48
Sơ lược về phương pháp nghiên cứu khoa học và cách tiếp cận. ( Bình chọn: 5 -- Thảo luận: 1 -- Số lần đọc: 12847) Phương pháp nghiên cứu khoa học (PPNCKH) không chỉ dành cho những người yêu thích việc nghiên cứu mà nó còn dành cho những ai muốn nâng cao mạnh mẽ năng lực giải quyết vấn đề trong thực tế công việc. 1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu khoa học. Về mặt bản chất, PPNCKH giúp chúng ta giải quyết một vấn đề đúng và hiệu quả điều đó hàm ý rằng PPNCKH giúp chúng ta có phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin và phương pháp trình bày thông tin. Để đi sâu hơn chúng ta sẽ tìm hiểu một định nghĩa sau về PPNCKH: “Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp nhận thức thế giới bao gồm những quan điểm tiếp cận, những quy trình, các thao tác cụ thể tác động vào đối tượng để làm bộc lộ bản chất của đối tượng” (i). Quan điểm tiếp cận: Chúng ta cần biết rằng trong nghiên cứu khoa học nói chung thì người ta lại phân ra làm nhiều các chuyên ngành nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu khoa học tự nhiên. Và từ đây người ta lại chia nhỏ ra thành những chuyên ngành nghiên cứu hẹp hơn như là nghiên cứu khoa học xã hội , nghiên cứu khoa học Marketing, nghiên cứu khoa học tâm lý…và mỗi chuyên ngành nghiên cứu lại có phương pháp nghiên cứu đặc thù riêng dựa trên những tiêu chuẩn của phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung. Khi nhà nghiên cứu đứng trước một vấn đề xã hội và thấy rằng cần giải quyết nó để tạo ra các lợi ích lớn hơn cho xã hội, nhà nghiên cứu sẽ phải đối mặt với tình huống là tiếp cận với vấn đề theo hướng nào là phù hợp nhất? Có nghĩa là cần tiếp cận nó theo PPNC xã hội, theo PPNC Marketing hay theo PPNC tâm lý…Hướng tiếp cận khác nhau sẽ đưa ra những kết quả có thể khác nhau. Ví dụ: Trong một loạt bài báo của Thanh niên với tiêu đề “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện chấn động về lịch sử” đã công bố những phát hiện mới về lịch sử Việt Nam trong một số công trình nghiên cứu của thiền sư Lê Mạnh Thát. Trong khi chờ đợi một cuộc tranh luận trực tiếp giữa Hội khoa học lịch sử với Thiền sư, thì có nhiều nhà sử học có ý kiến rằng việc Thiền sư tiếp cận với vấn đề ban đầu nghiêng nhiều theo phương pháp nghiên cứu của Phật giáo chứ không lấy PPNC lịch sử là chủ đạo nên đã dẫn đến những kết luận mang tính ngộ nhận, họ lấy dẫn chứng là Thiền sư đã không dùng các phát hiện về khảo cổ học để đối chứng mà đơn thuần chỉ là sử dụng phương pháp nghiên cứu thư tịch. (ii). Các bước tiến hành (quy trình): Khi đã tìm ra hướng tiếp cận, chúng ta bắt đầu cần giải quyết vấn đề theo từng bước một, tức là làm việc gì trước, việc gì sau để đảm bảo quy trình nghiên cứu chặt chẽ.

Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Sơ lược về phương pháp nghiên cứu khoa học và cách tiếp cận.

( Bình chọn: 5    --  Thảo luận: 1 --  Số lần đọc: 12847)

Phương pháp nghiên cứu khoa học (PPNCKH) không chỉ dành cho những người yêu thích việc nghiên cứu mà nó còn dành cho những ai muốn nâng cao mạnh mẽ năng lực giải quyết vấn đề trong thực tế công việc.

1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu khoa học.

Về mặt bản chất, PPNCKH giúp chúng ta giải quyết một vấn đề đúng và hiệu quả điều đó hàm ý rằng PPNCKH giúp chúng ta có phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin và phương pháp trình bày thông tin.

Để đi sâu hơn chúng ta sẽ tìm hiểu một định nghĩa sau về PPNCKH:

“Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp nhận thức thế giới bao gồm những quan điểm tiếp cận, những quy trình, các thao tác cụ thể tác động vào đối tượng để làm bộc lộ bản chất của đối tượng”

(i). Quan điểm tiếp cận: Chúng ta cần biết rằng trong nghiên cứu khoa học nói chung thì người ta lại phân ra làm nhiều các chuyên ngành nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu khoa học tự nhiên. Và từ đây người ta lại chia nhỏ ra thành những chuyên ngành nghiên cứu hẹp hơn như là nghiên cứu khoa học xã hội , nghiên cứu khoa học Marketing, nghiên cứu khoa học tâm lý…và mỗi chuyên ngành nghiên cứu lại có phương pháp nghiên cứu đặc thù riêng dựa trên những tiêu chuẩn của phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung.

Khi nhà nghiên cứu đứng trước một vấn đề xã hội và thấy rằng cần giải quyết nó để tạo ra các lợi ích lớn hơn cho xã hội, nhà nghiên cứu sẽ phải đối mặt với tình huống là tiếp cận với vấn đề theo hướng nào là phù hợp nhất? Có nghĩa là cần tiếp cận nó theo PPNC xã hội, theo PPNC Marketing hay theo PPNC tâm lý…Hướng tiếp cận khác nhau sẽ đưa ra những kết quả có thể khác nhau.

Ví dụ: Trong  một loạt bài báo của Thanh niên với tiêu đề “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện chấn động về lịch sử” đã công bố những phát hiện mới về lịch sử Việt Nam trong một số công trình nghiên cứu của thiền sư Lê Mạnh Thát. Trong khi chờ đợi một cuộc tranh luận trực tiếp giữa Hội khoa học lịch sử với Thiền sư, thì có nhiều nhà sử học có ý kiến rằng việc Thiền sư tiếp cận với vấn đề ban đầu nghiêng nhiều theo phương pháp nghiên cứu của Phật giáo chứ không lấy PPNC lịch sử là chủ đạo nên đã dẫn đến những kết luận mang tính ngộ nhận, họ lấy dẫn chứng là Thiền sư đã không

dùng các phát hiện về khảo cổ học để đối chứng mà đơn thuần chỉ là sử dụng phương pháp nghiên cứu thư tịch.

(ii). Các bước tiến hành (quy trình): Khi đã tìm ra hướng tiếp cận, chúng ta bắt đầu cần giải quyết vấn đề theo từng bước một, tức là làm việc gì trước, việc gì sau để đảm bảo quy trình nghiên cứu chặt chẽ.

(iii). Các thao tác cụ thể: Việc nắm được quy trình nghiên cứu mới chỉ cho chúng ta biết là bước một chúng ta làm gì, bước hai chúng ta làm gì…nhưng lại không nói cho chúng ta biết là chúng ta sẽ làm như thế nào. Chính vì vậy, chúng ta phải thực hiện các thao tác cụ thể để giải quyết công việc của từng bước. Mà muốn thực hiện được các thao tác này thì chúng ta buộc phải có các kỹ thuật nghiên cứu cụ thê, công cụ nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng các công cụ nghiên cứu.  Chính việc sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ nghiên cứu sẽ là một trong các nhân tố chính quyết định tính hiệu quả của một công trình nghiên cứu  và nó cũng là nhân tố chính nâng cao năng lực của chúng ta. Ví dụ trong nghiên cứu Marketing, chúng ta cần sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ như là Bảng câu hỏi, Bảng khảo sát (thu thập thông tin); Thống kê và Phần mềm phân tích thống kê (phân tích và sử lý thông tin)...

Các vấn đề từ (i), (ii) và (iii) sẽ giúp chúng ta tiếp cận với vấn đề đúng hướng, tìm ra những bước giải quyết cụ thể và cách thức giải quyết từng vấn đề hiệu quả. Điều này cũng hàm ý là chúng ta sẽ tiếp cận với thông tin đúng, thu thập thông tin đúng, phân tích thông tin đúng và diễn giải thông tin đúng. Như vậy bản chất của vấn đề sẽ được bộc lộ.

Page 2: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

3. Hướng tiếp cận với PPNCKH:

Trong thực tế hiện nay, sinh viên KKT chúng ta ít có cơ hội được tiếp xúc với PPNCKH nói chung mà đặc biệt là các phương pháp thuộc về chuyên ngành nghiên cứu cụ thể của khoa học kinh tế như là nghiên cứu Marketing, nghiên cứu Quản lý, nghiên cứu Kinh tế học….

Một số trường đã đưa môn học PPNCKH vào giảng dạy nhưng với số tín chỉ ít ỏi (45 tín chỉ) nên đã không mang lại tác dụng nhiều. Chúng ta cần thấy rằng phương pháp nghiên cứu không đơn thuần là việc giải quyết vấn đề theo từng bước quy trình nào mà còn là thao tác cụ thể để giải quyết từng bước. Muốn thực hiện được các thao tác thì một điều hết sức quan trọng là chúng ta phải có các công cụ và kỹ thuật sử dụng công cụ để giải quyết vấn đề. Ví dụ trong Nghiên cứu khoa học xã hội, những công cụ như Bảng câu hỏi định tính (phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm), Bảng câu hỏi định lượng, thống kê, phần mềm SPSS là một chùm công cụ đi kèm không thể thiếu trong phương pháp nghiên cứu định lượng có kết hợp với định tính. Việc dạy phương pháp mà không dạy kèm công cụ giống như việc một người lính ra trận, đã được học về cách thức chiến đấu nhưng không có vũ khí sắc bén hoặc không có võ nghệ cao cường.

Vậy thì chúng ta sẽ tiếp cận nó như thế nào? Những dòng dưới đây chỉ là những gợi ý mang tính kinh nghiệm:

(i). Tìm hiểu về phương pháp thông qua sách viết về PPNCKH nói chung và NCKH chuyên ngành. Trên thực tế hầu hết những quyển sách này đều viết với phong cách kinh điển, rất khó hiểu với những người chưa có kinh nghiệm nghiên cứu. Điều đó là khó cho việc tự học. Do vậy việc kết hợp đọc và hỏi những thầy cô giáo có kinh nghiệm nghiên cứu là điều hết sức cần thiết. Điều quan trọng hơn nữa là chúng ta kết hợp việc đọc sách và tìm hiểu những phương pháp này đã được ứng dụng cụ thể trong các đề tài như thế nào. Nó hàm ý rằng việc đọc một số đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh sẽ làm sáng tỏ về PPNC. Chúng ta cũng có thể tham gia các buổi hội thảo tiếp theo trong chuỗi hội thảo này để tìm hiểu kỹ hơn về PPNC để từ đó có cách nghiên cứu vấn đề đúng đắn.

(ii). Thực hiện một đề tài nghiên cứu. Đây là vấn đề tối quan trọng. Đầu tiên bạn cần hỏi thầy cô xem là đề tài nghiên cứu này có thực tế không và có phù hợp với khả năng không. Nếu được thì bắt đầu bắt tay nghiên cứu. Bạn có thể thực hiện (i) và (ii) song song. Chỉ khi thực hiện một đề tài nghiên cứu cụ thể thì bạn mới thấm sâu được phương pháp và nâng cao được năng lực bản thân.

(iii) Hãy chú ý tới việc rèn luyện các công cụ cụ thể. Chúng tôi nhận thấy rằng việc không biết cách sử dụng các công cụ và áp dụng nó vào từng bước cụ thể chính là điểm yếu nhất trong nghiên cứu của sinh viên. Việc hiểu các công cụ này ở mức độ trung bình cũng nguy hiểm không kém gì việc không biết cách sử dụng các công cụ này. Muốn giỏi các công cụ đòi hỏi sự rèn luyện không ngừng và hầu như chỉ có thể giỏi nó thông qua công việc nghiên cứu thực tế hoặc được giảng dạy chi tiết.

Ngoài ra:

(iv) Hãy coi việc NCKH là một cách thức quan trọng để nâng cao mạnh mẽ năng lực của bản thân. Và khi có năng lực, bạn sẽ tự tin, tự tin trong học tập và trong công việc thực tế; giải quyết các công việc thực tế nhanh, đúng và hiệu quả.

(v) Tư duy và lòng kiên trì là những điều kiện không thể thiếu cho nhà nghiên cứu. Cả tư duy và lòng kiên trì, nếu biết cách vẫn có thể nâng cao chúng lên được để phục vụ cho công việc nghiên cứu, phục vụ cho năng lực.

(vi) Dám làm và biết cách làm. Ở đây lại xuất hiện sự phân biệt giữa liều lĩnh và chấp nhận rủi ro. Liều lĩnh và chấp nhận rủi ro có một điểm chung là dám làm (ví dụ: dám bắt tay vào thực hiện nghiên cứu một đề tài cụ thể). Nhưng điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là ở chỗ, trong khi “liều lĩnh” là cách thức giải quyết công việc chỉ dựa trên ý chí chủ quan, làm theo ý thích mà không có phương pháp cụ thể (xác suất thu thập được thông tin đúng và phân tích thông tin đúng để ra quyết định đúng là rất thấp), chịu nhiều tác động ngược chiều ở những biến cố ngẫu nhiên. Còn “chấp nhận rủi ro” là cách thức giải quyết công việc có ý chí và có  phương pháp (xác suất thu thập thông tin đúng và phân tích thông tin đúng để ra quyết định đúng là rất cao), và chỉ chịu rủi ro ở những biến cố ngẫu nhiên không thể kiểm soát.

Page 3: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

(vii) Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ. Những sự thay đổi nhỏ, từ từ và liên tục sẽ tạo ra những thay đổi lớn và hiệu quả. Đừng bắt đầu sự thay đổi bằng những cách thức đột ngột, bằng những quả đấm thép. Đó chính là nội dung của triết lý Kaizen trong quản lý của Nhật mà bạn nên áp dụng trong bước đầu tiếp xúc với NCKH. 

CLB NCKH Khoa kinh tế ĐHQG TPHCM - © Saga, www.saga.vn

Cấu trúc luận văn kinh tế

( Bình chọn: 3    --  Thảo luận: 3 --  Số lần đọc: 10731)

Các luận văn không nhất thiết phải tuân theo một cấu trúc hay hình thức tổ chức nào thật sự "cứng". Tuy thế, để đảm bảo tính chất toàn vẹn, và chặt chẽ của các lập luận khoa học, cho tới khi kết luận được các vấn đề nghiên cứu, một cấu trúc tốt sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều. Chúng ta đang giới hạn trong phạm vi các luận kinh tế đấy nhé, vật lý hay toán học, chẳng hạn có thể khác đi, nhưng tôi tin rằng lô-gíc không thay đổi.

Các thành phần cơ bản của luận văn nên bao gồm (không nhất thiết theo trình tự này), ta sẽ đả động ngắn gọn trước:

Phần Mở đầuPhần này chứa các phụ kiện của Luận văn, như tóm tắt ngắn gọn, lời cảm ơn, C.V. của người viết,v.v..

1. Giới thiệu:Thường nói lý do khởi đầu của nghiên cứu. Các nghiên cứu đều có gốc rễ liên quan tới quan sát của người tiến hành nghiên cứu, hoặc băn khoăn, hoặc tò mò. Một dẫn dắt tốt sẽ giúp người đọc, phản biện hiểu rõ xuất xứ vấn đề bạn đang tiến hành, loại bỏ cảm giác bạn làm chỉ để làm. Người bình thường, sẽ không làm một việc chỉ vì mình muốn làm, mà có mục đích rõ ràng. Điều này càng đúng với khoa học, khi mà quá trình nghiên cứu có thể kéo dài nhiều năm.

2. Xác định tập hợp vấn đề và định hướng nghiên cứu:Bạn có chút ít ý đồ nghiên cứu, và phải hệ thống hóa nó ở dạng tập hợp vấn đề tương đối thô sơ. Thô sơ vì lý do, ngay vào lúc này, bạn chưa thể nói chính xác đó là vấn đề bạn SẼ nghiên cứu, mà chỉ có thể biết, khoảng mở các vấn đề đó bạn sẽ có thể làm được gì.

Vấn đề chỉ được thu hẹp thật sự, và biến thành TƯ TƯỞNG (khác so với ý đồ ban đầu đó!) sau khi bạn đã xông vào khảo sát lý thuyết, và có quyết định cụ thể.

3. Khảo sát lý thuyết (các vấn đề lý thuyết liên quan).

Như đã nói đây là phần quan trọng, ta thảo luận bên ngoài chút ít rồi

4. Phương pháp nghiên cứuPhần này mô tả các công cụ nghiên cứu bạn cần đến, và sẽ sử dụng trong quá trình tìm kiếm kết quả. Nó giúp bạn đi đến đích, và giúp người thẩm định biết bạn có biết cách dùng công cụ khoa học không, hoặc có ý thức sử dụng đúng công cụ không.

Rõ ràng bạn không thể bay vào vũ trụ, mà chỉ cần đi sắm mỗi một đôi giày được. Nói chung phần này không thấy xuất hiện trong các nghiên cứu kinh tế trong nước ta, do chính các thầy hướng dẫn cũng thiếu. Tuy nhiên, ở nước ngoài thì nó quá quan trọng, và tốn nhiều giấy mực.

5. Tổ chức và tập hợp dữ liệuNếu phải sử dụng dữ liệu thì các vấn đề liên quan đến dữ liệu nằm ở đây.

6. Kết quả nghiên cứu:Các kết quả nghiêncứu nằm ở đấy. Tuỳ vào mức độ phức tạp và chiều sâu của công trình, phần này có thể được tổ chức thành một hay một vài chương (nếu nhiều kết quả, có thể đăng thành các công trình riêng biệt.)

7. Kết luận/Kết quả nghiên cứu:Tóm lược các kết quả để dễ truyền thông với người đọc không nhất thiết phải có kiến thức kĩ thuật.

Page 4: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.

Mô tả các hạn chế và các sai lầm có thể của chính nghiên cứu của bạn, dựa trên các giả định.

8. Các Phụ lục tính toán, hình vẽ, bảng biểu, các chứng minh định lý, tính chất,bổ đề nếu có. Giải thích các thuật ngữ, v.v..

9. Tài liệu tham khảo: Liệt kê các tài liệu chính có dẫn chiếu, sử dụng trong quá trình viết, nghiên cứu.

Đấy sơ lược vài nét hy vọng các bạn có hình dung tổng quan cơ sở nhất về luận văn.

Đạo văn - đạo đức người viết - tính chuyên nghiệp kinh doanh

( Bình chọn: 2    --  Thảo luận: 2 --  Số lần đọc: 4731)

Plagiarism (theo tiếng Latin lấy ý từ từ "kidnap" - bắt cóc trong tiếng Anh) là một từ mô tả việc tuyên bố, ngụ ý quyền tác giả gốc hoặc, toàn bộ hoặc một phần, tài liệu sử dụng từ sản phẩm viết hoặc kết quả lao động sáng tạo của một (một số) người khác là của mình nhưng không có ghi chú hoặc một hình thức tương tự để ghi nhận về công lao của tác giả gốc. Plagiarism không giống với giả mạo (giấy tờ hay chữ ký), trong trường hợp giả mạo, tính xác thực của chữ ký, tài liệu hay một dạng tương tự đã bị đặt câu hỏi còn với plagiarism vấn đề liên quan đến sự không thành thực trong quy kết và sở hữu  giá trị tác phẩm. Plagiarism đôi khi có thể được thực hiện một cách vô thức, do trong từng môi trường văn hóa, một số hành động về nguyên lý là vi phạm nhưng lại được xã hội nhìn nhận theo cách khác.

Như thế, khái niệm plagiarism nếu hiểu đơn giản trong tiếng Việt có thể gần với từ "đạo văn" hoặc thông tục hơn là "ăn cắp ý"

Trong lĩnh vực học thuật, việc sinh viên, giáo sư, hoặc các nhà nghiên cứu thực hiện "đạo văn" được coi là một hành vi phản khoa học, dối trá và sẽ phải chịu nhiều hình thức chỉ trích, phê bình khoa học. Trong ngành báo chí, "đạo văn" được coi là một hình thức vi phạm các giá trị đạo đức hành nghề báo chí, phóng viên thực hiện "đạo văn" sẽ chịu các hình thức kỉ luật từ cảnh cáo cho đến buộc thôi việc. "Đạo văn" trong khoa học và báo chí là vấn đề được đề cập và thẳng thắn phê phán từ nhiều thế kỷ. Tuy nhiên với sự phát triển của Internet, trong môi trường văn bản điện tử, việc thực hiện "đạo văn" trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Internet ngày nay cho phép chúng ta tìm kiếm hàng nghìn tài liệu chỉ trong vòng vài giây, việc "đạo văn" cũng có thể được thực hiện quá nhanh với vài động tác cắt-dán. Không đơn giản để phát hiện tất cả các trường hợp đạo văn tuy nhiên với những tài liệu chuyên môn được viết bởi một người hoặc tổ chức "chuyên nghiệp", việc nhận ra dấu hiệu đạo văn đó không quá khó.

Để tránh "đạo văn", người sử dụng tài liệu tham khảo cần luôn có ý thức trích dẫn tài liệu. Khi mà đạo văn trở thành vấn đề nhận thức xã hội và chịu sự lên án của giới học thuật và báo chí thì "trích dẫn"  trở thành vấn đề thuộc phạm trù đạo đức và nhân cách. Trích dẫn tốt thể hiện

Tôn trọng tác giả: Ở đây là quan hệ "Tôi vay mượn của anh", việc này được khẳng định rõ ràng sẽ tạo ấn tượng tốt cho người đọc;

Tôn trọng mình: Thê hiện rằng người viết và sử dụng tài liệu có đủ tự trọng cần thiết để làm việc phải làm;

Củng cố quan điểm: Tài liệu có sử dụng tham khảo thể hiện người viết có lao động thực sự, và đồng thời giúp củng cố quan điểm và người viết đưa ra;

Tăng độ tin cậy và tính xác thực: Rõ ràng có tham khảo và trích dẫn nguồn tốt sẽ tạo ra độ tin cậy và tính xác thực cao.

Khi nào ta sẽ cần trích dẫn? Câu hỏi vừa dễ và vừa rất khó, dễ bởi ai cũng biết dùng của người khác thì phải trích dẫn, khó bởi sử dụng nguồn có nhiều mức khác nhau, có thể chỉ là ý tưởng, chỉ là một gợi ý suy nghĩ, cho đến lấy nguyên một câu, một đoạn. Ta cần trích dẫn khi

Page 5: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Khi liều lượng vay mượn tăng lên; Khi không đủ khả năng tự thẩm

định chính xác một vấn đề mà vẫn muốn sử dụng;

Khi bị yêu cầu phải làm thế; mở rộng phạm vi cho cả những thứ “không phải là sách” như phần mềm, thuật toán;

Khi muốn đảm bảo chuẩn mực tính khoa học;

Khi muốn ca ngợi ai đó (có nhiều người tương đương, sử dụng người được trích dẫn theo mục đích).

Trích dẫn chưa bao giờ đơn giản, việc trích dẫn cho đủ nguồn, thứ tự thông tin, vị trí thông tin,... là những chuẩn mực chung của xã hội hiện đại và chuyên nghiệp. Đọc và viết ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong giới nghiên cứu, học thuật, báo chí mà cả trong hoạt động kinh doanh bởi vai trò của giao tiếp ngôn từ, văn viết ngày càng quan trong, những tài liệu chuẩn mực ngày càng có vai trò quan trọng trong các báo cáo, bài trình bày, bài viết, tài liệu kĩ thuật chuyên môn,... Việc vi phạm vấn đề đạo văn trong giới kinh doanh cũng bị coi là những biểu hiện về hạn chế trong khả năng nhìn nhận, đạo đức và tính chuyện nghiệp của đối tượng kinh doanh.

Không chỉ với sự kiện Saga ở Hội nghị Tài chính Châu Á vừa qua mà đồng thời với một số bài báo gần đây tôi có đọc, đặc biệt trong giai đoạn thị trường chứng khoán nóng bỏng, những bài viết mang tính học hỏi, giới thiệu kiến thức, kinh nghiệm nước ngoài, phân tích chuyên môn của các đơn vị quốc tế,... đều rất có giá trị với nhà đầu tư Việt Nam nói riêng và độc giả nói chung, một số nguồn hay được sử dụng như Investopedia, Wikipedia, Morning Star,... là những nguồn hay, đã rất thường xuyên thấy tác giả ghi trích nguồn nhưng vẫn thỉnh thoảng "thấy quen lắm" mà không thấy nguồn đâu.

Cuối cùng, tôi lấy câu nói sau để kết thúc cho vài ý chia sẻ ở trên - xin thông báo rõ là tôi không tìm được nguồn gốc của câu nói này và sẽ biết ơn lắm nếu các bạn có thể chỉ giúp ai là người đâu tiên viết ra nó

“Nửa bánh mỳ là bánh mỳ, nửa sự thật là nói láo”

Bài viết sử dụng định nghĩa và một số ý từ http://en.wikipedia.org/wiki/Plagiarism vàhttp://www.plagiarism.org/plagiarism.html.

Tam @ quốc - Bảy cua sáng nghiệp (Cua1)

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Tam @ quốc

( Bình chọn: 7    --  Thảo luận: 5 --  Số lần đọc: 3510)www.SAGA.vn - Thân gửi cộng đồng Saganors,

Tam Quốc từ lâu đã được mệnh danh là một trong bốn tác phẩm văn học cổ điển hay nhất của Trung Quốc. Nói về Tam Quốc, người ta bàn về những anh hùng với cơ trí đầy mình tranh giành bá nghiệp… Nay xin giới thiệu với các bạn SAGA một  phiên bản tam quốc khác mang tên Tam @ quốc. Đây là một câu chuyện hư cấu từ chuyện của La Quán Trung nhưng được diễn ra trong môi trường kinh doanh hiện đại.

Thế chân vạc ba nước Hán, Thục, Ngô trở thành ba loại hình công ty hiện đại. Một là công ty nhà nước, lớn mạnh, được hưởng nhiều ưu đãi (Công ty nhà nước Đông Hán của Tào Tháo); Hai là công ty dựa vào bản sắc riêng mà giữ vững thị phần, đợi thời cơ là khuếch Trương (tập đoàn Đông Ngô của Tôn Quyền); Còn loại kia là công ty từ bàn tay trắng mà nên (công ty Hoàng Tộc của Lưu Bị).

Page 6: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Thương trường vốn là chiến trường, bước bước là mưu kế. Qua mỗi câu chuyện rất mong nhận được nhiều chia sẻ từ các bạn trên con đường lập nghiệp của mình.

 BẢY "CUA" SÁNG NGHIỆP -  Cua 1: Vận mệnh là quả trứng chim ưng trong ổ gà.

Nói về cuộc đời, thành hay bại đều tại tâm. Nói một cách dễ hiểu, bất kể là con nhà quyền quý hay con nhà nông, xuất thân từ công nhân hay tư sản, mỗi người đều phải đưa ra quyết định của chính mình. Quyết định của bản thân quyết định thành bại, quyết định vận mệnh. Trong tâm lý học có một câu kinh điển giải thích quan hệ qua lại giữa tư tưởng và vận mệnh: "Gieo hạt tư tưởng, thu hoạch hành vi; gieo hạt hành vi, thu hoạch tập quán; gieo hạt tập quán, thu hoạch tính cách; gieo hạt tính cách, thu hoạch vận mệnh."

Cuộc đời xuất thân từ bần nông của Lưu Bị là một minh chứng rõ ràng cho câu nói trên. Lưu Bị là học sinh ởthành phố Trác Châu tỉnh Hà Bắc, vì cha mất sớm, mẹ nuôi rau cháo qua ngày nên cậu sống rất khổ sở. Lên cấp ba, một tối đi học về muộn, thấy mẹ vẫn khâu giày trong ánh đèn mờ mờ, cậu bảo: - Mẹ, hôm nay trời lạnh lắm, mẹ ngủ sớm chút đi!

Mẹ đáp:

- Sáng mai con đi thi, mẹ cố thêm một đôi là có thêm một đồng cho con vào đại học.

Lưu Bị quỳ trước mẹ, sống mũi cay cay, nước mắt trào ra. Cậu nức nở:

- Mẹ, lên đại học tốn tiền lắm. Nhà ta nghèo, tiền đó được bao nhiêu? Mẹ đừng trông đợi gì! Vai rung lên, mẹ hỏi Lưu Bị: - Lẽ nào con chịu cả đời nghèo đói? Lưu Bị khổ sở: - Còn cách nào đâu? Có khi số trời định thế.

Mẹ bỏ giày xuống, nhìn con rồi nói:

- Hồi nhỏ đọc "Tam tự kinh" mẹ vẫn nhớ một số chuyện. Con nói số trời đã định, vậy nghèo đói là nguyên nhân hay là kết quả đây? Mẹ kể chuyện để giúp con giải đáp. Một quả trứng chim ưng rơi khỏi tổ xuống đống cỏ khô, có người thấy, cho là trứng gà nên mang về nhà, bỏ vào ổ gà. Thế rồi quả trứng chim ưng cùng nở với các quả trứng gà khác. Từ đó, con chim ưng nhỏ bị coi là gà, nó sinh sống như gà, nhưng vì tướng mạo quái dị nên thường bị khinh rẻ. Nó cảm thấy cô độc và khổ sở. Một hôm, nó đang ăn cùng bầy gà, bỗng nhiên có một bóng đen trên trời chao qua lượn lại, bầy gà tán loạn tìm chỗ trốn. Khi nguy hiểm qua, cả bọn mới thở phào nhẹ nhõm.  "Vừa rồi là con chim gì vậy? Nó hỏi. Cả bầy nói: "Là chim ưng, không còn con gì bay cao hơn chim ưng". "Ồ chim ưng ghê gớm thật, bay cao sung sướng làm sao!" Nó thán phục. "Một ngày nào đó ta mà thành chim ưng thì hay biết bao!"  "Đồ đần!" Đám gà   chung quanh mắng nó: "Mày sinh ra là gà, thậm chí là con gà xấu xí làm cả bầy phải xấu hổ,

Page 7: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

mày làm sao bay như chim ưng được? "

Kể xong, mẹ nói với Lưu Bị:

- Con trai, vận mệnh là quả trứng chim ưng trong ổ gà. Giờ đây, con quyết định sống như gà hay bay cao như chim ưng?

Lưu Bị ngây ra, rồi hỏi mẹ:

- Mẹ nói con là chim ưng nhỏ lạc loài trong ổ gà?

Mẹ quả quyết:

- Đúng, con thuộc nòi chim ưng, con phải bay lên tận cùng trời xanh, không nên vì hai ba hột thóc trước mắt mà than thở.

Bà nói tiếp với con: Cha của cha của cha của cha của cha của cha của cha con là Lưu Thắng, con của Hán Cảnh đế, ngược lên nữa chính là hậu duệ của Hán Cao tổ Lưu Bang, con có dòng máu hoàng tộc. Lập tức tỉnh ngộ, Lưu Bị nói với mẹ quả quyết:

- Mẹ, con hiểu ý mẹ, nhất định con không làm mẹ phải thất vọng! Sau hai năm khổ học, cuối cùng Lưu Bị đỗ vào trường Đại học Quản lý quốc tế Trường Giang. Ngày nhận giấy gọi, hai mẹ con vừa vui vừa buồn, nước mắt trào ra.

Người làm chủ tư duy mới có thể làm chủ được vận mệnh của chính mình. Lịch sử những người thành công đều là những người dám nghĩ khác và làm khác. Rất nhiều người trong chúng ta khi bắt đầu lựa chọn con đường khởi nghiệp đều rất bối rối khi trả lời những câu hỏi: mình là ai, mình sẽ làm gì, điều gì là điều mình thực sự mong muốn...  Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi ấy cũng gian nan các bạn nhỉ?

Tam @ quốc (Kì 2) - Bảy cua sáng nghiệp (Cua2)

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Tam @ quốc

( Bình chọn: 2    --  Thảo luận: 4 --  Số lần đọc: 3113)

www.SAGA.vn   - Lại tiếp tục câu chuyện về chàng trai Lưu Bị những năm tháng trên giảng đường đại học "Quản lý quốc tế Trường Giang".

Cái tên "Đại học Quản lý quốc tế Trường Giang" có gốc tích từ lời đề từ trong Tam quốc diễn nghĩa: "Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông". Đây là một trường nổi tiếng quốc tế, từng đào tạo không biết bao anh hùng hào kiệt. Ông chú Lưu Nguyên Khởi hay tin cháu mình đỗ đại học, bèn bảo với chị dâu:

- Thằng này sẽ làm cha nó mát lòng nơi chín suối. Chỉ có chị sẽ thật vất vả. Từ giờ học phí của nó để em lo!

Page 8: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Ông chú có một cửa hàng nhỏ, cô chú cùng lũ em Lưu Bị đều làm cho cửa hàng nên họ có chút tích lũy. Cả Lưu Bị và mẹ đều mừng rỡ và thấy có điểm kỳ quái. Mừng vì khoản học phí tốn kém tự nhiên có người lo; kỳ quái vì xưa nay ông chú hết sức lạnh nhạt với bà chị dâu nghèo, giờ sao lại đột ngột hào phóng mở túi ra? Ông chú cười ha hả giải thích:

- Có câu "tự cứu mình rồi trời cứu". Trời còn giúp cháu ta, huống hồ ta là chú nó!

Tự cứu rồi trời cứu? Lưu Bị cảm thấy xúc động. Từ khi vào đại học, cho tới sau khi tốt nghiệp, mỗi lần gặp khó khăn, cậu lại một lần trăn trở và hỏi trời xanh: Tự cứu và được trời cứu liên quan gì đến nhau? Và cậu tự đưa ra đáp án:

1. Người thật sự tự cứu mình sẽ làm người khác kính trọng. Khi bất chấp khó khăn, khó khăn phía trước anh ta sẽ tự động lùi bước - việc đó như có thần linh giúp đỡ

2. Người thật sự tự cứu mình như con đom đóm trong đêm, không chỉ làm sáng bản thân mà còn khiến người khác đánh giá cao. Khi đã đánh giá cao, họ sẽ giúp đỡ bằng nhiều cách – nó giống như vận tốt tới.

3. Mọi người đều tin rằng, một người thực sự tự cứu mình cuối cùng sẽ thành đạt, giúp đỡ một người sau này thành đạt làm họ sung sướng.

4. Nếu người tự cứu mình là người ân nghĩa, anh ta sẽ càng nhận được nhiều giúp đỡ, vì thế khó khăn trước mắt sẽ giảm đi nhiều. Đáp án của Lưu Bị giải thích câu nói mang màu sắc mê tín, nó quả nhiên ứng với bao việc sau này.

Thấy Lưu Bị nhà nghèo mà vẫn nỗ lực học tập, nhà trường đã giúp cậu bằng rất nhiều cách, đầu tiên là giảm học phí, sau cấp học bổng, rồi tìm cả việc làm thêm cho cậu. Qua bốn năm đại học, chợt ngoảnh lại, cậu đã một hơi trải qua bao gian khổ, hệt như đêm đã qua và ngày đang dần tới.

Xưa nay, "Nhân định thắng thiên" cũng không còn là chuyện hiếm. Những huyền thoại trên thế giới, ai là người không phải trải qua khó khăn trước khi bước đến bục vinh quang. Ý chí của bạn sẽ quyết định tất

Page 9: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

cả thành công của bạn sau này. Tôi thích câu Slogan của Nike "Just do it" - Cứ làm đi, bạn sẽ thành công!

Tam @ quốc (Kì 3) - Tâm huyết thu về hạnh phúc

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Tam @ quốc

( Bình chọn: 6    --  Thảo luận: 3 --  Số lần đọc: 2649)www.SAGA.vn - Cua 3: Tâm huyết thu về hạnh phúc Người dạy cua thứ ba cho Lưu Bị là nhà kinh tế học nổi tiếng Lư Thực, khi đó cậu vừa bước chân vào trường. 

Lư Thực bước lên bục giảng, cười với lớp sinh viên mới:

- Là một giảng viên, tôi hy vọng trở thành mentor (cố vấn thân thiết ) để chỉ dẫn, giúp đỡ các anh chị. Còn có thật sự thành tài hay không, quan trọng là các anh chị. 

Thầy Lư Thực còn nói, bốn năm đại học không chỉ để đọc sách, càng không phải để kiếm một mảnh văn bằng, mà là thu nhận một vision (tầm nhìn ) cùng tư duy logic.

- Có ai ở đây từng chơi dế chọi chưa?

Một sinh viên nam tên là Công Tôn đáp: 

- Em chơi rồi, hay lắm. 

Một sinh viên nữ tên là Sái Văn Cơ nói:

- Em biết rồi, dế còn gọi là "xúc chức", ba bảo chọi dế mất nghiệp. 

Giảng viên Lư Thực nói:

- Có người bảo chọi dế mất nghiệp, có người bảo dế là niềm vui trong sáng thời con trẻ. Ở đây, ta không bàn chơi dế tốt hay xấu, mà là mục đích của nó. Để tôi kể câu chuyện về một nhà côn trùng học với con dế cùng bạn anh ta, một nhà buôn với đồng xu. Hy vọng câu chuyện giúp mọi người mở ra vấn đề… 

Câu chuyện của thầy Lư Thực thật hấp dẫn, theo các động tác của thầy, câu chuyện được mở ra: 

Một nhà côn trùng học cùng bạn là nhà buôn vừa đi vừa trò chuyện trong công viên. Bỗng nhiên nhà côn trùng học dừng bước, dường như ông ta nghe thấy điều gì.  "Sao vậy?" Ông bạn nhà buôn hỏi. Nhà côn trùng học lắng nghe, nét mặt rạng rỡ: "Anh có nghe thấy không? Một con dế đang gáy, đó là một con dế cụ đấy. " Ông bạn nghe ngóng mãi không ra, đành đáp: "Tôi chẳng nghe thấy gì cả!"  "Anh đợi chút". Nhà côn trùng học vừa nói vừa chạy vào lùm cây gần đó. Một lát sau, nhà côn trùng học bắt được con dế, ông ta nói với bạn: "Anh thấy không? Một con dế răng trắng, cánh vàng, đó là con dế cực hiếm đấy! Xem xem, tôi nghe có lầm đâu?"

"Đúng vậy, anh nghe cực chuẩn." Nhà buôn khâm phục hỏi bạn: "Anh không chỉ nghe được tiếng dế gáy, mà còn biết được chất lượng dế. Làm sao anh nghe ra được?" Nhà côn trùng học đáp: "Con dế này gáy chầm chậm, mấy phút mới gáy hai, ba tiếng. Dế nhỏ gáy gấp hơn, tiếng gáy cũng đều. Dế đen, dế đỏ, dế hồng, dế vàng… có tiếng gáy khác nhau. Tiếng kêu của dế vàng có thanh kim. Sự khác biệt trong tiếng dế kêu cực tinh tế, vì thế phải để tâm mới nhận ra được. " Họ vừa trò chuyện vừa ra khỏi công viên và đi ra đường cái. Bỗng nhiên, nhà buôn dừng bước và nhặt lên một đồng xu. 

Trong khi đó, nhà côn trùng học không nghe thấy tiếng đồng xu rơi, vẫn phăm phăm bước tiếp.

- Câu chuyện đó nói lên điều gì? Lư Thực hỏi. Cả lớp nghĩ ngợi, chưa ai giải đáp. 

Đợi một lúc, thầy Lư Thực đưa ra đáp án:

- Nhà côn trùng học chỉ để tâm đến côn trùng nên nghe được tiếng dế. Nhà buôn chỉ để tâm đến tiền, vì thế ông ta nghe được tiếng đồng xu rơi. 

Câu chuyện nói rằng, bạn để tâm vào đâu, sự nghiệp của bạn ở đó. 

Thầy Lư Thực nói tiếp: 

Page 10: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

- Qua bốn năm đại học, các anh chị sẽ theo đuổi sự giàu có. Xin hãy nghĩ kỹ, cái gì là sự giàu có của các anh chị. Để tâm đến sự giàu có ở đâu, các anh chị sẽ có sự giàu có ở đó. Để giúp mọi người hiểu rõ thêm, chúng ta hãy cùng làm một thực nghiệm. 

Thầy đưa ra một hộp giấy lớn đầy cát, vừa đưa cho lớp xem vừa nói: 

- Trong hộp cát này chôn mạt sắt, đố cả lớp dùng ánh mắt hay đầu ngón tay mà lấy được mạt sắt ra.

Cả lớp lắc đầu.

 - Chúng ta không cách gì dùng ánh mắt hay đầu ngón tay lấy mạt sắt ra khỏi cát, nó cũng khó như tìm được khách hàng giữa muôn triệu người. Tuy nhiên, có một loại công cụ có thể giúp ta nhanh chóng lấy mạt sắt ra khỏi cát. Mọi người chắc biết điều đó là gì. Thầy Lư Thực lấy trong túi ra một thanh nam châm, rà qua rà lại trên mặt cát, mạt sắt lập tức nhô khỏi cát bám vào thanh nam châm. 

Thầy Lư Thực giơ lên cho cả lớp xem, nói:

 - Đó là sức hút của nam châm, dùng ánh mắt hay đầu ngón tay không thể làm thế được, với nam châm lại rất dễ dàng. Cả lớp tròn mắt chăm chú nhìn một việc đã từng biết. 

Thầy Lư Thực nói:

 - Nếu nói hộp cát này là cuộc sống, là những cuốn sách khô khan, thì khối nam châm chính là trái tim nhiệt huyết. 

Các anh chị để tâm ở đâu, sự giàu có của các anh chị ở đó - nếu như các anh chị có một trái tim đầy nhiệt huyết. Trái tim nhiệt huyết sẽ hấp thu tri thức và lợi ích từ sách vở và trong cuộc sống tựa như nam châm hút sắt. Song, một trái tim không nhiệt huyết chỉ như đầu ngón tay, dù có cào đi cào lại trên cát cũng không lấy được thứ gì. Có phải vậy không? Chỉ cần có trái tim đầy nhiệt huyết, các anh chị sẽ có khả năng phát hiện, mỗi ngày đều thu hoạch, mỗi ngày đều tích luỹ, mỗi ngày đều có niềm vui. Thầy Lư Thực vừa giảng vừa để sinh viên đùa nghịch với hộp cát. 

Thầy khoát tay, giọng sang sảng: 

- Để tâm ở đâu, sự giàu có của các bạn ở đó, bất kể khó khăn hay nghịch cảnh, dù hoang mang thế nào cũng cần tin vào điều đó. Bất kể ở đâu, khi nào, nếu có trái tim nhiệt huyết, các bạn sẽ như thanh nam châm. sẽ thu hút được nguồn vốn hữu ích, sẽ có được cuộc sống sung túc và hạnh phúc.

Tam @ quốc (Kì 4) - Làm môt người được yêu mến (Cua4)

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Tam @ quốc

( Bình chọn: 4    --  Thảo luận: 1 --  Số lần đọc: 3119)www.SAGA.vn  - Làm một người được yêu mến.

Mới học được một tuần, Lưu Bị bị mời lên phòng giám hiệu vì đánh nhau. Vừa hay thầy Lư Thực đi qua. Thầy nhìn Lưu Bị một cái rồi hỏi thầy giám hiệu:

- Nó làm sao vậy?

Thầy giám hiệu nói: 

- Bạn cùng phòng báo cáo nó rất thích gây gổ. Nhập học có mấy hôm đã đánh nhau ba trận. Anh xem cái tướng mạo kia, tóc tai với lông mi cứ dựng ngược lên! 

Thầy Lư Thực nói:

- Tôi biết cậu sinh viên này, để nó cho tôi!

Thế là Lưu Bị theo thầy Lư Thực tới văn phòng. Thầy Lư Thực bảo Lưu Bị ngồi, đưa cho ly trà. Lòng Lưu Bị lúc đó nóng như chiếc ly.

- Nói xem, đã xảy ra chuyện gì?- Thầy Lư Thực hỏi. 

Lưu Bị trả lời uất ức: 

- Chúng nó không coi em ra gì, cứ cố ý trêu tức. 

Page 11: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

- Vì sao bạn lại trêu em? 

- Thầy Lư Thực hỏi tiếp. 

Lưu Bị gãi đầu đáp: 

- Chúng nói gọi em là đồ nhà quê. Mà phòng em bảy đứa thì cả bảy là nhà quê, cớ sao chúng nó còn trêu em? 

Thầy Lư Thực đã hiểu chuyện gì xảy ra. Thầy nhìn Lưu Bị bằng ánh mắt chân thành, nói:

- Nếu em không ngại, tôi sẽ kể một câu chuyện. Sau khi Lưu Bị đồng ý, thầy Lư Thực bắt đầu kể câu chuyện về một con chó. Đó là một con chó hoang vô tình lạc vào phòng tập của một trường đào tạo người mẫu. Những tấm gương quanh phòng tạo nên vô số bóng con chó. Thấy một lũ chó đột nhiên xuất hiện, con chó giật mình lùi lại, nhe răng ra sủa ông ổng. Đàn chó trong gương cũng lùi lại, cũng nhe răng ra sủa ông ổng. Khắp phòng vang lên tiếng chó sủa. Con chó kinh hoàng lao vào trận chiến, lăn lộn, cắn, đớp… Nó nhảy chồm chồm trong phòng, mỗi lúc một điên cuồng… tới khi người mệt lử và bất tỉnh.

Lưu Bị kinh ngạc hỏi:

- Thầy bảo em là con chó hoang? 

- Vậy anh nói sao? - Thầy Lư Thực hỏi lại. 

Lưu Bị nói: 

- Tính em đúng là hơi khó gần. Song, bạn cùng phòng can hệ gì tới bóng con chó trong gương? 

Thầy Lư Thực đáp: 

- Em chưa hiểu sao? Trong mắt em, bạn cùng phòng chính là bóng con chó trong gương. Hãy nhớ, nếu ta đối tốt với người, người sẽ đối tốt với ta. Nếu ta khinh khi người, người sẽ "nhe răng". Em nói bạn không coi em ra gì, vậy em coi họ thế nào? Lư Bị im thin thít.

- Em muốn làm một người được yêu mến, đúng không? Đánh lộn có thành người được yêu mến không? Không thể. - Thầy Lư Thực cười cười, nói: - Tôi có một bí quyết, chỉ cần em tin theo, ba tháng sau em sẽ thành một người được yêu mến. Về phòng, Lưu Bị lập tức chép ngay "Bí quyết được yêu mến" trên trang đầu sổ tay: 

Thứ nhất: Hàng ngày tập cười trước gương.             Thứ hai: Gặp bạn là chào thân mật.             Thứ ba: Giúp người với động cơ tốt đẹp.             Thứ tư: Không phải thánh, có ai không lầm lỗi? Vậy nên đối đãi với người bằng lòng khoan dung, thông cảm.             Thứ năm: Coi lấy thiện – tín đãi người là triết lý sống. 

Lưu Bị nghe lời thầy Lư Thực và thành thực làm theo. Chẳng lâu sau, cậu thành người được bạn bè quý mến nhất, người có duyên nhất, người khiêm tốn và khoan hoà nhất. Trong "Tam quốc chí", Trần Thọ đánh giá: "Tiên chúa (Lưu Bị) là người khoan dung, đôn hậu, thực có cốt cách của Cao tổ (Lưu Bang) cùng tinh thần của bậc anh hùng". 

Ý tứ Trần Thọ cho Lưu Bị là bậc anh hùng trong giới công thương nhờ lòng khoan hoà, đãi người chân thành. Trong những ngày khởi nghiệp gian nan về sau, dù gặp bao khó khăn, dù chịu bao lênh đênh vất vưởng, Lưu Bị vẫn có người tài nguyện theo bên mình. Nổi tiếng nhất trong những người nguyện đồng cam cộng khổ với Lưu Bị là Quan Vũ là Trương Phi, họ kết nghĩa: "Tuy không sinh cùng năm cùng tháng nhưng nguyện chết cùng ngày" 

Tôi nhận thấy cung là người Việt Nam cả, lớn lên trong những môi trường giống nhau,  cung được giáo dục theo những quyển sách giống nhau nhưng lại ứng xử khác nhau trong những môi trường làm việc khác nhau. Các bạn cứ bảo làm việc trong môi trường nước ngoài là chuyên nghiệp hơn, thực ra không hăn. Cũng là người Việt mình cả, nhưng tư cách đi đứng nói năng, cách trò chuyện với mọi người, rôi đến điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ đều toát lên ve thân thiện, dê gần. Thế sao, toi đến nhiều công ty trong nước lại thấy người ta mặt lạnh lung ,nhìn ngó, chỉ trỏ, như thể tôi là một người ngoài hành tinh vậy. Tại công ty nước ngoài, người nước ngoài họ bảo mình phải thân thiện với người Việt mình thì mình gọi đấy

Page 12: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

là chuyên nghiệp. Còn ở các công ty trong nước, không ai nói với chúng ta điều này cả thì nhân viên cũng tuy tiện mà ứng xử theo cảm xúc thôi. Các cụ đã dạy rôi:

Lời nói chăng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vưa lòng nhau

Nên nếu ngay tư bây giờ ta chú tâm lắng nghe người khác một cách chân thành, đối xử với họ theo cách mà ta mong muốn được người khác đối xử thì chắc chắn cuộc sống của chính ta sẽ luôn vui ve, hạnh phúc, và thành công. Chỉ là vài dòng suy nghĩ của bản thân, mong được chia se tư các bạn.

Nhật kí "Lạc đà" - Ngày thứ nhất

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Sách của công đồng Saga

( Bình chọn: 7    --  Thảo luận: 15 --  Số lần đọc: 9359)

Nhật ký đọc sách "Văn Minh Làm Giàu & Nguồn Gốc Của Cải" và những cảm xúc, suy nghĩ của Nhật Minh. 

“Nhật kí lạc đà” hay “ Lạc đà kí sự” là ý tưởng bất chợt nảy sinh trong ý nghĩ của tôi, khi dạo qua Saga và cầm trên tay quyển sách “ bìa màu vàng, có con lạc đà đang kéo xe hơi”. Khi trò chuyện với một người bạn đã đọc trước đó, tôi được tư vấn rằng “cậu không thể nói rằng đây là một quyển sách hay … phải gọi đó là một quyển sách tuyệt vời”, không biết có phải là quá tâng bốc không, bởi lẽ tuyệt vời ở đây còn mông lung lắm. Vì vậy , với xuất phát khởi điểm là một tâm lý ngại ngần khi cầm trên tay cuốn sách xa lạ và mới mẻ, với một số phương pháp đọc đã được tích lũy và vốn kiến thức của một sinh viên, tôi dự định mở một số topic để mổ xẻ đồng chí này, xem nó hay dở ra sao, nên đọc thế nào và thực sự nếu không đáng để đọc thì cũng mong muốn được mọi người xem xét. Phần trình bày của tôi hy vọng sẽ được mọi người ủng hộ và tham gia ý kiến nhiệt tình , bởi lẽ những ý kiến chỉ là đánh giá của riêng tôi nên có thể chưa được khách quan và nhất quán. Ngày 1 ( 1/08/07) Mình bước vào số nhà 6/80 Lê Trọng Tấn sau khi đã đi lạc ra Quang Trung vào hôm trước, lần này đến định nói chuyện với Saga và Kingeric , ai ngờ lại gặp bác Trantridung, một người có khá nhiều ý kiến giống mình trong việc comment chê bai các nhà báo nghiệp dư chưa từng làm marketing mà lại cứ thích viết về tiếp thị trong mục Marketing-PR. Văn phòng mới khá rộng rãi và được gặp lại khá nhiều người nhưng ai cũng vội vàng, hình như là họ đang bí mật làm gì đó, vô số cú điện thoại được gọi đến và gọi đi và các nhân viên, hóa ra ngoài công việc thường ngày thì họ còn có một công việc vô cùng thú vị, đó là nghề … “bán sách”. Mọi hình thức phân phối thông qua người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng đều được tận dụng triệt để, nhân viên lại rất lịch sự khi mang hàng đến tận nơi, chỉ có cái là “ Hàng mua xong, miễn trả lại “, số lượng bản in 5000 không phải là quá lớn với một đầu sách viết về kinh doanh nhưng nghe chừng một nhân viên đi bán được 50 quyển trong một ngày cũng phải nói là một kỳ tích. Ấn tượng đầu tiên 

Page 13: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Quyến sách khá đẹp, in chỉnh chu, có hình lạc đà là ấn tượng hơn so với tên sách hơi dài và nghe hơi khó hiểu. Quyến sách mới đầu in trên giấy tốt, nhìn ngược nhìn xuôi “có vẻ” chuyên nghiệp, lướt vài trang có hình vẽ và đặc biệt , cách viết khá giống với cách viết của sách nước ngoài, trong mục viết thường có các box nhỏ và gợi ý cho những phần kiến thức khó hiểu (điều khá hiếm trong các sách do người Việt biên soạn), tiếc là với giá 120k mà lại không có thêm vài tấm hình màu, hoặc ít ra khuyến mãi thêm một poster hình con lạc đà để đem về treo ở trên tường thì hay biết mấy . Cho đến lời mào đầu Lời mở đầu rất tiếc lại là lời của nhà xuất bản, đáng ra đồng chí này nên ở sau, thậm chí sau cùng, mà nếu là sách của mình thì mình không đưa vào làm gì cho thêm giấy trừ khi mà họ viết những lời đáng để xem xét. Một bảng mục lục và phụ lục dài đằng đẵng, tạm thời chưa xem xét vội, chuyển qua lời tâm sự đầu tiên của chính tác giả. Phải nói lời mở đầu tác giả khá hay và súc tích, một loạt ví dụ thực tế được đưa ra, tiện thể giới thiệu luôn cả đội ngũ biên soạn dày dạn kinh nghiệm và về bản thân tác giá( quả thật là vô cùng ấn tượng nếu đem được điều này viết trong một bản CV). Trong phần mở đầu này hướng đến việc trả lời câu hỏi - Thứ nhất, cuốn sách dùng để làm gì: dĩ nhiên là để đọc, sau khi đọc thì cần nghiền ngẫm, theo mình thì đây là loại sách theo định hướng tư duy trong kinh doanh, sách không nói về một môn học cụ thể mà là phương pháp luận để diễn giải các vấn đề kinh tế học, trong sách (chắc là) có nhiều vấn đề liên quan đến việc kinh doanh, các sự kiện, phân tích và phương pháp suy luận được giới thiệu. - Thứ hai, cuốn sách dành cho ai? Câu hỏi này thì sách chưa để cập gì đến, vậy thì mình đành phải mặc định nó là sách dành cho “Tất cả mọi người có thể đọc nó”, tức là sách dành cho đối tượng phổ thông, chiến thuật này trong marketing gọi là marketing không phân biệt. Nhưng phương thức phân phối của nó lại chủ yếu nhắm đến các đối tượng có tri thức trong hoạt động kinh doanh hoặc yêu thích hoạt động kinh doanh nói chung, vậy thì mình nghĩ, nếu có ai cảm thấy mình có một trong 2 yếu tố trên , cũng nên tìm hiểu thử. Bàn luận về cách đọc Bởi lẽ quyển sách tương đối phức tạp và dự định là chứa đựng những ẩn ý sâu sắc nên mình nghĩ, chắc đây là loại sách phải đọc theo cách đọc kỹ càng và có suy ngẫm, vậy thì cách đọc cho thể loại sách tương đối phức tạp này nên cầm theo 1 chiếc bút chì , đến đoạn nào đọc thấy khó hiểu hoặc chán quá thì gạch vào đó, hoặc nếu cảm thấy viết chưa đúng thì ghi chữ “viết bậy” để lần sau nếu đọc lại thì xem nó có bậy thật hay không, nếu thấy là mình ghi nhầm thì lấy tẩy mà xóa đi . Thực sự là dành bấy nhiêu lâu để bình luận về phần mở đầu cũng là khá nhiều, và trong lúc này mình chợt nghĩ : Đây là một cuốn sách có vẻ phức tạp và rối rắm, ta có nên đọc tiếp không nhỉ, có lẽ nên dành thời gian để xem cuốn khác, thời gian còn nhiều, đọc sau cũng chẳng sao. Hơn nữa mình đang ngâm cứu quyển Principles of Marketing của Philipt Kotler, quyển đó có khi hay hơn vạn lần. 

Page 14: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

  Cuốn sách này tương đối mới lạ và hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn, dù gì cũng tốn tiền mua rồi, cứ thử đọc qua xem nội dung thế nào đã .   Các bạn có bình chọn gửi trực tiếp đến hòm tin nhắn của mnih2000, mẫu gửi  X Y trong đó X là phương án lựa chọn và Y là số người tham gia bình chọn, hạn gửi tin nhắn đến hết ngày 5/8/07 và ngày đóng kết quả là ngày 7/8/07, mnih2000 xin được mời bạn đi uống café để có thể học hỏi thêm nhiều điều,  xin lưu ý là mnih2000 không phải là nhân viên của Saga, đơn thuần chỉ là thích gì, làm nấy. 

Nhật kí lạc đà – phần thứ 2

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Sách của công đồng Saga

( Bình chọn: 7    --  Thảo luận: 7 --  Số lần đọc: 5681)Nhật ký đọc sách "Văn Minh Làm Giàu & Nguôn Gốc Của Cải" và những cảm xúc, suy nghĩ của Nhật Minh. 

Ngày thứ 2 

Chà….! Phải nói đây là một cuốn sách kì lạ, mình có cảm tưởng như đang bước vào một thế giới gì đó, không quá xa lạ nhưng lại rất mới mẻ, rất đáng xem và rất đáng tìm hiểu. Khi mình tiến dần vào không gian của chương 1, cảm giác lúc này gần như mình đang mở cánh của đầu tiên của một tòa nhà 7 tầng rộng lớn.

Cánh cửa đầu tiên mở ra, cũng là lúc mình được “mời” xuống một chiếc ghế lịch sự , đèn phòng vụt tắt và một chiếc máy chiếu  trong góc phòng bắt đầu một bộ phim với tựa đề “KHỞI SẮC”. Bộ phim hiện ra với hàng loạt khung cảnh hiện ra trong chớp mắt và dường như là không theo một thứ tự nhất định nào cả, từ hình ành hàng phở Lý Quốc Sư ồn ào nhộn nhịp , cho đến các lớp học MBA sôi động và náo nhiệt, sự phát triển đến chóng mặt của các  thị trường tài chính , của công nghệ thông tin xen lẫn những đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước. Cuối cùng phim quay trở về với xu hướng và luận điểm về sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam.

Phải nói thực là mình cảm thấy hỗn loạn, rốt cuộc ý định của đạo diễn là gì nhỉ? Thật là khó dự đoán và giải thích, mình thực sự không thể tìm thấy sự liên hệ nào , hoặc ít ra là cũng rất rời rạc giữa một hàng phở bò, chuỗi bán lẻ, lại đến quầy thực phẩm di động , sau đó là Milton Friedman, quay trở về Tem thực phẩm thời bao cấp và cuối cùng là Adam Smith.

Khi đoạn phim kết thúc cũng là lúc một loạt câu hỏi được đặt ra trong đầu mình, hơi choáng váng và có phần thất vọng về bản than vì phải nói thật rằng, mình không hiểu gì hết!  Mình đã phải lặng đi trong vài phút cho đến khi một ý nghĩ chợt lóe lên ,”Chiếc bút chì của mình ở đâu rồi nhỉ?”. Và hành trình đi tìm cây bút chì cũng phải nói là khá gian nan và thử thách không kém gì khi phải tìm chiếc khóa vàng trong phần 1 của câu chuyện Harry Porter và Hòn đá ma thuật.

Khi cây bút chì được tìm thấy trong một ngõ ngách nhỏ, lập tức mình quay trở về với chiếc máy chiếu và bật lại đoạn phim. Quả thực là cây bút chì có tác dụng tốt, nó giúp mình đánh dấu lại ý đồ của đạo diễn một cách hiệu quả hơn nhiều. Các nội dung lần lượt hiện ra và không còn quá khó để nắm bắt được:

Thế giới kinh doanh đang phát triển một cách sôi động, sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam được chứng minh là sự khác biệt giữa đời sống kinh tế đang diễn ra hiện tại và đời sống kinh tế của những thời kì khó khăn trong quá khứ, cụ thể là thời bao cấp. Môi trường kinh doanh đang phát triển từng ngày và thậm chí, là sôi động trong từng giờ. Điều này được chứng minh qua các thước phim điểm qua về hệ thống kinh doanh của Việt Nam và sự trỗi dậy của ý thức - tinh thần khởi nghiệp. Các nhân tố góp phần vào sự dịch chuyển này có thể kể ra là thương mại tự do, là sự thay đổi về hệ thống kinh tế , các quan niệm về cạnh tranh và cả về vị trí của người tiêu dùng trong nền kinh tế.

Ở phần kết của đoạn phim, tác giả đưa ra những xu hướng của nền kinh tế đang diễn ra rõ nét. Sự biến

Page 15: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

đổi ở trên sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa, hệ thống pháp luật  sẽ còn có những điều chỉnh để bảo vê lợi ích của giới doanh nhân , việc hòa nhập với thế giới là tất yếu phải xảy ra, đi kèm với đó là tác động ngày càng sâu rộng của hệ thống thông tin. Và cuối cùng, đạo diễn khẳng định, thương mại và đầu tư là trái tim của nền kinh tế. Quả thực là đưa ra những phỏng đoán dưới đây khiến mình mất khá nhiều thời gian trong cái căn phòng ấy, các cảnh quay rất sinh động , rất cụ thể nhưng lại tương đối khó khăn để nắm bắt được nội dung, rất may là dù gì thì mình cũng cảm thấy vững tin hơn rồi, tốt nhất là nên nghỉ ngơi dưỡng sức cho đoạn đường sau , may sao giấc ngủ đã đến khá nhanh và ngon lành….….

Ngày thứ 3

Mình lại tiếp tục bước đi sau khi thưởng thức một giấc ngủ tạm ổn vào đêm hôm trước, rất may là ở trong tòa nhà này , mỗi trạm nghỉ lại có một máy tính nối mạng toàn cầu, thật vui vì sau phần 1 đã nhìn thấy nhiều ý kiến ủng hộ của mọi người trong saga, trong đó có một câu hỏi của heocon174 (chắc là của một cô bé , vì gọi mình bằng anh mà, sướng ghê cơ! ) về Philip Kotler là ai, mà nghe tên có vẻ quen quen. Nếu có thời gian , em cứ lên Google của Việt Nam gõ thử xem thế nào, chắc kết quả cũng kha khá đấy vì ông ấy được gọi là huyền thoại của Marketing thế giới mà.

Rõ ràng là hôm nay mình cảm thấy phấn chấn hơn nhiều , căn phòng thứ 2 hoàn toàn khác hẳn căn phòng thứ nhất. Phải nói thế nào nhỉ…  nó được thiết kế như một phòng thí nghiệm quang học, trong đó đáng chú ý nhất là một chiếc lăng kính pha lê trong suốt, nói như tác giả , đó là cái dụng cụ hữu hiệu để quan sát những màu sắc phát ra từ nền kinh tế, một liên tưởng hay và thú vị.

Đôi mắt mình không rời khỏi những luồng sáng phát ra từ thấu kính đó, giống như một chiếc máy tính được lập trình hoàn hảo, nó bắt đầu đọc ý nghĩa của các màu sắc và hơn nữa, nó đọc rất trung thực. Khi lướt qua những mảng màu sáng, nó nói lên niềm tin, những xu hướng tích cực, những con đường rộng mở của sự phát triển. Trước những màu sắc lạ lẫm, nó phát biểu những ý kiến nghi ngờ, và trước những màu sắc nhá nhem, nó thông báo cả sự thật phũ phàng và đáng buồn, như những cái gai đang ngọ ngoạy trong nền kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt trong những khoảng tối, nó phê phán sòng phẳng tư duy thiếu tính lâu dài của người Việt, sự bất công mà người tiêu dùng phải nếm trải và cả sự yếu kém trong việc tạo ra giá trị cho hàng hóa.

Sự sáng tạo và niềm tin có lẽ là khởi nguồn của sự giàu có và thịnh vượng , đây chính là điều mà nền kinh tế nước nhà đang còn rất thiếu thốn. Các giá trị cơ bản, các quy luật kinh tế đang bị phần đông hiểu sai và vì vậy, nó làm méo mó đi một phần nhận thức về cái gì thực sự quan trọng để phát triển sự nghiệp kinh doanh lâu dài trong một nền kinh tế bền vững. Sau khi đọc những lời kết luận xen cả niềm vui lẫn nỗi buồn, chiếc thấu kính hướng về một bức tượng  có tên “Suy tư” ở cuối góc phòng, bên cạnh bức tượng có một chiếc bàn nhỏ, trên bàn có một ấm trà  cũng không gọi gì là lớn lắm, một chiếc ghế tựa đằng sau và cũng là duy nhất trong phòng mời gọi đôi chân đang mỏi vì phải đứng một thời gian khá dài, nay mới có dịp ngồi nghỉ bên cạnh pho tượng , không biết có phải là chủ ý của người thiết kế căn phòng này không. Mình lại gần chiếc ghế, tiện thể lấy luôn chiếc thấu kính kì lạ phòng cho trường hợp phải sử dụng lần sau, ngồi xuống và rót trà ra một chiếc chén, mùi hương thơm lạ lùng gợi mở cho mình thật nhiều cảm xúc , mình đang bắt đầu phút suy ngẫm đầu tiên …..

(còn tiếp)

 Các đoạn trích dẫn hay:

-Business of business is business ( Milton Friedman)

-Rễ của giáo dục thì rất đắng nhưng quả của nó thì rất ngọt ( Aristotle)

-Thần đèn đời mới ( truyện trích dẫn trang 71)

-Màu sắc nhá nhem( trang 59)

 Các câu hỏi rất mong được mọi người cho biết thêm ý kiến:

Page 16: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

- Các bạn có thể giải thích thêm chương 1 cho mình được ko? Liệu tác giả còn muốn giới thiệu điều gì thông qua chương 1 của cuốn sách.

-Liệu thương mại và đầu tư có phải là chìa khóa của sự phát triển kinh tế, hay còn yếu tố nào khác quan trọng hơn

-Thông qua chương 1 và 2, liệu bạn có thể cho biết văn minh làm giàu và nguồn gốc của cải bắt nguồn từ cái( hay điều)  gì vậy? 

Lịch sử thuôc về những người biết ước mơ

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Thế giới quả là rông lớn...

( Bình chọn: 5    --  Thảo luận: 2 --  Số lần đọc: 4329)

Khi còn đi học tôi rất nghèo, nhưng tôi không phải là đứa học sinh nghèo duy nhất, lúc ấy ai cũng nghèo. Cách đây 30 năm thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Triều Tiên khoảng 50 USD, còn bây giờ đạt khoảng 5000 USD. Bạn có thể tưởng tượng được lúc ấy chúng tôi vất vả như thế nào. Dĩ nhiên ngày nay vẫn có một số người nghèo, như những ngày sau cuộc chiến tranh Triều Tiên mọi người đều nghèo khổ.

Lúc ấy chúng tôi sống ở quận Chungchang, Seoul và tôi phải đi bộ hai tiếng tới trường Đại học Yonsei cách khoảng 10Km. Tôi không có lấy một đồng xu dính túi nhưng tôi lại có nhiều ước mơ. Tôi vẫn không thể quên được cái cảm giác bước ra khỏi thư viện vào lúc đêm khuya hay khi tôi nhìn lên bầu trời khi lê bước về nhà.

Dường như thế giới là của tôi và tôi có thể bao trùm vũ trụ trong cánh tay của mình. Đối với tôi dường như không có gì là không thể làm được. Dẫu rằng nghèo, nhưng cái cảm giác ấy giúp tôi tiếp tục học tập. Sinh lực của tuổi thanh niên là rất quan trọng đối với tôi và làm tràn ngập trái tim tôi bằng những ước mơ. Không có gì có thể ngăn cản tôi.

Trong số những điều mà tuổi trẻ mang lại thì ước mơ là điều quan trọng nhất. Những người biết ước mơ thì không biết nghèo khó vì mỗi người đều giàu có như chính ước mơ của mình vậy. Tuổi trẻ ước mơ rộng lớn như trời biển, dẫu bạn không có gì trong tay cả thì cũng không có gì phải ganh tị nếu có được những ước mơ.

Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ: Ước mơ là động lực làm thay đổi thế giới. Những người có ước mơ, những xã hội làm cho ước mơ trở thành hiện thực và đất nước biết chia sẻ ước mơ và tất cả mọi người có thể trở thành bậc anh hùng trong lịch sử thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ.

Có quốc gia nào mà không truyền hy vọng và ước mơ cho tuổi trẻ mà tuổi trẻ lại có được sức mạnh để lãnh đạo thế giới hay không? Nước Mỹ với lịch sử hơn 200 năm đã tạo lập thế đứng trong lịch sử thế giới hôm nay. Và cũng như chúng ta biết chính những ước mơ vĩ đại của những bậc tiên phong ban đầu với tinh thần tiên phong đã đưa lại sức mạnh cho sự phát triển.

Nhưng ngày nay tôi thường nghe nói là tuổi trẻ không còn có những ước mơ vì tương lai hay là họ có ước mơ xoáy vào hiện tại bây giờ. Nếu quả thật như vậy thì không có gì buồn hơn, không những chỉ buồn cho từng cá nhân mà còn buồn cho cả dân tộc.

Ước mơ thường tạo nên con người. Uớc mơ có thể điều khiển cả tính công việc và ngay cả hôm nay, ước mơ giống như bánh lái của con thuyền. Bánh lái có thể nhỏ và không thấy được nhưng nó điều khiển hướng đi của con tàu. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái người không có ước mơ sẽ mất hướng đi và sẽ trôi dạt lững lờ cho tới khi bị mắc kẹt trong đám rong biển.

Con người có ước mơ sai trái thì cũng nguy hiểm như là người không có ước mơ. Một người mà ước mơ không vượt qua sự tiện nghi cá nhân trong hiện tại thì cũng đáng thương như là người không có ước mơ gì cả: Anh ta không nhận thức được giá trị lớn lao nhất của tuổi thanh niên. Nếu bạn có ước

Page 17: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

mơ, hy vọng rằng bạn phải có thì hãy nâng niu nó, vì ước mơ của bạn là bánh lái sẽ quyết đinh hướng đi cho cuộc đời.

Tôi có một ước mơ khi năm đứa chúng tôi bắt đầu mở Công ty Kỹ nghệ Daewoo - Đó là cống hiến cho sự phát triển xã hội qua hoạt động của Công ty. Khởi đầu chúng tôi có 10.000$ trong căn phòng thuê nhỏ bé bẩn thỉu ở một góc tòa nhà, nhưng lức ấy chúng tôi có một ước mơ còn lớn hơn cả vũ trụ.

Ước mơ ấy bắt đầu trở thành hiện thực khi Công ty càng ngày càng phát triển và chỉ trong vòng 10 năm tôi đã có được tòa nhà lớn nhất ở Triều Tiên bây giờ là trung tâm Daewoo. Tuy nhiên vào lúc ấy tôi ngần ngại về việc xây dựng trung tâm Daewoo. Tôi nghĩ là đầu tư tiền vào thiết bị sản xuất để góp phần vào việc phát triển kinh tế thì tốt hơn. Tôi cũng e rằng người ta sẽ phê phán Công ty đầu cơ bất động sản.

Tuy nhiên tôi thay đổi cách nghĩ của mình và bắt đầu ước mơ mới, đó là khuếch trương Công ty tới mức tòa nhà đồ sộ ấy chứa hết nhân viên của Daewoo. Vào lúc ấy, hành động đó hầu như là không ai có thể tưởng tượng nổi, tuy nhiên tôi đã thực hiện được ước mơ ấy trong vòng 5 năm. Ngày nay Daewoo có hơn 100.000 nhân viên đủ để ngồi kín hết 3 tòa như vậy. Giờ đây tôi có một ước mơ khác. Đó là làm ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất trên thế giới trong khi tôi còn sống. Tôi đã lập nên một số kỷ lục thế giới, chẳng hạn có được xưởng đóng tàu lớn duy nhất như thế trên thế giới tại Daewoo Dapo. Phân xưởng áo quần lớn nhất thế giới ở Pusan; doanh số bán áo quần lớn nhất thế giới. Nhưng vẫn còn cái mà chúng tôi vẫn chưa đạt được, đó là làm ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất trên thế giới.

Tôi vẫn nuôi dưỡng ước mơ này, với bất cứ sản phẩm nào miễn là nổi tiếng tốt nhất trên thế giới đối với những thứ cùng loại như viết máy Paker hay máy ảnh Nikkon. Dẫu là sản phẩm nào đi nữa cũng được, miễn sao họ nói là cái đó do ông Kim Woo Choong làm ra thuộc loại tốt nhất. Đó là ước mơ của tôi nhưng dường như không dễ gì đạt được. Trong một tương lai gần đây có thể điều đó là trở thành hiện thực, sau khi tôi truyền lại nỗ lực to lớn của Daewoo cho một người kế nghiệp xuất chúng.

Tôi cũng có một ước mơ khác, ước mơ lớn nhất đó là được tưởng nhớ là nhà doanh nghiệp đáng kính. Tôi không muốn nổi tiếng là giàu có hay là có nhiều tiền.

Theo như truyền thống thì ở Nam Triều Tiên, người ta không kính trọng thương nhân hay nói đúng hơn thì thương nhân là những người bị coi thường hoặc bị mọi người xa cách. Có lẽ lý do cơ bản nhất là truyền thống Khổng giáo ăn sâu trong mọi người về thứ bậc trong xã hội: Sĩ, Nông, Công, Thương... Vì theo trật tự này thì thương nhân nằm ở cuối. Cũng có một lý do khác là khuynh hướng gần đây có một số nhà kinh doanh nhắm tới mục đích cuối cùng là tích lũy tiền của. Nhưng không hiểu tại sao một doanh nhân không thể đạt được sự kính trọng như người ta dành cho giáo sư hay nghệ sĩ.

Tôi muốn tưởng nhớ như là một người chuyên nghiệp xuất chúng trong lĩnh vực của mình và ước mơ cuối cùng của tôi là giúp tạo nên một xã hội trong đó doanh nhân được mọi người kính trọng. Và tôi tiếp tục làm việc để hướng tới biến ước mơ đó thành hiện thực.

Tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ. Ước mơ là điều tối quan trọng cho tuổi trẻ. Tuổi trẻ chính là ước mơ và lịch sử thuộc về những người biết ước mơ.

Nhật kí lạc đà – phần thứ 3

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Sách của công đồng Saga

( Bình chọn: 8    --  Thảo luận: 7 --  Số lần đọc: 3686)

Vẫn trong ngày thứ 3 … Suýt nữa mình đã ngủ quên vì suy nghĩ mông lung khá nhiều, có lẽ trong một cuộc hành trình khám phá thế này thì việc lưu lại quá lâu trong một chặng không phải là một ý kiến hay gì cho lắm. Đứng dậy và vươn vai vài cái, mình tiếp tục bước sang phòng bên cạnh, chắc là có cầu thang để dẫn lên tầng thứ 3. Thật kì lạ rằng cái phòng này hơi tối, ánh sáng trong đó chỉ nhờ nhờ như ánh sáng của ngọn nến nhỏ và càng đi vào trong thì việc bước đi được chỉ còn có thể mò mẫm.

Page 18: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

“Hừm, không vấn đề gì cả, chắc bệ cầu thang này cũng không khác gì so với các cái trước đâu”- Mình nghĩ thế . Sự phấn chấn và lạc quan vẫn đi theo mình và thúc giục mình bước một cách nhanh chóng lên thềm bậc. 

Nhưng càng bước đi thì mình càng cảm thấy kì lạ, các bậc thang hình như không như bình thường, có cái thấp , có cái cao, thậm chí sờ tay xuống cũng không thể ước lượng xem được có một quy luật nào giữa độ dài các bậc không, sau khoảng 10 bậc, chuyện vấp vào thành bậc đau điếng hoặc bước hụt đã khiến mình cảm thấy lo lắng thực sự. Vả lại trong hoàn cảnh tranh tối tranh sáng này thì mình cũng không biết làm thế nào mà đi cho chính xác được, mình đành phải đưa cả 2 bàn tay

xuống, mò mẫm từng chút một, tình thế thật là khổ sở, nếu có ai đó nhìn thấy mình trong hoàn cảnh này chắc phải bật cười không ngớt, nhưng biết làm sao được, an toàn là trên hết, việc trước mắt là phải vượt qua đoạn này đã, sự việc đi cầu thang tưởng chừng như đơn giản nhưng rốt cuộc lại khiến mình lâm vào hoàn cảnh này. May sao khi đi lên phía trên thì mình thấy có chút ánh sáng le lói phát ra từ khe của một cánh cửa, chắc cũng là đoạn cuối của cái cầu thang này, ánh sáng lúc này cũng đủ để nhìn thầy vài bậc cuối. “May quá !Thế là ta thoát rồi” , mình chạy vội vài bước qua những bậc cuối cùng . Vững tin rằng khó khăn thế là hết, mình cầm nắm khóa cửa kéo mạnh ra và phi thẳng vào phòng trong….”Bốp”, tiếng kêu tự nhiên phát ra khi trán mình đập vào vật gì đó ngay ở cửa, hóa ra cái cửa này cũng ác, trần cửa thì ngắn hơn chiều cao của cửa, đến lúc mình nhận ra rằng mình đã quá vội vàng thì hình như là hơi muộn, mình bị té giật lùi lại và thụt vài bậc thang trước khi định thần lại rằng mình đang ở vị trí nào. Cắn răng bước nốt vài bậc cuối trong tình trạng ánh sáng cải thiện hơn nhiều lần, mình chợt nhìn thấy  trên trần tường xuất hiện dòng chữ “ Rủi ro lớn nhất là thái độ của chúng ta với rủi ro” ,mình đã quá vội vàng, đúng là sai một li đi một dặm, lần sau phải cẩn thận hơn nữa mới được. Đến một căn phòng tuyệt đẹp…. Đúng là mình không phải hối tiếc vì chút đau đớn chưa hết nguôi ngoai, một căn phòng tuyệt đẹp mở ra trước mắt, một phòng tranh lớn với vô vàn bức tranh sáng có cả sáng tối khiến cho mình thấy thực sự bị thu hút. Ở bên tay phải , một chùm bức họa với chủ đề “ Doanh nhân  và Kinh doanh chính thống “, tiêu biểu là những bức ảnh của Karl Pearson và David Ricardo với những thành tựu của họ, Ronald Fisher, Markowitz hay Sharpe-Lintner- Mossin.. tiếc là mình không có nhiều kiến thức lắm về lĩnh vực thống kê nên cũng không thấy được nét đẹp toàn diện của nó, bên cạnh đó là những bức tranh “ Không chỉ vì chiếc bánh mỳ”, “ Những hiệp đấu rất dài” khắc họa chân dung của Matsushita và Sam Walton- những doanh nhân rất nổi tiếng  . Bên tay trái thì ngược lại, một góc lớn của căn phòng, một chùm tranh với tựa đề “ Phản kinh doanh và chụp giật “ hiện ra, tên các bức tranh trong nhóm này cũng khá là kí lạ, nào là “ Tùy tiện”, “ Duy ý chí” , “Đại

Page 19: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

nhảy vọt”(hình như của một tác giả Trung Quốc), “ Chương trình mía đường”, cho đến những bức tranh mang tính châm biếm như “ Vừa chạy vừa xếp hàng” ,“ Ngẫu hứng thoăn thoắt”, ”Quy hoạch treo và hơn thế nữa”… Nhiều bức trông thực sự hài hước nhưng số khác nhìn qua thấy khá là quái chiêu và  đôi lúc, mình cảm thấy quái đản! Và khi đi gần hết phòng tranh, điều mình thích thú nhất đó là một bộ sưu tập mà chỉ có một bức tranh lớn hơn hẳn những bức khác có tên “ Thế giới phẳng”, điều kì lạ là chẳng thấy phẳng ở đâu cả, họa tiết trong giống như một dãy núi chỗ cao chỗ thấp và đôi lúc lại có những đỉnh lởm chởm đan xen , có thể người họa sĩ của bức này đang muốn đưa ra một ẩn ý nào đó ngược lại với tiêu đề “phẳng” của bức tranh. Tự nhiên mình cảm thấy đôi chân đau trở lại, mình tiến ra cánh cửa khác, hơi sợ sệt xen lẫn chút đề phòng như cầu thang lần trước, mình dần dần mở nhẹ cánh cửa ….

Nhật kì lạc đà – Phần thứ 4

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Sách của công đồng Saga

( Bình chọn: 1    --  Thảo luận: 1 --  Số lần đọc: 4161)Rón rén … rón rén... từng bước một, trong không gian tĩnh mịch như tờ, bàn tay mình run rẩy trong lúc đang xoay nắm đấm của cánh cửa. Cẩn trọng và cảnh giác, đó là hai từ duy nhất mình có thể nghĩ được trong hoành cảnh này, lỡ như có điều gì xảy ra, có thể từ đâu đó trên cánh cửa sẽ có gì đó rơi xuống, hoặc giả là mình bước hụt vào một hố bẫy cũng không chừng. Lo lắng càng tăng lên, khi cánh cửa chợt phát ra tiếng kêo kẽo kẹt , tự nhiên mình có cảm giác chùn bước, nhưng cánh tay mình không dừng lại, nó vẫn giữ chặt nắm cửa và đẩy nhẹ, có lẽ nó không cho phép mình dừng lại ở đây , cũng có thể linh tính đang mách bảo mình một điều gì đó thực sự bí ẩn đang nằm sau cánh của này!

……………. Phù!!! Thật là may mắn, cái cầu thang này cũng không làm khó mình như lần trước, chiếc cầu thang dẫn lối mình lên một căn phòng khác. Căn phòng mới khá là đặc biệt, phải nói là rất rất đặc biệt. Mọi thứ đều là màu trắng, sàn nhà được lát một loại đá nhẵn nhụi và trắng đến mức không nhìn thấy vân hay vết nối , tường cũng màu trắng và cả trần cũng màu trắng nốt. Không biết ở đâu một làn sương mỏng cứ quanh quẩn trong phòng, nó ngày càng dày lên trông thấy và chỉ khoảng chục phúc sau là mọi thứ xung quanh trở nên mờ mờ ảo ảo. Và không khí thì ngày càng  lạnh lẽo hơn, không biết ai đã làm nên cái căn phòng kì lạ này nhỉ, sao tự nhiên thấy lạnh sống lưng quá!

Mình chợt thấy tay mình đụng vào vật gì đó tròn tròn, cái này hình như là di chuyển được, và rồi mình lấy 2 tay và kéo mạnh nó .

Bỗng nhiên, mặt sàn rung lên bần bật, một phiến đá tròn gần chỗ mình đứng trở mình xoay chuyển, phát ra tiếng kêu như của một loại máy thủy lực đang hoạt động hết công suất, và rồi một sự việc khiến mình không thể ngạc nhiên hơn được nữa! Khi phiến đá mở ra, một cái gì đó, trông như một cuốn sách khổng lồ ngoi lên. Phải nói, nó thực sự là khổng lồ, mình chưa từng thấy cái hình thù cuốn sách nào lại to lớn như thế, nó phải cao cỡ hơn hai mét và chiều ngang thì cỡ phải một mét hai. Bìa sách được chạm trổ từ một loại gỗ có màu nâu xám . Đột nhiên cuốn sách tự mở ra, và trên trang đầu tiên của nó đề dòng chữ

“Việc tìm kiếm chân lý bắt nguồn từ một sự hoài nghi"

Từ bên trong những trang giấy, các hình ảnh và dòng chữ nối tiếp nhau hiện lên, các bức họa trong tranh thậm chí còn biết cả cử động. Mọi ngóc ngách trong văn hóa kinh doanh đều hiện ra với những lời

Page 20: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

lý giải đặc biệt, xen lẫn những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, nó gợi cho mình nhiều băn khoăn suy nghĩ về những giá trị mà mình đang theo đuổi, những ước mơ mình đang vươn tới và cả những vấn đề tưởng chừng vô cùng đơn giản. 

Từ câu chuyện của cụ Lương Văn Can, tới hình ảnh của “những người đồng nát”, mình mới hiểu được sự miệt thị của xã hội đối với những người làm nghề buôn bán nó nặng nề đến mức nào. Sự thật đôi khi khiến chúng ta cảm thấy vị đắng trong cổ họng, hệ thống văn hóa kinh doanh và những nhận thức về giá trị dường như là quá phi lý và nhìn qua thì chắc là nó đang ở một nơi nào đó kém văn minh trên thế giới chứ chẳng phải là đất nước mình đang sống. Rất may là cuốn sách lớn này không hề có ý phê phán, mọi câu chuyện gợi mở đều được nhìn nhận một cách khoan hòa và có thể lý giải được, dù gì thì người tạo nên quyển sách khổng lồ này vẫn có ý định gieo lên những hạt mầm của nhận thức mới đang dần len lỏi qua từng dòng nội dung của nó, các khoảng cách về sự văn minh đang được lấp dần lại… Những trang cuối đem lại cho mình một cảm giác yên tâm hơn. Cuốn sách cũng dần dần đóng lại và quay trở lại vị trí ban đầu của nó, phiền đá mặt sàn lại xoay trở về vị trí cũ , lần này tiếng động không nặng nề như trước nữa, cũng có thể do tai mình có vấn đề chăng, hoặc cũng có khi là do một nguyên nhân nào đó về mặt cảm xúc.

Làn sương xung quanh mình cũng thưa dần đi, khung cảnh lại sáng trở lại, sàn nhà lại hiện ra và bây giờ thì mình mới để ý cái vật có đầu tròn tròn vừa nãy là một cái cột nhỏ bằng đá đặt ở chính giữa phòng, có lẽ là một loại công tắc nào đó.

Khi đi xuống cuối phòng, mình thấy một con đường nhỏ hiện ra dẫn mình lên một cầu thang khác màu trắng muốt, chiếc cầu thang đưa mình vào một phòng nghỉ nhỏ  Ở cuối phòng có một cái giường, ít ra cũng có nơi để lại sức, cuộc hành trình không biết bao giờ mới kết thúc nhỉ, mình đặt lưng xuống và ngủ thiếp đi sau một chặng đường vô cùng mệt mỏi, ………

 Các bài viết liên quan tới cùng chủ đề:

Nhật ký lạc đà- phần thứ I

Nhật ký lạc đà - phần thứ II

Nhật ký lạc đà - Phần thứ III

Tôi học được rằng....

( Bình chọn: 3    --  Thảo luận: 2 --  Số lần đọc: 5601)

Tôi học được rằng: Có những điều dù ta chỉ làm trong khoảnh khắc nhưng lại làm ta đau lòng cả đời.

Tôi học được rằng: Mỗi khi xa rời người thân yêu, hãy luôn nói lời thương yêu nhất, bởi có thể đó là lần cuối ta gặp họ.

Tôi học được rằng: Đã là bạn thân, dù không làm gì cả, ta vẫn có những phút giây tuyệt vời khi bên nhau.

Page 21: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Tôi học được rằng: Tình bạn chân thành sẽ mãi lớn lên dù cho có cách xa ngàn dặm, và tình yêu đích thực cũng thế đấy.

Tôi học được rằng: Chỉ vì ai đó không yêu ta theo cái cách mà ta mong muốn, điều đó không có nghĩa là họ không yêu ta hết lòng. Đối với một người bạn tốt, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu chẳng may họ làm tổn thương ta, và hãy biết tha thứ cho họ vì điều đó.

Tôi học được rằng: Sẽ không đủ nếu ta chỉ biết tha thứ cho người khác. Đôi khi cũng phải học cách tha thứ cho chính mình.

Tôi học được rằng: Bất kể con tim ta có tan vỡ, cuộc sống cũng sẽ chẳng dừng lại, và vẫn vô tình như không biết đến tổn thương của ta.

Tôi học được rằng: Cuộc đời ta có thể bị đổi thay tại một khoảnh khắc nào đó bởi một người thậm chí ta không quen biết.

Tôi học được rằng: Ngay cả khi trắng tay, ta vẫn có thể thấy được mình thật giàu có để giúp đỡ mỗi khi bạn bè cần đến.

Tôi học được rằng: Người mà ta rất quan tâm, thậm chí cả cuộc đời thì lại có thể rời xa ta rất sớm. 

Người mà ta nghĩ sẽ vùi ta xuống đất đen khi hoạn nạn, nhưng chính họ lại là người nâng ta dậy khi ta vấp ngã.

Tôi học được rằng: Khi không vui, ta được quyền giận dỗi, nhưng lại chẳng được phép tàn bạo và hung ác.

Tôi học được rằng:Trên đời này, không phải ai cũng tốt và tử tế với ta, cho dù ta không động chạm đến họ. Cách tốt nhất là đừng nên để ý đến những kẻ muốn chứng kiến ta gục ngã. Hãy sống vì những người yêu quý ta.

Tôi học được rằng: Để "thành nhân", thành người mà ta mong muốn, phải mất thời gian rất dài.

Page 22: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Tôi học được rằng: Hãy chịu trách nhiệm về những gì ta làm dù điều đó có làm lòng ta nát tan.

Tôi học được rằng: Nếu ta không làm chủ được hành vi của mình, nó sẽ điều khiển lại ta.

Tôi học được rằng: Người trưởng thành có nhiều điều phải suy nghĩ với những kinh nghiệm đã qua, và có được những bài học rút ra từ đó, và không bao giờ quan tâm nhiều đến việc mình đã tổ chức bao nhiêu lần sinh nhật.

Tôi học được rằng: Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của chúng ta, nên hãy ý thức về điều đó.

Tôi cũng học được rằng: Chiếc áo không bao giờ có thể làm nên thầy tu. 

Ta không nên quá háo hức để khám phá bí mật vì nó có thể làm thay đổi cuộc đời ta mãi mãi. Dù hai người cùng nhìn vào một vật nhưng họ lại có thể thấy những điểm khác biệt rất lớn...

Adam Smith (1723 - 1790)( Bình

chọn: 4    --  Thảo luận: 0 --  Số lần đọc: 19786)Adam Smith được coi là cha đẻ kinh tế học. Tư tưởng của ông là nền móng lý thuyết cơ sở ngày nay; người Scotland tốt nghiệp ĐH Glasgow (đáng kinh ngạc ở tuổi 17!) Ông sang nghiên cứu ở Oxford rồi quay về Scotland dạy

 Smith, Adam (1723 - 1790)

Birthplace: Glassgow, Scotland Deathplace: Glassgow, Scotland

Page 23: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

tại ĐH Edinburgh và ĐH Glasgow. Ông dạy Triết học Đạo đức. Phải 10 năm sau khi rời ghế chủ nhiệm bộ môn, ông mới viết sách khiến tên tuổi trở nên lỗi lạc. Khi thôi dạy Glasgow, ông đi du ngoạn. Nhưng không phải làm Tây ba lô mà gặp gỡ các nhà tư tưởng lớn thời đó. Thời kỳ này giúp ông định hình các tư tưởng và khi về Scotland ông bắt đầu viết sách. Tác phẩm lớn nhất của ông là 'The Wealth of Nations', ở dạng 5 cuốn sách, xuất bản 1776. Trong tác phẩm, ông nhấn mạnh lợi ích của chuyên môn hoá và nhu cầu sinh ra hệ thống cơ chế thị trường, phản hồi qua hệ thống giá.

Có lẽ tư tưởng gắn liền với ông là 'bàn tay vô hình', đề cập tới hoạt động của các lực lượng thị trường. Ông lập luận rằng thị trường sẽ định hướng hoạt động kinh tế, và như một bàn tay vô hình nắn quá trình phân phối tài nguyên. Giá cả là phương tiện chính thực hiện nhiệm vụ này. Giá sẽ tăng khi khan hiếm và giảm khi dư thừa.

Adam Smith cho rằng thị trường quyết định loại và số lượng hàng hoá-dịch vụ hợp lý. Đó là vì nhà SX muốn có lợi nhuận. Trong điều kiện laissez-faire tức là chính phủ không can thiệp, phúc lợi công cộng sẽ tăng lên nhờ cạnh tranh để đáp ứng đám đông. Đó là nền tảng của kinh tế thị trường tự do. Cạnh tranh đồng nghĩa với nhà SX phải tìm cách bán hơn đối thủ bằng cách hạ giá xuống mức thấp nhất có thể. Nếu cạnh tranh yếu, nhà SX sẽ trục lợi tốt hơn. Khi này, các công ty khác sẽ lao vào, kéo giá xuống. Tác động qua lại này có lợi cho người tiêu dùng, không cần đến sự can thiệp. Tuy vậy, cần có 2 điều kiện. (1) Chính phủ phải không can thiệp; (2) Phải tồn tại cạnh tranh. Ông sớm nhận ra sự nguy hiểm của độc quyền và viết:

"Độc quyền cho một người hay một công ty đều có cùng một hiệu ứng giống như bí mật trong thương mại hay sản xuất. Kẻ độc quyền, bằng cách giữ cho thị trường luôn thiếu hàng thông qua việc không bao giờ cung cấp đủ hàng, sẽ bán hàng với giá cao hơn nhiều so với mức tự nhiên, tăng lợi ích của họ cao hơn nhiều lần so với tự nhiên."

Các tư tưởng này rất căn bản và nằm khắp nơi trong hệ thống lý thuyết kinh tế ngày nay.

David Ricardo (1772 - 1823)

( Bình chọn: 1    --  Thảo luận: 0 --  Số lần đọc: 17677)

David Ricardo là con thứ 3 trong số 17 người con, trong gia đình rất thành đạt. Cha ông là người làm ngân hàng giàu có. Lúc đầu ở Hà-Lan, sau chuyển tới London. David học không nhiều và đi làm cho cha khi 14 tuổi. Khi 21, ông cưới vợ trái ý gia đình và bị tước thừa kế, ông lập công ty môi giới chứng khoán. Ricardo thành công như một hiện tượng và ông về hưu tuổi 42, tập trung viết lách và chính trị; đóng góp nhiều cho lý thuyết kinh tế; là bạn của nhiều nhà kinh tế học cổ điển Thomas Malthus và Jean-Baptiste Say. Cùng với Malthus ông mang quan điểm bi quan về tương lai lâu dài của xã hội. Tuy vậy, phần lớn tư tưởng học thuyết Ricardo ngày nay vẫn còn giá trị lớn và được giảng dạy rộng rãi. Các ấn phẩm của Ricardo đương thời không bán chạy lắm, nhưng qua thời gian loài người đã nhận thức đúng giá trị to lớn của chúng. Phần lớn các lý thuyết của ông tập trung vào lĩnh vực thị trường tiền tệ, và chứng khoán, bao gồm:

Giá vàng cao, một bằng chứng xuống giá của giấy nợ ngân hàng (1810); Trả lời các quan sát của Bosanquet về báo cáo của Bullion Committee (1811); Đề xuất về đồng tiền an toàn và tiết kiệm (1816)

Tác phẩm quan trọng về kinh tế học thị trường:

Luận văn về ảnh hưởng của giá ngô thấp và lợi nhuận của cổ phiếu (1815); Các nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá (1817).

Ricardo phát triển 2 học thuyết chủ đạo ngày nay vẫn là những nền tảng quan trọng:

1. Phân phối lại về vốn: Ricardo rất lo lắng về tốc độ gia tăng dân số và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế. Ông lập luận dân số tăng thì ruộng đất bị khai thác nhiều hơn. Trong khi đó, lợi suất từ đất giống như lợi suất từ vốn không thể tăng như một hằng số ổn định. Cho nên thực ra thu nhập từ đất chịu tác động của luật lợi suất giảm dần. Càng nhiều đất tham gia vào sản xuất, mức lợi nhuận gia tăng càng giảm đi, cuối cùng, mức lợi suất không còn hấp dẫn với nguồn vốn đầu tư nữa. Tại điểm này, mức thu nhập từ cho thuê đất đã là tối đa. Việc phân phối từng yếu tố sản xuất tới từng hoạt động kinh tế có khả năng được quyết định bởi mức giá cho thuê nhượng khả thi. Vì lợi suất giảm dần, vốn sẽ dịch chuyển sang các hoạt động sinh lời tốt hơn.

Page 24: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

2. Lý thuyết thương mại quốc tế (lợi thế so sánh): Ricardo tập trung phân tích chi phí so sánh và tìm hiểu bằng cách nào để một quốc gia thu lợi được từ thương mại khi chi phí thấp hơn tương đối. Ví dụ: thương mại rượu vang và vải giữa Anh và Bồ đào nha. Ricardo chỉ ra rằng nếu một quốc gia sản xuất hàng hoá ở chi phí cơ hội thấp hơn, thì nên chuyên môn hoá vào đó. Và tham gia trao đổi hàng hoá quốc tế với quốc gia chuyên môn hoá ngành hàng khác. Chẳng mấy khó khăn để nhận ra Bồ đào nha thì nên chuyên môn hoá ngành gì trong lựa chọn Rượu vang hay vải! Lý thuyết này vẫn đúng ngày nay. Nếu tất cả các quốc gia đều chuyên môn hoá vào các lĩnh vực họ có lợi thế so sánh, mức phúc lợi toàn cầu sẽ tăng lên đáng kể.

<

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

( Bình chọn: 3    --  Thảo luận: 0 --  Số lần đọc: 24116)

Ác-si-mét (Archimedes - tiếng Anh; hoặc Archimèdes - tiếng Pháp) 284 - 212 trước Công nguyên) - là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, ông sinh tại thành phố Syracuse, một thành bang của Hy Lạp cổ đại. Cha của Ác-si-mét là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Năm 7 tuổi ông học khoa học tự nhiên, triết  học, văn học. Mười một tuổi ông đi du học Ai Cập, là học sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi Tây Ban Nha và định cư vĩnh viễn tại thành phố Cyracuse, xứ Sicile. Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống hiến hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học. Dựa trên kinh nghiệm của thực tế kĩ thuật, ông đã tìm ra quy tắc đòn bẩy, đã định nghĩa trọng tâm của một vật và tìm ra được trọng tâm của các vật phẳng như hình tam giác, hình bình hành, hình thang...Ông là người đã chế tạo các loại máy móc cơ học để nâng nước sông lên tưới ruộng đồng, như xoắn ốc. Ông còn chế tạo được các máy ném đá, cần cẩu để móc và nhận

chìm thuyền địch khi quân địch tấn công.

Trong tác phẩm Về các vật nổi ông đã phát biểu định luật Ác-si-mét về sức đẩy của chất lỏng. Ông còn nghiên cứu đến tính bền vững của sự cân bằng các vật nổi có hình dạng khác nhau. Đó là cơ sở khoa học rất cần thiết cho kĩ thuật đóng tàu biển.

Năm 212 TCN, trong cuộc tấn công của quân La Mã vào Syracuse, Ác-si-mét bị lính La Mã giết chết khi ông đang làm toán.

Ông được đánh giá là nhà bác học đỉnh cao ở thời Hy Lạp cổ đại.

-----------------------------------------

Ác-si-mét - Tôi đã phát hiện ra rồi

Một hôm Quốc vương sứ cổ Hy Lạp muốn làm một chiếc vương miện mới và thật đẹp. Vua cho gọi người thợ kim hoàn tới, đưa cho anh ta một thỏi vàng óng ánh yêu cầu anh ta phải làm nhanh cho vua chiếc vương miện.

Không lâu sau vương miện đã được làm xong, nó được làm rất tinh vi và đẹp, Quốc vương rất hài lòng và đội lên đi đi lại lại trước mặt các đại thần. Lúc đó có tiếng thì thầm: "Vương miện của bệ hạ đẹp quá nhưng không biết có đúng đều là vàng thật không?" Quốc vương nghe xong liền cho gọi người thợ kim hoàn tới, hỏi: "Chiếc vương miện ngươi làm cho ta có đúng là toàn bằng vàng không?"

Người thợ kim hoàn bỗng đỏ mặt, cúi xuống thưa với vua rằng: "Thưa bệ hạ tôn kính, số vàng Người đưa con đã dùng hết, vừa đủ không thừa cũng không thiếu, nếu không tin bệ hạ cho cân lại thử xem có đúng nặng bằng thỏi vàng Người đưa cho con không ạ."

Các đại thần đem vương miện ra cân thử, quả là không thiếu, vua đành phải thả người thợ kim hoàn về. Nhưng vua biết rằng lời nói của người thợ kim hoàn ấy khó có thể tin được vì rằng anh ta có thể dùng bạc để thay vàng với trọng lượng tương đương mà nhìn bề ngoài không thể phát hiện ra được.

Quốc vương buồn phiền chuyện này nói với ông, Ác-si-mét nói với Quốc vương: "Đây quả là bài toán khó, xin giúp người làm rõ chuyện này."

Page 25: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Về đến nhà, Ác-si-mét cân lại vương miện cùng thỏi vàng, đúng là trọng lượng bằng nhau. Ông đặt chiếc vương miện lên bàn ngắm nghía và suy nghĩ đến mức người phục vụ gọi ăn cơm mà vẫn không biết.

Ông nghĩ: "Vương miện nặng đúng bằng thỏi vàng, nhưng bạc lại nhẹ hơn vàng, nếu như trong vương miện có trộn lượng bạc nặng đúng bằng lượng vàng lấy ra, như vậy chiếc vương miện này phải lớn hơn chiếc vương miện làm hoàn toàn bằng vàng. Làm thế nào để biết được thể tích của chiếc vương miện này và thể tích của chiếc vương miện làm toàn bằng vàng cái nào lớn, cái nào nhỏ? Chẳng lẽ phải làm một chiếc nữa, như vậy thì thật tốn công tốn sức." Ác-si-mét lại nghĩ: "Đương nhiên có thể nấu lại chiếc mũ này và đúc thành vàng thỏi để xem nó còn to bằng thỏi vàng cũ không, nhưng như vậy chắc chắn nhà vua không đồng ý, tốt nhất là phải nghĩ ra cách gì khác để so sánh thể tích của chúng. Nhưng cách gì đây?

Ác-si-mét thông minh bỗng trở lên trầm lặng, ông vắt óc suy nghĩ mãi mà vẫn chưa tìm ra cách. Ông thường lặng lẽ ngồi cả buổi, mọi người nói ông "đang bí".

Một hôm Ác-si-mét đi tắm, vì mải suy nghĩ để nước chảy đầy bồn tắm, sắp tràn cả ra ngoài. Ông bước vào bồn tắm, nước tràn ra ngoài, ông càng chìm người vào bể nhiều thì nước càng tràn ra ngoài nhiều. Ác-si-mét như bừng tỉnh, mắt bỗng sáng lên, ông nhìn nước tràn ra ngoài bể và nghĩ rằng: Số nước tràn ra có thể bằng với thể tích phần cơ thể của ông chiếm trong bể nước không? Ông rất vui, lập tức cho đầy nước vào bồn tắm và lại bước vào bồn, sau đó lại làm lại một lần nữa. Đột nhiên, ông bỗng chạy ra ngoài vỗ tay reo lên: "Tôi đã phát hiện ra rồi, phát hiện ra rồi!" mà quên cả mặc quần áo.

Ngày thứ hai, Ác-si-mét đã làm thực nghiệm trước mặt Quốc vương và các đại thần và có cả người thợ kim hoàn để mọi người cùng xem. Ông thả vương miện và thỏi vàng cùng trọng lượng vào hai dụng cụ đựng nước có thể tích bằng nhau được chứa đầy nước, sau đó thu nước tràn ra vào hai bình đựng. Kết quả cho thấy nước ở bên vương miện tràn ra nhiều hơn bên thả thỏi vàng rất nhiều.

Ác-si-mét nói: "Mọi người đều đã nhìn thấy. Rõ ràng là vương miện chiếm chỗ ở trong nước nhiều hơn so với thỏi vàng, nếu như vương miện đều là vàng thì lượng nước tràn ra ở hai bên sẽ bằng nhau, cũng tức là thể tích của chúng bằng nhau".

Người thợ kim hoàn không còn gì để thanh minh được nữa, Quốc vương bực tức trừng phạt anh ta. Nhưng cũng rất rui vì Ác-si-mét đã giúp vua giải được bài toán khó này.

-----------------------------------------

Nhứng công trình ông tìm ra:1. Công thức tính diện tích và thể tích hình lăng trụ và hình cầu. 2. Số thập phân của số Pi. Năm -250, ông chứng minh rằng số Pi nằm giữa 223/7 và 22/73. Phương pháp tính gần đúng chu vi vòng tròn từ những hình lục giác đều nội tiếp trong vòng tròn.4. Những tính chất của tiêu cự của Parabole5. Phát minh đòn bẩy, đinh vis Ác-si-mét (có thể do Archytas de Tarente), bánh xe răng cưa.6. Chế ra máy chiến tranh khi Cyracuse bị quân La Mã vây. 7. Chế ra vòng xoắn ốc không ngừng của Ác-si-mét (có thể do Conon de Samos)8. Tính diện tích parabole bằng cách chia ra thành tam giác vô tận9. Nguyên lý Thủy tĩnh (hydrostatique), sức đẩy Ác-si-mét, Trọng tâm Barycentre10. Những khối Ác-si-mét 11. Những dạng đầu tiên của tích phân.

Nhiều công trình của ông đã không được biết đến cho đến thế kỷ XVIIe, thế kỷ XIXe, Pascal , Monge và Carnot đã làm công trình của họ dựa trên công trình của Acsimet.

Tác phẩm ông đã viết về:- Sự cân bằng các vật nổi- Sự cân bằng của các mặt phẳng trên ký thuyết cơ học- Phép cầu phương của hình Parabole- Hình cầu và khối cầu cho Toán. Tác phẩm này xác định diện tích hình cầu theo bán kính, diện tích bề mặt của hình nón từ diện tích mặt đáy của nó.

Ông còn viết những sách về:- Hình xoắn ốc (đó là hình xoắn ốc Ác-si-mét, vì có nhiều loại xoắn ốc)- Hình nón và hình cầu (thể tích tạo thành do sự xoay tròn của mặt phẳng quanh một trục (surface de

Page 26: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

révolution), những parabole quay quanh đường thẳng hay hyperbole- Tính chu vi đường tròn (Ông đã cho cách tính gần đúng của con số Pi mà Euclide đã khám phá ra.- Sách chuyên luận về phương pháp để khám phá Toán học. Sách này chỉ mới được khám phá ra vào năm 1889 tại Jérusalem.- Về trọng tâm và những mặt phẳng: đó là sách đầu tiên viết về trọng tâm barycentre (ý nghĩa văn chương là "tâm nặng").

-----------------------------------------

Lưu ý: Khi ta đọc Ác-si-mét là ta đọc theo cách mà người Pháp gọi. Nếu đọc theo tiếng Anh thì là [a:kh’imədis] còn nếu không thì không có cách gì người Anh, Mỹ và nhiều người châu Âu hiểu được là ta đang nói đến ai.

Albert Einstein - Nghịch lý của môt thiên tài

( Bình chọn: 6    --  Thảo luận: 1 --  Số lần đọc: 7633)

Albert Einstein (1879 - 1955), nhà vật lý lý thuyết tương đối là người Đức gốc Do Thái. Năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về vật lý học. Khi Đức Quốc xã lên cầm quyền, ông di cư sang Mỹ (năm 1933), từ đó ông giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Princeton.

Tuổi thơ dữ dội

Có lẽ ở đời, ai trong số chúng ta cũng đều có chung suy nghĩ là, một ai đó được coi là xuất chúng thì bất luận cái gì liên quan tới họ (đi đứng, nói năng, suy nghĩ...) đều có dáng dấp của thiên tài cả. Tuổi thơ của họ thì dứt khoát phải có nhiều biểu hiện mang đậm dấu ấn “thần đồng”: thông minh trác tuyệt, học hành giỏi giang, cuộc đời trôi chảy... Với A. Einstein thì lại hoàn toàn khác.

Năm 1906, nghe bạn bè nói rằng tác giả của Thuyết tương đối đang làm xôn xao thế giới chính là Albert Einstein, GS Minkowski (từng dạy A. Einstein ở Trường Công nghiệp Liên bang Zurich) đã tròn mắt: "Cái anh chàng lười biếng hay nghỉ học ấy lại là người tìm ra Thuyết tương đối sao? Làm gì có!". Việc giáo sư nọ ngạc nhiên không phải ngoại lệ. Toàn bộ cuộc sống tuổi thơ của Einstein trôi qua đều bất bình thường tới mức lo ngại.

Ngay cả bà mẹ C. Pouling cũng nhiều lần lo lắng, than thở. Cậu chậm biết nói đến nỗi lên 3 tuổi mà còn bập bẹ tiếng một khiến cho cha mẹ tưởng cậu bị câm. Hai ba năm sau, Albert vẫn còn là đứa trẻ ít nói, rút rát, thường lánh xa mọi đứa trẻ cùng phố. Đã thế cậu lại chỉ thích thui thủi một mình, chẳng muốn chơi với ai. Có lần, suốt một ngày cậu ngồi im như phỗng trong phòng, chăm chăm nhìn không chớp mắt vào cái la bàn "cố chấp". Theo cậu, cái kim "bướng bỉnh" kia không hiểu sao xoay thế nào rồi nó cũng cứ quay về một phía. Điều an ủi duy nhất với bà Pouling là Einstein rất thích nghe nhạc và bộc lộ một năng khiếu âm nhạc khá rõ. Cái thói quen khác người đó theo suốt chặng đường học phổ thông của Einstein. Bất chấp các quy định khắt khe của nhà trường Đức, Einstein không chịu làm bài, trả bài theo quy định của thầy. Cậu cứ một mình một ý. Đã thế, cậu lại rất hay hỏi vặn những câu hỏi “đâu đâu” chẳng thầy nào trả lời được (thậm chí thầy chẳng thèm đáp lời, vì... ngớ ngẩn). Vì vậy mà điểm học của cậu rất đáng thất vọng. Thầy chủ nhiệm phàn nàn: "Em là một cậu bé khác người, cô độc, khờ khạo và vô kỷ luật. Sau này, chắc chắn em không thể thành công về bất cứ điều gì". Còn các bạn cùng lớp của Einstein thì chẳng ai chơi với cậu. Kết quả là đầu năm 1895, khi đang ở năm cuối bậc trung học, Einstein bị đuổi học.

Theo bố mẹ sang Milan (Ý), Einstein phải vào học dự bị. Đến lúc dự thi vào Trường Công nghệ Liên bang Zurich (Thuỵ Sĩ), anh lại bị đánh trượt. Vì điểm kém đã đành, anh lại chưa có bằng tốt nghiệp Trung học. Năm 1896, một lần nữa, Einstein lại phải học tiếp ở Trường trung học Aarau trong một hoàn cảnh hết sức trớ trêu: không gia đình, không bạn bè, không quốc tịch (anh đã từ bỏ quốc tịch Đức, còn quốc tịch Thuỵ Sĩ thì chưa nhập được vì chưa tới 21 tuổi).

Chẳng có ai để ý tới chàng trai mảnh khảnh, kỳ dị, kém cỏi, khác người này. Cho tới khi...

Ý muốn thay đổi “Thượng đế”

Page 27: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Cho tới năm 1905, A. Einstein cho đăng một bài báo trên tờ Annale der Physik (Biên niên Vật lý) và bài này sau này được coi là nền tảng cơ bản của Thuyết tương đối hẹp. Cũng chẳng ai để ý tới tiếng nói của một anh chàng vô danh tiểu tốt như Einstein lúc đó. Có lẽ là những vấn đề mà Einstein đề xướng trong đó quá mới mẻ, quá táo bạo, quá khó tới mức rất ít người hình dung ra được. Cho đến khi, một ông giáo làng dạy Toán ở Crarow (Ba Lan) khi đọc đã phải giật mình kinh ngạc. Ông khẩn khoản lên tiếng đề nghị với M. Planck (nhà vật lý người Đức nổi tiếng) tại một hội nghị quốc tế: "Xin ông hãy vì khoa học mà đọc kỹ công trình này. Đây là một ý tưởng có thể sánh ngang với cuộc cách mạng của Nicolai Copecnic".

Dù được Planck (và một số người khác thừa nhận), lý thuyết của A. Einstein ban đầu vẫn bị đa số các nhà khoa học coi là "điên rồ", không thể chấp nhận được vì nếu nghe theo sẽ "động chạm tới lương tri của thời đại”. Điều này cũng dễ hiểu, vì trước đó, vật lý học đang tôn thờ một “ông tổ” quá vĩ đại là Isaac Newton. Tư tưởng của Newton dựa trên nguyên lý mọi vật thể bất biến về không gian và thời gian. Đó là quy luật muôn thuở, là lẽ trời, là ý muốn của Thượng đế. Vậy mà bây giờ, có một nhân viên quèn chỉ quen "cạo giấy" ở Cục cấp bằng phát minh sáng chế Berne (Thuỵ Sĩ) lại cả gan nói rằng: “Con đường của Newton là con đường duy nhất đúng mà những người ở thời đại ông có thể đi. Các nguyên lý của ông vẫn còn sức sống trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý. Nhưng giờ đây, muốn hiểu thực sự bản chất của vũ trụ và thế giới, thì những nguyên lý này cần phải được thay thế bằng các nguyên lý khác, đi xa hơn thực nghiệm trực tiếp". Theo Einstein, vận tốc của vật thể càng lớn thì thời gian trôi càng chậm và khi đạt tới vận tốc ánh sáng (300.000 km/s) thì thời gian xấp xỉ bằng 0. Nguyên lý biện chứng không - thời gian này đã được Einstein diễn đạt ngắn gọn: “Theo Newton, khi vật chất biến mất thì không gian thời gian vẫn còn. Nhưng theo tôi, khi vật chất biến mất thì không gian thời gian lập tức cũng biến mất". Ý tưởng đó, ngay đến bây giờ, cũng còn có người ngờ vực, huống hồ lúc ấy.

Max Planck và Albert Einstein

Quan niệm mang tính cách mạng triệt để của Thuyết tương đối đã làm đảo lộn thế giới. Người ta quy kết Einstein đủ tội. Ông bị gán cho là không chỉ đưa ra những luận đề “phản khoa học” mà còn mang tư tưởng báng bổ đến Chúa trời cao cả và thiêng liêng. Đến nỗi một nhà thơ lúc đó đã viết:

Thiên nhiên và những bí ẩn của nó tràn đầy bóng tối

Chúa nói:

Được rồi! Sẽ có Newton

Và tất cả đã sáng rực lên

Nhưng chẳng bao lâu quỷ sứ nói:

Được rồi! Sẽ có Einstein

Và tất cả lại chìm vào bóng tối...

Lịch sử tư tưởng nhân loại đã đúc rút ra một điều là, nhiều khi "nắm bắt thế giới tự nhiên bằng lẽ phải thông thường và kinh nghiệm là rất dễ mắc sai lầm". Einstein đã phải đối mặt với những định kiến khoa học từng ăn sâu vào tiềm thức của biết bao người, của cả thời đại. Ông như một ngư dân đơn độc chèo con thuyền độc mộc vượt qua biết bao bão tố biển khơi.

Kết quả là Thuyết tương đối của Einstein bị phản bác, báng bổ nhiều hơn là khẳng định. Dù đóng góp của ông ở nhiều lĩnh vực đã được thừa nhận, nhưng năm 1921, Hội đồng khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển vẫn chỉ trao giải Nobel cho các phát minh của Einstein về hiệu ứng quang điện. Còn Thuyết tương đối, tuy vĩ đại thật nhưng muốn “ăn chắc” thì "hãy để sau".

Nỗi đau... nguyên tử

A. Einstein đươc coi là nhà hoạt động xã hội, một chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho hoà bình. Điều dễ hiểu, là một người Do Thái, ông chính là nạn nhân điển hình của chủ nghĩa phát xít. Hitler đã từng treo giải 20 ngàn mác Đức cho ai giết được ông. Nhưng ông chống chiến tranh không phải vì chuyện thù riêng mà vì căm ghét đến cùng các thế lực cường quyền, phản tiến bộ. Song trớ trêu thay, chuyện này lại dẫn ông đến một bi kịch lớn cuối đời. Năm 1939, Thế chiến II bùng nổ. Khi biết Hitler đang ráo riết bắt các nhà bác học tìm hiểu bí mật chế tạo bom nguyên tử, Einstein đã thuyết phục bằng được

Page 28: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

tổng thống Mỹ là F. Roosevelt chấp nhận đề án bom nguyên tử do ông đề xuất. Nhưng bọn phát xít tàn bạo không đạt được mục tiêu, trong lúc đó nước Mỹ đã thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trên đảo Bikini. Thảm hoạ nguyên tử đang đến rất gần, còn chủ nghĩa phát xít gần như đã sụp. Đến lúc này, Einstein lại cùng một loạt các nhà khoa học, lập tức gửi kiến nghị, khẩn khoản đề nghị chính phủ Mỹ dừng kế hoạch ném bom. Song... mặc kệ, H. Truman (Tổng thống Mỹ lúc đó) vẫn ra lệnh thả liên tiếp 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki (vào 6 và 9-8-1945). Hai thành phố bị san bằng và hơn 20 vạn dân Nhật bị cháy thành tro. Biết được chuyện này, Einstein đã mất ngủ, bỏ ăn vì phẫn nộ. Ông đã nhiều lần đau khổ dằn vặt nói: “Mọi người nguyền rủa bom nguyên tử ư? Tiếc thay, chính tôi là kẻ đã bấm nút". Con người vĩ đại kia tiếp tục rơi vào trạng thái cô đơn cùng cực tới lúc cuối đời. Trong hồi kí, ông viết: "Tôi thực sự là một lữ hành đơn độc và chưa bao giờ thuộc về đất nước tôi, ngôi nhà tôi, bạn bè tôi và ngay cả gia đình tôi nữa".

Học thuyết của Einstein đã được các tri thức khoa học mới soi rọi, khẳng định và ngày càng lung linh, rực rỡ. Vẫn còn rất nhiều điều thế giới hôm nay phải tiếp tục làm, như một sự tri ân với một nhà bác học lỗi lạc, chỉ một phương trình giản đơn (E = mc2) mà giúp cho con người nhỏ bé có khả năng thâu tóm cả vũ trụ. Albert Einstein, với phát minh được coi là cực kỳ táo bạo, hết sức kỳ lạ và đẹp tới mức toàn bích... đã trở thành biểu tượng kỳ vĩ nhất về ý chí bất khuất của con người trên con đường nhận thức và chinh phục thế giới.

Tổng hợp

 

Albert Einstein-Thiên tài của mọi thiên tài

( Bình chọn: 6    --  Thảo luận: 1 --  Số lần đọc: 10169)

Albert Einstein, nhân tài lỗi lạc nhất thế kỉ 20 của loài người tuy chỉ hiện diện trên quả đất vỏn vẹn có 76 năm ngắn ngủi nhưng những đóng góp vô song của ông vào kho tàng kiến thức của nhân loại đã nâng đẩy loài người đến những cao độ mới, những quỹ đạo mới, của các đẳng cấp tinh khôn.

Ông đã hiến tặng cho loài người một đôi hia vạn dặm. Nhờ vào Thuyết tương đối của Einstein những nhà bác học sau này như William Shockley đã chế tạo được chiếc bán dẫn, cơ phận căn bản mà đã đưa loài người vào ki" nguyên điện tử của ti vi, phi thuyền, máy tính, viễn thông, v.v... nơi mà sự kì diệu của trí tuệ con người không ngừng nghỉ, khám phá ra những nguồn năng lượng mới, những phát minh mới.

Những vùng chân trời mới đầy những kinh ngạc và kì thú này không khác gì những chuyến phiêu lưu của nhân vật huyền thoại Sinh Bá từ các truyện thần thoại Đông Phương, được loài người khám phá không phải từ nơi những hành tinh bí ẩn xa xôi khác mà lại từ vũ trụ vẫn hằng xoay vần và hiện hữu tự khởi thuỷ của chúng ta.

Albert Einstein được sinh ra tại Đức năm 1879 trong một gia đình gốc Do Thái, lúc mà toàn thể nền khoa học của nhân loại đều lệ thuộc vào các nguyên lý then chốt về không gian, thời gian, và chuyển động của lý thuyết cơ bản Newton, với những hệ thống vật lý tưởng như là đã được hoàn chỉnh, sung mãn và mạch lạc. Chỉ vì sự hiện diện của Einstein trên quả đất, các lý thuyết Newton căn bản đó của loài người một sớm một chiều đã bị lỗi thời, dành chỗ cho ngành Tân Vật Lý.

Năm 1905, với số tuổi xuân sanh 26 đầy tự tin và trí thông minh đĩnh ngộ, chàng trai trẻ Einstein đã tiên phong dẫn đầu trước mọi nhà thông thái khác cùng thời bằng một loạt những tập khảo cứu mới lạ, uyên thâm cùng với những tiên đoán táo bạo về luật chuyển động của vũ trụ. Mãi cho đến năm 1919 nhân hiện tượng Nguyệt Thực (eclipse) tại Anh, các khoa học gia đã khảo nghiệm và xác minh được là các tia sáng từ các hành tinh xa khi tiến gần mặt trời đã bị cong lệch do sức hút từ mặt trời, thì các nhà bác học lúc ấy mới có thể chứng nghiệm được Thuyết Tương Đối mà Einstein đã quyết đoán trước đó hằng mấy năm. Trí khôn của loài người lúc ấy mới bắt kịp phần nào với khả năng tư duy và tiên liệu của Einstein, và ông đã nghiễm nhiên trở thành một thiên tài của mọi thiên tài, bậc thầy của mọi vị thầy.

Năm 1905 còn được mệnh danh là Năm Nhiệm Mầu vì một loạt những đóng góp liên tục cực kỳ mới lạ kỳ diệu của Einstein, từ cách định lượng các nguyên tử nhỏ li ti, cách đo năng lượng E=mc2 là một phương trình vật lý nổi tiếng nhất, đến Thuyết Tương Đối của ông mà tầm ảnh hưỡng bao trùm lên mọi kẻ hở của vật chất, không gian, thời gian và năng lượng, mọi bước tiến của vật lý, từ các vật chất nhỏ bé li ti nhất là các nguyên tử, đến các cấu trúc vĩ đại nhất là Thái Dương Hệ và luôn cả vũ trụ.

Page 29: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

11 năm sau đó, tức là năm 1916, với số tuổi 37 trưỡng thành và dồi dào kinh nghiệm, ông ấn hành tập khảo cứu thứ nhì, siêu đẳng hơn, uyên thâm hơn, với tựa đề Lý Thuyết Tương Đối Tổng Hợp (tức General Theory of Relativity) làm cho các nhà bác học đương thời càng ngạc nhiên trong thích thú.

Thuyết của ông thiết lập chặt chẽ hệ thống Tân Vật Lý, khải minh cho một kỉ nguyên mới là ngành Nguyên Tử Năng. Ngành nguyên tử năng chuyên về các đơn vị vật chất nhỏ bé nhất, nhưng vận chuyển với tốc độ cực kỳ cao nhanh, nên cũng ngầm chứa một năng lực kinh khủng vô song. Chính năng lực này đã được Hoa Kỳ dùng để tạo bom nguyên tử mà đã tàn phá 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bổn thành bình địa chỉ trong một chớp mắt, và dứt điểm Đệ Nhị Thế Chiến.

Và từ đó, loài người không hề quay đầu lại nữa. Con người từ đó tiến nhanh như mang một đôi hia ngàn dặm. Không ai hướng về thiên niên kỉ 2000 mới này còn có thể tưởng tượng hoặc suy đoán đâu sẽ là giới hạn cuối cùng của trí khôn của loài người. Einstein vì vậy đã nghiễm nhiên ngự trị địa vị tuyệt đỉnh, ngang hàng với một số hiếm hoi các bậc thông thái, các nhà bác học không tiền khoáng hậu của lịch sử nhân loại như Aristotle, Copernicus, Galileo, Newton, mà đã luân phiên lèo lái những khúc quanh mới then chốt trong tiến trình sinh hoá của lịch sử nhân loại. Điều đáng nói chăng, chàng trai Albert Einstein siêu việt đó năm ấy chỉ mới tròn 37 tuổi.

Kiến thức dị thường của Einstein được trao dồi khi ông theo đuổi các công trình nghiên cứu tại học viện Bách Nghệ Liên Bang tại thành phố Zurich của Thuỵ Sĩ. Ông tốt nghiệp Tiến Sĩ năm 1905. Vì không kiếm được một chân giáo sư, ông bèn nhận việc làm Định Lượng Viên cho cơ quan cấp Bằng Phát Minh tại thành phố Berne của Thuỵ Sĩ. Không ngờ đấy cũng chính là môi trường kích thích cho những tư tưởng táo bạo và mới lạ. Sau giờ làm việc chàng trai trẽ Einstein lại say mê miệt mài nghiên cứu về những chuỗi hệ thống phức tạp của các sự chuyển động, cùng với ngành quang học mới lạ và trừu tượng, để rồi hình thành nên tập khảo cứu thứ nhất, quyễn Lý Thuyết Tương Đối Hạn Chế vào năm 1905 mà đã làm ngạc nhiên và chấn động thế giới.

Ông được trao tặng giải Nobel cao quý nhất vào năm 1921. Ông được mời thăm viếng và diễn thuyết tại nhiều viện đại học nỗi tiếng khắp nơi trên thế giới. Các học viện lỗi lạc đều mời ông về dạy. Năm 1932, ông đi đến một quyết định quan trọng. Ông quyết định chấp nhận quốc tịch Hoa Kỳ, và nhận lời làm giảng sư tại đại học Princeton, thuộc tiểu bang New Jersey. Năm 1952, quốc hội của tân quốc gia Do Thái mời Einstein về đãm nhiệm chức vụ Tổng Thống đầu tiên khi nước này mới được tái lập tại vùng Trung Đông, vì ông cũng là người gốc Do Thái. Tuy nhiên ông không thiết tha về chính trị, và đã khước từ.

Ngành vật lý nguyên tử đã cho chúng ta vô số những ứng dụng về điện tử gồm cả vô tuyến điện, radar, television, computer, và đáng kể nhất là nguyên tử năng. Điều đáng ghi nhận là, những phát minh mới của loài người, một khi áp dụng vào đời sống vật lý hằng ngày cũng biến thành nguyên tố khơi mào cho những suy tư về triết lý, tức là những liên hệ giữa con người và vũ trụ. Nếu chúng ta có thể định nghỉa ngành vật lý nguyên tử là đã tạo ra những năng lực cực kỳ to lớn từ những đơn vị vật chất li ti nhỏ bé nhất mà loài người có thể tìm thấy được, tương tự như những viên gạch nhỏ bé của một toà dinh thự đồ sộ, thì ta phải đồng ý là người có công khám phá ra nó đã có khả năng suy tư khác thường. Einstein là nhân vật lỗi lạc có khã năng siêu việt đó.

Ông nhận thức được căn cơ của sự vật một cách bình dị từ những điều mà người phàm tục lại cho là kỳ quặc. Thuyết Tương Đối của Einstein liên hệ đến sự chuyển động của nguyên tử, tức là những đơn vị vật chất cơ bản nhất, nhỏ bé nhất, nhưng lại hàm chứa một vũ trụ quan rộng rãi nhất. Trong khi thuyết Cơ Học của Newton đòi hỏi phải có các điều kiện tiên khởi và tuyệt đối để có thể giải thích được các chuyển động kế tiếp, thì Thuyết Tương Đối của Einstein có thể áp dụng cho mọi trường hợp mà không cần đến một điều kiện tiên khởi, một cái mốc thời gian hay một điều kiện khởi thuỷ nào của thời gian và không gian cả.

Vũ trụ, như vậy là một chuỗi dài sinh hoá vô thuỷ vô chung, xoay vần, chuyển đỗi. Loài người sau đó đã khám phá ra rằng họ chỉ có thể tìm hiểu được phần nào những bí hiễm của thiên nhiên mà không bao giờ có thể đủ khôn ngoan để khống chế được vũ trụ... Những chuyến phiêu lưu của Sinh Bá do đó sẽ mãi mãi vẫn là những chuyến mạo hiễm đầy những kỳ thú, vì khả năng tư duy của loài người sẽ có khả năng sinh động, vượt xa mọi biên giới.

Isaac Newton (25/12/1642-20/3/1727)

( Bình chọn: 3    --  Thảo luận: 4 --  Số lần đọc: 7301)

Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân. May mắn cho nhân loại, Newton không làm ruộng giỏi nên được đưa đến Đại học Cambridge để trở thành luật sư. Tại Cambridge, Newton bị ấn tượng mạnh từ Euclid, tuy rằng tư duy của ông cũng bị ảnh hưởng bởi trường phái của Roger Bacon và René

Page 30: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Descartes. Một đợt dịch bệnh đã khiến trường Cambridge đóng cửa và trong thời gian ở nhà, Newton đã có những phát kiến khoa học quan trọng, dù chúng không được công bố ngay.

Những người có ảnh hưởng đến việc công bố các công trình của Newton là Robert Hooke và Edmond Halley. Sau một cuộc tranh luận về chủ đề quỹ đạo của một hạt khi bay từ vũ trụ vào Trái Đất với Hooke, Newton đã bị cuốn hút vào việc sử dụng lý thuyết vạn vật hấp dẫn và cơ học của ông trong tính toán quỹ đạo Johannes Kepler. Những kết quả này hấp dẫn Halley và ông đã thuyết phục được Newton xuất bản chúng. Từ tháng 8 năm 1684 đến mùa xuân năm 1688, Newton hoàn thành tác phẩm, mà sau này trở thành một trong những công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên).

Trong quyển I của tác phẩm này, Newton giới thiệu các định nghĩa và ba định luật của chuyển động thường được biết với tên gọi sau này là Định luật Newton. Quyển II trình bày các phương pháp luận khoa học mới của Newton thay thế cho triết lý Descartes. Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động lực học của ông, trong đó có sự giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt Trăng. Để kiểm chứng lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của ông, Newton đã hỏi nhà thiên văn John Flamsteed kiểm tra xem Sao Thổ có chuyển động chậm lại mỗi lần đi gần Sao Mộc không. Flamsteed đã rất sửng sốt nhận ra hiệu ứng này có thật và đo đạc phù hợp với các tính toán của Newton. Các phương trình của Newton được củng cố thêm bằng kết quả quan sát về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai cực như đã tiên đoán bởi trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng miêu tả được gần đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm quay lại của sao chổi Halley. Trong các tính toán về hình dạng của một vật ít gây lực cản nhất khi nằm trong dòng chảy của chất lỏng hay chất khí, Newton cũng đã viết ra và giải được bài toán giải tích biến phân đầu tiên của thế giới.

Newton sáng tạo ra một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình bày phương pháp luận của ông thành bốn quy tắc của lý luận khoa học. Các quy tắc này được phát biểu trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica như sau:

1. Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích bằng một hệ tối giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ.

2. Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có cùng nguyên nhân như nhau.3. Các tính chất của vật chất là như nhau trong toàn vũ trụ.4. Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ được coi là đúng cho đến khi có một thực nghiệm

khác mâu thuẫn với nó.

Bốn quy tắc súc tích và tổng quát cho nghiên cứu khoa học này đã là một cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào thời điểm bấy giờ. Thực hiện các quy tắc này, Newton đã hình thành được các định luật tổng quát của tự nhiên và giải thích được gần như tất cả các bài toán khoa học vào thời của ông. Newton còn đi xa hơn việc chỉ đưa ra các quy tắc cho lý luận, ông đã miêu tả cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một bài toán cụ thể. Phương pháp giải tích mà ông sáng tạo vượt trội các phương pháp mang tính triết lý hơn là tính chính xác khoa học của Aristoteles và Thomas Aquinas. Newton đã hoàn thiện phương pháp thực nghiệm của Galileo Galilei, tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học. Những câu chữ sau đây trong quyển Opticks (Quang học) của ông có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với trình bày hiện đại của phương pháp nghiên cứu thời nay, nếu Newton dùng từ "khoa học" thay cho "triết lý về tự nhiên":

Cũng như trong toán học, trong triết lý về tự nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề hóc búa cần thực hiện bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Nó bao gồm làm thí nghiệm, quan sát, đưa ra những kết luận tổng quát, từ đó suy diễn. Phương pháp này sẽ giúp ta đi từ các hợp chất phức tạp đến nguyên tố, đi từ chuyển động đến các lực tạo ra nó; và tổng quát là từ các hiện tượng đến nguyên nhân, từ nguyên nhân riêng lẻ đến nguyên nhân tổng quát, cho đến khi lý luận dừng lại ở mức tổng quát nhất. Tổng hợp lại các nguyên nhân chúng ta đã khám phá ra thành các nguyên lý, chúng ta có thể sử dụng chúng để giải thích các hiện tượng hệ quả. Newton đã xây dựng lý thuyết cơ học và quang học cổ điển và sáng tạo ra giải tích nhiều năm trước Gottfried Leibniz. Tuy nhiên ông đã không công bố công trình về giải tích trước Leibniz. Điều này đã gây nên một cuộc tranh cãi giữa Anh và lục địa châu Âu suốt nhiều thập kỷ về việc ai đã sáng tạo ra giải tích trước. Newton đã phát hiện ra định lý nhị thức đúng cho các tích của phân số, nhưng ông đã để cho John Wallis công bố. Newton đã tìm ra một công thức cho vận tốc âm thanh, nhưng không phù hợp với kết quả thí nghiệm của ông. Lý do cho sự sai lệch này nằm ở sự giãn nở đoạn nhiệt, một khái niệm chưa được biết đến thời bấy giờ. Kết quả của Newton thấp hơn γ½ lần thực tế, với γ là tỷ lệ các nhiệt dung của không khí.

Page 31: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Theo quyển Opticks, mà Newton đã chần chừ trong việc xuất bản mãi cho đến khi Hooke mất, Newton đã quan sát thấy ánh sáng trắng bị chia thành phổ nhiều màu sắc, khi đi qua lăng kính (thuỷ tinh của lăng kính có chiết suất thay đổi tùy màu). Quan điểm hạt về ánh sáng của Newton đã xuất phát từ các thí nghiệm mà ông đã làm với lăng kính ở Cambridge. Ông thấy các ảnh sau lăng kính có hình bầu dục chứ không tròn như lý thuyết ánh sáng thời bấy giờ tiên đoán. Ông cũng đã lần đầu tiên quan sát thấy các vòng giao thoa mà ngày nay gọi là vòng Newton, một bằng chứng của tính chất sóng của ánh sáng mà Newton đã không công nhận. Newton đã cho rằng ánh sáng đi nhanh hơn trong thuỷ tinh, một kết luận trái với lý thuyết sóng ánh sáng của Christiaan Huygens.

Newton cũng xây dựng một hệ thống hoá học trong mục 31 cuối quyển Opticks. Đây cũng là lý thuyết hạt, các "nguyên tố" được coi như các sự sắp xếp khác nhau của những nguyên tử nhỏ và cứng như các quả bi-a. Ông giải thích phản ứng hoá học dựa vào ái lực giữa các thành phần tham gia phản ứng. Cuối đời (sau 1678) ông thực hiện rất nhiều các thí nghiệm hoá học vô cơ mà không ra kết quả gì.

Newton rất nhạy cảm với các phản bác đối với các lý thuyết của ông, thậm chí đến mức không xuất bản các công trình cho đến tận sau khi người hay phản bác ông nhất là Hooke mất. Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica phải chờ sự thuyết phục của Halley mới ra đời. Ông tỏ ra ngày càng lập dị vào cuối đời khi thực hiện các phản ứng hoá học và cùng lúc xác định ngày tháng cho các sự kiện trong Kinh Thánh. Sau khi Newton qua đời, người ta tìm thấy một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể của ông, có thể bị nhiễm trong lúc làm thí nghiệm. Điều này hoàn toàn có thể giải thích sự lập dị của Newton.

Newton đã một mình đóng góp cho khoa học nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào trong lịch sử của loài người. Ông đã vượt trên tất cả những bộ óc khoa học lớn của thế giới cổ đại, tạo nên một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn, đẹp và phù hợp với trực giác hơn mọi lý thuyết có trước. Newton đưa ra cụ thể các nguyên lý của phương pháp khoa học có thể ứng dụng tổng quát vào mọi lĩnh vực của khoa học. Đây là điều tương phản lớn so với các phương pháp riêng biệt cho mỗi lĩnh vực của Aristoteles và Aquinas trước đó.

Tuy các phương pháp của Newton rất lôgic, ông vẫn tin vào sự tồn tại của Chúa. Ông tin là sự đẹp đẽ hoàn hảo theo trật tự của tự nhiên phải là sản phẩm của một Đấng Tạo hoá siêu nhân. Ông cho rằng Chúa tồn tại mọi nơi và mọi lúc. Theo ông, Chúa sẽ thỉnh thoảng nhúng tay vào sự vận hồi của thế gian để giữ gìn trật tự.

Cũng có các nhà triết học trước như Galileo và John Philoponus sử dụng phương pháp thực nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định nghĩa cụ thể và hệ thống cách sử dụng phương pháp này. Phương pháp của ông cân bằng giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa toán học và cơ học. Ông toán học hoá mọi khoa học về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các bước chặt chẽ, tổng quát và hợp lý, tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên Suy luận. Những nguyên lý mà Newton đưa ra do đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ông ra đi, những phương pháp của ông đã mang lại những thành tựu khoa học lớn gấp bội những gì mà ông có thể tưởng tượng lúc sinh thời. Các thành quả này là nền tảng cho nền công nghệ mà chúng ta được hưởng ngày nay.

Không ngoa dụ chút nào khi nói rằng Newton là danh nhân quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển của khoa học hiện đại. Như nhà thơ Alexander Pope đã viết:

Nature and Nature's laws lay hid in night God said, Let Newton be! and all was light 

Tự nhiên im lìm trong bóng tối Chúa bảo rằng Newton ra đời! Và ánh sáng bưng lên khắp lối 

ác nhà kinh tế học đã thay đổi lịch sử của chúng ta như thế nào

( Bình chọn: 3    --  Thảo luận: 2 --  Số lần đọc: 9365)

Page 32: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Có một câu chuyện hài hước về các nhà kinh tế học như thế này: có ba nhà kinh tế học đi săn vịt, người thứ nhất bắn từ phía trước con vịt, cách nó 20 mét, người thứ hai bắn từ phía sau con vịt, cách nó 20 mét, còn người thứ ba thì nói rằng "Tuyệt thật, thế là chúng  ta đã có vịt để ăn".

Giờ thì hãy gác chuyện hài này sang một bên, và thừa nhận một thực tế rằng có rất nhiều nhà

kinh tế học đã làm được những điều không ai tin nổi, cũng có một số người đã có những đóng góp to lớn cho lịch sử ngành tài chính cũng như mang lại những giá trị lớn lao cho xã hội. Trong bài viết này xin được giới thiệu đôi nét về 5 nhà kinh tế học vĩ đại, và những cống hiến to lớn của họ cho lịch sử.

1. Adam Smith (1723-1790)

Ông là một nhà triết học và là một nhà kinh tế chính trị học người Scotlen. Ông nổi tiếng bởi cuốn sách "Nguồn gốc của cải

của các quốc gia" - The wealth of nation (1776) đây là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất và nổi tiếng nhất về thương mại và công nghiệp, được công nhận là có đóng góp to lớn cho các nguyên lý kinh tế học hiện đại.

Adam Smith kịch liệt phản đối chủ nghĩa trọng thương và ủng hộ cho tự do thương mại, và chính điều này là một thách thức đối với những hàng rào thuế quan bảo hộ đương thời. Adam Smith đôi khi còn được coi là cha đẻ của thương mại hiện đại trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy thử tưởng tượng xem cuộc sống này sẽ tẻ nhạt và nhịp sống này sẽ chậm rãi biết bao nhiêu nếu hoạt động ngoại thương bị ngăn cấm. Vào giai đoạn cuối đời, phần lớn các bản thảo của Smith đã bị hủy, chỉ còn lại một số tác phẩm, vì thế chúng ta đã không có cơ hội để chạm đến các tác phẩm cuối cùng của ông. 

2. David Ricardo (1772 to 1823)

Những đóng góp của Ricardo cho lịch sử kinh tế học có lẽ mang tính thực tiễn nhiều hơn Smith. Ngay từ năm 14 tuổi, Ricardo đã theo cha lên làm việc trên sàn chứng khoán London (London Stock Exchange), và nhanh chóng trở thành một bậc thầy trong đầu cơ chứng khoán và bất động sản.

Ông là người con thứ 3  trong một gia đình Bồ Đào Nha gốc Do Thái có 17 người con. Có lẽ chính gia đình ông là nguồn động lực rất mạnh mẽ thúc đẩy ông trên con đường sự nghiệp. Sau khi đọc cuốn sách của Adam Smith có tựa đề "Nguồn gốc của cải của các quốc gia" vào năm 1799, Ricardo ngay lập tức cảm thấy yêu thích kinh tế học, mặc dù đến tận 10 năm sau đó bài báo đầu tiên về kinh tế của ông mới được đăng tải. Ricardo được cả thế giới biết tới bởi quan điểm cho rằng các quốc gia trên thế giới nên tiến hành chuyên môn hóa để đạt được lợi ích lớn hơn. Ông cũng đồng thời đưa ra những lập luận phản đối chủ nghĩa bảo hộ, tuy nhiên những quan điểm giá trị nhất của Ricardo là về các khoản thuế, thuê nhà đất, lương bổng và lợi nhuận bằng cách chỉ ra rằng các chủ đất đã cướp không của cải của người lao động, và tô

thuế thì nói chung chẳng ích gì cho xã hội.

Năm 1819 Ricardo trở thành thành viên của nghị viện Anh, đại biểu cho một thành phố của Ireland. Một thiệt thòi đối với Ricardo cũng như cả thế giới đó là ông đã sống một cuộc đời quá ngắn ngủi. Tác phẩm vĩ đại của ông mang tên "Bàn luận về ảnh hưởng của giá cả thấp tới lợi nhuận chứng khóan" (Essay on the Influence of a Low Price of Corn on the Profits of Stock - 1815) là tiếng nói đấu tranh yêu cầu chính phủ Anh bãi bỏ các điều luật hạn chế sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia.

Page 33: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

3. Alfred Marshall (1842 to 1924) Marshall sinh tại London, và mặc dù ước muốn ban đầu của ông là trở thành một thầy tu, nhưng những thành công của ông tại trường đại học Cambridge đã đưa ông đến với con đường nghiên cứu và học thuật. Marshall có thể là một trong những nhà kinh tế ít được biết tới nhất trong số các nhà kinh tế học vĩ đại bởi ông không phải là tác giả của bất cứ một lý thuyết kinh tế kinh điển nào, tuy nhiên ông rất đáng được vinh danh bởi những nỗ lực nhằm áp dụng phương pháp toán học vào kinh tế, biến kinh tế học thành một môn khoa học thực sự chứ không chỉ mang tính triết học đơn thuần.

Mặc dù chú trọng vào toán học, Marshall vẫn cố gắng để đưa các tác phẩm của mình tới được với những người bình thường. Cuốn sách có tựa đề "Economics of Industry" xuất bản năm 1879 sau đó đã được giảng dạy nhiều tại các trường đại học của Anh và trở thành một trong các môn học chính thống. Sau đó Marshall đã  phải mất gần 10 năm để hoàn tất tác phẩm "Nguyên lý kinh tế học" - 1890 và được công nhận là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông, trong đó những mô hình đường cung, đường cầu, chi phí biên, lợi nhuận biên....đã được tập hợp và biểu diễn một cách hệ thống và logic, làm nền tảng cho các mô hình kinh tế sau này.

4. John Maynard Keynes (1883 to 1946)Mọi người đôi khi gọi ông là gã khổng lồ không chỉ bởi thân hình cao lớn của ông mà còn bởi những đóng góp lớn lao của ông cho lịch sử kinh tế tài chính. Keynes đã nhận chức vụ giảng viên tại trường đại học Cambridge mà vị trí này lại được chính Alfred Marshall tài trợ. Ông còn được biết tới vì đã ủng hộ chính phủ can thiệp vào chính sách tiền tệ để giảm thiểu những tác động tiêu cực của suy thoái,

khủng hoảng cũng như bùng nổ kinh tế. Trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ I, ông làm việc dưới sự bảo trợ của quân đội anh và quân đồng minh, sau đó là đại diện tại hiệp ước hòa bình ký kết tại Versailles.

Keynes đã gần như bị trắng tay sau cuộc đại khủng hoảng năm 1929, nhưng sau đó ông lại tìm được cơ may cho chính mình. Năm 1936 ông cho xuất bản cuốn sách "General Theory of Employment, Interest and Money" (Lý thuyết chung về lao động, lãi suất và tiền tệ) như là một lời đáp trả đối với cuộc đại suy thoái, khuyến khích chính phủ chi tiêu nhiều hơn nữa để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Đây cũng được coi là bước khởi đầu của lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại.

5. Milton Friedman (1912 - 2006) Milton Friedman là người con thứ 4 trong gia đình Do Thái nhập cư từ Austria-Hungary. Sau khi lấy được bằng cử nhân nghệ thuật tại Rutgers và bằng thạc sĩ tại đại học Chicago, ông làm việc cho  New Deal - một loạt các dự án do tổng thống Franklin D.

Roosevelt đề ra để tăng cường niềm tin của dân chúng đối với sự hồi phục kinh tế sau cuộc đại suy thoái. Mặc dù thu được nhiều lợi ích từ New Deal song Friedman lại phản đối lại các chương trình cũng như biện pháp kiểm soát giá cả của nhà nước.

Milton Friedman ủng hộ việc giảm thiểu vai trò của nhà nước trong một thị trường tự do, tạo ra sự thông thoáng trong môi trường chính trị và xã hội. Ý tưởng này đã được thể hiện rõ thông qua cuốn sách "Capitalism and Freedom"  (Chủ nghĩa tư bản và tự do) xuất bản năm 1962. Có lẽ

điều làm cho người ta nhớ đến ông nhiều nhất đó là những nỗ lực của ông trong việc thúc đẩy việc hình thành một thị trường tự do và thị trường tiền tệ hiện đại. Năm 1976 Friedman đoạt giải Nobel về khoa học kinh tế, năm 1988 ông có bài phát biểu trước các sinh viên và học giả Trung Quốc tại San Francisco và đây được coi là một phần trong quá trình cải cách kinh tế của Trung Quốc.

Milton Friedman đã đóng ba vai trò trong đời sống tri thức thế kỷ 20. Một Friedman nhà kinh tế của các nhà kinh tế, người đã viết những phân tích mang tính kỹ thuật và ít nhiều không mang tính chính trị về hành vi của người tiêu dùng và lạm phát. Một Friedman người rao bán chính sách, người đã tham gia vận động cho chính sách trọng tiền trong nhiều thập kỷ - cuối cùng cũng chứng kiến Cục dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương Anh đã làm theo học thuyết của ông vào cuối thập niên 70, rồi từ bỏ một vài năm sau đó vì nó không thể vận hành trơn tru. Cuối cùng, là một Friedman nhà tư tưởng, người truyền bá vĩ đại học thuyết về thị trường tự do.

Page 34: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Tất cả những nhà kinh tế học trên đây đã có những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đối với thế giới nhưng chỉ có thời gian mới có thể cho chúng ta biết họ đã ảnh hưởng tới những nhà kinh tế học đương đại như thế nào, ảnh hưởng và góp phần hình thành nên thế giới của chúng ta ra sao. Có rất nhiều các nhà kinh tế học đang từng ngày từng giờ làm việc cật lực để đưa ra những ý tưởng, những nguyên lý kinh tế mà họ thấy sẽ có ích cho xã hội. Có những người đã được vinh danh và tên tuổi cũng như công trình của họ còn mãi, có những người tên tuổi bị lãng quên dần theo thời gian. Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm tạo ra một xã hội tốt đẹp cho tất cả mọi người thì bao giờ cũng sống mãi.

Nhưng tôi là phụ nữ

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Thế giới quả là rông lớn...

( Bình chọn: 4    --  Thảo luận: 1 --  Số lần đọc: 2308)

Số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm tăng rất mạnh vì thị trường ế ẩm nhân lực được đào

tạo ăn học và như vậy có những người quay trở lại trường đại học để học ngành chuyên môn khác. Thể hiện rõ nhất đối với số sinh viên nữ đã tốt nghiệp. Tất cả chúng ta đều bị choáng khi cách đây không lâu đọc báo nói về một nữ sinh viên tốt nghiệp ngành luật sau nhiều năm không kiếm được việc làm và cuối cùng tự tử. Người ta nói thế giới đã thay đổi nhiều nhưng thành kiến đối với phụ nữ vẫn còn rất mạnh ở Hàn Quốc. Phụ nữ có được một nền học vấn như nam không thể áp dụng hết năng lực của mình sau khi tốt nghiệp và đây là sự mất mát nghiêm trọng không những chỉ cho cá nhân mà còn cho cả Quốc gia.

Đó là lý do tại sao Daewoo lại quan tâm tới việc nhận phụ nữ vào làm. Chúng tôi là công ty đầu tiên ở Hàn Quốc thuê mướn phụ nữ đã có chồng và là công ty đầu tiên nhận nữ sinh viên đã tốt nghiệp, một số chị đã giữ các chức vụ quản lý và thậm chí chúng tôi còn có 12 chị làm việc cho những dự án xây dựng ở Libi. Vì vậy xét theo khía cạnh nào đấy thì mọi việc đã trở nên tốt hơn đối với phụ nữ.

Khi tôi nói chuyện với các bạn trẻ thì tôi thường không phân biệt đàn ông hay đàn bà, nhưng giờ đây tôi muốn ngỏ lời với các nữ thanh niên.

Nam và nữ đều có bản chất cơ bản của con người giống nhau. Và phụ nữ đã cùng chung trách nhiệm với nam giới về sự thịnh suy của nhân loại. Và phụ nữ cũng có những lợi điểm giống như nam giới ít nhất là về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế thì điều này lại không đúng trong xã hội chúng ta. Có một số lý do tại sao vai trò của người phụ nữ lại bị hạn chế và tại sao phụ nữ lại không thực hiện được những khả năng của mình.

Lý do thứ nhất là thái độ lỗi thời của xã hội coi người chồng là người làm việc ở ngoài xã hội còn người vợ là người phải lo ở nhà. Suy rộng ra thì xã hội coi trọng người đàn ông và coi tính phụ quyền rất rộng và điều này đã hầu như không tạo cơ hội cho

người phụ nữ tham gia vào xã hội. Và nó dẫn tới là thị trường lao động bị giảm nhỏ đi.

Page 35: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

Những kiểu mẫu xã hội mang tính phụ quyền truyền thống không phải là điều duy nhất ngăn chặn việc phụ nữ có liên quan đến hoạt động xã hội. Còn có lý do quan trọng hon vì tôi hy vọng là phụ nữ sẽ tự họ nhận thức được.

Dĩ nhiên điều này có liên quan tới khuôn mẫu xã hội nói chung, nhưng tôi quan sát thấy rằng điều này là do phụ nữ không chấp nhận trách nhiệm xã hội theo kiểu như nam giới. Phần lớn phụ nữ cho rằng sau khi tốt nghiệp đại học xong thì sẽ làm việc trong 2, 3 năm rồi thôi không làm việc nữa khi lập gia đình mà đôi khi thậm chí họ không nhận thức được điều này. Họ coi công việc chỉ là trạm xe buýt trên đường tới cuối cùng đó là hôn nhân. Và kết quả là họ thực sự không làm việc hăng say, vất vả. Thái độ về công việc hoàn toàn khác nhau giữa nam giới nhận thức được rằng họ phải làm việc suốt đời và phụ nữ dự tính là sẽ nghỉ việc sau 2 hay 3 năm.

Hãy nghĩ tới điều này. Mất khoảng 6 tháng để làm việc mớỉ, vì vậy 6 tháng đầu được coi như là thời kỳ tập sự. Vì để một nhân viên mới thực sự có thể làm việc bằng chính sáng kiến của mình sẽ mất 2 năm. Vì lúc đó là nhiều phụ nữ lại chuẩn bị nghỉ việc để lập gia đình. Vì vậy bạn không thể trông chờ vào một công ty đón nhận những người có thái độ như vậy.

Vào năm 1984 khi chúng tôi tiếp nhận cả nữ sinh viên tốt nghiệp. Tự thân tôi phỏng vấn và hỏi xem họ sẽ tiếp tục công việc sau khi lập gia đình hay không. Đúng 99% nói rằng họ sẽ tiếp tục. Nhưng 5 năm sau chỉ còn một nửa 200 nữ sinh tốt nghiệp tiếp tục làm việc. Đó cũng là sự tiến bộ phần nào, chúng tôi tiếp nhận thử nữ sinh viên tốt nghiệp vào năm 1972 và 1977. Mỗi chị em phụ nữ vào lúc ấy chỉ nghĩ tới việc cho tới khi lập gia đình vì vậy chúng tôi ngưng không thuê nữ sinh viên tốt nghiệp nữa. Tuy nhiên với sự thay dổi nhanh chóng này vào năm 1984.

Với tư cách là doanh nghiệp, tôi muốn nói một đôi lời đối với nữ thanh niên ngày nay vì các bạn cũng thừa kế những trách nhiệm như nhau với nam giới cho tương lai của đất nước.

Trước hết đừng bao giờ quên bạn là người chủ của chính số phận mình. Trong những năm gần đây phụ nữ đã lên tiếng về việc phân biệt giới tính trong xã hội trọng nam này. Nhưng tôi cảm thấy rằng chính phụ nữ thường muốn thể hiện sự phân biệt đó. Những câu thoái thác kiểu "Nhưng tôi là phụ nữ" và "làm sao phụ nữ làm được" làm người ta tin rằng thực sự chính các bạn không muốn có sự bình quyền.

Vấn đề đó là việc sử dụng chữ "ông chủ" để nói về chồng mình. Ông chủ ư? Làm sao chồng bạn lại trở thành ông chủ? Hôn nhân có ý nghĩa gì đối với bạn, tìm được một người chồng thích hợp để lệ thuộc vào và tuân lệnh như ông chủ ư? Để trở thành một nô lệ ư? Hôn nhân là sự kết hợp là hai cá tính có cùng trách nhiệm và tiêu chuẩn như nhau - vậy thì tại sao nó lại quan hệ không bình đẳng.

Tuy nhiên, dưòng như trong xã hội vẫn còn rất nhiều phụ nữ đang tìm kiếm ai đó để sai khiến họ. Tệ hơn nữa là có những cô gái tốn cả bốn năm ở Đại học tìm kiếm cho được một người chồng thích hợp - một ông chủ. Tôi cho rằng thật đáng buồn nếu cô gái sử dụng tất những điểm tốt của mình làm phương tiện để tìm bắt được một người chồng thích hợp vào lúc mình đáng lý ra phải tự phác hoạ và chuẩn bị cho chính cuộc đời mình. Thái độ như vậy có dẫn tới sự bình đẳng nam nữ hay không?

Nên nhớ rằng bạn chính là chủ của mình. Dù là nam hay nữ mỗi người trong chúng ta được sinh ra với cá tính riêng lẻ của mình và nền tảng của cá tính đó là: "Tôi là chủ của chính tôi". Chồng bạn, cha mẹ, con cái không thể làm cái việc ấy cho bạn. Dĩ nhiên nói dễ hơn là một người công nhân làm những gì người ta bảo nhưng một ông chủ phải tìm ra công việc cho mình. Trách nhiệm của chính mình.

Lời đề nghị thứ hai của tôi đối với nữ thanh niên là bạn tiếp tục làm việc cho sự phát triển và trưởng thành của chính mình. Điều này không thể áp dụng với tất cả các bạn nhưng một số phụ nữ có khuynh hướng quên mọi thứ đã học khi tốt nghiệp. Họ ngả mình theo ông chủ mới của mình và họ quên đi sự phát triển cá nhân mình và quên mọi điều đã học. Làm sao có thể ném bỏ đi?

Sự phát triển của mỗi người tuỳ thuộc vào nỗ lực. Vấn đề là bạn đạt nỗ lực đến mức độ nào để đạt được những đỉnh cao hơn và cho một ngày mai tươi sáng hơn. Không có giới hạn đối với sự phát triển của người quyết tâm học hỏi, nghiên cứu bằng được xã hội và cuộc sống.

Vì vậy tôi đề nghị nữ thanh niên càng phát triển và trưởng thành càng tốt. Nếu nhìn quanh mình bạn sẽ thấy rằng với thời gian trôi qua một số người trở nên thành đạt trong khi những người khác lại phai nhạt đi và câu trả lời về sự khác biệt này cũng đơn giản thôi. Một người hôm qua chẳng là gì cả có thể trở thành sáng chói vào ngày mai nếu như nỗ lực sự phát triển mình vào ngày hôm nay, và người hôm qua

Page 36: Sơ lược về nghiên cứu khoa học

đã sáng chói sẽ trở thành tầm thường nếu yên nghỉ trên vòng nguyệt quế hôm nay và không chịu tiếp tục phát triển.

Điều quan trọng là phát triển. Nói cách khác là đừng ngừng phát triển sau khi bạn tốt nghiệp hay lập gia đình. Người phụ nữ phải tiếp tục phát triển, tiếp tục học tập và phát huy hết tiềm lực của mình trong xã hội. Bạn phải hoàn toàn hiểu biết về công việc hoặc là có sự nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp. Đừng thụ động chấp nhận công việc của mình và chỉ làm những gì họ trông chờ nơi bạn. Đó là cách phụ nữ Hàn Quốc vẫn làm cho tới nay, và đó là lý do chính tại sao nhiều hãng ngần ngại thuê họ.

Nếu bạn thật sự muốn nhận được sự đối xử bình đẳng với nam giới thì bạn phải chủ động phát trển công việc của mình và chịu trách nhiệm về nó. Ít nhất thì bạn cũng phải làm công việc giỏi được như nam giới vì đó là cách phát triển nhận thức về công việc một cách trọn vẹn. Và nếu làm được như vậy thì các hãng sẽ không ngần ngại đón bạn và bạn có thể làm mất đi những thành kiến mang tính truyền thống. ở Mỹ và ngay cả ở những nước châu á khác, nhiều phụ nữ đã trở thành trưởng phòng, chủ tịch công ty. Họ ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội qua khả năng chuyên môn nghề nghiệp và năng lực rộng lớn. Tôi tin rằng phụ nữ Hàn Quốc cũng không thua gì về mặt khả năng. Vấn đề duy nhất là thiếu sự nhận thức về nghề nghiệp, công việc và thái độ cho rằng công việc chỉ là bước tạm trước khi lập gia đình. Nếu nghĩ như vậy thì bạn sẽ mãi mãi thụ động trong công việc và sẽ làm tăng thêm thành kiến truyền thống của xã hội và đoàn thể đối với việc tiếp nhận phụ nữ.

Hãy là người chủ của chính mình, tiếp tục phát triển đầy đủ tiềm lực của mình và tích cực theo đuổi nhận thức hiểu biết về nghề nghiệp. Đó là cách làm thay đổi thái độ và thành kiến trong xã hội trọng nam này. Và khi làm như vậy bạn có thể chứng minh cho nam giới thấy rằng những thành kiến ấy là sai.