28
1 TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TƯ PHÁP Yên Bái ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN TRỌNG NHÂN DÂN, PHÁT HUY DÂN CHỦ, CHĂM LO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN - Đạo đức Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng Nhân dân thể hiện nổi bật ở sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và tư tưởng chính trị của Người. Nho giáo nhấn mạnh đạo đức, cường điệu tác dụng của đạo đức là cốt trừ hại cho giới cầm quyền hơn là vì lợi ích của Nhân dân. Đó là học thuyết để giai cấp phong kiến cai trị Nhân dân. Trung thành với chế độ phong kiến là đi ngược lại với lẽ tiến hóa tất yếu của con người, đi ngược lại với lợi ích của Nhân dân. Sự khác nhau căn bản giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh, giữa học thuyết Nho giáo và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là ở chỗ: nhà vua và chế độ phong kiến - cái mà Nho giáo tôn thờ nhất, chính là cái cách mạng lên án và đánh đổ. Hồ Chí Minh không thể chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của Nhân dân với chính kẻ áp bức mình là nhà vua và chế độ phong kiến. Theo Người lòng trung thành đó dành cho sự nghiệp cách mạng của Nhân dân, lên án chế độ phong kiến. Điều sâu xa trong mối quan hệ đạo đức với tư tưởng chính trị của Người chính là Hồ Chí Minh đã lật ngược học thuyết Nho giáo, đưa quần chúng nhân dân chỉ là tầng lớp thấp kém đang bị khinh rẻ, cần được chăn dắt theo quan niệm của Nho giáo lên địa vị người chủ đất nước, thực hiện quyền dân chủ của quần chúng. Ý thức tôn trọng Nhân dân ở khía cạnh đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong quan niệm: “Ý dân là ý trời. Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại”. Tôn trọng Nhân dân trong đạo đức Hồ Chí Minh là đề cao ý dân, sức dân, bởi “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Vì vậy, “đối với dân, ta đừng có làm trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy”. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, yêu kính Nhân dân, thật sự tôn trọng Nhân dân. Theo quan điểm của Người, cán bộ phải nêu gương về trong sạch, đề cao chữ Liêm, đó chính là đạo đức của người cách mạng, là sự tôn trọng Nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức về tôn trọng Nhân dân là không xâm phạm đến Nhân dân mà một trong những biểu hiện rõ nhất là thực hành chữ Liêm. Liêm là trong sạch, không tham lam, tham ô, tham nhũng. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân,… Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”. Liêm phải đi với Kiệm, có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Trách nhiệm của Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, những người “ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy”. “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Đã là sâu mọt, khoét đục - nhất là “có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư” - thì không thể gọi là trọng dân. Vì vậy, “cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân”. - Đạo đức Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ. Dân chủ, được hiểu ngắn gọn: dân là chủ và dân làm chủ. Từ chỗ nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức, năng lực làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích Nhân dân tham gia vào công việc của Đảng, Chính phủ, thì một điều quan trọng là tạo điều kiện cho dân “dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”. Nhận thức khoa học và giải quyết tốt mối quan hệ giữa cán bộ, lãnh đạo với nhân dân trong chế độ dân chủ là một nội dung trọng yếu của đạo đức trong phát huy dân

T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

1

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN TRỌNG NHÂN DÂN, PHÁT HUY DÂN CHỦ, CHĂM LO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN- Đạo đức Hồ Chí Minh về ý thức tôn

trọng Nhân dân thể hiện nổi bật ở sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và tư tưởng chính trị của Người. Nho giáo nhấn mạnh đạo đức, cường điệu tác dụng của đạo đức là cốt trừ hại cho giới cầm quyền hơn là vì lợi ích của Nhân dân. Đó là học thuyết để giai cấp phong kiến cai trị Nhân dân. Trung thành với chế độ phong kiến là đi ngược lại với lẽ tiến hóa tất yếu của con người, đi ngược lại với lợi ích của Nhân dân. Sự khác nhau căn bản giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh, giữa học thuyết Nho giáo và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là ở chỗ: nhà vua và chế độ phong kiến - cái mà Nho giáo tôn thờ nhất, chính là cái cách mạng lên án và đánh đổ. Hồ Chí Minh không thể chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của Nhân dân với chính kẻ áp bức mình là nhà vua và chế độ phong kiến. Theo Người lòng trung thành đó dành cho sự nghiệp cách mạng của Nhân dân, lên án chế độ phong kiến. Điều sâu xa trong mối quan hệ đạo đức với tư tưởng chính trị của Người chính là Hồ Chí Minh đã lật ngược học thuyết Nho giáo, đưa quần chúng nhân dân chỉ là tầng lớp thấp kém đang bị khinh rẻ, cần được chăn dắt theo quan niệm của Nho giáo lên địa vị người chủ đất nước, thực hiện quyền dân chủ của quần chúng.

Ý thức tôn trọng Nhân dân ở khía cạnh đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong quan niệm: “Ý dân là ý trời. Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại”. Tôn trọng Nhân dân trong đạo đức Hồ Chí Minh là đề cao ý dân, sức dân, bởi “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Vì vậy, “đối với dân, ta đừng có làm trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy”. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, yêu kính Nhân dân, thật sự tôn trọng Nhân dân.

Theo quan điểm của Người, cán bộ phải nêu gương về trong sạch, đề cao chữ Liêm, đó chính là đạo đức của người cách mạng, là sự tôn trọng Nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức về tôn trọng Nhân dân là không xâm phạm đến Nhân dân mà một trong những biểu hiện rõ nhất là thực hành chữ Liêm. Liêm là trong sạch, không tham lam, tham ô, tham nhũng. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân,… Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”. Liêm phải đi với Kiệm, có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Trách nhiệm của Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, những người “ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy”. “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”.

Đã là sâu mọt, khoét đục - nhất là “có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư” - thì không thể gọi là trọng dân. Vì vậy, “cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân”.

- Đạo đức Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ. Dân chủ, được hiểu ngắn gọn: dân là chủ và dân làm chủ. Từ chỗ nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức, năng lực làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích Nhân dân tham gia vào công việc của Đảng, Chính phủ, thì một điều quan trọng là tạo điều kiện cho dân “dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”.

Nhận thức khoa học và giải quyết tốt mối quan hệ giữa cán bộ, lãnh đạo với nhân dân trong chế độ dân chủ là một nội dung trọng yếu của đạo đức trong phát huy dân

Page 2: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

2

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

chủ. Sự vi phạm đạo đức về mặt dân chủ có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên là nhận thức không đúng về vai trò của cán bộ lãnh đạo, dẫn đến độc quyền, mệnh lệnh, áp đặt kiểu “quan chủ”. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải nắm chắc quan điểm giai cấp, theo đúng đường lối nhân dân, thành tâm học hỏi quần chúng, kiên quyết dựa vào quần chúng, phát động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan.

Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: “Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được”. Về tư cách người đảng viên, lãnh đạo, Người cho rằng: “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: Mình vào Đảng để làm đày tớ cho nhân dân, Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải làm “quan” nhân dân”, không ra lệnh, ra oai, không làm quan cách mạng. Quan điểm mỗi đảng viên và cán bộ “phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” cần được hiểu đích cuối cùng là phục vụ Nhân dân. Bởi vì, “Lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt”. Hồ Chí Minh giải thích chế độ dân chủ và Đảng lãnh đạo rất rõ ràng: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kì ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Trong khi đề cao đạo đức về ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh. Bởi vì nguyên nhân của bệnh ấy là do cán bộ ta xa Nhân dân nên không hiểu biết tâm lý, nguyện vọng của Nhân dân. Khinh Nhân dân, cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị, lý luận cao xa như

mình”, “cho dân là dốt không biết gì, mình là thông thái tài giỏi”.

Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân là phát huy quyền của người dân về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe…; phải quan tâm phát triển năng lực, tiềm năng của mọi người dân.

Không thèm bàn bạc với dân chúng. Sợ Nhân dân, khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ Nhân dân phê bình mình. Không tin cậy Nhân dân, họ quên rằng không có lực lượng Nhân dân thì việc nhỏ mấy làm cũng không xong, có lực lượng Nhân dân thì việc khó mấy, to mấy làm cũng được. Không hiểu biết Nhân dân, họ quên rằng Nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực, không thể lí luận suông, chính trị suông. Không yêu thương Nhân dân, họ chỉ biết đòi hỏi Nhân dân, không thiết thực giúp đỡ Nhân dân, có nơi bệnh quan liêu, mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa phỉnh dân, dọa nạt dân. Theo Bác, đó là một sai lầm nguy hiểm lắm, phải mau mau chữa bệnh nguy hiểm ấy.

- Đạo đức Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống Nhân dân. Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu và rất nhất quán về đạo đức. Người để lại cho chúng ta nhiều phẩm chất đạo đức quý báu, trong đó cao nhất, cốt lõi là chí công vô tư, tức là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. Điểm xuất phát tiến đến chí công vô tư là “Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào”, làm cán bộ, Đảng viên là phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Đạo đức Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân thể hiện rất rõ ở quan điểm khi Người nói đạo đức cách mạng là: “Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”. Hồ Chí Minh quan niệm, phẩm chất cao đẹp nhất của người cách mạng là “yêu nước, thương dân”, thương nhân loại bị áp bức, bóc lột, lấy điều đó là động cơ để làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. “Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu

Page 3: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

3

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

trong mọi việc”. Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, để hết lòng, hết sức đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích khác. Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, phận sự của đảng viên và cán bộ là phải tổ chức Nhân dân, lãnh đạo Nhân dân để giải phóng Nhân dân và nâng cao sinh hoạt, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa cho Nhân dân. Chăm lo đời sống nhân dân là sức mệnh của Đảng ngay từ khi ra đời. “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.

Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và hạnh phúc. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Khi được hỏi mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì, Hồ Chí Minh trả lời: “Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Từ mục tiêu tổng quát, Hồ Chí Minh diễn đạt thành những tiêu chí cụ thể: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ… Tóm lại, xã

hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”.

Cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh không chỉ ra vào chốn tù tội, xông pha hiểm nghèo, ẩn nấp nơi núi non vì mục đích phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của Nhân dân, mà Người còn lo toan đến tương, cà, mắm, muối cho dân. Hồ Chí Minh dạy cán bộ, đảng viên tu dưỡng đạo đức không chỉ ở những việc lớn, mà phải quan tâm đến cuộc sống hằng ngày của Nhân dân, từ cái ăn, cái mặc, đi lại, học hành, chữa bệnh. Phải biết tiết kiệm từng đồng tiền, hạt gạo của dân. Người cho rằng, khi đất nước còn khó khăn, Nhân dân thiếu thốn thì Chủ tịch nước mặc áo vá là có phúc cho dân tộc. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước phải trải qua nạn đói khủng khiếp, Hồ Chí Minh chủ trương tăng gia sản xuất và mỗi người mười ngày nhịn ăn một bữa để góp gạo cứu đói, Người cũng đổ lon gạo của mình vào hũ tiết kiệm như mọi người dân.

Trăn trở về đời sống nhân dân, trong Di chúc, Người không quên nhắc nhở Đảng, Nhà nước “chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”./.

(Trích học tập chuyên đề năm 2019: “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” - tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương)

Phòng PBGDPL (Sưu tầm)

tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định; tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định.

Biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này; buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định về hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm; vi phạm quy định về sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chế biến thực phẩm và một số hành vi khác./.

Minh Lý

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ.......... (Tiếp theo trang 14)

Page 4: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

4

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành:

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT; HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ; XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Ngày 17/01/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL);

hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019.

Với mục đích tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Hòa giải ở cơ sở; Luật Tiếp cận thông tin; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2019. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Phát huy tinh thần trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật của công dân; nghĩa vụ học tập pháp luật, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong xã hội, đồng thời thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 16/2017/NQ-HĐND ngày 10/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 22/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018-2021”.

Kế hoạch tập trung vào những nội dung cụ thể sau:

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban

Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011; Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản Luật, Nghị quyết mới được ban hành thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV; Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 15/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; các Đề án, Kế hoạch về PBGDPL của Trung ương, đồng thời bám sát nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, nhiệm vụ công tác trọng tâm của từng ban, ngành, đoàn thể và nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đánh giá 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân và thực hiện tổng kết 05 năm triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; triển khai các hoạt động hưởng ứng“Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2019”.

- Đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở: Rà soát, kiện toàn Tổ hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hòa giải viên; thực hiện có hiệu quả hướng dẫn thủ tục yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở; tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở, nhất là trong công tác hòa

(Tiếp theo trang 12)

Page 5: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

5

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

THỂ LỆCuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự ” trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Thực hiện Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự” trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thành lập Ban Tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự”. Ban Tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự” ban hành Thể lệ cuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự” trên địa bàn tỉnh Yên Bái như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THILà công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh

Yên Bái (trừ thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ thư ký và cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức cuộc thi).

II. HÌNH THỨC DỰ THI1. Yêu cầu về bài dự thiBài dự thi bằng tiếng Việt (viết tay hoặc đánh máy) trên khổ giấy A4 cỡ chữ 14 Font

Times New Roman, mỗi cá nhân chỉ được tham gia một bài dự thi.- Bài dự thi trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu để minh họa phải có chú thích rõ ràng.- Bài dự thi trả lời đầy đủ, trọng tâm các câu hỏi trong Thể lệ cuộc thi (bài dự thi trả lời

không bám sát nội dung câu hỏi, trích dẫn các điều luật không chính xác, không phù hợp sẽ bị trừ điểm), đánh số trang, đóng thành quyển, không phải chép lại câu hỏi.

- Trang bìa bài dự thi phải ghi rõ họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; địa chỉ liên lạc (nơi ở hoặc nơi học tập hoặc nơi công tác); số điện thoại (nếu có).

- Bài dự thi đã nộp, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ không trả lại.- Địa chỉ gửi bài dự thi:+ Các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị vũ trang; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm

tuyên truyền ý nghĩa của cuộc thị, phát động, triển khai cuộc thi tới cán bộ, công chức, viên chức, học sinh sinh viên, người lao động và các cá nhân cư trú trên địa bàn. Tổng hợp bài dự thi của đơn vị gửi về địa chỉ: Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, tổ 02 phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

+ Ngoài bìa ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự”.(Ban Tổ chức không nhận bài dự thi của các cá nhân gửi riêng lẻ).2. Bài dự thi có một hoặc các nội dung sau đây được coi là không hợp lệ- Không trả lời đủ 05 câu hỏi của Ban Tổ chức cuộc thi.- Sao chép, phôtô bài dự thi khác dưới mọi hình thức.- Bìa bài dự thi không ghi đầy đủ các thông tin như: họ, tên, tuổi, địa chỉ liên lạc.- Bài dự thi có nội dung vu khống, xuyên tạc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật

của Nhà nước; vi phạm đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

UBND TỈNH YÊN BÁIBAN TỔ CHỨC CUỘC THI VIẾT “TÌM HIỂU BỘ LUẬT HÌNH SỰ”

Số: 288/TL - BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Yên Bái, ngày 28 tháng 3 năm 2019

Page 6: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

6

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

III. THỜI GIAN TỔ CHỨC VÀ TỔNG KẾT CUỘC THI- Ngày phát động cuộc thi: Ngày 01/4/2019.- Thời gian nhận bài thi: Từ ngày phát động đến hết ngày 30/9/2019.- Thời gian chấm bài và xếp giải: Từ ngày 01/10/2019 đến ngày 30/10/2019.- Thời gian tổng kết và trao giải: Trong tháng 11/2019.IV. CƠ CẤU GIẢI VÀ MỨC THƯỞNG1. Cơ cấu giải thưởng- Giải chính thức:01 giải nhất: 5.000.000đ (Năm triệu đồng)03 giải nhì: Mỗi giải 3.000.000đ (Ba triệu đồng)05 giải ba: Mỗi giải 2.000.000đ (Hai triệu đồng)15 giải khuyến khích: Mỗi giải 1.000.000đ (Một triệu đồng)- Các giải khác:+ Đối với tập thể: Ban tổ chức trao 03 giải, mỗi giải trị giá 1.000.000đ (Một triệu đồng)

cho 03 tập thể có nhiều bài tham gia đạt chất lượng.+ Đối với cá nhân: Ban tổ chức trao 03 giải, mỗi giải 500.000đ (Năm trăm ngàn đồng)

cho bài thi đạt chất lượng cho đối tượng:+ Người cao tuổi nhất dự thi;+ Người trẻ tuổi nhất dự thi;+ Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.2. Hình thức thưởngBan Tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự” tặng Giấy chứng nhận và giải

thưởng cuộc thi cho các tập thể, cá nhân đạt giải.V. NGUỒN KINH PHÍKinh phí thực hiện được lấy từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng,

hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2021” được cấp năm 2019 và các nguồn hỗ trợ khác (nếu có).

VI. CÂU HỎI CUỘC THICâu 1. Sự cần thiết phải ban hành Bộ luật Hình sự hiện hành? Bộ luật này có bao nhiêu

chương, bao nhiêu điều? có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu điều mới, bao nhiêu điều sửa đổi, bổ sung, có bao nhiêu điều bãi bỏ, bao nhiêu điều giữ nguyên?

Câu 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm nào? Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm nào? Bộ luật hình sự hiện hành quy định như thế nào về nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội?

Câu 3. Trình bày những nội dung cơ bản của tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy? Hãy đề xuất một số biện pháp để phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy?

Câu 4. Hãy cho biết Bộ luật Hình sự hiện hành quy định các tội phạm về tình dục đối với trẻ em như thế nào? Hãy đề xuất giải pháp để hạn chế tội phạm về tình dục đối với trẻ em

Page 7: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

7

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

trong giai đoạn hiện nay?Câu 5. Bộ luật Hình sự hiện hành quy định như thế nào về tội phá hoại cơ sở vật chất, kỹ

thuật; tội phá hoại các chính sách kinh tế - xã hội; phá hoại chính sách đoàn kết; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

VII. CÁCH THỨC CHẤM ĐIỂM- Thực hiện chấm hai vòng độc lập giữa hai giám khảo cho một bài thi (trường hợp chênh

nhau trên 02 điểm/câu hỏi giữa hai giám khảo thì phải chấm lại).- Điểm của bài thi là điểm trung bình cộng của 02 giám khảo.VIII. THANG ĐIỂM CÂU HỎITổng điểm tối đa của bài dự thi: 100 điểm, trong đó:- Từ câu 01 đến câu 05: Tối đa 90 điểm- Hình thức bài dự thi: Tối đa 10 điểm (có mở bài, kết luận, có ý sáng tạo, nghiên cứu

rộng, có trang trí hình ảnh minh họa, viết tay rõ ràng, trình bày đẹp, đóng quyển, in màu sạch sẽ).

Nơi nhận: - UBND tỉnh (Báo cáo);- Đ/c Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi (Báo cáo);- Thành viên HĐPH PBGDPL tỉnh;- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;- Báo Yên Bái, Đài PTTH tỉnh;- UBND các huyện, thị xã, thành phố;- Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký; - Cổng thông tin điện tử tỉnh;- Lưu: VT, Ban Tổ chức cuộc thi.

TM. BAN TỔ CHỨC CUỘC THI PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC

(Đã ký)

GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁPNguyễn Huy Cường

mặt: Việc rà soát sửa đổi bổ sung, ban hành nội quy, quy chế thực hiện dân chủ, Ban hành quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan đơn vị, việc xây dựng ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện QCDC ở đơn vị; Việc thực hiện chế độ họp, sinh hoạt, hội ý, giao ban định kỳ theo quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; Kết quả thực hiện QCDC ở đơn vị, trong đó tập trung kiểm tra việc thực hiện công khai các chủ trương, chính sách, kế hoạch và quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ

chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Đánh giá sự chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động về thực thi dân chủ ở cơ sở, tác động của việc thực hiện QCDC đến tư tưởng, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng đoàn kết nội bộ, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị./.

Minh Lý

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY CHẾ.... (Tiếp theo trang 9)

Page 8: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

8

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

Sở Tư pháp: TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TỐT CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC

Năm 2018, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phát

động với các chủ đề như: Phong trào “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Phong trào “Đoàn kết, đổi mới, hành động quyết liệt, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm và ba khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018”; Phát động phong trào “Toàn ngành Tư pháp đổi mới lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao năm 2018” do Bộ Tư pháp phát động tại Hội nghị triển khai công tác Tư pháp năm 2018 tổ chức ngày 25/12/2017 gắn kết với các phong trào thi đua “Ngành Tư pháp Yên Bái chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020; phong trào thi đua“Cán bộ Tư pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Ngành Tư pháp Yên Bái đã tranh thủ thuận lợi, ra sức khắc phục khó khăn, hạn chế, nỗ lực, tích cực đẩy mạnh triển khai thực hiện các phong trào thi đua và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Qua thực hiện các phong trào thi đua đã có nhiều tập thể, cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen, Giám đốc tặng Giấy khen. Đặc biệt, năm 2018 có 14 cá nhân thuộc Ngành Tư pháp được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” nhằm ghi nhận, biểu dương những đóng góp của các cá nhân đối với Ngành Tư pháp.

Để phát huy những kết quả đã đạt được hướng tới chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh như 74 năm ngày truyền

thống Ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945-28/8/2019), kỷ niệm 71 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2019),…Năm 2019, Sở Tư pháp tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; đồng thời chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện các phong trào thi đua như phong trào thi đua “Ngành Tư pháp thi đua siết chặt kỷ cương, tăng cường đoàn kết, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao năm 2019” do Bộ Tư pháp phát động, phong trào “Đẩy mạnh 03 đột phá chiến lược; tích cực thu hút đầu tư; thúc đẩy khởi nghiệp; thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững; cơ bản về đích các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh” do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phát động, phong trào “Ngành Tư pháp Yên Bái chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020; phong trào“Cán bộ Tư pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Với tinh thần năng động, sáng tạo, đổi mới, các tập thể và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp Yên Bái tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, tranh thủ thuận lợi, ra sức khắc phục khó khăn, hạn chế; tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tích cực thi đua, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và của Ngành Tư pháp Việt Nam./.

Vy Luận

Page 9: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

9

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

Sở Tư pháp:XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ NĂM 2019

Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan, nhằm công khai minh bạch hoạt động, phát huy quyền làm chủ, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và nâng cao trách

nhiệm của người đứng đầu. Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tư pháp trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác tư pháp trong thời kỳ mới.

Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ được xây dựng với mục đích tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng, đơn vị; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về thực hiện dân chủ trong các lĩnh vực công tác tư pháp, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân, chế độ công tác, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phải gắn liền với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, thực hiện cải cách hành chính. Yêu cầu của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phải được thực hiện thường xuyên, liên tục thành nề nếp, thực hiện đầy đủ các quy định của Quy chế dân chủ, thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo định kỳ.

Kế hoạch đã tập trung các nội dung: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Quy chế dân chủ, Tổ chức thực hiện QCDC trong hoạt động cơ quan: Rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành mới các văn bản quy định về Nội quy làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, về quản lý trang thiết bị làm việc, tài sản công, quy định về công tác văn thư, lưu trữ… Tiếp tục thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính, cải tiến lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức ngành tư pháp; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành; nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo

của nhân dân; thực hiện có hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị; phát động các phong trào thi đua yêu nước; thi đua “dân vận khéo”. Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC nâng cao trách nhiệm về thực hiện quy chế dân chủ; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tổ chức thực hiện nghiêm túc QCDC, phối hợp Ban chấp hành Công đoàn thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Phát huy vai trò giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở của Ban Thanh tra nhân dân, của tổ chức công đoàn. Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, đôn đốc thực hiện QCDC; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu công việc. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng điển hình, biểu dương, khen thưởng kịp thời và đề ra các giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong triển khai thực hiện kế hoạch quy chế dân chủ tại cơ quan, Sở Tư pháp xác định thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực hiện QCDC ở cơ quan, đưa hoạt động kiểm tra đi vào nề nếp, thực chất, tránh hình thức và lấy tự kiểm tra là chính, kiểm tra, giám sát chủ yếu trên các

Xem tiếp trang 7

Page 10: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

10

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THẨM ĐỊNH

DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Từ ngày 01/7/2016 thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, công tác lập đề nghị xây dựng

văn bản QPPL về cơ bản các cơ quan đã bám sát các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Trong năm 2017 và 2018 các cơ quan đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện lập đề nghị gần 20 nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và gần 30 đề nghị xây dựng quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh. Trong công tác thẩm định, các cơ quan cũng đã tuân thủ việc thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh và thẩm định các dự thảo văn bản QPPL trước khi trình cơ quan thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, công tác xây dựng văn bản QPPL trong thời gian qua vẫn còn không ít tồn tại, vướng mắc do chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan soạn thảo văn bản với Sở Tư pháp. Đó là:

Thứ nhất, trong công tác lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL:

Một số sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện quy trình lập đề nghị xây dựng QPPL, đặc biệt là quy trình lập đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 27 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, chẳng hạn khâu xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; đánh giá tác động của chính sách; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết; lấy ý kiến tham gia hồ sơ lập đề nghị xây dựng nghị quyết… chưa được tuân thủ theo quy trình Luật định. Mặt khác các chính sách thường được cơ quan thẩm

quyền giao và chỉ đạo xây dựng đột xuất theo yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh nên các sở, ngành không chủ động được thời gian để thực hiện lập đề nghị xây dựng đối với nghị quyết của HĐND tỉnh thuộc các trường hợp tại khoản 2, 3, 4 Điều 27 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 theo đúng quy trình, dẫn đến một số dự thảo lập đề nghị và dự thảo văn bản QPPL không được triển khai lấy ý kiến tham gia theo quy định, đến khi ban hành có thể dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn nhất định với các văn bản QPPL khác có liên quan. Ngoài ra vẫn còn một số cơ quan nhầm lẫn giữa việc lập đề nghị xây dựng văn bản theo Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 với việc lập Chương trình xây dựng văn bản QPPL theo Luật năm 2004. Hoặc vẫn còn có cơ quan khi muốn xây dựng văn bản QPPL để trình UBND tỉnh ban hành thì lại lúng túng không biết phải lập đề nghị như thế nào và cũng không biết nội dung được giao ở văn bản nào (VD: Ban quản lý các KCN trong việc đề nghị ban hành Quyết định quy định giá thuê sử dụng hạ tầng kỹ thuật tại các khu công nghiệp). Việc lập đề nghị xây dựng quyết định của UBND tỉnh, một số cơ quan xây dựng đề nghị chưa bám sát quy định tại khoản 2 Điều 127 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nên văn bản lập đề nghị không cụ thể, rõ ràng, không mang tính thuyết phục cơ quan thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề nghị. Còn có cơ quan lập đề nghị nhưng không gửi Sở Tư pháp mà gửi thẳng UBND tỉnh, vấn đề này sẽ gây khó khăn trong quá trình thẩm định dự thảo văn bản.

Đối với việc đề nghị và lập Danh mục văn bản quy định chi tiết, do Thông tư, Nghị

Page 11: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

11

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

định giao. Việc này tỉnh Yên Bái đến thời điểm này vẫn chưa thực hiện được do các cơ quan chưa chủ động tiếp cận, nắm bắt các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên mới ban hành trong lĩnh vực ngành mình quản lý, trong đó có nội dung giao quy định chi tiết để phối hợp với Sở Tư pháp lập danh mục văn bản quy định chi tiết những nội dung được giao. Đồng thời các cơ quan cũng chưa biết xác định thế nào là văn bản quy định chi tiết nên không thực hiện lập danh mục gửi Sở Tư pháp tổng hợp để trình UBND tỉnh phê duyệt. Về nội dung này trong đầu năm 2019 mới chỉ có Sở Y tế xây dựng hồ sơ trình cơ quan thẩm quyền quyết định giao xây dựng văn bản quy định chi tiết về mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Thứ hai, trong công tác phối hợp thẩm định dự thảo văn bản QPPL:

Đối với việc thẩm định dự thảo văn bản, một số cơ quan khi gửi hồ sơ dự thảo văn bản QPPL không nghiên cứu kỹ các quy định hiện hành nên hồ sơ thường thiếu các tài liệu cơ bản như Bản tổng hợp tham gia ý kiến đối với dự thảo, có trường hợp Hồ sơ thiếu dự thảo Tờ trình hoặc thiếu dự thảo Quyết định…do đó ảnh hưởng không ít tới tiến độ thẩm định. Một số cơ quan gửi Hồ sơ dự thảo văn bản trên hệ điều hành là chưa đúng với quy định tại Điều 115 và Điều 121 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Có cơ quan vẫn gửi dự thảo đề nghị thẩm định trong khi đó biết văn bản làm căn cứ ban hành chỉ còn ít ngày nữa là hết hiệu lực (Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đối với Quyết định ban hành Quy định quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp). Ngoài ra, vẫn còn có cơ quan trình UBND tỉnh Hồ sơ dự thảo văn bản nhưng không có văn bản thẩm định của Sở Tư pháp.

Một vấn đề tồn tại nữa là việc họp Hội

đồng tư vấn thẩm định, một số thành viên Hội đồng chưa chú trọng nghiên cứu dự thảo để có ý kiến chất lượng tại cuộc họp thẩm định hoặc văn bản tham gia ý kiến dự thảo trong trường hợp thành viên không dự họp đa phần chỉ là nhất trí với nội dung dự thảo.

* Một số đề nghị:Với những tồn tại nêu trên, để thực hiện

tốt công tác xây dựng văn bản QPPL đề nghị một số nội dung sau:

Thứ nhất, đề nghị UBND tỉnh không ban hành văn bản QPPL khi hồ sơ dự thảo trình không có văn bản thẩm định của Sở Tư pháp.

Thứ hai, đề nghị các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp về việc đề nghị xây dựng văn bản QPPL. Khi lập đề nghị xây dựng nghị quyết phải đảm bảo về trình tự theo quy định từ Điều 112 đến Điều 116 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Đối với đề nghị xây dựng quyết định của UBND tỉnh phải đảm bảo theo quy định tại khoản 2 Điều 127 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Đối với văn bản quy định chi tiết, đề nghị các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh cần thường xuyên cập nhật các văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên (nghị định; thông tư) mới ban hành trong lĩnh vực ngành mình để xác định văn bản giao quy định chi tiết và lập Danh mục gửi Sở Tư pháp tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.

Thứ ba, đối với văn bản được UBND tỉnh chỉ đạo hoặc giao xây dựng, đề nghị các cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp phải lập đề nghị theo quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 để tránh tình trạng khi chuyển thẩm định thì dự thảo không đủ điều kiện hoặc không có cơ sở ban hành. ( VD: dự thảo Quyết định của Sở Nội vụ soạn thảo về công tác quản lý về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Văn bản này do tỉnh chỉ đạo xây dựng nhưng Luật Tín ngưỡng, tôn

Page 12: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

12

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

giáo và văn bản dưới Luật không giao nên không có căn cứ để xây dựng văn bản QPPL. Nếu xây dựng chỉ chép lại Luật, nghị định mà không có nội dung được giao để cụ thể hóa ở địa phương thì sẽ không phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).

Thứ tư, đề nghị cán bộ pháp chế các sở, ngành cần nắm chắc các quy định pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục xây dựng, trình ban hành văn bản QPPL để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Đặc biệt trong việc phối hợp các đơn vị tham mưu lãnh đạo Sở thực hiện tốt quy trình lập đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh theo quy định từ Điều 111 đến Điều 114 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2018; thực hiện tốt việc phối hợp lập đề nghị xây dựng quyết

định và soạn thảo quyết định của UBND tỉnh theo quy định từ Điều 127 đến Điều 129 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2018.

Thứ năm, đối với UBND cấp huyện cần cập nhật văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên để phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh hoặc tự mình lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL gửi Sở Tư pháp xem xét, tổng hợp trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

Thứ sáu, đề nghị các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh cần phối hợp thường xuyên với Sở Tư pháp trong quá trình soạn thảo văn bản QPPL cần rà soát các văn bản làm căn cứ nguồn hiện hành để xác định các văn bản này còn hiệu lực hay chuẩn bị hết hiệu lực. Có như vậy mới xử lý hài hòa các tình huống xẩy ra trong quá trình soạn thảo văn bản QPPL./.

Phòng Xây dựng, kiểm tra văn bản vàTheo dõi thi hành pháp luật

giải các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại địa phương năm 2019; thực hiện tổng kết 05 năm triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở.

- Công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và phối hợp quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước:

+ Triển khai thực hiện tốt việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 14/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật từ năm 2017 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

+ Phối hợp kiểm tra, kiến nghị việc xử

lý hương ước, quy ước vi phạm do có nội dung trái pháp luật, xâm phạm các quyền con người, quyền công dân theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

- Triển khai thực hiện nhiệm vụ đánh giá công tác PBGDPL theo Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Theo đó, Kế hoạch cũng đã quy định nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đặc biệt là ngành thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc triển khai thực hiện./.

Hoàng Anh

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO.... (Tiếp theo trang 4)

Page 13: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

13

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, biển, đảo có vị trí đặc biệt quan

trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và xây dựng phát triển đất nước, Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy lợi thế về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có vị trí địa lý chính trị và kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết và tham gia, Công ước Luật biển 1982 thể hiện sự thoả hiệp mang tính toàn cầu, có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay là nước đang phát triển…

Công ước Luật biển 1982 đã quy định toàn bộ các nội dung liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền

được hưởng, cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, cụ thể là: Quy chế pháp lý của tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; Chế độ pháp lý đối với biển cả và Vùng - di sản chung của loài người; các quy định hàng hải và hàng không; việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật; Vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển; việc giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển; Quy chế hoạt động của cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa, toà án Luật biển quốc tế, hội nghị các quốc gia thành viên Công ước …

Để giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, mỗi người dân Việt Nam chúng ta phải phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó một lòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nói chung. Góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nước ta thực sự trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, mở ra triển vọng thúc đẩy sự hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, các nước trong khu vực, xây dựng một cộng đồng nhiều quốc gia hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng đồng thời, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Đảng về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”./.

Hoàng Anh

Page 14: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

14

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên BáiQUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM

AN TOÀN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỰC PHẨM

Theo đó, hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi: Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến

Vấn đề an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay và được rất nhiều người quan tâm vì nó liên quan đến sức khỏe của con người. Để giảm bớt được tình trạng thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng làm ảnh

hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngày 04/9/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2018.

50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm; Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung cho hành vi này là: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 4 của Nghị định; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10

Xem tiếp trang 3

Page 15: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

15

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ NGƯỜI PHÁT HIỆN, TỐ GIÁC, NGƯỜI ĐẤU

TRANH CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, TIÊU CỰC

Ngày 04/3/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 420/UBND-NCPC về việc triển khai

thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh xác định và nhận thức rõ việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi quản lý của mình; sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện vi phạm trong quá trình thực hiện của cấp dưới; chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý, không làm hết thẩm quyền để xảy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi quản lý bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Tố cáo năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019) tới toàn thể người dân, cán bộ, công chức, đảng viên thuộc phạm vi quản lý, tập trung vào tuyên truyền nội dung bảo vệ người tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm. Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng Luật Tố cáo năm 2018, nhất là những nội

dung liên quan đến bảo vệ người tố cáo; kiến nghị, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chấp hành pháp luật về tố cáo; kịp thời phát hiện các cơ quan, tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong việc bảo vệ người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, các cơ quan, tổ chức; phát hiện, làm rõ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo và công khai kết quả xử lý theo quy định.

Củng cố, kiện toàn, đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, ý thức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, không để xảy ra các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, bao che người bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo nhưng không làm tròn trách nhiệm; người lợi dụng quyền phản ánh, tố giác, tố cáo để bôi nhọ, vu khống, thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân liên quan, gây mất đoàn kết nội bộ. Động viên, khen thưởng kịp thời người tố cáo đúng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức làm tốt công tác bảo vệ người tố cáo. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện bảo vệ người tố cáo.

Xem tiếp trang 23

Page 16: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

16

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT

Nhằm góp phần nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Báo cáo viên pháp luật (BCVPL), Tuyên

truyền viên pháp luật (TTVPL) đáp ứng yêu cầu đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), ngày 28/12/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 3147/QĐ-BTP về Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ đối với BCVPL, TTVPL.

Đối tượng bồi dưỡng là BCVPL, TTVPL được công nhận theo quy định của Luật PBGDPL, Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về BCVPL, TTVPL.

Cấu trúc Chương trình bao gồm:1. Dành cho BCVPL: Kiến thức chung

về PBGDPL; kỹ năng nghiệp vụ PBGDPL; kỹ năng hỗ trợ trong hoạt động của BCVPL; đi thực tế trao đổi kinh nghiệm và viết thu hoạch.

2. Dành cho TTVPL: Kiến thức chung về PBGDPL; kỹ năng nghiệp vụ PBGDPL; một số kỹ năng hỗ trợ trong hoạt động của TTVPL; thảo luận, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả.

Ngoài nội dung trong Chương trình, khuyến khích lựa chọn các nội dung bồi dưỡng phù hợp khác với lĩnh vực, phạm vi quản lý và điều kiện đặc thù của Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương lựa chọn hình thức bồi

dưỡng nghiệp vụ phù hợp như: Cung cấp tài liệu về kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo hình thức học tập từ xa (trên truyền hình, phát thanh, qua mạng internet) và các hình thức bồi dưỡng phù hợp khác.

Phương pháp bồi dưỡng là kết hợp bồi dưỡng lý thuyết và thông qua các tình huống, vụ việc thực tế. Đối với hình thức bồi dưỡng tập trung cần kết hợp phương pháp thuyết giảng với phương pháp trao đổi, thảo luận, cùng tham gia của học viên (cần dành thời gian thỏa đáng để BCVPL, TTVPL nghiên cứu, thảo luận, thực hành, chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn theo định hướng trang bị năng lực, tạo điều kiện cho BCVPL, TTVPL chủ động, tích cực trong học tập).

Quyết định giao Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, lập danh sách và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ BCVPL cấp tỉnh; hướng dẫn Phòng Tư pháp thuộc phạm vi quản lý về nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đối với BCVPL, TTVPL phù hợp với điều kiện thực tế; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

Hoàng Anh

Page 17: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

17

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH NĂM 2015

Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016; riêng các quy định về người có khó

khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; pháp nhân là người đại diện, người giám hộ; hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân có liên quan đến Bộ luật Dân sự năm 2015, thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Dưới đây là một số điểm mới:

Một là: Luật TTHC 2015, quy định từ ngày 01/7/2016 trở đi những yêu cầu khởi kiện đối với các quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) của (UBND) và Chủ tịch UBND cấp huyện do TAND cấp tỉnh thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Đây là quy định mới trong TTHC, người khởi kiện cần lưu ý để thực hiện quyền khởi kiện của mình đúng quy định của pháp luật.

Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do QĐHC, HVHC gây ra và phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Trường hợp bên có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Tòa án có thể tách việc yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo pháp luật về tố tụng dân sự.

Thời hiệu khởi kiện là vụ án hành chính 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được QĐHC, HVHC (kể cả quyết định kỷ luật buộc thôi việc); 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu

khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn nêu trên, thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện. Các quy định của Bộ luật Dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong TTHC.

Hai là: Cơ quan tiến hành tố tụng là: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Những người tiến hành TTHC gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên. Ngoài ra, Luật còn bổ sung thêm địa vị pháp lý trong TTHC đối với Thẩm tra viên ngành Tòa án và Kiểm tra viên ngành Kiểm sát để thực hiện chức năng pháp lý khi được phân công tiến hành tố tụng. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng được quy định rõ ràng cụ thể tại Chương III của Luật TTHC.

Ba là: Vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong TTHC. Kiểm sát viên được phân công kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, phải có nhiệm vụ tham gia phiên tòa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không phải hoãn phiên tòa như Luật TTHC hiện hành. Khi tham gia phiên tòa, phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng

Page 18: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

18

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. Đồng thời, gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án. Trong các phiên họp xét kháng cáo quá hạn có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp Kiểm sát viên, người kháng cáo quá hạn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp. Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp được phân công phải có nhiệm vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị mà Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Bốn là: Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án xử lý, như sau: 1) Nếu chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó kiến nghị theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền thực hiện việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. 2) Nếu đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó thực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền thực hiện việc kiến nghị. 3) Tại phiên tòa, nếu Hội đồng xét xử phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật thì Hội đồng xét xử có văn bản báo cáo Chánh án Tòa án để thực hiện quyền kiến nghị. Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa để chờ ý kiến của Chánh án Tòa án hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền.

Năm là: Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm là thủ tục giải quyết vụ án hành chính khi có

các điều kiện: Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn, nhằm rút ngắn về thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật. Tuy nhiên, Tòa án có thể quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu thấy phát sinh các tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất và cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định; cần phải định giá tài sản nếu các đương sự không thống nhất về giá; cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; phát sinh yêu cầu độc lập; phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Sáu là: Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 07 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết công khai. Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định: Tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm như thủ tục thông thường. Việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn được

Page 19: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

19

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

tiến hành như thủ tục thông thường, nhưng do một Thẩm phán thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử và Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm. Phiên tòa có mặt các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.

Bảy là: Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là: Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Tám là: Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài là vụ án thuộc một trong các trường hợp: Có đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; có đương sự là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài; việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính đó xảy ra ở nước ngoài; có liên quan đến tài sản ở nước ngoài. Trình tự thủ tục thụ lý giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài được quy định riêng tại Chương XVIII của Luật này. Trong trường hợp Chương này không có quy định thì được áp dụng các quy định khác có liên quan của Luật này để giải quyết.

Chín là: Nghĩa vụ tài chính đối với các đương sự trong vụ án hành chính do Ủy ban

Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về án phí, lệ phí Tòa án; mức thu án phí, lệ phí Tòa án đối với mỗi loại vụ án; các trường hợp được miễn, giảm hoặc không phải nộp án phí và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến án phí, lệ phí Tòa án. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn quy định cụ thể các chi phí tố tụng khác về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch; chi phí tố tụng khác do luật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án và được quy định tại Chương XXII của Luật này.

Mười là: Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính đối với các hành vi: Vi phạm nội quy phiên tòa; xúc phạm uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ của những người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án; cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án; cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; can thiệp vào việc giải quyết vụ án; cản trở việc giao, nhận, cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án; cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án; đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án; của cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.

Ngoài ra, trong hoạt động tố tụng hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người khiếu nại, tố cáo có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Chương XXI của Luật này./.

Phòng PBGDPL

Page 20: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

20

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

15 thông tin được công khai rộng rãi

T ừ ngày 01/7/2018, Luật Tiếp cận thông tin 2016 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, 15 loại thông tin sau sẽ được

công khai rộng rãi đến Nhân dân.1. Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản

hành chính có giá trị áp dụng chung; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước.

2. Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước.

3. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước mà đưa ra lấy ý kiến Nhân dân theo quy định của pháp luật; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính.

4. Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước.

5. Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân sách nhà nước.

6. Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân, các loại quỹ.

7. Thông tin về danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử

dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn.

8. Thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp; báo cáo giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu; thông tin về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

9. Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

10. Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; nội quy, quy chế do cơ quan nhà nước ban hành.

11. Báo cáo công tác định kỳ; báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; cơ sở dữ liệu quốc gia ngành, lĩnh vực; thông tin về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học.

12. Danh mục thông tin phải công khai theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 của Luật này; tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước hoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;

13. Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng.

14. Thông tin về thuế, phí, lệ phí.15. Thông tin khác phải được công khai

theo quy định của pháp luật.Ngọc Lâm

Page 21: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

21

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình

thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thi hành án dân sự quy định tại Điều 52 về hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;

c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;

d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;

b) Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên;

c) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc trừ

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

vào thu nhập.5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến

20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;

b) Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;

c) Hủy hoại tài sản đã kê biên;d) Không chấp hành quyết định của

người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;

đ) Cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án;

b) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; về việc thu tiền của người phải thi hành án đang giữ.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án theo quyết định của người có thẩm quyền thi hành án.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

đã bị thay đổi đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này.

Thanh Huyền

Page 22: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

22

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

QUY ĐỊNH VỀ HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường. Nghị định này quy định về

nguyên tắc tổ chức họ, hụi, biêu, phường (họ); điều kiện làm thành viên, chủ họ; gia nhập, rút khỏi họ; văn bản thỏa thuận về họ; thứ tự lĩnh họ, lãi suất; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của thành viên, chủ họ.

Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự; việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ; không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Trong đó, về điều kiện làm thành viên, thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật Dân sự; người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý; điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.

Về điều kiện làm chủ họ, Nghị định quy định chủ họ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật Dân sự; trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác; điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.

Thỏa thuận về dây họ được thể hiện

bằng văn bản. Văn bản thỏa thuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu. Trường hợp thỏa thuận về dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện theo quy định nêu trên.

Chủ họ phải lập và giữ sổ họ, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ họ. Trường hợp dây họ không có chủ họ thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ họ.

Khi góp họ, lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan thì thành viên có quyền yêu cầu chủ họ hoặc người lập và giữ sổ họ cấp giấy biên nhận về việc đó.

Chủ họ phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ khi thuộc một trong các trường hợp sau: Tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100 triệu đồng trở lên; tổ chức từ hai dây họ trở lên.

Lãi suấtVề lãi suất trong họ có lãi, Nghị định

quy định: Lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ. Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều chỉnh bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự thì áp dụng mức lãi suất giới hạn được điều chỉnh đó.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Về lãi suất trong trường hợp chậm góp, chậm giao phần họ, trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh

Page 23: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

23

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

họ, thành viên chưa lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Lãi suất phát sinh do chậm góp hoặc chậm giao phần họ được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả.

Trường hợp đến kỳ mở họ mà thành viên đã lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp

phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi như sau: Trường hợp họ không có lãi, lãi suất được xác định theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định của số tiền chậm góp họ trên thời gian chậm góp, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50%/năm mức lãi suất giới hạn quy định của số tiền chậm góp trên thời gian chậm góp; trường hợp họ có lãi, lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ luật Dân sự đối với họ có lãi.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 5/4/2019.Ngô Lâm

NGHIÊM CẤM CUNG CẤP THÔNG TIN GÂY KỲ THỊ VỀ GIỚI

Luật Tiếp cận thông tin 2016 được Quốc hội thông qua ngày 06/4/2016 nhằm cụ thể hóa quyền tự do tiếp cận thông

tin quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013.Theo đó, Luật cụ thể quyền tiếp cận thông

tin, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Trong đó, nghiêm cấm các hành vi:

- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây thiệt hại về tài sản và đặc biệt là gây kỳ thị về giới.

- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, hủy hoại và làm giả thông tin.

- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin chống lại nhà nước Việt Nam hoặc kích động bạo lực, gây mất đoàn kết.

- Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.

Bên cạnh đó, Luật còn quy định việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của nhóm đối tượng là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người dưới 18 tuổi.

Luật Tiếp cận thông tin 2016 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018./.

Ngọc Lâm

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG.... (Tiếp theo trang 15)

Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thông tin, tuyên truyền, phát hiện, đấu tranh với các biểu hiện bao che các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; ủng hộ, bảo vệ người tố cáo; phê phán những hành vi vu

khống, tố cáo sai sự thật.Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban,

ngành, tổ chức, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị và nội dung văn bản này đến các cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và người dân thuộc phạm vi quản lý./.

Thu Phương

Page 24: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

24

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

SỰ HỐI HẬN MUỘN MÀNG…

Làng Thiêm Lĩnh đang yên bình, tĩnh lặng bỗng nháo nhào lên bởi tin chị Lam cho anh Thái chồng chị uống

thuốc diệt cỏ. Thực hư chưa ai rõ nhưng cả làng hoang mang lắm. Mọi người đổ dồn về nhà anh Thái xem mọi chuyện thế nào thì thấy ông Đức trưởng thôn và anh Minh - công an phụ trách địa bàn đã có mặt từ bao giờ, mỗi người một câu khiến nhà anh Thái ồn lên như một cái chợ. Ông Đức phải lớn tiếng để trấn an mọi người, sự việc dù sao cũng đã sảy ra rồi, anh Thái mất do thuốc diệt cỏ đã ngấm vào cơ thể. Ông mong mọi người trong thôn bớt bàn tán, cùng chung tay giúp gia đình lo hậu sự cho anh Thái thật chu đáo.

Anh Thái và chị Lam vốn có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Nguyên nhân do anh Thái nghiện ma túy, nhiều lần chị Lam đã muốn ly hôn nhưng nghĩ thương hai đứa con gái còn nhỏ sống có mẹ thì thiếu bố nên chị Lam gắng gượng duy trì cuộc sống vợ chồng.

Mọi chuyện thay đổi từ khi anh Thái đi cai nghiện bắt buộc. Vì không còn tình yêu với chồng nên chị Lam nảy sinh quan hệ tình cảm với anh Thắng ở xã bên, vợ anh Thắng đã mất cách đây hai năm. Nhân việc chồng đi cai nghiện, chị Lam càng công khai mối quan hệ này.

Bà Thảo - mẹ chồng chị Lam biết chuyện đã nhiều lần khuyên nhủ con dâu, chị Lam không những không muốn dừng lại mối quan hệ này vì anh Thắng thực lòng yêu chị và lo lắng cho mẹ con đầy đủ về vật chất mà còn nói với mẹ chồng muốn được ly hôn để danh chính ngôn thuận đến với anh Thắng. Bà Thảo còn đang lo lắng không biết con trai bà về sẽ xử lý thế nào thì đùng một cái bà nhận tin dữ: con trai bà uống thuốc diệt cỏ chết.

Nhận tin báo có người tử vong do ngấm thuốc diệt cỏ, cơ quan công an đã về điều tra, xác minh. Điều tra viên mới hỏi mấy câu chị Lam đã sợ hãi khai ra hết cả, chị thừa nhận

đã tổ chức bữa cơm gia đình ngày anh Thái cai nghiện trở về, chị cố tình chuốc cho anh Thái say rượu rồi cho chồng uống thuốc diệt cỏ. Nguyên nhân của hành vi phạm tội của chị Lam sẽ được cơ quan công an điều tra rõ ràng.

Bà Thảo nghe tin vô cùng choáng váng, dù biết con dâu không còn tình cảm với con trai mình nhưng có trong mơ bà cũng không dám nghĩ con dâu bà lại ra tay tàn độc đến thế. Nghe tiếng bà khóc than từng hồi trong nhà khiến ai cũng xót xa, hàng xóm xúm vào động viên mãi bà Thảo mới bình tĩnh lại được đôi chút, bà kể lại từng đoạn ngắt quãng xen lẫn là tiếng khóc nghẹn ngào: Bà kể việc chị Lam quan hệ bất chính với anh Thắng, chuyện chị Lam đòi ly hôn, chuyện bà ngăn cản…bà bảo không sống được với nhau thì chia tay chứ sao lại nỡ giết nhau để đứa thì chết, đứa thì tù tội, mấy bà cháu làm sao sống nổi? Mỗi người một câu động viên cho bà bớt đau lòng, bớt lo lắng. Nguyên nhân mà chị Lam cho chồng uống thuốc diệt cỏ là gì thì mọi người cũng chỉ đoán mò, còn nguyên nhân thực sự thì chưa ai có câu trả lời chính xác, trừ chị Lam.

Quá trình điều tra chị Lam đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội và quá trình dẫn đến hành vi phạm tội. Một nữ điều tra viên được phân công thụ lý vụ án này đã hỏi chị Lam nguyên nhân gì khiến chị cho anh Thái chồng chị uống thuốc diệt cỏ trong lúc anh Thái say rượu?

Sau một thời gian điều tra, chị Lam trông xuống sắc hẳn, không còn gương mặt hồng hào xinh xắn hàng ngày, thay vào đó là sự ủ rũ và ánh mắt thất thần, mọi việc như cuốn phim quay chậm dần dần hiện ra trong trí nhớ chị: Chị và chồng kết hôn được 10 năm và đã có 2 con gái. Anh Thái nghiện ma túy từ ngày còn thanh niên chưa vợ, nhưng

Xem tiếp trang 26

Page 25: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

25

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

Yêu nhầm kẻ ác

Vàng Thị Dua vừa tròn 18 tuổi, xinh đẹp như bông hoa đỗ quyên trên rừng. Những tưởng Dua sẽ có cuộc

sống hạnh phúc như bao bạn bè cùng trang lứa nhưng chỉ vì nhẹ dạ cả tin, cô đã yêu nhầm kẻ ác.

Nhà Dua ở một bản Mông trên dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vỹ. Sinh ra trong gia đình có 7 anh chị em, ngay từ nhỏ, nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước Dua được đi học tại trường dân tộc bán trú của huyện, Dua đẹp như đóa đỗ quyên trên rừng Hoàng Liên khiến bao trai bản ngấp ngé. Thế nhưng, thay cho việc chăm chỉ học tập kiến thức thì bông hoa rừng ấy lại đem lòng yêu một người lạ chỉ mới quen vài tuần qua facebook.

Từ khi được cha mẹ mua cho chiếc điện thoại để liên lạc mỗi khi nhớ con, chiếc điện thoại tuy cũ nhưng lại có đủ các chức năng và còn vào được mạng Internet, Dua được bạn bè lập cho tài khoản facebook và hướng dẫn cách sử dụng, sau vài ngày tìm hiểu, Dua đã có thể tự mình gửi lời mời kết bạn và chấp nhận lời mời kết bạn từ tài khoản khác. Cách đây hơn một năm, Dua chấp nhận lời mời kết bạn từ một người thanh niên lạ tên Cường mà không biết rằng, khi cô nhấn nút “xác nhận” đã vô tình mở ra cho mình những chuỗi ngày đáng sợ. Sau nhiều lần trò chuyện qua tin nhắn với lời lẽ ngọt ngào, hứa hẹn về một cuộc hôn nhân với gia đình hạnh phúc, cuộc sống ấm no bên những đứa con xinh đẹp được “người ấy” đều đặn gửi cho cô hàng giờ. Và

rồi Dua đã nhận lời làm bạn gái của Cường.Lần gặp mặt đầu tiên, cũng chính là

ngày ra mắt gia đình người yêu, Cường đã rất khôn khéo khi giới thiệu rõ về địa chỉ và kinh tế gia đình nên được lòng của bố mẹ Dua. Không ngần ngại “hắn” xin phép bố mẹ Dua cho mình được tự do tìm hiểu và sớm đi đến hôn nhân. Với gia đình có hoàn cảnh khó khăn như nhà Dua, bố mẹ cô rất đỗi vui mừng khi nghe con rể tương lai giới thiệu về gia thế của mình.

Sau nhiều lần đi lại và lấy được lòng tin của gia đình Dua, hắn mới mời cô đi chơi. Ban đầu chỉ là những lần đi tham quan vài nơi danh lam thắng cảnh của dãy núi Hoàng Liên cô sơn nữ cứ ngây thơ tin rằng mình đã tìm được ý trung nhân hết mực yêu thương mà không ngờ đang từ từ bước những bước chân vào “động quỷ”.

Hôm ấy, sau khi đưa cô lên thăm đỉnh Fansipan, hắn ngỏ ý mời người yêu đi ăn trưa rồi đưa về nhà. Ngồi sau xe máy, Dua thấy người yêu cứ đi mãi mà không chọn được quán nào. Đến khi ra gần thành phố Lào Cai, cô mới gặng hỏi thì nhận được câu trả lời đầy hạnh phúc từ người yêu: “Anh muốn đưa em ra thành phố, mời em một bữa ăn thật ngon, để chứng minh cho tình cảm anh dành cho em”. Quá trưa, hai người ra đến khu vực cửa khẩu và chọn một quán ăn để dừng chân. Trong lúc ăn cơm, Dua có nghe người yêu nhắc đến chuyện có chị họ lấy chồng bên Trung Quốc và ngỏ ý muốn đưa cô sang để ra mắt cho thêm phần thân thiết.

Cô gái ngây thơ hồn nhiên đồng ý đi theo chồng sắp cưới xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới để gặp người thân. Vừa sang đến nước bạn, Dua ngã khụy khi biết tin mình đã bị chính người từng thề non hẹn biển bán cho “chị họ”. Bị ép phải lấy một người đàn ông đáng tuổi bố mình làm chồng, sau nhiều lần cự tuyệt và tìm cách bỏ trốn, Dua bị đánh đập rồi tiếp tục bị bán lần thứ hai cho một người đàn bà khác. Sau hai ngày đường,

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Page 26: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

26

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

người đàn bà ấy đưa cô đến một khu phố và bắt cô phải tiếp khách theo ý mình nếu không muốn nhận những trận đòn thập tử nhất sinh. Thật may mắn cho Dua, ngày đầu tiên bước chân vào động quỷ cũng đúng là ngày công an nước bạn ra quân kiểm tra trật tự hành chính. Cô sơn nữ may mắn được giải cứu mà không tin đó là sự thật.

Sau hai tháng bị giữ tại nước bạn, cô được trao trả về Việt Nam và được chăm sóc toàn diện về thể chất và tinh thần tại ngôi nhà nhân ái, rồi được chọn học nghề mình thích để tái hòa nhập cộng đồng.

Gặp lại bố mẹ sau một năm dài đằng

đẵng, cô òa khóc như con trẻ. Dù đã được an toàn, nhưng đêm đêm, cô gái ấy vẫn giật mình run sợ khi ác mộng ùa về. Trong cơn mơ, Dua nấc lên từng hồi khi tấm thân nhỏ phải gánh những trận đòn lạnh lùng từ tay những kẻ ác. Hơn bao giờ hết, cô mong muốn lực lượng chức năng sớm tìm thấy và đưa kẻ ác tâm kia ra trước vành móng ngựa. Ngày ấy đến, nghĩa là cô sẽ được rời nhà nhân ái để về đoàn tụ bên gia đình!

Luật gia Ngọc Lâm

vì khéo che đậy nên chị hoàn toàn không biết nên mới kết hôn. Quá trình chung sống chị phát hiện ra và cũng đã đề nghị ly hôn nhiều lần nhưng anh Thái dứt khoát không nghe. Cuộc sống vốn đã khó khăn vì 2 vợ chồng đều làm nghề tự do lại thêm 2 con nhỏ hay ốm đau, rồi tiền ăn uống, học hành. Anh Thái đã không giúp được gì cho vợ lại còn thường xuyên lấy trộm tiền và đồ đạc trong nhà đi bán. Cuộc sống không hạnh phúc, thường xuyên đánh, cãi, chửi nhau khiến chị chán nản. Thời gian trước, vào dịp đi làm thuê chị có quen với anh Thắng người xã Khang Ninh làm nghề mổ và bán thịt lợn. Thấy chị cũng ưa nhìn lại chịu khó anh Thắng buông lời tán tỉnh và giúp đỡ chị về vật chất, đúng lúc này thì chồng chị bắt đầu đi cai nghiện với thời hạn một năm, chị mới 30 tuổi, lại khó khăn về kinh tế, tình cảm với chồng cũng đã phai nhạt nên cần một bờ vai vững chãi để nương tựa những lúc khó khăn…

Giọng nói chị Lam nghẹn lại, nước mắt bắt đầu rơi, chị rùng mình khi nhớ về cái ngày định mệnh khủng khiếp ấy, có chết đi sống lại chị cũng không nghĩ mình đủ can đảm làm cái việc dã man là ép chồng mình uống thuốc diệt cỏ để tước đoạt đi mạng sống của anh ấy

chỉ vì chồng chị đe dọa sẽ đi tìm và giết chết nhân tình của chị. Trong lúc lo lắng và sợ hãi chị không nghĩ được điều gì hơn là phải ngay lập tức giết chết chồng thì chị mới có được cuộc sống tự do, hạnh phúc và chị phải ra tay trước khi chồng chị kịp ra tay với nhân tình của chị. Bây giờ thì chị hối hận về hành vi của mình, nhưng anh Thái không thể sống lại để tha thứ cho chị được nữa, chị phải đối mặt với hình phạt của pháp luật được quy định tại điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giết người với khung hình phạt cao nhất lên đến tử hình.

Vụ án khép lại, một con người mãi mãi ở lại với đất mẹ, một con người thì phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật để trả giá cho hành vi vi phạm của mình, 2 đứa trẻ thiếu đi tình yêu thương của cha mẹ. Chị Lam mãi mãi không có cơ hội để sửa chữa sai lầm, con chị ai sẽ nuôi, bố mẹ chị ai là người phụng dưỡng? bao nhiêu câu hỏi trôi theo dòng nước mắt của chị mà không có câu trả lời. Ngoài kia mùa xuân đang đến mà lòng chị tê tái như cái lạnh ngày băng giá. Chỉ vì một phút giây nông cạn mà chị phải đánh đổi cả cuộc đời của chính mình./.

Đỗ Chinh

SỰ HỐI HẬN MUỘN MÀNG… (Tiếp theo trang 24)

Page 27: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

27

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH CÔNG CHỨNG VIÊN

Theo quy định tại Điều 8, Luật Công chứng năm 2014 quy định về tiêu chuẩn công chứng viên thì công dân

Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm Công chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05

năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này (người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng; Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng; người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng). Hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2

Điều 10 của Luật (nếu thuộc đối tượng miễm đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10) và thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng. Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Tuy nhiên để trước khi được kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, thì theo quy định tại Điều 11 Luật công chứng người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự và phải qua thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng.

5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. Công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Bổ nhiệm./.

Văn Tường

kết hôn, tại Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:

“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, công chức Tư pháp - Hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức Tư pháp - Hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng

nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ”.Với quy định này thì việc cả hai bên

nam nữ phải cùng có mặt khi làm thủ tục đăng ký kết hôn là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, đối với người đang chấp hành hình phạt tù thì việc phải cùng có mặt với bạn gái tại UBND cấp xã để làm thủ tục đăng ký kết hôn là rất khó thực hiện. Do đó, để thực hiện được thủ tục đăng ký kết hôn với bạn trai bạn, bạn có thể làm đơn đề nghị trại giam và UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên tạo điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cho hai bạn tại trại giam./.

Phòng PBGDPL

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI....(Tiếp theo trang 28)

Page 28: T PHâP n Bi TUYN TRUYN, PH BIN, GIO DC PHP LUT ĐẠO ĐỨC HỒ

28

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬTTƯ PHÁPYên Bái

Làm thế nào để kết hôn với người đang chấp hành hình phạt tù?

Tôi và người yêu tôi đã yêu nhau 3 năm và đều có nguyện vọng kết hôn. Hiện tại, người yêu tôi đang chấp hành hình phạt tù và phải chấp hành thêm 5 năm nữa. Như vậy, chúng tôi phải làm thế nào để có thể kết hôn với nhau?

TRẢ LỜI CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢOĐiều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm

2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân

theo các điều kiện sau đây:a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18

tuổi trở lên;b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện

quyết định;c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;d) Việc kết hôn không thuộc một trong

các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“2. Cấm các hành vi sau đây:a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối

kết hôn, cản trở kết hôn;c) Người đang có vợ, có chồng mà kết

hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con

nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản

trở ly hôn;g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ

trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn

nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi”.

Mặt khác, Điều 44 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tước một số quyền công dân như sau:

“1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo”.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên cho thấy, người đang chấp hành hình phạt tù không bị cấm kết hôn.

Tuy nhiên, liên quan đến thủ tục đăng ký Xem tiếp trang 27