111
SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120 Bệnh viện quận 11 là bệnh viện đa khoa loại một trực thuộc Bộ Công An nằm trên địa bàng Thành Phố mỹ tho tỉnh tiền giang .Đây là bệnh viện tuyến trên của Công An thành phố và Công An các tỉnh, ưu tiên điều trị cho các cán bộ, chiến sĩ khu vực phía Nam. Hiện nay trung bình mỗi ngày Bệnh Viện tiếp nhận khoảng 600-700 lượt người đến và khám chữa bệnh. Số bệnh nhân điều trị nội trú tăng cao, Bệnh Viện đã tổ chức tốt công tác thường trực, phục vụ khám chữa bệnh cho các cán bộ chiến sĩ và nhân dân. Tổ chức thường trực cấp cứu 24/24. Trong bệnh viện chỉ có duy nhất một khoa dược chính vì thế khoa Dược là một trong những khoa quan trọng, phục vụ cho công tác điều trị của tất cả các khoa phòng trong bệnh viện. Một phần lớn kinh phí hoạt động của bệnh viện được sử dụng tại đây. Khoa Dược phải đảm bảo đầy đủ thuốc, dung dịch thuốc, thuốc pha tiêm, hóa chất, dụng cụ y tế thường dùng và các vật tư tiêu hao của các khoa khác trong bệnh viện. Đến hoạt động đấu thầu thuốc, trang thiết bị, đến mua thuốc, phân phối, quản lý thuốc của khoa dược luôn có nguy cơ xảy ra thất thoát, tiêu cực, lãng phí sách nhiễu… Nhận thức được vai trò quan trọng của khoa Dược, bệnh viện đã --- 1 ---

SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN

K120Bệnh viện quận 11 là bệnh viện đa khoa loại một trực thuộc Bộ Công An nằm trên địa

bàng Thành Phố mỹ tho tỉnh tiền giang .Đây là bệnh viện tuyến trên của Công An thành

phố và Công An các tỉnh, ưu tiên điều trị cho các cán bộ, chiến sĩ khu vực phía Nam.

Hiện nay trung bình mỗi ngày Bệnh Viện tiếp nhận khoảng 600-700 lượt người đến và

khám chữa bệnh. Số bệnh nhân điều trị nội trú tăng cao, Bệnh Viện đã tổ chức tốt công

tác thường trực, phục vụ khám chữa bệnh cho các cán bộ chiến sĩ và nhân dân. Tổ chức

thường trực cấp cứu 24/24.

Trong bệnh viện chỉ có duy nhất một khoa dược chính vì thế khoa Dược là một trong

những khoa quan trọng, phục vụ cho công tác điều trị của tất cả các khoa phòng trong

bệnh viện. Một phần lớn kinh phí hoạt động của bệnh viện được sử dụng tại đây. Khoa

Dược phải đảm bảo đầy đủ thuốc, dung dịch thuốc, thuốc pha tiêm, hóa chất, dụng cụ y tế

thường dùng và các vật tư tiêu hao của các khoa khác trong bệnh viện. Đến hoạt động

đấu thầu thuốc, trang thiết bị, đến mua thuốc, phân phối, quản lý thuốc của khoa dược

luôn có nguy cơ xảy ra thất thoát, tiêu cực, lãng phí sách nhiễu… Nhận thức được vai trò

quan trọng của khoa Dược, bệnh viện đã chủ động vi tính hóa hoạt động của khoa, sử

dung phần mêm quản tri được Bệnh Viện đặt hàng riêng. Do đó hoạt động tại đây trở nên

rõ ràng, khoa học, minh bạch và hợp lý hơn.

Rõ ràng, uy tín của Bệnh Viện ngày càng cao, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho

cán bộ chiến sĩ nói riêng và phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho dân. Nói chung

ngày càng được nâng cao về chất lượng, uy tín và vị thế của Bệnh Viện k120 trong ngành

Y Dược.

--- 1 ---

Page 2: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

I . MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN K120

--- 2 ---

TRƯỞNG KHOADS.NGUYỂN NGỌC MAI

PHÓ TRƯỞNG KHOADS.TRẦN THỊ BÍCH LIÊN

THỐNG KÊ

KHO CHÍNH

KHO LẺ

NỘI TRÚ

KHO LẺ

NGOẠI TRÚ

KHO ĐÔNG

Y

DƯỢC CHÍNHTỔ KHOCUNG

ỨNG

THEO DÕI ADR

CÁC KHOA

PHÒNG TRONG BỆNH VIỆN

THỐNG KÊ KẾ TOÁN

TÍNH TIỀN BHYT VIỆN PHÍ

Page 3: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

II . CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC

1. Chức năng:

- Khoa dược thuộc Bệnh Viện K120 có trách nhiệm giúp giám đốc bệnh viện quản

lý và đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao phục vụ công tác khám bệnh,

điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh theo quy định của Nhà Nước

và của Bộ Công An.

2. Nhiêm vụ:

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng các loại thuốc,

hóa chất vật tư y tế tiêu hao trong bệnh viện báo cáo Giám Đốc quyết định và tổ

chức thực hiện kế hoạch được duyệt.

- Tổ chức nghiên cứu pha chế thuốc theo đơn, bào chế sản xuất thuốc theo quy định

của nhà nước và của Bộ Công An đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của bệnh viện và

chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sĩ công an và tham gia thị trường.

- Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn,

kinh phí sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao theo quy định.

- Tổ chức kiểm tra việc bảo quản xuất, nhập thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao đảm

bảo chất lượng theo đúng quy chế công tác dược và quy định của nhà nước.Thông

tin kịp thời các loại thuốc, hóa chất mới, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng an toàn

hợp lý thuốc, hóa chất trong bệnh viện.

- Đảm bảo chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác dược trong

bệnh viện.

- Tổ chức công tác hành chính khoa, lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định,

thực hiện các chế độ, quy chế cộng tác chuyên môn do Bộ Y Tế quyết định.

- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, hướng dẫn cán bộ, sinh viên đến thực tập

tại khoa.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác của khoa và có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao

trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên của khoa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

được giao.

- Quản lý chiến sĩ và tài sản của khoa theoquy định của Bộ Trưởng.

- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám Đốc bệnh viện giao.

--- 3 ---

Page 4: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

III. TÌNH HÌNH THỰC TẬP TẠI CÁC KHÂU CÔNG TÁC TRONG

KHOA.

1. Tổ thống kê, kế toán.

1.1. Phòng làm việc:

- Có phòng làm việc cho cả tổ, được bố trí các máy tính có nối mạng cho các thành

viên.

- Gồm có một máy chủ cài phần mêm quản lý dược cho tổ trưởng quản lý và sử

dụng, các thành viên khác được quyền khai thác mọi mặt của các nội dung trong

phần mềm được quy định theo mật mã riêng và chịu trách nhiệm trong nội dung

phần mình làm việc.

- Không được sử dụng máy để đọc các phần mềm đưa từ ngoài vào để tránh nhiễm

virus làm hỏng phần mềm và mạng.

1.2. Chức trách nhiệm vụ:

- Tổ thống kê có nhiệm vụ cập nhật thông số hằng ngày của các khoa đưa sang, có sổ

ký nhận phiếu xuất thuốc. Có các cô trong tổ phân loại theo đơn điều trị nội trú và

ngoại trú.

- Tổ thống kê sẽ quản lý theo mã số riêng của từng khoa.

- Cuối tháng tổ thống kê kiểm kê và làm báo cáo tổng hợp.

- Kiểm kê báo cáo tổng hợp thuốc khoa Dược gồm:

+ Thuốc xuất ngoại trú

+ Thuốc xuất nội trú

+ Xuất phim X quang

+ Mua máu

+ Dung cụ

+ Oxy

+ Khám sức khỏe

+ Bình quân đơn

+ Bình quân giường trong ngày

+ Số đơn Đông Y

+ Thuốc xuất nội trú

+ Xuất phim X quang

--- 4 ---

Page 5: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

+ Mua máu

+ Dung cụ

+ Oxy

+ Khám sức khỏe

+ Bình quân đơn

+ Bình quân giường trong ngày

+ Số đơn Đông Y

+ Số đơn Tây Y

+ Thận nhân tạo

+ Bảo hiểm

+ Cán bộ chiến sĩ

+ Sử dụng thuốc không chạy thận

+ Tổng kinh phí

+ Nhập trong kỳ

+ Xuất trong kỳ

+ Tồn cuối

+ Tổng cộng

- Tổ trưởng bố trí nơi ngồi làm việc và chịu trách nhiệm từng mảng công việc cho các

thành viên.

- Hằng ngày lúc giao ban tổ tiếp nhận các phiếu lĩnh thuốc, các toa lĩnh thuốc của các

khoa phòng từ kho nọi trú và kho ngoại trú, các hóa đơn tài chính do thủ kho chính

bàn giao có sổ sách giao nhận tránh sự thất lạc toa, phiếu ảnh hưởng đến kiểm kê, đối

chiếu.

- Hằng ngày vào máy các số liệu từ phiếu, toa, hóa đơn kịp thời.

- Cuối tháng cùng với các thủ kho, tiếp liệu trực tiếp kiểm kê, đối chiếu nhập, xuất,

tồn của từng kho và của hệ thống kho dược.

- Từ ngày 1 đến ngày 5 hằng tháng phải trình bảng thống kê tổng hợp xuất, nhập, tồn

của từng kho và của cả hệ thống kho dược.

- Theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm làm bảng báo cáo theo mẫu H17 quy định gửi

Cục Y Tế Bộ Công An Hà Nội.

- Ngoài ra tùy theo yêu cầu đột xuất có thể có những báo cáo chuyên đề khác.

--- 5 ---

Page 6: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

2. Tổ kho

Thuốc từ kho chính sẽ cung cấp cho các kho cấp phát lẻ nội trú và ngoại trú. Kho nội

trú cấp phát thuốc cho nội viện và kho ngoại trú cấp phát thuốc cho ngoại viện.

Nhân sự bao gồm:

- Thủ kho trữ dược ( kho chính) và phụ kho.

- Thủ cấp phát lẻ nội trú và phụ kho.

- Thủ kho cấp phát lẻ ngoại trú và phụ kho.

Nơi làm việc:

- Các kho được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn theo từng chủng loại, đảm

bảo cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ phương tiện bảo quản và

an toàn, chống mất trộm, hỏa hoạn.

Trách nhiệm:

- Các thủ kho phải sắp xếp trong kho đảm bảo chống: nhầm lẫn, quá hạn, mối mọt,

chuột, gián, trộm cắp, thảm họa (cháy, nổ, ngập)

Chức trách nhiệm vụ của tổ kho:

- Các thủ kho cấp phát lẻ hằng tháng phải căn cứ số lượng thuốc của các khoa

phòng và số lượng tồn trữ trong kho để lập dự trù mua thuốc cho tháng tới nộp cho

thủ kho chính tổng hợp bản dự trù chung theo mẫu quy định để trưởng khoa ký,

trình lãnh đạo bệnh viện duyệt mua. Khi có nhu cầu tăng đột xuất phải làm dự trù

bổ sung. Tên thuốc trong dự trù phải ghi đúng tên trong bảng thuốc trúng thầu có

đầy đủ nồng độ, hàm lượng, số lượng, giá, đơn vị, công ty trúng thầu.

- Phải kiểm nhập tất cả các mặt hàng được phép nhập vào kho theo đúng quy định

về hóa đơn tài chính, đơn giá, lô, hạn dùng, nơi sản xuất, số lượng theo đúng quy

cách trúng thầu.

- Bảo quản đúng theo quy định, quy chế dược chính.

- Cấp phát cho các khoa, phòng theo phiếu lĩnh thuốc, toa thuốc theo đúng quy định

của bệnh viện.

- Cuối ngày phân loại các phiếu, toa theo thứ tự các khoa, các bác sĩ phòng khám,

các đối tượng CAND, BHYT, viện phí. Bàn giao cho bộ phận thống kê.

- Cuối tháng cùng tổ thống kê tiến hành kiểm kê thực tế các mặt hàng tồn kho và có

trách nhiệm đối chiếu với thống kê khi có số liệu chưa trùng khớp.

--- 6 ---

Page 7: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

- Hoàn toàn chịu trách nhiệm về số lượng và bảo quản các loại thuốc trong kho của

mình phụ trách.

- Tất cả các khâu làm việc phải mở sổ sách theo dõi, cập nhật theo đúng quy định

của bệnh viện.

- Không được tiếp khách trình dược và ăn uống nấu nướng trong kho.

2.1.Kho chính

- Kho chính được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn theo từng chủng loại,

đảm bảo cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ phương tiện bảo

quản và an toàn chống mất trộm, hỏa hoạn.

- Cách sắp xếp trong kho tuân theo nguyên tắc 3 dễ:

+ Dễ thấy

+ Dễ lấy

+ Dễ kiểm tra

- Có kệ xếp hàng.

- Có tủ lạnh để bảo quản một số thuốc theo yêu cầu.

- Có tủ riêng để bảo quản thuốc hướng thần và gây nghiện.

- Nhập thuốc theo dự trù của Khoa Dược.

- Cấp phát cho kho lẻ nội trú và kho lẻ ngoại trú.

2.2.Kho lẻ nội trú:

- Có tủ lạnh để bảo quản một số thuốc theo yêu cầu.

- Có kệ sắp xếp thuốc theo nhóm điều trị.

- Có tủ riêng để bảo quản thuốc hướng thần và gây nghiện.

- Nhận thuốc từ kho chính.

- Sau đó cấp phát cho các khoa phòng theo đơn điều trị nội trú (thuốc gây nghiện:

ghi lĩnh trên sổ gây nghiện, số lượng ghi bằng chữ, chữ đầu phải viết hoa. Thuốc

hướng thần: ghi lĩnh trên sổ hướng thần, số lượng ghi bằng số rõ ràng, không tẩy

xóa).

- Cuối ngày, cán bộ trực thuộc kho phân loại đơn thuốc đã cấp phát theo các khoa

phòng để bàn giao cho tổ thống kê.

--- 7 ---

Page 8: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

2.3.Kho lẻ ngoại trú:

- Nhận thuốc từ kho chính.

- Cấp phát cho bệnh nhân theo đơn điều trị ngoại trú.

- Có kệ sắp xếp theo nhóm điều trị.

- Có tủ riêng để bảo quản thuốc hướng thần và gây nghiện.

- Cuối ngày, phân loại theo đơn để bàn giao cho tổ thống kê.

IV. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC

1. Hoạt động của kho chính:

- Tham gia hop định kỳ hằng ngày để cập nhật thông tin, yêu cầu phục vụ của các

phòng ban khác trong khoa Dược.

- Chịu trách nhiệm kiễm tra thuốc đầu vào, nhận thuốc từ các công ty dược phẩm

đã mua theo dự trù.

- Quản lý và bảo quản toàn bộ thuốc trước khi phân phát đến các kho lẻ nội trú và

ngoại trú.

- Quản lý các vật dụng tiêu hao của hoạt động y tế bệnh viện.

- Chịu trách nhiệm đặt hàng khi kho chuẩn bị hết cơ số thuốc phục vụ cho bệnh viện

hoặc theo yêu cầu của các kho lẻ để phục vụ cho nhu cầu hoạt động.

- Sắp xếp bảo quản thuốc đúng yêu cầu kỹ thuật, tránh mất mát, hao hụt, nhầm lẫn.

- Định kỳ báo cáo sổ sách và thực tế kho cho phong kế toán thống kê quản lý, lên kế

hoạch hoạt động.

2. Hoạt động của kho lẻ nội trú:

- Tham gia họp định kỳ khoa dược hằng ngày.

- Nhận thuốc và bổ sung thuốc từ kho dược chính.

- Phát thuốc cho các khoa điều trị trong bệnh viện khi có phiếu yêu cầu lĩnh thuốc.

- Cuối ngày làm công việc thống kê số lượng xuất theo từng nhóm khoa phòng điều

trị.

- Giao các phiếu lĩnh thuốc của kho đã nhận trong ngày cho phòng thống kê để nhập

sổ sách theo dõi.

- Định kỳ hằng tháng kiểm kê lại số thuốc trong kho, đối chiếu với sổ sách xuất

nhập từ kho chính.

- Bố trí nhân sự tham gia trực cấp phát thuốc vào ban đêm cho các khoa phòng.

- Lập hồ sơ theo dõi riêng để thống kê, quản lý thuốc để đối chiếu khi cần thiết.

--- 8 ---

Page 9: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

- Tham gia cùng với phòng thống kê và kho chính, kho ngoại trú lập dự trù cung

ứng thuốc hằng tháng và dự trù bổ sung khi thấy cần thiết.

3. Hoạt động của kho cấp phát ngoại trú:

- Tham gia họp định kỳ khoa dược hằng ngày.

- Nhận thuốc bổ sung từ kho dược chính.

- Phát thuốc cho các nhóm đối tượng khám chữa bệnh tại bệnh viện (nhóm Cán bộ

chiến sĩ, BHYT,…) khi có phiếu lĩnh thuốc.

- Cung cấp thông tin về thuốc cho các nhóm đối tượng khám chữa bệnh tại bệnh

viện khi cần.

- Cuối ngày thông kê số lượng cấp phát thuốc theo nhóm đối tượng (nhóm Cán bộ

chiến sĩ, BHYT,…).

- Giao các phiếu lĩnh thuốc cho phòng thống kê lập hồ sơ theo dõi.

- Định kỳ hằng tháng kiểm kê số lượng thuốc trong kho, đối chiếu với sổ sách nhập.

- Lập hồ sơ theo dõi xuất nhập thuốc, quản lý và đối chiếu khi cần thiết.

4. Hoạt động phòng thống kê:

- Tham gia họp giao ban định kỳ vào buổi sáng hằng ngày.

- Lập hồ sơ và cập nhật các phiếu xuất nhập thuốc của kho chính, kho nội trú và kho

ngoại trú hằng ngày.

- Tham gia quản lý hóa đơn, chứng từ xuất - nhập thuốc.

- Cập nhật hóa số liệu vào máy vi tính để theo dõi quản lý hoạt động của khoa.

- Lập kế hoạch dự trù thuốc hằng tháng, tổ chức đấu thầu thuốc phục vụ cho nhu

cầu của bệnh viện.

- Lập kế hoạch, báo cáo hoạt động của khoa Dược cho trưởng khoa Dược và Giám

Đốc Bệnh Viện.

--- 9 ---

Page 10: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

V. MỘT SỐ NHÓM THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN.

1. NHÓM THUỐC KHÁNG SINH.

1.1. NHÓM BETA-LACTAM.

1.1.1. Amoxicillin

1.1.2. Cefaclor

1.1.3. Cefoperazon

1.1.4. Cefuroxim

1.1.5. Cefadroxil

1.2. NHÓM AMINOSID

Tobramycin

1.3. NHÓM MACROLID

1.3.1. Clarithomycin

1.3.2. Ciprofloxacin

1.4. NHÓM CLORAMPHENICOL

Cloramphenicol

--- 10 ---

Page 11: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

1. NHÓM BETA-LACTAM

1.1.1. Amoxicillin

AGUMENTIN

Thành phần:

Amoxicillin

Clavulanate

Chỉ định:

- Viêm amidal, viêm tai giữa, viêm phế quản cấp & mãn, viêm phổi, viêm bàng

quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận.

- Mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương, viêm tủy xương. Áp xe ổ răng. Nhiễm

khuẩn sản phụ khoa, ổ bụng.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với penicillin & cephalosporin. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

Chú ý đề phòng:

Bệnh nhân rối loạn chức năng gan, suy thận.

--- 11 ---

Page 12: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Tương tác thuốc:

Thuốc kháng đông. Thuốc uống ngừa thai.

Tác dụng ngoài ý:

Tiêu chảy, ngoại ban, ngứa.

- Ít gặp: tăng bạch cầu ái toan, buồn nôn, nôn, viêm da, vàng da ứ mật, tăng men gan.

- Hiếm gặp: phản vệ, phù Quincke, giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tán

huyết, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da

tróc vẩy, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm thận kẽ.

--- 12 ---

Page 13: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

1.1.2. Cefaclor

MEDOCLOR

Thành Phần: Cefaclor.

Chỉ Định:Điều trị nhiễm khuẩn gây ra

do vi khuẩn nhạy cảm ở đường hô hấp

trên & dưới, da, tiết niệu, viêm tai giữa

& mô mềm.

Chống chỉ định: Quá mẫn với

cephalosporin.

Thận Trọng: Phản ứng quá mẫn. Suy

chức năng thận, tiền sử bệnh ở đường

tiêu hóa, bội nhiễm.

Phản Ứng Có Hại: Phản ứng quá mẫn, các rối loạn huyết học, gan, thận, hệ TKTW,

ngứa ở đường sinh dục & viêm âm đạo.

Tương Tác Thuốc: Warfarin làm tăng nồng độ prothrombin. Probenecid ức chế sự bài

tiết qua thận của cefaclor.

--- 13 ---

Page 14: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

1.1.3. Cefoperazon

CEFPERSAN

Thành phần:

Cefoperazon sodium

Chỉ Định:

- Nhiễm trùng hô hấp tiết niệu tiêu hóa.

- Viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ, sản phụ khoa, xương khớp.

Chống chỉ định:

- Quá mẫn với cefoperazone hoặc cephalosporins.

Tương tác thuốc:

Quá mẫn da, vàng da, tăng men gan, suy thận cấp, viêm đại tràng nặng, viêm phổi kẽ

& sốc.

Chú ý đề phòng:

Tiền sử bản thân hoặc gia đình có dị ứng. Suy thận & gan nặng. Người già suy kiệt,

ăn uống kém.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

--- 14 ---

Page 15: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

1.1.4. Cefuroxim

ZINNAT-250MG

Chỉ định:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (ví dụ:

nhiễm khuẩn tai – mũi- họng như viêm tai

giữa, viêm xoang, viêm amidan và viêm

họng hầu)

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (ví dụ

viêm phổi, viêm phế quản cấp và những đợt bùng phát cấp của viêm phế quản mạn).

Nhiễm khuẩn niệu sinh dục (ví dụ viêm thận - bể thận, viêm bàng quang và viêm niệu

đạo). Bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử cung.

Nhiễm khuẩn da và mô dưới da (như nhọt, bệnh mủ da và chốc lở).

Sử dụng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi để điều trị bệnh Lyme ở giai đoạn đầu và dự

phòng tiếp nối Lyme ở giai đoạn muộn.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm cephalosporin

Tương tác thuốc:

Những thuốc làm giảm độ acid của dịch vụ có thể làm giảm sinh khả dụng của

ZINNAT so với sinh khả sụng khi đói và có chiều hướng làm mất tác dụng hấp thu

tăng cường sau bữa ăn.

--- 15 ---

Page 16: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Vì kết quả âm tính giả có thể xảy ra khi dùng test ferricyanide, nên phương pháp

glucose oxidase hexokinase được đề nghị sử dụng để xác định nồng độ glucose

huyết/huyết tương ở những bệnh nhân đang dùng Cefuroxime axetil. Kháng sinh này

không ảnh hưởng đến xét nghiệm xác định creatinine bằng phương pháp alkaline

picrate.

Tác dụng ngoài ý:

Những phản ứng phụ do Cefuroxime axetil nói chung nhẹ và thoáng qua.

Mức độ thường xuyên của những biểu hiện được cho là tác dụng phụ dưới đây là dự

đoán, do phần lớn số liệu phù hợp không có sẵn (như những nghiên cứu đối chứng

placebo) để tính tỷ lệ tác dụng phụ. Hơn nữa, tỷ lệ tác dụng phụ liên quan đến

Cefuroxime axetil có thể khác nhau tuỳ thuộc chỉ định.

Đã sử dụng số liệu từ các nghiên cứu lâm sàng lớn để xác định tần xuất tác dụng phụ

từ rất phổ biến đến hiếm.

1.1.5. Cefadroxil

BIODROXIL

Thành phần : Cefadroxil: 500mg

Chỉ định:

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng tai mũi họng (viêm tai giữa cấp tính

và mãn tính, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan).

- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm phế quản

phổi, viêm phổi do vi trùng).

- Nhiễm trùng niệu - sinh dục (nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng và không

biến chứng như viêm bàng quang, viêm thận, viêm vòi tử cung).

--- 16 ---

Page 17: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

- Nhiễm trùng da và mô mềm (áp xe, chốc lở, bệnh mũ da, viêm quầng, viêm hạch

bạch huyết, nhiễm trùng vết thương).

- Nhiễm trùng xương và khớp

Biodroxil không thích hợp trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng toàn thân nặng

vì trong các trường hợp này các cephalosporin bền với beta lactamase khác có thể hữu

hiệu hơn.

Chống chỉ định:

Có tiền căn hoặc nghi ngờ tăng nhạy cảm với các kháng sinh nhóm sephalosporin.

Cần đặc biệt chú ý ở bệnh nhân tăng nhạy cảm với penicllin vì có nhiều khả năng xảy

ra phản ứng chéo (tỷ lệ 5 - 10%),

Thận trọng khi sử dụng Biodroxil ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng hay suyễn.

Tác dụng ngoài ý:

Như các cephalosporin khác, Biodroxil dung nạp tốt. Những tác dụng phụ không

mong muốn có ở khoảng 6% bệnh nhân. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là rối loạn

tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng…). Kế đến là các triệu chứng về da

(ngứa, phát ban dị ứng, mề đay, sốt do thuốc, đau khớp). Rất hiếm khi gặp các triệu

chứng khác như viêm lưới, chóng mặt, lo âu, mất ngủ… hoặc một phản ứng dị ứng

tức thì (sốc phản vệ). Bệnh cảnh lâm sàng do tăng trưởng các vi sinh vật cơ hội như

nấm âm đạo, tưa miệng, đẹn miệng có thể gặp ở vài trường hợp lẻ tẻ.

Hội chứng Stevens - Johnson và hồng ban đa dạng có thể gặp và trường hợp đơn lẻ.

Những thay đổi về huyết học rất hiếm như giảm tiểu cầu, bạch cầu và đa nhân đã

được báo cáo do điều trị kéo dài và trở lại bình thường sau khi ngưng điều trị. Tăng

nhẹ các men trong huyết thanh (ALT, AST) đã được báo cáo vài trường hợp đơn lẻ.

--- 17 ---

Page 18: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

1.2. NHÓM AMINOSID

Tobramycin

NEW TOBI

Thành phần: Tobramycin sulfate

Chỉ định:

- Nhiễm khuận nặng do chủng vi khuẩn gr(-) nhạy cảm.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng & tái phát.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Chống chỉ định:

- Quá mẫn với aminoglycoside. Phụ nữ có thi và cho con bú, nhược cơ nặng.

Tương tác thuốc:

- Các thuốc gây độc thận hay độc thần kinh khác.

Tác dụng phụ:

- Tổn thương thính giác, độc do thận, nghẽn thần kinh cơ.

Chú ý đề phòng:

Bệnh nhân suy thận. Rối loạn thần kinh cơ. Nguy cơ độc cho tai & thận khi dùng kéo

dài.

--- 18 ---

Page 19: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

1.3. NHÓM MACROLID

1.3.1. Clarithomycin

OPECLARI

Thành phần: Clarithromycin:

500mg

Chỉ định:

cấp, da, mô mềm.

- Viêm phổi do Mycoplasma

pneumoniae & Legionella, bạch

hầu, giai đoạn đầu của

ho gà, nhiễm khuẩn

cơ hội do

Mycobacterium.

- Phối hợp để tiệt trừ Helicobacter pylori trong loét dạ dày tá tràng.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Chú ý đề phòng:

Thận trọng với bệnh nhân Suy thận, gan. Phụ nữ có thai & cho con bú không dùng.

Tương tác thuốc:

Không dùng với carbamazepin, phenytoin, theophylin, terfenadin.

Tác dụng ngoài ý:

Rối loạn tiêu hoá, có thể bị viêm đại tràng màng giả. Ngứa, mày đay, ban da, hội

chứng Stevens-Johnson, có thể sốc phản vệ.

--- 19 ---

Page 20: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

1.3.2. Ciprofloxacin

Ciprofloxacin 0.3 %

Thành phần: Ciprofloxacin

Chỉ định:

- Mắt: viêm kết mạc, viêm giác mạc,

viêm kết giác mạc, loét giác mạc,

viêm mí mắt, viêm tuyến

Meibomius cấp, viêm túi lệ do vi

khuẩn nhạy cảm với

Ciprofloxacin. Phòng ngừa

trước khi mổ mắt, điều trị

nhiễm khuẫn sau phẫu thuật mắt.

- Tai: viêm tai ngoài, viêm tai giữa

cấp, viêm tai giữa có nủ mãn tính

và phòng ngừa trong phẫu thuật tai như phẫu thuật xương chũm.

Chống chỉ định:

- Quá mẫn vơi quinolone.

Chú ý đề phòng:

- phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em <1.

--- 20 ---

Page 21: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

1.4. NHÓM CLORAMPHENICOL

1.4.1. Cloramphenicol

Chloramphenicol

0,4%

Thành phần: Chloramphenicol

Chỉ định: Viêm giác mạc, viêm

kết mạc, viêm mí mắt, viêm

tuyến lệ.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với

thuốc. Tủy xương bị ức chế. Phụ nữ

có thai, trẻ < 5 tháng. Giảm

bạch cầu, tiểu cầu.

Tương tác thuốc: Tránh dùng phối hợp với 1 dạng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh hay

sulfamid.

Tác dụng phụ: Gây suy tủy.

--- 21 ---

Page 22: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

2.THUỐC CHỮA BỆNH TIM MẠCH

2.1. Atenolol

2.2. Glyceryl

2.3. Nytroglycerin

2.4. Amiodaron

2.5. Amlodipin

2.6. Captopril

2.7. Enalatril maleate

2.8. Imidapril

2.9. Lisinopril

--- 22 ---

Page 23: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

2.1. Atenolol

Atenolol 50 stada

Chỉ định:

Tăng huyết áp, đau thắt ngực, loạn nhịp

tim, nhồi máu cơ tim cấp.

Chống chỉ định: Block tim độ II & III,

chậm nhịp xoang nặng, sốc tim, quá

mẫn.

Tương tác thuốc:

Verapamil, diltiazem, reserpine: có thể

gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim.

Tác dụng phụ: Chậm nhịp tim, ớn lạnh,

hạ huyết áp tư thế, đau nhức chi. Hoa

mắt, chóng mặt, mệt mỏi, trầm cảm, rối

loạn tiêu hóa, co thắt phế quản

Chú ý đề phòng:

- Bệnh nhân suy thận, suy tim, co thắt phế quản, bệnh nhân đái tháo đường & bị tụt

đường huyết.

- - Phụ nữ có thai & cho con bú tránh dùng.

Liều lượng:

- Tăng huyết áp khởi đầu liều đơn 50 mg/ngày, có thể tăng lên 100 mg/ngày.

- - Ðau thắt ngực khởi đầu 50 mg/ngày, có thể tăng lên 100 mg/ngày.

- - Loạn nhịp tim: uống dự phòng 50 - 100 mg/ngày.

Bảo quản:

Thuốc độc bảng B

2.2. Glyceryl

--- 23 ---

Page 24: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

NITROSAN 2.5MG

Thành phần:

Mỗi viên nang phóng thích chậm

chứa:Diluted Nitroglycerin 25 mg

tương đương với Nitroglycerin

2,5 mg.

Tá dược: Lactose, Maize starch,

Microcrystalline cellulose,

Povidone, Magnesium stearate,

Talc, Hydroxypropyl

Methylcellulose.

Chỉ định:

Dự phòng và điều trị lâu dài bệnh

đau thắt ngực. Điều trị hỗ trợ suy

tim mãn tính (phối hợp với các glycoside tim, thuốc lợi tiểu, chất ức chế men chuyển, các

chất giãn động mạch).

Chống chỉ định:

Quá mẫn với các hợp chất nitro, hạ huyết áp nặng, suy tuần hoàn cấp tính, tăng áp lực nội

sọ hoặc nội nhãn. Chống chỉ định dùng đồng thời với sidenafil do sidenafil làm tăng tác

động hạ huyết áp của thuốc

Thận trọng:

Thuốc này không thích hợp trong điều trị đau tim cấp tính (như cơn đau thắt ngực cấp

tính, nhồi máu cơ tim cấp).

Trong suốt thời gian dùng liều cao, không nên ngưng thuốc đột ngột.

Cần phải theo dõi tình trạng y học cẩn thận trong các trường hợp sau: Bệnh lý cơ tim phì

đại tắc nghẽn; Viêm màng ngoài tim co thắt; Chèn ép màng ngoài tim; Hẹp động mạch

chủ và/ hoặc van tim 2 lá; Khuynh hướng rối loạn tuần hoàn do hạ huyết áp.

--- 24 ---

Page 25: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: làm giảm khả năng tham gia giao

thông trên đường, vận hành máy móc hoặc giảm an toàn khi làm việc. Do đó trước khi lái

xe hoặc vận hành máy móc hay các dụng cụ điện nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Vì lý do an toàn, chỉ nên dùng nitroglycerin

trong thai kỳ và khi cho con bú khi có y lệnh của bác sĩ điều trị.

Tác dụng phụ:

Hệ tim mạch: Tình trạng trụy mạch, thỉnh thoảng với loạn nhịp chậm và ngất hiếm khi

xảy ra.

Hệ thần kinh: Nhức đầu (do giãn mạch) có thể xảy ra thường xuyên khi bắt đầu điều trị.

Hiện tượng này thông thường sẽ giảm sau vài ngày khi điều trị tiếp tục.

Da: Đỏ da thoáng qua (chứng đỏ bừng) và phản ứng dị ứng trên da có thể xảy ra nhưng

hiếm. Có thể xảy ra bệnh viêm da (viêm da tróc vảy) ở vài trường hợp cá biệt.

Các tác dụng phụ khác: Mặc dù liều dùng ổn định và nồng độ nitrate không đổi nhưng có

hiện tượng giảm hiệu quả điều trị. Sau khi ngưng điều trị, sự dung nạp thuốc sẽ giảm

trong vòng 24 giờ. Không thấy có sự dung nạp thuốc trong trường hợp dùng thuốc ngắt

quãng.

Liều dùng và cách dùng:

Thuốc này chỉ nên dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc.

--- 25 ---

Page 26: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

2.3. Nytroglycerin

NICEROL

THÀNH PHẦN:

Nitroglycerin pellets tương ứng

với2,5mg Nitroglycerin.

DẠNG BÀO CHẾ: Viên nang.

CHỈ ĐỊNH:

-Phòng cơn đau thắt ngực.

-Điều trị suy tim sung huyết

(phối hợp với các thuốc khác).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

-Huyết áp thấp, truỵ tim mạch.Thiếu máu nặng.

-Tăng áp lực nội sọ do chấn thương đầu hoặc xuất huyết não.

-Nhồi máu cơ tim thất phải.

-Hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn.

-Viêm màng ngoài tim co thắt.

-Dị ứng với các nitrat hữu cơ.-Glôcôm góc đóng.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

-Nitroglycerin ít có hiệu lực khi uống do bị thuỷ phân ở dạ dày và bị thoái giáng

mạnh khi qua gan. Ở dạng thuốc uống giải phóng kéo dài lượng thuốc nhiều hơn

để bảo hoà chuyển hoá ở gan, bảo đảm nồng độ có hiệu lực trong huyết tương.

Thuốc có tác dụng sau 20 - 45 phút, kéo dài 7 giờ.

--- 26 ---

Page 27: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

2.4.Amiodaron

CORDARONE 200mg

Thành phần:

- Amiodazone clohydrate: 200mg

Chỉ định:- Chậm nhịp xoang, block tim, suy

tuần hoàn, hạ Huyết áp nghiêm trọng, rối loạn

tuyến giáp, có thai, cho con bú, dùng với thuốc

gây xoắn đỉnh.

Chống chỉ định:

- Chậm nhịp xoang, block tim, suy tuần hoàn, hạ Huyết áp nghiêm trọng, rối loạn tuyến

giáp, có thai, cho con bú, dùng với thuốc gây xoắn đỉnh

Chú ý đề phòng:

- QT kéo dài, có sóng U: là dấu hiệu ngấm thuốc, không phải ngộ độc.

Lúc có thai:- Nói chung không nên dùng amiodaron trong thời gian mang thai vì đã có

những báo cáo về thiểu năng giáp hoặc cường giáp ở trẻ do bà mẹ uống amiodaron trong

khi có thai. Tuy nhiên, nếu việc dùng amiodaron được xem là tối cần thiết, bệnh nhân cần

được cảnh báo về nguy cơ đối với thai nhi.

- Đối với bà mẹ cho con bú: Chưa xác định được độ an toàn của amiodaron ở những bà

mẹ cho con bú trong thời gian điều trị.

Tương tác thuốc:

- Amiodaron có thể tương tác với các chất chẹn bêta hoặc một số chất chẹn kênh calci

gây nhịp tim chậm quá mức hoặc chẹn đường dẫn truyền xung điện ở tim.

--- 27 ---

Page 28: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

- Amiodaron làm tăng nồng độ digoxin trong máu khi hai thuốc này được dùng đồng

thời. Người ta khuyến nghị giảm 50% liều digoxin khi bắt đầu liệu pháp amiodaron.

- Nồng độ flecainid trong máu tăng hơn 50% với amiodaron. Nồng độ procainamid và

quinidin tăng 30-50% trong tuần đầu tiên điều trị amiodaron. Hậu quả là làm loạn nhịp

nặng thêm. Một số chuyên gia khuyến nghị giảm liều các thuốc này khi bắt đầu điều trị

amiodaron.

- Amiodaron có thể gây ngộ độc phenytoin. Các triệu chứng ngộ độc phenytoin bao gồm

lắc lư nhãn cầu (tạm thời và có thể hồi phục), mệt mỏi và đi không vững.

- Ritonavir có thể ức chế enzym chuyển hóa amiodaron, nên thận trọng tránh phối hợp

này vì khả năng ngộ độc amiodaron.

- Amiodaron cũng tương tác với các thuốc chống trầm cảm ba vòng và có thể gây loạn

nhịp nghiêm trọng.

- Amiodaron tương tác với warfarin và làm tăng nguy cơ chảy máu. Chảy máu có thể

nặng và thậm chí gây tử vong. Tác dụng này có thể xảy ra sớm sau 4-6 ngày dùng phối

hợp thuốc hoặc muộn sau một vài tuần.

- Amiodaron ức chế chuyển hóa dextromethorphan. Mặc dù chưa rõ ý nghĩa của tương

tác này, nên tránh dùng hai thuốc này cùng nhau nếu có thể.

- Các tương tác thuốc có thể xảy ra trong nhiều tuần sau khi ngừng amiodaron.

- Cholestyramin có thể làm tăng đào thải amiodaron.

Tác dụng ngoài ý:

- Vi lắng đọng giác mạc, xạm da, nhạy cảm ánh sáng, rối loạn chức năng tuyến giáp,

chức năng gan, rối loạn cảm giác- vận động hoặc các bệnh về cơ, viêm phổi mô kẽ, nhịp

tim chậm, rối loạn dẫn truyền.

--- 28 ---

Page 29: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

2.5.Amlodipin

AMLOR

Thành Phần: Amlodipine besylate.

Chỉ Định: Thuốc điều trị hàng đầu bệnh cao HA &

thiếu máu cơ tim do tắc nghẽn (cơn đau thắt ngực

ổn định) &/hay do co thắt động mạch/chít hẹp động

mạch (đau thắt ngực kiểu Prinzmetal) của hệ mạch

vành.

Liều Dùng:

Khởi đầu: 5 mg, 1 lần/ngày, có thể tăng liều tối đa 10 mg, tùy thuộc vào đáp ứng của

bệnh nhân.

Chống Chỉ Định:

Mẫn cảm với dihydropyridine hoặc với các thành phần của thuốc.

Thận Trọng:

Phụ nữ có thai, cho con bú; suy chức năng gan.

Phản Ứng Có Hại:

Nhức đầu, phù, mệt, buồn nôn, đỏ bừng, chóng mặt.

--- 29 ---

Page 30: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

2.6. Captopril

DH-CAPTOHASAN

THÀNH

PHẦN:

Captopril

25mg

CHỈ ĐỊNH:

- Tăng huyết áp.

- Suy tim và sau

nhồi máu cơ tim

(huyết động

học đã ổn

định).

- Bệnh thận

tiểu cầu ở

người bị đái

tháo đường.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

- Quá mẫn với Captopril hay với một trong bất cứ thành phần nào khác của thuốc.

- Tiền sử phù mạch, sau nhồi máu cơ tim (nếu huyết động học không ổn định)

- Hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận trong trường hợp chỉ có một

thận.

- Hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá hay bệnh cơ tim tắc nghẽn nặng.

- Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em .

--- 30 ---

Page 31: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

THẬN TRỌNG:

- Suy giảm chức năng thận, thẩm tách máu, bị mất nước hoặc điều trị bằng thuốc lợi

tiểu mạnh: nguy cơ hạ huyết áp nặng.

- Thuốc lợi tiểu tăng Kali huyết hay các muối Kali (do Captopril có tác dụng giữ

Kali).

- Phẫu thuật hay gây mê bằng thuốc có tác dụng hạ huyết áp có thể dẫn đến cơn hạ

huyết áp kịch phát do Captopril gây giải phóng Renin thứ phát.

- Nguy cơ tăng mạnh phản ứng phản vệ khi sử dụng đồng thời các thuốc ức chế men

chuyển.

TÁC DỤNG PHỤ:

- Nhức đầu, chóng mặt, nổi ban, ho khan.

- Ít gặp cơn hạ huyết áp, rối loạn, viêm miệng, viêm dạ dày.

- Hiếm gặp phù mạch, đau cơ vàng da.

- Captopril có thể gây tổn thương cho thai nhi và trẻ sơ sinh khi sử dụng thuốc trong

3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ như: hạ huyết áp, giảm sản sọ sơ sinh, suy

thận hồi phục hay không hồi phục và tử vong.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

- Không nên sử dụng đồng thời Captopril với các thuốc gây giữ Kali huyết như

Cyclosporin hay thuốc lợi tiểu.

- Với Lithium: Captopril có thể làm tăng nồng độ Lithium huyết dẫn đến nhiễm độc

Lithium.

- Các thuốc giãn phế quản kiểu giao cảm, thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) có

thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Captopril.

- Sử dụng Captopril đồng thời với các thuốc lợi tiểu có thể gây tác dụng hiệp đồng hạ

huyết áp.

--- 31 ---

Page 32: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

2.7 Enalapril maleate

RENITEC

Thành phần:

Enalapril maleate 20mg

Chỉ định:

- Các mức huyết áp vô căn.

- Tăng huyết áp do bệnh lý

thận.

- Tăng huyết áp kèm tiểu

đường.

- Các mức độ suy tim: cải

thiện sự sống, làm chậm tiến triển suy tim, giảm số lần nhồi máu cơ tim.

- Trị & phòng ngừa suy tim sung huyết.

- Phòng ngừa giãn tâm thất sau nhồi máu cơ tim.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với enalapril. Hẹp động mạch chủ & hẹp động mạch thận.

Chú ý đề phòng:

- Dùng liều thấp khi bắt đầu điều trị.

- Bệnh nhân suy thận, tiểu đường, đang dùng lợi tiểu giữ kali.

Tương tác thuốc:

Thuốc lợi tiểu giữ kali. Lithium. Probenecid.

Tác dụng ngoài ý:

Ðau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ho.

--- 32 ---

Page 33: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

2.8. Imidapril

TANATRIL TAB 10mg

CHỈ ĐỊNH

Tăng huyết áp.

Tăng huyết áp do nhu

mô thận.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Những bệnh nhân có

tiền sử nhạy cảm với

TANATRIL.

- Những bệnh nhân có

tiền sử do phù mạch máu khi dùng ức chế men chuyển.

- Những bệnh nhân được điều trị làm giảm LDL bằng sử dụng dextran

cellulose sulfate.

- Những bệnh nhân được thẩm phân với màng acrylonitrile methallyl

sulfonate sodium (AN 69).

TƯƠNG TÁC THUỐC

Có thể làm tăng nồng độ Kali huyết thanh trong lúc sử dụng kali hoặc

lợi tiểu giữ kali.

Ở những bệnh nhân điều trị thuốc lợi niệu, nên cẩn thận bắt đầu sử

dụng TANATRIL liều thấp.

Nhiễm độc Lithium. Nồng độ lithium huyết thanh phải thường xuyên

được theo dõi khi dùng cùng lúc với TANATRIL.

--- 33 ---

Page 34: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Máu : Giảm hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit và tiểu cầu hoặc tăng

bạch cầu ái toan có thể xảy ra không thường xuyên.

Thận : Thỉnh thoảng có thể có albumin niệu, tăng BUN và creatinin.

Tâm thần kinh : Khi dùng thỉnh thoảng có thể xuất hiện đau đầu, hoa

mắt, chóng mặt khi đứng.

Tim mạch : Thỉnh thoảng xuất hiện đánh trống ngực.

Dạ dày-ruột : Đôi khi buồn nôn, nôn, khó chịu ở dạ dày và đau bụng.

Gan : Có thể tăng GOT, GPT, Al-P, LDH, bilirubin toàn phần một cách

không thường xuyên.

Quá mẫn

Những phản ứng phụ khác : Ho, khó chịu ở cổ họng, bốc hỏa ở mặt và

tăng kali huyết thanh có thể xảy ra một cách không thường xuyên.

2.9 Lisinopril

--- 34 ---

Page 35: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

ZESTRIL 10MG

Thành phần: Lisinopril

Chỉ định:

- Tăng HA, tăng HA do mạch

máu thận. Tăng HS kèm tiểu

đường.

- Suy tim xung huyết.

Chống chỉ định: Quá mẫn với

thuốc. Tiền sử phù mạch do

dùng ức chế men chuyển.

Tương tác thuốc: Idometacin, hydroclorothiazide.

Tác dụng phụ: nhức đầu, chóng mặt, ho, tăng kali máu, tiêu chảy & phù mạch.

Chú ý đề phòng: Bệnh nhân suy thận nặng, hẹp động mạch thận một bên, đang được

đại phẫu hoặc gây mê. Phụ nữ có thai và cho con bú.

Liều lượng:

- Tăng HA khởi đầu: 10mg/ngày; sau đó chỉnh liều theo đáp ứng, thông thường: 20-

40mg/ ngày, tối đa 80mg/ngày. Bệnh nhân suy thận hoặc hẹp mạch thận, độ lọc

cầu thận 10-30ml/phút: khởi đầu 5mg/ngày, độ lọc cầu thận <10ml/phút: khởi đầu

2.5mg/ngày.

- Suy tim: khởi đầu 2.5mg/ngày, liều duy trì 5-20mg/ngày.

--- 35 ---

Page 36: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

3. GIẢM ĐAU - KHÁNG VIÊM

3.1. Diclofenac

3.2. Ibuprofen

3.3. Meloxicam

3.4. Paracetamol

--- 36 ---

Page 37: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

3.1. Diclofenac

Diclofenac 75

Thành Phần: Diclofenac diethylamine.

Chỉ Định: Điều trị tại chỗ trong các

trường hợp: Thấp ngoài khớp: viêm gân,

viêm quanh khớp, hội chứng vai-bàn tay.

Thấp khớp tại chỗ: viêm xương khớp cột

sống & các khớp ngoại biên. Viêm sau

chấn thương do đụng dập ở gân, dây

chằng, cơ & khớp. Giảm đau, giảm sưng &

kháng viêm trong chấn thương do luyện

tập thể thao. Giảm đau trong đau cơ-khớp,

đau vai, đau cơ bắp, đau lưng, viêm gân, bong gân.

Liều Dùng: Tùy thuộc vào kích thước bề mặt của vùng đau, thường thoa 3-4 lần/ngày.

Nên đánh giá lại điều trị sau 2 tuần. Có thể dùng phối hợp điều trị với các loại Voltaren

khác.

Chống Chỉ Định: Quá mẫn với thuốc, acetylsalicylic acid & các NSAID khác.

Thận Trọng: Không bôi lên vùng da trầy, vết thương hở, mắt hoặc niêm mạc. Phụ nữ có

thai & cho con bú: tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ.

Phản Ứng Có Hại:Viêm da tiếp xúc do dị ứng hoặc không dị ứng (ngứa, đỏ da, phù, nổi

sần, mụn nước). Cá biệt: nổi mẩn, dị ứng cảm quang.

3.2. Ibuprofen

--- 37 ---

Page 38: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

ALAXAN

Thành Phần: Mỗi viên Ibuprofen 200 mg,

Paracetamol 325 mg

Chỉ Định: Giảm cơn đau từ nhẹ đến trung

bình do nguyên nhân cơ xương như đau cơ,

viêm khớp, thấp khớp, bong gân, viêm bao

hoạt dịch, viêm gân, đau lưng hay nhức đầu do

đau nửa đầu, đau răng, đau kinh. Giảm đau hậu

phẫu sau nhổ răng & các phẫu thuật nhỏ.

Liều Dùng: 1-2 viên x 3 lần/ngày.

Chống Chỉ Định: Người có hội chứng polyp

mũi, tiền sử phù mạch & phản ứng co thắt phế quản khi dùng aspirin hay NSAID khác.

Thận Trọng: Loét dạ dày tá tràng, bệnh gan, suy chức năng thận, tim mất bù & rối loạn

đông máu nội sinh.

Phản Ứng Có Hại: Rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng lên hệ TKTW, nổi mẩn.

Tương Tác Thuốc:

Coumarin, thuốc kháng đông máu, aspirin, furosemide, thiazide, lithium.

3.3. Meloxicam

--- 38 ---

Page 39: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

MOBIC

Thành phần:    Meloxicam 7.5mg

Chỉ định:

Ðiều trị triệu chứng

viêm khớp dạng thấp,

viêm xương khớp, viêm đốt

sống dạng thấp & các

tình trạng viêm & đau

khác.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành

phần thuốc. Tiền sử

hen, phù mạch, mề đay khi

dùng aspirin. Loét dạ dày tá tràng. Suy gan, suy thận nặng. Trẻ < 15 tuổi. Phụ nữ có

thai hoặc cho con bú.

Tương tác thuốc:

- Lithium, methotrexat.

- Thuốc tránh thai.

- Thuốc lợi tiểu.

- Thuốc trị tăng HA, cyclosporin.

Tác dụng phụ:

- Khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy.

- Hiếm: viêm thực quản, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hoá, thủng, viêm ruột

kết.

Chú ý đề phòng:

Tiền sử bệnh đường tiêu hóa. Ðang dùng chống đông. Người cao tuổi.

MELOXICAM

--- 39 ---

Page 40: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Thành phần:

Meloxicam 7,5mg

Chỉ định:

Ðiều trị triệu chứng viêm khớp

dạng thấp, viêm xương khớp,

viêm đốt sống dạng thấp & các

tình trạng viêm & đau khác.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Tiền sử hen, phù mạch, mề đay khi

dùng aspirin. Loét dạ dày tá tràng. Suy gan, suy thận nặng. Trẻ < 15 tuổi. Phụ nữ có

thai hoặc cho con bú.

Tương tác thuốc:

- Lithium, methotrexat.

- Thuốc tránh thai.

- Thuốc lợi tiểu.

- Thuốc trị tăng HA, cyclosporin.

Tác dụng phụ:

- Khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy.

- Hiếm: viêm thực quản, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hoá, thủng, viêm ruột

kết.

Chú ý đề phòng:

Tiền sử bệnh đường tiêu hóa. Ðang dùng chống đông. Người cao tuổi.

3.4. Paracetamol

--- 40 ---

Page 41: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

EFFERALGAN

Thành phần:

Paracetamol: 500mg

Chỉ định:

Điều trị triệu chứng

các cơn đau vừa và

nhẹ, các trạng thái sốt.

Chống chỉ định:

- Mẫn cảm với thuốc và

suy tế bào gan.

- Người thiếu máu

nhiều lần, có bệnh

tim, phổi, thận

hoặc gan. Người

thiếu hụt men

G6PD.

- Tương tác thuốc:

Tránh uống rượu khi dùng thuốc, không dùng chung với các thuốc khác có chứa

Paracetamol.

Chú ý đề phòng:

- Để tránh tình trạng quá liều Paracetamol, cần chú ý các thành phần của thuốc sử

dụng kèm theo không chứa Paracetamol.

PERFALGAN

--- 41 ---

Page 42: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Thành phần:

Pracetamol

Chỉ định:

Điều trị triệu chứng các cơn đau vừa và nhẹ, các trạng thái sốt.

Chống chỉ định:

Dị ứng với thuốc, paracetamol hya các thành phần của thuốc. Bệnh gan nặng. Có thai

3 tháng đầu.

Tác dụng phụ:

Phta ban hoặc phản ứng dị ứng (hiếm gặp). Chóng mặt, khó ở, giảm huyết áp nhẹ sau

khi tiêm IV hay đau tại chỗ tiêm.

Chú ý đề phòng:

Nên thay thế ngay việc trị liệu bằng dạng tiêm khi có thể dùng đường uống. Phải

thông bao ngay việc đang dùng thuốc này nếu cần phải định lượng acid uric hay

glucose máu.

--- 42 ---

Page 43: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

4. KHÁNG HISTAMIN H1

4.1. Clorphenamin

4.2. Epinephrin

4.3. Levocetirizin

4.4. Loratadin

4.1. Clorpheniramin

--- 43 ---

Page 44: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Clorpheniramin 4mg

Thành Phần

-Clorpheniramin maleat

4mg.

CHỈ ĐỊNH:

-Trị sổ mũi, hắt hơi,

ngứa mũi, ngứa cổ

họng, ngứa do các

trường hợp dị ứng khác

ở đường hô hấp trên.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

-Quá mẫn với Clorpheniramin hoặc bất cứ thành phần nào của chế phẩm.

-Người bệnh đang cơn hen cấp.

-Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.

-Glôcôm góc hẹp.

-Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.

-Người bệnh dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày, tính đến

thời điểm điều trị bằng clorpheniramin vì tính chất chống tiết acetylcholin của

clorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế MAO.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN :

--- 44 ---

Page 45: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

-Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây

kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chịu đựng được

các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt nếu tăng liều từ từ.

THẬN TRỌNG:

-Thận trọng ở người phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và người

bệnh nhược cơ, người bị bệnh tắc nghẽn phổi, người cao tuổi hay ở trẻ em nhỏ.

-Không nên dùng cùng lúc với rượu và các thuốc an thần khác.

Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động

trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận

hành máy móc.

-Tránh dùng cho người bệnh bị tăng nhãn áp như bị glôcôm.

4.2 . Epinephrin

--- 45 ---

Page 46: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

ADRENALIN 1MG/1ML

Thành phần:

Adrenalin1mg

Chỉ định:

Sốc quá mẫn, tai buến dị ứng khi tiêm penicilin hoặc huyết thanh.

Ngất do bloc nhĩ thất hoàn toàn, hôn mê do giảm glucose huyết.

Chống chỉ định:

Cường giáp, suy tim, đau thắt ngực, tăng huyết áp, đái tháo đường, hen nặng hoặc quá

mẫn với thuốc

Chú ý đề phòng:

Do Adrenalin có tác dụng co mạch ở một số vùng (da, mạch tạng) nhưng lại gây giãn

mạch ở một số vùng khác (mạch não, mạch phổi), do đó có thể gây biến chứng đứt

mạch máu não hoặc phù phổi cấp

Tác dụng ngoài ý:

Lo âu, run rẩy, mạch nhanh, loạn nhịp, khô miệng, lạnh các chi, phản ứng ảo giác có

thể xảy ra.

4.3. Levocetirizin

--- 46 ---

Page 47: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

ACRITEL 5MG

Thành phần: Levocetirizine dihydrochloride

Chỉ định:

Điều trị các trường hợp dị ứng: viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mạn tính, hắt

hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, mày đay mạn tính.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc hoặc dẫn xuất piperazine, Suy thận nặng có ClCr < 10

mL/phút.

Tác dụng phụ:

Khô miệng, đau đầu, mệt, ngủ gà, suy nhược, viêm họng, đau bụng, nhức nửa đầu.

Chú ý đề phòng:

- Thận trọng khi dùng thuốc cho: Người nghiện rượu, bệnh nhân có rối loạn di truyền về

dung nạp nạp galactose, thiếu hụt lactase hoặc kém hấp thu glucose - galactose.

- Không dùng thuốc khi lái xe & vận hành máy, phụ nữ có thai & cho con bú, trẻ < 6 tuổi.

4.4 Loratadin

--- 47 ---

Page 48: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

LONLOR

Chỉ Định:

Giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như: hắt hơi, xuất tiết mũi( xổ mũi), và ngứa

mũi Viêm mũi kéo dài các bệnh ngoài da cấp tính như: nổi mẩn, viêm da chàm các bệnh

ngoài da mãn tính như: mày đay.

Hen phế quản.

Chống chỉ định:

* Mẫn cảm với Loratadine hoặc bất cứ thành phần nào của viên thuốc.

* Các bà mẹ đang cho con bú.

* Trẻ em dưới 12 tuồi.

Chú Ý:

* Phải giảm liều Loratadine đối với người cao tuổi.

* Những bệnh nhân bị bệnh gan nặng có thể bị giảm độ thanh thải Loratadine do  đó phải

dùng liều khởi đầu thấp hơn. liều đề nghị là 5mg uống 1 lần cho ngày đầu, sau đó là

10mg cho mỗi ngày.

* Dùng cho phụ nữ có thai: chỉ dùng cho phụ nữ có thai khi lợi ích biện minh được cho

rủi ro đối với bào thai.

--- 48 ---

Page 49: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Tác dụng phụ:

Loratadine thường được dung nạp tốt.

Những phản ứng phụ: Ngủ lơ mơ, mệt mỏi và đau đầu( 1%), khô mồm và rối loạn tiêu

hóa xảy ra ít hơn.

Báo cho bác sỹ trong trường hợp xảy ra bất cứ tác dụng phụ nào liên quan đến thuốc.

Tương tác thuốc:

Ketoconazole, erythromycin và cimetidine có khả năng ức chế sự chuyển hóa của

loratadine, những tương tác dược động học xảy ra ít hoặc không có ý nghĩa về lâm sàng.

Không có tài liệu nào báo cáo về ảnh hưởng của intraconazole đến chuyển hóa của

loratadine.

5. NHÓM THUỐC DẠ DÀY

--- 49 ---

Page 50: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

5.1. Aluminium phosphat

5.2. Esomeprazol

5.3. Omeprazole

5.1. Aluminium phosphat

ALUMINIUM PHOSPHAT GEL

--- 50 ---

Page 51: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Thành phần: Aluminium phosphat

Chỉ định:

- Đau cấp tính & mãn tính tring viêm dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản, đau bụng

do khó tiêu trong thủ thuật chụp X quang.

- Chứng ợ nóng & khó tiêu.

- Ngộ độc các chất acid, kềm hay các chất ăn mòn gây xuất huyết.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Tương tác thuốc:

Dùng cách 1-2 giờ nếu dùng chung với các thuốc khác.

Tác dụng phụ:

Tiêu chảy, táo bón, chướng bụng có thể xảy ra.

Chú ý đề phòng:

không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ, trẻ <14 tuổi, bệnh nhân suy thận nặng.

PHOSPHALUGEL

--- 51 ---

Page 52: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Thành phần: Aluminium phosphate

Chỉ định:

Thuốc là chất kháng acid làm giảm tính acid của dạ dày. Thuốc được sử dụng trong

cơn đau bỏng rát & tình trạng khó chịu do acid gây ra ở dạ dày & thực quản.

Chống chỉ định:

Không dùng trong các bệnh thận nặng.

Tương tác thuốc:

Thuốc kháng acid có thể làm giảm hiệu lực của các thuốc khác. Nếu dùng cùng lúc

với một thuốc khác nên cách nhau khoảng 2 giờ.

Tác dụng phụ:

Có thể bị bón, nhất là ở người bệnh liệt giường & người lớn tuổi. Nên bổ sung nước

cho bệnh nhân trong trường hợp này. Tuy nhiên, với công thức hiện nay có bổ sung

dung dịch sorbitol 70%, nên tình trạng táo bón đã được khắc phục.

5.2. Esomeprazol

--- 52 ---

Page 53: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

NEXIUM 40mg

Thành phần:

Esomeprazol

Chỉ định:

Các trường hợp mà điều trị không hệu quả bằng đường uống: loét tá tràng, loét dạ

dày, việm thực quản kèm loét % hỗi chứng Zollinger-Ellison.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Tương tác thuốc: Làm tăng nồng độ của diazepam, phenyltoin, warfarin trong huyết

tương.

Tác dụng phụ:

Nhức đầu, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, nhiễm trùng hô hấp trên, chóng mặt,

mề đay, táo bón, ho, suy nhược, đau lưng.

Chú ý đề phòng:

Nên loại trừ khả năng bệnh nhân bị bệnh ác tính trước kho điều trị. Bệnh nhân bệnh

gan nặng: 20mg/ngày. Cân nhắc ở phụ nữ có thai. Không nên sử dụng trong thời gian

cho con bú.

--- 53 ---

Page 54: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

NEXIUM 20mg

Thành phần:

Esomeprazol

Chỉ định:

- Điều trị & dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng, viêm thực quản và trào ngược.

- Điều trị dày hạn bệnh tăng tiết dày trong hội chứng Zollinger-Ellison.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Tác dụng phụ:

tiêu chảy, buồn nôn, nôn, táo bón và đầy hơi.

Chú ý đề phòng:

- Phụ nữ có thai và cho con bú. Cần loại trừ bệnh ác tính trong trường hợp nghi ngờ

loét dạ dày.

5.3. Omeprazole

--- 54 ---

Page 55: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

LOMAC

Thành phần:

Mỗi lọ có chứa:

Omepazole natri BP tương đương Omeprazole BP 40 mg ở dạng bột khô vô khuẩn, khi

dùng sẽ được pha với 10 ml nước pha tiêm.

Chỉ định:

- Điều trị Hội chứng Zollinger Ellison.

- Điều trị loét dạ dày, loét tá tràng và viêm dạ dày thực quản thể trào ngược.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân có tiền sử quá mẩn với Omeprazole hay với bất cứ thành phần nào có trong

công thức.

Cảnh báo - Thận trọng:

Khi có bất kỳ triệu chứng báo động ( thí dụ : sụt cân, nôn mửa tái phát, nuốt khó, nôn ra

máu, đại tiện máu đen) và khi nghi ngờ có loét dạ dày phải loại bỏ trường hợp có thể có

ung thư vì điều trị có thể làm giảm các triệu chứng và làm chậm trễ việc chẩn đoán.

không có phản ứng ngoại ý trên phụ nữ có thai hoặc trên sức khỏe của bào thai hoặc trẻ

sơ sinh. Omeprazole có thể tiết vào trong sữa mẹ nhưng có thể không làm ảnh hưởng đến

đứa trẻ khi cho người mẹ dùng liều điều trị.

Trẻ em: kinh nghiệm sử dụng Lomac tiêm IV cho trẻ em còn hạn chế.

Tương tác thuốc:

Diazepam, warfarin, phenytoin, các loại thuốc bị chuyển hóa bởi hệ thống men P450

Cytochrome.

--- 55 ---

Page 56: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Ketoconazole, ester ampicillin và các muối sắt : vì omeprazole ức chế tiết acid dịch vị

nên Omeprazole có thể ảnh hưởng  đến sự hấp thu của những thuốc này ở nơi mà pH dịch

vị là yếu tố quyết định khả dụng sinh học của chúng.

Tác dụng phụ:

- Nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn và đầy hơi.

- Ít gặp: choáng váng, dị cảm, ngủ gà, mất ngủ, chóng mặt, tăng men gan, nổi mẩn hoặc

ngứa ngoài da, nổi mề đay.

--- 56 ---

Page 57: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

6. NHUẬN TRÀNG TẨY SỔ

6.1. Macrogol

6.2. Diosmectite

6.3. Nifuroxazide

--- 57 ---

Page 58: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

6.1. Macrogol

FORTRANS

Thành phần: 1 gói:

Macrogol 4000: 64 g

Sodium sulfate khan: 5,7 g

Bicarbonate sodium: 1,68 g

Sodium chlorure: 1,46 g

Potassium chlorure: 0,75 g

Chỉ định: Rửa đại tràng,

chuẩn bị cho :

- Các thăm dò về nội soi, X

quang.

- Phẫu thuật đại tràng.

Liều lượng :

Mỗi gói được hòa tan trong 1 lít nước. Số lượng dịch cần thiết để gây tiêu chảy nước

trong là 3 đến 4 lít.

 

Cách dùng :

Mỗi gói được hòa tan vào một lít nước uống. Nếu phẫu thuật thực hiện vào buổi sáng, thì

dung dịch được uống trong buổi chiều ngày hôm trước. Nếu phẫu thuật vào buổi chiều,

thì dung dịch được uống trong cùng ngày và phải uống xong trước khi mổ 3 giờ. Cần

uống ba đến bốn lít dung dịch để đảm bảo rửa thật sạch ruột.

Trong mọi trường hợp, bệnh nhân phải tuân thủ theo đúng toa thuốc của Bác sĩ.

--- 58 ---

Page 59: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Thận trọng lúc dùng: Ở người già tổng trạng suy yếu, chỉ nên dùng khi có sự theo dõi

của Bác sĩ.

Chống chỉ định:

- Tổng trạng suy yếu như : Tình trạng mất nước hay suy tim nặng.

- Bệnh đại tràng làm cho niêm mạc ruột suy yếu nặng, ung thư đại tràng tiến triển.

- Tắc ruột hay liệt ruột.

- Chống chỉ định ở trẻ em do chưa có kết quả nghiên cứu thích hợp.

Phản ứng phụ: Buồn nôn và nôn có thể xảy ra lúc mới bắt đầu uống thuốc, sẽ giảm đi

khi tiếp tục uống thuốc. Đôi khi có cảm giác chướng bụng.

Tương tác thuốc: Tiêu chảy do uống Fortrans có thể gây rối loạn hấp thu đáng kể những

thuốc uống cùng lúc.

--- 59 ---

Page 60: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

6.2. Diosmectite

SMECTA

THÀNH PHẦN: Dioctahedral smectite.

CHỈ ĐỊNH:

- Điều trị triệu chứng đau của bệnh thực quản-dạ dày-tá tràng và đại tràng.

- - Tiêu chảy cấp và mãn tính ở trẻ con và người lớn.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Không có.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG:

Phải bù nước nếu cần (bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) tùy theo tuổi, cơ địa

bệnh nhân và tầm quan trọng của tiêu chảy.

TƯƠNG TÁC THUỐC:

Tính chất hấp phụ của Smecta có thể thay đổi thời gian và (hoặc) sự hấp thu của thuốc

khác, do đó nên uống cách khoảng với Smecta.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý:

Có thể gây ra hoặc làm tăng táo bón nhưng rất hiếm, điều trị vẫn có thể tiếp tục với

liều lượng giảm.

--- 60 ---

Page 61: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

6.3. Nifuroxazide

ERCEFURYL

CHỈ ĐỊNH:

Tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn, không có

dấu hiệu xâm lấn (suy giảm tổng trạng, sốt

cao, dấu hiệu nhiễm trùng - nhiễm độc...).

Trong điều trị tiêu chảy, việc bù nước luôn

cần thiết.

Mức độ bù nước và đường đưa nước vào cơ

thể (uống hoặc tiêm truyền) tùy thuộc vào

mức độ tiêu chảy và cơ địa của bệnh nhân.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Có tiền sử dị ứng với dẫn xuất của nitrofurane.

Trẻ sinh thiếu tháng và sơ sinh (0 đến 1 tháng tuổi).

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG:

Trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng có biểu hiện lâm sàng của hiện tượng xâm lấn phải

dùng kháng sinh khuếch tán tốt.

Không điều trị kéo dài.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý:

Có thể gây dị ứng.

--- 61 ---

Page 62: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

7. THUỐC HORMON VÀ NỘI TIẾT

7.1. Hydrocortisone

7.2. Dydrogesterone

7.3. Gliclazide

7.4. Glimepiride

7.5. Insulin

7.6. Metformin

--- 62 ---

Page 63: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

7.1. Hydrocortisone

HYDROCORTISONE

Thành phần : Hydrocortison: 100mg

Chỉ định:

- Liệu pháp thay thề hormon ở người suy

vỏ thượng thận.

- Bệnh khớp: dùng như một trị liệu

ngắn hạn trong viêm xương khớp sau

chấn thương, viêm bao hoạt dịch hay

viêm xương khớp, viêm khớp dạng

thấp, viêm khớp cấp do thống phong,

viêm khớp do bệnh vẩy nến, viêm túi hoạt dịch cấp và bán cấp, viêm đốt sống

dạng thấp.

- Bệnh tạo keo: Lupus ban đỏ lan toả, viêm tim cấp trong bệnh thấp, viêm đa cơ.

- Các bệnh da: Ban đỏ đa dạng cấp tính, viêm da tróc vẩy, viêm da bóng nước do

herpes, viêm da tiết bã nhờn nặng.

Chống chỉ định:

- Nhiễm khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng chưa điều trị bằng thuốc đặc hiệu.

- Mẫn cảm với các thành phần khác của thuốc.

Chú ý đề phòng:

- Trên bệnh nhân trị liệu corticoid bị stress bất thường, chỉ định dùng corticoid tác

động mạnh, tăng liều trước, trong và sau khi bị stress.

- Khi dùng thuốc cần bổ sung kali và hạn chế ăn muối vì ở liều trung bình và liều

cao, hydrocortison có thể làm gia tăng huyết áp, tăng giữ nước và muối, tăng đào

thải kali.

- Nên dùng cẩn thận ở những bệnh nhân bị herpes simplex mắt để phòng thủng giác

mạc.

--- 63 ---

Page 64: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

- Thuốc chứa acol benzylic có thể gây ra hội chứng thở hổn hễn ở trẻ sinh non.

Tương tác thuốc:

- Cần thông báo cho Bác sĩ biết những loại thuốc sử dụng đồng thời với

Hydrocortison.

Tác dụng ngoài ý:

- Rối loạn nước và điện giải: ứ nước, ứ natri, cao huyết áp, mất kali, kiềm máu hạ

kali.

- Hệ cơ: yếu cơ, loãng xương, gãy xương bệnh lí.

- Hệ tiêu hoá: loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm tuỵ, viêm thực quản.

- Da: chậm lành vết thương.

- Mắt: đục thuỷ tinh thể dưới bao sau, tăng áp nội nhãn, lồi mắt.

- Nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, bệnh Cushing, chậm phát triển ở trẻ em.

- Hệ miễn dịch: che giấu dấu hiệu nhiễm trùng, phản ứng quá mẫn bao gồm phản vệ

(co thắt phế quản, phù thanh quản, nổi mề đay).

--- 64 ---

Page 65: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

7.2. Dydrogesterone

DUPHASTON 10MG

Thành phần : Dydrogesterone: 10mg

Chỉ định:

Liệu pháp thay thế hormon.

Nhằm làm mất tác dụng đơn độc của oestrogen trên

nội mạc tử cung trong liệu pháp thay thế hormone ở

phụ nữ có những rối loạn do tự nhiên hoặc do phẫu

thuật gây ra mãn kinh với tử cung nguyên vẹn.

Các chứng thiếu progesterone:

Điều trị các chứng thiếu progesterone; như trong

các bệnh:

- Đau kinh

- Lạc nội mạc tử cung

- Vô kinh thứ phát

- Rối loạn kinh nguyệt

- Xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng

- Hội chứng tiền kinh nguyệt

- Đe dọa sẩy thai và sẩy thai liên tiếp có liên quan đến sự thiếu hụt progesterone

- Vô sinh do suy hoàng thể

Chống chỉ định:

Quá nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc

Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi

dùng.

Chú ý đề phòng:

Xuất huyết có thể xảy ra ở vài người. Tuy nhiên, có thể đề phòng bằng cách tăng liều.

--- 65 ---

Page 66: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Nếu dydrogesterone được dùng chung với estrogen (ví dụ trong liệu pháp thay thế

hormone) chống chỉ định và lưu ý có liên hệ đến việc điều trị bằng estrogen nên được

quan tâm cẩn thận, không nên chỉ định dùng dydrogesterone - estrogen phối hợp khi

không có sự thăm khám sức khỏe tổng quát hàng năm, bao gồm thăm khám phụ khoa

và nói chung nên làm nhũ ảnh đồ theo định kỳ.

Xuất huyết hay những biểu hiện bất thường phát hiện trong quá trình khám phụ khoa

có thể là một dấu hiệu để đánh giá nội mạc tử cung.

Lúc có thai:

Đến nay chưa có bằng chứng cụ thể để khuyên không được dùng dydrogesterone

trong lúc mang thai.

Dydrogesterone bài tiết được qua sữa mẹ

Tương tác thuốc:

Chưa thấy có

Tác dụng ngoài ý:

Xuất huyết có thể xảy ra (xin đọc phần "Thận trọng")

Sự thay đổi chức năng gan đôi khi có thể xảy ra như suy nhược, khó chịu, vàng da và

đau bụng, nhưng không thường xuyên. Các tác dụng không mong muốn bao gồm dị

ứng da, ban, ngứa, nổi mày đay ít thấy báo cáo.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

7.3. Gliclazide

--- 66 ---

Page 67: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

DIAMICRON 30MG

Thành Phần: Gliclazide 30mg.

Chỉ Định: Đái tháo đường týp 2

Chống Chỉ Định: Đái tháo đường týp 1. Tiền sử dị ứng với sulfonylurea. Suy thận nặng,

suy gan nặng. Phụ nữ có thai & cho con bú. Dùng kèm với miconazole.

Thận Trọng: Các thuốc sau đây có thể làm tăng đường huyết: danazol, chlorpromazine,

glucocorticoid, progestogen, thuốc chủ vận -2. Ngược lại, các thuốc sau làm tăng tác

dụng hạ đường huyết của Diamicron MR: phenylbutazone, rượu, fluconazole, chẹn , &

có thể các ức chế men chuyển.

Phản Ứng Có Hại: Hạ đường huyết xảy ra do dùng thuốc không thích hợp hay quá liều

(cần tiêm glucose tĩnh mạch gấp & theo dõi). Rối loạn tiêu hóa nhẹ, phản ứng trên da,

tăng men gan (rất hiếm, chỉ một số trường hợp ngoại lệ).

7.4. Glimepiride

--- 67 ---

Page 68: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

AMARYL

Thành Phần: Glimepiride.

Chỉ Định: Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (týp 2).

Chống Chỉ Định: Đái tháo đường týp 1, đặc biệt là đái tháo đường mất bù. Nhiễm keto-

acid do đái tháo đường. Tiền hôn mê hay hôn mê do đái tháo đường. Suy thận hoặc suy

gan nặng. Dị ứng với glimepiride hoặc với tá dược, dị ứng với sulfamide và các

sulfonylurea khác. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Thận Trọng: Khi quên uống 1 liều, không được uống bù bằng 1 liều cao hơn. Không

được bỏ qua bữa ăn sau khi đã uống thuốc. Luôn mang theo người ít nhất 20 g đường đề

phòng bị hạ đường huyết. Tuân theo chặt chẽ chế độ ăn kiêng. Kiểm tra đường huyết hay

đường niệu đều đặn.

Phản Ứng Có Hại: Hạ đường huyết. Rối loạn thị giác thoáng qua. Buồn nôn, nôn, cảm

giác đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng. Giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Ngứa, đỏ da.

Tương Tác Thuốc: Tăng tác dụng hạ đường huyết khi dùng với: insulin, thuốc trị đái

tháo đường dạng uống khác, ACE, allopurinol, steroid đồng hóa, hormon sinh dục nam,

chloramphenicol, coumarin, cyclophosphamide, disopyramide, fenfluramine,

fenyramidol, fibrate, fluoxetine, guanethidine, ifosfamide, IMAO, miconazole,

oxyphenbutazone, paraaminosalicylic acid, pentoxifylline tiêm liều cao, phenylbutazone,

probenecid, quinolone, salicylate azapropazone, sulfinpyrazone, sulfonamide,

tetracycline, tritoqualine, trofosfamide. Tác dụng hạ đường huyết bị giảm khi dùng với

acetazolamide, barbiturate, corticosteroid, diazoxide, thuốc lợi tiểu, adrenaline, các thuốc

giống giao cảm khác, glucagon, thuốc nhuận trường, nicotinic acid liều cao, estrogen,

progesteron, phenothiazine, phenytoin, rifampicin, nội tiết tố tuyến giáp.

7.5. Insulin

--- 68 ---

Page 69: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Mixtard 30HM

Thành phần: Insulin

Chỉ định: Đái tháo đường có nhu cầu insulin để duy trì ổn định đường huyết. Kiểm soát

ban đầu bệnh đái tháo đường. và đái tháo đường lúc có thai.

Chống chỉ định: Hạ đường huyết. Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ:

- Tại chỗ: ngứa, nồi ban, đỏ da. Phản ứng dạng phản vệ, nổi mề đay. Teo tổ chức

mỡ. Phì đại tổ chức mỡ.

Chú ý đề phòng:

- Khi chuyển từ insulin nguồn gốc động vật sang insulin người có nguồn gốc tái tổ

hợp DNA có thể cần phải giảm liều & theo dõi bệnh trong thời gian vài tuần đầu. Hội

chứng Cushing, cường giáp, và u tủy thượng thận. Thai kỳ.

7.6. Metformin

--- 69 ---

Page 70: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

FORDIA

Thành phần: Metformin HCL 500mg hoặc 856mg

Chỉ định: Được chỉ định hỗ trợ chế độ ăn và tập luyện để làm giảm glucose huyết ở

bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi mà chỉ áp dụng chế độ ăn kiên và tập luyện thì

không hiệu quả trong kiểm soát sự tăng glucose huyết.

- Có thể sử dụng Fodia riêng rẽ hoặc phối hớp với các thuốc trị đái tháo đường dạng

uống khác hoặc với insulin.

Chống chỉ định: Không sử dụng Metformin cho những bệnh nhân với:

- Bệnh lý hoặc rối loạn chức năng thận (vd: nồng độ creatinin trong huyết thanh >=

1,5mg/dl(nam), >= 1,4mg/dl(nữ) hoặc độ thanh thải creatinin bất thường) mà

những rối loạn này cũng có thể do tình trạng trụy tim mạch (shock) , nhồi máu cơ

tim cấp, và nhiễm trùng huyết.

- Suy gan

- Suy tim xung huyết đang điều trị bằng thuốc.

- Quá nhạy cảm với Metformin HCL.

- Nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, gồm có nhiễm toan ceton do đái

thao đường, có hoặc không có hôn mê. Nhiễm toan ceton do đái thao đường nên

được điều trị với insulin.

- Phụ nữ mang thai.

Tác dụng phụ:

- Tiêu chảy, nhiễm acid lactic, chán ăn, đau bụng, buồn nôn và lưỡi có vị kim loại.

- Suy giảm hấp thu vitamin B12 và A.folic từ hệ tiêu hóa do điều trị với metformin

trong thời gian dài.Một số trường hợp được ghi nhận thiếu máu nguyên hồng cầu

khổng lồ khi sử dụng metformin.

- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng

thuốc

-

- 8. THUỐC TAI – MŨI - HỌNG

--- 70 ---

Page 71: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

8.1. Bambuterol

8.2. Bromhexin

8.3. Codein + Terpin hydrat

8.4. Fenoterol

8.5. Salbutamol

8.1. Bambuterol

--- 71 ---

Page 72: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

BAMBEC 10MG

Thành phần:

Bambuterol

Hàm lượng: 10mg

Chỉ định:

Hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, khí phế thủng & các bệnh lý phổi khác có

kèm co thắt.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với terbutaline hay các thành phần khác của thuốc.

Tương tác thuốc:

Suxamethonium, xanthine, steroid & các thuốc lợi tiểu.

Tác dụng phụ:

Run cơ, nhức đầu, vọp bẻ, đánh trống ngực. Nổi mề đay & phát ban ngoài da. Rối

loạn giấc ngủ & rối loạn hành vi như kích động, bồn chồn.

Chú ý đề phòng:

Suy thận, xơ gan, suy gan nặng. Nhiễm độc giáp & bệnh lý tim mạch nặng như bệnh

tim do thiếu máu cục bộ, rối loạn nhịp tim nhanh hoặc suy tim nặng. Tiểu đường.

Thận trọng đặc biệt trong cơn hen nặng cấp tính do nguy cơ hạ K huyết tăng cao khi

giảm oxy máu. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

8.2. Bromhexin

DISOLVAN 8MG

--- 72 ---

Page 73: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Thành phần:

Bromhexin:

8mg

Chỉ định:

Bệnh đường hô

hấp tăng tiết

đờm & khó

long đờm như

viêm phế quản cấp và mãn, các dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn, viêm hô hấp, bụi phổi,

giãn phế quản.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc. Phụ nữ có thai (chống chỉ định tương đối).

Chú ý đề phòng:

Bệnh nhân loét dạ dày.

Tác dụng ngoài ý:

Buồn nôn thoáng qua.

8.3. Codein + Terpin hydrat

TERPIN-CODEIN

--- 73 ---

Page 74: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Thành phần:

- Terpin hydrat 100mg

- Codein 50mg

- Natri benzoat 150mg

Chỉ định:

- Giảm ho, long đàm.

- Trị các rối loạn tiết dịch phế quản trong các bệnh phế quản, phổi.

Chống chỉ định:

- Không dùng cho người suy hô hấp, hen suyễn.

- Trẻ dưới 5 tuổi.

- Phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng không mong muốn của codein:

- Thường gặp:

+ Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác khác lạ.

+ Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón.

+ Tiết niệu: bí tiểu, tiểu ít.

+ Tim mạch: mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng.

- Ít gặp:

+ phản ứng dị ứng: ngứa, mày đay.

+ Thần kinh: suy hô hấp, an dịu, sảng khoái, bồn chồn

+ Tiêu hóa: đau dạ dày, co thắt ống mật.

- Hiếm gặp:

+ Dị ứng: phản ứng phản vệ.

+ Thần kinh: ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật.

+ Tim mạch: suy tuần hoàn.

+ Loại khác: đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi.

- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng

thuốc

- Thận trọng:

+ Không uống rượu khi đang dùng thuốc

+ Không dùng cho người bị tăng áp lực nội sọ.

--- 74 ---

Page 75: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

+ Các bệnh đường dô hấp như hen, khí phế thủng. Suy giảm chức năng gan, thận. Có

tiền sử nghiện thuốc.

+ Không dùng để giảm ho trong các bệnh nung mủ phổi, phế quản khi cần khạc đờm

mủ.

+ Không lái xe hoặc vận hành máy móc khi đang dùng thuốc.

+ Phụ nữ mang thai: không dùng cho người mang thai.

+ Phụ nữ nuôi con bú: chỉ dùng khi thật cần thiết

Tương tác thuốc:

- Tác dụng giảm đau của codein tăng lên khi phối hợp với aspirin và paracetamol,

nhưng lại giảm hoặc mất tác dụng bởi quinidin.

- Codein làm giảm chuyển hóa cyclosporin do ức chế men cytocrom P450.

- Không dùng đồng thời với atropin.

- Không dùng chung với cồn và các thuốc ho khác.

8.4. Fenoterol

BERODUAL

--- 75 ---

Page 76: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Thành phần:

Môi liều dạng xịt định liều: Fenoterol HBr 0,05 mg, ipratro- pium Br 0,02 mg.

Chỉ định:

Phòng ngưa & điều trị khó thở

trong hen phế quản, bệnh phôi tắc

nghẽn mãn tính (COPD) (viêm phế

quản mãn, khí phế thủng) & bệnh

phế quản-phôi do co thắt hay do

quá mân cảm mãn tính ở phế quản.

Điều trị hô trợ băng khí dung phối hợp với kháng

sinh, thuốc long đàm, corticosteroid & các thuốc điều trị phế quản tại chô

khác. Hô trợ cho dân chất xanthine & corticosteroid trong trị liệu các bệnh

trên.

Thận trọng lúc dùng:

Bệnh nhân tiểu đường có chuyển hóa không ôn định; mới bị nhồi máu cơ tim, rối

loạn tim mạch thực thể nặng, glaucoma khép góc, cường giáp.

Chống chỉ định:

Bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại, loạn nhịp nhanh. Quá mân cảm với các chất

giống atropin.

Phản ứng phụ:

--- 76 ---

Page 77: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Run cơ xương nhẹ, bồn chồn, lo lắng, đánh trống ngực, tăng nhịp tim, hoa mắt

hay nhức đầu. khô miệng, kích ứng họng hay phản ứng dị ứng, ho. Bí tiểu có thể

xảy ra, đặc biệt ở bệnh nhân trước đây bị tắc nghẽn đường tiểu.

Tương tác thuốc:

Tác động tăng khi dung kem với -agonist, thuốc kháng cholinergic hay dân chất

xanthine & corticosteroid. Tác động giảm khi dung kem với thuốc ức chế thụ thể

không chọn lọc trên tim.

8.5. Salbutamol

--- 77 ---

Page 78: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

SALBUTAMOL

Thành phần:

Salbutamol: 4mg

Chỉ định:

Co thắt phế quản do hen phế quản, viêm phế quản mãn và các bệnh phế quản - phổi

mãn tính khác

Chống chỉ định:

Suy động mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim cấp. Quá mẫn với thành phần thuốc.

Chú ý đề phòng:

Nhiễm độc giáp, có thai, cho con bú, tiểu đường. Khi có ứ đọng đờm dãi, nên giải

quyết trước khi dùng thuốc.

Tương tác thuốc:

Thuốc chẹn beta không chọn lọc.

Tác dụng ngoài ý:

Tim đập nhanh, nhức đầu, run tay chân, căng cơ. Quá mẫn: mề đay, phù mạch, sốc.

Giảm Kali máu.

9. THUỐC TRỊ GIUN SÁN

--- 78 ---

Page 79: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

Albendazol

MEKOZETEL

Thành phần: Albendazol

Chỉ định:

Nhiễm một hay nhiều loại giun: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn và

sán dây, sán lá, và nang sán không phẫu thuật được.

Chống chỉ định:

Có thai hoặc đang cho con bú. Trẻ < 2 tuổi.

Tương tác thuốc:

Praziquantel làm tăng nồng độ chât chuyển hóa có hoạt tính của albendazol trong

huyết tương.

Tác dụng ngoài ý:

Đôi khi rối loạn tiêu hóa, nhức đầu.

10. VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

--- 79 ---

Page 80: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

OBIMIN

Thành phần:

Vitamine A.....................3 000 đơn vị USP

Vitamine D.......................400 đơn vị USP

Vitamine C...................................100 mg

10mg

2,5mg

Vitamine B6....................................15mg

Vitamine B12....................................4mg

Nicotinamide...................................20mg

Calcium panthothénate..................7,5mg

Calcium lactate.............................250mg

Acide folique.....................................1mg

Ferrous fumarate...........................90mg

Đồng (dưới dạng sulfate đồng)......100mg

Iode (dạng iodure kali)..................100mg

CHỈ ĐỊNH

Bổ sung đầy đủ nguồn vitamine và một số ion tối cần cho sản phụ

trong thời kỳ trước và sau khi sanh, và góp phần hiệu chỉnh những tình

trạng rối loạn thường gặp trong thời kỳ mang thai như buồn nôn và nôn

mửa, thiếu máu, chứng tê phù (béribéri), chứng viêm dây thần kinh và

chuột rút.

VITAMIN PP

--- 80 ---

Page 81: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

THÀNH PHẦN

Mỗi viên chứa:

- Nicotinamid 50mg

hay 500mg

TÍNH CHẤT & CHỦ TRỊ

- Nicotinamid hay vitamin PP giữ một vai trị quan trọng trong sự oxid hóa khử tế bào.

- Sự thiếu sinh tố PP gây ra sự lở ở vùng da trần, do đó viên VITAMIN PP được chỉ định

tùy theo trường hợp:

* VITAMIN PP 50:

Trị bệnh lở da do thiếu sinh tố PP.

* VITAMIN PP 500:

- Viêm kết tràng mãn tính.

- Lở miệng, viêm miệng, viêm lợi.

- Không dung nạp hóa trị liệu với INH, sulfamid, kháng sinh.

- Thiếu dinh dưỡng.

BETEX

Thành phần:

--- 81 ---

Page 82: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

- Vitamin B1 100mg

- Vitamin B6 200mg

- Vitamin B12 200mcg

Tá dược.

Chỉ định:

- Thiếu vitamin B1, B6, B12 viêm dây thần kinh và rối loạn khác liên quan với

vitamin B1, B6, B12.

- Rối loạn về thần kinh: Viêm dây thần kinh do đái tháo đường. Viêm dây thần kinh

ngoại biên.

- Thuốc bổ dùng cho tình trạng dễ mệt, bệnh nhân trong thời kỳ dưỡng bệnh hoặc

bẹnh nhân già.

Chống chỉ định:

- Dị ứng với cobalamin. Dùng cùng với levodopa.

- Phụ nữ có thai: rất ít có khả năng gây tổn thương bào thai, tuy nhien chỉ sử dụng

trong khi mang thai nếu thật cần thiết.

- Cho con bú: thận trọng khi dùng ở phụ nữ đang cho con bú.

- Tác động khi lái xe và sử dụng máy móc: không ảnh hưởng.

Tương tác thuốc: Pyridoxine làm giảm tác dụng của levodopa.

Phản ứng phụ: Ngứa, nổi mề đay, yếu, ra mồ hôi, buồn nôn, bồn chồn.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

--- 82 ---

Page 83: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN

VỊ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

TIỀN GIANG NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2010

--- 83 ---

Page 84: SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN K120

SVTT: NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN BỆNH VIỆN K120

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA

GIÁO VIÊN.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIỀN GIANG ,NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2010

--- 84 ---