64
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm. Do đó ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm môi trường đất cần phải được ngăn chặn và giải quyết một cách có hiệu quả.

Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm. Do đó ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm môi trường đất cần phải được ngăn chặn và giải quyết một cách có hiệu quả.

Page 2: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

I. Khái niệm

II. Nguyên nhân

III. Phân loại

IV. Hiện trạng ô nhiễm đất ở Việt Nam & trên thế giới

V. Tác hại của ô nhiễm đất

VI. Các giải pháp khắc phục ô nhiễm đất

Page 3: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

I. Khái niệm

Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm. Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ đã được quy định. Thí dụ nồng độ thuốc trừ sâu, phân hóa học, kim loại nặng quá mức quy định của Tổ chức Y tế thế giới

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả của hoạt động sản xuất của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái quá ngưỡng sinh thái của quần xã sống trong đất.

Page 4: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công
Page 5: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

II. Nguyên nhân gây ô nhiễm

Nguồn gốc tự nhiên Nguồn gốc nhân sinh

Ô nhiễm môi trường đất

Page 6: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Nguồn gốc tự nhiên

Là những nguyên nhân nằm ngoài sự can thiệp của con người như phun trào núi lửa, mưa bão gây ngập úng đất đai, đất bị nhiễm mặn xâm thực thủy triều, đất bị vùi lấp do cát bay hoặc hạn hán…

Page 7: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Nguồn gốc nhân sinh

Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp

Do việc sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.

Sử dụng chất kích thích sinh trưởng cho cây trồng Mở rộng các hệ thống tưới tiêu. Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng

lưới giao thông làm cho đất bị ô nhiễm các chất thải.

Page 8: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công
Page 9: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

III. Phân loại

1. Ô nhiễm đất do hoạt động làng nghề

2. Ô nhiễm đất do nước thải đô thị và khu công nghiệp

3. Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp tới chất lượng đất

4. Ô nhiễm đất do kim loại nặng

5. Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học

Page 10: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

1. Ảnh hưởng của hoạt động làng nghề tới môi trường đất

Hầu hết các chất thải đều không được xử lý nên đã gây tác đông xấu tới môi trường đất, đặc biệt là các làng nghề cơ khí, tái chế kim loại. Các chất thải rắn và lỏng thải ra từ các làng nghề thải vào môi trường đất đã làm thay đổi thành phần lý hóa và sinh học của đất, là cho năng suất vật nuôi, cây trồng giảm.Hàm lượng các kim loại nặng trong nước thải của các làng nghề tái chế kim loại hầu hết đều cao hơn so với TCCP nhiều lần và thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lí kéo theo môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.Các kim loại nặng trong chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất chì đã xâm nhập vào môi trường đất chủ yếu qua 2 con đường là phát tán vào không khí rồi theo nước mưa lắng đọng vào đất và theo nước thải đổ vào mương tưới ruộng. Trung bình mỗi năm hoạt động tái chế chì đã dưa vào 1kg đất là 4,34mg Cu; 2,58mg Zn; 28,48mg Pb

Page 11: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Một số mẫu đất ở xã Chỉ Đạo có hàm lượng Cu2+ là 43,68 ÷ 69,68ppm, hàm lượng Pb2+ là 147,06 ÷ 900,6ppm cao hơn TCCP của Anh và Đức.

Việc sản xuất chì từ ắc quy phế liệu của người dân thôn Đông Mai đã gây họa cho con em họ.

Page 12: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Bảng 1 : Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước ( mg/l )

Mẫu pH Cu Pb Zn

Nước giếng khơi 6,60 0,014 0,080 0,001

Nước giếng khoan sâu 18m 6,30 0,008 v 0,001

Nước ao chứa nước thải phá ắc quy 3,40 0,008 10,830 0,006

Nước ao đãi xỉ 6,50 0,028 4,450 0,035

Nước giếng khoan sâu 60m 6,35 0,001 v 0,002

Nước mương dùng để tưới 8,27 0,001 0,070 0,002

Nước ao dùng để tưới 6,30 0,020 0,140 0,014

Nước tiêu của huyện 6.30 0,004 1,880 -

Nước chứa xỉ chì 6,30 0,012 5,130 0,003

Nước mương dùng để tưới 8,41 0,010 - 0,002

Page 13: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Bảng 2: Hàm lượng chì trong thực vật (ppm)

Mẫu Hàm lượng tính trên đơn vị trọng lượng

chất khô

Hàm lượng tính trên đơn vị trọng lượng

chất tươi

Rau muống (1) 507,25 27,61

Rau muống (2) 1055,40 68,93

Bèo tây (1) 32,72 1.66

Page 14: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Hàm lượng đồng tổng số trong 22 mẫu đất tại làng tái chế đồng ở xã Đại Đồng huyện Văn Lâm, Hưng Yên dao động từ 97,8ppm đến 375,02ppm trong đó có 18 mẫu hàm lượng đồng nằm trong khoảng 100 ÷ 200ppm ( trung bình là 152,34ppm ), có sáu mẫu có hàm lượng Cu dao động từ 200 ÷ 300ppm ( trung bình là 248,80ppm), hai mẫu có hàm lượng Cu trên 300ppm ( trung bình 369,87ppm). Toàn bộ các mẫu đất nghiên cứu đều có hàm lượng CuTS vượt quá TCVN 7209 – 2002 đối với đất dùng trong nông nghiệp.

Làng nghề cơ khí ở xã Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Tây cũng đã ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng kim loại nặng trong đất. Hàm lượng của một số lim loại nặng trong các ruộng lúa cách khu vực sản xuất từ 300m đến 800m như sau: Cu tổng số dao động từ 18,31 – 27,64ppm, trung bình là 20,82ppm; Kẽm tổng số 85,17 – 150,17ppm, trung bình là 126,41ppm cao hơn đối chứng từ 1,19 đến 3,53 lần; chì tổng số 134,32 – 467,25ppm, trung bình là 259,36ppm cao hơn đối chứng từ 4,48 – 15,57 lần; sắt tổng số 262,44 – 588,47ppm trung bình là 478,3ppm cao hơn đối chứng từ 2,16 – 4,48 lần.

Page 15: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Làng nghề cơ khí ở xã Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Tây cũng đã ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng kim loại nặng trong đất.

Page 16: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

2. Ô nhiễm đất do nước thải đô thị và khu công nghiệp

Quá trình phát triển công nghiệ và đô thị cũng có ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hóa học đất.

Tác động về mặt vật lý:‐ Gây xói mòn đất‐ Nén chặt đất‐ Phân hủy cấu trúc đất Nguyên nhân: do các hoạt động xây dựng, sản xuất, khai thác

mỏ. Về mặt hóa học như các chất thải rắn, lỏng, khí đều có tác

động đến đất.

Page 17: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghiệp và đô thị đã thải ra môi trường ngày càng nhiều các chất thải có độc tính ngày càng cao và nhiều loại khó phân hủy sinh học.

Các chất thải độc hại tích lũy trong đất thời gian dài sẽ gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.

Chất thải rắn được chia ra làm 4 nhóm chính:‐ Chất thải xây dựng‐ Chất thải kim loại ‐ Chất thải khí‐ Chất thải hóa học và hữu cơ

Page 18: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Chất thải hóa học từ khu công nghiệp Thái Hưng, Giang Tô, Trung Quốc Chất thải kim loại

Chất thải xây dựng Chất thải hữu cơ

Page 19: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Các chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, gỗ, nhựa…Trong đất các chất này bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất khó bị phân hủy.

Các chất thải kim loại, các kim loại nặng: Pb, Zn, Cd, Cu, Ni…thường tập trung ở các khu vực khai thác mỏ, các khu công nghiệp và đô thị.

Các kim loại độc hại có thể tồn tại trong đất dưới nhiều dạng khác nhau, hấp phụ, liên kết với các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ hoặc tạo thành các chất phức hợp.

Ảnh hưởng cảu các kim loại nặng trong đất đối với sức khỏe con người còn chưa xác định một cách rõ ràng, rất khó xây dựng ngưỡng độc hại chính xác.

Page 20: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Bảng đánh giá mức ô nhiễm kim loại trong đất ở Hà Lan

Hàm lượng trong đất (ppm)

Nguyên tố Đất không nhiễm bẩn

Đất bị nhiễm bẩn

Đất cần làm sạch

Cr

Co

Ni

Cu

Zn

As

Mo

Cd

Sn

Ba

Hg

Pb

100

20

50

50

200

20

10

1

20

200

0,5

50

250

50

100

100

500

30

40

5

50

400

2

150

800

300

500

500

3000

50

200

20

300

2000

10

600

Page 21: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Nước thải từ hoạt động khai khoáng có chứa nhiều kim loại nặng gây ô nhiễm

Page 22: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ cao như chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, công nghiệp sản xuất khoáng chất.

Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến làm ô nhiễm môi trường đất. Nhiều loại nước từ cỗng rãnh thành phố thường được sử dụng như nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Trong lượng nước thải này, thường bao gồm cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp nên thường chứa kim loại nặng.

Page 23: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Nước thải từ các khu công nghiệp và đô thị chảy tràn….gây ô nhiễm môi trường đất, nước

Page 24: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Bảng: hàm lượng các nguyên tố trong bùn – nước cống rãnh đô thị

Nguyên tố Khoảng dao động Trung bình

As

Cd

Co

Cu

Cr

F

Fe

Hg

Mn

Mo

Ni

Pb

Sn

Se

Zn

1,1 – 230

1 – 3410

11,3 – 2490

84 – 1700

10 – 99000

80 – 33500

1000 – 154000

0,6 – 56

32 – 9870

0,1 – 214

2 – 5300

13 – 26000

2,6 – 392

1,1 – 17,2

101 – 49000

10

10

30

800

500

260

17000

6

260

4

80

500

14

5

1700

Page 25: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

3. Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp tới chất lượng đất

Sử dụng phân bón :• Chất lượng đất có thể bị suy giảm do các hoạt động nông

nghiệp như qúa trình canh tác ,sử dựng hóa chất bảo vệ thực vật ,quá trình tưới tiêu….

• Sử dụng không cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, thậm chí ngay cả nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N,P,K, suốt 1 thời gian dài dân chỉ chú ý đến bón phân N,P,K mà ít quan tâm bổ dung kali cho đất.

• Hệ thống sử dụng phân hóa học trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng còn thấp. Hệ số sử dụng phân đạm chỉ đạt 30 – 50%, phân lân 20-30%,phân kali 40-60%

Page 26: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Các dạng đạm trong đất nếu không được cây trồng sử dụng sẽ bị rửa trôi gây phú dưỡng nguồn nước, đồng thời các dạng này cũng dễ bị oxy hóa tới axit nitric gây chua hóa chất.

CO(NH2) + 2H2O + ureaza (NH4)2CO3

(NH4)2CO3 + 4O2 2HNO3 + CO2 + 3H2O

(NH4)2SO4 + 4O2 2HNO3 + H2SO4 + 3H2O Trong các hệ thông chu trình C tự nhiên bị gián

đọan bởi quá trình thu hoạch và sự di dời của các sản phẩm thực vật và động vật. Những sản phẩm đó chứa các muối hữu cơ Ca,Mg,K dẫn đến đất bị axit hóa.

Page 27: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Sự axit hóa làm ảnh hưởng đến chất lượng đất trong đó sự tích lũy các sản phẩm hòa tan của Al3+ và Mn2+ có khả năng gây độc cho nhiều loại cây trồng.

2Al(OH)3 + 3 H2SO4 2Al3+ + 3SO2- + 6H2O

MnO + 4H+ + 2e Mn2+ + 2H2O.

Quá trình gây chua hóa còn gây ra sự giảm pH , tăng hàm lượng Al3+, mất các cation Ca2+, Mg2+ , giảm khả năng trao đổi cation. Tất cả những thay đổi này gây ra sự thay đổi năng suất cho cây trồng.

Bảng các tác động chính của pH trong đất:

Page 28: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Yếu tố Tác động

Độc nhôm Độc nhôm giảm khi pH tăng

P2O5 dễ tiêu P2O5 dễ tiêu lớn nhất khi pH 5,5-7

Tính linh động của các nguyên tố vi lượng Ngoại trừ Mo đều linh động từ pH 5,5-6. Tính độc hại của Mn , Fe giảm trong khoảng pH này.

Khả năng trao đổi cation Tăng cùng vs tăng pH trong các loại đất có mức độ phong hóa cao, diều đó có nghĩa là đất có khả năng thu giữ Ca,Mg,K nhiều hơn khỏi bị rửa trôi

Cố định nito Sự hình thành nốt sần và chức năng của chúng chủ yếu tại pH <5,0

Bệnh tật Một sô bệnh có t hể kiểm soát bằng không chế pH đất (bệnh sần sùi ở khoai tây giam khi pH đất loãng)

Hòa tan đá phốt phát pH phải < 5,5 để đá phốt phát hòa tan và giải phóng P cho thực vật hút thu

Khoáng hóa nitơ Các vi sinh vật đất cần để khoáng hóa nito tốt nhất khi pH đất 5,5-6,5

Page 29: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

• Ngoài ra quá trình chua hóa đất ở các đất bị ô nhiễm có khả năng làm tăng khả năng linh động của các kim loại có tính độc như Cd,Zn,Cu….

• Việc sử dụng phân bón sinh lý chua với liều lượng cao và liên tục có thể làm cho đất bị chua.

• Ở Việt Nam nguy cơ ô nhiễm môi trường đất do phân bón đã được nhiều tác giả đề cập đến. Các nghiên cứu của các tác giả chỉ ra rằng sự biến động độ chua và tích lũy N trong nước ngầm là những dấu hiệu đáng lưu ý về biến đổi độ phì của đất liên quan đên việc sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp.

Page 30: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Ô nhiễm đất canh tác do thuốc bảo vệ thực vật(BVTV).• Sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật chưa

đúng quy định nên đã gây ôm nhiễm môi trường đất, nước,không khí và nông sản gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

• Theo Trần Văn Đức (1997), Việt Nam có khoản 92 loại thươc trừ sâu, 56 thuốc trừ bệnh, 48 loại thuốc trừ cỏ… tăng 10 lần so với năm 1980.

• Dư lượng các hóa chất bảo vệ thực vật tuy có hàm lượng thấp nhưng rõ ràng quá trình tích lũy trong đất là rất phổ biến.

Page 31: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

4. Ô nhiễm đất do kim loại nặng

Các kim loại nặng là tác nhân ô nhiễm nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất, chuỗi thức ăn và con người.

Những kim loại có tính độc cao, nguy hiểm: Hg, Pb, Cd, Ni,...

Những kim loại có tính độc mạnh: Zn, Fe, Cu, Mn,... Kim loại nặng có hàm lượng thấp hơn so với yêu cầu thì

nó cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, nhưng nếu quá lượng cần thiết của cây sẽ gây độc cho cây và cho đất. Từ đó gián tiếp tác động đến con người.

Page 32: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Arsen Cadimi

Mangan crom

Page 33: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Ô nhiễm kim loại nặng trong đất là khả năng tích lũy KLN

trong đất vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây độc đối với con

người, sing vật và đất.

Mỗi năm, thế giới có khoảng:

- 25 tỉ tấn đất mặt bị rửa trôi

- khoảng 2 tỉ ha đất canh tác và đất trồng trên thế giới bị suy

thoái do con người sử dụng thiếu khoa học và không có quy

hoạch.

Page 34: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất ngày càng

đáng quan tâm do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

và cây trồng.

Ô nhiễm kim loại nặng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới

• Nhiều nước Đông Âu trước đây đã phát triển công nghiệp theo

công nghệ cũ và sử dụng rất nhiều loại chế phẩm trong nông

nghiệp nên nước và đất ở nhiều vùng, và nhất là cặn lắng của

các dòng sông bị nhiễm kim loại nặng ở mức độ rất cao, cao

hơn tiêu chuẩn cho phép 1.000 – 10.000 lần.

Page 35: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Đất nhiễm Arsen tại Thụy Điển

Khu khai thác chì bị bỏ hoang ở Kabwe, Zambia. Trẻ em sống ở khu vực này đều bị nhiễm chì nặng.

Page 36: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

• Ở Việt Nam, tình hình ô nhiễm KLN nhìn chung không phổ

biến. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cục bộ gần như khu công

nghiệp, đặc biệt là ở những làng nghề tái chế kim loại, tình

trạng ô nhiễm KLN đang diễn ra khá trầm trọng.

ví dụ: hàm lượng Pb trong bùn và trong đất tại xã Chỉ Đạo

(Hưng Yên) cho thấy hàm lượng Pb trong bùn ao và đất trồng

lúa rất cao, vượt nhiều lần cho phép

Page 37: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Nguồn: sinh thái và môi trường đất – Lê Văn Khoa

- Hàm lượng Pb lớn hơn 100ppm được đánh giá là đất ô nhiễm.

- Trung bình mỗi năm hoạt động tái chế chì đã đưa vào 1kg đất

là 4,34 mg Cu, 2,58 mg Zn, 2,48 mg Pb.

Page 38: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Tại Tp. HCM, kết quả phân tích hiện trạng ô nhiễm KLN

trong đất vùng trồng lúa khu vực phía Nam Tp cho thấy hàm

lượng Cu, Zn, Pb, Hg, Cr trong đất trồng lúa đều chịu ảnh

hưởng trực tiếp của nước thải các khu công nghiệp đều tương

đương hoặc cao hơn ngưỡng cho phép (TCVN 7209:2002) đối

với đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Trong đó hàm

lượng Cd vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2,3 lần; Zn vượt quá

1,76 lần.

Page 39: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Các dạng tồn tại của kim loại nặng:

• Liên kết CHC – kim loại nặng.

• Con đường di chuyển trong đất không chỉ là hấp phụ trao

đổi với keo đất mà chủ yếu ở dạng liên kết với axit mùn

fulvic.

• Dạng tự do.

• Dạng trao đổi.

• Tích lũy trong sinh khối của sinh vật: thực vật, động vật

đất,...

• Trong phần của những thể rắn khoáng và hữu cơ của đất.

Page 40: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Sự chuyển hóa các kim loại từ ngưỡng không độc sang

ngưỡng độc phụ thuộc vào:

- Bản chất của từng kim loại nặng.

- Hàm lượng (hoặc nồng độ) của chúng trong môi

trường đất, trong dung dịch đất.

- Phản ứng của đất (pH), hàm lượng chất mùn và một

số tính chất khác của đất.

- Các điều kiện khác như tính đa dạng sinh học của môi

trường đất, chất tạo phức, tạo kết tủa và dạng tồn tại.

Page 41: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Kim loại nặng đi vào trong đất không chỉ tích tụ ở một điểm

mà có khả năng lan truyền phụ thuộc vào các tính chất lý – hóa

học của đất như:

- Thành phần cơ giới

- pH dung dịch đất

- Thế oxi hóa khử

- Khả năng hấp thụ và trao đổi cation

- Các vi sinh vật đất

Page 42: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công
Page 43: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng

a. Nguồn gôc tự nhiên

- KLN có trong đá mẹ, là thành phần của

vỏ trái đất.

- KLN có ở nham thạch của tầng đất:

nguyên tố Asen (As).

- Do các quá trình địa hóa.

Page 44: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

b. Hoạt động nhân tạo:

- Hoạt động công nghiệp

Page 45: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

- Từ chất thải làng nghề:

Chất thải làng nghề Đa Hội – Từ Sơn – Bắc Ninh

Khai thác và chế tác đá tại Đà Nẵng

Page 46: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Chất thải bệnh viện

• Các hóa chất và kim loại được thải ra trong các hoạt

động của bệnh viện, hóa chất xét nghiệm và sản phẩm

sau xét nghiệm.

• Hóa chất trị liệu, chất tẩy rửa gia dụng như EDTA,

NTA có khả năng tạo phức mạnh đối với kim loại,

đây cũng là nguyên nhân làm tăng hàm lượng kim loại

nặng.

Page 47: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Rác thải sinh hoạt

Page 48: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Hoạt động nông nghiệp

Hàm lượng kim loại nặng trong các sản phẩm làm phân bón (ppm)

(Nguồn: Sinh thái và Môi trường – Lê Văn Khoa)

Page 49: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Hoạt động giao thông

Page 50: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Tác động của kim loại nặng đối với môi trường đất

Hình thành hay làm xuất hiện nhiều loại khoáng

Vd: As với ái lực mạnh có khả năng hình thành hay làm xuất hiện khoảng hơn 200 loại khoáng vật.

Tồn tại dưới nhiều trạng thái và trong nhiều dạng hợp chất khac nhau, dễ gây tác động xấu tới cấu trúc đất ở những điều kiện nhất định.

Ảnh hưởng tới pH của môi trường đất. Có tác động qua lại tới một số nguyên tố khác và với hệ sinh

vật trong môi trường đất.

Page 51: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

5. Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học

Tập quán sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi trong canh tác nông nghiệp còn phổ biến. Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, hàng năm lượng phân Bắc thải ra khoảng 550.000 tấn, trong đó 2/3 được dùng bón cho cây trồng gây ô nhiễm môi trường đất và nông sản. Huyện Từ Liêm nhiều hộ nông dân đã phải dùng phân Bắc tưới với liều lượng 7 – 12 tấn / hecta. Do vậy, 1 lít nước mương máng khu trồng rau có tới 360 E.Coli, ở nước giếng công cộng là 20, còn trong đất đến 2.105/100g đất.

Ở ĐBSCL, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá. Phân Bắc và phân chuồng tươi đổ trực tiếp xuống ao hồ, mương lạch để nuôi cá.

Page 52: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

IV. Hiện trạng ô nhiễm đất trên thế giới & Việt Nam

Trên thế giới:

• Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá.

Page 53: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam

Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 :• Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón

không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.

Page 54: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

• Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất - nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo các kết quả nghiên cứu, hiện nay, mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

Page 55: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

• Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động công nghiệp: kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.

Page 56: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

V. Tác hại của ô nhiễm đất Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ

làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Việc lợi dụng nước thải để tưới ruộng gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng tới người và gia súc có ở mọi quốc gia. Sự kiện “Cadimi” xảy ra ở Nhật Bản năm 1955 là một ví dụ. Nông dân ở vùng núi Phú Sĩ một thời gian dài đã sử dụng nước thải của một nhà máy luyện kẽm gần đó để tưới ruộng, Cadimi chứa trong nước thải tích luỹ dần trong lúa gạo ở khu vực này. Hậu quả là những người nông dân bị chứng đau nhức các khớp xương, 34 người chết, 280 người tàn phế. Theo một điều tra nông thôn Nhật Bản, năm 1970, diện tích đất ô nhiễm do nước ở Nhật là 190.000 ha, làm thiệt hại 22 tỷ Yên

Page 57: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người, mà còn làm mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp. Kiểu canh tác dùng nhiều phân vô cơ, kết hợp với việc ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng, tạo nên một đe dọa nghiêm trọng trong việc giữ phì nhiêu của đất. Là do sự tích lũy liên tục các chất tạp (kim loại, á kim) có trong phân hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất. Thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi.

Page 58: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Dùng thuốc diệt cỏ sẽ làm thay đổi thảm thực vật của hệ sinh thái nông nghiệp. Ở Việt Nam, trong chiến tranh chống Mỹ, một lượng lớn thuốc trừ cỏ đã được sử dụng gây nhiều thảm họa cho môi trường & ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người .

Page 59: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

• Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2004 có 145 vụ ngộ độc ( trong đó thực phẩm độc chiếm 23%, hóa chất 13%) với 3580 người mắc, có 41 người tử vong.

Page 60: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Con người ngày càng mắc nhiều căn bệnh lạ chưa từng thấy, những căn bệnh này được coi là hậu quả của ô nhiễm môi trường đất

Theo thống kê của Bộ Y Tế, hàng năm Việt Nam có khoảng 200,000 mắc bệnh ung thư với khoảng 70,000 người chết. Ở Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều nơi gọi là “làng ung thư” bởi vì trong một làng có rất nhiều người bị chết và mắc những căn bệnh ung thư.

Page 61: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

VI. Các giải pháp khắc phục ô nhiễm đất

Khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí. Mở rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn kín hoặc xử lý chất thải để giảm hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm; khi lợi dụng nước thải để tưới ruộng, cần nắm được thành phần chất ô nhiễm, hàm lượng và trang thái, khống chế số lượng nước tưới hoặc thực hiện xử lý cần thiết.

Page 62: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Khống chế việc sử dụng nông dược hoá học, hạn chế sử dụng các thuốc có độc tính cao, khả năng tồn tại lớn, phát triển các loại thuốc nông nghiệp mới có hiệu quả cao, độc tính thấp, lượng tồn trữ ít. Bón phân hoá học một cách hợp lý Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp .

Page 63: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Nên tích cực áp dụng rộng rãi các kỹ thuật sinh học phòng trị sâu hại, lợi dụng các loài chim có ích, côn trùng có ích và một số vi sinh vật gây bệnh để chống lại các loại sâu hại, biện pháp này đang được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng.

Đất, nước và không khí là những điều kiện cơ bản cho sự sinh tồn của con người, những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại đã hạn chế lớn tới sự phát triển lành mạnh của xã hội loài người, nếu chúng ta không có biện pháp từ hôm nay, chúng ta sẽ chết dần chết mòn trên những mảnh đất ô nhiễm ấy.

Page 64: Suy Thoái đất _Trịnh Văn Công

Kết luận

Đất một khi đã bị ô nhiễm thì việc xử lý là vô cùng khó khăn và mất nhiều công sức, tiền của. Do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm đất, trong đó giải pháp quan trọng nhất là nâng cao ý thức của con người trong việc thải bỏ chất thải, ý thức sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học của những người nông dân. Đồng thời cần khuyến khích sử dụng phân bón sinh học, sử dụng các giống cây trông không có sâu bệnh để hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Khi đất đã bị ô nhiễm thì biện pháp phục hồi đất hữu hiệu nhất là bằng biện pháp sinh học.