phát hành phải tuân thủ các quy định về quản lý nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối theo pháp luật hiện hành và phù hợp với luật pháp quốc tế

Về các quy định chung

• Điều kiện phát hành: Trái phiếu quốc tế chỉ được phát hành khi có đủ các điều kiện sau đây:– Có đề án phát hành trái phiếu được các cấp có thẩm quyền thẩm

định và phê duyệt. – Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức

vay thương mại nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

– Các chương trình, dự án được xác định là trọng điểm quốc gia hoặc các dự án đầu tư được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định là có hiệu quả, đã hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành (trong trường hợp phát hành cần có hệ số tín nhiệm)

Về các quy định chung

• Tổ chức phát hành: Trình tự tổ chức phát hành có thể bao gồm các bước sau:– Lựa chọn tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát

hành.– Lựa chọn các tư vấn pháp lý.– Đánh giá hệ số tín nhiệm.– Tổ chức quảng bá và thực hiện phát hành– Hoàn tất giao dịch phát hành

Thực trạng thị trường trái phiếu quốc tế tại Việt Nam

• Phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ• Phát hành trái phiếu quốc tế của doanh

nghiệp

Phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ

• Lần đầu tiên vào năm 2005: Quá trình Phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ lần đầu tiên năm 2005 được thực hiện theo: – Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 01/09/2005 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế năm 2005,

– Nghị quyết số 11/2005/NQ-CP của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2005,

– Nghị quyết 12/2005/NQ-CP ngày 24/10/2005 của Chính phủ về mức phát hành trái phiếu quốc tế

– Quyết định số 36/2006/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế quản lý và giám sát sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm 2005

Phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ năm 2005

• Diễn biến: Ngày 27/10/2005, Chính phủ Việt Nam chính thức phát hành ra thị trường vốn quốc tế trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm tại New York. Số lượng trái phiếu chính phủ Việt Nam dự định phát hành bân đầu là 500 triệu USD, nhưng ngay ngày đầu tiên số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã khoảng 1 tỷ USD nên Chính phủ đồng ý tăng mức phát hành trái phiếu quốc tế từ 500 triệu USD lên tối đa là 750 triệu tại Nghị quyết 12/2005/NQ-CP ngày 24/10/2005.

• Hình thức phát hành theo phương thức phát hành trái phiếu toàn cầu và loại tiền được phát hành là USD. Lãi suất trái phiếu (coupon) là 6,875%/năm tính trên giá trị danh nghĩa của trái phiếu. Lãi trái phiếu được trả 6 tháng một lần theo đúng kỳ hạn thanh toán lãi trái phiếu vào 15/1 và 15/7 hàng năm, kỳ trả lãi đầu tiên vào ngày 15/01/2006

Phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ năm 2005

• Mục đích phát hành: Nguồn vốn trái phiếu quốc tế được ưu tiên đầu tư cho các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và nâng cao năng lực ngành đóng tàu biển Việt Nam theo quyết định 914/QĐ-TTg ngày 01/09/2005 của Thủ tướng chính phủ, bao gồm cả việc bổ sung vốn cho các dự án VINASHIN dự kiến thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn vay của Quỹ hỗ trợ phát triển, vốn tự có hoặc vốn vay từ các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước nhưng chưa thu xếp được

Phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ năm 2007

• Tuân theo Nghị quyết 7/2007/NQ-CP ngày 1/6/2007 và Nghị quyết 54/2007/NQ-CP của Chính phủ

• Phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm. Lãi suất được ấn định là không quá 7%/năm với thời hạn 10 năm

• Hình thức phát hành theo phương thức phát hành trái phiếu toàn cầu.• Mức phát hành 1 tỷ đôla Mỹ (USD);• Thời hạn trái phiếu từ 15 đến 20 năm;• Loại ngoại tệ phát hành: đôla Mỹ (USD);• Mục đích sử dụng: cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải

Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu vận tải, Dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy Thủy điện Hủa Na

Phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ năm 2010

• Tuân theo Nghị quyết số 53/NQ-CP Về việc tiếp tục thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2009 – 2010 của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

• Ngày 26/01/2010, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế với lãi suất danh nghĩa là 6,75%/năm và lợi tức 6,95%/ năm. Trái phiếu này được niêm yết trên thị trường Singapore và đáo hạn ngày 29/1/2020. Số tiền thu được từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này được tập trung vào các mục tiêu: hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nước, giao Bộ Kế hoạch&Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (đầu tư dự án nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất)

Tác động của trái phiếu quốc tế chính phủ tới phát triển kinh tế Việt Nam

Tác động tích cực• Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế là một

trong ba cách vay nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước. Việc phát hành thành công trong 2 lần đầu bước đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế và tham gia trực tiếp vào thị trường này trong tương lai

• Việc sử dụng nguồn vốn huy động được vào các dự án đầu tư từ cơ sở hạ tầng là hợp lý, đặc biệt khi các dự án này sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu và đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng

Tác động của trái phiếu quốc tế chính phủ tới phát triển kinh tế Việt Nam

Tác động tiêu cực• Việt Nam đã phải đi vay với lãi suất cao hơn thị trường. Ngoài ra,

cách thức sử dụng số tiền vay là một vấn đề đáng được quan tâm do lo ngại về việc sử dụng không hợp lý sẽ đè nặng thêm nền tài chính Việt Nam vốn đang gặp nhiều khó khăn. Điển hình là Vinashin

• Nợ Chính phủ gia tăng và rủi ro tài chính cao: Bội chi ngân sách trong những năm gần đây luôn duy trì ở mức cao. Nếu không có các biện pháp để giảm bội chi ngân sách thì nợ Chính phủ sẽ tiến dần đến mức giới hạn an toàn là 50% GDP. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh tài chính quốc gia và làm giảm mức độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới

Phát hành trái phiếu quốc tế Doanh nghiệp• Hành lang pháp lý cơ bản cho việc phát hành: Thông tư số 17/2013/TT-NHNN có

hiệu lực từ 1/9/2013• Hoàng Anh Gia Lai: doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành trái phiếu quốc tế

– Thời gian phát hành: tháng 5/2011 tại sở giao dịch chứng khoán Singapore . Khối lượng phát hành: 90tr USD

– Trái phiếu doanh nghiệp của HAGL được Standard & Poor’s xếp hạng B (triển vọng tích cực), và Fitch xếp hạng B (triển vọng ổn định) và được huy động với trái suất hàng năm là 9,875%. Số trái phiếu trên có thời hạn 5 năm, và HAG sẽ trả trước một phần sau 3 năm. Khoản tiền vay sẽ được hoàn trả 20%/lần vào năm 2014; 20% vào năm 2015; và cuối cùng 60% vào năm 2016 khi trái phiếu đáo hạn. Credit Suisse là tổ chức bảo lãnh duy nhất.

– Mục đích của đợt phát hành trái phiếu này của HAHL là huy động nguồn vốn quốc tế để đảm bảo vốn và tiến độ của các dự án đầu tư trong và ngoài nước do một phần công ty khó tìm được các khoản vay lớn, nhất là các khoản dài hạn trong nước. HAGL dự định sử dụng số tiền ròng thu được từ việc phát hành trái phiếu này để đầu tư vào ngành thủy điện, cao su và bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

Phát hành trái phiếu quốc tế Doanh nghiệpVietinbank: Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu quốc tế

– Thời gian phát hành: 17/5/2012, thời hạn 5 năm. Khối lượng: 250tr USD, lãi suất cố định 8,0%/năm. Hạn trả lãi 6 tháng/lần, vào ngày 17/5 và 17/11 hàng năm. Niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Singapore.

– Loại trái phiếu: Trái phiếu thường, không chuyển đổi, không có bảo đảm.– FITCH đã xếp hạng tín nhiệm dài hạn cho lô trái phiếu này của Vietinbank vào

mức "B" và xếp hạng phục hồi ở mức "RR4". Trong lô trái phiếu được phát hành, 40% phân phối cho các nhà đầu tư châu Á, 37% cho các nhà đầu tư châu Âu và 23% phân phối cho các nhà đầu tư Mỹ..

– Mục tiêu của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Vietinbank không chỉ để đa dạng hóa kênh huy động vốn, giúp quảng bá thương hiệu, hội nhập với thị trường quốc tế mà còn tạo tiền đề cho các đợt huy động vốn sau này của VietinBank nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

– Việc huy động vốn này của Vietinbank chưa hẳn là thành công vì mức lãi suất coupon của trái phiếu VietinBank. 8% / năm, so ra, vẫn là quá cao so với mức lãi suất huy động ngoại tệ ngắn hạn đang được ấn định tại thị trường tín dụng nội địa chỉ 2%/năm

Phát hành trái phiếu quốc tế Doanh nghiệpMột số doanh nghiệp khác:

– Năm 2007: Vinashin phát hành 187 triệu USD trái phiếu, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 9%/năm và được Chính phủ bảo lãnh.

– Năm 2009, Công ty Cổ phần Vincom phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 6%/năm, do Credit Suisse bảo lãnh.

– Năm 2013: Vingroup phát hành thành công 200 triệu USD trái phiếu quốc tế thời hạn 4,5 năm, không có tài sản đảm bảo, lãi suất 11,625% được hai tổ chức Fitch và S&P xếp hạng B+/Ổn định và B/Ổn định. Phân loại theo địa lý, tỷ trọng các nhà đầu tư mua TP này như sau: 60% nhà đầu tư đến từ Châu Á, 25% đến từ Mỹ và 15% đến từ Châu Âu.

– Ngoài ra còn có Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế (2010) , tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) dự kiến phát hành 1 tỷ USD (2009), tuy nhiên hai tập đoàn này vẫn chưa thực hiện được.

Tác động của phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp

Tác động tích cực• Giúp doanh nghiệp chủ động trong sử dụng vốn vay• Giúp doanh nghiệp tạo lập hình ảnh, quảng báo thương hiệu

và nâng cao uy tín của mình trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện thu hút thêm đầu tư nước ngoài.

• Cải thiện hệ số tín nhiệm: khi việc thanh toán gốc và lãi được thực hiện theo đúng cam kết, việc sử dụng vốn đạt hiệu quả thì việc phát hành TP quốc tế giúp chủ thể phát hành nâng bậc hệ số tín nhiệm, điều này giúp chủ thể phát hành có được sự tin tưởng của thị trường, từ đó có thể đạt được mức lãi suất huy động thấp hơn những lần phát hành trước. Khi đó chi phí sử dụng vốn là thấp hơn so với sử dụng vốn trong nước.

Tác động của phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp

Tác động tiêu cực• DN chịu tác động từ sự thay đổi của tỷ giá, qua đó ảnh hưởng trực

tiếp tới sự tồn vong của DN, qua đó tác động tới tăng trưởng của nền kinh tế

• DN phải thực hiện đúng theo các thông lệ quốc tế của thị trường sẽ phát hành: các yêu cầu về báo cáo tài chính, công khai thông tin,…Mức độ phức tạp và tỷ mỷ sẽ là khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp ít kinh nghiệm, do đó dễ bị vướng vào các vụ kiện tụng, chi phí thuê phát hành cũng cao => một gánh nặng vô hình cho nền kinh tế

• DN không được quyền gia hạn thời điểm thanh toán khoản vay, do đó đòi hỏi DN phải lên kế hoạch chi tiết cho việc thanh toán lãi và gốc khi đến hạn, điều này đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay

Câu hỏi thảo luận

• Điểm khác biệt cơ bản giữa TP nước ngoài và TP Eurobond:– TP nước ngoài: Do người không cư trú phát hành

tại 1 nước, được định giá bằng chính đồng nội tệ của nước đó

– TP Eurobond: do người không cư trú phát hành tại 1 nước, được định giá bằng đồng tiền không phải nội tệ của quốc gia đó.

Câu hỏi thảo luận

• Ưu thế của trái phiếu nước ngoài so với trái phiếu Eurobond:– Phát hành trái phiếu quốc tế ít khắt khe hơn, các

luật lệ khi phát hành ở thị trường thứ cấp chỉ ở mức tối thiểu

– Phát hành trái phiếu quốc tế không bắt buộc người phát hành phải được xếp hạng tín nhiệm

– Thị trường trái phiếu quốc tế giá cả cạnh tranh hơn, không bị quản lý bởi cơ quan nào và không cần nộp thuế thu nhập